Giới thiệu

Kế Hoạch Phát Triển Tổng Thể Trung Tâm Y Tế Huyện Tri Tôn trong tình hình mới giai đoạn từ năm 2018 - 2025

SỞ Y TẾ AN GIANG                                                                         CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TTYT HUYỆN TRI TÔN                                                                           Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

         Số:       /KH-TTYT                                                                            Tri Tôn, ngày 22 tháng 08 năm 2018

KẾ HOẠCH

       Phát triển tổng thể Trung tâm Y tế huyện Tri Tôn trong tình hình mới giai đoạn từ năm 2018 - 2025

 

Trung tâm Y tế huyện Tri Tôn trực thuộc Sở Y tế An Giang trên cơ sở hợp nhất Trung tâm y tế huyện Tri Tôn và Bệnh viện Đa khoa huyện Tri Tôn theo Quyết định số 3348/QĐ-UBND ngày 07 tháng 11 năm 2017 của Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang về việc thành lập Trung tâm Y tế huyện Tri Tôn. (Trung tâm Y tế huyện Tri Tôn bao gồm: Bệnh viện, 01 phòng khám đa khoa khu vực, 15 trạm y tế xã, thị trấn và 79 tổ y tế ấp gọi chung là mạng lưới y tế cơ sở);

Thực hiện theo Quyết định 948/QĐ-UBND ngày 02/5/2018 của Ủy Ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành đề án “ Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở tỉnh An Giang trong tình hình mới giai đoạn 2018-2025”;

Trung tâm Y tế huyện Tri Tôn thực hiện chức năng về y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, an toàn thực phẩm, chăm sóc sức khỏe sinh sản theo pháp luật.

Trung tâm chịu sự chỉ đạo, quản lý toàn diện của Sở Y tế An Giang, chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của các tổ chức y tế tuyến trên trong các lĩnh vục có liên quan và chịu sự quản lý nhà nước về công tác y tế của Ủy ban Nhân dân huyện Tri Tôn.

 

PHẦN MỞ ĐẦU

 I/ ĐẶT VẤN ĐỀ

          Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VII) ban hành Nghị quyết số 04-NQ/HNTW ngày 14/01/1993 đã chỉ ra những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân;

          Ngày 22/01/2002, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 06-CT/TW về “Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở;

Ngày 25 tháng 10 năm 2017, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 20/NQ-TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới với quan điểm chỉ đạo được xác định: “Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi người dân và của cả xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người dân, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đòi hỏi sự tham gia tích cực của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, các ngành, trong đó ngành Y tế là nòng cốt. Đầu tư cho bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là đầu tư cho phát triển. Nhà nước ưu tiên đầu tư ngân sách và có cơ chế, chính sách huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; tổ chức cung cấp dịch vụ công, bảo đảm các dịch vụ cơ bản, đồng thời khuyến khích hợp tác công - tư, đầu tư tư nhân, cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu”.

Thực hiện theo Quyết định 948/QĐ-UBND ngày 02/5/2018 của Ủy Ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành đề án “ Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở tỉnh An Giang trong tình hình mới giai đoạn 2018-2025”;

Nhận thức đúng đắn vai trò, ý nghĩa của công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, các cấp ủy Đảng, chính quyền đã luôn quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo và có nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho sự nghiệp y tế tại địa phương phát triển.

Trung tâm y tế (TTYT) huyện Tri Tôn nằm trên địa bàn là vùng dân tộc, miền núi, giáp biên giới với Campuchia, có diện tích rộng nhưng được sự quan tâm của Huyện ủy, UBND huyện Tri Tôn, Sở Y tế An Giang và các cấp, các ngành, sự nổ lực của tập thể cán bộ nhân viên, qua nhiều năm xây dựng, phát triển và thay đổi TTYT cũng gặp không ít khó khăn nhưng TTYT huyện Tri Tôn vẫn có nhiều đóng góp to lớn trong sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn huyện. Hiện nay trong thời kỳ phát triển kinh tế, hội nhập Quốc tế với nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng tăng đòi hỏi chất lượng chăm sóc sức khỏe ngày càng phải được nâng cao.

Trong những năm qua, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân đạt được nhiều thành tựu quan trọng như: công tác y tế dự phòng, bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em, dân số và kế hoạch hóa gia đình, khám điều trị bệnh thông thường…được triển khai rộng rãi thông qua mạng lưới y tế cơ sở từ ấp đến huyện. Cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư, xây dựng, nâng cấp, nâng cao năng lực chuyên môn, phát triển kỷ thuật, chất lượng phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân được nâng lên, việc cung ứng thuốc và trang thiết bị y tế được được đầu tư đáp ứng nhu cầu thiết yếu của công tác khám chữa bệnh; trình độ đội ngũ cán bộ y tế được nâng lên, các quy trình, quy chế được kiện toàn, các dịch vụ y tế ngày một phát triển, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh cho nhân dân ngày càng được nâng cao. Nhân dân ở hầu hết các xã, thị trấn được chăm sóc sức khỏe tốt hơn, nhiều chỉ tiêu chuyên môn không ngừng tăng lên trong những năm gần đây.

          Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, mạng lưới y tế cơ sở vẫn còn hạn chế, chưa thích ứng kịp thời với sự phát triển của xã hội và sự thay đổi cơ cấu của bệnh tật, công tác khám chữa bệnh và phòng bệnh còn một số tồn tại. Chất lượng dịch vụ y tế chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, đa dạng của nhân dân. Cơ sở hạ tầng một số nơi xuống cấp , không ổn định về tổ chức, không đồng bộ, trang thiết bị y tế còn thiếu, lạc hậu ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ y tế. Đội ngũ cán bộ y tế còn rất thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng nhất là đội ngũ bác sĩ, …Để đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong địa bàn thực hiện thành công mục tiêu các chương trình y tế theo đề án “ Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở tỉnh An Giang trong tình hình mới giai đoạn 2018-2025” của UBND tỉnh An Giang. Trung Tâm y tế huyện Tri Tôn xây dựng kế hoạch phát triển tông thể giai đoạn 2018 – 2025 như sau:

II/ CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

  1. Nghị quyết số 04-NQ/HNTW ngày 14/01/1993 về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân;
  2. Ngày 22/01/2002, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 06-CT/TW về “Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở;
  3. Nghị quyết số 20-NQ/TW Ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Bộ chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;
  4. Quyết định số 243/QĐ-TTg ngày 05/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 46-BCT về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;
  5. Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiện vụ, tổ chức bộ máy, biên chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
  6. Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với sự nghiệp công lập;
  7. Thông tư số 02/2008/TTLT-BYT-BNV ngày 25/4/2008 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị Định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đốc với đơn vị sự ngiệp công lập trong lĩnh vực y tế;
  8. Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ ban hành về thực hiện dân chủ trong hoạt động cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;
  9. Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế bệnh viện;
  10. Thông tư số 23/2005/TT-BYT ngày 25/8/2005 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn xếp hạng các đơn vị sự nghiệp y tế;
  11. Quyết định số 44/2007/QĐ-BYT ngày 12/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong các bệnh viện công lập;
  12. Thông tư số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05/6/2007 của Liên Bộ Y tế - Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế Nhà nước;
  13. Quyết định 948/QĐ-UBND ngày 02/5/2018 của Ủy Ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành đề án “ Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở tỉnh An Giang trong tình hình mới giai đoạn 2018-2025”;

III/ QUAN ĐIỂM QUY HOẠCH, PHÁT TRIỂN

  1. Phát triển mạng lưới y tế cơ sở thuộc Trung tâm y tế huyện Tri Tôn ( Mạng lưới y tế cơ sở Thuộc Trung tâm y tế huyện Tri Tôn gồm: Y tế ấp, xã, thị trấn, phòng khám khu vực, bệnh viện) đồng bộ, toàn diện từ huyện đến xã theo hướng hiện đại và bền vững đảm bảo tính hệ thống liên tục trong hoạt động chuyên môn. Phát triển các dịch vụ y tế nhầm tạo cơ hội cho mọi người dân được tiếp cận với các dịch vụ y tế chất lượng ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
  2. Phát triển Trung tâm Y tế huyện Tri Tôn phải phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và nhu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ y tế ngang tầm của bệnh viện hạng III, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân hướng tới mục tiêu công bằng, hiệu quả và phát triển.
  3. Phát triển Trung tâm Y tế huyện Tri Tôn trên cơ sở tập trung thực hiện nhiệm vụ y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, an toàn thực phẩm, chăm sóc sức khỏe sinh sản…
  4. Phát triển Trung tâm Y tế huyện Tri Tôn gắn liền với đảm bảo an sinh xã hội và củng cố đời sống cán bộ viên chức.
  5. Triển khai đồng bộ các chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn huyện Tri Tôn.

Phần thứ nhất

THỰC TRẠNG TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TRI TÔN

I/ VỊ TRÍ CHỨC NĂNG

  1. Vị trí:

Trung tâm Y tế huyện Tri Tôn là đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Sở Y tế An Giang, có đội ngũ cán bộ chuyên môn, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phù hợp để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao.

Trung tâm y tế huyện Tri Tôn có tư cách pháp nhân, có trụ sở, có con dấu, tài khoản riêng được mở tại kho bạc Nhà nước.

  1. Chức năng:

Trung tâm Y tế huyện Tri Tôn có chức năng cung cấp dịch vụ chuyên môn, kỷ thuật về y tế dự phòng , khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và các dịch vụ y tế theo quy định của pháp luật.

II/CƠ CẤU TỔ CHỨC, NHÂN LỰC

1/ Cơ cấu tổ chức

  • Lãnh đạo trung tâm: 01 Giám đốc; 03 phó Giám đốc.
  • Các khoa, phòng chức năng, chuyên môn nghiệp vụ:
  • Phòng chức năng: 04 phòng;

+ Phòng Tổ chức – hành chính;

+ Phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ;

+ Phòng Điều dưỡng;

+ Phòng Tài chính – Kế toán.

  • Khoa chuyên môn:

+ Khoa Kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS;

+ Khoa Y tế công cộng và Dinh dưỡng;

+ Khoa An Toàn Thực phẩm;

+ Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản;

+ Khoa Khám bệnh;

+ Khoa Hồi sức cấp cứu;

+ Khoa Nội – Nhiễm

+ Khoa Ngoại tổng hợp;

+ Khoa Nhi;

+ Khoa Dược – Trang thiết bị - Vật tư y tế;

+ Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn;

+ Khoa Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt;

+ Khoa Xét nghiệm và Chẩn đoán hình ảnh.

  • Các đơn vị trực thuộc:

+ Phòng khám ĐKKV : Ba Chúc;

+ Trạm y tế Thị Trấn: Tri Tôn và Thị Trấn Ba Chúc ;

+ Trạm Y tế xã: 13 TYT xã.

2/Nhân lực:

Phân loại CBVC

Lao động

Tổng số

(1+2)

Biên chế (1)

Hợp đồng (2)

Huyện

Huyện

a.Tổng số y, bác sĩ

 

 

 

 

 

-Thạc sĩ y khoa

 

 

 

 

 

-Chuyên khoa II

01

01

     

-Chuyên khoa I

16

16

     

-Chuyên khoa I YTCC

01

01

     

-Bác sĩ

34

21

9

04

 

-Bác sĩ YHCT

01

01

     

-Bác sĩ RHM

         

-Y sĩ đa khoa/YS răng trẻ em

88

30

32

14

12

b. Tổng số Dược

 

 

 

 

 

-Dược sĩ CKI

01

01

     

-Dược sĩ đại học

10

05

 

04

01

-Dược sĩ cao đẳng

         

-Dược sĩ trung học

46

12

21

10

03

-Dược tá

         

c.Tổng số điều dưỡng

 

 

 

 

 

-Đại học điều dưỡng

02

02

     

-Cao đẳng điều dưỡng

01

   

01

 

-Trung học điều dưỡng

54

21

08

23

02

-Sơ học điều dưỡng

14

4

10

   

d.Tổng số hộ sinh

 

 

 

 

 

-Đại học hộ sinh

   

 

 

 

-Cao đẳng hộ sinh

 

 

 

 

 

-Trung học hộ sinh

32

12

13

05

02

-Sơ học hộ sinh

01

01

 

 

 

e. Tổng số kỷ thuật viên Y

 

 

 

 

 

-Đại học

01

01

     

-Cao đẳng

         

-Trung học

05

03

 

02

 

f.Tổng số hộ lý/y công

25

 

 

 

 

g. Tổng số cán bộ khác

 

 

 

 

 

-Thạc sĩ

         

-Đại học

08

06

 

02

 

-Trung học

05

03

 

02

 

-Sơ học

01

01

     

-Khác

         

Tổng cộng (a+b+c+d+e+f+g)

         

III/ CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ TRANG THIẾT BỊ

  1. Cơ sở hạ tầng:
  • Tuyến huyện:

Trung Tâm Y tế huyện Tri Tôn được xây dựng và đưa vào hoạt động từ ngày 02/09/1992 với quy mô 120 giường, hiện nay (5/2012) được UBND tỉnh quyết định nâng lên 150 giường

  • Diện tích Trung tâm Y tế Tri Tôn 26.924,6m2 ( sau sáp nhập )
  • Diện tích xây dựng: 8.481,88m2
  • Diện tích trung bình cho 01 giường bệnh đối với bệnh viện: 8m2  

Trung tâm bao gồm 11 Khu vực gồm:

1/ Khu A:

Tầng trệt gồm: Khoa khám bệnh, khoa Dược, khoa HSCC, Khoa Xét nghiệm và CĐHA, Khoa sản.

Tầng 01 gồm: Khu Hành chính, khoa Dược, LCK, Hậu phẩu sản, Khoa XN-CĐHA ( bộ phận XQ )

2/ Khu B: Tầng trệt và tầng 01: Khoa Ngoại Tổng hợp

3/ Khu C:

Tầng trệt và tầng 01: Khoa Nhi

Tầng 2: Hệ thống kho lưu trữ tài liệu và hội trường

4/ Khu D: Khoa Nội + Nhiễm

5/ Khu E: Khoa Dinh Dưỡng

6/ Khu F: Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn

7/ Nhà oxy trung tâm

8/ Khu vực căn tin + Nhà công vụ + Nhà để xe cứu thương + Nhà máy phát điện dự phòng công suất 60 KVA

9/ Nhà máy xử lý nước thải

10/ Khu vực xử lý chất thải rắn y tế và hệ thống kho lưu trữ

11/ Khu nhà Trung tâm Y tế cũ gồm:

Tầng trệt dự kiến triển khai Khoa Dược, Phòng khám BVSK-CB

Tầng 01 gồm các khoa thuộc hệ YTDP

Đa số các cơ sở đã xuống cấp nghiêm trọng

Hệ thống phụ trợ khác:

+ Hệ thống xử lý chất thải lỏng: 01 hệ thống.

+ Phương tiện PCCC gồm: Hệ thống báo cháy tự động gồm 160 đầu báo cháy; hệ thống chữa cháy vách tường: 02 máy bơm chữa cháy, 20 họng nước chữa cháy, 20 cuộn vòi B, 10 lăng B; bình chữa cháy các loại: 50 bình. Nội quy tiêu lệnh PCCC có 01 số nơi cần thay thế và lắp mới thêm. Hiện tại đường ống hệ thống chữa cháy vách tường bị rò rĩ, 10 bình chữa cháy đã hết chất chữa cháy và bị hỏng..

+ Hệ thống Oxy trung tâm

+ Đường đi nội bộ

+Trạm biến áp 250 KVA

+ Máy phát điện dự phòng 60 KVA

           Các đơn vị trực thuộc bao gồm: 01 Phòng khám đa khoa khu vực Ba Chúc và 15 Trạm Y tế xã, thị trấn

         + Phòng khám đa khoa khu vực Ba Chúc:

             Diện tích đất sử dụng: 6074,9 m2

             Diện tích xây dựng: 1337,2 m2

             Hệ thống xử lý nước thải: 01

           Máy phát điện dự phòng 250 KVA

         + Các Trạm Y tế xã, thị trấn: hiện nay một số trạm y tế đã xuống cấp.

          + Các trạm y tế đều được trang bị bình chữa cháy tại chỗ

  1. Trang thiết bị:

- Trong những năm vừa qua được sự quan tâm của các cấp, Trung tâm cũng đã được đầu tư các trang thiết bị, đến nay tổng số trang thiết bị y tế đáp ứng điều kiện khám, chữa bệnh tại Trung tâm và phương tiện vận chuyển cơ bản đáp ứng được phạm vi chuyên môn.

- Các thiết bị y tế được quản lý theo đúng quy chế và sử dụng có hiệu quả.

IV/ VỀ THỰC HIỆN CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ

  1. Các hoạt động chuyên môn năm 2017.

1.1. Thực hiện chỉ tiêu về khám chữa bệnh

 

TT

Nội dung

ĐVT

Kế hoạch

Thực hiện 2017

So sánh KH (%)

SS cùng kỳ(%)

1

Giường bệnh

Cái

150

150/180

   

2

Số Lần Khám bệnh

Lần

135.000

100.824

74,68

Giảm 8,06

3

Số tử vong

Cas

 

01

   

4

Số lượt BN điều trị nội trú

Lượt

13.200

13.687

104

Tăng 7,51

5

Tổng só ngày điều trị nội trú

Ngày

54.000

60.941

112.85

Tăng 24,58

6

Ngày sử dụng giường/tháng

Ngày

       

7

Ngày điều trị trung bình 1 BN

Ngày

4,5

4,45

   

8

Công suất sử dụng giường KH

%

100

111,31

111,31

Giảm 14,79

9

Công suất sử dụng giường thực kê

%

 

92,8

92,8

Giảm 12,3

10

Số lần xét nghiệm

Lần

125.000

92.581

32,41

Giảm 55,02

11

Số lần chụp X quang

Lần

10.000

7.964

79,64

Giảm 25,81

12

Số lần siêu âm

Lần

10.000

9.553

95,53

Giảm 27,43

13

Số lần nội soi (Dạ dày)

Lần

 

111

   

14

Số lần điện tim

Lần

5000

7129

142,58

Tăng 41,73

15

Số cas phẩu thuật

Cas

1000

407

40,7

Giảm 3,29

16

Số cas thủ thuật

Cas

2000

2.043

102,15

Giảm 18,63

17

Truyền máu

ĐV

       

18

Phẩu thuật mắt

Người

 

136

   

 

1.2. Đánh giá chất lượng bệnh viện:

  1. Tổng số các tiêu chí được áp dụng: 82 /83 tiêu chí
  2. Tỷ lệ tiêu chí áp dụng so với 83 tiêu chí: 99%
  3. Tổng số điểm của các tiêu chí áp dụng: 218
  4. Điểm trung bình chung của các tiêu chí: 2,66

Kết quả chung chia theo mức

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Mức 5

Tổng số tiêu chí

5.     Số lượng tiêu chí đạt

01

34

39

08

0

82

6.     % tiêu chí đạt

1,22

41,46

47,56

9,76

0

 

1.3. Chương trình y tế mục tiêu

TT

Nội dung

ĐVT

KH năm 2017

Thực hiện

Đạt (%)

SS cùng kỳ (%)

1

Chương trình phòng chống dịch

 

 

     

 

 

 

Tiêu chảy

Người

 

190

 

Tăng 5,5

 

Cúm

Người

 

277

 

Giảm 13,43

 

Tay chân miệng

Người

166

121

72,9

Tăng 15,23

 

Thủy đậu

Người

 

4

 

Tăng 100

 

Cúm AH3N2

Người

 

0

 

Không

2

CT phòng chống sốt rét - SXH

         
 

Lam máu

Tiêu bản

1.300 .

1.806 .

138,92 .

Giảm 9,38

 

Điều trị dự phòng

Bn

 

0

   
 

Sốt xuất huyết

Bn

117

84

71,79

Tăng 47,61

3

Chương trình chống lao

 

 

 

 

 

3.1

Kết quả thu nhận

         
 

Tổng số bệnh nhân

Bn

287

227

79,09

Tăng 1,39

 

Bệnh nhân AFB (+) mới

Bn

148

187

79,14

Gỉam 14,57

 

Bệnh nhân AFB (+) tái phát

Bn

06

29

20,68

Gỉam 5,98

 

Bệnh nhân AFB (-) mới lao ngoài phổi

Bn

73

71

102,81

Tăng 53,43

3.2

Tiêu bản đàm

T.bản

454

574

79,09

Tăng 1,39

4

Tiêm chủng mở rộng

 

 

 

 

 

 

BCG

Trẻ

         2,492

           2,109

             84.6

giảm 3,12

 

5 trong 1

Trẻ

         2,492

           1,896

             76.1

giảm 15,84

 

OPV 3

Trẻ

         2,492

           1,836

             73.7

giảm 17,9

 

SỞI M1

Trẻ

         2,492

           2,158

             86.6

giảm 11,6

 

Tiêm chủng đầy đủ

Trẻ

         2,492

           2,156

             86.6

giảm 11,6

 

Sởi - Rubella

Trẻ

         2,293

           2,108

             91.9

tăng 1,4

 

DTC4

Trẻ

         2,293

           2,111

             92.1

tăng 2

 

VAT2+ PNCT

Trẻ

         2,492

           1,684

             75.0

giảm 6,4

 

VAT2+ 15

Trẻ

         1,066

           1,037

             97.3

tăng 11,7

 

VAT3+ 16

Trẻ

             847

             844

             99.6

giảm 10,3

 

VNNB M2

Trẻ

         2,326

           1,974

             80.6

giảm 5,4

 

VNNBM3

Trẻ

         2,197

           1,893

             86.2

tăng 3,4

5

Chương trình HIV

 

 

 

 

 

5.1

Tỉnh thông báo

Người

24

24

100

 
 

Cộng dồn

 

501

501

100

Tăng 5

5.2

Tổng số HIV mới

Người

24

24

100

Tăng 26%

 

Lũy tích mới

Người

525

525

100

Tăng 5

5.3

Tổng số AIDS mới

Người

7

7

100

Giảm 2

 

Lũy tích AIDS mới

Người

373

373

100

 
 

Số HIV/AIDS còn sống

Người

236

236

100

 
 

Tổng số chết do AIDS

Người

4

4

100

Không

 

Lũy tích chết do AIDS

Người

289

289

100

 

6

Tâm thần kinh

 

 

 

 

 

 

Bn dộng kinh – tâm thần (quản lý)

Bn

 

325

 

Tăng 1,85

 

Số bn uống thuốc đều

 

325

 

Tăng 1,85

 

Số bn ổn định sau điều trị

 

317

 

Tăng 2,52

 

Số bn tái phát sau điều trị

 

8

 

Giảm 20

7

Chương trình da – phong

 

 

 

 

 

 

Bệnh nhân phong cũ quản lý

Người

4

4

100

Giảm 2

 

Số người khám da liễu

Người

3.000

4.150

138

Tăng 38

8

Chương trình vệ sinh môi trường

 

 

 

 

 

 

Số nhà tiêu xây mới

Cái

 

839

 

Gỉam 415

 

Số hộ có nhà tiêu

Hộ

 

23257

 

Tăng 4,46

 

Nhà tiêu hợp vệ sinh

Cái

 

23257

 

Tăng

 

Tỷ lệ hộ có nhà tiêu hợp VS

%

 

70,12

 

Tăng 3,07

 

Tổng số nguồn nước được kiểm tra

Nguồn

19

19

100

Giữ mức

 

TS nguồn nước đạt tiêu chuẩn hợp VS

19

19

100

 
 

Tỷ lệ nguồn nước hợp VS

%

100

100

100

 

9

Chương trình PC thiếu hụt I ốt

 

 

 

 

 

 

Bướu cổ đơn thuần

         

10

Chương trình phục hồi chức năng

 

 

 

 

 

 

Tổng số người khuyết tật

Người

1.524

1.491

Gỉam 2,2%

Tăng 6,5%

 

TS người khuyết tật mới trong kỳ báo cáo

150

110

Gỉam 26,6%

Tăng 10%

 

Số ngưới khuyết tật ra khỏi chương trình

 

50

43

Gỉam 14%

Tăng 7,5%

11

Chương trình quản lý người cao tuổi

 

 

 

 

 

 

Tổng số người cao tuổi

Người

7.354

7.291

Gỉam 0,9%

Tăng 7,2%

 

Tổng số người cao tuổi dược KSK

7.000

6.830

Gỉam 2,4%

Tăng 3,5%

12

CT PC tai nạn thương tích

 

 

 

 

 

 

Tổng số mắc

Bn

 

1.670

 

Giảm 5,49

 

Tổng số chết

 

14

 

Tăng 21,43

13

CT QLCB về mắt – PC mù lòa

 

 

 

 

 

 

Tổng số khám sàng lọc

Bn

       
 

Tổng số đụt TTT

 

136

   

14

Chương trình đông y

 

 

 

 

 

 

Tổng số vườn thuốc nam

Vườn

15

15

100

 
 

Tổng số khám bệnh

Bn

107.252

122.503

114,2

Giảm 1,6

 

Tổng số đông tây y kết hợp

32.176

65505

103,6

Giảm 8,6

15

Chương trình y tế trường học

 

 

 

 

 

 

Tổng số trường

Trường

59

59

100

Giữ mức

 

Số trường kiểm tra

00

00

00

 
 

Số trường liên ngành kiểm tra

59

59

100

Giữ mức

16

CT quản lý bn mãn tính không lây

 

 

 

 

 

 

1.PC ung thư

Bn

 

 

 

 

 

Tổng số bn ung thư

Bn

       
 

Tổng số bn mới

Bn

       
 

Tổng số bn tử vong

Bn

       

 

2.PC tăng huyết áp

 

 

 

 

 

 

Tổng số bn tăng huyết áp

Bn

1.656

1.713

103,44

Tăng 15,28

 

Tổng số bn mới

Bn

 

214

   

 

3.PC đái tháo đường

 

 

 

 

 

 

Tổng số bn

Bn

339

160

47,198

Giảm 27,14

 

Tổng số bn mới mắc

Bn

 

12

   
 

Tổng số bn tử vong

Bn

 

5

   

17

Chương trình vệ sinh lao động

 

 

 

 

 

 

Tổng số doanh nghiệp

Cơ sở

       
 

TS doanh nghiệp đa KSK quản lý theo quy định

5

5

100

Gỉam 20

18

Chương trình quản lý rác thải y tế

 

 

 

 

 

 

Tổng số lượng rác thải phát sinh

Kg

 

24456

   
 

Tổng số rác thải lây nhiễm

 

12456

   
 

Tổng số rác thải thông thường

 

12000

   

19

Chương trình vệ sinh ATTP

 

 

 

 

 

 

Tổng số cơ sở SXCBKDTP toàn huyện

Cơ sở

 

2.963

   
 

Tổng số lượt kiểm tra, giám sát

Lượt

 

204

 

Giảm 29,41

 

Số lượt cơ sở đạt

 

118

 

Giảm 52,42

 

Số lượt cơ sở không đạt

 

86

 

Tăng 52,33

 

Xét nghiệm nhanh ATTP

Test

       
 

Số mẫu đạt

         
 

Số mẫu không đạt

         

 1.4. Các hoạt động khác năm 2017.

1.4.1.Công tác khám bệnh, chữa bệnh

Tổ chức tốt công tác khám bệnh, chữa bệnh, cấp cứu bệnh nhân, thực hiện tốt quy chế chuyên môn, quy trình kỹ thuật, không để xảy ra sai sót và tai biến trong quá trình điều trị, không có cán bộ viên chức và người lao động vi phạm quy chế.

1.4.2.Công tác phòng bệnh    

Trung tâm luôn quan tâm, chỉ đạo và thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh và báo cáo dịch theo đúng quy định, đảm bảo vệ sinh ATTP, công tác vệ sinh môi trường và nguồn nước sạch, hàng năm không để xảy ra dịch bệnh lớn và ngộ độc hàng loạt. Các bệnh không lây nhiễm được đưa vào quản lý như bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư, tâm thần.

1.4.3. Công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản

Công tác thông tin, giáo dục truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản được tăng cường, thực hiện lồng ghép với các hoạt động các đoàn thể. Công tác khám và quản lý thai nghén, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trước, trong và sau sinh được duy trì có chất lượng. Tỷ lệ phụ nữ có thai được khám và quản lý thai nghén đạt 99%; tỷ lệ phụ nữ đẻ được cán bộ y tế đở đẻ đạt 100%.

1.4.4. Công tác phòng chống suy dinh dưỡng

Công tác giám sát dinh dưỡng tại các cơ sở đạt 100%, công tác tuyên truyền về kiến thức dinh dưỡng trong cộng đồng được đẩy mạnh, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi năm 2017: 13,76 % (năm 2016: 13.96 giảm 0.2 %)

Số trẻ 6-36 tháng tuổi được uống vitamin A năm 2017: 11218 trẻ đạt 99,0 % kế hoạch tăng 0,1 % so với năm 2016.

Số bà mẹ sau sinh được uống vitamin A năm 2017: 1937 đạt 99,8% kế hoạch. Tăng 0,5 so với 2016.

1.4.5. Công tác KHHGĐ

- Số mới đặt DCTC        : 1.179/1.245        đạt     94,69% KH

- Thuốc uống                  : 5169/6000          đạt     86,15% KH

- Thuốc tiêm                   : 1.997/2020          đạt     98,7% KH  

- Bao cao su                   : 1937/2000           đạt     96,85% KH

- Triệt sản                        : 39/37                   đạt    105% KH

 1.4.6. Liên kết với Bệnh viện tuyến trên

Liên kết với BVĐK Trung tâm An Giang và Bệnh viện Sản Nhi An Giang hỗ trợ trong công tác phẩu thuật, các kỹ thuật chuyên môn.

1.4.7. Hợp tác Quốc tế

Tham gia các chương trình hợp tác y tế với các tổ chức hoặc cá nhân ở nước ngoài theo qui định của Nhà nước (Nếu có).

1.4.8. Công tác kiểm tra giám sát

Trung tâm thành lập đoàn kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế chuyên môn, quy tắc ứng xử, giao tiếp, giám sát việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế, kiểm tra trật tự nội vụ các khoa, phòng trong toàn trung tâm định kỳ và đột xuất.

         1.5. Ứng dụng kỷ thuật mới

Việc triển khai kỹ thuật được quan tâm, tổng số kỹ thuật được Sở Y tế phê duyệt đủ điều kiện thực hiện tại Trung tâm là 3389/4.522 kỹ thuật thuộc phạm vi phân tuyến. Hàng năm Trung tâm triển khai thêm 3-5 kỹ thuật mới. Hiện nay Trung tâm đã thực hiện được 537 kỹ thuật vượt tuyến. Đối với tuyến xã thực hiện 929/4522

1.6. Công tác phục vụ người bệnh/khách hàng

Triển khai và thực hiện tốt việc nâng cao y đức trong thời kỳ mới và kế hoạch của Bộ Y tế về “ Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”, thực hiện tốt Quy tắc ứng xử, kỹ năng giao tiếp gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Tinh thần thái độ phục vụ người bệnh của đa số cán bộ viên chức và người lao động tận tình, chu đáo, không có biểu hiện tiêu cực trong phục vụ người bệnh.

          1.7. Công tác cung ứng dịch vụ, thuốc, vật tư trang thiết bị

          Cung ứng kịp thời thuốc men, dịch truyền, hóa chất, vật tư y tế đảm bảo chất lượng và các phương tiện khác đáp ứng yêu cầu cấp cứu, điều trị và dự phòng.

  1. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:

2.1. Về cơ chế chính sách

Trung tâm tiếp tục thực hiện cơ chế thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về công tác tại đơn vị và có cơ chế đãi ngộ tương đối thích hợp.

          2.2. Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn

Trung tâm xây dựng kế hoạch cho đi đào tạo tại tuyến trên về chuyên môn nghiệp vụ và các lĩnh vực còn yếu, thiếu, tập trung đào tạo theo danh mục kỹ thuật, đào tạo chuyên sâu cũng như tập trung đào tạo tại chỗ bằng hình thức cầm tay chỉ việc…

 2.3. Công tác chỉ đạo tuyến

Trung tâm lập kế hoạch và xây dựng đề án 1816 nhằm tăng cường và chỉ đạo trạm y tế xã, phòng khám khu vực thực hiện khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, chuyển giao kỹ thuật và thực hiện các chương trình y tế ở địa phương.

2.4. Hoạt động các bộ phận chức năng:

Hoàn thành các chức năng nhiệm vụ theo quy định, tham mưu cho Ban giám đốc về các lĩnh vực được phân công, phụ trách. Tổ chức kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, giám sát việc thực hiện Quy chế chuyên môn, quy tắc ứng xử, tổ chức đào tạo, kiểm tra tay nghề chuyên môn cho nhân viên y tế hàng năm.

  1. Hoạt động tài chính của trung tâm: ĐVT: 1.000đồng

TT

Chi tiết

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

I

Tổng thu

34.150.142

39.800.470

44.117.538

1

Ngân sách Nhà nước cấp

14.746.703

13.588.306

12.686.975

2

Thu từ viện phí trực tiếp

4.428.410

3.760.146

3.135.457

3

Thu từ BHYT

14.298.701

21.850.463

27.601.292

4

Thu từ nguồn khác

676.328

601.555

693.814

II

Tổng chi

33.159.736

39.764.949

37.657.397

1

Chi thanh toán cho cá nhân

15.331.083

15.263.578

16.047.591

2

Chi cho hành chính

2.642.977

2.057.234

2.514.623

3

Chi cho nghiệp vụ chuyên môn

12.353.618

18.156.560

14.044.278

4

Chi cho mua sắm trang thiết bị

0

   

5

Chi tiền lương tăng thêm

1.619.893

2.772.662

2.892.045

6

Các khoản chi khác còn lại

1.212.165

1.976.547

2.158.860

                                                   

Phần thứ 2

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TRI TÔN

  1. MỤC TIÊU
  2. Mục tiêu chung.

Xây dựng và phát triển mạng lưới phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh phù hợp

với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế bệnh viện hạng III, nâng cao năng lực y tế cơ sở để đảm bảo chăm sóc sức khỏe ban đầu, góp phần giải quyết triệt để, bền vững tình trạng quá tải và đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân, hướng tới mục tiêu công bằng, hiệu quả và phát triển. Đảm bảo cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản có chất lượng cho người dân; lấy quyền lợi người dân làm trung tâm, hướng đến mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn diện, góp phần xóa đói, giảm nghèo, giữ vững trật tự, an ninh quốc phòng; cùng với các ngành chức năng liên quan xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng phát triển bền vững.

  1. Mục tiêu cụ thể

2.1. Đổi mới tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính, phát triển nguồn nhân lực để nâng cao năng lực cung ứng và chất lượng dịch vụ của mạng lưới y tế cơ sở, đảm bảo cung ứng đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh cho từng người dân trên địa bàn, cung ứng dịch vụ theo hướng toàn diện, liên tục, phối hợp và lồng ghép chặt chẽ giữa dự phòng và điều trị, giữa các cơ sở trên địa bàn và tuyến trên, bảo đảm công bằng, hiệu quả trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

2.2. Tranh thủ Sở Y tế An Giang và UBND Tỉnh xây dựng mới khu Cận Lâm sàng và khu 30 giường đưa vào sử dụng giai đoạn 2020 - 2025, cải tạo, sữa chữa nhà chờ khám bệnh thuộc khoa khám bệnh, phòng thu viện phí, thiết kế thư viện và truyền thông tại khu hành chánh TTYT, sáp nhập Trạm Y tế TT Ba chúc vào phòng khám khu vực.

2.3. Đến năm 2020: 100% số trạm y tế xã có đủ điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, thực hiện được tối thiểu 80% danh mục kỹ thuật của tuyến xã; Trung tâm thực hiện được tối thiểu 80% danh mục dịch vụ kỷ thuật của tuyến huyện, 100% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã; phấn đấu 90% dân số được quản lý, theo dõi sức khỏe.

2.4. Hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch hàng năm và đẩy mạnh, mở rộng các dịch vụ khám, chữa bệnh, phòng bệnh đạt hiệu quả cao ;

Cải tiến chất lượng theo bộ tiêu chí Đánh giá chất lượng bệnh viện của Bộ Y tế;

          Tập trung thực hiện tốt quy chế chuyên môn;

          Nâng cao tinh thần thái độ phục vụ nhân dân, y đức, sự hài lòng của người bệnh, cải thiện đời sống của cán bộ, viện chức và người lao động.

2.5. Đến năm 2021: 60% cán bộ trưởng phó trạm y tế xã, thị trấn có trình độ cao đẳng hoặc đại học trở lên, 100% cán bộ bổ nhiệm trưởng phó khoa, phòng đạt trình độ đại học trở lên, 80% bổ nhiệm điều dưỡng trưởng, KTV trưởng khoa đạt trình độ cao đẳng trở lên.

2.6. Năm 2022- 2025: 100% số trạm y tế xã có đủ điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và thực hiện đầy đủ các nội dung của chăm sóc sức khỏe ban đầu, thực hiện được tối thiểu 90% danh mục kỷ thuật của tuyến xã; Trung tâm Y tế thực hiện 90% danh mục kỷ thuật của tuyến huyện, 100% xã được cũng cố và duy trì đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã.

  1. CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP VÀ CHỈ TIÊU CƠ BẢN
  2. NHIỆM VỤ:
  3. Củng cố, hoàn thiện tổ chức của mạng lưới y tế cơ sở

1.1. Năm 2018-2019:

Sáp nhập Trạm Y tế Thị trấn Ba Chúc và phòng Khám ĐKKV Ba Chúc, thực hiện hai chức năng khám, chữa bệnh và dự phòng;

          Số lượng người làm việc của Trạm Y tế sau khi sáp nhập theo chỉ tiêu UBND tỉnh An Giang giao và được xác định theo vị trí việc làm trên cơ sở khối lượng công việc phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế

1.2. Thực hiện phân loại các trạm y tế xã theo bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã để có cơ chế hoạt động, đầu tư cho phù hợp.

  1. Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của y tế cơ sở

2.1. Rà soát, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao năng lực cho các trạm y tế xã để triển khai thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của chăm sóc sức khỏe ban đầu; thực hiện việc quản lý sức khỏe toàn diện, liên tục cho từng người dân trên địa bàn, tập trung vào việc theo dõi, tư vấn về sức khỏe, phục hồi chức năng, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, bà mẹ, trẻ em, phòng chống các bệnh lây nhiễm, không lây nhiễm, quản lý các bệnh mạn tính, khám bệnh, chữa bệnh theo chức năng, nhiệm vụ và kết nối, chuyển người bệnh lên các cơ sở y tế tuyến trên.

2.2. Tiếp tục rà soát, tăng cường và tranh thủ Sở Y tế đầu tư cơ sở vật chất, trang

thiết bị, đào tạo nhân lực để tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn, phát triển các dịch vụ, kỹ thuật y tế, bao gồm cả lĩnh vực y tế dự phòng và khám chữa bệnh, thực hiện đầy đủ các kỹ thuật điều trị đa khoa và chăm sóc các dịch vụ cơ bản.

          Đến năm 2020 đều đạt chuần 3/5 so với bộ tiêu chí đáng giá chất lượng bệnh viện của Bộ Y tế. Trung tâm thường xuyên chỉ đạo hỗ trợ trực tiếp về chuyên môn, gắn kết chặt chẽ hoạt động giữa các khoa, phòng và trạm y tế.

2.3. Khuyến khích y tế tư nhân tham gia vào công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu.

2.4. Triển khai thực hiện tin học hóa các hoạt động của y tế cơ sở và quản lý hồ sơ theo dõi sức khỏe của từng người dân. Đồng bộ và kết nối hệ thống thông tin giữa y tế xã và y tế huyện để theo dõi, quản lý sức khỏe người dân trên địa bàn, triển khai thực hiện tốt bệnh án điện tử, quản lý hoạt động khám chữa bệnh và chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các cơ sở y tế xã, huyện.

2.5. Đẩy mạnh hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe nâng cao nhận thức cộng đồng: các cơ sở y tế huyện, y tế xã, y tế ấp chủ động tham gia các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe, các hoạt động về y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe ban đầu.

  1. Tăng cường đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

3.1. Định hướng đào tạo:

Tiếp tục tăng cường nguồn nhân lực, đặt biệt là Bác sĩ để đảm bảo nhân lực cho việc khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân trong địa bàn, đảm bảo nhân lực cho trạm y tế xã để thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu, theo dõi sức khỏe đến từng người dân. Tiếp tục cử đi đào tạo theo mọi hình thức để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho y tế cơ sở; chú trọng đào tạo bác sĩ cho y tế xã với chương trình đào tạo và thời gian phù hợp, tăng cường đào tạo nhân viên y tế ấp, đào tạo tại chỗ qua thực hành…

          Thực hiện chế độ luân phiên hai chiều phù hợp với điều kiện của từng địa phương theo hướng từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên để tăng cường năng lực cho người hành nghề tại y tế cơ sở.

          3.2. Dự kiến nhu cầu đào tạo

  1. Đào tạo dài hạn:

          * Đào tạo sau đại học: Đào tạo bác sĩ, dược sĩ có trình độ chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 về quản lý, chuyên môn cả về lĩnh vực khám chữa bệnh, y tế dự phòng.

          - Lĩnh vực khám chữa bệnh: Đào tạo các chuyên khoa sâu về nội khoa, ngoại khoa, sản, nhi, mắt, TMH, RHM, Lao và bệnh phổi, tâm thần, BS gia đình…

          - Lĩnh vực Y tế dự phòng: Y tế công cộng, y tế dự phòng.

          * Đào tạo đại học: Tăng cường đào tạo bác sĩ, dược sĩ đại học, kỷ thuật viên, cử nhân. Ưu tiên đào tạo bác sĩ cho tuyến xã.

B.CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN

  1. Nhân lực

Thực hiện theo Thông tư 08/2007/TT-BYT-BNV và chỉ tiêu biên chế UBND tỉnh An Giang giao cho TTYT huyện Tri Tôn.

  1. Chỉ tiêu khám,chữa bệnh, điều trị nội trú, giường bệnh

Thực hiện theo chỉ tiêu Sở Y tế giao hằng năm.

  1. Các chỉ tiêu khác

- Đến năm 2021 bác sĩ có trình độ sau đại học đạt 40% trở lên, trên 20% điều dưỡng viên có trình độ cao đẳng trở lên.

- Phát triển kỹ thuật đến năm 2021 thực hiện được 80% kỷ thuật của tuyến III.

- Đến năm 2022 100% cán bộ viên chức được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo các đơn vị tuyến huyện đạt trình độ cao đẳng, đại học trở lên, đối với đơn vị tuyến xã phải đạt 60% cán bộ viên chức có trình độ cao đẳng, đại học được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo trạm y tế.

- Đến năm 2021 không còn cán bộ viên chức có trình độ sơ học trong công tác chuyên môn

- Đến năm 2023-2024 mỗi khoa điều trị phải có tối thiểu 03 bác sĩ, 100% trạm y tế xã có bác sĩ.

- Đến năm 2025 phải đạt 80% trở lên trong công tác chuyên môn phải có trình độ cao đẳng trở lên.

  1. Chính sách thu hút:

- Thu hút người có trình độ đại học tình nguyện về địa phương công tác lâu dài trợ cấp thêm ngoài lương mỗi tháng 2.000.000 đồng x 6 tháng.

- Thu hút sau đại học: CKI, CKII, thạc sĩ tình nguyện về địa phương công tác lâu dài trợ cấp thêm ngoài lương 4.000.000 đồng x 6 tháng

  1. Lộ trình thực hiện 2018 - 2025:
  2. Năm 2018:

- Kiện toàn bộ máy tổ chức TTYT;

- Sáp nhập trạm y tế Thị trấn Ba Chúc và phòng khám đa khoa khu vực Ba Chúc.

- Nhân lực: Cơ bản thực hiện theo bảng chỉ tiêu nhân lực đã nêu trên trên cơ sở áp dụng thông tư 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05/6/2007 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ có điều chỉnh theo điều kiện thực tế của đơn vị và theo chỉ tiêu nhân lực UBND tỉnh giao. Nhận BS đào tạo theo địa chỉ sử dụng từ Sở Y tế đưa về tối thiểu 02 bác sĩ.

- Đào tạo chuyên khoa I 02 người: khoa ngoại tổng hợp 01, khoa nhi 01

- Thạc sĩ y học công cộng: 01

- Đào tạo cử nhân điều dưỡng 03 người: 01 khoa nhi, 01 khoa nội, 01 khoa HSCC

- Đào tạo liên tục và đào tạo ngắn hạn các chuyên khoa cần thiết tối thiểu cho 30% CBVC.

- Xác định cơ bản từng vị trí việc làm và cơ bản xây dựng được đề án vị trí việc làm, tối thiểu phải xây dựng được đề án vị trí việc làm cho tuyến huyện.

- Sửa chữa nhỏ cơ sở vật chất một số nơi xuống cấp, dột mưa…

- Trang thiết bị: tùy thuộc vào việc triển khai kỹ thuật mới để trang bị hoặc tiếp nhận từ Sở Y tế cấp về.

- Sửa chữa, di dời Khoa dược

- Đánh giá kết quả theo Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện và bộ tiêu chí dự phòng: Đạt trung bình từ mức 2,7 trở lên.

  1. Năm 2019:

- Công suất giường bệnh 180 giường

- Nhân lực thực hiện như 2018. Nhận BS đào tạo theo địa chỉ sử dụng từ Sở y tế đưa về tối thiểu 02 bác sĩ

- Xin hỗ trợ 01 xe chuyển bệnh.

- Thành lập khoa Y học cổ truyền và phục hồi chức năng; Khoa Truyền nhiễm.

- Đào tạo CKI 02 người: khoa sản 01, khoa nội 01.

- Đào tạo liên tục và đào tạo ngắn hạn các chuyên khoa cần thiết tối thiểu cho 30% CBVC…

- Hoàn thiện đề án vị trí việc làm cho tuyến huyện và xã.

- Trang thiết bị thực hiện tùy thuộc vào việc triển khai kỷ thuật mới

- Xây dựng mới khu nhà chờ của bệnh nhân tại khoa khám bệnh.

- Đánh giá kết quả theo bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện và bộ tiêu chí dự phòng: Đạt trung bình từ mức 2,8 trở lên

  1. Năm 2020:

- Công suất giường bệnh 180 giường

- Nhân lực thực hiện như 2019. Nhận BS đào tạo theo địa chỉ sử dụng từ Sở y tế đưa về tối thiểu 02 bác sĩ

- Đào tạo CKI 02 người: khoa nhi 01, khoa HSCC 01.

- Đào tạo liên tục và ngắn hạn các chuyên khoa cần thiết tối thiểu cho 30% CBVC ...

- Sửa chữa, sơn lại tường khu nội + Nhi+ ngoại+ sản.

- Trang thiết bị thực hiện tùy thuộc vào việc triển khai kỷ thuật mới và các nguồn lực, trung tâm sẽ đầu tư các thiết bị cần thiết

- Đánh giá kết quả theo bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện và bộ tiêu chí dự phòng đạt trung bình từ mức 3 trở lên.

  1. Năm 2021:

- Công suất giường bệnh 180 giường

- Nhân lực thực hiện như 2020. Nhận BS đào tạo theo địa chỉ sử dụng từ Sở y tế đưa về tối thiểu 02 bác sĩ

- Đào tạo CKI 02 người: khoa khám bệnh 01, khoa xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh 01.

- Đào tạo chuyên khoa II quản lý 01 người: Ban giám đốc.

- Đào tạo liên tục và đào tạo ngắn hạn các chuyên khoa cần thiết tối thiều cho 30% CBVC

- Tranh thủ Sở Y tế và UBND tỉnh xây dựng xong khu Cận lâm sàng và khu 30 giường đưa vào sử dụng.

- Trang thiết bị thực hiện tùy thuộc vào việc triển khai kỷ thuật mới và các nguồn lực, trung tâm sẽ đầu tư các thiết bị cần thiết.

- Sửa chữa, sơn lại khu nhà đại thề + nhà để xe + nhà bảo vệ + hàng rào.

- Đánh giá kết quả theo bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện và bộ tiêu chí dự phòng đạt trung bình từ mức 3,1 trở lên.

  1. Giai đoạn 2022 – 2025:

- Công suất giường bệnh 180 giường

- Nhân lực thực hiện theo chỉ tiêu UBND tỉnh giao và đề án vị trí việc làm trên cơ sở pháp luật cho phép.

- Đào tạo: CKI 04 bác sĩ, cao đẳng điều dưỡng: 20.

- Đào tạo liên tục và đào tạo ngắn hạn các chuyên khoa cần thiết tối thiều 30% CBVC.

- Tranh thủ Sở Y tế cấp thêm 01 xe chuyển viện, 01 xe thu gom rác thải y tế lây nhiễm.

- 100 % cán bộ viện chức được bổ nhiện chức vụ lãnh đạo từ điều dưỡng trưởng trở lên phải đạt trình độ từ cao đẳng trở lên.

- Phấn đấu theo bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện và bộ tiêu chí dự phòng đạt 50% mức 4

  1. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
  2. Tổ chức bộ máy:

- Từng bước hoàn thiện về tổ chức bộ máy theo quy định.

- Thành lập các khoa mới theo hướng chuyên khoa sâu và theo mô hình tổ chức của bệnh viện hạng III.

- Tiêu chuẩn hóa và cân đối nhu cầu nhân lực y tế về số lượng, cơ cấu, chất lượng theo từng chuyên khoa và kiện toàn đội ngũ cán bộ y tế, đội ngũ cán bộ quản lý, đảm bảo tiêu chuẩn hóa cán bộ trong từng lĩnh vực quản lý.

- Bố trí nhân lực phù hợp với yêu cầu tổ chức, phù hợp trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực, sở trường công tác…

  

  1. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:

2.1. Về cơ chế chính sách:

- Trung tâm xây dựng cơ chế thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về công tác tại đơn vị

- Ưu tiên bố trí công việc phù hợp theo năng lực, nguyện vọng và cho đi đào tạo được hưởng nguyên lương, các khoản phụ cấp theo quy định, ngoài ra còn được hỗ trợ học phí, tiền nhà nghỉ, vé tàu xe,…

          - Đảm bảo tiền lương và thu nhập tối thiểu đạt 5 triệu đồng/tháng.

          - Chia thu nhập tăng thêm theo năng xuất, chất lượng, hiệu quả công tác: Đại học chia 1,2; cao đẳng , trung cấp chia 1…theo Quy chế chi tiêu nội bộ.

          2.2. Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn:

          - Quan tâm đào tạo các đối tượng: Quản lý, Bác sĩ, Điều dưỡng và kỷ thuật viên lành nghề

          - Nội dung đào tạo:

          + Đào tạo chuyên môn: tập trung đào tạo chuyên khoa và chuyên sâu các lĩnh vực cần phát triển mở rộng.

          + Đào tạo lý luận chính trị: Đào tạo cho cán bộ làm công tác quản lý các khoa phòng và cán bộ thuộc diện quy hoạch.

          - Hình thức:

          + Tập trung, tại chức: Với bác sĩ chuyên khoa sơ bộ, sau đại học; đại học với điều dưỡng, kỹ thuật viên.

          + Tại chỗ: Đào tạo liên tục, chuyển giao kỹ thuật, tập huấn, liên kết…

  1. Phát triển chuyên môn, kỷ thuật:

- Phát triển các kỹ thuật cao chuyên sâu theo từng chuyên khoa ngang tầm với bệnh viện hạng III trên cơ sở danh mục kỹ thuật theo Thông tư 43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013 của Bộ Y tế.

- Đến năm 2020 thực hiện được 80% kỷ thuật tuyến III, mỗi năm phấn đấu triển khai thêm từ 3-5% kỷ thuật, tập trung vào các lĩnh vực chuyên khoa, xét ngghiệm, chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng.

  1. Đổi mới cơ chế tài chính cho hoạt động y tế cơ sở và đầu tư cơ sở hạ tầng,

trang thiết bị:

4.1. Tham gia đẩy nhanh lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân, trạm y tế xã có trách nhiệm tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo hiểm y tế theo hướng dẫn của Bộ y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Đề xuất bổ sung danh mục dịch vụ kỷ thuật, danh mục thuốc bảo hiểm y tế tại cơ sở y tế xã và huyện để tăng khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người có thẻ bảo hiểm y tế ngay tại y tế cơ sở.

4.2. Thực hiện các chính sách khuyến khích và tăng cường sự gắn kết giữa y tế tư nhân và y tế công lập trong cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu trên địa bàn.

4.3. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị: Bảo đảm tương đối không gian phù hợp với công năng sử dụng, đạt tiêu chuẩn, từng bước sửa chữa xây dựng cơ sở hạ tầng kỷ thuật hiện đại và đồng bộ đặt biệt về xử lý rác thải, nước thải đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.

          Từng bước hiện đại hóa TTBYT tại các khoa, phòng đáp ứng triển khai các kỷ thuật chuyên môn theo phân tuyến đảm bảo thực hiện chữa bệnh đa khoa, đồng thời phát triển được một số kỷ thuật của bệnh viện tuyến tỉnh, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh các phòng khám đa khoa khu vực và trạm y tế xã, thị trấn.

          Về dự phòng: Đầu tư chống xuống cấp cơ sở vật chất, bổ sung thêm các trang thiết bị chuyên dùng cần thiết để nâng cao năng lực chuyên môn, thực hiện tốt công tác dự phòng bệnh tật, các chương trình y tế, làm tốt công tác dự báo và phát hiện sớm, chủ động khống chế kịp thời dịch bệnh , kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và nâng cao sức khỏe nhân dân.

          Về cơ sở làm việc của trạm y tế xã, thị trấn tranh thủ với Sở Y tế, UBND huyện xây mới, cải tạo mở rộng, nâng cấp các trạm y tế xã, thị trấn phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế ở địa phương, bảo đảm tiết kiệm chống lãng phí…

4.4. Về công nghệ thông tin: Đầu tư hoàn chỉnh mạng lưới công nghệ thông tin và phần mềm ứng dụng trong quản lý đồng bộ về nhân sự, khám chữa bệnh, quản lý các chương trình y tế từ tuyến huyện đến xã đồng thời kết nối với tuyến trên.

4.5. Cân đối và sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí đầu tư cho trung tâm, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả, ưu tiên ngân sách Nhà nước trong việc đầu tư nâng cấp trang thiết bị phục vụ công tác điều trị, phòng chống dịch bệnh…

4.6. Nguồn vốn:

- Tranh thủ nguồn vốn từ ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác để đầu tư cho y tế cơ sở.

          - Vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình hổ trợ có mục tiêu khác từ ngân sách Trung ương; tỉnh, vốn ODA đầu tư cho y tế cơ sở.

          - Từ ngân sách sự nghiệp y tế theo giường bệnh, theo đầu dân hàng năm, tự chủ tài chính của đơn vị để xây dựng mới, nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng, sữa chữa, bổ sung trang thiết bị cho Trạm y tế xã và các khoa.

          - Từ nguồn kết dư 20% quỹ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế (Nếu có)

  1. Công tác quản lý:

          - Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, ban giám đốc TTYT.

          - Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, thực hiện tốt quy chế dân chủ, xây dựng đảng bộ trong sạch, vững mạnh.

          - Phát huy vai trò các đoàn thể trong đơn vị như Công đoàn; đoàn thanh niên.

          - Tiếp thu ý kiến của CBVC đơn vị trong việc hoạch định kế hoạch phát triển Trung tâm.

          - Công khai, minh bạch trong công tác quy hoạch cán bộ, tuyển dụng, điều động, bổ nhiệm, đào tạo, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý từ lãnh đạo Trung tâm đến các khoa, phòng, trạm y tế xã.

          - Tạo mọi điều kiện thuận lợi để CBVC phát huy hết khả năng chuyên môn, kiến thức được đào tạo, từng bước xây dựng chính sách đãi ngộ với những cán bộ giỏi có tay nghề cao.

Phần thứ ba

TỔ CHỨC THỰC HIỆN, KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT, KẾT LUẬN

  1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

- Xây dựng kế hoạch hàng năm để trình Sở Y tế về kế hoạch phát triển giường bệnh, biên chế.

- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng đảm bảo trình độ và cơ cấu phù hợp, xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ và phát triển kỷ thuật hàng năm.

- Xây dựng kế hoạch và báo cáo Sở Y tế để đầu tư kinh phí mua sắm trang thiết bị, sữa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất.

- Triền khai thực hiện công tác đào tạo, đào tạo liên tục cán bộ, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

- Xây dựng, điều chỉnh quy chế chi tiêu nội bộ của Trung tâm hàng năm đồng bộ, phù hợp với kế hoạch này.

  1. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:
  2. Với Ủy Ban Nhân Dân:

- Với UBND tỉnh, UBND huyện hổ trợ kinh phí thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về Trung tâm công tác.

- Tăng giường bệnh từ 150 giường lên 170 giường vào năm 2020 để phù hợp với điều kiện của đơn vị và sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

- Xây dựng hoàn thiện các và sửa chữa một số trạm y tế xuống cấp.

- Xây dựng đề án nâng cấp, mở rộng Trung tâm giai đoạn 2023 -2025.

- Năm 2019: Xây trạm y tế xã Châu Lăng

- Năm 2020: Xây trạm y tế xã An Tức và Thị trấn Tri Tôn.

  1. Với Sở Y tế:

Tăng cường quan tâm chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ, giúp Trung tâm thực hiện đúng trách nhiệm, nhiệm vụ được giao.

       III. KẾT LUẬN:

  1. Khi kế hoạch thực hiện thành công, có ý nghĩa giúp cho Trung tâm Y tế huyện Tri Tôn thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mình trong công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân.
  2. Xây dựng cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị y tế đảm bảo cho việc bố trí các khoa, phòng theo cơ cấu tổ chức của Bệnh viện hạng III, tạo môi trường làm việc thân thiện giữa nhân viên y tế với người bệnh, đảm bảo xanh, sạch, đẹp.
  3. Góp phần đẩy mạnh khoa học kỹ thuật, đưa các dịch vụ kỹ thuật cao vào khám và điều trị, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh đáp ứng sự hài lòng của người bệnh.
  4. Tuyển dụng, đội ngũ bác sĩ, thuật viên thực hiện được các kỹ thuật, dịch vụ y tế và sử dụng các trang thiết bị y tế hiện đại đã được đầu tư.
  5. Góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Góp phần thực hiện đề án “Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở tỉnh An Giang trong tình hình mới giai đoạn 2018-2025 của UBND tỉnh An Giang”.
  6. Kế hoạch được thực hiện sẽ tạo bước chuyển căn bản trong việc phát triển chất lượng khám bệnh, chữa bệnh và phòng bệnh, đáp ứng như cầu ngày càng cao và đa dạng của nhân dân đối với công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, xây dựng quê hương Tri Tôn nói riêng và quê hương An Giang nói chung ngày càng giàu mạnh, tạo nên một vị thế uy tín, thương hiệu cho Trung Tâm Y tế huyện Tri Tôn./.

Nơi nhận:                                                                                                                                                     GIÁM ĐỐC

  • Sở Y tế AG;
  • UBND huyện;
  • Đảng ủy,Ban Giám đốc;
  • Các khoa, phòng,TYT xã;
  • Lưu: VT,TCCB,KHNV.