Các khoa phòng

KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TRI TÔN

KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU

 

1.BAN LÃNH ĐẠO:

H1

Trưởng khoa Bs.CKI.Phạm Văn Sang

H2

Phó trưởng khoa Bs.CKI.Chau Chanh Tha

H3

Điều dưỡng trưởng khoa CNĐD Nguyễn Hằng Nga

 

 2. GIỚI THIỆU CHUNG:

Quá trình hình thành và phát triển:

Được thành lập và đi hoạt động từ tháng 01/1996 với những trang thiết bị thô sơ, nguồn nhân lực còn hạn chế. Được sự quan tâm tạo điều kiện của Đảng ủy, Ban giám đốc Trung tâm y tế huyện Tri Tôn và sự nỗ lực hết mình của đội ngũ y bác sĩ, khoa HSCC đã từng bước lớn mạnh, đáp ứng được yêu cầu khám cấp cứu và điều trị bệnh nhân nặng, từng bước triển khai được nhiều kỹ thuật mới của tuyến huyện.

*Nhân sự: Tổng số 17 nhân viên, trong đó:

- Bác sĩ Chuyên khoa 1: 02;   Bác sĩ:  02

- Cử nhân Điều dưỡng: 01; Cao đẳng ĐD: 02; Ysĩ: 03; Điều dưỡng trung cấp: 04;

DSTH: 01; Hộ lý: 01

*Ban chủ nhiệm khoa:

-Trưởng Khoa: Bs CKI. Phạm Văn Sang

-Phó Trưởng Khoa: Bs CKI. Chau Chanh Tha

-Điều Dưỡng Trưởng Khoa: CNĐD. Nguyễn Hằng Nga

 H4

H5

 3. Chức năng - nhiệm vụ

- Số giường bệnh: Kế hoạch 20, thực kê 21 (lúc quá tải)

- Tiếp nhận tất cả bệnh nhân nặng từ Khoa Khám bệnh, các khoa lâm sàng trong Trung tâm chuyển đến..

- Huấn luyện thực tập cho Học sinh trường TH Y tế An Giang.

- Nghiên cứu khoa học và tham gia công tác chỉ đạo tuyến ( nếu có sự phân công của lãnh đạo).

- Khoa có nhiệm vụ giải quyết các tình huống cấp cứu như:

Cấp cứu hô hấp: Suy hô hấp cấp, cơn hen phế quản nặng, đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phổi nặng, …

Cấp cứu tiêu hóa: Viêm tụy cấp, chảy máu đường tiêu hóa…

Cấp cứu tim mạch: Cơn tăng huyết áp, hội chứng vành cấp, tai biến mạch máu não, rối loạn nhịp tim …

Cấp cứu thần kinh: đột quỵ cấp, viêm đa rễ thần kinh, đau đầu cấp …

Cấp cứu về ngộ độc: ngộ độc thức ăn, ngộ độc thuốc ngủ, ngộ độc thuốc diệt chuột,thuốc trừ sâu, điện giật, say nắng, đuối nước…

- Điều trị thành công nhiều bệnh nặng như:

.Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản ác tính.

.Choáng nhiễm trùng,

.Nhồi máu não….

.Ngộ độc cấp: thuốc rầy nhóm phosphor hữu cơ...

4. Hoạt động chuyên môn và trang thiết bị:

Với 20 giường bệnh được cung cấp các thiết bị giúp theo dõi và điều trị bệnh nặng.

- Điều trị theo phác đồ điều trị chuẩn của Bộ y tế và Trung tâm y tế huyện Tri Tôn.

- Kỹ thuật thông khí cơ học sử dụng máy thở CPAP.

- Hệ thống Oxy, hệ thống hút đàm trung tâm đạt hơn 50% giường bệnh.

- 01 monitor theo dõi chức năng sinh tồn 5 chỉ số.hỗ trợ điều trị các bệnh nhân nặng.

- Hơn 03 máy bơm tiêm điện (Sử dụng tiêm truyền các loại thuốc vận mạch, tăng co bóp), 02 máy phun KD, 02 máy truyền dịch tự động

-Máy sốc điện và phá rung: Dùng trong cấp cứu ngừng tuần hoàn và các trường hợp rối loan nhịp tim.

-Máy ghi điện tâm đồ: Ghi điện tim tại chỗ, phục vụ cho các trường hợp cấp cứu cũng như thường quy.

-Máy phân tích đường huyết tại giường: Có thể kiểm tra đường máu ngay lập tức để điều chỉnh đường máu cho bệnh nhân.

5. Công trình nghiên cứu đã thực hiện:

- Năm 2016 đề tài:

- Năm 2017 có 02 đề tài: “So sánh Báo cáo ca bệnh Sốc điện chuyển nhịp Rung nhĩ đáp ứng thất nhanh tại khoa HSCC - Bệnh viện Tri Tôn”

           “Nhân 03 trường hợp Ngộ độc thuốc trừ sâu nhóm Phospho hữu cơ điều trị tại khoa HSCC - Bệnh viện Tri Tôn”

6. Các hình thức khen thưởng đã được nhận:

Nhiều bằng khen giấy khen của Sờ Y Tế và của UBND Tỉnh.