Lịch sinh hoạt

NHẬN BIẾT VÀ CHĂM SÓC TRẺ BỆNH TAY – CHÂN – MIỆNG

NHẬN BIẾT VÀ CHĂM SÓC TRẺ BỆNH TAY – CHÂN – MIỆNG

Hiện nay, bệnh tay - chân - miệng (TCM) đang vào mùa cao điểm và đang diễn biến hết sức phức tạp. Đã có 6 trẻ em tại khu vực phía Nam tử vong do bệnh này.

Theo các chuyên gia, đa số các bệnh nhân tử vong do không đến ngay cơ sở y tế khi có dấu hiệu của bệnh mà tự điều trị tại nhà (khám phòng khám tư nhân hoặc tự mua thuốc uống), khi bệnh nặng mới đưa trẻ đến bệnh viện. Do vậy, nhận biết sớm và chăm sóc trẻ mắc bệnh là yếu tố rất quan trọng giúp giảm tỷ lệ mắc, giảm tử vong.

  1. Nhận biết trẻ mắc bệnh
  2. Các dấu hiệu của bệnh TCM rất dễ nhận biết và bao gồm:

- Sốt: sốt nhẹ hoặc sốt cao. Sốt cao không thể hạ là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng.

- Tổn thương ở da: rát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối...

Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, đặc biệt là tại chuyên khoa Nhi, Truyền nhiễm trẻ em để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc, cách phát hiện triệu chứng nặng để có thể đưa trẻ đến y tế kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc.

  1. Phân loại bệnh theo mức độ nặng

- Bệnh nhẹ, có thể chăm sóc tại nhà:

Có tổn thương ở da đi kèm hoặc không kèm sốt. Người chăm trẻ phải được hướng dẫn đầy đủ về cách chăm sóc bệnh nhi, cách phát hiện sớm các triệu chứng nặng để đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời khi cần. Ưu điểm của chăm bệnh nhi tại nhà là trẻ  được hưởng điều kiện vệ sinh tốt hơn, môi trường xung quanh sạch sẽ và đặc biệt là giảm được nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn, đặc biệt là các vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh.

- Bệnh nặng, cần nhập viện điều trị:

Bệnh được đánh giá là nặng khi có các biểu hiện sau: Sốt cao liên tục không thể hạ được. Mệt mỏi không chơi, ngủ nhiều, lơ mơ, ngủ gà... Giật mình; Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú ở tay, chân; Thở nhanh, thở bất thường: ngưng thở, thở nông, rút lõm ngực, khò khè…; Run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng.

  1. Cách phát  hiện các dấu hiệu nặng

Sốt cao không đáp ứng với điều trị: Trẻ sốt trên 38,5*C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt như Paracetamol… đường uống cần được đưa đến bệnh viện ngay.

Giật mình: đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.

Khó thở: có thể là biểu hiện của tình trạng suy tim, rối loạn huyết động… Phát hiệu triệu chứng khó thở bằng cách quan sát các dấu hiệu co rút cơ hô hấp ở mũi ức, trẻ thở khó nhọc, thở nhanh hơn bình thường, cánh mũi phập phồng….

Rối loạn ý thức: có thể là biểu hiện của viêm não, huyết áp thấp… Cần phát hiện rất sớm từ khi trẻ ngủ gà, chậm chạp.

Tiểu ít: có thể là biểu dấu hiệu sớm của tình trạng nặng. Tiểu ít là biểu hiện của tình trạng rối loạn huyết động, tụt huyết áp, suy thận. Đánh giá lượng nước tiểu hàng ngày của trẻ bằng cách thu thập nước tiểu vào các dụng cụ có thể đánh giá số lượng như chai nước nhựa.

Một số dấu hiệu khác: nôn nhiều, nôn khan, yếu chân tay, khó nuốt, đi loạng choạng...

  1. Điều trị và chăm sóc

Bệnh TCM có thể do nhiều loại virut gây nên và không có thuốc điều trị đặc hiệu.

Tổn thương ở niêm mạc miệng gây đau, khiến trẻ ăn kém, có thể dẫn đến hạ đường máu. Các biện pháp khắc phục: Dùng các thuốc giảm đau, sát trùng niêm mạc miệng. Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo loãng, sữa… Vệ sinh da tránh bội nhiễm vi khuẩn: tắm cho trẻ bằng các loại nước có tính sát trùng nhẹ như nước lá chè, lá chân vịt…Dùng dung dịch betadin bôi các tổn thương ngoài da sau khi tắm.

III. Phòng bệnh.

Hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh TCM, do đó việc phòng bệnh là vô cùng quan trọng. Các biện pháp chủ yếu gồm:

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi...

Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh.

Tại các cơ sở y tế

Khi chăm sóc trẻ, người chăm sóc có thể nhiễm virut gây bệnh. Vì vậy những người này không nên đi lại tự do giữa các phòng bệnh hoặc đi ra ngoài bệnh viện.

Hạn chế tối đa người nhà vào phòng bệnh. Khi vào thăm bệnh nhi đang điều trị và tiếp xúc với các vật dụng đang sử dụng trong bệnh viện, người tới thăm có thể mang mầm bệnh ra cộng đồng.

Không nên mang các vật dụng, đồ chơi từ bệnh viện về nhà, nếu mang về thì cần tiệt trùng sạch sẽ.

(suckhoedoisong.vn)

TẬP HUẤN TRIỂN KHAI CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT MỚI NĂM 2018

TẬP HUẤN TRIỂN KHAI  

CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT MỚI

  vb pl1

vb pl2

          Trong 02 ngày 13 – 14/03/2018, tại Hội trường Trung tâm Y tế huyện Tri Tôn, Ban Giám đốc, Phòng Kế hoạch Nghiệp vụ và Phòng Điều dưỡng tổ chức lớp tập huấn triển khai Chỉ thị số 07/CT-BYT ngày 01/11/2017 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của các đơn vị thuộc ngành y tế; Thông tư 10/2018/TT-BTC ngày 30/01/2018 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất và Thông tư 11/2018/TT-BTC ngày 30/01/2018 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 77/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 hướng dẫn một số Điều của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước cho tất cả các cán bộ viên chức tại Trung tâm Y tế huyện và các Trạm Y tế xã, thị trấn.

          Tại buổi tập huấn đại diện BGĐ BS.Chau Sơn Khánh và Phòng TCCB BS.Men Pholla trực tiếp triển khai 03 văn bản pháp luật trên đồng thời cũng giải đáp đến cán bộ tham dự những điểm chưa hiểu, các điểm nổi bật trong Chỉ thị 07, Thông tư 10 và Thông tư 11.

          Kết thúc buổi tập huấn, các cán bộ viên chức trong đơn vị từ huyện đến xã đã được tiếp thu hiểu biết hơn về các quy định mới trong đợt triển khai văn bản pháp luật đợt này./.

                                                (Tổ TTGDSK – TTYT huyện Tri Tôn)

KỈ NIỆM 108 NĂM NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3

KỈ NIỆM 108 NĂM NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3

08 03 2018

Ngày 8/3 đó là một câu chuyện lịch sử dài về cuộc đấu tranh vì quyền bình đẳng và hạnh phúc cho phụ nữ của nhiều nhóm phụ nữ trên thế giới. Chính phụ nữ là những người làm nên ngày 8/3 lịch sử để mỗi năm có một ngày tràn ngập hoa và những lời chúc tốt đẹp dành cho phụ nữ.

Nhân kỷ niệm 108 năm ngày Quốc tế Phụ nữ, sáng ngày 07/03/2018 tại hội trường Trung Tâm Y tế huyện Tri Tôn đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ năm nay với sự tham dự của đại diện BGĐ Trung tâm Y tế, Công đoàn cơ sở và toàn thể các cán bộ nữ của các Khoa phòng Trung tâm Y tế huyện và các Trạm Y tế xã về tham dự.

Buổi lễ là dịp ôn lại lịch sử vẻ vang của phụ nữ, nhằm tôn vinh, lưu giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Cùng với đó, đây cũng là dịp để các chị em gặp gỡ trò chuyện và vui chơi.

Mỗi cán bộ, hội viên phụ nữ hãy phát huy truyền thống vẻ vang của hai Bà Trưng, thực hiện tốt công tác để “ Phụ nữ Việt Nam là phái đẹp chứ không là phái yếu ”.

                                                            (Tổ TTGDSK – TTYT huyện Tri Tôn)

KỈ NIỆM 63 NĂM NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM

KỈ NIỆM 63 NĂM NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM

 27 02 2018

Vào ngày 28/02/2018, tại Hội trường TTYT huyện Tri Tôn tổ chức buổi họp mặt kỉ niệm 63 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2018).

Tham dự buổi họp mặt có Ban Giám đốc TTYT, các vị khách mời cấp tỉnh, huyện, các cán bộ nguyên là lãnh đạo ngành y tế, cán bộ lão thành đang nghỉ hưu cùng cán bộ của các Khoa phòng và đại diện các Trạm Y tế 15 xã, thị trấn tham dự.

Trong không khí ấm áp, vui vẻ những người thầy thuốc có dịp ôn lại truyền thống, chia sẽ những kinh nghiệm về nhiệm vụ, trách nhiệm thiêng liêng, cao quý của nghề. Cùng với đó, đây cũng là dịp để ghi nhận những kết quả, thành tích đã đạt được của các tập thể, cá nhân của các khoa, phòng ở trung tâm và ở các xã, thị trấn. Đại diên BGĐ thông qua danh sách và trao bằng khen cho các tập thể, cá nhân đạt thành tích trong năm vừa qua.

                                                (Tổ TTGDSK – TTYT huyện Tri Tôn)

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH DẠI

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH DẠI

 

I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG:
Bệnh dại lưu hành quanh năm, thường tăng cao vào mùa hè. Đây là bệnh viêm não tủy cấp tính do vi rút lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn của động vật mắc bệnh.

II. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG:

- Sợ nước, sợ gió.

- Co giật, liệt, hôn mê.

- Tử vong sau 7 – 10 ngày.

- Khi đã lên cơn dại, tỷ lệ tử vong gần như 100%.

- Thời gian ủ bệnh thường từ 1 - 3 tháng sau khi bị các con vật có chứa virus dại cắn.

- Vết cắn càng nặng và gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh càng ngắn.

III. ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN:

Đường lây truyền của bệnh dại chủ yếu qua vết cắn hoặc vết cào, liếm của động vật bị dại lên trên da thịt bị tổn thương. Ngoài ra vi rút dại còn có thể lây truyền từ người sang người qua vết cắn hoặc tiếp xúc với chất tiết của bệnh nhân bị dại.

Những người bị động vật dại, nghi dại cắn, cào, liếm hoặc bị nước bọt dính vào niêm mạc như mắt, miệng, niêm mạc bị trầy xước, tiếp xúc qua da bị tổn thương đều được xem là bị phơi nhiễm với vi rút dại.

IV. CÁCH PHÒNG CHỐNG:

  1. Trường hợp phơi nhiễm:

Cần đến ngay các điểm tiêm phòng để được khám và điều trị dự phòng càng sớm càng tốt sau khi bị phơi nhiễm, tuyệt đối không được điều trị bằng thuốc nam.

  1. Trường hợp bị cắn, cào:

  - Xối rửa kỹ tất cả các vết cắn, cào trong 15 phút với nước và xà phòng hoặc có thể sử dụng rượu, cồn, dầu gội, dầu tắm.

- Sau đó sát khuẩn bằng cồn iốt để làm giảm thiểu lượng vi rút dại tại vết cắn.

- Lưu ý không làm dập nát thêm vết thương hoặc làm tổn thương rộng hơn, tránh khâu kín ngay vết thương.

- Đến Trung tâm y tế gần nhất để tiêm phòng bệnh dại.

- Đối với động vật bị dại, gia đình cần phối hợp với cơ quan thú y, chính quyền địa phương diệt ngay chó hoặc động vật lên cơn dại hoặc nghi mắc bệnh dại trong khu ổ dịch.

- Thực hiện tiêu hủy động vật bị mắc bệnh hoặc chết vì bệnh dại, vệ sinh, khử trùng tiêu độc vùng có ổ dịch.

- Tất cả chó, mèo trong vùng dịch phải được nhốt, cách ly, theo dõi những con vật nghi mắc bệnh, nhiễm bệnh dại.

- Những con khỏe mạnh trong ổ dịch và các thôn tiếp giáp phải được tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dại.

                                               DSTH:Nguyễn Minh  Nhơn

                                         (TYT xã Châu Lăng – Tri Tôn)