Tài liệu

Phác đồ Nội - Nhi - Nhiễm - YHDT

      LỜI NÓI ĐẦU

     Trong thực hành lâm sàng, người thầy thuốc phải thường xuyên đối mặt với những khó khăn trong việc đánh giá tình trạng sức khoẻ người bệnh sao cho chính xác, các thang điểm, tiêu chuẩn chẩn đoán và phân loại người bệnh thật sự là cần thiết và ngày càng được khẳng định vai trò của nó. Để tất cả các bạn đồng nghiệp đều thống nhất với nhau trong chẩn đoán và quan điểm điều trị, để hạn chế tối đa mỗi người bác sĩ điều trị bệnh nhân theo một cách riêng của mình, TTYT huyện Tri Tôn đã xây dựng bộ phác đồ điều trị bệnh viện với mục tiêu là không ngừng nâng cao chất lượng điều trị cho người bệnh, lấy nghiên cứu khoa học làm động lực cho sự phát triển. Trên tinh thần đó, chúng xin trân trọng giới thiệu đến các bạn đồng nghiệp bộ phác đồ điều trị gồm nhiều chuyên khoa thuộc khối chuyên khoa mắt,tai- mũi-họng, răng- Hàm-mặt, khối nội-nhi-nhiễm, khối ngoại - sản phụ khoa, hồi sức cấp cứu - chống độc ....

     Để có được bộ phác đồ điều trị này là cả một quá trình lao động của tập thể bác sĩ thuộc TTYT huyện Tri Tôn, chúng tôi xin ghi nhận những đóng góp vô cùng quý báo đó của các bạn. Bất kỳ phác đồ điều trị nào cũng phải được cập nhật theo thời gian để không bị lạc hậu, do đó hàng năm đơn vị bổ sung thêm các kiến thức mới để kịp đà phát triển của khoa học.

     Xin trân trọng kính chào và mong nhận được sự đóng góp của mọi người.

                                                       Tri Tôn, ngày 19 tháng 01 năm 2018

                                                               Giám đốc TTYT Tri Tôn

                                                                     BSCKI Hà Minh Hiệp

 

MỤC LỤC

 

STT

NỘI DUNG

TRANG

1

Lời nói đầu

01

2

Mục lục

02

 

PHẦN I: KHOA KHÁM BỆNH

06

3

Phác đồ xử trí cấp cứu sốc phản vệ

06

4

Bệnh gout

08

5

Đái tháo đường typ 2

11

6

Thoái hóa khớp ( hư khớp ) và thoái hóa cột sống

15

7

Tăng huyết áp

17

8

Viêm dạ dày

21

9

Viêm loét dạ dày tá tràng

24

10

Loét dạ dày tá tràng

28

11

Viêm phổi công đồng

31

12

Cơ đau thắt ngực ổn định

33

13

Bệnh Zona ( dời ăn )

36

14

Tiêu chảy cấp

38

15

Bệnh thuỷ đậu

42

16

Ngộ độc cấp và rữa dạ dày

44

17

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

46

 

PHẦN II: LIÊN CHUYÊN KHOA

47

 

MẮT

47

18

Phác đồ xử trí cấp cứu sốc phản vệ

47

19

Bệnh đau mắt hột

49

20

Viêm kết mạc mắt

50

21

Viêm loét giác mạc do nấm

52

22

Viêm giác mạc do virus Herpes

54

23

Viêm túi lệ mạn tính

56

24

Cấp cứu bỏng mắt

58

25

Dị vật ở giác mạc mắt

60

26

Dị vật ở kết mạc mắt

61

27

Chấn thương vỡ nhãn cầu

62

28

Chấn thương đụng dập nhãn cầu

64

29

Glaucome góc mở nguyên phát

67

30

Glaucome góc đóng nguyên phát

69

31

Mộng thịt nguyên phát

71

32

Bệnh chắp, lẹo ở mắt

73

 

TAI-MŨI-HỌNG

75

33

Viêm sụn vành tai

75

34

Viêm tai ngoài

76

35

Abcès ống tai

77

36

Viêm tai giữa cấp

78

37

Viêm tai giữa mạn thủng nhĩ

80

STT

NỘI DUNG

TRANG

 

TAI-MŨI-HỌNG

82

38

Chảy máu mũi

82

39

Viêm mũi dị ứng

84

40

Viêm mũi xoang cấp

85

41

Viêm mũi xoang mạn

87

42

Hội chứng tiền đình

90

43

Viêm VA

91

44

Viêm Amydal

93

45

Abcès quanh Amydal

95

46

Viêm họng

96

 

RĂNG-HÀM-MẶT

98

47

Sâu răng

98

48

Nhổ răng khôn lệch có biến chứng

100

49

Viêm tuyến nước bọt mang tai

102

50

Phẫu thuật abcès hàm mặt các loại

103

51

Viêm ổ răng khôn sau nhổ răng

104

52

Phục hồi vết thương vùng hàm mặt

105

53

Vết thương phần mềm vùng hàm mặt

106

54

Bệnh nha chu

108

55

Abcès nha chu

109

56

Viêm tủy răng

110

57

Viêm quanh chóp răng

111

58

Viêm nướu do vôi răng

113

59

Viêm loét niêm mạc miệng, lưỡi

114

60

Viêm nướu hoại tử cấp

115

61

Viêm miệng do Herpes

116

 

PHẦN III: KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU

117

62

Phác đồ xử trí cấp cứu sốc phản vệ

117

63

Cấp cứu ngừng tuần hoàn

119

64

Xuất huyết não

123

65

Nhồi máu não và đột quỵ thiếu máu não cấp

125

66

Thiếu máu cơ tim

129

67

Nhồi máu cơ tim cấp

131

68

Phù phổi cấp ( OAP )

134

69

Sốc nhiễm trùng

136

70

Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽ ( COPD )

139

71

Viêm phổi

141

72

Hen phế quản: cơn hen nặng và ngụy kịch

144

73

Việm tuỵ cấp

146

74

Xuất huyết tiêu hoá trên

149

75

Ngộ độc phospho hữu cơ

152

76

Viêm dạ dày

154

77

Viêm loét dạ dày tá tràng

157

STT

NỘI DUNG

TRANG

 

KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU

159

78

Loét dạ dày tá tràng

159

79

Đái tháo đường

163

80

Nhiễm ceton acid và tăng áp lực thẩm thấu trên bệnh nhân đái tháo đường

167

81

Rối loạn ka li máu

170

82

Co giật sơ sinh

173

83

Hạ đường huyết sơ sinh

175

84

Xuất huyết não màng não

177

85

Nhiễm trùng huyết sơ sinh

179

 

PHÂN IV: KHOA NỘI

181

86

Phác đồ xử trí cấp cứu sốc phản vệ

181

87

Bệnh đái tháo đường

183

88

Tăng huyết áp ( THA )

187

89

Hen phế quản ( HPQ )

191

90

Viêm phế quản cấp

195

91

Viêm phổi

197

92

Nhiễm trùng tiểu

201

93

Viêm cầu thận cấp hậu nhiễm liên cầu trùng

204

94

Abcès gan do Amib

206

95

Abcès gan do vi trùng

209

96

Viêm dạ dày

221

97

Viêm loét dạ dày tá tràng

214

98

Loét dạ dày – tá tràng

216

99

Viêm đại tràng mãn

219

100

Viêm gan mạn

223

101

Xơ gan

225

102

Viêm dây thần kinh toạ

229

103

Nhức đầu Migraine ( nhức nữa đầu, nhức đầu mạch )

231

104

Basedow

233

105

Bướu cổ đơn thuần

237

 

PHẦN V: KHOA NHI

239

106

Phác đồ xử trí cấp cứu sốc phản vệ

239

107

Sốt xuất huyết

241

108

Sốc nhiễm trùng

247

109

Bệnh tay chân miệng

251

110

Tiêu chảy cấp

255

111

Viêm phổi

259

112

Thương hàn

262

113

Viêm cơ tim cấp, sốc tim

264

114

Viêm thanh khí phế quản cấp

266

115

Viêm tiêu phế quản

268

116

Xuất huyết não - màng não

271

STT

NỘI DUNG

TRANG

 

KHOA NHI

 

117

Viêm màng não mũ

274

118

Bệnh Thalassemia

278

119

Hội chứng thận hư

280

120

Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch

284

121

Vàng da do tăng Bilirubin gián tiếp sơ sinh

286

122

Hạ đường huyết sơ sinh

288

123

Co giật sơ sinh

291

 

PHẦN VI: Y HỌC DÂN TỘC

293

124

Tăng huyết áp

293

125

Tai biến mạch máu não

295

126

Bệnh lý viêm đa dây thần kinh

298

127

Liệt mặt nguyên phát

302

128

Điếu trị đau thần kinh tọa

304

129

Thoái hóa khớp xương

306

 

                            PHẦN I: KHOA KHÁM BỆNH

PHÁC ĐỒ XỬ TRÍ CẤP CỨU SHOCK PHẢN VỆ

 

  1. TRIỆU CHỨNG.

       Ngay sau khi tiếp xúc với dị nguyên ( sau khi tiêm thuốc, uống thuốc, bơi thuốc, nhỏ mắt, nhỏ mũi… ) hoặc muộn hơn, xuất hiện :

     - Cảm giác khác thường như bồn nôn, hốt hoảng, sợ hãi…, tiếp theo đó xuật hiện triệu chứng ở 1 hoặc nhiều cơ quan.

     - Mạch nhanh nhỏ ( M > 100 L/P ) khó bắt, có khi không đều, mạch ngoại biên có thể không bắt được. HA tụt < 90/60 mm Hg có khi không đo được

     - Đau quặn bụng, ỉa đái không tự chủ ( ỉa đái trong quần ).

     - Vã mồ hồi, tay chân lạnh do co mạch ngoại vi.

     - Đau đầu, chóng mặt, choáng váng, vật vã, giãy giụa, co giật, có khi lơ mơ hoặc hôn mê.

     - Nặng hơn : khó thở ( kiểu hen thanh quản ), nghẹt thở.

     - Mẩn ngứa, ban đỏ, mề đay, phù Quinck ( phù cứng ).

     - Thiểu niệu hoặc vô niệu.    

  1. XỬ TRÍ.

2.1 A. Xử trí ngay tại chổ :

2.1.1. Ngưng ngay đường tiếp xúc với dị nguyên ( ngưng ngay thuốc đang dùng tiêm chích, uống, bôi, nhỏi mắt- mũi ).

2.1.2. Cho bệnh nhân nằm tại chổ.

2.1.3. Thuốc Adrenalin là thuốc cơ bản để cấp cứu chống Shock phản vệ

2.1.3.1. Adrenalin 0,1% 1ml=1mg, tiêm dưới da ngay sau khi xuất hiện Shock phản vệ với liều như sau :

     - Người lớn : ½ - 1A TDD.

     - Ở trẻ em : không quá 0,3ml ( 1A=1ml +9 ml nước cắt = 10 ml ) sau đó tiêm 0,1ml/Kg ).

     - Nếu đang lập đường truyền tĩnh mạch thì dùng liều như trên của Adrenalin

2.1.3.2. Tiếp tục tiêm nhắc lại Adrenalin liều như trên sau 10 – 15 phút/lần cho đến khi HA trở lại bình thường, ủ ấm, đầu thấp chân cao, theo dõi M, HA 10 – 15 phút/lần ( nằm nghiêng sang 1 bên nếu có nôn ).

2.1.3.3. Nếu shock quá nặng đe dọa tử vong, ngoài đường tiêm dưới da có thể tiêm Adrenalin pha loãng 1/10 qua tĩnh mạch, bơm qua ống nội khí quản.  

2.2. Tùy theo điều kiện trang thiết bị y tế và trình độ chuyên môn của từng tuyến có thể áp dụng các biện pháp sau :

2.2.1. Xử trí suy hô hấp :

     - Nằm đầu thấp chân cao, thở Oxy 5L/P qua sond mũi hay bóp bóng Ambu có Oxy.

     - Đặt nỗi khí quản, thông khí nhân tạo hay mở khí quản nếu có phù thanh môn.

     - Truyền tĩnh mạch chậm: Aminophyline 1mg/kg/giờ hoặc có thể dùng Terbutaline 0,5mg, 1 A TDD cho người lớn và 0,2ml/10 kg ở trẻ em. Tiêm nhắc lại sau 6 – 8 giờ nếu không đỡ khó thở.

2.2.2. Thiết lập đường truyền tĩnh mạch :

     - Adrenalin để duy trì HA bắt đầu bằng 0,1 mcg/kg phút điều chỉnh tốc độ theo HA ( khoảng 2mg Adrenalin/giờ cho người lớn ).

2.2.3. Các thuốc khác :

     - Hydrocortisone 100mg : 5mg/kg/giờ. Có thể dùng liếu cao nếu shock nặng gấp 2 – 5 lần.

     - Nacl 0,9% 1 – 2 lít ở người lớn, không quá 20ml/kg ở trẻ em.

2.2.4. Điều trị phối hợp :

     - Uống than hoạt 1g/kg nếu dị nguyên qua đường uống tiêu hóa.

     - Băng ép chi phía trên chổ tiêm hoặc đường vào của nọc độc.

2.3. Chú ý :

     - Theo dõi bệnh nhân ít nhất 24 giờ sau khi HA đã ổ định.

     - Sau khi sơ cứu nên vận dụng đường tiêm truyền tĩnh mạch đùi.

     - Nếu HA vẫn không lên sau khi truyền đủ dịch và Adrenalin, thì có thể truyền thêm huyết tương, Albumin ( hoặc máu nêu có mất máu ) hoặc bất cứ dung dịch cao phân tử nào sẵn có.

     - Điều dưỡng có thể dùng Adrenalin theo phác đồ khi bác sĩ không có mặt.

     - Hỏi kỹ tiền sử dị ứng và chuẩn bị hộp thuốc cấp cứu Shock phản vệ trước khi dùng thuốc cần thiết.

HỢP THUỐC CẤP CỨU SHOCK PHẢN VỆ

Tổng cộng 07 khoản trong hợp thuốc cấp cứu Shock phản vệ

STT

TÊN THUỐC VÀ HÀM LƯỢNG

ĐVT

SỐ LƯỢNG

1

ADRENALIN 0,1% = 1 ml = 1 mg

A

02

2

NƯỚC CẮT 10ml

A

02

3

BƠM TIÊM VÔ KHUẨN ( DÙNG 1 LẦN )

   

10ml

A

02

1ml

A

02

4

HYDROCORTISONE 100mg

LỌ

02

Hoặc DEPERSOLON 30 mg

A

02

5

PHƯƠNG TIỆN KHỬ TRÙNG :

   

( bông, băng, gòn gạc, cồn )

HỢP

01

6

DÂY GARO

SỢI

01

7

PHÁC ĐỒ CẤP CỨU SHOCK PHẢN VỆ

CÁI

01

Tài liệu tham khảo

Thông tư số 08 / 1999-TT-BYT của Bộ Y tế ngày 04 tháng 05 năm 1999

BỆNH GOUT

I .Đại cương

     - Bệnh Gout là tình trạng rối loạn chuyển hóa acide uric. Bệnh nhân bị bệnh gout có thể do tăng tạo quá mức hoặc thường gặp hơn là giảm đào thải acide uric trong cơ thể hoặc phối hợp cả hai cơ chế.

  1. Chẩn đoán

2.1. Chẩn đoán xác định: dựa vào các đặc điểm:

2.1.1. Giới: > 90% là nam giới.

2.1.2. Tuổi: Nam giới đa số khởi bệnh ở cuối tuổi 30 và 40.

     - Nữ giới bệnh khởi phát trễ hơn, sau tuổi mãn kinh

2.1.3. Hoàn cảnh khởi phát: sau ăn nhiều đạm, uống rượu, gắng sức, stress, lạnh, nhiễm trùng, phẫu thuật, lạm dụng thuốc lợi tiểu,…

2.1.4. Vị trí: đa số bắt đầu ở khớp bàn ngón chân I hoặc khớp cổ chân.

2.1.5. Tính chất của cơn viêm khớp cấp: đột ngột đau dữ dội kèm sưng to, phù nề, nóng, đỏ, sung huyết…ở một khớp, tái đi tái lại, không đối xứng, thường xảy ra về đêm khoảng 1-2 giờ sáng, cơn kéo dài đến sáng thì giảm dần. Triệu chứng viêm khớp tăng tối đa trong 24-48 giờ và kéo dài từ 1-2 tuần (trung bình 5 ngày) rồi có thể tự khỏi, không để lại di chứng.

2.1.6. Triệu chứng toàn thân: sốt nhẹ nhiệt độ 38-390C có thể rét run, sốt càng cao thì bệnh nhân càng đau nhiều.

2.1.7. Tiêu chuẩn chẩn đoán Gout của ILAR và OMERACT (2000):

     - Có tinh thể urate đặc trưng trong dịch khớp, và/ hoặc:

     - Tophi được chứng minh có chứa tinh thể urat bằng phương pháp hóa học hoặc kính hiển vi phân cực, và/hoặc:

     - Xét nghiệm a.uric và X quang khớp viêm và có 6/12 trạng thái lâm sàng:

       + Có hơn 1 cơn viêm khớp cấp

       + Sưng khớp không đối xứng

       + Viêm khớp ở 1 khớp

       + Tophi nhìn thấy được

       + Đỏ vùng khớp

       + Tăng acide Uric máu

       + Sưng, đau khớp bàn ngón chân I

       + Nang dưới vỏ xương, hốc khuyết xương

       + Viêm khớp bàn ngón chân I ở 1 bên.

       + Cấy vi sinh âm tính

       + Viêm khớp cổ chân 1 bên.

2.2. Chẩn đoán phân biệt:

2.2.1. Cơn viêm khớp gout cấp với:

     - Viêm khớp nhiễm trùng

     - Giả gout ( Vôi hóa sụn khớp)

     - Chấn thương khớp và quanh khớp

     - Lao khớp…

2.2.2. Viêm khớp Gout mạn với:

     - Viêm khớp dạng thấp

     - Thoái hóa khớp…

III. Điều trị

     Nguyên tắc: điều trị liên tục, lâu dài và toàn diện, kết hợp từ đầu giữa điều trị và phòng bệnh với mục đích:

3.1. Khống chế các đợt viêm khớp gout cấp: càng nhanh, càng sớm, càng tốt.

3.1.1. Kháng viêm Nonsteroid (NSAIDs): là thuốc chủ yếu sử dụng để khống chế cơn Gout cấp hiện nay.

Thuốc

Liều dùng

Diclofenac

Piroxicam

Mefloxicam

Celecoxib

Etoricoxib

50mg x 4 lần/ngày

40mg hàng ngày

15mg hàng ngày

200mg hàng ngày

120mg hàng ngày

3.1.2. Colchicine 1mg: dùng càng sớm càng hiệu quả. Hiện ít sử dụng trong điều trị cơn gout cấp do nhiều tác dụng phụ.

     - Liều dùng: 1mg x 2 lần/ngày (hoặc 0,6mg x 3 lần/ngày) trong 1-2 ngày đầu, sau đó 1mg/ngày cho đến khi hết đau hoàn toàn, những ngày sau 1mg/ngày.

     - Phòng ngừa cơn gout cấp khi bắt đầu sử dụng các thuốc làm giảm acide uric máu.

3.1.3. Cortiosteroids dùng khi các thuốc trên không hiệu quả hoặc chống chỉ định.

     - Methylprednisolone 40mg/ngày TM hoặc Prednisolone uống 40- 60mg/ngày trong 3-5 ngày rồi giảm liều dần và ngưng thuốc trong vòng 7-10 ngày.

     - Thường dùng trên bệnh nhân: Suy thận, tăng AST, ALT.

3.2. Làm giảm và duy trì acide uric máu ở mức cho phép (<300µmol/L hay <5mg/dL): đây cũng chính là việc phòng bệnh

3.2.1. Nguyên tắc:

     - Không sử dụng khi đang đợt viêm cấp.

     - Bắt đầu ở liều thấp, tăng dần tới liều điều trị, sử dụng liên tục.

     - Giai đoạn đầu cần dùng kèm các thuốc để ngừa cơn gout cấp.

3.2.2. Thuốc chống tổng hợp acide Uric: nếu acide uric niệu > 80mg/24 giờ và chức năng thận bình thường.

     - Allopurinol ( Zyloric, Zyloprin…)

       + Khởi đầu 100-150mg/ngày, tăng liều khoảng 100mg mỗi 2-4 tuần nếu cần, liều thường dùng 200-400mg/ngày, uống một liều duy nhất, sau ăn. Liều tối đa 800mg/ngày, chia 2-3 lần/ngày (liều duy trì acide uric máu < 300µmol/L hay < 5mg/dL).

       + Cần giảm liều Allopurinol ở bệnh nhân suy thận. Thuốc có thể gây dị ứng từ nhẹ đến rất nặng ở một số bệnh nhân.

     - Febuxostat ( Adenuric ) khi dị ứng hoặc không đáp ứng với Allopurinol. Không dùng đồng thời Febuxostat với Allopurinol.

       + Liều dùng: khởi đầu liều 40mg/ngày, có thể tăng 80mg/ngày sau 2 tuần (tối đa 120mg/ngày).

3.2.3. Thuốc tăng thải acide uric khỏi cơ thể: nếu acide uric niệu < 800mg/24 giờ, bệnh nhân < 60 tuổi, không có tiền sử sỏi thận, suy thận.

     - Probenecid (Benemid) bắt đầu 250mg x 2 lần/ngày uống, tăng dần tới liều 1g x 2 lần/ngày (tăng mỗi 500mg/tuần) và duy trì 500mg x 2 lần/ngày.

     - Sulfinpyrazone (Anturan, Desuric) bắt đầu 50mg x 2 lần/ngày uống, tăng dần tới 100mg x 3v lần/ngày, tối đa 200mg x 3 -4 lần/ngày.

3.2.4. Thuốc tiêu hủy acide uric trong máu: điều trị hạ acide uric máu ở người gout mạn có tophi không đáp ứng hoặc không dung nạp với điều trị thông thường.

    - Pegloticase: 8mg truyền chậm TM mỗi 2 tuần.

3.2.5. Dùng thuốc ngừa cơn gout cấp khi bắt đầu sử dụng thuốc làm giảm acide uric máu: từ 3 tuần đến 6 tháng ( đến khi acide uric máu giảm và ổn định).

     - Colchicin 0,6-1,2mg/ngày, uống sau các bữa ăn tối.

     - Hoặc một loại NSAIDs liều trung bình, sau các bữa ăn.

3.2.6. Lưu ‎ ý các phản ứng có hại của thuốc trong quá trình điều trị gout.

3.3. Các điều trị khác

     - Thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt, giảm cân nặng, tập thể dục.

     - Kiêng thực phẩm giàu purin: thịt đỏ (trâu, bò, dê,…). Phủ tạng động vật (tim, gan, thận, óc,…), các loại cá béo, trứng gia cầm, hải sản, các loại đậu hạt, thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh (măng tre, nấm, giá, bạc hà,…). Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ.

     - Có thể ăn trứng, sữa, trái cây. Không ăn quá 150mg thịt/ngày.

     - Không uống rượu, bia, hạn chế đồ uống có gaz, nhiều đường, đồ uống có tính toan (nước cam, chanh, nước trái cây,…).

     - Uống nhiều nước ( 2,5-3 lít nước/ngày), nước khoáng không gaz có độ kiềm cao.

     - Điều trị các nguyên nhân gây tăng acide uric thứ phát: bệnh đa hồng cầu, thiếu máu tán huyết, viêm cầu thận mãn, suy thận, ngưng sử dụng các thuốc gây tăng acide uric (lợi tiểu, corticosteroid,…)

     - Kiểm soát tốt các bệnh kèm theo (nếu có): tăng huyết áp, rối loạn lipide máu, đái tháo đường, bệnh mạch vành,…

Phòng ngừa bệnh ‎‎‎lý‎‎ dạ dày do thuốc bằng ức chế bơm proton, antacid, kèm thuốc điều trị Helicobacter pylori (nếu có)…, loãng xương bằng Calcium, Vitamin D, Calcitrol, Biphosphonat,…

  1. Theo dõi và tái khám

     - Xuất viện khi tình trạng lâm sàng ổn định, bệnh nhân giảm đau khớp.

     - Tái khám định kỳ tại phòng khám ngoại trú để theo dõi đáp ứng điều trị và tác dụng phụ không mong muốn.

Tài liệu tham khảo:

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2

  1. MỞ ĐẦU.

     - Đái tháo đường là một bệnh mạn tính có yếu tố di truyền, do hậu quả của tình trạng thiếu insulin tuyệt đối hay tương đối.

     - Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết cùng với các rối loạn về chuyển hoá đường, đạm, mỡ, chất khoáng. Các rối loạn này có thể đưa đến các biến chứng cấp tính, các tình trạng dễ bị nhiễm trùng và về lâu dài sẽ gây ra các biến chứng về mạch máu lớn và mạch máu nhỏ.

  1. KHUYẾN CÁO KHÁM SÀNG LỌC.

       Người trưởng thành có BMI ≥ 23 kg/m2 hoặc người có hơn một trong số các nguy cơ sau:

     - Ít hoạt động thể lực.

     - Có người thân đời thứ nhất bị đái tháo đường.

     - Phụ nữ đẻ con > 4 kg hoặc đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ.

     - Tăng huyết áp.

     - HDL cholesterol ≤ 35 mg/dl ( 0,9 mmol/L ) và/hoặc triglyceride > 259 mg/dl (2.8 mmol/L ).

     - Vòng eo ≥ 90 cm ở nam và ≥ 80 cm ở nữ.

     - Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang.

     - HbA1c ≥ 5.7, RL dung nạp glucose, hoặc tăng ĐH lúc đói ở những lần xét nghiệm trước.

     - Các tình trạng lâm sàng khác phối hợp với kháng insulin.

     - Tiền sử bệnh tim mạch.

III.TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2.

3.1.Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường Typ 2:

   - Đường huyết lúc đói ≥ 126 mg/DL ( 7.0 mmol/L ).

     - ĐH sau 2h khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose ≥ 200 mg/dL (11.1 mmol/L ).

       + Hoặc ĐH ngẫu nhiên ≥ 200 mg/dL (11.1 mmol/L ở BN có các triệu chứng cổ điển của tăng đường huyết.)

     - HbA1c ≥ 6.5% xét nghiệm theo phương pháp sắc ký lỏng cao áp.

     - Nếu không làm được xét nghiệm HbA1c:

       + Đo Đường huyết lúc đói, 2 lần ở những ngày khác nhau.

3.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán tiền đái tháo đường:

     - Tăng đường huyết lúc đói: Đường huyết đói = 100 -125 mg/dL (5.6 – 6.9 mmol/L).

     - Rối loạn dung nạp glucose:

       + Đường huyết sau 2h khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose = 140-199mg/dL (7.8-11.0 mmol/L).

       + HbA1c: 5.7-6.4%.

3.3. Cận lâm sàng:

     - Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số, thời gian máu chảy máu đông, nhóm máu.

     - Xét nghiệm đường huyết, HbA1c.

     - Xét nghiệm bộ mỡ trong máu: Cholesterol, Triglycerid, HDL-cho, LDL-cho

     - Xét nghiệm men tuỵ: Amylase.

     - Xét nghiệm chức năng gan: SGOT, SGPT hay AST, ALT.

   - Xét nghiệm chức năng thận: Ure, creatinine.

     - Đo ECG.

     - Xét nghiệm CRP.

  1. PHÂN LOẠI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG.

4.1. Đái tháo đường typ 1:

     - Phá hủy tế bào β, thường đưa đến thiếu insulin tuyết đối.

     - Qua trung gian miễn dịch.

     - Vô căn.

4.2.Đái tháo đường typ 2:

     - Do khiếm khuyết tiết insulin tiến triển trên nền kháng insulin.

4.3. Các typ chuyên biệt khác:

     - Khiếm khuyết di truyền chức năng tế bào β.

     - Khiếm khuyết di truyền của insulin.

     - Bệnh tụy ngoại tiết.

   - Do thuốc hoặc hóa chất.

     - Tăng đường huyết thứ phát.

4,3. Đái tháo đường thai kỳ.

  1. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG.

 

ĐTĐ typ 1(*)

ĐTĐ typ 2 (**)

Đi đái thường xuyên.

Khát dữ dội.

Đói nhiều.

Sút cân bất thường.

Mệt nhiều và hay cáu kỉnh.

Bất cứ triệu chứng nào của ĐTĐ typ 1

Hay bị nhiễm trùng.

Nhìn mờ.

Chậm liền các vết thương.

Tê bì tay chân.

Nhiểm trùng răng, lợi hoặc bàng quang tái phát.

 

  1. KHUYẾN CÁO CỦA ADA.

 

     - Kiểm soát đường huyết, huyết áp và lipid ở người trưởng thành.

HbA1C

<7.0%

Huyết áp

<140/80 mmHg

LDL cholesterol

<100 mg/dL (<2.6 mmol/L)

 

 

 

 

 

 

 

 

VII. ĐIỀU TRỊ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT.

 

7.1. Thuốc viên uống:

Nhóm thuốc

 

Tên thuốc

 

Liều ban đầu

 

Liều tối đa

 

Thời gian uống/ngày

 

Sulfonylureas

Gliclazide MR

Gliclazide

30 mg

80 mg

120 mg

320 mg

1

2

Glibenclamide

1.25 mg

20 mg

1- 2

Glimepiride

1 mg

6 mg

1

Glinide

Repaglinide

0.5 mg

2 mg

1- 4

Biguanides

Metformin

500 mg

2550 mg

1- 3

Metformin MR

500 mg

2000 mg

1

Thuốc ức chế men ∞ glucosidase

Acarbose

50 mg

300 mg

1- 3

TZD

Piolitazone

15-30 mg

45 mg

1

DPP-4

inhibitors

Sitagliptin

100 mg

100 mg

1

Saxagliptin

5 mg

5 mg

1

Vildagliptin

50 mg

50-100 mg

1

Linagliptin

5 mg

5 mg

1

7.2. Các hướng dẫn điều trị đái tháo đường typ 2

     - Di chuyển theo từng bước mỗi 3 tháng nếu HbA1C không đạt mục tiêu.

     - Kiểm tra đường huyết đói và đường huyết sau ăn để chỉnh liều thuốc.

     - Khởi đầu bằng thay đổi lối sống và metformin

     - Theo dõi hạ đường huyết khi bắt đầu dùng sulfonylureas, đặc biệt khi đường huyết không quá cao và ở người già.

VIII. QUẢN LÝ BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ CÁC XÉT NGHIỆM CẦN THEO DÕI.

 

Kiểm tra

Thời điểm

HA, cân nặng, vòng eo

Mỗi Lần khám

HbA1c

Mỗi 3 tháng ở hầu hết BN, mỗi 6 tháng

ở BN có đường huyết ổn định.

Bilan lipid

Tại thời điểm chẩn đoán và mỗi năm

sau đó nếu BN không dùng thuốc điều

trị rối loạn lipid. Nếu BN co dùng thuốc, quyết định điều trị tuy thuộc bác sĩ.

Chức năng thận: Creatinine huyết thanh, GFR, tỷ số albumin/creatinine niệu.

Tại thời điểm chẩn đoán và mỗi năm

sau đó nếu BN không có bênh thận.

Trong trường hợp có bệnh thận mạn,

quyết định điều trị tùy thuộc vào tình

trạng BN.

Khám bàn chân (các biến dạng), khám thần kinh mạch máu, vết loét, nhiễm

trùng da.

Tại thời điểm chẩn đoán và mỗi năm

sau đó.

Khám đáy mắt với đồng tử giãn

Tại thời điểm chẩn đoán, mỗi 1-2 năm

sau nếu không có bệnh lý võng mạc do

ĐTĐ.

ECG

Tại thời điểm chẩn đoán và mỗi năm

sau đó nếu BN:

Trên 40 tuổi.

Trên 30 tuổi và có ĐTĐ.

15 tuổi và có các biến chứng kèm nguy

cơ tim mạch.

   Tóm lại:

     Theo các tiêu chuẩn chăm sóc mới nhất của ADA và VADE, chăm sóc ĐTĐ cần tối ưu cần các chiến lược ngăn ngừa, tầm soát, chẩn đoán, điều trị và giáo dục một cách phù hợp .

Tài liệu tham khảo:

  1. Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

2.Cập nhật 7/2014 (Từ ADA-2014 và khuyến cáo của hội ĐTĐ VN 2014)

THOÁI HOÁ KHỚP ( HƯ KHỚP )VÀ THOÁI HOÁ CỘT SỐNG

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Về tên bệnh, có một số tên gọi khác nhau như sau: Arthrose: thoái hoá khớp; rhumatisme desgesneratif : bệnh khớp do thoái hóa; osteoarthirtis: là tên gọi bệnh thoái hóa khớp của trường phái Anh , Mỹ.

  1. CHẨN ĐOÁN THOÁI HOÁ KHỚP VÀ THOÁI HOÁ CỘT SỐNG.

2.1. Lâm sàng:

     - Tổn thương thoái hóa khớp – cột sống thường xảy ra ở các khớp chịu lực.

     - Thường gặp nhất là khớp gối, cột sống thắt lưng và cột sống cổ.

2.2. Chẩn đoán xác định dựa trên các bằng chứng sau:

     - Cơ năng: đau kiểu cơ học, không có các triệu chứng tại các vị trí khác. Đối với thoái hóa cột sống, có thể kèm theo dấu hiệu chèn ép thần kinh ( đau thần kinh tọa, thần kinh cánh tay ) và mạch máu.

     - Cận lâm sàng:

     - Xét công thức máu 18 chỉ số.

     - Nhóm máu hệ AOB.

     - Xét nghiệm: TS , TC ( TQ, TCK ) đường huyết, CRP, SGOT SGPT ( AST, ALT), Ure Cretatinin.

       + Xét nghiệm: bilan viêm âm tính.

       + Hình ảnh X Quang: hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn, xương tân tạo ( chồi xương, gai xương ).

III. ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA THOÁI HOÁ KHỚP VÀ CỘT SỐNG.

3.1. Các biện pháp không dùng thuốc:

     - Tránh cho khớp bị quá tải bởi vận động và trọng lượng. Trường hợp cần thiết, bệnh nhân nên dùng nạng một hoặc hai bên đối với các thoái hóa khớp ở chi dưới.

     - Với các bệnh nhân thừa trọng lượng, phải chú ý đến vấn đề giảm trọng lượng nếu có thể.

     - Vật lý trị liệu có tác dụng giảm đau tốt, với mục đích chữa tư thế xấu và duy trì dinh dưỡng ở cạnh khớp, điều trị các đau gân và cơ kết hợp. Thường chỉ định mát - xa và các biện pháp dùng nhiệt lượng.

     - Với nghề nghiệp của bệnh nhân, nếu có thể, tìm các biện pháp cho bệnh nhân thích nghi với điều kiện làm việc, trên nguyen tắc làm cho khớp tổn thương không bị quá tải.

     - Về tập luyện: có thể tập các bài tập như đi bộ vừa phải khi khớp chưa có tổn thương trên X Quang, nghĩa là khe khớp vẫn còn bình thường. Bơi hoặc đạp xe đạp tại chỗ là các biện pháp tập luyện tốt.

3.2. Thuốc điều trị triệu chứng( tác dụng nhanh):

     - Thuốc chống viêm không steroid: ngắn ngày.

     - Corticoid tại khớp nếu cần thiết (không quá lạm dụng)

     - Paracetamol và các chế phẩm kết hợp khác.

3.3. Thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm:

     - Glucosamine sulfat (Viarthril) Gói 1.500mg; viên 500mg: 1-1,5 gam / ngày.

     - Diacerhein, diacetylrhein (Artrodar) Viên 50 mg : 2 viên / ngày chia 2 lần.

     - Thành phần không xà phòng hoá của avocat (Piascledin) Viên 300 mg : 1 viên

/ ngày.

     - Chondroitin sulfat ( Ch – s ) ( Chondrosulf, Structum ) Viên 450 mg, gói 250 mg : 3 viên / ngày chia 3 lần.

     - Oxaceprol ( Jonctum ) Viên 250 mg : 4 viên / ngày.

     - Acid hyaluronic (AH) tiêm nội khớp ( Go – on, Hyruan ) ống 20 mg : 1 ống / 1 tuần x 5 tuần liên tiếp.

3.4. Điều trị dự phòng thoái hoá khớp:

     - Chống các tư thế xấu trong học tập, sinh hoạt và lao động. Tránh các động tác mạnh, đột ngột khi mang vác hoặc lao động nặng, đặc biệt các yếu tố làm mất cân bằng tư thế cột sống như ưỡn cột sống thắt lưng , quá vặn, quá nghêng… đều cần được điều chỉnh nhằm tránh tái phát đau cột sống thắt lưng.

     - Điều chỉnh cân nặng ở trọng lượng lý tưởng.

     - Phát hiện và sửa chữa các dị dạng xương khớp và cột sống ở người lớn và trẻ em.

     - Có các biện pháp để dự phòng bệnh còi xương ở trẻ em.

Tài liệu tham khảo:

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

TĂNG HUYẾT ÁP ( THA )

I.ĐẠI CƯƠNG:

     - Tăng huyết áp khi: HA tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc HA tâm trương ≥ 90mmHg hoặc phải dùng thuốc chống THA.

II.CHẨN ĐOÁN:

2.1. Lâm sàng:

2.1.1. Không triệu chứng

2.1.2. Có triệu chứng do:

     - HA tăng: nhức đầu, chóng mặt, nôn, hồi hộp, mệt.

     - Mạch máu của THA: chảy máu mũi, tiểu máu, mờ mắt, đau thắt ngực, khó thở, đau do phồng tách động mạch chủ.

     - Bệnh căn: uống tiểu nhiều, hạ Kali, tăng cân, đổ mồ hôi …

     - Đo HA thấy HA ≥ 140/90mmHg.

2.2. Cận lâm sàng:

     - Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số, thời gian máu chảy máu đông, nhóm máu, Ure, Creatinin, Glucose huyết, Cholesterol, Triglycerid, HDLc, LDLc.

     - Xét nghiệm: Ure, Creatinin.

     - Xét nghiệm: SGOT, SGPT ( AST, ALT ).

     - Siêu âm bụng tổng quát.

     - Đo ECG.

     - X quang tim phổi thẳng.

     - Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu.

     - CLS khác nếu cần ...

2.3. Chẩn đoán xác định:

     - Đo HA đúng cách thấy HA tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc HA tâm trương

≥ 90mmHg hoặc bệnh nhân đang dùng thuốc chống THA (đo HA > =2lần, cách nhau > 2 phút).

2.4. Chẩn đóan mức độ: theo JNC VII 2003 ( Joint National committee ):

Giai đọan

HAtt/HAttr (mmHg)

Bình thường

< 120/80

Tiền THA

120/80 à < 140/90

THA giai đọan 1

140/90 à < 160/100

THA giai đọan 2

≥ 160/100

    

     Nếu Hatt và Hattr không cùng một phân lọai thì chọn mức HA cao hơn để xếp lọai.

2.5. Chẩn đóan nguy cơ tim mạch/THA: (theo JNC VII-2003).

     - Các yếu tố nguy cơ (YTNC): Tuổi (nam > 55T, nữ > 65T), tiền sử gia đình bị bệnh tim mạch sớm (nam > 55T, nữ > 65T ), THA, hút thuốc lá, làm việc tĩnh tại, béo phì, rối lọan lipid máu, đái tháo đường, albumin niệu.

     - Tổn thương cơ quan đích (TTCQĐ): Tim (dày thất trái, đau thắt ngực (ĐTN),

nhồi máu cơ tim ( NMCT ), suy tim), Não (TIA, nhồi náu não ( NMN ), xuất

huyết não ( XHN), Thận (suy thận mạn), Mắt (bệnh võng mạc).

     - Chẩn đóan nguy cơ tim mạch: Nguy cơ:

       + A: Không có yếu tố nguy cơ ( YTCN ), không tổn thương cơ quan đích ( TTCQĐ ).

       + B: ≥ 1 yếu tố nguy cơ ( YTNC ) nhưng không có đái tháo đường ( ĐTĐ ), không tổn thương cơ quan đích ( TCQĐ ).

       + C: có hoặc không có yếu tố nguy cơ ( YTNC ) nhưng có ĐTĐ và hoặc tổn

thương cơ quan đích ( TTCQĐ ).

2.6. Chẩn đóan một số dạng THA:

     - THA cấp cứu: HA tăng trầm trọng + tổn thương cơ quan đích cấp tính

như : Thần kinh ( bệnh cảnh não, đột qụy, XH, phù gai thị…) tim ( đau thắt ngực, NMCT cấp, Suy tim với OAP, bóc tách động mạch chủ ), thận (tiểu đạm, tiểu máu, suy thận cấp…).

     - THA khẩn cấp: khi HA tăng trầm trọng > 180/120mmHg + tổn thương cơ quan đích ít hoặc không tổn thương.

     - THA kháng trị: khi phối hợp > 3 nhóm thuốc mà không đạt được HA mục tiêu.

2.7. Chẩn đóan phân biệt:

     - Dấu Osler / người già, THA áo choàng trắng, Bao quắn nhỏ: THA giả, Không có pha V Korotkoff.

III. ĐIỀU TRỊ:

3.1. Nguyên tắc điều trị:

3.1.1 Điều trị THA liên tục và suốt đời ( nếu là vô căn)

3.1.2- Điều trị giảm HA bằng thuốc:

     - Bắt đầu điều trị = thuốc khi:

       + THA gđ1,2.

       + Tiền THA + suy thận mạn, đái tháo đường.

     - Điều trị đạt HA tâm thu trước rồi HA tâm trương sau, giữ HA < 140/90 mmHg, nhưng < 130/80 mmHg / đái tháo đường, bệnh thận.

3.1.3. Điều trị giảm HA không dùng thuốc:

     - tiết chế ăn uống, họat động thể lực, sinh họat.

     - Điều trị nguyên nhân THA.

     - Kiểm sóat các yếu tố nguy cơ.

3.2. Điều trị cụ thể:

3.2.1. Điều trị giảm HA bằng thuốc:

3.2.1.1 Các lọai thuốc chống THA:

     - Ức chế men chuyển dạng Angiotensin:

       + Captopril ( Lopril, Captopril) : 25-150mg/ngày: 2 lần (u).

       + Perindopri l(coversyl 4mg): 4-8mg/ngày : 1lần (u).

       + Enalapril: 5-40mg/ngày: 1-2lần (u).

3.2.1.2. Ức chế thụ thể angiotensin II:

     - Irbesartan (aprovel 150mg): 150-300mg/ngày: 1lần (u).

     - Losartan: 50-100mg/ngày.

3.2.1.3. Đối kháng Calci:

     - Non DHP:

       + Diltiazem phóng thích chậm: 180-420mg/ngày : 1lần (u).

       + Verapamine: 80-320mg/ngày (u).

     - DHP:

       + Nifedipin ( Nifedipin, Adalat): 10-20mg/ngày:2lần (u).

       + Amlodipin 5mg/v: 2.5-10mg/ngày : 1lần (u).

3.2.1.4.Lợi tiểu:

     - Furosemid : 20-80mg/ngày: 2lần (u), TB, TM.

     - Ức chế thụ thể aldosterol:

     - Spironolactone 25mg/v: 25-50mg/ngày : 1lần (u).

3.2.1.5. Chẹn giao cảm bêta:

     - Propranolol 40mg/v: 40-160mg/ngày: 2lần (u).

     - Metoprolol 50-100mg/v: 50-100mg/ngày: 1-2lần (u).

3.2.1.6. Chẹn giao cảm anpha 1 :

     - Prazosin: 1-5mg/ngày : 2-3 lần (u).

3.2.1.7. Chẹn giao cảm anpha-beta :

     - Carvedilol: 1.25-50mg/ngày: 2lần (u).

3.2.1.8. Thuốc dản mạch trực tiếp:

     - Hydralazin: 25-100mg/ngày: 2lần (u).

3.2.1.9. Thuốc chống giao cảm trung ương:

     - Methyldopa(aldomet 0.25g):250-1000mg/ngày : 2lần (u).

3.2.1.10. Thuốc chống giao cảm ngoại vi:

     - Reserpine: 0.1-0.25mg/ngày: 1lần (u).

3.2.1.11. Cách dùng thuốc:

     - Tùy theo trường hợp mà chọn 1 trong các nhóm thuốc trên cho phù hợp với liều lượng nhỏ rồi tăng dần để đạt yêu cầu.Nếu sau điều trị đã nâng đủ liều, đủ thời gian mà HA đáp ứng không đạt thì nên xem xét:

       + Thuốc trúng cá thể nhưng liều lượng chưa đủ: thì cần nâng liều.

       + Thuốc chưa trúng khâu sinh lý bệnh thì có thể thay thuốc đó bằng một nhóm thuốc khác nhóm đã dùng.

       + Bệnh nhân không dùng đều và đúng thuốc như đã dặn: hướng dẫn lại cách dùng thuốc cho BN.

       + Bệnh nhân có dùng những thuốc gây THA như: thuốc cường giao cảm, tránh thai, chống trầm cảm, NSAIDS ( non steroid ) ...

       + Bệnh nhân uống nhiều rượu: BN không được uống rượu.

       + Bệnh có phải là THA thứ phát hay không nếu BN không có tất cả các nguyên nhân trên thì thêm thuốc thứ 2. Nếu sau khi đủ liều và BN tuân thủ tốt theo điều trị mà 2 thuốc vẫn không đem lại hiệu qủa thì xem xét lại giống như trên và thêm thước thứ 3, thứ 4 …

     - Có thể dùng 2 thuốc ngay lúc đầu khi cần tăng TD giảm HA ngay.

3.2.1.12. Điều trị THA / một số tình huống đặc biệt:

     - Phẫu thuật:

       + Nếu HA > = 180/110 cho hoãn mổ để điều trị.

       + Nếu HA < = 160/100: yên tâm chỉ định phẫu thuật.

     - Có thai:

       + Nên dùng: Methyldopa à Nifedipin, Hydralazin, Metoprolol.

       + Không dùng: ức chế men chuyển, lợi tiểu.

     - Đột quỵ:

       + Không nên dùng thuốc tác dụng lên thần kinh trung ương: Aldomet, Clonidin.

       + Không được hạ áp một cách đột ngột mà phải từ từ.

     - Đái tháo đường:

       + Nên dùng ức chế men chuyển, ức chế thụ thể.

     - THA cấp cứu:

       Giảm HA trung bình: [(2Hatt + Hattr)/3] < = 25% / 2h đầu và đạt mức 160/90mmHg/2-6h kế bằng thuốc đường TM.

       + hoặc Captopril 25mg: ¼-2v ngậm dưới lưỡi ( NDL ) ( tác dụng sau 15phút).

       + hoặc Furosemide 20mg: 1 ống TM à theo dõi sát HA, lập lại liều nếu cần.

     - THA khẩn cấp:

       + Dùng thuốc đường uống để giảm HA trong vài giờ.

3.2.2. Điều trị nguyên nhân: nếu tìm được

3.2.3. Kiểm sóat các yếu tố nguy cơ.

     - Kiểm sóat đường huyết nếu có đái tháo đường.

     - Điều chỉnh rối lọan lipid nếu có: simvastatin 10mg: ½-4v/ngày (u).

3.2.3. Theo dõi:

     - Lâm sàng: dấu hiệu sinh tồn, các triệu chứng do THA, tác dụng phụ thuốc.

     - Cận lâm sàng: ECG, XN khác nếu cần.

3.2.4. Chế độ chăm sóc:

     - Nghỉ ngơi tùy mức độ bệnh. Sinh hoạt điều độ, chống nếp sống nhiều stress.

     - Tăng hoạt động thể lực, thể dục nhịp điệu, đi bộ. Giảm cân nếu thừa cân.

3.2.5. Chế độ ăn uống:

     - Tiết chế rượu, ăn giảm mặn, ăn nhiều trái cây, rau quả, ít chất béo, giảm mỡ bảo hòa và mỡ tòan phần, tăng đạm cá, đậu .

Tài liệu tham khảo:

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

VIÊM DẠ DÀY ( VDD )

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Viêm dạ dày là những bệnh có tổn thương niêm mạc dạ dày mà không phải loét hoặc u trong dạ dày. Viêm dạ dày có cấp và mạn.

  1. CHẨN ĐOÁN

2.1. Lâm sàng:

2.1.1. Viêm dạ dày cấp:

     - Đau bụng đột ngột dữ dội, cảm giác nôn nao, cồn cào, rát bỏng thượng vị.

     - Buồn nôn, nôn.

     - Có thể nôn ra máu, tiêu phân đen như trong viêm dạ dày trợt và chảy máu.

     - Ấn thượng vị thường đau, thành bụng có thể cứng hơn bình thường.

2.1.2. Viêm dạ dày mạn:

     - Triệu chứng không đặc hiệu.

     - Thường có rối loạn tiêu hoá: đau thượng vị không theo chu kỳ, ăn không tiêu, sình bụng, ợ hơi, ợ chua.

     - Người gầy, mệt mỏi.

2.2. Cận lâm sàng:

2.2.1. Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số, thời gian máu chảy máu đông, nhóm máu.

2.2.2. Xét nghiệm chức năng gan, chức năng thận, men tuỵ.

2.2.3. Siêu âm bụng tổng quát.

2.2.2. Cận lâm sàng khác nếu cần.

2.2.3. Qua cận lâm sàng ta có thế thấy:

2.2.4. CTM: HC giảm nếu có mất máu, Xét nghiệm test huyết thanh HP.

2.2.5. X Q: dạ dày thường không thấy, có thể thấy: nếp niêm mạc dạ dày to ra, thô, hoặc bờ cong có hình răng cưa.

2.2.3. Nội soi dạ dày:

     - Viêm dạ dày cấp: niêm mạc đỏ rực, phù nề, có thể có các chấm đỏ xuất huyết rải rác trên niêm mạc.

     - Viêm dạ dày mạn: tùy thể:

       + Viêm dạ dày mạn thể teo: niêm mạc nhợt nhạt hoặc xám, niêm mạc nhẳn mỏng do mất nếp, thấy rõ các mạch máu nhỏ dưới niêm mạc, có thể chảy máu.

       + Viêm dạ dày phì đại: niêm mạc đỏ, phù nề căng ra …

2.3. Chẩn đóan phân biệt:

     - Loét dạ dày.

     - K dạ dày.

     - Viêm tụy cấp.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Nguyên tắc điều trị:

     - Lọai trừ nguyên nhân gây bệnh.

     - Dùng thuốc điều trị triệu chứng.

     - Tiệt trừ HP nếu có nhiễm.

     - Điều trị dự phòng.

3.2. Điều trị cụ thể:

3.2.1. Viêm dạ dày cấp:

3.2.1.1. Lọai trừ nguyên nhân gây bệnh:

     - Ngưng Aspirin, NSAIDS, nếu không ngưng được thì dùng liều thấp mà có hiệu quả hoặc dùng lọai chọn lọc COX-2.

     - Ngưng rượu, lọai trừ HP, urê huyết cao, stress/bệnh nặng, …

3.2.1.2 Thuốc điều trị triệu chứng:

     - Giảm đau, an thần, chống nôn:

     - Buscopan 10mg/v, 20mg/A : 1-2v x2-3 lần/ngày (u), 1-2A/ngày TB.

     - Alverin citrat 40mg: 1-2v x 2lần/ngày (u).

     - Metoclopramid (Primperan) 10mg: 1-2 ống/ ngày TB,TM hoặc 1-2 viên/ ngày uống.

     - Diazepam 5mg: 1-2v/ngày (u).

3.2.1.3. Nếu có chảy máu:

     - Rửa dạ dày nhằm làm sạch dạ dày để soi.

     - Truyền dịch, truyền máu nếu cần.

     - Antacid: Varogel 1-2g x 3 lần (u) sau ăn.

       + Varogel 10ml: 1gói x 2 lần/ngày (u).

       + magaltab: 1v x 2 lần/ngày (u).

     - Ức chế H2:

       + Cimetidine 0.3g/v x 4lần/ngày (u) lúc ăn và buổi tối.

       + Cimetidine 0.3g: 1A x 4lần/ngày TM.

       + Famotidin 20mg/v x 2lần/ngày (u) sáng tối.

       + Famotidin 20mg: 1lọ x 2lần/ngày TM.

     - Ức chế bom proton:

       + Omeprazol (losec 40mg/A):1lọ x 2lần/ngày TM ( nếu có thuốc ).

       + Omeprazol, Esomeprazole, Lanzoprazole, Pantoprazole: 1lần/ngày (u) sáng.

     - Diệt HP theo phác đồ nếu do HP.

   - Nếu không chảy máu hoặc giai đọan ổn định: dùng thuốc uống.

3.2.2. Viên dạ dày mạn:

     - Lọai trừ nguyên nhân gây bệnh: rượu, NSAIDS, HP, thiếu dinh dưỡng …

     - Diệt trừ pH nếu có.

     - Điều trị triệu chứng: theo theo khả năng bài tiết acid dạ dày.

     - Antacid:

       + Varogel 10ml: 1gói x 2 lần/ngày (u).

       + magaltab: 1v x 2 lần/ngày (u).

     - Ức chế H2:

+ Cimetidine 0.3g/v x 4lần/ngày (u) lúc ăn và buổi tối.

       + Famotidin 20mg/v x 2lần/ngày (u) sáng tối.

     - Ức chế bom proton:

       + Omeprazole, Esomeprazole, Lanzoprazole, Pantoprazole 1lần/ngày (u) sáng.

     - Giảm đau, an thần, chống nôn:

       + Buscopan 10mg/v, 20mg/A : 1-2v x2-3 lần/ngày (u), 1-2A/ngày TB.

       + Alverin citrat 40mg: 1-2v 2 lần/ngày (u).

       + Metoclopramid ( Primperan ) 10mg: 1-2 ống/ngày TB,TM hoặc 1-2 viên/ ngày uống.

       + Diazepam 5mg: 1-2v/ngày (u).

     - Vitamin B,C, Fe.

     - An thần.

     - Điều trị dự phòng:

       + Hướng dẫn cách ăn uống, sinh họat.

       + Điều trị tốt viêm dạ dày cấp.

       + Điều trị sớm viêm dạ dày mạn, chú ý biến chứng trong cas vô toan.

3.2.3. Theo dõi:

     - Lâm sàng: dấu hiệu sinh tồn, đau bụng, tình trạng đi tiêu, màu phân, nôn ối.

     - Cận lâm sàng: CTM, nội soi, XN khác nếu cần.

3.2.4. Chế độ chăm sóc:

     - Làm việc nghỉ ngơi hợp lý, tránh lao động nặng, chỉ nằm viện trong đợt đau tiến triển cấp tính còn chủ yếu là điều trị tại nhà.

3.2.5. Chế độ ăn:

     - Viêm dạ dày cấp:

       + Nhịn ăn 1-2 ngày đầu, sau cho ăn dần sữa, cháo lõang rồi ăn đặc dần.

       + Làm lõang dịch dạ dày bằng sữa, nước / viêm dạ dày do chất gây bỏng.

     - Viêm dạ dày mạn:

       + Ăn chậm, nhai kỹ, chú ý khỏang cách giữa các bữa ăn cho hợp lý, tránh những thức ăn quá nóng, lạnh, cứng, kiêng chua cay, rượu, trà, thuốc lá.

       + Nói chung khuyên bệnh nhân lựa chọn thức ăn thích hợp cho mình. Nên ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa không nên ăn quá no, không uống nước ngọt có nhiều hơi, dùng nước khóang lọai có nhiều Ca.

Tài liệu tham khảo:

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

VIÊM LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG

 

  1. YẾU TỐ GÂY NÊN VIÊM LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG.

1.1. Yếu tố xã hội:

     - Nam nhiều hơn nữ.

     - Người sống thành thị nhiều hơn nông thôn.

1.2. Yếu tố thần kinh:

     - Mất thăng bằng hệ thần kinh thực vật làm cường hệ phó giao cảm.

1.3. Yếu tố bên ngoài:

     - Rối loạn giờ giấc và liều lượng ăn uống.

     - Ăn uống các chất có kích thích: Thuốc lá, café, ăn chua – cay – nóng quá.

     - Uống các loại thuốc: Aspirin, Corticoide, các thuốc Giảm đau thần kinh ngoại biên,...

1.4. Do Vi Khuẩn: Helicobacter – Pylori.

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Chẩn đoán dựa vào:

2.1.1. Đau:

     - Đau vùng thượng vị, quang rốn, đau có chu kỳ, theo mùa ( mang tính chất gợi ý ) hoặc đã có biến chứng.

     - Đau theo bữa ăn

     - Viêm loét dạ dày: Đau lúc no.

     - Viêm loét tá tràng: Đau lúc đói

     - Vị Trí Đau: Thượng vị, quanh rốn.

       + Viêm loét dạ dày: Thượng vị lệch trái – hạ sườn trái.

       + Viêm loét tá tràng: Thượng vị lệch phải

     - Cường Độ Đau: Đau từng cơn.

       + Viêm loét dạ dày: Đau âm ỉ Không xuyên lan.

       + Viêm loét tá tràng: Thường đau dữ dội.

2.1. 2Ấn đau thượng vị, quanh rốn: ( mô tả ở trên )

2.1.3. Các triệu chứng khác:

     - Ợ hơi, ợ chua, nóng rát, buồn nôn, nôn, táo bón, bụng nặng nề sau khi ăn

2.1.4. X quang:

     - Dạ dày cản quang có hình ảnh viêm loét dạ dày – tá tràng.

2.1.5. Siêu âm bụng tổng quát:

2.1.6. Nội soi dạ dày – tá tràng:

     - Có hính ảnh viêm loét dạ dày – tá tràng. Clo test (+).

     - Tốt nhất: Nội soi dạ dày – tá tràng và làm Clotest.

2.1.7. Xét nghiệm:

     - Huyết thanh chẩn đoán HP (+).

     - Xét nghiệm thường quy: công thức máu 18 chỉ số, TS, TC ( TQ, TCK ), nhóm máu hệ AOB.

2.2. Chẩn đoán phân biệt:

     - Viêm dạ dày.

     - K dạ dày.

     - Giun sán.

III. BIẾN CHỨNG.

     - Xuất huyết tiêu hóa.

     - Thủng dạ dày - tá tràng.

     - Hẹp môn vị.

     - Ung thư hóa dạ dày – tá tràng.

  1. ĐIỀU TRỊ:

4.1. Thuốc ức chế tiết acid dịch vị:

4.1.1. Thuốc ức chế H2.

       Chọn một trong những thuốc sau:

     - Cimetidin: viên 300mg 3-4 viên/ngày.

     - Ranitidin:( albis, ranudom …) viên 150mg 1-2 viên/ngày

     - Suy gan, suy thận giảm ½ liều.

     - Duy trì 6-8 tuần.

4.1.2 Thuốc ức chế bơm Proton.

       Chọn một trong những thuốc sau:

     - Omeprazol 20mg × 1 lần/ngày duy trì 4-6 tuần.

     - Pantoprazol 40mg ×1 lần/ngày duy trì 4-6 tuần.

     - Rabeprazol 20mg×1lần/ngày duy trì 4-6 tuần.

     - Esomeprazol 20mg×1lần/ngày duy trì 4-6 tuần

4.1.3. Thuốc trung hòa acid:

     - Malox, Mylanta II, Phosphalugel, gastropugite, trimafort, tenamyd gel

     - Cách dùng:

       + Thường dùng 3-4 lần/ngày: cho uống sau bữa ăn từ 30 phút- 1 giờ. Dùng 3 lần theo bữa ăn và 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.

       + Điều trị liên tục 8 tuần.

4.1.4. Thuốc làm băng niêm mạc dạ dày – Tá tràng:

     - Sucrafate 1g.

     - Ulcar 1g

4.1.5. Thuốc làm lành ổ viêm loét:

     - Vitamin C dạng tiêm.

     - Misoprostol 200mcg loại uống. Chống chỉ định cho bệnh nhân đang mang thai vì thuốc làm sẩy thai hay sanh non có ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh.

4.1.6. Thuốc an thần để ổn định thần kinh:

     - Diazepam 5mg 1 v x 2 (u)/ngày hay dạng tiêm chích TMC, TB.

     - Các dạng an thần khác.

4.1.7. Có thể dùng sử dụng một số thuốc giảm đau, chống co thắt và các thuốc khác, ít ảnh hưởng dạ dày tá tràng nhất như:

     - Paracetamol dạng 1g TTM hay dạng uống.

     - Rebamipid 100mg 1viên × 3 lần/ngày

     - Mebeverin hydrolorid 135mg (Vermeb) 2-3 lần/ngày.

4.1.8. Khi có nôn:

     - Domperidon (Motilium M, Ocupal, Pymepelium ….) 10mg 2-3 lần/ ngày

     - Metoclopramid 10mg 1A x 2 TMC, TB/ngày.

4.1.9. Phác đồ cụ thể:

     - Thuốc ức chết tiết acid dịch vị + Thuốc trung hoà acid + Thuốc làm băng

niêm mạc dạ dày tá tràng + Thuốc làm lành ổ loét + có thể dùng thêm thuốc an

thần và giảm đau ít ảnh hưởng dạ dày tá tràng.

4.2. Phác đồ diệt Helicobacter Pylory ( HP )

4.2.1 Phác đồ bộ ba chuẩn: 10 ngày hoặc 14 ngày:

     - PPI (Omeprazole) 1 viên x 2 lần/ngày

     - Amoxicilin 1g x 2 lần/ngày ( hoặc Metronidazole 500mg x 2 lần/ngày nếu dị ứng Penicillin ).

     - Clarithromycin 0,5g x 2 lần/ngày.

4.2.2. Phác đồ theo trình tự:

     - 5 ngày đầu:

       + PPI 1 viên x 2 lần/ngày

       + Amoxicilin 1g x 2 lần/ ngày

     - 5 ngày sau:

       + PPI 1 viên x 2 lần/ngày

       + Clarithromycin 0,5g x 2 lần/ngày.

       + Tinidazole 0,5g 2 lần/ngày.

.2.3. Các phác đồ thay thể:

     - Phác đồ 1: 14 ngày:

       + PPI (Omeprazole) 1 viên x 2 lần/ngày

       + Bismuth subsalicylate: 2 viên x 4 lần/ngày

       + Tetracililin 0,5g x 4 lần/ngày

       + Metronidazole 250mg 4 lần/ngày.

     - Phác đồ 2: 10 ngày:

       + PPI ( Esoprazole ) 1 viên x 2 lần/ngày

       + Amoxicilin 1g x 2 lần/ngày

      + Clarithromycin 0,5g x 2 lần/ngày.

     - Phác đồ 3: 10 ngày

       + PPI 2 lần/ngày

       + Levofloxacin 0,5g 1 viên x 1 lần/ngày

       + Amoxicillin 1g x 2 lần/ngày

     - Điều trị phối hợp;

       + An thần: Diazepam 5 mg

       + Vitmin nhóm B.

  1. CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG VÀ NGHỈ NGƠI.

     - Ăn thức ăn mềm dễ tiêu, ăn trước khi ngủ 3 giờ.

     - Cử chua, cay, thuốc lá, cà phê, rượu, thức ăn còn nóng, nước có gas, dầu mỡ…

     - Người bệnh được nghỉ ngơi nằm viện: Khi có đau rầm rộ, cần cắt cơn đau và yếu tố stress, khi có biến chứng.

Tài liệu tham khảo

  1. Phác Đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang
  2. BSCK2 Trần Kiều Miên - Bệnh học Nội khoa - Bộ môn Nội Đại Học Y Dược TPHCM 2009
  3. Bệnh học nội khoa của trường đại học y dược TP Hồ Chí Minh
  4. Bài giảng bệnh học nội khoa của trường đại học y dược TP Cần Thơ

LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Bệnh loét dạ dày tá tràng là tình trạng lớp niêm mạc dạ dat2 tá tràng bị khuyết do sư tấn công hiệp đồng của chất acid và pepsin phá vở lớp hàng rào bảo vệ của niêm mạc dạ dày tá tràng.

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Chẩn đoán xác định:

2.1.1. Lâm sàng:

     - Thường đau thượng vị âm ỉ, hoặc có những cơn đau dữ dội bùng phát theo chu kỳ, theo các yêu tố tác động như rượu, bia, stress ...

     - Ngoài ra còn có các vị trí đau khác nhau:

       + Vi trí sát cơ hoành lan lên trên: tổn thương ở sat tâm vị.

       + Vị trí sau lưng lan lên trên: tổn thương ở mặt sau dạ dày tá tràng.

       + Vị trí mạn sườn trái: tổn thương ở bờ cong lớn.

2.1.2. Cận lâm sàng:

     - Nội soi dạ dày tá tràng:

       + Đánh giá vị trí, hình dạng và kích thước ổ loét.

       + Sinh thiết, CLO-test.

     - X quang dạ dày tá tràng:

       Có cản quang: hạn chế về độ chính xác trong chẩn đoán cũng như phân biệt loét lành và loét ác tính.

     - Xét nghiệm tìm Helicobacter pylori (HP).

       + Xét nghiệm CLO-test.

       + Chẩn đoán huyết thanh học.

       + Thử nghiệm chẩn đoán uré trong hơi thở.

       + Tìm kháng nguyên trong phân.

      + Xét nghiệm mô bệnh học.

       + Nôi cấy và phân lập vi trùng.

     - Xét nghiệm:

       + Xét nghiệm thường quy: Công thức máu 18 chỉ số, TS, TC ( TQ, TCK ), nhóm máu hệ AOB.

       + Men amylase.

       + Xét nghiệm SGOT, SGPT ( AST, ALT ), Bilirubin, Uré, Creatinin.

     - Siêu âm bụng tổng quát.

2.2. Chẩn đoán phân biệt:

     - Rối loạn tiêu hóa.

     - Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản.

     - Viêm tụy cấp hoặc sỏi túi mật, bệnh lý đường mật.

     - Rách thực quản.

     - Xoắn dạ dày.

     - Vỡ phình động mạch chủ.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Nội khoa:

3.1.1. Thuốc:

3.1.1.1. Thuốc ức chế bơm proton:

     - Omeprazole, Rabeprazole 20mg.

     - Lansoprazole 30mg.

     - Esomeprazole 40mg, Pantoprazole 40mg.

3.1.1.2. Thuốc nhóm ức chế tiết H2:

     - Cimetidine 300mg.

     - Ranitidine, Nizatidine 150mg, 300mg.

     - Famotidine 40mg.

3.1.1.3. Thuốc nhóm bảo vệ niêm mạc dạ dày.

     - Sucrafate 1g x 4 lần/ngày, 30 - 60 phút trước bữa ăn.

     - Bismuth vừa có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày vừa có tác dụng diệt Helicobacter pylori ( HP ).

3.1.1.4. Thuốc nhóm kháng acid: antacid:

     - Phosphalugel, Gastropulgite, Pepsan, Tenamyl gel: dạng gói , Mylanta, Malox ...

     - Liều dùng:

       + 1 - 2 gói x 3lần/ngày, sau bữa ăn từ 30 - 60 phút.

       + Nếu đau vào ban đêm uống thêm 1 lần buổi tối trước ngủ.

       + Trong trường hợp nặng có thể dùng 4 - 6 lần/ngày.

3.1.1.5. Thuốc làm lành ổ loét:

     - Vitamin C 500mg, 1g. dạng TB, TMC.

       + 1 A x 2 lần/ngày.

     - Misoprostol 200mcg.

       + 1v x 2 (u)/ngày. Chống chỉ định cho bệnh nhân đang mang thai vì thuốc làm sẩy thai hay sanh non có ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh.

2.1.2 Phác đồ diệt Helicobacter Pylory ( HP )

2.1.2.1. Phác đồ bộ ba chuẩn: 10 ngày hoặc 14 ngày:

     - PPI (Omeprazole) 1 viên x 2 lần/ngày

     - Amoxicilin 1g x 2 lần/ngày ( hoặc Metronidazole 500mg x 2 lần/ngày nếu dị ứng Penicillin ).

     - Clarithromycin 0,5g x 2 lần/ngày.

2.1.2.2. Phác đồ theo trình tự:

     - 5 ngày đầu:

       + PPI 1 viên x 2 lần/ngày

       + Amoxicilin 1g x 2 lần/ ngày

     - 5 ngày sau:

       + PPI 1 viên x 2 lần/ngày

       + Clarithromycin 0,5g x 2 lần/ngày.

       + Tinidazole 0,5g 2 lần/ngày.

2.1.2.3. Các phác đồ thay thể:

     - Phác đồ 1: 14 ngày:

       + PPI (Omeprazole) 1 viên x 2 lần/ngày

       + Bismuth subsalicylate: 2 viên x 4 lần/ngày

       + Tetracililin 0,5g x 4 lần/ngày

       + Metronidazole 250mg 4 lần/ngày.

     - Phác đồ 2: 10 ngày:

       + PPI ( Esoprazole ) 1 viên x 2 lần/ngày

       + Amoxicilin 1g x 2 lần/ngày

      + Clarithromycin 0,5g x 2 lần/ngày.

     - Phác đồ 3: 10 ngày

       + PPI 2 lần/ngày

       + Levofloxacin 0,5g 1 viên x 1 lần/ngày

       + Amoxicillin 1g x 2 lần/ngày

     - Điều trị phối hợp;

       + An thần: Diazepam 5 mg

       + Vitmin nhóm B.

2.1.3. Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi:

2.1.3.1. Chế độ ăn uống:

- Ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, chia làm nhiều bữa nhỏ, bữa ăn cuối nên ăn trước ngủ 3 giờ.

- Giảm chất béo, hạn chế chua, cay.

- Tránh rượu, bia, thuốc lá, thuốc kháng viêm.

2.1.3.1. Chế độ nghỉ ngơi:

- Cần nằm viện khi có cơn đau dữ dội hoặc có biến chứng.

- Tránh thức khuye, hạn chế stress trong đời sống.

- Ăn uống, nghỉ ngơi đúng giờ, làm việc một cách khoa học.

2.2. Điều trị ngoại khoa.

Hiên nay, rất hạn chế chỉ phẫu thuật khi:

- Xuất huyết tiêu hóa điều trị nội thất bại.

- Loét kháng trị ( theo sơ đồ bên trên ).

- Thủng dạ dày tá tràng.

- Hẹp môn vị.

- Ung thư hóa.

Rò dạ dày, tá tràng vào các tạng lân cận.

III. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM.

- Cần tư vấn cho bệnh nhân về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và hẹn tái khám.

- Helicobacter pylori ( HP ) âm tính cần nội soi kiểm tra sau điều trị nội khoa.

- Helicobacter pylori ( HP ) âm tính cần nội soi kiểm tra sau ngưng điều trị 2 tuần.

  1. PHÒNG NGỪA.

- Không hút thuốc lá, không uống rượu, bia.

- Trên bệnh nhân dùng NSAIDs, ức chế COX-2 và aspirin: dùng PPI liều chuẩn 1 lần/ngày buổi sáng.

Tài liệu tham khảo

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG

( Người lớn và trẻ em)

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Viêm phổi cộng đồng là tình trạng nhiễm trùng cấp tính của nhu mô phổi bao gồm phế nang và mô kẽ, có thể ảnh hưởng toàn bộ thùy, phế nang tiếp cận với phế quản hay tổ chức kẽ do vi khuẩn có nguồn gốc từ cộng đồng ( không phải bệnh viện ).

  1. TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN.

       Trên bệnh nhân đang sống ngoài cộng đồng hoặc không ở bệnh viện trong vòng ít nhất hai tuần lễ trước đó, mới xuất hiện và có ít nhất 3 trong 4 dấu hiệu sau:

     - Có một trong các biểu hiện toàn thân: mệt mỏi, ớn lạnh (hoặc sốt), chán ăn, sa sút tri giác mới xuất hiện.

     - Có một trong các biểu hiện cơ năng hô hấp: nặng ngực, khó thở, ho, khạc đàm đục.

     - Dấu hiệu thực thể: tiếng thở bất thường, ran nổ.

     - X Quang ngực: hình ảnh thâm nhiễm (tổn thương lắp đầy phế nang) mới.

     - Xét nghiệm: công thức máu 18 chỉ số, thời gian máu chảy máu đông, nhóm máu, CRP, SpO2.

     - Xét nghiệm chức năng gan: SGOT, SGPT hay AST, ALT.

     - Xét nghiệm chức năng thận: ure, creatinine.

     - Đo ECG.

     - Xét nghiệm đàm ( nếu có ).

     - X quang Tim phổi.

III. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT.

3.1. Lao phổi.

3.2. Tràn dịch màng phổi.

3.3. Nhồi máu phổi.

3.4. Ung thư phổi.

3.5. Dãn phế quản bội nhiễm.

  1. ĐIỀU TRỊ.

4.1. Nguyên tắc chung: Nghỉ ngơi, thuốc ho nếu BN có ho khan nhiều, Oxy liệu pháp nếu có giảm oxy máu, thở máy khi có suy hô hấp cấp xuất hiện .

4.2. Các phác đồ kháng sinh (đối với bệnh ngoại trú):    

4.2.1. Kháng sinh lực chọn ban đầu đối với người lớn:

4.2.1.1. Amoxicilin 1 g uống/mỗi 8 giờ hoặc Erythomycin 0,5g uống/mỗi 6 giờ hoặc hoặc Amoxicilin/a. Clavulanic (ví vụ: Augmentin 1g uống/mỗi 8 giờ) Macrolic thế hệ mới như Clarithromycine 0,5g uống/ mỗi 12 giờ (hay Azithromycin, ngày 1: 0,25g X 2 viên uống/một lần/ngày, ngày 2-5: 0,25g X 1 viên uống/một lần/ngày.

4.2.1.2. Trường hợp bệnh nhân có đồng thời như bệnh tim phổi, gan, thận, tiểu đường, nghiện rượu, bệnh ác tính ...hay dùng kháng sinh trong 3 tháng trước: Sử dụng:

4.2.1.3. Floroquinolone có tác dụng với Pneumococci (ví dụ: Levofloxacin 0,5g uống/mỗi 12-24 giờ).

     - Nếu nghi ngờ Pseudomonas hay vi khuẩn đa kháng

       + Imipenem 0,5g X 4 lần/ngày

       + Hoặc Meropenem 1g X 3 lần/ngày.

       + Hoặc Doripenem 0,5g X 3 lần/ngày cộng với Ciprofloxacin 400mg mỗi 8 giờ hoặc Levofloxacin 750mg - 1.000mg/ngày hoặc Moifloxacin 400mg/ngày.

4.2.2 Kháng sinh lựa chọn ban đầu đối với trẻ em.

4.2.2.1. Trẻ trên 1 tháng đến 5 tuổi:

     - Lựa chọn 1 trong các kháng sinh sau:
       +
Amoxicillin 50 – 100 mg/kg/24 giờ, chia 2 lần uống.
       + Ampicillin – sulbactam (Unasyn) 50 – 100 mg/kg/24 giờ, chia 2 lần uống.
       + Amoxicillin – clavulanic (Augmentin) 50 – 100 mg/kg/24 giờ, chia 2 lần uống.

     - Nếu trẻ dị ứng với nhóm Beta-lactam hoặc nghi ngờ viêm phổi do vi khuẩn không điển hình thì dùng nhóm macrolid ( Azithromycine hoặc Clazithromycine hoặc Erythromycine ). Liều và cách dùng như với trẻ trên 5 tuổi.
     - Đánh giá lại sau 3 ngày, nếu không đỡ cho nhập viện
     - Thời gian điều trị từ 7 – 10 ngày.
4.2.2.2. Trẻ trên 5 tuổi:
     - Viêm phổi do vi khuẩn không điển hình (M. pneumoniae, C. pneumoniae) rất thường gặp. Thuốc kháng sinh lựa chọn ban đầu là nhóm Macrolid. Dùng một trong các thuốc sau:
       + Erythromycine 50 mg/kg/24 giờ, chia 2 lần, uống khi đói
       + Hoặc Clarythromycine 15 mg/kg/24 giờ, uống, chia 2 lần
       + Hoặc Arithromycine 10 – 15 mg/kg/24 giờ, uống 1 lần khi đói.
     - Sau 3 – 5 ngày đánh giá lại nếu không đỡ cho nhập viện hoặc đổi sang kháng sinh nhóm Beta-lactam ( Ampicillin, Amoxicillin, Ampicillin – sulbactam, Amoxicillin – clavulanic. Liều lượng và cách dùng như trẻ dưới 5 tuổi ).
     - Thời gian điều trị từ 10 – 14 ngày đối với viêm phổi không điển hình.

4.3. Các bệnh nhân có dấu hiệu năng như nêu ở trên cho nhập viện tùy

theo mức độ nếu rất nặng cho nhập khoa HSCC, vừa cho nhập khoa.

Tài liệu tham khảo:

  1. Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang
  2. Phác đồ điều trị BV Nhi Trung ương 07/2012
  3. Quyết định số 101/QĐ-BYT ngày 09/01/2014 của Bộ Y tế quyết định ban hành hướng dẫn xử trí Viêm phổi cộng đồng ở trẻ em.

CƠN ĐAU THẮT NGỰC ỔN ĐỊNH ( ĐTNOĐ )

 

  1. I. ĐẠI CƯƠNG:

Cơn đau thắt ngực ổn định còn gọi là bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính hoặc suy vành.

  1. CHẨN ĐOÁN:

2.1. Lâm sàng:

     - Cơn đau thắt ngực:

       + Đau sau xương ức (có thể vị trí khác/không điển hình), cảm giác như nặng ngực, như bị đè ép sau xương ức, lan lên cổ, hàm dưới, vai, mặt trong cánh tay, cẳng tay, ngón 4-5 (T).

       + Đau thường 3-5phút (< 15phút). Nghỉ ngơi hoặc nitrat ngậm dưới lưỡi ( NDL ) đau giảm hoặc hết/1-5phút.

       + Đau sau gắng sức, xúc động, lạnh đột ngột, sau ăn thịnh soạn, sau quan hệ tình dục.

     - Triệu chứng kèm: lo âu, khó thở, vả mồ hôi, có thể có T3, T4

2.2. Cận lâm sàng:

     - Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số, thời gian máu chảy máu đông, nhóm máu.

     - Đo ECG.

     - Xét nghiệm Troponin I.

     - Xét nghiệm đường huyết.

     - Xét nghiệm chức năng gan: SGOT, AGPT hay AST, ALT.

     - Xét nghiệm chức năng thận: Ure, Creatinin.

     - Xét nghiệm bộ mỡ máu: Cholesteron, Tryglycerid, LDL-cho, HDL-cho.

     - Men tim bình thường.

   - Siêu âm bụng tổng quát.

     - X quang tim phổi.

     - CLS khác nếu cần.

     - Qua cận lâm sàng ta có thế thấy:

       + ECG: có dấu hiệu thiếu máu cơ tim. Ngoài cơn: > 50% bt, ST xuống, T (-) (ít giá trị). Trong cơn có giá trị hơn, biểu hiện như ECG ngoài cơn.

       + ECG gắng sức (+)

2.3. Chẩn đóan xác định:

2.3.1. Có thể có yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành: Nam > 45T, Nữ > 55T, gia đình bệnh mạch vành, hút thuốc lá, đái tháo đường, tăng HA, HDL-cho < 0.9mmol/L

2.3.2. Cơn đau thắt ngực ổn định ( ĐTNOĐ ):

     - Điển hình: gồm 3 yếu tố ( theo AHA/ACC )

       + Đau thắt sau xương ức với tính chất và thời gian điển hình

       + Xuất hiện khi gắng sức hoặc xúc cảm

       + Đỡ đau khi nghĩ hoặc dùng nitrat

2.3.3. Không điển hình: chỉ gồm 2 yếu tố trên

2.3.4. Không phải ĐTN: < 1 yếu tố trên

2.3.5. ECG: có thể có thiếu máu cục bộ, men tim (Troponin I, CK-MB,...) bình thường.

2.4. Chẩn đóan phân biệt:

     - Viêm phổi, viêm màng phổi, Tràn khí màng phổi, thuyên tắc phổi.

III. ĐIỀU TRỊ:

3.1. Nguyên tắc điều trị:

     - Điều trị nội khoa.

     - Can thiệp động mạch vành qua da.

     - Mổ làm cầu nối chủ vành.

3.2. Điều trị nội khoa:

3.2.1. Giảm đau:

     - Cắt cơn đau: Isosorbiddinitrat ( Risordan 5mg ): 1v ngậm dưới lưỡi ( NDL ), lập lại mỗi 5 phút nếu còn đau ( tác dụng sau 2 phút, kéo dài 20-30 phút ).

3.2.2. Điều trị lâu dài, dự phòng tái phát:

       Có thể dùng phối hợp một trong các loại thuốc sau đây tùy theo tình trạng bệnh lý của bệnh:

     - Nitrat tác dụng dài:

       + ISDN ( isocorbit ) 10-40mg x 2-3lần/ngày (u).

       + Isosorbidmononitrat ( ISMN ): 1v x 1 lần/ngày (u).

       + Isosorbid 5 mononitrat ( Imdur30-60mg ): 1v x 1lần/ngày (u).

     - Ức chế beta: nếu không có CCĐ. Nên dùng ức chế beta 1 vì ít tác dụng phụ ngoại biên, phế quản. Nên bắt đầu liều thấp tăng dần, giữ nhịp tim 50-60lần/phút/nghĩ, < 100lần/phút/gắng sức.

       + Bisoprolol 5mg x 1 lần/ngày (u).

       + Metoprolol 50-100mg: 50-200mg x 1lần/ngày (u).

       + Atenolol 50-100mg/v: 25-200mg x 1 lần/ngày (u).

     - Ức chế ca xi:

       + Cardiazem 120-360mg: 1-3lần/ngày (u).

       + Nifedipinretard 10-20mg/v: 1v x 2-3l/ngày (u).

       + Amlodipin 5mg/v: 1-2v x 1 lần/ngày (u).

3.2.3. Bảo vệ tế bào cơ tim:

     - Trimetazidin ( vastaren 20mg/v ): 1v x 2-3lần/ngày (u). Cho mọi bệnh có kèm đái tháo đường và hoặc rối loạn chức năng thất (T):

     - Captopril 25mg/v: 1/4v x 2-3 lần/ngày (u)(chỉnh liếu tùy đáp ứng bệnh nhân ).

     - Enalapril 5mg: 1-2v x 1 lần/ngày (u)

3.2.5. Chống kết tập tiểu cầu:

       Cho thường qui nếu không có chống chỉ định.

     - Aspirine: 80-160mg/ngày (u) x suốt đời.

     - Clopidogrel ( plavix )75mg: 1v x 1lần/ngày (u), dùng thay cho aspirin nếu không dùng được aspirin

3.2.6. Điều trị các yếu tố nguy cơ nếu có:

     - Kiểm soát HA

     - Kiểm sóat đường huyết

     - Điều chỉnh rối lọan lipid huyết: giữ LDL <2.5mmol/L = Simvastastin,

Atorvastatin

3.3. Can thiệp động mạch vành qua da, Mổ làm cầu nối chủ vành:

       Chuyển tuyến trên

III. THEO DÕI.

     - Lâm sàng: dấu hiệu sinh tồn, cơn đau thắt ngực, tác dụng phụ thuốc.

     - Cận lâm sàng: ECG, XN khác nếu cần.

  1. CHẾ ĐỘ CHĂM SÓC.

     -Trong cơn đau: ngừng vận động đang làm, giải thích bệnh nhân tránh lo lắng. Khi cơn đau hết có thể sinh họat lại bình thường nhưng không gắng sức

     - Ngoài cơn đau:

       + Tăng họat động thể lực, thể dục nhịp điệu, đi bộ. chống nếp sống thụ động

       + Sinh họat đều độ, chống nếp sống nhiều stress

       + Biết sử dụng thuốc nitrat trước mỗi hoạt động có thể gây cơn ĐTN như làm việc nặng nhọc, căng thẳng thần kinh, ăn uống thịnh soạn, sinh hoạt tình dục…

  1. CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG.

     - Ngưng hút thuốc lá, tiết chế rượu, nên ăn ít một mỗi bữa và nhai chậm, ăn giảm mặn, ăn nhiều trái cây, rau quả, ít chất béo, giảm mở bảo hòa và mỡ tòan phần, tăng đạm cá, đậu.

 

Tài liệu tham khảo:

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

BỆNH ZONA

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Định nghĩa: Zona ( bệnh dời leo , herpes zoster, zoster, shingles ) là bệnh nhiễm siêu vi hướng thần kinh và da. Sang thương đầu tiên là viêm cấp tính hạch tuỷ sống, đây là bệnh thường gặp ở bệnh viện Da Liểu.

     - Tác nhân gây bệnh: Do Varicellae zoster virus

     - Thường gặp ở người có tiền căn đã mắc bệnh thuỷ đậu và sau đó được tái hoạt lại để gây bệnh Zona, tuy nhiên nguyên nhân gây tái hoạt chưa rõ.

  1. LÂM SÀNG.

     - Khởi đầu có thể phản ứng toàn thân, sốt nhẹ, khó chịu, nhức

đầu, đau xương sống . Thường đau nhức , đau theo đường đi của dây thần kinh hoặc có cảm giác nóng bỏng , căng rát ở vùng da sắp bị tổn thương, nữa bên cơ thể. Nếu ở vùng ngực trái trên người lớn tuổi bệnh có thể nhằm với bệnh tim.

     - Sau vài ngày, trên vùng da rối loạn cảm giác xuất hiện các mảng hồng ban đứng riêng lẻ, sau đó hợp lại thành mảng lớn.

     - Sau 24 – 48 giờ xuất hiện các mụn nước hợp thành chùm ở trung tâm mảng hồng ban. Các mụn nước này có thể tụ lại thành bọng nước chứa dịch trong, có thể lõm trung tâm hình ( hình rốn ). Sau đó mụn nước hoá đục, vỡ ra khô lại và đóng mài.

     - Vị trí đặc trưng: Phân bố theo vùng ở một bên cơ thể và không vượt quá đường giữa. Đôi khi có thể thấy một vài tổn thương ở bên đối diện do những nhánh thần kinh nhỏ chạy ngang.

     - Triệu chứng đi kèm:

       + Cảm giác nóng bỏng ( có khi không chịu nổi ) nhất là về đêm. Đối với người lớn tuổi có thể đau nhức dữ dội từng cơn hoặc liên tục gây cản trở sinh hoạt

       + Hạch phụ thuộc sưng đau

       + Thần kinh: Nhức đầu , sốt , rối loạn thần kinh giao cảm về vận mạch, bài tiết mồ hôi, nhiệt độ ở vùng phát ban.

     - Diễn tiến : Thường sang thương không lan sau một tuần và 1/3 trường hợp lành trong vòng 2 đến 3 tuần. Nếu không có nhiễm trùng hoặc miễn dịch bình thường, lành để lại sẹo mất sắc tố, Biến chứng đau nhức sau Zona thường gặp nhất ở người lớn tuổi.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Do bệnh có thể tự ổn định sau 2 tuần nên vấn đề điều trị chủ yếu là: giảm đau và phòng bội nhiễm , đối với trường hợp giảm miễm dịch hoặc người già cần phải sử dụng thêm thuốc diệt siêu vi, nâng cao sức đề kháng, bảo vệ thần kinh để tránh biến chứng nặng nhất là đau nhức sau Zona.

3.2. Phòng bội nhiễm :

     - Tại chổ: Thoa dung dịch màu như Milian, Castelani, Eosin 2%.

     - Thuốc thoa Acyolovir 5% dạng kem có thể sử dụng 3 – 4 lần/ ngày nhưng ở giai đoạn mụn nước , bóng nước vỡ rỉ dịch thì được khuyến cáo không dùng.

   - Toàn thân: Chỉ dùng kháng sinh toàn thân nếu tổn thương lan rộng, điều kiện chăm sóc tại chổ kém , người giảm miễn dịch hoặc nhiễm trùng.

     - Giảm đau: Tuỳ mức độ có thể dùng.

       + Acetaminophen , Ibuprophen ….

     - Vitamin nhóm B (B1, B6, B12 ): Sử dụng ngay từ đầu nhằm bảo vệ dây thần kinh và giảm đau.

     - Thuốc kháng virus:

       + Chỉ định: Người giảm miễm dịch. Zona lan tỏa. Tình trạng suy kiệt. Zona thần kinh sọ não ( đặc biệt bệnh ở mắt ). Acyclovir là thuốc thường sử dụng với liều cao : diệt siêu vi , ngừa lan truyền và hạn chế đau nhức về sau, hoặc dùng Valacyclovir, Famcyclovir.

3.3. Bảng cho thuốc kháng Virus.

Thuốc

Liều lượng

Acylovir

Người lớn: 800mg x 5 lần/ngày x 7-10 ngày (uống)

Trẻ em > 12 tuổi: liều giống người lớn

Trẻ em < 12 tuổi: 20mg/kg/lần x 4 lần/ngày.

VALACYCLOVIR 1g

3 lần/ngày x 7 ngày (uống)

FAMCYCLOVIR

500mg x 3 lần / ngày x 7 ngày (uống )

Tài liệu tham khảo

  1. Bệnh Da và các bệnh lây qua đường sinh dục ( Chủ biên : BS Vũ ĐìnhLập- BV Da Liễu TP.HCM )
  2. Chẩn đoán bệnh Da Liễu bằng hình ảnh và cách điều trị ( Chủ biên: BS Hoàng Văn Minh - Bộ môn Da Liễu trường ĐHYD TP.HCM )

 

TIÊU CHẢY CẤP

  1. ĐỊNH NGHĨA.

     - Tiêu chảy là tiêu phân lỏng nhiều nước hơn bình thường hay có máu trong phân trên 3 lần trong 24 giờ.

     - Tiêu chảy cấp: tiêu chảy < 14 ngày.

     - Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số.

     - Xét nghiệm: TS, TC ( TQ, TCK ), nhóm máu hệ AOB.

     - Xét nghiệm CRP.

     - I on đồ 6 chỉ số, pH máu.

     - Xét nghiệm đường huyết.

     - Siêu âm bụng tổng quát.

     - Xét nghiệm: SGOT, SGPT ( AST, ALT ), Ure, Creatinin ).

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Mức độ mất nước.

Không mất nước

Có mất nước ( có 2 trong các dấu hiệu sau )

Mất nước nặng ( có 2 trong các dấu hiệu sau )

Không đủ các phân loại có mất nước hoặc mất nước nặng.

- Vật vã, kích thích.

- Mắt trũng.

- Uống háo hức, khát.

- Nếp véo da mất chậm.

- Li bì hoặc khó đánh thức.

- Mắt trũng.

- Không uống được hoặc uống kém.

- Nếp véo da mất rất chậm.

2.2. Khám tìm các biến chứng nếu có:

     - Rối loạn điện giải.

     - Rối loạn toan kiềm.

     - Hạ đường huyết.

     - Suy thận cấp.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Nguyên tắc điều trị:

- Bù nước, điện giải.

- Điều trị hỗ trợ.

3.2. Điều trị:

3.2.1. Bù dịch theo phác đồ ( A hoặc B hoặc C):

3.2.1.1. Không mất nước: bù dịch theo phát đồ A.

- Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường để phòng mất nước, tránh uống những

loại nước uống có đường, nên cho uống ORS áp lực thẩm thấu thấp ( hydrite) theo thể tích sau:

Tuổi

Lượng ORS uống sau mỗi lần đi cầu

Lượng ORS uống trong 24 giờ

< 24 Tháng

50 – 100ml

500ml

2 – 10 tuổi

100 – 200ml

1000ml

> 10 tuổi

Theo nhu cầu

2000ml

3.2.1.2. Có mất nước: bù dịch theo phát đồ B.

     - Lượng dịch ORS áp lực thẩm thấu thấp ( hydrite) cần cho uống trong 4 giờ :75 ml x kg cân nặng.

     - Nếu có bụng chướng, nôn ói nhiều ( > 4 lần trong 2 - 4 giờ ) có thể dùng xi rô Domperidone ( Motilium ) 0,5mg/kg/lần hoặc Ondasetron liều 0,2mg/kg tiêm bắp. Nếu còn tiêu nhiều ( > 10la62n/giờ ) chuyển sang TTM LR 75ml/kg/4 giờ.

     - Đánh giá phân loại sau 4 giờ bù dịch và tiếp tục chọn phác đồ điều trị.

3.2.1.3. Mất nước nặng: bù dịch theo phác đồ C.

 

Bắt đầu truyền dịch tĩnh mạch ngay

Truyền 100ml/kg/ dung dịch Lactat Ringer ( LR )

Tuổi

Bắt đầu truyền

Sau đó truyền

< 12 tháng

30ml/kg/giờ

70ml/kg/5 giờ

Trẻ 12 tháng – 5 tuổi

30ml/kg/30 phút

70ml/kg/2 giờ 30 phút

     - Khi trẻ có thể uống được cho uống ORS áp lực thẩm thấu thấp ( 5ml/kg/giờ).

     - Sau 6 giờ ( trẻ < 12 tháng ) hoặc 3 giờ ( trẻ > 12 tháng ) đánh giá và phân loại mất nước. Sau đó tiếp tục chọn phác đồ điều trị thích hợp.

3.2.1.4. Mất nước ưu trương: mất nước nhiều hơn mất muối, Na+ máu > 150 mmol/l, nồng độ thẩm thấu huyết tương > 295 mOsmol/l

     - Bệnh nhân có sốc mất nước: Natrichlorua 0,9% hay Lactate Ringer 10ml/kg/giờ TTM cho đến khi ổn định huyết động học, sau đó truyền dung dịch mặn ngọt tốc độ giảm natri máu không quá 0.5 - 1 mEq/l/giờ.

     - Bệnh nhân không sốc: dùng dung dịch mặn ngọt

3.2.1.5. Mất nước nhược trương: mất muối nhiều hơn mất nước, Na+ máu < 130 mmol/l, nồng độ thẩm thấu huyết tương < 275 mOsmol/l

   - Bệnh nhân có sốc mất nước: Natrichlorua 0,9% 20ml/kg/giờ TTM cho đến khi ổn định huyết động học.

     - Bệnh nhân không sốc:

3.2.1.6. Hạ natri máu nặng có biểu hiện thần kinh:

     - Truyền Natrichlorua 3% 6- 10ml/kg/ trong 1giờ

     - Sau đó kiểm tra ion đồ, nếu natri máu còn thấp thì lập lại liều thứ 2 cho đến khi natri máu > 125 mEq/l.

3.2.1.7. Hạ natri máu không biểu hiện thần kinh, lượng natri cần bù:

 

Na+ thiếu = 0,6 x cân nặng ( kg ) x 135 – Na+đo được

Na+ 24 giờ = Na+ thiếu + nhu cầu Na+ ( 3 mEq/100 dịch )

3.2.1.8. Cách truyền: ½ TTM trong 8 giờ đầu, ½ TTM trong 16 giờ kế tiếp

3.3. Điều trị hổ trợ

    

Tuổi

Liều kẽm

Trẻ < 6 tháng

10mg kẽm nguyên tố/ngày, trong 10 – 14 ngày

Trẻ > 6 tháng

20mg kẽm nguyên tố, trong 10 – 14 ngày

     - Cho trẻ uống bổ sung kẽm ( 10 – 20mg ) hàng ngày trong 10 - 14 ngày.

     - Bổ sung thêm vi khuẩn sống đường ruột ( probiotic: Lactobacillus, Bifidobacterium )

     - Khi trẻ ói mữa nhiều có thể dùng Ondansetron 0,2mg uống hoặc tiêm mạch.

     - Ngoài ra có thể dùng một số thuốc làm giảm tiết dịch ruột: Racecadotril ( Hydrasec ), thuốc bảo vệ niêm mạc tiêu hoá Diosmectit ( Smecta ). Liều dùng như sau:

       + < 6 tháng 1/3 gói x 2 /ngày

       + 6 -12 tháng : ½ gói x 2 ngày.

       + > 12 tháng : 1 gói x 2 ngày

3.4. Chỉ định kháng sinh khi:

3.4.1. Tiêu chảy phân có máu ( lỵ ):

     - Bactrim ( cotrimoxazol ) 480mg/1 viên, 1v/10 kg/ngày chia làm 2 lần/ngày ( không sử dụng cho trẻ em < 1 tháng tuổi có vàng da và sanh thiếu tháng ).

     - Ciprofloxacin 30mg/kg/ngày chia 2 lần/ngày x 5 ngày.

     - Nergam ( acid Nalidicide) 30mg/kg/lần x 2 lần / ngày ( không sử dụng cho trẻ em < 2 tháng tuổi )

3.4.2. Tả:

     - Azithromycin: 10mg/kg/ngày x 5 ngày.

     - Erythromycin 40mg/kg/ngày chia 3 lân/ngày x 5 ngày.

     - Cefotaxin 100 - 150mg/kg / 24 giờ chia làm 3 lần.

  1. CHỈ ĐỊNH NHẬP VIỆN.

     - Mất nước nặng.

VẤN ĐỀ

MỨC ĐỘ CHỨNG CỨ BẬC I

- Probiotics làm giảm thời gian và số lần tiêu chảy ở trẻ em bị tiêu chảy

Allen Sj. Et al., 2010

- Bổ sung kẻm làm giảm thời gian bị tiêu chảy ( khoảng 10 giờ ) ở trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên ở những khu vực mà trẻ em bị thiếu kẽm. Bằng chứng kẽm cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Lazzerini M và Ronfani L, 2013

Ondansetron uống làm ta8ngti3 lệ cầm ói và giảm số lượng bệnh nhân phải truyền dịch tĩnh mạch và nhập viện.

Fedorowicz Z et al,. 2011

Raccecadotril làm giảm thời gian và số lần tiêu chảy bất chấp mức độ mất nước, tuổi, nhiễm rotavirus hoặc không, ở trẻ em bị tiêu chảy cấp.

Lehert P et al., 2011

     - Có mất nước.

     - Mất nước nhẹ có biến chứng.

  1. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM.

     - Tiêu chảy cấp tái khám ngay khi có 1 trong các dấu hiệu như: sốt cao, ói nhiều, tiêu chảy nhiều, phân có máu.

Tài liệu tham khảo:

  1. Phac2 đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang
  2. Phát đồ điều trị Nhi khoa Bệnh viện Nhi Đồng 1.
  3. Phát đồ điều trị Nhi khoa Bệnh viện Nhi Đồng 2.
  4. Tài liều bộ y tế ( bệnh tiêu chảy)
  5. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh trẻ em BV Nhi TW.
  6. Tài liệu tập huấn điều trị bệnh tiêu chảy trẻ em năm 2008 ( dự án chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng lồng ghép tiểu dự án vì sự sống còn trẻ em )

THỦY ĐẬU

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Là một bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp do virus Varicella Zoster gây nên. Biểu hiện lâm sàng là sốt, phát ban dạng bóng nước trên da và niêm mạc.

     - Diễn tiến bệnh thường là lành tính đôi khi có thể gây tử vong do biến chứng trầm trọng như viêm não, hội chứng Reye. Người là ổ chứa bệnh duy nhất. Bệnh có khả năng gây thành dịch.

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Chẩn đoán xác định.

     - Dịch tể học: Có tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu.

2.2. Lâm sàng:

     - Sốt nhẹ 370-380C, đôi khi sốt cao 390-400C.

     - Mệt mỏi.

     - Phát ban dạng bóng nước rãi rác khắp nơi trên da kể cả da đầu, niêm mạc: má, họng. Sau 48 giờ bóng nước khô lại: chất dịch bên trong trở nên có màu đục, vùng trung tâm thu nhỏ lại và khô, đóng mài. Trên cùng một vùng da bóng nước tồn tại với nhiều lứa tuổi khác nhau. Sau 10 ngày nốt mài tróc vẩy không để lại sẹo.

     - Hạch cổ thường nhỏ.

2.3. Cận lâm sàng:

     - Xét công thức máu 18 chỉ số.

     - Nhóm máu hệ AOB.

     - Xét nghiệm: TS , TC ( TQ, TCK ) đường huyết, CRP, SGOT SGPT ( AST, ALT ), Ure Cretatinin.

     - Chụp X quang phổi khi có sốt, ho, đau ngực, khó thở.

     - Chọc dò tủy sống khi có biểu hiện hội chứng màng não.

     - Phân lập virus ở nốt phỏng, ở máu khi bệnh nhân đang sốt qua nuôi cấy trên môi trường tế bào khi có điều kiện.

III. BIẾN CHỨNG.

3.1. Biến chứng thần kinh:

     - Có thể biểu hiện là một viêm não vô khuẩn, viêm não, viêm não chất trắng, hội chứng Guillain-Barre.

     - Viêm não-màng não xuất hiện từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 8 chậm nhất có thể gặp ở ngày thứ 21 của bệnh. Biểu hiện lâm sàng là đột nhiên sốt tăng lên, li bì, nhiều khi co giật và liệt. Khám có hội chứng màng não, nước não tủy trong, có tăng bạch cầu lympho, albumin tăng nhẹ.

3.2. Viêm phổi:

     - Xuất hiện ngày thứ 3-5 của bệnh

     - Biểu hiện: ho, sốt, thở nhanh, đau ngực

     - X quang phổi có hình thâm nhiễm dạng nốt và viêm phổi kẽ.

3.3. Viêm da bội nhiễm:

     - Do liên cầu hoặc tụ cầu

3.4. Biến chứng khác:

     - Viêm cơ tim, viêm giác mạc, viêm khớp, viêm cầu thận, viêm thận, xuất huyết nội tạng, ban xuất huyết giảm tiểu cầu, mất điều hòa tiểu não.

     - Các nốt sẩn ở cùng một lứa tuổi.

IV . ĐIỀU TRỊ.

     - Nằm phòng cách ly

     - Sát trùng ngoài da nơi có bóng nước: xanh methylen

     - Dùng thuốc kháng histamin chống ngứa

     - Giảm đau, hạ sốt: Paracetamol.

     - Kháng virus: Acylovir được chỉ định:

       + Trường hợp thủy dậu có nguy có bị biến chứng

       + Dùng sớm trước 24 giờ đầu khi các bóng nước xuất hiện

       + Liều lượng: viên 800mg, dùng 5 lần/ngày trong vòng 5-7 ngày. Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi: 20 mg/kg x 6 giờ/lần. Ở người bị suy giảm miễn dịch thường dùng đường tiêm tĩnh mạch 10-12,5mg/kg x 8 giờ/lần trong 7 ngày.

     - Trong trường hợp có biến chứng:

       + Các tổn thương da mủ thường do tụ cầu: điều trị bằng Oxacillin ( Bristopen) hoặc Vancomycin.

       + Biến chứng viêm phổi có thể điều trị bằng kháng sinh Cephalosporin thế hệ thứ 3 ( ceftazidim) hoặc nhóm Quinolon ( Levofloxacin), (không sử dụng kháng sinh quinolon cho phụ nữa có thai và tre em < 12 tuổi).

     - Trường hợp nặng hoặc suy giảm miễn dịch: 10mg/kg mỗi 8 giờ x 7 ngày.

  1. TIÊU CHUẨN RA VIỆN.

     - Các nốt đậu khô, không có biến chứng.

     - Sau 1 tuần từ khi phát bệnh./.

Tài liệu tham khảo:

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

NGỘ ĐỘC CẤP VÀ RỬA DẠ DÀY

 

  1. ĐẠI CƯƠNG:

     - Ngộ độc cấp là một cấp cứu thường gặp ở nước ta. Tỉ lệ tử vong chung khoảng 10-12%. Các đối tượng dễ ngộ độc cấp gồm trẻ nhỏ (1-4) tuổi, người lớn có nghề nghiệp liên quan đến độc chất và tự tử (60-70%) và có thể do nhầm hoặc bị sát hại....Tác nhân có thể là thuốc, thức ăn, hoá chất...

  1. CHẨN ĐOÁN:

2.1. Bệnh sử:

     - Dựa vào lời khai của bệnh nhân, nhãn mác lọ thuốc còn sót lại.

     - Hoàn cảnh phát hiện ngộ độc, số người ngộ độc

     - Đường vào

     - Những xung đột trong gia đình, bạn bè, những rối loạn gần đây của bệnh nhân ( tâm thần )

     - Thời gian từ lúc ngộ độc đến lúc phát hiện và xử trí bước đầu

2.2. Khám:

     - Đánh giá dấu hiệu sống

     - Thân nhiệt, hơi thở, đồng tử, da...

     - Các hội chứng ngộ độc

     - Các biến chứng ngộ độc (hô hấp, tim mạch, thần kinh...)

     - Dấu hiệu sinh tồn

     - Dấu hiệu nguy hiểm

2.3. Cận lâm sàng:

     - Xét công thức máu 18 chỉ số.

     - Nhóm máu hệ AOB.

     - Xét nghiệm: TS , TC ( TQ, TCK ) đường huyết, CRP, SGOT SGPT ( AST, ALT), Ure Cretatinin.

     - Xét nghiệm i on đồ 6 chỉ số.

     - Xét nghiệm bộ mỡ máu: Cholesteron, Tryglycerid, LDL-cho, HDL-cho.

     - Đo SpO2, khí máu động mạch.

     - Tổng phân tích nước tiểu.

     - Xét nghiệm tìm nguyên nhân: Tùy nguyên nhân

III. XỬ TRÍ:

3.1. Nguyên tắc:

     - Điều trị tình huống cấp cứu

     - Loại bỏ độc chất

     - Dùng chất đối kháng đặc hiệu

     - Điều trị biến chứng

3.2. Rửa dạ dày: là một trong những cách loại bỏ độc chất ra khỏi cơ thể

3.2.1. Hiệu quả cao trong vòng 6 giờ đầu

3.2.2. Chuẩn bị:

       + Dụng cụ rửa dạ dày

       + Dung dịch Natrti clorua 0,9%

       + Người giúp đỡ

     - Tiến hành:

       + Giải thích cho bệnh nhân và thân nhân

       + Đo ống thông từ tai- mũi – mõm mũi kiếm xương ức

       + Đặt ống thông và tiến hành rửa

       + Liều lượng: 15ml/kg lần, rửa sạch đến khi dịch rửa trong và không mùi

     - Sau rửa kiểm tra lại sinh hiệu

3.3. Chống chỉ định của rửa dạ dày:

     - Ngộ độc các chất ăn mòn, liệt ruột

     - Ngộ độc các chất bay hơi

     - Đang co giật

     - Hôn mê chưa đặt được nội khí quản có bóng chèn hoặc không thể đặt được nội khí quản.        

  1. GIÁO DỤC VÀ PHÒNG NGỪA.

     - Tâm lý trị liệu trong các trường hợp ngộ độc do tự tử

     - Để xa tầm tay trẻ em các độc chất và thuốc điều trị

     - Dùng thuốc đung theo toa của y bác sĩ

     - Khi xảy ra ngộ độc phải đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế./.

Tài liệu tham khảo:

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN ( GERD )

  1. CHẨN ĐOÁN.

     - Triệu chứng lâm sàng: nổi bật nhất là ợ nóng và đau sau xương ức.

     - Triệu chứng cận lâm sàng:

       + Nội soi thực quản cho chẩn đoán chính xác. Cần nội soi sớm ở những bệnh nhân có triệu chứng không điển hình và triệu chứng cảnh báo, bệnh sử bệnh trên 5 năm.

     - Xét công thức máu 18 chỉ số.

     - Nhóm máu hệ AOB.

     - Xét nghiệm: TS , TC ( TQ, TCK ) đường huyết, CRP, SGOT SGPT ( AST, ALT), Ure Cretatinin.

  1. ĐIỀU TRỊ.

2.1. Trường hợp không biến chứng :

     - Biện pháp không dùng thuốc :

       + Nằm đầu cao.

       + Ăn trước ngủ 2 – 3 giờ.

       + Giảm cân hợp lý.

       + Tránh làm tăng áp lực xoang bụng như nịt lưng, nịt vú quá chặt.

       + Tránh chất kích thích tiết acid mạnh ( cà phê, rượu ).

       + Nên tránh một số thuốc nếu có thể( như anticholinergic, theophyline, an thần), thức ăn đặc biệt ( béo, sôcola ) và hút thuốc lá, tầt cả những thứ làm giảm khả năng của cơ thắt thực quản dưới.

     - Biện pháp dùng thuốc:

       + Omeprazole 40 mg/ngày hoặc.

       + Lanzoprazole 60 mg/ngày hoặc.

       + Esomeprazole 40 mg/ngày hoặc.

       + Rabeprazole 20 mg/ngày hoặc.

       + Pantoprazole 40-80 mg/ngày.

       + Thời gian điều trị tấn công 4-8 tuần.

2.2. Trường hợp có biến chứng:

     - Sẹo hẹp thực quản:

       + PPI.

       + Nong thực quản thường xuyên ( nội soi đặt bóng hoặc ống nong ).

     - Xuất huyết ồ ạt, có chỉ định phẩu thuật, nhưng có thể tái phát.

     - Điều trị nội khoa thất bại, bệnh nhân dùng thuôc liên tục hay tăng liều thuốc, tất cả các bệnh nhân điều trị lâu dài, cần được đề nghị phẩu thuật.

Tài liệu tham khảo

Chẩn đoán và điều trị Y học Hiện đại, P 855-857, NXBYH 2013

PHẦN II: LIÊN CHUYÊN KHOA

PHẦN: MẮT

PHÁC ĐỒ XỬ TRÍ CẤP CỨU SHOCK PHẢN VỆ

 

  1. TRIỆU CHỨNG.

       Ngay sau khi tiếp xúc với dị nguyên ( sau khi tiêm thuốc, uống thuốc, bơi thuốc, nhỏ mắt, nhỏ mũi… ) hoặc muộn hơn, xuất hiện :

     - Cảm giác khác thường như bồn nôn, hốt hoảng, sợ hãi…, tiếp theo đó xuật hiện triệu chứng ở 1 hoặc nhiều cơ quan.

     - Mạch nhanh nhỏ ( M > 100 L/P ) khó bắt, có khi không đều, mạch ngoại biên có thể không bắt được. HA tụt < 90/60 mm Hg có khi không đo được

     - Đau quặn bụng, ỉa đái không tự chủ ( ỉa đái trong quần ).

     - Vã mồ hồi, tay chân lạnh do co mạch ngoại vi.

     - Đau đầu, chóng mặt, choáng váng, vật vã, giãy giụa, co giật, có khi lơ mơ hoặc hôn mê.

     - Nặng hơn : khó thở ( kiểu hen thanh quản ), nghẹt thở.

     - Mẩn ngứa, ban đỏ, mề đay, phù Quinck ( phù cứng ).

     - Thiểu niệu hoặc vô niệu.    

  1. XỬ TRÍ.

2.1 A. Xử trí ngay tại chổ :

2.1.1. Ngưng ngay đường tiếp xúc với dị nguyên ( ngưng ngay thuốc đang dùng tiêm chích, uống, bôi, nhỏi mắt- mũi ).

2.1.2. Cho bệnh nhân nằm tại chổ.

2.1.3. Thuốc Adrenalin là thuốc cơ bản để cấp cứu chống Shock phản vệ

2.1.3.1. Adrenalin 0,1% 1ml=1mg, tiêm dưới da ngay sau khi xuất hiện Shock phản vệ với liều như sau :

     - Người lớn : ½ - 1A TDD.

     - Ở trẻ em : không quá 0,3ml ( 1A=1ml +9 ml nước cắt = 10 ml ) sau đó tiêm 0,1ml/Kg ).

     - Nếu đang lập đường truyền tĩnh mạch thì dùng liều như trên của Adrenalin

2.1.3.2. Tiếp tục tiêm nhắc lại Adrenalin liều như trên sau 10 – 15 phút/lần cho đến khi HA trở lại bình thường, ủ ấm, đầu thấp chân cao, theo dõi M, HA 10 – 15 phút/lần ( nằm nghiêng sang 1 bên nếu có nôn ).

2.1.3.3. Nếu shock quá nặng đe dọa tử vong, ngoài đường tiêm dưới da có thể tiêm Adrenalin pha loãng 1/10 qua tĩnh mạch, bơm qua ống nội khí quản.  

2.2. Tùy theo điều kiện trang thiết bị y tế và trình độ chuyên môn của từng tuyến có thể áp dụng các biện pháp sau :

2.2.1. Xử trí suy hô hấp :

     - Nằm đầu thấp chân cao, thở Oxy 5L/P qua sond mũi hay bóp bóng Ambu có Oxy.

     - Đặt nỗi khí quản, thông khí nhân tạo hay mở khí quản nếu có phù thanh môn.

     - Truyền tĩnh mạch chậm: Aminophyline 1mg/kg/giờ hoặc có thể dùng Terbutaline 0,5mg, 1 A TDD cho người lớn và 0,2ml/10 kg ở trẻ em. Tiêm nhắc lại sau 6 – 8 giờ nếu không đỡ khó thở.

2.2.2. Thiết lập đường truyền tĩnh mạch :

     - Adrenalin để duy trì HA bắt đầu bằng 0,1 mcg/kg phút điều chỉnh tốc độ theo HA ( khoảng 2mg Adrenalin/giờ cho người lớn ).

2.2.3. Các thuốc khác :

   - Hydrocortisone 100mg : 5mg/kg/giờ. Có thể dùng liếu cao nếu shock nặng gấp 2 – 5 lần.

     - Nacl 0,9% 1 – 2 lít ở người lớn, không quá 20ml/kg ở trẻ em.

2.2.4. Điều trị phối hợp :

     - Uống than hoạt 1g/kg nếu dị nguyên qua đường uống tiêu hóa.

   - Băng ép chi phía trên chổ tiêm hoặc đường vào của nọc độc.

2.3. Chú ý :

     - Theo dõi bệnh nhân ít nhất 24 giờ sau khi HA đã ổ định.

     - Sau khi sơ cứu nên vận dụng đường tiêm truyền tĩnh mạch đùi.

     - Nếu HA vẫn không lên sau khi truyền đủ dịch và Adrenalin, thì có thể truyền thêm huyết tương, Albumin ( hoặc máu nêu có mất máu ) hoặc bất cứ dung dịch cao phân tử nào sẵn có.

     - Điều dưỡng có thể dùng Adrenalin theo phác đồ khi bác sĩ không có mặt.

     - Hỏi kỹ tiền sử dị ứng và chuẩn bị hộp thuốc cấp cứu Shock phản vệ trước khi dùng thuốc cần thiết.

HỢP THUỐC CẤP CỨU SHOCK PHẢN VỆ

Tổng cộng 07 khoản trong hợp thuốc cấp cứu Shock phản vệ

STT

TÊN THUỐC VÀ HÀM LƯỢNG

ĐVT

SỐ LƯỢNG

1

ADRENALIN 0,1% = 1 ml = 1 mg

A

02

2

NƯỚC CẮT 10ml

A

02

3

BƠM TIÊM VÔ KHUẨN ( DÙNG 1 LẦN )

   

10ml

A

02

1ml

A

02

4

HYDROCORTISONE 100mg

LỌ

02

Hoặc DEPERSOLON 30 mg

A

02

5

PHƯƠNG TIỆN KHỬ TRÙNG :

   

( bông, băng, gòn gạc, cồn )

HỢP

01

6

DÂY GARO

SỢI

01

7

PHÁC ĐỒ CẤP CỨU SHOCK PHẢN VỆ

CÁI

01

Tài liệu tham khảo

Thông tư số 08 / 1999-TT-BYT của Bộ Y tế ngày 04 tháng 05 năm 1999

 

 

 

BỆNH ĐAU MẮT HỘT

 

  1. Chẩn đoán. Có 2 trong 4 tiêu chuẩn

     - Hột kết mạc sụn mi trên.

     - Hột ở rìa giác mạc hoặc lỏm hột Herpes.

     - Sẹo kết mạc điển hình.

     - Màng máu cực trên giác mạc.

     - Xét công thức máu 18 chỉ số.

     - Nhóm máu hệ AOB.

     - Xét nghiệm: TS , TC ( TQ, TCK ) đường huyết, CRP, SGOT SGPT ( AST, ALT ), Ure Cretatinin.

  1. Điều trị.

2.1. Nguyên tắc :

     - Có mắt hột là điều trị.

     - Điều trị liên tục.

2.2. Các thuốc: Sulfamide, Tetracycline, Erythromycine, Rifamycine.

2.2.1. Sulfamide 20% : nhỏ 2-4 lần/ngày (lần 1-2 giọt) x 3-6 tháng.

2.2.2. Tetracycline 500 mg (viên)

       + Uống 1 viên x 3 lần/ngày x 3 tuần . hoặc

     - Doxycycline 100mg (viên)

       + Uống 1 viên x 3 lần/ngày x 3 tuần.

     - Tetracycline pommade 1%

       + Tra mỗi tối trước khi đi ngủ 3-6 tháng.

2.2.3. Erythromycine 0,5g (viên)

     - Uống 1 viên x 2 lần/ngày x 2 tuần (độc cho gan)

     - Erythromycine pommade 3% tra mắt tối trước khi đi ngủ 3-6 tháng.

2.2.4. Rifamycine collyre

     - Nhỏ mắt 3-6 tháng.

Kết luận : Nói chung điều trị mắt hột nên dùng thuốc nhỏ tốt hơn, trừ trường hợp nặng mới dùng toàn thân.

     - Phòng bệnh:

       + Giữ vệ sinh sạch sẽ.

     + Sử dụng đồ dùng cá nhân riệng biệt, không dùng đồ chung với nhau sẽ lây lan nhanh.

     - Biến chứng :

       + Long siêu.

       + long quặn.

VIÊM KẾT MẠC MẮT

      

  1. Viêm kết mạc do vi khuẩn.

1.1. Triệu chứng lâm sàng:

     - Cộm xốn, ghèn nhiều + hạch trước tai, màng giả (nặng), thị lực bình thường(không giảm).

1.2. Cận lâm sàng:

     - Xét công thức máu 18 chỉ số.

     - Nhóm máu hệ AOB.

     - Xét nghiệm: TS , TC ( TQ, TCK ) đường huyết, CRP, SGOT SGPT ( AST, ALT ), Ure Cretatinin.

1.3. Điều trị : Theo kháng sinh đồ hoặc nhuộm gram (nếu có).

 

THUỐC

COLLYRE

POMADE

THUỐC NHỎ CORTICOID

VKM Gr (+)

         Bactracin

   6 – 10 lần/ngy

       Penicilline

       Tra tối

    Neo-Dexa

          

VKM Gr (+), (-)

Norflocine

Rifamycine

             //

Phổ rộng hay

Gr(+), (-)

Neomycine

Oxytetracycline

             //

 

Oxytetracycline

Sulfamide

             //

 

Gentamycine

Chlonamphenicol

             //

 

Chloramphenicol

Tetracycline  

             //

     Tra 5-10 lần / ngày x 7-8 ngày.

     Nếu trường hợp nặng: điều trị kết hợp kháng sinh toàn thân.

     - Bơm rữa cùng đồ.

     - Chích cạnh nhãn cầu.

     - Nâng cao thể trạng: Vitamine C,B,A ………

  1. Viêm kết mạc virus:

2.1. Triệu chứng lâm sàng:

     - Dể lây, thường nổi hột cấp ở các cùng đồ và kết mạc sụn.

     - Các gai máu, nằm cạnh các hột (cứng khó vở dể chảy máu).

     - Phù nề mi.

     - Ghèn ít dai.

     - Thường kèm xuất huyết dưới kết mạc.

2.2. Cận lâm sàng:

     - Xét công thức máu 18 chỉ số.

     - Nhóm máu hệ AOB.

     - Xét nghiệm: TS , TC ( TQ, TCK ) đường huyết, CRP, SGOT SGPT ( AST, ALT ), Ure Cretatinin.

2.3. Biến chứng:

     - Thường viêm giác mạc nông đưa đến giảm thị lực.

2.4. Điều trị:

     - Không có thuốc đc hiệu.

     - Trường hợp đặc biệt viêm loét giác mạc Herpest : Collyre I.D.U.

     - Thuốc Corticoide giảm nhanh nhưng dể tái phát dùng khi không có biến chứng viêm giác mạc ( Fluorescine (-) ).

     - Khang sinh khi co boi nhiem.

     - Nâng cao thể trạng : Vitamine A,C,B ………

     - Acyclovir 4oo _ 8oo mg x 5 lan/ngay x 5_ 7ngay

III. Viêm kết mạc dị ứng:

3.1. Triệu chứng lâm sàng :

     - Thường xuất hiện vào ngày mua thu hoạch, gặp mọi lứa tuổi

     - Ngứa nhiều.

     - Chảy nước mắt nhiều.

     - Đỏ mắt vừa phải.

     - Thường kèm theo triệu chứng của đường hô hấp.

3.2. Cận lâm sàng:

     - Xét công thức máu 18 chỉ số.

     - Nhóm máu hệ AOB.

     - Xét nghiệm: TS , TC ( TQ, TCK ) đường huyết, CRP, SGOT SGPT ( AST, ALT ), Ure Cretatinin.

3.3. Điều trị :

     - Thuốc co mạch.

     - Thuốc sát trùng nhẹ: Collyre Visin,C.Daijaku.

     - Thuốc chống dị ứng : Collyre Optiron.

     - Thuốc kháng Histamine và Corticoide.

VIÊM LOÉT GIÁC MẠC DO NẤM

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Viêm loét giác mạc do nấm là bệnh thường gặp.

     - Chủ yếu sau sang chấn thương về nông nghiệp như lá lúa, lá cây, … quét vào giác mạ, gây trầy xước, tổn thương mô giác mạc, tạo điều kiện thuận lợi cho vi nấm xâm nhập vào giác mạc.

     - Ngoài ra dùng Coricoid tại chổ lâu dài là điều kiện thuận lợi cho vi nấm phát triển.

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Lâm sàng:

     - Cộm xốn, chảy nước mắt, sợ ánh ánh, nhức mắt, giảm thị lực tuỳ thuộc vào vị trí ổ loét.

     - Cương tụ tìa.

     - Hiện diện ổ loét giác mạc, nhuộm bắt màu Fluorescein, với những đặc trưng:

       + Loét bờ dạng sợi nấm.

       + Tổn thương vệ tinh.

       + Loét bề mặt nổi gồ.

       + Mủ tiền phòng.

       + Mảng xuất tiết ở mặt sau giác mạc.

       + Vòng miễn dịch giác mạc.

2.2. Xét nghiệm:

     - Soi tươi: tìm thấy nấm trong 50% trường hợp, cho biết được nấm sợi hoặc nấm men.

     - Nhượm soi: Gram, Giemsa.

     - Nuôi cấy làm kháng sinh đồ.

     - Xét công thức máu 18 chỉ số.

     - Nhóm máu hệ AOB.

     - Xét nghiệm: TS , TC ( TQ, TCK ) đường huyết, CRP, SGOT SGPT ( AST, ALT ), Ure Cretatinin.

2.3. Chẩn đoán nguyên nhân:

     - Do nấm như Furarium, Aspergillus, Cephalosporium, Allescheria, Penicillium, Candida albicans.

2.4. Chẩn đoán phân biệt:

     - Viêm loét giác mạc do vi khuẩn.

     - Viêm loét giác mạc do Herpes.

     - Viêm loét giác mạc do Acanthemoeba.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Nguyên tắc điều trị:

     - Dùng thuốc kháng nấm tại chổ ngay khi có kết quả soi tươi tìm nấm dương tính.

     - Chống chỉ định dùng Corticoide.

3.2. Điều trị đặc hiệu:

3.2.1. Điều trị nội khoa:

     - Dung dịch Natammycin 5% ( nấm sợi hoặc nấm men ) hoặc dung dịch Amphotercin B ( tốt hơn đối với nấm men ) 0,15% nhỏ mỗi giờ/lần.

     - Uống Ketoconazole 200 – 400mg/ngày cho các chủng nấm sợi. Fluconazle 200 – 400mg cho các chủng nấm men. Đợt điều trị 21 ngày.

     - Hoặc Itraconazole 20mg/ngày uống 1 lần trong bữa ăn ( nấm sợi hoặc nấm men ).

     - Trường hợp nặng có thể tiêm dưới kết mạc mắt dung dịch Amphotercin B 0,8 – 1mg/0,2ml.

     - Thuốc liệt thể mi: dung dịch Atropine 1% hoặc Scopolamine 0,25% 3 lần/ngày.

3.2.2. Điều trị ngoại khoa:

       Nhằm giải quyết biến chứng và di chứng của viêm loét giác mạc.

     - Rửa mủ tiền phòng: trường hợp nặng, mủ tiền phòng dâng cao.

     - Ghép giác mạc: ghép giác mạc để bảo tồn nhãn cầu trong trường hợp phòi màng Descennet hoặc thủng giác mạc.

     - Ghép màng ói: trường hợp loét giác mạc kéo dài khó hàn gắn, ổ loét lõm sâu mất chất.

     - Khâu phủ kết mạc trong khi chờ đợi ghép giác mạc, khâu cò mi.

     - Múc nội nhãn, khoét nhãn cầu, khi hoại tử giác mạc toàn bộ, phòi tổ chức nội nhãn không còn khả năng điều trị bảo tồn.

3.3. Điều trị hỗ trợ:

     - Cần thuốc tăng cường dinh dưỡng giác mạc như Vitamin A …

  1. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM.

     - Trong thời gian điều trị theo dõi đánh giá sự đáp ứng với thuốc và sự tiến triển của ổ loét.

     - Tái khám mỗi 6 tháng trong những trường hợp sẹo dày ở trung tâm để có kết hoạch ghép giác mạc.

Tài liệu tham khảo

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.

VIÊM GIÁC MẠC DO VIRUS HERPES

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Viêm giác mạc Herpes simplex là nguyên nhân thông thường nhất gây mù do giác mạc ở Tây bán cầu. Tỷ lệ từ 0,05 – 0,1%. Có 12% trường hợp bị cả hai mắt. Ở người lớn có 85% những trường hợp phân lập được là Virus Herpes nhóm một.

     - Bệnh biểu hiện lâm sàng bắt đầu từ ngày thứ 3 đến thứ 9 sau khi nhiễm.

     - Nhiễm Virus Herpes tái phát ở giác mạc có thể biểu hiện 4 hình thái: Viêm giác mạc biểu mô, Viêm giác mạc dạng đĩa, Viêm giác mạc nhu mô hoại tử và Viêm giác mạc-màng bồ đào.  

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán:

2.1.1. Lâm sàng:

     - Cộm xốn, chảy nước mắt, sợ ánh ánh, cương tụ rìa, giảm thị lực, giảm cảm giác mạc.

     - Trong viêm giác mạc biểu mô: mất biểu mô có hình cành cây bắt màu Fluoresceine, bờ chỗ mất biểu mô gồ lên bắt màu hồng Bengal. Phù lớp nhu mô và thâm nhiễm dưới biểu mô có thể xuất hiện sau 1 tuần.

     - Trong viêm giác mạc như mô dạng đĩa: Phù nhu mô, viêm khía, tủa sau giác mạc, tyndall ở tiền phòng dương tính. Viêm giác mạc hình cành cây kèm theo đồng thời hoặc có trước.

     - Viêm giác mạc nhu mô hoại tử: tham nhiễm nặng ở nhu mô, trắng đục, hoại tử. Giác mạc bị hỏng, đôi khi thủng, tân mạch giác mạc.

     - Viêm giác mạc-màng bồ đào: viêm mống mắt khu trú với phù giác mạc khu trú, tủa sau giác mạc, tyndall dương tính, mống mắt sưng nề. Dính sau hoặc viêm mống mặt lan toả với mủ tiền phòng, fiprin ở tiền phòng, tăng nhãn áp.

2.1.2. cận lâm sàng:

     - Xét công thức máu 18 chỉ số.

     - Nhóm máu hệ AOB.

     - Xét nghiệm: TS , TC ( TQ, TCK ) đường huyết, CRP, SGOT SGPT ( AST, ALT ), Ure Cretatinin.

2.2. Chẩn đoán nguyên nhân.

     - Do Virus Herpes simplex nhóm 1.

2.3. Chẩn đoán phân biệt:

     - Viêm loét giác mạc do vi khuẩn.

     - Viêm loét giác mạc do nấm.

     - Viêm loét giác mạc do Acantheoba.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Nguyên tắc điều trị:

     - Giảm tổn hại giác mạc thứ phát của hiện tượng nhiễm virus phân giải tế bào và đáp ứng dịch đối với virus.

     - Thuốc kháng virus có thể là liệu pháp hiệu quả nhất để điều trị viêm giác mạc biểu mô.

     - Các thể lâm sàng khác có thể kết hợp điều trị Corticoide. Chỉ dùng thuốc Corticoide nhỏ tai chỗ khi biểu mô không khuyết,

     - Ghép giác mạc được chỉ định khi giác mạc bị thủng.

3.2. Điều trị đặc hiệu.

3.2.1. Viêm giác mạc biểu mô:

     - Nạo nhẹ biểu mô viêm để lấy bỏ những tổ chức hoại tử.

     - Thuốc kháng virus tại chổ: Trifluridine 1 giọt/lần x 5 lần/ngày, hoặc mỡ IDU 5 lần/ngày, hoặc dung dịch IDU mỗi giờ/lần vào ban ngày, còn tối dùng thuốc mỡ.

3.2.2. Viêm giác mạc nhu mô dạng đĩa:

     - Corticoide được chỉ định để ngăn ngừa sự viêm và phù: dung dịch Fluorometholone 1%, Prednisolone 1%.

     - Trifluridine 1% 1 giọt/lần x 3 – 4 lần/ngày.

     - Acyclovir uống 200 – 400mg/lần x 5 lần/ngày.

3.2.3. Viêm giác mạc nhu mô hoại tử:

     - Thuốc điều trị giống như viêm giác mạc nhu mô dạng đĩa.

     - Ghép giác mạc khi giác mạc bị thủng.

3.2.4. Viêm giác mạc-màng bồ đào:

     - Thuốc dãn đồng tử : dung dịch Atropine 1%, Mydrine-P x 2 lần/ngày.

     - Nếu tiến trình viêm không kiểm soát được thì dùng Corticoide tại chổ : dung dịch Fluorometholone, Prednisolone acetae 1%.

     - Acyclovir đường uống 200mg/lần x 5 lần/ngày x 2 – 3 tuần.

3.3. Điều trị hỗ trợ:

     - Thuốc liệt điều tiết : Scopolamine, Atropine 1%.

     - Các thuốc tăng cường dinh dưỡng giác mạc, thúc đẩy quá trình tái tạo biểu mô : như Vitamin A, nước mắt nhân tạo.

  1. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM.

     - Tái khám mỗi 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng 1 lần để phát hiện bệnh tái phát.

Tài liệu tham khảo

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.

VIÊM TÚI LỆ MẠN TÍNH

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Viêm túi lệ mạn tính là bệnh khá phổ biến, do nhiều nguyên nhân, song thường gặp nhất là do tắc ống lệ-mũi mắc phải nguyên phát.

     - Bệnh làm thay đổi cấu trúc, thành phần của phim nước mắt.

     - Tác động xấu đến chức năng thị giác, chảy nước mắt gây khó chịu, giảm khả năng lao động.

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán:

     - Chảy nước nắt tự nhiên, có ghèn, dính mi mắt khi ngủ dậy.

     - Ấn vùng túi lệ có chất nhày hoặc mủ trào ra tại lỗ lệ.

     - Bơm thuốc qua lệ quản không xuống mũi.

     - Thử nghiệm Jones 1 âm tính.

     - Chụp X quang có bơm thuốc cản quang qua lệ quản, thuốc ứ động trong túi lệ, không xuống ống lệ mũi.

     - Xét công thức máu 18 chỉ số.

     - Nhóm máu hệ AOB.

     - Xét nghiệm: TS , TC ( TQ, TCK ) đường huyết, CRP, SGOT SGPT ( AST, ALT ), Ure Cretatinin.

2.2. Chẩn đoán nguyên nhân:

     - Viêm tắc lệ đạo nguyên phát.

     - Viêm tắc lệ đạo do chấn thương.

     - Viêm tắc lệ đạo do khối u.

     - Viêm tắc lệ đạo do sỏi.

2.3. Chẩn đoán phân biệt:

     - Chảy nước mắt do kích thích, khi loại bỏ nguyên nhân kích thích sẽ hết.

     - Viêm kết mạc, thường 2 mắt, có yếu tố dịch tễ, ấn vùng túi lệ không có chất nhày hoặc mủ nhày ra tại lỗ lệ.

     - Viêm túi lệ cấp thương có triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau tại chỗ. Tiến triểu cấp, có thể kèm theo sốt.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Mục đích điều trị:

     - Phục hồi lưu thông nước mắt từ hố lệ xuống mũi, loại trừ yếu tố gây viêm túi lệ mạn.

3.2. Điều trị đặc hiệu:

3.2.1. Điều trị nội khoa:

       Có tác dụng để chuẩn bị cho phẫu thuật tạo đường dẫn lưu nước mắt từ hố lệ xuống mũi.

     - Tại chỗ: nhỏ thuốc kháng sinh phổ rộng 5 lần/ngày.

     - Toàn thân: nếu có triệu chứng đợt viêm cấp dùng kháng sinh đường uống.

3.2.2. Điều trị ngoại khoa:

     - Phẫu thuật tiếp khẩu túi lệ mũi qua nội soi ( đường hốc mũi ), tạo đường lưu thông nước mắt từ hố lệ xuông mũi.

     - Phẫu thuật tiếp khẩu túi lệ theo đường ngoài, nếu không có phương tiện và khả

năng kỹ thuật.

3.3. Điều trị hỗ trợ:

     - Bơm rửa lệ đạo: dùng dung dịch kháng sinh hoặc nước mưới sinh lý rửa qua lệ quản trước và sau phẫu thuật.

     - Thuốc sau phẫu thuật:

       + Nhỏ thuốc kháng sinh tại chỗ như collyre Tobramycine 0,3% 5 lần/ngày x 4 tuần.

       + Uống thuốc kháng sinh phổ rộng như Rodogyl 3 viên x 2 lần/ngày x 7 ngày.

  1. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM.

     - Theo dõi tình trạng lưu thông nước mắt sau phẫu thuật.

     - Tính nguyên vẹn của dây silicone đặt trong lệ đạo với phẫu thuật có đặt ống silicone,

     - Tình trạng dính, bít lỗ mỡ thông từ túi lệ xuống khe mũi giữa.

     - Tái khám định ký mỗi 1 tuấn, 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 3 tháng.

     - Nếu có đặt dây silicone trong lệ đạo sẽ cắt sau 4 – 6 tháng.

Tài liệu tham khảo

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.

CẤP CỨU BỎNG MẮT

  1. Loại trừ khỏi mắt chất gây bỏng.

     - Rữa mắt thật nhiều và nhanh bằng nước sạch, đặc biệt nếu có vôi cục thì phải lấy hết vôi cục ra.

  1. Chống và hạn chế biến chứng.

     - Chống dính mi vào nhãn cầu:

       + Nhỏ dầu cá thuốc mở.

       + Đặt khuôn mỏng

       + Không băng kín.

     - Chống viêm móng mắt thể mi: nhỏ Collyre Atropine 1% 3 lần/ngày không được nhỏ Corticoide.

     - Uống Corticoide đýợc

  1. Phục hồi tuần hoàn kết mạc, dinh dưỡng giác mạc.

     - Tiêm, nhỏ thuốc giản mạch, Novocaide dưới kết mạc.

     - Nhỏ thuốc kháng sinh.

     - Ghép niêm mạc môi vào kết mạc (nếu có điều kiện).

  1. Cận lâm sàng.

     - Xét công thức máu 18 chỉ số.

     - Nhóm máu hệ AOB.

     - Xét nghiệm: TS , TC ( TQ, TCK ) đường huyết, CRP, SGOT SGPT ( AST, ALT ), Ure Cretatinin.

  1. Chống nhiễm trùng.

     - Nhỏ kháng sinh liên tục.

     - Tiêm kháng sinh dưới kết mạc.

  1. Chống đau.

       Promedrol 1% dưới da.

     - Nhỏ Collyre Dicaine 1% vaò kết mạc (theo dõi giác mạc).

     - Thuốc giảm đau.

  1. Nâng cao thể trạng.

     - Truyền tĩnh mạch: Glucoza 5%,

     - Vitamine .

BỎNG NÓNG

  1. Bỏng nhẹ:

     - Kết mạc cương tụ.

     - Đau nhức.

     - Rát mắt.

         Cấp cứu:

     - Nhỏ Cally Dicaide 1% vào mắt.

     - Nhỏ thuốc kháng sinh Collyre Chloramphenicol 0, 4%.

     - Tra thuốc kháng sinh Pommade Tetracycline 1%.

  1. Bỏng nặng:

     - Kết mạc phù, có nơi thiếu máu.

     - Giác mạc đục.

         Cấp cứu:

     - Nhỏ Cally Dicaide 1%, kháng sinh vào mắt.

     - Tra mở kháng sinh vào mắt.

     - Cho thuốc an thần: Diazepam, giảm đau: Paracetamol.

 

BỎNG DO VÔI

 

       Vôi sống bám vào kết mạc, kích thích làm chay nước mắt và biến   thành vôi tôi gây toả nhiệt, làm bỏng nặng và liên tục âm ỉ.

         Cấp Cứu:

     - Nhỏ Collyre Dicaine 0,25% hoặc 1%, nhanh chóng dùng que gấp hết vôi cục còn đọng trên kết mạc ( kiểm tra kết mạc cùng đồ). Không để bỏ sót.

     - Sau khi lấy hết vôi cục, rửa mắt bằng dung dịch Glucoza đẳng trương hoặc ưu trương.

     - Chống dính, chống thiếu dinh dưỡng, chống viêm mống mắt thể mi.

CẤP CỨU BỎNG MẮT DO ACIDE

 

       Thường do acide Sulfuaric, Acide Aceticce

         CẤP CỨU:

     - Dùng nhiều nước rửa mi mắt và túi kết mạc.

     - Rửa thêm bằng dung dịch Nảti Bicarbanate 2%.

     - Nhỏ Collre Dicaine 2%, dầu cá vô trùng.

     - Tra thuốc mở kháng sinh.

CẤP CỨU BỎNG MẮT DO BAZỜ

 

       Thường nặng hơn bỏng Acide

         CẤP CỨU:

     - Dùng nhiều nước rửa mi và túi kết mạc.

     - Rữa thm dung dịch: Acide Acetique 1%, Acide Borique 2% hoặc dấm n, nýớc chanh…

     - Tiêm máu dưới kết mạc (phối hợp với Penicilline từ 25.000 – 100.000 UI) tiêm bắp 2 ngày/ 1 lần.

     - Chống dính, chống thiếu dinh dưỡng.

           

DỊ VẬT Ở GIÁC MẠC MẮT

  1. Chẩn đoán:

     - Dựa vào hoàn cảnh bị tai nạn.

     - Có cảm giác đau nhức, xốn, cộm.

     - Sợ ánh sáng.

     - Co thắt mi.

     - Chảy nước mắt.

     - Khám phát hiện dị vật: Lúp, kính hiển vi (nếu có).

  1. Cận lâm sàng:

     - Xét công thức máu 18 chỉ số.

     - Nhóm máu hệ AOB.

     - Xét nghiệm: TS , TC ( TQ, TCK ) đường huyết, CRP, SGOT SGPT ( AST, ALT ), Ure Cretatinin.

  1. Xử Trí :

     - Gây tê giác mạc bằng Collyre Dicaine 1%.

     - Cho mũi dụng cụ (kim tiêm, dao lấy dị vật) vào dưới dị vật và nhẹ nhàng lấy dị vật ra.

     - Nếu dị vật khu trú thì dùng dao cạo nhẹ nhàng cho sạch.

     - Nhỏ thuốc sát trùng (Collyr Chloramphenicol 4% ……) và tra thuốc mở kháng sinh Tetra cycline 1%...)

     - Băng che mắt.

           

DỊ VẬT Ở KẾT MẠC MẮT

  1. Chẩn đoán:

     - Bệnh nhân có nhiều cảm giác khó chịu, đau nhức, chảy nước mắt, xốn, cộm.

     - Khám tìm dị vật phải tiến hành sau khi gây tê tại chổ, dùng kính lúp và ánh sáng đầy đủ.

     - Các mãnh thuỷ tinh nhỏ phải dùng ánh sáng chéo mới khám thấy . Khi tìm thấy có thể nhỏ Blue Methylene để thấy rỏ dị vật.

  1. Cận lâm sàng:

     - Xét công thức máu 18 chỉ số.

     - Nhóm máu hệ AOB.

     - Xét nghiệm: TS , TC ( TQ, TCK ) đường huyết, CRP, SGOT SGPT ( AST, ALT ), Ure Cretatinin.

  1. Xử trí:

     - Gây tê kết mạc bằng dung dịch Dicaine 1%.

     - Rửa túi cùng đồ bằng nước cất hoặc huyêt thanh.

     - Nhỏ thuốc sát khuẩn: Collyre Chloramphenicol 4%.

     - Nếu dị vật cắm sâu vào kết mạc:

       + Rạch kết mạc đúng vào nơi dị vật nằm.

       + Dùng cặp lấy dị vật ra.

       + Nếu không lấy dị vật được thì dùng kéo cắt 01 nếp kêt mạc kèm theo cả dị vật.

     - Nhỏ thuốc sát khuẩn và tra thuốc mở kháng sinh.

CHẤN THƯƠNG VỠ NHÃN CẦU

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Chấn thương vỡ nhãn cầu là một chấn thương lên nhãn cầu làm vỡ toàn bộ bề gày các thành phần của vỏ bọc nhãn cầu ( giác mạc và củng mạc ), có kèm theo phòi hẹt mống mắt tổ chức nội nhãn.

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1 Tiêu chuẩn chẩn đoán:

2.1.1. Bệnh sử:

     - Cơ chế chấn thương trực tiếp hay gián tiếp. Vật gây chấn thương là chất vô cơ hay chất hữu cơ,có trừ tính không, vật tù hay vật sắc nhọn.

2.1.2. Lâm sàng:

       Vỡ nhãn cầu bao gồm các dấu hiệu sau:

     - Cơ năng: đau, kích thích, mất thị lực đột ngột sau chấn thương.

     - Thực thể: Phù nề mi, kết mạc: bầm máu hoặc chảy máu tại mi mắt, xuất huyết dưới kết mạc. Tiên phòng thường sâu. Xuất huyết tiền phòng hay nội nhãn ( thường có cục máu đông ).

Hạn chế vận nhãn ( đưa mắt về phía nhãn cầu vỡ càng hạn chế ), tổ chức nội nhãn như màng bồ đào, võng mạc, pha lê thể có khi kẹt ngay tại vết vỡ, mắt một phần hay toàn bộ nhãn cầu bị biến dạng.

2.1.3. Cận lâm sàng:

     - Thường quy: X quang hốc mắt: Siêu âm B qua mi mắt để khu trú vị trí nahn4 cầu bị vỡ, xác định có dị vật nội nhãn hoặc hốc mắt hay không.

     - Đặc điểm để chẩn đoán xác định: CT Scan hoặc MRI.

     - Xét nghiệm tiền phẫu cho một phẫu thuật gây mê.

2.1.4. Cận lâm sàng:

     - Xét công thức máu 18 chỉ số.

     - Nhóm máu hệ AOB.

     - Xét nghiệm: TS , TC ( TQ, TCK ) đường huyết, CRP, SGOT SGPT ( AST, ALT ), Ure Cretatinin.

2.2. Chẩn đoán nguyên nhân:

       Dựa vào bệnh sử, nguyên nhân cơ chế:

     - Do chấn thương đụng dập.

     - Do vết thương xuyên thủng nhãn cầu.

     - Vỡ tự nhiên trên bệnh nhân bệnh lý tại lớp võ nhãn cầu củng mạc, giác mạc ).

III. ĐIỀU TRỊ.

     Khi đã chẩn đoán vỡ nhãn cầu hoặc vết thương xuyên thủng nhãn cầu trên lâm sàng, tránh những động tác để ép lên nhãn cầu lam2ta8ng nguy cơ phòi kệt hoặc mất thêm tổ thức nội nhãn. Cần thực hiện những động tác sau:

     - Bảo vệ mắt bằng gạc che mắt.

     - Cho kháng sinh toàn thân phổ rộng, phòng ngừa uốn ván và an thân nếu bệnh nhận kích thích.

3.1. Nguyên tắc xử trí:

     - Không gây tổn thương nặng thêm trên một nhãn cầu đã vỡ.

     - Xem xét kỹ, đánh giá đúng mức độ trầm trọng của vết thương, cố gắng bảo

tồn tối đa theo đúng cấu trúc giải phẫu.

     - Quyết định bỏ nhãn cầu là giải pháp cuối cùng cần cân nhắc kỹ và được hội chẩn với trưởng khoa hoặc phó khoa. Khi có chỉ định bỏ nhãn cầu sẽ được thực hiện trong thời gian trước 7 ngày để giảm nguy cơ nhãn viêm gaio cảm.

     - Khi phẫu thuật bỏ nhãn cầu, bắt buột phải làm giải phẫu, bệnh lý.

3.2. Điều trị đặc hiệu:

     - Nhãn cầu bị vỡ < 10mm, kèm phòi ít tổ chức nội nhãn như mống mắt, pha lê thể nhưng còn cảm giác ánh sáng, chỉ định khâu bảo tồn nhãn cầu. Can thiệp phẫu thuật càng sớm càng tốt.

     - Nhãn cầu bị vỡ cả giác mạc, củng mạc > 10mm, kèm phòi nhiều tổ chức nội nhãn như mống mắt, pha lê và mất cảm giác nhận ánh sáng thì có chỉ định bỏ nhãn cầu. Bệnh nhân cần được nhập viện, kiểm tra lại tình trạng thương tổn, có sự chuẩn bị kỹ về chuyên môn và tâm lý cho bệnh nhân, trước khi bỏ nhãn cầu.

3.3. Điều trị hỗ trợ.

     - Trương hợp bảo tồn nhãn cầu: thay băng hàng ngày, theo dõi tình trạng nhãn cầu:

       + Tại chổ: Nhỏ mắt bằng kháng sinh và kháng viêm không Steroid và hoặc Steroid.

       + Toàn thân: Kháng sinh phổ rộng và steroi, thời gian 7 - 10 ngày.

     - Trường hợp bỏ nhãn cầu:

       + Tại chỗ: Kháng sinh, thay băng,rửa hốc mắt hàng ngày bằng dung dịch Betadin 5%.

       + Toàn thân: Kháng sinh uống 7 ngày.

       + Đặt mắt giả khi hốc mắt sạch, hết phù nề.

  1. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM.

4.1. Những trường hợp bảo tồn nhãn cầu.

     - Tái khám định ký mỗi 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng. Theo dõi chức năng thị giác, nhãn áp, tình trạng thủy tinh thể, mống mắt, nội nhãn, võng mạc, nhãn viêm giao cảm và những biến chứng khác. Có biện pháp xử trí kịp thời và thích hợp.

4.2. Nhưng trường hợp bỏ nhãn cầu.

     - Theo dõi tình trạng hốc mắt, nhãn viêm giao cảm, tình trạng cùng đồ, mắt giả.

Tài liệu tham khảo

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.

CHẤN THƯƠNG ĐỤNG DẬP NHÃN CẦU

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Chấn thương đụng dập nhãn cầu thường do tác động của vật tù di chuyển với vận tốc cao tác động lên trên nhãn cầu. Thường gặp trong tai nãn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn thể thao và đánh nhau.

     - Mức độ trầm trọng tùy thuộc vào lực gây chấn thương, vị trí chấn thương. Có khi chỉ với những triệu chứng thoáng qua không để lại hậu quả đáng kể, sông có khi rất nặng nề.

     - Tùy thuộc tình trạng và vị trí chấn thương có thể chia ra: chấn thương đụng dập bán phần trước, chấn thương đụng dập bán phần sau nhãn cầu.

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán:

2.1.1. Khai thác tiền sử:

     - Hoàn cảnh, cơ chế, điều kiện và loai đồ vất gây chấn thương.

2.1.2. Lâm sàng:

2.1.2.1 Chấn thương đụng dập bán phần trước nhãn cầu:

     - Vết trầy xước trên giác mạc, phù nề giác mạc cấp tính.

     - Ngoại vật giác mạc.

     - Rách kết mạc, xuất huyết dưới kết mạc.

     - Xuất huyết tiền phòng

     - Mang bồ đào trước: có thể ghi nhận tổn thương về cấu trúc và chức năng. Viêm mống mắt thể mi. Rách chân mống mắt.

     - Đồng tử có thể méo hoặc dãn, diện đồng tử có vòng sắc tố trên bề mặt thể thủy tinh ( vòng Vossius ).

     - Thể thủy tinh có đục, trật bản lề rớt vào tiền phòng hay pha lê thể.

     - Lùi góc tiền phòng.

     - Nhãn áp có thể tăng hay giảm.

2.1.2.2. Chấn thương đụng dập bán phần sau nhãn cầu:

     - Vỡ nhãn cầu: chấn thương dova65t tù với lực tác động rất mạnh, thương gặp vỡ cực sau, sẽ thấy tiền phòng sâu bất thường, nhãn áp giảm nhiều ( so với bên không tổn thương ).

     - Bong pha lê sau: có thể kem theo xuất huyết pha lê thể.

     - Tổn thương võng mạc có thể xuất hiện phù võng mạc ( nếp nhãn tại võng mạc có màu xám ), bong võng mạc.

     - Viêm màng bồ đào.

   - Lỗ hoàng điểm.

2.1.3. Cận lâm sàng:

     - Xét nghiệm, siêu âm B, CT Acan, chụp hình đáy mắt.

2.1.4. Cận lâm sàng:

     - Xét công thức máu 18 chỉ số.

     - Nhóm máu hệ AOB.

     - Xét nghiệm: TS , TC ( TQ, TCK ) đường huyết, CRP, SGOT SGPT ( AST, ALT ), Ure Cretatinin.

2.2. Chẩn đoán nguyên nhân:

     - Nguyên nhân gây ra chấn thương có thể được chẩn đoán dựa vào hỏi bệnh sử, kết quả siêu âm và CT Acan.

2.3. Chẩn đoán phân biệt:

     - Vỡ nhãn cầu trên bệnh nhân có khối u nội nhãn xuất huyết ngoại.

   - Phù nề giác mạc do viêm.

     - Lệch thể thủy tinh trên bệnh nhân hội chứng Marfan.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Nguyên nhân điều trị:

     - Tùy theo mức độ tổn thương có biện pháp xử trí thích hợp, bảo tồn tối đa các tổ chức của nhãn cầu, tránh những biến chứng và tai biến trong khi điều trị.

3.2. Điều trị đặc hiệu:

3.2.1. Điều trị nội khoa:

     - Chấn thương trầy xước, phù nề giác mạc: dùng thuốc kháng sinh nhỏ tại chỗ, phối hợp với nước mắt nhân tạo, băng ép mắt.

     - Rách kết mạc < 5mm, không cần can thiệp ngoại khoa, nhỏ khàng sinh tại chỗ.

     - Viêm mống mắt thể mi: điều trị thường đáp ứng nhanh với thuốc liệt thể mi như Cyclopentolate và thuốc kháng viêm Corticoid tại chỗ.

     - Máu tiền phòng:

       + Trường hợp nhẹ: có thể điều trị ngoại trú và tái khám mỗi ngày. Nằm nghỉ tại giường, đầu nên kê cao khoảng 300, băng che mắt, nhỏ Atropin 1% 2 lần/ngày. Thuốc chống nôn hoặc thuốc an thần nếu bệnh nhân kích thích, cho thuốc giảm đau nhẹ, có thể dùng thêm các loại Steroid tại chỗ và toàn thân. Cho bệnh nhân uống nhiều nước hoặc truyền dịch đẳng trương để tăng cường tuần hoàn thuỷ dịch.

       + Mức độ trung bình và nặng: Cần nằm điều trị nội trú, điều trị như trên. Theo dõi sát các biến chứng có thể xảy ra như tăng nhãn áp, ngấm máu giác mạc. Chảy máu thứ phát ( thường xuất hiện trong thời gian 3 – 5 ngày sau chấn thương ), nếu xảy ra sẽ nặng hơn xuất huyết ban đầu, dẫn đến ngấm máu giác mạc hoặc tăng nhãn áp.

3.2.2. Điều trị ngoại khoa:

     - Lấy dị vật giác mạc: Nếu là dị vật dơn lẻ thì lấy di vật bằng kim 18 hoặc tăm bông. Nếu dị vật nhiều như trong trường hợp do chất nổ, thì nên lấy những dị vật nông trước băng tăm bông cồn để lộ đi lớp biểu mô ( cần chừa lại 1 - 2mm biêu mô quang rìa ). Trong trường hợp di vật sâu cần cẩn thận lấy di vật dưới kính hiển vi, nne6u1 dị vật không có chất chì thì không nhất thiết phải lấy ra. Sau khi lấy dị vật cần điều trị như trầy xước giác mạc.

     - Khâu kết mạc: vết rách > 0,5mm, cần khâu lại kết mạc và nhỏ kháng sinh tại chổ.

     - Rửa máu tiền phòng:

       + Khi xuất huyết mức độ trung bình và nặng có nhãn áp > 25mmHg, cần can thiệp trước 5 ngày.

       + Sau chấn thương 5 - 7 ngày, máu tiền phòng vẫn còn ở mức độ trung bình trở lên.

       + Máu cục tồn tại trong tiền phòng > 10 ngày, không tiêu, có nguy cơ dính góc.

     - Khâu chân mống mắt: nếu rách chân mống mắt > 300 gây song thị một mắt, cần can thiệp khâu lại chân mống mắt.

     - Lấy thể thủy tinh đặt kính nội nhãn: khi thể thủy tinh đục hoặc lệch có nguy cơ tăng nhãn áp.

     - Can thiệt vào pha lê thể hoặc võng mạc: Với tổn thương tại bán phần sau tùy theo mức độ có thể điều trị nội khoa hoặc làm phẫu thuật cắt pha lê thể.

  1. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM.

     - Sau khi xuất viện, tùy theo trương hợp bệnh nhân được tái khám và theo dõi định kỳ sau mỗi 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng.

     - Theo dõi nhãn áp, thị lực, thị trường, đáy mắt. Phát hiện những di chứng và biến chứng để có thể can thiệp kịp thời.

Tài liệu tham khảo

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

CẤP CỨU ĐỤNG DẬP MẮT

 

Vị trí

Chẩn đoán

Xử trí

Da mi

- Xuất huyết, bầm tím

- Tự tan dần.

- Chườm nước nóng.

Kết mạc

- xuất huyết vùng rìa (++)

- Dập, rách, phì.

- Chú ý: vết thương         hốc mắt , sọ.

- Tự tan.

- Nhỏ thuốc sát khuẩn.

X quang: hốc mắt (nếu có đk)

Giác mạc

- Thị lực giảm nhiều

- Giác mạc mở, không thấy rỏ đồng tử, mống mắt.

- Nhỏ thuốc kháng sinh

- Nằm yên.

Cũng mạc rách

- Đụng dập mạnh

- Thị lực giảm đột ngột

- Phồng kết mạc ( máu, phòi dịch kính, hắc mạc)

-Máu tiền phong.

- Anh đồng tử không còn màu hồng.

- mát mềm

- Mở rộng kết mạc.

- May cũng mạc bằng chỉ

Catgut 4-0 để kẹt hắc mạc và dịch kính.

- kháng sinh toàn thân.

-Nhỏ Collyre Atropine 1% phòng chống dính.

Tài liệu tham khảo

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

GLAUCOME GÓC MỞ NGUYÊN PHÁT

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

   - Bệnh thường xảy ra ở 2 mắt, xuất hiện âm thầm, tiến triển chậm. Người bệnh thương tới khám ở giai đoạn muộn khi thị lực giảm nhiều và thị lực bị thu hẹp nặng.

   - Là nguyên nhân mù hàng đầu ở người da đen, hàng thứ 3 người da trắng, 60 - 70% là ở người lớn, 15% là ở người trên 80 tuổi.

   - Nguyên nhân mắc bệnh có đề cấp đến yếu tố di truyền, di truyền theo nhiều gen, người cùng huyết thống với người bị bệnh, có nguy cơ mắc bệnh gấp 5 - 6 lần người bình thường.

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán:

     - Giảm thị lực.

     - Mắt thường không đau nhức, chỉ cảm giác tức mắt nhẹ.

     - Nhãn áp doa động, có thể tăng từng lúc.

     - Tổn hại thị trường: ám điểm Bjerum, ám điểm bậc thang phía mũi. Thị trường hình ống là giai đoạn muộn.

     - Đường kính của lõm gai rộng. Tỷ lệ lãm gai/gai thị C/D > 4/10. Hoặc C/D chênh lệch giữa 2 mắt > 2/10.

     - Giai đonạ muộn lõm teo gai gần hoàn toàn, mạch máu dạt về phía mũi.

     - Soi góc tiền phòng: góc mở.

2.2. Cận lâm sàng:

     - Xét công thức máu 18 chỉ số.

     - Nhóm máu hệ AOB.

     - Xét nghiệm: TS , TC ( TQ, TCK ) đường huyết, CRP, SGOT SGPT ( AST, ALT ), Ure Cretatinin.

2.3. Chẩn đoán nguyên nhân:

     - Nguyên nhân chưa rõ ràng, nhưng có sự liên quan đến yếu tố di truyền.

2.4. Chẩn đoán phân biệt:

     - Glaucome góc mở thứ phát: có thể gặp tronh hội chứng giả tróc bao, glaucome sắc tố do viêm màng bồ đào hoặc chất thể thủy tinh ( vỡ thê thủy tinh do chân thương, sót chất thể thủy tinh sau phẫu thuật ), dùng Corticoide tại chỗn hoặc toàn thân dài ngày, u nội nhãn, u nội nhãn, u hốc mắt, tăng áp lực tình mạch thượng cũng mạc ( Rò đạng mạch cảnh xoang hang ), do chấn thương nhãn cầu ( lùi góc tiền phòng, xuất huyết tiền phòng, xuất huyết dịch kính ).

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Nguyên tắc điều trị:

     - Điều trị nội khoa là chủ yếu, dùng thuốc suốt đời. Chỉ điều trị ngoại khoa khi điều trị nội khoa không có kết quả hoặc không có điều kiện theo dõi điều trị.

3.2. Điều trị đặc hiệu:

3.2.1. Điều trị nội khoa:

     - Mục đích hạ nhãn áp: có thể dùng 1 loại thuốc hay phối hợp tùy thuộc vào mức độ nhãn áp ( Acetazolamid 250mg 2v x 2 lần/ngày.

     - Giảm tiết thủy dịch:

       + Ức chế Beta: Timoptol, Betoptic nhỏ mắt ngày 2 lần cách nhau 12 giờ.

Chống chỉ định: bệnh nhân hen suyễn, tim mạch, bệnh phổi ...

       + Ức chế Anhydrase carbonic: Dorzolamide ( trusopt ) nhỏ mắt ngày 3 lần. Lmà tăng thoát thủy dịch:

Tăng thoát thủy dịch qua đường màng bồ đào-củng mạc: Xalatan, Travatan nhỏ mắt ngày 1 lần.

3.2.2. Điều trị ngoại khoa:

     - Chỉ định khi điều trị nội khoa không kết quả hoặc lý do kinh tế. Bệnh nhân ở xa không có điều kiện đi tái khám.

     - Các phương pháp điều trị ngoại khoa:

       + Phẫu thuật Laser: tao hình vùng bè bằng Laser Agon.

     - Phẫu thuật cắt bè củng mạc.

3.2.3. Điều trị hỗ trợ:

     - Thuốc tăng cường dinh dưỡng thần kinh võng mạc.

  1. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM.

     - Bệnh nhân được theo dõi suốt đời, tái khám ít nhất 3 tháng hoặc 6 tháng để theo dõi tình trạng thị lực, nhãn áp, gai thị và thị trường kể cả những trường hợp đã phẫu thuật,

Tài liệu tham khảo

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.

GLAUCOME GÓC ĐÓNG NGUYÊN PHÁT

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Glaucome góc đóng nguyên phát là tình trạng ứ trệ lưu thông thủy dịch do góc tiền phòng bị đóng với nhiều nguyên nhân. Ở Châu Á thường là Glaucome góc hẹp. Song tại Việt Nam, đa số các trường hợp là Glaucome góc đóng nguyên phát.

     - Những yếu tố nguy cơ của Glaucome góc đóng: người lớn tuổi, tiền phòng nông, góc tiền phòng hẹp, mắt viễn thị và tiền căn gia đình có người mắc bệnh.

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán:

2.1.1. Triệu chưng cơ năng:

     - Đau nhức: nhức mắt, nhức nửa đầu cùng bên mắt bị bệnh.

     - Nhìn mờ.

     - Thấy quầng nhiều máu sắc quanh nguồn sáng.

     - Buồn nôn, nôn.

2.1.2. Triệu chứng thực thể:

     - Nhãn áp cao, có thể trên 35mmHg.

     - Thị lực giảm.

     - Cương tụ rìa.

     - Giác mạc phù, mất bóng.

     - Đồng tử dãn méo và mất phản xạ ánh sáng.

     - Tiền phòng nông, thủy dịch vẫn đục nhẹ ( Tyndall + ).

     - Đáy mắt thường không soi rõ, có thể có phù đĩa thị.

     - Góc tiền phòng đóng, có thể dính góc.

2.1.3. Cận lâm sàng:

     - Xét công thức máu 18 chỉ số.

     - Nhóm máu hệ AOB.

     - Xét nghiệm: TS , TC ( TQ, TCK ) đường huyết, CRP, SGOT SGPT ( AST, ALT ), Ure Cretatinin.

2.2. Chẩn đoán nguyên nhân:

     - Do chu vi mống mắt gây bít vùng bè ( đóng góc ).

2.3. Chẩn đoán phân biệt:

     - Glaucome góc đóng thứ phát do thủy tinh thể, viêm mống mắt.

     - Glaucome tân mạch.

     - Hội chứng nội mô giác mạc mống mắt.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Mục đích điều trị: có 3 mục đích:

     - Cắt cơn cấp, bảo vệ thị thần kinh và vùng bè.

     -Bảo vệ mắt còn lại.

     - Điều trị triệt để.  

3.2. Điều trị đặc hiệu:

3.2.1. Điều trị nội khoa:

     - Mục đích hạ nhãn áp bằng cách phối hợp các thuốc, để bảo vệ thị thần kinh và vùng bè.

     - Ức chế Anhydrate carbonic: Acetazolamide ( Diamox ) 250mg 1 viên x 4 lần/ngày, cách nhau 6 giờ ( khi sử dụng, làm mất Kali nên thoe dõi i on đồ, chú ý bồi hoàn Kali ).

     - Thuôc co đồng tử: Pilocarpin 2% x 4 lần/ngày cách nhau 6 giờ.

     - Beta blocquant: Timoptol 0,5% nhỏ mắt ngày 2 lần cách nhau 12 giờ ( chú ý có tác dụng phụ lên tim, phổi ).

     - Prostaglandin: Travatan ,0004% nhỏ mắt ngày 1 lần.

     - Tăng thẩm thấu: dung dịch Mannitol 20% truyền tĩnh mạch, cho chảy tốc độ nhanh, khi nhãn áp tăng quá cao.

3.2.2. Điều trị ngoại khoa:

       Trước khi có chỉ định ngoai khoa cần phải soi góc lại để đánh giá tình trạng của góc hiện tại:

     - Cắt mống mắt chu biên bằng Laser YAG hoặc phẫu thuật. Nếu tình trạng dính góc ít hoặc không có.

     - Cắt bè củng mạc, nếu dính góc nhiều hoặc điều trị nội khoa nhãn áp không giảm.

3.3. Điều trị hỗ trợ:

     - Thuốc giảm đau, an thần.

     - Thuốc tăng cường dinh dưỡng thần kinh võng mạc.

     - Điều trị dự phòng mắt phía bên kia: cắt mống mắt chu biên bằng Laser YAG.

     - Cắt mống mắt bằng phẫu thuật chỉ ap1dung5 khi Laser không có kết quả.

  1. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM.

     - Theo dõi định kỳ mỗi 3 tháng để theo dõi nhãn áp và thị trường.

     - Trong quá trình theo dõi, nếu có đục thủy tinh thể thì nên phẫu thuật thủy tinh thể sớm.

Tài liệu tham khảo

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.

MỘNG THỊT NGUYÊN PHÁT

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Mộng thịt là sự tăng sinh lành tính có dạng hình tam giác của lớp mô sợi, mạch dưới kết mạc, xâm lấn qua rìa giác-củng mạc tai vùng khe mi nhãn cầu.

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán:

     - Triệu chứng cơ năng: cộm, xốn mắt, có khi nhìn mờ do mộng thịt che hoặc loạn thị không đều.

     - Triệu chứng thực thể: khối mô sơi-mạch hình tam giác phát sinh tại vùng khe mi ( góc trong hoặc góc ngoài ), phát triển về hương giác mạc, hình thành thân mộng.

2.2. Cận lâm sàng:

     - Xét công thức máu 18 chỉ số.

     - Nhóm máu hệ AOB.

     - Xét nghiệm: TS , TC ( TQ, TCK ) đường huyết, CRP, SGOT SGPT ( AST, ALT ), Ure Cretatinin.

2.3. Chẩn đoán nguyên nhân:

       Rất khó để xác định nguyên nhân gây ra mộng thịt. Ccá yếu tố thuận lợi dễ gây ra mộng thịt bao gồm:

     - Tia cực tím gây ra sự thay đổi các tế bào biểu mô và lớp mô bên dưới kết mạc.

     - Viêm nhiễm, khô mắt.

     - Rối loạn tế bào mầm vùng rìa.

2.4. Chẩn đoán phân biệt:

     - Mộng mỡ.

     - Viêm thượng củng mạc.

     - Lymphona kết mạc.

     - Mộng thịt giả.

2.5. Phân loại:

     - Theo tính chất: mộng tiến triển và mộng thoái hóa.

     - Theo mức độ tiến triển:

       + Độ I:     Đầu mộng phát triển tới rìa giác mạc.

       + Độ II:   Đầu mộng phát triển qua rìa giác mạc < 2mm.

       + Độ III: Đầu mộng phát triển qua rìa giác mạc 2 - 4 mm, tới bờ đồng tử.

       + Độ IV: Đầu mộng phát triển qua rìa giác mạc > 4 mm, vượt qua bờ đồng tử.

     - Theo tính chất tái phát: mộng nguyên phát và mộng thứ phát.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Điều trị nội khoa:

     - Nước mắt nhân tạo tại chổ, giúp giảm kích thích.

     - Mắt kích thích nhiều hoặc mộng viêm: nhỏ mắt bằng Corticoide 3 – 4 lần/ngày, nhưng không dùng kéo dài.

3.2. Phẫu thuật:

3.2.1. Chỉ định:

     - Mộng độ II trở lên, ảnh hưởng chức năng thị giác hoặc vì lý do thẩm mỹ.

3.2.2. Phương pháp phẫu thuật:

     - Cắt mộng đơn thuần có thể phối hợp ghép kết mạc rìa tự thân hoạc không với mộng thoái triển.

     - Cắt mộng phối hợp ghép kết mạc rìa tự thân.

     - Cắt mộng phối hợp ghép kết mạc rìa tự thân và áp Mytomycin C, áp dụng cho các trường hợp mộng dễ tái phát hoặc tái phát.

3.2.3. Điều trị sau phẫu thuật:

     - Kháng sinh toàn thân uống và nhỏ tại chổ.

   - Giảm đau.

   - Nhỏ mắt bằng kháng viêm nonsteroid và kháng viêm Steroid sau phẫn thuật 1 tuần.

  1. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM.

     - Tái khám sau 1 tuần: cắt chỉ và sau đó 1 tháng.

     - Theo dõi tình trạng mảnh ghép.

     - Nếu bệnh nhân điều trị bằng Steroid tại chỗ, kiểm tra mỗi 1 – 2 tuần theo dõi phản ứng viêm và tác dụng của Steroid, giảm dần rồi ngưng khi phản ứng viêm được cải thiện.

     - Bệnh nhân không triệu chứng tái phát , tái khám sau 1 năm.

Tài liệu tham khảo

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.

BỆNH LẸO - CHẮP

 

 

BỆNH LẸO

 

  1. ĐỊNH NGHĨA.

     - Lẹo là tình trạng viêm cấp tính tuyến Mebomius do vi khuẩn Staphylocoque nên các tuyến đó sưng lên, gây hiện tượng viêm mi mắt.

  1. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG.

     - Khi lẹo non (mới): mi mắt sưng nhẹ, đỏ, đau.

     - Khi lẹo già (chín): Vùng lẹo có 1 chấn mủ vàng ngay dưới da mi ( Lẹo ngoài). Nếu nằm sâu lộn mi mắt lên thấy phía trong kết mạc sụn mi có mủ vàng. Lúc này đở đau và mềm đi. Sau đó bọc mủ có thể vỡ ra ngoài 1 cách tự nhiên.

III. CẬN LÂM SÀNG.

   - Xét công thức máu 18 chỉ số.

     - Nhóm máu hệ AOB.

     - Xét nghiệm: TS , TC ( TQ, TCK ) đường huyết, CRP, SGOT SGPT ( AST, ALT ), Ure Cretatinin.

  1. ĐIỀU TRỊ.

4.1. Đối với các lẹo non nhỏ:

     - cho bệnh nhân chườm nóng ngày 2-3 lần, mỗi lần 10-15 phút.

     - Kháng sinh nhỏ mắt.

4.2. Đối với lẹo chín (già) có mủ:

     - Rạch nạo lẹo.

     - Kháng sinh nhỏ mắt.

     - Thuốc mở tra mắt.

     - Kháng sinh toàn thân.

     - Giảm đau.

4.3. Đặc Điểm:

     - Lẹo hay tái phát.

     - Hay gặp thanh thiếu niên.

     - Lẹo hay tái phát, nên kiểm tra đường huyết và khuyên giảm ăn ngọt.

 

 

 

BỆNH CHẮP

  1. ĐỊNH NGHĨA.

       Chắp là tình trạng viêm mạn tính tuyến Mebomius.

     - Không sưng, nóng, đỏ, đau, chỉ sờ thấy mi mắt có khối u.

     - Viêm nhiễm này có thể do sau lẹo chuyển thành.

     - Chắp là do nghẹt các tuyến Mebomius ứ động các chất bả đưa đến u nang thường do sau viêm bờ mi.

  1. TIẾN TRIỂN.

     - Chậm và kéo dài, tồn tại và rất khó tự biến mất, không bao giờ vở mủ như lẹo.

III. ĐIỀU TRỊ.

     - Chườm nóng: Ngày 2-3 lần, Mỗi lần 10-15 phút.

     - Nếu nhỏ không ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khuyên chườm nóng và chờ đợi.

     - Nếu ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khó chịu.

     - Rạch nạo chắp.

     - Sau phẩu thuật, thuốc điều trị như lẹo.

Tài liệu tham khảo

Bệnh học mắt Đại học Y - Dược TP. Hồ Chí Minh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẦN:TAI-MŨI-HỌNG

 

VIÊM SỤM VÀNH TAI

  1. Nguyên nhân.

     - Chấn thương gây rách da, dập sụm.

     - Bỏng vành tai.

     - Do tụ máu nhiễm trùng.

     - Sau phẩu thuật.

  1. Triệu chứng.

     - Sốt có sưng, nóng, đỏ, đau Sưng tấy rất nhanh làm mất chổ gở, chổ hõm vành tai, sau mọc mũ, có thể tự vỡ mũ.

     - Xét công thức máu 18 chỉ số.

     - Nhóm máu hệ AOB.

     - Xét nghiệm: TS , TC ( TQ, TCK ) đường huyết, CRP, SGOT SGPT ( AST, ALT ), Ure Cretatinin.

III. Tiến triển:

     - Khoảng 20-30 ngày vỡ mũ, nếu có lẫn sự hoài tử, khi thành sẹo làm ran núm vành tai lại.

  1. Điều trị.

4.1. Chưa mýng mủ.

     - Chườm nóng.

     - Kháng sinh liều cao.

     - Nâng cao thể trạng.

4.2. Nếu mýng mủ.

     - Chích rạch, nếu có sụm hoại tử phải nạo ngay, nhưng phải rất tiết kiệm sụm lành, băng ép chặt vành tai.

     - Kháng sinh liều cao.

     - Nâng cao thể trạng.

       

VIÊM TAI NGOÀI

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Viêm tai ngoài cấp chiếm 80% xuất hiện vào mùa hè, thường do môi trường ẩm.

     - Nguyên nhân do hẹp ống tai, nút ráy tai, lấy ráy tai, bơi lội …

     - Vi trùng thường gặp: Pseudomonas aeruginosa > 40%, Staphylococcus, Streptococcus, trực khuẩn Gram âm, nấm …

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Lâm sàng.

    - Đau tai, cảm giác đầy tai, nghe kém, chảy dịch tai.

     - Sốt khi có viêm tai ngoài cấp.

     - Khám: ống tai nề, đỏ, có ít dịch tiết trong tai, ấn nắp bình tai đau.

2.2. Cân lâm sàng: nội soi tai.

     - Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số, bạch cầu tăng. CRP tăng.

     - Nội soi tai : Phát hiện dấu hiệu viêm tai ngoài.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Hút rửa tai.

3.2. Thuốc nhỏ tai: Collyre Ciprofloxacin 0,3% , Collyre Neomycin, ...

3.3. Kháng sinh toàn thân :

     - Amoxicillin 50 – 100 mg/kg x 3 lần/ngày.

     - Amoxicillin + Acid clavulanic 50mg/kg x 2 lần/ngày.

     - Quinolon: Ciprofloxacin 0,5g 1 V x 2 (U)/ngày.

     - Cephalosporine:

       + Thế hệ thứ   I: Cephalexin, Cephadroxil 500mg 2 V x 2 (U)/ngày.

       + Thế hệ thứ   II: Cefuroxim 0,5g 1 V x 2 (U)/ngày.

       + Thế hệ thứ III: Cefpodoxim 100mg, Cefetamet 250mg 2 V x 2 (U)/ngày.

3.4. Giảm đau, hạ sốt: Paracetamol 30 – 40mg/kg/ngày.

3.5. Kháng viêm : Alpha-chymotrypsin 5mg 2 V x 3 (U)/ngày.

Tài liệu tham khảo

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.

ABCÈS ỐNG TAI

Là bệnh hay gặp nhất vào mùa hè.

 

  1. NGUYÊN NHÂN.

     - Do viêm chân lông.

     - Do chất tiết ra ống tay.

     - Do xướt da ống tai gây nhiễm trùng gây nên.

     - Có khi do nguyên nhân chung do tụ cầu.

  1. TRIỆU CHỨNG.

2.1. Lâm sàng:

     - Thường đau một bên, đau dữ dội, đau nhiều về đêm, tăng lên khi nhai ngáp, có thể sốt cao hoặc nhẹ, kèm theo sưng tấy hạch trước tai và sau tai, ù tai, nghe kém.

     - Kéo vành tai đau dữ dội.

     - Soi tai: Ống tai có nổi gờ che lấp một phần màng nhỉ, lúc đầu màng nhỉ đỏ, sau đó có mũ trắng , lấy que thăm dò bệnh nhân rất đau.

2.2. Cận lâm sàng:

     - Xét công thức máu 18 chỉ số.

     - Nhóm máu hệ AOB.

     - Xét nghiệm: TS , TC ( TQ, TCK ) đường huyết, CRP, SGOT SGPT ( AST, ALT ), Ure Cretatinin.

III. Điều trị :

3.1. Mới bị:

     - Chườm nóng ngoài tai.

     - Nhỏ hoặc bôi Glycerine borate hay thuốc đỏ để sát trùng và làm mềm tai.

     - Dùng kháng sinh.

     - Giảm đau: Paracotanol.

3.2. Đã nung mũ:

    - Gây tê.

     - Rạch tháo hoặc chích thoát mũ (có thể đặt mèches).

     - Dùng kháng sinh

     - Nâng cao thể trạng: Vitamine C liều cao.

     - Giảm đau.

VIÊM TAI GIỮA CẤP

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Viêm tai giữa cấp là bệnh cấp tính của tai giữa, thường xảy ra ở trẻ em.

     - Yếu tố quan trọng gây viêm tai giữa cấp là tắc vòi nhĩ.

     - Thường thứ phát sau hiễm trùng hô hấp trên.

     - Tác nhân thường gặp:

       + Streptocoocus pneumoniae ( 30 – 45% ).

       + Hemophilus influenza ( 20% ).

       + Moraxella cataharrlis.

       + Enterobacter, Pseudomonas, Klebsiella.

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Lâm sàng.

     - Triệu chứng cơ năng: sốt, nhức đầu, nôn, ù tai, chóng mặt, nghe kém.

     - Triệu chứng thực thể: màng nhĩ bất thường ( vàng, đỏ, sậm, hoặc sung huyết dọc cán búa ), sự di động của màng nhĩ kém, đôi khi có hình ảnh màng nhĩ phồng ở giai đoạn chưa vỡ mủ hoặc màng nhĩ thủng và thấy mủ đầy ống tai.

2.2. Cận lâm sàng:

     - Công thức máu 18 chỉ số thấy bạch cầu tăng nhất là bạch cầu đa nhân trung tính. CRP tăng.

     - Nội soi mũi, tai.

     - X quang Schiiller.

     - Xét công thức máu 18 chỉ số.

     - Nhóm máu hệ AOB.

     - Xét nghiệm: TS , TC ( TQ, TCK ) đường huyết, CRP, SGOT SGPT (AST, ALT), Ure Cretatinin.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Điều trị nội khoa.

3.1.1. thời gian điều trị kháng sinh là 10 – 14 ngày.

3.1.1.1. Ở trẻ em :

     - Kháng sinh toàn thân :

       + Amoxicillin 50 – 100mg/kg x 3 (U)/ngày.

       + Amoxicillin + Acid clavulanic 80 – 90mg/kg x 2 (U)/ngày.

       + Thế hệ thứ   II: Cefuroxim ( Zinnat ) 30kg/kg x 2 (U)/ngày.

       + Thế hệ thứ III: Cefpodoxim 100mg, Cefetamet 250mg 15mg/kg x 3 (u)/ngày.

3.1.1.2. Ở người lớn:

     - Amoxicillin 0,5g x 3 lần/ngày.

     - Amoxicillin + Acid clavulanic 1 V x 2 9U)/ngày.

     - Quinolon: Ciprofloxacin 0,5g 1 V x 2 (U)/ngày.

     - Nhóm Cephalosporine : tuỳ theo mức độ bệnh có thể chọn :

       + Thế hệ thứ   II: Cefuroxim 0,5g 1 V x 2 (U)/ngày.

       + Thế hệ thứ III: Cefpodoxim 100mg, Cefetamet 250mg 2 V x 2 (U)/ngày.

3.1.2. Giảm đau, hạ sốt: Paracetamol 30 – 40mg/kg/ngày.

3.1.3. Kháng viêm : Alpha-chymotrypsin 5mg 2 V x 3 (U)/ngày.

3.1.4. Kháng dị ứng.

3.1.5. Nâng tổng trạng.

3.2. Ngoại khoa :

     - Trích rạch màng nhĩ nếu màng nhĩ căng nhiều.

     - Nạo VA ở trẻ em nhỏ khi nội soi có VA to.

Tài liệu tham khảo

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

VIÊM TAI GIỮA MẠN THỦNG NHĨ

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Là tình trạng viêm kéo dài tái đi tái lại của viêm tai giữa cấp trên 3 tuần.

   - Nguyên nhân: do vòi nhĩ bị tắc keo dài, do chấn thương hoặc do VA phì đại.

     - Tác nhân thường gặp:

       + Pseudomonas aeruginosa ( 40 – 60% ).

       + Streptocoocus aureus ( 15 – 30% ).

       + Hemophilus influenza ( 20% ).

       + Moraxella cataharrlis.

       + Enterobacter, Klebsiella.

       + Anaerobic.

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Lâm sàng:

     - Chảy mủ tai tái đi tái lại nhiều lần, mủ tai trắng vàng hoặc xanh, mủ có thể co mùi thối khẳm trong viêm tai giữa có cholesteatoma.

     - Nghe kém từ từ.

     - Các triệu chứng có thể thương xuyên hoặc ngắt quãng, xảy ra 1 hoặc 2 tai.

     - Khám: màng nhĩ thủng còn rìa hoặc mất rìa, hòm nhĩ sạch hoặc ứ dịch, mô hạt viêm hoặc polyp hòm nhĩ. Mủ đặc sết như bã đậu, óng ánh như xà cừ là dấu hiệu của viêm tai giữa có cholesteatoma.

2.2. Cận lâm sàng:

     - Xét công thức máu 18 chỉ số.

     - Nhóm máu hệ AOB.

     - Xét nghiệm: TS , TC ( TQ, TCK ) đường huyết, CRP, SGOT SGPT ( AST, ALT ), Ure Cretatinin.

     - Nội soi tai mũi: thấy hình ảnh viêm tai giữa mạn tính.

     - Thính lực đồ: điếc dẫn truyền.

     - X quang Schiiller : mờ thông bào xương chủm.

     - Chụp CT Scan khi nội soi và X quang nghi ngờ có huỷ xương và biến chứng nội sọ.

     - Cấy mủ tìm vi khuẩn và kháng sinh đồ.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Điều trị nội khoa.

3.1.1. thời gian điều trị kháng sinh có thể kéo dài trên 4 tuần.

3.1.1.1. Ở trẻ em : Kháng sinh toàn thân :

     - Amoxicillin + Acid clavulanic 30mg/kg x 3 lần/ngày.

     - Nhóm Cephalosporine : tuỳ theo mức độ bệnh có thể chọn: 

       + Thế hệ thứ   II: Cefuroxim ( Zinnat ) 30 – 100mg/kg x 2 (U)/ngày.

       + Thế hệ thứ III: Ceftriaxone 25 – 150mg/kg/ngày

3.1.1.2. Ở người lớn:

     - Amoxicillin + Acid clavulanic 1g/kg x 2 lần/ngày.

     - Nhóm Cephalosporine : tuỳ theo mức độ bệnh có thể chọn: 

       + Thế hệ thứ   II: Cefuroxim 1g x 2 – 3 lần/ngày.

       + Thế hệ thứ III: Cefpodoxim 100mg, Cefetamet 250mg: 15mg/kg x 2 lần/ngày.

       + Hoặc Ceftriaxone 1g – 2g x 2 lần/ngày.

     - Quinolon: Ciprofloxacin, Oflocat, Levofloxacin.

     - Kết hợp với nhóm Metrinidazole.

3.1.2. Vệ sinh tai.

3.1.3. Thuốc nhỏ tai:

     - Collyre Ciplox, Otofar, Polydexa …

3.1.4. Kháng viêm chống phù nề:

     - Corticoid dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch.

     - Hoặc kháng viêm dạng men: Alpha-chymotrypsin, Serratiopeptidase.

3.1.5. Kháng dị ứng : Ebastin, Fexofenadine.

3.1.6. Nâng tổng trạng.

3.2. Ngoại khoa :

     - Phẫu thuật vá nhĩ.

     - Khoét rộng đá chùm, sào bào thượng nhĩ.  

3.3. Chăm sóc sau phẫu thuật:

     - Thuốc: dùng nhóm như trên nhưng thay bằng thuốc chích.

       + Ngày 1: - Thay băng ngoài, lau Betadin vết mổ.

                       - theo dõi dấu hiệu sinh tồn.

       + Ngày 2: Rút mèche trong tai.

       + Ngày 3 – 4 : Thay băng, Kiểm tra tình trạng hố mổ, Đặt một đoạn mèch vào hố mổ.

       + Ngày 5 – 7 : Cắt chỉ.

3.4. Sau xuất viện :

     - Cấp toa thuốc 7 ngày gồm kháng sinh, kháng viêm, giảm đau và kháng dị ứng.

     - Tuần 1 : tái khám đánh giá vết mổ, hố mổ và ống tai.

     - Tuần 3 – 4 : Đánh giá ống tai ngoài, cấp toa.

     - Tuần 5 : Làm sạch ống tai ngoài, cấp toa

Tài liệu tham khảo

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

CHẢY MÁU MŨI

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Chảy máu mũi là một cấp cứu thường gặp trong tai mũi họng.

     - Khoảng 60% trên tổng số người trưởng thành có ít nhất một lần chảy máu mũi, nhưng chỉ khoảng 6% đến khám chuyên khoa.

     - Chảy máu mũi hay gặp ở mùa khô do độ ẩm không khí giảm, có ảnh hưởng đến sinh lý niêm mạc mũi.

     - Mũi được cung cấp máu từ hai hệ thông động mạch cảnh ngoài và động mạch cảnh trong.

     - Nguyên nhân: 90% là vô căn.

1.1. Tai chổ:

1.1.1. Chấn thương:

     - Vỡ khối xương hàm trên theo kiểu Lefort 1; 2; 3 chấn thương tháp mũi.

     - Ngoáy mũi, xì mũi, di vật mũi.

     - Phẫu thuật vùng mũi xoang.

1.1.2. Chất hóa học do dùng như Cocain. Thuốc xịt mũi.

1.1.3. Khối u:

     - U ác: carcinom, ung thư vòm ...

     - U lành: polyp mũi, u nhú đảo ngược, u xơ vòm ...

1.1.4. Viêm nhiễm tai chỗ: viêm mũi xoang cấp, trĩ mũi, viêm loét mũi ...

1.2. Toàn thân:

     - Bệnh nhiễm khuẩn: sốt xuất huyết, cúm, thương hàn ...

     - Bệnh mạch máu: tăng huyết áp, xơ mỡ động mạch.

     - Bệnh lý đông máu: dùng thuốc chống đông, hemopholia, bệnh cá tính về máu, suy gan.

     - Di truyền bẩm sinh.

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Lâm sàng:

2.1.1. Đánh giá chảy máu mũi:

     - Chảy ra mũi trước hay mũi sau, chảy máu ồ ạc hay ít.

     - Chảy máu mũi 1 bên hay 2 bên.

2.1.2. Đánh giá tình trạng mất máu:

     - Mất máu nhẹ: thường chảy ở điểm mạch phía trước, máu đỏ tươi từng giọt.

     - Mất máu vừa: máu đỏ tươi chảy thành dòng, có thể xuống họng.

     - Mất máu nặng: ảnh hưởng đến dấu hiệu sinh tồn.

2.2. Cận lâm sàng:

     - Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số.

     - Xét nghiệm yếu tố đông máu: TS, TC hay TQ, TCK.

     - Xét nghiệm chức năng gan, thận.

     - Nội soi mũi xoang xác định vị trí chảy máu.

2.3. Chẩn đoán phân biệt:

     - Chảy máu từ họng - thanh quản lên mũi như khối u lành hay u ác gây chảy máu, sau phẫu thuật vùng họng như cắt Amygdal ...

     - Chảy máu từ phổi qua mũi: lao phổi, u máu.

     - Vỡ tĩnh mạch thực quản gây nôn, sặc lên mũi: xơ gan, bệnh tăng áp lực tĩnh mạch cửa.

     - Vỡ các động mạch tầng giữa đáy dọ như các nhánh của động mạch cảnh trong hoặc chảy từ vòi Eustache do chấn thương tai giữa, vỡ xương đá.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Nguyên tắc điều trị:

     - Hồi sức nâng thể trạng.

     - Cầm máu.

     - Điều trị nguyên nhân.

3.2. Điều trị:

3.2.1. Cầm máu tại chỗ:

     - Mất mau nhẹ: cho bệnh nhân ngồi thẳng, cổ hơi gập nhẹ, đè ép cánh mũi 2 bên vào vách ngăn trong 10 phút.

     - Mất máu trung bình: nhét mèche mũi trước ( spongel, merocel, bóng cao su ), thời gian lưu mèche 24 - 48 giờ.

     - Mất máu nặng: nhét mèche mũi sau, thời gian lưu mèche 48 - 72 giờ.

     - Hoặc cầm máu bằng đốt điện qua nội soi.

     - Nếu các biện pháp trên không có hiệu quả thì tiến hành:

       + Thuyên tắc mạch.

       + Thắt động mạch: động mạch bướm khẩu cái, động mạch sàng, động mạch hàm hoặc động mạch cảnh ngoài.

3.2.2. Toàn thân:

     - Nghỉ ngơi, ngồ hoặc nằm đầu cao.

     - Truyền dịch nâng thể trạng.

     - Truyền máu khi có biểu hiện mất máu Hb < 10g/l.

     - Corticoid ( nếu không có chống chỉ định ) tiêm tĩnh mạch như Hydrocortison 100mg, Solu-medrol 40mg ...

     - Thuốc cầm máu: Carbazochrome ( Adreoxyl, Adona ), Acid tranexamic 250mg ( Transamin, Examin ... ) Hoặc trực tiếp làm đông máu như Vitamin K1.

3.2.3. Thuốc hỗ trợ:

     - Thuốc hạ huyết áp: Nifedipin 20mg, Amlodipin 5mg ...

     - Giảm đau: Paracetamol ...

     - Kháng dị ứng: Chlopheramin 4mg, Fexofenadin, Ebastine 10mg ...

     - Kháng sinh ( uống hoặc tiêm chích ) khi có nhét mèche:

       + Amoxicillin + Acid clavulanic: Augmentin, Klamentin, Curam ...

       + Cephalosporin thế hệ thứ II: Cefutaxim ( Zinnat, Biloxim ).

       + Cephalosporin thế hệ thứ III: Cefotaxim, Cefetamet, Cefixim, Cefpodoxim.

     - Vitamin C 500mg uống hoặc tiêm.

3.2.4. Điều trị theo nguyên nhân.

  1. THEO DÕI.

     - Theo dõi dấu hiệu sinh tồn và chày máu.

     - Xuất viện khi dấu hiệu sinh tồn ổn và hết chảy máu.

     - Nội soi mũi xoang kiểm tra trước khi xuất viện và 1 tuần sau xuất viện.

Tài liệu tham khảo

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

VIÊM MŨI DỊ ỨNG

  1. Triệu chứng.

     - Đột ngột không có dấu hiệu báo trước, ngứa hốc mũi dữ dội, ngứa có thể lan xuống thành họng, hắt hơi từng tràng liên tục, sau cơn hắt hơi chảy mũi nhiều thường nước loãng như nước mưa, chảy rất nhiều ( lúc khô không dị ứng). Nước mắt nước mũi chảy dàng dụa, sau đó hai mũi tắt, mỗi cơn kéo dài 2-3 giờ rồi khỏi, ngày sau làm lại hoặc 2-3 ngày sau mới tái diễn.

  1. Triệu chứng phụ:

     - Khó thở, tức ngực giống như thở hen (vì niêm mạc mũi-phế quản liên quan nhau).

III. Điều trị :

3.1. Nguyên nhân: Tránh tất cả tác nhân gây nên dị ứng, làm thế nào thay đổi sinh hoạt, thay đổi môi trường sống.

3.2. Chống dị ứng:

     - Loại kháng Histamine tổng hợp Chlorpheniramine 4mg:

       + Người lớn: ngày uống 3-4 lần, mỗi lần 2-4 mg.

       + Trẻ em: ngày uống 2 lần, mỗi lần 2mg.

     - Nhóm Corticoide: Pradnisolone 5 mg hay Dexamethasone o,5 mg:

       + Người lớn: ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên (sau ăn no).

       + Trẻ em: ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên (sau ăn no).

3.3. Chống tịt mũi:

     - Rhinex 0,1% nhỏ mũi ngày 3 lần.

     - Otrivin Sray Vasal lọ nhỏ hoặc phun mũi ngày 3-4 lần.

   - Nâng thể trạng: Vitamine C liều cao.

VIÊM MŨI XOANG CẤP

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Là quá trình viêm cấp xảy ra tại niêm mạc mũi.

     - Nguyên nhân:

       + Do mũi: cảm cúm, dị ứng.

       + Do răng: sâu răng, viêm nướu.

       - Vi trùng thường gặp: Pneumococci, Hemophilus influenza, Streptocooci tan huyết nhóm A, Moraxella cataharrlis, yếm khí …

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Lâm sàng:

2.1.1. Sốt, nhức đầu, đau tức vùng mặt.

2.1.2. Chảy mũi: lúc đâì mũi trong sau vàng xanh có mùi tanh có khi lẫn máu.

2.1.3. Nghẹt mũi: nghẹt cả 2 bên nhưng nghẹt nhiều ở bên viêm.

2.1.4. Hắt hơi, mỏi mắt.

2.1.5. Khám:

     - Niêm mạc mũi sung huyết, xuất tiết, khe giữa có nhầy và mủ.

     - Tìm các điểm đau:

       + Điểm hố nanh: xoang hàm bị viêm.

       + Điểm Grunwald vị trí bờ trên hố mắt: xoang sàng viêm.

       + Điểm Ewing ở mặt trước xoang trán: xoang trán viêm.

2.2. Cận lâm sàng:

     - Nợi soi mũi xoang: các lỗ thông xoang phù nề, xuất tiết.

     - X quang niêm mạc xoang có phản ứng viêm như dầy niêm mạc xoang hoặc mức khí dịch.

     - Công thức máu 18 chỉ số thấy bạch cầu tăng nhất là bạch cầu đa nhân trung tính. CRP tăng.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Tại chổ: xông mũi ( kháng sinh và corticoid ), rửa mũi.

3.2. Thuốc xịt mũi:

     - Otrivin 0,1% ngày 2 lần, mỗi lần 1 nhát.

     - Fluticasone ngày 2 lần, mỗi lần 2 nhát.

     - Nước biển sâu ( Xisat, Sterima ) xit rửa mũi.

3.3. Toàn thân:

3.3.1. Kháng sinh ( dùng 1 trong các loại sau ).

     - Amoxicillin + Acid clavulanic 1 V x 2 – 3 lần/ngày.

     - Nhóm Cephalosporine :

       + Thế hệ thứ   I   Cephadroxil 0,5g 2 V x 2 (U)/ngày.

       + Thế hệ thứ   II: Cefuroxim 0,5g 1 V x 2 (U)/ngày.

       + Thế hệ thứ III: Cefpodoxim 100mg, Cefetamet 250mg 1 V x 2 (U)/ngày.

       + Nhóm Macrolide : Rovamycine, Clarithromycine, Azithromycine.

       + Nhóm Metronidazole 250mg 2 V x 2 (U)/NGÀY.

3.3.2. Kháng viêm:

- Kháng viêm Steroid: Medrol, Prednisolone), thuốc xịt mũi.

- Kháng viêm dạng men: Alpha-chymotrypsin.

3.3.3. Kháng dị ứng:

     - Ebastin 10mg 1 V x 2 (U)/ngày.

     - Fexofenadin 60mg 1 V x 2 (U)/ngày.

     - Levocetirizin 1 V x 2 (U)/ngày.

3.3.4. Giảm đau, hạ sốt: Paracetamol.

3.3.5. Chống sung huyết, nghẹt mũi.

     - Chọc rửa xoang hàm.

     - Nhổ răng nếu viêm xoang do răng.

3.3.6. Thời gian điều trị 15 ngày.

Tài liệu tham khảo

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.

VIÊM MŨI XOANG MẠN

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Là tình trạng viêm niêm mạc mũi xoang kéo dài trên 12 tuần tái đi tái lại nhiều lần làm phù nề, bít tắc lỗ thông xoang.

     - Vi khẩn thường gặp: Pneumococci, Hemophilus influenza, Streptocooci tan huyết nhóm A, Moraxella cataharrlis, yếm khí …

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Lâm sàng:

2.1.1. Các triệu chứng chính:

     - Đau, căng, nặng mặt.

     - Nghẹt, tắc mũi.

     - Chảy dịch, mủ ở mũi trước hay mũi sau.

     - Giảm hoặc mất mùi.

2.1.2. Các triệu chứng phụ.

     - Hơi thở hôi.

     - Ho dai dẳng.

     - Nhức đầu cảm giác nặng ở đỉnh, hai thái dương, đau vùng chẩm, mỏi gáy.

     - Đau tai hoặc cảm giác đầy trong tai.

     - Nhức răng.

     - Mỏi mệt, uể oải.

2.1.3. Chẩn đoán viêm mũi xoang mạn khi bệnh nhân có 2 triệu chứng chính hoặc 1 triệu chứng chính và 2 triệu chứng phụ.

     - Khám các điểm đau: hố nách, góc mắt thường không rõ rệt.

     - Soi mũi trước: ở ngách giữa có nhầy, mủ, cuống mũi giữa to hoặc thoái hoá.

     - Soi mũi sau: thấy nhầy đổ xuống thành sau họng.

2.2. Cận lâm sàng:

     - Chụp X quang kinh điển: tư thế Blondeau, Tư thế Hirtz thấy có hình ảnh viêm xoang.

     - Nội soi mũi xoang.

   - Công thức máu 18 chỉ số thấy bạch cầu tăng nhất là bạch cầu đa nhân trung tính. CRP tăng.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Điều trị nội khoa

3.1.1. Tại chổ: xông mũi ( kháng sinh và corticoid ), rửa mũi.

3.1.2. Thuốc xịt mũi:

     - Otrivin 0,1% ngày 2 lần, mỗi lần 1 nhát.

     - Fluticasone ngày 2 lần, mỗi lần 2 nhát.

     - Nước biển sâu ( Xisat, Sterima ) xịt rửa mũi.

3.1.3. Toàn thân:

3.1.3.1. Kháng sinh ( dùng 1 trong các loại sau ).

     - Amoxicillin + Acid clavulanic 1 V x 2 – 3 lần/ngày.

     - Nhóm Cephalosporine :

       + Thế hệ thứ   I   Cephadroxil 0,5g 2 V x 2 (u)/ngày.

       + Thế hệ thứ   II: Cefuroxim 0,5g 1 V x 2 (u)/ngày.

       + Thế hệ thứ III: Cefpodoxim 100mg, Cefetamet 250mg 1 V x 2 (u)/ngày.

       + Nhóm Macrolide : Rovamycine, Clarithromycine, Azithromycine.

       + Nhóm Metronidazole 250mg 2 V x 2 (u)/NGÀY.

3.1.3.2. Kháng viêm:

     - Kháng viêm Steroid: Medrol, Prednisolone), thuốc xịt mũi.

     - Kháng viêm dạng men: Alpha-chymotrypsin.

3.1.3.3. Khang dị ứng:

     - Ebastin 10mg 1 V x 2 (u)/ngày.

     - Fexofenadin 60mg 1 V x 2 (u)/ngày.

     - Levocetirizin 1 V x 2 (u)/ngày.

3.1.3.4. Giảm đau, hạ sốt: Paracetamol.

3.1.3.5. Chống sung huyết, nghẹt mũi.

     - Chọc rửa xoang hàm.

     - Nhổ răng nếu viêm xoang do răng.

3.1.3.6. Thời gian điều trị 2 – 4 tuần.

3.2. Phẫu thuật :

     - Khi điều trị nội khoa thất bại.

     - Viêm xoang polyp mũi.

     - Phương pháp phẫu thuật:

       + Viêm xoang hàm và sàng trước thì mở khe giữa và bóng sàng.

       + Viêm xoang sàng trước và sau thì nạo sàng.

       + Viêm xoang trán thì mở ngách trán.

       + Viêm xoang bướm thì mổ thông xoang bướm.

       + Phẫu thuật vách ngăn và cắt bán phần cuống giữa nếu có.

3.3. Chăm sóc sau phẫu thuật:

3.3.1. Theo dõi sát tình trạng chảy máu.

3.3.2. Nếu mất máu Hct < 25%: truyền máu.

3.3.3. Hậu phẫu: Truyền dịch, kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, kháng dị ứng:

     - Kháng sinh: dùng 1 trong các loại sau:

       + Cefotaxim 1g x 2 – 3 lần/ngày.

       + Cefuroxim ( Biloxim, Zinacef ) 0,75g x 3 lần/ngày.

     + Ceftriazone 1g x 3 lần/ngày.

     - Khang viêm: chọn 1 khi không có chống chỉ định dùng 3 – 5 ngày.

       + Depersolon 30mg 1 – 2 ống sáng.

       + Methyl 1 – 2 lọ/sáng.

     - Giảm đau:

       + Paracetamol.

       + Acupan.

       + Perfangan.

     - Kháng dị ứng:

       + Ebastin 10mg 1 V x 2 (u)/ngày.

       + Fexofenadin 60mg 1 V x 2 (u)/ngày.

       + Levocetirizine 5mg 1 V (u)/ngày.

     - Nâng thể trạng bằng dịch truyền.

3.3.4. Rút mèche mũi vào ngày thứ 2 dau phẫu thuật.

3.3.4. Nội soi kiểm tra hút nhầy hố mổ.

     - Theo dõi cho bệnh nhân tái khám 2 tuần 1 lần trong tháng đầu, 1 tháng 1 lần trong 2 tháng sau và 3 tháng 1 lần cho những tháng sau.

Tài liệu tham khảo

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.

HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

1.1. Rối loạn tiền đình là một trạng thái bệnh lý biểu hiện trên lâm sàng bởi triệu chứng chóng mặt và rối loạn thăng bằng.

1.2. Nguyên nhân:

     - Hội chứng tiền đình ngoại biên: trong mê đạo hoặc sau mê đạo.

     - Hội chứng tiền đình trung ương:

       + Ngộ độc Barbiturat.

       + Thiểu năng mạch máu thân nền., Các khối u.

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Chóng mặt:

     - Xuất hiện từng cơn một cách đột ngột hoặc khi cử động mạnh hoặc khi thay đổi tư thế đầu. Cơn kéo dài từ vài phút đến vài giờ.

     - Bệnh nhân có cảm giác xoay tròn hoặc di chuyển theo một hướng nào đó

2.2. Rối loạn thăng bằng: cảm giác bồng bềnh ngồi không vững,

2.3. Rối loạn giao cảm: xanh tái, toát mồ hôi, buồn nôn, nôn, tim đập mạnh.

2.4. Khám lâm sàng:

     - Dấu hiệu rung giật nhãn cầu ( nystagmus ) đánh về chiều ngước với bên tai bệnh.

     - Dấu hiệu Romberg nghiêng về tai bệnh.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Điều trị nội khoa:

     - Ngưng ngay hóa chấn nhiễm độc.

     - Nghỉ ngơi tuyệt đối yên tĩnh.

     - Ăn thức ăn lỏng dễ tiêu.

3.1.1. Thuốc:

     - Glucose 10% - 30%.

     - Giãn mạch:

       + Piracetam 12g truyền tĩnh mạch/ngày.

       + Hoặc Piracetam 400mg 1V x 2 (U)/ngày.

       + Flunarizine 5mg ( Sibelium ) 1 V (U) tối.

     + Cinnarizin 25mg ( Sturgeron ) 1 V x 3 (U)/ngày.

     - Chống chóng mặt:

       + Acetyl DL leucine 500mg ( Tanganyl ) 1 V x 3 (U)/ngày.

       + Betahistine 16mg 1 V x 3 (U)/ngày.

       + Trimetazidine 35mg ( Vaspycar ) 1 V x 2 (U)/ngày.

     - Hủy mê nhĩ bằng thuốc nếu điều trị các thuốc trên không hiệu quả Gentamycine 0,5 - 1mg/kg/lần bơm vào hòm nhĩ.

3.2. Điều trị ngoại khoa:

     - Chỉ đặt ra khi điều trị nội không thành công.

     - Các phương pháp phẫu thuật: khoét rộng đa chủm nếu viêm xương chủm.

     - U dây thần kinh VIII phối hợp ngoại thần kinh.

Tài liệu tham khảo

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

VIÊM VA

 

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Viêm VA ( Végétations Adénoides ) là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ từ 1 – 5 tuổi.

     - Tỷ lệ viêm VA khoảng 20 – 30% trong số các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.

     - Bệnh hay tái phát và thường gây biến chứng như viêm tai giữa, viêm mũi xoang, viêm phế quản, tắc nghẽn đường thở kéo dài ảnh hưởng đến sự phát triển sọ mặt của trẻ.

     - Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây hiều phiền phức và ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của trẻ:

       + Vi khuẩn thường gặp: group A beta hemolytic streptococcus, Hemophilus influenza, Streptococcus pneumonie, Moraxella catarrhalis, Staphylococcus aureus, Mycobacteria, Anarobic.

       + Virus: Rhinovirus, Epstein barr, Adenovirus, Influenza A và B …

  1. LÂM SÀNG.

2.1. Chẩn đoán:

     - Cấp: sốt cao, chảy mũi xanh, nghẹt mũi cả 2 bên, đôi khi có viêm tai giữa.

     - Mạn: nghẹt mũi kéo dài, chảy mũi xanh, biến dạng xương vùng mặt, nghe kém.

     - Họng: thành sau họng dịch nhầy đục từ trên chảy xuống, niêm mạc họng đỏ.

2.2. Cận lâm sàng:

     - Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số, có bạch cầu tăng. CRP tăng.

     - Nội soi mũi: VA to ở cửa mũi sau.

     - X quang cổ nghiêng.

2.3. Biến chứng :

     - Viêm tai giữa cấp, viêm tai giữa thanh dịch.

     - Viêm mũi xoang.

     - Viêm họng – Amygdal.

     - Viêm thanh quản cấp.

     - Biến dạng dọ mặt : trẻ có khuôn mặt « VA «  như mặt nhỏ, miệng há, cằm nhô ra.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Nội khoa :

3.1.1. Rửa mũi, khí dung mũi ( corticoid và kháng sinh ).

3.1.2. Kháng sinh :

     - Nhóm Beta – lactam :

       + Amoxicillin 50 – 100mg/kg/ngày.

       + Amxicillin + Acid Clavulanic 50mg/kg x 2 lần/ngày.

       + Cephalosporine tuỳ theo mức độ bệnh có thể chọn :

           Thế hệ thứ I: Cephalexin, Cephadroxil: 50mg/kg x 3 lân/ngày.

           Thế hệ thứ II: Cefuroxim ( Zinnat … ) 10mg/kg x 3 lần/ngày.

           Thế hệ thứ III: Cefpodoxim ( Napotel ), Cefetamet ( Cetamet ) … 10mg/kg

x 2 lần/ngày.

     - Nhóm Macrolide: Azthromycin ( Azoget 250mg ) 10 – 20 mg/kg lần

duy nhất/ngày trong 3 – 5 ngày.

     - Thời gian điều trị 10 – 14 ngày.

3.1.3. Hạ sốt: Paracetamol 30 – 40mg/kg/ngày.

3.1.4. Kháng dị ứng: Chlopheramin 4mg.

3.1.5. Loãng nhầy: Acetyl cystein.

3.1.6. Giảm họ.

3.2. Ngoại khoa.

     - Nạo VA khi điều trị nội khoa thất bại hoặc VA quá phát gây biến chứng.

     - Chỉ định nạo VA:

       + Viêm VA tái đi tái lại nhiều lần trong năm: nhiều hơn 5 lần/năm.

       + VA quá phát gây bít tắc cửa mũi sau ( phát hiện qua nội soi ).

       + Viêm VA đã gây biến chứng ( viêm tai giữa, viêm họng ).

  1. THEO DÕI.

4.1. Sau nạo VA:

4.1.1. Theo dõi:

     - Chảy máu ra ngoài mũi hoặc nôn ra miệng.

     - Nhiệt độ: để phát triển sớm nhiễm trùng.

     - Hô hấp.

4.1.2. Xuất viện:

     - Khi dấu hiệu sinh tồn ổn và hết chảy máu.

     - Hướng dẫn chế độ ăn:

       + 2 – 3 giờ sau nạo nếu không có chảy máu cho trẻ uống sữa lạnh, sau đó ăn nhẹ, thức ăn mềm loãng.

       + Sau 2 ngày ăn cháo hoặc cơm.

Tài liệu tham khảo

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.

VIÊM AMYDAL

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Thường gặp mọi lứa tuổi, trẻ em nhiều hơn người lớn.

     - Vi khuẩn gây bệnh chủ yếu là gram dương, có thể tìm thấy vi nấm, vi trùng kỵ khí và cả siêu vi trùng. Thường gặp là group A beta hemolytic streptococcus, Staphylococcus aureus, Hemophilus influenza

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Viêm Amygdal cấp.

     - Sốt cao 39 – 400C.

     - Đau họng, nuốt khó.

     - Giọng nói thay đổi và hơi thở hôi.

     - Khám họng: 2 Amydal to, đỏ, niêm mạc họng đỏ.

     - Diễn biến thường tự khỏi sau 1 tuần.

     - Cận lâm sàng:

       + Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số có bạch cầu tăng. CRP tăng.

     + Phết họng xét nghiệm hay nuôi cấy định danh vi khuẩn và làm kháng sinh đồ.

2.2. Viêm Amygdal mạn:

     - Nuốt vướng, ho khan.

     - Hơi thở hôi.

     - Khám họng: Amygdal to hoặc có hốc bả đậu, hay nhiều ngốc ngách.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Nội khoa.

3.1.1. Vệ sinh răng miệng.

3.1.2. Rửa mũi, khí dung họng ( corticoid và kháng sinh ) hoặc súc họng nước muối ấm.

3.1.3. Kháng sinh: - Thời gian điều trị 10 – 14 ngày.

     - Nhóm Beta – lactam :

       + Amoxicillin 50 – 100mg/kg/ngày.

       + Amxicillin + Acid Clavulanic 50mg/kg x 2 lần/ngày.

       + Cephalosporine tuỳ theo mức độ bệnh có thể chọn :

           Thế hệ thứ I: Cephalexin, Cephadroxil: 50mg/kg x 3 lân/ngày.

           Thế hệ thứ II: Cefuroxim ( Zinnat … ) 10mg/kg x 2 lần/ngày.

           Thế hệ thứ III: Cefpodoxim ( Napotel ), Cefetamet ( Cetamet ) … 10mg/kg x 2 lần/ngày.

     - Nhóm Macrolide: Azthromycin ( Azoget 250mg ) 10 – 20 mg/kg lần

duy nhất/ngày trong 3 – 5 ngày.

3.1.4. Kháng viêm chống phù nề:

     - Corticoid dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch.

     - Hoặc kháng viêm dạng men:

       + Alpha chymotrypsin.

       + Serratipeptidase …

3.1.5. Giảm họ.

3.1.6. Nâng thể trạng.

3.2. Ngoại khoa:

     Theo Viện Hàn Lâm về Tai Mũi Họng và Phẫu thuật Đầu Cổ Mỹ ( AAO-HNS ) có các chỉ định lâm sàng về phẫu thuật cắt Amygdal như sau:

3.2.1. Chỉ định tuyệt đối:

     - Amygdal phì đại gây tắc nghẽn đường hô hấp trên, nuốt đau nhiều, rối loạn giấc ngủ,

hoặc kèm theo các biến chứng tim mạch.

     - Abcès quanh Amygdal không đáp ứng với điều trị nội khoa và thủ thuật dẫn lưu ngoại khoa, trừ khi phẫu thuật được tiến hành trong giải đoạn cấp của bệnh.

     - Viêm Amygdal gây biến chứng sốt cao co giật, viêm tai giữa, viêm xoang …

     - Amygdal cần sinh thiết để xác định giải phẫu bệnh.

3.2.2. Chỉ định tương đối:

     - Viêm Amygdal từ 3 đợt trở lên mỗi năm dù đã được điều trị nội khoa tích cực.

     - Hơi thở và vị giác hối kéo dài do viêm Amygdal mạn không đáp ứng với điều trị nội khoa.

     - Viêm Amygdal mạn hoặc tái phát trên một bệnh nhân mang mầm bệnh Streptococcus không đáp ứng với các kháng sinh kháng beta – lactam.

     - Phì đại Amygdal một bên nghi ngờ khối u tân sinh.

  1. TREO DÕI.

       Sau nạo cắt Amygdal:

4.1. Theo dõi:

     - Nước bọt, dấu hiệu sinh tồn 1 giờ/lần trong 3 giờ đầu sau cắt Amygdal.

     - Mực độ đau họng giảm dần từ ngày thứ 3 và đến hết đau vào ngày thứ 10 – 12.

4.2. Chế độ ăn:

     - Hai ngày đầu: dữa lạnh.

     - Ngày 3 – 4 : ăn cháo đặc.

     - Ngày 5 – 6 : Ăn cháo đặc.

     - Ngày 7 – 10 : ăn cơm nhão, sau đó cơm bình thường.  

4.3. Xuất viện:

     - Khi dấu hiệu sinh tồn ổn và 2 hố Amygdal khô, không chảy máu.

     - Dặn dò nghỉ ngơi, tránh lao động nặng.

     - Cử thức ăn: chưa, cai, cứng, nóng trong 10 ngày.

     - Cấp toa 5 ngày.

     - Tái khám 1 lần sau xuất viện.

Tài liệu tham khảo

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.

ABCÈS QUANH AMYDAL

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Abcès quanh Amygdal là sự nung mủ của tổ chức liên kết lỏng lẻo ở bên ngoài bọc Amygdal.

     - Tác nhân:

       + Vi khuẩn yếm khí có tỷ lệ cao 75%.

       + Vi khuẩn hiếu khí: Streptococcus pneumonie, Hemophilus influenza, Staphylococcus aureus.

  1. LÂM SÀNG.

2.1. Chẩn đoán :

     - Khởi đầu bằng đau họng, đau lan lên tai.

     - Sốt cao 39 – 400C, bộ mặt nhiễm trùng.

     - Chảy nước bọt, giọng ngậm hột thị.

     - Hơi thở hôi.

     - Há miệng hạn chế.

     - Khám : họng đỏ, lưỡi gà bị đẩy lecu65 1 bên, trụ trước Amygdal sưng phồng và Amygdal to đẩy vào trong.

2.2. Cận lâm sàng :

     - Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số có bạch cầu tăng., CRP tăng.

     - Phết họng hay chọc hút mủ tìm vi khuẩn là làm kháng sinh đồ.

III. ĐIỀU TRỊ,

3.1. Kháng sinh phổ rộng : tuỳ theo mức độ của bệnh lựa chọn kháng sinh cho phù hợp.

3.1.1. Amxicillin + Acid Clavulanic ( Curam ) 1g, 1 lọ x 2 TMC/ngày.

3.1.2. Cephalosporine thế hệ thứ II, III:

     - Thế hệ thứ II:

       + Cefuroxim ( Zinnat, Zinacef … ) 1g: 1 lọ x 3 TMC/ngày.

       + Biloxim 1,5g: 1 lọ x 2 TMC/ngày

     - Thế hệ thứ III:

       + Cefotaxim 1g : 1 lọ x 2 TMC/ngày.

      + Ceftriazon 1g : 1 lọ x 2 TMC/ngày.

3.2. Kết hợp thêm Nhóm Metronidazole 500mg = 100ml : 1 chai x 2 TTM/ngày.

3.3. Kháng viêm chống phù nề:

     - Corticoid dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch.

     - Hoặc kháng viêm dạng men:

       + Alpha chymotrypsin.

     + Serratipeptidase …

3.4. giảm đau, hạ sốt: Paracetamol 30 – 40 mg.kg/ngày uống hay truyền tĩnh mạch.

3.5. Rạch dẫn lưu ổ mủ.

3.6. Nâng thể trạng.

3.7. Cắt Amygdal sau 3 tháng.

Tài liệu tham khảo

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

VIÊM HỌNG

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Viêm họng là viêm niêm mạc họng trong đó có lớp lien bào, tuyến nhầy, nang lympho.

     - Tác nhân:

       + Vi khuẩn thường gặp: group A beta hemolytic streptococcus, Hemophilus influenza, Streptococcus pneumonie, Moraxella catarrhalis, Staphylococcus aureus, Mycobacteria, Anarobic.

       + Virus: Rhinovirus, Epstein barr, Adenovirus, Influenza A và B …

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Lâm sàng:

     - Đau rát họng, khát nước, mệt mỏi, chỷ nước mũi ( do virus cúm ).

   - Sốt, ớn lạnh, nhức đầu.

     - Hạch viêm ở góc hàm.

     - Khám: niêm mạc họng đỏ, trụ trước và sau Amygdal đỏ đôi khi có giả mạc.

2.2. Cận lâm sàng:

     - Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số có bạch cầu tăng. CRP tăng.

     - Phết họng soi tươi, cấy tìm nguyên nhân, kháng sinh đồ.

III. ĐIỀU TRỊ.

     - Nếu do siêu vi không cần sử dụng kháng sinh, chỉ điều trị triệu chứng.

     - Kháng sinh nếu có nhiễm trùng, thời gian điều trị 7 – 10 ngày.

3.1. Trẻ em:

3.1.1. Nhóm Beta – lactam :

     - Amoxicillin 50 – 100mg/kg x 3 lần/ngày.

     - Amoxicillin + Acid Clavulanic 50mg/kg x 2 lần/ngày.

     - Cephalosporine tuỳ theo mức độ bệnh có thể chọn :

       + Thế hệ thứ I: Cephalexin, Cephadroxil: 50mg/kg chia 3 lần/ngày.

       + Thế hệ thứ II: Cefuroxim ( Zinnat … ) 10mg/kg x 3 lần/ngày.

       +Thế hệ thứ III: Cefpodoxim ( Napotel ), Cefetamet ( Cetamet ) … 10mg/kg x 2 lần/ngày.

3.1.2. Nhóm Macrolide:

     - Azthromycin ( Azoget 250mg ) 10 – 20 mg/kg lần duy nhất/ngày.

     - Lincosamid: Clindamycin 15 – 40mg/kg chia 3 lần/ngày.

3.2. Người lớn:

3.2.1. Nhóm Beta – lactam :

     - Amoxicillin 0,5g x 3 lần/ngày.

     - Amoxicillin + Acid Clavulanic: 1 V x 2 lần/ngày.

     - Cephalosporine tuỳ theo mức độ bệnh có thể chọn :

       + Thế hệ thứ I: Cephalexin, Cephadroxil: 2 V x 2 lần/ngày.

       + Thế hệ thứ II: Cefuroxim ( Zinnat … ) 1 V x 2lần/ngày.

       +Thế hệ thứ III: Cefpodoxim ( Napotel ), Cefetamet ( Cetamet ): 2 V x 2 lần/ngày.

3.2.2. Nhóm Macrolide:

- Azthromycin ( Azoget 250mg ) 2 V lần duy nhất/ngày x 3 – 5 ngày.

- Lincosamid: Clindamycin 0,3 g x 3 lần/ngày.

3.3. Kháng viêm chống phù nề:

     - Corticoid dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch.

     - Hoặc kháng viêm dạng men:

       + Alpha chymotrypsin.

       + Serratipeptidase …

3.4. giảm đau, hạ sốt: Paracetamol 30 – 40 mg.kg/ngày uống hay truyền tĩnh mạch.

3.5. Trợ sức Vitamine.

3.6. Xông họng ( Corticoid và kháng sinh ) hoặc súc họng nước muối ấm.

Tài liệu tham khảo

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.

         PHẦN: RĂNG-HÀM-MẶT

SÂU RĂNG

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

1.1. Sâu răng là một bệnh ở tổ chức cứng của răng ( men, ngà và cement ), đặc trưng bởi sự khử khoáng làm tiêu dần các chất vô cơ, hữu cơ ở men răng, ngà răng tạo thành lỗ sâu và không hoàn nguyên được.

1.2. Có nhiều định nhĩa về bệnh sâu răng, dựa trên những nghiên cứu và nhận xét khác nhau về nguyên nhân cũng như tiến trình của bệnh, bệnh sâu răng có thể được định nghĩa như sau:

     - Bệnh sâu răng là một quá trình động, diễn ra trong mảng bám vi khuẩn dính trên mặt răng, đưa đến cân bằng giữa mô răng với chất dịch chung quanh và theo thời gian, hậu quả là sự mất khoáng của mô răng ( Fejerkov và Thylstrup ).

     - Là bệnh nhiễm trùng của mô răng biểu hiện đặc trưng bởi các giai đoạn mất và tái khoáng xen kẻ nhau ( Silverston ).

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Triệu chứng lâm sàng:

     - Sâu răng: đau khi kích thích như ăn, uống nóng, lạnh hoặc khi thức ăn lọt vào lỡ sâu. Hết đau khi hết kích thích.

     - Viêm quanh chóp răng:

       + Giai đoạn cấp tính: bệnh nhân mệt mỏi, sốt, đau nhiều ở răng nguyên nhân, răng có thể lung lay, nướu tương ứng đỏ, đau tăng khi chạm vào răng đối diện, có thể gây abcès xung quanh.

       + Giai đoạn mãn tính: không có dấu hiện toàn thân. Răng đổi màu xám đục, có thể có lỗ dò ở nướu. X quang có hình ảnh thấu quang chóp răng, dây chằng nha chu dãn rộng.

2.2. Cận lâm sàng:

     X quang quanh chóp, phim chếch, nghiêng ( maxillaire ).

2.3. Chẩn đoán phân biệt:

     - Mòn ngót cổ răng: đáy nhẵn và cứng.

     - Sún răng: đáy cứng và phát triển theo bề rộng.

     - Thiểu sản men: đáy cứng và có từ khi răng mọc.

     - Men răng đổi màu do nhiễm flour.

     - Viêm tuỷ răng có cơn đau tự phát.

     - Viêm quanh răng: đau liên tục, răng hơi lung lay và trồi lên.

     - Tuỷ chết: răng đổi màu, không đau khi kích thích.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Nguyên tắc:

     - Trám răng.

3.2. Điều trị:

     - Dùng mũi khoan lấy hết mô sâu:

       + Mếu sâu ngà thì trám tạm theo dõi 1 tuần.

       + Nếu sâu men hoặc sâu ngà nông thì trám bằng vật liệu trám GIC, hoặc composit hoặc amalgam tuỷ răng

  1. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM.

   Tái khám sau 1 – 2 tuần nếu trám tạm hoặc ngay khi đau tự phát.

Tài liệu tham khảo

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.

NHỔ RĂNG KHÔN MỘC LỆCH CÓ BIẾN CHỨNG

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Phẩu thuật nhổ răng khôn lệch có biến chứng chiếm vị trí quan trọng trong phẩu thuật miệng, bởi vì nó chiếm tỷ lệ lên cao nhất trong các loại răng hàm gây biến chứng: viêm nhiễm, áp xe hàm mặt.

II.CHỈ ĐỊNH.

     - Viêm quanh thân răng (viêm lợi trùm răng khôn).

     - Chèn ép các răng kế cận gây lệch cung răng.

     - Viêm mô tế bào hoặc viêm xương tuỷ hàm…

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH.

     - Người bệnh có bệnh toàn thân: ưa chảy máu, máu chậm đông, thiếu máu nặng, tăng bạch cầu, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim, thai nghén,…

     - Người bệnh cao tuổi, sức khoẻ không cho phép phẩu thuật.

IV.CHẨN BỊ.

4.1. Phương tiện:

     - Đầy đủ phương tiện nhổ răng khó.

     - Dụng cụ:

     + Phần mềm gồm: dao, kéo con và cây bóc tách vạt niêm mạc.

     + Phần xương: cắt xương với mũi khoan phẩu thuật. Kềm gặm xương để bấm xương ổ răng. Cây giũa xương.

     + Kim, chỉ khâu catgut.

     + Kềm kẹp kim. bẩy và kềm thích hợp với từng loại răng.

     - Dụng cụ gây tê.

     - Thuốc sát khuẩn:

     + Bông gạc đã hấp tiệt khuẩn.

     + Dung dịch NaCl 0,9%.

4.2. Người bệnh:

     - Hồ sơ bệnh án: rõ ràng, tỉ mỉ, phải có xét nghiệm máu, phim X-quang tại chổ.

V.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH.

5.1. Sát khuẩn tại chổ bằng cồn.

5.2. Vô cảm bằng tê tại chổ với thuốc tê có adrenalin 1/100.000.

5.3. Kỹ thuật:

     - Rạch tạo vạt niêm mạc theo nguyên tắc mở rộng phẩu trường (hình Z, hình T…).

     - Mở xương, bộc lộ răng bằng máy cắt xương, mở bộc lộ ½ chiều cao thân răng (nằm ngang), hoặc cắt thân, cắt chân…

     - Lấy răng bằng bẩy và kềm.

     - Khâu phục hồi bằng chỉ Catgut.

VIÊM TUYẾN NƯỚC BỌT MANG TAI

  1. Viêm tuyến nước bọt mang tai do vi khuẩn.

1.1. Triệu chứng:

     - Ở thời kỳ cương nề, sưng rõ rệt vùng mang tai lan ra sau góc hàm, biến dạng dái tai, có thể nghe kém, khít hàm. Tiến tới sưng mủ, niêm mạc miệng khô, lỗ ống Stenon cương nề, đỏ, có mủ lẫn nước bọt, có sốt vừa hoặc cao.

1.2. Điều trị :

     - Kháng sinh liều cao, vitamin, thuốc lợi tiết nước bọt.

     - Uống nhiều nước, xoe ép tuyến nước bọt, cho nhai kẹo gôm.

     - Chích tháo mủ nếu cần: ở trong miệng hoặc ngoài da tuỳ triệu chứng.

  1. Viêm tuyến nước bọt mang tai do virus ( quai bị).

     - Lúc đầu viêm một bên, một đến vài ngày sau lan sang hai bên.

     - Chẩn đoán phân biệt với do vi khuẩn: viêm cả hai bên và không có mủ.

Điều trị:

     - Thuốc an thần, vitamin, vệ sinh răng miệng, họng, nghỉ ngơi, đắp nóng lên mang tai.

     - Dùng kháng sinh khi có bội nhiễm.

PHẪU THUẬT ABCÈS HÀM MẶT CÁC LOẠI

 

  1. PHÂN LOẠI.

   Tuỳ theo nguyên nhân áp xe có thể hình thành các vùng .

     - Áp xe dưới lợi.

     - Áp xe quanh thân răng,

     - Áp xe má,

     - Áp xe môi trên ,dưới,cằm,

     - Áp xe tiền đình trên hoặc dưới,

     - Áp xe vòm miệng,

     - Áp xe vùng dưới hàm,

     - Áp xe vùng cằm,

     - Áp xe dưới lưỡi-dưới niêm mạc,

     - Áp xe hố mắt,

     - Áp xe lưỡi,

  1. CHỈ ĐỊNH.

     - Mở các ổ áp xe khi đã có dấu hiệu làm mủ, chuyển sóng khi thăm khám.

     - Áp xe điều trị kháng sinh, chống viêm không khỏi, làm mủ: thông thường từ 6-7 ngày.

III. CHUẨN BỊ.

   Người bệnh: không có bệnh về tim mạch,hô hấp.

  1. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH.

4.1. Vô cảm: gây tê tại chỗ.

4.2. Kĩ thuật :

     - Áp xe nông : gây tê, rạch mở ổ áp xe đối với áp xe nông dưới niêm mạc, dưới da, chỉ rạch vừa đủ đứt niêm mạc hay da. Luồng kẹp cầm máu mở rộng ổ áp xe để dẫn lưu hết mủ. Có thể dẫn lưu mủ bằng cao su. Thay sau 48 giờ, bơm rửa cho đến khi hết mủ.

     - Áp xe sâu : rạch nơi có thể tránh sẹo xấu, lộ ra ngoài (dưới bờ nền xương hàm, nếp rãnh tự nhiên…) tránh các thương tổn mạch thần kinh : luoàng kẹp Rocher vào ổ mủ, mở rộng dẫn lưu.

  1. THEO DÕI.

     - Thay băng, bơm rửa ổ mủ, thay dẫn lưu sau mỗi 48 giờ,hoặc hằng ngày nếu nhiều mủ.

     - Mạch, nhiệt độ, huyết áp giảm và trở lại bình thường khi đã dẫn lưu hết mủ và xử lý răng nguyên nhân.

     - Nhổ răng nguyên nhân nếu là răng cối, nhất là răng khôn.

     - Chữa các răng nguyên nhân.

     - Kháng sinh, chống viêm, nâng đỡ thể trạng.

VIÊM Ổ RĂNG KHÔN SAU KHI NHỔ

  1. TRIỆU CHỨNG.

     - Sau khi nhổ khoảng hai ngày bệnh nhân đau dữ dội.

     - Không sốt.

     - Khám ở răng không có mủ, nướu quanh ổ răng không đỏ, không sưng.

     - Ổ răng hở xương ổ, không được bao phủ bởi cục máu đông, nếu không can thiệp triệu chứng đau bién mất sau 10 ngày.

  1. ĐIỀU TRỊ.

     - Nếu ổ răng nhỏ : có thể nhét bấc tẩm Eugenol, thay bấc mỗi ngày đến khi mất triệu chứng đau. Hoặc dàng song kích thích xương ổ răng để máu chảy ra tạo cục máu đông che lắp, bảo vệ xương ổ.

     - Nếu ổ răng to: gây tê, dùng kềm gặm bớt xương, khâu kín ổ răng

PHỤC HỒI VẾT THƯƠNG VÙNG HÀM MẶT

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

Vết thương phần mềm không tổn thương xương.

  1. CHỈ ĐỊNH.

     - Đụng dập đơn giản.

     - Xước da nông.

     - Vết thương thẳng hoặc dập nát.

     - Vết thương xé nát, dập đứt hoặc mất tổ chức.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH.

       Không khâu kỳ đầu:

     - Vết thương muộn sau 24-36 giờ.

     - Vết thương bẩn.

     - Vết thương mất nhiều tổ chức căng khi khâu.

  1. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH.

4.1. Vô cảm: gây tê tại chỗ.

4.2. Kĩ thuật:

     - Mở rộng vết thương, bơm rửa sạch bằng dung dịch NaCl 0,9%, nước oxy già 3-5 thể tích, lấy hết dị vật.

     - Cắt xén mép vết thương, khâu trực tiếp kín hai mép bằng chỉ nhỏ, mũi rời.

     - Khâu định hướng: vết thương giập nát tổ chức nghiêm trọng, tách niêm mạc và da, khâu kéo hai mép gần khít để điều khiển liền sẹo về vị trí bình thường. Khâu tăng cường bằng phương pháp Donati giảm căng.

     - Khâu muộn: vết thương đến muộn sau 24 giờ, bẩn nhiễm khuẩn, mất nhiều tổ chức. Sau khi đã làm sạch vết thương (bơm rửa, khử khuẩn) vài ngày, cắt bỏ tổ chức dập nát, hoại tử, cắt lọc mép vết thương, sau đó khâu bằng mũi chỉ rời.

  1. THEO DÕI XỬ LÝ TAI BIẾN.

     Nhiễm khuẩn: dẫn lưu mủ, làm sạch ổ nhiễm khuẩn, lấy hết dị vật,cho kháng sinh, chống viêm. Có thể đóng vết mổ kỳ hai.  

VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM VÙNG HÀM MẶT

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Vết thương phần mềm không tổn thương xương vùng hàm mặt.

     - Vết thương do sang chấn luôn luôn phá vỡ các cấu trúc giai phẫu học bình thường.

     - Do đó, việc phục hồi hình dáng và chức năng vùng hàm mặt đòi hỏi sự chú ý phẫu thuật ở mức độ cao, nắm vững về giải phẫu học đầu mặt cổ rất quan trọng đối với cả sơ cứu ban đầu cũng như tạo hình về sau.

     - Nó cũng còn xử trí cho thẩm mỹ về vùng hàm mặt cho con người về sau.

     - Xem thêm bài chấn thương, đa chấn thương và vết thương, đa vết thương của khoa ngoại.

  1. PHÂN LOẠI.

2.1. Vết thương đụng dập:

     - Là loại vết thương gây nên do va chạm bởi một vật đầu tù, không là rách da.

     - Vật đập vào gây xuất huyết hoặc máu tụ dưới da.

     - Không xuất huyết thường tự giới hạn và phản ánh ra ngoài bằng màu tím thấy rõ nhất sau 48 giờ. Từ từ nó chuyển sang màu xanh lá cây, rồi vàng, mờ dần và cuối cùng tiêu biến đi trong tổ chức sâu.

2.2. Vết thương xây sát:

     - Là vết thương nông, do sự ma sát một vật cứng ráp trên mặt da làm chợt lớp da bên ngoài để lộ một diện tổ chức thô ráp,rướm máu.

     - Mặt dù là tổn thương nông nhưng để lộ các tiêu dây thần kinh trên mặt da nên thường gây đau rát.

2.3. Vết thương xuyên:

     - Là loại vết gây ra do một vật nhỏ sắc nhọn như mũi dùi – dao – tên hoặc mảnh hoả khí …

     - Vết thương bao giờ cũng sâu là liên quan đến các hốc tự nhiên.

     - Vết thương nhỏ hay lớn phụ thuộc vào vật gây ra nó.

2.4. Vết thương rách:

     - Là loại vết thương phần mềm hàm mặt thương gặp nhất.

     - Nguyên nhân thương do các vật sắc nhọn bằng kim khí hoặc thuỷ tinh.

     - Tuỳ theo vị trí, vết thương có thể liên quan sẽ mạch máu, thần kinh hoặc các cơ quan sâu bên dưới.

     - Tuỳ theo mức độ, vết thương có thể có rách ít hay nhiều, nông hay sâu.

2.5. Vết thương lóc da:

     - Được coi như là một trong những loại vết thương phần mềm là cho khuôn mặt bị xấu xí, biến dạng nhiều nhất.

     - Vết thương ảnh hưởng đến tổ chức dưới da hoặc ở mức độ trên màng xương nhưng không mất tổ chức.

2.6. Vết thương thiếu hổng:

     - Vết thương gây mất đi một phần hoặc phá nát rộng tổ chức phần mềm.

III. CHẨN ĐOÁN.

3.1. Triệu chứng lâm sàng:

     - Rách da, chảy máu, sưng nề, bầm tím, đau nhức, trường hợp năng có thể bị chóng chấn thương.

3.2. Cận lâm sàng:

     - Chụp X quang vùng mặt thẳng nghiêng để kiểm tra xem có gãy xương kèm theo không.

     - Xét nghiệm tiền phẫu.

  1. ĐIỀU TRỊ:

4.1. Nguyên tắc:

     - Nguyên tắc chung trong điều trị vết thương phần mềm hàm mặt:

       + Làm sạch vết thương.

       + Cắt lọc vết thương ( nếu cần ).

       + Khâu đóng vết thương.

     - Xử trí vết thương phần mềm cần phải thực hiện cẩn thận, tỉ mỉ mới co thể tránh được những hậu quả đáng tiếc.

     - Theo dõi và chăm sóc vết thương: thay băng rửa vết thương hàng ngày.

4.2. Điều trị vết thương đến sớm trước 72 giờ:

     - Khâu đóng từng lớp tổ chức một, khâu mũi rời.

     - Không để lại khoảng chết có thể đọng dịch, máu …

     - Không làm sang chấn thêm tổ chức.

     - Nếu vết thương thông vào miệng, cần đóng kín niêm mạc miệng trước.

     - Khâu da:

       + Khâu da phải thẳng, đều, nếu vết thương căng có thể khâu Donatic ( xa xa, gần gần ) xen kẽ mũi rời.

       + Nếu vết thương thẳng, không căng nên khâu trong da để bảo đảm thẩm mỹ.

       + Để tránh biến dạng vùng mặt, cần khâu các mũi khoá hay các mũi mốc như góc mắt, mi mắt, cánh mũi, khoé miêng, đường viền môi …

       + Khi có thiếu hổng lớn, các mép không che kín vết thương hoặc quá căng, thông các hốc tự nhiên, lộ xương cần khâu định hướng để kéo các mép vết thương vào vị trí gần bình thường.

       + Luôn luôn chú ý thẩm mỹ vùng hàm mặt về sau.

4.3. Điều trị vết thương đến muộn sau 72 giờ:

     - Vết thương sạch:

       + Nếu vết thương sạch không có dấu hiệu nhiễm trùng có thể khâu vết thương ngay ( kỹ thuật khâu giống như trên ).

     - Vết thương nhiễm:

       + Nếu vết thương đến muộn bị nhiễm trùng thì tiến hành khâu vết thương hai thì ( làm sạch vết thương, sử dụng kháng sinh, kháng viêm trước, sau đó mới tiến hành khâu vết thương ).

       + Luôn luôn chú ý thẩm mỹ vùng hàm mặt về sau.

  1. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM.

- Thay băng mỗi ngày.

- Cắt chỉ sau 7 – 10 ngày.

- Tái khám ngay khi có dấu hiệu sưng, đau, chảy dịch mủ.

Tài liệu tham khảo

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

 

BỆNH NHA CHU

(Bệnh viêm nướu – Viêm nha chu)

  1. VIÊM NƯỚU.

1.1. Triệu chứng

     - Dưới 35 tuổi.

     - Sưng, nóng, đỏ, đau.

     - Nướu dễ chảy máu.

     - Không có túi nướu hoặc túi cạn.

     - Không hoặc ít tiêu xương ổ.

     - Cao răng trên nướu.

1.2. Điều trị:

     - Lấy cao răng trên và dưới nướu.

     - Hướng dẫn phương pháp chải răng đúng cách.

  1. VIÊM NHA CHU.

2.1. Triệu chứng.

     - Trên 35 tuổi.

     - Sưng, nóng, đỏ, đau.

     - Nướu dễ chảy máu.

     - Có túi nha chu (trên 03mm).

     - Tiêu xương ổ răng, Răng lung lay, di chuyển.

     -Cao răng trên và dưới nướu.

2.2. Điều trị:              

     - Lấy cao răng trên và dưới nướu, nạo túi nha chu.

     - Kháng sinh, kháng viêm, giảm đau.

     - Hướng dẫn phương pháp chải răng đúng cách.


ABCÈS NHA CHU

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Viêm nướu là một hình thức rất phổ biến và nhẹ của bệnh ( nha chu ).

     - Mảng bám là nguyên nhân gây kích ứng, mẩn đỏ và ( viêm ) sưng nướu răng.

     - Bởi vì bệnh viêm lợi có thể rất nhẹ, có thể không ý thức được rằng có điều kiện.

     - Những điều quan trọng để tránh có viêm nướu nặng và điều trị kịp thời.

     - Viêm nướu có thể dẫn đến các bệnh về lợi nghiêm trọng hơn nhiêu ( nha chu ) và cuối cùng mất răng.

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Triệu chứng lâm sàng:

     - Nướu sưng, đổi màu đỏ, abcès ở một răng tương ứng hoặc nhiều răng.

     - Răng lung lay, đau nhức dữ dội, đau âm ỉ.

     - Răng có nhiều vôi bám, không sâu răng.

     - Đôi khi có sốt nhẹ.

     - Tái phát nhiều lần.

2.2. Cận lâm sàng:

     - Chụp X quang chóp, Panorex hoặc chếch nghiêng.

     - Xét nghiệm tiền phẫu.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Nguyên tắc:

     - Lấy sạch mảng bám, vôi răng.

3.2. Điều trị:

     - Rạch, nạo abcès, cạo vôi răng, hướng dẫn vệ sinh răng miệng.

     - Nếu cấp tính, cấp toa: kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, thuốc súc miệng.

     - Sau khi triệu chứng cấp tính giảm:

       + Cạo vôi răng + xử lý mặt gốc răng.

     + Gây tê nạo ổ abcès nha chu lấy sạch mô hạt, mô hoại tử.

       + Chữa tủy răng nếu chết tủy ngược dòng.

  1. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM.

     - Tái khám sau 3 - 7 ngày.

     - Cạo vôi răng định kỳ 3 tháng/lần.

Tài liệu tham khảo

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

VIÊM TỦY RĂNG

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

1.1. Tủy răng là một bộ phận trong cùng của răng, là một tổ chức liên kết có nhiều mạch máu và dây thần kinh. Tủy có hình của răng và chia làm 2 phần:

     - Phần trên là thân tủy. Phần dưới là tủy chân.

1.2. Tủy được chứa trong một xoang kín, được che chở hết sức cẩn thận nên thường chỉ thay đổi về tuần hoàn của mạch máu mơi có ảnh hưởng đến tủy. Những thay đổi náy, khi nhẹ và nhất thời chỉ gây nên các hư hại nhất thời, Khi nặng và kéo dài có thể gây những hiện tượng sau:

     - Nhiễm khuẩn toàn thân hay nhiễm khuẩn tại chổ.

     - Nếu có sự thiếu dinh dưỡng hay ngưng hoàn toàn, có hiện tượng tủy chết.

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Triệu chứng lâm sàng:

     - Đau tự nhiên thành cơn, thường về đêm. Mỗi cơn đau kéo dài từ 30 phút đến 2 - 3 giờ. Đau dữ dội tại chỗ răng nguyên nhân, có khi khuếch tán đau lan nửa mặt hoặc nửa đầu.

     - Thăm khám thấy có lỗ sâu răng, đôi khi có điểm lộ tủy, bõ răng (+), thử nghiệm tủy (+).

2.2. Cận lâm sàng: X Quang quanh chóp, phim chếch nghiêng ( maxillaire de file ).

2.3. Chẩn đoán phân biệt:

2.3.1. Viêm xoang hàm:

       - Viêm xoang có triệu chứng toàn thân: sốt, nhức đầu, sổ mũi có mùi hôi.

       - Viêm tủy toàn thân thường hay sốt nhẹ, không có sổ mũi đặc, nếu có thì mũi trong.

2.3.2. Đau dây thần kinh mặt:

       - Đau đột ngột, không quá một phút, đau từng hồi, giật cơ ở mặt ( viêm tủy không có co giật cơ ơ mặt ).

2.3.3. Bệnh ngà răng:

       - Đau khi có kích thích, hết kích thích kết đau.

       - Viêm tủy có cơn đau tự phát.

2.3.4. Viêm quanh răng:

       - Viêm quanh răng không có lỗ sâu ở răng.

       - Răng như trổi lên và lung lay.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Nguyên tắc: Lấy tủy răng ( nội nha ).

3.2. Điều trị:

     - Viêm tủy răng: lấy tủy răng, trám bít ống tủy, sau đó trám tái tạo hình thể thân răng hoặc phục hình nếu răng vỡ lớn.

  1. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM.

     - Tái khám theo lịch hẹn hoặc ngay khi đau, sưng.

Tài liệu tham khảo

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

VIÊM QUANH CHÓP RĂNG

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Có thể gọi là nhiễm trùng quanh chóp răng.

     - Có thể gặp ở một răng sống (do miếng trám cao, nghiến răng, cắn trúng sạn.. ) hay ở một răng tủy chết.

     - Dây chằng nha chu bình thường nhưng gõ rất đau, không dám cắn mạnh, răng lung lay và trồi.

     - Cơn đau liên tục có lúc giảm nhưng không hết hẳn.  

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Triệu chứng lâm sàng:

       Bệnh cảnh lâm sàng tùy răng nguyên nhân:

2.1.1. Viêm quanh chóp cấp:

     - Dấu hiệu ngoài miệng: sưng, đau mô mềm liên quan tới răng nguyên nhân như môi trên, má..

     - Dấu hiệu trong miệng: có sâu răng gây đau nhức niêm mạc vùng răng nguyên nhân sưng, đau, mềm.

     - Có thể có hạch ngoại vi.

     - Có thể há miệng đau hay giới hạn.

     - Có thể tiến triển thành abcès quanh chóp cấp, nặng nhất: là kết quả của viêm quanh chóp cấp ở giai đoạn tiến triển trên một răng đã hoại tử tủy, có tình trạng viêm có mủ và lan tràn.

2.1.2. Viêm quanh chóp mãn ( nhiễm trùng chóp, nang chóp ).

     - Nhiễm trùng quanh chóp mãn thương do từ nhiễm trùng quanh chóp cấp chuyển sang.

     - Dấu hiệu trong miệng: có sâu răng gây đau nhức tái lại nhiều lần. Răng có thể đổi màu. Có thể có lỗ dò niêm mạc răng nguyên nhân.

     - Đau dữ dội khi gõ, sờ: tiến triển nhanh từ nhẹ đén sang dữ dội. Biểu hiện toàn thân: sốt, mệt mỏi, có thể hạch dưới cằm hay dưới hàm, mặt có thể sưng ( đôi khi không có dấu hiện toàn thân ).

2.2. Cận lâm sàng:

     - X quang: tìm, phát hiện răng nguyên nhân. Có hình ảnh thấu quang quanh chóp răng hoặc giãn dây chằng nha chu răng.  

     - Xét nghiệm tiền phẫu ( đối với viêm quanh chóp mãn: nhiễm trùng chóp hoặc nang chóp ).

     - Xét công thức máu 18 chỉ số.

     - Nhóm máu hệ AOB.

     - Xét nghiệm: TS , TC ( TQ, TCK ) đường huyết, CRP, SGOT SGPT ( AST, ALT ), Ure Cretatinin.

  1. Chẩn đoán phân biệt:

     - Viêm tủy cấp.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Nguyên tắc:

     - Lấy tủy răng.

3.2. Điều trị:

       Tùy thực tế lâm sàng và dựa vào X quang: Có thể mở tủy răng nguyên nhân để hở.

     - Viêm quanh chóp răng:

       + Lấy sạch tủy răng, sát khuẩn ống tủy, khi thấy ống tủy sạch thì tiến hành trám bít ống tủy, sau đó trám tái tạo hình thể thân răng hoặc phục hình nếu răng vỡ lớn.

     - Viêm quanh chóp răng mãn:

       + Nếu khối thấu quang nhỏ hơn 1/4 chiều dài chân răng, thân răng có thể chữa nội nha, giữ để trám hay phục hình và phẫu thuật cắt chóp.

       + Nếu khối thấu quang vùng chóp lớn thì nhổ răng nguyên nhân và nạo ổ mủ.

  1. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM.

     - Tái khám theo lịch hẹn hoặc ngay khi đau, sưng.

Tài liệu tham khảo

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

VIÊM NƯỚU DO VÔI RĂNG

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Viêm nướu là một hình thức rất phổ biến và nhẹ của bệnh nha chu.

     - Mảng bám là nguyên nhân gây kích ứng, mẩn đỏ và viêm sưng nướu răng.

     - Bởi vì bệnh viêm lợi có thể rất nhẹ, có thể không ý thức được rằng có điều kiện.

     - Nhưng điều quan trọng để tránh có viêm nướu nặng và điều trị kịp thời.

     - Viêm nướu có thể dẫn đến các bệnh về lợi nghiêm trọng hơn nhiều và cuối cùng mất răng.

     - Nguyên nhân thường gặp nhất của viêm nướu là vệ sinh răng miệng kém.

     - Thói quen sức khoẻ răng miệng tốt, chẳng hạn như kiểm tra thường xuyên chuyên nghiệp và hàng ngày đánh răng và dủng chỉ nha khoa, có thể giúp ngăn ngừa viêm nướu.  

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Triệu chứng lâm sàng:

     - Nướu sưng.

     - Viêm nướu đỏ.

     - Dễ chảy máu.

     - Quanh cổ răng có nhiều mảng bám, vôi trắng.

     - Hạch ngoại vi thường không sưng, hạch sưng trong trường hợp viêm nướu cấp tính.

2.2. Cận lâm sàng:

     - X quang: phim quanh chóp, phim toàn cảnh hoặc phim chếch nghiêng ( défilé maxillaire )

    - Xét công thức máu 18 chỉ số, Nhóm máu hệ AOB.

         - Xét nghiệm: TS , TC ( TQ, TCK ) đường huyết, CRP, SGOT SGPT (AST, ALT), Ure Cretatinin.

2.3. Chẩn đoán phân biệt:

     - Viêm nha chu phá huỷ có túi nha chu, răng lung lay, hình ảnh X quang có tiêu xương ổ răng theo chiều ngang.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Nguyên tắc:

     - Lấy mảng bám, vôi răng.

3.2. Điều trị:

     - Cạo vôi răng, xử lý mặt gốc răng.      

  1. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM.

     Chú ý hướng dẫn:

     - Tái khám lấy vôi răng định kỳ 6 tháng/lần.

     - Chọn loại thức ăn nhiều chất xơ, Vitamin.

     - Hướng dẫn phương pháp chải tăng.

Tài liệu tham khảo

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

VIÊM LOÉT NIÊM MẠC MIỆNG, LƯỠI

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Còn gọi là Apthe niêm mạc miệng. Có vai trò yếu tố làm phát sinh lở miệng như tâm lý căng thẳng ( stress ), hành kinh, thiếu Vitamin nhóm B, khoáng chất … Nguyên nhân chưa rõ.

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Triệu chứng lâm sàng:

     - Apthe thường xảy ra ở vùng niêm mạc lỏng lẻo, không bị sừng hoá như: niêm mạc má, môi, sàn miệng, mặt dưới lưỡi và không có giai đoạn mụn nước.

     - Vết loét 1 – 5mm ở niêm mạc môi, má, lưỡi, nướu răng-hình tròn hoặc bầu dài, đáy lõm, màu vàng, xung quanh là quầng ban đỏ,

     - Đau dữ dội như bỏng, rát, đau tự phát hoặc khi bị kích thích như ăn uống.

     - Không hây triệu chứng toàn thân.

2.2. Cận lâm sàng:

     - X quang: khi nghi ngờ là lỗ dò của viêm quanh chóp mãn.

     - Xét công thức máu 18 chỉ số.

     - Nhóm máu hệ AOB.

     - Xét nghiệm: TS , TC ( TQ, TCK ) đường huyết, CRP, SGOT SGPT ( AST, ALT ), Ure Cretatinin.

2.3. Chẩn đoán phân biệt:

     - Viêm miệng Herpes.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Nguyên tắc: nội khoa.

3.2. Điều trị:

     - Có thể tự lành sau 1 tuần không để lại sẹo. Cá biệt có những trường hợp vết loét quá lớn có thể keo dài hàng tháng mới lành.

3.3. Điều trị tại chỗ:

     - Súc miệng bằng dung dịch kháng sinh như: Chlohexidine

     - Cream bôi tại chỗ như: Kamistad gel, Arthodont, Metrogyl denta.

3.4. Dùng thêm giảm đau và Vitamin hỗ trợ.

3.5. Chỉ sử dụng kháng sinh và kháng viêm khi có dấu bội nhiễm.

  1. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM.

     - Theo dõi tái phát.

Tài liệu tham khảo

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.

VIÊM NƯỚU HOẠI TỬ CẤP

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Viêm nướu hoại tử cấp tính là tình trạng phá huỷ ở nướu xảy ra ót nhất một phần hay cả cung hàm.

     - Còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau: Viêm nướu hay viêm miệng Vincent, bệnh Noma.

     - Nếu viêm nướu hoại tử không được điều trị sẽ có khuynh hướng tái phát, dẫn tới phá huỷ trầm trọng mô nâng đỡ răng và chuyển sang viêm nha chu hoại tử lở loét.

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Triệu chứng lâm sàng:

     - Tổn thương loét hoại tử nhanh ở nướu. Viền lợi bị viêm đỏ. Nướu kẻ răng bị hoại tử bong ra. Vết loét phủ màng giả màu xám trắng, dễ tróc để lại vết loét rỉ máu.

     - Có mùi hôi thối.

     - Sốt cao, đau nhiều.

2.2. Cận lâm sàng:

     - X quang quanh chóp, panorex hoặc phom chếch nghiêng.

     - Xét nghiệm tiền phẫu.

     - Xét công thức máu 18 chỉ số.

     - Nhóm máu hệ AOB.

     - Xét nghiệm: TS , TC ( TQ, TCK ) đường huyết, CRP, SGOT SGPT ( AST, ALT), Ure Cretatinin.

2.3. Chẩn đoán phân biệt:

     - Viêm nướu miệng herpes cấp.

     - Viêm nướu tróc vảy.

     - Viêm nha chu mãn.  

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Nguyên tắc: nội khoa.

3.2. Điều trị:

     - Vệ sinh răng miệng, ngậm các dung dịch sát trùng: Chlphexidine, Eludril.

     - Kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, vitamin.

  1. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM.

     - Tái khám sau 3 – 7 ngày.

     - Cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/lần.

     - Hướng dẫn phương pháp chải răng.

Tài liệu tham khảo

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

 

 

 

 

VIÊM MIỆNG DO HERPES

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Là viêm miệng, viêm nướu do virus herpes type 1 gây nên, lây nhiễm qua dịch trong mụn nước tiếp xúc trực tiếp.

     - Thường tổn thương trên miệng, mặt.

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Triệu chứng lâm sàng:

     - Nhiễm herpes nguyên phát ( còn gọi là viêm miệng, lợi do herpes cấp tính ): biểu hiện toàn thân nhiễm trùng, hầu hết xảy ra ở trẻ em.

     - Nhiễm herpes ở môi ( thường gặp ): biểu hiện sốt, ớn lạnh, mụn nước ở môi, màu đỏ sậm.

     - Nhiễm herpes ở niêm mạc miệng: xảy ra ở niêm mạc bị sừng hoá như: khẩu cái cứng, lưng lưỡi, nướu sừng hoá.

       + Tại chỗ: Niêm mạc môi má lưỡi có nhiều mụn nước rải rác hoặc liên kết lại. Dễ vỡ trong 24 giờ để lại vết loét bao quanh bởi một vùng ban đỏ.

       + Toàn thân: Sốt, khó chịu, đau ở miệng, lợi.

2.2. Cận lâm sàng:

     - Chẩn đoán xác định nhiễm herpes bằng tế bào học và cấy virus.

     - Gần đây PCR có thể biểu hiện mức DNA trong mô, nhạy cảm hơn và nhanh hơn cấy virus

    - Xét công thức máu 18 chỉ số, nhóm máu hệ AOB.

     - Xét nghiệm: TS , TC ( TQ, TCK ) đường huyết, CRP, SGOT SGPT ( AST, ALT), Ure Cretatinin.

2.3. Chẩn đoán phân biệt:

     - Apthe: apthe thường xảy ra ở vùng niêm mạc lỏng lẻo, không bị sừng hoá như: niêm mạc má, môi, sàn miệng, mặt dưới lưỡi và không có giai đoạn mụn nước, ngoài ra loét do apthe kích thước lớn hơn do herpes.

     - Bệnh Rubella.

     - Bệnh sốt phát ban do các siêu vi khac.

     - Ban dị ứng.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Nguyên tắc: nội khoa.

3.2. Điều trị:

     - Dùng thuốc súc miệng: Chlphexidine, Eludril.

     - Dùng thuốc kháng virus: Acyclovir.

     - Dùng thuốc giảm đau.

     - Dùng vitamin hỗ trợ.

     - Bôi lên sang thương: Bleu methylene.

     - Chỉ sử dụng kháng sinh và kháng viêm khi có dấu hiệu bội nhiễm.

  1. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM.

     - Theo dõi tái phát.

Tài liệu tham khảo

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

                           PHẦN III: KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU

PHÁC ĐỒ XỬ TRÍ CẤP CỨU SHOCK PHẢN VỆ

 

  1. TRIỆU CHỨNG.

       Ngay sau khi tiếp xúc với dị nguyên ( sau khi tiêm thuốc, uống thuốc, bơi thuốc, nhỏ mắt, nhỏ mũi… ) hoặc muộn hơn, xuất hiện :

     - Cảm giác khác thường như bồn nôn, hốt hoảng, sợ hãi…, tiếp theo đó xuật hiện triệu chứng ở 1 hoặc nhiều cơ quan.

     - Mạch nhanh nhỏ ( M > 100 L/P ) khó bắt, có khi không đều, mạch ngoại biên có thể không bắt được. HA tụt < 90/60 mm Hg có khi không đo được

     - Đau quặn bụng, ỉa đái không tự chủ ( ỉa đái trong quần ).

     - Vã mồ hồi, tay chân lạnh do co mạch ngoại vi.

     - Đau đầu, chóng mặt, choáng váng, vật vã, giãy giụa, co giật, có khi lơ mơ hoặc hôn mê.

     - Nặng hơn : khó thở ( kiểu hen thanh quản ), nghẹt thở.

     - Mẩn ngứa, ban đỏ, mề đay, phù Quinck ( phù cứng ).

     - Thiểu niệu hoặc vô niệu.    

  1. XỬ TRÍ.

2.1 A. Xử trí ngay tại chổ :

2.1.1. Ngưng ngay đường tiếp xúc với dị nguyên ( ngưng ngay thuốc đang dùng tiêm chích, uống, bôi, nhỏi mắt- mũi ).

2.1.2. Cho bệnh nhân nằm tại chổ.

2.1.3. Thuốc Adrenalin là thuốc cơ bản để cấp cứu chống Shock phản vệ

2.1.3.1. Adrenalin 0,1% 1ml=1mg, tiêm dưới da ngay sau khi xuất hiện Shock phản vệ với liều như sau :

     - Người lớn : ½ - 1A TDD.

     - Ở trẻ em : không quá 0,3ml ( 1A=1ml +9 ml nước cắt = 10 ml ) sau đó tiêm 0,1ml/Kg ).

     - Nếu đang lập đường truyền tĩnh mạch thì dùng liều như trên của Adrenalin

2.1.3.2. Tiếp tục tiêm nhắc lại Adrenalin liều như trên sau 10 – 15 phút/lần cho đến khi HA trở lại bình thường, ủ ấm, đầu thấp chân cao, theo dõi M, HA 10 – 15 phút/lần ( nằm nghiêng sang 1 bên nếu có nôn ).

2.1.3.3. Nếu shock quá nặng đe dọa tử vong, ngoài đường tiêm dưới da có thể tiêm Adrenalin pha loãng 1/10 qua tĩnh mạch, bơm qua ống nội khí quản.  

2.2. Tùy theo điều kiện trang thiết bị y tế và trình độ chuyên môn của từng tuyến có thể áp dụng các biện pháp sau :

2.2.1. Xử trí suy hô hấp :

     - Nằm đầu thấp chân cao, thở Oxy 5L/P qua sond mũi hay bóp bóng Ambu có Oxy.

     - Đặt nỗi khí quản, thông khí nhân tạo hay mở khí quản nếu có phù thanh môn.

     - Truyền tĩnh mạch chậm: Aminophyline 1mg/kg/giờ hoặc có thể dùng Terbutaline 0,5mg, 1 A TDD cho người lớn và 0,2ml/10 kg ở trẻ em. Tiêm nhắc lại sau 6 – 8 giờ nếu không đỡ khó thở.

2.2.2. Thiết lập đường truyền tĩnh mạch :

     - Adrenalin để duy trì HA bắt đầu bằng 0,1 mcg/kg phút điều chỉnh tốc độ theo HA ( khoảng 2mg Adrenalin/giờ cho người lớn ).

2.2.3. Các thuốc khác :

     - Hydrocortisone 100mg : 5mg/kg/giờ. Có thể dùng liếu cao nếu shock nặng gấp 2 – 5 lần.

     - Nacl 0,9% 1 – 2 lít ở người lớn, không quá 20ml/kg ở trẻ em.

2.2.4. Điều trị phối hợp :

     - Uống than hoạt 1g/kg nếu dị nguyên qua đường uống tiêu hóa.

     - Băng ép chi phía trên chổ tiêm hoặc đường vào của nọc độc.

2.3. Chú ý :

     - Theo dõi bệnh nhân ít nhất 24 giờ sau khi HA đã ổ định.

     - Sau khi sơ cứu nên vận dụng đường tiêm truyền tĩnh mạch đùi.

     - Nếu HA vẫn không lên sau khi truyền đủ dịch và Adrenalin, thì có thể truyền thêm huyết tương, Albumin ( hoặc máu nêu có mất máu ) hoặc bất cứ dung dịch cao phân tử nào sẵn có.

     - Điều dưỡng có thể dùng Adrenalin theo phác đồ khi bác sĩ không có mặt.

     - Hỏi kỹ tiền sử dị ứng và chuẩn bị hộp thuốc cấp cứu Shock phản vệ trước khi dùng thuốc cần thiết.

HỢP THUỐC CẤP CỨU SHOCK PHẢN VỆ

Tổng cộng 07 khoản trong hợp thuốc cấp cứu Shock phản vệ

STT

TÊN THUỐC VÀ HÀM LƯỢNG

ĐVT

SỐ LƯỢNG

1

ADRENALIN 0,1% = 1 ml = 1 mg

A

02

2

NƯỚC CẮT 10ml

A

02

3

BƠM TIÊM VÔ KHUẨN ( DÙNG 1 LẦN )

   

10ml

A

02

1ml

A

02

4

HYDROCORTISONE 100mg

LỌ

02

Hoặc DEPERSOLON 30 mg

A

02

5

PHƯƠNG TIỆN KHỬ TRÙNG :

   

( bông, băng, gòn gạc, cồn )

HỢP

01

6

DÂY GARO

SỢI

01

7

PHÁC ĐỒ CẤP CỨU SHOCK PHẢN VỆ

CÁI

01

Tài liệu tham khảo

Thông tư số 08 / 1999-TT-BYT của Bộ Y tế ngày 04 tháng 05 năm 1999

CẤP CỨU NGỪNG TUẦN HOÀN


  1. ĐẠI CƯƠNG
        
    - Ngừng tuần hoàn có thể xảy ra bất cứ nơi nào trên đường phố, trong bệnh viện, tại các khoa phòng. Nguyên nhân ngừng tuần hoàn rất nhiều, thậm chí có trường hợp không rõ nguyên nhân.
         - Chết lâm sàng là tình trạng xảy ra ở bệnh nhân kể từ khi ngừng hoạt động của tuần hoàn cho tới khi những tổn thương cơ thể không hồi phục của não. Thời gian này kéo dài khoảng 5 phút. Quá thời gian này não sẽ xuất hiện những tổn thương không hồi phục, giai đoạn này được gọi là chết sinh vật. Các biện pháp hồi sinh không mang lại kết quả.
    II. NGUYÊN NHÂN NGỪNG TUẦN HOÀN 
    2.1. Ngoại khoa:
         - Ngừng tuần hoàn xảy ra lúc đang phẫu thuật do tai biến gây mê, do mất máu nhiều dẫn đến thiếu oxy tổ chức. 
         - Đa chấn thương gây chấn thương sọ não và sốc. 
    2.2. Do nội khoa: 
        
    - Do tim: 
           + Rối loạn nhịp (Blốc nhĩ thất như Blốc xoang nhĩ). 
           + Kích thích trực tiếp vào tim luồn catheter hoặc dây điện cực vào tim. 
           + Tắc động mạch vành: do khí, do cục máu, chụp động mạch vành bằng thuốc cản quang. 
         - Do dùng quá liều các thuốc chữa loạn nhịp tim không đúng quy cách: uống lợi tiểu và dùng Digital không bù kali. 
         - Do tai biến mạch máu não: gây tăng áp lực nội sọ, tụt não gây ngừng thở, ngừng tim. 
         - Do tai nạn nhiễm độc. 
           + Điện giật, sét đánh gây rung thất. 
           + Ngộ độc Aconitin, nọc cóc làm chậm nhịp tim hoặc rung thất. 
           + Tình trạng nhiễm toan trong các bệnh như đái tháo đường do tuỵ, suy thận hoặc tuần hoàn ngoài cơ thể không đảm bảo kỹ thuật. 
         - Do suy hô hấp cấp: đây là nguyên nhân thường gặp nhất trong lâm sàng, cũng như ở khoa hồi sức cấp cứu. Một bệnh nhân hôn mê, rối loạn nhịp thở mất phản xạ ho có thể ngừng tuần hoàn vì tụt lưỡi sặc gây suy hô hấp cấp. 
    III. PHÂN LOẠI NGỪNG TUẦN HOÀN 
    3.1. Ngừng tim (vô tâm thu):
     
         - Ở thì tâm trương: tim giãn nhẽo, tím nếu thiếu oxy gây ngừng tim, nhạt màu nếu thiếu máu cấp. 
         - Ở thì tâm thu: hiếm hơn như trong ngộ độc các thuốc co mạch. 
    3.2. Rung thất: 
        
    - Rung thất biên độ lớn: lớn hơn 1,5 mm gặp ở các bệnh nhân mới ngừng tuần hoàn chưa thiếu oxy nhiều. 
         - Rung thất sóng nhỏ: biên độ dưới 1,5mm. 
    3.3. Tim không hiệu quả: 
        
    Trên lâm sàng có ngừng tuần hoàn, tim vẫn hoạt động nhưng co bóp không hiệu quả. 
         - Không còn máu để tống ra ngoại biên như trong thiếu máu cấp. 
         - Rối loạn nhịp tim: nhịp tự thất. 
         - Phân ly điện cơ: điện tâm đồ gần như bình thường hoặc gần như bình thường nhưng tâm thất không co bóp chỉ còn vài nhóm cơ hoạt động trên mặt ngoài của

tim. 
     - Hậu quả của ngừng tuần hoàn gây thiếu oxy tổ chức. Các tổ chức muốn được hoạt động trở lại phải được cung cấp oxy đầy đủ. Điều này nói lên tầm quan trọng của việc thông khí nhân tạo trong hồi sinh tim - phổi - não. 
Khi có rung thất dù sóng to, sóng nhỏ thì việc thông khí nhân tạo vẫn rất cần thiết.
3.4. Nếu can thiệp sớm:
     -
Tim có thể đập trở lại, não có thể không hồi phục hoặc hồi phục chậm.
Hồi sinh não tiếp tục ngừng sau khi giải quyết tình trạng cấp cứu là một công việc rất phức tạp. 
IV. TRIỆU CHỨNG VÀ CHẨN ĐOÁN NGỪNG TUẦN HOÀN 
    
- Hôn mê đột ngột. 
     - Không bắt được mạch ở các động mạch lớn như động mạch bẹn động mạch cảnh. 
     - Ngừng thở hoặc thở ngáp vì ngừng thở hẳn thường xảy ra sau ngừng tuần hoàn khoảng 45-60 giây. 
     - Da xám, tím tái. 
     - Đồng tử giãn to, dấu hiệu này xảy ra sau khi ngừng tuần hoàn khoảng 30-40 phút chứng tỏ não đã bắt đầu bị tổn thương. 
     - Thấy máu không chảy khi đang phẫu thuật. 
       + Da nhợt nhạt nếu thiếu máu cấp. 
       + Da tím ngắt nếu có suy hô hấp cấp. 
     - Hai triệu chứng cơ bản để xác định có ngừng tuần hoàn là: 
       + Hôn mê đột ngột. 
       + Không sờ thấy mạch đập ở các động mạch lớn. 
V. XỬ TRÍ NGỪNG TUẦN HOÀN 
     - Mục đích hồi sinh là nhanh chóng phục hồi lại tuần hoàn và hô hấp hữu hiệu chống lại quá trình bệnh lý cơ bản thiếu oxy bảo vệ não, đồng thời phát hiện và giải quyết nguyên nhân cơ bản gây ra ngừng tuần hoàn. 
     - Nguyên tắc: Nhanh chóng, khẩn trương tranh thủ từng phút để cứu bệnh nhân vì não chỉ chịu đựng quá trình thiếu oxy tối đa trong vòng 4-5 phút. 
5.1. Tại y tế cơ sở: 
     - Bệnh nhân nằm trên một mặt phẳng cứng, cổ ngửa tối đa. 
     - Ép tim ngoài lồng ngực. 
     - Hô hấp nhân tạo: hà hơi thổi ngạt, miệng miệng, miệng mũi.
     - Nếu ép tim có hiệu quả: môi bệnh nhân hồng trở lại, bắt được mạch bẹn. 
5.2. Tại bệnh viện:
       Cấp cứu ngừng tuần hoàn có 3 giai đoạn:
 
5.2.1. Giai đoạn 1:

       Hồi phục chức năng sống cơ bản gồm các ABC của công thức ban đầu:
     - Kiểm soát đường thở (Airway control = A) 
     - Làm lưu thông đường hô hấp, đây là việc làm rất quan trọng, có ý nghĩa lớn tới kết quả hồi sức, nếu không thực hiện được tốt thì mọi biện pháp tiếp theo sẽ không có kết quả. Thời gian hoàn thành việc này càng nhanh thì khả năng thành công càng lớn. 
     - Có nhiều nguyên nhân làm cản trở lưu thông đường hô hấp, tụt lưỡi ra sau, đờm dãi, chất nôn, các dị vật rơi vào đường thở, co thắt thanh quản, co thắt phế quản. Làm lưu thông đường thở thật nhanh:
       + Đặt bệnh nhân trên nền cứng. 
       + Ngửa đầu ra phía sau, đẩy hàm dưới bệnh nhân ra phía trước, mở mồm lau sạch đờm dãi. 

     + Nghiệm pháp Heimlich nếu có dị vật đường thở. 
     - Hô hấp hỗ trợ ( Berathing Support ). 
     - Hô hấp miệng miệng, miệng mũi thổi 3-5 cái, bắt mạch bẹn, mạch cảnh nếu còn mạch bẹn tiếp tục thổi 12 lần/phút. 
     - Bóp bóng Ambu, thông khí nhân tạo bằng máy sau khi đặt ống nội khí quản. 
     - Hỗ trợ tuần hoàn (Circulation Suport bằng C). 
     - Dùng nắm đấm vào vùng giữa xương ức để kích thích tim đập trở lại. 
     - Trong một số trường hợp chỉ với động tác đơn giản này tim đã đập lại. 
   - Ép tim ngoài lồng ngực.
     - Với trẻ em 10-12 tuổi ép tim ngoài lồng ngực chỉ cần một tay, trẻ còn bú chỉ cần 2 ngón tay. 
     - Dấu hiệu chứng tỏ ép tim có tác dụng: sờ thấy động mạch bẹn, động mạch cảnh đập thấy có xung động mỗi khi ép tim và đồng tử dần dần co lại. 
5.2.2. Giai đoạn 2:
       Từ D đến F hỗ trợ chức năng sống ở mức độ cao:
     - Đặt kim tĩnh mạch để truyền dịch, tiêm thuốc ( Drugs and fluids bằng D) . 
     - Adrenalin 0,5-1 mg tĩnh mạch. 
     - Natri bicarbonat 1 mEq/kg tĩnh mạch nếu ngừng tuần hoàn trên 2 phút. 
     - Tiêm lại 10 phút/lần đến khi mạch trở lại: 
       + Theo dõi bằng Monitor. 
       + Truyền máu và truyền dịch nếu cần. 
     - Ghi điện tim (.ECG bằng E.). 
       + Có 3 hình thái: rung thất, vô tâm thu hoặc nhịp tự thất. 
     - Chứng rung thất (.Fibrilation bằng F.). 
     - Sốc điện ngoài lồng ngực 100-400 w/s có thể sốc liền 2 cái. 
     - Xylocain 1-2 mg/kg trọng lượng cơ thể tiêm tĩnh mạch, nếu cần tiếp tục truyền Xylocain. 
     - Nếu vô tâm thu: 
       + Tiêm Calciclorua 0,5-1 g (.tĩnh mạch.). 
       + Isuprel 1-2 ống ( tiêm mạch ). 
       + Tiếp tục hồi sức cho tới khi mạch nảy tốt. 
       + Đặt máy tạo nhịp ngoài cơ thể kích thích qua catheter buồng tim. 
5.2.3. Giai đoạn 3: 
       Từ G - I tiếp tục hỗ trợ các chức năng sống ( Hồi sinh não ): 
     - Ganging: suy nghĩ tìm nguyên nhân để điều trị nguyên nhân. Đánh giá khả năng hồi sinh. 
     - Human mentation: hồi sinh não. 
       + Tiếp tục thông khí nhân tạo. 
       + Chống phù não. 
       + Intnsive care. 
     - Điều trị tích cực, hỗ trợ các chức năng sống ngay sau khi hồi phục tuần hoàn, khi bệnh nhân còn hôn mê phải cố gắng cải thiện não do thiếu oxy tổ chức chăm sóc tích cực, theo dõi mạch, HA, CVP, đặt ống thông bàng quang, điện tim duy trì huyết áp, thông khí nhân tạo, hút đờm, điều hoà thân nhiệt, bồi phụ nước điện giải, chống tăng áp lực nội sọ. 
VI. KHI NÀO NGỪNG CẤP CỨU 
       Thời gian cấp cứu phụ thuộc vào.
 
6.1. Tình trạng bệnh, nguyên nhân gây ngừng tuần hoàn. 
6.2. Diễn biến trong cấp cứu có ba tình huống xảy ra. 
6.2.1. Tim đập trở lại, hô hấp tự nhiên trở lại cần phải sử dụng các biện pháp theo

dõi điều trị tích cực để hồi phục chức năng hô hấp, tuần hoàn và rối loạn khác. 
6.2.2. Mất não: 
    
- Tim đập nhưng bệnh nhân hôn mê sâu đồng tử giãn to, truỵ mạch, không thở tự nhiên. 
     - Co cứng kiểu mất não: hai tay và hai chân duỗi cứng. 
     - Sau 24 giờ có thể ngừng cấp cứu. 
     - Nếu điện não đã là đường thẳng có thể ngừng hồi sức sau 8 giờ. 
6.2.3. Tim không đập trở lại, mặc dù đã xử lý đúng cách, có thể ngừng cấp cứu sau 60 phút. 
VII. DỰ PHÒNG 
    
- Phải điều trị tích cực các bệnh về tim. 
     - Khi sử dụng các thuốc điều trị loạn nhịp phải theo dõi sát và đặc biệt bồi phụ đầy đủ điện giải. 
     - Đề phòng để ngăn ngừa các tai nạn bất thường. 
     - Giáo dục cộng đồng biết chẩn đoán xác định và cấp cứu tại chỗ của ngừng tuần hoàn.

Tài liệu tham khảo:

Phác Đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

XUẤT HUYẾT NÃO

  1. NGUYÊN NHÂN.

     - Do tăng huyết áp.                          

     - XH não sau nhồi máu não.

     - Chấn thương đầu.                          

     - U não di căn.

     - Bệnh lý RL đông cầm máu hoặc do giảm số lượng tiểu cầu, do thuốc kháng đông, thuốc chống kết tập tiểu cầu.

     - Thuốc gây nghiện.

     - Dãn mao mạch.

     - Dị dạng, vỡ túi phình, u mạch TM hang, dò động - tĩnh mạch màng cứng.

     - Bệnh mạch máu não: thoái hóa dạng bột, viêm động mạch não.

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Lâm sàng:

     - Xuất hiện đột ngột vài giây đến vài phút.

     - Có thể có tiền triệu: đau đầu dữ dội, nôn ói.

     - Rối loạn ý thức đột ngột và nhanh chóng đi vào hôn mê.

     - Dấu hiệu thần kinh khu trú, hội chứng màng não nếu có xuất huyết não-màng não, phù não, rối loạn thần kinh thực vật.

     - Soi đáy mắt có thể có xuất huyết võng mạc, phù gai thị.

     - Chú ý các yếu tố nguy cơ: THA, ĐTĐ, tăng Lipid máu, bệnh cơ tim, bệnh van tim, NMCT, loạn nhịp tim, RL đông máu, bệnh lý tắc mạch máu ngoại biên...Giấy ra viện trước đây, các thuốc đang dùng ( nếu có ).

2.2. Cận lâm sàng:

     - CT-scan, MRI đầu có giá trị chẩn đoán quyết định.

     - Xét công thức máu 18 chỉ số.

     - Nhóm máu hệ AOB.

     - Xét nghiệm: TS , TC ( TQ, TCK ) đường huyết, CRP, SGOT SGPT ( AST, ALT), Ure Cretatinin.

     - Xét nghiệm i on đồ 6 chỉ số.

     - Xét nghiệm bộ mỡ trong máu: Cholesterol, Triglycerid, HDL-cho, LDL-cho.

     - Đo ECG.

     - Đo SpO2.

     - X quang tim phổi.

     - Tổng phân tích nước tiểu.

III. ĐIỀU TRỊ CHUNG.

3.1. Chăm sóc đường thở:

     - Giữ thông đường hô hấp.

     - Nằm đầu cao 300.

     - Thở oxy 2-5 l/ph.

     - Xét chỉ định đặt NKQ.

3.2. Điều trị tăng thân nhiệt: duy trì T0 < 380 C.

     - Lau mát tích cực.

     - Paracetamol 0.5 – 0.65g / 6h uống hoặc truyền 1g mỗi 6 giờ khi sốt.

3.3. Kiểm soát đường huyết: theo phác đồ.

     - Khi glycemie > 200 mg% (11.2 mmol/L) cần điều chỉnh bằng insulin.

     - Duy trì glycemie 120 – 150 mg% ( 7 – 8 mmol/L.).

3.4. Dự phòng XHTH: thuốc ức chế bơm proton hoặc kháng H2 ( khi cần ).

3.5. Nước điện giải, nuôi dưỡng và chăm sóc:

   - Truyền 1- 2l NaCl0,9% trong 24 giờ, những ngày sau tùy theo lượng nước tiểu ( không dùng dung dịch nhược trương và dung dịch có đường ).

     - Điều chỉnh điện giải theo ion đồ, chú ý hạ kali máu ( bù 20-40mmol/d ).

     - Quan trọng là nuôi ăn qua đường dạ dày(1300-1500 kalo/ngày ).

     - Xoay trở, vỗ lưng, chống loét, vệ sinh răng miệng. Tránh táo bón.

3.6. Ổn định huyết áp

     - Duy trì HA tân thu 160-180mmHg hay duy trì HA động mạch trung bình ( ĐMTB ) <130 mmHg.

(100-120 mmHg) trong 3giờ đầu. Hạ HA từ từ (giảm 15% HA đmtb/6 giờ).

     - Nếu HA tâm thu > 200mmHg hoặc HA đmtb > 150mmHg:

     - Thuốc uống: ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể Angiotensin, ức chế β, ức chế Canxi (không dùng Nifedipin nhỏ dưới lưỡi).

3.7. Điều trị phù não và tăng áp lực nội sọ

     - Nâng cao đầu giường 300.

     - An thần ( Diazepam ) khi bệnh kích thích, vật vã.

     - Duy trì PaCO2 # 30-35 mmHg.

     - Mannitol 20% liều 0.5 g/kg trong 20-30 phút, mỗi 4-6 giờ.

3.8. Bảo vệ và dinh dưỡng tế bào thần kinh

     - Cerebrolysin 10ml: 10-60ml/24 giờ ( pha trong 50-100ml dd muối đẳng trương và truyền chậm tối thiểu trong 20-50 phút ). Sử dụng trong 10-20 ngày.

     - Choline alfoscerate ( Gliatilin, Atelin ) 1-2g TMC/ngày x 4 tuần.

  1. ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT.

     - Điều trị phẫu thuật ở tuyến trên.

  1. YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG TỬ VONG.

     - Tuổi > 60.                                           

     - Glasgow < 9 điểm (lúc nhập viện ).

     - Ổ xuất huyết > 80ml.                        

     - Xuất huyết não thất lượng nhiều.

     - Huyết áp cao khó kiểm soát.  

     - Rối loạn hô hấp.

     - Rối loạn thân nhiệt.

Tài liệu tham khảo

 

  1. Nguyễn Thi Hùng (2008), Chảy máu não tự phát, Hướng dẫn và xử trí TMMMN, Nhà xuất bản y học, trang 241-249.

 

  1. Vũ Anh Nhị (2001), Thần Kinh Học Lâm Sàng và điều trị, Tai Biến Mạch Máu Não.p 99 – 118.
  2. Phác Đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

   NHỒI MÁU NÃO VÀ ĐỘT QUỴ THIẾU MÁU NÃO CẤP

 

  1. KHÁM THẦN KINH.

     - Khám thần kinh nhanh chóng: Glasgow.

     - Bệnh sử: thời gian khởi bệnh, thứ tự các triệu chứng xuất hiện đầu tiên, những than phiền chính, những lần đột quỵ trước đã có và điều trị trước đây.

     - Các yếu tố nguy cơ: tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng Lipid máu, bệnh cơ tim, bệnh van tim, nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim, rối loạn đông máu, bệnh lý tắc mạch máu ngoại biên...

     - Giấy ra viện trước đây, các thuốc đang dùng ( nếu có ).

     - Đánh giá nhận thức, ngôn ngữ, các dây sọ, vận động, cảm giác.

  1. CẬN LÂM SÀNG.

     - CT scan (không cản quang) hoặc MRI ( ± lần 2 sau 24 giờ ).

     - Xét công thức máu 18 chỉ số.

     - Nhóm máu hệ AOB.

     - Xét nghiệm: TS , TC ( TQ, TCK ) đường huyết, CRP, SGOT SGPT ( AST, ALT ), Ure Cretatinin.

     - Xét nghiệm i on đồ 6 chỉ số.

     - Xét nghiệm bộ mỡ trong máu: Cholesterol, Triglycerid, HDL-cho, LDL-cho.

     - Đo ECG.

     - Đo SpO2.

     - X quang tim phổi.

     - Tổng phân tích nước tiểu.

III. ĐIỀU TRỊ

3.I. ĐIỀU TRỊ TỔNG QUÁT ( khẩn cấp )

3.1.1. Hô Hấp: Bảo đảm thông đường thở

     - Thở Oxy qua mũi từ 2-4 lít/phút, mục tiêu SpO2 95-100%

     - Xem xét đặt nội khí quản:  

     - PaO2<50-60 mmHg -PCO2. > 50-60 mmHg

     - Dấu hiệu shh cấp: Thở nhanh >30 nhịp/phút, sử dụng cơ hô hấp phụ

     - Thay đổi ý thức quan trọng

     - Nguy cơ hít sặc

     - Mất duy trì ổn định khí đạo.

3.1.2. Sốt: Tiên lượng xấu., dùng thuốc hạ sốt: Acetaminophen, lau mát

3.1.3. Nhịp tim: nhồi máu cơ tim ( NMCT ) và loạn nhịp tim có khả năng là biến chứng của đột quỵ thiếu máu cấp. Loạn nhịp thường gặp nhất là rung nhĩ, có thể có đột tử. Cần theo dõi sát.

3.1.4. Huyết áp:

     - Điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ chia thành 2 giai đoạn:

       + Giai đoạn cấp cứu: Cân bằng giữa giảm HA để giảm nguy cơ tim mạch lâu dài và giảm tử vong với khả năng giảm HA quá mức sẽ gây thiếu máu não.

       + Điều trị lâu dài: Muốn điều trị HA tối ưu phải dựa vào: Bản chất của loại đột quỵ, bệnh lý kèm theo (tổn thương tim, gan, thận…) và nguyên nhân gây ra đột quỵ.

       + Theo dõi HA và ECG liên tục: Mỗi 15 phút: HA tâm trương >140 mmHg, mỗi 30 phút, khi HA tâm trương >110 mmHg và 1-3 giờ khi HA tâm trương   <110 mmHg.

     - Xếp loại bệnh nhân tăng huyết áp:

       + THA khẩn cấp: Khi HA tâm trương >120 mmHg có kèm theo tổn thương cơ quan đích tiến triển. Loại này cần hạ HA ngay trong 1-2 giờ đầu.

       + THA cấp cứu: HA tâm trương >120 mmHg không kèm tổn thương cơ quan đích. Có thể hạ HA trong vòng 24 giờ và bằng đường uống.

     - Các thuốc hạ HA:

       + Đường tĩnh mạch: Nicardipine: 1-5 mg/30 phút, IV 1-10 mg/giờ

       + Đường uống: .Captopril 25 mg, lập lại khi cần ( lưu ý: Tụt HA, suy thận ), Enalapril: 5-10 mg, lập lại khi cần hoặc ức chế ATII

     - Mục tiêu hạ HA: ( Bệnh nhân không dùng thuốc tiêu sợi huyết )

       + HA tthu <220 mmHg hoặc HA ttrương <120 mmHg: Chỉ TD trừ khi có tổn thương cơ quan đích: Bóc tách động mạch chủ, nhồi máu cơ tim cấp, OAP, bệnh não do cao HA.

       + Điều trị các triệu chứng khác: nhức đầu, kích thích, nôn, buồn nôn.

       + ĐT các bc cấp khác: thiếu Oxy, tăng áp lực nội sọ ( ALNS ), co giật hay hạ đường huyết.

       + Nếu HA tâm thu >220mm Hg hoặc HA tâm trương >140 mmHg:

         Nicardipine liều khởi đầu: 5mg/giờ truyền tĩnh mạch, tăng 2,5 mg/5 phút cho đến liều tối đa 15 mg/giờ với mục tiêu giảm từ 10-15% mức HA ban đầu.

Sau 24 giờ, những bệnh nhân đang dùng thuốc HA thì bắt đầu uống lại thuốc đang dùng hay thay thuốc chống tăng HA đường uống khác.

       + Điều trị lâu dài: Sau giai đoạn cấp ( khoảng 7 ngày ) điều trị lâu dài.

         Hầu hết bệnh nhân dung nạp tốt với giảm HA từ từ xuống 140/85 mmHg

     - Tăng HA tâm thu cần giảm HA xuống <160 mmHg.

     - HA thấp: Truyền muối đẳng trương, không hiệu quả dùng thuốc vận mạch (HA tâm thu <90 mmHg): Dopamin, Dobutamine, Norepinephrine.

     - Bảo vệ và dinh dưỡng tế bào thần kinh:

       + Cerebrolysin 10ml: 10-60ml/24 giờ (pha trong dd muối, đường đẳng trương) và truyền tối thiểu trong 20-50 phút.Sử dụng trong 10-20 ngày

       + Choline alfoscerate (Gliatilin, Atelin) 1-2g TMC/ngày x 4 tuần.

       + Piracetam (Nootropyl): 1g/5ml; 3g/15ml liều 3-6g/ngày TMC hoặc truyền; trong trường hợp nặng liều 12g/60ml TTM/ngày ( không dùng trong XHN ).

  1. ĐIỀU TRỊ CÁC BIẾN CHỨNG CẤP:

4.1. Điều trị tăng áp lực nội sọ và phù não:

     - 10-20% bệnh nhân, đỉnh cao ngày 3-5

     - Nằm đầu cao 20- 30 độ

     - Đặt nội khí quản, thở tăng thông khí: duy trì PCO2 từ 30-35 mmHg

     - Mannitol 20%: Bolus tĩnh mạch liều 0,5-1 g/kg sau đó duy trì với liều 0,2-0,5g/kg mỗi 4-6 giờ với những trường hợp nặng dọa tụt não, không quá 3 ngày.

     - Kết hợp Furosemide 20-80 mg/ 4-12 giờ TTM khi tác nhân thẩm thấu không hiệu quả, có suy tim sung huyết.

     - Hạn chế nước tự do, dd nhược trương, không truyền Glucose trong đột quỵ cấp

4.2. Điều trị co giật:

     - Từ 4-43% bệnh nhân có co giật trong ngày đầu tiên sau đột quỵ cấp, khoảng 20-80% bệnh nhân có co giật tái phát.

     - Những bệnh nhân tái phát: Diazepam, Phenobarbital.

4.3. Nhồi máu chuyển xuất huyết:

       Khoảng 5% BN có nhồi máu chuyển xuất huyết

     - Do dùng thuốc chống đông, TSH, thuốc chống tiểu cầu.

     - Điều trị: Than hoạt, Vitamin K, hay truyền huyết tương tươi đông lạnh.

4.4. Hô hấp:

     - Viêm phổi hít ( >42% ), phòng ngừa bằng cách không cho ăn đường miệng cho đến khi bệnh nhân nuốt và ho bình thường.

     - Viêm phổi: Khoảng 20-40% bệnh nhân đột quỵ tử vong do viêm phổi, ngăn ngừa bằng cách cho vận động thụ động hay chủ động sớm và điều trị kháng sinh sớm.

     - Thuyên tắc phổi: 1-3% thường vào tuần thứ 2, ngăn ngừa bằng vật lý trị liệu, vớ ép, chẩn, dùng Heparine trọng lượng phân tử thấp: Enoxaparin (Lovenox).

4.5. Tiêu hoá:

     - Xuất huyết tiêu hoá do stress: Sucralfate, kháng H2, PPI

4.6. Thuyên tắc tĩnh mạch sâu:

     - Phòng ngừa bằng vận động sớm, với những bệnh nhân nằm lâu, có NC cao dùng dự phòng Enoxaparine (Lovenox)30mg/tdd/12giờ trong 7-14 ngày.

4.7. Nhiễm trùng tiểu:

     - Có khoảng 16-44% bệnh nhân bị nhiễm trùng tiểu.

     - Phòng ngừa đặt dẫn lưu tạm thời, chỉ đặt lưu khi cần, theo dõi sát tình trạng nhiễm trùng tiểu, xét nghiệm TPTNT, cấy và điều trị theo kháng sinh đồ.

4.8. Loét, cứng khớp:

     - Xoay trở/mỗi 2 giờ, chăm sóc vệ sinh da. Tập vận động sớm.

4.9. Điều trị đường huyết:

- Duy trì đường huyết 120-150mg/dl ( 7-8mmol/l )/Insulin

4.10. Điều trị các rối loạn nước và điện giải:

     - Đặt Catheter tĩnh mạch trung tâm Bù nước làm giảm độ quánh của máu, tránh những dung dịch nhược trương.

     - Hạn chế dịch khoảng 1.5-2 lít/ngày bằng Nacl0,9% hay Ringer Lactat.

Na: Giảm Na hay gặp trong tăng thải muối hay tăng tiết ADH không thích hợp -Kali: khi dùng lợi tiểu, thẩm thấu gây hạ Kali máu, cần theo dõi và bù Kali.

4.11. Dinh dưỡng:

     - Đánh giá khả năng nuốt (test 3 thìa nước), cung cấp 1300-1500 kcalo/ngày.

     - Đặt sonde dạ dày nuôi ăn ở bệnh nhân có RL nuốt hay có suy giảm ý thức.

     - Tránh táo bón.

  1. ĐIỀU TRỊ ĐẶC HIỆU.

5.1. Điều trị tiêu sợi huyết (rTPA).

       Thuốc kháng đông:

     - Kháng kết tập tiểu cầu: Cho sớm 24-48 giờ / bệnh nhân đột quỵ cấp

       + Aspirin: Liều dùng 325 mg/ngày đầu, những ngày tiếp theo từ 81- 325 mg.

       + Clopidogrel: liều tải: 300 mg/ngày, những ngày sau 75 mg/ngày.

5.2. Điều trị phòng ngừa tái phát.

     - Khuyến khích bệnh nhân thay đổi lối sống, bỏ thuốc lá, giảm cân nặng, bớt muối, ăn trái cây và những sản phẩm ít chất béo, hoạt động thể lực.

     - Dùng thuốc hạ áp: ức chế Can xi, UCMC, chẹn Beta, lợi tiểu để duy trì HA < 140/90mmHg. Với bệnh nhân stim, suy thận, ĐTĐ duy trì HA<130/85mmHg.

     -Dùng thuốc chống kết tập TC: Aspirine 81mg/ngày, Clopidogrel 75 mg/ngày

Bệnh nhân bị rung nhĩ: có thể dùng Aspirine.

Tài liệu tham khảo

Phác Đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

THIẾU MÁU CƠ TIM

 

  1. ĐẠI CƯƠNG:

     - Khi cơ tim bị thiếu máu biểu hiện trên lâm sàng bằng những cơn đau thắt ngực

( ĐTN ), đôi khi chỉ biểu hiện trên ECG.

  1. CHẨN ĐOÁN: ĐAU THẮT NGỰC ỔN ĐỊNH ( ĐTNOĐ )

       ( Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ mạn tính hay suy vành )

2.1. Chẩn đoán cơn đau thắt ngực điển hình gồm 3 yếu tố:

     - Đau thắt ngực sau xương ức, lan lên cổ, vai tay trái có thể xuống tới ngón 4-5,

hàm dưới, thượng vị, sau lưng với tính chất (thắt lại, nghẹt, rát, đè nặng, cảm

giác buốt. Đôi khi khó thở, mệt, nhức đầu buồn nôn và vả mồ hôi …) và thời

gian điển hình là vài phút nhưng không quá 20 phút.

     - Xuất hiện khi gắn sức hoặc cảm xúc.

     - Giảm đau khi nghỉ hoặc dùng nitrate.

2.2. Đau thắt nhức không điển hình chỉ gồm 2 yếu tố trên:

     - Không phải ĐTN chỉ có một yếu tố hoặc không có yếu tố nào nói trên.

ECG: thay đổi của ST và T: ST , T âm hoặc dẹt. Đôi khi ST , T cao nhọn đối

xứng. Tuy nhiên khoảng 60% đau thắt ngực ổn định ( ĐTNOĐ ) ECG bình thường.

     - Siêu âm tim: có hình ảnh rối lọan vận động vùng.

     - Có thể chuyển tuyến trên để làm điện tâm đồ gắng sức, xạ hình tim, chụp mạch

vành nếu chưa xác định rõ.

2.3. Chẩn đoán phân biệt:

     - Viêm sụn ức sườn.

     - Viêm thần kinh liên sườn.

     - Zona.

     - Viêm loét dạ dày –tá tràng.

     - Viêm thực quản trào ngược hay co thắt thực quản.

     - Đau khớp bả vai cánh tay.

     - Viêm màng ngoài tim.

2.4. Khi chẩn đoán đau thắt ngực ổ định cần đánh giá yếu tố nguy cơ bệnh ĐMV:

     - Tăng huyết áp.

     - Tuổi cao.

     - Hút thuốc lá.

     - Phái nam, phụ nữ mãn kinh.

     - Rối loạn lipid máu.

     - Tiền sử gia đình có bệnh ĐMV sớm, nam 55 tuổi, nữ 65 tuổi.

     - Đái tháo đường.

III. XỬ TRÍ.

     - Nghỉ ngơi yên tỉnh, tránh gắng sức, tránh những kích thích không cần thiết.

     - Aspirin 75- 325 mg/ ngày. Nếu không dung nạp aspirin thì dùng clopidogrel

75mg/ngày.

     - Chẹn Beta 2:

      + Bisoprolol 5-10mg 1 lần/ngày.

       + Metoprolol 50- 200mg 1 lần/ngày.

     - Hạ lipid máu: khi LDL-C > 100mg%, triglycerid tăng

       + Atorvastatin 10mg – 20 mg/ ngày.

       + Rosuvastatin 10mg – 20 mg/ ngày.

       + Fenofibrat 200 – 300 mg/ ngày

     - Dãn mạch vành: nitrate có tác dụng kéo dài như Isosorbid mononitrat 60mg

(ISMN 60mg) /ngày, nitroglycerin : 2,5-6,5mg ×2-3 lần/ ngày.

     - Có thể dùng ức chế canxi có tác dụng kéo dài (nifedipin retard, amlodipin,

diltiazem) nếu có kèm THA hoặc có chống chỉ định ức chế Beta 2.

     - Dùng thêm ức chế men chuyển nếu có đái tháo đường ( ĐTĐ ), sau nhồi máu cơ

tim, rối loạn chức năng thất trái hoặc tăng huyết áp (THA ).

     - Điều chỉnh yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được: THA (đưa HA dưới 130/80mmHg, nếu có ĐTĐ thì HA duới 125/80 mmHg ), ĐTĐ, rối loạn lipid

máu, hút thuốc lá.

     - Nếu điều trị nội khoa thất bại, chuyển tuyến để chụp và can thiệp mạch vành

  1. THIẾU MÁU CƠ TIM IM LẶNG

4.1. Định nghĩa:

     - Là biểu hiện dấu thiếu máu cơ tim cục bộ trên ECG, mà không biểu hiện cơn đau thắt ngực trên lâm sàng.

4.2. Chẩn đoán:

     - Thường được phát hiện qua thăm khám sức khỏe ( đo ECG ) hoặc trên lâm sàng

có biểu hiện của rối loạn nhịp tim ( cơn nhịp nhanh hay ngọai tâm thu ) mà người

bệnh không có biểu hiện đau thắt ngực.

     - Theo dõi ECG thấy ST hoặc thay đổi của sóng T thường xảy ra vào buổi sáng.

  1. Xử trí: Tương tự như đau thắt ngực ổn định.

Tài liệu tham khảo:

  1. PGS-TS Trương Quang Bình - Bệnh Học Nội Khoa - Đại Học Y Dược TPHCM-2009
  2. Gs. Nguyễn Huy Dung- Bệnh mạch vành - Đại Học Y Dược TPHCM – 2002.
  3. PGS TS Võ Thành Nhân - Điều Trị Học Nội Khoa - Đại Học Y Dược TPHCM -2009
  4. GS TS Phạm Gia Khải và cộng sự. Khuyến cáo về các bệnh lý tim mạch và

chuyển hóa, giai đọan 2006-2010 của HỘI TIM MACH HỌC VIỆT NAM

   NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP

  1. CHẨN ĐOÁN.

1.1. Tiêu chuẩn:

     Khi có ít nhất 2 trong 3 tiêu chuẩn:

1.1.1. Đau ngực kiểu mạch vành.

1.1.2. Biến đổi động học ECG.

1.1.3. Tăng men tim:

     - Troponin T: tăng sau 3-12 giờ, đạt đỉnh ở 24-48 giờ, bình thường sau 5-14 ngày.

CK-MB: tăng sau đau ngực 3-12 giờ, đạt đỉnh ở 24 giờ, bình thường sau 48-72 giờ.

 

1.2. Phân độ Killip:

      

Độ Killip

Đặc điểm lâm sàng

I

Không có triệu chứng của suy tim trái

II

Có ran ẩm <1/2 phổi, TMC nổi và/hoặc tiếng T3

III

Phù phổi cấp

IV

Sốc tim

1.3. Điểm nguy cơ TIMI cho hội chứng mạch vành cấp.

 

1

 

Tuổi > 65

 

2

 

Tiền sử hẹp động mạch vành >50%

 

3

 

Có ≥ 3 yếu tố nguy cơ của bệnh MV: THA, tăng cholesterol máu, Tiền

     

Sử gia đình có bệnh MV, đang hút thuốc lá, đái tháo đường.

 

4

 

Đã dùng aspirin trong vòng 7 ngày qua

 

5

 

ST chênh xuống trên ECG

 

6

 

Tăng men tim

 

7

 

Có ≥ 2 cơn đau thắt ngực xảy ra lúc nghỉ trong vòng 24 giờ qua

-

     
         

  

     Nếu 2 yếu tố nguy cơ ( YTNC ): Bệnh nhân thuộc loại nguy cơ thấp.

     Nếu 3-4 YTNC: Bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ trung bình.

     Nếu > 4 YTNC: Bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ cao.

 

  1. ĐIỀU TRỊ.

2.1. Các biện pháp chung điều trị ban đầu:

2.1.1. Bệnh nhân phải được bất động tại giường.

2.1.2. Thở oxy mũi 2-4l/phút.

2.1.3. Giảm đau:

     - Morphin sulfat 0,5-1 ống TM mỗi 5-10 phút cho tới khi kiểm sóat được cơn đau hoặc xuất hiện tác dụng phụ (tuột HA, buồn nôn, nôn; cường đối giao cảm)

     - Nitroglycerin: BTĐ khởi đầu 10µ/phút ( 1ml/giờ ) ( 3ống Nitroglycerin 10mg/10ml pha 20ml NaCl 0,9% ) tăng dần mỗi 5 phút lên 16-30µg/phút hoặc khi kiểm sóat được cơn đau ( phải theo dõi sát mạch và huyết áp ).

     - Chống chỉ định:

       + HA max < 90mmHg.

       + Nhồi máu thất P.

       + Tim > 110 l/ph hoặc chậm 50 l/ph.

2.1.4. Thuốc chống kết tập tiểu cầu:

     - Aspirin 81mg: ngày đầu 3 viên nhai nuốt, những ngày sau 1 viên/ngày.

     - Clopidogrel 75mg: liều đầu 4-8 viên, những ngày sau 1viên / ngày.

2.1.5. Thuốc kháng đông: Enoxaparin ( Lovenox 0,4ml ).

     - Bolus 0.5mg/kg hoặc 30mg tiêm mạch 1mg/kg TDD mỗi 12 giờ (1ống mỗi 12 giờ), trong 5-7 ngày.

     - Lưu ý: Nếu đã dùng Streptokinase nên chờ 6 giờ sau khi truyền xong mới dùng và không dùng liều bolus.

2.1.6. Thuốc ức chế Bêta:

     - Sử dụng Metoprolol 25-50mg mỗi 6-12 giờ, hoặc Atenolol, Bisoprolol.

     - Chống chỉ định:

       + Suy tim nặng.  

       + HA tâm thu < 90mmHg.

       + Nhịp tim < 60 l/ph+ Block A-V.

       + Bệnh co thắt phế quản nặng.

2.1.7. Các thuốc khác:

     - Thuốc ức chế men chuyển, ức chế angiotensin II ( AT II ): Có thể cho trong 24 giờ đầu.

       + Captopril 25mg ½-1 viên 2-3 lần/ngày.

       + Lisinopril 5mg 1-2 viên/ngày.

     - Atovastatin, rosuvastatin 10mg: liều đầu 4 viên, ngày sau 1 viên/ngày.

     - Các thuốc chống lọan nhịp (nếu có), thuốc vận mạch (Dopamin, Dobutamin, Noradrenalin) nếu cần.

2.2. Điều trị tái tưới máu mạch vành bằng tiêu sợi huyết ( nhồi máu cơ tim chênh lên).

     - Dùng thuốc tiêu sợi huyết, dùng trước 6 giờ từ lúc đau ngực.

     - Streptokinase 1,5MUI / 1 lọ pha trong 100ml NaCl 0.9% TTM xxx giọt/phút.

     - Lưu ý:

       + Phản ứng dị ứng: nổi mẩm đỏ da và sốt.

       + Tụt HA.

     - Do phản ứng sản xuất kháng thể chống Streptokinase sau khi dùng, BN đã dùng thì chỉ được dùng lại sau 10 năm.

     - Chống chỉ định tuyệt đối:

       + Tiền căn XH não.

       + Dị dạng động tĩnh mạch, phình mạch não.

       + U não.    

       + Đột quỵ thiếu máu < 3 tháng, ngoại trừ 3 giờ đầu.

       + Tăng HA không kiểm soát được: HA tâm thu > 180 mmHg, HA tâm trương > 110mmHg.

       + Bóc tách động mạch chủ.

       + Chấn thương đầu, mặt nặng trong vòng 3 tháng.  

       + Viêm màng ngoài tim cấp.

       + Chảy máu tạng.

       + Mang thai.

     - Chống chỉ định tương đối:

       + Tiền căn dị ứng với Streptokinase hoặc anistreplase.

       + Loét dạ dày.

       + Chảy máu trong 2-4 tuần.                                

       + Đột quị thiếu máu > 3 tháng.

       + Đại phẫu < 3 tuần.

       + Chảy máu kinh nguyệt nhiều.

       + Tiền căn chảy máu nội nhãn.

2.3. Điều trị hỗ trợ:

     - Sử dụng thuốc chống nôn nếu có.

     - Không khuyến cáo sử dụng thuốc ức chế kênh Canxi.

     - Sử dụng pantoprazol, ức chế thụ thể H2, bệnh nhân có nguy cơ xuất huyết tiêu hóa cao.

     - Dinh dưỡng: ăn loãng, ấm, nhiều lần trong ngày; không để BN bị bón.

     - Sử dụng an thần nếu cần.

III. THEO DÕI.

     - Mắc monitoring theo dõi M, HA, SpO2, ECG, nhịp tim.

     - TD đau ngực, Men tim và ECG mỗi 6 giờ trong 24 giờ đầu, sau đó mỗi ngày.

     - Theo dõi các biến chứng.

Tài liệu tham khảo:

 

1.Võ Thành Nhân, Điều trị nhồi máu cơ tim cấp, Điều trị học nội khoa trường đại học y dược tp HCM, Nhà xuất bản y học 2009

  1. Phác Đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

PHÙ PHỔI CẤP ( OAP )

 

  1. CHẨN ĐOÁN

1.1. Lâm sàng:

1.1.1. Triệu chứng cơ năng:

     - Cảm giác ngộp, thở nhiều, tăng lên khi nằm nên bệnh nhân phải ngồi.

     - Lo lắng, hốt hoảng vì cảm giác sắp chết ngộp.

     - Vật vã.

1.1.2. Triệu chứng thực thể:

     - Nhìn:

     + Thở nhanh, vã mồ hôi, co kéo cơ hô hấp phụ.

       + Ho khạc bọt hồng, đầu chi tím tái.

     - Sờ: Mạch nhanh, đầu chi lạnh.

     - Nghe: Phổi có ran rít ngáy, ran ẩm, từ đáy dâng nhanh lên đỉnh, tràn ngập hai phế trường.

     - Tim khó nghe do ran ở phổi, có thể có tiếng T3 của thất P, tiếng P2 mạnh.

1.2. Cận lâm sàng:

     - Xét công thức máu 18 chỉ số.

     - Nhóm máu hệ AOB.

     - Xét nghiệm: TS , TC ( TQ, TCK ) đường huyết, CRP, SGOT SGPT ( AST, ALT ), Ure Cretatinin.

     - Xét nghiệm I on đồ 6 chỉ số.

     - X quang phổi thẳng: Rốn phổi đậm, phổi mờ hình cánh bướm.

     - X quang ngực thẳng.

1.3. Chẩn đóan phân biệt:

     - Phù phổi cấp tổn thương (diễn biến, nguyên nhân).

 

  1. ĐIỀU TRỊ:

2.1. Điều trị hỗ trợ ban đầu:

     - Thở oxy qua ống thông mũi 4-6l/p, oxy túi 8-12 l/ph. Hút đàm dãi.

     - Tư thế: nếu không có tụt HA → tư thế ngồi, 2 chân thõng hoặc Fowler.

     - Ga rô 3 chi luân phiên, hạn chế dịch truyền.

2.2.Thuốc:

     - Lợi tiểu: Furosemid ông 20 mg: liều 20 - 40 mg TM, có thể lặp lại mỗi 15-30 phút nếu tình trạng bệnh nhân chưa giảm.

     - Morphin: ống 10 mg, liều 2 - 5 mg pha loãng TMC trong 3 phút, lặp lại mỗi 10-25 phút sau nếu phù phổi chưa giảm. Chú ý CCĐ và tác dụng phụ.

     - Hạ áp: Nitroglycerin (10 mg/10ml) TTM khởi đầu 5µg/ph (3 ống + 20 ml NaCl 0.9%) BTĐ 5 ml/h, sau đó tăng dần 5 µg/ph mỗi 5-10 ph đến khi phù phổi giảm hoặc HA tâm thu ≤ 100 mmHg (chú ý CCĐ).

     - Khí dung: Ventoline 5mg 1ống x 3 mỗi 20 phút khi có co thắt phế quản.

     - Thuốc tăng sức co bóp cơ tim:

       + Dopamin, Dobutamin sử dụng trong những trường hợp OAP có hạ HA hoặc sốc, khởi đầu 2-10 µg/kg/ph sau đó tăng dần đến khi đạt hiệu quả.

       + Sử dụng digoxin 0,25mg trong trường hợp suy tim trái gây OAP

       + Điều trị nguyên nhân: Tăng HA, NMCT, RL nhịp tim…

       + Theo dõi liên tục/lâm sàng (HA, nhịp tim, nhịp thở, ran phổi), SpO2

Tài liệu tham khảo:

 

1.Võ Thành Nhân, Phù phổi cấp, Điều trị học nội khoa, Trường đại học Y Dược tp Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản y học 2009

  1. Phác Đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm an giang

SỐC NHIỄM TRÙNG

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

1.1. Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân (SIRS) khi có 2 hay nhiều yếu tố:

     - Nhiệt độ cơ thể > 38oC hoặc < 360C.             

     - Nhịp tim > 90l/ph.

     - Thở nhanh > 20 l/p hoặc PaCO2< 32mmHg.

     - Bạch cầu trong máu > 12.000/mm3 hoặc < 4.000/mm3 hoặc có sự hiện diện > 10% bạch cầu non.

1.2. Nhiễm trùng huyết: Ổ nhiễm trùng + SIRS.

1.3. Nhiễm trùng huyết (NTH) nặng

     - Nhiễm trùng huyết + Rối loạn chức năng cơ quan đích (ARDS, hoại tử ống thận cấp, rối loạn tri giác, DIC, viêm gan cấp, dãn dạ dày, liệt ruột…).

1.4. Sốc nhiễm trùng: NTH + Tụt HA (HAMax< 90mmHg hoặc giảm 40mmHg so với giá trị bình thường trước đó) mặc dù đã bù đủ dịch, kèm với bất thường tưới máu (toan máu nhiễm acid lactic, thiểu niệu, RL tri giác…).

II.CHẨN ĐOÁN.

2.1. Lâm sàng

     - Tình trạng sốc: HAMax<90mmHg, da nổi bông, thở nhanh, RL ý thức, tiểu ít.

     - Tình trạng nhiễm trùng.

     - Đường vào của vi khuẩn.

2.2. Cận lâm sàng:

     - Xét công thức máu 18 chỉ số.

     - Nhóm máu hệ AOB.

     - Xét nghiệm: TS , TC ( TQ, TCK ) đường huyết, CRP, SGOT SGPT ( AST, ALT), Ure Cretatinin.

     - Đo SpO2.

     - Xét nghiệm I on đồ 6 chỉ số.

     - X quang tim phổi, bụng.

     - Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu.

     - Xét nghiệm các chất dịch khác nếu có như dịch của ổ Abcès, dịch màng phổi, dịch màng bụng.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Điều trị tình trạng sốc:

     - Mục đích cần đạt là:

       + Phải nhanh chóng khôi phục tình trạng huyết động ổn định.

       + Điều chỉnh rối loạn chức năng cơ quan do tình trạng sốc gây ra.

       + Yếu tố thời gian quan trọng, phải đưa HA và CVP lên trong giờ đầu.

     - Mục tiêu điều trị choáng trong 6 giờ đầu là:

                                                                                                                                    

+ CVP 8-12 mmHg (10-16cmH20)

+ HATB> 65 mmHg

+ Nước tiểu >0,5ml/kg/giờ

+ SvO2> 70% + Hb >8-10g/dl

+ Nhịp tim, nhịp thở giảm

+ pH trở về bình thường, lactate máu giảm

     

     - Các biện pháp chung:

       + Đặt bệnh nhân nằm tư thế đầu thấp.

       + Thở oxy mũi hoặc oxy túi.

       + Đặt hai đường truyền tĩnh mạch lớn với kim 16-18 ( để truyền nhanh ).

       + Đặt catheter TM trung tâm, giữ CVP ở mức 10-16cmH2O.

       + Theo dõi nước tiểu mỗi giờ.

       + Theo dõi liên tục M, HA, SpO2.

3.2. Bồi hoàn thể tích dịch:

     - Truyền nhanh Natrichlorua 0,9% 20-30ml/kg (1-2lít)/1-2giờ để duy trì huyết áp hoặc truyền nhanh 500ml dung dịch cao phân tử (Haes-steril6%) trong 20 phút. Nếu

HA còn thấp cần đặt CVP, bù dịch theo CVP.

3.3. Thuốc vận mạch:

     - Khi CVP 10-16 cmH20 mà HAMax ≤ 90mmHg ( hoặc HATB< 65mmHg ).

       + Noradrenaline: 5-20µg/p, tăng mỗi 5 phút,mỗi lần 0,5-1µg/phút.

       + Dopamin: 5-20µg/kg/p, tăng mỗi 5 phút, mỗi tăng lần 2,5- 5µg/kg/phút.

       + Nếu Bn không đáp ứng phối hợp thêm Dobutamin: 5-20µg/kg/phút.

       + Nếu đã phối hợp 3 thuốc vận mạch trên mà HA vẫn thấp hay không ổn định có. thể dùng Adrenaline: 0,1-20µg/phút, tăng mỗi lần 0,5-1µg/phút.

3.4. ĐT nhiễm trùng bằng kháng sinh thích hợp và phẫu thuật (nếu cần)

     - Lựa chọn kháng sinh dựa vào:

       + Đường vào của nhiễm trùng

       + Kết quả nhuộm gram bệnh phẩm

       + TT miễn dịch của bệnh nhân

       + Sử dụng thuốc kháng sinh

Nguồn nhiễm khuẩn

Kháng sinh lựa chọn

Không rõ nguồn gốc

Ciprofloxacin 0,2g/12g (TTM) x 2w

 

Và/Hoặc Ceftazidime(hoặc Cefotaxim) 3g/24g(TM) x 2w

 

kết hợp Metronidazole 0,5g/12g(TTM)

Viêmphổi cộng đồng

Ciprofloxacin 0,2g/12g (TTM) x 2w Hoặc Levofloxacine 0,75g/24g (u) x 2w Và/Hoặc Ceftazidime (hoặc Cefotaxim) 3g/24h(TM) x 2w

   

VP bệnh viện

Ciprofloxacin 0,2g/12g (TTM) x 2w Hoặc Levofloxacine 0,75g/24g(u) x 2w Và/Hoặc Ceftazidime(hoặc Cefotaxim) 3g/24h(TM) x 2w

Nhiễm trùng đường

Ciprofloxacin 0,2g/12g (TTM) x 2w Hoặc Levofloxacine 0,75g/24g(u) x 2w Và/Hoặc Ceftazidime(hoặc Cefotaxim) 3g/24h(TM) x 2w

truyền tm trung tâm

 
   

Nhiễm trùng ổ bụng

Ciprofloxacin 0,2g/12g (TTM) x 2w Hoặc Levofloxacine 0,75g/24g(u) x 2w Và/Hoặc Ceftazidime (hoặc Cefotaxim) 3g/24h(TM) x 2w

   

NT niệu dục

Ciprofloxacin 0,2g/12g (TTM) x 2w Hoặc Levofloxacine 0,75g/24g(u) x 2w Và/Hoặc Ceftazidime(hoặc Cefotaxim) 3g/24h(TM) x 2w

   

       + Đánh giá lại sau 48-72giờ sau khi bắt đầu điều trị.

       + Sử dụng kháng sinh liều cao, đường tĩnh mạch ngay trong giờ đầu.

       + Giải quyết ổ nhiễm trùng: áp xe, sỏi mật… Chú ý catheter, thông tiểu …

3.5. Corticoid:

     - Sử dụng Steroid ở bệnh nhân đáp ứng kém mặc dù đã phải dùng vận mạch và đủ bù dịch, hoặc bệnh nhân phụ thuộc corticoid, liều Hydrocortison 100mg mỗi 8 giờ trong 5-7ngày Hoặc Methylprednisolone 40mg/8g trong 5-7ngày.

3.6. Kiểm soát đường máu: Duy trì đường máu 7-9mmol/l .

3.7. Theo dõi:

     - TD Monitoring (M, HA, To, SpO2/15-30phút → 1giờ trong 24giờ đầu).

     - Lượng nước tiểu, CVP/1-3giờ/24giờ đầu.

     - Nước tiểu, tri giác, dấu hiệu xuất huyết/3giờ theo tình trạng bệnh Ure, Creatinin,

Ion đồ, ECG/ngày theo tình trạng bệnh.

Tài liệu tham khảo

Phác Đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN ( COPD )

  1. ĐỊNH NGHĨA.

     - COPD là bệnh lý được đặc trưng bởi sự tắc nghẽn dòng khí do viêm phế quản mạn, khí phế thủng. Sự tắc nghẽn này tiến triển dần dần, có thể kết hợp với tăng phản ứng đường thở và có thể đảo ngược được một phần.

     - Đợt cấp COPD là sự khởi phát cấp tính, nặng lên của các triệu chứng và cần thiết có sự thay đổi trong điều trị so với thường ngày ở bệnh nhân COPD ổn định.

  1. CHẨN ĐOÁN.

     - Bệnh nhân đã được chẩn đoán COPD nay:

2.1. Lâm Sàng:

     - Khó thở tăng lên kèm theo khò khè, co kéo cơ hô hấp phụ, thông khí kém, thở bụng. Tím tái môi hay ngoại biên.

     - Nhịp tim nhanh.

     - Nói ngắt quãng và không thành câu.

     - Rối loạn tri giác.

2.2. Cận lâm sàng:

     - Xét công thức máu 18 chỉ số.

     - Nhóm máu hệ AOB.

     - Xét nghiệm: TS , TC ( TQ, TCK ) đường huyết, CRP, SGOT SGPT ( AST, ALT), Ure Cretatinin.

     - Xét nghiệm I on đồ 6 chỉ số.

     - Đo SpO2.

     - X quang tim phổi.

     - Siêu âm bụng tổng quát.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Thở oxy mũi:

     - Giữ SpO2 90-92% ( SaO2 ≥ 90%; PaO2 > 55mmHg ).

3.2. Thông khí cơ học:

     - Hút đàm nhớt vùng mũi, họng, miệng, thanh quản.

3.3. Thuốc giãn phế quản:

   - Giãn phế quản hít: kết hợp đồng vận ß2 và kháng cholinergic là chiến lược điều trị dãn phế quản hiệu quả nhất.

       + Salbutamol: Ventolin nebule 5mg/1ống KD mỗi 30-60ph, đến khi cải thiện tiếp theo 5mg/1ống mỗi 4h.

       + Ipratropium bromide: Atrovent 0,5mg/2,5ml/1ống mỗi 4-6h.

       + Dạng kết hợp: Berodual, Combivent.

     - Xanthines: cân nhắc khi sử dụng, chỉ dùng khi BN không đáp ứng với thuốc dãn phế quản dạng hít và các điều trị khác ( Oxy, kháng sinh, corticoid ) hoặc đang sử dụng theophylline.

     - Diaphyllin 0,24g/1 ống pha 50ml NaCl 0.9% BTĐ 100ml/giờ, sau đó pha 1ống vào 500ml NaCl 0,9% TTM XX g/ph, sau đó chuyển sang uống.

3.4. Glucocorticoide:

     - Methylprednisolone ( 40mg/lọ ) 1lọ x 3TMC/8h x 3ngày, sau đó Prednisone. 40-60mg/ngày hoặc Medrol 30-50mg/ngày trong vài ngày rồi giảm liều.

3.5. Kháng sinh:

     - Tùy độ nặng, cơ địa BN, mầm bệnh dự đoán.

     - Thường dùng:

       + Cephalosporine thế hệ 3 ( Cefotaxim hoặc Ceftazidim 3g (TM) /24h) hoặc.  

       + Quinolone ( Ciprofloxacine 0,2g (TTM )/12h hoặc Levofloxacine 0,75g (u)/24h) hoặc.

       + Ampicilline + sulbactam 2g(TM)/8h.

     - Trường hợp nhiễm trùng nặng hoặc nhiễm trùng bệnh viện: Ciprofloxacine 0,2g x 2 lần/ngày (TTM) có thể phối hợp Aminoglycoside ( Gentamycine 80mg 2ống/24h ) Và/ hoặc Cephalosporine thế hệ 3 ( Cefotaxim hoặc Ceftazidim 3g (TM) /24h ).

3.6. Điều trị hỗ trợ:

     - Dinh dưỡng: 1500-2000 Kcalo/ngày.

     - Cung cấp đủ nước và điện giải.

     - Chống thuyên tắc mạch: Enoxaparin 0,5mg/kg/ngày.

     - Tăng khạc đàm: vật lý trị liệu, dẫn lưu tư thế.

     - Mắc monitor theo dõi liên tục.

Tài liệu tham khảo:

 

  1. Lê Hữu Thiện Biên (2004), Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Hồi sức cấp cứu nội khoa, Đại học Y dược tp Hồ Chí Minh
  2. Phác Đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

VIÊM PHỔI

  1. ĐỊNH NGHĨA.

     - Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng nhu mô phổi

  1. NGUYÊN NHÂN.
 

BN nội trú

 
     

BN ngoại trú

Non-ICU

ICU

     

Streppneumoniae

S. pneumoniae

S. pneumoniae

     

Mycoplasma pneumoniae

M. pneumoniae

Stap aureus

     

Haemophilus influenzae

Chlamydophila pneumoniae

Legionella spp.

     

C. pneumoniae

H. influenzae, Legionella spp.

Trực khuẩn G(-)

     

Virus đường hô hấp

Virus đường hô hấp

H. influenzae

     

III. YẾU TỐ DỊCH TỂ GỢI Ý KHẢ NĂNG NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM PHỔI.

Yếu tố

Tác nhân

   

Nghiện rượu

Strep pneumoniae, vkkỵ khí, Klebsiella

 

pneumoniae, Acinetobacter spp, lao…

   

COPD và hoặc hút thuốc

H influenzae, P aeruginosa, Legionella spp., S.

 

pneumoniae, Moraxella catarrhalis,

 

Chlamydophila pneumoniae

   

Bệnh lí (dãn phế quản,..)

P. aeruginosa, Burkholderia cepacia, Stap aureus

   

Mất trí, đột quỵ, giảm

Vk kỵ khí, trực khẩn G(-)

nhận thức

 
   

Abscess phổi

Tụ cầu kháng Methicillin mắc phải trong cộng

 

đồng, vkkỵ khí, Nấm, Lao, vk không điễn hình

   

Ở Khách sạn hoặc đi biển, máy

Legionella spp.

bay trong vòng 2 tuần

 
   

Vùng influenza hoạt động

Influenza virus, S. pneumoniae, S. aureus

   

Tiếp xúc với dơi và chim

H. capsulatum

   

Tiếp xúc với chim

Chlamydophila psittaci

   

Tiếp xúc với Thỏ

Francisella tularensis

   

Tiếp xúc với cừu, dê, mèo

Coxiella burnetii

   
  1. CHẨN ĐOÁN.

4.1. Toàn thân: mệt mỏi, ớn lạnh hoặc sốt, chán ăn, sa sút tri giác mới xuất hiện

4.2. Cơ năng hô hấp: nặng ngực, khó thở, ho, khạc đàm đục

4.3. Khám phổi: tiếng thở bất thường, ran nổ, ran ẩm.

4.2. Xét công thức máu 18 chỉ số.

4.5. Nhóm máu hệ AOB.

4.6. Xét nghiệm: TS , TC ( TQ, TCK ) đường huyết, CRP, SGOT SGPT ( AST, ALT), Ure Cretatinin.

4.7. Đo SpO2.

4.8. X quang tim phổi: có hình ảnh thâm nhiễm mới.

4.9. Siêu âm bụng tổng quát.

  1. ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG.

5.1. Nơi chăm sóc bệnh nhân: Tiêu chuẩn CURB-65

     - Confusion: Giảm tri giác mới xuất hiện ( lơ mơ, tiểu không tự chủ ).

    - Ure > 7 mmol/L.

     - Nhịp thở > 30 lần/phút hoặc Spo2< 90% ( Fio2: 21% ).

     - Huyết áp tâm thu < 90 mmHg hặc HA tâm trương < 60 mmHg.

     -Tuổi > 65.

     - Ghi chú theo tiêu chuẩn:

       + 0-1 điểm: Tiên lượng tử vong 30 ngày 1,5%, điều trị ngọai trú.

       + 2 điểm: Tiên lượng tử vong 30 ngày 9,2%, nên nhập viện.

       + ≥ 3 điểm:Tiên lượng tử vong 30 ngày 22%, ICU.

5.2. Xử trí thuốc kháng sinh

 

 

Bệnh nhân ở ICU

 

β -lactame [ceftazidime hoặc cefotaxim ( 3g TM/24h ),Ampicillin- sulbactam (2g TM/8h)] + Quinolone (Ciprofloxacin (0,2g TTM/12h), levofloxacin (750 mg U/24h)

 

Quan tâm đặc biệt

         

        Nếu trực khuẩn mủ xanh được xem xét Ceftazidim hoặc cefotaxim 3g/24h (TM) kết hợp Ciprofloxacin (0,2g TTM/12h) hoặc Levofloxacin (750 mg IV/24h).

         

         

        β –lactams [ceftazidime hoặc cefotaxim (3g TM/24h),Ampicillin-sulbactam(2g TM/8h)] + Aminoglycoside[Gentamycine 80mg 2ống/24h (TB)].

         

        

       β -lactamsf + Aminoglycoside + Quinolone

        

Tài liệu tham khảo

 

1.Trần Văn Ngọc, Viêm phổi, Hướng dẫn thực hành nội khoa bệnh phổi, NXB Y Học 2009

  1. Phác Đồ điều trị năm 2014 Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

CƠN HEN NẶNG VÀ NGUY KỊCH

  1. Khái niệm:

     - Là cơn hen có tình trạng tắc nghẽn phế quản rất nặng và đáp ứng kém với các thuốc dãn phế quản gây suy hô hấp cấp đe dọa tính mạng cần theo dõi và điều trị tại ICU.

  1. Các yếu tố thuận lợi cho sự xuất hiện cơn hen nặng:

     - Có tiền sử vào viện cấp cứu và/hoặc phải đặt nội khí quản ( NKQ ) vì cơn hen.

     - Có bệnh khác kèm hoặc đã tiến triển đến COPD.

     - Sử dụng thuốc không đúng.

III. Chẩn đóan:

3.1. Xác định cơn hen nặng:

     - Khó thở, thở nhanh > 30 l/ph, co kéo cơ hô hấp phụ và hõm ức liên tục, phải ngồi cúi về phía trước. Phổi có ran rít, không có ran ngáy.

     - Nói khó khăn ( nói được từng từ ).

     - Kích động, hốt hỏang, vã mồ hôi…

     - Nhịp tim > 120 l/ph

     - PaO2 < 60 mmHg, SaO2< 90% và hoặc PaCO2 > 45 mmHg.

     - Không giảm với điều trị thuốc kích thích β2.

3.2. Xác định cơn HPQ nguy kịch:

       khi có 1 trong các dấu hiệu sau:

     - Phổi yên lặng, thở chậm < 8 l/ph hoặc ngừng thở.

     - Rối lọan ý thức.

     - Nhịp tim chậm và/hoặc HA tụt

     - Vã mồ hôi, tím tái.

III. CLS:

3.1. X quang tim phổi:

- Tăng sáng 2 phế trường

- Có thể có biến chứng: tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, xẹp phổi, viêm phổi.

3.2. ECG:

- Trục lệch phải, tăng gánh thất phải, P phế, nhịp nhanh xoang, block nhánh P, rối lọan nhịp thất.

  1. Xét nghiệm thường quy: Công thức máu 18 chỉ số, thời gian máu chảy máu đông, nhóm máu, i on đồ 6 chỉ số, chức năng gan, chức năng thận, CRP, Đo SpO2.

IV.PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ CƠN HEN NẶNG

4.1. Giờ đầu tiên:

4.1.1. Thở oxy qua mặt nạ hoặc gọng kính oxy, duy trì SpO2 > 90%.

4.1.2. Thuốc giãn phế quản: Thuốc kích thích β2.

     - Salbutamol (Ventolin: 5mg/2ml): 5mg KD mỗi 20ph x3 lần liên tiếp.

4.1.3. Corticosteroids:

     - Methyl prenisolon: 125 mg TMC, sau đó 40- 80 mg mỗi 6h (TM).

     - Hoặc Hydrocortison: 200 mg TMC, sau đó 100-200 mg mỗi 4-6h (TM).

     - Đánh giá sau 1 giờ, nếu chưa cắt được cơn hen nặng.

4.2. Giờ tiếp theo:

       Tiếp tục điều trị như trên.

       Thêm:

     - Ipratropium bromide khí dung ( KD ) 0,5mg mỗi 20 ph x 3 lần liên tiếp

     - Nếu các dấu hiệu nặng chưa mất đi, tiếp tục điều trị:

4.3. 6-12 giờ tiếp theo:

4.3.1. Thở oxy qua mặt nạ hoặc gọng kính oxy, duy trì SpO2 > 90%.

4.3.2. Thuốc giãn phế quản:

     - Salbutamol (Ventolin: 5mg/2ml): khí dung ( KD ) liên tục 5mg/lần (10-15mg/giờ) hoặc thuốc cường β2 truyền tĩnh mạch liên tục.

     - Tốc độ khởi đầu 0,1-0,15μg/kg/phút.

     - Tăng tốc độ truyền 5 phút/lần (tùy theo đáp ứng người bệnh), mỗi lần 0,1-0,15μg/kg/phút (có thể lên đến 4mg/giờ).

4.3.3. Kết hợp với: Ipratropium 0,5mg khí dung 4 giờ/lần.

4.3.4. Xem xét chỉ định:

     - Theophylin (diaphylin) 0,24g pha lõang TTM chậm trong 20 phút.

     - Thông khí nhân tạo: Nếu sau 6-12 giờ chưa có đáp ứng tốt.

 

  1. PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ CƠN HEN NGUY KỊCH.

     - Bóp bóng qua mặt nạ với oxy 100%.

     - Adrenalin 0,3 – 0,5 mg tiêm dưới da, có thể nhắc lại sau 5-10 phút

     - Đặt ống NKQ qua miệng ( chú ý: phải cho thuốc an thần và/hoặc thuốc giãn cơ ngắn để đảm bảo đặt ống NKQ thành công ).

     - Thông khí nhân tạo qua ống NKQ

     - Truyền tĩnh mạch liên tục thuốc giãn phế quản:

       + Adrenalin truyền tốc độ khởi đầu 0,1µg/kg/phút, tăng tốc độ truyền gấp đôi lên sau 2-3phút đến khi có đáp ứng.

       + Hoặc thuốc cường beta -2 giao cảm truyền tốc độ khởi đầu 0,1 – 0,15 µg /kg/phút, tăng tốc độ gấp đôi sau 2 -3 phút đến khi có đáp ứng.

       Các thuốc khác: như phát đồ điều trị cơn hen nặng.

  1. KHÁNG SINH:

       Dùng khi có bội nhiễm ( xem bài Viêm phổi ).

     - Lưu ý:

       + Không nhất thiết phải thực hiện đúng thứ tự A-B-C-D như trong phác đồ.

       + Nếu trước đó người bệnh đã được xử trí đúng phác đồ thì áp dụng luôn bước tiếp theo.

       + Adrenalin được chỉ định khi có cơn hen nguy kịch đe dọa ngưng tuần hoàn, hoặc khi người bệnh không đáp ứng với điều trị thuốc và thông khí nhân tạo.

       + Khi dùng thuốc cường beta -2 liều cao cần chú ý bù kali cho người bệnh để tránh biến chứng hạ kali máu.

     - Theo dõi:

       + Mắc monitor TD ECG liên tục.

       + SpO2, M, HA, nhịp tim, nhịp thở, tri giác

Tài liệu tham khảo

1.Phác đồ điều trị cơn hen nặng và nguy kịch, Hướng dẫn chẩn đóan và điều trị hen 2010, Bộ y tế, Nhà xuất bản y học

2.Phác Đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

VIÊM TUỴ CẤP

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Viêm tuỵ cấp là do sự viêm cấp mô tuỵ, mô xung quang tuỵ do khả năng hoạt hoá của men tuỵ lên tuyên tuỵ, đặc biệt là trypsin.

     - Về mặt giải phẫu bệnh có 2 thể viêm tuỵ phù nề và viêm tuỵ hoại tử chảy máu.

     - Khoảng 20% bệnh viêm tuỵ cấp có có tiến triển nặng và trong số các trường hợp nặng có 10 – 30% dẫn đến tử vong mặc dù được điều trị tích cực.

  1. NGUYÊN NHÂN.

     - Đa số do rượu và bệnh sỏi mật.

     - Ít hơn: chấn thương bụng, tăng canxi máu, tăng mỡ máu, do thuốc, viêm tuỵ do nội soi chụp mật tuỵ ngược dòng ( ERCP ), siêu vi … và 20% không rõ nguyên nhân.

III. CHẨN ĐOÁN.

     Là chẩn đoán loại trừ các nguyên nhân khác của đau bụng cấp.

3.1. Lâm sàng.

     - Đau bụng, buồn nôn, nôn.

     - Dấu Mayo-Robson: điểm đau sườn lưng trái.

     - Dấu Mallet Guy-Ton Thất Tùng: điểm chiếu sườn lưng trái ở thành trước.

     - Dấu Cullen: mảng bầm tím dưới da vùng quanh rốn ( xuất huyết trong xoang phúc mạc ).

     - Dấu Terner-Grey: mảng bầm tím dưới da vùng lưng trái và hông trái ( xuất huyết sau xoang phúc mạc ).

     - Triệu chứng khac: sốt, vàng da, rối loạn vận chuyển ruột ( táo bón hoặc tiêu chảy ), tiết dịch trong xoang bụng.

3.2. Cận lâm sàng.

3.2.1. Men tuỵ:

     - Amylase, lipase máu tăng trên 3 lần giá trị bình thường.

3.2..1. X quang: dấu hiệu quai ruột canh gác, đại tràng cắt cụt, sỏi đường mật, tràn dịch màng phổi trái.

3.2.3. Siêu âm: hình ảnh tuỵ to, phù nề, hoại tử tuỵ, abcès tuỵ, nang giả tuỵ, tụ dịch quanh tuỵ, bệnh lý đướng mật ( sỏi, giun … ).

  1. PHÂN LOẠI.

4.1. Các yếu tố tiên lượng năng của bệnh.

     - Phối hợp với suy cơ quan và/hoặc biến chứng khu trú như hoại tử tuỵ.

     - Biểu hiện lâm sàng: BMI > 30, Hct > 44%, tuổi > 70:

       + Suy cơ quan: sốc, PO2 < 60, suy thận, chảy máu đường tiêu hoá.

       + > 3 tiêu chuẩn Ranson.

4.2. Apache II score > 8.

4.3. Tiêu chuẩn Ranson:

4.3.1. Lúc nhập viện:

     - Tuổi > 55 tuổi.

    - Bạch cầu > 16.000/mm3.

     - Gycemee > 10mmol/l. ( đường huyết ).

     - LDH > 350 UI/l.

     - AST > 250 UI/l.

4.3.2. Qua 48 giờ theo dõi :

     - Ure huyết > 3mmol/l.

     - PaO2 < 60MMhG.

     - Cal xi máu < 2mmol/l.

     - Hct giảm > 10%.

     - HCO3 ( dự trữ kiềm giảm ) > 4mmol/l.

     - Thoát dịch mô kẻ > 6l.

4.3.3. Nếu có từ 3 yếu tố trên là viêm tuỵ cấp nặng.

  1. ĐIỀU TRỊ.

5.1. Các nguyên tắc chung.

     - Điều trị kết hợp nội ngoại khoa: hồi sức nội khoa và theo dõi diễn tiến viêm tuỵ cấp để chỉ định can thiệp ngoại khoa thích hợp.

     - Để tuyến tuỵ nghỉ ngơi, tránh kích thích tuỵ bằng thuốc và nhịn ăn.

     - Điều trị nâng đỡ.

     - Phòng ngừa và điều trị các biến chứng.

5.2. Điều trị nội khoa.

       Nhằm giảm đau, giảm tiết tuỵ, chống sốc, nuôi ăn, dùng kháng sinh khi có bội nhiễm, điều trị hỗ trợ khác.

5.2.1. Giảm đau dùng đường TB, TM.

     - Meperidine ( Dolargan ) 100mg/2ml: 50 – 100mg TB, TM mỗi 4 – 6 giờ.

     - Nospa, buscopan.

     - Paracetamol 1g # 100ml x 2 lần/ngày TTM.

5.2.2. Giảm tiết dịch tuỵ.

     - Đặt sonde dạ dày và hút dịch ( không cần thiết trong trường hợp nhẹ ).

     - Thuốc chống tiết dịch như ức chế thụ thể H2 ( Cimetidin 300mg 1A TMC, Ranitidin 50mg x 2/ngày TB, Famotidin 20mg TM 1 – 2 lọ/ngày ). Ức chế bơm proton ( Omeprazole 40mg TM 1 – 2 lọ/ngày, Pantoprazol TM 1 – 2 lọ/ngày ).

     - Octreotide 100mcg x 3 lần/ngày TDD, TM.

     - Metoclopramide ( Primperan ) 10mg 1A x 3 lần/ngày TB, TMC.

5.2.3. Nuôi ăn.

     - Đường tĩnh mạch trong 1 – 2 ngày đầu, 30 calo/kg/ngày, tăng dần lên 50 – 60 calo/kg/ngày.

     - Khi bệnh nhân hết đau bụng thì chuyển sang nuôi ăn băng đường miệng theo trình tự: nước đường, cháo đường, cơm nhão rồi cơm bình thường.

     - Kiêng sữa, mỡ, béo.

5.2.4. Phòng và điều trị sốc.

     - Truyền dịch lượng nhiều ( 4 – 6 lít/ngày ) trong những ngày đầu.

     - Điều chỉnh rối loạn nước điện giải, thăng bằng kiềm toan(chú ý hạ canxi máu ).

     - Khi có sốc điều trị theo nguyên nhân ( xuất huyết, nhiễm trùng, nhiễm độc ).

     - Đặt catheter đo CVP, sử dụng vận mạch nếu cần ( khi có sốc ).

5.2.5. Vấn đề sử dụng kháng sinh.

     - Lợi ích của kháng sinh dự phòng trong điều trị viêm tuỵ cấp hoại tử vẫn còn đang tranh cãi.

     - Trong viêm tuỵ cấp hoại tử có thể dung Imipenem cilasin 0,5g TM, 3 lần ngày trong 7 ngày hoặc Cefuroxim 1,5g TM, 3 lần/ngày trong 7 ngày, nặng có thể dùng Ceftriaxone 1 – 2g TM/24 giờ, Metronidazole 0,5g TTM trong 1 giờ/ cách 6 – 8 giờ, Ceftzidine 1 – 2g TM mỗi 8 – 12 giờ.

5.2.6. Viêm tuỵ cấp do tăng triglycerit máu.

     - Heparine trọng lượng phân tử thấp Lovenox 40mg 1 ống TDD/ngày ( chú ý chống chỉ định, theo dõi tình trạng xuất huyết ).

     - Insuline R truyền tĩnh mạch với tốc độ tư 1 – 4UI/giờ kiểm soát chặt đường huyết tránh hạ đường huyết.

     - Thay huyết tương.

   - Dùng nhóm Fibrate kết hợp nhóm statins sẽ làm tăng tác dụng giảm triglycerid máu ( dùng sau 48 giờ ).

5.3. Chỉ định can thiệp ngoại khoa.

     - Khi có nghi ngờ trong chẩn đoán, khi không loại được bệnh ngoại khoa khác.

     - Có biến chứng ngoại khoa như xuất huyết nội, viêm phúc mạc, abcès tuỵ, hoại tử nhiễm trùng.

     - Có bệnh đường mật kết hợp chỉ định can thiệp ngoại khoa để giải toả dẫn lưu đường mật, ngày nay kỹ thuật lấy sỏi qua nội soi làm giảm đáng kể chỉ định này.

     - Điều trị nội khoa thất bại.

  1. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM.

     - Xuất viện khi tình trạng lâm sàng ổn định, bệnh nhân hết đau bụng, ăn uống được.

     - Hướng dẫn chế độ ăn, hen tái khám.

Tài liệu tham khảo.

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA TRÊN

  1. ĐỊNH NGHĨA.

     - Là hiện tượng máu chảy vào đường tiêu hóa từ trên góc Treitz và được thải ra ngoài bằng nôn ra máu và/hoặc tiêu ra máu.

  1. NGUYÊN NHÂN XUẤT HUYẾT.

     - Loét dạ dày tá tràng ( 31-59% ).

    - Tăng áp tĩnh mạch cửa ( 7-20% ).

     - Rách Mallory-Weiss ( 4-8% ).  

     - Dị dạng mạch máu ( 0-6% ).

     - Viêm trợt dạ dày ( 2-7% ).  

     - U ác dạ dày ( 2-7% ).

     - Viêm thực quản.

     - Không rõ nguyên nhân: 8-14%.

III. CHẨN ĐOÁN.

3.1. Xác định XHTH trên cấp:

- Nôn ra máu và/hoặc tiêu phân đen

- Đặt sonde dạ dày có máu

- Sốc mất máu  

- Nội soi giúp xác định chẩn đoán

- Mức độ mất máu cấp:

 

STT

Mức độ

Nhẹ

Trung bình

Nặng

1

Lượng máu mất.

< 15% thể tích máu cơ thể # 750ml.

15-30% thể tích máu cơ thể #

750-1500ml.

> 30% thể tích máu cơ thể > 1500ml.

2

Triệu chứng toàn thân.

Tỉnh, lo âu nhẹ, hơi mệt.

Lo âu vừa, mệt mõi, niêm nhợt, da xanh, chóng mặt, vã mồ hôi, tiểu ít.

Rối loạn tri giác, hốt hoảng, li bì, vật vã, thở nhanh, vô niệu, khác nước, cho lạnh, niêm nhợt.

3

Mạch(l/p).

90-100l/p

100-120l/p

>120l/p.

4

HA(mmHg )

> 90

80 – 90

< 80

5

Hct(%)

>30%

20 – 30%

< 20%

6

Số lượng HC

3x1012/L

2-3x1012/l

< 2 x 1012/l

7

Loại dịch.

Dung dịch tinh thể.

Dung dịch tinh thể +/- máu.

Dung dịch tinh thể và máu.

 

  1. XỬ TRÍ.

4.1. Hồi sức chung:

     - Cho bệnh nhân nằm đầu thấp.

     - Hồi phục thể tích tuần hoàn: theo mức độ mất máu.

     - Thiết lập hai đường truyền kim lớn (16-18G), nếu cần đặt CVP.

     - Truyền dung dịch muối đẳng trương 20ml/kg. Khi truyền muối đẳng trương tới 50ml/kg mà bệnh vẫn còn sốc, cần truyền dung dịch keo 500-1000ml, albumin; không dùng dung dịch Glucose ưu trương.

     - Plasma tươi đông lạnh khi bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa cấp có RL đông máu, truyền tiểu cầu cho bệnh nhân đang bị xuất huyết tiêu hóa và tiểu cầu < 50.000/mm3.

     - Truyền máu khi Hb< 8 g/dL hoặc<10g/dL ( người già, bệnh tim mạch ).

     - Thở Oxy mũi 3-5 L/ phút.

     - Đặt ống thông dạ dày:

       + Khó chẩn đoán, theo dõi chảy máu, trước khi nội soi cấp cứu.

       + Có thể rửa dạ dày với nước thường hoặc nước muối sinh lý.

       + Khi có tình trạng sốc xảy ra không dùng vận mạch nâng huyết áp.

4.2. Nội soi:

     - Sớm trong 24 giờ đầu để chẩn đoán xác định, đánh giá nguy cơ chảy máu tái phát và tiến hành cầm máu qua nội soi ( nếu được ).

4.3. Điều trị theo nguyên nhân:

4.3.1. Điều trị xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày- tá tràng:

     - Thuốc: Ức chế bơm proton:

       + Liều cao: Esomoprazol, pantoprazole, omeprazole liều đầu 80mg ( 2 lọ)+50ml Nacl 0,9% BTĐ 100ml/giờ, sau đó BTĐ 8mg/h ( 1lọ pha vừa đủ 50 mL dung dịch đẳng trương BTTĐ 10 mL/h ) trong 72h, nếu ổn định duy trì bằng thuốc viên, uống 40mg/ngày trong 28 ngày ).

       + Liều thấp: Omeprazol, pantoprazol 40mg 1 lọ x 2-3lầnTMC/ngày.

     - Chỉ định hội chẩn ngoại khoa:

       + Chảy máu ồ ạt đe dọa tính mạng.

       + Truyền > 5đv máu/ 24h mà huyết động không ổn định.

       + Tổn thương quá lớn ( >2cm ) hoặc ở vị trí khó cầm máu bằng nội soi.

       + Chảy máu tái phát điều trị nội soi lần 2 thất bại.

       + Điều trị nội khoa tích cực thất bại.

4.3.2. Điều trị xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản:

4.3.2.1. Cầm máu trực tiếp:

     - Sonde Blakemore.

     - Chích xơ, thắt thun.

     - Cầm máu bằng thuốc:

       + Octreotid 0,1 mg:TM 1 ống, sau đó bơm tiêm tự động ( BTTĐ ) liên tục 25-50µg/giờ ( 3 ống octreotid 0.1mg + NaCl 0.9% vừa đủ 50ml BTĐ4-8ml/ h trong 3-5 ngày ).

       + Somatostatin 3mg 1 lọ + NaCl 0.9% vừa đủ 50 ml: 4 ml TMC sau đó bơm tiêm tự động ( BTTĐ ) 3- 4mL/ giờ.

4.3.2.2. Ngừa hôn mê gan:

     - Lactulose: 10-30ml x 3l/ngày để bệnh nhân đi tiêu ngày 2-3 lần.

     - Acid amin không phân nhánh ( aminoleban ).

     - Kháng sinh:

       + Metronidazol 0,25g 1 viên x 3-4 lần/ngày.

       + Quinolone ( Levofloxacin 0,75mg/ngày, Uống hoặc ciprofloxacin 0,2g/12h, TTM ).

       + Ceftazidim hoặc Cefotaxim 1g 3lọ/ngày, TM x 5 ngày.

4.3.2.3. Ngừa tái phát sau khi qua cơn cấp:

     - Thuốc: propanolol 40mg ( liều 10-20 mg x2l/ngày sao cho giảm khoảng 25% tần số tim ) hoặc Bisoprolol + ISMN ( Iso Sorbit Mono Nitrate ).

4.4. Xử trí khác:

     - Xét công thức máu 18 chỉ số.

     - Nhóm máu hệ AOB.

     - Xét nghiệm: TS , TC ( TQ, TCK ) đường huyết, CRP, SGOT SGPT ( AST, ALT), Ure Cretatinin.

     - XN: ion đồ 6 chỉ số, ECG, X quang tim phổi, tổng phân tích nước tiểu, Albumine, Proteine/máu…

     - Theo dõi:M, HA, nhịp thở/30 ph, 1giờ, 3 giờ/1 lần (tùy theo bệnh) Nước tiểu mỗi 4 giờ, Hb 3-6,12,24 giờ/lần hoặc sau truyền máu.

     - Uống sữa nguội khi huyết động ổn định hoặc sau nội soi 6 giờ.

Tài liệu tham khảo:

 

1.Trần Thị Kiều Miên, Điều trị xuất huyết tiêu hóa, Điều trị học nội khoa, Đại học y dược tp Hồ Chí Minh, NXB y học 2009

2.Khuyến cáo xử trí xuất huyết tiêu hóa trên cấp tính không do tăng áp tĩnh mạch cửa (2010), Hội khoa học tiêu hóa Việt Nam.

  1. Phác Đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

NGỘ ĐỘC PHOSPHO HỮU CƠ

 

  1. NGUYÊN NHÂN.

     - Tự tử.

     - Tai nạn nghề nghiệp (uống nhầm, phun thuốc trừ sâu,…

  1. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG.

2.1. Hội chứng Muscurinic (M).

     - Đồng tử co như đinh ghim.

     - Tăng tiết dịch mồ hôi, nước mắt, nước mũi, đàm nhớt, nôn ói đau bụng, tăng nhu động ruột, tiêu chảy, tiểu không tự chủ.

     - Co thắt khí phế quản, khó thở, phổi nhiều ran ứ động.

     - Giảm huyết áp, nhịp tim chậm.

2.2. Hội chứng Nicotinic (N):

     - Yếu cơ, run cơ, liệt bao gồm cả hô hấp.

     - Tăng huyết áp, nhịp tim nhanh.

2.3. Hội chứng thần kinh trung ương (TKTW).

     - Ức chế TTHH, tuần hòan dẫn đến suy hô hấp, trụy mạch, co giật, hôn mê.

III. CẬN LÂM SÀNG.

     - Định lượng men Cholinestera huyết tương ( ChE giảm dưới 50% ).

     - Tìm độc chất trong nước tiểu, dịch dạ dày.

     - Xét công thức máu 18 chỉ số.

     - Nhóm máu hệ AOB.

     - Xét nghiệm: TS , TC ( TQ, TCK ) đường huyết, CRP, SGOT SGPT ( AST, ALT), Ure Cretatinin.

     - XN I on đồ 6 chỉ số.

     - X quang: Tim phổi …

     - Siêu âm bụng …

  1. CHẨN ĐOÁN.

 

- Bệnh sử tiếp xúc với độc chất

- Triệu chứng lâm sàng

- Định lượng men Cholinesterase

- Đáp ứng với điều trị

  1. MỨC ĐỘ NGỘ ĐỘC.

Mức độ

Lâm sàng

 

Cholinesterase: 3650-12900

Nhẹ

M

 

20 – 50%BT = 730 - 6450

Trung bình

N + M hoặc M + TKTW

10 – 20%BT = 365 - 2580

Nặng

M + N + TKTW

< 10%BT = < 365 - 1290

Nguy kịch

Cả 3HC trên + Suy hô hấp + Trụy mạch

  1. XỬ TRÍ.

4.1. Lọai chất độc ra khỏi cơ thể

     - Rửa dạ dày bằng ống Faucher đến khi nước trong, không còn mùi.

     - Nếu bệnh nhân mê dùng tube Levin rửa dạ dày và nên đặt nội khí quản trước khi rửa, nếu nặng rửa dạ dày lần 2 sau 2-3 giờ điều trị.

     - Than họat 0,5g/kg/lần, nếu nặng dùng 6 lần, mỗi 2 giờ ( gói 20g ).

     - Sorbitol 1g/kg cân nặng, 6 lần, mỗi lần cách nhau 2 giờ ( gói 5g ).

4.2. Dùng Atropin liều cao, PAM

4.2.1. Nếu nghi ngờ:

     - Test Atropin TTM 2-3mg: Nếu không phải ngộ độc Phospho hữu cơ sẽ có dấu ngấm Atropin → ngưng và tìm độc chất khác.

 

4.2.2. Ngộ độc thật sự:

       

Thuốc

Trung bình

Nặng

Atropin

0,5-2mg/15-30ph TMC

2mg-5mg/15–30 ph TMC

10mg/10ml

(5 lọ BTĐ 1- 8ml/h). Đến khi

(5lọ BTĐ 4 – 20ml/h). Đến

 

có dấu ngấm Atropin

khi có dấu ngấm Atropin

 

4.2.3. Dấu ngấm Atropin:

     - Đồng tử giãn trên 4 mm, da khô nóng đỏ, mạch nhanh >100 lần/phút. Bệnh nhân sảng, hết dấu rung giật cơ, hết xuất tiết, phổi phế âm thô, hết tiêu chảy, môi – miệng khô, xuất hiện cầu bàng quang.

4.2.4. CHÝ Ý:

     - Khi có dấu ngấm Atropin duy trì tiếp 1-2 giờ nữa sau đó giảm ½ liều đang điều trị đánh giá lại mỗi 4-6 giờ để giảm liều tiếp.

4.3. Xử trí khác:

     - Bảo đảm hô hấp (quan trọng): hút đàm giải, thở oxy, đặt NKQ.

     - Hỗ trợ tuần hòan: bù nước và điện giải, kiềm toan (3-4 lít trong ngày, bù theo CVP và lượng nước tiểu), thuốc vận mạch (khi đã truyền đủ dịch).

     - Chống co giật, kích thích: Diazepam 10mg/lần.

     - Dinh dưỡng: Đủ calo cho người bệnh, nuôi dưỡng bằng đường TM trong những ngày đầu, cho ăn khi người bệnh tỉnh: ngậm đá sau đó uống nước đường, ăn cháo đường rồi cháo thịt ( cho ăn sau 48-72 giờ ).

     - An toàn cho người bệnh, VSRM, chống loét, hút đàm nhớt…

     - Tuyệt đối: Không ăn mỡ, dầu, chất béo, sữa trong vòng 1 tháng.

4.4. Theo dõi

     - Dấu hiệu sinh tồn / 1-2 giờ/lần; nước tiểu, phân/4h.

     - Dấu ngấm Atropin, hô hấp/4h.

     - Chú ý:

       + Ngộ độc nhóm carbamate chỉ sử dụng atropin.

       + Ngộ độc nhóm pyrethroids chỉ điều trị triệu chứng, hỗ trợ.

       + Ngộ độc Abamectin cần hồi sức tích cực ( thở máy, chống sốc, than hoạt,…), bệnh hồi phục sau 03-04 ngày.

Tài liệu tham khảo

1.Phạm Duệ, Ngộ độc cấp Phospho hữu cơ, Tài liệu tập huấn cấp cứu hồi sức và chống độc 2009, Trung tâm chống độc Bạch Mai, Trang 32-42

2.Trần Kiều Miên, Ngộ độc thuốc Phospho hữu cơ, Hồi sức cấp cứu nội khoa ĐH YD TP HCM, Nhà xuất bản y học 2004

3.Phác Đồ điều trị năm 2014 Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

VIÊM DẠ DÀY ( VDD )

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Viêm dạ dày là những bệnh có tổn thương niêm mạc dạ dày mà không phải loét hoặc u trong dạ dày. Viêm dạ dày có cấp và mạn.

  1. CHẨN ĐOÁN

2.1. Lâm sàng:

2.1.1. Viêm dạ dày cấp:

     - Đau bụng đột ngột dữ dội, cảm giác nôn nao, cồn cào, rát bỏng thượng vị.

     - Buồn nôn, nôn.

     - Có thể nôn ra máu, tiêu phân đen như trong viêm dạ dày trợt và chảy máu.

     - Ấn thượng vị thường đau, thành bụng có thể cứng hơn bình thường.

2.1.2. Viêm dạ dày mạn:

     - Triệu chứng không đặc hiệu.

     - Thường có rối loạn tiêu hoá: đau thượng vị không theo chu kỳ, ăn không tiêu, sình bụng, ợ hơi, ợ chua.

     - Người gầy, mệt mỏi.

2.2. Cận lâm sàng:

2.2.1. Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số, thời gian máu chảy máu đông, nhóm máu.

2.2.2. Xét nghiệm chức năng gan, chức năng thận, men tuỵ.

2.2.3. Siêu âm bụng tổng quát.

2.2.2. Cận lâm sàng khác nếu cần.

2.2.3. Qua cận lâm sàng ta có thế thấy:

2.2.4. CTM: HC giảm nếu có mất máu, Xét nghiệm test huyết thanh HP.

2.2.5. X Q: dạ dày thường không thấy, có thể thấy: nếp niêm mạc dạ dày to ra, thô, hoặc bờ cong có hình răng cưa.

2.2.3. Nội soi dạ dày:

     - Viêm dạ dày cấp: niêm mạc đỏ rực, phù nề, có thể có các chấm đỏ xuất huyết rải rác trên niêm mạc.

     - Viêm dạ dày mạn: tùy thể:

       + Viêm dạ dày mạn thể teo: niêm mạc nhợt nhạt hoặc xám, niêm mạc nhẳn mỏng do mất nếp, thấy rõ các mạch máu nhỏ dưới niêm mạc, có thể chảy máu.

       + Viêm dạ dày phì đại: niêm mạc đỏ, phù nề căng ra …

2.3. Chẩn đóan phân biệt:

     - Loét dạ dày.

     - K dạ dày.

     - Viêm tụy cấp.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Nguyên tắc điều trị:

     - Lọai trừ nguyên nhân gây bệnh.

     - Dùng thuốc điều trị triệu chứng.

     - Tiệt trừ HP nếu có nhiễm.

     - Điều trị dự phòng.

3.2. Điều trị cụ thể:

3.2.1. Viêm dạ dày cấp:

3.2.1.1. Lọai trừ nguyên nhân gây bệnh:

     - Ngưng Aspirin, NSAIDS, nếu không ngưng được thì dùng liều thấp mà có hiệu quả hoặc dùng lọai chọn lọc COX-2.

     - Ngưng rượu, lọai trừ HP, urê huyết cao, stress/bệnh nặng, …

3.2.1.2 Thuốc điều trị triệu chứng:

     - Giảm đau, an thần, chống nôn:

     - Buscopan 10mg/v, 20mg/A : 1-2v x2-3 lần/ngày (u), 1-2A/ngày TB.

     - Alverin citrat 40mg: 1-2v x 2lần/ngày (u).

     - Metoclopramid (Primperan) 10mg: 1-2 ống/ ngày TB,TM hoặc 1-2 viên/ ngày uống.

     - Diazepam 5mg: 1-2v/ngày (u).

3.2.1.3. Nếu có chảy máu:

     - Rửa dạ dày nhằm làm sạch dạ dày để soi.

     - Truyền dịch, truyền máu nếu cần.

     - Antacid: Varogel 1-2g x 3 lần (u) sau ăn.

       + Varogel 10ml: 1gói x 2 lần/ngày (u).

       + magaltab: 1v x 2 lần/ngày (u).

     - Ức chế H2:

       + Cimetidine 0.3g/v x 4lần/ngày (u) lúc ăn và buổi tối.

       + Cimetidine 0.3g: 1A x 4lần/ngày TM.

       + Famotidin 20mg/v x 2lần/ngày (u) sáng tối.

       + Famotidin 20mg: 1lọ x 2lần/ngày TM.

     - Ức chế bom proton:

       + Omeprazol (losec 40mg/A):1lọ x 2lần/ngày TM ( nếu có thuốc ).

       + Omeprazol, Esomeprazole, Lanzoprazole, Pantoprazole: 1lần/ngày (u) sáng.

     - Diệt HP theo phác đồ nếu do HP.

   - Nếu không chảy máu hoặc giai đọan ổn định: dùng thuốc uống.

3.2.2. Viên dạ dày mạn:

     - Lọai trừ nguyên nhân gây bệnh: rượu, NSAIDS, HP, thiếu dinh dưỡng …

     - Diệt trừ pH nếu có.

     - Điều trị triệu chứng: theo theo khả năng bài tiết acid dạ dày.

     - Antacid:

       + Varogel 10ml: 1gói x 2 lần/ngày (u).

       + magaltab: 1v x 2 lần/ngày (u).

     - Ức chế H2:

+ Cimetidine 0.3g/v x 4lần/ngày (u) lúc ăn và buổi tối.

       + Famotidin 20mg/v x 2lần/ngày (u) sáng tối.

     - Ức chế bom proton:

       + Omeprazole, Esomeprazole, Lanzoprazole, Pantoprazole 1lần/ngày (u) sáng.

     - Giảm đau, an thần, chống nôn:

       + Buscopan 10mg/v, 20mg/A : 1-2v x2-3 lần/ngày (u), 1-2A/ngày TB.

       + Alverin citrat 40mg: 1-2v 2 lần/ngày (u).

       + Metoclopramid ( Primperan ) 10mg: 1-2 ống/ngày TB,TM hoặc 1-2 viên/ ngày uống.

       + Diazepam 5mg: 1-2v/ngày (u).

     - Vitamin B,C, Fe.

     - An thần.

     - Điều trị dự phòng:

       + Hướng dẫn cách ăn uống, sinh họat.

       + Điều trị tốt viêm dạ dày cấp.

       + Điều trị sớm viêm dạ dày mạn, chú ý biến chứng trong cas vô toan.

3.2.3. Theo dõi:

     - Lâm sàng: dấu hiệu sinh tồn, đau bụng, tình trạng đi tiêu, màu phân, nôn ối.

     - Cận lâm sàng: CTM, nội soi, XN khác nếu cần.

3.2.4. Chế độ chăm sóc:

     - Làm việc nghỉ ngơi hợp lý, tránh lao động nặng, chỉ nằm viện trong đợt đau tiến triển cấp tính còn chủ yếu là điều trị tại nhà.

3.2.5. Chế độ ăn:

     - Viêm dạ dày cấp:

       + Nhịn ăn 1-2 ngày đầu, sau cho ăn dần sữa, cháo lõang rồi ăn đặc dần.

       + Làm lõang dịch dạ dày bằng sữa, nước / viêm dạ dày do chất gây bỏng.

     - Viêm dạ dày mạn:

       + Ăn chậm, nhai kỹ, chú ý khỏang cách giữa các bữa ăn cho hợp lý, tránh những thức ăn quá nóng, lạnh, cứng, kiêng chua cay, rượu, trà, thuốc lá.

       + Nói chung khuyên bệnh nhân lựa chọn thức ăn thích hợp cho mình. Nên ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa không nên ăn quá no, không uống nước ngọt có nhiều hơi, dùng nước khóang lọai có nhiều Ca.

Tài liệu tham khảo:

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

VIÊM LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG

  1. YẾU TỐ GÂY NÊN VIÊM LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG.

1.1. Yếu tố xã hội:

     - Nam nhiều hơn nữ

     - Người sống thành thị nhiều hơn nông thôn

1.2. Yếu tố thần kinh:

     - Mất thăng bằng hệ thần kinh thực vật làm cường hệ phó giao cảm.

1.3. Yếu tố bên ngoài:

     - Rối loạn giờ giấc và liều lượng ăn uống.

     - Ăn uống các chất có kích thích: Thuốc lá, café, ăn chua – cay – nóng quá.

     - Uống các loại thuốc: Aspirin, Corticoide, các thuốc Giảm đau thần kinh ngoại biên,...

1.4. Do Vi Khuẩn: Helicobacter – Pylori

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Đau:

2.1.1. Đau theo chu kỳ, theo mùa

2.1.2. Đau theo bữa ăn

     - Viêm loét dạ dày: Đau lúc no.

     - Viêm loét tá tràng: Đau lúc đói

2.1.3. Vị Trí Đau: Thượng vị, quanh rốn.

     - Viêm loét dạ dày: Thượng vị lệch trái – hạ sườn trái.

     - Viêm loét tá tràng: Thượng vị lệch phải

2.1.4. Cường Độ Đau: Đau từng cơn.

     - Viêm loét dạ dày: Đau âm ỉ Không xuyên lan.

     - Viêm loét tá tràng: Thường đau dữ dội.

2.2. Ấn đau thượng vị: ( mô tả ở trên )

2.3. Các triệu chứng khác:

     - Ợ hơi, ợ chua, nóng rát, buồn nôn, nôn, táo bón, bụng nặng nề sau khi ăn

2.4. X quang:

     - Dạ dày cản quang có hình ảnh viêm loét dạ dày – tá tràng.

2.5. Siêu âm:

2.6. Nội soi dạ dày – tá tràng:

     - Có hính ảnh viêm loét dạ dày – tá tràng. Clo test (+)

2.7. Xét nghiệm:

     - Huyết thanh chẩn đoán HP (+)

III. XỬ TRÍ.

3.1. Thuốc ức chế tiết acid dịch vị:

3.1.1. Thuốc ức chế H2.

     - Cimetidine, Ranitidine …

3.1.2. Thuốc ức chế bơm Proton.

     - Omeprazole, Esomeprazole …

3.2. Thuốc trung hòa acid:

     - Malox, Mylanta II, Phosphalugel …

3.3. Thuốc làm băng niêm mạc dạ dày – Tá tràng:

     - Sucrafate

3.4. Thuốc làm lành ổ viêm loét:

     - Vitamin C dạng tiêm.

     - Misoprostol 200mcg loại uống. Chống chỉ định cho bệnh nhân đang mang thai vì thuốc làm sẩy thai hay sanh non có ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh.

3.5. Thuốc an thần để ổn định thần kinh:

3.6. Có thể dùng thuốc giảm đau kèm theo, loại thuốc ít ảnh hưởng dạ dày tá tràng.

3.7. Phác đồ cụ thể:

3.7.1. Thuốc ức chết tiết acid dịch vị + Thuốc trung hoà acid + Thuốc làm băng niêm mạc dạ dày tá tràng + Thuốc làm lành ổ loét + có thể dùng thêm thuốc an thần và giảm đau ít ảnh hưởng dạ dày tá tràng.

3.7.2. Nếu có nhiễm khuẩn Helicobacter – Pylori ( HP ) thì dùng phác đồ điều trị riêng

  1. BIẾN CHỨNG.

     - Xuất huyết tiêu hóa.

     - Thủng dạ dày - tá tràng.

     - Hẹp môn vị.

     - Ung thư hóa dạ dày – tá tràng.

Tài liệu tham khảo.

  1. Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang
  2. Bệnh học nội khoa của trường đại học y dược TP Hồ Chí Minh.
  3. Bài giảng bệnh học nội khoa của trường đại học y dược TP Cần Thơ

LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG

 

  1. YẾU TỐ GÂY NÊN VIÊM LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG.

1.1. Yếu tố xã hội:

     - Nam nhiều hơn nữ.

     - Người sống thành thị nhiều hơn nông thôn.

1.2. Yếu tố thần kinh:

     - Mất thăng bằng hệ thần kinh thực vật làm cường hệ phó giao cảm.

1.3. Yếu tố bên ngoài:

     - Rối loạn giờ giấc và liều lượng ăn uống.

     - Ăn uống các chất có kích thích: Thuốc lá, café, ăn chua – cay – nóng quá.

     - Uống các loại thuốc: Aspirin, Corticoide, các thuốc Giảm đau thần kinh ngoại biên, ...

1.4. Do Vi Khuẩn: Helicobacter – Pylori.

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Chẩn đoán dựa vào:

2.1.1. Đau:

     - Đau vùng thượng vị, quang rốn, đau có chu kỳ, theo mùa ( mang tính chất gợi ý ) hoặc đã có biến chứng.

     - Đau theo bữa ăn

     - Viêm loét dạ dày: Đau lúc no.

     - Viêm loét tá tràng: Đau lúc đói

     - Vị Trí Đau: Thượng vị, quanh rốn.

       + Viêm loét dạ dày: Thượng vị lệch trái – hạ sườn trái.

       + Viêm loét tá tràng: Thượng vị lệch phải

     - Cường Độ Đau: Đau từng cơn.

       + Viêm loét dạ dày: Đau âm ỉ Không xuyên lan.

       + Viêm loét tá tràng: Thường đau dữ dội.

2.1. 2Ấn đau thượng vị, quanh rốn: ( mô tả ở trên )

2.1.3. Các triệu chứng khác:

     - Ợ hơi, ợ chua, nóng rát, buồn nôn, nôn, táo bón, bụng nặng nề sau khi ăn

2.1.4. X quang:

     - Dạ dày cản quang có hình ảnh viêm loét dạ dày – tá tràng.

2.1.5. Siêu âm bụng tổng quát:

2.1.6. Nội soi dạ dày – tá tràng:

     - Có hính ảnh viêm loét dạ dày – tá tràng. Clo test (+).

     - Tốt nhất: Nội soi dạ dày – tá tràng và làm Clotest.

2.1.7. Xét nghiệm:

     - Huyết thanh chẩn đoán HP (+).

     - Xét nghiệm thường quy: công thức máu 18 chỉ số, TS, TC ( TQ, TCK ), nhóm máu hệ AOB.

2.2. Chẩn đoán phân biệt:

     - Viêm dạ dày.

     - K dạ dày.

     - Giun sán.

III. BIẾN CHỨNG.

     - Xuất huyết tiêu hóa.

     - Thủng dạ dày - tá tràng.

     - Hẹp môn vị.

     - Ung thư hóa dạ dày – tá tràng.

  1. ĐIỀU TRỊ:

4.1. Thuốc ức chế tiết acid dịch vị:

4.1.1. Thuốc ức chế H2.

       Chọn một trong những thuốc sau:

     - Cimetidin: viên 300mg 3-4 viên/ngày.

     - Ranitidin:( albis, ranudom …) viên 150mg 1-2 viên/ngày

     - Suy gan, suy thận giảm ½ liều.

     - Duy trì 6-8 tuần.

4.1.2 Thuốc ức chế bơm Proton.

       Chọn một trong những thuốc sau:

     - Omeprazol 20mg × 1 lần/ngày duy trì 4-6 tuần.

     - Pantoprazol 40mg ×1 lần/ngày duy trì 4-6 tuần.

     - Rabeprazol 20mg×1lần/ngày duy trì 4-6 tuần.

     - Esomeprazol 20mg×1lần/ngày duy trì 4-6 tuần

4.1.3. Thuốc trung hòa acid:

     - Malox, Mylanta II, Phosphalugel, gastropugite, trimafort, tenamyd gel

     - Cách dùng:

       + Thường dùng 3-4 lần/ngày: cho uống sau bữa ăn từ 30 phút- 1 giờ. Dùng 3 lần theo bữa ăn và 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.

       + Điều trị liên tục 8 tuần.

4.1.4. Thuốc làm băng niêm mạc dạ dày – Tá tràng:

     - Sucrafate 1g.

     - Ulcar 1g

4.1.5. Thuốc làm lành ổ viêm loét:

     - Vitamin C dạng tiêm.

     - Misoprostol 200mcg loại uống. Chống chỉ định cho bệnh nhân đang mang thai vì thuốc làm sẩy thai hay sanh non có ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh.

4.1.6. Thuốc an thần để ổn định thần kinh:

     - Diazepam 5mg 1 v x 2 (u)/ngày hay dạng tiêm chích TMC, TB.

   - Các dạng an thần khác.

4.1.7. Có thể dùng sử dụng một số thuốc giảm đau, chống co thắt và các thuốc khác, ít ảnh hưởng dạ dày tá tràng nhất như:

     - Paracetamol dạng 1g TTM hay dạng uống.

     - Rebamipid 100mg 1viên × 3 lần/ngày

     - Mebeverin hydrolorid 135mg (Vermeb) 2-3 lần/ngày.

4.1.8. Khi có nôn:

     - Domperidon (Motilium M, Ocupal, Pymepelium ….) 10mg 2-3 lần/ ngày

     - Metoclopramid 10mg 1A x 2 TMC, TB/ngày.

4.1.9. Phác đồ cụ thể:

     - Thuốc ức chết tiết acid dịch vị + Thuốc trung hoà acid + Thuốc làm băng niêm mạc dạ dày tá tràng + Thuốc làm lành ổ loét + có thể dùng thêm thuốc an thần và giảm đau ít ảnh hưởng dạ dày tá tràng.

4.2. Phác đồ diệt Helicobacter Pylory ( HP )

4.2.1 Phác đồ bộ ba chuẩn: 10 ngày hoặc 14 ngày:

     - PPI (Omeprazole) 1 viên x 2 lần/ngày

     - Amoxicilin 1g x 2 lần/ngày ( hoặc Metronidazole 500mg x 2 lần/ngày nếu dị ứng Penicillin ).

     - Clarithromycin 0,5g x 2 lần/ngày.

4.2.2. Phác đồ theo trình tự:

     - 5 ngày đầu:

       + PPI 1 viên x 2 lần/ngày

       + Amoxicilin 1g x 2 lần/ ngày

     - 5 ngày sau:

       + PPI 1 viên x 2 lần/ngày

       + Clarithromycin 0,5g x 2 lần/ngày.

       + Tinidazole 0,5g 2 lần/ngày.

.2.3. Các phác đồ thay thể:

     - Phác đồ 1: 14 ngày:

       + PPI (Omeprazole) 1 viên x 2 lần/ngày

       + Bismuth subsalicylate: 2 viên x 4 lần/ngày

       + Tetracililin 0,5g x 4 lần/ngày

       + Metronidazole 250mg 4 lần/ngày.

     - Phác đồ 2: 10 ngày:

       + PPI ( Esoprazole ) 1 viên x 2 lần/ngày

       + Amoxicilin 1g x 2 lần/ngày

       + Clarithromycin 0,5g x 2 lần/ngày.

     - Phác đồ 3: 10 ngày

       + PPI 2 lần/ngày

       + Levofloxacin 0,5g 1 viên x 1 lần/ngày

       + Amoxicillin 1g x 2 lần/ngày

     - Điều trị phối hợp;

       + An thần: Diazepam 5 mg

       + Vitmin nhóm B.

  1. CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG VÀ NGHỈ NGƠI.

     - Ăn thức ăn mềm dễ tiêu, ăn trước khi ngủ 3 giờ.

     - Cử chua, cay, thuốc lá, cà phê, rượu, thức ăn còn nóng, nước có gas, dầu mỡ…

     - Người bệnh được nghỉ ngơi nằm viện: Khi có đau rầm rộ, cần cắt cơn đau, tránh thức khuya, yếu tố stress, khi có biến chứng.

     - Ăn uống, nghỉ ngơi đúng giờ, làm việc có một cách khoa học.

  1. ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA.

     - Hiện nay rất hạn chế điều trị ngoại khoa.

     - Chỉ định điều trị phẫu thuật ( ngoại khoa ):

     + Xuất huyết tiêu hóa điều trị nội khoa thất bại.

       + Loét kháng trị ( theo sơ đồ bên trên ).

       + Thủng dạ dày tá tràng.

       + Hẹp môn vị.

       + Ung thư hóa.

       + Rò dạ dày, tá tràng vào các tạng lân cận.

VII. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM.

     - Cần tư vấn cho bệnh nhân biết về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và hẹn tái khám.

     - Helicobacter pylori ( HP ) âm tính cần nội soi kiểm tra điều trị nội khoa.

     - Helicobacter pylori ( HP ) dương tính cần nội soi kiểm tra sau ngưng điều trị 2 tuần.

VIII. PHÒNG NGỪA.

   - Không hút thuốc lá, không uống rượu bia.

   - Trên bệnh nhân dùng NSAIDs, ức chế COX-2 và aspirin: dùng PPI liều chuẩn 1 lần/ngày buổi sáng.

Tài liệu tham khảo

  1. Phác Đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang
  2. BSCK2 Trần Kiều Miên - Bệnh học Nội khoa - Bộ môn Nội Đại Học Y Dược TPHCM 2009
  3. Bệnh học nội khoa của trường đại học y dược TP Hồ Chí Minh
  4. Bài giảng bệnh học nội khoa của trường đại học y dược TP Cần Thơ

BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ( ĐTĐ )

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Đái tháo đường là bệnh mạn tính, đặc trưng bởi tình trạng tăng Glucose huyết mạn tính cùng rối loạn chuyển hóa đường, đạm, mỡ, chất khóang do thiếu hụt insulin tương đối hay tuyệt đối.

  1. CHẨN ĐÓAN.

2.1. Lâm sàng:

Dấu hiệu

Đtđ type 1

Đtđ type 2

LS

Thể trạng

Gầy

TB, béo phì

Tuổi

15-25

Thường > 40

Khởi phát

Đột ngột

Từ từ

Tiến triển

Thường nhanh

Chậm

Triệu chứng

Rõ (ăn-uống-khát-gầy nhiều)

Không rõ hoặc không có

CLS

Đường huyết

Tăng

Đường niệu

(+) khi Glucose huyết > 160-180mg%.

HbA1c

Đây là tiêu chí đánh giá ổn định Glucose huyết/đtđ

Ceton huyết

Tăng cao(bt 0.5-1.5mg%)

Tăng ít hoặc (-)

Ceton niệu

(+++)

(+) hoặc (-)

Lipid máu

Thường tăng triglycerid, giảm HDL

Protein niệu

Vi thể < 300mg/ngày. protein niệu > 500mg/ngày

Insulin/ C peptid

giúp đánh giá chức năng tb beta

Điều trị

Insulin

Tốt

Khi có giảm insulin

Sulfamid hạ Glucose huyết

Không kết quả

Tốt

2.2. Cận lâm sàng:

     - Đường huyết, HbA1C, AST, ALT, Ure, Creatinin.

     - Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu.

     - Xét nghiệm: Ure, Creatinin.

     - Xét nghiệm : SGOT, SGPT ( AST, ALT ).

     - Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số.

     - Thời gian máu chảy máu đông: TS, TC ( TQ, TCK ).

     - Nhóm máu hệ AOB.

     - ECG.

     - Siêu âm bụng tổng quát.

     - Các cận lâm sàng khác nếu cần.

2.3.Chẩn đóan xác định:

2.3.2. Theo UB các chuyên gia về chẩn đóan và phân lọai bệnh đtđ của Mỹ 1997 và được tổ chức y tế thế giới ( TCYTTG ) công nhận năm 1998.

     - Chẩn đóan (+) Đái tháo đường khi có 1/3 tiêu chuẩn sau:

       + Glucose huyết bất kỳ > 200mg% + có triệu chứng đái tháo đường.

       + Glucose huyết lúc đói ( > 8h không ăn ) > 126mg%.

       + Glucose huyết sau sau nghiện pháp dung nạp glucose bằng đường (u) > 200mg% .

     - Chẩn đóan rối loạn Glucose huyết khi đói:

       + Glucose huyết/đói > 110mg% + < 126mg%.

     - Chẩn đóan rối loạn dung nạp đường:

       + Glucose huyết 2h sau ng.pháp dung nạp glucose bằng đường (u) > 140mg% + < 200mg%.

2.4. Chẩn đóan type:

     - Dựa bảng phân chia trên.

2.5. Chẩn đóan phân biệt:

     - Đái tháo nhạt, Đái tháo đường do thận.

III. ĐIỀU TRỊ:

3.1. Nguyên tắc điều trị:

     - Thuốc phù hợp.

     - Chế độ dinh dưỡng hợp lý.

     - Huấn luyện bệnh nhân: Hướng dẫn bệnh nhân biết tiêm insuline và biết điều chỉnh liều khi cần, biết tự theo dõi đường huyết đường niệu, biết phát hiện triệu chứng hạ đường huyết và cách xử trí ban đầu.

     - Luyện tập cơ thể.

3.2. Mục tiêu điều trị: để

Mục tiêu

Tốt

Vừa

Xấu

Glucose huyết:mg%

- Đói:

- Sau ăn:

80-110

80-144

<126

<180

>126

> 180

HbA1C

< 6.2

6.2-8

> 8

HA (mmHg)

< 130/80

< 140/90

< 140/90

BMI (Kg/m2):

- Nam:

- Nữ:

20-25

19-24

< 27

< 26

> 27

> 26

Lipid: mg%:

- cholesterol.

- triglycerid.

- HDL-cho.

< 200

< 150

> 40

< 250

< 200

> 35

> 250

> 200

< 35

3.3. Điều trị cụ thể:

3.3.1. Thuốc thích hợp:

3.3.1.1. Các dạng thuốc uống hạ Glucose huyết:

Tên gốc

Tên thương mại

Hàm lượng:mg/v

Liều dùng/ngày

Sulfamid thế hệ I:

-Chlopropamid

-Carbutamid

-Tolbutamid

-Diabinese

-Nadisan

-Rastinon

250

500

500-1000

Thường(U)1lần/ngày

¼-2v

1-2v

1-3v

Sulfamdthế hệ II:

-Glibenclamid

-Gliclazid

-Glipizid

-Glimepirid

-Daonil

-Diamicron-Predian

-Glibenese

-Amaryl

5

80

5

1,2,3

                       

½-2v x 1 lần/ngày

½ -3v x 1-2lần/ngày

½-4v x 1-2lần

1-3mg

Biguanid:

-Metformin

-Glucophage

500-850

<   a2500mg: 2-3lần

Anphaglucosidase

Acarbose(Glucobay)

50

1v x 3lần (u)/ăn

Glitazone

Rosiglitazon:Avandia

 

4-8mg/ngày

Glinide

Repaglinid:novonorm

 

0.5-2mg/ngày

3.3.1.2. Các dạng Insulin :

Lọai

Màu sắc

Bắt đầu TD

Đỉnh TD

TD kéo dài

Nhanh:

-Insulin Actrapid

-Trong

1/2-1h /TDD

-1-3h

-6-8h

Bán chậm:

-Insuline Lente

-Đục

2-4h

-6-10h

-12-16h

Chậm

-Insulin ltralent

-Đục

4-5h

8-14h

25-36h

3.3.1.3. Áp dụng điều trị theo thể:

3.3.1.3.1. Đái tháo đường type 1:

     - Có thể khởi đầu bằng: Insuline nhanh 0.25-0.5 UI/Kg x 2-3 lần/ngày TDD trước ăn 30phút à sau điều chỉnh liều insulin theo Glucose huyết. Khi tăng hoặc giảm liều insulin thường từ 2-4đv, không quá 40 đv cho 1 lần tiêm, nên giữ liều đã chọn 2-3ngày trừ Glucose huyết quá cao hoặc quá thấp.

3.3.1.3.2. Đái tháo đường type 2:

     - Nhẹ: ăn uống + luyện tập x 6tuần à nếu Glucose huyết < 140mg%, HbA1C < 7% (nếu làm được) thì tiếp tục điều trị vậy, còn không đạt được thì dùng thuốc

     - Vừa (> 200mg%): dùng thuốc.

     - Gan thận bình thường:

       + Mập thì dùng sulfamide.

       + Không mập thì dùng: Metformin.

         à không kết qủa thì phối hợp 2 lọai hoặc với lọai khác.

         à không kết quả: insuline chậm 0.1 UI/Kg TDD sáng/tăng chiều hoặc

chiều/tăng sáng. Nếu dùng > 40UI mới ổn thì ngưng luôn thuốc uống chuyển sang tiêm hẳn insuline.

     - Suy gan thận: insuline 0.2-0.3UI/Kg TDD sáng hoặc chiều (< 20UI) à tùy Glucose huyết mà chỉnh liều. tăng 2-5UI sau 3-4ngày nếu cần. nên cho 2/3 liều vào sáng, 1/3 chiều.

3.3.1.4. Đái tháo đường kèm tình huống đặc biệt:

     - Nhiễm trùng:

       + Dùng thuốc bình thường à bệnh diễn tiến nặng thì nhập viện.

     - Có thai:

       + Không dùng thuốc (u), TD Glucose huyết, ceton niệu.

     - Lớn tuổi:

       + Không dùng biguanid nếu có bệnh phổi mạn, suy tim thận.

     - Phẫu thuật:

       + Glucose huyết < 200mg% không ảnh hưởng đến sức đề kháng và sự lành sẹo, Glucose huyết trước mổ chấp nhận được là 125-180mg%.

       + Nếu mổ nhỏ hoặc không dùng insuline trước à ngưng metformin 48h trước mổ.

       + Không dùng sulfamid trong ngày phẫu thuật, (u) lại vào bữa ăn kế + xét nghiệm Glucose huyết 2h trước mổ: nếu < 200 thì mổ, > 200 thì dùng insuline.

       + Mổ lớn hoặc đang điều trị bằng insuline à GKI ( glucose 10% 500ml + KCl 10mmol + insuline 15UI ) NGTM 15ml/h à XN Glucose huyết mỗi 2h, giữ Glucose huyết bằng 6-11mol/l. nếu > 11 thì tăng insuline 20UI, nếu < 6 thì giảm insuline 10UI à khi ăn lại được thì điều trị như trước mổ.

3.3.2. Theo dõi:

     - Lâm sàng: Dấu hiệu sinh tồn, lượng nước tiểu, số lần đi tiểu, khát nước, lượng nước uống, tác dụng phụ thuốc.

     - Cận lâm sàng:

       + Glucose huyết: 3 ngày 1 lần/tình huống bình thường, 4lần/ngày/tình huống đặc biệt.

       + Ceton niệu 2lần/ngày/tình huống đặc biệt, mỗi 2h/truyền insuline.

       + HbA1C, BMI, lipid huyết.

3.3.3.Chế độ chăm sóc:

     - Nghỉ ngơi hợp lý tùy mức độ bệnh.

3.3.4. Chế độ ăn:

     - Thức ăn đủ các chất như người bình thường. Ăn nên chia nhiều bữa và có nhiều chất xơ tránh tăng Glucose huyết sau ăn, tránh bón. nên có > = 2-3 bữa chính, 2-3 bữa phụ.

     - Đảm bảo các yếu tố vi lượng và Vitamine.

     - Không uống rượu , bia, ngưng hút thuốc lá.

     - Nếu người thích ăn ngọt ta có thể dùng: Saccharin, Cyclamat…

Tài liệu tham khảo

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh việ đa khoa trung tâm An Giang

NHIỄM CETON ACID VÀ TĂNG ÁP LỰC THẨM THẤU TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

  1. TRIÊU CHỨNG LÂM SÀNG

1.1. Nhiễm ceton acid:

     - Ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy sút gia tăng rõ rệt.

     - Mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn ói, đau bụng..

     - Thở nhanh sâu kiểu Kussmaul và mùi ceton trong hơi thở.

     - Có dấu mất nước: da niêm khô, mạch nhanh, HA hạ, TM cổ xẹp, lượng nước tiểu. giảm, nhãn cầu xẹp.

     - Tri giác: lú lẫn, hôn mê sâu, hoặc gần như bình thường.

     - Hôn mê không có dấu thần kinh định vị.

1.2. Tăng áp lực thẩm thấu:

     - Rối loạn tri giác luôn luôn có.

     - Có thể có dấu thần kinh định vị.

     - Tình trạng mất nước nặng.

     - To thường tăng, dù không nhiễm trùng.

     - Có thể thở nhanh sâu kiểu Kussmaul.

  1. CHẨN ĐOÁN.
 

NHIỄM CETON ACID

TĂNG ALTTM

Đường huyết (mmol/L)

> 14

> 34

pH máu ĐM

≤ 7.3

> 7.3

Dự trữ kiềm (mmol/L)

≤ 15

> 15

Ceton nước tiểu

dương

Ít

Ceton huyết thanh

dương

Ít

ALTT huyết thanh

≤ 320(mosmol/kg)

> 320(mosmol/kg)

Khoảng trống ion

> 12

thay đổi

Tri giác

thay đổi

mê mệt, hôn mê

Na+ huyết thanh

thay đổi

thay đổi, thường tăng

K+ huyết thanh

thường giảm, có thể tăng giả

thay đổi

HCT, urê, creatinin máu

tăng

Tăng

Bệnh sử

ĐTĐ type 1

ĐTĐ type 2

 

BN trẻ, gầy

BN già, béo phì

 

Trước đó hoàn toàn khỏe

Thường có bệnh thận mãn

 

Diễn tiến bệnh <24h

Diễn tiến bệnh 2-3 ngày

     - [ ALTT máu = Na( mmol/l ) x 2 + Glucose ( mmol/l )+ ure ( mmol/l )]

( 290 – 310 mosmol )

     - Anion GAP = (Na + K) – (Cl + HCO3-) Bình thường: 12±4

III. CẬN LÂM SÀNG.

     - XN thường quy: công thức máu 18 chỉ số, thời gian máu chảy máu đông, nhóm máu, đường huyết, i in đồ 6 chỉ số, chức nhăng gan, chức năng thận.

     - X quang tim phổi.

     - Siêu âm bụng tổng quát.

     - Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu.

  1. XỬ TRÍ:

       Phải giải quyết đồng thời các khâu:

4.1. Truyền dịch:

     - Đặt CVP

     - Dịch thường được dùng đầu tiên thường là NaCl 0.9%, Lactate Ringer.

     - Tốc độ trung bình 1 lít/giờ trong 4 giờ đầu tiên, sau đó 0.5 lít/giờ trong 4 giờ tiếp theo, tiếp đó khoảng 250 ml/giờ (tùy tình trạng bệnh nhân).

     - Theo dõi: Mạch, HA, lượng nước tiểu (nước tiểu 30-60 ml/giờ), CVP.

     - Nếu Na+> 155 mmol/L, dung dd NaCl 0.45%, Glucose 5% + insulin.

   - Khi ĐH giảm đến ~14 mmol/L phải phối hợp Glucose5% hoặc 10%.

4.2. Điều chỉnh rối loạn điện giải:

     - Kali: Bù Kali là 1 phần cơ bản trong điều trị, TD kali máu/1-4 giờ.

     - Nếu BN có nước tiểu, K máu bình thường hoặc giảm, bù K khi bắt đầu sử dụng insulin Khi có kết quả ion đồ: ( 01 ống KCl 10% 10 ml có khoảng 13 mmol kali ).

Kali huyết thanh (mmol/L)

Kali cần bổ sung (mmol/L)

<3.5

40

3.5 – 4.4

20

4.5 – 5.5

10

>5.5, vô niệu

Không truyền

Khi có suy thận giảm liều 20 – 50%

 

     - Dung dịch kiềm: DD bicarbonate được chỉ định khi:

     - Toan máu nặng pH < 7.0 hoặc HCO3-< 5 mmol/L.

     - pH < 7.2 kèm choáng hoặc bệnh nhân hôn mê.

4.3. Insulin:

     - Khi mới chẩn đoán: TM 10 – 15 đơn vị insulin tác dụng nhanh.

     - Sau đó TTM insulin tác dụng nhanh 5-10 đơn vị/giờ (0.1 đơn vị/kg/giờ).

     - [50 đvị insulin + NaCl 0.9% vừa đủ 50ml (1ml = 1đvị) bơm điện 0.1*CN ml/h.]

     - Theo dõi: Điều trị đúng, ĐH sẽ giảm 3-5 mmol/giờ.

     - Nếu nghi ngờ có đề kháng insulin, có thể tăng liều insulin 50 – 100%/giờ.

       [ Không điều chỉnh hạ ĐH quá nhanh (>6mmol/L/giờ) vì gây phù não ].

     - Khi ĐH giảm đến 14 mmol/L, giảm liều insulin 2 – 4 đơn vị TTM/giờ cùng với glucose 5% hay 10% khi hết toan và ăn uống được →chuyển insulin TDD..

4.4. Tìm và điều trị các yếu tố thuận lợi:

     - Nhiễm trùng, bệnh cấp mới xuất hiện, bỏ chích insulin, cường giáp nặng,…

  1. THEO DÕI:

     - M,HA, nhịp thở, lượng nước tiểu/giờ .

     - Test ĐH /1 hoặc 2 giờ trong 24 giờ.

     - Điện giải / 2 giờ đến khi ổn định, sau đó theo dõi /4 - 6 giờ .

     - Theo dõi toan máu / 2 – 4 giờ cho đến khi pH > 7.2, có thể theo dõi bằng khoảng trống anion. Không theo dõi bằng thể ceton.

  1. CHẾ ĐỘ CHĂM SÓC.

     - Chăm sóc bệnh nhân hôn mê: xoay trở, vỗ lưng, hút đàm nhớt.

    - Chế độ ăn uống của người đái tháo đường.

     - Tiêm insulin đúng giờ, đúng liều.

     - Theo dõi dấu hiệu hạ đường huyết.

     - Vệ sinh thân thể, tránh trầy xướt.

Tài liệu tham khảo

 

1.Nguyễn Đạt Anh, Nguyễn Anh Tuấn2007, Hôn mê nhiễm ceton acid và tăng áp lực thẩm thấu do đái tháo đường, Cấp cứu hồi sức và chống độc

  1. Phác Đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

RỐI LOẠN KALI MÁU

       - Kali là cation chính trong nội bào. Cơ thể cần khoảng 1mmol/kg/ngày. Khoảng 90% lượng này được hấp thu qua đường tiêu hóa, lượng kali dư thừa được bài tiết chủ yếu qua thận.

       - Kali máu bình thương từ 3,5 -- 5 mmol/l.

HẠ KALI MÁU

K < 3.5mmol/L

  1. TRIỆU CHỨNG.

1.1. Lâm sàng khi kali máu < 3.0 mmol/l biểu hiện:

     - Mỏi cơ, đau cơ, yếu cơ chi dưới là những triệu chứng thường gặp.

     - Yếu cơ tiến triển, giảm thông khí, liệt ruột và thậm chí liệt cơ hoàn toàn.

     - Gia tăng loạn nhịp và ly giải cơ vân.

1.2. Cận lâm sàng khi kali máu < 3.0 mmol/l biểu hiện:

     - Xét nghiệm máu kali hạ dưới < 3.0 mmol/l

     - ECG thay đổi không tương ứng với [K+] máu:T dẹt hay đảo ngược, U cao , ST chênh xuống, QT kéo dài, PR kéo dài, điện thế thấp, QRS giãn rộng và gia tăng loạn nhịp thất, thúc đẩy ngộ độc Digitalis.

     - Giảm kali máu thường đi kèm với các RL kiềm toan.

  1. NGUYÊN NHÂN.

   - Giảm cung cấp.

   - Di chuyển kali vào nội bào(kiềm chuyển hóa, tăng đường huyết, catecholamin, cường giáp).

   - Mất kali ngoài thận

   - Mất kali tại thận.

- Do thuốc.

III. ĐIỀU TRỊ.

     Giảm 1mmol/L K+máu cơ thể thiếu K+ khoảng 200-400 mmol, ngoài ra các yếu tố đưa K+ ra khỏi tế bào có thể gây ra hiểu lầm hạ K+ máu, vì thế cần theo dõi K+ máu thường xuyên.

3.1. Bù K+ bằng đường uống (Kaleorit, diffu K): 2 viên/4-6 giờ nếu dung nạp.

3.2. Bù K+ bằng đường TM: khi hạ kali máu nặng hay không thể uống được.

     - K+ huyết thanh >2.5mmol/L và ECG không thay đổi có thể bù tới 10mmol/giờ và nồng độ đến 30mmol/L (1 ống KCl 10% 10ml + 500ml NaCl 0,9%). K+ huyết thanh < 2.5 kèm thay đổi ECG or có biến chứng thần kinh cơ nặng, bù có thể tới 40mmol/giờ và nồng độ tới 60mmol/L ( 2-3 ống KCl10% 10ml + 500ml NaCl 0,9% ).

     - Trường hợp đe dọa tính mạng và lượng kali thiếu hụt rất lớn có thể dùng nồng độ cao đến 100mmol/L với tốc độ 100mmol/giờ qua đường TM đùi.

     - Chú ý: Theo dõi ECG liên tục và đo [K+] mỗi 4h. Bù kali nhanh có thể gây nguy hiểm ngay cả khi hạ kali máu nặng.

 

 

TĂNG KALI MÁU

K > 5mmol/L

  1. TRIỆU CHỨNG.

1.1. Lâm sàng thường có triệu chứng khi Kali máu > 6.5mmol/l.

     - Thần kinh cơ: mệt mỏi, dị cảm, mất phản xạ, liệt hướng lên.

1.2. Cận lâm sàng thường có triệu chứng khi Kali máu > 6.5mmol/l.

     - Xét nghiệm ka li máu khi tăng > 6,5 mmol/l.

     - Rối loạn nhịp tim: sớm nhất gồm T cao nhọn, nặng hơn: PR kéo dài, QRS giãn rộng, chậm dẫn truyền nhĩ thất, mất sóng P. Sau cùng là rung thất và vô tâm thu.

  1. NGUYÊN NHÂN.

     - Chủ yếu là do giảm bài tiết tại thận.

     - Tăng lượng kali đưa vào cơ thể.

     - Tăng kali máu giả tạo: mẫu máu bị đông, tán huyết do lấy bằng kim nhỏ

     - Do sự di chuyển kali ra ngoại bào: Hội chứng ly giải khối u và ly giải cơ vân, toan chuyển hóa.

     - Giảm bài tiết kali tại thận.

III. ĐIỀU TRỊ.

     - Bảo vệ tim.

     - Chuyển kali từ ngoại bào vào nội bào.

     - Giảm tổng lượng kali trong cơ thể.

3.1. Calcium gluconate hoặc calcium clorua (Giảm kích hoạt màng tế bào): 10ml 10% TMC trong 2-3 phút; nếu không đáp ứng /ECG, lập lại sau 5-10 phút.Thuốc bắt đầu tác dụng sau vài phút và kéo dài 30-60 phút, không tiêm chung với đường truyền NaHCO3, dùng calci trước khi dùng NaHCO3.

3.2. NaHCO3:Sử dụng trong tăng kali máu nặng kèm toan chuyển hoá. Có tác dung trong vòng 15 phút và kéo dài vài giờ.

3.3. Glucose và Insulin:10-20 đv Insulin tác dụng nhanh vào 250ml Glucose 30%TTM trong 60 phút. Kali huyết tương giảm 1-1.5mmol/L trong vòng 15-30 phút và kéo dài vài giờ (tăng đường huyết chỉ dùng insulin đơn thuần).

3.4. Đồng vận β2 adrenergic:Ventolin Nebules 10-20 mg khí dung liên tục trong 30-60 phút. Có đáp ứng sau 30 phút, và hiệu quả kéo dài 2-4 giờ.

3.5. Điều trị lâu dài: Thải trừ kali.

     - Truyền natriclorua 0,9% trong bệnh nhân giảm thể tích; ngược lại dùng lợi tiểu nếu chức năng thận còn tốt.

     - Kayexalate:25-50g pha với 100ml Sorbitol 20% uống.

3.6. Chạy thận nhân tạo:

     - Khi suy thận, tăng kali máu đe dọa tính mạng mà không đáp ứng điều trị nội khoa.

3.7. Điều trị tăng kali máu mạn tính.

     - Hạn chế kali từ thức ăn, điều chỉnh toan chuyển hóa, dùng lợi tiểu, và hoặc dùng meninralocorticoid nội sinh trong hypoaldosteronism.

Tài liệu tham khảo

  1. 1. Bùi Xuân Phúc, Đặng Vạn Phước(2009), Rối lọan nước và điện giải, Điều trị học nội khoa, Đại học Y Dược TPHCM, NXB y học
  2. Trương Ngọc Hải(2010), Rối loạn kali máu, Bài giảng Hồi sức Cấp cứu bệnh viên Chợ Rẫy
  3. Phác Đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

                                         CO GIẬT SƠ SINH

 

  1. ĐỊNH NGHĨA

       Co giật sơ sinh biểu hiện rất đa dạng, đôi khi kín đáo dễ bỏ sót, gồm:

     - Cử động bất thường hoặc thay đổi trương lực cơ của thân và chi: co giật

toàn thân hoặc khu trú, gồng cứng kiểu mất vỏ hoặc mất não, hoặc giảm

trương lực cơ toàn thân.

     - Cử động bất thường ở mặt, miệng, lưỡi: mút, chu miệng, nhai.

     - Cử động bất thường ở mắt: nhìn một chỗ, giật nhãn cầu.

     - Hệ thần kinh Trung ương: cơn ngưng thở, thở kiểu tăng thông khí, thay đổi nhịp tim, HA, phản xạ đồng tử

     - Khác với trẻ lớn,co giật ở trẻ SS thường có nguyên nhân rõ ràng, do đó tìm và

điều trị NN là rất quan trọng khi xử trí co giật ở trẻ sơ sinh.

  1. CHẨN ĐOÁN

2.1. Hỏi:

     - Bệnh sử/ tiền căn sản khoa: sanh ngạt, sanh hút, sanh forceps, bú kém, bỏ bú, sốt, mẹ có dùng piridoxin, isoniazid trong thai kỳ.

     - Thời gian khởi phát co giật:

       + Trong 48h đầu sau sanh: thường do sanh ngạt, xuất huyết nội sọ, hạ đường

huyết, hạ Calci, dị dạng não, phụ thuộc Pyridoxin.

       + N3-7 thường do viêm màng não, hạ Calci máu.

       + Sau 7 ngày: rối loạn chuyển hóa bẩm sinh.

2.2. Khám Lâm Sàng.

     - Co giật toàn thân hay khu trú.

     - Đồng tử, px ánh sáng.

     - Cơn ngưng thở.

     - Tìm dh thóp phồng.

     - Tìm dấu hiệu thiếu máu: màu sắc da niêm.

     - Tìm ổ nhiễm trùng.

     - Dị tật bẩm sinh não.

     - Phân biệt co giật với run chi lành tính: run chi lành tính không ảnh hưởng

mắt, tần số run nhanh hơn co giật, thường khởi phát từ kích thích bên ngoài

và chấm dứt khi kiềm giữ nhẹ chi.

2.3. Cận Lâm Sàng.

     - Xét công thức máu 18 chỉ số.

     - Nhóm máu hệ AOB.

     - Xét nghiệm: TS , TC ( TQ, TCK ) đường huyết, CRP, SGOT SGPT ( AST, ALT), Ure Cretatinin.

     - Xét nghiệm I on đồ, cấy máu.

     - Đo SpO2

III. ĐIỀU TRỊ

3.1. Điều trị cấp cứu:

     - Thông đường thở, hút đàm nhớt.

     - Thở oxy hoặc đặt nội khí quản giúp thở.

     - Thuốc chống co giật:

       + Phenobarbital: 20mg/kg TTM 30 phút, sau 30 phút, nếu còn co giật lặp lại

liều thứ 2: 5mg/kg TTM 5 phút. Tổng liều tối đa không quá 40mg/kg. Tùy theo

nguyên nhân có thể duy trì phenobarbital 5mg/kg/ngày ( TB/uống ).

3.2. Điều trị đặc hiệu

3.2.1. Hạ đường huyết ( glucose/máu < 40mg% ) hay < 2,4mmol/l.

     - Glucose 10%: 2ml/kgTMC trong 2-3 phút.

     - Duy trì: 6-8mg/kg/phút ( glucose 10% 3-5ml/kg/giờ ).

     - Theo dõi Đường huyết 2-4 giờ cho đến khi đường huyết ổn định.

3.2.2. Hạ Calci máu ( Ca ion < 1 mmol/l ).

     - Calcium gluconat 10% 1-2ml/kgTMC trong 5 phút.

     - Nếu không đáp ứng lặp lại liều trên sau 10 phút.

     - Duy trì: 5ml calcium gluconat 10%/kg/ ngày TTM hoặc dạng uống.

3.2.3. Hạ Mg máu( Mg/ máu< 1,2mg% ).

     - Magesium sulfate 15%: 0,3-0,6 ml/kgTMC trong 5 phút, có thể lặp lại liều

trên mỗi 6- 12h nếu Mg/máu vẫn thấp.

     - Duy trì: Magnesium sulfate 15% 0,6 ml/kg/ngày uống

3.2.4. Các NN khác:

     - Hạ Na/máu, tăng Na/máu, viêm màng não, xuất huyết não-màng não( xem các phác đồ tương ứng ).

Tài liệu tham khảo:

Phác Đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

                             HẠ ĐƯỜNG HUYẾT SƠ SINH

 

  1. ĐỊNH NGHĨA

- Hạ đường huyết sơ sinh khi Gluscose máu < 40mg% ( < 2,4mmol/l ).

  1. CHẨN ĐOÁN:

2.1. Hỏi:

     - Bú kém /bỏ bú

     - Khóc thét/ khóc yếu

     - Co giật

     - Tình trạng dinh dưỡng từ sau sanh đến lúc mắc bệnh

     - Tiền sử sanh ngạt / non / già tháng

     - Mẹ có truyền dịch Glucose ưu trương trong thời gian chuyển dạ

   - Tiền căn mẹ tiểu đường

2.2. Lâm sàng:

       Có thể có hoặc không có triệu chứng lâm sàng

     - Thần kinh: li bì, run giật chi, co giật, giảm trương lực cơ, phản xạ bú yếu hoặc

mất. Thóp không phồng

     - Triệu chứng khác: cơn ngưng thở, hạ thân nhiệt

     - Tìm các yếu tố nguy cơ gây hạ đường huyết: già tháng, non tháng, nhẹ cân /

lớn cân so với tuổi thai, đa hồng cầu, các bệnh lý khác đi kèm

2.3. Cận lâm sàng:

     - Xét công thức máu 18 chỉ số.

     - Nhóm máu hệ AOB.

     - Xét nghiệm: TS , TC ( TQ, TCK ) đường huyết, CRP, SGOT SGPT ( AST, ALT), Ure Cretatinin.

     - Xét nghiệm: I on đồ…

     - Chẩn đoán xác định: đường huyết < 40mg%

     - Chẩn đoán có thể: triệu chứng thần kinh + Gluscose máu < 40mg%

III. ĐIỀU TRỊ

3.1. Nguyên tắc:

     - Truyền Glucose nâng đường huyết về bình thường

     - Dinh dưỡng qua đường miệng càng sớm càng tốt

3.2. Xử trí hạ đường huyết dựa vào 2 yếu tố :

     - Có hay không có triệu chứng lâm sàng

     - Mức độ đường huyết đo được

     - Dextrose 10% 2ml/kg TMC 2-3 phút

     - Duy trì :dextrose 10% 6-8mg/kg/phút ( 3-5ml/kg/giờ )

     - Theo dõi Gluscose máu mỗi 1-2h cho đến khi Gluscose máu >40mg%, sau đó theo dõi mỗi 4h

3.3. Một số điểm lưu ý:

     - Loại dung dịch glucose được chọn trong điều trị hạ đường huyết là Dextrose10%,

     - Không dùng dextrose 30% vì có nguy cơ gây hoại tử da, xuất huyết não do nồng độ thẩm thấu cao ( 1515mOsm/l )

       - Nếu Hạ đường huyết vẫn tiếp tục, thường ít gặp, cần làm xét nghiệm tìm NN do rối loạn nội tiết để điều trị đặc hiệu.

Tài liệu tham khảo:

Phác Đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

XUẤT HUYẾT NÃO – MÀNG NÃO

 

  1. ĐỊNH NGHĨA.

     - Xuất huyết não màng não là xuất huyết quanh não thất và trong não thất hoặc

xuất huyết nôị so.̣

  1. PHÂN LOAỊ.

2.1. Xuất huyết não – màng não sớm:

     -Xảy ra ở trẻ < 15 ngày tuổi.

     -Yếu tố nguy cơ:

       + Sang chấn sản khoa.

       + Sanh ngạt.

       + Sanh non.

       + Trẻ nhẹ cân < 1500g.

2.2. Xuất huyết não – màng não muộn: do thiếu vitamin K.

     - Xảy ra ở trẻ > 15 ngày tuổi đến < 6 tháng tuổi, nhiều nhất từ 1 – 2 tháng tuổi.

     - Thường xảy ra ở trẻ không chích ngừa Vitamin K lúc sanh.

     - Đa số bú sữa me ̣hoàn toàn.

III. CHẨN ĐOÁN.

3.1. Lâm sàng:

     - Li bì, lơ mơ, hôn mê.

     - Bú kém hoặc bỏ bú.

     - Khóc thét.

     - Co giâṭ.

     - Xanh xao, chảy máu chỗ chích, chảy máu rốn.

     - Suy hô hấp.

     - Thóp phồng căng.

     - Dấu thần kinh khu trú: sụp mi mắt.

     - Xuất huyết naõ màng naõ sớm:

       + Giảm trương lực cơ.

       + Mất phản xạ nguyên phát.

3.2. Câṇ lâm sàng:

     - Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số, thời gian máu chảy máu đông, nhóm máu.

     - Xét nghiệm chức năng gan.

     - Xét nghiệm chức năng thận.

     - I on đồ 6 chỉ số.

3.3. Chẩn đoán xác điṇh:

     - Lâm sàng.

     - Xét công thức máu 18 chỉ số.

     - Nhóm máu hệ AOB.

     - Xét nghiệm: TS , TC ( TQ, TCK ) kéo dài, đường huyết, CRP, SGOT SGPT ( AST, ALT ), Ure Cretatinin.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Nguyên tắc điều tri:̣

     - Điều tri ̣đăc̣ hiệu.

     - Nâng đở tổng trạng.

     - Hạn chế sự lan rộng nơi xuất huyết.

3.2. Điều trị đặc hiệu:

     - Vitamin K1 5mg TB.

3.3. Điều tri triệu chứng:

     - Truyền máu tươi cùng nhóm 10 – 20 ml/kg nếu Hct < 30% theo công thức:

     - V = CN (kg) x 80 x (Hct cần đaṭ – Hct đo đươc̣) / Hct bịch máu.

     - Nếu co giâṭ: Phenobarbital.

       + Tấn công 20 mg/kg TMC.

       + Nửa giờ sau còn co giâṭ 10 mg/kg TM.

       + Có thể lập lại khi còn co giật.

       + Tổng liều 30 – 40 mg/kg/ngày.

       + Thời gian dùng tối đa 1 tuần.

     - Nếu không co giâṭ: Phenobarbital 5mg/kg TM.

     - Vitamin E: 50 đv/ngày uống đến khi xuất viện ( ít nhất 7 ngày).

     - Thở Oxy, đăṭ nôị khí quản nếu có suy hô hấp.

     - Hạn chế dịch:

       + Trong 2 ngày đầu: 50 – 70 % nhu cầu ngày.

       + Ngày thứ 3 lươṇ g nước trở về bình thường.

     - Chống phù não: Mannitol 20% 0,5 – 1 g/kg TTM trong 60 phút, có thể lập lại sau 8 giờ.

3.4. Điều tri hỗ trợ:

     - Nằm đầu cao 300.

     - Hạn chế xoay trở.

     - Ăn qua sonde da ̣dày.

     - Điều chỉnh rối loaṇ điêṇ giải, thăng bằng kiềm toan.

     - Kháng sinh khi co ổ nhiễm trùng kèm theo.

     - Vâṭ lý tri ̣liêụ khi xuất huyết đã ổn.

IV.THEO DÕI VÀTÁI KHÁM:

4.1. Theo dõi:

     - Đo vòng đầu mỗi ngày.

     - Sự phát triển tâm thần, vận động.

     - Siêu âm não.

4.2. Tái khám:

     - Mỗi 3 tháng đến 2 năm để phát hiêṇ các di chứng não: teo não, não úng thủy,

bại não, chậm phát triển tâm thần vận động.

Tài liệu tham khảo

1.Xuất huyết não màng não, Phác đồ điều trị nhi khoa 2009, bệnh viện Nhi

Đồng I.

  1. Phác Đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

NHIỄM TRÙNG HUYẾT SƠ SINH

 

  1. ĐỊNH NGHĨA.

     - Nhiễm trùng huyết sơ sinh là bệnh gây tổn thương nhiều cơ quan kèm du khuẩn huyết, xảy ra trong tháng đầu sau sinh.

   - Nhiễm trùng huyết sơ sinh sớm: xuất hiện ở trẻ< 7 ngày tuổi
     - Nhiễm trùng huyết sơ sinh muộn: xuất hiện ở trẻ ≥ 7 ngày tuổi.
II. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Lâm sàng:

     - Hỏi:

       + Sinh non, sinh nhẹ cân.

       + Vỡ ối sớm > 24h, nước ố đục, hôi.

       + Sinh khó, sinh ngạt

       + Mẹ có sốt hay nhiễm trùng trước, trong và sau khi sinh.

       + Có hồi sức lúc sinh hoặc dùng các thủ thuật xâm lấn.

     - Khám:

       + Tổng quát: bú kém, bé hạ thân nhiệt ( < 350C), tăng thân nhiệt( > 37,80C ).
       + Thần kinh: lừ đừ,hôn mê, kích thích hay co giật.
       + Suy hô hấp.
       + Nhịp tim nhanh.
       + Rối loạn huyết động học: tím, xanh, da nổi bông, thời gian phục hồi sắc da kéo dài.
       + Biểu hiện tiêu hóa: bụng chướng, bỏ bú, tiêu chảy.
       + Vàng da sớm hay vàng da trở lại, tăng bilirubin toàn phần hay trực tiếp
       + Xuất huyết da ( chấm hay đốm xuất huyết )
       + Các rối loạn khác: hạ đường huyết, tăng đường huyết, toan chuyển hóa, giảm tiểu cầu, đông máu nội mạch lan tỏa
III. CẬN LÂM SÀNG
     - Xét nghiêm công thức máu 18 chỉ số, thời gian máu chảy máu đông, nhóm máu trong đó có BC < 5000 hay > 20.000/ mm3, giảm tiểu cầu < 150.000/ mm3.

     - Xét nghiệm đường huyết.

     - Xét nghiệm chức năng gan: AST, ALT.

     - Xét nghiệm chức năng thận: Ure, creatinine.

     - Xét nghiệm i on đồ 6 chỉ số.

     - Đo SpO2.
     - Xét nghiệm CRP ≥ 10 mg/l
     - X quang tim phổi: khi có biểu hiện hô hấp.
IV. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc điều trị:
     - Bảo đảm theo nguyên tắc ABC: đường thở, hô hấp, tuần hoàn.
     - Lập đường truyền TM, điều chỉnh rối loạn kiềm toan.
     - Kháng sinh đặc hiệu.
     - Điều trị hỗ trợ:
     - Sốc: bù dịch, vận mạch.
     - Suy hô hấp: hỗ trợ hô hấp với oxy cannula, NCPAP.
     - Đông máu nội mạch lan tỏa: máu tươi, plasma tươi, tiểu cầu đậm đặc
     - Điều chỉnh đường huyết, nước- điện giải, chống co giật, theo dõi bilirubin.
4.2. Điều trị cụ thể:
4.2.1. Nhiễm trùng huyết sơ sinh sớm:
     - Cho kháng sinh ngay không chờ kết quả xét nghiệm.
       - Kháng sinh ban đầu: phối hợp Ampicillin và Gentamycin.
       - Hoặc Ampicillin và Cephalosporin thế hệ 3.

       - Hoặc Ampicillin và Cephalosporin thế hệ 3 và Gentamycin.
       - Điều chỉnh điều trị sau 48 giờ kháng sinh.
       - Thường sử dụng kháng sinh 10 -14 ngày, riêng Gentamycin ngưng sau 2- 5 ngày.
4.2.2. Nhiễm trùng huyết sơ sinh muộn:
       - Nếu trẻ nhập viện từ cộng đồng, thường kháng sinh khởi đầu giống như nhiễm trùng huyết sơ sinh sớm.
       - Nếu trẻ đang nằm viện, phối hợp kháng sinh theo kinh nghiệm và theo chủng vi trùng gây nhiễm trùng bệnh viện hiện tại.
4.2.3. Tiêu chuẩn hội chẩn hồi sức:
     - Sốc nhiễm trùng đã được bù dịch nhưng huyết động học chưa ổn định.
     - Sốc nhiễm trùng nặng kèm các rối loạn chức năng khác: rối loạn đông máu, rối loạn điện giải, thăng bằng kiềm toan nặng, suy hô hấp nặng.
     - Suy hô hấp không đáp ứng oxy cannula và NCPAP.
     - Co giật cần kiểm soát với thuốc an thần liều cao hay lặp lại.

Tài liệu tham khảo:

Phác Đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện Nhi đồng 2 TP Hồ Chí Minh.

PHẦN IV: KHOA NỘI

PHÁC ĐỒ XỬ TRÍ CẤP CỨU SHOCK PHẢN VỆ

 

  1. TRIỆU CHỨNG.

       Ngay sau khi tiếp xúc với dị nguyên ( sau khi tiêm thuốc, uống thuốc, bơi thuốc, nhỏ mắt, nhỏ mũi… ) hoặc muộn hơn, xuất hiện :

     - Cảm giác khác thường như bồn nôn, hốt hoảng, sợ hãi…, tiếp theo đó xuật hiện triệu chứng ở 1 hoặc nhiều cơ quan.

     - Mạch nhanh nhỏ ( M > 100 L/P ) khó bắt, có khi không đều, mạch ngoại biên có thể không bắt được. HA tụt < 90/60 mm Hg có khi không đo được

     - Đau quặn bụng, ỉa đái không tự chủ ( ỉa đái trong quần ).

     - Vã mồ hồi, tay chân lạnh do co mạch ngoại vi.

     - Đau đầu, chóng mặt, choáng váng, vật vã, giãy giụa, co giật, có khi lơ mơ hoặc hôn mê.

     - Nặng hơn : khó thở ( kiểu hen thanh quản ), nghẹt thở.

     - Mẩn ngứa, ban đỏ, mề đay, phù Quinck ( phù cứng ).

     - Thiểu niệu hoặc vô niệu.    

  1. XỬ TRÍ.

2.1 A. Xử trí ngay tại chổ :

2.1.1. Ngưng ngay đường tiếp xúc với dị nguyên ( ngưng ngay thuốc đang dùng tiêm chích, uống, bôi, nhỏi mắt- mũi ).

2.1.2. Cho bệnh nhân nằm tại chổ.

2.1.3. Thuốc Adrenalin là thuốc cơ bản để cấp cứu chống Shock phản vệ

2.1.3.1. Adrenalin 0,1% 1ml=1mg, tiêm dưới da ngay sau khi xuất hiện Shock phản vệ với liều như sau :

     - Người lớn : ½ - 1A TDD.

     - Ở trẻ em : không quá 0,3ml ( 1A=1ml +9 ml nước cắt = 10 ml ) sau đó tiêm 0,1ml/Kg ).

     - Nếu đang lập đường truyền tĩnh mạch thì dùng liều như trên của Adrenalin

2.1.3.2. Tiếp tục tiêm nhắc lại Adrenalin liều như trên sau 10 – 15 phút/lần cho đến khi HA trở lại bình thường, ủ ấm, đầu thấp chân cao, theo dõi M, HA 10 – 15 phút/lần ( nằm nghiêng sang 1 bên nếu có nôn ).

2.1.3.3. Nếu shock quá nặng đe dọa tử vong, ngoài đường tiêm dưới da có thể tiêm Adrenalin pha loãng 1/10 qua tĩnh mạch, bơm qua ống nội khí quản.  

2.2. Tùy theo điều kiện trang thiết bị y tế và trình độ chuyên môn của từng tuyến có thể áp dụng các biện pháp sau :

2.2.1. Xử trí suy hô hấp :

     - Nằm đầu thấp chân cao, thở Oxy 5L/P qua sond mũi hay bóp bóng Ambu có Oxy.

     - Đặt nỗi khí quản, thông khí nhân tạo hay mở khí quản nếu có phù thanh môn.

     - Truyền tĩnh mạch chậm: Aminophyline 1mg/kg/giờ hoặc có thể dùng Terbutaline 0,5mg, 1 A TDD cho người lớn và 0,2ml/10 kg ở trẻ em. Tiêm nhắc lại sau 6 – 8 giờ nếu không đỡ khó thở.

2.2.2. Thiết lập đường truyền tĩnh mạch :

     - Adrenalin để duy trì HA bắt đầu bằng 0,1 mcg/kg phút điều chỉnh tốc độ theo HA ( khoảng 2mg Adrenalin/giờ cho người lớn ).

2.2.3. Các thuốc khác :

     - Hydrocortisone 100mg : 5mg/kg/giờ. Có thể dùng liếu cao nếu shock nặng gấp 2 – 5 lần.

     - Nacl 0,9% 1 – 2 lít ở người lớn, không quá 20ml/kg ở trẻ em.

2.2.4. Điều trị phối hợp :

     - Uống than hoạt 1g/kg nếu dị nguyên qua đường uống tiêu hóa.

     - Băng ép chi phía trên chổ tiêm hoặc đường vào của nọc độc.

2.3. Chú ý :

     - Theo dõi bệnh nhân ít nhất 24 giờ sau khi HA đã ổ định.

     - Sau khi sơ cứu nên vận dụng đường tiêm truyền tĩnh mạch đùi.

     - Nếu HA vẫn không lên sau khi truyền đủ dịch và Adrenalin, thì có thể truyền thêm huyết tương, Albumin ( hoặc máu nêu có mất máu ) hoặc bất cứ dung dịch cao phân tử nào sẵn có.

     - Điều dưỡng có thể dùng Adrenalin theo phác đồ khi bác sĩ không có mặt.

     - Hỏi kỹ tiền sử dị ứng và chuẩn bị hộp thuốc cấp cứu Shock phản vệ trước khi dùng thuốc cần thiết.

HỢP THUỐC CẤP CỨU SHOCK PHẢN VỆ

Tổng cộng 07 khoản trong hợp thuốc cấp cứu Shock phản vệ

STT

TÊN THUỐC VÀ HÀM LƯỢNG

ĐVT

SỐ LƯỢNG

1

ADRENALIN 0,1% = 1 ml = 1 mg

A

02

2

NƯỚC CẮT 10ml

A

02

3

BƠM TIÊM VÔ KHUẨN ( DÙNG 1 LẦN )

   

10ml

A

02

1ml

A

02

4

HYDROCORTISONE 100mg

LỌ

02

Hoặc DEPERSOLON 30 mg

A

02

5

PHƯƠNG TIỆN KHỬ TRÙNG :

   

( bông, băng, gòn gạc, cồn )

HỢP

01

6

DÂY GARO

SỢI

01

7

PHÁC ĐỒ CẤP CỨU SHOCK PHẢN VỆ

CÁI

01

Tài liệu tham khảo

Thông tư số 08 / 1999-TT-BYT của Bộ Y tế ngày 04 tháng 05 năm 1999

BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ( ĐTĐ )

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Đái tháo đường là bệnh mạn tính, đặc trưng bởi tình trạng tăng Glucose huyết mạn tính cùng rối loạn chuyển hóa đường, đạm, mỡ, chất khóang do thiếu hụt insulin tương đối hay tuyệt đối.

  1. CHẨN ĐÓAN.

2.1. Lâm sàng:

Dấu hiệu

Đtđ type 1

Đtđ type 2

LS

Thể trạng

Gầy

TB, béo phì

Tuổi

15-25

Thường > 40

Khởi phát

Đột ngột

Từ từ

Tiến triển

Thường nhanh

Chậm

Triệu chứng

Rõ (ăn-uống-khát-gầy nhiều)

Không rõ hoặc không có

CLS

Đường huyết

Tăng

Đường niệu

(+) khi Glucose huyết > 160-180mg%.

HbA1c

Đây là tiêu chí đánh giá ổn định Glucose huyết/đtđ

Ceton huyết

Tăng cao(bt 0.5-1.5mg%)

Tăng ít hoặc (-)

Ceton niệu

(+++)

(+) hoặc (-)

Lipid máu

Thường tăng triglycerid, giảm HDL

Protein niệu

Vi thể < 300mg/ngày. protein niệu > 500mg/ngày

Insulin/ C peptid

giúp đánh giá chức năng tb beta

Điều trị

Insulin

Tốt

Khi có giảm insulin

Sulfamid hạ Glucose huyết

Không kết quả

Tốt

2.2. Cận lâm sàng:

     - Đường huyết, HbA1C, AST, ALT, Ure, Creatinin.

     - Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu.

     - Xét nghiệm: Ure, Creatinin.

     - Xét nghiệm : SGOT, SGPT ( AST, ALT ).

     - Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số.

     - Thời gian máu chảy máu đông: TS, TC ( TQ, TCK ).

     - Nhóm máu hệ AOB.

     - ECG.

     - Siêu âm bụng tổng quát.

     - Các cận lâm sàng khác nếu cần.

2.3.Chẩn đóan xác định:

2.3.2. Theo UB các chuyên gia về chẩn đóan và phân lọai bệnh đtđ của Mỹ 1997 và được tổ chức y tế thế giới ( TCYTTG ) công nhận năm 1998.

     - Chẩn đóan (+) Đái tháo đường khi có 1/3 tiêu chuẩn sau:

       + Glucose huyết bất kỳ > 200mg% + có triệu chứng đái tháo đường.

       + Glucose huyết lúc đói ( > 8h không ăn ) > 126mg%.

     + Glucose huyết sau sau nghiện pháp dung nạp glucose bằng đường (u) > 200mg% .

     - Chẩn đóan rối loạn Glucose huyết khi đói:

       + Glucose huyết/đói > 110mg% + < 126mg%.

     - Chẩn đóan rối loạn dung nạp đường:

       + Glucose huyết 2h sau ng.pháp dung nạp glucose bằng đường (u) > 140mg% + < 200mg%.

2.4. Chẩn đóan type:

     - Dựa bảng phân chia trên.

2.5. Chẩn đóan phân biệt:

     - Đái tháo nhạt, Đái tháo đường do thận.

III. ĐIỀU TRỊ:

3.1. Nguyên tắc điều trị:

     - Thuốc phù hợp.

   - Chế độ dinh dưỡng hợp lý.

     - Huấn luyện bệnh nhân: Hướng dẫn bệnh nhân biết tiêm insuline và biết điều chỉnh liều khi cần, biết tự theo dõi đường huyết đường niệu, biết phát hiện triệu chứng hạ đường huyết và cách xử trí ban đầu.

     - Luyện tập cơ thể.

3.2. Mục tiêu điều trị: để

Mục tiêu

Tốt

Vừa

Xấu

Glucose huyết:mg%

- Đói:

- Sau ăn:

80-110

80-144

<126

<180

>126

> 180

HbA1C

< 6.2

6.2-8

> 8

HA (mmHg)

< 130/80

< 140/90

< 140/90

BMI (Kg/m2):

- Nam:

- Nữ:

20-25

19-24

< 27

< 26

> 27

> 26

Lipid: mg%:

- cholesterol.

- triglycerid.

- HDL-cho.

< 200

< 150

> 40

< 250

< 200

> 35

> 250

> 200

< 35

3.3. Điều trị cụ thể:

3.3.1. Thuốc thích hợp:

3.3.1.1. Các dạng thuốc uống hạ Glucose huyết:

Tên gốc

Tên thương mại

Hàm lượng:mg/v

Liều dùng/ngày

Sulfamid thế hệ I:

-Chlopropamid

-Carbutamid

-Tolbutamid

-Diabinese

-Nadisan

-Rastinon

250

500

500-1000

Thường(U)1lần/ngày

¼-2v

1-2v

1-3v

Sulfamdthế hệ II:

-Glibenclamid

-Gliclazid

-Glipizid

-Glimepirid

-Daonil

-Diamicron-Predian

-Glibenese

-Amaryl

5

80

5

1,2,3

                       

½-2v x 1 lần/ngày

½ -3v x 1-2lần/ngày

½-4v x 1-2lần

1-3mg

Biguanid:

-Metformin

-Glucophage

500-850

<   a2500mg: 2-3lần

Anphaglucosidase

Acarbose(Glucobay)

50

1v x 3lần (u)/ăn

Glitazone

Rosiglitazon:Avandia

 

4-8mg/ngày

Glinide

Repaglinid:novonorm

 

0.5-2mg/ngày

3.3.1.2. Các dạng Insulin :

Lọai

Màu sắc

Bắt đầu TD

Đỉnh TD

TD kéo dài

Nhanh:

-Insulin Actrapid

-Trong

1/2-1h /TDD

-1-3h

-6-8h

Bán chậm:

-Insuline Lente

-Đục

2-4h

-6-10h

-12-16h

Chậm

-Insulin ltralent

-Đục

4-5h

8-14h

25-36h

3.3.1.3. Áp dụng điều trị theo thể:

3.3.1.3.1. Đái tháo đường type 1:

     - Có thể khởi đầu bằng: Insuline nhanh 0.25-0.5 UI/Kg x 2-3 lần/ngày TDD trước ăn 30phút à sau điều chỉnh liều insulin theo Glucose huyết. Khi tăng hoặc giảm liều insulin thường từ 2-4đv, không quá 40 đv cho 1 lần tiêm, nên giữ liều đã chọn 2-3ngày trừ Glucose huyết quá cao hoặc quá thấp.

3.3.1.3.2. Đái tháo đường type 2:

     - Nhẹ: ăn uống + luyện tập x 6tuần à nếu Glucose huyết < 140mg%, HbA1C < 7% (nếu làm được) thì tiếp tục điều trị vậy, còn không đạt được thì dùng thuốc

     - Vừa (> 200mg%): dùng thuốc.

     - Gan thận bình thường:

       + Mập thì dùng sulfamide.

       + Không mập thì dùng: Metformin.

         à không kết qủa thì phối hợp 2 lọai hoặc với lọai khác.

         à không kết quả: insuline chậm 0.1 UI/Kg TDD sáng/tăng chiều hoặc chiều/tăng sáng. Nếu dùng > 40UI mới ổn thì ngưng luôn thuốc uống chuyển sang tiêm hẳn insuline.

     - Suy gan thận: insuline 0.2-0.3UI/Kg TDD sáng hoặc chiều (< 20UI) à tùy Glucose huyết mà chỉnh liều. tăng 2-5UI sau 3-4ngày nếu cần. nên cho 2/3 liều vào sáng, 1/3 chiều.

3.3.1.4. Đái tháo đường kèm tình huống đặc biệt:

     - Nhiễm trùng:

       + Dùng thuốc bình thường à bệnh diễn tiến nặng thì nhập viện.

     - Có thai:

       + Không dùng thuốc (u), TD Glucose huyết, ceton niệu.

     - Lớn tuổi:

       + Không dùng biguanid nếu có bệnh phổi mạn, suy tim thận.

     - Phẫu thuật:

       + Glucose huyết < 200mg% không ảnh hưởng đến sức đề kháng và sự lành sẹo, Glucose huyết trước mổ chấp nhận được là 125-180mg%.

       + Nếu mổ nhỏ hoặc không dùng insuline trước à ngưng metformin 48h trước mổ.

       + Không dùng sulfamid trong ngày phẫu thuật, (u) lại vào bữa ăn kế + xét nghiệm Glucose huyết 2h trước mổ: nếu < 200 thì mổ, > 200 thì dùng insuline.

       + Mổ lớn hoặc đang điều trị bằng insuline à GKI ( glucose 10% 500ml + KCl 10mmol + insuline 15UI ) NGTM 15ml/h à XN Glucose huyết mỗi 2h, giữ Glucose huyết bằng 6-11mol/l. nếu > 11 thì tăng insuline 20UI, nếu < 6 thì giảm insuline 10UI à khi ăn lại được thì điều trị như trước mổ.

3.3.2. Theo dõi:

     - Lâm sàng: Dấu hiệu sinh tồn, lượng nước tiểu, số lần đi tiểu, khát nước, lượng nước uống, tác dụng phụ thuốc.

     - Cận lâm sàng:

       + Glucose huyết: 3 ngày 1 lần/tình huống bình thường, 4lần/ngày/tình huống đặc biệt.

       + Ceton niệu 2lần/ngày/tình huống đặc biệt, mỗi 2h/truyền insuline.

       + HbA1C, BMI, lipid huyết.

3.3.3.Chế độ chăm sóc:

     - Nghỉ ngơi hợp lý tùy mức độ bệnh.

3.3.4. Chế độ ăn:

     - Thức ăn đủ các chất như người bình thường. Ăn nên chia nhiều bữa và có nhiều chất xơ tránh tăng Glucose huyết sau ăn, tránh bón. nên có > = 2-3 bữa chính, 2-3 bữa phụ.

     - Đảm bảo các yếu tố vi lượng và Vitamine.

     - Không uống rượu , bia, ngưng hút thuốc lá.

     - Nếu người thích ăn ngọt ta có thể dùng: Saccharin, Cyclamat…

Tài liệu tham khảo

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh việ đa khoa trung tâm An Giang

TĂNG HUYẾT ÁP ( THA )

I.ĐẠI CƯƠNG:

     - Tăng huyết áp khi: HA tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc HA tâm trương ≥ 90mmHg hoặc phải dùng thuốc chống THA.

II.CHẨN ĐOÁN:

2.1. Lâm sàng:

2.1.1. Không triệu chứng

2.1.2. Có triệu chứng do:

     - HA tăng: nhức đầu, chóng mặt, nôn, hồi hộp, mệt.

     - Mạch máu của THA: chảy máu mũi, tiểu máu, mờ mắt, đau thắt ngực, khó thở, đau do phồng tách động mạch chủ.

     - Bệnh căn: uống tiểu nhiều, hạ Kali, tăng cân, đổ mồ hôi …

     - Đo HA thấy HA ≥ 140/90mmHg.

2.2. Cận lâm sàng:

     - Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số, thời gian máu chảy máu đông, nhóm máu, Ure, Creatinin, Glucose huyết, Cholesterol, Triglycerid, HDLc, LDLc.

     - Xét nghiệm: Ure, Creatinin.

     - Xét nghiệm: SGOT, SGPT ( AST, ALT ).

     - Siêu âm bụng tổng quát.

     - Đo ECG.

     - X quang tim phổi thẳng.

     - Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu.

     - CLS khác nếu cần ...

2.3. Chẩn đoán xác định:

     - Đo HA đúng cách thấy HA tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc HA tâm trương

≥ 90mmHg hoặc bệnh nhân đang dùng thuốc chống THA (đo HA > =2lần, cách nhau > 2 phút).

2.4. Chẩn đóan mức độ: theo JNC VII 2003(Joint National committee):

Giai đọan

HA tâm thu/HAtâm trương (mmHg)

Bình thường

< 120/80

Tiền THA

120/80 à < 140/90

THA giai đọan 1

140/90 à < 160/100

THA giai đọan 2

≥ 160/100

    

     Nếu Hatt và Hattr không cùng một phân lọai thì chọn mức HA cao hơn để xếp lọai.

2.5. Chẩn đóan nguy cơ tim mạch/THA: (theo JNC VII-2003).

     - Các yếu tố nguy cơ (YTNC): Tuổi (nam > 55T, nữ > 65T), tiền sử gia đình bị bệnh tim mạch sớm (nam > 55T, nữ > 65T ), THA, hút thuốc lá, làm việc tĩnh tại, béo phì, rối lọan lipid máu, đái tháo đường, albumin niệu.

     - Tổn thương cơ quan đích (TTCQĐ): Tim (dày thất trái, đau thắt ngực ( ĐTN ), nhồi máu cơ tim ( NMCT ), suy tim), Não (TIA, nhồi náu não ( NMN ), xuất huyết não ( XHN), Thận (suy thận mạn), Mắt (bệnh võng mạc).

     - Chẩn đóan nguy cơ tim mạch: Nguy cơ:

       + A: Không có yếu tố nguy cơ ( YTCN ), không tổn thương cơ quan đích ( TTCQĐ ).

       + B: ≥ 1 yếu tố nguy cơ ( YTNC ) nhưng không có đái tháo đường ( ĐTĐ ), không tổn thương cơ quan đích ( TCQĐ ).

       + C: có hoặc không có yếu tố nguy cơ ( YTNC ) nhưng có ĐTĐ và hoặc tổn

thương cơ quan đích ( TTCQĐ ).

2.6. Chẩn đóan một số dạng THA:

     - THA cấp cứu: HA tăng trầm trọng + tổn thương cơ quan đích cấp tính

như : Thần kinh (bệnh cảnh não, đột qụy, XH, phù gai thị…) tim (đau thắt ngực, NMCT cấp, Suy tim với OAP, bóc tách động mạch chủ), thận (tiểu đạm, tiểu máu, suy thận cấp…).

     - THA khẩn cấp: khi HA tăng trầm trọng > 180/120mmHg + tổn thương cơ quan đích ít hoặc không tổn thương.

   - THA kháng trị: khi phối hợp > 3 nhóm thuốc mà không đạt được HA mục tiêu.

2.7. Chẩn đóan phân biệt:

     - Dấu Osler / người già, THA áo choàng trắng, Bao quắn nhỏ: THA giả, Không có pha V Korotkoff.

III. ĐIỀU TRỊ:

3.1. Nguyên tắc điều trị:

3.1.1 Điều trị THA liên tục và suốt đời ( nếu là vô căn)

3.1.2- Điều trị giảm HA bằng thuốc:

     - Bắt đầu điều trị = thuốc khi:

       + THA gđ1,2.

       + Tiền THA + suy thận mạn, đái tháo đường.

     - Điều trị đạt HA tâm thu trước rồi HA tâm trương sau, giữ HA < 140/90 mmHg, nhưng < 130/80 mmHg / đái tháo đường, bệnh thận.

3.1.3. Điều trị giảm HA không dùng thuốc:

     - tiết chế ăn uống, họat động thể lực, sinh họat.

     - Điều trị nguyên nhân THA.

     - Kiểm sóat các yếu tố nguy cơ.

3.2. Điều trị cụ thể:

3.2.1. Điều trị giảm HA bằng thuốc:

3.2.1.1 Các lọai thuốc chống THA:

     - Ức chế men chuyển dạng Angiotensin:

       + Captopril ( Lopril, Captopril) : 25-150mg/ngày: 2 lần (u).

       + Perindopri l(coversyl 4mg): 4-8mg/ngày : 1lần (u).

       + Enalapril: 5-40mg/ngày: 1-2lần (u).

3.2.1.2. Ức chế thụ thể angiotensin II:

     - Irbesartan (aprovel 150mg): 150-300mg/ngày: 1lần (u).

     - Losartan: 50-100mg/ngày.

3.2.1.3. Đối kháng Calci:

     - Non DHP:

       + Diltiazem phóng thích chậm: 180-420mg/ngày : 1lần (u).

       + Verapamine: 80-320mg/ngày (u).

     - DHP:

       + Nifedipin ( Nifedipin, Adalat): 10-20mg/ngày:2lần (u).

       + Amlodipin 5mg/v: 2.5-10mg/ngày : 1lần (u).

3.2.1.4.Lợi tiểu:

     - Furosemid : 20-80mg/ngày: 2lần (u), TB, TM.

   - Ức chế thụ thể aldosterol:

     - Spironolactone 25mg/v: 25-50mg/ngày : 1lần (u).

3.2.1.5. Chẹn giao cảm bêta:

     - Propranolol 40mg/v: 40-160mg/ngày: 2lần (u).

     - Metoprolol 50-100mg/v: 50-100mg/ngày: 1-2lần (u).

3.2.1.6. Chẹn giao cảm anpha 1 :

     - Prazosin: 1-5mg/ngày : 2-3 lần (u).

3.2.1.7. Chẹn giao cảm anpha-beta :

     - Carvedilol: 1.25-50mg/ngày: 2lần (u).

3.2.1.8. Thuốc dản mạch trực tiếp:

     - Hydralazin: 25-100mg/ngày: 2lần (u).

3.2.1.9. Thuốc chống giao cảm trung ương:

     - Methyldopa(aldomet 0.25g):250-1000mg/ngày : 2lần (u).

3.2.1.10. Thuốc chống giao cảm ngoại vi:

     - Reserpine: 0.1-0.25mg/ngày: 1lần (u).

3.2.1.11. Cách dùng thuốc:

     - Tùy theo trường hợp mà chọn 1 trong các nhóm thuốc trên cho phù hợp với liều lượng nhỏ rồi tăng dần để đạt yêu cầu.Nếu sau điều trị đã nâng đủ liều, đủ thời gian mà HA đáp ứng không đạt thì nên xem xét:

       + Thuốc trúng cá thể nhưng liều lượng chưa đủ: thì cần nâng liều.

       + Thuốc chưa trúng khâu sinh lý bệnh thì có thể thay thuốc đó bằng một nhóm thuốc khác nhóm đã dùng.

       + Bệnh nhân không dùng đều và đúng thuốc như đã dặn: hướng dẫn lại cách dùng thuốc cho BN.

       + Bệnh nhân có dùng những thuốc gây THA như: thuốc cường giao cảm, tránh thai, chống trầm cảm, NSAIDS ( non steroid ) ...

       + Bệnh nhân uống nhiều rượu: BN không được uống rượu.

       + Bệnh có phải là THA thứ phát hay không nếu BN không có tất cả các nguyên nhân trên thì thêm thuốc thứ 2. Nếu sau khi đủ liều và BN tuân thủ tốt theo điều trị mà 2 thuốc vẫn không đem lại hiệu qủa thì xem xét lại giống như trên và thêm thước thứ 3, thứ 4 …

     - Có thể dùng 2 thuốc ngay lúc đầu khi cần tăng TD giảm HA ngay.

3.2.1.12. Điều trị THA / một số tình huống đặc biệt:

     - Phẫu thuật:

       + Nếu HA > = 180/110 cho hoãn mổ để điều trị.

       + Nếu HA < = 160/100: yên tâm chỉ định phẫu thuật.

     - Có thai:

       + Nên dùng: Methyldopa à Nifedipin, Hydralazin, Metoprolol.

       + Không dùng: ức chế men chuyển, lợi tiểu.

     - Đột quỵ:

       + Không nên dùng thuốc tác dụng lên thần kinh trung ương: Aldomet, Clonidin.

       + Không được hạ áp một cách đột ngột mà phải từ từ.

     - Đái tháo đường:

       + Nên dùng ức chế men chuyển, ức chế thụ thể.

     - THA cấp cứu:

       Giảm HA trung bình: [(2Hatt + Hattr)/3] < = 25% / 2h đầu và đạt mức 160/90mmHg/2-6h kế bằng thuốc đường TM.

       + hoặc Captopril 25mg: ¼-2v ngậm dưới lưỡi ( NDL ) ( tác dụng sau 15phút).

       + hoặc Furosemide 20mg: 1 ống TM à theo dõi sát HA, lập lại liều nếu cần.

     - THA khẩn cấp:

       + Dùng thuốc đường uống để giảm HA trong vài giờ.

3.2.2. Điều trị nguyên nhân: nếu tìm được

3.2.3. Kiểm sóat các yếu tố nguy cơ.

     - Kiểm sóat đường huyết nếu có đái tháo đường.

     - Điều chỉnh rối lọan lipid nếu có: simvastatin 10mg: ½-4v/ngày (u).

3.2.3. Theo dõi:

     - Lâm sàng: dấu hiệu sinh tồn, các triệu chứng do THA, tác dụng phụ thuốc.

     - Cận lâm sàng: ECG, XN khác nếu cần.

3.2.4. Chế độ chăm sóc:

     - Nghỉ ngơi tùy mức độ bệnh. Sinh hoạt điều độ, chống nếp sống nhiều stress.

     - Tăng hoạt động thể lực, thể dục nhịp điệu, đi bộ. Giảm cân nếu thừa cân.

3.2.5. Chế độ ăn uống:

     - Tiết chế rượu, ăn giảm mặn, ăn nhiều trái cây, rau quả, ít chất béo, giảm mỡ bảo hòa và mỡ tòan phần, tăng đạm cá, đậu .

Tài liệu tham khảo:

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

HEN PHẾ QUẢN ( HPQ )

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Hen phế quản là viêm mạn tính đường thở, gây tăng phản ứng đường thở, tạo ra cơn ho, khó thở, nặng ngực, khò khè lập đi lập lại, với mức độ khác nhau, thường xảy ra vào đêm và sáng sớm. các cơn này hồi phục tự nhiên hoặc do điều trị.

  1. CHẨN ĐÓAN.

2.1. Lâm sàng:

     - Nghỉ HPQ khi có ¼ triệu chứng sau: ho (thường tăng về đêm), nặng ngực, khó thở (thường khó thở chậm, khó thở ra), khò khè hay thở rít.

     - Các triệu chứng thường xuất hiện hoặc nặng lên: về đêm, sáng sớm, sau gắng sức, sau tiếp xúc các chất kích thích (bụi, khói, thời tiết…).

     - Các triệu chứng giảm hoặc hết khi dùng thuốc dãn phế quản.

     - Bệnh thường có lúc nhỏ.

     - TS bản thân hay gia đình có bệnh dị ứng hoặc hen phế quản.

     - Phổi: gỏ trong, nghe ral ngáy, ral rít, ral ẩm.

     - Tim: nhanh, có thể có ngoại tâm thu, HA tăng.

2.2. Cận lâm sàng:

     - Xét công thức máu 18 chỉ số.

     - Nhóm máu hệ AOB.

   - Xét nghiệm: TS , TC ( TQ, TCK ) đường huyết, CRP, SGOT SGPT ( AST, ALT), Ure Cretatinin.

     - Xét nghiệm SpO2.

     - Siêu âm bụng tổng quát.

     - Đo ECG.

     - X quang tim phổi.

     - Cận lâm sàng khác nếu cần ...

     - Qua CLS ta có thế thấy :

       + FEV1 hoặc PEF thường tăng > 200ml (> 15%) sau hít thuốc dãn PQ, dao động PEF sáng chiều > 20%.

       + XQ: lồng ngực và cơ hoành ít di động, xương sườn nằm ngang, các khoang gian sườn giản rộng, 2 phế trường sáng, rốn phổi đậm.

       + XN đàm: có tinh thể Charcot Leyden, BC ái toan, BC đa nhân trung tính, đại thực bào vi khuẩn.

2.3. Chẩn đoán xác định:

     - Tiền sử bản thân hay gia đình có bệnh dị ứng hoặc HPQ

     - Lâm sàng: ho, nặng ngực, khó thở, khò khè

     - Cận lâm sàng: PEF < 80% mức tốt nhất trong 2 ngày liên tiếp.

2.4. Chẩn đóan mức độ nặng của cơn hen:

Lâm sàng

Nhẹ

Trung bình

Nặng

Nguy kịch

Khó thở

Khi gắng sức

Khi nghỉ ngơi

Gây nói chuyên không nổi

Dọa ngưng thở, giảm tri giác

Co kéo cơ hô hấp phụ

Không

Nhẹ

Nặng

Đờ cơ hô hấp,

Ral

Ngáy ít

Ngáy rít rõ

Quá nhiều gây

thở ồn ào

hô hấp đảo

ngược ngực bụng

Thông khí phổi

Còn rõ

Giảm

Sp02 (%)

> 95

90-95

< 90

< 90

Pa02 (mmHg)

Bt

> 60

45-60

< 45

PEF (%)

> 80

60-80

< 60

Không đo được

2.5. Chẩn đóan bậc hen:

Bậc hen

Triệu chứng

PEF (%)

Dao động PEF (%)

1: thưa

< 1 lần/tuần

   

2: nhẹ

> 1lần/tuần,

< 1lần/ngày

> 80

20-30

3: trung bình

1 lần/ngày

60-80

20-30

4: nặng

Liên tục

< 60

> 30

2.6. Chẩn đóan phân biệt:

     - Hen tim, Đợt cấp COPD, Dị vật đường thở.

III. ĐIỀU TRỊ:

3.1. Nguyên tắc điều trị:

     - Điều trị cơn hen cấp.

     - Điều trị hen theo bậc.

3.2. Điều trị cụ thể:

3.2.1. Điều trị cơn hen cấp:

3.2.1.1. Hỗtrợ hô hấp:

     - Nằm đầu cao để các tạng trong ổ bụng không chèn ép cơ hoành.

     - oxy theo khí máu hoặc Sp02.

     - Hút đàm giải qua nội khí quản.

     - Đặt nội khí quản và thở máy nếu có suy hô hấp nặng: kiệt sức cơ hô hấp, nhịp thở > 40, RL tri giác, ngưng tim ngưng thở.

3.2.1.2. Dãn phế quản:

     - Salbutalin 2.5mg KD (có thể phối hợp budesonid 0.5mg: 1tep KD) x 3 lần cách nhau mỗi 20ph. Nếu đáp ứng thì duy trì salbutamol 2.5mg KD mỗi 8 giờ, nếu không đáp ứng thì thêm.

     - Terbutalin 0.5mg/ml TDD hoặc 0.5mg/h NGTM (có thể tăng 0.5mg/h mỗi 15ph cho đến khi có hiệu quả, có thể dùng đến 4mg/h. nếu đáp ứng thì duy trì, nếu không đáp ứng thì thêm.

     - Aminophyllin 0.24g + 100ml dung dịch đẳng trương TTM/h, DT: < 10mg/Kg/ngày. Nếu đáp ứng thì duy trì, nếu không đáp ứng thì thêm .

     - Adrenalin 1mg: 0.3mg + 3ml dd đẳng trương: TMC/5ph, sau đó nếu cần 0.3mg/Kg/h TTM ( có thể tăng 0.3mg/h mỗi 15ph cho đến khi có hiệu quả, có thể dùng đến 1.5mg/h ) à Nếu bệnh nhân có đáp ứng điều trị thì đổi dần sang thuốc uống.

3.2.1.3. Corticoide:

     - Prednisolon 5mg :2-3v x 2 lần/ngày (u).

     - Hydrocortison 100mg x 2-4 lần/ngày TM.

     - Methylprednisolone 40mg 1lọ x 2-4 lần/ngày TM.

Giảm liều khi lâm sàng cải thiện.

3.2.1.4. Kháng sinh: khi có nhiễm trùng hô hấp:

     - Cefuroxim 0.25g: 1-2v x 2lần/ngày (u) hoặc.

     - Augmentin 1g: 1lọ x 3lần/ngày TB, TM hoặc.

     - Cefotaxim 1g: 1lọ x 3lần/ngày TB,TM hoặc.

     - Ceftazidim 1g: 2lọ x 3lần/ngày TB,TM hoặc.

     - Ciprofloxacin 0,2g x 2lần/ngày TTM.

       à chuyển sang uống khi bệnh ổn.

3.2.1.5. Điều trị hỗtrợ:

     - Nước điện giải.

     - Làm loãng đàm: hiệu quả không rõ.

     - Bisolvon 8mg: 1v x 2lần/ngày (u).

     - Eprazinon (Mucitux 50mg) : 1-2v x 2 lần/ngày (u).

     - Acetylcystein (Exomuc 200mg) : 1gói x 2-3 lần/ngày (u).

3.2.1.6. Đánh giá hiệu quả điều trị ban đầu:

     - Tốt: triệu chứng hết kéo dài > 4h.

     - Trung bình: triệu chứng giảm nhưng có lại sau 3h.

     - Xấu: triệu chứng không giảm hoặc nặng lên .

3.2.1.7. Theo dõi:

     - Lâm sàng: Dấu hiệu sinh tồn, co lõm ngực, tím tái, tri giác: 30ph-1-2-3-4h… tùy cas nặng nhẹ.

     - Cận lâm sàng: Sp02, các XN khác nếu cần.

3.2.1.8. Chế độ chăm sóc:

     - Nghỉ ngơi trong giai đọan cấp, tránh tiếp xúc các dị nguyên nếu biết.

3.2.1.8. Chế độ ăn:

     - Ăn giàu chất dinh dưỡng.

3.2.2. Điều trị hen theo bậc:

 

Bậc hen

Thuốc hàng ngày

Lực chọn khác

Bậc 1

Không cần thiết

 

Bậc 2

ICS liều thấp

-Theophyllin chậm, cromone, kháng leuckotrien

Bậc 3

ICS liều trung bình

-ICS liều TB + (theophyllin chậm hoặc dản phế quản tác dụng dài (LABA) uống hoặc kháng leukotrien)

-ICS liều cao

Bậc 4

ICS liều cao + LABA hít + (theophyllin chậm hoặc kháng leukotrien hoặc LABA uống hoặc corticoide uống nếu cần)

 

Tài liệu tham khảo:

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

VIÊM PHẾ QUẢN CẤP

  1. ĐẠI CƯƠNG.

   - Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc của phế quản lớn và phế quản trung bình, bệnh có thể xảy ra ở mọi tuổi nhưng thường là trẻ em và người già, bệnh hay xảy ra vào mùa lạnh hay đông xuân.

  1. CHẨN ĐÓAN.

2.1. Lâm sàng:

     - Khởi đầu là viêm long đường hô hấp trên: sốt, ngứa mủi, nhảy mủi, chảy nước mủi, viêm đỏ kết mạc

     - Tiếp theo là giai đọan triệu viêm đường hô hấp dưới ( phế quản): ho khan, đau ngực, mệt mõi, đau nhức, nghe phổi ral ngáy, ral rít. Sau 2-3 ngày thì ho có đàm nhày trong, rồi đàm đục, mệt mõi giảm, đau nhức giảm, hết sốt, nghe phổi có ral ẩm, thường 2 đáy phổi

2.2. Cận lâm sàng:

     - Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số, thời gian máu chảy máu đông, nhóm máu.

     - Xét ngiệm đường huyết.

     - Xét ngiệm chức năng gan.

     - Xét ngiệm chức năng thận.

     - Xét nghiệm tốc độ máu lắng.

     - Xét nghiệm đàm.

     - Xét nghiệm CRP.

     - Đo SpO2.

     - X quang tim phổi.

     - Đo ECG.

     - CLS khác nếu cần.

     - Qua CLS ta có thể thấy :

       + XQ: rốn phổi tăng đậm.

       + XN: BC tăng, VS tăng.

       + Cấy đàm thấy nhiều loại vi khuẩn.

2.3. Chẩn đóan xác định:

     - Dựa lâm sàng và cận lâm sàng.

2.4. Chẩn đóan phân biệt:

     - Viêm phổi, lao phổi, hen phế quản.

III. ĐIỀU TRỊ:

3.1. Nguyên tắc:

     - Điều trị nguyên nhân.

     - Điều trị triệu chứng.

3.2. Điều trị cụ thể:

3.2.1. Điều trị nguyên nhân:

     - Kháng sinh: nếu do vi khuẩn.

       + Amoxcillin 0,5g :1,5 - 2g/ngày x5 ngày (u).

       + Cephalexin 0.5g: 1-2v x 2lần/ngày (u) x 5ngày.

       + Erythromycin 0.5g: 30 - 50mg/kg/ngày x5 ngày (u).

       + Cefuroxim 0.25g: 1-2v x 2lần/ngày (u) x 5ngày.

       à nếu không đáp ứng thì chuyển sang dạng tiêm chích và phối hợp kháng sinh nếu cần, nếu vẫn không đáp ứng thì điều trị theo kháng sing dồ.

3.2.2. Điều trị triệu chứng:

     - Kháng histamine khi có dấu hiệu tăng tiết dịch, chảy mủi nước:

       + Chlorpheniramine 4mg : 1v x 2lần/ngày (u).

       + Loratidin 10mg: 1v x 1lần/ngày (u).

     - Dãn phế quản nếu có co thắt phế quản:

       + Salbutamol 2mg: 1-2v x 2lần/ngày (u).

     - Corticoide:

       + Prednisolone 5mg: 2v x 2lần/ngày (u).

     - Long đàm:

       + Bisolvon 8mg: 1v x 2lần/ngày (u).

       + Eprazinon ( Mucitux 50mg ) : 1-2v x 2 lần/ngày (u).

       + Acetylcystein ( Exomuc 200mg ) : 1gói x 2 lần/ngày (u).

3.2.3. Theo dõi:

     - Lâm sàng: Dấu hiệu sinh tồn, ho, khò khè, ral phổi.

     - Cận lâm sàng: CTM, XQ phổi, XN khác nếu cần.

3.2.4. Chế độ chăm sóc:

     - Nghỉ ngơi, giữ ấm tránh nhiễm lạnh.

3.2.5. Chế độ ăn uống:

     - Uống đủ lượng nước, ăn giàu chất dinh dưỡng .

Tài liệu tham khảo:

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

VIÊM PHỔI ( VP )

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Viêm phổi là viêm nhu mô phổi bao gồm viêm phế nang, túi phế nang, ống phế nang, tổ chức liên kết khe kẽ và viêm tiểu phế quản tận cùng. VP cộng đồng là viêm nhu mô phổi do vi khuẩn có nguồn gốc từ cộng đồng (> 14 ngày trước đó bệnh nhân không ở trong bệnh viện).

  1. CHẨN ĐÓAN.

2.1. Lâm sàng:

     - Có ít nhất một trong các triệu chứng tòan thân: mệt mõi, ớn lạnh (hoặc sốt), chán ăn, sa sút tri giác mới xuất hiện.

     - Có ít nhất một trong các triệu chứng hô hấp: nặng ngực, khó thở, ho khạc đàm đục.

     - Khám phổi: HC đông đặc, tiếng thổi ống (thường không có nếu ng.nhân do virus), ral nổ, ral ngáy, ral rít.

2.2. Cận lâm sàng:

     - Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số, thời gian máu chảy máu đông, nhóm máu.

     - Đo SpO2.

     - Xét nghiệm chức năng gan.

     - Xét nghiệm CRP.

     - Đo ECG.

     - X quang tim phổi.

     - Cấy đàm tìm vi khuẩn và làm kháng sinh đồ.

     - Siêu âm bụng tổng quát.

     - CLS khác nếu cần …

     - Qua CLS ta có thế thấy :

       + X Q tim phổi: hình ảnh thâm nhiễm mới (tổn thương lấp đầy phế nang, thâm nhiễm tản mạn, dạng thùy).

       + CRP (C reactive protein): tăng.

       + Khí máu nếu Sp02 < 90%.

       + Cấy đàm và máu nếu có kháng thuốc hoặc nhiễm khuẩn đặc biệt.

       + CTM: BC tăng, N tăng, đôi khi BC giảm(BC thường không tăng hoặc tăng nhẹ nếu do virus).

2.3. Chẩn đóan xác định:

     - Khi có ¾ triệu chứng.

2.4. Chẩn đóan mức độ:

     - VP nhẹ: không có tiêu chuẩn (TC) nào trong 4 TC sau:

       + Tuổi > 65.

       + Giảm tri giác mới xuất hiện (ý thức u ám, nói chuyện lẩn lộn, tiểu không tự chủ…).

       + Nhịp thở > 30 lần/ph và hoặc Sp02 < 90%.

       + HA tâm thu < 90mmHg.

     - Viêm phổi trung bình: khi có 2/4 triệu chứng trên.

     - Viêm phổi nặng: khi có > 2/4 triệu chứng trên.

2.5. Chẩn đóan nghi ngờ nhiễm khuẩn đặc biệt (Gram âm, pseudomonas…) và kháng thuốc: khi có một trong các dấu hiệu sau:

     - Tiền sử bệnh phổi mạn tính, thường xuyên phải điều trị ngọai trú hoặc phải nhập viện > 1lần/3tháng cuối.

     - Cushing do dùng thuốc kháng viêm kéo dài ( hoặc suy giảm miễn dịch)

     - Nằm tại giường > 72h.

     - Vừa điều trị KS trong tháng trước.

III. ĐIỀU TRỊ:

3.3.1. Nguyên tắc điều trị:

     - Hỗ trợ hô hấp.

     - Kháng sinh.

     - Điều trị triệu chứng.

3.3.2. Điều trị cụ thể:

3.3.2.1. Hỗtrợ hô hấp:

     - Thông đường thở, hút đàm nhớt.

     - Thở 02: 4-6 lít/phút qua sond mủi khi có 1/các biểu hiện sau:

       + Tím tái và hoặc Sp02 < 90%.

       + Thở co rút lồng ngực, nhịp thở > 25lần/ph.

     - Sau điều chỉnh oxy theo Sp02.

     - Thở máy:

       + Không xâm lấn (NIPPV): khi có TC Co kéo cơ hô hấp phụ nặng, nhịp thở > 25 l/ph và bệnh nhân tỉnh, hợp tác tốt.

       + Xâm lấn ( IMV ): khi có1 trong các TC ngưng thở, hôn mê, NIPPV thất bại ( xấu sau 2h, không cải thiện sau 4h: Sp02 giảm, hoặc có chống chỉ định NIPPV, Nhịp thở > 35 lần/ph.

3.3.2.2. Kháng sinh:

3.3.2.2.1. Kháng sinh theo kinh nghiệm:

3.3.2.2.1.1. Không có nhiễm khuẩn đặc biệt hoặc kháng thuốc:

     - Viêm phổi nhẹ:

       + Amoxicillin 0.5g: 2v x 2 lần/ngày (u) hoặc.

       + Erythromycine 0.5g: 1v x 4 lần/ngày hoặc.

       + Cefudroxim 0.25g: 1-2v x 2 lần/ngày (u).

       + Clarythromycin 0.5g: 1v x 2 lần/ngày.

     - Viêm phổi trung bình:

       + Ceftriaxone 1g: 2lọ/ngày TM hoặc.

       + Cefotaxim 1g: 1lọ x 3 lần/ngày TM.

     - Viêm phổi nặng:

       + Ceftriaxone 1g: 2lọ/ngày TM + gentamycine 80mg: 1A x 2 lần/ngày TB hoặc.

       + Cefotaxim 1g: 1lọ x 3 lần/ngày TM + gentamycine 80mg: 1A x 2lần/ngày TB.

           ( Nếu có thuốc thì thay gentamycin = Levofloxacin hoặc Ciprofloxacin 0.5g x 2 lần/ngày (u) hoặc Ciprofloxacin: 0.2g x 2 lần/ngày TM ).

3.3.2.2.1.2. Có nhiễm khuẩn đặc biệt hoặc kháng thuốc: ( điều trị nếu có thuốc, nếu không có thuốc thì chuyển tuyến trên )

     - Viêm phổi nhẹ:

       + Amoxicillin/a.clavulanic 1g (Augmentin): 1v x 3 lần/ngày (u) hoặc.

       + Levofloxacin hoặc Ciprofloxacin: 0.5g x 2 lần/ngày (u).

     - Viêm phổi trung bình:

       + Amoxicillin/a.clavulanic 1g (Augmentin): 1lọ x 3 lần/ngày TM hoặc.

       + Levofloxacin 0.5g x 2 lần/ngày TM hoặc Ciprofloxacin: 0.2g x 2 lần/ngày TM.

     - Viêm phổi nặng:

       + Amoxicillin/a.clavulanic 1g (Augmentin): 1lọ x 3 lần/ngày TM + Levofloxacin : 0.5g x 2 lần/ngày TM.

       + Amoxicillin/a.clavulanic 1g (Augmentin): 1lọ x 3 lần/ngày TM + Clarythromycin 0.5g: 1v x 2lần/ngày (u).

       à Sau dùng KS 72h thì đánh gía lại hiệu quả điều trị. Nếu đáp ứng:

     - Tốt: thì có thể chuyển sang KS uống cùng lọai.

     - Không tốt: xem lại chỉ định và điều trị có đúng không, có biến chứng không, có bệnh nặng phối hợp không để chuyển hướng điều trị thích hợp, nếu cần thì cấy đàm, máu, điều trị theo kháng sinh đồ.

3.3.2.2.2. Kháng sinh theo kháng sinh đồ.

3.3.2.3. Điều trị triệu chứng:

     - Bù nước và điện giải.

     - Sốt: lau mát, paracetamol.

     - Có thể cho thuốc long đàm:

       + Bisolvon 8mg: 1v x 2lần/ngày (u).

       + Eprazinon ( Mucitux 50mg ) : 1-2v x 2 lần/ngày (u).

       + Acetylcystein ( Exomuc 200mg ) : 1gói x 2 lần/ngày (u).

     - Dãn phế quản nếu cần:

       + Salbutamol (u) hoặc khí dung.

3.3.2.4. Hiệu quả điều trị:

     - Tốt:

       + Triệu chứng cơ năng và tòan thân tốt lên (nhất là hết Sốt) +CRP giảm

       + Ral phổi, BC máu, XQ phổi: giảm.

     - Xấu:

       + Triệu chứng cơ năng và tòan thân không giảm hoặc tăng lên ( nhất là sốt )

       + CRP không giảm.

       + Ral phổi, BC máu, XQ phổi: tăng.

      + Biến chứng viêm phổi: có hoặc không ( abscess phổi, mủ màng phổi, nhiễm trùng huyết …).

3.3.2.5. Theo dõi:

     - Lâm sàng: dấu hiệu sinh tồn, co lỏm ngực, tím tái, tri giác: 30ph-1-2-3-4h… tùy cas bệnh.

     - Cân lâm sàng: Sp02 / không đáp ứng 02, cần thở máy, thở máy. XQ phổi/nghi ngờ tràn khí, xẹp phổi …

3.2.6. Chế độ chăm sóc:

     - Xoay trở bệnh nhân thường xuyên.

     - Xoa bóp, gỏ rung lồng ngực để dể gây ho khạc đàm.

3.2.7. Chế độ ăn uống:

     - Uống đủ nước, ăn giàu chất dinh dưỡng.

Tài liệu tham khảo:

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NHIỂM TRÙNG TIỂU ( NTT )

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Là có vi trùng trong nước tiểu và có triệu chứng.

     - Có 2 lọai:

       + Nhiễm trùng tiểu trên là nhiễm từ niệu quản trở lên như: viêm đài bể thận.

       + Nhiễm trùng tiểu dưới là nhiễm trùng từ bàng quang trở xuống như: viêm bàng quang, viêm tiền liệt tuyến, viêm niệu đạo.

II.CHẨN ĐÓAN.

2.1. Lâm sàng:

     -Viêm bàng quang: tiểu khó, tiểu gấp, tiểu lắt nhắt nhiều lần, có thể bí tiểu. đau và căng tức hạ vị, ít khi có triệu chứng nhiễm trùng tòan thân. Nước tiểu đục, hôi hoặc có máu.

     - Viêm đài bể thận cấp: sốt cao, lạnh run, mệt mõi, buồn nôn, nôn, đau hông lưng và góc sườn cột sống. Nước tiểu có thể đục hoặc có máu.

     - Viêm tiền liệt tuyến cấp: tuổi trung niên, tiểu khó, tiểu gấp, tiểu lắt nhắt nhiều lần, có thể bí tiểu. sốt cao, lạnh run, đau vùng thắt lưng, đau đáy chậu hoặc trực tràng. Khám trực trực tràng thấy tiền liệt tuyến to, căng nóng và rất đau.

     - Viêm niệu đạo: tiểu khó, tiểu gấp, tiểu nhiều lần, lổ tiểu đỏ, và có thể tiết dịch niệu đạo.

2.2. Cận lâm sàng.

     - Tổng phân tích nước tiểu.

     - Cấy nước tiểu.

     - Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số.

     - Thời gian máu chảy máu đông.

     - Nhóm máu.

     - Đường huyết.

     - Xét nghiệm CRP.

     - Siêu âm bụng tổng quát.

     - Xét nghiệm chức năng thận.

     - CLS khác nếu cần.

     - Qua cận lâm sàng ta có thế thấy:

       + Nước tiểu giữa dòng (hoặc đặt sond lấy nước tiểu ):

       + Tiểu mủ khi > 8 BC/ml/quang trường không quay ly tâm hoặc 1-2 BC/ml /quang trường cũng có ý nghĩa chẩn đóan.

       + Nhiễm trùng tiểu khi có > 15 vi trùng/quang trường hoặc có vi trùng/nhuộm gram khi nước tiểu được quay ly tâm.

       + Tiểu máu khi có > 5 HC/quang trường.

       + Nitrite là yếu tố đặc hiệu nhưng không nhạy.

     - Cấy nước tiểu:

       + Khi bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng điển hình + nước tiểu (+) à không cần cấy vì hầu hết bệnh nhân đáp ứng với điều trị theo kinh nghiệm.

       + Bệnh nhân đặt sond tiểu lâu ngày, có yếu tố nguy cơ viêm đài bể thận, có viêm đài bệ thận cấp à cấy.

2.3. Chẩn đóan xác định.

     - Cấy nước tiểu: có 1 hay nhiều lọai vi khuẩn với:

       + > 100.000 khúm/ml/lấy nước tiểu giữa dòng.

       + > 10.000 khúm/ml/lấy nước tiểu bằng sond.

       + > 1.000 khúm/ml/lấy nước tiểu chọc hút trên xương mu.

2.4. Chẩn đóan thể lâm sàng:

     - NTT trên (viêm đài bể thận): sốt > 38oC, kèm lạnh run, đau thắt lưng, XN nước tiểu (+).

     - NTT dưới (viêm bàng quang): không sốt hoặc sốt nhẹ < 38oC, không biểu hiện tòan thân, không đau lưng, tiểu đau, tiểu lắc nhắt, tiểu gắt, XN nước tiểu (+).

     - NTT không triệu chứng: LS không triệu chứng nhưng cấy nước tiểu (+).

2.5. Chẩn đóan phân biệt:

   - Viêm cổ tử cung, âm hộ, âm đạo.

     - HC bàng quang không do nhiễm trùng ( như do u BQ, viêm phần phụ, viêm đại trực tràng… ).

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Nguyên tắc điều trị:

     - Điều trị tích cực nhiễm trùng tiểu.

     - Phát hiện các dị tật tiết niệu

3.2. Điều trị cụ thể:

3.2.1. Điều trị tích cực nhiễm trùng tiểu:

     - Kháng sinh:

3.2.1.1 Nhiễm trùng tiểu dưới:

       Đa số gr (-) nên thường điều trị ngọai trú với KS (u) x 7-10ngày. Kháng sinh dùng:

     - Ciprofloxacin 0.5g: 1v x 2L/ngày.

     - Nitrofurantoin 100mg: 1v x 4L/ngày.

     - Amoxicillin/a. clavunate 875/125mg: 1v x 2L/ngày.

     - Doxycyclin 100mg: 1v x 2L/ngày / viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung do quan hệ tình dục hoặc tiểu mủ không có vi trùng à cấy nước tiểu tìm Gonococus.

3.2.1.1.1. Nếu không đáp ứng sau 2 ngày có thể đổi sang kháng sinh khác.

       Nhiễm trùng tiểu trên: Dùng một trong những KS sau 10-14ngày.

     - Cefotaxim 1g: 1lọ x 3 lần/ngày TM.

     - Cetriaxone 1g: 2lọ x 1 lần/ngày TM.

     - Có thể phối hợp Gentamycin 80mg: 1A x 2lần/ngày TB.

3.2.1.1.2. Nếu đáp ứng tốt:

     - Hết sốt, hết triệu chứng tiết niệu, cấy nước tiểu sau 72 giờ (-), không biến chứng à có thể chuyển sang thuốc uống, uống đủ thời gian.

3.2.1.1.3. Nếu không đáp ứng:

     - Tìm nguyên nhân bất thường đường tiết niệu, điều trị theo kháng sinh đồ.

     - Nếu không tìm được nguyên nhân thì dùng Ciprofloxacin 0,2g x 2 lần/ngày TM.

3.2.1.2. Bệnh nhân có thai có nhiễm trùng tiểu dù không triệu chứng cũng điều trị.

     - Cấy nước tiểu làm kháng sinh đồ và điều trị theo kháng sinh đồ khi không đáp ứng điều trị ban đầu.

3.2.2. Phát hiện các dị tật tiết niệu:

     - Tìm và loại bỏ các yếu tố thuận lợi gây bệnh như :sỏi, u tuyến tiền liệt.

3.2.3. Theo dõi:

     - Lâm sàng: Dấu hiệu sinh tồn, triệu chứng đi tiểu.

     - Cận lâm sàng : Cấy nước tiểu sau 1 tuần điều trị. XN khác nếu cần.

3.2.4. Chế độ chăm sóc :

     - Nghỉ ngơi trong trường hợp nặng.

3.2.5. Chế độ ăn:

     - Ăn nhạt, uống nhiều nước, uống nước lọc, nước hoa qủa, trong những ngày đầu (để nước tiểu > 1.5l/ngày). Nếu có vô niệu thì kiên rau qủa và hạn chế nước.

     - Bù nước và điện giải bằng đường truyền tĩnh mạch nếu mất nhiều nước.

     - Có suy thận phải cho chế độ ăn giảm đạm.

Tài liệu tham khảo:

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tam An Giang

VIÊM CẦU THẬN CẤP HẬU NHIỂM LIÊN CẦU TRÙNG ( VCTC )

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Viêm cầu thận cấp hậu nhiễm liên cầu trùng ( VCTC ) là hội chứng bao gồm: tiểu máu, phù, THA, giảm chức năng thận.

     - Nguyên nhân do nhiễm liên cầu trùng nhóm A.

  1. CHẨN ĐÓAN.

2.1. Lâm sàng:

     - Tiền sử: nhiễm khuẩn ở họng, ngoài da ( thường 2 tuần )… rồi đột ngột xuất hiện: Tam chúng cổ điển: Phù, đái máu, THA:

       + Đái máu: thường đại thể: NT màu cocacola hoặc như nước rửa thịt.

       + Phù: thường nhẹ ở mặt, ngoại biên.

       + THA: có thể nặng gây suy tim trái, OAP, tổn thương đáy mắt.

     - Thiểu niệu.

     - Toàn thân: mệt mõi, khó chịu, đau lưng (do võ thận căng).

2.2. Cận lâm sàng:

2.2.1. Công thức máu 18 chỉ số, thời gian máu chảy máu đông, nhóm máu, chức năng thận, chức nănng gan, đường huyết, VS tăng, ASLO tăng, bổ thể giảm, siêu âm bụng tổng quát, tổng phân tích nước tiểu, i on đồ 6 chỉ số.

2.2.2. Cận lâm sàng khác nếu cần.

2.2.3. Qua cận lâm sàng ta có thế thấy :

     - Máu:

       + HC giảm nhẹ

       + Ure, creatinin bình thường hoặc tăng nhẹ ( tăng nhiều/STC ).

       + Ion đồ bình thường, K có thể tăng/thiểu hoặc vô niệu, Natri thấp do phù.

       + VS tăng, ASLO tăng, bổ thể giảm.

     - Nước tiểu:

       + Proteine (+) khỏang 2-3g/24 giờ.

       + Hồng cầu (+): bao giờ cũng có, thường > 105/ml, trụ hồng cầu, trụ hạt.

     - Siêu âm: thận bình thường hoặc hơi to/cấp, teo nhỏ/mạn.

2.3. Chẩn đoán xác định:

     - Khởi phát cấp tính, đột ngột.

     - Phù, đái máu, THA, thiểu niệu hay vô niệu.

     - Nước tiểu: protein < 3.5g/24h, có hồng cầu trụ, hồng cầu trụ hạt.

     - Sinh thiết thận.

2.4. Chẩn đoán phân biệt:

     - Đợt cấp của viêm cầu thận mạn ( VCTM ), viêm cầu thận cấp ( VCTC ) do nguyên nhân khác, hội chứng thận hư

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Nguyên tắc điều trị:

     - Điều trị nhiễm trùng do liên cầu.

     - Điều trị triệu chứng.

     - Điều trị biến chứng.

3.2.Điều trị cụ thể:

3.2.1.Điều trị nhiễm trùng do liên cầu:

     - Penicillin V: 1.000.000đv/ngày (u) x 10 ngày. Nếu dị ứng thì dùng.

     - Erythromycin 30-50mg/Kg/ngày (u).

3.2.2. Điều trị triệu chứng:

     - Khi có triệu chứng nào xảy ra thì điều trị triệu chứng đó.

3.2.3. Điều trị triệu chứng, biến chứng:

     - Phù: Furosemide 40mg: 1-2 viên/ngày, khi có phù phổi cấp thì 20mg 1-2 ống TM.

     - Suy tim: điều trị như suy tim.

     - Tăng huyết áp: xem tăng huyết áp.

     - Suy thận cấp: xem suy thận cấp.

     - Chống co giật : (nếu có).

       + Diazepam (Seduxen, Valium) 10mg: 1A TM, lập lại nếu cần.

       + àThường trong vòng một tuần lễ bệnh nhân sẽ đái tốt, các triệu chứng phù, tăng huyết áp sẽ giảm. Nếu không đáp ứng ,đái ít, Urê máu cao, Creatinin máu cao, Kali máu cao, thì chuyển tuyến trên lọc máu ngoài thận.

3.2.4. Năng thể trạng:

     - Bồi dưỡng bằng dịch truyền.

     - Hoặc thuốc bổ các vitamin.

3.2.5.Theo dõi:

     - Lâm sàng: Dấu hiệu sinh tồn, lượng nước tiểu, cân nặng, phù, các triệu chứng khác nếu có.

     - Cận lâm sàng: CTM, chức năng thận, ion đồ, các XN khác nếu cần

       à Sau khi khỏi bệnh thì cho xét nghiệm nước tiểu 1 tháng một lần/6th, sau đó 3 tháng/lần. Sau 2 năm không có proteine niệu thì bệnh coi như khỏi hoàn toàn.

3.2.4. Chế độ chăm sóc:

     - BN cần nghỉ tại giường trong giai đoạn cấp của bệnh: 2-4 tuần lể.

     - Cần miễn lao động trong vòng 3-6 tháng.

3.2.5.Chế độ ăn:

     - Ăn nhạt, ít protid, dùng protid có gía trị sinh học cao như trứng , sữa, thịt cá nạc, nhất là khi có thiểu niệu, urê máu cao.

     - Đủ calo, đủ vitamine, khi có suy thận urê máu cao thì tăng các loại khoai thay cho gạo, khi có thiểu niệu thì tạm bỏ rau qủa đề phòng tăng kali máu.

     - Số lượng nước ăn và uống cũng phải hạn chế, số lượng nước vào bằng số lượng nước tiểu ngày hôm trước + 200-500ml/ngày.

Tài liệu tham khảo:

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

ABCÈS GAN DO AMIP

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Là bệnh do amip Entamoeba Histolytica, chúng gây lóet niêm mạc ruột rồi xâm nhập vào các mao mạch của tĩnh mạch cửa đến gan.

     - Thường khu trú thùy (P) (90%), ổ mủ thường đơn độc, ít khi có từ 2 ổ mủ trở lên.

     - Mủ màu chocolate, không hôi, chứa máu và mô họai tử, có khi có amip hiện diện trong mủ.

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Lâm sàng:

     - Nam nhiều hơn nữ 3-4 lần, tuổi thường gặp là 30-50.

   - Tiền sử lỵ (+/-), hoặc hiện tại có hội chứng lỵ amib.

   - Tam chứng Fontan thứ tự sốt - đau - gan to và đau:

       + Sốt: có thể sốt cao và rét run.

       + Đau hạ sườn phải: không lan, thường có điểm trội liên sườn 9 đường nách giữa.

       + Gan: to, mềm, mặt nhẳn, ấn đau, rung gan (+), ấn kẻ sườn (+).

     - Các triệu chứng khác:

       + Kem hội chưng nhiễm trùng: sốt, môi khô, lưỡi bẩn.

       + Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy hoặc hội chứng lỵ

       + Ăn kém: vì mệt mỏi, không ngon miệng, chứ không phải vì khó tiêu.

       + Phù: do nung mủ kéo dài, hạ protein máu.

       + Cổ trướng: hậu quả của suy dinh dưỡng, không tuần hòan bàng hệ.

       + Tràn dịch màng phổi: thường do abscess trên cao ở sát cơ hòanh.

       + Lách to: hiếm gặp

2.2. Cận lâm sàng:

     - Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số, thời gian máu chảy máu đông, nhóm máu, chức năng gan, chức năng thận, tốc độ lắng máu (VS), I on đồ 6 chỉ số.

     - Xét nghiệm GGT.

     - X quang bụng đứng không chuẩn bị, x quang tim phổi.

     - Siêu âm bụng tổng quát.

     - Cận lâm sàng khác nếu cần.

     - Qua cận lâm sàng ta có thế thấy :

       + BC tăng, VS tăng.

       + Chức năng gan: thường bình thường.

       + Phân: thường không có amip.

       + Huyết thanh chẩn đóan (+): 95% cas.

       + X Q phổi: cơ hoành bị đẩy cao, có thể có tràn dịch màng phổi.

       + Siêu âm gan: có ổ áp xe.

2.3. Chẩn đóan xác định: khi có ¾ TC của La Monte:

     - Lâm sàng: sốt, đau vùng gan, gan to, tiền sử lỵ amib.

     - CLS: XN máu, XQ...

     - Chọc thăm dò có mủ.

     - Điều trị thử diệt amib có đáp ứng.

     - Hoặc có thêm:

       + Huyết thanh CĐ amip (+).

       + Xét nghiệm GGT.

       + Siêu âm có ổ apxe ở gan.

2.4. Chẩn đóan phân biệt:

2.4.1. K gan:

     - Sạm da, giản mạch, sao mạch, lòng bàn tay son, môi tím …: thường gặp, Chán ăn do chướng bụng, khó tiêu, ậm ạch, Cơ hòanh (P) bị đẩy cao nhưng di động vẫn bình thường, ít khi có tràn dịch màng phổi.

     - Lách to thường gặp hơn.

     - Chức năng gan có RL, A.F.P (+), Soi ổ bụng, Siêu âm.

     - Mổ thăm dò, Điều trị thử bằng thuốc amip.

2.4.2. Abcès đường mật do sỏi hoặc giun đũa:

     - Tiền sử: có đau hạ sườn (P) do sỏi hoặc giun.

     - Vàng da có thể đậm hoặc nhạt.

     - Mủ: máu sữa, cafe sữa, có ánh vàng lẫn mật, rất thối, cấy có thể Gr(-), yếm khí, trứng giun đũa.

     - Ổ áp xe thành tròn nhẳn, mỏng , nhiều ổ thông nhau hoặc rời nhau, thường không to lắm.

     - Điều trị thử.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Nguyên tắc điều trị:

     - Phát hiện sớm, điều trị sớm.

     - Điều trị nội khoa trước, nếu không kết quả mới phẫu thuật. Nếu phẫu thuật thì vẫn phải dùng thuốc triệt để. 

     - Điều trị triệt để tiêu diệt amip gan và ruột phòng tái phát.

3.2. Điều trị cụ thể:

3.2.1. Điều trị nội khoa:

3.2.1.1. Thuốc diệt Amip:

     - Emetin 40 mg TB hay TDD Liều Dùng: 1 mg/ kg/ ngày x 7 – 8 ngày. Hai đợt điều trị cách nhau 45 ngày hoặc Dhydro – Emetin 20mg TB – TDD 1mg/kg/ngày từ 8 - 10 ngày ít độc hơn Émétin.

           Chú Ý bệnh Tim Mạch.

     - Metronidazon 0,25g, 500mg Liều Dùng: 30mg/kg/ngày hay 1,5 – 2g/ngày x

7 – 8 ngày.

     - Chloroquin: 100mg cơ bản, viên 0,25g có 150 mg Chloroquin cơ bản là thuốc diệt amib ở gan có hiệu quả. Liều Dùng:

+ N1 – N2 600mg cơ bản Chloroquin chia làm 2 – 3 lần trong ngày.

+ N3 – N7 – N8 300mg Chloroquin cơ bản chia làm 2 – 3 lần/ngày.

          Chú Ý Bệnh Tim Mạch.

     - Nên dùng kháng sinh phòng ngừa bội nhiễm là nhóm kháng sinh Beta – lactam, có thể dùng kháng sinh nhóm Quinolon bằng đường tiêm bắp hay tĩnh mạch.

     - Bồi hoàn nước và điện giải.

     - Thuốc giảm đau hạ nhiệt.

       + Paracetamol uống hay truyền tĩnh mạch tuỳ theo từng trường hợp của bệnh.

     - Thuốc bổ, thuốc bồi dưỡng gan.

3.2.2. Điều Trị Ngoại Khoa.

3.2.2.1. Chỉ Định:

     - Sau khi điều trị nội khoa từ 4 – 6 ngày mà không tiến triển tốt, dấu hiệu lâm sàng không ổn định hay xấu đi.

     - Ổ Abcès gan vỡ gây biến chứng: Viêm phúc mạc Abcès dưới hoành, tràn dịch màng phổi, tràn dịch trung thất, tràn dịch màng tim, vỡ vào phổi.

3.2.2.2. Phương Pháp Phẫu thuật.

     - Nếu ổ Abcès chưa vỡ: dẫn lưu ổ abcès, dẫn lưu dưới gan, dẫn lưu Douglas ra hố chậu phải.

     - Nếu ổ Abcès vỡ vào xoang bụng gây viêm phúc mạc, mỗ bụng dẫn lưu ổ Abcès, rữa sạch ổ bụng, dẫn lưu ổ bụng.

     - Vỡ ổ Abcès vào màng phổi, màng tim: Mỗ bụng dẫn lưu Abcès và dẫn lưu màng phổi hoặc màng tim.

   - Ổ Abcès vỡ tạo Abcès dưới hoành: Mỗ bụng dẫn lưu ổ Abcès dưới hoành.

     - Vỡ vào phổi, phế quản, khí quản: Dẫn lưu ổ Abcès bằng tư thế đầu thấp nằm nghiêng trái, nếu diễn biến không tốt thì mỗ bụng dẫn lưu thêm trực tiếp ổ Abcès gan.

     - Tùy theo điều kiện có thể điều trị tuyến huyện hoặc chuyển tuyến trên.

     - Điều trị ngoại khoa phải phối hợp điều trị tích cực với Nội khoa.

3.2.3.Theo dõi:

     - Lâm sàng: Dấu hiệu sinh tồn, mức độ đau vùng gan, kích thước gan, biến chứng

     - Cận lâm sàng: VS, siêu âm gan, XN khác nếu cần

3.2.4. Chế độ chăm sóc:

     - Nghỉ ngơi trong giai đọan nặng, đau vùng gan nhiều

3.2.5. Chế độ ăn uống:

     - Giàu chất dinh dưỡng, đủ Vitamin.

Tài liệu tham khảo

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

ABCÈS GAN DO VI TRÙNG

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Abcès gan do vi trùng ít gặp hơn do amip.

     - Thường là biến chứng của nhiễm trùng đường mật, nhiễm trùng huyết.

     - Vi khuẩn thường là E.Coli, tụ cầu, liên cầu, Protéus, kỵ khí, enterobacter ….

  1. CHẨN ĐÓAN.

2.1. Lâm sàng:

     - Tam Chứng Charcot ( sỏi ống mật chủ ): Đau hạ sườn ( P ) + Sốt + Vàng Da:

       + Đau hạ sườn phải liên tục.

       + Sốt cao 39-40oC kèm lạnh run.

       + Vàng da niêm.

     - Gan: to, mềm, mặt nhẳn, ấn đau, rung gan (+), ấn kẻ sườn (+).

     - Túi mật có thể to.

2.2. Cận lâm sàng:

     - Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số, thời gian máu chảy máu đông, nhóm máu, chức năng gan, chức năng thận, tốc độ lắng máu (VS), I on đồ 6 chỉ số.

     - Xét nghiệm GGT.

     - X quang bụng đứng không chuẩn bị, x quang tim phổi.

     - Siêu âm bụng tổng quát.

     - Cận lâm sàng khác nếu cần.

     - Qua cận lâm sàng ta có thế thấy :

       + Bạch cầu tăng nhất là bạch cầu trung tính, VS tăng.

       + Chức năng gan: bị xáo trộng.

       + Biliribin, phosphataza kiềm … tăng.

       + Huyết thanh chẩn đóan (+): 95% cas.

       + X quang tim phổi: cơ hoành bị đẩy cao, có thể có tràn dịch màng phổi.

       + Siêu âm bụng tổng quát: thường có nhiều ổ áp xe ở thuỳ trái, sỏi đường mật, đường mật bị giãn to, có thể kem viêm túi mật và sỏi túi mật.

2.3. Chẩn đóan xác định:

     - Lâm sàng: Nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm trùng đường mật, đau vùng gan, gan to, ấn kẻ sườn (+), rung gan (+).

     - Cận lâm sàng: CTM, XQ, siêu âm gan: có ổ apxe, có thể có sỏi hoặc giun chui vào đường mật.

     - Chọc thăm dò có mủ màu trắng hoặc ngà, hôi.

2.4. Chẩn đóan phân biệt:

     - K gan:

       + Sạm da, giản mạch, sao mạch, lòng bàn tay son, môi tím …: thường gặp, Chán ăn do chướng bụng, khó tiêu , ậm ạch, Cơ hòanh (P) bị đẩy cao nhưng di động vẫn bình thường, ít khi có tràn dịch màng phổi.

       + Lách to thường gặp hơn

       + Chức năng gan có RL, A.F.P (+), Soi ổ bụng, Siêu âm.

       + Mổ thăm dò, Điều trị thử bằng thuốc amip.

     - Abcès do amip.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Nguyên tắc điều trị:

     - Điều trị nội: Chống đau, Chống sốc (nếu có), Kháng sinh, Điều trị triệu chứng, nâng tổng trạng.

     - Điều trị ngọai.

3.2. Điều trị nội khoa:

     - Chống sốc nếu có:

       + Thở 02.

       + Truyền dịch, vận mạch.

       + Depersolone 30mg: 1-2A TM, Hydrocotisone 100mg 1-3 lọ/ngày, Methylprednisolone 40mg 1-3 lọ/ngày.

     - Chống đau, giảm co thắt:

       + Buscopan 20mg/A : 1-2A/ngày TB.

       + Alverin citrat: 1-2v x 2 lần/ngày (u).

       + Drotaverin 40mg: 1-2A/ngày TB.

     - Dùng kháng sinh phổ rộng liều cao, đường tiêm chích, đủ liều, đủ thời gian (10-14ngày). Làm kháng sinh đồ trước khi dùng kháng sinh: có thể dùng 1 trong các phác đồ sau:

       + Ampicillin 1g: 1-2lọ x 3lần/ngày TM + Gentamycin 80mg: 1A x 2 lần/ngày TB.

       + Cefotaxim 1g: 1-2lọ x 3 lần/ngày TM (hoặc ceftazidim 1g) + Gentamycin 80mg: 1A x 2 lần/ngày TB..

       + Ciprofloxacin 200mg NGTM/12h (hoặc peflox 400mg NGTM/12h) +

Gentamycin 80mg: 1A x 2 lần/ngày TB.

     - Điều trị triệu chứng, nâng tổng trạng:

       + Sốt cao: paracetamol, lau mát.

       + Bù nước điện giải nếu cần.

3.2.2. Điều trị ngoại khoa:

     - Chọc hút dưới hướng dẫn siêu âm nếu ổ apxe > 5cm.

     - Phẫu thuật: dẫn lưu mủ khi ổ apxe lớn, biến chứng vỡ ổ abcès.

     - Điều trị nguyên nhân gây tắc nghẽn đường mật.

3.2.3. Theo dõi:

     - Lâm sàng: DHST, mức độ đau vùng gan, kích thước gan, biến chứng.

     - Cận lâm sàng: VS, siêu âm gan, XN khác nếu cần.

3.2.4. Chế độ chăm sóc:

     - Nghỉ ngơi trong giại đọan nặng, đau vùng gan nhiều.

3.2.5. Chế độ ăn uống:

     - Giàu chất dinh dưỡng, đủ Vitamin.

Tài liệu tham khảo:

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

VIÊM DẠ DÀY ( VDD )

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Viêm dạ dày là những bệnh có tổn thương niêm mạc dạ dày mà không phải loét hoặc u trong dạ dày. Viêm dạ dày có cấp và mạn.

  1. CHẨN ĐOÁN

2.1. Lâm sàng:

2.1.1. Viêm dạ dày cấp:

     - Đau bụng đột ngột dữ dội, cảm giác nôn nao, cồn cào, rát bỏng thượng vị.

     - Buồn nôn, nôn.

     - Có thể nôn ra máu, tiêu phân đen như trong viêm dạ dày trợt và chảy máu.

     - Ấn thượng vị thường đau, thành bụng có thể cứng hơn bình thường.

2.1.2. Viêm dạ dày mạn:

     - Triệu chứng không đặc hiệu.

     - Thường có rối loạn tiêu hoá: đau thượng vị không theo chu kỳ, ăn không tiêu, sình bụng, ợ hơi, ợ chua.

     - Người gầy, mệt mỏi.

2.2. Cận lâm sàng:

2.2.1. Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số, thời gian máu chảy máu đông, nhóm máu.

2.2.2. Xét nghiệm chức năng gan, chức năng thận, men tuỵ.

2.2.3. Siêu âm bụng tổng quát.

2.2.2. Cận lâm sàng khác nếu cần.

2.2.3. Qua cận lâm sàng ta có thế thấy:

2.2.4. CTM: HC giảm nếu có mất máu, Xét nghiệm test huyết thanh HP.

2.2.5. X Q: dạ dày thường không thấy, có thể thấy: nếp niêm mạc dạ dày to ra, thô, hoặc bờ cong có hình răng cưa.

2.2.3. Nội soi dạ dày:

     - Viêm dạ dày cấp: niêm mạc đỏ rực, phù nề, có thể có các chấm đỏ xuất huyết rải rác trên niêm mạc.

     - Viêm dạ dày mạn: tùy thể:

       + Viêm dạ dày mạn thể teo: niêm mạc nhợt nhạt hoặc xám, niêm mạc nhẳn mỏng do mất nếp, thấy rõ các mạch máu nhỏ dưới niêm mạc, có thể chảy máu.

       + Viêm dạ dày phì đại: niêm mạc đỏ, phù nề căng ra …

2.3. Chẩn đóan phân biệt:

     - Loét dạ dày.

     - K dạ dày.

     - Viêm tụy cấp.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Nguyên tắc điều trị:

     - Lọai trừ nguyên nhân gây bệnh.

     - Dùng thuốc điều trị triệu chứng.

     - Tiệt trừ HP nếu có nhiễm.

     - Điều trị dự phòng.

3.2. Điều trị cụ thể:

3.2.1. Viêm dạ dày cấp:

3.2.1.1. Lọai trừ nguyên nhân gây bệnh:

     - Ngưng Aspirin, NSAIDS, nếu không ngưng được thì dùng liều thấp mà có hiệu quả hoặc dùng lọai chọn lọc COX-2.

     - Ngưng rượu, lọai trừ HP, urê huyết cao, stress/bệnh nặng, …

3.2.1.2 Thuốc điều trị triệu chứng:

     - Giảm đau, an thần, chống nôn:

     - Buscopan 10mg/v, 20mg/A : 1-2v x2-3 lần/ngày (u), 1-2A/ngày TB.

     - Alverin citrat 40mg: 1-2v x 2lần/ngày (u).

     - Metoclopramid (Primperan) 10mg: 1-2 ống/ ngày TB,TM hoặc 1-2 viên/ ngày uống.

     - Diazepam 5mg: 1-2v/ngày (u).

3.2.1.3. Nếu có chảy máu:

     - Rửa dạ dày nhằm làm sạch dạ dày để soi.

     - Truyền dịch, truyền máu nếu cần.

     - Antacid: Varogel 1-2g x 3 lần (u) sau ăn.

       + Varogel 10ml: 1gói x 2 lần/ngày (u).

       + magaltab: 1v x 2 lần/ngày (u).

     - Ức chế H2:

       + Cimetidine 0.3g/v x 4lần/ngày (u) lúc ăn và buổi tối.

       + Cimetidine 0.3g: 1A x 4lần/ngày TM.

       + Famotidin 20mg/v x 2lần/ngày (u) sáng tối.

       + Famotidin 20mg: 1lọ x 2lần/ngày TM.

     - Ức chế bom proton:

       + Omeprazol (losec 40mg/A):1lọ x 2lần/ngày TM ( nếu có thuốc ).

       + Omeprazol, Esomeprazole, Lanzoprazole, Pantoprazole: 1lần/ngày (u) sáng.

     - Diệt HP theo phác đồ nếu do HP.

   - Nếu không chảy máu hoặc giai đọan ổn định: dùng thuốc uống.

3.2.2. Viên dạ dày mạn:

     - Lọai trừ nguyên nhân gây bệnh: rượu, NSAIDS, HP, thiếu dinh dưỡng …

     - Diệt trừ pH nếu có.

     - Điều trị triệu chứng: theo theo khả năng bài tiết acid dạ dày.

     - Antacid:

       + Varogel 10ml: 1gói x 2 lần/ngày (u).

       + magaltab: 1v x 2 lần/ngày (u).

   - Ức chế H2:

+ Cimetidine 0.3g/v x 4lần/ngày (u) lúc ăn và buổi tối.

       + Famotidin 20mg/v x 2lần/ngày (u) sáng tối.

     - Ức chế bom proton:

       + Omeprazole, Esomeprazole, Lanzoprazole, Pantoprazole 1lần/ngày (u) sáng.

     - Giảm đau, an thần, chống nôn:

       + Buscopan 10mg/v, 20mg/A : 1-2v x2-3 lần/ngày (u), 1-2A/ngày TB.

       + Alverin citrat 40mg: 1-2v 2 lần/ngày (u).

       + Metoclopramid ( Primperan ) 10mg: 1-2 ống/ngày TB,TM hoặc 1-2 viên/ ngày uống.

       + Diazepam 5mg: 1-2v/ngày (u).

     - Vitamin B,C, Fe.

     - An thần.

     - Điều trị dự phòng:

       + Hướng dẫn cách ăn uống, sinh họat.

       + Điều trị tốt viêm dạ dày cấp.

       + Điều trị sớm viêm dạ dày mạn, chú ý biến chứng trong cas vô toan.

3.2.3. Theo dõi:

    - Lâm sàng: dấu hiệu sinh tồn, đau bụng, tình trạng đi tiêu, màu phân, nôn ối.

     - Cận lâm sàng: CTM, nội soi, XN khác nếu cần.

3.2.4. Chế độ chăm sóc:

     - Làm việc nghỉ ngơi hợp lý, tránh lao động nặng, chỉ nằm viện trong đợt đau tiến triển cấp tính còn chủ yếu là điều trị tại nhà.

3.2.5. Chế độ ăn:

     - Viêm dạ dày cấp:

       + Nhịn ăn 1-2 ngày đầu, sau cho ăn dần sữa, cháo lõang rồi ăn đặc dần.

       + Làm lõang dịch dạ dày bằng sữa, nước / viêm dạ dày do chất gây bỏng.

     - Viêm dạ dày mạn:

       + Ăn chậm, nhai kỹ, chú ý khỏang cách giữa các bữa ăn cho hợp lý, tránh những thức ăn quá nóng, lạnh, cứng, kiêng chua cay, rượu, trà, thuốc lá.

       + Nói chung khuyên bệnh nhân lựa chọn thức ăn thích hợp cho mình. Nên ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa không nên ăn quá no, không uống nước ngọt có nhiều hơi, dùng nước khóang lọai có nhiều Ca.

Tài liệu tham khảo:

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

VIÊM LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG

  1. YẾU TỐ GÂY NÊN VIÊM LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG.

1.1. Yếu tố xã hội:

     - Nam nhiều hơn nữ

     - Người sống thành thị nhiều hơn nông thôn

1.2. Yếu tố thần kinh:

     - Mất thăng bằng hệ thần kinh thực vật làm cường hệ phó giao cảm.

1.3. Yếu tố bên ngoài:

     - Rối loạn giờ giấc và liều lượng ăn uống.

     - Ăn uống các chất có kích thích: Thuốc lá, café, ăn chua – cay – nóng quá.

     - Uống các loại thuốc: Aspirin, Corticoide, các thuốc Giảm đau thần kinh ngoại biên,...

1.4. Do Vi Khuẩn: Helicobacter – Pylori

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Đau:

2.1.1. Đau theo chu kỳ, theo mùa

2.1.2. Đau theo bữa ăn

     - Viêm loét dạ dày: Đau lúc no.

     - Viêm loét tá tràng: Đau lúc đói

2.1.3. Vị Trí Đau: Thượng vị, quanh rốn.

     - Viêm loét dạ dày: Thượng vị lệch trái – hạ sườn trái.

     - Viêm loét tá tràng: Thượng vị lệch phải

2.1.4. Cường Độ Đau: Đau từng cơn.

     - Viêm loét dạ dày: Đau âm ỉ Không xuyên lan.

     - Viêm loét tá tràng: Thường đau dữ dội.

2.2. Ấn đau thượng vị: ( mô tả ở trên )

2.3. Các triệu chứng khác:

     - Ợ hơi, ợ chua, nóng rát, buồn nôn, nôn, táo bón, bụng nặng nề sau khi ăn

2.4. X quang:

     - Dạ dày cản quang có hình ảnh viêm loét dạ dày – tá tràng.

2.5. Siêu âm:

2.6. Nội soi dạ dày – tá tràng:

     - Có hính ảnh viêm loét dạ dày – tá tràng. Clo test (+)

2.7. Xét nghiệm:

     - Huyết thanh chẩn đoán HP (+)

III. XỬ TRÍ.

3.1. Thuốc ức chế tiết acid dịch vị:

3.1.1. Thuốc ức chế H2.

     - Cimetidine, Ranitidine …

3.1.2. Thuốc ức chế bơm Proton.

     - Omeprazole, Esomeprazole …

3.2. Thuốc trung hòa acid:

     - Malox, Mylanta II, Phosphalugel …

3.3. Thuốc làm băng niêm mạc dạ dày – Tá tràng:

     - Sucrafate

3.4. Thuốc làm lành ổ viêm loét:

     - Vitamin C dạng tiêm.

     - Misoprostol 200mcg loại uống. Chống chỉ định cho bệnh nhân đang mang thai vì thuốc làm sẩy thai hay sanh non có ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh.

3.5. Thuốc an thần để ổn định thần kinh:

3.6. Có thể dùng thuốc giảm đau kèm theo, loại thuốc ít ảnh hưởng dạ dày tá tràng.

3.7. Phác đồ cụ thể:

3.7.1. Thuốc ức chết tiết acid dịch vị + Thuốc trung hoà acid + Thuốc làm băng niêm mạc dạ dày tá tràng + Thuốc làm lành ổ loét + có thể dùng thêm thuốc an thần và giảm đau ít ảnh hưởng dạ dày tá tràng.

3.7.2. Nếu có nhiễm khuẩn Helicobacter – Pylori ( HP ) thì dùng phác đồ điều trị riêng

  1. BIẾN CHỨNG.

     - Xuất huyết tiêu hóa.

     - Thủng dạ dày - tá tràng.

     - Hẹp môn vị.

     - Ung thư hóa dạ dày – tá tràng.

Tài liệu tham khảo.

  1. Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang
  2. Bệnh học nội khoa của trường đại học y dược TP Hồ Chí Minh.
  3. Bài giảng bệnh học nội khoa của trường đại học y dược TP Cần Thơ

LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Bệnh loét dạ dày tá tràng là tình trạng lớp niêm mạc dạ dat2 tá tràng bị khuyết do sư tấn công hiệp đồng của chất acid và pepsin phá vở lớp hàng rào bảo vệ của niêm mạc dạ dày tá tràng.

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Chẩn đoán xác định:

2.1.1. Lâm sàng:

     - Thường đau thượng vị âm ỉ, hoặc có những cơn đau dữ dội bùng phát theo chu kỳ, theo các yêu tố tác động như rượu, bia, stress ...

     - Ngoài ra còn có các vị trí đau khác nhau:

       + Vi trí sát cơ hoành lan lên trên: tổn thương ở sat tâm vị.

       + Vị trí sau lưng lan lên trên: tổn thương ở mặt sau dạ dày tá tràng.

       + Vị trí mạn sườn trái: tổn thương ở bờ cong lớn.

2.1.2. Cận lâm sàng:

     - Nội soi dạ dày tá tràng:

       + Đánh giá vị trí, hình dạng và kích thước ổ loét.

       + Sinh thiết, CLO-test.

     - X quang dạ dày tá tràng:

       Có cản quang: hạn chế về độ chính xác trong chẩn đoán cũng như phân biệt loét lành và loét ác tính.

     - Xét nghiệm tìm Helicobacter pylori (HP).

       + Xét nghiệm CLO-test.

       + Chẩn đoán huyết thanh học.

       + Thử nghiệm chẩn đoán uré trong hơi thở.

       + Tìm kháng nguyên trong phân.

       + Xét nghiệm mô bệnh học.

       + Nôi cấy và phân lập vi trùng.

     - Xét nghiệm:

       + Xét nghiệm thường quy: Công thức máu 18 chỉ số, TS, TC ( TQ, TCK ), nhóm máu hệ AOB.

       + Men amylase.

       + Xét nghiệm SGOT, SGPT ( AST, ALT ), Bilirubin, Uré, Creatinin.

    - Siêu âm bụng tổng quát.

2.2. Chẩn đoán phân biệt:

     - Rối loạn tiêu hóa.

     - Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản.

     - Viêm tụy cấp hoặc sỏi túi mật, bệnh lý đường mật.

     - Rách thực quản.

     - Xoắn dạ dày.

     - Vỡ phình động mạch chủ.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Nội khoa:

3.1.1. Thuốc:

3.1.1.1. Thuốc ức chế bơm proton:

     - Omeprazole, Rabeprazole 20mg.

     - Lansoprazole 30mg.

     - Esomeprazole 40mg, Pantoprazole 40mg.

3.1.1.2. Thuốc nhóm ức chế tiết H2:

     - Cimetidine 300mg.

     - Ranitidine, Nizatidine 150mg, 300mg.

     - Famotidine 40mg.

3.1.1.3. Thuốc nhóm bảo vệ niêm mạc dạ dày.

     - Sucrafate 1g x 4 lần/ngày, 30 - 60 phút trước bữa ăn.

     - Bismuth vừa có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày vừa có tác dụng diệt Helicobacter pylori ( HP ).

3.1.1.4. Thuốc nhóm kháng acid: antacid:

     - Phosphalugel, Gastropulgite, Pepsan, Tenamyl gel: dạng gói , Mylanta, Malox ...

     - Liều dùng:

       + 1 - 2 gói x 3lần/ngày, sau bữa ăn từ 30 - 60 phút.

       + Nếu đau vào ban đêm uống thêm 1 lần buổi tối trước ngủ.

       + Trong trường hợp nặng có thể dùng 4 - 6 lần/ngày.

3.1.1.5. Thuốc làm lành ổ loét:

     - Vitamin C 500mg, 1g. dạng TB, TMC.

       + 1 A x 2 lần/ngày.

     - Misoprostol 200mcg.

       + 1v x 2 (u)/ngày.

2.1.2 Phác đồ diệt Helicobacter Pylory ( HP )

2.1.2.1. Phác đồ bộ ba chuẩn: 10 ngày hoặc 14 ngày:

     - PPI (Omeprazole) 1 viên x 2 lần/ngày

     - Amoxicilin 1g x 2 lần/ngày ( hoặc Metronidazole 500mg x 2 lần/ngày nếu dị ứng Penicillin ).

     - Clarithromycin 0,5g x 2 lần/ngày.

2.1.2.2. Phác đồ theo trình tự:

     - 5 ngày đầu:

       + PPI 1 viên x 2 lần/ngày

       + Amoxicilin 1g x 2 lần/ ngày

     - 5 ngày sau:

       + PPI 1 viên x 2 lần/ngày

       + Clarithromycin 0,5g x 2 lần/ngày.

       + Tinidazole 0,5g 2 lần/ngày.

2.1.2.3. Các phác đồ thay thể:

     - Phác đồ 1: 14 ngày:

       + PPI (Omeprazole) 1 viên x 2 lần/ngày

       + Bismuth subsalicylate: 2 viên x 4 lần/ngày

       + Tetracililin 0,5g x 4 lần/ngày

       + Metronidazole 250mg 4 lần/ngày.

    - Phác đồ 2: 10 ngày:

       + PPI ( Esoprazole ) 1 viên x 2 lần/ngày

       + Amoxicilin 1g x 2 lần/ngày

       + Clarithromycin 0,5g x 2 lần/ngày.

     - Phác đồ 3: 10 ngày

       + PPI 2 lần/ngày

       + Levofloxacin 0,5g 1 viên x 1 lần/ngày

       + Amoxicillin 1g x 2 lần/ngày

     - Điều trị phối hợp;

       + An thần: Diazepam 5 mg

       + Vitmin nhóm B.

2.1.3. Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi:

2.1.3.1. Chế độ ăn uống:

- Ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, chia làm nhiều bữa nhỏ, bữa ăn cuối nên ăn trước ngủ 3 giờ.

- Giảm chất béo, hạn chế chua, cay.

- Tránh rượu, bia, thuốc lá, thuốc kháng viêm.

2.1.3.1. Chế độ nghỉ ngơi:

- Cần nằm viện khi có cơn đau dữ dội hoặc có biến chứng.

- Tránh thức khuye, hạn chế stress trong đời sống.

- Ăn uống, nghỉ ngơi đúng giờ, làm việc một cách khoa học.

2.2. Điều trị ngoại khoa.

Hiên nay, rất hạn chế chỉ phẫu thuật khi:

- Xuất huyết tiêu hóa điều trị nội thất bại.

- Loét kháng trị ( theo sơ đồ bên trên ).

- Thủng dạ dày tá tràng.

- Hẹp môn vị.

- Ung thư hóa.

Rò dạ dày, tá tràng vào các tạng lân cận.

III. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM.

- Cần tư vấn cho bệnh nhân về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và hẹn tái khám.

- Helicobacter pylori ( HP ) âm tính cần nội soi kiểm tra sau điều trị nội khoa.

- Helicobacter pylori ( HP ) âm tính cần nội soi kiểm tra sau ngưng điều trị 2 tuần.

  1. PHÒNG NGỪA.

- Không hút thuốc lá, không uống rượu, bia.

- Trên bệnh nhân dùng NSAIDs, ức chế COX-2 và aspirin: dùng PPI liều chuẩn 1 lần/ngày buổi sáng.

Tài liệu tham khảo

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

 

VIÊM ĐẠI TRÀNG MÃN ( VĐTM )

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Viêm đại tràng là danh từ chung bao gồm bệnh có tổn thương viêm nhiễm hoặc không viêm nhiễm ở đại tràng. ở đây chỉ đề cập đến viêm nhiễm đại tràng.

  1. CHẨN ĐÓAN.

2.1. Lâm sàng:

   - Đau bụng vùng hạ vị, đau quặn từng cơn trên nền đau âm ỉ, dọc khung đại tràng, đau tăng sau ăn, đau trước đại tiện, giảm sau khi trung tiện hoặc đại tiện, thường đại tràng sigma, đại tràng (T).

     - Rối loạn đi tiêu và phân: lúc bón, lúc tiêu chảy, phân có thể có đàm nhày, máu. Nếu có máu là chắc có viêm nhiễm, có thể tiêu máu nhiều hơn phân/viêm trực đại tràng xuất huyết.

     - Mót rặn, mót đi cầu: khi tổn thương đại tràng sigma, trực tràng.

     - Toàn thân: tùy nguyên nhân, thường ít thay đổi, nếu có chỉ ở những bệnh nhân có suy nhược TK, ăn uống kiêng khem qúa lâu ngày, dấu nhiễm lao …

     - Rối loạn tiêu hóa: ăn không ngon, miệng nhạt đắng, buồn nôn, khó chịu bụng…

     - Trướng hơi: là triệu chứng thường gặp, cảm thấy căng tức khó chịu, cảm thấy hơi di chuyển trong ruột.

     - Sờ bụng có thể thấy thừng đại tràng.

     - Dấu bán tắc: dấu Koenig / lao hồi manh tràng.

     - Thăm trực tràng:

       + Đau, có máu đỏ dính găng, không u bướu hoặc hẹp/ viêm đại tràng xuất huyết

2.2. Cận lâm sàng:

   - Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số, thời gian máu chảy máu đông, nhóm máu, đường huyết.

     - Xét nghiệm CRP.

     - Xét nghiệm: AST, ALT, Ure, Creatinin ...

     - Siêu âm bụng tổng quát.

     - X quang khung đại tràng có cản quang.

     - Nội soi đường tiêu hoá.

     - Soi phân

     - Cận lâm sàng khác nếu cần.

     - Qua cận lâm sàng ta có thế thấy:

       + CTM: BC tăng, N tăng/shigella …

       + Huyết thanh chẩn đóan amip (+) không cao / vđtm do amip (do amip ở sâu trong lớp cơ không đáp ứng miễn dịch)

       + Có dấu hiệu viêm nhiễm như: HC, BC, tế bào biểu mô ruột/phân.

       + Phân có BK/viêm đại tràng do lao.

       + Phân có kén amip hoặc thể tư dưỡng/đợt cấp (ngòai đợt cấp rất khó tìm)/ viêm đại tràng do amip.

       + Phân có clostridium difficile(= cấy) /viêm đại tràng màng giả ….

       + XQ: đánh gía nhu động của đại tràng

     - Lao: manh tràng ngấm thuốc cản quang không đều, hồi tràng hẹp

     - Amib, viêm đại tràng màng gỉa: cho hình ảnh không điển hình

     - Viêm trực đại tràng xuất huyết: rối lọan co thắt, rối lọan trương lực, hình ảnh ổ lóet, niêm mạc ngấm thuốc không đều, xơ chai 1 đọan đại tràng

     - Có chỗ đọng thuốc/viêm túi thừa

     - Mất rảnh ngang của đại tràng, hẹp/viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ(TMCB)

     - Nội soi :

       + Tìm tổn thương lao/viêm đại tràng do lao.

       + Tổn thương loét do amib (dấu ấn ngón tay)/viêm đại tràng do amib.

       + Tổn thương lan tỏa từ bóng trực tràng đến đại tràng (P) như: viêm đỏ lan tỏa, phù nề niêm mạc, niêm mạc dể chảy máu, có chất nhày, mủ, có nhiều ổ lóet nhỏ rải rác.

       + Có nhiều màng giả màu trắng ngà dính vào niêm mạc đại tràng phù nề, có thể có lóet / viêm đại tràng màng gỉa.

       + Hình ảnh viêm túi thừa, hình ảnh biến chứng (teo hẹp, xơ chai, dò)/viêm túi thừa.

       + Niêm mạc đỏ, dể chảy máu, có nhiều hạt và mao mạch dãn, có thể chảy máu, không bao giờ có mủ.

       + Niêm mạc phù, chảy máu, lóet / viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ.

     - Sinh thiết:

       + Thấy amip đóng ở đáy ổ lóet (50% cas) / viêm đại tràng do amip. ….

     - XN khác tùy nguyên nhân.

2.3. Chẩn đóan xác định:

     - Lâm sàng: đau bụng, RL đi tiêu, phân bất thường có thể mót rặng.

     - Cận lâm sàng: XN phân, XQ đại tràng, Nội Soi, sinh thiết, XN khác tùy nguyên nhân.

2.4. Chẩn đóan phân biệt:

     - Rối lọan chúc năng vận động của đại tràng.

     - Hôi chứng đại tràng bị kích thích.

     - Viêm loét trực tràng chảy máu.

     - K đại tràng.

  1. ĐIỀU TRI:

3.1. Nguyên tắc điều trị:

     - Điều chỉnh rối lọan đi tiêu.

     - Điều trị triệu chứng.

     - Điều trị nguyên nhân.

     - Điều trị hỗ trợ.

     - Tiết chế ăn uống.

3.2. Điều trị cụ thể:

3.2.1. Điều chỉnh rối lọan đi tiêu: Tùy triệu chứng hay táo bón

     - Tiêu chảy: thuốc băng niêm mạc đại tràng:

       + Smecta: 1g x 2 lần/ngày (u).

       + Actapulgite: 1gói x 2 lần/ngày (u).

     - Táo bón: thuốc nhuận tràng, tốt nhất là nhuận tràng thẩm thấu:

       + Macrogol: 1-2gói/ngày (u).

3.2.2. Điều trị triệu chứng:

     - Giảm đau:

       + Buscopan 10mg/v,20mg/A: 1-2v x2-3 lần/ngày (u),1-2A/ngày TM, TB.

       + Spasmaverine 40mg: 1-2v x 2 lần/ngày (u).

       + Drotaverin 40mg: 1-2A/ngày TB

     - Điều chỉnh nhu động đại tràng:

       + Trimebutin ( debridat 100mg/v ): 1-2v x 3lần/ngày.

       + Mebeverin hydrochloride ( Duspatalin ): 1-2v x 3lần/ngày.

3.2.3. Điều trị nguyên nhân:

3.2.3.1. Lao:

     - Thuốc kháng lao theo chương trình Quốc Gia.

     - Corticoide: chống xơ dính, teo hẹp, thường dùng / 8 w đầu.

3.2.3.2. Amip:

     - Dehydroemetin: 1,2mg/kg/ngày x 10 ngày TB ( độc, ít dùng /viêm đại tràng mạn ) hoặc.

     - Metronidazol 0.25g : 30mg/Kg/ngày : 2 lần (u) x 7-10 ngày.

3.2.3.3. Do vi khuẩn:

     - Bactrim fort 0.96g : 48mg/Kg/ngày : 2 lần (u).

     - Amoxcillin 0.5g : 2v x 2 lần/ngày (u).

     - Pefloxacin 0.4g : 1v x 2 lần/ngày (u).

     - Ofloxacin 0.2g : 1v x 2 lần/ngày (u).

     - Ciprofloxacin 0.5g : 1v x 2 lần/ngày (u).

     - Négram 0.5g : 2v x 2 lần/ngày (u).

3.2.3.4. Viêm lóet đại tràng xuất huyết (viêm trực đại tràng xuất huyết):

     - Điều trị nội (chủ yếu):

      + 5ASA : Mesalazin ( mesacol 400mg/v ): TC 2-4g/ngày x 4-6 tuần à DT: 1-1.5g/ngày x 1-2 năm.

       + Corticoide:

     - Dùng khi: khi không đáp ứng 5ASA hoặc thể nặng ( Tiêu chảy > 6 lần/ngày, To > 37.8, M > 90 lần/ph, Hb < 10.5g/L, VS/h đầu > 30 )

   - Prednisolone 1mg/Kg/ngày (u) hoặc TM/nặng sau bệnh giảm thì chuyền sang (u). Tấn công: 4-8-1 2tuần à giảm liều à Duy trì: 1-2 năm.

     - Điều trị ngọai:

     - Cấp cứu: thủng đại tràng hoặc điều trị nội 7-10 ngày không giảm.

     - Lâu dài: cắt đại tràng/tái phát.

3.2.3.5. Viêm đại tràng màng gỉa:

     - Lọai trừ nguyên nhân ( sau dùng KS 4 ngày hoặc sau ngưng kháng sinh 2 tuần ).

     - Vancomycine: 500mg x 4lần/ngày hoặc.

     - Metronidazol.

3.2.3.6.Lọan khuần:

     - Antibio : 2-4 gói/ngày.

3.2.4. Điều trị hỗ trợ:

     - Truyền dịch nếu cần.

     - Truyền máu nếu thiếu máu.

3.2.5. Theo dõi:

     - Lâm sàng: dấu hiệu sinh tồn, đau bụng, số lần đi tiêu, tính chất phân.

     - Cận lâm sàng: CTM, chức năng thận, XN khác nếu cần.

3.2.6. Chế độ chăm sóc:

     - Ổn định thần kinh, tâm lý bệnh nhân.

3.2.7. Chế độ ăn:

     - Nhịn ăn hoàn toàn à nuôi ăn bằng đường tĩnh mạch trong những ngày đầu.

     - Không dùng lipid nhiều, không dùng thức ăn để trong hộp.

     - Không dùng rau sống, không dùng thức ăn chua cay.

     - Nếu tiêu chảy, dùng thức ăn lỏng.

     - Nếu táo bón do giảm vận động dùng thức ăn chặc để tăng nhu động, dùng thức ăn kích thích tăng nhu động: sữa chua, củ cải, khoai lang…

     - Nếu có rối loạn phân do lên men chua giảm các thức ăn dễ lên men: đường, sữa nguyên….: 30mg/Kg/ngày.

Tài liệu tham khảo:

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

 

VIÊM GAN MẠN

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Viêm gan mạn là bệnh gan có hiện tượng viêm và họai tử tế bào gan > 6 tháng.

  1. CHẨN ĐÓAN.

2.1. Lâm sàng:

     - Không triệu chứng hoặc.

     - Sốt, mệt mõi, ăn uống kém, rối loạn tiêu hoá.

     - Ngứa, thiếu máu nhẹ, phù, tràn dịch các màng, đau khớp, da xạm, sao mạch. Vàng da dai dẳng hoặc từng đợt.

     - Đau tức vùng gan, gan(+), lách (- /+).

     - Tiền sử: nghiện rượu, sán lá gan, viêm gan siêu vi B và C …

2.2. Cận lâm sàng:

     - Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số, thời gain máu chảy máu đông, nhóm máu, đường huyết.

     - Xét nghiệm CRP. GGT.

     - Xét nghiệm: AST, ALT, Ure, Creatinin.

     - Siêu âm bụng tổng quát.

     - Cận lâm sàng khác nếu cần.

     - Qua cận lâm sàng ta có thế thấy :

       + Chức năng gan: thay đổi tùy theo giai đọan bệnh,

       + Ít rối loạn, không rõ rệt trong giai đọan ổn định.

       + Rối loạn rõ trong giai đọan tiến triển: nhất là HC viêm và HC hủy hoại tế bào gan.

       + AST, ALT tăng, nếu tăng thì thường AST < ALT , nhưng khi XG hoặc VG do rượu thì AST > ALT.

       + Globulin tăng cao, albumin giảm, protid giảm,VS tăng.

       + Bilirubin, Phosphataza kiềm, thời gian prothrombin …bình thường hoặc tăng.

       + Dấu ấn siêu vi:

 

HBsAg

Anti HBs

IgM anti HBs

IgM anti HBc

HBeAg

Anti HBe

Ủ bệnh

+

-

-

-

+, -

-

Cấp

+

-

+

+

+

-

Mạn

+

-

+++

-

+, -

+, -

Mang HBsAg

+

-

+++

-

+, -

+, -

Mới nhiễm HBV

-

++

++

+, -

-

+

Nhiễm HBV cũ

-

+, -

+, -

-

-

-

Đã chủng ngừa

-

++

-

-

-

-

2.3. Chẩn đóan xác định:

     - Tiền sử.

     - Lâm sàng.

     - Cận lâm sàng.

2.4. Chẩn đóan phân biệt:

     - Xơ gan.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Nguyên tắc điều trị:

     - Điều trị nguyên nhân.

     - Điều trị hỗ trợ.

3.2. Điều trị cụ thể:

3.2.1.Điều trị nguyên nhân:

3.2.1.1. HBV, HCV, HDV: chuyển tuyến trên dùng interferon, lamivudin, adeforvir..

3.2.1.2. Tự miễn :

     - Tấn công: dùng đến khi hết LS, CLS:

       + Prednisolon 50mg/ngày.

     - Duy trì: > 2 năm (3-4năm).

       + Prednisolon 10-20mg/ngày.

     Nếu tái phát thì điều trị lại từ đầu. nếu sau triệu chứng lần 2 mà không hiệu quả thì điều trị xen kẽ cyclosphacin …

3.2.1.3. Rượu:

     - Ngưng rượu ( có thể hồi phục sau 2-8th ngưng rượu, nhưng hiếm ).

     - Điều trị nâng đở: ăn giàu dinh dưỡng, Vitamin, chất khóang.

3.2.1.4. Thuốc:

     - Ngưng thuốc dùng.

     - Điều trị nâng đở.

3.2.2. Điều trị hỗ trợ:

     - Thuốc lợi mật, bảo vệ tế bào gan:

       + Sulfarlem-cholin : 1-2v x 2 lần/ngày (u) x 10-20 ngày.

       + Méthionin 0.25g: 2v x 2 lần/ngày x 10-20 ngày (u).

       + Légalon 70mg: 1-2v x 2 lần/ngày x 10-20 ngày (u).

     - Acid amin cần thiết: moriamin fort, morihepamin.

     - Nội tiết tố sinh dục nam: Andriol 10mg dùng cách nhật.

     - Không dùng thuốc độc cho gan.

     - Tránh nhiễm trùng cơ hội.

3.2.3. Theo dõi:

     - Lâm sàng: Dấu hiệu sinh tồn. Các triệu chứng khác.

     - Cận lâm sàng: AST,ALT, các XN khác nếu cần.

3.2.4.Chế độ chăm sóc:

     - Nghỉ ngơi trong giai đọan nặng.

     - Có thể lao động được nhưng không lao động nặng nhọc.

3.2.3.Chế độ ăn:

     - Ăn uống đầy đũ, kiêng ăn mỡ, bỏ hẳn rượu bia, tăng cường chất đường và đạm, các vitamine.

Tài liệu tham khảo:

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

XƠ GAN ( XG )

(Hepatic cirrhosis)

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Tế bào nhu mô gan bị mất dần, hiện tượng xơ hóa xâm chiếm tiểu thùy.

     - Các tế bào liên kết khỏang cửa bị xơ cứng, lan rộng dần bóp nghẹt các nhánh tĩnh mạch cửa.

     - Xơ gan có gan to: nếu xơ hóa và tái tạo quan trọng.

     - Xơ gan có gan nhỏ: Nếu sự hủy họai tế bào nhu mô quan trọng.

  1. CHẨN ĐÓAN.

2.1. Lâm sàng:

2.1.1. Xơ gan còn bù:

     - Lâm sàng kín đáo khó phát hiện, thường chỉ phát hiện tình cờ vì những lý do khác.

     - Thường gan to không đau và chắc à chẩn đoán xác định dựa sinh thiết gan.

2.1.2. Xan gan mất bù:

2.1.2.1. Hội chứng tăng áp lực tỉnh mạch cửa:

     - Cổ trướng.

     - Lách to.

     - Dãn các tĩnh mạch vòng nối cửa chủ.

2.1.2.2. Hội chứng suy tế bào gan:

     - Rối loạn thần kinh trí năng.

     - Rối loạn tiêu hóa.

     - Rối loạn nột tiết (liệt dương, vú to/nam. RL kinh nguyệt/nữ).

     - Vàng da niêm – xuất huyết da niêm – sao mạch, bàn tay son.

     - Cổ trướng – phù chân.

2.1.2.3. Khám:

     - Gan to hoặc teo, thông thường là teo.

2.2. Cận lâm sàng:                                           

2.2.1. Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số, thời gian máu chảy máu đông, nhóm máu, đường huyết.

2.2.2. Xét ngiệm chức năng gan.

2.2.3. Xét ngiệm chức năng thận.

2.2.4. Xét nghiệm i on đồ 6 chỉ số.

2.2.5. Xét nghiệm GGT.

2.2.6. Siêu âm bụng tổng quát.

2.2.7. Đo ECG.

2.2.8. Xét nghiệm dịch màng bụng.

2.2.9. Tổng phân tích nước tiểu.

2.2.10. Cận lâm sàng khác nếu cần.

2.2.11. Qua cận lâm sàng ta có thế thấy :

     - Chức năng gan:

       + Albumin giảm, gama globulin tăng, A/G < 1.

       + Tỉ lệ prothrombin kéo dài.

       + Bilirubin, AST, ALT tăng hoặc bình thường tùy giai đoạn xơ gan.

     - Dịch màng bụng: là dịch thấm:

       +Theo quan niệm cũ: đạm < = 25g/L, rivalta (-).

       + Tiêu chuẩn bổ sung: protein A/S < 0.5, LDH A/S < 0.6.

       + Tiêu chuẩn mới: SAAG (serum ascites albumin gradient) > = 1.1g/dl.

     - Siêu âm: có dịch ổ bụng , hình ảnh XG, lách to, tĩnh mạch cửa dãn …

     - Nội soi thực quản, trực tràng tìm dấu tăng áp lực tĩnh mạch cửa.

     - Sinh thiết gan: thấy hình ảnh xơ.

2.3. Chẩn đóan xác định:

     - Tiền sử: nghiện rượu, viêm gan, …

     - Lâm sàng: Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa và HC suy tế bào gan.

     - Cận lâm sàng:

       + Xét nghiệm góp phần chẩn đóan: Xét nghiệm chức năng gan thay đổi, dịch màng bụng là dịch thấm.

       + Siêu âm thấy hình ảnh xơ gan.

       + Nội soi thấy dãn tĩnh mạch thực quản, tĩnh mạch trực tràng.

       + Xét nghiệm chẩn đoán xác định: sinh thiết gan.

2.4. Chẩn đóan phân biệt:

     - K gan nguyên phát.

     - Viêm gan mạn.

     - Lao màng bụng.

  1. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Nguyên tắc điều trị:

     - Điều trị nguyên nhân.

     - Điều trị bảo tồn và tiết chế.

     - Điều trị cổ trướng.

     - Điều trị biến chứng.

3.2. Điều trị cụ thể:

3.2.1. Điều trị nguyên nhân: (rất hạn chế).

     - Do rượu à cai rượu. SDD à ăn đủ chất đạm.

     - Viêm gan siêu vi: interferon (CCĐ/XG, lamivudine).

     - Suy tim à điều trị tốt suy tim …

3.2.2. Điều trị cổ trướng: (để giảm 0.5-1 Kg/ngày) bằng các biện pháp sau:

     - Tăng khối lượng tuần hòan hiệu quả (hiệu quả nhất):

       +Albumin human 20%(albutein 25%) 50ml: 25g/lần/ngày x 3-5ngày.

     - Giảm muối nước:

       + Na: 500-1000mg/ngày.

       + Nước # 1 L/ngày.

     - Lợi tiểu:

       + Spironolacton 25mg: 100-200mg/ngày, < 400-600mg/ngày (được lựa chọn hàng đầu, nhưng tác dụng lợi tiểu chậm, yếu nên thường + LT quai trong nặng).

       + Furosemid: 40-80mg/ngày, < 240mg/ngày.

       + Thiazid thêm khi 2 nhóm trên không hiệu quả à Nếu đã điều trị như trên mà cổ trướng không giảm à gọi là cổ trướng kháng trị à điều trị tiếp là: Chọc tháo dịch cổ trướng: có 2 phương pháp chọc.

       à Chọc từ từ < 2L/lần/ngày, < 2lần/tuần à nhiều tai biến.

       à Chọc 4-6L/ngày + truyền albumin liều 6g/1L dịch cổ trướng tháo ra (hoặc 40g/ngày) à ít tác dụng phụ hơn.

       à Nếu bệnh không giảm, BN có điều kiện à chuyên tuyến trên để tạo Shunt, ghép gan.

3.2.3. Điều trị bảo tồn tiết chế:

     - Tránh dùng các thuốc độc cho gan: acetaminophen, an thần …

     - Dùng vitamin B,C cải thiện chuyển hóa tế bào gan:

       + Vitamine C 0.5g : 1A x 2lần TB.

       + Becozym: 1A x 2 lần/ngày TB.

   - Ở BN có rối loạn đông máu như tỉ lệ Prothrombin thấp, lâm sàng có xuất huyết da niêm, nội tạng, tùy theo mức độ mất máu có thể cho:

       + Truyền máu tươi, truyền hồng cầu khối…

       + Vitamine K : 10mg/ngày TB (nếu Prothrombin thấp).

     - Ở BN giảm nhiều protein máu, đặc biệt albumin, có thể dùng:

       + Moriamin.

       + Albumin human.

      + Aminoleban.

     - Nếu có xuất huyết tiêu hóa nên cho kháng sinh đường ruột:

       + Metronidazol 0.25g: 2v x 2 lần/ngày (u).

       + Thụt tháo BN.

     - Thuốc trợ gan, bảo vệ tế bào gan tránh xơ hóa tiếp tục:

       + Legalon 70mg: 1v x lần/ngày (u).

       + Sylgan’s : 1v x 2 lần/ngày (u).

       + Tránh tăng NH3:

       + Hepamez.

       + Arginin citrat 10ml: 2-4A/ngày (u).

       + Ornicetin 2g: 2-6g/ngày TB.

       + Arginin 0,5g (u).

3.2.4. Theo dõi:

     - Lâm sàng: dấu hiệu sinh tồn, lượng nước tiểu, cân nặng, tình trạng bụng báng

     - Cận lâm sàng: chức năng gan, thận, Ion đồ, XN khác nếu cần.

3.2.5. Chế độ chăm sóc:

     - Nghỉ ngơi, tránh làm việc gắng sức nhất là trong giai đoạn cổ trướng, BN cần được nghỉ ngơi tuyệt đối làm giảm sự đòi hỏi của cơ thể với chức năng gan.

3.2.6. Chế độ ăn:

     - Đạm: 1g/Kg, tăng hay giảm tùy theo giai đoạn cùa bệnh. Nếu có dấu hiệu não gan ( tiền hôn mê gan ) thì phải ngừng hoặc giảm ngay lượng protein trong khẩu phần ăn.

     - Mỡ chỉ nên hạn chế khi có hiện tượng ỉa mỡ.

     - Nên ăn nhiều Glucid và hoa qủa có nhiều Vitamine.

Tài liệu tham khảo:

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

VIÊM DÂY THẦN KINH TỌA

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Là một triệu chứng khá phổ biến trong thần kinh. Nguyên nhân 80% là do thóat vị đĩa đệm sau đó là viêm nhiễm.

  1. CHẨN ĐÓAN.

2.1. Lâm sàng:

     - Đau thắt lưng âm ỉ hoặc dữ dội, lan dọc xuống mông, xuống đùi:

       + Đến mặt sau đùi, mặt sau cẳng chân, gót chân tận cùng ngón út/đau rể thần kinh hông khoeo trong S1.

       + Đến mặt ngòai đùi, mặt ngòai cẳng chân, lưng bàn chân, tận cùng ngón cái / đau rể thần kinh hông khoeo ngòai.

     - Đau thường xảy ra sau lao động nặng với tư thế bất thường.

     - Có thể có rối lọan cảm giác dọc theo dây thần kinh tọa.

     - Có thể yếu hay liệt chi ở dây thần kinh toạ bị đau.

     - Yếu cơ, giảm phản xạ gối / L5, giảm phản xạ gót/S1.

     - Co cơ quanh cột sống, vẹo cột sống.

     - Các nghiệm pháp (+):

       + Lasègue (+): nằm ngửa, 2 chân duỗi thẳng, nâng gót chân lên 35-45 độ thì đau thắt lưng nhiều (bình thường nâng được 900 ).

       + Bonnet (+): nằm ngữa, gập đùi gối vào bụng, xoay khớp háng ra ngòai gây đau.

       + Néri (+): đứng thẳng, gối thẳng, cúi người cho 2 tay chấm đất, làm gập gối bên đau.

       + Naffziger (+): đè 2 tỉnh mạch cổ, làm đau cột sống lan xuống chân.

       + Dấu ấn chuông (+): ấn cạnh cột sống 2cm vùng L4-5, L5S1 gây đau dọc thần kinh tọa.

2.2. Cận lâm sàng:

     - Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số, thời gian máu chảy máu đông, nhóm máu, đường huyết.

     - Xét nghiệm: AST, ALT, Ure, Creatinin.

     - Xét nghiệm I on đồ 6 chỉ số.

     - Xét nghiệm CRP.

     - X quang cột sống thắt lưng, X quang khung chậu.

     - Siêu âm bụng tổng quát.

   - Cận lâm sàng khác nếu cần.

2.4. Chẩn đóan phân biệt:

     - Viêm khớp cùng chậu.

     - Viêm cơ đáy chậu.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Nguyên tắc điều trị:

     - Điều trị nội khoa.

     - Vật lý trị liệu.

     - Điều trị ngọai khoa.

3.2. Điều trị cụ thể:

3.2.1.Điều trị nội khoa:

     - Giảm đau đơn thuần:

       + Paracetamol 0.5g: 1v x 2-4lần/ngày (u), có thể tăng liều nếu không giảm nhưng < 3g/24h.

       + Di antalvic: 1-2v x 2 lần/ngày (u).

       + Idarac 0.2g: 1-2v x lần/ngày (u).

     - Kháng viêm:

     + Diclofenac 50-75mg: 1v, 1A x 2 lần/ngày (u), TB.

       + Meloxicam 7,5mg: 1v, 1A x 2 lần/ngày (u), TB.

     - Dãn cơ:

       + Mephenesin 0.25g: 2v x 2 lần/ngày (u).

3.2.2 .Vật lý trị liệu:

     - Châm cứu.

     - Chiếu tia laser.

3.2.3. Điều trị ngọai: (chuyển tuyến trên)

     - Khi đau tái phát nhiều lần, đau ngày một nặng, đau thể liệt chân.

3.2.4. Theo dõi:

     - Lâm sàng: Dấu hiệu sinh tồn, đau thắt lưng, tác dụng phụ thuốc.

     - Cận lâm sàng: XQ cột sống, XN khác nếu cần.

3.2.5. Chế độ chăm sóc:

- Nằm nghỉ tại giường, tránh gắng sức, tránh đi lại nhiều.

3.2.6. Chế độ ăn:

     - Giàu chất dinh dưỡng.

Tài liệu tham khảo:

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

NHỨC ĐẦU MIGRAINE ( NHỨT NỮA ĐẦU, NHỨT , ĐẦU MẠCH )

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Migraine là bệnh đau ½ đầu từng cơn theo nhịp mạch, cường độ thay đổi, có tính chất chu kỳ.

  1. CHẨN ĐÓAN.

2.1 .Lâm sàng:

2.1.1. Có tiền sử gia đình nhức đầu Migrain.

2.1.2. Tuổi khởi phát thường trẻ.

2.1.3. Tiền triệu: (có thể có hoặc không).

     - Mắt: ám điểm chói sáng (mắt có điềm chói sáng hình zigzag) bán manh đồng danh (Mất ½ thị trường cùng phía).

     - Tê tay và mặt 1 bên, mất ngôn ngữ thóang qua.

2.1.4. Cơn nhức đầu:

     - Kéo dài > 72h nếu không điều trị (đau kéo dài > 60ph).

     - Có > = 2 tiêu chuẩn sau:

       + Nhức ½ đầu.

       + Nhức theo nhịp mạch.

       + Cường độ đau trung bình hoặc nặng ( cản trở họat động hàng ngày ).

       + Đau tăng khi lên cầu thang hoặc các họat động thể lực tương tự.

     - Có > 1 Triệu chứng:

       + Buồn nôn, nôn.

       + hoặc cả 2 – sợ ánh sáng và tiếng ồn.

     - Cơn được kích phát bởi thức ăn, thuốc, rượu, vận động thể lực hoặc cảm giác cực khóai.

2.2. Cận lâm sàng:

     - Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số, thời gian máu chảy máu đông, nhóm máu.

     - Xét nghiệm I on đồ 6 chỉ số.

     - Xét nghiệm: AST, ALT, Ure, Creatinin.

     - X quang vùng đầu, X quang các xoang ở vùng đầu.

     - ECG.

     - Cận lâm sàng khác nếu cần.

2.4. Chẩn đóan phân biệt:

     - Nhức đầu căng cơ.

     - Viêm xoang.

  1. ĐIỀU TRỊ:

3.1. Nguyên tắc điều trị:

     - Điều trị cắt cơn

     - Điều trị ngừa cơn

     - Tâm lý liệu pháp

3.2. Điều trị cụ thể:

3.2.1. Điều trị cắt cơn:

     - Giảm đau:

       + Paracetamol 0.5g: 1v x 2-3 lần/ngày (u).

     + Diantalvic: 1-2v x 2 lần/ngày (u).

       + Idarac 0.2g: 1-2v x lần/ngày (u).

       + Diclofenac 50-75mg: 1v,A x 2 lần/ngày (u), TB.

       + Meloxicam 7,5mg: 1v,A x 2 lần/ngày (u), TB.

     - Chống nôn: ( nếu có nôn ối kèm theo ).

       + Metoclopramid 10mg: 1A x 2 lần TB.

     - Thuốc đặc hiệu: (nếu có thuốc).

       + Ergotamine tartrat.

     - An thần:

       + Diazepam 5mg: 1-2v/ngày (u).

3.2.2. Điều trị ngừa cơn:

3.2.2.1. khi > 3 cơn/tháng, hoặc cơn nặng điều trị khó giảm .

3.2.2.2. Thời gian điều trị > 3-6th.

3.2.2.3. Ức chế beta:

     - Propranolon 40mg: 1/2 -3v/ngày: 2lần.

     - Metoprolol 100mg: ¼-1v/ngày: 1lần/ngày.

3.2.2.4. Ức chế cal xi:

     - Diltiazem 60mg: 1-2v/ngày: 2 lần.

3.2.2.5. Kháng histamin.

3.2.3. Tâm lý liệu pháp:

     - Giải thích cho bệnh nhân rõ về bệnh, bệnh tuy không khỏi hẳn nhưng có thể làm giảm được.

3.2.4.Theo dõi:

     - Lâm sàng: Dấu hiệu sinh tồn, nhức đầu.

     - Cận lâm sàng: XN nếu cần.

3.2.5.Chế độ chăm sóc:

     - Đặt bệnh nhân trong phòng tối, yên tĩnh, đắp khăn lạnh lên trán.

     - Sinh họat, ăn uống. nghỉ ngơi đều độ.

     - Tránh căng thẳng tâm lý.

3.2.6. Chế độ ăn uống:

     - Không uống rượu, café, bia.

     - Tránh các thuốc giãn mạch, thuốc ngừa thai có estrogen.

Tài liệu tham khảo:

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

 

BASEDOW

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Basedow Còn gọi là bệnh Grave hay bệnh bướu cổ lồi mắt, gồm HC nhiễm độc giáp, bướu giáp lan tỏa, lồi mắt, phù niêm trước xương chày, bệnh hay gặp nữ/nam bằng 5/1. Thường > 35 Tuổi, trong gia đình có nhiều người bệnh tuyến giáp như bướu giáp đơn thuần.

  1. CHẨN ĐÓAN.

2.1. Lâm sàng:

     - Hội chứng nhiễm độc giáp:

       + Tim nhanh thường > 100lần/phút, không giảm khi nghỉ, tăng khi hoạt động, T1 mạnh, tiếng thổi tâm thu, mạch nẩy mạnh, HA tâm thu (hatt) tăng, HA tâm trương (hattr) giảm, nên độ cách giữa Hatt và Hattr tăng.

       + Gầy sút > 10Kg/vài tháng, dù ăn vẫn ngon miệng, khẩu vị tốt.

       + Khát nhiều, uống nhiều có thể gây tiểu nhiều.

       + Run các đầu chi: run nhỏ nhanh các đầu ngón, không theo ý muốn (triệu chứng này không chuyên biệt vì xúc cảm cũng có), run tần số cao, biện độ thấp.

       + Thần kinh: dễ xúc động, nói nhiều, mất ngủ, hay tức giận.

       + Sợ nóng, da nóng mịn, bàn tay ẩm ướt mồ hôi,tăng nhiệt độ da (sợ lạnh nhất định không phải là cường giáp).

       + Cơ teo gây đi đứng khó: thường góc chi, dấu hiệu ghế đẩu.

       + Tiêu chảy do tăng nhu động ruột, rối loạn kinh nguyệt, liệt dương, tóc dể rụng, móng dễ gẩy.

     - Bướu giáp:

      + Bướu giáp lan tỏa, phần lớn là bướu mạch, sờ có rung miu, nghe có tiếng thổi liên tục hoặc tiếng thổi tâm thu, rõ ở cực trên tuyến giáp.

     - Biểu hiện mắt:

       + Lồi mắt, mắt long lanh, chảy nước mắt, chói, phù mi mắt, mi dưới sậm màu(dấu Jellinek), mắt không đóng kín khi ngủ(dấu Stellwag), mất hội tụ giữa 2 tròng mắt( dấu Moebius ), Mất sự phối hợp giữa nhãn cầu và mi trên khi nhìn xuống dưới( dấu Graefe )…

     - Phù niêm trước xương chày:

       + Ở một 1/3 trước cẳng chân, thường ở mặt ngoài mô da và mô dưới da, có thể dày lên từng mảng ngã màu tím đỏ hoặc màu vàng, mật độ đàn hồi, ấn không lỏm, lông vùng này mọc thưa thớt.

2.2. Cận lâm sàng:

     - Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số, thời gian máu chảy máu đông, nhóm máu, đường huyết.

     - Siêu âm tuyến giáp.

- Xét nghiệm hormon tuyến giáp: T3, T4

     - Đo ECG.

     - Xét nghiêm I on đồ 6 chỉ số.

     - Xét nghiệm: AST, ALT, Ure, Creatinin.

     - Bộ mỡ máu: Xholesterol, HDL-cho, LDL-cho, Triglycerid.

     - CLS khác nếu cần …

     - Qua CLS ta có thế thấy :

       + Công thức máu: Lympho tăng, hồng cầu giảm, có thể giả đa hồng cầu.

       + Đường huyết: tăng

       + Calci huyết: tăng

       + Chuyển hóa cơ bản tăng > 20%.

       + Cholesterol huyết : thường giảm < 160mg%.

       + Biểu đồ phản xạ gân gót Achille thu ngắn < 220 miliseconds.

2.2.1. Hormone TG:

     - PBI tăng: > 9mcg%( bt : 4-8mcg% ).

     - BEI tăng: > 7mcg%( bt : 3.2-6.5mcg% ).

     - T3 > 170ng% # 148 mmol/l( bt : 80-160ng% ), T3 tự do tăng.

     - T4 > = 12mcg% # 2.8 mmol/l( bt: 4-11mcg% ),T4 tự do tăng.

     - Độ tập trung Iod phóng xạ 131, 123: tăng cao sớm/những giờ đầu sau giảm nhanh tạo góc thoát.

     - Xạ hình TG: TG to, độ tập trung cao, lan tỏa.

     - TSH thấp.

     - Thử nghiệm Werner (-).

2.3. Chẩn đóan xác định:

     - Hội chứng nhiễm độc giáp + bướu mạch + các XN chứng tỏ cường giáp.

     - Hội chứng mắt, T3-T4 tăng.

2.4. Chẩn đóan phân biệt:

     - Rối loạn thền kinh thực vật.

     - U tủy thượng thận.

     - U độc tính.

  1. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Nguyên tắc điều trị:

       Tùy trường hợp mà:

     - Điều trị nội khoa:

       + Dùng cho trẻ em, người lớn còn trẻ, phụ nữ có thai cho bú, bệnh nhẹ, tuyến giáp không quá to.

     - Điều trị phóng xạ:

       + Dùng cho người 35 tuổi, bướu giáp loại nhu mô , to vừa, Có mắt lồi nặng, Tái phát sau điều trị phẫu thuật, Có bệnh tim, tâm thần, THA, phổi nặng mà bệnh nhân không thể phẫu thuật được, Thất bại điều trị nội khoa.

       + Không dùng cho người qúa trẻ, có thai, và cho con bú, Bướu nhân vì dể gây K, Tuyến giáp hấp thu iod qúa thấp.

     - Điều trị ngọai khoa:

       + Dùng khi điều trị khoa thất bại , bướu giáp qúa to, bướu chìm, Không có điều kiện điều trị nội kéo dài, không dùng được I131, Tai biến khi điều trị qúa sớm : giảm bạch cầu.

       + Không dùng khi già yếu, có BC tim mạch, Bướu tái phát sau mổ.

3.2. Điều trị cụ thể:

3.2.1. Điều trị nội khoa :

3.2.1.1. Kháng giáp tổng hợp.

Thuốc

TC

mg/ngày

DT

mg/ngày

Thiouracil

-methyl thiouracil: MTU 100mg/v

-propyl thiouracli: PTU 50mg/v. dùng an tòan/thai

-Benzin thiouracil (Basdène 25mg/v)

200

300

150

50-100

25- 50

25- 50

Imidazol: td mạnh hơn Thiou. 10 lần, nhưng dể dị ứng hơn. TD kéo dài nên có thể dùng 1lần/d/duy trì

-Méthimazole: 5-10mg/v

-Carbimazole: neo-mercazol 5mh/v

30

30

5- 10

     5- 10

Cách dùng: MTU( Methyl-thiouracil) 25-50mg/v.

3.2.1.1.1. Thể nhẹ:

     - 150-200mg/ngày : 2 lần (u) x 30ngày.

     - Nếu nhịp tim trở laị bình thường, không sút cân nữa: 100mg/ngày x 30 ngày.

     - Nếu kết qủa tốt: 75mg/ngày (u) x 30 ngày.

     - Nếu đạt được bình giáp thì cho liều duy trì: 25-50mg/ngày x 9 tháng.

3.2.1.1.2. Thể trung bình:

     - 200-300mg/ngày : 2lần (u) x 30 ngày.

     - Nếu có kết qủa: 150mg/ngày x 30 ngày.

     - Nếu đạt bình giáp về mặt LS và XN: 100mg/ngày x 10 tháng.

    - Tốt: 50mg/ngày x 3 tháng.

     - Tốt: 25mg/ngày x 3 tháng.

3.2.1.1.3. Thể nặng:

     - 300-400mg/ngày : 2 lần (u) rồi sau đó giảm liều dần giống như thể trung bình, tổng thời gian điều trị 1.5-2 năm.

       + Có thể thay MTU bằng : Propyl-thiouracil 25mg/v, Carbimazol 5mg/v.

Ngừng hoặc thay thuốc, nếu có tai biến do thuốc như : sốt, nổi ban, bạch cầu giảm, tiểu cầu giảm.

3.2.1.2. Điều trị hỗ trợ:

     - Tùy tình trạng BN ta có thể dùng thêm:

       + Propranolol 40mg: 1-3v/ngày ; 2 lần (u).

       + Seduxene 5mg: 1- 2v (u) tối.

       + Bcomplex: 1v x 2lần/ngày (u).

     - Nếu BN gầy:

       + Durabolin 25mg: 1A/tuần TB, 10A/ đợt.

       + Decadurabolin 50mg: 1A/tuần TB, 10A/ đợt.

3.2.2. Điều trị phóng xạ: chuyển tuyết trên.

3.2.3. Điều trị phẫu thuật : chuyển tuyến trên.

3.2.4. Theo dõi:

     - Lâm sàng: Dấu hiệu sinh tồn, hội chứng nhiễm độc giáp, bướu giáp, thần kinh.

     - Cận lâm sàng:T3, T4, TSH, CTM (Bạch cầu, công thức bạch cầu và tiểu cầu). Giai đoạn dùng liều tấn công 1 tháng 1 lần sau đó 6 tháng 1 lần. Khi ngưng thuốc theo dõi 3 th. + kiểm tra TSHRAb, T3 /6th x 18th. Nếu tái phát thì điều trị lại hoặc iod phóng xạ.

3.2.5.Chế độ chăm sóc:

     - Nghỉ ngơi tránh kích thích, thoải mái.

3.2.6.Chế độ ăn:

     - Ăn tăng đạm, hoa quả và rau xanh.

Tài liệu tham khảo

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh việ đa khoa trung tâm An Giang

BƯỚU CỔ ĐƠN THUẦN

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Bướu cổ đơn thuần là tình trạng tuyến giáp tăng về thể tích, lan toả hay khu trú, không kèm theo tăng hay giảm chức năng tuyến giáp, không viêm cấp; bán cấp; mạn tính hoặc ác tính.

  1. CHẨN ĐÓAN.

2.1. Lâm sàng:

     - Thường gặp phụ nữ.

     - Bướu giáp lan toả:Tuyến giáp vùng trước cổ to đều lên, thường (P) > (T), mật độ đàn hồi chắc.

     - Bướu giáp nhân: sờ TG có hột nhiều hoặc ít.

     - Bướu chìm: do TG nằm lạc chỗ sau xương ức và lớn ra , phát hiện bằng nghiệm pháp Pemberton ( BN đưa 2 tay lên cao sát tai hít vào mặt có thể đỏ lên, chóng mặt và xỉu ) + chụp lồng ngực thấy bóng mờ sau xương ức + xạ hình.

     - Nếu bướu giáp quá to có thể gây chèn ép:

       + Khí quản: khó thở, khó nuốt.

       + Thần kinh thanh quản quặc ngược: nói khàn, giọng đôi.

       + Thực quản: nuốt khó.

     - Không có dấu hiệu cường hay suy chức năng tuyến giáp về lâm sàng.

2.2. Cận lâm sàng:

     - Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số, thời gian máu chảy máu đông, nhóm máu, đường huyết.

     - Xét nghiệm I on đồ.

     - Xét nghiệm: AST, ALT, Ure, Creatinin.

     - Đo ECG.

     - Siêu âm bụng tổng quát.

     - Cận lâm sàng khác nếu cần.

     - Qua cận lâm sàng ta có thế thấy :

       + Chuyển hóa cơ bản bình thường.

       + T3, T4 bình thường.

       + Phản xạ gân gót bình thường.

       + Chẩn đoán hình ảnh: ghi hình hoặc siêu âm tuyến giáp thấy kích thước tuyến giáp to hơn bình thường, phát hiện các nhân hoặc nang tuyến giáp.

2.3. Chẩn đóan phân độ to của bướu giáp: theo WHO.

     - Độ 1:

       + 1a: không nhìn thấy ở tư thế bình thường, sờ thấy.

       + 1b: Nhìn thấy ở tư thế ngữa cổ, sờ thấy.

     - Độ 2: nhìn thấy ở tư thế bình thường, sờ thấy.

     - Độ 3: bướu rất to.

2.5. Chẩn đóan phân biệt:

     - Basedow.

     - Hạch quanh bướu: cứng, có ranh giới rõ rệt, không di động khi nuốt.

     - Lớp mỡ ở người béo: sát da, không di động theo nuốt.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Nguyên tắc điều trị:

     - Điều trị nguyên nhân.

     - Điều trị nội khoa.

     - Điều trị ngọai khoa.

3.2. Điều trị cụ thể:

3.2.1. Điều trị nguyên nhân:

     - Nếu chế độ ăn có những thức ăn gây bướu cổ như rau đậu, củ cải…thì cần loại trừ.

     - Nếu đang điều trị lâu ngày bằng một hóa chất gây bướu cổ như Iodua chẳng hạn thì cần bỏ ngay.

     - Nếu bệnh nhân đang ở trong vùng thiếu Iode trong thức ăn thì cần cung cấp muối ăn có trộn iode.

3.2.2. Điều trị nội khoa:

     - Bướu 1a: ăn  muối iode x 3 tháng. Nếu bướu cổ to lên sẽ dùng hocmon tuyến giáp để điều trị.

     - Bướu > 1b: dùng hormon tuyến giáp ( nếu có thuốc ).

       + Liothyronine ( L-T3 ) : 20mcg/v 20-60mcg : 2-3 lần (u) x 6-24 tháng.

       + Lévothyroxine( L-Thyroxine 100mcg ): 100-200mcg: 2-3 lần (u) x 6-24 tháng.

     - Ngừng thuốc khi bướu giáp nhỏ lại.

3.2.3. Điều trị ngọai khoa: chuyển tuyến trên khi

     - Bướu cổ to gây chèn ép.

     - Bướu nhân.

     - Bướu to độ 3.

     - Sau 2 năm điều trị bướu cổ to lên.

3.2.4. Theo dõi:

     - Lâm sàng: Dấu hiệu sinh tồn, tuyến giáp.

     - Cận lâm sàng: CTM, chức năng gan thận, XN khác nếu cần.

3.2.5. Chế độ chăm sóc:

     - Nghỉ ngơi sinh họat phù hợp.

3.2.6. Chế độ ăn:

     - Ăn muối iode, thức ăn giàu iode.

     - Không nên ăn những chất sinh bướu: xu hào, bắp cải …

Tài liệu tham khảo:

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

PHẦN V: KHOA NHI

PHÁC ĐỒ XỬ TRÍ CẤP CỨU SHOCK PHẢN VỆ

 

  1. TRIỆU CHỨNG.

       Ngay sau khi tiếp xúc với dị nguyên ( sau khi tiêm thuốc, uống thuốc, bơi thuốc, nhỏ mắt, nhỏ mũi… ) hoặc muộn hơn, xuất hiện :

     - Cảm giác khác thường như bồn nôn, hốt hoảng, sợ hãi…, tiếp theo đó xuật hiện triệu chứng ở 1 hoặc nhiều cơ quan.

     - Mạch nhanh nhỏ ( M > 100 L/P ) khó bắt, có khi không đều, mạch ngoại biên có thể không bắt được. HA tụt < 90/60 mm Hg có khi không đo được

     - Đau quặn bụng, ỉa đái không tự chủ ( ỉa đái trong quần ).

     - Vã mồ hồi, tay chân lạnh do co mạch ngoại vi.

     - Đau đầu, chóng mặt, choáng váng, vật vã, giãy giụa, co giật, có khi lơ mơ hoặc hôn mê.

     - Nặng hơn : khó thở ( kiểu hen thanh quản ), nghẹt thở.

     - Mẩn ngứa, ban đỏ, mề đay, phù Quinck ( phù cứng ).

     - Thiểu niệu hoặc vô niệu.    

  1. XỬ TRÍ.

2.1 A. Xử trí ngay tại chổ :

2.1.1. Ngưng ngay đường tiếp xúc với dị nguyên ( ngưng ngay thuốc đang dùng tiêm chích, uống, bôi, nhỏi mắt- mũi ).

2.1.2. Cho bệnh nhân nằm tại chổ.

2.1.3. Thuốc Adrenalin là thuốc cơ bản để cấp cứu chống Shock phản vệ

2.1.3.1. Adrenalin 0,1% 1ml=1mg, tiêm dưới da ngay sau khi xuất hiện Shock phản vệ với liều như sau :

     - Người lớn : ½ - 1A TDD.

     - Ở trẻ em : không quá 0,3ml ( 1A=1ml +9 ml nước cắt = 10 ml ) sau đó tiêm 0,1ml/Kg ).

     - Nếu đang lập đường truyền tĩnh mạch thì dùng liều như trên của Adrenalin

2.1.3.2. Tiếp tục tiêm nhắc lại Adrenalin liều như trên sau 10 – 15 phút/lần cho đến khi HA trở lại bình thường, ủ ấm, đầu thấp chân cao, theo dõi M, HA 10 – 15 phút/lần ( nằm nghiêng sang 1 bên nếu có nôn ).

2.1.3.3. Nếu shock quá nặng đe dọa tử vong, ngoài đường tiêm dưới da có thể tiêm Adrenalin pha loãng 1/10 qua tĩnh mạch, bơm qua ống nội khí quản.  

2.2. Tùy theo điều kiện trang thiết bị y tế và trình độ chuyên môn của từng tuyến có thể áp dụng các biện pháp sau :

2.2.1. Xử trí suy hô hấp :

     - Nằm đầu thấp chân cao, thở Oxy 5L/P qua sond mũi hay bóp bóng Ambu có Oxy.

     - Đặt nỗi khí quản, thông khí nhân tạo hay mở khí quản nếu có phù thanh môn.

     - Truyền tĩnh mạch chậm: Aminophyline 1mg/kg/giờ hoặc có thể dùng Terbutaline 0,5mg, 1 A TDD cho người lớn và 0,2ml/10 kg ở trẻ em. Tiêm nhắc lại sau 6 – 8 giờ nếu không đỡ khó thở.

2.2.2. Thiết lập đường truyền tĩnh mạch :

     - Adrenalin để duy trì HA bắt đầu bằng 0,1 mcg/kg phút điều chỉnh tốc độ theo HA ( khoảng 2mg Adrenalin/giờ cho người lớn ).

2.2.3. Các thuốc khác :

     - Hydrocortisone 100mg : 5mg/kg/giờ. Có thể dùng liếu cao nếu shock nặng gấp 2 – 5 lần.

     - Nacl 0,9% 1 – 2 lít ở người lớn, không quá 20ml/kg ở trẻ em.

2.2.4. Điều trị phối hợp :

     - Uống than hoạt 1g/kg nếu dị nguyên qua đường uống tiêu hóa.

     - Băng ép chi phía trên chổ tiêm hoặc đường vào của nọc độc.

2.3. Chú ý :

     - Theo dõi bệnh nhân ít nhất 24 giờ sau khi HA đã ổ định.

     - Sau khi sơ cứu nên vận dụng đường tiêm truyền tĩnh mạch đùi.

     - Nếu HA vẫn không lên sau khi truyền đủ dịch và Adrenalin, thì có thể truyền thêm huyết tương, Albumin ( hoặc máu nêu có mất máu ) hoặc bất cứ dung dịch cao phân tử nào sẵn có.

     - Điều dưỡng có thể dùng Adrenalin theo phác đồ khi bác sĩ không có mặt.

     - Hỏi kỹ tiền sử dị ứng và chuẩn bị hộp thuốc cấp cứu Shock phản vệ trước khi dùng thuốc cần thiết.

HỢP THUỐC CẤP CỨU SHOCK PHẢN VỆ

Tổng cộng 07 khoản trong hợp thuốc cấp cứu Shock phản vệ

STT

TÊN THUỐC VÀ HÀM LƯỢNG

ĐVT

SỐ LƯỢNG

1

ADRENALIN 0,1% = 1 ml = 1 mg

A

02

2

NƯỚC CẮT 10ml

A

02

3

BƠM TIÊM VÔ KHUẨN ( DÙNG 1 LẦN )

   

10ml

A

02

1ml

A

02

4

HYDROCORTISONE 100mg

LỌ

02

Hoặc DEPERSOLON 30 mg

A

02

5

PHƯƠNG TIỆN KHỬ TRÙNG :

   

( bông, băng, gòn gạc, cồn )

HỢP

01

6

DÂY GARO

SỢI

01

7

PHÁC ĐỒ CẤP CỨU SHOCK PHẢN VỆ

CÁI

01

Tài liệu tham khảo

Thông tư số 08 / 1999-TT-BYT của Bộ Y tế ngày 04 tháng 05 năm 1999

 

SỐT XUẤT HUYẾT

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây nên.

     - Đặc điểm của bệnh là sốt, xuất huyết va thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích, rối loạn đông máu, suy tạng.

  1. CHẨN ĐOÁN SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE:
  2. Lâm sàng: Sốt cao đột ngột 2 - 7 ngày kèm theo > 2 triệu chứng sau:

     - Đau đầu.

     - Đau sau hốc mắt.

     - Đau cơ, đau khớp.

   - Rash da.

     - Buồn nôn, nôn.

     - Biểu hiện xuất huyết: dấu dây thắt (+), chảy máu mũi, chảy máu chân răng,

Xuất huyết tiêu hoá, rong kinh …

     - Gan to

     - Sốc: thường xảy ra vào ngày 3 - 7 của bệnh.

  1. Cận lâm sàng:

     - Xét nghiệm nhanh tìm NS1( Test SXH ) trong 5 ngày đầu của bệnh.

     - Tìm kháng thể IgM từ ngày thứ 5 trở đi.

     - Xét nghiệm ELISA:

       + Tìm kháng thể IgM từ ngày thứ 5 của bệnh.

       + Tìm kháng thề IgG: lấy máu 2 lần cách nhau 1 tuần tìm động lực kháng thể.

     - Siêu âm hoặc X-quang có thể phát hiện tràn dịch màng bụng, màng phổi. Gan to, thành túi mật dày.

     - Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số.

     - Hct tăng so với giá trị ban đầu của người bệnh trên 20% của bình thường.

     - Số lượng tiểu cầu bình thường hoặc giảm < 100000/ mm3.

     - Số lượng bạch cầu thường giảm.

     - Nhóm máu hệ AOB.

     - Đo SpO2.

     - Xét nghiệm CRP.

     - Xét nghiệm TS, TC ( TQ, TCK ), SGOT, SGPT ( AST, ALT ), Ure, Creatinin.    

III. PHÂN ĐỘ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE:

  1. Bệnh sốt xuất huyết Dengue được chia làm 3 mức độ:

     - Sốt xuất huyết Dengue.

     - Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo.

     - Sốt xuất huyết Dengue nặng.

CÁC MỨC ĐỘ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE

 

SXH Dengue + các dấu hiệu cảnh báo   Sốt xuất huyết Dengue nặng

 

 

Không có dấu

hiệu cảnh báo

 

Có dấu hiệu cảnh báo

                                  

1. Thoát huyết tương nặng

2. Xuất huyết nặng

3. Suy các tạng

 

 

            

 

Có thể mắc SXH Dengue

- Sốt và có trong các

Dấu hiệu sau:

+ Buồn nôn. Nôn

+ Phát ban

+ Đau mỏi người

+ Dấu dây thắt (+)

+ Hạ bạch cầu

+ Bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào

 

Các dấu hiệu cảnh báo

+ Đau bụng.

+ Nôn kéo dài

+ Xuất huyết niêm mạc

+ Mết lả

+ Gan to > 2cm

+ Xét nghiệm Hct tăng

kèm với hạ tiểu cầu

 

1. Thất thoát huyết tương nặng

+ Sốc.

+ Ứ dịch.

2. Xuất huyết nặng

+ Được đánh giá trên lâm sàng

3. Suy các tạng.

+ Gan: AST hoặc ALT > 1000ul/ml

+ Rối loạn ý thức

+ Tìm, cơ quan khác

III. ĐIỀU TRỊ SỐT XUẤT HUYẾT:

3.1. Sốt xuất huyết Dengue:

Phần lớn các trường hợp được điều trị ngoại trú và theo dõi tại Y tế cơ sở, chủ

yếu là điều trị triệu chứng và theo dõi chặt chẽ phát hiện sớm sốc, để xử trí kịp thời.

3.1.1. Hạ sốt: Paracetamol liều 10 - 15 mg/kg/ lần, cách nhau mỗi 4 - 6 h, tổng liều

không quá 60 mg/kg/24h.

3.1.2. Bù dịch sớm bằng đường uống

Uống nước ORS, nước dừa, nước suối theo nhu cầu.

3.1.3. Bồi dưỡng vitamin nhóm B, C.

3.1.4. Nới lỏng quần áo và lau mát bằng nước ấm khi sốt.

3.2. Sốt xuất huyết dengue cảnh bảo:(xem phụ lục 1)

3.2.1 Chỉ định truyền dịch:

       - Trẻ ói mửa nhiều lần

       - Đau bụng nhiều, gan to nhanh

       - Ói máu, tiêu máu, chảy máu chân răng.

       - Dung tích hồng cầu tăng nhanh.

       - Lừ đừ, vật vã, vã mồ hôi, tay chân mát.

       - Trẻ em có dấu hiệu trên, dù huyết áp còn tốt cũng nên truyền dịch sớm.

       - Trẻ em có dấu hiệu chuyển độ như trên và khoảng cách giữa HA tối đa với HA tối thiểu bằng 25 mmHg thì được điều trị như sốt xuất huyết Dengue nặng.

3.3. Sốt xuất huyết Dengue nặng: ( điều trị xem phụ lục 2 và 3).

       - Theo dõi: Mạch, huyết áp, nhịp thở, nước tiểu mỗi 15 - 30 phút cho đến khi

bệnh nhân ra khỏi sốc, sau đó mỗi 1 – 2 h cho đến khi bệnh nhân ổn.

       - Theo dõi dung tích hồng cầu 4 - 6 h cho đến khi ổn định.

3.4. Điều trị khác:

       - Truyền máu: xuất huyết nặng, sau khi bù đủ dịch mà sốc không cài thiện, Hct

giảm nhanh.

       - Truyền tiểu cầu:

       + Khi số lượng tiểu cầu xuống nhanh dưới 50000/mm3, kèm theo xuất huyết

nặng.

       + Nếu số lượng tiểu cầu dưới 50000/mm3, mặc dù chưa xuất huyết có thể truyền

tiểu cầu.

       - Truyền huyết tương tươi: xem xét khi có rối loạn đông máu dẫn đến xuất huyết

nặng.

       - Chống toan Bicarbonate: pH < 7.2 , HCO3< 12 mmol/l, liều 1 - 2 mEq/kg/liều TM.

- Dopamin và Doputamin: khi bù dịch đủ mà vẫn còn sốc.

 

PHỤ LỤC 1: TRUYỀN DỊCH TRONG SXH DENGUE CÓ DẤU DIỆU CẢNH BÁO.

 

Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo có chỉ định truyền dịch tĩnh mạch ban đầu.

(NaCl 0,9% hoặc LR 6 -7 ml/kg cân nặng/giờ, truyền trong 1 - 3 giờ đầu)

  

                   CẢI THIỆN                                                       KHÔNG CẢI THIỆN

           Hct giảm, mạch, HA ổn định                                           Hct tăng, mạch nhanh, HA

               lượng nước tiểu nhiều                                                     hạ hoặc kẹp, lượng nước

                                                                                                                    tiểu ít

       
       

         Giảm lượng truyền TM 5ml/kg/h                                               Chỉ định truyền CPT

                 truyền trong 1 - 2 h                                                              15 - 20 ml/kg/h

                  

                       CẢI THIỆN

     Giảm lượng truyền TM 3ml/kg/h

           truyền trong 1 – 2 h

             TIẾP TỤC CẢI THIỆN

       Ngưng truyền dịch khi mạch, HA ổn định,

     bài niệu tốt(thường không quá 24 - 48 giờ)

PHỤ LỤC 2: SƠ ĐỒ ĐIỀU TRỊ SXH DENGUE NẶNG

                                                             SỐC

Mạch nhanh, HA hạ hoặc kẹp, lượng nước tiểu giảm, Hct tăng cao

Truyền tĩnh mạch ban đầu Nacl 0,9% hoặc Lac tat tốc độ 15 – 20 ml/kg/h x 1 giờ.

CẢI THIỆN                                                                   KHÔNG CẢI THIỆN

                                                                                        HA hạ hoặc kẹp, mạch nhanh,

                                                                                                 lượng nước tiểu giảm,

                                                                                                      Hct tăng cao

Nacl 0,9% hoặc LR

10ml/kg/h x 1-2 h

CẢI THIỆN                                                                   CPT 15-20ml/kg/h x 1 hiờ

                                                       CẢI THIỆN                        KHÔNG CẢI THIỆN

Nacl 0,9% hoặc

LR 7,5ml/kg/h x1-2h

                                                 CPT 10ml/kg/h x 1-2h                 CPT 15 – 20ml/kg/h

                                                                                                             Đo CVP

                                                                                                              

CẢI THIỆN                               CẢI THIỆN

                                                                              CẢI THIỆN    KHÔNG CẢI THIỆN

Nacl 0,9% hoặc LR               CPT 7,5 – 5ml/kg/h

5ml/kg/h x 4 – 5h                           x 1 – 2h        

                                                                    

CẢI THIỆN                              CẢI THIỆN                

                                                                                     Hct giảm còn             Hct tăng

                                                                                   trên 35% , Truyền       tiếp tục  

                                                                                       máu 10ml/kg/h          truyền CPT

Nacl 0,9% hoặc

LR 3ml/kg/h x 4 – 6h

NGƯNG TRUYỀN

khi HA, M, Hct

về bình thường

      

PHỤ LỤC 3: SƠ ĐỒ ĐIỀU TRỊ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE NẶNG Ở TRẺ EM

SỐC

Mạch không bắt được, HA = O

Bơm trực tiếp LT hoặc Nacl 0,9%

20ml/kg/15 phút

           
           

     Mạch rõ, HA hết kẹp                 HA kẹp hoặc hạ           Mạch không bắt được, HA = 0

           
           

     CPT 10ml/kg/h x 1h               CPT 15 – 20ml/kg/h             Bơm CPT 20ml/kg/15 phút

                                                                                                               đo CVP

    Xử trí như SXH Dengue                                                     Khi đo HA lấy được mạch

           ( phụ lục 2 )

 

Tài liệu tham khảo:

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

SỐC NHIỄM TRÙNG

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Là tình trạng sốc xảy ra như là một biến chứng nặng của nhiễm trùng huyết, nếu không điều trị thích hợp, kịp thời sẽ diễn tiến tổn thương tế bào, tổn thương đa cơ quan đưa đến tử vong.

  1. Chẩn đoán:

2.1. Chẩn đoán xác định:

2.1.1. Dấu hiệu sốc + hội chứng đáp ứng viêm toàn thân ( + ) + cấy máu (+ )

2.1.1.1. Dấu hiệu sốc: li bì, lừ đừ, bức rứt, mạch nhanh,nhẹ, chi mát, da nổi bông, huyết áp kẹp, tụt, CRT >2, thiểu niệu.

2.1.1.2. Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân: Hiện diện ít nhất 2 trong 4 tiêu chuẩn sau, trong đó ít nhất có một tiêu chuẩn về nhiệt độ hay số lượng bạch cầu:

     - Sốt >38.50C hoặc hạ thân nhiệt 360C.

     - Tim nhanh theo tuổi hoặc tim chậm ở trẻ dưới 1 tuổi

     - Thở nhanh theo tuổi

     - Bạch cầu tăng hoặc giảm theo tuổi hay band-neutrophile >10%

     - Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số.

     - Thời gai máu chảy máu đông.

     - Nhóm máu.

     - Xét nghiệm CRP.

2.2. Chẩn đoán có thể:

     - Dấu hiệu sốc + hội chứng đáp ứng viêm toàn thân +dấu hiệu gợi ý ổ nhiễm trùng.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Nguyên tắc điều trị:

     - Điều trị sốc

     - Điều trị kháng sinh

     - Điều trị biến chứng

3.2. Điều trị ban đầu:

3.2.1. Điều trị sốc nhiễm trùng: tóm tắt theo lưu đồ

LƯU ĐỒ XỬ TRÍ SỐC NHIỄM TRÙNG

 

             SỐC NHIỄM TRÙNG

   0-5 phút                             Hỗ trợ hô hấp, thiết lập đường truyền tĩnh mạch,

                                             xét nghiệm máu, kháng sinh TM

                          Lactate Ringer hoặc Normal saline 20ml/kg/15 phút

                                             có lập lại dung dịch điện giải hoặc đại phân tử

                                             đến 60ml/kg, điều trị hạ đường huyến,

                                               hạ calci huyết nếu có  

                 (+)

5 – 60                                 Dopamine 3 - 10μg/kg/phút.

   phút                                   Đo áp lực tĩnh mạch trung ương (CVP) và

                                             huyết áp động mạch xâm lấn (HAĐMXL),

                                             đặt thông tiểu, duy trì dịch 5-10ml/kg

      

                 (+)

1-6 giờ                       Sốc lạnh: Mạch nhẹ,                     Sốc ấm: mạch dội, CRT < 2s        

                                     da nổi bông, CRT > 2s,                 phối hợp Noradrenaline

                                     phối hợp Adrenaline                     0,05 – 0,1 mcg/kg/phút

                                     0,05 – 0,1mcg/kg/phút

                                                          

                                                                       Mục tiêu cần đạt:

                                                                      CVP 12- 16cmH2O,                                                                                                                                                                                                                                                                                                HATB ≥ 50-60mmHg,

                                                                         ScvO2 ≥ 70%

                                                                        Lactate < 4mmol/L

                 (+)

                HATTbt, HATB;    HATT giảm, HATB giảm; HATT giảm, HATT giảm

                   bt ScvO2 < 70% ScvO2 < 70%                ScvO2 > 70% tăng

               phối hợp                tăng liều adrenalin              liều Noradrenalin

                   Dobutamin             0,2 - 1mcg/kg/phút             0,2 - 1mcg/kg/phút

                  

                         Đo cung lượng tim CO2, kháng lực mạch máu hệ thống ( SVR )

                                   để hướng dẫn sử dụng vận mạch thích hợp ngoài các

                                   cathecolamin như vasopressin, terlipressin

                     Tiếp tục theo dõi và điều trị hỗ trợ: hô hấp, tuần hoàn, rối loạn điện giải,

                       chuyển hóa, toan kiềm, đông máu, xem xét lọc máu liên tục

3.3. Điều trị kháng sinh:

3.3.1.Chọn lựa kháng sinh phụ thuộc vào tuổi; ổ nhiễm trùng nguyên phát; kết quả soi tươi và nhuộm gram mẫu bệnh phẩm; kết quả cấy máu.

3.3.2. Tác nhân thường gặp theo nhóm tuổi

       - Sơ sinh: Streptococcus group B, Ecoli, Listeria, Staphylococcus aureus

       - Nhũ nhi:   Meningococcus, Hemophilus influenza, streptococcus pneumonia, Staphylococcus aureus

       - Trẻ lớn: Streptococcus pneumonia, Meningococcus, staphylococcus aureus, Enterbacteriacae

    

   Tác nhân

Kháng sinh ban đầu

Kháng sinh thay thế

Hemophilus influenza

Cefotaxime/ Ceftriaxone

 

Meningococcus

Benzathye penicilline

Cefotaxime/ Ceftriaxone

Staphylococcus aureus

oxacilline, Ciprofloxacin

Vancomycin

Enterobacter Pseudomonas

Cefotaxim/ Ceftazidim,

Ciprofloxacine/ Péfloxacine

Cefepime/Imipenem,

Meropenem+/-,

Amikacine

Streptococcus pneumonia    

Cefotaxime/ Ceftriaxone

Vancomycin

       - Ổ nhiễm trùng nguyên phát:

         + Nhiễm trùng tiểu: Ciprofloxacine/ Péfloxacine + Amikacine

         + Viêm   phổi:   Ceftazidime/   Péfloxacine/   Ciprofloxacine   + Amikacine

         + Nếu không đáp ứng: Cefepime/ Imipenem/ Meropenem ± Amikacine hoặc thêm Vancomycine

         + Nhiễm trùng da: Vancomycine

       + Nghi nhiễm trùng bệnh viện do gram âm: Cefepime/Imipenem/ Meropenem ± Amikacine

STT

VẤN ĐỀ

MỨC ĐỘ CHỨNG CỨ BẬC

1

- Steoid không làm thay đổi tỉ lệ tử vong trong sốc nhiễm trùng ở trẻ em.

Menon K et al., 2013

2

- Procalcitonin là 1 dấu ấn ( biomarker ) có lợi để chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết sơm ở bệnh nhân nguy kịch.

Wacker C. et al., 2013

3

- Truyển tĩnh mạch nhanh ( bolus ) trong sốc nhiễm trùng là tăng tỉ lệ tử vong so với tốc độ thông thường.

Ford N. et al., 2012

4

- Immunoglobulin tĩnh mạch làm giảm tỉ lệ tử vong ở người lớn bị sốc nhiễm trùng tuy nhiên không giảm tỉ lệ tử vong ở sơ sinh.

Alelandria MM. et al., 2013

5

- Ở bệnh nhân bị sốc nhiễm khuẩn, vận mạch bằng Dopamin làm tăng tỉ lệ tử vong và tỉ lệ bị loạn nhịp tim khi so sánh với Norepinephrine

De Backer D et al., 2012

Tài liệu tham khảo:

  1. Phác đồ điều trị bệnh viện Nhi đồng I.
  2. Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do siêu vi trùng đường ruột thuộc nhóm Coxackievirus và Enterovirus 71 gây ra.

     - Biểu hiện chính là sang thương da niêm dưới dạng bóng nước ở các vị trí đặc biệt như miệng, lòng bàn tay chân, mông, gối.

     - Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp.

     - Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, nhất là dưới 3 tuổi.

     - Bệnh xảy ra quanh năm, tăng cao vào tháng 2 đến tháng 4 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm.

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Chẩn đoán xác định.

     - Yếu tố dịch tễ: Căn cứ vào tuổi, mùa, vùng lưu hành bệnh, số trẻ mắc bệnh trong cùng một thời gian.

     - Lâm sàng: phỏng nước điển hình ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối,

mông, kèm sốt hoặc không.

     - Chẩn đoán xác định: xét nghiệm RT-PCR hoặc phân lập có virus gây bệnh.

     - Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số.

     - thời gian máu chảy máu đông.

     - Nhóm máu.

     - Xét nghiệm CRP.

2.2. Chẩn đoán phân biệt:

2.2.1. Các bệnh có biểu hiện loét miệng:

     - Viêm loét miệng (áp tơ): vết loét sâu, có dịch tiết, hay tái phát.

2.2.2. Các bệnh có phát ban da:

     - Sốt phát ban: hồng ban xen kẻ ít dạng sẩn, thường có hạch sau tai.

     - Dị ứng: hồng ban đa dạng, không có phỏng nước.

     - Viêm da mủ: Đỏ, đau, có mủ.

     - Thủy đậu: Phỏng nước nhiều lứa tuổi, rải rác toàn thân.

     - Nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu: mảng xuất huyết hoại tử trung tâm.

     - Sốt xuất huyết dengue: Chấm xuất huyết, bầm máu, xuất huyết niêm mạc.

2.2.3. Viêm não- màng não:

     - Viêm màng não do vi khuẩn

     - Viêm não -màng não do virus khác.

III. PHÂN ĐỘ LÂM SÀNG.

3.1. Độ 1:

     - Chỉ loét miệng và hoặc tổn thương da.

3.2. Độ 2:

3.2.1. Độ 2a: Có 1 trong các triệu chứng sau:

     - Bệnh sử có giật mình < 2 lần/30 phút và không ghi nhận lúc khám

     - Sốt >2 ngày, hay sốt ≥390C, nôn, lừ đừ, khó ngủ, quấy khóc vô cớ.

3.2.2. Độ 2b:

3.2.2.1. Nhóm 1: Có 1 trong các biểu hiện sau:

     - Giật mình ghi nhận lúc khám.

     - Bệnh sử có giật mình ≥ 2l/30p.

     - Bệnh sử có giật mình kèm theo 1 dấu hiệu sau: Ngủ gà; Mạch nhanh >130l/p

( khi trẻ nằm yên không sốt ).

3.2.2.2. Nhóm 2: Có 1 trong các biểu hiện sau:

     - Sốt cao ≥ 390C ( đo nhiệt độ hậu môn ) không đáp ứng với thuốc hạ sốt.

     - Mạch nhanh >150l/p ( khi trẻ nằm yên không sốt ).

     - Thất điều: run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng.

     - Rung giật nhãn cầu, lác mắt.

     - Yếu chi hoặc liệt chi.

     - Liệt thần kinh sọ: nuốt sặc, thay đổi giọng nói...

3.3. Độ 3: Có các dấu hiệu sau:

     - Mạch nhanh >170l/p (khi trẻ nằm yên không sốt ).

     - Một số trường hợp có thể mạch chậm ( dấu hiệu nặng ).

     - Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú.

     - HA tâm thu tăng:

       + Trẻ dưới 12th HA >100mmHg.

       + Trẻ từ 12th đến dưới 24th HA >110mmHg.

     + Trẻ trên 24th HA > 115mmHg.

     - Thở nhanh, thở bất thường: cơn ngưng thở, thở bụng, thở nông, rút lõm ngực,

khò khè, thở rít thì hít vào.

     - Rối loạn tri giác ( Glasgow <10 điểm ).

     - Tăng trương lực cơ.

3.4. Độ 4: Có 1 trong các dấu hiệu sau:

     - Sốc.

     - Phù phổi cấp.

     - Tím tái, SpO2 < 92%

     - Ngưng thở, thở nấc.

  1. Điều trị.

4.1. Độ 1: Điều trị ngoại trú vá theo dõi tại y tế cơ sở:

     - Dinh dưỡng đầy đủ theo tuổi. trẻ còn bú cần tiếp tục cho bú mẹ.

     - Hạ sốt khi sốt cao bằng Paracetamol liều 10-15mg/kg/ lần(uống) mỗi 6 giờ.

     - Vệ sinh răng miệng.

     - Nghỉ ngơi, tránh kích thích.

     - Tái khám mỗi 1-2 ngày trong 8-10 ngày đầu của bệnh. Trẻ có sốt phải tái khám

mỗi ngày cho đến khi hết sốt ít nhất 48 giờ.

     - Cần tái khám ngay khi có dấu hiệu từ độ 2a trở lên như:

       + Sốt cao ≥ 390C

       + Thở nhanh, khó thở.

       + Giật mình, lừ đừ, run chi, quấy khóc, bứt rứt khó ngủ, nôn nhiều.

       + Đi loạng choạng.

       + Da nổi vân tím, vã mồ hôi, tay chân lạnh.

       + Co giật, hôn mê.

4.2. Độ 2:

4.2.1. Độ 2a:

- Điều trị như độ 1. trường hợp trẻ sốt cao không đáp ứng tốt với paracetamol có thể phối hợp với Ibuprofen 5-10 mg/kg/ lần lặp lại mỗi 6-8 giờ nếu cần ( dùng xen kẽ với các lần sử dụng paracetamol ), không dùng thuốc hạ sốt nhóm aspirin. Tổng liều tối đa của ibuprofen là 40mg/kg/ngày:

+ Thuốc: Phenobarbital 5-7mg/kg/ngày, uống.

+ Theo dõi sát để phát hiện dấu hiệu chuyển độ.

4.2.2. Độ 2b:

4.2.2.1. Điều trị tại phòng cấp cứu hoặc hồi sức ( Chuyển tuyến trên )

     - Nằm đầu cao 300 .

     - Thở Oxy qua mũi 3-6 lít/ p

     - Hạ sốt tích cực nếu trẻ có sốt.

     - Thuốc:

       + Phenobarbital: 10-20mg/kg/ truyền tĩnh mạch. Lặp lại sau 8-12 giờ khi cần.

4.2.2.3. Immunoglobulin:

4.2.2.3.1. Nhóm 2: 1g/kg/ ngày TTM chậm trong 6-8 giờ. Sau 24 giờ nếu còn dấu

hiệu độ 2b: dùng liều thứ 2

4.2.2.3.2. Nhóm 1: Không chỉ định immunoglobulin thường quy. Nếu triệu chứng

không giảm sau 6 giờ điều trị bằng phenobarbital thì cần chỉ định Immunoglobulin.

Sau 24 giờ đánh giá lại để quyết định liều thứ 2 như nhóm 2.

4.2.2.4. Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, kiểu thở, tri giác, ran phổi mỗi

1-3 giờ trong 6 giờ đầu, sau đó theo chu kỳ 4-5 giờ.

4.2.2.5. Theo dõi độ bão hòa oxy SpO2 và theo dõi mạch liên tục ( nếu có máy ).

3.Độ 3: Điều trị tại đơn vị hồi sức tích cực ( Chuyển tuyến trên ).

     - Thở oxy qua mũi 3-6 l/p, sau 30-60p nếu đáp ứng kém nên đặt nội khí quản giúp thở sớm.

     - Chống phù não: Nằm đầu cao 30 độ, hạn chế dịch ( tổng dịch bắng 1/2-1/3 nhu cầu bình thường ), thở máy tăng thông khí giữ PaCO2 từ 30-35mmHg và duy trì PaO2 từ 90-100mmHg.

     - Phenobarbital 10-20mg/kg TTM. Lâp lại sau 8-12 giờ khi cần. Liều tối đa 30mg/kg/24 giờ.

     - Immunoglobulin 1g/kg/ngày TTM chậm trong 6-8 giờ, dùng trong 2 ngày liên tục.

     - Dobutamin được chỉ định khi suy tim mạch > 170l/p, liều khởi đầu 5µg /kg/p TTM, tăng dần 1-2,5 µg /kg/p mỗi 15p cho đến khi có cải thiện lâm sàng; liều tối đa 20 µg /kg/p ( không dùng Dopamin ).

     - Milrinone TTM 0,4- 0,75 µg /kg/p chỉ dùng khi HA cao trong 24-72 giờ. Nếu HA ổn định trong 12-24 giờ, giảm dần liều milrinone 0,1 µg /kg/p mỗi 30-60p cho đến liều tối thiểu 0,25 µg /kg/p. Nếu HA ổn định ở liều tối thiểu này ít nhất 6 giờ thì xem xét ngưng milrinone.

     - Điều chỉnh rối loạn nước điện giải, toan kiềm, hạ đường huyết.

     - Hạ sốt tích cực.

     - Điều trị co giật nếu có: midazolam   0,15mg/kg lần hoặc Diazepam 0,2- 3mg/kg TTM chậm, lập lại sau 10p nếu còn co giật (tối đa 3 lần).

     - TD mạch, nhiệt độ, HA, nhịp thở, tri giác, ran phổi, SpO2, mỗi 1-2 giờ. Nếu có điều kiện nên theo dõi HA ĐMXL.

  1. Độ 4: Điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực ( Chuyển tuyến trên )

4.4.1. Đặt nội khí quản thở máy: Tăng thông khí giữ PaCO2 từ 30- 35mmHg và duy trì PaO2 từ 90-100mmHg

4.4.2. Chống sốc: Sốc do viêm cơ tim hoặc tổn thương trung tâm vận mạch ở than não.

4.4.3. Nếu không có phù phổi hoặc suy tim: Truyền dịch Natri clorua 0,9% hoặc

lactat Ringer 5ml/kg/15p, điều chỉnh tốc độ theo CVP và đáp ứng lâm sàng. Nếu

không có CVP cần theo dõi sát dấu hiệu quá tải, phù phổi cấp.

4.4.4. Đo và theo dõi CVP.

4.4.5. Dobutamin liều khởi đầu 5µg/kg/p, tăng dần 2-3 µg /kg/p mỗi 15p cho đến

khi có hiệu quả, liều tối đa 20 µg /kg/p.

4.4.6. Phù phổi cấp:

     - Ngưng ngay dịch truyền nếu đang truyền dịch

     - Dùng Dobutamin liều 5-20 µg/kg/p

     - Furosemide 1-2mg/kg/ lần tiêm TM chỉ định khi quá tải dịch.

4.4.7. Điều chỉnh rối loạn kiềm toan, điện giải, hạ đường huyết và chống phù não.

4.4.8. Lọc máu liên tục hay ECMO ( nếu có điều kiện ).

4.4.9. Immunoglobulin: chỉ định HA trung bình lớn hơn hoặc bằng 50mmHg

4.4.10. TD mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, tri giác, ran phổi, SpO2, nước tiểu, mỗi 30p trong 6 giờ đầu, sau đó điều chỉnh theo đáp ứng lâm sàng; CVP mỗi giờ nếu có điều kiện theo dõi HA ĐMXL.

  1. Tiêu chuẩn xuất viện:

- Độ 3, 4 : không chỉ ổn định về lâm sàng mà còn ổn định về các biến chứng và

di chứng. hoặc có đủ 4 tiêu chuẩn sau:

+ Không sốt ít nhất 24 giờ liên tục ( không sử dụng thuốc hạ sốt ).

+ Không còn các biểu hiện lâm sàng phân độ từ 2a trở lên ít nhất trong 48 giờ.

+ Có đều kiện theo dõi tại nhà và tái khám ngay nếu có diễn tiến nặng ( nếu chưa đến ngày thứ 8 của bệnh, tính từ lúc khởi phát.

+ Các di chứng ( nếu có ) đã ổn định.

VẤN ĐỀ

MỨC ĐỘ CHƯNG CỨ BẬC I

Tăng đường huyết và tăng bạch cầu máu là dấu hiệu tiên lượng bệnh tay chân miệng nặng

Li Y ET AL., 2012

Tài liệu tham khảo:

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

TIÊU CHẢY CẤP

  1. ĐỊNH NGHĨA.

     - Tiêu chảy là tiêu phân lỏng nhiều nước hơn bình thường hay có máu trong phân trên 3 lần trong 24 giờ.

     - Tiêu chảy cấp: tiêu chảy < 14 ngày.

     - Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số.

     - Xét nghiệm: TS, TC ( TQ, TCK ), nhóm máu hệ AOB.

     - Xét nghiệm CRP.

     - I on đồ 6 chỉ số, pH máu.

     - Xét nghiệm đường huyết.

     - Siêu âm bụng tổng quát.

     - Xét nghiệm: SGOT, SGPT ( AST, ALT ), Ure, Creatinin ).

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Mức độ mất nước.

Không mất nước

Có mất nước ( có 2 trong các dấu hiệu sau )

Mất nước nặng ( có 2 trong các dấu hiệu sau )

Không đủ các phân loại có mất nước hoặc mất nước nặng.

- Vật vã, kích thích.

- Mắt trũng.

- Uống háo hức, khát.

- Nếp véo da mất chậm.

- Li bì hoặc khó đánh thức.

- Mắt trũng.

- Không uống được hoặc uống kém.

- Nếp véo da mất rất chậm.

2.2. Khám tìm các biến chứng nếu có:

     - Rối loạn điện giải.

     - Rối loạn toan kiềm.

     - Hạ đường huyết.

     - Suy thận cấp.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Nguyên tắc điều trị:

- Bù nước, điện giải.

- Điều trị hỗ trợ.

3.2. Điều trị:

3.2.1. Bù dịch theo phác đồ ( A hoặc B hoặc C):

3.2.1.1. Không mất nước: bù dịch theo phát đồ A.

- Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường để phòng mất nước, tránh uống những

loại nước uống có đường, nên cho uống ORS áp lực thẩm thấu thấp ( hydrite) theo thể tích sau:

Tuổi

Lượng ORS

uống sau mỗi lần đi cầu

Lượng ORS

uống trong 24 giờ

< 24 Tháng

50 – 100ml

500ml

2 – 10 tuổi

100 – 200ml

1000ml

> 10 tuổi

Theo nhu cầu

2000ml

3.2.1.2. Có mất nước: bù dịch theo phát đồ B.

     - Lượng dịch ORS áp lực thẩm thấu thấp ( hydrite) cần cho uống trong 4 giờ :75 ml x kg cân nặng.

     - Nếu có bụng chướng, nôn ói nhiều ( > 4 lần trong 2 - 4 giờ ) có thể dùng xi rô Domperidone ( Motilium ) 0,5mg/kg/lần hoặc Ondasetron liều 0,2mg/kg tiêm bắp. Nếu còn tiêu nhiều ( > 10la62n/giờ ) chuyển sang TTM LR 75ml/kg/4 giờ.

     - Đánh giá phân loại sau 4 giờ bù dịch và tiếp tục chọn phác đồ điều trị.

3.2.1.3. Mất nước nặng: bù dịch theo phác đồ C.

 

Bắt đầu truyền dịch tĩnh mạch ngay

Truyền 100ml/kg/ dung dịch Lactat Ringer ( LR )

Tuổi

Bắt đầu truyền

Sau đó truyền

< 12 tháng

30ml/kg/giờ

70ml/kg/5 giờ

Trẻ 12 tháng – 5 tuổi

30ml/kg/30 phút

70ml/kg/2 giờ 30 phút

     - Khi trẻ có thể uống được cho uống ORS áp lực thẩm thấu thấp ( 5ml/kg/giờ).

     - Sau 6 giờ ( trẻ < 12 tháng ) hoặc 3 giờ ( trẻ > 12 tháng ) đánh giá và phân loại mất nước. Sau đó tiếp tục chọn phác đồ điều trị thích hợp.

3.2.1.4. Mất nước ưu trương: mất nước nhiều hơn mất muối, Na+ máu > 150 mmol/l, nồng độ thẩm thấu huyết tương > 295 mOsmol/l

     - Bệnh nhân có sốc mất nước: Natrichlorua 0,9% hay Lactate Ringer 10ml/kg/giờ TTM cho đến khi ổn định huyết động học, sau đó truyền dung dịch mặn ngọt tốc độ giảm natri máu không quá 0.5 - 1 mEq/l/giờ.

     - Bệnh nhân không sốc: dùng dung dịch mặn ngọt

3.2.1.5. Mất nước nhược trương: mất muối nhiều hơn mất nước, Na+ máu < 130 mmol/l, nồng độ thẩm thấu huyết tương < 275 mOsmol/l

   - Bệnh nhân có sốc mất nước: Natrichlorua 0,9% 20ml/kg/giờ TTM cho đến khi ổn định huyết động học.

     - Bệnh nhân không sốc:

3.2.1.6. Hạ natri máu nặng có biểu hiện thần kinh:

     - Truyền Natrichlorua 3% 6- 10ml/kg/ trong 1giờ

     - Sau đó kiểm tra ion đồ, nếu natri máu còn thấp thì lập lại liều thứ 2 cho đến khi natri máu > 125 mEq/l.

3.2.1.7. Hạ natri máu không biểu hiện thần kinh, lượng natri cần bù:

 

Na+ thiếu = 0,6 x cân nặng ( kg ) x 135 – Na+đo được

Na+ 24 giờ = Na+ thiếu + nhu cầu Na+ ( 3 mEq/100 dịch )

3.2.1.8. Cách truyền: ½ TTM trong 8 giờ đầu, ½ TTM trong 16 giờ kế tiếp.

3.3. Điều trị hổ trợ

    

Tuổi

Liều kẽm

Trẻ < 6 tháng

10mg kẽm nguyên tố/ngày, trong 10 – 14 ngày

Trẻ > 6 tháng

20mg kẽm nguyên tố, trong 10 – 14 ngày

     - Cho trẻ uống bổ sung kẽm ( 10 – 20mg ) hàng ngày trong 10 - 14 ngày.

     - Bổ sung thêm vi khuẩn sống đường ruột ( probiotic: Lactobacillus, Bifidobacterium )

     - Khi trẻ ói mữa nhiều có thể dùng Ondansetron 0,2mg uống hoặc tiêm mạch.

     - Ngoài ra có thể dùng một số thuốc làm giảm tiết dịch ruột: Racecadotril ( Hydrasec ), thuốc bảo vệ niêm mạc tiêu hoá Diosmectit ( Smecta ). Liều dùng như sau:

       + < 6 tháng 1/3 gói x 2 /ngày

       + 6 -12 tháng : ½ gói x 2 ngày.

       + > 12 tháng : 1 gói x 2 ngày

3.4. Chỉ định kháng sinh khi:

3.4.1. Tiêu chảy phân có máu ( lỵ ):

     - Bactrim ( cotrimoxazol ) 480mg/1 viên, 1v/10 kg/ngày chia làm 2 lần/ngày ( không sử dụng cho trẻ em < 1 tháng tuổi có vàng da và sanh thiếu tháng ).

     - Ciprofloxacin 30mg/kg/ngày chia 2 lần/ngày x 5 ngày.

     - Nergam ( acid Nalidicide) 30mg/kg/lần x 2 lần / ngày ( không sử dụng cho trẻ em < 2 tháng tuổi )

3.4.2. Tả:

     - Azithromycin: 10mg/kg/ngày x 5 ngày.

     - Erythromycin 40mg/kg/ngày chia 3 lân/ngày x 5 ngày.

     - Cefotaxin 100 - 150mg/kg / 24 giờ chia làm 3 lần.

  1. CHỈ ĐỊNH NHẬP VIỆN.

     - Mất nước nặng.

VẤN ĐỀ

MỨC ĐỘ CHỨNG CỨ BẬC I

- Probiotics làm giảm thời gian và số lần tiêu chảy ở trẻ em bị tiêu chảy

Allen Sj. Et al., 2010

- Bổ sung kẻm làm giảm thời gian bị tiêu chảy ( khoảng 10 giờ ) ở trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên ở những khu vực mà trẻ em bị thiếu kẽm. Bằng chứng kẽm cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Lazzerini M và Ronfani L, 2013

Ondansetron uống làm ta8ngti3 lệ cầm ói và giảm số lượng bệnh nhân phải truyền dịch tĩnh mạch và nhập viện.

Fedorowicz Z et al,. 2011

Raccecadotril làm giảm thời gian và số lần tiêu chảy bất chấp mức độ mất nước, tuổi, nhiễm rotavirus hoặc không, ở trẻ em bị tiêu chảy cấp.

Lehert P et al., 2011

     - Có mất nước.

     - Mất nước nhẹ có biến chứng.

  1. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM.

     - Tiêu chảy cấp tái khám ngay khi có 1 trong các dấu hiệu như: sốt cao, ói nhiều, tiêu chảy nhiều, phân có máu.

Tài liệu tham khảo:

  1. Phac2 đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang
  2. Phát đồ điều trị Nhi khoa Bệnh viện Nhi Đồng 1.
  3. Phát đồ điều trị Nhi khoa Bệnh viện Nhi Đồng 2.
  4. Tài liều bộ y tế ( bệnh tiêu chảy)
  5. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh trẻ em BV Nhi TW.
  6. Tài liệu tập huấn điều trị bệnh tiêu chảy trẻ em năm 2008

( dự án chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng lồng ghép tiểu dự án vì sự sống còn trẻ em)

VIÊM PHỔI

                                                        

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Viêm phồi là nguyên nhân chủ yếu đưa đến nhập viện và tử vong ở trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính.

     - Yếu tố quan trọng để dự đoán tác nhân gây bệnh là dựa trên tuổi của bệnh nhi.

     - Trẻ dưới 5 tuổi: S. Pneumoniae, H. influenzea, S. aureus.

     - Trẻ dưới 2 tháng tuổi : ngoài nhưng nguyên nhân kể trên còn có thể gặp các vi khuẩn gram âm đường ruột : E. Coli, Klebsiella, Proteus ...

     - Trẻ từ 5 – 15 tuổi : M. Pneumoniae, S. Pneumoniae.

  1. CHẨN ĐÓAN XÁC ĐỊNH.

2.1. Chẩn đoán xác định:

     - Lâm sàng: sốt, ho, thở nhanh, khó thở.

     - X quang tim phổi: là tiêu chuẩn chẩn đoán chính.

     - Xét nghiệm công thức máu 18 chì số.

     - Thời gian máu chảy máu đông.

     - Nhóm máu.

     - Xét nghiệm CRP.

2.2. Chẩn đoán có thể:

     - Lâm sàng : bệnh nhân có sốt, ho, thở nhanh nhưng X -quang chưa thấy tổn

thương nhu mô phổi hoặc nghi ngờ tổn thương nhu mô.

2.3. Chẩn đoán phân biệt:

     - Suyễn.

     - Dị vật đường thở bị bỏ quên.

     - Bệnh lý phổi bẩm sinh.

     - Nguyên nhân gây suy hô hấp khác: bệnh lý tim mạch.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Nguyên tắc điều trị:

- Sử dụng kháng sinh.

- Điều trị hỗ trợ.

3.2. Điều trị:

3.2.1. Kháng sinh.

 

Tuổi

Điều trị

< 2 Tháng

- Cefotaxim: 100 – 150mg/kg/ngày + Amikacin: 15mg/kg/ngày.

- Ampicilline:100-150mg/kg/ngày + Cefotaxim: 100-150mg/kg/ngày + Amikacin: 15mg/kg/ngày.

- Nghi ngờ Staphyloccus aureus: Oxacilline: 100-150mg/kg/ngày hoặc Vancomycin 40-60mg/kg/ngày TTM.

- Nghi ngời vi trùng gram âm kháng thuốc:

+ Cefepime: 100mg/kg/ngày.

+ Ciprofloxacin: 20mg/kh/ngày TTM.

+ Imipenem/Meropemen: 60-100mg/kg/ngày TTM.

2 Tháng – 5 tuổi

 

3.2.1. Viêm phổi nặng:

- Cefuroxim 60-100mg/kg/ngày có thể dùng thên Amikacin: 15mg/kg/ngày.

- Cefotaxim: 100-150mg/kg/ngày có thể dùng thên Amikacin: 15mg/kg/ngày.

- Ceftriaxone: 60-100mg/kg/ngày có thể dùng thên Amikacin: 15mg/kg/ngày.

3.2.1.1. Nghi ngờ vi trùng gram âm kháng thuốc:

- Cefepime: 100mg/kg/ngày.

- Ciprofloxacin: 20mg/kh/ngày TTM.

- Imipenem/Meropemen: 60-100mg/kg/ngày TTM.

3.2.1.2. Nghi ngờ Staphyloccus aureus: Oxacilline: 150-200mg/kg/ngày hoặc Vancomycin 40-60mg/kg/ngày TTM có thể phối hợp với Amikacin: 15mg/kg/ngày.

3.2.2. Viêm phổi:

- Amoxicilline+Clavulanate” 50mg/kg/ngày(u).

- Cefaclor/Cefuroxim: 20-30mg/kg/ngày (u).

- Cefdimir: 14mg/kg/ngày (u) ( trẻ > 6 tháng ).

- Cefixim: 8mg/kg/ngày (u) ( trẻ > 6 tháng ).

à Nếu không hiệu quả chuyển sang thuốc tiêm.

> 5 tuổi

- Điêu trị như trẻ 2 – 5 tuổi,

- Nghi ngờ vi khuẩn không điển hình: Azithromycine (u): 10mg/kg/ngày x 3 – 5 ngày.

3.2.2. Đổi kháng sinh.

     - Sau 48h điều trị lâm sàng không cải thiện thì đổi nhóm kháng sinh hoặc đổi sang thuốc tiêm.

     - Sau 3 ngày điều trị thuốc, lâm sàng cải thiện chuyển sang đường uống.

3.2.3. Điều trị hỗ trợ:

     - Hỗ trợ hô hấp.

     - Hạ sốt.

     - Long đàm: Acetyl cystein, Ambroxol.

     - Khò khè với dãn phế quản tác dụng nhanh.

     - Thông thoáng đường thở.

     - Cung cấp nước, điện giải, dinh dưỡng đầy đủ.

VẤN ĐỀ

MỨC ĐỘ CHỨNG CỨ BẬC I

- Không có sự khác biệt giữa liệu pháp kháng sinh ngắn ngày ( 3 ngày ) và dài ngày ( > 5 ngày ) trong điều trị viêm phổi mức độ nặng trung bình ở trẻ em từ 2 – 59 tháng tuổi.

Dimopoulos G et al., 2008

Bổ sung kẽm ( zinc ) trong điều trị viêm phổi ở trẻ em tư 2 – 59 tháng tuồi không làm tăng hiệu quả điều trị

Haider BA et al., 2011

Tài liệu tham khảo:

  1. Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.
  2. Phác đồ điều trị BV Nhi Đồng 1 TPHCM, 2009.

THƯƠNG HÀN

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Thương hàn là một bệnh nhiễm trùng từ dường tiêu hoá, thương gây tổn thương đa cơ quan, nguyên nhân do Salmonella typhi hoặc Paratyphi.

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Dịch tể:

     - Vùng bệnh thương hàn lưu hành, tập quán uống nước sông.

2.2. Lâm sàng:

     - Sốt: sốt liên tục, hình cao nguyên, sáng thấp hơn chiều, sốt và ớn lạnh không thành cơn, sốt không điển hình ở trẻ em.

     - Vẻ mặt nhiễm độc: lơ mơ, li bì, u ám, thờ ơ ngoại cảnh, mê sảng, nhức đầu, Vật vả, mất ngủ.

     - Rối loạn tiêu hóa: lưỡi khô, rìa đỏ, mất gai, không chịu ăn, bụng chướng, tiêu lỏng, gan to (không chắc).

2.3. Cận lâm sàng:

     - Công thức máu 18 chỉ số: BC không tăng.

     - Thời gian máu chảy máu đông.

     - Nhóm máu.

     - Xét nghiệm CRP.

     - Cấy máu: (+) tuần I: 80 - 90%.

     - Cấy phân (+) tuần II, III: 75%.

     - Widal (+) khi hiệu giá > 1/100 (tuần II).

     - Xét nghiệm i on đồ 6 chỉ số.

2.4. Chẩn đoán phân biệt:

     - Sốt rét.

     - Lao.

     - Nhiễm khuẩn huyết…

III. ĐIỀU TRỊ:

3.1. Nguyên tắc điều trị;

     - Điều trị đặc hiệu: kháng sinh nhạy cảm với Salmonella typhi.

     - Điều trị hỗ trợ: dinh dưỡng, điều chỉnh điện giải, phát hiện điều trị biến chứng.

3.2. Điều trị:

3.2.1. Điều trị đặc hiệu: kháng sinh:

     - Ceftriazone 80 - 100mg/kg/ngày/1-2 lần TB,TM x 7 ngày.

     - Cefotaxin   200mg/kg /24 giờ chia làm 4 lần TM.

     - Fluoroquinolone: chọn một trong các thuốc sau:

       + Gatifloxacine ( Tequin ): 10mg/kg/ngày 1 lần uống x 7 ngày.

       + Ofloxacine: 15 – 20mg/kg/ngày chia 2 lần uống ( trường hợp nặng truyền TM ) x 7 ngày.

       + Ciprofloxacin: 20 – 30mg/kg/ngày chia 2 lần uống hoặc truyền TM x 7 ngày.

       + Azithromycin 20mg/kg/ngày uống 1 lần x 7 ngày.

3.2.2. Điều trị hỗ trợ:

     - Hạ sốt.

     - Corticoid:

       + Chỉ sử dụng khi sốc hay có rối loạn tri giác.

       + Dexamethasone: 3mg/kg/liều đầu, sau đó 1mg/kg/ mỗi 8 giờ trong 3 – 5 ngày.

       + Prednisone: 1-2mg/kg/ngày, dùng trong 3 ngày

       + Chống chỉ định: xuất huyết tiêu hoá.

       + Dinh dưỡng: chế độ ăn nhiều năng lượng.

3.2.3. Lưu ý thơi gian điều trị:

     - Nếu không có biến chứng thì thơi gian điều trị 7 ngày.

     - Nếu có biến chứng thì thơi gian điều trị 14 ngày.

  1. THEO DÕI.

- Theo dõi và điều trị các biến chứng:

+ Xuất huyết tiêu hoá.

+ Thủng ruột.

+ Viêm cơ tim.

Tài liệu tham khảo

  1. Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang
  2. Thương Hàn, Phác đồ điều trị Nhi khoa 2009. Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP Hồ Chí Minh.

VIÊM CƠ TIM CẤP, SỐC TIM

  1. I. Chẩn đoán:

1.1. Chẩn đoán xác định:

1.1.1. Lâm sàng:

     - Sốt, ho, sổ mũi, quai bị, phát ban, vàng da (nhiễm siêu vi).

     - Khó thở, ho, quấy khóc, bứt rứt, vật vã, vã mồ hôi, phù, ói, tiểu ít.

     - Tim to, nhịp tim nhanh, tiếng tim mờ, nhịp ngựa phi, RLNT. Rale ẩm, ngáy, rít.

     - Gan to, tĩnh mạch cổ nổi.

     - Phù ngoại vi do suy tim ứ huyết.

1.1.2. Chẩn đoán có thể:

1.1.2.1. Lâm sàng:

     - Bệnh cảnh nhiễm siêu vi trước đó (+, -).

     - Xuất hiện cấp tính các triệu chứng sau:

       + Suy tim ứ huyết (+, -) sốc tim (+, -) phù phổi cấp

       + Tim to nhanh, tiếng tim mờ, nhịp ngựa phi, RLNT.

1.2. Cận lâm sàng:

     - Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số.

     - Thời gian máu chảy máu đông.

     - Nhóm máu.

     - Xét nghiệm CRP.

     - I on đồ 6 chỉ số.

     - Troponin I tăng, VS tăng.

     - X quang lồng ngực: tim to nhanh, cấp tính + ứ huyết phổi.

   - ECG: nhịp tim nhanh, điện thế thấp, thay đổi SJ-T, block nhánh, QT dài,

nhịp nhanh thất, trên thất.

     - Echo tim: chức năng có bóp cơ tim (EF, SF) giảm, loại trừ các bất thường

cấu trúc tim.

  1. Điều trị: ( Phát hiện sớm chuyển tuyến trên )
  2. Nguyên tắc điều trị:

     - Điều trị triệu chứng: suy tim, sốc tim, phù phổi cấp.

     - Điều trị loạn nhịp: tùy theo kết quả ECG.

  1. Xử trí theo lưu đồ

 

Viêm cơ tim tối cấp

Viêm cơ tim cấp tính

- Khởi phát đột ngột.

- Sốc tim.

- Rối loạn chức năng thất trái nặng

     EF < 30%

     RLNT nặng.

* Điều trị sốc tim:

Dobutamin: 5-10µg/kg/phút

tăng liều (mỗi 15 phút).

- Điều trị RLNT nếu có chỉ định.  

- Điều trị RLNT nếu có chỉ định TTM IgG 2g/kg/ngày liều duy nhất.

- Khởi phát mơ hồ.

- Suy tim.

- Rối loạn chức năng thất trái

     EF giảm ít.

     RLNT không nặng.

* Điều trị sốc tim:

Dobutamin: 5-10µg/kg/phút

 

 

Tài liệu tham khảo

Viêm cơ tim cấp- sốc tim, Phác đồ điều trị Nhi khoa 2009. Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP Hồ Chí Minh

VIÊM THANH KHÍ PHẾ QUẢN CẤP

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Là tình trạng viêm phù nề cấp tính vùng hạ thanh môn thường do siêu vi: Parainfluenza (75%), RSV, Adenovirus.

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Chẩn đoán xác định:

     - Triệu chứng khởi phát: sốt nhẹ, ho, chảy mũi.

     - Sau đó sốt cao, ho, khàn tiếng, thở rít.

     - X quang: +/- “stemple sign”, có hình ảnh tổn thương viêm thanh khí phế quản.

     - Xét nghiệm: công thức máu 18 chỉ số.

     - Thời gian máu chảy máu đông.

     - Nhóm máu.

     - Đo SpO2.

     - Xét nghiệm CRP.

     - Nội soi: viêm phù nề sung huyết, tổn thương biểu mô thanh khí phế quản.

2.2. Chẩn đoán phân biệt:

     - Viêm nắp thanh quản cấp: thường do HI, lâm sàng sốt cao đột ngột, ho, đau họng, khàn tiếng, thở rít, trẻ thường ngồi tư thế đặc biệt cúi ra trước. Nội soi: nắp thanh quản sưng to, đỏ như quả dâu. X quang cổ nghiêng: hình ngón tay cái.

     - Viêm thanh quản cấp: thường do virus, đau họng, khan tiếng, ít khi suy hô hấp. Nội soi: viêm phù nề dây thanh âm và nắp thanh quản.

     - Viên khí quản do vi trùng: thường do Staphylococcus aureus. Sốt cao, vẻ mặt nhiễm trùng, nhiễm độc, ho lanh lảnh, khàn tiếng, thở rít. Nội soi niêm mạc đỏ, loét, dịch tiết đặc, phù hạ thanh môn.

     - Bạch hầu thanh quản: sốt nhẹ, đau họng 2-3 ngày sau xuất hiện màng giả xám bám trật trên hầu họng, chảy máu nếu cố bóc tách, suy hô hấp có thể xảy ra đột ngột.

     - Dị vật đường hô hấp: hội chứng xâm nhập, đột ngột ho, khó thở không có triệu chứng nhiễm trùng trước đó.

     - Abcès thành sau họng: sốt, đau họng, đau cổ, cổ cứng khi ngửa, khó nuốt. Khám thấy phồng thành sau họng. CT: chẩn đoán xác định.

III. PHÂN ĐỘ.

       Viêm thanh khí phế quản được chia làm 3 độ:

3.1. Độ I:

     - Chỉ khàn tiếng, thở rít khi khóc.

3.2. Độ II:

3.2.1. Độ IIA:

     - Thở rít khi nằm yên.

3.2.1. IIB:

     - IIA kèm khó thở, thở nhanh, rút lõm ngực.

3.3. Độ III:

   - IIB kèm vật vã, kích thích, tím tái.

  1. ĐIỀU TRỊ.

4.1. Nguyên tắc điều trị:

     - Loại trừ dị vật đường thở.

     - Phục hồi sự thông thương đường thở.

     - Đảm bảo tình trạng thông khí và oxy hóa máu.

4.2. Điều trị:

4.2.1. Nhẹ: Khó thở thanh quản độ I: điều trị tại nhà, bù nước, hạ sốt, không cần sử dụng kháng sinh.

4.2.2. Trung bình: Khó thở thanh quản độ IIA: có thể điều trị tại nhà, Dexamethason 0.15mg/kg hoặc Prednisolone 1mg/kg/lần uống mỗi 8 giờ.

4.2.3. Nặng: Khó thở thanh quản IIB, III: Nhập viện.

     - Để trẻ tư thế dễ chịu nhất, hạn chế thăm khám.

     - Oxy ẩm.

     - Khí dung Adrenaline 0,1% 2-5ml ( trẻ < 4 tuổi: 2ml ), có thể lặp lại liều 2 sau 30 phút- 1 giờ nếu còn khó thở nhiều và sau đó 1- 2 giờ nếu cần để đợi tác dụng của Dexamethason.

4.2.4. Chống chỉ định:

     - Nhịp tim nhanh, tứ chứng Fallot, nghẽn đường thoát thất (P).

4.2.5. Kháng sinh:

     - Cefotaxime hoặc Ceftazidim.

4.2.6. Hội chẩn chuyên khoa tai mũi họng.

4.2.7. Chỉ định đặt nội khí quản và thở máy:

     - Tím tái, lơ mơ, kiệt sức, cơn ngừng thở, thất bại với điều trị nội khoa.

     - Ống không bóng chèn, kích thước nhỏ hơn 0.5 so với kích thước ống bình thường dùng cho trẻ.

     - Corticoid đến khi rút NKQ thành công.

     - Thời điểm rút: thoát khí quanh NKQ cho thấy hết hẹp đường hô hấp.

Tài liệu tham khảo

  1. Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang
  2. Viên thanh khí phế quản cấp, Phác đồ điều trị Nhi khoa 2009. Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP Hồ Chí Minh.

VIÊM TIỂU PHẾ QHẢN

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

1.1. Định nghĩa lâm sàng:

     - Viêm tiêu phế quản là bệnh lý viêm nhiễm cấp tính do siêu vi của các phế quản cỡ nhỏ và trung bình.

     - Xảy ra ở trẻ < 2 tuổi.

     - Đặc trưng bởi hội chứng lâm sàng bao gồm ho, khò khè, thở nhanh có thể có co kéo lõm lồng ngực.

1.2. Nguyên nhân:

     - RSV: hàng đầu 50 -70%, có khả năng lây lan rất cao.

     - Adenovirus 10%, thường gây bệnh cảnh nặng.

     - Các nguyên nhân khác: Parainfluenza, Influenza virus, Mycoplasma ...

  1. CHẨN ĐOÁN : chủ yếu là chẩn đoán lâm sàng.

2.1.Chẩn đoán xác định: Gợi ý bởi

     - Tuổi < 24 tháng.

     - Biểu hiện lâm sàng: hò, khò khè, thở nhanh + co lõm ngực

     - Yếu tố dịch tễ: thành dịch, mùa mưa.

     - Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số.

     - Thời gian máu chảy máu đông.

     - Nhóm máu.

     - X quang tim phổi.

     - Đo SpO2..

     - Xét nghiệm CRP.

     - Đo ECG.

2.2.Chẩn đoán phân biệt :

     - Suyễn

   - Viêm phổi

     - Ho gà.

     - Suy tim.

     - Dị vật đường thở.

     - Các nguyên nhân khò khè hiếm gặp khác.

III. ĐIỀU TRỊ:

3.1. Nguyên tắc cơ bản:

     - Là điều trị triệu chứng, bao gồm cung cấp đầy đủ nước, điện giải, dinh dưỡng và oxy.

3.2. Điều trị các trường hợp nhẹ, không có chỉ định nhập viên:

     - Không chỉ định kháng sinh, thuốc dãn phế quản, corticoids.

     - Chỉ cần điều trị triệu chứng: cho trẻ ăn bú bình thường, uống nhiều nước, hạ

sốt, sử dụng thuốc ho an toàn không có kháng histamin ( antihistamin ).

     - Hướng dẫn các dấu hiệu nặng cần tái khám.

     - Tái khám sau 2 ngày.

3.3. Điều trị các trường hợp nặng nhập viện:

3.3.1. Cung cấp đầy đủ nước - điện giải - dinh dưỡng.

3.3.2. Cung cấp đủ Oxy:

     - Thở oxygen, NCPAP, giúp thở tùy mức độ suy hô hấp.

     - Mục tiêu: đảm bảo SpO2 > 92%.

3.3.3. Kháng sinh:

     - Được lựa chọn ban đầu như trong trường hợp viêm phổi do vi trùng.

3.3.4. Thuốc dãn phế quản:

     - Thuốc dãn phế quản có hiệu quả không hằng định, cải thiện vừa phải, ngắn

hạn nhưng không ảnh ưởng xấu lên SpO2 , tim mạch.

     - Khi bệnh nhi có khó thở, có thể cho Salbutamol khí dung 2 lần cách nhau 20

phút và cần phải đánh giá đáp ứng sau 1 giờ:

       + Nếu đáp ứng sau 1 giờ: có thể dùng tiếp.

       + Nếu không có đáp ứng: không cần dùng tiếp.

     - Liều lượng: Salbutamol 0,15 mg/kg/lần (tối thiểu 1,5 mg. Tối đa 5mg/lần).

     - Lưu ý: là trong trường hợp bệnh nhi tím tái, thở co lõm ngực nặng, thở nhanh

trên 70 lần/phút, SpO2 < 92%: cần phải phun khí dung Salbutamol dưới nguồn Oxygen 6 Lít/phút.

3.4. Corticoid:

     - Không chỉ định rộng rãi.

     - Chỉ chỉ định trong trường hợp nghi ngờ suyễn hoặc trong trường hợp có suy hô hấp.

     - Liều lượng:

       + Prednisone: 1 - 2 mg/kg/ngày (bệnh nhi còn uống được)

       + Hydrocortisone: 5 mg/kg/lần (TMC) mỗi 6h.

       + Dexamethasone: 0,15 mg/kg/lần mỗi 6 - 8h.

     - Các loại Corticoid khí dung chưa được khuyến cáo sử dụng.

3.5. Các điều trị khác:

     - Khí dung Adrenaline: chỉ định được xem xét trong trường hợp có khó thở và

không đáp ứng với khí dung Salbutamol.

VẤN ĐỀ

MỨC ĐỘ CHỨNG CỨ BẬC I

- Muối ưu trương 3% ( saline 3% ) dạng hít làm giảm thời gian nằm viện ở nhũ nhi bị viêm tiểu phế quản mức độ trung bình

Zhang L et al., 2013

- Glucocorticoid dạng hít không làm giảm tỉ lệ nhập viện và cũng không giảm thời gian nằm viện trẻ em mắc viêm tiểu phế quản

Fernandes RM et al., 2013

- Dùng kháng sinh ít có gái trị để điều trị viêm tiểu phế quản, tuy nhiên kháng sinh có thể có ích trong trường hợp viêm tiểu phế quản có biến chứng như suy hô hấp ..

Spurling GK et al., 2011

- Epinephrine làm giảm tỉ lệt nhân việp và giảm triệu chứng viêm tiểu phế quản trong 24 giờ đầu

Hartling L et al., 2011

Tài liệu tham khảo

  1. Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang
  2. Phác đồ điều trị BV Nhi Đồng 1 TPHCM, 2009.

XUẤT HUYẾT NÃO - MÀNG NÃO

  1. ĐẠI CƯƠNG.

1.1. Định nghĩa:

     - Xuất huyết não- màng não là xuất huyết quanh não thất và trong não thất hoặc

xuất huyết nội sọ.

1.2. Phân loại:

1.2.1. Xuất huyết não - màng não sớm:

     - Xảy ra ở trẻ < 15 ngày tuổi.

     - Yếu tố nguy cơ:

       + Sang chấn sản khoa.

       + Sanh ngạt.

       + Sanh non.

       + Trẻ nhẹ cân < 1500g.

1.2.2. Xuất huyết não - màng não muộn: do thiếu vitamin K.

     - Xảy ra ở trẻ > 15 ngày tuổi đến < 6 tháng tuổi, nhiều nhất từ 1 - 2 tháng tuổi.

     - Thường xảy ra ở trẻ không chích ngừa Vitamin K lúc sanh .

     - Đa số bú sữa mẹ hòan tòan.

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Lâm sàng:

     - Li bì, lơ mơ, hôn mê.

     - Bú kém hoặc bỏ bú.

     - Khóc thét.

     - Co giật.

     - Xanh xao, chảy máu chỗ chích , chảy máu rốn.

     - Suy hô hấp.

     - Thóp phồng căng do tăng áp lực nội sọ.

     - Dấu thần kinh khu trú: sụp mi mắt.

     - Xuất huyết não màng não sớm :

       + Giảm trương lực cơ.

       + Mất phản xạ nguyên phát.

2.2. Cận lâm sàng:

     - Xét nghiệm công thức máu 18 chì số.

     - Thời gian máu chảy máu đông.

     - Nhóm máu.

     - Đo SpO2.

     - I on đồ 6 chỉ số.

     - Xét nghiệm CRP.

     - Hct.

     - PT, APTT; TQ, TCK kéo dài.

     - CT não có dấu hiện xuất huyết não – màng não.

     - Siêu âm não.

     - Chọc dò tủy sống: chỉ thực hiện khi cần phân biệt giữa viêm màng não và xuất

huyết não màng não.

2.3. Chẩn đóan xác định:

- Triệu chứng thần kinh.

- CT não có dấu hiện xuất huyết não – màng não.

- Siêu âm não có dấu hiện xuất huyết ( hoặc chọc do dịch não tuỷ ra máu không đông)

- PT, APTT; TQ, TCK kéo dài.

III.ĐIỀU TRỊ:

3.1. Nguyên tắc điều trị:

     - Điều trị đặc hiệu.

     - Nâng đỡ tổng trạng.

     - Hạn chế sự lan rộng nơi xuất huyêt.

3.2. Điều trị đặc hiệu:

     - Vitamin K1 5mg TB.

     - Transamin 250mg 1 A TB, TM, hay uống

3.3. Điều trị triệu chứng:

     - Truyền máu tươi cùng nhóm 10 - 20 ml/kg nếu Hct < 30% theo công thức:

       + V = CN (kg) x 80 x (Hct cần đat - Hct đo đươc) / Hct bịch máu

       + Truyền huyết tương tươi đông lạnh: 10 - 20 ml/kg khi xuất huyết não nhưng Hct không giảm.

     - Nếu co giật: Phenobarbital

       + Tấn công 20 mg/kg TMC

       + Nửa giờ sau cơn co giật 10 mg/kg TM, Có thể lập lại khi còn co giật.

       + Tổng liều 30 - 40 mg/kg/ngày.

       + Thời gian dùng tối đa 1 tuần.

     - Nếu không co giật: Phenobarbital 5mg/kg TM

     - Vitamin E: 50 đv/ngày uống đến khi xuất viện ( ít nhất 7 ngày).

     - Thở Oxy, đặt nội khí quản nếu có suy hô hấp .

     - Hạn chế dịch:

      + Trong 2 ngày đầu: 50 - 70 % nhu cầu ngày.

       + Ngày thứ 3 lượng nước trở về bình thường.

     - Chống phù não: Mannitol 20% 0,5 - 1 g/kg TTM trong 60 phút, có thể lập lại sau 8 giờ.

3.4. Điều trị hỗ trợ:

     - Nằm đầu cao 30 độ.

     - Hạn chế xoay trở.

     - Ăn qua sonde dạ dày.

     - Điều chỉnh rối lọan điện giải, thăng bằng kiềm toan.

     - Kháng sinh khi có ổ nhiễm trùng kèm theo.

     - Vật lý trị liệu khi xuất huyết đã ổn.

  1. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM:

4.1.Theo dõi:

     - Đo vòng đầu mỗi ngày.

     - Sự phát triển tâm thần, vận động.

     - Siêu âm não.

4.2. Tái khám:

     - Mỗi 3 tháng đến 2 năm để phát hiện các di chứng não: teo não, não úng thủy, bại não, chậm phát triển tâm thần vận động.

Tài liệu tham khảo:

  1. Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang
  2. Xuất huyết não màng não, Phác đồ điều trị nhi khoa 2009, bênh viên Nhi Đồng I. TP Hồ Chí Minh.

 

VIÊM MÀNG NÃO MỦ

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Viêm màng não do vi trùng là tình trạng viêm các màng nhện, màng nuôi, dịch trong khoang dưới nhện do vi trùng gây ra.

     - Ở trẻ trên 3 tuổi, na nguyên nhân thường gặp là H. influenza type B, S. pneumoniae, N. menigitidis.

  1. CHẨN ĐÓAN:

2.1. Lâm sàng:

     - Sốt cao, nhức đầu, ói vọt.

     - Co giật, lơ mơ.

     - Dấu màng não ( +). Thóp phồng (sơ sinh, nhũ nhi)

     - Tử ban đặc biệt não mô cầu.

     - Tiền sử chảy mủ tai.

2.2. Cận lâm sàng:

     - Dịch não tủy:

       + Đục, áp lực tăng.

       + Đường giảm < 40mg% (< ½ đương huyêt).

       + Albumin tăng (> 30 mg%)

       + Tế bào tăng cao ( 500 - 5000 mm3 ).

     - Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số.

     - Thời gian máu chảy máu đông.

     - Nhóm máu.

     - Xét nghiệm đàm tìm vi trùng lao ( BK ).

     - CRP (+).

   - Siêu âm não.

     - CT não.

2.3. Chẩn đoán phân biệt:

     - Viêm màng não siêu vi.

     - Lao màng não.

     - Xuất huyết não-màng não.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Nguyên tắc điều trị:

     - Điều trị suy hô hấp, sốc nếu có.

     - Kháng sinh phù hợp.

     - Chống phù não.

     - Xử trí các biến chứng khác: co giật, hạ đường huyết, rối loạn điện giải.

     - Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ.

3.2. Điều trị:

3.2.1. Điều trị đặc hiệu: kháng sinh.

3.2.1.1. Chọn lựa kháng sinh ban đầu:

     - Theo lứa tuổi:

       + Sơ sinh - 3 tháng tuổi: Phối hợp 3 kháng sinh cefotaxime + Ampicilline + Gentamycin.

       + Trẻ > 3 tháng - 10 tuôi: Dùng Cefotaxime hoặc Chloramphenicol ( khi dị ứng Cefotaxime ).

       + Trẻ >10 tuổi: Peniclline ( khi biểu hiện lâm sàng không nặng ) hay Cefotaxime.

     - Trường hợp đã dùng kháng sinh tuyến trước:

       + Nếu lâm sàng và dịch não tủy cải thiện: tiếp tục kháng sinh đã dùng.

       + Nếu lâm sàng và dịch não tuy chưa cải thiện và kháng sinh không giống phác đồ đổi kháng sinh theo phác đồ.

3.2.1.2. Xử trí tiếp theo:

     - Nếu nhuộm gram và hoặc kháng nguyên hòa tan trong dịch não tủy dương tính và lâm sàng không cải thiện:

       + H. influenza type B: Cefotaxime, Ceftazidim.

       + N. meningitidis: Penicilline, Ampicilline hoăc Cefotaxime.

       + Streptococus pneumomia: Cefotaxime liều cao đơn thuần ( 300 mg/kg/ngày ).

       + E. coli: Cephalosporine III. Khi có thay đổi trí giác hoặc/và đã điều trị tuyến trước: Meropenem.

3.2.1.3. Theo kinh nghiệm của một số tác giả:

   - Tử ban đặc biệt nghĩ đến não mô cầu.

     - Nhiễm trùng da nghĩ đến tụ cầu.

     - Viêm phổi thùy nghĩ đến phế cầu.

3.2.1.4. Đổi kháng sinh:

3.2.1.4.1. Đổi kháng sinh khi lâm sàng và dịch não tủy không cải thiện sau 48 giờ điều trị.

3.2.1.4.2. Khi đổi kháng sinh dựa vào:

     - Cấy dịch não tủy (+): dựa kháng sinh đồ.

     - Cấy dịch não tủy (-), nhuộm Gram (-): dựa vào lứa tuổi, dự đóan sự kháng

thuốc của vi trùng:

       + Streptococus pneumomiae: phối hợp hoặc đổi sang Vancomycin .

       + H. influenza: phối hợp thêm pefloxacine.

3.2.1.5. Liều lượng kháng sinh:

     - Ampicilline: 200 mg/kg/ngày TM chia 4 lần.

     - Cefotaxime: 200 mg/kg/ngày TM chia 4 lần ( nếu S. pneumoniae 300 g/kg/ngày).

     - Ceftriaxone: 100 mg/kg/ngày TM chia 2 lần.

     - Ceftazidime: 200 mg/kg/ngày TM chia 4 lần.

     - Oxacilline: 200 mg/kg/ngày TM chia 4 lần.

     - Vancomycine: 60 mg/kg/ngày chia 3 - 4 lần TTM trong 30 phú - 1 giờ.

vvvvv- Pefloxacine: 20 -30 mg/kg/ngày chia 2 - 3 lân, pha trong Glucose 5% TTM trong 30 phút.

     - Meropenem 120mg/kg/ngày chia 3 lần TTM ( liều tối đa 3g/ngày ).

3.2.1.6. Thời gian sử dụng kháng sinh:

     - N. meningitidis: 5 - 7 ngày.

     - H. influenzae B: 7 - 10 ngày.

     - Phế cầu: 10 - 14 ngày.

     - Trẻ < 3 tháng hay do S. aureus: 14 - 21 ngày.

     - Các trường hợp khác ít nhất 10 ngày.

3.3. Điều trị hỗ trợ:

3.3.1. Điều chỉnh nước điện giải:

     - Nếu không có rối loạn tri giác thì cung cấp dịch, điện giải bằng nhu cầu cơ bản.

     - Nếu có rối lọan tri giác và không có thiếu nước, thì hạn chế dịch nhập còn 1/2 - 2/3 nhu cầu cơ bản ( hội chứng tăng tiết ADH không tương thích ).

     - Các trường hợp khác theo ion đồ.

3.3.2. Chống co giật:

     - Seduxen: 0,2 - 0,3 mg/kg/lần pha loãng TM chậm trong 5 phút, có thể lập lại,

tổng liều < 1mg/kg/ngày.

     - Phenobarbital: 10 mg/kg pha loãng TTM trong 30 phút, duy trì 5 mg/kg mỗi 12

giờ ( sau liều tấn công 12 giờ ). Chỉ định: phòng cơn giật tái phát trên bệnh nhân co giật liên tục, co giật khó cắt cơn.

     - Điều chỉnh các rối lọan phối hợp: hạ đường huyết, hạ Ca++ máu, tăng áp lực nội sọ.

3.3.3. Chống phù não:

     - Nằm đầu cao 300, cổ thẳng.

     - Thở Oxy hoặc giúp thở.

     - Hạn chế nước: 1/2 - 2/3 nhu cầu, hạn chế dung dịch không chứa điện giải.

     - Mannitol: 0,5 - 1 g/kg TTM trong 30 - 60 phút. Có thể truyền nhắc lại sau 8 giờ nếu còn dấu hiệu phù não nhưng không quá 3 lần trong 24 giờ và không quá 3 ngày.

Không dùng Mannitol trong trường hợp sốc, phù phổi.

   - Dexamethasone: 0,15 mg/kg TM mỗi 6 giờ.

3.3.4. Dinh dưỡng:

     - Bênh tỉnh: ăn uống bằng đường miệng theo nhu cầu.

     - Bệnh mê: nuôi ăn qua sonde dạ dày, chú ý năng lượng và lượng dịch nhập, chia

đều ít nhất 6 cử trong ngày, mỗi cử kéo dài 30 - 60 phút.

     - Bệnh co giật liên tục hoặc xuất huyết tiêu hóa nặng : nuôi ăn bằng đường tĩnh

mạch, chú ý nước và điện giải.

  1. THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC.

     - Săn sóc bệnh nhân mê.

     - Vật lý trị liệu.

     - Theo dõi lâm sàng: sinh hiệu, tri giác, dấu thần kinh định vị.

     - Đối với nhũ nhi: theo dõi vòng đầu, cân nặng mỗi ngày.

     - Theo dõi cận lâm sàng:

       + Dịch não tủy sau 48 giờ đối với bệnh nhân không cải thiện lâm sàng.

       + Ion đồ: mỗi ngày khi bệnh mê.

  1. Tái khám:

   - Lần đầu sau khi xuất viện 2 tuần để phát hiện tái phát và di chứng.

     - Nếu có di chứng: cần tái khám mỗi tháng, 3 tháng, 6 tháng.

     - Chú ý:

       + Chọc dò tủy sống: ngay khi nhập viện, khi đổi kháng sinh.

       + Nếu dịch não tủy trong, tế bào > 60/mm3, bạch cầu máu tăng cao ( bạch cầu đa

nhân trung tính tăng cao ), dấu màng não ( +/- ) … vẫn sử dụng kháng sinh.

VẤN ĐỀ

MỨC ĐỘ CHỨNG CỨ BẬC I

- Trong điều trị hỗ trợ viêm não mủ không nên hạn chế dịch truyền trong vòng 48 giờ giờ đầu, mà nên truyền dịch duy trì ở những nơi mà bệnh có tỉ lệ tử vong cao và bệnh nhân vào viện trễ

Maconochie I et al., 2008

Tài liệu tham khảo

  1. Phác đồ điều trị năm 2014 của bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang
  2. Viêm màng não do vi trùng. Phác đồ điều trị nhi khoa 2009 - Bệnh viện Nhi

Đồng I TP Hồ Chí Minh.

  1. Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí Bệnh viêm màng não cấp ở trẻ em ( Ban hành

theo quyết định số 1905/2003/QĐ-BYT ngày 4/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Y Tế)

BỆNH THALASSEMIA

  1. ĐẠI CƯƠNG.

1.1. Định nghĩa:

     - Do khiếm khuyết di truyền trong sự tổng hợp chuỗi globin, làm cho hemoglobin

không bình thường, hồng cầu bị phá vỡ sớm gây thiếu máu.

     - Bệnh được đặt tên theo chuỗi globin bị khiếm khuyết.

1.2. Phân loại:

1.2.1. Bệnh Thalassemia: khi có sự thiếu hụt chuỗi globin được tổng hợp:

     - α Thalassemia: khi giảm tổng hợp chuỗi α.

     - β Thalassemia: khi giảm tổng hợp chuỗi β.

1.2.2. Bệnh Hemoglobin: khi có sự thay đổi vị trí acide amine trên chuỗi globin:

     - Hb S có α2β26glu→val.

     - Hb C có α2β26glu→lys.

     - Hb E có α2β220glu→lys.

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Lâm sàng ( Thể nặng ):

     - Thiếu máu mãn: da xanh, niêm nhợt, lòng bàn tay nhợt.

     - Huyết tán mãn: vàng da, gan lách to, da sạm.

     - Biến dạng xương: trán dô, mũi tẹt,u trán, u đỉnh.

     - Chậm phát triển thể chất: nhẹ cân, thấp bé, không thấy dấu dậy thì ở trẻ lớn.

2.2. Cận lâm sàng:

2.2.1. Chẩn đoán thiếu máu:

     - Datacell: Hb giảm, Hct giảm, MCV < 80fl, MCH < 28pg.

     - Dạng huyết cầu: hồng cầu nhỏ nhược sắc, hồng cầu đa sắc, hồng cầu bia.

     - Xét nghiệm công thức mau 18 chỉ số.

     - thời gian máu chảy máu đông.

     - Nhóm máu.

2.2.2. Chẩn đoán huyết tán:

     - Bilirubin gián tiếp, sắt huyết thanh, ferritin: tăng.

2.2.3. Chẩn đoán xác định:

     - Điện di Hb: tỉ lệ HbA1 giảm, HbA2 cao ( >3,5% ), Hb F cao ( 4-90% ), thể nặng Hb F >80%, hoặc có Hb H.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Nguyên tắc điều trị:

     - Truyền máu.

     - Thải sắt.

     - Điều trị hỗ trợ.

     - Cắt lách khi có chỉ định.

3.2. Điều trị.

3.2.1. Truyền máu:

     - Mục đích: duy trì Hb ≥ 10g/dl.

     - Chỉ định truyền máu khi Hct < 25% hay Hb < 8g/dl.

     - Chế phẩm máu: hồng cầu lắng 10-20 ml/kg, truyền 3-4 ml/kg/giờ.

     - Nếu có suy tim truyền 2ml/kg/giờ, dùng lợi tiểu Lasix 0,5mg/kg TMC ngay trước truyền máu và điều trị suy tim đi kèm.

3.2.2. Thải sắt:

3.2.2.1. Chỉ định: Ferritin› 1000ng/ml. Trẻ > 3 tuổi.

3.2.2.2. Phương pháp: Desferal 0,5g/ lọ( liều: 25- 35 mg/kg, truyền trong 10 giờ).

Cách pha (2 cách):

     - Máy TDD: Desferal 0,5g/ lọ pha 5ml nước cất TDD trong 10h.

     - Máy BTTĐ: Desferal 0,5g/ lọ + Glucose 5% 50ml BTTĐ 5ml/h.

     - Có thể dùng Deferiprone 500mg ( Kelfer ) liều 75mg/kg/ngày uống mỗi ngày.

3.2.2.3. Vitamin C 3mg/kg uống sau khi bắt đầu thải sắt được 1h.

3.3. Điều trị hỗ trợ:

     - Acid folic 5mg/ngày, calci D, vitamin E.

3.4. Cắt lách:

     - Lách to độ 4.

     - Truyền hồng cầu mắng >250ml/kg/năm hay khoảng cách giữa 2 lần truyền < 3 tuần, hay khối lượng truyền tăng gấp rưỡi.

     - Trẻ hơn 6 tuổi.

3.5. Chủng ngừa:

- Viêm gan siêu vi B, Streptococcus pneumonia, Nesseria meningitides 2-4 tuần trước khi cắt lách và lập lại sau mỗi 5 năm.

Tài liệu tham khảo

  1. Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang
  2. Lâm Thị Mỹ, 2009, Thalassemia, Phác đồ điều trị Nhi BV Nhi đồng 1: 599-602.
  3. Nguyễn Ngọc Sáng, 2008, Bệnh Thalassemia, Phác đồ điều trị BV Nhi đồng 2: 481-482.

 

HỘI CHỨNG THẬN HƯ

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Hội chứng thận hư là một hội chứng lâm sàng bao gồm: phù, tiểu đạm >

50mg/kg/ngày, Albumin máu < 2,5g/dl, đạm máu < 5,5g/dl; Lipid máu tăng.

     - Lui bệnh: protein niệu âm tính hay vết trong 3 ngày liên tục và hết phù.

     - Tái phát khi có đạm niệu ≥ 50mg/kg/ngày + phù.

     - Gần 90% hội chứng thận hư ở trẻ em là nguyên phát, chủ yếu do sang thương cần thận tối thiểu.

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Chẩn đoán xác định:

2.1.1. Lâm sàng:

     - Không có tiền chứng rõ ràng, thường gặp ở cơ địa dị ứng.

     - Tuổi: 2-8 tuổi, thường ở nam.

     - Phù: nhanh, nhiều, tràn dịch các màng.

     - Tăng huyết áp: 10%.

     - Tiểu vàng nhạt, hơi mờ đục, lượng nước tiểu thường trong giới hạn bình thường.

3.1.2. Cận lâm sàng:

     - Đạm niệu ≥ 50 mg/kg/ngày, hoặc đạm niệu/creatinin niệu(mg/mg) > 2, hoặc

đạm niệu/creatinin niệu(mg/l,mmol/l) > 200.

     - Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu.

     - Xét nghiệm chức năng thận.

     - Xét nghiệm chức năng gan.

     - Albumin máu < 2,5 g%.

     - Cholesteron máu > 200 mg%.

     - Điện di protein máu: tăng alpha 2 globulin, giảm gamma globulin.

     - Xét nghiệm công thức mau 18 chỉ số.

     - Thời gian máu chảy máu đông.

     - Nhóm máu.

3.1.3. Chẩn đoán phân biệt:

     - Viêm cầu thận cấp: phù, tăng huyết áp, tiểu hồng cầu, đạm máu và cholesteron máu bình thường.

     - Phù do giảm đạm máu: phù, nước tiểu bình thường, cholesteron máu bình thường.

III. PHÂN LOẠI.

3.1. Theo lâm sàng:

3.1.1. Hội chứng thận hư thuần túy:

     - Không tăng huyết áp.

     - Không tiểu máu.

     - Không suy thận.

     - Tiểu đạm chọn lọc.

     - Các xét nghiệm: C3, ASO, ANA, Le cell, HBsAg: bình thường.

3.1.2. Hội chứng thận hư không thuần túy: Có một trong các đặc điểm trên.

     - Thường thứ phát sau một tổn thương cầu thận đi trước.

3.2. Thận hư lần đầu hay tái phát:

     - Thận hư lần đầu.

     - Thận hư tái phát:

       + Không thường xuyên: < 2 lần trong 6 tháng sau một đợt điều trị tấn công có đáp ứng (hay < 4 lần trong 12 tháng).

       + Thường xuyên: ≥ 2 lần trong 6 tháng sau một đợt điều trị tấn công có đáp ứng (hay ≥ 4 lần trong 12 tháng).

3.3. Theo đáp ứng điều trị trên lâm sàng:

     - Phụ thuộc corticoid: 2 lần tái phát liên tục khi giảm liều hay tái phát trong vòng 14 ngày sau khi ngưng corticoid.

     - Kháng corticoid: khi điều trị đủ 4 tuần tấn công không đáp ứng.

 

  1. ĐIỀU TRỊ:

4.1. Nguyên tắc điều trị:

     - Điều trị đặc hiệu.

     - Điều trị triệu chứng.

     - Điều trị biến chứng.

4.1.1. Điều trị đặc hiệu:

4.1.1.1. Phác đồ 4-8-6:

     - Tấn công: 4 tuần prednisone 2mg/kg/ngày, tối đa 60 mg/ngày.

     - Củng cố: 8 tuần prednisone 2mg/kg/ cách ngày.

     - Duy trì:   12 tuần giảm liều dần 0,5 mg/kg/cách ngày mỗi 2 tuần.

     - Tổng thời gian điều trị 6 tháng.

4.1.1.2. Nếu trong quá trình giảm liều bị tái phát:

     - Tái phát không thường xuyên: prednisone 2mg/kg/ngày cho đến khi đạm

niệu âm tính trong 3 ngày liên tiếp. Sau đó, prednisone 2mg/kg/cách ngày trong

8 tuần.

     - Tái phát thường xuyên hay phụ thuộc corticoid:

       + Prednisone 2mg/kg/ngày cho đến khi đạm niệu âm tính trong 3 ngày liên tiếp. Kế đến, prednisone 2mg/kg/cách ngày trong 8 tuần. Sau đó giảm liều prednisone dần và duy trì liều 0,1-0,5mg/kg/ cách ngày trong 6-12 tháng.

       + Nếu liều prednisone duy trì cao > 1mg/kg/cách ngày hay 0,5mg/kg/cách ngày kèm theo biến chứng do dùng corticoids kéo dài như Cushing nặng, tăng huyết áp, đái tháo đường, xuất huyết tiêu hóa sẽ dùng phối hợp thêm cyclophosphamide 2,5mg/kg/ ngày trong 8-12 tuần với prednisone liều thấp.

       + Nếu sau các phác đồ trên còn tái phát, dùng Cyclosporine 5mg/kg/ngày trong 1 năm.

     - Nếu sau 4 tuần vẫn chưa đáp ứng với prednisone: Methylprednisolone 1g/1,73m2 da/ngày ( 10-15mg/kg/ngày ) truyền tĩnh mạch 3 lần cách ngày. Nếu sau 3 liều Methylprednisolone vẫn không đáp ứng sau 2 tuần ( còn phù và hoặc đạm niệu dương tính) xem như kháng corticoids:

       + Nếu sinh thiết thận được: điều trị tùy theo kết quả sinh thiết thận.

       + Nếu không sinh thiết thận được: prednisone 1-2mg/kg/cách ngày và giảm dần trong vòng 12-24 tháng + cyclophosphamide 2,5mg/kg/ ngày hay

Cyclosporine 5mg/kg/ ngày.

4.2. Điều trị triệu chứng:

4.2.1. Phù:

     - Hạn chế muối và nước trong giai đoạn phù.

     - Lợi tiểu: chỉ dùng trong trường hợp phù nặng, bụng báng to hay tràn dịch màng phổi nhiều gây khó thở, phù phổi hay kèm nhiễm trùng nặng. Thuốc sử dụng: Spironolactone, Furosemid.

     - Truyền Albumine: Albumine < 1,5g% kèm theo một trong hai tiêu chuẩn sau:

       + Sốc giảm thể tích không đáp ứng dung dịch điện giải và cao phân tử.

       + Phù nặng cần sinh tiết thận nhưng kháng trị với lợi tiểu liều tối đa (3 ngày).

     - Cách dùng Albumin:

       + Để giảm phù: 1g/kg/liều truyền chậm trong 5 giờ. Phối hợp Furosemid:

         Liều 1: 2mg/kg TMC sau khi truyền được nửa thể tích Albumin.

        Liều 2: 2mg/kg TMC sau khi kết thúc truyền Albumin.

       + Để chống sốc: Albumin20% 1-2 g/kg/liều: Albumin/ Normal saline tỉ lệ 1:3 để đạt nồng độ Albumin 5%. Tốc độ truyền từ 7,5-15 ml/kg/giờ tùy theo tình trạng huyết động học của bệnh nhân.

4.2. Điều trị biến chứng:

4.3.1. Nhiễm trùng:

     - Thường gặp: viêm phúc mạc nguyên phát, viêm mô tế bào, viêm phổi, nhiễm trùng niệu, nhiễm trùng huyết. Chọn kháng sinh phổ rộng sớm: Cefotaxim 150 200mg/kg/ngày TM chia 4 lần, trong 10 ngày + Gentamycine 3-5mg/kg/ngày TB.

4.3.2. Tăng đông:

     - Phòng ngừa các yếu tố thuận lợi gây tăng đông: tình trạng gây giảm thể tích, dùng

lợi tiểu, tránh lấy máu tĩnh mạch đùi, tình trạng bất động.

     - Khi có huyết khối: điều trị thuốc kháng đông.

4.4. Điều trị hỗ trợ:

     - Vitamin D 1200-2000UI/ngày

     - Calci 30mg/kg/ngày.

VẤN ĐỀ

MỨC ĐỘ CHỨNG CỨ BẬC I

- Trẻ em mắc hội chứng thận hư được điều trị với Prednisolone mỗi ngày trong 4 tuần, sau đó được dùng cách ngày trong 6 tháng sẽ giảm được tái phát bệnh 33%

Hodson EM et al., 2007

Điều trị một đợt 8 tuần với Cyclophosphamide hoặc Chlorambucil, đợt điều trị dài ngày với Cyclosporin hoặc Levamisol làm giảm tái phát so với dùng Prednisolone đơn thuần ở trẻ em mắc hội chứng thận hư

Hodson EM et al., 2008

Tài liệu tham khảo

  1. Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đakhoa trung tâm An Giang
  2. Vũ Huy Trụ, Huỳnh Thoại Loan .2009. Hội chứng thận hư nguyên phát. Phác đồ điều trị Nhi BV Nhi đồng 1: Trang 429-434.
  3. Hoàng Ngọc Quý 2008. Hội chứng thận hư vô căn trẻ em. Phác đồ điều trị Nhi, BV Nhi đồng 2: Trang 425-436.

XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU MIỄN DỊCH

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Là bệnh do kháng thể tự sinh chống lại tiểu cầu cơ thể, gây giảm tiểu cầu ở máu ngoại biên còn dưới 100.000/mm3.

     - Bệnh có triệu chứng lâm sàng là xuất huyết da niêm, tủy đồ bình thường.

     - Bệnh này phổ biến ở trẻ em, thường tự giới hạn trong 3-6 tháng ( 90%), ít khi kéo dài trên 6 tháng (10%).

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Chẩn đoán xác định:

     - Xuất huyết da niêm, gan lách không to và không sốt, tiểu cầu <100.000mm3, hồng cầu và bạch cầu bình thường, tủy đồ dòng mẫu tiểu cầu tăng sinh hay bình thường.

     - Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số thấy tiểu cầu giảm so với mức bình thưởng.

     - Thời gian máu chảy máu đông.

     - Nhóm máu.

     - Xét nghiệm nhanh tìm NS1( Test SXH ) trong 5 ngày đầu của bệnh.

     - Xét nghiệm CRP.

2.2. Chẩn đoán có thể:

     - Xuất huyết da niêm, gan lách không to và không sốt, tiểu cầu <100.000mm3, phết máu thấy hồng cầu và bạch cầu bình thường.

2.3. Chẩn đoán phân biệt:

     - Sốt xuất huyết Dengue

     - Nhiễm trùng huyết do não mô cầu

     - Hemophilie

III. ĐIỀU TRỊ:

3.1. Xuất huyết giảm tiểu cầu cấp:

3.1.1. Nguyên tắc điều trị:

     - Dùng thuốc ức chế miễn dịch.

     - Điều trị triệu chứng giảm tiểu cầu.

     - Phòng ngừa tai biến xuất huyết.

3.1.2. Điều trị đặc hiệu:

     - Xuất huyết nhẹ, tiểu cầu > 30.000/mm3 không cần dùng Corticoides

     - Xuất huyết nhẹ + tiểu cầu < 20.000/mm3 hay xuất huyết trung bình + tiểu cầu < 50.000/mm3 có chỉ định Corticoides uống:

       + Prenisolon 2mg/kg/ngày ( tối đa 60 - 80mg/ngày) trong 21 ngày hay đến khi tiểu cầu > 150.000/mm3. Sau đó giảm 1mg/kg/ngày trong 2 tuần kế tiếp, 0,5mg/kg/ngày trong 1-2 tuần.

       + Hay Prednisolon 4mg/kg/ngày trong 7 ngày, sau đó giảm dần liều sau mỗi 7 ngày và ngưng hẳn trong 21 ngày.

     - Xuất huyết nặng và tiểu cầu < 20.000/mm3: Methylprenisolon 30mg/kg TM chậm 1 lần hoặc 10mg/kg/ngày chia 2 lần tiêm tĩnh mạch trong 03 ngày.

       + Hoặc Immunoglobulin 0,25g/kg/ngày TTM trong 2 ngày hoặc 0,8g/kg/TTM một lần.

     - Xuất huyết nguy kịch trầm trọng: Immunoglobulin + Methyprenisolon 30mg/kg/ngày trong 1-3 ngày cho đến khi tiểu cầu trên 20.000 - 30.000/mm3, đồng thời truyền tiểu cầu đậm đặc.

3.2. Điều trị triệu chứng:

3.2.1. Truyền tiểu cầu:

     - Tiểu cầu < 10.000/mm3 và có xuất huyết lâm sàng nặng.

     - Tiểu cấu < 50.000mm3 kèm xuất huyết đe doạ tính mạng hay cần phẫu thuật hoặc thủ thuật xâm lấn.

     - Liều lượng: 1 đơn vị tiểu cầu/ 5 – 7kg cân nặng.

3.3. Điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu tái phát sau điều trị lần đầu:

     - Tấn công lại lần thứ 2 thuốc đã điều trị lần đầu, sau đó giảm liều dần (Prednisolon 2mg/kg/ngày x 1-2 tuần, kế tiếp 1mg/kg/ngày x 1-2 tuần và 0,5mg/kg/ngày).

     - Nếu không đáp ứng có thể dùng thay thế giữa Corticoides và Immunoglobulin.

3.4. Điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu mạn tính:

       Tiểu cầu < 150.000mm3 trên 6 tháng sau phát bệnh

     - Xuất huyết nhẹ và tiểu cầu < 20.000 hoặc xuất huyết trung bình và tiểu cầu < 30.000/mm3: Prednisolon: 4mg/kg/ngày trong 4 ngày hoặc 2mg/kg/ngày trong 7

ngày

     - Immunoglobin: 0,8/kg/lần, mỗi 4-8 tuần. Thời gian điều trị khoảng 12 tháng

     - Phối hợp Immunoglobulin và Prenisolone: Sau truyền Immunoglobulin duy trì Prednisolone 0,2mg/kg/ngày hay cách ngày.

     - Nếu thất bại Prednisolon hoặc không có Immunoglobulin: Cyclosporin 5mg/kg/ngày chia 2 lần trong 4 tuần.

- Chỉ định cắt lách:

+ Xuất huyết giảm tiểu cầu mạn kéo dài >1 năm + đang xuất huyết+ tiểu cầu < 10.000/mm3 ở bệnh nhân trên 5 tuổi

+ Xuất huyết giảm tiểu cầu mạn kéo dài > 1 năm + đang xuất huyết + tiểu cầu 10.000 - 30.000/mm3 ở bệnh nhân trên 8 tuổi.

Tài Liệu Tham Khảo

  1. Phác đổ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang
  2. Phác đồ điều trị Bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM, 2009.

VÀNG DA TĂNG BILIRUBIN GIÁN TIẾP SƠ SINH

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Vàng da ở trẻ em là hiện tượng sinh lý do tăng phá huỷ hông cầu phôi thai, giảm chức năng của các men chuyển hoá do gan sản xuất và tăng chu trình ruột gan.

     - Trong một số trường hợp, khi bilirubin trong máu tăng quá cao có thể diễn tiến nặng đến vàng da nhân.

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Mức độ vàng da: theo nguyên tắc Kramer:

2.1.1. Vùng 1: vàng da vùng đầu mặt cổ thì bilirubin gián tiếp khoảng 6mg% hay 85 – 119mmol/l.

2.1.2. Vùng 2: vàng da vùng ngựng lưng thì bilirubin gián tiếp khoảng 9mg% hay 130 – 170mmol/l.

2.1.3. Vùng 3: vàng da vùng bụng, thắt lưng đền gối thì bilirubin gián tiếp khoảng 12mg% hay 187 – 221mmol/l.

2.1.4. Vùng 4: vàng da vùng hai tay và hai cẳng chân thì bilirubin gián tiếp khoảng 15mg% hay 221 – 225mmol/l.

2.1.5. Vùng 5: vàng da vùng cổ bàn chân thì bilirubin gián tiếp khoảng 15mg% hay 221 – 225mmol/l.

2.2. Độ nặng vàng da:

2.2.1. Vàng da nhẹ: Từ ngay 3 – 10, sơ sinh bú tố, không kèm yêu tố nguy cơ, mức bilirubin máu không đến ngưỡng can thiệp.

2.2.2. Vàng da bệnh lý: vàng da so81m, mức độ vàng da nặng, kèm các yếu tố nguy cơ, mức bilirubin vượt ngưỡng phải can thiệp.

2.2.3. Vàng da nhân: vàng da sậm + bilirubin gián tiếp cao > 20mg% ( 342mmol/l ) và có biểu hiện thần kinh.

2.3. Chẩn đoán nguyên nhân. ( thường gặp )

     - Bất đồng nhóm máu AOB:

       + Nghĩ đến khi mẹ nhóm máu O, con nhóm mau A hoặc B.

       + Chẩn đoán xác định: mẹ nhóm mau O, con nhóm máu A boặc B + TEST Coomhs dương tính.

     - Nhiễm trùng: vàng da + ổ nhiễm trùng / biểu hiện nhiễm trùng lâm sàng + xét nghiệm.

     - Máu tụ: vàng da + bướu huyết thanh / bướu xương sọ / máu tụ nơi khác.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Nguyên tắc điều trị:

     - Điều trị đặc hiệu: chiếu đèn, thay máu.

     - Điều trị hỗ trợ.

3.2. Điều trị đặc hiệu:

3.2.1. Chiếu đèn.

   - Chỉ định:

       + Lâm sàng: vàng da sơm, vàng da lan rộng đến tay chân ( vàng da vùng 3-4-5 ), hoặc

       + Mức bilirubin máu:

Căn nặng(g)

Bilirubin gián tiếp tính mg% ( mmol/l )

 

5-6 ( 85-102 )

7-9(102-170)

10-12(170-205)

12-15(205-256)

15-20( 256-341)

>20,>341

< 1000g

Chiếu đèn

Thay máu

1000-1500

 

Chiếu đèn

Thay máu

1000-2000

   

Chiếu đèn

Thay máu

> 2000

   

Chiếu đèn

Thay máu

     - Nguyên tắc.

       + Chiếu đèn liên tục, chỉ ngưng khi cho con bú, thay đổi tư thế trẻ.

       + Vàng da nặng: nên sử dụng ánh sáng xanh, nếu không có ánh sáng xanh thì sử dụng ánh sáng trắng với hệ thống đèn 2 mặt. Tăng lượng dịch nhập 10 – 20% nhu cầu.

3.2.2. Thay máu:

     - Chỉ định:

       + Lâm sàng: vàng da đến lòng bàn tay, bàn chân ( < 1 tuần ) + bắt đầu có mức biểu hiện thần kinh, hoặc

       + Mức bilirubin gián tiếp cao > 20mg% + bắt đầu có biểu hiện thần kinh ( li bì, bú kém ).

     - Nếu không thể thay máu vì:

       + Qúa chỉ định: đang suy hô hấp hoặc sốc.

       + Không đặt được catheter tĩnh mạch rốn.

       + Không có máu thích hợp và máu tươi ( < 7 ngày ).

       Biện pháp điều trị thay thế máu là chiếu đèn 2 mặt liên tục.

3.3.3. Điều trị hỗ trợ:

     - Cung cấp đủ dịch : tăng dịch 10 – 20% nhu cầu.

     - Chống co giật băng Phenobarbital.

     - Cho bú mẹ hoặc ăn uống qua sonde dạ dày sơm.

     - Trẻ non tháng có chậm tiêu phân su: thụt tháo bằng Nacl 0,9%.

     - Nếu có nguyên nhân nhiễm trùng: kháng sinh thích hợp.

     - Vật lý trị liệu nếu vàng da nhân qua giai đaoạn nguy hiểm.

  1. THEO DÕI.

   - Mức độ vàng da, biểu hiện thần kinh mỗi 6 giờ nếu vàng da nặng, mỗi 24 giờ trong trường hợp vàng da nhẹ.

     - Không nhất thiết phải do bilirubin máu mỗi ngày trừ trường hợp vàng da kém đáp ứng với điều trị ( mức độ vàng da không giảm, có biểu hiện thần kinh ).

Tài liệu tham khảo

  1. Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

2.Vàng da sơ sinh. Phác đồ điều trị nhi khoa 2009 - Bệnh viện Nhi Đồng 1, TPHồ Chí Minh

HẠ ĐƯỜNG HUYẾT SƠ SINH

 

  1. ĐỊNH NGHĨA.

     - Hạ đường huyết sơ sinh khi glucose máu < 40mg% ( 1,4mmol/l ).

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Hỏi:

     - Bú kém/bỏ bú.

     - Khóc thét/khóc yếu.

     - Co giật.

     - Tình trạng dinh dưỡng từ sau sanh đến lúc mắc bệnh.

     - Tiền sử sanh ngạt/non/già tháng.

     - Mẹ có truyền dịch glucose ưu trương trong thời gian chuyển dạ.

     - Tiền căn mẹ tiểu đường.

2.2. Khám:

       Có thể có hoặc không có triệu chứng lâm sàng.

     - Thần kinh: li bì, run giật chi, giảm trương lực cơ, phản xạ bú yếu hoặc mật, thóp không phồng.

     - Triệu chứng khác: cơn ngưng thở, hạ thân nhiệt.

     - Tìm các yếu tố nguy cơ gây hạ đường huyết: thai già tháng, thai non tháng, nhe cân / lớn cân so với tuổi thai, đa hồng cầu, các bệnh lý khác đi kèm.

2.3. Cận lâm sàng:

     - Dextrostix: cho kết quả đường huyết nhanh ( test đường huyết mao mạch ).

     - khi dextrostix < 40mg% cần làm thêm các xét nghiệm sau:

       + Đường huyết: chẩn đoán xác định hạ đường huyết.

       + Phết máu ngoại biên: tìm nguyên nhân nhiễm trùng và đa hồng cầu.

     - Các xét nghiêm chẩn đoán phân biệt nguyên nhân nội tiết và chuyển hóa chỉ thực hiện trong trường hợp hạ đường huyết kéo dài không đáp ứng điều trị: insulin, GH, cortison, T4 TSH, glucogon, acid uric, lactat, ketone.

     - Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số.

     - Thời gian máu chảy máu đông.

     - Nhóm máu.

2.4. Chẩn đoán xác định:

     - Đương huyết < 40mg% ( 1,4mmol/l ).

2.5. Chẩn đoán có thể. triệu chứng thần kinh + dextrostix < 40mg%.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Nguyên tắc:

     - Truyền glucose nâng đường huyết về bình thường.

     - Dinh dưỡng qua đường miệng càng sớm càng tốt.

3.2. Điều trị hạ đường huyết. dựa vào 2 yếu tố:

     - Có hay không có triệu chứng lâm sàng.

     - Mức độ đường huyết đo được.

3.2.1. Có triệu chứng lâm sàng.

     - Thử đường huyết.

     - Dextrose 10% 2ml/kg TMC trong 2 - 3 phút.

     - Duy trì: dextrose 10% 6 - 8mg/kg/phút ( 3 - 5ml/kg/giờ ).

     - Thử lại dextrostix sau 1 giờ.

       + Nếu < 40mg%: tăng liều dextrose 10% 10-15mg/kg/phút( 6 - 10ml/kg/giờ ).

       + Nếu >40mg%: tiếp tục truyền dextrose duy trì, cho ăn sớm.

     - Theo dõi dextrostix mỗi 1 - 2 giờ cho khi dextrostix > 40mg%, sau đó theo dõi mỗi 4 giờ.

3.2.2. Không triệu chứng lâm sàng.

Dextrostix < 25mg%

( < 1,5mmol/l )

.

Dextrostix 25-40mg%

( 1,5-2,4mmol/l )

Dextrostix > 40mg%

( > 2,4mmol/l )

1. Thử đường huyết, kiểm tra kỹ thuật Dextrostix

2. Nếu vẫn < 25mg%;

dextrose 10% 2ml/kg TMC. duy trì dextrose 10% TTM 6 - 8mg/kg/phut.

3. Cho ăn sớm.

4. Theo dõi đường huyết sau 1 giờ.

1. Thử đường huyết.

2. Cho ăn sớm.

3. Theo dõi Dextrostix mỗi 4 - 6 giờ đến khi đường huyết ổn định.

4. Nếu đường huyết vẫn còn thấp, truyền dextrose 10% 6mg/kg/phút.

1. Cho ăn sớm

2. Theo dõi Dextrostix mỗi 8 - 12 giờ trong 24 giờ đầu/nhóm trẻ nguy cơ.

Ngưng theo dõi đường huyết khi dung nạp đủ lượng sữa và kết quả đường

huyết 3 lần liên tục > 45mg%

3.3. Một số điểm lưu ý.

     - Loại dung dịch glucose được chọn trong điều trị hạ đường huyết là Dextrose 10%.

     - Không dùng Dextrose 30% vì có nguy cơ gây hoại tử da, xuất huyết não do nồng độ thẩm thấu cao ( 1515mOsm/l.

     - Liều khởi đầu ;à 6mg/kg/phút tăng liều truyền nêu đường huyết vẫn thấp cho khi đạt tối thiểu là 40mg%. Nồng độ glucose không vượt quá 12,5% nếu truyền tĩnh mạch ngoại biên.

     - Hạ đường huyết kéo dài:

       + Tăng dần tốc độ truyền dịch glucose đến 16 - 20mg/kg/phút

( không vượt quá 20mg/kg/ngày ).

       + Hydrocortisone 5mg/kg/ngày chia 4 TM hoặc prednisolone 2mg/kg/ngày uống.

       + Nếu hạ đường vẫn tiếp tục, thường ít gặp, cần làm xét nghiệm tim nguyên nhân do rối loạn nội tiết để điều trị đặc hiệu.

Tài liệu tham khảo

  1. Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

2.Vàng da sơ sinh. Phác đồ điều trị nhi khoa 2009 - Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP Hồ Chí Minh

CO GIẬT SƠ SINH

 

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

1.1. Co giật sơ sinh biểu hiện rất đa dạng, đôi khi kín đáo dễ bỏ sót, gồm:

     - Cử động bất thường hoặc thay đổi trương lực cơ của thân và chi:

       + Co giật toàn thân hoặc khu trú.

       + Gồng cứng kiểu mất vỏ hoặc mất não.

       + Hoặc giảm trương lực cơ toàn thân.

     - Cử động bất thường ở mặt, miệng, lưỡi: mút, chu miệng, nhai.

     - Cử động bất thường ở mắt: nhìn một chổ, giật nhãn cầu.

     - Hệ thần kinh thực vật: cơn ngưng thở, thở kiểu tăng thông khí, thay đổi nhịp tim, huyết áp, phản xạ đồng tử.

1.2. Khác với trẻ lớn, co giật ở trẻ sơ sinh thường có nguyên nhân rõ ràng, do đó tìm và điều trị nguyên nhân là rất quan trọng khi xử trí co giật ở trẻ sơ sinh.

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Hỏi:

2.1.1. Bệnh sử/tiền căn sản khoa: sanh ngạt, sanh giúp băng giác hút, bú kém, bỏ bú, sốt, mẹ có dùng thuốc Pyridoxin, isoniazid trong thaim kỳ.

2.1.2. Thời gian khởi phát co giật:

     - Trong 48 giờ đầu sau sanh:

       + Thường do sanh ngạt.

       + Xuất huyết nội sọ, xuất huyết não, di dạng não

       + Hạ đường huyết, hạ calci huyết.

       + Phụ thuộc Pyridoxin.

2.1.3. Ngày 3 – 7 thường do viêm mang não, hạ calci huyết.

2.1.4. Sau 7 ngày: rối loạn chuyển hoá bẩm sinh.

2.2. Khám lân sàng:

     - Co giật toàn thân hay khu trú.

     - Đồng tử, phản xạ ánh sáng.

     - Cơn ngưng thở.

     - Tìm dấu hiệu thóp phòng.

     - Tìm dấu hiệu thiếu máu: da xanh, niêm nhạt.

     - Tìm ổ nhiễm trùng.

     - Dị tật bẩm sinh.

     - Phân biệt co giật với run chi lành tính: run chỉ lành không ành hưởng mắt, tần số run nhanh hơn co giật, thường khởi [hát từ kích thích bên ngoài và chấm dứt khi kềm giữ nhẹ chi.

2.3. Cận lâm sàng:

     Glucose à hạ đường huyết.

     - I on đồ: Na, Ca, Mg à rối loạn điện giải.

     - Nhiễm trùng: công thức máu 18 chỉ số bạch cầu tăng, CRP tăng, cấy máu dương tính, thời gian máu chảy máu đông, nhóm máu.

III. ĐIỀU TRÍ.

3.1. Nguyên tắc điều trị:

     - Điều trị cấp cứu.

     - Điều trị đặc hiệu.

3.2. Điều trị:

3.2.1. Điều trị cấp cứu:

     - Thông đường thở, hút đàm nhớt.

     - Thở oxy hoặc đặt nội khí quản giúp thở.

     - Thuốc chông co giật:

       + Phenobarbital 20mg/kg TTM trong 30 phút, sau 30 phút nếu còn co giật lập lại liều thứ hai 5mg/kg trong 5 phút. Tổng liều tối đa không quá 40mg/kg. Tuỳ theo nguyên nhân có thể duy trì Phenobarbital 5mg/kg ngày ( tiêm bắt hay uống ).

       + Nếu không đáp ứng vơi Phenobarbital liều cao à Midazolam 0,1mg/kg/lần tĩnh mạch, sau đó duy trì liều 0,01 – 0,06mg/kg /giờ ( nếu còn co giật ).

3.2.1. Điều trị đặc hiệu:

     - Hạ đường huyết: glucose máu < 40mg% hay < 2,4mmol/l thì dùng:

       + Glucose 10% 2ml/kg TMC trong 2 – 3 phút.

       + Duy trì: Glucose 10% 3 – 5ml/kg/giờ ( 6 – 8mg/kg/phut ).

     - Hạ calci máu ( Ca I on < 1mmol/l ).

       + Calcium gluconat 10% 1 – 2ml/kg TMC trong 5 phút.

       + Nếu không đáp ứng lập lại liều trên sau 10 phút, duy trì: calcium gluconat 10% 5ml/kg/ngày TTM hay dạng uống.

     - Hạ Mg máu ( Mg máu < 1,2mg% ).

       + Magnesium sulfat 15%: 0,3 -0,6ml/kg TMC trong 5 phút, có thể lặp lại liều trê mỗi 6 – 12 giờ nếu Mg máu vẫn thấp.

       + Duy trì Magnesium sulfat 15%: 0,6ml/kg/ngày uống.

     - Pyridoxin.

       + Chỉ định: tiền sử mẹ có dùng Pyridoxin, Isoniazid hao58c thất bại với liều các thuốc chống co giật trên.

     + Liều: 50mg TM. Duy trì: 10 – 100mg chia 4 lần/ngày uống.

       + Điện não đồ: sóng bất thường biến mất ngay sau khi tiêm Pyridoxin chứng tỏ bệnh thuộc Pyridoxin.

     - Các nguyên nhân khác: Hạ Na máu, Viêm màng não, Xuất huyết não-màng não ( xem các phác đồ tương ứng ).

Tài liệu tham khảo

  1. Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

2.Vàng da sơ sinh. Phác đồ điều trị nhi khoa 2009 - Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP Hồ Chí Minh

 

PHẦN VI: Y HỌC DÂN TỘC

TĂNG HUYẾT ÁP

  1. NGUYÊN NHÂN.

     - Do thất tình ( giận, lo sợ, stress ).

     - Do bệnh lâu ngày, thể chất suy yếu

     - Do đàm thấp có thể do ăn uống không đúng cách.

  1. CHẨN ĐOÁN.  

     Chẩn đoán: Theo y học cổ truyền chia làm 3 thể.

2.1 Thể can dương xung:

2.1.1. Triệu chứng:

     - Trị số huyết áp cao thường hay giao động

     - Đau đầu với tính chất:

       + Đau căng hay như mạch đập.

       + Vị trí: Đỉnh đầu hoặc một bên đầu

       + Kèm nóng phừng mặt, hồi hộp trống ngực, bức xúc

     - Mạch đi nhanh và căng (huyền).

  1. Thể thận âm hư:

2.1.1. Triệu chứng:

     - Trị số huyết áp cao.

     - Tình trạng uể oải, mệt mỏi thường xuyên.

     - Đau nhói mỏi lưng âm ỉ

     - Hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau nặng, đau âm ỉ.

     - Cảm giác nóng trong người, bức súc, thỉnh thoảng có cơn nóng phừng mặt, ngủ kém, táo bón.

     - Mạch trầm, huyền sắc, vô lực.

  1. Thể đờm thấp:

3.1.1. Triệu chứng:

     - Người béo thừa cân.

     - Lưỡi dày, to.

     - Nặng đầu, tê nặng chi dưới.

     - Kém phát triển Cholesterol máu.

     - Mạch hoạt.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Thể lai dương xung:

3.1.1.Bài thuốc: Thiên ma câu đằng ẩm

3.1.2. Công thức huyệt sử dụng: Hành gian, thế phủ, can du, thận du, thái khô, phi dương, nội quan, thái dương, bách hội, ấn đường.

     - Thiên ma 08g.      

     - Câu đằng 12g.        

     - Hoàng cầm 10g.      

     - Chi tử 12g.            

     - Hà thu ô 10g.

     - Tang ký sunh 12g.

     - Đổ trọng 10g.

     - Thạch quyết minh 20g.

     - Ích mẫu 12g.

     - Phục linh 12g.

     - Ngưu tất 12g.

3.2. Thể loại âm hư:

3.2.1.Pháp trị: Tư âm ghìm dương, tư bổ can thận..

3.2.2. Bài thuốc sử dụng: Bài bổ can thận.

3.2.3. Công thức huyệt sử dụng: Thận du, phục lửa, tam âm giao, can du, thái xung, thần môn, nội quan, bá hội, A thị huyệt.

     - Hà thủ ô 10g                                  

     - Thục địa 15g

     - Hoài sơn 15g                                                                                                    

     - Đương Quy 12g

     - Trạch tả 12g

     - Sái hô 10g.

     - Thảo quyết minh 10g.

3.3 Thể đờm thấp:

3.3.1. Pháp trị: Hoá đờm trừ thấp.

3.3.2. Bài thuốc sử dụng: Bài hạ áp

     - Thục địa 20g                                                                                       

     - Ngưu lối 10g                                                                                                       

     - Rể nhâu 20g                                      

     - Trạch tả 10g

     - Mã đề 20g.

     - Táo nhân 10g.

     - Hoa hoè 10.

TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

  1. NGUYÊN NHÂN.

     - Ngoại nhân: Nhiệt, phong.

     - Toàn thân bất túc.

     - Thất tình: giận, lo sợ, stres.

     - Bệnh lâu ngày thể chất suy yếu.

     - Ăn uống không đúng cách.

  1. TRIỆU CHỨNG.

2.1. Trong đợt tai biến mạch máu não:

2.1.1. Thể trung lạc: ( trúng phong ở lạc ).

     - Đột ngột da tê dại kèm đầu choáng váng, đau, hoa mắt. Biến chứng này có thể thoáng qua rồi biến mất hoặc kéo dài.

2.1.2. Thể trung sinh: ( trúng phong kinh lạc ).

     - Người bệnh không mê man, ý thức lơ mơ, li bì.

     - Bại liệt nửa người, chân tay tê dại, miệng nhiễu đàm giãi, nói năng không trôi chảy.

   - Rêu lưỡi trắng dày, mạch huyền hoạt.

2.1.3. Thể trúng phong tạng phủ:

     - Triệu chứng hôn mê, tuỳ theo tình trang hôn mê là đột ngột hay từ từ.

       + Thể trung phả ( trúng phong ở phả )

       + Bệnh nhân mê man, bại liệt ½ người, miệng méo, mắt lệch, nói năng ú ớ, đàm lấp thanh khiếu, nói không được, đại tiểu tiện không nín được hoặc bí kết.

       + Thể trúng tạng ( trúng phong ở tạng ).

       + Bệnh nhân đột ngột ngã ra mê man bất tỉnh.

2.2. Giai đoạn sau tai biến mạch máu não, di chứng của tai biến mạch máu não

2.2.1. Thể can thận âm hư:

     - Sắc mặt xám, mặt má ửng hồng.

     - Răng khô, móng khô, gân gồng cứng co rút lại.

     - Đau nơi cơ lưng, tiểu đêm, táo bón, ngủ kém.

     - Than nóng trong người, dễ bực dọc, bức xúc.

     - Lưỡi đỏ bệu, mạch trầm sát vô lực.

2.2.1. Thể thận âm dương lưỡng hư:

     - Sắc mặt tái xanh hoặc đen xạm.

     - Răng khô, móng khô, gân gồng cứng co rút lại

     - Đau nơi cơ lưng, tiểu đêm , ngủ kém.

     - Không khát, ít uống nước, sợ lạnh.

     - Lưỡi nhớt, mạch trầm nhược.

2.2.3. Thể nằm thấp:

     - Người béo, thừa cân lưỡi dày to.

     - Bệnh ít than phiền về triệu chứng đau đầu, nhưng than phiền về tê nặng các chi.

     - Thường hay kèm tăng Cholesterol máu, mạch hoạt.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Trong đợt tai biến mạch máu não:

3.1.1.Bài thuốc: Bình can tức phong

3.1.2. Công thức huyệt: Hành gian, thấu phủ, can du, thận du, thái khê, phi dương, nội quan, thái dương, bách hội, ấn đường

     - Thiên ma 08g                                                                                      

     - Câu đằng 12g                                                                                      

     - Hoàng cầm 10g

     - Ích mẫu 12g.

     - Chí tử 12g.

     - Tang ký sinh 12g.

     - Hà thu nô 10g.

     - Đỗ trọng 10g.

     - Phục linh 12g.

     - Thạch quyết minh 20g.

     - Ngưu tất 12g.                                                                                                                

3.2. Giai đoạn sau tai biến mạch máu não di chứng của tai biến mạch máu não:

Phục hồi chức năng vận động và tâm thần. Giải quyết tình trạng chung của cơ thể.

3.2.1. Thể thận âm hư:

3.2.1.1. Pháp trị: Tư âm ghìm dương, tư bổ can thận.

3.2.1.2. Bài thuốc: Lục vị địa hoàng, hoàng gia quy thược.

3.2.1.3. Công thức huyệt: Thận du, phục lưu, tam âm giao, can du, thái xung, thần môn, nội quan, bách hội, A thị huyệt

     - Thục địa 32g.

     - Hoài sơn 16g.

     - Đơn bì 12g.

     - Sơn thù 08g.

     - Phục linh 12g.

     - Trạch tả 06g.

     - Đương quy 12g.

     - Bạch thược 08g.                                                                                                              

3.2.2. Thể thận âm dương lưỡng hư:

3.2.2.1. Pháp trị: ôn bổ thận dương

3.2.2.2. Bài thuốc: Hữu quy ẩm.

3.2.2.3. Châm cứu: cứu bổ hoặc châm tả. Thái dương, bách hội, đầu duy, phong trì, thái xung, quang minh, can du, thận du, tâm âm giao, thái khê, phi dương, mạch môn, trung cực, quan nguyên, khí hải.

     - Cam thảo 04g.

     - Đỗ trọng 12g.

     - Hoài sơn 16g.

     - Kỷ tử 08g.

     - Nhân sâm 08g.

     - Nhục quế 04g.

     - Phụ tử 02g.

     - Thù du 08g.

     - Thục địa 32g.

3.2.3. Thể đờm thấp:

3.2.3.1. Pháp trị: Trừ đờm thông lạc.

3.2.3.2. Bài thuốc: Nhị tràng thang

     - Bạch truật 40g.

     - Cam thảo 04g.

     - Phục linh 12g.

     - Bán hạ 12g.

     - Nhân sâm 04g.

     - Trần bì 04g.

3.2.4. Phục hồi di chứng vận động và tâm thần:

3.2.4.1. Pháp trị: Bổ khí, hoạt huyết, khử ứ, thông lạc.

3.2.4.2. Bài thuốc: Bổ dương hoàn ngũ thang.

     - Huỳnh kỳ 40g.

     - Hồng hoa 07g.

     - Đào nhân 06g.

     - Xuyên khung 07g.

     - Địa long 07g.

     - Xích thược 06g.

     - Đương quy 08g.

  

BỆNH LÝ VIÊM ĐA DÂY THẦN KINH

  1. NGUYÊN NHÂN.

     - Ngoại nhân: Phong, hàn, thấp.

     - Thể chất yếu bệnh lâu ngày.

     - Xương không đúng.

  1. TRIỆU CHỨNG.

     - Triệu chứng lâm sàng: Chia làm 6 thể lâm sàng.

2.1. Phong hàn thấp bế.

     - Tê, đau nhức cơ tăng khi trời lạnh, ẩm thấp, bệnh nhân thích chườm ấm tại chỗ   đau và tê.

         - Người sợ lạnh, chân tay lạnh, lưng gối mỏi.

         - Rêu lưỡi trắng mỏng, trắng nhới, chất lưỡi nhạt

         - Mạch phù huyền khẩu.

2.2. Thể thấp nhiệt kế.

     - Tê chân, người thấy nặng nề kèm đau hoặc có cảm giác rát nóng, sợ bên ngồi da thấy nặng.

     - Lưỡi đỏ, rêu vàng nhớt.

     - Mạch huyền sác hoặc tế sác.

2.3. Thể khí hư thất vận.

     - Tê tứ chi, nhấc chi lên khó khăn, mất lực, tăng lên khi gặp lạnh.

     - Sắc mặt nhợt, thiếu hơi, đoản khí, mệt mỏi, thích nằm.

     - Sợ gió, sợ lạnh, ăn kém, càu nhàu, dễ bị cảm.

     - Lưỡi nhớt bịu, rìa có dấu răng, rêu trắng miệng

     - Mạch trầm nhu.

2.4. Thể huyết hư thất vinh.

     - Chân tay tê, da khô trũng, người gầy yếu.

     - Mệt mõi nhiều, kèm chóng mặt, hoa mắt, mất ngủ, hay quên.

     - Tấm quý, chích xung

     - Chất lưỡi nhạt, mạch trầm tế.

2.5. Thể âm hư phong động.

     - Tê nhiều kèm run nhẹ, có lúc có cảm giác như tràng bè.

     - Ngườii gầy khô, hoa mắt, chóng mặt, ù tai.

     - Mất ngủ hay mộng mị, lưng gối nhức mỏi.

     - Chất lưỡi đỏ tối, rêu miệng. mạch trầm tê.

2.6. Thể đàm uất trị.

     - Tê kéo dài, tê vị trí cổ mình. Có cảm giác căng, ăn vào thấy dễ chịu

     - Kèm váng đầu, nặng chi có cảm giác tức ngực.

     - Chất lưỡi tơi hoặc có vết bầm, rêu nhớt.

     - Mạch trầm sáp hoặc huyền hoạt.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Phong hàn thấp bế:

3.1.1. Pháp trị : Khu phong tán hàn, sơ trấp trục tà, ôn kinh thông lạc.

3.1.2. Bì thuốc: quỳn bế thang + quế chi thang.

     - Khương hoạt 08g.

     - Độc hoạt 12g.

     - Tân cửu 10g.

     - Quế chi 08g.

     - Bạch thược 06g.

     - Đương quy 12g.

     - Xuỳn khung 08g.

     - Tang chi 08g.

     - Xuyên ô 06g.

     - Hải phong đằng 10g.

     - Kê huyết đằng 10g.

     - Cam thảo sống 06g.

3.2. Thể thấp nhiệt bế:

3.2.1. Pháp trị: Thanh lợi thấp nhiệt, sơ kinh thông lạc

3.2.2. Bài thuốc: Tam dịu hoàn gia giảm.

   - Thương truật 10g.

   - Hoàng bá 06g.

     - Ngưu tất 10g.

     - Hải phong đằng 10g.

     - Kê huyết đằng 10g.

     - Địa long 06g.

     - Khương hoàng 09g.

     - Phong kỳ 10g.

     - Nhủ hương 06g.

3.3. Thể khí hư:

3.3.1. Pháp trị: Bổ khí trợ vận, hoạt huyết vinh chi

3.3.2. Bài thuốc: Bổ trung ích khí thang gia giảm.

     - Huỳnh kỳ 30g.

     - Đảng sâm 15g.

     - Bạch truật 10g.

     - Đương quy 10g.

     - Trần bì 08g.

     - Thăng ma 08g.

     - Quế chi 08g.

     - Kê huyết đằng 12g.

3.4. Thể huyết hư:

3.4.1. Pháp trị: Dưỡng huyết hoạt huyết, xung mạch nhuận chi.

3.4.2. Bài thuốc: Tứ vật thang gia đan sâm.

     - Xuyên khung 06g.

     - Đương quy 12g.

     - Thục địa 20g.

     - Bạch thuộc 12g.

     - Đang sâm 12g.

             

3.5. Thể âm hư phong động:

3.5.1. Pháp trị: Tu âm, dưỡng huyết, hoạt huyết.

3.5.2. Bài thuốc: Thiên ma câu đằng, ẩm gia đương quy, xuyên khung.

     - Thiên ma 40g.

     - Tang ký sinh 07g.

     - Ích mẫu 12g.

     - Câu đằng 07g.

     - Hà thu ô 06g.

     - Đỗ trộng 08g.

     - Hoàng cầm 06g.

     - Thạch quyết 20g.

     - Đương quy 12g.

     - Chi tử 07g.

     - Phục linh 12g.

     - Xuyên khung 12g.

             

3.6. Thể đàm uất trị:             

3.6.1. Pháp trị: Hoá đờm, lợi uất, hoạt huyết, thông lạc.

3.6.2. Bài thuốc: Song hợp thang gia giảm, đào hồng tư vật thang + nhị trần thang.

     - Ngưu tất 10g.

     - Phục linh 12g.

     - Bạch truật 10g.

     - Địa long 06g.

     - Bán hạ 06g.

     - Thục địa 20g.

     - Tế tân 04g.

     - Trần bì 06g.

     - Đương quy 12g.

     - Hương phụ 06g.

     - Đảo hồng 10g

     - Xuyên khung 12g.

     - Sinh thảo 10g.

             

3.7. Điều trị bằng châm cứu:

- Chi trên: hợp cốc, khúc trì, kiên ngung, kiên tĩnh, ngoại quan, thái uyên, xích trạch.

- Chí dưới: Phong thị, dương làng, côn lôn, huyên chung, túc tâm lý, tam âm giao.

                                                                                                                          

  

LIỆT MẶT NGUYÊN PHÁT

  1. NGUYÊN NHÂN.

              - Ngoại nhân: phong hàn, phong thấp.

              - guyên nhân khác: bất nội ngoại nhân.

  1. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG: chia làm 3 thể

2.1. Thể phong hàn phạm kinh lạc: Thể bệnh lâm sàng thường xuất hiện trong trường hợp liệt mặt do lạnh.

     - Bệnh khởi phát đột ngột, triệu chứng liệt xuất hiện hoàn toàn trong vòng 48 giờ.

     - Có thể đau sau tai trước đó 1-2 ngày, có thể kèm ù tai thường chảy nước mắt sống.

     - Liệt toàn bộ cơ mặt một bên, mất nếp nhăn tráng, mất nếp mũi má. Ảnh hưởng đến tiếng nói, ăn uống.

     - Kèm theo người gai lạnh, sợ lạnh.

     - Rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù.

2.2. Thể phong nhiệt phạm kinh lạc: thường do nguyên nhân viêm nhiễm

     - Bệnh khởi phát đột ngột.

     - Liệt toàn bộ cơ mặt 1 bên.

     - Kèm theo người sông, sợ gió, sợ nóng.

     - Rêu lưỡi trắng dày, mạch phù sác

2.3. Thể huyết ứ ở kinh lạc: Thường do nguyên nhân chấn thương hoặc khối choán .

     - Bệnh khởi phát đột ngột

     - Liệt toàn bộ cơ mặt 1 bên.

     - Luôn có kèm dấu đau

     - Xuất hiện sau một chấn thương hoặc sau mỗ vùng hàm mặt – xương chụm.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Thể phong hàn phạm kinh lạc:

3.1.1. Pháp trị: khu phong, tán hàn, hoạtt lực, hoạt huyết, hành khí.

3.1.2. Bài thuốc:

     - Ké đầu ngựa 12g.

     - Kê huyết đằng 12g.

     - Kương phụ 08g.

     - Tang ký sinh 12g.

     - Ngưu tất 12g.

     - Quế chi 08g.

     - Uất kim 08g.

     - Bạch chỉ 08g.

     - Trần bì 08.

3.2. Thể phong nhiệt phạm kinh lạc:

3.2.1. Pháp trị: Khu phong, thanh nhiệt, hoạt huyết(khi có sốt), khu phong, bổ huyết, hoạt lạc(khi hết sốt).

3.2.2. Bài thuốc sử dụng:

   - Kim ngân hoa 16g.

     - Xuyên khung 12g.

     - Bổ công anh 16g.

     - Đan sâm 12g.

     - Thổ phục linh 12g.

     - Ngưu tất 12g.

     - Ké đầu ngựa.                                     

3.3. Thể huyết ứ kinh lạc:

3.3.1. Pháp trị: Hoạt huyết hành khí

3.3.2. Bài thuốc sử dụng:

     - Xuyên khung 12g.

     - Uất kim 08g.

     - Nhân sâm 12g.

     - Chi xác 06g.

     - Ngưu tất 12g.

     - Trần bì 06g.

     - Tô mộc 08g.

   - Hương phụ 06g.

3.4. Điều trị châm cứu:

Công thức huyệt:

     - Toản trúc, ấn đường, thái dương, dương bạch, nghinh hương, giáp xa, hạ quan, địa thương.

     - Ế phong, phong trì

     - Hợp cốc.

     - Phần lớn là ôn châm… Nếu thuộc thể phong nhiệt phạm lạc mạch k? thuật sử dụng là châm tả.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐIỀU TRỊ ĐAU THẦN KINH TOẠ

  1. NGUYÊN NHÂN.

                   - Ngoại nhân: Phong hàn, phong thấp hoặc thấp nhiệt.

                   - Bất nội ngoại nhân: Chấn thương ( vi chấn thương ) ở cột sống.

  1. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG.

              2.1. Thể lấp: Thể phong hàn phạm kinh lạc hoặc khí huyết ứ trệ.

2.1.1. Triệu chứng:

     - Đau lưng sau xuống chân dọc theo dây thần kinh tọa.

     - Đau dữ dội, đau tăng khi ho, khi hắt hơi, khi lái gập cổ đột ngột.

     - Đau tăng về đêm, giảm khi nằm yên trên giường cứng.

     - Giảm đau với chườm nóng.

     - Rêu lưỡi trắng, mạch phù ( nếu do phong hàn ).

     - Lưỡi có điểm ứ huyết ( nếu do khí huyết ứ trệ ).

2.1.2. Khám lâm sàng:

     - Triệu chứng ở cột sống: Cơ lưng phản ứng co cứng, cột sống mất đường cong sinh lý.

     - Triệu chứng đau rể: Dấu Lasegue (+), Bonnet (+), Néri (+).

              2.2. Thể mãn: ( Thể phong hàn thấp/ Can thận âm hư )

2.2.1. Triệu chứng:

     - Bệnh kéo dài, đau âm ỉ với những đợt đau tăng, chườm nóng, nằm nghỉ dễ chịu, thường đau 2 bên hoặc nhiều rể

     - Triệu chứng toàn thân: ăn kém, ngủ ít, mệt mỏi, mạch nhu loãn, trầm nhược.

              III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Thể cấp: Dùng bài thuốc trị thấp khớp:

     - Lá lốt 12g.

     - Cò xước 10g.

     - Sinh địa 16g.

     - Cà leo gai 12g.

     - Quế chi 10g.

     - Sài đất 12g.

     - Hà thu ô 16g.

3.1.1. Châm cứu:

     - Giáp tích L4_L5, L5_S1

     - Hoàn khâu

     - Kỷ trung

     - Kinh cốt, đại chung ( nếu đau dọc rể S1)

     - Khâu khư, lãi câu ( nếu đau dọc rể L5).

3.2. Thể mãn: Dùng bài độc hoạt tang ký sinh gia giảm.

     - Độc hoạt 12g.

     - Ngưu tất 12g.

     - Cam thảo 08g.

     - Phòng phong 08g.

     - Đỗ trọng 12g.

     - Bạch thược 12g.

     - Tang ký sinh 12g.

     - Đảng sâm 12g.

     - Đương quy 12g.

     - Tế tân 06g.

     - Thục địa 12g.

     - Đại táo 12g.

     - Quế chi 06g.

     - Phục linh 12g.

3.2.1. Châm cứu:

     - Giống các huyệt thể cấp gia thận: Thận da, thái khô, phi dương, tam ân giao.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THOÁI HOÁ KHỚP XƯƠNG

  1. NGUYÊN NHÂN.

     - Thoái hoá khớp nằm trong phạm trù chứng tý và chứng tích bồi thống.

1.1. Chứng tý:

     - Ở khớp: đau mỏi các khớp, mưa lạnh ẩm thấp đau tăng, dễ tái phát, đêm đau nhiều, vận động đi lại đau tăng, có khi đau dữ dội ở 1 khớp, chườm nóng thì đở.

1.2. Chứng tích bồi thống:

     - Tích thống: Đau dọc vùng giữa sống lưng, không ưỡn thẳng người được, cảm giác lạnh ở sống lưng, tiểu tiện trong dài, dùi chân mềm yếu.

     - Bối thống: Đau cả mãng lưng, cảm giác trì trệ khó chịu, lan toả vùng gáy và bả vai.

  1. ĐIỀU TRỊ.

2.1. Thoái hoá vùng cơ lưng xuống tới chân: ( Khớp cột sống thắt lưng, Khớp háng, khớp gối, gót chân…)

2.1.1. Bài thuốc:

     - Độc hoạt 12g.

     - Tang ký sinh 12g.

     - Phục sinh 12g.

     - Ngưu tất 12g.

     - Tế tấn 12g.

     - Đương quy 08g.

     - Phòng phong 12g.

     - Sinh địa 12g.

     - Cam thảo 06g.

     - Đỗ trọng 12g.

     - Tần giao 08g.

     - Đản sâm 12g.

     - Quế chi 08g.

     - Bạch thược 12g.

                                                                                                                      

2.1.2. Châm cứu:

     - Châm bổ các nguyệt Quan nguyên, khí hảo, thận du, tam âm giao, châm các huyệt tại khớp đau và lân cận.

2.2. Thoái hoá các khớp ở chi trên và các dối xa bàn tay:

2.2.1. Bài thuốc: Quyên tý thang.

     - Khương hoạt 08g.

     - Chích thảo 06g.

     - Gừng 04g.

     - Phòng phong 08g.

     - Đương quy 08g.

     - Đại táo 12g.

     - Khương hoàng 12g.

     - Xích thược 12g.

     - Hoàng kỷ 12g.                                  

2.3. Thoái hoá khớp ở vùng cột sống thắt lưng:

2.3.1. Bài thuốc: Hữu quy hoàn gia giảm.

2.3.2. Châm bổ: Thận du, Đại trường du, mệnh môn, chí thất, bát hoà

     - Phụ tử 04g.

     - Kỷ tử 10g.

     - Nhục quế 04g.

     - Cam thảo 08g.

     - Sơn thủ 08g.

     - Đỗ trọng 12g.

     - Hoài sơn 12g.

     - Cấu tích 12g.

     - Thục địa 16g.

     - Cốt toái bổ 12g.

2.4. Thoái hoá cột sống có đợt cấp do co cứng:

2.4.1. Nguyên nhân do lạnh, y học cổ truyền khu trú trong nhóm bồi thống.

2.4.2. Pháp trị: Khu long, tán hàn, trừ thấp, ôn kinh hoạt lạc.

2.4.3. Bài thuốc: Khương hoạt thắng thấp thang.

     - Khương hoạt 10g.

     - Xuyên khung 12g.

     - Độc hoạt 12g.

     - Cam thảo 08g.

     - Cảo bản 08g.

     - Quế chi 08g.

     - Mạn kinh 10g.

2.4.4. Châm cứu: A thị nguyệt.

Phác đồ ngoại sản

   LỜI NÓI ĐẦU

     Trong thực hành lâm sàng, người thầy thuốc phải thường xuyên đối mặt với những khó khăn trong việc đánh giá tình trạng sức khoẻ người bệnh sao cho chính xác, các thang điểm, tiêu chuẩn chẩn đoán và phân loại người bệnh thật sự là cần thiết và ngày càng được khẳng định vai trò của nó. Để tất cả các bạn đồng nghiệp đều thống nhất với nhau trong chẩn đoán và quan điểm điều trị, để hạn chế tối đa mỗi người bác sĩ điều trị bệnh nhân theo một cách riêng của mình, TTYT huyện Tri Tôn đã xây dựng bộ phác đồ điều trị bệnh viện với mục tiêu là không ngừng nâng cao chất lượng điều trị cho người bệnh, lấy nghiên cứu khoa học làm động lực cho sự phát triển. Trên tinh thần đó, chúng xin trân trọng giới thiệu đến các bạn đồng nghiệp bộ phác đồ điều trị gồm nhiều chuyên khoa thuộc khối chuyên khoa mắt,tai- mũi-họng, răng- Hàm-mặt, khối nội-nhi-nhiễm, khối ngoại - sản phụ khoa, hồi sức cấp cứu - chống độc ....

     Để có được bộ phác đồ điều trị này là cả một quá trình lao động của tập thể bác sĩ thuộc TTYT huyện Tri Tôn, chúng tôi xin ghi nhận những đóng góp vô cùng quý báo đó của các bạn. Bất kỳ phác đồ điều trị nào cũng phải được cập nhật theo thời gian để không bị lạc hậu, do đó hàng năm đơn vị bổ sung thêm các kiến thức mới để kịp đà phát triển của khoa học.

     Xin trân trọng kính chào và mong nhận được sự đóng góp của mọi người.

                                                       Tri Tôn, ngày 19 tháng 01 năm 2018

                                                               Giám đốc TTYT Tri Tôn

                                                                    BSCKI Hà Minh Hiệp

         MỤC LỤC

 

STT

NỘI DUNG

TRANG

1

Lời nói đầu

01

2

Mục lục

02

 

PHÂN I: KHOA NGOẠI

06

3

Phác đồ xử trí cấp cứu sốc phản vệ

06

4

Các xét nghiệm tiền phẫu.

08

5

Gây tê tuỷ sống

09

6

Gây mê nội khí quản

11

7

Gây mê tĩnh mạch

14

8

Gây mê mask

16

9

Săn sóc sau mổ tại phòng hồi tỉnh

17

10

Chăm sóc và theo dõi bệnh nhân sau mổ

19

11

Viêm dạ dày

23

12

Viêm loét dạ dày tá tràng

26

13

Loét dạ dày tá tràng

29

14

Thủng ổ loét dạ dày – tá tràng

33

15

Viêm ruột thừa

36

16

Thoát vị bẹn - đùi

39

17

Bệnh trĩ

42

18

Tắc ruột – bán tắc ruột

45

19

Bệnh sỏi đường mật

49

20

Viêm túi mật –sỏi túi mật

51

21

Abcès gan do Amib

53

22

Abcès gan do vi trùng

56

23

Viêm tụy cấp

58

24

Cơn đau quặn thận

61

25

Nhiễm trùng tiểu

63

26

Sỏi đường tiết niệu

66

27

Viêm tinh hoàn

69

28

U xơ tiền liệt tuyến ( tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt )

70

29

Đại cương về Chấn thương, đa chấn thương

72

30

Đại cương về Vết thương, đa vết thương

74

31

Đại cương về Đa thương

76

32

Sốc chấn thương

78

33

Thang điểm Gaslow

80

34

Chấn thương sọ não

81

35

Chấn thương ngực kín

85

36

Vết thương thấu ngực

90

37

Chấn thương bụng kín

92

38

Vết thương thấu bụng

95

39

Vỡ bàng quang

98

STT

NỘI DUNG

TRANG

 

KHOA NGOẠI

 

40

Chấn thương cột sống

100

41

Chèn ép khoang cấp tính

102

42

Đại cương về gãy xương

104

43

Gãy xương hở

107

44

Gãy xương đòn

109

45

Gãy xương cánh tay

111

46

Gãy liên lồi cầu xương cánh tay

113

47

Gảy mõm khuỷu

115

48

Gãy xương vùng cẳng tay

117

49

Gãy xương bàn – ngón tay

120

50

Gãy xương đùi

122

51

Gãy cổ xương đùi

126

52

Gãy liên mấu chuyển xương đùi

128

53

Gãy đầu dưới xương đùi

130

54

Vỡ xương bánh chè

132

55

Gãy mâm chày

134

56

Gãy xương cẳng chân

136

57

Gãy xương bàn-ngón chân

138

58

Đại cương về trật khớp

140

59

Trật khớp vai

143

60

Trật khớp khuỷu

145

 

PHÂN II: KHOA SẢN

147

61

Phác đồ xử trí cấp cứu sốc phản vệ

147

62

Các cận lâm sàng thường quy bệnh nhân vào khoa sản

149

63

Các xét nghiệm tiền phẫu

150

64

Nguyên tắc chung trong hồi sức cấp cứu

151

65

Hướng dẫn phát hiện nguy cơ khi khám thai

152

66

Thai nghén co nguy cơ cao

154

67

Chẩn đoán trước sinh

159

68

Choáng sản khoa

160

69

Các dạng khung chậu

163

70

Một số khái niệm về sản khoa

165

71

Một số đường kính lọt của ngôi thai

166

72

Các yếu tố tiên lượng một cuộc chuyển dạ

167

73

Chẩn đoán chuyển dạ

169

74

Theo dõi chuyển dạ sanh thường

172

75

Đở đẻ thường ngôi chỏm

175

76

Xử trí tích cực giai đoạn III của chuyển dạ sanh

178

77

Chỉ định mổ lấy thai

180

78

Phẫu thuật lấy thai

181

79

Phẫu thuật cắt tử cung bán phần cấp cứu

185

STT

NỘI DUNG

TRANG

 

KHOA SẢN

 

80

Làm rốn trẻ sơ sinh

187

81

Kiểm tra nhau

188

82

Cắt và khâu tầng sinh môn

190

83

Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh ngày đầu sau đẻ

192

84

Nhau bong non

196

85

Nhau tiền đạo

199

86

Dọa vỡ tử cung

201

87

Vỡ tử cung

202

88

Sanh chỉ huy

204

89

Chảy máu sau đẻ ( băng huyết sau sanh )

206

90

Sinh đôi

210

91

Xử trí thai thứ hai trong sinh đôi

213

92

Tăng huyết áp, tiền sản giật và sản giật

214

93

Ngôi thai bất thường

220

94

Dọa sanh non vả sanh non

223

95

Vỡ ối non và vỡ ối sớm

225

96

Thai quá ngày sinh ( thai già tháng )

226

97

Thai chết trong tử cung ( thai lưu )

227

98

Theo dõi cuộc đẻ với sản phụ có sẹo mổ ở tử cung

228

99

Xử trí phù phổi cấp trong chuyển dạ

230

100

Chuyển dạ đình trệ ( chuyển dạ kéo dài )

231

101

Suy thai cấp

233

102

Sử dụng thuốc oxytocin trong chuyển dạ

235

103

Sử dung thuốc Misoprostol

238

104

Sử dung thuốc giảm cơ tử cung trong chuyển dạ

239

105

Sốt sau sanh

240

106

Nhiễm trùng hậu sản

245

107

Bí tiểu sau sanh

250

108

Các phương pháp gây chuyển dạ

251

109

Kỹ thuật bấm ối

254

110

Nghiệm pháp lọt ngôi chỏm

256

111

Đỡ đầu trong ngôi mông

258

112

Giác hút

260

113

Bóc nhau nhân tạo

262

114

Kiểm soát tử cung

264

115

Phác đồ xử trí doạ sẩy thai

266

116

Phác đồ xử trí sẩy thai

267

117

Phác đồ xử trí thai lưu

269

118

Thai ngoài tử cung

271

119

Chửa trứng

274

120

U nang buồng trứng

275

STT

NỘI DUNG

TRANG

 

KHOA SẢN

 

121

U xơ tử cung

277

122

Hội chứng tiết dịch âm đạo

279

123

Hội chứng đau bụng dưới

283

124

Nhiễm khuẩn âm đạo

287

125

Viêm âm đạo do nấm

288

126

Viêm âm đao do trùng roi Trichomonas

289

127

Viêm cổ tử cung

290

128

Viêm sinh dục do Herpes

291

129

Hồi sức sơ sinh ngay sau sanh

293

130

Chăm sóc trẻ sơ sinh non / nhẹ cân

295

131

Nhiễm trùng sơ sinh

296

132

Nhiễm trùng rốn sơ sinh

300

133

Nhiễm trùng huyết sơ sinh

301

134

Co giật sơ sinh

303

135

Vàng da tăng Bilirubin tự do ( gián tiếp ) sơ sinh

305

136

Lấy máu gót chân

307

137

Chăm sóc trẻ bằng phương pháp Căng Gu Ru

308

138

Kỹ thuật chiếu đèn điều trị vàng da sơ sinh

310

139

Hạ đường huyết sơ sinh

311

PHẦN I: KHOA NGOẠI

PHÁC ĐỒ XỬ TRÍ CẤP CỨU SHOCK PHẢN VỆ

 

  1. TRIỆU CHỨNG.

       Ngay sau khi tiếp xúc với dị nguyên ( sau khi tiêm thuốc, uống thuốc, bơi thuốc, nhỏ mắt, nhỏ mũi… ) hoặc muộn hơn, xuất hiện :

     - Cảm giác khác thường như bồn nôn, hốt hoảng, sợ hãi…, tiếp theo đó xuật hiện triệu chứng ở 1 hoặc nhiều cơ quan.

     - Mạch nhanh nhỏ ( M > 100 L/P ) khó bắt, có khi không đều, mạch ngoại biên có thể không bắt được. HA tụt < 90/60 mm Hg có khi không đo được

     - Đau quặn bụng, ỉa đái không tự chủ ( ỉa đái trong quần ).

     - Vã mồ hồi, tay chân lạnh do co mạch ngoại vi.

     - Đau đầu, chóng mặt, choáng váng, vật vã, giãy giụa, co giật, có khi lơ mơ hoặc hôn mê.

     - Nặng hơn : khó thở ( kiểu hen thanh quản ), nghẹt thở.

     - Mẩn ngứa, ban đỏ, mề đay, phù Quinck ( phù cứng ).

     - Thiểu niệu hoặc vô niệu.    

  1. XỬ TRÍ.

2.1 A. Xử trí ngay tại chổ :

2.1.1. Ngưng ngay đường tiếp xúc với dị nguyên ( ngưng ngay thuốc đang dùng tiêm chích, uống, bôi, nhỏi mắt- mũi ).

2.1.2. Cho bệnh nhân nằm tại chổ.

2.1.3. Thuốc Adrenalin là thuốc cơ bản để cấp cứu chống Shock phản vệ

2.1.3.1. Adrenalin 0,1% 1ml=1mg, tiêm dưới da ngay sau khi xuất hiện Shock phản vệ với liều như sau :

     - Người lớn : ½ - 1A TDD.

     - Ở trẻ em : không quá 0,3ml ( 1A=1ml +9 ml nước cắt = 10 ml ) sau đó tiêm 0,1ml/Kg ).

     - Nếu đang lập đường truyền tĩnh mạch thì dùng liều như trên của Adrenalin

2.1.3.2. Tiếp tục tiêm nhắc lại Adrenalin liều như trên sau 10 – 15 phút/lần cho đến khi HA trở lại bình thường, ủ ấm, đầu thấp chân cao, theo dõi M, HA 10 – 15 phút/lần ( nằm nghiêng sang 1 bên nếu có nôn ).

2.1.3.3. Nếu shock quá nặng đe dọa tử vong, ngoài đường tiêm dưới da có thể tiêm Adrenalin pha loãng 1/10 qua tĩnh mạch, bơm qua ống nội khí quản.  

2.2. Tùy theo điều kiện trang thiết bị y tế và trình độ chuyên môn của từng tuyến có thể áp dụng các biện pháp sau :

2.2.1. Xử trí suy hô hấp :

     - Nằm đầu thấp chân cao, thở Oxy 5L/P qua sond mũi hay bóp bóng Ambu có Oxy.

     - Đặt nỗi khí quản, thông khí nhân tạo hay mở khí quản nếu có phù thanh môn.

     - Truyền tĩnh mạch chậm: Aminophyline 1mg/kg/giờ hoặc có thể dùng Terbutaline 0,5mg, 1 A TDD cho người lớn và 0,2ml/10 kg ở trẻ em. Tiêm nhắc lại sau 6 – 8 giờ nếu không đỡ khó thở.

2.2.2. Thiết lập đường truyền tĩnh mạch :

     - Adrenalin để duy trì HA bắt đầu bằng 0,1 mcg/kg phút điều chỉnh tốc độ theo HA ( khoảng 2mg Adrenalin/giờ cho người lớn ).

2.2.3. Các thuốc khác :

     - Hydrocortisone 100mg : 5mg/kg/giờ. Có thể dùng liếu cao nếu shock nặng gấp 2 – 5 lần.

     - Nacl 0,9% 1 – 2 lít ở người lớn, không quá 20ml/kg ở trẻ em.

2.2.4. Điều trị phối hợp :

     - Uống than hoạt 1g/kg nếu dị nguyên qua đường uống tiêu hóa.

     - Băng ép chi phía trên chổ tiêm hoặc đường vào của nọc độc.

2.3. Chú ý :

     - Theo dõi bệnh nhân ít nhất 24 giờ sau khi HA đã ổ định.

     - Sau khi sơ cứu nên vận dụng đường tiêm truyền tĩnh mạch đùi.

     - Nếu HA vẫn không lên sau khi truyền đủ dịch và Adrenalin, thì có thể truyền thêm huyết tương, Albumin ( hoặc máu nêu có mất máu ) hoặc bất cứ dung dịch cao phân tử nào sẵn có.

     - Điều dưỡng có thể dùng Adrenalin theo phác đồ khi bác sĩ không có mặt.

     - Hỏi kỹ tiền sử dị ứng và chuẩn bị hộp thuốc cấp cứu Shock phản vệ trước khi dùng thuốc cần thiết.

HỢP THUỐC CẤP CỨU SHOCK PHẢN VỆ

Tổng cộng 07 khoản trong hợp thuốc cấp cứu Shock phản vệ

STT

TÊN THUỐC VÀ HÀM LƯỢNG

ĐVT

SỐ LƯỢNG

1

ADRENALIN 0,1% = 1 ml = 1 mg

A

02

2

NƯỚC CẮT 10ml

A

02

3

BƠM TIÊM VÔ KHUẨN ( DÙNG 1 LẦN )

   

10ml

A

02

1ml

A

02

4

HYDROCORTISONE 100mg

LỌ

02

Hoặc DEPERSOLON 30 mg

A

02

5

PHƯƠNG TIỆN KHỬ TRÙNG :

   

( bông, băng, gòn gạc, cồn )

HỢP

01

6

DÂY GARO

SỢI

01

7

PHÁC ĐỒ CẤP CỨU SHOCK PHẢN VỆ

CÁI

01

Tài liệu tham khảo

Thông tư số 08 / 1999-TT-BYT của Bộ Y tế ngày 04 tháng 05 năm 1999

CÁC CẬN LÂM SÀNG TIỀN PHẪU

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho người bệnh.

     - Yêu cầu phải chính xác, nhanh và đáp ứng kịp thời.

     - Cần thiết trước khi phẫu thuật trung phẫu.

  1. CẬN LÂM SÀNG CẦN THỰC HIỆN.

2.1. Các cận lâm sàng tiền phẫu bắt buộc trước khi phẫu thuật:

     - Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số.

     - Xét nghiệm thời gian máu chảy, máu đông.

     - Xét nghiệm nhóm máu hệ AOB.

     - Xét nghiệm I on đồ 6 chỉ số.

     - Xét nghiệm chức năng gan.

     - Xét nghiệm GGT.

     - Xét nghiệm chức năng thận.

     - Siêu âm bụng tổng quát, siêu âm sản phụ khoa.

     - Tổng phân tích nước tiểu.

2.2. Các cận lâm sàng tiền phẫu phải làm trước khi phẫu thuật chương trình:

     - Đo điện tim.

     - Chụp X quang tim phổi.

     - Bộ mỡ máu: Cholesterol, Triglycerid, HDL-cho, LDL-cho, LDH.

Tài liệu tham khảo

  1. Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang
  2. Bài giảng bệnh học ngoại khoa của Trường đại học y dược TP Hồ Chí Minh
  3. Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2009 của Bộ Y tế

GÂY TÊ TỦY SỐNG

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Gây tê tủy sống là tiêm thuốc tê vào khoang dưới nhện, thuốc tác động lên rễ thần kinh gây mất cảm giác và liệt vận động.

  1. CHỈ ĐỊNH.

     - Phẫu thuật chi dưới.

     - phẫu thuật khớp háng.

   - Phẫu thuật tiết niệu.

     - Phẫu thuật vùng đáy chậu.

     - Phẫu thuật bụng dưới

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH.

3.1. Tuyệt đối:

     - Người bệnh không đồng ý.

     - Nhiễm khuẩn da vùng định chọc kim, lao dột sống.

     - Giảm khối lượng tuần hoàn, sốc.

   - Giảm huyết áp dưới 90mmHg.

     - Mạch chẫm dưới 50 lần/phút.

     - Rối loạn đông máu, đang dùng thuốc chống đông máu.

     - Tăng áp lực nội sọ.

     - Không có phương tiện không khí nhân tạo.

     - Dị ứng thuốc tê.

3.2. Tương đối:

     - Đau lưng.

   - Nhức đầu.

     - Thiếu máu.

     - Suy dinh dưỡng.

     - Hẹp van hai lá.

     - Hẹp van động mạch chủ.

     - Tăng huyết áp điều trị chưa ổn.

  1. CHUẨN BỊ.

4.1. Cán bộ chuyên khoa: bác sĩ, cử nhân gây mê, KTV chính gây mê.

4.2. Phương tiện:

     - Phương tiện theo dõi điện tim, mạch, huyết áp, SpO2.

     - Phương tiện cấp cứu và hồi sức: tuần hoàn, hô hấp.

     - Kim chọc dò tủy sống số: 25G, 27G, 29G, bơm kim tiêm.

     - Thuốc: thuốc tê Bupivacain spinal, fentanyl, thuốc co mạch ( Ephedrin ), thuốc chống sốc.

4.3. Người bệnh:

     - Người bệnh có đủ các xét nghiệm tiền phẫu.

     - Người bệnh được sử dụng các thuốc chống nôn, trào ngược: Ondansetron, Primperan, Kháng acid ...

     - Người bệnh đồng ý.

     - Thăm khám người bệnh và tình trạng cột sống.

  1. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH.

5.1. Tư thế người bệnh: ngồi trên bàn phẫu thuật để hai chân trên ghế hoặc nằm nghiêng cong lưng tôm.

5.2. Sát khuẩn vùng chọc kim, trải vải lổ vô khuẩn.

5.3. Xác định đốt sống định chọc kim: từ liên đốt L3 L4 trở xuống.

5.4. Chọc dò tủy sống.

5.5. Xác định kim đã vào khoang dưới nhện tủy sống: có nước não tủy chảy ra khi rút nòng thông.

5.6.Liều lượng thuốc: Bupivacain 0,5% 8 - 10mg cộng thêm 20 - 40 mcg.

5.7. Lắp bơm tiêm có chứa thuốc vào, hút nhẹ bơm tiêm trước khi tiêm.

5.8. Bơm thuốc từ từ, không đẩy kim vào hay rút ra khi tiêm thuốc.

5.9. Rút kim tiêm ra sau khi đã bơm xong thuốc.

5.10. Sát khuẩn lại và băng lại chổ chọc kim.

5.11. Đặt tư thế người bệnh thuận tiện cho phẫu thuật.

5.12. Tiếp tục theo dõi mức độ tê và tình trạng người bệnh.

  1. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN.

     - Tụt huyết áp: truyền dịch, cho thuốc nâng huyết áp ( Ephedrin ).

     - Mạch chậm: Atropin ( TM ).

     - Thở yếu, suy thở: cho thở oxy, hô hấp hỗ trợ.

     - Co giật: do ngộ độc thuốc tê, xử trí chống co giật, hô hấp hỗ trợ.

     - Buồn nôn, nôn: thường cho tụt huyết áp, xử trí nâng huyết áp cho thở o xy.

     - Rét run: đấp ấm, ủ ấm, Dolargan.

     - Đau đầu: bù dịch đủ, dùng kim chọc dò cỡ nhỏ, giảm đau.

     - Bí tiểu: chườm nóng, châm cứu, đặt ống thông tiểu.

Tài liệu tham khảo.

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

 

GÂY MÊ NỘI KHÍ QUẢN

  1. ĐẠI CƯƠNG.

   Gây mê nội khí quản là là một cuộc mê phối hợp được tiến hành với một ống thông vào khí quản của người bệnh với mục đích:

     - Duy trì thông thoáng đường hô hấp trên.

     - Hút khí quản dễ dàng.

     - Dễ dàng hô hấp hỗ trợ hay chỉ huy.

     - Đảm bảo hô hấp trong suốt cuốc gây mê toàn thân ở các tư thế, ở các giai đoạn nguy kịch và hồi sức sau phẫu thuật.

  1. CHỈ ĐỊNH.

2.1. Tất cả những cuộc mổ, trừ những cuộc quá ngắn. Nhất là những cuộc mổ mà người gây mê cần kiểm soát chắc chắn đường hô hấp như mổ ở vùng đầu, vùng mặt, trong miệng, vùng cổ, vùng bụng trên và dưới.

2.2. Những cuộc mổ phải hô hấp điều khiển: mổ trong lồng ngực, dùng máy thở, dùng thuốc dãn cơ.

2.3. Những cuộc mổ bệnh nhân ở tư thế bất thường: nằm nghiêng, nằm sắp, ngồi, nằm ngửa.

2.4. Những cuộc mổ lớn, kéo dài, cần hồi sức tích cực.

2.5. Những bệnh nhân có dạ dày đầy hơi, tắc ruột.

2.6. Mổ ở vùng nhiều phản xạ: vùng hậu môn, tử cung, bàng quang.

2.7. Mổ ở trẻ em vì khó điều khiển hô hấp hữu hiệu.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH TƯƠNG ĐỐI.

3.1. Túi phình ở cung động mạch.

3.2. Viêm thanh quản cấp tính.

3.3. Lao phổi trong thời kỳ tiến triển.

3.4. Nhiễm trùng đường tiêu hoá và hô hấp trên: viêm hầu, viêm mũi, viêm hạch hạnh nhân.

3.5. Không đủ dụng cụ và thiếu kinh nghiệm.

  1. CHUẨN BỊ.

4.1. Cán bộ chuyên khoa: bác sĩ, cử nhân, KTV gạy mê hồi sức.

4.2. Phương tiện:

     - Đèn và lưỡi đèn nội khí quản thẳng, cong, các cỡ, kiểm tra đèn cháy sáng.

     - Một kìm Magill, đèn đặt nội khí quản khó.

     - Một bơm tiêm 10ml, găng sạch, máy hút, ống hút đàm.

     - Hệ thống bóng để hô hấp bằng tay.

     - Xylocain 5% khí dung, Salbutamol khí dung.

     - Băng dính cố định nội khí quản, băng dán bảo vệ mắt.

     - Máy thở, máy gây mê, hoặc phương tiện bóp tay.

     - Phương tiện theo dõi: điện tim, mạch, huyết áp, SpO2.

     - Phương tiện cấp cứu và hồi sức tuần hoàn, hô hấp.

4.3. Ngươi bệnh:

     - Người bệnh có đủ các xét nghiệm tiên phẫu.

     - Người bệnh được sử dụng các thuốc chống nôn, trào ngược: Ondansetron, Primperan, Kháng acid …

     - Người bệnh đồng ý.

  1. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH.

5.1. Kỹ thuật đặt nội khí quản qua đường miệng.

5.1.1. Người đặt nên đứng và điều chỉnh bàn mổ cho thích hợp: Đầu bệnh nhân ngang vùng thượng vị của người đặt.

5.1.2. Bệnh nhân nằm ngửa, cổ ngửa, đầu có thể đặt trên gối cao 10cm, sao cho trục của khí quản và miệng trên một đường thẳng.

5.1.3. Người gây mê dùng ngón cái và ngón trỏ của bàn tay phải để tì vào răng hàm dưới và răng hàm trên bên trái của bệnh nhân để mở rộng miệng của bệnh nhân ra.

5.1.4. Tay trái cầm đèn, cầm ở cán đèn sát với gốc của lưỡi đèn, cho đỉnh lưỡi đèn theo sát mặt trên bên phải của lưỡi và gạt lưỡi từ phải qua trái cho đến khi nhìn thấy sụn nắp.

5.1.5. Cho đỉnh của lưỡi đèn vào góc hàm bởi đáy lưỡi và sụn nắp.

5.1.6. Đẩy cán đèn về phía và nâng cán đèn về phía trên, lúc đó sụn nắp sẽ kéo ra đằng trước và ta nhìn rõ thanh quản.

5.1.7. Tay phải cầm ống nội khi quản, cầm nơi gần gốc cho đầu ống nội khí quản chui qua giữa 2 dây thanh âm, khi đầu ống nội khí quản chui qua dây thanh âm từ 2 – 3 cm hoặc túi hơi qua khỏi dây thanh âm thì dừng lại.

5.1.8. Đặt aiway vào miệng bệnh nhân và rút đèn ra.

5.1.9. Giúp thở và kiểm tra phổi bệnh nhân: lồng ngực nở đều, âm phế bào nghe rõ 2 phổi.

5.1.10. Bơm căng túi hơi vừa đủ kín ống nội khí quản và thanh khí quản. Nếu ống nôi khí quản không có túi hơi có thể dùng gạc ướt để chèn. Nếu ống nội khí quản nhỏ, nếu không khó điều khiển hô hấp cho bênh nhân được.

5.1.11. Cố định ông nội khí quản bằng băng keo dán quanh ống nội khí quản với má bệnh nhân.

  1. DUY TRÌ MÊ.

- Bệnh nhân có thể để tự thở hoặc thở chỉ huy tuỳ theo từng trường hợp.

- Duy trì mê bằng thuốc mê đường hô hấp qua bình bốc hơi chuyên biệt hoặc thuốc mê tĩnh mạch, phối hợp giảm đau, thuốc dãn cơ bằng cách tiêm cách quãng hoặc duy trì bằng bơm tiêm điện truyền dịch liên tục.

- Trước khi kêt thúc cuộc phẫu thuật, giảm liều thuốc mê tĩnh mạch hoặc thuốc mê bốc hơi. Tập thở cho bệnh nhân khi đã đóng phúc mạc xong hoặc cuộc mổ gần hết kết thúc.

- Theo dõi các thông số khi duy trì mê: mạch, huyết áp, SpO2.

- Đề phòng tụt ống nội khí quản, gập ống, ống bị đẩy sau bằng cách kiểm tra thường xuyên hai phổi bệnh nhân nhất là mỗi khi thay đổi tư thế.

VII. TIÊU CHUẨN RÚT ÔNG NỘI KHÍ QUẢN SAU GÂY MÊ NỘI KHÍ QUẢN.

- Người bệnh tỉnh làm theo y lệnh: mở mắt, há mồm, thè lưỡi, nắm tay, nhắc đầu cao giữ được 5 giây.

- Tự thở sâu, đều, không phải nhắc. Tần số 14 lần/phút.

- Mạch, huyết áp ổn định, SpO2 98 – 100%.

- Nếu không đầy đủ các tiêu chuẩn trên, phải đánh giá tình trạng người bệnh, tác dụng của thuốc dãn cơ, tác dụng ức chế hô hấp của thuốc Fentanyl, người bệnh còn ngủ do thuốc.

VIII. KỸ THUẬT RÚT ỐNG NỘI KHÍ QUẢN.

- Hút đàm nhớt sạch họng, miệng bằng ống hút vô khuẩn.

- Hút ống thông dạ dày ( nếu có đặt ).

- Tháo hơi bóng của ống nôi khí quản.

- Luồn ống hút vô khuẩn vào ống nội khí quản vừa hút vừa rút ống ra.

  1. THEO DÕI VÀ XỬ LÝ BIẾN CHỨNG.

9.1. Tai biến do đặt nôi khí quản:

- Thất bại do không đặt được ống: khám người bệnh trước phẫu thuật để đánh giá và tiên lượng đặt nội khí quản.

- Đặt nhằm vào dạ dày: nghe phổi kiểm tra xác định đúng vị trí của ống nội khí quản.

- Chấn thương khi đặt ống nội khí quản.

- Tăng mạch, tăng huyết áp trong giai đoạn đặt nội khí quản: dùng xylocain trước khi đặt ống nội khí quản, bệnh nhân mê sâu, giảm đau đầy đủ.

9.2. Gập ống nội khí quản, tụt ông nội khí quản, ống nội khí quản bi đẩy vào sâu: kiểm tra hai phổi, theo dõi SpO2.

9.3. Tai biến do thuốc dãn cơ, Morphin: giải dãn cơ và dùng thuốc đối kháng với Morphin là Naloxon.

Tài liệu tham khảo.

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

GÂY MÊ TĨNH MẠCH

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Gây mê đường tĩnh mạch là đưa thuốc mê vào bằng đường tĩnh mạch. Đây là một cuộc mê tạo nên trạng thái lâm sàng có tính chất hồi phục và đảm bảo: mất tri giác, giảm đau, bảo vệ thần kinh và dãn cơ.

Sử dụng một loại thuốc mê tĩnh mạch hoặc phối hợp thuốc giảm đau trung ương.

  1. CHỈ ĐỊNH.

     - Các phẫu thuật ngắn.

     - Không có nhu cầu giảm đau nhiều.

     - Không có nhu cầu dãn cơ.

     - Gây mê cho người bệnh ngoại trú.

     - Nội soi đường tiêu hoá, tai mũi họng và soi hút.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH.

     - Không có phương tiện hồi sức.

     - Người có dạ dày đầy.

     - Các phẫu thuật lớn, kéo dài.

     - Các phẫu thuật viên cần phải chỉ huy hô hấp.

  1. CHUẨN BỊ.

4.1. Cán bộ chuyên khoa: bác sĩ, cử nhân gây mê, KTV gây mê.

4.2. Phương tiện:

     - Khay tiêm, bơm tiêm vô khuẩn.

     - Các phương tiện truyền dịch tĩnh mạch.

     - Các phương tiện cấp cứu hô hấp: mặt nạ, bóng Ambu, đèn soi thanh quản, ống nội khí quản.

     - Thuốc giảm đau trung ương ( dán nhãn ghi rõ tên thuốc, hàm lượng trong 1ml, nồng độ thuốc.

4.3. Người bệnh:

     - Người bệnh có đủ các xét nghiệm tiền phẫu.

     - Người bệnh được sử dụng các thuốc chống nôn, trào ngược: Ondansetron, Primperan, kháng acid …

     - Người bệnh đồng ý.

     - Nằm ngửa, một tay đang để tiêm truyền dịch.

  1. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH.

5.1. Đặt đường truyền tĩnh mạch.

5.2. Tiêm thuốc mê tĩnh mạch.

5.2.1. Thiopental 2,5% :

     - Khởi mê 3 – 5ml/kg tiêm tĩnh mạch chậm.

     - Duy trì mê: 1/3 liều khởi mê ( 50 – 100 mg ).

5.2.2. Propofol:

     - Khởi mê: người lớn 2 – 2,5mg/kg tiêm tĩnh mạch chậm. Trẻ em: 3 – 3,5mg/kg tĩnh mạch chậm.

     - Duy trì mê 1/3 liều khởi mê hoặc truyền liên tục bằng bơm kim tiêm tự động.

5.2.3. Ketamin:

     - Khởi mê người lớn: 1 – 4mg/kg tiêm tĩnh mạch chậm. Trẻ em: 2mg/kg tĩnh mạch chậm

     - Duy trì mê người lớn: bằng 1/2 liều khởi mê. Trẻ em 1mg/kg tiêm tĩnh mạch chậm.

       Nguyên tắc liều duy trì tiêm cách quãng, hoặc sử dụng bơm tiêm tự động truyền liên tục.

  1. THEO DÕI.

     - Nhất là các triệu chứng hô hấp, tuần hoàn ( chú ý: không để tụt lưỡi, cản trở hô hấp. Có các biện pháp đề phòng suy hô hấp ).

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ LÝ.

     - Gây mê sâu ( ngộ độc thuốc ) biểu hiện các triệu chứng hô hấp và tuần hoàn. Xử lý: theo nguyên nhân.

Tài liệu tham khảo.

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

GÂY MÊ MASK

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Người bệnh tự thở hoặc làm hô hấp chỉ huy qua mask ( mặt nạ ).

  1. CHỈ ĐỊNH.

     - Gây mê toàn thân ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, ít nhu cầu giảm đau và dãn cơ.

     - Phối hợp với gây tê vùng ( gây tê xương cùng, gây tê thần kinh ở trẻ em ).

     - Các phẫu thuật ngắn ngoại vi.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH.

     - Dạ dày đầy.

     - Không chỉ huy được hô hấp.

     - Phẫu thuật sâu yêu cầu dãn cơ va giảm đau.

  1. CHUẨN BỊ.

4.1. Cán bộ chuyên khoa: bác sĩ, cử nhân gây mê, KTV chính gây mê.

4.2. Phương tiện:

     - Phương tiện theo dõi: điện tim, mạch, huyết áp, SpO2.

     - Phương tiện cấp cứu và hồi sức tuần hoàn, hô hấp.

     - Mask hít người bệnh.

     - Canuyl.

     - Hệ thống bóng dự trữ với các van chữ Y, T.

     - Các bình thuốc bốc hơi chuyên biệt.

  1. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH.

     - Đảm bảo thông suốt đường hô hấp trên. Người bệnh nằm ngửa, cổ ưỡn góc hàm dưới đẩy ra trước, có canuyl nâng lưỡi.

     - Để tự thở: nghe thông khí đều hai bên phổi.

     - Hô hấp nhân tạo qua mask.

     - Tránh gây mê nông vì dễ gây kích thích các phản xạ đường hô hấp.

  1. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN.

     - Co thắt thanh quản có thể xảy ra nếu mê nông, cho ngủ sâu thêm, xử trí co thắt thanh quản.

     - Tắc nghẽn đường thở do tư thế, làm thông đường thở, cần thiết đặt ống nội khí quản.

     - Ứ chế hô hấp: hô hấp hỗ trợ và hô hấp nhân tạo.

Tài liệu tham khảo.

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

SĂN SÓC SAU MỔ TẠI PHÒNG HỒI TỈNH

  1. ĐẠI CƯƠNG.

- Giai đoạn hồi tỉnh ngay sau mổ có thể nói la giai đoạn cực kỳ nguy cơ đối với bệnh nhân. Có rất nhiề biến chứng đáng sợ có thể gặp thậm chí cả sau tiễu phẩu thuật và chúng có thể đe doạ tính mạng nếu không phát hiệu sớm và điều trị có hiệu quả.

- Kết thúc cuộc mổ bệnh nhân được nhân viên gây mê chuyển tới phòng hồi tỉnh chuyển giao cho điều dưỡng trực, nhân viên phòng hồi tỉnh phải nắm được các thông tinh sau:

+ Tên, tuổi bệnh nhân.

+ Tóm tắt cách thức phẫu thuật và tên phẫu thuật viên.

+ Bảng gây mê hoàn chỉnh.

+ Tất cả các thông tin phù hợp về tình trạng trước mổ.

+ Tờ điều trị.

+ Bất cứ chỉ định đặc biệt nào. Ví dụ: tư thế chăm sóc, chăm sóc cấp mấy, y lệnh?

  1. CÁC BIẾN CHỨNG TIM MẠCH.

- Tụt huyết áp: được ghi nhận nếu huyết áp tâm thu < 70mmHg tại phòng hồi tỉnh. Nguyên nhân chủ yếu là do dãn mạch hậu quả của gây mê hoặc giảm khối lượng tuần hoàn, thường tự điều chỉnh sau khi hết tác dụng của thuốc mê hoặc đáp ứng với thuốc điều trị đơn giản như tuyền dịch.

- Tăng huyết áp: xác định nếu huyết áp tâm thu > 180mmHg. Thường gặp sau phẫu thuật mạch máu và ở người già, nhưng cũng có khi do đau, hô hấp kém hoặc bí tiểu.

- Châm nhịp tim: xác định nếu nhịp tim < 40 lần/phút. Nguyên nhân do gây tê tuỷ sống hay ngoài màng cứng, đau, thiếu oxy, hoặc tăng áp lực nội sọ.

- Nhip tim nhanh: xác định nếu nhịp tim > 160 lần/phút. Nguyên nhân thường do đau, ưu thán và rối loạn tuần hoàn(giảm khối lượng tuần hoàn hoặc suy tuần hoàn)

- Loạn nhịp tim: nhiều bệnh nhân nhóm náy có nhịp không đều trước phẫu thuật. Số khác bị loạn nhịp do thiếu oxy, ưu thán, nhiễm toan hạ kali máu.

- Chảy máu sau mổ.

- Rối loạn đông máu.

III. CÁC BIẾN CHỨNG HÔ HẤP.

- Tắc nghẽn đường hô hấp trên: tắc nghẽn đường thở do nhiều nguyên nhân khác nhau đòi hỏi phải chú ý ngay.

- Hô hấp giảm: do các thuốc gây nghiện, dãn cơ.

- Co thắt phế quản.

- Các biến chứng hô hấp hỗn hợp: giảm hoạt động hô hấp do nhiều nguyên nhân khác nhau.

  1. CÁC BIẾN CHỨNG KHÁC CẦN XỬ TRÍ.

4.1. Đau: là một điều không thể tránh khỏi sau phẩu thuật. Đau nhiều làm bệnh nhân mạch nhanh, huyết áp tăng … Có thể kết hợp các nhóm thuốc giảm đau cho hiệu quả tối ưu.

4.1.1. Paracetamol 1g #100ml truyền tĩnh mạch 3 – 4 lần/ngày ( tối đa 4g/ngày ). Trẻ em 15mg/kg/lần ( tối đa 60mg/kg/ngày ).

4.1.2. Diclofenac 75mg tiêm bắp sâu 1 – 2 lần/ngày ( tới đa 150mg/ngày).

4.1.3. Meloxicam 15mg tiêm bắp sâu 1 lần/ngày ( tối đa 15mg/ngày ).

4.1.4. Piroxicam 20mg tiêm bắp sâu 1 lần/ngày ( tối đa 20mg/ngày ).

4.2. Nôn: thường gặp ở phòng hồi tỉnh. Triệu chứng này giảm sau khi cải tiến kỹ thuật gây mê và dùng thuốc chống nôn dư phòng. Hiện nay có 2 thuốc chống nôn:

4.2.1. Metoclopramid ( Primperan ) 10mg.

4.2.2. Ondansetron ( Prezinton ) 8mg.

4.3. Tỉnh chậm: được ghi nhận nếu bệnh nhân mê > 30 phút. Có thể do quá liều các thuốc gây nghiên, thuốc mê.

4.4. Tâm thần bất ổn hoặc kích động: nguyên nhân thường do đau, thiếu oxy …

4.5. Run: gặp đôi khi giống động kinh cơn lớn, hạ thân nhiệt, phản ứng truyền máu và co cứng được quan sát thấy, nhưng đôi khi nguyên nhân không rõ ràng.

4.6. Phản ứng với thuốc: gặp cả phản ứng toàn thân và phản ứng tại chổ, các phản ứng tại chổ thường do tiêm thuốc vào tĩnh mạch nhỏ và cần xử trí nhẹ nhàng. Các phản ứng toàn thân thường do kháng sinh, thuốc gây nghiện hoặc do truyền máu. Đôi khi phải dùng các biện pháp hồi sức toàn diện.

4.7. Rối loạn thân nhiệt: gặp cả hạ thân nhiệt và tăng thân nhiệt. Hạ thân nhiệt

< 34,50C gặp nhiều hơn ruột bị phơi lâu, truyền máu nhiều hoặc bí tiểu. Tăng thân nhiệt > 390C gặp sau nhiễm trùng và phản ứng truyền máu.

4.8. Co giật: gặp trong động kinh không ổn định, chứng co giật, hạ natri máu do pha loãng và tai biến tiêm thuốc tê vào mạch trong gây tê.

4.9. Ngứa: ghi nhận do dùng thuốc gây nghiện trong gây tê.

Tài liệu tham khảo.

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

CHĂM SÓC VÀ THEO DÕI NGƯỜI BỆNH SAU MỔ

 

  1. MỤC ĐÍCH.

     - Đảm bảo hiệu quả và sự an toàn cao nhất cho người bệnh sau mổ.

     - Theo dõi chặt chẽ những diễn biến của người bệnh, phát hiện và báo cáo kịp thời những bất thường cho bác sĩ kịp thời xử trí ngay.

     - Tôn trọng các nguyên tắc vô trùng trong chăm sóc, rút ngắn thời gian điều trị, người bệnh sớm được ra viện.

  1. CHUẨN BỊ.

     - Buồng bệnh thông thoáng, sạch sẽ, không có bụi, mạng nhện.

     - Chuẩn bị giường, chăn, ga, nệm, quần áo sạch.

     - Phương tiện cần thiết như ca, cốc, bô,…

     - Dụng cụ cho công việc chăm sóc người bệnh sau mổ phải luôn được kiểm tra và đặt ở tư thế sẵn sàng sử dụng, sạch, đảm bảo vô trùng phù hợp với từng loại mổ khác nhau.

     - Chuẩn bị dụng cụ sẵn sàng cho người bệnh mổ đặc biệt như thay van tim, đa chấn thương, người bệnh có suy hô hấp, trụy tim mạch… ví dụ như máy thở, máy theo dõi điện tim, máy theo dõi huyết áp, bơm tiêm điện, phương tiện đo huyết áp trung ương.

     - Chuẩn bị sẵn sàng dụng cụ cấp cứu như máy chống rung tim, hộp dụng cụ cấp cứu, ambu cấp cứu.

     - Chuẩn bị dụng cụ thông thường: máy đo huyết áp, nhiệt kế, thông hút các loại, máy hút, ống thông oxy, mặt nạ oxy, chai dẫn lưu, túi đựng nước tiểu, bơm kim tiêm,…

     - Chuẩn bị thuốc đủ dùng trong từng loại mổ.

     - Chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết cho việc theo dõi và chăm sóc người bệnh sau mổ.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH.

3.1. Khi đón người bệnh từ phòng mổ về:

     - Lấy đủ các chỉ số sinh tồn, đánh giá tình trạng người bệnh.

     - Kiểm tra lại đường truyền, dẫn lưu thông tiểu, đặc biệt là các dẫn lưu ngực, dẫn lưu tim,…

     - Lắp dẫn lưu, thông tiểu nếu có.

     - Lắp máy thở kiểm tra sự hoạt động của máy nếu có.

     - Ghi toàn bộ các thông số, tình trạng người bệnh, giờ đón bệnh vào phiếu chăm sóc, ký tên người nhận bệnh.

     - Kiểm tra hồ sơ, giấy tờ cần thiết, số phim của người bệnh nếu có.

     - Thực hiện các y lệnh của bác sĩ khi đón người bệnh.

3.2. Theo dõi và chăm sóc người bệnh sau mổ:

3.2.1. Theo dõi và chăm sóc người bệnh ngay sau mổ trong 24 giờ đầu theo y lệnh:

     - Theo dõi về huyết động:

       + Tình trạng huyết áp: theo dõi huyết áp để phát hiện kịp thời những bất thường về huyết động của người bệnh, thời gian có thể 15 phút, 30 phút, 1giờ,… 1 lần.

       + Nếu người bệnh có đặt CVP thì phải được theo dõi và ghi vào phiếu theo dõi tùy theo từng loại mổ mà ghi 15 phút, 30 phút hoặc 1 giờ… 1 lần.

       + Theo dõi mạch để phát hiện những bất thường của tim, tùy tình trạng người bệnh mà theo dõi 15-30 phút hoặc giờ 1 lần.

       + Những người bệnh có sử dụng adrenalin, dopamin hoặc các thuốc trợ tim khác phải được theo dõi chặt chẽ, có đường biểu diễn thuốc để thể hiện rõ ràng giờ bắt đầu, kết thúc, hàm lượng thuốc, liều lượng, tốc độ sử dụng.

     - Theo dõi nhiệt độ tùy tình trạng người bệnh sốt hay không sốt mà điều dưỡng có thể lấy nhiệt độ 30 phút, 1 giờ… 1 lần, kịp thời phát hiện những bất thường của người bệnh và báo cho bác sĩ biết.

     - Theo dõi hô hấp:

       + Theo dõi hố hấp phụ thuộc vào tình trạng hô hấp của người bệnh có thể 15 phút, 30 phút hoặc 1 giờ/lần nhưng điều quan trọng nhất là phát hiện kịp thời những bất thường như thở chậm, thở nhanh nông, khó thở để kịp thời xử trí.

       + Những người bệnh cần có sự hô hấp hỗ trợ như thở oxy qua mặt nạ hoặc qua thông thì phải lưu ý lưu lượng oxy và lượng nước trong bình làm ẩm phải luôn đủ hoặc nếu người bệnh thở máy, người điều dưỡng phải biết theo dõi và vận hành máy thở đảm bảo an toàn cho người bệnh, phát hiện kịp thời những hoạt động không bình thường của máy thở.

       + Biết kỹ thuật hút và nguyên tắc hút đàm dãi trên người bệnh có máy thở.

       + Biết theo dõi sử dụng máy và theo dõi bão hòa oxy (SaO2) máu, tùy theo tình trạng hô hấp của người bệnh mà theo dõi oxy trong máu 30 phút hoặc 1 giờ/lần.

     - Theo dõi các ống dẫn lưu:

       + Tùy theo từng loại mổ mà người bệnh có thể có 1 hay nhiều ống dẫn lưu do vậy, người điều dưỡng phải theo dõi cụ thể từng loại dẫn lưu.

       + Số lượng dịch dẫn lưu mỗi giờ.

       + Màu sắc của từng loại dịch dẫn lưu.

Qua đó để phát hiện những biến chứng sớm sau mổ để xử lý kịp thời. Đặc biệt chú ý tới những dẫn lưu kín như dẫn lưu màng phổi, màng tim,… luôn kiểm tra độ kín của dây dẫn lưu và dây nối dẫn lưu vào chai.

       + Dẫn lưu luôn được đặt thấp hơn so với giường người bệnh.

       + Khi thay đổi tư thế người bệnh hoặc khi vận chuyển người bệnh dẫn lưu phải được kẹp lại ( dùng kẹp không mấu ).

       + Không được đặt chai dẫn lưu xuống mặt đất.

     - Theo dõi thông foley nước tiểu:

       + Theo dõi màu sắc và lượng nước tiểu bài tiết ít nhất 1 giờ/lần trong 24 giờ đầu.

       + Thông tiểu phải được theo dõi và chăm sóc trong điều kiện vô trùng để tránh nhiễm trùng ngược dòng, không để tụt thông tiểu, hệ thống dẫn lưu nước tiểu phải là hệ thống kín, không tháo hoặc để tụt chổ nối giữa túi nước tiểu và thông tiểu.

       + Túi nước tiểu phải được đặt thấp hơn so với mặt giường bệnh và không để chạm đất.

     - Theo dõi và chăm sóc thông dạ dày:

       + Luôn theo dõi thông dạ dày có nằm đúng vị trí trong dạ dày hay không, theo dõi lượng dịch xảy ra hàng giờ, màu sắc, tính chất của dịch

       + Theo dõi tình trạng vết mổ khô hay thấm dịch, thấm máu để báo cáo kịp thời cho bác sĩ.

       + Thực hiện thuốc theo y lệnh và thực hiện đầy đủ các y lệnh khác của bác sĩ trong việc theo dõi người bệnh.

       + Khi qua 24 giờ đầu người điều dưỡng phải:

       + Đánh giá tiến triển của người bệnh.

       + Đánh giá cân bằng dịch vào ra cho người bệnh để dựa trên cơ sở đó bác sĩ có hướng điều trị cụ thể.

3.2.2. Theo dõi người bệnh từ giờ 25 trở đi:

     - Theo dõi huyết động: tùy theo tình trạng người bệnh mà có thể theo dõi các chỉ số M, HA, CVP 3 giờ 1 lần … trong 2 ngày. Sau đó nếu ổn thì có thể theo dõi 3 lần/ngày cho tới người bệnh ra viện.

     - Nhiệt độ, nhịp thở theo dõi 3 lần/ngày trong 2 ngày đầu tùy theo tình trạng của người bệnh và sau đó theo dõi 2 lần/ngày cho đến khi người bệnh ra viện.

     - Theo dõi số lượng, tính chất, màu sắc của dịch dẫn lưu ra cho đến khi có y lệnh rút ống dẫn lưu.

   - Nếu người bệnh có thông tiểu chú ý chăm sóc và theo dõi màu sắc và số lượng nước tiểu trong 24 giờ cho đến khi có y lệnh rút thông, phải vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày nhất là đối với phụ nữ.

     - Đánh răng miệng cho người bệnh tối thiểu 1 ngày/lần cho đến khi người bệnh tự làm được. Đối với người bệnh mổ nhẹ thì có thể người bệnh tự đánh răng miệng.

     - Tiếp tục theo dõi đường truyền tĩnh mạch, chú ý nơi chọc kim xem có tấy đỏ hoặc phồng lên để xử lý sớm. Đặc biệt với đường truyền CVP nếu người bệnh có sốt phải báo cáo bác sĩ để có quyết định xử lý.

     - Thay đổi tư thế người bệnh thường xuyên để tránh loét.

     - Thay quần áo, chăn ga hàng ngày.

     - Tùy theo tình trạng người bệnh mà giúp người bệnh dậy tập vận động sớm.

     - Chý ý trung tiện trên người bệnh mổ đường tiêu hóa và hướng dẫn chế độ tập luyện, ăn uống cho đến khi ra viện.

     - Theo dõi vết mổ, thay băng, cắt chỉ,… theo y lệnh, đánh giá vết mổ: khô, ướt, có mủ,… Khi thay băng phải tôn trọng nguyên tắc vô trùng.

     - Ngoài ra trong quá trình điều trị, người điều dưỡng phải tìm hiểu tâm lý, tâm tư, tình cảm của người bệnh để nâng đỡ về mặt tinh thần giúp cho người bệnh an tâm điều trị.

IV.ĐÁNH GIÁ, GHI HỒ SƠ VÀ BÁO CÁO.

     - Ghi vào phiếu theo dõi người bệnh của điều dưỡng về M, T°, HA toàn bộ quá trình theo dõi người bệnh từ lúc mổ đến khi ra viện.

     - Đánh giá và ghi chép toàn bộ những tiến triển của người bệnh và những công việc của điều dưỡng thực hiện vào phiếu chăm sóc người bệnh của điều dưỡng.

     - Báo cáo những bất thường cho bác sĩ.

Tài liệu tham khảo

Phác đồ điều trị năm 2008 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

VIÊM DẠ DÀY ( VDD )

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Viêm dạ dày là những bệnh có tổn thương niêm mạc dạ dày mà không phải loét hoặc u trong dạ dày. Viêm dạ dày có cấp và mạn.

  1. CHẨN ĐOÁN

2.1. Lâm sàng:

2.1.1. Viêm dạ dày cấp:

     - Đau bụng đột ngột dữ dội, cảm giác nôn nao, cồn cào, rát bỏng thượng vị.

     - Buồn nôn, nôn.

     - Có thể nôn ra máu, tiêu phân đen như trong viêm dạ dày trợt và chảy máu.

     - Ấn thượng vị thường đau, thành bụng có thể cứng hơn bình thường.

2.1.2. Viêm dạ dày mạn:

     - Triệu chứng không đặc hiệu.

     - Thường có rối loạn tiêu hoá: đau thượng vị không theo chu kỳ, ăn không tiêu, sình bụng, ợ hơi, ợ chua.

     - Người gầy, mệt mỏi.

2.2. Cận lâm sàng:

2.2.1. Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số, thời gian máu chảy máu đông, nhóm máu.

2.2.2. Xét nghiệm chức năng gan, chức năng thận, men tuỵ.

2.2.3. Siêu âm bụng tổng quát.

2.2.2. Cận lâm sàng khác nếu cần.

2.2.3. Qua cận lâm sàng ta có thế thấy:

2.2.4. CTM: HC giảm nếu có mất máu, Xét nghiệm test huyết thanh HP.

2.2.5. X Q: dạ dày thường không thấy, có thể thấy: nếp niêm mạc dạ dày to ra, thô, hoặc bờ cong có hình răng cưa.

2.2.3. Nội soi dạ dày:

     - Viêm dạ dày cấp: niêm mạc đỏ rực, phù nề, có thể có các chấm đỏ xuất huyết rải rác trên niêm mạc.

     - Viêm dạ dày mạn: tùy thể:

       + Viêm dạ dày mạn thể teo: niêm mạc nhợt nhạt hoặc xám, niêm mạc nhẳn mỏng do mất nếp, thấy rõ các mạch máu nhỏ dưới niêm mạc, có thể chảy máu.

       + Viêm dạ dày phì đại: niêm mạc đỏ, phù nề căng ra …

2.3. Chẩn đóan phân biệt:

     - Loét dạ dày.

     - K dạ dày.

     - Viêm tụy cấp.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Nguyên tắc điều trị:

     - Lọai trừ nguyên nhân gây bệnh.

     - Dùng thuốc điều trị triệu chứng.

     - Tiệt trừ HP nếu có nhiễm.

     - Điều trị dự phòng.

3.2. Điều trị cụ thể:

3.2.1. Viêm dạ dày cấp:

3.2.1.1. Lọai trừ nguyên nhân gây bệnh:

     - Ngưng Aspirin, NSAIDS, nếu không ngưng được thì dùng liều thấp mà có hiệu quả hoặc dùng lọai chọn lọc COX-2.

     - Ngưng rượu, lọai trừ HP, urê huyết cao, stress/bệnh nặng, …

3.2.1.2 Thuốc điều trị triệu chứng:

     - Giảm đau, an thần, chống nôn:

     - Buscopan 10mg/v, 20mg/A : 1-2v x2-3 lần/ngày (u), 1-2A/ngày TB.

     - Alverin citrat 40mg: 1-2v x 2lần/ngày (u).

     - Metoclopramid (Primperan) 10mg: 1-2 ống/ ngày TB,TM hoặc 1-2 viên/ ngày uống.

     - Diazepam 5mg: 1-2v/ngày (u).

3.2.1.3. Nếu có chảy máu:

     - Rửa dạ dày nhằm làm sạch dạ dày để soi.

     - Truyền dịch, truyền máu nếu cần.

     - Antacid: Varogel 1-2g x 3 lần (u) sau ăn.

       + Varogel 10ml: 1gói x 2 lần/ngày (u).

       + magaltab: 1v x 2 lần/ngày (u).

     - Ức chế H2:

       + Cimetidine 0.3g/v x 4lần/ngày (u) lúc ăn và buổi tối.

       + Cimetidine 0.3g: 1A x 4lần/ngày TM.

       + Famotidin 20mg/v x 2lần/ngày (u) sáng tối.

       + Famotidin 20mg: 1lọ x 2lần/ngày TM.

     - Ức chế bom proton:

       + Omeprazol (losec 40mg/A):1lọ x 2lần/ngày TM ( nếu có thuốc ).

       + Omeprazol, Esomeprazole, Lanzoprazole, Pantoprazole: 1lần/ngày (u) sáng.

     - Diệt HP theo phác đồ nếu do HP.

   - Nếu không chảy máu hoặc giai đọan ổn định: dùng thuốc uống.

3.2.2. Viên dạ dày mạn:

     - Lọai trừ nguyên nhân gây bệnh: rượu, NSAIDS, HP, thiếu dinh dưỡng...

     - Diệt trừ pH nếu có.

     - Điều trị triệu chứng: theo theo khả năng bài tiết acid dạ dày.

     - Antacid:

       + Varogel 10ml: 1gói x 2 lần/ngày (u).

       + magaltab: 1v x 2 lần/ngày (u).

     - Ức chế H2:

       + Cimetidine 0.3g/v x 4lần/ngày (u) lúc ăn và buổi tối.

       + Famotidin 20mg/v x 2lần/ngày (u) sáng tối.

     - Ức chế bom proton:

       + Omeprazole, Esomeprazole, Lanzoprazole, Pantoprazole 1lần/ngày (u) sáng.

     - Giảm đau, an thần, chống nôn:

       + Buscopan 10mg/v, 20mg/A : 1-2v x2-3 lần/ngày (u), 1-2A/ngày TB.

       + Alverin citrat 40mg: 1-2v 2 lần/ngày (u).

       + Metoclopramid ( Primperan ) 10mg: 1-2 ống/ngày TB,TM hoặc 1-2 viên/ ngày uống.

       + Diazepam 5mg: 1-2v/ngày (u).

     - Vitamin B,C, Fe.

     - An thần.

     - Điều trị dự phòng:

       + Hướng dẫn cách ăn uống, sinh họat.

       + Điều trị tốt viêm dạ dày cấp.

       + Điều trị sớm viêm dạ dày mạn, chú ý biến chứng trong cas vô toan.

3.2.3. Theo dõi:

     - Lâm sàng: dấu hiệu sinh tồn, đau bụng, tình trạng đi tiêu, màu phân, nôn ối.

     - Cận lâm sàng: CTM, nội soi, XN khác nếu cần.

3.2.4. Chế độ chăm sóc:

     - Làm việc nghỉ ngơi hợp lý, tránh lao động nặng, chỉ nằm viện trong đợt đau tiến triển cấp tính còn chủ yếu là điều trị tại nhà.

3.2.5. Chế độ ăn:

     - Viêm dạ dày cấp:

       + Nhịn ăn 1-2 ngày đầu, sau cho ăn dần sữa, cháo lõang rồi ăn đặc dần.

       + Làm lõang dịch dạ dày bằng sữa, nước / viêm dạ dày do chất gây bỏng.

     - Viêm dạ dày mạn:

       + Ăn chậm, nhai kỹ, chú ý khỏang cách giữa các bữa ăn cho hợp lý, tránh những thức ăn quá nóng, lạnh, cứng, kiêng chua cay, rượu, trà, thuốc lá.

       + Nói chung khuyên bệnh nhân lựa chọn thức ăn thích hợp cho mình. Nên ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa không nên ăn quá no, không uống nước ngọt có nhiều hơi, dùng nước khóang lọai có nhiều Ca.

Tài liệu tham khảo:

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

VIÊM LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG

  1. YẾU TỐ GÂY NÊN VIÊM LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG.

1.1. Yếu tố xã hội:

     - Nam nhiều hơn nữ.

     - Người sống thành thị nhiều hơn nông thôn.

1.2. Yếu tố thần kinh:

     - Mất thăng bằng hệ thần kinh thực vật làm cường hệ phó giao cảm.

1.3. Yếu tố bên ngoài:

     - Rối loạn giờ giấc và liều lượng ăn uống.

     - Ăn uống các chất có kích thích: Thuốc lá, café, ăn chua – cay – nóng quá.

     - Uống các loại thuốc: Aspirin, Corticoide, các thuốc Giảm đau thần kinh ngoại biên,...

1.4. Do Vi Khuẩn: Helicobacter – Pylori.

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Đau:

2.1.1. Đau theo chu kỳ, theo mùa.

2.1.2. Đau theo bữa ăn.

     - Viêm loét dạ dày: Đau lúc no.

     - Viêm loét tá tràng: Đau lúc đói.

2.1.3. Vị Trí Đau: Thượng vị, quanh rốn.

     - Viêm loét dạ dày: Thượng vị lệch trái – hạ sườn trái.

     - Viêm loét tá tràng: Thượng vị lệch phải.

2.1.4. Cường Độ Đau: Đau từng cơn.

     - Viêm loét dạ dày: Đau âm ỉ Không xuyên lan.

     - Viêm loét tá tràng: Thường đau dữ dội.

2.2. Ấn đau thượng vị: ( mô tả ở trên ).

2.3. Các triệu chứng khác:

     - Ợ hơi, ợ chua, nóng rát, buồn nôn, nôn, táo bón, bụng nặng nề sau khi ăn.

2.4. X quang:

     - Dạ dày cản quang có hình ảnh viêm loét dạ dày – tá tràng.

2.5. Siêu âm: thấy hính ảnh của dạ dày bị viêm.

2.6. Nội soi dạ dày – tá tràng:

     - Có hính ảnh viêm loét dạ dày – tá tràng. Clo test (+).

2.7. Xét nghiệm:

     - Xét nghiệm thường quy: công thức máu 18 chỉ số, TS, TC ( TQ, TCK ), nhóm máu hệ AOB.

     - Huyết thanh chẩn đoán HP (+).

     - Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số.

     - Xét nghiệm men Amylase, chức năng gan, Bilirubin.

III. XỬ TRÍ.

3.1. Thuốc ức chế tiết acid dịch vị:

3.1.1. Thuốc ức chế H2.

     - Cimetidine, Ranitidine.

3.1.2. Thuốc ức chế bơm Proton.

     - Omeprazole, Esomeprazole,…

3.2. Thuốc trung hòa acid:

     - Malox, Mylanta II, Phosphalugel.

3.3. Thuốc làm băng niêm mạc dạ dày – Tá tràng:

     - Sucrafate.

3.4. Thuốc làm lành ổ viêm loét:

     - Vitamin C dạng tiêm.

     - Misoprostol 200mcg loại uống. Chống chỉ định cho bệnh nhân đang mang thai vì thuốc làm sẩy thai hay sanh non có ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh.

3.5. Thuốc an thần để ổn định thần kinh:

3.6. Có thể dùng thuốc giảm đau kèm theo, loại thuốc ít ảnh hưởng dạ dày tá tràng.

3.7. Phác đồ cụ thể:

     - Thuốc ức chết tiết acid dịch vị + Thuốc trung hoà acid + Thuốc làm băng niêm mạc dạ dày tá tràng + Thuốc làm lành ổ loét + có thể dùng thêm thuốc an thần và giảm đau ít ảnh hưởng dạ dày tá tràng.

3.8. Phác đồ diệt Helicobacter pylori ( HP ):

3.8.1. Phac đồ bộ ba chuẩn:

     - Thời gian điều trị 10 – 14 ngày.

     - PPO ( Omeprazole 20mg : 1 v x 2 (u)/ngày.

   - Amoxxicillin 1g x (u)/ngày ( hoặc Metronidazloe 500mg x 2 (u)/ngày nếu dị ứng ( nếu dị ưng Amoxicillin ).

     - Clarithromycin 500mg x 2 (u)/ngày.

3.8.2 Phác đồ theo trình tự ( Sequential therepy ):

     - 5 ngày đầu:

       + PPO ( Omeprazole 20mg : 1 v x 2 (u)/ngày.

       + Amoxxicillin 1g x (u)/ngày.

     - 5 ngày sau:

       + PPO ( Omeprazole 20mg : 1 v x 2 (u)/ngày.

       + Clarithromycin 500mg x 2 (u)/ngày.

       + Tinidazole 500mg x 2 (u)/ngày.

3.8.3. Các phác đồ thay thế :

3.8.3.1. Phác đồ 1: 14 ngày.

     - PPO ( Omeprazole 20mg : 1 v x 2 (u)/ngày.

     - Bismuth subsalicylate 2 v x 4 (u)/ngày.

     - Tetracycillin 500mg x 4 (u)/ngày.

     - Metronidazloe 500mg x 2 (u)/ngày.

3.8.3.2. Phác đồ 2: 10 ngày.

     - PPO ( Omeprazole 20mg : 1 v x 2 (u)/ngày.

     - Amoxxicillin 1g x (u)/ngày.

     - Clarithromycin 500mg x 2 (u)/ngày.

3.8.3.3. Phác đồ 3: 10 ngày.

     - PPO ( Omeprazole 20mg : 1 v x 2 (u)/ngày.

     - Levofloxacin 500mg 1v (u)/ngày.

     - Amoxxicillin 1g x (u)/ngày.

3.9. Điều trị phối hợp.

     - An thần: Diazepam 5mg.

     - Vitamin nhóm B.

3.10. Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi:

3.10.1. Chế độ ăn uống:

     - Ăn thức ăn, mềm, d6e4 tiêu, chia làm nhiều bữa ăn nhỏ, bữa ăn cuối nên ăn trước ngủ 3 giờ.

     - Giảm chất béo, hạn chế chua - cay.

     - Tránh rượu, bia, thuốc lá, thuốc kháng viêm.

3.10.2. Chế độ nghỉ ngơi:

     - Cần nằm viện khi có cơn đau dữ dội hoặc có biến chứng.

     - Tránh thức khuya, hạn chế Stress trong đời sống.

     - Ăn uống, nghỉ ngơi, đúng giờ, làm việc một cách khoa học.

3.8.11. Điều trị ngoại khoa:

     - Hiện náy, rất hạn chế chỉ phẫu thuật khi:

       + Xuất huyết tiêu hóa điều trị nội khoa thất bại.

       + Loét kháng trị ( theo sơ đồ bên trên ).

       + Thủng ổ loét dạ dày tá tràng.

       + Hẹp môn vị.

      + Ung thư hóa.

       + Rò dạ dày, tá tráng vào các tạng lân cận.

3.8.12. Theo dõi và tái khám:

     - Cần tư vấn ch bệnh nhân về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và hẹn tái khám.

     - Helicobacter pylori âm tính cần nội soi kiểm tra sau điều trị nội khoa.

   - Helicobacter pylori âm tính cần nội soi kiểm tra sau ngưng điều trị 2 tuần.

3.8.13. Phòng ngừa:

     - Không hút thuốc lá, không uống rượu bia.

     - Trên bệnh nhân dùng NSAIDs, ức chế COX-2 và aspirin: dùng PPI liều chuẩn 1 lần/ngày buổi sáng.

  1. BIẾN CHỨNG.

     - Xuất huyết tiêu hóa.

     - Thủng dạ dày - tá tràng.

     - Hẹp môn vị.

     - Ung thư hóa dạ dày – tá tràng.

Tài liệu tham khảo

  1. Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang
  2. Bệnh học nội khoa của trường đại học y dược TP Hồ Chí Minh.
  3. Bài giảng bệnh học nội khoa của trường đại học y dược TP Cần Thơ.

LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG

 

  1. YẾU TỐ GÂY NÊN VIÊM LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG.

1.1. Yếu tố xã hội:

     - Nam nhiều hơn nữ.

     - Người sống thành thị nhiều hơn nông thôn.

1.2. Yếu tố thần kinh:

     - Mất thăng bằng hệ thần kinh thực vật làm cường hệ phó giao cảm.

1.3. Yếu tố bên ngoài:

     - Rối loạn giờ giấc và liều lượng ăn uống.

     - Ăn uống các chất có kích thích: Thuốc lá, café, ăn chua – cay – nóng quá.

   - Uống các loại thuốc: Aspirin, Corticoide, các thuốc Giảm đau thần kinh ngoại biên,...

1.4. Do Vi Khuẩn: Helicobacter – Pylori.

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Chẩn đoán dựa vào:

2.1.1. Đau:

     - Đau vùng thượng vị, quang rốn, đau có chu kỳ, theo mùa ( mang tính chất gợi ý ) hoặc đã có biến chứng.

     - Đau theo bữa ăn

     - Viêm loét dạ dày: Đau lúc no.

     - Viêm loét tá tràng: Đau lúc đói

     - Vị Trí Đau: Thượng vị, quanh rốn.

       + Viêm loét dạ dày: Thượng vị lệch trái – hạ sườn trái.

       + Viêm loét tá tràng: Thượng vị lệch phải

     - Cường Độ Đau: Đau từng cơn.

       + Viêm loét dạ dày: Đau âm ỉ Không xuyên lan.

       + Viêm loét tá tràng: Thường đau dữ dội.

2.1. 2Ấn đau thượng vị, quanh rốn: ( mô tả ở trên )

2.1.3. Các triệu chứng khác:

     - Ợ hơi, ợ chua, nóng rát, buồn nôn, nôn, táo bón, bụng nặng nề sau khi ăn

2.1.4. X quang:

     - Dạ dày cản quang có hình ảnh viêm loét dạ dày – tá tràng.

2.1.5. Siêu âm bụng tổng quát:

2.1.6. Nội soi dạ dày – tá tràng:

     - Có hính ảnh viêm loét dạ dày – tá tràng. Clo test (+).

     - Tốt nhất: Nội soi dạ dày – tá tràng và làm Clotest.

2.1.7. Xét nghiệm:

     - Huyết thanh chẩn đoán HP (+).

     - Xét nghiệm thường quy: công thức máu 18 chỉ số, TS, TC ( TQ, TCK ), nhóm máu hệ AOB.

2.2. Chẩn đoán phân biệt:

     - Viêm dạ dày.

     - K dạ dày.

     - Giun sán.

III. BIẾN CHỨNG.

     - Xuất huyết tiêu hóa.

     - Thủng dạ dày - tá tràng.

     - Hẹp môn vị.

     - Ung thư hóa dạ dày – tá tràng.

  1. ĐIỀU TRỊ:

4.1. Thuốc ức chế tiết acid dịch vị:

4.1.1. Thuốc ức chế H2.

       Chọn một trong những thuốc sau:

     - Cimetidin: viên 300mg 3-4 viên/ngày.

     - Ranitidin:( albis, ranudom …) viên 150mg 1-2 viên/ngày

     - Suy gan, suy thận giảm ½ liều.

     - Duy trì 6-8 tuần.

4.1.2 Thuốc ức chế bơm Proton.

       Chọn một trong những thuốc sau:

     - Omeprazol 20mg × 1 lần/ngày duy trì 4-6 tuần.

     - Pantoprazol 40mg ×1 lần/ngày duy trì 4-6 tuần.

     - Rabeprazol 20mg×1lần/ngày duy trì 4-6 tuần.

     - Esomeprazol 20mg×1lần/ngày duy trì 4-6 tuần

4.1.3. Thuốc trung hòa acid:

     - Malox, Mylanta II, Phosphalugel, gastropugite, trimafort, tenamyd gel

     - Cách dùng:

       + Thường dùng 3-4 lần/ngày: cho uống sau bữa ăn từ 30 phút- 1 giờ. Dùng 3 lần theo bữa ăn và 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.

     + Điều trị liên tục 8 tuần.

4.1.4. Thuốc làm băng niêm mạc dạ dày – Tá tràng:

     - Sucrafate 1g.

     - Ulcar 1g

4.1.5. Thuốc làm lành ổ viêm loét:

     - Vitamin C dạng tiêm.

     - Misoprostol 200mcg loại uống.

4.1.6. Thuốc an thần để ổn định thần kinh:

     - Diazepam 5mg 1 v x 2 (u)/ngày hay dạng tiêm chích TMC, TB.

     - Các dạng an thần khác.

4.1.7. Có thể dùng sử dụng một số thuốc giảm đau, chống co thắt và các thuốc khác, ít ảnh hưởng dạ dày tá tràng nhất như:

     - Paracetamol dạng 1g TTM hay dạng uống.

     - Rebamipid 100mg 1viên × 3 lần/ngày

     - Mebeverin hydrolorid 135mg (Vermeb) 2-3 lần/ngày.

4.1.8. Khi có nôn:

     - Domperidon (Motilium M, Ocupal, Pymepelium ….) 10mg 2-3 lần/ ngày

     - Metoclopramid 10mg 1A x 2 TMC, TB/ngày.

4.1.9. Phác đồ cụ thể:

     - Thuốc ức chết tiết acid dịch vị + Thuốc trung hoà acid + Thuốc làm băng niêm mạc dạ dày tá tràng + Thuốc làm lành ổ loét + có thể dùng thêm thuốc an thần và giảm đau ít ảnh hưởng dạ dày tá tràng.

4.2. Phác đồ diệt Helicobacter Pylory ( HP )

4.2.1 Phác đồ bộ ba chuẩn: 10 ngày hoặc 14 ngày:

     - PPI (Omeprazole) 1 viên x 2 lần/ngày

     - Amoxicilin 1g x 2 lần/ngày ( hoặc Metronidazole 500mg x 2 lần/ngày nếu dị ứng Penicillin ).

     - Clarithromycin 0,5g x 2 lần/ngày.

4.2.2. Phác đồ theo trình tự:

     - 5 ngày đầu:

       + PPI 1 viên x 2 lần/ngày

       + Amoxicilin 1g x 2 lần/ ngày

     - 5 ngày sau:

       + PPI 1 viên x 2 lần/ngày

       + Clarithromycin 0,5g x 2 lần/ngày.

       + Tinidazole 0,5g 2 lần/ngày.

.2.3. Các phác đồ thay thể:

     - Phác đồ 1: 14 ngày:

       + PPI (Omeprazole) 1 viên x 2 lần/ngày

       + Bismuth subsalicylate: 2 viên x 4 lần/ngày

       + Tetracililin 0,5g x 4 lần/ngày

       + Metronidazole 250mg 4 lần/ngày.

     - Phác đồ 2: 10 ngày:

       + PPI ( Esoprazole ) 1 viên x 2 lần/ngày

       + Amoxicilin 1g x 2 lần/ngày

       + Clarithromycin 0,5g x 2 lần/ngày.

     - Phác đồ 3: 10 ngày

       + PPI 2 lần/ngày

       + Levofloxacin 0,5g 1 viên x 1 lần/ngày

       + Amoxicillin 1g x 2 lần/ngày

     - Điều trị phối hợp;

       + An thần: Diazepam 5 mg

       + Vitmin nhóm B.

  1. CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG VÀ NGHỈ NGƠI.

     - Ăn thức ăn mềm dễ tiêu, ăn trước khi ngủ 3 giờ.

     - Cử chua, cay, thuốc lá, cà phê, rượu, thức ăn còn nóng, nước có gas, dầu mỡ…

     - Người bệnh được nghỉ ngơi nằm viện: Khi có đau rầm rộ, cần cắt cơn đau và yếu tố stress, khi có biến chứng.

Tài liệu tham khảo

  1. Phác Đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang
  2. BSCK2 Trần Kiều Miên - Bệnh học Nội khoa - Bộ môn Nội Đại Học Y Dược TPHCM 2009
  3. Bệnh học nội khoa của trường đại học y dược TP Hồ Chí Minh
  4. Bài giảng bệnh học nội khoa của trường đại học y dược TP Cần Thơ

THỦNG Ổ LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Thủng ổ loét dạ dày tá tràng là cấp cứu ngoại khoa thường gặp.

     - Thường thủng ở bờ cong nhỏ dạ dày. Ít gặp thủng ổ loét tá tràng.

     - Thường gặp ở nam nhiều hơn nữ.

     - Thường gặp ở độ tuổi 26 – 50 tuổi.

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Lâm sàng:

2.1.1. Đau bụng đột ngột dữ dội ở vùng thượng vị, quanh rốn như dao đâm sau đó đau lan xuống hố chậu phải và khắp bụng.

2.1.2. Khám bụng:

     - Giai đoạn đầu là viêm phúc mạc hoá chất, giai đoạn sau là viêm phúc mạc giai đoạn nhiễm trùng.

     - Bụng chướng, gồng cứng như gỗ, phản ứng phúc mạc toàn thể.

     - Gõ vang, tham gia nhịp thở kém hay có thể không có tham gia nhịp thở.

     - Giai đoạn sau viêm phúc mạc nhiễm trùng thì trạng bệnh nặng thêm nhiều, lúc này bụng mới mềm và đau rất nhiều.

     - Có phản ứng phúc mạc toàn thể.

     - Vùng đục trước gan mất.

2.1.3. Hội chứng nhiễm trùng: vẽ mặt nhiễm trùng, sốt, môi khô, lưỡi bẩn.

2.2. Cận lâm sàng:

2.2.1. Xét nghiệm máu.

     - Xét nghiệm thường quy: công thức máu 18 chỉ số, TS, TC ( TQ, TCK ), nhóm máu hệ AOB. ( có bạch cầu tăng nhất là đa nhân trung tính ).

     - Xét nghiệm CRP tăng.

     - Các xét nghiệm khác khi có chỉ định mổ cấp cứu: Đường huyết, I on đồ 6 chỉ số, AST, ALT, Bilirubin, Urê, Creatinin …

2.2.2. X quang bụng đứng không chuẩn bị có liềm hơi dưới hoành nhất là bên phải.

2.2.3. Siêu âm: có hơi và dịch tự do trong ổ bụng.

2.2.4. Đo điện tim, chụp x quang tim phổi khi cần thiết.

2.3. Tiền căn: viêm loét dạ dày tá tràng.

III. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT.

     - Viêm tuỵ cấp.

     - Bệnh lý gan mật.

     - Cơn đau quặn thận.

     - Viêm đại tràng.

  1. ĐIỀU TRỊ.

4.1. Chuẩn bị bệnh nhân và hồi sức bệnh nhân trước mổ.

4.1.1. Bệnh nhân nhịn ăn uống.

4.1.2. Xem thêm bài các cận lâm sàng tiền phẫu.

4.1.3. Đặt sond dạ dày qua mũi hút dịch vị.

4.1.4. Đặt sond tiểu liên tục.

4.1.5. Hồi sức chống sốc nếu bệnh nhân có sốc trước mổ.

4.1.6. Dùng thuốc trước mổ:

     - Bù nước điện giải, thăng bằng kiềm toan.

     - Kháng sinh Bata - lactam thế hệ thứ 3 hoặc 4. Hoặc nhóm Quinolone dùng đường tiêm bắp hay tĩnh mạch.

     - Thuốc ức chế tiết dịch vị.

     - Năng thể trạng: Vitamin C 500mg 1 ống TMC.

     - Thuốc giảm đau khi có chẩn đoán xác định.

4.1.7. Cân bằng các rối loạn của cận lâm sàng ( nếu có ).

4.2. Tiến hành phẫu thuật bằng cách mổ hở:

     - Thường hay gặp thủng bờ cong nhỏ dạ dày, khâu lổ thủng băng mũi chỉ rời hay chữ X tùy theo trường hợp cụ thể.

     - Sau đó phủ mạc nối lớn lên chổ khâu lổ thủng dạ dày - tá tràng.

     - Lau sạch ổ bụng, chú ý 2 bên rãnh đại tràng lên và xuống.

     - Dẫn lưu Douglase ra hố chậu phải.

     - Chú ý khi lau phải sạch hết thức ăn để tránh abcès tồn lưu ở hố chậu hay rãnh đại tràng, nhất là túi cùng Douglase.

4.3. Nếu có các trường hợp khác kèm theo:

     - Hẹp môn vị: Khâu lổ thủng + nối vị tràng.

     - Ung thư: Khâu lổ thủng dạ dày tá tràng rồ phủ mạc nối lớn lên lổ thủng, Rửa sạch ổ bụng, dẫn lưu Douglase.

  1. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM.

5.1. Thuốc sau mổ:

5.1.1. Theo dõi ngày đầu sau mổ:

     - Dấu hiệu sinh tồn, các ống dẫn lưu 15 phút/lần đến tỉnh, sau đó nếu sinh hiệu ổn 4 giờ/ lần.

   - Tiếp tục bù nước – điện giải và dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch.

     - Khánh sinh đến 7 ngày sau mổ có thể lâu hơn nữa tuỳ theo tình hình của bệnh.

       + Kháng sinh Bata - lactam thế hệ thứ 3 hoặc 4 + kháng sinh nhóm Amynoglycosid dùng đường tiêm bắp hay tĩnh mạch, có thể phối hợp thêm Imidazol tuỳ từng trường hợp cụ thể.

     - Giảm đau bằng dường tĩnh mạch khoảng 4 ngày.

       + Paracetamol 1g # 100ml x 2 lần TTM : C giọt/phút.

     - Thuốc ức chế tiết dịch vị 7 ngày và sau khi xuất viện

     - Thuốc năng thể trạng 7 ngày.

       + Vitamin C 500mg 1 ống x 2 TTM chậm.

5.1.2. Những ngày sau.

     - Theo dõi sinh hiệu, các ống dẫn lưu 2 giờ/lần, riêng vết mổ mỗi ngày 1 lần.

     - Các thuốc dùng như trên.

     - Thay băng mỗi ngày và cắt chỉ sau mổ ngày thứ 7 khi vết mổ lành tốt.

     - Rút ống các thông.

       + Ống thông dạ dày khi có trung tiện, cho ăn từ lỏng đến đặc.

       + Thông tiểu 24 giờ sau mổ.

       + Ống dẫn lưu Douglase khi hết ra dịch. Thông thường sau 48 – 72 giờ sau mổ vì lúc này có thể đã tạo đường hầm theo ống dẫn lưu.

5.1.3. Xuất viện khi vết mổ lành tốt, hết tình trạng nhiễm trùng, hệ tiêu hoá hoạt động bình thường, không đau bụng.

5.1.4. Tái khám điều trị loét dạ dày tá tràng và Hecolibacter pylori ( nếu có ) theo phác đồ.

Tài liệu tham khảo.

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

VIÊM RUỘT THỪA CẤP

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Là bệnh cấp cứu ngoại khoa thường gặp nhất.

     - Tuổi thường gặp từ 10 – 30 tuổi.

     - Chẩn đoán dễ ở thể điển hình, khó ở các thể ít gặp.

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Lâm sàng.

     - Đau bụng khởi đầu ở vùng thượng vị, quang rốn hoặc ngay hố chậu phải, vài giờ sau khu trú hố chậu phải, cơn đau âm ỉ rồi tăng dần lên.

     - Rối loạn tiếu hoá như chán ăn, buồn nôn, đôi khi tiêu chảy.

     - Hội chứng nhiễm trùng: sốt, môi khô, lưỡi bẩn,

     - Khám bụng:

       + Ấn đau hố chậu phải.

       + Dấu hiệu Mac Burney ( + ): là ở điểm 1/3 ngoài của đường nối từ gai chậu trước trên đến rốn. là khi ấn vào thì đau.

       + Điểm Lans ( + ): là điểm 1/3 phải, 2/3 trái của đường nối 2 gai chậu trước trên, ấn vào thấy đau.

       + Điểm Clado ( + ): là điểm giao nhau giữa bờ ngoài cơ thẳng bụng bên phải với đường nối 2 gai chậu trước trên, ấn vào thấy đau.

     + Dấu hiệu Rovsing ( + ): ấn vùng hố chậu trái, hơi trong lòng đại tràng dồn từ bên trái theo đại tràng tác động lên manh tràng ở vùng hố chậu phải gây đau.

       + Dấu hiệu cơ thắt lưng - chậu ( + ): nếu ruột thừa năm sau manh tràng, bệnh nhân năm ngửa, hông phải cong ưỡn lên và đùi phải co nhe, thầy thuốc dùng tay duỗi đủi phải ra từ từ thì bệnh thấy đau vì cơ thắt lưng chậu bị kéo căng tác động lên viêm ruột thừa sau manh tràng.

       + Dấu hiệu cơ bịt ( Obturator ) ( + ): Viêm ruột thừa năm trong tiểu khung, năm sát cơ bịt trong: Ở tư thế đùi gấp, xoay đùi vào trong, bệnh nhân thấy đau ở vùng dưới rốn và vùng cơ khép đùi. Dấu hiệu này ít gặp.

       + Khi viêm ruột thừa vỡ mủ gây nên phản ứng phúc mạc khu trú hố chậu phải hay toàn thể.

2.2. Cận lâm sàng.

     - Xét nghiệm thường quy: công thức máu 18 chỉ số, TS, TC ( TQ, TCK ), nhóm máu hệ AOB. Trong đó có bạch cầu tăng, nhất là đa nhân trung tính.

     - Xét nghiệm CRP tăng.

     - Siêu âm bụng tổng quát thấy ruột thừa có hình bia hoặc hình ngón tay tăng kích thước, đè không xẹp, mạc nối dày ở hố chậu phải, đôi khi có dịch ổ bụng nếu ruột thừa vỡ mủ hoặc khối Echo hỗ hợp ở hố chậu phải nếu là abcès ruột thừa.

     - Chụp X quang tim phổi, đo điện tim khi cần thiết.

III. ĐIỀU TRỊ.

     - Viêm ruột thừa mủ chưa vỡ: cắt ruột thừa viêm.

     - Viêm ruột thừa hoại tử, viêm phúc mạc ruột thừa: cắt ruột thừa viêm, lau sạch ổ bụng, dẫn lưu Douglase ra hố chậu phải.

     - Abcès ruột thừa: hút mủ, có thể cắt ruột thừa nếu tìm thấy, dẫn lưu ổ abcès ruột thừa, dẫn lưu Douglase ra hố chậu phải.

     - Đám quánh ruột thừa: không có chỉ định mổ cấp cứu, hẹn phẫu thuật chương trình cắt ruột thừa từ 3 – 6 tháng sau khi điều trị đã tạm ổn đám quánh ruột thừa.

Khi gốc ruột thừa hoại tử hay lan rộng đến manh tràng, tuỳ mức độ có thể khâu ngay hay mở manh tràng ra da hay cắt khối hồi manh tràng + dẫn lưu ổ bụng.

3.1. Chuẩn bị bệnh nhân và hồi sức bệnh nhân trước mổ.

3.1.1. Bệnh nhân nhịn ăn uống.

3.1.2. Xem thêm bài các cận lâm sàng tiền phẫu.

3.1.3. Đặt sond dạ dày qua mũi hút dịch vị.

3.1.4. Đặt sond tiểu liên tục.

3.1.5. Hồi sức tích cực bệnh nhân trước mổ.

3.1.6. Dùng thuốc trước mổ:

     - Bù nước điện giải, thăng bằng kiềm toan.

     - Kháng sinh Bata - lactam thế hệ thứ 3 hoặc 4. Hoặc nhóm Quinolone dùng đường tiêm bắp hay tĩnh mạch.

     - Thuốc ức chế tiết dịch vị.

     - Dùng thuốc chống nôn phòng ngừa hội chứng trào ngược: Metoclopramid ( Primperan 10mg.

     - Năng thể trạng: Vitamin C 500mg 1 ống TMC

     - Thuốc giảm đau khi có chẩn đoán xác định.

3.1.7. Cân bằng các rối loạn của cận lâm sàng ( nếu có ).

3.2. Tiến hành phẫu thuật bằng cách mổ hở:

     - Rạch da đường cạnh bên phải hay đường Mac-burney dài khoảng 8 - 12 cm.

     - Kẹp – cắt – khâu cột gốc ruột thừa ( có vùi gốc hay không tuỳ trường phái, tuỳ bệnh hay tuỳ phẫu thuật viên ).

     - Kẹp – cắt – khâu cột cầm máu mạc treo ruột thừa.

     - Trong một số trường hợp khó như sau manh tràng hay dính nhiều có thể cắt ruột thừa theo kiểu lột võ chuối, cắt ruột thừa ngược dòng.

     - Lau sạch vùng mổ hay ổ bụng, kiểm tra xem lại các nơi cắt khâu có còn chảy máu hay không.

     - Dẫn lưu Douglase ra hố chậu phải nếu là viêm phúc mạc khu trú hay toàn thề do viêm ruột thừa vỡ mủ.

     - Đóng bụng theo từng lớp giải phẫu.

  1. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM.

4.1. Thuốc sau mổ:

4.1.1. Theo dõi ngày đầu sau mổ:

     - Cho bệnh nhân vận động sớm.

     - Cho bệnh nhân uống ít nước đường ngay hậu phẫu ngày đầu khi chưa có trung tiện, khi có trung tiện thì cho ăn từ lỏng đến đặc.

     - Dấu hiệu sinh tồn, các ống dẫn lưu ( nếu có ) 15 phút/lần đến tỉnh, sau đó nếu sinh hiệu ổn 4 giờ/ lần.

     - Tiếp tục bù nước – điện giải và dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch.

     - Khánh sinh đến 7 ngày sau mổ có thể lâu hơn nữa tuỳ theo tình hình của bệnh.

       + Kháng sinh Bata - lactam thế hệ thứ 3 hoặc 4 + kháng sinh nhóm Amynoglycosid dùng đường tiêm bắp, có thể phối hợp thêm Imidazol tuỳ từng trường hợp cụ thể.

     - Giảm đau bằng dường tĩnh mạch khoảng 4 ngày.

       + Paracetamol 1g # 100ml x 2 lần TTM : C giọt/phút.

     - Thuốc ức chế tiết dịch vị 7 ngày và sau khi xuất viện

     - Thuốc năng thể trạng 7 ngày.

       + Vitamin C 500mg 1 ống x 2 TTM chậm.

4.1.2. Những ngày sau.

     - Theo dõi sinh hiệu, các ống dẫn lưu 4 giờ/lần, riêng vết mổ mỗi ngày 1 lần.

     - Các thuốc dùng như trên.

     - Thêm thuốc kháng viêm dạng men: Alpha chymotrypsin 4,2mg 2V x 3 (u)

     - Thay băng mỗi ngày và cắt chỉ sau mổ ngày thứ 07 khi vết mổ lành tốt.

     - Rút ống các thông.

       + Ống thông dạ dày khi bệnh nhân tỉnh. Có trung tiện thì cho bệnh nhân ăn từ lỏng đến đặc.

     + Thông tiểu 24 giờ sau mổ.

     + Ống dẫn lưu Douglase khi hết ra dịch. Thông thường 48 – 72 giờ sau mổ vì lúc này có thể đã tạo đường hầm theo ống dẫn lưu.

4.1.3. Xuất viện khi vết mổ lành tốt, hết tình trạng nhiễm trùng, hệ tiêu hoá hoạt động bình thường, không đau bụng.

4.1.4. Tái khám sau 01 tuần.

Tài liệu tham khảo.

  1. Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang
  2. Bài giảng bệnh học ngoại khoa của Trường đại học y dược TP Hồ Chí Minh

THOÁT VỊ BẸN - ĐÙI

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Thoát vị bẹn – đùi thực chất là thoát vị lỗ cơ lược, tạng thoát vị chui ra trên dây chằng bẹn gọi là thoát vị bẹn và tạng thoát vị chui ra dưới dây chằng bẹn gọi là thoát vị đùi.

     - Thoát vị bẹn đùi là dạng thường gặp của thoát vị thành bụng.

     - Thoát vị bẹn hay gặp ở nam, nhưng thoát vị đùi hay gặp ở nữ.

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Lâm sàng

2.1.1. Thoát vị bẹn.

     - Khối phồng vùng bẹn – đùi xuất hiện khi đi lại, ho hay lao động, mất đi khi nghỉ ngơi hoặc dùng tay đẩy lên.

     - Khám lâm sàng thấy hoặc sờ được khối phồng vùng bẹn khi đứng hoặc ho, rặn nhưng khi nằm hoặc dùng tay đẩy vào thì khối phồng mất, đây là triệu chứng đặc hiệu.

     - Khám lỗ bẹn nông rộng.

     - Nghiệm pháp chạm ngón tay dương tính.

     - Thoát vị bẹn nghẽn: khối phồng vùng bẹn căng, đau không đẩy lên được.

2.1.2. Thoát vị đùi.

     - Khối phồng phía trong đùi, dưới nếp bẹn.

     - Tuy nhiên, thoát vị đùi thường không có triệu chứng, bệnh nhân vào viện thường có biến chứng của thoát vị đùi nghẽn: khối phồng phía trong đùi, căng đau kèm đau bụng từng cơn, bụng chướng nhẹ, nhu động ruột tăng.

2.2. Cận lâm sàng.

     - Chẩn đoán thoát vị bẹn đùi chủ yếu dựa vào lâm sàng, tuy nhiên trường hợp không rõ, có thể siêu âm hay có thể chụp CT Scanner để gợi ý chẩn đoán.

     - Khi có chẩn đoán xác định cần phẫu thuật phải làm thêm các xét nghiệm như sau:

     + Xét nghiệm thường quy: công thức máu 18 chỉ số, TS, TC ( TQ, TCK ), nhóm máu hệ AOB.

       + Đường huyết, AST, ALT, Ure, Creatinin.

      + Có thể chụp x quang tim phổi thẳng, đo điện tim tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Chỉ định điều trị.

     - Thoát vị bẹn – đùi nghẹt: chỉ định tuyệt đối và khẩn cấp. Nếu bệnh nhân đếm sớm trước 6 giờ có thể làm nghiệm pháp đẩy lên, nếu thành công sẽ phẫu thuật chương trình nhưng nếu thấn bại hoặc bệnh nhân đến trể thì phẫu thuật cấp cứu ngay.

     - Thoát vị bẹn – đùi không nghẽn: phẫu thuật chương trình sau khi loại trừ hay làm giảm thiểu các yếu tố nguy cơ làm tăng áp lực ổ bụng.

3.2. Chống chỉ định.

     - Bệnh nhân quá yếu không chịu được cuộc mổ hoặc có bệnh nặng kèm theo khiến nguy cơ cuộc mổ tăng cao, có thể gây tử vong.

     - Chưa chỉ định mổ cho trẻ em dưới 01 tuổi vì các lớp giai phẫu chưa hoàn chỉnh.

3.3. Chuẩn bị bệnh nhân và hồi sức bệnh nhân trước mổ.

3.3.1. Bệnh nhân nhịn ăn uống.

3.3.2. Xem thêm bài các cận lâm sàng tiền phẫu.

3.3.3. Đặt sond dạ dày qua mũi hút dịch vị.

3.3.4. Đặt sond tiểu liên tục.

3.3.5. Hồi sức tích cực bệnh nhân trước mổ.

3.3.6. Dùng thuốc trước mổ:

     - Bù nước điện giải, thăng bằng kiềm toan.

     - Kháng sinh Bata - lactam thế hệ thứ 3 hoặc 4. Hoặc nhóm Quinolone dùng đường tiêm bắp hay tĩnh mạch.

     - Thuốc ức chế tiết dịch vị.

     - Dùng thuốc chống nôn phòng ngừa hội chứng trào ngược.

   - Năng thể trạng: Vitamin C 500mg 1 ống TMC

     - Thuốc giảm đau khi có chẩn đoán xác định.

3.3.7. Cân bằng các rối loạn của cận lâm sàng ( nếu có ).

3.4. Tiến hành phẫu thuật bằng cách mổ hở:

3.4.1. Mục đích phẫu thuật: loại bỏ túi thoát vị và phục hồi thành bụng.

3.4.2. Các phương pháp phục hồi thành bụng.

     - Phục hồi thanh bụng bằng mô tự thân.

       + Theo phương pháp Bassini:

         . Khâu cân cơ kết hợp vào dây chằng bẹn bằng các mũi chỉ rời phía sau thừng tinh.

         . Chỉ định trong điều trị thoạt vị bẹn.

       + Theo phương pháp Mc Vay.

         . Khâu cân cơ kết hợp vào dây chằng Cooper bằng các mũi chỉ rời.

         . Chỉ định trong điều trị thoát vị đùi.

3.5. Phục hồi thành bụng bằng mảnh ghép nhân tạo.

     - Phẫu thuật mổ hở theo phương pháp Lichtenstein: Kỹ thuật phục hồi thành bụng bằng dùng lưới theo phương pháp Lichtenstein.

  1. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM.

4.1. Thuốc sau mổ:

4.1.1. Theo dõi ngày đầu sau mổ:

     - Cho bệnh nhân vận động sớm.

     - Cho bệnh nhân uống ít nước đường ngay hậu phẫu ngày đầu khi chưa có trung tiện, khi có trung tiện thì cho ăn từ lỏng đến đặc.

     - Dấu hiệu sinh tồn, các ống dẫn lưu ( nếu có ) 15 phút/lần đến tỉnh, sau đó nếu sinh hiệu ổn 2 lần/ngày.

     - Tiếp tục bù nước – điện giải và dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch.

     - Khánh sinh đến 7 ngày sau mổ có thể lâu hơn nữa tuỳ theo tình hình của bệnh.

       + Kháng sinh Bata - lactam thế hệ thứ 3 hoặc 4 + kháng sinh nhóm

Amynoglycosid dùng đường tiêm bắp, có thể phối hợp thêm Imidazol tuỳ từng trường hợp cụ thể.

     - Giảm đau bằng dường tĩnh mạch khoảng 4 ngày.

       + Paracetamol 1g # 100ml x 2 lần TTM : C giọt/phút.

     - Thuốc ức chế tiết dịch vị 7 ngày và sau khi xuất viện

     - Thuốc năng thể trạng 7 ngày.

       + Vitamin C 500mg 1 ống x 2 TTM chậm.

4.2. Những ngày sau.

     - Theo dõi sinh hiệu, các ống dẫn lưu 2 lần/ngày, riêng vết mổ mỗi ngày 1 lần.

     - Các thuốc khác dùng như trên.

     - Thêm thuốc kháng viêm dạng men: Alpha chymotrypsin 4,2mg 2V x 3 (u)

     - Thay băng mỗi ngày và cắt chỉ sau mổ ngày thứ 7 khi vết mổ lành tốt.

     - Rút ống các thông.

       + Ống thông dạ dày khi bệnh nhân tỉnh.

       + Thông tiểu 24 giờ sau mổ.

4.3. Xuất viện khi vết mổ lành tốt, hết tình trạng nhiễm trùng, hệ tiêu hoá hoạt động bình thường, không đau bụng.

4.4. Theo dõi các biến chứng như nhiễm trùng, chảy máu, thoát vị tái phát, dị cảm, đau …

4.5. Tái khám sau 01 tuần.

4.6. Không lao động nặng trong 3 tháng đầu sau mổ.

Tài liệu tham khảo.

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

BỆNH TRĨ

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Bệnh trĩ là bệnh phổ biết, thường gặp nhất trong các bệnh vùng hậu môn.

     - Thường gặp ở lứa tuổi 45 – 65, Nam mắc bệnh nhiều hơn nữ.

  1. PHÂN LOẠI BỆNH TRĨ.

2.1. Trĩ nội :

     - Xuất phát từ đám rối tĩnh mạch trĩ trong, nằm ở trên đường lược.

     - Căn cứ vào độ sa lồi của búi trĩ, người ta chia trĩ nội ra làm 4 độ :

       + Độ I : Búi trĩ còn nằm trong ống hậu môn, biểu hiện là chảy máu khi đi cầu.

       + Độ II : Búi trĩ sa ra khi đi cầu, khi đi cầu xong tự tụt lên được.

       + Độ III: Búi trĩ sa ra khi đi cầu, hay khi làm công việc nặng – phải dùng tay đẩy nhẹ mới lên được.

       + Độ IV: Búi trĩ thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn. Lúc này các búi trĩ không còn là các búi trĩ riêng mà tạo thành vòng (trĩ vòng) nhưng còn thấy các ngấn phân cách búi trĩ.

2.2. Trĩ ngoại :

     - Xuất phát từ đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài, nằm ở dưới đường lược  

2.3. Trĩ hổn hợp :

     - Có cả trĩ nội và trĩ ngoại liên kết với nhau do dây chằng Park bị nhão, lớp niêm mạc không đính với cơ thắt trong

III. CHẨN ĐOÁN.

     - Đi tiêu ra máu kèm theo búi trĩ sa ra ngoài hậu môn, có thể có đau.

     - Khám lâm sàng phát hiện búi trĩ ngoại, nội, giúp phân độ trĩ nội.

     - Thăm dò trực tràng loại trừ u hậu môn – trực tràng.

     - Nội soi hậu môn – trực tràng giúp chẩn đoán trĩ độ I và II và các bệnh lý khác như nứt hậu môn, polyp, u hậu môn – trực tràng.

     - Xét nghiệm thường quy: công thức máu 18 chỉ số, TS, TC ( TQ, TCK ), nhóm máu hệ AOB.

  1. ĐIỀU TRỊ.

4.1. Điều trị nội khoa.

4.1.1. Chỉ định điều trị nội khoa là bệnh trĩ độ I và II.

4.1.2. Điều trị nội khoa bệnh trĩ. Áp dụng cho tất cả các cấp độ trĩ, bao gồm:

     - Ăn nhiều chất xơ, uống nước đầy đủ.

     - Tránh các chất kích thích như rượu, trà, cá fé, tiêu, ớt …

     - Tập thói quen đi cầu đều đặn mỗi ngày.

     - Thuốc tăng trương lực thành mạch như:

       + Daflon 500mg, Agiosmin 500mg: Trĩ độ I và II: 2 viên x 3 lần/ ngày trong 4 ngày đầu, sau đó 2 viên x 2 lần/ngày trong 3 ngày kế tiếp, duy trì 2 viên/ngày. Trĩ mạn tính 2 viên/ngày. Hoặc

       + Ginkort: Trĩ cấp tính 2 viên x 2 lần/ngày trong 7 ngày, sau đó duy trì 2 viên/ngày. Trĩ mạn tính : 2 viên/ngày.

       - Thuốc kháng viêm, giảm phù nề.

4.2. Phẫu thuật.

4.2.1. Chỉ định.

     - Bệnh trĩ độ III và IV, Búi trĩ ngoại tắc mạch.

     - Điều trị nội khoa thất bại.

4.2.2. Chuẩn bị bệnh nhân và hồi sức bệnh nhân trước mổ.

     - Bệnh nhân nhịn ăn uống.

     - Xem thêm bài các cận lâm sàng tiền phẫu.

     - Đặt sond dạ dày qua mũi hút dịch vị.

   - Đặt sond tiểu liên tục.

     - Dùng thuốc trước mổ:

       + Bù nước điện giải, thăng bằng kiềm toan.

       + Kháng sinh Bata - lactam thế hệ thứ 3 hoặc 4. Hoặc nhóm Quinolone dùng đường tiêm bắp hay tĩnh mạch.

       + Thuốc ức chế tiết dịch vị.

     + Dùng thuốc chống nôn phòng ngừa hội chứng trào ngược.

       + Năng thể trạng: Vitamin C 500mg 1 ống TMC.

       + Thuốc giảm đau khi có chẩn đoán xác định.

     - Cân bằng các rối loạn của cận lâm sàng ( nếu có ).

4.2.3. Các phương pháp phẫu thuật.

     - Khâu triệt mạch và treo trĩ bằng tay theo phương pháp Hussein cải tiến.

     - Khâu triệt mạch và treo trĩ bằng máy bấm theo phương pháp Longo, và Longo cải tiến.

     - Phẫu thuật Milligan – Morgan chỉ định trong trường hợp bệnh trĩ hỗn hợp, trĩ nội tắc mạch.

     - Bệnh trĩ ngoại tắc mạch: Rạch búi trĩ lấy cục máu đông cấp cứu

  1. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM.

5.1. Thuốc sau mổ:

5.1.1. Theo dõi ngày đầu sau mổ:

     - Cho bệnh nhân vận động sớm.

     - Cho bệnh nhân uống ít nước đường ngay hậu phẫu ngày đầu khi chưa có trung tiện, khi có trung tiện thì cho ăn từ lỏng đến đặc.

     - Dấu hiệu sinh tồn, các ống dẫn lưu ( nếu có ) 15 phút/lần đến tỉnh, sau đó nếu sinh hiệu ổn 4 giờ/ lần.

     - Tiếp tục bù nước – điện giải và dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch.

   - Khánh sinh đến 7 ngày sau mổ có thể lâu hơn nữa tuỳ theo tình hình của bệnh:

       + Kháng sinh Bata - lactam thế hệ thứ 3 hoặc 4 + kháng sinh nhóm Amynoglycosid dùng đường tiêm bắp, có thể phối hợp thêm Imidazol tuỳ từng trường hợp cụ thể.

     - Giảm đau bằng dường tĩnh mạch khoảng 4 ngày.

       + Paracetamol 1g # 100ml x 2 lần TTM : C giọt/phút.

     - Thuốc ức chế tiết dịch vị 7 ngày và sau khi xuất viện.

     - Thuốc năng thể trạng 7 ngày.

       + Vitamin C 500mg 1 ống x 2 TTM chậm.

5.2. Những ngày sau.

     - Theo dõi sinh hiệu, các ống dẫn lưu 4 giờ/lần.

     - Các thuốc dùng như trên.

     - Thêm thuốc kháng viêm dạng men: Alpha chymotrypsin 4,2mg 2V x 3 (u)

     - Rút ống các thông.

       + Ống thông dạ dày khi bệnh nhân tỉnh, Thông tiểu 24 giờ sau mổ.

5.3.. Xuất viện khi vết mổ lành tốt, hết tình trạng nhiễm trùng, hệ tiêu hoá hoạt động bình thường, không đau bụng.

5.4. Theo dõi các biến chứng như chảy máu, bí tiểu, nhiễm trùng trĩ tắc mạch, hẹp hậu môn – trực tràng, rò âm đạo – trực tràng.

5.5. Tiếp tục thuốc tăng trương lực thành mạch 2 tháng.

5.6. Tái khám sau xuất viên 1 tuần.

Tài liệu tham khảo Phác đồ điều tri năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

TẮC RUỘT – BÁN TẮC RUỘT

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Tắc ruột là sự ngưng trệ lưu thông các chất trong lòng ruột như hơi, dịch, đồ ăn, phân không di chuyển được từ trên xuống dưới để tống qua hậu môn ra ngoài.

     - Tắc ruột rất thường gặp trong cấp cứu ngoại khoa.

     - Nguyên nhân gây khac nhau, thường gặp nhất là tắc ruột do dính ruột sau mổ.

     - Chẩn đoán tắc ruột thường dễ nhưng chẩn đoán nguyên nhân nhiều khi khó.

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Lâm sàng.

     - Đau bụng từng cơn, nôn, bí trung - đại tiện.

     - Khám bụng chướng, có thể có quai ruột nổi, có thể có sẹo mổ củ, dấu hiệu rắn bò ( triệu chứng đặc hiệu ), nghe tiếng réo củ ruột, nhu động ruột tăng hơn bình thường.

     - Nếu bệnh nhân đến trể: dấu hiệu mất nước, nhiễm trùng, đôi khi có sốc.

     - Khám vùng bẹn – đùi tìm thoát vị nghẽn.

     - Thăm trực tràng; Bóng trực tràng rỗng, đôi khi sờ chạm khối u giúp chẩn đoán nguyên nhân.

2.2. Cận lâm sàng.

     - Xét nghiệm thường quy: công thức máu 18 chỉ số, TS, TC ( TQ, TCK ), nhóm máu hệ AOB.

     - Xét nghiệm máu: CRP để tìm dấu hiệu nhiễm trùng, I on đồ 6 chỉ số đề phát hiện rối loạn nước và điện giải.

     - Chụp X quang bụng đứng không chuẩn bị: thấy có hình ảnh mực nước hơi

( ruột non: chân rộng, vòm thấp; đại tràng: chân hẹp, vòm cao ).

     - Siêu âm bụng tổng quát: hiện diện quai ruột dãn ( >2,5cm ) nằm kế quai ruột xẹp dãn hội tụ về vị trí tắc, giúp chẩn đoán nguyên nhân do khối u, lòng ruột, thoát vị …

     - Khi có chỉ định phẫu thuật phải làm thêm các xét nghiệm tiền phẫu: TS, TC hay TQ, TCK, nhóm máu, đường huyết, AST, ALT, Ure, Creatinin.

III. ĐIỀU TRỊ.

     - Tắc ruột được chia ra 2 nguyên nhân chủ yếu, từ đó có nhiều nguyên nhân khác kèm theo là tắc ruột cơ học là có sự cản trở lưu thông các chất trong lòng ruột gây nên như do thoát vị nghẽn, do dính ruột sau mổ, do khối u chèn ép … Trường hợp cơ học này cần phải phẫu thuật để giải quyết nguyên nhân đó. Còn tắc ruột cơ năng là do sự liệt ruột như do liệt ruột sau mổ, bệnh tai biến làm cho người bệnh hôn mê …

3.1. Chuẩn bị bệnh nhân và điều trị nội khoa bệnh nhân trước mổ.

     Tắc ruột do bít là cấp cứu có trì hoản, tuy nhiên tắc ruột do thắt nghẽn phải vừa mổ vừa hồi sức vì để chậm quai ruột sẽ hoại tử:

3.1.1. Bệnh nhân nhịn ăn uống.

3.1.2. Xem thêm bài các cận lâm sàng tiền phẫu.

3.1.3. Đặt sond dạ dày qua mũi hút dịch vị và hút dịch vị.

3.1.4. Đặt sond tiểu liên tục.

3.1.5. Hồi sức chống sốc nếu bệnh nhân có sốc trước mổ

3.1.6. Dùng thuốc trước mổ:

     - Bù nước điện giải, thăng bằng kiềm toan.

     - Kháng sinh Bata - lactam thế hệ thứ 3 hoặc 4. Hoặc nhóm Quinolone dùng đường tiêm bắp hay tĩnh mạch.

     - Thuốc ức chế tiết dịch vị.

     - Dùng thuốc chống nôn phòng ngừa hội chứng trào ngược.

     - Năng thể trạng: Vitamin C 500mg 1 ống TMC

     - Thuốc giảm đau khi có chẩn đoán xác định.

3.1.7. Cân bằng các rối loạn của cận lâm sàng ( nếu có ).

3.2. Tiến hành phẫu thuật bằng cách mổ hở:

3.2.1. Chỉ định.

     - Có thể có biến chứng: hoại tử ruột, viêm phúc mạc …

     - Có những dấu hiện tăng nặng: sốt, sốc, nôn ra phân …

     - Điều trị nội khoa thất bại.

3.2.2. Xử trí nguyên nhân.

    - Tắc ruột do dây dính: gỡ dính, cắt dây chằng.

     - Thoát vị nghẹt:

       + Giải phóng cổ túi thoát vị.

       + Nếu ruột hoại tử: cắt và nối ruột ngay nếu được hoặc cắt đọan ruột và làm hậu môn nhân tạo.

       + Nếu ruột chưa hoại tử: đưa ruột vào ổ bung.

       + Phục hồi thành bụng.

     - Lồng ruột ở trẻ em:

       + Tháo lồng bằng nước dưới hướng dẫn siêu âm, nếu không có chống chỉ định.

       + Phẫu thuật tháo lồng ruột bằng tay, có thể cắt khối lồng nếu ruột hoại tử.

     - Lồng ruột người lớn:

       + Cắt và nối ruột ngay nếu được hoặc cắt đoạn ruột hoặc làm hậu môn nhân tạo.

     - Vật lạ trong lòng ruột: Mở ruột lấy vật lạ, khâu kín.

     - Xoắn ruột non:

       + Ruột chưa hoại tử: tháo xoắn.

       + Ruột hoại tử: cắt ruột, không tháo xoắn trước khi cắt, nối ruột hoặc làm hậu môn nhân tạo.

     - Xoắn đại tràng chậu hông:

       + Tháo xoắn hoặc làm phẫu thuật Harmann nếu ruột hoại tử.

       + Qua nội soi đặt ống thông trực tràng, một tuần sau mổ chương trình cắt bỏ đoạn đại tràng chậu hông quá dài.

     - Ung thư đại tràng phải: cắt đại tràng phải hay nối tắt.

     - Ung thư đại tràng trái:

       + Làm hậu môn nhân tạo trên dòng.

       + Cắt ruột đưa 2 đầu ra ngoài trong mổ.

       + Cắt nối có rửa hay không rửa đại tràng trong phòng mổ.

     - Ung thư đại trực tràng bị thủng.

       + Cắt bỏ đoạn thủng rồi đưa 2 đầu ra ngoài làm hậu môn nhân tạo hoặc làm phẫu thuật Harmann.

       + Nếu bướu nằm ở vị trí trực tràng thấp không đưa ra được, có thể khâu lổ thủng và làm hậu môn nhân tạo trên dòng.

     - Ung thư trực tràng: làm hậu môn nhân tạo đại tràng chậu hông.

  1. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM.

4.1. Thuốc sau mổ:

4.1.1. Theo dõi ngày đầu sau mổ:

     - Cho bệnh nhân vận động sớm.

     - Cho bệnh nhân uống ít nước đường ngay hậu phẫu ngày đầu khi chưa có trung tiện, khi có trung tiện thì cho ăn từ lỏng đến đặc.

     - Dấu hiệu sinh tồn, các ống dẫn lưu ( nếu có ) 15 phút/lần đến tỉnh, sau đó nếu sinh hiệu ổn 4 giờ/lần.

     - Tiếp tục bù nước – điện giải và dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch.

   - Khánh sinh đến 7 ngày sau mổ có thể lâu hơn nữa tuỳ theo tình hình của bệnh.

       + Kháng sinh Bata - lactam thế hệ thứ 3 hoặc 4 + kháng sinh nhóm

Amynoglycosid dùng đường tiêm bắp, có thể phối hợp thêm Imidazol tuỳ từng

trường hợp cụ thể.

     - Giảm đau bằng dường tĩnh mạch khoảng 4 ngày.

       + Paracetamol 1g # 100ml x 2 lần TTM : C giọt/phút.

     - Thuốc ức chế tiết dịch vị 7 ngày và sau khi xuất viện

     - Thuốc năng thể trạng 7 ngày.

       + Vitamin C 500mg 1 ống x 2 TTM chậm.

4.1.2. Những ngày sau.

     - Theo dõi sinh hiệu, các ống dẫn lưu 4 giờ/lần, riêng vết mổ mỗi ngày 1 lần.

     - Các thuốc dùng như trên.

     - Thêm thuốc kháng viêm dạng men: Alpha chymotrypsin 4,2mg 2V x 3 (u)

     - Thay băng mỗi ngày và cắt chỉ sau mổ ngày thứ 07 khi vết mổ lành tốt.

     - Rút ống các thông.

       + Ống thông dạ dày khi có trung tiện, cho ăn từ lỏng đến đặc.

       + Thông tiểu 24 giờ sau mổ.

       + Ống dẫn lưu Douglase khi hết ra dịch. Thông thường 48 – 72 giờ sau mổ vì lúc này có thể đã tạo đường hầm theo ống dẫn lưu.

4.1.3. Xuất viện khi vết mổ lành tốt, hết tình trạng nhiễm trùng, hệ tiêu hoá hoạt động bình thường, không đau bụng.

4.1.4. Theo dõi các biến chứng: viêm phúc mạc, tắc ruột lại…

4.1.5. Tái khám sau 01 tuần.

  1. CHẨN ĐOÁN BÁN TẮC RUỘT.

5.1. Triệu chứng.

       Cũng gần như tắc ruột nhưng tình trạng bệnh nhẹ hơn, diễn tiến chậm hơn sau đó bệnh nhân trung tiện hoặc đại tiện được thì hết đau bụng, hết chướng bụng.

5.2. Điều trị nội khoa.

5.2.1. Hút dịch dạ dày – ruột bằng đặc Tublevin.

5.2.2. Bù nước - Điện giải: Qua đường truyền tĩnh mạch bằng dung dịch mặn đẵng trương

5.2.3. Kháng Sinh: Dùng kháng sinh toàn thân chống nhiễm trùng đường ruột.

5.2.4. Nếu sau vài ba giờ bệnh nhân trung tiện được, hết đau bụng. Tức là ruột đã lưu thông trở lại. Đó là trường hợp bán tắc ruột.

Tài liệu tham khảo.

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

BỆNH SỎI ĐƯỜNG MẬT

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Sỏi đường mật là bệnh thường gặp.

     - Sỏi đường mật ở Việt Nam và Chau Á có liên quan đến nhiễm trùng và ký sinh trùng nên thường là do sỏi sắc tố.

     - Yếu tố thuận lợi:

       + Sỏi túi mật: Nữ, độ tuổi 40, béo phì và sinh đẻ nhiều.

       + Sỏi đường mật chính: Nữ, độ tuổi từ 40 – 60, đời sống kinh tế thấp, chế độ ăn thiếu đạm và vệ sinh kém.

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Chẩn đoán xác định.

2.1.1. Lâm sàng.

     - Viêm túi mật cấp do sỏi: Đau hạ sườn phải kèm sốt nhẹ, ấn chần đau điểm túi mật, dấu Murphy ( + ), có thể sờ chạm túi mật căng to. Tuy nhiên, khoảng 80% sỏi túi mật không có triệu chứng.

     - Sỏi ống mật chủ: Tam chứng Charcot ( + ): đau vùng hạ sườn phải + sốt + vàng da, ấn chẩn đau tam giác Chauffard-Rivet, đôi khi có đề kháng thành bụng.

     - Sỏi đường mật trong gan: Triệu chứng không rõ rệt, đôi khi chỉ có sốt.

2.1.2. Cận lâm sàng.

     - Xét nghiệm thường quy: công thức máu 18 chỉ số, TS, TC ( TQ, TCK ), nhóm máu hệ AOB. Trong đó có bạch cầu tăng, chủ yếu là đa nhân trung tính.

     - Xét nghiêm CRP tăng.

     - Bilirubin máu tăng trong sỏi đường mật chính gây tắc mật với chủ yếu bilirubin trực tiếp.

     - Xét nghiêm GGT.

     - Xét nghiệm men tụy: Amylase.

     - Siêu âm bụng: Giúp xác định vị trí, kích thước và số lượng sỏi kèm hình ảnh dãn đường mật, sỏi đường mật, sỏi túi mật, viêm túi mật.

2.2. Chẩn đoán phân biệt.

     - Viêm gan.

     - hẹp đường mật.

     - Ung thư đường mật.

     - Ung thư đầu tuỵ.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Điều trị nội khoa.

     - Bù dịch và điện giải.

     - Kháng sinh phổ rộng: Cephalosporine thế hệ thứ 3 hoặc thứ 4 tiêm bắp hay tĩnh mạch hay nhóm quinolone + nhóm Aminoglycoside có thể phối hợp với nhóm Imidazole.

     - Giảm đau, hạ sốt( Paracetamol ), chống có thắt ( Spasfon, Nospa, Spasmaverin, metocloramid “ Primperan “, Hyoscin “ buscopan “.

     - Vitamin K 1 cải thiệt chức năng đông cầm máu.

3.2. Phẫu thuật.

     Khi điều trị nội khoa bệnh sỏi mật ổn định mới tiến hành phẩu thuật để giải quyết nguyên nhân.

3.2.1. Sỏi túi mật.

     - Chỉ định phẫu thuật sỏi túi mật có triệu chứng hoặc viêm mủ túi mật, viêm hoại túi mật.

     - Phẫu thuật mở túi mật lấy sỏi kèm dẫn lưu túi mật chỉ áp dụng khi bệnh nhân

quá yếu không đủ sức chịu đựng phẫu thuật cắt túi mật cấp cứu hoặc phẫu thuật cắt túi mật cấp cứu.

3.2.2. Sỏi đường mật chính.

     - Nguyên tắc phẫu thuật: Tốt nhất là phẫu thuật trong tình trạng bệnh nhân ổn định. Khi có chỉ định mổ cấp cứu cần thiết hồi sức tốt bệnh nhân trước mổ để giảm biến chứng tử vong.

     - Mục đích phẫu thuật: Lấy hết sỏi phất hiện được và đảm bảo thông thương đường mật.

     - Các phương pháp phẫu thuật:

       + Mở ống mật chủ lấy sỏi + dẫn lưu ống Kehr.

       + Cắt túi mật đi kèm khi túi mật hoại tử hoặc có sỏi.

       + Phẫu thuật nối mật – ruột khi có hẹp đoạn dưới ống mật chủ. Nối mật-ruột kiểu mật–ruột–da khi sỏi đường mật tái phát nhiều lần hoặc nhiều sỏi trong gan không lấy hết qua một lần mổ.

  1. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM.

     - Tiếp tục bù nước điện giải và dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch trong những ngày đầu bệnh nhân chưa trung tiện được.

     - Theo dõi các biến chứng sau mổ: nhiễm trùng, chảy máu, hội chứng tắc mật, rò mật, tắc ruột...

     - Ống dẫn lưu Kehr:

       + Theo dõi lượng dịch và màu sắc.

       + Bơm rửa đường mật khi dịch mật có nhiều cặn, mủ.

       + Rút rửa dẫn lưu Kehr khi chụp đường mật cản quang không còn sỏi sót và sau mổ 14 ngày. Trước khi rút ống Kehr nên kẹp thử ống Kehr, nếu bệnh nhân có đau, tức thì phải tháo kẹp, sau đó kẹp lại, có thể làm nhiều lần để bệnh nhân thích ứng dần.

       + Nếu sỏi còn sót thì nên lưu ống Kehr lại để tán sỏi qua đường hầm Kehr.

     - Tái khám sau xuất viện 1 tuần đánh giá lại tình trạng dinh dưỡng, vết mổ và các biến chứng.

Tài liệu tham khảo.

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

VIÊM TÚI MẬT - SỎI TÚI MẬT

  1. ĐỊNH NGHĨA.

     - Viêm túi mất cấp là tình trạng nhiễm trùng cấp tính của túi mật.

  1. NGUYÊN NHÂN.

2.1. Do sỏi túi mật chiếm 95%.

2.2. Nhiễm trùng toàn thân do:

     - Nhiễm trùng do trực khuẩn E. Coli.

     - Thương hàn.

     - Nhiễm trùng huyết do liên cầu khuẩn.

     - Do chướng ngại ở cuống túi mật.

     - U hay chướng ngại ở ống mật chủ hoặc thứ phát do ứ mật ở túi mật.

III. CHẨN ĐOÁN.

3.1. Lâm sàng.

- Đau quặn bụng, đặc điểm cơn đau quặn, xoáy sâu từng cơn đột ngột vùng hạ sườn phải hay vùng túi mật lối lên vai phải.

- Bụng chướng, ấn đau hạ sườn phải, dấu hiệu Murphy ( + ), túi mật căng to.

- Hội chứng nhiễm trùng: Sốt, môi khô, lưỡi bẩn.

- Có thể vàng da nhẹ.

- Nôn mửa có thể ra thức ăn hay dịch mật.

3.2. Cận lâm sàng.

     - Xét nghiệm thường quy: công thức máu 18 chỉ số, TS, TC ( TQ, TCK ), nhóm máu hệ AOB. trong đó có bạch cầu tăng cao nhất là đa nhân trung tính.

     - Xét nghiệm GGT.

     - Xét nghiệm thêm AST, ALT, Men Amylase.

     - Siêu âm bụng: có hình ảnh viêm túi mật, có thể kèm sỏi túi mật hay đường mật.

  1. NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ.

4.1. Viêm túi mật cấp là một cấp cứu ngoại khoa: bệnh nhân nên đưa vào bệnh viện nằm theo dõi ở khoa ngoại để tránh những chậm trể nguy hiểm do chần chờ và kéo dài thơi gian điều trị bảo tồn.

4.2. Những trường hợp viêm túi mật cấp thể nhẹ vừa ( như viêm túi mật mãn tính, viêm túi mật cấp thể xung huyết ), cần được điều trị bảo tồn:

4.2.1 Điều trị nội khoa.

     - Để bệnh nhân nằm nghỉ bất động, cho chế độ ăn nhẹ ( cháo đường, nước canh rau, nước trái cây ).

     - Hồi sức – Nâng cao thể trạng.

     - Kháng Sinh: Tuỳ thể mức độ tình trạng bệnh nặng hay nhẹ mà dùng kháng sinh đường uống hay tiêm chích.

       + Cefatoxin 1g: 1 lọ x 3 TMC/ ngày x 7 – 10 ngày.

       + Cefuroxim 1g 1 lọ x 3 TMC/ngày x 7 – 10 ngày.

       + Gentamycine 80 mg: 1 ống x 2 TB/ngày x 7 – 10 ngày.

       + Metronidazol 250 mg: 2 viên x 3 uống/ngày x 7 – 10 ngày.

       + Ofloxacin 200mg: 1viên x 3 uống/ngày x 7 – 10ngày.

       + Cefadroxil 500 mg: 2 viên x 3 uống/ngày x7 – 10 ngày.

       + Có thể dùng kháng sinh phối hợp để diệt vi trùng nhất là vi trùng gam âm và gram dương.

     - Giảm cơn đau, hạ sốt

     - Có thể dùng thuốc chống co thắt.

     - Chế độ ăn: Kiêng ăn mỡ.
4.2.2. Điều trị ngoại khoa.

     - Những chỉ định điều trị ngoại khoa:

       + Túi mật căng to doạ vỡ, kèm theo hội chứng phản ứng phúc mạc.

       + Viêm túi mật thể mưng mủ hay hoại tử.

       + Thủng túi mật, viêm phúc mạc mật.

     - Nội dung phẫu thuật:

       + Nếu bệnh nhân yếu không chịu nổi cuộc mổ kéo dài thì dẫn lưu túi mật qua da.

      + Bệnh nhân đề trể, thể trạng tương đối tốt, nếu được mổ sớm trong phạm vi 72 giờ đầu và viêm túi mật nặng ( mưng mủ, hoại tử ), có chỉ định cắt bỏ túi mật.

       + Khi xử trí túi mật, chú ý kiểm tra ống mật chủ và đầu tuỵ để tìm nguyên nhân bệnh lý và xử trí rtiệt để hơn.

Tài liệu tham khảo

Bài giảng bệnh học ngoại khoa của Trường đại học y dược TP Hồ Chí Minh.

ABCÈS GAN DO AMIP

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Là bệnh do amip Entamoeba Histolytica, chúng gây lóet niêm mạc ruột rồi xâm nhập vào các mao mạch của tĩnh mạch cửa đến gan.

     - Thường khu trú thùy (P) (90%), ổ mủ thường đơn độc, ít khi có từ 2 ổ mủ trở lên.

     - Mủ màu chocolate, không hôi, chứa máu và mô họai tử, có khi có amip hiện diện trong mủ.

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Lâm sàng:

     - Nam nhiều hơn nữ 3-4 lần, tuổi thường gặp là 30-50.

   - Tiền sử lỵ (+/-), hoặc hiện tại có hội chứng lỵ amib.

   - Tam chứng Fontan thứ tự sốt - đau - gan to và đau:

       + Sốt: có thể sốt cao và rét run.

       + Đau hạ sườn phải: không lan, thường có điểm trội liên sườn 9 đường nách giữa.

       + Gan: to, mềm, mặt nhẳn, ấn đau, rung gan (+), ấn kẻ sườn (+).

     - Các triệu chứng khác:

       + Kem hội chưng nhiễm trùng: sốt, môi khô, lưỡi bẩn.

       + Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy hoặc hội chứng lỵ

       + Ăn kém: vì mệt mỏi, không ngon miệng, chứ không phải vì khó tiêu.

       + Phù: do nung mủ kéo dài, hạ protein máu.

       + Cổ trướng: hậu quả của suy dinh dưỡng, không tuần hòan bàng hệ.

       + Tràn dịch màng phổi: thường do abscess trên cao ở sát cơ hòanh.

       + Lách to: hiếm gặp

2.2. Cận lâm sàng:

     - Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số, thời gian máu chảy máu đông, nhóm máu, chức năng gan, chức năng thận, tốc độ lắng máu (VS), I on đồ 6 chỉ số.

     - Xét nghiệm GGT.

     - X quang bụng đứng không chuẩn bị, x quang tim phổi.

     - Siêu âm bụng tổng quát.

     - Cận lâm sàng khác nếu cần.

     - Qua cận lâm sàng ta có thế thấy :

       + BC tăng, VS tăng.

       + Chức năng gan: thường bình thường.

       + Phân: thường không có amip.

       + Huyết thanh chẩn đóan (+): 95% cas.

       + X Q phổi: cơ hoành bị đẩy cao, có thể có tràn dịch màng phổi.

       + Siêu âm gan: có ổ áp xe.

2.3. Chẩn đóan xác định: khi có ¾ TC của La Monte:

     - Lâm sàng: sốt, đau vùng gan, gan to, tiền sử lỵ amib.

     - CLS: XN máu, XQ...

     - Chọc thăm dò có mủ.

     - Điều trị thử diệt amib có đáp ứng.

     - Hoặc có thêm:

       + Huyết thanh CĐ amip (+).

       + Xét nghiệm GGT.

       + Siêu âm có ổ apxe ở gan.

2.4. Chẩn đóan phân biệt:

2.4.1. K gan:

     - Sạm da, giản mạch, sao mạch, lòng bàn tay son, môi tím …: thường gặp, Chán ăn do chướng bụng, khó tiêu, ậm ạch, Cơ hòanh (P) bị đẩy cao nhưng di động vẫn bình thường, ít khi có tràn dịch màng phổi.

     - Lách to thường gặp hơn.

     - Chức năng gan có RL, A.F.P (+), Soi ổ bụng, Siêu âm.

     - Mổ thăm dò, Điều trị thử bằng thuốc amip.

2.4.2. Abcès đường mật do sỏi hoặc giun đũa:

     - Tiền sử: có đau hạ sườn (P) do sỏi hoặc giun.

     - Vàng da có thể đậm hoặc nhạt.

     - Mủ: máu sữa, cafe sữa, có ánh vàng lẫn mật, rất thối, cấy có thể Gr(-), yếm khí, trứng giun đũa.

     - Ổ áp xe thành tròn nhẳn, mỏng , nhiều ổ thông nhau hoặc rời nhau, thường không to lắm.

     - Điều trị thử.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Nguyên tắc điều trị:

     - Phát hiện sớm, điều trị sớm.

     - Điều trị nội khoa trước, nếu không kết quả mới phẫu thuật. Nếu phẫu thuật thì vẫn phải dùng thuốc triệt để. 

     - Điều trị triệt để tiêu diệt amip gan và ruột phòng tái phát.

3.2. Điều trị cụ thể:

3.2.1. Điều trị nội khoa:

3.2.1.1. Thuốc diệt Amip:

     - Emetin 40 mg TB hay TDD Liều Dùng: 1 mg/ kg/ ngày x 7 – 8 ngày. Hai đợt điều trị cách nhau 45 ngày hoặc Dhydro – Emetin 20mg TB – TDD 1mg/kg/ngày từ 8 - 10 ngày ít độc hơn Émétin.

           Chú Ý bệnh Tim Mạch.

     - Metronidazon 0,25g, 500mg Liều Dùng: 30mg/kg/ngày hay 1,5 – 2g/ngày x

7 – 8 ngày.

     - Chloroquin: 100mg cơ bản, viên 0,25g có 150 mg Chloroquin cơ bản là thuốc diệt amib ở gan có hiệu quả. Liều Dùng:

+ N1 – N2 600mg cơ bản Chloroquin chia làm 2 – 3 lần trong ngày.

+ N3 – N7 – N8 300mg Chloroquin cơ bản chia làm 2 – 3 lần/ngày.

           Chú Ý Bệnh Tim Mạch.

     - Nên dùng kháng sinh phòng ngừa bội nhiễm là nhóm kháng sinh Beta – lactam, có thể dùng kháng sinh nhóm Quinolon bằng đường tiêm bắp hay tĩnh mạch.

     - Bồi hoàn nước và điện giải.

     - Thuốc giảm đau hạ nhiệt.

       + Paracetamol uống hay truyền tĩnh mạch tuỳ theo từng trường hợp của bệnh.

     - Thuốc bổ, thuốc bồi dưỡng gan.

3.2.2. Điều Trị Ngoại Khoa.

3.2.2.1. Chỉ Định:

     - Sau khi điều trị nội khoa từ 4 – 6 ngày mà không tiến triển tốt, dấu hiệu lâm sàng không ổn định hay xấu đi.

     - Ổ Abcès gan vỡ gây biến chứng: Viêm phúc mạc Abcès dưới hoành, tràn dịch màng phổi, tràn dịch trung thất, tràn dịch màng tim, vỡ vào phổi.

3.2.2.2. Phương Pháp Phẫu thuật.

     - Nếu ổ Abcès chưa vỡ: dẫn lưu ổ abcès, dẫn lưu dưới gan, dẫn lưu Douglas ra hố chậu phải.

     - Nếu ổ Abcès vỡ vào xoang bụng gây viêm phúc mạc, mỗ bụng dẫn lưu ổ Abcès, rữa sạch ổ bụng, dẫn lưu ổ bụng.

     - Vỡ ổ Abcès vào màng phổi, màng tim: Mỗ bụng dẫn lưu Abcès và dẫn lưu màng phổi hoặc màng tim.

     - Ổ Abcès vỡ tạo Abcès dưới hoành: Mỗ bụng dẫn lưu ổ Abcès dưới hoành.

     - Vỡ vào phổi, phế quản, khí quản: Dẫn lưu ổ Abcès bằng tư thế đầu thấp nằm nghiêng trái, nếu diễn biến không tốt thì mỗ bụng dẫn lưu thêm trực tiếp ổ Abcès gan.

     - Tùy theo điều kiện có thể điều trị tuyến huyện hoặc chuyển tuyến trên.

     - Điều trị ngoại khoa phải phối hợp điều trị tích cực với Nội khoa.

3.2.3.Theo dõi:

     - Lâm sàng: Dấu hiệu sinh tồn, mức độ đau vùng gan, kích thước gan, biến chứng

     - Cận lâm sàng: VS, siêu âm gan, XN khác nếu cần

3.2.4. Chế độ chăm sóc:

     - Nghỉ ngơi trong giai đọan nặng, đau vùng gan nhiều

3.2.5. Chế độ ăn uống:

     - Giàu chất dinh dưỡng, đủ Vitamin.

Tài liệu tham khảo

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

ABCÈS GAN DO VI TRÙNG

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Abcès gan do vi trùng ít gặp hơn do amip.

     - Thường là biến chứng của nhiễm trùng đường mật, nhiễm trùng huyết.

     - Vi khuẩn thường là E.Coli, tụ cầu, liên cầu, Protéus, kỵ khí, enterobacter ….

  1. CHẨN ĐÓAN.

2.1. Lâm sàng:

     - Tam Chứng Charcot ( sỏi ống mật chủ ): Đau hạ sườn ( P ) + Sốt + Vàng Da:

       + Đau hạ sườn phải liên tục.

       + Sốt cao 39-40oC kèm lạnh run.

       + Vàng da niêm.

     - Gan: to, mềm, mặt nhẳn, ấn đau, rung gan (+), ấn kẻ sườn (+).

     - Túi mật có thể to.

2.2. Cận lâm sàng:

     - Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số, thời gian máu chảy máu đông, nhóm máu, chức năng gan, chức năng thận, tốc độ lắng máu (VS), I on đồ 6 chỉ số.

     - Xét nghiệm tốc độ máu lắng ( VS ).

     - Xét nghiệm GGT.

     - X quang bụng đứng không chuẩn bị, x quang tim phổi.

     - Siêu âm bụng tổng quát.

     - Cận lâm sàng khác nếu cần.

     - Qua cận lâm sàng ta có thế thấy :

       + Bạch cầu tăng nhất là bạch cầu trung tính, VS tăng.

       + Chức năng gan: bị xáo trộng.

       + Biliribin, phosphataza kiềm … tăng.

       + Huyết thanh chẩn đóan (+): 95% cas.

       + X quang tim phổi: cơ hoành bị đẩy cao, có thể có tràn dịch màng phổi.

       + Siêu âm bụng tổng quát: thường có nhiều ổ áp xe ở thuỳ trái, sỏi đường mật, đường mật bị giãn to, có thể kem viêm túi mật và sỏi túi mật.

2.3. Chẩn đóan xác định:

     - Lâm sàng: Nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm trùng đường mật, đau vùng gan, gan to, ấn kẻ sườn (+), rung gan (+).

     - Cận lâm sàng: CTM, XQ, siêu âm gan: có ổ apxe, có thể có sỏi hoặc giun chui vào đường mật.

     - Chọc thăm dò có mủ màu trắng hoặc ngà, hôi.

2.4. Chẩn đóan phân biệt:

     - K gan:

       + Sạm da, giản mạch, sao mạch, lòng bàn tay son, môi tím …: thường gặp, Chán ăn do chướng bụng, khó tiêu , ậm ạch, Cơ hòanh (P) bị đẩy cao nhưng di động vẫn bình thường, ít khi có tràn dịch màng phổi.

       + Lách to thường gặp hơn

       + Chức năng gan có RL, A.F.P (+), Soi ổ bụng, Siêu âm.

       + Mổ thăm dò, Điều trị thử bằng thuốc amip.

     - Abcès do amip.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Nguyên tắc điều trị:

     - Điều trị nội: Chống đau, Chống sốc (nếu có), Kháng sinh, Điều trị triệu chứng, nâng tổng trạng.

     - Điều trị ngọai.

3.2. Điều trị nội khoa:

     - Chống sốc nếu có:

       + Thở 02.

       + Truyền dịch, vận mạch.

       + Depersolone 30mg: 1-2A TM, Hydrocotisone 100mg 1-3 lọ/ngày, Methylprednisolone 40mg 1-3 lọ/ngày.

     - Chống đau, giảm co thắt:

       + Buscopan 20mg/A : 1-2A/ngày TB.

       + Alverin citrat: 1-2v x 2 lần/ngày (u).

       + Drotaverin 40mg: 1-2A/ngày TB.

     - Dùng kháng sinh phổ rộng liều cao, đường tiêm chích, đủ liều, đủ thời gian (10-14ngày). Làm kháng sinh đồ trước khi dùng kháng sinh: có thể dùng 1 trong các phác đồ sau:

       + Ampicillin 1g: 1-2lọ x 3lần/ngày TM + Gentamycin 80mg: 1A x 2 lần/ngày TB.

       + Cefotaxim 1g: 1-2lọ x 3 lần/ngày TM (hoặc ceftazidim 1g) + Gentamycin 80mg: 1A x 2 lần/ngày TB..

       + Ciprofloxacin 200mg NGTM/12h (hoặc peflox 400mg NGTM/12h) +

Gentamycin 80mg: 1A x 2 lần/ngày TB.

     - Điều trị triệu chứng, nâng tổng trạng:

       + Sốt cao: paracetamol, lau mát.

       + Bù nước điện giải nếu cần.

3.2.2. Điều trị ngoại khoa:

     - Chọc hút dưới hướng dẫn siêu âm nếu ổ apxe > 5cm.

     - Phẫu thuật: dẫn lưu mủ khi ổ apxe lớn, biến chứng vỡ ổ abcès.

     - Điều trị nguyên nhân gây tắc nghẽn đường mật.

3.2.3. Theo dõi:

     - Lâm sàng: DHST, mức độ đau vùng gan, kích thước gan, biến chứng.

     - Cận lâm sàng: VS, siêu âm gan, XN khác nếu cần.

3.2.4. Chế độ chăm sóc:

     - Nghỉ ngơi trong giại đọan nặng, đau vùng gan nhiều.

3.2.5. Chế độ ăn uống:

     - Giàu chất dinh dưỡng, đủ Vitamin.

Tài liệu tham khảo:

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

VIÊM TUỴ CẤP

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Viêm tuỵ cấp là do sự viêm cấp mô tuỵ, mô xung quang tuỵ do khả năng hoạt hoá của men tuỵ lên tuyên tuỵ, đặc biệt là trypsin.

     - Về mặt giải phẫu bệnh có 2 thể viêm tuỵ phù nề và viêm tuỵ hoại tử chảy máu.

     - Khoảng 20% bệnh viêm tuỵ cấp có có tiến triển nặng và trong số các trường hợp nặng có 10 – 30% dẫn đến tử vong mặc dù được điều trị tích cực.

  1. NGUYÊN NHÂN.

     - Đa số do rượu và bệnh sỏi mật.

     - Ít hơn: chấn thương bụng, tăng canxi máu, tăng mỡ máu, do thuốc, viêm tuỵ do nội soi chụp mật tuỵ ngược dòng ( ERCP ), siêu vi … và 20% không rõ nguyên nhân.

III. CHẨN ĐOÁN.

       Là chẩn đoán loại trừ các nguyên nhân khác của đau bụng cấp.

3.1. Lâm sàng.

   - Đau bụng, buồn nôn, nôn.

     - Dấu Mayo-Robson: điểm đau sườn lưng trái.

     - Dấu Mallet Guy-Ton Thất Tùng: điểm chiếu sườn lưng trái ở thành trước.

     - Dấu Cullen: mảng bầm tím dưới da vùng quanh rốn ( xuất huyết trong xoang phúc mạc ).

     - Dấu Terner-Grey: mảng bầm tím dưới da vùng lưng trái và hông trái ( xuất huyết sau xoang phúc mạc ).

     - Triệu chứng khac: sốt, vàng da, rối loạn vận chuyển ruột ( táo bón hoặc tiêu chảy ), tiết dịch trong xoang bụng.

3.2. Cận lâm sàng.

3.2.1. Men tuỵ:

     - Amylase, lipase máu tăng trên 3 lần giá trị bình thường.

3.2.2. Xét nghiệm GGT.

3.2.3. X quang: dấu hiệu quai ruột canh gác, đại tràng cắt cụt, sỏi đường mật, tràn dịch màng phổi trái.

3.2.4. Siêu âm: hình ảnh tuỵ to, phù nề, hoại tử tuỵ, abcès tuỵ, nang giả tuỵ, tụ dịch quanh tuỵ, bệnh lý đướng mật ( sỏi, giun … ).

  1. PHÂN LOẠI.

4.1. Các yếu tố tiên lượng năng của bệnh.

     - Phối hợp với suy cơ quan và/hoặc biến chứng khu trú như hoại tử tuỵ.

     - Biểu hiện lâm sàng: BMI > 30, Hct > 44%, tuổi > 70.

       + Suy cơ quan: sốc, PO2 < 60, suy thận, chảy máu đường tiêu hoá.

     + > 3 tiêu chuẩn Ranson.

4.2. Apache II score > 8.

4.3. Tiêu chuẩn Ranson:

4.3.1. Lúc nhập viện:

     - Tuổi > 55 tuổi.

     - Bạch cầu > 16.000/mm3.

     - Gycemee > 10mmol/l. ( đường huyết ).

     - LDH > 350 UI/l.

     - AST > 250 UI/l.

4.3.2. qua 48 giờ theo dõi :

     - Ure huyết > 3mmol/l.

     - PaO2 < 60MMhG.

     - Cal xi máu < 2mmol/l.

     - Hct giảm > 10%.

     - HCO3 ( dự trữ kiềm giảm ) > 4mmol/l.

     - Thoát dịch mô kẻ > 6l.

4.3.3. Nếu có từ 3 yếu tố trên là viêm tuỵ cấp nặng.

  1. ĐIỀU TRỊ.

5.1. Các nguyên tắc chung.

     - Điều trị kết hợp nội ngoại khoa: hồi sức nội khoa và theo dõi diễn tiến viêm tuỵ cấp để chỉ định can thiệp ngoại khoa thích hợp.

     - Để tuyến tuỵ nghỉ ngơi, tránh kích thích tuỵ bằng thuốc và nhịn ăn.

     - Điều trị nâng đỡ.

     - Phòng ngừa và điều trị các biến chứng.

5.2. Điều trị nội khoa.

     Nhằm giảm đau, giảm tiết tuỵ, chống sốc, nuôi ăn, dùng kháng sinh khi có bội nhiễm, điều trị hỗ trợ khác.

5.2.1. Giảm đau dùng đường TB, TM.

     - Meperidine ( Dolargan ) 100mg/2ml: 50 – 100mg TB, TM mỗi 4 – 6 giờ.

     - Nospa, buscopan.

     - Paracetamol 1g # 100ml x 2 lần/ngày TTM.

5.2.2. Giảm tiết dịch tuỵ.

     - Đặt sonde dạ dày và hút dịch ( không cần thiết trong trường hợp nhẹ ).

     - Thuốc chống tiết dịch như ức chế thụ thể H2 ( Cimetidin 300mg 1A TMC, Ranitidin 50mg x 2/ngày TB, Famotidin 20mg TM 1 – 2 lọ/ngày ). Ức chế bơm proton ( Omeprazole 40mg TM 1 – 2 lọ/ngày, Pantoprazol TM 1 – 2 lọ/ngày ).

     - Octreotide 100mcg x 3 lần/ngày TDD, TM.

     - Metoclopramide ( Primperan ) 10mg 1A x 3 lần/ngày TB, TMC.

5.2.3. Nuôi ăn.

     - Đường tĩnh mạch trong 1 – 2 ngày đầu, 30 calo/kg/ngày, tăng dần lên 50 – 60 calo/kg/ngày.

     - Khi bệnh nhân hết đau bụng thì chuyển sang nuôi ăn băng đường miệng theo trình tự: nước đường, cháo đường, cơm nhão rồi cơm bình thường.

     - Kiêng sữa, mỡ, béo.

5.2.4. Phòng và điều trị sốc.

     - Truyền dịch lượng nhiều ( 4 – 6 lít/ngày ) trong những ngày đầu.

     - Điều chỉnh rối loạn nước điện giải, thăng bằng kiềm toan(chú ý hạ canxi máu)

     - Khi có sốc điều trị theo nguyên nhân ( xuất huyết, nhiễm trùng, nhiễm độc ).

     - Đặt catheter đo CVP, sử dụng vận mạch nếu cần ( khi có sốc ).

5.2.5. Vấn đề sử dụng kháng sinh.

     - Lợi ích của kháng sinh dự phòng trong điều trị viêm tuỵ cấp hoại tử vẫn còn đang tranh cãi.

     - Trong viêm tuỵ cấp hoại tử có thể dung Imipenem cilasin 0,5g TM, 3 lần ngày trong 7 ngày hoặc Cefuroxim 1,5g TM, 3 lần/ngày trong 7 ngày, nặng có thể dùng Ceftriaxone 1 – 2g TM/24 giờ, Metronidazole 0,5g TTM trong 1 giờ/ cách 6 – 8 giờ, Ceftzidine 1 – 2g TM mỗi 8 – 12 giờ.

5.2.6. Viêm tuỵ cấp do tăng triglycerit máu.

     - Heparine trọng lượng phân tử thấp Lovenox 40mg 1 ống TDD/ngày ( chú ý chống chỉ định, theo dõi tình trạng xuất huyết ).

     - Insuline R truyền tĩnh mạch với tốc độ tư 1 – 4UI/giờ kiểm soát chặt đường huyết tránh hạ đường huyết.

     - Thay huyết tương.

     - Dùng nhóm Fibrate kết hợp nhóm statins sẽ làm tăng tác dụng giảm triglycerid máu ( dùng sau 48 giờ ).

5.3. Chỉ định can thiệp ngoại khoa.

     - Khi có nghi ngờ trong chẩn đoán, khi không loại được bệnh ngoại khoa khác.

     - Có biến chứng ngoại khoa như xuất huyết nội, viêm phúc mạc, abcès tuỵ, hoại tử nhiễm trùng.

     - Có bệnh đường mật kết hợp chỉ định can thiệp ngoại khoa để giải toả dẫn lưu đường mật, ngày nay kỹ thuật lấy sỏi qua nội soi làm giảm đáng kể chỉ định này.

     - Điều trị nội khoa thất bại.

  1. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM.

     - Xuất viện khi tình trạng lâm sàng ổn định, bệnh nhân hết đau bụng, ăn uống được.

     - Hướng dẫn chế độ ăn, hen tái khám.

Tài liệu tham khảo.

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

CƠN ĐAU QUẶN THẬN

  1. CƠ CHẾ CƠN ĐAU QUẶN THẬN.

Cơn đau quặn thận là do sự căng chướng bất thình lình niệu quản, bể thận, đài thận và võ bọc thận, căng chướng do nước tiểu hay máu ứ động cấp tính.

     - Co thắt bể thận, niệu quản vì hệ thần kinh bị kích thích.

     - Do sỏi đường tiết niệu.

     - Thuyên tắc mạch máu thận nhất là tĩnh mạch thận đưa đến nhồi máu thận.

     - Do khối u chèn ép đường tiết niệu hay khối u ngoài đường tiết niệu gây chèn ép đường tiết niệu.

     - Xét nghiệm GGT.

     - Siêu âm bụng tổng quát.

     - Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số, TS, TC ( TQ, TCK ), nhóm máu hệ AOB.

     - Ure, Creatinin.

     - Xét nghiệm I on đồ 6 chỉ số.

  1. NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ.

     - Muốn chấm dứt cơn đau quặn thận phải làm cho hết tắc nghẽn huyết mạch thận, hết bế tắc đường niệu.

     - Cần chẩn đoán nguyên nhân để điều trị tận gốc cơn đau quặn thận.

III. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ.

3.1. Điều trị cơn đau.

3.1.1. Giảm cơn đau.

     - Thế giảm đau: Bệnh nhân nằm nghĩ hay ngồi trong thế giãn cơ thường gập người ra đằng trước 2 chân co lại.

     - Thuốc giảm Đau: Loại toàn thân:

       + Giảm đau ngoại biên: Diclophenac, Meloxicam, Paracetamol.

       + Giảm đau trung ương: Dolargan 100mg.

       + Không dùng Morphin vì gây nghiện làm mất phản ứng phúc mạc làm không chẩn đoán phân biệt giữa cơn đau bảo thận với viêm phúc mạc

3.1.2. Chống co thắt và làm giãn cơ.

     - Chống co thắt:

       + Metoclopramid ( Primperan ) 10mg 1A x 2 TMC/ ngày.

       + Buscopan 20mg 1ống x 2lần (TB).

       + Spasmaverin 40mg 2viên x 2 uống.

     - Làm Giãn Cơ:

       + Mephenecin 250mg

3.1.3. Giảm áp lực trong bể thận và giảm bài niệu.

       Indomethacin 25mg, 25 – 50mg x 2 uống ức chế Prostaglandin nên làm giảm áp lực tại niệu quản, bể thận, giảm bài niệu do đó làm hết cơn đau.

3.2. An thần – giản cơ.

     - Seduxen 5 – 10mg/ngày

     - Librium 5 – 10mg/ngày

3.3. Điều trị nguyên nhân.

       Trong khi điều trị giảm hoặc hết cơn đau quặn thận thì cần chuẩn đoán nguyên nhân để điều trị tận gốc cơn đau quặn thận.

3.3.1. Bệnh làm bế tắc và co thắt đường tiểu.

     - Sỏi thận - sỏi niệu quản.

       + Điều trị nội khoa cho giảm hoặc hết cơn đau rồi phẫu thuật lấy sỏi hay dùng máy tán sỏi làm cho sỏi nhỏ lại theo đường tiểu ra ngoài

     - Bướu thận trong cơn xuất huyết.

       + Điều trị nội khoa cầm máu, thông niệu quản, cắt bỏ thận

     - Chấn thương thận.

       Điều trị nội khoa bảo tồn hoặc phẫu thuật cắt một phần thận hay cắt bỏ thận.

     - Thận ứ nước ( chướng nước ) do co thắt.

       Điều trị nội khoa giảm đau – giảm co thắt – giảm bài niệu

     - Thận mủ.

       Điều trị nội khoa, thông niệu quản, mở thận ra da..

3.3.2. Bệnh làm tắc nghẽn mạch máu thận.

       Chẩn đoán sớm và kịp thời có thể phẫu thuật lấy bỏ thuyên tắc huyết quản và cứu được thận, nếu muộn phẫu thuật cắt bỏ thận.

3.4. Kháng sinh.

       Dùng kháng sinh phổ rộng hay phối hợp để điều trị nhiễm trùng hay phòng ngừa nhiễm trùng

3.5. Thuốc bồi dưỡng.

       Có thể dùng thuốc bỗ hay dịch truyền kèm theo để nâng thể trạng cho tốt hơn.

3.6. Thuốc khác sát khuẩn đường niệu.

       Mictasol-bleu, xanh methylen.

Tài liệu tham khảo.

  1. Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.
  2. Bài giảng bệnh học nội khoa, ngoại khoa của Trường đại học y dược TP Hồ Chí Minh.

NHIỄM TRÙNG TIỂU

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.
  2. Nhiễm trùng tiểu: khi cấy nước tiểu thấy hiện diện > 105 khúm vi trùng/ml nước tiểu.
  3. Vi khuẩn gây nhiễm trùng tiểu: 75% – 90% do Escherichia coli, 5% – 15% do Staphylococcus, phần còn lại là do Enterococci, Klebsiella species, Proteus mirablis.
  4. Các yếu tố thuận lợi:

     - Đang thông tiểu lưu hoặc thông tiểu ngắt quảng.

     - Thể tích tồn động > 100ml trong bàng quang sau khi tiểu.

     - Tắc nghẽn cổ bàng quang do sỏi hoặc nguyên nhân khác.

     - Suy thận tại thận.

     - sau ghép thận.

     - Đái tháo đường.

     - Suy giảm miễn dịch.

     - Nhiễm trùng tiểu do các vi khuẩn ít gặp hoặc kháng thuốc.

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Lâm sàng.

     - Hội chứng nhiễm trùng: sốt cao, lạnh run, vẽ mặt nhiễm trùng.

     - Các rối loạn đi tiểu: tiểu gắt, tiểu khó, tiểu buốt, tiểu gấp, tiểu lắt nhắt nhiều lần.

     - Thay đổi tính chất nước tiểu: tiểu đục, tiểu máu.

     - Đau hông lưng, đau hoặc vùng hạ vị, đau vùng hội âm.

2.2. Cận lâm sàng.

     - Cấy nước tiểu( tiêu chuẩn vàng ) > 105 khúm trùng/ml chỉ 1 loại vi khuẩn.

     - Công thức máu 18 chỉ số có bạch cầu tăng nhất là đa nhân trung tính, Ure, Creatinine, CRP ( C-Reactive Protein ) tăng, cấy máu ( nếu nghi ngờ nhiễm trùng tiểu ).

     - Xét nghiệm GGT.

     - Tổng phân tích nước tiểu:

       + Nitrite test ( Nitrate reductase/vi khuẩn ) ( + ).

       + Bạch cầu trong nước tiểu.

     - Siêu âm, chụp x quang hệ niệu ( KUB, UIV … ).

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Nguyên tắc điều trị.

     - Chọn lựa kháng sinh dựa trên tính nhạy cảm của vi khuẩn, sức đề kháng của bệnh nhân, kháng sinh thải được qua thận, ít độc nhất.

     - Cấy nước tiểu trước khi điều trị.

     - Kinh nghệm ban đầu, dùng kháng sinh điều trị trước khi có kháng sinh đồ.

3.2. Kháng sinh kinh nghiệm trong nhiễu trùng tiểu.

3.2.1. Viêm đài bể thận.

     - Kháng sinh ban đầu: nhóm Quinolone, Cephalosporin thế hệ thứ II-III, Nhóm kháng sinh Aminoglycoside.

     - Thời gian điều trị: 10 – 14 ngày.

     - Lưu ý: không dùng nhóm Quinolone cho phụ nữ có thai, không dùng nhóm kháng sinh Aminoglycoside trên bệnh nhân suy thận và phụ nữ có thai.

3.2.2. Viêm bàng quang cấp.

     - Kháng sinh ban đầu: nhóm Bêta - lactam, Nhóm kháng sinh Quinolone, Cephalosporin thế hệ thứ II-III.

     - Thời gian điều trị: 7 – 10 ngày.

3.2.3. Nhiễu trùng tiểu thai kỳ.

     - Khang sinh ban đầu: nhóm kháng sinh Cephalosporin thế hệ thứ II-III.

     - Thời gian điều trị: 7 – 10 ngày.

3.2.4. Nhiễm trùng tiểu trên bệnh nhân đái tháo đường.

     - Kháng sinh ban đầu: nhóm Quinolone, Cephalosporin thế hệ thứ II-III. Nếu bệnh nhân có biểu hiện nhiễm trùng nặng phải cấy máu và kết hợp kháng sinh đồ để diệt được Pseudomonas: nhóm Carbapenem, Ticarcilli. Acid Clavulanic, nếu nhuộm Gram có cầu trùng Gram dương có thể thêm Vancomycin:

       + Imipenem 500mg TTM mỗi 8 giờ.

       + Meropenem 1g TTM mỗi 8 giờ.

         Ticarcillin 3g. Acid Clavulanic 200mg ( Timentin ) 1,6 – 3,2g mỗi 6 – 8 giờ.

       + Vancomycin 500mg truyền tĩm mach mỗi 8 giờ hoặc Vancomycin 1g truyền tĩnh mạch mỗi 12 giờ ( giảm liều trên bệnh nhân suy thận ).

3.2.5. Viêm tiền liệt tuyến cấp.

     - Yếu tố chẩn đoán: sốt, ớn lạnh, tiểu gắt, tiểu lắt nhắt, đau dưới thắt lưng và hội âm, thăm trực tràng tiền liệt tuyến rất to và đau.

     - Không nên xoa nắn tiền liệt tuyến để xét nghiệm.

     - Bù đủ nước và điện giải, nghỉ ngơ, giảm đau.

     - Kháng sinh ban đầu: nhóm Quinolone.

     - Thời gian điều trị: 4 tuần.

3.2.6. Nấm đường niệu.

     - Do nấm Candids albicans: Fluconazole 150mg/viên/ngày x 5 ngày.

     - Do nấm Candids albicans kháng hoặc Candida không phải albicans ( Candida krusei, Candida Lusitaniae, candida Dublinensis, Candida Tropicalis, Candida Glabrata, Candida Lipolytica, Candida Guilliermondii ): Amphotericin B 0,3mg/kh TM/ lần.ngày x 5 ngày.  

Tên thuốc

Liều dùng

Ghi chú

1. Bêta –lactam/kháng bê ta -lactam

Amoxcillin/Clavulanic acid

625mg x 3 (U) mỗi 8 giờ

 
 

1g x 3 TMC mỗi 8 giờ

 

Ampicillin/Clavulanic acid

625mg x 3 (U) mỗi 8 giờ

 
 

1g x 3 TMC mỗi 8 giờ

 

2. Cephalosporin

Cefuroxim

500mg x 2 (U) mỗi 8 giờ

 
 

750mg x 3 TMC mỗi 8 giờ

 

Ceftriaxon

2G TMC/ngày

 

Cefoperazone

1-2g x 2 TMC mỗi 12 giờ

 

Ceftazidime

1g x 2 TMC mỗi 12 giờ

 

3. Quinolone

Acaiprofloxacin

500mg x 2 (U) mỗi 8 giờ

Không dùng cho phụ

nữ có thai

 

0,2-0,4g TTM mỗi 12 giờ

     

Levofloxacin

500mg (U)/ngày

Giảm liều trên bệnh nhân suy thận

 

500mg TTM/ngày

4. Aminoglycoside

Gentamycin

1,5-3mg/kg ngày TB

Không dùng cho bệnh nhân suy thận và phụ

nữ có thai

   

Amikacin

15mg/kg/ngày TB

     

    

Ghi chú : TMC: Tĩnh mạch chậm; TTM: Truyền tĩm mạch

Tài liệu tham khảo.

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

 

SỎI ĐƯỜNG TIẾT NIỆU

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Sỏi đường tiết niệu là bệnh thường gặp trong các bệnh của hệ tiết niệu.

     - Thường gây ra nhiễm trùng tiết niệu.

     - Sỏi đường tiết niệu gồm:

       + Sổi Calcium.

       + Sỏi Oxalat.

       + Sỏi Phosphat.

       + Sỏi Acid urique.

       + Sỏi Xystin.

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Sỏi đường tiết niệu trên gồm: có sỏi thận, bể thận, niệu quản.

2.1.1. Triệu chứng lâm sàng:

     - Xuất hiện đột ngột thường sau vận động nhiều, nặng.

   - Cơn đau rất mạnh, lăn lộn, toát mồ hôi phải gò lưng tôm cho bớt đau.

     - Đau xuất hiện ở thắt lưng lan xuống hạ vị, vùng bẹn bìu.

     - Đôi khi kèm theo buồn nôn, nôn.

     - Khám thấy đau nhói ở điểm đau sườn lưng, dưới xương sườn 12, làm dấu hiệu rung thận bệnh nhân rất đau.

2.1.2. Cận lâm sàng:

     - Xét nghiệm nước tiểu: có nhiều hông cầu, có thể có cả bạch cầu, vi trùng, soi cặn lắng có tinh thể Oxalat, Phosphat, Ca.

     - Xét nghiệm GGT.

     - Siêu âm bụng tổng quát.

     - Chụp X quang hệ niệu không sửa soạn:

       + Có thể thấy sỏi thận hay niệu quản hoặc ở đài bể thận ....

     - Chụp X quang UIV hệ niệu:

       + Cho biết hình thể của đài bể thận và niệu quản, vị trí của sỏi, chức năng của thận, mức độ dãn nỡ của đài bể thận, niệu quản.

     - Siêu âm: giúp xác định chẩn đoán sỏi không cản quang, vị trí, mức độ ứ nước của thận.

2.2. Sỏi đường tiết niệu dưới gồm: có sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo.

2.2.1. Sỏi bàng quang:

     - Sỏi bàng quang có thể do sỏi từ niệu quản xuống hoặc do hình thành tại bàng quang như sỏi trong túi ngách bàng quang, sỏi do hẹp cổ bàng quang như bướu lành tiền liệt tuyến, bọng đái thần kinh, xơ cứng cổ bàng quang, do đặt sonde tiểu lâu ngày...

     - Lâm sàng:

       + Đái gắt, buốt, lắc nhắc.

       + Đái tắc giữa dòng vì sỏi kẹt ở cổ bàng quang.

2.2.2. Sỏi niệu đạo:

2.2.2.1. Có thể có trong xoang tiền liệt tuyến, sỏi ở tầng sinh môn, sỏi ở hố thuyền.

2.2.2.2. Lâm sàng:

     - Có đái gắt, đái khó và có khi bí đái.

     - Khám: khám tầng sinh môn, thăm trực tràng có thể sờ thấy đụng viên sỏi nằm

dọc đường đi niệu đạo.

       + Thăm dò bằng ống thông sắt có thể thấy dấu hiệu chạm viên sỏi ( dấu chạm kim loại ).

       + Ngoài ra còn sỏi ở hố thuyền mà bệnh nhân có triệu chứng như hẹp lổ sáo.

2.2.2.3. Cận lâm sàng:

     - Xét nghiệm nước tiểu:

       + Tìm hồng cầu, bạch cầu, vi trùng.

       + Soi cặn lắng: tìm tinh thể Oxalat, Phosphat, Ca.

       + Thử pH nước tiểu: Bình thường pH # 6 - 6,5; nếu nhiễm trùng niệu thì pH tăng > 6,5; còn pH < 5,5.

       + Tìm Albumine niệu: nếu có thì do nhiễm trùng niệu.

     - Siêu âm: giúp phát hiện được sỏi bàng quang, hai thận, mức độ thận ứ nước.

     - X quang hệ niệu không sửa soạn: giúp xác định vị trí, số lượng sỏi, cho biết mức độ to nhỏ của sỏi để có biện pháp chọn lựa điều trị.

     - Chụp UIV: còn giúp xác định xem có sỏi đường tiết niệu trên kết hợp không. Chức năng thận ra sao.

     - Chụp niệu đạo - bàng quang ngược chiều: giúp tìm sỏi không cản quang, vị trí của sỏi.

     - Soi bàng quang: Rất có giá trị trong chẩn đoán nhưng nhiều khi có X quang là chưa đủ.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Điều trị nội khoa:

3.1.1. Đối với sỏi nhỏ, trơn láng nhờ nhu động niệu quản và thuốc lợi tiểu đẩy dần viên sỏi ra ngoài. Ngoài ra còn nhờ các thuốc kháng viêm, chống phù nề giúp sỏi di chuyển dễ dàng hơn.

3.1.2. Sỏi Uric không cản quang hay gặp ở người có nước tiểu acide pH < 6 nên ta dùng thuốc kiềm hóa nước tiểu làm tan sỏi như:

     - Bicarbonat Na: 5 - 10g/ngày.

     - Foncitril 4.000: từ 1 - 4 viên/ngày ( uống sau bữa ăn ).

       + Liều tấn công: 3 - 4 viên cho đến khi pH > 7.

       + Liều duy trì: 1 - 2 viên/ngày cho đến khi sỏi tan hết (kiểm tra bằng siêu âm ).

     - Allopurinol ( Zyloric ): ức chế Purin.

       + Liều dùng 100 - 300mg/ngày, tùy vào pH nước tiểu dùng kết hợp với Foncitril có đến khi tan hết sỏi.

3.1.3. Nếu sỏi nhỏ di chuyển xuống 1/3 dưới niệu quản, có thể gấp lấy sỏi ra.

3.2. Điều trị ngoại khoa:

3.2.1. Đối với sỏi đường tiết niệu trên:

     - Áp dụng cho các sỏi mà điều trị nội khoa thất bại.

     - Các sỏi không chỉ định nội khoa nhất là khi phim UIV thấy đường tiết niệu giãn nở trên sỏi.

     - Sỏi niệu quản và niệu quản bị giãn nở ở phía trên sỏi.

     - Bể thận lớn, thận chướng nước.

     - Sỏi bể thận có kèm sỏi ở đài thận.

     - Sỏi cạnh đài thận gây chướng nước một nhóm đài thận.

     - Sỏi niệu đã gây nhiễm trùng.

3.2.2. Sỏi bàng quang:

     - Nguyên tắc chung:

       + Lấy hết sỏi.

       + Phục hồi lưu thông tốt sau khi lấy sỏi.

     - Phẫu thuật mở bàng quang ngoài ổ bụng ( khoảng khoang ReJut ) để lấy sỏi.

     - Có thể dùng máy tán sỏi ngoài cơ thể.

     - Nội soi bàng quang để lấy sỏi.

3.2.3. Sỏi kệt niệu đạo:

     - Sỏi kẹt lỗ sáo thì mở rộng lỗ sáo để lấy sỏi + tạo hình lỗ sáo.

     - Sỏi kết ở niệu đạo sau bìu thì:

       + Dùng máy tán sỏi trực tiếp trên niệu đạo qua nội soi ( khí động học, thủy lực, Laser ... ) bằng máy soi cứng ( 9F ) hoặc máy soi mềm.

       + Đẩy sỏi trở lại bàng quang và bóp sỏi.

     - Nếu sỏi nằm trong tuyến tiền liệt: cũng mở bàng quang lấy sỏi, nhiều khi khó lấy, phải kết hợp dùng ngón tay trỏ đưa vào hậu môn đế tuyến tiền liệt và đẩy tuyến tiền liệt lên trên và ra trước rồi dùng kìm gắp sỏi.

3.3. Một số thành tựu mới trong điều trị sỏi niệu:

     - Phá sỏi ngoài cơ thể.

     - Phá sỏi qua da.

     - Lấy sỏi niệu quản qua nội soi đường niệu.

     - Mổ nội soi lấy sỏi.

Tài liệu tham khảo

Bài giảng lâm sàng chuyên khoa I BỆNH HỌC TIẾT NIỆU niên khóa 2007 - 2009 của Trường đại học y dược TP Cần Thơ

VIÊM TINH HOÀN

I.ĐẠI CƯƠNG.

       Thường là hậu quả sau viêm mào tinh hoàn , nhiễm khuẩn nước tiểu, phẫu thuật cắt tiền liệt tuyến hay đặt ống thông niệu đạo lâu ngày, nhiễm siêu vi của bệnh quai bị .

  1. LÂM SÀNG.

     - Đau ở tinh hoàn, đau lan lên ống bẹn.

     - Da biù đỏ rực và phù nề.

     - Tinh hoàn căng nóng, sờ có cảm giác lung nhung chất dịch .

     - Có tràn dịch hoặc tràn mủ màng tinh hoàn cấp .

III. ĐIỀU TRỊ.

     - Chủ yếu là điều trị nội khoa .

3.1. Người ≤ 39 tuổi:

     - Azithromycin 500mg: 1viên /ngày x 3 - 5 ngày, hoặc

     - Doxycycline 100mg: 1viên x 2 lân/ngày x 10 ngày, hoặc

     - Ceftriaxone 1g: 1 lọ tiêm bắp 1 liều duy nhất.

     - Nhóm quinolon dạng uống hay tiêm chích tuỳ theo giai đoạn của bệnh.

     - Nhóm Cephalosporin thế hệ thứ I, II, III dạng uống hay tiêm chích tuỳ theo giai đoạn của bệnh.

3.2. Người ≥ 39 tuổi:

     - Ciproloxacin 500mg: 1 viên x 2 lân/ngày x 10 - 14 ngày, hoặc

     - Bactrim 960mg: 1 viên x 2 lân/ngày x 10 - 14 ngày.

     - Nhóm quinolon dạng uống hay tiêm chích tuỳ theo giai đoạn của bệnh.

     - Nhóm Cephalosporin thế hệ thứ I, II, III dạng uống hay tiêm chích tuỳ theo giai đoạn của bệnh.

     Khi đã hình thành ổ áp xe cho nhập viện rạch rộng ổ áp xe để tháo mủ và các tổ chức nhu mô hoại tử của tinh hoàn.

Tài liệu tham khảo

Bài giảng bệnh học nội khoa, ngoại khoa của Trường đại học y dược TP Hồ Chí Minh

Bài giảng bệnh học nội khoa, ngoại khoa của Trường đại học y dược TP Cần Thơ

 

 

U XƠ TIỀN LIỆT TUYẾN

( Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt )

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Là bệnh lý chỉ có ở nam giới lớn tuổi do tuyến tiền liệt tăng sinh dần theo tuổi.

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Hỏi bệnh.

     - Hỏi tiền sử liên quan các chấn thương hoặc phẫu thuật vùng chậu, các loại thuốc đã uống.

     - Xác định các triệu chứng cơ năng.

     - Hai hội chứng thường gặp: hội chứng kích thích bàng quang: tiểu lắc nhắt, tiểu són, tiểu gấp...) và hội chứng tắc nghẽn đường tiểu dưới: tiểu khó, tia nước tiểu yếu, tiểu ngắt quãng ...)

2.2. Khám lâm sàng.

     - Khám hệ tiết niệu: chú ý cầu bàng quang.

     - Thăm trực tràng là bắt buộc để đánh giá các đặc điểm của tuyến tiền liệt.

2.3. Cận lâm sàng.

     - Xét nghiệm nước tiểu: xác định tình trạng nhiễm khuẩn niệu.

     - Đánh giá chức năng thận: Ure, Creatinin máu.

     - Siêu âm: để đánh giá hình thái, tính chất và thể tích tuyến tiền liệt, đo thể tích nước tiểu tồn lưu, khảm sát bất thường khác của hệ tiết niệu.

     - Chụp x quang hệ tiết niệu: trong trường hợp nghi ngờ có sỏi tiết niệu kèm theo.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Theo dõi.

     - Chỉ định cho những bệnh nhân có triệu chứng đường tiết niệu dưới nhẹ và vừa, chưa có tình trạng tắc nghẽn nặng.

     - Các chỉ tiêu theo dõi: đình kỳ 6 - 12 tháng.

       + Triệu chứng đường tiểu dưới.

       + Siêu âm đo kích thước tuyến tiền liệt, đo thể tích nước tiểu tồn lưu.

       + Xét nghiệm nước tiểu.

3.2. Điều trị nội khoa.

     - Thuốc chẹn alpha: sử dụng ưu tiên cho các trường hợp có triệu chứng đường tiết niệu dưới, mức độ tắc nghẽn trung bình.

       + Alfuzocin 10mg x 1 lần /ngày.

       + Tamsulosin 0,4mg x 1 lần/ngày.

       + Doxazocin 1mg x 1 lần/ngày, tối đa 8mg/ngày.

       + Terazocin: khởi đầu 1mg/ngày, duy trì 5 – 10mg/ngày.

     - Thuốc ức chế alpha reductase ( 5-ARI): được chỉ định cho những trường hợp có triệu chứng đường tiết niệu dưới, mức độ tắc nghẽn trung bình, tuyến tiền liệt > 40ml. Có thể phối hợp với thuốc chẹn alpha khi điều trị bằng thuốc chẹn alpha đơn thuần kém hiệu quả.

       + Dutasteride: 0,5mg/ngày.

       + Finasteride: 5mg/ngày.

     - Thuốc kháng muscarinic: Oxybutynin ER 5mg x 2 – 3 lần/ngày.

Được chỉ định cho những trường hợp có triệu chứng đường tiết niệu dưới, mức độ tắc nghẽn trung bình, đồng thời có triệu chứng bàng quang nổi trội. Chống chỉ định khi thể tích nước tiểu tồn lưu > 100ml.

     - Thuốc đối kháng vasopressin – desmopressin: được chỉ định cho các trường hợp có tiểu đêm do đa niệu. Desmopressin 0,1 – 0,4mg x 1 lần/ngày.

     - Thảo dược: Tadenan, Trinh nữ hoàng cung … hiện nay chưa có khuyến cáo chỉ định rõ ràng.

3.3. Điều trị ngoại khoa.

3.3.1. Chỉ định:

     - Chỉ định tuyệt đối: đối với các trường hợp có:

       + Nhiễm trùng tiết niệu tái diễn.

       + Sỏi bàng quang.

       + Tiểu máu, tái diễn.

       + Bí tiểu cấp tái diễn.

       + Túi thừa bàng quang.

       + Giản niệu quản hoặc suy thận nguyên nhân từ tắc nghẽn do tăng sinh tuyến tiền liệt.

     - Chỉ định tương đối: điều trị nội khoa không hiệu quả.

3.3.2. Các kỹ thuật ngoại khoa.

     - Mổ hở: đường vào qua bàng quang hoặc đường vào sau xương mu.

     - Chỉ định trong các trường hợp:

       + Thể tích tuyến tiền liệt > 80ml.

       + Kèm túi thừa bàng quang có chỉ định cắt bỏ.

       + Có sỏi bàng quang lớn kèm theo.

Tài liệu tham khảo.

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

ĐẠI CƯƠNG VỀ CHẤN THƯƠNG – ĐA CHẤN THƯƠNG

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     Chấn thương là tổn thương phần mềm gồm da, mô dưới da, gân cơ, mạch máu.

  1. NGUYÊN NHÂN.

     Chấn thương là do các loại tai nạn như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt, tai nạn hoả khí, đánh nhau …

III. CHẨN ĐOÁN.

3.1. Dấu hiệu lâm sàng:

       Chấn thương thường biểu hiện ngoài da hoặc dưới da có dấu hiệu sau:

     - Xây xát các vùng da của cơ thể.

     - Tụ máu dưới da.

     - Bầm tím.

3.2. Chẩn đoán:

3.2.1. Chấn thương:

     - Bệnh nhân sau khi bị tai nạn khám toàn thân thấy có các thương tích trên cơ thể như: Xây xát, tụ máu dưới da ở vị trí nào quan trọng có ảnh hưởng đến cơ thể thì chẩn đoán vị trí đó.

     - Thí dụ:

       + Tụ máu vùng đầu do xe mô tô đụng thì chẩn đoán “ chấn thương đầu “ do tai nạn giao thông.

       + Xây xát, bầm tím vùng đùi trái do té cao thì chẩn đoán “ chấn thương đùi trái do tai nạn sinh hoạt. …

3.2.2. Đa chấn thương:

     - Còn trong các trường hợp thương tích gần như nhau thì chẩn đoán đa thương.

     - Thí dụ:

       + Xây xát vùng tay trái, chân phải, ngực, đầu mặt do xe mô tô đụng thì chẩn đoán “ đa chấn thương do tai nạn giao thông “.

3.3. Cận lâm sàng:

3.3.1. Chụp X quang:

     - Chụp X quang của cơ quan có liên quan tổn thương các phần khác như xương, màng phổi, phổi để chẩn đoán kèm theo.

3.3.2. Siêu âm:

   - Siêu âm bụng tổng quát để phát hiện tổn thương nội trạng trong ổ bụng.

  1. ĐIỀU TRỊ.

4.1. Xử trí thương tích:

     - Rữa sạch thương tích với oxy già rồi tới Betadin 10%, sau đó băng vết thương.

4.2. Kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng:

       Dùng kháng sinh phổ rộng có thể đường uống hay tiêm chích tuỳ theo từng trường hợp như:

     - Nhóm Beta-lactam, Nhóm Cephalosporin.

     - Nhóm Quinolon.

     - Nhóm Aminoglycoside.

     - Nhóm Macrolide

     - Nhóm Metronidozlon…

4.3. Giảm đau:

       Giảm đau có thể dùng đường uống hay tiêm chích tuỳ theo từng trường hợp cụ thề:

     - Paracetamol.

     - Nidal, Nisidol, Nisidin.

   - Diclofenat, ...

4.4. Kháng viêm tan máu bầm, dạng men:

     - Alpha-chymotrypsin.

     - Lysozyn, …

4.5. Thuốc bồi dưỡng:

     - Sinh tố nhóm B: Bcomplex, Vitamin B1B6B12.

     - Sinh tố nhóm C: Vitamin C, …

4.6. Thuốc điều trị các bệnh khác kèm theo nếu có:

     - Tăng huyết áp.

     - Đái tháo đường

     - Suy gan.  

     - Suy thận, …

4.7. Thay băng:

     - Thay băng nơi xây xát của chấn thương mỗi ngày 1 lần.

Tài liệu tham khảo

Bài giảng lâm sàng chuyên khoa I BỆNH HỌC NGOẠI CHẤN THƯƠNG niên khóa 2007 - 2009 của Trường đại học y dược TP Cần Thơ

ĐẠI CƯƠNG VỀ VẾT THƯƠNG – ĐA VẾT THƯƠNG

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     Vết thương là tổn thương rách phần mềm gồm da, mô dưới da, gân cơ, mạch máu.

  1. NGUYÊN NHÂN.

     Vết thương là do các loại tai nạn như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt, tai nạn hoả khí, đánh nhau …

III. CHẨN ĐOÁN.

3.1. Dấu hiệu lâm sàng:

     Vết thương thường biểu hiện ngoài da, dưới da, gân cơ có thể thấu tới xương, ổ bung, ngực có dấu hiệu sau:

     - Vết thương các vùng da của cơ thể.

     - Chảy máu đỏ tươi.

3.2. Chẩn đoán:

3.2.1. Chấn thương:

     - Bệnh nhân sau khi bị tai nạn khám toàn thân thấy có các thương tích trên cơ thể như: vết thương ở vị trí nào quan trọng có ảnh hưởng đến cơ thể thì chẩn đoán vị trí đó.

     - Thí dụ:

       + Vết thương vùng cánh tay phải do xe mô tô đụng thì chẩn đoán “ vết thương cánh tay phải “ do tai nạn giao thông.

     + Vết thương vùng đầu trái do té cao thì chẩn đoán “ vết thương đầu do tai nạn sinh hoạt. …

3.2.2. Đa vết thương:

     - Còn trong các trường hợp thương tích gần như nhau thì chẩn đoán đa vết thương.

     - Thí dụ:

       + Vết thương vùng cẳng tay trái, chân phải, ngực, đầu mặt do xe mô tô đụng thì chẩn đoán “ đa vết thương do tai nạn giao thông “.

3.3. Cận lâm sàng:

3.3.1. Chụp X quang:

     - Chụp X quang của cơ quan có liên quan tổn thương các phần khác như xương, màng phổi, phổi để chẩn đoán kèm theo.

3.3.2. Siêu âm:

     - Siêu âm bụng tổng quát để phát hiện tổn thương nội trạng trong ổ bụng.

  1. ĐIỀU TRỊ.

4.1. Xử trí thương tích:

     - Rữa sạch thương tích với oxy già rồi tới Betadin 10%.

     - Khâu nối lại gân cơ bị đứt và khâu da.

     - Hoặc Khâu cầm máu vết thương và khâu da.

     - Băng vết thương lại.

4.2. Kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng:

     Dùng kháng sinh phổ rộng có thể đường uống hay tiêm chích tuỳ theo từng trường hợp như:

     - Nhóm Beta-lactam, Nhóm Cephalosporin.

     - Nhóm Quinolon.

     - Nhóm Aminoglycoside.

     - Nhóm Macrolide

     - Nhóm Metronidozlon…

4.3. Giảm đau:

     Giảm đau có thể dùng đường uống hay tiêm chích tuỳ theo từng trường hợp cụ thề:

     - Paracetamol.

     - Nidal, Nisidol, Nisidin.

     - Diclofenat, ...

4.4. Kháng viêm tan máu bầm, dạng men:

     - Alpha-chymotrypsin.

     - Lysozyn, …

4.5. Thuốc bồi dưỡng:

     - Sinh tố nhóm B: Bcomplex, Vitamin B1B6B12.

     - Sinh tố nhóm C: Vitamin C, …

  1. Thuốc điều trị các bệnh khác kèm theo nếu có:

     - Tăng huyết áp.

     - Đái tháo đường

     - Suy gan.  

     - Suy thận, …

4.7. Thay băng, cắt chỉ:

     - Thay băng vết thương mỗi ngày 1 lần.

     - Cắt chỉ vết thương sau 7 ngày.

Tài liệu tham khảo

Bài giảng lâm sàng chuyên khoa I BỆNH HỌC NGOẠI CHẤN THƯƠNG niên khóa 2007 - 2009 của Trường đại học y dược TP Cần Thơ

ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐA THƯƠNG

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Đa thương là tổn thương phần mềm nhiều nơi của cơ thể gồm da, mô dưới da, gân cơ, mạch máu.

     - Đa thương bao gồm cả đa chấn thương và đa vết thương.

     - Xem thêm bài đại cương về chấn thương, đa chấn thương và vết thương, đa vết thương.

  1. NGUYÊN NHÂN.

     - Đa thương là do các loại tai nạn như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt, tai nạn hoả khí, đánh nhau …

III. CHẨN ĐOÁN.

3.1. Dấu hiệu lâm sàng:

       Đa thương thường biểu hiện ngoài da hoặc dưới da, Các thương tích này ảnh hưởng cơ thể gần như nhau có dấu hiệu sau:

     - Xây xát các vùng da của cơ thể.

     - Vết thương nhiều nơi của cơ thể.

     - Tụ máu dưới da.

     - Bầm tím.

3.3. Cận lâm sàng:

3.3.1. Chụp X quang:

     - Chụp X quang của cơ quan có liên quan tổn thương các phần khác như xương, màng phổi, phổi để chẩn đoán kèm theo.

3.3.2. Siêu âm:

     - Siêu âm bụng tổng quát để phát hiện tổn thương nội trạng trong ổ bụng.

  1. ĐIỀU TRỊ.

4.1. Xử trí thương tích:

     - Rữa sạch thương tích với oxy già rồi tới Betadin 10%.

     - Khâu nối lại gân cơ bị đứt và khâu da.

     - Khâu cầm máu và khâu da lại.

     - Băng các thương tích lại.

4.2. Kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng:

       Dùng kháng sinh phổ rộng có thể đường uống hay tiêm chích tuỳ theo từng trường hợp như:

     - Nhóm Beta-lactam, Nhóm Cephalosporin.

     - Nhóm Quinolon.

     - Nhóm Aminoglycoside.

     - Nhóm Macrolide

   - Nhóm Metronidozlon…

4.3. Giảm đau:

       Giảm đau có thể dùng đường uống hay tiêm chích tuỳ theo từng trường hợp cụ thề:

     - Paracetamol.

     - Nidal, Nisidol, Nisidin.

     - Diclofenat, ...

4.4. Kháng viêm tan máu bầm, dạng men:

     - Alpha-chymotrypsin.

     - Lysozyn, …

4.5. Thuốc bồi dưỡng:

     - Sinh tố nhóm B: Bcomplex, Vitamin B1B6B12.

   - Sinh tố nhóm C: Vitamin C, …

4.6. Thuốc điều trị các bệnh khác kèm theo nếu có:

     - Tăng huyết áp.

     - Đái tháo đường

     - Suy gan.  

    - Suy thận, …

4.7. Thay băng:

     - Thay băng nơi xây xát của thương tích mỗi ngày 1 lần.

     - Cắt chỉ vết thương sau 7 ngày.

Tài liệu tham khảo

Bài giảng lâm sàng chuyên khoa I BỆNH HỌC NGOẠI CHẤN THƯƠNG niên khóa 2007 - 2009 của Trường đại học y dược TP Cần Thơ

SỐC CHẤN THƯƠNG

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Sốc chân thương là tình trạng suy sụp tuần hoàn sau chấn thương, biểu hiện rõ trên lâm sàng bằng hội chứng suy chức năng tuần hoàn và các chức năng khác, dẫn đến không cung cấp đủ như cầu oxy cho cơ quan và tổ chức.

  1. LÂM SÀNG.

2.1. Sốc còn bù.

     - Tỉnh táo nhưng kích thích, vật vã, nói nhiều, kêu đau.

     - Tăng cảm giác, tăng phản xạ, tăng trương lực cơ.

     - Mạch bình thương hoặc nhanh.

     - Huyết áp tăng 140/90 – 200/140mmHg.

     - Thở nhanh 20 – 30 lần/phút, sâu.

2.2. Sốc mất bù.

     - Nằm yên, thờ ơ, tri giác còn hoặc mất, hôn mê, có những cơn co giật do thiếu oxy não.

     - Giảm cảm giác, giảm thân nhiệt, giảm phản xạ, giảm trương lực cơ, huyết áp giảm: sốc nhẹ huyết áp tâm thu 90 – 100mmHg, vừa 60 – 90mmHg, nặng < 60mmHg và có thể không đo được.

     - Mach quay nhanh > 100 lần/phút, sốc nặng mạch nhanh, nhẹ khó bắt, có thể không bắt được.

     - Da xanh, niêm mạc nhợt, vã mồ hôi, chi lạnh, đồng tử dãn, dấu hiệu bấm móng tay giảm.

     - Thở nhanh, nông 30 – 40 lần/phút.

     - Lượng nước tiểu giảm, thiểu niệu hoặc vô niệu.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Đảm bảo chức năng hô hấp.

     - Nằm đầu cao 300, thở oxy 2 – 4 lít/phút, hút đàm nhớt, lấy dị vật đường thở nếu có.

     - Đặt nội khí quản khi cần.

3.2. Đảm bảo tuần hoàn.

     - Truyền dịch: 1000ml Nacl 0,9% hoặc Lactat Ringer bù nhanh trong 30 phút – 1 giờ ( trẻ em 20ml/kg ), dung dịch cao phân tử Haesteril 6% 500ml truyền trong 1 giờ đến 2 giờ, nếu huyết áp không tăng sau khi truyền dịch tinh thể:

       + Số lượng dịch truyền: Lactat Ringer, Nacl = 5% trọng lượng cơ thể. Mục tiêu duy trì CVP là 8 – 12cm nước.

     - Máu tươi hoặc hồng cầu lắng khi Hct < 30%.

     - Tốc độ truyền: căn cứ huyết áp động mạch, CVP, nước tiểu 24 giờ.

     - Huyết áp < 50mmHg truyền thành dòng ( khoảng 100ml/ 5 phút ).

     - Thuốc vận mạch: khi bù đủ dịch mà huyết áp không lên: dùng thuốc vân mạch Dopamin 200mg/ống liều 5 – 20 mcg/kg/phút hoặc Noradrenaline 0,05 – 2 mcg/kg/phút.

     - Chú ý trước khi truyền dịch phải kiểm tra bệnh nhân có suy tim hay không, nếu có thì cho thuốc trợ tim nhóm digitalis ( Dogoxin ).

3.3. Giảm đau.

     - Cố định vững chắc chi gãy bằng nẹp hoặc bột chống xoay.

     - Dùng thuốc giảm đau:

       + Liều dùng Morphin 10mg/ml: 70mg/70kg TB.

       + Liều dùng Dolargan 100mg/2ml: 50 – 100mg TB.

       + Liều dùng Paracetamol 1g/100ml: TTM C giọt/phút.

     - Không dùng thuốc giảm đau khi chưa loại trừ hoặc đang theo dõi chấn thương bụng kín.

3.4. Chống suy thận.

     - Đặt sonde tiểu theo dõi lượng nước tiểu mỗi giờ ( bình thường 1,5ml/kg/giờ ).

     - Bù nước điện giải đầy đủ.

     - Nước tiểu ít dùng Furosemid 20mg TB hoặc TM, sau 1 giờ đảm bảo nước tiểu 60ml/giờ.

     - Dùng kháng sinh không độc cho thận.

3.5. Chống nhiễm trùng: nếu có vết thương hở.

     - Khang sinh:

       + Ceftriaxon 1g 1 – 2 lọ TMC/lần.

       + Cefotaxim 1g 1 lọ TMC hoặc TB/lần.

       + Gentamycin 80mg 1 ống TB.

     - Rửa khâu cắt lọc vết thương sớm.

3.6. Xử trí nguyên nhân gây sốc.

       Những can thiệp có tính chất khẩn cấp:

     - Đặt nôi khí quản.

     - Cầm máu các chảy máu ngoài.

     - Khâu vết thương ngực hở.

     - Mở nội khí quản.

     - Chuyển mổ cấp cứu.

  1. THEO DÕI.

     - Tri giác mỗi 6 giờ.

     - Dấu hiện sinh tồn, nước tiểu mỗi giờ.

     - Áp lực tĩnh mạch trung tâm ( CVP ).

     - Tình trạng đau ( nếu bệnh nhân còn tỉnh ).

     - Tình trạng chảy máu vết thương.

Tài liệu tham khảo.

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

THANG ĐIỂM HÔN MÊ GLASGOW

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

- Nhằm đánh giá tình trạng bệnh nhân mê hay tỉnh.

- Thường gặp để đánh giá các bệnh có liên quan đến thần kinh sọ não như vết thương sọ não, chấn thương sọ não, các bệnh về tai biến mạch máu não.

  1. THANG ĐIỂM HÔN MÊ GLASGOW.

LÂM SÀNG

ĐIỂM

Mở mắt

( EYE )

1

Mở mắt tự nhiên

4

2

Gọi tên to mở mắt

3

3

Véo da mở mắt

2

4

Kích thích đau không mở mắt

1

       

Lời nói

( VER-RAL )

1

Trả lời định hướng chính xác, không gian, thời gian, bản thân

5

2

Trả lời nhầm lẫn, không chính xác

4

3

Nói thành lời, thành câu nhưng vô nghĩa ( không đúng )

3

4

Ú ớ không thành lời

2

5

Không phát âm

1

       

Vận động

( MO-TOR )

1

Thực hiện y lệnh chính xác

6

2

Kích thích đau đáp ứng chính xác

5

3

Đáp ứng đau không chính xác

4

4

Gồng cứng mất võ

3

5

Gồng cứng mất não

2

6

Không đáp ứng

1

     Tổng điểm

15

   

GHI CHÚ:

- Bệnh nhân 15 điểm: Bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn.

- Bệnh nhân < 5 điểm: Bệnh nhân có đời sống thực vật + tử vong # 85%.

- Bệnh nhân < 3 điểm: bệnh nhân mê sâu nhất.

- Bệnh nhân uống rượu thì thang điểm Glasgow không chính xác, phối hợp dấu hiệu lâm sàng để xác định chính xác hơn.

CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Chấn thương sọ não là nhưng tổn thương xảy ra sau khi chấn thương, thường là các loại máu tụ trong hộp sọ cấp, và mãn tính. Vị trí máu tụ ngoài màng cứng, dưới màng cứng và trong não hoặc phối hợp các loại tụ máu trên cung một bệnh nhân.

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Lâm sàng.

2.1.1. Khám toàn diện phát hiện các thương tổn phối hợp: ngực, bụng, tứ chi, cột sống?

2.1.2. Khám thần kinh:

     - Đánh giá các thương tổn ở da đầu, sàn sọ: rách da đầu, dấu hiệu Battle, dấu hiệu mất gấu trúc, dò dịch não tuỷ từ tai – mũi …

     - Nghe vùng cổ để phát hiện bóc tách động mạch cảnh, dò động mạch xoang hang.

     - Khám thần kinh:

       + Thần kinh VII, đồng tử, đáy mắt.

       + Tri giác dựa theo thang điểm Glasgow.

       + Cảm giác: nông, sâu, mức mất cảm giác.

       + Phản xạ gân xương, Babinski, hành hang …

2.2. Cận lâm sàng.

     - X quang sọ thường qui: vỡ sàn sọ, nứt sọ, lún sọ …

PHÂN LOẠI VÀ XỬ TRÍ

 

NGUY CƠ THẤP

Không có dấu hiệu lâm sàng, X quang bất thường.

Khám: Có tổn thương da đầu nhỏ.

Thần kinh: Nhức đầu nhẹ không tăng, chống mặt.

Có thể cho về nhà với lới dặn dò.

 

 

NGUY CƠ CAO

Tất cả bệnh nhân có dấu hiệu lâm sàng, bất thường và trên CT.

Bệnh sử:

- Nghi ngờ trẻ bị ngược đãi.

- Có rối loạn đông máu.

- Có thai.

Khám:

- Bầm máu quang hốc mắt, sau tai ( vỡ sàn sọ ).

- Chảy máu lớn dưới galea.

- Dò dịch não tuỷ qua tai, mũi.

- Xuất huyết kết mạc do thuyên tắc mỡ.

Thần kinh:

- Trí giác xấu dần.

- Dấu thần kinh khu trú.

- Dấu hiệu các dây thần kinh nội sọ.

- Dấu Claude Bernard – Horner.

- Dấu màng não.

X quang - CT:

- Vỡ sàn sọ, nứt sọ, lún sọ.

- CT não: có tổn thương, máu tụ.

Tất cả bệnh nhân này cần nhập viện, theo dõi, làm lại CT.

 

 

NGUY CƠ TRUNG BÌNH

Bệnh sử: tiền căn có bệnh thần kinh.

Cơ chế chấn thương.

Khám:

- Mùi rượu.

- Nghi có vết sọ não.

- Nhiều thương tổn phối hợp.

Thần kinh:

- Nhức đầu, ói mửa, động kinh.

- Giảm thị giác.

- Dấu hiệu ngộ độc thuốc.

- Rối loạn tâm thần.

- Mê lâu sau chấn thương sọ não.

X quang - CT:

- Không thấy tôn thương hoặc xuất huyết dưới nhện.

- Lún sọ không gây tôn thương não.

Bệnh nhân cần được theo dõi tại bệnh viện 12 giờ.

  1. ĐIỀU TRỊ.

       Tất cả các trường hợp nghi ngờ hay xác định bệnh nhân chấn thương sọ não đều phải chuyển lên tuyến tỉnh càng sơm, càng tốt.

4.1. Các bệnh nhân chấn thương sọ não có thể cho về nhà với các điều kiện sau:

     - Chấn thương sọ não bình thường.

     - Thang điểm Glasgow > 13 điểm, không có dấu hiện bất thường.

     - Ở nhà có một người lớn có thể theo dõi bệnh nhân chấn thương sọ não theo một bảng hướng dẫn.

       + Bệnh nhân có thể quay lại phòng cấp cứu dễ dàng.

       + Không còn yếu tố nguy cơ bị chấn thương sọ não ( trẻ bị ngược đãi, không được chăm sóc ).

4.2. Điều trị chấn thương sọ não nhẹ ( thang điểm Glaegow trên 14 điểm ).

     - Nằm giường đầu cao 300 - 450.

     - Theo dõi dấu hiệu thần kinh mỗi 2 giờ.

     - Không được ăn uống gì, tới khi tỉnh thì có thể cho dùng một chút thức ăn lỏng.

     - Truyền dịch đẳng trương 75ml/giờ.

     - Cho giảm đau nhẹ, codein nếu cần, qua đường hậu môn, tiêm bắp.

     - Cho thuốc giảm nôn, tránh dùng thuốc an thần.

4.3. Điều trị chấn thương sọ não trung bình ( thang điểm Glasgow 9 - 13 điểm ).

     - Y lệnh như trên.

     - Cho nhập ICU nếu CT não có dập não, xuất huyết não.

4.4. Điều trị chấn thương sọ não nặng ( thang điển Glasgow < 9 điểm ).

     - Duy trí hồi sức tuần hoàn hô hấp:

       + Huyết áp động mạch thì tâm thu trên 90mmHg.

       + PaO2 trên 60mmHg: cho oxy liều cao 12 lít/phút.

     - Đặt:

       + Sonde tiêu, dạ dày.

       + Plulse oxy metr.

       + Điện tim.

     - Đặt nội khí quản:

       + Thang điểm Glasgow < 7 điểm ( cần tăng thông khí ).

       + Gãy nặng xương hàm mặt.

       + Không đặt nội khí quản qua đường mũi khi có nghi ngờ vỡ sàn sọ.

     - Sử dụng Mannitol:

       + Có dấu tụt não ( dãn đồng tử ).

       + Có dấu hiệu ảnh hưởng khối choáng chổ trên lâm sàng ( dâu thần kinh khu trú, liệt nửa người ).

       + Dấu hiệu tăng áp lực nội sọ trên CT não.

       + Chức năng thân não không hoạt động.

       + Chống chỉ định: Hạ huyết áp. Tương đối: Mannitol có thể làm ngăn cản nhẹ sự động máu.

4.5. Vấn đề chỉ định mổ chấn thương sọ não.

4.5.1. Điều trị bảo tồn:

     - Bệnh nhân tỉnh hoàn toàn.

     - Máu tụ ngoài trục ở bán cầu ưu thế là một thương tổn đơn độc chưa gây lẹch đường giữa.

     - Không có ảnh hưởng khối choán chổ trên lâm sàng và trên CT não.

4.5.2. Chỉ định phẫu thuật:

     - Thể tích khối máu tụ hơn 40ml.

     - Máu tụ dưới màng cứng có:

       + Đường giữa lệch hơn 5mm.

       + Bề dày máu tụ hơn 5mm.

     - Các khối choáng chổ có thể tích hơn 40ml.

     - Dãn não thấp cấp tính.

     - Lún sọ kín:

       + Sâu hơn 5mm.

       + Đường giữa lệch hơn 5mm.

     - Mở sọ giải áp khi tăng áp lực nội sọ không kiểm soát được.

  1. LỜI DẶN DÒ BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO.

       Khi bệnh nhân có các dấu hiệu sau, cần trở lại bệnh viện ngay.

  1. Nhức đầu.
  2. Trầm cảm.
  3. Lo âu, sợ hãi, dễ bị kích thích.
  4. Thay đổi tính tình, tính cách.
  5. Có nước trong chảy từ tai, mũi.
  6. Ngủ nhiều.
  7. Ối mửa, động kinh.
  8. Giảm: nghe ngửi mùi.
  9. Trí nhớ giảm.
  10. Đau khi cử động cổ.
  11. Thực hiện khó khăn các động tác làm việc, sinh hoạt ở nhà.
  12. Tâm thần trì truệ: nói khó, nghe mà không hiểu.
  13. Nhịp thở khác thường, sốt hơn 380C.
  14. Nhìn đôi, cử động mắt bất thường.

Bệnh nhân khi cho về nhà không được uống rượu, thuốc an thần trong vòng 48 giờ.

Họ cần được lay gọi nhiều lần trong đêm để đánh giá lại các điều trên.

  1. SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO.

6.1. Vết thương da đầu, có mô mềm dập nát.

     - Ampicillin/Sulbactam.

     - Oxaciclin + Gentamycin + Metronidazol.

     - Thời gian sử dụng 5 – 7 ngày.

6.2. Mổ chấn thương sọ não.

     - Ceftriaxone 50mg/kg/ngày.

     - Cefotaxim 100mg/kg/ngày.

     - Phối hợp với Aminoglycoside: Gentamycin, Amikacin, Nelticin.

     - Thời gian sử dung 7 – 10 ngày.

Tài liệu tham khảo.

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

CHẤN THƯƠNG NGỰC KÍN

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Lồng ngực liên quan đến 2 chức năng đặc biệt qua trọng của cơ thể là hô hấp và tuần hoàn. Do đó khi bị tổn thương tùy theo mức độ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.

     - Chấn thương ngực kín là loại tổn thương thường do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt ...

     - Chấn thương ngực kín là chấn thương gây tổn thương các cơ quan bên trong thành ngực gồm bên trong lồng ngực: Màng phổi, phổi, màng tim, tim, trung thất và không có thông với bên ngoài.

     - Còn chấn thương các cơ quan khác của thành ngực gọi là chấn thương ngực, không phải là chấn thương ngực kín.

  1. PHÂN LOẠI.

2.1. Chấn thương thành ngực chỉ gây tổn thương thành ngực.

2.1.1. Dập các phần mềm ở thành ngực:

     - Phần mềm của thành ngực bị dập có thể dẫn đến tụ máu dưới da.

     - Xử trí: Giai đoạn đầu cho uống thuốc tan máu bầm dạng men khoảng 15 ngày vì trong thời gian này cơ thể có thể hấp thu từ từ sẽ hết khối máu tụ. Nếu giai đoạn sau này thì cơ thể không còn khả năng hấp thu máu tụ thì phải phẫu thuật rạch lấy máu tụ và khâu cầm máu lại.

2.1.2. Gãy xương sườn:

     - Gãy xương sườn có thể bất kỳ vị trí nào ở cung trước hay cung sau của xương sườn.

     - Có thể gãy xương sườn ở nhiều chổ khác nhau thường là trên hai điểm gãy của một xương sườn và từ 2 xương sườn trở lên mới tạo mảng sườn di động sẽ gây ra hô hấp đảo ngược.

2.1.3. Gãy xương ức:

     - Thường vùng gãy giới hạn giữa thân và cán xương ức.

     - Có thể kèm tổn thương các cơ quan bên trong trung thất: mang ngoài tim, tim, thậm chí vỡ động mạch chủ, khí phế quản ...

2.1.4. Vỡ xương bả vai:

     - Hiếm gặp, thương kèm tụ máu trong cơ.

2.2. Chấn thương ngực có kèm thủng màng phổi - phổi, đứt các mạch máu, tổn thương các thành phần trong trung thất.

Những yếu tố cơ bản dẫn đến tổn thương nặng các thành phần trong lồng ngực là:

     - Sức nặng và tốc độ của tác nhân gây ra chấn thương.

     - Khả năng chọc thủng phổi, màng phổi của đầu xương sườn gãy.

     - Tình trạng sinh lý của các cơ quan: tim ở thì tâm trương chứa đầy máu, khí quản dòn ...

       Tùy theo mức độ chấn thương có thể gây ra như sau:

2.2.1. Tràn khí dưới da:

     - Là tổn thương nhẹ nhất tự khỏi sau 5 - 6 ngày.

2.2.2. Tràn khí màng phổi:

     - Do các phế nang phổi bị dập vỡ gây nên tùy theo mức độ nhiều, ít có thể gây khó thở nhẹ hay xẹp phổi.

2.2.3. Tràn máu màng phổi:

     - Là hậu quả của sự rách, vỡ, đứt các mạch máu ở thành ngực, ở phổi, ở trung thất.

2.2.4. Tụ máu trong nhu mô phổi:

     - Là hậu quả của sự dập nát nhu mô phổi, vỡ động tĩnh mạch, phế quản.

         Có 2 loại:

       + Tụ máu khu trú có thể tạo thành bọc máu trong sau một thời gian có thể vỡ.

       + Tụ máu lan tỏa dễ dẫn đến abcès phổi.

2.2.5. Xẹp phổi:

     - Là hậu quả của dập phổi nặng, dập vỡ khí quản.

2.2.6. Tràn khí trung thất:

     - Do mô phổi bị rách kèm màng phổi trung thất hay khí quản và phế quản gốc bị vỡ gây chèn ép các cơ quan bộ phận trong trung thất, đặc biệt là tim và các mạch máu lớn gần tim.

2.2.7. Vỡ tim:

     - Tràn máu vào xoang màng tìm gây chèn ép tim nặng.

III. TRIỆU CHỨNG.

3.1. Nguyên tắc khám:

     - Khám toàn diện, thống kê đầy đủ các thương tích để có hướng điều trị là một bước vô cùng quan trọng.

     - Sau khi khám xong cần trả lời các yêu cầu sau:

       + Tổn thương chỉ ở ngực hay các cơ quan khác nữa?

       + Các tổn thương ở hệ cơ, xương lồng ngực như thế nào? gãy xương sườn, mảng sườn di động, gãy xương ức ...

       + Tình hình khoang màng phổi: tràn máu, tràn khí màng phổi ...

       + Có thương tổn các cơ quan trung thất: mạch máu, thực quản ...

       + Thương tổn nhu mô phổi, mạch máu, đường hô hấp ? ...

       + Tình trạng mất máu.

       + Tình trạng hô hấp.

3.2. Triệu chứng cơ năng:

     - Phụ thuộc vào mức độ tổn thương các của thành ngực và các cơ quan khác bên trong. Lồng ngực chủ yếu là:

3.2.1. Đau ngực:

     - Đau tăng lên khi ho, khi thở mạnh nhất là khi hít vào.

3.2.2. Khó thở:

     - Vì đau bệnh nhân không dám thở, nên dẫn đến thiếu dưỡng khí, thậm chí tím tái, choáng, mạnh nhanh, huyết áp tụt … khó thở càng tăng lên nếu tổn thương gây tràn khí, tràn máu màng phổi.

     - Trong trường hợp có “ mảng sườn di động “ thì có triệu chứng đặc biệt là “ hô hấp đảo ngược “. Khi bệnh nhân hít vào, mảng sườn bị “ kéo sâu vào bên trong “. Như vậy một phần không khí bên phổi lành tràn sang bên bị tổn thương và ngược lại khi thở ra gây nên tình trạng “ Lắc lư trung thất “ khiến người bệnh bị thiếu hụt dưỡng khí trầm trọng gây rối loạn hô hấp, tuần hoàn cuối cùng dẫn đến tử vong.

3.2.3. Ho ra máu:

     - Xảy ra khi nhu mô phổi bị tổn thương, các mạch máu vỡ vào khí quản.

3.3. Triệu chứng thực thể:

3.3.1. Nhìn:

     - Bệnh nhân nghiêng người về sau, thở ngắn, nông, có thể thấy lồng ngực biến dạng mất cân đối, bầm vùng tổn thương.

     - Bệnh nhân không dám cử động mạnh, ho, nói to, có thể hô hấp bị đảo ngược.

3.3.2. Sờ:

     - Có thể thấy cảm giác lép tép khi có dấu tràn khí dưới da.

     - Cảm giác tiếng lạo xạo xương nếu có gãy xương sườn.

Khi lấy ngón tay đè vào ổ gãy hoặc lấy hai bàn tay ép lồng ngực trước và sau bệnh nhân sẽ điểm nơi điểm gãy xương sườn.

3.3.3. Gõ:

     - Tiếng đục ở đáy phổi nếu có dấu hiệu tràn máu màng phổi.

     - Tiếng trong nếu có dấu hiệu tràn khí màng phổi ( thường ở đỉnh phổi và ở phần trên lồng ngực ).

3.3.4. Nghe phổi:

     - Giảm tì rào phế nang trong các trường hợp dập phổi, có thể nghe được ral ẩm.

     - Mất rì rào phế nang trong các trường hợp tràn khí, tràn máu màng phổi, tụ máu nặng ở nhu mô phổi.

     - Nghe tim: tiếng tim đập nghe không rõ ràng hay tiếng tim xa xăm trong trương hợp tim bị vỡ hay thủng.

3.4. Triệu chứng cận lâm sàng:

3.4.1. Chụp X quang lồng ngực có thể thấy:

     - Chỗ xương sườn bị gãy.

     - Mờ đều nhu mô phổi khi có dập phổi hay tụ máu trong phổi.

     - Bóng hơi chèn ép phổi khi có tràn khí màng phổi.

     - Mức chất dịch trong xoang màng phổi nếu có tràng máu màng phổi.

     - Bóng tim bè ra khi có chảy máu xoang màng tim.

3.4.2. Điện tim:

     - Trong trường hợp tràn máu ở trong màng tim và tim bị chèn ép có thể thấy điện thế thấp ở các đạo trình ( chuyển đạo ).

  1. ĐIỀU TRỊ.

4.1. Điều trị chấn thương thành ngực có gãy xương sườn không thủng màng phổi:

4.1.1. Gãy xương sườn đơn thuần:

     - Cho thuốc giảm đau: Diclofenat, Paracetamol, Nisidol …

     - Dùng băng keo bảng lớn cố định xương sườn gãy:

       + Băng keo khoảng 4 – 5 cm.

       + Băng qua 2 điểm cố định: phía trước là xương ức, phía sau là cột sống, vòng qua bên xương sườn bị gãy.

       + Thời gian cố định từ 20 – 40 ngày.

     - Nhưng ngày nay một số công trình nghiên cứu để xương sườn bị gãy sẽ lành tự nhiên, không có cố định băng keo xương sườn bị gãy lại.

     - Sau khi cố định dùng thuốc:

       + Kháng sinh phòng ngừa bội nhiễm xương tại chổ ổ gãy.

       + Thuốc làm tan máu bầm dạng men nếu có.

       + Thuốc giảm đau.

       + Cho thêm Vitamin, Đạm, Calci …

4.1.2. Mảng sườn di động:

     - Bất động ngay để hạn chế đến mức tối đa tình trạng “ hô hấp đảo ngược “ bằng cách sau:

       + Đặt bênh nhân nằm nghiêng về phía tổn thương, độn một gối mềm vào chổ có mảng sườn di động.

       + Băng ép tạm thời có độn vào mảng sườn di động.

       + Đặt một bao cát nặng vào mảng sườn di động.

4.1.3. Trong bệnh viện có điều kiện hồi sức tốt có thể cố định mảng sườn di động bằng các phương pháp sau:

     - Kết hợp xương sườn bằng kim loại khi sự cân bằng về hô hấp được phục hồi. Không được dùng phương pháp này trong trường hợp gãy cung sườn nhiều mảng hoặc ở cung trước.

     - Kéo liên tục mảng sườn di động trong 20 – 40 ngày:

       + Bằng xuyên chỉ chắc vào cân cơ trước xương ức.

       + Bằng xuyên chỉ vòng qua xương ức.

       + Bằng xuyên chỉ vòng qua xương sườn.

     - Ngoài ra cần chú ý:

       + Làm thông suốt và khai thông đường thở: hút đàm, dịch tiết, mở khí quản nếu cần thiết.

       + Dẫn lưu kín màng phổi nếu có tràn máu, tràn khí màng phổi.

     + Bù máu, dịch, chống choáng.

4.2. Chấn thương thành ngực gãy xương sườn có kèm tổn thương mạch máu, tổn thương các thành phần trong trung thất:

4.2.1. Điều trị bảo tồn bằng dẫn lưu:

     - Tràn khí màng phổi:

       + Dẫn lưu kín màng phổi ở liên sườn II với đường trung đòn ( bờ trên liên sườn dưới ).

     - Tràn máu màng phổi:

       + Dẫn lưu kín màng phổi ở liên sườn VII – VIII theo đường nách giữa hay sau ( bờ trên liên sườn dưới ).

       + Nếu máu chảy qua ống dẫn lưu 150 – 200ml/giờ thì phải mở ngực để cầm máu.

     - Tràn máu và dưỡng chấp ( rách ống ngực ) ra ngoài theo đường rạch ngang phía sau xương ức nếu có chèn ép trung thất.

     - Dẫn lưu xoang màng tim để cầm máu. Có thể giải phóng chèn ép bằng cách chọc hút máu màng ngoài tim ở đường Marfan hoặc liên sườn IV cạnh ức trái khoảng 2cm.

4.2.2. Điều trị triệt để:

     - Mở màng phổi khâu cầm máu, khâu phổi rách, cắt bỏ một phần phổi bị dập nát khi điều trị bảo tồng không kết quả.

     - Mở màng tim lấy bỏ máu cục, máu loãng, giải phóng cho tim khỏi sự chèn ép, khâu tim bị thủng hay vỡ.

     - Mở trung thất xử lý các tổn thương cơ quan trong trung thất: khí quản, phế quản gốc, tim, thực quản và các mạch máu gần tim.

Tài liệu tham khảo

Bài giảng lâm sàng chuyên khoa I BỆNH HỌC TIÊU HÓA niên khóa 2007 - 2009 của Trường đại học y dược TP Cần Thơ

VẾT THƯƠNG THẤU NGỰC

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Vết thương thấu ngực thường là tổn thương ở vùng ngực làm thông thương khoang màng phổi, phổi, các cơ quan ở trung thất với bên ngoài.

  1. CHẨN ĐOÁN.

     - Tuy nhiên, triệu chứng nhìn chung cũng giống như chấn thương ngực kín, trừ hai triệu chứng chính để phân biệt với chấn đoán chấn thương ngực kín như sau:

2.1. Thở quả lắc đồng hồ:

     - Bên khoang lồng ngực bị tổn thương không còn khoảng không màng phổi nửa, phổi bị xẹp xuống vì vậy:

       + Khí hít vào: Không khí đi qua thành ngực bị tổn thương khí ép vào phổi đã xẹp., đẩy trung thất sang bên lành, bên phổi lành thở một phần của khí trời và một phần khí từ phổi tổn thương.

     + Khi thở ra: Phổi lành tống một phần hơi ra ngoài, một phần sang phổi tổn thương, trung thất bị đẩy về bên tổn thương.

       + Hiện tượng thở ra, hít vào kiểu quả lắc đồng hồ vì trung thất di động qua lại theo nhịp thở dẫn đến “ hô hấp đảo ngược “ như trong “ mảng sườn di động “.

2.2. Thở phì phò qua vết thương:

     - Do khí ra vào khoang màng phổi qua lổ hở ở thành ngực hoà lẫn máu chảy từ vết thương tạo nên tiếng thở phì phò cùng bóng khí.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Điều trị bảo tồn:

     - Trong trường hợp tổng trạng ổn định, không choáng mất máu, triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ hay trung bình. Xử trí vết thương như sau:

       + Băng kín vết thương ngực hở lại, chọc hút khí, máu từ khoang màng phổi hay màng tim, nếu cần có thể đặt ống dẫn lưu kín.

      + Khâu kín vết thương ngực hở lai.

       + Kháng sinh thích hợp.

       + Thuốc giảm đau.

       + Thở oxy và hô hấp viện trợ nế cần thiết.

       + Thuốc tan máu bầm dạng men

       + Thuốc bổ, Vitamin ...

3.2. Điều trị phẫu thuật:

     - Khi điều trị bảo tồn không hiệu quả, tình trạng chung ngày càng xấu.

     - Chị định mở lồng ngực:

         Để giải quyết triệt để các thương tổn trong các trường hợp sau:

       + Chảy máu ào ạt, mỗi giờ máu chảy ra ngoài ống dẫn lưu ngực từ 150 - 200ml.

       + Huyết áp động mạch tụt nhanh, hồi sức tích cực vẫn tụt.

       + Ho ra máu nhiều.

       + Khó thở ngày càng tăng.

       + Hiện tượng chèn ép tim ngày càng nặng.

     - Phẫu thuật:

         Mục đích để giải quyết các thương tổn:

       + Cầm máu vĩnh viễn nơi đang có máu chảy ồ ạt.

       + Khâu kin các thương tổn phổi, làm hết tràn khí vào màng phổi.

       + Đôi khi phải cắt bỏ một, hai phân thùy phổi hay một bên phổi.

Tài liệu tham khảo

Bài giảng lâm sàng chuyên khoa I BỆNH HỌC TIÊU HÓA niên khóa 2007 - 2009 của Trường đại học y dược TP Cần Thơ

CHẤN THƯƠNG BỤNG KÍN

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Chấn thương bụng kín là chấn thương gây tổn thương bên trong ổ bụng gồm các tạng trong ổ bụng nhưng không có sự thông thương giữa ổ bụng với bên ngoài.

     - Còn chấn thương thành bụng là chấn thương chỉ gây tổn thương thành bụng và không tổn thương các tạng trong ổ bụng.

     - Chấn thương bụng kín thường nằm trong bệnh cảnh đa chấn thương.

     - Tần suất tạng thường bị tổn thương theo thứ tự như lách, gan, mạc treo, thận, bàng quang, ruột, khối tá – tuỵ, dạ dày.

     - Nguyên nhân thường gặp nhất do tai nạn giao thông, đã thương, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt.

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Chẩn đoán xác định dựa vào yếu tố:

     - Hỏi kỹ cơ chế và thời gian bị chấn thương.

     - Đau bụng sau chấn thương.

     - Toàn thân: hội chứng mất máu ( mạch nhanh, huyết áp tụt, da xanh, niêm nhợt). Hoặc hội chứng nhiễm trùng ( sốt cao, môi khô, lưỡi bẩn … ).

     - Khám bụng: có thể có vị trí vết bầm máu, gõ đục vùng thấp hoặc mất vùng đục trước gan, bụng có đề kháng, phản ứng phúc mạc toàn thể.

2.2. Cận lâm sàng.

     - Xét nghiệm: công thức máu 18 chỉ số có thể có các chỉ số đều giảm, nhất là hồng cầu.

     - Xét nghiệm đông máu kéo dài, rối loạn đông máu.

     - Sinh hoá: Các biểu hiện sinh hoá có thể giảm.

     - Siêu âm bụng: tìm dịch ổ bụng, tổn thương tạng.

     - Chụp X quang bụng đứng không chuẩn bị: tìm liềm hơi dưới hoành, hơi tự do trong ổ bụng.

2.3. Chẩn đoán phân biệt.

     - Tụ máu sau phúc mạc do gãy xương khung chậu.

     - Chân thương cột sống thắt lưng.

     - Chấn thương thận.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Huyết động không ổn định.

     - Tích cực hồi sức chống sốc: Lập 2 – 3 đường truyền tĩnh mạch để truyền dịch và truyền máu ( nếu cần ), thở oxy, đặt thông tiểu, đặt sonde dạ dày.

     - Siêu âm khẩn tại giường tìm dịch ổ bụng lượng nhiều. Nếu dương tính thì chuyển ngay bệnh nhân vào phòng mổ tiến hành mở bụng thăm dò, nếu âm tính thì phải loại trừ các nguyên nhân khác gây sốc.

3.2. Huyết động ổn định.

     - Tiến hành xét nghiệm, siêu âm và chụp X quang bụng đứng không chuẩn bị.

     - Nếu X quang bụng có liềm hơi dưới hoành, chứng tỏ đã vỡ tạng rỗng, chuyển bệnh nhân mổ cấp cứu.

     - Siêu âm bụng không ghi nhận có dịch, bệnh nhân sẽ được theo dõi thêm.

3.3. Điều trị đặc hiệu.

3.3.1. Chấn thương lách. Phẫu thuật cấp cứu.

     - Vỡ lách thì tiến hành phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp để cắt lách hay khâu bảo tồng lách tuỳ mức độ tổn thương phải đảm bảo các điều kiện sau:

       + Huyết động ổn định.

     + Bệnh nhân không cần truyền máu hoặc truyền ít hơn 2 đơn vị máu.

       + Không có tổn thương khác ở bụng kèm theo như vỡ tạng rỗng.

       + Siêu âm vỡ lách độ 1 hay 2 và một số trường hợp độ 3 kèm theo dịch ổ bụng không có, lượng ít hoặc vừa.

3.3.2. Chấn thương gan.

     - Vỡ gan cần được phẫu thuật cấp cứu khâu gan, cắt gan không điển hình hoặc chèn gạc quanh gan tuỳ mức độ tổn thương. Tuy nhiên, điều trị bảo tồn gan không mổ phải đảm bảo các điều kiện sau:

       + Huyết động ổn định.

       + Bệnh nhân không cần truyền máu hoặc truyền ít hơn 2 đơn vị máu.

       + Không có tổn thương khác ở bụng kèm theo như vỡ tạng rỗng …

       + Siêu âm: Vỡ gan độ 1 hay 2 và một số trường hợp độ 3 kèm theo dịch ổ bụng không có hoặc có lượng ít hoặc vừa.

3.3.3. Chấn thương tổn thương tá tràng.

     - Tổn thương độ I:

       + Khâu kín thương tổn tá tràng

       + giải áp qua tub levin dạ dày tá tràng

     - Tổn thương độ II:

       + Khâu kín thương tổn tá tràng

       + Giải áp qua tub levin dạ dày tá tràng

       + Giải áp tá tràng qua ống thông dạ dày hoặc qua hổng tràng ra da.

     - Tổn thương độ III:

       + Nối tá tràng kiểu Roux-en - Y.

       + Hoặc khâu tá tràng + loại trừ môn vị + nối vị tràng.

       + Giải áp tá tràng qua lổ mở thông hỗng tràng ra da.

     - Tổn thương độ IV:

       + Khâu tá tràng, khâu ống mật chủ với dẫn lưu T đặt qua nhú Valter hoặc nối mật - ruột. Nếu không thể sửa chữa được thương tổn đường mật, có thể thắt lại và nối mật - ruột trong lần mổ sau.

       + Nối tá-hỗng tràng kiểu Roux-en –Y, nếu mật nhiều tổ chức tá tràng có thể dẫn lưu đường mật.

     - Tổn thương độ V:

       + Vỡ nát khung tá tràng: cắt lọc tá tràng bảo tồn đầu tụy + nối đầu tụy với quai hỗng tràng kiểu Roux-en-Y.

       + Vỡ tá tràng+ vỡ móc tụy không tổn thương ống mật tụy: nối tá-hỗng tràng kiểu Roux-en-Y+ khâu tụy.

       + Vỡ tá tràng đầu tụy phức tạp có tổn thương ống mật tụy: cắt khối tá tụy.

3.3.4. Chấn thương tổn thương tụy.

     - Tổn thương độ I: Chỉ cần dẫn lưu ổ tuỵ.

     - Tổn thương độ II: Khâu lại nhu mô + dẫn lưu ổ tuỵ.

     - Tổn thương độ III: Cắt bỏ đuôi tuỵ hoặc thân đuôi tuỵ kèm theo cắt lách hoặc khâu tuỵ và khâu ống Wirsung có đặt Stent trong lòng cho vào tá tráng.

     - Tổn thương độ IV: Khâu bít mỏm của đầu tuỵ và nối thân đuôi tuỵ với hỗng tràng kiểu Roux-en-Y.

     - Tổn thương độ V: Cắt khối tá – truỵ.

3.3.5. Chấn thương tạng rỗng khác.

     - Chấn thương dạ dày, ruột non: Khâu hoặc cắt đoạn chổ vỡ và nối lại.

     - Chấn thương đại – trực tràng: Khâu hoặc cắt đoạn chỗ vỡ kèm thoe làm hậu môn nhân tạo.

3.3.6. Tóm lại khi có chẩn đoán hay nghi ngờ chấn thương bụng kín thì nhanh chóng chuyện bệnh nhân lên tuyến trên điều trị tiếp.

  1. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM.

     - Tiếp tục bù nước – điện giải và nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch khi bệnh nhân chưa trung tiện.

     - Sau mổ cần theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng, chảy máu tái phát, các biến chứng xì rò, bỏ sót thương tổn, tắc ruột.

     - Sau xuất viện 2 – 4 tuần cần đánh giá tình trạng dinh dưỡng, sự lành vết thương, ống dẫn lưu Kehr nếu có để hướng xử trí thích hợp.

Tài liệu tham khảo.

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

VẾT THƯƠNG THẤU BỤNG

  1. ĐẠI CƯƠNG.

- Vết thương thấu bụng là vết thương thành bụng có xuyên thấu phúc mạc, ổ bụng thông thương với môi trường bên ngoài.

- Nguyên nhân thường gặp nhất do bạch khí ( dao, vật nhọn … ) hoặc hoả khí ( súng đạn, bom mìn … ), có thể do tai nạn lao động, tai nạn giao thông hay tai nạn sinh hoạt.

- Có thể có tổn thương phối hợp ngực – bụng hoặc phối hợp tổn thương tạng sau phúc mạc.

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Lâm sàng.

- Hỏi cơ chế và thời gian xãy ra vết thương.

- Đau bụng, nôn ra máu, tiêu ra máu hoặc tiểu ra máu.

- Nhìn bụng có vết thương có phòi mạc nối, ruột non. Thông mũi – dạ dày hoặc thông tiểu có máu.

- Sờ bụng thấy đau, có thể có phản ứng phúc mạc.

- Gõ đục vùng thấp khi có máu, dịch ổ bụng.

2.2.Cận lâm sàng.

- Xét nghiệm: công thức máu 18 chỉ số có thể có các chỉ số đều giảm, nhất là hồng cầu.

- xét nghiệm đông máu kéo dài, rối loạn đông máu.

- sinh hoá: Các biểu hiện sinh hoá có thể giảm.

- Siêu âm bụng: tìm dịch ổ bụng, tổn thương tạng.

- Chụp X quang bụng đứng không chuẩn bị: tìm liềm hơi dưới hoành, hơi tự do trong ổ bụng.

2.3. Chẩn đoán xác định.

- Có tạng ổ bụng phòi ra ngoài ( mạc nối, ruột … ).

- Siêu âm bụng có dịch ổ bụng.

- X quang có hơi tự do trong ổ bụng.

- Thám sát vết thương thấy có thủng phúc mạc.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Huyết động không ổn định: Vừa choáng sốc tích cực vừa chuyển ngay bệnh nhân vào phòng mổ để mở bụng thăm dò và xử trí thương tổn cầm máu.

3.2. Huyết động ổn định:

Thám sát vêt thương tại chổ, nếu thủng phúc mạc thì tiếp tục theo dõi thêm. Nếu huyết động thay đổi thì mổ cấp cứu.

3.3. Điều trị đặc hiệu:

3.3.1. Vết thương lách:

Tuỳ theo mức độ thương tổn mà cắt lách bán phần hay toàn phần.

3.3.2. Vết thương gan:

Tuỳ theo mức độ thương tổn mà có thể khâu cầm máu, cắt gan không điển hính.

3.3.3. vết thương tuỵ:

- Tổn thương độ I: Chỉ cần dẫn lưu ổ tuỵ.

- Tổn thương độ II: Khâu lại nhu mô + dẫn lưu ổ tuỵ.

- Tổn thương độ III: Cắt bỏ đuôi tuỵ hoặc thân đuôi tuỵ kèm cắt lách hoặc khâu tuỵ và khâu ống Wirsung có đặt stent trong lòng cho vào tá tràng.

- Tổn thương độ IV: Khâu bít mỏm của đầu tuỵ và nối thân đuôi tuỵ với hỗng tràng kiểu Roux-en-Y.

- Tổn thương độ V: Cắt khối tá tuỵ

3.3.4. vết thương tá tràng:

- Khoảng 75 – 80% tổn thương tá tràng có thể xử trí bằng cách cắt lọc mép vết thương và khâu lại đơn thuần. Tuy nhiên, có 20 – 25% trường hợp cần xử trí phức tạp hơn ( tổn thương độ III, IV và V ) như nối quai hỗng tràng vào vết thương tá tràng theo kiểu Ruox-en-Y, cắt đoạn tá tràng, nối tá – hỗng tràng theo kiểu Ruox-en-Y, phương pháp túi thừa hoá tá tràng, phương pháp triệt môn vị, phẫu thuật Whipple.

3.3.5. Vết thương dạ dày, ruột non:

- Cắt lọc, khâu hoặc cắt đoạn chỗ nhiều vết thương gần nhau và nối lại.

3.3.6. Vết thương đại tràng: Chuyển tuyến trên điều trị tiếp.

- Cắt lọc, khâu vết thương hoặc làm hậu môn tạm.

  1. Tóm lại khi tuyến huyện

Có nghi ngờ thì đa số phải chuyển lên tuyến trên điều trị tiếp.

  1. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM.

- Tiếp tục bù nước – điện giải và nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch khi bệnh nhân chưa trung tiện.

- Sau mổ cần theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng, chảy máu tái phát, các biến chứng xì rò, bỏ sót thương tổn, tắc ruột.

- Sau xuất viện 2 – 4 tuần cần đánh giá tình trạng dinh dưỡng, sự lành vết thương, ống dẫn lưu Kehr nếu có để hướng xử trí thích hợp.

SƠ ĐỒ XỬ TRÍ VẾT THƯƠNG THẤU BỤNG

                                                   Vết thương thầu bụng

              Ổn định                                                                     Không ổ định

   Thám sát vết thương tại chổ

       
       

   Không thủng phúc mạc   Thủng phúc mạc               Mở bụng hoặc phẫu thuật

                                                                                                  nội sôi điều trị

                                                   Nội soi thám sát

       
       

   Theo dõi                               không tổn thương bụng                 Tổn thương

Tài liệu tham khảo.

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

VỠ BÀNG QUANG

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Vỡ bàng quang là cấp cứu ngoại khoa.

     - Thường do chấn thương vùng hạ vị.

  1. NGUYÊN NHÂN.

2.1. Do chấn thương:

     - Thường gặp nhất do chấn thương vùng hạ vị lúc bàng quang bị căng đầy nước tiểu, có thể do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, do té ...

2.2. Bàng quang chịu một sức căng quá mức do mất cảm giác:

     - Xảy ra trong nội soi bàng quang, cắt đốt nội soi ... bệnh nhân đã được gây tê, gây mê, do thần kinh như đứt tủy sống, bệnh nhân hôn mê.

2.3. Bàng quang bị xé rách hay bị đâm thủng:

     - Do chấn thương gây gãy xương chậu hoặc bị toác rỗng khớp mu.

     - Do thủ thuật hoặc phẫu thuật: nong niệu đạo, gắp sỏi bàng quang, cắt đốt nội soi.

2.4. Bàng quang có điểm yếu từ trước:

     - Do bàng quang có túi ngách, có vết loét do nhiễm khuẩn.

     - Do khối u hay ung thư bàng quang.

III. PHÂN LOẠI.

3.1. Dập bàng quang:

     - Tổn thương thành bàng quang gây ra tiểu máu và khối máu tụ quanh bàng quang, không có dò nước tiểu ra ngoài.

3.2. Vỡ bàng quang dưới phúc mạc:

     - Vách bên và đáy bàng quang bị vỡ kèm theo dò nước tiểu ra vùng chậu và vùng sau phúc mạc.

3.3. Vỡ bàng quang trong phúc mạc:

     - Chóp bàng quang bị vỡ gây dò nước tiểu trong ổ bụng loại này thường gặp trong chấn thương bụng dưới.

3.4. Vỡ bàng quang phối hợp phức tạp:

     - Bệnh thường bị choáng nặng và dễ bỏ sót thương tổn.

     - Trường hợp này có nhiều tổn thương kết hợp:

       + Gãy xương chậu có nhiều di lệch.

       + Vỡ mặt trước trực tràng phần dưới phúc mạc.

       + Rách hậu môn và cơ thắt hậu môn.

  1. LÂM SÀNG.

4.1. Các triệu chứng chung của vỡ bàng quang:

     - Choáng: là triệu chứng xuất hiện đầu tiên sau chấn thương.

     - Đau bụng vùng hạ vị: Đau nhói vùng hạ vị, có thể có phản ứng phúc mạc.

     - Mót tiểu nhưng không tiểu được:

       + Thăm khám không thấy cầu bàng quang.

       + Có trường hợp bệnh nhân chỉ tiểu được ít nước tiểu lẫn máu.

     - Đặt thông tiểu chỉ ra ít nước tiểu đỏ: nếu bơm rửa bàng quang thấy lượng nước chảy ra ít hơn nhiều so với lượng nước đã bơm vào.

4.2. Các triệu chứng đặc hiệu:

4.2.1. Vỡ bàng quang dưới phúc mạc:

     - Thường có kèm theo gãy xương chậu: Khi thăm khám thấy bệnh nhân đau nhói vùng xương gãy.

     - Có thể thấy mãng máu tụ dưới da vùng chổ xương gãy.

     - Thông tiểu ra nước tiểu đỏ.

     - Sau 24 giờ bệnh nhân có thể sốt cao, xét nghiệm thấy bạch cầu tăng.

4.2.2.Vỡ bàng quang trong phúc mạc:

     - Sau 24 giờ sẽ có dấu hiệu bụng chướng và phản ứng thành bụng lan ra khắp bụng.

     - Thăm trực tràng thấy đau túi cùng Douglase.

     - Gõ đục vùng 2 bên hông.

     - Đặt thông tiểu thấy ra nước tiểu đỏ.

4.3. Các cận lâm sàng:

4.3.2. Siêu âm:

     - Không cho hình ảnh đặc hiệu của vỡ bàng quang.

     - Có thể thấy dịch vùng hạ vị hoặc trong ổ bụng.

     - Trong một số trường hợp khó chẩn đoán có thể vừa bơm nước vào bàng quang vừa siêu âm thấy dòng nước chảy vào ổ bụng.

4.3. X quang:

     - X quang không chuẩn bị:

       + Có thể thấy hình ành gãy xương chậu.

       + Hoặc có các dấu hiệu có nước giữa các quai ruột.

     - X quang bàng quang bơm hơi:

       + Có thể thấy liềm hơi dưới hoành.

  1. ĐIỀU TRỊ.

     - Hồi sức chống choáng.

     - Cho kháng sinh.

     - Phẫu thuật.

5.1. Vỡ bàng quang dưới phúc mạc:

     - Khâu lại vết rách: trường hợp vết rách nằm sâu khó khâu thì ta không cần phải khâu tỉ mỉ.

     - Mở bàng quang ra da ngoài phúc mạc.

     - Đặt dẫn lưu khoang quang bàng quang, nếu khoang này bị viêm tấy năng thì phải dẫn lưu ở điểm thấp nhất là vùng tầng sinh môn.

5.2. Vỡ bàng quang trong phúc mạc:

     - Khâu chổ vỡ bàng quang.

     - Mở bàng quang ra da ngoài phúc mạc ( không mở qua lổ thủng ).

     - Dẫn lưu khoang Rejut.

     - Dẫn lưu Douglase.

Tài liệu tham khảo

Bài giảng lâm sàng chuyên khoa I BỆNH HỌC TIẾT NIỆU niên khóa 2007 - 2009 của Trường đại học y dược TP Cần Thơ

CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Chấn thương cột sống là loại tổn thương nặng của bệnh lý chấn thương và nếu kèm theo tổn thương tủy sống sẽ gây hậu quả nặng nề, bệnh nhân có thể gây tàn phế suốt đời. Nguyên nhân chính: tai nạn lao động, tai nạn giao thông, té cao. Nam giới chiếm 4/5 và đa số bệnh nhân trong lứa tuổi lao động.

  1. CHẤN ĐOÁN.

2.1. Lâm sàng:

     - Quan sát sự chuyển động tự nhiên của chi.

     - Xác định bệnh nhân thở bụng hay thở ngực.

     - Quan sát toàn bộ cột sống: biến dạng, trấy, rách da, bầm máu ...

     - Sờ dọc mỏm gai có thể thấy lồi lỏm và đau, biến dạng.

     - Khai thác bệnh sử, cơ chế chấn thương, vị trí đau.

     - Ghi nhận dermatome ( tụ máu dưới da vùng cốt sống ) bị tổn thương, mức độ.

     - Có thể mất cảm giác, vận động có thể bị giảm hay mất phần dưới vùng cột sống bị chấn thương.

     - Tiêu, tiểu có thể không tự chủ.

2.2. Cận lâm sàng:

     - Chụp X quang cột sống thẳng nghiêng: thấy có tổn thương vùng cột sống.

2.3. Phân loại tổn thương tủy:

     - Thương tổn tủy không hoàn toàn.

     - Thương tổn tủy hoàn toàn.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Các nguyên tắc xử trí ban đầu.

3.1.1. Cố định bệnh nhân:

     - Nằm trên ván cứng có cố định.

     - Nằm giường có nệm chống loét.

                                           Bảng 1. Bảng phân loại Frankel.

STT

LOẠI

ĐẶC ĐIỂM

1

A

Mất chức năng cảm giác và vận động

2

B

Cảm giác còn, vận động mất

3

C

Cảm giác còn, vận động giảm 2/5 - 3/5

4

D

Cảm giác còn. vận động giảm ít 4/5

5

E

Chức năng vận động và cảm giác bình thường.

3.1.2. Bảo đảm dấu hiệu sinh tồn:

     - Bảo đảm thông khí:

       + Khai thông đường thở.

       + Hút đàm nhớt thường xuyên và cung cấp đủ oxy ( thở oxy ).

     - Bảo đảm duy trì huyết áp tấm thu > 90mmHg:

       + Đặc biệt chú ý hiện thượng mất máu do tràn máu màng phổi, tụ máu sau phúc mạc là các thương tổn có thể có trong chấn thương cột sống vùng này.

       + Truyền dịch và máu nếu giảm thể tích tuyệt đối do mất máu.

3.1.3. Không gây thêm thương tổn cho bệnh nhân.

     - Khi xoay trở nạn nhân cần phải xoay trở thẳng trục ( như lăn một khúc cây ).

     - Đặt ống sonde tublevin dạ dày tránh tình trạng viêm phổi hít do chất nôn vào phổi ( hội chứng trào ngược ).

     - Đặt sonde tiểu vừa theo dõi lượng nước tiểu, vừa ngăn ngừa giãm bàng quang.

3.1.4.. Giảm đau cho bệnh nhân:

     - Thuốc giảm đau: Paracetamol, Diclofenat, Feldene …

     - Bất động bệnh nhân.

3.1.5. Bảo vệ tế bào tủy, ngăn chặn các thương tổn thứ phát:

     - Sử dụng Methylprenisolone tĩnh mạch liều cao.

     - Trước 48 giờ sau chấn thương:

       + Bolus: 250mg.

       + Bolus 125mg mỗi 6 giờ tiếp sau trong 72 giờ.

3.2. Điều trị chấn thương cột sống ngực và thắt lưng:

3.2.1. Nguyên tắc điều trị:

   - Nắn thẳng lại cột sống.

     - Ngăn ngừa sự mất chức năng các mô thần kinh chưa bị hủy hoại.

     - Tạo điều kiện cho sự phục hồi của hệ thống thần kinh.

     - Tái tạo và giữ vững sự ổn định của cột sống.

     - Tạo điều kiện để phục hồi chức năng sớm.

3.2.2. Các trường hợp gãy vững.

     - Bất động ngoài bằng nẹp lưng.

     - Sau giai đoạn cấp cứu ban đầu, bệnh nhân cần được nằm nghỉ và vận động nhẹ từ 8 - 12 tuần.

3.2.3. Các trường hợp gãy không vững.

     - Mổ làm cứng cột sống, giải phóng chèn ép tủy.

3.2.4. Kháng sinh:

     - Vi khuẩn thường gặp trong phẫu thuật cột sống là Staphycoccus aureus.

     - Kháng sinh: Nhóm Cephalosporin thế hệ thứ II, III + Nhóm Aminoglycoside. Vancomycin + Ceftriaxon.

  1. XUẤT VIỆN VÀ THEO DÕI.

     - Xuất viện sau mổ 10 - 14 ngày.

     - Theo dõi sự lành vết thương, phục hồi thần kinh.

     - Hướng dẫn tập vật lý trị liệu.

Tài liệu tham khảo.

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

CHÈN ÉP KHOANG CẤP TÍNH

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Chén ép khoang cấp tính chỉ tình trạng tăng áp lực mô trong một khoang kín giải phẫu làm gián đoạn lưu thông máu hệ thống mao mạch dẫn đến rối loạn chức năng cơ, thần kinh. Lưu thông máu ở các trục mạch máu chính vẫn bình thường.

     - Chèn ép khoang thường xảy ra ở chi, nếu không cấp cứu kịp thời thì sẽ hoại tử bên dưới chổ chèn ép không hồi phục. Do đó cần phát hiện sớm và xử lý kịp thời nhằm trả lại sự bình thường cho bệnh nhân.

Nguyên nhân:  

1.1. Các nguyên nhân làm giảm bớt thể tích khoang giải phẫu:

   - Băng bó bột hoặc nẹp quá chặt các chi.

     - Bỏng rộng và sâu.

     - Khâu kín cân, mạc quá căng tức.

1.2. Các nguyên nhân làm tăng dung tích trong khoang:

     - Chấn thương phần mềm đụng dập cơ nhiều.

     - Gãy xương chấn thương: kể cả gãy xương hở có vết thương da nhỏ.

     - Mọi phương pháp điều trị gãy xương đều có thể bị chèn ép khoang cấp tính:

       + Điều trị bảo tồn.

       + Cố định ngoài.

       + Phẫu thuật kết hợp xương bên trong.

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Lâm sàng.

     - Tiêu chuẩn chẩn đoán chèn ép khoang cấp tính trên lâm sàng chủ yếu dựa vào triệu chứng đau và dấu hiệu thần kinh.

2.1.1. Đau:

     - Là triệu chứng xuất hiện sớm nhất, quan trọng nhất.

     - Đau dữ dội ngày càng tăng.

     - Đau khi sờ lên mặt da căng bóng.

     - Đau tăng thêm khi kéo căng thụ động các cơ trong khoang bị chèn ép ( Test căng khoang ).

2.1.2. Dấu hiệu thần kinh:

     - Rối loạn cảm giác: cảm giác tê bì, kiến bò, giảm cảm giác. Phải phát hiện sớm thì điều trị mới có hy vọng phục hối.

     - Rối loạn vận động: Phát hiện rối loạn vận động là quá muộn, ít hy vọng phục hồi hoàn toàn.

2.2. Đo áp lực khoang.

     - Đối với các trường hợp nạn nhân là trẻ em, hôn mê, nạn nhân đa thương, không hợp tác … khi đó không còn có khả năng xác định chính xác các dấu hiệu lâm sàng chủ quan nữa. Đo áp lực khoang ( ALK ) và P là bằng chứng khách quan để chẩn đoán sớm và quyết định can thiệp phẫu thuật kịp thời nhằm tránh các di chứng cho bệnh nhân.

       + P = HA tâm trương – ALK < 30mmHg quyết định can thiệp phẫu thuật giải phóng chèn ép khoang.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Điều trị bảo tồn:

       Chỉ định: khi thời gian chèn ép khoang < 6 giờ và chỉ có dấu hiệu đau.

     - Tháo bỏ các phương tiện gây chèn ép bên ngoài: băng bó bột, băng thun; cắt chỉ các trường hợp khâu kín cân mạc.

      - Tư thế chi ( tay chân ) bị chèn ép khoang: nên để chi ( tay chân ) ngang mức tim là phù hợp nhất.

     - Thuốc giảm đau.

     - Tiếp tục theo dõi thật sát tiến triển mỗi giờ lần.

3.2. Điều trị phẫu thuật:

       Phẫu thuật rạch mở cân mạc cấp cứu ngay lập tức thì khi có một trong các dấu hiệu sau:

     - Chèn ép khoang quá 6 giờ, dù dấu hiệu lâm sàng nào kể trên.

     - Xuất hiện dấu hiệu thần kinh( phải phát hiện sớm ngay khi mới chỉ có rối loạn cảm giác)

     - P < 30mmHg

  1. DỰ PHÒNG.

     - Khám kỹ để phát hiện dấu hiệu chèn ép khoang sớm.

     - Bất động chi gãy vững chắc, không băng bó chặt.

     - Kê cao chi gãy vừa phải, tập vận động sớm.

     - Dự phòng và chống sốc tốt.

 

Tài liệu tham khảo.

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

ĐẠI CƯƠNG VỀ GÃY XƯƠNG

  1. ĐỊNH NGHĨA.

     - Gãy xương là sự phá huỷ đột ngột các cấu trúc bên trong của xương do nguyên nhân cơ học gây ra sự gián đoạn truyền lực qua xương.

  1. NGUYÊN NHÂN.

2.1. Lực từ bên ngoài tác động lên xương lành mạnh bình thường:

     - Gãy xương trực tiếp.

     - Gãy xương gián tiếp.

2.2. Lực dằng kéo gây ra mẻ xương.

2.3. Gãy xương bệnh lý.

2.4. Gãy xương do mỏi.

III. CƠ CHẾ VÀ CÁC LOẠI ĐƯỜNG GÃY.

3.1. Đường gãy ngang: lực trực tiếp.

3.2. Đường gãy chéo hoặc xoắn: lực gián tiếp.

3.3. Gãy xương cành tươi thường gặp ở trẻ em.

3,4. Gãy lún: xương xốp do sự nén ép trực tiếp.

3.5. Gãy nhiều mảnh: lực ép trực tiếp mạnh.

3.6. Gãy bật: sư co kéo của gân hoặc dây chằng nhổ bật một mảnh xương.

  1. CÁC THỂ DI LỆCH.

4.1. Di lệch sang bên.

4.2. Di lệch chồng ngắn.

4.3. Di lệch xa nhau.

4.4. Di lệch gập góc.

4.5. Di lệch xoay.

  1. ẢNH HƯỞNG TẠI CHỔ VÀ TOÀN THÂN.

5.1. Gây choáng.

5.2. Tắc mạch máu do mỡ.

5.3. Hội chứng chèn ép khoang.

5.4. Tổn thương thần kinh.

5.5. Gãy xương hở và khi đó ổ gãy xương mới bị đe doạ nhiễm trùng.

5.6. Rối loạn dinh dưỡng.

5.7. Cơ bị hoại tử hoặc co rút.

  1. PHÂN LOẠI.

Phân loại

gãy xương

Da hở +;

Da kín -

Tổn thương phần mềm

Nhẹ +; Vừa ++; Nặng +++

Mức độ nhiễm trùng.

Gãy kín

       

Độ O

-

-

+

-

Độ I

-

+

+     đến ++

-

Độ II

-

++

+   đến +++

-

Độ III

-

+++

+   đến +++

-

Gãy hở

       

Độ I

+

+

+     đến ++

+

Độ II

+

++

+   đến +++

++

Độ III

+

+++

+   đến +++

+++

Độ IV

+

+++

+   đến +++

+   đến +++

  1. BIẾN CHỨNG.

6.1. Choáng chấn thương.

6.2. Tắc mạch máu do mỡ.

6.3. Biến chứng thần kinh.

6.4. Biến chứng về lưu thông máu.

VII. CHẨN ĐOÁN.

7.1. Dấu hiện lâm sàng:

7.1.1. Các dấu hiệu chắc chắn của gãy xương.

     - Biến dạng xương.

     - Cử động bất thường.

     - Tiếng lạo xạo.

7.1.2. Các dấu hiệu không chắc chắn của gãy xương:

     - Đau vùng gãy xương.

     - Sưng bầm tím.

     - Mất cơ năng.

7.2. Dấu hiệu cận lâm sàng.

7.2.1. Chụp X quang vùng xương bị gãy:

     - Có các dấu hiệu của cơ chế và loại đường gãy xương.

     - Có các dấu hiệu các thể di lệch.

7.2.2. Siêu âm bụng tổng quát để phát hiện các tổn thương khác kèm theo.

7.3. Chẩn đoán gãy xương:

7.3.1. Chẩn đoán dựa vào:

     - Cơ chế gãy xương.

     - Các dấu hiệu lâm sàng.

     - Các hình ảnh X quang.

7.3.2. Chẩn đoán phải khẳng định:

     - Gãy các xương nào.

     - Có biến chứng đe doạ sinh mạng không.

     - Có các biến chứng khác không.

VIII. ĐIỀU TRỊ.

8.1. Các trường hợp sau đây dễ bị sốc chấn thương:

     - Gãy xương lớn như xương đùi, gãy nát khung chậu.

     - Gãy nhiều xương.

     - Có dập nát mô mềm nhiều.

     - Gãy xương không được bất động hoặc bất động kém mà vội vã di chuyển.

     - Có kèm theo các tổn thương khác như lồng ngực, vỡ tạng đặc ...

8.2. Cách phòng chống sốc có hiệu quả là thực hiện sớm:

     - Gây tê ổ gãy bằng Novocain, lidocain để làm giảm đau.

     - Bất động sớm và tốt vùng gãy xương.

8.3. Các hoàn cảnh sau đây dễ gây tắc mạch máu do mỡ:

     - Các hoàn cảnh giống như sốc chấn thương.

     - Nạn nhân bị sốc chấn thương do mất máu cấp.

8.4. Nguyên tắc điều trị:

     - Nắn hết các di lệch.

     - Bất động vững chắc vùng gãy xương.

     -Tập vận động chủ động sớm.

8.4.1. Sơ cứu tạm thời gãy xương:

     - Bất động cố định tạm thời xương gãy bằng bó bộ phải qua 2 khớp cố định.

     - Bất động cố định tạm thời xương gãy bằng nẹp phải qua 2 khớp cố định.

8.4.2. Điều trị gãy xương:

8.4.2.1. Điều trị bảo tồn:

     - Bó bột cố định xương gãy phải qua 2 khớp cố định.

     - Tập vận động càng sớm càng tốt nhằm tránh tình trạng cứng khớp và teo cơ sau này.

8.4.2.2. Điều trị triệt để bằng phương pháp phẫu thuật kết hợp xương gãy:

     - Đóng định nội tủy.

     - Nẹp vít.

     - Nẹp kéo bằng chỉ thép.

     - Treo kéo tạ liên tục.

     - Thời gian đủ để lành xương.

8.4.3. Qúa trình sinh học lành xương trong gãy xương:

     - Giai đoạn viêm:

       + Xảy ra nhanh sau sự nén ép, khối máu tụ hình thành như là kết quả của sự phá vỡ mạch máu tủy, cốt mạc, mạch máu xung quanh. Hủy xương tại ổ gãy, bạch cầu, đại bào, dưỡng bào và tế bào sợi thấm vào khối lượng máu tụ và bất đầu di chuyển xương chết. Sự tái tạo mô học chính xác của quá trình lành xương.

     - Giai đoạn hình thành can mềm:

       + Tổ chức khối của sợi Collagen và các nguyên tố của mạch máu. Nhiều mạch máu mới được hình thành, những áp lực oxy giảm, pH acid, tế bào nguyên thủy xương tiền tế bào xương và tạo cốt bào của lớp cốt mạc và nội mạc tăng nhanh. Tạo cốt bào và tế bào sụn nguồn gốc trung mô xuất hiện trong khối. Can mềm hình thành, được tạo bởi tế bào giống xương, sụn.

     - Giai đoạn hình thành can cứng:

       + Chất giống xương và sụn ở bên ngoài, màng xương và giữa can mềm trở thành chất khoáng khi đó chúng được tạo thành sợi xương.

     - Giai đoạn tái tạo xương:

       + Sự hoạt động của tạo cốt bào và hủy cốt bào cải tạo sợi xương thành các lá xương với điều chỉnh của hệ thống Haver. Viền xương bình thường được tái tạo, ngay cả góc cũng được chỉnh một phần hoặc hoàn toàn. Áp lực oxy trở về bình thường.

Tài liệu tham khảo

Bài giảng lâm sàng chuyên khoa I BỆNH HỌC NGOẠI CHẤN THƯƠNG niên khóa 2007 - 2009 của Trường đại học y dược TP Cần Thơ

GÃY XƯƠNG HỞ

  1. ĐỊNH NGHĨA.

   - Gãy xương hở là loại gãy xương kèm theo vết thương phần mềm làm cho ổ gãy xương ăn thông ra bên ngoài.

  1. LƯƠNG MÁU MẤT TRONG GÃY XƯƠNG HỞ.

 

STT

 

LOẠI GÃY XƯƠNG

MÁU MẤT ( ml/ P)

TRUNG BÌNH

TỐI ĐA

1

Gãy xương cẳng chân

300ml

600ml

2

Gãy xương đùi

600ml

1.000ml

3

Gãy xương chậu

1.700ml

2.400ml

III. PHÂN LOẠI GÃY XƯƠNG HỞ.

     Theo Tscherne và Oesterne gãy xương hở được chia 4 độ:

3.1. Gãy xương hở độ I: Vết thươnh thủng da nhỏ, xương gãy đơn giãn, ít di lệch vết thương do xương đâm từ trong ra ngoài.

3.2. Gãy xương hở đô II: Vết thương do chấn thương từ ngoài vào có dập nát da, cơ đáng kể.

3.3. Gãy xương hở độ III: Dập nát da, cơ rộng, có kèm theo tộn thương mạch máu, thần kinh, gãy xương nát.

3.4. Gãy xương hở độ IV: Cụt chi tự nhiên hay gãy gần lìa.

  1. CHẨN ĐOÁN.

4.1. giống như đại cương về gãy xương.

4.2. Nhưng phải kèm theo vết thương làm ổ gãy ăn thông với bên ngoài.

  1. ĐIỀU TRỊ.

5.1. Trước hết phải xử trí những tổn thương có nguy cơ đe dọa tính mạng, nếu có như các biến chứng sốc chấn thương, chèn ép khoang, tổn thương mạch máu, thần kinh và các tạng ....

5.2. Xử trí gãy xương hở đúng phác đồ điều trị dựa vào 3 nguyên tắc chính:

     - Cắt lọc vết thương.

     - Bất động xương gãy.

     - Dùng kháng sinh.

5.3. Xử trí gãy xương hở theo tình huống lâm sàng:

5.3.1. Gãy xương hở đến sớm:

     - Đến sớm trước 24 giờ.

     - Xử trí như trên.

     - Các trường hợp gãy hở độ I mà ở trong điều kiện và môi trương dễ bị nhiễm trùng thì càng nên mổ cắt lọc. Đối với trẻ con dù gãy ở mức độ nào cũng cần phải cắt lọc sớm.

5.3.2. Gãy xương hở đến muộn:

       Phải đặt vào 3 tình huống:

     - Vết thương nhiễm trùng nhiều, lan rộng đe dọa nhiễm trùng huyêt: phải mổ cắt lọc khẩn. Để hỡ trợ cần dùng kháng sinh mạnh, liều cao bằng đương tĩnh mạch. Cắt lọc cần xối rửa nhiều nước và để hở da hoàn toàn ( nhưng không lộ xương ... ).

     -Vết thương nhiễm trùng vừa phải: có thể mổ trì hoãn ( bán cấp ) để có thời gian chuẩn bị tốt ( kang1 sinh, hồi sức, ... ).

     - Vết thương tạm ổn có mô hạt đỏ, hết mủ nhưng xương còn di lệch: không nên can thiệp vào vết thương, để cố định xương gãy nên dùng cố định ngoài loại nắn chỉnh chủ động. Chỉ can thiệp vào ổ gãy ( để kết hợp xương ) khi vết thương thật ổ định ( không sốt, không đau nhức, tốc độ lắng máu trở lại bình thương ).

Tài liệu tham khảo

Bài giảng lâm sàng chuyên khoa I BỆNH HỌC NGOẠI CHẤN THƯƠNG niên khóa 2007 - 2009 của Trường đại học y dược TP Cần Thơ

GÃY XƯƠNG ĐÒN

  1. ĐỊNH NGHĨA.

     - Xương đòn là loại xương nằm ngang có đầu trong giáp với xương ức qua bởi khớp ức-đòn, đầu ngoài nối với cánh tay, khớp vai qua bởi khớp vai-đòn.

     - Gãy xương đòn hay gặp ở mọi lứa tuổi thường do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt …

     - Xem thêm bài đại cương về gãy xương và gãy xương hở.

  1. PHÂN LOẠI.

2.1. Thường được chia làm 3 loại:

     - Gãy kín xương đòn: là ổ gãy xương không ăn thông ra bên ngoài.

     - Gãy hở xương đòn: là ổ gãy xương ăn thông với bên ngoài.

     - Gãy cành tươi xương đòn: là loại gãy xương không hoàn toàn, xương gãy còn dính với nhau.

2.2. Thông thường phân loại theo lâm sàng về vị trí xương gãy và phân mềm:

     - Gãy kín 1/3 trong xương đòn: ổ gãy xương đòn không ăn thông với bên ngoài.

     - Gãy hở 1/3 trong xương đòn: ổ gãy xương đòn ăn thông với bên ngoài.

     - Gãy kín 1/3 giữa xương đòn: ổ gãy xương đòn không ăn thông với bên ngoài.

     - Gãy hở 1/3 giữa xương đòn: ổ gãy xương đòn ăn thông với bên ngoài.

   - Gãy kín 1/3 ngoài xương đòn: ổ gãy xương đòn không ăn thông với bên ngoài.

     - Gãy hở 1/3 ngoài xương đòn: ổ gãy xương đòn ăn thông với bên ngoài.

III. SƠ CẤP CỨU.

3.1. Cố định xương đòn gãy tạm thời bằng cách dùng khăn treo tay như băng vải, khăn …

3.2. Thuốc giảm đau như Paracetamol, Diclofenat …

3.3. Thuốc tan máu bầm.

  1. CHẨN ĐOÁN.

4.1. Dấu hiện lâm sàng:

4.1.1. Các dấu hiệu chắc chắn của gãy xương.

- Biến dạng xương đòn: gập góc, lồi nhô lên hay khuyết xuống.

- Cử động bất thường: thấy đau, không dám cử động tay bên xương đòn gãy.

- Tiếng lạo xạo: sờ vùng xương đòn gãy có tiếng lạo xạo, cảm giác có tiếng lạo xạo.  

4.1.2. Các dấu hiệu không chắc chắn của gãy xương:

- Đau vùng gãy xương đòn.

- Sưng bầm tím vùng xương đòn, vùng vai, đỉnh ngực.

- Mất cơ năng: cử động tay bên xương đòn gãy bị hạn chế.

4.2. Dấu hiệu cận lâm sàng.

Chụp X quang vùng xương đòn gãy thẳng nghiêng:

- Xác định xương đòn gãy về vị trí, đường gãy, độ di lệch xương gãy.

  1. ĐIỀU TRỊ.

5.1. Điều trị bảo tồn thường được áp dụng nhiều nhất:

- Cố định xương đòn gãy bằng băng thun hình số 8 hay mang đai xương đòn.

- Kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng ổ xương gãy hay có thương tích khác kèm

theo hay

- giảm đau như Paracetamol, Diclofenat …

- Thuốc kháng viêm tan máu bầm dạng men như Alpha chymotrypsin, lysozin ...

- Các thuốc có chứa canxi.

- Tập vật lý trị liệu.

  1. Điều trị phẫu thuật ít được áp dụng:

Phẫu thuật đóng đinh nội tuỷ xương đòn.

- Nẹp vít xương đòn gãy.

  1. Thời gian điều trị gãy xương đòn.

- Thời gian điều trị gãy xương đòn khoảng 4 tuần.  

  1. BIẾN CHỨNG.

6.1. Di lệch đầu xương gãy.

6.2. Choáng chấn thương: do đầu xương gãy chọc thủng động, tĩnh mạch dưới đòn gây mất máu cấp.

6.3. Biến chứng thần kinh: do đầu xương gãy gây tổn thương thần kinh dưới đòn.

6.4. Thủng màng phổi.

6.5. Về thẩm mỹ sẽ có vai dài bên xương đòn bình thường và vai ngắn bên xương đòn gãy

VII. TIÊU CHUẨN RA VIỆN.

- Dấu hiệu sinh tồn ổn định.

- Không có biến chứng.

- Tái khám lần đầu sau 1 tuần.

Tài liệu tham khảo

Bài giảng lâm sàng chuyên khoa I BỆNH HỌC NGOẠI CHẤN THƯƠNG niên khóa 2007 - 2009 của Trường đại học y dược TP Cần Thơ

GÃY XƯƠNG CÁNH TAY

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Xương cánh tay là xương có từ chỏm xương cánh tay ở phía trên đến lồi cầu xương cánh tay ở phía dưới.

     - Phía trên cánh tay nối với xương bả vai qua bởi khớp vai, phía dưới nối với cẳng tay qua bởi khớp khuỷu.

     - Gãy xương cánh tay thương do một lực tác động mạnh vào, nguyên nhân thường là tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt, …

     - Xem thêm bài đại cương về gãy xương và gãy xương hở.

  1. PHÂN LOẠI.

2.1. Thông thường chia làm 3 loại gãy xương là:

     - Gãy 1/3 trên xương cánh tay.

     - Gãy 1/3 giữa xương cánh tay.

     - Gãy 1/3 dưới xương cánh tay.

2.2. Bên cạnh đó còn chia ra 3 phần là:

     - Gãy kín xương: Là ổ gãy xương không ăn thông với bên ngoài.

     - Gãy hở xương: Là ổ gãy xương ăn thông với bên ngoài qua vết thương.

     - Gãy xương cành tươi là xương gãy còn dính với nhau một phần thường gặp ở trẻ nhỏ.

III. CHẨN ĐOÁN.

3.1. Dấu hiện lâm sàng:

3.1.1. Các dấu hiệu chắc chắn của gãy xương.

     - Biến dạng xương cánh tay: gập góc và ngắn chi.

     - Cử động bất thường ở xương cánh tay.

     - Tiếng lạo xạo nơi ổ gãy xương cánh tay.

3.1.2. Các dấu hiệu không chắc chắn của gãy xương:

     - Đau vùng gãy xương cánh tay.

     - Sưng bầm tím nơi cánh tay.

     - Mất cơ năng ở cánh tay.

3.2. Dấu hiệu cận lâm sàng.

     - Chụp X quang vùng cánh tay thẳng nghiêng:

       + Xác định vị trí gãy, đường gãy xương và di lệch xương gãy.

  1. ĐIỀU TRỊ.

4.1. Điều trị bảo tồn:

     - Đối với gãy xương cánh tay, yêu cầu điều trị không cần phải nắn thật chính xác.

     - Nếu liền xương vững chắc mà còn một ít di lệch chồng ngắn và gập góc nhẹ cũng dễ dàng chấp nhận được.

     - Có thể áp dụng các hình thức như sau :

4.1.1. Bó bột ngực – cánh tay – 1/3 dưới cẳng tay.

4.1.2. Bó bột treo tay ( Hanging cast ): Bộ chỉ bó đế trên chỗ gãy khoảng 2cm và dùng gắng sức của bột để trì kéo cánh tay cho thẳng trục. Nếu bộ quá nặng có nguy cơ di lệch xa và tạo thành khớp giả. Bộ treo phải theo dõi thương xuyên để điều chỉnh di lệch ( chú ý chỗ cột dây treo và chiều dài dây treo ), bệnh nhân phải ngủ ngồi.

4.1.3. Bó bột chữ U và chữ U cải tiến: dùng bất đọng khớp vai đế khớp khuỷu ( qua 2 khớp cố định ).

4.1.4. Nẹp tre: gồm nhiều thanh tre mỏng đặt trong những ngăn của một bao vải dùng để quắn vòng quanh chi và cột lại. Dùng điều trị gãy xương không di lệch, di lệch ít hoặc sau khi đã bó bột có can non ( phương pháp điều trị cơ năng ).

4.2. Điều trị bằng phẫu thuật:

     - Nếu điều trị bảo tồn thất bại.

     - Ngày nay gãy xương cánh tay thường được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.

     - Gãy xương có di lệch hoặc kèm theo liệt thần kinh thì nên điều trị bằng phẫu thuật:

       + Kết hợp xương bằng nẹp vít bên trong sát với xương gãy hay bên ngoài.

       + Đóng đinh nội tuỷ bằng định Kuntscher hay đinh Rush.

     - Cần tập vận động sớm sau khi bó bột hay phẫu thuật.

4.3. Dùng thuốc:

     - Hồi sức năng thể trạng.

     - Kháng sinh.

     - Giảm đau, Kháng viêm.

     - Thuốc bổ Vitamin. Thuốc có chứa Canxi.

  1. BIẾN CHỨNG.

5.1. Liệt thân kinh quay.

     - Đây là biến chứng sớm thường gặp nhất.

     - Dấu hiệu điển hình là bàn tay rũ, cổ cò ( do liệt cơ duỗi cổ tay và duỗi chung ngón tay ).

     - Vì vậy, hiện nay nhiều người chủ trương mổ sớm để khảo sát gỡ kẹt và giải phóng ép hoặc nếu đứt thì nối lại, khả năng phục hồi sẽ nhanh hơn.

     - Mổ thám sát thần kinh, đồng thời với kết hợp xương gãy.

     - Nếu bệnh nhân đến muộn xương gãy có thể đã liền thì không cần kết hợp xương, thần kinh quay có thể chèn ép thì phải giải ép, có thể phục hồi nhưng nếu liệt quá lâu biện pháp điều trị tốt hơn là chuyển gân.

5.2. Khớp giả.

     - Nguyên nhân thường do di lệch xa, do cơ chèn vào ổ gãy nhiều mảnh di lệch nhiều ( nhất là gãy hở ). Xử trí phẫu thuật kết hợp xương có thể phải kèm theo ghép xương xốp.

5.3. Can lệch:

     - Thường xảy ra điều trị bảo tồn.

     - Có thể xấu về thẩm mỹ.

     - Nếu can lệch nhiều thì mổ phá can xương và kết hợp xương gãy lại.

Tài liệu tham khảo

Bài giảng lâm sàng chuyên khoa I BỆNH HỌC NGOẠI CHẤN THƯƠNG niên khóa 2007 - 2009 của Trường đại học y dược TP Cần Thơ

GÃY LIÊN LỒI CẦU XƯƠNG CÁNH TAY

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Gãy liên lồi cầu xương cánh tay, thường gặp ở người lớn, là loại gãy không vững. Cần được phẫu thuật sớm, tốt nhất trong vòng 24 – 48 giờ sau gãy xương.

     - Phân loại theo RISEBOROUGH và RADIN: có 4 loại:

         Đây là cách phân loại thông dụng trong gãy lồi cầu xương cách tay.

       + Loại 1: Gãy không di lệch giữa chỏm con và ròng rọc.

       + Loại 2: Gãy có di lệch giữa chỏm con và ròng rọc mà không có di lệch xoay của các mảnh gãy trong mặt phẳng trán.

       + Loại 3: Gãy có di lệch giữa chỏm con và ròng rọc kèm di lệch xoay của các mảnh gãy.

       + Loại 4: Gãy nát của mặt khớp với di lệch xa các lồi cầu, nhiều mảnh vụn liên lồi cầu.

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Lâm sàng.

     - Sưng nề vùng khuỷu.

     - Có cử động bất thường và tiếng lạo xạo xương gãy vùng đầu dưới xương cánh tay.

2.2. Cận lâm sàng.

     - X quang cánh tay qua 2 khớp: Chẩn đoán xác định gãy liên lồi cầu xương cánh tay: đường gãy tách lồi cầu trong khỏi lồi cầu ngoài xương cánh tay.

III. ĐIỀU TRỊ.

     - Loại 1: Bó bột chữ U cải tiến.

     - Loại 2 và 3: Mổ nắn cố định bên trên trong bằng nẹp vít.

     - Loại 4: Mổ phục hồi mặt khớp, kết hợp xương nẹp vít và ghép xốp liên lồi cầu.

     - Kháng sinh toàn thân:

       + Trước mổ: Cephalosporin thế hệ thứ III 2g TMC trước mổ 30 phút.

       + Sau mổ: Cephalosporin thế hệ thứ III 1g x 3TMC/ngày x 7 ngày. Hoặc   Cephalosporin thế hệ thứ I: Cephalothin, Hoặc Cephalosporin thế hệ thứ II: Cefuroxim.

     + Kết hợp với kháng sinh Quinolon: Ciprofloxacin, Levofloxacin, Ofloxacin …

  1. THEO DÕI.

4.1. Sau bó bột:

     - Các dấu hiệu chèn ép bột.

     - X quang kiểm tra kết quả nắn bó bột.

     - Tập gồng cơ trong bột.

4.2. Sau mổ:

     - Các dấu hiện tổn thương thần kinh quay-giữa-trụ.

     - Biến chứng mạch máu, chèn ép khoang cẳng tay.

     - Vấn đề nhiễm trùng vết mổ: sốt, vết mổ sưng đỏ và đau, xét nghiệm: công thức máu 18 chỉ số, CRP …

4.3. Tập vật lý trị liệu:

     - Càng sớm càng tốt.

Tài liệu tham khảo.

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

GÃY MÕM KHUỶU

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Mõm khuỷu là đầu trên xương trụ to sát dưới da rất dễ bị chấn thương trực tiếp. Mõm khuỷu bắt khớp với ròng rọc xương cánh tay tạo nên hõm Sigma to chỉ cho phép gấp duỗi khớp khuỷu. Tất cả gãy mõm khuỷu là gãy nội khớp. Ở phía sau là thần kinh trụ đi qua sau mõm trên ròng rọc và đi ra trước cẳng tay.

Phân loại theo COLTON chia làm 2 nhóm:

1.1. Nhóm 1: Gãy không di lệch:

     - Khe gãy < 2mm khi gấp khuỷu đến 900 mà khe gãy không rộng ra thêm.

     - Khi duỗi khuỷu chủ động chống được trọng lực.

1.2. Nhóm 2: Gãy di lệch:

     - Nhóm IIA: Gãy bong 1 mẫu nhỏ thường gặp ở người già.

     - Nhóm IIB: Gãy ngang hoặc gãy chéo.

     - Nhóm IIC: Gãy vụng nhiều mảnh thường do chấn thương trực tiếp, có thể kèm gãy đầu dưới xương cánh tay, kèm gãy chỏm xương quay, kèm gãy thân xương cẳng tay.

     - Nhóm IID: Gãy kèm trật khuỷu ra trước cùng với xương quay thường do lực mạnh đánh vào mặt sau khuỷu.

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Lâm sàng.

     - Đây là gãy nội khớp hay bị tràn máu khớp khuỷu, sưng đau ở mõm khuỷu, sờ được chổ hở của khe gãy.

     - Dấu hiệu quan trọng nhất là không thể duỗi khuỷu chống lại được trọng lực.

     - Khám tổn thương thần kinh trụ: Vùng cảm giác riêng biệt cho thần kinh trụ là đốt 2 và 3 ngón út.

2.2. Cận lâm sàng.

     - Chụp X quang vùng khớp khuỷu thẳng và nghiêng.

III. ĐIỀU TRỊ.

   Mục đích của điều trị gãy mõm khuỷu là lập lại diện khớp, bảo toàn và phục hồi cơ chế duỗi, giữ cho khuỷu vững chắc, tập vật lý trị liệu sớm để tránh cứng khớp và các biến chứng.

3.1. Gãy không di lệch:

     - Điều trị bảo tồn cho bó bột hoặc nẹp bột khuỷu gấp 450 . Cần theo dõi sát, chụp X quang kiểm tra, nếu di lệch cần phải mổ kết hợp xương.

3.2. Gãy di lệch:

     - Cần mổ nắn chỉnh kết hợp xương bên trong.

     - Điều trị bảo tồn trong trường hợp bệnh nhân quá già, có bệnh nội khoa kết hợp chống chỉ định phẫu thuật.

3.3. Mõm khuỷu gãy ngang, gãy chéo ngắn, gãy di lệch:

     - Phương pháp mổ tốt nhất là xuyên 2 định Kirschner từ nửa sau của mõm khuỷu theo hướng dọc và néo ép chỉ thép số 8.

     - Kế đến là phương pháp dùng vít xiết chặt chéo và néo ép hoặc phương pháp cố định vít to nội tuỷ.

3.3.1. Mõm khuỷu gãy chéo nhiều.

     - Nên dùng 1 vít xiết chặt nén ép diện gãy.

     - Kèm thêm phương pháp néo ép hoặc nẹp vít phía sau.

3.3.2. Mõm khuỷu gãy vụn lan đến mõm vẹt.

     - Không thể mổ phương pháp néo ép được.

     - Nên dùng nẹp khoá.

3.3.3. Mõm khuỷu gãy vụn nhiều, bệnh nhân loãng xương, không thể dùng phương pháp cố định khac được.

     - Có thể cắt bỏ các mãnh vỡ tái tạo lại chỗ bám, cố định lại gân cơ tam đầu vào phần xương còn lại ở phía trước mõm khuỷu.

3.3.4. Mõm khuỷu gãy kèm trật khớp khuỷu.

     - Mổ nắn trật khớp khuỷu.

     - Kết hợp xương mõm khuỷu.

     - Cố định lại khớp khuỷu gấp 900 bằng cách xuyên đinh qua mõm khuỷu vào xương cánh tay hoặc bó bột cánh tay 3 tuần, sau đó tháo cố định cho tập vật lý trí liệu sớm.

     - Kháng sinh toàn thân:

       + Trước mổ: Cephalosporin thế hệ thứ III 2g TMC trước mổ 30 phút.

       + Sau mổ: Cephalosporin thế hệ thứ III 1g x 3TMC/ngày x 7 ngày. Hoặc Cephalosporin thế hệ thứ I: Cephalothin, Hoặc Cephalosporin thế hệ thứ II: Cefuroxim.

       + Kết hợp với kháng sinh Quinolon: Ciprofloxacin, Levofloxacin, Ofloxacin …

  1. THEO DÕI.

4.1. Sau bó bột:

     - X quang kiểm tra mỗi tuần, nếu có di lệch thứ pháp thì phải mổ kết hợp xương.

     - Tập gồng cơ trong bột.

     - Giữ 4 thuần cắt bột.

     - Tập vật lý trị liệu càng sớm càng tốt.

     - Các dấu hiệu chèn ép bột.

4.2. Sau mổ:

     - Theo dõi dấu hiện chèn ép thần kinh trụ.

     - Vấn đề nhiễm trùng vết mổ: sốt, vết mổ sưng đỏ và đau, xét nghiệm: công thức máu 18 chỉ số, CRP …

4.3. Tập vật lý trị liệu:

     - Càng sớm càng tốt.

Tài liệu tham khảo.

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

GÃY XƯƠNG CẲNG TAY

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Cẳng tay có 2 xương: xương quay, xương trụ.

     - Cẳng tay nối với cánh tay bởi khớp khuỷu và nối với bàn tay bởi khớp cổ tay.

     - Các dây chằng gồm:

       + Dây chằng bao khớp khuỷu.

       + Dây chằng vòng.

       + Dây chằng tam giác.

       + Màng liên cốt.

     - Sinh lý sấp ngửa cẳng tay:

       + Được thực hiện bởi xương quay và xương trụ.

       + Cử động sấp ngửa có trục-đường nối trung tâm của đài quay với mỏm trâm trụ.

     - Xương cẳng tay có 2 xương là xương trụ và xương quay:

       + Xương trụ: nằm phía trong đầu trên to, đầu dưới nhỏ và hơi cong ra trước.

       + Xương quay: nằm phía ngoài đầu trên nhỏ, đầu dưới to dần, thân xương ở ¼ trên cong lõm ra ngoài, ở ¾ dưới cong lõm vào trong.

     - Gãy xương cẳng tay thường do một lực tác động mạnh vào, nguyên nhân thường là tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt, …

     - Xem thêm bài đại cương về gãy xương và bài gãy xương hở.

  1. CÁC GÃY XƯƠNG THƯỜNG GẶP.

2.1. Gãy 2 xương cẳng tay.

2.2. Gãy đơn thuần một xương quay hoặc xương trụ.

2.3. Gãy trật Monteggia.

2.4. Gãy trận Galéazzi.

III. PHÂN LOẠI.

Thông thường chia làm 3 loại gãy xương là:

3.1. Gãy 1/3 trên xương cẳng tay: gãy trên chỗ bám cơ sấp tròn.

3.2. Gãy 1/3 giữa và 1/3 dưới xương cẳng tay. gãy dưới chỗ bám cơ sấp tròn và trên cơ sấp vuông.

3.3. Theo tổn thương phần mềm:

     - Gãy kín xương: Là ổ gãy xương không ăn thông với bên ngoài.

     - Gãy hở xương: Là ổ gãy xương ăn thông với bên ngoài qua vết thương.

  1. CHẨN ĐOÁN.

4.1. Dấu hiện lâm sàng:

4.1.1. Các dấu hiệu chắc chắn của gãy xương.

     - Biến dạng xương cẳng tay: gập góc và ngắn chi.

     - Cử động bất thường ở xương cẳng tay.

     - Tiếng lạo xạo nơi ổ gãy xương cẳng tay.

4.1.2. Các dấu hiệu không chắc chắn của gãy xương:

     - Đau vùng gãy xương cẳng tay.

     - Sưng bầm tím nơi cẳng tay.

     - Mất cơ năng ở cẳng tay.

4.2. Dấu hiệu cận lâm sàng.

     - Chụp X quang vùng cẳng tay thẳng nghiêng:

       + Xác định vị trí gãy, đường gãy xương và di lệch xương gãy.

  1. ĐIỀU TRỊ.

     - Gãy ở đoạn 1/3 giữa và dưới ít di lệch, do đó nắn và bất động dễ hơn nên thường điều trị bảo tồn đạt kết quả cao.

     - Gãy đoạn 1/3 trên di lệch nhiều, khó nắn và dễ di lệch thứ phát. Do đó thường mổ kết hợp xương.

5.1. Điều trị bảo tồn :

     - Nắn kín và bó bột cánh – bàn tay.

     - Vô cảm: gây tê ổ gãy.

     - Nắn xương theo 2 nguyên tắc :

       + Nắn đoạn gãy xa theo đoạn gãy gần.

       + Nắn di lệch chồng ngắn trước, các di lệch còn lại nắn sau.

       Vì vậy cấn chú ý khi nắn:

     - Phải đặt tư thế cẳng tay thích hợp tuỳ theo vị trí gãy:

       + Gãy 1/3 trên cẳng tay để ngửa hoàn toàn.

       + Gãy 1/3 giữa và dưới cẳng tay để ngửa nhẹ.

     - Kéo theo trục cẳng tay với lực kéo liên tục và tăng dần, đến khi hết di lệch chồng ( bằng cách đo chiều dài ) thì nắn các di lệch sang bên, gập góc còn lại. Di lệch xoay đã được nắn khi đặt tư thế.

     + Trong lúc nắn chú ý bóp giữa cẳng tay, tách màng liên cốt để tránh sự co kéo chụm đầu vào nhau, giữa hai xương quay và trụ.

     + Bất động: bó bột cánh – bàn tay khuỷ gập góc 900. Trong lúc bó bột vẫn phải duy trì lực kéo.

       Có hai cách nắn bó:

     + Nắn bằng tay: cần có 3 người: 1 người phụ giữ cánh tay, 1 ngươi kéo cẳng tay và 1 người nắn.

     + Nắn bằng khung: chỉ cần 1 người nắn.

Bệnh nhân nằm ngửa, cánh tay dang 900, khuỷu gập góc 900. Các ngón được treo bằng các rọ mây về phía trần nhà làm đối trọng. Lực kéo được đặt vào cánh tay bằng các quả cân có trọng lượng tăng dần tuỳ theo cơ thể bệnh nhân ( có khi đến 7 – 10kg ). Cẳng tay để ngửa hoàn toàn khi gãy ở 1/3 trên và ngửa nhẹ khi gảy ở 1/3 giữa và dưới. Đo chiều dài hai xương so sánh với bên lành, khi hết di lệch chồng thì nắn các di lệch còn lại và tách màng liên cốt dựa vào phim X quang. Bó bột cánh – bàn tay chờ bột khô mới bỏ tạ kéo. Nên rạch dọc bột nếu chi sưng nề và cắt xén chỗ bột bó thừa nhất là ở lòng bàn tay.

     - Chụp X quang kiểm tra sau khi bó bột đã khô cứng. Nếu nắn tốt ( di lệch đã nắn hết hoặc còn những di lệch ít có thể chấp nhận được ).

     - Có thể hướng dẫn bệnh nhân tập vận động chủ động các ngón tay, vai, kê chi cao và tái khám.

   - Nếu nắn chưa tốt, có thể mở bột ra và nắn lại lần hai.

     - Sau 2 lần nắn mà vẫn không đạt yêu cầu, nên chuyển sang điều trị phẫu thuật kết hợp xương.

     - Điều trị bảo tồn thường có kết quả tốt trong các gãy xương ít di lệch, gãy 1/3 giữa và dưới, gãy xương trẻ con.

     - Thời gian giữ bột tư 8 – 12 tuần.

5.2. Điều trị phẫu thuật:

5.2.1. Chỉ định:

     - Gãy cao, di lệch phức tạp.

     - Những loại gãy di lệch nắn chỉnh không kết quả.

5.2.2. Phẫu thuật nhằm mục đích nắn lại chính xác và dụng cụ kết hợp xương như đinh, nẹp, vít để cố định xương gãy cho nhưng trương hợp gãy cao, có di lệch và cho nhưng loại gãy di lệch nắn chỉnh không kết quả. Kết hợp xương cẳng tay có nhiều phương pháp:

     - Đóng đinh nội tuỷ.

     - Nẹp vít có nén ép hoặc không nén ép.

     - Đinh Rush cả 2 xương gãy thấp.

     Các loại đinh thường cố định không vững chắc, do đó vẫn bó bột tăng cường thêm 1 tháng. Trong gãy xương hở, phẫu thuật chú ý là cắt lọc vết thương, cố định xương gãy thường dùng cố định ngoài hoặc chỉ nên kết hợp xương tối thiểu để giữ trục xương, đồng thời bó bột tăng cường. Hạn chế kết hợp xương phức tạp bên trong.

5.3. Dùng thuốc:

     - Hồi sức cho bệnh nhân.

     - Kháng sinh.

     - Giảm đau.

     - Kháng viêm.

     - Thuốc bổ Vitamin.

     - Thuốc có chứa Canxi.

  1. BIẾN CHỨNG VÀ DỰ HẬU.

6.1. Biến chứng sớm:

     - Sốc chấn thương, chèn ép khoang, chèn ép thần kinh, mạch máu.

6.2. Biến chứng muộn:

     - Can lệch.

     - Khớp giả, Hội chứng Volkmann.

     - Hội chứng rối loạn dinh dưỡng.

6.3. Dự hậu:

     - Thời gian liền xương trung bình khoảng 2 tháng.

     - Thời gian bất động bằng bột từ 8 – 12 tuần.

Tài liệu tham khảo

Bài giảng lâm sàng chuyên khoa I BỆNH HỌC NGOẠI CHẤN THƯƠNG niên khóa 2007 - 2009 của Trường đại học y dược TP Cần Thơ

GÃY XƯƠNG BÀN NGÓN TAY

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Xương bàn tay có 5 xương bàn ngón tay nhỏ, có đầu trên tiếp giáp với cẳng tay qua khớp cổ tay, đầu dưới là tới đầu ngón tay.

     - Gẫy xương bàn ngón tay xảy ra mọi lứa tuổi, nhiều nhất tuổi thanh thiếu niên do tai nạn giao thông, tai nạn lao động ...

     - Xem thêm bài đại cương về gãy xương và gãy xương hở.

  1. PHÂN LOẠI.

     Thông thường chia làm 2 loại gãy xương bàn ngón tay là.

2.1. Gãy xương bàn và đốt ngón tay:

     - Gãy kín xương bàn ngón tay.

     - Gãy kín xương bàn ngón tay.

2.2. Theo tổn thương phần mềm:

     - Gãy kín xương bàn ngón tay: Là ổ gãy xương không ăn thông với bên ngoài.

     - Gãy hở xương ban ngón tay: Là ổ gãy xương ăn thông với bên ngoài qua vết thương.

III. CHẨN ĐOÁN.

3.1. Dấu hiện lâm sàng:

3.1.1. Các dấu hiệu chắc chắn của gãy xương bàn ngón tay.

     - Biến dạng xương bàn ngón tay: gập góc và có thể ngắn xương bàn ngón tay.

     - Cử động bất thường ở xương bàn ngón tay.

     - Tiếng lạo xạo nơi ổ gãy xương bàn ngón tay.

3.1.2. Các dấu hiệu không chắc chắn của gãy xương bàn ngón tay:

     - Đau vùng gãy xương bàn ngón tay.

     - Sưng bầm tím nơi vùng bàn ngón tay.

     - Mất cơ năng ở xương bàn ngón tay.

3.2. Dấu hiệu cận lâm sàng.

     - Chụp X quang vùng bàn ngón tay thẳng nghiêng:

       + Xác định loại gãy xương nào của bàn ngón tay về vị trí gãy, đường gãy xương và di lệch xương gãy.

  1. ĐIỀU TRỊ.

4.1. Điều trị sơ cứu:

4.1.1. Nẹp cố định xương gãy

4.1.2. Giảm đau:

     - Gây tê tại chổ với Nodocain 1 - 2%: 10 - 20ML chọc vào ổ gãy và hút máu đông ra sau đó bơm thuốc tê vào thẳng ổ gãy.

     - Thuốc giảm đau ức chế thần kinh ngoại biên hay thần kinh trung ương.

     - Cố định xương bàn ngón tay gãy phải bất động.

4.1.3. Bù lại khối lượng tuần hoàn bị mất ( nếu cần ):

     - Nacl 0,9%, Lactat Ringer.

4.2. Điều trị thực thụ:

4.2.1. Điều trị bảo tồn thường được sử dụng nhất:

     - Nắn chỉnh hình xương bàn ngón tay gãy.

     - Cố định bằng nẹp.

4.2.2. Điều trị phẫu thuật:

     - Điều trị phẫu thuật kết hợp xương bàn ngón tay bằng đinh Kirner.

4.3. Dùng thuốc:

     - Có thể hồi sức cho bệnh nhân.

     - Kháng sinh.

     - Giảm đau.

     - Kháng viêm.

     - Thuốc bổ Vitamin.

     - Thuốc có chứa Canxi.

4.4. Thời gian lành xương bàn ngón tay gãy khoảng 4 tuần.

Tài liệu tham khảo

Bài giảng lâm sàng chuyên khoa I BỆNH HỌC NGOẠI CHẤN THƯƠNG niên khóa 2007 - 2009 của Trường đại học y dược TP Cần Thơ

GÃY XƯƠNG ĐÙI

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Xương đùi là xương đầu trên từ chỏm xương đùi nối với khung chậu qua bởi khớp háng đến đầu dưới nối với xương chày và xương mác qua bởi khớp gối.

     - Gẫy xương đùi xảy ra mọi lứa tuổi, nhiều nhất tuổi thanh thiếu niên do tai nạn giao thông, tai nạn lao động ...

     - Xem thêm bài đại cương về gãy xương và gãy xương hở.

  1. PHÂN LOẠI.

     Thông thường chia làm 3 loại gãy xương là.

2.1. Gãy 1/3 trên xương đùi:

2.2. Gãy 1/3 giữa xương đùi.

2.3. Gãy 1/3 dưới xương xương đùi.

2.4. Theo tổn thương phần mềm:

     - Gãy kín xương: Là ổ gãy xương không ăn thông với bên ngoài.

     - Gãy hở xương: Là ổ gãy xương ăn thông với bên ngoài qua vết thương.

III. CHẨN ĐOÁN.

3.1. Dấu hiện lâm sàng:

3.1.1. Các dấu hiệu chắc chắn của gãy xương đùi.

     - Biến dạng xương đùi: gập góc và ngắn chi.

     - Cử động bất thường ở xương đùi.

     - Tiếng lạo xạo nơi ổ gãy xương đùi.

3.1.2. Các dấu hiệu không chắc chắn của gãy xương đùi:

     - Đau vùng gãy xương đùi.

     - Sưng bầm tím nơi vùng đùi

     - Mất cơ năng ở xương đùi.

3.2. Dấu hiệu cận lâm sàng.

     - Chụp X quang vùng đùi thẳng nghiêng:

       + Xác định xương đùi về vị trí gãy, đường gãy xương và di lệch xương gãy.

  1. BIẾN CHỨNG.

4.1. Biến chứng toàn thân:

     - Sốc chấn thương do mất máu và đau.

     - Biến chưng tắc mạch máu do mở.

4.2. Biến chứng tại chổ:

     - Tổn thương mạch máu, thần kinh.

     - Chèn ép khoang.

     - Biến chứng của điều trị bảo tồn và phẫu thuật.

  1. ĐIỀU TRỊ.

5.1. Điều trị sơ cứu:

     - Nẹp cố định xương gãy

     - Giảm đau:

       + Gây tê tại chổ với Nodocain 1 - 2%: 10 – 20ml chọc vào ổ gãy và hút máu đông ra sau đó bơm thuốc tê vào thẳng ổ gãy.

       + Thuốc giảm đau thần kinh ngoại biên hay thần kinh trung ương.

       + Cố định xương đùi gãy phải bất động qua 2 khớp.

     - Bù lại khối lượng tuần hoàn bị mất:

       + Nacl 0,9%, Lactat Ringer.

       + Máu.

5.2. Điều trị thực thụ:

5.2.1. Điều trị bảo tồn ( ít sử dụng ) :

     - Trong các trường hợp gãy xương đùi không di lệch, hoặc di lệch ít.

     - Nắn chỉnh hình xương đùi gãy.

     - Bó bột chậu lưng - bàn chân.

     - Kéo tạ xương đùi liên tục 1 tháng kết hợp điều trị bảo tồn bó bột chậu lưng - bàn chân.

5.2.2. Điều trị phẫu thuật:

     - Dụng cụ để điều trị phẫu thuật:

       + Đóng đinh nội tủy xương đùi bằng định Kuntscher.

       + Đóng đinh nội tủy có chốt.

       + Bằng nẹp vít AO.

5.2.3. Chỉ định và Kỹ thuật đóng đinh nội tủy bằng đinh Kuntscher.

     - Chỉ định

     + Gãy 1/3 trên.

     + Gãy 1/3 giữa xương đùi với đường gãy vững (gãy ngang chéo ngắn, gãy cài ).

     + Gãy 1/3 dưới.

       Trong trường hợp này có thể bó bột chống xoay tăng cường trong vòng 4 - 6 tuần đầu.

     - Kỹ thuật đóng đinh nội tủy bằng đinh Kuntscher.

       Chọn đinh: Chụp X quang, sau đó tiến hành đo và chọn đương kính và chiều dài đinh.

       + Đường kính đinh: chọn chỗ hẹp nhất của ống tủy để đo kích thước ống tủy ( 1mm )

       à chọn 3 đinh.

       + Chiều dài đinh: đo chiều dài xương đùi.

     - Vô cảm:

       + Gây tê tủy sống.

       + Gây mê nội khí quản.

     - Tư thế bệnh nhân: Bệnh nhân có thể nằm ngửa, kê gối hoặc nằm nghiêng.

     - Đường mổ: có thể đi đường sau ngoài hoặc trước, nhưng đa số các phẫu thuật viên chọn đường sau ngoài vì dễ tiếp cận, ít tổn thương phần mềm.

       + Đường chuẩn đi từ liên mấu đến liên cơ ngoài, dài xuống khoảng 12 - 15cm tùy theo tính chất tổn thương và phẫu thuật viên. Sau khi rạch da cắt cân đùi, vén cơ rộng ngoài ra phía trước, vén vách liên cơ ngoài ra phía ngoài ra phía sau, tiến hành bộc lộ ổ gãy lấy hết máu tụ và làm sạch hai mặt gãy bằng Curret. Tiến hành khoan lòng tủy bằng khoan theo các số từ nhỏ đến lớn.

       + Chọn lại đinh cho vừa lòng tủy xương.

       + Đóng đinh ngược từ ổ gãy lên đoạn gần ( khi đóng chú ý cho gấp đùi và khép đùi ). Khi đầu đinh đến da khoảng 1 - 2cm, cho đầu đinh lên khi dưới đinh ngang mắt gãy thì dừng lại. Tiến hành nắn chỉnh phục hồi giải phẫu xương gãy. Tiến hành đóng đinh xuôi dòng xuống đoạn xa. Nên để đầu đinh cách máu chuyển lớn 1 - 2cm.

       + Kiểm tra lại mặt gãy.

       + Cắt lọc bớt mô dập nát, bơm rửa vết mổ, cầm máu kỹ.

       + Đóng vết mổ từng lớp đùi và mông.

       + Có thể đặt ống dẫn lưu nếu thấy cần thiết.

5.2.4. Chỉ định và kỹ thuật kết hợp xương bằng nẹp vít.

     - Chỉ định:

       + Gãy cao 1/3 trên hoặc gãy thấp 1/3 dưới, đoạn gãy có lòng tủy rộng.

       + Gãy 1/3 giữa nhiều mảnh.

     ( nếu có đinh nội tủy có chốt thì tốt hơn )

     - Kỹ thuật kết hợp xương bằng nẹp vít:

       + Vô cảm: Gây tê tủy sống hay gây mê nội khí quản.

       + Tư thế: bệnh nhân nằm nghiêng hoặc nằm ngửa gối kê mông.

       + Đường mổ: có thể đi đường trước, trong. Tuy nhiên đa số các phẫu thuật viên thích đi đường sau ngoài vì dễ tiếp cận, ít tổn thương phần mềm và đặt nẹp ở mặt ngoài sinh lý hơn.

       + Đường chuẩn đích là đường từ mấu chuyển lớn đến liên cơ ngoài. Chiều dài từ 12 - 15cm ( phụ thuộc vào tính chất ổ gãy, chiều dài nẹp ). Nên rạch da cân đối với ổ gãy tránh rạch dài quá hoặc ngắn quá. Sau khi rạch da cắt cân đùi, vén cơ rộng ngoài ra phía trước, vén vách liên cơ ngoài ra phía ngoài ra phía sau, tiến hành bộc lộ ổ gãy lấy hết máu tụ và làm sạch hai mặt gãy bằng Curret. Nắn phục hồi xương gãy lại, đặt thử nẹp ( uốn nẹp nếu thấy cần thiết là gãy 1/3 dưới xương đùi.

       + Nên chọn nẹp DCP ( Dynamic, Compression Plate ) từ 10 - 12 lỗ, đặt nẹp ở mặt ngoài đùi, giữ nẹp bằng kiềm giữ xương. Tiến hành bắt vít.

       + Sử dụng mũi khoan 3.2, dùng tarro 4.5 ven lỗ, bắt vít 4.5 sau khi đã dùng thước đo chiều dài lỗ. Vít đầu tiên bắt gần mặt gãy, vít thứ 2 bắt đối diện, sau đó bắt các vít còn lại.

       + Chú ý: Nên bắt vít ở phần xa của lỗ bầu dục mới có chức năng nén ép, không nên để lỗ trống vì đây sẽ là điểm yếu của nẹp, đối với trường hợp gãy chéo vát thì nên bắt 1 Lag screw trước khi đặt nẹp, đối với gãy 1/3 dưới những lỗ ở đầu xương nên bắt vít xốp.

       + Bơm rửa, cắt lọc mặt gãy lần cuối.

       + Dẫn lưu nếu thấy cần thiết.

       + Đóng vết mổ từng lớp.

5.3. Dùng thuốc:

     - Hồi sức tích cực cho bệnh nhân.

     - Kháng sinh.

     - Giảm đau.

     - Kháng viêm.

     - Thuốc bổ Vitamin.

     - Thuốc có chứa Canxi.

5.4. Thời gian lành xương đùi gãy khoảng 1 năm.

Tài liệu tham khảo

Bài giảng lâm sàng chuyên khoa I BỆNH HỌC NGOẠI CHẤN THƯƠNG niên khóa 2007 - 2009 của Trường đại học y dược TP Cần Thơ

GÃY CỔ XƯƠNG ĐÙI

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Gãy cổ xương đùi là gãy phần cổ giải phẫu xương đùi, nằm trong bao khớp háng. Loại gãy thường gặp ở người già, lâu lành, có nhiều biến chứng.

     - Phân loại gãy theo GARDEN 1961 có 3 độ:

       Đây là cách phân loại thông dụng trong gãy cổ xương đùi, dựa vào độ lệch giữa 2 mặt gãy trên phim X quang:

     + Độ 1: Gãy cài nhau, trong tư thế dạng, không di lệch.

       + Độ 2: Gãy hoàn toàn, không di lệch.

       + Độ 3. hai mặt gãy còn chạm nhau, di lệch vừa.

       + Độ 4: hai mặt gãy rời nhau, có di lệch nhiều.

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Lâm sàng.

2.1.1. Triệu chứng cơ năng:

     - Người bệnh than đau ở vùng háng hay ở gối, sau khi té.

2.1.2. Triệu chứng thực thể:

     - Chân đau xoay ra ngoài và ngắn ( khi gãy có di lệch ).

     - Không có vết bầm vùng háng.

     - Ấn đau chói vùng trước háng ( ngay trước cổ xương đùi ).

     - Đau ở háng khi gỏ dồn ở gót chân.

2.2. Cận lâm sàng:

2.2.1. Chụp X quang khung chậu thẳng qua 2 khớp háng:

     - Tư thế: 2 bàn chân xoay trong 150.

     - Hình ảnh: Mất liên tục cung cổ bịt. Khoảng cách từ gai chậu trước trên đến máu chuyển lớn ngắn lại khi mấu chuyển di lệch lên trên.

2.2.2. Chụp X quang cổ xương đùi nghiêng:

     - Tư thế: Kiểu chân ếch ( Khi đầu đèn không xoay được ).

     - Hình ảnh: Mất liên tục các sớ xương và vỏ xương vùng cổ xương đùi.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Sơ cứu: Bột chống xoay hay nẹp vải chống xoay với chân dang khoảng 150, gối gấp khoảng 100.

3.2. Gãy cổ xương đùi mới, người trẻ:

     - Phẫu thuật kết hợp xương ngoài bao khớp, dưới màn tăng sáng:

       + Đặt 2 - 3 vít xốp rổng.

       + Hay xuyên 2 - 3 đinh Knowles.

3.3. Gãy cổ xương đùi người lớn tuổi:

     - Thay chỏm xương đùi nhân tạo hay thay khớp háng toàn phần có xi măng.

3.4. Gãy cũ cổ xương đùi kèm hoại tử chỏm xương đùi:

     - Người trẻ có xương ổ cối và vùng mấu chuyển còn thấy rõ bẹ xương ( không loãng xương ): Thay khớp háng bán phần hay toàn phần không có xi măng.

     - Người bệnh có loãng xương: Thay khớp háng toàn phần có xi măng.

3.5. Kháng sinh toàn thân:

3.5.1. Trước mổ:

     - Cephalosporin thế hệ thứ III, thứ IV: 2g TMC trước mổ 30 phút.

3.5.2. Sau mổ:

     - Cephalosporin thế hệ thứ III, thứ IV: 1g x 3 lần/ngày TMC x 7 ngày.

     - Nên phối hợp với kháng sinh nhóm Amynoglycosid.

  1. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM.

4.1. Theo dõi hậu phẫu:

     - Theo dõi nhiễm trùng, cần cho kháng sinh mạnh, trong 7 ngày.

     - Theo dõi các dấu hiệu thiếu máu, thiếu nước và điện giải để bù kịp thời cho người bệnh.

     - Đối với phẫu thuật thay chỏm xương đùi trong 3 ngày đầu cho bệnh nhân nằm ngửa, chân để dạng không được để đùi khép và gấp.

     - Theo dõi ống dẫn lưu, thường rút sau 48 giờ.

     - Sang ngày thứ 3 cho bệnh nhân tập ngồi, vỗ lưng.

     - Sau 5 ngày có thể cho bệnh nhân tập đứng, đi lại có nạng và có người đỡ.

     - Có thể xuất viện sau 7 ngày.

4.2. Tái khám:

     - Trong tháng đầu tái khám hàng tuần, nhằm theo dõi các dấu hiệu như nhiễm trùng vết mổ, đau, trật khớp háng nhân tạo, hướng dẫn bệnh nhân tập vật lý trị liệu.

     - Trong 6 tháng tiếp theo tái khám hàng tháng. Sau đó tái khám mỗi 6 tháng 1 lần.

     - Trường hợp kết hợp xương bằng Vis, hay nẹp Vis thì có thể lấy dụng cụ kết hợp xương sau 1,5 - 2 năm hay khi đã lành xương.

     - Đối với trường hợp thay chỏm xương đùi cần theo dõi sự ăn mòn ổ cối, lòng chỏm.

Tài liệu tham khảo.

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

GÃY LIÊN MẤU CHUYỂN XƯƠNG ĐÙI

  1. ĐẠI CƯƠNG.

- Vùng liên mấu chuyển xương đùi là vùng giữa hai mấu chuyển lớn và nhỏ, hoàn toàn là xương xốp.

- Vùng liên mấu chuyển xuống 2,5cm dưới mấu chuyển nhỏ và 5cm dưới mấu chuyển lớn.

- Tất cả đường gãy xương nằm trong vùng này được gọi là gãy liên mấu chuyển xương đùi.

- Phân loại theo EVANS:

+ Loại I: Gãy 2 mảnh không di lệch.

+ Loại II: Gãy 2 mảnh có di lệch.

+ Loại III: Gãy 3 mảnh mất trụ chịu lực sau ngoài do mảnh gãy mấu chuyển lớn di lệch.

+ Loại IV: Gãy 3 mảnh mất trụ chịu lực sau trong do di lệch mảnh gãy mấu chuyển bé hoặc gãy cung cổ-thân.

+ Loại V: Gãy 4 mảnh mất trụ chịu lực sau ngoài và sau trong ( kết hợp loại 3 và 4 ).

+ Loại R ( Reversed ): Đường gãy từ mấu chuyển bé Hướng xuống dưới ra ngoài ( ngược với 5 loại trên: đường gãy từ mấu chuyển bé hướng lên trên ra ngoái ).

  1. CHẨN ĐOÁN.
  2. Lâm sàng:

- Đau và mất cơ năng là điểm đặc trưng thường gặp.

- Chân ngắn và xoay ngoài hoặc xoay trong nếu gãy có di lệch.

- Vùng gốc đùi sưng lớn, có vết bầm tím và đau chói.

- Có thể gây sốc do đau và mất máu.

  1. X quang:

- X quang xương chậu thẳng và khớp háng nghiêng để xác định chẩn đoán.

- Những yếu tố cần xem xét là: góc cổ thân, gãy vụn, tình trạng loãng xương.

III. ĐIỀU TRỊ.

  1. Điều trị bảo tồn:

- Bó bột chống xoay hay kéo xương liên tục trên khung Braun dạng khớp háng 450 trong 3 – 4 tuần cho các trường hợp gãy liên mấu chuyển không di lệch hoặc kéo gãy nhỏ hơn 4mm.

- Cần lưu ý các biến chứng của phương pháp điều trị bảo tồn này do nằm lâu như viêm phổi, loét, nhiễm trùng, các bệnh nội khoa sẳn có nặng lên …

  1. Điều trị phẫu thuật:

- Phần lớn các trường hợp gãy liên mấu chuyển được phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp ốc nén ép trượt DHS, DCS.

- Trong một số trường hợp gãy mấu chuyển ở người lớn tuổi, loãng xương, có thể kết hợp xương bằng bất động ngoài qua C-arm.

- Kháng sinh toàn thân:

+ Trước mổ: Cephalosporin thế hệ thư III 2g TMC trước 30 phút.

+ Sau mổ: Cephalosporin thế hệ thư III 1g x 3TMC/ngày x 7 ngày.

+ Hoặc: Cephalosporin thế hệ thư I: Cephalothin.

+ Hoặc Cephalosporin thế hệ thư II: Cefuroxim.

+ kết hợp với kháng sinh nhóm Quinolon: Ciprofloxacin, Levofloxacin, Ofloxacin ..

  1. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM.
  2. Hậu phẫu tuần 1:

- Theo dõi các biến chứng sau mổ. Thay băng vô trùng, kê chân mổ cao 15cm, tập vật lý trị liệu tại giường ( theo hướng dẫn của kỹ thuật viên vật lý trị liệu ).

  1. Sau mổ 1 tuần:

- Xuất viện, tiếp tục tập vật lý trị liệu và kê chân cao khi nằm.

  1. Sau mổ 2 tuần:

Cắt chỉ, tiếp tục vật lý trị liệu và kê chân cao khi nằm.

  1. Tái khám:

Tái khám định kỳ mỗi 3 tháng, tiếp tục tập vật lý trị liệu đến khi phục hồi hoàn toàn chức năng chi dưới và biên độ các khớp.

  1. Thời gian lấy ( tháo ) dụng cụ kết hợp xương:

Thời gian lấy ( tháo ) dụng cụ kết hợp xương sau mổ không có biến chứng là 1 – 2 năm sau.

Tài liệu tham khảo.

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

GÃY ĐẦU DƯỚI XƯƠNG ĐÙI

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Đầu dưới xương đùi là vùng giữa lồi cầu và nơi tiếp giáp giữa hành xương với thân xương đùi. Tương đương 9cm, tính từ bình diện của khớp của 2 lôi cầu lên trên.

     - Gãy đầu dưới xương đùi là gãy trên hai lồi cầu hoặc là gãy một lồi cầu hay là gãy liên lồi cầu.

     - Xem thêm bài đại cương về gãy xương và gãy xương hở.

     Phân loại theo AO:

1.1. Gãy trên lồi cầu xương đùi, ngoài khớp:

     - Gãy trên lồi cầu đơn giản.

     - Gãy trên lồi cầu với 1 mảnh chêm.

     - Gãy trên lồi cầu phức tạp nhiều mảnh.

1.2. Gảy đầu dưới xương đùi, 1 phần nội khớp:

     - Gãy lồi cầu ngoài.

     - Gãy lồi cầu trong.

     - Gãy HOFFA.

1.3. Gãy liên lồi cầu xương đùi, nội khớp:

     - Gãy liên lồi cầu đơn giản.

     - Gãy liên lồi cầu nội khớp đơn giản, đầu dưới nhiều mảnh.

     - Gãy liên lồi cầu nhiều mảnh.

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Lâm sàng.

     - Sưng, bầm tím, đau vùng gối.

     - Mất cơ năng chi dưới.

     - Tụ máu khớp gối.

     - Có thể có ngắn chi, bàn chân xoay ngoài, cử động bất thường nới gãy.

     - Khám mạch máu mu bàn chân, cử động các ngón chân để kiểm tra tổn thương mạch máu, thần kinh.

2.2. X quang:

     - Đùi và gối thẳng nghiêng.

     - Tìm tổn thương phối hợp: gãy mâm chày, xương bánh chè, bong nơi bám dây chằng chéo...

III. ĐIỀU TRỊ.

     - Điều trị bảo tồn thường gặp kết quả xấu như gập gốc, mặt khớp cấp kênh, giới hạn cử động khớp, các biến chứng do nằm lâu.

     - Ngày nay với sự tiến bộ của kỹ thuật và dụng cụ kết hợp xương, hầu hết đều chọn phẫu thuật kết hợp xương.

3.1. Điều trị bảo tồn:

3.1.. Chỉ định điều trị bảo tồn ( tương đối ):

     - Gãy không hoàn toàn hay không di lệch.

     - Gãy lồng vững ở bệnh nhân già loãng xương.

     - Có bệnh nội khoa nặng đi kèm ( Tim mạch, phổi, thần kinh … ).

3.1.2. Phương pháp:

     - Gãy không di lệch hay gãy lồng: bó bột đùi – bàn chân cao sát háng có chống xoay.

     - Các trường hợp khác: Xuyên đinh lồi củ trước xương chày hay lồi cầu đùi kéo tạ khi có cal xương lâm sang bó bột chức năng hay mang nẹp chức năng.

3.2. Phẫu thuật:

     - Gãy một lồi cầu, gãy Hoffa: Kết hợp xương bằng vít xốp.

     - Gãy trên lồi cầu: Kết hợp xương bằng DCS.

     - Gãy liên lồi cầu: Kết hợp xương bằng DCS (C1); bằng nẹp Buttress ( C1, C2, C3 ).

     - Kháng sinh toàn thân:

       + Trước mổ: Cephalosporin thế hệ thứ III 2g TMC trước mổ 30 phút.

       + Sau mổ: Cephalosporin thế hệ thứ III 1g TMC x 3 lần/ngày X 7 ngày. Hoặc Cephalosporin thế hệ thứ I Cephalothin. Hoặc Cephalosporin thế hệ thứ II Cefuroxim.

       + Có thể kết hợp với nhóm kháng sinh Quinolone: Ciprofloxacin, Levofloxacin.

  1. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM.

4.1. Theo dõi hậu phẫu:

     - Theo dõi nhiễm trùng, cần cho kháng sinh mạnh, trong 7 ngày.

     - Theo dõi các dầu hiệu thiếu máu, thiếu nước và điện giải để bù kịp thời cho người bệnh.

     - Theo dõi ống dẫn lưu, thường rút sau 48 giờ.

     - Sang ngày thứ 3 cho bệnh nhân tập ngồi, vỗ lưng, tập vật lý trị liệu.

     - Sau 5 ngày có thể cho bệnh nhân tập đứng, đi lại có nạng và có người đỡ.

     - Có thể xuất viện sau 7 ngày.

4.2. Tái khám:

     - Trong tháng đầu tái khám hàng tuần, nhằm theo dõi các dấu hiệu như nhiễm trùng vết mổ, đau, hướng dẫn bệnh nhân tập vật lý trị liệu.

     - Trong 6 tháng tiếp theo tái khám hàng tháng. Sau đó tái khám mỗi 6 tháng một lần, chụp X quang theo dõi sự lành xương.

     - Trường hợp kết hợp xương bằng vis thì có thể lấy dụng cụ kết hợp xương sau 1,5 – 2 năm hay đã lành xương.

Tài liệu tham khảo.

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

VỠ XƯƠNG BÁNH CHÈ

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Xương bánh chè là loại xương chêm ở vùng gối giúp cho cẳng chân hoạt động linh hoạt hơn.

     - Vỡ xương bánh chè xảy ra mọi lứa tuổi do tai nạn giao thông, tai nạn lao động ...

     - Xem thêm bài đại cương về gãy xương và gãy xương hở.

  1. PHÂN LOẠI.

Thông thường chia làm 2 loại vỡ xương bánh chè là.

2.1. Vỡ kín xương: Là ổ vỡ xương không ăn thông với bên ngoài.

2.2. Vỡ hở xương: Là ổ vỡ xương ăn thông với bên ngoài qua vết thương.

III. CHẨN ĐOÁN.

3.1. Dấu hiện lâm sàng:

3.1.1. Các dấu hiệu chắc chắn của gãy xương bánh chè vỡ.

     - Biến dạng xương vùng gối.

     - Cử động bất thường ở xương bất thường vùng cẳng bàn chân.

     - Tiếng lạo xạo nơi ổ vỡ xương vùng gối.

3.1.2. Các dấu hiệu không chắc chắn của gãy xương đùi:

     - Đau vùng vỡ xương bánh chè .

     - Sưng bầm tím nơi vùng vùng gối.

     - Mất cơ năng ở xương vùng cẳng bàn chân.

3.2. Dấu hiệu cận lâm sàng.

     - Chụp X quang vùng gối thẳng nghiêng:

       + Xác định xương bánh chè vỡ về vị trí vỡ, đường vỡ xương và di lệch xương vỡ.

  1. ĐIỀU TRỊ.

4.1. Điều trị sơ cứu:

4.1.1. Nẹp cố định xương bánh chè vỡ

4.1.2. Giảm đau:

     - Thuốc giảm đau thần kinh ngoại biên hay thần kinh trung ương.

     - Cố định xương bánh chè vỡ bằng nẹp đùi cẳng chân.

4.1.3. Bù lại khối lượng tuần hoàn bị mất:

     - Nacl 0,9%, Lactat Ringer.

4.2. Điều trị thực thụ:

4.2.1. Điều trị bảo tồn ( ít sử dụng ) :

   - Trong các trường hợp vỡ xương bánh chè không di lệch, hoặc di lệch ít.

     - Nắn chỉnh hình xương bánh chè vỡ.

     - Bó bột đùi chẳng chân.

     - Thời gian bó bột khoảng 6 tháng.

4.2.2. Điều trị phẫu thuật ngay nay thường được sử dụng nhất trong vỡ xương bánh chè:

     - Điều trị phẫu thuật Kết hợp xương bằng chỉ thép kèm với đinh Kirner.

4.3. Dùng thuốc:

     - Hồi sức cho bệnh nhân.

     - Kháng sinh.

     - Giảm đau.

     - Kháng viêm.

     - Thuốc bổ Vitamin.

     - Thuốc có chứa Canxi.

4.4. Thời gian lành xương đùi gãy khoảng 6 tháng.

Tài liệu tham khảo

Bài giảng lâm sàng chuyên khoa I BỆNH HỌC NGOẠI CHẤN THƯƠNG niên khóa 2007 - 2009 của Trường đại học y dược TP Cần Thơ

GÃY MÂM CHÀY

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Gãy mâm chày là 1 dạng trong các gãy xương vùng gối, chiếm tỷ lệ 5 – 7% của gãy xương cẳng chân.

     - Phân loại theo SCHATZKER:

         Đây là cách phân loại thông dụng trang gãy mâm chày.

       + Loại 1: Gãy 1 phần mâm chày ngoài, không xê dịch trục đùi chày.

       + Loại 2: Gãy mâm chày ngoài, lệch trục đùi chày, có thể kèm theo gãy chỏm xương mác.

       + Loại 3: Gãy lún mâm chày, không xê dịch trục đùi chày.

       + Loại 4: Gãy 1 mâm chày, có xê dịch hơn 2mm.

       + Loại 5: Gãy 2 mâm chày, có hoặc không gãy chỏm xương mác.

       + Loại 6: Gãy 1 hoặc 2 mâm chày, có đường gãy phạm thâm xương chày hoặc gãy nhiều mảnh.

         Hai loại 5 và 6 thường kèm theo chèn ép khoang.

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Lâm sàng:

     - Sưng nề vùng gối: thường có tràn máu khớp gối.

     - Ấn đau chói tại mâm chày.

     - Cần lưu ý phát hiện sớm tổn thương động mạch vùng khoeo, qua theo dõi sát để ghi nhận các triệu chứng:

       + Mạch máu mu bàn chân và mạch chày sau yếu dần.

       + Vùng gối ngày càng sưng nề.

       + Da cẳng chân, bàn chân lạnh hơn và tái màu hơn so với chân lành.

2.2. Cận lâm sàng:

2.2.1. Chụp X quang cẳng chân qua khớp gối:

     - Chẩn đoán xác định gãy mâm chày. Lưu ý dạng đường gãy và độ di lệch.

2.2.2. Khi nghi ngờ tổn thương động mạch khoeo, cần làm thêm:

     - Siêu âm Doppler mạch máu.

     - Chụp động mạch xoá nền.

III. ĐIỀU TRỊ.

       Cần lưu ý bảo đảm phục hồi mặt khớp và thám sát mạch máu vùng khoeo khi nghi ngờ tổn thương động mạch.

3.1. Hồi sức cho bệnh nhân.

3.2. Schatzker I: Dùng 2 vít xốp 6,5 nén ép mâm chày ngoài.

3.3. Schatzker II, III: Sau khi nâng mâm chày, phục hồi mặt khớp và ghép xương xốp sẽ đặt:

     - Nẹp nâng đỡ.

     - Hay 2 – 3 vít xốp ép mâm chày gãy và tăng cường mang nẹp vải Zimmer sau mổ, trong 3 – 6 tuần.

3.4. Schatzker IV, V, VI: Có nhiều cách:

     - Mổ mở, đặt 1 – 2 nẹp nâng đỡ.

     - Nắn kín và cố định ổ gãy bằng khung bất động ngoài dạng vòng: Duy trì mặt khớp bể nát nhiều mảnh bằng hệ thống 2 – 3 kim Kirschner xuyên song song ngay phần xương dưới sụn.

3.5. Kháng sinh toàn thân:

     - Kháng sinh toàn thân:

       + Trước mổ: Cephalosporin thế hệ thứ III 2g TMC trước mổ 30 phút.

       + Sau mổ: Cephalosporin thế hệ thứ III 1g TMC x 3 lần/ngày X 7 ngày, Hoặc Cephalosporin thế hệ thứ I Cephalothin. Hoặc Cephalosporin thế hệ thứ II Cefuroxim.

       + Có thể kết hợp với nhóm kháng sinh Quinolone: Ciprofloxacin, Levofloxacin.

  1. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM.

4.1. Hậu phẫu tuần 1:

     - Theo dõi các biến chứng sau mổ. Thay băng vô trùng, kê chân mổ cao 15cm, tập vật lý trị liệu tại giường ( theo hướng dẫn của kỹ thuật viên vật lý trị liệu ).

4.2. Sau mổ 1 tuần:

     - Xuất viện, tiếp tục tập vật lý trị liệu và kê chân cao khi nằm.

4.3. Sau mổ 2 tuần:

     - Cắt chỉ, tiếp tục vật lý trị liệu và kê chân cao khi nằm.

4.4. Tái khám:

   - Tái khám định kỳ mỗi 3 tháng, tiếp tục tập vật lý trị liệu đến khi phục hồi hoàn toàn chức năng chi dưới và biên độ các khớp.

4.5. Thời gian lấy ( tháo ) dụng cụ kết hợp xương:

     - Thời gian lấy ( tháo ) dụng cụ kết hợp xương sau mổ không có biến chứng là 1 năm sau.

Tài liệu tham khảo.

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

GÃY XƯƠNG CẲNG CHÂN

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Cẳng chân có 2 xương: xương chày, xương mác:

       + Xương chày là xương chịu lực chính tới 9/10, nằm ở bên trong cẳng chân.

       + Xương mác chịu lực phụ tới 1/10, nằm bên ngoài cẳng chân.

     - Xương cẳng chân đầu trên giáp với đùi bởi khớp gối và đầu dưới nối với bàn chân bởi khớp cổ chân.

     - Khi điều trị gãy 2 xương cẳng chân chủ yếu tập trung điều trị gãy xương chày, ngoai trừ các trường hợp gãy xương mác thấp ảnh hưởng đến gọng chày mác.

     - Mặt trong xương chày áp sát da, chỉ có 1 lớp mỏng mô liên kết nên khi gãy xương chày đầu xương gãy dễ đâm thủng da gây nên gãy hở và đễ lộ xương chày.

     - Xương mác được các cơ bao phủ nhiều hơn nên khi gãy xương mác thường là gãy kín xương mác, liền xương nhanh hơn, dễ làm cản trở liền xương chày bị gãy kèm theo và có thể tạo khớp giả.

     - Gãy xương cẳng chân thường do một lực tác động mạnh vào, nguyên nhân thường là tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt, …

     - Xem thêm bài đại cương về gãy xương và gãy xương hở.

  1. CÁC GÃY XƯƠNG THƯỜNG GẶP.

2.1. Gãy 2 xương cẳng chân

2.2. Gãy đơn thuần một xương chày hoặc xương mác.

III. PHÂN LOẠI.

     Thông thường chia làm 3 loại gãy xương là:

3.1. Gãy 1/3 trên xương cẳng chân.

3.2. Gãy 1/3 giữa xương cẳng chân.

3.3. Gãy 1/3 dưới xương cẳng chân.

3.4. Theo tổn thương phần mềm:

     - Gãy kín xương cẳng chân: Là ổ gãy xương không ăn thông với bên ngoài.

     - Gãy hở xương cẳng chân: Là ổ gãy xương ăn thông với bên ngoài qua vết thương.

  1. CHẨN ĐOÁN.

4.1. Dấu hiện lâm sàng:

4.1.1. Các dấu hiệu chắc chắn của gãy xương cẳng chân.

     - Biến dạng xương cẳng chân: gập góc và ngắn chi.

     - Cử động bất thường ở xương cẳng chân.

     - Tiếng lạo xạo nơi ổ gãy xương cẳng chân.

4.1.2. Các dấu hiệu không chắc chắn của gãy xương cẳng chân:

     - Đau vùng gãy xương cẳng chân gãy.

     - Sưng bầm tím nơi cẳng chân.

     - Mất cơ năng ở cẳng chân.

4.2. Dấu hiệu cận lâm sàng.

     - Chụp X quang vùng cẳng chân thẳng nghiêng:

       + Xác định xương cẳng chân gãy: loại xương gãy, vị trí gãy, đường gãy xương và di lệch xương gãy.

  1. ĐIỀU TRỊ.

5.1. Điều trị bảo tồn gãy xương cẳng chân :

Nắn kín và bó bột đùi – bàn chân.

5.1.1. Vô cảm: gây tê ổ gãy.

5.1.2. Nắn xương theo 2 nguyên tắc:

     - Nắn đoạn gãy xa theo đoạn gãy gần.

     - Nắn di lệch chồng ngắn trước, các di lệch còn lại nắn sau.

5.1.3. Thời gian bó bột cho liền xương gãy từ 8 – 12 tuần.

5.1.4. Chú ý có thể kéo tạ liên tục khoảng 1 tháng, sau đó bó bột đùi – bàn chân, gối gấp góc 100, không cho phép gối gấp góc hơn 100.

5.2. Điều trị phẫu thuật gãy xương cẳng chân:

     - Đóng đinh nội tuỷ.

     - Nẹp vít có nén ép hoặc không nén ép.

     - Trong gãy xương hở, phẫu thuật chú ý là cắt lọc vết thương, cố định xương gãy thường dùng cố định ngoài hoặc chỉ nên kết hợp xương tối thiểu để giữ trục xương, đồng thời bó bột tăng cường. Hạn chế kết hợp xương phức tạp bên trong.

5.3. Điều trị chèn ép khoang kèm theo nếu có.

  1. 4. Dùng thuốc:

     - Hồi sức cho bệnh nhân.

     - Kháng sinh.

     - Giảm đau.

     - Kháng viêm.

     - Thuốc bổ Vitamin.

     - Thuốc có chứa Canxi.

  1. BIẾN CHỨNG VÀ DỰ HẬU.

6.1. Biến chứng sớm:

     - Sốc chấn thương, chèn ép khoang, chèn ép thần kinh, mạch máu.

6.2. Biến chứng muộn:

     - Can lệch.

     - Khớp giả, Hội chứng Volkmann.

     - Hội chứng rối loạn dinh dưỡng.

6.3. Dự hậu:

     - Thời gian liền xương trung bình khoảng 2 tháng.

     - Thời gian bất động bằng bột từ 8 – 12 tuần.

Tài liệu tham khảo

Bài giảng lâm sàng chuyên khoa I BỆNH HỌC NGOẠI CHẤN THƯƠNG niên khóa 2007 - 2009 của Trường đại học y dược TP Cần Thơ

GÃY XƯƠNG BÀN NGÓN CHÂN

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Xương bàn chân có đầu trên tiếp giáp với cẳng chân qua nởi khớp cổ chân, đầu dưới là tới dầu ngón chân.

     - Gẫy xương bàn ngón chân xảy ra mọi lứa tuổi, nhiều nhất tuổi thanh thiếu niên do tai nạn giao thông, tai nạn lao động ...

     - Xem thêm bài đại cương về gãy xương và gãy xương hở.

  1. PHÂN LOẠI.

       Thông thường chia làm 2 loại gãy xương bàn ngón chân là.

     - Gãy xương bàn và đốt ngón chân:

     - Theo tổn thương phần mềm liên quan đến gãy xương:

       + Gãy kín xương bàn ngón chân: Là ổ gãy xương không ăn thông với bên ngoài.

     + Gãy hở xương bàn ngón chân: Là ổ gãy xương ăn thông với bên ngoài qua vết thương.

III. CHẨN ĐOÁN.

3.1. Dấu hiện lâm sàng:

3.1.1. Các dấu hiệu chắc chắn của gãy xương bàn ngón chân.

     - Biến dạng xương bàn ngón chân: gập góc và ngón chân có thể ngắn.

     - Cử động bất thường ở xương bàn ngón chân.

     - Tiếng lạo xạo nơi ổ gãy xương bàn ngón chân.

3.1.2. Các dấu hiệu không chắc chắn của gãy xương bàn ngón chân:

     - Đau vùng gãy xương bàn ngón chân.

     - Sưng bầm tím nơi vùng bàn ngón chân.

     - Mất cơ năng ở xương bàn ngón chân.

3.2. Dấu hiệu cận lâm sàng.

     - Chụp X quang vùng bàn ngón chân thẳng nghiêng:

       + Xác định loại gãy xương nào của bàn ngón tay về vị trí gãy, đường gãy xương và di lệch xương gãy.

  1. ĐIỀU TRỊ.

4.1. Điều trị sơ cứu:

     - Nẹp cố định xương gãy.

     - Giảm đau:

       + Gây tê tại chổ với Nodocain 1 - 2%: 5 – 10ml chọc vào ổ gãy và hút máu đông ra sau đó bơm thuốc tê vào thẳng ổ gãy.

       + Thuốc giảm đau ức chế thần kinh ngoại biên.

       + Cố định xương bàn ngón chân gãy phải bất động.

     - Bù lại khối lượng tuần hoàn bị mất nếu cần:

4.2. Điều trị thực thụ:

4.2.1. Điều trị bảo tồn thường được sử dụng nhất:

     - Nắn chỉnh hình xương bàn ngón tay gãy.

     - Cố định bằng nẹp.

4.2.2. Điều trị phẫu thuật:

     - Điều trị phẫu thuật kết hợp xương bàn ngón tay bằng đinh Kirner.

4.3. Dùng thuốc:

     - Có thể hồi sức cho bệnh nhân.

     - Kháng sinh.

     - Giảm đau.

     - Kháng viêm.

     - Thuốc bổ Vitamin.

     - Thuốc có chứa Canxi.

4.4. Thời gian lành xương bàn ngón chân gãy khoảng 4 tuần.

Tài liệu tham khảo

Bài giảng lâm sàng chuyên khoa I BỆNH HỌC NGOẠI CHẤN THƯƠNG niên khóa 2007 - 2009 của Trường đại học y dược TP Cần Thơ

ĐẠI CƯƠNG VỀ TRẬT KHỚP

  1. ĐỊNH NGHĨA.

   - Trật khớp là sự di lệch đột ngột hoàn toàn hoặc không hoàn toàn các mặt khớp với trật khớp nhau.

  1. XUẤT ĐỘ.

     Trong tổng số trật khớp:

     - Khớp vai chiếm tỷ lệ 30%.

     - Khớp khuỷu chiếm tỷ lệ 40%.

     - Khớp háng chiếm tỷ lệ 9,5%.

     - Còn trật các khớp khác chiếm tỷ lệ 20,5%

III. GIẢI PHẪU VÀ CƠ CHẾ TRẬT KHỚP.

3.1. Đơn vị khớp gồm 5 thành phần:

     - Mặt sụn khớp và bao hoạt dịch.

     - Dây chằng và bao khớp.

     - Cơ và gân quanh khớp.

     - Thần kinh vận động và cảm giác cho khớp và cho các thành phần trên.

     - Mạch máu nuôi dưỡng các thành phần trên.

3.2. Cơ chế trật khớp.

     - Cơ chế trật khớp bệnh lý cũng như chấn thương đều do tổn thương ít nhiều các thành phần trên mà xuất hiện trật khớp. Thường trật khớp chấn thương, thuần tuý trật khớp thì chỉ có bao khớp, dây chằng bị tổn thương. Các thành phần này phục hồi trong thời gian 2 – 3 tuần sau khi nắn khớp vào cấp cứu.

  1. PHÂN LOẠI TRẬT KHỚP CHẤN THƯƠNG.

4.1. Trật khớp theo thời gian từ lúc bị tai nạn cho tới lúc xử trí có 3 nhóm lớn là:

     - Nhóm cấp cứu trong vòng 48 giờ đầu.

     - Nhóm đến sớm từ 2 ngày đến 3 tuần.

     - Nhóm đến muộn từ 3 tuần trở lên.

4.2. Trật khớp về giải phẫu và X quang có 3 loại là:

     - Bán trật khớp: mặt khớp không di lệch rời nhau.

     - Trật khớp hoàn toàn.

     - Gãy trật: khi trật khớp kèm theo gãy xương tại ổ khớp trật.

4.3. Trật khớp về mức độ tái phát có 3 loại là:

     - Trật khớp lần đầu.

     - Trật khớp tái hồi: khi trật khớp từ 2 lần trở lên của một khớp, thường gặp ở khớp vai.

     - Trật khớp thường trực: từ chỉ dùng cho xương bánh chè.

4.4. Trật khớp về mặt lâm sàng có 4 nhóm là:

     - Trật khớp kín.

     - Trật khớp hở: thường thấyở các khớp nhỏ như ngón tay, ngón chân.

     - Trật khớp kèm theo biến chứng thần kinh, mạch máu ... thường gặp ở khớp vai, khớp khuỷu, khớp cổ tay, khớp gối, khớp cổ chân.

     - Trật khớp khoá ( kẹt ) do có một mảnh nhỏ xương gãy kẹt trong khớp bị trật, làm sự nắn khớp không được thực hiện.

  1. TRIỆU CHỨNG TRẬT KHỚP.

5.1. Triệu chứng.

5.1.1. Dấu hiệu chắc chắn trật khớp:

     - Biến dạng khớp.

     - Cử động lò xo.

     - Ổ khớp rỗng.

5.1.2. Dấu hiệu không chắc chắn trật khớp.

     - Đau.

     - Sưng.

     - Mất hoặc giảm cơ năng.

5.1.3. Chụp X quang vùng trật khớp: Chụp X quang vùng trật khớp thẳng nghiêng.

     - Để chẩn đoán xác định.

     - Giúp phát hiện gãy xương kèm theo.

     - Để đánh giá khớp sau khi nắn.

  1. NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ.

6.1. Nguyên tắc chung điều trị: Nắn – bất động – tập vận động.

6.2. Tuy nhiên cần chú ý các vấn đề sau đây:

     - Phải khám toàn diện bệnh nhân để phát hiện những tổn thương khác nặng hơn có thể đi kèm cần điều trị trước.

     - Phải xác định loại trật khớp trước khi điều trị, nhất là trật khớp kèm theo biến chứng thần kinh.

     - Phải có đủ phim X quang trước khi nắn trật khớp. Ngoài ra xác định trật khớp, phim X quang còn cho biết kiểu trật khớp, các tổn thương xương phối hợp và để theo dõi điều trị.

     - Khớp bị trật cần được nắn lại càng sớm càng tốt. Nắn sớm thường dễ nắn, dễ phục hồi, ít biến chứng.

     - Khi nắn trật khớp không được gây đau, phải gây tê ổ khớp bị trật, tê vùng hoặc gây mê, thuốc giảm đau thần kinh ngoại biên hay thần kinh trung ương nhất là khớp lớn như khớp háng.

     - Thời gian bất động trật khớp sau nắn dựa vào 2 yếu tố:

       + Thời gian lành bao khớp, gãy xương.

       + Sự phục hồi chức năng của khớp.

       + Thời gian bất động, tuỳ mỗi loại trật khớp. Trong trật khớp đơn thuần, nếu khớp không dễ dàng bị trật lại sau khi nắn.

     - Trong trật khớp củ có 2 vấn đề cần chú ý:

       + Bao khớp, gân cơ bị co rút.

       + Ổ khớp được lấp đầy bới mô sơ. Cho nên việc nắn bảo tồn thường không đạt kết quả.

     - Phải mổ để đặt lại hoặc tạo hình khớp. Khi can thiệp phẫu thuật vào ổ khớp và dây chằng:

       + Gây dính khớp.

       + Phải bất động lâu dễ bị cứng khớp.

       + Có thể bị nhiễm trùng và viêm khớp.

       Vì vậy chỉ định phẫu thuật cân nhắc. Nếu sau mổ kết quả tốt hơn thì mới nên thực hiện.

Tài liệu tham khảo

Bài giảng lâm sàng chuyên khoa I BỆNH HỌC NGOẠI CHẤN THƯƠNG niên khóa 2007 - 2009 của Trường đại học y dược TP Cần Thơ

TRẬT KHỚP VAI

  1. ĐỊNH NGHĨA.

     - Trật khớp vai là có chỏm xương cánh tay nối với ổ chảo xương bả vai.

     - Xem bài đại cương về trật khớp.

  1. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ.

     - Trật khớp khuỷu chiếm tỷ lệ 40% trong các loại trật khớp.

     - Trong trật khớp vai có 95% là trật khớp vai ra trước.

     - Chống khuỷu tay dang vừa đưa ra sau vừa đưa ra ngoài.

     - Vật vác tì trên cành tay dang làm trật khớp vai dễ dàng.

     - Do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt ...

     - Trật khớp vai do kéo chằng giật mạnh thường có liệt thần kinh tùng cánh tay.

III. PHÂN LOẠI TRẬT KHỚP CHẤN THƯƠNG.

3.1. Trât khớp theo thời gian từ lúc bị tai nạn cho tới lúc xử trí có 3 nhóm lớn là:

     - Nhóm cấp cứu trong vòng 48 giờ đầu.

     - Nhóm đến sớ từ 2 ngày đến 3 tuần.

     - Nhóm đến muộn từ 3 tuần trở lên.

3.2. Trật khớp về giải phẫu và X quang có 3 loại là:

     - Bán trật khớp: mặt khớp không di lệch rời nhau.

     - Trật khớp hoàn toàn.

     - Gãy trật: khi trật khớp kèm theo gãy xương tại ổ khớp trật.

3.3. Trật khớp về mức độ tái phát có 3 loại là:

     - Trật khớp lần đầu.

     - Trật khớp tái hồi: khi trật khớp từ 2 lần trở lên của một khớp, thường gặp ở khớp vai.

   - Trật khớp thường trực: từ chỉ dùng cho xương bánh chè.

3.4. Trật khớp về mặt lâm sàng có 4 nhóm là:

     - Trật khớp kín.

     - Trật khớp hở: thường thấyở các khớp nhỏ như ngón tay, ngón chân.

     - Trật khớp kèm theo biến chứng thần kinh, mạch máu ... thường gặp ở khớp vai, khớp khuỷu, khớp cổ tay, khớp gối, khớp cổ chân.

     - Trật khớp khoá ( kẹt ) do có một mảnh nhỏ xương gãy kẹt trong khớp bị trật, làm sự nắn khớp không được thực hiện.

  1. TRIỆU CHỨNG TRẬT VAI.

4.1. Triệu chứng lâm sàng:

4.1.1. Trường hợp trật khớp vai mới, bệnh nhân đến với tay lành đỡ tay đau, khóm thấy có các dấu hiệu điển hình sau đây :

     - Gù vai.

     - Nhát rìu.

     - Mất rãnh Delta ngực.

     - Cánh tay ở tư thế dạng, khuỷu gấp tay lành đỡ tay đau.

     - Hõm chảo rỗng.

     - Dấu hiệu lò xo.

4.1.2. Khi chẩn đoán trật khớp đơn thuần cấn phải phân biệt với các trường hợp gãy trật, gãy tróc đầu trên xương cánh tay kèm trật khớp vai ( trường hợp sau cùng cần mổ nắn khớp và nắn xương gãy tróc sụn tiếp hợp cấp cứu ).

4.1.3. Trên lâm sàng thường nhầm là gãy đầu trên xương cánh tay di lệch nhiều với trật khớp vai, song gãy đầu trên xương cánh tay không có triệu chứng bật lò xo.

4.2. Triệu chứng cận lâm sàng:

     - Chụp X quang vùng vai thẳng nghiêng cho thấy rõ vị trí, cơ chế trật của đầu trên xương cánh tay và những tổn thương gãy xương kèm theo.

  1. ĐIỀU TRỊ TRẬT KHỚP VAI.

Điều trị trật khớp vai là nắn trật khớp vai như sau :

5.1. Nắn: có nhiều thủ thuật nắn trật khớp vai :

     - Thủ thuật Kocher.

     - Thủ thuật Hippocrate.

     - Thủ thuật Stimson.

     - Thông thường cho bệnh nhân ngồi vào ghế đẩu có đai lên phía sau, sau cho vùng nách có trật khớp vai tỳ sát phía trên đai ghế đẩu. Tiếp theo kéo cánh-cẳng tay xướng dưới và nắn vùng mỏm chỏm xương cánh tay của trật khớp vai vào vị trí bình thường. Và kiểm tra lại giữ khớp vai cho cánh tay cử động được nhẹ nhàng.

5.2. Bất động khớp vai sau khi nắn:

     - Sau khi nắn được khớp vai, với kỹ thuật nào đi nữa, cũng phải bất động khớp vai ở tư thế áp và xoay trong cánh tay bằng bột hoặc băng thun khoảng 2 – 3 tuần.

5.3. Tập vận động:

     - Bất động khớp vai trong 2 – 3 tuần. Sau đó cho tập vận động nhẹ nhanh khớp vai trong 2 – 3 tuần, tiếp tục động năng trong vòng 1 – 2 tháng đầu nhất là khi trật khớp vai kèm gãy mấu động hoặc đứt dây chằng, bao khớp, để ngừa trật khớp tái phát.

     - Khi tập vận động lại khớp vai thì cử động dạng và gập được thực hiện trước, xoay ngoài và đưa ra sau của cánh tay chậm rãi hơn.

     - Di chứng trật khớp vai thường xảy ra ở người lớn tuổi với đau đỏ quang vai, hạn chế cử động hoặc vì bất động quá lâu ( quá 3 tháng ) hoặc thiếu luyện tập lại khớp vai

5.4. Dùng thuốc sau khi nắn trật khớp khuỷu :

     - Kháng sinh nếu có thương tích khác kèm theo.

     - Giảm đau.

     - Kháng viêm.

     - Vitamin C có thể dùng thêm.

     - Thuốc tan máu bầm.

Tài liệu tham khảo

Bài giảng lâm sàng chuyên khoa I BỆNH HỌC NGOẠI CHẤN THƯƠNG niên khóa 2007 - 2009 của Trường đại học y dược TP Cần Thơ

TRẬT KHỚP KHUỶU

  1. ĐỊNH NGHĨA.

     - Trật khớp khuỷu là cả 2 đầu xương trụ và xương quay đều rới ra khỏi đầu dưới xương cánh tay, nếu xương quay còn ở vị trí bình thường thì khuỷu trật khớp không hoàn toàn.

     - Trật khớp khuỷu chiếm tỷ lệ 40% trong các loại trật khớp.

     - Xem bài đại cương về trật khớp.

  1. CƠ CHẾ.

     - Thường là gián tiếp do té chống khuỷu gập, chống tay khuỷu thằng.

     - Cơ chế trực tiếp làm trật khớp khuỷu ít hẳn phải có tổn thương vùng khuỷu kèm theo trật khớp.

III. GIAI PHẪU BỆNH.

     - Loại trật ra sau chiếm đa số các trường hợp trật khớp khuỷu khoảng 90%

     - Tổn thương dây chằng và bao khớp.

     - Tổn thương xương thường thấy ở tuổi thanh thiếu niên và người lớn, nhiều nhất ở mấu cốc ( Apophyse Coronoide ), lồi cầu trong.

  1. NGUYÊN NHÂN.

     - Nguyên nhân trật thớp khuỷu thường do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt.

  1. PHÂN LOẠI TRẬT KHỚP CHẤN THƯƠNG.

5.1. Trât khớp theo thời gian từ lúc bị tai nạn cho tới lúc xử trí có 3 nhóm lớn là:

     - Nhóm cấp cứu trong vòng 48 giờ đầu.

     - Nhóm đến sớ từ 2 ngày đến 3 tuần.

     - Nhóm đến muộn từ 3 tuần trở lên.

5.2. Trật khớp về giải phẫu và X quang có 3 loại là:

     - Bán trật khớp: mặt khớp không di lệch rời nhau.

     - Trật khớp hoàn toàn.

     - Gãy trật: khi trật khớp kèm theo gãy xương tại ổ khớp trật.

  1. TRIỆU CHỨNG TRẬT KHỚP.

6.1. Triệu chứng lâm sàng:

     - Vùng khuỷu sưng và sưng rất sớm vì các dây chằng và bao khớp bị rách và tụ máu, khuỷu gấp khoảng 50 – 600, cẳng tay hơi sấp trông như tay ngắn lại, cử động sấp ngữa mất. Các ngón tay, cổ tay gấp duổi tự nhiên ( nếu không có tổn thương thần kinh giữa ). Ngay sau tai nạn, chúng ta thấy được đầu dưới xương cánh tay gồ ra trước khuỷu, mỏm khuỷu nhô hẳn ra phía sau, nhìn ngang thấy khuyết trên mỏm khuỷu. Gập duỗi thụ động đau, khựng ( mắc kẹt lại ở tư thế 300 - 900 .

     - Sờ nắn thấy tam giác Hueter, đường thẳng Huerter không còn nữa.

6.2. Triệu chứng cận lâm sàng:

     - Chụp X quang vùng khuỷu thẳng nghiêng có ích lợi phát hiện các xương gãy kèm theo, để loại trừ trường hợp kẹt khớp vì mảnh xương nhỏ trong khớp làm nắn trật khớp khuỷu thất bại.

VII. ĐIỀU TRỊ.

7.1. Nguyên tắc điều trị :

     - Nắn càng sớm càng tốt.

     - Bất động trật khớp khuỷu sau khi nắn vào khớp khuỷu.

     - Tập vận động.

7.2. Nắn khớp khuỷu có 4 động tác chính.

     - Để nguyên tư thế trật khớp khuỷu, kéo liên tục từ từ tăng dần cho khớp khuỷu giãn ra trong 3 – 5 phút, không làm bệnh nhân đau đơn. Trước hết là nắn xê dịch bên.

     - Tiếp tục kéo như trên, vừa gập cẳng tay ( gấp khuỷu ) lại cho đến khi mỏm khuỷu ngang đối diện với hố đầu khuỷu.

     - Vẫn giữ sức kéo giãn khớp, hai ngón tay cái của thầy thuốc nắn ấn chặt trên mỏm khuỷu vừa duỗi từ từ cẳng tay ( duỗi khớp khuỷu ) để mỏm khuỷu lọt vào hố đầu khuỷu và nắn lại chỏm quay vào vị trí bình thường của nó.

     - Kiểm tra lại khuỷu đã nắn tốt, bệnh nhân thấy hết đau, gấp duỗi khuỷu nhẹ nhàng, thầy thuốc vẫn phụ giữ mỏm khuỷu trong hố đầu khuỷu, sấp ngữa cẳng tay bình thường, mạch cổ tay đập tốt.

       Hiện nay nắn trật khớp khuỷu bằng khung treo tạ của điều trị bảo tồn gãy xương cẳng tay thì nắn trật khớp khuỷu được dễ dàng hơn.

7.3. Bất động trật khớp khuỷu sau khi nắn vào khớp khuỷu.

     - Bất động khuỷu đã nắn ở tư thế gập 900, băng bột cánh bàn tay trong 2 – 3 tuần.

7.4. Tập vận động.

     - Sau khi bó bột, tập vật lý trị liệu trong 4 tuần thì lấy lại biên độ cử động bình thường, chỉ cho phép lao động nặng sau 3 tháng kể từ ngày bó bột.

7.5. Dùng thuốc sau khi nắn trật khớp khuỷu :

     - Kháng sinh nếu có thương tích khác kèm theo.

     - Giảm đau.

     - Kháng viêm.

     - Thuốc tan máu bầm.

Tài liệu tham khảo

Bài giảng lâm sàng chuyên khoa I BỆNH HỌC NGOẠI CHẤN THƯƠNG niên khóa 2007 - 2009 của Trường đại học y dược TP Cần Thơ

PHẦN II : KHOA SẢN

PHÁC ĐỒ XỬ TRÍ CẤP CỨU SHOCK PHẢN VỆ

 

  1. TRIỆU CHỨNG.

       Ngay sau khi tiếp xúc với dị nguyên ( sau khi tiêm thuốc, uống thuốc, bơi thuốc, nhỏ mắt, nhỏ mũi… ) hoặc muộn hơn, xuất hiện :

     - Cảm giác khác thường như bồn nôn, hốt hoảng, sợ hãi…, tiếp theo đó xuật hiện triệu chứng ở 1 hoặc nhiều cơ quan.

     - Mạch nhanh nhỏ ( M > 100 L/P ) khó bắt, có khi không đều, mạch ngoại biên có thể không bắt được. HA tụt < 90/60 mm Hg có khi không đo được

     - Đau quặn bụng, ỉa đái không tự chủ ( ỉa đái trong quần ).

     - Vã mồ hồi, tay chân lạnh do co mạch ngoại vi.

     - Đau đầu, chóng mặt, choáng váng, vật vã, giãy giụa, co giật, có khi lơ mơ hoặc hôn mê.

     - Nặng hơn : khó thở ( kiểu hen thanh quản ), nghẹt thở.

     - Mẩn ngứa, ban đỏ, mề đay, phù Quinck ( phù cứng ).

     - Thiểu niệu hoặc vô niệu.    

  1. XỬ TRÍ.

2.1 A. Xử trí ngay tại chổ :

2.1.1. Ngưng ngay đường tiếp xúc với dị nguyên ( ngưng ngay thuốc đang dùng tiêm chích, uống, bôi, nhỏi mắt- mũi ).

2.1.2. Cho bệnh nhân nằm tại chổ.

2.1.3. Thuốc Adrenalin là thuốc cơ bản để cấp cứu chống Shock phản vệ

2.1.3.1. Adrenalin 0,1% 1ml=1mg, tiêm dưới da ngay sau khi xuất hiện Shock phản vệ với liều như sau :

     - Người lớn : ½ - 1A TDD.

     - Ở trẻ em : không quá 0,3ml ( 1A=1ml +9 ml nước cắt = 10 ml ) sau đó tiêm 0,1ml/Kg ).

     - Nếu đang lập đường truyền tĩnh mạch thì dùng liều như trên của Adrenalin

2.1.3.2. Tiếp tục tiêm nhắc lại Adrenalin liều như trên sau 10 – 15 phút/lần cho đến khi HA trở lại bình thường, ủ ấm, đầu thấp chân cao, theo dõi M, HA 10 – 15 phút/lần ( nằm nghiêng sang 1 bên nếu có nôn ).

2.1.3.3. Nếu shock quá nặng đe dọa tử vong, ngoài đường tiêm dưới da có thể tiêm Adrenalin pha loãng 1/10 qua tĩnh mạch, bơm qua ống nội khí quản.  

2.2. Tùy theo điều kiện trang thiết bị y tế và trình độ chuyên môn của từng tuyến có thể áp dụng các biện pháp sau :

2.2.1. Xử trí suy hô hấp :

     - Nằm đầu thấp chân cao, thở Oxy 5L/P qua sond mũi hay bóp bóng Ambu có Oxy.

     - Đặt nỗi khí quản, thông khí nhân tạo hay mở khí quản nếu có phù thanh môn.

     - Truyền tĩnh mạch chậm: Aminophyline 1mg/kg/giờ hoặc có thể dùng Terbutaline 0,5mg, 1 A TDD cho người lớn và 0,2ml/10 kg ở trẻ em. Tiêm nhắc lại sau 6 – 8 giờ nếu không đỡ khó thở.

2.2.2. Thiết lập đường truyền tĩnh mạch :

     - Adrenalin để duy trì HA bắt đầu bằng 0,1 mcg/kg phút điều chỉnh tốc độ theo HA ( khoảng 2mg Adrenalin/giờ cho người lớn ).

2.2.3. Các thuốc khác :

     - Hydrocortisone 100mg : 5mg/kg/giờ. Có thể dùng liếu cao nếu shock nặng gấp 2 – 5 lần.

     - Nacl 0,9% 1 – 2 lít ở người lớn, không quá 20ml/kg ở trẻ em.

2.2.4. Điều trị phối hợp :

     - Uống than hoạt 1g/kg nếu dị nguyên qua đường uống tiêu hóa.

     - Băng ép chi phía trên chổ tiêm hoặc đường vào của nọc độc.

2.3. Chú ý :

     - Theo dõi bệnh nhân ít nhất 24 giờ sau khi HA đã ổ định.

     - Sau khi sơ cứu nên vận dụng đường tiêm truyền tĩnh mạch đùi.

     - Nếu HA vẫn không lên sau khi truyền đủ dịch và Adrenalin, thì có thể truyền thêm huyết tương, Albumin ( hoặc máu nêu có mất máu ) hoặc bất cứ dung dịch cao phân tử nào sẵn có.

     - Điều dưỡng có thể dùng Adrenalin theo phác đồ khi bác sĩ không có mặt.

     - Hỏi kỹ tiền sử dị ứng và chuẩn bị hộp thuốc cấp cứu Shock phản vệ trước khi dùng thuốc cần thiết.

HỢP THUỐC CẤP CỨU SHOCK PHẢN VỆ

Tổng cộng 07 khoản trong hợp thuốc cấp cứu Shock phản vệ

STT

TÊN THUỐC VÀ HÀM LƯỢNG

ĐVT

SỐ LƯỢNG

1

ADRENALIN 0,1% = 1 ml = 1 mg

A

02

2

NƯỚC CẮT 10ml

A

02

3

BƠM TIÊM VÔ KHUẨN ( DÙNG 1 LẦN )

   

10ml

A

02

1ml

A

02

4

HYDROCORTISONE 100mg

LỌ

02

Hoặc DEPERSOLON 30 mg

A

02

5

PHƯƠNG TIỆN KHỬ TRÙNG :

   

( bông, băng, gòn gạc, cồn )

HỢP

01

6

DÂY GARO

SỢI

01

7

PHÁC ĐỒ CẤP CỨU SHOCK PHẢN VỆ

CÁI

01

Tài liệu tham khảo

Thông tư số 08 / 1999-TT-BYT của Bộ Y tế ngày 04 tháng 05 năm 1999

CÁC CẬN LÂM SÀNG THƯỜNG QUY

BỆNH NHÂN NHẬP VIỆN VÀO KHOA SẢN

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Đảm bảo sức khoa tốt nhất cho người bệnh.

     - Yêu cầu phải chính xác, nhanh và đáp ứng kịp thời.

  1. CẬN LÂM SÀNG CẦN THỰC HIỆN THƯỜNG QUY BỆNH NHÂN VÀO KHOA SẢN.

     - Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số.

     - Xét nghiệm thời gian máu chảy, máu đông.

     - Xét nghiệm nhóm máu hệ AOB.

     - Xét nghiệm chức năng gan.

     - Xét nghiệm chức năng thận.

     - Siêu âm bụng tổng quát, siêu âm sản phụ khoa.

     - Tổng phân tích nước tiểu.

III. Các cận lâm sàng thường quy có thể kèm theo, nếu bệnh nhân có các vấn đề liên quan đến bệnh khác.

     - I on đồ.

     - Đo điện tim.

     - Chụp X quang tim phổi.

     - Bộ mỡ máu: Cholesterol, Triglycerid, HDL-cho, LDL-cho, LDH.

     - Xét nghiệm GGT.

Tài liệu tham khảo

  1. Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.
  2. Bài giảng bệnh học ngoại khoa của Trường đại học y dược TP Hồ Chí Minh.
  3. Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2009 của Bộ Y tế.

CÁC CẬN LÂM SÀNG TIỀN PHẪU

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Đảm bảo sức khoa tốt nhất cho người bệnh.

     - Yêu cầu phải chính xác, nhanh và đáp ứng kịp thời.

     - Cần thiết trước khi phẫu thuật trung phẫu.

  1. CẬN LÂM SÀNG CẦN THỰC HIỆN.
  2. 1. Các cận lâm sàng tiền phẩu bắt buộc trước khi phẫu thuật:

     - Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số.

     - Xét nghiệm thời gian máu chảy, máu đông.

     - Xét nghiệm nhóm máu hệ AOB.

     - Xét nghiệm I on đồ 6 chỉ số.

     - Xét nghiệm chức năng gan.

     - Xét nghiệm GGT.

     - Xét nghiệm chức năng thận.

     - Siêu âm bụng tổng quát, siêu âm sản phụ khoa.

     - Tổng phân tích nước tiểu.

2.2. Các cận lâm sàng tiền phẩu phải làm trước khi phẫu thuật chương trình :

     - Đo điện tim.

     - Chụp X quang tim phổi.

     - Bộ mỡ máu: Cholesterol, Triglycerid, HDL-cho, LDL-cho, LDH.

     - Xét nghiệm GGT.

Tài liệu tham khảo

  1. Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.
  2. Bài giảng bệnh học ngoại khoa của Trường đại học y dược TP Hồ Chí Minh.
  3. Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2009 của Bộ Y tế.

NGUYÊN TẮC CHUNG TRONG HỒI SỨC CẤP CỨU

 

     Tất cả các trường hợp cấp cứu khẩn trương đều được thực hiện theo nguyên tắc như sau :

  1. KHAI THÔNG ĐƯỜNG HÔ HẤP ( Airway : A.

1.1. Đặt bệnh nhân nằm tư thế Fowler, vai kê cao, đầu ngửa và nghiêng sang 1 bên.

1.2. Hút đàm nhớt, các dịch tiết trong mũi và họng.

1.3. Đặt nội khí quản ( khi có chỉ định, ví dụ bệnh nhân mê ).

  1. CHỐNG TÌNH TRẠNG THIẾU OXY ( Breath ): B.

     Thở Oxy bằng mặt nạ, bằng ống sond mũi hay bằng máy thở áp suất dương cách khoảng.

III. ĐẢM BẢO LƯU LƯỢNG TUẦN HOÀN THÍCH HỢP ( Cardiac ): C.

3.1. Truyền dịch đảm bảo có đủ lưu lượng tuần hoàn có hiệu quả trong trường hợp choáng.

3.2. Giảm thể tích ( dung dịch Nacl 0,9% hoặc Lactat Ringer ).

3.3. Giảm lưu lượng máu về tim trong trường hợp suy tim cấp, phù phổi cấp….

3.4. Garrot 3 chi.

  1. DÙNG THUỐC THÍCH HỢP ( Drug ) : D.

4.1. Thuốc giãn phế quản : Aminophyline.

4.2. Thuốc trợ tim ( trường hợp suy tim ): Digoxine 0,25mg.

4.3. Thuốc giảm lượng máu vể tim (trường hợp suy tim cấp, phù phổi cấp): Lasix 20mg.

4.4. Giảm đau thần kinh trung ương : Fentanyl 0,01mg , Dolargan 100mg, Morphine sulfat.

4.5. Truyền dịch hồi sức để năng HA lên như: Lactat Ringer S, Nacl 0,9%, Glucose 5%, dung dịch cao phân tử hay có thể truyền máu nếu mất máu.

Tài liệu tham khảo

Phác đồ điều trị sản phụ khoa năm 2003 của Bệnh viện phụ sản Từ Dũ TP Hồ Chí Minh

HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN NGUY CƠ KHI KHÁM THAI

 

       Có 1 trong các yếu tố dưới đây là sản phụ có nguy cơ cao.

  1. CÁC YẾU TỐ TỔNG QUÁT.

     - Tuổi < 18 hay > 35.

     - Số lần đã sinh con: trên 4 lần.

     - Khoảng cách 2 lần có thai < 3 năm.

     - Chiều cao < 145 cm.

     - Cân nặng < 40kg hay > 70 kg.

     - Dáng đi không cân đối.

  1. TIỀN SỬ SẢN KHOA.

     - Vô sinh.

     - Sẩy thai liên tiếp.

     - Đẻ non.

     - Thai chết trong tử cung.

     - Đẻ khó.

     - Mổ lấy thai.

     - Băng huyết sau đẻ.

     - Lần đẻ trước con chết do ngạt.

III. TIỀN SỬ PHỤ KHOA.

     - Mổ bóc nhân xơ tử cung.

     - Mổ vì dị dạng tử cung.

     - Có đốt điện, khoét chóp cổ tử cung.

  1. TIỀN SỬ NỘI, NGOẠI KHOA.

     - Có tiền sử bệnh tim mạch.

     - Bệnh thận.

     - Nội tiết: cường hay thiểu năng tuyến giáp, đái tháo đường.

     - Phổi: hen suyễn, lao phổi.

     - Thiếu máu, rối loạn đông máu.

     - Viêm gan vrus.

     - Bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng nặng, Bệnh lây truyền qua đường tình dục.

     - Di chứng bại liệt.

     - Gãy xương đùi, xương chậu từ nhỏ.

  1. DẤU HIỆU XUẤT HIỆN TRONG KHI KHÁM THAI.

     - Tăng < 6kg/thai kỳ, hoặc < 1kg/tháng ( từ 3 tháng giữa ).

     - Chiều cao tử cung không tăng hoặc nhỏ đi trong hai lần khám thai liên tiếp.

     - Chiều cao tử cung không tương xứng với tuổi thai.

     - Thai > 40 tuần ( tính theo ngày đầu của kỳ kinh cuối ).

     - Cử động thai ít hơn hoặc tăng nhiều một cách bất thường.

     - Da xanh, niêm mạc mắt nhợt nhạt.

     - Sốt cao.

     - Chảy máu âm đạo.

     - Có triệu chứng của nhiễm độc thai nghén: tăng cân > 2kg/tháng, phù tay, chân hay mặt, huyết áp cao ³ 140/90 mm Hg, Albumin niệu (+).

     - Đường niệu (+).

     - Đái rắt, đái buốt, nước đái đục.

     - Xét nghiệm: giang mai (+), viêm gan B (+), HIV (+).

       Khám âm đạo:

     - Cổ tử cung xơ cứng, sùi hoặc loét.

     - Ngôi thai: không phải là ngôi đầu ( trong 3 tháng cuối ).

     - Ối vỡ hay rỉ ối mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ.

     - Khung chậu: sờ thấy mỏm nhô hay 2 gai hông nhô nhiều.

     - Tim thai không nghe được.

Ghi chú: không được khám âm đạo bằng tay nếu ra máu trong 3 tháng cuối.

Tài liệu tham khảo

Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản năm 2009 của Bộ Y tế

THAI NGHÉN CÓ NGUY CƠ CAO

     Thai nghén có nguy cơ cao là tình trạng thai nghén không có lợi cho mẹ, thai và sơ sinh.

 

  1. PHÁT HIỆN CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ.

     Có thể phân chia các yếu tố nguy cơ thành 5 nhóm chính sau đây:

1.1. Nhóm nguy cơ có liên quan tới cơ địa của thai phụ.

     - Tuổi của thai phụ:

     - Dưới 16 tuổi: dễ bị đẻ khó, đẻ non, tỷ lệ tử vong chu sinh cao.

     - Trên 35 tuổi: dễ bị đẻ khó, nguy cơ rối loạn nhiễm sắc thể, sơ sinh dị dạng, tử vong chu sinh cao.

     - Thể trạng của thai phụ: quá béo (trên 70 kg ) hoặc quá gầy ( dưới 40 kg ) cũng là một trong những yếu tố nguy cơ cho mẹ trong cuộc đẻ.

     - Những bất thường về giải phẫu của đường sinh dục như tử cung đôi, tử cung hai sừng, vách ngăn tử cung… dễ gây đẻ non.

1.2. Nhóm nguy cơ liên quan tới bệnh tật của mẹ có từ trước.

     - Tăng huyết áp: nguy cơ tử vong mẹ và thai ( sản giật ).

     - Bệnh thận: nguy cơ cao huyết áp mạn dẫn tới sản giật, tiền sản giật.

     - Tiểu đường: gây thai to và dễ tử vong.

     - Bệnh tim: đặc biệt là bệnh tim có biến chứng gây tử vong cao.

     - Bệnh nội tiết: Basedow, tiểu đường dễ gây biến chứng cho mẹ và cho thai nhi.

   - Rối loạn hệ miễn dịch, bệnh tạo keo.

     - Bệnh ác tính của mẹ: ung thư vú, cổ tử cung, buồng trứng …

     - Bệnh thiếu máu: suy tuỷ, hồng cầu lưỡi liềm.

     - Bệnh nhiễm khuẩn cấp hoặc mạn tính: lao phổi, thương hàn …

     - Bệnh LTQĐTD: chlamydia trachomatis, herpes sinh dục, HPV, lậu, giang mai, HIV.

     - Bệnh do virus: viêm gan virus, rubella.

     - Bệnh do ký sinh trùng: sốt rét cơn, trichomonas âm đạo.

     - Bệnh não: viêm não, động kinh, tâm thần ...

     - Nhiễm khuẩn niệu - sinh dục: tụ cầu, Coli, Proteus.

     - Bệnh di truyền có tính chất gia đình như: chảy máu, tiểu đường, sinh đôi, đa thai…

     - Bệnh ngoại khoa: gãy xương chậu, bệnh trĩ, tạo hình bàng quang do chấn thương…

1.3. Nhóm bệnh và các yếu tố bất thường phát sinh trong kỳ thai này.

     Chẳng hạn như bệnh sốt rét, bệnh thiếu máu, tiền sản giật do thai nghén, ngôi bất thường, thai to (thường liên quan đến bệnh tiểu đường).

1.4. Nhóm có tiền sử sản khoa nặng nề.

     - Sẩy thai liên tiếp nhiều lần: thường do bất thường của hai vợ chồng, thiểu năng nội tiết, bất thường ở tử cung.

     - Thai chết lưu: cần phát hiện nguyên nhân. Ví dụ: u xơ tử cung, bệnh toàn thân như tăng huyết áp, bệnh thận …..

     - Tiền sử đẻ non, con dưới 2500g gây nguy cơ cho sơ sinh.

     - Hoạt động của nội tiết sinh dục kém dễ gây sẩy thai, đẻ non …

     - Bất đồng nhóm máu ABO gây nguy cơ cho thai.

     - Tiền sử sản giật dễ bị sản giật ở những lần có thai sau.

     - Trẻ dị dạng bẩm sinh, bất thường thể nhiễm sắc thì dễ bị dị dạng ở các lần sau.

     - Tiền sử bị đình chỉ thai nghén thì lần có thai này cũng dễ bị nguy cơ. Chẳng hạn như tiền sử đình chỉ thai nghén do tiền sản giật nặng thì thai lần này cũng dễ bị như vậy.

     - Tiền sử phẫu thuật lấy thai dễ có nguy cơ phẫu thuật lại hoặc tiền sử đẻ forceps, giác kéo… dễ bị can thiệp lại ở lần có thai này.

     - Các lần đẻ quá gần hoặc quá xa nhau.

1.5. Nhóm nguy cơ cao có liên quan tới yếu tố xã hội.

     - Liên quan tới nhóm này, phải kể đến các yếu tố như cảnh nghèo đói, trình độ văn hóa thấp, ở xa cơ sở y tế, giao thông vận tải không thuận tiện. Tất cả những yếu tố trên đều là những nguy cơ cao cho thai kỳ của một phụ nữ.

  1. KHÁM THỰC THỂ ĐỂ PHÁT HIỆN THAI NGHÉN CÓ NGUY CƠ CAO.

2.1. Khám toàn trạng:

     - Chiều cao sản phụ dưới 145cm thì đẻ khó.

   - Khám cân nặng: tăng 20 % trọng lượng khi có thai là bình thường.

     - Huyết áp.

     - Da, niêm mạc, khám vú, khám tim mạch, khám phổi, khám mắt, khám ngoại khoa (vẹo, gù).

2.2. Khám chuyên khoa:

     - Khung chậu, tử cung (chiều cao tử cung, tư thế, u xơ), âm đạo (sa sinh dục), cổ tử cung (rách, viêm, tư thế..), tầng sinh môn (ngắn, dài, sẹo cũ..), phần phụ (u..).

2.3. Chăm sóc và đánh giá suốt quá trình thai nghén.

2.3.1. Khám thai định kỳ:

     - Làm đủ các bước ở 3.1 và 3.2 và các xét nghiệm để cân nhắc cùng sản phụ có nên tiếp tục thai nghén hay không.

2.3.2. Những vấn đề cần đánh giá để duy trì thai nghén:

     - Tình trạng sức khỏe của mẹ tốt, đảm bảo cho một quá trình thai nghén.

     - Những thay đổi sinh lý phù hợp, không ảnh hưởng tới sức khỏe người mẹ về tim, mạch, huyết áp..

     - Chiều cao tử cung phù hợp tuổi thai.

     - Không có thai nghén bất thường: chửa trứng, thai ngoài tử cung ...

     - Thai máy ở nửa sau của thai kỳ, tim thai nghe đều rõ.

     - Nếu có rau tiền đạo: không ra máu hoặc ra máu ít.

     - Tiền sản giật: không nặng lên, có thể duy trì nếu đáp ứng với điều trị.

     - Nếu có nhiễm khuẩn: điều trị tích cực cho thai phụ khỏi trước khi chuyển dạ và không để lại nguy cơ cho mẹ và con.

     - Dự kiến ngày đẻ chính xác, tránh thai già tháng.

2.3.3. Những yếu tố có thể gây biến chứng trong chuyển dạ:

       Cần biết những yếu tố sau đây để tiên lượng thai nghén có nguy cơ cao trong chuyển dạ. Chuyển dạ dù đủ tháng, non hay già tháng biến chứng đều có thể xảy ra khi:

     - Bệnh của mẹ có tăng lên trong đẻ: tăng huyết áp, hôn mê gan, lao phổi

     - Đa ối, thiểu ối, ối vỡ non, vỡ sớm, nhiễm khuẩn ối …

     - Ngôi thai bất thường: ngôi trán, ngôi vai …

     - Rối loạn cơn co tử cung: cường tính, không đều ...

     - Bất thường về dây rốn: ngắn, quấn cổ, sa dây rốn ...

     - Suy thai.

     - Cổ tử cung không tiến triển.

     - Mẹ rặn yếu, chuyển dạ kéo dài.

     - Chỉ định sản khoa không đúng về forceps, về sử dụng oxytocin.

     - Cho sơ sinh: thoát vị cơ hoành (bẩm sinh), ngạt, xẹp phổi, chảy máu phổi, non tháng nhẹ cân < 2500 g.

III. CÁC XÉT NGHIỆM THĂM DÒ CẬN LÂM SÀNG.

3.1. Xét nghiệm thường qui: nhóm máu, công thức máu, nước tiểu…

3.2. Từ các dấu hiệu lâm sàng sẽ có quyết định xét nghiệm cận lâm sàng để đánh giá nguy cơ:

      Siêu âm: thai sống, chết, dị dạng, số lượng thai, lượng nước ối …

     - Thể nhiễm sắc: cho phụ nữ > 35 tuổi, tiền sử đẻ con bị bệnh Down hoặc rối loạn thể nhiễm sắc khác.

     - Theo dõi nhịp tim thai (ống nghe tim thai, monitor sản khoa).

     - Test gây cơn co tử cung để xác định tim thai bình thường hay bất thường.

     - Đánh giá chỉ số Bishop để chọn cách đẻ cho phù hợp.

     - Theo dõi những hoạt động sinh học của thai qua siêu âm ( thai thở, cử động ... )

     - Chẩn đoán X quang: ít dùng.

  1. ĐÁNH GIÁ THAI TRONG CHUYỂN DẠ.

       Cần đánh giá nguy cơ thai nhi trong chuyển dạ dựa vào các điểm sau:

     - Tần số tim thai.

     - Nhịp tim thai.

     - Tim thai và cơn co tử cung (DIP I, DIP II, DIP biến đổi ... ).

     - Phân su, ối.

     - Đánh giá nguy cơ cho mẹ trong chuyển dạ: có trước như tiền sản giật, hen phế quản, tăng huyết áp, bệnh tim... trong chuyển dạ sẽ nặng lên như sản giật, suy tim, phù phổi cấp …

  1. CHĂM SÓC THAI NGHÉN CÓ NGUY CƠ.

       Về nguyên tắc, tuyến xã khi phát hiện thai nghén có nguy cơ cao thì phải chuyển lên tuyến huyện.

       Tuyến huyện tùy từng trường hợp và tùy theo khả năng chuyên môn và trang thiết bị của mình mà quyết định giữ thai phụ ở lại tuyến của mình để điều trị hoặc gửi lên tuyến tỉnh.

       Cần tôn trọng nguyên tắc sau:

     - Không để xảy ra tai biến rồi mới đình chỉ thai nghén.

     - Đình chỉ thai nghén để cứu mẹ khi cần thiết.

     - Tích cực điều trị thai suy và sơ sinh ngạt.

5.1. Biện pháp chung.

     - Quản lý thai nghén để sớm xác định các yếu tố nguy cơ.

     - Loại bỏ thai nghén không mong muốn bằng biện pháp sản khoa thích hợp.

     - Thực hiện chăm sóc và đánh giá mức độ thai nghén nguy cơ với phương châm cứu mẹ là chính, cố gắng bảo tồn thai.

5.2. Biện pháp riêng.

     - Điều trị nội khoa các bệnh nội khoa của sản phụ: tim, phổi …

     - Điều trị ngoại khoa: cắt bỏ u xơ, khâu vòng cổ tử cung ...

     - Cai nghiện thuốc lá, ma túy ...

     - Nghỉ ngơi tại giường.

     - Thuốc giảm co, corticoid giúp cho phổi thai trưởng thành.

     - Đình chỉ thai nghén để cứu mẹ.

Tài liệu tham khảo.

Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản năm 2009 của Bộ Y tế

CHẨN ĐOÁN TRƯỚC SINH

       Chẩn đoán trước sinh nhằm phát hiện sớm nhất các bất thường của thai ở trong tử cung.

 

  1. NHÓM YẾU TỐ NGUY CƠ.

     - Mẹ có tuổi từ 35 trở lên.

     - Tiền sử có con bị dị tật bẩm sinh bất thường.

     - Gia đình có con bất thường.

     - Tiền sử tiếp xúc với các hóa chất độc hại, thuốc gây dị dạng thai, tia xạ ....

  1. LỊCH KHÁM THAI.

2.1. Ở 3 tháng đầu ( tính từ ngày đầu kinh cuối đến 13 tuần 6 ngày ).

2.2. Khám lần đầu: sau trễ kinh 2 – 3 tuần ( siêu âm xác định tuổi thai ).

2.3. Khám lần 2: lúc thai 11–13 tuần 6 ngày để đo độ mờ da gáy ( siêu âm ).

2.4. Ở 3 tháng giữa (tính từ tuần 14 đến 28 tuần 6 ngày): 1tháng khám 1lần.

2.5. Ở 3 tháng cuối (tính từ tuần 29 đến tuần 40).

     - Tuần 29-32: khám 1 lần.

     - Tuần 33-35: 2 tuần khám 1 lần.

     - Tuần 36-40: 1 tuần khám 1 lần.

III. TUYẾN HUYỆN.

3.1. Tư vấn cho các phụ nữ, các cặp vợ chồng có nguy cơ cao thai nhi bị bất thường.

3.2. Khám sàng lọc các bất thường của thai bằng siêu âm: lúc tuổi thai khoảng 11 – 13 tuần, 18 – 22 tuần, 28 – 32 tuần.

3.3. Tư vấn gửi tuyến trên nếu siêu âm có dấu hiệu không bình thường.

  1. XỬ TRÍ.

4.1. Siêu âm sàng lọc.

4.2. Tư vấn, chuyển tuyến trên nếu thấy thai nhi có dấu hiện bất thướng.

4.3. Bác sĩ sản khoa giải thích cặn kẽ, tư vấn cho người bệnh và thân nhân người bệnh về những ý kiến và quyết định trong mọi trường hợp, để người bệnh và gia đình lựa chọn.

4.4. Nếu có chỉ định đình chỉ thai nghén, người bệnh phải ký giấy chấp thuận.

Tài liệu tham khảo.

Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản năm 2009 của Bộ Y tế

CHOÁNG SẢN KHOA

 

  1. ĐỊNH NGHĨA.

     - Choáng sản khoa là một tình trạng choáng do các nguyên nhân sản khoa gây nên mà thường gặp là do mất máu và nhiễm khuẩn (vỡ tử cung, rách phức tạp phần mềm đường sinh dục dưới ...).

  1. NGUYÊN NHÂN.

2.1. Do mất máu:

     - Băng huyết sau sanh: đờ tử cung, nhau tiền đạo, nhau cài răng lược, nhau bong non, vỡ tử cung, sang chấn đường sinh dục ( xem bài băng huyết sau sanh ).

     - Sẩy thai băng huyết.

     - Chảy máu sau hút nạo thai do sót nhau.

     - Thai ngoài tử cung vỡ.

2.2. Do nhiễm khuẩn:

     - Nhiễm trùng hẫu sản: nhiễm trùng huyết. viêm phúc mạc sau mổ lấy thai …

     - Phá thai phạm pháp.

2.3. Do tâm lý, phản xạ, đau đớn:

     - Không giải thích trước khi thăm khám vùng sinh dục, tầng sinh môn.

     - Không dùng thuốc giảm đau hoặc thuốc giảm đau chưa có tác dụng mà đã khám hay can thiệp bằng thủ thuật.

III. BIỂU HIỆN.

3.1. Choáng do mất máu:

     - Toàn trạng: mệt mỏi, vật vã, da xanh, niêm mạc nhợt có thể trắng bạch, vã mồ hôi, chân tay lạnh, thờ ơ.

     - Nhịp thở nhanh nông: > 30 lần/ phút.

     - Mạch quay nhanh nhỏ (> 110 lần/ phút ), khó bắt.

     - Huyết áp tụt ( Huyết áp tâm thu < 90 mmHg ), có khi không đo được.

     - Thiểu niệu hoặc vô niệu ( < 400ml/ 24 giờ ).

     - Xét nghiệm máu biểu hiện tình trạng thiếu máu nặng.

3.2. Choáng do nhiễm khuẩn, nhiễm độc:

     - Mệt mỏi, lơ mơ, vật vã, vẻ mặt nhiễm trùng, nhiễm độc.

     - Sốt cao, có khi rét run do độc tố của vi khuẩn, có khi hạ nhiệt độ.

     - Mạch quay nhanh nhỏ, khó bắt.

     - Huyết áp tụt hoặc không đo được.

     - Nhịp thở nhanh.

     - Da xanh, vàng, đôi khi có những đám xuất huyết dưới da.

     - Thiểu niệu hoặc đôi khi vô niệu.

     - Xét nghiệm máu: bạch cầu tăng cao, công thức bạch cầu biến động.

     - Cấy máu khi bệnh nhân rét run có thể thấy vi khuẩn mọc.

3.3. Choáng do tâm lý, phản xạ, đau đớn:

     - Toàn trạng: da xanh, vã mồ hôi.

     - Mạch quay nhỏ, khó bắt.

     - Huyết áp tụt hoặc không đo được.

     - Nhịp thở nhanh nông.

     - Xét nghiệm máu bình thường, bạch cầu không tăng.

  1. CẬN LÂM SÀNG.

4.1. Xét nghiệm:

   - Công thức máu 18 chỉ số, TS, TC ( TQ, TCK ), nhóm máu.

     - Chức năng gan: AST, ALT.

     - Chức năng thận: Uré, creatinin.

     - Xét nghiệm khác: I on đồ, bilirubin, có thể cấy máu tìm vi khuẩn …

4.2. Siêu âm sản phụ khoa.

  1. THÁI ĐỘ XỬ TRÍ BAN ĐẦU.

     - Cần huy động tất cả nguồn lực chống choáng cho bệnh nhân đồng thời phải mời BS GMHS xuống hỗ trợ.

     - Cần theo dõi sát 15 phút/lần các dấu hiệu sinh tồn: mạch, huyết áp, nhịp thở.

     - Đặt bệnh nhân nằm tư thế đầu thấp, thông thoáng đường thở, hút dịch và đờm dãi nếu tiết dịch nhiều.

     - Thiết lập đường truyền dịch, có khi phải thiết lập nhiều đường truyền dịch cùng một lúc.

       + Dung dịch truyền là Natri clorua 0,9%, Ringer lactat.

       + Trong trường hợp nguy cấp tốc độ truyền có thể tới 1 lít dịch trong 15 – 20 phút, trong giờ đầu tiên phải truyền 2 lít dịch.

       + Cố gắng bồi phụ dịch với tốc độ nhanh nếu như có choáng do mất máu, khối lượng dịch bù vào gấp 2 – 3 lần khối lượng máu đã mất.

       + Nếu có mất máu nên truyền máu toàn phần là tốt nhất.

     - Xác định sơ bộ nguyên nhân gây sốc.

     - Tư vấn cho gia đình về tình trạng bệnh nhân.

  1. XỬ TRÍ THEO NGUYÊN NHÂN.

6.1. Choáng do mất máu:

     - Bằng mọi biện pháp phải cầm máu tạm thời.

     - Bồi phụ lượng máu đã mất, phải đánh giá lượng máu mất, xét nghiệm công thức máu, lượng huyết sắc tố và Hematocrit.

     - Cung cấp oxy ẩm 5lít/phút.

     - Trợ tim: truyền Dopamin tĩnh mạch (ống 50mg, liều khởi đầu là <5mcg/kg/phút tăng liều dần có thể đến 20mcg/kg/phút).

     - Chống toan huyết.

     - Chống rối loạn đông máu bằng tiêm Transamin 0,5g TB, TM hoặc máu tươi.

     - Cho kháng sinh chống nhiễm khuẩn.

     - Điều trị nguyên nhân chảy máu:

       + Nhau tiền đạo, rau bong non: mổ lấy thai, khâu cầm máu. Nếu không cầm máu thì thắt động mạch tử cung, thắt động mạch hạ vị hay cắt tử cung bán phần.

       + Đờ tử cung: sử dụng thuốc tăng co, kích thích cơ học vào tử cung; nếu không kết quả thì thắt động mạch tử cung, động mạch hạ vị hoặc cắt tử cung.

       + Nhau cài răng lược: bóc nhau, nếu không được thì cắt tử cung.

       + Tổn thương đường sinh dục: khâu phục hồi những chỗ rách.

6.2. Choáng do nhiễm khuẩn, nhiễm độc:

     - Đảm bảo thông khí, Chống toan huyết.

     - Truyền máu, dịch. Trợ tim, tăng lưu lượng tuần hoàn.

     - Điều trị kháng sinh: theo nguyên tắc là dùng kháng sinh phổ rộng, kết hợp kháng sinh. Ceftriaxone liều 40 – 80 mg/kg/ngày và Amikacine liều 5mg/kg/ngày.

     - Hydrocortison 100mg TM.

     - Điều trị nguyên nhân nhiễm khuẩn: Cắt tử cung + Dẫn lưu ổ bụng + Dẫn lưu ổ mủ ( nếu có ).

3.3. Choáng do tâm lý, phản xạ, đau đớn:

     - Đảm bảo thông khí: thở oxy.

     - Trợ tim, tăng lưu lượng tuần hoàn.

     - Cần điều trị theo nguyên nhân: giải thích, giảm đau kết hợp chống sốc.

Tài liệu tham khảo:

  1. Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản năm 2009 của Bộ Y tế.
  2. Phác đồ điều trị sản phụ khoa năm 2003 của Bệnh viện phụ sản Từ Dũ, TP Hồ Chí Minh.

CÁC DẠNG KHUNG CHẬU

 

Khung chậu bất thường: khi một hoặc nhiều đường của khung chậu ngắn hơn bình thường. Trên lâm sàng thường gặp.

 

KHUNG CHẬU HẸP

 

  1. KHUNG CHẬU HẸP HOÀN TOÀN.

1.1. Khi các đường kính giảm đều ở eo trên và eo dưới ( đường kính mỏm nhô – hậu vệ < 8,5 cm ).

1.2. Xử trí : mổ lấy thai khi thai nhi đủ tháng và có dấu chuyển dạ.

 

  1. KHUNG CHẬU GIỚI HẠN.

2.1. Khi có đường kính mỏm nhô – hậu vệ 8,5 – 10 cm.

2.2. Xử trí :

     - Khi thai nhi có trọng lượng bình thường có thể làm nghiệm pháp lọt trong ngôi chỏm. Nếu diễn tiến thuật lợi thì đẻ đường âm đạo, ngược lại thì mổ lấy thai.

     - Trường hợp ngôi chỏm mà thai nhi to hoặc các ngôi thai bất thường thì nên chỉ định mổ lấy thai khi có dấu chuyển dạ.

 

KHUNG CHẬU BIẾN DẠNG

 

  1. KHUNG CHẬU HẸP EO TRÊN:

     - Là khung chậu dẹt khi các đường kính ngang và đường kính chéo không thay đổi chỉ có đường kính trước sau ngắn hơn bình thường. Khung chậu dẹt có cột sống cong trước làm eo trên hẹp, eo dưới rộng, vì vậy nếu thai nhi lọt được thì sổ dễ dàng. Nếu không lọt được thì mổ lấy thai.

     - Chẩn đoán dựa vào đường kính mỏm nhô – hậu vệ và thai độ xử trí tùy thuộc vào đường kính này.

 

  1. KHUNG CHẬU HẸP EO DƯỚI:

     - Là loại khung chậu có cột sống cong sau, nguyên nhân do gù, lao cột sống, thường tổn thương cột sống ở thấp. Dạng khung chậu này hình phễu, thai sẽ lọt dễ dàng qua eo trên, nhưng khó hoặc không sổ được qua eo dưới dễ bị mắc kẹt trong tiểu khung.

     - Chẩn đoán dựa vào đường kính lưỡng ụ ngồi, nếu đường kính này < 9 cm thì thai không sổ được.

     - Xử trí : Cần tiên lượng sớm để có chỉ định mổ lấy thai, nếu thai nhi nhỏ sổ được thì có thể phải cắt rộng tầng sinh môn

 

III. KHUNG CHẬU MÉO:

- Còn gọi là khung chậu không đối xứng, do cột sống bị vẹo vì bệnh còi xương, sai khớp háng bẩm sinh một bên hay bị bại liệt. Việc chẩn đoán dựa vào hình trám Michaelis, dáng đi để định mức độ lệch. Hai đường kính chéo của eo trên dài ngắn khác biệt rõ rệt, nếu ngôi lọt hướng đường kính chéo lớn thì tiên lượng tốt.

- Chẩn đoán dựa vào đường kính mỏm nhô – hậu vệ. Nếu đường kính này bình thường, trọng lượng thai nhi trung bình, ngôi chỏm theo đường kính chéo lớn của eo trên thì ta có thể bấm ối làm nghiệm pháp lọt ngôi chỏm. Nếu thuật lợi thì sanh ngã âm đạo, ngược lại thì mổ lấy thai. Các trường hợp khác đều phải mổ lấy thai khi co dấu chuyển dạ sanh.

 

- Đường kính mỏm nhô – hậu vệ = đường kính ( mỏm nhô – hạ vệ) – 1,5 cm

 

Tài liệu tham khảo :

Nội dung ôn thi tuyễn sinh sau đại học năm 2011 của Trường đại học y dược TP Cần Thơ

MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỂ SẢN KHOA

  1. ỐI VỠ NON.

     - Ối vỡ non là ối đã vỡ trước khi vào chuyển dạ sanh. ( xem bài ối vỡ non, ối vỡ sớm ).

  1. ỐI VỠ SỚM.

     - Ối vỡ sớm là ối đã vỡ vào chuyển dạ sanh nhưng trước thời kỳ hoạt động hay pha tích cực.

( xem bài ối vỡ non, ối vỡ sớm ).

  1. SANH CHỈ HUY.

     - Sanh chỉ huy là một một trong những phương pháp gây chuyển dạ, do người thầy thuốc sản khoa khởi động và điều khiển các cơn co tư cung ( xem bài sanh chỉ huy ).

  1. GIỤC SANH.

     - Giục sanh là một trong các phương pháp gây chuyển dạ, tức là khi sản phụ có thai đủ tháng mà chưa vào chuyển dạ sanh là chúng ta dùng thuốc oxytocin để gây chuyển dạ ( xem bài các phương pháp gây chuyển dạ trong đó có phần sử dụng oxytocin…)  

  1. TĂNG CO CƠN CO TỬ CUNG CỦA CUỘC CHUYỂN DẠ SANH.

     - Tăng co cơn gò tử cung của cuộc chuyển dạ sanh có cơn co tử cung thưa, yếu là dùng oxytocin có pha với glucose 5% ( xem bài sử dụng oxytocin trong chuyển dạ sạnh ) để có cơn co tử cung phù hợp với thời kỳ chuyển dạ.

  1. NGHIỆM PHÁP LỌT TRONG NGÔI CHỎM.

     - Xem bài nghiệm pháp lọt trong ngôi chỏm.

  1. DOẠ SANH NON.

     - Doạ sanh non là có thể sanh nhưng thai 22 - < 37 tuần tuổi ( xem bài doạ sanh non và sanh non ).

  1. SANH NON.

     - Sanh non là sản phụ doạ sanh non đã vào chuyển dạ sanh thật sự nhưng thai 22 - < 37 tuần tuổi ( xem bài doạ sanh non và sanh non ).

Tài liệu tham khảo :

  1. Hướng dẫn Quốc gia về dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản của Bộ Y tế năm 2009.
  2. Phác đồ điều trị sản phụ khoa năm 2003 của Bệnh Viện phụ sản Từ Dũ TP Hồ Chí Minh
  3. Cấp cứu sản phụ khoa của Bệnh Viện phụ sản Từ Dũ TP Hồ Chí Minh NĂM 2001.

MỘT SỐ ĐƯỜNG KÍNH LỌT CỦA NGÔI THAI

 

  1. NGÔI CHỎM:

     - Điểm móc của ngôi chỏm là thóp sau.

       + Đường kính lọt của ngôi chỏm là hạ chẳm – thóp trước = 9,5 cm.

  1. NGÔI MẶT:

   - Điểm móc của ngôi mặt là cằm

       + Đường kính lọt của ngôi mặt là hạ cằm – thóp trước = 9,5 cm. Chỉ có thể sổ được cằm vệ.

III. NGÔI THÓP TRƯỚC:

     - Ngôi thóp trước là giữa ngôi chỏm với ngôi mặt, đầu cúi hay ngữa không tốt. Điểm móc của thóp trước là thóp trước.

       + Đường kính lọt của ngôi trán là chẳm – cằm = 13 cm. Xử trí : mổ bắt con khi có dấu chuyển dạ sanh.

  1. NGÔI TRÁN:

     - Ngôi trán là giữa ngôi chỏm với ngôi mặt, đầu cúi hay ngữa không tốt. Điểm móc của ngôi trán là gốc mũi.

     + Đường kính lọt của ngôi trán là thượng chẳm – cằm = 13,5 cm. Xử trí : mổ bắt con khi có dấu chuyển dạ sanh.

  1. NGÔI MÔNG:

     - Ngôi mông là ngôi ngược, đầu ở trên, mông ở dưới. Điểm móc của ngôi mông là đỉnh xương cùng.

     + Mổ bắt con khi ngôi mông có kèm theo các yếu tố tiên lượng cuộc sanh như ối vỡ non, ối vỡ sớm, sa dây rốn khi thai nhi còn sống.

  1. NGÔI NGANG HAY NGÔI VAI:

     - Ngôi ngang là ngôi có thai nằm ngang. Điểm móc của ngôi ngang là mỏm vai

       + Phẫu thuật bắt con khi có dấu chuyển dạ sanh.

       + Nội xoay thai cho thai thứ 2 ngôi vai trong trường hợp sinh đôi, khi đủ điều kiện nội xoay thai. Nếu không được thì mổ lấy thai ngay.

Tài liệu tham khảo

  1. Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2009 của Bộ Y tế
  2. Nội dung ôn thi tuyễn sinh sau đại học năm 2011 của Trường đại học y dược TP Cần Thơ

            

CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG MỘT CUỘC CHUYỂN DẠ

 

  1. TÌNH TRẠNG VÀ SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI MẸ.

     - Người mẹ hoàn toàn khỏe mạnh, hoặc bởi chi phối bởi lý do sức khỏe gia đình và xã hội.

     - Có bị bệnh gì khác kèm theo trước và trong lúc manh thai.

     - Tiền sử các lần sanh trước nếu là con rạ.

     - Có uống thuốc gì để sanh mau và không đau không.

     - Người mẹ sanh con so < 18 tuổi hoặc con rạ lớn tuổi > 35 tuổi. Đẻ nhiều hay quá dày ( khoảng cách giữa 2 lần đẻ dưới 3 năm ).

  1. SỰ TƯƠNG ỨNG GIỮA THAI NHI VỚI KHUNG CHẬU VÀ PHẦN MỀM CỦA NGƯỜI MẸ.

     - Thai nhi bình thường, khung chậu giới hạn, khung chậu hẹp, khung chậu méo, khung chậu lệch, tầng sanh môn cứng, khối u tiền đạo như u xơ tử cung, u nang buồng trứng to chèn ép vào tiểu khung, sẹo cổ tư cung, cổ tử cung bị khoéch chớp.

     - Người mẹ bị tiền sử sốt bại liệt ngay từ nhỏ …

III. NGÔI, THẾ, KIỂU THẾ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ CÓ LIÊN QUAN TỐI THAI NHI VÀ PHẦN PHỤ CỦA THAI.

     - Các ngôi thai có thể sanh ngã âm đạo: ngôi chỏm, ngôi mặt cằm vệ, ngôi mông.

     - Các ngôi bắt buộc phải phẫu thuật lấy thai: ngôi ngang ( ngôi vai ), ngôi thóp trước, ngôi trán, ngôi mặt cằm cùng. Ngay cả những ngôi theo dõi đẻ ngã âm đạo thì kiểu thế sau đó tiên lượng không tốt bằng có kiểu thế trước.

     - Thai thiếu tháng, thai già tháng.

     - Đa thai.

     - Nhau tiền đạo, nhau bong non, dây rốn quắc cổ, dây rốn ngắn, sa dây rốn.

     - Con hiếm, có tiền sử vô sinh, phải áp dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

     - Thai dị dạng.

  1. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TRONG CHUYỂN DẠ.

       Khi theo dõi mỗi cuộc chuyển dạ thì có 5 dấu hiệu bắt buộc cần theo dõi :

     - Cơn gò tử cung: nhịp nhàng, đều đặn và phù hợp với độ xóa mở cổ tử cung hay không.

     - Xóa mở cổ tử cung: nhịp nhàng phù hợp với cơn gò tử cung là tiên lượng tốt. Ngược lại, nếu cổ tử cung dầy, cứng, phù nề, mở chậm hoặc không mở thêm là tiên lượng xấu.

     - Độ lọt của ngôi thai:

       + Tiên lượng tốt: Ngôi thai từ cao lỏng lẻo tiến đến chúc, chặc rồi lọt qua khung chậu.

       + Tiên lương xấu: Đầu thai nhi luôn luôn chờm vệ, ngôi thai không tiến triển thêm, đầu không cúi, có hiện tượng chồng khớp sọ hoặc không lọt.

     - Đầu ối:

       + Đầu ối phồng hay dẹt có biểu hiện bình chỉnh thai nhi tốt.

       + Đầu ối hình quả lê. Màng ối dày, ối vỡ non hay vỡ sớm là tiên lương không tốt cho cuộc chuyển dạ.

     - Tim thai:

       + Nhịp tim thai đều, dao động bình thường có tiên lượng tốt.

     + Nhịp tim thai chậm < 120 lần/phút hay nhanh > 160/lần/phút có tiên lượng không tốt.

       + Theo dõi nhịp tim thai bằng máy MONITOR sản khoa: có biểu hiện theo cơn gò tử cung như nhịp tim thai phẳng, DIP I, DIP II, DIPIII biến đổi đều là các dấu hiệu không tốt dễ đưa đến suy thai trong chuyển dạ.

  1. CÁC TAI BIẾN CÓ THỂ XẢY RA TRONG CUỘC CHUYỂN DẠ.

     - Chảy máu âm đạo ( nhau tiền đạo, nhau bong non ).

     - Dọa vỡ tử cung, vỡ tử cung.

     - Sa dây rốn, sa tay.

     - Tắt mạch ối.

  1. KẾT LUẬN.

     - Tiên lượng một cuộc chuyển dạ chính xác là điều rất khó.

     - Sử dụng biểu đồ chuyển dạ là cần thiết trong quá trình theo dõi chuyển dạ nhằm phát hiện sớm những chuyển dạ bất thường để có hướng xử trí kịp thời giúp cho mẹ tròn, con

vuông.

Tài liệu tham khảo

Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản 2009 của Bộ Y tế.

CHẨN ĐOÁN CHUYỂN DẠ

 

  1. ĐỊNH NGHĨA.

     - Chuyển dạ là một loạt hiện tượng diễn ra ở người có thai trong giai đoạn cuối làm cho thai và bánh nhau được đưa ra khỏi buồng tử cung qua đường âm đạo.

  1. TRIỆU CHỨNG CHUYỂN DẠ.

     - Đau bụng từng cơn do co bóp tử cung tăng dần, nếu tần số 3 cơn trong 10 phút, mỗi cơn co kéo dài trên 20 giây thì chuyển dạ là chắc chắn.

     - Sản phụ thấy ra dịch nhầy có máu ( nhựa chuối ) ở âm đạo.

     - Cổ tử cung xóa hết hoặc gần hết và nếu đã mở từ 3 cm trở lên thì chắc chắn.

     - Đầu ối đã được thành lập.

III. KHÁM CHẨN ĐOÁN CHUYỂN DẠ.

3.1. Hỏi:

     - Tiền sử : cá nhân, gia đình, tiền sử sản phụ khoa.

     - Tình hình kỳ thai này :

       + Kính cuối cùng, để dự kiến ngày sanh: ngày cộng 7 tháng trừ 3 là ngày sanh tính theo ngày dương lịch.

       + Diễn biến quá trình thai nghén, kết quả các lần khám thai.

     - Dấu hiệu chuyển dạ: tính chất của đau bụng, ra nhầy hồng.

3.2. Khám toàn thân:

     - Đo chiều cao, cân nặng, mạch, huyết áp, nhiệt độ, nghe tim phổi, khám phù, da – niêm mạc, quan sát toàn bộ ( thể trạng, cao, lùn, thọt .. ).

     - Đặc biệt chú ý người đẻ con so hay con rạ nhưng lần đẻ trước: đẻ thường hay đẻ khó, BHSS…

3.3. Khám sản khoa:

     - Quan sát bụng to hay nhỏ, tư thế tử cung, hình dáng tử cung.

     - Đo chiều cao tử cung ( cm ) để tính tuần thuổi thai = chiều cao chia cho 4 cộng thêm 1. Vòng bụng ( cm ). Để tính trọng lượng thai nhi = ( chiều cao tử cung + vòng bụng ) chia cho 4, cộng hay trừ sai số là khoảng 200g, kinh nghiệm thành bụng có dày nhiều mỡ hay ốm.

     - Dùng 4 thủ thuật Léopold ( Sờ nắn bụng để biết ngôi, thế ):

       + Thủ thuật thứ nhất: sờ đáy tử cung xem coi là đầu hay mông là ngôi đầu hay ngôi mông.

       + Thủ thuật thứ hai: sờ hai bên hông tử cung xem coi thế phải hay trái.

       + Thủ thuật thứ ba: sờ phía dưới tử cung để xác định lại là ngôi đầu hay ngôi mông.

       + Thủ thuật thứ tư: xem coi ngôi thai đã xuống lọt chưa.

     - Nghe tim thai.

     - Đo cơn co tử cung.

     - Đo và đánh gia khung chậu ngoài.

     - Thăm âm đạo đánh giá tình trạng:

       + Ngôi, thế, kiểu thế và mức độ tiến triển của ngôi thai.

       + Tình trạng đầu ối ( đã thành lập chưa, phồng hay dẹt ).

       + CHÚ Ý: có thể xác định chuyển dạ bằng Monitor sản khoa. Hạn chế khám âm đạo trong quá trình chuyển dạ.

3.4. Chẩn đoán tình trạng của sản phụ phải theo trình tự như sau :

     - Thai con so hay con rạ lần thứ mấy, đủ tháng hay thiếu tháng ( được bao nhiêu tuần tuổi thai ), ngôi gì, kiểu thế nếu l ngôi chỏm, ối còn hay đã vỡ giờ thứ mấy, chuyển dạ ở thời kỳ nào?

     * Chú ý trong quá trình sanh của sản phụ chỉ có 03 giai đoạn đó là :

       + Giai đoạn I: là giai đoạn xuống và xóa mở cổ tử cung gồm 02 thời kỳ ( thời kỳ tiềm thời có thể gọi là pha tiềm tàng và thời kỳ hoạt động có thể gọi là pha tích cực )

       + Giai đoạn II: là giai đoạn sổ thai.

       + Giai đoạn III: là giai đoạn sổ nhau.

     - Tiên lượng :

       + Nhẹ, vừa hay nặng

       + Cụ thể sanh đường âm đạo được hay không?

  1. CẬN LÂM SÀNG.

     - Xét nghiệm cơng thức mu 18 chữ số.

     - Xét nghiệm thời gian máu chảy, máu đông: TS, TC hay TQ, TCK

     - Xét nghiệm nhĩm mu: hệ AOB.

     - Xét nghiệm chức năng gan: AST, ALT.

     - Xét nghiệm chức năng thận: Uré, Creatinin.

     - Tổng phân tích nước tiểu.

     - Siêu âm sản khoa.

  1. CHẨN ĐOÁN CHUYỂN DẠ SANH THEO THỨ TỰ NHƯ SAU.

     - Thai co so hay con rạ lần thứ mấy;

     - Ngôi Thai gì;

     - Ối còn hay đã vỡ. Nếu đã vỡ thì vỡ giờ thứ mấy;

     - Chuyển dạ thời kỳ hay giai đoạn nào;

     - Có các bệnh lý gì kèm theo không như tiền sản giật, Hội chứng HELLP, có bắt xứng đầu chậu không, …

  1. XỬ TRÍ.

     - Nếu đã chuyển dạ: cho sản phụ nhập viện, theo dõi chuyển dạ cho đến khi sanh ( xem bài theo dõi chuyển dạ đẻ thường ).

     - Nếu chưa chuyển dạ:

       + Cho về nhà nếu thai nghén bình thường.

       + Nằm theo dõi hoặc chuyển tuyến trên nếu thai nghén có nguy cơ cao.

       + Nếu ối vỡ cho đẻ chỉ huy. Kháng sinh chống nhiễm trùng khi ối vỡ > 6 giờ.

       + Nếu sản phụ nhà xa, tiền sử đẻ khó. Cần phân biệt chuyển dạ thật hay giả.

STT

Cần theo di

Chuyển dạ thật

Chuyển dạ giả

1

Cơn co TC

Tiến triển tăng dần theo quá trình chuyển dạ: đều đặn, mỗi lúc một mạnh lên, dài ra và mau hơn. Cơn co gây đau.

Cơn co tử cung thất thường, không đều, không tăng lên rõ rệt và tần số và cường độ. Cơn co không gây đau.

2

Xoá mở CTC

CTC biến đổi, mở rộng dần theo quá trình chuyển dạ

CTC hầu như không tiến triển sau một thời gian theo dõi

3

Đầu ối

Đã thành lập

Chưa thành lập

 

Ti liệu tham khảo :

  1. Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản 2009 của Bộ Y tế.
  2. Phác đồ điều trị sản phụ khoa năm 2003 của Bệnh viện phụ sản Từ Dũ TP Hồ Chí Minh

 

THEO DÕI CHUYỂN DẠ SANH THƯỜNG

 

     Chuyển dạ là giai đoạn cuối cùng kết thúc quá trình thai nghén là cho thai nhi và nhau thai được đưa ra khỏi buồng tử cung.

  1. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA MỘT CUỘC CHUYỂN DẠ.

     Tất cả các cuộc chuyển dạ sanh cũng được chia ra 3 giai đoạn như sau :

1.1. Giai đoạn I:

     - Còn gọi là giai đoạn xuống và xóa mở cổ tử cung được chia ra 2 thời kỳ hay 2 pha :

     + Thời kỳ tiềm thời ( pha tiềm tàng ): cổ tử cung mở đến < 3 cm. Thời gian thời kỳ tiềm thời kéo dài tối đa là 8 giờ.

     + Thời kỳ hoạt động ( pha tích cực ): cổ tử cung mở từ > 3 cm đến trọn là 10 cm. Thời gian thời kỳ tiềm thời kéo dài tối đa là 7 giờ, trung bình mỗi giờ cổ tử cung sẽ mở > 1 cm.

1.2. Giai đoạn II: giai đoạn sổ thai:

     - Tính ừ lúc cổ tử cung mở trọn xóa 100%, ngôi lọt đến lúc thai nhi sổ ra ngoài. Thời gian tối đa đối với con rạ là 30 phút và đối với con so là 60 phút.

1.3. Giai đoạn III: giai đoạn sổ nhau:

     - Tính từ lúc sổ thai đến khi nhau được sổ ra ngoài. Thời gian trung bình không quá 15 phút ( xem thêm xử trí tích cực giai đoạn III của chuyển dạ ).

  1. THEO DOÕI CHUYỂN DẠ SANH THƯỜNG.

2.1. Các nguyên tắc chăm sóc trong khi chuyển dạ:

     - Tốt nhất bà mẹ phải được theo dõi chuyển dạ tại cơ sở y tế.

     - Phải theo dõi chuyển dạ bằng biểu đồ chuyển dạ một cách toàn diện, có hệ thống, phải thành thạo các thao tác chuyên môn, phải biết ghi và phân tích được một biểu đồ chuyển dạ, phát hiện các yếu tố bất thường trong chuyển dạ, để kịp thời xử trí ( thuốc, thủ thuật, phẫu thuật hay chuyển tuyến ) đảm bảo an toàn cho mẹ và con.

     - Phải chuẩn bị những dụng cụ tối thiểu cần thiết và đảm bảo vô khuẩn cùng với các dụng cụ để chăm sóc sơ sinh ngay sau sanh.

     - Khi đỡ đẻ, đỡ bánh nhau, kiểm tra bánh nhau, làm rốn sơ sinh phải thao tác đúng quy trình góp phần làm giảm tai biến sản khoa.

     - Tận tình, kiên nhẫn và tỉ mỉ là những đức tính cần thiết của người chăm sóc chuyển dạ.

     - Trong khi theo dõi quá trình chuyển dạ, cán bộ y tế cần động viên, hỗ trợ về tinh thần giúp cho sản phụ giảm bớt lo lắng.

     - Khuyến khích sản phụ đi lại, không nên nằm một chổ ( sau 24 giờ sanh ).

     - Hướng dẫn cách thở khi không có cơn co và khi có cơn co tử cung.

     - Khuyến khích sản phụ đi tiểu 02 giờ/lần.

2.2. Theo dõi trong quá trình chuyển dạ

2.2.1. Với cuộc chuyển dạ đẻ thường:

2.2.1.1. Theo dõi toàn thân.

     - Mạch:

       + Trong chuyển dạ mạch 4 giờ/lần.

       + Ngay sau đẻ phải đếm mạch, ghi lại trong hồ sơ rồi sau đó cứ 15 phút/lần trong giờ đầu, 30 phút/lần trong giờ thứ 2 và 1 giờ lần trong 4 giờ tiếp theo.

       + Bình thường mạch 70 - 80 lần/ phút, mạch nhanh > 100 lần/phút hoặc chậm < 60 lần/phút phải khám, tìm nguyên nhân để xử trí.

     - Huyết áp:

       + Đo huyết áp: trong chuyển dạ 4 giờ/lần.

       + Ngay sau đẻ phải đo huyết áp để ghi lại trong hồ sơ, sau đó 1 giờ/lần trong 2 giờ đầu, phải đo huyết áp thường xuyên khi có chảy máu hoặc mạch nhanh.

       + Phải xử trí kịp thời khi huyết áp cao hoặc choáng.

     - Nhiệt độ:

       + Đo nhiệt độ 4 giờ / lần

       + T0 < 370C: ủ ấm . Khi T > 380C: lau mát.

       + Cho sản phụ uống nhiều nước.

       + Quan sát diễn biến toàn thể trạng : nếu bà mẹ mệt lả, kiệt sức, vật vã, khó thở cần có xử trí thích hợp và tích cực tùy theo nguyên nhân.

     - Theo dõi cơn co tử cung:

      + Thời kỳ tiềm thời: theo dõi 01 giờ/lần. Thời kỳ tiềm thời phải bắt cơn co tử cung trong 10 phút xem có bao nhiêu cơn co tử cung.

       + Thời kỳ hoạt động: theo dõi 30 phút/lần. Thời kỳ hoạt động phải bắt cơn co tử cung trong 10 phút xem có bao nhiêu cơn co tử cung.

       + Khi cơn co tử cung quá ngắn < 20 giây hay quá dài > 60 giây phải tìm ra nguyên nhân gây rối loạn cơn co để có thái độ xử trí thích hợp.

       + Ngay sau khi sanh khám lại xem tử cung có co hồi thành khối cầu an toàn hay không.

     - Theo dõi nhịp tim thai:

       + Nhịp tim thai bình thường từ 120 - 160 lần/phút. Nhịp tim thai đều nhau ngoài cơn co tử cung và chậm dần trong cơn co tử cung.

       + Thời kỳ tiềm thời : theo dõi 01 giờ/lần. Nghe tim thai trọn 01 phút có bao nhiêu nhịp/phút.

       + Thời kỳ hoạt động : theo dõi 30 phút/lần. Nghe tim thai trọn 01 phút có bao nhiêu nhịp/phút.

       + Khi nhịp tim thai nhanh > 160 lần/phút hay chậm < 120 lần/phút, phải tìm ra nguyên nhân để có hướng xử trí phù hợp cho tình trạng thai nhi.

     - Theo dõi tình trạng ối:

       + Nhận xét tình trạng ối mỗi 04 giờ/lần và khi ối vỡ.

       + Bình thường đầu ối dẹt, nước ối có thể trong hay trắng đục.

       + Nếu nước ối màu xanh, màu đỏ hoặc nâu đen, hôi, đa ối, thiểu ối phải tìm nguyên nhân để xử trí thích hợp.

       + Nếu ối vỡ non, vỡ sớm trên 06 giờ tìm nguyên nhân để xử trí và hạn chế thăm khám đường âm đạo nhằm hạn chế tình trạng nhiễm trùng ối.

     - Theo dõi mức độ xóa mở cổ tử cung:

       + Thời kỳ tiềm thời kéo dài tối đa là 08 giờ khi cổ tử cung mở đến 03 cm: theo dõi 04 giờ / lần.

       + Thời kỳ hoạt động kéo dài tối đa là 07 giờ khi cổ tử cung mở từ > 03 cm đến 10 cm : theo dõi 02 giờ/lần.

       + Bình thường cổ tử cung mềm, mỏng, không phù nề. Đường biểu diễm cổ tử cung trên biểu đồ chuyển dạ luôn ở bên trái đường báo động.

       + Nếu cổ tử cung không tiến triển, phù nề, đường biểu diễn cổ tử cung trên biểu đồ chuyển dạ chuyển sang bên phải đường báo động hoặc cổ tử cung mở hết mà đầu không lọt phải có chỉ định phẫu thuật bắt con ngay.

     - Theo dõi mức độ tiến triển của ngôi thai:

       + Phải đánh giá mức độ tiến triển của đầu thai nhi bằng cách nắn ngoài thành bụng và thăm âm đạo. Có 4 mức: đầu cao lỏng, đầu chúc, đầu chặt và đầu lọt. Khi đầu đã lọt, có 3 mức: lọt cao, lọt trung bình và lọt thấp.

       + Ghi độ lọt vào biểu đồ chuyển dạ. Phát hiện sớm chuyển dạ đình trệ.

       + Nếu ngôi thai không tiến triển thì phải có chỉ định mổ lấy thai.

     - Theo dõi khi thai sổ:

       + xem bài đỡ đẻ thường ngôi chỏm.

     - Theo dõi khi sổ nhau:

       + xem bài xử trí tích cực giai đoạn 3 của chuyển dạ và bài kiểm tra nhau.

TÓM TẮT CÁC YẾU TỐ CẦN THEO DÕI

STT

YẾU TỐ CẦN THEO DÕI

THỜI KỲ TIỆM THỜI

THỜI KỲ HOẠT ĐỘNG

1

Mạch

4 giờ/lần

4 giờ/lần

2

Huyết áp

4 giờ/lần

4 giờ/lần

3

Nhiệt độ

4 giờ/lần

4 giờ/lần

       

4

Tình trạng ối

4 giờ/lần

2 giờ/lần

5

Độ mở CTC

4 giờ/lần

2 giờ/lần

6

Chồng khớp ( qua khám âm đạo )

4 giờ/lần

2 giờ/lần

       

7

Tim thai

1 giờ/lần

30 phút/lần

8

Cơn co tử cung

1 giờ/lần

30 phút/lần

9

Độ lọt của ngôi thai

1 giờ/lần

30 phút/lần

2.2.2. Với cuộc chuyển dạ có dấu hiệu bất thường:

     - Điều dưỡng, hộ sinh khi theo dõi có dấu hiệu bất thường, nhất là ở biểu đồ chuyển dạ phải báo ngay cho bác sĩ khoa hay bác sĩ trực.

     - Phải có thái độ xử trí ngay để đưa các dấu hiệu bất thường ở trên trở về bình thường hay chấp nhận được.

Tài liệu tham khảo

  1. Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản 2009 của Bộ Y tế
  2. Phác đồ điều trị sản phụ khoa 2003 của Bệnh viện phụ sản Từ Dũ TP Hồ Chí Minh

 

ĐỠ ĐẺ THƯỜNG NGÔI CHỎM

 

  1. ĐỊNH NGHĨA.

     - Sanh thường ngôi chỏm kiểu chẩm vệ là thủ thuật tác động vào giai đoạn sổ thai để giúp cuộc sanh được an toàn theo đường âm đạo.

  1. CHỈ ĐỊNH.

     - Khi cổ tử cung mở trọn và xoá 100%

     - Mới cho sản phụ rặn theo từng cơn gò của tử cung.

     - Thai ngôi chỏm, đầu đã lọt thấp, thập thò ở âm hộ và chuẩn bị sổ.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH.

     - Thai không khả năng sanh đường dưới được.

     - Ngôi chỏm chưa lọt.

  1. CHUẨN BỊ.

4.1. Phương tiện:

     - Bộ dụng cụ sanh và bộ khăn vô khuẩn.

     - Bộ dụng cụ cắt và khâu tầng sinh môn.

     - Kim khâu và chỉ khâu Chromic oo.

     - Dụng cụ hút nhớt và hồi sức sơ sinh.

     - Thông tiểu.

4.2. Sản phụ:

     - Động viên, hướng dẫn cách thở, cách rặn và thư giãn hít thở đều ngoài cơn rặn để có sức có cơn mới cho sản phụ rặn.

     - Rửa vùng sinh dục ngoài bằng nước chín để nguội.

     - Sát khuẩn rộng vùng sinh dục ngoài, bẹn, đùi và trải khăn vô khuẩn.

4.3. Tư thế sản phụ:

     - Sản phụ nằm ngửa trên bàn sanh, tư thế nửa nằm nửa ngồi, 2 đùi và cẳng chân giang rộng ra và 2 tay giữ lấy 2 cẳng bàn chân, mông sát mép bàn.

  1. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH.

       Nguyên tắc:

5.1. Người đở sanh phải đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn.

5.2. Không được đẩy bụng sản phụ.

5.3. Thời gian rặn:

     - Con so tối đa là 60 phút.

     - Con rạ tối đa là30 phút.

     - Nếu quá thờ gian này cần can thiệp để lấy thai ra: Sanh giác hút hoặc mổ lấy thai.

5.4. Kỹ thuật đở sanh kiểu chẳm vệ :

5.4.1. Sanh đầu:

     - Giúp đầu cúi tốt: ấn nhẹ nhàng vào vùng chẳm trong mỗi cơn gò tử cung.

     - Ở con so cắt tầng sinh môn vị trí 7 giờ.

     - Khi hạ chẳm tì dưới khớp vệ: một tay giữ tầng sinh môn, còn tay kia đẩy vào vùng trán ngược lên trên, giúp đầu ngửa dần mắt, mũi, miệng, cằm sẽ lần lượt sổ ra ngoài.

     - Chú ý nên tránh nước ối và máu vào mũi miệng của thai nhi và người phụ tích cực hút nước ối trong mũi miệng của thai nhi.

5.4.2. Đở vai:

     - Hai bàn tay ôm đầu thai nhi ở 2 bên thái dương kéo thai xuống theo trục rốn cụt để sổ vai trước. Khi bờ dưới cơ delta tì dưới khớp vệ thì một tay giữ đầu ( cổ nằm giửa khe 2 ngón tay cái và trỏ ) tay kia giữ tầng sinh môn, nhấc thai lên trên và cho sổ vai sau.

5.4.3. Đở thân, mông và chi:

     - Khi sổ đầu, 2 vai xong thì kéo thai ra cho sổ thân và 2 chân và dùng bàn tay lấy giữ 2 chân em bé.

     - TB 10 UI Oxytocin khi chắc chắn không còn thai nào trong tử cung ( xem xử trí tích cực giai đoạn III của chuyển dạ ).

     - Chuyển thai ra bàn hồi sức: đánh gía chỉ số Apgar 1 phút và 5 phút, làm rốn ( xem bài làm rốn trẻ sơ sinh ).

  1. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN.

6.1. Theo dõi:

6.1.1. Sau mỗi cơn rặn phải nghe lại tim thai. Nếu có suy thai phải có thái độ xử trí thích hợp.

6.1.2. Luôn quan sát bụng sản phụ phát hiện dấu hiệu dọa vỡ tử cung.

6.1.3. Phát hiện chảy máu, vết rách và đánh gía mức độ co hồi tử cung ( có khối cầu an toàm hay không ).

6.1.4. Sau sanh nên dùng thuốc cho sản phụ:

     - Kháng sinh dạng uống nhóm Beta – lactam, có thể phối hợp với nhóm kháng sinh nhóm Aminoglycosid tùy thro từng trường hợp cụ thể. Nếu dị ứng với thuốc này thỉ đổi sang nhóm Macrolide

     - Kháng viêm: alpha chymotrypsin.

     - Thuốc can xi.

     - Thuốc giảm đau.

     - Thuốc có chứa nhóm sắt.

     - Thuốc rữa âm đạo hàng ngày.

6.1.5. Thuốc sử dụng cho trẻ sơ sinh:

     - Thuốc Vitamine K1 1/10A TB.

     - Thuốc ngừa viêm gan siêu vi B.

     - Một số thuốc khác kèm theo cần cấp cứu trẻ sơ sinh.

  1. Xử trí tai biến:

     - Ngay sau khi sổ thai, nhau bong dở dang gây băng huyết thì cần bóc nhau nhân tạo và kiểm soát tử cung ngay ( xem bài bóc nhau nhân tạo và kiểm soát tử cung ).

     - Nếu rách âm hộ, âm đạo, TSM ( hoặc cắt chủ động ): khâu cằm máu sau khi sổ nhau và kiểm soát bánh nhau.

     - Nếu ghi ngời băng huyết do đờ tử cung thì phải tích cực cấp cứu sản phụ ( xem bài băng huyết sau sanh ).

     - Thai nhi ngạt: phải hồi sức thai ( xem phần hồi sức sơ sinh ngạt ).

  1. Để làm giảm băng huyết sau sanh, sau khi sổ thai xong thì thực hiện xử trí giai đoạn III của chuyển dạ. Đồng thời tiến hành kiểm tra đường sinh dục ngay cho dù đó sanh dễ hay sanh khó và xử trí kịp thời.

Ti liệu tham khảo :

Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản 2009 của Bộ Y tế

            

XỬ TRÍ TÍCH CỰC GIAI ĐOẠN 3 CỦA CHUYỂN DẠ

 

     Xử trí tích cực giai đoạn 3 của chuyển dạ là các thao tác chủ động của người đỡ đẻ tác động ở giai đoạn sau khi sổ thai để giúp nhau bong và sổ ra ngoài nhanh hơn, nhằm phòng ngừa chảy máu sau đẻ.

  1. CHỈ ĐỊNH.

     - Cho mọi trường hợp đẻ đường dưới, khi thai vừa mới sổ ra ngoài và chắc chắn không còn thai nào trong tử cung.

  1. Cách thức tiến hành.

2.1. Tư vấn.

     - Giải thích công việc sẽ tiến hành để lấy nhau sau khi thai ra ngoài cho sản phụ yên tâm và hợp tác với nhân viên y tế.

2.2. Phương tiện, dụng cụ.

     - Ngoài các dụng cụ, thuốc men, đồ vải và các vật liệu vô khuẩn cần thiết cho đỡ đẻ và kiểm tra nhau, cần có thêm oxytocin 10 đv, chuẩn bị trong bơm tiêm để sẵn trên bàn dụng cụ đỡ đẻ.

2.3. Qui trình thực hiện:

     - Bước 1: Nắn tử cung ngay sau khi thai sổ ra ngoài để chắc chắn trong tử cung không còn thai nào nữa.

     - Bước 2: Tiêm bắp 10UI oxytocin vào mặt trước đùi cho sản phụ đã chuẩn bị trước.

     - Bước 3: Cặp và cắt dây rốn ở gần sát âm hộ bà mẹ để khi kéo dây rốn dễ dàng hơn ( không nên vội vàng cắt rốn ngay ).

     - Bước 4: Kéo dây rốn có kiểm soát.

       + Kiểm tra sự co hồi của tử cung: một tay giữ căng dây rốn chờ đợi tử cung co lại, tay còn lại đặt trên bụng sản phụ đánh giá tử cung đã co tốt.

       + Đỡ nhau: một tay người đỡ đẻ đặt trên bụng sản phụ, phía trên xương mu, ấn nhẹ vào mặt trước đoạn dưới tử cung, đẩy nhẹ lên phía xương ức tránh tử cung bị kéo xuống dưới khi kéo dây rốn. Tay kia giữ kẹp dây rốn, kéo dây,rốn nhẹ nhàng và liên tục dọc theo ống đẻ, kéo như vậy trong vòng 2 - 3 phút, nếu nhau không sổ trong giai đoạn này, dừng lại 5 phút rồi kéo lại.

       + Màng nhau: hạ thấp bánh nhau xuống để lợi dụng sức nặng,của bánh nhau kéo màng nhau. Cũng có thể dùng hai bàn tay đỡ bánh nhau và xoay nhẹ để màng nhau ra hết.

       + Xoa nắn tử cung: sau khi nhau sổ, xoa ngay đáy tử cung qua thành bụng đến khi tử cung co tốt.

     - Kiểm tra nhau: khi đã chắc chắn tử cung co tốt và không thấy chảy máu mới tiến hành kiểm tra bánh nhau, màng nhau, dây rốn như thường lệ (xem bài “Kiểm tra nhau”).

     - Theo dõi sản phụ sau đẻ: xoa đáy tử cung 15 phút/lần trong vòng 2 giờ đầu cho đến khi chắc chắn tử cung đã co hồi tốt.

2.4. Khó khăn và cách xử trí:

     - Kéo dây rốn nhưng bánh nhau không bong và không xuống dần trong tử cung: không được kéo giật, không được kéo mạnh, chờ đợi một lát rồi tiếp tục kéo lại. Nếu vẫn không kết quả, chờ cho nhau bong tự nhiên rồi đỡ ra. Nếu nhau vẫn không bong, có thể dùng 3 viên Misoprostol 200mcg ngậm dưới lưỡi, sau 15 phút nếu nhau không bong tiến hành bóc nhau nhân tạo.

     - Trường hợp dây rốn bị đứt trong khi kéo: thực hiện bóc nhau nhân tạo.

     - Sau khi xử trí tích cực giai đoạn 3 chuyển dạ mà vẫn chảy máu, tham khảo bài “băng huyết sau sanh”.

Tài liệu tham khảo

Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản năm 2009 của Bộ Y tế

CHỈ ĐỊNH MỔ LẤY THAI

 

  1. BẤT XỨNG ĐẦU CHẬU DO:

1.1. Khung chậu bình thường, thai to.

1.2. Khung chậu giới hạn hay hẹp, thai bình thường.

1.3. Chẩn đoán: nghiệm pháp lọt trong ngôi chỏm thất bại hoặc chuyển dạ kéo dài hay ngưng chuyển dạ ở thời kỳ hoạt động.

1.4. Cần chẩn đoán đúng và kịp thời để không đưa đến tình trạng suy thai cấp do cơn gò tử cung dồn dập và dọa vở tử cung, phải mổ cấp cứu.

  1. DO THAI:

2.1. Ngôi thai bất thường: ngôi ngang, ngôi trán, ngôi thóp trước, ngôi mặt cằm cùng, ngôi mông có một bất thường khác, ngôi phức tạp.

2.2. Suy thai cấp.

2.3. Suy thai trường diễn, chẩn đoán bằng siêu âm, soi ối hay bằng cách ghi cử động thai, tim thai hoặc chẩn đoán bằng thử nghiệm oxytocin.

2.4. Con quý, nhất là khi có một thời gian điều trị vô sinh.

III. DO PHẦN PHỤ CỦA THAI:

3.1. Nhau bong non.

3.2. Nhau tiền đạo trung tâm hay bán trung tâm mà không sinh qua đường ngã âm đạo.

3.3. Thiểu ối, biểu hiện của suy thai trường diễn.

3.4. Sa dây rốn, dây rốn ngắn chẩn đoán trong chuyển dạ.

  1. DO MẸ:

4.1. Tiền sản giật nặng, Sản giật mà điều trị nội khoa thất bại.

4.2. Bệnh đái tháo đường.

4.3. Khối u tiền đạo: u xơ ở đoạn eo tử cung, U nang buồng trứng mà trong quá trình chuyển dạ không di chuyển hoặc bị đẩy ra khỏi vùng chậu, các u nang thể bì thường nằm ở mặt trước đoạn dưới tử cung.

4.4. Vết mổ trên tử cung, mổ bóc nhân xơ tử cung, mổ lấy thai dọc thân tử cung hoặc mổ đoạn ngang đoạn dưới tử cung, nhưng có thêm bất thường trong chỉ định hay chất lượng lành sẹo không tốt, mổ thai ngoài tử cung ở gốc sừng …

4.5. Đau vết mổ bắt con củ, vết mổ mới < 2 năm, vết mổ 2 lần trở lên.

  1. DO RỐI LOẠN CƠN GÒ TỬ CUNG KHƠNG ĐIỀU CHỈNH ĐƯỢC:

5.1. cơn gò cường tính.

5.2. cơn gò dồn dập.

  1. DO PHẦN MỀM:

6.1. Cổ tử cung xơ cứng không dãn nở do tiền căn đốt điện lạnh, khoét chóp.

6.2. Dính âm đạo, âm đạo có vách ngăn và sâu không cắt được.

VII. KHÔNG CÓ CHỐNG CHỈ ĐỊNH TUYỆT ĐỐI MỔ LẤY THAI:              

     - Cần đảm bảo nguyên tắc “ MẸ VÀ CON an toàn, nếu không được thì phải ưu tiên đảm bảo tính mạng người mẹ trước “.

Tài liệu tham khảo

Cấp cứu sản phụ khoa năm 2001 của Bệnh viện phụ sản Từ Dũ TP Hồ Chí Minh

PHẪU THUẬT LẤY THAI

 

  1. CHUẨN BỊ TRƯỚC MỔ.

1.1. Làm các cận lâm sàng cần thiết cho phẫu thuật, xem thêm bài các cận lâm sàng tiền phẫu.

     - Xét nghiệm công thức máu 18 chữ số,

     - Xét nghiệm TS, TC hay TQ, TCK, nhóm máu, AST, ALT, Ure, Creatinin, I on đồ 6 chỉ số. Có thể xét nghiệm thêm Aclid uric cho trường hợp tiên sản giật

     - Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu.

     - Siêu âm sản khoa.

1.2. Giải thích cho sản phụ và gia đình sản phụ biết rõ: nguyên nhân phải mổ lấy thai, cách vô cảm, thời gian mổ và sự hợp tác cần thiết để mẹ tròn và con vuông sớm trở lại bình thường.

1.3. Vệ sinh vùng mổ: rữa ổ bụng, sát trùng vùng mổ.

1.4. Đường truyền tĩnh mạch.

1.5. Đặt thông tiểu ở trên phòng mổ.

1.6. Báo cho gây mê hồi sức khám tiền mê.

1.7. Báo cho khoa ngoại chuẩn bị mổ lấy thai.

1.8. Có thể gây tê tuỷ sống hoặc gây mê nội khí quản.

1.9. Thuốc trước phẫu thuật.

     - Thở oxy 4 - 5l/p.

     - Hồi sức cho mẹ và thai nhi bằng dịch truyền đẳng trương: Glucose 5%, lactac Ringer, Nacl 0,9%.

     - Kháng sinh nhóm Beta-lactam: Cefotaxim 1g ...

     - Thuốc ức chế tiết dịch vị: Cimetidin 300mg ...

     - Thuốc năng thể trạng: Vitamin C 0,5g.

     - Một số thuốc khác dự phòng băng huyết trong và sau phẫu thuật: Tranxamin 250mg 1A TB, Vitamin K1 10mg TB.

  1. CÁC THÌ MỔ CHÍNH.

2.1. THÌ I : Vào ổ bụng:

Có thể sử dụng đường rạch giữa dưới rốn hay đường vòng cung trên vệ ( đường mổ Pfannenstiel, đường mổ thẩm mỹ ).

2.1.1. Đường rạch giữa dưới rốn:

2.1.1.1. Ưu điểm : nhanh, phẫu thuật rộng, thích hợp với người thành bụng quá dày, dễ mở rộng khi cần thiết.

2.1.1.2. Nhược điểm : Làm yếu thành bụng sau mổ, không thẩm mỹ.

2.1.1.3. Thứ tự rạch da để vào ổ bụng:

     - Khi rạch da từ vệ đến gần rốn qua lớp mỡ dưới da đến bao trước cơ thẳng bụng.

     - Rạch một lổ nhỏ ở bao trước cơ thẳng bụng và dùng kéo cắt tách bao cơ.

   - Tách cơ thẳng bụng và cơ tháp theo đường giữa để bọc lộ mạc ngang và phúc mạc.

     - Mở phúc mạc theo đường giữa.

2.1.2. Đường rạch ngang: ( đường Pfannenstiel ):

2.1.2.1. Ưu điểm: thẩm mỹ, thành bụng chắc hơn sau mổ.

2.1.2.2. Nhược điểm: phẫu thuật hẹp hơn, khó mở rộng đường mổ khi cần thiết.

2.1.2.3. Thứ tự rạch da để vào ổ bụng:

     - Rạch da theo đường vòng cung hình bán nguyệt mở lê trên. Điểm giữa của đường rạch da nằm trong vùng lông mu. Hai đầu của đường rạch ở bên trong và dưới 2 gai chậu trước trên, cách 2 gai chậu trước trên khoảng 2 – 3 cm.

     - Khi rạch da, dao mổ phải vuông gốc với mặt phẳng da.

     - Dùng tay xé ngang lớp mỡ để làm giảm chảy máu.

     - Rạch một lổ nhỏ lớp cân, sau đó dùng tay tiếp xé ngang lớp cân cơ chéo bụng ngoài, chéo bụng trong, ngang bụng. ( Chú ý: tránh tổn thương cơ chéo bụng ngoài, chéo bụng trong, ngang bụng ).

     - Sau đó tách cơ thẳng bụng sang 2 bên theo đường thẳng dọc để lộ phúc mạc.

     - Mở phúc mạc theo đường đứng dọc.

2.2. THÌ II : Rạch ngang đoạn dưới tử cung:

2.2.1. Chèn gạc 2 bên tử cung ( trên dây chằng rộng ) để tránh ruột tràn xuống khi phẫu thuật và hạn chế nước ối tràn vào ổ bụng, đặt biệt trong trường hợp nhiễm trùng ối ).

2.2.2. Mở phúc mạc tử cung: dùng kéo, kẹp phẫu tích không mấu và cắt ngay phúc mạc tử cung, ngang đoạn dưới tử cung, sau đó mở rộng sang 2 bên.

2.2.3. Dùng ngón tay trỏ tách mép dưới của phúc mạc vừa cắt, ngón tay đè lên đoạn dưới tử cung, tạo một khoảng trống giữa tử cung và bàng quang, không tách qua sâu.

2.2.4. Cho mỏ neo vào khoảng trống trước bàng quang vừa tách, kéo bàng quang xuống dưới để giữ bàng quang bên ngoài phẫu trường.

2.2.5. Dùng dao rạch ngang đoạn dưới tử cung, rạch cơ tử cung từ từ, tránh rạch quá sâu, đề phòng tồn thương phải thai nhi.

2.2.6. Khi rạch, máu thường chảy nhiều. Người phụ phải hút liên tục để đảm bảo phẫu trường sạch. Điều này rất quan trọng để phẫu thuật viên thực hiện đường rạch chuẩn xác.

2.2.7. Phẫu thuật viên cho 2 ngón tay vào vào tử cung, xé đoạn dưới tử cung ra ngoài 2 bên. Nếu đoạn dưới tử cung dầy, dùng kéo cắt ra 2 bên. Có thể phối hợp cả 2 kỹ thuật viên trên. Chú ý đường mở ngang đoạn dưới tử cung phải đủ rộng để lấy Em bé ra ngoài mà không bị rách thêm, tuy nhiên khi xé hay cắt phải thật thận trọng, không làm tổn thương đến động mạch và tĩnh mạch dọc 2 bên.

2.2.8. Người phụ hút sạch máu và nước ối để làm sạch phẫu trường.

2.3. THÌ III: Lấy thai nhi và nhau ra khỏi tử cung:

2.3.1. Phẫu thuật viên cho tay vào đoạn dưới tử cung, đầu thai nhi ( bên trên ) và mép dưới của đoạn dưới tử cung ( bên dưới ). Nâng và gập đầu thai nhi sao cho phần chẩm hướng ra đường cắt tử cung.

2.3.2. Không dùng tay tựa vào mép tử cung để bẩy đầu thai nhi lên. Nếu đầu thai xuống nhiều, có thể sử dụng giác hút để giúp bắt đầu thai nhi.

2.3.3. Sau khi phần chẩm đã đi vào đường mổ, ấn vào đáy tử cung để giúp đẩy đầu thai nhi ra ngoài.

2.3.4. Chú ý không làm rách thêm khi lấy thai nhi.

2.3.5. Hút nhớt, lau lấy nhớt của thai nhi ở mũi, miệng khi Em bé đã đầu sổ.

2.3.6. Việc đở Em bé sau đó được tiến hành tương tự như sanh ngã âm đạo: đầu – vai trước, vai sau – thân ...

2.3.7. Sau khi thai sổ vai, cho 20 UI Oxytocin vào chai dịch truyền và cho chảy nhanh đến khi tử cung co hồi tốt. ( nếu nghi ngời có chảy máu hay dự phòng đờ tử cung mới có thể cho thêm TB 0,2 mg Ergometrin và nhéc hậu môn 400 mcg Misoprostol đến khi tử cung co hồi tốt ).

2.3.8. Đặt Em bé lên bụng mẹ, kẹp cắt rồn và chuyển Em bé ra ngoài.

2.3.9. Dùng kềm kẹp 2 góc của vết cắt và những nơi chảy máu nhiều. Tiến hành để nhau tróc tự nhiên sẽ cằm cáu tốt, một số trường hợp máu chảy ra nhiều thì tiến hành bóc nhau nhân tạo ngay.

2.3.10. Lau sạch buồng tử cung bằng gạc ướt bọc bên ngoài bàn tay.

2.3.11. Chú ý kiểm tra cổ tử cung trong các trường hợp cổ tử cung chưa mở hay khi khám âm đạo thấy cổ tử cung quá sâu. Nến cần có thể nông cổ tử cung để cổ tử cung mà thoát sản dịch sau mổ láy thai ( không bao giờ để bế sản dịch do mổ lấy thai ).

2.4. Khâu cơ tử cung:

2.4.1. Khâu cơ tử cung bằng chỉ tiêu: chỉ Vicril số 1 hay Safil số 1. Bắt đầu từ bên ngoài góc bên này rồi may mũi chỉ liên tục sang bên kia. Có thể may mũi chỉ rời, mũi này cách mũi kia 1cm.

2.4.2. Kiểm tra nơi chỉ may cơ tử cung nếu cằm máu tốt.

2.4.3. Thì phủ phúc mạc tử cung lại bằng chỉ Chromic 00. Có một số trường phái không cần phủ phúc mạc tử cung.

2.4.4. Nhớ lấy 2 miếng gạc chèn vào ổ bụng ra.

2.4.5. Lau bụng sạch, đặc biệt trong những trường họp có nhiễm trùng ối, kiểm tra không thấu chảy máy.

2.5. Đóng bụng:

Phục hồi thành bụng theo từng lớp giải phẫu về vị trí ban đầu.

Riêng trường hợp mổ đường Pfannenstiel phải chú ý chảy máu ở cơ thành bụng thì khâu cằm máu lại cho kỹ ( đo lại HA trước khi kiểm tra ). Đã có nơi xảy ra máu chảy ra tụ ở thành bụng phải cấp cứu.

III. Tai biến của phẫu thuật mổ lấy thai.

3.1. Tai biến và khó khăn trong khi mổ:

3.1.1. Tổn thương thủng bàng quang: mở phúc mạc thành và phúc mạc tạng.

3.1.2. Tổn thương thai nhi: rạch ngang đoạn dưới tử cung do đoạn dưới mỏng và rạch sâu.

3.1.3. Tổn thương động mạch tử cung: tách đường rạch tử cung ra 2 bên. Nhất là bên trái vì tử cung có thai to thường hơi xoay qua bên phải.

3.1.4. Đờ tử cung và chảy nhiều máu: Máu mất trung bình # 300ml. phải đánh gía lượng máu mất chính xác để bù dịch hợp lý hoặc truyền máu nếu cần.

3.1.5. Lấy thai khó, nhất là trong trường hợp ngôi thai bất thường: Ngôi mông, ngôi ngang, ngôi phức tạp, ngôi thai và nhau tiền đạo.

3.2. Tai biến sau khi mổ:

3.2.1. Đờ tử cung thứ phát.

3.2.2. Khối máu tụ, thường ở mặt sau bàng quang.

3.2.3. Viêm nội mạc tử cung, nhất là các trường hợp vỡ ối sớm, vỡ ối non trước khi mổ lấy thai.

3.2.4. Viêm đường tiết niệu, bí tiều sau phẫu thuật.

3.2.5. Viêm tắc tĩnh mạch vùng chậu.

3.2.6. Thận ứ nước nếu có tai biến cột niệu quản khi khâu cằm máu trong khi mổ.

3.2.7. Nhiễm trùng vết mổ ở tử cung, bung vết mổ ở các lớp từ tử cung ra đến phúc mạc, cân, mỡ, da.

3.2.8. Sốt do căng sữa.

  1. Chăm sóc sau mổ:

4.1. Theo dõi dấu hiệu sinh tồn, độ co hồi tử cung, máu và sản dịch, nước tiểu.

4.2. Rút ống thông tiểu khoảng 24 giờ sau mổ.

4.3. Nhu động ruột trở lại khoảng ngày 2 – 3 sau mổ.

4.4. Ngày đầu sau mổ phải ngồi dậy ít nhất 2 lần. Ngày thứ 2 có thể bất đầu đi lại, có thể cho uống một ít nước đường.

4.5. Nên sử dụng thuốc sau mổ:

- Tiếp tục cho thở oxy 4 - 5l/p thêm khoảng 2 giờ sau mổ.

- Tiếp tục hồi sức tích cực, nuôi dưỡng sau mổ bằng dịch truyền tĩnh mạch đẳng trương: Glucose 5%, Lactat Ringer, Nach 0,9% đến khi sản phụ ổn định và trung đại tiện được. sau đó cho ăn từ sữa, loãng, đặc rồi tới ăn uống bình thường.

- Thuốc nhóm Beta – lactam đường tiêm tĩnh mạch + Thuốc nhóm Aminoglycoside,

- Thuốc giảm đau: Paracetamol 1g # 100ml.

- Thuốc ức chế tiết dịch vị: Cimetidin 300mg.

- Thuốc năng thể trạng: Vitamin C 0,5g.

- Thuốc kháng viêm: alpha chymotrypsin 4,2mg.

- Thuốc có chứa nhóm sắt, can xi.

- Có thể dùng một số thuốc khác hỗ trợ cho sản phụ khi cần thiết.

4.6. Nếu có sốt, phải thăm khám âm đạo, xem lượng và mùi sản dịch, xem có khối máu tụ trong vùng chậu hay không, nhiễm trùng vết mổ hay không.

4.7. Theo dõi vết mổ mỗi ngày: mỗi ngày xem vết mổ bằng cách dùng ngón tay bóp nhẹ 2 bên vết mổ, nếu có máu tụ phải lấy ra trước khi bệnh nhân bị sốt.

4.8. Nếu bà mẹ bị mất con sau mổ, phải cho thuốc để tránh căng sữa như Benzogynoestryl 5 mg tiêm bắt ngay sau mổ. Nếu lở quên mà sản phụ đã bị lên sữa rồi thì phải nặn lấy sữa ra hết và cho băng ép quang ngực, cho Estrogen, Aspirin.

4.9. Nếu bà mẹ tiền sản giật hoặc sản giật trước mổ thì phải tiếp tục điều trị như trước mổ.

Tài liệu tham khảo

Cấp cứu sản phụ khoa năm 2001 của Bệnh viện phụ sản Từ Dũ TP Hồ Chí Minh

 

CẮT BÁN PHẦN TỬ CUNG TRONG CẤP CỨU SẢN KHOA

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Thường gặp trong các trường hợp đờ tử cung mà điều nội khoa tích cực không hiệu quả mà vẫn còn băng huyết ngày càng nhiều đe doạ đến tính mạng của sản phụ.

     - Cắt bán phần tử cung là cắt đến đoạn eo tử cung, chừa lại cổ tử cung.

  1. CHỈ ĐỊNH.

2.1. Cắt bán phần tử cung được chỉ định chủ yếu trong cấp cứu sản khoa khi sau sanh hoặc sau khi mổ lấy thai, sản phụ bị đờ tử cung, chảy máu nhiều, phải cắt bán phần tử cung cấp cứu để cầm máu.

2.2. Cắt bán phần tử cung còn được chỉ định khi tình trạng người bệnh quá nặng, cần rút ngắn cuộc mổ.

2.3. Lạc nội mạc tử cung hay ung thư buồng trứng có dính nhiều, cùng đồ sau không thể bóc tách ra khỏi trực tràng được cũng là một chỉ định cắt bán phần tử cung thay vì cắt toàn phần.

2.4. Những bệnh nhân đang bị xơ gan và cổ chướng, nếu có chỉ định phải mổ cắt tử cung thì nhất thiết phải cắt tử cung bán phần vì dịch ổ bụng có thể chày ra ngoài qua mõm âm đạo, làm bệnh nhân dễ bị suy kiệt và nhiễn trùng sau mổ.

2.5. Trường hợp mổ lấy thai vì nhau tiền đạo, nếu có chảy máu, cần hết sức thận trọng , vì nhau bám ở đoạn dưới, bám trên cổ tử cung, nếu chỉ cắt bán phần thì nên xem kỹ, có thể có rỉ máu từ nơi nhau bám, cần khâu cầm máu bằng mũi khâu chữ X, chỉ Vicryl số 1, nếu vẫn không cầm máu được thì cắt toàn phần thay vì cắt bán phần.

2.6. Trường hợp vỡ tử cung trong chuyển dạ, thường vết rách kéo dài từ cổ tử cung lên trên, nếu chỉ cắt bán phần, phải thận trọng xem xét và khâu lại toàn bộ vết rách ở cổ tử cung.

2.7. Trương hợp mổ lấy thai vì ối vỡ non, ối vỡ sớm có nhiễm trùng ối, nếu sau mổ lấy thai, tử cung không co hồi được tốt và phải cắt tử cung thì cũng cần thận trọng vì phần cổ tử cung còn lại thường ngăn cản dịch trong ổ bụng thoát ra ngoài, và còn là nơi chứa đựng nhiễm trùng lưu lại sau mổ. Nếu cắt tử cung bán phần, cũng phải đặt ống dẫn lưu Duoglas ra HCP, và phải theo dõi sát triệu chứng nhiễm trùng sau mổ để can thiệp cắt phần cổ tử cung còn lại, tránh viêm phúc mạc do mõm cổ tử cung còn để lại.

III. CHUẨN BỊ TRƯỚC MỔ.

3.1. Phần giải thích cho sản phụ hay cho người nhà sản phụ cần phải được quan tâm vì là mổ cấp cưu nên bác sĩ thường quên, nếu không báo trước, nhất là đối với bệnh nhân trẻ, sẽ gặp nhiều phiền hà cho bệnh nhân và cho thấy thuốc.

3.2. Phải xin máu cùng nhóm ngay khi cần cấp cứu, trong khi chờ đợi thì phải có chuẩn bị sẵn một đường truyền tĩnh mạch thật tốt, nếu bằng catheter thì tốt hơn, truyền lactat Ringer

3.3. Cần gây mê, không nên gây tê tuỷ sống vì có thể có biến chứng tụt huyết áp thêm, rất khó hồi sức.

  1. KỸ THUẬT MỔ CẮT BÁN PHẦN TỬ CUNG.

     Đa số bệnh nhân mổ còn trẻ,vì là cấp cứu sau sanh, nên cần để lại 2 buồng trứng, nếu 2 buồng trứng không có gì bất thường. Các thì mổ chính:

4.1. Rạch da bụng, nếu đang mổ lấy thai thì không cần thì này.

4.2. Thám sát thật nhanh các cơ quan vùng chậu, đề phòng có vỡ tử cung kèm theo.

4.3. Chèn gạc, đẩy ruột lên trên để phẫu trường nhìn thấy được rõ ràng.

4.4. Dùng 2 kềm Kelly kẹp hai bên tử cung, sát vào hai bên đáy tử cung, sâu xuống đến khỏi hai dây chằng tròn để kéo tử cung lên.

4.5. Kẹp, cắt, khâu, cột 2 dây chằng tròn.

4.6. Kẹp, cắt, khâu, cột 2 vòi trứng, dây chằng tử cung-buồng trứng.

4.7. Cắt phúc mạc trước eo tử cung, phía trên bàng quang rồi đẩy bàng quang xuống dưới thấp, cần hết sức nhẹ nhàng vì có thể làm đứt các mạch máu nhỏ ở mặt sau bàng quang, gây máu tụ sau bàng quang sau mổ.

4.8. Bộc lộ và kẹp, cắt, khâu, cột 2 động mạch tử cung, ở ngang eo tử cung.

4.9. Cắt tử cung bán phần là cắt ngang eo tử cung.

4.10. Khâu mõm cổ tử cung.

4.11. Treo mõm cổ tử cung vào hai dây chằng tròn.

4.12. Kiểm tra cầm máu, chú ý mặt sau bàng quang.

4.13. Phủ phúc mạc.

4.14. Lau sạch ổ bụng.

4.15. Kiểm tra các cơ quan trong ổ bụng, kiểm tra xem vùng mõm cổ tử cung có máu tụ hay không.

4.16. Khâu lại thành bụng.

  1. TAI BIẾN TRONG VÀ SAU KHI MỔ.

5.1. Choáng mất máu.

5.2. Tổn thương bàng quang.

5.3. Tổn thương niệu quản, rất hiếm, gần như không xảy ra vì cắt tử cung bán phần còn xa niệu quản.

5.4. Xuất huyết nội sau mổ, chủ yếu do huyết áp bệnh nhân quá thấp trong khi mổ, các mạch máu nhỏ không đủ sức chảy máu nên khi cột các mạch máu không thấy rỉ máu, đến khi hồi sức tốt hơn, mạch máu lại có nhiều máu, bắt đầu rỉ ra ổ bụng, dần dần gây ra xuất huyết nội.

5.5. Mõm cổ tử cung còn lại có thể bị ung thư cổ tử cung sau này, trong trường hợp này mổ cắt mõm cổ tử cung rất khó, điều trị bằng xạ trị cũng khó. Nên chú ý dặn bệnh nhân theo dõi phết tế bào âm đạo vì nhiều người đinh ninh rằng, đã cắt tử cung, không còn lo sợ sẽ bi ung thư cổ tử cung nữa.

  1. Kết luận.

6.1. Mổ cắt bán phần tử cung thường được chỉ định trong các trường hợp cấp cứu nên cần phải hết sức thận trọng trong khi mổ vì có thể xảy ra tai biến, nhất là khi phẫu thuật viên là người chưa quen với loại phẫu thuật này.

6.2. Ngoài ra, sau khi bệnh nhân xuất viện, cần nhắc nhở phải theo dõi làm phết tế bào âm đạo mỗi năm vì còn có thể có ung thư cổ tử cung.

Tài liệu tham khảo

Cấp cứu sản phụ khoa căm 2001 của Bệnh viện phụ sản Từ Dũ TP Hồ Chí Minh

LÀM RỐN TRẺ SƠ SINH

     Làm rốn là dung kẹp dây rốn và cắt ngắn dây rốn phần dây rốn thừa phía trên ( ngoài).

  1. CHUẨN BỊ.

1.1. Bộ làm rốn.

1.2. Khăn vô khuẩn, bông, gạc vô khuẩn, cồn 700

1.3. Bàn làm rốn có đủ ánh sang và đủ độ ấm.

1.4. Kẹp rốn.

  1. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH.

2.1. Dùng một tấm gạc che quanh chân rốn, sát khuẩn dây rốn bằng cồn 700.

2.2. Dùng kẹp rốn nhựa vô khuẩn kẹp rốn cách chân rốn khoàng 5 cm.

2.3. Cắt bỏ phần rốn còn lại trên nút kẹp rốn.

2.4. Sát khuẩn mặt cắt.

2.5. Không băng kín rốn, để rốn tự khô, sạch và tự rụn đi.

III. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN.

3.1. Theo dõi:

     - Chảy máu rốn.

3.2. Xử trí:

     - Chảy máu rốn: buộc lại.

     - Chảy máu chân rốn: khâu cầm máu.

     - Nhiễm trùng rốn: xem bài nhiễm trùng rốn

Tài liệu tham khảo

Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2009 của Bộ Y tế

KIỂM TRA NHAU

  1. ĐỊNH NGHĨA.

     - Kiểm tra nhau là thao tác quan sát các mặt múi, mặt màng của nhau, các màng nhau, dây rốn có bình thường không và có sót nhau và màng nhau không.

  1. CHỈ ĐỊNH.

     - Kiểm tra nhau là bắt buộc nhằm đề phòng sót nhau, sót màng nhau phải được thực hiện cho tất cả các cuộc đẻ đường dưới.

III. CHUẨN BỊ.

3.1. Một khay to, phẳng hoặc một chậu đựng nhau khi nhau sổ ra.

3.2. Găng cao su cho người kiểm tra nhau, bông, gạc cần cho việc lau thấm máu khi kiểm tra nhau.

  1. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH.

4.1. Kiểm tra màng nhau:

     - Quan sát màng nhau và đánh giá xem đủ hay thiếu.

     - Quan sát vị trí lổ rách ối.

     - Với bánh nhau sinh đôi cần bóc tách phần màng để đánh giá 1 hay 2 bánh nhau.

     - Quan sát vị trí bám của dây rốn: bám trung tâm, bám cạnh hay bám màng.

     - Quan sát các mạch máu từ chân dây rốn đi ra bờ mép bánh nhau để phát hiện múi nhau phụ.

4.2. Kiểm tra bánh nhau: lần lược kiểm tra các phần sau:

     - Quan sát kĩ các múi nhau từ trung tâm ra xung quanh xem có múi nào bị khuyết không.

     - Đánh giá chất lượng bánh nhau : có các ổ nhồi máu, các ổ lắng động calci, tình trạng nhau có bị xơ hóa hay không.

4.3. Kiểm tra dây rốn:

     - Tìm xem có bị thắt nút ( nút thất ).

     - Quan sát mặt cắt của dây rốn, kiểm tra các mạch máu rốn.

     - Đo độ dài dây rốn, đo 2 phía ( phía bám vào bánh nhau và phía bám vào sơ sinh ).

     - Kết thúc phần kiểm tra, thông báo kết quả cho sản phụ biết và giải thích những điều cần thiết nếu có những bất thường cần phải xử trí tiếp.

     - Giúp sản phụ đóng khăn vệ sinh và mặc váy, áo.

  1. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN.

5.1. Theo dõi:

     - Ngay khi kiểm tra nhau xong, phải đếm mạch và đo huyết áp.

     - Trước khi chuyển sản phụ về phòng hậu sản cũng phải theo dõi và ghi lại trong hồ sơ bệnh án về tình trạng mạch, huyết áp, mức độ chảy máu, độ co hồi tử cung và toàn trạng.

5.2. Khi nghi ngờ có sót nhau và màng nhau:

     - Người đỡ đẻ báo ngay cho bác sĩ hành chánh hay bác sĩ trực để xử trí kịp thời.

5.3. Xử trí:

     - Trường hợp sau khi nhau ra bị băng huyết: Kiểm soát tử cung rồi cho thuốc co tử cung, kháng sinh và hồi sức ( nếu cần ) tại khoa ngay.

     - Trường hợp sót nhau hoặc sót nhiều màng nhau ( trên 1/3 màng nhau bị sót ):

       + Nếu không bănh huyết: Kiểm soát tử cung để lấy nhau và màng nhau bị sót rồi tiêm thuốc co hồi tử cung.

       + Nếu có băng huyết: Tiến hành hồi sức, cầm máu cơ học, kiểm soát tử cung, tiêm thuốc co tử cung và dùng kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn.

  1. Dự phòng.

     - Tất cả các trường hợp sanh thường hay sanh khó đều phải kiểm tra đường sinh dục mục đích để phát hiện sớm các yếu tố có thể gây băng huyết sau sanh, từ đó có hướng xử trí kịp thời.

Tài liệu tham khảo:

Theo hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏa sinh sản 2009 của Bộ Y tế

CẮT VÀ MAY TẦNG SINH MÔN

  1. CHỈ ĐỊNH.

1.1. Về phía người mẹ.

     - Tầng sinh môn ngắn và rắn.

     - Âm hộ và tầng sinh môn phù nề.

     - Con so.

1.2. Về phía thai nhi.

     - Thai to.

     - Thai non yếu, thiếu tháng, thai suy.

     - Các ngôi thai có khó khăn khi sổ thai.

1.3. Thủ thuật sanh đường dưới ( nếu cần ) như giác hút

  1. CHUẨN BỊ.

2.1. Phương tiện:

     - Bộ cắt, khâu tầng sinh môn.

     - Thuốc gây tê, phương tiện sát khuẩn.

2.2. Sản phụ:

     - Tư vấn cho sản phụ.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH.

3.1. Nguyên tắc.

     - Tiêm thuốc tê lidocain vào vùng chuẩn bị cắt tầng sinh môn, âm hộ.

     - Cắt khi âm hộ, tầng sinh môn đã phồng căng trong lúc có cơn co tử cung và sản phụ đang rặn.

3.2. Kỹ thuật:

     - Gây tê vùng âm hộ, tầng sinh môn ở thời điểm giữa 02 cơn rặn.

     - Cắt tầng sinh môn ở vị trí 07 giờ, Chếch 450C so với đường trục âm hộ, dài 4 - 5 cm tùy mức cần thiết.

     - Thường chỉ cắt một bên là đủ, rất hãn hữu trong những thai to, sổ khó có thể cắt cả 02 bên.

     - Dùng kéo thẳng, đầu tù, lưỡi dài và sắc ( chỉ cắt một nhát kéo có độ dài, gọn, đủ rộng để sổ thai ).

     - Khâu phục hồi:

       + Khâu sau khi sổ nhau và đã kiểm tra nhau.

       + Kiểm tra đường sinh dục.

       + Sát khuẩn âm hộ. tầng sinh môn.

       + Đặt một bấc vào trong âm đạo, khâu theo từng lớp giải phẫu, đảm bảo khâu hết đỉnh vết cắt, không để khoảng trống đường hầm.

     - Ghi chú: phải nhớ kiểm tra âm đạo để lấy bất .

  1. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN.

4.1. Theo dõi:

     - Giữ vết khâu sạch và khô. Cắt chỉ vào ngày thứ 05 nếu khâu da bằng chỉ không tan.

     - Nếu vết khâu không liền do nhiễm khuẩn phải xử trí tại chổ, không khâu lại ngay.

4.2. Xử trí:

     - Chảy máu do có khoảng trống giữa các lớp khâu: khâu lại cho các lớp liền và ép vào nhau.

     - Nhiễm khuẩn: Cắt chỉ tầng sinh môn cách quãng, rữa sạch, kháng sinh tại chổ và toàn thân.

Tài liệu tham khảo:

Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2009 của Bộ Y tế

 

CHĂM SÓC BÀ MẸ VÀ TRẺ SƠ SINH NGÀY ĐẦU SAU ĐẺ

 

  1. THEO DÕI – CHĂM SÓC TRONG 2 GIỜ ĐẦU.

1.1. Cho mẹ:

     - Sản phụ vẫn nằm ở phòng đẻ.

     - Thuốc điều trị sau sanh:

       + Kháng sinh: nhóm Bê ta – lactam có thể phối hợp thêm kháng sinh nhóm Aminoglycosid tùy theo từng trường hợp cụ thể, thời gian dùng là 7 ngày.

       + Thuốc nhóm sắt x 7 ngày.

       + Thuốc nhóm calci x 7 ngày.

       + Alpha chymotrysin 5mg x 7 ngày.

       + Thuốc giảm đau x 7 ngày.

       + Cho sản phụ uống Vitamin A 200 000UI..

     - Nếu mẹ và con đều bình thường, ngay lúc này có thể cho con nằm cạnh mẹ và hướng dẫn bà mẹ cách cho con bú.

     - Theo dõi: Thể trạng, mạch, huyết áp, co hồi tử cung, ra máu tại các thời điểm 15 phút, 30 phút, 45 phút, 60 phút, 90 phút và 120 phút.

1.2. Cho con:

     - Bảo đảm trẻ thở được bình thường: ngay khi đỡ trẻ ra, hơi nghiêng đầu trẻ để dãi dớt dễ chảy ra ngoài.

     - Nếu có biểu hiện ngạt, phải xử trí cấp cứu ngay..

     - Giữ ấm: nhiệt độ phòng từ 260C – 280C, không có gió lùa. Luôn để trẻ nằm với mẹ, tốt nhất là đặt trẻ tiếp xúc da kề da trên ngực mẹ. Mặc ấm, đội mũ.

     - Không tắm cho trẻ trước 6 giờ sau đẻ.

     - Cho bú mẹ ngay trong vòng 1 giờ đầu sau đẻ.

     - Không cho bất cứ thức ăn, nước uống nào khác.

     - Thực hiện chăm sóc thường qui: khám toàn thân, chăm sóc rốn, mắt, tiêm vitamin K1, tiêm vaccin viêm gan B.

     - Theo dõi:

       + Ngay khi đẻ ra: chỉ số Apgar phút thứ 1, thứ 5 và thứ 10.

       + Toàn trạng: thở, màu sắc da, thân nhiệt, tiêu hóa: 15 - 20 phút trong 2 giờ đầu.

    - Lưu ý:

       + Khi theo dõi/chăm sóc mẹ và con phải đảm bảo vệ sinh ở mức tối đa:

       + Rửa tay nước sạch và xà phòng trước và sau mỗi lần chăm sóc.

       + Dụng cụ chăm sóc phải vô khuẩn, không dùng chung cho các sản phụ hoặc trẻ sơ sinh khác.

     + Tã, áo, khăn, đồ dùng cho mẹ và con phải khô, sạch.

  1. MỘT SỐ TÌNH HUỐNG BẤT THƯỜNG CÓ THỂ XẢY RA VÀ CÁCH XỬ TRÍ.

2.1. Cho mẹ

     - Mạch nhanh trên 90 lần/phút à Kiểm tra ngay HA, cầu an toàn, ra máu.

     - Khó thở, ngừng thở, tím tái, cơ mềm nhẽo à Hồi sức thở - hồi sức tim.

     - HA hạ (tối đa < 90 mmHg) à Xử trí choáng sản khoa.

     - Tăng HA (tối đa > 140, hoặc tăng 30 mmHg; tối thiểu > 90 hoặc tăng 15 mmHg so với trước àXử trí tiền sản giật.

     - Tử cung mềm, cao trên rốn à Xử trí đờ tử cung.

     - Chảy máu trên 250 ml và vẫn tiếp tục ra à Xử trí băng huyết sau đẻ.

     - Rách âm đạo, tầng sinh môn à Sắp xếp để khâulại.

     - Khối máu tụ à Theo dõi để quyết định xử trí.

2.2. Cho trẻ:

     - Khó thở, ngừng thở, tím tái, cơ mềm nhão à Hồi sức thở, hồi sức tim – chuyển tuyến trên nếu sau khi điều trị mà không giảm.

     - Trẻ bị lạnh hoặc phòng lạnh à Ủ ấm, cho trẻ nằm tiếp xúc da kề da với mẹ, sưởi ấm với phương tiện sẵn có.

     - Chảy máu rốn à Làm rốn lại.

III. THEO DÕI TỪ GIỜ THỨ 3 ĐẾN HẾT NGÀY ĐẦU.

3.1. Cho mẹ

     - Đưa mẹ và con về phòng, theo dõi các nội dung như trên 1 giờ/lần.

     - Mẹ có băng vệ sinh sạch, đủ thấm.

     - Giúp mẹ ăn uống và ngủ yên.

     - Cho mẹ vận động sớm sau đẻ 6 giờ.

     - Hướng dẫn mẹ cho con bú sớm và đúng cách.

     - Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc con, theo dõi chảy máu âm đạo.

     - Hướng dẫn mẹ và gia đình (bố) biết chăm sóc và phát hiện các dấu hiệu bất thường.

     - Yêu cầu gọi ngay nhân viên y tế khi mẹ chảy máu nhiều, đau bụng tăng, nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt.

     - Theo dõi mẹ từ giờ thứ 7: Toàn trạng, co hồi tử cung (rắn - tròn), băng vệ sinh (kiểm tra lượng máu mất)

3.2. Cho trẻ

     - Theo dõi trẻ 1 giờ/1 lần:

     - Luôn để con nằm cạnh mẹ, chú ý giữ ấm cho trẻ

     - Cho bú mẹ hoàn toàn

     - Hướng dẫn bà mẹ nhận biết các dấu hiệu bất thường cần gọi ngay nhân viên y tế: trẻ bỏ bú, không thở, tím tái, chảy máu rốn.

     - Theo dõi từ giờ thứ 7:

       + Toàn trạng, co hồi tử cung ( rắn – tròn ) băng vệ sinh ( kiểm tra lượng máu mất ).

     + Toàn trạng: thở ( có khó thở? ), màu sắc da ( có tím tái? có vàng không? Sờ có lạnh không? ), rốn ( có chảy máu? ), tiêu hóa, bú mẹ: có bú mẹ được không? Đã ỉa phân su chưa?.

  1. Một số tình huống bất thường có thể xảy ra và cách xử trí

4.1. Cho mẹ

       Phát hiện Xử trí

     - Tử cung mềm, cao quá rốn.

     - Băng vệ sinh thấm ướt máu sau 1 giờ.

     - Xoa bóp tử cung, ấn đáy lấy máu cục.

       à Tiêm thuốc co tử cung (10 đv oxytocin).

       à Kiểm tra, xử trí theo bài “Chảy máu sau đẻ”.

4.2. Cho con

       Phát hiện, xử trí

       Chưa bú mẹ hoặc khó khăn khi cho con bú à Hướng dẫn bà mẹ cách cho con bú

     - Trẻ lạnh hoặc phòng lạnh.

     - Ủ ấm cho trẻ: cho trẻ nằm tiếp xúc da kề da với mẹ, mặc thêm áo, đắp thêm chăn…

     - Làm ấm phòng.

    - Khó thở, tím tái Xử trí cấp cứu ( xem bài “Xử trí suy hô hấp” ).

     - Chảy máu rốn. Làm lại rốn. Nếu vẫn chảy máu, không tìm được nguyên nhân, mời hội chẩn hoặc chuyển tuyến trên

     - Không có phân su. Kiểm tra hậu môn: nếu phát hiện “không hậu môn”, mời hội chẩn ngoại khoa hoặc chuyển tuyến

     - Không đái Kiểm tra xem trẻ có được bú đủ không? Nếu khôngtìm thấy nguyên nhân, mời hội chẩn hoặc chuyển tuyến

     - Vàng da Điều trị ngay hoặc chuyển tuyến.

Tài liệu tham khảo

Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản năm 2009 của Bộ Y tế

NHAU BONG NON

     Nhau bong non là nhau bám ở vị trí bình thường nhưng bong sớm trước khi sổ thai do bệnh lý hoặc do chấn thương.

  1. TRIỆU CHỨNG.

1.1. Thể nhẹ:

     - Toàn trạng bình thường, chảy máu ít.

     - Không có suy thai.

     - Thường chỉ chẩn đoán được khi làm siêu âm.

1.2. Thể trung bình:

     - Có hội chứng tiền sản giật.

     - Tử cung co cứng nhiều, ( có cứng như gỗ ), cơn gò tử cung cường tính .

     - Tim thai nhanh hay chậm.

     - Ra máu âm đạo lượng vừa, sậm hay đen loãng, không đông.

     - cổ tử cung siết chặt.

     - Có thể có choáng nhẹ.

     - Lượng máu mất ra bên ngoài có thể không tương ứng với dấu hiệu lâm sàng.

1.3. Thể nặng:

     - Sản phụ đau dữ dội, tim thai không nghe được.

     - Có hội chứng tiền sản giật nặng.

     - Tình trạng choáng nặng.

     - Ra máu âm đạo thâm đen, loãng không đông.

     - Trương lực cơ tử cung cứng như gỗ, cơn gò cướng tính và tử cung tăng chiều cao.

     - Cổ tử cung cứng, ối căng phồng, nước ối có thể có máu.

     - Lượng máu mất ra bên ngoài có thể không tương ứng với dấu hiệu lâm sàng.

  1. CẬN LÂM SÀNG.

     - Xét nghiệm công thức máu 18 chữ số.

     - Xét nghiệm thời gian máu chảy, máu đông: TS, TC hay TQ, TCK

     - Xét nghiệm nhóm máu: hệ AOB

     - Xét nghiệm chức năng gan: AST, ALT

     - Xét nghiệm chức năng thận: Uré, Creatinin.

     - Xét nghiệm khác: I on đồ, bilirubin.

     - Tổng phân tích nước tiểu.

     - Siêu âm sản khoa: thấy vị trí nhau bong ra.

     - Xem thêm bài các cận lâm sàng tiền phẫu.

III. XỬ TRÍ.

3.1. Nguyên tắc xử trí:

     - Tuỳ thuộc vào: Tổng trạng thai phụ, tình trạng thai nhi, giai đoạn chuyển dạ và chỉ số Bishop.

3.2. Nhau bong non thể nhẹ, tổng trạng sản phụ và cổ tử cung cho phép.

3.2.1. Nếu thai > 35 tuần:

     - Tiên lượng sanh trong 1 giờ: bấm ối, sanh đường ấm đạo.

     - Tiên lượng diễn tiến chuyển dạ thuận lợi: bấn ối, có thể tăng co ( nếu cơn gò thưa, yếu, không đủ ), theo dõi sanh ngã âm đạo.

     - Tiên lượng diễn tiến chuyển dạ không thuật lợi: mổ lấy thai.

3.2.2. Nếu thai < 35 tuần:

     - Hỗ trợ phổi: Dexamethasone 1,5mg 4A TTM X 2 lần/ ngày ( mỗi liều cách nhau 12 giờ và có hiệu quả nhất sau 24 giờ ).

     - Cần theo dõi sát: lâm sàng, cận lâm sàng, cổ tư cung và siêu âm.

     - Diễn tiến xấu: mổ lây thai cấp cứu, ưu tiên cứu mẹ trước, dù cho tình trạng thai như thế nào đi chân nữa.

     - Sau hỗ trợ phổi, tình trạng mẹ ổn định, tim thai tốt: có thể tăng co phối hợp thuốc làm mềm cổ tử cung để sanh đường âm đạo.

3.3. Nhau bong non, thể trung bình

     - Mổ lấy thai ngay: Vừa hồi sức mẹ, thai nhi để nhanh chống cứu mẹ và thai nhi

3.4. Nhau bong non, thể nặng.

     - Mổ lấy thai khẩn cấp cho dù thai nhi sống hay chết.

     - Truyền máu tươi, huyết tương đông lạnh, và thuốc chống tan sợi huyết càng sớm càng tốt.

     - Nên mổ đường dọc để cấp cứu sản phụ và thai nhi được nhanh chống.

     - Thường phải song song: vừa hồi sức, truyền máu và phẫu thuật lấy thai.

     - Chỉ giữ tử cung khi còn ước muốn có con, tổng trạng mẹ cho phép và nhồi máu tử cung ở mức độ vừa phải. Cần thắt động mạch tử cung dự phòng, sau phẫu thuật phải tiếp tục hồi sức, truyền máu ( nếu cần ) và chống rối loạn đông máu, theo dõi sát ra huyết âm đạo, co hồi tử cung và làm các xét nghiệm để theo dõi, tiên lượng và điều trị.

     - Nếu tình trạng nặng ( mất máu nặng rõ ràng hay tiềm ẩn ) phải chuyển lên tuyến tỉnh hoặc mời tuyến tỉnh đến hỗ trợ hồi sức cấp cứu và phẫu thuật lấy thai càng sớm càng tốt.

     - Đề phòng rối loạn đông máu bằng cách bù đủ thể tích máu lưu thông bằng truyền dịch.

3.5. Trường hợp con chết.

     - Tình trạng mẹ cho phép: bấm ối, tăng co theo dõi sanh ngã âm đạo.

     - Theo dõi sát chuyển dạ và điều trị nội khoa tích cực và chống rối loạn đông máu. Nếu diễn tiến xấu thì mổ lấy thai.

3.6. Thuốc sau mổ.

     - Hồi sức tích cực sau mổ.

     - Kháng sinh dùng phối hợp nhóm beta – lactam + aminoglycoside.

     - Năng thể trạng.

     - thuốc ức chế tiết dịch vị.

     - Thuốc phòng ngừa tiêu sợi huyết traxamin.

     - Thuốc giảm đau sau mổ.

     - Thuốc kháng viên alpha chymotrypsin.

     - Ngoài ra có thể dùng thêm một số thuốc khác để hỗ trợ cho sản phụ được tốt hơn.

Tài liệu tham khảo

  1. Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản năm 2009 của Bộ Y tế
  2. Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

NHAU TIỀN ĐẠO

 

 

     Nhau tiền đạo là nhau bám ở đoạn dưới tử cung lan tới hoặc che lấp lỗ trong cổ tử cung.

  1. TRIỆU CHỨNG.

1.1. Chảy máu đột ngột, không kèm đau bụng, máu ra đỏ tươi, kết thúc đột ngột cũng như khi xuất hiện, khoảng cách giữa các đợt chảy máu ngắn lại, lượng máu ra càng về sau càng nhiều hơn. Khi chuyển dạ chày máu nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và con.

1.2. Toàn thân:

     - Có thể thiếu máu hay choáng.

1.3. Khám 

     - Ngôi cao hoặc bất thường.

1.4. Tim thai:

     - Bình thường, có thể suy thai nếu mẹ bị choáng.

1.5. Cần phân biệt chảy máu do tổn thương ở cổ tử cung như polip, viêm cổ tử cung, sùi mào gà ở âm đạo và cổ tử cung, giãn tĩnh mạch âm hộ, ung thư cổ tử cung cần phải đặt van hoặc mỏ vịt để quan sát ( chỉ định làm ở phòng phẫu thuật ).

1.6. Không thăm khám âm đạo bằng tay. Nếu có thì thật phải nhẹ nhàng để tránh làm máu chảy thêm ra nhiều hơn.

  1. CẬN LÂM SÀNG.

     - Xét nghiệm công thức máu 18 chữ số.

     - Xét nghiệm thời gian máu chảy, máu đông: TS, TC hay TQ, TCK

     - Xét nghiệm nhóm máu: hệ AOB

     - Xét nghiệm chức năng gan: AST, ALT

     - Xét nghiệm chức năng thận: Uré, Creatinin.

     - Xét nghiệm khác: I on đồ, bilirubin.

     - Tổng phân tích nước tiểu.

     - Siêu âm sản khoa thấy vị trí nhau tiền đạo.

     - Xem thêm các cận lâm sàng tiền phẫu.

III. XỬ TRÍ.

3.1. Chẩn đoán xác định bằng siêu âm.

3.2. Khi chưa chuyển dạ:

     - Nếu thai đã đủ 36 tuần trở lên và nhau tiền đạo trung tâm thì phẫu thuật lấy thai chủ động.

     - Nếu thai còn quá non tháng và chảy máu ít hay ngưng chảy máu thì điều trị, chờ đợi tại bệnh viện cho thai lớn hơn và phải theo dõi thật sát về tình hình sức khoẻ của bà mẹ và thai nhi để có hướng xử lý kịp thời.

     - Nếu chảy máu nhiều thì phẫu thuật lấy thai ngay bất kể tuổi thai, kết hợp với hồi sức.

3.3. Khi đã chuyển dạ:

     - Nếu nhau tiền đạo trung tâm hoặc bán trung tậm phải phẫu thuật lấy thai ngay kết hợp với hồi sức cấp cứu ( truyền dịch, truyền máu ).

     - Nếu nhau bám thấp, bám mép ra máu nhiều thì có chỉ định phẫu thuật lấy thai. Nếu chảy máu ít với điều kiện thai nhi đã lọt thì bấm ối, xé rộng màng ối và theo dõi đẻ đường âm đạo.

3.4. Trong khi phẫu thuật lấy thai.

3.4.1. Nếu nhau bám mặt trước:

     - Nếu sờ được đoạn dưới tử cung xác định vùng không có nhau bám để rạch tử cung lấy thai.

     - Nều không tìm được vùng có nhau bám có thể rạch ngang đoạn dưới qua bánh nhau để lấy thai, nhưng phải nhanh còn cấp cứu cho sản phụ.

3.4.2. Nếu nhau bám mặt sau:

     - Rạch ngang đoạn dưới tử cung để lấy thai.

3.4.3. Nếu sau khi lấy nhau phải kiểm tra lại những vị trí nhau bám:

     - Nếu còn có chảy máu thì khâu bằng mũi chữ X nơi nhau bám để cầm máu.

     - Pha loãng 02 ống oxytocin 5UI và trong 500 ml dịch ( Nacl 0,9%, lactat Ringer hay glucose 5% ) truyền tĩnh mạch 60 giọt/phút.

     - Nếu vẫn còn chảy máu:

       + Đủ số con thì cắt tử cung bán phần hay toàn phần để cấp cứu làm hết chảy máu.

       + Trường hợp cần bảo tồn tử cung: thắt động mạch tử cung, thắt động mạch hạ vị, thắt động mạch dây chằng tử cung buồng trứng với chỉ sil ooo hoặc chỉ chromic 00. khâu mũi chỉ B-Lynch với chỉ safil hay vicril số 1. Nếu vẫn còn chảy máu thì cắt tử cung bán phần hay toàn phần cấp cứu.

3.4.4. Kết hợp với hồi sức chống choáng vừa phẫu thuật lấy thai.

3.5. Thuốc sau mổ:

     - Hồi sức tích cực sau mổ.

     - Kháng sinh dùng phối hợp nhóm beta – lactam + aminoglycoside.

     - Năng thể trạng.

     - thuốc ức chế tiết dịch vị.

     - Thuốc cầm máu để phòng ngừa chảy máu sau mổ.

     - Thuốc giảm đau sau mổ.

     - Thuốc kháng viên alpha chymotrypsin.

     - Ngoài ra có thể dùng thêm một số thuốc khác để hỗ trợ cho sản phụ được tốt hơn.

Tài liệu tham khảo

Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản năm 2009 của Bộ Y tế.

DOẠ VỠ TỬ CUNG

 

 

  1. TRIỆU CHỨNG.

     - Sản phụ đau bụng nhiều do cơn co tử cung mạnh và mau ( cơn co dồn dập).

     - Vòng Bandl lên cao, tử cung hình quả bầu mận.

     - Suy thai: tim thai nhanh, chậm, không đều hoặc không có tim thai.

     - Thăm âm đạo: ngôi thai bất thường, ngôi cao hoặc chưa lọt.

  1. CẬN LÂM SÀNG.

     - Xét nghiệm công thức máu 18 chữ số.

     - Xét nghiệm thời gian máu chảy, máu đông: TS, TC hay TQ, TCK.

     - Xét nghiệm nhóm máu: hệ AOB.

   - Xét nghiệm chức năng gan: AST, ALT.

     - Xét nghiệm chức năng thận: Uré, Creatinin.

     - Xét nghiệm khác: I on đồ, bilirubin.

     - Tổng phân tích nước tiểu.

     - Xem thêm các cận lâm sàng tiền phẫu.

III. XỬ TRÍ.

3.1. Thông tiểu.

3.2. Truyển dịch với Nacl 0,9% hoặc Lactat Ringer 500ml à TTM XL giọt/phút.

3.3. Thở oxy 4 – 5 lít/phút.

3.4. Thuốc giảm co tử cung: nifedipin 10 mg 1 viên ngậm dưới lưỡi, morphin 10 mg 1 ống tiêm bắp.

3.5. Nếu đủ điều kiện cổ tử cung mở trọn, đầu lọt + 2 thì cho sanh ngã âm đạo bằng cách kéo giác hút.

3.6. Nếu không đủ điều kiện thì có chỉ định mổ lấy thai ngay ( xem bài phẫu thuật lấy thai ).

     - Tư vấn cho người nhà biết rõ tình trạng sản phụ bệnh nặng mẹ lẫn con và giải thích làm cam đoan phẫu thuật lấy thai.

   - Báo cho khoa ngoại biết để chuẩn bị mổ cấp cứu ngay.

     - Báo cho gây mê khám tiền mê.

     - Tiến hành đưa sản phụ lên phòng mổ để mổ cấp cứu lấy thai ngay.

3.7. Thuốc sau mổ:

     - Hồi sức tích cực sau mổ.

     - Kháng sinh dùng phối hợp nhóm beta – lactam + aminoglycoside.

     - Năng thể trạng.

     - thuốc ức chế tiết dịch vị.

     - Thuốc cầm máu để phòng ngừa chảy máu sau mổ.

     - Thuốc giảm đau sau mổ.

     - Thuốc kháng viên alpha chymotrypsin.

     - Ngoài ra có thể dùng thêm một số thuốc khác để hỗ trợ cho sản phụ được tốt hơn.

Tài liệu tham khảo

Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản năm 2009 của Bộ Y tế.

VỠ TỬ CUNG

 

 

  1. TRIỆU CHỨNG.

1.1. Trước khi vỡ tử cung có dấu hiệu doạ vỡ trừ trường hợp có sẹo tử cung củ.

1.2. Thai phụ đang đau dữ dội, sau một cơn đau chói đột ngột thì hết đau và có dấu hiệu choáng.

1..3. Cơn co tử cung không còn.

1.4. Tim thai mất.

1.5. Bụng méo mó và không còn dấu hiện doạ vỡ.

1.6. Bụng chướng, sờ ấn đau.

1.7. Sờ thấy phần thai ngay dưới da bụng.

1.8. Có thể ra máu âm đạo.

1.9. Thăm âm đạo không xác định được ngôi thai.

1.10. Thường có dấu hiệu choáng.

  1. CẬN LÂM SÀNG.

     - Xét nghiệm công thức máu 18 chữ số.

     - Xét nghiệm thời gian máu chảy, máu đông: TS, TC hay TQ, TCK

     - Xét nghiệm nhóm máu: hệ AOB

     - Xét nghiệm chức năng gan: AST, ALT

     - Xét nghiệm chức năng thận: Uré, Creatinin.

     - Xét nghiệm khác: I on đồ, bilirubin.

     - Tổng phân tích nước tiểu.

     - Xem các cận lâm sàng tiền phẫu.

III. XỬ TRÍ.

3.1. Hồi sức tích cực chống choáng.

3.2. Thở oxy 4 – 6 lit/phút.

3.3. Thông tiểu.

3.4. Tư vấn cho người nhà biết rõ tình trạng sản phụ bệnh nặng cần mổ cấp cứu khẩn cấp ngay.

     - Làm cam đoan phẫu thuật lấy thai ( xem bài phẫu thuật lấy thai ).

     - Báo cho khoa ngoại biết để chuẩn bị mổ cấp cứu ngay.

     - Báo cho gây mê khám tiền mê.

     - Tiến hành đưa lên phòng mổ để mổ cấp cứu lấy thai.

3.5. Phẫu thuật cấp cứu ngay, xử trí vết rách tử cung ( bảo tồn hoặc cắt tử cung bán phần hay toàn phần cấp cứu ).

3.6. Thuốc sau mổ.

     - Hồi sức tích cực sau mổ.

     - Kháng sinh dùng phối hợp nhóm beta – lactam + aminoglycoside.

     - Năng thể trạng.

     - thuốc ức chế tiết dịch vị.

     - Thuốc cầm máu để phòng ngừa chảy máu sau mổ.

     - Thuốc giảm đau sau mổ.

     - Thuốc kháng viên alpha chymotrypsin.

     - Ngoài ra có thể dùng thêm một số thuốc khác để hỗ trợ cho sản phụ được tốt hơn.

Tài liệu tham khảo

Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản năm 2009 của Bộ Y tế.

SANH CHỈ HUY

 

  1. ĐỊNH NGHĨA.

     - Sanh ( Đẻ ) chỉ huy là một cuộc đẻ do người thầy thuốc sản khoa khởi động, điều khiển các cơn co tử cung bởi dùng oxytocin để điều chỉnh cơn gò tử cung cho phù hợp với thời kỳ chuyển dạ.

1.1. Khởi phát chuyển dạ: kích thích để tử cung bắt đầu có cơn co.

1.2. Tăng cường chuyển dạ: kích thích tử cung trong chuyển dạ nhằm tăng tần số, thời gian và độ mạnh của cơn co. Một cuộc chuyển dạ thực sự được tạo ra khi có 3 cơn co trong 10 phút, và cường độ cơn co tăng dần.

  1. CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH.

2.1. Chỉ định:

     - Mẹ bị bệnh cần lấy thai ra sớm theo đường dưới.

     - Thai quá ngày sinh, hết tuần thứ 41 ( Kiểm tra bằng siêu âm ).

     - Ối vỡ non, ối vỡ sớm mà cơn co tử cung thưa yếu .

2,2. Chống chỉ định:

     - Bất tương xứng giữa thai nhi và khung chậu.

     - Bất thường ở tử cung: tử cung dị dạng, nhân xơ, sẹo mổ đẻ cũ, sẹo mổ bóc nhân xơ.

     - Không phải là ngôi đầu.

     - Có dấu hiệu suy thai.

III. CHUẨN BỊ.

3.1. Phương tiện:

     - Kim dài 15cm vô khuẩn để chọc ối.

     - Găng vô khuẩn, kim và dây truyền vô khuẩn.

     - Dung dịch Dextrose hoặc Glucose 5%.

     - Thuốc Oxytocin 5 đơn vị.

     - Phiếu theo dõi tiêm truyền và Biểu đồ chuyển dạ.

3.2. Điều kiện:

     - Chỉ được gây đẻ chỉ huy tại cơ sở có phẩu thuật.

     - Cán bộ y tế: Bác sĩ chuyên khoa.

     - Sản phụ: được giải thích rõ.

     - Được khám và đánh giá tình trạng thai, cổ tử cung, ngôi thai bằng chỉ số Bishop.

  1. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH.

4.1. Bấm ối:

     - Nếu cổ tử cung đã hé mở, người đẻ con rạ và có khả năng lọt dễ thì chỉ cần bấm ối, xé rộng màng ối cho đầu xuống tì vào cổ tử cung.

4.2. Sau khi bấm ối:

     - Nghe lại nhịp tim thai trong và sau cơn co tử cung. Nếu nhịp tim thai bất thường (dưới 120 hoặc trên 160 nhịp mỗi phút), phải nghi ngờ suy thai.

     - Cho kháng sinh dự phòng để giúp giảm nhiễm khuẩn liên cầu khuẩn nhóm B ở trẻ sơ sinh. Thường là dùng nhóm b- Lactam.

4.3. Truyền Oxytocin:

     - Cách 1:Truyền oxytocin 5 đơn vị trong 500 ml dịch Dextrose 5% (hoặc Glucose 5%) với tốc độ 10 giọt/phút. Tăng tốc độ truyền 10 giọt/phút mỗi 30 phút cho đến khi đạt được cơn co hữu hiệu phù hợp với giai đoạn chuyển dạ.

     - Cách 2: Truyền oxytocin 5 đơn vị trong 50ml Glucose % qua bơm tiêm điện tốc độ khởi đầu 3ml/giờ, tăng tốc độ truyền từng bước 7,8; 9,0; 12; 14 ml/giờ. Cho đến khi đạt được cơn gò hữu hiệu phù hợp với giai đoạn chuyển dạ

     - Duy trì tốc độ này đến khi sinh xong.

     - Nếu tử cung quá kích thích (bất cứ cơn co nào kéo dài trên 60 giây), hoặc nếu hơn 4 cơn co trong 10 phút, thì ngừng truyền và cho thuốc giảm co bóp tử cung.

     - Nếu sau 6 giờ vẫn chưa tạo được chuyển dạ, coi như đẻ chỉ huy thất bại, phải mổ lấy thai.

  1. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN.

     - Theo dõi mạch, huyết áp, cơn co tử cung, nhịp tim thai, độ xóa mở cổ tử cung và độ tiến triển của ngôi.

     - Đảm bảo cho sản phụ nằm nghiêng trái.

     - Ghi lại các kết quả quan sát trên biểu đồ chuyển dạ theo dõi mỗi 15 phút/lần:

     - Tốc độ truyền oxytocin

       Lưu ý: Thay đổi tư thế cánh tay có thể làm thay đổi tốc độ dòng chảy của dịch truyền.

     - Thời gian và tần số các cơn co tử cung.

     - Nhịp tim thai: nghe mỗi 30 phút, nghe ngay sau mỗi cơn co tử cung. Nếu nhịp tim thai dưới 120l/p, phải ngừng truyền và mổ lấy thai ngay.

     - Có thể gây vỡ tử cung do truyền oxytocin gây cơn co mau, mạnh mà không điều chỉnh lưu lượng truyền, do không theo dõi sát. Cần mổ cấp cứu lấy thai đẻ cứu mẹ và con.

  1. SAU SANH NÊN DÙNG DÙNG CHO SẢN PHỤ.

     - Khaùng sinh daïng uoáng nhoùm Beta – lactam, coù theå phoái hôïp vôùi nhoùm khaùng sinh nhoùm Aminoglycosid tuøy theo töøng tröôøng hôïp cuï thể. Neáu dò öùng vôùi thuoác naøy thì ñoåi sang nhoùm Macrolide

     - Khaùng vieâm: alpha chymotrypsin.

     - Thuoác can xi.

     - Thuoác giaûm ñau.

     - Thuoác coù chöùa nhoùm saét.

     - Thuoác röõa aâm ñaïo haøng ngaøy.

     - Thuoác söû duïng cho treû sô sinh:

     + Thuoác Vitamine K1

     + Thuoác ngöøa vieâm gan sieâu vi B.

     + Moät soá thuoác khaùc keøm theo caàn caáp cöùu treû sô sinh.

Tài liệu tham khảo :

Phác đồ điều trị sản phụ khoa năm 2003 của Bệnh viện phụ sản Từ Dũ – TP Hồ Chí Minh

BĂNG HUYẾT SAU ĐẺ ( BĂNG HUYẾT SAU SANH )

 

  1. ĐẠI CƯƠNG BĂNG HUYẾT SAU SANH.

     - Băng huyết sau sanh là tình trạng mất > 500ml máu sau sanh đường âm đạo. Hoặc ảnh hưởng tổng trạng. Hoặc Hct giảm > 10% so với trước sanh.

     - Phân loại: nguyên phát < 24 giờ đầu sau sanh hay thứ phát > 24 giờ - 12 tuần - WHO.

     - BHSS là một trong 5 tai biến sản khoa thường gặp nhất và là nguyên nhân tử vong mẹ hàng đầu.

  1. CHẨN ĐOÁN.

     - Đo lượng máu mất bằng túi đo máu: máu mất > 500ml.

     - Máu thấm tampon và coton.

     - Dấu hiệu mất máu cấp tính.

     - Thay đổi tổng trạng, sinh hiệu: mạch nhanh, huyết áp tụt.

     - Triệu chứng tăng theo thể tích máu mất.

     - Ra huyết âm đạo từ 500ml trở lên sau thời kỳ sổ thai nhất là trong những giờ đầu sau sanh.

     - Tử cung mềm, không có khối cầu an toàn, ấn còn ra máu âm đạo.

     - Dấu hiệu choáng: mạch nhanh có thể không bắt mạch được, huyết áp tụt có thể không đo được, vã mồ hôi, tay chân lạnh, hốt hoảng.

III. NGUYÊN NHÂN BỆNH THƯỜNG GẶP.

  1. Đờ tử cung.
  2. chấn thương đường sinh dục.
  3. Bất thường về bong nhau, sổ nhau.
  4. Rối loạn đông máu.
  5. CẬN LÂM SÀNG.

4.1. Xét nghiệm máu.

     - Công thức máu 18 chỉ số: có thể xét nghiệm nhiều lần.

     - Nhóm máu hệ AOB.

     - Thời gian TS, TC hay TQ, TCK ) có thể xét nghiệm nhiều lần.

     - Xét nghiệm chức gan, chức năng thận, Bilirubin có thể xét nghiệm nhiều lần.

4.2. Siêu âm sản phụ khoa

4.3. Một số cận lâm sàng khác giúp cho chẩn đoán và điều trị có hiệu quả tốt hơn.

  1. XỬ TRÍ CHUNG.

     * Hồi sức tích cực + co hồi tử cung + tìm nguyên nhân.

5.1. Huy động tất cả mọi người để cấp cứu, ít nhất 03 người để Xoa bóp đáy tử cung, chèn động mãch chủ bụng, truyền dịch hồi sức, chuẩn bị thuốc cấp cứu.

5.2. Thiết lập ít nhất từ 2 truyền tĩnh mạch trở lên bằng catheter lớn, tuỳ tình trạng khẩn cấp, cho dịch chảy với tốc độ tối đa.

5.3. Đánh giá tình trạng mất máu và thể trạng chung của sản phụ.

5.4. Nếu nghi ngờ có sốc hoặc bắt đầu có sốc phải xử trí ngay theo phác đồ xử trí sốc.

5.5. Thông đái.

5.6. Xoa đáy tử cung và dùng thuốc co hồi tử cung.

5.7. Thuốc dùng thêm:

     - Oxytocin 5UI x 4A pha trong 500ml dịch tinh thể đẳng trương à TTM tối đa ( tổng liều < 80UI ).

     - Methyl-ergometrin 0,2 mg 1A TB hay vào cơ tử cung ( không bao giờ tiêm tĩnh mạch), tối đa 05 liều, Chống chỉ định (CCĐ): tiền căn/đang tăng huyết áp, hội chứng Raynaud.

     - Misoprostol 200mcg: 600-1000mcg đặt hậu môn 01 lần duy nhất, có thể dùng cho người tăng huyết áp hay hen suyễn. Theo dõi nhiệt độ sản phụ vì có thể sốt > 40 OC. Khi đó có thể hạ số bằng paracetamol. Có thể dùng với oxytocin.

     - Chống tan sợi Fibrin: Tranxenamic acid ( tranxamin ) 250 mg; 02A TMC, có thể lập

lại sau 15 - 30 phút.

5.8. Tìm nguyên nhân: chấn thương đường sinh dục, đờ tử cung, bất thường về bong nhau, sổ nhau, rối loạn đông máu.

5.9. Thực hiện các biện pháp cầm máu cơ học khác: Xoa đáy tử cung, ép tử cung bằng 02 tay ( tay trên thành bụng và tay trong âm đạo ).

5.10. Làm thêm xét nghiệm: CTM 18 thông số. TS, TC hay TQ, TCK ( PT, aPTT)

5.11. Gọi tuyến trên để hỗ trợ cấp cứu hoặc chuyển tuyến trên nếu tình trạng cho phép.

  1. XỬ TRÍ THEO NGUYÊN NHÂN.

6.1. Đờ tử cung.

6.1.1. Triệu chứng:

     - Chảy máu ngay sau khi sổ nhau là triệu chứng phổ biến nhất.

     - Tử cung giãn, to, mềm nhão, co hồi kém hoặc không co hồi, không có khối cầu an toàn.

     - Có thể dẫn đến choáng nếu không xử trí kịp thời.

6.1.2. Xử trí:

     - Giống phần xử trí chung.

     - Chèn bóng vào lòng tử cung ( nếu không có, có thể dùng capot ).

     - Nếu đờ tử cung không hồi phúc thì phẫu thuật cấp cứu:

       + Nếu đủ số con thì phẫu thuật cấp cứu cắt tử cung bán phần.

       + Nếu chưa đủ số con thì phẫu thuật mũi khâu B-Lynch hay thắt động mạch hạ vị + thắt động mạch tữ cung.

     - Kết hợp vừa phẫu thuật vừa hồi sức, truyền máu ( nếu có ).

     - Kháng sinh toàn thân.

6.2. Chấn thương đường sinh dục.

     - Rách âm hộ, rách âm đạo, rách tầng sinh môn, rách cổ tử cung, vở tử cung, máu tụ đường sinh dục.

6.2.1. Triêu chứng:

     - Tử cung co hồi tốt nhưng máu vẫn chảy ra ngoài âm hộ, máu đỏ tươi chảy rỉ rả hay thành dòng liên tục.

     - Khám thấy vết rách ( có thể kèm đang chảy máu ) và máu tụ đường sinh dục.

6.2.2. Xử trí:

     - Giống phần xử trí chung.

     - Khâu cầm máu phục hồi đường sinh dục bị chấn thương.

     - Hematoma âm đạo - tầng sinh môn: < 05 cm, không vỡ, không kèm rách lên đoạn dưới: theo dõi + truyền máu nếu cần; khối Hematoma to, vỡ chảy máu/to dần kèm mót rặn: phá hematoma + khâu bảo tồn tại phòng mổ; hematoma vừa và không to thêm: bóc muộn sau 24 - 48 giờ sau sử dụng thuốc cầm máu.

     - Vỡ tử cung đoạn dưới: phẫu thuật cấp cứu cắt tử cung ban phần hay toàn phần nếu đã đủ số con. Nếu chưa đủ số con cần phải bảo tồn tử cung thì có thể sử dụng mũi khâu B-Lynch hoặc thắt động mạch hạ vị, động mạch tử cung.

6.3. Bất thường về bong nhau và sổ nhau.

6.3.1. Triệu chứng:

     - Sót nhau và màng nhau:

       + Chảy máu xuất hiện sau khi sổ nhau.

       + Tử cung có thể co hồi kém.

       + Lượng máu có thể ít hoặc nhiều, máu đỏ tươi lẫn máu cục.

       + Phát hiện sớm sót nhau bằng cách kiểm tra nhau và màng nhau ngay khi sổ nhau.

       + Phát hiện muộn, mất máu nhiều có thể sốc mất máu.

     - Nhau không bong:

       + Xử trí tích cực giai đoạn 3 chuyển dạ không kết quả.

       + Nhau bám chặt: làm nghiệm pháp bong nhau: nhau không tróc.

       + Nhau cài răng lược bán phần: nhau bong không hoàn toàn, chảy máu ít hay nhiều tuỳ theo diện tích nhau bong.

       + Nhau cài răng lược toàn phần: Ít gặp, nhau không bong, không chảy máu.

6.3.2. Xử trí:

     - Sót nhau và màng nhau:

       + Lactat Ringer hoặc Nacl 0,9% truyền tĩnh mạch nhanh.

       + Thuốc giảm đau: Morphin 10mg 1 A TB hay tiêm dưới da hoặc Pethidin 100mg ½ A TB, sau đó đợi cho thuốc tác dụng mới tiến hành kiểm soát tử cung.

       + Tiêm bắp 5 – 10 UI oxytocin và hoặc ergometrin 0,2 mg.

       + Theo dõi HA, mạch, chảy máu và co hồi tử cung.

       + Hồi sức truyền máu nếu thiếu máu ( dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng: Hct < 24%, Hb < 7 g/l ).

     - Nhau không bong:

       + Nếu chảy máu: tiến hành bóc nhau nhân tạo và kiểm soát tử cung.
       + Tiêm bắp 10 UI oxytocin, xoa bóp tử cung, hồi sức chống sốc, cho kháng sinh toàn thân.

       + Nhau cài răng lược bán phần hay toàn phần chảy máu thì phẩu thuật cắt tử cung bán phần cấp cứu.

       + Truyền máu càng sớm càng tốt và hồi sức chống sốc trong lúc chờ máu.

       + Duy trì co hồi tử cung: oxytocin 20UI pha trong 500ml lactat Ringer hoặc glucose 5% à TTM LX giọt/phút.

6.4. Rối loạn đông máu.

     - Có thể tiên phát do các bệnh về máu nhưng thường là thứ phát do chảy máu nhiều, mất sinh sợi huyết.

     - Đông máu nội mạch rải rác ( DIC ) có thể kết hợp với tiền sản giật nặng, thai chết trong tử cung, nhau bong non thể ẩn, nhiễu trùng ối hay thuyên tắc ối: tiên lượng nặng.

     - Điều trị: Máu tươi, huyết tượng lạnh, chống tan sợi huyết, kháng sinh liều cao kết hợp, cắt tử cung bán phần cấp cứu, thắt động mạch hạ vị + thắt động mạch tư cung.

VII. DỰ PHÒNG.

7.1. Đảm bảo công tác quản lý thai nghén tốt, phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ cao để chuyển lên sanh ở tuyến trên.

7.2. Xử trí tích cực giai đoạn 3 của chuyển dạ.

7.3. Không để xảy ra chuyển dạ kéo dài.

7.4. Đỡ sanh phải đúng kỹ thuật, nhẹ nhàng để tránh gây chấn thương đường sinh dục. Khi có tổn thương đường sinh dục cần phát hiện sớm và xử trí lịp thời.

7.5. Luôn luôn phải kiểm tra nhau và màng nhau ngay sau khi sổ nhau.

7.6. Tất cả các trường hợp dù sanh dễ hay sanh khó đều phải kiểm tra đường sinh dục ngoài và kiểm soát tử cung.

7.7. Theo dõi sát sản phụ 6 giờ đầu sau sanh, nhất là trong 02 giờ đầu phát hiện sớm các trường hợp chảy máu để có hướng xử trí kịp thời nhầm tránh tình trạng băng huyết rồi mới xử trí thì là muộn.

Tài liệu tham khảo

  1. Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An giang
  2. Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản năm 2009 của Bộ Y tế

SINH ĐÔI

  1. ĐỊNH NGHĨA.

     - Sinh đôi (song thai) là sự phát triển đồng thời hai thai trong tử cung người mẹ. cũng có những trường hợp sinh ba, sinh bốn nhưng hiếm gặp hơn.

  1. PHÂN LOẠI.

     - Dựa vào nguồn gốc phát sinh có hai loại sinh đôi: Sinh đôi một noãn (sinh đôi đồng hợp tử) và sinh đôi hai noãn (sinh đôi dị hợp tử).

III. TRIỆU CHỨNG VÀ CHẨN ĐOÁN.

       Cần phải phát hiện, chẩn đoán sớm vì tiên lượng liên quan đến sự chẩn đoán. Chẩn đoán dựa vào:

3.1. Hỏi:

     - Tiền sử gia đình bên vợ hay chồng có người sinh đôi hoặc đa thai không. Nếu sản phụ sinh con rạ thì các lần trước đã có lần nào sinh đôi chưa.

     - Tiền sử gia đình sản phụ sinh con rạ thì các lần trước đã có lần nào sinh đôi chưa.

     - Tiền sử sản phụ có sử dụng thuốc ngừa thai, hoặc thuốc kích thích rụng trứng trong điều trị vô sinh không, loại thuốc nào.

3.2. Triệu chứng cơ năng:

     - Dấu hiệu nghén: Thai phụ có dấu hiệu nghén nhiều hơn bình thường so với lần thai trước hoặc so với người cùng có thai.

     - Tử cung to nhanh làm thai phụ có thể cảm thấy khó thở do cơ hoành bị đẩy lên. Thai phụ mệt mỏi, đi lại khó khăn.

     - Thai máy ở nhiều nơi trên tử cung, khắp ổ bụng.

     - Thường có dấu hiệu phù sớm và nhiều do tử cung to chèn ép tuần hoàn hai chi dưới.

3.3. Triệu chứng thực thể:

     - Nhìn thấy bụng to, thành bụng căng, có nhiều vết rạn. Hai chân phù to, trắng mọng, đôi khi phù lên tới bụng.

     - Đo chiều cao tử cung lớn hơn tuổi thai. Khi thai đủ tháng chiều cao tử cung có thể tới 35 - 40cm trên vệ, vòng bụng có thể tới 100cm hoặc hơn.

     - Khó nắn thấy cả bốn cực, chỉ thấy được nhiều chi.

     - Nghe: Nghe được hai ổ tim thai riêng biệt, tần số hai ổ tim thai chênh lệch hơn nhau 10 nhịp/1 phút. Khoảng cách giữa hai ổ tim thai trên 10cm,

     - Khám âm đạo: Xác định tư thế của hai thai trong buồng tử cung.

3.4. Cận lâm sàng:

     - Xét nghiệm công thức máu 18 chữ số.

     - Xét nghiệm thời gian máu chảy, máu đông: TS, TC hay TQ, TCK

     - Xét nghiệm nhóm máu: hệ AOB

     - Xét nghiệm chức năng gan: AST, ALT

     - Xét nghiệm chức năng thận: Uré, Creatinin.

     - Xét nghiệm khác: I on đồ 6 chỉ số, Bilirubin ( toàn phần, trực tiếp, gián tiếp ).

     - Tổng phân tích nước tiểu.

     - Siêu âm sản khoa có 02 thai trong lòng tử cung, cân nặng, vị trí nhau bám, tuổi thai.

3.5. Chẩn đoán phân biệt:

     - Thai to: Một thai - đa ối, một thai và một khối u buồng trứng, một thai và u xơ tử cung

3.6. Tiến triển và các nguy cơ của sinh đôi:

     - Trong sinh đôi thường có hiện tượng nhiễm độc sớm trong 3 tháng đầu, 3 tháng cuối bụng to nhanh, phù chân, dãn tĩnh mạch trĩ.

     - Các nguy cơ và biến chứng: Đẻ non, băng huyết sau sanh.

  1. THÁI ĐỘ XỬ TRÍ.

4.1. Nguyên tắc chung trong đẻ sinh đôi:

     - Kíp đỡ đẻ và săn sóc phải có ít nhất hai người trở lên và phải có bác sĩ chuyên về ngoại sản phụ trách đở sanh.

     - Theo dõi tình trạng sức khỏe của người mẹ và hai thai, nhất là thai nhi thứ hai.

Phát hiện kịp thời nguy cơ suy thai và có biện pháp xử trí thích hợp.

     - Do tử cung quá căng nên cơn co tử cung thường yếu và thưa, cổ tử cung mở chậm. Nếu đủ điều kiện có thể bấm ối cho tử cung bớt căng, điều chỉnh cơn co tử cung để chuyển dạ tiến triển tốt hơn.

4.2. Diễn tiến cuộc đẻ: Thông thường cuộc đẻ diễn ra qua các giai đoạn :

     - Giai đoạn 1: Đẻ thai nhi thứ nhất:

Thường ngôi lọt chậm, cơn co yếu: Thai thứ nhất thường là ngôi thuận, đôi khi là ngôi ngược. Nếu là ngôi chỏm thì đỡ đẻ như bình thường, chú ý khi ối vỡ dễ gây sa dây rốn. Sau khi thai sổ kẹp chặt dây rốn trước khi cắt để ngăn ngừa mất máu của thai thứ hai nếu có tuần hoàn nối thông.

     - Giai đoạn 2: Xem phần xử lí thai thứ hai trong sinh đôi.

     - Giai đoạn 3: Sổ nhau.

       + Trong thời kỳ nhau sổ, vẫn phải tiếp tục duy trì dây truyền tĩnh mạch Oxytocin cho đến khi nhau đã sổ và tử cung co hồi tốt mới được rút dây truyền

       + Sau sổ nhau kiểm tra bánh nhau xem có sót nhau, sót màng không.

4.3. Chỉ định mổ lấy thai trong sinh đôi:

     - Hai cực đầu của hai thai cùng xuống một lúc, chèn ép nhau. ( song thai 02 ngôi đầu ).

     - Thai thứ nhất là ngôi ngược, thai thứ hai thuận ( hai thai có thể mắc nhau ).

     - Thai thứ nhất ngôi ngang.

     - Thai thứ nhất bị suy thai, sa dây nhau không đẩy lên được.

     - Sinh đôi hai thai dính nhau.

     - Nhau tiền đạo, tử cung có sẹo mổ cũ, con so lớn tuổi.

     - Thông thường ngôi thứ hai có thể ngôi ngang hay ngôi mông và nội xoay thai thất bại. Do đó nên chủ động phẫu thuật lấy thai khi điều kiện cho phép, nhầm đảm bảo mẹ trong con vuông.

     - Tóm lại sản phụ vào viện với chẩn đoán song thai nên mổ lấy thai chủ động khi điều kiện cho phép vì song thai khi thai thứ nhất sanh ra rồi thì thai thứ hai nội xoay thai thường thất bại hoặc là ngôi ngang.

Tài liệu tham khảo

  1. Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản năm 2009 của Bộ Y tế
  2. Phác đồ điều trị sản phụ khoa năm 2003 của Bệnh viện phụ sản, TP Hồ Chí Minh

 

XỬ LÝ THAI THỨ HAI TRONG SINH ĐÔI

     Người thực hiện phải là bác sĩ chuyên khoa ngoại sản. Trong thai sinh đôi sau khi thai thứ nhất sổ, thường có biến cố xảy ra đối với thai thứ hai. Có thể làm cho thai thứ hai quay trong tử cung, cơn co tử cung thưa, mẹ lại mệt mỏi vì đã gắng sức sanh thai thứ nhất. Vì thế, cần phải biết xử lý thai thứ hai ngay để đảm bảo an toàn cho mẹ và con.

  1. CHUẨN BỊ.

1.1. Cán bộ chuyên khoa:

     - Người đỡ sanh xong thai thứ nhất thì giao sơ sinh cho người phụ để chuẩn bị đỡ sanh cho thai thứ hai.

1.2. Phương tiện:

     - Hai hộp đỡ đẻ. Hai bộ dụng cụ hồi sức sơ sinh.

     - Đủ khăn và găng vô khuẩn. Thuốc co hồi tử cung: oxytocin, ergometrin.

  1. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH.

2.1. Đỡ thai thứ nhất như bình thường cặp chắt dây rốn, giao trẻ sơ sinh cho người phụ chăm sóc.

2.2. Nếu sản phụ đang được truyền dịch có oxytocin tĩnh mạch ( trường hợp sanh chỉ huy ) thì cho dịch chảy nhanh hơn.

2.3. Cho tay vào âm đạo kiểm tra ngay ngôi, thế, kiểu thế của ngôi thứ hai. Nếu ngôi đầu thì chờ đợi có cơn co tử cung rồi bấm ối và đỡ đẻ như thường lệ.

2.4. Ngôi bất thường ( ngôi vai, ngôi trán, thai nhỏ ) thì phải bấm ối ngay và nội xoay thai thành ngôi mông. Sau đó đỡ đẻ ngôi mông như thường hoặc đại kéo thai.

2.5. Tiêm bắp 10UI oxytocin, xử trí tích cực giai đoạn 3 của chuyển dạ để lấy nhau và màng nhau, nếu chảy máu thì bóc nhau nhân tạo và kiểm soát tử cung ngay.

2.6. Kiểm tra bánh nhau để biết xem có sót nhau và màng nhau không để xác định sinh một noãn hay hai noãn.

III. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN.

3.1. Theo dõi:

     - Ngay sau khi đẻ thai thứ nhất đề phòng thai thứ hai là ngôi bất thường.

     - Chảy máu sau đẻ do đờ tử cung.

3.2. Xử trí:

     - Nếu buồng ối thai thứ hai bị vỡ đột ngột, thai trở thành ngôi vai, tử cung bóp chặt vào thai thì phẫu thuật lấy thai.

     - Sau đẻ bị đờ tử cung chảy máu thì phẫu thuật cắt tử cung bán phần cấp cứu nếu phương pháp cầm máu thông thường không kết quả ( xem bài băng huyết sau sanh ).

     - Nếu nghi ngờ sót nhau phải kiểm soát tử cung ngay.

     - Nếu nội xoay thai thứ hai thất bại thì mổ cấp cứu lấy thai ngay.

Tài liệu tham khảo

Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản năm 2009 của Bộ Y tế

TĂNG HUYẾT ÁP, TIỀN SẢN GIẬT, SẢN GIẬT

  1. ĐỊNH NGHĨA TĂNG HUYẾT ÁP.

1.1. Khi huyết áp tâm trương trên 90mmHg hoặc huyết áp tâm thu trên 140mmHg đối với người không biết số đo huyết áp bình thường của mình trước đó.

1.2. Khi huyết áp tâm trương tăng 15mmHg hoặc huyết áp tâm thu tăng trên 30mmHg so với huyết áp bình thường trước khi có thai.

  1. THAI NGHÉN GÂY TĂNG HUYẾT ÁP CÓ THỂ GẶP.

2.1. Tăng huyết áp không kèm theo protein niệu hoặc phù.

2.2. Tiền sản giật nhẹ.

2.3. Tiền sản giật nặng.

2.4. Sản giật.

III. TRIỆU CHỨNG VÀ CHẨN ĐOÁN.

3.1. Tăng huyết áp mạn tính trước khi có thai:

Huyết áp >140/90mmHg hoặc cao hơn, trước 20 tuần tuổi thai

3.2. Thai nghén gây tăng huyết áp ( nhiễm độc thai nghén ):

     - Huyết áp >140/90mmHg đo 2 lần cách nhau 4 giờ, sau 20 tuần tuổi thai.

     - Không có protein niệu.

     - Có thể kèm theo buồn nôn hay nôn.

3.3. Tiền sản giật nhẹ:

     - Huyết áp 140/90 - < 160/110mmHg đo 2 lần cách nhau 4 giờ, sau 20 tuần tuổi thai.

     - Protein niệu có thể tới < 2g/l ( ++ ).

     - Phù: là triệu chứng sớm. Sản phụ tăng cân nhanh trên 1kg/tuần hay 3kg/ tháng, Có thể phù nhẹ 2 chi dưới.

     - Không có triệu chứng khác.

3.4. Tiền sản giật nặng:

       Trong trường hợp tiền sản giật nhẹ có thêm một dấu hiệu sau đây là tiền sản giật nặng.

     - Huyết áp >160/110 mmHg trở lên sau 20 tuần tuổi thai, huyết áp tối thiểu quan trọng hơn huyết áp tối đa, cần đo 2 lần cách nhau 4 giờ.

     - Protein niệu >2g/l ( + ++ ).

     - Thiểu niệu < 400ml/24 giờ ( hay < 30ml/giờ ).

     - Nhức đầu, hoa mắt, mờ mắt, đau thượng vị.

     - Doạ phù phổi cấp.

     - Tăng mạnh phản xạ gân xương, xuất huyết đáy mắt.

3.5. Sản giật:

     - Sản phụ lên các cơn co giật không có dấu hiệu báo trước, nhưng có thể nhức đầu, mờ mắt, bứt rứt, phản xạ gân xương tăng mạnh.

   - Có cơn co giật với 4 giai đoạn điển hình: xấm nhiễm, giật cứng, gồng cứng, giật giãn cách và hôm mê.

     - Kèm theo một số dấu hiệu tiền sản giật nặng.

3.6. Hội chứng HELLP: ( Hemolysis, Elevated Liver enzymes, Low Platelens ).

     - Giảm tiểu cầu < 100.000/mm3

     - Tan huyết: Bilirubin tăng nhất là bilirubin gián tiếp.

     - Tăng men gan: SGOT, SGPT ( ALT, AST ) tăng > 70 U/L

3.7. Cận lâm sàng:

     - Xét nghiệm máu:

       + Huyết học: công thức máu 18 chữ số.

       + Thời gian máu chảy máu đông TS, TC hay TQ, TCK, nhóm máu hệ AOB.

       + Chức năng gan: SGOT, SGPT ( AST, ALT ).

       + Xét nghiệm khác: I on đồ, Bilirubin, acid uric, protein huyết toàn phần lại giảm.

     - Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu

     - Siêu âm sản khoa.

3.8. Chẩn đoán phân biệt tăng huyết áp mạn tính trước khi có thai và tăng huyết áp do thai nghén:

Các dấu hiệu

Tăng huyết áp mạn tính trước khi có thai

Tăng huyết áp do thai

Thời gian xuất hiện

Trước 20 tuần của thai kỳ

Từ tuần thứ 20 về sau của thai kỳ

Acid uric

Có thể tăng

Chỉ tăng cao trong tiền sản giật

Protein niệu

Có thể xuất hiện

Xuất hiện sau 20 tuần thai kỳ

  1. XỬ TRÍ.

4.1. Thai nghén gây tăng huyết áp:

     - Nếu huyết áp giảm tới mức bình thường thì cho sản phụ nằm nghỉ ngơi tại giường, cho phép về nhà và hẹn tái khám định kỳ.

     - Nếu huyết áp ổn định theo dõi tiếp cho đến khi chuyển dạ sanh.

     - Nếu huyết áp ngày càng tăng cao, cho nhập viện điều trị như tiền sản giật.

4.2. Xử trí tiền sản giật nhẹ.

4.2.1. Có thể theo dõi tại nhà khi:

     - Huyết áp 140/90 à < 150/110mmHg, Protein niệu < 1g/24 giờ, men gan và tiểu cầu bình thường, Không có triệu chứng khác đi kèm .

     - Chế độ nghỉ ngơi:

       + Nên hạn chế làm việc nặng hay đi chạy xe mô tô …

     - Chế độ dinh dưỡng:

       + Ăn nhiều đạm, nhiều rau cải và trái cây tươi.

       + Ăn lạt, kiêng ăn mận ( hạn chế ăn nước mấm, nước tương và muối ), nên ăn nhiều đạm ( thịt, cá … ).

     - Dấu hiệu cần theo dõi: phù, cân nặng, huyết áp, lượng nước tiểu mỗi ngày, tình trạng thai nhi ( cử động thai, thai máy ). Thời gian theo dõi từ 1 à 2 lần/tuần.

   - Khám thai định kỳ: 2 tuần/ lần. Theo dõi Cân nặng, huyết áp, lượng nước tiểu, protein niệu triệu chứng thần kinh và ghi vào sổ theo dõi tình trạng của sản phụ và thai nhi.

     - Theo dõi sản phụ đến khi thai nhi đủ tháng nên chấm dứt thai kỳ bằng cách sanh đường dưới hay phẫu thuật lấy thai tuỳ trường hợp cụ thể của thai nhi và bà mẹ.

4.2.2. Nhập viện điều trị khi:

     - Các dấu hiệu theo dõi ở trên của sản phụ không giảm hay có tình trạng nặng thêm.

     - Điều trị sản phụ này cơ bản cũng như theo dõi tại nhà, nhưng được theo dõi tích cực hơn bởi nhân viên y tế.

4.2.3. Xét nghiệm:

     - Công thức máu 18 chỉ số, nhóm máu hệ AOB, Bilirubin, AST, ALT, Acid uric, Ure, Creatinin: 01 lần/1 tuần.

     - Tổng phân tích nước tiểu: 01 lần/1 tuần, nhất là Protein niệu.

4.3. Xử trí tiền sản giật nặng:

     - Mục đích điều trị là ngăn chặn sự tiến triển sang sản giật bằng cách: Phòng ngừa và chống co giật, Hạ huyết áp ( kiểm soát huyết áp ), chấm dứt thai kỳ và điều trị hỗ trợ thêm là an thần, lợi tiểu, trợ tim.

     - Sản phụ nên nằm phòng tối, yên tĩnh ,tránh các kích thích .
4.3.1. Cho thuốc phòng ngừa hay chống co giật:

     - Magnesi sulfat ( MgSO4 ) 15% 10ml# 1,5g:

       + Liều tấn công: 3 g TTMC trong vòng 20 phút ( 2 A MgSO4 15% 10 ml TTM chậm trong 20 phút ).

       + Liều duy trì: 1g trong 1 giờ: 4 A MgSO4 15% 10 ml pha trong 500ml glucose 5% TTM XXVIII giọt/phút ( trong 6 giờ ).

     - Trước khi dùng thuốc MgSO4 phải lại các dấu hiệu sau đây:

       + Phản xạ gân xương: ( + ), tăng mạnh.

       + Nhịp thở giảm >12 lần/phút.

       + Lượng nước tiểu giảm >30ml/giờ.

     - Dấu hiệu ngộ độc MgSO4:

       + Phản xạ gân xương: ( - ), giảm hay mất.

       + Nhịp thở giảm <12 lần/phút.

       + Lượng nước tiểu giảm <30ml/giờ.

     - Thuốc giải độc khi ngộ độc MgSO4:

       + Khi có dấu hiệu ngộ độc MgSO4 thì phải ngưng ngay MgSO4. sau đó dùng thuốc giải độc MgSO4 là Calci Gluconat 1g TTMC hay Clorid calci 1A TTMC.

     - Chú ý

       + Huyết áp < 120/80mmHg có thể ngưng sử dụng MgSO4, nếu sử dụng tiếp tục thì phải theo dõi chặt chẽ dấu hiệu ngộ độc MgSO4.

4.3.2. Hạ huyết áp:

     - Khi huyết áp tăng > 160/100mmHg, nhất là huyết áp tâm trương:

       + Aldomet 250mg. Ngày đầu uống Aldomet 250mg 2 viên x 2 lần/ ngày. Những ngày sau thì 1 viên x 4 lần/ ngày.

     - Khi dùng Hydralazine :

       + Huyết áp tối thiểu > 110mmHg đối với sản phụ > 35 tuổi, và > 100mmHg đối với sản phụ trẻ < 35 tuổi.

       + Cho hydralazin 5mg 1A TTM chậm mỗi 30 phút đến đến khi huyết áp giảm còn 100mmHg thì chuyển sang liều uống 25 – 100mg/ngày, không dùng quá 300mg/ngày. Thuốc thải hoàn toàn sau 24 giờ.

       + Nếu không có hydralazin thì dùng Nifedipin 10 mg thay thế ngậm dưới lưỡi.

4.3.3. An thần:

     An thần hạn chế dùng, khi cần thiết có thể dùng.

     - Khi chưa chuyển dạ:

       + Diazepam 10mg mỗi 4 giờ có thể uống hay TTMC.

     - Khi chuyển dạ, có thể dùng Dolargan 50mg TTM mỗi 2 giờ lần, ngừng tiêm Dolargan nếu dự đoán sẽ sổ thai trong vòng 2 giờ.

4.3.4. Lợi tiểu:

     Chỉ định dùng khi:

     - huyết áp tối đa > 170mmHg.

     - Có triệu chứng dạo phù phổi cấp.

       + Furosemid 20mg 1A x 8 TTMC.

4.3.5. Trợ tim:

     - Khi có triệu chứng doạ phù phổi cấp.

     - Digoxin 0,5mg 1A TTMC.

     - Risordan 5mg 1 viên ngậm dưới lưỡi mỗi 15 phút.

4.3.6. Các thuốc khác:

    - Thở oxy 5 – 7 lít/phút.

     - Glucose 5% giữ tĩnh mạch, tránh dùng các dung dịch ưu trương.

4.3.7. Chuẩn bị sẵn sàng khi co sản giật hỗ trợ cấp cứu kịp thời:

     - Cây ngáng lưỡi, thành giường cao …

     - Băng vải cuộn

4.3.8. Chấm dứt thai kỳ:

    - Nếu sanh đường dưới được:

       + Thì phải sanh giúp bằng giác hút nhằm làm giảm gánh nặng cho sản phụ.

       + Kiểm tra đương sinh dục ngoài và kiểm soát tử cung.

       + Sau sanh vẩn còn dùng MgSO4 cho đến khi dấu hiệu tiền sản giật đã ổn định thì mới ngưng dùng thuốc này.

       + Đề phòng băng huyết sau sanh ( xem bài chảy máu sau đẻ ).

     - Chỉ định lấy thai gồm:

       + Huyết áp tối thiểu > 110mmHg kéo dài trong 24 giờ điều trị.

       + Protein niệu > 5g/24 giờ ( +++ ).

       + Creatinin máu tăng.

       + Nhức đầu, hoa mắt hay đau vùng thượng vị kéo dài – xuất huyết đáy mắt.

       + Suy giảm chức năng gan.

       + Giảm tiểu cầu.

       + Hội chứng HELLP: Tiểu cầu giảm, Biểu hiện Bilirubin tăng nhất là giám tiếp, Men gan tăng ( AST, ALT tăng ).

       + Đe doạ sản giật.

       + Đe doạ phù phổi cấp.

       + Suy thai trường diễn hoặc cấp.

       + Có thể sử dụng Dexamethasone 5 mg ( xem bài doạ sanh non, sanh non ) cho các trường hợp < 35 tuần tuổi thai để tăng sutfactan, giảm suy hô hốp sơ sinh ( bệnh lý màng trong ).

       * Cụ thể :

     - Khi chưa chuyển dạ sanh :

       + Nếu thai chưa đủ tháng hay chưa chuyển dạ, sản phụ và thai nhi còn khoẻ mạnh thì tiếp tục điều trị cho đến khi có dấu hiệu chuyển dạ sanh.

     - Khi đã chuyển dạ sanh :

       + Khi sanh bác sĩ chuyên khoa ngoại sản trực tiếp đỡ sanh.

       + Phải sanh giúp bằng giác hút nhằm giúp mẹ giảm bớt gánh nặng về sức khoẻ.

       + Nếu mổ lấy thai khi có đúng chỉ định.

4.4. Sản giật.

4.4.1.Mục đích điều trị:

     - Là chống co giật, hạ huyết áp, dự phòng các biến chứng xuất huyết não, vô niệu, phù phổi cấp, nhau bong non, phong huyết tử cung nhau.

4.4.2. Nguyên tắc điều trị:

     - Khẩn trương, tích cực, là một trong những cấp cứu tai biến sản khoa.

     - Cần nắm rõ bệnh sử qua hỏi thân nhân, xác định số cơn xảy ra co giật tại nhà ( sản giật ngoại viện ), cơn co giật cuối cùng cách lúc nhập viện bao lâu.

     - Điều trị giống như tiền sản giật nặng.

     - Phải theo dõi, chăm sóc tại khoa đặc biệt có đủ oxy và các phương tiện hồi sức cấp cứu khác.

     - Có thể mờ khoa hồi sức cấp cứu hỗ trợ cấp cứu cho sản phụ.

4.4.3. Xử trí:

     Giống như xử trí tiền sản giật nặng, bên cạnh đó cần thêm:

     - Đặc sản phụ nằm nghiêng, ngáng miệng đề phòng cắn lưỡi, hút đàm nhốt.

     - Thở oxy 5 – 7 lít/phút.

     - Cắt cơ co giật càng nhanh càng tốt:

     + Seduxen 10mg 1A TTMC khi có cơ co giật.

     - Nếu vào chuyển dạ sanh thì sanh giúp giác hút khi đủ điều kiện.

     - Nếu chưa chuyển dạ:

       + Sản phụ ổn định: tuổi thai 28 – 34 tuần, điều trị hỗ trợ cho phổi trưởng thành và chấm dứt thai kỳ sau 24 giờ của cơn co giật cuối cùng.

       + Nếu thai nhi không có khả năng sống hoặc thai nhi trên 34 tuần thì chấm dứt thai kỳ càng sớm càng tốt.

       + Nếu sản phụ không ổn định: phẫu thuật lấy thai ngay sau khi cơn co giật.

       + Ngừa co giật trong chuyển dạ và 24 giờ đầu sau sanh.

4.4.4. Chấm dứt thai kỳ bất kể tuổi thai trong các trường hợp sau:

     - Sản giật: khi đã xảy ra sản giật thì bắt buộc phải chấm dứt thai kỳ dù tuổi thai bao nhiêu đi nữa sau 24 giờ của cơn co giật cuối cùng.

     - Giảm tiểu cầu.

     - Tán huyết ( xét nghiệm Bilirubin tăng cao nhất là Bilirubin gián tiếp ).

     - Tăng men gan.

     - Thiểu niệu.

     - Không kiểm soát được huyết áp.

4.5. Hậu sản giật.

     - Điều tri giống như sản giật.

4.6. Xử trí tăng huyết áp mạn nặng thêm do thai.

4.6.1. Nguyên tắc điều trị giống như tiền sản giật:

4.6.2. Cách điều trị:

     - Điều trị nội khoa giống như tiền sản giật nặng.

     - Điều trị sản khoa:

       + Cần xác định tuổi thai.

       + Làm các xét nghiệm đánh giá sự phát triển và sức khoẻ của thai nhi mỗi tuần.

       + Có thể chấm dứt thai kỳ sớm hơn 36 tuần nếu có dấu hiệu suy thai trường diễn. Khi mổ lấy thai nên gây mê và triệt sản ( có sự đồng ý của sản phụ hay người nhà sản phụ ) vì hầu hết sản phụ đã lớn tuổi, đa sản và có thể lần sau bị bệnh tương tự.

  1. DỰ PHÒNG.

5.1. Khám thai định kỳ.

5.2. Đảm bảo công tác quản lý thai nghén tốt phát hiện sơm các yếu tố nguy cơ cao để có hướng dự phòng và điều trị được tốt hơn.

Tài liệu tham khảo

  1. Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang
  2. Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản năm 2009 của Bộ Y tế

NGÔI THAI BẤT THƯỜNG

     Ngôi thai bất thường bao gồm các ngôi mông, ngôi mặt, ngôi trán, ngôi thóp trước, ngôi vai.

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Ngôi thai bất thường là ngôi không phải là ngôi chỏm gồm: ngôi mặt, ngôi trán và ngôi thóp trước, ngôi mông, ngôi vai ( ngôi ngang ), ngôi đầu sa tay ( ngôi phức tạp ).

  1. NGÔI MẶT.

2.1. Triệu chứng.

     - Ngôi mặt là ngôi đầu ngữa tối đa.

     - Điểm mốc của ngôi mặt là cằm, đường kinh lọt là hạ cằm – thóp trước dài # 9,5cm.

     - Ngôi mặt khi sanh đường dưới chỉ có thế sổ là cằm vệ.

     - Khám âm đạo chỉ sờ thấy cằm trước hoặc cằm sau ( rõ hơn/vỡ ối ), không bao giờ sờ đụng thóp sau hay thóp trước.

2.2. Xử trí.

2.2.1. Ngôi mặt cằm trước: có thể sinh đường âm đạo khi thai nhi nhỏ, con rạ, tuyệt đối không được dùng giác hút. Phẫu thuật lấy thai nếu kèm thêm yếu tố sanh khó khác.

2.2.2. Ngôi mặt cằm sau: phẫu thuật lấy thai, trừ trường hợp thai quá nhỏ có thể lọt được.

III. NGÔI TRÁN VÀ NGÔI THÓP TRƯỚC.

3.1. Ngôi trán:

     - Ngôi trán là giữa ngôi chỏm với ngôi mặt do đầu ngữa hay cúi không tốt.

     - Điểm mốc của ngôi trán, đường kính lọt là thượng chẩm – cằm dài # 13,5 cm.

     - Không thể sanh ngã âm đạo được, cần phải phẫu thuật lấy thai khi điều kiện cho phép.

     - Khám âm đạo sờ thấy gốc mũi, 2 hố mắt, trán và thóp trước, không bao giờ sờ thấy thóp sau và cằm.

     - Cần chẩn đoán phân biệt với ngôi mặt.

3.2. Ngôi thóp trước:

     - Ngôi thóp trước là giữa ngôi chỏm với ngôi mặt do đầu ngữa hay cúi không tốt.

     - Điểm mốc của ngôi thóp trước, đường kinh lọt là chẩm – cằm dài # 13 cm.

     - Không thể sanh ngã âm đạo được cần phải phẫu thuật lấy thai khi điều kiện cho phép.

     - Khám âm đạo sờ thấy thóp trước ở chính giữa tiểu khung, không bao giờ sờ thấy thóp sau và cằm.

     - Cần chẩn đoán phân biệt với ngôi mặt.

3.3. Xử trí:

     - Phẫu thuật lấy thai hầu hết các trường hợp ngôi trán hay ngôi thóp trước vì thai nhi không lọt được qua khung chậu do đường kinh lọt của ngôi thai lớn hơn đường kính của khung chậu sản phụ.

     - Theo dõi sanh ngã âm đạo với điều kiện con rạ và thai quá nhỏ mới có thể lọt được.

  1. NGÔI MÔNG.( xem thêm bài ngôi mông ).

4.1. Triệu chứng:

     - Ngôi mông hay ngôi ngược là ngôi dọc đầu thai nhi ở đáy tử cung, còn mông ở phía dưới.

     - Điểm mốc của ngôi mông là đỉnh xương cùng.

     - Khám âm đạo sờ thấy xương cùng, lỗ hậu môn và hai ụ mông thai nhi, có thể thấy một hay hai bàn chân cùng với mông, có thể thấy phân su nhưng không đánh giá là suy thai.

     - Ngôi mông đủ: khi khám âm đạo sờ đụng hai bàn chân và mông.

     - Ngôi mông thiếu kiểu mông: khi khám âm đạo chỉ sờ thấy vùng mông, không thấy 2 bàn chân.

     - Ngôi mông thiếu kiểu chân: khi khám âm đạo chỉ sờ thấy hai chân.

     - Chẩn đoán phân biệt với ngôi mặt, ngôi vai.

     - Siêu âm sản khoa giúp chẩn đoán chính xác và ước lượng cân nặng thai nhi.

4.2. Xử trí:

4.2.1. Sanh đường âm đạo khi có những điều kiện thuận lợi:

       - Ngôi mông đủ hoặc thiếu kiểu mông.

       - Khung chậu sản phụ bình thường.

       - Thai nhi không quá lớn, ước lượng < 3000g.

       - Đầu thai cúi tốt.

4.2.2. Chỉ định mổ lấy thai khi có kết hợp bất kỳ một yếu tố nguy cơ như sau.

       - Ngôi mông thiếu kiểu chân.

       - Thai to: con so > 3000g, con rạ > 3200g.

       - Khung chậu giới hạn, hẹp, biến dạng.

       - Đầu thai cúi không tốt.

       - Ối vỡ non, ối vỡ sớm, Chỉ số Bishop < 5 điểm.

       - Vết mổ cũ trên tử cung.

  1. NGÔI NGANG HAY NGÔI VAI.

5.1. Triệu chứng:

     - Nhìn tử cung thấy bè nằm ngang, sờ nắn thấy đầu ở hạ sườn, hố chậu hoặc nằm ở hai bên hông.

     - Chiều cao tử cung thấp hơn so với tuổi thai, vòng bụng lại lớn hơn nhiều.

     - Điểm mốc của ngôi ngang là mỏm vai.

     - Khám âm đạo thấy tiểu khung rỗng, ối phồng.

     - Ối vỡ, cổ tử cung mở có thể sờ thấy mỏm vai hoặc tay thai nhi.

     - Siêu âm giúp chẩn đoán .

     - Chẩn đoán phân biệt với ngôi mông.

5.2. Xử trí:

     - Phẫu thuật lấy thai khi thai nhi đủ trưởng thành.

     - Nội xoay thai cho thai thứ hai trong sinh đôi khi đủ điều kiện nội xoay thai.

Tài liệu tham khảo

  1. Phác đồ điều tri năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang
  2. Hướng dẫn Quốc gia vế các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản năm 2009 của Bộ Y tế

DỌA SANH NON VÀ SANH NON

 

  1. DỌA SANH NON.

1.1. Chẩn đoán:

     - Tuổi thai từ hết 22 đến trước dưới 37 tuần.

     - Trọng lượng thai nhi từ 500 – 2500g

     - Xuất hiện cơn co tử cung gây chuyển dạ ( 4 cơn gò/20 phút ).

     - Cổ tử cung đóng.

     - Có thể có ra máu hay chất nhầy màu hồng ở âm đạo.

     - Ối vở sớm/thai non tháng.

1.2. Xử trí:

     - Chuyển lên tuyến tỉnh phải đảm bảo an toàn trong chuyển viện, nếu thai quá non ( < 34 tuần ) khi có dấu chuyển dạ sanh thật sự.

     - Sản phụ nằm nghỉ ngơi tuyệt đối làm tăng tưới máu đến tử cung.

     - Tư vấn cho sản phụ và người nhà sản phụ biết rỏ tình trạng thai nhi có thể đẻ non.

       * Thuốc cắt cơn co tử cung:

     - Thuốc Salbutamol 2 mg: 2 viên x 2 uống/ngày ( chia đều ).

     - Liều tấn công: Nifedipin 10 mg ngậm dưới lưỡi. Nếu còn cơn co, cứ 20 phút thì ngậm 1 viên không quá 4 viên.

     - Liều duy trì : Sau viên cuối của liều tấn công 3 giờ, dùng Nifedipin tác dụng chậm 20 mg, uống 1 viên, cứ 6 - 8 giờ một lần.

     Phải theo dõi HA khi dùng Nifedipin 15 phút/lần.

     Chống chỉ định dùng Nifedipin khi HA < 90/50 mm Hg.

       * Dùng Corticoid đối với thai nhi từ tuần 28 – 35.

       + Dexamethason 6 mg TB cách nhau 12 giờ x 4 lần.

       Lưu ý : không điều trị dọa đẻ non cho thai nhi từ 36 tuần trở lên.

  1. SANH NON.

2.1. Chẩn đoán:

     - Tuổi thai từ hết 22 đến trước dưới 37 tuần.

     - Cổ tử cung xóa, có khi đã mở.

     - Cơn co tử cung đều đặn, gây đau.

     - Đầu ối đã thành lập.

     - Có dịch nhày màu hồng ở âm đạo.

2.2. Xử trí:

     - Nếu ối chưa vỡ thì cố gắng duy trì vì kéo dài thời gian sanh đường dưới.

     - Chuyển lên tuyến tỉnh phải đảm bảo an toàn chuyển viện, nếu thai quá non < 34 tuần.

     - Tư vấn cho sản phụ và người nhà sản phụ biết rỏ tình trạng thai nhi có thể đẻ non.

     - Sản phụ nằm nghỉ ngơi tuyệt đối ( hoàn toàn ) làm tăng tưới máu đến tử cung.

     - Cho Corticoid nếu chưa được dùng:

       + Cố gắng làm giảm cuộc đẻ trong 24 giờ sau khi tiêm Corticoid bằng cách cho Nifedipin hay Salbutamol.

       + Chờ cuộc đẻ tiến triển bình thường ( chỉ kiểm soát tử cung khi có chỉ định, không kiểm soát tử cung hàng loạt ).

     - Thông báo cho bác sĩ nhi khoa.

       Chuẩn bị phương tiện hồi sức, chăm sóc sơ sinh thiếu tháng.

       Nếu thai từ 35 đến < 37 tuần thì giải thích cho sản phụ và gia đình về tình trạng của trẻ khi sanh ra và ký vào hồ sơ bệnh án. Sau sanh nếu Em Bé diễn tiến không tốt thì chuyện viện Em Bé sau.

Tài liệu tham khảo :

Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản 2009 của Bộ Y tế

ỐI VỠ NON VÀ ỐI VỠ SỚM

 

  1. ĐỊNH NGHĨA.

     - Ối vỡ non là ối vỡ trước khi chuyển dạ.

     - Ối vỡ sớm là ối vỡ trước thời kỳ hoạt động của giai đoạn I chuyển dạ sanh.

  1. CHẨN ĐOÁN.

     - Khi chưa có dấu chuyển dạ.

     - Âm đạo có nước ối dù ra nhiều hay ít.

III. XỬ TRÍ( Xem bài dọa sanh non và sanh non ).

     - Theo dõi thân nhiệt.

     - Đóng khố sạch, theo dõi lượng nước ối chảy ra.

     - Đánh giá tuổi thai để có thái độ xử trí.

     - Siêu âm đánh giá tình trạng thai, nước ối, vị trí bánh nhau.

     - Cho khánh sinh dự phòng nhiễm trùng:

       + Thường ối vỡ > 6 giờ có thể biểu hiện nhiễm trùng ối.

       + Kháng sinh đường tiêm TM: Cefaroxin 1 g, Ceftazidim 1 g 1 lọ x 3 TMC/ ngày.

     - Corticoid :phòng ngừa bệnh màng trong ( Xẹp phế nang khi sinh non tháng ).

       + Dexamethazin 6 mg TMC x 4 lần cách nhau 12 giờ.

     - Chuyển viện tuyến trên nếu thai non tháng < 34 tuần tuổi. Nếu có cơn co tử cung thì cho thuốc giảm co Salbutamol 2 v uống + Nifedipin 10 1 V uống hay ngậm dưới lưỡi trước khi chuyển viện.

     - Nếu tuổi thai > 35 tuần trở lên và tiếp tục ra nước ối thì gây chuyển dạ ( xem các phương pháp chuyển dạ ). Thông thường sau khi vỡ ối từ 6 – 12 giờ sẽ vào chuyển dạ tự nhiên.

Tài liệu tham khảo :

Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản 2009 của Bộ Y tế

            

 

THAI QUÁ NGÀY SINH ( THAI GIÀ THÁNG )

 

  1. CHẨN ĐOÁN VÀ ĐÁNH GIÁ.

     - Thai quá ngày sinh là thai ở trong bụng mẹ quá 287 ngày ( quá 41 tuần ) Tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng.

     - Thực hiện xác định tuổi thai bằng siêu âm nếu có trong vòng 20 tuần đầu tiên của thai kỳ.

     - Phải cho nhập viện theo dõi các thai nghén từ sau 41 tuần ( 287 ngày ) trở lên để phát hiện sớm suy thai.

     - Vì bánh nhau thoái hóa nên thai dễ bị suy, ngạt, tử vong do thiếu dinh dưỡng.

     - Thai quá ngày sinh thường to nên dễ gây tai biến sản khoa.

  1. XỬ TRÍ.

2.1. Theo dõi chỉ số nước ối bằng siêu âm ( thiểu ối là dấu hiệu của suy tuần hoàn nhau – thai và thiếu Oxygen ) và bằng soi ối ( nước ối lẫn phân su thường gặp ở thai quá ngày sinh ).

2.2. Theo dõi tình trạng thai nhi bằng Test không đã kích ( Non Stress Test ) 2 –3 lần ngày. Nếu Test không đáp ứng thì phải làm Test có đã kích (Stress Test).

2.3. Hoặc gây chuyển dạ ( xem các phương pháp gây chuyển dạ ) nếu Non Stress Test hoặc Tress Test bệnh lý thì mổ lấy thai.

2.4. Nếu cổ tử cung không thuận lợi ( chỉ số Bishop < 5 ) thì làm mềm cổ tử cung bằng Misoprostol 50 mcg ngận dưới lưỡi, cứ 4 – 6 giờ/lần, ngày không quá 3 liều.

2.5. Nếu cổ tử cung thuận lợi ( chỉ số Bishop > 5 ) thì gây chuyển dạ bằng bấm ối và truyền Oxytocin tĩnh mạch.

2.6. Trẻ quá ngày sinh cần được chăm sóc : ủ ấm, thông đường hô hấp, cho Vitamin K1 và theo dõi sự phát triển của trẻ.

Tài liệu tham khảo :

Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2009của Bộ Y tế

THAI CHẾT TRONG TỬ CUNG ( THAI LƯU )

 

  1. ĐỊNH NGHĨA.

- Thai chết trong tử cung là thai chết khi tuổi thai từ tuần lễ 22 trở lên cho đến trước khi chuyển dạ sanh.

  1. CHUẨN ĐOÁN.

2.1. Tử cung có thể nhỏ hơn tuổi thai.

2.2. Không nghe được tim thai.

2.3. Siêu âm : không thấy có tim thai, có thể thấy dấu hiệu chồng xương sọ, thai không cử động.

III. XỬ TRÍ.

3.1. Chuyển viện lên tuyến tỉnh khi có 1 trong các dấu hiệu sau:

- Xét nghiệm các yếu tố đông máu bất thường.

- Nếu sinh sợi huyết < 2 g, sản phụ có bệnh lý nội khoa khác.

- Nếu thai chết lưu > 6 tuần mà chưa được tống ra ngoài.

3.2. Nếu các xết nghiệm bình thường:

- Thì gây chuyển dạ bằng thuốc Misoprostol 200 mg 1 – 2 V mỗi 6 giơ/lần uống hay đặt âm đạo. Nếu thai ra không hoàn toàn sau đó chảy máu nhiều thì phải dùng thủ thuật hút nạo lấy ra. Nếu cần dùng thêm Oxytocin.

- Hổ trợ tinh thần cho sản phụ.

 

Tài liệu tham khảo

Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2009 của Bộ Y tế

THEO DÕI CUỘC ĐẺ VỚI SẢN PHỤ CÓ VẾT MỔ Ở TƯ CUNG

     Vận động sản phụ vào sanh ở cơ sở có phòng phẫu thuật và nên nhập viện trước ngày dự sanh khoảng 07 ngày để theo dõi sát tình trạng vết mổ cũ ở tử cung của mẹ và con.

Làm các cận lâm sàng cần thiết, nếu có gì xảy ra thì phải mổ thai ngay.

  1. CÁC SẸO Ổ TỬ CUNG.

     - Các sẹo ở tử cung bao gồm phẫu thuật lấy thai củ, phẫu thuật bóc nhân xơ, phẫu thuật cắt góc sừng tử cung do thai ngoài tử cung, phẫu thuật khâu các sang chấn cũ ở tử cung do vỡ, tai nạn, thủng tử cung do hút nạo.

  1. THEO DÕI CÓ THỂ SANH NGÃ ÂM ĐẠO.

2.1. Sẹo tử cung đã trên 24 tháng.

2.2. Ngôi chỏm.

2.3. Không có bất tương xứng giữa thai nhi với khung chậu.

2.4. Sản phụ có vết mổ lấy thai lần một ở đoãn dưới tử cung.

2.5. Đã có dấu hiệu chuyển dạ thật sự.

2.6. theo dõi chưa có dấu hiệu đau vết mổ ở tử cung.

       * Chú ý:

     - Nếu chuyển dạ tiến triển chậm, phải đánh giá tình trạng chung của sản phụ ( cơn co tử cung, tim thai, độ lọt của ngôi thai ) và ghi lại trên biểu đồ chuyển dạ. Có thể bấm ối khi cổ tử cung mở 4 cm theo dõi tiến triển của chuyển dạ.

     - Khi ngôi thai không tốt, cổ tử cung mở trọn, ngôi lọt thấp, đủ điều kiện sanh giúp bằng giác hút lấy thai đường âm đạo, sau đó bắt buộc phải kiểm soát tử cung để kiểm tra sự toàn vẹn của tử cung.

     - Không được gây đẻ bằng thuốc oxytocin.

III. CHỈ ĐỊNH MỔ LẤY THAI.

3.1. Mổ cấp cứu.

       Khi sản phụ có vết mổ lấy thai chuyển dạ kết hợp với yếu tố đẻ khó khác.

     - Nhau tiền đạo, ối vỡ sớm, cơn co thưa, chuyển dạ không tiến triển.

     - Đau vết mổ hay sản phụ kêu la nhiều không hợp tác với thầy thuốc.

     - Ngoài ra trong quá trình theo dõi cuộc chuyển dạ, nếu có tiến triển bất thường thì phải mổ lấy thai ngay.

3.2. Mổ chủ động.

       Khi thai đủ tháng ( hết 37 tuần ) đề phòng vỡ tử cung.

     - Bất xứng đầu chậu, nguyên nhân lần mổ trước tồn tại như khung chậu hẹp, khung chậu giới hạn.

     - Ngôi thai bất thường.

     - Các sẹo mổ do bóc nhân xơ tử cung, mổ dọc thân tử cung để lấy thai cũ, mổ đẻ lần đầu dưới 24 tháng, tiền sử vỡ tử cung được khâu bảo tồn.

     - Sẹo mổ cắt góc sừng tử cung do thai ngoái tử cung vỡ.

     - Sẹo mổ đẻ từ 2 lần trở lên.

Tài liệu tham khảo

  1. Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản năm 2009 của Bộ Y tế
  2. Phác đồ điều trị sản phụ khoa năm 2003 của bệnh viện phụ sản Từ Dũ TP Hồ Chí Minh

XỬ TRÍ PHỦ PHỔI CẤP ( OAP) TRONG CHUYỂN DẠ

 

 

  1. CHẨN ĐOÁN.

     - Sản phụ bị choáng, miệng sùi bọt hồng.

     - Nghe phổi có ral ẩm từ đáy phổi càng ngày càng dâng lên cao đỉnh phổi ( toàn bộ 2 phế trường ).

  1. XỬ TRÍ CHUNG.

     Mời khoa hồi sức cấp cứu hội chuẩn và tiếp cấp cứu cho sản phụ.

2.1. Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn : mạch, huyết áp, nhịp thở, nghe tim phổi.

2.2. Cho nằm đầu cao hay tư thế Fowler ( nữa nằm, nữa ngồi ).

2.3. Hút đờm rãi làm thông đường hô hấp

2.4. Thở oxy 4 – 6 lít/phút.

2.5. Tư vấn cho gia đình biết tình trạng của sản phụ, nguy cơ cho mẹ và con.

III. XỬ TRÍ ĐẶC HIỆU.

3.1. Phù phổi cấp do huyết động:

     - Cho thai phụ ngồi thẳng, chân thõng.

     - Garo ba chi, luân chuyển cứ 15 phút thay đổi vị trí 1 lần. Nhầm làm giảm lượng máu về tim.

     - Đặt nội khí quản hút đàm rãi.

     - Thở oxy 4 – 6 lít/phút.

     - Tiêm tĩnh mạch:

       + Thuốc lợi tiểu Furosemid 20 mg 1 – 2 ống tiêm tĩnh mạch. Có thể lập lại mỗi 15 – 30 phút nếu tình trạng bệnh chưa giảm.

       + Trợ tim:

      + Tiêm dưới da 10 mg morphin.

     - Nếu cần thì phải trích máu tĩnh mạch, khuyến cáo nên trích 300ml máu.

     - Xử trí sản khoa:

     + Phẫu thuật lấy thai khi hết cơn phù phổi cấp.

     + Sanh giúp bằng giác hút khi đủ điều kiện.

3.2. Phù phổi cấp do tổn thương:

     - Đặt nội khí quản thở máy, hô hấp hỗ trợ, thở oxy.

     - Dopamin truyền tĩnh mạch.

     - Truyền huyết tương.

     - Kháng sinh liều cao.

     - Methyl prednisolon 30mg tiêm tĩnh mạch, cách nhau 4 giờ/lần.

     - Có thể phẫu thuật lấy thai khi có chỉ định.

Tài liệu tham khảo

  1. Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản năm 2009 của Bộ Y tế
  2. Phác đồ điều trị sản phụ khoa của Bệnh viện phụ sản Từ Dũ TP Hồ Chí Minh năm 2003

CHUYỂN DẠ ĐÌNH TRỆ ( CHUYỂN DẠ KÉO DÀI )

 

   Chuyển dạ kéo dài là chuyển dạ tắc nghẽn do cuộc chuyển dạ vì nguyên nhân nào đó bị ngừng lại làm cho cuộc chuyển dạ không được tiến triển thêm được, người thầy thuốc bắt buộc phải chỉ định can thiệp bằng thuốc, các thủ thuật hoặc mổ bắt con.

  1. CÁC DÂU HIỆU CỦA CHUYỂN DẠ KÉO DÀI.

1.1. Chuyển dạ thời kỳ tiềm thời kéo dài hơn 8 giờ .

1.2. Chuyển dạ thời kỳ hoạt động kéo dài hơn 7 giờ .

1.3. Khám thấy độ lọt của ngôi thai không tiến triển thêm.

1.4. Xuất hiện tình trạng chồng khớp xương sọ, đầu có bướu huyết thanh.

1.5. Trên biểu đồ chuyển dạ chuyển sang bên phải đường báo động.

1.6. Cổ tử cung ngừng tiến triển luôn là dấu hiệu của chuyển dạ kéo dài.

1.7. Suy thai, cơn gò dồn dập ( trên 5 cơn gò trong 10 phút ), có dấu hiệu vòng Bandl.

     CHÚ Ý : không phải trường hợp chuyển dạ kéo dài nào cũng có đủ các dấu hiệu trên.

  1. NGUYÊN NHÂN VỀ PHÍA MẸ.

2.1. Khung chậu hẹp, khung chậu giới hạn, khung chậu biến dạng, bất xứng đầu chậu.

2.2. Khối u tiền đạo: Khối u nang buồng trứng, u xơ tử cung, u trong tiểu khung tử cung đôi.

2.3. Rối loạn cơn gò tử cung: Cơn gò tử cung thưa yếu, cơn gò tử cung mau mạnh, cơn gò tử cung không đều.

2.4. Cổ tử cung xơ cứng, sẹo củ do đốt cổ tử cung.

III. NGUYÊN NHÂN VỀ PHÍA THAI.

3.1. Các ngôi thai bất thường: ngôi trán, ngôi thóp trước, ngôi mặt, ngôi ngang, ngôi mông.

3.2. Thai nhi to ước từ > 3500g.

3.3. Thai bất thường : thai não úng thủy, thai bụng cóc.

3.4. Dây rốn ngắn.

  1. XỬ TRÍ.

4.1. Sanh ngã âm đạo khi đủ điều kiện :

     - Nếu cơn gò tử cung thưa và yếu dùng thuốc Oxytocin 5 UI pha trong 500 ml Glucose 5% TTM với liều đầu 8 giọt / phút sau đó chỉnh số giọt cho có cơn gò tử cung phù hợp với thời kỳ chuyển dạ.

4.2. Tuỳ theo nguyên nhân nên có hướng xử trí cho phù hợp.

4.3. Mổ bặt con khi có chỉ định.

     - Đa số trường hợp chuyển dạ đình trệ nên có chỉ định mổ lấy thai nhằm đảm bảo cho mẹ tròn con vuông.

4.4. Hủy thai nếu có chỉ định.

  1. KẾT LUẬN.

     Chuyển dạ kéo dài là cuộc chuyển dạ đồi hỏi thầy thuốc quyết định can thiệp nhanh và đúng lúc.

5.1. Nếu can thiệp quá sớm làm tỷ lệ can thiệp thủ thuật và mổ bắt con tăng lên.

5.2. Nếu can thiệp muộn quá lại gây nguy cơ tai biến cho mẹ và con.

Tài liệu tham khảo :

  1. Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản 2009 của Bộ Y tế
  2. Phác đồ điều trị sản phụ khoa năm 2003 của BV phụ sản Từ Dũ TP Hồ Chí Minh

SUY THAI CẤP

 

  1. ĐỊNH NGHĨA.

     - Thai suy là tình trạng suy giảm hoạt động của thai về chức phận và khả năng tồn tại, do thiếu oxy biểu hiện bằng nhịp tim thai quá nhanh, quá chậm, không đều, nước ối có phân su, pH máu của thai thấp.

  1. CÁC DẤU HIỆN CUA SUY THAI.

2.1. Nhịp tim thai:

     - Nhịp tim thai bình thường đều từ 120 – 160 lần/phút.

     - Nhịp tim thai không đều, hoặc nhanh trên 160l/p hoặc chậm dưới 120l/p.

     - Theo dõi tim thai bằng máy ghi sản khoa (Monitor) thấy nhịp tim thai không đều, chậm <120 lần/phút hoặc nhanh >160 lần/phút, nhịp TT phẳng, DIP II liên tục hoặc DIP III hoặc DIP I sâu, liên tục là dấu hiệu thai suy.

       + Nhịp tim thai dao động độ 0 (nhịp phẳng): là nhịp tim thai cơ bản dao động < 5 nhịp/phút, gặp trong trường hợp thai suy nặng.

       + Nhịp tim thai dao động độ 1 (nhịp xoang hẹp): khi độ dao động trên 5 nhịp và dưới 10 nhịp/ phút, gặp trong trường hợp thai suy. Tuy nhiên cần phân biệt với thai ngủ.

       + Nhịp tim thai dao động độ II: dao động từ 15-25 nhịp/phút là bình thường

       + Nhip tim thai dao động độ III: (trên 25 nhịp/phút)do thai vận động, thay đổi vị trí không có giá trị tiên lượng.

       + DIP I (nhịp tim thai chậm sớm): là nhịp tim thai chậm khi xuất hiện cơn co và trở lại bình thường khi hết cơn co. Do cơn co tử cung thúc đầu thai vào khung chậu hoặc do tay ấn mạnh vào đầu khi thăm âm đạo. Nhịp tim thai chậm sớm là do phản xạ cơ học không có giá trị chẩn đoán thai suy.

       + DIP II (nhịp tim thai chậm muộn): là nhịp tim thai chậm nhất ở thời điểm sau khi cơn co có cường độ cao nhất từ 30 giây trở lên, thậm chí có khi hết cơn co mà nhịp tim thai vẫn tiếp tục chậm. Nhip tim thai chậm muộn xẩy ra khi nồng độ Oxy trong máu thai nhi thấp làm rối loạn về mặt sinh học ảnh hưởng đến não và cơ tim. Đây là dấu hiệu thai suy cần phải lấy thai ra.

       + DIP III (nhịp tim thai chậm thay đổi): xuất hiện nhịp tim thai chậm cùng thời điểm với cơn co tử cung và có thể ngoài cơn co tử cung. Đây thường là dấu hiệu chèn ép dây rốn, bất xứng đầu chậu.

     - Theo dõi nhịp tim thai bằng ống nghe gỗ cứ 30 phút/lần ở giai đoạn tiềm tàng (khi cổ tử cung mở từ 1-3 cm) và 15 phút/lần ở giai đoạn tích cực (khi cổ tử cung mở 4-10cm).

2.2. Nước ối:

     - Có lẫn phân xu: màu nước ối xanh hoặc vàng bẩn đặc phân xu.

     - Thiểu ối trên siêu âm hoặc khi bấm ối.

III. XỬ TRÍ.

3.1. Hồi sức thai:

     - Cho sản phụ thở oxy 6l/p.

     - Nằm nghiêng sang bên trái.

     - Giảm cơn co tử cung nếu có chỉ định.

       + salbutamol ( xem bài thuốc giảm cơ co tử cung trong chuyển dạ ). Không dung salbutamol nếu có chảy mau âm đạo.

       + Nếu cơn co TC mau thì cho giảm co với Buscopan (Hyoscin Butylbromide) 20mg/ống tiêm TM.

     - Nếu đang truyền oxytocin thì ngưng ngay.

  1. Đánh giá lại tình trạng thai nhi, nếu tình trạng suy thai không cải thiện.

     - Nếu đủ điều kiện thì sanh ngã âm đạo bằng giác hút.

     - Nếu không đủ điều kiện thì phải phẫu thuật lấy thai ngay.

Tài liệu tham khảo

  1. Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản năm 2009 của Bộ Y tế
  2. Phác đồ điều trị sản phụ khoa năm 2003 của Bệnh viện phụ sản Từ DũTP Hồ Chí Minh

SỬ DỤNG OXYTOCIN TRONG CHUYỂN DẠ

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Thuốc oxytocin là thuốc gây co bóp tử cung cả về tần số và cường độ.

  1. CHỈ ĐỊNH.

     - Xử trí tích cực giai đoạn 3 trong chuyển dạ, sau khi sổ thai đề phòng chảy máu sau sanh ( xem bài xử trí tích cực giai đoạn 3 trong chuyển dạ ).

     - Khởi phát chuyển dạ hoặc tăng co sử dụng để gây cơn co tử cung trong trường hợp gây chuyển dạ hoặc đã chuyển dạ nhưng cơn co thưa. Chỉ định này áp dụng ở nơi có phẫu thuật với chỉ định rõ ràng của bác sĩ.

     - Dự phòng và điều trị băng huyết sau sanh.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH.

3.1. Chống chỉ định tuyệt đối :

     - Bất xứng đầu chậu.

     - Các loại ngôi không có chỉ định sanh đường âm đạo.

     - Khối u tiền đạo.

     - nhau bong non thể nặng.

     - Suy thai cấp.

     - Không có phòng phẫu thuật, bác sĩ và phương tiện phẫu thuật.

     - Mẹ bị bệnh lý tim mạch có rối loạn cung lượng tim.

3.2. Chống chỉ định tương đối :

     - Vết mổ bắt con củ.

     - Đa thai, đa ối.

  1. CÁCH DÙNG.

4.1. Trước sanh ( khởi phát chuyển dạ/tăng co )

     - Trong trường chuyển dạ nếu cơn gò tử cung thưa và yếu hoặc do ối vỡ sớm mà cơn gò không đủ phù hợp với thời kỳ của chuyển dạ. Và trước khi sử dụng oxytocin cần phải thăm khám kỷ về tình trạng toàn thân, bắt cơn gò tử cung, đếm nhịp tim thai, khám trong xem tình trạng đầu của thai nhi như thế nào rồi mới quyết định có nên dùng oxytocin hay không.

4.1.1. Cách thực hiện:

     - Liều dẫn đầu là 4 – 5 mUI/phút :

       + Pha 1 ống Oxytocin 5 UI + Glucose 5% 500ml đã chỉnh sẵn VIII giọt/phút.

       + Lắc đều chai Glucose 5% đã có Oxytocin.

     - Theo dõi sát chuyển dạ bằng monitor sản khoa.

     - Phải ghi diễn tiến chuyển dạ trên biểu đồ chuyển dạ.

4.1.2. Theo dõi:

     - Theo dõi trong 20 – 30 phút, nếu cơn gò chưa đạt 3 cơn co tử cung/10 phút ( khởi phát chuyển dạ ) hoặc nếu cơn gò TC chưa phù hợp với thời kỳ chuyển dạ thì chỉnh giọt tăng gấp đôi = XVI giọt/phút (# 8mUI / phút) sao cho đạt tần số cơn gò phù hợp với thời kỳ chuyển dạ. Sau 30 phút tiếp theo nếu chưa đạt cơn gò TC thích hợp thì tăng gấp đôi = XXXII giọt/phút. Liều tối đa XL giọt/phút ( 20mUI / phút), chỉ nên duy trì ở liều tối đa trong suốt thời gian tăng co.

     - Khám ngoài:

       + Cơn gò TC: mỗi 15 – 30 phút/lần đều đặn theo dõi cơn co tử cung.

       + Nhịp tim tha : mỗi 2 giờ/lần.

       + Độ lọt của ngôi thai: mỗi 2 giờ/lần.

     - Khi đã đạt được cơn gò TC phù hợp với thời kỳ chuyển dạ và độ mở CTC, đánh giá sự tiến triển của chuyển dạ bằng độ mở CTC và ngôi thai.

       + Khi chuyển dạ ngưng tiến triển sau 2 giờ theo dõi với cơn gò TC phù hợp nên cân nhắc: làm mềm CTC hay phẫu thuật lấy thai.

4.2. Sau sanh:

     - Xử trí tích cực giai đoạn III chuyển dạ: tiêm bắp 2 ống ( 10 UI ) oxytocin ngay sau khi sổ thai.

     - Đề phòng và điều trị băng huyết sau sanh do đờ TC ( xem bài băng huyết sau sanh ).

4.3. Theo dõi:

     - Bác sĩ phải trực tiếp chăm sóc sản phụ liên tục không được rời xa để theo dõi toàn trạng và cơn co tử cung.

     - Phải ghi trên biểu đồ chuyển dạ. chỉ tăng thêm oxytocin nếu chuyển dạ tiến triển chậm.

     - Khám ngoài: khám lại 15 – 30 phút/lần đều đặn theo dõi cơn co tử cung, nhịp tim thai, độ lọt của ngôi thai.

     - Nếu có dấu hiệu suy thai phải ngưng ngay truyền dịch có pha oxytocin. Sau khi ngưng truyền dịch có oxytocin khoảng 15 phút khám lại mà không có kết quả phải chỉ định phẫu thuật lấy thai.

4.4. Tai biến.

4.4.1. cơn gò cường tính.

     - cơn gò tử cung cường tính khi có > 5 cơn co tử cung trong 10 phút, mỗi cơn kéo dài > 90 giây.

     - Xử trí: ngưng ngay dịch truyền có oxytocin, có thể phối hợp thuốc giảm co tử cung.

     - Theo dõi sát tần số cơn gò và tim thai trong 30 - 45 phút.

     - Sau 45 phút cơn gò tử cung không giảm: phẫu thuật lấy thai ngay hoặc sanh giúp băng giác húy khi đủ điều kiện.

4.4.2. Dọa vỡ tử cung, vỡ tử cung.

Xử trí: phẫu thuật lấy thai khẩn cấp..

4.4.3. Suy thai cấp trong chuyển dạ.

     - Phải ngưng ngay dịch truyền có oxytocin.

     - Sau khi ngưng truyền oxytocin 15 phút, ghi lại Monitor vẫn còn suy thai.

     - Xử trí: phẫu thuật lấy thai ngay.

4.4.4. Nhau bong non.

     - Ngưng ngay truyền dịch có oxytocin.

     - Xử trí xem bài nhau bong non.

4.4.5. Ngộ độc nước.

     - Khi truyền dịch liều cao trong thời gian dài ( > 80UI/24 giờ và sử dụng nhiều ngày liên tiếp ).

4.4.6. Ảnh hưởng tim mạch.

     - Khi dùng liều cao > 45UI/phút hay khi tiêm tĩnh mạch trực tiếp.

     - Gây tụt huyết áp, giảm tưới máu động mạch vành, ngưng tim.

4.4.7. Giãn cơ trơn.

     - Khi dùng liều cao trực tiếp.

     - Thường gặp đi kèm sản phụ được gây tê hay gây mê.

4.4.8. Dị ứng.

     - Ít gặp.

4.4.9. Ảnh hưởng lên thai.

     - Suy thai.

     - Ngạt sau sanh.

     - Tăng bilirubi máu gây tăng mức độ vàng da sơ sinh.

Tài liệu tham khảo :

  1. Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang
  2. Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản năm 2009 của Bộ Y tế

SỬ DỤNG THUỐC MISOPROSTOL

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Viên Misoprostol có nồng độ 200mcg.

     - Misoprostol là một analogue của Prostaglandine E1, Được bào chế sử dụng đường uống để điều trị loét dạ dày. Sau đó người ta khám phá ra tác dụng đặc biệt của thuốc lên cơ trơn tử cung nên thuốc đưa vào sử dụng trong sản khoa và phụ khoa.

     - Thời gian thuốc bất đầu tác dụng lên cơ trơn tử cung khoảng 3 phút sau khi đặt vào âm đạo hay trực tràng, thời gian bán hủy 20 – 40 phút, thời gian tác dụng kéo dài khoảng 6 giờ.

  1. CHỈ ĐỊNH DÙNG THUỐC.

2.1. Misoprostol dùng trong dự phòng băng huyết sau sanh.

2.2. Misoprostol dùng trong phá thai nội khoa bằng thuốc.

2.3. Misoprostol dùng trong điều trị băng huyết sau sanh.

2.4. Các sản phụ có nguy cơ cao băng huyết san sanh là:

     - Đa sản.

     - Đa thai.

     - Đa ối.

     - Con to.

     - Tiền căn băng huyết sau sanh.

     - Tiền sản giất, sản giật.

     - Ối vỡ sớm có biến chứng nhiễm trùng ối.

     - Thể trạng suy kiệt, thiếu máu.

     - Có các bệnh lý về máu.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH.

3.1. Trong tất cả các trường hợp dị ứng thuốc hay shock phản vệ với thuốc.

3.2. Giục sanh.

3.3. Tăng co cơn gò tử cung trong các trường hợp chuyển dạ kéo dài.

3.4. Các trường hợp sản phụ có tiền sử mổ vào tử cung như mổ lấy thai, mổ bóc u xơ tử cung, thủng tử cung, … .

  1. CÁCH DÙNG THUỐC.

4.1. Đối với các trường hợp có thai, sau khi sanh con ra rồi và xác định trong lòng tử cung không còn thai nào nữa hết:

     - Misoprostol dùng trong dự phòng băng huyết sau sanh :

       + Liều dùng : Misoprostol 200mcg 2 – 4 viên đặt vào trực tràng.

     - Misoprostol dùng trong điều trị băng huyết sau sanh :

       + Liều dùng : Misoprostol 200mcg 5 viên đặt vào trực tràng.

4.2. Dùng trong phá thai nội khoa bằng thuốc:

     - Xem bài phá thai nội khoa băng thuốc.

Tài liệu tham khảo
Cấp cứu sản phụ khoa năm 2001 của Bệnh Viện Phụ Sản Từ Dũ TP Hồ Chí Minh

SỬ DỤNG THUỐC GIẢM CO TỬ CUNG TRONG CHUYỂN DẠ

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Phải do bác sĩ chuyên khoa ngoại sản là người thực hiện.

  1. CHỈ ĐỊNH.

2.1. Cơn co tử cung quá mạnh hoặc quá mau gây suy thai.

2.2. Nhau tiền đạo có chảy máu.

2.3. Doạ vỡ tử cung.

2.4. Doạ đẻ non.

III. XỬ TRÍ.

     Dùng một trong các thuốc sau:

3.1. Spasmaverin ( alverin ) 40mg viên, ống 40mg: uống 1 – 2 viên hay tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 1 – 2 ống.

3.2. Salbutamol viên 2mg, 2viên uống/lần. Chống chỉ định trong trường hợp chảy máu nhiều.

3.3. Nitroglycerin 1mg ngậm dưới lưỡi.

3.4. Nifedipin 10 mg ngậm dưới lưỡi ( xem bài doạ sanh non ). Nifedipin an toàn hơn so với các thuốc giảm co khác.

3.5. Tuỳ theo tình trạng sản phụ và sức khoẻ thai nhi mà có cách xử trí cho phù hợp.

     - Nếu sản phụ và thai nhi bình thường có đủ điều kiện thi cho sanh ngã âm đạo.

     - Nếu sản phụ và thai nhi bất thường thì phẫu thuật lấy thai.

3.6. Chuyển tuyến trên.

     - Trước khi chuyển lên tuyến trên các sản phụ có chỉ định dùng một liều thuốc giảm co: Nifedipin, Salbutamol, Spasmaverin, rồi mới chuyển viện.

Tài liệu tham khảo

Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản năm 2009 của Bộ Y tế

 

SỐT SAU SANH

 

  1. ĐỊNH NGHĨA.

1.1. Sốt sau sanh là sốt từ trên 24 giờ sau khi sanh và nhiệt độ từ 380C trở lên.

1.2. Có nhiều nguyên nhân với mức độ nặng nhẹ khác nhau.

  1. CÁC NGUYÊN NHÂN.

2.1. Bệnh nội ngoại khoa:

     - Nhiễm trung vết mổ.

     - Viêm bàng quang.

     - Viêm đai-bể thận cấp.

     - Sốt rét.

     - Viêm phổi, lao phổi.

     - Thương hàn, viêm gan … .

2.2. Nhiễm trùng hậu sản ( xem bài nhiễm trùng hậu sản ).

     - Nhiễm khuẩn âm hộ, âm đoạ, tầng sinh môn.

     - Viêm nội mạc tữ cung, viêm toàn bộ tử cung, viêm tử cung phần phụ, viêm phúc mạc tiểu khung, viêm phúc mạc toàn thể, nhiễm khuẩn huyết.

2.3. Sốt sau đẻ do các bệnh về vú.

     - Cương vú, viêm vú, abcès vú.

III. CÁC DẤU HIỆU VÀ XỬ TRÍ.

3.1. Nhiễm khuẩn vết mổ:

     - Triệu chứng: Vết mổ sưng, có dịch tiết là máu hay mủ, viêm tấy đỏ quanh vết mổ đã khâu.

     - Xử trí :

       + Cắt chỉ bỏ mũi.

       + Dẫn lưu cho thoát dịch.

       + Kháng sinh, rửa vết mổ bằng dung dịch Betadin 10% và thay băng mỗi.

3.2. Sốt sau đẻ do các bệnh về vú:

3.2.1. Cương vú:

     - Dấu hiệu chính: vú sưng đau cả 2 bên vú, xuất hiện muộn 3 – 5 ngày sau đẻ.

     - Xử trí:

       + Nếu người mẹ cho con bú, khuyến khích tăng số lần cho con bú.

       + Vắt sữa bằng tay hoặc bằng bơm hút.

       + Giảm đau tức: chườm lạnh, xoa sau lưng, làm ướt đầu vú cho con dễ bắt vú; Sau khi cho bú: chườm lạnh, băng nâng 2 bầu vú không quá chắt.

       + Thuốc hạ sốt: Paracetamol 500mg: 1 viên x 3 lần/ngày.

       + Nếu người mẹ không cho con bú: tránh kích thích đầu vú, chườm lạnh, băng chắt vú, Paracetamol 500mg 1 viên x 3 lần/ngày.; Parlodel 2,5mg 1 viên x 2 lần/ngày   ( để cắt sữa ).

3.2.2. Viêm vú:

     - Dấu hiệu chính: vú cương, đau, đỏ, đầu vú thường nứt nẻ, thường bị một bên.

     - Xử trí:

       + Kháng sinh: Cefadroxyl 500mg, 2 viên x 2 lần/ngày x 7 ngày. Hoặc Erythromycin 500mg, 1 viên x 3lần/ngày x 7 ngày.

       + Kháng viêm: alpha-chymotrypsin 4,2mg, 2 viên x 3 lần/ngày x 7 ngày.

       + Paracetamol 500mg, 1 viên x 3 lần/ngày ( khi cần ).

       + Khuyến khích người mẹ tiếp tục cho con bú thường xuyên bên vú lành. Bôi parafin nếu có nứt đầu vú.

       + Băng nâng đỡ vú nhưng không quá chặt.

       + Chườm lạnh vú sau khi cho bú.

3.2.3. Abcès vú:

     - Dấu hiệu chính: vú căng to, sưng đỏ, đau, có chổ ấn mềm, chọc hút có mủ.

     - Xử trí:

       + Phẫu thuật dẫn lưu ổ mủ: rạch theo đường nan hoa ( tránh tổn thương cho đường dẫn sữa ). Sau đó, nặn lấy hết mủ, rửa sạch ổ mủ, dẫn lưu bằng meche hay penro và rút sau 24 giờ.

     + Điều trị kháng sinh: Cefadroxyl 500mg, 2 viên x 2 lần/ngày x 10 ngày. Hoặc Erythromycin 500mg, 1 viên x 3 lần/ngày x 10 ngày. Cloxacillin 500mg, 1 viên/3 lần/ngày x 10 ngày.

       + Kháng viêm: alpha-chymotrypsin 4,2mg, 2 viên x 3 lần/ngày x 7 ngày.

     + Paracetamol 500mg, 1 viên x 3 lần/ngày ( khi cần ).

       + Tiếp tục cho bú: nếu bên vú abcès còn chảy máu, mủ thì cho con bú bên vú lành và vắt bỏ sữa ở vú bên abcès ( bên đau ).

       + Băng đỡ vú nhưng không quá chặt.

       + Chườm lạnh.

    + Mỗi ngày rửa thay băng 1 à 2 lần.

  1. SỐT DO NHIỄM KHUẨN HẬU SẢN.

4.1. Nhiễm khuẩn ở tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo, cổ tử cung.

4.1.1. Triệu chứng:

     - Vết rách hoặc chổ khâu sưng tấy, đỏ, đau đôi khi có mủ.

     - Tử cung co hồi tốt, sản dịch có thể hôi hoặc rất hôi,

     - Có thể sốt nhẹ 380 C à 38,50C.

4.1.2. Xử trí:

     - Khám âm đạo loại trừ sót gạc.

     - Vệ sinh tại chổ và kháng sinh.

     - Nếu sau khi dùng kháng sinh, vết khâu vẫn con sưng, đỏ, rỉ nước vàng thì cắt chỉ ngắt quảng.

     - Nếu toan bộ vế khâu nhiễm khuẩn, bung hết chỉ thì phải rửa vết thương cho đến khi hoàn toàn không còn có mủ, nước vàng, mô dưới da hồi phục trở lại mới được khâu tầng sinh môn, khâu thì 2.

4.2. Viêm nội mạc tử cung.

     - Thường do kiểm soát tử cung, nhiễm khuẩn ối, chuyển dạ kéo dài hoặc đôi khi có thển do sót nhau. Viêm nội mạc tử cung không điều trị sẽ dẫn đến các biến chứng trầm trọng hơn như viêm tử cung toàn bộ, viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn huyết …

4.2.1. Triệu chứng:

     - Mệt mỏi. lo lắng.

     - Sốt 380C à 390C từ 2 ngày sau khi đẻ.

     - Tử cung co hồi chậm, mềm, ấn đau.

     - Sản dịch hôi, đôi khi có lẫn mủ.

4.2.2 Xử trí:

     - Hạ sốt bằng đắp khăn ấm và cho uống nhiều nước.

     - Cho thuốc co hồi tử cung ( tiêm bắp oxytocin 5UI, 1 ống x 2 lần/ngày ).

     - Dùng kháng sinh thích hợp có thể tiêm hay uống trong 7 ngày.

     - Nếu bế sản dịch: nong cổ tử cung cho sản dịch thoát ra ngoài hết.

     - Nếu sót nhau: hút hoặc nạo lấy nhau sau khi cho kháng sinh.

     - Sau điều trị các triệu chứng giảm, cho kháng sinh tiếp tục đến 7 ngày rồi xuất viện.

     - Nếu sau điều trị các triệu chứng không giảm thì chuyển lên tuyến tỉnh.

4.3. Viêm tử cung toàn bộ.

4.2.1 Triệu chứng:

     - Đây là hình thai lâm sàng tiến triển nặng lên của viêm nội mạc tử cung, sản dịch rất hôi thối, màu nâu đen.

     - Tử cung to, mềm, ấn rất đau, di dộng tử cung đau, đôi khi ấn gây tiến kêu lạo xạo như co hơi, đặc biệt có thể có ra huyết vào khoảng ngày thứ 8 à 10.

4.3.2. Xử trí:

     - Điều trị giống như nôi mạc tử cung, nhưng phải thêm điều trị cần sử dụng kháng sinh liều cao và phối hợp nhiều loại kháng sinh.

4.4. Viêm tử cung và phần phụ.

     - Xử trí tại tuyến tỉnh.

     - Từ tử cung, tình trạng nhiễm khuẩn có thể lan rộng sang các cơ quan phụ cận như dây chăng rộng, vòi trứng tử cung, buồng trứng …

4.4.1. Triêu chứng:

     - Xuất hiện muộn ngày thứ 8 à 10 sau sanh.

     - Sốt cao kéo dài kèm theo đau bụng dưới.

     - Tử cung to, co hồi kém, ấn đau.

     - Bên cạnh tử cung thấy xuất hiện một khối cứng, đau, bờ không rõ rệt.

4.4.2. Xử trí:

     - Kháng sinh phối hợp liệu cao.

     - Nếu khối viêm tiến triển thành túi mủ nằm thấp sát túi cùng thì rạch túi cùng để dẫn lưu mủ qua âm đạo.

     - Tiến triển có thể khỏi dần nếu điều trị hữu hiệu và kịp thời.

     - Có thể gây biến chứng viêm phúc mạc hay túi mủ vỡ vào bàng quang, âm đạo, trực tràng.

4.5. Viêm phúc mạc tiểu khung ( viêm phúc mạc chậu ).

     - Từ tử cung và các cơ quan phụ cận, nhiễm khuẩn có thể lan sang phúc mạc vùng tiểu khung.

4.5.1. Triệu chứng:

     - Có thể xuất hiện khoảng 3 ngày sau sanh hoặc chậm hơn khoảng ngày thứ 7 à 10 sau một thời kỳ nhiễm khuẩn ở tử cung hay âm hộ, âm đạo.

     - Sốt cao 390C – 400C, có thể rét run.

     - Đau nhiều ở vùng bụng dưới, ấn bụng có phản ứng phúc mạc ở vùng này.

     - Khám âm đạo thấy tử cung còn to, di động kém, đau, túi cùng sau đầy, phù nề.

     - Trường hợp túi mủ nằm ở túi cùng sau, kích thích trực tràng gây hội chứng giả lỵ.

4.5.2. Xử trí:

     - Điều trị nợi khoa với kháng sinh liều cao.

     - Nếu có bọc mủ ở túi cùng thì chuyển viện để dẫn lưu qua ngã âm đạo.

     - Phẫu thuật bụng dẫn lưu khi có biến chứng viêm phục mạc.

4.6. Viêm phúc mạc toàn bộ ( viêm phúc mạc toàn thể ).

4.6.1. Triêu chứng:

     - Toàn thân mệt mỏi, sốt cao, gầy sút cân, hốc hác, mạch nhanh, khó thở, nôn.

     - Bụng chứng, đau.

     - Phản ứng phúc mạc toàn thể.

     - Thăm túi cùng rất đau.

4.6.2. Xử trí:

     - Dùng kháng sinh phối hợp liều cao.

     - Nâng thể trạng.

     - Viêm phúc mạc toàn thể phải phẫu thuật cắt tử cung dẫn lưu ổ bụng. Đây là nơi phát sinh ra ổ mủ.

4.7. Nhiễm khuẩn huyết.

     - Do thủ thuật hoặc dụng cụ không vô khuẩn.

     - Do điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn không đúng cách, dùng kháng sinh, không đủ liều lượng, không đủ thời gian.

     - Có thể do can thiệp phẫu thuật quá sớm khi chưa bao vây được ổ nhiễm khuẩn khu trú tai bộ phận sinh dục bằng kháng sinh, tạo điều kiện cho vi khuẩn lan tràn vào máu.

4.7.1. Triệu chứng và chẩn đoán:

     - Thường là sốt cao, rét run nhiều lần trong ngày. Có những thể bán cấp, sốt không cao nhưng sốt kéo dài.

     - Toàn trạng suy nhược, có thể đi đến choáng, hạ huyết áp, mê man.

     - Cấy máu để chẩn đoán xác định ( tuyến trên ).

     - Ở các trường hợp nặng, ngoài ổ nhiễm khuẩn đầu tiên còn có những ổ nhiễm khuẩn thứ phát như ở thận, gan, phổi, não …

4.7.2. Xử trí:

     - Kháng sinh liều cao phối hợp bằng đường tĩnh mạch.

     - Truyền dịch, điều chỉnh cân bằng nước điện giải.

     - Giải quyết ổ nhiễm khuẩn nguyên phát: cắt tử cung ( đa số trương hợp cắt tư cung bán phần để lại hai phần phụ, sản phụ còn trẻ và thường thì hai phần phụ hầu như không bị hoại tử sau khi cắt tử cung bán phần ).

     - Tiên lượng rất xấu, Vấn đề chính là phòng bệnh.

  1. VIÊM TẮC TĨNH MẠCH.

5.1. triệu chứng:

     - Là bệnh hiếm gặp ở nước ta. Thường xuất hiện vào ngày thứ 18 sau sanh với các triệu chứng lâm sàng sau đây:

       + Sốt cao, đau tại nơi viêm tắc tĩnh mạch, người bệnh không đi lại được nếu viêm tắc các tĩnh mạch ở chi dưới.

       + Nếu viêm tắc các tĩnh mạch trong ổ bụng thì người bệnh đau bụng, nhất là viêm tắc tĩnh mạch mạc treo, bệnh có thể biểu hiện ở các tĩnh mạch ở phổi, ở não … với các triệu chứng đau ở các cơ quan này, đôi khi bị liệt.

     - Xét nghiệm thấy tăng sinh sợi huyết, có thể chụp tĩnh mạch thấy cục gây tắc mạch ( huyết khối ).

5.2. Xử trí:

     - Dùng kháng sinh toàn thân.

     - Thuốc chống đống máu như Heparin.

     - Cố định chi có viêm tắc tĩnh mạch.

     - Nếu cục máu đông gây tắc mạch to có thể tiến hành phẫu thuật lấy bỏ.

Tài liệu tham khảo.

Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản năm 2009 của Bộ Y tế

NHIỄM TRÙNG HẬU SẢN

 

  1. ĐỊNH NGHĨA.

     - Nhiễm trùng hậu sản là khi sản phụ sốt liên tục trên 380C sau sanh 24 giờ.

  1. Cách xử trí chung.

     - Cung cấp đủ nước băng đường uống hoặc truyền dịch.

     - Hạ nhiệt ( lau mát, thuốc hạ nhiệt ).

     - Nghỉ ngơi tại giường.

     - Kiểm tra sự co hồi tử cung, sản dịch, tuyến vú, tầng sinh môn, vết may thành bụng … để có chẩn đoán xác định bệnh đúng và sớm.

- Theo dõi và xử trí ngay khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn

  1. NHIỄM KHUẨN Ở TẦNG SINH MÔN, ÂM HỘ, ÂM ĐẠO, CỔ TỬ CUNG.

2.1. Triệu chứng:

     - Vết rách hoặc chổ khâu sưng tấy, đỏ, đau đôi khi có mủ.

     - Tử cung co hồi tốt, sản dịch có thể hôi hoặc rất hôi,

     - Có thể sốt nhẹ 380 C à 38,50C.

2.2 Xử trí:

     - Khám âm đạo loại trừ sót gạc.

     - Vệ sinh tại chổ và kháng sinh.

     - Nếu sau khi dùng kháng sinh, vết khâu vẫn con sưng, đỏ, rỉ nước vàng thì cắt chỉ ngắt quảng.

     - Nếu toan bộ vế khâu nhiễm khuẩn, bung hết chỉ thì phải rửa vết thương cho đến khi hoàn toàn không còn có mủ, nước vàng, mô dưới da hồi phục trở lại mới được khâu tầng sinh môn, khâu thì 2.

III. NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ.

3.1. Triệu chứng :

     - Vết mổ sưng, có dịch tiết là máu hay mủ, viêm tấy đỏ quanh vết mổ đã khâu.

3.2. Xử trí

     - Cắt chỉ bỏ mũi.

     - Dẫn lưu cho thoát dịch.

     - Kháng sinh, rửa vết mổ bằng dung dịch Betadin 10% và thay băng mỗi ngày.

  1. VIÊM NỘI MẠC TỬ CUNG.

Thường do kiểm soát tử cung, nhiễm khuẩn ối, chuyển dạ kéo dài hoặc đôi khi có thển do sót nhau. Viêm nội mạc tử cung không điều trị sẽ dẫn đến các biến chứng trầm trọng hơn như viêm tử cung toàn bộ, viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn huyết …

4.1. Triệu chứng:

     - Mệt mỏi. lo lắng.

     - Sốt 380C à 390C từ 2 ngày sau khi đẻ.

     - Tử cung co hồi chậm, mềm, ấn đau.

     - Sản dịch hôi, đôi khi có lẫn mủ.

5.2. Xử trí:

     - Hạ sốt bằng đắp khăn ấm và cho uống nhiều nước.

     - Cho thuốc co hồi tử cung ( tiêm bắp oxytocin 5UI, 1 ống x 2 lần/ngày ).

     - Dùng kháng sinh thích hợp có thể tiêm hay uống trong 7 ngày.

     - Nếu bế sản dịch: nong cổ tử cung cho sản dịch thoát ra ngoài hết.

     - Nếu sót nhau: hút hoặc nạo lấy nhau sau khi cho kháng sinh.

   - Sau điều trị các triệu chứng giảm, cho kháng sinh tiếp tục đến 7 ngày rồi xuất

viện.

     - Nếu sau điều trị các triệu chứng không giảm thì chuyển lên tuyến tỉnh.

  1. VIÊM TỬ CUNG TOÀN BỘ.

5.1. Triệu chứng:

     - Đây là hình thai lâm sàng tiến triển nặng lên của viêm nội mạc tử cung, sản dịch rất hôi thối, màu nâu đen.

   - Tử cung to, mềm, ấn rất đau, di dộng tử cung đau, đôi khi ấn gây tiến kêu lạo xạo như co hơi, đặc biệt có thể có ra huyết vào khoảng ngày thứ 8 à 10.

5.2. Xử trí:

     - Điều trị giống như nôi mạc tử cung, nhưng phải thêm điều trị cần sử dụng kháng sinh liều cao và phối hợp nhiều loại kháng sinh.

  1. VIÊM TỬ CUNG VÀ PHẦN PHỤ.

     - Xử trí tại tuyến tỉnh.

     - Từ tử cung, tình trạng nhiễm khuẩn có thể lan rộng sang các cơ quan phụ cận như dây chăng rộng, vòi trứng tử cung, buồng trứng …

6.1. Triêu chứng:

     - Xuất hiện muộn ngày thứ 8 à 10 sau sanh.

     - Sốt cao kéo dài kèm theo đau bụng dưới.

     - Tử cung to, co hồi kém, ấn đau.

     - Bên cạnh tử cung thấy xuất hiện một khối cứng, đau, bờ không rõ rệt.

6.2. Xử trí:

     - Kháng sinh phối hợp liều cao.

     - Nếu khối viêm tiến triển thành túi mủ nằm thấp sát túi cùng thì rạch túi cùng để dẫn lưu mủ qua âm đạo.

     - Tiến triển có thể khỏi dần nếu điều trị hữu hiệu và kịp thời.

     - Có thể gây biến chứng viêm phúc mạc hay túi mủ vỡ vào bàng quang, âm đạo, trực tràng.

VII. VIÊM PHÚC MẠC TIỂU KHUNG ( VIÊM PHÚC MẠC CHẬU ).

     - Từ tử cung và các cơ quan phụ cận, nhiễm khuẩn có thể lan sang phúc mạc vùng tiểu khung.

7.1. Triệu chứng:

     - Có thể xuất hiện khoảng 3 ngày sau sanh hoặc chậm hơn khoảng ngày thứ 7 à 10 sau một thời kỳ nhiễm khuẩn ở tử cung hay âm hộ, âm đạo.

     - Sốt cao 390C – 400C, có thể rét run.

     - Đau nhiều ở vùng bụng dưới, ấn bụng có phản ứng phúc mạc ở vùng này.

     - Khám âm đạo thấy tử cung còn to, di động kém, đau, túi cùng sau đầy, phù nề.

     - Trường hợp túi mủ nằm ở túi cùng sau, kích thích trực tràng gây hội chứng giả lỵ.

7.2. Xử trí:

     - Điều trị nợi khoa với kháng sinh liều cao.

     - Nếu có bọc mủ ở túi cùng thì chuyển viện để dẫn lưu qua ngã âm đạo.

     - Phẫu thuật bụng dẫn lưu khi có biến chứng viêm phục mạc.

VIII. VIÊM PHÚC MẠC TOÀN BỘ ( VIÊM PHÚC MẠC TOÀN THỂ ).

8.1. Triêu chứng:

     - Toàn thân mệt mỏi, sốt cao, gầy sút v=cân, hốc hác, mạch nhanh, khó thở, nôn.

     - Bụng chứng, đau.

     - Phản ứng phúc mạc toàn thể.

     - Thăm túi cùng rất đau.

8.2. Xử trí:

     - Dùng kháng sinh phối hợp liều cao.

     - Nâng thể trạng.

     - Viêm phúc mạc toàn thể phải phẫu thuật cắt tử cung dẫn lưu ổ bụng. Đây là nơi phát sinh ra ổ mủ.

  1. NHIỄM KHUẨN HUYẾT.

     - Do thủ thuật hoặc dụng cụ không vô khuẩn.

     - Do điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn không đúng cách, dùng kháng sinh, không đủ liều lượng, không đủ thời gian.

     - Có thể do can thiệp phẫu thuật quá sớm khi chưa bao vây được ổ nhiễm khuẩn khu trú tai bộ phận sinh dục bằng kháng sinh, tạo điều kiện cho vi khuẩn lan tràn vào máu.

9.1. Triệu chứng và chẩn đoán:

     - Thường là sốt cao, rét run nhiều lần trong ngày. Có những thể bán cấp, sốt không cao nhưng sốt kéo dài.

     - Toàn trạng suy nhược, có thể đi đến choáng, hạ huyết áp, mê man.

     - Cấy máu để chẩn đoán xác định ( tuyến trên ).

     - Ở các trường hợp nặng, ngoài ổ nhiễm khuẩn đầu tiên còn có những ổ nhiễm khuẩn thứ phát như ở thận, gan, phổi, não …

9.2. Xử trí:

     - Kháng sinh liều cao phối hợp bằng đường tĩnh mạch.

     - Truyền dịch, điều chỉnh cân bằng nước điện giải.

     - Giải quyết ổ nhiễm khuẩn nguyên phát: cắt tử cung ( đa số trương hợp cắt tư cung bán phần để lại hai phần phụ, sản phụ còn trẻ và thường thì hai phần phụ hầu như không bị hoại tử sau khi cắt tử cung bán phần ).

     - Tiên lượng rất xấu, Vấn đề chính là phòng bệnh.

  1. CƯƠNG VÚ.

10.1. Dấu hiệu chính:      

     - Vú sưng đau cả 2 bên vú, xuất hiện muộn 3 – 5 ngày sau đẻ.

10.2. Xử trí:

     - Nếu người mẹ cho con bú, khuyến khích tăng số lần cho con bú.

     - Vắt sữa bằng tay hoặc bằng bơm hút.

     - Giảm đau tức: chườm lạnh, xoa sau lưng, làm ướt đầu vú cho con dễ bắt vú; Sau khi cho bú: chườm lạnh, băng nâng 2 bầu vú không quá chắt.

     - Thuốc hạ sốt: Paracetamol 500mg: 1 viên x 3 lần/ngày.

     - Nếu người mẹ không cho con bú: tránh kích thích đầu vú, chườm lạnh, băng chắt vú, Paracetamol 500mg 1 viên x 3 lần/ngày.; Parlodel 2,5mg 1 viên x 2 lần/ngày ( để cắt sữa ).

  1. VIÊM VÚ.

11.1. Dấu hiệu chính:

     - Vú cương, đau, đỏ, đầu vú thường nứt nẻ, thường bị một bên.

11.2. Xử trí:

     - Kháng sinh:

       + Cefadroxyl 500mg, 2 viên x 2 lần/ngày x 7 ngày.

       + Hoặc Erythromycin 500mg, 1 viên x 3lần/ngày x 7 ngày.

     - Kháng viêm: alpha-chymotrypsin 4,2mg, 2 viên x 3 lần/ngày x 7 ngày.

     - Paracetamol 500mg, 1 viên x 3 lần/ngày ( khi cần ).

     - Khuyến khích người mẹ tiếp tục cho con bú thường xuyên bên vú lành. Bôi parafin nếu có nứt đầu vú.

     - Băng nâng đỡ vú nhưng không quá chặt.

   - Chườm lạnh vú sau khi cho bú.

XII. ABCÈS VÚ.

12.1. Dấu hiệu chính: vú căng to, sưng đỏ, đau, có chổ ấn mềm, chọc hút có mủ.

12.2. Xử trí:

     - Phẫu thuật dẫn lưu ổ mủ: rạch theo đường nan hoa ( tránh tổn thương cho đường dẫn sữa ). Sau đó, nặn lấy hết mủ, rửa sạch ổ mủ, dẫn lưu bằng meche hay penro và rút sau 24 giờ.

     - Điều trị kháng sinh:

       + Cefadroxyl 500mg, 2 viên x 2 lần/ngày x 10 ngày.

       + Hoặc Erythromycin 500mg, 1 viên x 3 lần/ngày x 10 ngày.

       + Cloxacillin 500mg, 1 viên/3 lần/ngày x 10 ngày.

     - Kháng viêm: alpha-chymotrypsin 4,2mg, 2 viên x 3 lần/ngày x 7 ngày.

     - Paracetamol 500mg, 1 viên x 3 lần/ngày ( khi cần ).

     - Tiếp tục cho bú: nếu bên vú abcès còn chảy máu, mủ thì cho con bú bên vú lành và vắt bỏ sữa ở vú bên abcès ( bên đau ).

     - Băng đỡ vú nhưng không quá chặt.

     - Chườm lạnh.

     - Mỗi ngày rửa thay băng 1 à 2 lần.

XIII. VIÊM TẮC TĨNH MẠCH.

13.1. triệu chứng:

     - Là bệnh hiếm gặp ở nước ta. Thường xuất hiện vào ngày thứ 18 sau sanh với các triệu chứng lâm sàng sau đây:

       + Sốt cao, đau tại nơi viêm tắc tĩnh mạch, người bệnh không đi lại được nếu viêm tắc các tĩnh mạch ở chi dưới.

       + Nếu viêm tắc các tĩnh mạch trong ổ bụng thì người bệnh đau bụng, nhất là viêm tắc tĩnh mạch mạc treo, bệnh có thể biểu hiện ở các tĩnh mạch ở phổi, ở não … với các triệu chứng đau ở các cơ quan này, đôi khi bị liệt.

     - Xét nghiệm thấy tăng sinh sợi huyết, có thể chụp tĩnh mạch thấy cục gây tắc mạch ( huyết khối ).

13.2. Xử trí:

     - Dùng kháng sinh toàn thân.

     - Thuốc chống đống máu như Heparin.

     - Cố định chi có viêm tắc tĩnh mạch.

     - Nếu cục máu đông gây tắc mạch to có thể tiến hành phẫu thuật lấy bỏ.

Tài liệu tham khảo.

  1. Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản năm 2009 của Bộ Y tế
  2. Phác đồ điều trị sản phụ khoa năm 2003 của Bệnh viên phụ sản Từ Dũ TP Hồ Chí Minh

BÍ TIỂU SAU SANH

 

  1. ĐỊNH NGHĨA.

     - Bí tiểu là khi có cảm giác đi tiểu nhưng không thể đi tiểu được và khám lâm sàng có cầu bàng quang.

     - Đây là một rối loạn đường tiểu thường gặp sau sanh, gây khó chịu về vận động và cảm giác.

  1. CƠ CHẾ TỔN THƯƠNG.

     - Chèn ép.

     - Viêm cấp tính.

     - Hoại tử.

     - Trong sản khoa thường gặp là dạng hổn loạn thần kinh ngoại biên.

III. LÂM SÀNG VÀ HƯỚNG XỬ TRÍ.

3.1. Lâm sàng:

     - Tiểu khó, tiểu nhiều lần, tiểu không hết, bí tiểu.

     - Khám có cầu bàng quang.

3.2. Nguyên tắc điều trị:

     - Tập tiểu.

     - Kháng sinh.

     - Chống phù nề.

     - Tăng co bóp cơ bàng quang.

3.2.1. Tập tiểu:

     - Chườm nóng.

     - Ấn đáy bàng quang.

     - Đặt sonde tiểu lưu à Tập tiểu qua sonde :

     - Uống nhiều nước.

     - Tập rặn tiểu kết hợp tháo nước tiểu mỗi 2 – 3 giờ / lần.

3.2.2. Kháng sinh:

     - Kháng sinh chủ yếu là kháng sinh theo đường niệu – sinh dục: uống hay tiêm chích tuỳ theo trường hợp.

3.2.3. Chống phù nề:

     - Alphchymotrypsin 5 mg : 2 V X 3 lần / ngày.

     - Buscopan 20 mg : 1 v x 3 uống hay tiêm tĩnh mạch.

3.2.4. Tăng cường co bóp cơ bàng quang:

     - Vitamine B1 250 mg :       1v x 2 uống / ngày

     - và Vitamine B6 250 mg : 1v x 2 uống / ngày

     - Hoặc Prostigmine 1,5 mg : 1 ống TMC.

Tài liệu tham khảo :

Phác đồ điều trị sản phụ khoa năm 2003 của Bệnh Viện Từ Dũ TP Hồ Chí Minh

 

CÁC PHƯƠNG PHÁP GÂY CHUYỂN DẠ

 

     Gây chuyển dạ hoặc khởi phát chuyển dạ là sự tác động của thầy thuốc làm cho cuộc chuyển dạ bắt đầu không phải cuộc chuyển dạ tự nhiện để chấm dứt thai kỳ.

  1. CHỈ ĐỊNH.

1.1. Ối đã vở nhưng chưa chuyển dạ, màng ối vở nhưng chưa có cơn co tử cung hoặc cơn co yếu, thiểu ối.

1.2. Thai quá ngày sinh.

1.3. Bệnh lý của mẹ như : tăng huyết áp, tiền sản giật nhẹ, ung thư cần đình chỉ thai nghén, bệnh tim nhưng chưa suy tim mà ối đã vở non, bệnh chất tạo keo.

1.4. Nhiễm trùng ối.

1.5. Thai có dị tật bẩm sinh nặng có chỉ định đình chỉ thai nghén.

1.6. Thai chết lưu trong tử cung.

1.7. Thai chậm phát triển trong tử cung.

  1. CHỐNG CHỈ ĐỊNH.

2.1. Non stress – Test và Stress – Test có biểu hiện bệnh lý.

2.2. Bất xứng đầu chậu.

2.3. Ngôi thai bất thường không có chỉ định sinh đường dưới.

2.4. Nhau tiền đạo.

2.5. Sẹo mổ củ trên tử cung.

2.6. Sa dây rốn ( thai còn sống ).

2.7. Herpes sinh dục.

2.8. Các bệnh lý mạn tính nghiêm trọng của mẹ như suy tim, tiền sản giật nặng….. .

III. ĐÁNH GÍA TRƯỚC KHI GÂY CHUYỂN DA.

3.1. Về phía me :

     - Đánh giá khung chậu.

     - Đánh giá cổ tử cung ( qua chỉ số Bishop ).

     - Xem lại các nguy cơ cũng như các lợi ích của gây chuyển dạ.

3.2. Về phía thai:

     - Xác định tuổi thai.

     - Ước lượng cân nặnh thai nhi.

     - Xác định ngôi thai.

3.3. CHỈ SỐ Bishop

 

STT

ĐIỂM

0 điểm

1 điểm

2 điểm

3 điểm

 

ĐÁNH GIÁ

       

1

Độ mở CTC ( cm )

0

1-2

3-4

5-6

2

Độ xóa CTC ( % )

0-30%

40-50 %

60-70%

>80%

3

Độ lọt của thai

-3

-2

-1 -0

+1 +2

4

Mật độ CTC

cứng

vừa

mềm

 

5

Hướng CTC

sau

Trung gian

trước

 

     Ghi chú:

     - Nếu chỉ số Bishop < 5 điểm thì làm chín mùi CTC bằng Prostaglandin trước khi gây chuyển dạ.

     - Nếu chỉ số Bishop > 5 điểm gây chuyển dạ bằng một trong các phương pháp dưới đây.

  1. CÁC PHƯƠNG PHÁP GÂY CHUYỂN DA.

4.1. Bóc tách màng ối:

     - Khám âm đạo, đưa ngón tay vào giữa màng ối và CTC, đầu ngón tay phải áp sát CTC để tách màng ối ra khỏi thành CTC và đoạn dưới tử cung.

4.2. Bấm ối:

     - Xem thêm bài bấm ối.

     - Bấm ối chỉ thực hiện khi CTC đã mở, bằng cách dùng 1 cây kim chọc dò dài hoặc 1 cành Kocher để gây thủng màng ối, sau đó dùng ngón tay xé rộng màng ối. Có thể bấm ối đơn thuần hoặc kết hợp với truyền Oxytocin.

     - Đánh giá số lượng và màu sắc nước ối.

     - Theo dõi tim thai trước và ngay sau khi bấm ối.

4.3. Bóng sond Foley:

     - Đưa một ống thông Foley qua CTC. Bơm 10 ml NaCl 0,9 % làm phồng bóng cao su tạo áp lực giúp cho CTC xóa mở. Khi CTC mở được # 3 cm, ống thông sẽ tự tuột ra ngoài và cuộc chuyển dạ được khởi phát. Có thể kết hợp với truyền Oxytocin tĩnh mạch nếu cần.

4.4. Bấm ối kết hợp với truyền Oxytocin ( chỉ tiến hành tại cơ sở co phẫu thuật ): Các bước tiến hành:

     - Cho 5 UI Oxytocin pha vao 500 ml Glucose 5 % -- > TTMC liều khởi đầu 8 giọt / phút cho đến khi xuất hiện cơn co tử cung.

     - Bấm ối, xé rộng màng ối.

     - Theo dõi và điều chỉnh số giọt để đạt được số cơn co phù hợp với sự tiến triển của chuyển dạ.

     - Ngoài ra, tuỳ tình hình của cuộc đẻ chỉ huy nếu cơn co mau cho chảy chậm hoặc có thể mở hết, có thể phối hợp với thuốc giảm co có tác dụng làm mềm CTC.

     - Cuộc đẻ chỉ huy được coi là có kết quả khi cơn co đều đặn, tim thai tốt, ngôi lọt và CTC mở hết, có thể cho đẻ đường dưới và lấy thai nhi khỏe mạnh.

     - Lưu ý : Đối với những thuốc có thể kìm hãm trung tâm hô hấp của thai nhi, chỉ nên dùng khi CTC đã mở 5 – 6 cm, thai có khả năng lọt và sổ trong một thời gian ngắn.

4.5. Theo dõi và xử trí tai biến:

     - Theo dõi : tim thai, cơn co TC, độ mở CTC, độ lọt của ngôi thai để có xử trí kịp thời.

     - Nếu suy thai, phải ngừng đẻ chỉ huy, phẫu thuật lấy để cứu thai nhi.

     - Nếu cơn co TC quá thưa, nhẹ, tăng số giọt truyền dịch lên. Nếu quá mạnh, mau thì giảm lưu lượng truyền dịch xuống và có thể sử dụng thuốc giảm co TC.

     - Nếu cuộc đẻ chỉ huy kéo dài > 6 giờ mà không tiến triển thì phẫu thuật lấy thai.

     - Tai biến có thể gặp là suy thai hoặc tử vong do theo dõi không tốt, can thiệp muộn.

     - Có thể vỡ TC do truyền dịch gây co mau, mạnh : phải phẫu thuật để cứu mẹ và thai nhi.

Tài liệu tham khảo :

Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2009 của Bộ Y tế

KỸ THUẬT BẤM ỐI

 

  1. CHỈ ĐỊNH.

     - Khi đầu ối không còn tác dụng nông mở cổ tử cung :                                           

       + Con so khi cổ tử cung mở > 5 cm.

       + Con rạ khi cổ tử cung mở > 4 cm

     - Màng ối dầy, cổ tử cung không tiến triển.

     - Gây sanh chỉ huy hay làm nghiệm pháp lọt ngôi chỏm hoặc sanh thai thứ hai trong sinh đôi.

     - Bấm ối khi cổ tử cung mở hết.

     - Một số bệnh lý của mẹ cần bấm ối để rút ngắn thời gian chuyển dạ như bệnh tim, tiền sản giật nặng khi cổ tử cung mở từ 4 cm trở lên.

  1. CHỐNG CHỈ ĐỊNH.

     - Khi chưa chuyển dạ thật sự.

     - Sa dây rốn trong bọc ối.

     - Cổ tử cung chưa mở hết trong ngôi mông, ngôi mặt.

III. CHUẨN BỊ.

     - Phương tiện :

       + Một kim dài 15 – 20 cm đầu tù có nòng hoặc 1 cành của kẹp Kocher có răng.

     - Sản phụ: nằm trên bàn sanh, tư thế sản khoa, thở đều, không rặn.

  1. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH.

4.1. Rữa sạch âm hộ bằng nước vô khuẩn.

4.2. Đeo găng vô khuẩn.

4.3. Trước khi bấm ối, kiểm tra lại xem có sa dây rốn trong bọc ối không.

4.4. Trong ngôi đầu :

     - Nếu đầu ối dẹt thì nên bấm ối trong cơn gò tử cung.

     - Nếu đầu ối phồng thì nên bấm ối ngoài cơn gò tử cung.

4.5. Trong ngôi mông nên bám ối ngoài cơn gò tử cung chỉ khi cổ tử cung mở hết, cho nước ối chảy ra từ từ rồi mới xé rộng màng ối.

4.6. Nếu bấm ối trong đa ối cần để sản phụ nằm đầu thấp, mông hơi cao. Dùng phương pháp tia ối, nghĩa là dùng kim chọc 1 lổ nhỏ, chọc ngoài cơn gò tử cung, để cho nước ối chảy ra từ từ, khi nước ối chảy ra gần hết mới xé rộng màng ối. Trong trường hợp này nếu nước ối chảy ra ngoài, dễ gây ra nhau bong non và sa dây rốn hoặc có thể ngôi thai bất thường.

     * Chú ý: khi bấm ối cho nước ối chảy ra từ từ trong trường hợp đa ối.

  1. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN.

5.1. Sau khi bấm ối phải khám kiểm tra lại xem có sa dây rốn hay không và ngôi thai có thay đổi gì không để có hướng xử trí kịp thời. Sau cùng nghe lại tim thai, rồi nhận định màu sắc và lượng nước ối.

5.2. Nếu sau khi bấm ối có sa dây rốn: phải cho sản phụ nằm tư thế đầu thấp, mông cao, dùng 2 ngón tay đẩy ngôi thai lên tráng đè vào dây rốn ( xem bài sa dây rốn ). Và phẫu thuật lấy thai ngay.

5.3. Nếu sau khi bấm ối thấy chảy máu hay nước ối bất thường: ( có máu hoặc phân su ) phải tìm nguyên nhân để xử trí kịp thời.

Tài liệu tham khảo :

Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của Bộ Y tế 2009 của Bộ Y tế

NGHIỆM PHÁP LỌT NGÔI CHỎM

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Nghiệm pháp lọt ngôi chỏm là kỹ thuật được áp dụng trong thực hành sản khoa. Các trường hợp nghi ngờ bất xứng đầu chậu sẽ được tiến hành nghiệm pháp lọt.

  1. ĐIỀU KIỆN.

     - Phải là ngôi chỏm.

     - Có chuyển dạ thật sự.

     - Cổ tử cung mở > 4cm.

     - Cơn co tử cung tốt. ( 4 - 5 cơn co/10 phút ), nếu cơn co không tốt phải tăng co bằng oxytocin.

III. CHỈ ĐỊNH.

3.1. Khung chậu giới hạn, thai bình thường.

3.2. Khung chậu bình thường, thai to.

3.3. Khung chậu hep, thai nhỏ.

  1. CHỐNG CHỈ ĐỊNH.

4.1. Suy thai.

4.2. Các ngôi khác không phải là ngôi chỏm.

4.3. Tử cung có sẹo mổ cũ.

4.4. Khung chậu hẹp hoàn toàn, khung chậu hình phễu.

4.5. Sa dây rốn.

  1. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH.

5.1. Bước 1.

     - Sản phụ nằm ở tư thế sản khoa.

5.2. Bước 2.

   - Khám đánh giá tình trạng tim thai, cơn co tử cung, ngôi thai.

5.3. Bước 3.

     - Bấm ối khi khi ngoài cơn co tử cung và xé rộng màng ối để ngôi tì vào cổ tử cung cho nước ối chảy ra tư từ đề phòng sa dây rốn ( nhất là ngôi thai cao ).

5.4. Bước 4.

    - Ghi rõ giờ bắt đầu bấm ối và diễn biến của tim thai, cơn co tử cung, ngôi thai.

5.5. Bước 5.

     - Đánh giá độ lọt của ngôi thai mỗi 2 giờ.

  1. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ.

6.1. Phẫu thuật cấp cứu lấy thai ngay trong các trường hợp:

     - Cơn co tử cung cường tính, liên tục dù đã ngưng oxytocin và cho thuốc giảm co.

     - Suy thai.

     - Sa dây rốn.

     - Sau 2 giờ làm nghiệm pháp lọt, cổ tử cung không mở thêm hoặc chắc hơn hoặc phù nề, ngôi thai vẫn cao, không lọt và bắt đầu cò bước huyết thanh.

6.2. Theo dõi tiếp chuyển dạ:

     - Sau 2 giờ làm nghiệm pháp: cổ tử cung thêm từ 2 cm trở lên, tim thai trong giới hạn bình thường, ngôi thai xuống sâu hơn trong tiểu khung.

     - Cần theo dõi sát: cơn co tử cung, tim thai, xóa mở cổ tử cung, độ lọt ngôi thai.

   - Có thể theo dõi sanh thường hoặc sanh giúp bằng giác hút.

Tài liệu tham khảo.

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

ÐỠ ÐẦU TRONG NGÔI MÔNG

     Ðỡ đầu hậu trong ngôi mông là thủ thuật can thiệp để giúp đầu thai nhi cúi tốt hơn và sổ dễ dàng.

  1. CHỈ ĐỊNH.

     - Tất cả các truờng hợp đẻ ngôi mông đều phải can thiệp giúp đỡ đầu sổ.

  1. CHUẨN BĨ.

2.1. Phương tiện.

     -Bộ cặp cắt rốn sơ sinh.

     -Bộ hồi sức cấp cứu.

2.2. Sản phụ.

     - Sản phụ được huớng dẫn thở đều, không kêu, không rặn.

III. CÁC BUỚC TIẾN HÀNH.

     Bất kỳ ngôi mông nào khi chuyển dạ cũng cần được tạo lập một đường truyền tinh

mạch với glucose 5 %. Có 3 thủ thuật để lấy đầu trong đẻ ngôi mông.

3.1. Ấn đầu cúi qua thành bụng.

     - Dùng trong tất cả các truờng hợp đỡ đầu trong ngôi mông.

     - Nguời phụ dùng một bàn tay úp sấp lên thành bụng ở trên khớp mu của nguời mẹ, ấn cho đầu cúi tốt truớc và trong khi nguời đỡ chính làm thủ thuật. Thủ thuật này hỗ trợ với thủ thuật Bracht.

3.2. Thủ thuật Bracht .

     - Dùng trong truờng hợp đẻ con rạ, tầng sinh môn mềm, đầu thai nhỏ.

     - Quay thai cho đầu ở đúng tư thế chẩm vệ.

     - Dùng hai ngón tay đặt vào cổ thai nhi, kéo cho đầu xuống thấp hơn để hạ chẩm tì vào bờ dưới khớp vệ.

     - Bàn tay kia nắm lấy hai chân thai nhi nhấc lên cao và lật nhẹ lên phía trên, cho lưng thai nhi ngả vào bụng mẹ.

     - Ðộng tác đó làm đầu thai nhi cúi tốt và cằm, mồm, mũi, mắt và trán sẽ qua tầng sinh môn sổ ra ngoài.

     - Khi đó bỏ tay đặt ở cổ ra để đỡ lấy tầng sinh môn.

     - Trong thủ thuật này, hai tay của phẫu thuật viên phải nắm vào 2 đùi của thai để làm thao tác cho đầu ngửa và sổ khi phẫu thuật viên huớng cho lưng thai về phía bụng mẹ. Ðến khi đầu thai sắp sổ thì dùng một bàn tay nắm giữ 2 bàn chân của thai còn tay kia kéo nhẹ vào dây rốn để bớt bị căng và giúp 2 tay của thai sổ dễ dàng.

3.3. Thủ thuật Mauriceau.

     - Dùng trong truờng hợp con so, tầng sinh môn rắn, đầu thai to hoặc đầu không to nhưng bị ngửa, quay cho đầu thai nhi ở tư thế chẩm vệ.

     - Phối hợp hai tay: để thai nhi cuỡi lên cánh tay phải, hai chân duỗi hai bên cánh tay, luồn ngón trỏ và ngón giữa của tay phải vào mồm thai nhi và ấn vào cuống luỡi rồi kéo vào hàm duới để giúp đầu cúi thêm. Cùng lúc đó dùng ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay trái ấn vào vùng chẩm rồi đặt hai ngón tay đó vào gáy thai nhi kéo cho đầu cúi xuống.

     - Hai tay phối hợp để cho đầu thai nhi vừa cúi thêm vừa xuống thấp.

     - Khi hạ chẩm đến bờ duới khớp vệ thì hai tay phối hợp huớng thân thai nhi ra truớc để lật ngửa lên bụng mẹ.

     - Cằm, mồm, mũi, trán sẽ dần dần sổ ra ngoài âm hộ.

3.4. Sau sanh nên dùng thuốc cho sản phụ:

     - Kháng sinh dạng uống nhóm Cephalosporin thế hệ thứ I, II. Nếu dị ứng thay đổi thuốc nhóm Macrolide.

     - Kháng viêm dạng men: Alpha chymotrypsin, Lysozin …

     - Thuốc có chưa canci.

     - Thuốc có chứa nhóm sắt.

     - Thuốc rữa âm đao hàng ngày.

3.5. Thuốc sử dụng cho trẻ sơ sinh:

     - Thuốc Vitamin K1.

     - Thuốc tiêm ngừa viêm gan siêu vi B.

     - Một số thuốc khác kèm theo cần cấp cứu trẻ sơ sinh.

  1. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN.

     - Nếu đầu bị ngửa hay không quay về chẩm vệ thì thời gian kéo đầu thai nhi quá lâu làm thai nhi bị ngạt hay bị sang chấn sọ não.

     - Tầng sinh môn có thể bị rách rộng khi đầu thai sổ, nên cắt nới tầng sinh môn truớc để thai sổ dễ dàng.

Tài liệu tham khảo

Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản năm 2009 của Bộ Y tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GIÁC HÚT

 

  1. CHỈ ĐỊNH.

1.1. Giai đoạn II kéo dài.

1.2. Nghi ngời suy thai ( nước ối có phân su )

1.3. Tử cung có sẹo mổ củ.

1.4. Tiền sản giật nặng.

1.5. Sản phụ có suy tim kèm theo.

  1. CHỐNG CHỈ ĐỊNH.

2.1. Thai non tháng.

2.2. Các ngôi không phải là ngôi chỏm.

2.3. Đầu có bướu huyết thanh to.

2.4. Đầu chưa lọt thấp.

2.5. Suy thai.

2.6. Mẹ có bệnh nội khoa không được phép rặn đẻ ( thay thế bằng Forceps ).

III. ĐIỀU KIỆN.

3.1. Thai sống.

3.2. Ngôi chỏm.

3.3. Cổ tử cung mở trọn và xóa 100%.

3.4. Đầu lọt thấp.

3.5. Ối đã vỡ hay đã bấm ối.

  1. CHUẨN BỊ.

4.1. Phương tiện.

     - Máy hút bơm điện, các chụp giác hút nhiều cỡ to nhỏ khác nhau, một tay cằm để kéo, day xích và các ống cao su.

     - Bộ đỡ sanh và cắt khâu tầng sinh môn.

     - Khăn vô khuẩn.

4.2. Sản phu.

     - Tư vấn cho sản phụ và gia đình hiểu rõ tìng trạng kéo thai nhi.

  1. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH.

5.1. Thủ thuật viên rữa tay đến khuỷu, mặc áo, đi găng vô khuẩn.

5.2. Sát khuẩn vùng âm hộ, tầng sinh môn.

5.3. Thông tiểu.

5.4. Khám kiểm tra ngôi, kiểu thế, độ lọt của ngôi thai.

5.5. Chụp giác hút thích hợp ( thường la chụp giác hút số 5 ) và kiểm tra lại xem giác hút có dính vào âm đạo hay cổ tử cung hay không. Chú ý chụp giác hút không được chụp lên thóp sau.

5.6. Áp lực âm máy giác hút thường bơm lên 35 – 45 mm Hg

5.7. Rồi tiến hành kéo theo trục xoay của ngôi thai theo từng cơn gò tử cung và đến khi hạ chẩm tùy vào hậu vệ thì ngữa đầu em bé lên để sổ đầu. Sau đó sổ các phần còn lại giống như sanh thường.

  1. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN.

     - Rách thành âm đạo, cổ tử cung : xử trí khâu cằm máu.

     - Khám kỹ thai nhi để phát hiện các sang chấn thương để xử trí kịp thời.

Tài liệu tham khảo

Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản 2009 của Bộ Y tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÓC NHAU NHÂN TẠO

 

  1. CHỈ ĐỊNH.

     - Nếu xử trí giai đoạn III của chuyển dạ thất bại thì phải bóc nhau nhân tạo.

     - Chảy máu trong thời kỳ sổ nhau khi nhau còn trong lòng tử cung.

     - Những trường hợp cần kiểm tra sự toàn vẹn của buồng tử cung sau khi sổ thai.

     - Chú ý : Sản phụ đang choáng, phải hồi sức trước rồi mới bóc nhau nhân tạo.

  1. CHUẨN BỊ.

2.1. Cán bộ chuyên khoa:

     - Thủ thuật viên rữa tay đến khuỷu, mặc áo, đi găng vô khuẩn.

2.2. Phương tiện:

     - Thuốc giảm đau sử dụng 1 trong các loại thuốc sau đây ( nơi có bác sĩ ):

     + Dolargan 100 mg hoặc : 1A TMC.

     + Fentanyl 100 mcg hay : 1A TMC.

     + Atropin 0,25mg 1A TB, TMC.

     - Thuốc trợ tim, hồi sức để dùng khi cần.

2.3. Sản phu:

     - Được tư vấn trước khi làm thủ thuật.

     - Thông tiểu, sát khuẩn tầng sinh môn, âm đạo, trải khăn vô khuẩn.

     - Giảm đau.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH.

3.1. Kháng sinh dự phòng đường uống hoặc tiêm TMC.

3.2. Đưa tay vào tử cung lần theo dây rốn tới vùng nhau bám, dùng bờ trong của bàn tay tách bánh nhau khỏi thành tử cung. Nếu bàn tay không đưa được vào buồng tử cung, thủ thuật viên nên chờ 1 lát, cho thuốc giảm co rồi dùng tay nong từ từ để vào buồng tử cung.

3.3. Tay trên bụng cố định đáy tử cung.

3.4. Khi nhau bong hết thì tay trong tử cung đẩy bánh nhau ra ngoài.

3.5. Sau khi bóc nhau nhân tạo phải kiểm soát buồng tử cung ngay.

3.6. Thuốc co hồi tử cung:

     - Oxytocin 5 UI : 1 A TMC

     - Và dùng thêm:

       + Ergometrin 0,2 mg 1 A TB hay

       + Misoprostol 200 mcg 4 V nhéc hậu môn.

3.7. Nếu không bóc được bánh nhau vì nhau bám chặt hoặc nhau cài răng lược thì không được cố sức bóc nữa, phải chuyển sang phẫu thuật cắt tử cung bán phần cấp cứu

  1. THEI DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN.

4.1. Theo dõi:

     - M, HA, Toàn trạng và phản ứng của sản phụ.

     - Co hồi tử cung và lượng máu chảy từ tử cung ra ngoài.

4.2. Xử trí:

     - Choáng do đau hoặc do mất máu ( xem bài choáng sản khoa ).

     - Giữ cho tử cung co hồi tốt ( xem bài chảy máu sau sanh ).

     - Nếu tử cung vẫn không co hồi dù đã dùng thuốc co tử cung cần kiểm soát tử cung lại để lấy hết máu cục và nhau còn sót ra ngoài.

     - Nếu máu tiếp tục chảy ra trong kho tử cung co tốt phải kiểm tra tổn thương ở cổ tư cung và âm đạo.

     - Cần cho kháng sinh điều trị nếu nghi ngời có nhiễm khuẩn.

Tài liệu tham khảo

Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản 2009 của Bộ Y tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KIỂM SOÁT TỬ CUNG

 

  1. CHỈ ĐỊNH.

     - Chảy máu sau khi sổ nhau.

     - Sót nhau, Sót màng nhau.

     - Kiểm tra sự toàn vẹn của tử cung.

     - Tử cung có sẹo mổ củ

     - Chú ý : Sản phụ đang choáng, phải hồi sức trước rồi mới kiểm soát tử cung.

  1. CHUẨN BỊ.

2.1. Cán bộ chuyên khoa:

     - Thủ thuật viên rữa tay đến khuỷu, mặc áo, đi găng vô khuẩn.

2.2. Phương tiện:

     - Thuốc giảm đau sử dụng 1 trong các loại thuốc sau đây ( nơi có bác sĩ ):

       + Dolargan 100 mg hoặc : 1A TMC hoặc.

       + Fentanyl 1% 50 mcg: 1A TMC hoặc.

       + Atropin 0,25mg 1A TB, TM.

       +. Thuốc trợ tim, hồi sức để dùng khi cần.

2.3. Sản phu.

     - Được tư vấn trước khi làm thủ thuật.

     - Thông tiểu, sát khuẩn tầng sinh môn, âm đạo, trải khăn vô khuẩn.

     - Giảm đau.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH.

3.1. Đưa tay vào buồng tới tận đáy tử cung, rồi kiểm tra lần lượt: đát tử cung, mặt trước, mặt sau, 2 bờ và 2 sừng tử cung bằng các đầu ngón tay. Một tay đặt trên thành bụng để cố định tử cung. Nếu thấy các mãnh nhau và các màng nhau thì vét nhẹ nhàng, đồng thời kiểm tra xem tử cung có bị rạn nứt không. Kiểm tra xong mới rút tay ra, tránh đưa tay ra vào nhiều lần..

3.2. Sau khi kiểm soát nếu tử cung co hồi không tốt thì tay trong buồng tử cung nâng đáy tử cung lên sát thành bụng, dùng tay bên ngoài xoa bóp tử cung tới khi tử cung co chặt thì mới rút tay ra.

3.3. Thuốc co hồi tử cung : ( xem bài bóc nhau nhân tạo ).

     - Oxytocin 5 UI: 1 A TMC

     - Và dùng thêm:

       + Ergometrin 0,2 mg 1 A TB hay

       + Misoprostol 200 mcg 4 V nhéc hậu môn.

  1. THEI DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN.

     ( Xem bài bóc nhau nhân tạo )

4.1. Theo dõi:

     - M, HA, Toàn trạng và phản ứng của sản phụ.

     - Co hồi tử cung và lượng máu chảy từ tử cung ra ngoài.

4.2. Xử trí:

     - Choáng do đau hoặc do mất máu ( xem bài choáng sản khoa ).

     - Giữ cho tử cung co hồi tốt ( xem bài chảy máu sau sanh ).

     - Nếu tử cung vẫn không co hồi dù đã dùng thuốc co tử cung cần kiểm soát tử cung lại để lấy hết máu cục và nhau còn sót ra ngoài.

     - Nếu máu tiếp tục chảy ra trong kho tử cung co tốt phải kiểm tra tổn thương ở cổ tư cung và âm đạo.

     - Cần cho kháng sinh điều trị nếu nghi ngời có nhiễm khuẩn.

Tài liệu tham khảo

Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản 2009 của Bộ Y tế

PHÁC ĐỒ XỬ TRÍ DỌA SẨY THAI

 

  1. ĐỊNH NGHĨA SẨY THAI.

     - Khi thai bị tống xuất khỏi buồng tử cung khi chưa có khả năng tự sống.

     - Trọng lượng thai bị tống xuất < 500 g.

     - Sẩy thai sớm chiếm 15% trước 12 tuần vô kinh.

     - Sẩy thai muộn chiếm 3% từ tuần thứ 12 đến trước tuần thứ 20.

     - Có thể nuôi dưỡng được, nhưng chưa đưa đến sẩy thai thật sự.

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Trước tuần lễ thứ 20 thai kỳ.

2.2. Ra máu âm đạo: lượng ít, đỏ hoặc bầm đen, kéo dài nhiều ngày ( nếu nhiều, tiên lượng sẽ bị sẩy thai ).

2.3. Có cảm giác đau trằn bụng dưới, đau âm ỉ vùng hạ vị hoặc đau lưng.

2.4. Cổ tử cung còn dài, đóng kín.

2.5. Khám âm đạo.

     - Cổ tử cung dài và đóng kín.

     - Thân tử cung mềm, to tương ứng tuổi thai.

2.6. Siêu âm: bóc tách hoặc máu tụ sau túi thai.

III. XỬ TRÍ.

3.1. Nghỉ ngơi: tuyệt đối trong thời gian ra huyết âm đạo hay đau bụng, đau lưng.

3.2. Hoạt động: nhẹ nhàng, tránh giao hợp ít nhất 2 tuần sau khi ngưng ra máu.

3.3. Giảm co: Spasmaverin ( Spasfon ) 40 mg 2 V x 2 lần/ngày.

3.4. Hổ trợ hoàng thể: Progesterone tự nhiên nhằm giảm co bóp tử cung là chính và hổ trợ hoàng thể trong 3 tháng đầu.

     - Utrogestan 100 mg: 1v x 3 ngày đặt âm đạo.

     - Utrogestan 100 mg: 1v x 3 ngày uống.

     - Vitamine E 400 UI: 1v/ngày uống.

     - Không nên dùng các loại Progesterone tổng hợp.

Tài liệu tham khảo

Phác đồ điều trị sản phụ khoa năm 2003 của Bệnh Viện Từ Dũ TP Hồ Chí Minh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHÁC ĐỒ XỬ TRÍ SẨY THAI

 

     Sẩy thai là trường xuất huyết âm đạo trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

  1. SẩY THAI KHÓ TRÁNH.

1.1. Lâm sàng:

     - Ra máu âm đạo nhiều, đỏ tươi hoặc ít nhưng trên 10 ngày.

     - Đau vùng hạ vị từng cơn, mgày càng tăng.

     - Khám âm đạo : cổ tử cung mở, đôi khi có ối vỡ.

1.2. Xử trí:

     - Kháng sinh dự phòng:

       + Cefadroxil 500 mg 2 V x 2 ( U )/ngày x 5 ngày. Hoặc Ofloxacin 200 mg: 1 v x 2 (U)/ngày x 5 ngày.

     - Nạo gắp thai.

  1. SẨY THAI KHÔNG TRỌN.

2.1. Lâm sàng:

     - Thường đã co triệu chứng dạo sẩy thai.

     - Đau bụng, ra huyết nhiều hơn.

     - Có thể ghi nhận có 1 mãnh mô được tống xuất ra khỏi âm đạo. Sau đó vẫn tiếp tục ra máu âm đạo khi nhiều khi ít và còn đau bụng ngầm dây dưa.

     - Khám âm đạo : cổ tử cung còn hé mở hay đóng kín. Thân tử cung còn to hơn bình thường.

     - Siêu âm : Có thể thấy hình ảnh sót nhau trong buồng tử cung.

2.2. Xử trí:

     - Hồi sức tích cực đề phòng mất máu.

     - Nạo kiểm tra buồng tử cung để lấy phần nhau còn sót ra. Gửi GPBL.

     - Máu ra nhiều phải hồi sức, truyền dịch, truyền máu nếu cần.

     - Thuốc cầm máu: Tranxamin tiêm bắp 1 ống lúc thực hiên thủ thuật hay 2 viên x 2 uống.

     - Cefadroxil 500 mg 2 V x 2 uống / 5 ngày, Hoặc Ofloxacin 200 mg : 1 V x 2 uống / 5 ngày.

     - Thuốc co chứa nhóm sắt

III. SẨY THAI TIẾN TRIỂN.

3.1. Lâm sàng.

     - Ra máu âm đạo nhiều, có máu cục. Bệnh nhân có thể bị choáng.

     - Đau quặn từng cơn vùng hạ vị do tử cung co thắt mạnh để tống thau ra.

     - Khám âm đạo: Đoạn dưới tử cung phình to, cổ tử cung mở, đôi khi có thể thấy khối nhau thai lấp ló ở cổ tử cung.

3.2. Xử trí:

     - Nếu choáng, phải hồi sức tích cực chống choáng.

     - Nạo gắp thai nhanh để cằm máu.

     - Nạo kiểm tra buồng tử cung để lấy phần nhau còn sót ra. Gửi GPBL.

     - Máu ra nhiều phải hồi sức, truyền dịch, truyền máu nếu cần.

     - Thuốc cầm máu. Tranxamin tiêm bắp 1 ống lúc thực hiên thủ thuật hay 2viên x 2 uống.

     - Cefadroxil 500 mg 2 V x 2 uống/ngày x 5 ngày, Hoặc Ofloxacin 200 mg : 1 V x 2 uống/ngày x 5 ngày.

     - Thuốc có chứa nhóm sắt

Tài liệu tham khảo

Phác đồ điều trị sản phụ khoa năm 2003 của Bệnh Viện Từ Dũ TP Hồ Chí Minh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHÁC ĐỒ XỬ TRÍ THAI LƯU

 

  1. ĐỊNH NGHĨA.

     - Thai lưu là thai đã chết nhưng thai và nhau bị lưu lại trong buồng tử cung 1 thời gian sau đó không bị tống xuất ra ngoài.

  1. LÂM SÀNG.

     - Ra máu âm đạo thường đỏ sậm hoặc bầm đen.

     - Ngực căng, có thể chảy sữa non.

     - Khám âm đạo: Tử cung nhỏ hơn tuổi thai, nếu theo dõi thấy không to thêm hoặc giảm dần kích thước.

     - Triệu chưng có thể không rõ ràng: chỉ thấy mất kinh kéo dài và hết bị thai hành.

     - Siêu âm giúp chẩn đoán chính xác: Hình ảnh trứng trống, túi phôi xẹp hoặc tim thai âm tính.

III. TIẾN TRIỂN.

     - Hầu hết thai lưu sẽ sẩy thai.

     - Có thễ có rối loạn đông máu, nếu thai chết > 6 tuần mà chưa được tống xuất ra ngoài.

     - Ối vỡ rất dễ bị nhiễm khuẩn.

  1. XỬ TRÍ.

4.1. Xét nghiệm RLĐM, GS, TS, TC.

4.2. Các trường hợp thai lưu < 8 tuần có thể nạo thai.

4.3. Lấy thai ra phải chắc chắn không có biến chứng RLĐM mới tiến hành thủ thuật.

4.4. Thai nhỏ 8 - 14 : nong cổ tử cung rồi nạo hút thai.

4.5. Thai > 14 tuần : đặt Kovac S rồi giục sanh bằng Oxytocin 5 UI pha vào Glucpose 5% 500 ml truyền tĩnh mạch khởi đầu 8 giọt / phút sau đó điều chỉng cơn gò phù hợp giai đoạn chuyển dạ và để sanh tự nhiên, rồi kiểm tra buồng tử cung. Nếu giục sanh thất bại sẽ nạo gấp thai hoặc mổ lấy thai.

4.6. Xử trí khi làm thủ thuật và sau thủ thuật:

     - Nếu choáng, phải hồi sức tích cực chống choáng.

     - Nạo gắp thai nhanh để cằm máu.

     - Nạo kiểm tra buồng tử cung để lấy phần nhau còn sót ra. Gửi GPBL.

     - Máu ra nhiều phải hồi sức, truyền dịch, truyền máu nếu cần.

     - Thuốc cầm máu. Tranxamin tiêm bắp 1 ống lúc thực hiên thủ thuật hay 2viên x 2 uống.

     - Cefadroxil 500 mg 2 V x 2 uống/ngày x 5 ngày, Hoặc Ofloxacin 200 mg : 1 V x 2 uống/ngày x 5 ngày.

     - Thuốc co chứa nhóm sắt

  1. THEO DÕI SAU THỦ THUẬT.

5.1. Theo dõi dấu hiệu sinh tồn, huyết âm đạo, đau bụng dưới.

5.2. Hướng dẫn sử dụng thuốc sau thủ thuật.

5.3. Hướng dẫn cách chăm sóc sau thủ thuật.

5.4. Hẹn ngày tái khám và các dấu hiệu bất thường cần thiết tái khám ngay.

5.5. Hướng dẫn ngừa tránh thai ngoài ý muốn.

Tài liệu tham khảo

Phác đồ điều trị sản phụ khoa năm 2011 của Bệnh Viện phụ sản Từ Dũ TP Hồ Chí Minh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THAI NGOÀI TỬ CUNG

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Thai ngoài tử cung khi trứng thụ tinh làm tổ ở bất kỳ vị trí nào ngoài nội mạc tử cung.

     - Theo thống kê của trung tâm kiểm soát bệnh Hoa kỳ, năm 1989 tỷ lệ thai ngoài tử cung là 16/1.000, tăng gấp 5 lần so với năm 1970.

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Thai ngoài thử cung chưa vỡ.

2.1.1. Lâm sàng:

     - Tổng trạng không thay đổi: Mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở bình thường.

     - Trể kinh.

     - Ra máu âm đạo bất thường ( màu nâu đặc trưng ).

     - Sản phụ có dấu hiệu có thai.

     - Đau bụng vùng hạ vị ở giữa, lệch bên phải hay lệch bên trái nhưng chưa có phản ứng phúc mạc.

   - Khám âm đạo:

       + Cổ tử cung tím.

       + Lắc cổ tử cung đau.

       + Khối cạnh tử cung mềm, căng, ấn đau.

       + Ấn túi cùng sau đau.

2.1.2. Cận lâm sàng:

     - Xét nghiệm máu:

       + Công thức máu 18 chỉ số chưa có sự thay đổi.

       + TS, TC ( TQ, TCK ), nhóm máu.

       + AST, ALT, Bilirubin, Ure, Creatinin.

       + I on đồ 6 thông số.

       + Test thử thai dương tính, có một số trường hợp âm tính giả bệnh nhân nữ vẫn có thai ngoài tử cung.

     - Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu.

     - Siêu âm bụng tổng quát:

       + Trong lòng tử cung: không có túi thai.

       + Có thể có một khối ECHO kém hỗn hợp cạnh tử cung.

       + Có thể có ít dịch ở túi cùng sau.

       + Không có dịch ổ bụng, không có dịch khoang Morison.

2.1.3. Xử trí:

     - Hồi sức cho bệnh nhân trước mổ.

     - Báo cho khoa ngoại để chuẩn bị mổ thai ngoài tử cung chưa vỡ.

     - Báo gây mê khám tiền mê nội khí quản hay gây tê tủy sống tùy từng trường hợp bệnh của bệnh nhân.

     - Kháng sinh trước mổ.

     - Đặt thông tiểu.

     - Làm cam đoan phẫu thuật.

     - Tiến hành đưa bệnh nhân lên phòng mổ. và sau đó tiến hành phẫu thuật cắt tay vòi giử lại buồng trứng, kiểm tra bên kia bình thường.

2.2. Thai ngoài tử cung vỡ.

2.2.1. Lâm sàng:

     - Tổng trạng thay đổi rất nhiều có thể có dấu hiệu choáng mất máu: Mạch nhanh có thể không bắt được, Huyết áp tụt có thể không đo được, bệnh nhân hốt hoảng, da

xanh, niêm mạc nhợt hay trắng bạch, vã mồ hôi, tay chân lạnh.

     - Trể kinh.

     - Ra máu âm đạo bất thường ( màu nâu đặc trưng ).

     - Sản phụ có dấu hiệu có thai.

     - Đau bụng nhiều vùng hạ vị ở giữa, lệch bên phải hay lệch bên trái, có phản ứng phúc mạc.

     - Khám âm đạo:

       + Cổ tử cung tím.

       + Lắc cổ tử cung đau.

       + Khối cạnh tử cung mềm, căng, ấn đau.

       + Ấn các túi đều đau, nhất là túi cùng sau căng phồng, ấn rất đau.

2.2.2. Cận lâm sàng:

     - Xét nghiệm máu:

       + Công thức máu 18 chỉ số thay đổi nhiều.

       + TS, TC ( TQ, TCK ), nhóm máu.

       + AST, ALT, Bilirubin, Ure, Creatinin.

       + I on đồ 6 thông số.

       + Test thử thai dương tính, có một số trường hợp âm tính giả bệnh nhân nữ vẫn có thai ngoài tử cung.

     - Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu.

     - Siêu âm bụng tổng quát:

       + Trong lòng tử cung: không có túi thai.

       + Có thể có một khối ECHO kém hỗn hợp cạnh tử cung.

       + Có nhiều dịch trong ổ bụng, có dịch khoang Morison, túi cùng sau.

2.2.3. Xử trí:

       Đây là trường hợp mổ cấp cứu khẩn cấp:

     - Lập ít nhất 2 đường truyền tĩnh mạch.

   - Hồi sức tích cực ( trong khi chờ máu ): Lactat Ringer, Nacl 0,9% TTM nhanh.

     - Truyền máu càng sớm càng tốt, truyền máu là tối cần thiết và quan trọng nhất.

     - Chống sốc Hudrocortison 100 – 200mg TM.

     - Báo cho khoa ngoại để chuẩn bị mổ thai ngoài tử cung vỡ.

     - Báo gây mê khám tiền mê nội khi quản.

     - Kháng sinh trước mổ.

     - Đặt thông tiểu.

     - Làm cam đoan phẫu thuật.

     - Tiến hành đưa bệnh nhân lên phòng mổ và sau đó tiến hành phẫu thuật cắt tay vòi để cằm máu giử lại buồng trứng, kiểm tra bên tay vói bên kia bình thường, có thể truyển máu hoàn hồi cho bệnh nhân nếu cần.

     - Chú ý: 1. vừa hồi sức tích cực vừa phẫu thuật cấp cứu để cằm máu.

  1. Nhớ lấy máu để truyền máu hoàn hồi cho bệnh nhân.

 

Tài liệu tham khảo

  1. Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang
  2. Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản năm 2009 của Bộ Y tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHỮA TRỨNG ( THAI TRỨNG )

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Chữa Trứng là trường xuất huyết âm đạo trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

     - Chữa trứng là bệnh của nhau trong đó gai nhau thoái hóa thành các túi mọng nước.

  1. TRIỆU CHỨNG.

     - Mất kinh ( trể kinh ) như những thai nghén khác.

     - Tình trạng thai nghén nặng hơn bình thường.

     - Ra máu âm đạo ít một, máu đen, dai dẳng nhiều ngày, ban đêm máu thường ra nhiều hơn.

     - Tử cung to nhanh hơn tuổi thai, mềm, không nắn thấy các phần thai nhi, không nghe thấy tim thai.

     - Có thể có phù, huyết áp cao, protein niệu.

     - Thử hCG tăng cao.

     - Siêu âm có hình ảnh tuyết rơi.

III. XỬ TRÍ.

3.1. Cần phải nhắc nhở người bệnh đi thăm khám đấy đủ, đúng định kỳ ở tuyến trên và không nên có thai trong vòng 1 năm.

3.2. Xác định chẩn đoán, chuyển lên tuyến tỉnh ngay để được xử trí sớm.

3.3. Chỉ nạo hút thai trứng khi đang sẩy và sau đó chuyển người bệnh và bệnh phẩn lên tuyến tỉnh.

Tài liệu tham khảo

Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2009 của Bộ Y tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

U NANG BUỒNG TRỨNG

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Nang buồng trứng là những u có vỏ bọc ngoài, bên trong có chứa dịch gặp trong mọi lứa tuổi. Có hai loại nang cơ năng và nang thực thể.

  1. U NANG BUỒNG TRỨNG CƠ NĂNG.

     - Nang cơ năng là những nang nhỏ chứa dịch, có thể gặp ở bất kt2 tuổi nào nhưng hay gặp ở tuổi dậy thì và mãn kinh. Thường là nhưng nang nhỏ, trên lâm sàng khó phát hiện, nhưng nếu nang có kích thước từ 5 - 6cm thì có thể sờ thấy. Nang thường biến mất sau vài vòng kinh, nếu còn nang tồn tại trên 60 ngày với kinh nguyệt thì có thể là nang thực thể.

2.1. Nang bọc noãn.

2.1.1. Kích thước nang thường từ 3 - 8cm hoặc lớn hơn, do nang De Graff không vỡ vào ngày phóng noãn:

     - Triệu chứng: không rõ ràng, đôi khi biểu ra máu hoặc đau bụng do xoắn nang hoặc thay đổi chu kỳ kinh nguyệt dài, hoặc ngắn, có triệu chứng giống thai ngoài tử cung vỡ ( nếu nang vỡ ).

     - Chẩn đoán phân biệt với Viêm vòi trứng tử cung, Lạc nội mạc tử cung, Nang hoàng thể, Khối u khác.

     - Xử trí: tùy thuộc vào loại nang, kích thước và triệu chứng.

2.1.2. Đối với nang nhỏ:

     - Gặp ở lứa tuổi sinh đẻ, nang thường tự nhiên mất đi.

     - Khi uống thuốc tranh thai trong thời gian 3 tháng có thể ngăn cản sự phát triển của nang.

     - Nếu đường kính nang > 5cm cần chẩn đoán phân biệt với nang thực thể hoặc thai ngoái tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung.

     - Phẫu thuật: được chỉ định khi thấy u nang tồn tại trên 3 tháng hoặc sau khi điều trị bằng thuốc tranh thai 3 tháng không thấy mất hoặc có dấu hiệu xoắn hoặc vỡ nang.

2.2. Nang hoàng thể:

     - Hay gặp ở hai bên buồng trứng, dịch trong có màu vàng rơm. Loại nang thường gặp trong chửa trứng, ung thư nguyên bào nuôi hoặc quá mẫn trong kích thích phóng noãn ờ người bệnh vô sinh.

     - Xử trí. nang thường biến mất sau điều trị như nạo trứng, điều trị ung thư nguyên bào nuôi.

     - Phẫu thuật chỉ đặt ra khi có dấu hiệu xoắn nang hoặc vỡ nang ( từ tuyến huyện trở lên ).

III. U NANG BUỒNG TRỨNG THỰC THỂ.

     - Nang buồng trứng thực thể là nang lành tính, tuy nhiên vẫn có khả năng ác tính.

3.1. Nang nước.

     - Vỏ mỏng, chứa dịch trong, kích thước thường to, đôi khi choáng hết ổ bụng, thường là nang lành tính, nếu có nhú dễ ác tính.

3.1.1. Triệu chứng:

     - Gặp ở mọi lứa tuổi, hay được phát hiện ở tuổi 20 - 30.

     - Khám tiểu khung thấy khối u, hoặc siêu âm thấy khối u.

3.1.2. Xử trí. Phẫu thuật:

     - Nếu đủ số con cần thiết thì phẫu thuật cắt bỏ nang với buồng trứng vì u nang buồng trứng dính chặt vào buồng trực khó xác định buồng trứng lành.

     - Nếu chưa đủ số con cần thiết thì phẫu thuật bóc tác bỏ nang, giử lại buồng trứng.

     - Trong khi phẫu thuật nên để gửi u nang buồng trứng lên tuyến trên làm giải phẫu bệnh lý, qua đó nhằm chẩn đoán được u lành hay u ác.

3.2. U nang nhầy.

     - Thường gặp ở tuổi 30 - 50.

     - U nang nhầy vỏ mỏng và nhẵn gồm nhiều thùy chứa dịch nhầy đặc, kích thước thường to nhất trong các u buồng trứng và có thể dính vào các tạng xung quanh.

3.2.1. Chẩn đoán:

     - Người bệnh thường có cảm giác nặng ở tiểu khung, khám tiểu khung thấy khôi u to biệt lập với tử cung, mật độ căng không đau, tử cung thường bị đẩy lệch sang một bên hố chậu.

3.2.2. Xư trí:

     - Như với nang nước.

3.3. Nang bì.

     - Còn gọi là u quai ( Teratoma ), trong chứa các mô như răng, tóc, bã đậu. Nang bì thường lành tính nhưng cũng có thể trở thành ác tính, hay được phát hiện ở lứa 20 - 30 tuổi và có thể ở cả 2 bên buồng trứng.

3.3.1. Triệu chứng:

     - Lâm sàng và siêu âm thấy khối u.

3.3.2. Xử trí.

     - Giống như với nang nước buồng trứng.

  1. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG.

4.1. Xoắn u nang buồng trứng ( u nang buồng trứng xoắn ) à mổ cấp cứu.

4.2. Vỡ u nang buồng trứng à mổ cấp cứu

4.3. Nhiễm khuẩn u nang buồng trứng và chèn ép tiểu khung.

4.4. Có thai kèm u nang buồng trứng.

     - Được chẩn đoán qua khám định kỳ hoặc qua siêu âm.

     - Có thể gặp bất kỳ loại u nang buồng trứng nào nhưng hay gặp là nang hoàng thể hay nang bì, ít khi gặp nang ác tính. Nếu xoắn nang phải phẫu thuật cấp cứu, nếu không xoắn thì phẫu thuật vào 3 tháng giữa của thai kỳ hoặc sau khi sanh.

     - U buồng trứng có thể trở thành khối u tiền đạo trong khi chuyển dạ sanh hoặc có thể bị xoắn sau khi sanh ( tham khảo thêm bài " các yếu tố tiên lượng một cuộc chuyển dạ " và " chuyển dạ đình trệ ". Thì nên mổ lấy thai và cắt luôn u nang buồng trứng

Tài liệu tham khảo

Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2009 của Bộ Y tế

U XƠ TỬ CUNG ( BƯỚU CƠ TRƠN TỬ CUNG )

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - U xơ tử cung là khôn u lành tính của tế bào cơ trơn tư cung.

     - Phân loại u xơ tử cung:

       + U xơ tử cung dưới thanh mạc.

       + U xơ tử cung trong cơ tử cung.

       + U xơ tử cung dưới niêm mạc.

       + U xơ tử cung có thể ở cổ tử cung hoặc trong dây chằng rộng.

  1. CHẨN ĐOÁN.

- Phần lơn không có triệu chứng lâm sang.

2.1. Nhưng cũng có thể có triệu chứng nặng.

   - Xuất huyết tử cung bất thường ( rông kinh, rong huyết, cường kinh (.

     - Các triệu chứng chèn ép vùng hạ vị ( cảm giác trằn bụng, bón, tiểu lắt nhắt, bí tiểu … ).

     - Trổng trạng có thể bình thường hoặc nhợt, thiếu máu.

     - Tử cung to, chắc, mật độ không đều di động theo cổ tử cung.

     - Triệu chứng phúc mạc do khối u xơ tử cung thoái hoá hoại tử.

     - Siêu âm: giúp chẩn đoán phân biện với u buồng trứng.

     - Chụp UIV đánh giá chèn ép niệu quản, thận.

  1. Chẩn đoán phân biệt:

     - U đặc buồng trứng.

     - Khối u vùng hạ vị: Thai, bướu tay vòi.

III. XỬ TRÍ.

3.1. Mục tiêu điều trị:

     - Làm giảm nhẹ các triệu chứng: xuất huyết tử cung bất thường, đau, các triệu chứng do chèn ép...

     - Giảm kích thước khối u xơ.

3.2. Nội khoa:

   - Khi u xơ tử cung có triệu chứng: rong kinh, rong huyết, khôn to < 12 tuần thì dung thuốc sau:

       + Progestins.

       + Thuốc ngừa thai phối hợp.

     - Làm teo niêm mạc tử cung à giảm bớt cường kinh:

       + Chất đồng vận GnRH.

3.3. Phẫu thuật:

3.3.1. Chỉ định phẫu thuật khi có 1 trong các yếu tố sau:

     - U xơ to, kích thước > thai 12 tuần, có triệu chứng.

     - Xuất huyết tử cung bất thường, điều trị nội khoa thất bại.

     - U xơ tử cung dưới, rong kinh.

     - Có biến chứng: chèn ép bàng quang, niệu quản, trực tràng.

     - U xơ tư cung hoại tử, nhiễm trùng nội thất bại.

     - U xơ tử cung to nhanh, nhất là sau mãn kinh.

     - Kết hợp với các bệnh lý khác: ung thư cổ tử cung, ung thư niêm mạc tử cung, tiền sử niêm mạc tử cung không điển hình, sa sinh dục.

     - Vô sinh, sẩy thai liên tiếp [ bóc khối u ].

     - Khối u vùng hạ vị không phân biệt được với khối u buồng trứng.

3.3.2. Phương pháp phẫu thuật:

     - Bóc nhân xơ.

     - Bướu nhỏ, đơn giản, còn muốn có con, không có những bệnh lý liên quan phức tạp.

       + U xơ tử cung ở cơ và dưới thanh mạc.

       + U xơ tử cung dưới niêm mạc --> nôi soi U xơ tử cung.

       + U xơ tử cung thoái hóa sa xuống âm đạo --> cắt đường âm đạo.

     - Cắt tử cung toàn phần:

       + Qua đường mổ ở bụng.

       + Phụ nữ > 50 tuổi cân nhắc cắt 2 phần phụ.

     - Nôi soi buồng tử cung cắt u xơ tử cung dưới niêm mạc.

       + Phụ nữ đã có đủ con.

       + Điều trị triệu chứng xuất huyết bất thường.

Tài liệu tham khảo

  1. Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang
  2. Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoa sinh sản năm 2009 của Bộ Y tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HỘI CHỨNG TIẾT DỊCH ÂM ĐẠO

     - Hội chứng tiết dịch âm đạo là một hội chứng lâm sàng thường gặp mà người bệnh than phiền là có dịch âm đạo (khí hư) và kèm theo một số triệu chứng khác như ngứa, đau rát ở vùng sinh dục, đái khó, đau khi giao hợp...và nếu không điều trị có thể gây biến chứng như viêm tiểu khung, vô sinh, thai ngoài tử cung, nhất là đối với lậu và Chlamydia. Mọi trường hợp viêm âm hộ, viêm âm đạo, viêm âm hộ - âm đạo và viêm cổ tử cung đều đưa đến tiết dịch âm đạo.

     - Căn nguyên thường gặp của viêm âm hộ, âm đạo và cổ tử cung:

       + Nấm men candida gây viêm âm hộ - âm đạo.

       + Trùng roi âm đạo gây viêm âm đạo.

       + Vi khuẩn gây viêm âm đạo do vi khuẩn.

       + Lậu cầu khuẩn gây viêm ống cổ tử cung và niệu đạo.

       + Chlamydia trachomatis gây viêm ống cổ tử cung và niệu đạo.

  1. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG.

     Các dấu hiệu và triệu chứng của tiết dịch âm đạo bệnh lý ( khí hư ): số lượng ít hoặc nhiều, loãng hoặc đặc, màu trong, đục hoặc màu vàng, mùi hôi hoặc không hôi. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác đi kèm:

     - Ngứa vùng âm hộ, âm đạo (đặc biệt do nấm men candida).

     - Cảm giác bỏng rát vùng âm hộ, âm đạo (đặc biệt do nấm men candida).

     - Viêm nề âm hộ.

     - Đau khi giao hợp.

     - Có thể kèm theo đái khó.

  1. KHAI THÁC TIỀN SỬ VÀ BỆNH SỬ.

2.1.1. Xem hướng dẫn chung.

2.1.2. Đánh giá nguy cơ viêm ống cổ tử cung.

     Một người có nguy cơ bị viêm ống cổ tử cung (thường do lậu cầu khuẩn và Chlamydia) cao hơn nếu người đó có một trong những yếu tố sau đây:

     - Bạn tình có những triệu chứng của NKLTQĐTD, hoặc.

     - Có hành vi tình dục không an toàn, hoặc.

     - Có quan hệ tình dục hoặc bạn tình có quan hệ tình dục với nhóm người có hành vi tình dục nguy cơ cao (mại dâm, ma túy ...), hoặc.

     - Có 2 trong 3 yếu tố sau đây:

       + Thanh niên độ tuổi 20, chưa lập gia đình và đã có quan hệ tình dục.

       + Có trên một bạn tình hoặc bạn tình có quan hệ tình dục với nhiều bạn tình khác.

       + Có bạn tình mới trong vòng 3 tháng gần đây.

III. KHÁM LÂM SÀNG.

     - Xem “Hướng dẫn chung”

     - Viêm ống cổ tử cung hay viêm cổ tử cung mủ nhầy khi khám hoặc khi soi cổ tử cung: biểu hiện viêm cổ tử cung kèm theo phù nề, đỏ. Khi chạm vào cổ tử cung dễ chảy máu và có mủ nhầy trong ống cổ tử cung khi đưa tăm bông vào trong ống cổ tử cung. Tác nhân gây viêm ống cổ tử cung là lậu cầu và Chlamydia trachomatis. Xét nghiệm dịch mủ nhầy có > 30 bạch cầu/vi trường với độ phóng đại 1000 lần.

     - Viêm âm đạo thông thường do 3 tác nhân gây nên là viêm âm hộ - âm đạo do nấm men candida, viêm âm đạo do trùng roi và viêm âm đạo do vi khuẩn.

  1. XÉT NGHIỆM HỔ TRỢ.

     - Thử pH âm đạo.

     - Soi tươi để tìm trùng roi âm đạo và nấm men candida.

     - Nhuộm Gram tìm lậu cầu khuẩn, tế bào clue.

     - Xét nghiệm nhanh Sniff (thử nghiệm mùi cá ươn với KOH 10 %) để xác định viêm âm đạo do vi khuẩn.

  1. CHẨN ĐOÁN.

     - Viêm ống cổ tử cung do lậu và Chlamydia: trong ống cổ tử cung có dịch nhầy mủ hoặc mủ có máu. Có thể kèm theo viêm tuyến Bartholin, Skène.

     - Viêm âm đạo: có khí hư âm đạo với tính chất:

       + Do candida: khí hư đặc, màu trắng như váng sữa dính vào thành âm đạo, có vết trợt, số lượng nhiều hoặc vừa, thường kèm theo ngứa và cảm giác bỏng rát âm hộ - âm đạo.

       + Do trùng roi âm đạo: khí hư màu xanh, loãng, có bọt, số lượng nhiều, mùi hôi, có thể gây viêm cổ tử cung nặng (cổ tử cung như quả dâu). Chẩn đoán xác định bằng soi tươi dịch âm đạo có trùng roi di động.

       + Do vi khuẩn: màu xám trắng, đồng nhất, dính đều vào thành âm đạo, số lượng ít, mùi hôi. Test Sniff dương tính.

  1. ĐIỀU TRỊ.

     - Nếu xác định được nguyên nhân thì điều trị nguyên nhân, nếu không thì điều trị theo hội chứng.

     - Đối với mọi trường hợp tiết dịch âm đạo, cán bộ y tế cần xác định và điều trị cho (các) bạn tình, trừ trường hợp viêm âm đạo do nấm hoặc vi khuẩn.

6.1. Phác đồ điều trị viêm ống cổ tử cung.

     Điều trị đồng thời lậu và Chlamydia trachomatis theo 1 trong 4 phác đồ sau:

     - Cefixim 200 mg, uống 2 viên, liều duy nhất + doxycyclin 100 mg, uống 1 viên, ngày 2 lần, trong 7 ngày, hoặc

     - Ceftriaxon 250 mg, tiêm bắp, liều duy nhất + doxycyclin 100 mg, uống 1 viên, ngày 2 lần, trong 7 ngày, hoặc

     - Spectinomycin 2 g, tiêm bắp, liều duy nhất + doxycyclin 100 mg, uống 1 viên, ngày 2 lần, trong 7 ngày, hoặc

     - Cefotaxim 1 g, tiêm bắp, liều duy nhất + doxycyclin 100 mg, uống 1 viên, ngày 2 lần, trong 7 ngày.

     Chú ý:

     Có thể thay doxycyclin bằng tetracyclin 500 mg, uống 1 viên, ngày 4 lần, trong 7 ngày.

     - Phụ nữ có thai và cho con bú không được dùng doxycyclin và tetracyclin. Thuốc được thay thế sẽ bằng một trong các phác đồ sau:

       + Azithromycin 1 g, uống liều duy nhất, hoặc

       + Erythromycin base 500 mg, uống 1 viên, ngày 4 lần, trong 7 ngày, hoặc

       + Amoxicillin 500 mg, uống 1 viên, ngày 3 lần, trong 7 ngày.

     - Điều trị cho bạn tình dù họ không có triệu chứng lậu và Chlamydia với liều tương tự.

6.2. Phác đồ điều trị viêm âm đạo.

     - Điều trị đồng thời viêm âm đạo do trùng roi, viêm âm đạo do vi khuẩn và viêm âm đạo do nấm candida.

6.2.1. Điều trị viêm âm đạo do trùng roi và vi khuẩn:

     Dùng một trong các phác đồ sau đây:

     - Metronidazol 2g hoặc tinidazol 2 g uống liều duy nhất, hoặc

     - Metronidazol 500 mg uống 2 lần/ngày x 7 ngày.

     - Với viêm âm đạo do trùng roi, điều trị cho bạn tình với liều tương tự.

6.2.2. Điều trị viêm âm đạo do nấm candida.

     Dùng một trong các phác đồ sau đây:

     - Nystatin viên đặt âm đạo 100.000 đơn vị, 1viên/ngày trong 14 ngày, hoặc

     - Miconazole hoặc Clotrimazole viên đặt âm đạo 200mg, 1 viên/ngày trong 3 ngày, hoặc

     - Clotrimazole 500mg, viên đặt âm đạo, đặt 1 liều duy nhất, hoặc

     - Itraconazole ( Sporal ) 100mg uống 2 viên/ngày trong 3 ngày, hoặc

     - Fluconazole 150mg uống 1 viên duy nhất.

     Chú ý:

     - Không cần điều trị cho bạn tình. Tuy nhiên, các trường hợp bạn tình có viêm qui đầu và bao da qui đầu do nấm vẫn cần điều trị.

VII. THÔNG TIN VÀ TƯ VẤN.

     Mọi trường hợp mắc hội chứng tiết dịch âm đạo đều cần được thông tin và tư vấn về hành vi tình dục an toàn. Các vấn đề chính cần tư vấn cho người mắc hội chứng tiết dịch âm đạo, đặc biệt đối với các trường hợp được chẩn đoán xác định hoặc có khả năng bị lậu, nhiễm Chlamydia và trùng roi âm đạo là:

     - Các hậu quả của bệnh có thể là nhiễm khuẩn ngược dòng, thai ngoài tử cung, vô sinh..

     - Tuân thủ phác đồ điều trị dù triệu chứng đã hết, đến khám lại theo lịch hẹn.

     - Khả năng lây truyền cho bạn tình.

     - Kiêng quan hệ tình dục cho đến khi kết thúc điều trị.

     - Tình dục an toàn và sử dụng bao cao su đúng cách và thường xuyên.

     - Điều trị bạn tình.

     - Nguy cơ lây nhiễm HIV. Thông tin về địa điểm tư vấn và xét nghiệm HIV.

     - Nếu triệu chứng bệnh nặng lên, không giảm hoặc xuất hiện đau bụng dưới, đau khi giao hợp cần phải đến khám lại.

 

Tài liệu tham khảo

Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản năm 2009 của Bộ Y tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HỘI CHỨNG ĐAU BỤNG DƯỚI

     Hội chứng đau bụng dưới có các triệu chứng tiết dịch âm đạo, đau, chảy máu khi giao hợp và sốt. Hội chứng đau bụng dưới bao gồm cả NKĐSS và NKLTQĐTD. Tất cả các phụ nữ có hoạt động tình dục bị đau bụng dưới cần phải được đánh giá cẩn thận để tìm các dấu hiệu viêm tiểu khung. Đau bụng dưới do lậu cầu, Chlamydia có nguy cơ dẫn đến vô sinh.

     Tuy nhiên, đau bụng dưới có thể do một số bệnh cấp cứu ngoại khoa và sản phụ khoa, do vậy cần được khám xét cẩn thận để có chẩn đoán và chỉ định điều trị đúng.

     - Tính chất đau:

       + Đau có thể là cấp tính hoặc mạn tính.

       + Đau cấp tính: cần loại trừ các cấp cứu ngoại khoa hoặc sản phụ khoa như: viêm ruột thừa, nang buồng trứng xoắn, thai ngoài tử cung, lạc nội mạc tử cung vỡ...

     + Đau mạn tính: không theo chu kỳ, thường có liên quan đến viêm tiểu khung, viêm phần phụ.

     - Nguyên nhân gây đau bụng dưới liên quan đến viêm tiểu khung:

       + Lậu cầu khuẩn.

       + Chlamydia trachomatis.

       + Vi khuẩn kỵ khí, vi khuẩn Gram âm và liên cầu ...

  1. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG.

     - Đau bụng dưới, liên tục hoặc gián đoạn, nhẹ hoặc nặng.

     - Đau, chảy máu khi giao hợp.

     - Tiết dịch âm đạo.

     - Có thể sốt hoặc thân nhiệt vẫn bình thường.

     - Tuy nhiên, các dấu hiệu lâm sàng của viêm tiểu khung thay đổi và có thể không rõ ràng.

  1. KHAI THAC TIỀN SỬ VÀ BỆNH SỬ.

     - Xem hướng dẫn chung.

     - Chú ý đến chu kỳ kinh nguyệt, biện pháp tránh thai đang sử dụng, thai nghén.

III. KHÁM LÂM SÀNG.

     - Xem hướng dẫn chung.

    - Đặc biệt chú ý khi khám:

       + Tiết dịch mủ/nhầy ở âm đạo và cổ tử cung.

       + Khám hai tay để xác định kích thước tử cung, đau khi di động của cổ tử cung và các tình trạng của các phần phụ, có máu ra tay không?

       + Xác định xem có một hoặc hai vòi tử cung sưng to hay cứng, có khối đau nhạy cảm ở hố chậu, có phản ứng thành bụng hoặc đau nhạy cảm thành bụng không.

  1. XÉT NGHIỆM HỖ TRỢ ( ĐỐI VỚI TUYẾN QUẬN/HUYỆN).

     - Công thức máu, tốc độ lắng máu.

     - Nhuộm Gram dịch cổ tử cung và âm đạo.

     - Siêu âm.

     - Test thai nghén.

  1. CHẨN ĐOÁN.

     - Trước hết cần chẩn đoán phân biệt với các cấp cứu ngoại khoa và sản khoa như:

       + Viêm ruột thừa cấp tính.

       + Tắc ruột.

       + U nang buồng trứng xoắn.

       + Thai ngoài tử cung.

       + Nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

       + Các nguyên nhân khác.

     - Chẩn đoán viêm tiểu khung dựa vào các triệu chứng sau:

       + Có thể sốt.

       + Tiết dịch nhiều, dịch nhầy mủ ở âm đạo và cổ tử cung khi khám.

       + Đau khi di động cổ tử cung và khi giao hợp.

       + Đau cả hai bên, đau nhiều hơn ở một bên.

       + Đau bụng dưới và bên cạnh tử cung.

       + Khối sưng dính vào tử cung.

       + Máu lắng hoặc/và số lượng bạch cầu tăng.

     - Người bệnh cần được xét nghiệm để phát hiện các NKLTQĐTD khác và phát hiện nguyên nhân bệnh nếu có điều kiện xét nghiệm hỗ trợ.

  1. ĐIỀU TR

     - Nếu xác định được nguyên nhân thì điều trị nguyên nhân.

     - Đối với mọi trường hợp đau bụng dưới, cán bộ y tế cần xác định và điều trị cho (các) bạn tình, cần đặc biệt chú ý khi nghi ngờ nguyên nhân lậu hoặc Chlamydia.

     - Nếu không xác định được nguyên nhân thì điều trị đồng thời toàn bộ các nguyên nhân gây viêm, phối hợp 3 phác đồ sau đây:

6.1. Phác đồ điều trị lậu.

     Dùng một trong các thuốc sau:

     - Ceftriaxon 250 mg , tiêm bắp liều duy nhất, hoặc

     - Spectinomycin 2 g , tiêm bắp liều duy nhất, hoặc

     - Cefotaxim 1 g tiêm bắp liều duy nhất, hoặc

     - Cefixim 200 mg x 2 viên, uống liều duy nhất.

6.2. Phác đồ điều trị Chlamydia.

     Dùng một trong các thuốc sau:

     - Doxycyclin 100 mg, uống 1 viên, 2 lần/ngày, trong 14 ngày, hoặc

     - Tetracyclin 500 mg, uống 1 viên, 4 lần/ngày, trong 14 ngày, hoặc

     - Azithromycin 1 g, uống 1 lần/tuần, trong 2 tuần.

     - Chú ý: Không dùng doxycyclin cho phụ nữ có thai, đang cho con bú, thay thế bằng một trong các thuốc sau:

       + Erythromycin stearat 500 mg, uống 1 viên, 4 lần/ngày, trong 14 ngày.

       + Amoxicillin 500 mg, uống 1 viên, 3 lần/ngày, trong 14 ngày.

6.3. Phác đồ điều trị viêm nhiễm do vi khuẩn kỵ khí.

     - Metronidazol 500 mg, uống 1 viên, 2 lần/ngày, trong 14 ngày.

6.4. Điều trị chung:

     - Cefotaxim 1g x 3 lọ (TMC) / ngày x 5-7 ngày

     ± Gentamycin 80mg TB / ngày x 5-7 ngày

     ± Metronidazole 500mg/100ml x 3 chai TTM / ngày x 5-7 ngày

     - Chú ý:

       + Không dùng metronidazol cho phụ nữ có thai ba tháng đầu mà thay thế bằng amoxicillin 500 mg, uống 1 viên, 3 lần/ngày, trong 14 ngày.

       + Không uống rượu trong thời gian điều trị cho tới sau khi hết thuốc 24 giờ.

  1. THÔNG TIN VÀ TƯ VẤN.

     - Tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị cho dù triệu chứng bệnh có giảm sau một vài ngày điều trị và đến khám lại theo lịch hẹn, cần phải đến khám ngay nếu triệu chứng không thuyên giảm hoặc nặng hơn.

     - Các hậu quả của bệnh khi không được điều trị đúng và đầy đủ, đặc biệt chú ý nguy cơ thai ngoài tử cung và vô sinh.

     - Cán bộ y tế cần khuyến khích người bệnh thông báo bạn tình và điều trị bạn tình, đặc biệt đối với những trường hợp nghi ngờ lậu hoặc nhiễm Chlamydia trachomatis.

     - Tình dục an toàn và hướng dẫn sử dụng bao cao su. Người bệnh cần được khuyến khích và hướng dẫn sử dụng bao cao su để phòng ngừa tái nhiễm bệnh cũng như lây nhiễm các bệnh LTQĐTD khác và lây nhiễm HIV/AIDS.

Tài liệu tham khảo

Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản năm 2009 của Bộ Y tế

NHIỄM KHUẨN ÂM ĐẠO

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Thường do vi khuẩn kỵ khí, đặc biệt là Gardnerella vaginalis; tăng nguy cơ viêm vùng chậu, nhiễm trùng mỏm cắt âm đạo sau cắt tử cung; gây ối vỡ non, sanh non, viêm nội mạc tử cung sau sanh và sau mổ lấy thai.

  1. CHẨN ĐOÁN.

       Có 2 trong 3 tiêu chuẩn sau :

     - Huyết trắng nhiều, màu trắng xám, rất hôi, nhất là sau giao hợp.

     - Whiff test ( + ) : Nhỏ KOH 10% sẽ có mùi hôi như cá thối.

     - Phết âm đạo : nhiều " Clue cell " ( Clue cell có > 20% trong quang trường ); nhuộm gram có nhiều coccobacilli.

III. ĐIỀU TRỊ.

       Dùng đường uống và / hoặc đặt âm đạo

     - Metronidazol 500 mg uống x 2 lần/ngày x 07 ngày ( uống trong bữa ăn ); hoặc

     - Metronidazol gel 5g / ngày trong 05 ngày; hoặc

     - Clindamycin 300mg x 2 lần / ngày X 07 ngày uống; hoặc

     - Clindamycin 100mg x 1 lần/ngày x 03 ngày ( đặt âm đạo )

     - Chú ý : Metronidazol không dùng trong 03 tháng đầu thai kỳ.

  1. THEO DÕI.

     - Tái khám khi có biểu hiện triệu chứng.

     - Khám phụ khoa định kỳ.

Tài liệu tham khảo

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VIÊM ÂM ĐẠO DO NẤM

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Yếu tố thuận lợi : dùng kháng sinh phổ rộng, corticoides kéo dài; gia tăng glycogen âm đạo : thai kỳ, tiểu đường, thuốc ngừa thai chứa estrogen liều cao; môi trường âm đạo ẩm ướt.

     - Chủ yếu do nấm Candida albicans

  1. CHẨN ĐOÁN.

     - Ngứa âm đạo, âm hộ.

     - Đôi khi có cảm giác nóng, tiểu rát, giao hợp đau.

     - Âm hộ và niêm mạc âm đạo viêm đỏ.

     - Huyết trắng đục, đặc, lợn cợn thành mảng giống như sữa đông.

     - Soi nhuộm có sợi tơ nấm hoặc bào tử nấm.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Thuốc đặt âm đạo:

     - Nystatin 100.000 UI đặt âm đạo 1 viên/ngày x 07 ngày; hoặc

     - Miconazol hay Clotrimazole 100mg đặt âm đạo 1 lần/ngày x 07 ngày; hoặc

     - Miconazol hay Clotrimazole 200mg đặt âm đạo 1 lần/ngày x 03 ngày; hoặc

     - Clotrimazole 500mg đặt âm đạo 1 viên duy nhất.

3.2. Thuốc uống:

     - Fluconazole 150mg uống 1 viên duy nhất; hoặc

     - Itraconazlole 200mg uống 2 viên/ngày x 03 ngày.

3.3. Chú ý

     Chỉ điều trị cho người bạn tình khi có 1 trong các triệu chứng sau

     - Có triệu chứng viêm ngứa quy đầu.

     - Có nấm trong nước tiểu.

     - Người phụ nữ bị tái phát nhiều lần.

  1. THEO DÕI.

     - Tái khám khi còn triệu chứng.

     - Khám phụ khoa định kỳ.

Tài liệu tham khảo

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VIÊM ÂM ĐẠO DO TRÙNG ROI TRICHOMONAS

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Là một bệnh lây truyền qua đường tình dục và do trùng roi Trichomonas vaginalis.

  1. CHẨN ĐOÁN.

     - Huyết trắng nhiều, màu vàng hay xanh loãng, có bọt, có mùi tanh.

     - Có thể ngứa, nóng rát, tiểu gắt buốc.

     - Trường hợp nặng : có dấu hiệu trái dâu tay âm đạo và cổ tử cung có những điểm xuất huyết nhỏ, lấm tấm.

     - Soi tươi: trùng roi di động và nhiều bạch cầu.

     - Soi CTC: dấu da beo.

III. ĐIỀU TRỊ.

     - Metronidazole / secnidazole / tinidazole 2g uống liều duy nhất; hoặc

     - Metronidazole 500mg x 2 lần/ngày x 07 ngày ( uống trong bữa ăn )

  1. CHÚ Ý LUÔN ĐIỀU TRỊ CHO BẠN TÌNH.

     - Metronidazole 2g uống liều duy nhất.

     - Không dùng trong 3 tháng đầu thai kỳ.

  1. THEO DÕI.

     - Tái khám khi còn triệu chứng.

     - Khám phụ khoa định kỳ.

Tài liệu tham khảo

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VIÊM CỔ TỬ CUNG

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Hai tác nhân gây bệnh thường gặp : Neisseria gonorrhoeae và Chlamydia trachomatis.

     - 10% - 20% viêm cổ tử cung sẽ diễn tiến đến viêm vùng chậu.

  1. CHẨN ĐOÁN.

     - Không có triệu chứng lâm sàng nổi bật.

     - Có nhiều huyết trắng màu vàng hay xanh, đóng ở cổ tử cung.

     - Cổ tử cung có thể lộ tuyến, viêm đỏ, phù nề, dễ chảy máu khi chạm.

     - XN huyết trắng ( lấy từ kênh CTC ) sau khi đã lau sạch cổ ngoài: có nhiều tế bào bạch cầu.

     - Nếu có song cầu gram ( âm) hình hạt cà phê có thể chẩn đoán nguyên nhân do lậu cầu.

     - Nếu xét nghiệm có vi khuẩn lậu: nên điều trị thêm Chlamydia ( theo WHO )

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Điều trị lậu cầu:

     - Cefixim 400mg uống 1 liều duy nhất, hoặc

     - Ciprofloxacin 500mg uống 1 liều duy nhất, hoặc

     - Ofloxacin 400mg uống 1 liều duy nhất, hoặc

     - Levofloxacin 250mg uống 1 liều duy nhất.

     - Nếu có thai: Ceftriazone 125mg ( tiêm bắp ) 1 liều duy nhất.

3.2. Điều trị Chlamydia:

     - Azithromycin 1 g uống 1 liều duy nhất ( cẩn thận khi mang thai), hoặc

     - Doxycyclin 100mg uống x 2 lần/ngày x 07 ngày ( uống sau ăn ), ( không sử dụng cho phụ nữ mang thai )

     - Tetracycin 500mg uống x 4 lần/ngày x 07 ngày ( không sử dụng cho phụ nữ mang thai ), hoặc

     - Eryrhomycin 500mg uống x 4 lần/ngày x 07 ngày.

3.3. Chú ý: luôn luôn điều trị cho bạn tình

     - Metronidazole 2g uống 1 liều duy nhất.

     - Không dùng Metronidazole trong 3 tháng đầu thai kỳ.

     - Sử dụng Erythomycin và Azithromycin / mang thai

     - Nếu xét nghiệm lậu ( dương tính ) --> tư vấn HIV, VDRL, HBsAg.

  1. THEO DÕI.

     - Tái khám khi còn triệu chứng.

     - Khám phụ khoa định kỳ.

Tài liệu tham khảo

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

 

 

 

 

VIÊM SINH DỤC DO HERPES

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Herpes simples viruc ( HSV ) type 2, đôi khi có kèm type 1.

     - HSV có ái lực với tổ chức da niêm sinh dục, chui vào hạch bạch huyết vùng chậu, ẩn nấp trong đó và gây tác dụng lâu dài. Thời gian ủ bệnh : 3 - 7 ngày.

  1. CHẨN ĐOÁN.

     - Sốt, đau cơ.

     - Nhiễm HSV lần đầu tiên có thể có tổn thương tại chổ và / hoặc toàn thân ( vùng sinh dục, hậu môn ).

     - Sang thương là những bóng nước, nổi lên từng mảng, sau đó vỡ ra thành một vết loét rộng, nông, đau, nóng rát, kéo dài 2 - 3 tuần.

     - Khí hư đục như mũ.

     - Hạch bẹn (+), một hoặc hai bên, đau.

     - Những đợt tái phát : giống tổn thương ban đầu nhưng ngắn hơn, ít triệu chứng toàn thân, thường xuất hiện sau tình trạng stress.

     - Cấy virus.

     - Thể vùi trong tế bào ( phết tế bào ).

     - Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang ( mẫu lấy ở đáy ổ loét ).

     - Phản ứng huyết thanh : tăng gấp 4 lần ( 2 - 3 lần ).

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Giai đoạn cấp, dùng một trong các thuốc sau đây :

STT

TÊN THUỐC

Lần uống/ngày

Ngày

1

Acyclovir 400mg ( Zovirax )

03

7 - 10

2

Acyclovir 200mg

05

7 - 10

3

Famecyclovir 250mg

03

7 - 10

4

Valacyclovir 1 g

02

7 - 10

3.2. Giai đoạn tái phát, dùng một trong các thuốc sau đây :

STT

TÊN THUỐC

Lần uống/ngày

Ngày

1

Acyclovir 400mg ( Zovirax )

03

05

2

Acyclovir 800mg

02

05

3

Acyclovir 800mg

03

02

4

Famecyclovir 125mg

02

05

5

Famecyclovir 1000mg

02

01

6

Famecyclovir 500mg

02

01

5

Famecyclovir 500mg

01

 
 

Sau đó uống 250 mg

02

02

6

Valacyclovir 500mg

02

02

7

Valacyclovir 1 g

01

05

     - Thuốc bôi.

     - Kháng sinh nếu bội nhiễm.

   - Giảm đau, vệ sinh tại chổ.

     - Chú ý: luôn luôn điều trị cho người bạn tình

  1. THEO DÕI.

     - Tái khám khi còn triệu chứng hoặc tái nhiễm.

     - Khám phụ khoa định kỳ.

       * Lưu ý :

     - Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu; chủ yếu điều trị triệu chứng và giảm thời gian bệnh.

     - Nguy cơ nhiễm HIV đi kèm rất cao và nguy cơ lây nhiễm cao cho thai nhi ( đặc biệt trong giai đoạn chuyển dạ ).

     - Khả năng lây cho bạn tình là rất cao ( tư vấn an toàn tình dục/sử dụng bao cao su đúng cách và thường xuyên).

     - Không điều trị trong 3 tháng đầu thai kỳ.

     - Nên mổ lấy thai khi thai có khả năng sống/ đủ trưởng thành.

     - Chỉ theo dõi sanh ngã âm đạo khi thai non tháng không có khả năng sống.

Tài liệu tham khảo

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HỒI SỨC SƠ SINH NGAY SAU SANH

 

 

  1. CÁC BƯỚC HỒI SỨC SAU SANH.

1.1. Trong 30 giây đầu tiên:

     - Đánh giá nhanh và xác định xem trẻ có cần hồi sức không bằng chỉ số Apgar.

     - Ủ ấm và tiến hành hồi sức ngay nếu trẻ không khóc, không thở hoặc tím tái : đặt trẻ nằm , đầu hơi ngửa, khẩn trương, nhanh chóng tiến hành hút đàm nhớt trong mũi họng để thông đường thở, kích thích thở và bóp bóng bằng mặt nạ ( hà hơi thổi ngạt ), cung cấp Oxy nếu cần.

1.2. Trong 30 giây tiếp theo:

     - Nếu trẻ hồng hào trở lại thì chăm sóc thường qui và theo dõi sát.

     - Nếu trẻ vẫn không thở thì nhanh chóng kiểm tra lại mặt nạ, chỉnh lại tư thế đầu trẻ và tiếp tục bóp bóng ( hà hơi thổi ngạt ).

1.3. Đánh giá trẻ sau 1 phút và 5 phút:

     - Nếu sau đó trẻ tự thở được thì tiếp tục theo dõi sát.

     - Nếu trẻ vẫn không thở : kiểm tra nhịp tim:

       + Nếu nhịp tim < 60 L/P : bóp bóng 40 L/P, cung cấp Oxy ( nếu có ) ngừng bóp bóng khi nhịp thở > 30 L/P.

       + Nếu nhịp tim < 60 L/P thì hổ trợ và tiến hành ấn tim ngoài lồng ngực, kèm với bóp bóng bằng mặt nạ có Oxy 40 L/P ( hà hơi thổi ngạt ). Ngừng ấn tim ngoài lồng ngực khi nhịp tim > 100L/P.

1.4. Chú ý:

     - Phải luông bảo đảm giữ ấm cho trẻ trong quá trình hồi sức.

     - Chọn mặt nạ thích hợp với cân nặng của trẻ.

CHỈ SỐ APGAR

 

PHÚT

1 PHÚT

5 PHÚT

ĐIỂM

0

1

2

0

1

2

MÀU DA

Tím tái

toàn thân

Thân hồng,

tay chân

tím

Hồng toàn

thân

Tím tái

toàn thân

Thân hồng,

tay chân

tím

Hồng toàn

thân

NHỊP TIM

Âm tính

<100L/P

> 100L/P

Âm tính

<100L/P

> 100L/P

HÔ HẤP

Âm tính

Yếu không

đều

Đều,

khóc to

Âm tính

Yếu không

đều

Đều, khóc to

TRƯƠNG

LỰC CƠ

Âm tính

Yếu

Tốt, tay chân chân co

Âm tính

Yếu

Tốt, tay chân chân co

 

PHẢN XẠ

Âm tính

Yếu

Tốt, hắt

hơi

Âm tính

Yếu

Tốt, hắt

hơi

 

   Ghi chú :

             Bình thường : 8 – 10 điểm.

             Ngạt nhẹ :       6 – 7 điểm.

             Ngạt nặng :     4 – 5 điểm

             Ngạt rất nặng :   < 4 điểm

             Chết : 0 điểm

  1. TỪ TUYẾN HUYỆN TRỞ LÊN.

2.1. Nên đặt nội khí quản để bóp bóng giúp thở ngay nếu:

     - Trẻ bị thoát vị hoành bẩm sinh.

     - Trẻ hít nước ối lẫn phân su.

     - Trẻ ngạt nặng chỉ số Apgar < 3 điểm.

     - Hồi sức qua mặt nạ thấp bại.

     - Trẻ cần dùng thuốc qua đường nội khí quản ( Adrenalin, narcan ).

     - Trẻ cần phải hồi sứx kéo dài.

2.2. Sử dụng các thuốc cần thiết ( nếu có chỉ định ):

     - ADRENALIN 0,1 % =1 ml=1mg

       Chỉ định : khi nhịp tim < 60L/P sau 30 giây bóp bóng có Oxy.

       Liều lượng dùng: 0,1 mg / lần nếu tiêm TM và 0,3mg nếu bơm qua nội khí quản. có thể lập lại nếu chưa hiệu quả.

     - NATRI BICARBONAT 4,2%

       Chỉ định: khi trẻ bị toan chuyển hóa.

       Liều lượng dùng: 2– 4 ml / kg ( 1 – 2 meq/kg ) TTM.

     - Glucose 10%

       Liều 3 – 5 ml/kg TTM

     - NALOXON ( NARCAN ):

     Chỉ định: nếu trẻ bịc ức chế hô hấp do sử dụng MORPHIN hay dẫn xuất của morphin trong vong 2 giờ trước khi sanh.

     Liều lượng dùng: 0,1 mg/kg ttm hoặc bơm qua nội khí quản.

2.3. Sau khi hồi sức cần phải xác định nguyên nhân gây ngạt và chuyển vào khoa sơ sinh hoặc chuyển lên tuyến trên để tiếp tục điều trị ( nếu cần ).

Tài liệu tham khảo

Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản 2009 của Bộ Y tế

      

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH ĐẺ NON/ NHẸ CÂN

  1. CÁCH CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH NON THÁNG, NHẸ CÂN NHƯ SAU.

1.1. Xác định tuổi thai, cân nặng, chiều dài và chăm sóc thiết yếu sau sinh.

1.2. Chăm sóc trẻ trên 2000g không có suy hô hấp, bú được.

1.3. Hướng dẫn bà mẹ giữ ấm cho trẻ bằng phương pháp căng gu ru, nuôi con bằng sữa mẹ, phòng chống nhiễm khuẩn.

1.4. Tiêm bắp Vitamin K1 1mg ngay sau sanh, 0,5mg cho trẻ có cân nặng <1500g

1.5. Tiêm chủng viêm gan B cho trẻ có cân nặng > 2000g tốt nhất trong vòng 24 giờ đầu sau sanh.

1.6. Phát hiện dị tật, dấu hiệu nguy hiểm để chuyển tuyến trên.

1.7. Chăm sóc trẻ từ 1500g trở lên, không suy hô hấp nặng và có thể bú mẹ hoặc nuôi dưỡng qua đường tiêu hoá.

1.8. Theo dõi v2 điều trị các nguy cơ thường gặp của trẻ đẻ non: chú ý vàng da ( chiếu đèn ), nhiễm khuẩn ( điều trị kháng sinh ), suy hô hấp ( sử dụng CPAP ).

1.9. Chú ý tầm soát bệnh lý võng mạc ở trẻ sơ sinh thiếu tháng.

1.10. Chuyển tuyến trên nếu phát hiện các dị tật bẩm sinh ngoài khả điều trị và các trường hợp suy hô hấp nặng, các bệnh lý nhiễm khuẩn không đáp ứng với điều trị.

1.11. Theo dõi sự phát triển về tinh thần và thể chất của trẻ sau khi ra viện.

  1. TIÊU CHUẨN XUẤT VIỆN ĐỐI VỚI TRẺ ĐẺ NON THÁNG, NHẸ CÂN.

2.1. Trẻ hồng hào, bú tốt.

2.2. Tăng cân 15 – 20g/kg thân trọng mỗi ngày trong 3 ngày liên tục và có cân nặng khi ra viện nhất là 1800g.

2.3. Nhiệt độ ổn định bình thường.

2.4. Không có cơn ngừng thở nặng.

2.5. Các dấu hiệu khác bình thường.

2.6. Mẹ và ngươi nuôi dưỡng đã được hướng dẫn về chăm sóc trẻ.

2.7. Hẹn tái khám mỗi tháng/lần.

Tài liệu tham khảo

Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản năm 2009 của Bộ Y tế

NHIỄM TRÙNG SƠ SINH

 

  1. CHẨN ĐOÁN.

     Phải nghĩ đến nhiễm trùng sơ sinh trước các tình huống sau:

     - Nước ối có màu hoặc mùi hôi thối.

     - Vỡ ối sớm hơn > 12 giờ sau khi sanh.

     - Mẹ bị nhiễm trùng đường sinh dục hoặc có huyết trắng bất thường gần ngày sanh < 1 tháng.

     - Mẹ sốt > 37,70C trước, trong hoặc sau khi sanh.

     - Bé sốt > 37,70 C.

     - Sanh non.

     - Suy thai không giải thích được.

     - Tim thai nhanh khi sanh.

     - Tất cả các tình trạng lâm sàng bất thường của trẻ sơ sinh.

  1. NGUYÊN NHÂN.

     Luôn phải tìm nguyên nhân nhiễm trùng sơ sinh như:

     - Nhiễm trùng rốn sơ sinh.

     - Viêm phổi.

     - Tiêu chảy nhiễm trùng.

     - Nhiễm khuẩn mắt.

     - Các thương tích xảy ra khi sanh ra ngã âm đạo hay mổ lấy thai…

III. CÁC XÉT NGHIỆM CẦN LÀM.

3.1. Công thức máu 18 chỉ số.

3.2. Sau đó tuỳ từng trường hợp cần thiết sẽ làm thêm:

     - CRP, Cấy máu.

     - Chụp X quang tim phổi, bụng.

     - Tổng phân tích nước tiểu.

     - Chọc dò tuỷ sống.

     - Dịch dạ dày: soi tươi, cấy(nếu có thể làm phết ở lổ tai và hậu môn cùng một lúc).

  1. XỬ TRÍ.

4.1. Khi chưa có kết quả xét nghiệm thì sử dụng phối hợp kháng sinh như sau.

- Ampicillin + Gentamycin.

- Cefotaxime + Netromycin

4.2. Khi có kết quả xét nghiệm.

- Ngưng kháng sinh khi triệu chứng lâm sàng tốt, kết quả xét nghiệm binh thường.

- Tiếp tục dùng kháng sinh khi:

+ Nhiễm trùng có thể: kết quả xét nghiệm bình thường, lâm sàng không bình thường.

+ Nhiễm trùng chắc chắn: soi tươi, cấy vi trùng dương tính, xét nghiệm máu bất thường, lâm sàng bất thường.

- Điều chỉnh kháng sinh theo tình trạng bện lý.

- Thời gian dùng kháng sinh:

+ Nhiễm trùng huyết: tiêm 7 ngày + uống 7 ngày.

+ Nhiễm trùng chắc chắn: tiêm 5 ngày + uống 5 ngày

+ Nhiễm trùng có thể: tiêm 3 ngày + uống 7 ngày.

4.3. Chú ý:

- Nên dùng đường tiêm cho trẻ sơ sinh non tháng.

- Nên dùng Aminoside trong 5 – 7 ngày, sau đó ngưng nếu được.

- Luôn luôn cố gắng giữ các nguyên tắc vô trùng khi chăm sóc trẻ sơ sinh.

Bảng liều lượng kháng sinh thường dùng và sự nhậy cảm cùa một số vi trùng đối với kháng sinh.

  1. BẢNG 1. Kháng sinh 1

STT

Tên kháng sinh

Đường dùng

Liều/kg

/lần

Khoảng cách (giờ)

CN

Tuổi

( ngày )

liều/kg/

ngày

1

Ampicilline

TB, TM

50mg

100mg

12

8-16

 

< N7

> N7

100mg

150-200mg

2

Ampicilline+

A clavul

(Augmentin)

TM

50mg

12

8

 

< N7

> N7

 

3

Mezlocilline

TM 30/

80-100mg

12

8

 

< N7

> N7

160-200mg

240-300mg

4

Piperacilline

TM 30/

75mg

75mg

12

8

 

< N7

> N7

150mg

225mg

5

Carbenicilline

TM 60/

100mg

12

8

6

< 2kg

> 2kg

N0-N7

> N7

> N7

200mg

300mg

400mg

6

Ticarcillin3

TB, TM 30/

75mg

12

8

8

6

< 2kg

< 2kg

> 2kg

> 2kg

N0-N7

> N7

N0-N7

> N7

150mg

225mg

225mg

300mg

7

Cephalotin

TM

20mg

12

8

8

6

< 2kg

< 2kg

> 2kg

> 2kg

N0-N7

> N7

N0-N7

> N7

40mg

60mg

60mg

80mg

8

Cefotaxime

TB, TM 60/

50mg

12

8

 

N0-N7

> N7

100mg

150mg

9

Ceftriaxone

TM 15/

50mg

24

   

50mg

10

Cefoperazone

TM 30/

50-100mg

12

8

 

N0-N7

> N7

100-200mg

150-300mg

11

Cefsulodine

TM 30/

30mg

12

8

 

N0-N7

> N7

60mg

90mg

12

Ceftazidine

TM 30/

30-50mg

12

8

 

N0-N7

> N7

60-100mg

90-150mg

13

Imipenem+Cilastatine

TM 60/

25mg

12

8

 

N0-N7

> N7

50mg

75mg

14

Oxacilline

TB, TM 15/

25mg

12

8

8

6

< 2kg

< 2kg

> 2kg

> 2kg

N0-N14

> N14

N0-N14

> N14

50mg

75mg

75mg

100

15

Vancomycine

TM 60/

10mg

15mg

15mg

12

12

8

< 1kg

1-2kg

> 2kg

 

20mg

30mg

45mg

 

  1. BẢNG 2. kháng sinh 2

 

STT

Kháng sinh

Đường dùng

Liều/kg/

lần

Khoảng

cách ( giờ )

Tuổi thai

( tuần )

Liều/kg/

ngày

1

Rifamycine

TM 90/

15mg

12

 

30mg

2

Fosfomycin3

TM 30/

100mg

12

 

200mg

100mg

3

Pefloxocine

TM 60/

4mg

12

24(suy gan)

 

8mg

4mg

4

Metronidazole

TM 30/

Tấn công 15mg

duy trì 7,5-15mg

24

48

12

12

> 35

< 35

15mg

7,5mg

<N7:15mg

>N7:30mg

5

Gentamycine

TB

TM 30/

3,75; 5;7,5mg

5; 7,5mg

24

24

<35(SA)

<N7 3,75mg

>N7 5mg

>147,5mg

6

Amikacine

TB,

TM 60/

10mg

24

21

18

16

14

12

10

< 28

28

30

32

36

40

44

 

 

 

Tài liệu tham khảo

Phác đồ điều trị sản phụ khoa năm 2003 của Bệnh viện Từ Dũ TP Hồ Chí Minh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NHIỄM TRÙNG RỐN SƠ SINH

  1. Khám, phân loại.

1.1. Nhiễm khuẩn rốn tại chổ.

     - Rốn ướt, sưng, đỏ.

     - Vùng quang rốn sưng, đỏ lan rộng dưới 1cm.

1.2. Nhiễm khuẩn rốn nặng.

     - Rốn sưng, đỏ hoặc chảy mủ, có mùi hôi.

     - Vùng quang rốn sưng, đỏ lan rỗng xung quanh trên 1cm.

   - Chướng bụng.

  1. Chẩn đoán.

     - Chẩn đoán và các định nguyên nhân.

     - Xử trí các biến chứng hoặc các bệnh kèm theo.

     - Làm các xét nghiệm: cấy dịch hoặc mủ, công thức máu 18 chỉ số, vấy máu nếu có nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết.

III. Xử trí.

3.1. Nhiễm khuẩn tại chổ.

     - Điều trị tai chổ, không cần dùng kháng sinh toàn thân:

       + Rửa sạch tay.

       + Rửa sạch rốn và nhẹ nhành thấm khô.

       + Bôi rửa với Betadin 1% lên vùng rốn nhiễm khuẩn 4 lần/ngày cho đến khi hết mủ.

       + Rửa sạch tay sau khi chăm sóc rốn.

     - Hướng dãn bà mẹ chăm sóc tại nhà.

     - Hẹn khám lại sau 2 ngày. Khám lại ngay nếu bệnh không đỡ hoặc có dấu hiệu nguy hiểm toàn thân.

3.2. Nhiễm khuẩn rốn nặng.

     - Nếu nhiễm khuẩn rốn do nhiễm khuẩn bệnh viện, xử trí theo hướng dẫn về nhiễm khuẩn bệnh viện.

     - Điều trị như nhiễm khuẩn huyết.

     - Điều trị các biến chứng hoặc các bệnh kèm theo nếu có.

     - Sau khi ngưng kháng sinh thì theo dõi trẻ trong 24 giờ, nếu hết nhiễm khuẩn rôn, trẻ bú tốt, không còn dấu hiệu nằm viện thì cho ra viện và hướng dẫn bà mẹ chăm sóc theo dõi tại nhà.

     - Nếu có kết quả kháng sinh đồ thỉ điều trị theo kháng sinh đồ.

     - Chăm sóc rốn tại chổ.

3.3. Chăm sóc toàn diện:

     Luôn tuân thủ chắt chẽ nguyên tắc phòng chống nhiễm khuẩn trong chăm sóc trẻ để tránh lây nhiễm từ trẻ này sang trẻ khác. Bảo đảm trẻ được bú mẹ hoàn toàn và cố gắng bố trí trẻ nằm cùng với mẹ.

Tài liệu tham khảo

Hướng dẫn Quốc gia vể các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản năm 2009 của Bộ Y tế

NHIỄM TRÙNG HUYẾT SƠ SINH

 

  1. ĐỊNH NGHĨA.

     - Nhiễm trùng huyết sơ sinh là bệnh gây tổn thương nhiều cơ quan kèm du khuẩn huyết, xảy ra trong tháng đầu sau sinh.

   - Nhiễm trùng huyết sơ sinh sớm: xuất hiện ở trẻ< 7 ngày tuổi
     - Nhiễm trùng huyết sơ sinh muộn: xuất hiện ở trẻ ≥ 7 ngày tuổi.
II. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Lâm sàng:

     - Hỏi:

       + Sinh non, sinh nhẹ cân.

       + Vỡ ối sớm > 24h, nước ố đục, hôi.

       + Sinh khó, sinh ngạt

       + Mẹ có sốt hay nhiễm trùng trước, trong và sau khi sinh.

      + Có hồi sức lúc sinh hoặc dùng các thủ thuật xâm lấn.

     - Khám:

       + Tổng quát: bú kém, bé hạ thân nhiệt ( < 350C), tăng thân nhiệt( > 37,80C ).
       + Thần kinh: lừ đừ,hôn mê, kích thích hay co giật.
       + Suy hô hấp.
       + Nhịp tim nhanh.
       + Rối loạn huyết động học: tím, xanh, da nổi bông, thời gian phục hồi sắc da kéo dài.
       + Biểu hiện tiêu hóa: bụng chướng, bỏ bú, tiêu chảy.
       + Vàng da sớm hay vàng da trở lại, tăng bilirubin toàn phần hay trực tiếp
       + Xuất huyết da ( chấm hay đốm xuất huyết )
       + Các rối loạn khác: hạ đường huyết, tăng đường huyết, toan chuyển hóa, giảm tiểu cầu, đông máu nội mạch lan tỏa
III. CẬN LÂM SÀNG
     - Xét nghiêm công thức máu 18 chỉ số, thời gian máu chảy máu đông, nhóm máu trong đó có BC < 5000 hay > 20.000/ mm3, giảm tiểu cầu < 150.000/ mm3.

     - Xét nghiệm đường huyết.

     - Xét nghiệm chức năng gan: AST, ALT.

     - Xét nghiệm chức năng thận: Ure, creatinine.

     - Xét nghiệm i on đồ 6 chỉ số.

     - Đo SpO2.
     - Xét nghiệm CRP ≥ 10 mg/l
     - X quang tim phổi: khi có biểu hiện hô hấp.
IV. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc điều trị:
     - Bảo đảm theo nguyên tắc ABC: đường thở, hô hấp, tuần hoàn.
     - Lập đường truyền TM, điều chỉnh rối loạn kiềm toan.
     - Kháng sinh đặc hiệu.
     - Điều trị hỗ trợ:
     - Sốc: bù dịch, vận mạch.
     - Suy hô hấp: hỗ trợ hô hấp với oxy cannula, NCPAP.
     - Đông máu nội mạch lan tỏa: máu tươi, plasma tươi, tiểu cầu đậm đặc
     - Điều chỉnh đường huyết, nước- điện giải, chống co giật, theo dõi bilirubin.
4.2. Điều trị cụ thể:
4.2.1. Nhiễm trùng huyết sơ sinh sớm:
     - Cho kháng sinh ngay không chờ kết quả xét nghiệm.
       - Kháng sinh ban đầu: phối hợp Ampicillin và Gentamycin.
       - Hoặc Ampicillin và Cephalosporin thế hệ 3.

     - Hoặc Ampicillin và Cephalosporin thế hệ 3 và Gentamycin.
       - Điều chỉnh điều trị sau 48 giờ kháng sinh.
       - Thường sử dụng kháng sinh 10 -14 ngày, riêng Gentamycin ngưng sau 2- 5 ngày.
4.2.2. Nhiễm trùng huyết sơ sinh muộn:
       - Nếu trẻ nhập viện từ cộng đồng, thường kháng sinh khởi đầu giống như nhiễm trùng huyết sơ sinh sớm.
       - Nếu trẻ đang nằm viện, phối hợp kháng sinh theo kinh nghiệm và theo chủng vi trùng gây nhiễm trùng bệnh viện hiện tại.
4.2.3. Tiêu chuẩn hội chẩn hồi sức:
     - Sốc nhiễm trùng đã được bù dịch nhưng huyết động học chưa ổn định.
     - Sốc nhiễm trùng nặng kèm các rối loạn chức năng khác: rối loạn đông máu, rối loạn điện giải, thăng bằng kiềm toan nặng, suy hô hấp nặng.
     - Suy hô hấp không đáp ứng oxy cannula và NCPAP.
     - Co giật cần kiểm soát với thuốc an thần liều cao hay lặp lại.

Tài liệu tham khảo:

Phác Đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện Nhi đồng 2 TP Hồ Chí Minh.

CO GIẬT SƠ SINH

 

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

1.1. Co giật sơ sinh biểu hiện rất đa dạng, đôi khi kín đáo dễ bỏ sót, gồm:

     - Cử động bất thường hoặc thay đổi trương lực cơ của thân và chi:

       + Co giật toàn thân hoặc khu trú.

       + Gồng cứng kiểu mất vỏ hoặc mất não.

       + Hoặc giảm trương lực cơ toàn thân.

     - Cử động bất thường ở mặt, miệng, lưỡi: mút, chu miệng, nhai.

     - Cử động bất thường ở mắt: nhìn một chổ, giật nhãn cầu.

     - Hệ thần kinh thực vật: cơn ngưng thở, thở kiểu tăng thông khí, thay đổi nhịp tim, huyết áp, phản xạ đồng tử.

1.2. Khác với trẻ lớn, co giật ở trẻ sơ sinh thường có nguyên nhân rõ ràng, do đó tìm và điều trị nguyên nhân là rất quan trọng khi xử trí co giật ở trẻ sơ sinh.

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Hỏi:

2.1.1. Bệnh sử/tiền căn sản khoa: sanh ngạt, sanh giúp băng giác hút, bú kém, bỏ bú, sốt, mẹ có dùng thuốc Pyridoxin, isoniazid trong thaim kỳ.

2.1.2. Thời gian khởi phát co giật:

     - Trong 48 giờ đầu sau sanh:

       + Thường do sanh ngạt.

       + Xuất huyết nội sọ, xuất huyết não, di dạng não

       + Hạ đường huyết, hạ calci huyết.

      + Phụ thuộc Pyridoxin.

2.1.3. Ngày 3 – 7 thường do viêm mang não, hạ calci huyết.

2.1.4. Sau 7 ngày: rối loạn chuyển hoá bẩm sinh.

2.2. Khám lân sàng:

     - Co giật toàn thân hay khu trú.

     - Đồng tử, phản xạ ánh sáng.

     - Cơn ngưng thở.

     - Tìm dấu hiệu thóp phòng.

     - Tìm dấu hiệu thiếu máu: da xanh, niêm nhạt.

     - Tìm ổ nhiễm trùng.

     - Dị tật bẩm sinh.

     - Phân biệt co giật với run chi lành tính: run chỉ lành không ành hưởng mắt, tần số run nhanh hơn co giật, thường khởi [hát từ kích thích bên ngoài và chấm dứt khi kềm giữ nhẹ chi.

2.3. Cận lâm sàng:

     Glucose à hạ đường huyết.

     - I on đồ: Na, Ca, Mg à rối loạn điện giải.

     - Nhiễm trùng: công thức máu 18 chỉ số bạch cầu tăng, CRP tăng, cấy máu dương tính, thời gian máu chảy máu đông, nhóm máu.

III. ĐIỀU TRÍ.

3.1. Nguyên tắc điều trị:

     - Điều trị cấp cứu.

     - Điều trị đặc hiệu.

3.2. Điều trị:

3.2.1. Điều trị cấp cứu:

     - Thông đường thở, hút đàm nhớt.

     - Thở oxy hoặc đặt nội khí quản giúp thở.

     - Thuốc chông co giật:

       + Phenobarbital 20mg/kg TTM trong 30 phút, sau 30 phút nếu còn co giật lập lại liều thứ hai 5mg/kg trong 5 phút. Tổng liều tối đa không quá 40mg/kg. Tuỳ theo nguyên nhân có thể duy trì Phenobarbital 5mg/kg ngày ( tiêm bắt hay uống ).

     + Nếu không đáp ứng vơi Phenobarbital liều cao à Midazolam 0,1mg/kg/lần tĩnh mạch, sau đó duy trì liều 0,01 – 0,06mg/kg /giờ ( nếu còn co giật ).

3.2.1. Điều trị đặc hiệu:

     - Hạ đường huyết: glucose máu < 40mg% hay < 2,4mmol/l thì dùng:

       + Glucose 10% 2ml/kg TMC trong 2 – 3 phút.

       + Duy trì: Glucose 10% 3 – 5ml/kg/giờ ( 6 – 8mg/kg/phut ).

     - Hạ calci máu ( Ca I on < 1mmol/l ).

       + Calcium gluconat 10% 1 – 2ml/kg TMC trong 5 phút.

       + Nếu không đáp ứng lập lại liều trên sau 10 phút, duy trì: calcium gluconat 10% 5ml/kg/ngày TTM hay dạng uống.

     - Hạ Mg máu ( Mg máu < 1,2mg% ).

       + Magnesium sulfat 15%: 0,3 -0,6ml/kg TMC trong 5 phút, có thể lặp lại liều trê mỗi 6 – 12 giờ nếu Mg máu vẫn thấp.

       + Duy trì Magnesium sulfat 15%: 0,6ml/kg/ngày uống.

     - Pyridoxin.

       + Chỉ định: tiền sử mẹ có dùng Pyridoxin, Isoniazid hao58c thất bại với liều các thuốc chống co giật trên.

       + Liều: 50mg TM. Duy trì: 10 – 100mg chia 4 lần/ngày uống.

       + Điện não đồ: sóng bất thường biến mất ngay sau khi tiêm Pyridoxin chứng tỏ bệnh thuộc Pyridoxin.

     - Các nguyên nhân khác: Hạ Na máu, Viêm màng não, Xuất huyết não-màng não ( xem các phác đồ tương ứng ).

Tài liệu tham khảo

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

 

 

 

 

VÀNG DA TĂNG BILIRUBIN GIÁN TIẾP SƠ SINH

 

  1. ĐẠI CƯƠNG.

     - Vàng da ở trẻ em là hiện tượng sinh lý do tăng phá huỷ hông cầu phôi thai, giảm chức năng của các men chuyển hoá do gan sản xuất và tăng chu trình ruột gan.

     - Trong một số trường hợp, khi bilirubin trong máu tăng quá cao có thể diễn tiến nặng đến vàng da nhân.

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Mức độ vàng da: theo nguyên tắc Kramer:

2.1.1. Vùng 1: vàng da vùng đầu mặt cổ thì bilirubin gián tiếp khoảng 6mg% hay 85 – 119mmol/l.

2.1.2. Vùng 2: vàng da vùng ngựng lưng thì bilirubin gián tiếp khoảng 9mg% hay 130 – 170mmol/l.

2.1.3. Vùng 3: vàng da vùng bụng, thắt lưng đền gối thì bilirubin gián tiếp khoảng 12mg% hay 187 – 221mmol/l.

2.1.4. Vùng 4: vàng da vùng hai tay và hai cẳng chân thì bilirubin gián tiếp khoảng 15mg% hay 221 – 225mmol/l.

2.1.5. Vùng 5: vàng da vùng cổ bàn chân thì bilirubin gián tiếp khoảng 15mg% hay 221 – 225mmol/l.

2.2. Độ nặng vàng da:

2.2.1. Vàng da nhẹ: Từ ngay 3 – 10, sơ sinh bú tố, không kèm yêu tố nguy cơ, mức bilirubin máu không đến ngưỡng can thiệp.

2.2.2. Vàng da bệnh lý: vàng da so81m, mức độ vàng da nặng, kèm các yếu tố nguy cơ, mức bilirubin vượt ngưỡng phải can thiệp.

2.2.3. Vàng da nhân: vàng da sậm + bilirubin gián tiếp cao > 20mg% ( 342mmol/l ) và có biểu hiện thần kinh.

2.3. Chẩn đoán nguyên nhân. ( thường gặp )

     - Bất đồng nhóm máu AOB:

       + Nghĩ đến khi mẹ nhóm máu O, con nhóm mau A hoặc B.

       + Chẩn đoán xác định: mẹ nhóm mau O, con nhóm máu A boặc B + TEST Coomhs dương tính.

   - Nhiễm trùng: vàng da + ổ nhiễm trùng / biểu hiện nhiễm trùng lâm sàng + xét nghiệm.

     - Máu tụ: vàng da + bướu huyết thanh / bướu xương sọ / máu tụ nơi khác.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Nguyên tắc điều trị:

     - Điều trị đặc hiệu: chiếu đèn, thay máu.

   - Điều trị hỗ trợ.

3.2. Điều trị đặc hiệu:

3.2.1. Chiếu đèn.

     - Chỉ định:

       + Lâm sàng: vàng da sơm, vàng da lan rộng đến tay chân ( vàng da vùng 3-4-5 ), hoặc

       + Mức bilirubin máu:

Căn nặng(g)

Bilirubin gián tiếp tính mg% ( mmol/l )

 

5-6 ( 85-102 )

7-9(102-170)

10-12(170-205)

12-15(205-256)

15-20( 256-341)

>20,>341

< 1000g

Chiếu đèn

Thay máu

1000-1500

 

Chiếu đèn

Thay máu

1000-2000

   

Chiếu đèn

Thay máu

> 2000

   

Chiếu đèn

Thay máu

     - Nguyên tắc.

       + Chiếu đèn liên tục, chỉ ngưng khi cho con bú, thay đổi tư thế trẻ.

       + Vàng da nặng: nên sử dụng ánh sáng xanh, nếu không có ánh sáng xanh thì sử dụng ánh sáng trắng với hệ thống đèn 2 mặt. Tăng lượng dịch nhập 10 – 20% nhu cầu.

3.2.2. Thay máu:

     - Chỉ định:

       + Lâm sàng: vàng da đến lòng bàn tay, bàn chân ( < 1 tuần ) + bắt đầu có mức biểu hiện thần kinh, hoặc

       + Mức bilirubin gián tiếp cao > 20mg% + bắt đầu có biểu hiện thần kinh ( li bì, bú kém ).

     - Nếu không thể thay máu vì:

       + Qúa chỉ định: đang suy hô hấp hoặc sốc.

       + Không đặt được catheter tĩnh mạch rốn.

       + Không có máu thích hợp và máu tươi ( < 7 ngày ).

       Biện pháp điều trị thay thế máu là chiếu đèn 2 mặt liên tục.

3.3.3. Điều trị hỗ trợ:

     - Cung cấp đủ dịch : tăng dịch 10 – 20% nhu cầu.

     - Chống co giật băng Phenobarbital.

     - Cho bú mẹ hoặc ăn uống qua sonde dạ dày sơm.

     - Trẻ non tháng có chậm tiêu phân su: thụt tháo bằng Nacl 0,9%.

     - Nếu có nguyên nhân nhiễm trùng: kháng sinh thích hợp.

     - Vật lý trị liệu nếu vàng da nhân qua giai đaoạn nguy hiểm.

  1. THEO DÕI.

     - Mức độ vàng da, biểu hiện thần kinh mỗi 6 giờ nếu vàng da nặng, mỗi 24 giờ trong trường hợp vàng da nhẹ.

     - Không nhất thiết phải do bilirubin máu mỗi ngày trừ trường hợp vàng da kém đáp ứng với điều trị ( mức độ vàng da không giảm, có biểu hiện thần kinh ).

Tài liệu tham khảo

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

 

LẤY MÁU GÓT CHÂN

 

  1. CHỈ ĐỊNH.

     - Khi cần lấy một lượng máu nhỏ ở gót chân để làm xet`1 nghiệm đường máu, khí máu, các xét nghiệm sàng lọc về bệnh thiếu máu thiếu men G6PD, suy giáp bẩn sinh, suy tuyền thượng thậm bẩm sinh …

  1. TIẾN HÀNH.

2.1. Theo đùng quy trình kỹ thuật:

     - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ: chú ý các dụng cụ quan trõng như kim chuyên dụng lancet hoặc kim 24, ống thuỷ tinh mao mạch, giấy quỳ chuyên dùng xét nghiệm để phát hiện bệnh bẩm sinh để xử trí lịp thới.

     - Tuân thủ các nguyên tắc vô trùng.

     - Rửa tay, đi găng.

     - sát trùng vùng gót chân.

     - Gập bàn chân đúng tư thế.

     - Dùng kim châm vào gót chân ở vị trí phía trước hoặc phía ngoài gót chân.

     - Chú ý không châm vào vùng gan chân gây nguy hiểm.

     - Bóp nhẹ gót chân để máu chảy ra.

     - Lấy máu vào ống nghiệm để làm xét nghiệm hay giấy quy chuyên môn xét nghiệm các bệm bẩm sinh.

     - Sau khi lấy máu xong phải ấn chổ lấy máu trong vài phút để cầm máu.

2.2. Phát hiện những tai biến và xử trí kịp thời.

     - Nhiễm khuẩn tai chổ lấy máu.

     - Vết châm quá sâu, chảy máu kéo dài.

Tài liệu tham khảo

Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản năm 2009 của Bộ Y tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHĂM SÓC TRẺ BẰNG PHƯƠNG PHÁP CĂNG-GU-RU

(Kangaroo Mother Care)

  1. Chăm sóc trẻ bằng phương pháp Căng-gu-ru.

       Bác sĩ, nữ hộ sinh hoặc điều dưỡng khuyến khích và hướng dẫn bà mẹ:

     - Thực hiện tiếp xúc da - kề - da với mẹ ngay từ những phút đầu sau khi lọt lòng mẹ.

     - Hỗ trợ người mẹ cho trẻ bú trong vòng 1 giờ đầu sau đẻ khi trẻ ở trên ngực, tiếp xúc da - kề - da với mẹ.

     - Nếu phải chuyển tuyến, cố gắng để trẻ tiếp xúc da - kề - da với mẹ hoặc với các thành viên khác trong gia đình trên đường chuyển.

  1. TẠI TUYẾN HUYỆN TRỞ LÊN.

       Bác sĩ, nữ hộ sinh hoặc điều dưỡng khoa Sản và khoa Nhi thực hiện phương pháp Căng-gu-ru cần phải được đào tạo về kỹ năng tư vấn và phương pháp thực hiện chăm sóc này. Tại khoa phòng cần bố trí một hoặc vài phòng riêng cho hoạt động này.

2.1. Tiêu chuẩn chọn trẻ để thực hiện phương pháp Căng-gu-ru:

     - Trẻ đẻ non hoặc nhẹ cân không có dấu hiệu bệnh lý hoặc đã vượt qua giai đoạn bệnh lý nặng.

     - Không phải nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch nữa.

     - Có đáp ứng tốt với các kích thích.

2.2. Yêu cầu đối với người mẹ tham gia thực hiện phương pháp Căng-gu-ru:

     - Tự nguyện, hợp tác thực hiện phương pháp Căng-gu-ru theo hướng dẫn.

     - Sức khỏe tốt.

     - Dành toàn bộ thời gian thực hiện phương pháp Căng-gu-ru.

     - Thực hiện vệ sinh tốt.

     - Có thêm một người nhà thích hợp, tự nguyện, nhiệt tình thực hiện phương pháp

Kangaroo để có thể thay thế người mẹ khi cần.

2.3. Nội dung thực hiện phương pháp Căng-gu-ru:

     - Hướng dẫn đặt trẻ và giữ trẻ ở vị trí Căng-gu-ru.

     - Hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ khi đang thực hiện phương pháp Căng-gu-ru.

     - Hướng dẫn cách chăm sóc, vệ sinh và theo dõi cho trẻ hàng ngày, các dấu hiệu nguy hiểm có thể xảy ra đối với trẻ và cách xử trí kịp thời.

     - Kích thích và xoa bóp cho trẻ.

     - Hỗ trợ bà mẹ: hướng dẫn cách vận động, thư giãn cơ thể và giải tỏa những nỗi lo lắng, sợ hãi...

2.4. Tiêu chuẩn ra viện:

     - Đối với trẻ:

       + Trẻ không có biểu hiện bệnh lí.

       + Trẻ bú mẹ đuợc.

       + Trẻ đã tăng cân: 15 - 20 g/kg thân trọng mỗi ngày và trong ít nhất 3 ngày liên tiếp. - Đối với bà mẹ:

       + Thành thạo cách thực hiện tiếp xúc da – kề - da tiếp tục cho trẻ tại nhà.

       + Biết cách điều chỉnh theo nhu cầu của trẻ nhu tăng thời gian tiếp xúc da - ke - da nếu trẻ lạnh tay, chân hoặc nhiệt độ môi truờng thấp về ban đêm.

       + Biết cách chăm sóc, theo dõi tại nhà và nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm đưa trẻ đến khám kịp thời.

       + Biết nơi khám chăm sóc sirc khỏe định kì, thời gian khám lại và nội dung khám.

     - Huớng dẫn khi ra viện: cấp tờ rơi, huớng dẫn thực hiện phuơng pháp Căng-gu-ru ngoại trú và hẹn khám lại.

III. THỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP CĂNG-GU-RU CHO TRẺ PHẢI CHUYỂN VIỆN.

     - Nếu trẻ có chỉ định chuyển viện: giải thích, động viên và giúp đỡ nguời mẹ hoặc nguời đi cùng với trẻ, đảm bảo cho trẻ vẫn đuợc chăm sóc tiếp xúc da – kề - da trên đuờng chuyển.

     - Để trẻ ở vị trí Căng-gu-ru khi thực hiện các chăm sóc khác trên đuờng vận

chuyển (thở oxygen, cho ăn sữa mẹ qua ống thông hoặc nhỏ giọt...).

Tài liệu tham khảo

Hướng dẫn Quốc gia vế các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2009 của Bộ Y tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KỸ THUẬT CHIẾU ĐÈN ĐIỀU TRỊ VÀNG DA

  1. CHỈ ĐỊNH.

     - Nồng độ bilirubin trong máu vượt quá mức bình thường theo ngày tuổi, cân nặng và mức độ vàng da hoặc dựa vào tiêu chuẩn trong bảng Krammer.

  1. CHỐNG CHỈ ĐỊNH.

     - Khi vàng da tăng bilirubin trực tiếp.

III. NGUYÊN TẮC TIẾN HÀNH.

       Cần chiếu đèn sớm đặc biệt ở trẻ đẻ non.

     - Thực hiện đúng qui trình kỹ thuật.Trẻ cần phải được nằm trần chỉ quấn một khố mỏng để da của trẻ tiếp xúc với ánh sáng càng nhiều càng tốt. Thay đổi tư thế 2 giờ/lần. Bảo đảm thân nhiệt cho trẻ.

     - Che mắt và bộ phận sinh dục khi chiếu đèn.

     - Bồi phụ đủ lượng nước mất khi chiếu đèn. Khuyến khích dùng sữa mẹ.

     - Kiểm tra bilirubin máu 12 - 24 giờ/lần và dựa vào kết quả xét nghiệm bilirubin gián tiếp, toàn phần để có chỉ định tiếp tục điều trị bằng phương pháp chiếu đèn nữa hay không.

     - Ngừng chiếu đèn khi: vàng da giảm rõ, bilirubin trở về bình thường.

     - Chuyển thay máu nếu chiếu đèn không hiệu quả, bilirubin tăng cao.

  1. CHĂM SÓC VÀ THEO DÕI.

     - Theo dõi cân nặng, đảm bảo năng lượng nuôi dưỡng trẻ tùy theo ngày tuổi và cân nặng.

   - Theo dõi tình trạng da, triệu chứng thần kinh... trên lâm sàng.

     - Theo dõi đường huyết, bilirubin máu và điện giải đồ để kịp thời điều chỉnh.

Tài liệu tham khảo

Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2009 của Bộ Y tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HẠ ĐƯỜNG HUYẾT SƠ SINH

 

  1. ĐỊNH NGHĨA.

     - Hạ đường huyết sơ sinh khi glucose máu < 40mg% ( 1,4mmol/l ).

  1. CHẨN ĐOÁN.

2.1. Hỏi:

     - Bú kém/bỏ bú.

     - Khóc thét/khóc yếu.

     - Co giật.

     - Tình trạng dinh dưỡng từ sau sanh đến lúc mắc bệnh.

     - Tiền sử sanh ngạt/non/già tháng.

     - Mẹ có truyền dịch glucose ưu trương trong thời gian chuyển dạ.

     - Tiền căn mẹ tiểu đường.

2.2. Khám:

       Có thể có hoặc không có triệu chứng lâm sàng.

     - Thần kinh: li bì, run giật chi, giảm trương lực cơ, phản xạ bú yếu hoặc mật, thóp không phồng.

     - Triệu chứng khác: cơn ngưng thở, hạ thân nhiệt.

     - Tìm các yếu tố nguy cơ gây hạ đường huyết: thai già tháng, thai non tháng, nhe cân / lớn cân so với tuổi thai, đa hồng cầu, các bệnh lý khác đi kèm.

2.3. Cận lâm sàng:

     - Dextrostix: cho kết quả đường huyết nhanh ( test đường huyết mao mạch ).

     - khi dextrostix < 40mg% cần làm thêm các xét nghiệm sau:

       + Đường huyết: chẩn đoánxác định hạ đường huyết.

       + Phết máu ngoại biên: tìm nguyên nhân nhiễm trùng và đa hồng cầu.

     - Các xét nghiêm chẩn đoán phân biệt nguyên nhân nội tiết và chuyển hóa chỉ thực hiện trong trường hợp hạ đường huyết kéo dài không đáp ứng điều trị: insulin, GH, cortison, T4 TSH, glucogon, acid uric, lactat, ketone.

     - Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số.

     - Thời gian máu chảy máu đông.

     - Nhóm máu.

2.4. Chẩn đoán xác định:

     - Đương huyết < 40mg% ( 1,4mmol/l ).

2.5. Chẩn đoán có thể. triệu chứng thần kinh + dextrostix < 40mg%.

III. ĐIỀU TRỊ.

3.1. Nguyên tắc:

     - Truyền glucose nâng đường huyết về bình thường.

     - Dinh dưỡng qua đường miệng càng sớm càng tốt.

3.2. Điều trị hạ đường huyết. dựa vào 2 yếu tố:

     - Có hay không có triệu chứng lâm sàng.

     - Mức độ đường huyết đo được.

3.2.1. Có triệu chứng lâm sàng.

     - Thử đường huyết.

     - Dextrose 10% 2ml/kg TMC trong 2 - 3 phút.

     - Duy trì: dextrose 10% 6 - 8mg/kg/phút ( 3 - 5ml/kg/giờ ).

     - Thử lại dextrostix sau 1 giờ.

       + Nếu < 40mg%: tăng liều dextrose 10% 10 - 15mg/kg/phút ( 6 - 10ml/kg/giờ ).

       + Nếu >40mg%: tiếp tục truyền dextrose duy trì, cho ăn sớm.

     - Theo dõi dextrostix mỗi 1 - 2 giờ cho khi dextrostix > 40mg%, sau đó theo dõi mỗi 4 giờ.

3.2.2. Không triệu chứng lâm sàng.

Dextrostix < 25mg%

( < 1,5mmol/l )

.

Dextrostix 25-40mg%

( 1,5-2,4mmol/l )

Dextrostix > 40mg%

( > 2,4mmol/l )

1. Thử đường huyết, kiểm tra kỹ thuật Dextrostix

2. Nếu vẫn < 25mg%;

dextrose 10% 2ml/kg TMC. duy trì dextrose 10% TTM 6 - 8mg/kg/phut.

3. Cho ăn sớm.

4. Theo dõi đường huyết sau 1 giờ.

1. Thử đường huyết.

2. Cho ăn sớm.

3. Theo dõi Dextrostix mỗi 4 - 6 giờ đến khi đường huyết ổn định.

4. Nếu đường huyết vẫn còn thấp, truyền dextrose 10% 6mg/kg/phút.

1. Cho ăn sớm

2. Theo dõi Dextrostix mỗi 8 - 12 giờ trong 24 giờ đầu/nhóm trẻ nguy cơ.

Ngưng theo dõi đường huyết khi dung nạp đủ lượng sữa và kết quả đường

huyết 3 lần liên tục > 45mg%

3.3. Một số điểm lưu ý.

     - Loại dung dịch glucose được chọn trong điều trị hạ đường huyết là Dextrose 10%.

     - Không dùng Dextrose 30% vì có nguy cơ gây hoại tử da, xuất huyết não do nồng độ thẩm thấu cao ( 1515mOsm/l.

     - Liều khởi đầu ;à 6mg/kg/phút tăng liều truyền nêu đường huyết vẫn thấp cho khi đạt tối thiểu là 40mg%. Nồng độ glucose không vượt quá 12,5% nếu truyền tĩnh mạch ngoại biên.

     - Hạ đường huyết kéo dài:

       + Tăng dần tốc độ truyền dịch glucose đến 16 - 20mg/kg/phút ( không vượt quá 20mg/kg/ngày ).

       + Hydrocortisone 5mg/kg/ngày chia 4 TM hoặc prednisolone 2mg/kg/ngày uống.

       + Nếu hạ đường vẫn tiếp tục, thường ít gặp, cần làm xét nghiệm tim nguyên nhân do rối loạn nội tiết để điều trị đặc hiệu.

Tài liệu tham khảo

Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chuyên mục phụ

Chuyên mục phụ