BÁO CÁO PHÂN TÍCH PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA THUỐC NĂM 2023

BÁO CÁO PHÂN TÍCH PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA THUỐC
NĂM 2023

1. Tình hình báo cáo ADR cả nước và tỉnh An Giang (01/2023 – 09/2023)
- Giai đoạn 01/2023 đến 09/2023: Trung tâm ADR Quốc Gia ghi nhận 15.340 báo cáo phản ứng có hại của thuốc từ 880 cơ sở khám, chữa bệnh trên toàn quốc.
- Giai đoạn 01/2023 đến 09/2023: An Giang ghi nhận và báo cáo về trung tâm ADR Quốc Gia 418 báo cáo phản ứng có hại của thuốc từ 16 cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh, chiếm tỷ lệ 2,7% cả nước.
STT ĐƠN VỊ BÁO CÁO SL BÁO CÁO TỶ LỆ
1 Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang 77 18,42
2 Bệnh viện Sản Nhi An Giang 71 16,99
3 Bệnh viện Đa khoa Khu vực tỉnh An Giang 63 15,07
4 Trung tâm Y tế huyện Chợ Mới 30 7,18
5 Bệnh viện Đa khoa Nhật Tân 25 5,98
6 Trung tâm Y tế huyện Châu Thành - An Giang 23 5,50
7 Trung tâm Y tế huyện Phú Tân - An Giang 22 5,26
8 Trung tâm Y tế huyện Thoại Sơn 18 4,31
9 Trung tâm Y tế thành phố Long Xuyên 18 4,31
10 Bệnh viện Đa khoa Khu vực Tân Châu 17 4,07
11 Bệnh viện Mắt – Tai Mũi Họng - Răng Hàm Mặt An Giang 13 3,11
12 Trung tâm Y tế huyện An Phú 13 3,11
13 Trung tâm Y tế huyện Châu Phú 11 2,63
14 Trung tâm Y tế huyện Tri Tôn 10 2,39
15 Bệnh viện Tim Mạch An Giang 4 0,96
16 Trung tâm Y tế huyện Tịnh Biên 3 0,72
418 100,00

- Trung tâm y tế huyện Tri Tôn ghi nhận và báo cáo về trung tâm ADR quốc gia khu vực miền Nam 10 báo cáo, chiếm tỷ lệ 2.4% cả tỉnh.

2. Tình hình báo cáo ADR tại TTYT huyện Tri Tôn (01/2023 – 10/2023)
2.1 Thống kê về giới tính, tuổi và đường dùng thuốc trong các báo cáo về ADR:
Nam Nữ
Số lượng 4 6
Tỉ lệ (%) 40 60
 Tỉ lệ chênh lệch giữa bệnh nhân Nam và Nữ gặp ADR không cao.
Uống Tiêm/truyền
Số lượng 0 10
Tỉ lệ (%) 0 100

 

 Tỉ lệ báo cáo phản ứng ADR xảy ra hầu hết ở các thuốc sử dụng đường tiêm truyền
Trẻ em Người trưởng thành Người cao tuổi
Số lượng 3 5 2
Tỉ lệ (%) 30 50 2
 Phản ứng có hại của thuốc có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào.
2.2 Thống kê các nhóm thuốc thường gặp phản ứng có hại của thuốc
Kháng sinh NSAID PPI Glucose 5%
Số lượng 4 4 1 1
Tỉ lệ (%) 40 40 10 10

 Nhóm thuốc thường gặp phản ứng có hại (ADR) nhất là Kháng sinh (Cefotaxim và Gentamycin) và NSAID (cùng chiếm 40%)
3. KẾT LUẬN:
- Qua kết quả phân tích 10 báo cáo ADR năm 2023 từ các khoa lâm sàng, cho thấy ADR có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào (không phân biệt nam, nữ, độ tuổi.
- Trong các báo cáo ADR đã ghi nhận, các biểu hiện phản ứng có hại của thuốc có thể sẽ xảy ra nhanh (15-30 phút) hoặc cũng có thể diễn ra chậm (60-120 phút) nên việc theo dõi phản ứng sau khi dùng thuốc của bệnh nhân là hết sức quan trọng.
- Thuốc sử dụng đường tiêm/truyền tĩnh mạch có tỉ lệ gặp phải ADR cao hơn rất nhiều so với thuốc sử dụng đường uống.
- Nhóm kháng sinh và NSAID là nhóm có tỉ lệ gặp phải phản ứng có hại cao nhất.
- Đa số các phản ứng đều ở mức độ nhẹ, không nghiêm trọng và biến mất sau khi ngừng thuốc hoặc sau khi xử trí theo y lệnh của Bác sĩ.
4. KIẾN NGHỊ
- Đề nghị các khoa lâm sàng/ cận lâm sàng tiếp tục tích cực tham gia báo cáo phản ứng có hại của thuốc, vaccin, sinh phẩm y tế.
- Mở rộng phạm vi báo cáo ADR toàn trung tâm, kể cả các trạm y tế xã, để có thể đánh giá khách quan hơn về phản ứng ADR.
- Khuyến khích nhân viên y tế tham gia báo cáo ADR (khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực trong công tác thu thập và báo cáo ADR)

TỔ DLS – TTT HỘI ĐỒNG THUỐC
VÀ ĐIỀU TRỊ