THÔNG TIN THUỐC THÁNG 09/2017

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRI TÔN

   Đơn Vị DLS – TTT  

   CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                                                                                          Tri Tôn, ngày 19 tháng 09 năm 2017

                                                              THÔNG TIN THUỐC THÁNG 09/2017

Kính gửi: Các khoa phòng trong Bệnh Viện.

Để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, hợp lý. Bộ phận DLS – TTT xin thông tin cho các Bác sĩ, Dược sĩ, Điều dưỡng và các cán bộ y tế lưu ý  và cập nhật.

Tổng hợp một số thông tin an toàn thuốc từ WHO Pharmaceuticals Newsletter Số 4 năm 2017.

Domperidone và các biện pháp giảm thiểu nguy cơ  trên tim mạch.

HSA Singapore đã đánh giá lại liệu có cần thiết áp dụng thêm các biện pháp để giảm thiểu nguy cơ trên tim mạch liên quan đến việc sử dụng domperidone hay không.

HSA đã cập nhật  nhãn thuốc của các chế phẩm có chứa domperidone để tăng mức độ cảnh báo nguy cơ tim mạch, bao gồm cả những khuyến cáo về chế độ liều mới trong quá trình điều trị.

Các nguy cơ làm tăng độc tính trên tim mạch khi sử dụng domperidon bao gồm: Tuổi cao (>60 tuổi), có tiền sử bệnh tim mạch, sử dụng domperidone liều cao (>30 mg/ngày) và sử dụng đồng thời với cá thuốc kéo dài khoảng QT hoặc các thuốc ức chế  CYP3A4.

HSA đã nhận được báo cáo về 2 trường hợp bệnh nhân bị kéo dài khoảng QT liên quan đến domperidone (trong giai đoạn từ 2006 đến 2016).

Xét trong bối cảnh domperidone đã được sử dụng trên lâm sàng trong một khoảng thời gian rất dài và tỷ lệ xảy ra biến cố tim mạch được báo cáo là tương đối thấp, HSA kết luận rằng cân bằng lợi ích -  nguy cơ của thuốc vẫn ở mức tích cựckhi sử dụng thuốc một cách hợp lý.

 Một trong các biện pháp được khuyến cáo để giảm thiểu nguy cơ tim mạch là việc giới hạn sử dụng domperidon trên bệnh nhân có nguy cơ cao.

Fluconazole, fosfluconazole và nguy cơ hội chứng quá mẫn.

MHLW và PMDA thông báo đã cập nhật nhãn thuốc của các chế phẩm có chứa fluconazole về nguy cơ hội chứng quá mẫn (drug-induced hypersensitivity syndrome – DIHS).

Fluconazole vàfosfluconazole (tiền thuốc của fluconazole) là các thuốc chống nấm được sử dụng để điều trị nhiễm nấm Candida hoặc Cryptococcus.

 Có 2 case DIHS liên quan đến việc sử dụng fluconazole và 1 case liên quan đến việc sử dụng fosfluconazole đã được báo cáo ở Nhật Bản.

Liều cao loperamide và nguy cơ biến cố tim mạch nghiêm trọng.

Cơ quan quản lý dược phẩm Quốc gia Malaysai (The National Pharmaceutical Regulatory Agency - NPRA) đã yêu cầu cập nhật nhãn của các chế phẩm có chứa loperamide về nguy cơ biến cố tim mạch nghiêm trọng khi sử dụng liều cao hoạt chất này.

Loperamide là một thuốc được sử dụng trong điều trị tiêu chảy. Trong giia đoạn 2000-2016, NPRA đã nhận được 14 báo cáo về 29 biến cố có hại nghi ngờ liên quan đến loperamide trong lãnh thổ Malaysia. Trong đó, 15 events (52%) liên quan đến rối loạn da và mô dưới da như ban sẩn và ngứa. Những biến cố có hại khác bao gồm phản vệ, khó thở thở gấp, chóng mặt, rối loạn cảm giác, phù mặc và miệng, buồn nôn, cơn xoay mắt, viêm niêm mạc miệng, đau khô họng.

Cho đến thời điểm hiện tại, NPRA chưa nhận được bất cứ báo cáo nào về biến cố tim mạch liên quan đến việc sử dụng loperamide. Trong cơ sở dữ liệu phản ứng có hại của WHO (Vigibase), từ năm 1977 đến nay đã có 7 431 ICSRs (individual case safety reports) liên quan đến loperamide, trong đó có 328 báo cáo liên quan đến các rối loạn tim mạch như là nhịp nhanh thất (60 báo cáo), ngừng tim (50 báo cáo), và kéo dài khoảng QT (46 báo cáo).

NPRA khuyến cáo CBYT thận trọng với nguy cơ tiềm tàng của các biến cố tim mạch, đặc biệt trên những bệnh nhân nhạy cảm, tương tác thuốc, và xử trí các nguy cơ ngộ độc tim trong quá trình sử dụng loperamide.

Loxoprofen và nguy cơ phản vệ và sốc phản vệ.

MHLW và PMDA đã yêu cầu cập nhật nhãn của các chế phẩm có chứa loxoprofen về nguy cơ phản vệ và sốc phản vệ.

Loxoprofen được sử dụng để làm giảm đau và viêm. Có tổng số 6 case phản vệ và sốc phản vệ đã được báo cáo trên lãnh thổ Nhật Bản, trong đó không thể loại trừ mối quan hệ nhân quả ở hai báo cáo.

Nguồn: Canhgiacduoc.org

HỘI ĐỒNG THUỐC                            TRƯỞNG KHOA DƯỢC                    TM.BỘ PHẬN DLS-TTT VÀ ĐIỀU TRỊ