THÔNG TIN THUÔC Q2.2024

 

TTYT HUYỆN TRI TÔN

TỔ THÔNG TIN THUỐC

 

THÔNG TIN THUỐC THÁNG 06/2024

 

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ALBUMIN ĐƯỜNG TĨNH MẠCH

 

ĐẶT VẤN ĐỀ: Albumin được sử dụng tại nhiều cơ sở lâm sàng để cải thiện huyết động, hỗ trợ chọc hút dịch và kiểm soát các biến chứng của xơ gan. Nhóm Hợp tác Quốc tế về Hướng dẫn điều trị trong truyền máu (The International Collaboration for Transfusion Medicine Guidelines - ICTMG) đã xây dựng hướng dẫn sử dụng albumin cho các bệnh nhân cần được chăm sóc tích cực, bệnh nhân sau phẫu thuật tim mạch, đang điều trị thay thế thận hoặc gặp các biến chứng của xơ gan.

 Bảng 1. Các khuyến cáo sử dụng albumin đường tĩnh mạch

STT

Khuyến cáo

Mức độ khuyến cáo

Mức độ bằng chứng

1

Ở bệnh nhân nặng, trưởng thành (không bao gồm bệnh nhân bị bỏng nhiệt hoặc có hội chứng suy hô hấp cấp tính), albumin đường tĩnh mạch không được khuyến cáo là dung dịch đầu tay để tăng thể tích tuần hoàn hoặc để tăng nồng độ albumin huyết thanh.

Khuyến cáo có điều kiện

Trung bình

2

Ở bệnh nhân nặng, trưởng thành, bị bỏng nhiệt hoặc có hội chứng suy hô hấp cấp tính, albumin đường tĩnh mạch không được khuyến cáo là dung dịch để tăng thể tích tuần hoàn hoặc để tăng nồng độ albumin huyết thanh.

Khuyến cáo có điều kiện

Rất thấp

3

Ở bệnh nhân nặng, trưởng thành, albumin đường tĩnh mạch phối hợp với thuốc lợi tiểu không được khuyến cáo để loại bỏ dịch kẽ.

Khuyến cáo có điều kiện

Rất thấp

4

Ở bệnh nhân nhi bị nhiễm trùng và giảm tưới máu, albumin đường tĩnh mạch không được khuyến cáo để giảm tỷ lệ tử vong.

Mạnh

Thấp

5

Ở trẻ sơ sinh thiếu tháng (≤ 36 tuần) có nồng độ albumin huyết thanh thấp và suy hô hấp, albumin đường tĩnh mạch không được khuyến cáo để cải thiện chức năng hô hấp.

Khuyến cáo có điều kiện

Rất thấp

6

Ở trẻ sơ sinh thiếu tháng (≤ 32 tuần hoặc ≤ 1,5 kg) có hoặc không có giảm tưới máu, albumin đường tĩnh mạch không được khuyến cáo là dung dịch để tăng thể tích tuần hoàn.

Khuyến cáo có điều kiện

Rất thấp

7

Ở bệnh nhân đang điều trị thay thế thận, albumin đường tĩnh mạch không được khuyến cáo để dự phòng hoặc điều trị hạ huyết áp trong quá trình lọc máu hoặc để cải thiện quá trình siêu lọc.

Khuyến cáo có điều kiện

Rất thấp

8

Ở bệnh nhân trưởng thành đang phẫu thuật tim mạch, albumin đường tĩnh mạch không được khuyến cáo để chuẩn bị mạch bắc cầu hoặc là dung dịch tăng thể tích tuần hoàn.

Khuyến cáo có điều kiện

Trung bình

9

Ở bệnh nhân nhi đang phẫu thuật tim mạch, albumin đường tĩnh mạch không được khuyến cáo để chuẩn bị mạch bắc cầu hoặc là dung dịch tăng thể tích tuần hoàn. 

Khuyến cáo có điều kiện

Rất thấp

10

Ở bệnh nhân xơ gan cổ chướng đang chọc hút dịch với thể tích lớn (> 5 lít), albumin đường tĩnh mạch được khuyến cáo để dự phòng rối loạn chức năng tuần hoàn sau chọc hút.

Khuyến cáo có điều kiện

Rất thấp

11

Ở bệnh nhân xơ gan bị viêm phúc mạc nhiễm khuẩn nguyên phát, albumin đường tĩnh mạch được khuyến cáo để làm giảm tỷ lệ tử vong.

Khuyến cáo có điều kiện

Thấp

12

Ở bệnh nhân xơ gan bị viêm phúc mạc, albumin đường tĩnh mạch không được khuyến cáo để làm giảm tỷ lệ tử vong hoặc suy thận.

Khuyến cáo có điều kiện

Thấp

13

Ở bệnh nhân nội trú bị xơ gan mất bù có tình trạng giảm albumin máu (< 30 g/L), truyền albumin tĩnh mạch lặp lại để tăng nồng độ albumin > 30 g/L không được khuyến cáo để làm giảm nhiễm trùng, hạn chế rối loạn chức năng thận hoặc tử vong.

Khuyến cáo có điều kiện

Thấp

14

Ở bệnh nhân ngoại trú bị xơ gan cổ trướng không biến chứng dù đã điều trị bằng thuốc lợi tiểu, albumin đường tĩnh mạch không được khuyến cáo thường quy để làm giảm các biến chứng liên quan đến xơ gan. 

Khuyến cáo có điều kiện

Thấp

 

KẾT LUẬN: Hiện tại, có rất ít chỉ định dựa trên bằng chứng cho phép việc sử dụng albumin thường quy trong thực hành lâm sàng để cải thiện kết quả của bệnh nhân. Hướng dẫn điều trị này cung cấp cho bác sĩ lâm sàng những khuyến cáo hữu ích về việc sử dụng albumin.

 

                      Nguồn: Canhgiacduoc.org

  1. TỔ THÔNG TIN THUỐC                                                                                  HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ

                                                                            

 

TTYT HUYỆN TRI TÔN

TỔ THÔNG TIN THUỐC

 

THÔNG TIN THUỐC THÁNG 05/2024

MEDSAFE: THAY ĐỔI TÂM TRẠNG VÀ HÀNH VI BẤT THƯỜNG KHI SỬ DỤNG MỘT SỐ THUỐC

 

Một số thuốc có thể gây ra tác dụng không mong muốn trên tâm thần, bao gồm thay đổi tâm trạng và hành vi. Bài viết này đề cập đến các tác dụng không mong muốn trên tâm thần của các thuốc không hướng tâm thần thường được kê đơn ở các cơ sở chăm sóc sức khỏe.

Tác dụng không mong muốn trên tâm thần là các triệu chứng tâm thần mới hoặc trở nặng trong quá trình sử dụng thuốc. Trong một số trường hợp, các triệu chứng có thể xuất hiện sau khi ngừng thuốc.

Triệu chứng của tác dụng không mong muốn có thể tương tự với rối loạn tâm thần, bao gồm kích động, hưng phấn, lú lẫn, ảo tưởng, ảo giác, tâm trạng chán nản và trầm cảm. 

Bảng 1: Thuốc có tác dụng không mong muốn trên tâm thần (trừ thuốc hướng tâm thần)

Nhóm thuốc

Một số hoạt chất

tác dụng không mong muốn trên tâm thần

Thuốc ức chế

men chuyển

Enalapril, quinapril

Trầm cảm, lú lẫn, mất ngủ

Thuốc kháng virus

Aciclovir, valaciclovir

Lú lẫn, ảo giác, kích động, rối loạn tâm thần

Kháng sinh

Sulfamethoxazol + trimethoprim

Trầm cảm, ảo giác, rối loạn tâm thần, mất ngủ, thờ ơ, trầm cảm, ảo giác

Metronidazol

Rối loạn tâm thần, lú lẫn, ảo giác, trầm cảm, mất ngủ, khó chịu

Rifampicin, isoniazid

Rối loạn tâm thần

Thuốc kháng cholinergic

Oxybutynin

Kích động, lo âu, ảo giác, ác mộng, hoang tưởng, trầm cảm, lú lẫn, rối loạn hành vi

Hyoscin hydrobromid

Lú lẫn, ảo giác

Thuốc kháng histamin

Cetirizin

Kích động, hung hăng, lú lẫn, trầm cảm, ảo giác, mất ngủ, giật cơ, có ý định tự tử, ác mộng

Promethazin

Hưng phấn, hưng phấn, hội chứng căng trương lực, cuồng loạn, kích động, lú lẫn

Thuốc chẹn beta giao cảm

Metoprolol, bisoprolol

Trầm cảm, ảo giác, mất ngủ, gặp ác mộng

Thuốc chẹn kênh canxi

Amlodipin, diltiazem

Thay đổi tâm trạng

Glycoside tim

Digoxin

Trầm cảm, rối loạn tâm thần, thờ ơ, lú lẫn

Thuốc tránh thai kết hợp

Levonorgestrel ethinylestradiol Norethisterone ethinylestradiol

Chán nản, thay đổi tâm trạng

Corticosteroid

Prednison, dexamethason

Hưng phấn, trầm cảm, hưng cảm, ảo tưởng, ảo giác, mất ngủ, có ý định tự tử

Thuốc đối kháng thụ thể leukotrien

Montelukast

Ác mộng, kích động, trầm cảm, tăng động tâm thần vận động, ảo giác, triệu chứng ám ảnh cưỡng chế, hành vi tự tử

Thuốc ức chế bơm proton

Omeprazol, pantoprazol

Kích động, lú lẫn, trầm cảm, ảo giác

Lưu ý: Bảng này không phải là danh sách đầy đủ tất cả các loại thuốc và phản ứng không mong muốn.

Khuyến cáo dành cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và người chăm sóc

  • Khi bắt đầu dùng thuốc có tác dụng không mong muốn về tâm thần đã biết, cần tư vấn cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân hoặc người chăm sóc bệnh nhân về các dấu hiệu và triệu chứng có thể xảy ra và cách xử trí.
  • Người thân, bạn bè và người chăm sóc bệnh nhân có thể giúp cảnh báo bệnh nhân về những thay đổi tâm trạng và/hoặc hành vi có thể xảy ra.
  • Cha mẹ và/hoặc người chăm sóc bệnh nhi cần theo dõi chặt chẽ trẻ nhỏ, có thể  hỏi trẻ về các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.

Tác dụng không mong muốn trên tâm thần có thể khó xác định

  • Khi chẩn đoán phân biệt bệnh nhân có triệu chứng tâm thần mới hoặc trở nặng, cần cân nhắc đến tác dụng không mong muốn của thuốc.
  • Mối liên quan giữa thuốc và các triệu chứng có thể khó xác định. Tham khảo bảng trên để cân nhắc liệu thuốc nghi ngờ có liên quan đến tác dụng không mong muốn trên tâm thần hay không.
  • Những yếu tố dưới đây có thể gợi ý tác dụng không mong muốn liên quan đến thuốc:
  • mối quan hệ về thời gian giữa việc sử dụng thuốc và tác dụng KMM
  • các triệu chứng cải thiện sau khi ngừng thuốc
  • các triệu chứng tái phát sau khi sử dụng lại thuốc
  • Các tác dụng không mong muốn trên tâm thần thường mất đi sau khi ngừng thuốc nghi ngờ.

                     Nguồn: Canhgiacduoc.org

  1. TỔ THÔNG TIN THUỐC                                                                                 HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ

 

THÔNG TIN THUÔC Q2.2024