SỞ Y TẾ AN GIANG
BVĐK HUYỆN TRI TÔN
Số: 01/ QT-BVĐK
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tri Tôn, ngày05 tháng 01 năm 2017
|
Tiêu chuẩn-Quy trình bổ nhiệm
Cho các vị trí quản lý bệnh viện
A.Tiêu chuẩn,điều kiện
DANH MỤC VỊ TRÍ VIỆC LÀM
|
Chức danh lãnh đạo quản lý (nếu có)
|
Chức danh nghề nghiệp tương đương
|
Hạng của chức danh nghề nghiệp
|
Tên vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành
|
|
|
|
Vị trí cấp trưởng đơn vị sự nghiệp
|
Giám đốc
|
BS chính
|
II
|
Vị trí cấp phó đơn vị sự nghiệp
|
|
|
|
- Phó giám đốc
|
PGĐ
|
BS CKI
|
III
|
Vị trí cấp trưởng khoa/phòng trực thuộc
|
|
|
|
- Trưởng phòng KHTH-TBVTYT
|
TP
|
Bác sĩ CKI
|
III
|
- Trưởng Phòng Điều dưỡng
|
TP
|
CN điều dưỡng
|
III
|
- Trưởng phòng HCQT-TCCB
|
TP
|
Bác sĩ
|
III
|
- Trưởng phòng Tài chính kế toán
|
TP
|
CN Kinh tế
|
III
|
- Trưởng Khoa Dược
|
TK
|
Dược sĩ CKI
|
III
|
- Trưởng Khoa Ngoại
|
TK
|
Bác sĩ CKI
|
III
|
- Trưởng khoa Nội - Nhiễm
|
TK
|
Bác sĩ CKI
|
III
|
- Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu - chống độc
|
TK
|
Bác sĩ CKI
|
III
|
- Trưởng khoa Nhi
|
TK
|
Bác sĩ CKI
|
III
|
- Trưởng khoa Sản
|
TK
|
Bác sĩ CKI
|
III
|
- Trưởng khoa Khám bệnh
|
TK
|
Bác sĩCKI
|
III
|
- Trưởng khoa Xét nghiệm
|
TK
|
Bác sĩ-DS
|
III
|
-Trưởng khoa Liên chuyên khoa Mắt – Tai – Mũi họng - RHM
|
TK
|
Bác sĩ
|
III
|
- Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
|
TK
|
CN điều dưỡng
|
III
|
- Trưởng khoa Dinh dưỡng
|
TK
|
Bác sĩ
|
III
|
- Trưởng phòng khám đa khoa khu vực Ba Chúc
|
TK
|
Bác sĩ CKI
|
III
|
- Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh
|
TK
|
Bác sĩ CKI
|
III
|
- Trưởng phòng khám BVSK Cán bộ
|
TP
|
Bác sĩ CKI
|
III
|
Vị trí cấp phó khoa/phòng trực thuộc
|
|
|
|
- Phó trưởng phòng KHTH-VTTBYT
|
PP
|
Bác sĩ
|
III
|
- Phó trưởng phòng HCQT-TCCB
|
PP
|
Trung cấp
|
IV
|
- Phó trưởng phòng Tài chính kế toán
|
PP
|
Kế toán viên
|
IV
|
- Phó trưởng Khoa Dược
|
PK
|
Dược sĩ
|
III
|
- Phó trưởng Khoa Ngoại
|
PK
|
Bác sĩ
|
III
|
- Phó trưởng khoa Nội - Nhiễm
|
PK
|
Bác sĩ
|
III
|
- Phó trưởng Khoa Xét nghiệm
|
PK
|
BS-DS-CN
|
III
|
- Phó trưởng khoa Nhi
|
PK
|
Bác sĩ
|
III
|
- Phó trưởng khoa Sản
|
PK
|
Bác sĩ
|
III
|
- Phó trưởng khoa Khám bệnh
|
PK
|
Bác sĩ
|
III
|
- Phó trưởng khoa Hồi sức cấp cứu chống độc
|
PK
|
Bác sĩ
|
III
|
- Phó trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh
|
PK
|
Bác sĩ
|
III
|
- Phó trưởng khoa liên khoa Mắt – Tai – Mũi họng - RHM
|
PK
|
Bác sĩ
|
III
|
- Phó trưởng phòng khám đa khoa khu vực Ba Chúc
|
PP
|
Bác sĩ
|
III
|
- Phó Trưởng phòng khám BVSK Cán bộ
|
PTP
|
Bác sĩ
|
III
|
B. Quy trình bổ nhiệm:
- Việc bổ nhiệm viên chức quản lý phải căn cứ vào nhu cầu của bệnh viện, tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ quản lý và theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục.
- Căn cứ vào điều kiện cụ thể của bệnh viện, viên chức giữ chức vụ quản lý được bổ nhiệm có thời hạn không quá 05 năm. Trong thời gian giữ chức vụ quản lý, viên chức được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý; được tham gia hoạt động nghề nghiệp theo chức danh nghề nghiệp đã được bổ nhiệm.
- Khi viên chức quản lý hết thời hạn giữ chức vụ quản lý, phải xem xét bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại. Trường hợp không được bổ nhiệm lại, cấp có thẩm quyền bổ nhiệm có trách nhiệm bố trí viên chức vào vị trí việc làm theo nhu cầu công tác, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức.
- Viên chức quản lý được bố trí sang vị trí việc làm khác hoặc được bổ nhiệm chức vụ quản lý mới thì đương nhiên thôi giữ chức vụ quản lý đang đảm nhiệm, trừ trường hợp được giao kiêm nhiệm.
- Thẩm quyền bổ nhiệm viên chức giữ chức vụ quản lý do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định theo phân cấp quản lý.
C. Nguyên tắc:
1. Việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện theo nguyên tắc sau:
a) Làm việc ở vị trí việc làm nào thì bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm đó;
b) Người được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó.
2. Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện thông qua thi hoặc xét theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
3. Chính phủ quy định cụ thể quy trình, thủ tục thi hoặc xét, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp của viên chức, phân công, phân cấp việc tổ chức thi hoặc xét, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp của viên chức.
D. Xin thôi giữ chức vụ quản lý hoặc miễn nhiệm đối với viên chức quản lý
1. Viên chức quản lý có thể xin thôi giữ chức vụ quản lý hoặc được miễn nhiệm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Không đủ sức khoẻ;
b) Không đủ năng lực, uy tín;
c) Theo yêu cầu nhiệm vụ;
d) Vì lý do khác.
2. Viên chức quản lý xin thôi giữ chức vụ quản lý nhưng chưa được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cấp có thẩm quyền đồng ý cho thôi giữ chức vụ quản lý vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
3. Viên chức quản lý sau khi được thôi giữ chức vụ quản lý hoặc miễn nhiệm được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cấp có thẩm quyền bố trí vào vị trí việc làm theo nhu cầu công tác, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức.
4. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xem xét, quyết định việc xin thôi giữ chức vụ quản lý, miễn nhiệm viên chức quản lý được thực hiện theo quy định của pháp luật.
E.Thực hiện:
Căn cứ Quyếtđịnh số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/02/2003 cuả Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo gồm 03 chương và 18 Điều. Trọng tâm là điều 4 và điều 7 của Quy chế, đơn vị áp dụng và thực thực hiện cụ thể như sau:
1/Trách nhiệm và thẩm quyền bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm hoặc chấp nhận đơn từ chức của cán bộ, công chức lãnh đạo được thực hiện như sau:
- Xét nhu cầu thực tế của từng khoa phòng trong bệnh viện.
- Phòng tổ chức đề cử nhân sự cần bố trí cho các khoa phòng trình ban giám đốc.
- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị đề xuất và nhận xét đánh giá đối với cán bộ, công chức được đề xuất; họp bàn trong tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị;
- Xin ý kiến cấp ủy;
- Tổ chức lấy ý kiến tín nhiệm trong cơ quan, đơn vị;
- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị ra quyết định bổ nhiệm hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định bổ nhiệm và phải chịu trách nhiệm về quyết định hoặc đề xuất của mình.
2/ Trình tự bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo:
- Cơ quan, đơn vị có nhu cầu bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về chủ trương, số lượng và dự kiến phân công công tác đối với chức vụ sẽ bổ nhiệm.
- Sau khi được cơ quan có thẩm quyền đồng ý, lãnh đạo đơn vị đề xuất nhân sự cụ thể qua các bước sau:
a- Đối với nguồn nhân sự tại chỗ:
- Thủ trưởng và tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị đề xuất phương án nhân sự căn cứ vào nguồn cán bộ trong quy hoạch hoặc ý kiến giới thiệu của cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị;
- Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận, lựa chọn giới thiệu nhân sự trên cơ sở nhận xét đánh giá tín nhiệm của cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị. Khi bổ nhiệm một chức vụ có thể giới thiệu từ 1 đến 3 người để lựa chọn;
- Tổ chức họp lấy ý kiến của cán bộ chủ chốt cơ quan, đơn vị để trao đổi, thảo luận về yêu cầu, tiêu chuẩn cán bộ, công chức bổ nhiệm; thông báo danh sách cán bộ, công chức được lãnh đạo giới thiệu; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ưu khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển; dự kiến phân công công tác; cán bộ, công chức được giới thiệu trình bày ý kiến về thực hiện nhiệm vụ nếu được bổ nhiệm và trả lời những vấn đề có liên quan;
- Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị xem xét kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có);
- Đảng ủy hoặc Thường vụ Đảng uỷ cơ quan có ý kiến bằng văn bản về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm;
- Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận và biểu quyết. Người được đề nghị bổ nhiệm phải được đa số các thành viên trong tập thể lãnh đạo tán thành. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị ra quyết định bổ nhiệm cán bộ, công chức hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét bổ nhiệm.
b- Đối với nguồn nhân sự từ nơi khác:
- Lãnh đạo cơ quan, đơn vị đề xuất nhân sự hoặc cấp có thẩm quyền giới thiệu;
- Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận thống nhất về chủ trương và tiến hành một số công việc sau: đại diện lãnh đạo cơ quan gặp cán bộ, công chức được đề nghị bổ nhiệm trao đổi về yêu cầu nhiệm vụ công tác; làm việc với cấp uỷ và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị nơi cán bộ, công chức đang công tác để trao đổi ý kiến về nhu cầu bổ nhiệm, tìm hiểu và xác minh lý lịch của cán bộ, công chức; trao đổi kết quả làm việc với cơ quan, đơn vị nơi cán bộ, công chức công tác; lấy ý kiến của cấp uỷ cơ quan về việc bổ nhiệm cán bộ, công chức; thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết; thủ trưởng cơ quan, đơn vị tiếp nhận và quyết định bổ nhiệm hoặc đề nghị cấp trên xem xét bổ nhiệm.
3. Đối với các trường hợp đề nghị cấp có thẩm quyền bổ nhiệm phải làm tờ trình kèm theo các hồ sơ cần thiết theo quy định hiện hành.
Nơi nhận:
- Cấp ủy, Ban Giám đốc;
- Các khoa/phòng;
- Lưu: VT, TC.
|
GIÁM ĐỐC
BS Hà Minh Hiệp
|