Edit by iT
Edit by iT
Bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona và cách phòng, chống
Vi rút Corona là gì, bệnh lây truyền như thế nào ?
Vi rút corona là căn bệnh liên quan đến đường hô hấp và được bắt nguồn từ Vũ Hán – Trung Quốc. Đây là một loại vi rút có thể gây ra các dịch bệnh lớn. Bệnh có khả năng lây truyền từ người sang người chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết của người bệnh và vi rút Corona cũng có thể lây nhiễm bằng cách chạm tay vào một vật mà người bệnh đã chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi và mắt thì cũng bị lây nhiễm.
Ai có thể bị nhiễm vi rút Corona ? Tất cả mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm vi rút Corona, đặc biệt là nhóm người có nguy cơ dễ bị nhiễm là những người mắc bệnh tiểu đường, suy thận, bệnh phổi mãn tính, những người bị suy giảm miễn dịch kèm theo là sống hoặc đến vùng có người mắc bệnh do virus Corona mới trong vòng 14 ngày trước khi có triệu chứng.
Những biểu biện thường gặp của bệnh
Người bị nhiễm vi rút Corona đầu tiên có các biểu hiện như: ho, sốt, thở dốc, đến nặng hơn là khó thở, viêm phổi nặng vẫn đến suy hô hấp cấp tính và nguy cơ tử vong rất cao. Đến nay, chưa có vắc xin để phòng bệnh và cũng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho căn bệnh này, mà ngành y tế chủ yếu chăm sóc bệnh nhân và giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh.
Để chủ động phòng chống bệnh viêm phổi cấp do chủng vi rút mới corona tại thành phố Vũ Hán, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng thực hiện tốt các biện pháp sau:
Trước những diễn biến phức tạp của bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của vi rút corona. Để chủ động phòng chống, trong sinh hoạt hàng ngày, nếu thấy có biểu hiện như sốt trên 38 độ C, kèm theo ho, khó thở cần phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, kiểm tra sức khỏe nhằm phát hiện sớm và cách ly điều trị kịp thời.
Vì sức khỏe của bản thân, của gia đình mình và của cộng đồng, toàn dân hãy tích cực chủ động phòng, chống dịch bệnh do vi rút Corona lây truyền./.
Trưởng khoa Kiểm soát bệnh tật
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TRI TÔN
BỆNH BẠCH HẦU VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG
Bệnh bạch hầu là gì?Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên.
Ai có thể mắc bệnh bạch hầu ? Bất cứ đối tượng nào có tiếp xúc với mầm bệnh đều có thể bị bệnh bạch hầu. Thông thường, trẻ từ 1 đến 10 tuổi bị nhiều nhất là do kháng thể từ người mẹ truyền sang không còn.Tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch.
Bệnh bạch hầu lây truyền như thế nào ?Bệnh lây truyền trực tiếp và gián tiếp
Lây truyền trực tiếp: Khi một người bị nhiễm bệnh hắt hơi hoặc ho sẽ phát ra một giọt nước có chứa mầm bệnh, những người ở gần đó có thể hít phải vi khuẩn bạch hầu, đặc biệt ở những nơi đông người hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo.
Lây truyền gián tiếp: Thông qua vật dụng cá nhân chứa mầm bệnh như chưa làm sạch các vật dụng mà người nhiễm bệnh đã sử dụngtừ cốc uống nước chưa rửa của người bị nhiễm bệnh hoặc các vật dụng, đồ chơi của trẻ có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu.
Những biểu hiện chính của bệnh bạch hầu
Biểu hiện bệnh có thể từ nhẹ đến nặng, dấu hiệu đầu tiên là nóng sốt, gây viêm họng và tạo ra một lớp màng trắng xám bám trong họng, 2 bên amidan, lưỡi. Nếu không điều trị kịp thời thì màng bám sẽ lan xuống vùng thanh quản gây khàn giọng, khó thở, ho ông ổng. Lớp mảng giả này sẽ làm tắc đường thở và gây tử vong.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh bạch hầu
Vi khuẩn bạch hầu gây ra viêm họng, nóng, sốt và nguy hiểm là do độc tố của vi khuẩn. Độc tố đó sẽ theo máu và tác động lên các cơ quan chính của cơ thể, có thể gây ra viêm cơ tim, viêm thận hoặc tác động lên hệ thần kinh làm liệt tay, liệt chân, mắt lé, giọng nói có thể thay đổi do bị ngọng thanh quản.
Diễn biến của bệnh bạch hầu và cách phòng bệnh
Trước đây bệnh lưu hành khá phổ biến ở hầu hết các địa phương trên cả nước; từ khi vắc xin phòng bạch hầu được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng, bệnh đã được khống chế và chỉ ghi nhận một vài trường hợp lẻ tẻ do không tiêm vắc xin phòng bệnh, Hiện bệnh bạch hầu chưa được loại trừ ở nước ta, do đó người dân vẫn có thể mắc bệnh nếu chưa tiêm vắc xin phòng bệnh và tiếp xúc với mầm bệnh.
Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
Lịch tiêm chủng vắc xin phòng bệnh bạch hầu đã có trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng(vắc xin SII hoặc ComBe Five) :
Tiêm Mũi 1: Khi trẻ được 2 tháng tuổi
Tiêm Mũi 2: Cách mũi thứ nhất là 1 tháng
Tiêm Mũi 3: Cách mũi thứ hai là 1 tháng
Tiêm Mũi 4: Khi trẻ được 18 tháng tuổi.
Vì sức khỏe của con em mình các bậc cha, mẹ hãy nhớ đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch hàng tháng tại các Trạm Y tế trong huyện
Trưởng Khoa Kiểm soát bệnh tật
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TRI TÔN
Các biện pháp giảm thiểu nguy cơ trong mùa dịch
Dịch COVID-19 là dịch bệnh trực tiếp đe dọa đến sức khỏe của cộng đồng trong thời gian gần đây. Chủ động một lối sống lành mạnh, chú ý phòng dịch đúng cách sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.
- Ăn đa dạng thực phẩm: để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, đạm và các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể nâng cao miễn dịch, phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (COVID- 19), trong giai đoạn này không nên ăn kiêng mà cần đảm bảo sự đa dạng thực phẩm trong mỗi bữa ăn. Có thể tham khảo chế độ ăn gồm 03 bữa chính và 03 bữa phụ trong ngày. Thời gian giữa các bữa ăn không cách nhau quá 3 giờ. Các bữa ăn chính nên lựa chọn thực phẩm đa dạng như: thịt, cá, trứng, nấm, đậu phụ, rau xanh,... các gia vị như hành, tỏi, hẹ để bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết. Bữa phụ nên ăn trái cây để tăng cường vitamin C, sữa chua nguyên chất lên men giúp thúc đẩy hoạt động kháng khuẩn trong cơ thể.
- Uống nước đúng cách: ai cũng ý thức được vai trò của nước đối với cơ thể nhưng không phải ai cũng biết ai cách uống nước cho đúng. Cơ thể hàng ngày cần khoảng 2-2,5 lít nước từ thực phẩm và đồ uống để bù lại lượng nước mất qua các con đường khác nhau. Tỷ lệ 2/3 lượng nước do đồ uống cung cấp, phần còn lại do thực phẩm khác cung cấp. Nhu cầu này phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể, hoạt động thể lực. Sử dụng máy lọc nước đảm bảo chất lượng nước sau lọc đạt chuẩn nước uống tinh khiết, không nên chờ đến khi miệng và cổ khô mới uống nước mà cần uống từng ngụm nhỏ, uống chậm, uống nhiều lần trong ngày, uống ngay cả khi không khát. Đặc biệt cần uống nước sạch, nước ấm. Ít nhất cần đun sôi nước để tiêu diệt virus, vi khuẩn. Nếu có điều kiện có thể sử dụng máy lọc nước để đảm bảo an toàn, loại bỏ được các chất độc hại, cặn bẩn, virus, vi khuẩn…
- Thời gian ngủ mỗi ngày không ít hơn 7 tiếng: chế độ làm việc, nghỉ ngơi cần có quy luật. Giấc ngủ rất quan trọng vì nhiều lý do–giấc ngủ báo hiệu cơ thể bạn giải phóng hormon và các hợp chất giúp quản lý cơn thèm ăn, duy trì hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh và cải thiện trí nhớ. Ngủ đủ giấc, đảm bảo thời gian ngủ mỗi ngày không ít hơn 7 giờ, tránh thức khuya sẽ giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tốt hơn. Một vài nghiên cứu cho thấy, nếu bạn bị thiếu ngủ, bạn có thể làm tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh như tiểu đường, bệnh tim, béo phì và ngưng thở khi ngủ. Tất cả các tình trạng sức khỏe này có thể giảm khi bạn ngủ ít nhất 7 đến 8 tiếng mỗi đêm.
- Luôn giữ nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ: thường xuyên vệ sinh nhà cửa, diệt khuẩn các vật dụng thường xuyên sử dụng. Đảm bảo thông gió bằng cách tăng cường thông gió tự nhiên tại nơi ở. Có thể kết hợp sử dụng máy lọc không khí màng lọc Hepa tích hợp Nano Bạc kết hợp chế độ ion âm và chế độ UV làm sạch không khí, ức chế sự sinh sôi và lây lan của virus, vi khuẩn, ngăn ngừa bệnh tật nhất là các bệnh liên quan đến hô hấp.
Tổ TTGDSK – TTYT Tri Tôn