Thông tin dược

THÔNG TIN THUỐC THÁNG 10/2022

   

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TRI TÔN

KHOA DƯỢC - TTB - VTYT

TỔ DLS - TTT

Tri Tôn, ngày 25 tháng 10 năm 2022

 

THÔNG TIN THUỐC THÁNG 10/2022

Kính gửi: Các khoa phòng trong TTYT huyện Tri Tôn

 

Để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, hợp lý. Bộ phận DLS – TTT xin thông tin cho các Bác sĩ, Dược sĩ, Điều dưỡng và các cán bộ y tế lưu ý và cập nhật.

MEDSAFE: TRÁNH SỬ DỤNG THUỐC CHỐNG VIÊM KHÔNG STEROID (NSAID) CHO PHỤ NỮ CÓ THAI

T10

Gần đây, Trung tâm Phản ứng có hại của thuốc tại New Zealand (MARC) đã đánh giá độ an toàn của thuốc chống viêm không steroid (NSAID) cho phụ nữ có thai trong 3 tháng cuối thai kỳ. MARC đưa ra kết luận rằng nên chống chỉ định tất cả các NSAID trong 3 tháng cuối thai kỳ và khuyến cáo cập nhật và điều chỉnh các thông tin liên quan đến thai kỳ trong tờ thông tin của tất cả các NSAID. 

Tránh sử dụng các NSAID cho phụ nữ có thai

Sử dụng NSAID trong 3 tháng cuối thai kỳ có thể gây ra tác dụng không mong muốn cho người mẹ, thai nhi và trẻ sơ sinh. Các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra bao gồm: 

- Đối với người mẹ: kéo dài thời gian chuyển dạ, băng huyết sau sinh. 

- Đối với thai nhi: đóng sớm ống động mạch, rối loạn chức năng thận, thiểu ối. 

- Đối với trẻ sơ sinh: hội chứng suy hô hấp, tăng áp động mạch phổi dai dẳng ở trẻ sơ sinh, loạn sản phế quản phổi, suy thận, chảy máu não thất, viêm ruột hoại tử. 

Các khuyến nghị của MARC

Medsafe đang làm việc với các nhà phân phối NSAID ở New Zealand để cập nhật các chuyên luận thuốc, theo khuyến nghị của MARC, để bổ sung các thông tin sau: 

- Chống chỉ định NSAID trong 3 tháng cuối của thai kỳ. 

- Không nên sử dụng NSAID trong 6 tháng đầu thai kỳ trừ khi lợi ích đối với người mẹ vượt trội nguy cơ đối với thai nhi. Nếu cần thiết sử dụng NSAID trong 3 tháng đầu hoặc giữa thai kỳ, sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả và thời gian ngắn nhất có thể. 

- Sử dụng NSAID trong thời kỳ đầu mang thai có khả năng tăng nguy cơ sảy thai và dị tật bẩm sinh. 

- Sử dụng NSAID trong 3 tháng giữa hoặc cuối thai kỳ có thể gây rối loạn chức năng thận của thai nhi, dẫn đến thiểu ối (nước ối ít), trong một số trường hợp có thể dẫn đến suy thận ở trẻ sơ sinh. Thiểu ối thường thấy sau vài ngày đến vài tuần điều trị, mặc dù đã có báo cáo về trường hợp sau 48 giờ kể từ khi bắt đầu sử dụng NSAID. Thiểu ối thường xảy ra, nhưng không phổ biến và có thể hồi phục sau khi ngừng điều trị. Cân nhắc siêu âm theo dõi nước ối nếu điều trị kéo dài hơn 48 giờ. Ngừng điều trị NSAID nếu xảy ra tình trạng thiểu ối. 

- Sử dụng NSAID trong 3 tháng cuối thai kỳ có thể gây đóng sớm ống động mạch và suy thận ở thai nhi, ức chế kết tập tiểu cầu, và có thể làm chậm quá trình chuyển dạ và sinh nở. Do đó, chống chỉ định sử dụng NSAID trong 3 tháng cuối của thai kỳ. 

Khuyến cáo phụ nữ đang mang thai tránh sử dụng NSAID

Một số NSAID tác dụng toàn thân được phân loại là thuốc chỉ bán tại nhà thuốc hoặc bán rộng rãi ở cửa hàng hoặc siêu thị. Nhãn trên bao bì của các NSAID không kê đơn có ghi thuốc không được sử dụng trong thai kỳ. 

Các nhân viên y tế cần hỏi về việc sử dụng NSAID ở những người đang mang thai hoặc dự định mang thai, và khuyên họ không nên tự ý dùng những loại thuốc này trong khi mang thai.

Nguồn: Canhgiacduoc.org.vn

HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ               TRƯỞNG KHOA DƯỢC TRANG THIẾT BỊ - VTYT        TM. BỘ PHẬN DLS - TTT

THÔNG TIN THUỐC THÁNG 09/2022

 

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TRI TÔN

KHOA DƯỢC - TTB - VTYT

TỔ DLS - TTT

Tri Tôn, ngày 19 tháng 09 năm 2022

 

THÔNG TIN THUỐC THÁNG 09/2022

Kính gửi: Các khoa phòng trong TTYT huyện Tri Tôn.

 

Để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, hợp lý. Bộ phận DLS – TTT xin thông tin cho các Bác sĩ, Dược sĩ, Điều dưỡng và các cán bộ y tế lưu ý và cập nhật.

T9

TGA: CẢNH BÁO TRÁNH SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG HISTAMIN THẾ HỆ 1 CHO TRẺ NHỎ ĐIỀU TRỊ HO, CẢM LẠNH VÀ CÚM

Bắt đầu mùa đông và mùa cúm, TGA nhắc lại cho cán bộ y tế và bệnh nhân việc không nên sử dụng thuốc kháng histamin thế hệ 1, bao gồm cả những loại thuốc không kê đơn (OTC) để điều trị các triệu chứng ho, cảm lạnh và cúm ở trẻ em dưới 6 tuổi. Thuốc kháng histamin thế hệ 1 cũng không nên sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi với tất cả các chỉ định. 

  • Thuốc kháng histamin thế hệ 1 ra đời vào những năm 1940 và vẫn được sử dụng hiện nay. Cơ chế tác dụng của thuốc là tác động lên các thụ thể histamin ở não và tủy sống. Thuốc đi qua hàng rào máu não và có thể gây buồn ngủ. 
  • Ngược lại, thuốc kháng histamin thế hệ 2 được phát triển đầu tiên từ những năm 1980, ít gây buồn ngủ hơn thuốc kháng histamin thế hệ 1 và tương tác với ít thuốc hơn. 
  • Thuốc kháng histamin thế hệ 1 bao gồm các chế phẩm có chứa các hoạt chất sau: alimemazin (trimeprazin), brompheniramin, chlorphenamin, dexchlorpheniramin, diphenydramin, doxylamin, pheniramin, promethazin, triprolidin.
  • Kể từ ngày 1 tháng 9 năm 2020, tất cả các sản phẩm OTC đường uống có chứa thuốc kháng histamin thế hệ 1 có tác dụng an thần được yêu cầu phải có cảnh báo “Không sử dụng cho trẻ em dưới 2 tuổi”. Các chế phẩm uống điều trị ho, cảm lạnh và cúm cũng phải có cảnh báo: “Không sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi” và “Chỉ nên sử dụng cho trẻ em từ 6 đến 11 tuổi theo khuyến cáo của bác sĩ, dược sĩ hoặc điều dưỡng”. 

Thông tin dành cho bệnh nhân

  • Không sử dụng thuốc kháng histamin thế hệ 1 cho trẻ em dưới 6 tuổi trong điều trị các triệu chứng ho, cảm lạnh và cúm; và không sử dụng cho trẻ em dưới 2 tuổi trong với tất cả các chỉ định. Các sản phẩm này có thể gây hại nghiêm trọng cho trẻ nhỏ. 
  • Ngoài ra, việc sử dụng thuốc kháng histamin thế hệ 1 trong điều trị rối loạn giấc ngủ và hành vi, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên, có thể gây nguy hiểm và không được khuyến khích. 

Nguồn: Canhgiacduoc.org.vn

HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ               TRƯỞNG KHOA DƯỢC TRANG THIẾT BỊ - VTYT        TM. BỘ PHẬN DLS - TTT

THÔNG TIN THUỐC THÁNG 08/2022

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TRI TÔN

KHOA DƯỢC - TTB - VTYT

TỔ DLS - TTT

Tri Tôn, ngày 29 tháng 08 năm 2022

 

THÔNG TIN THUỐC THÁNG 08/2022

Kính gửi: Các khoa phòng trong TTYT huyện Tri Tôn

 

Để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, hợp lý. Bộ phận DLS – TTT xin thông tin cho các Bác sĩ, Dược sĩ, Điều dưỡng và các cán bộ y tế lưu ý và cập nhật.

T8

DỊCH TRUYỀN HYDROXYETHYL STARCH (HES): CẬP NHẬT THÔNG TIN TỪ MỘT SỐ CƠ QUAN QUẢN LÝ DƯỢC PHẨM TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆC SỬ DỤNG DỊCH TRUYỀN TRONG ĐIỀU TRỊ SỐT XUẤT HUYẾT

Ngày 24/5/2022, Uỷ ban Châu Âu đã có quyết định pháp lý cuối cùng về việc đình chỉ lưu hành dịch truền hydroxyethyl starch (HES) tại thị trường Châu Âu [1]. Cơ quan này cũng đề xuất trong trường hợp vì lý do sức khỏe cộng đồng, từng quốc gia thành viên tại liên minh Châu Âu có thể trì hoãn việc đình chỉ lưu hành các chế phẩm chứa HES nhưng không quá 18 tháng kể từ sau thông báo của Ủy ban Châu Âu và trong thời gian đó cần đảm bảo áp dụng các biện pháp giảm thiểu nguy cơ với dịch truyền HES còn trên thị trường

Sau biện pháp quản lý của EMA, Cơ quan quản lý Dược phẩm một số nước tại Châu Âu như Anh và Pháp đã đưa thông tin liên quan đến quyết định của EMA. Trong đó, Cơ quan quản lý Dược phẩm Anh đề cập hiện không còn chế phẩm chứa HES lưu hành tại nước này [3]. Hiện tại, Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chưa có động thái quản lý mới. Thông tin cảnh báo gần nhất được FDA đưa ra vào tháng 7/2021 [4]. Cơ quan này thông báo đã hoàn thành việc đánh giá dữ liệu và thông tin về độ an toàn của các chế phẩm chứa HES. Kết quả cho thấy các nguy cơ nghiêm trọng liên quan đến việc sử dụng các chế phẩm HES, gồm có:

  1. Tử vong, tổn thương thận cấp cần điều trị thay thế thận, chảy máu kéo dài ở những bệnh nhân phẫu thuật được điều trị bằng các chế phẩm chứa HES.
  2. Tử vong và tổn thương thận cấp ở những bệnh nhân chấn thương kín được điều trị bằng chế phẩm chứa HES.

FDA yêu cầu thay đổi thông tin trong mục “cảnh báo được đóng khung” để làm nổi bật nguy cơ gây tử vong, tổn thương thận và chảy máu kéo dài, đồng thời đi kèm khuyến cáo không nên sử dụng các sản phẩm chứa HES trừ khi không có phương pháp điều trị thay thế thích hợp.

            Các chế phẩm chứa HES được chỉ định trong trường hợp giảm thể tích tuần hoàn do mất máu cấp tính khi việc sử dụng dịch truyền đơn thuần không mang lại hiệu quả đầy đủ. Theo Hướng dẫn điều trị sốt xuất huyết của Tổ chức y tế thế giới (WHO) (2009) có thể sử dụng các dịch truyền cao phân tử chứa gelatin, dextran hoặc starch [5]. Hướng dẫn dự phòng và kiểm soát sốt xuất huyết của WHO khu vực Đông Nam Á (2011) đưa ra một số nguyên tắc chung với truyền dịch trong sốt xuất huyết như sau:

- Nên sử dụng dịch truyền tinh thể đẳng trương trong suốt giai đoạn nặng của bệnh, trừ trẻ nhỏ <6 tháng tuổi có thể sử dụng natri clorid 0,45%.

- Có thể sử dụng dịch keo có áp suất thẩm thấu cao (>300 mOsm/l) như dextra 40 và starch ở bệnh nhân bị thoát huyết tương nặng và bệnh nhân sử dụng dịch truyền tinh thể đơn độc không có hiệu quả đầy đủ. Các dung dịch keo áp suất thẩm thấu tương đương như huyết tương và dịch thay thế huyết tương có thể không hiệu quả.

- Bổ sung dịch truyền với thể tích cao hơn 5% (tính lượng mất nước) để duy trì thể tích và tuần hoàn nội mạch.

- Thời gian điều trị bằng dịch truyền tĩnh mạch không quá 24-48 giờ đối với bệnh nhân bị sốc. Thời gian truyền dịch cho bệnh nhân không bị sốc có thể kéo dài từ 60-72 giờ.

- Ở bệnh nhân béo phì, cần áp dụng cân nặng lý tưởng để tính toán thể tích dịch truyền.

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết Dengue (2019) của Bộ Y tế Việt Nam cũng khuyến cáo sử dụng các dung dịch cao phân tử như dextran 40 hoặc 70, hydroxyethyl starch (HES 200.000 dalton) trong điều trị sốt xuất huyết nặng [7].

Nguồn: Canhgiacduoc.org.vn

HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ               TRƯỞNG KHOA DƯỢC TRANG THIẾT BỊ - VTYT        TM. BỘ PHẬN DLS - TTT

THÔNG TIN THUỐC THÁNG 07/2022

 

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TRI TÔN

KHOA DƯỢC - TTB - VTYT

TỔ DLS - TTT

Tri Tôn, ngày 20 tháng 07 năm 2022

 

THÔNG TIN THUỐC THÁNG 07/2022

Kính gửi: Các khoa phòng trong TTYT huyện Tri Tôn.

 

Để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, hợp lý. Bộ phận DLS – TTT xin thông tin cho các Bác sĩ, Dược sĩ, Điều dưỡng và các cán bộ y tế lưu ý và cập nhật.

MHRA: METFORMIN VÀ NGUY CƠ THIẾU HỤT VITAMIN B12 

T7

Thiếu hụt vitamin B12 là một tác dụng không mong muốn thường gặp sử dụng metformin, đặc biệt là khi sử dụng metformin liều cao hoặc kéo dài, bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ. Do đó, khuyến cáo theo dõi nồng độ vitamin B12 huyết thanh trên bệnh nhân đang được điều trị bằng metformin và có biểu hiện gợi ý thiếu vitamin B12. Ngoài ra, nên theo dõi định kỳ những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ thiếu hụt vitamin B12. 

Khuyến cáo dành cho nhân viên y tế:

- Metformin thường làm giảm nồng độ vitamin B12 của bệnh nhân, có khả năng dẫn đến thiếu hụt vitamin B12.

- Liều metformin càng cao, thời gian điều trị càng dài, và người có nhiều yếu tố nguy cơ thì khả năng thiếu hụt vitamin B12 càng lớn.

- Xét nghiệm nồng độ vitamin B12 huyết thanh nếu nghi ngờ có sự thiếu vitamin B12 (ví dụ, người bị bệnh thiếu máu hồng cầu khổng lồ hoặc có bệnh lý thần kinh mới khởi phát) và tuân theo các hướng dẫn lâm sàng hiện hành về theo dõi và xử trí tình trạng thiếu hụt vitamin B12.

- Cân nhắc theo dõi định kỳ vitamin B12 ở bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ.

- Bắt đầu điều trị tình trạng thiếu hụt vitamin B12 phù hợp theo các hướng dẫn lâm sàng hiện hành; tiếp tục điều trị bằng metformin nếu dung nạp được và không có chống chỉ định. 

Khuyến cáo dành cho bệnh nhân và người chăm sóc:

- Khi đang sử dụng metformin, hãy trao đổi với các nhân viên y tế nếu xuất hiện các triệu chứng mới hay có tình trạng xấu đi của các triệu chứng như mệt mỏi nhiều, lưỡi đỏ và đau, cảm giác kim châm, da nhợt nhạt hoặc vàng – đây có thể là các dấu hiệu của nồng độ vitamin B12 thấp.

- Có thể cần xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng; các triệu chứng này cũng có thể do bệnh đái tháo đường hoặc các vấn đề sức khỏe khác.

- Có thể tiếp tục sử dụng metformin trong khi điều chỉnh nồng độ vitamin B12.

- Không ngừng điều trị metformin trước khi thảo luận với bác sĩ. 

Metformin và nguy cơ thiếu hụt vitamin B12

Metformin là thuốc điều trị bệnh đái tháo đường typ 2 và dự phòng trên bệnh nhân có nguy cơ cao (tiền đái tháo đường). Metformin có dạng bào chế viên nén giải phóng ngay, viên nén giải phóng có kiểm soát và dạng dung dịch uống. 

Vitamin B12 (cobalamin) là một vitamin thiết yếu của cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất tế bào máu và tế bào thần kinh.Vitamin B12 được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc động vật (sữa, pho mát, sữa chua, trứng...), và cũng được thêm vào một số thực phẩm như ngũ cốc ăn sáng....Các nguyên nhân phổ biến gây thiếu hụt vitamin B12 bao gồm nhiễm trùng, hội chứng kém hấp thu, do bệnh lý (bệnh Crohn, thiếu máu ác tính), cắt bỏ dạ dày và ăn uống không đủ chất. 

Nếu sự thiếu hụt vitamin B12 ở mức độ nhẹ thì bệnh nhân thường không có triệu chứng gì, nếu không điều trị, thì sự thiếu hụt tăng lên với các triệu chứng của bệnh thiếu máu hồng cầu khổng lồ hoặc/và các bệnh lý thần kinh. Các triệu chứng khác như rối loạn tâm thần (trầm cảm, khó chịu, suy giảm nhận thức), viêm lưỡi (lưỡi sưng và viêm ), loét miệng, rối loạn thị giác và vận động. Để tránh những triệu chứng mạn tính, cần chẩn đoán và điều trị những bệnh nhân bị thiếu máu hoặc mắc các bệnh lý thần kinh do thiếu vitamin B12 càng sớm càng tốt. 

Thiếu hụt vitamin B12 là một tác dụng phụ đã biết khi sử dụng metformin dài ngày. Có nhiều cơ chế khác nhau, bao gồm thay đổi nhu động ruột, sự phát triển quá mức của vi khuẩn và giảm hấp thu vitamin B12 ở ruột non. 

Các yếu tố nguy cơ thiếuhụtvitamin B12 

Các yếu tố nguy cơ thiếu hụt vitamin B12 rất đa dạng, bao gồm:

- Nồng độ vitamin B12 ban đầu thấp hơn giới hạn dưới ngưỡngbình thường

- Các tình trạng liên quan đến giảm hấp thu vitamin B12 (người cao tuổi; mắc các bệnh lý đường tiêu hóa như cắt bỏ một phần/toàn bộ dạ dày, bệnh Crohn và các rối loạn viêm ruột khác; hoặc các tình trạng tự miễn)

- Chế độ ăn kiêngcó ítvitamin B12 (chế độ ăn thuần chay nghiêm ngặt và một số chế độ ăn chay)

- Sử dụng đồng thời với các thuốc có khả năng giảm hấp thu vitamin B12 (thuốc ức chế bơm proton hoặc colchicin)

- Thiếu hụt vitamin B12 di truyền, chẳng hạn như thiếu hụt yếu tố nội tại dạ dày (hội chứng Imerslund-Gräsbeck) và thiếu hụt transcobalamin II. 

Nguồn: Canhgiacduoc.org.vn

HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ               TRƯỞNG KHOA DƯỢC TRANG THIẾT BỊ - VTYT        TM. BỘ PHẬN DLS - TTT

THÔNG TIN THUỐC THÁNG 06/2022

 

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TRI TÔN

KHOA DƯỢC - TTB - VTYT

TỔ DLS - TTT

Tri Tôn, ngày 22 tháng 06 năm 2022

 

THÔNG TIN THUỐC THÁNG 06/2022

Kính gửi: Các khoa phòng trong TTYT huyện Tri Tôn

 

Để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, hợp lý. Bộ phận DLS – TTT xin thông tin cho các Bác sĩ, Dược sĩ, Điều dưỡng và các cán bộ y tế lưu ý và cập nhật.

ISMP CANADA: SAI SÓT KHI SỬ DỤNG THUỐC CHO TRẺ EM TẠI CỘNG ĐỒNG

Bản tin này nêu rõ những phát hiện từ một phân tích các biến cố trong sử dụng thuốc trên trẻ em trong cộng đồng và tìm ra những cách để cải thiện tính an toàn khi sử dụng thuốc thuốc dành cho trẻ.

 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH

T6

T61

Các báo cáo về biến cố khi sử dụng thuốc cho trẻ em tại cộng đồng được trích xuất từ 3 cơ sở dữ liệu ISMP Canada trong 5 năm từ ngày 1 tháng 6 năm 2016 dến ngày 31 tháng 5 năm 2021.

Các từ khóa chính được sử dụng để tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu bao gồm “trẻ nhũ nhi”, “trẻ nhỏ”, “nhi khoa” và “trẻ vị thành niên”. Có 68 sai sót được xác định, trong đó có 62 sai sót được đưa vào phân tích. Phân tích được thực hiện theo phương pháp phân tích chuỗi biến cố được nêu trong Khung phân tích biến cố của Canada.

Hầu hết các biến cố có mức độ nhẹ, chỉ có 16% biếncố có mức độ nghiêm trọng hoặc gây tử vong

 

 

 

  • Khoảng 2/3 biến cố được báo cáo trong quá trình nhập đơn thuốc và cấp phát thuốc
  • Các sai sót trong kê đơn và trên lâm sàng có thể được quản lý thông qua sự can thiệp của dược sĩ trước khi xảy ra sai sót. 

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH

 Phân tích đã xác định những yếu tố góp phần gây ra biến cố trong sử dụng thuốc. Những yếu tố này đã được phân loại theo 3 nhóm chính.

T62

  1. Không tiếp cận được các chế phẩm thuốc dành cho trẻ em

 Ví dụ về biến cố

Một trẻ nhũ nhi được kê amoxicillin/acid clavulanic 90 mg/kg/ngày (dựa trên hàm lượng amoxicillin). Trẻ đã được cho sử dụng công thức thuốc có tỷ lệ acid clavulanic: amoxicillin cao hơn. Đứa trẻ nhập viện một tuần sau đó do gặp các vấn đề về đường tiêu hóa. Dược sĩ cấp phát thuốc đã không biết rằng liều cao acid clavulanic có thể gây ra không dung nạp đường tiêu hóa ở trẻ nhũ nhi và nên cấp phát một chế phẩm khác có chứa tỷ lệ acid clavulanic thấp hơn.

 Lời khuyên

- Tính toán một cách độc lập để xác định liều lượng thuốc.

- Nếu chỉ có 1 dược sĩ tính toán liều lượng, trung tâm thông tin thuốc hoặc đồng nghiệp khác tại nhà thuốc có thể hỗ trợ kiểm tra.

- Kiểm tra tính xác thực về việc sử dụng thuốc off-label cho trẻ em.

- Theo ước tính,75% thuốc cho trẻ em được kê đơn off-label. Chú ý liên hệ với bác sĩ kê đơn để có thêm thông tin về thuốc và liều lượng trong đơn.

  1. Khoảng cách giao tiếp

 Ví dụ về biến cố:

Một trẻ vị thành niên được chẩn đoán mắc đái tháo đường đã ngừng sử dụng insulin. Bác sĩ chuyên khoa đã biết trẻ chuyển sang sử dụng metformin đơn trị liệu và được bác sĩ gia đình tiếp tục theo dõi. Trẻ nhiều lần nhập viện vì nhiều lý do khác nhau trong vài năm, tuy nhiên đường huyết và tình trạng đái tháo đường không được ghi lại. Bệnh nhân đã tử vong tại nhà; nguyên nhân được xác định là nhiễm toan ceton do đái tháo đường. Kiểm tra dữ liệu của máy đo đường huyết cho thấy đường huyết ở mức cao trong tháng trước đó.   

Lời khuyên

- Tối ưu hóa việc chăm sóc của bác sĩ gia đình cũng nhưbác sĩ cấp cứuvàbác sĩ chuyên khoa. 

- Trao đổi với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về thuốc đang sử dụng, bao gồm cả thời điểm tái khám với bác sĩ. 

- “5 câu hỏi về thuốc của bạn" và “5 câu hỏi về thuốc của tôi - dành cho trẻ em” có thể là những nguồn tài liệu hữu ích. 

- Trẻ em và người chăm sóc cần được hướng dẫn sử dụng thuốc hiệu quả và an toàn. Khi đã hiểu rõ về tình trạng bệnh lý cũng như các thuốc đang sử dụng, trẻ em có thể truyền đạt thông tin hữu ích cho bác sĩ chăm sóc.  

  1. Sai sót trong quá trình chuẩn bị thuốc 

 Ví dụ về biến cố

Cefuroxim 250 mg/5 mL được kê đơn cho bệnh nhân, sử dụng 4 mL (200 mg) hai lần/ngày. Tuy nhiên thuốc nàykhông có sẵn, vì vậy nhà thuốc đã thay thế bằngcefuroxim 125 mg/5 mL, nhưng để nhầm hướng dẫn là “4 mL hai lần/ngày”. Do vậy, liều được dùng chỉ là 100 mg. 

Lời khuyên

- Tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng và độc lập các tính toán và hàm lượng cuối cùng có trong chế phẩm.  

- Xác định liều lượng kê đơn thông qua nguồn tài liệu y văn      cho nhi khoa đáng tin cậy.

KẾT LUẬN

  • Phân tích chuỗi biến cố này đã chỉ ra các yếu tố gây nên các sai sót trong sử dụng thuốc cho trẻ em trong cộng đồng.
  • Có nhiều cách để cải thiện tính an toàn khi sử dụng thuốc cho nhóm đối tượng này, bao gồm việc đưa ra thị trường thêm các chế phẩm thuốc dành cho trẻ em.
  • Trẻ em và trẻ vị thành niên nên được trao đổi và thảo luận kỹ lưỡng về thuốc đang sử dụng. Do cần phải có yêu cầu về kiến thức chuyên môn, bác sĩ nên xem xét về chỉ định và liều dùng dựa trên cân nặng khi kê đơn hoặc cấp phát thuốc cho trẻ.

Nguồn: Canhgiacduoc.org.vn

HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ               TRƯỞNG KHOA DƯỢC TRANG THIẾT BỊ - VTYT        TM. BỘ PHẬN DLS - TTT