Thông tin dược

THÔNG TIN THUỐC THÁNG 04/2019

TRUNG TÂM Y TẾ H.TRI TÔN               CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

     KHOA DƯỢC-TTB-VTYT                                      Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

               TỔ DLS - TTT

                                                                                              Tri Tôn, ngày 04 tháng 04 năm 2019

THÔNG TIN THUỐC THÁNG 04/2019

Kính gửi: Các khoa phòng trong TTYT huyện Tri Tôn.

Để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, hợp lý. Bộ phận DLS – TTT xin thông tin cho các Bác sĩ, Dược sĩ, Điều dưỡng và các cán bộ y tế lưu ý và cập nhật.

MHRA: KHÁNG SINH FLOROQUINOLON - HẠN CHẾ CHỈ ĐỊNH VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA MỚI DO GHI NHẬN BÁO CÁO VỀ CÁC TÁC DỤNG PHỤ GÂY TÀN TẬT, KÉO DÀI VÀ KHÔNG HỒI PHỤC

Sử dụng fluoroquinolon có thể gây ra phản ứng có hại gây tàn tật, kéo dài và không hồi phục gây ảnh hưởng đến hệ thống cơ xương - thần kinh. Tuy những phản ứng này chỉ xuất hiện với tần xuất rất nhỏ nhưng lại để lại hậu quả nặng nề cho người bệnh. Vì vậy, MHRA khuyến cáo ngừng điều trị bằng fluoroquinolon nếu thấy các dấu hiệu đầu tiên của các phản ứng có hại nghiêm trọng, trong đó có đau gân và viêm gân.

Khuyến cáo của MHRA cho cán bộ y tế:

  • Fluoroquinolon dùng toàn thân (đường uống, tiêm, khí dung) hiếm khi gây ra tác dụng phụ kéo dài (vài tháng hoặc nhiều năm), gây tàn tật và không hồi phục, ảnh hưởng đến nhiều hệ thống, cơ quan, giác quan. Tuy nhiên MHRA đã ghi nhận những báo cáo case như vậy và khuyến cáo  cán bộ y tế cần thận trọng và tư vấn kỹ cho bệnh nhân khi sử dụng thuốc.
  • Khuyến cáo bệnh nhân nên ngừng điều trị nếu thấy những dấu hiệu đầu tiên của một phản ứng có hại nghiêm trọng như viêm gân, đứt gân, nhược cơ, đau khớp, sưng khớp, viêm dây thần kinh ngoại biên, bệnh liên quan đến hệ thống thần kinh trung ương. Liên hệ ngay với bác sỹ để được tư vấn thêm.
  • Không kê đơn fluoroquinolon khi bệnh nhân không nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn không nghiêm trọng hoặc tự giới hạn, nhiễm khuẩn nhẹ đến trung bình (như trong đợt cấp viêm phế quản mạn tính và đợt cấp COPD) trừ khi những kháng sinh khác không có hiệu quả.
  • Không kê đơn ciprofloxacin và levofloxacin cho viêm bàng quang chưa có biến chứng trừ khi những kháng sinh khác không có hiệu quả.
  • Đặc biệt thận trọng khi kê đơn fluoroquinolon cho bệnh nhân trên 60 tuổi, bệnh nhân suy thận hoặc ghép tạng do nguy cơ tổn thương gân cao hơn những bệnh nhân khác.
  • Không dùng corticoid kèm với một thuốc fluoroquinolon vì việc dùng đồng thời hai loại thuốc này có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng viêm gân, đứt gân do fluoroquinolon.

 

Hạn chế chỉ định:

  • Kháng sinh fluoroquinolon được chỉ định cho các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng.
  • Dựa trên đánh giá về độ an toàn của thuốc trong khu vực EU, những hạn chế mới trong chỉ định của kháng sinh fluoroquinolon ở Anh đã được công bố. Cán bộ y tế trước khi kê đơn cần tham khảo tờ Tóm tắt Đặc tính Sản phẩm của các thuốc sau: Ciprofloxacin (Ciproxin), Levofloxacin, Moxifloxacin (Avelox), Ofloxacin (Tarivid)
  • Acid nalidixic trước đây được chỉ định cho nhiễm trùng đường niệu, hiện nay chỉ định này không được cấp phép.
  • Không nên kê đơn fluoroquinolon để điều trị nhiễm trùng nhẹ đến trung bình (như đợt cấp viêm phế quản mạn tính hay đợt cấp COPD) trừ khi những kháng sinh khác thường được khuyến cáo cho các bệnh nhiễm trùng này không phù hợp (bệnh nhân kháng kháng sinh ưu tiên hàng đầu, hoặc kháng sinh ưu tiên hàng đầu gây tác dụng phụ dẫn đến ngừng điều trị, hoặc khi kháng sinh ưu tiên hàng đầu chống chỉ định trên một cá nhân, hoặc khi điều trị bằng kháng sinh hàng đầu thất bại). 

Đặc điểm của các phản ứng có hại đã được báo cáo và khuyến cáo hướng xử trí nếu xuất hiện viêm gân

  • Các tác dụng phụ nghiêm trọng được báo cáo gồm: viêm gân, đứt gân, đau khớp, đau đầu chi, rối loạn dáng đi, bệnh thần kinh liên quan đến dị cảm (cảm giác nhột nhạt, châm chích như bị kiến bò), trầm cảm, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, giảm thính giác, thị giác, vị giác và khứu giác. Trong các tác dụng phụ về hệ thống cơ xương thì viêm gân, đứt gân được báo cáo nhiều nhất; trong các tác dụng phụ về hệ thống thần kinh thì dị cảm được báo cáo nhiều nhất.
  • Tổn thương gân, đặc biệt là gân Achilles có thể xuất hiện trong vòng 48 giờ sau khi bắt đầu điều trị bằng fluoroquinolon nhưng các dấu hiệu và triệu chứng của các phản ứng có hại khác có thể xuất hiện vài tháng sau khi đã ngừng điều trị.
  • Ngay khi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của viêm gân (VD: sưng đau, nhiễm trùng), nên ngừng điều trị fluoroquinolon và xem xét các biện pháp thay thế. Không nên sử dụng corticoid nếu có dấu hiệu viêm gân.

Thận trọng khi kê đơn fluoroquinolon trên những bệnh nhân có nguy cơ cao

  • Bệnh nhân trên 60 tuổi, bệnh nhân suy thận hoặc đã ghép tạng, bệnh nhân đang điều trị bằng corticoid là những đối tượng có nguy cơ cao tổn thương gân. Tránh dùng đồng thời fluoroquinolon và corticoid vì có thể làm tăng nguy cơ viêm gân, đứt gân.

Hướng dẫn kê đơn

  • Cán bộ y tế cần tham khảo các hướng dẫn chính thức về cách sử dụng kháng sinh phù hợp như Hướng dẫn kiểm soát các nhiễm khuẩn thông thường (trong đó có nhiễm trùng đường hô hấp trên/dưới và nhiễm trùng đường niệu) của NICE và Tổ chức Y tế công cộng Anh.

Nguồn: Canhgiacduoc.org

HỘI ĐỒNG THUỐC               TRƯỞNG KHOA DƯỢC         TM. BỘ PHẬN DLS - TTT

      VÀ ĐIỀU TRỊ                     TRANG THIẾT BỊ - VTYT

 

THÔNG TIN THUỐC THÁNG 03/2019

TRUNG TÂM Y TẾ H.TRI TÔN               CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

     KHOA DƯỢC-TTB-VTYT                                      Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

               TỔ DLS - TTT

                                                                                              Tri Tôn, ngày 11 tháng 03 năm 2019

THÔNG TIN THUỐC THÁNG 03/2019

Kính gửi: Các khoa phòng trong TTYT huyện Tri Tôn

Để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, hợp lý. Bộ phận DLS – TTT xin thông tin cho các Bác sĩ, Dược sĩ, Điều dưỡng và các cán bộ y tế lưu ý và cập nhật.

ANSM (PHÁP): KHÔNG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY CẤP CÓ NGUỒN GỐC TỪ ĐẤT SÉT CHO TRẺ EM DƯỚI 2 TUỔI.

Để phòng ngừa những biến cố bất lợi có thể xảy ra khi sử dụng các sản phẩm có chứa diosmeticte (ví dụ như Smecta), ANSM yêu cầu không sử dụng những thuốc có nguồn gốc từ đất sét cho trẻ em dưới 2 tuổi do nguy cơ xuất hiện một lượng chì nhỏ ngay cả khi điều trị ngắn hạn.

Các loại thuốc có nguồn gốc từ đất sét ví dụ Smecta (hoạt chất là diosmeticte) được kê trong đơn thuốc hoặc có thể được mua ở hiệu thuốc mà không cần đơn. Thuốc được sử dụng rất rộng rãi để điều trị triệu chứng tiêu chảy cấp.

            Tuy nhiên, để phòng ngừa những biến cố bất lợi có thể xảy ra khi sử dụng các sản phẩm có chứa diosmeticte, ANSM yêu cầu không sử dụng những thuốc có nguồn gốc từ đất sét cho trẻ em dưới 2 tuổi do nguy cơ bị nhiễm một lượng chì nhỏ ngay cả khi điều trị ngắn hạn.

            ANSM nhắc lại rằng việc kiểm soát tiêu chảy cấp được ưu tiên trước hết là các biện pháp ăn kiêng và nếu vẫn chưa chấm dứt được các triệu chứng ở trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 2 tuổi thì việc điều trị tham khảo là sử dụng dung dịch bù nước điên giải bằng đước uống (ORS). ORS là những gói bột sử dụng bằng cách hòa tan vào nước, có sẵn trong các nhà thuốc mà không cần kê toa bác sĩ.

 Bối cảnh của khuyến nghị này

Đất sét thu được từ khai thác đất có thể chứa một lượng nhỏ kim loại nặng xuất hiện tự nhiên trong môi trường, chẳng hạn như chì.

Theo khuyến cáo quốc tế mới nhất về ngưỡng chấp nhận được với kim loại nặng có trong thuốc, ANSM yêu cầu các phòng thí nghiệm sản xất các thuốc có nguồn gốc từ đất sét đảm bảo không có nguy cơ xuất hiện chì trong máu ở các bệnh nhân điều trị đặc biệt là ở trẻ em.

Đáp lại, phòng thí nghiệm IPSEN đã cung cấp một nghiên cứu lâm sàng mà kết quả chỉ ra rằng không có nguy cơ xuất hiện chì trong máu ở những người lớn sử dụng Smecta (diosmectite) trong vòng 5 tuần. Tuy nhiên, ANSM cho rằng không thể loại trừ nguy cơ này ở trẻ em dưới 2 tuổi. Do đó không nên sử dụng Smecta hoặc Diosmectite Mylan cho trẻ em dưới 2 tuổi.

            Tương tự, việc sử dụng Smecta và các sản phẩm generic không được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

ANSM thông báo đây chỉ là biện pháp phòng ngừa và chưa ghi nhận về các trường hợp ngộ độc chì ở bệnh nhân trưởng thành hoặc trẻ em sử dụng Smecta hoặc các thuốc generic khác

            ANSM sẽ gửi thông báo chính thức đến các chuyên gia y tế trong vài tuần tới về những thay đổi trong tờ thông tin sản phẩm (SPC) và chỉ định của thuốc.

Sau đây là các thuốc có nguồn gốc từ đất sét có thể được sử dụng:

  • Ở trẻ em lớn hơn 2 tuổi và người lớn : Smecta, Diosmectite Mylan (Diosmectite)
  • Ở trẻ em lớn hơn 15 tuổi và người lớn : Smectalia (diosmectite)
  • Chỉ dành cho người lớn: Actapulgite, Gastropulgite, Bedelix, Gelox, Neutrose, Gastropax, Rennieliquo

Nguồn: Canhgiacduoc.org

HỘI ĐỒNG THUỐC               TRƯỞNG KHOA DƯỢC         TM. BỘ PHẬN DLS - TTT

      VÀ ĐIỀU TRỊ                     TRANG THIẾT BỊ - VTYT

 

THÔNG TIN THUỐC THÁNG 02/2019

TTYT HUYỆN TRI TÔN                                                   CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA DƯỢC – TTB – VTYT                                                  Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 
                                                                                          Tri Tôn, ngày 12 tháng 02 năm 2019
 
Kính gửi: Các khoa phòng trong TTYT huyện Tri Tôn
 
Để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, hợp lý. Tổ DLS – TTT xin thông tin cho các bác sỹ, dược sỹ, điều dưỡng và các cán bộ y tế lưu ý cập nhật trong quá trình sử dụng thuốc.
HEALTH CANADA: CẬP NHẬT THÊM THÔNG TIN AN TOÀN MỚI VỀ NGUY CƠ MẮC UNG THƯ DA KHÔNG TẾ BÀO HẮC TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG HYDROCHLOROTHIAZIDE
 
Bộ Y tế Canada đã hoàn thành một cuộc điều tra tính an toàn của Hydrochlorothiazide và phát hiện ra rằng việc sử dụng thuốc kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư da không tế bào hắc tố. Hydrochlorothiazide là một loại thuốc kê đơn dùng để điều trị huyết áp cao và sưng phù. Thuốc làm cho da nhạy cảm hơn với bức xạ cực tím và ánh sáng mặt trời, nghĩa là bệnh nhân có thể bị cháy nắng dễ dàng hơn. Bộ Y tế Canada đã hoàn thành một cuộc điều tra tính an toàn của Hydrochlorothiazide và phát hiện ra rằng việc sử dụng thuốc kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư da không tế bào hắc tố. Hydrochlorothiazide là một loại thuốc kê đơn dùng để điều trị huyết áp cao và sưng phù.Thuốc làm cho da nhạy cảm hơn với bức xạ cực tím và ánh sáng mặt trời, nghĩa là bệnh nhân có thể bị cháy nắng dễ dàng hơn.
Bộ Y tế Canada đã xem xét các bằng chứng thuyết phục nhất về vấn đề này. Các phát hiện cho thấy nguy cơ ung thư da không tế bào hắc tố tăng lên ở những bệnh nhân đã sử dụng hydrochlorothiazide trên ba năm.Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là các nghiên cứu được xem xét có những hạn chế nhất định. Ví dụ, thiếu dữ liệu bệnh nhân về việc phơi nắng và mức độ nghiêm trọng, và thời gian mắc bệnh tăng huyết áp. Dữ liệu này có thể giúp làm rõ nguyên nhân của nguy
cơ gia tăng ung thư da do thuốc.
Trước những phát hiện này, Bộ Y tế Canada đã kết luận rằng việc sử dụng hydrochlorothiazide kéo dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư da không tế bào hắc tố, ít nhất gấp bốn lần so với những người không sử dụng thuốc này.
 
Do mức độ nghiêm trọng của rủi ro và việc sử dụng rộng rãi loại thuốc này, Bộ Y tế Canada đang áp dụng biện pháp phòng ngừa và đang hợp tác với các nhà sản xuất để cập nhật thông tin an toàn mới cho loại thuốc này.
 
Thông tin an toàn quan trọng cho bệnh nhân Tham khảo ý kiến báo sĩ hoặc dược sĩ nếu đang sử dụng hydrochlorothiazide và có bất kỳ mối lo ngại nào về nguy cơ ung thư da không tế bảo hắc tố.
Báo cho bác sĩ nếu thấy có thêm tổn thương da mới, chẳng hạn như nốt ruồi hoặc thay đổi ở các tổn thương da hiện có. Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và tránh sử dụng thiết bị chiếu UV vì nó có thể làm tăng nguy cơ ung thư da không tế bảo hắc tố. Bảo vệ da khi phải tiếp xúc với ánh sáng mặt trời (ví dụ: sử dụng kem chống nắng có SPF 30 trở lên, quần áo và mũ).
Tham khảo ý kiến báo sĩ nếu thấy có nguy cơ cao mắc ung thư da không tế bảo hắc tố (ví dụ: làn da sáng màu, tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị ung thư da, hoặc đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.).
Thông tin quan trọng cho cán bộ y tế:
Kết quả nghiên cứu cho thấy sử dụng hydrochlorothiazide kéo dài làm tăng nguy cơ mắc ung thư da không tế bào hắc tố. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế trong việc nghiên cứu, phát hiện này chưa thực sự chắc chắn do thiếu bằng chứng.
Bệnh nhân dùng hydrochlorothiazide nên được thông báo về nguy cơ ung thư da không tế bào hắc tố. Họ nên được khuyên nên thường xuyên kiểm tra da để kịp thời phát hiện tổn thương mới hoặc thay đổi các tổn thương da hiện có và báo cáo với cho cán bộ y tế biết.
Bệnh nhân dùng hydrochlorothiazide được khuyến cáo nên hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, tránh sử dụng thiết bị chiếu tia UV và bảo vệ da (ví dụ: sử dụng kem chống nắng có SPF 30 trở lên, quần áo và mũ) khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời để giảm thiểu nguy cơ ung thư da không tế bào hắc tố.
 
Các lựa chọn thay thế cho hydrochlorothiazide có thể được xem xét cho những bệnh nhân có nguy cơ cao mắc ung thư da không tế bào hắc tố (ví dụ: làn da sáng màu, có tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị ung thư da hoặc đang điều trị bằng thuốc ƯCMD).
 
Nguồn: Canhgiacduoc.org
 
HỘI ĐỒNG THUỐC TRƯỞNG KHOA DƯỢC TỔ DƯỢC LÂM SÀNG
VÀ ĐIỀU TRỊ TRANG THIẾT BỊ - VTYT THÔNG TIN THUỐC

THÔNG TIN THUỐC THÁNG 01/2019

TTYT HUYỆN TRI TÔN                                                              CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA DƯỢC – TTB – VTYT                                                              Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 
                                                                                                           Tri Tôn, ngày 09 tháng 01 năm 2018
 
THÔNG TIN THUỐC THÁNG 01/2019
 
Kính gửi: Các khoa phòng trong TTYT huyện Tri Tôn
 
Để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, hợp lý. Tổ DLS – TTT xin thông tin cho các bác sỹ, dược sỹ, điều dưỡng và các cán bộ y tế lưu ý cập nhật trong quá trình sử dụng thuốc.
CỤC QUẢN LÝ DƯỢC VIỆT NAM THÔNG BÁO CÓ CÁC QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC RÚT SỐ ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH RA KHỎI DANH MỤC CÁC THUỐC ĐƯỢC CẤP SỐ ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH TẠI 
VIỆT NAM
 
Các Quyết định rút số đăng ký lưu hành và nội dung cụ thể như sau:
1-QUYẾT ĐỊNH SỐ 856/QĐ-QLD NGÀY 28/12/2018 Cơ sở đăng ký thuốc: Glenmark Pharmaceuticals Ltd.
- Cơ sở sản xuất: Glenmark Pharmaceuticals Ltd.
- Tên thuốc: ASCORIL
- Hoạt chất: Salbutamol 2.00mg; Bromhexin HCl 8.00mg; Guafenesin 100.00mg
- Dạng bào chế: Viên nén
- Số đăng ký: VN-13132-11
- Lý do rút số đăng ký: Các thuốc trong danh mục không được tiếp tục cấp phép lưu hành tại Ấn Độ hoặc hạn chế lưu hành tại Ấn Độ Cơ sở đăng ký thuốc: Glenmark Pharmaceuticals Ltd.
- Cơ sở sản xuất: Glenmark Pharmaceuticals Ltd.
- Tên thuốc: CANDIBIOTIC
- Hoạt chất: Chloramphenicol 5% kl/tt; Beclometason dipropionat 0,025% kl/tt; Clotrimazole 1% kl/tt; Lidocain HCl 2% kl/tt
- Dạng bào chế: Dung dịch nhỏ tai
- Số đăng ký: VN-16770-13
- Lý do rút số đăng ký: Các thuốc trong danh mục không được tiếp tục cấp phép lưu hành tại Ấn Độ hoặc hạn chế lưu hành tại Ấn Độ
 
Cơ sở đăng ký thuốc: Công ty TNHH SRS Life Sciences Việt Nam
- Cơ sở sản xuất: Maxin Pharmaceuticals Pvt. Ltd
- Tên thuốc: CLASANVYL SACHET
- Hoạt chất: Amoxycillin 250 mg (Amoxycilline trihydrate); acid clavulanic 62,5 mg (clavulanate potassium)
- Dạng bào chế: Bột pha hỗn dịch uống
- Số đăng ký: VN-16098-12
- Lý do rút số đăng ký: Các thuốc trong danh mục không được tiếp tục cấp phép lưu hành tại Ấn Độ hoặc hạn chế lưu hành tại Ấn Độ Xin xem chi tiết Quyết định số 856/QĐ-QLD
2-QUYẾT ĐỊNH SỐ 857/QĐ-QLD NGÀY 28/12/2018
Cơ sở đăng ký thuốc: Panacea Biotec Limited
- Cơ sở sản xuất: Panacea Biotec Ltd.
- Tên thuốc: Toff Plus Capsules
- Hoạt chất: Paraccetamol 500 mg; Dextromethophan HBr 15 mg; Chlorapheniramin maleat 2 mg; Phenylephrin HCl 10 mg
- Dạng bào chế: Viên nang cứng
- Số đăng ký: VN-2118-13
- Lý do rút số đăng ký: Cơ quan quản lý dược Ấn Độ đã có quyết định rút giấy phép lưu hành và thu hồi thuốc Cơ sở đăng ký thuốc: Công ty cổ phần dược phẩm Tenamyd
- Cơ sở sản xuất: Medopharm
- Tên thuốc: Rhumenol Flu 500 NK
- Hoạt chất: Acetaminophen 500 mg; Loratadin 5 mg; Dextromethorphan HBr
- Dạng bào chế: Viên nén bao phim
- Số đăng ký: VN-18444-14
- Lý do rút số đăng ký: Cơ quan quản lý dược Ấn Độ đã có quyết định rút giấy phép lưu hành và thu hồi thuốc
 Cơ sở đăng ký thuốc: Công ty TNHH thương mại Thanh Danh
Cơ sở sản xuất: Cachet Pharmaceuticals Pvt., Ltd
Tên thuốc: PAMAGIN C
Hoạt chất: Cetirizin HCl, Dextromethorphan HBr, Acetaminophen, Phenylephrine HCl, Kẽm Gluconate, Menthol
Dạng bào chế: Siro
Số đăng ký: VN-10851-10
Lý do rút số đăng ký: Cơ quan quản lý dược Ấn Độ đã có quyết định rút giấy phép lưu hành và thu hồi thuốc
Xin xem chi tiết Quyết định số 857/QĐ-QLD
 
3. QUYẾT ĐỊNH SỐ 858/QĐ-QLD NGÀY 28/12/2018
Cơ sở đăng ký thuốc: Công ty TNHH Dược phẩm Y-Med
Cơ sở sản xuất: Agio Pharmaceutical Ltd.
Tên thuốc: AGICOLD HOTMIX ORANGE
Hoạt chất: Mỗi 5g bột chứa: Paraccetamol 750 mg; Phenylephrin hydroclorid 10 mg; Acid ascorbic (vitamin C) 60 mg
Dạng bào chế: Bột pha uống
Số đăng ký: VN-21238-18
Lý do rút số đăng ký: Cơ sở đăng ký tự nguyện rút giấy đăng ký lưu hành thuốc
Xin xem chi tiết Quyết định số 858/QĐ-QLD
 
BIẾN CỐ BẤT LỢI SAU TIÊM VẮC XIN
 
Ngày 28/12/2018, Báo sức khỏe đời sống đưa tin về biến cố bất lợi sau tiêm vắc xin ComBE Five
 
Trong tháng 10 và tháng 11 năm 2018, Bộ Y tế đã triển khai vắc xin DPT-VGB-Hib ComBE Five, do Công ty Biological E. Ltd Ấn Độ sản xuất, tại 7 tỉnh. Kết quả đã tiêm được 17.356 trẻ tại 7 tỉnh, tỷ lệ xuất hiện các phản ứng thông thường sau tiêm chủng là 5,5%.
Trong tháng 12 năm 2018, vắc xin ComBe Five được triển khai trên toàn quốc.
Tuy nhiên, thời gian qua có thông tin chia sẻ đã có trẻ tử vong sau tiêm chủng vắc xin ở Nam Định, điều này gây hoang mang trong cộng đồng, đặc biệt là các bà mẹ có con trong độ tuổi tiêm phòng.
 
Theo đó, chiều 28/12, Bộ Y tế cho biết, hai trường hợp trẻ tử vong tại nhà sau tiêm chủng từ 36 đến 48 tiếng. Hai trẻ đều được khám sàng lọc, tiêm vắc xin ComBE Five, uống vắc xin bại liệt tại trạm y tế, được theo dõi 30 phút tại trạm sau tiêm đúng qui định và không có biểu hiện bất thường. Sau khi về nhà, trong vòng một đến hai ngày trẻ có biểu hiện sốt nhẹ, gia đình tự cho uống thuốc hạ sốt, không đưa đến cơ sở y tế. Sang ngày hôm sau, gia đình thấy trẻ tím tái, khó thở nên đưa cháu đến bệnh viện huyện, song cả hai cháu đã tử vong trước khi đến bệnh viện.
 
Sở Y tế Nam Định đã tiến hành điều tra nguyên nhân và họp Hội đồng Tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân, có sự tham gia của các chuyên gia của Bệnh viện Nhi Trung ương, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Hội đồng kết luận hai trường hợp trẻ tử vong sau tiêm chủng chưa nghĩ đến phản ứng phản vệ nặng sau tiêm vắc xin, không liên quan đến thực hành tiêm chủng.
 
Nguồn: canhgiacduoc.org
HỘI ĐỒNG THUỐC TRƯỞNG KHOA DƯỢC TỔ DƯỢC LÂM SÀNG
VÀ ĐIỀU TRỊ TRANG THIẾT BỊ - VTYT THÔNG TIN THUỐC

THÔNG TIN THUỐC THÁNG 10/2018 - 02

TRUNG TÂM Y TẾ H.TRI TÔN                CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

     KHOA DƯỢC-TTB-VTYT                                        Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

               TỔ DLS - TTT

                                                                                                Tri Tôn, ngày 19 tháng 10 năm 2018

THÔNG TIN THUỐC THÁNG 10/2018

Kính gửi: Các khoa phòng trong Bệnh Viện

Để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, hợp lý. Bộ phận DLS – TTT xin thông tin cho các Bác sĩ, Dược sĩ, Điều dưỡng và các cán bộ y tế lưu ý  và cập nhật.

EMA:PRAC KHUYẾN CÁO GIỚI HẠN CHỈ ĐỊNH CÁC KHÁNG SINH FLUOROQUINOLON VÀ QUINOLON

Giới hạn mới sau cuộc rà soát tác dụng phụ gây tàn tật vĩnh viễn

Ủy ban đánh giá nguy cơ Cảnh giác dược của EMA (PRAC) vừa khuyến cáo giới hạn chỉ định các kháng sinh fluoroquinolon và quinolon (đường uống, đường tiêm hoặc dạng hít) sau cuộc rà soát tác dụng phụ gây tàn tật vĩnh viễn được báo cáo liên quan đến các thuốc này. Cuộc rà soát kết hợp xem xét ý kiến bệnh nhân, cán bộ y tế, cán bộ giảng dạy trình bày tại buổi điều trần công khai các kháng sinh fluoroquinolon và quinolon vào tháng 6/2018.

Tỷ lệ bệnh nhân được điều trị bằng các kháng sinh fluoroquinolon hoặc quinolon mắc tác dụng phụ gây tàn tật vĩnh viễn rất hiếm gặp, chủ yếu liên quan đến cơ, gân và hệ thần kinh. Sau cuộc rà soát về các tác dụng phụ trên, PRAC khuyến cáo với một số thuốc này, bao gồm tất cả chế phẩm chứa 1 kháng sinh quinolon, nên được rút khỏi thị trường. Vì các thuốc này chỉ được cấp phép điều trị nhiễm khuẩn mà các loại nhiễm khuẩn này không còn được điều trị bằng nhóm kháng sinh này. 

PRAC khuyến cáo các kháng sinh fluoroquinolon còn lại nên:

  • Không sử dụng:
  • Điều trị nhiễm khuẩn trường hợp có thể cải thiện khi không cần điều trị hoặc các loại nhiễm khuẩn không nghiêm trọng (như viêm họng).
  • Dự phòng tiêu chảy khi đi du lịch hoặc nhiễm khuẩn đường niệu dưới tái phát (nhiễm trùng đường tiết niệu không lan tới bàng quang);
  • Điều trị cho bệnh nhân có tiền sử mắc phản ứng có hại nghiêm trọng khi sử dụng kháng sinh fluoroquinolon hoặc quinolon
  • Để điều trị các nhiễm khuẩn từ nhẹ đến trung bình nặng trừ khi các kháng sinh được khuyến cáo phổ biến khác không được sử dụng
  • Đặc biệt thận trọng:
  • Khi sử dụng cho người cao tuổi, bệnh nhân có bệnh thận, bệnh nhân ghép tạng hoặc được điều trị bằng corticosteroid toàn thân.
  • Các bệnh nhân này có nguy cơ tổn thương gân cao hơn khi sử dụng các kháng sinh fluoroquinolon và quinolon.
  • PRAC cũng khuyến cáo cán bộ y tế nên khuyên bệnh nhân ngừng điều trị bằng kháng sinh fluoroquinolon khi có dấu hiệu:
  • Phản ứng có hại liên quan đến cơ, gân hoặc xương (như viêm hoặc đứt gân, đau hoặc yếu cơ và đau hoặc sung khớp)
  • Phản ứng có hại liên quan đến hệ thần kinh (cảm giác kim châm, mệt mỏi, trầm cảm, lú lẫn, có ý định tự tử, rối loạn giấc ngủ, có vấn đề về thị giác và thính giác và thay đổi mùi, vị).

Các thuốc đã được rà soát bao gồm: ciprofloxacin, flumequin, levofloxacin, lomefloxacin, moxifloxacin, norfloxacin, ofloxacin, pefloxacin, prulifloxacin and rufloxacin (các kháng sinh fluoroquinolon); cinoxacin, nalidixic acid, pipemidic acid (các kháng sinh quinolon).

Khuyến cáo của PRAC sẽ được gửi đến CHMP.

Thông tin kê đơn từng kháng sinh fluoroquinole sẽ được cập nhật để bổ sung các giới hạn sử dụng trên.

Nguồn: Canhgiacduoc.org

  HỘI ĐỒNG THUỐC                TRƯỞNG KHOA DƯỢC           TM. BỘ PHẬN DLS - TTT

        VÀ ĐIỀU TRỊ                      TRANG THIẾT BỊ - VTYT