Thông tin dược

THÔNG TIN THUỐC THÁNG 8/2016

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRI TÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đơn Vị DLS – TTT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

THÔNG TIN THUỐC THÁNG 08/2016

Tri Tôn, ngày 25 tháng 08 năm 2016

            Kính gửi: Các khoa phòng trong Bệnh Viện

Để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, hợp lý. Khoa Dược xin thông tin cho các bác sỹ, dược sỹ, điều dưỡng và các cán bộ y tế lưu ý cập nhật trong quá trình sử dụng thuốc.

       I. CẢNH BÁO AN TOÀN THUỐC FLUNARIZIN

Ngày 21/4/2016, Cục Quản lý Dược Việt Nam đã có công văn số 6257/QLD-ĐK yêu cầu cập nhật thông tin dược lý đối với thuốc chứa hoạt chất flunarizin. Theo đó, flunarizin được chỉ định để điều trị dự phòng cơn đau nửa đầu trong trường hợp các biện pháp điều trị khác không có hiệu quả hoặc kém dung nạp.

Chống chỉ định sử dụng thuốc trong trường hợpmẫn cảm với flunarizin hay bất cứ thành phần tá dược nào của thuốc; có triệu chứng của bệnh Parkinson từ trước khi điều trị;tiền sử có các triệu chứng ngoại tháp; bệnh trầm cảm hoặc tiền sử có hội chứng trầm cảm tái phát.

Mục Cảnh báo và thận trọng khi sử dụng cũng được bổ sung:

Không sử dụng thuốc quá liều khuyến cáo. Cần theo dõi người bệnh thường xuyên, định kỳ, đặc biệt trong thời gian điều trị duy trì để phát hiện sớm các biểu hiện ngoại tháp, trầm cảm và ngừng điều trị kịp thời.

Một số trường hợp mệt mỏi với mức độ nặng tăng dần đã được ghi nhận khi sử dụng flunarizin. Nếu tình trạng này xảy ra, cần ngừng điều trị với flunarizin.

Bên cạnh đó, liều lượng và cách dùng thuốc chứa hoạt chất flunarizin được cập nhật như sau:

²  Người lớn (≤65 tuổi) và người cao tuổi (>65 tuổi):

+5 mg/ngày, uống vào buổi tối, duy trì trong 4 đến 8 tuần.

+ Trong thời gian điều trị, nếu xuất hiện các triệu chứng trầm cảm, ngoại tháp hay các biến cố bất lợi nghiêm trọng khác, cần ngừng dùng thuốc (xem mục Cảnh báo và thận trọng khi sử dụng).

+ Nếu sau 8 tuần điều trị không có sự cải thiện, bệnh nhân được xem như không đáp ứng với điều trị và nên ngừng dùng thuốc.

+ Thời gian điều trị không quá 6 tháng.

+ Khuyến cáo chỉ dành cho bệnh nhân ≤65 tuổi: nếu biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân cho thấy đáp ứng điều trị không đầy đủ, có thể tăng liều lên đến 10 mg/ngày nhưng cần cân nhắc trong khả năng dung nạp thuốc của bệnh nhân.

²Trẻ em:

+ Trẻ em≥12 tuổi, đặc biệt trong trường hợp đau nửa đầu chưa được chẩn đoán xác định: 5 mg/ngày, uống vào buổi tối. Thời gian điều trị không quá 6 tháng.

       + Trẻ em <12 tuổi: chưa có bằng chứng đầy đủ về hiệu quả và độ an toàn của flunarizin trên đối tượng này. Không khuyến cáo sử dụng flunarizin cho trẻ em dưới 12 tuổi.

 Nguồn: http://magazine.canhgiacduoc.org.vn/

  II. THUỐC ĐÌNH CHỈ LƯU HÀNH

Ngày 15/08/2016, Sở Y tế An Giang có công văn số 2144/SYT – NVD thông báo đình chỉ lưu hành & thu hồi trên địa bàn tỉnh An Giang đối với toàn bộ lô thuốc Aronamin Goldsố lô: Z11007, SĐK:VN – 5616– 10, NSX: 20/11/2014, HD: 19/11/2017 do Cty Ildong Pharm.Co.,Ltd.(Korea) sản xuất,  Cty CPDTW3nhập khẩu  lô thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ định lượng Fursultiamin.

Ngày 15/08/2016, Sở Y tế An Giang có công văn số 2144/SYT – NVD thông báo đình chỉ lưu hành & thu hồi trên địa bàn tỉnh An Giang đối với toàn bộ lô thuốcKoact 1000 (Co-amoxiclav tablets BP 875-125mg)số lô:NY8715003-A, SĐK:VN – 17256– 13, NSX: 23/05/2015, HD: 22/04/2017 do Cty Aurobindo Pharma Ltd.(India) sản xuất,  Cty CPDĐại Namnhập khẩu lô thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ định lượng, độ hòa tan của acid clavulanic.

DUYỆT BGĐ TRƯỞNG KHOA DƯỢC TM.Tổ DLS – TTT

THÔNG TIN THUỐC THÁNG 07/2017.

 BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRI TÔN

Đơn Vị DLS – TTT

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                                                                                         Tri Tôn, ngày 16 tháng 07 năm 2017

THÔNG TIN THUỐC THÁNG 07/2017

 

Kính gửi: Các khoa phòng trong Bệnh Viện.

Để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, hợp lý. Bộ phận DLS – TTT xin thông tin cho các Bác sĩ, Dược sĩ, Điều dưỡng và các cán bộ y tế lưu ý  và cập nhật.

NGUY CƠ BIẾN CỐ TRÊN TIM MẠCH LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG THUỐC CHỐNG VIÊM KHÔNG STEROID (NSAIDS) VÀ KHÔNG PHẢI ASPIRIN.

I.Tổng quan về độ an toàn trên tim mạch của các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) và quyết định của các Cơ quan quản lý Dược phẩm trên thế giới.        

Cơ quan quản lý

Các nghiên cứu lâm sàng

                  Quyết định

      US.FDA

(cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ)

Năm 2000, dữ liệu thu được từ các thử nghiệm lâm sàng cỡ mẫu lớn cho thấy nguy cơ huyết khối tim mạch khi sử dụng NSAIDS ức chế chọn lọc trên COX-2.

Năm 2004, xác định được nguy cơ biến cố tim mạch tăng lên khi sử dụng thuốc trong thử nghiệm lâm sàng về hội chứng đa polyp tuyến có tính chất gia đình.

Năm 2016, kết quả thử nghiệm lâm sang PRECISION

(TN đánh giá độ an toàn trên tim mạch của Celecoxib, Ibuprofen, Naproxen trong điều trị viêm khớp dạng thấp) được công bố, Celecoxib mức liều trung bình (200mg) có độ an toàn trên tim mạch không thua kém Ibuprofen và Naproxen.

Năm 2015, yêu cầu nhãn thuốc và tờ HDSD của tất cả các NSAIDS cập nhật thong tin: Nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ có thể xuất hiện sớm trong vài tuần đầu sử dụng NSAIDSnguy cơ tăng lên khi sử dụng liều cao kéo dài.

       EMA

(cơ quan quản lý dược phẩm Châu Âu)

Năm 2005, EMA đưa ra kết luận rằng các thuốc ức chế chọn lọc COX-2 có nguy cơ huyết khối tim mạch cao hơn so với các NSAIDS không chọn lọc.

Năm 2012, PRAC ( Ủy ban đánh giá nguy cơ Cảnh giác dược của EMA) tiến hành rà soát dữ liệu về độ an toàn của các NSAIDS, trên cơ sở đó PRAC khuyến cáo các biện pháp giảm thiểu nguy cơ huyết khối tim mạch khi sử dụng các thuốc ức chế COX-2 cũng nên áp dụng cho Diclofenac.

Các thuốc ức chế COX-2 được khuyến cáo sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể.

Năm 2013, Hội đồng Châu Âu đã ra quyết định áp dụng khuyến cao trên với tất cả các NSAIDS.

      TGA

( cơ quan quản lý Dược phẩm Australia)

Năm 2012, TGA bắt đầu phân tích dữ liệu về nguy cơ tim mạch trong y văn liên quan đến việc sử dụng 8 thuốc NSAID được lưu hành tại Australia.

TGA cũng đồng quan điểm với US.FDA và EMA, cho rằng các thuốc  ức chế COX-2 và hầu hết các NSAIDS cổ điển đều làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch ở mức độ tương tự nhau.

       HSA

(cơ quan quản lý Dược phẩm Singapore)

Năm 2005, HSA đã tiến hành giám sát chặt chẽ độ an toàn trên tim mạch khi sử dụng NSAIDs.

Những năm gần đây, các bằng chứng về việc sử dụng  Diclofenac liều cao, kéo dài có liên quan đến nguy cơ tim mạch ngày càng nhiều.

Năm 2005, kết luận có sự tăng nhẹ nguy cơ tim mạch liên quan đến sử dụng NSAIDs.

Và đưa ra thêm 1 số khuyến cáo để tăng cường độ an toàn khi sử dụng Diclofenac.

Health Canada

(cơ quan quản lý Dược phẩm Canada)

Năm 2013, Health Canadatiến hành 1 phân tích về độ an toàn của Diclofenac đường uống và đặt trực tràng, đưa ra kết luận Diclofenac có liên quan đến sự tăng nguy cơ biến cố tim mạch và đột quỵ.

Tiến hành trên Celecoxib và Ibuprofen, kết luận rằng

ở liều khuyến cáo, lợi ích vẫn vượt trội nguy cơ.Ở liều cao Ibuprofen (≥2400mg/ngày) có nguy cơ biến cố tim mạch và đột quỵ, đặc biệt trên bệnh nhân có tiền sử hoặc yếu tố nguy cơ tim mạch.

Cập nhật lại nhãn thuốc và tờ HDSD của các thuốc chứa các thuốc này

1. Cục quản lý Dược cập nhật hướng dẫn sử dụng các thuốc chống viêm không steroid  (NSAIDs) và không phải Aspirin.

-  Dựa trên quyết định của các Cơ quan Quản lý Dược phẩm trên thế giới, để đảm bảo độ an toàn trên tim mạch, các cán bộ y tế cần lưu ý các vấn đề sau khi sử dụng NSAIDs: 

Các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện biến cố huyết khối tim mạch, bao gồm cả nhồi máu cơ tim và đột quỵ, có thể dẫn đến tử vong. Nguy cơ này xuất hiện sớm trong vài tuần đầu dung thuốc và tăng lên theo thời gian dùng thuốc. Nguy cơ huyết khối tim mạch được ghi nhận chủ yếu ở liều cao.

Bác sĩ cần đánh giá định kỳ sự xuất hiện của biến cố tim mạch, ngay cả khi bệnh nhân không có các triệu chứng về tim mạch trước đó. Bệnh nhân cần được cảnh báo về các triệu chứng của biến cố tim mạch và cần thám khám bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng này.

ŽĐể giảm thiểu nguy cơ xuất hiện biến cố bất lợi, cần sử dụng NSAIDs ở liều hàng ngày thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể.

Các thử nghiệm lâm sàng  và dịch tễ học cho thấy việc sử dụng Diclofenac có liên quan đến tăng nguy cơ xuất hiện biến cố huyết khối tim mạch ở liều cao (150mg/ngày) và kéo dài.

Vì vậy riêng đối với Diclofenac:

Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân suy tim sung huyết (từ độ II đến độ IV theo phân độ chức năng suy tim của Hội Tim NewYork – NYHA).
  • Bệnh tim do thiếu máu cục bộ.
  • Bệnh động mạch ngoại vi, bệnh mạch máu não.

Rất thận trọng:

  • Khi sử dụng cho các bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ rõ ràng xuất hiện các biến cố tim mạch ( Tăng huyết áp, tăng lipid huyết thanh, đái tháo đường, nghiện thuốc lá).

Nguồn: Công văn số 22982/QLD-TT

              Công văn số 5749/QLD - ĐK

HỘI ĐỒNG THUỐC          TRƯỞNG KHOA DƯỢC                                   TM. BỘ PHẬN DLS - TTT VÀ ĐIỀU TRỊ

THÔNG TIN THUỐC THÁNG 07/2017

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRI TÔN 

Đơn Vị DLS – TTT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 

                                                              Tri Tôn, ngày 20 tháng 07 năm 2017

THÔNG TIN THUỐC THÁNG 07/2017

Kính gửi: Các khoa phòng trong Bệnh Viện.

Để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, hợp lý. Bộ phận DLS – TTT xin thông tin cho các Bác sĩ, Dược sĩ, Điều dưỡng và các cán bộ y tế lưu ý  và cập nhật.

CẬP NHẬT THÔNG TIN DƯỢC LÝ ĐỐI VỚI THUỐC    CHỨA KHÁNG SINH NHÓM FLUOROQUINOLON.

Ngày 26/07/2016, cơ quan quản lý Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ (US.FDA) đã phê duyệt việc thay đổi nhãn thuốc và tờ HDSD của các thuốc chứa kháng sinh Fluoroquinolon dung toàn than, nhằm mục đích giảm thiểu nguy cơ xảy ra phản ứng có hại nghiêm trọng có khả năng không hồi phục và gây tàn tật liên quan đến gân, xương, thần kinh ngoại biên và hệ thống thần kinh trung ương do sử dụng các thuốc này ở các bệnh nhân viêm xoang, viêm phế quản và nhiễm khuẩn đường niệu không phức tạp.

Tại Việt Nam, thuốc chứa kháng sinh nhóm Fluoroquinolon được cấp số đăng kí và lưu hành bao gồm thuốc chứa các hoạt chất: Ciprofloxacin, Levofloxacin, Ofloxacin, Norfloxacin, Pefloxacin, Moxifloxacin, Lomefloxacin.

Tiếp theo công văn số 24812/QLD-TT ngày 21/12/2016 của Cục quản lý Dược về việc cung cấp các thông tin cho cán bộ y tế về độ an toàn, hiệu quả của các thuốc chứa kháng sinh nhóm Fluoroquinolon và căn cứ vào kết luận của Hội Đồng tư vấn cấp số đăng kí lưu hành thuốc – Bộ y tế, để đảm bảo mục tiêu sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả, Cục quản lý Dược yêu cầu Sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ y tế tiếp tục thông báo cho các cơ sở khám chữa bệnh, đơn vị kinh doanh dược phẩm trên địa bàn các thông tin liên quan đến khuyến cáo của US.FDA đã nêu tại công văn số 24812/QLD-TT ngày 21/12/2016 của Cục quản lý Dược ( nội dung hướng dẫn theo phụ lục) đồng thời tăng cường công tác theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc trong quá trình sử dụng và lưu hành, gửi báo cáo ADR về Trung tâm Quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc.

Các nội dung thay đổi/bổ sung đối với thuốc chứa kháng sinh nhóm Fluoroquinolon dung toàn thân:

1. Chỉ định:

Sắp xếp thông tin chỉ định dưới đây vào cuối cùng, sau các chỉ định khác được ưu tiên sử dụng hơn. Đồng thời bổ sung các thông tin về Dược được cung cấp dưới đây:

  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không phức tạp […].

Do kháng sinh Fluoroquinolon liên quan đến phản ứng có hại nghiêm trọng, và nhiễm khuẩn đường tiết niệu không phức tạp ở 1 số bệnh nhân có thể tự khỏi

èChỉ nên sử dụng cho các bệnh nhân không có lựa chọn điều trị thay thế.

  • Đợt nhiễm khuẩn cấp của Viêm phế quản mạn tính […].

Do kháng sinh Fluoroquinolon liên quan đến phản ứng có hại nghiêm trọng, và  đợt nhiễm khuẩn cấp của Viêm phế quản mạn tính ở 1 số bệnh nhân có thể tự khỏi

èChỉ nên sử dụng cho các bệnh nhân không có lựa chọn điều trị thay thế.

  • Viêm xoang cấp do vi khuẩn […].

Do kháng sinh Fluoroquinolon liên quan đến phản ứng có hại nghiêm trọng, và viêm xoang cấp tính do vi khuẩn ở 1 số bệnh nhân có thể tự khỏi

èChỉ nên sử dụng cho các bệnh nhân không có lựa chọn điều trị thay thế.

2. Liều dùng và cách dùng: (theo Dược Thư Quốc Gia Việt Nam).

Ciprofloxacin

Levofloxacin

Moxifloxacin

Norfloxacin

Ofloxacin

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không phức tạp

250mg/lần

2 lần/ngày

(3 ngày)

250mg/lần

1 lần/ngày

(3     ngày)

        

400mg/lần

2 lần/ngày

(3 ngày)

200mg/lần

2 lần/ngày

( 3 – 7 ngày tùy vi khuẩn)

Đợt nhiễm khuẩn cấp của Viêm phế quản mạn tính

  

500mg/ngày (7 ngày)

400mg/ngày

( 5 ngày)

Viêm xoang cấp do vi khuẩn

500mg/lần

2 lần/ngày

(10 ngày)

500mg/ngày (10 – 14 ngày) (viêm xoang hàm trên cấp)

400mg/ngày

( 10 ngày)

 

3. Cảnh báo và thận trọng:

-          Các phản ứng có hại nghiêm trọng có khả năng không hồi phục và gây tàn tật, bao gồm viêm gân, đứt gân, bệnh lý thần kinh ngoại biên và tác dụng bất lợi trên hệ thống thần kinh trung ương.

-         Các kháng sinh Fluoroquinolon liên quan đến phản ứng có hại nghiêm trọng có khả năng gây tàn tật và không phục hồi trên các hệ cơ quan khác nhau của cơ thể và có thể xuất hiện đồng thời trên cùng 1 bệnh nhân.

-         Các phản ứng có hại thường được ghi nhận: Viêm gân, Đứt gân, Đau khớp, Đau cơ, bệnh lý thần kinh ngoại vi và tác dụng bất lợi trên hệ thống thần kinh trung ương ( ảo giác, lú lẫn, lo âu, trầm cảm, mất ngủ, đau đầu nặng). Các phản ứng này xảy ra trong vòng vài giờ đến vài tuần sau khi sử dụng thuốc, bệnh nhân ở bất kì tuổi nào hoặc không có các yếu tố nguy cơ tồn tại từ trước đều có thể gặp.

-         Ngừng sử dụng ngaykhi có dấu hiệu hoặc triệu chứng đầu tiên của bất kỳ phản ứng có hại nghiêm trọng nào.

-         Tránh sử dụng cho các bệnh nhân đã từng gặp các phản ứng có hại nghiêm trọng liên quan đến nhóm Fluoroquinolon.

Nguồn: Công văn số 24812/QLD-TT ngày 21/12/2016

             Công văn số 5748/QLD-ĐK ngày 27/04/2017

Dược Thư Quốc gia Việt Nam, xuất bản lần 2

HỘI ĐỒNG THUỐC                        TRƯỞNG KHOA DƯỢC                    TM. BỘ PHẬN DLS - TTT VÀ ĐIỀU TRỊ

THÔNG TIN THUỐC THÁNG 09/2017

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRI TÔN

   Đơn Vị DLS – TTT  

   CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                                                                                          Tri Tôn, ngày 19 tháng 09 năm 2017

                                                              THÔNG TIN THUỐC THÁNG 09/2017

Kính gửi: Các khoa phòng trong Bệnh Viện.

Để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, hợp lý. Bộ phận DLS – TTT xin thông tin cho các Bác sĩ, Dược sĩ, Điều dưỡng và các cán bộ y tế lưu ý  và cập nhật.

Tổng hợp một số thông tin an toàn thuốc từ WHO Pharmaceuticals Newsletter Số 4 năm 2017.

Domperidone và các biện pháp giảm thiểu nguy cơ  trên tim mạch.

HSA Singapore đã đánh giá lại liệu có cần thiết áp dụng thêm các biện pháp để giảm thiểu nguy cơ trên tim mạch liên quan đến việc sử dụng domperidone hay không.

HSA đã cập nhật  nhãn thuốc của các chế phẩm có chứa domperidone để tăng mức độ cảnh báo nguy cơ tim mạch, bao gồm cả những khuyến cáo về chế độ liều mới trong quá trình điều trị.

Các nguy cơ làm tăng độc tính trên tim mạch khi sử dụng domperidon bao gồm: Tuổi cao (>60 tuổi), có tiền sử bệnh tim mạch, sử dụng domperidone liều cao (>30 mg/ngày) và sử dụng đồng thời với cá thuốc kéo dài khoảng QT hoặc các thuốc ức chế  CYP3A4.

HSA đã nhận được báo cáo về 2 trường hợp bệnh nhân bị kéo dài khoảng QT liên quan đến domperidone (trong giai đoạn từ 2006 đến 2016).

Xét trong bối cảnh domperidone đã được sử dụng trên lâm sàng trong một khoảng thời gian rất dài và tỷ lệ xảy ra biến cố tim mạch được báo cáo là tương đối thấp, HSA kết luận rằng cân bằng lợi ích -  nguy cơ của thuốc vẫn ở mức tích cựckhi sử dụng thuốc một cách hợp lý.

 Một trong các biện pháp được khuyến cáo để giảm thiểu nguy cơ tim mạch là việc giới hạn sử dụng domperidon trên bệnh nhân có nguy cơ cao.

Fluconazole, fosfluconazole và nguy cơ hội chứng quá mẫn.

MHLW và PMDA thông báo đã cập nhật nhãn thuốc của các chế phẩm có chứa fluconazole về nguy cơ hội chứng quá mẫn (drug-induced hypersensitivity syndrome – DIHS).

Fluconazole vàfosfluconazole (tiền thuốc của fluconazole) là các thuốc chống nấm được sử dụng để điều trị nhiễm nấm Candida hoặc Cryptococcus.

 Có 2 case DIHS liên quan đến việc sử dụng fluconazole và 1 case liên quan đến việc sử dụng fosfluconazole đã được báo cáo ở Nhật Bản.

Liều cao loperamide và nguy cơ biến cố tim mạch nghiêm trọng.

Cơ quan quản lý dược phẩm Quốc gia Malaysai (The National Pharmaceutical Regulatory Agency - NPRA) đã yêu cầu cập nhật nhãn của các chế phẩm có chứa loperamide về nguy cơ biến cố tim mạch nghiêm trọng khi sử dụng liều cao hoạt chất này.

Loperamide là một thuốc được sử dụng trong điều trị tiêu chảy. Trong giia đoạn 2000-2016, NPRA đã nhận được 14 báo cáo về 29 biến cố có hại nghi ngờ liên quan đến loperamide trong lãnh thổ Malaysia. Trong đó, 15 events (52%) liên quan đến rối loạn da và mô dưới da như ban sẩn và ngứa. Những biến cố có hại khác bao gồm phản vệ, khó thở thở gấp, chóng mặt, rối loạn cảm giác, phù mặc và miệng, buồn nôn, cơn xoay mắt, viêm niêm mạc miệng, đau khô họng.

Cho đến thời điểm hiện tại, NPRA chưa nhận được bất cứ báo cáo nào về biến cố tim mạch liên quan đến việc sử dụng loperamide. Trong cơ sở dữ liệu phản ứng có hại của WHO (Vigibase), từ năm 1977 đến nay đã có 7 431 ICSRs (individual case safety reports) liên quan đến loperamide, trong đó có 328 báo cáo liên quan đến các rối loạn tim mạch như là nhịp nhanh thất (60 báo cáo), ngừng tim (50 báo cáo), và kéo dài khoảng QT (46 báo cáo).

NPRA khuyến cáo CBYT thận trọng với nguy cơ tiềm tàng của các biến cố tim mạch, đặc biệt trên những bệnh nhân nhạy cảm, tương tác thuốc, và xử trí các nguy cơ ngộ độc tim trong quá trình sử dụng loperamide.

Loxoprofen và nguy cơ phản vệ và sốc phản vệ.

MHLW và PMDA đã yêu cầu cập nhật nhãn của các chế phẩm có chứa loxoprofen về nguy cơ phản vệ và sốc phản vệ.

Loxoprofen được sử dụng để làm giảm đau và viêm. Có tổng số 6 case phản vệ và sốc phản vệ đã được báo cáo trên lãnh thổ Nhật Bản, trong đó không thể loại trừ mối quan hệ nhân quả ở hai báo cáo.

Nguồn: Canhgiacduoc.org

HỘI ĐỒNG THUỐC                            TRƯỞNG KHOA DƯỢC                    TM.BỘ PHẬN DLS-TTT VÀ ĐIỀU TRỊ

THÔNG TIN THUỐC THÁNG 11/2017

      BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRI TÔN                                     

              Đơn Vị DLS – TTT                                  

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                                                                                        Tri Tôn, ngày 10 tháng 11 năm 2017

 

   THÔNG TIN THUỐC THÁNG 11/2017

 Kính gửi: Các khoa phòng trong Bệnh Viện.

Để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, hợp lý. Bộ phận DLS – TTT xin thông tin cho các Bác sĩ, Dược sĩ, Điều dưỡng và các cán bộ y tế lưu ý  và cập nhật.

TỔNG HỢP CÁC KHUYẾN CÁO VỀ AN TOÀN SỬ DỤNG THUỐC ĐỐI VỚI MỘT SỐ THUỐC HIỆN ĐANG SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRI TÔN (P1)

 1.NHÓM KHÁNG SINH FLUOROQUINOLON.

     Qua đánh giá và xem xét về tính an toàn của nhóm kháng sinh Fluoroquinolon sử dụng đường toàn thân (viên nén, viên nang, thuốc tiêm) FDA đã phát hiện ra Fluoroquinolon có liên quan đến các tác dụng phụ nghiêm trọng có thể kéo dài vĩnh viễn, gây mất khả năng lao động và có thể xảy ra đồng thời trêncùng 1 bệnh nhân. Các tác dụng phụ này có thể liên quan đến gân, cơ, xương, dây thần kinh và hệ thống TKTW.

     12/05/2016, US FDA đã khuyến cáo: các tác dụng phụ nghiêm trọng của nhóm Fluoroquinolone đã vượt quá lợi ích mà thuốc mang lại trên các ở các bệnh Viêm xoang, Viêm phế quản và Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng. Đối với các bệnh trên, Fluoroquinolon chỉ là thuốc dự trữ cho bệnh nhân không có lựa chọn thay thế.

     Công văn số 5748/QLD-ĐK ngày 27/04/2017 của Cục QLD Việt Nam về việc cập nhật thông tin dược lý của nhóm thuốc Fluoroquinolon, đồng thời cảnh báo các phản ứng có hại nghiêm trọng có thể xảy ra. ( Thông tin thuốc tháng 07/2017 – BVĐK Tri Tôn) 

 2.METHYLPREDNISOLONE DẠNG TIÊM.

     CMDH đã thông qua đề xuất của Ủy ban Đánh giá Nguy cơ Cảnh giác Dược (PRAC) của EMA về việc không được phép sử dụng methylprednisolon dạng tiêm có chứa lactose - một loại chế phẩm có khả năng chứa một lượng nhỏ protein sữa bò, trên bệnh nhân dị ứng hoặc nghi ngờ dị ứng với protein sữa bò.

     Đã có báo cáo về phản ứng có hại, hầu hết các trường hợp dị ứng xảy ra ở bệnh nhân dưới 12 tuổi. Trong một số trường hợp được báo cáo, phản ứng bất lợi của thuốc được diễn giải sai thành không có hiệu quả điều trị, dẫn đến việc dùng lại methylprednisolon và làm tình trạng lâm sàng của bệnh nhân trở nên xấu đi( Thông tin thuốc tháng 08/2017 – BVĐK Tri Tôn)

     Công văn số 15466/QLD –TT của Cục Quản lý Dược ngày 02/10/2017 về việc cập nhật tính an toàn của Methylprednisolon dạng tiêm chứa thành phần tá dược là Lactose.

3.CÁC THUỐC CHỨA CODEIN.

     Ngày 13/03/2015, Ủy ban đánh giá nguy cơ Cảnh giác dược (PRAC) thuộc Cơ quan Quản lý Dược phẩm Châu Âu (EMA) đã đưa ra khuyến cáo thắt chặt việc sử dụng các thuốc chứa Codein để điều trị ho và cảm lạnh cho trẻ em do các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến hô hấp. PRAC đặc biệt khuyến cáo:

  • Chống chỉ định Codein cho trẻ em dưới 12 tuổi.
  • Không khuyến cáo sử dụng codein cho trẻ từ 12- 18 tuổi có các vấn đề về hô hấp.

( vừa làm thủ thuật cắt amidal, nạo VA)

  •  Các chế phẩm Codein dạng lỏng cần được chứa trong lọ chống trẻ em nhằm tránh trường hợp trẻ vô ý uống thuốc.

     Codein khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành morphin và gây ra tác dụng của chất này. Theo PRAC, mặc dù phản ứng có hại của Morphin xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng ở trẻ dưới 12 tuổi, con đường chuyển hóa Codein thành morphin thay đổi và không dự đoán trước được. Vì vậy, nhóm đối tượng này tiềm tàng những nguy cơ phản ứng có hại đặc biệt. Ngoài ra trẻ em đã từng có vấn đề về hô hấp có thể nhạy cảm hơn với Codein. PRAC cũng ghi nhận tình trạng ho và cảm lạnh thường tự khỏi và bằng chứng về hiệu quả điều trị của Codein trong các trường hợp này rất hạn chế. Ngoài ra, PRAC tiếp tục khuyến cáo không được sử dụng Codein trên bệnh nhân mang gen chuyển hóa thuốc nhanh ở tất cả mọi lứa tuổi và ở phụ nữ cho con bú do Codein được bài tiết vào sữa mẹ.

 4.THUỐC CHỐNG VIÊM KHÔNG STEROID  (NSAIDS) VÀ KHÔNG PHẢI ASPIRIN.

     Dựa trên quyết định của các Cơ quan Quản lý Dược phẩm trên thế giới, để đảm bảo

độ an toàn trên tim mạch, các cán bộ y tế cần lưu ý các vấn đề sau khi sử dụng NSAIDs:

  • Các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện biến cố huyết khối tim mạch, bao gồm cả nhồi máu cơ tim và đột quỵ, có thể dẫn đến tử vong. Nguy cơ này xuất hiện sớm trong vài tuần đầu dung thuốc và tăng lên theo thời gian dùng thuốc. Nguy cơ huyết khối tim mạch được ghi nhận chủ yếu ở liều cao.
  • Bác sĩ cần đánh giá định kỳ sự xuất hiện của biến cố tim mạch, ngay cả khi bệnh nhân không có các triệu chứng về tim mạch trước đó. Bệnh nhân cần được cảnh báo về các triệu chứng của biến cố tim mạch và cần thám khám bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng này.
  • Để giảm thiểu nguy cơ xuất hiện biến cố bất lợi, cần sử dụng NSAIDs ở liều hàng ngày thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể.
  • Các thử nghiệm lâm sàng và dịch tễ học cho thấy việc sử dụng Diclofenac có liên quan đến tăng nguy cơ xuất hiện biến cố huyết khối tim mạch ở liều cao (150mg/ngày) và kéo dài.

 5.AMOXICILLIN.

     Ireland – Cơ quan Quản lý Dược phẩm nước này thông báo tới cán bộ y tế rằng amoxicillin liên quan đến nguy cơ rất hiếm gặp hội chứng phát ban do thuốc với tăng bạch cầu ưa acid và những triệu chứng toàn thân (DRESS).

     Ủy ban đánh giá nguy cơ Cảnh giác dược Châu Âu (PRAC) vừa đánh giá tín hiệu và khuyến cáo rằng DRESS cần được bổ sung vào các phản ứng có hại trên da nghiêm trọng rất hiếm gặp đề cập trong thông tin các chế phẩm chứa amoxicillin.

     DRESS là hội chứng quá mẫn muộn với biểu hiện sốt, phát ban, bất thường huyết học và bệnh hệ thống, trong đó sốt và nổi ban ở da là những dấu hiệu lâm sàng đặc trưng ban đầu xuất hiện trong hội chứng DRESS. Phát ban đầu tiên xuất hiện trên khuôn mặt, lan ra khắp người và sau đó lan xuống 2 chân, bên cạnh đó phát ban có thể phát triển thành mụn nước và thường kèm theo phù mặt.

     Các bất thường về huyết học rất phổ biến thường là có sự tăng đáng kể bạch cầu ái toan, tăng lympho không điển hình và nhất là bệnh ở hệ thống bạch huyết. Bệnh hệ thống thường gặp nhất là liên quan đến gan, nhưng cũng có nhiều báo cáo cho thấy bệnh còn gặp ở một số cơ quan khác như: phổi, viêm thận kẽ, viêm màng ngoài tim và viêm tuyến giáp. Đa số trường hợp trong hội chứng DRESS thường xuất hiện viêm gan với transaminase tăng cao, tuy nhiên trong trường hợp dị ứng nặng thì suy gan cấp tính có thể xảy ra dẫn tới tỷ lệ tử vong là khoảng 10%.

Nguồn: Canhgiacduoc.org

                             HỘI ĐỒNG THUỐC        TRƯỞNG KHOA DƯỢC       TM. BỘ PHẬN DLS - TTT VÀ ĐIỀU TRỊ