TRUNG TÂM Y TẾ H.TRI TÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | ||||||||||||||
KHOA DƯỢC-TTB-VTYT | Độc lập - Tự do - Hạnh phúc | ||||||||||||||
TỔ DLS - TTT | |||||||||||||||
Tri Tôn, ngày 23 tháng 09 năm 2019 | |||||||||||||||
THÔNG TIN THUỐC THÁNG 09/2019 | |||||||||||||||
Kính gửi: Các khoa/phòng trong TTYT huyện Tri Tôn | |||||||||||||||
|
|||||||||||||||
CÁC LƯU Ý VỀ LIỀU LƯỢNG KHI SỬ DỤNG KHÁNG SINH |
|||||||||||||||
STT | NHÓM/ THẾ HỆ | KHÁNG SINH | ĐƯỜNG DÙNG |
LIỀU DÙNG/NGÀY | GHI CHÚ | ||||||||||
Người lớn | Trẻ em | Trẻ nhỏ | |||||||||||||
Nhóm beta-lactam | |||||||||||||||
1 | Penicillin phổ TB | Amoxicillin | Uống | 250mg/lần x 3 500mg/lần x 3(*) 875mg/lần x2(*) 1g/lần x 2(**) |
20-25mg/kg/ngày 45mg/kg/ngày(*) |
(*): NK nặng (**): Trị HP |
|||||||||
2 | Amoxicillin + clavuclanic |
Uống | 375mg/lần x 3 625mg/lần x 2 625mg/lần x 3 (*) 1g/lần x 2 (*) |
*Trẻ >40kg dùng liều như người lớn *Trẻ < 40kg ko dùng dạng bào chế viên bao phim |
*< 3th tuổi: 30mg/kg/ngày * >3th tuổi: 45mg/kg/ngày(*) 25mg/kg/ngày 90mg/kg/ngày (**) |
(*): NK nặng (**): Viêm tai giữa cấp |
|||||||||
3 | Cephalosporin TH1 | Cefadroxil | Uống | Tối đa 2g/ngày | 30mg/kg/ngày (ko dùng khi NK nặng) |
Trong thời kì sơ sinh ko nên dùng |
|||||||||
4 | Cephalexin | Uống | Tối đa 4g/ngày | *Trẻ >15 tuổi dùng liều như người lớn | * > 1 tuổi: 25-100mg/kg/ngày |
Uống lúc đói | |||||||||
5 | Cephalosporin TH2 | Cefuroxim acetil |
Uống | 500mg/lần x 2 | *12 - 18 tuổi: 250mg/lần x 2 500mg/lần x 2(*) |
* 3 tháng - 2 tuổi: 10mg/kg/lần x 2 (Tối đa 125mg/lần) * 2 - 12 tuổi: 15mg/kg/lần x2 (Tối đa 250mg/lần) |
Không có tương đương SKD giữa 2 dạng viên nén và hỗn dịch uống. (*): NK nặng |
||||||||
6 | Cephalosporin TH3 | Cefotaxim | Tiêm | Tối đa 12g/ngày | *Trẻ nặng > 50kg dùng liều như người lớn | *<1 tuần tuổi: 50mg/kg/lần x 2 * 1 - 4 tuần tuổi: 50mg/kg/lần x 3 * 1 tháng - 12 tuổi: 50-180mg/kg/ngày |
Tiêm liều lớn nên tiêm TM Tiêm bắp nên tiêm sâu, nếu liều 2g nên tiêm 2 vị trí. |
||||||||
7 | Cephalosporin TH3 | Ceftazidim | Tiêm | Tối đa 6g/ngày | *Trẻ >12 tuổi dùng liều như người lớn | * 1 - 4 tuần tuổi: 30mg/kg/lần x 2 * 1 tháng - 12 tuổi: 25-50mg/kg x 3 * Trẻ sơ sinh viêm màng não: 100-150mg/kg |
Người già >70 tuổi, tối đa 3g/ngày |
||||||||
8 | Cefixim | Uống | 200-400mg/ngày 800mg/ngày (**) |
*Trẻ >12 tuổi hoặc nặng >50kg dùng liều như người lớn |
*6th - 12 tuổi: 8mg/kg/ngày * < 6th: ko dùng |
(**): Điều trị lậu | |||||||||
Nhóm Aminoglycosid | |||||||||||||||
9 | Gentamicin | Tiêm | * Nhiều liều: 3-5mg/kg/ngày * Một liều: 5-7mg/kg |
* Nhiều liều: 2mg/kg/lần x 3 * Một liều: 7mg/kg |
Liều là liều tải | ||||||||||
Nhóm quinolon | |||||||||||||||
10 | Thế hệ 1 | Acid nalidixic | Uống | Tối đa 4g/ngày | *3 tháng - 12 tuổi: 55-60mg/kg/ngày |
Trẻ < 3 tháng tuổi ko dùng | |||||||||
11 | Thế hệ 2 | Ofloxacin | Uống | 400mg/ngày 800mg/ngày (*) |
Không nên sử dụng cho trẻ em <18 tuổi | (*) NK nặng | |||||||||
12 | Thế hệ 2 | Ciprofloxacin | Uống | Tối đa 750mg/lần x2 (20mg/kg) |
*1 tháng - 18 tuổi: 20mg/kg x 2 10mg/kg x 3 |
*Sơ sinh: 15mg/kg/lần x 2 |
Không khuyến cáo sử dụng cho trẻ <18 tuổi, chỉ dùng khi thực sự cần thiết và không có KS thay thế. | ||||||||
13 | Thế hệ 3 | Levofloxacin | Uống | 250-500mg/lần x 2 | *Trẻ em >6th và nặng >50kg: 500mg/ngày |
Trẻ em <50kg: 8mg/kg x 2 (Tối đa 250mg/lần) |
Không khuyến cáo sử dụng cho trẻ <18 tuổi, chỉ dùng khi thực sự cần thiết và không có KS thay thế. | ||||||||
Nhóm Nitro imidazol | |||||||||||||||
14 | Metronidazol | Uống | Tối đa 1g/ngày | 15-40mg/kg/ngày | An toàn dạng tiêm và uống của thuốc trên trẻ chưa được xác định, nên dùng thận trọng (trừ TH nhiễm amip) | ||||||||||
Tiêm | Tối đa 1,5g/ngày | 20-30mg/kg/ngày | |||||||||||||
HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ |
TRƯỞNG KHOA DƯỢC TRANG THIẾT BỊ - VTYT |
TM. BỘ PHẬN DLS - TTT |
Thông tin dược
THÔNG TIN THUỐC THÁNG 08/2019
TRUNG TÂM Y TẾ H.TRI TÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA DƯỢC-TTB-VTYT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TỔ DLS - TTT
Tri Tôn, ngày 27 tháng 08 năm 2019
THÔNG TIN THUỐC THÁNG 08/2019
Kính gửi: Các khoa phòng trong TTYT huyện Tri Tôn.
Để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, hợp lý. Bộ phận DLS – TTT xin thông tin cho các Bác sĩ, Dược sĩ, Điều dưỡng và các cán bộ y tế lưu ý và cập nhật.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA THUỐC
ỨC CHẾ BƠM PROTON
Gần đây có nhiều thông tin đề cập đến các phản ứng có hại của thuốc ức chế bơm proton (PPI). Có nhiều ý kiến trái chiều từ việc cho rằng không thật sự xảy ra các phản ứng có hại nghiêm trọng đến nguy cơ gặp các phản ứng có hại đáng lo ngại với các thuốc này.
Các phản ứng có hại của thuốc ức chế bơm proton được chia thành 3 loại chính:
- Phản ứng có hại ngắn hạn, mức độ nhẹ và ít gặp: như đau đầu, đau bụng, táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn, nôn và trong các trường hợp này, bệnh nhân hiếm khi cần ngừng thuốc.
- Các triệu chứng liên quan tới tăng tiết acid hồi ứng sau khi ngừng thuốc: với các biểu hiện như ợ chua, ợ nóng do ngừng thuốc đột ngột (hội chứng cai thuốc). Phản ứng có hại này thường hiếm gặp.
- Cuối cùng, một loạt các phản ứng có hại xuất hiện tương đối muộn: có thể nghiêm trọng và gây tàn tật (đây là một bằng chứng cho vai trò của Cảnh giác dược đối với những thuốc đã được sử dụng từ lâu mà thông tin được cho là đã rõ ràng). Mặc dù ít gặp nhưng do được sử dụng rộng rãi, tất cả các phản ứng có hại của nhóm thuốc này cần phải được nghiên cứu và biết đến:
- Nhiễm khuẩn, đặc biệt ở hệ tiêu hóa, ví dụ nhiễm Clostridium difficile, nguyên nhân gây ra viêm đại tràng giả mạc. Nguy cơ nhiễm trùng này là do sự giảm acid dạ dày.
- Gãy xương, tăng nguy cơ gãy xương hông, đốt sống hoặc cổ tay. Cơ chế cũng liên quan tới tăng pH dạ dày, làm giảm hấp thu calci. Một số trường hợp hiếm gặp xuất hiện đau cơ như viêm đa cơ hay viêm khớp đã được báo cáo. Cơ chế được cho là liên quan đến tính tự miễn.
- Giảm hấp thu vitamin B12, có khả năng gây thiếu máu thứ phát.
- Giảm natri và magnesi máu có triệu chứng (co giật, loạn nhịp, nôn mửa…) hoặc không có triệu chứng. Giảm calci và kali máu xảy ra đồng thời. Những rối loạn ion được giải thích bởi sự thay đổi pH dạ dày.
- Tổn thương thận như viêm thận kẽ và rối loạn miễn dịch khác. Cơ chế rối loạn miễn dịch và bệnh thận liên quan tới rối loạn khác như cơ, gan, huyết học và da.
- Nguy cơ được biết đến từ lâu là u dạ dày- ruột, được biết trong các nghiên cứu tiền lâm sàng của các thuốc này trên động vật, chưa có phát hiện trên người.
Tóm lại, nguyên nhân chính dẫn đến các phản ứng có hại của thuốc ức chế bơm proton là việc sử dụng sai mục đích và tiêu thụ quá mức. Theo tạp chí Revue Prescrire, khoảng 78 triệu hộp “prazol”đã được kê đơn và chi trả bảo hiểm trong năm 2017. Trong số đó chỉ 10% lượt mua có dưới 28 đơn vị liều, điều đó chỉ ra tình trạng sử dụng kéo dài các thuốc PPI. Dữ liệu khác chỉ ra rằng ở các bệnh viện, hơn một nửa bệnh nhân nhập viện có sử dụng một PPI. Hơn nữa, cần lưu ý rằng đây vẫn luôn là thuốc chỉ được sử dụng khi được kê đơn.
Nguồn: Canhgiacduoc.org.vn
HỘI ĐỒNG THUỐC TRƯỞNG KHOA DƯỢC TM. BỘ PHẬN DLS - TTT
VÀ ĐIỀU TRỊ TRANG THIẾT BỊ - VTYT
THÔNG TIN THUỐC THÁNG 07/2019
TRUNG TÂM Y TẾ H.TRI TÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA DƯỢC-TTB-VTYT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TỔ DLS - TTT
Tri Tôn, ngày 12 tháng 07 năm 2019
THÔNG TIN THUỐC THÁNG 07/2019
Kính gửi: Các khoa phòng trong TTYT huyện Tri Tôn.
Để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, hợp lý. Bộ phận DLS – TTT xin thông tin cho các Bác sĩ, Dược sĩ, Điều dưỡng và các cán bộ y tế lưu ý và cập nhật.
MEDSAFE (NEW ZEALAND): VIÊM TỤY CẤP GÂY RA
DO THUỐC
Thông tin chính:
- Thuốc là nguyên nhân hiếm gặp gây viêm tụy cấp.
- Nếu nghi ngờ viêm tụy cấp gây ra do thuốc, việc ngừng thuốc thường có hiệu quả đáng kể.
- Viêm tụy cấp là một nguyên nhân chính dẫn đến nhập viện trong các bệnh đường tiêu hóa. Nguyên nhân gây viêm tụy cấp thường do sỏi mật hoặc sử dụng rượu quá mức.
- Viêm tụy cấp đặc trưng bởi viêm tuyến tụy và tăng nồng độ enzym tụy (amylase và lipase) trong máu.
- Viêm tụy cấp do thuốc rất hiếm gặp (tỉ lệ 0,1-2%). Tuy nhiên, vì tỷ lệ mắc viêm tụy cấp nói chung còn cao, do đó viêm tụy cấp do thuốc vẫn là một vấn đề quan trọng cần được xem xét.
Viêm tụy cấp gây ra do thuốc
- Viêm tụy cấp gây ra do thuốc không có biểu hiện lâm sàng đặc trưng để phân biệt với các nguyên nhân gây viêm tụy cấp khác. Do đó, việc chẩn đoán đòi hỏi phải loại trừ cẩn thận các nguyên nhân khác. Trong một số trường hợp, có thể bắt gặp phát ban do thuốc hay tăng bạch cầu ái toan.
- Việc ngừng thuốc dẫn đến tiên lượng bệnh tốt và tỉ lệ tử vong giảm.
- Viêm tụy cấp do thuốc xảy ra do nhiều cơ chế: độc tính trực tiếp, phản ứng miễn dịch, tích lũy các chất chuyển hóa độc hại, thiếu máu cục bộ, huyết khối và tăng độ nhớt của dịch tụy. Thời gian khởi phát thay đổi tùy theo cơ chế, từ vài tuần đến vài tháng sau khi bắt đầu dùng thuốc.
Báo cáo phản ứng có hại ở New Zealand
- Trung tâm theo dõi Phản ứng có hại (CARM) tổng kết trong giai đoạn 2009-2018, các thuốc có số lượng báo cáo liên quan đến viêm tụy cấp nhiều nhất là Azathioprin, Simvastatin, Codein, Ibuprofen, Mesalazin, Leflunomide, Olanzapine Và Cannabis.
Khuyến cáo
- Cán bộ y tế cần xem thuốc là một nguyên nhân tiềm ẩn gây viêm tụy cấp, đặc biệt khi việc bệnh nhân bị viêm tụy cấp có liên quan đến thời gian bắt đầu dùng thuốc.
- Ngừng thuốc nếu nghi ngờ thuốc gây ra viêm tụy cấp.
Nguồn: Canhgiacduoc.org.vn
HỘI ĐỒNG THUỐC TRƯỞNG KHOA DƯỢC TM. BỘ PHẬN DLS - TTT
VÀ ĐIỀU TRỊ TRANG THIẾT BỊ - VTYT
THÔNG TIN THUỐC THÁNG 06/2019
TRUNG TÂM Y TẾ H.TRI TÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA DƯỢC-TTB-VTYT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TỔ DLS - TTT
Tri Tôn, ngày 19 tháng 06 năm 2019
THÔNG TIN THUỐC THÁNG 06/2019
Kính gửi: Các khoa phòng trong TTYT huyện Tri Tôn.
Để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, hợp lý. Bộ phận DLS – TTT xin thông tin cho các Bác sĩ, Dược sĩ, Điều dưỡng và các cán bộ y tế lưu ý và cập nhật.
SỬ DỤNG THUỐC AN TOÀN - HỢP LÝ
P2: Nhóm thuốc chống nôn
ĐẶC ĐIỂM |
DOMPERIDON |
METOCLOPRAMIDE |
Loại thuốc |
Chống nôn Thuốc đối kháng Dopamin |
Chống nôn Thuốc chẹn thụ thể Dopamin. Thuốc kích thích nhu động dạ dày – ruột phần trên |
Dược lý và cơ chế tác dụng |
Domperidon là chất đối kháng thụ thể D1 và D2 của Dopamin, tương tự như Metoclopramid. Trên hệ TKTW: Do thuốc hầu như không có tác dụng lên thụ thể Dopamin ở não nên Domperidon không có ảnh hưởng lên thần kinh, vì vậy tác dụng chống nôn của Domperidon không bằng Metoclopramid. Trên đường tiêu hóa: Thúc đẩy nhu động dạ dày, tăng trương lực cơ thắt tâm vị, tăng biên độ mở rộng cơ thắt môn vị sau bữa ăn. |
Dược lý của Metoclopramid phức tạp và cơ chế tác dụng chưa được ghi nhận đầy đủ. Trên hệ TKTW: Là 1 thuốc đối kháng thụ thể Dopamin trung ương mạnh, nên có tác dụng chống nôn và an thần. Trên đường tiêu hóa: Kích thích nhu động đường tiêu hóa trên, tăng co bóp dạ dày, thư doãi cơ thắt môn vị và hành tá tràng, tăng nhu động tá tràng và hỗng tràng à tống nhanh thức ăn ra khỏi dạ dày, ruột. |
Chỉ định |
Điều trị ngắn hạn triệu chứng nôn và buồn nôn do nhiều nguyên nhân. Điều trị triệu chứng khó tiêu không liên quan đến loét. Điều trị triệu chứng của trào ngược DD-TQ Thuốc ít dùng với tác dụng chống nôn kéo dài hoặc ngừa nôn hậu phẫu. |
Điều trị nôn và buồn nôn do đau nữa đầu cấp, hóa trị liệu, xạ trị Dự phòng buồn nôn và nôn hậu phẫu. |
Chống chỉ định |
Rối loạn dẫn truyền tim hoặc bệnh tim Suy gan vừa và nặng. Dùng phối hợp thuốc làm kéo dài khoảng QT hoặc thuốc ức chế mạnh CYP3A4. Chất chống nôn ức chế thụ thể nenrokinin 1 ở não. Chảy máu đường tiêu hóa, thủng đường tiêu hóa, tắc ruột cơ học Phụ nữ có thai. |
Người có tiền sử động kinh vì thuốc làm cơn động kinh nặng và mau hơn. Có tiền sử rối loạn vận động do thuốc. U tủy thượng thận hoặc nghi ngờ u tủy thượng thận Đang dùng các thuốc có khả năng gây ngoại tháp. Tiền sử Methemoglobin huyết do thuốc hoặc thiếu men NADH cytochrome b5 reductase. Chảy máu đường tiêu hóa, thủng đường tiêu hóa, tắc ruột cơ học. |
Tác dụng không mong muốn |
Tiêu chảy, khô miệng. Đau đầu, mất ngủ Chảy sửa, rối loạn kinh nguyệt, vú to… Nguy cơ rối loạn nhịp thất nặng hoặc tử vong đột ngột do tim mạch cao ở người bệnh dùng liều >30mg/ngày và > 60 tuổi. |
Tiêu chảy, mệt mỏi, yếu cơ bất thường. TKTW: ngủ gà (10-70% tùy liều dùng), rối loạn trương lực cơ cấp tính (1-25%), bồn chồn (10%), rối loạn ngoại tháp, suy nhược, tuột huyết áp. Hội chứng an thần kinh ác tính, co giật (đặc biệt trên BN động kinh). |
Liều dùng |
Người lớn và trẻ em >35kg: 10-20mg/lần x 3-4 lần/ngày Trẻ em: Nôn và buồn nôn: tối đa 2,4g/ngày. Trào ngược DD-TQ: Trẻ sơ sinh: 100-300 µg/kg/lần Trẻ từ 1th-12 tuổi: 200-400µg/kg/lần |
Người lớn: 10mg/lần x 3 lần/ngày Trẻ em: 0,1 – 0,15mg/kg, 1-3 lần/ngày. Tối đa 0,5mg/kg/lần |
Thận trọng |
Dùng liều thấp nhất trong thời gian ngắn nhất có hiệu quả. BN có rối loạn điện giải rõ rệt. |
Chỉ dùng Metoclopramid ngắn ngày (tối đa 5 ngày) Người có tổn thương gan, thận, suy tim có nguy cơ giữ nước hoặc giảm kali huyết.. |
Nguồn: Dược Thư Quốc Gia Việt Nam
Công văn số 9234/QLD-ĐK về cập nhật
thông tin dược lý thuốc Domperidon
HỘI ĐỒNG THUỐC TRƯỞNG KHOA DƯỢC TM. BỘ PHẬN DLS - TTT
VÀ ĐIỀU TRỊ TRANG THIẾT BỊ - VTYT
THÔNG TIN THUỐC THÁNG 05/2019
TRUNG TÂM Y TẾ H.TRI TÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA DƯỢC-TTB-VTYT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TỔ DLS - TTT
Tri Tôn, ngày 10 tháng 05 năm 2019
THÔNG TIN THUỐC THÁNG 05/2019
Kính gửi: Các khoa phòng trong TTYT huyện Tri Tôn.
Để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, hợp lý. Bộ phận DLS – TTT xin thông tin cho các Bác sĩ, Dược sĩ, Điều dưỡng và các cán bộ y tế lưu ý và cập nhật.
SỬ DỤNG THUỐC AN TOÀN - HỢP LÝ
P1: Nhóm thuốc kháng Histamin và Nhóm thuốc trị ho, long đàm
STT |
Hoạt chất |
Liều lượng tối đa |
Lưu ý khi sử dụng |
Nhóm Kháng Histamin H1 |
|||
1 |
Cetirizin |
10mg/ngày |
- Chống chỉ định cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. - Giảm liều ở người suy thận (ClCr < 50) |
2 |
Clorpheniramin |
Điều trị viêm mũi dị ứng Người lớn: 24mg/ngày Người già: 12mg/ngày |
- Chống chỉ định cho người bí tiểu tiện, phì đại tiền liệt tuyến. - Trẻ em từ 1th – 2 tuổi: tối đa 2mg/ngày. |
3 |
Alimemazin |
Liều kháng Histamin,kháng ho: Người lớn: 5-40mg/ngày Trẻ em: 0.5-1 mg/kg/ngày Liều gây ngủ: Người lớn: 5-20mg/ngày Trẻ em: 0.25-0.5mg/kg/ngày |
- Chống chỉ định cho trẻ < 2 tuổi, trẻ đang bị mất nước. - Chống chỉ định cho người phì đại tiền liệt tuyến, động kinh. |
4 |
Cinnarizin |
Liều RL tiền đình: 30mg x 3 lần/ngày. RL mạch não: 75mg/1 lần/ngày RL mạch ngoại vi: 75mg/lần x 2-3 lần/ngày |
- Uống sau bữa ăn để giảm kích ứng dạ dày. - Tránh dung liều cao cho người cao tuổi huyết áp giảm vì có thể gây giảm áp lực máu. - Dùng kéo dài có thể gặp triệu chứng ngoại tháp, đôi khi là trầm cảm. |
Nhóm thuốc ho, long đàm |
|||
5 |
Bromhexin |
Viên nén, uống: 8-16mg/lần x 3 lần/ngày |
- Dạng bào chế viên nén chỉ sử dụng cho người lớn và trẻ em từ 10 tuổi trở lên. - Nên tránh phối hợp thuốc chống ho và các thuốc giảm tiết dịch. - Thận trọng ở bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày do thuốc có thể hủy hoại hang rào niêm mạc dạ dày. |
6 |
Acetylcystein |
Liều tiêu chất nhầy: Người lớn: 200mg/lần x 3 lần Trẻ em: 200mg/lần x 2 lần |
- Chống chỉ định cho trẻ em < 2 tuổi với chỉ định tiêu nhầy. - Chống chỉ định cho bệnh nhân có tiền sử Hen. - Nếu sau khi uống bệnh nhân nôn dữ dội, thì cần theo dõi chảy máu, loét dạ dày. |
7 |
Terpin - Codein |
Liều chữa ho khan: 2 viên/lần x 3 lần/ngày Giảm liều ở người cao tuổi. |
- Dùng liều thấp nhất trong thời gian ngắn nhất có hiệu quả. - Không dùng chữa ho cho trẻ em <12 tuổi. |
Nguồn: Dược Thư Quốc Gia Việt Nam
HỘI ĐỒNG THUỐC TRƯỞNG KHOA DƯỢC TM. BỘ PHẬN DLS - TTT
VÀ ĐIỀU TRỊ TRANG THIẾT BỊ - VTYT