Thông tin dược

THÔNG TIN THUỐC THÁNG 05/2020

TRUNG TÂM Y TẾ H.TRI TÔN                CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

     KHOA DƯỢC-TTB-VTYT                                        Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

               TỔ DLS - TTT

                                                                                                Tri Tôn, ngày  20  tháng 05 năm 2020

THÔNG TIN THUỐC THÁNG 05/2020

Kính gửi: Các khoa phòng trong TTYT huyện Tri Tôn.

Để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, hợp lý. Bộ phận DLS – TTT xin thông tin cho các Bác sĩ, Dược sĩ, Điều dưỡng và các cán bộ y tế lưu ý và cập nhật.

ĐIỂM LẠI CÁC DẤU HIỆU TỔN THƯƠNG THẬN CẤP

Tổn thương thận cấp có thể dẫn đến 100.000 ca tử vong mỗi năm. Trong đó, 30% trường hợp tử vong do tổn thương thận cấp có thể phòng tránh được thông qua các biện pháp can thiệp.

65% tổn thương thận cấp bắt nguồn từ cộng đồng, các dược sĩ có thể hỗ trợ phát hiện sớm tổn thương thận cấp và rà soát các thuốc bệnh nhân đang sử dụng trước khi tình trạng này trầm trọng hơn.

Thế nào là tổn thương thận cấp?

Tổn thương thận cấp (AKI) là tình trạng suy giảm chức năng thận đột ngột. Nếu không được điều trị, cân bằng nước-điện giải và cân bằng acid-base sẽ không được duy trì, dẫn đến phù phổi và nhiễm toan chuyển hóa.

AKI thường xuất hiện trong một bệnh cấp tính, như cúm hoặc viêm dạ dày ruột, do nhiều yếu tố như nhiễm khuẩn, mất muối và nước, hạ huyết áp. Các yếu tố này có thể  là hậu quả của việc bệnh nhân sử dụng thuốc để điều trị các bệnh cấp tính trên hoặc các bệnh khác.

Chẩn đoán AKI khi nồng độ creatinin huyết thanh tăng thêm 26,5mcmol/L trong vòng 48 giờ và lượng nước tiểu <0,5mL/kg/giờ trong hơn 6 giờ liên tiếp.

 Nguyên nhân dẫn đến tổn thương thận cấp

  • AKI trước thậnxảy ra do hạ huyết áp kéo dài, thường trầm trọng hơn khi sử dụng các thuốc như NSAIDs, thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACEI) hoặc đối kháng thụ thể angiotensin II (ARB) trong điều trị bệnh nặng hoặc cấp tính.
  • AKI tại thậnxảy ra do thận bị tổn thương sau khi sử dụng thuốc, sau một đợt hạ huyết áp liên tục hoặc do bệnh thận.
  • AKI sau thậnxảy ra do tắc nghẽn dòng nước tiểu trong lòng ống thận (do phì đại tuyến tiền liệt, thuốc kết tủa thành tinh thể không tan hoặc sỏi thận).

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tổn thương thận cấp

Tuổi ≥ 65 tuổi hoặc sa sút trí tuệ, suy giảm nhận thức, sử dụng thuốc có khả năng gây độc tính trên thận, ung thư, bệnh gan, suy tim, bệnh thận mạn hay tiền sử AKI, đái tháo đường

COVID-19

Nguy cơ tổn thương thận cấp thường xảy ra trên bệnh nhân COVID-19 có tiền sử bệnh thận mạn (CKD) do tình trạng sốt, giảm tái hấp thu nước, tiêu chảy và việc sử dụng NSAIDs trong điều trị đau cơ, đau đầu. Bệnh nhân không có tiền sử CKD cũng có thể tiến triển AKI khi mắc COVID-19 và cần thay thế thận.

Dấu hiệu tổn thương thận cấp

Mệt mỏi, lú lấn, buồn nôn, nổi mẩn, giảm thể tích nước tiểu hoặc nước tiểu sẫm màu, phù chân hoặc bàn chân

Các thuốc cần theo dõi hoặc hiệu chỉnh liều do nguy cơ tích lũy hoặc các tác dụng bất lợi khác trên thận:

  • Thuốc giảm đau: nhóm benzodiazepin, nhóm opioid, tramadol.
  • Kháng sinh/kháng nấm/kháng virus: acyclovir, nhóm aminoglycosid, amphotericin đường tĩnh mạch, co-trimoxazol, fluconazol, ganciclovir đường tĩnh mạch, penicillin, teicoplanin, tetracyclin, trimethoprim, valganciclovir, vancomycin.
  • Thuốc chống động kinh: levetiracetam, pregabalin và gabapentin.
  • Thuốc điều trị tăng huyết áp: thuốc chẹn bêta, chẹn kênh calci, thiazid và lợi tiểu quai.
  • Thuốc hạ đường huyết: nhóm ức chế enzym dipeptidyl peptidase-4 (DPP-4), metformin.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: thuốc ức chế calcineurin (VD: ciclosporin, tacrolimus), methotrexat.
  • Các thuốc khác: Allopurinol, digoxin, lithium, Heparin trọng lượng phân tử thấp (LMWH); nhóm biphosphonat; nicorandil, nhóm nitrat

Lưu ý: danh sách này không bao gồm tất cả các thuốc có nguy cơ gây tổn thương thận cấp và chỉ có vai trò như một bản tóm tắt nhằm tối ưu hóa dùng thuốc trên bệnh nhân AKI.

 Cân nhắc dùng thuốc sau khi nhập viện do tổn thương thận cấp

  • Loại trừ nguyên nhân tiềm ẩn (VD: thuốc có nguy cơ độc trên thận).
  • Tránh phối hợp thuốc một cách không phù hợp.
  • Đảm bảo các thuốc đều được chỉ định phù hợp về mặt lâm sàng.
  • Hiệu chỉnh liều theo chức năng thận, theo dõi nồng độ thuốc trong máu và điều trị trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể.
  • Sau khi ngừng thuốc, khuyến cáo bệnh nhân về thời điểm tái sử dụng thuốc.

Nguồn: Canhgiacduoc.org.vn

  HỘI ĐỒNG THUỐC                  TRƯỞNG KHOA DƯỢC         TM. BỘ PHẬN DLS - TTT

       VÀ ĐIỀU TRỊ                        TRANG THIẾT BỊ - VTYT

THÔNG TIN THUỐC THÁNG 04/2020

TRUNG TÂM Y TẾ H.TRI TÔN                CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

     KHOA DƯỢC-TTB-VTYT                                        Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

               TỔ DLS - TTT

                                                                                                Tri Tôn, ngày  17  tháng 04 năm 2020

THÔNG TIN THUỐC THÁNG 04/2020

Kính gửi: Các khoa phòng trong TTYT huyện Tri Tôn.

Để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, hợp lý. Bộ phận DLS – TTT xin thông tin cho các Bác sĩ, Dược sĩ, Điều dưỡng và các cán bộ y tế lưu ý và cập nhật.

HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO SAR-COV-2 (COVID-19) PHIÊN BẢN LẦN THỨ 3

 

Ngày 25/3/2020, Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và Điều trị viêm đường hô hấp cấp do SAR-CoV-2 (COVID 19) phiên bản lần thứ 3 theo Quyết định số 1344/QĐ-BYT. 

Những điểm mới của Hướng dẫn:

1.Thay đổi định nghĩa ca bệnh nghi ngờ, vì tình hình dịch tễ đã thay đổi. có nhiều vùng dịch, ổ dịch tại các địa phương ở Việt Nam

  1. Bỏ các định nghĩa ca bệnh có thể, vì năng lực xét nghiệm cao hơn trước
  2. Về điều trị: Tập trung chính là điều trị suy hô hấp, cập nhật những khuyến cáo mới nhất theo hướng dẫn của tổ chức y tế thế giới về ô xy liệu pháp và đích ô xy máu
  3. Theo dõi sát bệnh nhân, đặc biệt ngày thứ 7-10 của bệnh, (sử dụng các dấu hiệu lâm sàng, các thang điểm cảnh báo sớm, theo dõi tiến triển hàng ngày của X quang phổi) để phát hiện và xử trí kịp thời các biến chứng/ tiến triển nặng của bệnh. Vì theo các báo cáo trên y văn cũng như thực tế các ca bệnh nặng ở VN trong tgian qua, đa số đều diễn biến nặng nhanh trong khoảng thgian này.
  4. Với bệnh nhân suy hô hấp nặng, nên đặt ống nội khí quản sớm và thở máy xâm nhập. Chỉ cân nhắc các biện pháp hỗ trợ hô hấp không xâm nhập cho từng trường hợp cụ thể chứ không áp dụng thường quy và cần theo dõi sát bệnh nhân
  5. Về các thuốc kháng vi rút đặc hiệu (như Lopinavir/ritonavir, Chloroquine, Hydroxychloroquine, Remdesivir..). Do chưa có đủ các bằng chứng về hiệu quả và an toàn của những thuốc này trong điều trị COVID-19 nên chưa khuyến cáo áp dụng thường quy trong điều trị, (bên ngoài phạm vi sử dụng trong các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ở Việt Nam). Bộ Y tế sẽ ra các khuyến cáo bổ sung dựa trên những kết quả của các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam.
  6. Tiêu chuẩn ra viện: cải thiện các dấu hiệu lâm sàng, cần có hai mẫu liên tiếp bệnh phẩm đường hô hấp (cả dịch tỵ hầu và dịch họng), lấy cách nhau >= 24 giờ âm tính với SARS-CoV-2
  7. Sau khi ra viện, người bệnh tiếp tục được cách ly tại nhà 14 ngày nữa. Người bệnh cần được ở phòng riêng thoáng khí, đeo khẩu trang, ăn riêng, vệ sinh tay, hạn chế tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình, và không được ra ngoài. Theo dõi sát thân nhiệt 2 lần/ngày, khám lại ngay nếu sốt hoặc có dấu hiệu bất thường khác.

Ngoài ra cập nhật tên bệnh và tên virus, hướng dẫn trước không phải virus gọi là SARS-CoV 2 và bệnh là Covid-19 mà gọi chung là nCoV

                                                                                   Nguồn: Canhgiacduoc.org.vn

 Quyết định số 1344/QĐ-BYT

 

  HỘI ĐỒNG THUỐC                  TRƯỞNG KHOA DƯỢC         TM. BỘ PHẬN DLS - TTT

       VÀ ĐIỀU TRỊ                        TRANG THIẾT BỊ - VTYT

THÔNG TIN THUỐC THÁNG 12/2019

TRUNG TÂM Y TẾ H.TRI TÔN                CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

     KHOA DƯỢC-TTB-VTYT                                        Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

               TỔ DLS - TTT

                                                                                                Tri Tôn, ngày  10  tháng 12 năm 2019

THÔNG TIN THUỐC THÁNG 12/2019

Kính gửi: Các khoa phòng trong TTYT huyện Tri Tôn.

Để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, hợp lý. Bộ phận DLS – TTT xin thông tin cho các Bác sĩ, Dược sĩ, Điều dưỡng và các cán bộ y tế lưu ý và cập nhật.

Cơ quan quản lý Dược phẩm Pháp cảnh báo cần nghĩ ngay đến thuốc ức chế men chuyển, thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II (các sartan) và các gliptin khi xuất hiện phù bradykinin

 

Phù bradykinin đã được báo cáo ở những bệnh nhân được điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển và cả các thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II và các gliptin. Biểu hiện phù này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ra, ANSM cảnh báo các cán bộ y tế và bệnh nhân cần đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu gợi ý loại phù này khi dùng các thuốc kể trên.

Thông tin cho các cán bộ y tế

Phù bradykinin xảy ra do giảm thoái hóa bradykinin. Nguyên nhân có thể do di truyền (liên quan hoặc không đến sự thiếu hụt chất ức chế C1) hoặc từ việc sử dụng thuốc do ức chế các enzym có vai trò gây thoái hóa bradykinin, đặc biệt là các enzym chuyển đối với các thuốc ức chế men chuyển hoặc thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II (các sartan) và enzym dipeptidylpeptidase đối với các gliptin.

Các biểu hiện của loại phù này thường ở dạng phù nề dưới da, không có ngứa, khởi phát đột ngột, tập trung chủ yếu ở  vùng mặt, lưỡi hoặc đường hô hấp trên (tổn thương thanh quản 30% nếu phù ở mặt) ở một bệnh nhân được điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển hoặc hiếm hơn bằng các sartan. Phù là biểu hiện độc lập và không liên quan đến nổi mề đay hoặc các biểu hiện khác gợi ý đến sốc phản vệ xuất hiện và tiến triển trong vài giờ hoặc vài ngày.

Phù bradykinin có biểu hiện nặng hơn nhưng ít phổ biến hơn so với phù qua trung gian IgE. Biểu hiện của loại phù ngày có thể khu trú ở niêm mạc tiêu hóa và gây biểu hiện đau bụng với cường độ khác nhau. Không giống như phù qua trung gian giải phóng histamin, phù bradykinin thoái lui một cách tự nhiên mặc dù vẫn tiếp tục sử dụng thuốc nghi ngờ, điều này thường dẫn đến việc không đưa ra giả thuyết nguyên nhân do thuốc. Trái ngược với các loại phù bradykinin do di truyền hoặc mắc phải, mức độ ức chế C1 (thực thể hoặc chức năng) và C4 là bình thường.

Thời gian khởi phát dao động từ vài giờ đến vài năm sau khi bắt đầu dùng thuốc và co giật có thể trở nên thường xuyên hơn và/hoặc nghiêm trọng hơn, luôn luôn có xu hướng phổ biến hơn ở vùng tai-mũi-họng. Ở một số bệnh nhân, phù bradykinin có thể xảy ra trong vòng 6 tháng sau khi ngừng thuốc ức chế men chuyển hoặc các sartan, điều này có thể làm phức tạp thêm chẩn đoán.

Sự kết hợp của một chất ức chế men chuyển hoặc sartan với một số loại thuốc làm tăng nồng độ bradykinin, đặc biệt là thuốc ức chế dipeptidyl peptidase IV (nhóm gliptin), làm tăng nguy cơ phát triển phù bradykinin.

Tóm lại, việc chẩn đoán phù bradykinin khi sử dụng thuốc ức chế men chuyển hoặc sartan rất khó thực hiện vì hiện tại không có phương pháp chẩn đoán sinh học nhanh chóng để xác định. Loại phù này cũng ngày càng có nguy cơ cao gây ngạt trong trường hợp phù khu trú ở thanh quản.

Sự kết hợp của thuốc ức chế men chuyển hoặc sartan với các với gliptin làm tăng nguy cơ xuất hiện phù bradykinin.

Nếu bệnh nhân xuất hiện phù bradykinin sau khi được điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển hoặc sartan, cần ngừng thuốc ngay lập tức và chống chỉ định sử dụng lại các thuốc này.

Thông tin cho bệnh nhân

Nếu bệnh nhân có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng nào của phù như sưng mặt, môi lưỡi hoặc cổ họng, khó nuốt hoặc khó thở và/hoặc đau bụng với cường độ khác nhau, biểu hiện này có thể là do việc dùng một số loại thuốc. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ khẩn cấp.

Phù bradykinin đã được báo cáo ở những bệnh nhân được điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển và cả thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II (các sartan) và gliptin. Sự kết hợp của các loại thuốc này với nhau làm tăng nguy cơ phù.

Thuốc ức chế men chuyển và thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II được sử dụng trong điều trị huyết áp cao và các gliptin được sử dụng trong điều trị bệnh tiểu đường.

Nếu bệnh nhân đã có những triệu chứng kể trên với bất kỳ loại thuốc nào trong số này, hãy trao đổi với bác sĩ điều trị.

Các thuốc ức chế men chuyển: Benazepril, Captopril, Cilazapril, Delapril, Enalapril, Fosinopril, Lisinopril, Perindopril, Tanatril, Trandolapril, Zofenopril

Thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II (các sartan): Azilsartan, Candesartan, Eprosartan, Irbesartan, Losartan, Olmesartan, Telmisartan, Valsartan

Các gliptin: Sitagliptin, Vildagliptin, Linagliptin, Alogliptin, Saxagliptin

 Nguồn: Canhgiacduoc.org.vn

 

  HỘI ĐỒNG THUỐC                  TRƯỞNG KHOA DƯỢC         TM. BỘ PHẬN DLS - TTT

       VÀ ĐIỀU TRỊ                        TRANG THIẾT BỊ - VTYT

 

THÔNG TIN THUỐC THÁNG 11/2019

TRUNG TÂM Y TẾ H.TRI TÔN                CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

     KHOA DƯỢC-TTB-VTYT                                        Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

               TỔ DLS - TTT

                                                                                                Tri Tôn, ngày  10  tháng 11 năm 2019

THÔNG TIN THUỐC THÁNG 11/2019

Kính gửi: Các khoa phòng trong TTYT huyện Tri Tôn.

Để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, hợp lý. Bộ phận DLS – TTT xin thông tin cho các Bác sĩ, Dược sĩ, Điều dưỡng và các cán bộ y tế lưu ý và cập nhật.

Cơ quan quản lý Dược phẩm Úc cảnh báo về thuốc tiêm Gentamicin USP 40 mg/ml (80mg/2ml) gây kích ứng hô hấp nếu dùng đường hít

Người bệnh và cán bộ y tế được khuyến cáo thuốc tiêm gentamicin 40 mg/ml (80mg/2ml) có thể gây kích ứng đường hô hấp nếu dùng đường hít để điều trị một số bệnh lý nhiễm khuẩn phổi do có chứa chât bảo quản methylparaben 0,9 mg và propylparaben 0,1mg

Thuốc tiêm gentamicin USP 40 mg/ml (80mg/2ml) là thuốc không được đăng ký lưu hành, thuốc này mới được phê duyệt như sản phẩm thay thế trong tình trạng thiếu thuốc Gentamicin 80 mg/2ml (dạng sulfate) của Pfizer. Chế phẩm của Pfizer dự kiến được cung cấp trở lại vào 30/1/2020.

Thuốc tiêm gentamicin USP 40 mg/ml (80mg/2ml) là thuốc thay thế cho thuốc Gentamicin 80 mg/2ml (dạng sulfate) trong hầu hết các trường hợp, cán bộ y tế đang dùng chế phẩm này off-label đường hít có thể cần lưu ý sự có mặt chất bảo quản trong chế phẩm này và phản ứng có hại có thể xảy ra trên đường thở của bệnh nhân.

Mặc dù chế phẩm của Pfizer không được dùng qua đường hít và tờ thông tin sản phẩm chỉ đề cập đến việc sử dụng qua đường tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, TGA nhận thấy thuốc này cũng được dùng off-label qua đường hít.

 Nguồn: Canhgiacduoc.org.vn

 

  HỘI ĐỒNG THUỐC                  TRƯỞNG KHOA DƯỢC         TM. BỘ PHẬN DLS - TTT

       VÀ ĐIỀU TRỊ                        TRANG THIẾT BỊ - VTYT

 

THÔNG TIN THUỐC THÁNG 10/2019

TRUNG TÂM Y TẾ H.TRI TÔN                CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

     KHOA DƯỢC-TTB-VTYT                                        Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

               TỔ DLS - TTT

                                                                                                Tri Tôn, ngày  10  tháng 10 năm 2019

THÔNG TIN THUỐC THÁNG 10/2019

Kính gửi: Các khoa phòng trong TTYT huyện Tri Tôn.

Để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, hợp lý. Bộ phận DLS – TTT xin thông tin cho các Bác sĩ, Dược sĩ, Điều dưỡng và các cán bộ y tế lưu ý và cập nhật.

Cục Quản lý Dược Việt Nam thông báo đình chỉ lưu hành thuốc Alphachymotrypsine 4200 không đạt Tiêu chuẩn chất lượng

 

Cục Quản lý Dược Việt Nam có công văn số 11100/QLD-CL ngày 05/07/2019 về việc đình chỉ lưu hành thuốc Alphachymotrypsine 4200 không đạt TCCL. Kết quả kiểm tra định lượng Chymotrypsin không đạt. Thuốc vi phạm chất lượng mức độ 2

Nội dung thông báo như sau:

  1. Đình chỉ lưu hành và thu hồi viên nén Alphachymotrypsine 4200 đơn vị, SĐK: VD-22400-15, Số lô:411217, Ngày SX: 29/12/2017, HD:29/12/2020 do Công ty Cổ phần Dược phẩm Đồng Nai sản xuất tại các cơ sở kinh doanh dược, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và người sử dụng trên phạm vi toàn quốc
  1. Công ty Cổ phần Dược phẩm Đồng Nai phối hợp với nhà phân phổi thuốc, phải:

- Trong thời hạn 48h kể từ ngày ký Công văn này, gửi thông báo thu hồi tới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, bán buôn, bán lẻ, sử dụng viên nén Alphachymotrypsine 4200 đơn vị, SĐK: VD-22400-15, Số lô:411217, Ngày SX: 29/12/2017, HD:29/12/2020 và tiến hành thu hồi toàn bộ lô thuốc không đạt TCCL nêu trên

- Gửi báo cáo thu hồi về Cục quản lý Dược trong thời hạn 18 ngày kể từ ngày ký công văn này, Hồ sơ thu hồi bao gồm số lượng sản xuất, số lượng phân phối, ngày sản xuất, số lượng thu hồi, các bằng chứng về việc thực hiện thu hồi tại các cơ sở bán buôn, bán lẻ, sử dụng đã mua thuốc theo quy định tại Thông tư số 11/2018/TT-BYT ngày 04/05/2018 của Bộ y tế quy định về chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc

  1. Sở y tế các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế các ngành thông báo cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, bán buôn, bán lẻ, sử dụng thuốc thu hồi lô thuốc không đạt chất lượng nêu trên, kiểm tra và giám sát các đơn vị thực hiện thông báo này; xử lý những đơn vị vi phạm theo quy định hiện hành; báo cáo về Cục Quản lý Dược và các cơ quan chức năng có liên quan.
  1. Sở Y tế tỉnh Đồng Nai kiểm tra và giám sát Công ty Cổ phần Dược phẩm Đồng Nai thực hiện việc thu hồi và xử lý thuốc bị thu hồi theo quy định.

 Nguồn: Canhgiacduoc.org.vn

 

  HỘI ĐỒNG THUỐC                  TRƯỞNG KHOA DƯỢC         TM. BỘ PHẬN DLS - TTT

       VÀ ĐIỀU TRỊ                        TRANG THIẾT BỊ - VTYT