LỜI NÓI ĐẦU
Trong thực hành lâm sàng, người thầy thuốc phải thường xuyên đối mặt với những khó khăn trong việc đánh giá tình trạng sức khoẻ người bệnh sao cho chính xác, các thang điểm, tiêu chuẩn chẩn đoán và phân loại người bệnh thật sự là cần thiết và ngày càng được khẳng định vai trò của nó. Để tất cả các bạn đồng nghiệp đều thống nhất với nhau trong chẩn đoán và quan điểm điều trị, để hạn chế tối đa mỗi người bác sĩ điều trị bệnh nhân theo một cách riêng của mình, Trung tâm Y tế huyện Tri Tôn đã xây dựng bộ phác đồ điều trị Trung tâm Y tế huyện Tri Tôn với mục tiêu là không ngừng nâng cao chất lượng điều trị cho người bệnh, lấy nghiên cứu khoa học làm động lực cho sự phát triển. Trên tinh thần đó, chúng xin trân trọng giới thiệu đến các bạn đồng nghiệp bộ phác đồ điều trị gồm nhiều chuyên khoa thuộc khối chuyên khoa Mắt, Tai- Mũi-Họng, Răng- Hàm-Mặt; Hồi sức cấp cứu và chống độc; khối Nội-nhiễm; Nhi, Ngoại tổng hợp; Chăm sóc sức khỏe sinh sản và Y học cổ truyền.
Để có được bộ phác đồ điều trị này là cả một quá trình lao động của tập thể bác sĩ thuộc Trung tâm Y tế huyện Tri Tôn, chúng tôi xin ghi nhận những đóng góp vô cùng quý báu đó của các bạn. Bất kỳ phác đồ điều trị nào cũng phải được cập nhật theo thời gian để không bị lạc hậu, do đó hàng năm đơn vị bổ sung thêm các kiến thức mới để kịp đà phát triển của khoa học.
Xin trân trọng kính chào và mong nhận được sự đóng góp của mọi người.
Tri Tôn, ngày 10 tháng 10 năm 2019
Giám đốc
BSCK1 Hà Minh Hiệp
BAN BIÊN SOẠN
I. CHỦ BIÊN:
1. Chủ tọa: BSCK1. Hà Minh Hiệp, Giám đốc TTYT Tri Tôn
2. Thư ký: BS Ngô Đồng Trung, Phó Phòng Kế hoạch-Nghiệp vụ
II. THAM GIA BIÊN SOẠN:
1. BSCK1 Hà Minh Hiệp, Giám đốc TTYT Tri Tôn
2. BSCK1 Chau Sơn Khánh, Phó Giám đốc TTYT Tri Tôn
3. BSCK1 Triệu Thanh Bình, Phó Giám đốc TTYT Tri Tôn
4. BSCK1 Trầm Thu Thiện, Phó Giám đốc TTYT Tri Tôn
5. BSCK2 Lâm Đức Trí, Trưởng Phòng Kế hoạch-Nghiệp vụ
6. BS Ngô Đồng Trung, Phó Phòng Kế hoạch-Nghiệp vụ
7. BSCK1 Men Pholla, Trưởng Phòng Tổ chức-Hành chính
8. BSCK1 Nguyễn Công Danh, Trưởng Khoa khám bệnh
9. BSCK1 Lục Neáng Sóc Phương, Phó Khoa Khoa khám bệnh
10. BS Nông Thanh Bình, Khoa khám bệnh
11. BS Trịnh Văn Be, Trưởng khoa Mắt-Tai, Mũi, Họng-Răng, Hàm, Mặt
12. BSCK1 Phạm Văn Sang, Trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu-Chống độc
13. BSCK1 Chau Chanh Tha, Phó Khoa Hồi sức cấp cứu-Chống độc
14. BSCK1 Hoàng Nguyễn Anh, Trưởng Khoa Nội-Nhiễm
15. BSCK1 Nguyễn Thị Phiến, Phó Khoa Nội-Nhiễm
16. BSCK1 Nguyễn Văn Nở. Trưởng Khoa Nhi
17. BSCK1 Nguyễn Văn Mal, Trưởng Khoa Ngoại
18. BSCK1 Lâm Thị Phượng, Trưởng Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản
19. DSCK1 Men Sóc Phia, Trưởng khoa Dược-TTBYT
20. DS Phạm Thị Dạ Thảo, Phó khoa Dược-TTBYT
21. BSCK1 Hà Văn Hùng, Trưởng khoa Xét nghiệm-Chẩn đoán hình ảnh
22. DS Lâm Vĩnh Lộc, Phó khoa Xét nghiệm-Chẩn đoán hình ảnh
23. BS Nguyễn Thị Thảo, Trưởng khoa Y tế cộng cộng - Dinh dưỡng
MỤC LỤC
STT Nội dung Trang
TẬP 1
CHƯƠNG BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC 10
1 Điều trị ngưng tim ngưng thở 10
2 Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí phản vệ 16
3 Sốc tim 24
4 Nhồi máu cơ tim cấp 28
5 Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính (cơn đau thắt ngực ổn định) 33
6 Cơn đau thắt ngực không ổn định 35
7 Chẩn đoán và xử trí suy hô hấp cấp 38
8 Phù phổi cấp (OAP) huyết động 43
9 Suy hô hấp nặng do đợt mất bù cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 45
10 Hen phế quản nặng và nguy kịch 49
11 Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 55
12 Nhồi máu não 58
13 Xuất huyết não 60
14 Sốc giảm thể tích máu 64
15 Sốc nhiễm khuẩn 68
16 Bệnh viêm màng não nhiễm khuẩn 71
17 Nhiễm khuẩn huyết 73
18 Viêm tụy cấp nặng 76
19 Xuất huyết tiêu hóa 80
20 Suy thận cấp 82
21 Sốt cao co giật ở trẻ em 87
22 Nhiễm trùng sơ sinh 90
23 Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu do đái tháo đường 94
24 Cấp cứu hạ đường huyết 97
25 Tăng Kali máu 99
26 Hạ Kali máu 102
27 Tăng Natri máu 105
28 Hạ Natri máu 108
29 Ngộ độc Paracetamol 110
30 Ngộ độc thuốc chuột 113
31 Ngộ độc thuốc diệt chuột loại Phosphua 115
32 Ngộ độc thuốc trừ sâu nhóm Phospho hữu cơ 117
33 Rắn lục xanh đuôi đỏ cắn 120
34 Ong đốt 123
35 Ngộ độc rượu Ethanol 127
36 Ngộ độc ma túy nhóm Ôpi 130
CHƯƠNG BỆNH THẦN KINH - TÂM THẦN 133
37 Phác đồ điều trị trạng thái động kinh 133
38 Nhức đầu Migraine (nhức nửa đầu, nhức đầu mạch) 136
39 Viêm dây thần kinh tọa 138
CHƯƠNG BỆNH TIM MẠCH 140
40 Suy tim 140
41 Tăng huyết áp 150
CHƯƠNG BỆNH HÔ HẤP 154
42 Viêm phế quản cấp 154
43 Hen phế quản 156
44 Viêm phổi 159
45 Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định 162
CHƯƠNG BỆNH NỘI TIẾT-CHUYỂN HÓA 169
46 Đái tháo đường 169
47 Bướu giáp đơn thuần 172
48 Bệnh Basedow 174
49 Rối loạn chuyển hóa lipid 177
CHƯƠNG BỆNH TIÊU HÓA 185
50 Bệnh trào ngược thực quản - dạ dày 185
51 Viêm dạ dày 187
52 Viêm loét dạ dày-tá tràng 190
53 Loét dạ dày-tá tràng 192
54 Abcès gan do Amíp 195
55 Abcès gan do vi trùng 198
56 Viêm đại tràng mãn 200
57 Viêm gan mạn 204
58 Xơ gan 206
CHƯƠNG BỆNH XƯƠNG KHỚP 209
59 Bệnh viêm khớp dạng thấp 209
60 Bệnh gút 214
61 Viêm khớp nhiễm khuẩn 219
62 Bệnh loãng xương 222
63 Bệnh thoái hóa cột sống cổ 227
64 Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng 230
65 Chẩn đoán và điều trị bệnh thoái hóa khớp gối 233
CHƯƠNG BỆNH THẬN - TIẾT NIỆU-SINH DỤC 236
66 Bệnh thận mạn 236
67 Nhiễm trùng tiểu 242
68 Viêm cầu thận cấp hậu nhiễm liên cầu trùng 245
69 Hội chứng thận hư 247
70 Cơn đau quặn thận 250
71 Sỏi niệu quản 252
72 Sỏi thận 254
73 Tăng sản lành tính tiền liệt tuyến 256
74 Viêm tinh hoàn 258
CHƯƠNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM 259
75 Bệnh cúm mùa 259
76 Bệnh uốn ván 262
77 Bệnh tiêu chảy do vi khuẩn 265
78 Thương hàn 268
79 Bệnh lỵ trực khuẩn 270
80 Bệnh nhiễm trùng da và mô mềm 273
81 Thủy đậu 276
82 Chẩn đoán và điều trị bệnh sốt rét 279
83 Sốt xuất huyết 283
84 Bệnh dịch tả 296
85 Nhiễm HIV/SIDS ở người lớn 300
CHƯƠNG BỆNH LAO 308
86 Chẩn đoán và xử trí ho ra máu 308
87 Chẩn đoán bệnh lao 310
88 Tràn dịch màng phổi 312
89 Tầm soát bệnh lao đa kháng thuốc 314
90 Lao siêu kháng thuốc 318
CHƯƠNG BỆNH DA LIỄU 319
91 Viêm nang lông 319
92 Lang ben 322
93 Nấm tóc 324
94 Nấm móng 327
95 Bệnh Zona 330
96 Bệnh vẩy nến 333
CHƯƠNG BỆNH NHI KHOA 338
97 Bệnh tay chân miệng 338
98 Quai bị 342
99 Thủy đậu 344
100 Nhiễm não mô cầu 346
101 Viêm màng não mủ 349
102 Thương hàn 351
103 Viêm họng 354
104 Viêm Amydal mủ cấp 356
105 Viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em 358
106 Viêm phổi 360
107 Hen phế quản 364
108 Hội chứng lỵ 368
109 Lỵ Amib 371
110 Tiêu chảy cấp 373
111 Táo bón 376
112 Nhiễm trùng tiểu 379
113 Viêm cầu thận cấp 381
TẬP 2
CHƯƠNG BỆNH NGOẠI TỔNG QUÁT 383
114 Các xét nghiệm tiền phẫu 383
115 Gây tê tủy sống 384
116 Thủng ổ loét dạ dày-tá tràng 386
117 Viêm ruột thừa cấp 389
118 Tắc ruột-bán tắc ruột 392
119 Bệnh trĩ 394
120 Thoát vị bẹn-đùi 397
121 Sỏi đường mật 399
122 Viêm túi mất 401
123 Viêm da cơ, viêm đa cơ 403
124 Viêm cơ, Abcès cơ nhiễm khuẩn lan tỏa 408
CHƯƠNG BỆNH CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH 411
125 Thang điểm Gaslow 411
126 Xử trí cấp cứu chấn thương sọ não 414
127 Đa thương-vết thương phần mềm 416
128 Sốc chấn thương 418
129 Chấn thương ngực kín 420
130 Chấn thương bụng kín 422
131 Vết thương thấu bụng 423
132 Phẩu thuật tạo mỏm cụt đốt bàn - ngón tay chân 424
133 Gãy xương đòn 426
134 Gãy xương cẳng tay 428
135 Điều trị bảo tồn gãy đầu dưới xương quay 431
136 Phẫu thuật kết hợp mỏm khuỷu 434
137 Gãy cổ xương đùi 436
138 Vỡ xương bánh chè 437
139 Gãy xương cẳng chân 439
140 Trật khớp vai 441
141 Trận khớp khuỷu 443
142 Bệnh bỏng 445
CHƯƠNG BỆNH MẮT 454
143 Bệnh đau mắt hột 454
144 Viêm kết mạc mắt 455
145 Viêm loét giác mạc do nấm 457
146 Viêm giác mạc do Virus Herpes 459
147 Viêm túi lệ mạn tính 461
148 Cấp cứu bỏng mắt 463
149 Dị vật giác mạc mắt 465
150 Dị vật kết mạc mắt 466
151 Chấn thương vỡ nhãn cầu 467
152 Chấn thương đụng dập nhãn cầu 469
153 Glaucome góc mở nguyên phát 472
154 Glaucome góc đóng nguyên phát 474
155 Mộng thịt nguyên phát 476
156 Bệnh lẹo - chắp 478
CHƯƠNG BỆNH TAI-MŨI-HỌNG 480
157 Viêm sụn vành tai 480
158 Viêm tai ngoài 481
159 Abcès ống tai 482
160 Viêm tai giữa cấp 483
161 Viêm tai giữa mạn thủng nhĩ 485
162 Chảy máu mũi 487
163 Viêm mũi dị ứng 489
164 Viêm mũi xoang cấp 490
165 Viêm mũi xoang mạn 492
166 Hội chứng tiền đình 494
167 Viêm VA 495
168 Viêm Amydal 497
169 Abcès quanh Amydal 499
170 Viêm họng 500
CHƯƠNG BỆNH RĂNG-HÀM-MẶT 502
171 Sâu răng 502
172 Nhổ răng khôn mộc lệch có biến chứng 504
173 Viêm tuyến nước bọt mang tai 505
174 Phẫu thuật abcès hàm mặt các loại 506
175 Viêm ổ răng khôn sau khi nhổ 507
176 Phục hồi vết thương vùng hàm mặt 508
177 Vết thương phần mềm vùng hàm mặt 509
178 Bệnh nha chu (bệnh viêm nướu-viêm nha chu) 511
179 Abcès nha chu 512
180 Viêm tủy răng 513
181 Viêm quanh chóp răng 514
182 Viêm nướu do vôi răng 516
183 Viêm loét niêm mạc miệng, lưỡi 517
184 Viêm nướu hoại tử cấp 518
185 Viêm miệng do herpes 519
CHƯƠNG BỆNH SẢN PHỤ KHOA 520
Phần I: Sản khoa 520
186 Chẩn đoán chuyển dạ 520
187 Một số đường kính lọt của ngôi thai 522
188 Theo dõi chuyển dạ đẻ thường 523
189 Đỡ đẻ thường ngôi chỏm 526
190 Xử trí tích cực giai đoạn 3 chuyển dạ 529
191 Nghiệm pháp lọt ngôi chỏm 531
192 Các phương pháp gây chuyển dạ 533
193 Chuyển dạ đình trệ 535
194 Dọa sanh non, sanh non 536
195 Thai quá ngày 538
196 Ối vỡ non, ối vỡ sớm 539
197 Dọa sẩy thai-Sẩy thai 542
198 Sử dụng Oxytocin trong chuyển dạ 545
199 Sử dụng Misoprostol 546
200 Suy thai cấp 547
201 Ngôi mông 548
202 Ngôi bất thường 551
203 Nhau tiền đạo 553
204 Nhau bong non 556
205 Vỡ tử cung 559
206 Thai chết trong tử cung 562
207 Tiền sản giật - sản giật 565
208 Băng huyết sau sanh 569
209 Choáng sản khoa 572
210 Thiểu ối 575
211 Đa ối 576
212 Chỉ định mổ lấy thai 578
213 Phẫu thuật lấy thai 579
214 Phẫu thuật cắt tử cung bán phần cấp cứu 583
215 Theo dõi cuộc chuyển dạ với sản phụ có sẹo mổ ở tử cung 585
216 Sử dụng kháng sinh trong phẫu thuật sản phụ khoa 586
217 Điều trị sót nhau/sót thai 587
218 Bí tiểu sau sanh 588
219 Nhiễm trùng hậu sản 589
220 Xử trí phù phổi cấp trong chuyển dạ 593
221 Đẻ chỉ huy 595
222 Giác hút sản khoa (giác kéo) 597
223 Bóc nhau nhân tạo 599
Phần II: Phụ khoa 601
224 Thai ngoài tử cung 601
225 U nang buồng trứng 604
226 Bóc nang tuyến Bartholine 607
227 U xơ tử cung 608
228 viêm âm đạo (nhiễm trùng âm đạo) 610
229 Viêm phần phụ 612
Phần III: Sơ sinh 616
230 Hồi sức sơ sinh ngạt 615
231 Chăm sóc trẻ bằng phương pháp Căng Gu Ru 619
232 Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh ngày đầu sau sanh 621
233 Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh tuần đầu sau sanh 624
234 Cấp cứu bé sặc sửa 627
235 Nhiễm trùng rốn sơ sinh 628
236 Vàng da sơ sinh 630
237 Kỹ thuật chiếu đèn điều trị vàng da sơ sinh 635
238 Chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng, nhẹ cân 636
239 Suy hô hấp sơ sinh 638
240 Hạ đường huyết sơ sinh 642
241 Hội chứng co giật sơ sinh 644
242 Lấy máu gót chân 645
CHƯƠNG BỆNH Y HỌC CỔ TRUYỀN 646
243 Điều trị bệnh tăng huyết áp 646
244 Điều trị huyết áp thấp 648
245 Điều trị u phì đại lành tính tuyến tiền liệt 650
246 Điều trị hội chứng ruột kích thích 652
247 Điều trị rối loạn Lipid máu 654
248 Điều trị cảm cúm 656
249 Điều trị đau vùng thắt lưng 659
250 Điều trị bệnh thấp khớp 663
251 Điều trị suy nhược thần kinh 666
252 Điều trị bệnh mày đay 669
253 Điều trị đau dây thần kinh hông 671
254 Điều trị di chứng tai biến mạch máu não băng YHCT 674
255 Hen phế quản 678
256 Điều trị viêm quanh khớp vai bằng phương pháp YHCT kết hợp YHHĐ 682
257 Điều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên 686
258 Hội chứng dạ dày-tá trang 390
259 Sỏi đường tiết niệu (Sa lâm, Thạch lâm) 392
260 Viêm gan mạn 694
CHƯƠNG BỆNH HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
CẤP CỨU NGƯNG TIM NGƯNG THỞ
1. ĐẠI CƯƠNG
Ngưng hô hấp tuần hoàn là sự ngưng hô hấp và các nhát bóp tim có hiệu quả.
- Mục tiêu: của hồi sinh tim cơ bản và nâng cao là duy trì tưới máu cho tim và não với máu đã được oxy hóa. Cuối cùng là phục hồi tuần hoàn tự nhiên.
- Khi bệnh nhân ngưng tim trên điện tâm đồ sẽ thấy một trong ba loại sau.
+ Rung thất: biểu hiện bằng những đường dao động nhanh và không điều, tần số khoảng 250 - 400 lần/phút. Không có sóng P và QRS.
+ Vô tâm thu: điện tâm đồ là một đường thẳng. Cần được xác nhận ít nhất ở hai chuyển đạo khác nhau.
+ Hoạt động điện vô mạch: trên điện tâm đồ không có sóng (nhịp tự thất hoặc nhịp bộ nối chậm) nhưng trên lâm sàng không bắt được mạch.
2. CHẨN ĐOÁN
Cần chẩn đoán ngay tức khắc, tránh động tác thừa. Không nên mất thì giờ nghe tim, đo huyết áp, chỉ cần dựa vào một số triệu chứng.
Mất ý thức đột ngột ở bệnh nhân đang tỉnh
Bệnh nhân sẽ đột ngột ngừng thở.
Hoặc monitor tim sẽ báo động.
Bệnh nhân đang thở máy, hôn mê thì không thể dựa vào dấu hiệu ngừng thở. Phải xem đồng tử (thường giãn to). Ở bệnh nhân thở máy thường có tăng thông khí, khi tháo máy ra bệnh nhân vẫn tiếp tục ngừng thở trong vài phút đến 10 phút (đồng tử vẫn co và phản xạ với ánh sáng tốt).
Ngừng thở đột ngột hoặc thở ngáp
Ở bệnh nhân đang tỉnh, hoặc đang hôn mê nhưng vẫn thở được.
Mất mạch bẹn, mạch cảnh (thời gian kiểm tra ≤ 10 giây)
Nên xem mạch bẹn hơn là mạch cảnh vì bắt mạch cảnh cũng là yếu tố thuận lợi gây ngừng tuần hoàn.
Ngoài ra có thể nhìn thấy, không cần thăm khám:
Da nhợt nhạt nếu mất máu cấp.
Da tím ngắt nếu có suy hô hấp cấp, ngạt thở.
Máu ngừng chảy khi đang mổ.
3. XỬ TRÍ
Khi đã chẩn đoán là ngừng tim lập tức phải xử trí ngay. Ba yếu tố đảm bảo thành công:
Kíp cấp cứu thành thạo.
Tổ chức dây truyền cấp cứu tốt.
Can thiệp sớm, kịp thời, chỉ có 3 - 4 phút để hành động.
Có hai tình huống xảy ra khi có ngừng tuần hoàn: Không có trang bị và có trang bị đầy đủ.
Các bước tiến hành hồi sinh tim phổi cơ bản (CPR): Quy trình: C, A, B
C - Ép tim (Chest compressions)
Ngay lập tức khi xác định bệnh nhân ngừng hô hấp tuần hoàn với nguyên tắc “ép mạnh và nhanh”, ép 30 lần sau đó mới thổi ngạt 2 lần (chú ý: không áp dụng đối với trẻ sơ sinh).
Vị trí: 1/3 dưới xương ức. Dùng cườm bàn tay trái áp vào 1/3 dưới xương ức nạn nhân, bàn tay kia đặt lên trên và lồng các ngón vào nhau. Hai cánh tay duỗi thẳng ép thẳng góc với lồng ngực (trẻ em 1 - 8 tuổi: một bàn tay; < 12 tháng tuồi: dùng 2 ngón tay; trẻ sơ sinh dùng 2 ngón tay).
Tần số: Ít nhất 100 lần/phút, hạn chế tối thiểu gián đoạn ép tim.
Biên độ: # 5 cm ở người lớn; # 1/3 đường kính trước sau ở trẻ em.
Phối hợp 30 lần ép tim, 2 lần thông khí. Khi đặt được nội khí quản thì không còn chu kỳ 30:2 mà ép tim liên tục ít nhất 100 lần/phút và bóp bóng 8 - 10 lần/phút qua nội khí quản. Nên thay đổi người ép tim mỗi 2 phút để đảm bảo nhát bóp hiệu quả.
A - Kiểm soát đường thở (Airway)
Trong khi một người ép tim thì người thứ hai kiểm soát đường thở và chuẩn bị cung cấp 2 lần thông khí ngay lập tức sau khi người ép tim hoàn tất 30 lần ép tim.
Nhanh chóng móc họng lấy hết dị vật, lau sạch miệng, mũi, để người bệnh nằm ngửa, ưỡn cổ, hàm dưới đẩy ra trước.
Đặt đường thở nhân tạo: canule, mask, nội khí quản (< 20 giây).
B - Thổi ngạt (Breathing)
Bóp bóng bằng mask: Áp sát mặt nạ vào miệng, mũi người bệnh bóp bóng với oxy 100%.
Kết hợp bóp bóng qua mặt nạ với ép tim theo chu kỳ 30:2 (30 lần ép tim và 2 lần thổi ngạt).
Bóp bóng qua nội khí quản 8 - 10 lần/phút và không theo chu kỳ 30:2.
Chú ý tránh thông khí quá mức (trừ trẻ sơ sinh ép tim và thông khí theo tỉ lệ 3:1 hoặc khi xác định do bệnh lý tim mạch thì ép tim và thông khí theo chu kỳ 15:2).
Hồi sinh tim phổi nâng cao
Khi Bệnh nhân ngừng tuần hoàn, trên ECG sẽ thấy 1 trong 3 loại sau:
Rung thất: Có thể sốc điện. Vô tâm thu hoặc hoạt động điện vô mạch: Hai loại sốc điện không hiệu quả.
Trường hợp rung thất (VF) - ngừng tuần hoàn
Gọi người giúp
CPR
Cấp Ô xy
Gắn monitor
↓
Kiểm tra nhịp
↓
Rung thất hoặc nhanh thất mất mạch
↓
Sốc điện (120 - 200J)
↓
CPR, NKQ, PIV
↓ kiểm tra điện tim có thể sốc
Sốc điện 200J
↓
CPR và
Adrenalin 1mg TM mỗi 3 - 5ph
↓ kiểm tra điện tim có thể sốc
Sốc điện 200J
↓
CPR và
Adrenalin 1mg TM mỗi 3 - 5ph
NaHCO3 (1 mEq/kg),
Lidocain(1,5mg/kg) lặp lại trong 3 - 5ph
MgSO4 1 - 2g TM (nhanh thất đa dạng)
↓ kiểm tra điện tim có thể sốc
Sốc điện - thuốc - sốc - thuốc
Rung thất có 3 pha
Pha điện (electrical phase): 4 phút đầu. Sốc điện nhiều khả năng sống sót nhất.
Pha huyết động (hemodynamic or circulatory phase): 4 - 10 phút sau VF: VF thường là sóng nhỏ nên phải CPR tốt để bảo đảm tưới máu vành/não trước khi khử rung.
Pha chuyển hóa (metabolic phase): Trên 10 phút: nếu không chuyển nhanh qua được nhịp tưới máu (có mạch), bệnh nhân sẽ không sống sót.
Tiến hành
Ép tim:
Guidelines của AHA 2010: ép mạnh và nhanh ở giữa ngực.
Tần số # 100/phút.
Độ sâu ít nhất 38mm. Hoặc quan sát Máy đo SpO2
Ngực nở hoàn toàn giữa các lần ép.
Mục tiêu: Tối ưu hóa áp lực tưới máu vành > tối đa hóa sự trở về tuần hoàn tự nhiên.
Chú ý: Giảm thiểu thời gian ngưng ép, đặc biệt là giai đoạn chuyển qua hồi sinh tim cao cấp.
Thông khí:
Giai đoạn đầu ép tim quan trọng hơn.
Vô mạch kéo dài: Thông khí quan trọng hơn.
Tỉ lệ V: C = 2:30 (bệnh nhân chưa được đặt NKQ); 8 - 10: 100 (bệnh nhân đã được đặt NKQ).
Không cần đồng bộ, nhưng không quá 1 giây/1nhịp thở và tránh thông khí quá mức.
Khử rung sớm:
Trong vòng 3 giây sau ngừng tim.
Khoảng 85% với lần sốc đầu tiên với mức năng lượng 200 - 360j (1 pha: 360j).
Giữa các lần khử rung là 2 phút CPR. Không được ngắt quãng.
Chú ý: Nếu nghi ngờ rối loạn nhịp không phải là VF/VT > kiểm tra mạch tức thì xem nhịp có tạo ra tuần hoàn tự nhiên? Nếu không mạch > CPR tiếp tục > đánh giá lại nhịp: nhịp không có tổ chức > can thiệp khác: vị trí ống NKQ? Đường truyền IV và truyền dịch? Thuốc cấp cứu: Epinephrine…, thuốc chống rối loạn nhịp? Có chỉ định tạo nhịp? Tìm và điều trị nguyên nhân đảo ngược được?
Thuốc dùng trong rung thất
Epinephrine 1mg IV sau lần sốc điện thứ 2.
Lặp lại 3 - 5 phút nếu VF/VT vô mạch dai dẳng.
Liều cao hơn: 0,2mg/kg kết quả không khác, có thể gây hại.
Vasopressine: Thuốc thay thế Epinephrine; 40UI IV đơn liều.
Thuốc chống loạn nhịp:
Trong VF/VT vô mạch trơ:
Amiodarone 300mg PIV nếu VF/VT vô mạch sau 3 lần sốc điện. Nếu tái phát => 150mg nữa PIV. Truyền duy trì 900mg/24giờ.
Lidocaine: Thay thế Amiodarone, nhưng không nên dùng nếu đã cho Amiodarone. Liều 1mg/kg IV, lặp lại mỗi 3 - 5phút nếu cần. Giờ đầu không quá 3mg/kg.
MgSO4 1 - 2g IV: VT đa dạng (xoắn đỉnh), hoặc nghi ngờ giảm Mg máu.
NaHCO3: 1meq/kg IV: Tăng K máu, toan chuyển hóa, quá liều 1 số thuốc.
Vô tâm thu hoặc phân ly điện cơ - ngừng tuần hoàn
Gọi người giúp
CPR
Cấp Ô xy
Gắn monitor
↓
Kiểm tra nhịp
↓
Vô tâm thu, phân ly điện cơ
↓
CPR, NKQ, PIV
↓
Adrenalin 1mg TM mỗi 3 - 5ph
Atropin 1mg TM (lặp lại đến 3 liều cách 3 - 5ph)
NaHCO3 1mEq/kg TM
Tìm và điều trị nguyên nhân (Giảm oxy, tăng/hạ K+ máu, nhiễm toan nặng, ngộ độc thuốc, hạ thân nhiệt, giảm thể tích, chèn ép tim, tràn khí màng phổi, hạ thân nhiệt, ….)
Và CPR (5 chu kỳ, # 2ph)
↓ kiểm tra điện tim không thể sốc
Lập lại Adrenalin, Atropin, NaHCO3 0,5 mEq/kg/ mỗi 10ph
và CPR
Sốc điện 120 - 200 J nếu điện 2 pha, 300 - 360 J nếu dùng điện 1 pha.
Hoạt động điện vô mạch
Hoạt động điện hiện diện mà không có mạch sờ được (ngoài VT/VF).
Thường có nguyên nhân chuyên biệt > phát hiện sớm và điều trị hiệu quả > có thể đảo ngược được.
Nếu phức bộ rộng và chậm > tiên lượng xấu (nguyên nhân thường là tăng K máu, giảm thân nhiệt, giảm PO2, toan máu, quá liều thuốc (TCA, ức chế beta, ức chế Ca, digoxin, ...).
Nếu phức bộ hẹp và nhanh > tiên lượng tốt hơn nhiều (nguyên nhân thường là giảm V, nhiễm trùng, thuyên tắc phổi, chèn ép tim).
Epinerphrine 1mg IV/3 - 5ph cho đến khi đạt tuần hoàn bình thường.
NaHCO3 1meq/kg tăng K máu, toan máu trước đó, kiềm hóa nước tiểu (quá liều TCA…), ngưng tim lâu (đã đặt NKQ và thở máy).
Chú ý:
NaHCO3 không được sử dụng thường qui trong toan A. Lactic do ngưng tim trừ khi các can thiệp ban đầu không hiệu quả (ép tim, thông khí, khử rung, vận mạch).
Có hại trong toan hô hấp > không chỉ định.
Atropine 1mg IV/3 - 5ph khi tần số tim chậm tuyệt đối (< 60), hay tương đối (tần số < mong muốn so với tình trạng hiện tại của bệnh nhân).
Vô tâm thu
Tỉ lệ sống sót: 1 - 2 %.
Điều trị giống hoạt động điện vô mạch.
Tạo nhịp qua da: có thể hiệu quả nếu áp dụng sớm và phối hợp với điều trị bằng thuốc. Không có bằng chứng sử dụng thường qui.
Khi nào ngừng cấp cứu
Thời gian cấp cứu phụ thuộc vào:
Tình trạng bệnh, nguyên nhân gây ngừng tuần hoàn.
Diễn biến trong khi cấp cứu: Can thiệp sớm hay muộn.
Ba tình huống có thể xảy ra.
Tim đập trở lại, hô hấp tự nhiên trở lại
Cần tiếp tục theo dõi hô hấp (thông khí nhân tạo) và duy trì huyết áp.
Điều trị tích cực trong 24 - 48 giờ. Chú ý giải quyết nguyên nhân.
Mất não
Tim đập nhưng bệnh nhân hôn mê sâu, đồng tử giãn to, trụy mạch, không thở tự nhiên.
Co cứng kiểu mất não: hai tay và hai chân duỗi cứng
Sau 24 giờ có thể ngừng hồi sức.
Nếu điện não đồ là đường thẳng có thể ngừng hồi sức sau 8 giờ.
Tim không đập lại
Mặc dù đã xử trí đúng quy cách, có thể ngừng cấp cứu sau 60 phút.
Chú ý:
Nếu bệnh nhân bị ngộ độc các loại thuốc an thần hay thuốc ngủ thì không nên kết luận là mất não. Cần tiếp tục điều trị tích cực đến khi bệnh nhân tỉnh.
Tài liệu tham khảo
- Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị Hội chứng mạch vành cấp không ST chênh lên 2016, Hội Tim mạch học Việt Nam.
- Theo Quyết định số 2187/QĐ-BYT ngày 03 tháng 6 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ PHẢN VỆ
1. Chẩn đoán phản vệ
1.1. Triệu chứng gợi ý
Nghĩ đến phản vệ khi xuất hiện ít nhất một trong các triệu chứng sau:
a) Mày đay, phù mạch nhanh.
b) Khó thở, tức ngực, thở rít.
c) Đau bụng hoặc nôn.
d) Tụt huyết áp hoặc ngất.
e) Rối loạn ý thức.
1.2. Các bệnh cảnh lâm sàng
1.2.1. Bệnh cảnh lâm sàng 1: Các triệu chứng xuất hiện trong vài giây đến vài giờ ở da, niêm mạc (mày đay, phù mạch, ngứa...) và có ít nhất 1 trong 2 triệu chứng sau:
a) Các triệu chứng hô hấp (khó thở, thở rít, ran rít).
b) Tụt huyết áp (HA) hay các hậu quả của tụt HA (rối loạn ý thức, đại tiện, tiểu tiện không tự chủ...).
1.2.2. Bệnh cảnh lâm sàng 2: Ít nhất 2 trong 4 triệu chứng sau xuất hiện trong vài giây đến vài giờ sau khi người bệnh tiếp xúc với yếu tố nghi ngờ:
a) Biểu hiện ở da, niêm mạc: mày đay, phù mạch, ngứa.
b) Các triệu chứng hô hấp (khó thở, thở rít, ran rít).
c) Tụt huyết áp hoặc các hậu quả của tụt huyết áp (rối loạn ý thức, đại tiện, tiểu tiện không tự chủ...).
d) Các triệu chứng tiêu hóa (nôn, đau bụng...).
1.2.3. Bệnh cảnh lâm sàng 3: Tụt huyết áp xuất hiện trong vài giây đến vài giờ sau khi tiếp xúc với yếu tố nghi ngờ mà người bệnh đã từng bị dị ứng:
a) Trẻ em: giảm ít nhất 30% huyết áp tâm thu (HA tối đa) hoặc tụt huyết áp tâm thu so với tuổi (huyết áp tâm thu < 70mmHg).
b) Người lớn: Huyết áp tâm thu < 90mmHg hoặc giảm 30% giá trị huyết áp tâm thu nền.
2. Chẩn đoán phân biệt
2.1. Các trường hợp sốc: sốc tim, sốc giảm thể tích, sốc nhiễm khuẩn.
2.2. Tai biến mạch máu não.
2.3. Các nguyên nhân đường hô hấp: COPD, cơn hen phế quản, khó thở thanh quản (do dị vật, viêm).
2.4. Các bệnh lý ở da: mày đay, phù mạch.
2.5. Các bệnh lý nội tiết: cơn bão giáp trạng, hội chứng carcinoid, hạ đường máu.
2.6. Các ngộ độc: rượu, opiat, histamin.
CHẨN ĐOÁN MỨC ĐỘ PHẢN VỆ
Phản vệ được phân thành 4 mức độ như sau:
(lưu ý mức độ phản vệ có thể nặng lên rất nhanh và không theo tuần tự)
1. Nhẹ (độ I): Chỉ có các triệu chứng da, tổ chức dưới da và niêm mạc như mày đay, ngứa, phù mạch.
2. Nặng (độ II): có từ 2 biểu hiện ở nhiều cơ quan:
a) Mày đay, phù mạch xuất hiện nhanh.
b) Khó thở nhanh nông, tức ngực, khàn tiếng, chảy nước mũi.
c) Đau bụng, nôn, ỉa chảy.
d) Huyết áp chưa tụt hoặc tăng, nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp.
3. Nguy kịch (độ III): biểu hiện ở nhiều cơ quan với mức độ nặng hơn như sau:
a) Đường thở: tiếng rít thanh quản, phù thanh quản.
b) Thở: thở nhanh, khò khè, tím tái, rối loạn nhịp thở.
c) Rối loạn ý thức: vật vã, hôn mê, co giật, rối loạn cơ tròn.
d) Tuần hoàn: sốc, mạch nhanh nhỏ, tụt huyết áp.
4. Ngừng tuần hoàn (độ IV): Biểu hiện ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn.
XỬ TRÍ CẤP CỨU PHẢN VỆ
1. Nguyên tắc chung
1.1. Tất cả trường hợp phản vệ phải được phát hiện sớm, xử trí khẩn cấp, kịp thời ngay tại chỗ và theo dõi liên tục ít nhất trong vòng 24 giờ.
1.2. Bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, nhân viên y tế khác phải xử trí ban đầu cấp cứu phản vệ.
1.3. Adrenalin là thuốc thiết yếu, quan trọng hàng đầu cứu sống người bệnh bị phản vệ, phải được tiêm bắp ngay khi chẩn đoán phản vệ từ độ II trở lên.
1.4. Ngoài hướng dẫn này, đối với một số trường hợp đặc biệt còn phải xử trí theo hướng dẫn tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Xử trí phản vệ nhẹ (độ I): dị ứng nhưng có thể chuyển thành nặng hoặc nguy kịch
2.1. Sử dụng thuốc methylprednisolon hoặc diphenhydramin uống hoặc tiêm tùy tình trạng người bệnh.
2.2. Tiếp tục theo dõi ít nhất 24 giờ để xử trí kịp thời.
3. Phác đồ xử trí cấp cứu phản vệ mức nặng và nguy kịch (độ II, III)
Phản vệ độ II có thể nhanh chóng chuyển sang độ III, độ IV. Vì vậy, phải khẩn trương, xử trí đồng thời theo diễn biến bệnh:
3.1. Ngừng ngay tiếp xúc với thuốc hoặc dị nguyên (nếu có).
3.2. Tiêm hoặc truyền adrenalin (theo mục IV dưới đây).
3.3. Cho người bệnh nằm tại chỗ, đầu thấp, nghiêng trái nếu có nôn.
3.4. Thở ô xy: người lớn 6 - 10 1/phút, trẻ em 2 - 4 1/phút qua mặt nạ hở.
3.5. Đánh giá tình trạng hô hấp, tuần hoàn, ý thức và các biểu hiện ở da, niêm mạc của người bệnh.
a) Ép tim ngoài lồng ngực và bóp bóng (nếu ngừng hô hấp, tuần hoàn).
b) Đặt nội khí quản hoặc mở khí quản cấp cứu (nếu khó thở thanh quản).
3.6. Thiết lập đường truyền adrenalin tĩnh mạch với dây truyền thông thường nhưng kim tiêm to (cỡ 14 hoặc 16G) hoặc đặt catheter tĩnh mạch và một đường truyền tĩnh mạch thứ hai để truyền dịch nhanh (theo mục IV dưới đây).
3.7. Hội ý với các đồng nghiệp, tập trung xử lý, báo cáo cấp trên, hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa cấp cứu, hồi sức và/hoặc chuyên khoa dị ứng (nếu có).
4. Phác đồ sử dụng adrenalin và truyền dịch
Mục tiêu: nâng và duy trì ổn định HA tối đa của người lớn lên ≥ 90mmHg, trẻ em ≥ 70mmHg và không còn các dấu hiệu về hô hấp như thở rít, khó thở; dấu hiệu về tiêu hóa như nôn mửa, ỉa chảy.
4.1. Thuốc adrenalin 1mg = 1ml = 1 ống, tiêm bắp:
a) Trẻ sơ sinh hoặc trẻ < 10kg: 0,2ml (tương đương 1/5 ống).
b) Trẻ khoảng 10 kg: 0,25ml (tương đương 1/4 ống).
c) Trẻ khoảng 20 kg: 0,3ml (tương đương 1/3 ống).
d) Trẻ > 30kg: 0,5ml (tương đương 1/2 ống).
e) Người lớn: 0,5 - 1 ml (tương đương 1/2 - 1 ống).
4.2. Theo dõi huyết áp 3 - 5 phút/lần.
4.3. Tiêm nhắc lại adrenalin liều như khoản 1 mục IV 3 - 5 phút/lần cho đến khi huyết áp và mạch ổn định.
4.4. Nếu mạch không bắt được và huyết áp không đo được, các dấu hiệu hô hấp và tiêu hóa nặng lên sau 2 - 3 lần tiêm bắp như khoản 1 mục IV hoặc có nguy cơ ngừng tuần hoàn phải:
a) Nếu chưa có đường truyền tĩnh mạch: Tiêm tĩnh mạch chậm dung dịch adrenalin 1/10.000 (1 ống adrenalin 1mg pha với 9ml nước cất = pha loãng 1/10). Liều adrenalin tiêm tĩnh mạch chậm trong cấp cứu phản vệ chỉ bằng 1/10 liều adrenalin tiêm tĩnh mạch trong cấp cứu ngừng tuần hoàn. Liều dùng:
- Người lớn: 0,5-1 ml (dung dịch pha loãng 1/10.000=50 - 100µg) tiêm trong 1 - 3 phút, sau 3 phút có thể tiêm tiếp lần 2 hoặc lần 3 nếu mạch và huyết áp chưa lên. Chuyển ngay sang truyền tĩnh mạch liên tục khi đã thiết lập được đường truyền.
- Trẻ em: Không áp dụng tiêm tĩnh mạch chậm.
b) Nếu đã có đường truyền tĩnh mạch, truyền tĩnh mạch liên tục adrenalin (pha adrenalin với dung dịch natriclorid 0,9%) cho người bệnh kém đáp ứng với adrenalin tiêm bắp và đã được truyền đủ dịch. Bắt đầu bằng liều 0,1 µg/kg/phút, cứ 3 - 5 phút điều chỉnh liều adrenalin tùy theo đáp ứng của người bệnh.
c) Đồng thời với việc dùng adrenalin truyền tĩnh mạch liên tục, truyền nhanh dung dịch natriclorid 0,9% 1.000ml - 2.000ml ở người lớn, 10 - 20ml/kg trong 10 - 20 phút ở trẻ em có thể nhắc lại nếu cần thiết.
4.5. Khi đã có đường truyền tĩnh mạch adrenalin với liều duy trì huyết áp ổn định thì có thể theo dõi mạch và huyết áp 1 giờ/lần đến 24 giờ.
Bảng tham khảo cách pha loãng adrenalin với dung dịch Nacl 0,9% và tốc độ truyền tĩnh mạch chậm
01 ống adrenalin 1mg pha với 250ml Nacl 0,9% (như vậy 1ml dung dịch pha loãng có 4µg adrenalin)
Cân nặng người bệnh (kg) Liều truyền tĩnh mạch adrenalin khởi đầu (0,1µg/kg/phút) Tốc độ (giọt/phút) với kim tiêm 1 ml=20 giọt
Khoảng 80 2ml 40 giọt
Khoảng 70 1,75ml 35 giọt
Khoảng 60 1,50ml 30 giọt
Khoảng 50 1,25ml 25 giọt
Khoảng 40 1ml 20 giọt
Khoảng 30 0,75ml 15 giọt
Khoảng 20 0,5ml 10 giọt
Khoảng 10 0,25ml 5 giọt
5. Xử trí tiếp theo
5.1. Hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn: Tùy mức độ suy tuần hoàn, hô hấp có thể sử dụng một hoặc các biện pháp sau đây:
a) Thở oxy qua mặt nạ: 6 - 10 lít/phút cho người lớn, 2 - 4 lít/phút ở trẻ em,
b) Bóp bóng AMBU có oxy,
c) Đặt ống nội khí quản thông khí nhân tạo có ô xy nếu thở rít tăng lên không đáp ứng với adrenalin,
d) Mở khí quản nếu có phù thanh môn-hạ họng không đặt được nội khí quản,
đ) Truyền tĩnh mạch chậm: aminophyllin 1mg/kg/giờ hoặc salbutamol 0,1 µg/kg/phút hoặc terbutalin 0,1 µg/kg/phút (tốt nhất là qua bơm tiêm điện hoặc máy truyền dịch),
e) Có thể thay thế aminophyllin bằng salbutamol 5mg khí dung qua mặt nạ hoặc xịt họng salbutamol 100µg người lớn 2 - 4 nhát/lần, trẻ em 2 nhát/lần, 4 - 6 lần trong ngày.
5.2. Nếu không nâng được huyết áp theo mục tiêu sau khi đã truyền đủ dịch và adrenalin, có thể truyền thêm dung dịch keo (huyết tương, albumin hoặc bất kỳ dung dịch cao phân tử nào sẵn có).
5.3. Thuốc khác:
- Methylprednisolon 1 - 2mg/kg ở người lớn, tối đa 50mg ở trẻ em hoặc hydrocortison 200mg ở người lớn, tối đa 100mg ở trẻ em, tiêm tĩnh mạch (có thể tiêm bắp ở tuyến cơ sở).
- Kháng histamin H1 như diphenhydramin tiêm bắp hoặc tĩnh mạch: người lớn 25 - 50mg và trẻ em 10 - 25mg.
- Kháng histamin H2 như ranitidin: ở người lớn 50mg, ở trẻ em 1mg/kg pha trong 20ml Dextrose 5% tiêm tĩnh mạch trong 5 phút.
- Glucagon: sử dụng trong các trường hợp tụt huyết áp và nhịp chậm không đáp ứng với adrenalin. Liều dùng: người lớn 1 - 5mg tiêm tĩnh mạch trong 5 phút, trẻ em 20-30µg/kg, tối đa 1mg, sau đó duy trì truyền tĩnh mạch 5 - 15µg/phút tùy theo đáp ứng lâm sàng. Bảo đảm đường thở tốt vì glucagon thường gây nôn.
- Có thể phối hợp thêm các thuốc vận mạch khác: dopamin, dobutamin, noradrenalin truyền tĩnh mạch khi người bệnh có sốc nặng đã được truyền đủ dịch và adrenalin mà huyết áp không lên.
6. Theo dõi
6.1. Trong giai đoạn cấp: theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, SpCO2 và tri giác 3 - 5 phút/lần cho đến khi ổn định.
6.2. Trong giai đoạn ổn định: theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, SpO2 và tri giác mỗi 1 - 2 giờ trong ít nhất 24 giờ tiếp theo.
6.3. Tất cả các người bệnh phản vệ cần được theo dõi ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đến ít nhất 24 giờ sau khi huyết áp đã ổn định và đề phòng phản vệ pha 2.
6.4. Ngừng cấp cứu: nếu sau khi cấp cứu ngừng tuần hoàn tích cực không kết quả.
XỬ TRÍ PHẢN VỆ TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT
1. Phản vệ trên đối tượng sử dụng thuốc đặc biệt
1.1. Phản vệ trên người đang dùng thuốc chẹn thụ thể Beta:
a) Đáp ứng của người bệnh này với adrenalin thường kém, làm tăng nguy cơ tử vong.
b) Điều trị: về cơ bản giống như phác đồ chung xử trí phản vệ, cần theo dõi sát huyết áp, truyền tĩnh mạch adrenalin và có thể truyền thêm các thuốc vận mạch khác.
c) Thuốc giãn phế quản: nếu thuốc cường beta 2 đáp ứng kém, nên dùng thêm kháng cholinergic: ipratropium (0,5mg khí dung hoặc 2 nhát đường xịt).
d) Xem xét dùng glucagon khi không có đáp ứng với adrenalin.
2. Các trường hợp đặc biệt khác
2.1. Phản vệ do gắng sức
a) Là dạng phản vệ xuất hiện sau hoạt động gắng sức.
b) Triệu chứng điển hình: bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, nóng bừng, đỏ da, ngứa, mày đay, có thể phù mạch, khò khè, tắc nghẽn đường hô hấp trên, trụy mạch. Một số bệnh nhân thường chỉ xuất hiện triệu chứng khi gắng sức có kèm thêm các yếu tố đồng kích thích khác như: thức ăn, thuốc chống viêm giảm đau không steroid, rượu, phấn hoa.
c) Người bệnh phải ngừng vận động ngay khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên. Người bệnh nên mang theo người hộp thuốc cấp cứu phản vệ hoặc bơm tiêm adrenalin định liều chuẩn (EpiPen, AnaPen...). Điều trị theo Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
d) Gửi khám chuyên khoa Dị ứng-miễn dịch lâm sàng sàng lọc nguyên nhân.
2.2. Phản vệ vô căn
a) Phản vệ vô căn được chẩn đoán khi xuất hiện các triệu chứng phản vệ mà không xác định được nguyên nhân.
b) Điều trị theo Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Điều trị dự phòng: được chỉ định cho các bệnh nhân thường xuyên xuất hiện các đợt phản vệ (> 6 lần/năm hoặc > 2lần/2 tháng).
d) Điều trị dự phòng theo phác đồ:
- Prednisolon 60-100mg/ngày x 1 tuần, sau đó
- Prednisolon 60mg/cách ngày x 3 tuần, sau đó
- Giảm dần liều prednisolon trong vòng 2 tháng
- Kháng H1: cetirizin 10mg/ngày, loratadin 10mg/ngày.
HỘP THUỐC CẤP CỨU PHẢN VỆ VÀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 51/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
1. Thành phần hộp thuốc cấp cứu phản vệ:
STT Nội dung Đơn vị Số lượng
1 Phác đồ, sơ đồ xử trí cấp cứu phản vệ (Phụ lục III, Phụ lục X) bản 01
2 Bơm kim tiêm vô khuẩn
- Loại 10ml cái 02
- Loại 5ml cái 02
- Loại 1ml cái 02
- Kim tiêm 14 - 16G cái 02
3 Bông tiệt trùng tẩm cồn gói/hộp 01
4 Dây garo cái 02
5 Adrenalin 1mg/1ml ống 05
6 Methylprednisolon 40mg lọ 02
7 Diphenhydramin 10mg ống 05
8 Nước cất 10ml ống 03
2. Trang thiết bị y tế và thuốc tối thiểu cấp cứu phản vệ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2.1. Oxy.
2.2. Bóng AMBU và mặt nạ người lớn và trẻ nhỏ.
2.3. Bơm xịt salbutamol.
2.4. Bộ đặt nội khí quản và/hoặc bộ mở khí quản và/hoặc mask thanh quản.
2.5. Nhũ dịch Lipid 20% lọ 100ml (02 lọ) đặt trong tủ thuốc cấp cứu tại nơi sử dụng thuốc gây tê, gây mê.
2.6. Các thuốc chống dị ứng đường uống.
2.7. Dịch truyền: natriclorid 0,9%.
Ba điều cần nhớ
1) Các dấu hiệu nhận biết phản vệ:
Sau khi tiếp xúc với dị nguyên có một trong những triệu chứng sau đây
• Miệng, họng: Ngứa, phù môi, lưỡi, khó thở, khàn giọng.
• Da: ngứa, phát ban, đỏ da, phù nề.
• Tiêu hóa: nôn, tiêu chảy, đau bụng.
• Hô hấp: khó thở, tức ngực, thở rít, ho.
• Tim mạch: mạch yếu, choáng váng.
2) Luôn mang adrenalin theo người.
3) Khi có dấu hiệu phản vệ:
“Tiêm bắp adrenalin ngay lập tức”
“Gọi 115 hoặc đến cơ sở khám, chữa bệnh gần nhất”
I. Sơ đồ chi tiết về chẩn đoán và xử trí phản vệ
II. Sơ đồ tóm tắt về chẩn đoán và xử trí phản vệ
Tài liệu tham khảo
Hướng dẩn chẩn đoán và xử trí phản vệ (Ban hành kèm theo Thông tư số 51/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
SỐC TIM
1. ĐẠI CƯƠNG
- Sốc tim là tình trạng giảm cung lượng tim không đáp ứng được nhu cầu oxy của các tổ chức trong cơ thể.
- Chẩn đoán sốc tim đặt ra sau khi đã loại trừ các sốc khác: sốc giảm thể tích, sốc phản vệ, sốc nhiễm khuẩn.
- Các rối loạn huyết động đặc trưng trong sốc tim:
+ Cung lượng tim giảm với chỉ số tim < 2,2 lít/phút/m2.
+ Áp lực tĩnh mạch trung tâm cao (> 10 mmHg) và áp lực mao mạch phổi bít cao (>15mmHg).
+ Chênh lệch oxy giữa máu mao mạch và máu tĩnh mạch cao (DA-VO2 lớn hơn 0,55ml O2/lít) do rối loạn trong sốc tim là do tổn thương chức năng tim không phải do rối loạn ở ngoại vi.
- Trong điều trị sốc tim: một mặt khẩn trương điều trị triệu chứng và hồi sức toàn diện, mặt khác cần tìm và giải quyết nguyên nhân sớm nếu có thể được.
- Suy tim trong bệnh cảnh sốc tim là vấn đề lâm sàng lớn bởi vì tỉ lệ tử vong cao lên tới 30 - 90%. Tiên lượng phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây ra sốc tim và khả năng can thiệp của thầy thuốc.
2. NGUYÊN NHÂN
2.1. Giảm sức co bóp cơ tim
- Thiếu máu cục bộ cơ tim (đặc biệt là nhồi máu cơ tim cấp).
- Bệnh cơ tim do nhiễm khuẩn (liên cầu nhóm B, bệnh Chagas, …), nhiễm vi rút (enterovirus, adenovirus, HIV, vi rút viêm gan C, parvovirus B19, vi rút Herpes, EBV, CMV).
- Bệnh cơ tim do miễn dịch, do chuyển hóa.
- Bệnh cơ tim do nguyên nhân nội tiết: cường hoặc suy giáp.
- Bệnh cơ tim do ngộ độc.
- Giai đoạn cuối của bệnh cơ tim giãn hay bệnh van tim.
2.2. Tăng hậu gánh (nguyên nhân tắc nghẽn)
- Tắc động mạch phổi nặng.
- Hẹp động mạch chủ.
2.3. Ép tim cấp do tràn dịch màng ngoài tim cấp
2.4. Tổn thương cơ học của tim
- Hở van động mạch chủ, hở van hai lá cấp.
- Thủng vách liên thất.
2.5. Rối loạn nhịp tim: cơn nhịp nhanh, đặc biệt là cơn nhịp nhanh thất hoặc nhịp quá chậm do bloc nhĩ thất.
3. TRIỆU CHỨNG
3.1. Triệu chứng lâm sàng
- Huyết áp tụt: huyết áp tối đa dưới 90mmHg hoặc giảm so với huyết áp nền trên 30mmHg (ở người cơ tăng huyết áp).
- Da lạnh tái, nổi vân tím trên da, đầu chi tím lạnh.
- Thiểu niệu hoặc vô niệu, nước tiểu < 0,5 ml/kg/giờ.
- Các dấu hiệu ứ trệ tuần hoàn ngoại vi (gan to, tĩnh mạch cổ nổi), xuất hiện ran ẩm ở phổi.
- Tiếng tim bất thường: nhịp tim nhanh, tiếng T1 mờ, xuất hiện T3, T4, tiếng ngựa phi nếu viêm cơ tim cấp do nhiễm độc, vi rút.
- Thần kinh: ý thức của bệnh nhân giảm.
3.2. Cận lâm sàng
- Công thức máu: 18 chỉ số.
- Sinh hóa: ure, creatinin, glucose, SGOT, SGPT, điện giải, chlesterol, trigycerid, HDL, troponin I, Ck-Mb.
- Lactat máu (nếu có): tăng trên 1,5 mmol/l (phản ánh tình trạng thiếu oxy do giảm tưới máu tổ chức). Toan chuyển hóa và toan lactat khi lactat máu tăng kéo dài từ 2 - 4 mmol/l. Lactat máu trên 4 mmol/l trong các trường hợp nặng.
- X quang tim phổi tại giường.
4. CHẨN ĐOÁN
4.1. Chẩn đoán xác định
4.1.1. Chẩn đoán lâm sàng dựa vào các tiêu chuẩn sau:
- Huyết áp tâm thu ≤ 90mmHg kéo dài hoặc phải sử dụng thuốc vận mạch để duy trì huyết áp tâm thu ≥ 90mmHg hoặc huyết áp tâm thu giảm trên 30mmHg so với huyết áp tâm thu nền của bệnh nhân.
- Có bằng chứng của giảm tưới máu các cơ quan (nước tiểu dưới 30ml/giờ hoặc chi lạnh/vã mồ hôi hoặc có biến đổi ý thức.
- Bằng chứng tăng áp lực đổ đầy thất trái (phù phổi)
4.1.2. Các thông số thăm dò huyết động:
4.2. Chẩn đoán phân biệt
4.2.1. Sốc nhiễm khuẩn
- Có tình trạng nhiễm khuẩn kèm theo phải có thời gian xuất hiện kéo dài.
- Áp lực tĩnh mạch trung tâm giảm, áp lực mao mạch phổi bít giảm.
- Chỉ số tim bình thường hoặc tăng.
- Sức cản mạch hệ thống và sức cản mạch phổi giảm.
4.2.2. Sốc giảm thể tích
- Hoàn cảnh xuất hiện nhanh: ỉa chảy, nôn nhiều, đái nhiều hoặc viêm tụy cấp nặng.
- Áp lực tĩnh mạch trung tâm giảm, áp lực mao mạch phổi bít giảm.
4.2.3. Sốc phản vệ
- Tình huống xuất hiện thường khá đột ngột liên quan đến thuốc hoặc thức ăn.
- Áp lực tĩnh mạch trung tâm giảm, áp lực mao mạch phổi bít giảm.
- Có thể có các dấu hiệu khác của dị ứng. như đỏ da, sẩn, ngứa …
4.3. Chẩn đoán nguyên nhân
4.3.1. Siêu âm tim: có thể đánh giá chức năng thất phải và thất trái và phát hiện nguyên nhân
- Hội chứng ép tim cấp.
- Rối loạn chức năng van hai lá.
- Thủng vách liên thất.
- Phình tách động mạch chủ đoạn gần.
- Rối loạn vận động vùng hoặc toàn bộ của thất phải, thất trái.
- Tăng áp lực động mạch phổi, đo các chênh áp qua các bệnh lý van tim cấp tính.
4.3.2. Điện tim: có thể có các biểu hiện của bệnh tim nguyên nhân
4.3.3. X quang ngực:
- Hình ảnh của bệnh tim nguyên nhân.
- Hình ảnh tăng đậm các nhánh mạch phổi.
- Phình tách động mạch chủ.
- Tràn khí trung thất, tràn khí màng phổi áp lực.
4.3.4. Các xét nghiệm đặc hiệu khác tùy theo nguyên nhân gây sốc tim
- Men tim, troponin, BNP, LDH, AST tăng trong nhồi máu cơ tim.
- Chụp mạch phổi trong tắc mạch phổi, …
4.3.5. Các xét nghiệm phát hiện vi khuẩn hay virus gây viêm cơ tim cấp
- Soi hoặc cấy dịch/máu.
- PCR virus gây viêm cơ tim.
4.3.6. Thông tim đánh giá mạch vành
- Đánh giá tưới máu mạch vành.
- Có biện pháp tái tưới máu sớm khi có chỉ định.
4.4. Chẩn đoán mức độ: Tiêu chuẩn của ACC/AHA 2007
4.4.1. Tiền sốc
- Áp lực mao mạch phổi bít trên 15mmHg.
- Huyết áp tâm thu trên 100mmHg.
4.4.2. Sốc tim
- Áp lực mao mạch phổi bít trên 15mmHg.
- Huyết áp tâm thu dưới 90mmHg.
4.4.3. Sốc tim điển hình
- Chỉ số tim dưới 2 l/ph/m2 da.
- Áp lực mao mạch phổi bít trên 20mmHg.
5. XỬ TRÍ
5.1. Nguyên tắc chung
- Giai đoạn sớm, hỗ trợ huyết động để phòng ngừa các rối loạn và suy chức năng cơ quan, thậm chí phải giải quyết nguyên nhân gây sốc tim như tái tưới máu sớm trong nhồi máu cơ tim cấp, tạo nhịp cấp cứu trong trường hợp nhịp chậm.
+ Hồi sức cơ bản: điều chỉnh các rối loạn do sốc tim gây nên như suy hô hấp, suy thận...
- Giai đoạn giải quyết nguyên nhân nhanh chóng để đảo ngược tình trạng sốc tim.
5.2. Xử trí ban đầu và vận chuyển cấp cứu
- Giảm tối đa các gắng sức: giảm đau, giảm căng thẳng lo âu.
- Thiết lập đường truyền tĩnh mạch.
- Hỗ trợ thở oxy (nếu có).
5.3. Xử trí tại bệnh viện
5.3.1. Hỗ trợ thông khí
- Oxy liệu pháp: thở oxy ẩm 4 - 6 lít/phút qua canulla nếu SpO2 còn thấp < 90% thì thở qua mask 12 lít/ phút.
- Đặt nội quản khi bệnh nhân ngưng thở.
- Thông khí nhân tạo: ưu tiên thông khí nhân tạo xâm nhập khi bệnh nhân sốc tim với các lợi ích: nhu cầu oxy của cơ hô hấp và giảm hậu gánh thất trái, chỉ định gồm:
+ Bệnh nhân khó thở nhiều.
+ Giảm oxy máu.
+ pH < 7,30.
5.3.2. Hồi sức dịch
- Lặp đường truyền tĩnh mạch: Natriclorua 0,9% TTM tùy theo lâm sàng chỉnh tốc độ dịch truyền.
5.3.3. Thuốc vận mạch và trợ tim
- Dùng thuốc vận mạch để duy trì huyết áp tối đa trên 90mmhg (hoặc huyết áp trung bình trên 70mmHg).
- Noradrenalin: liều khởi đầu 0,05 µg/kg/phút, tăng dẫn liều 0,05mcg/kg/phút mỗi 5 - 10 phút. khả năng ít gây rối loạn nhịp ở bệnh nhân sốc tim.
- Dobutamin được chỉ định trong các trường hợp sốc tim do tổn thương cơ tim.
+ Liều dùng: bắt đầu 5µg/kg/ph.
+ Liều tối đa 20µg/kg/ph.
5.3.4. Điều trị nguyên nhân cụ thể: CHUYỂN VIỆN
- Nhổi máu cơ tim.
- Tắc động mạch phổi lớn.
- Sốc do tổn thương cơ học của tim: cần mổ cấp cứu để giải quyết tổn thương.
- Sốc do loạn nhịp tim.
6. TIÊN LƯỢNG, BIẾN CHỨNG, PHÒNG BỆNH
- Tỉ lệ tử vong trong bệnh viện khoảng 48 - 74%, các yếu tố tiên lượng tử vong: tuổi cao, tiền sử nhồi máu cơ tim trước đó, dấu hiệu lâm sàng khi được chẩn đoán (da lạnh ẩm), vô niệu.
- Biến chứng: suy đa tạng, sốc tim không hồi phục, ...
- Phòng bệnh: tái tưới máu mạch vành sớm và thích hợp cho vùng nhồi máu động mạch để bảo tổn tối đa cơ tim và giảm kích thước của vùng nhồi máu.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí hồi sức tích cực (Ban hành kèm theo quyết định 1493/QĐ-BYT, ngày 22/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP
1. ĐẠI CƯƠNG
Nhồi máu cơ tim (NMCT) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nhập viện và tử vong hiện nay trên thế giới. Hơn 50% bệnh nhân NMCT cấp tử vong trong vòng một giờ đầu trước khi được đưa đến bệnh viện. 1/3 các trường hợp nhập viện trong bệnh cảnh hội chứng vành cấp là NMCT cấp có ST chênh lên.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Lâm sàng
Đau ngực là triệu chứng thường gặp nhất với các tính chất sau:
- Đau sau xương ức hoặc đau ngực trái
- Kiểu đè nặng, siết chặt, bóp nghẹt
- Lan lên cổ, hàm dưới, vai trái hoặc bờ trụ tay trái. Một số trường hợp lan xuống thượng vị nhưng không bao giờ vượt quá rốn
- Thời gian: thường kéo dài >30 phút
- Triệu chứng kèm theo: khó thở, vã mồ hôi (đau ngực sau xương ức, kéo dài >30 phút, kèm vã mồ hôi gợi ý rất nhiều đến nhồi máu cơ tim)
Một số bệnh nhân không biểu hiện đau ngực mà có những triệu chứng không đặc hiệu: cảm giác mệt mỏi, cảm giác hồi hộp, khó thở, đau thượng vị, buồn nôn, nôn, rối loạn vị giác...
Khám thường không phát hiện bất thường. Một số trường hợp có thể nghe thấy tiếng T1 mờ (trong NMCT thành trước), tiếng T3 và T4. Khi khám lâm sàng cần lưu ý các biến chứng cơ học có thể xảy ra Đặc biệt chú ý sinh hiệu và đánh giá tưới máu mô; huyết áp kẹt hoặc thấp, có dấu hiệu giảm tưới máu mô, tiếng T1 mờ: gợi ý có biến chứng sốc tim.
2.2. Cận lâm sàng
2.2.1. Xét nghiệm thường qui: CTM, AST, ALT, Ion đồ, Ure, Creatinin, Test Gluco
- Xét nghiệm men: Troponin I
2.2.2. Đo ĐTĐ 12 chuyển đạo (ECG)
- Đo thêm các chuyển đạo thành sau (V7, V8, V9) khi nghi ngờ có NMCT thành sau (vùng sau thực).
- Theo dõi ĐTĐ liên tục cho tất cả các bệnh nhân nghi ngờ NMCT cấp.
2.2.3. Siêu âm tim hỗ trợ chẩn đoán.
- Các xét nghiệm khác như chức năng gan thận, điện giải đồ, lipid máu, công thức máu, đông máu toàn bộ...
Phân độ Killip giúp dự đoán tỷ lệ tử vong trong 30 ngày đâu khi chưa điều trị tái tưới máu:
Killip Dấu hiệu lâm sàng Tử vong (%)
I Không có dấu hiệu của suy tim sung huyết 6
II Có T3 và/hoặc rale ẩm 17
III Phù phổi cấp 30 - 40
IV Sốc tim 60 - 80
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Điều trị nội khoa cấp cứu
- Nghỉ ngơi yên tĩnh tại giường
- Mắc monitor theo dõi nhịp tim, huyết áp và SpO2
- Lập đường truyền tĩnh mạch ngoại biên với dịch truyền natriclorua đẳng trương.
3.1.1. Oxy liệu pháp
Tim Châu Âu khuyến cáo sử dụng oxy liệu pháp cho bệnh nhân NMCT cấp có SpO2 hay SaO2< 90% hoặc PaO2< 60 mmHg; không nên điều trị với oxy một cách thường quy cho những bệnh nhân có SaO2 ≥ 90%.
3.1.2. Giảm đau
Nitroglycerin 0,4 mg ngậm dưới lưỡi. Có thể lặp lại liều trên sau 5 phút nếu vẫn chưa kiểm soát được đau ngực. Những bệnh nhân không đáp ứng sau 3 liều nitroglycerin ngậm dưới lưỡi hay không có sẵn nitroglycerin ngậm dưới lưỡi nên được xem xét sử dụng morphine sulfat 2 - 4 mg tiêm tĩnh mạch chậm (tác dụng phụ: buồn nôn, nôn, tụt huyết áp, suy hô hấp, nhịp chậm). Chống chỉ định với nitrate:
- Huyết áp tâm thu < 90 mmHg
- Nhồi máu thất phải
- Có sử dụng nhóm ức chế phosphodiesterase trong vòng 24 giờ qua.
Những bệnh nhân đáp ứng với nitrate ngậm dưới lưỡi nên được truyền tĩnh mạch liên tục nitroglycerin với liều 5 - 10 µg/phút, tăng dần liều đến 200 µg/phút cho đến khi kiểm soát được đau ngực với điều kiện huyết áp tâm thu không < 90 mmHg.
Hiện nay không khuyến cáo sử dụng các nhóm thuốc chẹn kênh canxi, các thuốc tác động trên chuyển hóa nội bào như trimetazidine để kiểm soát đau ngực trong NMCT cấp có ST chênh lên.
3.1.3. Kháng đông
- Enoxaparin: 0,5 mg/kg (tiêm tĩnh mạch). Sau đó 15 phút, duy trì 1 mg/kg/12 giờ (tiêm dưới da).
+ Bệnh nhân <75 tuổi: 30 mg (bolus tĩnh mạch), sau 15 phút: tiêm dưới da 1 mg/kg/giờ mỗi 12 giờ (tối đa 100mg cho 2 liều đầu tiên).
+ Bệnh nhân ≥75 tuổi: không dùng liều bolus, tiêm dưới da 0,75 mg/kg/giờ mỗi 12 giờ (tối đa 75 mg cho 2 liều đầu tiên).
+ Bất kể độ tuổi, nếu eGFR <30 mL/phút/1,73m2: tiêm dưới da 1mg/kg mỗi 24 giờ.
+ Thời gian sử dụng: trong suốt thời gian nằm viện, kéo dài 8 ngày hoặc cho đến khi
3.1.4. Kháng kết tập tiễu cầu
- Aspirin:
+ Liều nạp 150 - 300 mg (nhai uống) hoặc 75 - 250 mg (tiêm tĩnh mạch) nếu không uống được.
+ Liều duy trì: 75 - 100 mg/ngày.
+ Chống chỉ định trên bệnh nhân có tiền căn đột quy. Với bệnh nhân ≥ 75 tuổi: có thể sử dụng liều duy trì 5 mg/ngày nếu thật sự cần thiết dùng thuốc này
- Clopidogrel:
+ Liều nạp: 600 mg (uống)
+ Liều duy trì: 75 mg/ngày
3.1.5. Các điều trị khác
- Điều trị với thuốc ức chế beta đường uống nên được cân nhắc trong suốt thời gian nằm viện và kéo dài sau đó cho tất cả các bệnh nhân trừ khi có chống chỉ định, duy trì tần số tim khi nghỉ từ 55 đến 60 lần/phút. Có thể chọn một trong số các thuốc ức chế beta sau:
Thuốc Liều khởi đầu Liều đích Cách dùng
Bisoprolol 1,25 mg 10 mg x 1 lần/ngày
Carvedilol 3,125 mg 25 mg x 2 lần/ngày
Metoprolol succinate 12.5 - 25 mg 200 mg x 1 lần/ngày
- Điều trị với statin cường độ cao được khuyến cáo càng sớm càng tốt, trừ khi có chống chỉ định, và nên duy trì lâu dài. Có thể chọn một trong các loại statin sau:
Thuốc Liều Cách dùng
Atorvastatin 40 mg x 1 lần/ngày
Rosuvastatin 20 mg x 1 lần/ngày
- Thuốc ức chế men chuyển nên được khởi đầu dùng sớm trong vòng 24 giờ đầu của nhồi máu cơ tim trên những bệnh nhân có dấu hiệu suy tim, rối loạn chức năng tâm thu thất trái, đái tháo đường hoặc nhồi máu cơ tim thành trước
Thuốc Liều khởi đầu Liều đích Cách dùng
Captopril 6,25 mg 50 mg x 3 lần/ngày
Enalapri 2,5 mg 10 mg x 2 lần/ngày
Lisinopril 2.5-5 mg 20 mg x 1 lần/ngày
- Thuốc đối kháng thụ thể angiotensin, như valsartan, có thể được sử dụng thay thế thuốc ức chế men chuyển:
Thuốc Liều khởi đầu Liều đích Cách dùng
Losartan 50 mg 150 mg x 1 lần/ngày
Valsartan 40 mg 160 mg x 2 lần/ngày
Candesartan 4 - 8 mg 32 mg x 1 lần/ngày
- Điều trị kiểm soát đường huyết nên được cân nhắc cho những bệnh nhân NMCT cấp với glucose >10 mmol/L (> 180 mg/dL), cần tránh hạ đường huyết <3,9 mmol/L (< 70 mg/dL).
3.2. Điều trị tái tưới máu
Can thiệp mạch vành thì đầu là chiến lược điều trị tái tưới máu được ưu tiên hàng đầu cho những bệnh nhân NMCT cấp có ST chênh lên trong vòng 12 giờ đầu từ khi khởi phát triệu chứng. Nếu quyết định điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết thì nên bắt đầu sử dụng tiêu sợi huyết trong vòng 10 phút từ khi có chẩn đoán.
3.3. Điều trị sau giai đoạn nhồi máu cơ tim cấp
- Điều trị duy trì với aspirin liều thấp (75 - 100 mg).
- Kháng tiểu cầu kép gồm aspirin phối hợp với ticagrelor hoặc prasugrel (hoặc clopidogrel nếu không có ticagrelor hoặc prasugrel hoặc có chống chỉ định với 2 thuốc này) đến 12 tháng sau can thiệp mạch vành, trừ khi có chống chỉ định.
- Dùng thuốc ức chế bơm proton phối hợp với kháng tiểu cầu kép cho những bệnh nhân có nguy cơ xuất huyết tiêu hóa cao.
- Với những bệnh nhân có nguy cơ xuất huyết tiêu hóa cao, có thể cân nhắc ngưng điều trị với thuốc ức chế P2Y12 sau 6 tháng.
- Nên cân nhắc sử dụng kháng tiểu cầu kép trong 12 tháng cho những bệnh nhân không được can thiệp mạch vành trừ khi có chống chỉ định.
- Những bệnh nhân nguy cơ thiếu máu cục bộ cao, đã dung nạp được kháng tiểu cầu kép và không có biến chứng xuất huyết, điều trị với ticagrelor 60 mg x 2/ngày cùng với aspirin kéo dài hơn 12 tháng, có thể đến 3 năm.
- Tiếp tục duy trì thuốc ức chế men chuyển hoặc đối kháng thụ thể Angiotensin.
- Tiếp tục duy trì thuốc chẹn beta giao cảm, duy trì tần số tim khi nghỉ 55 đến 60 lần/phút nếu bệnh nhân có thể dung nạp được.
- Sử dụng statin cường độ cao, duy trì LDL-C <70 mg/dL. Nếu đã dùng statin cường độ cao mà vẫn chưa đạt LDL-C mục tiêu, có thể phối hợp thêm một thuốc ngoài statin như ezetimibe 10 mg/ngày.
4. CÁC BIẾN CHỨNG VÀ XỬ TRÍ
4.1. Rối loạn chức năng tâm thu thất trái
Sau NMCT cấp, rối loạn chức năng tâm thu thất trái có thể biểu hiện bằng triệu chứng suy tim sung huyết, triệu chứng giảm cung lượng tim hoặc có thể hoàn toàn không có triệu chứng lâm sàng.
4.2. Sốc tim
Biểu hiện lâm sàng: huyết áp thấp, giảm cung lượng tim (rối loạn tri giác, thiểu hoặc vô niệu, lạnh đầu chi, nhịp tim nhanh), sung huyết phổi.
Điều trị: xem xét sử dụng thuốc vận mạch (noradrenaline) và tăng co bóp cơ tim (dobutamin) duy trì huyết áp tâm thu > 90 mmHg, xem xét chụp và can thiệp mạch vành sớm.
4.3. Rối loạn nhịp
4.3.1. Rối loạn trên thất
Rung nhĩ là rối loạn nhịp trên thất thường gặp nhất, chiếm 21% các trường hợp nhồi máu cơ tim. Rung nhĩ có thể đã có sẵn trước đó, rung nhĩ khởi phát lần đầu hoặc phác hiện lần đầu. Bệnh nhân nhồi máu cơ tim kèm theo rung nhĩ có tỷ lệ tử vong và biến chứng cao hơn bệnh nhân không có rung nhĩ. Đã có bằng chứng cho thấy điều trị NMCT cấp với ức chế men chuyển, statin và ức chế beta sớm làm giảm nguy cơ xuất hiện rung nhĩ.
Sốc điện chuyển nhịp khi bệnh nhân có: rối loạn huyết động, thiếu máu cục bộ tiến triển hoặc suy tim tiến triển. Nếu bệnh nhân không có các biểu hiện này, có thể sử dụng amiodarone tiêm tĩnh mạch khi bệnh nhân có suy tim cấp không kèm huyết áp thấp. Nếu huyết áp thấp, có thể sử dụng digoxin tiêm tĩnh mạch.
Sau giai đoạn NMCT cấp, nếu rung nhĩ trở thành rung nhĩ kéo dài hoặc rung nhĩ vĩnh viễn thì xem xét điều trị kháng đông đường uống lâu dài dựa vào thang điểm CHA2DS2-VASc của bệnh nhân.
4.3.2. Rối loạn nhịp thất
Thường gặp nhất là nhịp nhanh thất đa hình dạng hoặc nhanh thất thoái triển thành rung thất. Khoảng 6 - 8% bệnh nhân NMCT cấp có nhanh thất ảnh hưởng huyết động.
Điều trị bao gồm:
- Xem xét điều trị tái tưới máu sớm.
- Sử dụng thuốc chẹn beta giao cảm sớm nếu không có chống chỉ định.
- Sử dụng amiodarone hoặc lidocain để xóa nhanh thất:
+ Amiodarone: 150 mg tiêm tĩnh mạch chậm trong 10 phút, sau đó truyền tĩnh mạch liên tục 1mg/phút trong 6 giờ, sau đó giảm liều còn 0,5mg/phút.
+ Lidocain: 1 mg/kg tiêm tĩnh mạch, sau đó truyền tĩnh mạch liên tục 1 - 4 mg/ phút.
- Điều chỉnh rối loạn điện giải (nếu có), giữ kali máu = 4,5 - 5 mmol/L và magie máu >2 mmol/L.
3.3.3. Rối loạn nhịp chậm
Nhịp chậm xoang và block nhĩ thất độ I thường gặp trong vòng vài giờ đầu của NMCT, đặc biệt là NMCT thành dưới (phản xạ Bezold-Jarisch) và thường không cần điều trị, sẽ tự hồi phục sau tái tưới máu. Nếu nhịp chậm gây huyết áp thấp: điều trị bằng atropin.
Block nhĩ thất độ II Mobitz I: thường không cần điều trị. Nếu gây rối loạn huyết động thì sử dụng atropin. Đặt máy tạo nhịp khi thất bại với atropin.
Block nhĩ thất độ II Mobitz II và block nhĩ thất độ III: đặt máy tạo nhịp.
4.4. Biến chứng cơ học
Các biến chứng cơ học như thủng vách liên thất, vỡ thành tự do, hở van 2 lá cấp do đứt cơ nhú là những biến chứng nặng, tỷ lệ tử vong cao, thường xuất hiện từ ngày 2 đến ngày 7 của NMCT, tuy nhiên có thể xuất hiện trong 24 giờ đầu tiên.
4.5. Viêm màng ngoài tim
Viêm màng ngoài tim sớm xuất hiện trong vài ngày đầu của NMCT trong khi viêm màng ngoài tim muộn (hội chứng Dressler) xuất hiện sau 1 - 2 tuần.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch (Ban hành kèm theo Quyết định số 2510/QĐ-BYT, ngày 15/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị Hội chứng mạch vành cấp không ST chênh lên 2016, Hội Tim mạch học Việt Nam.
- Theo Quyết định số 2187/QĐ-BYT ngày 03 tháng 6 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế
BỆNH TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ MẠN TÍNH
(CƠN ĐAU THẮT NGỰC ỔN ĐỊNH)
1. ĐẠI CƯƠNG
Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính hay còn gọi là bệnh đau thắt ngực ổn định hoặc bệnh suy vành, là một tình trạng gây ra do động mạch vành bị hẹp làm hạn chế cung cấp máu, oxy và các chất dinh dưỡng cho tim. Mặc dù việc thu hẹp động mạch vành có thể do cục máu đông hoặc do co thắt mạch máu, nhưng thường là do xơ vữa động mạch gây ra. Khi lưu lượng máu đến cơ tim bị chặn hoàn toàn, các tế bào cơ tim chết, được gọi là nhồi máu cơ tim. Hầu hết những người bị bệnh suy vành sớm (dưới 50%) không bị các triệu chứng hoặc hạn chế lưu lượng máu. Tuy nhiên, khi xơ vữa động mạch tiến triển, đặc biệt nếu không chữa trị, các triệu chứng có thể xảy ra và có nhiều khả năng xảy ra nhất trong khi tập thể dục hoặc căng thẳng về cảm xúc, khi nhu cầu về ôxy máu tăng lên.
2. CHẨN ĐOÁN.
- Xác định cơn đau thắt ngực (ĐTN) điển hình do bệnh động mạch vành (ĐMV) dựa trên các yếu tố sau:
+ ĐTN điển hình dựa trên 3 yếu tố: (1) đau thắt chẹn sau xương ức với tính chất và thời gian điển hình; (2) xuất hiện khi gắng sức hoặc xúc cảm; và (3) đỡ đau khi nghỉ hoặc dùng nitrate
+ ĐTN không điển hình: chỉ gồm 2 yếu tố trên.
+ Không phải ĐTN: chỉ có một hoặc không có yếu tố nào nói trên.
3. CẬN LÂM SÀNG
3.1. Các xét nghiệm cơ bản
- CTM. AST, ALT, Ure, Creatinin...
- Đường máu lúc đói
- Bilan lipid máu: Cholesterol toàn phần, LDL-C, HDL-C, Triglyceride
3.2. Các thăm dò không chảy máu thông thường
- Điện tâm đồ thường quy được làm trong cơn đau ngực
- Chụp X quang tim phổi thường quy nên được làm cho những bệnh nhân có dấu hiệu suy tim, bệnh van tim, bệnh màng ngoài tim, bóc tách động mạch chủ.
4. ĐIỀU TRỊ.
Mục tiêu của điều trị nội khoa là ngăn ngừa các biến cố tim mạch cấp như nhồi máu cơ tim, đột tử và để cải thiện chất lượng cuộc sống (triệu chứng)
4.1. Chỉ định điều trị
- Vận dụng tích cực các biện pháp không dùng thuốc là bắt buộc cho mọi bệnh nhân bên cạnh điều trị bằng thuốc.
- Aspirin cho thường quy nếu không có chống chỉ định.
- Thuốc chẹn beta giao cảm nếu không có chống chỉ định.
- Thuốc ức chế men chuyển cho mọi bệnh nhân bị bệnh ĐMV có kèm theo đái tháo đường và/ hoặc rối loạn chức năng thất T.
- Thuốc hạ lipid máu để hạ LDL-C cho những bệnh nhân có bệnh ĐMV hoặc nghi ngờ mà có LDL-C > 100 mg/dL, với mục tiêu là hạ LDL-C < 100 mg/dL (tối ưu là < 70 mg/dL)
- Thuốc nitroglycerin dạng ngậm hoặc xịt dưới lưỡi để giảm các cơn đau.
- Thuốc chẹn kênh canxi hoặc nitrate tác dụng dài hoặc phối hợp cả 2 loại cho những bệnh nhân có chống chỉ định với thuốc chẹn beta giao cảm.
- Thuốc chẹn kênh canxi hoặc nitrate tác dụng dài phối hợp với thuốc chẹn beta giao cảm cho những bệnh nhân đáp ứng kém với thuốc chẹn beta giao cảm.
- Thuốc chẹn kênh canxi hoặc nitrate tác dụng dài hoặc phối hợp cả 2 loại thay thế cho những bệnh nhân đang dùng thuốc chẹn beta giao cảm mà phải ngừng thuốc do tác dụng phụ.
- Thuốc ức chế men chuyển cho bệnh nhân có rối loạn chức năng thất T, đái tháo đường, tăng huyết áp
4.2. Chỉ định cần cân nhắc
- Clopidogrel khi có chống chỉ định tuyệt đối với aspirin.
- Thuốc chẹn kênh canxi được lựa chọn như thuốc đầu tiên thay vì chọn chẹn beta giao cảm.
- Thuốc ức chế men chuyển là lựa chọn cho mọi bệnh nhân
- Thuốc hạ lipid máu khi mức LDL-C từ 100 - 129 mg/dL trong khi cần áp dụng các biện pháp khác trong điều chỉnh lối sống.
- Thuốc chống đông đường uống: kháng vitamine K
- Các thuốc tác động lên chuyển hóa tế bào tim (trimetazidine): dùng đơn độc hoặc phối hợp.
4.3. Các biện pháp chung:
- Khống chế các yếu tố nguy cơ
- Tập thể lực đều đặn 40 - 60 phút/ ngày/tất cả các ngày. Mức độ tập tùy khả năng gắng sức của từng bệnh nhân.
- Bỏ ngay hút thuốc lá.
- Chế độ ăn uống hợp lý: giảm mỡ, mặn, nhiều tinh bột quá, ăn nhiều rau quả, cá, ...
- Tránh căng thẳng.
- Khống chế tốt huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu...
- Vấn đề sinh hoạt tình dục có thể gây cơn ĐTN, có thể dùng trước nitrate. Lưu ý khi dùng nitroglycerin không được phối hợp với sildenafil.
- Tránh dùng các thuốc NSAID loại anti-COX2 vì có nguy cơ cao hơn đối với bệnh nhân tim mạch.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch (Ban hành kèm theo Quyết định số 2510/QĐ-BYT, ngày 15/07/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Phác đồ điều trị bệnh tim thiếu máu cục bộ; Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2016.
CƠN ĐAU THẮT NGỰC KHÔNG ỔN ĐỊNH
1. ĐẠI CƯƠNG
Thuật ngữ Hội chứng động mạch vành cấp hay còn gọi tắt là Hội chứng mạch vành cấp (HCMVC) bao gồm: (1) Nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp có đoạn ST chênh lên trên điện tim đồ; (2) Hội chứng mạch vành cấp không có ST chênh lên (HCMVCKSTCL).
HCMVCKSTCL bao gồm hai dạng bệnh cảnh: NMCT không ST chênh lên và Đau thắt ngực không ổn định (ĐTNKÔĐ). Về lâm sàng và điện tim đồ không có sự khác biệt giữa hai bệnh cảnh này, sự phân biệt là NMCT không có ST chênh lên có sự tăng dấu ấn sinh học cơ tim trên các xét nghiệm, còn ĐTNKÔĐ thì không có.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Lâm sàng
- Triệu chứng điển hình là đau ngực kiểu động mạch vành: đau thắt (bóp) nghẹt sau xương ức, có thể lan lên vai trái, lên cằm, lên cả hai vai, cơn đau thường xuất hiện sau một gắng sức nhưng đau có thể xảy ra cả trong khi nghỉ, cơn đau thường kéo dài trên 20 phút. Cơn đau có các hình thái sau: cơn đau thắt ngực mới xuất hiện; đau thắt ngực tăng lên (trên cơ sở bệnh nhân đã có tiền sử đau thắt ngực ổn định)
- Khám lâm sàng ít có giá trị để chẩn đoán xác định bệnh, nhưng khám lâm sàng giúp chẩn đoán phân biệt cũng như đánh giá các yếu tố nguy cơ, biến chứng...
- Khám lâm sàng giúp chẩn đoán phân biệt với các bệnh như viêm màng ngoài tim, viêm phế quản, viêm khớp ức sườn, các bệnh tim thực tổn kèm theo ...
- Phát hiện các triệu chứng của suy tim, tiếng T3, hở van tim...
2.2. Cận lâm sàng
2.2.1. Xét nghiệm thường qui: CTM, AST, ALT, Ion đồ, Ure, Creatinin, Test Gluco
2.2.2. Điện tim đồ
- Trong cơn đau có thể thấy sự biến đổi của đoạn ST; thường gặp nhất là đoạn ST chênh xuống (nhất là kiểu dốc xuống), T âm nhọn, đảo chiều, ST có thể chênh lên thoáng qua. Nếu ST chênh lên bền vững hoặc mới có xuất hiện bloc nhánh trái thì ta cần phải nghĩ đến NMCT.
- Có tới trên 20% bệnh nhân không có thay đổi tức thời trên ĐTĐ, nên làm ĐTĐ nhiều lần.
- Việc phân biệt ĐTNKÔĐ với NMCT cấp không có ST chênh lên chủ yếu là xem có sự thay đổi của các chất chỉ điểm sinh học cơ tim hay không.
2.2.3. Siêu âm tim
- Siêu âm tim giúp đánh giá rối loạn vận động vùng (nếu có), đánh giá chức năng thất trái (đặc biệt sau NMCT) và các bệnh lý thực tổn van tim kèm theo hoặc giúp cho việc chẩn đoán phân biệt (với các nguyên nhân gây đau ngực khác).
2.2.4. Các chất chỉ điểm sinh học cơ tim
- Các chất chỉ điểm sinh học cơ tim thường được dùng để chẩn đoán, phân tầng nguy cơ và theo dõi là Troponin T hoặc I. Tốt nhất là các xét nghiệm siêu nhạy (như TroponinT hs hoặc I hs).
3. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
- Nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên.
- Tách thành động mạch chủ: đau ngực sâu, lan sau lưng, kéo dài; chụp CT cho phép chẩn đoán xác định...
- Nhồi máu phổi: có thể ho ra máu; nhịp tim nhanh, khó thở, điện tim có thể thấy hình ảnh S1Q3; D-Dimer tăng; chụp CT cho phép chẩn đoán xác định.
- Viêm màng tim, tràn dịch màng tim: đau rát bỏng, liên tục, thay đổi theo hô hấp; điện tim có thể thay đổi theo giai đoạn, ST chênh lên đồng hướng ở các chuyển đạo cả trước tim và ngoại vi; siêu âm tim cho phép chẩn đoán xác định...
- Các nguyên nhân đau ngực do thành ngực: viêm khớp ức sườn; thần kinh liên sườn.
- Tràn khí màng phổi cấp.
- Tràn dịch mảng phổi, viêm màng phổi.
- Các bệnh khác của hệ hô hấp: viêm phổi, u phổi.
- Bệnh lý dạ dày, tiêu hóa: đặc biệt là hội chứng trào ngược dạ dày thực quản.
4. ĐIỀU TRỊ
- Aspirin: Liều dùng: liều nạp ngay 150 - 300 mg dạng hấp thu nhanh, sau đó duy trì 75 - 100 mg/ngày (nên dùng liều 81 mg/ngày).
- Các thuốc chống ngưng kết tiểu cầu thuộc nhóm ức chế thụ thể P2Y12 của tiểu cầu:
+ Ticagrelor không phụ thuộc vào thuốc nào thuộc nhóm này đã được sử dụng trước đó, với liều nạp 180 mg sau đó dùng liều 90 mg x 2 lần trong ngày.
+ Prasugrel với những BN chưa sử dụng các thuốc ức chế P2Y12 và đang chuẩn bị làm can thiệp ĐMV qua da (60 mg liều nạp, 10 mg hàng ngày).
+ Clopidogrel (600 mg liều nạp, 75 mg hàng ngày) chỉ khi không có prasugrel hoặc ticagrelor hoặc có chống chỉ định với hai loại này.
- Thời gian kéo dài dùng thuốc kháng tiểu cầu kép (DAPT): tốt nhất là nên được dùng trong tối thiểu 12 tháng, sau đó dùng một loại (aspirin). Với bệnh nhân nguy cơ chảy máu cao hoặc trong thời gian dùng có biến cố chảy máu có thể dùng DAPT trong 6 tháng sau đó chuyển sang một loại. Với bệnh nhân nguy cơ chảy máu thấp và nguy cơ huyết khối cao có thể dùng DAPT kéo dài vô hạn định. Với phác đồ dùng aspirin và ticagrelor, nếu có chiến lược dùng kéo dài (vô hạn định) sau 12 tháng có thể xem xét sử dụng liều ticagrelor 60mg x 2 lần trong ngày.
- Enoxaparin (Heparin trọng lượng phân tử thấp) nên được ưu tiên lựa chọn, tiêm dưới da trong thời gian nằm viện cho đến khi PCI được tiến hành. Liều thường dùng là 1 mg/kg tiêm dưới da (TDD) mỗi 12 giờ, giảm nửa liều ở bệnh nhân có suy thận với MLCT <30mL/phút.
- Các thuốc ức chế thụ thể Glycoprotein Ilb/IIIa của tiểu cầu
+ Eptifibatid (Intergrilin): Liều dùng tấn công 180 mcg/kg tiêm thẳng TM sau đó truyền TM 1,3 - 2,0 mcg/phút trong 12 giờ tiếp theo.
+ Tirofiban (Aggrastat): Liều dùng tấn công 0,6 mcg/kg/phút truyền TM trong 30 phút sau đó truyền TM 0,15 mcg/kg/phút trong 12 - 24 giờ tiếp theo.
- Các biện pháp, thuốc điều trị nội khoa khác kèm theo
+ Thở Oxy khi độ bão hòa Oxy < 90%, suy hô hấp, hoặc khi có các đặc điểm nguy cơ cao bị thiếu Oxy máu.
+ Nitroglycerin: Sử dụng Nitroglycerin dưới lưỡi mỗi 5 phút x 3 lần cho đau ngực liên tục do thiếu máu cơ tim và sau đó nên dùng Nitroglycerin đường tĩnh mạch nếu bệnh nhân có biểu hiện thiếu máu cơ tim kéo dài, tăng huyết áp, suy tim. Lưu ý: Nitrates bị chống chỉ định khi BN đã được dùng thuốc ức chế Phosphodiesterase gần đây.
+ Giảm đau bằng morphin: Morphin Sulfate tiêm TM có thể hợp lý cho những cơn đau ngực liên tục do thiếu máu cơ tim cục bộ dù đã dùng thuốc chống thiếu máu cơ tim cục bộ ở liều cao nhất có thể dung nạp được.
+ Không nên sử dụng các thuốc giảm đau loại NSAID.
+ Thuốc chẹn beta giao cảm (BB): Nên sử dụng thuốc BB đường uống trong vòng 24 giờ nếu không có tình trạng suy tim cấp, tình trạng cung lượng thấp; nguy cơ bị sốc tim hoặc các chống chỉ định khác. Các thuốc BB được khuyến cáo sử dụng là Metoprolol, Carvedilol hoặc Bisoprolol dạng giải phóng chậm và nên duy trì liên tục ở những BN vừa có HCMVC không ST chênh lên, vừa có suy tim ổn định và giảm chức năng tâm thu. Nếu trong giai đoạn cấp không sử dụng được thì nên đánh giá lại khi bệnh nhân ổn định để bắt đầu sử dụng lại sớm.
- Các thuốc chẹn kênh calci (CCB): Điều trị khởi đầu bằng CCB nhóm Nondihydropyridine với trường hợp thiếu máu cơ tim tái phát và chống chỉ định với thuốc BB ở những BN không có rối loạn chức năng thất trái, không có tăng nguy cơ bị sốc tim PR > 0,24 giây hoặc block nhĩ thất độ 2 - 3 không có máy tạo nhịp. CCB loại tác động kéo dài được khuyến cáo ưu tiên ở nhóm có co thắt ĐMV. Không sử dụng nifedipin loại tác dụng nhanh.
- Thuốc ức chế hệ renin - angiotensin - aldosteron (ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể AT1)
Thuốc ức chế men chuyển (ƯCMC) nên được bắt đầu sử dụng và kéo dài vô hạn ở tất cả các bệnh nhân có phân số tống máu thất trái dưới 0,40 (40%)
- Điều trị rối loạn lipid máu
Statin cường độ cao nên sử dụng là atorvastatin (40 - 80 mg) hoặc rosuvastatin (20 - 40 mg).
- Điều trị lâu dài lúc ra viện và sau khi ra viện
Sau giai đoạn cấp được điều trị dù tốt, không có nghĩa bệnh nhân khỏi bệnh hoàn toàn. Bệnh nhân sẽ sống chung với bệnh lý ĐMV và nguy cơ tái phát rất cao nếu không có chế độ điều trị, dự phòng thứ phát hợp lý.
Bệnh nhân cần được giáo dục sức khỏe, nhận thức các triệu chứng bệnh, các yếu tố nguy cơ và việc tuân thủ điều trị.
Sau khi ra viện, nên tiếp tục sử dụng các thuốc được sử dụng trong bệnh viện để kiểm soát thiếu máu cơ tim Có thể cần phải chỉnh lại liều lượng của các thuốc.
- Thay đổi lối sống ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch với chế độ ăn uống tập luyện hợp lý, bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia.
- Điều chỉnh tốt các yếu tố nguy cơ như điều trị tốt tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu nếu có.
- Sử dụng kháng tiểu cầu kép (DAPT) và kháng tiểu cầu đơn tiếp theo, theo chiến lược dựa trên đánh giá nguy cơ chảy máu và đông máu của người bệnh.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch (Ban hành kèm theo Quyết định số 2510/QĐ-BYT, ngày 15/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Khuyến cáo về Hội chứng mạch vành cấp không ST chênh lên 2016, Hội Tim mạch học Việt Nam.
- Quyết định số 2187/QĐ-BYT ngày 03 tháng 6 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế
CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ SUY HÔ HẤP CẤP
1. ĐẠI CƯƠNG
- Suy hô hấp được định nghĩa là giảm cấp tính chức năng thông khí của bộ máy hô hấp hoặc/và chức năng trao đổi khí của phổi.
- Suy hô hấp cấp là nguyên nhân hàng đầu bệnh nhân phải nằm tại các khoa Hồi sức (60 - 70%), trong trường hợp nguy kịch cần được xử trí cấp cứu ngay lập tức tại chỗ.
- Suy hô hấp cấp được phân thành ba nhóm:
+ Suy hô hấp do giảm oxy máu khi PaO2 dưới 60mmHg khi thở khí phòng.
+ Suy hô hấp do tăng CO2 máu khi PaCO2 trên 50mmHg
+ Suy hô hấp thể hỗn hợp khi có kèm theo cả giảm PaO2 và tăng PaCO2
2. NGUYÊN NHÂN
2.1. Thần kinh trung ương
- Thuốc: an thần, gây ngủ, gây mê.
- Trung tâm điều hoà hô hấp ở hành não bị tổn thương: chấn thương, bệnh lý mạch não, nhược giáp.
- Rối loạn hô hấp liên quan tới giấc ngủ: ngừng thở khi ngủ trung ương, hội chứng giảm thông khí do béo bệu.
- Tăng áp lực nội sọ.
- Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương.
- Hội chứng giảm thông khí vô căn.
2.2. Hệ thống thần kinh cơ
- Bệnh lý thần kinh cơ nguyên phát: hội chứng Guillain Barré, nhược cơ, bại liệt, teo cơ, xơ cột bên teo cơ, viêm đa cơ.
- Thuốc và ngộ độc: ngộ độc botulium, thuốc trừ sâu phospho hữu cơ, các thuốc ức chế thần kinh cơ, aminoglycoside.
- Chấn thương cột sống.
- Chấn thương hoặc mất chức năng thần kinh hoành.
- Rối loạn điện giải: hạ Kali máu, tăng Magiê máu, hạ Phospho máu.
- Các nguyên nhân khác: phù niêm, mệt mỏi, liệt chu kỳ.
2.3. Thành ngực và cơ hoành
- Màng sườn di động.
- Gẫy xương sườn.
- Gù vẹo cột sống.
- Cổ chướng nhiều.
- Béo bệu.
- Tăng áp lực ổ bụng
2.4. Màng phổi
- Tràn khí màng phổi.
- Tràn dịch màng phổi.
- Dầy dính màng phổi.
2.5. Các tổn thương nhu mô phổi
- Viêm phổi do các nguyên nhân:vi rút, vi khuẩn, nấm, lao, kí sinh trùng.
- Bệnh kẽ phổi do bệnh hệ thống (sarcodoid, lupus ban đỏ hệ thống).
- Hội chứng chảy máu phế nang lan toả.
- Ung thư phổi: nguyên phát và di căn.
- Chấn thương phổi do cơ học hoặc do sóng nổ.
- Bỏng dường hô hấp.
2.6. Đường dẫn khí
- Đường hô hấp trên: Đờm, dị vật, phù hoặc co thắt thanh môn, nhiễm trùng.
- Co thắt phế quản doHen phế quản, phản vệ.
- Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
2.7. Bệnh lý mạch phổi
- Tắc động mạch phổi do huyết khối, khí, nước ối, …
- Bệnh lý mạch phổi: tăng áp lực động mạch phổi nguyên phát, …
2.8. Các bệnh lí khác
- Phù phổi cấp do suy tim.
- Tăng sản xuất CO2: Sốt, nhiễm trùng, cường giáp, co giật, run cơ.
- Ngộ độc các chất gây Methemoglobin, ngộ độc khí carbon oxit (CO).
- Thiếu máu, tăng độ nhớt của máu.
3. TRIỆU CHỨNG
3.1. Triệu chứng lâm sàng
3.1.1. Hỏi tiền sử bệnh: hen phế quản, COPD, bệnh lý tim mạch...
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng:
- Nhịp thở tăng nhanh hoặc nhịp thở chậm (so với độ tuổi).
- Co kéo cơ hô hấp: tiếng rít, khó thở thanh quản, ran rít, co thắt phế quản.
- Biên độ thở yếu (nhược cơ, mệt cơ), thở mạnh (toan chuyển hóa).
- Cách xuất hiện:
+ Đột ngột: dị vật, tràn khí màng phổi.
+ Nhanh: Phù phổi cấp, hen phế quản, viêm phổi do vi-rút.
+ Từ từ: u phổi, tràn dịch màng phổi, suy tim mất bù...
- Các triệu chứng phát hiện nguyên nhân:
+ Đau ngực: tràn khí màng phổi, nhồi máu phổi, viêm màng phổi, nhồi máu cơ tim
+ Sốt: viêm phổi, viêm phế quản ...
+ Dấu hiệu viêm tắc tĩnh mạch chi dưới: nguy cơ gây tắc động mạch phổi
3.1.3. Thăm khám: cần khám kỹ về hô hấp, tim mạch, thần kinh
- Thăm khám kỹ phổi:
+ Ran ẩm, ran rít.
+ Hội chứng ba giảm, đông đặc, tam chứng của tràn khí màng phổi.
+ Dấu hiệu liệt cơ hoành
- Thăm khám tim mạch: dấu hiệu và triệu chứng suy tim, bệnh tim...
- Thăm khám thần kinh: ý thức, triệu chứng liệt cơ hô hấp...
3.2. Triệu chứng cận lâm sàng
- Khí máu động mạch: rất cần thiết cho chẩn đoán xác định suy hô hấp, phân loại suy hô hấp và đánh giá mức độ nặng của suy hô hấp.
4. CHẨN ĐOÁN
4.1. Chẩn đoán xác định
Dựa vào xét nghiệm khí máu động mạch:
- Suy hô hấp giảm oxy khi PaO2 dưới 60mmHg khi thở khí phòng.
- Suy hô hấp tăng CO2 khi PaCO2 trên 50mmHg.
4.2. Chẩn đoán nguyên nhân
4.2.1 X Q phổi: rất có ý nghĩa trong định hướng chẩn đoán.
- Nhiều bệnh lý có biểu hiện triệu chứng trên X quang phổi: Tổn thương thâm nhiễm, đông đặc, xẹp phổi, giãn phế quản, giãn phế nang, …
- Một số bệnh lý thường không có triệu chứng X quang rõ: nhồi máu phổi, hen phế quản, tắc đường hô hấp trên, ức chế hô hấp hoặc liệt hô hấp.
4.2.2. Điện tim: giúp chẩn đoán một số bệnh tim và tìm các dấu hiệu điện tim của bệnh lý phổi, các rối loạn nhịp tim do suy hô hấp...
4.2.3. Các xét nghiệm khác tùy theo trường hợp cụ thể và tình trạng nặng của bệnh nhân có cho phép không:
- Công thức máu.
- Siêu âm tim, điện tim, Nt-ProBNP.
- Siêu âm tĩnh mạch chi dưới, D-dimer.
- Chụp thông khí tưới máu phổi, chụp CT scan phổi.
- Chụp CT hoặc cộng hưởng từ sọ não và/hoặc tủy sống.
- Điện cơ, chọc dịch não tủy.
- Xét nghiệm phospho hữu cơ, MetHb, …
4.3. Chẩn đoán mức độ
Yếu tố Loại nặng Loại nguy kịch
Xanh tím ++ +++
Vã mồ hôi + +++
Khó thở ++ +++
Tăng huyết áp hoặc tụt huyết áp (truỵ mạch) 0 + (sắp tử vong)
Rối loạn ý thức 0 + giãy giụa, lờ đờ ++
hôn mê +++
5. XỬ TRÍ
5.1. Nguyên tắc xử trí
Điều trị suy hô hấp cấp kết hợp điều trị nguyên nhân gây suy hô hấp.
5.2. Xử trí ban đầu và vận chuyển cấp cứu
- Nhanh chóng xác định chẩn đoán suy hô hấp cấp.
- Đánh giá nhanh các nguyên nhân suy hô hấp cấp cần can thiệp ngay:
+ Dị vật đường thở: Làm thủ thuật Hemlich để đẩy dị vật ra ngoài.
+ Tràn khí màng phổi áp lực: Ngay lập tức chọc kim lớn vào khoang liên sườn hai đường giữa đòn. Sau đó vận chuyển đến bệnh viện để dẫn lưu màng phổi và hút dẫn lưu khí màng phổi.
+ Ngừng thở, liệt hô hấp: Bóp bóng ambu và vận chuyển đến bệnh viện để đặt ống nội khí quản thông khí nhân tạo.
- Xử trí ban đầu suy hô hấp cấp:
+ Khai thông đường thở: lấy dị vật, hút đờm dãi.
+ Cổ ưỡn bằng các nghiệm pháp: đẩy trán nâng cằm, nâng hàm.
+ Canuyn Grudel hoặc Mayo chống tụt lưỡi.
+ Tư thế nằm nghiêng an toàn nếu có nguy cơ sặc.
+ Bóp bóng mặt nạ có oxy để đảm bảo thông khí.
+ Đặt nội khí quản bóp bóng có oxy (nếu được).
- Đặt đường truyền tĩnh mạch ngoại biên.
- Vận chuyển bệnh nhân đến trung tâm cấp cứu và hồi sức.
5.3. Xử trí tại bệnh viện
5.3.1. Xử trí cấp cứu
- Nội soi phế quản lấy dị vật đường thở.
- Mở màng phổi bằng ống lớn để hút dẫn lưu khí màng phổi áp lực âm.
- Chỉ định đặt nội khí quản:
+ Tắc nghẽn đường hô hấp trên.
+ Mất phản xạ bảo vệ đường thở.
+ Khả năng khạc đờm giảm nhiều hoặc mất.
+ Thiếu oxy máu nặng không đáp ứng thở oxy.
+ Cần thông khí nhân tạo xâm nhập.
- Kiểm soát thông khí: Các trường hợp cần hỗ trợ thông khí
+ Giảm thông khí:
Toan hô hấp với pH < 7,25.
Có nguy cơ giảm thông khí hoặc giảm thông khí sẽ tiến triển nặng thêm: PaCO2 tăng dần; liệt hoặc mệt cơ hoành.
+ Thiếu oxy máu nặng kém đáp ứng với thở oxy.
5.3.2. Ôxy liệu pháp
5.3.2.1. Nguyên tắc: Phải đảm bảo ôxy máu (SpO2> 90%)
5.3.2.2. Các dụng cụ thở:
- Canuyn mũi: là dụng cụ có dòng ô xy thấp 1 - 5 l/phút. Nồng độ ôxy dao động từ 24%-48%. Thích hợp cho các bệnh nhân có mức độ suy hô hấp trung bình, bệnh nhân COPD hoặc các nguyên nhân suy hô hấp không có shunt hoặc shunt trong phổi thấp.
- Mặt nạ ôxy: là dụng cụ tạo dòng thấp 5 - 10 l/phút. Nồng độ ôxy dao động 35% - 60%. Thích hợp cho các bệnh nhân suy hô hấp mức độ trung bình do tổn thương màng phế nang mao mạch (ALI, ARDS). Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân nôn do tăng nguy cơ hít chất nôn vào phổi.
- Mặt nạ không thở lại: là dụng cụ tạo dòng ôxy thấp 8 - 15 l/phút. Nồng độ ôxy cao dao động ở mức cao 60% - 100% tùy thuộc vào nhu cầu dòng của bệnh nhân và độ kín của mặt nạ. Thích hợp cho bệnh nhân suy hô hấp mức độ nặng do tổn thương màng phế nang mao mạch (phù phổi, ALI/ARDS). Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân nôn do tăng nguy cơ hít chất nôn vào phổi.
- Mặt nạ venturi: là dụng cụ tạo ôxy dòng cao, có thể đáp ứng được nhu cầu dòng của bệnh nhân. Nồng độ ôxy từ 24% - 50%. Ưu điểm là dùng cho những bệnh nhân cần nồng độ ôxy chính xác
5.3.3. Thông khí nhân tạo (TKNT)
5.3.3.1. Thông khí nhân tạo không xâm nhập áp lực dương: hỗ trợ thông khí cho bệnh nhân qua mặt nạ (mũi, mũi miệng)
- Chỉ định:
+ Suy hô hấp do phù phổi cấp huyết động, đợt cấp của COPD và hen phế quản.
+ Suy hô hấp nặng có dấu hiệu mệt cơ: gắng sức và tần số thở trên 30/ph.
+ Toan hô hấp cấp (pH < 7,25 - 7,30).
+ Tình trạng ôxy hoá máu tồi đi (tỷ lệ PaO2/FiO2 < 200).
- Chống chỉ định:
+ Ngừng thở.
+ Tình trạng huyết động không ổn định (tụt huyết áp hay nhồi máu cơ tim không kiểm soát được).
+ Mất khả năng bảo vệ đường thở.
+ Đờm dãi quá nhiều.
+ Vật vã hay không hợp tác.
+ Tình trạng bệnh nhân không cho phép đặt mặt nạ hay không bảo đảm tình trạng kín khít của mặt nạ.
5.3.3.2. Thông khí nhân tạo xâm nhập: khi TKNT không xâm nhập có chống chỉ định hoặc thất bại.
5.3.4. Điều trị nguyên nhân
5.3.4.1. Thuốc giãn phế quản (kích thích beta 2 - adrenergic; thuốc kháng cholinergic)
- Chỉ định với suy hô hấp do có co thắt phế quản (COPD, hen phế quản)
- Nên ưu tiên dùng đường khí dung trước, nếu không đáp ứng thì chuyển sang truyền tĩnh mạch.
5.3.4.2. Corticoid: chỉ định cho các đợt cấp của hen phế quản, COPD.
5.3.4.3. Kháng sinh: khi có dấu hiệu của nhiễm trùng (viêm phổi, đợt cấp COPD có bằng chứng nhiễm khuẩn).
5.3.4.4. Lợi tiểu: suy tim ứ huyết, phù phổi cấp huyết động, quá tải thể tích.
5.3.4.5. Chọc dẫn lưu dịch và khí khi có tràn dịch và khí màng phổi.
5.3.4.6. Thay huyết tương để loại bỏ kháng thể trong các bệnh tự miễn gây liệt hô hấp như nhược cơ, hội chứng Guillain-Barre.
5.3.5.7. Điều trị các nguyên nhân ngoại khoa:
- Mảng sườn di động: cố định xương sườn bằng thở máy hoặc treo cố định.
- Chèn ép tủy cổ: phẫu thuật giải chèn ép.
5.3.4.8. Một số nguyên nhân không hồi phục: xơ cứng cột bên teo cơ, …
6. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
- Tiên lượng phụ thuộc vào nguyên nhân gây suy hô hấp cấp.
- Suy hô hấp cấp có thể dẫn đến tình trạng giảm oxy máu trơ hoặc tăng cac-bo-nic không đáp ứng điều trị.
7. PHÒNG BỆNH
Điều trị các bệnh lý nguyên nhân gây suy hô hấp cấp:
- Suy tim.
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
- Dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới.
- Điều trị kháng sinh sớm khi nghi ngờ viêm phổi do vi khuẩn, điều trị thuốc kháng virus khi nghi ngờ viêm phổi do virus.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí hồi sức tích cực (Ban hành kèm theo Quyết định số 1493/QĐ-BYT, ngày 22/04/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
PHÙ PHỔI CẤP HUYẾT ĐỘNG
1. ĐẠI CƯƠNG
- Phù phổi cấp là tình trạng ứ đọng dịch ở ngoài lòng mạch, trong khoảng mô kẻ phổi và trong phế nang gây nên tình trạng suy hô hấp cấp trên lâm sàng.
- Phù phổi cấp huyết động là hậu quả của nhiều bệnh tim mạch: hẹp hai lá, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim...đây là một cấp cứu nội khoa đòi hỏi phải được phát hiện sớm và xử lý chính xác, hợp lý nếu không người bệnh có nguy cơ tử vong cao
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Triệu chứng cơ năng
- Cảm giác ngộp thở nhiều, tăng lên khi nằm nên bệnh nhân phải ngồi thở.
- Lo lắng, hốt hoảng vì cảm giác sắp chết ngộp.
- Vật vã, tím môi và đầu chi
2.2. Triệu chứng thực thể
- Nhìn: thở nhanh, vã mồ hôi, dùng cơ hô hấp phụ, ho, khạc bọt hồng, đầu chi tím tái.
- Sờ: mạch nhanh, đầu chi lạnh.
- Nghe phổi có ran ẩm, rít từ đáy dâng nhanh lên đỉnh, tràn ngập hai phế trường.
2.3. Cận lâm sàng
- Công thức máu.
- Sinh hóa: ure, creatinin, glucose, cholesterol, triglycerid, hdl, điện giải đồ.
- Xquang tim phổi (tại giường): có hình ảnh mờ dạng nốt tụ lại với nhau như bông tuyết, lan tỏa từ rốn phổi ra ngoài như hình cánh bướm.
- ECG: có thể góp phần xác định nguyên nhân gây phù phổi cấp. Cần tìm các dấu hiệu nhồi máu cơ tim cấp, các rối loạn nhịp, các dấu hiệu phì đại thất gợi ý bệnh lý gốc có thể là tăng huyết áp, hẹp van động mạch chủ hay bệnh cơ tim.
- Siêu âm tim: nếu có.
2.4. Chẩn đoán phân biệt
- Phù phổi cấp tổn thương: xảy ra sau viêm phổi do virus, hít phải khí độc, sốc nhiểm khuẩn....
- Cơn hen phế quản cấp: có tiền sử hen, khó thở theo mùa hoặc tiếp xúc với dị nguyên.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Tư thế bệnh nhân
- Cho bênh nhân ngồi 2 chân thả lỏng hoặc quay đầu giường cao. (giảm tối đa lượng máu về phổi).
3.2. Bảo đảm thông khí tốt
- Thở oxy từ 4- 6 lít/phút qua canulla, qua mas có túi 8 – 12 lít/phút.
- Nếu không hiệu quả cho thở máy không xâm lắng (CPAP): hổ trợ tăng trao đổi khí, giảm tiền tải và hậu tải.
- Suy hô hấp nặng có rối loạn ý thức phải đặt nội khí quản, hút đàm, (chuyển viện ).
3.3. Thuốc
- Morphine sulphate: 2 - 5 mg tĩnh mạch trong 3 phút, lặp lại mỗi 10 - 25 phút đến lúc có hiệu quả.
- Furosemide: 40 - 80mg tĩnh mạch, lặp lại mỗi 15 - 30 phút.
- Thuốc dãn mạch: Nitroglycerin truyền tĩnh mạch khởi đầu 10 µg/kg/giờ và tăng dần liều 5 µg/kg/giờ đến lúc đỡ triệu chứng khó thở hoặc có tác dụng phụ (lưu ý các chống chỉ định).
- Nicardipin: truyền tĩnh mạch liều khởi đầu 1mg/giờ tăng dần mỗi 5 phút cho đến khi kiểm soát được huyết áp.
- Khí dung: Ventolin 5 mg 1type x 3 mỗi 20 phút khi có co thắt phế quản.
- Thuốc tăng sức co bóp cơ tim khi có hạ HA hoặc sốc: dobutamin, dopamine.
- Điều trị các yếu tố thúc đẩy: tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, loạn nhịp tim, nhiểm trùng, thiếu máu, cường giáp …
4. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
- Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn, các bệnh lý phối hợp.
- Tái khám theo lịch và khi có các dấu hiệu bất thường.
Tài liệu tham khảo
Phác đồ điều trị năm 2016 của Bệnh viện Đa Khoa Trung Tâm An Giang
SUY HÔ HẤP NẶNG DO ĐỢT MẤT BÙ CẤP
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
1. ĐẠI CƯƠNG
Đợt mất bù cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là tình trạng bệnh ở giai đoạn ổn định chuyển sang nặng lên nhanh không đáp ứng với điều trị thông thường hàng ngày.
Suy hô hấp do đợt cấp của BPTNMT có thể nặng, thậm chí nguy kịch, nếu không được xử trí đúng cách và kịp thời.
2. NGUYÊN NHÂN
- Nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn hoặc virus.
- Điều trị hoặc dùng thuốc không đúng cách, dùng thuốc ngủ, an thần.
- Xuất hiện một bệnh lý khác: tắc mạch phổi, suy tim, phẫu thuật (nhất là phẫu thuật bụng, phẫu thuật lồng ngực).
- Các rối loạn chuyển hóa: tăng đường máu, giảm kali.
- Các nhiễm trùng khác (ổ bụng, não).
- Ô nhiễm không khí.
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Lâm sàng
- Người bệnh đã được chẩn đoán BPTNMT trong tiền sử.
- Khó thở tăng lên so với tình trạng hàng ngày.
- Ho nhiều lên (có thể ho khan hoặc ho có đờm).
- Đờm nhiều lên và trở nên đục.
- Người bệnh có thể có sốt.
- Tím, thở nhanh.
- Co kéo cơ hô hấp phụ (cơ ức đòn chũm, cơ liên sườn, cơ bụng).
- Có thể có run tay, vã mồ hôi, xanh tím.
- Huyết áp tăng, khi suy hô hấp nặng, huyết áp tụt khi có suy hô hấp nguy kịch.
- Nhịp tim nhanh, nếu hịp tim chậm dần là dấu hiệu rất nặng.
- Suy hô hấp nặng có thể có rối loạn ý thức: kích thích, ngủ gà hoặc hôn mê.
- Nghe phổi thường có nhiều ran (ran rít do tắc nghẽn phế quản tăng lên, ran ẩm hoặc ran nổ do ứ đọng dịch tiết phế quản hoặc do có tình trạng viêm phổi).
- Các dấu hiệu của khí phế thũng: lồng ngực hình thùng, các khoang liên sườn giãn rộng, xương sườn nằm ngang, tim đập ở mũi ức, vùng trước tim gõ trong).
3.2. Cận lâm sàng
- Công thức máu.
- Sinh hóa: ure, creatinin, glucose, điện giải, crp, SGOT, SGPT, nếu có tăng huyết áp kèm theo (cholesterol, triglycerid, Hdl).
- PaO2 giảm dưới 60 mmHg, SpO2 giảm < 90%, PaCO2 tăng, pH giảm (nếu có khí máu động mạch).
- X quang phổi tại giường: hình ảnh của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, có thể thấy đám mờ của tổn thương phổi mới xuất hiện (viêm phổi).
- Điện tim: có thể cho thấy hình ảnh “P phế”, các dấu hiệu của tăng gánh thất phải.
4. CHẨN ĐOÁN
4.1. Chẩn đoán xác định
- Tiền sử đã được chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hoặc lần vào viện này khám thấy có các dấu hiệu của BPTNMT.
- Khó thở tăng, ho tăng, đờm nhiều lên và đục.
- Các dấu hiệu của suy hô hấp cấp.
- Các dấu hiệu của nhiễm trùng đường hô hấp.
4.2. Chẩn đoán phân biệt
- Lao phổi.
- Tràn khí màng phổi ở người bệnh BPTNMT.
- Cơn hen phế quản.
- Cơn hen tim do suy tim nặng lên hoặc nhồi máu cơ tim mới.
4.3. Chẩn đoán nguyên nhân
Xét nghiệm đờm để tìm vi khuẩn gây bệnh, vi rút cúm khi có yếu tố dịch tễ.
4.4. Chẩn đoán mức độ
Các chỉ số Nặng Nguy kịch
Lời nói Từng từ Không nói được
Tri giác Ngủ gà, lẫn lộn Hôn mê
Co kéo cơ hô hấp Rất nhiều Thở nghịch thường
Tần số thở/phút 25 - 35 Thở chậm, ngừng thở
Khó thở Liên tục Liên tục
Mạch/phút >120 Chậm, loạn nhịp
SpO2 % 87 - 85 < 85
PaO2 mmHg 40 - 50 <40
PaCO2 mmHg 55 - 65 > 65
pH máu 7.25 - 7.30 < 7.25
Chú ý: Chỉ cần có 2 tiêu chuẩn của mức độ nặng trở lên ở một mức độ là đủ.
5. XỬ TRÍ
5.1. Nguyên tắc xử trí
Xử trí đợt cấp BPTNMT mức độ nặng bao gồm:
- Bảo đảm oxy máu.
- Dùng thuốc giãn phế quản.
- Khai thông đường hô hấp (giải quyết tình trạng ứ đọng đờm).
- Dùng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn hô hấp (thường là nguyên nhân dẫn đến đợt mất bù cấp của BPTNMT).
- Điều trị các bệnh lý kèm theo.
- Điều trị dự phòng biến chứng.
5.2. Xử trí ban đầu và vận chuyển cấp cứu
- Cho người bệnh thở oxy nếu có thể, lưu lượng oxy 1 - 2 lít/phút.
- Dùng thuốc cường bêta-2 giao cảm tác dụng nhanh tại chỗ: khí dung qua mặt nạ 5 mg (salbutamol, terbutalin), hoặc xịt 2 - 4 nhát/lần, có thể nhắc lại 10 -15 phút một lần nếu chưa có hiệu quả; phối hợp với thuốc ức chế phó giao cảm tác dụng nhanh (ipratropium) khí dung hoặc xịt.
- Dùng kháng sinh nếu có chỉ định (xem phần 5.3.1.).
- Chuyển người bệnh đi bệnh viện: trên đường chuyển cần theo dõi tình trạng hô hấp, tiếp tục dùng thuốc giãn phế quản xịt 10 - 15 phút một lần nếu cần.
5.3. Xử trí tại bệnh viện
5.3.1. Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có suy hô hấp nặng
- Oxy: thở oxy 2lít/phút qua gọng kính oxy, giữ SpO2 90% - 93%.
- Thuốc giãn phế quản
+ Dùng thuốc giãn phế quản tại chỗ:
. Thuốc cường bêta-2 giao cảm: salbutamol 5mg (terbutalin) 1type x3 (PKD)/20 phút.
. Thuốc ức chế phó giao cảm: ipratropium (0,5 mg) khí dung qua mặt nạ, nhắc lại nếu cần thiết.
+ Dùng thuốc giãn phế quản truyền tĩnh mạch: thường dùng thuốc giãn phế quản đường tĩnh mạch kết hợp khi liệu pháp khí dung kém hiệu quả:
. Thuốc cường bêta-2 giao cảm (salbutamol, terbutalin): 0,1µg/kg/phút, điều chỉnh liều theo đáp ứng của người bệnh (tăng tốc độ truyền 5 - 10phút/lần, mỗi lần 0,1µg/kg/phút cho tới khi có đáp ứng).
. Nếu khí dung và truyền tĩnh mạch các thuốc cường bêta-2 giao cảm không đủ hiệu quả giãn phế quản, có thể dùng aminophyline 0,24g pha với 100ml dịch glucose 5%, truyền trong 30 - 60 phút, sau đó truyền duy trì với liều 0,5mg/kg/giờ.
. Trong trường hợp đã dùng hết các thuốc giãn phế quản như trên mà vẫn không giải quyết được cần phải xem xét đặt ống nội khí quản, thì cân nhắc dùng thêm adrenalin liều thấp 0,01µg/kg/phút điều chỉnh liều theo đáp ứng lâm sàng, nếu xuất hiện loạn nhịp hoặc huyết áp tăng lên thì ngừng.
- Corticoid
+ Methylprednisolon 2mg/kg/24 giờ tiêm tĩnh mạch. Khi người bệnh ổn định sẽ chuyển sang đường uống.
+ Corticoid chỉ nên dùng trong 10 - 14 ngày để hạn chế các tác dụng không mong muốn.
- Kháng sinh
+ Kháng sinh được sử dụng khi nhiễm khuẩn là nguyên nhân dẫn tới đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
+ Chỉ định kháng sinh khi có các dấu hiệu:
. Khó thở tăng.
. Lượng đờm tăng.
. Đờm mủ.
. Hoặc có 2 trong 3 dấu hiệu trên, trong đó có dấu hiệu đờm mủ.
+ Lựa chọn kháng sinh dựa vào loại vi khuẩn có khả năng gây đợt cấp (theo điều tra dịch tễ học và tỷ lệ nhậy cảm với kháng sinh của vi khuẩn đó).
- Nhiễm khuẩn cộng đồng
+ Cefotaxim 1g 1lọ x 3 (TMC)/8 giờ hoặc Ceftriaxon 1g 2lọ (TMC). Kết hợp
+ Amikacin 500mg 1lọ x 2 (TMC) hoặc (TB)/ 12 giờ hoặc
+ Levofloxacin 400mg/100ml x 2 (TrTM)/12 giờ. Hoặc Levofloxacin 0,5g: 1,5v (u).
- Nhiễm khuẩn bệnh viện
Nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn bệnh viện: dùng kháng sinh theo liệu pháp xuống thang. Nếu điều kiện cho phép nên lựa chọn loại kháng sinh phổ rộng và có tác dụng trên vi khuẩn nghi ngờ gây bệnh.
Loại vi khuẩn thường gây nhiễm khuẩn bệnh viện và mức độ đề kháng kháng sinh của các loại vi khuẩn đó có thể khác nhau ở mỗi cơ sở điều trị và cần xác định dựa vào điều tra dịch tễ ở cơ sở đó.
5.3.2. Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có suy hô hấp nguy kịch
Khi xuất hiện suy hô hấp cấp nguy kịch, người bệnh cần được đặt ống nội khí quản ngay để có thể tiến hành thở máy xâm nhập.
- Bóp bóng qua mặt nạ với oxy 100%.
- Đặt ống nội khí quản, thở máy (nếu có).
- Hút đờm qua nội khí quản.
- Dùng thuốc giãn phế quản truyền tĩnh mạch.
- Tiêm tĩnh mạch corticoit.
- Dùng thuốc kháng sinh đường tĩnh mạch.
6. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
- Tiên lượng người bệnh phụ thuộc: mức độ nặng của BPTNMT đã có, các bệnh lý kèm theo, mức độ nặng của nhiễm khuẩn hô hấp, việc điều trị có kịp thời hay không.
- Biến chứng: các biến chứng cần chú ý là
+ Tràn khí màng phổi (chuyển viện).
+ Tắc động mạch phổi.
+ Viêm phổi bệnh viện.
7. PHÒNG BỆNH
- Theo dõi và điều trị tốt các người bệnh bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
- Tránh các nguy cơ có thể gây đợt cấp.
- Điều trị sớm và tích cực các bệnh lý mới xuất hiện ở người bệnh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí hồi sức tích cực (Ban hành kèm theo Quyết định số 1493/QĐ-BYT, ngày 22/42015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Ngô Quý Châu và cs (2011), “Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”, Trong: Bệnh hô hấp (Chủ biên: Ngô Quý Châu). Nxb Giáo dục Việt Nam.
CƠN HEN PHẾ QUẢN NẶNG VÀ NGUY KỊCH
1. ĐẠI CƯƠNG
Cơn hen phế quản (HPQ) nặng và nguy kịch thường xuất hiện trên người bệnh HPQ không được theo dõi và điều trị dự phòng đúng hướng dẫn, hoặc không được điều trị tốt khi xuất hiện cơn HPQ cấp.
Những người bệnh dễ có nguy cơ bị cơn HPQ nặng và nguy kịch là những người:
- Có tiền sử có cơn HPQ nặng đã từng phải đặt ống nội khí quản, thở máy.
- Trong năm vừa qua đã phải vào nằm viện hoặc cấp cứu vì cơn HPQ.
- Thường dùng corticoid uống, nhất là những người bệnh mới ngừng uống corticoid.
- Không được dùng corticoid đường hít.
- Thời gian gần đây phải tăng liều dùng thuốc cường bêta-2 giao cảm đường hít.
- Có bệnh lý tâm thần hoặc có vấn đề về tâm lý - xã hội, kể cả dùng thuốc an thần.
- Không được theo dõi, điều trị bệnh đúng cách.
2. NGUYÊN NHÂN
Cũng như bệnh HPQ nói chung, một cơn HPQ nặng và nguy kịch có thể xuất hiện khi có các yếu tố khởi phát. Theo "Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị hen phế quản" của bộ Y tế (2009), các yếu tố nguyên nhân gây cơn hen là:
- Dị nguyên trong nhà: mạt bụi nhà, lông thú (chó, mèo, chuột...), gián, nấm, mốc, thuốc men, hóa chất, v.v...
- Dị nguyên ngoài nhà: bụi đường phố, phấn hoa, nấm mốc, các hóa chất, chất lên men, yếu tố nhiễm trùng (chủ yếu là virus), hương khói các loại.
- Nhiễm trùng: chủ yếu là nhiễm virus.
- Các yếu tố nghề nghiệp: than, bụi bông, hoá chất, v.v...
- Thuốc lá: Hút thuốc chủ động và bị động.
- Ô nhiễm môi trường không khí: khí thải của phuơng tiện giao thông, các loại khí ô nhiễm, hoá chất, vv ...
3. TRIỆU CHỨNG
3.1. Lâm sàng
- Cơn HPQ nặng có thể xuất hiện và nặng lên rất nhanh (trong vòng 2 - 6 giờ), cũng có thể lúc đầu chỉ là một cơn hen mức độ trung bình, kéo dài và nặng lên dần dần.
- Cơn hen điển hình với khó thở thì thở ra, co kéo cơ hô hấp, có tiếng khò khè. Nghe phổi có ran rít.
- Các triệu chứng cơ năng cũng như thực thể và cận lâm sàng có thể khác nhau tùy theo mức độ nặng của cơn hen, và được trình bày trong bảng ở mục “4.4. Chẩn đoán mức độ nặng của cơn hen”.
3.2. Cận lâm sàng
- Các xét nghiệm thường quy: CTM, AST, ALT, Ure, Creatinin, X Quang ngực thẳng, Ion đồ…
- Lưu lượng đỉnh thở ra giảm nặng (thường rất khó đo hoặc không đo được).
4. CHẨN ĐOÁN
4.1. Chẩn đoán xác định
Dựa vào xuất hiện cơn HPQ điển hình với các dấu hiệu nặng hoặc nguy kịch.
4.2. Chẩn đoán phân biệt
4.2.1. Cơn hen tim: trên người bệnh có bệnh tim
- Tăng huyết áp.
- Nhồi máu cơ tim cấp.
- Bệnh lý van tim…
4.2.2. Tình trạng tắc nghẽn khu trú đường hô hấp
- Khó thở thanh quản.
- Khối u, polyp khí quản, phế quản.
- Dị vật đường thở.
4.2.3. Tình trạng tắc nghẽn lan tỏa đường hô hấp
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
- Viêm tiểu phế quản tắc nghẽn.
- Xơ hoá kén.
- Giãn phế quản.
4.3. Chẩn đoán nguyên nhân
Vấn đề chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh hen và nguyên nhân khởi phát cơn hen nói chung chưa đặt ra khi xử trí cấp cứu cơn hen phế quản nặng.
Việc tìm nguyên nhân sẽ được tiến hành khi người bệnh đã ổn định.
4.4. Chẩn đoán mức độ nặng của cơn hen
Đánh giá mức độ nặng nhẹ của cơn hen
Theo "Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị hen phế quản" của bộ Y tế (2009)
Thông số Nhẹ Trung bình Nặng Nguy kịch
Khó thở Khi đi bộ Khi nói chuyện
ăn khó Khi nghỉ Thở ngáp
Tư thế Có thể nằm
được Thích ngồi hơn Ngồi cúi người
ra trước
Khả năng nói
chuyện Nói được cả
câu Chỉ nói được cụm từ Chỉ nói được từng từ Không nói
được
Mức độ tỉnh táo Có thể kích thích Thường kích thích, vật vã Kích thích, vật vã Lơ mơ hoặc lú lẫn
Nhịp thở Tăng Tăng Thường>
30/phút Chậm- rối loạn nhịp thở
Co kéo cơ hô hấp phụ và hõm trên xương ức Thường không có Thường có Thường có Chuyển động ngực - bụng nghịch thường
Khò khè Trung bình, thường chỉ có lúc thở ra To Thường to Không khò khè
Mạch/ phút < 100 100 - 120 > 120 Nhịp chậm
Mạch nghịch
thường
(mạch đảo) Không
< 10mmHg Có thể có
10 - 25mmHg Thường có
> 25 mmHg Có thể không thấy do mệt cơ hô hấp
PEF sau thuốc dãn phế quản khởi đầu
% dự đoán hoặc % tốt nhất
> 80%
60 - 80% < 60% dự đoán
hoặc tốt nhất
<100 lít/phút thiếu niên) hoặc đáp ứng
kéo dài < 2 giờ
PaO2 (thở khí trời) và/hoặc PaCO2 Bình thường
<45mmHg Thường không cần > 60mmHg
< 45mmHg < 60mmHg
Có thể tím tái
> 45mmHg; có thể suy hô hấp
SaO2 hoặc SpO2 % (thở khí trời) > 95% 91 - 95% < 90%
Tăng CO2 máu (giảm thông khí) xảy ra ở trẻ em nhanh hơn ở thiếu niên và người lớn
Phân loại dựa vào các thông số trên, nhưng không nhất thiết phải có tất cả, cần có sự nhận định tổng quát để có quyết định thích hợp.
PEF: lưu lượng đỉnh thở ra.
4.4.1 Đánh giá cơn HPQ là cơn nặng khi:
- Có từ 4 dấu hiệu nặng trở lên.
- Đáp ứng kém với điều trị bằng thuốc giãn phế quản khí dung.
4.4.2. Đánh giá cơn HPQ là nguy kịch:
Khi có một trong các dấu hiệu sau xuất hiện ở người bệnh có cơn HPQ nặng:
- Rối loạn ý thức.
- Tiếng rì rào phế nang và tiếng ran rít giảm hoặc không nghe thấy (phổi im lặng).
- Hô hấp ngực - bụng nghịch thường (kiệt sức cơ hô hấp).
- Tần số tim chậm, huyết áp tụt.
- Thở chậm, cơn ngừng thở.
5. XỬ TRÍ
5.1. Nguyên tắc xử trí
Xử trí cơn HPQ nặng đòi hỏi phải khẩn trương, tích cực, dùng thuốc đúng phương pháp (đúng liều lượng, đúng đường dùng).
Xử trí cơn HPQ nặng đòi hỏi phải phối hợp bộ ba oxy - thuốc giãn phế quản - corticoid.
5.1.1. Bảo đảm oxy máu
Cần cho người bệnh thở oxy lưu lượng cao qua ống thông mũi (gọng kính oxy) hoặc mặt nạ oxy. Nếu người bệnh vẫn giảm oxy máu nặng mặc dù đã dùng oxy lưu lượng cao cần chỉ định thở máy.
5.1.2. Thuốc giãn phế quản
Thuốc được lựa chọn hàng đầu là thuốc cường E2 giao cảm tác dụng nhanh, đường dùng tại chỗ sẽ được lựa chọn đầu tiên (thường dùng khí dung, nếu không có điều kiện khí dung có thể dùng dạng xịt định liều). Thuốc ức chế phó giao cảm tác dụng nhanh cũng thường được dùng phối hợp với cường E2 giao cảm. Theophyllin chỉ được xem xét chỉ định ở một số người bệnh đáp ứng tốt với theophyllin và kém đáp ứng với cường E2 giao cảm. Adrenalin được chỉ định khi phải dùng các thuốc trên với liều cao mà không có tác dụng.
5.1.3. Corticoid
Corticoid đường toàn thân được dùng trong điều trị cơn hen phế quản nặng dưới dạng tiêm tĩnh mạch.
5.2. Xử trí ban đầu và vận chuyển cấp cứu
- Dùng ngay thuốc cường bêta-2 giao cảm khí dung 5 mg trong 20 phút, nhắc lại nếu không hiệu quả.
- Hoặc xịt thuốc cường bêta-2 giao cảm 2 - 4 phát, nhắc lại và tăng số lần phát xịt
(đến 8 - 10 phát) nếu không hiệu quả.
- Dùng corticoid uống (prednisolon 5 mg x 6 - 8 viên) hoặc tiêm tĩnh mạch
(methylprednisolon 40 mg).
- Chuyển ngay người bệnh đến bệnh viện. Trên đường vận chuyển: cho thở oxy 6 - 8 lít/phút, tiếp tục xịt thuốc thuốc cường bêta - 2 giao cảm 10 - 15 phút/lần. Nên dùng buồng đệm khi xịt thuốc thuốc cường bêta - 2 giao cảm.
5.3. Xử trí tại bệnh viện
Theo Phụ lục 5 "Phác đồ điều trị cơn hen phế quản nặng và nguy kịch" của "Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị hen phế quản" của bộ Y tế (2009).
5.3.1. Phác đồ điều trị cơn hen phế quản nặng
- Giờ đầu tiên
+ Thở oxy qua mặt nạ hoặc gọng kính oxy, duy trì SpO2 > 90%.
+Thuốc giãn phế quản: cường E2 khí dung 5 mg/20 phút x 3 lần liên tiếp.
+ Corticoid: methylprednisolon tiêm tĩnh mạch 40 - 80mg.
Đánh giá sau 1 giờ, nếu chưa cắt được cơn hen phế quản nặng
- Giờ tiếp theo
Tiếp tục điều trị như trên:
+ Thở oxy qua mặt nạ hoặc gọng kính oxy, duy trì SpO2 > 90%.
+ Thuốc giãn phế quản: cường E2 khí dung 5 mg trong 20 phút x 3 lần liên tiếp.
+ Corticoid: nếu giờ trước chưa cho, tiêm tĩnh mạch methylprednisolon 40 -
Thêm:
+ Ipratropium khí dung 0,5mg.
+ Sulphat magie 2g truyền tĩnh mạch trong 20 phút.
Nếu các dấu hiệu nặng chưa mất đi, tiếp tục điều trị
- Khoảng 6 - 12 giờ tiếp theo
+ Thở oxy qua mặt nạ hoặc gọng kính oxy, duy trì SpO2 > 90%.
+ Thuốc giãn phế quản:
Thuốc cường E2 khí dung liên tục 5 mg/lần (10 - 15 mg/giờ)
Hoặc thuốc cường E2 truyền tĩnh mạch liên tục: tốc độ truyền khởi đầu 0,1 - 0,15 Pg/kg/phút, tăng tốc độ truyền 5 phút/lần (tuỳ theo đáp ứng của người bệnh), mỗi lần 0,1-0,15 Pg/kg/phút (có thể đến 4 mg/giờ ở người lớn).
Kết hợp với Ipratropium 0,5 mg khí dung 4 giờ/lần.
+ Corticoid: methylprednisolon tiêm tĩnh mạch (200 - 300mg/24 giờ, chia 4 lần).
* Xem xét chỉ định
-Theophylin (diaphylin) 0,24 g tiêm tĩnh mạch rất chậm (20 phút) hoặc pha trong 100 dịch đẳng trương truyền trong 20 phút.
- Thở máy.
Nếu sau 6 - 12 giờ chưa có đáp ứng tốt
Tiếp tục duy trì điều trị thuốc như trên, và xem xét chỉ định dùng adrenalin
- Xem xét chỉ định thở máy
+ Nên bắt đầu bằng thông khí không xâm nhập nếu chưa xuất hiện các chỉ định của thông khí xâm nhập.
+ Nếu bệnh nhân không đáp ứng, cần phải đặt ống nội khí quản và thở máy qua ống nội khí quản.
Trong trường hợp xuất hiện các dấu hiệu của cơn HPQ nguy kịch: Trước khi đặt ống NKQ dùng adrenalin 0,3 - 0,5 mg tiêm dưới da, có thể nhắc lại sau 5 - 10 phút
Chỉ định đặt ống NKQ và thở máykhi có xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:
- Xuất hiện rối loạn ý thức hoặc bất kỳ 1 dấu hiệu nào của cơn HPQ nguy kịch.
- PaO2 < 60 mmHg khi thở oxy qua mặt nạ có túi dự trữ.
- pH < 7,30, PaCO2 > 50 mmHg.
- Tình trạng lâm sàng xấu đi nhanh.
- Người bệnh mệt, kiệt sức cơ hô hấp.
- Thở máy không xâm nhập không có hiệu quả.
Dùng thuốc an thần truyền tĩnh mạch với liều lượng đủ để người bệnh ngủ, nhưng không ức chế hoạt động hô hấp của người bệnh (điểm Ramsay = 3).
Thôi thở máy: khi người bệnh đã cắt được cơn hen phế quản, xét nghiệm pH, PaCO2 và PaO2 bình thường.
5.3.2. Phác đồ điều trị cơn hen phế quản nguy kịch
- Bóp bóng qua mặt nạ với oxy 100%.
- Adrenalin 0,3 - 0,5 mg tiêm dưới da, có thể nhắc lại sau 5 - 10 phút.
- Đặt ống nội khí quản qua miệng (chú ý: phải cho thuốc an thần và/hoặc thuốc giãn cơ ngắn để đảm bảo đặt ống nội khí quản thành công).
- Thở máy qua ống nội khí quản.
- Truyền tĩnh mạch liên tục thuốc giãn phế quản:
+ Adrenalin truyền tốc độ khởi đầu 0,1 Pg/kg/phút, tăng tốc độ truyền 0,1 mg/kg/phút mỗi lần 2 - 3 phút/lần đến khi có đáp ứng (có thể thêm 1 - 1,5 mg/h ở người lớn).
+hoặc thuốc cường bêta-2 giao cảm truyền tốc độ khởi đầu 0,1 - 0,15 Pg/kg/phút, tăng tốc độ gấp đôi sau 2 - 3 phút đến khi có đáp ứng.
Các thuốc khác: như phác đồ điều trị cơn hen phế quản nặng.
LƯU Ý:
- Không nhất thiết phải thực hiện đúng thứ tự A-B-C-D như trong phác đồ. Nếu trước đó người bệnh đã được xử trí đúng phác đồ thì áp dụng luôn bước tiếp theo.
- Adrenalin được chỉ định khi có cơn hen nguy kịch đe dọa ngừng tuần hoàn, hoặc khi người bệnh không đáp ứng với điều trị thuốc và thở máy.
- Khi dùng thuốc cường beta - 2 liều cao cần chú ý bù kali cho người bệnh để tránh biến chứng hạ kali máu.
6. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
6.1. Tiên lượng
Tiến triển của cơn hen phế quản nặng phụ thuộc vào việc điều trị có được tiến hành khẩn trương và đúng phương pháp hay không. Một cơn hen phế quản kéo dài có thể nặng lên trở thành nguy kịch nếu điều trị chậm, nhất là chậm trễ trong việc chỉ định thở máy hoặc dùng thuốc không đủ liều.
Tiên lượng của cơn hen phế quản nặng cũng còn phụ thuộc vào sự xuất hiện các biến chứng.
6.2. Biến chứng
- Tràn khí màng phổi/trung thất: có thể xuất hiện tự phát (thường khi người bệnh gắng sức) hoặc là biến chứng của thở máy.
- Nhiễm khuẩn bệnh viện.
- Rối loạn nước - điện giải (mất nước trong quá trình gắng sức hô hấp, hạ kali máu do dùng thuốc cường giao cảm liều cao).
7. PHÒNG BỆNH
- Theo dõi quản lý hen và điều trị dự phòng hen phế quản đúng hướng dẫn.
- Điều trị tích cực, đúng phương pháp khi xuất hiện cơn hen phế quản cấp, đặc biệt là đối với các người bệnh có nguy cơ bị cơn hen phế quản nặng.
- Cố gắng tránh tiếp xúc với dị nguyên gây cơn hen phế quản.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí hồi sức tích cực (Ban hành kẻm theo Quyết định số 1493/QĐ-BYT, ngày 22/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
1. ĐẠI CƯƠNG
Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT, COPD) được chia thành nhiều mức độ nặng khác nhau. Những trường hợp đợt cấp mức độ nhẹ thường kiểm soát bằng tăng các điều trị hàng ngày. Khi bệnh nặng hơn, hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng (đợt cấp mức độ trung bình) thường cần dùng thêm kháng sinh và/hoặc corticoid đường uống. Nếu đợt cấp kèm thêm một hoặc nhiều dấu hiệu sau (tham khảo thêm bảng 11):
- Có biểu hiện suy hô hấp trên lâm sàng (đợt cấp BPTNMT mức độ nặng).
- Không đáp ứng với điều trị ban đầu.
- Có bệnh mạn tính nặng kèm theo: bệnh gan, thận, tim mạch.
- Không có hỗ trợ từ phía gia đình.
Chỉ định nhập viện điều trị tại khoa nội hoặc khoa hồi sức còn phụ thuộc vào trình độ cán bộ y tế và sự sẵn có của các trang thiết bị.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Chẩn đoán xác định
Bệnh nhân đã được chẩn đoán BPTNMT đột nhiên xuất hiện một hoặc nhiều dấu hiệu:
- Khó thở tăng.
- Khạc đờm tăng.
- Thay đổi màu sắc của đờm.
Các biểu hiện khác có thể có bao gồm: sốt, rối loạn ý thức, tiểu ít, tím môi, giảm hoạt động...
2.2. Chẩn đoán nguyên nhân gây đợt cấp
- Nguyên nhân trực tiếp thường gặp nhất gây đợt cấp là nhiễm trùng khí phế quản phổi cấp do virus hoặc vi khuẩn (các vi khuẩn thường gặp là Streptococcus pneumonia, Hemophilus influenza và Moraxella catarrhalis).
- Các nguyên nhân khác: nhiễm lạnh, bụi ô nhiễm, khói khí độc.
- Không rõ nguyên nhân: 1/3 các trường hợp.
2.3. Chẩn đoán phân biệt
- Lao phổi. Chẩn đoán phân biệt dựa vào X-quang phổi thấy tổn thương nốt, hang thâm nhiễm. Thấy trực khuẩn kháng cồn kháng toan trong đờm, MTB-PCR đờm dương tính.
- Cơn hen phế quản: cơn khó thở xuất hiện trên bệnh nhân đã có chẩn đoán hen phế quản (tham khảo bài BPTNMT giai đoạn ổn định và bài hen phế quản). Trong một số trường hợp khó, có thể không phân biệt được ngay mà phải đến khi đợt cấp đã ổn định mới chẩn đoán phân biệt được.
Bảng 1: Chẩn đoán phân biệt đợt cấp BPTNMT với hen phế quản
Cơn hen phế quản Đợt cấp BPTNMT
Bệnh nhân trẻ tuổi, tiền sử hen từ nhỏ. Cơn xuất hiện đột ngột thường liên quan với tiếp xúc dị nguyên. Tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào nhiều năm, khó thở thường xuất hiện sau 40 tuổi
Ran rít, ran ngáy nhiều, lan toả hai bên. Trường hợp nguy kịch thấy phổi im lặng. Nghe phổi chủ yếu thấy rì rào phế nang giảm. Có thể nghe thấy ran rít, ran ngáy hoặc không
Ít khi có gan to. Thường thấy gan to của tâm phế mạn
Điện tim bình thường. Cơn hen nặng kéo dài có thể có tâm phế cấp. Trục phải, dầy thất phải
XQ phổi: phổi tăng sáng ngoại vi. Tim hình giọt nước, hình ảnh phổi bẩn.
Đáp ứng nhanh với điều trị corticoid hoặc thuốc giãn phế quản.
- Giãn phế quản đợt bội nhiễm: tiền sử ho khạc đờm kéo dài, khám phổi thấy ran ẩm, nổ khu trú hoặc lan tỏa hai bên phổi. Chẩn đoán phân biệt bằng chụp cắt lớp vi tính ngực lớp mỏng, độ phân giải cao.
- Tràn khí màng phổi: đau ngực đột ngột, khó thở tăng. Khám phổi thấy tam chứng Gaillard bên tràn khí. Chẩn đoán xác định bằng chụp X-quang phổi thấy hình tràn khí màng phổi.
2.4. Chẩn đoán mức độ
Bảng 2: Phân loại mức độ nặng của đợt cấp BPTNMT theo Burge S (2003)
Mức độ Tiêu chí
Nhẹ Cần dùng kháng sinh, không cần corticoid toàn thân. Không có dấu hiệu suy hô hấp trên lâm sàng và/hoặc khí máu.
Trung bình Đợt cấp cần điều trị corticoid đường tĩnh mạch, có hoặc không kháng sinh. Không có dấu hiệu suy hô hấp trên lâm sàng và/hoặc khí máu.
Nặng Suy hô hấp với giảm oxy máu, nhưng không tăng CO2, không toan máu; PaO2 < 60 mmHg và PaCO2 < 45mmHg.
Rất nặng Suy hô hấp với tăng CO2 máu, còn bù, nhưng không toan máu, PaO2 < 60 mmHg, PaCO2 > 45 mmHg, và pH > 7,35.
Đe dọa cuộc sống Suy hô hấp với tăng CO2 máu, mất bù, kèm toan máu, PaO2 < 60 mmHg, PaCO2 > 45 mmHg, và pH < 7,35.
Chỉ định nhập viện điều trị với tất cả những trường hợp đợt cấp BPTNMT mức độ nặng, rất nặng hoặc có đe dọa cuộc sống.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Hàm lượng và đường dùng của các thuốc giãn phế quản
Xem bảng 9.6 - phần hướng dẫn chẩn đoán và điều trị BPTNMT giai đoạn ổn định.
3.2. Điều trị đợt cấp mức độ nhẹ
- Điều trị và tăng (nếu cần) liều thuốc giãn phế quản phun hít đến 4-6 lần/ngày.
- Dùng thuốc giãn phế quản đường uống nếu không có thuốc đường hít: salbutamol 4 mg x 4 viên/ngày chia 4 lần hoặc terbutalin 2,5 mg x 4 viên/ngày.
- Prednisolon uống 1mg/kg/ngày.
- Kháng sinh chỉ định khi có dấu hiệu nhiễm trùng: betalactam/kháng betalactamase (amoxillin/acid clavunalic; ampicillin/sulbactam): 3 g/ngày hoặc cefuroxim: 2 g/ngày hoặc moxifloxacin: 400 mg/ngày hoặc levofloxacin: 750 mg/ngày.
3.3. Điều trị đợt cấp mức độ trung bình
- Tiếp tục các biện pháp điều trị đã nêu ở trên. Theo dõi mạch huyết áp, nhịp thở, SpO2.
- Thở oxy 1 - 2 lít /phút sao cho SpO2 > 90% và thử lại khí máu sau 30 phút nếu có điều kiện.
- Tăng số lần xịt hoặc khí dung các thuốc giãn phế quản lên 6 - 8 lần với các thuốc giãn phế quản cường β2 phối hợp với kháng chollinergic: fenoterol/ ipratropium hoặc salbutamol/ipratropium.
+ Nếu không đáp ứng với các thuốc khí dung thì dùng salbutamol, terbutalin truyền tĩnh mạch với liều 0,5 - 2 mg/giờ, điều chỉnh liều thuốc theo đáp ứng của bệnh nhân. Truyền bằng bơm tiêm điện hoặc bầu đếm giọt.
- Methylprednisolon: 2 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch chia làm 2 lần.
- Nếu bệnh nhân chưa dùng theophylin, không có rối loạn nhịp tim và không có salbutamol hoặc terbutalin thì có thể dùng aminophylin 0,24 g x 1 ống + 100 ml glucose 5% truyền tĩnh mạch trong 30 phút, sau đó chuyển sang liều duy trì. Tổng liều theophyllin không quá 10 mg/kg/24 giờ (bao gồm cả dạng uống và tiêm, truyền tĩnh mạch). Trong quá trình điều trị bằng theophyllin cần lưu ý dấu hiệu ngộ độc của thuốc: buồn nôn, nôn, rối loạn nhịp tim, co giật, rối loạn tri giác.
- Kháng sinh chỉ định khi có dấu hiệu nhiễm trùng: cefotaxim 1 g x 3 lần/ngày hoặc ceftriaxon 1 g x 3 lần /ngày hoặc ceftazidim 1g x 3 lần/ngày; phối hợp với nhóm aminoglycosid 15 mg/kg/ngày hoặc fluoroquinolon (ciprofloxacin 1 g/ngày, levofloxacin 750 mg/ngày...).
- Thông khí nhân tạo không xâm nhập (TKNTKXN) (BiPAP) khi có ít nhất 2 tiêu chuẩnsau:
+ Khó thở vừa tới nặng, có co kéo cơ hô hấp phụ và hô hấp nghịch thường.
+ Toan hô hấp nặng (pH: 7,25 - 7,30) và PaCO2 45 - 65 mmHg.
+ Tần số thở > 25 lần/phút.
Nếu sau 60 phút TKNTKXN, các thông số PaCO2 tiếp tục tăng và PaO2 tiếp tục giảm hoặc các triệu chứng lâm sàng tiếp tục xấu đi thì cần chuyển sang thông khí nhân tạo xâm nhập.
- Chống chỉ định TKNTKXN:
+ Ngừng thở, ngủ gà, rối loạn ý thức, không hợp tác.
+ Rối loạn huyết động: tụt huyết áp, loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim.
+ Nguy cơ hít phải dịch dạ dày, đờm nhiều, dính.
+ Mới phẫu thuật răng hàm mặt hoặc mổ dạ dày.
+ Bỏng, chấn thương đầu, mặt, béo phì quá nhiều.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh hô hấp (Ban hành kèm theo Quyết định số 4235/QĐ-BYT, ngày 31/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
NHỒI MÁU NÃO
1. ĐAI CƯƠNG
Thiếu máu cục bộ não cấp hay còn gọi là nhồi máu não (NMN) chiếm khoảng 70% trường hợp đột quỵ não, là nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu.
Tỉ lệ mới mắc của NMN khoảng 150 bệnh nhân mới trên 100.000 dân trong 1 năm và tuổi càng cao thì tỉ lệ mới mắc càng tăng.
2. CHẨN ĐOÁN NHỒI MÁU NÃO
2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán
2.1.1. Triệu chứng
Khởi phát đột ngột: hỏi bệnh sử chi tiết có thể giúp chẩn đoán được 80% các trường hợp NMN đau đầu lúc khởi phát thường nhẹ và ít gặp trừ NMN do lấp mạch từ tim.Thiếu sót thần kinh và không thoái lui.
Ý thức có thể giảm nếu NMN diện rộng, hai bán cầu hoặc thân não. Có thể có tiền căn các cơn thoáng thiếu máu não. Có thể có các triệu chứng do xơ vữa mạch máu (bệnh tim, bệnh động mạch ngoại biên) hoặc các bệnh nền (tăng huyết áp, đái tháo đường).
2.1.2. Cận Lâm Sàng
* Xét nghiệm thường qui: CTM, AST, ALT, Ion đồ, Ure, Creatinin, Test Gluco
Xét nghiệm cơ bản, X -quang tim phổi thẳng, ECG, bilan lipid máu.
3. Chẩn Đoán Phân Biệt
- Các dạng bệnh máu não khác :
- Xuất huyết não, xuất huyết dưới nhện, huyết khối tĩnh mạch nội sọ
- Liệt sau cơn động kinh (liệt Todd)
- Liệt trong migraine
- Hạ đường huyết
- Khối choáng chỗ nội sọ
- Rối loạn chuyển dạng
4. ĐIỀU TRỊ NHỒI MÁU NÃO
4.1. Nguyên Tắc Điều Trị
- Tái thông mạch máu để phục hồi tưới máu não.
- Đảm bảo tưới máu não để hạn chế lan rộng tổn thương.
- Chống biến chứng, chống tái phát sớm.
- Phục hồi chức năng và phòng ngừa tái phát.
4.2. Điều Trị Đặc Hiệu
- Thuốc tiêu huyết khối đường tĩnh mạch:
+ Cho bệnh nhân đột quị thiếu máu não trong vòng 3 - 4,5 giờ sau khởi phát, có khiếm khuyết thần kinh đáng kể, không quá nhẹ cũng không quá nặng (NIHSS từ 5 - 25 điểm), không có xuất huyết và không có các chống chỉ định khác.
+ Actilyse liều 0,6 – 0,9 mg/kg, tối đa 90 mg, liều đầu 10% bolus (TM), còn lại (TM) trong 60 phút.
- Thuốc tiêu huyết khối đường động mạch:
+ Khi đột quị thiếu máu não trong vòng 3 - 6 giờ từ lúc khởi phát.
+ rtPA, bơm trực tiếp vào cục huyết khối gây tắc mạch.
4.3. Điều trị hỗ trợ
- Đảm bảo đường thở
+ Thông thoáng, thông khí đầy đủ, và tuần hoàn ổn định.
+ Oxy qua sonde mũi 2 - 4 l/ph, khi SpƠ2 < 92%, đạt SpO2 từ 95 - 100%.
+ Hồi sức bằng dung dịch đẳng trương 1500 - 2000 ml/ngày (Ringer lactate, NaCl 0,9%, tránh dùng glucose).
- Điều chỉnh huyết áp
+ Kiểm soát HA tâm thu < 220 mmHg và HA tâm trương < 120 mmHg bằng Nicardipine truyền tĩnh mạch. Mục đích giảm HA từ từ 10 - 15%/ngày nên dùng thuốc hạ áp đang điều trị, tránh dung nifedipin ngậm dưới lưỡi đồng thời điều trị giảm đau và lo âu.
+ Bệnh nhân có huyết áp thấp, cần tìm nguyên nhân và điều trị theo nguyên nhân, khi cần có thể đặt CVP bù dịch hay dùng vận mạch.
- Các điều trị khác
+ Điều trị sốt và ổn định đường huyết giữ đường huyết < 150 mg/dl (Insulin tiêm dưới da hoặc insulin truyền tĩnh mạch).
+ Chống tăng áp lực nội sọ (thông khí đầy đủ, tránh ứ CO2, tăng thông khí cơ học nếu có biểu hiện tăng áp lực nội sọ dọa phù não, với PCO2 mục tiêu là 25 - 35 mmHg trong thời gian ngắn, nằm đầu cao 300, tránh gập chân quá mức.
+ Mannitol 20% hiệu quả không nhiều và điều trị ngắn ngày trong tăng áp lực nội sọ do NMN.
+ Chống nhiễm trùng, xoay trở, tránh ứ đàm, tránh hít sặc, tập vật lý trị liệu hô hấp. Cho vận động sớm ngay khi không còn các chống chỉ định. Dinh dưỡng đầy đủ, chống huyết khối tĩnh mạch và thuyên tắc phổi.
+ Chống tái phát thuốc chống kết tập tiểu cầu, dùng kháng đông khi có chỉ định, statin điều chỉnh lipid máu và bảo vệ thành mạch
+ Thuốc bảo vệ thần kinh có thể sử dụng trong giai đoạn cấp của đột quỵ từ 7 - 14 ngày với các biệt dược sau cerebrolysin, choline alfoscerate (Gliatilin, Glyphalin).
5. THEO DÕT VÀ TÁI KHÁM
- Tái khám mỗi tuần trong tháng đầu, sau đó mỗi 2 tuần, khi tình trạng ổn định tái khám mỗi tháng.
- Khám lâm sàng, đánh giá bằng thang điểm NIHSS, chỉ số Barthel và thang điểm Rankin điều chỉnh.
- Đảm bảo kiểm soát huyết áp, kiểm soát đường huyết, dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu hoặc thuốc kháng đông nếu có chỉ định, giữ INR đạt mục tiêu, dùng statin.
- Tập vật lý trị liệu và tái hòa nhập cộng đồng.
Tài liệu tham khảo
- Đại học Y Dược TPHCM. Bộ môn Thần Kinh. Vũ Anh Nhị (2012). Thần Kinh Học. Bài 15 Mạch máu não và tai biến mạch máu não, tr 235-258.
- Đại học Y Dược TPHCM. Bộ môn Thần Kinh. Vũ Anh Nhị (2013). Sổ tay lâm sàng thần kinh sau đại học. Chương 7 Tai biến mạch máu não, tr 94 - 130.
- Đại học Y Dược TPHCM. Bộ môn Thần Kinh. Vũ Anh Nhị (2012). Chẩn đoán và điều trị tai biến mạch máu não. Chương 9 Hướng dẫn điều trị tai biến mạch máu não giai đoạn cấp tại bệnh viện, tr 124 - 149.
XUẤT HUYẾT NÃO
1. ĐẠI CƯƠNG
Theo định nghĩa của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, đột quỵ (stroke) là sự xuất hiện đột ngột của các khiếm khuyết thần kinh cục bộ vốn kéo dài hơn 24 giờ, mà trong đó các nguyên nhân không do mạch máu đã được loại trừ.
Đột quỵ được phân loại ra thành hai nhóm lớn gồm đột quỵ thiếu máu não cục bộ hay đột quỵ do thiếu tưới máu (ischemic stroke) và đột quỵ do xuất huyết não (hemorrhagic stroke). Xuất huyết dưới nhện là một loại bệnh mạch máu não riêng biệt với biểu hiệu nổi bật là nhức đầu, ói và dấu màng não, nguyên nhân hầu hết do vỡ phình mạch, cần điều trị phẫu thuật hoặc can thiệp nội mạch.
Đột quỵ xuất huyết não, hay xuất huyết trong não, là tình trạng chảy máu vào bên trong nhu mô não do vỡ các mạch máu trong não.
2. NGUYÊN NHÂN
- Tăng huyết áp: là nguyên nhân phổ biến nhất
- Dị dạng mạch máu não, phình mạch, u mạch hang,...
- Bệnh mạch máu dạng bột
- U não xuất huyết
- Nhồi máu não chuyển dạng xuất huyết
- Huyết khối tĩnh mạch nội sọ
- Rối loạn đông máu
- Viêm mạch máu
- Độc chất, chất gây nghiện, rượu,.
3. CHẨN ĐOÁN
3.1 Chẩn đoán xác định
3.1.1. Lâm sàng
Tương tự đột quỵ thiếu máu não, xuất huyết não cũng có bệnh sử gợi ý đột quỵ với khởi phát đột ngột các khiếm khuyết thần kinh, có hoặc không có rối loạn ý thức.
Khám lâm sàng khẩn:
- Xác định thời điểm khởi phát (ngày, giờ, phút), tiến triển của triệu chứng
- Xác định các yếu tố nguy cơ: tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, rối loạn đông máu
- Các lần nhập viện trước, các thuốc hiện đang sử dụng.
- Khám thần kinh đầy đủ, chú ý tìm các dấu thần kinh định vị, dấu cổ gượng
- Đánh giá ý thức bằng thang điểm Glasgow,
- Khám tổng quát, đánh giá sinh hiệu, lưu ý tìm dấu chấn thương đầu, cổ
- Các yếu tố gợi ý đột quỵ là thể xuất huyết não: khởi phát khi gắng sức, xúc động, huyết áp tăng cao, rối loạn ý thức sớm, nhức đầu và nôn ói nhiều, dấu kích thích màng não
3.1.2. Cận lâm sàng
- X quang tim phổi, điện tim
- SpO2, monitor tim mạch liên tục trong 24 giờ đầu
- Xét nghiệm máu khẩn: công thức máu, chức năng đông máu, đường huyết, điện giải đồ, chức năng thận
- Chức năng gan, bilan lipid máu, phân tích nước tiểu
- Đo điện não nếu có co giật.
- Tìm rối loạn đông máu: chức năng đông máu
3.2. Chẩn đoán phân biệt
- Phân biệt với đột quỵ thiếu máu não cấp
- Phân biệt với các tổn thương tăng đậm độ trên CT não không cản quang: Dị vật kim loại, vôi hóa, lắng đọng chất, ...
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Mục Tiêu Điều Trị
Mục tiêu của xử trí đột quị cấp tại phòng cấp cứu là phải xử trí nhanh và hiệu quả: đảm bảo các chức năng sinh tồn ABCs, đánh giá thần kinh nhanh và xử trí ngay lúc nhập viện. Tránh làm xấu thêm tình trạng thần kinh.
4.2. Điều trị nội khoa
- Đảm bảo đường thở, hô hấp, tuần hoàn (ABC)
- Đặc biệt chú trọng tìm những dấu chấn thương bên ngoài.
- Oxy qua sonde mũi: 2 - 4 l/p, chỉ định khi có thiếu Oxy, mục tiêu giữ SpO2 từ 95 -100%
4.2.1. Chỉ định nội khí quản +/- hỗ trợ hô hấp
- Thiếu Oxy, suy hô hấp, rối loạn nhịp thở
- Hôn mê, nguy cơ hít sặc cao.
- Dịch truyền và cân bằng nước - điện giải
+ Nước nhập 1,5 - 2 lít/ngày; dịch truyền chọn Ringer lactate, muối đẳng trương, tránh dùng glucose
+ Duy trì cân bằng dịch xuất nhập: lượng nước xuất = nước tiểu 24 giờ và các dịch khác (ói, tiêu chảy) + nước mất vô hình (500 ml + 300 ml cho mỗi độ sốt)
+ Kiểm tra điện giải đồ (Na, K, Ca, Mg) và điều chỉnh nếu bất thường. Điều chỉnh toan và kiềm máu theo kết quả khí máu.
4.2.2. Sốt
- Hạ sốt bằng các biện pháp vật lý (lau mát), dùng thuốc paracetamol.
- Tìm và điều trị nguyên nhân; dùng kháng sinh nếu có nhiễm trùng
4.2.3. Điều chỉnh đường huyết
- Nếu có hạ đường huyết, dùng Glucose 30 - 50% TM
- Nếu tăng đường huyết ≥ 150 mg/dL, điều chỉnh bằng insulin tác dụng nhanh liều nhỏ với kiểm tra đường huyết thường xuyên (mỗi 2 giờ).
- Nếu đường huyết ≥ 250 mg/dL, dùng insulin nhanh truyền tĩnh mạch, kiểm tra đường huyết mỗi giờ cho tới khi đường huyết < 200 mg/dL thì chuyển sang chích TM
4.2.3. Điều trị tăng huyết áp
- Huyết áp tăng làm tăng phù não và tăng nguy cơ gia tăng thể tích xuất huyết. Huyết áp thấp làm giảm tưới máu não, làm nặng thêm tổn thương não, đặc biệt trong tình trạng tăng áp lực nội sọ
- Chỉ định điều trị khi huyết áp trung bình ≥ 130mmHg, hoặc HA ≥ 180/105mmHg
- Một số thuốc có thể dùng trong xuất huyết não cấp:
+ Labetalol: 5 - 100 mg/h bằng tiêm tĩnh mạch từng đợt 10 - 40 mg hoặc nhỏ giọt tĩnh mạch liên tục (2 - 8 mg/phút)
+ Nicardipine: 5mg/h truyền tĩnh mạch, tăng liều 2,5mg/giờ mỗi 5 phút nếu cần để đạt huyết áp mong muốn, tối đa 15 mg/giờ o Nitroprusside: 0,5 - 10 μg/kg/phút
- Hướng dẫn sử dụng:
+ HA > 230/140 mmHg (đo 2 lần cách nhau 5 phút): nitroprusside
+ HA 180-230/105-140 mmHg, hoặc HATB ≥ 130mmHg (đo 2 lần cách nhau 20 phút), dùng labetalol hoặc nicardipine đường tĩnh mạch
+ Nếu HA <180/105 mmHg hoặc HATB <130 mmHg, không điều trị thuốc hạ áp trong giai đoạn cấp
- Khuyến cáo mới AHA 2010: có thể xem xét hạ huyết áp trong giai đoạn cấp xuống 140/90 mmHg vẫn an toàn. Khuyến cáo này có thể xem xét áp dụng, đặc biệt với những trường hợp nhiều nguy cơ gia tăng kích thước khối xuất huyết.
4.2.4. Điều trị tụt huyết áp
- Xử trí ưu tiên đầu tiên là bổ sung thể tích tuần hoàn. Nên dùng muối đẳng trương hoặc dung dịch tinh thể và theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm hoặc áp lực bờ mao mạch phổi.
- Nếu HA còn tiếp tục thấp sau bù đủ thể tích, cần sử dụng thuốc nâng huyết áp truyền liên tục, đặc biệt trong trường hợp huyết áp tâm thu thấp, như <90mmHg.
4.2.5. Xử trí tăng áp lực nội sọ
- Nằm tư thế nửa người trên cao 30o, giữ thông thoáng đường thở, an thần, chống táo bón
- Dùng dung dịch thẩm thấu và tăng thông khí cho các trường hợp lâm sàng xấu đi do tăng áp lực nội sọ, gồm cả những trường hợp tụt não.
+ Manitol 20%: liều đầu 1g/kg TTM 80-100 giọt/phút; sau đó 0,5g/kg mỗi 6 giờ, TTM nhanh 80 - 100 giọt/phút, không dùng quá 5 ngày (thường 2 - 3 ngày). Có thể kèm furosemide 10mg mỗi 2 - 8 giờ. Nên theo dõi và duy trì áp lực thẩm thấu < 310 mOsm/L
+ Tăng thông khí: đặt nội khí quản và thở máy, giữ pCO2 30 - 35 mmHg, thường chỉ dùng ngắn hạn khi chuẩn bị phẫu thuật giải áp tiếp sau.
- Phẫu thuật, gồm cả dẫn lưu não thất nếu tăng áp lực nội sọ do não úng thủy.
- Thuốc thư giãn cơ: dùng thuốc giãn cơ phối hợp với an thần nếu cần để ngăn ngừa tăng áp lực lồng ngực và tăng áp lực tĩnh mạch do ho, rặn, hoặc chống máy thở
- Không dùng corticoid điều trị chống phù não và tăng áp lực nội sọ do xuất huyết não.
4.2.6. Tập vật lý trị liệu và phục hồi chức năng sớm
- Tập sớm ngay khi tình trạng lâm sàng ổn định, không còn xử trí khẩn các chức năng sinh tồn
- Bắt đầu bằng tập thụ động, kết hợp tập chủ động khi tình trạng bệnh nhân cho phép.
- Đánh giá tình trạng bệnh nhân và cho ngồi dậy, rời giường càng sớm càng tốt, có thể ngay trong 24 giờ đầu (theo tiêu chuẩn rời giường sớm)
4.3. Điều trị ngoại khoa
Chỉ định phẫu phẫu thuật
- XH tiểu não với triệu chứng thần kinh xấu đi hoặc có chèn ép thân não và não úng thủy do tắc nghẽn não thất: phẫu thuật càng sớm càng tốt
- XHN thùy kích thước trung bình hoặc lớn, gần vỏ não, ở bệnh nhân trẻ với diễn tiến lâm sàng xấu đi.
5. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
5.1 Yếu Tố Tiên Lượng Nặng
- Thể tích máu tụ > 30ml
- Điểm GCS < 8
- Xuất huyết vùng thân não
5.2 Biến Chứng
- Nhiễm trùng
+ Nhiễm trùng hô hấp: tránh hít sặc, tránh ứ đàm, xoay trở, vỗ lưng, vận động sớm; dùng kháng sinh thích hợp sớm khi có viêm phổi.
+ Nhiễm trùng đường tiểu: chỉ nên đặt sonde tiểu khi có chỉ định, săn sóc đường tiểu thường xuyên.
- Huyết khối tĩnh mạch sâu
+ Phòng ngừa bằng vận động thụ động hoặc chủ động sớm, rời giường sớm, dùng vớ đàn hồi.
+ Với người nguy cơ cao, xem xét dùng heparin trọng lượng phân tử thấp (ví dụ enoxaparin 0,1mg/10kg/ngày) tiêm dưới da ở người có nguy cơ cao.
- Co giật
+ Điều trị chống co giật nếu có cơn giật trong giai đoạn cấp, duy trì 1 - 2 tháng.
+ Không khuyến cáo điều trị dự phòng cho bệnh nhân đột quỵ không có co giật.
VI. PHÒNG BỆNH
- Kiểm soát tốt huyết áp
- Chỉ định phẫu thuật nếu có dị dạng mạch máu não, u mạch hang, ...
Điều quan trong nhất trong phòng ngừa xuất huyết não tái phát là tìm ra và điều trị nguyên nhân gây xuất huyết não (đã đề cập ở phần trên): tăng huyết áp, bệnh lý viêm mạch, rối loạn đông máu,
Tài liệu tham khảo
Phác đồ điều trị năm 2016 của Bệnh viện Đa Khoa Trung Tâm An Giang
SỐC GIẢM THỂ TÍCH MÁU
1. ĐẠI CƯƠNG
Sốc là một hội chứng lâm sàng xảy ra do giảm tưới máu tổ chức dẫn tới thiếu oxy tổ chức và tổn thương tế bào.
Sốc do giảm thể tích máu là hậu quả của tình trạng giảm tiền gánh do mất thể tích dịch trong lòng mạch (có thể do mất máu toàn phần hoặc chỉ mất dịch hoặc huyết tương). Giảm tiền gánh sẽ dẫn đến giảm cung lượng tim và tăng sức cản mạch hệ thống để bù trừ cho tình trạng giảm cung lượng tim và duy trì tưới máu cho những cơ quan quan trọng.
Nếu phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể không để lại di chứng. Nếu phát hiện muộn và điều trị không kịp thời, tình trạng tụt huyết áp kéo dài dẫn tới suy đa tạng và tử vong.
2. NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân của sốc giảm thể tích chia làm hai nhóm: sốc giảm thể tích do mất máu và sốc giảm thể tích do mất nước.
2.1. Sốc giảm thể tích do mất máu
- Chấn thương: vết thương mạch máu, vỡ tạng đặc, vỡ xương chậu…
- Chảy máu đường tiêu hóa: vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, loét dạ dày tá tràng, hoặc ruột…
- Chảy máu qua đường hô hấp: ho ra máu nặng.
- Bệnh lý mạch máu: phình bóc tách động mạch, dị dạng động tĩnh mạch.
- Liên quan đến thai sản: có thai ngoài tử cung vỡ, vỡ hoặc rách tử cung, âm đạo, mất máu trong quá trình sinh đẻ (kể cả phẫu thuật chủ động).
2.2. Sốc giảm thể tích do mất nước
- Tiêu chảy cấp.
- Nôn nhiều.
- Đái nhiều do đái tháo nhạt, tăng áp lực thẩm thấu, dùng thuốc lợi tiểu, hoặc truyền nhiều dịch ưu trương ...
- Bỏng nặng.
- Say nắng, say nóng.
- Mất nước vào khoang thứ ba: người bệnh sau mổ, tắc ruột, viêm tụy cấp, tiêu cơ vân cấp …
3. TRIỆU CHỨNG
3.1. Lâm sàng
3.1.1. Triệu chứng lâm sàng chung của bệnh cảnh sốc
- Mạch nhanh, nhỏ, khó bắt, thường >120 lần/phút. Thời gian đổ đầy mao mạch kéo dài (> 2 giây).
- Hạ huyết áp: huyết áp tâm thu < 90 mmHg (huyết áp động mạch trung bình <65mmHg) hoặc huyết áp tâm thu giảm quá 40mmHg so với mức huyết áp nền của người bệnh.
- Thiểu niệu hay vô niệu (nước tiểu < 0.5 ml/kg/giờ) có thể kèm theo các triệu chứng hạ huyết áp tư thế, vã mồ hôi, khô các màng nhầy.
- Rối loạn ý thức: chậm chạp, lẫn lộn, kích thích hay hôn mê.
- Da lạnh, nổi vân tím.
- Áp lực tĩnh mạch trung tâm giảm, áp lực mao mạch phổi bít giảm, cung lượng tim giảm, sức cản mạch hệ thống tăng.
3.1.2. Những dấu hiệu lâm sàng gợi ý nguyên nhân của sốc giảm thể tích
- Tùy nguyên nhân gây sốc giảm thể tích, người bệnh có thể có các triệu chứng như nôn ra máu, đi tiêu phân đen, nôn, tiêu chảy, đau bụng.
- Phát hiện các dấu hiệu của chấn thương hoặc người bệnh sau phẫu thuật.
- Khám phát hiện da khô, lưỡi khô, niêm mạc miệng khô, tĩnh mạch cổ xẹp, áp lực tĩnh mạch trung tâm giảm. Người bệnh có biểu hiện thiếu máu nếu sốc mất máu.
3.2. Cận lâm sàng
- Lactate máu tăng ≥ 3 mmol/l.
- Sốc giảm thể tích do mất nước: Hematocit tăng, Protein máu tăng.
- Sốc giảm thể tích do mất máu: hồng cầu giảm, hemoglobin giảm, hematocrit giảm,
- Rối loạn nước điện giải, thăng bằng kiềm toan.
- Xét nghiệm tìm nguyên nhân: lipase, amylase tăng trong viêm tụy cấp. Tăng đường máu trong nhiễm toan xê tôn hoặc tăng thẩm thấu. CK tăng cao trong tiêu cơ vân cấp.
4. CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH:
4.1. Chẩn đoán xác định
4.1.1. Chẩn đoán sốc giảm thể tích máu do mất máu
- Lâm sàng:
+ Mạch nhanh, nhỏ, huyết áp hạ.
+ Áp lực tĩnh mạch trung tâm thấp, tĩnh mạc cổ xẹp.
+ Da niêm mạc nhợt nhạt, lạnh.
+ Thiểu niệu, vô niệu.
+ Vật vã, lờ đờ, rối loạn ý thức.
+ Các dấu hiệu gợi ý nguyên nhân của mất máu: xuất huyết tiêu hoá, mất máu do chấn thương mạch máu, vỡ tạng đặc, có thai ngoài tử cung vỡ...
- Cận lâm sàng: kết quả xét nghiệm thường chậm
+ Lactate tăng.
+ Xét nghiệm máu: hồng cầu giảm, hematocrite giảm.
4.1.2. Chẩn đoán sốc giảm thể tích máu không do mất máu
- Lâm sàng: Có dấu hiệu mất nước.
+ Mạch nhanh, huyết áp hạ.
+ Áp lực tĩnh mạch trung tâm thấp, tĩnh mạc cổ xẹp.
+ Người bệnh có cảm giác khát nước.
+ Da khô, véo da (+), niêm mạc khô.
+ Triệu chứng của bệnh nguyên gây mất nước: nôn hoặc đi ngoài nhiều lần.
- Cận lâm sàng:
+ Có tình trạng cô đặc máu: hồng cầu tăng, hematocrit tăng.
+ Có thể thấy natri máu tăng, đường máu tăng...
4.2. Chẩn đoán phân biệt
- Sốc tim: có triệu chứng của bệnh lý tim mạch: đau ngực, rối loạn nhịp tim, thay đổi điện tâm đồ, áp lực tĩnh mạch trung tâm thường tăng, áp lực mao mạch phổi bít tăng, cung lượng tim giảm, sức cản mạch hệ thống tăng.
Nguyên nhân thường do:
+ Nhồi máu cơ tim cấp (do diện tích bị tổn thương lớn sức co bóp của cơ tim giảm nặng hoặc đứt hoặc rách van tim cột cơ, vỡ tim).
+ hoặc loạn nhịp nhanh với tần số tim > 150 lần /phút hoặc châm < 40 lần/phút, hoặc rung thất, xoắn đỉnh, …).
+ Ngoài ra còn do phình bóc tách động mạch chủ, nhồi máu phổi nặng
- Sốc nhiễm khuẩn: sốt, có bằng chứng của ổ nhiễm khuẩn, bạch cầu tăng, áp lực mao mạch phổi bít giảm, cung lượng tim tăng, sức cản mạch hệ thống giảm.
- Sốc phản vệ: có tiền sử tiếp xúc với dị nguyên, cũng có phần giảm thể tích tuần hoàn (tương đối). Chẩn đoán phân biệt khó nếu sốc muộn.
4.2. Chẩn đoán mức độ trong sốc mất máu
Phân
độ Thể tích máu mất (ml) Huyết áp Mạch
(l/ph) Hô hấp Ý Thức
Độ I 750 Bình thường < 100 Bình thường Bình thường
Độ II 750-1500 Bình thường hoặc giảm ít >100 Nhịp thở tăng Lo lắng
Độ III 1500- 2000 Huyết áp tâm
thu < 90mmHg >120 Khó thở Vật vã
Kích thích
Độ IV >2000 Huyết áp tâm
thu < 70mmHg >120 Suy hô hấp nặng Lơ mơ
Hôn mê
5. XỬ TRÍ
5.1. Nguyên tắc xử trí
- Đảm bảo cung cấp oxy.
- Bù dịch và điều trị nguyên nhân.
- Điều trị phối hợp.
5.2. Xử trí ban đầu và vận chuyển cấp cứu
- Kiểm soát đường thở.
- Đảm bảo thông khí.
- Băng ép cầm máu đối với các vết thương hở có chảy máu.
- Hạn chế gây thêm các tổn thương (cố định cột sống cổ ở người bệnh chấn thương nghi ngờ tổn thương cột sống cổ ...).
- Đặt đường truyền lớn và cố định chắc, bắt đầu truyền dịch natriclorua 0,9%.
- Chuyển người bệnh đến cơ sở y tế càng nhanh càng tốt, trong quá trình vận chuyển đặt bệnh nhân ở tư thế nằm đầu bằng.
5.3. Xử trí tại bệnh viện
5.3.1. Đảm bảo cung cấp oxy tối đa cho người bệnh
- Kiểm soát đường thở.
- Đặt người bệnh ở tư thế nằm đầu thấp hai chân nâng cao.
- Thở oxy qua kính mũi 4 - 5 lít/phút hoặc mặt nạ 6 - 10 lít/phút.
- Đặt nội khí quản nếu người bệnh có nguy cơ trào ngược vào phổi hoặc suy hô hấp hoặc rối loạn ý thức.
- Nếu người bệnh có chỉ định thở máy, cần tránh thở máy áp lực dương cao.
5.3.2 Bù dịch và kiểm soát nguyên nhân
- Đặt 2 đường truyền tĩnh mạch ngoại vi lớn (kim luồn kích thước 14 đến 16G) và/hoặc đặt ống thông tĩnh mạch trung tâm, và đo áp lực tĩnh mạch trung tâm (ALTMTT).
- Truyền tĩnh mạch nhanh 1-2lít (đối với trẻ em 20ml/kg cân nặng) natriclorua 0,9% hoặc ringer lactate. Sau đó, tiếp tục truyền dịch hay khối hồng cầu dựa vào áp lực tĩnh mạch trung tâm (ALTMTT) và huyết áp trung bình (HATB).
+ Nếu ALTMTT< 8mmHg: truyền nhanh dịch nhắc lại ít nhất 20ml/kg natriclorua 0,9% hoặc ringer lactate.
+ Nếu ALTMTT ≥ 8mmHg và HATB < 60mmHg: dùng thuốc vận mạch noradrenalin hoặc dopamine.
+ Nếu ALTMTT ≥ 8mmHg và HATB ≥ 60mmHg: kết thúc quá trình bù dịch.
- Người bệnh sốc giảm thể tích do mất máu: trong khi chờ đợi truyền máu có thể truyền dung dịch HES hoặc gelatin để giữ dịch trong long mạch
Nếu có máu, truyền ngay khối hồng cầu để đảm bảo hemoglobin ≥ 8g/l. Trong trường hợp sốc mất máu mà chảy máu đang tiếp diễn và không có khối hồng cầu cùng nhóm, có thể truyền ngay 4 đơn vị khối hồng cầu nhóm O (truyền khối hồng cầu nhóm O, Rh (-) cho phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ). Người bệnh sốc mất máu đang chảy máu tiếp diễn, mục tiêu duy trì hemoglobin >8g/dl.
5.3.3. Kiểm soát nguồn chảy máu
- Băng ép đối với vết thương mở đang chảy máu.
- Mổ thăm dò để phát hiện và kiểm soát nguồn chảy máu từ vết thương trong ổ bụng, trong lồng ngực.
- Chụp mạch, tìm vị trí chảy máu và điều trị bằng phương pháp nút mạch đối với mạch đang chảy máu.
- Nội soi dạ dày để chẩn đoán nguyên nhân và cầm máu khi người bệnh bị xuất huyết tiêu hóa cao.
5.3.4. Các điều trị phối hợp
- Truyền tiểu cầu, huyết tương tươi đông lạnh để điều chỉnh chỉnh thích hợp thời gian Prothrombin, và aPTT đảm bảo số lượng tiểu cầu > 50.000/mm3.
- Truyền yếu tố VII: cân nhắc khi người bệnh có tình trạng chảy máu lan tỏa hay chảy máu đang tiếp diễn không thể cầm máu bằng phẫu thuật khi đã điều chỉnh được các yếu tố đông máu.
- Dùng clorua canxi, clorua magie để điều trị hạ canxi và magie do truyền chế phẩm máu chống đông bằng citrat.
- Kỹ thuật làm ấm cho người bệnh: chăn đắp, chăn nhiệt, đèn tỏa nhiệt…
- Kháng sinh: dự phòng và điều trị các vết thương hở nhiễm bẩn.
- Phát hiện và điều trị các biến chứng liên quan đến truyền chế phẩm máu: sốc phản vệ, tổn thương phổi cấp liên quan đến truyền máu.
6. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
6.1. Tiên lượng
- Nếu sốc giảm thể tích được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể khỏi không để lại di chứng.
- Nếu phát hiện muộn và điều trị không kịp thời, tình trạng tụt huyết áp kéo dài dẫn tới suy đa tạng và tử vong.
6.2. Biến chứng
- Suy thận cấp mới đầu là chức năng do giảm tưới máu thận, sau đó có thể chuyển thành suy thận cấp thực tổn.
- Tổn thương phổi cấp liên quan truyền máu nhiều trong điều trị sốc mất máu.
- Suy tim do thiếu oxy tổ chức, nhiễm toan máu, yếu tố ức chế cơ tim.
- Tiêu hóa: viêm loét dạ dày tá tràng chảy máu, suy gan
7. PHÒNG BỆNH
Phát hiện và điều trị các nguyên nhân gây mất máu và mất nước sớm.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí hồi sức tích cực (Ban hành kèm theo Quyết định số 1493/QĐ-BYT, ngày 22/04/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
SỐC NHIỄM KHUẨN
1. ĐẠI CƯƠNG
- Sốc nhiễm khuẩn là giai đoạn nặng của quá trình diễn biến liên tục bắt đầu từ đáp ứng viêm hệ thống do nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn nặng, sốc nhiễm khuẩn và suy đa tạng.
- Tỷ lệ do sốc nhiễm khuẩn chiếm từ 40 đến 60%.
- Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây ra các đáp ứng viêm hệ thống làm giải phóng các cytokin gây viêm, có sự mất cân bằng giữa yếu tố gây viêm và yếu tố kháng viêm (yếu tố kháng viêm yếu hơn yếu tố gây viêm) dẫn đến gây tổn thương cơ quan thứ phát và tạo nên vòng xoắn suy đa tạng.
2. NGUYÊN NHÂN
Do vi khuẩn hoặc nấm từ các ổ nhiễm khuẩn xâm nhập vào máu từ:
- Da, mô mềm, cơ xương khớp.
- Đường tiêu hóa như: viêm ruột, nhiễm khuẩn đường mật, áp xe gan.
- Đường hô hấp: viêm phổi, áp xe phổi, viêm phế quản, viêm mủ màng phổi...
- Hệ tiết niệu như: viêm mủ bể thận, ứ mủ bể thận...
- Hệ thần kinh: viêm màng não mủ, áp xe não...
- Một số nhiễm khuẩn khác: như viêm nội tâm mạc cấp và bán cấp...
3. TRIỆU CHỨNG
3.1. Lâm sàng
- Dấu hiệu lâm sàng của đáp ứng viêm hệ thống như: xác định khi có từ 2 tiêu chuẩn sau đây trở lên.
+ Sốt > 38oC hay hạ thân nhiệt < 36oC.
+ Nhịp nhanh > 90 ck/phút.
+ Thở nhanh, tần số > 20 lần/phút.
+ Tăng số lượng bạch cầu trên trên 10000/ml, hoặc giảm số lượng bạch cầu <4000/ml, hoặc số lượng bạch cầu non > 10%.
- Các biểu hiện của nhiễm khuẩn nặng:
+ Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống.
+ Có ổ nhiễm khuẩn.
+ Rối loạn chức năng cơ quan như tăng lactat máu ≥ 2 hoặc thiểu niệu (thể tích nước tiểu < 0,5 ml/kg/giờ).
- Dấu hiệu suy chức năng cơ quan:
+ Thận: thiểu niệu; số lượng nước tiểu giảm dần và < 0,5 ml/kg/giờ hoặc vô niệu.
+ Huyết áp: tụt hạ huyết áp liên quan đến nhiễm khuẩn nặng là HATT < 90 mmHg, hay HATB < 70 mmHg, hay HATT giảm > 40 mmHg so với trị số bình thường.
3.2. Cận lâm sàng
- Các xét nghiệm cận lâm sàng xác định nhiễm khuẩn như:
+ Công thức máu: Số lượng bạch cầu tăng (trên 10000/ml), tăng tỉ lệ đa nhân trung tính tăng cao trên giá trị bình thường, hoặc tỉ lệ bạch cầu non > 10%, maú lắng tăng.
+ Sinh hóa: ure, creatinin, glucose, điện giải, ALT, SLT, CRP (định lượng), các rối loạn đông cầm máu…
- Làm kháng sinh đồ: máu, dịch tiết, mủ…
- Dấu hiệu cận lâm sàng của rối loạn, suy chức năng cơ quan như:
+ Suy thận: tăng ure và creatinin.
+ Suy hô hấp: SpO2 < 90%.
+ Suy gan: tăng ALT, AST, bilirubin máu, giảm tỉ lệ prothrombin máu...
+ Giảm số lượng tiểu cầu, rối loạn đông máu, đông máu nội mạch rải rác...
+ Nhiễm toan chuyển hóa, tăng kali máu, tăng đường máu.
4. CHẨN ĐOÁN
4.1. Chẩn đoán xác định khi có đủ các tiêu chuẩn sau
- Các biểu hiện của nhiễm khuẩn nặng.
- Rối loạn chức năng cơ quan tiến triển thành suy chức năng cơ quan không đáp ứng với bù dịch và phải dùng thuốc vận mạch.
4.2. Chẩn đoán phân biệt
- Sốc giảm thể tích: mất nước hoặc mất máu, áp lực tĩnh mạch trung tâm thấp, sốc đáp ứng tốt với bù dịch hoặc máu.
- Sốc tim do nhiều nguyên nhân; từ màng ngoài tim, cơ tim với nhiều tác nhân như chèn ép tim cấp, viêm cơ tim, nhồi máu cơ tim..., với đặc trưng cung lượng tim giảm nhiều.
- Sốc phản vệ: thường liên quan đến các dị nguyên với các biểu hiện quá mẫn.
4.3. Chẩn đoán nguyên nhân
- Tiến hành khám lâm sàng toàn diện các cơ quan để xác định ổ nhiễm khuẩn.
- Phối hợp các biện pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp x quang, …
- Cấy các bệnh phẩm nghi ngờ của nhiễm khuẩn như; mủ, chất tiết đờm dãi, dịch, mủ màng phổi, màng tim, dịch não tủy, máu và nước tiểu hay mủ hoặc dịch dẫn lưu ổ áp xe....
4.4. Chẩn đoán mức độ
- Có tiến triển suy đa tạng là yếu tố tiên lượng nặng.
- Tụt huyết áp không đáp ứng với thuốc vận mạch là biểu hiện nặng của sốc.
5. ĐIỀU TRỊ
5.1. Nguyên tắc
Nhanh chóng, tích cực và mục tiêu cần đạt trong vòng 6 giờ đầu:
- Duy trì áp lực tĩnh mạch trung tâm (ALTMTT): 11 - 16 cmH2O
- Duy trì huyết áp trung bình ≥ 65 mmHg.
- Duy trì ScvO2 ≥ 70% hoặc SvO2 ≥ 65%.
- Thể tích nước tiểu ≥ 0,5 ml/kg/giờ.
5.2. Xử trí ban đầu và vận chuyển cấp cứu
Đảm bảo hô hấp và tuần hoàn để duy trì tính mạng cho người bệnh bằng các biện pháp:
- Làm nghiệm pháp truyền dịch: truyền 1000 - 2000ml dung dịch natriclorua 0,9% hoặc ringerlactat trong vòng 1 đến 2 giờ đầu ở những người bệnh tụt huyết áp do nhiễm khuẩn đảm bảo huyết áp trung bình ≥ 65 mmHg.
- Đảm bảo hô hấp cho người bệnh bằng các biện pháp oxy liệu pháp (thở oxy kính, mặt nạ đơn giản, mặt nạ có túi hít lại), thở hệ thống áp lực dương liên tục (CPAP) có kết nối oxy hỗ trợ sao cho duy trì được SpO2 ≥ 92%.
- Sử dụng thuốc vận mạch (nếu cần) như noradrenalin hoặc adrenalin đưỡng truyền tĩnh mạch liên tục liều khởi đầu 0,05mcg/kg/phút để đảm bảo huyết áp khi đã đánh giá tụt huyết áp của người bệnh không do thiếu dịch.
5.3. Xử trí tại bệnh viện
5.3.1. Bồi phụ thể tích dịch
- Truyền dịch sớm và nhanh ngay khi có tụt huyết áp: Natriclorua 0,9% hoặc lactat ringer 1000 ml dịch tinh thể (natri clorua 0,9% hoặc ringer lactat) hoặc 500 ml dung dịch cao phân tử gelatin trong 30 phút, sau đó chỉnh theo đáp ứng và đánh giá lâm sàng.
- Làm nghiệm pháp truyền dịch cho đến khi đạt mức áp lực tĩnh mạch trung tâm mong muốn, duy trì áp lực trung tâm 8 - 12 cmH2O, nếu người bệnh đang thở máy duy trì CVP 12 - 15 cmH2O.
5.3.2. Dùng vận mạch
- Chỉ sử dụng thuốc vận mạch khi đã đánh giá đã bù đủ dịch.
- Noradrenalin: liều khởi đầu 0,05µg/kg/phút, tăng dẫn liều 0,05mcg/kg/phút mỗi 5 - 10 phút đạt huyết áp trung bình ≥ 65 mmHg.
- Dopamin: liều khởi đầu 5mcg/kg/giờ tăng dần 3 - 5µg/kg/giờ mỗi 5 - 10 phút đến khi đạt HA đích, tối đa không tăng quá 20 µg/kg/giờ hoặc
- Adrenalin: liều 0,05µg/kg/giờ, tăng dần 0,05 - 0,1µg/kg/phút đến khi đạt HA đích, tối đa không tăng quá 5 µg/kg/giờ.
- Thuốc tăng co bóp cơ tim: dobutamin không sử dụng thường quy cho các người bệnh nhiễm khuẩn nặng và sốc nhiễm khuẩn, chỉ sử dụng cho người bệnh có rối loạn chức năng thất trái thông qua đánh giá siêu âm tim hoặc ống thông động mạch phổi.
Dobutamin: liều khởi đầu 3µg/kg/phút sau đó theo dõi và tăng dần mỗi lần 5 µg/kg/phút, không vượt quá 20 µg/kg/phút.
5.3.3. Chẩn đoán căn nguyên nhiễm khuẩn và dùng kháng sinh:
- Ceftriaxon 1gam: 2lọ x 2 (TMC)/12 giờ, hoặc cefotãim 1g 2lọ x3 (TMC)/8 giờ
- Amikacin 500mg: 1lọ x 2 (TB) hoặc (TMC). Có thể phối hợp thêm
- Ciprocloxacin 400mg/200ml x 2 (Truyền tĩnh mạch)/12 giờ
- Oxacillin 2gam 1 lọ x 4 TMC/6 giờ
- Lưu ý ở các người bệnh có suy thận, liều kháng sinh phải dựa vào độ thanh thải creatinin, liều đầu tiên dùng như bình thường không cần chỉnh liều, chỉ chỉnh liều từ các liều sau.
5.3.4. Dùng corticoide
- Hydrocortison: liều 50mg mỗi 6 giờ tiêm tĩnh mạch. Chỉ dùng khi sốc kém đáp ứng với vận mạch hoặc chưa cắt được vận mạch sau 48 giờ (không dùng thường quy) với thuốc được lựa. Giảm liều và ngừng khi người bệnh thoát sốc và cắt được thuốc co mạch.
- Lưu ý có thể làm nhiễm khuẩn tiến triển nặng hơn nếu liệu pháp kháng sinh kinh nghiệm không phù hợp và gây tăng đường máu.
5.3.5. Kiểm soát đường máu
- Kiểm soát đường máu mao mạch bằng insulin qua đường tiêm bắp ngắt quãng hoặc đường truyền tĩnh mạch, nếu đường máu mao mạch ≥ 11 mmol/l, mục tiêu duy trì đường máu từ 7 - 9 mmol/l.
5.3.6. Điều trị dự phòng các biến chứng
- Dự phòng huyết khối tĩnh mạch bằng một trong hai biện pháp sau:
+ Enoxaparin: 1 mg/kg tiêm dưới da, giảm liều khi người bệnh có suy thận
+ Sử dụng bao thay đổi áp lực định kỳ 2 tay và 2 chân.
+ Thời gian dự phòng cho đến khi bệnh nhân hết các yếu tố nguy cơ.
- Xuất huyết tiêu hóa: ức chế bơm proton như omeprazole liều 20mg uống hoặc tiêm tĩnh mạch/ngày, pantoprazole, esomeprazole liều 20 - 40mg uống hoặc tiêm tĩnh mạch, hoặc các thuốc kháng H2 như ranitidin..., lưu ý đường dùng trong từng trường hợp cụ thể và tương tác thuốc. Thời gian sử dụng khi hết các yếu tố nguy cơ và bệnh đã ăn lại theo đường miệng.
6. TIÊN LƯỢNG, BIẾN CHỨNG, PHÒNG BỆNH
- Tiến triển suy đa tạng.
- Lactat tăng dần và tụt huyết áp không đáp ứng với thuốc vận mạch.
- Phát hiện và xử trí sớm các nhiễm khuẩn.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí tích cực hồi sức (Ban hành kèm theo quyết định 1493/ QĐ-BYT, ngày 22/04/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
BỆNH VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN
1. ĐẠI CƯƠNG
Viêm màng não nhiễm khuẩn (VMNNK) là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính của màng não do một số loại vi khuẩn gây nên.
Trên lâm sàng, bệnh biểu hiện bằng triệu chứng sốt và có hội chứng màng não, đôi khi có biểu hiện của ổ nhiễm trùng khởi điểm (đường vào). Hiện nay, việc điều trị VMNNK vẫn còn phức tạp và tiên lượng dè dặt.
2. NGUYÊN NHÂN
Có ít nhất 14 căn nguyên gây VMNNK. Hiện nay tại Việt Nam, căn nguyên hay gặp ở trẻ em là Hemophilus influenza typ B (Hib), phế cầu và não mô cầu, ở người trưởng thành là liên cầu (đặc biệt là Streptococcus suis), phế cầu và não mô cầu. Ngoài ra, cần chú ý căn nguyên Listeria monocytogenes có thể gặp ở trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai và người già.
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Lâm sàng
Bệnh khởi phát và diễn biến từ vài giờ đến vài ngày, với biểu hiện:
- Sốt.
- Hội chứng màng não:
+ Cơ năng: nhức đầu, nôn vọt, táo bón (trẻ em thường tiêu chảy).
+ Thực thể: có một hoặc nhiều các dấu hiệu gáy cứng, Kernig (hoặc brudzinski), tăng cảm giác (sợ ánh sáng - nằm tư thế cò súng), thay đổi ý thức (kích thích, ngủ gà, lú lẫn....).
Các dấu hiệu ít gặp hơn: liệt khu trú, co giật, phù gai thị, tăng huyết áp, nhịp tim chậm (liên quan với phù não nặng).
- Dấu hiệu gợi ý căn nguyên: ban hoại tử, chấn thương hoặc phẫu thuật sọ não, khuyết tật tai mũi - họng.
- Các cơ địa đặc biệt như trẻ sơ sinh, suy giảm miễn dịch, kiệt bạch cầu, có bệnh kèm theo, thường có bệnh cảnh lâm sàng nặng hơn.
3.2. Cận lâm sàng
- Công thức máu.
- CRP.
- Urê, Creatinin, glucose, Na, K, Cl, Ca.
- X Q phổi và các xét nghiệm khác tùy thuộc vào cơ địa người bệnh và các bệnh kèm theo....
3.3. Chẩn đoán xác định: khi có các biểu hiện sau:
- Có hội chứng nhiễm trùng: sốt, có các dấu hiệu nhiễm trùng không đặc hiệu, các chỉ số viêm tăng.
- Có biểu hiện của hội chứng màng não.
- Dịch não tủy: thay đổi như mô tả ở phần trên.
- Kết quả nuôi cấy hoặc PCR xác định được các căn nguyên vi khuẩn.
3.4. Chẩn đoán phân biệt: khi không có kết quả vi sinh cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh sau:
- Viêm màng não do vi khuẩn lao: thường bệnh diễn biến kéo dài, các chỉ số viêm không tăng, dịch não tủy có màu vàng chanh hoặc ánh vàng, protein tăng cao > 1 g/l, bạch cầu tăng cao, bạch cầu lympho thường chiếm ưu thế.
- Viêm não - màng não do virus: chỉ số viêm không tăng, DNT trong, protein tăng nhẹ < 1 g/l, bạch cầu tăng, bạch cầu lympho thường chiếm ưu thế.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc điều trị
- Là một bệnh cấp cứu, cần điều trị kháng sinh kịp thời theo phác đồ kinh nghiệm và đổi kháng sinh thích hợp khi có kết quả kháng sinh đồ.
- Điều trị hỗ trợ tích cực.
- Phát hiện và xử trí sớm các biến chứng.
4.2. Điều trị cụ thể
- Kháng sinh: dùng theo phác đồ kinh nghiệm khi chưa có kết quả vi sinh.
Cefotaxime 1g 1-2g x 3lần/ngày (TTM) Hoặc Ceftazidime 1g 1g x 3lần/ngày (TTM) + Gentamycin 80mg 2 ống (TB)
- Hạ nhiệt: bằng paracetamon 15 mg/kg/lần, không quá 60 mg/kg/ngày.
- Dexamethason 0,4 mg/kg/ngày, tiêm tĩnh mạch chậm, dùng 4 ngày (cùng hoặc trước kháng sinh 15 phút).
- Bù nước và điện giải.
- Phòng co giật bằng barbituric 5 - 20 mg/kg/ngày, uống. Cắt cơn giật bằng seduxen 0,1 mg/kg (pha với 2 ml NaCl 0,9%) tiêm TM đến khi ngừng giật.
5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG
5.1. Thời gian điều trị
Não mô cầu là 7 ngày, Hib là 10 ngày, phế cầu là 14 ngày, các trực khuẩn và vi khuẩn kị khí Gram âm, liên cầu, tụ cầu là 3 tuần.
Hoặc trung bình: đủ 10 - 14 ngày và đã hết sốt 3 ngày.
5.2. Biến chứng
Các biến chứng hay gặp gồm: tử vong (7 - 25%); Nếu không xử trí thích hợp sẽ có di chứng về tinh thần (trì trệ tinh thần, động kinh, mất khả năng học tập - lao động...) và vận động.
Biến chứng sau VMNNK liên quan với nhiều nguyên nhân như điều trị sớm, chọn kháng sinh hợp lý, tuổi của người bệnh, có bệnh cơ địa, có nhiễm trùng huyết kèm theo, suy giảm miễn dịch, khả năng hồi sức ban đầu.
Cần hội chẩn ngoại: nếu có khuyết tật, biến chứng (khi bệnh đã ổn định), hoặc chấn thương.
5.3. Tiêm phòng
Vắc xin Hib: trẻ < 1 tuổi: tiêm 2 liều cách 2 tháng; 1 - 5 tuổi: tiêm 1 liều.
Não mô cầu nhóm A và C: tiêm trong vùng đang có dịch xảy ra.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm (Ban hành kèm theo Quyết định số 5642/QĐ-BYT, ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
NHIỄM KHUẨN HUYẾT
1. ĐẠI CƯƠNG
Nhiễm khuẩn huyết là một tình trạng nhiễm trùng cấp tính nặng, do vi khuẩn lưu hành trong máu gây ra, biểu hiện bằng các triệu chứng toàn thân, có thể dẫn đến sốc nhiễm khuẩn và suy đa tạng với tỷ lệ tử vong rất cao (từ 20 - 50%).
Các yếu tố nguy cơ:
- Người già.
- Người sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, như sử dụng corticoid kéo dài, các thuốc chống thải ghép, hoặc đang điều trị hóa chất và tia xạ.
- Người bệnh có bệnh lý mạn tính, như tiểu đường, HIV/AIDS, xơ gan, bệnh van tim và tim bẩm sinh, bệnh phổi mạn tính, suy thận mạn.
- Người bệnh cắt lách, nghiện rượu, có bệnh máu ác tính, giảm bạch cầu hạt.
- Người bệnh có đặt các thiết bị hoặc dụng cụ xâm nhập như đinh nội tủy, catheter, đặt ống nội khí quản…
- Nhiễm các vi khuẩn độc tính cao: N.meningitidis, S.suis.
2. NGUYÊN NHÂN
Một số vi khuẩn gram âm gây nhiễm trùng huyết thường gặp.
- Vi khuẩn gram âm đường ruột họ Enterobacteriacae: bao gồm Salmonella, Escherichia coli, Klebsiella, Serratia, và các vi khuẩn Enterobacter… Pseudomonas aeruginosa. Burkholderia pseudomallei.
- Một số vi khuẩn gram dương gây bệnh thường gặp: Streptococcus pneumoniae, Staphylococcus aureus, Streptococcus suis…
- Các khuẩn vi khuẩn kị khí thường gặp: Clostridium perfringens và Bacteroides fragilis.
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Lâm sàng
- Sốt và các triệu chứng toàn thân:
Sốt là triệu chứng rất thường gặp, có thể kèm theo rét run hoặc không. Trong những trường hợp nặng, người bệnh có thể hạ thân nhiệt. Nhịp tim nhanh, thở nhanh, có thể thay đổi tình trạng ý thức. Phù, gan lách to.
- Vị trí ổ nhiễm trùng khởi điểm:
+ Nhiễm trùng tiêu hóa: áp xe gan, viêm túi mật, viêm ruột, viêm đại tràng, thủng ruột hay các ổ áp xe khác.
+ Nhiễm trùng sinh dục tiết niệu: viêm đài bể thận, áp xe thận, sỏi thận có biến chứng, áp xe tuyến tiền liệt.
+ Nhiễm trùng vùng tiểu khung: viêm phúc mạc vùng tiểu khung, áp xe buồng trứng - vòi trứng.
+ Nhiễm trùng hô hấp dưới: viêm phổi, viêm mủ màng phổi, áp xe phổi…
+ Nhiễm trùng mạch máu do các đường truyền tĩnh mạch, các catheter mạch máu, thiết bị nhân tạo nhiễm trùng.
+ Nhiễm trùng tim mạch: viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, áp xe cơ tim, áp xe cạnh van tim.
+ Các nhiễm trùng da và niêm mạc.
- Triệu chứng rối loạn chức năng cơ quan: suy gan, suy thận…. Biến chứng:
+ Sốc nhiễm khuẩn: huyết áp tâm thu < 90 mmHg, hoặc huyết áp tâm thu giảm > 40 mmHg so với huyết áp nền, hoặc huyết áp trung bình < 70 mmHg.
+ Suy đa tạng: thường biểu hiện bằng một hay nhiều biểu hiện sau:
. Giảm oxy máu động mạch (PaO2 /FiO2 < 300).
. Thiểu niệu cấp (nước tiểu < 0,5 ml/kg/giờ ít nhất trong 2 giờ, mặc dù được bù đủ dịch)
. Tăng Creatinin > 0,5 mg/dl hoặc 44,2 µmol/l.
. Rối loạn đông máu (INR > 1,5 hoặc aPTT > 60 giây).
. Giảm tiểu cầu (số lượng < 100.000/µl).
. Bụng chướng (không nghe thấy tiếng nhu động ruột).
. Tăng Bilirubin máu (bilirubin toàn phần > 4 mg/dl hoặc 70 µmol/l).
3.2. Cận lâm sàng
- Xét nghiệm huyết học: số lượng bạch cầu máu ngoại vi > 12 G/l hoặc < 4 G/l hoặc tỷ lệ bạch cầu non > 10%, giảm tiểu cầu (< 100 G/L), Rối loạn đông máu.
- Xét nghiệm sinh hóa: Creatinin tăng, tăng bilirubin máu, tăng men gan, CRP tăng.
- Các xét nghiệm khác đánh giá tổn thương cơ quan theo vị trí nhiễm trùng khởi điểm như xét nghiệm nước tiểu, X quang ngực, siêu âm, …
3.3. Chẩn đoán xác định
- Lâm sàng: có tính chất gợi ý đến nhiễm khuẩn huyết, gồm: sốt cao, gan lách to, có triệu chứng ổ nhiễm khuẩn khởi điểm, hoặc có tình trạng nhiễm khuẩn nặng có hoặc không kèm theo sốc.
- Cấy máu dương tính là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết. Nên cấy ít nhất 02 mẫu máu ở hai vị trí khác nhau, với thể tích máu cấy ≥ 10 mL Tuy nhiên, cần lưu ý là kết quả cấy máu âm tinh cũng không loại trừ được nhiễm khuẩn huyết.
- Cấy các bệnh phẩm khác của ổ nhiễm khuẩn khởi điểm hoặc ổ nhiễm khuẩn thứ phát (ví dụ như mủ ổ áp xe…).
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc điều trị
- Điều trị ngay khi nghĩ đến nhiễm khuẩn huyết.
- Sử dụng kháng sinh liều cao, đủ thời gian và nếu cần nên phối hợp kháng sinh.
- Ưu tiên sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch.
- Điều chỉnh kháng sinh theo kết quả điều trị.
4.2. Điều trị cụ thể
4.2.1. Lựa chọn kháng sinh theo kinh nghiệm
* Chưa xác định được ổ nhiễm khuẩn trước đó trên lâm sàng và không có nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện.
Nếu có đáp ứng miễn dịch bình thường: tùy thuộc vào thông tin vi khuẩn và nhạy cảm kháng sinh, tùy từng cơ sở điều trị có thể lựa chọn kháng sinh sau đây:
Sử dụng kháng sinh phổ rộng đường tĩnh mạch sớm ngay trong giờ đầu: phối hợp một kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ ba: Cefotaxim 1g /lọ 2g x 3lần / ngày Hoặc Ceftazidim 1g/lọ 1g x 3lần/ngày phối hợp với một kháng sinh nhóm quinolon: Ciprofloxacin 200mg/100ml x 3 lần/ngày Truyền TM hoặc Metronidazol 500mg/100ml x 3 lần/ngày Truyền TM Nếu nghi ngờ tác nhân gây bệnh là vi khuẩn kỵ khí
Khi chưa xác định được căn nguyên gây bệnh, cần sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm. Cần chỉnh liều kháng sinh theo độ thanh thải creatinin ở các người bệnh có suy thận.
4.2.2. Xử trí ổ nhiễm trùng khởi điểm
4.2.3. Điều trị hỗ trợ và hồi sức
- Đề phòng và điều trị sốc nhiễm khuẩn.
- Đảm bảo hô hấp: đảm bảo thông khí, thở oxy, đặt ống nội khí quản và thông khí nhân tạo khi cần thiết.
- Điều chỉnh cân bằng nước, điện giải và thăng bằng kiểm toan.
- Hạ sốt Paracetamol 15mg/kg/lần x 3 - 4 Lần/ngày
- Dinh dưỡng nâng cao thể trạng.
- Chăm sóc vệ sinh, chống loét.
5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG
Ở những người bệnh có bệnh lý mạn tính hoặc suy giảm miễn dịch, nhiễm khuẩn huyết có thể dẫn tới tình trạng sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng có tỷ lệ tử vong cao.
6. DỰ PHÒNG
- Kiểm soát và điều trị các bệnh lý mạn tính.
- Thực hiện quy trình chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm (Ban hành kèm theo Quyết định số 5642/QĐ-BYT, ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
VIÊM TỤY CẤP NẶNG
1. ĐẠI CƯƠNG
- Viêm tụy cấp (VTC) là một quá trình viêm cấp tính của tụy, biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau: mức độ nhẹ chỉ cần nằm viện ngắn ngày, ít biến chứng. Mức độ nặng, bệnh diễn biến phức tạp, tỷ lệ tử vong cao 20 - 50%, trong bệnh cảnh suy đa tạng, nhiễm trùng.
- Các nghiên cứu gần đây cho thấy trong VTC có tăng cao nồng độ các cytokin trong máu IL6, IL8, TNFa…, thúc đẩy phản ứng viêm chính là nguyên nhân dẫn đến suy đa tạng trong VTC. Vì vậy điều trị sớm là điều trị theo cơ chế bệnh sinh không cần chờ biểu hiện lâm sàng như trước kia, tỉ lệ tử vong đã giảm từ 40 - 50% xuống còn 10 - 15%.
2. NGUYÊN NHÂN
- Lạm dụng rượu là nguyên nhân phổ biến ở Việt nam.
- Nguyên nhân cơ học: sỏi mật, sỏi tụy, là nguyên nhân đứng hàng thứ 2.
- Do rối loạn chuyển hóa:
+ Tăng tryglycerit máu là nguyên nhân ngày càng hay gặp ở Việt nam.
+ Tăng canxi máu: như u tuyến giáp, cường cận giáp...
- Sau phẫu thuật: nhất là phẫu thuật bụng gần tụy, quanh tụy.
- Sau nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP).
- Do chấn thương, bầm dập vùng bụng.
- Sau ghép tạng: như các biến chứng sau ghép gan, thận.
- Gan nhiễm mỡ cấp ở thời kỳ có thai.
- Do nhiễm trùng: quai bị, viêm gan virus, giun đũa.
- Do thuốc: sulfonamide, 6MP, furosemide, ethanol, oestrogen...
- Bệnh lý tổ chức liên kết: lupus ban đỏ hệ thống, viêm mao mạch hoại tử, Schonlein Henock...
* Không rõ nguyên nhân: 10% các trường hợp.
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng của VTC xảy ra hết sức cấp tính, đột ngột, diễn biến phức tạp, có thể có các dấu hiệu ngoại khoa xen lẫn, đặc biệt trong VTC hoại tử.
3.1.1. Triệu chứng cơ năng: Bao gồm các dấu hiệu sau
- Đau bụng: là dấu hiệu nổi bật nhất, thường xuất hiện một cách đột ngột ở vùng thượng vị, có thể lan lên ngực, ra hai mạng sườn hai bên, xiên ra sau lưng. Đau liên tục, dữ dội kéo dài nhiều giờ, có thể đau khởi phát sau khi ăn. Cũng có khi khởi phát tự nhiên.
- Nôn: đa số người bệnh có nôn hoặc buồn nôn, lúc đầu nôn ra thức ăn, sau đó nôn ra dịch, nôn xong có thể đỡ đau hoặc không.
- Bí trung đại tiện: do tình trạng liệt ruột cơ năng, người bệnh không trung tiện, không đi ngoài, bụng trướng và đầy tức khó chịu.
- Khó thở: do đau, do tràn dịch màng bụng, màng phổi.
3.1.2. Triệu chứng toàn thân
- Sốt: thường có sốt nhẹ, có thể sốt cao vì viêm nhiễm đường mật do sỏi, giun hoặc do hoại tử tụy rộng.
- Mạch, huyết áp:
+ Viêm tụy cấp thể nhẹ: tình trạng toàn thân thường không trầm trọng, người bệnh mệt mỏi nhưng tỉnh, mạch, HA ổn định, không khó thở.
+ Viêm tụy cấp thể nặng: có thể có tình trạng sốc, vã mồ hôi, chân tay lạnh, nhợt nhạt, tinh thần chậm chạp, mạch nhanh, HA tụt, người bệnh hốt hoảng, kích động hoặc ngược lại nằm lờ đờ, mệt mỏi, có những mảng bầm tím ở chân tay, thân thể, thở nhanh nông.
3.1.3. Triệu chứng thực thể
- Bụng chướng: bụng chướng đều, có khi chướng ở vùng trên rốn nhiều hơn, gõ vang do liệt ruột cơ năng, không có quai ruột nổi, rắn bò như trong tắc ruột cơ học. Khi ổ bụng có nhiều dịch có thể gõ đục ở vùng thấp.
- Phản ứng thành bụng: có thể phản ứng cục bộ hay toàn bộ vùng trên rốn, xuất hiện ở hạ sườn bên phải khi nguyên nhân gây VTC là sỏi mật.
- Mảng cứng trên rốn: có thể sờ thấy mảng cứng vùng thượng vị, có khi lan sang hai vùng dưới sườn, ranh giới không rõ, không di động, ấn đau, cảm giác ngay dưới tuỵ do hiện tượng hoại tử mỡ.
- Điểm sườn lưng một hay hai bên đau: có ở hầu hết các người bệnh VTC, điểm đau này được Mayo-Robson và Korte mô tả từ năm 1906, được Tôn Thất Tùng cho là một triệu chứng quan trọng của VTC.
- Có triệu chứng vàng da kèm gan to khi nguyên nhân liên quan với túi mật to do sỏi, giun hoặc sỏi đường mật gây tình trạng ứ mật hoặc do viêm gan.
- Trường hợp nặng (nhất là trong VTC thể hoại tử) có thể gặp các mảng bầm tím dưới da ở hai bên mạng sườn (dấu hiệu Grey Turner) hay quanh rốn (dấu hiệu Cullen), đây là dấu hiệu rất đặc hiệu, biểu hiện sự chảy máu ở vùng tụy và quanh tụy.
3.2. Cận lâm sàng
3.2.1. Công thức máu: bạch cầu tăng, Hct tăng.
3.2.2. Sinh hóa: urê, creatinin, gluose, điện giải đồ, CRP, amylase (tăng > 3 lần), cholesterol, triglyceride, hdl.
3.2.3. Chẩn đoán hình ảnh
- Xquang ổ bụng: Bụng nhiều hơi, các quai ruột gần tụy giãn.
- Siêu âm (không thực hiện được khi bụng chướng hơi): Tụy to toàn bộ hoặc từng phần (đầu, thân hoặc đuôi), đường viền xung quanh tụy không rõ ràng, mật độ không đều, giảm âm hoặc âm vang hỗn hợp, có thể có dịch quanh tụy và các khoang trong ổ bụng.
4. CHẨN ĐOÁN
4.1. Chẩn đoán xác định: chẩn đoán xác định VTC theo tiêu chuẩn Atlanta sửa đổi 2007.
4.1.1. Lâm sàng
- Đau thượng vị đột ngột, đau dữ dội, đau xuyên ra sau lưng kèm theo buồn nôn và nôn.
4.1.2. Cận lâm sàng
- Amylase máu tăng cao trên 3 lần so với giá trị bình thường.
- Siêu âm: hình ảnh như trên.
4.2. Chẩn đoán phân biệt
- Thủng dạ dày: Người bệnh có tiền sử dạ dày hay không, đau dữ dội, bụng co cứng, XQ có liềm hơi.
- Tắc ruột: Đau bụng, nôn, bí trung đại tiện, XQ có mức nước, mức hơi.
- Viêm phúc mạc: có hội chứng nhiễm khuẩn, co cứng toàn bụng, thăm túi cùng Douglas đau.
- Nhồi máu mạc treo (hiếm): đau dữ dội đột ngột, từng cơn, có ỉa ra máu, mổ thăm dò mới biết được.
- Nhồi máu cơ tim: Đau thắt ngực, điện tâm đồ có nhồi máu cơ tim.
- Phình tách động mạch chủ bụng: đau bụng, huyết áp giữa tay và chân chênh lệch nhiều, siêu âm hoặc CT - scan bụng có bơm thuốc cản quang sẽ phát hiện được.
4.3. Chẩn đoán mức độ của VTC
- Thang điểm Ranson: nếu người bệnh có <3 yếu tố trong 11 yếu tố là VTC nhẹ; nếu có ≥ 3 trong 11 yếu tố là viêm tụy cấp nặng, càng nhiều yếu tố thì tình trạng càng nặng và tiên lượng càng xấu.
- Tiêu chuẩn Ranson:
* Lúc nhập viện
- Tuổi > 55 tuổi.
- Bạch cầu > 16.000/mm3.
- Đường huyết > 10 mmol/l.
- LDH > 1,5 lần (> 350 UI/L).
- SGOT > 6 lần (> 250 UI/L).
* Qua 48 giờ theo dõi
- U re huyết tăng > 3 mmol/l.
- PaO2 < 60 mmHg (chưa làm được).
- Đường huyết > 180 mg/dl.
- Dung tích hồng cầu giảm > 10%.
- Dự trữ kiềm giảm > 4mmol/l (chưa làm được).
- Thoát dịch mô kẻ > 6 lít.
Nếu có từ 3 tham số nêu trên là viêm tụy cấp nặng.
5. XỬ TRÍ
5.1. Nguyên tắc xử trí
- Người bệnh VTC nặng cần được vào viện điều trị tại các đơn vị HSTC.
- Theo dõi và đánh giá về tuần hoàn, hô hấp, chức năng gan, thận, suy đa tạng để hạn chế tối đa các biến chứng do VTC gây nên.
- Nguyên tắc điều trị: điều trị sớm, tích cực và theo dõi chặt chẽ.
5.2. Xử trí ban đầu và vận chuyển cấp cứu
- Lặp đường truyền tĩnh mạch bù dịch 3 - 4 lít dịch muối đẳng trương, nếu nôn thì đặt ống thông dạ dày dẫn lưu.
- Giảm đau bằng paracetamol 1g truyền tĩnh mạch trong 15 phút.
- Đảm bảo hô hấp trên đường vận chuyển.
5.3. Xử trí tại bệnh viện
- Thở oxy 4 - 6 lít/phút qau canulla khi SpO2 < 90%.
- Giảm đau
+ Hyoscin N Butyl bromide 20mg 1 ống x 3 (TB)/ngày x 3 - 5 ngày.
+ Dolargan: 50 - 100 mg x 2 - 3 (TM)/ngày.
- Giảm tiết dịch
+ Đặt sond dạ dày.
+ Omeprazol 40 mg 1 lọ x 2 (TM)/ngày x 7 ngày.
+ Somatostatin 100 µcg x 3 (TM)/ngày x 7 ngày.
- Nuôi ăn: bằng đường truyền tĩnh mạch bảo đảm đủ calo, đường, đạm (tùy trường hợp).
- Phòng và điều trị sốc
+ Truyền dịch lượng nhiều 4 - 6 lít/ngày.
+ Điều chỉnh rối loạn nước và điện giải.
+ Khi có sốc điều trị theo nguyên nhân.
+ Trường hợp sốc nhiểm độc, ngoài bù dịch đầy đủ cần cho thuốc vận mạch bằng dobutamin, nor-epinephrin, adrenalin.
- Kháng sinh:
+ Ceftriaxon 1gam: 2 lọ (TMC).
+ Cephotaxim 1gam: 1 lọ x 3 (TM)/ngày x 7 ngày.
+ Metronidazol 500mg/100ml: 1 lọ X 3 (TTM) LX giọt/phút/ngày x 7 ngày.
5.4. Dẫn lưu ổ bụng qua da (chuyển viện).
6. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
- Biến chứng nguy hiểm nhất là suy đa tạng, là nguyên nhân tử vong cao nhất. VTC nặng càng có nhiều tạng suy nguy cơ tử vong sẽ càng cao.
- Một số biến chứng tại chỗ khác như: chảy máu, áp xe tụy và nang giả tụy.
7.V. PHÒNG BỆNH
- Hạn chế uống rượu, bia.
- Phát hiện và điều trị sỏi mật, sỏi tụy.
- Người bệnh tăng triglyceride cần điều trị thường xuyên và kiểm soát chế độ ăn hợp lí.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí hồi sức tích cực (Ban hành kèm theo quyết định 1493/ QĐ-BYT, ngày 22/04/2015 của Bộ trưởng Bộ Ytế)
XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA
1. ĐẠI CƯƠNG
Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng tổn thương chảy máu ống tiêu hóa, bài xuất ra ngoài bằng nôn ra máu hoặc tiêu ra máu.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Dãn tĩnh mạch thực quản (TMTQ)
- Bệnh nhân nôn ra máu đỏ tươi hay bầm đen lượng nhiều có thể gây sốc, thường không lẩn với dịch vị và thức ăn.
- Đi tiêu phân đen.
- Hội chứng tăng áp lực TMC.
- Hội chứng suy tế bào gan.
- Tiền căn: Xơ gan.
2.2. Loét dạ dày
- Nôn ra máu bầm đen hay máu tươi(hiếm) lẫn dịch vị và thức ăn, máu lỏng hoặc máu cục.
- Tiêu phân đen (cần phân biệt do BN ăn huyết, uống thuốc chứa chất sắt).
- Đau bụng thượng vị, vết mổ củ trên rốn.
- Tiền căn: Viêm loét dạ dày, có đang dùng thuốc kháng viêm, kháng đông.
- Chú ý hội chứng Mallory - Weiss (nôn rất nhiều sau đó nôn thức ăn, nôn máu trên cơ địa có thai).
2.3. CẬN LÂM SÀNG
- CTM, Hb (chú ý lúc đầu Hb tăng giả)
- Nhóm máu, TQ, TCK
- AST, ALT.
- Siêu âm bụng
- Urê, creatinine
- ECG (người lớn tuổi)
- Nội soi dạ dày chú ý tiêu chuẩn FORREST
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc
- Nằm đầu thấp (khi HA thấp)
- Đặt sond dạ dày Lợi ích để theo dõi tình trạng xuất huyết và rửa dạ dày trước khi soi, chống chỉ định: Rối loạn tri giác
- Truyền dịch NaCl 0,9% hoặc LR, ở đa số bệnh nhân truyền 1 - 2 lít dịch muối đẳng trương sẽ điều chỉnh được thể tích dịch bị mất.
- Truyền dung dịch keo khi đã truyền dung dịch muối đẳng trương tới tổng liều 50 ml/kg mà bệnh nhân vẫn còn sốc.
- Bù máu cần đạt Hb mục tiêu là
+ Người trẻ 7 - 8g/%
+ Người lớn tuổi 9g/% bệnh tim mạch hạn chế dùng thuốc uống, ngưng các thuốc kháng viêm, kháng đông, lợi tiểu, hạ HA, dãn mạch (khi HA thấp)
3.2. Điều trị cụ thể
3.2.1. Dãn TMTQ/ Xơ gan
- Octreotid ống = 0,1mg = 100 µg
+ Bolus 50 - 10µg IV
+ Sau đó bơm điện 20 - 50ug/giờ x 3 ngày
- Ngưng các thuốc lợi tiểu, dãn mạch, propranolol
- Duphalac 10g 2 - 4 gói/ngày (ngừa hôn mê gan)
- Kháng sinh: Cephalosporin 1g x 2 lần/ngày 5 - 7 ngày (ngừa viêm phúc mạc nguyên phát) FFP (huyết tương tươi đông lạnh) khi PT < 70% và tiểu cầu giảm truyền tiểu cầu: Khi tiểu cầu < 50.000mm3
- Nội soi can thiệp:
+ Chích xơ TMTQ bằng Polidocanol 2%
+ Buột thắt TMTQ bằng vòng cao su
+ Đặt bóng chèn Sentagken - Blacmore
- Điều trị dự phòng: Giảm áp lực TMC
+ Propranolol 40mg 20 - 40mg/ngày (theo dõi nhịp tim và CCĐ trong suy tim, hen phế quản)
+ Isosorbit monotrate 60mg 30 - 60mg/ngày dùng phối hợp với propranolol
3.2.2. Loét dạ dày:
- PPI lọ 40mg
+ Liều đầu Bolus 80mg TMC
+ Liều duy trì Bơm điện 8mg/giờ x 3 ngày hoặc 1 lọ 40mg TMC mỗi 12 giờ x 72 giờ, sau đó chuyển sang uống
- Trung hòa acid trực tiếp:
+ Antacid (gói) 02 gói x 3 lần/ngày
+ Phosphalugel 20mg 01 gói x 6 (uống mỗi 2 giờ)
+ Ranitidin, cimetidin, famotidin….
- Vitamin k1 10mg 2 ống TB
- Tranesamid 0,5-1g TM
- Nội soi can thiệp:
+ Chích cầm máu: Epinephrin
+ Clip cầm máu
- Chỉ định ngoại khoa:
+ Bù > 6 đơn vị máu
+ Nội soi can thiệp lần 2 thất bại
Tài liệu tham khảo
Trần Kiều Miên “Điều trị xuất huyết tiêu hóa”, điều trị nội khoa. Đại học Y Dược TP.HCM, 2009, NXB Y học, trang 163 - 172.
SUY THẬN CẤP
1. ĐỊNH NGHĨA
- Suy thận cấp là hội chứng gây ra bởi nhiều nguyên nhân, có thể là nguyên nhân ngoài thận hoặc tại thận, làm suy sụp và mất chức năng tạm thời, cấp tính của cả hai thận, do ngừng hoặc suy giảm nhanh chóng mức lọc cầu thận.
- Biểu hiện lâm sàng là thiểu niệu hoặc vô niệu xảy ra cấp tính, tiếp theo là tăng nitơ
Phiprotein trong máu, rối loạn cân bằng nước điện giải, rối loạn cân bằng kiềm toan, phù và
tăng huyết áp. Suy thận cấp có tỉ lệ từ vong cao, nhưng nếu được chẩn đoán và điều trị kịp
thời thì chức năng thận có thể hồi phục hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn.
2. NGUYÊN NHÂN
Có nhiều cách phân loại nguyên nhân gây ra suy thận cấp, nhưng người ta thường phân ra
ba nhóm nguyên nhân dựa trên sự khác nhau về cơ chế bệnh sinh.
2.1. Nguyên nhân trước thận
Nguyên nhân trước thận bao gồm mọi nguyên nhân gây giảm dòng máu hiệu dụng tới thận, dẫn tới giảm áp lực lọc cầu thận và gây ra thiểu niệu hoặc vô niệu.
- Gồm các nguyên nhân gây sốc: sốc giảm thể tích ( mất nước, mất máu), sốc tim, sốc nhiễm khuẩn, sốc quá mẫn, …
- Các nguyên nhân gây giảm khối lượng tuần hoàn khác: giảm áp lực keo trong hội chứng thận hư, xơ gan mất bù, thiểu dưỡng.
2.2. Nguyên nhân tại thận
Các nguyên nhân tại thận bao gồm các tổn thương thực thể tại thận, gặp trong các bệnh thận:
- Bệnh cầu thận và bệnh của các mạch máu nhỏ trong thận: viêm cầu thận tiến triển nhanh, viêm màng trong tim nhiễm khuẩn bán cấp gây viêm các mạch máu trong thận, viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu khuẩn, viêm mạch máu thận trong các bệnh mạch máu hệ thống, xơ cứng bì, tăng huyết áp ác tính, hội chứng tan máu tăng ure máu, nhiễm độc thai nghén, đông máu rải rác trong lòng mạch.
- Bệnh mô kẽ thận: viêm thận kẽ do nhiễm khuẩn, viêm thận kẽ do thuốc, xâm nhập tế bào ác tính vào mô kẽ thận (u lympho, bệnh bạch cầu, ung thư mô liên kết)
- Bệnh ống thận: hoại từ thận sau thiếu máu, nhiễm độc thận (do thuốc, chất cản quang đường tĩnh mạch, thuốc gây mê, kim loại nặng, dung môi hữu cơ, nọc độc của rắn, mật cá lớn hoặc mật động vật, nấm độc, nọc ong, thuốc thảo mộc), bệnh thận chuỗi nhẹ, tăng calci máu.
2.3. Nguyên nhân sau thận
Các nguyên nhân gây tắc đường dẫn nước tiểu của thận, bao gồm:
- Tắc đường tiết niệu cao: sỏi đường tiết niệu, cục máu đông, mẩu nhú thận hoại tử, khối u, xơ hóa phúc mạc thành sau, phẫu thuật thắt nhầm niệu quản.
- Tác đường tiết niệu thấp: tắc niệu đạo, tắc ở cổ bàng quang (phì đại tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt), hội chứng bàng quang do thần kinh.
3. CHẨN ĐOÁN
3.11 Chẩn đoán xác dịnh
Chẩn đoán xác định suy thận cấp căn cứ vào các yếu tố sau:
- Có nguyên nhân có thể gây suy thận cấp (tuy nhiên đôi khi không tìm được nguyên nhân).
- Vô niệu hoặc thiểu niệu xảy ra cấp tính.
- Tốc độ gia tăng creatinin huyết thanh > 42,5µmol trong vòng 24 giờ - 48 giờ so với
creatinin nền nếu creatinin nền của người bệnh < 221 µmol/l hoặc: Tốc độ gia tăng creatinin huyết thanh > 20% trong vòng 24giờ đến 48 giờ so với creatinin nền nếu creatinin nề của người bệnh > 221 µmol/l.
- Mức lọc cầu thận giảm < 60 ml/ph, xảy ra sau vô niệu
- Kali máu thường tăng.
- Có thể có toan máu chuyển hoá.
- Diễn biến qua 4 giai đoạn.
3.2. Chẩn đoán thể lâm sàng
Thể vô niệu dễ chẩn đoán, dựa vào các yếu tố trên.
Thể có bảo tồn nước tiểu, chẩn đoán dựa vào nồng độ ure và creatinin trong máu tăng, mức lọc cầu thận giảm, xảy ra đột ngột sau khi có nguyên nhân bệnh tác động mà trước đó các thông số này vẫn trong giới hạn bình thường.
3.3. Chẩn đoán phân biệt
3.3.1. Một số trường hợp có tăng creatinin hoặc urê máu mà không có suy thận cấp
3.3.1.1. Tăng ure do:
- Tăng quá nhiều lượng protein vào cơ thể: qua ăn, uống, truyền nhiều acid amin.
- Xuất huyết đường tiêu hoá.
- Tăng quá trình giáng hoá.
- Đang dùng corticoids.
- Đang dùng tetracycline
3.3.1.2. Tăng nồng độ creatinin máu do:
- Tăng giải phóng từ cơ.
- Giảm bài tiết ở ống lượn gần do dung cimetidin, trimethoprim.
3.3.1.3. Đợt tiến triển nặng của suy thận mạn
Nếu chỉ dựa vào lâm sàng mà không có sinh thiết thận, thì chẩn đoán phân biệt suy thận cấp với đợt tiến triển nặng của suy thận mạn có vô niệu, nhiều khi rất khó khăn. Nhiều người bệnh không được phát hiện có bệnh thận cho đến khi đột ngột bị vô niệu, những người bệnh này có thể được chẩn đoán nhầm là suy thận cầp.
3.3.1.4. Trong suy thận mạn:
- Tiền sử có bệnh thận – tiết niệu.
- Creatinin và urê huyết thanh tăng từ trước nếu đã được chẩn đoán và theo dõi.
- Thiếu máu tương ứng với mức độ suy thận.
- Tăng huyết áp, suy tim: thường nặng hơn trên người bệnh suy thận mạn.
- Siêu âm có thể thấy hai thận teo nhỏ, nhu mô thận tăng độ cản âm (phản ánh mức độ xơ của nhu mô thận) nếu do viêm cầu thận mạn, hoặc thấy các nguyên nhân gây suy thận mạn khác như: thận đa nang, sỏi thận…
3.3.1.4. Đợt cấp của suy thận mạn:
- Có các nguyên nhân làm nặng them mức độ suy thận như: dùng các thuốc độc cho thận, dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc hoạt chất, mất nước do nôn, ỉa chảy, nhiễm trùng toàn thân hoặc các ổ nhiễm trùng tại thận, tắc nghẽn sau thận đột ngột.
- Suy thận nặng nhưng thiếu máu không nặng nếu nguyên nhân gây suy thận cấp không do mất máu và người bệnh không dung thuốc kích thích tăng sinh hồng cầu trước đó.
- Trên siêu âm: Kích thước và tính chất nhu mô thận không tương xứng với mức độ suy thận, suy thận nặng nhưng thận không teo và cản âm nhiều nếu nguyên nhân gây suy thận mạn là viêm cầu thận mạn.
- Loại trừ các nguyên nhân thuận lợi gây suy giảm chức năng thận thì mức độ suy thận sẽ giảm đi nhưng không bao giờ trở về bình thường.
3.3.2. Chẩn đoán phân biệt suy thận cấp chức năng với suy thận cấp thực tổn
Chẩn đoán phân biệt suy thận cấp chức năng với suy thận cấp thực tổn được đạt ra với các suy thận cấp do nguyên nhân trước thận. Nếu suy thận cấp mới chỉ ở mức suy chức năng, nghĩa là do không cung cấp đủ máu cho thận đảm bảo chức năng, thì các chức năng của ống thận vẫn còn tốt, khả năng tái hấp thu natri và cô đặc nước tiểu của thận còn tốt. Khi ống thận bị tổn thương thực thể, thì các chức năng ống thận bị suy giảm. Vì vậy, phân tích sinh hóa máu và nước tiểu sẽ giúp ích cho nhận định suy thận cấp là suy chức năng hay suy thực tổn.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc chung
- Nhanh chóng loại bỏ nguyên nhân gây suy thận cấp nếu có thể ( tuỳ từng nhóm nguyên nhân trước thận, tại thận hay sau thận mà có biện pháp điều trị phù hợp).
- Điều chỉnh các rối loạn tuần hoàn, trong đó quan trọng là phục hồi lại lượng máu và dịch, duy trì huyết áp tâm thu 100 - 120 mmHg.
- Phục hồi lại dòng nước tiểu
- Điều chỉnh các rối loạn nội môi do suy thận cấp gây ra
- Điều trị triệu chứng phù hợp với tưng giai đoạn của bệnh.
- Chỉ định lọc máu ngoài thận khi cần thiết.
Chú ý chế độ dinh dưỡng, cân bằng nước điện giải phù hợp với từng giai đoạn của bệnh
4.2. Điều trị theo giai đoạn bệnh
4.2.1. Giai đoạn tấn công của tác nhân gây bệnh
- Cố gắng điều trị loại bỏ nguyên nhân gây bệnh: bù đủ nước khi có mất nước, loại bỏ tắc nghẽn đường tiểu, rửa dạ dày khi uống mật cá trắm trong 6 giờ đầu, ….
- Theo dõi sát tình trạng thiểu niệu, vô niệu để có chẩn đoán suy thận cấp sớm
4.2.2. Giai đoạn thiểu niệu, vô niệu
- Giữ cân bằng nước, điện giải:
+ Nước ở người bệnh vô niệu hoặc thiểu niệu đã có phù, đảm bảo cân bằng (-): nước vào ít hơn nước ra.
+ Lợi tiều: dùng lợi tiểu quai Furosemid dò liều. Liều khởi đầu có thể 40 – 80 mg. Liều tối đa 1000 mg. Khi thấy người bệnh có thể đã tiểu được không do thuốc, phải dừng ngay lợi tiểu vì sau đó người bệnh có thể tiểu rất nhiều (> 10 lít).
Thời gian tác dụng của Furosemid đường tiêm kéo dài 4 giờ. Không dùng lợi tiểu nếu suy thận cấp sau thận.
+ Trường hợp suy thận cấp trước thận: Bù đủ thể tích tuần hoàn càng sớm càng tốt, không dùng lợi tiểu nếu chưa bù đủ khối lượng tuần hoàn.
- Điều trị tăng Kali máu:
Hạn chế đưa K+ vào : rau quả nhiều K+, thuốc, dịch truyền có K+
Loại bỏ các ổ hoại tử, chống nhiễm khuẩn.
+ Thuốc:
. Calcigluconat hoặc Clorua: cần tiêm tĩnh mạch ngay khi K+ máu cao ≥ 6,5 mmol/l hoặc khi có những biểu hiện tim mạch rõ (mạch chậm,loạn nhịp, QRs giãn rộng), liều trung bình 1g, tiêm tĩnh mạch chậm trong ít nhất 5 phút. Nhắc lại liều sau 30 phút khi cần.
. Glucoza kết hợp Insulin dẫn Kali vào trong tế bào, bắt đầu tác dụng sau khoảng 30 phút. Lượng đưa vào khoảng 200 – 250 ml dung dịch glucose 20% có thể giảm được 0,5 mmol/l Kali. Liều insulin sử dụng: 1 UI insulin actrapid/25ml Glucose 20%
. Truyền hoặc tiêm tĩnh mạch chậm Natribicarbonat khi có toan máu để hạn chế Kali đi từ trong tế bào ra ngoài tế bào.
. Resin trao đổi ion qua niêm mạc ruột: Resincalcio, Resinsodio, Kayexalatcứ mỗi 15 g uống phối hợp với sorbitol có thể giảm 0,5 mmol/l. Thuốc phát huy tác dụng sau 1 giờ. Nếu người bệnh không uống được có thể thụt thuốc qua hậu môn (100ml dịch đẳng trương).
. Lợi tiểu thải nước và Kali.
. Lọc máu cấp: khi điều trị tăng kali máu bằng nội khoa không kết quả và K+ ≥ 6,5 mmol/l.
+ Điều trị các rối loạn điện giải khác nếu có.
+ Hạn chế tăng Nitơphiprotein máu:
. Chế độ ăn giảm đạm.
. Loại bỏ ổ nhiễm khuẩn.
+ Điều trị chống toan máu nếu có.
+ Điều trị các triệu chứng và biến chứng khác nếu có: tăng huyết áp, suy tim.
+ Chỉ định lọc máu cấp:
. Chỉ định lọc máu cấp cứu nếu không đáp ứng các biện pháp điều trị nội khoa tăng kali máu (K+ máu > 6,5 mmol/l).
. Khi có biểu hiện toan máu chuyển hoá rõ pH< 7,2 ( thường khi ure > 30 mmol/l, creatinin > 600 µmol/l).
. Thừa dịch nặng gây phù phổi cấp hoặc doạ phù phổi cấp.
4.2.3. Giai đoạn đái trở lại
Chủ yếu là cân bằng nước điện giải. Cần đo chính xác lượng nước tiểu 24h và theo dõi sát điện giải máu để kịp thời điều chỉnh.
- Khi tiểu > 3 lít/24h nên bù dịch bằng đường truyền tĩnh mạch, lượng dịch bù tuỳ thuộc vào lượng nước tiểu. chú ý bù đủ cả điện giải.
- Khi tiểu < 3 lít/24h, không có rối loạn điện giải nặng: cho uống Orezol.
- Sau khoảng 5 ngày nếu người bệnh vẫn tiểu nhiều cũng hạn chế lượng dịch truyền và uống vì thận đã bắt đầu phục hồi chức năng cô đặc. Theo dõi sát nước tiểu 24h để có thái độ bù dịch thích hợp
4.2.4. Giai đoạn phục hồi chức năng:
- Vẫn cần chú ý công tác điều dưỡng: chế độ ăn cần tăng đạm khi ure máu đã về mức bình thường.
- Theo dõi định kỳ theo chỉ dẫn thầy thuốc.
- Tiếp tục điều trị nguyên nhân nếu có. Chú ý các nguyên nhân có thể dẫn đến suy thận mạn tính ( bệnh lý cầu thận, bệnh lý kẽ thận, …)
5. DỰ PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC BIẾN CHỨNG
Khi xảy ra các biến chứng trong suy thận cấp sẽ làm tiên lượng người bệnh xấu đi nhiều.
Theo báo cáo của Hội Lọc máu và Ghép thận Châu Âu (EDTA) thì tỉ lệ tử vong chỉ 8% nếu chỉ tổn thương thận đơn độc, nhưng tỉ lệ tử vong tăng lên 65- 76% nếu thêm một hoặc hơn các cơ quan khác bị tổn thương (Bullock và Kindle 1985) đặc biệt là tổn thương phổi, người bệnh phải hô hấp bằng máy, biến chứng tim mạch, biến chứng nhiễm khuẩn huyết.
5.1. Chống nhiễm khuẩn, chống loét
Tỉ lệ nhiễm khuẩn đường tiết niệu thứ phát sau vô niệu rất cao, theo Hamburger gặp trên 50% số người bệnh, vi khuẩn chủ yếu là E. Coli, Enterococci, ít gặp hơn là Staphilococci, Bacillus pyocyaneus. cần cho kháng sinh để dự phòng nhiễm khuẩn, chú ý tránh dùng các kháng sinh độc với thận.
5.2. Tăng kali máu gây rung thất và ngừng tim
Tăng kali máu luôn là nguy cơ đe dọa tính mạng người bệnh suy thận cấp, ngay cả hiện nay đã có thận nhân tạo. Vì vậy, dự phòng tăng kali máu luôn là vấn đề phải đặt ra. Cần thực hiện sớm ngay từ giai đoạn đầu và suốt thời gian vô niệu việc hạn chế lượng kali ngoại sinh đưa vào cơ thể, và loại trừ sớm lượng kali nội sinh. Theo dõi điện tim để phát hiện kịp thời và sử trí sớm tăng kali máu, điện tim có độ nhạy cao và rất hữu ích để phát hiện tăng kali máu, và theo dõi biến dổi kali máu trong quá trình điều trị, không nên chờ xét nghiệm điện giải hoặc biểu hiện lâm sàng của tăng kali máu, mà cần sử trí để hạ kali máu ngay khi có các dấu hiệu tăng kali máu trên điện tim.
5.3. Phù phổi cấp
Mặc dù thận nhân tạo đã làm giảm đáng kể biến chứng phù phổi cấp do suy thận cấp, nhưng phù phổi cấp vẫn là một trong những nguyên nhân quan trọng gây tử vong ở người bệnh suy thận cấp cần được dự phòng và sử trí sớm. Điều chỉnh cân bằng nước và natri bằng tiết chế cần được chú ý trong suốt thời gian vô niệu, gây bài niệu tích cực cũng là biện pháp hữu hiệu để dự phòng biến chứng này. Cần đánh giá và theo dõi huyết áp và tình trạng quá tải dịch thường xuyên để điều chỉnh và chỉ định lọc máu ngoài thận kịp thời. Đặc biệt chú ý những người bệnh đã có bệnh lý tim mạch hoặc bệnh lý phổi từ trước khi bị suy thận cấp, những người bệnh bị nhiễm độc qua dường hô hấp, bỏng đường hô hấp, là những người bệnh có tỉ lệphù phổi cấp cao.
5.4. Hôn mê và tử vong do ure máu cao
Từ khi có thận nhân tạo biến chứng này ít gặp, tuy nhiên vẫn có nguy cơ cao xảy ra khi chế độ ăn uống không đúng. Vì vậy, trong suốt thời gian vô niệu cần chú ý tiết chế đúng.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận-tiết niệu (Ban hành kèm theo Quyết định số 3931/QĐ-BYT ngày 21/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
SỐT CAO CO GIẬT Ở TRẺ EM
1. ĐẠI CƯƠNG
- Co giật là trạng thái rối loạn tạm thời về ý thức, vận động, cảm giác và thần kinh tự động do sự phóng điện đột ngột quá mức và nhất thời của một số neuron.
- Co giật là một cấp cứu thần kinh thường gặp nhất ở trẻ em, trong đó nặng nhất là cơn co giật liên tục khi cơn co giật cục bộ hay toàn thể kéo dài trên 30 phút hay nhiều cơn co giật liên tiếp nhau không có khoảng tỉnh. Biến chứng co giật là thiếu oxy não, tắt nghẽn đường thở gây tử vong.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Công việc chẩn đoán
2.1.1. Hỏi
- Tiền sử:
+ Sốt cao co giật.
+ Động kinh.
+ Rối loạn chuyển hóa.
+ Chấn thương đầu.
+ Tiếp xúc độc chất.
+ Phát triển tâm thần vận động.
- Bệnh sử:
+ Sốt, tiêu chảy, bỏ ăn.
+ Tính chất cơn giật: toàn thể, cục bộ toàn thể hóa hay khu trú, thời gian cơn giật.
2.1.2. Khám lâm sàng:
- Tri giác.
- Dấu hiệu sinh tồn: mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, tím tái, SpO2.
- Dấu hiệu tổn thương da liên quan đến chấn thương.
- Dấu hiệu thiếu máu.
- Dấu hiệu màng não: cổ cứng, thóp phồng.
- Dấu hiệu thần kinh khu trú.
2.1.3. Đề nghị xét nghiệm
- Công thức máu, ký sinh trùng sốt rét.
- Đề nghị xét nghiệm để chẩn đoán phân biệt các nguyên nhân khác:
+ Đường huyết, Ion đồ. CRP….
2.2. Chẩn đoán sốt cao co giật đơn thuần
Sốt cao gây co giật đơn thuần ở trẻ em có đặc điểm: co giật lan tỏa thường là giật cơ, cơn không điển hình và cơn kéo dài ngắn.
Tính chất Sốt cao co giật đơn thuần
Tuổi thường gặp 6 tháng – 5 tuổi
Thân nhiệt lúc lên cơn co giật ≥ 390 C
Kiểu co giật Lan tỏa
Thời gian co giật Ngắn, dưới 10 - 15 phút
Số cơn co giật Ít, dưới 4 cơn
Tiền sử bệnh Bình thường
Yếu tố gia đình Không
Khám thần kinh Bình thường
Dịch não tủy Bình thường
Điện não đồ ngoài cơn Bình thường
2.3. Chẩn đoán phân biệt
- Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương.
- Sốt cao co giật phức tạp.
- Trạng thái động kinh do sốt.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc điều trị
- Hỗ trợ hô hấp: thông đường thở và cung cấp oxy.
- Cắt cơn co giật.
- Điều trị nguyên nhân.
3.2. Điều trị ban đầu
3.2.1. Hỗ trợ hô hấp
- Đặt bệnh nhi nằm nghiêng, đầu ngửa.
- Đặt cây đè lưỡi quấn gạc.
- Hút đàm nhớt.
- Thở oxy để SpO2 đạt 92 - 96%.
- Đặt nội khí quản giúp thở, nếu thất bại với oxy hay có cơn ngừng thở.
3.2.2. Cắt cơn co giật
- Diazepam 0,2 mg/kg/lần TMC, có thể gây ngừng thở dù tiêm mạch hay bơm hậu môn vì thế luôn chuẩn bị bóng và mask giúp thở nhất là khi tiêm mạch nhanh. Trong trường hợp không tiêm mạch được có thể bơm qua đường hậu môn, liều 0,5mg/kg/liều. Nếu không hiệu quả sau liều Diazepam đầu tiên, lập lại liều thứ hai sau 10 phút, tối đa 3 liều. Liều tối đa 1 lần: trẻ < 5 tuổi: 5mg; trẻ > 5 tuổi: 10mg.
Tuổi Liều bắt đầu Diazepam
TMC (0,2mg/kg) Bơm hậu môn (0,5mg/kg)
< 1 tuổi 1 - 2 mg 2,5 - 5 mg
1 đến <5 tuổi 3mg 7,5 mg
5 đến <10 tuổi 5mg 10mg
≥ 10 tuổi 5 - 10 mg 10 - 15 mg
- Hoặc Midazolam liều 0,2mg/kg/lần tiêm mạch chậm. Nếu không đáp ứng có thể lặp lại liều trên. Liều Midazolam duy trì liều: 1µg/kg/phút tăng dần đến khi có đáp ứng nhưng không quá 18µg/kg/phút.
- Trẻ sơ sinh ưu tiên chọn lựa Phenobarbital 15 - 20mg/kg truyền tĩnh mạch trong 30 phút, nếu sau 30 phút vẫn còn co giật có thể lặp lại liều thứ hai 10mg/kg.
3.2.3. Điều trị nguyên nhân
- Co giật do sốt cao: hạ sốt bằng Paracetamol 15 - 20mg/kg/ nhét hậu môn
- Hạ đường huyết:
+ Trẻ lớn: Glucose 30% 2ml/kg TMC.
+ Trẻ sơ sinh: Glucose 10% 2ml/kg TMC.
+ Sau đó duy trì bằng Glucose 10% truyền tĩnh mạch.
- Hạ Natri máu: Natri chlorua 3% 6 - 10ml/kg TTM trong 1 giờ.
- Tăng áp lực nội sọ nằm đầu cao 30 độ, thở Oxy, hạn chế nước (1/2 - 1/3 nhu cầu/ngày), truyền Mannitol 0,5 - 1 mg/kg/liều có thể lập lại sau 6 - 8 giờ.
4. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
4.1. Theo dõi
- Tri giác, mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ, SpO2.
- Tìm và điều trị nguyên nhân.
- Theo dõi các xét nghiệm: đường huyết, ion đồ khi cần.
4.2. Tái khám
Tái khám theo lịch hẹn tùy theo bệnh.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em (Ban hành kèm theo Quyết định số 3312/QĐ-BYT ngày 07 tháng 08 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ y tế)
NHIỄM KHUẨN SƠ SINH
1. ĐẠI CƯƠNG
Nhiễm khuẩn sơ sinh (NKSS) là tình trạng tổn thương viêm của một hay nhiều cơ quan trong cơ thể do nhiễm trùng gây ra ở thời kỳ sơ sinh.
Mặc dù có những phương pháp điều trị hiện đại với những kháng sinh mới ra đời nhưng tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn vẫn cao. Tỷ lệ tử vong của NKSS sớm dao động từ 25-50% số trẻ bị nhiễm khuẩn.
2. NGUYÊN NHÂN VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ
2.1. Nguyên nhân
Thủy đậu, viêm gan, HIV, Coxsackie, Echo virus, Liên cầu tan huyết nhóm B, Listeria, Haemophilus Influenzae, phế cầu, sốt rét.
Nhiễm khuẩn ngược dòng do rỉ ối hoặc vỡ ối kéo dài: E. coli, Klebsiella, Pseudomonas, Proteus, Bacteria, tụ cầu, liên cầu nhóm B…
+ Tụ cầu vàng, Phế cầu, Clostrodium, trực khuẩn mủ xanh, Coliform, nấm candida.
Nguyên nhân gây NKSS rất đa dạng và phức tạp. Tùy vị trí khác nhau mà tính chất nhiễm khuẩn khác nhau.
2.2. Yếu tố nguy cơ
2.2.1. Đường máu
Vi khuẩn đi qua đường máu trong trường hợp mẹ bị nhiễm khuẩn huyết:
- Mẹ bị sốt, bạch cầu tăng cao, CPR (+)
- Viêm nội mạc tử cung
- Nhiễm khuẩn bánh rau
2.2.2. Qua màng ối
- Nhiễm trùng ối, màng ối, ối có mủ, mùi bất thường
- Thời gian vỡ ối > 18 giờ
- Thời gian chuyển dạ kéo dài > 12 giờ.
2.2.3. Tiếp xúc trực tiếp
- Âm đạo bị nhiễm khuẩn gây viêm da, niêm mạc.
- Chăm sóc vệ sinh kém: vệ sinh tay, giường bệnh, lồng ấp, phòng bệnh
- Quá trình thực hiện thủ thuật: đặt NKQ, Catheter, thở Oxy, truyền TM.
- Nhiễm khuẩn chéo do nằm chung
- Trẻ bị ngạt, suy hô hấp, non tháng, thấp cân.
3. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG, XÉT NGHIỆM VÀ CHẨN ĐOÁN
3.1. Biểu hiện lâm sàng
Thường rất nghèo nàn, không điển hình nhất là trẻ non tháng-thấp cân, thường nhầm lẫn vào bệnh cảnh không nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh, do đó cần hỏi tiền sử sản khoa và gia đình để phát hiện thêm.
- Biểu hiện toàn thân:
+ Rối loạn thân nhiệt sốt, hạ nhiệt độ hoặc nhiệt độ dao động.
+ Da tái, tưới máu da kém, màu sắc da xấu, nổi vân tím, có khi rải rác các nốt xuất huyết dưới da, đôi khi phù cứng bì.
+ Vẻ mặt nhiễm trùng, nhiễm độc, hốc hác, môi khô, sụt cân.
- Thần kinh: li bì, trương lực cơ giảm, giảm vận động, có khi lại kích thích.
+ Có thể co giật, co cứng, đôi khi thóp phồng nếu viêm màng não.
- Hô hấp: thở rên, đùn bọt cua, co rút lồng ngực, rối loạn nhịp thở, phổi ran ẩm 2 bên nếu có viêm phổi.
- Tình trạng tím tái do thiếu oxy.
- Tiêu hóa: kém ăn, sau có thể bỏ bú, nôn chớ, bụng chướng, dịch dạ dày ứ đọng, ỉa chảy, gan, lách to
- Tiết niệu: trẻ có thể thiểu niệu, vô niệu, đôi khi đái máu.
- Những biểu hiện ổ nhiễm trùng: rốn sưng tấy đỏ, có mủ hoặc mùi hôi, mụn mủ da, viêm hoại tử da lan tỏa
3.2. Xét nghiệm
- Cấy tìm vi khuẩn trong máu, dịch não tủy, dịch mủ, thể tích tối thiểu 1 ml
Cấy hốc tự nhiên như: Tai, mũi, dịch dạ dày, họng, bề mặt cơ thể nếu (+) trên 2 mẫu cũng có giá trị định hướng VK
CTM, bạch cầu > 25.000/mm3, hoặc < 5000/mm3; tiểu cầu < 100.000/mm3. CRP (+) > 10mg/l
- Xquang phổi hình ảnh viêm phổi
- Các xét nghiệm do hậu quả nhiễm trùng gây ra: ĐGĐ, khí máu, đường, Protein, Ure, Creatinin, men gan có thể biến loạn
3.3. Chẩn đoán xác định
Chẩn đoán khẳng định nhiễm trùng liên quan chặt chẽ tới tình trạng đứa trẻ: ngày tuổi, kết quả cấy bệnh phẩm, triệu chứng lâm sàng, mức độ nặng của bệnh. Tác giả Chiesa và cộng sự 2004 đề nghị những tình huống lâm sàng sau cần điều trị nhiễm trùng sơ sinh:
- Khẳng định biểu hiện nhiễm trùng trên lâm sàng kèm theo:
+ Xét nghiệm (+) điều trị nhiễm trùng.
+ Không xét nghiệm hoặc xét nghiệm (-) điều trị nhiễm trùng.
- Lâm sàng nghi ngờ và
+ Xét nghiệm (+) điều trị
+ Xét nghiệm (-) theo dõi
- Lâm sàng không khẳng định, xét nghiệm (+) hoặc (-) có thể xem xét chưa cần điều trị.
Chẩn đoán mức độ nặng của nhiễm trùng
Hội Nghị Quốc Tế Nhi khoa 2010 phân loại mức độ nhiễm trùng nặng như sau:
Nhiễm trùng sơ sinh kèm theo 1 trong các dấu hiệu sau:
- Suy giảm chức năng tim mạch (có suy tuần hoàn)
- Suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS)
- Suy giảm chức năng ≥ 2 cơ quan khác nhau trong cơ thể.
4. ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG SƠ SINH
4.1. Kháng sinh chống nhiễm khuẩn
4.1.1. Lựa chọn kháng sinh
- Đối với nhiễm trùng sơ sinh sớm:
Dùng 2 loại kháng sinh kết hợp: β lactamine và Aminoside. Khi chưa có kết quả kháng sinh đồ có thể cho Peniciline hoặc Ampiciline phối hợp với Getamycine hoặc Amikacine. Nếu người mẹ được sử dụng kháng sinh trước đó mà trẻ nghi ngờ nhiễm vi khuẩn kháng Ampiciline (E. coli, Enterobacter) chọn: Claforn, Ceftriaxone, Imepenem phối hợp Aminoside.
- Trường hợp nhiễm trùng mắc phải (nhiễm trùng muộn):
+ Nếu nghi ngờ do tụ cầu: kết hợp 3 loại kháng sinh: Cephalosporine thế hệ 3
+ Vancomycine + Aminoside.
+ Nếu nghi ngờ trực khuẩn Gram (-): Cephalosporine thế hệ 3 + Imepenem. Đôi khi Quinolon phối hợp Aminoside hoặc Colymixin.
+ Nếu nghi ngờ vi khuẩn kỵ khí chọn Metronidazol phối hợp.
Sử dụng kháng sinh Cephalosporine thế hệ 3 rộng rãi, kéo dài là một yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn nấm Candida. Nếu trẻ đang dùng kháng sinh kéo dài mà tình trạng lâm sàng xấu đi thì phối hợp kháng sinh chống nấm nhóm Conazol.
Khi có kháng sinh đồ thì phải điều chỉnh lại kháng sinh cho phù hợp.
4.1.2. Liều kháng sinh thường dùng
- Ampiciline: 75mg - 100mg/kg/ngày
- Cefotaxime: 100mg - 200mg/kg/ngày
- Ceftriaxone: 50 - 100mg/kg/ngày
- Amikacine: 15mg/kg/ngày
- Gentamycine, Kanamycine: 4 - 5mg/kg/ngày
- Vancomycine: 10mg/kg/ngày.
4.1.3. Thời gian sử dụng kháng sinh
- Nhiễm trùng máu: 10 ngày
- Viêm màng não mủ: 14 - 21 ngày
- Viêm phổi: 7 - 10 ngày
- Nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn máu nhưng cấy máu (-) thì đề nghị sử dụng kháng sinh kết hợp kéo dài > 5 ngày.
- Nếu do tụ cầu vàng: thời gian điều trị từ 3 - 6 tuần.
Khi sử dụng nhóm Aminoside có thể gây điếc nên không dùng quá 7 ngày đối với trẻ sơ sinh, ngừng > 48 giờ có thể sử dụng đợt mới.
4.2. Vệ sinh
- Rửa tay sạch, sát khuẩn tay nhanh khi chuyển sang tiếp xúc trẻ khác.
- Thay quần áo Blue hàng ngày, có mũ, khẩu trang, găng tay khi làm thủ thuật
- Thay chăn, ga, gối vô khuẩn, tiệt khuẩn giường, lồng ấp hàng ngày. Lau sàn nhà bằng thuốc sát khuẩn, không được quét sàn.
- Hàng tháng có lịch tổng vệ sinh tiệt khuẩn phòng, phương tiện, trang thiết bị.
- Nằm phòng riêng tránh tiếp xúc người nhà, chỉ nên thăm theo giờ.
- Loại bỏ vi khuẩn: với nhiễm trùng da, rốn, mụn mủ, áp xe phải cắt lọc hết tổ chức hoại tử, dẫn lưu mủ, rửa sạch bằng nước muối sinh lý. Nếu có khe, hốc nhiều thì rửa sạch bằng oxy già, lau khô và dùng thuốc Betadine 2,5% sát trùng tại chỗ. Chấm xanh Methylen vào nốt mụn phỏng trên da hoặc bôi kem kháng sinh.
4.3. Liệu pháp hỗ trợ
4.3.1. Cân bằng thân nhiệt
- Nếu trẻ sốt ≥ 38,50 thì dùng Paracetamol: 10 - 15mg/kg/1 lần, không quá 4 lần / ngày.
- Nếu trẻ bị hạ nhiệt độ < 36,50 ủ ấm bằng lồng ấp hoặc Kanguru.
4.3.2. Cân bằng nước, điện giải, toan kiềm
Nuôi dưỡng đường miệng đầy đủ, truyền dịch phối hợp 50 - 100ml/kg/24 giờ. Nếu có giảm tưới máu: dùng Dopamin 5 - 15µg/kg/1 phút để nâng huyết áp.
4.3.3. Chống suy hô hấp cấp: Oxy liệu pháp, thở CPAP, hô hấp hỗ trợ.
4.3.4. Chống rối loạn đông máu
Plasma tươi, truyền yếu tố đông máu, VitaminK1. Truyền khối tiểu cầu khi tiểu cầu < 50.000/mm3 mà có xuất huyết hoặc tiểu cầu < 30.000/mm3 mặc dù không có xuất huyết.
4.3.5. Thay máu
Thay máu một phần trong trường hợp nhiễm trùng nặng, có tác dụng giảm độc tố và nồng độ vi khuẩn.
4.3.6. Thuốc tăng cường miễn dịch
- Truyền Human Immunoglobulin liều 300 - 500mg/kg/ngày x 3 ngày: có tác dụng giảm tỷ lệ tử vong trẻ nhiễm trùng.
5. PHÒNG NHIỄM KHUẨN
- Giáo dục ý thức vệ sinh, nuôi dưỡng trẻ bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu.
- Bỏ tập tục lạc hậu: kiêng tắm gội, nằm buồng tối, kín gió.
- Khám thai định kỳ, dinh dưỡng đầy đủ
- Dự phòng kháng sinh cho bà mẹ bị nhiễm liên cầu nhóm B. Tuy vậy lại làm tăng tỷ lệ sử dụng kháng sinh sớm ở trẻ và thời gian nằm viện lâu hơn khi bị bệnh.
Edward và cộng sự (2008) thấy sử dụng vaccine tiêm phòng thấy 85 - 90% bà mẹ có kháng thể chống GBS, kháng thể từ mẹ truyền sang con có hiệu quả kéo dài đến 2 tháng và còn hiệu lực ở người mẹ sau 2 năm.
- Khi trẻ đã ra đời:
+ Rửa tay sạch khi tiếp xúc trẻ
+ Đảm bảo vệ sinh phòng bệnh, vô trùng lồng ấp, có lịch tiệt khuẩn định kỳ
+ Tắm gội vệ sinh sạch hàng ngày, sát trùng để hở rốn.
+ Những trường hợp nguy cơ cao như: mẹ ối vỡ > 18 giờ, mẹ sốt, nước ối bẩn, nhiễm khuẩn ối cho kháng sinh dự phòng.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa (Ban hành kèm theo Quyết định số 315/QĐ-BYT, ngày 29/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (Ban hành kèm theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT, ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
HÔN MÊ TĂNG ÁP LỰC THẨM THẤU
DO ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
1. ĐẠI CƯƠNG
- Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu (TALTT) và nhiễm toan ceton là hai biến chứng cấp tính đe doạ đến tính mạng ở bệnh đái tháo đường. Bệnh thường gặp ở người trên 65 tuổi bị đái tháo đường týp 2, bị giảm khả năng uống nước. Bệnh có tỉ lệ tử vong cao hơn nhiễm toan ceton do đái tháo đường, gặp khoảng 20 - 30%.
- Tình trạng thiếu hụt insulin gây tăng phân hủy glucogen tại gan, tăng tân tạo glucose, giảm sử dụng glucose của tổ chức, dẫn tới tăng nồng độ đường huyết.
- Tăng đường huyết sẽ gây tăng bài niệu do thẩm thấu, hậu quả là mất nước.
- Tình trạng mất nước nhiều hơn mất muối sẽ làm TALTT máu. Khi áp lực thẩm thấu tăng > 320 mOsm/kg, nước từ khoảng kẽ và trong tế bào trong đó có các tế bào thần kinh trung ương bị kéo vào trong lòng mạch gây ra tình trạng hôn mê và mất nước.
2. NGUYÊN NHÂN
- Hôn mê TALTT gặp ở người bệnh đái tháo đường týp 2, kèm theo các tình trạng bệnh lý làm giảm khả năng uống nước. Các yếu tố nguy cơ bao gồm:
- Nhiễm khuẩn là nguyên nhân hay gặp nhất chiếm 57,1%. Phổ biến nhất là viêm phổi, nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết.
- Không tuân thủ chế độ điều trị tiểu đường (hay đái tháo đường).
- Bệnh đái tháo đường không được chẩn đoán, thường bị hôn mê tăng TALTT vì không phát hiện được các triệu chứng sớm của bệnh.
- Các bệnh lý kèm theo: tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim cấp, tăng hoặc giảm thân nhiệt, huyết khối mạc treo…
- Dùng thuốc lợi tiểu, corticoid, uống rượu.
3. TRIỆU CHỨNG
3.1. Lâm sàng
- Rối loạn ý thức các mức độ khác nhau từ lơ mơ đến hôn mê sâu.
- Dấu hiệu mất nước nặng: da khô, nếp véo da mất đi chậm, tĩnh mạch cổ xẹp, mạch nhanh, huyết áp tụt, nước tiểu ít...
- Các biểu hiện lâm sàng của các nguyên nhân thuận lợi: (nhiễm khuẩn, tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim ...).
3.2. Cận lâm sàng
- Công thức máu.
- Sinh hóa: urê, creatinin, gluose, điện giải đồ, cholesterol, triglycerid, hdl.
- Nước tiểu.
- Đo điện tim.
4. CHẨN ĐOÁN
4.1. Chẩn đoán xác định
- Tình trạng mất nước nặng, rối loạn ý thức từ lơ mơ đến hôn mê.
- Tăng đường huyết thường > 33,3mmol/l.
- Áp lực thẩm thấu máu > 320mOsm/l.
- pH máu > 7,30.
- Bicarbonat > 15mEq/l.
- Có ít ceton niệu và không có hoặc ít thể ceton trong máu.
4.2. Chẩn đoán phân biệt
- Nhiễm toan ceton do đái tháo đường và hôn mê tăng áp lực thẩm thấu
Toan ceton do đái tháo đường Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu
Nhẹ Trung bình Nặng
Đường máu
(mmol/l) > 14 >14 >14 >33
pH máu động mạch 7,25 - 7,30 7,00 - 7,24 < 7,00 > 7,30
Bicarbonat (mEq/L) 15 - 18 10 - 15 < 10 > 18
Ceton niệu + + + ít
Ceton máu + + + ít
Áp lực thẩm thấu
(mOsm/kg) Thay đổi Thay đổi Thay đổi > 320
Khoảng trống anion > 10 > 12 > 12 Thay đổi
Tình trạng ý thức Tỉnh Tỉnh Hôn mê Hôn mê
Áp lực thẩm thấu ước tính = 2x[(natri (mmol/l)] + glucose (mmol/l)
Khoảng trống anion = (Na) - (Cl + HCO3)
- Tăng thẩm thấu ở người lọc màng bụng bằng dung dịch đường quá ưu trương.
- Hôn mê hạ đường huyết ở người đái tháo đường.
- Tăng thẩm thấu không có tăng đường huyết ở người uống quá nhiều rượu.
4.3. Chẩn đoán nguyên nhân - nguyên nhân thuận lợi.
- Nhiễm khuẩn: viêm phổi, nhiễm khuẩn tiết niệu…
- Tai biến mạch não.
- Nhồi máu cơ tim.
5. XỬ TRÍ
5.1. Nguyên tắc xử trí
- Bù dịch nhanh và đủ.
- Điều chỉnh điện giải đồ.
- Dùng insulin kiểm soát đường máu.
- Chẩn đoán và điều trị nguyên nhân thuận lợi gây TALTT (viêm phổi, nhiễm khuẩn tiết niệu...).
5.2. Xử trí ban đầu và vận chuyển cấp cứu
- Đảm bảo hô hấp và tuần hoàn khi vận chuyển, đặt đường truyền dịch bù sớm nhanh tại chỗ và trên đường vận chuyển.
5.3. Xử trí tại bệnh viện
- Truyền dịch: natriclorua 0,9% từ 2 - 3 lít trong 1 - 2 giờ đầu. Sau đó có thể truyền lactat ringer từ 6 - 8 lít trong 24 giờ tùy theo từng bệnh nhân.
- Insulin:
+ Insulin actrapid: 0,1 UI/kg TM), sau đó truyền tĩnh mạch 0,05 - 0,1 UI/kg/giờ.
+ Khi đường huyết < 250 mg% nên truyền Insulin tiếp tục + truyền glucose 5% và duy trì ở mức độ này trong ngày đầu để tránh phù não. Khi hết toan và ăn uống được chuyển insulin TDD
- Bù kali máu: theo dõi kali máu/1 - 4 giờ. (1 ống KCL 10% có khoảng 13mmol kali)
+ Khi kali máu < 3,5 mmol/l bù kali 40 mmol/l.
+ Khi 3,5 < kali < 4,4 mmol/l bù kali 20 mmol/l.
+ Khi 4,5 < kali < 5,5 mmol/l bù kali 10 mmol/l.
+ Khi kali >5,5 mmol/l, vô niệu không cần truyền.
- Bù Natribicarbonat: khi bệnh nhân có dấu hiệu nhiểm toan.
- Tìm và điều trị các yếu tố thúc đẩy: Kháng sinh nếu có bằng chứng về nhiễm khuẩn, dùng thuốc dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu.
- Theo dõi đường huyết mỗi 1 giờ trong 3 giờ đầu, sau dó mỗi 3 giờ. Điện giải đồ mỗi 6 giờ
6. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
- Biến chứng do không điều trị đúng hôn mê tăng áp lực thẩm thấu là tắc mạch (tắc mạch mạc treo, nhồi máu cơ tim…) và tiêu cơ vân.
- Bù nước quá nhanh có thể dẫn đến suy hô hấp ở người lớn và phù não ở trẻ em, đây là biến chứng hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong ở trẻ em.
+ Triệu chứng của phù não là đau đầu, thay đổi ý thức, hoặc là suy giảm ý thức đột ngột sau khi đã có cải thiện lúc đầu. Nhịp tim chậm, tăng huyết áp, phù gai thị.
+ Điều trị bằng manitol với liều 1 - 2g/kg truyền tĩnh mạch trong 30 phút và dexamethasone tiêm tĩnh mạch.
+ Điều chỉnh tình trạng tăng áp lực thẩm thấu một cách từ từ có thể tránh được biến chứng này ở trẻ em.
7. PHÒNG BỆNH
- Người bệnh đái tháo đường phải được theo dõi diễn biến bệnh, sự thay đổi ý thức, kiểm tra đường máu một cách chặt chẽ và có hệ thống. Hướng dẫn chế độ ăn uống hợp lý, dùng insulin theo đúng chỉ định của thầy thuốc.
- Khám, phát hiện và điều trị các bệnh lý phối hợp như nhiễm trùng, bệnh lý tim mạch.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí hồi sức tích cực (Ban hành kèm theo quyết định 1493/ QĐ-BYT, ngày 22/04/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CẤP CỨU HẠ ĐƯỜNG HUYẾT
1. ĐẠI CƯƠNG
- Hạ đường huyết là một tình huống cấp cứu vì nó có thể diễn biến nhanh chóng đến hôn mê, có thể gây tử vong cho người bệnh, nhưng nếu được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ mang lại kết quả tốt, người bệnh sẽ phục hồi không để lại di chứng.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Chẩn đoán xác định
2.1.1. Triệu chứng lâm sàng
- Các triệu chứng gợi ý hạ đường huyết
+ Bệnh nhân cảm thấy mệt dột ngột, cảm giác đói cồn cào không giải thích được, chóng mặt, đau đầu, lo âu, tay chân nặng nề.
+ Nhịp nhanh, thường nhanh xoang, có thể gặp cơn nhịp nhanhn thất hoặc trên thất, có thể có cơn đau thắt ngực hoặc nặng ngực.
- Hôn mê hạ đường huyết
+ Là giai đoạn nặng của hạ đường huyết có thể xuất hiện đột ngột không báo trước. Da xanh tái, vã mồ hôi. Thường là hôn mê yên lặng và sâu.
+ Các triệu chứng đi kèm với tình trạng hôn mê có thể gặp: babinki cả hai bên, mất phản xạ gân xương, co giật cục bộ hoặc toàn thân, tăng trương lực cơ.
+ Phải nghỉ đến hạ đường huyết trước bệnh nhân hôn mê chưa rõ nguyên nhân.
2.1.2. Cận lâm sàng
- Hạ đường huyết xảy ra khi glucose giảm dưới 3,9 mmol/l (< 70 mg%).
- Khi glucose máu giảm dưới 2,8 mmol/l (< 50 mg) xuất hiện các triệu chứng nặng của hạ đường huyết.
2.2. Chẩn đoán độ nặng hạ đường huyết
- Hạ đường huyết mức độ nhẹ: bệnh nhân tỉnh, có biểu hiện cường giao cảm như run tay, cồn cào, hoa mắt. Mức đường huyết từ 3,3 - 3,6 mmol/l.
- Hạ đường huyết mức độ trung bình: có biểu hiện thần kinh như nhìn mờ, giảm khả năng tập trung, lơ mơ, có thể rối loạn định hướng. Mức đường huyết từ 2,8 - 3,3 mmol/l.
- Hạ đường huyết mức độ nặng: mất định hướng, cơn loạn thần, co giật, rối loạn ý thức, hôn mê. Mức đường huyết từ dưới 2,8 mmol/l.
2.3. Chẩn đoán phân biệt
- Hôn mê sau chấn thương sọ não.
- Tai biến mạch máu não.
- Hôn mê do các nguyên nhân chuyển hóa khác: bệnh não gan, hội chứng urê huyết cao, hạ natri máu, tăng đường huyết…
- Ngộ độc thuốc an thần.
- Sau cơn co giật, sau cơn động kinh.
- Các loạn thần cấp.
2.4. Chẩn đoán nguyên nhân
2.4.1. Đối với người đái tháo đường đang điều trị bằng insulin
- Quá liều insulin, insulin hấp thu quá nhanh hoặc quá kéo dài do loạn dưỡng mở dưới da ở vùng tiêm lâu ngày.
- Sai lầm về chế độ ăn
+ Ăn quá chậm sau khi tiêm, ăn không đủ
+ Bỏ bữa ăn, án quá ít mà vẫn tiêm insulin
2.4.2. Đối với người đái tháo đường đang điều trị bằng thuốc viên
- Uống quá liều, uống xa bữa ăn chính, không ăn nhưng vẫn uống.
- Tự động uống thuốc không theo chỉ dẫn của bác sỹ. Hoạt động thể lực quá sức.
2.4.3. Đối với người bệnh không bị đái tháo đường, không điều trị các thuốc hạ đường huyết
Rất hiếm có khả năng hạ đường huyết, khi bị hạ đường huyết phải tìm nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi gây hạ đường huyết như:
- Suy gan nặng, suy gan kèm nhiểm trùng nặng.
- Nhịn ăn kéo dài sau phẫu thuật đường tiêu hóa.
- Suy thượng thận, suy giáp, ngộ độc rượu.
- U tiết insuilin (insulinoma).
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Ngừng ngay các thuốc nghi ngờ liên quan đến hạ đường huyết.
3.2. Làm ngay xét nghiệm đường mao mạch.
3.3. Nếu bệnh nhân còn tỉnh (mức dộ nhẹ và trung bình)
- Cho uống ngay nước đường hoặc các thức uống có chứa đường.
- Sau đó cho bệnh nhân ăn ngay (bánh ngọt, sữa, …).
3.4. Bệnh nhân trong tình trạng hôn mê (mức độ nặng glucose < 2.3 mmol/l)
- Tiêm glucose ưu trương (20% hoặc 30%) 50ml. Có thể tiêm lặp lại cho đến khi bệnh nhân tỉnh.
- Lặp đường truyền tĩnh mạch truyền glucose 10% hoặc 5%, duy trì đường máu luôn trên 5,5 mmol/l (100 mg%) tránh nguy cơ hạ đường huyết tái phát.
- Glucagon 1mg tiêm dưới da (nếu có).
- Lưu ý bệnh nhân dùng thuốc hạ đường huyết có tác dụng kéo dài thì tình trạng hạ đường huyết có thể kéo dài. Do đó phải duy trì và theo dõi đường huyết ít nhất từ 24 - 72 giờ tùy vào dược động học của thuốc.
3.5. Các điều trị khác
- Điều trị nguyên nhân như suy gan, suy thượng thận, suy giáp…
4. PHÒNG BỆNH
- Không nên kiểm soát chặt đường huyết trên bệnh nhân đái tháo đường là người lớn tuổi hoặc có bệnh lý mạn tính di kèm.
- Hướng dẫn cho bệnh nhân và gia đình bệnh nhân tuân thủ chế độ điều trị và nắm được các triệu chứng và cách xử trí sớm hạ đường huyết tại nhà.
- Không tự ý điều chỉnh liều lượng thuốc hạ đường huyết.
Tài liệu tham khảo
Phác đồ điều trị năm 2016 của Bệnh viện Đa Khoa Trung Tâm An Giang
TĂNG KALI MÁU
1. ĐẠI CƯƠNG
Kali máu bình thường từ 3,5 - 5,0 mmol/l.
Tăng khi kali > 5mmol/l.
2. NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GẶP
- Tăng kali máu do tăng đưa vào
- Tăng kali máu do tăng chuyển từ trong tế bào ra ngoài tế bào
- Tăng kali máu do giảm bài tiết kali
- Thuốc
3. TRIỆU CHỨNG
3.1. Triệu chứng
Dấu hiệu lâm sàng: khi có biểu hiện lâm sàng người bệnh đã ở trong tình trạng nguy kịch như: loạn nhịp nhanh, rung thất, ngừng tuần hoàn.
3.2. Cận lâm sang
- Xét nghiệm thường qui: CTM, AST, ALT, Ion đồ, Ure, Creatinin, Test Gluco
- Dấu hiệu trên điện tim
+ Nhẹ: sóng T cao nhọn đối xứng, biên độ ≥ 2/3 sóng R ở chuyển đạo trước tim
+ Vừa và nặng: khoảng PR kéo dài, sóng P dẹt, QRS giãn rộng, sóng T và QRS thành một, dẫn đến ngừng tim.
4. CHẨN ĐOÁN
- Chẩn đoán xác định
+ Xét nghiệm kali máu > 5mmol/l.
- Chẩn đoán phân biệt với giả tăng kali máu
+ Tan máu hoặc thiếu máu khi lấy máu tĩnh mạnh, xét nghiệm sai.
+ Tăng tiểu cầu (> 8 G/l) và tăng bạch cầu.
5. XỬ TRÍ
- Có biểu hiện xét nghiệm và có rối loạn trên điện tim
+ Calciclorua 0,5g tiêm tĩnh mạch trong 2 - 3 phút. Nếu điện tim không thay đổi có thể lặp lại liều sau 5 phút. Liều dùng: từ 0,5 - 2 - 3 g, mỗi lần tiêm TM chậm ống 0,5g, theo dõi thấy phức bộ QRS hẹp lại, sóng T thấp dần xuống.
+ Furosemid 40 - 60mg tiêm tĩnh mạnh.
+ Natribicarbonat 1,4%; 4,2%; 8,4%: truyền 45 mmol khi pH < 7,15
+ Kayexalat (Resonium) uống 15 - 30gam với 50 gam sorbitol.
+ Dùng 10 UI insulin nhanh 50 - 100ml glucose 20% truyền trong 20 - 30 phút.
+ Albuterol 10 - 20mg khí dung trong 15 phút hoặc 0,5mg pha trong 100 ml glucose 5% truyền tĩnh mạch trong 15 phút.
+ Lọc máu cấp cứu ngay khi điều trị đáp ứng kém với lợi tiểu, hoặc có vô niệu, thiểu niệu, thừa dịch, kết hợp tăng kali máu nặng, toan chuyển hóa nặng pH < 7,10.
- Có biểu hiện xét nghiệm nhưng không có rối loạn trên điện tim
+ Furosemid 40 - 60mg tiêm tĩnh mạnh.
+ Kayexalat(resonium) uống 15 - 30gam với 50 gam sorbitol.
+ Lọc máu cấp cứu khi điều trị đáp ứng kém với lợi tiểu.
- Tìm và điều trị nguyên nhân.
+ Lưu ý trong trường hợp toan ceton và tăng áp lực thẩm thấu do đái tháo đường điều trị nguyên nhân là chính.
Thay đổi điện tim ở người bệnh tăng kali máu (kali máu >5mmol/l)
- Theo dõi
Điện tim liên tục trên monitor. Nếu điện tim không thay đổi làm xét nghiệm kali 2 giờ/lần cho đến khi trở về bình thường. Nếu có biến đổi trên điện tim làm xét nghiệm kali ngay.
6. TIÊN LƯỢNG
- Người bệnh tăng kali máu tiên lượng nặng, có thể gây tử vong.
Sơ đồ xử trí tăng Kali máu
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí hồi sức tích cực (Ban hành kèm theo Quyết định số 1493/QĐ-BYT ngày 22/04/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Nguyễn Quốc Anh, Ngô Quý Châu và CS. (2011), “Tăng kali máu”, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa, Nhà xuất bản y học, Tr. 145-6.
- Vũ Văn Đính (2006), “Tăng kali máu”, Cẩm nang cấp cứu, Nhà xuất bản y học, Tr. 219-22.
HẠ KALI MÁU
1. ĐẠI CƯƠNG
Kali máu bình thường 3,5 - 5mmo/l và hạ khi kali máu < 3,5mmol/l.
2. NGUYÊN NHÂN
- Mất qua thận
- Mất qua đường tiêu hóa
- Do thuốc
- Lượng kali đưa vào không đủ
- Thừa corticoid chuyển hóa muối nước
- Thể lâm sàng đặc biệt (Liệt chu kỳ Westphal thể hạ kali máu nguyên phát)
+ Thường gặp ở lứa tuổi nhỏ đến < 30 tuổi.
+ Diễn biến từ vài giờ đến 1 tuần, hay gặp vào buổi sáng, tái phát nhiều lần.
+ Yếu cơ từ nhẹ đến nặng.
3. TRIỆU CHỨNG
3.1. Lâm sàng
- Yếu cơ (tứ chi, cơ hô hấp...), đau cơ, co rút cơ, tiêu cơ vân.
- Mạch yếu, tiếng tim nhỏ có thể có tiếng thổi tâm thu, có khi thoáng ngất
- Bụng chướng, giảm nhu động ruột, táo bón, nôn, buồn nôn.
3.2. Cận lâm sang
- Xét nghiệm thường qui: CTM, AST, ALT, Ion đồ, Ure, Creatinin, Test Gluco
- Dấu hiệu hạ kali máu trên điện tim: thường đa dạng, có sóng U, sóng T dẹt, ST chênh xuống, QT kéo dài, dấu hiệu nặng trên điện tim loạn nhip thất (nhịp nhanh thất, xoắn đỉnh).
- Xét nghiệm kali máu < 3,5 mmo/l.
Biểu hiện có sóng U trên điện tim ở người bệnh hạ kali máu
Hình ảnh xoắn đỉnh ở người bệnh hạ kali máu
4. CHẨN ĐOÁN
4.1. Chẩn đoán xác định
Xét nghiệm kali máu < 3,5 mmol/l.
4.2. Chẩn đoán mức độ
- Mức độ nhẹ: hạ kali máu không có triệu chứng lâm sàng và điện tâm đồ.
- Mức độ vừa: hạ kali máu có thể có chướng bụng, chuột rút, điện tâm đồ có sóng T dẹt, đoạn ST chênh xuống nhưng không có các triệu chứng nặng như rối loạn nhịp tim nặng nề, liệt thần kinh cơ.
- Mức độ nặng: hạ kalai máu có các triệu chứng nặng trên lâm sàng (rối loạn nhịp tim hoặc yếu cơ, liệt, hoặc hội chứng tiêu cơ vân cấp).
5. XỬ TRÍ
5.1. Xét nghiệm kali ≤ 2,5 mmol/L (< 3 mmol/L nếu đang dùng digoxin)
- Có triệu chứng liệt cơ và dấu hiệu nặng trên điện tim: Kaliclorua 13 - 20 mmol/giờ (1 - 1,5 g) tốt nhất truyền qua TMTT liên tục trong 3 giờ, sau đó xét nghiệm lại rồi quyết định tiếp.
- Không có triệu chứng nặng hoặc không có triệu chứng: uống KCl 10 - 15 mmol (1 - 1,5 g) mỗi 3 giờ và /hoặctruyền tĩnh mạch KCl 10 mmol/giờ.
5.2. Xét nghiệm 2.5 < kali < 3.5 và không có triệu chứng
- Uống hoặc truyền tĩnh mạch, KCl 10 - 20 mmol (1 - 1,5 g) mỗi 6 giờ.
5.3. Theo dõi
- Trường hợp hạ kali máu có biến đổi trên điện tim, theo dõi điện tim liên tục trên máy theo dõi cho đến khi điện tim trở về bình thường.
- Theo dõi xét nghiệm kali máu. Hạ kali mức độ nặng 3 giờ/lần, mức độ vừa 6 giờ/lần, mức độ nhẹ 24 giờ/lần cho đến khi kali máu trở về bình thường.
5.4. Chú ý
- Tránh truyền đường glucose ở người bệnh hạ kali máu sẽ gây tăng bài tiết insulin làm giảm kali máu.
- Nồng độ kaliclorua pha không quá 40mmol/l (3gram) nếu dùng đường truyền ngoại biên (phải bù qua đường ống thông tĩnh mạch trung tâm).
- Tốc độ bù kaliclorua không quá 26mmol/giờ (2gram).
- pH tăng 0,1 tương đương với kali giảm 0,4mmol/l.
- 1 gram kaliclorua có 13,6 mmol.
6. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
- Người bệnh hạ kali máu tiên lượng nặng có thể gây gây tử vong nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.
- Hạ kali máu gây biến chứng nhịp chậm, giảm sức bóp cơ tim hoặc nhịp nhanh xoắn đỉnh, là một trong những nguyên nhân rối loạn nhịp dẫn đến ngừng tim. Cấp cứu ngừng tuần hoàn những bệnh nhân này mà không phát hiện hạ kali máu sẽ dẫn tới thất bại.
- Suy hô hấp do liệt cơ hô hấp, thậm chí liệt tứ chi.
Sơ đồ xử trí hạ Kali máu
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí hồi sức tích cực (Ban hành kèm theo Quyết định số 1493/QĐ-BYT ngày 22/04/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Nguyễn Quốc Anh, Ngô Quý Châu. (2011), “Hạ kali máu”, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa, Nhà xuất bản y học, Tr. 147-9.
- Vũ Văn Đính (2006), “Hạ kali máu”, Cẩm nang cấp cứu, Nhà xuất bản y học.
TĂNG NATRI MÁU
1. ĐẠI CƯƠNG
- Tăng natri máu thường là do sự mất cân bằng giữa lượng nước đưa vào cơ thể và lượng nước bị đào thải ra khỏi cơ thể.
- Tăng natri máu kèm theo tăng áp lực thẩm thấu.
2. NGUYÊN NHÂN
2.1. Tăng natri máu có giảm thể tích (lượng nước thiếu hụt > lượng natri thiếu hụt)
- Giảm lượng nước đưa vào cơ thể
- Mất nước qua thận
2.2. Tăng natri máu có tăng thể tích (lượng muối đưa vào nhiều hơn lượng nước đưa vào)
2.3. Tăng natri máu có thể tích máu bình thường
3. TRIỆU CHỨNG
3.1. Triệu chứng lâm sàng
- Toàn thân: khát, khó chịu sốt.
- Thần kinh: yếu cơ, lú lẫn, mê sảng, co giật, hôn mê, co cứng, tăng phản xạ.
- Tiêu hóa: buồn nôn và nôn.
- Dấu hiệu thay đổi thể tích dịch ngoại bào.
+ Tăng natri máu do giảm thể tích (sụt cân, da niêm mạc khô, tĩnh mạch cổ xẹp, ALTMTT giảm, nhịp tim nhanh…).
+ Tăng natri máu do tăng thể tích (tăng cân, không có dấu hiệu thiếu dịch ngoại bào, phù ngoại vi, tĩnh mạch cổ nổi, ALTMTT tăng).
3.2. Triệu chứng cận lâm sang
- Xét nghiệm thường qui: CTM, AST, ALT, Ion đồ, Ure, Creatinin, Test Gluco
- Natri máu tăng >145 mmol/l.
- ALTT máu tăng.
- ALTT niệu < 800 mOsm/kg ở người bệnh thiếu ADH.
- Na niệu: thay đổi phụ thuộc vào nguyên nhân tăng natri máu.
4. CHẨN ĐOÁN
4.1. Chẩn đoán xác định
Xét nghiệm natri máu > 145 mmo/l.
4.2. Chẩn đoán nguyên nhân
Các xét nghiệm cần làm để chẩn đoán nguyên nhân:
- Hematocrit, protit máu (xác định tăng hay giảm thể tích ngoài tế bào).
- Natri niệu (xác định mất natri qua thận hay ngoài thận), kali niệu.
- Áp lực thẩm thấu huyết tương, áp lực thẩm thấu niệu.
4.3. Chẩn đoán mức độ: tăng natri máu cấp hay mạn
- Tăng natri máu cấp tính: thời gian xuất hiện ≤ 48 giờ, thường triệu chứng sẽ nặng nề hơn khi Natri máu trên 158mEq/l, bệnh nhân có rối loạn tinh thần, kích thích, vật vã, đôi khi hôn mê, co giật.
- Tăng natri máu mạn tính: thời gian xuất hiện > 48 giờ, natri tới mức 170 - 180 mEq/l nhưng có thể chỉ gây triệu chứng nhẹ.
5. XỬ TRÍ
5.1. Công thức tính lượng nước thiếu của cơ thể
- Sử dụng khi có tăng natri máu kèm giảm thể tích.
Trong đó:
Lượng nước cơ thể = Trọng lượng cơ thể x 0,6 (Nam)
Lượng nước cơ thể = Trọng lượng cơ thể x 0,5 (Nữ)
- Ở những người bệnh mất nước qua thận chúng ta cần tính thêm lượng nước mất qua thận dựa vào công thức sau.
Trong đó:
UV: thể tích nước tiểu (ml/giờ).
Una: nồng độ na niệu (mmol/l), Sna: nồng độ natri máu (mmol/l). Uk nồng độ kali niệu (mmol/l).
5.2. Tỷ lệ natri cần giảm
Người bệnh tăng natri cấp (tăng natri trong vòng 24 giờ) cần được điều chỉnh nhanh chóng bởi vì tăng natri cấp tính dẫn đến tổn thương thần kinh không hồi phục do hủy myelin. Ở những người bệnh này nên đưa natri máu gần mức bình thường trong vòng 24 giờ.
Người bệnh tăng natri máu mạn (tăng natri máu trên 24 giờ), cần điều chỉnh natri máu khoảng 10 mEq trong 24 giờ
Công thức điều chỉnh Natri
Trong đó:
5.3. Chọn dung dịch thích hợp
- Điều trị tăng natri máu có giảm thể tích: nên lựa chọn dịch muối 0,9% để khôi phục lượng nước thiếu hụt.
- Điều trị tăng natri máu đẳng tích: Nên dùng natriclorua 0,45%. Nếu mức lọc cầu thận giảm có thể dùng lợi tiểu để tăng bài tiết natri qua nước tiểu.
- Tăng natri máu có tăng thể tích: Nên sử dụng glucose 5% để làm giảm áp lực thẩm thấu máu. Lợi tiểu quai có thể tăng đào thải natri qua thận.
- Trong trường hợp tăng natri máu nặng và suy thận nặng nên chỉ định lọc máu ngắt quãng để điều chỉnh natri máu.
- Đái tháo nhạt trung ương bù dung dịch truyền có natri kết hợp với desmopressin acetate (minirin).
- Nồng độ natri trong 1 số loại dịch.
+ Natriclorua 0,45 % có nồng độ natri là 77mmol/l.
+ Natriclorua 0,9 % có nồng độ natri là 154mmol/l.
+ Glucose 5% : nồng độ natri là 0mmo/l.
Chú ý
- Theo dõi điện giải đồ 6 giờ /lần, áp lực thẩm thấu máu và niệu 1 lần/ngày cho đến khi natri về bình thường.
- Áp lực thẩm thấu máu ước tính= 2 natri + glucose.
- Kiểm soát đường máu nếu đường máu cao.
- Theo dõi sát dịch vào và dịch ra của người bệnh.
* Tìm và điều trị nguyên nhân.
Tìm và điều trị nguyên nhân gây tăng natri máu.
6. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
6.1. Tiên lượng
Những người bệnh tăng natri máu tiên lượng rất nặng, do vậy thầy thuốc cần phải phát hiện sớm để xử trí kịp thời.
6.2. Biến chứng
Người bệnh điều chỉnh hạ natri máu quá nhanh dẫn đến tổn thương não không hồi phục do tổn thương myelin.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí hồi sức tích cực (Ban hành kèm theo Quyết định số 1493/QĐ-BYT ngày 22/04/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Nguyễn Quốc Anh, Ngô Quý Châu và CS. (2011), “Tăng natri máu”, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa, Nhà xuất bản y học, Tr. 140-1.
HẠ NATRI MÁU
1. ĐẠI CƯƠNG
Hạ natri máu mạn tính thường không có triệu chứng. Triệu chứng thực thể, nhất là triệu chứng của phù não, thường xuất hiện ở người bệnh hạ natri máu nặng (dưới 125 mmol/l), xuất hiện nhanh (trong vòng 48 giờ).
2. NGUYÊN NHÂN
- Nếu áp lực thẩm thấu niệu < 100 mOsmol/l: do cơ thể được cung cấp quá nhiều dịch nhược trương (uống quá nhiều nước, đuối nước ngọt, …).
- Nếu áp lực thẩm thấu niệu > 100 mOsmol/l: tìm nguyên nhân dựa vào tình trạng thể tích dịch ngoài tế bào.
3. TRIỆU CHỨNG
3.1. Lâm sàng
- Triệu chứng lâm sàng của hạ natri máu không đặc hiệu, phụ thuộc vào mức độ và tốc độ giảm nồng độ natri máu.
- Giảm nồng độ natri cấp (thời gian hình thành trong vòng dưới 2 ngày) có thể có các dấu hiệu lâm sàng của thừa nước trong tế bào gây phù não:
+ Người bệnh sợ nước, chán ăn, buồn nôn, nôn.
+ Mệt mỏi, đau đầu, lẫn lộn, u ám, mê sảng, rối loạn ý thức (có thể hôn mê), hạ natri máu nặng có thể có các cơn co giật.
- Khi giảm nồng độ natri mạn với thời gian hình thành kéo dài, các triệu chứng biểu hiện có thể không có hoặc nhẹ.
- Ngoài ra, sự xuất hiện các triệu chứng của rối loạn nước kèm theo có giá trị để chẩn đoán nguyên nhân: tăng thể tích nước ngoài tế bào (phù, cổ chướng) hoặc mất nước ngoài tế bào (giảm cân; da khô, nhăn nheo, ...).
3.2. Cận lâm sàng
Natri máu < 135 mmol/lít, hạ natri máu nặng khi Natri máu < 125 mmol/lít.
4. CHẨN ĐOÁN
4.1. Chẩn đoán xác định Dựa vào xét nghiệm
- Natri máu < 135 mmol/l và áp lực thẩm thấu huyết tương < 280 mOsmol/l.
- Các triệu chứng lâm sàng chỉ có tính chất gợi ý và nói lên mức độ nặng của hạ natri máu.
4.2. Chẩn đoán phân biệt
Hạ natri máu "giả" có thể gặp trong các trường hợp: tăng lipit máu, tăng protit máu, tăng đường máu, truyền mannitol.
Khi đó cần tính "natri hiệu chỉnh" theo công thức:
Na hiệu chỉnh = Na đo được + [0,16 x (protit + lipit) (g/l)]
Na hiệu chỉnh = Na đo được + {[đường máu (mmol/l) - 5,6]/5,6} x 1,6
- Áp lực thẩm thấu huyết tương > 290 mOsmol/l: tăng đường máu, truyền mannitol.
- Áp lực thẩm thấu huyết tương 280 - 290 mOsmol/l: giả hạ natri máu (tăng protein máu, tăng lipit máu).
4.3. Chẩn đoán nguyên nhân
Các xét nghiệm cần làm để chẩn đoán nguyên nhân:
- Hematocrit, protit máu (xác định tăng hay giảm thể tích ngoài tế bào).
- Natri niệu (xác định mất natri qua thận hay ngoài thận).
- Áp lực thẩm thấu huyết tương, áp lực thẩm thấu niệu.
4.4. Chẩn đoán mức độ
- Hạ natri máu được đánh giá là nặng khi Natri máu < 125mmol/l và hoặc có triệu chứng thần kinh trung ương.
- Mức độ nặng phụ thuộc vào thời gian cấp hoặc mạn:
+ Hạ Natri máu cấp: khi thời gian xuất hiện ≤ 48 giờ, biểu hiện tình trạng lâm sàng nặng.
+ Hạ Natri mạn: khi thời gian xuất hiện > 48 giờ, biểu hiện lâm sàng nhẹ hơn.
5. XỬ TRÍ
Điều trị phải theo nguyên nhân gây hạ natri máu. Trong quá trình điều trị cần theo dõi chặt chẽ bilan nước vào-ra, cân người bệnh hàng ngày, xét nghiệm điện giải máu 3
- 6 giờ/lần để quyết định việc điều trị.
5.1. Cách tính lượng natri chlorua cần bù
Na cần bù = Tổng lượng nước cơ thể ước tính x (Na cần đạt - Na người bệnh) Trong đó:
Na cần bù: lượng natri cần bù trong 1 thời gian nhất định. Tổng lượng nước cơ thể ước tính bằng:
Nam: Cân nặng (tính theo kg) x 0,6 Nữ: Cân nặng (tính theo kg) x 0,5
Na cần đạt: nồng độ natri máu cần đạt được sau thời gian bù natri.
Na người bệnh: natri máu của người bệnh trước khi bù natri.
5.2. Loại dung dịch natri chlorua được lựa chọn
- Truyền dung dịch Natri chlorua 0,9% để bù cả nước và natri.
- Khi có hạ natri máu nặng: dùng thêm dung dịch natri chlorua ưu trương (dung dịch 3% hoặc 10%).
Chú ý:1 g NaCl = 17 mmol Na+.
1 mmol Na+ = 0,06 g NaCl.
1000 ml dung dịch natri chlorua đẳng trương 0,9% có 154mmol Na+. 1000 ml dung dịch natri chlorua 3% có 513 mmol Na+.
1000 ml dung dịch lactat ringer có 130 mmol Na+ (+ 4mmol K+).
5.3. Thay đổi nồng độ natri huyết thanh khi truyền cho người bệnh 1 lít dịch có thể được ước tính bằng công thức Adrogue-Madias:
Na+ = [(Na+ + K+ dịch truyền) - Na+ huyết thanh]/[Tổng lượng nước cơ thể ước tính +1]
6. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
- Tiên lượng: phụ thuộc vào nguyên nhân gây hạ natri máu.
- Biến chứng:
+ Biến chứng của hạ natri máu: tiêu cơ vân, co giật, tổn thương thần kinh trung ương do phù não.
+ Biến chứng do điều trị: tăng gánh thể tích (truyền dịch nhanh quá), tổn thương myelin (do điều chỉnh natri máu tăng nhanh quá).
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí hồi sức tích cực (Ban hành kèm theo Quyết định số 1493/QĐ-BYT ngày 22/04/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Vũ Văn Đính (2001) “Rối loạn nước điện giải”, Hồi sức Cấp cứu, tập II, Nxb Y học.
NGỘ ĐỘC PARACETAMOL
1. ĐẠI CƯƠNG
- Paracetamol là một thuốc giảm đau, hạ sốt được sử dụng rộng rãi không cần đơn do vậy tỉ lệ ngộ độc paracetamol xu hướng tăng nhanh.
- Liều paracetamol gây ngộ độc là > 150mg/kg cân nặng
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Hỏi bệnh: hỏi bệnh nhân hoặc người nhà có dùng paracetamol hoặc các chế phẩm có chứa paracetamol. Cần hỏi chính xác thời gian uống thuốc, liều uống, uống một lần hay nhiều lần
2.2. Triệu chứng: chia 4 giai đoạn
- Giai đoạn 1 (trước 24 giờ): bệnh nhân thường không có triệu chứng, có thể gặp buồn nôn, nôn.
- Giai đoạn 2 (1 - 3 ngày): khó chịu hoặc đau hạ sườn phải là triệu chứng thường gặp. AST, ALT tăng nhanh và đạt nồng độ đỉnh từ 48-72 giờ, có thể tăng đến 15000 - 20000 IU/l. Viêm gan nhiễm độc khi nồng độ ALT hoặc AST > 1000. Ở bệnh nhân sống thì enzym gan nhanh chóng trở về bình thường. Có thể có rối loạn đông máu, tỉ lệ prothromin giảm, tăng thời gian prothrombin và INR, tăng bilirubin máu và suy thận (hoại tử ống thận).
- Giai đoạn 3 (từ 3 - 4 ngày): với những ca nặng có thể tiến triển thành suy gan tối cấp biểu hiện vàng da, bệnh não gan, rối loạn đông máu, tăng amylase máu, suy đa tạng và tử vong. Toan chuyển hóa nặng kèm theo tăng lactat.
- Giai đoạn 4 (từ ngày 5 - 2 tuần): giai đoạn phục hồi, cấu trúc và chức năng gan dần trở về bình thường.
2.3. Cận lâm sàng
- Công thức máu
- Sinh hóa: ure, đường, creatinin, điện giải đồ, AST, ALT, khí máu động mạch, đông máu cơ bản, tổng phân tích nước tiểu. Khi có tăng AST, ALT làm thêm bilan viêm gan vi rút.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Loại bỏ chất độc
Rửa dạ dày: khi bệnh nhân đến bệnh viện sớm, trong vòng giờ đầu. Có thể tiến hành muộn khi bệnh nhân uống các thuốc làm chậm quá trình lưu chuyển thuốc qua dạ dày hoặc các chế phẩm giải phóng chậm. Số lượng dịch rửa 3 - 5 lít, dung dịch nước pha muối ăn 5g/lít.
Than hoạt đơn liều: 1 - 2g/kg ở trẻ em; 50 - 100g ở người lớn.
3.2. Liệu trình dùng N- acetylcystein (NAC)
3.2.1. Trường hợp ngộ độc cấp
Ngay lập tức truyền NAC, sau đó xét nghiệm paracetamol, ure, creatinin, đường máu, đông máu cơ bản, tiểu cầu, SpO2.
Nếu nồng độ paracetamol máu không phát hiện được và ALT bình thường thì ngừng NAC. Nếu phát hiện được paracetamol trong máu hoặc ALT tăng thì tiếp tục dùng NAC.
3.2.2. Trường hợp ngộ độc mạn
3.2.2.1. Quy trình dùng NAC đường uống 72 giờ: 18 liều
Dùng 1 liều ban đầu là 140mg/kg cân nặng, sau đó là 17 liều, mỗi liều 70mg/kg cân nặng, khoảng thời gian giữa các liều là 4 giờ, pha thuốc với nước thành dung dịch nồng độ 5% hoặc loãng hơn, có thể cho thêm nước quả để dễ uống.
Nếu bệnh nhân nôn, cần chống nôn tích cực: Metoclopramide (primperan 10mg) tiêm tĩnh mạch, nếu không đỡ có thể nhắc lại, tổng liều 1mg/kg cân nặng. Có thể cho thêm Diphenhydramine (Dimedron 10mg) để tránh tác dụng làm mất trương lực của metoclopramide, đặc biệt ở người trẻ. Nếu các thuốc trên không kết quả thì dùng: Ondansetron, Droperidol. Nếu nôn vẫn tiếp tục thì đặt sonde dạ dày và nhỏ giọt dung dịch NAC qua sonde dạ dày trong 30 phút. Nếu vẫn không đỡ nôn thì chuyển bệnh nhân đến cơ sở có NAC dạng truyền tĩnh mạch. Sau khi bệnh nhân nôn và nghỉ một lát cần dùng lại NAC với tốc độ chậm hơn và theo dõi.
3.2.2.2. Quy trình dùng NAC truyền tĩnh mạch trong 20 giờ (fluimucil lọ 5g/25ml)
Liều ban đầu 150mg/kg cân nặng pha trong 200 ml glucose 5% truyền tĩnh mạch trong vòng 30 phút. Liều tiếp theo 50mg/kg pha trong 500 ml dịch glucose 5% truyền trong vòng 4 giờ. Liều cuối cùng 100 mg/kg pha trong 1000 ml dịch glucose 5% truyền trong 16 giờ). Có thể pha vào dịch natrclorua 0,9 %. Tổng liều 300 mg/kg trong 20 - 21 giờ.
3.2.2.3. Quy trình dùng NAC truyền tĩnh mạch 12 giờ:
Liều ban đầu 100mg truyền trong 2 giò, liều tiếp theo 200mg/kg truyền trong 10 giờ.
Thường dùng nhất là quy trình dùng NAC uống 72 giờ và truyền tĩnh mạch 20 giờ.
Với trẻ ≤ 20 kg: Liều khởi đầu 150 mg/kg pha với glucose 5% 3ml/kg truyền trong vòng 15 - 60 phút. Liều tiếp theo: 50 mg/kg pha với glucose 5% 7ml/kg truyền trong vòng 4 giờ. Liều tiếp theo: 50 mg/kg pha với glucose 5% 7ml/kg truyền trong vòng 8 giờ Liều tiếp theo: 50 mg/kg pha với glucose 5% 7 ml/kg truyền trong vòng 8 giờ.
Với cân nặng của trẻ: 20 kg < 40 kg. Liều khởi đầu 150mg/kg pha trong 100 ml glucose 5% truyền trong vòng 15-60 phút. Liều tiếp theo: 50mg/kg pha trong 250 ml glucose 5% truyền trong vòng 4 giờ. Liều tiếp theo: 50mg/kg pha trong 250 ml glucose 5% truyền trong vòng 8 giờ. Liều tiếp theo: 50mg/kg pha trong 250 ml glucose 5% truyền trong vòng 8 giờ.
Cần theo dõi sát lượng dịch vào, ra và điện giải.
Hiệu quả của NAC tốt nhất khi được dùng trước 8 giờ, sau đó thì hiệu quả giảm dần. Tỉ lệ viêm gan nhiễm độc < 10% khi sử dụng NAC trong vòng 8 giờ, tỉ lệ này tăng lên khoảng 40% nếu điều trị muộn sau 16 giờ. Trong trường hợp suy gan NAC làm giảm tỉ lệ tử vong và hồi phục được tổn thương gan.
Các quy trình dùng NAC có hiệu quả ngang nhau.
Tác dụng không mong muốn do thuốc:
NAC đường uống gây buồn nôn, nôn với tỷ 33%, sốc phản vệ 2 - 3%.
NAC tĩnh mạch: 3 - 14 % gây đỏ da vị trí truyền, mẩn ngữa, co thắt phế quản, sốt, sốc phản vệ cao tới 10 - 20%.
3.2.3. Các điều trị khác
3.2.3.1. Phụ nữ có thai
Paracetamol là thuốc hạ sốt giảm đau được khuyên dùng ở phụ nữ có thai, người ta chưa thấy có tác dụng gây quái thai của thuốc này. Tuy nhiên khi quá liều paracetamol có thể gây độc với thai vì thuốc này dễ dàng qua được nhau thai và ở thời điểm 14 tuần, bào thai đã có khả năng chuyển hoá paracetamol và tạo ra NAPQI. Việc chậm điều trị có thể dẫn đến thai chết lưu, xảy thai, do đó nên dùng NAC sớm. Liều NAC ở bệnh nhân có thai giống bệnh nhân không có thai.
3.2.3.2. Người nghiện rượu
Những người nghiện rượu khi quá liều paracetamol có khả năng bị ngộ độc cao hơn. Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tử vong cao hơn người bình thường. Một số tác giả khuyến cáo hạ thấp nồng độ paracetamol trong đồ thị của Rumack ở giờ thứ 4 xuống đến mức 100Pg/ml ở đối tượng bệnh nhân này. Tính dễ bị ngộ độc paracetamol ở đây do dự trữ glutathione bị giảm khi nghiện rượu và lượng NAPQI tạo ra nhiều hơn do hiện tượng ethanol gây cảm ứng hệ enzym cyp2E1.
3.2.3.3. Dùng paracetamol quá liều điều trị nhiều lần
- Người lớn, trẻ em > 6 tuổi
+ Uống ít nhất 10 gram hoặc > 200 mg/24 giờ với thời gian uống trong vòng 24 giờ.
+ Uống ít nhất 6 gram hoặc > 150 g/kg với thời gian uống trong vòng ≥ 48 giờ.
+ Uống >4g/ngày hoặc 100 mg/kg ở người có yếu tố nguy cơ.
- Trẻ em < 6 tuổi
+ Uống ≥ 200mg/kg trong 24 giờ.
+ Uống ≥ 150 mg/kg trong vòng 48 giờ.
+ Uống ≥ 100 mg/kg trong vòng 72 giờ.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí ngộ độc (Ban hành kém theo Quyết định số 3610/QĐ-BYT, ngày 31/08/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
NGỘ ĐỘC THUỐT CHUỘT
1. ĐẠI CƯƠNG
- Natri fluoroacetat và fluoroacetamid (hợp chất 1080 và 1081) là hóa chất diệt chuột mới được sử dụng từ đầu những năm 1990 ở Việt Nam, do nhập lậu từ Trung Quốc sang.
- Hóa chất diệt chuột loại này thường được sản xuất dưới dạng hạt gạo màu hồng nhìn giống cốm, dạng ống dung dịch màu hồng hoặc không màu.
- Cơ chế bệnh sinh: Fluoroacetat gây độc bằng ức chế chu trình Krebs làm giảm chuyển hóa glucose, ức chế hô hấp của tế bào, mất dự trữ năng lượng gây chết tế bào. Cơ quan bị tổn thương nhiều nhất là cơ, tim, não, thận.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Chẩn đoán xác định, dựa vào
2.1.1. Hỏi bệnh
- Ở người lớn chủ yếu là do tự tử.
- Ở trẻ em, người già thường do ăn nhầm.
- Một số ít là bị đầu độc.
- Hoàn cảnh ngộ độc, loại hóa chất: tên, mầu, số lượng, dạng (bột, lỏng), yêu cầu người nhà mang tang vật đến (vỏ bao bì, lọ), thư tuyệt mệnh…
2.1.1.1. Chưa có co giật
Tiêm bắp diazepam (Seduxen) 10mg, nếu có phản xạ gân xương tăng.
Rửa dạ dày: hạn chế và thận trọng, vì nguy cơ co giật và chất độc được hấp thu nhanh, dùng 1 - 3 lít nước cho đến khi nước sạch nếu uống dạng hạt gạo.
Than hoạt: liều 1g/kg cân nặng, uống hoặc qua ống thông dạ dày, thêm sorbitol với liều gấp đôi (hoặc dùng Antipois).
Gardenal: người lớn 0,10g - 0,20g/ngày.
Calciclorua 10ml/liều dung dịch 10% tiêm tĩnh mạch chậm, hoặc calci gluconat 0.1- 0.2ml/kg (10ml/liều dung dịch 10%) tiêm tĩnh mạch chậm, nhắc lại nếu còn dấu hiệu hạ calci máu.
Truyền dịch đảm bảo nước tiểu 100ml/giờ.
2.1.1.2. Nếu có co giật hoặc co cứng toàn thân
Tiêm diazepam 10mg tĩnh mạch/lần, nhắc lại sau mỗi 5 - 10 phút cho đến 30mg, nếu không có kết quả: thiopental 200 - 300mg tĩnh mạch chậm trong 5 phút, sau đó truyền duy trì 2mg/kg/giờ để khống chế giật (có thể 2 - 3g/24giờ).
Chú ý khi dùng thiopental ở bệnh nhân tổn thương gan. Một số trường hợp co giật nhiều, khó kiểm soát có thể phải dùng giãn cơ.
Đặt nội khí quản, thở máy FiO2 = 1 trong 1 giờ, sau đó giảm xuống 0,4 - 0,6. Nếu không có máy thở phải bóp bóng Ambu. Chỉ ngừng thở máy khi hết dấu hiệu cứng cơ toàn thân.
Rửa dạ dày: hạn chế áp dụng, chỉ cân nhắc thực hiện sau khi đã khống chế được co giật, dùng 1 - 3 lít nước. Chống chỉ định nếu đang co giật hoặc co giật nhiều cơn xuất hiện gần nhau.
Than hoạt: với liều như trên, dùng khi đã khống chế được co giật.
Calciclorua 10ml/liều dung dịch 10% tiêm tĩnh mạch chậm, hoặc Calci gluconat 0.1- 0.2ml/kg (10ml/liều dung dịch 10%) tiêm tĩnh mạch chậm, nhắc lại nếu còn dấu hiệu hạ calci máu.
Truyền dịch: Natriclorua 0,9%, glucose 5%, Ringer lactat để có nước tiểu > 200ml/giờ.
Cần chú ý theo dõi lượng nước tiểu, nếu dưới 150ml/3giờ nên đặt ống thông tĩnh mạch trung tâm, theo dõi CVP, nếu trên 10cmH2O cho furosemide 20 - 40mg tiêm tĩnh mạch. Nếu không đo được CVP, sau khi truyền đủ 200ml/giờ sau 3 giờ mà nước tiểu vẫn dưới 50ml/giờ ở người lớn, 10ml/giờ ở trẻ em thì cho thêm furosemid.
Theo dõi chặt các chức năng sống: mạch, huyết áp, nhịp tim, nước tiểu và xét nghiệm: CK, điện não.
2.1.1.3. Các biện pháp hỗ trợ khác
Suy thận cấp: lọc máu ngoài thận nếu các điều trị khác không có kết quả.
Viêm cơ tim: truyền dobutamine 2- 40 mcg/kg/phút.
Ngoại tâm thu thất trên 10% tần số tim: tiêm xylocaine 0,05 - 0,10g tĩnh mạch. Đặt máy tạo nhịp tạm thời nếu có chỉ định.
Xử trí suy hô hấp cấp tiến triển.
Các loại Vitamin B.
3. Tiên lượng và biến chứng
3.1. Tiên lượng
Nếu không được cấp cứu khẩn trương và điều trị tích cực, bệnh nhân sẽ nhanh chóng co giật, suy hô hấp, tiêu cơ vân, suy thận, rối loạn nhịp, suy tim cấp, … và tử vong.
3.2. Biến chứng
Co giật, rối loạn ý thức. Suy hô hấp. Suy đa tạng. Rối loạn nhịp, viêm cơ tim, suy tim cấp.
Suy thận cấp do tiêu cơ vân, giảm thể tích, toan chuyển hóa.
Tai liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí ngộ độc (Ban hành kém theo Quyết định số 3610/QĐ-BYT, ngày 31/08/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
NGỘ ĐỘC THUỐC DIỆT CHUỘT LOẠI PHOSPHUA
1. ĐAI CƯƠNG
Hóa chất trừ sâu phospho hữu cơ (PHC) là các hợp chất bao gồm carbon và các gốc của axít phosphoric. Có hàng ngàn hợp chất phospho hữu cơ ra đời nhưng vẫn trên cơ sở một công thức hóa học chung:
Các hợp chất Phospho hữu cơ khi vào cơ thể sẽ gắn với AChE dẫn đến phosphoryl hóa và làm mất hoạt tính của AChE. Hậu quả là acetylcholin tích tụ và kích thích liên tục các receptor ở hậu synap gây lên hội chứng cường cholinergic là bệnh cảnh chính của ngộ độc phospho hữu cơ.
2. XỬ TRÍ
- Rửa dạ dày:
+ Đặt sonde dạ dày, bơm qua sonde 500ml dung dịch CuSO4 1% (phèn xanh)
+ Bơm tiếp 1000ml dung dịch KmnO4 (thuốc tím)
+ Rút hỗn hợp trên qua sonde dạ dày
+ Bơm tiếp dung dịch 50g MgSO4 pha trong 100ml dầu Paraphine
+ Sau đó, rút sonde dạ dày
- Không có thuốc kháng độc đặc hiệu.
- Than hoạt 50 - 100 g, uống cùng sorbitol với liều gấp đôi.
- Tụt huyết áp
+ Truyền dịch theo áp lực tĩnh mạch trung tâm. Nếu truyền đủ dịch mà huyết áp vẫn không lên cần phải dùng thuốc vận mạch: noradrenalin, adrenalin, dopamine và thuốc co bóp cơ tim dobutamin.
+ Điều trị loạn nhịp tim, ví dụ: atropine nếu có nhịp chậm, xylocain nếu ngoại tâm thu thất... Monitoring theo dõi nhịp tim, sẵn sàng máy tạo nhịp ngoài và trong lồng ngực nếu cần.
+ Đảm bảo cân bằng nước - điện giải.
+ Magie sulfat: tùy theo tình trạng bệnh nhân và xét nghiệm.
Điều trị suy hô hấp: thở oxy, thông khí nhân tạo điều khiển có PEEP tùy theo tình trạng bệnh nhân. Cho thuốc giãn phế quản nếu có co thắt phế quản.
Áp dụng phương pháp “trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể” (ECMOExtracorporeal Membrane Oxygenation) với những trường hợp suy hô hấp nặng không đáp ứng với các biện pháp hồi sức khác.
Nếu bệnh nhân có tình trạng co giật: cắt cơn giật bằng thuốc tĩnh mạch, cần đảm bảo hô hấp, thuốc diazepam 10mg tiêm tĩnh mạch, nhắc lại sau 10 - 15 phút nếu không hết giật, dùng 2 - 3 lần không đỡ thì dùng phenobarbital tiêm tĩnh mạch chậm và truyền duy trì 1 - 3g/24 giờ để kiểm soát tình trạng co giật. Một số trường hợp co giật nhiều, khó kiểm soát có thể phải dùng giãn cơ.
Thuốc điều trị chống tăng tiết dịch dạ dày nhóm ức chế H2 hoặc ức chế bơm proton. Thuốc băng bó niêm mạc dạ dày (gastropulgite).
Chống toan chuyển hoá bằng natribicarbonat 4,2% và 1,4%.
Điều trị suy gan cấp: glucose, thay huyết tương, tái tuần hoàn các chất hấp phụ phân tử (MARS), truyền các dung dịch hỗ trợ và thay thế: huyết tương tươi đông lạnh... tùy theo tình trạng bệnh nhân.
Điều trị suy thận cấp: đảm bảo thể tích hữu hiệu trong lòng mạch, duy trì huyết áp trung bình ≥ 65mmHg và đảm bảo lưu lượng nước tiểu. Trong trường hợp suy thận nặng cần lọc máu, siêu lọc tĩnh mạch-tĩnh mạch liên tục...
Chế độ ăn: Đảm bảo đủ năng lượng và đủ các thành phần dinh dưỡng, tránh hạ đường huyết.
3. Tiên lượng
Nếu không được cấp cứu khẩn trương và điều trị tích cực, bệnh nhân sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn sốc không hồi phục, suy hô hấp, nhiễm toan, xuất huyết nặng nề, tổn thương nhiều cơ quan và tử vong trong vòng vài ngày.
4. Biến chứng
Tụt huyết áp: sốc giảm thể tích do mất dịch, mất máu, viêm cơ tim.
Rối loạn điển giải. Toan máu. Suy thận cấp. Suy hô hấp tiến triển. Suy đa tạng.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí ngộ độc (Ban hành kém theo Quyết định số 3610/QĐ-BYT, ngày 31/08/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
NGỘ ĐỘC THUỐC TRỪ SÂU NHÓM PHOSPHO HỮU CƠ
1. ĐAI CƯƠNG
Hóa chất trừ sâu phospho hữu cơ (PHC) là các hợp chất bao gồm carbon và các gốc của axít phosphoric. Có hàng ngàn hợp chất phospho hữu cơ ra đời nhưng vẫn trên cơ sở một công thức hóa học chung:
Các hợp chất Phospho hữu cơ khi vào cơ thể sẽ gắn với AChE dẫn đến phosphoryl hóa và làm mất hoạt tính của AChE. Hậu quả là acetylcholin tích tụ và kích thích liên tục các receptor ở hậu synap gây lên hội chứng cường cholinergic là bệnh cảnh chính của ngộ độc phospho hữu cơ.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Chẩn đoán xác định
2.1.1. Chẩn đoán xác định ngộ độc cấp PHC: dựa vào các tiêu chuẩn sau
- Bệnh sử nhiễm độc cấp rõ ràng: uống hoặc tiếp xúc thuốc trừ sâu, có vỏ thuốc.
- Hội chứng cường cholin cấp (+) (1 trong 3 hội chứng: M; N; TKTƯ)
- Xét nghiệm cholinesterase huyết tương (pChE): giảm < 50% giá trị bình thường
- Xét nghiệm độc chất nước tiểu hoặc trong máu, dịch dạ dày (+)
2.1.2. Chẩn đoán hội chứng Muscarin (M)
- Da tái lạnh.
- Đồng tử co < 2mm.
- Đau bụng, buồn nôn, nôn, ỉa chảy.
- Tăng tiết và co thắt phế quản: biểu hiện bằng cảm giác khó thở chẹn ngực khám thấy ran ẩm, ran ngáy, rít ở phổi.
- Nhịp chậm < 60 lần/phút
2.1.3. Chẩn đoán hội chứng Nicotin (N)
- Máy cơ tự nhiên hoặc sau gõ các cơ delta, cơ ngực ,cơ bắp chân.
- Co cứng hoặc liệt cơ.
- Phản xạ gân xương: tăng nhạy.
2.1.4. Chẩn đoán hội chứng bệnh lý thần kinh trung ương (TKTƯ)
- Có rối loạn ý thức.
- Điểm glasgow giảm.
- Co giật.
2.2. Chẩn đoán phân biệt
2.2.1. Ngộ độc các hợp chất trừ sâu cacbamat: thường nhẹ hơn, đáp ứng với điều trị bằng vài chục mg atropin, bệnh nhân thường hồi phục hoàn toàn sau 48 đến 72 giờ. Xét nghiệm thấy cacbamat trong nước tiểu, dịch dạ dày hoặc trong máu. Không dùng PAM để điều trị ngộ độc carbamat.
2.2.2. Ngộ độc thuốc trừ sâu clo hữu cơ: ChE không giảm, ngấm atropin rất nhanh (sau vài mg). XN thấy clo hữu cơ trong nước tiểu, dịch rửa dạ dày.
2.2.3. Ngộ độc nấm có hội chứng muscarin: Bn có ăn nấm, có hội chứng muscarinic.
2.3. Chẩn đoán mức độ ngộ độc
2.3.1. Chẩn đoán mức độ nặng nhẹ theo các hội chứng bệnh lý lâm sàng
- NĐC PHC nhẹ: chỉ có M
- NĐC PHC trung bình: M + N hoặc M + TKTƯ
- NĐC PHC nặng: Khi có cả ba M + N + TKTƯ hoặc có hôn mê, trụy mạch
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Thuốc giải độc
3.1.1. Atropin
- Liều: tiêm 2 - 5mg tĩnh mạch nhắc lại sau 5, 10 phút/lần đến khi đạt ngấm atropin. Căn cứ thời gian và liều đã dùng mà tính ra liều atropine cần duy trì.
- Sử dụng bảng điểm atropin để điều chỉnh liều atropin nguyên tắc dùng liều thấp nhất để đạt được dấu thấm. Ngừng atropin khi liều giảm tới 2mg/24 giờ.
- Xử trí khi quá liều: tạm ngừng atropin, theo dõi sát, nếu kích thích vật vã nhiều có thể cho diazepam (Seduxen tiêm TM); đến khi hết dấu ngấm atropin thì cho lại atropin với liều thấp hơn liều trước đó.
Bảng điểm atropin
Triệu chứng Ngấm atropin Điểm Quá liều atropin Điểm
1. Da Hồng, ấm 1 Nóng, đỏ 2
2. Đồng tử 3 - 5mm 1 > 5mm 2
3. Mạch 70 -100lần/phút 1 > 100 lần/phút 2
3. Hô hấp Không tăng tiết, không co thắt còn đờm dãi lỏng 1 Đờm khô quánh hoặc không có đờm 2
5. Tinh thần Bình thường 0 Kích thích vật vã, sảng hoặc li bì do atropin. 2
6. Bụng Mềm bình thường 0 Chướng, gõ trong 2
7.Cầu BQ Không có 0 Căng 2
Cộng S1 S2
Điểm A = S1+ S2:
- Điểm A < 4 thiếu atropin phải tăng liều
- Điểm A = 4 - 6 điểm: ngấm atropine tốt, duy trì liều
- Điểm A > 6 điểm: quá liều atropin
3.1.2. Pralidoxim (PAM)
- Ngay khi có chẩn đoán xác định, truyền tĩnh mạch PAM như sau:
Mức độ ngộ độc Liều ban đầu (g/10 phút) Liều duy trì (g/giờ)
Nặng: có M + N + TKTƯ 1g 0,5 - 1
Trng bình: 2 HC 1g 0,5
Nhẹ: chí có M 0,5 0,25
Khi đã đạt thấm atropin và có kết quả xét nghiệm ChE: điều chỉnh liều PAM theo liều atropin trung bình/giờ và hoạt độ pChE.
+ Nếu atropin > 5mg/h và/hoặc pChE < 10% gtbt tt: tiếp tục truyền 0,5g/h
+ Nếu atropin 2 - 5 mg/h và/hoặc pChE 10 - 20% gtbt tt tiếp tục truyền 0,25g/h.
+ Nếu atropin 0,5 - 2mg/h và/hoặc pChE =20 - 50 tiếp tục truyền 0,125g/h.
- Ngừng PAM khi ChE ³ 50%, độc chất nước tiểu (-) hoặc khi atropin < 2 mg/ 24h và độc chất nước tiểu âm tính; hoặc sau tối thiểu 2 ngày.
- Chẩn đoán quá liều PAM khi
+ Đang truyền với tốc độ ³ 0,5g/h.
+ Thấm atropin tốt với liều atropin thấp.
+ Xuất hiện liệt cơ kèm máy cơ, tăng PXGX, tăng huyết áp.
+ ChE đang có khuynh hướng tăng lại giảm.
Ngừng PAM trong 3 - 6 giờ rồi dùng lại với liều thấp hơn.
3.2. Các biện pháp hạn chế hấp thu
- Ngộ độc đường hô hấp: đưa ngay bệnh nhân ra khỏi khu vực nhiễm độc
- Ngộ độc đường da: cởi bỏ quần áo nhiễm độc chất, rửa vùng da tiếp xúc độc chất với xà phòng và nhiều nước sạch.
- Ngộ độc đường tiêu hóa
+ Gây nôn nếu không có chóng chỉ định.
+ Đặt ống thông dạ dày lấy dịch để xét nghiệm độc chất
+ Than hoạt 50g + 200ml nước bơm vào dạ dày, ngâm 3 phút, rồi lắc bụng tháo ra.
+ Rửa dạ dày: 5 - 10 lít nước muối 0,5 - 0,9%, 2 - 3 lít đầu cho kèm than hoạt 20g/lít
+ Than hoạt đa liều (uống): than hoạt 2g/kg và sorbitol 4g/ kg cân nặng, chia đều 4 lần, cách nhau 2 giờ 1 lần Nếu sau 24 giờ vẫn không đi ngoài ra than hoạt cho thêm sorbitol 1g/kg.
3.3. Các điều trị hỗ trợ
- Bảo đảm hô hấp
+ Thở oxy qua xông mũi.
+ Đặt nội khí quản hút đờm dãi và thở máy nếu có suy hô hấp.
- Bảo đảm tuần hoàn
+ Truyền đủ dịch.
+ Nếu có tụt huyết áp: bù đủ dịch; truyền TM dopamin 5 - 15mg/kg/phút...
- Bảo đảm cân bằng nước, điện giải: truyền dịch, điều chỉnh điện giải.
- Nuôi dưỡng
+ Ngày đầu: nuôi dưỡng đường tĩnh mạch.
+ Ngày thứ 2 trở đi: 2000 Kcalo/ ngày bằng cả 2 đường tiêu hóa và TM.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí ngộ độc (Ban hành kém theo Quyết định số 3610/QĐ-BYT, ngày 31/08/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Phạm Duệ (2005), “Nghiên cứu kết hợp PAM và atropine trong điều trị ngộ độc cấp phospho hữu cơ”, Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
RẮN LỤC XANH ĐUÔI ĐỎ CẮN
1. ĐẠI CƯƠNG
- Rắn lục xanh đuôi đỏ thuộc họ Rắn lục (Viperidae) giống Cryptelytrops.
- Họ Rắn lục có nhiều giống và loài khác nhau nhưng có chung độc tính là gây rối loạn đông máu, chảy máu.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
Hoàn cảnh bị rắn lục cắn: đa số bệnh nhân bị cắn vào tay, chân trong quá trình lao động.
2.1.1. Tại chỗ
- Vết cắn: dấu móc độc biểu hiện có 2 dấu răng cách nhau khoảng 1 cm.
- Vài phút sau khi bị cắn sưng nề nhanh, đau nhức nhiều kèm theo tại chỗ cắn máu chảy liên tục không tự cầm.
- Sau khoảng 6 giờ phần tổn thương sưng nề lan rộng từ vết cắn có thể đến gốc chi dẫn đến toàn chi sưng to, đau nhức, tím, xuất huyết dưới da, xuất huyết trong cơ.
- Có thể có bọng nước, xuất huyết trong bọng nước. Có thể nhiễm khuẩn tại chỗ, hội chứng khoang.
2.1.2. Toàn thân
- Chóng mặt, lo lắng.
- Tuần hoàn: có thể xuất hiện tình trạng sốc do mất máu: tụt huyết áp, da đầu chi lạnh ẩm, lơ mơ, thiểu niệu, vô niệu. Có thể có sốc phản vệ do nọc rắn.
- Huyết học: chảy máu tự phát tại chỗ, nơi tiêm truyền, chảy máu chân răng. Chảy máu trong cơ, chảy máu tiêu hóa, tiết niệu, chảy máu âm đạo, chảy máu phổi, não.
- Có thể có suy thận cấp.
2.2. CẬN LÂM SÀNG
- Xét nghiệm đông máu 20 phút tại giường (theo WHO 2010): lấy máu cho vào ống nghiệm không có chống đông (không được lắc hoặc nghiêng ống) sau 20 phút máu còn ở dạng lỏng, không đông thì xét nghiệm này dương tính, đồng nghĩa với chẩn đoán xác định rắn lục cắn gây rối loạn đông máu, có chỉ định huyết thanh kháng nọc rắn.
- Công thức máu: tiểu cầu giảm, có thể thấy thiếu máu do mất máu.
- Xét nghiệm máu:
+ Thời gian máu chảy, máu đông kéo dài TC, TS hay TQ, TCK
+ Bilan thận: urê, creatinin, điện giải, protein (máu và nước tiểu).
- Điện tim, khí máu để theo dõi phát hiện biến chứng nếu có.
2.3. CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH
- Hoàn cảnh bị rắn lục cắn, nhận dạng rắn.
- Vết cắn: dấu móc độc.
- Biểu hiện lâm sàng sưng nề, đau nhức, bầm tím tại chỗ và xuất huyết nhiều nơi do rối loạn đông máu.
- Xét nghiệm đông máu 20 phút tại giường và xét nghiệm đông máu toàn bộ có rối loạn.
2.4. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
- Với các rắn lục cắn khác cũng gây rối loạn đông máu như rắn Chàm quạp, Khô mộc, Lục mũi hếch, Lục núi…Chủ yếu dựa vào nhận dạng rắn và triệu chứng lâm sàng.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ
Bệnh nhân bị rắn lục xanh đuôi đỏ cắn cần được sơ cứu thích hợp, vận chuyển nhanh chóng và an toàn tới các khoa Cấp cứu hoặc khoa Hồi sức chống độc. Các bệnh nhân có chảy máu hoặc có xét nghiệm đông máu 20 phút tại giường dương tính phải được điều trị bằng huyết thanh kháng nọc rắn lục và/hoặc truyền máu và các chế phẩm máu.
3.2. ĐIỀU TRỊ CỤ THỂ
3.2.1. Sơ cứu rắn độc cắn
- Trấn an và giảm lo lắng cho bệnh nhân.
- Rửa vết thương.
- Cởi bỏ đồ trang sức ở chi bị cắn tránh gây chèn ép khi chi sưng nề.
- Băng ép tại chỗ cắn trở lên gốc chi hoặc garô tĩnh mạch, không garô động mạch.
- Không để bệnh nhân tự đi lại. Bất động chi bị cắn bằng nẹp.
- Không chích rạch tại vết cắn. Ngay sau khi bệnh nhân bị cắn có thể nặn, hút máu tại vết cắn để loại trừ bớt nọc độc.
- Nếu đau nhiều: giảm đau bằng paracetamol uống.
- Nếu tụt huyết áp, đe dọa sốc do mất máu hoặc phản vệ đặt ngay một đường truyền tĩnh mạch ngoại vi (đặt ở chi khác chi bị cắn) để truyền dịch.
- Phải chuyển nạn nhân đến bệnh viện ngay không được để mất quá nhiều thời gian tìm thầy lang thuốc lá.
3.2.2. Điều trị tại bệnh viện
3.2.2.1. Sát trùng tại chỗ cắn, chống uốn ván (tiêm SAT), kháng sinh dự phòng.
3.2.2.2. Điều trị bằng huyết thanh kháng nọc (HTKN):
- HTKN được điều trị càng sớm càng tốt, nếu người bệnh đến muộn nhưng vẫn có rối loạn đông máu thì vẫn còn chỉ định HTKN.
- Chỉ định: bệnh nhân được chẩn đoán rắn lục cắn có 1 trong các dấu hiệu sau:
+ Chảy máu bất thường: chảy máu nhiều nơi tự phát.
+ Rối loạn đông máu: xét nghiệm đông máu 20 phút tại giường dương tính. hoặc giảm prothrombin; INR, APTT kéo dài, giảm fibrinogen hoặc tiểu cầu giảm dưới 100 x 109/l.
+ Sưng đau lan rộng lên đến hơn một nửa chi bị rắn cắn trong vòng 24 giờ.
- Liều HTKN:
+ Liều ban đầu 5 - 10 lọ (1000 LD50/lọ) HTKN lục tre tinh chế. Pha trong 250 ml Natriclorua 0,9% (trẻ nhỏ: 20 ml/kg) truyền trong 60 - 90 phút.
+ Nếu sau 2 giờ BN vẫn tiếp tục chảy máu hoặc sau 6 giờ tình trạng rối loạn đông máu chưa cải thiện thì chỉ định liều HTKN tiếp theo. Liều nhắc lại 5 - 10 lọ HTKN.
- Đánh giá người bệnh đáp ứng tốt với HTKN khi tình trạng lâm sàng cải thiện, đỡ đau tại vết cắn, hết chảy máu tại chỗ thì tạm ngừng HTKN; sau 6 giờ xét nghiệm đông máu trở về bình thường thì ngừng hẳn HTKN.
3.2.2.3. Truyền khối hồng cầu hoặc máu toàn phần nếu bệnh nhân mất máu nhiều.
3.2.2.4. Truyền plasma tươi đông lạnh, tủa cryo, khối tiểu cầu nếu có chỉ định.
3.2.2.5. Truyền dịch phòng suy thận cấp.
3.2.2.6. Chạy thận nhân tạo khi suy thận cấp tiến triển.
3.2.2.7. Theo dõi sát đề phòng sốc phản vệ do huyết thanh hoặc truyền máu (nếu có phải xử trí ngay theo hướng dẫn xử trí sốc phản vệ).
4. DỰ PHÒNG
Truyền thông giáo dục phòng chống rắn độc cắn:
- Phát quang bờ cây bụi rậm quanh nhà, không bắc giàn hoa, dây leo…ở sân trước nhà, trồng xả hoặc rắc bột lưu huỳnh quanh nhà là những biện pháp xua đuổi rắn có thể và nên áp dụng nhất là ở những vùng có nhiều rắn.
- Khi vào rừng hoặc những nơi nghi có rắn lục phải đội mũ rộng vành, mắc quần áo dài, đi giày cao cổ và nên khua gậy xua đuổi rắn.
Tài liệu tham khảo
Chẩn đoán và điều trị rắn lục xanh đuôi đỏ cắn (Ban hành kèm theo Quyết định số 5152/QĐ-BYT, ngày 12/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
ONG ĐỐT
1. ĐẠI CƯƠNG
Ong thuộc họ cánh màng gồm 2 họ chính:
Họ ong vò vẽ bao gồm: ong vò vẽ, ong bắp cày, ong vàng.
Họ ong mật gồm ong mật và ong bầu.
Bộ phận gây độc gồm túi nọc và ngòi nằm ở phần bụng sau của con cái. Ngòi của ong mật có hình răng cưa do vậy sau khi đốt ong bị xé rách phần bụng và để lại ngòi ong trên da và con ong sẽ bị chết. Ong vò vẽ thì ngòi ong trơn nên có thể đốt nhiều lần.
Nọc ong có khoảng 40 thành phần bao gồm các enzyme như phospholipase A2, hyaluronidase, cholinesterase, serotonin, catecholamin, peptid, melitin, các peptit hủy tế bào mast, apamin, các amin có hoạt tính sinh học. Melittin: chiếm 50% trọng lượng của nọc khô, làm tổn thương màng tế bào do có tác dụng như một chất tẩy. Apamin: độc tố thần kinh tác động chủ yếu lên tủy sống; phospholipase A2 có tác dụng làm vỡ hồng cầu, hyaluronidase có tác dụng hủy acid hyaluronic của tổ chức liên kết làm nọc ong lan nhanh. Đa số các thành phần của nọc ong có trọng lượng phân tử thấp (từ 1,2 - 170 kd) nên có thể lọc được qua màng lọc của phương pháp lọc máu tĩnh mạch – tĩnh mạch liên tục.
Liều độc: phụ thuộc rất nhiều vào loại ong và số vết đốt.
Mức độ nặng phụ thuộc vào loại ong, số nốt đốt và vị trí đốt. Ở người lớn bị ong vò vẽ đốt từ trên 30 vết đốt trở lên là nặng, trẻ em bị từ trên 10 nốt đốt là nặng.
Tử vong do ong đốt chiếm từ 40 - 100 người/ năm tại Mỹ nhưng con số thực tế cao hơn. Tử vong có thể xảy ra rất sớm trong vòng giờ đầu do sốc phản vệ (chiếm từ 3 - 8% người bị ong đốt) và tử vong muộn trong những ngày sau do độc tố của nọc ong. Ở Việt Nam ong mật thường không gây tử vong do độc tố.
Việc xử trí sớm, tích cực tập trung vào việc truyền dịch, tăng cường bài niệu có thể làm giảm được mức độ nặng.
2. NGUYÊN NHÂN
- Do tai nạn trong lao động, sinh hoạt, khi đi rừng bị ong đốt thường là ong đất, bắp cày, ong bò vẽ, ong vàng, độc tính cao
- Nuôi ong lấy mật hoặc lấy mật ong rừng thường là ong mật
- Do trẻ em trêu chọc, ném, phá tổ ong thường là ong vàng hoặc ong bò vẽ
3.CHẨN ĐOÁN
3.1. Chẩn đoán xác định
3.1.1. Triệu chứng lâm sàng
- Tại chỗ:
+ Biểu hiện: đỏ da, đau buốt, ngứa, phù nề, đường kính một vài cm quanh chỗ đốt.
+ Đau chói sau vài phút chuyển thành đau rát bỏng.
+ Nốt ong châm ở giữa hoại tử trắng, xung quanh có viền đỏ, phù nề, tổn thương trên da tồn tại vài ngày đến vài tuần.
+ Nếu bị nhiều nốt đốt có thể gây phù nề toàn bộ chi hoặc thân.
+ Ong vào vùng hầu họng gây phù nề, co thắt thanh quản gây khó thở cấp
+ Ong đốt vào vùng quanh mắt hoặc mi mắt có thể gây đục màng trước thuỷ tinh thể, viêm mống mắt, áp xe thuỷ tinh thể, thủng nhãn cầu, tăng nhãn áp, rối loạn khúc xạ.
+ Các triệu chứng cục bộ nặng nhất vào 48 - 72 giờ sau khi bị ong đốt và kéo dài hàng tuần.
+ Tiêu cơ vân xuất hiện sau 24 - 48 giờ có thể dẫn đến vo niệu do tắc ống thận
Nọc ong châm thẳng vào mạch máu có thể gây lên các triệu chứng nhanh hơn, nặng hơn.
- Triệu chứng toàn thân
+ Sẩn ngứa, mề đay, cảm giác nóng ran trong vòng vài giờ sau đốt
+ Xảy ra khi bị nhiều nốt đốt. Nếu 50 nốt, các triệu chứng toàn thân có thể biểu hiện ngay lập tức (rất khó phân biệt giữa sốc do độc tố của nọc ong với phản vệ) hoặc sau vài ngày. Bao gồm phù lan rộng, cảm giác bỏng da, vã mồ hôi, viêm kết mạc.
+ Tiêu hóa: Biểu hiện buồn nôn, nôn, đau bụng, ỉa chảy. Có thể gặp hoại tử tế bào gan ở những bệnh nhân tử vong
+ Tim mạch: giai đoạn đầu mạch nhanh, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim sau tụt huyết áp, sốc.
+ Thần kinh: yếu cơ, mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, hôn mê và co giật.
+ Huyết học: tan máu, đái máu, giảm tiểu cầu, chảy máu nhiều nơi. Lưu ý chảy máu phổi hoặc não. Có thể có rối loạn đông máu kiểu đông máu lan tỏa trong lòng mạch.
+ Thận: đái ít, nước tiểu sẫm màu, chuyển từ màu hồng sang đỏ sẫm hoặc nâu đỏ rồi vô niệu nhanh chóng nếu không điều trị kịp thời. Suy thận cấp thể vô niệu có thể tiến triển do hoại tử ống thận thứ phát từ tiêu cơ vân, tan máu và từ thiếu máu thận; cũng có thể có sự góp phần của cơ chế miễn dịch. Tuy nhiên các amin giao cảm trong thành phần nọc ong gây co mạch, giảm tưới máu thận, hoại tử ống thận cùng với sự bít tắc của ông thận do myoglobin và hemoglobine đóng vai trò chính và đây là cơ sở cho biện pháp điều trị bài niệu tích cực trong điều trị ong đốt.
+ Triệu chứng phản vệ: thường xảy ra sau khi bị ong đốt vài phút đến vài giờ và tử vong thường xảy ra trong giờ đầu. Sốc phản vệ chiếm từ 0,3 - 3 thậm chí 8% các trường hợp ong đốt Biểu hiện:
Da: đỏ da toàn thân, phù mạch, nổi mày đay, ngứa.
Hô hấp: phù lưỡi, co thắt phế quản, tăng tiết dịch phế quản, co thắt thanh quản gây khó thở thanh quản. Trường hợp nặng có thể gặp chảy máu phổi.
Tim mạch: nhịp nhanh, tụt huyết áp, ngất, điện tim thay đổi ST và T.
Tiêu hóa: nôn, buồn nôn, ỉa chảy, đau quặn bụng, đầy bụng.
* Phản ứng chậm
Xuất hiện nhiều ngày sau khi bị ong đốt (8 - 15 ngày)
Kiểu type III và IV của Gell và Coombs
Phản ứng kiểu bệnh huyết thanh kèm theo sốt, mề đay, đau khớp.
Phản ứng thần kinh kiểu Guillain Barré, hội chứng ngoại tháp, hội chứng màng não, bệnh não cấp.
Biểu hiện thận: thận nhiễm mỡ, viêm cầu thận
3.1.2. Xét nghiệm đánh giá mức độ nặng và theo dõi diễn biến
- Công thức máu
- Sinh hoá: Urê, creatinin, điện giải đồ, đường, CK tăng, CKMB, AST, ALT, bilirubin toàn phần, trực tiếp, gián tiếp, sắt huyết thanh, hồng cầu lưới, coombs trực tiếp, gián tiếp.
Tổng phân tích nước tiểu, myoglobin niệu.
Đông máu cơ bản. Khi có tổn thương gan và rối lọan đông máu cần làm đông toàn bộ ít nhất 1 lần/ngày.
Điện tim.
XQ tim phổi
3.2. Chẩn đoán phân biệt: với vết đốt do các loại côn trùng khác
4. ĐIỀU TRỊ
Không có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng
- Tại vết đốt: chườm lạnh, giảm đau bằng kem kháng histamin (VD kem Phenergan) 2 - 3 lần/ngày.
- Giảm phù nề: prednisolon 40 - 60 mg uống một lần hoặc methylprednisolon 40mg tiêm tĩnh mạch 1 - 2 lần/ngày, có thể giảm liều dần theo nguyên tắc “vuốt đuôi” trong 3 - 5 ngày. Nếu bị sốc phản vệ điều trị theo phác đồ xử trí sốc phản vệ:
+ Quan trọng nhất là nhanh chóng tiêm bắp addrenalin người lớn 0,3 - 0,5 mg, trẻ em: 0,01 mg/kg; nếu trẻ nặng > 50 kg thì liều tối đa 1 lần 0,5 mg, nhắc lại sau 5 - 15 phút nếu cần.
Nếu tiêm bắp 3 lần mà HA vẫn thấp thì pha truyền với liều từ 0,1 - 1 mcg/kg/phút. chỉnh liều để đạt HA mong muốn.
+ Cho thở oxy 8 - 10l/ph, nếu suy hô hấp cần dặt nội khí quản, thở máy
+ Đặt bệnh nhân nằm thẳng đầu thấp
+ Truyền dịch: natriclorua 0,9% nhanh 20 ml/kg trong, đánh giá lại, truyền lại khi cần
+ Abuterol: khí dung khi co thắt phế quản liều 0,15 mg/kg (tối thiểu 2,5 mg) pha vào 3 ml nước muối, khí dung nhắc lại khi cần
+ Kháng H1: Dimedrol ống 10 mg (diphenylhydramin): 1 mg/kg TB hoặc TM (tối đa 40 mg).
+ Kháng H2: Ranitidin 50 mg TM (hoặc famotidin 20mg TM)
+ Solumedrol 1 mg/kg (tối đa 125 mg).
- Phòng suy thận cấp:
Bài niệu tích cực là 1 trong những biện pháp điều trị ong đốt cơ bản và hiệu quả
Nhẹ: Cho bệnh nhân uống nhiều nước, 2000 - 3000ml nước/24 giờ, ngay sau khi bị ong đốt nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, nên dùng dung dịch ORESOL.
Nặng: có tụt huyết áp, hoặc bị > 10 nốt đốt: Tăng cường thải độc bằng phương pháp bài niệu tích cực (xem bài chẩn đoán và xử trí chung với ngộ độc cấp).
- Lọc máu:
Nếu bài niệu tích cực, lợi tiểu không kết quả, suy thận, cho chạy thận nhân tạo ngắt quãng.
Người lớn nếu bị ong vò vẽ đốt > 50 nốt, hoặc trẻ em bị đốt > 30 nốt và có biểu hiện ngộ độc nọc ong, chỉ định lọc máu liên tục CVVH máu càng sớm càng tốt để loại bỏ nọc ong tránh được vòng xoắn bệnh lý.
Khi có tan máu, vàng da, suy gan, suy thận, rối loạn đông máu xét chỉ định thay huyết tương và lọc máu liên tục.
- Rối loạn đông máu, thiếu máu, giảm tiểu cầu: truyền huyết tương tươi đông lạnh, hồng cầu khối, tiểu cầu theo tình trạng người bệnh
- Suy hô hấp: do phù phổi cấp, chảy máu phổi: thở ôxy liều cao, thở máy không xâm nhập CPAP+PS, hoặc đặt nội khí quản, thở máy có PEEP.
- Tiêm phòng uốn ván nếu vùng ong đốt bị nhiễm bẩn (SAT 2000 đv tiêm dưới da).
- Lấy ngòi ong ra khỏi da bệnh nhân: nếu ong mật đốt, lấy sớm sau khi bị đốt.
- Dị ứng nhẹ (mày đay): uống hoặc tiêm kháng histamin, corticoid.
Chú ý: Khi bị nhiều nốt đốt gây tình trạng tụt huyết áp nên tiêm bắp ngay adrenalin 0,3- 0,5 ml dung dịch 1/1000 (vì rất khó phân biệt được là do sốc phản vệ hay độc tố toàn thân, kết hợp kháng histamine (Dimedrol ống 10 mg) 1- 5 ống.
5. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
Tiên lượng phụ thuộc vào loại ong, số lượng vết đốt, vị trí đốt, được điều trị bài niệu tích cực sớm hay muộn, có bệnh phối hợp hay không? Thông thường ong bắp cày độc hơn ong vò vẽ, ong vò vẽ độc hơn ong vàng.
Tiên lượng tốt nếu người lớn bị đốt < 10 nốt, nếu > 30 nốt cần thận trọng. Biến chứng: suy gan, suy thận cấp thể vô niệu, rối loạn đông máu, tan máu,
suy đa tạng gây tử vong.
Nhiễm trùng thứ phát sau khi bị đốt (hiếm khi xảy ra) nhưng nếu có thường gặp vào ngày thứ 5 sau ong đốt khi các phản ứng tại chỗ đã giảm đi nhưng thấy xuất hiện sưng, nóng, đỏ, đau tăng lên nhiều, thậm chí có thể sốt, cần cho kháng sinh.
6. DỰ PHÒNG
- Với những người có cơ địa dị ứng nhất là đã có tiền sử dị ứng với ong nên chuẩn bị sẵn bơm tiêm nạp sẵn có adreanalin (EpiPen chứa: 0,3 mg, EpiPen Jr. chứa 0,15 mg) để tiêm dưới da nếu bị ong đốt.
- Khi vào rừng không nên xịt nước hoa, trang điểm và mặc quần áo sặc sỡ hoặc quần áo in hình những bông hoa vì sẽ hấp dẫn ong.
- Khi đi dã ngoại thì lưu ý những đồ ăn, nươc uống ngọt cũng lôi kéo ong đến.
- Không đi chân không vào rừng vì có thể dẫm phải tổ ong.
- Nếu có ong vo ve quanh đầu và người bạn thì lúc đó bạn nên bình tĩnh, hít thở sâu vì ong đang khám phá bạn có phải là bông hoa không hay là một cái gì có ích cho nó, nếu nó phát hiện là người thì ong sẽ bay đi.
- Không chọc phá tổ ong.
- Khi trong nhà hoặc ngoài vườn có tổ ong thì bạn nên nhờ chuyên gia để
dỡ bỏ tổ ong.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí ngộ độc (Ban hành kèm theo Quyết định số 3610/QĐ-BYT, ngày 31/08/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
NGỘ ĐỘC RƯỢU ETHANOL
1. ĐẠI CƯƠNG
Ngộ độc rượu cấp có thể gây hôn mê, suy hô hấp và tử vong. Các trường hợp bệnh nhân nặng thường do uống nhiều hoặc có các chiến chứng như chấn thương, hạ đường huyết, …
Cần phân biệt ngộ độc rượu ethanol với các rượu khác đặc biệt là methanol và ethylen glycol.
2. NGUYÊN NHÂN
Thường do uống quá nhiều rượu, bia; một số ít do tự tử bằng rượu hoặc các sản phẩm từ rượu.
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Loại rượu uống
- Có thể giúp định hướng nếu bệnh nhân uống các loại rượu thực phẩm hoặc bia có nguồn gốc rõ ràng.
3.2. Lâm sàng
Ngộ độc rượu cấp gây ra nhiều rối loạn tâm thần và thực thể. Thường do uống quá nhiều rượu, liều gây độc thay đổi tùy thuộc mỗi cơ thể, thường rất cao ở người nghiện rượu. Trên lâm sàng thường có các triệu chứng qua các giai đoạn và tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau:
+ Giai đoạn kích thích: Sảng khoái, hưng phấn thần kinh (vui vẻ, nói nhiều), giảm khả năng tự kiềm chế (mất điều hòa, kích thích, hung hãn). Vận động phối hợp bị rối loạn: đi đứng loạng choạng.
+ Giai đoạn ức chế: Tri giác giảm dần, giảm khả năng tập trung, lú lẫn. Phản xạ gân xương giảm, trương lực cơ giảm. Giãn mạch ngoại vi.
+ Giai đoạn hôn mê: Hôn mê, thở yếu hoặc ngừng thở dẫn đến suy hô hấp, viêm phổi sặc. Giãn mạch, tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim, trụy mạch. Hạ thân nhiệt. Hạ đường huyết. Co giật, tiêu cơ vân, rối loạn điện giải, toan chuyển hóa
Bảng 28.1: Đối chiếu nồng độ ethanol máu và triệu chứng lâm sàng ở người không nghiện rượu
Nồng độ ethanol huyết thanh (mg/dL) Triệu chứng lâm sàng
20 - 50 Rối loạn ức chế, kích thích nghịch thường, cảm xúc không ổn định, thích giao du với người khác, hưng cảm, nói nhiều.
50 - 100 Chậm đáp ứng, giảm khả năng phán xét, mất điều hòa vận động biên độ nhỏ, loạn vận ngôn.
100 - 200 Nhìn đôi, bạo lực, mất định hướng, lẫn lộn, vô cảm, sững sờ, giãn mạch.
200 - 400 Ức chế hô hấp, mất các phản xạ bảo vệ đường thở, giảm thân nhiệt, đái ỉa không tự chủ, tụt huyết áp, hôn mê.
> 400 Truỵ tim mạch, tử vong.
3.2. Cận lâm sàng
- Xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán, theo dõi ngộ độc rượu ethanol:
+ Định lượng nồng độ ethanol (khuyến cáo nên làm thêm methanol trong máu, do thường có ngộ độc phối hợp)
+ Áp lực thẩm thấu máu: đo trực tiếp bằng máy đo.
+ Khoảng trống ALTT = áp lực thẩm thấu (ALTT) đo được - ALTT ước tính (ALTT máu ước tính = Na x 2 + Ure (mmol/L) + Glucose (mmol/L).
+ Khoảng trống ALTT tăng nếu >10 mOsm/kg, ở đây là do rượu gây nên, tuy nhiên không cho biết cụ thể là do methanol, ethanol hay glycol.
+ Ước tính nồng độ rượu thông qua khoảng trống áp lực thẩm thấu (Nồng độ rượu ước tính = 4,6 x khoảng trống áp lực thẩm thấu (mg/dL), chỉ có thể áp dụng được khi trong máu chỉ có ethanol đơn thuần.
Kết hợp khoảng trống thẩm thấu và khí máu trong chẩn đoán và theo dõi: trong ngộ độc ethanol đơn thuần thì khoảng trống thẩm thấu giảm dần trờ về 0 và đồng thời khí máu không có nhiễm toan chuyển hóa (nếu có thường là nhẹ, do nhiễm toan xe tôn hoặc toan lactic).
- Xét nghiệm cơ bản: khí máu, công thức máu, urê, đường, creatinin, điện giải, AST, ALT, CPK, điện tim, tổng phân tích nước tiểu giúp đánh giá tình trạng các cơ quan và tiên lượng tình trạng ngộ độc.
- Các xét nghiệm khác để tìm tổn thương cơ quan khác hoặc biến chứng: x- quang phổi, CT-scanner sọ não, siêu âm bụng, nội soi tiêu hóa…
3.3. Chẩn đoán xác định
Dựa vào hỏi bệnh có uống rượu, các biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm như đã nói trên.
3.2. Chẩn đoán phân biệt
- Ngộ độc methanol: Toan chuyển hóa thực sự thường do chất chuyển hóa format gây nên; khoảng trống ALTT lúc đầu tăng, khí máu bình thường, sau đó giảm dần nhưng đồng thời toan chuyển hóa xuất hiện và tăng dần, kết thúc là tử vong hoặc di chứng hoặc hồi phục nếu điều trị đúng và kịp thời. Định lượng có methanol trong máu.
- Hôn mê do đái tháo đường: Tiền sử, hôn mê do tăng ALTT kèm tăng đường huyết; hôn mê hạ đường huyết hoặc do nhiễm toan.
- Hôn mê do ngộ độc thuốc an thần, gây ngủ: tiền sử dùng thuốc, hôn mê
sâu yên tĩnh, xét nghiệm tìm thấy độc chất trong dịch dạ dày, nước tiểu.
- Rối loạn ý thức do các nguyên nhân khác nhau: nhiễm trùng thần kinh
trung ương, xuất huyết nội sọ…
4. ĐIỀU TRỊ
Nguyên tắc: Ổn định bệnh nhân và điều trị các triệu chứng, biến chứng.
4.1. Điều trị cụ thể
- Ngộ độc mức độ nhẹ
+ Nghỉ ngơi yên tĩnh.
+ Truyền dịch, truyền glucose và vitamin nhóm B.
- Ngộ độc mức độ nặng
+ Hôn mê sâu, co giật, ứ đọng đờm rãi, tụt lưỡi, suy hô hấp, thở yếu, ngừng thở: nằm nghiêng, đặt canun miệng, hút đờm rãi, thở ôxy, đặt nội khí quản, thở máy với chế độ tăng thông khí (tùy theo mức độ).
+ Tụt huyết áp: truyền dịch, thuốc vận mạch nếu cần.
+ Dinh dưỡng: Truyền glucose 10 - 20% nếu hạ đường huyết, (truyền glucose ưu trương để bổ sung năng lượng), có thể bolus ngay 25 - 50g đường 50 - 100 mL loại glucose 50% nếu hạ đường huyết ban đầu.
+ Vitamin B1 tiêm bắp 100 - 300mg (người lớn) hoặc 50mg (trẻ em), trước khi truyền glucose.
+ Nôn nhiều: tiêm thuốc chống nôn, uống thuốc bọc niêm mạc dạ dày, tiêm thuốc giảm tiết dịch vị, bù nước điện giải bằng truyền tĩnh mạch.
+ Tiêu cơ vân: truyền dịch theo CVP, cân bằng điện giải, đảm bảo nước tiểu 150 - 200 mL/giờ.
+ Hạ thân nhiệt: ủ ấm.
+ Lưu ý phát hiện và xử trí chấn thương và biến chứng khác.
- Tẩy độc và tăng thải trừ chất độc
+ Đặt sonde dạ dày và hút dịch nếu bệnh nhân đến trong vòng 1 giờ và bệnh nhân nôn ít. Bệnh nhân đến muộn hơn nhưng uống số lượng lớn vẫn có thể cân nhắc hút.
+ Tăng thải trừ: trường hợp nặng thở máy thải trừ nhanh ethanol, thận nhân tạo có tác dụng nhưng không cần thiết; có thể cân nhắc chỉ định trong các trường hợp: suy thận, tiêu cơ vân, toan chuyển hóa, rối loạn điện giải nặng.
5. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
5.1. Tiên lượng
- Nhẹ và nhanh ổn định nếu ngộ độc nhẹ, được điều trị sớm và đúng.
- Nặng nếu hôn mê sâu, có tụt huyết áp, thiếu oxy kéo dài, ngộ độc phối hợp (methanol), kèm theo nhiều biến chứng nặng như: chấn thương, suy thận, tiêu cơ vân… điều trị muộn.
5.2. Biến chứng
Biến chứng sớm, trực tiếp: hôn mê, suy hô hấp, tụt huyết áp, hạ thân nhiệt, hạ đường máu, chấn thương, sặc phổi, viêm phổi, tiêu cơ vân, suy thận, viêm dạ dày, rối loạn nước, điện giải, toan máu.
6. PHÒNG BỆNH
1. Cá nhân
- Tốt nhất không nên uống nếu không kiểm soát được.
- Lưu ý các đối tượng không nên uống rượu: trẻ em và vị thành niên, phụ nữ (đặc biệt phụ nữ óc thai, cho con bú), làm các động tác tinh vi (VD lái xe, vận hành máy móc), người không kiểm soát được số lượng uống, mới bỏ rượu, đang dùng thuốc hoặc đang bị bệnh (phải hỏi bác sỹ).
- Uống đúng lúc: chỉ nên uống nếu sau đó sẽ nghỉ ngơi, sau giờ làm việc và ít đi lại
- Uống ít (căn cứ số lượng, tác dụng: vẫn tỉnh táo, phán xét, nói rõ nét và đi lại vững). Nên xác định chỉ uống số lượng rượu trong khả năng của bản thân và cố gắng tuân thủ. Người Việt Nam trưởng thành uống không quá 50ml rượu 40 độ hoặc không quá 400ml bia loại 5 độ.
- Trong cuộc rượu nên có thêm những người uống ít rượu như bản thân tham gia cùng.
- Ăn đầy đủ trước, trong và ngay sau uống.
- Giữ ấm, tránh lạnh nếu trời lạnh.
- Không lái xe, vận hành máy móc, lao động đặc biệt có nguy cơ với sức khỏe (ngã, tai nạn, …)
- Chọn loại rượu/bia, thực phẩm an toàn.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí ngộ độc (Ban hành kém theo Quyết định số 3610/QĐ-BYT, ngày 31/08/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
NGỘ ĐỘC MA TÚY NHÓM ÔPI
1. ĐỊNH NGHĨA
Ma túy là một vấn đề nhức nhối của xã hội trong nhiều năm qua. Ma túy thường dùng là ôpi, trong đó phổ biến nhất là Heroin. Dùng những chất gây nghiện này phải tăng dần liều mới đạt được đáp ứng “khoái cảm” nên dễ ngộ độc và nhanh chóng dẫn đến tử vong. Do vậy ngộ độc cấp ôpi trong những năm gần đây cũng gia tăng ở mức báo động.
1.1. Các khái niệm cơ bản
- Opiat: Các chất có nguồn gốc từ nhựa cây thuốc phiện (Opium poppy). Thực tế thường dùng để chỉ các dẫn chất của morphin.
- Opioid: Các hợp chất mà tất cả các tác dụng trực tiếp đều bị naloxon đối kháng. Các opioid được phân loại thành dạng tự nhiên, bán tổng hợp, và tổng hợp.
1.2. Các receptor đặc hiệu của ôpi tại thần kinh trung ương dẫn đến hiệu quả khác biệt của các opioid. Có ít nhất 4 receptor khác nhau đã được xác định, một vài loại lại được chia ra thành các dưới nhóm: mu, kappa, sigma, và delta. Các receptor này tập trung ở các vùng của hệ thần kinh trung ương tham gia nhận cảm và dẫn truyền cảm giác đau. Hiệu quả sinh lý của các chất kích thích các receptor ôpi thuần túy chủ yếu trung gian qua receptor mu. Một vài chất đối kháng ôpi thuần túy (naloxon, naltrexon) tác dụng trên cả 4 receptor.
2. NGUYÊN NHÂN
Bệnh nhân NĐC ôpi đến viện có thể sau chích, hút, hít hoặc do đường qua da. Người nghiện ma túy thường bị quá liều do đổi dùng thuốc sang người bán khác vì vậy tính sai liều, hoặc lần đầu dùng lại sau một thời gian cai thuốc. Thực tế cũng thường gặp ngộ độc do tăng liều để đạt khoái cảm. Tuy nhiên cũng cần phải xét đến khả năng cố ý dùng quá liều để tự tử hoặc bị đầu độc. Trẻ em có thể bị tai nạn ngộ độc do uống viên ôpi hoặc dán hay uống các miếng dán ngoài da. Những người không nghiện ma túy có thể ngộ độc đường uống do cố tình (tự tử) hoặc do tai nạn điều trị.
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Lâm sàng
Ức chế thần kinh trung ương
Là một trong 3 tiêu chuẩn của ngộ độc opiat. Các dấu hiệu thay đổi từ lơ mơ, ngủ gà tới hôn mê. Các chất có tác dụng hỗn hợp kích thích - đối kháng như pentazocin và butorphanol gây phản ứng bồn chồn hay thậm chí loạn thần do tác dụng kích thích thụ thể sigma. Hiếm gặp co giật do quá liều opioid tinh chế ngoại trừ ở trẻ em hoặc ngộ độc propoxyphen và meperidin.
Đồng tử co nhỏ
Là dấu hiệu lâm sàng kinh điển thứ hai ở các nạn nhân ngộ độc opioid và thấy ở hầu hết các trường hợp. Co đồng tử do các tác động trên thần kinh phó giao cảm tới đồng tử (Nhân Edinger-Westphal).
Ức chế hô hấp có thể gây tử vong
Là đặc điểm thứ ba của ngộ độc ôpi. Đầu tiên giảm tần số thở, chưa giảm biên độ thở.
Khi ngộ độc nặng hơn, thấy tím và thở rất chậm.
Thở nhanh nông có thể thấy ở bệnh nhân phù phổi cấp tổn thương. Các bệnh nhân này phân tích khí máu động mạch cho thấy giảm ôxy máu, tăng CO2 máu và toan hô hấp. Phù phổi cấp tổn thương không phải hiếm gặp ở các bệnh nhân ngộ độc heroin, có thể do uống hoặc chích, hút và được xem là 1 biến chứng nặng của bệnh nhân quá liều ma túy. Các bằng chứng trên phim X quang có thể xuất hiện chậm trong vòng 24 giờ.
Nguyên nhân chưa rõ ràng, có thể do cơ chế thông qua các hoạt động thần kinh khởi phát từ sự thiếu ôxy thần kinh trung ương; do đó, các bệnh nhân không hôn mê và ngừng thở không có nguy cơ xuất hiện biến chứng này. Bệnh nhân trào nhiều bọt hồng, ran ẩm, ran nổ khắp 2 phế trường nhưng không thấy tĩnh mạch cổ nổi và ngựa phi. CVP bình thường hoặc thấp. X quang ngực thấy kích thước bóng tim bình thường, tổn thương phổi rất khác biệt từ hình mờ khu trú ở 1 phổi tới hình ảnh kinh điển thâm nhiễm khắp 2 bên, nhất là vùng rốn phổi và đáy phổi.
Do tác dụng ức chế thần kinh trung ương của ôpi, phải xét chẩn đoán viêm phổi do sặc khi thấy các biểu hiện trên lâm sàng và hình mờ trên phim X quang. Có thể khó xác định chẩn đoán này ban đầu, nhưng phải nghĩ tới nếu tổn thương trên X quang không hết sau 48 giờ điều trị.
Tác dụng trên hệ tim mạch
Ôpi có rất nhiều tác dụng trực tiếp trên hệ thống tim mạch. Tăng dung tích hệ tĩnh mạch (nhờ đó morphin có tác dụng điều trị phù phổi cấp huyết động) gây giảm cả HA tâm thu và tâm trương. Dấu hiệu này thường không thấy rõ khi bệnh nhân nằm. Không có tác dụng trên tính co bóp và tính dẫn truyền của cơ tim ngoại trừ propoxyphen, meperidin hoặc pentazocin. Các loạn nhịp tim cũng thường là do thiếu ôxy hơn là do bản thân ôpi (tuy nhiên cũng ngoại lệ với propoxyphen). Ngoại trừ quá liều propoxyphen, tụt HA đáng kể phải đi tìm các nguyên nhân khác như đồng thời cũng ngộ độc các chất khác, sốc giảm thể tích (chấn thương) sốc kiểu phản vệ.
Nghe tim có tiếng thổi ở bệnh nhân nghiện chích ma túy nhiều khả năng có viêm nội tâm mạc và biểu hiện tâm phế có thể do tăng áp lực mạch phổi do tiêm các chất bẩn hoặc do các chất phụ gia.
Các biến chứng tim mạch của heroin
Sốc, trụy tim mạch: bệnh nhân ngộ độc heroin do tiêm chích có thể vào viện trong tình trạng sốc. Sốc có thể là do suy tim toàn bộ cấp, hoặc do tiêm độc chất vào tuần hoàn (hội chứng sốc do độc tố - toxic shock syndrom).
Các biến chứng tim mạch khác là loạn nhịp chậm và loạn nhịp nhanh do quinin, rung nhĩ kịch phát, QT kéo dài, viêm nội tâm mạc, ngừng tim do tăng kali máu, tâm trương kéo dài, phình mạch dạng nấm.
Các tác dụng trên hệ tiêu hóa
Ôpi ban đầu gây kích thích vùng nhận cảm hóa học ở hành não dẫn đến buồn nôn và nôn; dùng các liều tiếp theo lại có tác dụng ức chế vùng này và sau đó rất khó gây nôn.
Nhu động ruột giảm trong khi trương lực các cơ thắt tăng (ví dụ, cơ vòng ở hậu môn, bóng Vater). Nghe tiếng nhu động giảm và bụng có thể chướng. Do tồn đọng lâu ở dạ dày có thể
dẫn đến hấp thu thuốc rất chậm và làm cho thải trừ thuốc qua đường tiêu hóa có thể chậm tới 27 giờ sau khi uống.
Các biến chứng khác của NĐC ôpi bao gồm ứ đọng nước tiểu do tăng trương lực cơ thắt, suy thận cấp do tiêu cơ vân cấp, hạ đường máu và hạ thân nhiệt.
3.2. Cận lâm sàng
Khi bệnh nhân vào viện, lấy mẫu máu làm công thức máu, khí máu động mạch, glucose, urê, creatinin, GPT, GOT, CK, điện giải, barbiturat, các thuốc an thần khác, kháng nguyên và kháng thể của virus viêm gan.
Lấy nước tiểu để xét nghiệm opiat. Nồng độ heroin trong máu không có giá trị nhiều về lâm sàng nhưng có thể phát hiện được trong vòng 36 giờ.
Cấy máu hệ thống nếu có bằng chứng tắc mạch phổi nhiễm trùng hoặc viêm nội tâm mạc. Soi và cấy vi khuẩn đờm. Cấy vết loét da. Nếu có bằng chứng chấn thương sọ não, chụp X quang sọ, CT scan sọ não và làm điện não nếu có chỉ định.
3.3. Chẩn đoán xác định
Dựa vào lâm sàng: hoàn cảnh sau chích, hít heroin, tam chứng ức chế thần kinh trung ương, đồng tử co nhỏ, ức chế hô hấp và xét nghiệm opiat nước tiểu.
3.4. Chẩn đoán phân biệt
- Xuất huyết thân não
- Ngộ độc các thuốc an thần, gây ngủ, gây mê, rượu, chống trầm cảm (seduxen, phenobarbital, amitriptilin...)
- Các chất gây co đồng tử: PHC, cacbamat …
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc điều trị
Hồi sức hô hấp và sử dụng thuốc giải độc đặc hiệu naloxon là các điều trị cơ bản.
4.2 Điều trị cụ thể
4.2.1. Hồi sức
Hồi sức hô hấp: bóp bóng oxy, đặt NKQ thở máy.
Các bệnh nhân NĐC heroin cần theo dõi trong viện 24 đến 48 giờ.
Dùng vận mạch cho các bệnh nhân tụt HA. Theo dõi sát tăng gánh thể tích, chú ý đánh giá lượng dịch vào và ra. Sau khi bệnh nhân ổn định có thể chụp phim X quang ngực.
Điều trị phù phổi cấp
Đặt NKQ nếu có chỉ định. Naloxon TM 0,8-1,2mg, tiêm lại cách mỗi 5 phút cho tới khi bệnh nhân tỉnh, thở lại tốt. Tụt HA điều trị bằng vận mạch. Không truyền nhiều dịch ở bệnh nhân phù phổi. Nếu tình trạng bệnh nhân ổn định chụp X quang phổi và làm khí máu theo dõi. Theo dõi liên tục điện tim. Dùng ôxy và có thể phải thở PEEP. Digitalis và lợi tiểu không có nhiều tác dụng vì là phù phổi cấp tổn thương.
4.2.2. Thuốc giải độc đặc hiệu: naloxon
Naloxon là chất giải độc đặc hiệu có tác dụng ức chế ở cả 4 loại receptor ôpi (mu, kappa, sigma, delta). Nhanh chóng dùng naloxon thường cứu được bệnh nhân ngộ độc ôpi.
Liều dùng
- Liều thường có hiệu quả trong điều trị cấp cứu là 1 đến 5 ống (0,4 - 2mg) tĩnh mạch. Đánh giá điểm Glasgow, nhịp thở, tình trạng suy hô hấp. Nếu không có tác dụng, dùng thêm 1 liều 2mg tĩnh mạch (dùng cách 2 - 3 phút cho tới tổng liều 10mg). Nếu có đáp ứng 1 phần, tiêm TM cách 15 phút cho tới khi bệnh nhân tỉnh, thở được hoặc không có cải thiện thêm. Nếu có đáp ứng, bắt đầu truyền tĩnh mạch naloxon.
- Phác đồ liều truyền tĩnh mạch liên tục để hồi phục tác dụng giảm đau gây ngủ đã được Goldfrank và cộng sự đề xuất. Truyền tĩnh mạch 4 mg naloxon/lít với tốc độ 400Pg/giờ (0,4mg/giờ). Ở người lớn, dùng 4 mg/1000ml Glucose 5% truyền 100 ml/giờ.
5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG
Hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng
Di chứng thiếu oxy
Biến chứng của tiêm chích bẩn
6. DỰ PHÒNG
- Truyền thông giáo dục phòng chống ma túy.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí ngộ độc (Ban hành kém theo Quyết định số 3610/QĐ-BYT, NGÀY 31/08/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CHƯƠNG BỆNH THẦN KINH - TÂM THẦN
CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ TRẠNG THÁI ĐỘNG KINH
1. ĐẠI CƯƠNG
- Là trạng thái trong đó các cơn động kinh xuất hiện liên tiếp liền nhau mà trong giai đoạn giữa các cơn vẫn tồn tại các triệu chứng thần kinh và/hoặc rối loạn ý thức; hoặc một cơn động kinh kéo dài quá lâu gây nên một bệnh cảnh lâm sàng nặng nề.
- Về thời gian kéo dài một hoạt động động kinh từ 30 phút trở lên với các triệu chứng khác nhau do các quá trình giải phẫu, sinh lý bệnh và nguyên nhân rất đa dạng.
- Một số tác giả đưa ra định nghĩa phù hợp cho lâm sàng hơn:
+ Cơn co giật kéo dài trên 5 phút, hoặc
+ Có trên hoặc bằng 2 cơn co giật mà giữa các cơn không có sự phục hồi hoàn toàn ý thức.
2. NGUYÊN NHÂN
2.1. Tổn thương thần kinh trung ương cấp tính:
- Viêm não hoặc viêm màng não.
- Huyết khối tĩnh mạch não:do nhiễm khuẩn, do rối loạn đông máu.
- Bệnh lí mạch máu não:
- Tổn thương não do chấn thương.
- Bệnh não do tăng huyết áp.
- Tổn thương não do giảm oxy và thiếu máu: Sau ngừng tuần hoàn, ngừng thở.
2.2. Tổn thương thần kinh trung ương mạn tính
- Tiền sử tai biến mạch máu não.
- U não.
2.3. Rối loạn chuyển hóa hoặc ngộ độc
- Quá liều thuốc: amphetamine, …
- Hội chứng cai thuốc (benzodiazepine, rượu)
- Do các thuốc điều trị: betalactam, theophylline,
- Tăng hoặc hạ đường máu.
- Rối loạn điện giải: hạ natri máu hoặc hạ canxi máu
- Sốt cao ở trẻ em.
2.4. Động kinh
- Ngừng đột ngột hoặc thay đổi liều thuốc chống động kinh.
- Động kinh tâm thần.
3. TRIỆU CHỨNG
3.1. Triệu chứng lâm sàng
3.1.1. Tình trạng động kinh toàn thể co giật - tăng trương lực (tonico - clonique)
- Các cơn động kinh toàn thể nối tiếp nhau, không phục hồi ý thức giữa các cơn.
- Đôi khi cơn động kinh chỉ biểu hiện kín đáo trên lâm sàng bằng co giật nhẹ ở mặt.
- Có thể chỉ biểu hiện bằng hôn mê.
3.1.2. Cơn vắng ý thức kéo dài hoặc liên tiếp
- Thường biểu hiện bằng tình trạng lẫn lộn.
- Có thể có co giật kín đáo mi mắt.
- Nguy cơ di chứng trí tuệ vĩnh viễn nếu cơn kéo dài.
3.1.3. Tình trạng động kinh một phần
- Nhiều hình thái.
- Cơn co giật nối tiếp nhau với thiếu sót vận động giữa các cơn:
+ Rối loạn lời nói kéo dài.
+ Tình trạng lẫn lộn.
- Nguy cơ có các tổn thương não không hồi phục.
3.2. Cận lâm sàng
- Công thức máu.
- Sinh hóa: urê, creatinin, gluose, điện giải đồ, crp, cholesterol, triglyceride, hdl (nếu có tăng huyết áp kèm theo).
- Đo điện tim.
- Điện não đồ: nếu có.
- Các chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm khác: đánh giá nguyên nhân và biến chứng của trạng thái động kinh.
4. CHẨN ĐOÁN
4.1. Chẩn đoán xác định
- Lâm sàng: co giật kéo dài trên 30 phút hoặc co giật kéo dài trên 5 phút mà không có hồi phục thần kinh giữa các cơn
- Cận lâm sàng: Điện não xác định các sóng động kinh kéo dài.
4.2. Chẩn đoán phân biệt
- U não, rối loạn điện giải, tai biến mạch mau não…
5. XỬ TRÍ
5.1. Nguyên tắc xử trí
- Đảm bảo chức năng sống cơ bản: hô hấp, huyết động, toan chuyển hóa, thân nhiệt, sơ cứu các chấn thương.
- Cắt ngay các cơn co giật bằng mọi thuốc có sẵn, càng nhanh càng tốt.
5.2. Các thuốc cắt cơn co giật
- Benzodiazepines: thuốc cắt cơn co giật đầu tay vì tác dụng cắt cơn co giật nhanh
Thời gian tác dụng sau tiêm Thời gian duy trì tác dụng Ưu điểm Nhược điểm
Diazepam
(Valium) 10-20s < 20 phút Ổn định ở nhiệt độ phòng Phân bố vào mô mỡ
Lorazepam
(Temesta) 2 phút 4-6h
Midazolam
(Hypnovel) < 1 phút Ngắn Có thể truyền liên tục trong đtrị trạng thái động kinh trơ
Ít ảnh hưởng tim mạch
Clonazepam
(Rivotril) Nhanh 2-4h
- Phenobarbital:
+ Rất hiệu quả, tiêm tĩnh mạch tác dụng sau 5 phút và tác dụng kéo dài.
+ Nguy cơ: ức chế thần kinh (tăng lên khi phối hợp với benzodiazepam
5.3. Các biện pháp hồi sức chung
5.3.1. Đảm bảo hô hấp
- Đặt nội khí quản (bảo vệ đường thở, hút đờm).
- Theo dõi SpO2 (> 95%).
5.3.2. Đảm bảo huyết động
- Theo dõi nhịp tim và huyết áp.
- Nếu tụt huyết áp: bồi phụ thể tích, thuốc vận mạch, đảm bảo thông khí, điều chỉnh rối loạn toan chuyển hóa nặng.
5.3.3. Toan chuyển hóa
- Theo dõi khí máu động mạch.
- Đa số toan chuyển hóa sẽ tự điều chỉnh sau khi đã kiểm soát được co giật.
- NaHCO3 khi toan rất nặng pH < 7,15.
- Có thể kết hợp toan hô hấp, chú ý điều chỉnh lại lưu lượng thong khí/phút.
5.3.4. Tăng thân nhiệt
- Thường gặp do bản thân co giật gây ra, nguy cơ gây nặng hơn tổn thương thần kinh trung ương.
- Cần nhanh chóng hạ thân nhiệt < 390C: chườm lạnh, thoáng gió, paracetamol 0,5g/ mỗi 4 giờ.
53.5. Phù não
- Nằm đầu cao 450
- Manitol truyền tĩnh mạch nhanh trong 30 phút 0,5 - 1g/kg cân nặng mỗi 4 - 6 giờ
- Methylprednisolon 40mg tiêm tĩnh mạch/6 - 8 giờ. Hoặc Dexamethasone trong viêm màng não.
- Khống chế cơn giật.
5.3.6. Phòng và điều trị tiêu cơ vân
Truyền dịch và cho đi tiểu nhiều (100ml/giờ) và thuốc lợi tiểu tĩnh mạch nếu thấy cần thiết.
5.3.7. Chú ý sơ cứu các chấn thương kèm theo: chấn thương sọ não, chấn thương hàm mặt, gãy xương…
6. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
6.1. Tiên lượng
- Tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân lần đầu xuất hiện trạng thái động kinh khoảng 20%, thay đổi tùy theo nguyên nhân khởi phát.
- Nguyên nhân tử vong liên quan chủ yếu đến những rối loạn do tình trạng co giật cơ kéo dài như: tiêu cơ vân, toan lactic, viêm phổi do hít, suy hô hấp… năm, và 10% bệnh nhân có những di chứng thần kinh.
6.2. Biến chứng
- Khi có cơn co giật kéo dài trên 30 - 45 phút có thể gây ra các tổn thương não (nhất là cấu trúc limbic như hồi hải mã): não, di chứng thần kinh, trí tuệ vĩnh viễn.
- Ngoài ra, tình trạng động kinh có thể gây ra nhiều hậu quả khác: Chấn thương, rối loạn hô hấp, rối loạn huyết động …
7. PHÒNG BỆNH
- Sử dụng thuốc đúng liều lượng và không ngừng thuốc đột ngột.
- Tránh các điều kiện thuận lợi gây cơn co giật, bố trí công việc và nghề nghiệp hợp lý để phòng tránh các tai nạn thứ phát xảy ra khi co giật.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí hồi sức tích cực (Ban hành kèm theo Quyết định số 1493/QĐ-BYT, ngày 22/04/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
NHỨC ĐẦU MIGRAINE
(NHỨC NỬA ĐẦU, NHỨC ĐẦU MẠCH)
1. ĐẠI CƯƠNG
- Migraine là bệnh đau ½ đầu từng cơn theo nhịp mạch, cường độ thay đổi, có tính chất chu kỳ.
2. CHẨN ĐÓAN
2.1 .Lâm sàng
2.1.1. Có tiền sử gia đình nhức đầu Migrain.
2.1.2. Tuổi khởi phát thường trẻ.
2.1.3. Tiền triệu: (có thể có hoặc không).
- Mắt: ám điểm chói sáng (mắt có điềm chói sáng hình zigzag) bán manh đồng danh (Mất ½ thị trường cùng phía).
- Tê tay và mặt 1 bên, mất ngôn ngữ thóang qua.
2.1.4. Cơn nhức đầu:
- Kéo dài > 72h nếu không điều trị (đau kéo dài > 60ph).
- Có > = 2 tiêu chuẩn sau:
+ Nhức ½ đầu.
+ Nhức theo nhịp mạch.
+ Cường độ đau trung bình hoặc nặng (cản trở họat động hàng ngày).
+ Đau tăng khi lên cầu thang hoặc các họat động thể lực tương tự.
- Có > 1 Triệu chứng:
+ Buồn nôn, nôn.
+ hoặc cả 2 - sợ ánh sáng và tiếng ồn.
- Cơn được kích phát bởi thức ăn, thuốc, rượu, vận động thể lực hoặc cảm giác cực khóai.
2.2. Cận lâm sàng
- Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số, thời gian máu chảy máu đông, nhóm máu.
- Xét nghiệm I on đồ 6 chỉ số.
- Xét nghiệm: AST, ALT, Ure, Creatinin.
- X quang vùng đầu, X quang các xoang ở vùng đầu.
- ECG.
- Cận lâm sàng khác nếu cần.
2.4. Chẩn đóan phân biệt
- Nhức đầu căng cơ.
- Viêm xoang.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc điều trị
- Điều trị cắt cơn
- Điều trị ngừa cơn
- Tâm lý liệu pháp
3.2. Điều trị cụ thể
3.2.1. Điều trị cắt cơn
- Giảm đau:
+ Paracetamol: 0,5g: 1v x 2 - 3 lần/ngày (u).
+ Diantalvic: 1 - 2v x 2 lần/ngày (u).
+ Idarac 0.2g: 1 - 2v x 2 lần/ngày (u).
+ Diclofenac 50 - 75mg: 1v,A x 2 lần/ngày (u), TB.
+ Meloxicam 7,5mg: 1v,A x 2 lần/ngày (u), TB.
- Chống nôn: (nếu có nôn ối kèm theo).
+ Metoclopramid 10mg: 1A x 2 lần TB.
- Thuốc đặc hiệu: (nếu có thuốc).
+ Ergotamine tartrat.
- An thần:
+ Diazepam 5mg: 1 - 2v/ngày (u).
3.2.2. Điều trị ngừa cơn
3.2.2.1. khi > 3 cơn/tháng, hoặc cơn nặng điều trị khó giảm .
3.2.2.2. Thời gian điều trị > 3 - 6th.
3.2.2.3. Ức chế beta:
- Propranolon 40mg: 1/2 - 3v/ngày chia 2lần.
- Metoprolol 100mg: ¼ - 1v x 1 lần/ngày.
3.2.2.4. Ức chế cal xi:
- Diltiazem 60mg: 1 - 2v x 2 lần/ngày.
3.2.2.5. Kháng histamin.
3.2.3. Tâm lý liệu pháp:
- Giải thích cho bệnh nhân rõ về bệnh, bệnh tuy không khỏi hẳn nhưng có thể làm giảm được.
3.2.4.Theo dõi
- Lâm sàng: Dấu hiệu sinh tồn, nhức đầu.
- Cận lâm sàng: XN nếu cần.
3.2.5.Chế độ chăm sóc
- Đặt bệnh nhân trong phòng tối, yên tĩnh, đắp khăn lạnh lên trán.
- Sinh họat, ăn uống. nghỉ ngơi đều độ.
- Tránh căng thẳng tâm lý.
3.2.6. Chế độ ăn uống
- Không uống rượu, café, bia.
- Tránh các thuốc giãn mạch, thuốc ngừa thai có estrogen.
Tài liệu tham khảo
Phác đồ điều trị năm 2016 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang
VIÊM DÂY THẦN KINH TỌA
1. ĐẠI CƯƠNG
- Là một triệu chứng khá phổ biến trong thần kinh. Nguyên nhân 80% là do thóat vị đĩa đệm sau đó là viêm nhiễm.
2. CHẨN ĐÓAN
2.1. Lâm sàng
- Đau thắt lưng âm ỉ hoặc dữ dội, lan dọc xuống mông, xuống đùi:
+ Đến mặt sau đùi, mặt sau cẳng chân, gót chân tận cùng ngón út/đau rể thần kinh hông khoeo trong S1.
+ Đến mặt ngòai đùi, mặt ngòai cẳng chân, lưng bàn chân, tận cùng ngón cái/đau rể thần kinh hông khoeo ngòai.
- Đau thường xảy ra sau lao động nặng với tư thế bất thường.
- Có thể có rối lọan cảm giác dọc theo dây thần kinh tọa.
- Có thể yếu hay liệt chi ở dây thần kinh toạ bị đau.
- Yếu cơ, giảm phản xạ gối/L5, giảm phản xạ gót/S1.
- Co cơ quanh cột sống, vẹo cột sống.
- Các nghiệm pháp (+):
+ Lasègue (+): nằm ngửa, 2 chân duỗi thẳng, nâng gót chân lên 35 - 450 thì đau thắt lưng nhiều (bình thường nâng được 900 ).
+ Bonnet (+): nằm ngữa, gập đùi gối vào bụng, xoay khớp háng ra ngòai gây đau.
+ Néri (+): đứng thẳng, gối thẳng, cúi người cho 2 tay chấm đất, làm gập gối bên đau.
+ Naffziger (+): đè 2 tỉnh mạch cổ, làm đau cột sống lan xuống chân.
+ Dấu ấn chuông (+): ấn cạnh cột sống 2cm vùng L4-5, L5 S1 gây đau dọc thần kinh tọa.
2.2. Cận lâm sàng
- Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số, thời gian máu chảy máu đông, nhóm máu, đường huyết.
- Xét nghiệm: AST, ALT, Ure, Creatinin.
- Xét nghiệm I on đồ 6 chỉ số.
- Xét nghiệm CRP.
- X -quang cột sống thắt lưng, X quang khung chậu.
- Siêu âm bụng tổng quát.
- Cận lâm sàng khác nếu cần.
2.4. Chẩn đóan phân biệt
- Viêm khớp cùng chậu.
- Viêm cơ đáy chậu.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc điều trị
- Điều trị nội khoa.
- Vật lý trị liệu.
- Điều trị ngọai khoa.
3.2. Điều trị cụ thể
3.2.1.Điều trị nội khoa
- Giảm đau đơn thuần:
+ Paracetamol 0.5g: 1v x 2 - 4lần/ngày (u), có thể tăng liều nếu không giảm nhưng < 3g/24h.
- Kháng viêm:
+ Diclofenac 50 - 75mg: 1v, 1A x 2 lần/ngày (u), TB.
+ Meloxicam 7,5mg: 1v, 1A x 2 lần/ngày (u), TB.
- Dãn cơ:
+ Mephenesin 0.25g: 2v x 2 lần/ngày (u).
3.2.2 .Vật lý trị liệu
- Châm cứu.
- Chiếu tia laser.
3.2.3. Điều trị ngọai: (chuyển tuyến trên)
- Khi đau tái phát nhiều lần, đau ngày một nặng, đau thể liệt chân.
3.2.4. Theo dõi
- Lâm sàng: Dấu hiệu sinh tồn, đau thắt lưng, tác dụng phụ thuốc.
- Cận lâm sàng: X-Quang cột sống, XN khác nếu cần.
3.2.5. Chế độ chăm sóc
- Nằm nghỉ tại giường, tránh gắng sức, tránh đi lại nhiều.
3.2.6. Chế độ ăn
- Giàu chất dinh dưỡng.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẩn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp (Ban hành kèm theo Quyết định số 361/QĐ-BYT, ngày 25/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CHƯƠNG BỆNH TIM MẠCH
SUY TIM
1. ĐỊNH NGHĨA
Suy tim là một hội chứng lâm sàng phức tạp, là hậu quả của những tổn thương thực thể hay rối loạn chức năng của tim dẫn đến tâm thất không đủ khả năng tiếp nhận máu (suy tim tâm trương) hoặc tống máu (suy tim tâm thu).
2. NGUYÊN NHÂN SUY TIM
Có 3 nhóm chính đó là sự quá tải về thể tích, sự quá tải về áp lực và bệnh cơ tim.
2.1. Quá tải về thể tích
Những bệnh nhân này có thể tích cuối tâm trương quá cao làm cho tim phải đầy quá nhiều máu như hở 2 lá, hở van động mạch chủ, thông liên thất, còn ống động mạch...
2.2. Quá tải về áp lực
Những cản trở lớn đối với luồng máu từ tim bơm ra như các bệnh nhân tăng huyết áp nặng, hẹp động mạch chủ và hẹp 2 lá.
2.3. Bệnh cơ tim
Gồm các bệnh:
- Bệnh tim thiếu máu cục bộ
- Bệnh cơ tim giãn
- Viêm cơ tim
3. PHÂN LOẠI SUY TIM TÂM THU VÀ SUY TIM TÂM TRƯƠNG
Suy tim tâm thu là suy tim có EF thất trái giảm, suy tim tâm trương là suy tim có EF bảo tồn.
Phân loại EF Mô tả
1. Suy tim với EF giảm ≤40% Còn gọi là suy tim tâm thu. Những nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên chính thu nhận những bệnh nhân có EF giảm và cho đến nay, các phương pháp điều trị có hiệu quả mới chỉ được chứng minh ở những bệnh nhân này.
2. Suy tim với EF bảo tồn ≥50% Còn gọi là suy tim tâm trương. Có vài tiêu chuẩn khác nhau được sử dụng để định nghĩa suy tim EF bảo tồn. Chẩn đoán suy tim tâm trương là một thử thách bởi vì phần lớn là chẩn đoán loại trừ những nguyên nhân không do tim khác gây triệu chứng giống suy tim. Đến nay, những phương pháp điều trị hiệu quả chưa được xác nhận.
2a. EF bảo tồn, giới hạn 41-49% Những bệnh nhân này rơi vào giới hạn hoặc ở nhóm trung gian. Đặc điểm lâm sàng, điều trị và dự hậu tương tự như bệnh nhân suy tim EF bảo tồn.
2b. EF bảo tồn, cải thiện >40% Người ta nhận thấy có một số ít bệnh nhân suy tim EF bảo tồn mà trước đó có EF giảm. Những bệnh nhân này có EF cải thiện hoặc hồi phục có thể có đặc điểm lâm sàng khác biệt với bệnh nhân suy tim EF bảo tồn hay EF giảm.
4. NGUYÊN NHÂN SUY TIM TÂM THU VÀ SUY TIM TÂM TRƯƠNG
4.1. Nguyên nhân suy tim tâm thu
4.1.1. Bệnh động mạch vành:
- Nhồi máu cơ tim (NMCT)
- Thiếu máu cục bộ cơ tim
4.1.2. Tăng tải áp lực mạn:
- Tăng huyết áp (THA)
- Bệnh van tim gây tắc nghẽn
4.1.3. Tăng tải thể tích mạn:
- Bệnh van tim gây hở van
- Dòng chảy thông trong tim (trái qua phải)
- Dòng chảy thông ngoài tim
4.1.4. Bệnh cơ tim giãn không liên quan đến thiếu máu cục bộ:
- Rối loạn di truyền hoặc gia đình
- Rối loạn do thâm nhiễm
- Tổn thương do thuốc hoặc nhiễm độc
- Bệnh chuyển hóa
- Virus hoặc các tác nhân nhiễm trùng khác
4.1.5. Rối loạn nhịp và tần số tim:
- Rối loạn nhịp chậm mạn tính
- Rối loạn nhịp nhanh mạn tính
4.1.6. Bệnh do tim phổi:
- Tâm phế mạn
- Bệnh lý mạch máu phổi
4.1.7. Các tình trạng cung lượng cao
4.1.8. Rối loạn chuyển hóa:
- Cường giáp
- Rối loạn dinh dưỡng
4.1.9. Nhu cầu dòng máu thái quá:
- Dòng chảy thông động tĩnh mạch hệ thống
- Thiếu máu mạn
4.2. Nguyên nhân suy tim tâm trương:
- Bệnh động mạch vành
- Tăng huyết áp
- Hẹp van động mạch chủ
- Bệnh cơ tim phì đại
- Bệnh cơ tim hạn chế
5. CHẨN ĐOÁN SUY TIM Ứ HUYẾT
Chẩn đoán xác định: Dựa vào tiêu chuẩn Framingham
Bảng 1. Tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim ứ huyết của Framingham
Tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim ứ huyết của Framingham
Tiêu chuẩn chính Tiêu chuẩn phụ
Cơn khó thở kịch phát về đêm hoặc khi nằm
Phồng tĩnh mạch cổ
Ran ẩm ở phổi
Tim to
Phù phổi cấp
Tiếng ngựa phi
Áp lực tĩnh mạch > 16cm H2O
Thời gian tuần hoàn > 25 giây
Phản hồi gan tĩnh mạch cổ (+) Phù mắt cá chân
Ho ban đêm
Khó thở khi gắng sức
Gan to
Tràn dịch màng phổi
Dung tích sống giảm 1/3 so với bình thường
Tần số tim nhanh > 120 lần/phút
* Chẩn đoán lâm sàng suy tim sung huyết khi có 2 tiêu chuẩn chính hoặc một tiêu chuẩn chính và 2 tiêu chuẩn phụ.
6. PHÂN ĐỘ SUY TIM
Phân độ suy tim theo chức năng của Hội tim mạch New York (NYHA) được sử dụng dựa vào triệu chứng cơ năng và khả năng gắn sức chia làm 4 độ:
- Độ I: Không hạn chế. Vận động thể lực thông thường không gây mệt, khó thở hay hồi hộp.
- Độ II: Hạn chế nhẹ vận động thể lực. Bệnh nhân khỏe khi nghỉ ngơi, vận động thể lực thông thường dẫn đến mệt, hồi hộp, khó thở hay đau ngực.
- Độ III: Hạn chế nhiều vận động thể lực. Mặc dù bệnh nhân khỏe khi nghỉ ngơi nhưng chỉ cần vận động nhẹ đã có triệu chứng cơ năng.
- Độ IV: Không vận động thể lực nào không gây khó chịu. Triệu chứng cơ năng của suy tim xảy ra ngay khi nghỉ ngơi, chỉ một vận động thể lực nhẹ cũng làm triệu chứng cơ năng gia tăng.
7. CÁC GIAI ĐOẠN SUY TIM
Có nguy cơ suy tim Suy tim
Giai đoạn A Giai đoạn B Giai đoạn C Giai đoạn D
Nguy cơ cao suy tim, không có bệnh tim thực tổn hoặc triệu chứng suy tim.
Ví dụ: Bệnh nhân có THA, Bệnh xơ vữa động mạch, Đái tháo đường (ĐTĐ) , béo phì, hội chứng chuyển hóa hoặc các bệnh nhân có sử dụng thuốc độc với tim, tiền sử gia đình có bệnh cơ tim. Có bệnh tim thực tổn nhưng không có triệu chứng suy tim
Ví dụ: Bệnh nhân có tiền sử NMCT, tái cấu trúc thất trái, Bệnh van tim không có triệu chứng. Có bệnh tim thực tổn, hiện tại hoặc trước kia có triệu chứng suy tim.
Ví dụ: Bệnh nhân có bệnh tim thực tổn kèm theo khó thở, mệt, giảm khả năng gắng sức. Suy tim kháng trị, cần can thiệp đặc biệt.
Ví dụ: Bệnh nhân có triệu chứng rất nặng lúc nghỉ mặc dù điều trị nội khoa tối ưu (nhập viện nhiều lần, xuất viện cần biện pháp điều trị đặc biệt).
8. PHÂN LOẠI SUY TIM
8.1. Suy tim cấp và suy tim mạn.
8.2. Suy tim cung lượng cao và suy tim cung lượng thấp
8.3. Suy tim phía trước và suy tim phía sau
8.4. Suy tim tâm thu và suy tim tâm trương
9. ĐIỀU TRỊ
9.1. Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt
9.1.1. Chế độ nghỉ ngơi:
- Bệnh nhân cần giảm hoặc bỏ hẳn các hoạt động gắng sức.
- Nếu suy tim nặng thì phải nghỉ ngơi tại gường theo tư thế nửa nằm nửa ngồi.
9.1.2. Chế độ ăn uống:
- Ăn nhạt rất cần thiết trong điều trị suy tim:
+ Nếu suy tim nặng, phù nhiều chỉ được dùng tới 0,5g muối/ngày.
+ Trường hợp khác chỉ dùng rất hạn chế muối từ 1 - 2g muối/ngày.
- Ăn những thực phẩm bổ dưỡng cho cơ thể như thịt nạt động vật và gia cầm, trứng gia cầm, các loại cá, tôm.v.v…, các loại trái cây, rau củ cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất.
- Không hút thuốc lá, không uống rượu bia và các chất kích thích.
9.2. Thuốc điều trị
9.2.1. Điều trị theo các giai đoạn suy tim
Có nguy cơ suy tim Suy tim
Giai đoạn A Giai đoạn B Giai đoạn C Giai đoạn D
Điều trị
Mục tiêu:
- Điều trị THA
- Ngưng thuốc lá
- Điều trị RLLM
- Vận động thể lực
- Ngưng uống rượu bia, ma túy
- Kiểm soát hội chứng chuyển hóa
Thuốc:
Ức chế men chuyển (ƯCMC) hoặc chẹn thụ thể angiotensin II (CTTA) đối với bệnh nhân ĐTĐ hoặc bệnh mạch máu. Điều trị
Mục tiêu: Tất cả các biện pháp giai đoạn A.
Thuốc:
- ƯCMC hoặc CTTA tùy từng bệnh nhân,
- Ức chế bêta (ƯCB) tùy từng bệnh nhân.
Điều trị bằng các thiết bị ở một số bệnh nhân cụ thể: Cấy máy tạo nhịp phá rung. Điều trị
Mục tiêu:
- Tất cả các biện pháp giai đoan A, B.
- Hạn chế muối ăn
Thuốc thường dùng: Lợi tiểu giảm ứ dịch, ƯCMC, ƯCB.
Thuốc tùy từng bệnh nhân:
- Kháng Aldosterone - CTTA
- Digitalis - Hydralazine hoặc Nitrate.
Điều trị bằng các thiết bị ở một số bệnh nhân cụ thể:
- Tái tạo đồng bộ cơ tim.
- Cấy máy tạo nhịp phá rung. Điều trị
Mục tiêu:
- Tất cả các biện pháp giai đoan A, B, C.
- Quyết định về mức độ điều trị thích hợp.
Lựa chọn:
- Biện pháp chăm sóc giai đọan cuối. - Biện pháp đặc biệt: Ghép tim, truyền thuốc vận mạch kéo dài, thiết bị hỗ trợ cơ học vĩnh viễn, thuốc hoặc phẫu thuật thực nghiệm.
9.2.2. Thuốc điều trị suy tim
6.2.2.1. Thuốc ức chế men chuyển
Giảm đột tử, cải thiện khả năng gắng sức. Hiệu quả dãn động mạch tương đương giãn tĩnh mạch. Các ức chế men chuyển làm giảm áp lực đổ đầy thất trái và làm giảm sức cản ngoại biên do đó làm tăng cung lượng tim mà không làm thay đổi tần số tim, không có hiện tượng lờn thuốc. Do đó tất cả những bệnh nhân suy tim do rối loạn chức năng thất trái nên được dùng thuốc ức chế men chuyển để điều trị dài hạn, trừ khi họ không dung nạp được thuốc hoặc có chống chỉ định.
Bảng 2. Thuốc ức chế men chuyển và liều lượng
Tên thuốc Biệt dược Liều (mg) Trình bày Lượng/ngày
Captopril Lopril 25mg 25-50 viên 2-1
Enalapril Renitec 5mg 5-20 viên 1
Lisinopril Zestril 5mg 5-20 viên 1
Quinapril Accupril, Accutel 5mg 5-20 viên 1
Perindopril Coversyl 4mg 4 viên 1
Ramipril Triatec 2,5mg 2,5-5 nang 1
6.2.2.2. Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II
Bảng 3. Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II và liều lượng
Tên thuốc Biệt dược Liều (mg) Trình bày Lượng/ngày
Losartan Tozaar 25; 50mg 12,5-50 viên 1
Valsartan Diovan, Tareg, Valzaar 40; 80; 160mg 80-320 viên 1
Irbesartan Approvel 75; 150; 300mg 75-300 viên 1
Telmisartan Micardis 40; 80mg 20-80 viên 1
9.2.2.3. Thuốc giãn mạch
Các thuốc nhóm Nitrate: Giãn tĩnh mạch là chủ yếu do đó làm giảm triệu chứng sung huyết ở phổi và tĩnh mạch, giảm thiếu máu cơ tim do làm giảm áp lực đổ đầy thất và dãn trực tiếp động mạch vành.
Bảng 4. Thuốc giãn mạch và liều lượng
- Thuốc giãn mạch đường uống, ngậm dưới lưỡi, thoa dán
Cần có khoảng trống (12 giờ) không có Nitrate để tránh lờn thuốc
Tên thuốc Đường dùng Liều lượng Bắt đầu tác dụng Hiệu quả kéo dài
Nitroglycerin Ngậm dưới lưỡi 0,3 - 0,6mg 30 giây 15 - 30 phút
Nitroglycerin
(Lenitral 2,6mg) Uống 2,5 - 6,6mg 1 giờ 2 - 4 giờ
Nitroglycerin Thoa dán 2,5 - 5cm
10 - 60cm 1giờ 6 - 24 giờ
Isosorbid dinitrate
(Risordan, ISDN) Uống 10 - 60mg 30 phút 4 - 6 giờ
Isosorbid mononitrate
(ISMN 40; 60mg,
Imdur 30; 60mg) Uống 10 - 40 - 60mg 30 phút 8 - 21 giờ
- Thuốc giãn mạch đường tiêm
Chỉ dùng khi bệnh nhân có suy tim nặng hoặc bệnh nhân không thể uống được cần bắt đầu bằng liều thấp và trước khi chấm dứt cần giảm liều từ từ.
Thuốc Nitroglycerine: Tác dụng giãn tĩnh mạch nhiều hơn giãn động mạch dùng trong suy tim do nhồi máu cơ tim cấp hoặc cơn đau thắt ngực không ổn định. Liều khởi đầu 10µg/phút truyền tĩnh mạch và liều tối đa không nên quá 300µg/phút. Không nên tăng liều khi huyết áp tâm thu dưới 100mmHg.
Thuốc Sodium Nitroprusside: Tác dụng gây giãn động mạch nhiều hơn giãn tĩnh mạch có hiệu quả trong điều trị suy tim do cao huyết áp hoặc do cơ chế hở van.
9.2.2.4. Thuốc lợi tiểu
- Phối hợp với sự tiết giảm muối nước, lợi tiểu trước đây là thuốc điều trị bước đầu cơ bản trong suy tim, lợi tiểu được sử dụng khi có dấu hiệu ứ dịch. Mục đích duy nhất khi dùng các thuốc lợi tiểu chỉ là làm giảm tiền gánh tới một mức mà ở mức đó phù không còn là vấn đề nữa. Các thuốc lợi tiểu không làm cải thiện cung lượng tim và tiểu quá mức có thể làm giảm cung lượng tim do làm hạ mức đường cong Frank Starling xuống. Bởi vậy nếu khó thở và phù ngoại biên đã được khống chế thì coi như chúng ta sử dụng đủ mức lợi tiểu rồi.
- Khi dùng liều cao, không nên giảm > 0,5 - 1kg cân nặng/ngày.
- Phối hợp lợi tiểu: 3 nhóm thuốc lợi tiểu chính được dùng trong điều trị suy tim là:
+ Nhóm Thiazides, lợi tiểu quai và lợi tiểu giữ kali.
+ Phối hợp lợi tiểu Thiazides nhất là Metolazone với lợi tiểu quai: Phối hợp này rất hiệu quả vì Metolazon là thuốc có tác dụng kéo dài, tan trong mỡ, hiệu quả cả khi suy thận.
+ Phối hợp lợi tiểu giữ kali với lợi tiểu quai.
+ Phối hợp lợi tiểu Thiazides với lợi tiểu giữ kali.
Bảng 5. Các thuốc lợi tiểu và liều lượng điều trị suy tim
Nhóm thuốc Liều (mg) Trình bày Lượng/ngày Chống chỉ định
* Lợi tiểu:
- Thiazides và các dẫn xuất:
Hydrochlorothiazide
Chlorthalidone
Chlorothiazide
Indapamide
Metolazone
- Lợi tiểu tác dụng lên quai Henlé:
Bumetanide
Ethacrynic acid
Furosemide (Lasix)
- Lợi tiểu đối kháng aldosteron (Lợi tiểu giữ kali):
Amiloride
Spironolactone
Triamterene
25 - 50
12,5 - 25
125 - 250
1,25 - 2,5
2,5 - 20
0,5 - 2
40 - 80
30 - 60
20 - 40
10 - 20
50 - 200
50 - 100
viên
viên
viên
viên
viên
viên
viên
nang
ống
viên
viên
viên
1 - 2
1
1 -
1
1
1
1
1 - 2
1 - 2
1 - 2
1 - 2
1 - 2
Gút, hội chứng chuyển hóa, không dung nạp glucose, mang thai, tăng canxi máu, hạ kali máu. Mẫn cảm với thuốc nhóm Thiazides.
Mẫn cảm với thuốc lợi tiểu tác dụng lên quai Henlé, tiền hôn mê gan, hôn mê gan, vô niệu hoặc suy thận do các thuốc gây độc với gan, thận.
Tăng kali máu khi nồng độ kali trên 5,5 mmol/lít. Dùng đồng thời với các thuốc giữ kali khác hoặc bổ sung kali. Vô niệu, suy thận cấp hoặc mạn, có bệnh thận do đái tháo đường. Quá mẫn với thuốc.
9.2.2.5. Thuốc tăng co bóp cơ tim (trợ tim)
- Digitalis
Digitalis có thể cải thiện triệu chứng và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy tim chứ không tác dụng trên tiến triển của bệnh.
Bảng 6. Thuốc trợ tim và liều lượng
Tên thuốc Hấp thu dạ dày, ruột Khởi đầu có tác dụng (phút) Thời gian bán hủy Đào thải (biến dưỡng) Liều tải (mg) Liều duy trì (mg)
Ouabain
Digoxin
Digitoxin Rất kém
55 - 75%
90 - 100% 5 - 10phút
15 - 30 phút
25 - 120 phút 2 giờ
36 - 48 giờ
4 - 6 ngày Thận
Thận, một ít ở dạ dày ruột
Gan TM: 0,25 - 0,5
Uống: 1,25 - 1,5
TM: 0,75 - 1
Uống: 0,7 - 1,2
TM: 1mg 0,25
0,125 -0,375
0,07 - 0,1
+ Không cần dùng liều tải khi điều trị các tình trạng suy tim mạn tính.
+ Nên đánh giá chức năng thận và kali huyết tương trước khi bắt đầu điều trị.
+ Nếu dùng liều duy trì 0,25mg/ngày nên có 1 - 2 ngày trong tuần không có thuốc.
+ Ở bệnh nhân già nên duy trì với liều 0,125mg/ ngày.
+ Các thuốc tăng lực co cơ tim không glucozit
. Noradrenalin, Isoproterenol, thuốc ức chế men phosphodiesterase.
. Dopamin, Dobutamin thường dùng từng đợt (2 - 4 ngày) trong suy tim trơ hoặc suy tim cấp nặng
9.2.2.6. Thuốc chẹn bêta
- Thuốc chẹn bêta ức chế hoạt hoá thụ thể bêta adrenergic; ức chế tác động có hại của kích thích giao cảm kéo dài. Thuốc ức chế bêta đã được chứng minh có thể giảm nhẹ triệu chứng và cải thiện tình trạng lâm sàng và kéo dài thời gian sống của bệnh nhân suy tim.
Bảng 7. Thuốc chẹn bêta và liều lượng
Tên thuốc Biệt dược Liều khởi đầu Liều tối đa/ngày Lượng/ngày
Metoprolol Betabloc 25; 50 mg 12,5mg-5mg 200mg 1
Bisoprolol Concor 5; 10mg 1,25mg 10mg 1
Carvedilol Dilatrend, Talliton, Cardivas 6,25; 12,5mg 3,125mg 25mg 2
10. ĐIỀU TRỊ BẰNG DỤNG CỤ
10.1. Điều trị bằng máy phá rung cấy được (ICD: Implanted Cardioverter Defibrillators)
10.2. Tái đồng bộ tim hay tạo nhịp 2 buồng thất (CRT: Cardiac Resynchronization Therapy or Biventricular Pacing)
10.3. Dụng cụ trợ thất (Ventricular Assist Devices)
11. ĐIỀU TRỊ THEO NGUYÊN NHÂN
- Suy tim do cường tuyến giáp thì điều trị bằng kháng giáp hoặc phẫu thuật cắt bỏ để lại một phần tuyến giáp.
- Suy tim do thiếu Vitamin B1 thì điều trị dùng Vitamin B1 liều cao.
- Ngoài ra suy tim do các nguyên nhân khác như cơn hen tim, phù phổi cấp... thì điều trị theo phát đồ kinh điển đã biết.
12. ĐIỀU TRỊ THEO THỂ LOẠI SUY TIM
12.1. Điều trị suy tim cấp:
Bảng 8. Các biện pháp xử trí trong suy tim cấp
1. Biện pháp chung An thần bằng Morphin.
2. Điều chỉnh các yếu tố làm dễ Loạn nhịp, thiếu máu, tăng huyết áp.
3. Điều chỉnh thiếu oxy Thở oxy, hô hấp hỗ trợ nếu cần.
4. Điều trị đặc hiệu Thuốc: Lợi tiểu, giãn mạch, tăng co bóp cơ tim, bóng nội động mạch chủ, phẫu thuật: Thay van, đóng lỗ thông bẩm sinh.
Bảng 9. Các thuốc dùng trong điều trị suy tim cấp
Thuốc Cơ chế Tác dụng sinh lý Hiệu quả điều trị
Lợi tiểu:
*Furosemide 40 - 80mg tiêm TM
Lợi tiểu
Giảm tiền gánh
Chống phù phổi
Giãn mạch:
*Morphin 5 - 10mg tiêm TM, TB, TDD.
*Trinitrin: 10 - 150µg/phút truyền tĩnh mach hoặc các dẫn chất nitrat dạng ngậm, uống.
*Nitroprusside: 25 -150µg/phút truyền TM
Giãn tĩnh mạch
Giãn tĩnh mạch
Giãn tiểu động mạch và tĩnh mạch
Giảm tiền gánh
Giảm tiền gánh
Giảm tiền gánh và hậu gánh
Chống phù phổi
Chống phù phổi
Chống phù phổi và tăng lưu lượng tim
Tăng co bóp cơ tim:
*Dobutamine: 250 - 750µg/phút truyền TM
*Dopamine: 100- 600µg/phút truyền TM
*Digital (Digoxine, Lanatoside C) 1 ống tiêm TM
Giống giao cảm
Giống giao cảm
Ức chế bơm Na - K ATPase
Tăng co bóp tim
Tăng co bóp tim, giảm hậu gánh (liều thấp), tăng hậu gánh (liều cao).
Tăng co bóp tim, giảm tiền gánh và hậu gánh.
Tăng lưu lượng tim
Tăng lưu lượng tim, tăng huyết áp (liều cao).
Chống phù phổi làm giảm áp lực ở phổi.
12.2. Điều trị suy tim theo phân độ suy sim
Bảng 10. Phác đồ điều trị suy tim (Theo M. KOMAJDA và Y.GROSGOGEAT):
Phân độ suy tim (NYHA) Phương pháp kinh điển Phương pháp thay thế
Độ I Không điều trị Không điều trị
Độ II - Hạn chế thể lực
- Chế độ ăn kiêng muối
- Digital
-Digital + Lợi tiểu Thiazid - Hạn chế thể lực
- Chế độ ăn kiêng muối
- Lợi tiểu? Ức chế men chuyển?
- Lợi tiểu + ƯCMC hoặc
Lợi tiểu + Giãn mạch
Độ III - Digital + Lợi tiểu quai.
- Digital + Lợi tiểu + Giãn mạch - Lợi tiểu + ƯCMC hoặc Giãn mạch + Digital? hoặc
- Lợi tiểu + ƯCMC hoặc Giãn mạch + Thuốc trợ tim?
- Chẹn bêta?
- Ghép tim.
Độ IV - Digital + Lợi tiểu + Giãn mạch + Thuốc trợ tim mới.
- Ghép tim
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch (Ban hành kèm theo Quyết định số 2510/QĐ-BYT, ngày 15/07/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Phác đồ điều trị bệnh tim thiếu máu cục bộ; Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2016.
- Thuốc biệt dược và cách sử dụng, NXB Y Học, Hà Nội, 2012.
- Huỳnh Văn Minh, Nguyễn Anh Vũ, Giáo trình sau đại học Tim mạch học, NXB Đại học Huế, Huế, 2014.
- Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị suy tim 2015 của Hội Tim mạch học Việt Nam.
TĂNG HUYẾT ÁP (THA)
1. ĐẠI CƯƠNG
- Tăng huyết áp khi: HA tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc HA tâm trương ≥ 90mmHg hoặc phải dùng thuốc chống THA.
2.CHẨN ĐOÁN
2.1. Lâm sàng
2.1.1. Không triệu chứng
2.1.2. Có triệu chứng do
- HA tăng: nhức đầu, chóng mặt, nôn, hồi hộp, mệt.
- Mạch máu của THA: chảy máu mũi, tiểu máu, mờ mắt, đau thắt ngực, khó thở, đau do phồng tách động mạch chủ.
- Bệnh căn: uống tiểu nhiều, hạ Kali, tăng cân, đổ mồ hôi …
- Đo HA thấy HA ≥ 140/90mmHg.
2.2. Cận lâm sàng
- Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số, thời gian máu chảy máu đông, nhóm máu, Ure, Creatinin, Glucose huyết, Cholesterol, Triglycerid, HDLc, LDLc.
- Xét nghiệm: Ure, Creatinin.
- Xét nghiệm: SGOT, SGPT (AST, ALT).
- Siêu âm bụng tổng quát.
- Đo ECG.
- X quang tim phổi thẳng.
- Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu.
- CLS khác nếu cần ...
2.3. Chẩn đoán xác định
- Đo HA đúng cách thấy HA tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc HA tâm trương ≥ 90mmHg hoặc bệnh nhân đang dùng thuốc chống THA (đo HA > 2lần, cách nhau > 2 phút).
2.4. Chẩn đóan mức độ: theo JNC VII 2003(Joint National committee)
Giai đọan HA tâm thu/HAtâm trương (mmHg)
Bình thường < 120/80
Tiền THA 120/80 < 140/90
THA giai đọan 1 140/90 < 160/100
THA giai đọan 2 ≥ 160/100
Nếu Hatt và Hattr không cùng một phân lọai thì chọn mức HA cao hơn để xếp lọai.
2.5. Chẩn đóan nguy cơ tim mạch/THA: (theo JNC VII-2003)
- Các yếu tố nguy cơ (YTNC): Tuổi (nam > 55T, nữ > 65T), tiền sử gia đình bị bệnh tim mạch sớm (nam > 55T, nữ > 65T), THA, hút thuốc lá, làm việc tĩnh tại, béo phì, rối lọan lipid máu, đái tháo đường, albumin niệu.
- Tổn thương cơ quan đích (TTCQĐ): Tim (dày thất trái, đau thắt ngực ( ĐTN ), nhồi máu cơ tim (NMCT), suy tim), Não (TIA, nhồi náu não (NMN), xuất huyết não (XHN), Thận (suy thận mạn), Mắt (bệnh võng mạc).
- Chẩn đóan nguy cơ tim mạch: Nguy cơ:
+ A: Không có yếu tố nguy cơ (YTCN), không tổn thương cơ quan đích (TTCQĐ).
+ B: ≥ 1 yếu tố nguy cơ (YTNC) nhưng không có đái tháo đường (ĐTĐ), không tổn thương cơ quan đích ( TCQĐ ).
+ C: có hoặc không có yếu tố nguy cơ (YTNC) nhưng có ĐTĐ và hoặc tổn thương cơ quan đích (TTCQĐ).
2.6. Chẩn đóan một số dạng THA
- THA cấp cứu: HA tăng trầm trọng + tổn thương cơ quan đích cấp tính
như : Thần kinh (bệnh cảnh não, đột qụy, XH, phù gai thị…) tim (đau thắt ngực, NMCT cấp, Suy tim với OAP, bóc tách động mạch chủ), thận (tiểu đạm, tiểu máu, suy thận cấp…).
- THA khẩn cấp: khi HA tăng trầm trọng > 180/120mmHg + tổn thương cơ quan đích ít hoặc không tổn thương.
- THA kháng trị: khi phối hợp > 3 nhóm thuốc mà không đạt được HA mục tiêu.
2.7. Chẩn đóan phân biệt
- Dấu Osler/người già, THA áo choàng trắng, Bao quắn nhỏ: THA giả, Không có pha V Korotkoff.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc điều trị
3.1.1 Điều trị THA liên tục và suốt đời (nếu là vô căn)
3.1.2- Điều trị giảm HA bằng thuốc
- Bắt đầu điều trị = thuốc khi:
+ THA gđ 1, 2.
+ Tiền THA + suy thận mạn, đái tháo đường.
- Điều trị đạt HA tâm thu trước rồi HA tâm trương sau, giữ HA < 140/90 mmHg, nhưng < 130/80 mmHg/đái tháo đường, bệnh thận.
3.1.3. Điều trị giảm HA không dùng thuốc
- Tiết chế ăn uống, họat động thể lực, sinh họat.
- Điều trị nguyên nhân THA.
- Kiểm sóat các yếu tố nguy cơ.
3.2. Điều trị cụ thể
3.2.1. Điều trị giảm HA bằng thuốc
3.2.1.1 Các lọai thuốc chống THA
- Ức chế men chuyển dạng Angiotensin:
+ Captopril (Lopril, Captopril) : 25 - 150mg x 2/ngày (u).
+ Perindopri l(coversyl 4mg): 4 - 8mg/ngày/1lần (u).
+ Enalapril: 5 - 40mg/ngày: 1 - 2lần (u).
3.2.1.2. Ức chế thụ thể angiotensin II
- Irbesartan (aprovel 150mg): 150 - 300mg/ngày/1lần (u).
- Losartan: 50 - 100mg/ngày.
3.2.1.3. Đối kháng Calci
- Non DHP:
+ Diltiazem phóng thích chậm: 180 - 420mg/ngày/1lần (u).
+ Verapamine: 80 - 320mg/ngày (u).
- DHP:
+ Nifedipin (Nifedipin, Adalat): 10 - 20mg x 2 lần/ngày (u).
+ Amlodipin 5mg/v: 2,5 - 10mg/ngày/1lần (u).
3.2.1.4.Lợi tiểu
- Furosemid : 20 - 80mg x 2 lần/ngày (u), TB, TM.
- Ức chế thụ thể aldosterol:
- Spironolactone 25mg: 25 - 50mg/ngày/1lần (u).
3.2.1.5. Chẹn giao cảm bêta
- Propranolol 40mg: 40 - 160mg x 2 lần/ngày(u).
- Metoprolol 50 - 100mg: 50 - 100mg x 1 - 2 lần/ngày (u).
3.2.1.6. Chẹn giao cảm anpha 1 :
- Prazosin: 1-5mg 2 - 3 lần/ngày (u).
3.2.1.7. Chẹn giao cảm anpha-beta
- Carvedilol: 1,25 - 50mg 2 lần/ngày (u).
3.2.1.8. Thuốc dản mạch trực tiếp
- Hydralazin: 25 - 100mg x 2 lần/ngày (u).
3.2.1.9. Thuốc chống giao cảm trung ương
- Methyldopa(aldomet 0.25g): 250 - 1000mg x 2 lần/ngày (u).
3.2.1.10. Thuốc chống giao cảm ngoại vi
- Reserpine: 0,1 - 0,5mg/ngày/1lần (u).
3.2.1.11. Cách dùng thuốc
- Tùy theo trường hợp mà chọn 1 trong các nhóm thuốc trên cho phù hợp với liều lượng nhỏ rồi tăng dần để đạt yêu cầu.Nếu sau điều trị đã nâng đủ liều, đủ thời gian mà HA đáp ứng không đạt thì nên xem xét:
+ Thuốc trúng cá thể nhưng liều lượng chưa đủ: thì cần nâng liều.
+ Thuốc chưa trúng khâu sinh lý bệnh thì có thể thay thuốc đó bằng một nhóm thuốc khác nhóm đã dùng.
+ Bệnh nhân không dùng đều và đúng thuốc như đã dặn: hướng dẫn lại cách dùng thuốc cho BN.
+ Bệnh nhân có dùng những thuốc gây THA như: thuốc cường giao cảm, tránh thai, chống trầm cảm, NSAIDS (non steroid) ...
+ Bệnh nhân uống nhiều rượu: BN không được uống rượu.
+ Bệnh có phải là THA thứ phát hay không nếu BN không có tất cả các nguyên nhân trên thì thêm thuốc thứ 2. Nếu sau khi đủ liều và BN tuân thủ tốt theo điều trị mà 2 thuốc vẫn không đem lại hiệu qủa thì xem xét lại giống như trên và thêm thước thứ 3, thứ 4 …
- Có thể dùng 2 thuốc ngay lúc đầu khi cần tăng TD giảm HA ngay.
3.2.1.12. Điều trị THA / một số tình huống đặc biệt
- Phẫu thuật
+ Nếu HA > 180/110 cho hoãn mổ để điều trị.
+ Nếu HA < 160/100: yên tâm chỉ định phẫu thuật.
- Có thai
+ Nên dùng: Methyldopa Nifedipin, Hydralazin, Metoprolol.
+ Không dùng: ức chế men chuyển, lợi tiểu.
- Đột quỵ
+ Không nên dùng thuốc tác dụng lên thần kinh trung ương: Aldomet, Clonidin.
+ Không được hạ áp một cách đột ngột mà phải từ từ.
- Đái tháo đường
+ Nên dùng ức chế men chuyển, ức chế thụ thể.
- THA cấp cứu
Giảm HA trung bình: [(2Hatt + Hattr)/3] < 25% / 2h đầu và đạt mức 160/90mmHg/ 2-6h kế bằng thuốc đường TM.
+ hoặc Captopril 25mg: ¼ - 2v ngậm dưới lưỡi (NDL) (tác dụng sau 15phút).
+ hoặc Furosemide 20mg: 1 ống TM theo dõi sát HA, lập lại liều nếu cần.
+ Dùng thuốc đường uống để giảm HA trong vài giờ.
3.2.2. Điều trị nguyên nhân: nếu tìm được
3.2.3. Kiểm sóat các yếu tố nguy cơ
- Kiểm sóat đường huyết nếu có đái tháo đường.
- Điều chỉnh rối lọan lipid nếu có: simvastatin 10mg: ½ - 4v/ngày (u).
3.2.3. Theo dõi
- Lâm sàng: dấu hiệu sinh tồn, các triệu chứng do THA, tác dụng phụ thuốc.
- Cận lâm sàng: ECG, XN khác nếu cần.
3.2.4. Chế độ chăm sóc
- Nghỉ ngơi tùy mức độ bệnh. Sinh hoạt điều độ, chống nếp sống nhiều stress.
- Tăng hoạt động thể lực, thể dục nhịp điệu, đi bộ. Giảm cân nếu thừa cân.
3.2.5. Chế độ ăn uống
- Tiết chế rượu, ăn giảm mặn, ăn nhiều trái cây, rau quả, ít chất béo, giảm mỡ bảo hòa và mỡ tòan phần, tăng đạm cá, đậu .
Tài liệu tham khảo
- Chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp (Ban hành kèm theo Quyết định số 3192/QĐ-BYT, ngày 31/08/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CHƯƠNG BỆNH HÔ HẤP
VIÊM PHẾ QUẢN CẤP
1. ĐẠI CƯƠNG
- Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc của phế quản lớn và phế quản trung bình, bệnh có thể xảy ra ở mọi tuổi nhưng thường là trẻ em và người già, bệnh hay xảy ra vào mùa lạnh hay đông xuân.
2. CHẨN ĐÓAN
2.1. Lâm sàng
- Khởi đầu là viêm long đường hô hấp trên: sốt, ngứa mủi, nhảy mủi, chảy nước mủi, viêm đỏ kết mạc
- Tiếp theo là giai đọan triệu viêm đường hô hấp dưới ( phế quản): ho khan, đau ngực, mệt mõi, đau nhức, nghe phổi ral ngáy, ral rít. Sau 2-3 ngày thì ho có đàm nhày trong, rồi đàm đục, mệt mõi giảm, đau nhức giảm, hết sốt, nghe phổi có ral ẩm, thường 2 đáy phổi
2.2. Cận lâm sàng
- Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số, thời gian máu chảy máu đông, nhóm máu.
- Xét ngiệm đường huyết.
- Xét ngiệm chức năng gan.
- Xét ngiệm chức năng thận.
- Xét nghiệm tốc độ máu lắng.
- Xét nghiệm đàm.
- Xét nghiệm CRP.
- Đo SpO2.
- X quang tim phổi.
- Đo ECG.
- CLS khác nếu cần.
- Qua CLS ta có thể thấy :
+ XQ: rốn phổi tăng đậm.
+ XN: BC tăng, VS tăng.
+ Cấy đàm thấy nhiều loại vi khuẩn.
2.3. Chẩn đóan xác địn
- Dựa lâm sàng và cận lâm sàng.
2.4. Chẩn đóan phân biệt
- Viêm phổi, lao phổi, hen phế quản.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc
- Điều trị nguyên nhân.
- Điều trị triệu chứng.
3.2. Điều trị cụ thể
3.2.1. Điều trị nguyên nhân
- Kháng sinh: nếu do vi khuẩn.
+ Amoxcillin 0,5g :1,5 - 2g/ngày x 5 ngày (u).
+ Cephalexin 0.5g: 1 - 2v x 2lần/ngày (u) x 5ngày.
+ Erythromycin 0.5g: 30 - 50mg/kg/ngày x 5 ngày (u).
+ Cefuroxim 0.25g: 1 - 2v x 2lần/ngày (u) x 5ngày.
nếu không đáp ứng thì chuyển sang dạng tiêm chích và phối hợp kháng sinh nếu cần, nếu vẫn không đáp ứng thì điều trị theo kháng sing dồ.
3.2.2. Điều trị triệu chứng
- Kháng histamine khi có dấu hiệu tăng tiết dịch, chảy mủi nước:
+ Chlorpheniramine 4mg : 1v x 2lần/ngày (u).
+ Loratidin 10mg: 1v x 1lần/ngày (u).
+ Cetirizin 10mg : 1v x 1 lần/ngày (u).
- Dãn phế quản nếu có co thắt phế quản:
+ Salbutamol 2mg: 1 - 2v x 2lần/ngày (u).
- Corticoide:
+ Prednisolone 5mg: 2v x 2lần/ngày (u).
- Long đàm:
+ Bisolvon 8mg: 1v x 2lần/ngày (u).
+ Acetylcystein (Exomuc 200mg) : 1gói x 2 lần/ngày (u).
3.2.3. Theo dõi
- Lâm sàng: Dấu hiệu sinh tồn, ho, khò khè, ral phổi.
- Cận lâm sàng: CTM, XQ phổi, XN khác nếu cần.
3.2.4. Chế độ chăm sóc
- Nghỉ ngơi, giữ ấm tránh nhiễm lạnh.
3.2.5. Chế độ ăn uống
- Uống đủ lượng nước, ăn giàu chất dinh dưỡng .
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh hô hấp (Ban hành kèm theo Quyết định số 4235/QĐ-BYT, ngày 31/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
HEN PHẾ QUẢN (HPQ)
1. ĐẠI CƯƠNG
- Hen phế quản là viêm mạn tính đường thở, gây tăng phản ứng đường thở, tạo ra cơn ho, khó thở, nặng ngực, khò khè lập đi lập lại, với mức độ khác nhau, thường xảy ra vào đêm và sáng sớm. các cơn này hồi phục tự nhiên hoặc do điều trị.
2. CHẨN ĐÓAN
2.1. Lâm sàng
- Nghỉ HPQ khi có ¼ triệu chứng sau: ho (thường tăng về đêm), nặng ngực, khó thở (thường khó thở chậm, khó thở ra), khò khè hay thở rít.
- Các triệu chứng thường xuất hiện hoặc nặng lên: về đêm, sáng sớm, sau gắng sức, sau tiếp xúc các chất kích thích (bụi, khói, thời tiết…).
- Các triệu chứng giảm hoặc hết khi dùng thuốc dãn phế quản.
- Bệnh thường có lúc nhỏ.
- TS bản thân hay gia đình có bệnh dị ứng hoặc hen phế quản.
- Phổi: gỏ trong, nghe ral ngáy, ral rít, ral ẩm.
- Tim: nhanh, có thể có ngoại tâm thu, HA tăng.
2.2. Cận lâm sàng
- Xét công thức máu 18 chỉ số.
- Nhóm máu hệ ABO.
- Xét nghiệm: TS, TC (TQ, TCK) đường huyết, CRP, SGOT, SGPT (AST, ALT), Ure Cretatinin.
- Xét nghiệm SpO2.
- Siêu âm bụng tổng quát.
- Đo ECG.
- X -quang tim phổi.
- Cận lâm sàng khác nếu cần ...
- Qua CLS ta có thế thấy :
+ FEV1 hoặc PEF thường tăng > 200ml (> 15%) sau hít thuốc dãn PQ, dao động PEF sáng chiều > 20%.
+ XQ: lồng ngực và cơ hoành ít di động, xương sườn nằm ngang, các khoang gian sườn giản rộng, 2 phế trường sáng, rốn phổi đậm.
+ XN đàm: có tinh thể Charcot Leyden, BC ái toan, BC đa nhân trung tính, đại thực bào vi khuẩn.
2.3. Chẩn đoán xác định
- Tiền sử bản thân hay gia đình có bệnh dị ứng hoặc HPQ
- Lâm sàng: ho, nặng ngực, khó thở, khò khè
- Cận lâm sàng: PEF < 80% mức tốt nhất trong 2 ngày liên tiếp.
2.4. Chẩn đóan mức độ nặng của cơn hen
Lâm sàng Nhẹ Trung bình Nặng Nguy kịch
Khó thở Khi gắng sức Khi nghỉ ngơi Gây nói chuyên không nổi Dọa ngưng thở, giảm tri giác
Co kéo cơ hô hấp phụ Không Nhẹ Nặng Đờ cơ hô hấp,
Ral Ngáy ít Ngáy rít rõ Quá nhiều gây
thở ồn ào hô hấp đảo
ngược ngực bụng
Thông khí phổi Rõ Rõ Còn rõ Giảm
Sp02 (%) > 95 90 - 95 < 90 < 90
Pa02 (mmHg) Bt > 60 45 - 60 < 45
PEF (%) > 80 60 - 80 < 60 Không đo được
2.5. Chẩn đóan bậc hen
Bậc hen Triệu chứng PEF (%) Dao động PEF (%)
1: thưa < 1 lần/tuần
2: nhẹ > 1lần/tuần,
< 1lần/ngày > 80 20 - 30
3: trung bình 1 lần/ngày 60 - 80 20 - 30
4: nặng Liên tục < 60 > 30
2.6. Chẩn đóan phân biệt
- Hen tim, Đợt cấp COPD, Dị vật đường thở.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc điều trị
- Điều trị cơn hen cấp.
- Điều trị hen theo bậc.
3.2. Điều trị cụ thể
3.2.1. Điều trị cơn hen cấp
3.2.1.1. Hỗ trợ hô hấp
- Nằm đầu cao để các tạng trong ổ bụng không chèn ép cơ hoành.
- oxy theo khí máu hoặc Sp02.
- Hút đàm giải qua nội khí quản.
- Đặt nội khí quản và thở máy nếu có suy hô hấp nặng: kiệt sức cơ hô hấp, nhịp thở > 40, RL tri giác, ngưng tim ngưng thở.
3.2.1.2. Thuốc dãn phế quản
- Salbutalin 2,5mg KD (có thể phối hợp budesonid 0,5mg: 1tep KD) x 3 lần cách nhau mỗi 20ph. Nếu đáp ứng thì duy trì salbutamol 2.5mg KD mỗi 8 giờ, nếu không đáp ứng thì thêm.
- Terbutalin 0,5mg/ml TDD hoặc 0,5mg/h NGTM (có thể tăng 0,5mg/h mỗi 15ph cho đến khi có hiệu quả, có thể dùng đến 4mg/h. nếu đáp ứng thì duy trì, nếu không đáp ứng thì thêm.
- Aminophyllin 0,24g + 100ml dung dịch đẳng trương TTM/h, DT: < 10mg/Kg/
ngày. Nếu đáp ứng thì duy trì, nếu không đáp ứng thì thêm .
- Adrenalin 1mg: 0,3mg + 3ml dd đẳng trương: TMC/5ph, sau đó nếu cần 0,3mg/Kg/h TTM ( có thể tăng 0,3mg/h mỗi 15ph cho đến khi có hiệu quả, có thể dùng đến 1,5mg/h ) Nếu bệnh nhân có đáp ứng điều trị thì đổi dần sang thuốc uống.
3.2.1.3. Corticoide
- Prednisolon 5mg :2 - 3v x 2 lần/ngày (u).
- Hydrocortison 100mg x 2 - 4 lần/ngày TM.
- Methylprednisolone 40mg 1lọ x 2 - 4 lần/ngày TM.
Giảm liều khi lâm sàng cải thiện.
3.2.1.4. Kháng sinh: khi có nhiễm trùng hô hấp
- Cefuroxim 0.25g: 1 - 2v x 2lần/ngày (u) hoặc.
- Oxacilliine 1g: 1 lọ x 3 - 4 lần/ngày TM hoặc.
- Cefotaxim 1g: 1 lọ x 3lần/ngày TB,TM hoặc.
- Ceftazidim 1g: 2 lọ x 3lần/ngày TB,TM hoặc.
- Ciprofloxacin 0,2g x 2lần/ngày TTM.
chuyển sang uống khi bệnh ổn.
3.2.1.5. Điều trị hỗtrợ
- Nước điện giải.
- Làm loãng đàm:
+ Bisolvon 8mg: 1v x 2lần/ngày
+ Acetylcystein (Exomuc 200mg): 1gói x 2 - 3 lần/ngày (u).
3.2.1.6. Đánh giá hiệu quả điều trị ban đầu
- Tốt: triệu chứng hết kéo dài > 4h.
- Trung bình: triệu chứng giảm nhưng có lại sau 3h.
- Xấu: triệu chứng không giảm hoặc nặng lên .
3.2.1.7. Theo dõi
- Lâm sàng: Dấu hiệu sinh tồn, co lõm ngực, tím tái, tri giác: 30ph - 1 - 2 - 3 - 4h… tùy cas nặng nhẹ.
- Cận lâm sàng: Sp02, các XN khác nếu cần.
3.2.1.8. Chế độ chăm sóc
- Nghỉ ngơi trong giai đọan cấp, tránh tiếp xúc các dị nguyên nếu biết.
3.2.1.8. Chế độ ăn
- Ăn giàu chất dinh dưỡng.
3.2.2. Điều trị hen theo bậc
Bậc hen Thuốc hàng ngày Lực chọn khác
Bậc 1 Không cần thiết
Bậc 2 ICS liều thấp -Theophyllin chậm, cromone, kháng leuckotrien
Bậc 3 ICS liều trung bình -ICS liều TB + (theophyllin chậm hoặc dản phế quản tác dụng dài (LABA) uống hoặc kháng leukotrien)
-ICS liều cao
Bậc 4 ICS liều cao + LABA hít + (theophyllin chậm hoặc kháng leukotrien hoặc LABA uống hoặc corticoide uống nếu cần)
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh hô hấp (Ban hành kèm theo Quyết định số 4235/QĐ-BYT, ngày 31/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Phác đồ điều trị năm 2016 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.
VIÊM PHỔI (VP)
1. ĐẠI CƯƠNG
- Viêm phổi là viêm nhu mô phổi bao gồm viêm phế nang, túi phế nang, ống phế nang, tổ chức liên kết khe kẽ và viêm tiểu phế quản tận cùng. VP cộng đồng là viêm nhu mô phổi do vi khuẩn có nguồn gốc từ cộng đồng (> 14 ngày trước đó bệnh nhân không ở trong bệnh viện).
2. CHẨN ĐÓAN
2.1. Lâm sàng
- Có ít nhất một trong các triệu chứng tòan thân: mệt mõi, ớn lạnh (hoặc sốt), chán ăn, sa sút tri giác mới xuất hiện.
- Có ít nhất một trong các triệu chứng hô hấp: nặng ngực, khó thở, ho khạc đàm đục.
- Khám phổi: HC đông đặc, tiếng thổi ống (thường không có nếu ng.nhân do virus), ral nổ, ral ngáy, ral rít.
2.2. Cận lâm sàng
- Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số, thời gian máu chảy máu đông, nhóm máu.
- Đo SpO2.
- Xét nghiệm chức năng gan.
- Xét nghiệm CRP.
- Đo ECG.
- X -quang tim phổi.
- Siêu âm bụng tổng quát.
- CLS khác nếu cần …
- Qua CLS ta có thế thấy :
+ X Q tim phổi: hình ảnh thâm nhiễm mới (tổn thương lấp đầy phế nang, thâm nhiễm tản mạn, dạng thùy).
+ CRP (C reactive protein): tăng.
+ CTM: BC tăng, N tăng, đôi khi BC giảm(BC thường không tăng hoặc tăng nhẹ nếu do virus).
2.3. Chẩn đóan xác định
- Khi có ¾ triệu chứng.
2.4. Chẩn đóan mức độ
- VP nhẹ: không có tiêu chuẩn (TC) nào trong 4 tiêu chuẩn sau:
+ Tuổi > 65.
+ Giảm tri giác mới xuất hiện (ý thức u ám, nói chuyện lẩn lộn, tiểu không tự chủ…).
+ Nhịp thở > 30 lần/ph và hoặc Sp02 < 90%.
+ HA tâm thu < 90mmHg.
- Viêm phổi trung bình: khi có 2/4 triệu chứng trên.
- Viêm phổi nặng: khi có > 2/4 triệu chứng trên.
2.5. Chẩn đóan nghi ngờ nhiễm khuẩn đặc biệt (Gram âm, pseudomonas…) và kháng thuốc: khi có một trong các dấu hiệu sau:
- Tiền sử bệnh phổi mạn tính, thường xuyên phải điều trị ngọai trú hoặc phải nhập viện > 1lần/3tháng cuối.
- Cushing do dùng thuốc kháng viêm kéo dài (hoặc suy giảm miễn dịch)
- Nằm tại giường > 72h.
- Vừa điều trị KS trong tháng trước.
3. ĐIỀU TRỊ
3.3.1. Nguyên tắc điều trị
- Hỗ trợ hô hấp.
- Kháng sinh.
- Điều trị triệu chứng.
3.3.2. Điều trị cụ thể
3.3.2.1. Hỗtrợ hô hấp
- Thông đường thở, hút đàm nhớt.
- Thở 02: 4 - 6 lít/phút qua sond mủi khi có 1/các biểu hiện sau:
+ Tím tái và hoặc Sp02 < 90%.
+ Thở co rút lồng ngực, nhịp thở > 25lần/ph.
- Sau đó điều chỉnh oxy theo Sp02.
- Thở máy:
+ Không xâm lấn (NIPPV): khi có tiêu chuẩn co kéo cơ hô hấp phụ nặng, nhịp thở > 25 l/ph và bệnh nhân tỉnh, hợp tác tốt.
+ Xâm lấn (IMV): khi có1 trong các tiêu chuẩn ngưng thở, hôn mê, NIPPV thất bại xấu sau 2h, không cải thiện sau 4h: Sp02 giảm, hoặc có chống chỉ định NIPPV, Nhịp thở > 35 lần/ph.
3.3.2.2. Kháng sinh
3.3.2.2.1. Kháng sinh theo kinh nghiệm
3.3.2.2.1.1. Không có nhiễm khuẩn đặc biệt hoặc kháng thuốc
- Viêm phổi nhẹ:
+ Amoxicillin 0,5g: 2v x 2 lần/ngày (u) hoặc.
+ Erythromycine 0,5g: 1v x 4 lần/ngày hoặc.
+ Cefudroxim 0,25g: 1 - 2v x 2 lần/ngày (u).
+ Clarythromycin 0,5g: 1v x 2 lần/ngày.
- Viêm phổi trung bình:
+ Ceftriaxone 1g: 2lọ/ngày TM hoặc.
+ Cefotaxim 1g: 1lọ x 3 lần/ngày TM hoặc
+ Ceftazidim 1g: 1lọ x3 lần/ngày TM
- Viêm phổi nặng:
+ Ceftriaxone 1g: 2lọ/ngày TM + gentamycine 80mg: 2A lần/ngày TB hoặc.
+ Cefotaxim 1g: 1lọ x 3 lần/ngày TM + gentamycine 80mg: 2A lần/ngày TB.
(Nếu có thuốc thì thay gentamycin = Levofloxacin hoặc Ciprofloxacin 0,5g 1v hoặc 1,5v lần/ngày (u) hoặc Ciprofloxacin: 0,2g x 2 lần/ngày TM).
3.3.2.2.1.2. Có nhiễm khuẩn đặc biệt hoặc kháng thuốc: (điều trị nếu có thuốc, nếu không có thuốc thì chuyển tuyến trên)
- Viêm phổi nhẹ:
+ Amoxicillin/a.clavulanic 1g (Augmentin): 1v x 3 lần/ngày (u) hoặc.
+ Levofloxacin 1 - 1,5v lần/ngày (u).
- Viêm phổi trung bình:
+ Levofloxacin 0,5g 1 - 1,5v lần/ngày TM hoặc Ciprofloxacin: 0,2g x 2 lần/ngày TM.
- Viêm phổi nặng:
+ Oxacilline 1g 1lọ x 3 - 4 lần/ngày TM + Levofloxacin : 0,5g 1 - 1,5v lần/ngày TM.
Sau khi dùng KS 72h thì đánh gía lại hiệu quả điều trị. Nếu đáp ứng:
- Tốt: thì có thể chuyển sang KS uống cùng lọai.
- Không tốt: xem lại chỉ định và điều trị có đúng không, có biến chứng không, có bệnh nặng phối hợp không để chuyển hướng điều trị thích hợp, nếu cần thì cấy đàm, máu, điều trị theo kháng sinh đồ.
3.3.2.3. Điều trị triệu chứng:
- Bù nước và điện giải.
- Sốt: lau mát, paracetamol.
- Có thể cho thuốc long đàm:
+ Bisolvon 8mg: 1v x 2lần/ngày (u).
+ Acetylcystein ( Exomuc 200mg ): 1gói x 2 lần/ngày (u).
- Thuốc dãn phế quản nếu cần:
+ Salbutamol (u) hoặc khí dung.
3.3.2.4. Hiệu quả điều trị
- Tốt:
+ Triệu chứng cơ năng và tòan thân tốt lên (nhất là hết Sốt) +CRP giảm
+ Ral phổi, BC máu, X -Quang phổi: giảm.
- Xấu:
+ Triệu chứng cơ năng và tòan thân không giảm hoặc tăng lên (nhất là sốt)
+ CRP không giảm.
+ Ral phổi, BC máu, X -Quang phổi: tăng.
+ Biến chứng viêm phổi: có hoặc không (abscess phổi, mủ màng phổi, nhiễm trùng huyết …).
3.3.2.5. Theo dõi
- Lâm sàng: dấu hiệu sinh tồn, co lỏm ngực, tím tái, tri giác: 30ph - 1 - 2 - 3 - 4h… tùy cas bệnh.
- Cân lâm sàng: Sp02/không đáp ứng 02, cần thở máy, thở máy. XQ phổi/nghi ngờ tràn khí, xẹp phổi …
3.2.6. Chế độ chăm sóc
- Xoay trở bệnh nhân thường xuyên.
- Xoa bóp, gỏ rung lồng ngực để dể gây ho khạc đàm.
3.2.7. Chế độ ăn uống
- Uống đủ nước, ăn giàu chất dinh dưỡng.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh hô hấp (Ban hành kèm theo Quyết định số 4235/QĐ-BYT, ngày 31/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Phác đồ điều trị năm 2016 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH
1. ĐẠI CƯƠNG
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT, COPD) là bệnh lý hô hấp mạn tính có thể dự phòng và điều trị được. Bệnh đặc trưng bởi sự tắc nghẽn luồng khí thở ra không hồi phục hoàn toàn, sự cản trở thông khí này thường tiến triển từ từ và liên quan đến phản ứng viêm bất thường của phổi với các phân tử nhỏ hoặc khí độc hại mà trong đó khói thuốc lá, thuốc lào đóng vai trò hàng đầu.
2. CHẨN ĐOÁN BPTNMT
2.1. Chẩn đoán xác định
2.1.1. Triệu chứng lâm sàng: Bệnh nhân có thể có một trong các dấu hiệu sau:
- Trong tiền sử và/hoặc hiện tại có tiếp xúc với yếu tố nguy cơ: hút thuốc lá, thuốc lào, tiếp xúc với khói bụi và hoá chất, khói bếp và khói của nhiên liệu đốt.
- Ho khạc đờm 3 tháng trong một năm và liên tiếp trong 2 năm trở lên.
- Khó thở: tiến triển nặng dần theo thời gian và khó thở liên tục. Bệnh nhân phải gắng sức để thở, thở nặng, cảm giác thiếu không khí, hoặc thở hổn hển. Khó thở tăng lên khi gắng sức, nhiễm trùng đường hô hấp.
- Khám lâm sàng: rì rào phế nang giảm là dấu hiệu thường gặp nhất, các dấu hiệu khác có thể thấy bao gồm: lồng ngực hình thùng, gõ vang trống, ran rít, ran ngáy, ran ẩm, ran nổ. ở giai đoạn muộn có thể thấy các dấu hiệu của suy tim phải (gan to, tĩnh mạch cổ nổi, phù 2 chân).
2.1.2. Cận lâm sàng
- Đo chức năng hô hấp:
+ Đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định và đánh giá mức độ nặng BPTNMT.
+ Biểu hiện rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục hoàn toàn sau nghiệm pháp giãn phế quản (400mg salbutamol hoặc 80mg ipratropium hoặc 400 mg salbutamol và 80mg ipratropium khí dung hoặc phun hít với buồng đệm): chỉ số Gaensler (FEV1/FVC) < 70%.
- X-quang phổi thường ít có giá trị chẩn đoán xác định. Có thể thấy hình ảnh giãn phế nang: trường phổi quá sáng, cơ hoành 2 bên hạ thấp, có thể thấy hình bậc thang, khoang liên sườn giãn rộng, các bóng khí. Thấy động mạch thùy dưới phổi phải có đường kính > 16 mm khi có tâm phế mạn. Ngoài ra X- quang phổi trong một số trường hợp có thể giúp loại trừ các bệnh phổi khác mà trên lâm sàng cũng có dấu hiệu tắc nghẽn tương tự như BPTNMT: u phổi, lao phổi.
- Điện tâm đồ: ở các giai đoạn muộn có thể thấy các dấu hiệu của tăng áp động mạch phổi và suy tim phải: sóng P cao (> 2,5 mm) nhọn, đối xứng (P phế), trục phải (> 110o), dày thất phải (R/S ở V6 < 1).
2.2. Chẩn đoán phân biệt
- Lao phổi: ho kéo dài, khạc đờm hoặc có thể ho máu. X-quang phổi: tổn thương thâm nhiễm hoặc thành hang, thường ở đỉnh phổi. Xét nghiệm đờm, dịch phế quản: thấy hình ảnh trực khuẩn kháng cồn, kháng toan, hoặc MTB-PCR dương tính.
- Giãn phế quản: ho khạc đờm kéo dài, nghe phổi có ran nổ, ran ẩm. Chụp cắt lớp vi tính ngực, lớp mỏng, độ phân giải cao: thấy hình giãn phế quản.
- Hen phế quản (bảng 9.1).
Bảng 9.1: Chẩn đoán phân biệt BPTNMT với hen phế quản
Hen phế quản BPTNMT
- Thường bắt đầu khi còn nhỏ.
- Các triệu chứng biến đổi từng ngày.
- Tiền sử dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn, viêm khớp, và/hoặc eczema, chàm.
- Gia đình có người cùng huyết thống mắc hen.
- Các triệu chứng ho, khó thở thường xuất hiện vào ban đêm /sáng sớm.
- Khám ngoài cơn hen: hoàn toàn bình thường
- Rối loạn thông khí tắc nghẽn hồi phục hoàn toàn
- Hiếm khi có biến chứng tâm phế mạn hoặc suy hô hấp mạn - Xuất hiện thường ở người ≥ 40 tuổi.
- Các triệu chứng tiến triển nặng dần.
- Tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào nhiều năm.
- Khó thở lúc đầu khi gắng sức sau khó thở liên tục cả ngày.
- Luôn có triệu chứng khi khám phổi
- Rối loạn thông khí tắc nghẽn không phục hồi hoàn toàn.
- Biến chứng tâm phế mạn hoặc suy hô hấp mạn thường xảy ra ở giai đoạn cuối
2.3. Chẩn đoán mức độ nặng của bệnh
2.3.1. Chẩn đoán mức độ rối loạn thông khí tắc nghẽn
Bảng 9.2: Mức độ nặng theo chức năng thông khí phổi
Mức độ rối loạn thông khí tắc nghẽn Chỉ số
Mức độ I (nhẹ) - FEV1/FVC < 70%
- FEV1 ≥ 80% trị số lý thuyết
Mức độ II (trung bình) - FEV1/FVC < 70%
- 50% ≤ FEV1 < 80% trị số lý thuyết
Mức độ III (nặng) - FEV1/FVC < 70%
- 30% ≤ FEV1 < 50% trị số lý thuyết
Mức độ IV (rất nặng) - FEV1/FVC < 70%
- FEV1 < 30% trị số lý thuyết
2.3.2. Đánh giá mức độ nặng theo điểm CAT và mMRC
Trong thực hành chỉ cần dùng CAT hoặc mMRC là đủ để đánh giá mức độ triệu chứng.
Thang điểm khó thở mMRC
mMRC 0: Chỉ xuất hiện khó thở khi hoạt động gắng sức
mMRC 1: Xuất hiện khó thở khi đi nhanh hoặc leo dốc
mMRC 2: Đi chậm hơn do khó thở hoặc phải dừng lại để thở khi đi cạnh người cùng tuổi
mMRC 3: Phải dừng lại để thở sau khi đi 100 m
mMRC 4: Rất khó thở khi ra khỏi nhà hoặc thay đồ
- mMRC: 0-1: ít triệu chứng: bệnh nhân thuộc nhóm A hoặc C
- mMRC: 2-4: nhiều triệu chứng: bệnh nhân thuộc nhóm B hoặc D
Bảng điểm CAT
Tôi hoàn toàn không ho 0 1 2 3 4 5 Tôi ho thường xuyên
Tôi không khạc đờm, không có cảm giác có đờm 0 1 2 3 4 5 Tôi khạc nhiềm đờm, cảm giác luôn có đờm trong ngực
Tôi không có cảm giác nặng ngực 0 1 2 3 4 5 Tôi rất nặng ngực
Không khó thở khi leo dốc hoặc cầu thang 0 1 2 3 4 5 Rất khó thở khi leo dốc hoặc cầu thang
Tôi không bị giới hạn khi làm việc nhà 0 1 2 3 4 5 Tôi bị giới hạn khi làm việc nhà nhiều
Tôi rất tự tin khi ra khỏi nhà bất chấp bệnh phổi 0 1 2 3 4 5 Tôi không hề tự tin khi ra khỏi nhà vì bệnh phổi
Tôi ngủ rất yên giấc 0 1 2 3 4 5 Tôi ngủ không yên giấc vì bệnh phổi
Tôi cảm thấy rất khỏe 0 1 2 3 4 5 Tôi cảm thấy không còn chút sức lực nào
- CAT ≤ 10: ít triệu chứng: bệnh nhân thuộc nhóm A hoặc C.
- CAT ≥ 10: nhiều triệu chứng: bệnh nhân thuộc nhóm B hoặc D.
2.3.3. Chẩn đoán mức độ nặng của bệnh theo chức năng hô hấp và điểm triệu chứng lâm sàng
Bảng 9.3: Mức độ nặng BPTNMT theo chức năng thông khí, triệu chứng lâm sàng
Đánh giá:
Bệnh nhân thuộc nhóm (A) - Nguy cơ thấp, ít triệu chứng:
Mức độ tắc nghẽn đường thở nhẹ, trung bình và/hoặc có 0 - 1 đợt cấp trong vòng 12 tháng và khó thở giai đoạn 0 hoặc 1 (theo phân loại MRC) hoặc điểm CAT <10.
Bệnh nhân thuộc nhóm (B) - Nguy cơ thấp, nhiều triệu chứng:
Mức độ tắc nghẽn đường thở nhẹ, trung bình và/hoặc có 0-1 đợt cấp trong vòng 12 tháng và mức độ khó thở từ giai đoạn 2 trở lên (theo phân loại MRC) hoặc điểm CAT ≥ 10.
Bệnh nhân thuộc nhóm (C) - Nguy cơ cao, ít triệu chứng:
Mức độ tắc nghẽn đường thở nặng, rất nặng và/hoặc có ≥2 đợt cấp trong vòng 12 tháng và mức độ khó thở từ giai đoạn 0 - 1 (theo phân loại MRC) hoặc điểm CAT < 10.
Bệnh nhân thuộc nhóm (D) - Nguy cơ thấp, nhiều triệu chứng:
Mức độ tắc nghẽn đường thở nặng, rất nặng và/hoặc có ≥ 2 đợt cấp trong vòng 12 tháng và mức độ khó thở từ giai đoạn 2 trở lên (theo phân loại MRC) hoặc chỉ số CAT ≥ 10.
3. ĐIỀU TRỊ BPTNMT GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH
3.1. Các điều trị chung
- Tránh lạnh, bụi, khói...
- Cai nghiện thuốc lá, thuốc lào: tư vền cai nghiện thuốc, dùng thuốc bổ xung theo bảng 4
- Vệ sinh mũi họng thường xuyên.
- Tiêm vắc xin phòng cúm hàng năm vào đầu mùa thu.
Bảng 9.4: Thuốc cai nghiện thuốc lá
Chế phẩm Liều dùng Tác dụng phụ
Điều trị thay thế nicotin
Miếng dán da 7, 14, hoặc 21 mg/ngày
Liều thông thường = 21 mg/ngày trong 6 tuần, 14 mg/ ngày trong 2 tuần, 7mg/ ngày trong 2 tuần (Cho tất cả các chế phẩm nicotin) Đau đầu, mất ngủ, ngủ mê, buồn nôn, chóng mặt, nhìn mờ
Kẹo nhai, viên nuốt 2-4 mg mỗi 1-8h sau đó giảm dần liều
Thuốc hít 4 mg/cartridge 6 - 16 cartridge/ngày
Xịt mũi 0,5 mg/lần xịt 1 - 2 lần xịt cho mỗi mũi, mỗi giờ làm 1 lần
Điều trị không nicotin
Bupropion ER 150 mg mỗi ngày, trong 3 ngày, sau đó dùng ngày 2 lần trong 7 - 12 tuần.
Dùng thuốc trước dừng hút thuốc lá 1 tuần Chóng mặt, nhức đầu, mất ngủ, buồn nôn, tăng huyết áp, co giật
Tránh dùng cùng thuốc ức chế monoamin oxidase
Vareniclin Ngày 1 đến 3: 0,5 mg uống buổi sáng; ngày 4 đến 7: 0,5 mg x 2 uống sáng - chiều; tuần 2 đến 12: 1 mg x 2 uống sáng - chiều. Buồn nôn, rối loạn giấc ngủ, ác mộng; rối loạn khả năng lái xe hoặc vận hành máy móc; trầm cảm, thay đổi hành vi, có ý định tự sát
3.2. Thuốc giãn phế quản và corticoid
- Các thuốc giãn phế quản sử dụng điều trị BPTNMT: ưu tiên các loại thuốc giãn phế quản dạng phun hít khí dung. Liều lượng và đường dùng của các thuốc này tùy thuộc vào mức độ và giai đoạn bệnh (xem bảng 9.5).
- Corticoid được chỉ định khi bệnh nhân BPTNMT giai đoạn nặng (FEV1 < 50%), có đợt cấp lặp đi lặp lại (≥ 2 đợt trong 12 tháng gần đây). Dùng corticoid dưới dạng phun hít hoặc khí dung lâu dài với liều cao (budesonid 2000 mcg/ngày hoặc fluticason 1000 mcg/ngày).
Bảng 9.5: Các thuốc giãn phế quản và corticoid
Thuốc Liều dùng
Cường beta-2 tác dụng ngắn
Salbutamol Viên 4 mg, uống ngày 4 viên, chia 4 lần, hoặc
Nang khí dung 5 mg, khí dung ngày 4 nang, chia 4 lần, hoặc
Salbutamol xịt 100 mcg/lần xịt, xịt ngày 4 lần, mỗi lần 2 nhát
Terbutalin Viên 5 mg, uống ngày 4 viên, chia 4 lần, hoặc
Nang khí dung 5 mg, khí dung ngày 4 nang, chia 4 lần
Cường beta-2 tác dụng kéo dài
Indacaterol Dạng hít, 150, 300 mcg/liều, dùng 1 liều/ngày
Formoterol Dạng hít 4,5 mcg/liều. Hít ngày 2 lần, mỗi lần 2 liều
Salmeterol Dạng xịt, mỗi liều chứa 25 mcg, xịt ngày 2 lần, mỗi lần 2 liều
Kháng cholinergic
Ipratropium bromid Nang 2,5 ml. Khí dung ngày 3 nang, chia 3 lần
Tiotropium Dạng hít ngày 1 viên 18 mcg
Kết hợp cường beta-2 tác dụng ngắn và kháng cholinergic
Fenoterol/Ipratropium Dạng khí dung: khí dung ngày 3 lần, mỗi lần pha 1-2 ml berodual với 3 ml natriclorua 0,9%. Dạng xịt: xịt ngày 3 lần, mỗi lần 2 nhát
Salbutamol/Ipratropium Nang 2,5 ml. Khí dung ngày 3 nang, chia 3 lần
Nhóm Methylxanthin (chú ý không dùng kèm thuốc nhóm macrolid, tổng liều (bao gồm tất cả các thuốc nhóm methylxanthin) không quá 10 mg/kg/ngày).
Aminophyllin Ống 240 mg. Pha truyền tĩnh mạch ngày 2 ống, hoặc pha 1/2 ống với 10 ml glucose 5%, tiêm tĩnh mạch trong cấp cứu cơn khó thở cấp.
Theophyllin (SR) Viên 0,1g hoặc 0,3g. Liều 10 mg/kg/ngày. Uống chia 2 lần.
Glucocorticosteroid dạng phun hít
Chú ý: cần xúc miệng sau sử dụng các thuốc dạng phun hít có chứa glucocorticosteroid
Beclomethason Dạng xịt chứa 100 mcg/liều. Xịt ngày 4 liều, chia 2 lần
Budesonid Nang khí dung 0,5 mg. Khí dung ngày 2-4 nang, chia 2 lần, hoặc
Dạng hít, xịt, liều 200 mcg/liều. Dùng 2-4 liều/ngày, chia 2 lần.
Fluticason Nang 5 mg, khí dung ngày 2-4 nang, chia 2 lần
Kết hợp cường beta-2 tác dụng kéo dài và glucocoticosteroid
Formoterol/Budesonid Dạng ống hít. Liều 160/4,5 cho 1 liều hít. Dùng 2-4 liều/ngày, chia 2 lần
Salmeterol/ Fluticason Dạng xịt hoặc hít. Liều 50/250 hoặc 25/250 cho 1 liều. Dùng ngày 2-4 liều, chia 2 lần.
Glucocorticosteroid đường toàn thân
Prednison Viên 5 mg. Uống ngày 6-8 viên, uống 1 lần sau ăn sáng.
Methylprednisolon Lọ 40 mg, tiêm tĩnh mạch. Ngày tiêm 1-2 lọ
3.3. Thở oxy dài hạn tại nhà
3.3.1. Chỉ định: suy hô hấp mạn (BPTNMT giai đoạn 4):
- Thiếu oxy (khí máu động mạch có: PaO2 ≤ 55 mmHg) thấy trên hai mẫu máu trong vòng 3 tuần, trạng thái nghỉ ngơi, không ở giai đoạn mất bù, không thở oxy, đã sử dụng các biện pháp điều trị tối ưu.
- PaO2 từ 56-59 mmHg kèm thêm một trong các biểu hiện:
+ Dấu hiệu suy tim phải.
+ Và/hoặc đa hồng cầu.
+ Và/hoặc tăng áp động mạch phổi đã được xác định (siêu âm tim Doppler...).
3.3.2. Lưu lượng, thời gian thở oxy
- 1-3 l/phút và sẽ điều chỉnh theo khí máu (để tránh tăng CO2 máu quá mức khuyến cáo nên bắt đầu với lưu lượng thở oxy ≤ 2 lít/phút). Điều chỉnh lưu lượng oxy để đạt PaO2 từ 65 -70 mmHg, tương ứng với SaO2 tối ưu là 90-95% lúc nghỉ ngơi. Thời gian thở oxy ít nhất 15 giờ/24 giờ.
3.3.3. Các nguồn oxy
- Các bình khí cổ điển: cồng kềnh và phải nạp thường xuyên.
- Các máy chiết xuất oxy thuận tiện cho các bệnh nhân ít hoạt động. Ngoài ra, còn có các bình oxy lỏng.
3.4. Phẫu thuật
Hiện đã áp dụng một số phẫu thuật giảm thể tích phổi, cắt bóng khí phổi hoặc thay phổi trong một số trường hợp nhất định.
3.5. Điều trị BPTNMT theo giai đoạn bệnh
3.5.1. Điều trị BPTNMT theo GOLD 2010
Bảng 9.6: Chẩn đoán mức độ và điều trị BPTNMT theo giai đoạn bệnh ở thời kỳ ổn định theo GOLD 2010
Giai đoạn I: BPTNMT nhẹ Giai đoạn II: BPTNMT trung bình Giai đoạn III: BPTNMT nặng Giai đoạn IV: BPTNMT rất nặng
FEV1/FVC < 70%, FEV1 ≥ 80% trị số lý thuyết. Có hoặc không có triệu chứng mạn tính (ho, khạc đờm, khó thở) FEV1/FVC <70%
50% ≤ FEV1 < 80% trị số lý thuyết.
Có hoặc không có các triệu chứng mạn tính (ho, khạc đờm, khó thở) FEV1/FVC <70%
30% ≤ FEV1 < 50% trị số lý thuyết.
Thường có các triệu chứng mạn tính (ho, khạc đờm, khó thở) FEV1/FVC < 70%
FEV1 < 30% trị số lý thuyết hoặc có dấu hiệu lâm sàng của suy hô hấp mạn tính.
Tránh các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, bụi, hóa chất. Giáo dục về bệnh và cách theo dõi điều trị, tiêm phòng vaccin cúm 1 lần/năm.
Dùng các thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn khi cần thiết (salbutamol, terbutalin, ipratropium hoặc theophyllin).
Dùng thường xuyên thuốc GPQ tác dụng kéo dài. Phục hồi chức năng hô hấp.
Hít corticoid nếu các triệu chứng và chức năng hô hấp cải thiện đáng kể khi dùng thuốc này hoặc có các đợt cấp tái phát ≥ 3 lần/3 năm.
Điều trị oxy dài hạn tại nhà nếu có suy hô hấp mạn tính nặng. Xét điều trị phẫu thuật.
3.5.2. Điều trị BPTNMT theo GOLD, 2011
Bảng 9.7: Chọn thuốc điều trị BPTNMT theo GOLD, 2011
Nhóm bệnh nhân Lựa chọn ưu tiên Lựa chọn thứ hai Lựa chọn thay thế
A SAMA khi cần
hoặc SABA khi cần LAMA
Hoặc LABA
Hoặc SABA + SAMA Theophyllin
B LAMA
hoặc LABA LAMA + LABA SABA và/ hoặc SAMA Theophyllin
C ICS + LABA hoặc LAMA LAMA + LABA Ức chế phosphodiesterase 4
SABA và/hoặc SAMA Theophyllin
D ICS + LABA hoặc LAMA ICS + LAMA
Hoặc ICS + LABA + LAMA
Hoặc ICS + LABA + ức chế phosphodiesterase 4
Hoặc LAMA + LABA
Hoặc LAMA + ức chế phosphodiesterase 4 Carbocystein
SABA và/hoặc SAMA
Theophyllin
LAMA: kháng cholinergic tác dụng dài, SAMA: kháng cholinergic tác dụng ngắn, LABA: cường beta-2 tác dụng kéo dài, SABA: cường beta-2 tác dụng ngắn, ICS: corticoid dạng phun hít.
3.6. Theo dõi bệnh nhân
- Khám lại 4 đến 6 tuần sau khi xuất viện vì đợt cấp và sau đó cứ 6 tháng một lần.
- ít nhất một năm một lần: đo chức năng hô hấp phân loại lại mức độ nặng. Phát hiện các bệnh phối hợp.
- Đánh giá khả năng hoạt động, hợp tác với thầy thuốc và thích nghi với ngoại cảnh.
- Đánh giá sự hiểu biết và tuân thủ phương pháp điều trị, kỹ thuật phun hít, sử dụng các thuốc giãn phế quản, corticoid.
4. TIÊN LƯỢNG VÀ PHÒNG BỆNH
- BPTNMT tiến triển nặng dần không hồi phục, vì vậy, cần điều trị sớm, tích cực để bệnh tiến triển chậm.
- Không hút thuốc lá, thuốc lào, tiếp xúc với các khí độc hại, ô nhiễm môi trường.
- Tránh lạnh, ẩm.
- Điều trị sớm các nhiễm khuẩn đường hô hấp và các bệnh lý kèm theo.
- Tập thở bụng, thở chúm môi, ho có điều khiển.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh hô hấp (Ban hành kèm theo Quyết định số 4235/QĐ-BYT, ngày 31/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CHƯƠNG BỆNH NỘI TIẾT - CHUYỂN HÓA
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
1. ĐẠI CƯƠNG
Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Chẩn đoán đái tháo đường
Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường (theo Hiệp Hội Đái tháo đường Mỹ-ADA) dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau đây:
2.1.1. Glucose huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L).
2.1.2. Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).
2.1.3. HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol).
2.1.4. Ở bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).
2.2. Cận lâm sàng
- Lipid máu: bao gồm Cholesterol toàn phần, LDL, HDL, Triglycerides nếu cần.
- Xét nghiệm chức năng gan, AST ALT,
- Tỉ số Albumin/creatinin nước tiểu lấy 1 lần vào buổi sáng
- Creatinin, ure, ecg, men Amylase
- TSH ở bệnh nhân ĐTĐ típ 1
3. ĐIỀU TRỊ
3.1 Mục tiêu điều trị cần đạt
Mục tiêu Chỉ số
HbA1c < 7%*
Glucose huyết tương mao mạch lúc đói, trước ăn
80 - 130 mg/dL (4.4 - 7.2 mmol/L)*
Đỉnh glucose huyết tương mao mạch sau ăn 1-2 giờ
<180 mg/dL (10.0 mmol/L)*
Huyết áp Tâm thu <140 mmHg, Tâm trương <90 mmHg
Nếu đã có biến chứng thận: Huyết áp <130/85 - 80 mmHg
Lipid máu LDL cholesterol < 2,6 mmol/L, nếu chưa có biến chứng tim mạch.
LDL cholesterol < 1,8 mmol/L nếu đã có bệnh tim mạch.
Triglycerides < 1,7 mmol/L
HDL cholesterol > 1,0 mmol/L ở nam và > 1,3 mmol/L ở nữ.
3.2. Lựa chọn thuốc và phương pháp điều trị đái tháo đường típ 2
3.3 Các chế phẩm insulin
3.3.1. Điều trị với insulin nền
- Khởi đầu điều trị với insulin nền khi không đạt được mục tiêu glucose huyết với thuốc uống. Liều khởi đầu khuyên dùng là 0,1 - 0,2 đơn vị/kg cân nặng, phụ thuộc vào mức độ tăng glucose huyết, dùng phối hợp với 1 hoặc 2 thuốc uống.
- Khi đã điều chỉnh liều insulin nền đạt được mục tiêu glucose huyết đói nhưng HbA1c vẫn chưa đạt mục tiêu, xem xét thêm insulin nhanh trước bữa ăn.
- Liều khởi trị với insulin nền: insulin người như NPH (tiêm 1 - 2 lần/ ngày) hay insulin analog như glargine, detemir (tiêm 1 lần/ngày), degludec (tiêm 1 lần/ngày liều khởi đầu 0,1-0,2 đơn vị/kg/ngày.
- Nếu tiêm Insulin NPH, 2 mũi tiêm nên cách nhau 11 - 12 giờ để tránh hiện tượng chồng liều. Nếu tiêm glargine hoặc detemir nên tiêm vào giờ cố định mỗi ngày hoặc buổi sáng, hoặc buổi tối
- Điều trị insulin nền-trước ăn (hoặc nền-nhanh) (basal-bolus)
+ Thêm 01 mũi insulin tác dụng nhanh trước bữa ăn, khởi đầu 04 đơn vị, hoặc 0,1 đơn vị/kg cân nặng hay 10% liều insulin nền.
+ Điều chỉnh liều: tăng liều 10-15% hay tăng 1 - 2 đơn vị mỗi một hoặc 2 lần mỗi tuần cho đến khi đạt mục tiêu đường huyết.
+ Hạ đường huyết: xác định nguyên nhân hạ đường huyết, nếu không có nguyên nhân rõ ràng, giảm liều insulin 2 - 4 đơn vị hay giảm 10 - 20%.
3.3.2. Điều trị với insulin trộn, hỗn hợp
- Bệnh nhân cũng có thể khởi đầu điều trị với insulin trộn, hỗn hợp:
+ Đối với bệnh nhân đái tháo đường típ 2 chưa sử dụng insulin: Bệnh nhân có thể khởi trị với insulin trộn, hỗn hợp mỗi ngày. Nếu khởi trị 1 lần/ngày: liều dùng là 12 đơn vị vào bữa ăn tối (bữa ăn chiều). Nếu khởi trị 2 lần/ngày: liều khởi đầu khuyến cáo là 6 đơn vị vào bữa sáng và 6 đơn vị vào bữa tối (bữa ăn chiều).
+ Điều chỉnh liều: tăng liều 10 - 15% hay tăng 2 - 4 đơn vị mỗi 1 hoặc 2 lần mỗi tuần cho đến khi đạt mục tiêu đường huyết lúc đói.
+ Hạ đường huyết: xác định nguyên nhân hạ đường huyết, nếu không có nguyên nhân rõ ràng, giảm liều insulin 2 - 4 đơn vị hay giảm 10 - 20%.
- Bệnh nhân đang điều trị insulin nền trước đó: liều khởi đầu bằng liều insulin nền trước đó, chia thành 2/3 buổi sáng, 1/3 buổi chiều (đối với insulin người) hoặc 1/2 buổi sáng, 1/2 buổi chiều (đối với insulin analog)
- Bệnh nhân chưa điều trị liều insulin nền: liều khởi đầu 0,25 - 0,5 đơn vị/kg/ngày, chia thành 2/3 buổi sáng, 1/3 buổi chiều (đối với insulin người) hoặc 1/2 buổi sáng, 1/2 buổi chiều tiêm ngay trước hoặc ngay sau khi ăn (đối với insulin analog).
- Khi sử dụng insulin trộn, hỗn hợp gồm 70% Insulin Aspart Protamine/30% Insulin Aspart hòa tan ngày 1 lần mà liều đã lên đến 30 đơn vị thì có thể chia thành 2 lần/ngày bằng cách chia liều bằng nhau vào bữa sáng và bữa tối (50/50)
- Liều insulin trộn, hỗn hợp gồm 70% Insulin Aspart Protamine/30% Insulin Aspart hòa tan 2 lần/ ngày chuyển sang 3 lần/ngày: liều buổi sáng có thể chia thành liều buổi sáng và giờ ăn trưa (sử dụng 3 lần/ ngày)
- Điều chỉnh liều: tăng liều 10 - 15% hay tăng 1 - 2 đơn vị mỗi một hoặc 2 lần mỗi tuần cho đến khi đạt mục tiêu đường huyết
- Hạ đường huyết: xác định nguyên nhân hạ đường huyết, nếu không có nguyên nhân rõ ràng, giảm liều insulin 2 - 4 đơn vị hay giảm 10 - 20%.
- Insulin trộn, hỗn hợp cần tiêm trước bữa ăn, thời gian tiêm trước ăn tùy thuộc loại insulin nhanh trong hỗn hợp.
3.4. Sinh khả dụng của các loại insulin
Bảng 7: Sinh khả dụng của các loại insulin
Loại insulin Khởi đầu tác dụng Đỉnh tác dụng Thời gian kéo dài tác dụng
Insulin aspart, lispro, glulisine
5 - 15 phút
30 - 90 phút
3 - 4 giờ
Human regular 30 - 60 phút 2 giờ 6 - 8 giờ
Human NPH 2 - 4 giờ 6 - 7 giờ 10 - 20 giờ
Insulin glargine 30 - 60 phút Không đỉnh 24 giờ
Insulin detemir 30 - 60 phút Không đỉnh 24 giờ
Insulin degludec 30 - 90 phút Không đỉnh 42 giờ
Chú thích: Thời gian tác dụng của insulin có thể thay đổi tùy cơ địa bệnh nhân, vị trí tiêm chích. Thời gian trên dựa vào kết quả của các thử nghiệm lâm sàng.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2 (Ban hành kèm theo Quyết định số 3280/QĐ-BYT, ngày 09/09/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
BƯỚU GIÁP ĐƠN THUẦN
1. ĐẠI CƯƠNG
- Bướu giáp đơn thuần là tình trạng tuyến giáp tăng về thể tích, lan toả hay khu trú, không kèm theo tăng hay giảm chức năng tuyến giáp, không viêm cấp; bán cấp; mạn tính hoặc ác tính.
2. CHẨN ĐÓAN
2.1. Lâm sàng
- Thường gặp phụ nữ.
- Bướu giáp lan toả:Tuyến giáp vùng trước cổ to đều lên, thường (P) > (T), mật độ đàn hồi chắc.
- Bướu giáp nhân: sờ TG có hột nhiều hoặc ít.
- Bướu chìm: do TG nằm lạc chỗ sau xương ức và lớn ra , phát hiện bằng nghiệm pháp Pemberton (BN đưa 2 tay lên cao sát tai hít vào mặt có thể đỏ lên, chóng mặt và xỉu) + chụp lồng ngực thấy bóng mờ sau xương ức + xạ hình.
- Nếu bướu giáp quá to có thể gây chèn ép:
+ Khí quản: khó thở, khó nuốt.
+ Thần kinh thanh quản quặc ngược: nói khàn, giọng đôi.
+ Thực quản: nuốt khó.
- Không có dấu hiệu cường hay suy chức năng tuyến giáp về lâm sàng.
2.2. Cận lâm sàng
- Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số, thời gian máu chảy máu đông, nhóm máu, đường huyết.
- Xét nghiệm I on đồ.
- Xét nghiệm: AST, ALT, Ure, Creatinin.
- Đo ECG.
- Siêu âm bụng tổng quát.
- Cận lâm sàng khác nếu cần.
- Qua cận lâm sàng ta có thế thấy :
+ Chuyển hóa cơ bản bình thường.
+ T3, T4 bình thường.
+ Phản xạ gân gót bình thường.
+ Chẩn đoán hình ảnh: ghi hình hoặc siêu âm tuyến giáp thấy kích thước tuyến giáp to hơn bình thường, phát hiện các nhân hoặc nang tuyến giáp.
2.3. Chẩn đóan phân độ to của bướu giáp: theo WHO.
- Độ 1:
+ 1a: không nhìn thấy ở tư thế bình thường, sờ thấy.
+ 1b: Nhìn thấy ở tư thế ngữa cổ, sờ thấy.
- Độ 2: nhìn thấy ở tư thế bình thường, sờ thấy.
- Độ 3: bướu rất to.
2.5. Chẩn đóan phân biệt
- Basedow.
- Hạch quanh bướu: cứng, có ranh giới rõ rệt, không di động khi nuốt.
- Lớp mỡ ở người béo: sát da, không di động theo nuốt.
III. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc điều trị
- Điều trị nguyên nhân.
- Điều trị nội khoa.
- Điều trị ngọai khoa.
3.2. Điều trị cụ thể
3.2.1. Điều trị nguyên nhân
- Nếu chế độ ăn có những thức ăn gây bướu cổ như rau đậu, củ cải…thì cần loại trừ.
- Nếu đang điều trị lâu ngày bằng một hóa chất gây bướu cổ như Iodua chẳng hạn thì cần bỏ ngay.
- Nếu bệnh nhân đang ở trong vùng thiếu Iode trong thức ăn thì cần cung cấp muối ăn có trộn iode.
3.2.2. Điều trị nội khoa
- Bướu 1a: ăn muối iode x 3 tháng. Nếu bướu cổ to lên sẽ dùng hocmon tuyến giáp để điều trị.
- Bướu > 1b: dùng hormon tuyến giáp (nếu có thuốc).
+ Liothyronine (L-T3): 20mcg/v 20: 60mcg x 2 - 3lần/ngày (u) x 6 - 24 tháng.
+ Lévothyroxine(L-Thyroxine 100mcg): 100 - 200mcg x 2-3lần/ngày (u) x 6 - 24 tháng.
- Ngừng thuốc khi bướu giáp nhỏ lại.
3.2.3. Điều trị ngọai khoa: chuyển tuyến trên khi
- Bướu giáp to gây chèn ép.
- Bướu nhân.
- Bướu to độ 3.
- Sau 2 năm điều trị bướu giáp to lên.
3.2.4. Theo dõi
- Lâm sàng: Dấu hiệu sinh tồn, tuyến giáp.
- Cận lâm sàng: CTM, chức năng gan thận, XN khác nếu cần.
3.2.5. Chế độ chăm sóc
- Nghỉ ngơi sinh họat phù hợp.
3.2.6. Chế độ ăn
- Ăn muối iode, thức ăn giàu iode.
- Không nên ăn những chất sinh bướu: xu hào, bắp cải …
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết - chuyển hóa (Ban hành kèm theo Quyết định số 3879/QĐ-BYT, ngày 30/09/2014)
- Phác đồ điều trị năm 2016 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang
BASEDOW
1. ĐẠI CƯƠNG
Basedow Còn gọi là bệnh Grave hay bệnh bướu cổ lồi mắt, gồm HC nhiễm độc giáp, bướu giáp lan tỏa, lồi mắt, phù niêm trước xương chày, bệnh hay gặp nữ/nam bằng 5/1. Thường > 35 Tuổi, trong gia đình có nhiều người bệnh tuyến giáp như bướu giáp đơn thuần.
2. CHẨN ĐÓAN
2.1. Lâm sàng
- Hội chứng nhiễm độc giáp:
+ Tim nhanh thường > 100lần/phút, không giảm khi nghỉ, tăng khi hoạt động, T1 mạnh, tiếng thổi tâm thu, mạch nẩy mạnh, HA tâm thu (hatt) tăng, HA tâm trương (hattr) giảm, nên độ cách giữa Hatt và Hattr tăng.
+ Gầy sút > 10Kg/vài tháng, dù ăn vẫn ngon miệng, khẩu vị tốt.
+ Khát nhiều, uống nhiều có thể gây tiểu nhiều.
+ Run các đầu chi: run nhỏ nhanh các đầu ngón, không theo ý muốn (triệu chứng này không chuyên biệt vì xúc cảm cũng có), run tần số cao, biện độ thấp.
+ Thần kinh: dễ xúc động, nói nhiều, mất ngủ, hay tức giận.
+ Sợ nóng, da nóng mịn, bàn tay ẩm ướt mồ hôi,tăng nhiệt độ da (sợ lạnh nhất định không phải là cường giáp).
+ Cơ teo gây đi đứng khó: thường góc chi, dấu hiệu ghế đẩu.
+ Tiêu chảy do tăng nhu động ruột, rối loạn kinh nguyệt, liệt dương, tóc dể rụng, móng dễ gẩy.
- Bướu giáp:
+ Bướu giáp lan tỏa, phần lớn là bướu mạch, sờ có rung miu, nghe có tiếng thổi liên tục hoặc tiếng thổi tâm thu, rõ ở cực trên tuyến giáp.
- Biểu hiện mắt:
+ Lồi mắt, mắt long lanh, chảy nước mắt, chói, phù mi mắt, mi dưới sậm màu (dấu Jellinek), mắt không đóng kín khi ngủ(dấu Stellwag), mất hội tụ giữa 2 tròng mắt (dấu Moebius), Mất sự phối hợp giữa nhãn cầu và mi trên khi nhìn xuống dưới (dấu Graefe)
- Phù niêm trước xương chày:
+ Ở một 1/3 trước cẳng chân, thường ở mặt ngoài mô da và mô dưới da, có thể dày lên từng mảng ngã màu tím đỏ hoặc màu vàng, mật độ đàn hồi, ấn không lỏm, lông vùng này mọc thưa thớt.
2.2. Cận lâm sàng
- Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số, thời gian máu chảy máu đông, nhóm máu, đường huyết.
- Siêu âm tuyến giáp.
- Xét nghiệm hormon tuyến giáp: T3, T4
- Đo ECG.
- Xét nghiêm I on đồ 6 chỉ số.
- Xét nghiệm: AST, ALT, Ure, Creatinin.
- Bộ mỡ máu: Xholesterol, HDL-cho, LDL-cho, Triglycerid.
- CLS khác nếu cần …
- Qua CLS ta có thế thấy :
+ Công thức máu: Lympho tăng, hồng cầu giảm, có thể giả đa hồng cầu.
+ Đường huyết: tăng
+ Calci huyết: tăng
+ Chuyển hóa cơ bản tăng > 20%.
+ Cholesterol huyết: thường giảm < 160mg%.
+ Biểu đồ phản xạ gân gót Achille thu ngắn < 220 miliseconds.
2.2.1. Hormone TG:
- PBI tăng: > 9mcg% (bt: 4 - 8mcg%).
- BEI tăng: > 7mcg% (bt: 3,2 - 6,5mcg%).
- T3 > 170ng% # 148 mmol/l (bt: 80 - 160ng%), T3 tự do tăng.
- T4 > 12mcg% # 2.8 mmol/l (bt: 4 - 11mcg%),T4 tự do tăng.
- Độ tập trung Iod phóng xạ 131, 123: tăng cao sớm/những giờ đầu sau giảm nhanh tạo góc thoát.
- Xạ hình TG: TG to, độ tập trung cao, lan tỏa.
- TSH thấp.
- Thử nghiệm Werner (-).
2.3. Chẩn đóan xác định
- Hội chứng nhiễm độc giáp + bướu mạch + các XN chứng tỏ cường giáp.
- Hội chứng mắt, T3-T4 tăng.
2.4. Chẩn đóan phân biệt
- Rối loạn thền kinh thực vật.
- U tủy thượng thận.
- U độc tính.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc điều trị
Tùy trường hợp mà
- Điều trị nội khoa
+ Dùng cho trẻ em, người lớn còn trẻ, phụ nữ có thai cho bú, bệnh nhẹ, tuyến giáp không quá to.
- Điều trị phóng xạ
+ Dùng cho người 35 tuổi, bướu giáp loại nhu mô , to vừa, Có mắt lồi nặng, Tái phát sau điều trị phẫu thuật, Có bệnh tim, tâm thần, THA, phổi nặng mà bệnh nhân không thể phẫu thuật được, Thất bại điều trị nội khoa.
+ Không dùng cho người qúa trẻ, có thai, và cho con bú, Bướu nhân vì dể gây K, Tuyến giáp hấp thu iod qúa thấp.
- Điều trị ngọai khoa
+ Dùng khi điều trị nội khoa thất bại, bướu giáp quá to, bướu chìm, Không có điều kiện điều trị nội kéo dài, không dùng được I131, Tai biến khi điều trị qúa sớm: giảm bạch cầu.
+ Không dùng khi già yếu, có BC tim mạch, Bướu tái phát sau mổ.
3.2. Điều trị cụ thể:
3.2.1. Điều trị nội khoa
3.2.1.1. Kháng giáp tổng hợp
Thuốc TC
mg/ngày DT
mg/ngày
Thiouracil
-methyl thiouracil: MTU 100mg/v
-propyl thiouracli: PTU 50mg/v. dùng an tòan/thai
-Benzin thiouracil (Basdène 25mg/v)
200
300
150
50 - 100
25 - 50
25 - 50
Imidazol: td mạnh hơn Thiou. 10 lần, nhưng dể dị ứng hơn. TD kéo dài nên có thể dùng 1lần/d/duy trì
-Méthimazole: 5 - 10mg/v
-Carbimazole: neo-mercazol 5mh/v
30
30
5 - 10
5 - 10
Cách dùng: MTU( Methyl-thiouracil) 25 - 50mg/v.
3.2.1.1.1. Thể nhẹ
- 150 - 200mg x 2 lần/ngày (u) x 30 ngày.
- Nếu nhịp tim trở laị bình thường, không sút cân nữa: 100mg/ngày x 30 ngày.
- Nếu kết qủa tốt: 75mg/ngày (u) x 30 ngày.
- Nếu đạt được bình giáp thì cho liều duy trì: 25 - 50mg/ngày x 9 tháng.
3.2.1.1.2. Thể trung bình
- 200 - 300mg x 2 lần/ngày (u) x 30 ngày.
- Nếu có kết quả: 150mg/ngày x 30 ngày.
- Nếu đạt bình giáp về mặt LS và XN: 100mg/ngày x 10 tháng.
- Tốt: 50mg/ngày x 3 tháng.
- Tốt: 25mg/ngày x 3 tháng.
3.2.1.1.3. Thể nặng
- 300-400mg/ngày: 2 lần (u) rồi sau đó giảm liều dần giống như thể trung bình, tổng thời gian điều trị 1,5 - 2 năm.
+ Có thể thay MTU bằng: Propyl-thiouracil 25mg/v, Carbimazol 5mg/v.
Ngừng hoặc thay thuốc, nếu có tai biến do thuốc như: sốt, nổi ban, bạch cầu giảm, tiểu cầu giảm.
3.2.1.2. Điều trị hỗ trợ
- Tùy tình trạng BN ta có thể dùng thêm
+ Propranolol 40mg: 1 - 3v x 2 lần/ngày (u).
+ Seduxene 5mg: 1 - 2v (u) tối.
+ Bcomplex: 1v x 2lần/ngày (u).
- Nếu BN gầy:
+ Durabolin 25mg: 1A/tuần TB, 10A/ đợt.
+ Decadurabolin 50mg: 1A/tuần TB, 10A/ đợt.
3.2.2. Điều trị phóng xạ: chuyển tuyết trên.
3.2.3. Điều trị phẫu thuật: chuyển tuyến trên.
3.2.4. Theo dõi
- Lâm sàng: Dấu hiệu sinh tồn, hội chứng nhiễm độc giáp, bướu giáp, thần kinh.
- Cận lâm sàng: T3, T4, TSH, CTM (Bạch cầu, công thức bạch cầu và tiểu cầu). Giai đoạn dùng liều tấn công 1 tháng 1 lần sau đó 6 tháng 1 lần. Khi ngưng thuốc theo dõi 3 tháng.
+ Kiểm tra TSHRAb, T3 /6th x 18th. Nếu tái phát thì điều trị lại hoặc iod phóng xạ.
3.2.5.Chế độ chăm sóc
- Nghỉ ngơi tránh kích thích, thoải mái.
3.2.6.Chế độ ăn
- Ăn tăng đạm, hoa quả và rau xanh.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết-chuyển hóa (Ban hành kèm theo Quyết định số 3879/QĐ-BYT, ngày 30/09/2014)
- Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh việ đa khoa trung tâm An Giang
RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID MÁU
1. ĐỊNH NGHĨA
RLLM là sự tăng bất thường cholesterol và/hoặc triglycerid trong máu, và/hoặc sự giảm HDL-cholesterol.
2. NGUYÊN NHÂN
- RLLM có thể do di truyền (nguyên phát) doSX quá nhiều hay thiếu hụt lipoprotein
- Hoặc do hậu quả của sinh hoạt bệnh lý hoặc do thuốc (thứ phát) (Ăn uống, thuốc, bệnh lý, rối loạn hay thay đổi chuyển hóa)
+ Đái tháo đường chứng thận hư, tăng urê máu, suy tuyến giáp.
+ Bệnh gan, nghiện rượu.
+ Uống thuốc tránh thai.
+ Một số thuốc tim mạch như: thuốc ức chế bêta giao cảm, nhóm thuốc lợi tiểu thiazide.
- Nguyên nhân gây tăng triglycerid máu: Thừa cân (béo phì), uống nhiều rượu, và ăn nhiều thức ăn có chứa chất béo sẽ làm tăng lượng triglycerid trong máu
3. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
- Hầu hết bệnh nhân không có triệu chứng cơ năng và triệu chứng thực thể đặc hiệu.
- Hiếm hơn, bệnh nhân bị RLLM gia đình có thể có u vàng ở da và u vàng ở gân như gân bánh chè, gân gót và gân duỗi bàn tay.
- RLLM thường được chẩn đoán bởi tầm soát XN thường quy
4. CHẨN ĐOÁN
4.1. Xét nghiệm mỡ máu
- Phân tích lipoprotein máu nên thực hiện sau 12 giờ nhịn đói bao gồm: cholesterol toàn phần, triglycerid, HDL-C và LDL-C.
- VLDL-C (được ước lượng bằng 1/5 nồng độ triglyceride)
4.2. Cấu trúc của lipoprotein
Có 6 loại lipoprotein khác nhau về tỷ trọng, nhưng có 2 loại được quan tâm nhất là :
- Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL-C: Low Density Lipoprotein Cholesterol) là cholesteron không có lợi
- Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL-C: High Density Lipoprotein Cholesterol) là một loại cholessterol có ích.
- TOTAL CHOLESTEROL (3,9 - 5,2 mmol/L)
+ Tăng cholesterol bẩm sinh, RL Glucid-Lipid, vữa xơ ĐM. Cao HA, MMCT cấp, ăn nhiều mở, thịt, trứng..
+ Giảm khi đói kéo dài, nhiễm Ure huyết, ung thư giai đoạn cuối, nhiễm trùng huyết, cường giáp, thiếu máu, suy gan..
4.3. PHÂN LOẠI MỨC TRIGLYCERID (0,46 - 1,88 mmol/L)
Nhóm Mức Triglycerid
Bình thường < 150 mg/dL (1,7 mmol/L)
Giới hạn cao 150 - 199 mg/dL (1,7 - 2,3 mmol/L)
Cao 200 - 499 mg/dL (2,3 - 5,7 mmol/L)
Rất cao ≥ 500 mg/dL (5,7 mmol/L)
- Tăng trong hội chứng tăng Lipid máu nguyên phát và thứ phát, vữa xơ ĐM, bệnh lý về dự trữ glycogen, H/C thận hư, viêm tụy, suy gan. Nếu tăng quá 11mmol/L có thể gây viêm tụy cấp
- Giảm trong xơ gan, một số bệnh mạn tính, suy kiệt, cường giáp
4.4. PHÂN LOẠI MỨC LDL-c (< 3,4 mmol / L)
Nhóm Mức LDL-C
Bình thường < 100 mg/dL (2,6 mmol/L)
Gần tối ưu 100 - 129 mg/dL (2,6 - 3,4 mmol/L)
Giới hạn cao 130 - 159 mg/dL (3,4 - 4,1 mmol/L)
Cao 160 - 189 mg/dL (4,1 - 4,9 mmol/L)
Rất cao ≥ 190 mg/dL (4,9 mmol/L)
Tăng trong nguy cơ xơ vữa ĐM vành và bệnh ĐM não
4.5. PHÂN LOẠI MỨC HDL-C ( > 0,9 mml/L )
Nhóm Mức HDL-C
Thấp < 40 mg/dL (0,9 mmol/L)
Bình thường ≥ 45 mg/dL (0.9 - 2 mmol/L)
Giảm trong nguy cơ xơ vữa ĐM, béo phì, hút thuốc lá
5. ĐIỀU TRỊ
- Xử trí RLLM bao gồm thay đổi lối sống và điều trị thuốc
- Thay đổi lối sống là cơ bản trong điều trị RLLM
5.1. Thay đổi lối sống
5.1.1. Cân nặng và hoạt động thể lực
- Quá cân khi BMI ≥ 25 kg/m2 và < 30 kg/m2;
- Béo phì khi BMI ≥ 30kg/m2.
- Béo bụng, người châu Á khi vòng eo ở nam ≥ 90 cm, nữ ≥ 80cm.
5.1.2. Rượu
Lượng rượu tối đa mỗi ngày mà không làm tăng triglyceride là 20 - 30g với nam, và 10-20g ở nữ.Đối với người tăng triglyceride, khuyến cáo bỏ rượu.
5.1.3. Thuốc lá
Ngưng hút thuốc lá có lợi rõ ràng trên nguy cơ tử vong toàn bộ BTMXV
5.1.4. Chế độ ăn và vận động
- Thay đổi chế độ ăn là một bước có tính chất quyết định trong điều trị rối loạn lipid máu. Ăn giảm acid béo (béo bão hòa)
- Nên thường xuyên tập thể dục ở mức vừa phải như đi bộ, chạy bộ, hoặc bơi lội trong 30 - 45 phút, 3 - 4 lần mỗi tuần.
5.2. Thuốc hạ lipid máu
5.2. Statin:Trong số các thuốc RLLM, statin có vai trò vượt trội
5.2.1. Nhóm thuốc statin
Thuốc ngăn chặn tổng hợp cholesterol tại gan (bằng cách ức chế cạnh tranh hoạt động của men HMG-CoA reductase) làm giảm tổng hợp cholesterol ở toàn bộ cơ thể.
(Tổng hợp Cholesterol ở gan xảy ra chủ yếu về đêm)
5.2.2. Tác dụng trên lipid máu
- Giảm LDL-C: 20 - 60%
- Giảm triglyceride: 10 - 33%
- Tăng HDL-C: 5 - 10%
5.2.3. Những tác động khác của statin
- Cải thiện mức độ rối loạn dãn mạch do nội mô
- Chống huyết khối
- Giảm viêm mạch máu
- Giảm tăng sinh cơ trơn mạch máu
- Làm ổn định mảng xơ vữa
5.2.4. Chiến lược dùng statin dựa trên mức độ làm giảm LDL-C máu
- Statin mạnh: liều uống hàng ngày làm giảm trung bình LDL-C 50%
- Statin trung bình: liều uống hàng ngày làm giảm trung bình LDL-C 30% -50%
- Statin yếu: liều uống giảm trung bình LDL-C < 30%
5.2.5. Chiến lược dùng statin
Statin mạnh Statin trung bình Statin yếu
Atorvastatin (40)-80mg3
Rosuvastatin 20(40)mg3 Atorvastatin 10(20)mg3
Rosuvastatin(5)10 mg3
Simvastatin 20-40mg1
Pravastatin 40 (80)mg1
Lovastatin 40 mg1
Fluvastatin XL 80mg
Fluvastatin 40mg bid2
Pitavastatin 2-4 mg Simvastatin 10 mg
Pravastatin 10-20mg1
Lovastatin 20 mg1
Fluvastatin 20-40mg
Pitavastatin 1mg
Thuốc, liều dùng in nghiêng là được cục quản lý thuốc và thực phẩm Hoa kỳ cho phép nhưng chưa được kiểm chứng trong các nghiên cứu thử nghiệm kiểm chứng ngẫu nhiên
5.2.6. So sánh hướng dẫn 2013 của ACC/AHA và hướng dẫn 2011 của Châu Âu (AHA: American Heart Association; ACC: Americn Colloge Of Cardiology)
Hướng dẫn 2013 của ACC/AHA Hướng dẫn 2011 của Châu Âu
Nhóm nguy cơ Điều trị Nhóm nguy cơ Điều trị
Người có biểu hiện lâm sàng của bệnh tim mạch do XVĐM Liệu pháp statin cường độ cao. Nếu không hạ được LDL-C ≥ 50% xem xét phối hợp thuốc. Người có bệnh tim mạch Hạ LDL-C xuống < 70 mg/dl hoặc ≥ 50%
Đái tháo đường, không có bệnh tim mạch do XVĐM, LDL-C 170-189 mg/dl (4,1- 4,9mml/L) Liệu pháp statin cường độ vừa. Nếu nguy cơ cao: liệu pháp statin cường độ cao. Đái tháo đường (týp 1 hoặc 2) có tổn thương cơ quan đích Hạ LDL-C xuống < 70 mg/dl hoặc ≥ 50%
Tăng LDL-C nguyên phát ≥ 190 mg/dl Liệu pháp statin cường độ cao Tăng cholesterol gia đình Hạ LDL-C xuống <100 mg/dl hoặc < 70 mg/dl nếu nguy cơ rất cao. Nếu không đạt mục tiêu, hạ LDL-C tối đa với phối hợp thuốc.
5.2.7. Tác dụng phụ
- Đau cơ, có thể chuyển thành bệnh cơ (tăng creatine kinase), nếu không điều trị dẫn đến viêm cơ/ly giải cơ vân. Nguy cơ bị tác dụng phụ này tăng khi phối hợp với gemfibrozil, niacin, erythromycin, kháng nấm azoles (ức chế CYP3A4)
- Nhức đầu, chướng bụng, đau bụng, buồn nôn, táo bón/tiêu chảy, nổi mẩn đỏ (thường gặp nhất)
- Tăng các chỉ số chức năng gan (AST, ALT, CK, phosphatase kiềm, bilirubine toàn phần)
5.2.8. Khởi trị statin
- Kiểm tra bilan lipid máu
- Kiểm tra các nguyên nhân thứ phát gây tăng lipid máu
- ALT. Khi ALT > 3 lần ngưỡng: không điều trị statin, kiểm tra bệnh gan mật
- CK (khi bệnh nhân có tiền căn không dung nạp statin hay có bệnh cơ). Khi CK >5 lần ngưỡng: không điều trị statin, kiểm tra bệnh cơ (Năm 2012 FDA đưa khuyến cáo nhóm thuốc Statin có nguy cơ mất trí nhớ, nhằm lẫn, đái tháo đường và yêu cầu nhà sản xuất ghi cảnh báo lên nhãn: nếu thấy mệt mõi nhiều ăn mất ngon tiểuvàng đau bụng, vàng da phải thông báo thầy thuốc)
5.2.9. Theo dõi khi điều trị statin
- Kiểm tra bilan lipid máu/4 tuần
- Kiểm tra ALT/12 tuần
5.2.10. Theo dõi đáp ứng điều trị với statin
Trường hợp bệnh nhân đáp ứng với điều trị
- Tiếp tục điều trị cùng loại và liều lượng statin đã cho trong 3 - 12 tháng
- Xem xét giảm liều statin khi LDL-C hai lần thử liên tiếp < 40 mg/Dl
- Ngưng statin khi LDL-C < 20 mg/dL
5.2.11. Xử trí tăng men gan ở bệnh nhân đang dùng statin
- F<3 lần ngưỡng:
+ Tiếp tục điều trị
+ Kiểm tra lại trong 6 tuần
- F≥3 lần ngưỡng
+ Ngưng statin, kiểm tra lại trong 6 tuần
+ Nếu ALT trở về bình thường, cho lại statin, chú ý hạn chế tác dụng phụ
+ Statin mạnh với liều thấp
+ Đổi thuốc sang loại statin ít tác động lên CYP3A4 (rosuvastatin)
+ Uống cách ngày (rosuvastatn) hay tuần 2 lần (atorvastatin)
5.2.12. Xử trí tăng CK ở bệnh nhân đang dùng statin
- Trường hợp CK > 5 lần ngưỡng
- Ngừng điều trị, kiểm tra chức năng thận và theo dõi CK mỗi 2 tuần
- Đánh giá CK có tăng do nguyên nhân khác như gắng sức cơ
5.3. Các thuốc điều trị RLLM khác
5.3.1. Nhóm thuốc fibrat: Thuốc làm tăng ly giải lipid ở ngoại biên và giảm sản xuất triglycerid ở gan
Có 2 nhóm chính: fenofibrate và gemfibrozil
5.3.1.1. Fenofibrate
- Tác dụng
+ Làm giảm triglyceride: 41 - 53%.
+ Làm tăng HDL: 5 - 20%
+ Làm giảm LDL-C: 6 - 20%
- Chỉ định
+ Tăng Triglyceride máu
+ Có thể dùng đồng thời với statin loại trung bình- thấp khi không đáp ứng với statin đơn độc
+ Cần thận trọng khi dùng statin và fibrate cùng lúc với các thuốc chuyển hóa qua cytochrome P450
+ Nếu phối hợp thuốc: nên cho fibrate buổi sáng và statin buổi tối để giảm thiểu nồng độ đỉnh (khi triglyceride > 500 mg/d )
- Liều dùng: 200mg/ ngày(300mg)
- Tác dụng phụ: Khó tiêu, đau bụng, mẩn đỏ, sỏi mật, tiêu chảy.
- Tương tác thuốc: tăng độc tính của cyclosporine; tương tác warfarin, có thể làm tăng hoạt tính kháng đông
- Khởi trị fibrate
+ Theo dõi chức năng thận khi khởi trị
+ Không nên cho fenofibrate nếu GFR < 30 ml/phút/1,73m2
- Theo dõi khi điều trị fibate
Theo dõi chức năng thận trong vòng 3 tháng sau khởi trị, mỗi 6 tháng sau đó
5.3.1.2. Fgemfibrozil
- Liều dùng: 600 mg x 2 lần khi tăng triglycerid nặng
- Tác dụng phụ: Khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy.
- Tương tác thuốc: tăng hoạt tính của warfarin
Không nên dùng đồng thời với statin do tăng nguy cơ hủy cơ vân
5.3.2. Gắnacid mật
Thuốc gắn acid mật (resin): Thuốc làm tăng gắn cholesterol với acid mật, do vậy thuốc làm tăng thải cholesterol qua đường mật.
5.3.2.1. Tác dụng
- Làm giảm LDL-C: 15 - 30%
- Tăng triglyceride
- Không hay tăng nhẹ HDL-C
5.3.2.2. Chỉ định
- Không đạt đích điều trị hạ LDL-C khi đã dùng liều statin tối ưu dung nạp được. Sử dụng thuốc lipid này cần phối hợp cùng với statin
- Bệnh nhân có chỉ định dùng statin nhưng không dung nạp với statin
- Không cho tách acid mật khi triglyceride 300mg/dL
5.3.2.3. Liều dùng
- Cholestyramine: 4 g x 2 - 6 lần/ngày, uống khi ăn
- Colestipol: 5g x 2 - 6 lần/ngày, uống khi ăn
5.3.2.4. Tác dụng phụ:
Táo bón, chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn, đau thượng vị.
5.3.2.5. Tương tác:
Quan trọng với amiodarone, digoxin, warfarin, statin, thiazides, ức chế beta, thyroxine, phenobarbital. Có thể làm kém hấp thu các vitamin tan trong dầu (A, D, E, K). Có thể tăng khuynh hướng chảy máu. Có thể làm giảm hấp thu nhiều thuốc khác, nên dùng thuốc khác 1 giờ trước hay 4 giờ sau
5.3.2.6. Theo dõi khi điều trị tách acid mật
- Theo dõi bilan lipid máu 3 tháng sau khởi trị, mỗi 6-12 tháng sau đó
- Trường hợp 250 < triglyceride < 299mg/Dl
- Cẩn trọng khi cho tách acid mật
- Theo dõi sát bilan lipid máu trong 4 - 6 tuần sau
- Ngưng tách acid mật khi triglyceride > 400mg/dL
5.3.3. Acid nicotinic
Thuốc ức chế ly giải lipid (Nicotinic acid): Thuốc làm giảm sự di chuyển acid béo tự do từ các tổ chức mỡ, do vậy gan sẽ có ít nguyên liệu để tổng hợp ra cholesterol.
5.3.3.1. Tác dụng
Làm tăng HDL (tác dụng rõ nhất của nhóm này): 15 - 35%
- Làm giảm LDL-C: 10 - 25%
- Giảm triglyceride: 25 - 30%.
5.3.3.2. Chỉ định
- Không đạt đích điều trị hạ LDL-C khi đã dùng liều statin tối ưu dung nạp được. Sử dụng thuốc lipid này cần phối hợp cùng với statin
- Bệnh nhân có chỉ định dùng statin nhưng không dung nạp với statin Acid nicotinic không nên cho khi:
+ ALT > 2 lần ngưỡng
+ Triệu chứng da nặng, tăng đường huyết dai dẵng, gout cấp, đau bụng không giải thích được
+ Rung nhĩ mới khởi phát hay sụt cân gần đây
5.3.3.3. Liều dùng
- 2000- 3000 mg/ngày chia làm 3 lần, uống trong bữa ăn
- Loại phóng thích nhanh có nhiều tác dụng phụ hơn loại phóng thích chậm, nhưng hiệu quả hạ LDL-C hơn và ít độc gan hơn
5.3.3.4. Tác dụng phụ
- Đỏ bừng da: ấm, ngứa phần trên cơ thể và nhức đầu có thể xảy ra với liều khởi đầu.
- Có thể cải thiện tác dụng đỏ bừng da bằng cách cho aspirin. Aspirin 325mg được cho nửa giờ trước khi dùng acid nicotinic, khởi đầu liều thấp và định chuẩn liều tăng lên.
- Rối loạn tiêu hóa.
- Độc gan, tăng đường huyết, tăng acid uric huyết.
5.3.3.5. Tương tác warfarin có thể làm tăng kháng đông.
5.3.3.6. Khởi trị acid nicotinic:
Kiểm tra AST,ALT, đường huyết đói, HbA1c, acid uric
5.3.3.7. Theo dõi khi điều trị acid nicotinic:
Kiểm tra AST,ALT, đường huyết đói, HbA1c, acid uric khi tăng liều thuốc, mỗi 6 tháng sau đó
5.3.4. Thuốc ức chế sự hấp thu cholesterol
Ezetimibe: Thuốc có tác dụng ức chế hấp thu cholesterol một cách có chọn lọc ở ruột non.
- Tác dụng
+ Giảm LDL-C: 17%.
+ Không đổi triglyceride và HDL-C.
- Chỉ định
+ Không đạt đích điều trị hạ LDL-C khi đã dùng liều statin tối ưu dung nạp được. Sử dụng thuốc lipid này cần phối hợp cùng với statin
+ Bệnh nhân có chỉ định dùng statin nhưng không dung nạp với statin
- Liều dùng: 10mg/ngày
+ Thử ALT trước khởi trị
+ Khi cùng dùng với statin, ngưng ezetimibe khi ALT > 3 lần ngưỡng
5.3.5. Acid béo không bão hòa (acid béo omega 3)
Những acid béo n-3 [eicosapentaenoic acid (EPA) and docosahexaenoic acid (DHA)] là thành phần chính của dầu cá
- Tác dụng
+ Làm tăng LDL: 4 - 49%
+ Làm tăng HDL: 5 - 9%
+ Giảm triglyceride: 29 - 45%.
- Chỉ định:
Tăng triglycerid máu nên phối hợp cùng với fibrate
- Liều dùng: 2 - 10g/ngày, uống trong hay ngay sau ăn
- Tương tác naspirin, clopidogrel
6. TÓM TẮC:ÁP DỤNG THỰC TẾ LÂM SÀNG
6.1. Sự nguy hiểm của rối loạn lipid máu:
- Tăng Triglyceride quá cao có thể gây ra viêm tụy.
- Nguy hiểm nhất là: gây ra xơ vữa động mạch, nhất là ở động mạch vành tim
6.2. Đánh giá tình trạng RLLP máu và các YTNC tim mạch đi kèm:
=> Cần: đánh giá tình trạng RLLP máu và các YTNC tim mạch đi kèm trong xử trí RLLP máu
6.3. Các tình huống cần phải khảo sát rối loạn lipid máu :
- Người có các YTNC của bệnh ĐM vành: Tăng HA, hút thuốc lá, béo phì, tuổi cao (nam ≥ 45 tuổi, nữ ≥ 55 tuổi)
- Tiền căn gia đình có người bị bệnh ĐM vành sớm HD (nam< 55 tuổi, nữ < 65 tuổi).
- Trị số bình thường của XN lipid máu:
+ TG < 150 mg% (1,7mmol/L)
+ HDL ở nam > 40 mg% (1mmol/L)
+ HDL ở nữ > 50 mg% (1,25mmol/L)
+ LDL ở người không có nguy cơ < 160mg% (4mmol/L)
- Ở người có 2 YTNG < 130mg% (3,25mmol/L)
- Ở người có bệnh ĐM vành < 100mg% (2,6mmol/L)
6.4. ĐIỀU TRỊ
6.4.1. Đánh giá nguy cơ tim mạch đi kèm:
- RLLP máu ở người đái tháo đường:
+ Thường gặp: tăng TG, giảm HDL-C và có nhiều LDL nhỏ - đậm đặc.
+ Dù là rối loạn như thế nào đi nữa thì vẫn ưu tiên là điều trị đưa mức LDL-C về đến mức mục tiêu là 1,8mmol/L - 2,6mmol/L
+ Sau khi đạt được LDL-C mục tiêu rồi mới xem xét đến việc điều chỉnh các rối loạn tăng TG, giảm HDL-C sau.
- RLLP máu ở người có HCMVC:
+ Đây là đối tượng thuộc nhóm nguy cơ rất cao.
+ Cần xét nghiệm về mỡ máu ngay trong 24 giờ đầu nhập viện và điều trị tích cực để đưa mức LDL-C <70 mg% (< 1,8mmol/L)
6.4.2. Mục tiêu điều trị:
- Giảm LDL _C: mục tiêu chính
- Tăng HDL_C
- Giảm Triglyceride
- Điều trị LDL_C: (Dùng nhóm Statin, theo dõi chức nănggan)
+ Sau tiết thực LDL_C ≥ 130 mg% (3,4mmol/L)
+ Điều trị thuốc: mục tiêu LDL 100mg%, tối ưu < 70mg%.
+ Simvastatine 10-20mg sau ăn chiều
+ Hoặc Atorvastatin 10 - 20 - 40mg sau ăn chiều
- HDL thấp:
+ Biện pháp không thuốc:
. Tiết thực
. Giảm cân
. Ngưng thuốc lá
. Tập thể dục
. Kiểm soát tốt HA và đường máu
. Ngưng hoặc giảm các thuốc làm HDL_C thấp:
Androgen và progestin
Ức chế
Thiazide
Nicotine
- Triglyceride máu: (Dùng Fibrat. Theo dõi chức năng thận)
+ gưng các thuốc làm gia tăng Triglyceride máu
+ Kiểm soát tốt tiểu đường
+ Hạn chế rượu
+ Giảm mở ăn 10 – 20% tổng calori
+ Sau tiết thực triglyceride còn ở giới hạn cao, điều trị bằng thuốc khi:
. Bệnh ĐMV hoặc tiền sử gia đình có bệnh ĐMV
. Triglyceride ≥ 200 mg% (2,26mmol/L) kèm LDL/HDL ≥ 5
+ Thuốc:
. Fenofibrate (BD Fenohasan) 1v 300mg chiều
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết-chuyên hóa (Ban hành kèm theo Quyết định số 3879/QĐ-BYT, ngày 30/09/2014)
- GS.TS. Phạm Gia Khải:Chủ tịch Hội Tim mạch học Quốc gia Việt Nam
- TS. BS Hồ Huỳnh Quang Trí: Viện tim TP.HCM
CHƯƠNG BỆNH TIÊU HÓA
BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY - THỰC QUẢN
1. ĐẠI CƯƠNG
Trào ngược dạ dày-thực quản (GERD) là hiện tượng sinh lý bình thường đặc biệt sau bữa ăn. Bệnh GERD xãy ra khi dịch dạ dày trào ngược lên thực quản quá mức giới hạn gây ra triệu chứng có/ không đi kèm tổn thương niêm mạc thực quản (td. Viêm thực quản).
Trên hầu hết bệnh nhân bị GERD, cơ chế đề kháng tự nhiên của thực quản hạn chế tối đa tác dụng xấu của chất trào ngược từ dạ dày. Cơ chế bảo vệ này bao gồm: hoạt động của cơ vòng thực quản dứoi (LES) và nhu động của thực quản. Khi cơ chế này bị suy yếu GERD bắt đầu xuất hiện.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Triệu chứng lâm sàng
- Các triệu chứng điển hình: ợ nóng hoặc cảm giác nóng rát sau xương ức, ợ chua/trớ.
- Các triệu chứng ngoài thực quản: đau ngực không do bệnh lý tim. Hen phế quản, viêm phổi thùy, viêm phổi hít, viêm họng tái phát, chứng bào mòn răng.
- Các thuốc có thể gây GERD do giảm co thắt cơ vòng TQ dưới / tổn thương trực tiếp niêm mạc TQ: đồng vận beta adrenergic, đối vận alpha adenergic, anticholinergic, ức chế kênh calci, Theophylline, Estrogen, chống trầm cảm ba vòng, Alendronate, Aspirin, muối sắt, NSAIDS, Potassium chloride, Tetracycline.
- Các thực phẩm và lối sống là những yếutố thúc đẩy hoặc làm biểu hiện GERD nặng hơn: cà phê, chocolate, bạc hà, cồn, nước uống có gas (cola, p = 2,75), nước chanh, sốt cà, giấm: tăng cân quá mức, hút thuốc, ăn trước khi đi ngủ.
2.2. Cận lâm sàng
- Các xét nghiệm thường quy: CTM, AST, ALT, Urê, Creatinin…
- Xác định mức độ tổn thương niêm mạc thực quản cần được đánh giá qua nội soi (phân loại Los Angeles). Đặc biệt trong trường hợp có triệu chứng “báo động”: nuốt khó, nuốt đau vùng hầu họng, sụt cân, xuất huyết tiêu hóa, thiếu máu tuổi cao, tiền sử gia đình có người mắc bệnh ung thư ống tiêu hóa trên.
- Khoảng 50% trường hợp không thấy tổn thương qua nội soi.
- Sự trào ngược cũng xảy ra trên sản phụ.
2.3. Biền chứng: Loét thực quản, hẹp thực quản, bệnh Barrett thực quản, ung thư thực quản.
3. ĐIỀU TRỊ.
- Thay đổi lối sống: tránh dùng các thực phẩm và nước uống có cồn, gas (xem phần những yếu tố thúc đẩy); tránh ăn trước đi ngủ 2 giờ; nằm đầu cao khi ngủ; cần chia nhỏ ra nhiều bữa ăn, không xiết hoặc mặc quần qua chật, ngưng hút thuốc lá và tránh tăng cân.
- Kiểm soát tốt sự bài tiết/ trung hòa acid bằng thuốc:
+ Thuốc trung hòa acid giúp giảm nhanh triệu chứng, uống sau ăn 1 giờ và 3 giờ.
+ Ưc chế thụ thể H2: Cimetidin, Ranitidin…1 viên x 2 lần uống trước ăn 15 - 30 phút.
+ Ức chế bơm proton: Omeprazole 20mg, Esomeprazole 40mg, Pantoprazole 40mg…liều 1 viên trước ăn 30 phút, kéo dài trong 4 - 8 tuẩn. Nếu không đáp ứng tăng liều gấp đôi, dùng trong 4 - 8 tuần.
- Điều trị ngoại khoa: chỉ định khi điều trị nội khoa thất bại/theo yêu cầu BN không mong muốn dùng thuốc lâu dài.
4. DIỄN TIẾN VÀ DỰ HẬU
Chiến thuật điều trị là thay đổi lối sống tích cực và giảm liều dần nhưng vẫn duy trì đuợc sự cải thiện các triệu chứng lâu dài (2 - 3 tháng). Tỷ lệ tái phát # 80% sau khi ngưng thuốc trên BN > 50 tuổi; cần theo dõi định kỳ qua nội soi mỗi 6 tháng để phát hiện sớm ung thư TQ.
Tài liệu tham khảo
Phác đồ điều trị năm 2016 Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang
VIÊM DẠ DÀY (VDD)
1. ĐẠI CƯƠNG
Viêm dạ dày là những bệnh có tổn thương niêm mạc dạ dày mà không phải loét hoặc u trong dạ dày. Viêm dạ dày có cấp và mạn.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Lâm sàng
2.1.1. Viêm dạ dày cấp
- Đau bụng đột ngột dữ dội, cảm giác nôn nao, cồn cào, rát bỏng thượng vị.
- Buồn nôn, nôn.
- Có thể nôn ra máu, tiêu phân đen như trong viêm dạ dày trợt và chảy máu.
- Ấn thượng vị thường đau, thành bụng có thể cứng hơn bình thường.
2.1.2. Viêm dạ dày mạn
- Triệu chứng không đặc hiệu.
- Thường có rối loạn tiêu hoá: đau thượng vị không theo chu kỳ, ăn không tiêu, sình bụng, ợ hơi, ợ chua.
- Người gầy, mệt mỏi.
2.2. Cận lâm sàng
2.2.1. Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số, thời gian máu chảy máu đông, nhóm máu.
2.2.2. Xét nghiệm chức năng gan, chức năng thận, men tuỵ.
2.2.3. Siêu âm bụng tổng quát.
2.2.2. Cận lâm sàng khác nếu cần.
2.2.3. Qua cận lâm sàng ta có thế thấy:
2.2.4. CTM: HC giảm nếu có mất máu, Xét nghiệm test huyết thanh HP.
2.2.5. X Q: dạ dày thường không thấy, có thể thấy: nếp niêm mạc dạ dày to ra, thô, hoặc bờ cong có hình răng cưa.
2.2.3. Nội soi dạ dày:
- Viêm dạ dày cấp: niêm mạc đỏ rực, phù nề, có thể có các chấm đỏ xuất huyết rải rác trên niêm mạc.
- Viêm dạ dày mạn: tùy thể:
+ Viêm dạ dày mạn thể teo: niêm mạc nhợt nhạt hoặc xám, niêm mạc nhẳn mỏng do mất nếp, thấy rõ các mạch máu nhỏ dưới niêm mạc, có thể chảy máu.
+ Viêm dạ dày phì đại: niêm mạc đỏ, phù nề căng ra …
2.3. Chẩn đóan phân biệt
- Loét dạ dày.
- K dạ dày.
- Viêm tụy cấp.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc điều trị
- Lọai trừ nguyên nhân gây bệnh.
- Dùng thuốc điều trị triệu chứng.
- Tiệt trừ HP nếu có nhiễm.
- Điều trị dự phòng.
3.2. Điều trị cụ thể
3.2.1. Viêm dạ dày cấp
3.2.1.1. Lọai trừ nguyên nhân gây bệnh
- Ngưng Aspirin, NSAIDS, nếu không ngưng được thì dùng liều thấp mà có hiệu quả hoặc dùng lọai chọn lọc COX-2.
- Ngưng rượu, lọai trừ HP, urê huyết cao, stress/bệnh nặng, …
3.2.1.2 Thuốc điều trị triệu chứng
- Giảm đau, an thần, chống nôn:
- Buscopan 10mg/v, 20mg/A : 1 - 2v x 2 - 3 lần/ngày (u), 1 - 2A/ngày TB.
- Alverin citrat 40mg: 1 - 2v x 2 lần/ngày (u).
- Metoclopramid (Primperan) 10mg: 1 - 2 ống/ngày TB,TM hoặc 1 - 2 viên/ ngày uống.
- Rebamipide 100mg. 1v x3 lần/ngày.
- Diazepam 5mg: 1-2v/ngày (u).
3.2.1.3. Nếu có chảy máu
- Rửa dạ dày nhằm làm sạch dạ dày để soi.
- Truyền dịch, truyền máu nếu cần.
- Antacid: Varogel 1 - 2g x 3 lần (u) sau ăn.
+ Varogel 10ml: 1gói x 2 lần/ngày (u).
+ Magaltab: 1v x 2 lần/ngày (u).
- Ức chế H2
+ Cimetidine 0.3g/v x 4 lần/ngày (u) lúc ăn và buổi tối.
+ Cimetidine 0.3g: 1A x 4 lần/ngày TM.
+ Famotidin 20mg/v x 2 lần/ngày (u) sáng tối.
+ Famotidin 20mg: 1lọ x 2 lần/ngày TM.
- Nếu không chảy máu hoặc giai đọan ổn định: dùng thuốc uống.
3.2.2. Viêm dạ dày mạn
- Lọai trừ nguyên nhân gây bệnh: rượu, NSAIDS, HP, thiếu dinh dưỡng …
- Diệt trừ pH nếu có.
- Điều trị triệu chứng: theo theo khả năng bài tiết acid dạ dày.
- Antacid:
+ Varogel 10ml: 1 gói x 2 lần/ngày (u).
+ magaltab: 1v x 2 lần/ngày (u).
- Ức chế H2
+ Cimetidine 0.3g/v x 4 lần/ngày (u) lúc ăn và buổi tối.
+ Famotidin 20mg/v x 2 lần/ngày (u) sáng tối.
- Giảm đau, an thần, chống nôn:
+ Buscopan 10mg/v, 20mg/A : 1 - 2v x 2 - 3 lần/ngày (u), 1 - 2A/ngày TB.
+ Alverin citrat 40mg: 1 - 2v 2 lần/ngày (u).
+ Metoclopramid ( Primperan ) 10mg: 1 - 2 ống/ngày TB,TM hoặc 1 - 2 viên/ ngày uống.
+ Diazepam 5mg: 1 - 2v/ngày (u).
- Vitamin B, C, Fe.
- An thần.
- Điều trị dự phòng:
+ Hướng dẫn cách ăn uống, sinh họat.
+ Điều trị tốt viêm dạ dày cấp.
+ Điều trị sớm viêm dạ dày mạn, chú ý biến chứng trong cas vô toan.
3.2.3. Theo dõi
- Lâm sàng: dấu hiệu sinh tồn, đau bụng, tình trạng đi tiêu, màu phân, nôn ối.
- Cận lâm sàng: CTM, nội soi, XN khác nếu cần.
3.2.4. Chế độ chăm sóc
- Làm việc nghỉ ngơi hợp lý, tránh lao động nặng, chỉ nằm viện trong đợt đau tiến triển cấp tính còn chủ yếu là điều trị tại nhà.
3.2.5. Chế độ ăn
- Viêm dạ dày cấp:
+ Nhịn ăn 1 - 2 ngày đầu, sau cho ăn dần sữa, cháo lõang rồi ăn đặc dần.
+ Làm lõang dịch dạ dày bằng sữa, nước/viêm dạ dày do chất gây bỏng.
- Viêm dạ dày mạn:
+ Ăn chậm, nhai kỹ, chú ý khỏang cách giữa các bữa ăn cho hợp lý, tránh những thức ăn quá nóng, lạnh, cứng, kiêng chua cay, rượu, trà, thuốc lá.
+ Nói chung khuyên bệnh nhân lựa chọn thức ăn thích hợp cho mình. Nên ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa không nên ăn quá no, không uống nước ngọt có nhiều hơi, dùng nước khóang lọai có nhiều Ca.
Tài liệu tham khảo
Phác đồ điều trị năm 2016 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang
VIÊM LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG
1. YẾU TỐ GÂY NÊN VIÊM LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG
1.1. Yếu tố xã hội
- Nam nhiều hơn nữ
- Người sống thành thị nhiều hơn nông thôn
1.2. Yếu tố thần kinh
- Mất thăng bằng hệ thần kinh thực vật làm cường hệ phó giao cảm.
1.3. Yếu tố bên ngoài
- Rối loạn giờ giấc và liều lượng ăn uống.
- Ăn uống các chất có kích thích: Thuốc lá, café, ăn chua - cay - nóng quá.
- Uống các loại thuốc: Aspirin, Corticoide, các thuốc Giảm đau thần kinh ngoại biên,...
1.4. Do Vi Khuẩn: Helicobacter - Pylori
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Đau
2.1.1. Đau theo chu kỳ, theo mùa
2.1.2. Đau theo bữa ăn
- Viêm loét dạ dày: Đau lúc no.
- Viêm loét tá tràng: Đau lúc đói
2.1.3. Vị Trí Đau: Thượng vị, quanh rốn.
- Viêm loét dạ dày: Thượng vị lệch trái - hạ sườn trái.
- Viêm loét tá tràng: Thượng vị lệch phải
2.1.4. Cường Độ Đau: Đau từng cơn.
- Viêm loét dạ dày: Đau âm ỉ Không xuyên lan.
- Viêm loét tá tràng: Thường đau dữ dội.
2.2. Ấn đau thượng vị (mô tả ở trên)
2.3. Các triệu chứng khác
- Ợ hơi, ợ chua, nóng rát, buồn nôn, nôn, táo bón, bụng nặng nề sau khi ăn
2.4. X quang
- Dạ dày cản quang có hình ảnh viêm loét dạ dày - tá tràng.
2.5. Siêu âm
2.6. Nội soi dạ dày - tá tràng
- Có hính ảnh viêm loét dạ dày - tá tràng. Clo test (+)
2.7. Xét nghiệm
- Huyết thanh chẩn đoán HP (+)
3. XỬ TRÍ
3.1. Thuốc ức chế tiết acid dịch vị
3.1.1. Thuốc ức chế H2.
- Cimetidine, Ranitidine …
3.1.2. Thuốc ức chế bơm Proton.
- Omeprazole, Esomeprazole …
3.2. Thuốc trung hòa acid
- Malox, Mylanta II, Phosphalugel …
3.3. Thuốc làm băng niêm mạc dạ dày - Tá tràng
- Sucrafate
3.4. Thuốc làm lành ổ viêm loét
- Vitamin C dạng tiêm.
- Rebamipide 100mg. 1v x 3 lần/ngày.
- Misoprostol 200mcg loại uống. Chống chỉ định cho bệnh nhân đang mang thai vì thuốc làm sẩy thai hay sanh non có ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh.
3.5. Thuốc an thần để ổn định thần kinh
3.6. Có thể dùng thuốc giảm đau kèm theo, loại thuốc ít ảnh hưởng dạ dày tá tràng.
3.7. Phác đồ cụ thể
3.7.1. Thuốc ức chết tiết acid dịch vị + Thuốc trung hoà acid + Thuốc làm băng niêm mạc dạ dày tá tràng + Thuốc làm lành ổ loét + có thể dùng thêm thuốc an thần và giảm đau ít ảnh hưởng dạ dày tá tràng.
3.7.2. Nếu có nhiễm khuẩn Helicobacter-Pylori (HP) thì dùng phác đồ điều trị riêng
IV. BIẾN CHỨNG
- Xuất huyết tiêu hóa.
- Thủng dạ dày - tá tràng.
- Hẹp môn vị.
- Ung thư hóa dạ dày - tá tràng.
Tài liệu tham khảo
- Phác đồ điều trị năm 2016 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang
- Bệnh học nội khoa của trường đại học y dược TP Hồ Chí Minh.
- Bài giảng bệnh học nội khoa của trường đại học y dược TP Cần Thơ
LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG
1. ĐẠI CƯƠNG
- Bệnh loét dạ dày tá tràng là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày-tá tràng bị khuyết do sư tấn công hiệp đồng của chất acid và pepsin phá vở lớp hàng rào bảo vệ của niêm mạc dạ dày-tá tràng.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Chẩn đoán xác định
2.1.1. Lâm sàng
- Thường đau thượng vị âm ỉ, hoặc có những cơn đau dữ dội bùng phát theo chu kỳ, theo các yêu tố tác động như rượu, bia, stress ...
- Ngoài ra còn có các vị trí đau khác nhau:
+ Vi trí sát cơ hoành lan lên trên: tổn thương ở sat tâm vị.
+ Vị trí sau lưng lan lên trên: tổn thương ở mặt sau dạ dày tá tràng.
+ Vị trí mạn sườn trái: tổn thương ở bờ cong lớn.
2.1.2. Cận lâm sàng
- Nội soi dạ dày tá tràng
+ Đánh giá vị trí, hình dạng và kích thước ổ loét.
+ Sinh thiết, Clo-test.
- X quang dạ dày tá tràng
Có cản quang: hạn chế về độ chính xác trong chẩn đoán cũng như phân biệt loét lành và loét ác tính.
- Xét nghiệm tìm Helicobacter pylori (HP)
+ Xét nghiệm Clo-test.
+ Chẩn đoán huyết thanh học.
+ Thử nghiệm chẩn đoán uré trong hơi thở.
+ Tìm kháng nguyên trong phân.
+ Xét nghiệm mô bệnh học.
+ Nôi cấy và phân lập vi trùng.
- Xét nghiệm
+ Xét nghiệm thường quy: Công thức máu 18 chỉ số, TS, TC (TQ, TCK), nhóm máu hệ AOB.
+ Men amylase.
+ Xét nghiệm SGOT, SGPT (AST, ALT), Bilirubin, Uré, Creatinin.
- Siêu âm bụng tổng quát.
2.2. Chẩn đoán phân biệt
- Rối loạn tiêu hóa.
- Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản.
- Viêm tụy cấp hoặc sỏi túi mật, bệnh lý đường mật.
- Rách thực quản.
- Xoắn dạ dày.
- Vỡ phình động mạch chủ.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nội khoa
3.1.1. Thuốc
3.1.1.1. Thuốc ức chế bơm proton
- Omeprazole, Rabeprazole 20mg.
- Lansoprazole 30mg.
- Esomeprazole 40mg, Pantoprazole 40mg.
3.1.1.2. Thuốc nhóm ức chế tiết H2
- Cimetidine 300mg.
- Ranitidine, Nizatidine 150mg, 300mg.
- Famotidine 40mg.
3.1.1.3. Thuốc nhóm bảo vệ niêm mạc dạ dày
- Sucrafate 1g x 4 lần/ngày, 30 - 60 phút trước bữa ăn.
- Bismuth vừa có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày vừa có tác dụng diệt Helicobacter pylori (HP).
3.1.1.4. Thuốc nhóm kháng acid: antacid
- Phosphalugel, Gastropulgite, Pepsan, Tenamyl gel: dạng gói, Mylanta, Malox ...
- Liều dùng:
+ 1 - 2 gói x 3lần/ngày, sau bữa ăn từ 30 - 60 phút.
+ Nếu đau vào ban đêm uống thêm 1 lần buổi tối trước ngủ.
+ Trong trường hợp nặng có thể dùng 4 - 6 lần/ngày.
3.1.1.5. Thuốc làm lành ổ loét
- Rebamipide 100mg. 1v x 3 lần/ngày.
- Vitamin C 500mg, 1g dạng TB, TMC.
+ 1A x 2 lần/ngày.
- Misoprostol 200mcg.
+ 1v x 2 (u)/ngày.
2.1.2 Phác đồ diệt Helicobacter Pylory (HP)
2.1.2.1. Phác đồ bộ ba chuẩn: 10 ngày hoặc 14 ngày
Trường hợp 1
- PPI (Omeprazole) 1 viên x 2 lần/ngày
- Amoxicilin 1g x 2 lần/ngày
- Clarithromycin 0,5g x 2 lần/ngày.
Trường hợp 2
- PPI (Omeprazole) 1 viên x 2 lần/ngày
- Amoxicilin 1g x 2 lần/ngày
- Metronidazole 250 mg 2v x 2 lần/ngày
2.1.2.2. Phác đồ điều trị 4 thuốc
Phác đồ điều trị 4 thuốc có sử dụng Bismuth
+ PPI (Omeprazole) 1 viên x 2 lần/ngày
+ Bismuth subsalicylate: 2 viên x 4 lần/ngày
+ Tetracililin 0,5g x 4 lần/ngày
+ Metronidazole 250mg 4 lần/ngày.
Phác đồ điều trị 4 thuốc không sử dụng Bismuth
+ PPI (Omeprazole) 1 viên x 2 lần/ngày
+ Amoxicilin 1g x 2 lần/ngày
+ Clarithromycin 0,5g x 2 lần/ngày.
+ Amoxicillin 1g 1v x 2 lần/ngày.
2.1.2.3. Phác đồ điều trị nối tiếp
- 5 ngày đầu
+ PPI (Omeprazole) 1 viên x 2 lần/ngày
+ Amoxicilin 1g x 2 lần/ngày
- 5 ngày sau
+ PPI (Omeprazole) 1 viên x 2 lần/ngày
+ Tinidazole 0.5g 1v x2 lần/ngày
+ Clarithromycin 0,5g x 2 lần/ngày.
2.1.2.4. Phác đồ điều trị 3 thuốc có chứa levofloxacin: 10 ngày
+ PPI (Omeprazole) 1 viên x 2 lần/ngày
+ Amoxicilin 1g x 2 lần/ngày
+ Levofloxacin 0.5g 1v x 2 lần ngày.
2.1.2.5. Phác đồ cứu nguy có chứa rifabutin và fuzazolidone
Một khi các phác đồ điều trị HP không mang lại kết quả điều trị tốt, lúc này phác đồ cứu nguy có chứa thuốc Fuzazolidone và Rifabutin được đề xuất sử dụng. Tuy nhiên, điểm hạn chế khi sử dụng phác đồ này chính là thuốc Rifabutin có thể chọn lọc các chủng Mycobacterium tuberculosis (lao) kháng thuốc, gây cản trở trong việc tiêu diệt vi khuẩn HP. Bên cạnh đó, việc sử dụng các phác đồ điều trị 3 thuốc hoặc 4 thuốc có kèm theo Furazolidone cũng giúp hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn HP. Bởi ưu điểm chính của thuốc này đó chính là giá thành rẻ và không có dấu hiệu gây kháng thuốc. Tuy nhiên, tác dụng của thuốc thường thể hiện không nhất quán do đó cần được nghiên cứu thêm.
2.1.3. Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi
2.1.3.1. Chế độ ăn uống
- Ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, chia làm nhiều bữa nhỏ, bữa ăn cuối nên ăn trước ngủ 3 giờ.
- Giảm chất béo, hạn chế chua, cay.
- Tránh rượu, bia, thuốc lá, thuốc kháng viêm.
2.1.3.1. Chế độ nghỉ ngơi
- Cần nằm viện khi có cơn đau dữ dội hoặc có biến chứng.
- Tránh thức khuye, hạn chế stress trong đời sống.
- Ăn uống, nghỉ ngơi đúng giờ, làm việc một cách khoa học.
2.2. Điều trị ngoại khoa
Hiên nay, rất hạn chế chỉ phẫu thuật khi:
- Xuất huyết tiêu hóa điều trị nội thất bại.
- Loét kháng trị (theo sơ đồ bên trên).
- Thủng dạ dày tá tràng.
- Hẹp môn vị.
- Ung thư hóa.
Rò dạ dày, tá tràng vào các tạng lân cận.
3. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
- Cần tư vấn cho bệnh nhân về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và hẹn tái khám.
- Helicobacter pylori (HP) âm tính cần nội soi kiểm tra sau điều trị nội khoa.
- Helicobacter pylori (HP) âm tính cần nội soi kiểm tra sau ngưng điều trị 2 tuần.
4. PHÒNG NGỪA
- Không hút thuốc lá, không uống rượu, bia.
- Trên bệnh nhân dùng NSAIDs, ức chế COX-2 và aspirin: dùng PPI liều chuẩn 1 lần/ngày buổi sáng.
Tài liệu tham khảo
Phác đồ điều trị năm 2016 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang
ABCÈS GAN DO AMIP
1. ĐẠI CƯƠNG
- Là bệnh do amip Entamoeba Histolytica, chúng gây lóet niêm mạc ruột rồi xâm nhập vào các mao mạch của tĩnh mạch cửa đến gan.
- Thường khu trú thùy (P) (90%), ổ mủ thường đơn độc, ít khi có từ 2 ổ mủ trở lên.
- Mủ màu chocolate, không hôi, chứa máu và mô họai tử, có khi có amip hiện diện trong mủ.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Lâm sàng
- Nam nhiều hơn nữ 3 - 4 lần, tuổi thường gặp là 30 - 50.
- Tiền sử lỵ (+/-), hoặc hiện tại có hội chứng lỵ amib.
- Tam chứng Fontan thứ tự sốt-đau-gan to và đau:
+ Sốt: có thể sốt cao và rét run.
+ Đau hạ sườn phải: không lan, thường có điểm trội liên sườn 9 đường nách giữa.
+ Gan: to, mềm, mặt nhẳn, ấn đau, rung gan (+), ấn kẻ sườn (+).
- Các triệu chứng khác:
+ Kèm hội chưng nhiễm trùng: sốt, môi khô, lưỡi bẩn.
+ Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy hoặc hội chứng lỵ
+ Ăn kém: vì mệt mỏi, không ngon miệng, chứ không phải vì khó tiêu.
+ Phù: do nung mủ kéo dài, hạ protein máu.
+ Cổ trướng: hậu quả của suy dinh dưỡng, không tuần hòan bàng hệ.
+ Tràn dịch màng phổi: thường do abcès trên cao ở sát cơ hòanh.
+ Lách to: hiếm gặp
2.2. Cận lâm sàng
- Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số, thời gian máu chảy máu đông, nhóm máu, chức năng gan, chức năng thận, tốc độ lắng máu (VS), I on đồ 6 chỉ số.
- Xét nghiệm GGT.
- X -quang bụng đứng không chuẩn bị, X -quang tim phổi.
- Siêu âm bụng tổng quát.
- Cận lâm sàng khác nếu cần.
- Qua cận lâm sàng ta có thế thấy:
+ BC tăng, VS tăng.
+ Chức năng gan: thường bình thường.
+ Phân: thường không có amip.
+ Huyết thanh chẩn đóan (+): 95% cas.
+ X Q phổi: cơ hoành bị đẩy cao, có thể có tràn dịch màng phổi.
+ Siêu âm gan: có ổ áp xe.
2.3. Chẩn đóan xác định: khi có ¾ TC của La Monte
- Lâm sàng: sốt, đau vùng gan, gan to, có thể có tiền sử lỵ amib.
- CLS: XN máu, X-quang ...
- Chọc thăm dò có mủ.
- Điều trị thử diệt amib có đáp ứng.
- Hoặc có thêm:
+ Huyết thanh CĐ amip (+).
+ Xét nghiệm GGT.
+ Siêu âm có ổ abcès thùy phải của gan.
2.4. Chẩn đóan phân biệt
2.4.1. K gan
- Sạm da, giản mạch, sao mạch, lòng bàn tay son, môi tím thường gặp, Chán ăn do chướng bụng, khó tiêu, ậm ạch, Cơ hòanh (P) bị đẩy cao nhưng di động vẫn bình thường, ít khi có tràn dịch màng phổi.
- Lách to thường gặp hơn.
- Chức năng gan có RL, AFP (+), Soi ổ bụng, Siêu âm.
- Mổ thăm dò, Điều trị thử bằng thuốc amip.
2.4.2. Abcès đường mật do sỏi hoặc giun đũa
- Tiền sử: có đau hạ sườn (P) do sỏi hoặc giun.
- Vàng da có thể đậm hoặc nhạt.
- Mủ: máu sữa, cafe sữa, có ánh vàng lẫn mật, rất thối, cấy có thể Gr(-), yếm khí, trứng giun đũa.
- Ổ áp xe thành tròn nhẳn, mỏng , nhiều ổ thông nhau hoặc rời nhau, thường không to lắm.
- Điều trị thử.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc điều trị
- Phát hiện sớm, điều trị sớm.
- Điều trị nội khoa trước, nếu không kết quả mới phẫu thuật. Nếu phẫu thuật thì vẫn phải dùng thuốc triệt để.
- Điều trị triệt để tiêu diệt amip gan và ruột phòng tái phát.
3.2. Điều trị cụ thể
3.2.1. Điều trị nội khoa
3.2.1.1. Thuốc diệt Amip
- Emetin 40 mg TB hay TDD Liều Dùng: 1mg/kg/ngày x 7 - 8 ngày. Hai đợt điều trị cách nhau 45 ngày hoặc Dhydro-Emetin 20mg TB hay TDD 1mg/kg/ngày từ 8 - 10 ngày ít độc hơn Émétin.
Chú Ý bệnh Tim Mạch
- Metronidazol 0,25g, 500mg Liều Dùng: 30mg/kg/ngày hay 1,5 - 2g/ngày x 7 - 8 ngày.
- Chloroquin: 100mg cơ bản, viên 0,25g có 150 mg Chloroquin cơ bản là thuốc diệt amib ở gan có hiệu quả. Liều Dùng:
+ N1 - N2 600mg cơ bản Chloroquin chia làm 2 - 3 lần trong ngày.
+ N3 - N7 - N8 300mg Chloroquin cơ bản chia làm 2 - 3 lần/ngày.
Chú Ý Bệnh Tim Mạch
- Nên dùng kháng sinh phòng ngừa bội nhiễm là nhóm kháng sinh Beta-lactam, có thể dùng kháng sinh nhóm Quinolon bằng đường tiêm bắp hay tĩnh mạch.
- Bồi hoàn nước và điện giải.
- Thuốc giảm đau hạ nhiệt.
+ Paracetamol uống hay truyền tĩnh mạch tuỳ theo từng trường hợp của bệnh.
- Thuốc bổ, thuốc bồi dưỡng gan.
3.2.2. Điều trị ngoại khoa
3.2.2.1. Chỉ định
- Sau khi điều trị nội khoa từ 4 - 6 ngày mà không tiến triển tốt, dấu hiệu lâm sàng không ổn định hay xấu đi.
- Ổ Abcès gan vỡ gây biến chứng: Viêm phúc mạc Abcès dưới hoành, tràn dịch màng phổi, tràn dịch trung thất, tràn dịch màng tim, vỡ vào phổi.
3.2.2.2. Phương Pháp Phẫu thuật
- Nếu ổ Abcès chưa vỡ: dẫn lưu ổ abcès, dẫn lưu dưới gan, dẫn lưu Douglas ra hố chậu phải.
- Nếu ổ Abcès vỡ vào xoang bụng gây viêm phúc mạc, mỗ bụng dẫn lưu ổ Abcès, rữa sạch ổ bụng, dẫn lưu ổ bụng.
- Vỡ ổ Abcès vào màng phổi, màng tim: Mỗ bụng dẫn lưu Abcès và dẫn lưu màng phổi hoặc màng tim.
- Ổ Abcès vỡ tạo Abcès dưới hoành: Mỗ bụng dẫn lưu ổ Abcès dưới hoành.
- Vỡ vào phổi, phế quản, khí quản: Dẫn lưu ổ Abcès bằng tư thế đầu thấp nằm nghiêng trái, nếu diễn biến không tốt thì mỗ bụng dẫn lưu thêm trực tiếp ổ Abcès gan.
- Tùy theo điều kiện có thể điều trị tuyến huyện hoặc chuyển tuyến trên điều trị tiếp.
- Điều trị ngoại khoa phải phối hợp điều trị tích cực với Nội khoa.
3.2.3.Theo dõi
- Lâm sàng: Dấu hiệu sinh tồn, mức độ đau vùng gan, kích thước gan, biến chứng
- Cận lâm sàng: VS, siêu âm gan, XN khác nếu cần.
3.2.4. Chế độ chăm sóc
- Nghỉ ngơi trong giai đọan nặng, đau vùng gan nhiều.
3.2.5. Chế độ ăn uống
- Giàu chất dinh dưỡng, đủ Vitamin.
Tài liệu tham khảo
Phác đồ điều trị năm 2016 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang
ABCÈS GAN DO VI TRÙNG
1. ĐẠI CƯƠNG
- Abcès gan do vi trùng ít gặp hơn do amip.
- Thường có nhiều ổ Abcès gan do vi trùng ở thùy trái của gan
- Thường là biến chứng của nhiễm trùng đường mật, nhiễm trùng huyết.
- Vi khuẩn thường là E.Coli, tụ cầu, liên cầu, Protéus, kỵ khí, enterobacter ….
2. CHẨN ĐÓAN
2.1. Lâm sàng
- Tam Chứng Charcot (sỏi ống mật chủ): Đau hạ sườn (P) + Sốt + Vàng da
+ Đau hạ sườn phải liên tục.
+ Sốt cao 39 - 40o C kèm lạnh run.
+ Vàng da niêm.
- Gan: to, mềm, mặt nhẳn, ấn đau, rung gan (+), ấn kẻ sườn (+).
- Túi mật có thể to.
2.2. Cận lâm sàng
- Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số, thời gian máu chảy máu đông, nhóm máu, chức năng gan, chức năng thận, tốc độ lắng máu (VS), I on đồ 6 chỉ số.
- Xét nghiệm tốc độ máu lắng (VS).
- Xét nghiệm GGT.
- X quang bụng đứng không chuẩn bị, x quang tim phổi.
- Siêu âm bụng tổng quát.
- Cận lâm sàng khác nếu cần.
- Qua cận lâm sàng ta có thế thấy:
+ Bạch cầu tăng nhất là bạch cầu trung tính, VS tăng.
+ Chức năng gan: bị xáo trộn.
+ Biliribin, phosphataza kiềm … tăng.
+ Huyết thanh chẩn đóan (+): 95% cas.
+ X -quang tim phổi: cơ hoành bị đẩy cao, có thể có tràn dịch màng phổi.
+ Siêu âm bụng tổng quát: thường có nhiều ổ áp xe ở thuỳ trái, sỏi đường mật, đường mật bị giãn to, có thể kem viêm túi mật và sỏi túi mật.
2.3. Chẩn đóan xác định
- Lâm sàng: Nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm trùng đường mật, đau vùng gan, gan to, ấn kẻ sườn (+), rung gan (+).
- Cận lâm sàng: CTM, X -Quang, siêu âm gan: có ổ apxe, có thể có sỏi hoặc giun chui vào đường mật.
- Chọc thăm dò có mủ màu trắng hoặc ngà, hôi.
2.4. Chẩn đóan phân biệt
- K gan:
+ Sạm da, giản mạch, sao mạch, lòng bàn tay son, môi tím thường gặp, Chán ăn do chướng bụng, khó tiêu, ậm ạch, Cơ hòanh (P) bị đẩy cao nhưng di động vẫn bình thường, ít khi có tràn dịch màng phổi.
+ Lách to thường gặp hơn
+ Chức năng gan có RL, AFP (+), Soi ổ bụng, Siêu âm.
+ Mổ thăm dò, Điều trị thử bằng thuốc amip.
- Abcès do amip.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc điều trị
- Điều trị nội: Chống đau, Chống sốc (nếu có), Kháng sinh, Điều trị triệu chứng, nâng tổng trạng.
- Điều trị ngọai.
3.2. Điều trị nội khoa
- Chống sốc nếu có:
+ Thở 02.
+ Truyền dịch, vận mạch.
+ Depersolone 30mg: 1 - 2A TM, Hydrocotisone 100mg 1 - 3 lọ/ngày, Methylprednisolone 40mg 1 - 3 lọ/ngày.
- Chống đau, giảm co thắt:
+ Buscopan 20mg: 1 - 2A/ngày TB.
+ Alverin citrat: 1 - 2v x 2 lần/ngày (u).
+ Drotaverin 40mg: 1 - 2A/ngày TB.
- Dùng kháng sinh phổ rộng liều cao, đường tiêm chích, đủ liều, đủ thời gian (10 - 14 ngày). Làm kháng sinh đồ trước khi dùng kháng sinh: có thể dùng 1 trong các phác đồ sau:
+ Ampicillin 1g: 1 - 2lọ x 3lần/ngày TM + Gentamycin 80mg: 1A x 2 lần/ngày TB.
+ Cefotaxim 1g: 1 - 2lọ x 3 lần/ngày TM (hoặc ceftazidim 1g) + Gentamycin 80mg: 1A x 2 lần/ngày TB..
+ Ciprofloxacin 200mg TTM/12h (hoặc peflox 400mg TTM/12h) +
Gentamycin 80mg: 1A x 2 lần/ngày TB.
- Điều trị triệu chứng, nâng tổng trạng:
+ Sốt cao: paracetamol, lau mát.
+ Bù nước điện giải nếu cần.
3.2.2. Điều trị ngoại khoa
- Chọc hút dưới hướng dẫn siêu âm nếu ổ apxe > 5cm.
- Phẫu thuật: dẫn lưu mủ khi ổ apxe lớn, biến chứng vỡ ổ abcès.
- Điều trị nguyên nhân gây tắc nghẽn đường mật.
3.2.3. Theo dõi
- Lâm sàng: DHST, mức độ đau vùng gan, kích thước gan, biến chứng.
- Cận lâm sàng: VS, siêu âm gan, XN khác nếu cần.
3.2.4. Chế độ chăm sóc
- Nghỉ ngơi trong giại đọan nặng, đau vùng gan nhiều.
3.2.5. Chế độ ăn uống
- Giàu chất dinh dưỡng, đủ Vitamin.
Tài liệu tham khảo
Phác đồ điều trị năm 2016 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang
VIÊM ĐẠI TRÀNG MÃN (VĐTM)
1. ĐẠI CƯƠNG
Viêm đại tràng là danh từ chung bao gồm bệnh có tổn thương viêm nhiễm hoặc không viêm nhiễm ở đại tràng. ở đây chỉ đề cập đến viêm nhiễm đại tràng.
2. CHẨN ĐÓAN.
2.1. Lâm sàng
- Đau bụng vùng hạ vị, đau quặn từng cơn trên nền đau âm ỉ, dọc khung đại tràng, đau tăng sau ăn, đau trước đại tiện, giảm sau khi trung tiện hoặc đại tiện, thường đại tràng sigma, đại tràng (T).
- Rối loạn đi tiêu và phân: lúc bón, lúc tiêu chảy, phân có thể có đàm nhày, máu. Nếu có máu là chắc có viêm nhiễm, có thể tiêu máu nhiều hơn phân/viêm trực đại tràng xuất huyết.
- Mót rặn, mót đi cầu: khi tổn thương đại tràng sigma, trực tràng.
- Toàn thân: tùy nguyên nhân, thường ít thay đổi, nếu có chỉ ở những bệnh nhân có suy nhược TK, ăn uống kiêng khem qúa lâu ngày, dấu nhiễm lao …
- Rối loạn tiêu hóa: ăn không ngon, miệng nhạt đắng, buồn nôn, khó chịu bụng…
- Trướng hơi: là triệu chứng thường gặp, cảm thấy căng tức khó chịu, cảm thấy hơi di chuyển trong ruột.
- Sờ bụng có thể thấy thừng đại tràng.
- Dấu bán tắc: dấu Koenig/lao hồi manh tràng.
- Thăm trực tràng:
+ Đau, có máu đỏ dính găng, không u bướu hoặc hẹp/viêm đại tràng xuất huyết
2.2. Cận lâm sàng
- Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số, thời gian máu chảy máu đông, nhóm máu, đường huyết.
- Xét nghiệm CRP.
- Xét nghiệm: AST, ALT, Ure, Creatinin ...
- Siêu âm bụng tổng quát.
- X quang khung đại tràng có cản quang.
- Nội soi đường tiêu hoá.
- Soi phân
- Cận lâm sàng khác nếu cần.
- Qua cận lâm sàng ta có thế thấy:
+ CTM: BC tăng, N tăng/shigella …
+ Huyết thanh chẩn đóan amip (+) không cao/vđtm do amip (do amip ở sâu trong lớp cơ không đáp ứng miễn dịch)
+ Có dấu hiệu viêm nhiễm như: HC, BC, tế bào biểu mô ruột/phân.
+ Phân có BK/viêm đại tràng do lao.
+ Phân có kén amip hoặc thể tư dưỡng/đợt cấp (ngòai đợt cấp rất khó tìm)/ viêm đại tràng do amip.
+ Phân có clostridium difficile(= cấy)/viêm đại tràng màng giả ….
+ XQ: đánh gía nhu động của đại tràng
- Lao: manh tràng ngấm thuốc cản quang không đều, hồi tràng hẹp
- Amib, viêm đại tràng màng gỉa: cho hình ảnh không điển hình
- Viêm trực đại tràng xuất huyết: rối lọan co thắt, rối lọan trương lực, hình ảnh ổ lóet, niêm mạc ngấm thuốc không đều, xơ chai 1 đọan đại tràng
- Có chỗ đọng thuốc/viêm túi thừa
- Mất rảnh ngang của đại tràng, hẹp/viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ(TMCB)
- Nội soi :
+ Tìm tổn thương lao/viêm đại tràng do lao.
+ Tổn thương loét do amib (dấu ấn ngón tay)/viêm đại tràng do amib.
+ Tổn thương lan tỏa từ bóng trực tràng đến đại tràng (P) như: viêm đỏ lan tỏa, phù nề niêm mạc, niêm mạc dể chảy máu, có chất nhày, mủ, có nhiều ổ lóet nhỏ rải rác.
+ Có nhiều màng giả màu trắng ngà dính vào niêm mạc đại tràng phù nề, có thể có lóet/viêm đại tràng màng gỉa.
+ Hình ảnh viêm túi thừa, hình ảnh biến chứng (teo hẹp, xơ chai, dò)/viêm túi thừa.
+ Niêm mạc đỏ, dể chảy máu, có nhiều hạt và mao mạch dãn, có thể chảy máu, không bao giờ có mủ.
+ Niêm mạc phù, chảy máu, lóet/viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ.
- Sinh thiết:
+ Thấy amip đóng ở đáy ổ lóet (50% cas)/viêm đại tràng do amip. ….
- XN khác tùy nguyên nhân.
2.3. Chẩn đóan xác định
- Lâm sàng: đau bụng, RL đi tiêu, phân bất thường có thể mót rặng.
- Cận lâm sàng: XN phân, X-Q đại tràng, nội soi, sinh thiết, XN khác tùy nguyên nhân.
2.4. Chẩn đóan phân biệt
- Rối lọan chúc năng vận động của đại tràng.
- Hôi chứng đại tràng bị kích thích.
- Viêm loét trực tràng chảy máu.
- K đại tràng.
3. ĐIỀU TRI
3.1. Nguyên tắc điều trị
- Điều chỉnh rối lọan đi tiêu.
- Điều trị triệu chứng.
- Điều trị nguyên nhân.
- Điều trị hỗ trợ.
- Tiết chế ăn uống.
3.2. Điều trị cụ thể
3.2.1. Điều chỉnh rối lọan đi tiêu: Tùy triệu chứng hay táo bón
- Tiêu chảy: thuốc băng niêm mạc đại tràng:
+ Smecta: 1g x 2 lần/ngày (u).
+ Actapulgite: 1 gói x 2 lần/ngày (u).
- Táo bón: thuốc nhuận tràng, tốt nhất là nhuận tràng thẩm thấu:
+ Macrogol: 1 - 2 gói/ngày (u).
3.2.2. Điều trị triệu chứng
- Giảm đau:
+ Buscopan 10mg/v,20mg/A: 1 - 2v x 2 - 3 lần/ngày (u);1 - 2A/ngày TM, TB.
+ Spasmaverine 40mg: 1 - 2v x 2 lần/ngày (u).
+ Drotaverin 40mg: 1 - 2A/ngày TB
- Điều chỉnh nhu động đại tràng:
+ Trimebutin (debridat 100mg/v): 1 - 2v x 3lần/ngày.
+ Mebeverin hydrochloride (Duspatalin): 1 - 2v x 3lần/ngày.
3.2.3. Điều trị nguyên nhân
3.2.3.1. Lao
- Thuốc kháng lao theo chương trình Quốc Gia.
- Corticoide: chống xơ dính, teo hẹp, thường dùng/8 tuần đầu.
3.2.3.2. Amip
- Dehydroemetin: 1,2mg/kg/ngày x 10 ngày TB ( độc, ít dùng /viêm đại tràng mạn ) hoặc.
- Metronidazol 0,25g 30mg/Kg/ngày chia 2 lần (u) x 7 - 10 ngày.
3.2.3.3. Do vi khuẩn
- Bactrim fort 0,96g: 48mg/Kg/ngày chia 2 lần (u).
- Amoxcillin 0,5g: 2v x 2 lần/ngày (u).
- Pefloxacin 0,4g: 1v x 2 lần/ngày (u).
- Ofloxacin 0,2g: 1v x 2 lần/ngày (u).
- Ciprofloxacin 0,5g : 1v x 2 lần/ngày (u).
- Négram 0,5g: 2v x 2 lần/ngày (u).
3.2.3.4. Viêm lóet đại tràng xuất huyết (viêm trực đại tràng xuất huyết)
- Điều trị nội (chủ yếu):
+ 5ASA: Mesalazin (mesacol 400mg/v): TC 2 - 4g/ngày x 4 - 6 tuần DT: 1-1,5g/ngày x 1 - 2 năm.
+ Corticoide:
- Dùng khi: khi không đáp ứng 5ASA hoặc thể nặng (Tiêu chảy > 6 lần/ngày, To > 37,8, M > 90 lần/ph, Hb < 10,5g/L, VS/h đầu > 30)
- Prednisolone 1mg/Kg/ngày (u) hoặc TM/nặng sau bệnh giảm thì chuyền sang (u). Tấn công: 4 - 8 - 12 tuần giảm liều Duy trì: 1 - 2 năm.
- Điều trị ngọai:
+ Cấp cứu: thủng đại tràng hoặc điều trị nội 7 - 10 ngày không giảm.
+ Lâu dài: cắt đại tràng/tái phát.
3.2.3.5. Viêm đại tràng màng gỉa
- Lọai trừ nguyên nhân (sau dùng KS 4 ngày hoặc sau ngưng kháng sinh 2 tuần).
- Vancomycine: 500mg x 4 lần/ngày hoặc.
- Metronidazol.
3.2.3.6.Lọan khuần
- Antibio : 2 - 4 gói/ngày.
3.2.4. Điều trị hỗ trợ
- Truyền dịch nếu cần.
- Truyền máu nếu thiếu máu.
3.2.5. Theo dõi
- Lâm sàng: dấu hiệu sinh tồn, đau bụng, số lần đi tiêu, tính chất phân.
- Cận lâm sàng: CTM, chức năng thận, XN khác nếu cần.
3.2.6. Chế độ chăm sóc
- Ổn định thần kinh, tâm lý bệnh nhân.
3.2.7. Chế độ ăn
- Nhịn ăn hoàn toàn nuôi ăn bằng đường tĩnh mạch trong những ngày đầu.
- Không dùng lipid nhiều, không dùng thức ăn để trong hộp.
- Không dùng rau sống, không dùng thức ăn chua cay.
- Nếu tiêu chảy, dùng thức ăn lỏng.
- Nếu táo bón do giảm vận động dùng thức ăn chặc để tăng nhu động, dùng thức ăn kích thích tăng nhu động: sữa chua, củ cải, khoai lang…
- Nếu có rối loạn phân do lên men chua giảm các thức ăn dễ lên men: đường, sữa nguyên….: 30mg/Kg/ngày.
Tài liệu tham khảo
Phác đồ điều trị năm 2016 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang
VIÊM GAN MẠN
1. ĐẠI CƯƠNG
Viêm gan mạn là bệnh gan có hiện tượng viêm và họai tử tế bào gan > 6 tháng.
2. CHẨN ĐÓAN
2.1. Lâm sàng
- Không triệu chứng hoặc.
- Sốt, mệt mõi, ăn uống kém, rối loạn tiêu hoá.
- Ngứa, thiếu máu nhẹ, phù, tràn dịch các màng, đau khớp, da xạm, sao mạch. Vàng da dai dẳng hoặc từng đợt.
- Đau tức vùng gan, gan(+), lách (- /+).
- Tiền sử: nghiện rượu, sán lá gan, viêm gan siêu vi B và C …
2.2. Cận lâm sàng
- Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số, thời gain máu chảy máu đông, nhóm máu, đường huyết.
- Xét nghiệm CRP. GGT.
- Xét nghiệm: AST, ALT, Ure, Creatinin.
- Siêu âm bụng tổng quát.
- Cận lâm sàng khác nếu cần.
- Qua cận lâm sàng ta có thế thấy:
+ Chức năng gan: thay đổi tùy theo giai đọan bệnh.
+ Ít rối loạn, không rõ rệt trong giai đọan ổn định.
+ Rối loạn rõ trong giai đọan tiến triển: nhất là HC viêm và HC hủy hoại tế bào gan.
+ AST, ALT tăng, nếu tăng thì thường AST < ALT , nhưng khi XG hoặc VG do rượu thì AST > ALT.
+ Globulin tăng cao, albumin giảm, protid giảm,VS tăng.
+ Bilirubin, Phosphataza kiềm, thời gian prothrombin …bình thường hoặc tăng.
+ Dấu ấn siêu vi:
HBsAg Anti HBs IgM anti HBs IgM anti HBc HBeAg Anti HBe
Ủ bệnh + - - - +, - -
Cấp + - + + + -
Mạn + - +++ - +, - +, -
Mang HBsAg + - +++ - +, - +, -
Mới nhiễm HBV - ++ ++ +, - - +
Nhiễm HBV cũ - +, - +, - - - -
Đã chủng ngừa - ++ - - - -
2.3. Chẩn đóan xác định
- Tiền sử.
- Lâm sàng.
- Cận lâm sàng.
2.4. Chẩn đóan phân biệt
- Xơ gan.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc điều trị
- Điều trị nguyên nhân.
- Điều trị hỗ trợ.
3.2. Điều trị cụ thể
3.2.1.Điều trị nguyên nhân
3.2.1.1. HBV, HCV, HDV: chuyển tuyến trên dùng interferon, lamivudin, adeforvir..
3.2.1.2. Tự miễn :
- Tấn công: dùng đến khi hết LS, CLS:
+ Prednisolon 50mg/ngày.
- Duy trì: > 2 năm (3 - 4năm).
+ Prednisolon 10 - 20mg/ngày.
Nếu tái phát thì điều trị lại từ đầu. nếu sau triệu chứng lần 2 mà không hiệu quả thì điều trị xen kẽ cyclosphacin …
3.2.1.3. Rượu:
- Ngưng rượu (có thể hồi phục sau 2 - 8th ngưng rượu, nhưng hiếm).
- Điều trị nâng đở: ăn giàu dinh dưỡng, Vitamin, chất khóang.
3.2.1.4. Thuốc:
- Ngưng thuốc dùng.
- Điều trị nâng đở.
3.2.2. Điều trị hỗ trợ:
- Thuốc lợi mật, bảo vệ tế bào gan:
+ Sulfarlem-cholin : 1 - 2v x 2 lần/ngày (u) x 10 - 20 ngày.
+ Méthionin 0.25g: 2v x 2 lần/ngày x 10 - 20 ngày (u).
+ Légalon 70mg: 1 - 2v x 2 lần/ngày x 10 - 20 ngày (u).
- Acid amin cần thiết: moriamin fort, morihepamin.
- Nội tiết tố sinh dục nam: Andriol 10mg dùng cách nhật.
- Không dùng thuốc độc cho gan.
- Tránh nhiễm trùng cơ hội.
3.2.3. Theo dõi
- Lâm sàng: Dấu hiệu sinh tồn. Các triệu chứng khác.
- Cận lâm sàng: AST, ALT, các XN khác nếu cần.
3.2.4.Chế độ chăm sóc
- Nghỉ ngơi trong giai đọan nặng.
- Có thể lao động được nhưng không lao động nặng nhọc.
3.2.3.Chế độ ăn:
- Ăn uống đầy đũ, kiêng ăn mỡ, bỏ hẳn rượu bia, tăng cường chất đường và đạm, các vitamine.
Tài liệu tham khảo
Phác đồ điều trị năm 2016 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang
XƠ GAN (XG)
1. ĐẠI CƯƠNG
- Tế bào nhu mô gan bị mất dần, hiện tượng xơ hóa xâm chiếm tiểu thùy.
- Các tế bào liên kết khỏang cửa bị xơ cứng, lan rộng dần bóp nghẹt các nhánh tĩnh mạch cửa.
- Xơ gan có gan to: nếu xơ hóa và tái tạo quan trọng.
- Xơ gan có gan nhỏ: Nếu sự hủy họai tế bào nhu mô quan trọng.
2. CHẨN ĐÓAN
2.1. Lâm sàng
2.1.1. Xơ gan còn bù
- Lâm sàng kín đáo khó phát hiện, thường chỉ phát hiện tình cờ vì những lý do khác.
- Thường gan to không đau và chắc chẩn đoán xác định dựa sinh thiết gan.
2.1.2. Xan gan mất bù
2.1.2.1. Hội chứng tăng áp lực tỉnh mạch cửa
- Cổ trướng.
- Lách to.
- Dãn các tĩnh mạch vòng nối cửa chủ.
2.1.2.2. Hội chứng suy tế bào gan
- Rối loạn thần kinh trí năng.
- Rối loạn tiêu hóa.
- Rối loạn nột tiết (liệt dương, vú to/nam. RL kinh nguyệt/nữ).
- Vàng da niêm - xuất huyết da niêm - sao mạch, bàn tay son.
- Cổ trướng - phù chân.
2.1.2.3. Khám
- Gan to hoặc teo, thông thường là teo.
2.2. Cận lâm sàng
2.2.1. Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số, thời gian máu chảy máu đông, nhóm máu, đường huyết.
2.2.2. Xét ngiệm chức năng gan.
2.2.3. Xét ngiệm chức năng thận.
2.2.4. Xét nghiệm i on đồ 6 chỉ số.
2.2.5. Xét nghiệm GGT.
2.2.6. Siêu âm bụng tổng quát.
2.2.7. Đo ECG.
2.2.8. Xét nghiệm dịch màng bụng.
2.2.9. Tổng phân tích nước tiểu.
2.2.10. Cận lâm sàng khác nếu cần.
2.2.11. Qua cận lâm sàng ta có thế thấy :
- Chức năng gan:
+ Albumin giảm, gama globulin tăng, A/G < 1.
+ Tỉ lệ prothrombin kéo dài.
+ Bilirubin, AST, ALT tăng hoặc bình thường tùy giai đoạn xơ gan.
- Dịch màng bụng: là dịch thấm:
+Theo quan niệm cũ: đạm < 25g/L, rivalta (-).
+ Tiêu chuẩn bổ sung: protein A/S < 0,5, LDH A/S < 0,6.
+ Tiêu chuẩn mới: SAAG (serum ascites albumin gradient) > 1,1g/dl.
- Siêu âm: có dịch ổ bụng , hình ảnh XG, lách to, tĩnh mạch cửa dãn …
- Nội soi thực quản, trực tràng tìm dấu tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
- Sinh thiết gan: thấy hình ảnh xơ.
2.3. Chẩn đóan xác định
- Tiền sử: nghiện rượu, viêm gan, …
- Lâm sàng: Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa và HC suy tế bào gan.
- Cận lâm sàng:
+ Xét nghiệm góp phần chẩn đóan: Xét nghiệm chức năng gan thay đổi, dịch màng bụng là dịch thấm.
+ Siêu âm thấy hình ảnh xơ gan.
+ Nội soi thấy dãn tĩnh mạch thực quản, tĩnh mạch trực tràng.
+ Xét nghiệm chẩn đoán xác định: sinh thiết gan.
2.4. Chẩn đóan phân biệt
- K gan nguyên phát.
- Viêm gan mạn.
- Lao màng bụng.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc điều trị
- Điều trị nguyên nhân.
- Điều trị bảo tồn và tiết chế.
- Điều trị cổ trướng.
- Điều trị biến chứng.
3.2. Điều trị cụ thể
3.2.1. Điều trị nguyên nhân: (rất hạn chế)
- Do rượu cai rượu. SDD ăn đủ chất đạm.
- Viêm gan siêu vi: interferon (CCĐ/XG, lamivudine).
- Suy tim điều trị tốt suy tim …
3.2.2. Điều trị cổ trướng: (để giảm 0,5 - 1 Kg/ngày) bằng các biện pháp sau:
- Tăng khối lượng tuần hòan hiệu quả (hiệu quả nhất):
+Albumin human 20% (albutein 25%) 50ml: 25g/lần/ngày x 3 – 5 ngày.
- Giảm muối nước:
+ Na: 500 - 1000mg/ngày.
+ Nước # 1 L/ngày.
- Lợi tiểu:
+ Spironolacton 25mg: 100 - 200mg/ngày, < 400 - 600mg/ngày (được lựa chọn hàng đầu, nhưng tác dụng lợi tiểu chậm, yếu nên thường + LT quai trong nặng).
+ Furosemid: 40 - 80mg/ngày, < 240mg/ngày.
+ Thiazid thêm khi 2 nhóm trên không hiệu quả Nếu đã điều trị như trên mà cổ trướng không giảm gọi là cổ trướng kháng trị điều trị tiếp là: Chọc tháo dịch cổ trướng: có 2 phương pháp chọc.
Chọc từ từ < 2 lần/ngày, < 2lần/tuần nhiều tai biến.
Chọc 4 – 6 L/ngày + truyền albumin liều 6g/1L dịch cổ trướng tháo ra (hoặc 40g/ngày) ít tác dụng phụ hơn.
Nếu bệnh không giảm, BN có điều kiện chuyên tuyến trên để tạo Shunt, ghép gan.
3.2.3. Điều trị bảo tồn tiết chế
- Tránh dùng các thuốc độc cho gan: acetaminophen, an thần …
- Dùng vitamin B, C cải thiện chuyển hóa tế bào gan:
+ Vitamine C 0,5g : 1A x 2lần TB.
+ Becozym: 1A x 2 lần/ngày TB.
- Ở BN có rối loạn đông máu như tỉ lệ Prothrombin thấp, lâm sàng có xuất huyết da niêm, nội tạng, tùy theo mức độ mất máu có thể cho:
+ Truyền máu tươi, truyền hồng cầu khối…
+ Vitamine K1: 10mg/ngày TB (nếu Prothrombin thấp).
- Ở BN giảm nhiều protein máu, đặc biệt albumin, có thể dùng:
+ Moriamin.
+ Albumin human.
+ Aminoleban.
- Nếu có xuất huyết tiêu hóa nên cho kháng sinh đường ruột:
+ Metronidazol 0,25g: 2v x 2 lần/ngày (u).
+ Thụt tháo BN.
- Thuốc trợ gan, bảo vệ tế bào gan tránh xơ hóa tiếp tục:
+ Legalon 70mg: 1v x 1 lần/ngày (u).
+ Sylgan’s: 1v x 2 lần/ngày (u).
+ Tránh tăng NH3:
+ Hepamez.
+ Arginin citrat 10ml: 2-4A/ngày (u).
+ Ornicetin 2g: 2 - 6g/ngày TB.
+ Arginin 0,5g (u).
3.2.4. Theo dõi
- Lâm sàng: dấu hiệu sinh tồn, lượng nước tiểu, cân nặng, tình trạng bụng báng
- Cận lâm sàng: chức năng gan, thận, Ion đồ, XN khác nếu cần.
3.2.5. Chế độ chăm sóc
- Nghỉ ngơi, tránh làm việc gắng sức nhất là trong giai đoạn cổ trướng, BN cần được nghỉ ngơi tuyệt đối làm giảm sự đòi hỏi của cơ thể với chức năng gan.
3.2.6. Chế độ ăn
- Đạm: 1g/Kg, tăng hay giảm tùy theo giai đoạn cùa bệnh. Nếu có dấu hiệu não gan (tiền hôn mê gan) thì phải ngừng hoặc giảm ngay lượng protein trong khẩu phần ăn.
- Mỡ chỉ nên hạn chế khi có hiện tượng ỉa mỡ.
- Nên ăn nhiều Glucid và hoa qủa có nhiều Vitamine.
Tài liệu tham khảo
Phác đồ điều trị năm 2016 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang
CHƯƠNG BỆNH XƯƠNG KHỚP
BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP
1. ĐẠI CƯƠNG
Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một bệnh lý tự miễn điển hình, diễn biến mạn tính với các biểu hiện tại khớp, ngoài khớp và toàn thân ở nhiều mức độ khác nhau. Bệnh diễn biến phức tạp, gây hậu quả nặng nề do đó cần được điều trị tích cực ngay từ đầu bằng các biện pháp điều trị hữu hiệu để làm ngừng hay làm chậm tiến triển của bệnh, hạn chế tàn phế và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.
2. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ SINH BỆNH
- Bệnh chưa rõ nguyên nhân, liên quan đến nhiễm khuẩn, cơ địa (nữ giới, trung niên, yếu tố HLA) và rối loạn đáp ứng miễn dịch.
- Trong đó vai trò của lympho B (miễn dịch dịch thể), lympho T (miễn dịch qua trung gian tế bào), đại thực bào… với sự tham gia của các tự kháng thể (anti CCP, RF…) và các cytokines (TNFα, IL6, IL1…).
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Tiêu chuẩn của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR) 1987
- Hiện nay tiêu chuẩn này vẫn đang được áp dụng rộng rãi nhất trên thế giới và
Việt Nam đối với thể biểu hiện nhiều khớp và thời gian diễn biến viêm khớp trên 6 tuần.
+ Cứng khớp buổi sáng kéo dài trên 1 giờ.
+ Viêm tối thiểu ba nhóm khớp: sưng phần mềm hay tràn dịch tối thiểu 3 trong số 14 nhóm khớp sau (kể cả hai bên): khớp ngón gần bàn tay, khớp bàn ngón tay, khớp cổ tay, khớp khuỷu, khớp gối, khớp cổ chân, khớp bàn ngón chân.
+ Viêm các khớp ở bàn tay: sưng tối thiểu một nhóm trong số các khớp cổ tay, khớp ngón gần, khớp bàn ngón tay.
+ Viêm khớp đối xứng.
+ Hạt dưới da.
+ Yếu tố dạng thấp trong huyết thanh dương tính.
+ Dấu hiệu X quang điển hình của VKDT: chụp khớp tại bàn tay, cổ tay hoặc khớp tổn thương: hình bào mòn, hình hốc, hình khuyết đầu xương, hẹp khe khớp, mất chất khoáng đầu xương.
Chẩn đoán xác định: khi có ≥ 4 tiêu chuẩn. Triệu chứng viêm khớp (tiêu chuẩn 1- 4) cần có thời gian diễn biến ≥ 6 tuần và được xác định bởi thầy thuốc.
Tiêu chuẩn ACR 1987 có độ nhạy 91 - 94% và độ đặc hiệu 89% ở những bệnh nhân VKDT đã tiến triển. Ở giai đoạn bệnh mới khởi phát, độ nhạy chỉ dao động
từ 40 - 90% và độ đặc hiệu từ 50 - 90%.
Lưu ý: Hạt dưới da hiếm gặp ở Việt Nam. Ngoài ra, cần khảo sát các triệu chứng ngoài khớp như: teo cơ, viêm mống mắt, tràn dịch màng ngoài tim, tràn dịch màng phổi, viêm mạch máu... thường ít gặp, nhẹ, dễ bị bỏ sót.
3.2. Tiêu chuẩn của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ và Liên đoàn chống Thấp khớp châu Âu 2010 (ACR/EULAR 2010 - American College of Rheumatology/ European League Against Rhumatism). Tiêu chuẩn này có thể áp dụng trong trường hợp bệnh ở giai đoạn sớm, các khớp viêm dưới 06 tuần và thể ít khớp. Tuy nhiên cần luôn theo dõi đánh giá lại chẩn đoán vì nhiều trường hợp đây cũng có thể là biểu hiện sớm của một bệnh lý khớp khác không phải viêm khớp dạng thấp
Đối tượng là các bệnh nhân
- Có ít nhất một khớp được xác định viêm màng hoạt dịch trên lâm sàng.
- Viêm màng hoạt dịch khớp không do các bệnh lý khác
Biểu hiện Điểm
A. Biểu hiện tại khớp
1 khớp lớn 0
2 - 10 khớp lớn 1
1 - 3 khớp nhỏ (có hoặc không có biểu hiện tại các khớp lớn) 2
4 - 10 khớp nhỏ (có hoặc không có biểu hiện tại các khớp lớn) 3
>10 khớp (ít nhất phải có 1 khớp nhỏ) 5
B. Huyết thanh (ít nhất phải làm một xét nghiệm)
RF âm tính và Anti CCP âm tính 0
RF dương tính thấp* hoặc Anti CCP dương tính thấp* 2
RF dương tính cao* hoặc Anti CCP dương tính cao* 3
C. Các yếu tố phản ứng pha cấp (cần ít nhất một xét nghiệm)
CRP bình thường và Tốc độ lắng máu bình thường 0
CRP tăng hoặc Tốc độ lắng máu tăng 1
D. Thời gian biểu hiện các triệu chứng
< 6 tuần 0
≥ 6 tuần 1
Chẩn đoán xác định: khi số điểm ≥6/10
Dương tính thấp khi ≤ 3 lần giới hạn cao của bình thường.
Dương tính cao khi > 3 lần giới hạn cao của bình thường.
3.3. Xét nghiệm cận lâm sàng cần chỉ định
- Các xét nghiệm cơ bản: tế bào máu ngoại vi, tốc độ máu lắng, CRP …, xét nghiệm chức năng gan, thận, Xquang tim phổi, điện tâm đồ ...
- Các xét nghiệm đặc hiệu (có giá trị chẩn đoán, tiên lượng):
+ Yếu tố dạng thấp (RF) dương tính trong 60 - 70% bệnh nhân.
+ Anti CCP dương tính trong 75 - 80% bệnh nhân.
+ X-quang khớp (thường chụp hai bàn tay thẳng hoặc các khớp bị tổn thương).
3.4. Chẩn đoán phân biệt
Lupus ban đỏ hệ thống, thoái hoá khớp, gút mạn tính, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vảy nến...
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc
Điều trị toàn diện, tích cực, dài hạn và theo dõi thường xuyên. Các thuốc điều trị cơ bản hay còn gọi là nhóm thuốc DMARDs (Disease-modifying antirheumatic drugs) kinh điển (methotrexate, sulfasalazine, hydroxychloroquine...) có vai trò quan trọng trong việc ổn định bệnh và cần điều trị kéo dài. Các thuốc sinh học còn được gọi là DMARDs sinh học (kháng TNF α, kháng Interleukin 6, kháng lympho B) được chỉ định đối với thể kháng điều trị với DMARDs kinh điển, thể nặng hoặc tiên lượng nặng. Khi chỉ định các thuốc sinh học, cần có ý kiến của các bác sỹ chuyên khoa cơ xương khớp và thực hiện đúng quy trình [làm các xét nghiệm tầm soát lao, viêm gan (virus B, C), chức năng gan thận, đánh giá hoạt tính bệnh bằng chỉ số DAS 28, CDAI, SDAI…].
4.2. Điều trị cụ thể
- Điều trị triệu chứng: nhằm cải thiện triệu chứng viêm, giảm đau, duy trì khả năng vận động (tuy nhiên các thuốc này không làm thay đổi được sự tiến triển của bệnh).
+ Các thuốc kháng viêm không steroid (KVKS- NSAIDs).
Các thuốc kháng viêm ức chế chọn lọc COX2 (được chọn lựa đầu tiên vì thường phải sử dụng dài ngày và ít có tương tác bất lợi với methotrexat).
Celecoxib: 200mg, uống 1 đến 2 lần mỗi ngày.
Hoặc Meloxicam: 15 mg tiêm (chích) bắp hoặc uống ngày một lần.
Hoặc Etoricoxib: 60 - 90 mg, ngày uống một lần.
Các thuốc kháng viêm ức chế không chọn lọc:
Diclofenac: uống hoặc tiêm bắp: 75mg x 2 lần/ngày trong 3-7 ngày. Sau đó uống: 50mg x 2 - 3 lần/ ngày trong 4 - 6 tuần.
Brexin (piroxicam + cyclodextrin) 20mg uống hàng ngày.
Hoặc các thuốc kháng viêm không steroid khác (liều tương đương).
Lưu ý: khi dùng cho các bệnh nhân có yếu tố nguy cơ có các tác dụng không mong muốn của thuốc KVKS (NSAIDs) [bệnh nhân già yếu, tiền sử (tiền căn) bị bệnh lý dạ dày…] hoặc điều trị dài ngày, cần theo dõi chức năng thận và bảo vệ dạ dày bằng các thuốc ức chế bơm proton.
+Corticosteroids (Prednisolone, Prednisone, Methylprednisolone)
Thường sử dụng ngắn hạn trong lúc chờ đợi các thuốc điều trị cơ bản có hiệu lực. Chỉ định khi có đợt tiến triển (tiêu chuẩn đợt tiến triển xem ở phần Phụ lục).
Thể vừa: 16 - 32mg methylprednisolon (hoặc tương đương), uống hàng ngày vào 8 giờ sáng, sau ăn.
Thể nặng: 40mg methylprednison TM mỗi ngày.
Thể tiến triển cấp, nặng, đe doạ tính mạng (viêm mạch máu, biểu hiện ngoài khớp nặng): bắt đầu từ 500 - 1.000mg methylprednisolone truyền TM trong 30 - 45 phút/ngày, điều trị 3 ngày liên tục. Sau đó chuyển về liều thông thường. Liệu trình này có thể lặp lại mỗi tháng nếu cần.
Sử dụng dài hạn (thường ở những bệnh nhân nặng, phụ thuộc corticoid hoặc có suy thượng thận do dùng corticoid kéo dài): bắt đầu ở liều uống: 20mg hàng ngày, vào 8 giờ sáng. Khi đạt đáp ứng lâm sàng và xét nghiệm, giảm dần liều, duy trì liều thấp nhất (5 - 8mg hàng ngày hoặc cách ngày) hoặc ngừng (nếu có thể) khi điều trị cơ bản có hiệu lực (sau 6-8 tuần).
- Điều trị cơ bản bằng các thuốc chống thấp làm thay đổi tiến triển của bệnh (Disease Modifying Anti Rheumatic Drug-DMARDs) để làm chậm hoặc làm ngừng tiến triển của bệnh, cần điều trị lâu dài và theo dõi các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng trong suốt thời gian điều trị).
+ Thể mới mắc và thể thông thường: sử dụng các thuốc DMARDs kinh điển methotrexat khởi đầu 10 mg một lần mỗi tuần. Tùy theo đáp ứng mà duy trì liều cao hoặc thấp hơn (7,5 - 15 mg) mỗi tuần (liều tối đa là 20 mg/ tuần).
Hoặc Sulfasalazin khởi đầu 500mg/ngày, tăng mỗi 500mg mỗi tuần, duy trì ở liều 1.000mg x 2 lần mỗi ngày.
Kết hợp: methotrexat với sulfasalazin hoặc hydroxychloroquine nếu đơn trị liệu không hiệu quả.
Kết hợp: methotrexat, sulfasalazin và hydroxychloroquine nếu kết hợp trên không hiệu quả.
+Thể nặng, kháng trị với các DMARDs kinh điển (không có đáp ứng sau 6 tháng) cần kết hợp với các thuốc sinh học (các DMARDs sinh học).
Trước khi chỉ định các thuốc sinh học, cần làm các xét nghiệm để sàng lọc lao, viêm gan, các xét nghiệm chức năng gan thận và đánh giá mức độ hoạt động bệnh (máu lắng hoặc CRP, DAS 28, HAQ).
Kết hợp methotrexate và thuốc kháng Interleukin 6 (tocilizumab):
Methotrexat 10 - 15mg mỗi tuần + tocilizumab 4 - 8mg/kg cân nặng, tương đương 200 - 400mg truyền TM mỗi tháng một lần.
Hoặc kết hợp methotrexate và một trong bốn loại thuốc kháng TNF α sau: Methotrexat 10-15 mg mỗi tuần + etanercept 50mg tiêm dưới da mỗi tuần một lần. Methotrexat 10 -15mg mỗi tuần + infliximab truyền TM 2 - 3mg/kg mỗi 4 - 8 tuần. Methotrexat 10 - 15mg mỗi tuần + adalimumab 40mg tiêm dưới da 2 tuần một lần. Methotrexat 10 - 15mg mỗi tuần + golimumab 50mg mỗi tháng 1 lần - tiêm dưới da. Hoặc kết hợp methotrexate và thuốc kháng lympho B (rituximab):
Methotrexat 10 - 15mg mỗi tuần + rituximab truyền TM 500 - 1000mg x 2 lần, cách 2 tuần, có thể nhắc lại một hoặc hai liệu trình mỗi năm.
Sau 3 - 6 tháng điều trị, nếu thuốc sinh học thứ nhất không hiệu quả, có thể xem xét thuốc sinh học thứ hai, tương tự như vậy, có thể xem xét thuốc sinh học thứ ba khi
sau 3 - 6 tháng, thuốc sinh học thứ hai không hiệu quả.
Các điều trị phối hợp khác:
- Các biện pháp hỗ trợ
+Tập luyện, hướng dẫn vận động chống co rút gân, dính khớp, teo cơ.
Trong đợt viêm cấp: để khớp nghỉ ở tư thế cơ năng, tránh kê, độn tại khớp. Khuyến khích tập ngay khi triệu chứng viêm thuyên giảm, tăng dần, tập nhiều lần trong ngày, cả chủ động và thụ động theo đúng chức năng sinh lý của khớp.
+Phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, tắm suối khoáng, phẫu thuật chỉnh hình (cắt xương sửa trục, thay khớp nhân tạo khi có chỉ định).
- Phòng ngừa và điều trị các biến chứng của điều trị, các bệnh kèm theo:
+Viêm, loét dạ dày tá tràng: cần chủ động phát hiện và điều trị vì trên 80% bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng.
+ Phòng ngừa (khi có các yếu tố nguy cơ) và điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton, kèm thuốc điều trị Helicobacter Pylori (nếu có nhiễm HP).
+ Khi sử dụng cortisteroid bất cứ liều nào trên 01 tháng, cần bổ xung calci, vitamin D để phòng ngừa loãng xương. Nếu bệnh nhân có nguy cơ loãng xương cao có thể sử dụng bisphosphonates. Khi đã có loãng xương, tùy theo mức độ loãng xương, tuổi, giới và điều kiện cụ thể của người bệnh mà lựa chọn các thuốc phù hợp (thường là bisphosphonate).
+Thiếu máu: acid folic, sắt, vitamin B12…
5. THEO DÕI VÀ TIÊN LƯỢNG
- Bệnh nhân phải được điều trị lâu dài và theo dõi trong suốt quá trình điều trị.
- Xét nghiệm định kỳ: tế bào máu ngoại vi, tốc độ máu lắng, CRP, Creatinine, SGOT, SGPT 2 tuần một lần trong một tháng đầu, hàng tháng trong 3 tháng tiếp theo, sau đó có thể 3 tháng một lần, tùy theo đáp ứng của người bệnh.
- Xét nghiệm máu cấp, chụp X-quang phổi … khi cần, tùy theo diễn biến của bệnh
- Sinh thiết gan khi có nghi ngờ tổn thương gan (enzym gan tăng > 3 lần trong 3 lần xét
nghiệm liên tiếp). Trường hợp enzym gan tăng gấp đôi và kéo dài nên ngừng Methotrexat.
- Tiên lượng nặng khi: tổn thương viêm nhiều khớp, bệnh nhân nữ, yếu tố dạng thấp RF và /hoặc Anti-CCP (+) tỷ giá cao, có các biểu hiện ngoài khớp, HLADR4 (+), hoạt tính của bệnh (thông qua các chỉ số: DAS 28, VS, CRP, HAQ…) Với những trường hợp này cần điều trị tích cực ngay từ đầu và xem xét việc dùng các DMARDs sinh học sớm.
6. PHÒNG BỆNH
- Không có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu, các can thiệp phòng ngừa chủ động đối với VKDT là những biện pháp chung nhằm nâng cao sức khoẻ, thể trạng bao gồm ăn uống, tập luyện và làm việc, tránh căng thẳng.
- Phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý nhiễm trùng, các tình trạng rối loạn miễn dịch.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp (Ban hành kèm theo Quyết định số 361/QĐ-BYT, ngày 25/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
BỆNH GÚT
1. ĐỊNH NGHĨA
Bệnh gút là bệnh viêm khớp do vi tinh thể, đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát, có lắng đọng tinh thể muối urat natri trong các mô, gây ra do tăng acid uric trong máu. Đây là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin, thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa.
2. NGUYÊN NHÂN
Chia làm hai loại: gút nguyên phát (đa số các trường hợp) và gút thứ phát.
2.1. Nguyên phát
Chưa rõ nguyên nhân, chế độ ăn thực phẩm có chứa nhiều purin như: gan, thận, tôm, cua, lòng đỏ trứng, nấm … được xem là làm nặng thêm bệnh. Gặp 95% ở nam giới, độ tuổi thường gặp là 30 - 60 tuổi.
2.2. Thứ phát
Một số hiếm do các rối loạn về gen (nguyên nhân di truyền). Ngoài ra có thể do tăng sản xuất acid uric hoặc giảm đào thải acid uric hoặc cả hai, cụ thể:
- suy thận nói riêng và các bệnh lý làm giảm độ thanh lọc acid uric của cầu thận nói chung.
- Các bệnh về máu: bệnh bạch cầu cấp.
- Dùng thuốc lợi tiểu như Furosemid, Thiazid, Acetazolamid…
- Sử dụng các thuốc ức chế tế bào để điều trị các bệnh ác tính; thuốc chống lao (ethambutol, pyrazinamid) …
Các yếu tố nguy cơ của bệnh là tăng huyết áp, béo phì và hội chứng chuyển hóa, tăng insulin máu và sự đề kháng insulin, uống nhiều rượu.
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Lâm sàng
Cơn gút cấp tính đầu tiên thường xuất hiện ở lứa tuổi 35 - 55, ít khi trước 25 hoặc sau 65 tuổi. Ở nữ ít xảy ra trước tuổi mãn kinh, ở nam mắc ở tuổi càng trẻ thì bệnh càng nặng.
Điều kiện thuận lợi: nhiều khi không rõ nhưng có thể xảy ra sau bữa ăn có nhiều thịt (nhất là loại thịt có nhiều purin), rượu, sau xúc cảm mạnh, sau chấn thương kể cả vi chấn thương (đi giày chật), sau nhiễm khuẩn, dùng các thuốc lợi tiểu như thiazid ...
- Cơn gút cấp:
+ Xuất hiện đột ngột ban đêm, bệnh nhân thức dậy vì đau ở khớp, thường là khớp bàn
- Ngón chân cái (60 - 70%): khớp sưng to, đỏ, phù nề, căng bóng, nóng, đau dữ dội và ngày càng tăng, va chạm nhẹ cũng rất đau, thay đổi thứ tự: bàn chân, cổ chân, gối, bàn tay, cổ tay, khuỷu, hiếm thấy ở khớp háng, vai, cột sống. Lúc đầu chỉ viêm một khớp sau đó có thể viêm nhiều khớp.
+ Ngoài khớp ra, túi thanh dịch, gân, bao khớp cũng có thể bị thương tổn.
+ Các dấu hiệu viêm có thể kéo dài nhiều ngày, thường từ 5 - 7 ngày rồi các dấu hiệu viêm giảm dần: đỡ đau, đỡ nề, bớt đỏ. Hết cơn, khớp trở lại hoàn toàn bình thường.
+ Trong cơn gút cấp có thể có sốt vừa hoặc nhẹ, tăng tốc độ lắng hồng cầu, dịch khớp (chỉ làm được ở khớp gối) thấy bạch cầu 5000/mm3, đa số là loại đa nhân, dưới kính hiển vi thấy nhiều tinh thể urat.
+ Cơn gút cấp dễ tái phát, khoảng cách có thể gần nhưng cũng có thể rất xa, có khi >10 năm.
+ Bên cạnh thể điển hình, cũng có thể tối cấp với khớp viêm sưng tấy dữ dội, bệnh nhân đau nhiều nhưng cũng có thể gặp thể nhẹ, kín đáo, đau ít dễ bị bỏ qua.
- Lắng đọng urat:
Lắng đọng urat làm cho hình thành các tôphi dưới da và gây nên bệnh khớp mạn tính do urat.
+ Tôphi: thường biểu hiện chậm, hàng chục năm sau cơn gút đầu tiên nhưng cũng có khi sớm hơn. Khi đã xuất hiện thì dễ tăng số lượng và khối lượng và có thể loét. Tôphi thường thấy trên sụn vành tai rồi đến khuỷu tay, ngón chân cái, gót chân, mu bàn chân, gân Achille.
+ Bệnh khớp do urat: xuất hiện chậm. Khớp bị cứng, đau khi vận động và làm hạn chế vận động, khớp có thể sưng to vừa phải, không đối xứng, cũng có thể có tôphi kèm theo. Trên Xquang thấy hẹp khớp, hình ảnh khuyết xương hình hốc ở đầu xương.
- Biểu hiện về thận:
Urat lắng đọng rải rác ở tổ chức kẽ thận, bể thận, niệu quản.
+ Sỏi thận: 10 - 20% các trường hợp gút, điều kiện thuận lợi là pH nước tiểu quá toan, nồng độ acid uric cao. Sỏi urat thường nhỏ và không cản quang.
+ Tổn thương thận: lúc đầu chỉ có protein niệu, có thể có kèm theo hồng cầu, bạch cầu vi thể, dần dần diễn tiến đến suy thận. Suy thận thường gặp ở thể có tôphi, tiến triển chậm và là nguyên nhân gây tử vong.
3.2. Cận lâm sàng
- Acid uric máu tăng > 420 µ mol/l, tuy nhiên khoảng 40% bệnh nhân có cơn gút cấp nhưng acid uric máu bình thường.
- Định lượng acid uric niệu 24 giờ: để xác định tăng bài tiết (> 600mg/24h) hay giảm thải tương đối (< 600mg/24h). Nếu acid uric niệu tăng dễ gây sỏi thận và không được chỉ định nhóm thuốc tăng đào thải acid uric.
- Xét nghiệm dịch khớp: quan trọng nhất là tìm thấy tinh thể urat trong dịch khớp. Dịch khớp viêm giàu tế bào (> 2000 tb/mm3), chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính.
- Các xét nghiệm khác: tốc độ lắng máu tăng, CRP bình thường hoặc tăng...
- X-quang khớp: giai đoạn đầu bình thường, nếu muộn có thể thấy các khuyết xương hình hốc ở đầu xương, hẹp khe khớp, gai xương...
3.3. Chẩn đoán xác định (có thể áp dụng một trong các tiêu chuẩn sau)
- T- Tiêu chuẩn Bennet và Wood (1968): Độ nhạy 70%, độ đặc hiệu 82,7%
Tiêu chuẩn Bennet và Wood (1968) được áp dụng rộng rãi nhất ở Việt Nam do dễ
nhớ và phù hợp với điều kiện thiếu xét nghiệm.
3.3.1. Hoặc tìm thấy tinh thể natri urat trong dịch khớp hay trong các hạt tôphi.
3.3.2. Hoặc tối thiểu có hai trong các yếu tố sau đây:
- Tiền sử hoặc hiện tại có tối thiểu hai đợt sưng đau của một khớp với tính chất khởi phát đột ngột, đau dữ dội, và khỏi hoàn toàn trong vòng 2 tuần.
- Tiền sử hoặc hiện tại có sưng đau khớp bàn ngón chân cái với các tính chất như trên.
- Có hạt tôphi.
- Đáp ứng tốt với colchicin (giảm viêm, giảm đau trong 48 giờ) trong tiền sử hoặc hiện tại.
Chẩn đoán xác định khi có tiêu chuẩn 3.3.1. hoặc 2 yếu tố của tiêu chuẩn 3.3.2.
- Theo tiêu chuẩn của ILAR và Omeract năm 2000: Độ nhạy 70%, đặc hiệu 78,8%.
+ Có tinh thể urat đặc trưng trong dịch khớp, và /hoặc:
+ Hạt tôphi được chứng minh có chứa tinh thể urat bằng phương pháp hóa học hoặc kính hiển vi phân cực, và / hoặc:
+ Có 6 trong số 12 biểu hiện lâm sàng, xét nghiệm và X-quang sau:
1. Viêm tiến triển tối đa trong vòng một ngày.
2. Có hơn một cơn viêm khớp cấp.
3. Viêm khớp ở một khớp.
4. Đỏ vùng khớp.
5. Sưng, đau khớp bàn ngón chân I.
6. Viêm khớp bàn ngón chân I ở một bên.
7. Viêm khớp cổ chân một bên.
8. Tôphi nhìn thấy được.
9. Tăng acid uric máu (nam ≥ 420 µmol/l, nữ ≥ 360µmol/l).
10. Sưng đau khớp không đối xứng.
11. Nang dưới vỏ xương, không có hình khuyết xương trên Xquang.
12. Cấy vi khuẩn âm tính.
3.4. Phân loại
- Bệnh gút cấp tính.
- Bệnh gút mạn tính.
- Thời gian ổn định giữa các cơn gút cấp.
3.5. Chẩn đoán phân biệt
- Viêm khớp do lắng đọng các tinh thể khác (pyrophosphat calci dihydrat) hay bệnh giả gút.
- Viêm khớp nhiễm khuẩn.
- Viêm khớp dạng thấp.
- Viêm khớp phản ứng.
- Bệnh lí khác: viêm mô tế bào, bệnh mạch máu ngoại biên…
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc chung
- Điều trị viêm khớp trong cơn gút cấp.
- Dự phòng tái phát cơn gút, dự phòng lắng đọng urat trong các tổ chức và dự phòng biến chứng thông qua điều trị hội chứng tăng acid uric máu với mục tiêu kiểm soát acid uric máu dưới 360 µmol/l (60 mg/l) với gút chưa có hạt tô phi và dưới 320
µmol/l (50 mg/l) khi gút có hạt tô phi.
4.2. Điều trị cụ thể
4.2.1. Chế độ ăn uống - sinh hoạt
- Tránh các chất có nhiều purin như tạng động vật, thịt, cá, tôm, cua…. Có thể ăn trứng, hoa quả. Ăn thịt không quá 150g/24 giờ.
- Không uống rượu, cần giảm cân, tập luyện thể dục thường xuyên…
- Uống nhiều nước, khoảng 2 - 4lít/24 giờ, đặc biệt là các loại nước khoáng có kiềm hoặc nước kiềm 14‰. Điều này sẽ làm tăng lượng nước tiểu trong 24 giờ, giúp hạn chế tối đa sự lắng đọng urat trong đường tiết niệu.
- Tránh các thuốc làm tăng acid uric máu, tránh các yếu tố làm khởi phát cơn gút cấp như stress, chấn thương…
4.2.2. Điều trị nội khoa
- Thuốc chống viêm
+ Colchicin:
Với mục đích chống viêm, giảm đau trong cơn gút cấp hoặc đợt cấp của gút mạn tính: theo quan điểm mới colchicin không nên sử dụng liều cao vì có tác dụng không mong muốn. Nên sử dụng liều 1mg/ngày, nhưng cần dùng càng sớm càng tốt (trong vòng 12 giờ đầu khởi phát cơn gút). Phối hợp với một thuốc nhóm chống viêm không steroid nếu không có chống chỉ định của thuốc này) để đạt hiệu quả cắt cơn gút.
Trường hợp bệnh nhân có chống chỉ định với chống viêm không steroid, colchicin dùng với liều 1mg x 3 lần trong ngày đầu tiên (có thể cho 0,5mg cách nhau 2 giờ một lần, nhưng tối đa không quá 4mg), 1 mg x 2 lần trong ngày thứ 2, 1mg từ ngày thứ 3 trở đi. Thông thường sau 24 - 48 giờ sử dụng, triệu chứng tại khớp sẽ giảm nhanh.
Test colchicin: hai ngày đầu: 1mg x 3 lần; triệu chứng tại khớp sẽ giảm nhanh sau
48 giờ. Tuy nhiên, sau 48 giờ thường có tiêu chảy, cần kết hợp một số thuốc như
loperamid 2 mg ngày 02 viên, chia 2 lần nhằm kiểm soát triệu chứng này.
Dự phòng tái phát: 0,5 - 1,2 mg uống 1 - 2 lần/ ngày, trung bình 1mg/ ngày kéo dài ít nhất 6 tháng. Cần chú ý giảm liều ở bệnh nhân có bệnh thận mạn tính, lớn tuổi (trên
70 tuổi) … Trong trường hợp không sử dụng được bằng cochicine có thể dự phòng bằng các thuốc kháng viêm không steroid bằng liều thấp.
+ Thuốc kháng viêm không steroid
Có thể dùng một trong các thuốc sau: Indometacin, Naproxen, Ibuprofen, Ketoprofen, Piroxicam, Diclofena, các nhóm thuốc ức chế chọn lọc COX-2 (meloxicam, celecoxib, etoricoxib...). Lưu ý các chống chỉ định của thuốc này (viêm loét dạ dày tá tràng, suy thận…). Có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với colchicin.
+ Corticoid
Corticoid đường toàn thân được chỉ định khi các thuốc trên không hiệu quả hoặc có chống chỉ định, cần rất hạn chế và dùng ngắn ngày. Đường tại chỗ (tiêm corticoid trực tiếp vào khớp viêm) phải được thực hiện bởi thầy thuốc chuyên khoa cơ xương khớp sau khi loại trừ viêm khớp nhiễm khuẩn.
- Thuốc giảm acid uric máu
+ Nhóm thuốc ức chế tổng hợp acid uric:
Allopurinol: Liều lượng hằng ngày dựa vào nồng độ acid uric máu. Liều khởi đầu:
Allopurinol 100mg/ngày trong vòng 1 tuần, sau đó tăng 200 - 300mg/ngày. Nồng độ acid uric máu thường trở về bình thường với liều 200 - 300mg/ngày. Không nên chỉ định trong trong cơn gút cấp mà nên chỉ định khi tình trạng viêm khớp đã thuyên giảm, sau 1 - 2 tuần sử dụng colchicin. Cần lưu ý tác dụng phụ của allopurinol như sốt, nôn, buồn nôn, đau đầu, ban đỏ ở da, dị ứng… cần theo dõi sát trong những ngày đầu dùng thuốc, thậm chí sau 1-2 tuần dùng thuốc này.
+ Nhóm thuốc tăng thải acid uric:
Probenecid (250mg - 3g/ngày), Sunfinpyrazol (100 - 800mg/ngày), Benzbriodaron, Benzbromaron… Chỉ định nhóm này cần xét nghiệm acid uric niệu. Chống chỉ định khi acid uric niệu trên 600 mg/24 giờ, suy thận, sỏi thận, người cao tuổi, gút mạn có hạt tophi. Đôi khi có thể dùng phối hợp allopurinol với một loại thuốc tăng đào thải acid uric. Cả hai nhóm thuốc này đều nên chỉ định trong cơn gút cấp.
4.2.3. Điều trị ngoại khoa
Phẫu thuật cắt bỏ hạt tôphi được chỉ định trong trường hợp gút kèm biến chứng loét, bội nhiễm hạt tôphi hoặc hạt tôphi kích thước lớn, ảnh hưởng đến vận động hoặc vì lý do thẩm mỹ. Khi phẫu thuật lưu ý cho dùng colchicin nhằm tránh khởi phát cơn gút cấp. Cần kết hợp thuốc hạ acid uric máu.
5. TIẾN TRIỂN - BIẾN CHỨNG
- Thông thường có 1 - 2 cơn mỗi năm, khoảng cách các cơn ngắn lại, 10 - 20 năm sau cơn đầu tiên, xuất hiện các tophi và bệnh khớp urat làm hạn chế vận động. Bệnh nhân chết do suy thận hay do tai biến mạch máu.
- Có một số thể nhẹ hơn, cơn gút ít xảy ra, không có tophi. Cũng có một số thể nặng hơn, xảy ra ở người trẻ < 30 tuổi, cơn gút dày liên tiếp, tophi và bệnh khớp do urat xuất hiện sớm.
6. PHÒNG BỆNH
- Chế độ sinh hoạt hợp lí, giảm ăn các chất giàu purin, chất béo…
- Điều trị tốt các bệnh lí gây bệnh gút thứ phát như suy thận, do thuốc, các bệnh lí chuyển hóa…
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp (Ban hành kèm theo Quyết định số 361/QĐ-BYT, ngày 25/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
VIÊM KHỚP NHIỄM KHUẨN
1. ĐẠI CƯƠNG
Viêm khớp nhiễm khuẩn hay viêm khớp sinh mủ (pyogenic/ suppurative arthritis) là viêm khớp do vi khuẩn sinh mủ không đặc hiệu (không phải do lao, phong, nấm, ký sinh trùng hay virus) gây nên.
2. NGUYÊN NHÂN
Phân làm hai nhóm nguyên nhân chính theo tác nhân gây bệnh:
- Viêm khớp nhiễm khuẩn do lậu cầu khuẩn N. gonorrhoeae, chiếm tới 70-75% nhiễm khuẩn khớp ở người lớn dưới 40 tuổi.
- Viêm khớp nhiễm khuẩn không do lậu cầu, nguyên nhân hay gặp nhất là do vi khuẩn gram dương đặc biệt là tụ cầu vàng chiếm 50 - 70%, liên cầu chiếm 20%, phế cầu... Vi khuẩn gram âm ít gặp hơn 15 - 20% như E. coli, thương hàn, trực khuẩn mủ xanh, Haemophilus influenza; vi khuẩn kỵ khí chiếm khoảng 5% trường hợp. Có khoảng 5 -10% trường hợp nhiễm đồng thời nhiều loại vi khuẩn, đây là loại nhiễm khuẩn khớp thường gặp sau chấn thương.
3. TRIỆU CHỨNG - CHẨN ĐOÁN
3.1. Lâm sàng
Thường xảy ra cấp tính, gồm hai bệnh cảnh viêm khớp nhiễm khuẩn không phải do lậu cầu và do lậu cầu.
3.1.1. Viêm khớp nhiễm khuẩn không do lậu cầu: thường xảy ra ở một khớp đơn độc (90% trường hợp), hay gặp nhất là khớp gối.
- Triệu chứng tại khớp: sưng nóng đỏ đau, có thể tràn dịch khớp, co cơ, hạn chế
vận động.
- Hội chứng nhiễm trùng: sốt, kèm rét run, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi.
3.1.2. Nhiễm khuẩn khớp do lậu cầu: có hai bệnh cảnh lâm sàng trong nhiễm trùng do lậu cầu:
- Hội chứng nhiễm khuẩn lậu cầu phát tán: sốt, rét run, ban đỏ và mụn mủ ngoài da cùng các triệu chứng viêm khớp, triệu chứng tại bộ phận sinh dục như đái buốt, đái rắt, đái máu- mủ… Viêm nhiều khớp nhỏ có tính chất di chuyển kèm viêm bao hoạt dịch-gân.
- Viêm khớp thực sự do lậu cầu: thường tổn thương một khớp đơn độc như háng, gối, cổ tay, cổ chân với triệu chứng sưng nóng đỏ đau, có thể tràn dịch khớp. Có thể kèm theo viêm nhiễm ở đường tiết niệu, sinh dục như đái buốt, đái rắt, đái máu - mủ ...
3.2. Cận lâm sàng
- Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi: thường có số lượng bạch cầu tăng cao, tỷ lệ
bạch cầu trung tính tăng; tốc độ máu lắng, CRP (protein C phản ứng) thường tăng.
- Procalcitonin thường tăng khi có nhiễm trùng nặng, đặc biệt là nhiễm trùng huyết.
- Xét nghiệm dịch khớp: lấy bệnh phẩm đếm tế bào, soi tươi, nhuộm gram, nuôi cấy dịch khớp tìm vi khuẩn gây bệnh.
- Cấy máu tìm vi khuẩn gây bệnh.
- Chẩn đoán hình ảnh: chụp Xquang quy ước, siêu âm khớp, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, chụp xạ hình xương tùy trường hợp.
3.3. Chẩn đoán xác định
Khi có ít nhất một trong hai tiêu chuẩn:
- Xét nghiệm dịch khớp có mủ (bạch cầu đa nhân trung tính thoái hóa hoặc tế bào dịch khớp cao trên 100.000/ml với trên 80% là bạch cầu đa nhân trung tính) hoặc tìm thấy vi khuẩn qua soi tươi, nhuộm gram.
- Cấy máu hoặc dịch khớp dương tính với vi khuẩn.
Kết hợp với ít nhất một trong hai tiêu chuẩn:
- Lâm sàng viêm khớp điển hình.
- Dấu hiệu Xquang viêm khớp điển hình: hình ảnh soi gương.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc
- Chẩn đoán và chỉ định kháng sinh sớm; thực hiện ngay cấy máu, cấy dịch khớp, soi tươi dịch nhuộm gram tìm vi khuẩn trước khi cho kháng sinh.
- Lựa chọn kháng sinh ban đầu dựa vào kinh nghiệm, tình hình kháng kháng sinh tại cộng đồng, bệnh viện; kết quả nhuộm gram (âm hay dương), lứa tuổi, đường lây nhiễm để dự đoán vi khuẩn gây bệnh.
- Cần dùng ít nhất một thuốc kháng sinh đường tĩnh mạch. Thời gian điều trị
kháng sinh thường từ 4-6 tuần.
- Dẫn lưu mủ khớp, bất động khớp, can thiệp ngoại khoa khi cần thiết.
4.2. Điều trị cụ thể
Điều trị kháng sinh:
Trường hợp viêm khớp nhiễm khuẩn không do lậu cầu:
- Khi chưa có kết quả cấy máu, dịch: dùng ngay kháng sinh oxacillin hoặc nafcillin 2g đường tĩnh mạch (TM) mỗi 6 giờ một lần (8g/ngày), hoặc clindamycin 2,4g TM/ngày chia 4 lần.
- Trường hợp soi tươi nhuộm gram dịch khớp phát hiện cầu khuẩn gram dương: oxacillin hoặc nafcillin 2g mỗi 6 giờ một lần (8g/ngày), hoặc clindamycin 2,4g TM/ngày chia 4 lần. Nếu tại cộng đồng hay bệnh viện nghi ngờ nhiễm tụ cầu vàng kháng kháng sinh: vancomycin 2g/ngày chia hai lần pha truyền tĩnh mạch hoặc daptomycin 4-6 mg/kg cân nặng đường TM một lần/ngày hoặc teicoplanin 6mg/kg
1lần/ngàytrong những ngày đầu, sau đó giảm còn 3mg/kg TM hoặc tiêm bắp.
- Trường hợp nghi nhiễm trùng trực khuẩn mủ xanh cần phối hợp ceftazidim 2g/lần x 2 - 3 lần/ ngày với kháng sinh nhóm aminoglycosid (như gentamycin 3 mg/kg/ ngày - dùng một lần tiêm bắp vào buổi sáng hoặc amikacin 15mg/kg/ngày tiêm bắp hoặc pha truyền TM 1lần /ngày).
- Trường hợp cấy máu, dịch khớp dương tính thì điều trị theo kháng sinh đồ (hoặc tiếp tục duy trì kháng sinh theo như điều trị ban đầu nếu thấy đáp ứng tốt):
+ Nhiễm khuẩn do tụ cầu vàng nhậy cảm với kháng sinh thì dùng oxacillin, hoặc nafcillin, hoặc clindamycin (liều như trên); tụ cầu vàng kháng methicillin thì dùng vancomycin, hoặc daptomycin, hoặc teicoplanin (liều như trên) trong 4 tuần.
+ Nhiễm khuẩn do phế cầu hoặc liên cầu do vi khuẩn nhậy với penicillin: penicillin G 2 triệu đơn vị TM mỗi 4 giờ trong 2 tuần.
+ Nhiễm khuẩn do H. influenzae và S. pneumoniae ức chế β-lactamase: ceftriaxon 1-2g một lần /ngày, hoặc cefotaxim 1 g 3 lần/ngày trong 2 tuần.
+ Phần lớn các nhiễm vi khuẩn gram âm đường ruột: kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 hoặc 4 đường TM trong 3 - 4 tuần, hoặc thuốc nhóm fluoroquinolon như levofloxacin 500mg đường tĩnh mạch hoặc uống mỗi 24 giờ.
+ Nhiễm khuẩn trực khuẩn mủ xanh: phối hợp kháng sinh nhóm aminoglycosid với ceftazidim 1g mỗi 8 giờ (hoặc với mezlocillin 3g tĩnh mạch mỗi 4 giờ). Thời gian dùng trong khoảng 2 tuần, sau đó dùng kháng sinh nhóm fluoroquinolon như ciprofloxacin 500 mg uống 2 lần /ngày đơn độc hoặc phối hợp với ceftazidim.
Điều trị viêm khớp do lậu cầu:
- Trường hợp lậu cầu nhạy cảm penicillin có thể dùng amoxicillin uống 1500 mg/ngày chia 3 lần, hoặc dùng ciprofloxacin uống 1000 mg chia hai lần/ngày (ngoại trú) trong 7 ngày.
- Trường hợp nghi ngờ lậu cầu kháng penicillin: khởi đầu ceftriaxon 1g tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch mỗi 24 giờ trong 7 ngày, sau đó chuyển dùng ciprofloxacin uống
500 mg hai lần /ngày; hoặc spectinomycin 2g tiêm bắp mỗi 12 giờ /ngày trong 7 ngày.
- Khi nghi ngờ bội nhiễm Chlamydia trachomatis: phối hợp kháng sinh uống doxycyclin 100mg 2 lần/ngày hoặc tetracyclin 500mg 4 lần/ngày hoặc erythromycin 500mg 4 lần/ ngày trong 7 ngày.
Các biện pháp khác có thể phối hợp với điều trị kháng sinh:
- Hút, dẫn lưu khớp khi có viêm khớp có dịch mủ.
- Nội soi khớp rửa khớp: trong trường hợp sau 5 - 7 ngày điều trị đúng thuốc kết hợp hút, dẫn lưu dịch khớp nhiều lần thất bại; hoặc nhiễm khuẩn khớp dịch mủ đặc hay có vách ngăn không hút được dịch khớp.
- Phẫu thuật mở khớp lấy bỏ tổ chức nhiễm khuẩn khi kèm nhiễm khuẩn phần mềm lân cận, nhiễm khuẩn sụn khớp hay xương; nhiễm khuẩn ở khớp nhân tạo (đa số trường hợp phải lấy bỏ khớp nhân tạo, dùng kháng sinh đường tĩnh mạch ít nhất 4-6 tuần, sau đó mới xem xét có làm lại khớp nhân tạo khác hoặc không); nhiễm khuẩn khớp ở sâu khó hút như khớp háng; nhiễm khuẩn khớp háng ở trẻ em (là biện pháp tốt nhất để tránh tổn thương làm hư hại chỏm xương đùi).
5. PHÒNG BỆNH
Thực hiện vô trùng tuyệt đối khi làm các thủ thuật, phẫu thuật tiến hành tại khớp. Điều trị tốt các nhiễm khuẩn tại các cơ quan khác, đặc biệt tại da, phần mềm và xương. Đối với bệnh lậu phòng bằng cách thực hiện hành vi tình dục an toàn.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp (Ban hành kèm theo Quyết định số 361/QĐ-BYT, ngày 25/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
BỆNH LOÃNG XƯƠNG
1. ĐỊNH NGHĨA
Loãng xương (Osteoporosis) là tình trạng rối loạn chuyển hoá của xương dẫn đến tổn thương độ chắc của xương đưa đến tăng nguy cơ gẫy xương. Độ chắc của xương bao gồm sự toàn vẹn cả về khối lượng và chất lượng của xương.
- Khối lượng xương được biểu hiện bằng:
+ Mật độ khoáng chất của xương (Bone Mineral Density-BMD).
+ Khối lượng xương (Bone Mass Content-BMC).
- Chất lượng xương phụ thuộc vào:
+ Thể tích xương.
+ Vi cấu trúc của xương (Thành phần chất nền và chất khoáng của xương).
+ Chu chuyển xương (Tình trạng tổn thương vi cấu trúc xương, tình hình sửa chữa cấu trúc của xương).
2. PHÂN LOẠI LOÃNG XƯƠNG
2.1. Loãng xương người già (Loãng xương tiên phát)
- Đặc điểm:
+ Tăng quá trình huỷ xương.
+ Giảm quá trình tạo xương.
- Nguyên nhân:
+ Các tế bào tạo xương (Osteoblast) bị lão hoá.
+ Sự hấp thu calci ở ruột bị hạn chế.
+ Sự suy giảm tất yếu các hormon sinh dục (nữ và nam).
- Loãng xương nguyên phát thường xuất hiện trễ, diễn biến chậm, tăng từ từ và ít có những biến chứng nặng nề như gẫy xương hay lún xẹp các đốt sống.
2.2. Loãng xương sau mãn kinh
Loãng xương sau mãn kinh làm nặng hơn tình trạng loãng xương do tuổi ở phụ nữ
do giảm đột ngột oestrogen khi mãn kinh.
- Đặc điểm:
+ Tăng quá trình huỷ xương.
+ Quá trình tạo xương bình thường.
2.3. Loãng xương thứ phát
Bệnh loãng xương sẽ trở nên nặng nề hơn, sớm hơn, nhiều biến chứng hơn… nếu người bệnh có thêm một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ dưới đây:
Các yếu tố nguy cơ của bệnh loãng xương:
- Kém phát triển thể chất từ khi còn nhỏ, đặc biệt là còi xương, suy dinh dưỡng, chế độ ăn thiếu protein, thiếu calci hoặc tỷ lệ calci/phospho trong chế độ ăn không hợp lý, thiếu vitamin D hoặc cơ thể không hấp thu được vitamin D... Vì vậy khối lượng khoáng chất đỉnh của xương ở tuổi trưởng thành thấp, đây được coi là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của bệnh loãng xương.
- Tiền sử gia đình có cha, mẹ bị loãng xương hoặc gãy xương.
- Ít hoạt động thể lực, ít hoạt động ngoài trời, bất động quá lâu ngày do bệnh tật hoặc do nghề nghiệp.
- Có thói quen sử dụng nhiều rượu, bia, cà phê, thuốc lá… làm tăng thải calci qua đường thận và giảm hấp thu calci ở đường tiêu hóa.
- Bị mắc một số bệnh: Thiểu năng các tuyến sinh dục nam và nữ (suy buồng trứng sớm, mãn kinh sớm, cắt buồng trứng, thiểu năng tinh hoàn…), bệnh nội tiết: cường tuyến giáp, cường tuyến cận giáp, cường tuyến vỏ thượng thận bệnh mạn tính đường tiêu hoá làm hạn chế hấp thu calci, vitamin D, protein… làm ảnh hưởng chuyển hoá calci và sự tạo xương, bệnh suy thận mạn hoặc phải chạy thận nhân tạo lâu ngày gây mất calci qua đường tiết niệu, các bệnh xương khớp mạn tính đặc biệt là viêm khớp dạng thấp và thoái hoá khớp.
- Sử dụng dài hạn một số thuốc: chống động kinh (Dihydan), thuốc chữa tiểu đường (Insulin), thuốc chống đông (Heparin) và đặc biệt là nhóm thuốc kháng viêm Corticosteroid (Corticosteroid một mặt ức chế trực tiếp quá trình tạo xương, mặt khác làm giảm hấp thu calci ở ruột, tăng bài xuất calci ở thận và làm tăng quá trình hủy xương).
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Triệu chứng lâm sàng
Loãng xương là bệnh diễn biến âm thầm không có triệu chứng lâm sàng đặc trưng, chỉ biểu hiện khi đã có biến chứng.
- Đau xương, đau lưng cấp và mạn tính.
- Biến dạng cột sống: Gù, vẹo cột sống, giảm chiều cao do thân các đốt sống bị gãy.
- Đau ngực, khó thở, chậm tiêu… do ảnh hưởng đến lồng ngực và thân các đốt sống
- Gẫy xương: Các vị trí thường gặp là gãy đầu dưới xương quay, gãy cổ xương đùi, gãy các đốt sống (lưng và thắt lưng); xuất hiện sau chấn thương rất nhẹ, thậm chí không rõ chấn thương.
3.2. Triệu chứng cận lâm sàng
X-quang quy ước: hình ảnh đốt sống tăng thấu quang, biến dạng thân đốt sống (gãy làm xẹp và lún các đốt sống), với các xương dài thường giảm độ dày vỏ xương (khiến ống tủy rộng ra).
- Đo khối lượng xương (BMD) bằng phương pháp đo hấp phụ tia X năng lượng kép (Dual Energy Xray Absorptiometry - DXA) ở các vị trí trung tâm như xương vùng khớp háng hoặc cột sống thắt lưng, để chẩn đoán xác định loãng xương, đánh giá mức độ loãng xương, dự báo nguy cơ gãy xương và theo dõi điều trị.
- Đo khối lượng xương ở ngoại vi (gót chân, ngón tay…) bằng các phương pháp
(DXA, siêu âm…) được dùng để tầm soát loãng xương trong cộng đồng.
- Một số phương pháp khác: CT Scan hoặc MRI có thể được sử dụng để đánh giá khối lượng xương, đặc biệt ở cột sống hoặc cổ xương đùi.
- Trong một số trường hợp cần thiết, có thể định lượng các marker hủy xương và tạo xương: Amino terminal telopeptide (NTX), Carboxyterminal telopeptide (CTX), Procollagen type 1 N terminal propeptide (PINP), Procollagen type 1 C terminal propeptide (PICP)… để đánh giá đáp ứng của điều trị.
3.3. Chẩn đoán xác định
- Tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1994, đo mật độ xương tại cột sống thắt lưng và cổ xương đùi theo phương pháp DXA:
+ Xương bình thường: T score từ - 1SD trở lên.
+ Thiếu xương (Osteopenia): T score dưới - 1SD đến - 2,5SD.
+ Loãng xương (Osteoporosis): T score dưới - 2,5SD.
+ Loãng xương nặng: T score dưới - 2,5 SD kèm tiền sử/ hiện tại có gẫy xương.
- Trường hợp không có điều kiện đo mật độ xương:
Có thể chẩn đoán xác định loãng xương khi đã có biến chứng gẫy xương dựa vào triệu chứng lâm sàng và Xquang: Đau xương, đau lưng, gẫy xương sau chấn thương nhẹ, tuổi cao…
3.4. Các yếu tố tiên lượng quan trọng cần lưu ý
- Giới: nữ
- Tuổi cao.
- Khối lượng xương thấp.
- Tiền sử gãy xương (của cá nhân và gia đình).
- Nguy cơ té ngã (bệnh phối hợp: giảm thị lực, đau khớp, parkinson…).
- Hút thuốc, sử dụng thuốc (Corticosteroid, thuốc chống đông ...).
3.5. Các mô hình tiên lượng dự báo nguy cơ gãy xương (dựa trên BMD và các yếu tố nguy cơ)
Sử dụng 12 yếu tố nguy cơ: tuổi, giới, cân nặng, chiều cao, tiền sử gãy xương, chỉ số T, tiền sử gãy xương của gia đình, hút thuốc, uống rượu, viêm khớp dạng thấp, loãng xương thứ phát, sử dụng corticoid. Người sử dụng chỉ việc nhập số liệu của bệnh nhân, website sẽ cho kết quả tiên lượng xác suất gãy xương trong vòng 10 năm.
ngã. Cũng như mô hình của WHO, mô hình này cho kết quả nguy cơ gãy xương trong vòng 5 năm và 10 năm.
3.6. Chẩn đoán phân biệt
- Bất toàn tạo xương hay xương thủy tinh (Osteogenesis Imperfecta – OI).
- Các loãng xương thứ phát như ung thư di căn xương, các bệnh ác tính của cơ
quan tạo máu (đa u tủy xương, bệnh bạch cầu leucemie…).
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Các phương pháp không dùng thuốc (bao gồm dự phòng và điều trị)
- Chế độ ăn uống: Bổ sung nguồn thức ăn giàu calci (theo nhu cầu của cơ thể: từ
1.000-1.500mg hàng ngày, từ các nguồn: thức ăn, sữa và dược phẩm), tránh các yếu tố
nguy cơ: thuốc lá, café, rượu… tránh thừa cân hoặc thiếu cân.
- Chế độ sinh hoạt: Tăng cường vận động, tăng dẻo dai cơ bắp, tránh té ngã…
- Sử dụng các dụng cụ, nẹp chỉnh hình (cho cột sống, cho khớp háng) giảm sự tỳ đè lên cột sống, đầu xương, xương vùng hông.
4.2. Các thuốc điều trị loãng xương
- Các thuốc bổ sung nếu chế độ ăn không đủ (dùng hàng ngày trong suốt quá trình điều trị).
+ Calci: cần bổ sung calci 500 - 1.500mg hàng ngày.
+ Vitamin D 800 - 1.000 UI hàng ngày (hoặc chất chuyển hoá của vitamin D là Calcitriol 0,25 - 0,5 mcg, thường chỉ định cho các bệnh nhân lớn tuổi hoặc suy thận vì không chuyển hóa được vitamin D).
- Các thuốc chống hủy xương: Làm giảm hoạt tính tế bào hủy xương
+ Nhóm Bisphosphonat: Hiện là nhóm thuốc được lựa chọn đầu tiên trong điều trị các bệnh lý loãng xương (người già, phụ nữ sau mãn kinh, nam giới, do corticosteroid). Chống chỉ định: phụ nữ có thai và cho con bú, dưới 18 tuổi (cần xem xét từng trường hợp cụ thể), suy thận với mức lọc cầu thận (GFR)<35 ml/phút.
Alendronat 70mg hoặc Alendronat 70mg + Cholecalciferol 2800UI uống sáng sớm, khi bụng đói, một tuần uống một lần, uống kèm nhiều nước. Sau uống nên vận động, không nằm sau uống thuốc ít nhất 30 phút. Tác dụng phụ chủ yếu của bisphosphonate dạng uống: là kích ứng đường tiêu hóa như: viêm thực quản, loét dạ dày, nuốt khó...
Zoledronic acid 5mg truyền tĩnh mạch một năm chỉ dùng một liều duy nhất. Thuốc có khả dụng sinh học vượt trội hơn đường uống, không gây kích ứng đường tiêu hóa và cải thiện được sự tuân thủ điều trị của người bệnh. Chú ý bổ sung đầy đủ nước, calci và vitamin D trước khi truyền. Có thể dùng acetaminophen (paracetamol) để làm giảm các phản ứng phụ sau truyền thuốc (như đau khớp, đau đầu, đau cơ, sốt).
+ Calcitonin (chiết suất từ cá hồi) 100UI tiêm dưới da hoặc 200UI xịt qua niêm mạc mũi hàng ngày. Chỉ định ngắn ngày (2 – 4 tuần) trong trường hợp mới gẫy xương, đặc biệt khi có kèm triệu chứng đau. Không dùng dài ngày trong điều trị loãng xương, khi bệnh nhân giảm đau, điều trị tiếp bằng nhóm Bisphosphonat (uống hoặc truyền tĩnh mạch).
+ Liệu pháp sử dụng các chất giống hormon: Chỉ định đối với phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ cao hoặc có loãng xương sau mãn kinh:
Raloxifen, chất điều hoà chọn lọc thụ thể Estrogen (SERMs): 60mg uống hàng ngày, trong thời gian ≤ 2 năm.
- Thuốc có tác dụng kép: Strontium ranelat
+ Thuốc vừa có tác dụng tăng tạo xương vừa có tác dụng ức chế hủy xương, đang được coi là thuốc có tác động kép phù hợp hoạt động sinh lý của xương.
+ Liều dùng 2g uống ngày một lần vào buổi tối (sau bữa ăn 2 giờ, trước khi đi ngủ tối).
+ Thuốc được chỉ định khi bệnh nhân có chống chỉ định hoặc không dung nạp nhóm bisphosphonates. Thuốc ức chế osteocalcin: Menatetrenon (vitamin K2).
- Các nhóm thuốc khác có thể phối hợp trong những trường hợp cần thiết:
+ Thuốc làm tăng quá trình đồng hoá: Deca Durabolin và Durabolin.
4.3. Điều trị triệu chứng
- Đau cột sống, đau dọc các xương … (khi mới gẫy xương, lún xẹp đốt sống): Chỉ định calcitonine và các thuốc giảm đau theo bậc thang của Tổ chức Y tế Thế giới. Có thể kết hợp thuốc kháng viêm giảm đau không steroids, thuốc giảm đau bậc 2 (phối hợp nhóm opiat nhẹ và vừa), thuốc giãn cơ...
- Chèn ép rễ thần kinh liên sườn (đau ngực khó thở, chậm tiêu, đau lan theo rễ thần kinh, dị cảm, tê…): Nẹp thắt lưng, điều chỉnh tư thế ngồi hoặc đứng, thuốc giảm đau, thuốc giảm đau thần kinh, vitamin nhóm B … nếu cần.
4.4. Điều trị ngoại khoa các biến chứng gẫy cổ xương đùi, gẫy thân đốt sống
- Trường hợp gẫy cổ xương đùi có thể bắt vis xốp, thay chỏm xương đùi hoặc thay toàn bộ khớp háng.
- Gãy đốt sống, biến dạng cột sống: Phục hồi chiều cao đốt sống bằng các phương pháp tạo hình đốt sống (bơm xi măng vào thân đốt sống, thay đốt sống nhân tạo…).
- Phụ nữ sau mãn kinh, nam giới > 60 tuổi bị gãy đốt sống, gãy cổ xương đùi hoặc gãy xương cổ tay do chấn thương nhẹ. Có thể được điều trị loãng xương mà không cần đo khối lượng xương. Việc đo khối lượng xương sẽ được thực hiện sau đó, khi thuận tiện, để theo dõi và đánh giá kết quả điều trị.
5. THEO DÕI, QUẢN LÝ
- Bệnh nhân phải được điều trị lâu dài và theo dõi sát để bảo đảm sự tuân thủ điều trị. Nếu không tuân thủ điều trị, sẽ không có hiệu quả điều trị.
- Có thể sử dụng một số markers chu chuyển xương để hỗ trợ chẩn đoán, tiên lượng gãy xương, tiên lượng tình trạng mất xương và theo dõi điều trị.
- Đo khối lượng xương (phương pháp DXA) mỗi 2 năm để theo dõi và đánh giá kết quả điều trị.
- Thời gian điều trị phải kéo dài từ 3 - 5 năm (tùy mức độ loãng xương), sau đó
đánh giá lại tình trạng bệnh và quyết định các trị liệu tiếp theo.
6. PHÒNG BỆNH
Loãng xương là bệnh có thể phòng ngừa:
- Cung cấp đầy đủ calci, vitamin D và các dưỡng chất cần thiết chung cho cơ thể
trong suốt cuộc đời, theo nhu cầu của từng lứa tuổi và tình trạng cơ thể.
- Duy trì chế độ vận động thường xuyên giúp dự trữ calci cho xương, tăng sự
khéo léo, sức mạnh cơ, sự cân bằng để giảm khả năng té ngã và gẫy xương.
- Hạn chế một số thói quen: hút thuốc lá, uống nhiều rượu, nhiều cà phê, ít vận động…
- Khi bệnh nhân có nguy cơ loãng xương (BMD từ -1,5 đến - 2,4 SD), nhưng lại có nhiều yếu tố nguy cơ: phải dùng corticosteroid để điều trị bệnh nền, tiền sử gia đình có gẫy xương do loãng xương, nguy cơ té ngã cao..., bisphosphonates có thể được chỉ định để phòng ngừa loãng xương.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp (Ban hành kèm theo Quyết định số 361/QĐ-BYT, ngày 25/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
BỆNH THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ
1. ĐỊNH NGHĨA
Thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý mạn tính khá phổ biến, tiến triển chậm, thường gặp ở người lớn tuổi và/hoặc liên quan đến tư thế vận động. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa sụn khớp và/hoặc đĩa đệm ở cột sống cổ. Có thể gặp thoái hóa ở bất kỳ đoạn nào song đoạn C5-C6-C7 là thường gặp nhất.
2. NGUYÊN NHÂN
- Quá trình lão hóa của tổ chức sụn, tế bào và tổ chức khớp và quanh khớp (cơ cạnh cột sống, dây chằng, thần kinh…).
- Tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài của sụn khớp.
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Lâm sàng
Biểu hiện rất đa dạng, thường gồm bốn hội chứng chính sau:
- Hội chứng cột sống cổ: đau, có thể kèm theo co cứng vùng cơ cạnh cột sống cổ cấp hoặc mạn tính; triệu chứng đau tăng lên ở tư thế cổ thẳng hoặc cúi đầu kéo dài, mệt mỏi, căng thẳng, lao động nặng, thay đổi thời tiết đặc biệt bị nhiễm lạnh; có điểm đau cột sống cổ; hạn chế vận động cột sống cổ.
- Hội chứng rễ thần kinh cổ: tùy theo vị trí rễ tổn thương (một bên hoặc cả hai bên) mà đau lan từ cổ xuống tay bên đó. Có thể đau tại vùng gáy, đau quanh khớp vai. Đau sâu trong cơ xương, bệnh nhân có cảm giác nhức nhối; có thể kèm cảm giác kiến bò, tê rần dọc cánh tay, có thể lan đến các ngón tay. Đau tăng lên khi vận động cột sống cổ ở các tư thế (cúi, ngửa, nghiêng, quay) hoặc khi ho, hắt hơi, ngồi lâu… Có thể kèm theo hiện tượng chóng mặt, yếu cơ hoặc teo cơ tại vai, cánh tay bên tổn thương.
- Hội chứng động mạch đốt sống: nhức đầu vùng chẩm, thái dương, trán và hai hố mắt thường xảy ra vào buổi sáng; có khi kèm chóng mặt, ù tai, hoa mắt, mờ mắt, nuốt vướng; đau tai, lan ra sau tai, đau khi để đầu ở một tư thế nhất định.
- Hội chứng ép tủy: tùy theo mức độ và vị trí tổn thương mà biểu hiện chỉ ở chi trên hoặc cả thân và chi dưới. Dáng đi không vững, đi lại khó khăn; yếu hoặc liệt chi, teo cơ ngọn chi, dị cảm. Tăng phản xạ gân xương.
- Biểu hiện khác: dễ cáu gắt, thay đổi tính tình, rối loạn giấc ngủ, giảm khả năng làm việc…
Tùy theo vị trí cột sống cổ bị tổn thương mà có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc đồng thời các biểu hiện trên.
3.2. Cận lâm sàng
- Các xét nghiệm phát hiện dấu hiệu viêm, bilan phosphor - calci thường ở trong giới hạn bình thường. Tuy nhiên cần chỉ định xét nghiệm bilan viêm, các xét nghiệm cơ bản nhằm mục đích loại trừ những bệnh lý như viêm nhiễm, bệnh lý ác tính và cần thiết khi chỉ định thuốc.
- X-quang cột sống cổ thường quy với các tư thế sau: thẳng, nghiêng, chếch ¾ trái và phải. Trên phim Xquang có thể phát hiện các bất thường: mất đường cong sinh lí, gai xương ở thân đốt sống, giảm chiều cao đốt sống, đĩa đệm, đặc xương dưới sụn, hẹp lỗ liên hợp…
3.3. Chẩn đoán xác định
Hiện tại vẫn chưa có tiêu chuẩn chẩn đoán xác định bệnh lí thoái hóa cột sống cổ. Chẩn đoán cần dựa vào triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng, trong đó:
- Đau tại vùng cột sống cổ và có một hoặc nhiều các triệu chứng thuộc bốn hội chứng nêu trên.
- X-quang cột sống cổ bình thường hoặc có các triệu chứng của thoái hóa.
- Cần lưu ý: gần đây tình trạng toàn thân không bị thay đổi, không sốt, không có các rối loạn chức năng thuộc bất cứ cơ quan nào (dạ dày, ruột, sản phụ khoa, phế quản- phổi...) mới xuất hiện; không có các biểu hiện đau các vùng cột sống khác: lưng, cổ, sườn, khớp khác... Các xét nghiệm dấu hiệu viêm và bilan phospho-calci âm tính.
3.4. Chẩn đoán phân biệt
- Các chấn thương vùng cột sống cổ gây tổn thương xương và đĩa đệm.
- Các ung thư xương hoặc di căn xương, các bệnh lý tủy xương lành tính hoặc ác tính
- U nội tủy, u thần kinh ...
- Bệnh lý của hệ động mạch sống nền.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc chung
- Cần phối hợp phương pháp nội khoa và phục hồi chức năng, luyện tập, thay đổi lối sống nhằm bảo vệ cột sống cổ, tránh tái phát.
- Áp dụng các liệu pháp giảm đau theo mức độ nhẹ - vừa - nặng, hạn chế sử dụng dài ngày.
- Cần tăng cường các nhóm thuốc điều trị bệnh theo nguyên nhân.
4.2. Điều trị cụ thể
4.2.1. Điều trị nội khoa
- Paracetamol: đây là lựa chọn ưu tiên với sự cân bằng giữa tác dụng phụ và hiệu quả mong muốn. Có thể đơn chất hoặc phối hợp với các chất giảm đau trung ương như codein, dextropropoxiphene…
- Tramadol: có hiệu quả, chỉ dùng khi không đáp ứng với nhóm giảm đau nêu trên và tránh dùng kéo dài. Một vài trường hợp hãn hữu, thể tăng đau có thể chỉ định opioids ngắn ngày và liều thấp nhất có thể.
- Nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid liều thấp: các dạng kinh điển (diclofenac, ibuprofen, naproxen…) hoặc các thuốc ức chế chọn lọc COX-2 (celecoxib, etoricoxib...), tuy nhiên cần thận trọng ở bệnh nhân lớn tuổi, có bệnh lý ống tiêu hóa, tim mạch hoặc thận mạn tính. Có thể dùng đường uống hoặc bôi ngoài da.
- Thuốc giãn cơ.
- Nhóm thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm (piascledine 300mg/ngày; glucosamine sulfate: 1500mg/ngày, dùng đơn độc hoặc phối hợp với chondroitin sulfate); hoặc diacerein 50mg x 2 viên/ngày.
- Các thuốc khác: khi bệnh nhân có biểu hiện đau kiểu rễ, có thể sử dụng phối hợp với các thuốc giảm đau thần kinh như:
+Gabapentin: 600 - 1200 mg/ngày (nên bắt đầu bằng liều thấp)
+Pregabalin: 150 - 300 mg/ngày (nên bắt đầu bằng liều thấp)
+Các vitamin nhóm B (B1, B6, B12), mecobalamin
- Tiêm Glucocorticoid cạnh cột sống: có hiệu quả từ vài ngày đến vài tháng. Không nên tiêm quá 3 lần trên cùng một khớp trong một năm. Cần có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Trường hợp chèn ép rễ, có thể tiêm thẩm phân corticosteroid tại rễ bị chèn ép dưới hướng dẫn của CT.
4.2.2. Phục hồi chức năng
- Cần thực hiện các bài tập vận động vùng cổ, đặc biệt với bệnh nhân đã mang nẹp cổ thời gian dài, bệnh nhân có công việc ít vận động vùng cổ.
- Nghỉ ngơi, giữ ấm, tránh thay đổi tư thế cột sống cổ đột ngột.
- Các liệu pháp vật lý trị liệu: sử dụng nhiệt, sóng siêu âm... Có thể kéo dãn cột sống cổ song nên thực hiện với mức độ tăng dần từ từ.
4.2.3. Điều trị ngoại khoa
Chỉ chỉ định áp dụng trong các trường hợp: có biểu hiện chèn ép rễ thần kinh hoặc tủy sống tiến triển nặng, trượt đốt sống độ 3 - 4 hoặc đã thất bại với điều trị nội khoa và phục hồi chức năng sau 03 tháng.
5. TIẾN TRIỂN - BIẾN CHỨNG
- Chèn ép thần kinh gây hội chứng vai cánh tay một hoặc hai bên.
- Chèn ép các động mạch đốt sống gây đau đầu, chóng mặt.
- Chèn ép tủy: gây yếu, đau tứ chi, đi lại khó khăn hoặc liệt không vận động được.
6. PHÒNG BỆNH
- Phát hiện và điều trị sớm các dị tật cột sống cổ.
- Tránh các tư thế cột sống cổ bị quá tải do vận động và trọng lượng, tránh các động tác mạnh đột ngột tại cột sống cổ …
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp (Ban hành kèm theo Quyết định số 361/QĐ-BYT, ngày 25/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
BỆNH THOÁI HÓA CỘT SỐNG THẮT LƯNG
1. ĐỊNH NGHĨA
Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh mạn tính tiến triển từ từ tăng dần gây đau, hạn chế vận động, biến dạng cột sống thắt lưng mà không có biểu hiện viêm. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa sụn khớp và đĩa đệm cột sống phối hợp với những thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch.
2. NGUYÊN NHÂN
Thoái hóa cột sống là hậu quả của nhiều yếu tố: tuổi cao; nữ; nghề nghiệp lao động nặng; một số yếu tố khác như: tiền sử chấn thương cột sống, bất thường trục chi dưới, tiền sử phẫu thuật cột sống, yếu cơ, di truyền, tư thế lao động …
Do tình trạng chịu áp lực quá tải lên sụn khớp và đĩa đệm lặp đi lặp lại kéo dài trong nhiều năm dẫn đến sự tổn thương sụn khớp, phần xương dưới sụn, mất tính đàn hồi của đĩa đệm, xơ cứng dây chằng bao khớp tạo nên những triệu chứng và biến chứng trong thoái hóa cột sống.
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Lâm sàng
Có thể có dấu hiệu cứng cột sống vào buổi sáng. Đau cột sống âm ỉ và có tính chất cơ học (đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi). Khi thoái hóa ở giai đoạn nặng, có thể đau liên tục và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bệnh nhân có thể cảm thấy tiếng lục khục khi cử động cột sống.
Đau cột sống thắt lưng do thoái hóa không có biểu hiện triệu chứng toàn thân như sốt, thiếu máu, gầy sút cân. Nói chung bệnh nhân đau khu trú tại cột sống. Một số trường hợp có đau rễ dây thần kinh do hẹp lỗ liên hợp hoặc thoát vị đĩa đệm kết hợp. Có thể có biến dạng cột sống: gù, vẹo cột sống. Trường hợp hẹp ống sống: biểu hiện đau cách hồi thần kinh: bệnh nhân đau theo đường đi của dây thần kinh tọa, xuất hiện khi đi lại, nghỉ ngơi đỡ đau (Cộng hưởng từ cho phép chẩn đoán mức độ hẹp ống sống).
3.2. Cận lâm sàng
- X-quang thường quy cột sống thẳng, nghiêng: hình ảnh hẹp khe đĩa đệm, mâm đĩa đệm nhẵn, đặc xương dưới sụn, gai xương thân đốt sống, hẹp lỗ liên hợp đốt sống. Trường hợp trượt đốt sống có chỉ định chụp chếch 3/4 phải, trái nhằm phát hiện tình trạng gẫy cuống đốt sống “gẫy cổ chó”.
- Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi và sinh hóa: bình thường.
- Chụp cộng hưởng từ cột sống: chỉ định trong trường hợp có thoát vị đĩa đệm.
3.3. Chẩn đoán xác định
- Chẩn đoán thoái hóa cột sống đơn thuần dựa vào những dấu hiệu:
+Lâm sàng là đau cột sống có tính chất cơ học.
+Xquang cột sống thắt lưng thường quy (thẳng-nghiêng-chếch ¾ hai bên): hẹp khe khớp với bờ diện khớp nhẵn, đặc xương dưới sụn, gai xương thân đốt sống, hẹp lỗ liên hợp đốt sống.
+Cần lưu ý bệnh nhân phải không có triệu chứng toàn thân như: sốt, gầy sút cân, thiếu máu... Cần làm các xét nghiệm máu (bilan viêm, phosphatase kiềm ...) để khẳng định là các thông số này bình thường. Trường hợp có các bất thường về lâm sàng (đau quá mức, gầy sút cân, sốt…) hoặc tốc độ lắng máu tăng cao cần phải tìm nguyên nhân khác (xem thêm bài đau cột sống thắt lưng).
+ Thoái hóa cột sống thắt lưng ít khi diễn ra một cách đơn thuần, đa phần kết hợp với thoái hóa đĩa đệm cột sống, có thể thoát vị đĩa đệm cột sống và ở người có tuổi, thường phối hợp với loãng xương, lún xẹp đốt sống do loãng xương.
3.4. Chẩn đoán phân biệt
Trường hợp đau cột sống có biểu hiện viêm: có dấu hiệu toàn thân như: sốt, thiếu máu, gầy sút cân, hạch ngoại vi…cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý dưới đây:
- Bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính (đặc biệt viêm cột sống dính khớp): nam giới, trẻ tuổi, đau và hạn chế các động tác của cột sống thắt lưng cùng, X -quang có viêm khớp cùng chậu, xét nghiệm tốc độ lắng máu tăng.
- Viêm đốt sống đĩa đệm (do nhiễm khuẩn hoặc do lao): tính chất đau kiểu viêm, đau liên tục, kèm theo dấu hiệu toàn thân; X -quang có diện khớp hẹp, bờ khớp nham nhở không đều; cộng hưởng từ có hình ảnh viêm đĩa đệm đốt sống, xét nghiệm bilan viêm dương tính.
- Ung thư di căn xương: đau mức độ nặng, kiểu viêm; kèm theo dấu hiệu toàn thân, Xquang có hủy xương hoặc kết đặc xương, cộng hưởng từ và xạ hình xương có vai trò quan trọng trong chẩn đoán.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc
- Điều trị theo triệu chứng (thuốc chống viêm, giảm đau, giãn cơ...) kết hợp với các thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm.
- Nên phối hợp các biện pháp điều trị nội khoa, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng. Trường hợp có chèn ép rễ có thể chỉ định ngoại khoa.
4.2. Điều trị cụ thể
4.2.1. Vật lý trị liệu
Bài tập thể dục, xoa bóp, kéo nắn, chiếu hồng ngoại, chườm nóng, liệu pháp suối khoáng, bùn nóng, paraphin, tập cơ dựng lưng ...
4.2.2. Điều trị nội khoa
- Thuốc giảm đau theo bậc thang giảm đau của WHO:
+Bậc 1 - paracetamol 500 mg/ngày uống 4 đến 6 lần, không quá 4g/ngày. Thuốc có thể gây hại cho gan.
+Bậc 2 - Paracetamol kết hợp với codein hoặc kết hợp với tramadol: Ultracet liều 2-4 viên/24giờ, tuy nhiên uống thuốc này thường gây chóng mặt, buồn nôn. Efferalgan-codein liều 2 - 4 viên/24giờ.
+Bậc 3 - Opiat và dẫn xuất của opiat.
- Thuốc chống viêm không steroid:
Chọn một trong các thuốc sau. Lưu ý tuyệt đối không phối hợp thuốc trong nhóm vì không tăng tác dụng điều trị mà lại có nhiều tác dụng không mong muốn.
+ Diclofenac viên 25mg, 50 mg, 75mg: liều 50 - 150mg/ ngày, dùng sau khi ăn no. Có thể sử dụng dạng ống tiêm bắp 75 mg/ngày trong 2 - 3 ngày đầu khi bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.
+Meloxicam viên 7,5 mg: 2 viên/ngày sau khi ăn no hoặc dạng ống tiêm bắp 15 mg/ngày x 2 - 3 ngày nếu bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.
+ Piroxicam viên hay ống 20 mg, uống 1 viên /ngày uống sau khi ăn no, hoặc tiêm bắp ngày 1 ống trong 2 - 3 ngày đầu khi bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.
+ Celecoxib viên 200 mg liều 1 đến 2 viên/ngày sau khi ăn no. Không nên dùng cho bệnh nhân có bệnh tim mạch và thận trọng ở người cao tuổi.
+ Etoricoxib (viên 60mg, 90mg, 120mg), ngày uống 1 viên, thận trọng dùng ở người có bệnh lý tim mạch.
+Thuốc chống viêm bôi ngoài da: diclofenac gel, profenid gel, xoa 2 - 3 lần/ngày ở vị trí đau.
- Thuốc giãn cơ: eperison (viên 50mg): 3 viên/ngày, hoặc tolperisone (viên
50mg, 150mg): 2 - 6 viên/ngày.
- Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng chậm:
+Piascledine 300mg (cao toàn phần không xà phòng hóa quả bơ và đậu nành):
1 viên/ngày
+Glucosamine sulfate và chondroitin sulphat, uống trước ăn 15 phút, dùng kéo dài trong nhiều năm.
+Thuốc ức chế IL1: diacerhein 50mg (viên 50mg) 1 - 2 viên /ngày, dùng kéo dài trong nhiều năm.
- Tiêm corticoid tại chỗ: tiêm ngoài màng cứng bằng hydrocortison acetat, hoặc methyl prednisolon acetate trong trường hợp đau thần kinh tọa, tiêm cạnh cột sống, tiêm khớp liên mấu (dưới màn tăng sáng hoặc dưới hướng dẫn của chụp cắt lớp vi tính).
4.2.3. Điều trị ngoại khoa
Chỉ định khi thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống gây đau thần kinh tọa kéo dài, hoặc có hẹp ống sống với các dấu hiệu thần kinh tiến triển nặng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống mà các biện pháp điều trị nội khoa không kết quả. Trong trường hợp đĩa đệm thoái hóa nhiều, có thể xem xét thay đĩa đệm nhân tạo.
5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG
- Thoái hóa cột sống thắt lưng tiến triển nặng dần theo tuổi và một số yếu tố nguy cơ như: mang vác nặng ở tư thế cột sống xấu.
- Fấu hiệu chèn ép rễ dây thần kinh thường gặp ở thoái hóa cột sống nặng khi những gai xương thân đốt sống phát triển chèn ép vào lỗ liên hợp đốt sống. Cùng với sự thoái hóa đốt sống, đĩa đệm cũng bị thoái hóa và nguy cơ phình, thoát vị đĩa đệm sẽ dẫn tới chèn ép rễ dây thần kinh (biểu hiện đau dây thần kinh tọa).
6. PHÒNG BỆNH
- Theo dõi và phát hiện sớm các dị tật cột sống để điều trị kịp thời.
- Giáo dục tư vấn các bài tập tốt cho cột sống, sửa chữa các tư thế xấu.
- Định hướng nghề nghiệp thích hợp với tình trạng bệnh, kiểm tra định kỳ những người lao động nặng (khám phát hiện triệu chứng, chụp Xquang cột sống khi cần...).
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp (Ban hành kèm theo Quyết định số 361/QĐ-BYT, ngày 25/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ THOÁI HOÁ KHỚP GỐI
1. ĐỊNH NGHĨA
- Thoái hoá khớp gối là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và huỷ hoại của sụn và xương dưới sụn. Sự mất cân bằng này có thể được bắt đầu bởi nhiều yếu tố: di truyền, phát triển, chuyển hoá và chấn thương, biểu hiện cuối cùng của thoái hóa khớp là các thay đổi hình thái, sinh hoá, phân tử và cơ sinh học của tế bào và chất cơ bản của sụn dẫn đến nhuyễn hoá, nứt loét và mất sụn khớp, xơ hoá xương dưới sụn, tạo gai xương và hốc xương dưới sụn.
- Bệnh thường gặp ở nữ giới, chiếm 80% các trường hợp thoái hóa khớp gối.
2. NGUYÊN NHÂN
Theo nguyên nhân chia hai loại: thoái hóa khớp nguyên phát và thứ phát.
2.1. Thoái hoá khớp nguyên phát
Là nguyên nhân chính, xuất hiện muộn, thường ở người sau 60 tuổi, có thể ở một hoặc nhiều khớp, tiến triển chậm. Ngoài ra có thể có yếu tố di truyền, yếu tố nội tiết và chuyển hoá (mãn kinh, đái tháo đường...) có thể gia tăng tình trạng thoái hóa.
2.2. Thoái hoá khớp thứ phát
Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nguyên nhân có thể do sau các chấn thương khiến trục khớp thay đổi (gãy xương khớp, can lệch...); Các bất thường trục khớp gối bẩm sinh: khớp gối quay ra ngoài (genu valgum); Khớp gối quay vào trong (genu varum); Khớp gối quá duỗi (genu recurvatum...) hoặc sau các tổn thương viêm khác tại khớp gối (viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, lao khớp, viêm mủ, bệnh gút, chảy máu trong khớp - bệnh Hemophilie…)
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Chẩn đoán xác định
Áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội thấp khớp học Mỹ-ACR (American College of Rheumatology), 1991.
- Có gai xương ở rìa khớp (trên Xquang).
- Dịch khớp là dịch thoái hoá.
- Tuổi trên 38.
- Cứng khớp dưới 30 phút.
- Có dấu hiệu lục khục khi cử động khớp.
Chẩn đoán xác định khi có yếu tố 1,2,3,4 hoặc 1,2,5 hoặc 1,4, 5.
- Các dấu hiệu khác:
+ Tràn dịch khớp: đôi khi thấy ở khớp gối, do phản ứng viêm của màng hoạt dịch.
+ Biến dạng: do xuất hiện các gai xương, do lệch trục khớp hoặc thoát vị màng hoạt dịch.
- Các phương pháp thăm dò hình ảnh chẩn đoán.
- X-quang qui ước: Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hoá khớp của Kellgren và Lawrence:
Giai đoạn 1: Gai xương nhỏ hoặc nghi ngờ có gai xương.
Giai đoạn 2: Mọc gai xương rõ.
Giai đoạn 3: Hẹp khe khớp vừa.
Giai đoạn 4: Hẹp khe khớp nhiều kèm xơ xương dưới sụn.
+ Siêu âm khớp: đánh giá tình trạng hẹp khe khớp, gai xương, tràn dịch khớp, đo độ dày sụn khớp, màng hoạt dịch khớp, phát hiện các mảnh sụn thoái hóa bong vào trong ổ khớp.
- Các xét nghiệm khác
+ Xét nghiệm máu và sinh hoá: Tốc độ lắng máu bình thường.
+ Dịch khớp: Đếm tế bào dịch khớp < 1000 tế bào/1mm3.
3.2. Chẩn đoán phân biệt
Viêm khớp dạng thấp: chẩn đoán phân biệt khi chỉ tổn thương tại khớp gối, đặc biệt khi chỉ biểu hiện ở một khớp: tình trạng viêm tại khớp và các biểu hiện viêm sinh học rõ (tốc độ máu lắng tăng, CRP tăng…) và có thể có yếu tố dạng thấp dương tính. Thường được chẩn đoán qua nội soi và sinh thiết màng hoạt dịch.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc điều trị
- Giảm đau trong các đợt tiến triển.
- Phục hồi chức năng vận động của khớp, hạn chế và ngăn ngừa biến dạng khớp.
- Tránh các tác dụng không mong muốn của thuốc, lưu ý tương tác thuốc và các bệnh kết hợp ở người cao tuổi.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
4.2. Điều trị nội khoa
4.2.1. Vật lý trị liệu
Các phương pháp siêu âm, hồng ngoại, chườm nóng, liệu pháp suối khoáng, bùn có hiệu quả cao.
4.2.2. Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng nhanh
Chỉ định khi có đau khớp:
- Thuốc giảm đau: Paracetamol: 1g -2g/ ngày.
Đôi khi cần chỉ định các thuốc giảm đau bậc 2: Paracetamol phối hợp với Tramadol 1g - 2g/ngày.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): lựa chọn một trong các thuốc sau:
+ Etoricoxia 30mg - 60 mg/ngày, Celecoxib 200mg/ngày, Meloxicam 7,5 - 15mg/ngày.
+ Thuốc chống viêm không steroid khác: Diclofenac 50 - 100mg/ngày, Piroxicam 20mg/ngày...
- Thuốc bôi ngoài da: bôi tại khớp đau 2 - 3 lần/ ngày. Các loại gel như: Voltaren, Emugel. có tác dụng giảm đau và rất ít tác dụng phụ.
- Corticosteroid: Không có chỉ định cho đường toàn thân.
- Đường tiêm nội khớp
+ Hydrocortison acetat: Mỗi đợt tiêm cách nhau 5-7 ngày, không vượt quá 3 mũi tiêm mỗi đợt. Không tiêm quá 3 đợt trong một năm.
+ Các chế phẩm chậm: Methylprednisolon, Betamethasone dipropionate tiêm mỗi mũi cách nhau 6 - 8 tuần. Không tiêm quá 3 đợt một năm vì thuốc gây tổn thương sụn khớp nếu dùng quá liều.
+ Acid hyaluronic (AH) dưới dạng hyaluronate: 1 ống/1 tuần x 3 - 5 tuần liền.
4.2.3. Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng chậm (SYSADOA)
Nên chỉ định sớm, kéo dài, khi có đợt đau khớp, kết hợp với các thuốc điều trị
triệu chứng tác dụng nhanh nêu trên.
- Piascledine 300mg (cao toàn phần không xà phòng hóa quả bơ và đậu nành): 1 viên/ngày.
- Glucosamine sulfate: 1,5g/ngày.
- Acid hyaluronic kết hợp Chondroitin sulfate: 30ml uống mỗi ngày.
- Thuốc ức chế Interleukin 1: Diacerein 50mg x 2 viên/ngày.
4.2.4. Huyết tương giàu tiểu cầu tự thân (PRP)
Huyết tương tự thân giàu tiểu cầu (PRP): lấy máu tĩnh mạch, chống đông, ly tâm tách huyết tương sau đó bơm vào khớp gối 6ml- 8ml PRP.
4.2.5. Cấy ghép tế bào gốc (Stem cell transplantation)
- Tế bào gốc chiết xuất từ mô mỡ tự thân (Adipose Derived Stemcell-ADSCs).
- Tế bào gốc từ nguồn gốc tủy xương tự thân.
4.3. Điều trị ngoại khoa
4.3.1. Điều trị dưới nội soi khớp
- Cắt lọc, bào, rửa khớp.
- Khoan kích thích tạo xương (microfrature).
- Cấy ghép tế bào sụn.
4.3.2. Phẫu thuật thay khớp nhân tạo
Được chỉ định ở các thể nặng tiến triển, có giảm nhiều chức năng vận động. Thường được áp dụng ở những bệnh nhân trên 60 tuổi. Thay khớp gối một phần hay toàn bộ khớp.
5. THEO DÕI VÀ QUẢN LÝ
- Chống béo phì.
- Có chế độ vận động thể dục thể thao hợp lý, bảo vệ khớp tránh quá tải.
- Phát hiện điều trị chỉnh hình sớm các dị tật khớp (lệch trục khớp, khớp gối vẹo trong, vẹo ngoài ...).
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp (Ban hành kèm theo Quyết định số 361/QĐ-BYT, ngày 25/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CHƯƠNG BỆNH THẬN - TIẾT NIỆU - SINH DỤC
BỆNH THẬN MẠN
1. ĐẠI CƯƠNG
1.1. Định nghĩa bệnh thận mạn theo KDIGO 2012 (Kidney Disease Improving
Global Outcomes)
- Bệnh thận mạn (chronic kidney disease) là những bất thường về cấu trúc hoặc chức năng thận, kéo dài trên 3 tháng và ảnh hưởng lên sức khỏe người bệnh
- Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thận mạn (BTM) : dựa vào 1 trong 2 tiêu chuẩn sau:
1.1.1. Triệu chứng tổn thương thận (có biểu hiện 1 hoặc nhiều)
- Có Albumine nước tiểu (tỷ lệ albumin creatinine nước tiểu> 30mg/g hoặc albumine nước tiểu 24 giờ >30mg/24giờ)
- Bất thường nước tiểu
- Bất thường điện giải hoặc các bất thường khác do rối lọan chức năng ống thận
- Bất thường về mô bệnh học thận
- Xét nghiệm hình ảnh học phát hiện thận tiết niệu bất thường
- Ghép thận
1.1.2. Giảm mức lọc cầu thận (Glomerular filtration rate: GFR) < 60ml/ph/1,73 m2
Với mức lọc cầu thận được đánh giá dựa vào độ thanh lọc créatinine ước tính theo công thức Cockcroft Gault hoặc dựa vào độ loc cầu thận ước tính (estimated GFR, eGFR) dựa vào công thức MDRD.
- Công thức Cockcroft Gault ước đoán ĐTL creatinin từ creatinin huyết thanh
- Công thức MDRD (Modification of Diet in Renal Disease Study) ước đoán mức lọc cầu thận (estimated GFR, eGFR) từ creatinin huyết thanh
- Công thức tính mức lọc cầu thận theo creatinin nội sinh
1.2. Phân giai đọan bệnh thận mạn:
Năm 2002, NKF- KDOQI (National Kidney Foundation-Kidney Disease Outcomes Quality Initiatives) phân bệnh thận mạn thành 5 giai đoạn dựa vào GFR
Bảng 1: Các giai đoạn của bệnh thận mạn
Giai đoạn Mô tả Mức lọc cầu thận (ml/ph/1,73 m2 da)
1 Tổn thương thận với MLCL bình thường hoặc tăng ≥ 90
2 Tổn thương thận với MLCL giảm nhẹ 60 - 89
3 Giảm MLCL trung bình 30 - 59
4 Giảm MLCL nặng 15 - 29
5 Bệnh thận mạn giai đoạn cuối < 15 hoặc phải điều trị thận nhân tạo
2-NGUYÊN NHÂN
- Dựa vào lâm sàng, tiền sử cá nhân, gia đình, hòan cảnh xã hội, yếu tố môi trường, thuốc dùng, khám lâm sàng, xét nghiệm sinh hóa, hình ảnh học, và thậm chí sinh thiết thận để chẩn đoán nguyên nhân bệnh thận mạn.
- Theo Hội Thận học Quốc Tế KDIGO năm 2012, nguyên nhân bệnh thận mạn được phân dựa vào vị trí tổn thương giải phẫu học và bệnh căn nguyên chủ yếu tại thận, hoặc thứ phát sau các bệnh lý toàn thân (bảng 2)
Bảng 2: Phân loại nguyên nhân bệnh thận mạn (theo KDIGO 2012)
Nguyên nhân Bệnh thận nguyên phát Bệnh thận thứ phát sau bệnh toàn thân
Bệnh cầu thận Bệnh cầu thận tổn thương tối thiểu, bệnh cầu thận màng… Đái tháo đường, thuốc, bệnh ác tính, bệnh tự miễn
Bệnh ống thận mô kẽ Nhiễm trùng tiểu, bệnh thận tắc nghẽn, sỏi niệu Bệnh tự miễn, bệnh thận do thuốc, đa u tủy
Bệnh mạch máu thận Viêm mạch máu do ANCA, loạn dưỡng xơ cơ Xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, thuyên tắc do cholesterol
Bệnh nang thận và bệnh thận bẩm sinh Thiểu sản thận, nang tủy thận Bệnh thận đa nang, hội chứng Alport
3. CHẨN ĐOÁN BỆNH THẬN MẠN
3.1. Chẩn đóan xác định. Chẩn đóan bệnh thận mạn dựa vào
3.1.1. Lâm sàng có thể có hoặc không có biểu hiện lâm sàng của bệnh thận biểu hiện bệnh thận như phù toàn thân, tiểu máu…
3.1.2. Cận lâm sàng tầm soát:
- Xét nghiệm định lượng créatinine huyết thanh: Tử créatinine huyết thanh ước đóan độ thanh lọc créatinine theo công thức Cockcroft Gault, hoặc ước đóan mức lọc cầu thận theo công thức của MDRD ( Modification of Diet in Renal Disease)
- Xét nghiệm nước tiểu tìm protein hoặc albumine trong nước tiểu : với mẫu nước tiểu bất kỳ, tốt nhất là mẫu nước tiểu đầu tiên buổi sáng sau ngủ dậy.
Bảng 3: Kết quả xét nghiệm Albumine và Protein trong nước tiểu
Bình thường Bất thường
Tỷ lệ albumin/creatinine niệu (ACR) < 30 mg/g
< 3 mg/mmol ≥ 30 mg/g
≥ 3 mg/mmol
Albumine niệu 24 giờ < 30 mg/24 giờ ≥ 30 mg/24 giờ
Tỷ lệ protein/creatinine niệu (PCR) < 150 mg/g
< 15 mg/mmol ≥ 150 mg/g
≥ 15 mg/mmol
Protein niệu 24 giờ < 150 mg/24 giờ < 150 mg/24 giờ
Protein niệu giấy nhúng Âm tính Vết đến dương tính
- Xét nghiệm khảo sát cặn lắng nước tiểu, xét nghiệm điện giải đồ, siêu âm thận và hệ niệu.
- Chẩn đoán xác định bệnh thận mạn, khi các xét nghiệm vẫn bất thường trong những lần xét nghiệm lập lại sau trong vòng 3 tháng.
3.2 Chẩn đoán phân biệt với tổn thương thận cấp
Trước mọi người bệnh có tăng creatinin huyết thanh, cần phân biệt bệnh thận mạn với tổn thương thận cấp vì tổn thương thận cấp có khả năng hồi phục chức năng thận nếu được chẩn đóan sớm và can thiệp kịp thời
3.2.1. Dựa vào creatinin huyết thanh nền trước đây
- Nếu creatinin huyết thanh nền trong vòng 3 tháng trước đây, nếu ở mức bình thường thì có thể nghĩ đến tổn thương thận cấp.
- Nếu creatinin huyết thanh nền trước đây đã tăng mạn tính trên 3 tháng, sẽ là bằng chứng quan trọng của bệnh thận mạn.
- Nếu không biết créatinine huyết thanh nền trước đây, vẫn có thể cả 2 bệnh lý trên kết hợp gây tổn thương thận cấp trên nền bệnh thận mạn. Trong trường hợp này, cần theo dõi creatinin huyết thanh trong nhiều ngày liên tiếp kết hợp với các bằng chứng cận lâm sàng khác sẽ giúp chẩn đoán phân biệt.
3.2.2. Dựa vào siêu âm đo kích thước 2 thận
Người bệnh tổn thương thận cấp, hai thận có kích thước bình thường hoặc to.
3.3. Chẩn đoán các yếu tố làm nặng thêm tình trạng suy thận
Trước mọi trường hợp tăng đột ngột creatinin ở người bệnh bệnh thận mạn, hoặc người bệnh có créatinine huyết thanh tăng lúc nhập viện mà không biết créatinine huyết thanh cơ bản, cần tầm soát các yếu tố làm năng thêm hoặc đang thúc đẩy tình trạng suy thận
- Giảm thể tích máu lưu thông: mất dịch, mất máu, suy tim sung huyết.
- Thay đổi huyết áp như tăng hặc hạ huyết áp (thường do thuốc hạ áp).
- Nhiễm trùng.
- Tắc nghẽn đường tiểu.
- Thuốc độc cho thận: aminoglycoside, kháng viêm non steroid, thuốc cản quang
- Biến chứng mạch máu thận: tắc động mạch thận do huyết khối, hẹp động mạch thận, thuyên tắc động mạch thận do cholesterol…
3.4. Chẩn đoán biến chứng của bệnh thận mạn
Khi chức năng thận ổn định, ở mọi người bệnh bệnh thận mạn có mức lọc cầu thận ≤ 60 ml/ph/1,73 m2 da, cần đánh giá các biến chứng của BTM như:
- Tăng huyết áp: Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch
- Thiếu máu mạn: Theo WHO, thiếu máu khi Hb <13 g/L ở nam và <12 g/L ở nữ.
- Tình trạng suy dinh dưỡng: dựa vào giảm albumin huyết thanh, cân nặng, bảng điểm đánh giá dinh dưỡng toàn diện chủ quan (Subjective Global Assessment, SGA), chế độ dinh dưỡng.
- Rối loạn chuyển hóa calcium và phospho: giảm calcium, tăng phospho, tăng PTH huyết thanh gây cường tuyến phó giáp thứ phát, giảm vitamine D, tổn thương xương.
- Bệnh lý thần kinh: ngoại biên, trung ương, hệ thần kinh thực vật.
- Biến chứng tim mạch.
4. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THẬN MẠN
4.1 Tiến triển của bệnh thận mạn
Bệnh thận mạn có tiến triển suy giảm chức năng thận chậm trong nhiều năm, và không hồi phục đến giai đoạn cuối. Nếu người bình thường không bệnh thận, sau 30 tuổi, mỗi năm theo sinh lý, mức lọc cầu thận giảm trung bình 1ml/ph/1,73 m2 thì bệnh thận mạn được gọi là tiến triển nhanh khi mỗi năm mất ≥ 5 ml/ph(theo KDIGO 2012).
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng lên tiển triển của bệnh thận mạn : 2 nhóm
4.2.1. Nhóm yếu tố không thay đổi được
- Tuổi: người lớn tuổi tiến triển bệnh nhanh hơn người trẻ
- Giới tính: nam tiến triển bệnh thận nhanh hơn nữ.
- Chủng tộc: da đen mắc bệnh đái tháo đường nguy cơ suy thận mạn giai đoạn cuối tăng gấp 2 - 3 lần nhiều hơn người da trắng.
- Yếu tố di truyền: Thận của trẻ sanh nhẹ cân (dưới 2500 g), sanh thiếu tháng, thận của trẻ có mẹ bị bệnh hoặc dùng thuốc độc thận trong thai kỳ nhạy cảm với tổn thương hơn trẻ khác.
- Chức năng thận nền lúc phát hiện bệnh đã giảm
4.2.2. Nhóm yếu tố có thể thay đổi được
- Mức độ protein niệu: protein niệu càng nhiều thì tốc độ suy thận càng nhanh.
- Bệnh thận căn nguyên: đái tháo đường, bệnh cầu thận có tiến triển suy thận nhanh hơn tăng huyết áp, bệnh ống thận mô kẽ.
- Mức độ tổn thương ống thận mô kẽ trên sinh thiết thận càng nhiều thì suy thận càng nhanh
- Tăng lipid máu
- Hút thuốc lá làm thúc đẩy quá trình xơ hóa cầu thận, ống thận và mạch máu
5. ĐIỀU TRỊ BỆNH THẬN MẠN
5.1 Mục tiêu điều trị bệnh thận mạn
- Điều trị bệnh thận căn nguyên
- Điều trị nguyên nhân gây giảm GFR cấp tính có thể hồi phục được
- Điều trị làm chậm tiến triển của bệnh thận mạn
- Điều trị các biến chứng tim mạch, và các yếu tố nguy cơ tim mạch
- Chuẩn bi điều trị thay thế thận khi thận suy nặng
5.2. Nguyên tắc điều trị bệnh thận mạn
Theo KDOQI 2002, chiến lược chung điều trị bệnh thận mạn được phân theo giai đọan của phân độ bệnh thận mạn
Bảng 4: Chiến lược điều trị bệnh thận mạn theo giai đoạn của BTM
Giai đoạn Mức lọc cầu thận (ml/ph/1,73) Việc cần làm
1 ≥ 90 Chẩn đoán và điều trị bệnh căn nguyên, giới hạn yếu tố nguy cơ gây suy thận cấp, làm chậm tiến triển bệnh thận, điều trị yếu tố nguy cơ tim mạch
2 60 - 89 + Ước đoán tốc độ tiến triển bệnh thận
3 30 - 59 + Đánh giá và điều trị biến chứng
4 15 - 29 + Chuẩn bị điều trị thay thế thận
5 ≤ 15 Điều trị thay thế thận nếu có hội chứng ure huyết
(*) giai đoạn sau tiếp tục việc của giai đọan trước
5.3. Điều trị bệnh thận căn nguyên:
Giữ vai trò quan trọng nhất trong bảo vệ thận và làm chậm tiến triển bệnh thận. Khi thận đã suy nặng (giai đoạn 4, 5), do việc chẩn đoán bệnh căn nguyên trở nên khó khăn, và việc điều trị trở nên kém hiệu quả, nên cân nhắc giữa lợi ích và tác hại của thuốc điều trị căn nguyên ở nhóm người bệnh này.
5.4. Điều trị làm chậm tiến triển của BTM đến giai đọan cuối ( bảng 5)
Bảng 5: Các biện pháp bảo vệ thận tối ưu
STT Yếu tố cần can thiệp Mục tiêu Biện pháp
1 Giảm protein niệu, tiểu albumine Protein/creatinine < 0.5mg/g
Albumine/creatinine niệu < 30mg/g - Kiểm soát huyết áp
- Điều trị bệnh căn nguyên
- Tiết chế protein trong khẫu phần
- Dùng UCMC hoặc UCTT
2 Kiểm soát huyết áp - Nếu người bệnh ACR< 30mg/g, HA mục tiêu ≤ 140/90 mmHg
- Nếu người bệnh ACR≥ 30mg/g, HA mục tiêu ≤ 130/80 mmHg Ức chế men chuyển và ức chế thụ thể angiotensin II: ưu tiên chọn, nhất là ở người bệnh có albumin
3 Ăn nhạt Sodium < 2g/ngày (hoặc NaCl < 5g/ngày) Tự nấu ăn, không ăn thức ăn chế biến sẵn, không chấm thêm
4 Giảm protein trong khẩu phần Áp dụng ở người bệnh GFR<30ml/ph/1,73, lượng protein nhập < 0,8g/Kg/ngày Giảm protein, chọn các loại đạm có giá trị sinh học cao (tư vấn chuyên gia dinh dưỡng)
5 Kiểm soát đường huyết HbA 1C ≈7%
HbA 1C >7%, ở người bệnh có nguy cơ hạ đường huyết cao Không dùng metformin khi GFR< 60 ml/ph/1,73.
6 Thay đổi lối sống Đạt cân nặng lý tưởng, tránh béo phí, bỏ hút thuốc lá Tập thể lực tùy theo tình trạng tim mạch và khả năng dung nạp (ít nhất 30ph/lần/ngày x 5 lần /tuần)
7 Điều trị thiếu máu Hb 11 - 12g/dL Erythropoietin, sắt, acid folic…
8 Kiểm soát rối loạn lipid máu LDL-cholesterol < 100mg/dL, HDL- cholesterol > 40mg/dL, triglyceride < 200mg/dL. Statin, gemfibrozil Fibrate giảm liều khi GFR<60, và không dung khi GFR<15
9 Dùng thuốc ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể angiotensin II Dùng liều tối ưu để giảm protein niệu, và kiểm soát huyết áp Phòng ngừa và theo dõi các tác dụng phụ: suy thận cấp và tăng kali, hay xảy ra ở người bệnh GFR giảm
6. DỰ PHÒNG
Do bệnh thận mạn thường tiến triển âm thầm, không triệu chứng đến giai đọan cúôi, nên mục tiêu quan trọng là phát hiện bệnh sớm ở 3 đối tượng nguy cơ cao là người bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, và gia đình có người bệnh thận. Các đối tượng này cần được làm xét nghiệm tầm sóat định kỳ hằng năm và tích cực điều trị sớm tránh bệnh thận tiến triển đến giai đoạn cuối
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thận-tiết niệu (Ban hành kèm theo Quyết định số 3931/QĐ-BYT ngày 21/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
NHIỂM TRÙNG TIỂU (NTT)
1. ĐẠI CƯƠNG
- Là có vi trùng trong nước tiểu và có triệu chứng.
- Có 2 lọai:
+ Nhiễm trùng tiểu trên là nhiễm từ niệu quản trở lên như: viêm đài bể thận.
+ Nhiễm trùng tiểu dưới là nhiễm trùng từ bàng quang trở xuống như: viêm bàng quang, viêm tiền liệt tuyến, viêm niệu đạo.
2.CHẨN ĐÓAN
2.1. Lâm sàng
-Viêm bàng quang: tiểu khó, tiểu gấp, tiểu lắt nhắt nhiều lần, có thể bí tiểu. đau và căng tức hạ vị, ít khi có triệu chứng nhiễm trùng tòan thân. Nước tiểu đục, hôi hoặc có máu.
- Viêm đài bể thận cấp: sốt cao, lạnh run, mệt mõi, buồn nôn, nôn, đau hông lưng và góc sườn cột sống. Nước tiểu có thể đục hoặc có máu.
- Viêm tiền liệt tuyến cấp: tuổi trung niên, tiểu khó, tiểu gấp, tiểu lắt nhắt nhiều lần, có thể bí tiểu. sốt cao, lạnh run, đau vùng thắt lưng, đau đáy chậu hoặc trực tràng. Khám trực trực tràng thấy tiền liệt tuyến to, căng nóng và rất đau.
- Viêm niệu đạo: tiểu khó, tiểu gấp, tiểu nhiều lần, lổ tiểu đỏ, và có thể tiết dịch niệu đạo.
2.2. Cận lâm sàng
- Tổng phân tích nước tiểu.
- Cấy nước tiểu.
- Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số.
- Thời gian máu chảy máu đông.
- Nhóm máu.
- Đường huyết.
- Xét nghiệm CRP.
- Siêu âm bụng tổng quát.
- Xét nghiệm chức năng thận.
- CLS khác nếu cần.
- Qua cận lâm sàng ta có thế thấy:
+ Nước tiểu giữa dòng (hoặc đặt sond lấy nước tiểu ):
+ Tiểu mủ khi > 8 BC/ml/quang trường không quay ly tâm hoặc 1 - 2 BC/ml /quang trường cũng có ý nghĩa chẩn đóan.
+ Nhiễm trùng tiểu khi có > 15 vi trùng/quang trường hoặc có vi trùng/nhuộm gram khi nước tiểu được quay ly tâm.
+ Tiểu máu khi có > 5 HC/quang trường.
+ Nitrite là yếu tố đặc hiệu nhưng không nhạy.
- Cấy nước tiểu:
+ Khi bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng điển hình + nước tiểu (+) không cần cấy vì hầu hết bệnh nhân đáp ứng với điều trị theo kinh nghiệm.
+ Bệnh nhân đặt sond tiểu lâu ngày, có yếu tố nguy cơ viêm đài bể thận, có viêm đài bệ thận cấp cấy.
2.3. Chẩn đóan xác định
- Cấy nước tiểu: có 1 hay nhiều lọai vi khuẩn với:
+ > 100.000 khúm/ml/lấy nước tiểu giữa dòng.
+ > 10.000 khúm/ml/lấy nước tiểu bằng sond.
+ > 1.000 khúm/ml/lấy nước tiểu chọc hút trên xương mu.
2.4. Chẩn đóan thể lâm sàng
- NTT trên (viêm đài bể thận): sốt > 38oC, kèm lạnh run, đau thắt lưng, XN nước tiểu (+).
- NTT dưới (viêm bàng quang): không sốt hoặc sốt nhẹ < 38oC, không biểu hiện tòan thân, không đau lưng, tiểu đau, tiểu lắc nhắt, tiểu gắt, XN nước tiểu (+).
- NTT không triệu chứng: LS không triệu chứng nhưng cấy nước tiểu (+).
2.5. Chẩn đóan phân biệt
- Viêm cổ tử cung, âm hộ, âm đạo.
- HC bàng quang không do nhiễm trùng (như do u BQ, viêm phần phụ, viêm đại trực tràng…).
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc điều trị
- Điều trị tích cực nhiễm trùng tiểu.
- Phát hiện các dị tật tiết niệu
3.2. Điều trị cụ thể
3.2.1. Điều trị tích cực nhiễm trùng tiểu
- Kháng sinh:
3.2.1.1 Nhiễm trùng tiểu dưới
Đa số gr (-) nên thường điều trị ngọai trú với KS (u) x 7 - 10ngày. Kháng sinh dùng:
- Mictasol blue 2v x2 lần/ngày
- Metronidazole 250 mg 2v x2 lần /ngày
- Ciprofloxacin 0.5g: 1v x 2L/ngày.
- Amoxicillin+ acid clavunate 875/125mg: 1v x 2 L/ngày.
- Doxycyclin 100mg: 1v x 2L/ngày / viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung do quan hệ tình dục hoặc tiểu mủ không có vi trùng cấy nước tiểu tìm Gonococus.
3.2.1.1.1. Nếu không đáp ứng sau 2 ngày có thể đổi sang kháng sinh khác
Nhiễm trùng tiểu trên: Dùng một trong những KS sau 10-14ngày.
- Cefotaxim 1g: 1lọ x 3 lần/ngày TM.
- Cetriaxone 1g: 2lọ x 1 lần/ngày TM.
- Ceftazidime 1g: 1 lọ x 3 lần/ngày TM.
- Có thể phối hợp Gentamycin 80mg: 2A lần/ngày TB.
3.2.1.1.2. Nếu đáp ứng tốt
- Hết sốt, hết triệu chứng tiết niệu, cấy nước tiểu sau 72 giờ (-), không biến chứng có thể chuyển sang thuốc uống, uống đủ thời gian.
3.2.1.1.3. Nếu không đáp ứng
- Tìm nguyên nhân bất thường đường tiết niệu, điều trị theo kháng sinh đồ.
- Nếu không tìm được nguyên nhân thì dùng Ciprofloxacin 0,2g x 2 lần/ngày TM.
3.2.1.2. Bệnh nhân có thai có nhiễm trùng tiểu dù không triệu chứng cũng điều trị
- Cấy nước tiểu làm kháng sinh đồ và điều trị theo kháng sinh đồ khi không đáp ứng điều trị ban đầu.
3.2.2. Phát hiện các dị tật tiết niệu
- Tìm và loại bỏ các yếu tố thuận lợi gây bệnh như :sỏi, u tuyến tiền liệt.
3.2.3. Theo dõi
- Lâm sàng: Dấu hiệu sinh tồn, triệu chứng đi tiểu.
- Cận lâm sàng : Cấy nước tiểu sau 1 tuần điều trị. XN khác nếu cần.
3.2.4. Chế độ chăm sóc
- Nghỉ ngơi trong trường hợp nặng.
3.2.5. Chế độ ăn
- Ăn nhạt, uống nhiều nước, uống nước lọc, nước hoa qủa, trong những ngày đầu (để nước tiểu > 1,5l/ngày). Nếu có vô niệu thì kiên rau qủa và hạn chế nước.
- Bù nước và điện giải bằng đường truyền tĩnh mạch nếu mất nhiều nước.
- Có suy thận phải cho chế độ ăn giảm đạm.
Tài liệu tham khảo
Phác đồ điều trị năm 2016 của Bệnh viện đa khoa trung tam An Giang
VIÊM CẦU THẬN CẤP HẬU NHIỂM LIÊN CẦU TRÙNG (VCTC)
1. ĐẠI CƯƠNG
- Viêm cầu thận cấp hậu nhiễm liên cầu trùng (VCTC) là hội chứng bao gồm: tiểu máu, phù, THA, giảm chức năng thận.
- Nguyên nhân do nhiễm liên cầu trùng nhóm A.
2. CHẨN ĐÓAN
2.1. Lâm sàng
- Tiền sử: nhiễm khuẩn ở họng, ngoài da (thường 2 tuần)… rồi đột ngột xuất hiện: Tam chúng cổ điển: Phù, đái máu, THA:
+ Đái máu: thường đại thể: NT màu cocacola hoặc như nước rửa thịt.
+ Phù: thường nhẹ ở mặt, ngoại biên.
+ THA: có thể nặng gây suy tim trái, OAP, tổn thương đáy mắt.
- Thiểu niệu.
- Toàn thân: mệt mõi, khó chịu, đau lưng (do võ thận căng).
2.2. Cận lâm sàng
2.2.1. Công thức máu 18 chỉ số, thời gian máu chảy máu đông, nhóm máu, chức năng thận, chức nănng gan, đường huyết, VS tăng, ASLO tăng, bổ thể giảm, siêu âm bụng tổng quát, tổng phân tích nước tiểu, i on đồ 6 chỉ số.
2.2.2. Cận lâm sàng khác nếu cần.
2.2.3. Qua cận lâm sàng ta có thế thấy
- Máu:
+ HC giảm nhẹ
+ Ure, creatinin bình thường hoặc tăng nhẹ (tăng nhiều/STC).
+ Ion đồ bình thường, K có thể tăng/thiểu hoặc vô niệu, Natri thấp do phù.
+ VS tăng, ASLO tăng, bổ thể giảm.
- Nước tiểu:
+ Proteine (+) khỏang 2 - 3g/24 giờ.
+ Hồng cầu (+): bao giờ cũng có, thường > 105/ml, trụ hồng cầu, trụ hạt.
- Siêu âm: thận bình thường hoặc hơi to/cấp, teo nhỏ/mạn.
2.3. Chẩn đoán xác định
- Khởi phát cấp tính, đột ngột.
- Phù, đái máu, THA, thiểu niệu hay vô niệu.
- Nước tiểu: protein < 3,5g/24h, có hồng cầu trụ, hồng cầu trụ hạt.
- Sinh thiết thận.
2.4. Chẩn đoán phân biệt:
- Đợt cấp của viêm cầu thận mạn (VCTM), viêm cầu thận cấp (VCTC) do nguyên nhân khác, hội chứng thận hư
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc điều trị
- Điều trị nhiễm trùng do liên cầu.
- Điều trị triệu chứng.
- Điều trị biến chứng.
3.2.Điều trị cụ thể
3.2.1.Điều trị nhiễm trùng do liên cầu
- Penicillin V: 1.000.000đv/ngày (u) x 10 ngày. Nếu dị ứng thì dùng.
- Erythromycin 30 - 50mg/Kg/ngày (u).
3.2.2. Điều trị triệu chứng
- Khi có triệu chứng nào xảy ra thì điều trị triệu chứng đó.
3.2.3. Điều trị triệu chứng, biến chứng
- Phù: Furosemide 40mg: 1 - 2 viên/ngày, khi có phù phổi cấp thì 20mg 1 - 2 ống TM.
- Suy tim: điều trị như suy tim.
- Tăng huyết áp: xem tăng huyết áp.
- Suy thận cấp: xem suy thận cấp.
- Chống co giật : (nếu có).
+ Diazepam (Seduxen, Valium) 10mg: 1A TM, lập lại nếu cần.
Thường trong vòng một tuần lễ bệnh nhân sẽ đái tốt, các triệu chứng phù, tăng huyết áp sẽ giảm. Nếu không đáp ứng ,đái ít, Urê máu cao, Creatinin máu cao, Kali máu cao, thì chuyển tuyến trên lọc máu ngoài thận.
3.2.4. Năng thể trạng
- Bồi dưỡng bằng dịch truyền.
- Hoặc thuốc bổ các vitamin.
3.2.5.Theo dõi
- Lâm sàng: Dấu hiệu sinh tồn, lượng nước tiểu, cân nặng, phù, các triệu chứng khác nếu có.
- Cận lâm sàng: CTM, chức năng thận, ion đồ, các XN khác nếu cần
Sau khi khỏi bệnh thì cho xét nghiệm nước tiểu 1 tháng một lần/6th, sau đó 3 tháng/lần. Sau 2 năm không có proteine niệu thì bệnh coi như khỏi hoàn toàn.
3.2.4. Chế độ chăm sóc:
- BN cần nghỉ tại giường trong giai đoạn cấp của bệnh: 2 - 4 tuần lể.
- Cần miễn lao động trong vòng 3 - 6 tháng.
3.2.5.Chế độ ăn:
- Ăn nhạt, ít protid, dùng protid có gía trị sinh học cao như trứng , sữa, thịt cá nạc, nhất là khi có thiểu niệu, urê máu cao.
- Đủ calo, đủ vitamine, khi có suy thận urê máu cao thì tăng các loại khoai thay cho gạo, khi có thiểu niệu thì tạm bỏ rau qủa đề phòng tăng kali máu.
- Số lượng nước ăn và uống cũng phải hạn chế, số lượng nước vào bằng số lượng nước tiểu ngày hôm trước + 200 - 500ml/ngày.
Tài liệu tham khảo
Phác đồ điều trị năm 2016 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang
HỘI CHỨNG THẬN HƯ
1. ĐẠI CƯƠNG
- Hội chứng thận hư là tập hợp các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng do tổn thương cầu thận do cơ chế miễn dịch làm thay đổi tính thấm của màng đáy cầu thận đối với chất đạm, gay tiểu đạm > 3,5g/24 giờ, Albumin máu giảm, tăng lipid máu và phù toàn thân
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Chẩn đoán xác định dự vào
- Tiểu đạm > 3,5g/24 giờ
- Giảm Albumin máu < 3g/dl
- Tăng lipid máu và phù.
- Trong các triệu chứng trên tiểu đạm > 3,5 g/24 giờ là tiêu chuẩn chính để xác định hội chứng thân hư. Các triệu chứng còn lại có thể ở những mức độ khác nhau hoặc không có.
2.2. Chẩn đoán nguyên nhân
- Chẩn đoán hội chứng thân hư nguyên phát khi loại trừ trên lâm sàng và cận lâm sàng những nguyên nhân của hội chứng thân hư thứ phát.
2.3. Chẩn đoán giải phẫu bệnh
- Hội chứng thận hư ở người lớn, sinh thiệt thận giúp chẩn đoán, hướng dẫn điều trị và tiên lượng bệnh.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc điều trị
- Điều trị nguyên nhân nếu có thể.
- Điều trị hỗ trợ và biến chứng của hội chứng thân hư.
- Điều trị đặc hiệu bằng thuốc ức chế miễn dịch trong hội chứng thận hư nguyên phát.
- Điều trị theo kinh nghiệm.
- Những biện pháp chung kiểm soát đạm niệu.
3.2. Điều trị nguyên nhân
- Trong một số nguyên nhân có thể điều trị khỏi hoặc loại bỏ thì hội chứng thận hư sẽ hết: hội chứng thận hư thứ phát do nguyên nhân nhiễm trùng, do thuốc hoặc di nguyên..
- Hội chứng thận hư thứ phát do đái tháo đường: Kiểm soát đường huyết chặt chẽ HbA1C < 7% ở bệnh nhân đái tháo đường. Kiểm soát huyết áp chặt chẽ, dùng thuốc ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể Angiotensin II để giảm đạm niệu.
- Hội chứng thận hư thứ phát do Lupus đỏ hệ thống: Methylprednisolone 500mg tiêm TM mỗi 12 giờ trong 3 ngày. Sau đó ướng Prednisolone 1mg/kg/ngày x 6 - 8 tuần, sau đó giảm liều dần
3.3. Điều trị hỗ trợ và biến chứng của hội chứng thận hư
3.3.1. Điều trị giảm phù
- Tiết chế muối: Nacl 2 - 3g/ngày
- Thuốc lợi tiểu: có thể bắt đầu bằng nhóm Thiazid hoặc nhóm lợi tiểu quai. Có thể phối hợp 2 loại lợi tiểu có tác dụng khác nhau
- Truyền Albumin: Truyền Albumin cho bệnh nhân phù nhiều hoặc Albumin huyết thanh giảm < 20g/L gây giảm thể tích tuần hoàn và hạ huyết áp tư thế.
3.3.2. Điều trị tăng lipid máu
3.3.3. Điều trị nhiễm trùng
- Khi nghi ngờ có nhiễm trùng phải điều trị kháng sinh ngay. Những trường hợp có nguy cơ cao (trẻ em, người già) dùng kháng sinh dự phòng, chích ngừa vaccin, hoặc truyền globulin miễn dịch.
3.3.4. Điều trị biến chứng tắc mạch
- Điều trị phòng ngừa: tráng nắm bất động hoặc giảm thể tích tuần hoàn.
- Nếu có tiền sử huyết khối tắc mạch và có các yếu tố nguy cơ khác thì phải dùng kháng đông dự phòng. Điều trị huyết khối: thuốc kháng đong phải dùng lâu dài, tới khi hội chứng thận hư ổ định.
3.3.5. Suy dinh dưỡng
- Calo > 35kcalo/kg/ngày
- Đạm: ăn hạn chế
+ Nếu không suy thận: 1g/kg/ngày + đạm mất qua nước tiểu/24 giờ
+ Nếu có suy thận: 0,6g - 0,8g/kg/ngày + đạm mất qua nước tiểu/24 giờ
- Bổ sung thêm vitamin D: Calcitriol
3.4. Điều trị ức chế miễn dịch trong hội chứng thận hư nguyên phát
3.4.1. Hội chứng thận hư do sang thương tối thiểu:
- Tấn công Prednisolonl 1mg/kg/ngày, dùng 1 liều duy nhất buổi sáng, sau ăn no, không quá 80mg/ngày. Thời gian kéo dài 6 - 8 tuần. Sau tấn công đủ thời gian, giảm Prednisolone mỗi tuần 5mg, cho đến liều 0,5mg/kg/ngày chuyển sang cách ngày.
- Nếu bệnh nhân tái phát thường xuyên (tái phát trên 2 lần trong 6 tháng): giảm dần liều Prednisolone, chuyển sang Cyclophosphamide (Endoxan 50mg) 2mg/kg/ngày uống trong 8-12 tuần.
- Nếu bệnh nhân kháng Steroid (tiểu đạm kéo dài mặc dù điều trị Prednisolone 1mg/kg/ngày x 4 tháng, thì nên xem lại kết quả sinh thiết thận, chuyển sang Cyclosrine A (Sandimmun 25mg, 50mg, 100mg) 5mg/kg/ngày uống 6 - 12 tháng.
3.4.2. Xơ chai cầu thận khu trú từng vùng: Tấn công Prednisolone 1mg/kg/ngày x 8-16 tuần. Nếu bệnh nhân đáp ứng, giảm liều dần, nếu không đáp ứng chuyển sang Cyclophosphamide 2mg/kg/ngày. Nếu không đáp ứng Cyclophosphamide, chuyển sang Cycloporine A
3.4.3. Bệnh cầu thận màng: Prednisolone 1mg/kg/ngày + Cyclophosphamide 2mg/kg/ngày (hoặc Prednisolone + Clorambucil 0,2mg/kg/ngày) x 6 - 12 tuần, nếu không đáp ứng chuyển sang Cycosporin A
3.4.4. Bệnh thận IgA: Glucocorticoid giúp giảm tiến triển của bệnh + dầu cá Omega-3.
3.5. Điều trị theo kinh nghiệm
- Trường hợp chẩn đoán xác định là hội chứng thận hư nguyên phát nhưng không sinh thiết thận được thì điều trị khởi đầu bằng Corticoid như sang thương tối thiểu.
3.6. Nhưng biện pháp chung làm giảm đạm niệu
- Chế độ ăn hạn chế Protein:
+ Nếu không suy thận: 1g/kg/ngày + đạm mất qua nước tiểu trong 24 giờ.
+ Nếu có suy thận: 0,6 - 0,8g/kg/ngày + đạm mất qua nước tiểu trong 24 giờ.
- Dùng thuốc ức chế men chuyển, thuốc ức chế thụ thể Angiotensin II.
- Kiểm soát huyết áp < 125/85mmHg
4. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
4.1. Theo dõi
- Dấu hiệu sinh tôn, nước tiểu/24 giờ, tình trạng phù.
- Phát hiện các biến chứng sớm: nhiễm trùng, tắc mạch.
- Chế độ ăn: ăn lạt, cữ mỡ.
4.2. Tái khám
- Tái khám mỗi 2 - 4 tuần
- Xét nghiệm kiểm tra: Ure máu, Creatinine máu, ion đồ, Albumin máu, Cholesterol, Triglyceride, Công thức máu, đạm niệu/24 giờ, mỗi lần tái khám để đánh giá tình trạng bệnh.
Tài liệu tham khảo
Phác đồ điều trị năm 2016 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang
CƠN ĐAU QUẶN THẬN
1. ĐẠI CƯƠNG
- Cơn đau quặn thận là hội chứng đau cấp tính vùng lưng và bụng. Do sự tắc nghẽn và sự cọ xát gây phản ứng co thắt đường tiểu trên, nhất là niệu quản, làm thận căng chướng cấp tính kéo theo sự dồn ép vỏ bọc thận. Có 75-80% liên quan tới sỏi.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Lâm sàng
- Bênḥ nhân đôṭ ngôṭ đau vùng thắt lưng, đau dữ dôị, từng cơn tăng lên, lan tỏa xuống vùng beṇ và bô ̣phâṇ sinh duc̣ ngoài. Mọi tư thế giảm đau đều không hiệu quả.
- Cơn đau kèm theo buồn nôn hoăc̣ nôn.
- Đi tiểu nhiều lần, tiểu khó, buốt, đôi khi ra máu.
- Sờ vùng thắt lưng bênḥ nhân đau nhói bên trong, đôi khi chạm thân (+).
- Bênḥ nhân kêu la, luôn thay đổi tư thế.
- Nhiêṭ đô ̣binh̀ thường hoăc̣ đôi khi tăng nhe.
2.2. Câṇ lâm sàng
- Huyết học: Công thức máu 18 chỉ số,
- Sinh hóa máu: Urê, Creatinin, AST, ALT
- Tổng phân tích nước tiểu: Nhiều hồng cầu và bacḥ cầu trong nước tiểu.
- Siêu âm: có thể phát hiêṇ đươc̣ sỏi thâṇ, sỏi niệu quản, thâṇ ứ nước.
- KUB phát hiêṇ đươc̣ sỏi thâṇ ...
2.3. Chẩn đoán phân biệt
- Viêm ruột thừa cấp, viêm túi mật, loét dạ dày tá tràng, thoát vị bẹn nghẹt.
- U nang buồng trứng xoắn, thai ngoài tử cung.
- Tụ máu quanh thận, nhồi máu thận.
3. CÁC THỂ LÂM SÀNG
3.1. Thể không biến chứng
- Hay găp̣ do sỏi niêụ quản 4-5mm, không gây nhiêm̃ khuẩn hoăc̣ gây ứ nước hoàn toàn.
- Diễn tiến thuâṇ lơị, sỏi di chuyển và có thể loại ra ngoài bằng điều trị nội khoa.
3.2. Thể có biến chứng
- Sỏi gây thận ứ nước nhiễm khuẩn.
- Vô niêụ.
- Cơn đau lâu dài và dữ dôị, không giảm với thuốc giảm đau.
- Sỏi niệu trên phụ nữ có thai kèm nhiễm khuẩn rất nặng.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Giảm đau
- Kháng viêm không steroid:
+ Meclocicam 15mg x 2 lần/ngày TB hoặc
+ Diclofenac 75mg x 2 lần/ngày TB hoặc
+ Paracetamol 1g x 2 lần/ngày TTM
+ ...
- Các thuốc chống co thắt cơ trơn.
+ Spasmaverin 40mg 2viên x 3 lần/ngày hoặc
+ Buscopan 20mg 2 viên x 2 lần/ngày hoặc
+ Metoclopramid (Primperan) 10mg 10mg x 2 - 3 lần/ngày
+ ...
- Thuốc khác: Mistasolblue: 2 viên x 3 lần /ngày ...
4.2. Kháng sinh
- Kháng sinh:
+ Khi có dấu hiệu nhiễm trùng
+ Chọn loại kháng sinh không độc cho thận
+ Điều chỉnh liều lượng theo tuổi, độ thanh thải chức năng thận.
+ Dùng kháng sinh uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
+ Thời gian điều trị: 7-14 ngày.
+ Nhóm Quinolone:
. Ciproloxacin 500mg 1v x 2 (u)/ngày hoặc
. Ofloxacin 200mg 1v x 2 (u)/ngày ...
+ Nhóm Betaclactam:
. Augmentine 1g (Amoxcilin500mg+Acid clavulanic 125mg) 1v x2 (u)/ngày hoặc
. Cefuroxim500mg 1 x 2(u)/ngày hoặc
. Cefotaxim1g 1 lo x 2 (TMC)/ngày hoặc
. Ceftazidin 1g 1 lọ x 2 (TMC)/ngày ...
+ Nhóm Aminoglycosid:
. Gentamycin 80mg 1 ống x2 (TB)/ngày …
- Bù dịch khi có sốt, nôn ói...
- Chườm ấm bụng
- Nếu điều trị nội khoa không đáp ứng Đề nghị chuyển tuyến trên điều trị theo nguyên nhân.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận-tiết niệu (Ban hành kèm theo Quyết định số 3931/QĐ-BYT ngày 21/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Hướng dẫn chẩn đoán điều nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở Việt Nam 2013, tr 48-57
- Phác đồ điều trị Bệnh viện đa khoa trung tâm An giang năm 2014
SỎI NIỆU QUẢN
1. ĐỊNH NGHĨA
- Đa số sỏi niệu quản là sỏi từ thận di chuyển xuống. Một số thường mắc kẹt ở các vị trí hẹp tự nhiên. Số còn lại có thể được tống thoát ngoài tự nhiên.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Triệu chứng lâm sàng
2.1.1. Đau: Triệu chứng chính của sỏi niệu quản và cũng như bệnh lý sỏi đường tiết niệu:
- Đau trong sỏi niệu quản thường được mô tả như cơn đau quặn thận, Đặc điểm cơn đau tùy thuộc vào vị trí sỏi niệu quản.
- Đau lan tới bộ phận sinh dục ngoài gặp trong sỏi niệu quản 1/3 trên.
- Đau có triệu chứng kích thích bàng quang như tiểu gắt, tiểu lắc nhắt, tiểu nhiều lần thường gặp trong sỏi niệu quản 1/3 dưới
- Đôi khi bệnh nhân chỉ có đau nhẹ vùng lưng bên có sỏi niệu quản.
2.1.2. Nhiễm trùng tiểu
- Viêm thận bể thận: đau vùng thắt lưng lèm sốt lạnh run. Một số trường hợp có thể gây sốc nhiễm trùng dẫn tới tử vong. Bệnh nhân cần được xử trí cấp cứu.
2.1.3. Đái máu
- Thường là đái máu vi thể
2.1.4. Vô niệu
- Khi sỏi niệu quản trên thận độc nhất hay sỏi niệu quản 02 bên. Một số trường hợp sỏi được phát hiện tình cờ khi khám tổng quát hoặc thông qua một số bệnh lý khác.
2.2. Cận lâm sàng
Để xác định chẩn đoán sỏi và đánh giá ảnh hưởng của sỏi lên chức năng thận
- Siêu âm:
+ Phương pháp chẩn đoán đầu tiên khi bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng về sỏi niệu quản, siêu âm cho thấy hình ảnh tắc nghẽn niệu quản.
+ Đôi khi có thể thấy được sỏi niệu quản ngay cả đối với sỏi không cản quang.
- Chụp bộ niệu không chuẩn bị: 90% có thể thấy được sỏi hệ niệu
- Các xét nghiệm sinh hóa: để đánh giá chức năng thận, tình trạng nhiễm trùng tiểu, các nguyên nhân gây ra sỏi như acid uric…
3. Điều trị:
3.1. Điều trị cơn đau quặn thận: Giảm đau và chống viêm
- Thuốc điều trị:
+ Diclofenac 75 mg hoặc Voltaren
1 ống x 2 (tiêm bắp)
+ Drotaverin 80 mg
1 viên x 3 (uống)
+ Metoclopramid (primperan) 10mg
10mg x 2-3 lần/ngày
+ ...
+ Mictasol- blue
2 viên x 3 (uống)
3.2. Điều trị sỏi niệu quản
3.2.1. Sỏi < 10mm
- Tống thoát sỏi: có thể được chọn đối với các trường hợp sau:
+ Sỏi mới được chẩn đoán
+ Sỏi < 10mm
+ Triệu chứng sỏi niệu quản được kiểm soát
- Các loại thuốc thường được dùng:
+ Các thuốc kháng viêm không phải corticoid: ketoprofen 200 ml/ngày hoặc diclofenac. Nếu có tiền căn loét dạ dày tá tràng có thể thay bằng paracetamol
+ Các thuốc chống co thắt cơ trơn niệu quản chỉ nên dùng khi bệnh nhân có triệu chứng đau thắt lưng.
- Bệnh nhân được khuyên nên uống nhiều nước (khoảng 2000ml/ngày) khi không có triệu chứng đau.
- Thời gian điều trị trung bình từ 1 - 3 tháng nếu điều trị nội không đáp ứng, bệnh nhân được khuyên nên can thiệp ngoại khoa.
- Bệnh nhân có nhiễm trùng tiểu phải được cấy nước tiểu và điều trị kháng sinh thích hợp (theo khuyến cáo của hội tiết niệu thận học Việt Nam, kháng sinh được khuyên dùng là flouroquinolon loại thay thế có thể là fosfomicin, cephalosporin. Bệnh nhân phải được tham vấn về nguy cơ điều trị tống thoát sỏi. Bệnh nhân phải được theo dõi định kỳ về hình ảnh học để xác định vị trí sỏi, tình trạng ứ nước, bệnh nhân cũng phải được kiểm soát tốt triệu chứng đau, tình trạng nhiễm trùng và chức năng thận phải được bảo tồn.
- Can thiệp ngoại khoa khi sỏi ít khả năng tống thoát, tình trạng bế tắc kéo dài ảnh hưởng đến chức năng thận, sỏi không di chuyển sau khi được điều trị nội khoa, cơn đau quặn thận không kiểm soát được. Tán sỏi ngoài cơ thể nên được xem xét là phương pháp can thiệp ban đầu đối với sỏi niệu quản 1/3 trên.
3.2.2 Sỏi > 10 mm: chuyển tuyến trên điều trị can thiệp ngoại khoa
4. Dinh dưỡng
- Cho bệnh nhân uống nhiều nước 2 - 3 lít/ ngày
- Hạn chế ăn thức ăn có nhiều purin và protein
5. Phòng ngừa
Do tính chất đa dạng của cấu tạo hóa học của sỏi, việc phòng ngừa sỏi gặp nhiều khó khăn. Các biện pháp chung bao gồm:
- Uống đủ nước để làm loãng nước tiểu và giảm sự kết tủa: Trong điều kiện bình thường, người lớn nên uống khoảng trên 2 lít nước hoặc lượng nước tiểu 24 giờ trên 2,5 lít
- Chế độ cân bằng
+ Dùng nhiều chất xơ và rau
+ Hạn chế muối: 4-5g/ngày
+ Lượng protein động vật hạn chế: 0,8 - 1g/kg/ngày
+ Giảm stress
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận-tiết niệu (Ban hành kèm theo Quyết định số 3931/QĐ-BYT ngày 21/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Hướng dẫn chẩn đoán điều nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở Việt Nam 2013.
- Phác đồ điều trị BVĐK TT AG năm 2015
SỎI THẬN
1. ĐỊNH NGHĨA
- Trong hệ niệu, thận là cơ quan hay có sỏi nhiều nhất. Sỏi thận có thể nằm ở đài thận hay bể thận. Thận còn là nơi khởi phát của sỏi niệu quản hay sỏi bọng đái, 40% các trường hợp sỏi thận là sỏi niệu.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Lâm sàng
2.1.1. Triệu chứng cơ năng
- Đau lưng: chiếm 60% các trường hợp. đau do sỏi thận thường đau khu trú ở vùng hông lưng, gia tăng khi làm việc nặng, vận động nhiều, đau lan xuống hố chậu, hay xướng bìu, tinh hoàn.
- Rối loạn tiêu hóa: ăn không tiêu, đầy bụng, buồn nôn, hay nôn ói do phúc mạc bị kích thích do viêm quanh thận hay do ure huyết cao.
2.1.2 Triệu chứng thực thể
- Bụng chướng nhẹ, ấn đau nhiều vùng hông lưng bên thận có sỏi, dấu hiệu rung thận (+), nếu thận có chướng nước nhiều sẽ có dấu chạm thận, nếu thận ứ mủ sẽ có phản ứng thành bụng.
- Triệu chứng rối loạn đường tiểu: tiểu gắt, tiểu buốt do nhiễm trùng niệu
- Triệu chứng niệu:
+ Tiểu máu đại thể do viêm thận ngược chiều, viêm bàng quang hay sỏi di động.
+ Tiểu đục: do viêm bàng quang, viêm thận chiều hay do thận mủ.
+ Thiểu niệu hoặc vô niệu: do sỏi thận 02 bên làm tổn thương nhu mô thận đưa đến suy thận hay sỏi thận trên thận độc nhất.
+ Tiểu ra sỏi: 6%
- Triệu chứng toàn thân: thường không có ảnh hưởng nặng, nếu không có viêm thận mủ hay suy thận.
2.2 Cận lâm sàng
- Xét nghiệm nước tiểu:
+ Tỉ trọng nước tiểu
+ Định lượng Protein
+ Tìm tế bào: bạch cầu, hồng cầu trụ
+ Tìm vi khuẩn và cấy nước tiểu làm kháng sinh đồ
+ Tìm tinh thể trong nước tiểu.
- Xét nghiệm máu: Ure, creatinin, ion đồ, công thức máu, đông cầm máu.
- Siêu âm: đánh giá có sỏi hay không sỏi thận, thận có ứ nước hay không, độ dày còn lại của nhu mô thận, đánh giá hình dạng của hai thận.
- X-quang: KUB cho thấy có sỏi cản quang ở thận hay không, hình dạng kích thước, số lượng, vị trí như thế nào, bóng thận to hay nhỏ. Tuy nhiên chỉ thấy được sỏi có cản quang.
3. Điều trị
3.1. Điều trị nội khoa
- Hiện nay chưa thống nhất có cần điều trị hay không đối với sỏi đài thận không triệu chứng và không tiến triển trong 06 tháng theo dõi.
- Thuốc điều trị:
+ Diclofenac 75 mg hoặc Volturen
1 ống x 2 (tiêm bắp)
+ Drotaverin 80 mg
1 viên x 3 (uống)
+ Metoclopramid (primperan) 10mg
10mg x 2-3 lần/ngày
+ ...
+ Mictasol- blue
2 viên x 3 (uống)
3.2. Trường hợp cấp cứu
- Vô niệu hay thiểu niệu: đặt sonde tiểu lưu, chuyển tuyến trên can thiệp ngoại khoa.
3.3. Trường hợp không cấp cứu
- Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu khi có triệu chứng nhiễm trùng tiểu.
- Bệnh nhân cần uống nước đầy đủ mỗi ngày trên 02 lít nước, tổ chức cuộc sống lành mạnh có thời gian vận động để nâng cao thể trạng.
- Đối với sỏi calci: cần hạn chế thức ăn có nhiều calci, trong các bệnh cảnh cường calci niệu. Do tăng hấp thu ở ruột. Ngoài ra không ăn thức ăn mặn có chứa nhiều Protein và oxlat.
- Đối với sỏi Oxlat: calci sẽ ngăn cản hấp thụ oxlat ở ruột.
- Đối với sỏi magnesi ammoni phosphate: cần điều chỉnh pH nước tiểu để tránh kiềm. Sử dụng kháng sinh tác động đến trực khuẩn gram âm.
- Đối với sỏi acid uric: có đặc điểm sỏi sẽ tan nếu chúng ta cho thuốc làm kiềm hóa nước tiểu và hạ acid uric máu. Thuốc natribicarbonat 5 - 10g/ ngày. Hoặc kalicitrat để giữ pH trong nước tiểu trong khoảng 6,5 - 7,2; pH cao làm tăng hiệu quả điều trị nhưng làm tăng nguy cơ tạo sỏi calcium phosphate hoặc foncitril 4000mg uống 1 - 2 gói/ ngày có tác dụng kiềm hóa nước tiểu.
4. Dinh dưỡng
- Cho bệnh nhân uống nhiều nước 2 - 3 lít/ ngày.
- Hạn chế ăn thức ăn có nhiều purin và protein.
5. Phòng ngừa
Do tính chất đa dạng của cấu tạo hóa học của sỏi, việc phòng ngừa sỏi gặp nhiều khó khăn. Các biện pháp chung bao gồm:
- Uống đủ nước để làm loãng nước tiểu và giảm sự kết tủa. Trong điều kiện bình thường, người lớn nên uống khoảng trên 2 lít nước hoặc lượng nước tiểu 24 giờ trên 2,5 lít.
- Chế độ cân bằng
+ Dùng nhiều chất xơ và rau.
+ Hạn chế muối: 4 - 5g/ngày.
+ Lượng protein động vật hạn chế: 0,8 - 1g/kg/ngày.
+ Giảm stress.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận-tiết niệu (Ban hành kèm theo Quyết định số 3931/QĐ-BYT ngày 21/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Hướng dẫn chẩn đoán điều nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở Việt Nam 2013.
- Hướng dẫn chẩn đoán điều trị 2015 Hội tiết niệu- Thận học Việt Nam.
- Phác đồ điều trị năm 2016 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang
TĂNG SẢN LÀNH TÍNH TIỀN LIỆT TUYẾN
(U XƠ TIỀN LIỆT TUYẾN)
1. ĐẠI CƯƠNG
- Là bệnh lý chỉ có ở nam giới lớn tuổi do tuyến tiền liệt tăng sinh dần theo tuổi.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Hỏi bệnh
- Hỏi tiền sử liên quan các chấn thương hoặc phẫu thuật vùng chậu, các loại thuốc đã uống
- Xác định các triệu chứng cơ năn.
- Hai hội chứng thường gặp: hội chứng kích thích bàng quang: tiểu lắc nhắt, tiểu són, tiểu gấp... và hội chứng tắc nghẽn đường tiểu dưới: tiểu khó, tia nước tiểu yếu, tiểu ngắt quãng ...
2.2. Khám lâm sàng
- Khám hệ tiết niệu: chú ý cầu bàng quang.
- Thăm trực tràng là bắt buộc để đánh giá các đặc điểm của tuyến tiền liệt.
2.3. Cận lâm sàng
- Xét nghiệm nước tiểu: xác định tình trạng nhiễm khuẩn niệu.
- Đánh giá chức năng thận: Ure, Creatinin máu.
- Siêu âm: để đánh giá hình thái, tính chất và thể tích tuyến tiền liệt, đo thể tích nước tiểu tồn lưu, khảm sát bất thường khác của hệ tiết niệu.
- Chụp x quang hệ tiết niệu: trong trường hợp nghi ngờ có sỏi tiết niệu kèm theo.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Theo dõi
- Chỉ định cho những bệnh nhân có triệu chứng đường tiết niệu dưới nhẹ và vừa, chưa có tình trạng tắc nghẽn nặng.
- Các chỉ tiêu theo dõi: đình kỳ 6 - 12 tháng.
+ Triệu chứng đường tiểu dưới.
+ Siêu âm đo kích thước tuyến tiền liệt, đo thể tích nước tiểu tồn lưu.
+ Xét nghiệm nước tiểu.
3.2. Điều trị nội khoa
- Thuốc chẹn alpha: sử dụng ưu tiên cho các trường hợp có triệu chứng đường tiết niệu dưới, mức độ tắc nghẽn trung bình.
+ Alfuzocin 10mg x 1 lần /ngày.
+ Tamsulosin 0,4mg x 1 lần/ngày.
+ Doxazocin 1mg x 1 lần/ngày, tối đa 8mg/ngày.
+ Terazocin: khởi đầu 1mg/ngày, duy trì 5 - 10mg/ngày.
- Thuốc ức chế alpha reductase (5-ARI): được chỉ định cho những trường hợp có triệu chứng đường tiết niệu dưới, mức độ tắc nghẽn trung bình, tuyến tiền liệt > 40ml. Có thể phối hợp với thuốc chẹn alpha khi điều trị bằng thuốc chẹn alpha đơn thuần kém hiệu quả.
+ Dutasteride: 0,5mg/ngày.
+ Finasteride: 5mg/ngày
- Thuốc kháng muscarinic: Oxybutynin ER 5mg x 2 - 3 lần/ngày.
Được chỉ định cho những trường hợp có triệu chứng đường tiết niệu dưới, mức độ tắc nghẽn trung bình, đồng thời có triệu chứng bàng quang nổi trội. Chống chỉ định khi thể tích nước tiểu tồn lưu > 100ml.
- Thuốc đối kháng vasopressin-desmopressin: được chỉ định cho các trường hợp có tiểu đêm do đa niệu. Desmopressin 0,1 - 0,4mg x 1 lần/ngày.
- Thảo dược: Tadenan, Trinh nữ hoàng cung … hiện nay chưa có khuyến cáo chỉ định rõ ràng.
- Thuốc khác …
3.3. Điều trị ngoại khoa. (Chuyển tuyến trên điều trị theo chuyên khoa)
3.3.1. Chỉ định
- Chỉ định tuyệt đối: đối với các trường hợp có:
+ Nhiễm trùng tiết niệu tái diễn.
+ Sỏi bàng quang.
+ Tiểu máu, tái diễn.
+ Bí tiểu cấp tái diễn.
+ Túi thừa bàng quang.
+ Giản niệu quản hoặc suy thận nguyên nhân từ tắc nghẽn do tăng sinh tuyến tiền liệt.
- Chỉ định tương đối: điều trị nội khoa không hiệu quả.
3.3.2. Các kỹ thuật ngoại khoa.
- Mổ hở: đường vào qua bàng quang hoặc đường vào sau xương mu.
- Chỉ định trong các trường hợp:
+ Thể tích tuyến tiền liệt > 80ml.
+ Kèm túi thừa bàng quang có chỉ định cắt bỏ.
+ Có sỏi bàng quang lớn kèm theo.
Tài liệu tham khảo
- Bệnh học niệu khoa, NXB Y học, 2010.
- Các khối u đường tiết niệu (2013), Vũ Lê Chuyên, NXB Y học.
- Phác đồ điều trị Bệnh viện đa khoa trung tâm An giang năm 2014
VIÊM TINH HOÀN
1. ĐẠI CƯƠNG
Thường là hậu quả sau viêm mào tinh hoàn, nhiễm khuẩn nước tiểu, phẫu thuật cắt tiền liệt tuyến hay đặt ống thông niệu đạo lâu ngày, nhiễm siêu vi của bệnh quai bị.
2. LÂM SÀNG
- Đau ở tinh hoàn, đau lan lên ống bẹn.
- Da bìu đỏ rực và phù nề
- Tinh hoàn căng nóng, sờ có cảm giác lung nhung chất dịch.
- Có tràn dịch hoặc tràn mủ màng tinh hoàn cấp.
3. ĐIỀU TRỊ
- Chủ yếu điều trị nội khoa
3.1. Kháng sinh
- Azithromycin 500mg: 1v/ ngày x 3-5 ngày hoặc
- Doxycycline 100mg: 1v x 2 lần / ngày x 10 ngày hoặc
- Ciproloxacin 500mg: 1v x 2 lần/ ngày, x 10 - 14 ngày hoặc
- Augmentine 1g (Amoxcilin500mg+ Acid clavulanic 125mg) 1v x2 (u)/ngày
- Cefuroxim500mg 1 x 2(u)/ngày
- Nhóm Quinolon dạng uống hay tiêm chích tùy theo giai đoạn của bệnh
- Nhóm Cephalosporin thế hệ thứ 1, 2, 3 dạng uống hay tiêm chích tùy theo giai đoạn của bệnh
- Ceftriaxone 1g: 1 lọ x 2(TTM) /ngày
- Cephotaxim 1g: 1 lo x 3 (TTM)/ngày
- Gentamycin 80 mg 02 ống (TB)/ngày....
3.2. Kháng viêm
- Corticoit: (Uống hoặc Tiêm tĩnh mạch)
- Methyl prenisolo 16mg: 1viên x 2 (uống)/ngày
- Prenisolon 5mg: 2 viên x 2(uống)/ngày ...
3.3. Giảm đau
- Kháng viêm không steroid:
+ Meclocicam 15mg tiêm bắp 1 - 2 lần/ngày hoặc
+ Diclofenac 75mg tiêm bắp 1 - 2 lần/ngày hoặc
+ Paracetamol 1g (TTM)/ ngày...
*Chú ý: Khi hình thành ổ abces cho nhập viện rạch rộng ổ abces để tháo mủ và cá tổ chức nhu mô hoại tử củ tinh hoàn.
Tài liệu tham khảo
- Bài giảng bệnh học nội khoa, ngoại khoa của Trường đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh
- Bài giảng bệnh học nội khoa, ngoại khoa của Trường đại học Y dược thành phố cần thơ
CHƯƠNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM
BỆNH CÚM MÙA
1. ĐẠI CƯƠNG
Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân. Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi. Tại Việt Nam, các virus gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B.
Bệnh cúm mùa tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch, người già (> 65 tuổi), phụ nữ có thai.
Bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Lâm sàng: Sốt (thường trên 380C), đau nhức cơ toàn thân và có một trong số các biểu hiện về hô hấp như đau họng, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, khó thở. Hình ảnh chụp XQ phổi bình thường hoặc có tổn thương thâm nhiễm lan tỏa ở phổi.
2.2. Xét nghiệm
CTM 18 chỉ số: công thức máu bạch cầu bình thường hoặc giảm.
Ure, Creatinin, AST, ALT, Na, K, Cl, Ca….
2.3. Chẩn đoán xác định. Có yếu tố dịch tễ: sống hoặc đến từ khu vực có bệnh cúm lưu hành hoặc có tiếp xúc trực tiếp với người bệnh cúm.
Lâm sàng: có các triệu chứng như nêu trên.
2.4. Chẩn đoán mức độ bệnh
2.4.1. Cúm chưa có biến chứng (cúm nhẹ)
Lâm sàng có biểu hiện hội chứng cúm đơn thuần.
2.4.2. Cúm có biến chứng (cúm nặng)
- Là ca bệnh có biểu hiện lâm sàng như trên hoặc ca bệnh đã được chẩn đoán xác định kèm theo một trong các biểu hiện sau:
+ Có tổn thương ở phổi với biểu hiện suy hô hấp trên lâm sàng (thở nhanh, khó thở, SpO2 giảm, PaO2 giảm) và/hoặc.
+ Có các biến chứng thứ phát như viêm xoang, viêm phổi do bội nhiễm vi khuẩn, sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng.
+ Có các dấu hiệu nặng lên của các bệnh lý mạn tính kèm theo (bệnh phổi, bệnh gan, suy thận, tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh về máu).
- Các đối tượng nguy cơ dễ mắc cúm biến chứng bao gồm:
- Người già trên 65 tuổi.
- Phụ nữ có thai.
- Người lớn mắc các bệnh mạn tính.
- Suy giảm miễn dịch (người bệnh đang điều trị thuốc chống ung thư, HIV/AIDS).
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc chung
- Người bệnh nghi ngờ nhiễm cúm hoặc đã xác định nhiễm cúm phải được cách ly y tế và thông báo kịp thời cho cơ quan y tế dự phòng.
- Nhanh chóng đánh giá tình trạng người bệnh và phân loại mức độ bệnh. Các trường hợp bệnh nặng hoặc có biến chứng nặng cần kết hợp các biện pháp hồi sức tích cực và điều trị căn nguyên.
- Thuốc kháng virus được dùng càng sớm càng tốt khi có chỉ định.
- Ưu tiên điều trị tại chỗ, nếu điều kiện cơ sở điều trị cho phép nên hạn chế chuyển tuyến.
3.2. Xử trí theo mức độ bệnh
- Cúm có biến chứng: cần được nhập viện để điều trị
- Cúm có kèm theo các yếu tố nguy cơ: nên được nhập viện để theo dõi
- Cúm chưa biến chứng: có thể không cần xét nghiệm hoặc điều trị cúm tại cơ sở y tế nếu biểu hiện triệu chứng nhẹ. Nếu triệu chứng nặng lên hoặc người bệnh lo lắng về tình trạng sức khỏe nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và chăm sóc.
3.3. Điều trị hỗ trợ
- Hạ sốt: chỉ dùng paracetamol khi sốt trên 38,50C, không dùng thuốc nhóm salicylate như aspirin để hạ sốt.
- Đảm bảo cân bằng nước điện giải.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý.
3.4. Điều trị cúm biến chứng
- Hỗ trợ hô hấp khi có suy hô hấp: thở oxy, thở CPAP hoặc thông khí nhân tạo tùy từng trường hợp.
- Phát hiện và điều trị sớm các trường hợp bội nhiễm vi khuẩn với kháng sinh thích hợp.
- Phát hiện và điều trị suy đa phủ tạng.
* Chuyển tuyến trên .
3.5. Tiêu chuẩn ra viện
- Hết sốt và hết các triệu chứng hô hấp trên 48 giờ (trừ ho).
- Tình trạng lâm sàng ổn định.
- Sau khi ra viện phải cách ly y tế tại nhà cho đến hết 7 ngày tính từ khi khởi phát triệu chứng.
4. DỰ PHÒNG
4.1. Các biện pháp phòng bệnh chung
- Phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh nghi nhiễm cúm.
- Tăng cường rửa tay.
- Vệ sinh hô hấp khi ho khạc.
- Tránh tập trung đông người khi có dịch xảy ra.
4.2. Phòng lây nhiễm từ người bệnh
- Cách ly người bệnh ở buồng riêng.
- Người bệnh phải đeo khẩu trang trong thời gian điều trị.
- Thường xuyên làm sạch và khử khuẩn buồng bệnh và quần áo, dụng cụ của người bệnh.
4.3. Phòng cho nhân viên y tế
- Rửa tay thường quy trước và sau khi thăm khám người bệnh bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn nhanh.
- Phương tiện phòng hộ gồm khẩu trang, găng tay, mũ, bao giầy hoặc ủng, mặt nạ che mặt ... phải luôn có sẵn ở khu vực cách ly, được sử dụng đúng cách và khi cần thiết. Sau khi dùng được xử lý theo quy định của Bộ Y tế.
- Giám sát lập danh sách nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc, điều trị cho người bệnh, nhân viên làm việc tại khoa có người bệnh và nhân viên phòng xét nghiệm xử lý bệnh phẩm. Những nhân viên này cần được theo dõi thân nhiệt và các biểu hiện lâm sàng hàng ngày.
- Nhân viên mang thai, mắc bệnh tim phổi mạn tính nên tránh tiếp xúc với người bệnh.
4.4. Tiêm phòng vaccin cúm
Nên tiêm phòng vaccin cúm hàng năm.
4.5. Dự phòng bằng thuốc
- Có thể điều trị dự phòng bằng thuốc kháng virus oseltamivir (Tamiflu) cho những người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc cúm biến chứng có tiếp xúc với người bệnh được chẩn đoán xác định cúm.
- Thời gian điều trị dự phòng là 10 ngày.
- Liều lượng như sau:
- Oseltamivir 75 mg x 1 lần/ngày x 10 ngày
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm (Ban hành kèm theo Quyết định số 5642/QĐ-BYT, ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
BỆNH UỐN VÁN
1. ĐẠI CƯƠNG
- Uốn ván là một bệnh cấp tính nặng, có khả năng gây tử vong do độc tố của vi khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) gây ra đặc trưng bởi các cơn co giật trên nền tăng trương lực cơ.
- Ở các nước phát triển, tỷ lệ mắc uốn ván hàng năm là 0,1 - 0,2 trường hợp/1 triệu dân với tỷ lệ tử vong là 13,2%. Ở các nước đang phát triển, có khoảng 1 triệu trường hợp uốn ván mỗi năm với 300 nghìn đến 500 nghìn ca tử vong. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc uốn ván hàng năm là 1,87 trường hợp/100.000 dân với tỷ lệ tử vong dưới 5%.
2. NGUYÊN NHÂN
- Vi khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) là trực khuẩn Gram (+) kỵ khí bắt buộc, sinh nha bào và gây bệnh bằng ngoại độc tố.
- C. tetani có thể tìm thấy trong ống tiêu hóa động vật có vú và phổ biến ở trong đất. C. tetani tồn tại dưới 2 dạng là dạng nha bào khi ở ngoài môi trường và dạng hoạt động khi xâm nhập vào cơ thể gây bệnh (thông qua vết thương).
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Yếu tố dịch tể:
Có cửa ngõ vào phù hợp với diễn biến của bệnh (20% - 30% không có cửa ngõ vào). Không chủng ngừa hoặc chủng ngừa không đầy đủ.
3.2 Lâm sàng
- Uốn ván toàn thân: là thể bệnh thường gặp nhất với các triệu chứng: Co cứng cơ toàn thân liên tục xuất hiện theo một trình tự nhất định: Cơ nhai cơ mặt cơ cổ cơ cột sống …. cơ chi trên.
- Co giật cứng toàn thân tự nhiên hay bị kích thích, tiếng động, va chạm, ánh sáng. người bệnh rất đau, co cứng điển hình làm cho người bệnh ưỡn cong.
- Co thắt thanh quản gây khó thở, tím tái, ngạt thở dẫn đến ngừng tim.
- Co thắt hầu họng gây khó nuốt, nuốt vướng, ứ đọng đờm rãi, dễ bị sặc.
- Co thắt các cơ vòng gây bí tiểu, bí đại tiện.
- Cơn co giật toàn thân trên nền co cứng cơ xuất hiện tự nhiên, tăng lên khi kích thích.
- Trong cơn co giật người bệnh vẫn tỉnh và biểu hiện đặc trưng bằng nắm chặt tay, uốn cong lưng và tay ở tư thế dạng hoặc gấp, chân duỗi, thường người bệnh ngừng thở khi ở vào các tư thế này. Cơn giật kéo dài vài giây đến vài phút hoặc hơn. Trong cơn giật người bệnh rất dễ bị co thắt thanh quản, co cứng cơ hô hấp dẫn đến giảm thông khí, thiếu oxy, tím tái, ngừng thở, và có thể tử vong.
Rối loạn thần kinh thực vật gặp trong trường hợp nặng với các biểu hiện: da xanh tái, vã mồ hôi, tăng tiết đờm rãi, sốt cao 39 - 40oC hoặc hơn, tăng hoặc hạ huyết áp, huyết áp dao động không ổn định, loạn nhịp tim có thể ngừng tim, có các biểu hiện lâm sàng điển hình qua 4 giai đoạn như mô tả ở trên.
- Ngoài ra còn có thể uốn ván khác: Uốn ván cục bộ, Uốn ván thể đầu (thể không liệt và liệt)
- Thời kỳ lui bệnh
Thời kỳ lui bệnh bắt đầu khi các cơn co giật toàn thân hay co thắt hầu họng - thanh quản bắt đầu thưa dần; tình trạng co cứng toàn thân còn kéo dài nhưng mức độ giảm dần; miệng từ từ há rộng; phản xạ nuốt dần trở lại.
Thời kỳ này kéo dài vài tuần đến hàng tháng tuỳ theo mức độ nặng của bệnh.
3.2. Cận lâm sàng
- CTM, Ure Creatinin AST, ALT, Ion đồ…
3.3. Chẩn đoán xác định
Chẩn đoán uốn ván chủ yếu dựa trên các biểu hiện lâm sàng bao gồm:
Khít hàm: tăng dần và tăng lên khi kích thích, là dấu hiệu sớm nhất và gặp ở
hầu hết các người bệnh.
Co cứng cơ toàn thân, liên tục, đau: co cứng các cơ theo trình tự mặt, gáy, cổ, lưng, bụng, chi và ngực, đặc biệt là cơ bụng, co cứng tăng khi kích thích. Người bệnh có “vẻ mặt uốn ván” (+).
Cơn co giật toàn thân: xuất hiện trên nền co cứng cơ. Cơn giật tăng lên khi kích thích, trong cơn giật người bệnh vẫn tỉnh.
Có thể có cơn thắt hầu họng - thanh quản
Thường có vết thương trước khi xuất hiện triệu chứng uốn ván
Người bệnh không có chủng ngừa hay chủng ngừa không đầy đủ đối với bệnh uốn ván
3.4. Phân loại thể bệnh
Uốn ván toàn thể: có các biểu hiện lâm sàng điển hình qua 4 giai đoạn như mô tả ở trên.
Uốn ván cục bộ: hiếm gặp, biểu hiện bằng co cứng cơ, tăng trương lực và co giật cơ ở một chi hoặc một vùng cơ thể, thường tiến triển thành uốn ván toàn thể.
Uốn ván thể đầu: người bệnh có vết thương ở vùng đầu mặt cổ, cứng hàm, nói khó, nuốt vướng, co cứng cơ mặt, liệt dây thần kinh sọ số VII. Giai đoạn bệnh sau đó thường tiến triển thành uốn ván toàn thể.
3.5. Chẩn đoán phân biệt
Tăng trương lực cơ do thuốc
Khít hàm do nhiễm trùng răng, áp xe hầu họng, viêm khớp thái dương hàm
Ngộ độc strychnin
Hội chứng người cứng là một rối loạn thần kinh hiếm gặp đặc trưng bởi cứng cơ nghiêm trọng. Người bệnh không có khít hàm hoặc giật cơ mặt và đáp ứng nhanh chóng với diazepam là dấu hiệu giúp phân biệt hội chứng này với uốn ván thực sự.
4.4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc điều trị: người bệnh uốn ván nên được điều trị tại khoa hồi sức tích cực.
Ngăn chặn sản xuất độc tố
Trung hòa độc tố
Kiểm soát co giật và co cứng cơ
Điều chỉnh rối loạn thần kinh thực vật
Điều trị hồi sức tích cực và các biện pháp hỗ trợ khác
4.2. Điều trị cụ thể
- Thở oxy: khi SpO2 < 92%.
- Ngăn chặn tạo độc tố uốn ván:
+ Xử lý vết thương: mở rộng vết thương, cắt bỏ triệt để tổ chức hoại tử tại vết thương để loại bỏ nha bào uốn ván.
+ Kháng sinh diệt vi khuẩn uốn ván:
. Metronidazol 500 mg, truyền TM cách 6 - 8 giờ/lần; thời gian điều trị 7 - 10 ngày.
. Cefotaxin1g x 3 / ngày x 7-14 ngày hoặc Ceftazidin 1g x 3 / ngày x 7-14 ngày
. Trung hòa độc tố uốn ván
. Kiểm soát co giật và co cứng cơ
- Nguyên tắc:
+ Để người bệnh nơi yên tĩnh, kiểm soát ánh sáng, tiếng ồn và tránh kích thích gây co giật là các biện pháp quan trọng trong chăm sóc người bệnh uốn ván.
+ Dùng liều lượng thuốc ít nhất mà khống chế được cơn giật, không ức chế hô hấp và tuần hoàn.
+ Ưu tiên dùng loại thuốc ít độc, ít gây nghiện, thải trừ nhanh, dung nạp tốt khi tiêm hay truyền tĩnh mạch.
+ Điều chỉnh hàng ngày, hàng giờ cho phù hợp.
+ Chia rải đều liều thuốc cho trong cả ngày theo giờ để làm nền và chỉ định tiêm thêm nếu cần thiết.
- Điều trị cụ thể:
+ Diazepam: liều thường dùng từ 2 - 7 mg/kg/24h, chia đều mỗi 1 giờ, 2 giờ hoặc 4 giờ. Dùng đường uống qua sonde dạ dày hoặc tiêm tĩnh mạch, mỗi lần 1 - 2 ống (10 - 20 mg), hoặc kết hợp cả uống và cả tiêm. Không nên dùng quá 240 mg diazepam/ngày. Khi dùng liều cao phải hỗ trợ thông khí cho bệnh nhân. Diazepam đường tiêm có thể gây toan lactic máu.
- Điều chỉnh rối loạn thần kinh thực vật
+ Magnesium sulfate: liều khởi đầu 40 mg/kg trong 30 phút rồi duy trì 20 - 80 mg/kg/giờ truyền TM, duy trì nồng độ Mg trong máu từ 2 - 4 mmol/L.
+ Thuốc ức chế beta giao cảm: Labetalol liều 0,25 - 1,0 mg/phút thường được dùng, không nên dùng propranolol do nguy cơ đột tử.
+ Morphine sulfate được dùng để giảm đau và kiểm soát rối loạn thần kinh thực vật, truyền TM liên tục liều có thể đến 0,5 - 1,0 mg/kg/giờ trong trường hợp để kiểm soát rối loạn thần kinh thực vật.
+ Atropine và clonidine để điều chỉnh nhịp tim và huyết áp nhưng hiệu quả hạn chế.
+ Điều trị hồi sức tích cực và các biện pháp hỗ trợ khác Hồi sức hô hấp.
+ Đảm bảo thông thoáng đường thở:
. Hút đờm dãi, không ăn uống đường miệng để tránh sặc và co thắt thanh môn.
. Mở khí quản: bảo vệ đường thở, hút đờm dãi và thông khí nhân tạo. Chỉ định:
Những trường hợp có tiên lượng nặng nên chỉ định mở khí quản sớm.
Khi người bệnh có dấu hiệu chẹn ngực, co giật toàn thân khó kiểm soát với thuốc chống co giật, co thắt hầu họng - thanh quản.
Ứ đọng đờm rãi.
6.6. DỰ PHÒNG
6.1. Dự phòng chủ động sau khi bị uốn ván
Miễn dịch sau khi mắc bệnh uốn ván không bền vững nên phải tiêm vaccin uốn ván (Anatoxin tetanus - AT): tiêm 3 mũi, mũi thứ hai cách mũi thứ nhất 01 tháng, mũi thứ ba cách mũi thứ hai từ 6 tháng đến 1 năm. Sau đó cách 5 - 10 năm tiêm nhắc lại 1 mũi.
6.2. Dự phòng thụ động sau khi bị thương
Cắt lọc sạch vết thương, rửa oxy già và thuốc sát trùng, dùng kháng sinh penicillin hay erythromycin, nếu chưa được chủng ngừa hay chủng ngừa không đầy đủ đối với bệnh uốn ván nên tiêm SAT 1500 đơn vị (1 - 2 ống tiêm bắp), tiêm vaccin uốn ván để có miễn dịch chủ động.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm (Ban hành kèm theo Quyết định số 5642/QĐ-BYT, ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
BỆNH TIÊU CHẢY DO VI KHUẨN
1. ĐẠI CƯƠNG
Tiêu chảy do vi khuẩn là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, liên quan mật thiết đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Biểu hiện lâm sàng chung thường thấy là: sốt, nôn, đau bụng, và tiêu chảy nhiều lần.
Tiêu chảy do vi khuẩn là bệnh phổ biến khắp thế giới, đặc biệt ở những nước đang phát triển, liên quan đến điều kiện vệ sinh môi trường, thức ăn. Trường hợp tiêu chảy nặng có thể gây mất nước hoặc nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân dẫn tới tử vong do, đặc biệt ở trẻ em và người già.
2. CĂN NGUYÊN THƯỜNG GẶP
- Tiêu chảy do độc tố vi khuẩn: Vibrio cholerae, E. coli, tụ cầu.
- Tiêu chảy do bản thân vi khuẩn (tiêu chảy xâm nhập): Shigella, Salmonella, E. coli, Campylobacter, Yersinia, Clostridium difficile…
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Chẩn đoán sơ bộ
- Nôn và buồn nôn.
- Tiêu chảy nhiều lần, phân có nhiều nước, phân thường có nhầy, đôi khi có máu, đau bụng quặn từng cơn, mót rặn,
- Biểu hiện toàn thân:
+ Có thể sốt hoặc không sốt.
+ Tình trạng nhiễm độc: mệt mỏi, nhức đầu, có thể có hạ huyết áp.
+ Tình trạng mất nước.
3.2. Các mức độ mất nước:
Các dấu hiệu Mất nước độ 1 Mất nước độ 2 Mất nước độ 3
Khát nước Ít Vừa Nhiều
Tình trạng da Bình thường Khô Nhăn nheo, mất đàn hồi da, mắt trũng
Mạch < 100 lần/phút Nhanh nhỏ (100-120 lần/phút) Rất nhanh, khó bắt (> 120 lần/phút)
Huyết áp Bình thường < 90 mmHg Rất thấp, có khi không đo được
Nước tiểu Ít Thiểu niệu Vô niệu
Tay chân lạnh Bình thường Tay chân lạnh Lạnh toàn thân
Lượng nước mất 5-6% trọng lượng cơ thể 7-9% trọng lượng cơ thể Từ 10% trọng lượng cơ thể trở lên
3.3. Xét nghiệm
- CTM, Ure, Creatinin, AST, ALT, Na, K, Cl, Ca, Echo bụng…
3.4. Chẩn đoán xác định
- Dịch tễ: nguồn lây (thức ăn, nước uống).
- Lâm sàng: tiêu chảy, buồn nôn, nôn, sốt.
- Xét nghiệm: cấy phân tìm vi khuẩn gây bệnh.
3.5. Chẩn đoán phân biệt
- Ngộ độc hóa chất.
- Tiêu chảy do virus, do ký sinh trùng.
- Bệnh lý đại tràng khác: viêm đại tràng mạn, ung thư đại tràng..
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc
- Đánh giá tình trạng mất nước và bồi phụ nước điện giải.
- Điều trị kháng sinh tùy căn nguyên. Cần dự đoán căn nguyên và điều trị ngay.
- Điều trị triệu chứng.
4.2. Điều trị cụ thể
4.2.1. Sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm
Trong trường hợp chưa có kết quả vi sinh, cần cân nhắc dùng kháng sinh trong những trường hợp sau:
- Cơ địa: suy giảm miễn dịch, người già, phụ nữ có thai.
- Toàn trạng: người bệnh có sốt, tình trạng nhiễm trùng.
- Phân: Tiêu phân đàm máu.
- Xét nghiệm: Công thức máu có bạch cầu và/hoặc bạch cầu trung tính tăng.
4.2.2. Sử dụng kháng sinh trong tiêu chảy nhiễm khuẩn do một số căn nguyên thường gặp
- Kháng sinh thường hiệu quả trong trường hợp tiêu chảy xâm nhập.
- Thường dùng kháng sinh đường uống. Kháng sinh đường tiêm, truyền chỉ dùng trong trường hợp nặng có nhiễm khuẩn toàn thân.
+ Ciprofloxacin 0,5 g x 2 lần/ngày x 5 ngày
+ Quinolon khác: ofloxacin 0,2 g x 2 lần/ngày x 5 ngày
- Phụ nữ có thai hay cho con bú sử dụng: Azithromycin 0,5 g/ngày x 5 ngày
-Trường hợp nặng có nhiễm khuẩn toàn thân.
+ Cefotaxin. 1g x 3 /ngày x 5 - 7 ngày Hoặc: Ceftazidin 1g x 3 /ngày x 5 - 7 ngày.
4.2.3. Điều trị triệu chứng
4.2.3.1. Đánh giá và xử trí tình trạng mất nước
- Phải đánh giá ngay và kịp thời xử trí tình trạng mất nước khi người bệnh đến viện và song song với việc tìm căn nguyên gây bệnh.
- Người bệnh mất nước độ I, uống được: bù dịch bằng đường uống, dùng dung dịch ORESOL.
- Người bệnh mất nước từ độ II trở lên, không uống được: bù dịch bằng đường tĩnh mạch. Dung dịch được lựa chọn: Ringer lactat. Ngoài ra: NaCl 0,9%.
4.2.3.2. Điều trị hỗ trợ
- Không dùng thuốc làm giảm nhu động ruột
- Sử dụng các men vi sinh: lactobacylus…
- Làm săn niêm mạc ruột: smecta.
- Không lạm dụng các thuốc cầm tiêu chảy như loperamide.
5. TIÊU CHUẨN RA VIỆN: Hết triệu chứng lâm sàng trên 48 giờ
6. DỰ PHÒNG
- Tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm:
- Ăn chín - uống nước đã đun sôi.
- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Cải thiện hệ thống cấp thoát nước, vệ sinh môi trường.
- Điều trị dự phòng khi ở trong vùng có dịch.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm (Ban hành kèm theo Quyết định số 5642/QĐ-BYT, ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
THƯƠNG HÀN
1. ĐẠI CƯƠNG
Bệnh thương hàn (Typhoid fever) là một bệnh cấp tính toàn thân do vi khuẩn Salmonella enterica typ huyết thanh Typhi gây nên với bệnh cảnh sốt kéo dài, có nhiều biến chứng nặng như xuất huyết tiêu hóa, thủng ruột, viêm cơ tim, viêm não dễ dẫn đến tử vong.
Bệnh lưu hành ở những khu vực có tình trạng vệ sinh thấp kém, đôi khi bùng phát thành dịch, lây qua đường tiêu hóa qua đồ ăn, thức uống bị nhiễm mầm bệnh hoặc qua đường phân - tay - miệng.
Bệnh thường gặp ở hầu hết các nước đang phát triển trên thế giới ở châu Á, châu Phi và Mỹ La tinh, ít gặp tại một số nước công nghiệp phát triển như: Hoa Kỳ, Canada, tây Âu, Úc và Nhật Bản.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Lâm sàng: Sốt, Mạch nhiệt độ phân ly; dấu nhiễm trùng nhiễm độc: Lưỡi khô, rêu lưỡi trắng dày, rìa lưỡi đỏ (hình ảnh lưỡi quay).
- Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy hay táo bón, tình trạng bụng: Sình bụng, đầy hơi đau bụng lan tỏa, sờ thấy lạo xạo hố chậu phải.
- Lưỡi bẩn mất gai, loét vòm hầu.
- Gan, lách to.
- Hồng ban.
- Các triệu chứng khác: Ho khan, ral phế quản, Xuất huyết da niêm, rong kinh, Vàng mắt, vàng da
3.2. Cận lâm sàng: CTM 18 chỉ số, Ure, Creatinin, AST, ALT, Na, K, Cl, Ca…Phản ứng Widal: (+). Echo bụng tổng quát
3.3. Chẩn đoán xác định: Phản ứng Widal: (+).
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc điều trị
Dùng kháng sinh thích hợp.
Điều trị hỗ trợ và chăm sóc tốt.
Phát hiện sớm và điều trị các biến chứng như thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa và các biến chứng khác.
Dùng corticoid liều cao cho những người bệnh có biểu hiện viêm não hoặc nhiễm độc nội độc tố nặng.
4.2. Điều trị đặc hiệu
Các kháng sinh còn hiệu lực: fluoroquinolon (ciprofloxacin, ofloxacin) hoặc cephalosporin thế hệ III (cefotaxim, ceftazidin, ceftriaxon).
Liều lượng thuốc: Ciprofloxacin hoặc ofloxacin: 500 mg x 3 lần/ngày x 7 - 14 ngày.
Ofloxacin: 200 mg x 2 /ngày x 7 - 14 ngày. Cephalosporin thế hệ III: 1g x 3 /ngày.
Thời gian: Điều trị 7 - 14 ngày, tùy theo mức độ nặng nhẹ và diễn tiến của bệnh.
Sử dụng corticoid cho những thể nặng có rối loạn tri giác, lơ mơ, đờ đẩn, hôn mê, tình trạng sốc, huyết áp thấp.
Thuốc: Dexamethason liều 3 mg/kg truyền tĩnh mạch chậm trong vòng 30 phút. Sau đó cứ mỗi 6 giờ lại dùng một liều Dexamethason 1 mg/kg cho đến hết 8 liều.
Điều trị các biến chứng (trụy mạch, xuất huyết tiêu hóa, thủng ruột...).
4.3. Điều trị hỗ trợ
- Chế bđộ ăn-cân bằng điện giải
+ Ăn thức ăn mềm, ít xơ, dễ tiêu, giàu dinh dưỡng.
+ Bù đủ dịch và điều chỉnh rối loạn điện giải.
- Chăm sóc điều dưỡng:
+ Sốt cao lau mát để hạ nhiệt, các thuốc hạ nhiệt nhóm paracetamol. + Xoay trở chống loét, vệ sinh da, răng miệng mỗi ngày.
4.4. Theo dõi và xử trí các biến chứng
Đặc biệt là xuất huyết tiêu hóa và thủng ruột hay xảy ra vào tuần lễ thứ 2 - 3 của bệnh.
- Xuất huyết tiêu hóa: Cầm máu, hạn chế thuốc uống, chuyển sang thuốc tiêm, truyền dịch.
- Thủng ruột: Mời Khoa Ngoại hội chẩn.
4.5. Tái phát
Thường nhẹ.
Do điều trị không đủ liều lượng thuốc hoặc đủ ngày.
Biểu hiện: sốt lại khoảng 2 tuần sau khi ngừng kháng sinh hoặc 2 tuần sau khi hồi phục.
5. PHÒNG BỆNH
Biện pháp cơ bản phòng chống bệnh là:
- Cải thiện hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải - rác thải.
- Thực hành an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Giữ vệ sinh cá nhân như rửa tay trước khi ăn và sau khi đi ngoài.
- Xử lý nguồn nhiễm:
+ Phát hiện và điều trị những người mang khuẩn mạn tính.
+ Điều trị cách ly người mắc bệnh.
- Dự phòng bằng vaccin:
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm (Ban hành kèm theo Quyết định số 5642/QĐ-BYT, ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
BỆNH LỴ TRỰC KHUẨN
1. ĐẠI CƯƠNG
- Bệnh do Shigella là tình trạng viêm nhiễm cấp tính ở đường tiêu hóa do trực khuẩn Shigella gây nên với hội chứng lỵ điển hình là đau quặn bụng, mót rặn và đi ngoài phân lỏng như nước rửa thịt.
- Biểu hiện lâm sàng của bệnh do Shigella có thể thay đổi từ thể tiêu chảy nhẹ phân lỏng nước cho đến các thể nặng nề với đau bụng quặn, mót rặn, tiêu phân nhày máu, sốt và dấu hiệu nhiễm trùng nhiễm độc.
- Biểu hiện ở đường tiêu hóa thường tự khỏi trong vài ngày. Dùng kháng sinh sớm có tác dụng giúp hồi phục sớm và rút ngắn thời gian thải vi khuẩn ra phân.
- Tỷ lệ tử vong tùy theo cơ địa người bệnh và tùy typ Shigella. Tỷ lệ tử vong do S. dysenteriae 1 tử vong có thể từ 10% - 30%. S. sonnei chỉ gây tử vong 1%.
2. NGUYÊN NHÂN
Shigella là trực khuẩn Gram âm thuộc họ Enterobateriaceae. Có bốn nhóm Shigella chính là Shigella dysenteriae, Shigella flexneri, Shigella boydii, và Shigella sonnei. Shigella dysenteriae 1 (còn gọi là trực khuẩn Shiga) hay gây dịch và tử vong cao hơn các typ khác.
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Lâm sàng
3.1.1. Thời kỳ ủ bệnh
Thường kéo dài 12 - 72 giờ (trung bình 1 - 5 ngày), không có biểu hiện lâm sàng.
3.1.2. Thời kỳ khởi phát
- Thời kỳ này kéo dài 1 đến 3 ngày.
- Khởi phát đột ngột với các triệu chứng:
- Hội chứng nhiễm trùng: sốt cao 39 - 400C, thường kèm theo ớn lạnh, đau nhức cơ toàn thân, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn hoặc nôn, trẻ nhỏ có thể bị co giật do sốt cao.
- Triệu chứng tiêu hóa: tiêu chảy phân lỏng, toàn nước, kèm theo đau bụng.
3.1.3. Thời kỳ toàn phát
- Bệnh diễn tiến thành bệnh cảnh lỵ đầy đủ:
- Đau bụng quặn từng cơn. Thể trạng suy sụp nhanh chóng, người mệt mỏi, hốc hác, môi khô, lưỡi vàng bẩn.
- Mót rặn, đau vùng trực tràng, có thể dẫn đến sa trực tràng do rặn nhiều. Đi ngoài phân nhầy máu mũi, nhiều lần (có thể 20 - 40 lần/ngày), số lượng phân ít dần theo thời gian bị bệnh. Điển hình phân như nước rửa thịt.
- Khám bụng đau, chướng nhất là phần dưới bên trái, vùng đại tràng sigma, có thể đau toàn bộ khung đại tràng.
3.1.4. Thời kỳ lui bệnh và hồi phục
- Sốt giảm dần rồi hết, người đỡ mệt, cảm giác thèm ăn dần trở lại.
- Các cơn đau bụng thưa và nhẹ dần rồi hết.
- Giảm rồi hết cảm giác mót rặn.
- Số lần đi ngoài giảm dần, nhày máu mũi giảm dần rồi hết, đi ngoài phân sệt rồi thành khuôn trở lại. Đi tiểu nhiều, bụng hết đầy chướng.
3.2. Cận lâm sàng
3.2.1. Công thức máu
- Bạch cầu thường tăng, tăng tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính.
- Hồng cầu bình thường hoặc giảm nhẹ.
3.2.2. Sinh hóa máu: Na. K. Cl. Ca, Ure, Creatinin…
3.2.3. Echo bụng tổng quát
3.3. Chẩn đoán xác định
3.3.1. Lâm sàng
- Sốt và triệu chứng toàn thân.
- Hội chứng lỵ: đau quặn bụng, mót rặn, phân nhày máu mũi.
3.3.2. Cận lâm sàng
Phân lập được trực khuẩn Shigella từ phân người bệnh.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc điều trị
- Dùng kháng sinh sớm và thích hợp để giảm thời gian bị bệnh và giảm thải vi khuẩn ra ngoài môi trường.
- Bồi phụ nước và điện giải sớm và kịp thời để tránh để xảy ra tình trạng sốc do mất nước và rối loạn điện giải.
- Điều trị các triệu chứng khác gồm giảm đau bụng, hạ sốt, trợ tim mạch và các triệu chứng liên quan khác đồng thời với điều trị căn nguyên và bồi phụ nước điện giải.
- Đảm bảo phòng chống lây nhiễm và thông báo dịch theo quy định.
4.2. Điều trị cụ thể
4.2.1. Bồi phụ nước điện giải
- Cần đánh giá mức độ mất nước, điện giải của người bệnh để bù dịch phù hợp và kịp thời.
+ Mất nước nhẹ, không nôn: bù dịch bằng đường uống với oresol.
+ Mất nước từ trung bình tới nặng, kèm theo nôn: bù dịch đường tĩnh mạch với các loại dung dịch: Lactate ringer hoặc natrichlorua 0,9%. Cần phải dựa vào xét nghiệm điện giải đồ để lựa chọn chủng loại dịch cho phù hợp nhằm bồi phụ natri và kali cho đầy đủ.
- Theo dõi mạch, huyết áp, số lượng nước tiểu để điều chỉnh lượng dịch cũng như tốc độ truyền dịch.
4.2.2. Kháng sinh
Cần phải dựa vào tính nhạy cảm và đề kháng kháng sinh của trực khuẩn Shigella để lựa chọn kháng sinh có tác dụng.
Các thuốc được khuyến cáo sử dụng điều trị trực khuẩn lỵ Shigella hiện nay là:
- Ciprofloxacin hoặc Ofloxacin 1v x 2 lần/ngày hoặc
- Cefotaxim 1g x 3 lần/ ngày hoặc Ceftazidin 1g x 3 lần/ ngày
Thời gian điều trị: từ 5 đến 7 ngày.
4.2.3. Điều trị triệu chứng
- Sốt cao: sử dụng thuốc hạ nhiệt paracetamol mỗi lần 10 mg/kg x 3 lần/ ngày hoặc các biện pháp hạ nhiệt không dùng thuốc.
- Giảm đau: Buscopan viên 10 mg x 2 viên/1 lần, 2 - 4 lần/ngày.
- Điều hòa nhu động ruột, chống nôn: Primperan 10 mg (ống hoặc viên): tiêm bắp hoặc tĩnh mạch chậm, hoặc cho uống 10 - 20 mg/1 lần, 2 - 3 lần/ngày.
5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG
5.1. Biến chứng sớm
- Sốc giảm thể tích do mất nước và điện giải.
- Suy thận cơ năng, có thể dẫn đến suy thận thực thể.
- Sa trực tràng hay gặp ở người già.
- Thủng ruột già ở cơ địa suy kiệt.
- Bội nhiễm vi khuẩn khác: nhiễm khuẩn huyết do E. coli, viêm màng não, viêm phổi, viêm tuyến mang tai, viêm thần kinh ngoại biên, hội chứng tán huyết urê huyết cao.
5.2. Biến chứng muộn: Suy dinh dưỡng.
6. PHÒNG BỆNH
- Vệ sinh thực phẩm, vệ sinh ăn uống, và vệ sinh nước: cần rửa tay cẩn thận trước khi ăn và chế biến thực phẩm. Sử dụng nước sạch. Xử lý nước thải hợp vệ sinh. Diệt ruồi nhặng.
- Kiểm tra vệ sinh các loại thức uống và thức ăn chế biến sẵn.
- Phát hiện và cách ly người bệnh. Khử khuẩn chất thải của người bệnh.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm (Ban hành kèm theo Quyết định số 5642/QĐ-BYT, ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
BỆNH NHIỄM TRÙNG Ở DA VÀ MÔ MỀM
1. ĐẠI CƯƠNG
- Nhiễm trùng da và mô mềm là nhiễm trùng thường gặp với biểu hiện lâm sàng đa dạng ở các mức độ khác nhau. Tỷ lệ cần nhập viện điều trị trong số những người bệnh có nhiễm trùng da và mô mềm khoảng 29%.
- Những yếu tố thuận lợi dẫn tới nhiễm trùng da và mô mềm bao gồm: các tổn thương hàng rào da niêm mạc: như vết thương, bỏng. Các bệnh lý mạn tính: đái tháo đường, xơ gan, các bệnh lý gây suy giảm miễn dịch khác.
2. NGUYÊN NHÂN
Các vi khuẩn thường gặp gây nhiễm trùng da và mô mềm:
- Staphylococcus aureus.
- Pseudomonas aeruginosa.
- Các chủng Enterococcus.
- Escherichia coli.
- Các chủng Enterobacter.
- Các chủng Klebsiella.
- Beta-hemolytic Streptococcus.
- Proteus mirabilis.
- Staphylococcus không sinh Coagulase.
- Các chủng Serratia.
- Các vi khuẩn nhóm Clostridium như Clostridium perfringens.
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Lâm sàng
- Chốc (impetigo): thường xuất hiện ở những vị trí tiếp xúc, thường gặp nhất là ở mặt và các chi. Tổn thương có ranh giới rõ ràng nhưng thường nhiều và có thể có hoặc không có bọng nước. Các tổn thương bọng nước ban đầu là các bóng nước ở bề mặt, lớn dần lên thành các bọng nước vàng, sau đó sẫm mầu hơn và đôi khi có mủ. Các tổn thương chốc không có bọng nước khởi phát là các nhú, sau đó tiến triển thành các bóng nước xung quanh là hồng ban và có sẩn, lớn đần lên và vỡ sau 4-6 ngày hình thành lớp vỏ dày.
- Áp xe: là các tổn thương mủ trong hạ bì và mô da sâu hơn. Các tổn thương này thường đau, các nốt đỏ và thường nổi lên các mụn mủ và bao quanh bởi tổn thương phù nề hồng ban.
- Nhọt: là các nhiễm trùng nang lông thường do S. aureus lan rộng qua hạ bì xuống mô dưới da.
- Viêm mô tế bào: là tình trạng nhiễm trùng da cấp tính lan tỏa, gây tổn thương lớp sâu của hạ bì cùng mô mỡ dưới da. Biểu hiện lâm sàng là tình trạng tiến triển nhanh sưng nóng, đỏ. Trên vùng da viêm có thể xuất hiện bọng nước và có thể xuất huyết da hay có các chấm xuất huyết.
- Viêm cân hoại tử là tình trạng nhiễm trùng dưới da, bao gồm cả mô da và cơ bên dưới. Bệnh biển hiện ban đầu có thể là các vết xước nhẹ hoặc các vết cắn, sau đó tiến triển thành tình trạng nhiễm độc toàn thân và sốt cao.
- Viêm cơ mủ: là tình trạng nhiễm trùng trong một nhóm cơ, thường gặp do S. aureus. Biểu hiện là tình trạng đau tại chỗ nhóm cơ, cơ co rút cơ và sốt cao.
- Hoại thư Fournier: là tình trạng nhiễm trùng mô mềm hoại tử ở vùng bìu, dương vật
hoặc môi âm đạo. Nhiễm trùng có thể khởi phát thầm lặng nhưng tiến triển nhanh sau 1-2 ngày.
- Hoại thư sinh hơi do Clostridium: đau rất nhiều ở vị trí tổn thương trong vòng 24 giờ tiếp sau khi nhiễm khuẩn, vùng da nhanh chóng chuyển sang mầu đồng và tím đỏ. Vùng nhiễm trùng mềm hơn và xuất hiện các bọng nước lấp đầy bởi dung dịch hơi đỏ, có khí trong mô và kèm theo các triệu chứng toàn thân như nhiễm độc, nhịp tim nhanh, sốt.
3.2. Cận lâm sàng
- Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi: số lượng bạch cầu máu ngoại vi thường tăng cao (> 12 G/l), trường hợp nhiễm trùng nặng bạch cầu có thể giảm < 4000.
- Tăng CRP.
- Các xét nghiệm đánh giá tổn thương cơ quan tùy theo vị trí nhiễm trùng khởi điểm như X-quang xương, siêu âm, xét nghiệm sinh hóa máu khác…
3.3. Chẩn đoán xác định
Chẩn đoán xác định nhiễm trùng da và mô mềm dựa vào biểu hiện lâm sàng và kết quả nuôi cấy và định danh vi khuẩn gây bệnh từ mẫu bệnh phẩm lấy từ ổ nhiễm trùng.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc điều trị
- Điều trị kháng sinh kết hợp với xử trí các ổ nhiễm trùng.
- Đối với các trường hợp nặng, cần phối hợp với các biện pháp hồi sức phù hợp.
4.2. Điều trị cụ thể
4.2.1. Lựa chọn kháng sinh theo kinh nghiệm và theo kháng sinh đồ
* Chốc và các nhiễm trùng da nhẹ: có thể dùng một trong các kháng sinh sau:
Cefuroxim 0,5g 500 mg x 2 lần/ngày, uống
Erythromycin 500mg 500 mg x 2 lần/ngày, uống
Ciprofloxacin 500mg 500 mg x 2- 3 lần/ngày, uống
Amoxicillin/clavulanate 1g 875/125 mg x 2 lần/ngày, uống
Kem mỡ Mupirocin Bôi tổn thương 3 lần/ngày
* Nhiễm trùng hoại tử da do nhiều vi khuẩn
- Phối hợp một kháng sinh nhóm 1 với 1 kháng sinh nhóm 2
Nhóm 1 Nhóm 2
Ceftazidin 1g (1g x 3lần/ngày) Ciprofloxacin (400 mg mỗi 12 giờ, truyền tĩnh mạch)
Cefotaxim (2 g mỗi 6 giờ, tiêm tĩnh mạch) Metronidazol (500 mg mỗi 6 giờ, truyền tĩnh mạch)
Hoặc dùng:
Oxacillin 1g 1 - 2 g mỗi 4 giờ, tiêm tĩnh mạch
Nhiễm Clostridium
Penicillin 2 - 4 MU mỗi 4 - 6 giờ, tiêm tĩnh mạch
4.2.2. Xử trí ổ nhiễm trùng
Chỉ định phẫu thuật trong các trường hợp sau:
- Các ổ áp xe quanh hậu môn lan rộng hoặc áp xe nhiều ổ cần dẫn lưu và cắt lọc.
- Nhiễm trùng vị trí phẫu thuật: cân nhắc chuyển ngoại khoa để mở rộng vết mổ và dẫn lưu.
- Nhiễm trùng hoại tử: cần nhanh chóng phẫu thuật cắt lọc.
4.2.3. Điều trị hỗ trợ và hồi sức
- Đề phòng và điều trị sốc nhiễm khuẩn.
- Điều chỉnh cân bằng nước, điện giải và thăng bằng kiểm toan.
- Hạ sốt, dinh dưỡng nâng cao thể trạng.
- Chăm sóc vệ sinh vết thương, chống loét.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm (Ban hành kèm theo Quyết định số 5642/QĐ-BYT, ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
THỦY ĐẬU
1. ĐẠI CƯƠNG
- Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Herpes zoster gây nên, lây từ người sang người qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc gần. Thủy đậu xảy ra chủ yếu ở trẻ em, biểu hiện bằng sốt và phát ban dạng nốt phỏng, thường diễn biến lành tính. Ở người có suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh, thủy đậu có thể tiến triển nặng dẫn đến các biến chứng nội tạng như viêm phổi, viêm cơ tim và có thể dẫn tới tử vong.
- Thủy đậu là bệnh dễ lây truyền; tỷ lệ lây nhiễm lên đến 90% ở những người chưa có miễn dịch. Bệnh thường xuất hiện thành dịch ở trẻ em lứa tuổi đi học.
2. NGUYÊN NHÂN
Tác nhân gây thủy đậu là virus Herpes zoster, thuộc họ Herpeviridae. Virus thủy đậu lây truyền qua đường hô hấp. Nguồn lây lớn nhất là người bị thủy đậu; người bệnh có khả năng lây cho người khác khoảng 48 giờ trước khi xuất hiện ban, trong giai đoạn phát ban (thường kéo dài 4 - 5 ngày), và cho đến khi ban đóng vảy.
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Lâm sàng
- Giai đoạn ủ bệnh dao động từ 10 đến 21 ngày, thường 14 - 17 ngày.
- Giai đoạn tiền triệu thường kéo dài 1 - 2 ngày trước khi xuất hiện ban. Người bệnh mệt mỏi, sốt từ 37,8° - 39,4°C kéo dài 3 đến 5 ngày.
- Ban trên da xuất hiện đầu tiên trên mặt và thân, nhanh chóng lan ra tất cả các vùng khác trên cơ thể.
+ Ban lúc đầu có dạng dát sẩn, tiến triển đến phỏng nước trong vòng vài giờ đến một vài ngày; phần lớn các nốt phỏng có kích thước nhỏ 5 - 10 mm, có vùng viền đỏ xung quanh. Các tổn thương da có dạng tròn hoặc bầu dục; vùng giữa vết phỏng dần trở nên lõm khi quá trình thoái triển của tổn thương bắt đầu.
+ Các nốt phỏng ban đầu có dịch trong, dạng giọt sương, sau đó dịch trở nên đục; nốt phỏng bị vỡ hoặc thoái triển, đóng vảy; vảy rụng sau 1 đến 2 tuần, để lại một sẹo lõm nông.
+ Ban xuất hiện từng đợt liên tiếp trong 2 - 4 ngày; trên mỗi vùng da có thể có mặt tất cả các giai đoạn của ban - dát sẩn, phỏng nước và vảy.
+ Tổn thương thủy đậu có thể gặp cả ở niêm mạc hầu họng và/hoặc âm đạo.
+ Số lượng và mức độ nặng của ban rất khác biệt giữa các người bệnh. Trẻ nhỏ thường có ít ban hơn so với trẻ lớn hơn; các ca bệnh thứ cấp và tam cấp trong gia đình thường có số lượng ban nhiều hơn.
+ Người suy giảm miễn dịch, cả trẻ em và người lớn, nhất là người bệnh ung thư máu, thường có nhiều tổn thương hơn, có xuất huyết ở nền nốt phỏng, tổn thương lâu liền hơn so với người không suy giảm miễn dịch.
+ Người suy giảm miễn dịch cũng có nguy cơ cao hơn bị các biến chứng nội tạng (xuất hiện ở 30 - 50% số ca bệnh); tỷ lệ tử vong có thể lên tới 15% khi không có điều trị kháng virus.
3.2. Cận lâm sàng
- Công thức máu: bạch cầu bình thường, có thể giảm
- Sinh hóa máu: có thể có tăng men gan….
3.3. Chẩn đoán xác định
- Chẩn đoán thủy đậu chủ yếu dựa trên lâm sàng và không cần xét nghiệm khẳng định. Ban thủy đậu đặc trưng dạng phỏng nhiều lứa tuổi rải rác toàn thân ở người bệnh có tiền
sử tiếp xúc với người bị thủy đậu là những gợi ý cho chẩn đoán.
- Các xét nghiệm khẳng định thủy đậu không sẵn có trong lâm sàng và rất ít khi được sử dụng; bao gồm:
+ Xét nghiệm dịch nốt phỏng: Lam Tzanck tìm tế bào khổng lồ đa nhân, PCR xác định ADN của Herpes zoster, v.v...
+ Xét nghiệm huyết thanh học: xác định chuyển đảo huyết thanh hoặc tăng hiệu giá kháng thể với Herpes zoster, v.v...
3.4. Chẩn đoán phân biệt
- Cần phân biệt thủy đậu với một số bệnh có phát ban dạng phỏng nước như bệnh tay chân miệng liên quan tới Enterovirus, bệnh do Herpes simplex, viêm da mủ và một số bệnh khác.
- Bệnh tay chân miệng do Enterovirus cũng có ban dạng phỏng nước, có cả ở niêm mạc (miệng, họng) như thủy đậu. Tuy nhiên ban trong tay chân miệng có dạng nhỏ hơn, phân bố tập trung ở tay chân và mông, có cả ở lòng bàn tay và bàn chân.
- Ban do Herpes simplex thường tập trung ở các vùng da chuyển tiếp niêm mạc quanh các hốc tự nhiên, không phân bố ở toàn bộ cơ thể như thủy đậu.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc điều trị
Điều trị thủy đậu ở người miễn dịch bình thường chủ yếu là điều trị hỗ trợ, bao gồm hạ nhiệt và chăm sóc tổn thương da. Điều trị kháng virus Herpes có tác dụng giảm mức độ nặng và thời gian bị bệnh, đặc biệt có chỉ định đối với những trường hợp suy giảm miễn dịch.
4.2. Điều trị kháng virus
Acyclovir uống 800 mg 5 lần/ngày trong 5 - 7 ngày; trẻ dưới 12 tuổi có thể dùng liều 20 mg/kg 6 giờ một lần. Điều trị có tác dụng tốt nhất khi bắt đầu sớm, trong vòng 24 giờ đầu sau khi phát ban.
4.3. Điều trị hỗ trợ
- Điều trị hạ nhiệt bằng paracetamol; tránh dùng aspirin để ngăn ngừa hội chứng Reye.
- Điều trị kháng histamin nếu người bệnh ngứa tại nơi tổn thương da.
- Chăm sóc các tổn thương da: làm ẩm tổn thương trên da hàng ngày, bôi thuốc chống ngứa tại chỗ, ngăn ngừa bội nhiễm vi khuẩn bằng thuốc sát khuẩn tại chỗ (như các thuốc chứa muối nhôm acetat).
- Điều trị hỗ trợ hô hấp tích cực khi người bệnh bị viêm phổi do thủy đậu.
- Điều trị kháng sinh khi người bệnh thủy đậu có biến chứng bội nhiễm tổn thương da hoặc bội nhiễm tại các cơ quan khác.
5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG
5.1. Tiến triển
Thủy đậu thường tiến triển lành tính ở trẻ em nên ít khi cần phải nhập viện. Khi được điều trị acyclovir, thời gian sốt của người bệnh sẽ ngắn hơn và lượng tổn thương trên da sẽ ít hơn và chóng liền hơn.
5.2. Biến chứng
- Bội nhiễm vi khuẩn các nốt ban, thường liên quan đến tụ cầu vàng hoặc liên cầu gây mủ.
- Biến chứng hệ thần kinh trung ương:
+ Rối loạn tiểu não và viêm màng não, thường gặp ở trẻ em, thường xuất hiện khoảng 21 ngày sau khi phát ban, hiếm khi xảy ra trước khi phát ban. Dịch não tủy có tăng protein và bạch cầu lympho.
+ Viêm não, viêm tủy cắt ngang, hội chứng Guillain-Barré, và hội chứng Reye.
- Viêm phổi: là biến chứng nguy hiểm nhất của thủy đậu, thường gặp ở người lớn, đặc biệt là phụ nữ mang thai; thường bắt đầu 3 - 5 ngày sau khi bắt đầu phát ban, có thể dẫn đến suy hô hấp và ho ra máu. Phim X-quang phổi có tổn thương nốt và tổn thương kẽ.
- Viêm cơ tim, tổn thương giác mạc, viêm thận, viêm khớp, tình trạng xuất huyết, viêm cầu thận cấp, và viêm gan.
- Thủy đậu chu sinh xuất hiện khi mẹ bị bệnh trong vòng 5 ngày trước khi sinh hoặc trong vòng 48 giờ sau khi sinh, thường rất nặng và trẻ có nguy cơ tử vong cao (có thể lên tới 30%). Thủy đậu bẩm sinh với các biểu hiện thiểu sản chi, tổn thương sẹo trên da và não nhỏ khi sinh rất hiếm gặp.
6. DỰ PHÒNG
6.1. Tiêm phòng vaccin
Vaccin thủy đậu là vaccin sống giảm độc lực, được chỉ định cho người lớn chưa có kháng thể với Herpes zoster. Vaccin thủy đậu có tính an toàn và hiệu quả cao, được tiêm hai liều. Một số trường hợp có thể có thủy đậu sau tiêm phòng.
6.2. Dự phòng không đặc hiệu
- Tránh tiếp xúc người bệnh bị thủy đậu hoặc zona.
- Vệ sinh cá nhân.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm (Ban hành kèm theo Quyết định số 5642/QĐ-BYT, ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH SỐT RÉT
1. ĐẠI CƯƠNG
- Bệnh sốt rét là bệnh truyền nhiễm do 5 loài ký sinh trùng Plasmodium gây nên gồm Plasmodium falciparum, Plasmodium vivax, Plasmodium malariae, Plasmodium ovale và Plasmodium knowlesi. Bệnh lây truyền chủ yếu là do muỗi Anopheles.
- Ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) gây miễn dịch đặc hiệu nhưng không bền vững. Bệnh lưu hành địa phương, trong những điều kiện thuận lợi có thể gây thành dịch, hiện chưa có vắc xin phòng bệnh, có thuốc điều trị đặc hiệu và có thể phòng chống được.
2. CHẨN ĐOÁN SỐT RÉT THƯỜNG
2.1. Chẩn đoán sơ bộ
2.1.1. Dịch tễ
Đang ở hoặc đã đến vùng sốt rét lưu hành trong thời gian ít nhất 14 ngày hoặc có tiền sử mắc sốt rét trong vòng 2 năm gần đây.
2.1.2. Triệu chứng lâm sàng
- Sốt:
+ Cơn sốt điển hình có 3 giai đoạn: rét run - sốt - vã mồ hôi.
+ Cơn sốt không điển hình như: sốt không thành cơn, ớn lạnh, gai rét (hay gặp ở người sống lâu trong vùng sốt rét lưu hành), sốt liên tục hoặc dao động (hay gặp ở trẻ em, người bệnh bị sốt rét lần đầu).
+ Những dấu hiệu khác: Thiếu máu, gan to, lách to.
- Không tìm thấy các nguyên nhân gây sốt khác.
- Có đáp ứng với thuốc điều trị sốt rét.
2.1.3. Triệu chứng cận lâm sàng
Xét nghiệm: Có ký sinh trùng sốt rét thể vô tính trong máu ngoại vi hoặc test chẩn đoán nhanh phát hiện kháng nguyên sốt rét dương tính.
2.2. Chẩn đoán phân biệt
Trường hợp kết quả xét nghiệm tìm ký sinh trùng sốt rét âm tính cần phân biệt với sốt do các nguyên nhân khác như: sốt xuất huyết Dengue, sốt thương hàn, sốt mò, cảm cúm, viêm họng, viêm amidan, viêm màng não ...
3. CHẨN ĐOÁN SỐT RÉT ÁC TÍNH
Các dấu hiệu dự báo sốt rét ác tính
- Rối loạn ý thức nhẹ, thoáng qua (li bì, cuồng sảng, vật vã ...).
- Sốt cao liên tục.
- Rối loạn tiêu hóa: nôn, tiêu chảy nhiều lần trong ngày, đau bụng cấp.
- Đau đầu dữ dội.
- Mật độ ký sinh trùng cao (P. falciparum (++++) hoặc ≥ 100.000 KST/μl máu).
- Thiếu máu nặng: da xanh, niêm mạc nhợt.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc điều trị
- Điều trị sớm, đúng và đủ liều.
- Điều trị cắt cơn sốt kết hợp với chống lây lan (sốt rét do P. falciparum) và điều trị tiệt căn (sốt rét do P. vivax, P. ovale).
- Các trường hợp sốt rét do P. falciparum không được dùng một thuốc sốt rét đơn thuần, phải điều trị thuốc sốt rét phối hợp để hạn chế kháng thuốc và tăng hiệu lực điều trị.
- Điều trị thuốc sốt rét đặc hiệu kết hợp với điều trị hỗ trợ và nâng cao thể trạng.
- Các trường hợp sốt rét ác tính phải chuyển về đơn vị hồi sức cấp cứu của bệnh viện từ tuyến huyện trở lên, theo dõi chặt chẽ và hồi sức tích cực.
4.2. Điều trị cụ thể
4.2.1. Điều trị Sốt rét thường
- Thuốc điều trị ưu tiên:
+ Sốt rét do P. falciparum: Dihydroartemisinin - Piperaquin phosphat: Mỗi viên thuốc chứa 40mg Dihydroartemisinin và 320 mg Piperaquin phosphate (biệt dược là Arterakine, CV Artecan). Điều trị ngày 1 lần, liên tục trong 3 ngày, uống 3 ngày và Primaquin (viên 13,2 mg chứa 7,5 mg Primaquin base) 0,5 mg base/kg liều duy nhất cho tất cả các trường hợp dương tính.
+ Sốt rét phối hợp có P. falciparum: Dihydroartemisinin - Piperaquin phosphat uống 3 ngày và Primaquin 0,25 mg base/kg x 14 ngày
+ Sốt rét do P. vivax hoặc P. ovale: Chloroquin phosphat viên 250 mg (chứa 150 mg baze) tổng liều 25mg bazơ/kg uống 3 ngày và Primaquin 0,25 mg base/kg/ngày x 14 ngày.
+ Sốt rét do P. malariae hoặc P. knowlesi: Chloroquin uống 3 ngày + primaquin 0,5 mg base/kg liều duy nhất.
- Thuốc điều trị thay thế:
+ Quinine sulfat viên 250 mg: Liều: 30 mg/kg/24 giờ (chia đều 3 lần mỗi ngày) điều trị 7 ngày + Doxycyclin 3mg/kg/ngày điều trị 7 ngày.
+ Hoặc Quinin sulfat 30mg/kg/ngày điều trị 7 ngày + Clindamycin 15mg/kg/ngày điều trị 7 ngày cho phụ nữ có thai.
4.2.2. Điều trị sốt rét thông thường ở phụ nữ có thai
Phụ nữ có thai mắc sốt rét hay bị thiếu máu, hạ đường huyết, phù phổi cấp, dễ chuyển thành sốt rét ác tính, vì vậy việc điều trị phải nhanh chóng và hiệu quả.
- Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu:
+ Điều trị sốt rét do P. falciparum hoặc nhiễm phối hợp có P. falciparum: Quinin sulfat 30mg/kg/ngày điều trị 7 ngày + Clindamycin 15mg/kg/ngày điều trị 7 ngày cho phụ nữ có thai.
+ Điều trị sốt rét do P. vivax hoặc P. malariae hoặc P. ovale hoặc P. knowlesi: thuốc điều trị là Chloroquin tổng liều 25mg bazơ (cơ bản)/kg uống 3 ngày.
- Phụ nữ có thai trên 3 tháng:
+ Điều trị sốt rét do P. falciparum hoặc nhiễm phối hợp có P. falciparum: Thuốc điều trị là Dihydroartemisinin - Piperaquin phosphat uống 3 ngày
+ Điều trị sốt rét do P. vivax hoặc P. malariae hoặc P. ovale hoặc P. knowlesi: Thuốc điều trị là Chloroquin tổng trong 3 ngày (Bảng 2)
Chú ý:
+ Không điều trị Primaquin cho phụ nữ có thai, trẻ em dưới 6 tháng tuổi và người thiếu men G6PD.
+ Không điều trị Dihydroartemisinin - Piperaquin phosphat cho phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu
4.2.3. Điều trị hỗ trợ
- Sốt cao hạ nhiệt bằng cách:
+ Chườm mát
+ Thuốc hạ nhiệt: Nếu nhiệt độ ≥ 38°5C với trẻ em hoặc ≥ 39°C với người lớn. Thuốc hạ nhiệt chỉ dùng acetaminophen (Paracetamol) liều 15mg/kg/lần ở người lớn, không quá 4 lần trong 24 giờ.
- Cắt cơn co giật:
+ Dùng Diazepam, liều 0,1 - 0,2 mg/kg tiêm tĩnh mạch chậm hoặc bơm vào hậu môn (liều 0,5 - 1,0 mg/kg). Tiêm nhắc lại liều trên nếu còn cơn co giật, thận trọng khi dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi.
+ Ngoài ra có thể dùng phenobacbital (15 mg/kg sau đó duy trì liều 5 mg/kg/ngày trong 48 giờ). Khi sử dụng phenobacbital phải theo dõi sát tình trạng nhịp thở của người bệnh và SpO2.
- Xử trí suy hô hấp:
+ Đặt Canule miệng họng.
+ Hút đờm rãi miệng, họng.
+ Nằm đầu cao 30°- 45°.
+ Đặt ống thông dạ dày để cho ăn.
+ Thở oxy 4 - 6 lít/phút duy trì SpO2 > 92%.
+ Nếu hôn mê Glasgow ≤ 10 điểm thì đặt ống nội khí quản.
+ Thở máy với thể tích lưu thông 6ml/kg cân nặng, tần số 16 - 20 lần phút, FiO2 50%, PEEP 5 cm nước.
+ Nếu tổn thương phổi nặng: tỉ lệ P/F < 300 thì thở máy theo phương thức ARDS.
+ Dùng kháng sinh khi có bội nhiễm phổi.
- Xử trí hạ đường huyết:
+ Duy trì ăn qua ống thông dạ dày liên tục hoặc nhiều bữa.
+ Nếu có hạ đường huyết thì tiêm tĩnh mạch chậm 30 - 50 ml Glucose ưu trương 20% (trẻ em 1 - 2 ml/kg), sau đó truyền duy trì Glucose 10% liên tục 24 giờ đặc biệt ở các người bệnh có vàng da, suy gan cấp (mỗi giờ 5 - 6 gam glucose) để tránh hạ đường huyết tái phát, ngược lại nếu có tăng đường máu >10 mmol/l thì truyền insulin tĩnh mạch liên tục liều thấp 1 - 2 đơn vị /giờ (duy trì đường huyết khoảng 8 - 10 mmol/l).
- Xử trí đái huyết cầu tố:
+ Dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của sốt rét đái huyết cầu tố là cơn sốt rét điển hình có vàng da-niêm mạc và nước tiểu màu như nước vối hay cà phê đen. Cần hỏi kỹ bệnh sử đái huyết cầu tố, các loại thuốc mới dùng gần đây, xét nghiệm máu tìm ký sinh trùng sốt rét và thử nước tiểu tìm hemoglobin, số lượng hồng cầu nhiều lần (trong đái huyết cầu tố số lượng hồng cầu giảm rất nhanh) và xét nghiệm G6PD nếu có điều kiện.
+ Xử trí:
. Truyền Natri clorua 0,9% và các dịch khác duy trì lượng nước tiểu ≥ 2500 ml/24 giờ, 10-12 ml/kg/24 giờ với trẻ em.
. Nếu đang dùng Primaquin hoặc Quinin mà xuất hiện đái huyết cầu tố thì ngừng ngay thuốc và thay bằng thuốc sốt rét khác.
. Nếu người bệnh bị suy thận thì xử trí như suy thận do sốt rét ác tính.
Chú ý: Hiện tượng đái huyết cầu tố thường gặp trên người thiếu G6PD, khi gặp các tác nhân gây ô xy hóa như thuốc, nhiễm khuẩn và một số loại thức ăn. Vì vậy cần hỏi kỹ tiền sử, xét nghiệm máu nhiều lần để xác định đái huyết cầu tố do ký sinh trùng sốt rét và loại trừ đái huyết cầu tố do các nguyên nhân khác.
- Điều chỉnh rối loạn nước điện giải, kiềm toan
+ Cân người bệnh hàng ngày (nếu có điều kiện) hoặc tính lượng dịch vào-ra đầy đủ.
+ Dấu hiệu mất nước: Giảm đàn hồi da, môi khô, mạch nhanh, huyết áp hạ, giảm độ căng nhãn cầu, nước tiểu ít.
+ Xử trí:
. Dùng các dịch truyền đẳng trương nhưng không quá 2,5 lít/ngày với người lớn và
20ml/kg trong 1-2 giờ đầu đối với trẻ em và theo dõi các xét nghiệm điện giải đồ, huyết
áp và nước tiểu.
. Nếu người bệnh có toan huyết (HCO3- <15 mmol/l) có thể truyền natri bicarbonat 1,4%, theo dõi khí máu động mạch để điều chỉnh thích hợp.
Chú ý: Xác định thiểu niệu, vô niệu bằng cách đo lượng dịch thải ra (nước tiểu, chất nôn...) và lượng dịch đưa vào. Cần thận trọng việc bù nước để tránh phù phổi cấp (đặc biệt đối với người bệnh suy thận), theo dõi huyết áp, áp lực tĩnh mạch trung tâm và hematocrit. Trước một người bệnh thiểu, vô niệu (lượng nước tiểu < 400 ml/24 giờ) cần tìm nguyên nhân do thiếu nước hay do suy thận cấp.
- Chăm sóc, nuôi dưỡng:
+ Để người bệnh nằm nơi sạch sẽ, khô, thoáng mát, tránh gió lùa, xoay trở 2 - 3 giờ một lần tránh loét tư thế (nên nằm đệm chống loét).
+ Theo dõi người bệnh chặt chẽ: bằng máy theo dõi nếu có điều kiện.
+ Theo dõi: Huyết áp, mạch, SpO2, nước tiểu, ý thức, nhịp thở 1 giờ /lần nếu người bệnh có tụt huyết áp, đo nhiệt độ 3 giờ/ lần.
+ Mạch, huyết áp, nhịp thở, nước tiểu, ý thức 3 giờ/lần nếu người bệnh ổn định.
+ Dinh dưỡng: Chế độ ăn đảm bảo đủ dinh dưỡng (khoảng 1500 - 2000 calo/ngày). Cho người bệnh ăn lỏng qua ống thông dạ dày nhiều bữa nhỏ hoặc nhỏ giọt liên tục nếu người bệnh hôn mê. Nếu người bệnh nôn nhiều, không thể ăn qua đường tiêu hóa thì nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch.
Chú ý:
+ Với người bệnh thiếu G6PD nhiễm P. vivax hoặc P. ovale liều dùng khuyến cáo là: 0,75mg base/kg trong 1 tuần x 8 tuần. Người bệnh phải được theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình điều trị.
+ Uống Primaquin sau khi ăn.
5. PHÒNG CHỐNG SỐT RÉT
Các biện pháp bảo vệ cá nhân
- Biện pháp vật lý nằm màn, lưới chắn muỗi, bẫy vợt muỗi, mặc quần áo dài... tránh muỗi đốt.
- Biện pháp sinh học nuôi cá ăn bọ gậy, chế phẩm sinh học diệt bọ gậy...
- Các biện pháp hóa học phun hóa chất, tẩm màn hóa chất (màn tẩm hóa chất tồn lưu lâu), tẩm rèm, chăn... kem muỗi, hương muỗi ...
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm (Ban hành kèm theo Quyết định số 5642/QĐ-BYT, ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
I. ĐẠI CƯƠNG
Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm gây dịch do vi rút Dengue gây nên. Vi rút Dengue có 4 typ huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Vi rút truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Muỗi Aedes aegypti là côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu.
II. DIỄN BIẾN LÂM SÀNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
Bệnh sốt xuất huyết Dengue có biểu hiện lâm sàng đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua ba giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục. Phát hiện sớm bệnh và hiểu rõ những vấn đề lâm sàng trong từng giai đoạn của bệnh giúp chẩn đoán sớm, điều trị đúng và kịp thời, nhằm cứu sống người bệnh.
1. Giai đoạn sốt
1.1. Lâm sàng
- Sốt cao đột ngột, liên tục.
- Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn.
- Da xung huyết.
- Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.
- Nghiệm pháp dây thắt dương tính.
- Thường có chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu mũi.
1.2. Cận lâm sàng
- Hematocrit (Hct) bình thường.
- Số lượng tiểu cầu bình thường hoặc giảm dần (nhưng còn trên 100.000/mm3).
- Số lượng bạch cầu thường giảm.
2. Giai đoạn nguy hiểm
Thường vào ngày thứ 3 - 7 của bệnh
2.1. Lâm sàng
a) Người bệnh có thể còn sốt hoặc đă giảm sốt.
b) Có thể có các biểu hiện sau
- Đau bụng nhiều, đau bụng nhiều và liên tục hoặc tăng cảm giác đau nhất là ở vùng gan.
- Vật vã, lừ đừ, li bì.
- Gan to > 2cm dưới bờ sườn, có thể đau.
- Nôn ói.
- Biểu hiện thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch.
- Xuất huyết.
- Một số trường hợp nặng có thể có biểu hiện suy tạng như tổn thương gan nặng/suy gan, thận, tim, phổi, não.
2.2. Cận lâm sàng
- Cô đặc máu khi Hematocrit tăng > 20% so với giá trị ban đầu của người bệnh hoặc so với giá trị trung bình của dân số ở cùng lứa tuổi.
- Số lượng tiểu cầu giảm (<100.000/mm3)
- AST, ALT thường tăng.
- Trường hợp nặng có thể có rối loạn đông máu.
- Siêu âm hoặc X quang có thể phát hiện tràn dịch màng bụng, màng phổi.
3. Giai đoạn hồi phục
Thường vào ngày thứ 7 - 10 của bệnh
3.1. Lâm sàng
- Người bệnh hết sốt, toàn trạng tốt lên, thèm ăn, huyết động ổn định và tiểu nhiều.
- Có thể phát ban hồi phục hoặc ngứa ngoài da.
- Có thể có nhịp tim chậm, không đều, có thể có suy hô hấp do quá tải dịch truyền.
3.2. Cận lâm sàng
- Hematocrit trở về bình thường hoặc có thể thấp hơn do hiện tượng pha loăng máu khi dịch được tái hấp thu trở lại.
- Số lượng bạch cầu máu thường tăng lên sớm sau giai đoạn hạ sốt.
- Số lượng tiểu cầu dần trở về bình thường, muộn hơn so với số lượng bạch cầu.
- AST, ALT có khuynh hướng giảm.
III. CHẨN ĐOÁN VÀ PHÂN ĐỘ
1. Bệnh sốt xuất huyết Dengue được chia làm 3 mức độ (theo Tổ chức Y tế thế giới năm 2009)
- Sốt xuất huyết Dengue.
- Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo.
- Sốt xuất huyết Dengue nặng.
2. Chẩn đoán căn nguyên vi rút Dengue
2.1. Xét nghiệm huyết thanh
- Xét nghiệm nhanh: tìm kháng nguyên NS1
- Xét nghiệm ELISA: tìm kháng thể IgM, IgG từ ngày thứ 5 của bệnh.
2.2. Xét nghiệm PCR, phân lập vi rút
Lấy máu trong giai đoạn sốt.
3. Chẩn đoán phân biệt
- Sốt phát ban do vi rút; Tay chân miệng; Sốt mò; Sốt rét.
- Nhiễm khuẩn huyết do liên cầu lợn, năo mô cầu, vi khuẩn gram âm, ...
- Sốc nhiễm khuẩn; Các bệnh máu; Bệnh lư ổ bụng cấp, ...
IV. ĐIỀU TRỊ
A. Điều trị sốt xuất huyết Dengue
1. Điều trị triệu chứng
- Nếu sốt cao ≥ 38,5°C, cho thuốc hạ nhiệt, nới lỏng quần áo, lau mát bằng nước ấm.
- Thuốc hạ nhiệt chỉ được dùng là paracetamol đơn chất, liều dùng từ 10 - 15mg/kg cân nặng/lần, cách nhau mơi 4 - 6 giờ.
2. Bù dịch sớm bằng đường uống: Khuyến khích người bệnh uống nhiều nước oresol hoặc nước trái cây (nước dừa, cam, chanh, ...) hoặc nước cháo loãng với muối.
3. Theo dõi
Tái khám và làm xét nghiệm hàng ngày. Nếu xuất hiện dấu hiệu cảnh báo cho nhập viện điều trị
B. Điều trị sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo
B1. Đối với người bệnh trẻ em (< 16 tuổi)
1. Điều trị sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo: Người bệnh được cho nhập viện điều trị.
1.1. Điều trị triệu chứng: hạ sốt
1.2. Bù dịch sớm bằng đường uống nếu bệnh nhân còn khả năng uống được.
1.3. Theo dõi: mạch, HA, những dấu hiệu cảnh báo, lượng dịch đưa vào, nước tiểu và Hct mỗi 4-6 giờ.
1.4. Chỉ định truyền dịch
a) Khi có ít nhất 1 trong các dấu hiệu sau
- Lừ đừ.
- Không uống được nước.
- Nôn ói nhiều.
- Đau bụng nhiều.
- Có dấu hiệu mất nước.
- Hct tăng cao.
1.5. Phương thức truyền dịch
b) Dịch truyền bao gồm: Ringer lactate, Ringer acetate, NaCl 0,9%.
- Truyền Ringer lactate, Ringer acetate hoặc NaCl 0,9% 6-7ml/kg/giờ trong 1 - 3 giờ, sau đó 5ml/kg/giờ trong 2 - 4 giờ. Theo dõi lâm sàng, Hct mỗi 2 - 4 giờ.
- Nếu mạch, HA ổn định, Hct giảm, nước tiểu ≥ 0,5 - 1ml/kg/giờ, giảm tốc độ truyền Ringer lactate, Ringer acetate hoặc NaCl 0,9% 3ml/kg/giờ trong 2 - 4 giờ. Nếu lâm sàng tiếp tục cải thiện, có thể ngưng dịch sau 24 - 48 giờ.
- Nếu mạch nhanh, HA tụt hoặc kẹt, Hct tăng: Điều trị toan, xuất huyết, hạ đường huyết, hạ calci huyết nếu có và truyền dịch tiếp tục như sau:
+ Khi tổng dịch truyền > 60ml/kg: chuyển sang cao phân tử truyền tĩnh mạch
10-20ml/kg/giờ trong 1 giờ. Sau đó tiếp tục truyền dịch theo phác đồ điều trị như sốc SXHD.
+ Khi tổng dịch truyền ≤ 60ml/kg: tăng tốc độ truyền Ringer lactate, Ringer acetate hoặc NaCl 0,9% 10-20ml/kg/giờ trong 1 giờ. Sau đó tiếp tục truyền dịch theo phác đồ điều trị như sốc SXHD.
* Lưu ý
- Nếu SXHD cảnh báo kèm chi lạnh, ẩm, thời gian làm đầy mao mạch ≥ 3 giây, lừ đừ hay vật vă, bứt rứt; huyết áp bình thường hoặc hiệu áp = 25 mmHg: điều trị như sốc SXHD.
- Nếu SXHD cảnh báo kèm chi lạnh (mát), mạch nhanh, HA bình thường: Truyền Ringer lactate, Ringer acetate hoặc NaCl 0,9% 10ml/kg/giờ trong 1 giờ, sau đó đánh giá lại.
+ Nếu cải thiện lâm sàng, tay chân ấm, mạch chậm lại, HA bình thường: tiếp tục Ringer lactate, Ringer acetate hoặc NaCl 0,9% tốc độ 6-7ml/kg/giờ x 1 - 3 giờ 5ml/kg/giờ x 2 - 4 giờ và xử trí tiếp theo như phác đồ SXHD cảnh báo.
+ Nếu có sốc truyền Ringer lactate, Ringer acetate hoặc NaCl 0,9% 20ml/kg/giờ trong 1 giờ và xử trí tiếp sau đó như phác đồ sốc SXHD.
- Thời gian truyền dịch: thường là không quá 24 - 48 giờ.
Phụ lục 4: Sơ đồ xử trí sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo ở trẻ em.
B2. Đối với người bệnh người lớn (≥ 16 tuổi)
1. Điều trị sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo: người bệnh được cho nhập viện điều trị.
1.1. Điều trị triệu chứng: hạ sốt
1.2. Bù dịch sớm bằng đường uống nếu bệnh nhân còn khả năng uống được.
1.3. Theo dơi mạch, HA, những dấu hiệu cảnh báo, lượng dịch đưa vào, nước tiểu và Hct mơi 4-6 giờ.
1.4. Chỉ định truyền dịch: xem xét truyền dịch khi người bệnh nôn nhiều, không uống được và Hct cao hoặc có dấu mất nước.
1.5. Phương thức truyền dịch
Truyền Ringer lactate, Ringer acetate hoặc NaCl 0,9% 6ml/kg/giờ trong 1 - 2 giờ, sau đó 3ml/kg/giờ trong 2 - 4 giờ. Theo dõi lâm sàng, Hct mơi 2 - 4 giờ. Trong quá trình theo dõi:
- Nếu mạch, HA ổn định, Hct giảm, nước tiểu ≥ 0,5-1ml/kg/giờ, giảm tốc độ truyền Ringer lactate, Ringer acetate hoặc NaCl 0,9% 1,5ml/kg/giờ trong 6 - 18 giờ. Nếu lâm sàng tiếp tục cải thiện, có thể ngưng dịch sau 12 - 24 giờ.
Phụ lục 5: Sơ đồ xử trí SXHD có dấu hiệu cảnh báo ở người lớn.
- Nếu bệnh nhân có biểu hiện sốc (mạch nhanh, nhẹ, khó bắt, huyết áp kẹt, tụt, khó đo và Hct tăng): truyền dịch chống sốc như phác đồ điều trị sốc SXHD ở người lớn với liều chống sốc đầu tiên là cao phân tử 10 - 15ml/kg/giờ. Chú ý điều trị toan hóa máu, xuất huyết, hạ đường huyết, hạ calci huyết nếu có.
C. Điều trị sốt xuất huyết Dengue nặng: người bệnh phải được nhập viện điều trị cấp cứu.
C.1. Điều trị sốt xuất huyết Dengue nặng trẻ em
C.1.1. Điều trị sốc sốt xuất huyết Dengue
C.1.1.1. Thở oxy qua gọng mũi 1 - 6 lít/phút.
C.1.1.2. Bù dịch nhanh
Phụ lục 7: Sơ đồ truyền dịch trong sốc sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em.
Lưu ý: Đối với trẻ dư cân hoặc béo phì, sử dụng cân nặng hiệu chỉnh để truyền dịch.
Phụ lục 8: Cân nặng hiệu chỉnh để truyền dịch sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em dư cân hoặc béo phì.
Trong 1 giờ đầu, phải thay thế nhanh chóng lượng huyết tương mất đi bằng Ringer lactate hoặc NaCl 0,9% 20ml/kg/giờ sau đó đánh giá lại lâm sàng, Hct:
a) Nếu cải thiện lâm sàng (mạch giảm, HA bình thường, hết kẹt)
- Tiếp tục truyền Ringer lactate hoặc NaCl 0,9% tốc độ 10ml/kg/giờ x 1 - 2 giờ. Nếu người bệnh cải thiện lâm sàng và hematocrit giảm, giảm tốc độ Ringer lactate hoặc NaCl 0,9% 7,5ml/kg/giờ trong 1-2 giờ 5ml/kg/giờ x 3 - 4 giờ 3ml/kg/giờ x 4 - 6 giờ.
- Nếu bệnh nhân sau đó ra sốc (mạch bình thường, HA bình thường, nước tiểu ≥
0,5ml/kg/giờ) và hematocrit bình thường, có thể xem xét ngưng dịch truyền sau 24 - 48 giờ.
b) Nếu không cải thiện lâm sàng (mạch nhanh, nhẹ, HA còn tụt, kẹt hiệu áp < 20mmHg)
b.1) Nếu hematocrit còn tăng cao hoặc ≥ 40%
- Chuyển sang truyền cao phân tử (CPT) 10 - 20ml/kg/giờ trong 1 giờ. Cao phân tử được chọn trong SXHD là Dextran 40, Dextran 70 hoặc 6% HES 200, không dùng Gelatin do hiệu quả kém. Tác dụng phụ của HES là rối loạn đông máu, tổn thương gan, thận đặc biệt là khi tổng liều > 60ml/kg.
- Nếu cải thiện lâm sàng, hematocrit giảm: giảm tốc độ CPT dần 10ml/kg/giờ x 1 giờ 7,5ml/kg/giờ x 1-2 giờ 5ml/kg/giờ x 1 - 2 giờ. Đánh giá lâm sàng, Hct sau mơi lần chuyển tốc độ truyền.
+ Nếu ra sốc và Hct bình thường: chuyển sang điện giải Ringer lactate hay NaCl 0,9% 5ml/kg/giờ trong 3 - 4 giờ, sau đó 3ml/kg/giờ x 4 - 6 giờ. Phải theo dơi sát dấu hiệu sinh tồn mỗi giờ và lập lại hematocrit sau 1 giờ trong 2 giờ đầu, sau đó là mỗi 4 - 6 giờ. Có thể xem xét ngưng dịch truyền sau 24 - 48 giờ.
+ Nếu không cải thiện lâm sàng, mạch nhanh, HA còn tụt hoặc kẹt: lặp lại truyền CPT 10 - 20ml/kg/giờ trong 1 giờ. Nếu chưa có catheter động mạch nên xét nghiệm khí máu tĩnh mạch để xác định toan máu dựa vào Ph và HCO3 và xét nghiệm đường huyết, điện giải đồ lactate máu. Điều trị toan, xuất huyết, hạ đường huyết, hạ Calci huyết nếu có. Đo HA động mạch xâm lấn (động mạch cổ tay), đo áp lực tĩnh mạch trung tâm (CVP) và xử trí như sốc SXHD nặng.
- Đo áp lực tĩnh mạch trung tâm (CVP)
b.2) Nếu hematocrit ≤ 35% hoặc giảm 20% so với ban đầu.
Cần phải thăm khám để phát hiện xuất huyết nội và truyền máu, tốt nhất là truyền hồng cầu lắng 5ml/kg hoặc máu toàn phần 10ml/kg, tốc độ truyền tùy tình trạng chảy máu và hematocrit, thường trong 1 - 2 giờ, song song đó truyền CPT 10ml/kg/giờ. Xem xét truyền huyết tương đông lạnh để cầm máu (xem phần điều trị xuất huyết nặng). Sau 1 giờ, đánh giá lại tình trạng lâm sàng, hematocrit.
- Nếu cải thiện lâm sàng, hematocrit > 35%.
+ Tiếp tục giảm dần CPT 7,5ml/kg/giờ x 1 - 2 giờ 5ml/kg/giờ x 1 - 2 giờ. Sau đó đánh giá lại tình trạng lâm sàng, hematocrit.
+ Nếu ra sốc (tỉnh táo, tay chân ấm, thời gian đổ đầy mao mạch < 2 giây, mạch và huyết áp bình thường theo tuổi, nước tiểu ≥ 0,5-1ml/kg/giờ, Hematocrit bình thường và CVP 10 - 15cmH2O, ScvO2 ≥ 70%, Lactate máu bình thường < 2mmol/L, khí máu pH và HCO3 bình thường nếu có): chuyển sang điện giải Ringer lactate hay NaCl 0,9% 5ml/kg/giờ trong 3 - 4 giờ 3ml/kg/giờ x 4 - 6 giờ, có thể xem xét ngưng dịch truyền sau 24 - 48 giờ.
+ Nếu còn sốc, lặp lại truyền CPT 10 - 20ml/kg/giờ trong 1 giờ, đo HA động mạch xâm lấn, áp lực tĩnh mạch trung tâm và xử trí như sốc SXHD nặng.
- Nếu không cải thiện lâm sàng, mạch nhanh, HA còn tụt hoặc kẹt, hematocrit còn tăng cao: lặp lại truyền CPT 10 - 20ml/kg/giờ trong 1 giờ, điều trị toan, xuất huyết, hạ đường huyết, hạ Calci huyết nếu có. Đo HA động mạch xâm lấn, áp lực tĩnh mạch trung tâm và xử trí như sốc SXHD nặng.
* Đối với nhũ nhi ≤ 12 tháng tuổi
- Phát hiện sốc thường trễ do ít nghĩ đến chẩn đoán SXHD và khó đo huyết áp.
- Hematocrit bình thường có thể ở mức thấp (30 - 35%) do có thiếu máu sinh lý.
- Chú ý lượng dịch và tốc độ dịch truyền để tránh nguy cơ dư dịch, suy hô hấp.
- Do ở trẻ nhũ nhi rất khó đo áp lực tĩnh mạch trung tâm nên xem xét dùng siêu âm khảo sát sự thay đổi đường kính của tĩnh mạch chủ dưới theo nhịp thở để giúp đánh giá thể tích dịch nội mạch thay cho CVP.
C.1.2. Điều trị sốc sốt xuất huyết Dengue nặng
Trường hợp người bệnh vào viện trong tình trạng sốc nặng (mạch quay không bắt được, huyết áp không đo được (HA=0)) hoặc tụt huyết áp nặng (HA tâm thu < 70mmHg ở trẻ > 1 tuổi) hoặc hiệu áp ≤ 10mmHg thì phải xử trí rất khẩn trương.
- Để người bệnh nằm đầu thấp.
- Thở oxy.
- Truyền dịch nhanh: dùng bơm tiêm to bơm trực tiếp vào tĩnh mạch Ringer lactate hoặc NaCl 0,9% với tốc độ 20ml/kg cân nặng trong vòng 15 phút.
Phụ lục 10: Sơ đồ truyền dịch trong sốc sốt xuất huyết Dengue nặng ở trẻ em.
Lưu ý: Đối với trẻ dư cân hoặc béo phì, sử dụng cân nặng hiệu chỉnh để truyền dịch
(Phụ lục 8: Cân nặng hiệu chỉnh để truyền dịch sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em dư cân hoặc béo phì). Sau đó đánh giá lại mạch và huyết áp người bệnh, có 3 khả năng xảy ra
a) Nếu mạch rõ, huyết áp bình thường hết kẹt, cho dung dịch CPT 10ml/kg cân nặng/giờ trong 1 giờ. Sau đó nếu cải thiện lâm sàng và Hct giảm ≤ 10% so với ban đầu thì giảm tốc độ truyền CPT 7,5ml/kg/giờ trong 1 - 2 giờ 5ml/kg/giờ trong 1 - 2 giờ. Sau đó nếu ra sốc và Hct bình thường sẽ chuyển sang truyền dung dịch điện giải Ringer lactate hoặc NaCl 0,9% 5ml/kg/giờ trong 2 - 4 giờ 2 - 3ml/kg/giờ trong 24 - 36 giờ. Xem xét ngưng dịch sau 24 - 48 giờ nếu mạch, huyết áp, Hct bình thường hoặc nước tiểu ≥ 0,5ml/kg/giờ.
b) Nếu mạch nhanh, huyết áp còn kẹt hoặc huyết áp hạ: Truyền dung dịch CPT 15 - 20ml/kg cân nặng/giờ, có 2 khả năng xảy ra.
b.1) Nếu cải thiện lâm sàng thì xử trí theo (a).
b.2) Nếu không cải thiện lâm sàng, kiểm tra Hct.
* Nếu Hct cao hay > 40%: truyền CPT 10 - 20ml/kg/giờ.
- Nếu cải thiện lâm sàng thì xử trí theo (a).
- Nếu còn sốc (sốc thất bại bù dịch)
○ Hội chẩn khoa, hội chẩn bệnh viện hoặc hội chẩn tuyến trên.
○ Điều trị toan, xuất huyết, hạ đường huyết, hạ Calci máu nếu có.
○ Xem xét đặt nội khí quản giúp thở.
○ Xét nghiệm Hct, đo áp lực tĩnh mạch trung tâm (CVP), đo HA động mạch xâm lấn và đánh giá chức năng tim nếu được.
* Nếu Hct thấp (< 35%) hoặc giảm > 20% so với ban đầu.
- Cần phải thăm khám để phát hiện xuất huyết nội và truyền máu, tốt nhất là truyền hồng cầu lắng (HCL) 5ml/kg hoặc máu toàn phần 10ml/kg. Tốc độ truyền tùy tình trạng chảy máu và hematocrit, thường trong 1 - 2 giờ, song song đó truyền CPT 10ml/kg/giờ. Xem xét truyền huyết tương đông lạnh để cầm máu (xem phần điều trị xuất huyết nặng). Sau 1 giờ, nếu cải thiện lâm sàng và Hct thì xử trí theo (a).
- Nếu mạch, huyết áp vẫn không đo được: bơm tĩnh mạch trực tiếp dung dịch cao phân tử 20ml/kg cân nặng/15 phút. Nên đo CVP để có phương hướng xử trí. Sau đó nếu đo được huyết áp và mạch rơ, thì xử trí theo (a). Nếu không cải thiện thì xử trí theo (b.2).
C.1.3. Điều trị xuất huyết nặng
- Nhịn ăn uống.
- Tránh đặt sonde dạ dày ngoại trừ xuất huyết tiêu hóa ồ ạt thì nên đặt qua đường miệng.
- Vitamine K1 tĩnh mạch liều 1mg/kg/ngày, tối đa 20mg/ngày.
- Omeprazole 1 mg/kg truyền tĩnh mạch hoặc các thuốc ức chế bơm Proton khác (PPI): Pantoprazol, Esomeprazol nếu nghi viêm loét dạ dày.
- Truyền máu và chế phẩm máu.
C.1.4. Điều trị toan chuyển hóa, hạ đường huyết, hạ Calci huyết, hạ Natri máu.
C.1.5. Điều trị suy tạng nặng
C.2. Điều trị sốt xuất huyết Dengue nặng người lớn. nhập viện điều trị cấp cứu.
C.2.1. Điều trị sốc sốt xuất huyết Dengue, sốc sốt xuất huyết Dengue nặng
C.2.1.1. Thở oxy qua gọng mũi 1-6 lít/phút khi SpO2 < 95%. C.2.1.2. Bù dịch nhanh theo phác đồ.
Phụ lục 14: Sơ đồ truyền dịch trong sốc sốt xuất huyết Dengue ở người lớn.
Trong 1 giờ đầu, phải thay thế nhanh chóng lượng huyết tương mất đi bằng Ringer lactate hoặc NaCl 0,9% 15ml/kg/giờ sau đó đánh giá lại lâm sàng, Hct.
a) Nếu cải thiện lâm sàng (mạch giảm, HA bình thường, hết kẹt)
- Tiếp tục truyền Ringer lactate hoặc NaCl 0,9% tốc độ 10ml/kg/giờ x 2 giờ. Nếu người bệnh cải thiện lâm sàng và hematocrit giảm, giảm tốc độ Ringer lactate hoặc NaCl 0,9% 6ml/kg/giờ trong 2 giờ, sau đó 3ml/kg/giờ trong 5 - 7 giờ, sau đó 1,5ml/kg/giờ trong 12 giờ. Ngưng dịch truyền nếu lâm sàng ổn định.
b) Nếu không cải thiện lâm sàng (mạch nhanh, nhẹ, HA còn tụt, kẹt hiệu áp < 20mmHg)
b.1) Nếu hematocrit giảm > 20% hematocrit lúc vào sốc, hoặc hematocrit < 35%: xử trí như xuất huyết nặng: Xem Phụ lục 15: Hướng dẫn xử trí sốc SXHD thể xuất huyết nặng và chỉ định truyền máu, chế phẩm máu.
b.2) Nếu hematocrit tăng, không đổi, hoặc giảm < 20% hematocrit lúc vào sốc: chuyển sang truyền cao phân tử (CPT) 10 - 15ml/kg/giờ trong 1 giờ: (Xem nhánh (*) phụ lục 14).
+ Nếu cải thiện lâm sàng: tiếp tục Ringer lactate hoặc NaCl 0,9% tốc độ 10ml/kg/giờ trong 2 giờ, sau đó 6ml/kg/giờ trong 2 giờ, sau đó 3ml/kg/giờ trong 5 - 7 giờ, sau đó 1,5ml/kg/giờ trong 12 giờ. Đánh giá lâm sàng, Hematocrit sau mỗi lần chuyển tốc độ truyền. Xem xét ngưng dịch truyền sau 24 - 48 giờ nếu lâm sàng ổn định.
+ Nếu không cải thiện lâm sàng: đánh giá lại Hematocrit như trên, chú ý liều CPT lặp lại lần 2 là 10ml/kg/giờ. Nếu vẫn không cải thiện lâm sàng: xử trí như sốc SXHD không đáp ứng dịch truyền.
C.2.2. Điều trị tái sốc
Sử dụng cao phân tử để chống sốc, liều từ 10 - 15ml/kg/giờ, sau đó: nếu huyết động cải thiện, chuyển sang Ringer lactate hoặc NaCl 0,9% tốc độ 10ml/kg/giờ x 1 giờ, sau đó giảm liều còn 6ml/kg/giờ, sau đó 3ml/kg/giờ, sau đó 1,5ml/kg/giờ. Lưu ý thời gian duy trì các liều trên có thể giảm tùy thuộc vào lâm sàng, diễn tiến Hct và giai đoạn sốc.
C.2.3. Điều trị xuất huyết nặng
C.2.4. Điều trị suy tạng nặng
PHỤ LỤC 4
SƠ ĐỒ XỬ TRÍ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
CÓ DẤU HIỆU CẢNH BÁO Ở TRẺ EM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3705/QĐ-BYT ngày 22 tháng 8 năm 2019
của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Cải thiện lâm sàng: mạch giảm, HA bình thường, hiệu áp > 20mmHg
M: mạch, HA: Huyết áp, CPT: Cao phân tử (Dextran hoặc HES 200/0,5), RL: Ringer lactate
PHỤ LỤC 5
SƠ ĐỒ XỬ TRÍ SXHD CÓ DẤU HIỆU CẢNH BÁO Ở NGƯỜI LỚN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3705/QĐ-BYT ngày 22 tháng 8 năm 2019
của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CPT: cao phân tử, RL: Ringer lactate
PHỤ LỤC 7
SƠ ĐỒ TRUYỀN DỊCH TRONG SỐC SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
Ở TRẺ EM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3705/QĐ-BYT ngày 22 tháng 8 năm 2019
của Bộ trưởng Bộ Y tế)
PHỤ LỤC 8
CÂN NẶNG HIỆU CHỈNH Ở TRẺ EM DƯ CÂN HOẶC BÉO PHÌ
(dựa theo hướng dẫn của CDC 2014)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3705/QĐ-BYT ngày 22 tháng 8 năm 2019
của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Khuyến cáo áp dụng tính cân nặng bù dịch cho trẻ em dư cân, béo phì này chỉ ước tính cho những giờ đầu và nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để theo dơi trong khi bù dịch.
Tuổi (năm) Nam (kg) Nữ (kg)
2 13 12
3 14 14
4 16 16
5 18 18
6 21 20
7 23 23
8 26 26
9 29 29
10 32 33
11 36 37
12 40 42
13 45 46
14 51 49
15 56 52
16 61 54
PHỤ LỤC 10
SƠ ĐỒ TRUYỀN DỊCH TRONG SỐC SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE NẶNG
Ở TRẺ EM
(Ban hành kèm theo Quyết định 3705/QĐ-BYT ngày 22 tháng 8 năm 2019
của Bộ trưởng Bộ Y tế)
PHỤ LỤC 14
SƠ ĐỒ TRUYỀN DỊCH TRỌNG SỐC SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
Ở NGƯỜI LỚN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3705/QĐ-BYT ngày 22 tháng 8 năm 2019
của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết Dengue (Ban hành kèm theo Quyết định số 3705/QĐ-BYT ngày 22 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
BỆNH DỊCH TẢ
1. ĐẠI CƯƠNG
Bệnh tả là một bệnh nhiễm trùng cấp do vi trùng Vibrio cholera týp huyết thanh O1 hay O139 gây ra. Bệnh có thể lây lan nhanh thành dịch hay đại dịch trên phạm vi toàn cầu. Biểu hiện lâm sàng bao gồm tiêu chảy ồ ạt, phân lỏng nước với màu đặc trưng như nước vo gạo. Nếu không được điều trị thích hợp bệnh nhân mau chóng mất nước dẫn đến tình trạng choáng giảm thể tích máu, suy thận cấp, toan chuyển hóa và có thể tử vong.
1.1. Đường lây truyền
Vi khuẩn Vibrio cholera lây truyền qua đường tiêu hóa là chính. Đa số các trường hợp mắc bệnh là do ăn uống phải thực phẩm, nước uống bị ô nhiễm. Rất hiếm trường hợp lây lan trực tiếp sau tiếp xúc với người bệnh. Bệnh tả thường xảy ra ở những nơi đông dân, môi trường vệ sinh kém và không có nguồn nước sạch.
1.2. Nguồn bệnh
Nguồn lan truyền bệnh chính là người đang bị bệnh, người đang trong trong giai đoạn hồi phục chưa dùng kháng sinh và người bệnh không điển hình không được điều trị. Ngoài ra sự tồn tại của vi trùng trong môi trường tự nhiên là nguồn duy trì bệnh giữa các vụ dịch. Có một số rất hiếm người lành mang trùng mãn tính trong túi mật.
1.3. Yếu tố nguy cơ
- Đối với những người mắc chứng giảm acid da dày, những người dùng thuốc gây giảm lượng acid dạ dày hay những người bị suy giảm miễn dịch thường dễ mắc bệnh hơn.
- Bệnh thường xảy ra và lan rộng trong các cá thể sống tập thể, đông đúc, môi trường thiếu vệ sinh, không có đủ nhà vệ sinh và nguồn nước sạch. Không có sự khác biệt rõ ràng về tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ. Bệnh có tính thay đổi theo mùa rõ rệt, thường tăng cao nhất vào mùa hè và mùa thu.
2. TÁC NHÂN GÂY BỆNH
- Vi khuẩn Vibrio cholera còn được gọi là phẩy khuần tả.
- Dựa vào sự tiết ra hemolysin mà người ta còn phân chia Vibrio ra làm 2 týp sinh học: cổ điển và Eltor. Cả hai týp này đều tiết ra độc tố ruột nhưng týp Eltor còn tiết ra hemolysin.
- Một độc tố khác của phẩy khuẩn có tên Zone Occludans Toxin
3. LÂM SÀNG
3.1. Thể điển hình
3.1.1. Thời kỳ ủ bệnh
Tùy theo số lượng vi khuẩn V. cholera mà thời gian ủ bệnh có thể thay đổi từ vài giờ cho đến 5 ngày.
3.1.2. Thời kỳ khởi phát
Thường đột ngột với các triệu chứng đầy bụng, sau đó tiêu chảy một vài lần. Thời kỳ khởi phát bệnh luôn ngắn ngủi, không sốt và không nôn ói, đau bụng.
3.1.3. Thời kỳ toàn phát
- Tiêu chảy liên tục rất nhiều lần với khối lượng lớn, có khi hàng chục lít một ngày. Phân tả điển hình toàn nước, trắng lờ đục như nước vo gạo, không có nhầy máu.
- Nôn ói xuất hiện muộn, nguyên nhân nôn là do tiêu chảy liên tục mất một lượng lớn bicarbonate gây toan huyết. Lúc đầu nôn ra thức ăn, sau toàn nước.
- Trong suốt thời kỳ toàn phát bệnh nhân hiếm khi có triệu chứng đau bụng mà có
thể có tình trạng vọp bẻ hai bắp chân và cơ bụng, hậu quả của toan chuyển hóa.
- Dấu mất nước (bảng 1) thường dễ dàng phát hiện khi khám. Trong trường hợp bệnh nhân tới trễ hay không được điều trị phù hợp, tình trạng mất nước đã trở nên nặng nề có thể có các triệu chứng giọng nói thều thào yếu ớt, thở nhanh kiểu toan, mạnh nhanh, huyết áp thấp, huyết áp kẹp hay thậm chí khó đo.
- Tiến triển bệnh:
+ Nếu được điều trị phù hợp, tích cực bệnh nhân sẽ giảm đến mất các triệu chứng kể trên một cách nhanh chóng trong vòng vài giờ cho tới 1 - 2 ngày. Tiêu chảy ban đầu toàn nước sau đó chuyển sang màu xanh rêu, sệt vàng và đặc dần thành khuôn sau 2 - 4 ngày.
+ Nếu không được điều trị hay điều trị không phù hợp: tình trạng mất nước nặng kéo dài sẽ dẫn đến suy thận, choáng, toan chuyển hóa nặng và có thể dẫn tới tử vong.
3.1.4 Thời kỳ hồi phục
Diễn biến từ 1 - 3 ngày nếu được bù đủ nước và điều trị kháng sinh thích hợp.
3.2. Các thể lâm sàng
- Thể không triệu chứng
- Thể nhẹ
Giống như tiêu chảy thường.
- Thể điển hình
Diễn biến cấp tính như đã mô tả ở trên.
- Thể tối cấp
Bệnh diễn biến nhanh chóng, mỗi lần tiêu chảy mất rất nhiều nước, vô niệu, toàn thân suy kiệt nhanh chóng sau vài giờ và tử vong do truỵ mạch.
- Bệnh tả ở người già
Hay gặp biến chứng suy thận mặc dù đã được bù dịch đầy đủ.
Bảng 1: bảng phân chia mức độ mất nước do tiêu chảy
Triệu chứng Mất nước nhẹ Mất nước trung bình
(≥2 triệu chứng, ít nhất có 1 triệu chứng *) Mất nước nặng
(≥2 triệu chứng, ít nhất có 1 triệu chứng *)
Tổng trạng Tươi tỉnh Kích thích, bứt rứt Lừ đừ, đờ đẫn
Mắt Không trũng Trũng* Trũng sâu*
Nước mắt Có Không thấy* Rất khô*
Miệng lưỡi Ướt Khô* Rất khô*
Khát uống bình thường Khát, uống háo hức Không uống được
Dấu véo da Không giữ nếp Có nếp nhăn da nhưng không giữ lâu Giữ nếp nhăn rất lâu
4. CẬN LÂM SÀNG
- Công thức máu: có tình trạng cô đặc máu do mất nước, Hematocrit tăng.
- Điện giải:Na, K, Cl, Ca.
- Chức Năng thận: BUN và creatinin
- Echo bụng tổng quát, ...
5. CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán xác định dựa vào các yếu tố: Dịch tễ học:
- Cư trú tại vùng dịch tễ lưu hành hoặc đang có dịch tả.
- Có tiếp xúc với người bị tả hay tiêu chảy chưa rõ được nguyên nhân.
- Ăn uống thực phẩm chưa nấu chín: hải sản sống, các loại mắm sống…
- Lâm sàng: Tiêu chảy cấp, phân có màu trắng đục như nước vo gạo
- Cận lâm sàng: Soi tươi phân thấy dạng phẩy khuẩn tả, cấy phân xác định V. cholera.
CHÚ Ý: Trong vụ dịch, chẩn đoán bệnh dựa chủ yếu vào các biểu hiện lâm sàng.
6. ĐIỀU TRỊ
6.1. Nguyên tắc
- Cách ly bệnh nhân.
- Bồi phụ nước và điện giải nhanh chóng và đầy đủ.
- Dùng kháng sinh diệt vi trùng để tránh lây lan.
6.2. Điều trị cụ thể
6.2.1. Cách ly bệnh nhân
Tất cả bệnh nhân mắc bệnh tả cần được cách ly nhằm theo dõi sát tình trạng bệnh, điều trị tích cực và quản lý tốt chất thải của bệnh nhân nhằm tránh lây lan bệnh.
6.2.2. Bồi phụ nước và điện giải
- Bù nước bằng đường uống
Áp dụng cho những trường hợp nhẹ, giai đoạn đầu chưa mất nước nhiều và giai đoạn hồi phục. Có thể áp dụng tại nhà hoặc ở các cơ sở y tế. Dịch bồi hoàn dùng đường uống có được bằng cách pha một gói Oresol với một lít nước đun sôi để nguội. Phác đồ bù nước như sau:
+ Phác đồ A: dùng cho người mất nước nhẹ (<5% trọng lượng): uống theo nhu cầu và sau mỗi lần đi tiêu chảy.
+ Phác đồ B: dùng cho người mất nước trung bình (6 - 9% trọng lượng): uống ORS với liều 75ml/kg trong vòng 3 - 4 giờ.
+ Nếu nôn nhiều nên uống từng ngụm nhỏ.
- Bồi phụ khối lượng tuần hoàn bằng truyền tĩnh mạch:
+ Dùng trong các trường hợp mất nước năng (>10% trọng lượng) hay nôn ói nhiều không uống được
+ Các loại dịch truyền: tốt nhât là dùng lactate ringer, nếu không có thay thế bằng cách phối hợp các dung dịch: Natri chlorur 0,9% (2 phần); Natri bicarbonat 1,4% (1 phần) và Glucose 5% (1 phần).
+ Phác đồ C - Cách thức truyền dịch:
. Người lớn: 30ml/kg trong 30phút đầu, 70ml/kg trong 2 - 3 giờ kế tiếp
. Cần theo dõi các dấu hiệu sinh tồn, hematocrit, điện giải đồ để điều chỉnh cho phù hợp.
. Khi bệnh nhân cải thiện, mạch rõ, chi ấm, huyết áp ổn định, không nôn và uống được thì chuyển sang dùng dung dịch uống.
6.2.3. Điều trị kháng sinh
- Nhóm fluoroquinolon
+ Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
+ Ciprofloxacin 1g hay Ofloxacin 400mg chia hai lần uống/ngày, trong 3 ngày
- Các loại kháng sinh khác
+ Đối với phụ nữ có thai và cho con bú: dùng azithromycin.
+ Azithromycin: 250mg x 2 lần/ngày đầu, 250mg x 2 ngày kế tiếp
+ Nếu không có azithromycin, có thể dùng Erythromycin: 500mg x 4 lần/ngày x 3 ngày
6.2.4. Điều trị nâng đỡ
Phải đảm bảo năng lượng và dinh dưỡng cho bệnh nhân. Nên cho bệnh nhân ăn sớm, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu.
CHÚ Ý: Không được dùng các thuốc làm giảm nhu động ruột như morphin, opioid, atropin, loperamide...vv
6.2.5. Phân loại bệnh nhân để điều trị
Căn cứ vào lâm sàng có thể xếp thành 4 loại để xử trí:
- Loai I: Tiêu chảy vài lần, phân ít, nhão; không nôn; mạch, huyết áp bình thường; chưa có dấu hiệu mất nước. Điều tri tại tuyến cơ sở (xã, phường hoặc tại nhà) uống kháng sinh, uống dung dịch Oresol
- Loại II: Tiêu chảy nhiều nhưng tự chủ được; không nôn tự nhiên; mất nước nhẹ: mạch, huyết áp bình thường. Điều trị tại trạm y tế xã, phường hoặc trung tâm y tế quận/huyện, uống kháng sinh, uống dung dịch Oresol- Truyền dịch
- Loại III: Tiêu chảy nhiều; nôn dễ dàng; có triệu chứng mất nước trung bình: giảm huyết áp nhẹ, mạch nhanh, yếu; mệt lả. Điều trị tại trung tâm y tế quận/huyện hoặc tuyến tỉnh. Nếu tại trạm y tế xã cần có sự hỗ trợ của bác sỹ và điều dưỡng tuyến trên - Truyền dịch là chính. Nếu mạch và huyết áp trở về bình thường, bài niệu tốt, còn tiêu chảy nhẹ cần duy trì bằng dung dịch uống (ORS), uống kháng sinh
- Loại IV: Tiêu chảy và nôn nhiều gây nên mất nước nặng; thiểu niệu hoặc vô niệu; truỵ mạch: huyết áp không đo được, mạch nhỏ khó bắt. Điều trị tại bệnh viện tuyến tỉnh hoặc trung ương. Có thể điều trị tại tuyến huyện nhưng cần có bác sỹ tuyến tỉnh hỗ trợ, truyền dịch với tốc độ nhanh, theo dõi mạch, huyết áp, lượng nước tiểu, áp lực tĩnh mạch trung tâm, uống kháng sinh.
6.2.6. Tiêu chuẩn ra viện
- Hết tiêu chảy.
- Ổn định về mặt lâm sàng được 1 tuần.
7. PHÒNG NGỪA
7.1. Nguyên tắc chung
- Giữ vệ sinh môi trường
- Hướng dẫn kiến thức vệ sinh cá nhân, thay đổi lối sống thiếu vệ sinh
- Cung cấp nguồn nước sạch, kiểm soát vệ sinh thực phẩm
- Chủng ngừa: dùng vắc xin đường uống. Hiện nay Việt Nam đã sản suất được vắc xin ngừa bệnh dịch tả đạt tiêu chuẩn quốc tế.
7.2. Khi có trườmg hợp bệnh hay trong vụ dịch
- Cách ly người bệnh.
- Quản lý tốt chất thải của người bệnh.
- Quản lý người khỏi bệnh còn thải vi trùng tả. Theo dõi và điều trị cho người tiếp xúc: uống tetracycline 500mg x 4 lần/ngày x 3 ngày hay doxycycline 300mg liều duy nhất (nếu không có bằng chứng bị kháng thuốc). Theo dõi những người này trong 5 ngày để tránh lây lan ra cộng đồng.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm (Ban hành kèm theo Quyết định số 5642/QĐ-BYT, ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Võ Thị Chi Mai PGS.TS. Trực khuẩn dịch tả (Vibrio cholera). Vi khuẩn học. Nhà xuất bản Y học. 2009: 187-192
NHIỄM HIV/AIDS Ở NGƯỜI LỚN
1. ĐẠI CƯƠNG
HIV (Human immunodeficiency virus) thuộc họ Retroviridae, gồm có 2 loại: HIV-1 và HIV-2, gây bệnh ở người chủ yếu là HIV-1.HIV lây truyền chủ yếu qua các đường: quan hệ tình dục không bảo vệ, qua máu và các chế phẩm của máu, từ mẹ sang con. Diễn tiến tự nhiên của quá trình nhiễm HIV trải qua 3 giai đoạn:
- Hội chứng nhiễm Retrovirus cấp
+ Biểu hiện 2 - 4 tuần sau phơi nhiễm HIV và kéo dài từ 1 - 2 tuần
+ Kháng thể kháng HIV thường xuất hiện sau 4 - 12 tuần (trung bình 63 ngày)
+ Xét nghiệm nồng độ virus HIV có thể chẩn đoán nhiễm HIV cấp: nồng độ virus huyết tương cao nhất sau 3 tuần phơi nhiễm (100.000 - 1.000.000 bản RNA/ml) sau đó giảm xuống thấp nhất vào khoảng 120 ngày sau phơi nhiễm
- Nhiễm HIV không triệu chứng
+ Giai đoạn này không triệu chứng
+ Số lượng tế bào CD4 giảm từ từ
+Tùy thuộc vào mỗi cá thể diễn biến sang giai đoạn AIDS sẽ khác nhau, bệnh nhân có thể khỏe mạnh trong vòng 5 - 10 năm trước khi triệu chứng của nhiễm HIV hoặc phát triển thành AIDS
- AIDS: AIDS (Acquired immunodeficiency syndrome) là bệnh nhiễm HIV tiến triển. Toàn thể bệnh lý HIV/AIDS là hậu quả của sự suy giảm trầm trọng về chất và số lượng của hệ miễn dịch chủ yếu là T-CD4
2. NGUYÊN NHÂN: Nhiễm HIV do:
- Quan hệ tình dục không an toàn với người bị nhiễm HIV
- Truyền máu và các chế phẩm của máu bị nhiễm virus HIV
- Lây nhiễm từ mẹ bị nhiễm HIV sang con
- Lây nhiễm nghề nghiệp: nhân viên y tế bị kim, dao và các dụng cụ khác chứa dịch thể có virus HIV gây xây xác, tổn thương da niêm
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Chẩn đoán sơ bộ
3.1.1. Tiếp cận bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS
3.1.1.2 Mục đích
- Xác định chẩn đoán HIV
- Xác định giai đoạn lâm sàng nhiễm HIV
- Tầm soát các bệnh nhiễm trùng cơ hội và các bệnh liên quan
- Đánh giá tình trạng miễn dịch
- Sàng lọc lao và tình trạng thai nghén
- Lượng ước mức độ tuân thủ điều trị
3.1.1.3. Cách thức
3.1.1.3.1. Hỏi tiền sử, bệnh sử
- Các hành vi nguy cơ
- Tiền sử về các bệnh nhiễm trùng cơ hội và các bệnh liên quan HIV
- Tiền sử mắc các bệnh khác
- Tiền sử sử dụng thuốc (thuốc dự phòng và điều trị nhiễm trùng cơ hội, thuốc ARV)
- Tiền sử về dị ứng thuốc
- Các triệu chứng hiện thời
3.1.1.3.2. Khám lâm sàng
- Khám toàn trạng: cân nặng, hạch ngoại vi, sang thương da, khám kỹ các hệ cơ quan
- Xác định giai đoạn lâm sàng nhiễm HIV và các bệnh liên quan HIV
3.1.1.3.3. Xét nghiệm
- Chẩn đoán nhiễm HIV (bao gồm xét nghiệm1test nhanh và 2 ELISA)
- Công thức máu, soi đàm tìm BK
- Các xét nhiệm chẩn đoán nhiễm trùng cơ hội (dịch não tủy, soi cấy các bệnh phẩm tìm nấm-vi trùng, X Quang tim phổi, ECHO bụng, CT scan sọ não…) tùy định hướng lâm sàng
- Đánh giá mức độ suy giảm miễn dịch (tế bào CD4)
- Tải lượng virus
- Các bệnh đồng nhiễm HIV: viêm gan siêu vi B, C
- Test chẩn đoán thai nghén nếu nghi ngờ
3.1.1.3.4. Tư vấn hỗ trợ
- Tư vấn hỗ trợ sau xét nghiệm
- Giải thích diễn biến bệnh, kế hoạch chăm sóc và điều trị
- Tư vấn về dự phòng lây nhiễm HIV
- Xác định tầm quan trọng của tái khám định kỳ
3.2. Các giai đoạn lâm sàng theo WHO
3.2.1. Giai đoạn I
- Không triệu chứng
- Có thể mắc bệnh lý hạch toàn thân dai dẳng
- Thang hoạt động 1: không triệu chứng, hoạt động bình thường
3.2.2. Giai đoạn II
- Sụt cân < 10% trọng lượng cơ thể
- Biểu hiện bệnh da và niêm mạc nhẹ (viêm da tuyến bã, ngứa, nấm móng, loét miệng tái phát, viêm khóe miệng)
- Nhiễm Herpes Zoster trong vòng 5 năm gần đây
- Nhiễm trùng đường hô hấp tái phát (viêm xoang do vi khuẩn) Và hoặc:
- Thang hoạt động 2: Có triệu chứng nhưng vẫn hoạt động bình thường
3.2.3. Giai đoạn III
- Sụt cân < 10% trọng lượng cơ thể
- Tiêu chảy mãn tính không rõ căn nguyên > 1 tháng
- Sốt kéo dài không rõ căn nguyên (không lien tục hay liên tục) > 1 tháng
- Nhiễm nấm Candida miệng
- Bạch sản dạng long ở miệng
- Lao phổi trong vòng 1 năm gần đây
- Nhiễm vi khuẩn nặng (viêm phổi, viêm cơ mủ) Và hoặc:
- Thang hoạt động 3: Nằm liệt giường < 50% số ngày trong tháng trước đó
3.2.4. Giai đoạn 4
- Hội chứng suy mòn do HIV (sụt >10% trọng lượng cơ thể kết hợp tiêu chảy mãn tính không rõ căn nguyên > 1tháng, hoặc mệt mỏi và sốt kéo dài không rõ căn nguyên >1 tháng)
- Viêm phổi do Pneumocystis Jiroveci
- Bệnh do Toxoplasma ở não
- Bệnh do Cryptosporidia có tiêu chảy > 1 tháng
- Nhiễm nấm Cryptococcus ngoài phổi
- Bệnh do Cytomegalovirus ở các cơ quan khác ngoài gan, lách, hạch
- Nhiễm Hepes Simplex virus da, niêm mạc > 1 tháng hoặc ở nội tạng
- Bệnh não chất trắng đa ổ tiến triển
- Bệnh nấm lưu hành ở địa phương có biểu hiện lan tỏa toàn thân (nấm Histoplasma, Penicillium)
- Nhiễm nấm Candida thực quản, khí quản, phế quản, phổi
- Nhiễm Mycobacteria không phải lao lan tỏa toàn thân
- Nhiễm trùng huyết Salmonella không phải thương hàn
- Lao ngoài phổi
- U lymphô
- Sarcoma Kaposi
- Bệnh lý não do HIV Và hoặc:
- Thang hoạt động 4: Nằm liệt giường > 50% số ngày trong tháng trước đó
3.3. Chẩn đoán xác định nhiễm HIV
Mẫu huyết thanh của một người lớn và trẻ trên 18 tháng được coi là dương tính với HIV khi mẫu đó dương tính cả ba lần xét nghiệm bằng ba sinh phẩm với các nguyên lý và kháng nguyên khác nhau. Các xét nghiệm được thực hiện tại VN gồm:
- Serodia-HIV hoặc Quick Test
- ELISA-HIV Uniform II
- ELISA-Genscreen
- WESTERN BLOT
Theo bộ Y tế VN: chẩn đoán nhiễm HIV khi 1 test nhanh và 2 ELISA (+)
Ở Châu Âu và Mỹ chẩn đoán nhiễm HIV khi 2 ELISA và WESTERN BLOT (+)
3.4. Chẩn đoán AIDS: người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS khi
- Lâm sàng nhiễm HIV giai đoạn IV (theo WHO) Hoặc:
- Xét nghiệm tế bào CD4<200 tế bào/ml hoặc tổng số tế bào lympho<1200 tế bào/ ml (nếu không có điều kiện xét nghiêm tế bào CD4)
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Dự phòng nhiễm trùng cơ hội
4.1.1. Dự phòng nhiễm trùng cơ hội tiên phát bằng Cotrimoxazole
- Mục đích: dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ PCP, viêm não do Toxoplasma Gondii
- Chỉ định:
+ Người nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng III, IV không phụ thuộc tế bào CD4
+ Người nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng I, II có số lượng tế bào CD4< 200 tế bào/ml
+ Nếu không có tế bào CD4 chỉ định điều trị khi người nhiễm HIV ở giai đoạn lâm sàng II, III
- Liều lượng:
+ Cotrimoxazole 960mg (TMP 160mg/SM X 80 mg) uống 1 viên/ngày hoặc 3viên/tuần chia 3 lần.
+ Nếu dị ứng Cotrimoxazole thay thế Dapson 100mg /ngày
4.1.2. Dự phòng lao tiến triển bằng isoniazide (INH)
- Mục tiêu: dự phòng chuyển từ nhiễm lao sang bệnh lao
- Chỉ định: cho tất cả mọi người nhiễm HIV đã dược sang lọc không mắc bệnh lao tiến triển
- Phác đồ: INH 5 mg/kg/ngày, uống 1 lần hàng ngày trong 9 tháng + vitamin B6 25mg/ngày
4.2. Điều trị nhiễm trùng cơ hội
4.2.1. Nhiễm nấm Candida Albicans
- Miệng:
+ Fluconazol 150 mg 1 viên uống/ngày x 7 - 14 ngày
- Thực quản:
+ Fluconazol 150 mg 1 viên x2 lần uống /ngày x 14 - 21ngày
- Âm đạo
+ Fluconazol 150 mg 1 viên duy nhất
+ Nystatine 100000 đơn vị đặt âm đạo 1 viên /ngày x 14 ngày
4.2.2. Viêm màng não nấm Cryptococcus Neoformans:
- Điều trị tấn công:
+ Amphotericine B 0,7 mg/kg/ngày + Flucystosine100 mg/kg/ngày x 14 - 21ngày
- Điều trị củng cố:
+ Fluconazol 400 - 800 mg/ngày x 8 tuần
- Điều trị duy trì:
+ Fluconazol 200 - 400 mg/ngày đến suốt đời hoặc có thể ngưng điều trị nếu bệnh được điều trị ARV đạt được số lượng tế bào CD4 > 200 tế bào/ml kéo dài trên 6 tháng
4.2.3. Viêm não Toxplasma Gondii:
- Điều trị tấn công
+ TMP-SMX 960 mg (tính theo TMP 10 mg/kg/ngày) chia làm 3 - 4 lần x 3 - 6 tuần
- Điều trị duy trì
+ TMP-SXM 960 mg 3mg/kg/ngày (tính theo TMP) đến suốt đời hoặc có thể
Ngưng điều trị nếu bệnh được điều trị ARV đạt được số lượng tế bào CD4 > 200 tế bào/ml kéo dài trên 6 tháng
4.2.4. Viêm phổi do Pneumocystis Jirveci:
- Điều trị tấn công:
+ TMP-SMX 960 mg 15 mg/kg/ngày (tính theo TMP) X21 ngày
- Điều trị duy trì:
+ TMP-SMX 960 mg 5mg/kg/ngày (tính theo TMP)
- Nếu có biểu hiện suy hô hấp (SpO2 <70%) chỉ định điều trị Corticoide
+ Prednisolone 80mg/ngày chia 2 lần x5 ngày
+ Prednisolone 40mg/ngày x 5 ngày kế tiếp
+ Prednisolone 20mg/ngày cho đủ 21 ngày
4.2.5. Bệnh nhiễm nấm Penicillium Marneffei:
- Điều trị tấn công:
+ Amphotericine B 0,6 - 1 mg/kg/ngày pha TTM x 6 - 8 tuần Hoặc:
+ Itraconazole 200mg x 2 lần /ngày x 6 - 8 tuần
- Điều trị duy trì:
+ Itraconazole 200mg/ngày, duy trì suốt đời hoặc có thể ngưng điều trị nếu bệnh được điều trị ARV đạt được số lượng tế bào CD4 > 200 tế bào/ml kéo dài trên
6 tháng
4.3. Điều trị ARV
4.3.1. Các nhóm thuốc ARV (Antiretroviral Drugs):
- Nhóm NRTIs (Nucleoside reverse Transcriptase Inhibitors): Didanosie (ddI), Abacavir (ABC), Zidovudine (AZT), Stavudine (d4T), Lamivudine (3TC), Tenofovir (TDF)…
- Nhóm NNRTIs (Non Nucleoside reverse Transcriptase Inhibitors): Nevirapine (NVP), Efavirenz (EFV), Etravirine (ETV), Delavirdine (DLV)
- Nhóm PI (Protease Inhibitor): Lopinavir (LPV), Saquinavir (SQV), Nelfinavir (NFV), Ritonavir ( RTV)…
4.3.2. Mục tiêu điều trị
- Làm giảm tối đa và ngăn chặn lâu dài sự nhân lên của virus
- Phục hồi miễn dịch
- Kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống
- Gỉảm tần suất mắc và tử vong do các bệnh liên quan HIV
- Giảm lây truyền HIV và ngăn ngừa nhiễm HIV sau phơi nhiễm
4.3.3. Nguyên tắc
- Điều trị suốt đời
- Phối hợp ít nhất 3 loại thuốc (HAARV)
+ 2 NRTI + 1 NNRTI
+ 2 NRTI + 1 PIs
- Tuân thủ là yếu tố quyết định thành công
4.3.4. Chỉ định
- Nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng IV, bất kể số lượng CD4
- CD4 < 200 tế bào/ml
- CD4 < 350 tế bào/ml + giai đoạn lâm sàng III
- CD4 < 250 tế bào/ml + giai đoạn lâm sàng I, II
- Tế bào Lymphocyte < 1200 tế bào/ml + giai đoạn lâm sàng II, III
4.3.5. Tư vấn trước điều trị về các vấn đề sau
- Lợi ích của việc điều trị ARV
- Điều trị ARV phải kéo dài suốt đời
- Tác dụng phụ của ARV và các tương tác với các thuốc điều trị khác có thể xảy ra
- Tầm quan trọng của việc tái khám định kỳ
- Tuân thủ tuyệt đối chế độ điều trị
4.3.6. Các phác đồ hiện nay tại VN
4.3.6.1. Phác đồ chính
- AZT + 3TC + NVP Hoặc:
- d4T + 3TC + NVP
Chỉ định sử dụng phác đồ này cho tất cả mọi người bệnh mới bắt đầu điều trị ARV
4.3.6.2. Phác đồ thay thế
- AZT + 3TC + EFV
- d4T + 3TC + EFV
(Chỉ định sử dụng 1 trong 2 phác đồ này khi người bệnh không sử dụng được NVP)
- TDF + 3TC + NVP hoặc TDF + 3TC + EFV
(Chỉ định sử dụng 1 trong 2 phác đồ này khi người bệnh không sử dụng được AZT và d4T)
- AZT + 3TC + TDF
(Chỉ định phác đồ này khi người bệnh không sử dụng được NVP và FFV)
- Liều lượng:
- AZT 300mg uống 2 lần/ngày (cách nhau mỗi 12 giờ)
- d4T 30 mg, 40 mg
+ Nếu người bệnh < 60 kg: 30 mg uống 2 lần/ngày (cách nhau mỗi 12 giờ)
+ Nếu người bệnh > 60 kg: 40 mg uống 2 lần/ngày (cách nhau mỗi 12 giờ)
- 3TC 150 mg uống 2 lần/ngày (cách nhau mỗi 12 giờ)
- NVP 200mg uống 1 lần/ngày trong 2 tuần đầu sau đó tăng lên 2 lần/ngày (cách nhau mỗi 12 giờ)
- EFV 600 mg uống 1 lần/ngày (vào buổi tối)
- TDF 300 mg uống 1 lần/ ngày
- Chống chỉ định và thận trọng với từng loại ARV:
+ AZT: Hb < 8 g/dl
+ d4T: viêm tụy, dị ứng, bệnh lý thần kinh ngoại biên
+ NVP: thận trọng khi ALT > 2,5 lần trị số bình thường, người đang uống Rifammycin, phụ nữ có CD4 > 250 tế bào/ml
+ EFV: phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu, người bệnh tâm thần (tiền sử hoặc hiện tại)
+ TDF: điều chỉnh liều theo độ thanh thải creatinine
4.3.6.3. Thất bại điều trị và phác đồ bậc 2:
4.3.6.3.1. Tiêu chuẩn đánh giá thất bại điều trị:
Chỉ xem xét đánh giá thất bại điều trị khi bệnh nhân uống ARV tuân thủ tốt, điều trị đúng phát đồ 3 loại thuốc trong ít nhất 6 tháng
Thất bại lâm sàng
Xuất hiện mới hoặc tái phát các bệnh lý giai đoạn lâm sàng
IV sau điều trị ít nhất 6 tháng
Thất bại về miễn dịch học ▪ CD4 giảm dưới hoặc bằng CD4 trước khi điều trị, hoặc
▪ CD4 giảm dưới ½ so mức CD4 cao nhất đạt được, hoặc
▪ CD4< 100 tế bào/ml liên tục trong một năm liền
Thất bại về virus học Tải lượng virus đo được > 5000 phiên bản/ml
4.3.6.3.2. Lựa chọn phát đồ bậc 2
Phát đồ bậc 1 bệnh nhân đang dùng Phác đồ bậc 2 ( chuyển đổi tương ứng )
d4T/AZT + 3TC + NVP/EFV TDF +3TC (± AZT) hoặc ddI + ABC
+
LVP/r
TDF + 3TC + NVP/EFV
ddI + ABC hoặc AZT + 3TC
AZT/d4T + 3TC + TDF/ABC EFV hoặc NVP + ddI
5. THEO DÕI
5.1. Đối với người bệnh chưa điều trị ARV
- Dựa vào giai đoạn lâm sàng và số lượng tế bào CD4 để có kế hoạch tái khám phù hợp
+ Giai đoạn lâm sàng I, II và CD4 > 350 tế bào/ml: hẹn tái khám 3 tháng/lần hoặc khi có triệu chứng bất thường
+ Giai đoạm lâm sàng I, II và CD4 < 350 tế bào/ml, lâm sàng giai đoạn III, CD4 > 350 tế bào/ml: hẹn tái khám 1 - 2 tháng /lần hoặc khi có triệu chứng bất thường
- Nội dung thăm khám bao gồm
+ Khám lâm sàng đánh giá giai đoạn nhiễm HIV, tầm soát các bệnh nhiễm trùng cơ hội và các bệnh liên quan HIV
+ Xét nghiệm:
. CTM mỗi 6 tháng
. CD4 mỗi 6 tháng nếu có điều kiện
. X-Quang tim phổi và các xét nghiệm khác tùy theo định hướng lâm sàng
- Tư vấn và hẹn tái khám cho những trường hợp không có triệu chứng
- Điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội nếu có chỉ định
- Điều trị nhiễm trùng cơ hội và các bệnh liên quan HIV
- Khám chuyên khoa nếu nghi ngờ lao, bệnh lây truyền qua đường tình dục, có thai…
- Nếu đủ tiêu chuẩn điều trị ARV hẹn tái khám theo lịch, tư vấn chuẩn bị sẵn sàng điều trị
5.2. Theo dõi trong quá trình điều trị ARV
5.2.1. Thăm khám định kỳ:
- 2 lần trong tháng đầu tiên (theo dõi tác dụng phụ ARV, củng cố tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị)
- 1lần/tháng trong tháng thứ 2 - 3
- Sau đó 1 lần/3 - 6 tháng
5.2.2. Theo dõi diễn biến về lâm sàng:
- Toàn trạng, cân nặng, nhiệt độ
- Tác dụng phụ của ARV
- Đánh giá tiến triển của bệnh liên quan đến HIV
- Đánh giá tiến triển các bệnh nhiễm trùng cơ hội đã có, tầm soát các bệnh nhiễm trùng cơ hội mới xuất hiện
- Phát hiện hội chứng phục hồi miễn dịch
- Tầm soát mang thai đối với phụ nữ
5.2.3. Theo dõi về xét nghiệm:
- Công thức máu: Hb và BC mỗi 6 tháng/lần hoặc khi có biểu hiện thiếu máu trong phác đồ có AZT
- Men gan AST-ALT thực hiện trong tháng đầu khi bắt đầu điều trị NVP sau đó mỗi 6 tháng
- Tế bào T- CD4 và tải lượng virus HIV mỗi 6 - 12 tháng nếu có điều kiện nhằm đánh giá đáp ứng về miễn dịch và virus.
6. XỬ LÝ PHƠI NHIỄM HIV:
6.1. Xử lý vết thương:
- Nếu bị vết thương da xối sạch vết thương dưới vòi nước, rửa bằng xà phòng trong 5 phút
- Nếu bị phơi nhiễm qua mắt rửa mắt bằng nước cất hoặc nước hoặc nước muối NaCL 0,9% liên tục trong 5 phút
6.2. Xác định mức độ nguy cơ
6.3. Xét nghiệm HIV: người gây phơi nhiễm và người bị phơi nhiễm
6.4. Tư vấn cho người bị phơi nhiễm
6.5. Điều trị ARV: sớm từ 2 - 6 giờ sau phơi nhiễm, không nên điều trị muộn sau 72 giờ
6.6. Phác đồ điều trị ARV:
Các thuốc sử dụng Chỉ định
Phác đồ 2 loại thuốc
(phác đồ cơ bản) AZT + 3TC hoặc
d4T + 3TC
Tất cả các trường hợp phơi nhiễm có nguy cơ
Phác đồ 3 loại thuốc AZT + 3TC hoặc d4T + 3TC cộng với LPV/r Trong trường hợp nguồn gây phơi nhiễm đã và đang điều trị ARV và nghi có kháng thuốc
Thời gian điều trị 4 tuần
6.7. Theo dõi sau điều trị ARV:
- Theo dõi tác dụng phụ của thuốc ARV
- Xét nghiệm HIV cho người bị phơi nhiễm vào tháng thứ 1 - 3 - 6 sau điều trị ARV
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm (Ban hành kèm theo Quyết định số 5642/QĐ-BYT, ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
- Dự phòng nhiễm trùng cơ hội -Xử lý phơi nhiễm HIV, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS của Bộ Y tế 2009, p.70-72
- Nhiễm HIV/AIDS, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị “Các bệnh nhiễm trùng thường gặpʺ bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới 2009, P.95-103
CHƯƠNG BỆNH LAO
CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ HO RA MÁU (KHÁI HUYẾT)
1. ĐẠI CƯƠNG
1.1. Định nghĩa
- Ho ra máu là máu từ đường hô hấp dưới (vùng dưới thanh môn) được ho, khạc, trào, ọc ra ngoài qua đường miệng mũi.
1.2. Chẩn đoán phân biệt
- Khạc ra máu từ đường hô hấp trên do tổn thương chảy máu vùng mũi, họng, răng, miệng.
- Ói ra máu do xuất huyết dạ dày: máu ói ra lẫn thức ăn, đỏ thẫm, có khi lẫn máu cục ít bọt sau đó người bệnh đi cầu ra phân đen. Cảm giác trước khi ói ra máu là nôn nao, khạc với ho ra máu là nôn nao khác với ho ra máu là nóng, ngứa ở trong ngực và cổ.
1.3. Phân loại
Ho ra máu có 3 mức độ:
- Ho ra máu nhẹ: Từ vài ml đến dưới 50ml/24 giờ.
- Ho ra máu trung bình: Từ 50 - 200ml/24 giờ.
- Ho ra máu nặng: Khi trên 200ml/24 giờ hoặc ho ra một lượng máu đủ để gây rối loạn trao đổi khi do tắc nghẽn.
2. ĐÁNH GIÁ VÀ THEO DÕI
2.1. Tình trạng hô hấp
- Có tắc nghẽn đường thở gây suy hô hấp?, Theo dõi SpO2 của bệnh nhân.
2.2. Tình trạng tim mạch
- Theo dõi mạch, huyết áp bệnh nhân.
2.3. Tinh trạng tinh thần
- Bệnh nhân bình tỉnh, có hợp tác, hay quá lo lắng vật vã không hợp tác.
2.4. Ước lượng số lượng máu mất: Xét nghiệm
- Đếm tế bào máu toàn bộ, nhóm máu, đường huyết, i on đồ, ure, creatinin.
- Chụp phim X quang tim phổi thẳng.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Mục tiêu
- Phòng ngừa cho bệnh nhân không bị suy hô hấp, suy tuần hoàn do ho ra máu.
- Giảm lượng máu mất.
- Cấp cứu hồi sức kịp thời kho có tình trạng ho ra máu tắc nghẽn gây suy hô hấp, tuần hoàn.
3.2. Chăm sóc chung
- Nằm nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, tránh vận động đi lại.
- Ăn lỏng (sữa, súp) hoặc nửa lỏng (cháo).
- Dùng thuốc giảm ho, an thần.
3.2.1. Ho ra máu nhẹ
- Chăm sóc chung như trên.
- Thuốc:
+ An thần: Phenobarbital, Diazepam.
+ Giảm ho: Terpin codein.
+ Atropin 1/4mg TB 2 lần/24 giờ.
3.2.2. Ho ra máu trung bình
- Chăm sóc chung như trên.
- Thuốc:
+ An thần: Morphin 10mg 1 ống TB hoặc Aminazin 25mg 1 ống TB.
+ Giảm ho: Terpin codein.
+ Thuốc cầm máu: Transamin, Adona, Vitemin K1, Calcigluconate.
3.2.3. Ho ra máu nặng
- Chăm sóc chung như trên.
- Thuốc:
+ Thở oxy 3 lít/phút.
+ An Thần: Aminazin.
+ Giảm ho: Terpin codein.
+ Thuốc cầm máu: Transamin, Adona, Vitemin K1, Calcigluconate.
+ Truyền máu khi Hb < 7 - 8g/l.
+ Truyền hỗ hợp liệt hạch gồm:
. Dolargan 100mg.
. Pipolphen.
. Aminazin.
=> Tất cả trong 200ml dung dịch mặn 0,9%.
3.2.4. Ho ra máu tắc nghẽn
- Xử trí như ho ra máu nặng. Nhưng trước hết phải bảo đảm thông khí phế nang: hút thông đường thở, đặt nội khí quản, mở khí quản.
- Không dùng các thuốc chống ho, an thần khi đang có tình trạng tắc nghẽn.
3.2.5. Ho ra máu sét đánh
- Thường do đứt, vỡ một mạch máu, phình mạch trong hang ở vùng phổi bi tổn thương.
- Bệnh nhân ho ra máu rất nhiều, tỷ lệ tử vong cao.
- Can thiệp như ho ra máu tắc nghẽn và ho ra máu nặng.
4. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ KHÁC
4.1. Nội soi phế quản
- Xác định vị trí chảy máu.
- Bơm Adrenalin tại vị trí chảy máu.
4.2. Gây thuyên tắc động mạch phế quản
- Chỉ định cho bệnh nhân ho ra máu lượng nhiều hoặc tái phát nhiều lần.
4.3. Phẫu thuật cắt bỏ thùy phổi
- Chỉ định cho bệnh nhân ho ra máu lượng nhiều hoặc tái phát nhiều lần và tổn thương khu tru có khả năng phẫu thuật.
5. THEO DÕI
- Theo trạng tri giác.
- Dấu hiệu sinh tồn: mạch, huyệt áp, SpO2, nhịp thở.
- Bệnh nhân còn tiếp tục ho ra máu hay không ước lượng số lượng máu mất.
- Xác định nguyên nhân để điều trị đặc hiệu.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao (Ban hành kèm theo Quyết định số 4263/QĐ-BYT, ngày 13/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.
CHẨN ĐOÁN LAO PHỔI
1. ĐẠI CƯƠNG
- Việc chẩn đoán quyết định bệnh lao, hiên nay vẫn phải dựa vào những bằng chứng xác định sự có mặt của trực khuẩn lao (BK) ở nơi tổn thương, bằng các kỹ thuật nuối cấy hoặc mô bệnh.
- Không có triệu chứng lâm sàng và X quang đặc thù cho lao phổi, vì nhiều bệnh khác cũng có những triệu chứng như vậy.
- Tìm thấy tổ chức hoại tử bã đậu ở giải phẫu bệnh lý tổn thương, cũng chưa thể khẳng định lao, vì nó còn gặp trong các bệnh u hạt (Sarcoidose, gôm giang mai, nấm, bụi phổi Beryl, Mycobacteria không điển hình ...).
- Các phương pháp chẩn đoán phổi gồm: Lâm sàng, X quang, vi sinh học, phản ứng Mantoux và BCG, nội soi, mô bệnh, tế bào học, các xét nghiệm máu và dịch màng phổi, điều trị thử để chẩn đoán. Tùy theo điều kiện và hoàn cảnh mà áp dụng các biện pháp chẩn đoán lao phổi.
2. CHẨN ĐOÁN.
2.1. Lâm sàng:
- Toàn thân: Sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi đêm, chán ăn, mệt mỏi, gầy sút cân.
- Cơ năng: Ho, khạc đờm, ho ra máu, đau ngực, khó thở.
- Thực thể: Nghe phổi có tiếng bệnh lý (ral ẩm, ral nổ ...).
2.2. Cận lâm sàng:
- Xét nghiệm đàm: AFB (vi khuẩn lao kháng acid), soi trực tiếp 02 đế 03 mẫu.
- X quang phổi.
- Xét nghiệm máu cơ bản Hồng cầu, Bạch cầu, VS.
- Xét nghiệm chức năng gan.
- Chức năng hô hấp.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Thời gian điều trị
- Từ 8 đến 9 tháng, chủ yếu là điều trị ngoại trú.
- Điều trị nội trú trong 2 tháng đầu khi dùng công thức 2SHRZ/6HE, hoặc khi có khái huyết cấp cứu.
3.2. Lao phổi:
- Xét nghiệm đờm AFB (+) và lao ngoài phổi khác.
+ Điều trị lân đầu.
CÔNG THỨC: 2SHRZ/6HE
+ Lao tái phát, thấn bại điều trị lần đầu, trở lai điều trị sau thời gian bỏ trị và lao cũ có AFB (+) thì dùng công thức sau:
CÔNG THỨC: 2SHRZE/3HRZE/5H3R3E3
++ Dùng 5 loại SHRZE hai tháng đầu liên tục.
++ Tháng thứ 3 dùng 4 loại HRZE hàng ngày.
++ 5 tháng tiếp theo dùng HRE 3 ngày mỗi tuần.
- GHI CHÚ:
+ S: Streptomycin.
+ H: Isoniazid
+ R: Rifampicin.
+ Z: Pirazinamid.
+ E: Ethambutol.
3.3. Điều trị bổ sung
- Điều trị khái huyết: các thuốc cầm máu, an thần.
- Điều trị suy hô hấp: thở oxy, trợ lực hô hấp.
- Điều trị tràn dịch khí màng phổi: chọc hút, dẫn lưu tràn dịch tràn khí màng phổi.
- Điều trị ngoại khoa: những thể mãn tính và tiến triển.
4. THEO DÕI
4.1. Khi điều trị ngoại trú
- Thăm khám lâm sàng 01 lần/tháng.
- Xét nghiệm đàm 3 tháng/1 lần.
4.2. Khi điều trị nội trú thời gian
- Xét nghiệm đàm 1 lần/tháng.
- X quang sau 2 tháng nếu cần.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao (Ban hành kèm theo Quyết định số 4263/QĐ-BYT, ngày 13/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI
1. ĐẠI CƯƠNG
- Là thể bệnh gặp phổ biến trên lâm sàng, đứng hàng đầu trong các thể lao ngoài phổi và thường thứ phát sau lao phổi.
- Theo các tác giả trên thế giới và Việt Nam, tỷ lệ lao màng phổi trong các thể lao ngoài phổi là 25 - 27%.
- Gặp ở các độ tuổi, với thiếu niên và người trẻ tuổi gặp nhiều hơn.
- Thể lâm sàng hay gặp của lao màng phổi là tràn dịch thanh tơ, tự do, màu vàng chanh.
- Tiên lượng lâm sàng tốt, tuy nhiên vẫn gặp những biến chứng nặng nề như: Viêm mủ màng phổi, tràn dịch kết hợp với tràn khí màng phổi, dày dính nhiều ở màng phổi, ổ cặn màng phổi nếu chẩn đoán bệnh muộn và điều trị không thành.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Lâm sàng
- Bệnh nhân khó thở từ nhẹ đến nặng.
- Đau lói ngực.
- Khám phổi có hội chứng 3 giảm.
2.2. X quang
- Hình ảnh mờ đậm thuần nhất vùng tràn dịch.
- Bóng tim và trung thất bị đẩy lệch về bên lành.
- Tăng tuần hoàn vùng phổi lành.
- Mất góc sườn hoành.
2.3. Siêu âm
- Màng phổi có dịch.
- Phát hiện được tràn dịch kể cả số lượng ít.
- Ước lượng được khối lượng dịch.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Rút dịch màng phổ
- Chọc hút khoang màng phổi: hút triệt để số lượng có thể hút (dịch màu vàng chanh)
- Vận tốc rút dịch từ từ, đều đặn.
- Dự phòng phản xạ thần kinh X (vag-vagal) Atropin1/4mg TDD.
- Xử lý kịp thời dọa phù phổi cấp: Furosemid 20mg 1 ống TTM.
3.2. Kháng sinh dự phòng bội nhiễm
Nếu nghi ngờ bội nhiễm sử dụng 1 trong 3 loại kháng sinh sau:
- Rovamtcin 3 triệu UI: 1 viên x2 uống/ngày x 7 - 14 ngày.
- Levofloxacine 1 - 2g/ngày x 7 - 14 ngày.
- Ceftriaxone 2 - 4g/ngày x 7 - 14 ngày.
3.3. Điều trị nguyên nhân
Nếu được cần tiến hành điều trị đặc hiệu sớm
- Lao màng phổi.
- K màng phổi.
-Suy tim.
- Xơ gan.
- Suy thận
- …
4. THEO DÕI
- Tầm soát nguyên nhân để điều trị sớm.
- Tái khám sau 1 tuần, đến khi hết dịch màng phổi.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao (Ban hành kèm theo Quyết định số 4263/QĐ-BYT, ngày 13/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
TẦM SOÁT BỆNH LAO KHÁNG ĐA THUỐC
1. ĐẠI CƯỚNG
Các nhóm bệnh nhân nghi ngờ lao kháng đa thuốc cần được tầm soát để chẩn đoán bao gồm:
- Bệnh nhân tái phát phác đồ I và phác đồ II
- Bệnh nhân thất bại phác đồ I và phác đồ II
- Bệnh nhân đang điều trị phác đồ II có xét nghiệm đờm dương tính sau 3 tháng điều trị
- Bệnh nhân điều trị lại sau bỏ trị
- Bệnh nhân dương tính khác (thất bại từ khu vực y tế tư, tiền sử điều trị dưới 1 tháng...)
- Bệnh nhân lao/ HIV (bệnh nhân lao phổi dương tính và âm tính)
- Người bệnh mắc lao có tiền căn tiếp xúc với người bệnh lao kháng đa thuốc
2. CHẨN ĐOÁN LAO KHÁNG ĐA THUỐC:
- Chẩn đoán bệnh lao kháng đa thuốc dựa vào kháng sinh đồ cổ điển hoặc kháng sinh đồ nhanh (Hain test, GeneXpert, ...)
- Kết quả kháng sinh đồ có kháng với R và H, hoặc chỉ kháng với R
3. PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ LAO KHÁNG ĐA THUỐC
3.1. Công Thức Chuẩn (IV a): Z-E-Km- Lfx- Pt- Cs / Z-E-Lfx-Pt-Cs.
Đối tượng áp dung công thức chuẩn:
- Bệnh nhân MDR có kết quả kháng sinh đồ không kháng với thuốc lao hàng hai.
- Bệnh nhân chờ kết quả kháng sinh đồ cổ điển nhưng không có tiền sử điều trị thuốc lao hàng hai trước đó.
- PAS thay thế khi bệnh nhân không dung nạp với Cs.
3.2. Công Thức Bổ Sung (IV b): Z-E-Cm- Lfx-Pt-Cs-PAS / Z-E-Lfx-Pt-Cs-PAS.
Đối tượng áp dụng:
- Bệnh nhân MDR có kháng sinh đồ kháng với Km
- Bệnh nhân chờ kết quả kháng sinh đồ hàng hai nhưng có tiền sử đã dùng thuốc lao hàng hai. Công thức điều trị sẽ được điều chỉnh sau khi có kết quả kháng sinh đồ hàng hai.
4 THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ LAO KHÁNG ĐA THUỐC
4.1. Tổng liệu trình điều trị
Từ 19 - 24 tháng tùy thuộc thời điểm âm hóa đờm của bệnh nhân
Bảng Thời gian điều trị của bệnh lao kháng đa thuốc
Thời gian điều trị tấn công Thời gian điều trị duy trì (tháng) Tổng liệu trình (tháng)
Chuyển đàm âm sau 1 tháng 6 13 19
Chuyển đàm âm sau 2 tháng 6 14 20
Chuyển đàm âm sau 3 tháng 7 14 21
Chuyển đàm âm sau 4 tháng 8 14 22
Chuyển đàm âm sau 5 tháng 9 14 23
Chuyển đàm âm sau 6 tháng 10 14 24
4.2. Liều lượng thuốc lao theo cân nặng trong điều trị ao kháng thuốc
Thuốc Hạng cân
< 33 kg 33 - 50 kg 51 - 70 kg > 70 kg
NHÓM 1. THUỐC UỐNG CHỐNG LAO HÀNG 1
Isoniazid (H) 4-6mg /kg/ngày hoặc 8-10 mg 3lần/tuần 200-300 mg/ngày hoặc 450-600mg 3lần/ tuần 300mg/ngày hoặc 600mg 3lần/ tuần 300mg/ngày hoặc 600mg 3lần/ tuần
Rifampicin (R) 10-20mg/kg/
ngày 450-600mg 600mg 600mg
Ethambutol (E) 25 mg/kg/ngày 800-1200 mg 1200-1600 mg 1200-1600mg
Pyrazynamide (Z) 30-40mg/kg/ngày 1000-1750 mg 1750-2000mg 2000-2500 mg
NHÓM 2: THUỐC CHỐNG LAO DẠNG TIÊM
Kanamycin (Km) 15-20mg/kg/
ngày 500-750 mg 1000 mg 1000 mg
Amikacin (Am) 15-20mg/kg/
ngày 500-750 mg 1000 mg 1000 mg
Capreomycin(Cm) 15-20mg/kg/
ngày 500-750 mg 1000 mg 1000 mg
NHÓM 3: FLUOROQUINOLONES
Oíloxacin (Ofx) 800 mg 800 mg 800 mg 800-1000 mg
Levofloxacin (Lfx) 750 mg 750 mg 750 mg 750-1000 mg
Moxifloxacin (Mfx) 400 mg 400 mg 400 mg 400 mg
Gatifloxacin (Gfx) 400 mg 400 mg 400 mg 400 mg
NHÓM 4. THUỐC UỐNG CHỐNG LAO HÀNG 2 KIỀM KHUẨN
Ethionamide (Eto) 15-20mg /kg/
ngày 500 mg 750 mg 750-1000 mg
Protionamide (Pto) 15-2 0mg/ kg/
ngày 500 mg 750 mg 750-1000 mg
Cycloserine (Cs) 15-20mg/ kg/
ngày 500 mg 750 mg 750-1000 mg
Para- aminosalicylic acid (PAS) 150 mg/kg/ngày 8 g 8 g 8 g
4.3. Bảng xét nghiệm theo dõi điều trị
Tháng XQ Soi Cấy KS HIV CT Ion Thính Khám CN CN TSH,
đàm đàm Đồ máu đồ lực mắt gan thận T3T4
0 x x x x x x x x x x x x
1 x x x + x
2 x x x + x
3 x x + x x x
4 x x x + x
5 x x x + x
6 x x x + x x x x
7 x x + + +
8 x x + + +
9 x x + + x x
10 x x + + +
11 x x
12 x x x x x x x
13 x x
14 x x
15 x x x x x
16 x x
17 x x
18 x x x x x x x
19 x x
20 x x
21 x x x x x
22 x x
23 x x
24 x x x x x x x x
Ghi chú: Trong quá trình điều trị, thời gian điều trị tấn công và cũng cố có thể kéo dài. Do vậy, Bác sĩ điều trị có thể thực hiện thêm một số xét nghiệm tùy theo trường hợp cụ thể.
5. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
5.1. Điều trị khỏi bệnh
Bệnh nhân hoàn tất thời gian điều trị và có ít nhất 5 mẫu đàm cấy âm tính liên tiếp, từ các mẫu đàm thu thập được cách nhau 30 ngày trong 12 tháng cuối của quá trình điều trị. Nếu có 01 mẫu cấy dương tính trong thời gian này và triệu chứng lâm sàng không xấu hơn vẫn được xem là điều trị lành bệnh với điều kiện sau mẫu cấy dương
tính này phải có ít nhất 3 mẫu cấy liên tiếp âm tính.
5.2. Hoàn thành điều trị
Bệnh nhân hoàn tất thời gian điều trị nhưng không đủ tiêu chuẩn được đánh giá là khỏi bệnh vì thiếu kết quả xét nghiệm vi khuẩn như không thực hiện đủ 5 lần cấy đàm trong 12 tháng điều trị cuối.
5.3. Thất bại điều trị
Được đánh giá là thất bại điều trị nếu có trên 2 mẫu cấy (trong số 5 mẫu cấy trong 12 tháng cuối của quá trình điều trị) dương tính.
5.4. Tử vong
Bệnh nhân chết do bất kỳ nguyên nhân nào trong quá trình điều trị lao kháng đa thuốc.
5.5. Bỏ rrị
Bệnh nhân bỏ trị từ 2 tháng liên tục trở lên do bất kỳ lý do gì.
5.6. Chuyển đi
Bệnh nhân đang điều trị phác đồ IV được chuyển đến Đơn vị điều trị mới.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao (Ban hành kèm theo Quyết định số 4263/QĐ-BYT, ngày 13/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
LAO SIÊU KHÁNG THUỐC
1. ĐỊNH NGHĨA
Lao phổi kháng đa thuốc kèm kháng với 01 thuốc lao nhóm Quinolones và 01 thuốc lao tiêm hàng hai (Kanamycin, Amikacin, Capreomycin).
2. CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán bệnh lao siêu kháng thuốc dựa vào kháng sinh đồ thuốc lao hàng hai cổ điển.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Phác đồ điều trị
- Thông thường trên kháng sinh đồ của những bệnh nhân lao siêu kháng thuốc ngoài việc có kháng với các thuốc Quinolones và các thuốc lao tiêm (như trong định nghĩa) còn kháng với những thuốc lao hàng hai khác như Eto, Cs, PAS…
- Do vậy, phác đồ điều trị bệnh lao siêu kháng thuốc phải là phác đồ điều trị cá nhân. Phác đồ điều trị được thiết kế tùy vào kết quả kháng sinh đồ và tiền sử điều trị thuốc lao hàng hai của bệnh nhân trước đó.
3.2. Nguyên tắc thiết kế phác đồ điều trị
- Sử dụng thuốc nhóm 1 nào có thể còn hiệu quả .
- Sử dụng thuốc tiêm nào mà còn thụ cảm và có thể sử dụng đến 12 tháng. Nếu đề kháng tất cả các thuốc tiêm, có thể sử dụng thuốc nào mà trước đó bệnh nhân chưa sử dụng.
- Sử dụng thuốc lao nhóm Quinolones thế hệ mới.
- Sử dụng các thuốc lao nhóm 4 nào trước đó chưa sử dụng hoặc thụ cảm theo kết quả kháng sinh đồ
- Sử dụng thêm 2 hay nhiều hơn thuộc thuốc lao nhóm 5 theo phân lọai củaWHO: Clofazimine(Cfz), Amoxicillin/clavulanate (Amx/Clv), Linezolid, (Lzd), Thioacetazone (Thz), Clarithromycin (Clr), Imipenem (Ipm).
- Cân nhắc sử dụng Isoniazide liều cao
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao (Ban hành kèm theo Quyết định số 4263/QĐ-BYT, ngày 13/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CHƯƠNG BỆNH DA LIỄU
VIÊM NANG LÔNG
1. ĐẠI CƯƠNG
Viêm nang lông (folliculitis) là tình trạng viêm nông một hoặc nhiều nang lông. Bệnh gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhất là thanh thiếu niên và người trẻ.
2. NGUYÊN NHÂN
- Nguyên nhân chủ yếu là tụ cầu vàng và trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa).
- Các nguyên nhân khác:
+ Nấm: Trichophyton rubrum hoặc Malassezia folliculitis (Pityrosporum folliculitis).
+ Virút Herpes simplex thường gây viêm nang lông vùng quanh miệng.
+ Viêm nang lông không do vi khuẩn:
. Pseudo-folliculitis (giả viêm nang lông) hay gặp ở vùng cằm do cạo râu gây hiện tượng lông chọc thịt.
. Viêm nang lông tăng bạch cầu ái toan thường gặp ở những người suy giảm miễn dịch.
. Viêm nang lông Decanvans hay gặp vùng da đầu gây rụng tóc vĩnh viễn.
. Viêm nang lông ở những người công nhân tiếp xúc với dầu mỡ như thợ lọc dầu, thợ máy...
- Một số yếu tố thuận lợi
+ Tại chỗ:
. Mặc quần áo quá chật
. Da ẩm ướt
. Tăng tiết mồ hôi
. Gãi, cào
. Cạo râu
. Nhổ lông
. Các thuốc hoặc mỹ phẩm gây kích ứng
. Dùng thuốc bôi corticoid lâu ngày
+ Toàn thân:
. Béo phì
. Tiểu đường
. Giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải
. Suy thận, chạy thận nhân tạo
. Thiếu máu do thiếu sắt đôi khi kết hợp đối với những trường hợp viêm nang lông mạn tính
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Chẩn đoán xác định: chủ yếu dựa vào lâm sàng
3.1.1. Lâm sàng
- Tổn thương là những sẩn nhỏ ở nang lông, trên có vảy tiết, không đau, sau vài ngày tiến triển, tổn thương có thể khỏi không để lại sẹo.
- Vị trí ở bất kỳ vùng da nào của cơ thể, trừ ở lòng bàn tay bàn chân, thường gặp nhất là ở đầu, mặt, cổ, lưng, mặt ngoài cánh tay, đùi, sinh dục, cẳng tay và cẳng chân....
- Số lượng tổn thương nhiều hay ít tùy theo từng trường hợp. Hầu hết các trường hợp chỉ có một vài tổn thương đơn độc và dễ dàng bỏ qua. Nhiều người bệnh có nhiều thương tổn, tái phát nhiều lần làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
3.1.2. Cận lâm sàng: xác định nguyên nhân
- Nuôi cấy vi khuẩn
- Soi nấm trực tiếp nhuộm mực Parker
3.3. Chẩn đoán phân biệt
- Nhọt: là tình trạng viêm cấp tính gây hoại tử nang lông và tổ chức xung quanh. Thương tổn là sẩn đỏ ở nang lông, sưng, nóng. Bệnh nhân đau nhức nhiều, nhất là trẻ em. Sau vài ngày tiến triển, thương tổn hóa mủ ở giữa tạo thành ngòi mủ.
- Sẩn ngứa: tổn thương là sẩn chắc, nổi cao trên mặt da, màu nâu hoặc màu da bình thường, vị trí ở ngoài nang lông. Triệu chứng cơ năng có ngứa.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc
- Loại bỏ các yếu tố thuận lợi
- Vệ sinh cá nhân: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sát khuẩn.
- Tránh cào gãi, kích thích thương tổn.
- Tùy từng bệnh nhân cụ thể mà chỉ cần dùng dung dịch sát khuẩn kết hợp với kháng sinh bôi tại chỗ hoặc kháng sinh toàn thân.
4.2. Cụ thể
- Dung dịch sát khuẩn: có thể dùng một trong các dung dịch sát khuẩn sau
+ Povidon-iodin 10%
+ Hexamidine 0,1%
+ Chlorhexidine 4%
Sát khuẩn ngày 2-4 lần
- Thuốc kháng sinh bôi tại chỗ: dùng một trong các thuốc sau
+ Kem hoặc mỡ axít fucidic, bôi 1- 2 lần/ngày
+ Mỡ mupirocin 2%, bôi 3 lần/ngày
+ Mỡ neomycin, bôi 2- 3 lần/ngày.
+ Kem silver sulfadiazin 1%, bôi 1 - 2 lần/ngày
+ Dung dịch erythromycin, bôi 1 - 2 lần/ngày
+ Dung dịch clindamycin, bôi 1 - 2 lần/ngày
Bôi thuốc lên tổn thương sau khi sát khuẩn, thời gian điều trị từ 7-10 ngày.
Trường hợp nặng cần phối hợp điều trị tại chỗ kết hợp với toàn thân bằng một trong các kháng sinh sau.
Kháng sinh Liều lượng
Người lớn Trẻ em
Cloxacilin Uống, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch (TM)
cứ 6 giờ dùng 250-500mg Dưới 20 kg cân nặng, cứ 6 giờ dùng liều 12,5 - 25 mg/kg
Amoxicillin/
clavulanic 875/125mg x2 lần/ ngày, uống 25 mg/kg/ngày chia hai lần, uống
Clindamycin 300 - 400mg x 3 lần/ ngày, uống hoặc truyền tĩnh mạch 10 - 20mg/kg/ngày chia ba lần, uống hoặc truyền tĩnh mạch
Trường hợp do tụ cầu vàng kháng methicilin
Vancomycin 30 mg/kg/ngày, chia 4 lần (không dùng quá 2g/ngày), pha loãng truyền tĩnh mạch chậm 40mg/ngày chia 4 lần cứ 6 giờ tiêm TM chậm hoặc truyền TM
10mg/kg)
Thời gian điều trị từ 7 - 10 ngày. Trường hợp do nấm hoặc nguyên nhân khác cần điều trị theo nguyên nhân cụ thể.
5. PHÒNG BỆNH
- Vệ sinh cá nhân.
- Tránh các yếu tố thuận lợi như môi trường nóng ẩm, các hóa chất dầu mỡ
- Điều trị sớm khi có tổn thương ở da.
- Trường hợp tái phát cần lưu ý vệ sinh tốt loại bỏ các ổ vi khuẩn trên da như vùng rãnh mũi má, rãnh liên mông.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu (Ban hành kèm theo Quyết định số 75/QĐ-BYT, ngày 13/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
LANG BEN
1. ĐẠI CUƠNG
- Lang ben (pityriasis versicolor) là bệnh da thường gặp.
- Ở một số vùng nhiệt đới có tới 30 - 40% dân số đã từng bị. Khí hậu ấm và ẩm là điều kiện tốt cho nấm phát triển.
- Bệnh hay gặp ở tuổi thiếu niên và người trẻ. Một số yếu tố thuận lợi như vùng da dầu, mồ hôi quá nhiều, suy giảm miễn dịch, dinh dưỡng kém, mang thai và sử dụng corticosteroid.
2. NGUYÊN NHÂN
Lang ben do nấm thuộc nhóm Malassezia gây nên. Hiện nay đã xác định và phân loại được 12 chủng ưa mỡ Malassezia khác nhau, trong đó có 8 chủng hay gây bệnh cho người: M. sympodialis, M. globosa, M. restricta, M. slooffiae, M. furfur, M. obtusa và mới được phân lập là M. dermatis, M. japonica, M. yamotoensis, M. nana, M. caprae và M. equina.
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Lâm sàng
- Tổn thương là dát hình tròn hay hình bầu dục trên có vảy da mỏng. Có thể cào nhẹ trên bề mặt tổn thương để phát hiện vảy da trong trường hợp khó phát hiện (dấu hiệu vỏ bào). Các tổn thương liên kết với nhau thành mảng lớn hình nhiều cung. Vị trí thường gặp ở vùng da tiết bã, đặc biệt là vùng ngực và vùng liên bả vai. Ngoài ra, tổn thương có thể gặp ở mặt (thường gặp ở trẻ em), da đầu, khoeo, dưới vú và bẹn.
- Màu tổn thương hay gặp nhất là màu nâu (tăng sắc tố) và nâu vàng (giảm sắc tố); thỉnh thoảng có hiện tượng viêm nhẹ (màu hồng).
- Dưới ánh sáng đen Wood, tổn thương lang ben có màu vàng sáng hoặc vàng huỳnh quang. Màu huỳnh quang được phát hiện ở vùng rìa của tổn thương.
- Bệnh nhân có thể có ngứa nhẹ nhất là khi thời tiết nóng bức.
3.2. Xét nghiệm
- Soi trực tiếp: hình ảnh bào tử xen kẽ với sợi nấm ngắn từ bệnh phẩm được lấy bằng băng dính hoặc cạo vảy da ở thương tổn.
- Nuôi cấy: khi nuôi cấy Malassezia cần phủ trên đó lớp dầu bởi khả năng ưa dầu tự nhiên của nấm.
3.3. Chẩn đoán xác định.
- Tổn thương da tăng hoặc giảm sắc tố, vảy da mỏng
- Đèn wood thấy có màu huỳnh quang vàng.
- Soi tươi thấy hình ảnh bào tử xen kẽ với sợi nấm ngắn.
3.4. Chẩn đoán phân biệt
- Chàm khô (pityriasis alba)
- Giảm sắc tố sau viêm của các bệnh lý khác
- Bạch biến
- Phong thể I
- Viêm da dầu
- Vảy phân hồng Gilbert
- Nấm thân
- Giang mai II.
- Viêm nang lông do nguyên nhân khác, đặc biệt viêm nang lông có ngứa và trứng cá.
4. ĐIỀU TRỊ
- Thuốc chống nấm tại chỗ: ketoconazol (1 - 2%) hoặc selenium sulfid (2,5%) có hiệu quả. Điều trị 2 lần/tuần trong 2 đến 4 tuần. Để thuốc trong 10 - 15 phút rồi rửa.
- Các thuốc khác như nhóm azol, allylamin dạng kem và dung dịch, glycol
propylen, nystatin, axit salicylic.
- Điều trị thuốc kháng sinh đường toàn thân:
+ Ketoconazol 200 mg/ngày x 5 - 7 ngày
+ Itraconazol 100 - 200 mg/ngày x 5 ngày
+ Fluconazol 300 mg/tuần x 2 tuần
- Phòng tái phát:
+ Loại bỏ và hạn chế các yếu tố thuận lợi.
+ Sử dụng dầu gội ketoconazol 1 lần/tuần như xà phòng.
+ Ketoconazol 400 mg x 1 lần/tháng
+ Fluconazol 300 mg x 1 lần/tháng
+ Itraconazol 400 mg x 1 lần/tháng
Lưu ý: các thuốc điều trị bằng đường toàn thân có thể gây nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là cho gan, thận vì vậy cần được xét nghiệm trước khi chỉ định và trong quá trình điều trị.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu (Ban hành kèm theo Quyết định số 75/QĐ-BYT, ngày 13/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
NẤM TÓC
1. ĐẠI CƯƠNG
- Nấm tóc là tình trạng viêm, gây thương tổn tóc, nang tóc da đầu và vùng da xung quanh do nấm.
- Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ mà hiếm gặp hơn ở người lớn. Bệnh phân bổ rộng khắp trên thế giới. Tuy nhiên, nấm tóc hay gặp ở vùng nông thôn hơn thành thị. Bệnh thường mang tính lây truyền và gặp ở các thành viên trong gia đình hoặc cùng lớp học.
2. NGUYÊN NHÂN
- Nấm dermatophyte là nguyên nhân chủ yếu của nấm tóc. Trong đó, nấm hay gặp là Microsporum và Trichophyton. Ở Anh và Bắc Mỹ, nguyên nhân hay gặp nhất là do nấm Trichophyton tonsurans (chiếm 90%). Tuy nhiên, nghiên cứu ở Việt nam cho thấy nấm M. canis hay gặp hơn.
- Nấm tóc Piedra trắng do nấm Trichophyton beigelii gây nên. Nấm tóc Piedra đen do nấm Piedraia hortae gây nên. Cùng với đại dịch HIV (Human Immunodeficiency Virus-virút gây suy giảm miễn dịch ở người), nhiễm nấm tóc Piedra cũng gia tăng. Ngoài biểu hiện ở tóc, nấm tóc Piedra cũng có thể gây nhiễm nấm huyết và các cơ quan nội tạng.
- Phân loại nấm dermatophyte dựa trên cách lây truyền
Phân loại Cách lây truyền Biểu hiện lâm sàng
Anthropophili Từ người sang người Viêm nhẹ hoặc không, mạn tính
Zoophilic Từ động vật sang người Viêm nặng (mụn mủ và có thể có mụn nước), cấp tính
Geophilic Từ đất sang người hoặc động vật Viêm trung bình
3. CHẨN ĐOÁN
3.1 Chẩn đoán xác định
3.1.1. Nấm tóc Piedra: có hai dạng chính là Piedra đen và Piedra trắng.
3.1.1.1. Lâm sàng
- Người bệnh Piedra đen thường biểu hiện triệu chứng nốt màu nâu hoặc đen dọc theo thân tóc. Nhiễm nấm thường bắt đầu dưới lớp biểu bì của sợi tóc và lan rộng ra ngoài. Tóc vỡ có thể xảy ra do vỡ nốt tại thân tóc. Khi các nốt lớn, chúng có thể bọc thân tóc.
- Trong nấm tóc Piedra trắng, nhiễm nấm cũng bắt đầu bên dưới lớp biểu bì và phát triển thông qua thân tóc gây suy yếu và gẫy tóc. Các nốt mềm, ít dính, màu trắng nhưng cũng có thể là màu đỏ, xanh lá cây hoặc màu nâu sáng. Tỷ lệ Piedra trắng tăng lên kể từ khi bắt đầu của đại dịch HIV. Ở những người bệnh suy giảm miễn dịch, T. beigelii có thể gây ra nhiễm nấm hệ thống nghiêm trọng với sốt, nấm huyết, thâm nhiễm phổi, tổn thương da (sẩn mụn nước và xuất huyết, hoại tử trung tâm) và bệnh thận.
- So sánh Piedra trắng và đen
Đặc điểm Piedra trắng Piedra đen
Màu của nốt Trắng (có thể đỏ, xanh hoặc màu sáng) Nâu đến đen
Mật độ của nốt Mềm Cứng
Kết dính nốt với thân tóc Lỏng lẻo Chắc chắn
Vị trí điển hình Mặt, lách và vùng sinh dục (đôi khi vùng đầu) Đầu và mặt (đôi khi vùng sinh dục)
Khí hậu hay gặp Ôn đới Ôn đới
Nguyên nhân Trichosporon beigelii Piedraia hortae
Soi tươi KOH Dạng sợi với bảo tử blastoconidia và arthroconidia Sợi nấm với bào tử asci và
Ascospores
Môi trường nuôi cấy
Sabouraud Khuẩn lạc dạng kem, màu vàng kem, ẩm Khuẩn lạc màu nâu đến đen, phát triển chậm
Điều trị Nhổ tóc bị nhiễm nấm,
gội đầu bằng thuốc chống nấm Nhổ tóc bị nhiễm nấm, gội đầu bằng thuốc chống nấm
3.1.2. Nấm đầu (Tinea capitis)
3.1.2.1. Lâm sàng
- Biểu hiện có thể nhẹ không viêm tương tự như viêm da dầu (nguyên nhân hay gặp là T. tonsurans) đến phản ứng mụn mủ nặng kèm rụng tóc, với tên hay gọi là kerion (tầng ong). Rụng tóc có hoặc không kèm vảy da.
- Là hậu quả phản ứng quá mức của cơ thể gây biểu hiện mảng mủ, ướt, kèm hình thành các ổ áp xe nhỏ và rụng tóc. Một số người bệnh có biểu hiện toàn thân,
mệt mỏi, sưng hạch. Tóc ở vùng tổn thương có thể mọc lại, tuy nhiên khi tổn thương lâu, có thể để lại sẹo và gây rụng tóc vĩnh viễn.
- Tình trạng mang nấm T. tonsurans là tình trạng không biểu hiện lâm sàng nhưng khi nuôi cấy nấm dương tính. Tình trạng này thường gặp hơn ở người lớn, người có tiếp xúc với trẻ bị bệnh. Có thể coi người mang nấm cũng là tình trạng nhiễm bệnh và nên được điều trị để hạn chế sự tái phát ở trẻ nhỏ.
Nấm dermatophytes xâm nhập và tồn tại ở tóc theo ba hình thức, nội sợi, ngoại sợi và favus.
+ Dạng nội sợi: biểu hiện lâm sàng đa dạng với vảy da, mảng rụng tóc với chấm đen, hình thành kerion. T. tonsurans và T. violaceum là hai nguyên nhân quan trọng của nhiễm nấm nội sợi.
+ Dạng ngoại sợi: lớp biểu bì bên ngoài sợi tóc bị phá hủy. Nhiễm nấm ngoại sợi có thể bắt màu huỳnh quang (Microsporum) hoặc không (Microsporum và Trichophyton) dưới ánh sáng đèn Wood. Biểu hiện lâm sàng đa dạng từ mảng bong vảy hoặc mảng rụng tóc kèm viêm từ ít đến nặng, hình thành kerion.
+ Dạng Favus là dạng nặng nhất của nhiễm nấm dermatophyte ở tóc. Nguyên nhân chủ yếu là do T. schoenleinii. Dưới đèn Wood có thể thấy ánh sáng huỳnh quang màu trắng hơi xanh da trời. Favus biểu hiện mảng vảy tiết màu vàng, dày chứa sợi và mảng da chết. Khi nhiễm nấm mãn tính có thể gây nên rụng tóc sẹo.
3.1.2.2. Cận lâm sàng
- Soi tươi: bệnh phẩm là vảy da, tóc. Soi tươi trực tiếp trong KOH 10 - 20%, có thể
sử dụng với mực xanh. Kết hợp nhuộm với màu cam acridin, màu trắng calcofluor và blankophor và sử dụng kính hiển vi huỳnh quang phát hiện polysaccharid của thành tế bào nấm. Trên tiêu bản soi tươi trực tiếp thấy hình ảnh sợi nấm chia đốt và phân nhánh.
- Nuôi cấy: môi trường cơ bản là Sabouraud. Thời gian nuôi cấy để kết luận dương tính là 7 - 14 ngày và để kết luận âm tính là 21 ngày.
- Mô bệnh học: sinh thiết thường ít được chỉ định trong chẩn đoán nấm nông.
Chẩn đoán xác định chủ yếu dựa vào lâm sàng và xét nghiệm trực tiếp tìm nấm tại thương tổn.
3.2. Chẩn đoán phân biệt
- Nấm tóc Piedra: chấy, gẫy tóc, tóc nốt, Trichomycosis axillaris, rận mu.
- Nấm đầu: viêm da dầu, rụng tóc thể mảng, tật nhổ tóc, vảy nến, viêm da mủ, viêm nang lông, lichen phẳng, lupus đỏ dạng đĩa, viêm nang lông.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc chung
- Cắt tóc ngắn
- Gội đầu bằng các dung dịch sát khuẩn và chống nấm.
- Sử dụng thuốc chống nấm thận trọng và theo dõi kỹ.
- Điều trị các nhiễm khuẩn kèm theo.
4.2. Điều trị cụ thể
- Nấm tóc Piedra: nhổ tóc có tổn thương nốt cùng với gội đầu bằng dầu gội có lưu huỳnh, ketoconazol 2%. Terbinafin uống có hiệu quả.
- Nấm da đầu
4.2.1. Người lớn: dùng một trong các thuốc sau
- Fluconazol: 6mg/kg/ngày × 3 - 6 tuần
- Griseofulvin: 20mg/kg/ngày × 6 - 8 tuần
- Itraconazol: 5mg/kg/ngày × 4 - 8 tuần
- Terbinafin: 250mg/ngày × 2 - 4 tuần
4.2.2. Trẻ em: dùng một trong các thuốc sau
- Fluconazol: 6mg/kg/ngày × 6 tuần
- Griseofulvin: 20 - 25 mg/kg/ngày × 6 - 8 tuần
- Itraconazol: 3 - 5 mg/kg/ngày × 6 tuần
- Terbinafin: 62,5mg/ngày (<20 kg), 125mg/ngày (20 - 40 kg) hoặc 250mg/ngày (>40 kg) × 2 - 6 tuần.
5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG
- Một số trường hợp có thể gây rụng tóc vĩnh viễn, gây sẹo.
- Trong các trường hợp nặng hoặc suy giảm miễn dịch, nấm có thể xâm nhập sâu và có thể gây nhiễm nấm huyết hoặc nội tạng
6. PHÒNG BỆNH
- Vệ sinh tóc thường xuyên.
- Hạn chế gội đầu vào ban đêm.
- Giữ khô tóc.
- Hạn chế trẻ nhỏ chơi với súc vật.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu (Ban hành kèm theo Quyết định số 75/QĐ-BYT, ngày 13/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
NẤM MÓNG
1. ĐẠI CƯƠNG
- Là bệnh viêm móng thường gặp, tiến triển âm thầm, mãn tính.
- Ở châu Âu, ước tính khoảng 2 - 6% dân số mắc bệnh nấm móng.
- Bệnh do nhiều chủng nấm gây nên và có thương tổn lâm sàng đa dạng. Việc chẩn đoán dựa vào biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm tìm nấm.
2. NGUYÊN NHÂN
- Nấm sợi (dermatophyte): Chiếm trên 90% các trường hợp nấm móng. Chủ yếu do một số chủng Trichophyton spp. như T. rubrum, T. violaceum, T. mentagrophyte, hiếm khi do E. floccosum.
- Nấm men (yeast): chủ yếu do một số chủng nấm Candida: C. albicans, C. tropicalis…Ngoài ra, còn do Malassezia spp. như M. furfur nhưng hiếm gặp.
- Nấm mốc (non dermatophyte moulds): ít gặp, do Fusarium spp., Aspergilus spp., S. hyalium, H. toruloidea…
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Biểu hiện lâm sàng: tùy từng vị trí thâm nhập của vi nấm mà biểu hiện lâm sàng khác nhau.
- Tổn thương ở phần bên và phần xa dưới móng (DLSO: Distal and lateral subungual onychomycosis):
+ Là dạng lâm sàng thường gặp nhất.
+ Tổn thường bắt đầu ở phía xa bờ bên của móng.
+ Tăng sừng hóa dưới móng tiến triển tăng dần theo trục của móng làm phá hủy móng.
+ Móng trở nên đục, trắng và mủn.
+ Xen kẽ với các những vùng sừng hóa là những vùng tách móng, là nơi cư trú của nấm sợi.
+ Màu sắc của móng thay đổi: trắng, vàng cam.
- Tổn thương ở bề mặt móng:
+ Trên bề mặt móng có đốm hoặc khía trắng (SWO: Supperficial white onychomycosis).
+ Là dạng đặc trưng của nhiễm dermatophyte do Trichophyton mentagrophytes hoặc Trichophyton rubrum. Ngoài ra, có thể gặp một số chủng nấm mốc. Bệnh hay gặp ở móng chân hơn ở móng tay.
+ Thể này thường gặp ở những người suy giảm miễn dịch (ghép tạng, dùng liệu pháp corticoid toàn thân...), tổn thương có xu hướng lan tỏa và nhiều móng bị tổn thương.
- Tổn thương ở gốc móng (PSO: Proximal subungual onychomycosis) và viêm quanh móng (perionyxis):
+ Viêm nếp da phía gốc móng và nhất là nếp gấp sau.
+ Bản móng xuất hiện các đường rãnh ngắn, gần nhau, song song, sắp xếp dọc theo một dải nâu. Sau một thời gian tiến triển mạn tính xen kẽ những đợt cấp tính, tổn thương ngày càng nặng và gây rối loạn phát triển móng và teo móng. Nguyên nhân thường gặp là Candida spp., vi khuẩn (thường là gram âm).
- Loạn dưỡng toàn móng (TDO: Total dystrophic onychomycosis):
Toàn bộ móng bị tiêu hủy do hậu quả tiến triển lâu ngày của ba dạng nhiễm nấm trên.
3.2. Cận lâm sàng:
- Soi trực tiếp: tất cả các trường hợp nghi nhiễm nấm móng nên được làm xét nghiệm trực tiếp tìm nấm.
+ Lấy bệnh phẩm: tùy từng thương tổn lâm sàng mà có cách lấy bệnh phẩm phù hợp: cắt và cạo khối sừng mủn dưới móng, cạo rãnh quanh móng.
+ Hóa chất: KOH 20% và KOH 20% kết hợp với mực Parker (tỷ lệ 2:1):
+ Nhận định kết quả: sau 1-3 giờ có thể quan sát sợi nấm và/ hoặc tế bào nấm men
- Nuôi cấy và định loại
+ Nuôi cấy trên môi trường Sabouraud có chloramphenicol
+ Nhiệt độ 22 - 25oC.
+ Thời gian: sau 1 - 2 ngày với nấm Candida, sau 2 - 3 tuần với nấm sợi và nấm mốc.
+ Nhận định kết quả: sau 1 - 3 giờ có thể quan sát sợi nấm và/ hoặc tế bào nấm
- Sinh thiết nhuộm PAS: ít được chỉ định.
3.3. Chẩn đoán xác định.
- Dựa vào lâm sàng đa dạng.
- Cận lâm sàng.
3.4. Chẩn đoán phân biệt
- Vảy nến thể móng
- Lichen móng
- Loạn dưỡng móng
- Viêm quanh móng do nhiễm khuẩn
- Hội chứng vàng móng …
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Thuốc bôi tại chổ
- Ciclopiroxolamin dạng dung dịch 8%: bôi hàng ngày đến khi khỏi.
- Amorolfin (loceryl) 5%: bôi 1 tuần 1 Lần.
+ Nếu móng chân còn tốt, chỉ có ít thương tổn ở bờ ngoài hoặc viêm quanh móng nhẹ 1 - 2 móng, có thể sử dụng thuốc sát khuẩn và kem bôi chống nấm.
+ Nếu thương tổn nhiều móng hoặc viêm từ 3 móng trở nên thì kết hợp bôi và uống thuốc chống nấm.
4.2. Thuốc uống:
- Fluconazol: 150 - 200 mg/tuần × 9 tháng.
- Griseofulvin: 1 - 2 g/ngày cho tới khi móng trở nên bình thường.
- Itraconazol: 200mg/ngày x 12 tuần hoặc 200mg x 2 lần/ngày x 1 tuần/tháng trong 23 tháng.
- Terbinafin: 250 mg/ngày x 12 tuần hoặc 250 mg/ngày x 4 tuần, nghỉ 4 tuần, điều trị tiếp 4 tuần.
Các thuốc trên không nên chỉ định đối với phụ nữ có thai và cho con bú.
Đối với nấm móng trẻ em, dùng một trong các thuốc sau:
+ Fluconazol: 6 mg/kg/tuần x 12 - 16 tuần (móng tay) hoặc 18 - 26 tuần (móng chân).
+ Griseofulvin: 20 mg/kg/ngày cho tới khi móng trở về bình thường.
+ Itraconazol: 5 mg/kg/ngày (<20 kg), 100 mg/ngày (20 - 40 kg), 200 mg/ngày (40 - 50 kg), hoặc 200 mg x 2 lần/ngày (>50 kg) x 1 tuần/tháng trong 2 tháng liên tiếp (móng tay) hoặc 3 tháng liên tiếp (móng chân).
+ Terbinafin: 62,5 mg/ngày (<20 kg), 125 mg/ngày (20 - 40 kg) hoặc 250 mg/ngày (>40 kg) × 6 tuần (móng tay) hoặc 12 tuần (móng chân).
4.3. Điều trị hỗ trợ
- Bào mòn móng.
- Loại bỏ móng bằng phẫu thuật, đắp ure 40%.
4.4. Tiêu chuẩn khỏi bệnh.
- Xét nghiệm nấm âm tính.
- Móng mọc lại bình thường.
4.5. Tiến triển và biến
- Bệnh tuy không nguy hiểm tính mạng, nhưng giảm khả năng lao động và mất thẩm mỹ, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống bệnh nhân.
- Nấm móng tiến triển âm thầm, không tự hồi phục, có thể dẫn tới mất móng.
5. PHÒNG BỆNH
- Vệ sinh cá nhân: cắt tỉa gọn gàng móng tay, móng chân.
- Mang giày tất thoáng rộng.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu (Ban hành kèm theo Quyết định số 75/QĐ-BYT, ngày 13/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
BỆNH ZONA
1. ĐỊNH NGHĨA
- Bệnh zona hay herpes zoster là bệnh nhiễm trùng da với biểu hiện là các ban đỏ, mụn nước, bọng nước tập trung thành đám, thành chùm dọc theo đường phân bố của thần kinh ngoại biên. Bệnh do sự tái hoạt của virút Varicella zoster (VZV) tiềm ẩn ở rễ thần kinh cảm giác cạnh cột sống.
- Bệnh hay gặp ở những người già, những người suy giảm miễn dịch, đặc biệt ở người nhiễm HIV/AIDS.
2. CĂN NGUYÊN, BỆNH SINH
2.1. Căn nguyên
Căn nguyên là một virút hướng da và thần kinh có tên là Varicella zoster virus (VZV), thuộc họ virút herpes, và cũng chính là virút gây bệnh thủy đậu.
2.2. Bệnh sinh
Ở người đã mắc bệnh thủy đậu, sau khi khỏi, một số ít virút tồn tại trong các hạch thần kinh cảm giác cạnh cột sống dưới dạng tiềm tàng, im lặng. Khi gặp điều kiện thuận lợi (các yếu tố khởi động) như suy giảm miễn dịch (suy giảm về thần kinh và thể lực, người già yếu, dùng thuốc ức chế miễn dịch, các bệnh về máu, đái tháo đường), bệnh tạo keo (đặc biệt là bệnh lupus ban đỏ), stress, điều trị tia xạ, ung thư, HIV/AIDS..., virút sẽ tái hoạt, nhân lên và lan truyền gây viêm lan toả và hoại tử thần kinh. Đồng thời virút lan truyền ngược chiều đến da, niêm mạc và gây tổn thương.
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Chẩn đoán xác định: chủ yếu dựa vào lâm sàng.
3.1.1. Lâm sàng
- Tiền triệu: bệnh khởi đầu với các cảm giác bất thường trên một vùng da như bỏng, nóng rát, châm chích, tê, đau, nhất là về đêm, hiếm gặp hơn là dị cảm ở một vùng hoặc nhiều dây thần kinh chi phối từ 1-5 ngày. Kèm theo có thể nhức đầu, sợ ánh sáng và khó chịu. Thời kỳ này được cho là thời kỳ virút lan truyền dọc dây thần kinh.
- Khởi phát: khoảng nửa ngày đến một ngày sau, trên vùng da có dấu hiệu tiền triệu xuất hiện những mảng đỏ, hơi nề nhẹ, đường kính khoảng vài cm, gờ cao hơn mặt da, sắp xếp dọc theo đường phân bố thần kinh và dần dần nối với nhau thành dải, thành vệt.
- Toàn phát
+ Triệu chứng da: vài ngày sau, trên những mảng đỏ da xuất hiện mụn nước, bọng nước tập trung thành đám giống như chùm nho, lúc đầu mụn nước căng, dịch trong, sau đục, hóa mủ, dần dần vỡ đóng vảy tiết. Thời gian trung bình từ khi phát tổn thương đến khi lành sẹo khoảng 2 - 4 tuần. Người cao tuổi tổn thương nhiều, diện rộng; mụn nước, bọng nước có thể xuất huyết, hoại tử da, nhiễm khuẩn, sẹo xấu và kéo dài. Ở trẻ em tổn thương ít, tiến triển nhanh.
+ Vị trí: thường chỉ ở một bên, không vượt quá đường giữa cơ thể và theo đường phân bố của một dây thần kinh ngoại biên; cá biệt bị cả hai bên hay lan toả.
+ Hạch bạch huyết vùng lân cận sưng to.
+ Triệu chứng cơ năng: đau xuất hiện sớm, có thể trước cả tổn thương ngoài da và luôn thay đổi trong suốt thời gian bệnh tiến triển. Mức độ đau rất đa dạng từ nhẹ như cảm giác rát bỏng, âm ỉ tại chỗ hay nặng như kim châm, giật từng cơn.
+ Triệu chứng đau thường phụ thuộc vào lứa tuổi. Ở trẻ em, người trẻ đau ít. Người nhiều tuổi đau thành từng cơn, kéo dài, thậm chí hàng năm khi tổn thương ngoài da đã lành sẹo, còn gọi là đau sau zona.
+ Các rối loạn khác: có thể thấy rối loạn bài tiết mồ hôi, vận mạch, phản xạ dựng lông (nhưng hiếm gặp).
- Các thể lâm sàng
+ Theo vị trí tổn thương
· Zona liên sườn và ngực bụng: là thể lâm sàng hay gặp nhất, chiếm 50% trường hợp.
· Zona cổ (đám rối cổ nông) và cổ cánh tay.
· Zona gáy cổ: có tổn thương ở gáy, da đầu, vành tai.
· Zona hông, bụng, sinh dục, bẹn, xương cùng, ụ ngồi, đùi.
+ Theo hình thái tổn thương: những hình thái này thường gặp ở những người suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS, ung thư, hoá trị liệu..., bao gồm:
· Zona lan toả (disseminated zoster).
· Zona nhiều dây thần kinh.
· Zona tái phát.
+ Các thể zona đặc biệt.
· Zona mắt: chiếm 10 - 15% các thể zona. Do tổn thương thần kinh V hay thần kinh sinh ba chi phối cho mắt, hàm trên và hàm dưới, trong đó tổn thương nhánh mắt gấp 5 lần các nhánh khác. Có thể có các biến chứng về mắt như viêm kết mạc, giác mạc, củng mạc, thậm chí nặng đe doạ thị lực như hoại tử võng mạc cấp tính, viêm dây thần kinh thị giác, hội chứng đỉnh ổ mắt, viêm hậu củng mạc, glaucome thứ phát...
· Zona hạch gối hay hội chứng Ramsay Hunt: do thương tổn hạch gối của dây thần kinh VII. Bệnh nhân liệt mặt một bên, ù tai, nghe kém hoặc mất khả năng nghe, buồn nôn, nôn, chóng mặt và giật nhãn cầu. Mắt không nhắm kín được (hở mi), có dấu hiệu Charler Bell. Mất cảm giác vị giác một bên 2/3 trước lưỡi, mụn nước mọc ở màng nhĩ, ống tai, vành tai. Có thể có viêm não, màng não.
· Zona vùng xương cùng (S2, S3, S4): do viêm dây thần kinh chi phối vùng bàng quang. Bệnh nhân khó tiểu, tiểu dắt, bí tiểu, có trường hợp tiểu máu và tiểu mủ. Đau bụng giống như các triệu chứng ngoại khoa, đau quặn bụng dưới, căng tức, bí trung đại tiện, hậu môn co thắt và cứng như đá không thể khám được, đau nhức vùng da một bên sinh dục kèm theo thương tổn da điển hình.
· Zona tai: cảm giác rát bỏng, đau vùng tai, có thể lan ra thái dương và gáy. Ðau xảy ra từng cơn kéo dài nhiều ngày làm bệnh nhân không ăn, không ngủ được, đặc biệt là zona tai kết hợp với zona họng gây đau họng không nuốt được. Rối loạn cảm giác vùng mặt, liệt mặt ngoại biên, nghe kém.
· Zona ở người nhiễm HIV/AIDS: bệnh zona ở người có HIV dương tính giai đoạn sớm tương tự như bệnh zona ở người bình thường. Nếu nhiễm HIV giai đoạn muộn/AIDS, zona có thể tái phát thường xuyên, tổn thương không điển hình như xuất hiện trên diện rộng, mụn nước xuất huyết, hoại tử, nhiễm khuẩn, sẹo xấu, bệnh kéo dài.
3.1.2. Cận lâm sàng
- Chẩn đoán tế bào Tzanck: thấy các tế bào gai lệch hình và tế bào đa nhân khổng lồ.
- Nuôi cấy virút: thường ít thực hiện.
- PCR với bệnh phẩm trong dịch và các mô.
- Sinh thiết da: được tiến hành nếu lâm sàng không điển hình.
- Xét nghiệm HIV.
3.2. Chẩn đoán phân biệt: tùy theo từng giai đoạn
- Giai đoạn khởi phát: phân biệt với các loại đau như đau đầu, viêm mống mắt, viêm màng phổi, viêm thần kinh cánh tay, đau do bệnh tim, viêm ruột thừa hoặc viêm túi mật, sỏi mật, đau quặn thận, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh toạ …
- Giai đoạn mụn nước, bọng nước: phân biệt với herpes simpex, viêm da tiếp xúc dị ứng (với một số loại cây cỏ, côn trùng). Hiếm hơn là một số bệnh da bọng nước tự miễn như pemphigus, pemphigoid, Duhring-Brocq, bệnh tăng IgA thành dải.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Mục tiêu điều trị: làm liền tổn thương; giảm đau; ngăn ngừa biến chứng.
4.2. Phác đồ điều trị
- Trường hợp không biến chứng và ở người có miễn dịch bình thường:
+ Tại chỗ: bôi hồ nước, dung dịch màu millian, castellani, mỡ acyclovir, mỡ kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn
+ Toàn thân:
· Uống acyclovir: thuốc kháng virus có tác dụng nhanh lành vết thương, giảm số tổn thương mới và giảm đau sau zona. Thuốc nên được dùng sớm, tốt nhất trong vòng 72 giờ đầu. Liều 800mg x 5 lần/ngày trong 7 - 10 ngày
· Hoặc, famciclovir 500mg mỗi 8 giờ (3 lần mỗi ngày) x 7 ngày
· Hoặc, valacyclovir 1000mg mỗi 8 giờ (3 lần mỗi ngày) x 7 ngày
· Ngoài ra: kháng sinh chống bội nhiễm; giảm đau, kháng viêm, an thần, sinh tố nhóm B liều cao. Nếu đau dai dẳng: bôi kem chứa lidocain và prilocain, kem capsaicin, lidocain gel, uống thuốc chống trầm cảm ba vòng, phong bế thần kinh và vật lý trị liệu kết hợp. Corticoid: có tác dụng giảm đau trong thời kỳ cấp tính và nhiều tác giả cho rằng thuốc có tác dụng giảm đau sau zona.
- Trường hợp suy giảm miễn dịch hay tổn thương lan rộng:
+ Tiêm tĩnh mạch acyclovir 30mg/kg/ngày, chia 3 lần x 7 ngày hoặc cho đến
khi thương tổn đóng vảy tiết.
- Trường hợp có tổn thương mắt: kết hợp khám chuyên khoa mắt, điều trị
acyclovir đường tĩnh mạch.
- Đau sau zona (post herpetic neuralgia-PHN): là hiện tượng đau dai dẳng trên 1 tháng, thậm chí hàng năm với biểu hiện đau nhạy cảm, rát bỏng, đau âm ỉ hay đau nhói như dao đâm ở vùng da tổn thương zona đã lành sẹo. Bệnh thường xuất hiện ở người già, người suy giảm miễn dịch, mắc bệnh ung thư. Nguyên nhân: do VZV gây viêm, hoại tử và xơ hóa các đầu mút thần kinh. Một số trường hợp có thể kèm đau cơ, đau khớp, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.
- Điều trị và dự phòng PHN:
+ Điều trị bệnh zona bằng thuốc kháng virus sớm trong vòng 72 giờ đầu.
+ Amitripylin viên 25mg, liều 25 - 75mg/ngày. Tác dụng phụ: hạ huyết áp tư thế, ngủ gà, khô miệng, lú lẫn, táo bón, bí tiểu, tăng cân. Hạn chế tác dụng phụ bằng cách dùng liều tăng dần.
+ Carbamazepin viên nén 200mg, liều 400 - 1.200mg/ngày. Tác dụng phụ: chóng mặt, buồn nôn lúc bắt đầu điều trị, hạn chế bằng cách tăng dần liều.
+ Gabapentin viên 300mg, liều 900 - 2.000mg/ngày. Tác dụng phụ: ngủ gà, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, đi loạng choạng, run. Hạn chế tác dụng phụ bằng cách tăng dần liều.
+ Pregabalin 150mg-300mg/ngày.
+ Bôi kem chứa lidocain và prilocain tại chỗ, ngày 3 - 4 lần.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu (Ban hành kèm theo Quyết định số 75/QĐ-BYT, ngày 13/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
BỆNH VẢY NẾN
1. ĐẠI CƯƠNG
- Vảy nến là bệnh mạn tính, tiến triển từng đợt, dai dẳng, căn nguyên của bệnh chưa rõ. Bệnh thường gặp ở Việt Nam và các nước trên thế giới. Tỷ lệ bệnh vảy nến chiếm khoảng 2-3% dân số tùy theo từng khu vực. Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê tại Bệnh viện Da liễu Trung ương năm 2010, tỷ lệ bệnh nhân vảy nến chiếm khoảng 2,2% tổng số bệnh nhân đến khám bệnh.
- Hình thái lâm sàng của bệnh vảy nến đa dạng, ngoài thương tổn da còn có thương tổn niêm mạc, móng và khớp xương. Do ảnh hưởng của thuốc điều trị, hình ảnh lâm sàng của bệnh thay đổi, nhiều trường hợp khó chẩn đoán.
2. CĂN NGUYÊN
Căn nguyên của bệnh vảy nến chưa rõ. Người ta cho rằng bệnh vảy nến có liên quan đến rối loạn miễn dịch và yếu tố di truyền, thương tổn bùng phát khi gặp những yếu tố thuận lợi.
- Yếu tố di truyền: bệnh vảy nến thường gặp ở những người có HLA-B13, B17, BW57 và CW6. Đặc biệt gen HLA-CW6 gặp ở 87% bệnh nhân vảy nến.
- Cơ chế miễn dịch: người ta nhận thấy có sự thay đổi miễn dịch ở bệnh vảy nến. Các tế bào miễn dịch được hoạt hoá tiết các hoạt chất sinh học có tác dụng thúc đẩy tăng sinh, làm rối loạn quá trình biệt hoá tế bào sừng.
- Các yếu tố thuận lợi như stress ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần; tiền sử bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính, bị chấn thương, nhiễm khuẩn hoặc sử dụng thuốc. Đặc biệt là đối với các bệnh nhân đã dùng corticoid, các đông, nam dược không rõ nguồn gốc, không rõ thành phần và chưa được đánh giá hiệu quả trong điều trị bệnh; bệnh nhân có tiền sử rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hóa hoặc nghiện rượu.
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Lâm sàng
- Thương tổn da: điển hình là những dát đỏ, giới hạn rõ với da lành, trên dát phủ vảy da dễ bong. Đặc điểm của dát thường có màu đỏ hoặc hồng, số lượng thay đổi, kích thước khác nhau, ranh giới rõ với da lành, hình tròn hoặc bầu dục, hoặc hình nhiều vòng cung, ấn kính mất màu, sờ mềm, không thâm nhiễm, không đau. Vị trí thương tổn thường ở chỗ tỳ đè, vùng hay bị cọ sát như khuỷu tay, đầu gối, mấu chuyển, mặt duỗi các chi, chỗ bị sang chấn hay vết bỏng, sẹo, vết cào gãi gọi là dấu hiệu Koebner. Thương tổn có khuynh hướng đối xứng. Đặc điểm của vảy da là khô, gồm nhiều lớp xếp chồng lên nhau, độ dầy không đều, dễ bong, màu trắng đục như xà cừ, phủ kín toàn bộ dát đỏ hoặc phủ một phần, thường để lại vùng ngoại vi.
- Cạo vảy theo phương pháp của Brocq: dùng thìa nạo cùn (curette) cạo trên thương tổn vảy nến từ vài chục đến hàng trăm lần thì thấy đầu tiên là vảy da bong thành lát mỏng có màu trắng đục. Tiếp tục cạo sẽ thấy một màng mỏng bong ra (gọi là màng bong).
- Dưới lớp màng bong bề mặt đỏ, nhẵn, bóng, có những điểm rớm máu gọi là hạt sương máu (dấu hiệu Auspitz).
- Thương tổn móng: chiếm khoảng 30-50% tổng số bệnh nhân vảy nến, thường kèm với thương tổn da ở đầu ngón hoặc rải rác ở toàn thân. Nếu chỉ có thương tổn móng đơn thuần thì khó chẩn đoán, phải sinh thiết móng. Thương tổn móng có thể là những chấm lõm ở mặt móng (dạng cái đê khâu) hoặc những vân ngang; móng mất trong, có những đốm trắng hoặc thành viền màu vàng đồng; bong móng ở bờ tự do; dày sừng dưới móng cùng với dầy móng và mủn; có thể biến mất toàn bộ móng để lại giường móng bong vảy sừng. Ở vảy nến thể mủ thấy các mụn mủ dưới móng hoặc xung quanh móng.
- Thương tổn khớp: chiếm khoảng 10-20% tổng số bệnh nhân vảy nến. Biểu hiện là đau các khớp; hạn chế và viêm một khớp; viêm đa khớp vảy nến, hình ảnh lâm sàng giống viêm đa khớp dạng thấp; viêm khớp cột sống vảy nến hiếm gặp hơn so với viêm đa khớp. Thể này rất khó phân biệt với viêm cột sống dính khớp. Hình ảnh X-quang thấy hiện tượng mất vôi ở đầu xương, hủy hoại sụn, xương, dính khớp.
- Thương tổn niêm mạc: thường gặp ở niêm mạc qui đầu. Đó là những vết màu hồng, không thâm nhiễm, giới hạn rõ, ít hoặc không có vảy, tiến triển mạn tính. Ở lưỡi thương tổn giống viêm lưỡi hình bản đồ hoặc viêm lưỡi phì đại tróc vảy; ở mắt biểu hiện viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm mí mắt.
3.2. Xét nghiệm
- Hình ảnh mô bệnh học đặc trưng là á sừng, mất lớp hạt, tăng gai và thâm nhiễm viêm. Lớp sừng có dày sừng và á sừng (những tế bào sừng vẫn còn nhân tụ tập lại thành lá mỏng, không đều nhau và nằm ngang); mất lớp hạt; lớp gai quá sản, độ dày tuỳ theo vị trí, ở trên nhú trung bì thì mỏng, chỉ có 2-3 hàng tế bào, ở giữa các nhú trung bì tăng gai mạnh làm mào thượng bì kéo dài xuống, phần dưới phình to như dùi trống, đôi khi chia nhánh và có thể được nối lại với nhau, làm mào liên nhú dài ra; có vi áp xe của Munro trong lớp gai; lớp đáy tăng sinh, có thể đến 3 hàng tế bào.
- Xét nghiệm sinh hóa máu, đặc biệt là định lượng can-xi máu trong trường hợp vảy nến thể mủ.
- Xét nghiệm ASLO hay nuôi cấy vi khuẩn (ngoáy họng) đối với bệnh nhân mắc vảy nến thể giọt.
3.3. Chẩn đoán xác định dựa vào:
- Thương tổn da: dát đỏ giới hạn rõ với da lành, trên dát phủ vảy trắng dễ bong.
- Cạo vảy theo phương pháp Brocq dương tính.
- Hình ảnh mô bệnh học (khi thương tổn lâm sàng không điển hình).
3.3.1. Phân thể
- Thể thông thường: theo kích thước thương tổn có vảy nến thể chấm hoặcthể giọt (dưới 1 cm), thể đồng tiền (từ 1-3 cm), thể mảng (từ 5-10cm). Theo vị trí giải phẫu có vảy nến ở các nếp gấp (vảy nến đảo ngược); vảy nến ở da đầu và ở mặt; vảy nến lòng bàn tay, lòng bàn chân; vảy nến thể móng.
- Thể đặc biệt:
+ Vảy nến thể mủ khu trú của Barber gặp ở lòng bàn tay, lòng bàn chân.
+ Viêm da đầu chi liên tục của Hallopeau: thương tổn khu trú ở các đầu ngón tay, ngón chân.
+ Vảy nến thể mủ lan toả điển hình là thể của Zumbusch, bắt đầu xảy ra đột ngột, sốt 40oC, xuất hiện những mảng dát đỏ trên da lành hoặc chuyển dạng từ những mảng vảy nến cũ. kích thước lớn, đôi khi lan toả, màu đỏ tươi, căng phù nhẹ, ít hoặc không có vảy, tạo hình ảnh đỏ da toàn thân. Trên những mảng dát đỏ xuất hiện mụn mủ nhỏ bằng đầu đinh ghim, trắng đục, ở nông dưới lớp sừng, dẹt, hiếm khi đứng riêng rẽ, thường nhóm lại, cấy mủ không thấy vi khuẩn. Ba giai đoạn dát đỏ, mụn mủ và bong vảy da xuất hiện xen kẽ trên cùng một bệnh nhân do các đợt phát bệnh xảy ra liên tiếp.
+ Vảy nến đỏ da toàn thân: thường là biến chứng của vảy nến thể thông thường hoặc do dùng corticoid toàn thân, đôi khi là biểu hiện đầu tiên của bệnh vảy nến.
3.3.2. Chẩn đoán phân biệt
- Giang mai thời kỳ thứ II: thương tổn cơ bản là các sẩn màu hồng, thâm nhiễm, xung quanh có vảy trắng, cạo vảy theo phương pháp Brocq âm tính. Xét nghiệm tìm xoắn trùng tại thương tổn, phản ứng huyết thanh giang mai dương tính.
- Lupus đỏ kinh: thương tổn cơ bản là dát đỏ, teo da, vảy da dính khó bong.
- Á vảy nến: thương tổn cơ bản là các sẩn, mảng màu hồng có vảy trắng, cạo vảy có dấu hiệu “gắn xi”.
- Vảy phấn hồng Gibert: thương tổn cơ bản là mảng da đỏ hình tròn hoặc hình bầu dục, có vảy phấn nổi cao so với trung tâm, rải rác toàn thân. Các vùng đầu, mặt và bàn tay, bàn chân thường không có thương tổn. Bệnh tiến triển tự khỏi trong vòng 4 đến 8 tuần.
- Vảy phấn đỏ nang lông: thương tổn là các sẩn hình chóp màu hồng có vảy phấn, khu trú ở nang lông. Vị trí hay gặp nhất là ở mặt duỗi đốt 2 đốt 3 ngón tay và ngón chân, bụng, chi dưới.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Chiến lược
Điều trị vảy nến gồm hai giai đoạn:
- Giai đoạn tấn công có thể lựa chọn các phương pháp điều trị tại chỗ, toàn thân hoặc phối hợp các phương pháp điều trị nhằm xoá sạch thương tổn.
- Giai đoạn duy trì sự ổn định, giữ cho bệnh không bùng phát. Tư vấn cho bệnh nhân hiểu rõ về bệnh vảy nến, phối hợp với thầy thuốc khi điều trị cũng như dự phòng bệnh bùng phát.
- Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu để chữa khỏi hoàn toàn bệnh vảy nến. Nếu vận dụng và phối hơp tốt các phương pháp điều trị có thể duy trì được sự ổn định của bệnh, hạn chế được các đợt bùng phát, cải thiện được chất lượng cuộc sống người bệnh.
4.2. Các thuốc điều trị tại chỗ
Lựa chọn trong số các loại thuốc bôi sau:
- Dithranol, anthralin: bôi ngày 1 lần, điều trị tấn công hoặc điều trị củng cố, rất có hiệu quả đối với bệnh vảy nến thể mảng, đặc biệt ở những trường hợp chỉ có một vài mảng thương tổn lớn. Chống chỉ định với những trường hợp đỏ da toàn thân, vảy nến thể mủ. Tránh để thuốc dây vào da bình thường, rửa tay sau khi dùng thuốc. Tác dụng không mong muốn gặp ở một vài trường hợp, chủ yếu là gây kích ứng da.
- Salicylic axit đơn thuần hay được sử dụng ở Việt Nam, thuốc có tác dụng bạt sừng, bong vảy, bôi ngày 1-2 lần; không bôi toàn thân vì có thể gây độc, tăng men gan. Salicylic axit kết hợp với corticoid vừa có tác dụng bạt sừng vừa chống viêm, bôi ngày 2 lần.
- Calcipotriol là một dẫn chất của vitamin D3, dạng thuốc mỡ, điều trị bệnh vảy nến thể thông thường, bôi ngày 2 lần, liều tối đa không quá 100mg/tuần, bôi dưới 40% diện tích da cơ thể.
- Calcipotriol kết hợp với corticoid, bôi ngày 1 lần, dùng điều trị tấn công, dạng gel dùng điều trị vảy nến da đầu, dạng mỡ dùng điều trị vảy nến ở thân mình.
- Vitamin A axít dùng tại chỗ, dạng đơn thuần hoặc dạng kết hợp với corticoid. Trong điều trị vảy nến thể mảng, thuốc được bôi ngày 1 lần. Có thể có các tác dụng phụ như kích ứng, đỏ da, bong da nhẹ.
- Kẽm oxýt tác dụng làm dịu da, giảm kích ứng, sử dụng kết hợp với các thuốc bạt sừng bong vảy mạnh.
- Corticoid tại chỗ được bôi ngày 1 đến 2 lần, dùng điều trị tấn công, tác dụng điều trị nhanh nhưng dễ tái phát sau ngừng thuốc, dùng kéo dài có thể gặp các tác dụng không mong muốn, cần phải giảm liều.
- Quang trị liệu (phototherapy)
+ UVA (320-400nm), tuần chiếu 3 lần hoặc 2 ngày chiếu 1 lần.
+ UVB (290-320nm) ngày nay ít sử dụng, được thay thế dần bằng UVB dải hẹp (UVB-311nm, UVB-Narrow Band), có hiệu quả điều trị hơn và hạn chế được tác dụng không mong muốn.
+ PUVA (Psoralen phối hợp UVA): meladinin 0,6 mg/kg uống 2 giờ trước khi chiếu UVA, liều UVA tăng dần từ 0,5 đến 1 J/cm2.
4.3. Toàn thân
- Methotrexat: tác dụng chống chuyển hóa do ức chế quá trình khử axit folic cần thiết cho tổng hợp axít nucleic và axít amin ở tế bào, điều trị đỏ da toàn thân do vảy nến, vảy nến thể mủ toàn thân, vảy nến thể mảng lan rộng. Liều mỗi tuần 7,5mg uống chia làm 3 lần cách nhau 12 giờ hoặc tiêm bắp thịt 1 lần 10mg/tuần. Cần theo dõi chức năng gan khi dùng thuốc kéo dài.
- Acitretin, dẫn chất của vitamin A axít, tác dụng điều hòa quá trình sừng hóa, điều trị các thể vảy nến nặng. Người lớn dùng liều khởi đầu 25 mg/ngày, sau 1-2 tuần, tùy theo kết quả và dung nạp thuốc sẽ điều chỉnh (tăng hoặc giảm liều) cho phù hợp.
- Cyclosporin: tác dụng ức chế miễn dịch, điều trị những thể vảy nến nặng, liều khởi đầu 2,5-5 mg/kg/ngày chia làm 2 lần, sau 1 tháng có thể tăng liều nhưng không quá 5mg/kg/ngày. Sau 6 tuần dùng liều cao mà không thấy hiệu quả thì ngừng thuốc.
Các thuốc trên có nhiều tác dụng phụ như gây quái thai, rối loạn chức năng gan, thận, giảm bạch cầu, ...Vì vậy, phải thận trọng khi chỉ định và phải theo dõi nghiêm ngặt trong quá trình điều trị.
- Corticoid: sử dụng khi thật sự cần thiết và phải cân nhắc lợi, hại. Không nên lạm dụng và dùng kéo dài vì sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt gây đỏ da toàn thân, vảy nến thể mủ.
- Sinh học trị liệu (biotherapy) điều trị bệnh vảy nến hiệu quả như: ustekinumab ức chế IL-12, IL-23; secukinumab ức chế IL17 do Th17 tiết ra; etanercept; alefacept; infliximab.
- Nâng cao thể trạng: các vitamin B12, C, ...
5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG
5.1. Tiến triển
Bệnh tiến triển từng đợt, xen kẽ những đợt bùng phát là thời kỳ tạm lắng. Khi thương tổn biến mất hoàn toàn gọi là “vảy nến yên lặng”. Khi chỉ còn một vài mảng thương tổn khu trú ở vị trí nào đó, tồn tại dai dẳng trong nhiều tháng, nhiều năm gọi là “vảy nến ổn định ”. Vì vậy, khi sạch thương tổn da cũng không thể coi là bệnh đã khỏi hoàn toàn.
5.2. Biến chứng
- Bệnh diễn biến lâu ngày có thể gây chàm hóa, lichen hoá, bội nhiễm. Ung thư da hiếm gặp.
- Đỏ da toàn thân.
- Vảy nến thể khớp có thể làm biến dạng khớp, cứng khớp, nhất là cột sống.
6. DỰ PHÒNG
- Hiện nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nào chữa khỏi hoàn toàn bệnh vảy nến.
- Nếu vận dụng và phối hơp các phương pháp điều trị một cách hợp lý, tư vấn cho người bệnh hiểu về bệnh vảy nến để tuân thủ các chỉ định điều trị của thầy thuốc và thực hiện chế độ sinh hoạt điều độ, tránh những yếu tố khởi động thì có thể duy trì được sự ổn định của bệnh, hạn chế được các đợt bùng phát, cải thiện được chất lượng cuộc sống.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu (Ban hành kèm theo Quyết định số 75/QĐ-BYT, ngày 13/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CHƯƠNG BỆNH NHI KHOA
BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
1. ĐẠI CƯƠNG
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do siêu vi trùng đường ruột thuộc nhóm coxsackieviruses và enterovirus 71 (EV71) gây ra. Biểu hiện chính là sang thương da niêm dưới dạng bóng nước ở các vị trí đặc biệt như miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, nhất là dưới 3 tuổi.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Công việc chẩn đoán
2.1.1. Hỏi
- Sốt, đau họng, biếng ăn.
- Thời gian nổi bóng nước.
- Khó ngủ, quấy khóc, run chi, giật mình.
- Tiêu chảy, nôn ói.
- Dịch tể: có tiếp xúc với trẻ mắc bệnh tương tự, đi nhà trẻ - mẫu giáo.
2.1.2. Khám
- Đánh giá dấu hiệu sinh tồn: mạch, nhiệt độ, nhịp thở, huyết áp, tri giác (điểm Glasgow).
- Tìm sang thương miệng và da:
+ Sang thương ở miệng: vết loét đỏ hay bóng nước đường kính 2 - 3mm ở vòm khẩu cái, niêm mạc má, nướu, lưỡi.
+ Bóng nước ở da:
. Vị trí: lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông.
. Kích thước: 2 – 10 mm
. Tính chất: hình bầu dục, nổi cộm hay ẩn dưới da, trên nền hồng ban, không đau, khi bóng nước khô để lại vết thâm da, không loét
+ Chú ý thể không điển hình: chỉ có loét miệng, sang thương da rất ít, hay không rõ dạng bóng nước mà là dạng chấm, hồng ban.
- Tìm dấu hiệu biến chứng:
+ Dấu hiệu thần kinh:
. Bứt rứt, lừ đừ, chới với, run chi, trợn mắt, đi loạng choạng, giật mình, chới với, run giật cơ.
. Yếu chi, liệt thần kinh sọ.
. Co giật, hôn mê: thường đi kèm với suy hô hấp, tuần hoàn.
+ Dấu hiệu hô hấp tim mạch:
. Mạch nhanh, nhịp tim trên 150 lần/phút, da nổi bông, thời gian phục hồi màu da trên 2 giây.
. Huyết áp có thể bình thường hoặc tăng. Diễn tiến nặng, mạch huyết áp không đo được.
. Thở không đều, thở nhanh, rút lõm ngực, sùi bọt hồng, nghe phổi nhiều ran ẩm.
2.1.3. Đề nghị xét nghiệm
- Thường qui : CTM …….
- Trường hợp nghi ngờ biến chứng: đường huyết, CRP, Ion đồ, X – quang phổi…..
- Troponin I khi nhịp tim trên 160 lần/phút.
2.2. Chẩn đoán xác định
Bóng nước ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông.
2.3. Chẩn đoán độ
2.3.1. Độ 1
Chỉ loét miệng và/hoặc tổn thương da.
2.3.2. Độ 2
- Độ 2a: có một trong các dấu hiệu sau:
+ Bệnh sử có giật mình dưới 2 lần/30 phút và không ghi nhận lúc khám
+ Sốt trên 2 ngày, hay sốt trên 390 C, nôn, lừ đừ, khó ngủ, quấy khóc vô cớ.
- Độ 2b: có dấu hiệu thuộc nhóm 1 hoặc nhóm 2 :
+ Nhóm 1: Có một trong các biểu hiện sau:
. Giật mình ghi nhận lúc khám.
. Bệnh sử có giật mình ≥ 2 lần / 30 phút.
. Bệnh sử có giật mình kèm theo một dấu hiệu sau:
Ngủ gà
Mạch nhanh > 150 lần /phút (khi trẻ nằm yên, không sốt)
Sốt cao ≥ 390 C không đáp ứng với thuốc hạ sốt
+ Nhóm 2: Có một trong các biểu hiện sau:
. Thất điều: run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng.
. Rung giật nhãn cầu, lác mắt.
. Yếu chi hoặc liệt chi.
. Liệt thần kinh sọ: nuốt sặc, thay đổi giọng nói…
. Sốt cao khoảng 39,50C (đo nhiệt độ hậu môn) không đáp ứng với thuốc hạ sốt tích cực.
. Mạch nhanh > 150 lần/phút (khi trẻ nằm yên, không sốt).
2.3.3. Độ 3
Có các dấu hiệu sau:
- Mạch nhanh > 170 lần/phút (khi trẻ nằm yên, không sốt).
- Một số trường hợp có thể mạch chậm (dấu hiệu rất nặng).
- Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú.
- HA tăng:
+ Trẻ dưới 12 tháng HA > 100mmHg.
+ Trẻ từ 12 tháng đến dưới 24 tháng HA > 110 mmHg.
+ Trẻ từ trên 24 tháng HA > 115 mmHg.
- Thở nhanh, thở bất thường: Cơn ngưng thở, thở bụng, thở nông, rút lõm ngực, khò khè, thở rít thanh quản.
- Rối loạn tri giác (Glasgow < 10 điểm).
- Tăng trương lực cơ.
2.3.4. Độ 4
Có một trong các dấu hiệu sau:
- Sốc.
- Phù phổi cấp.
- Tím tái, SpO2 < 92%.
- Ngưng thở, thở nấc
2.3. Chẩn đoán phân biệt
2.3.1. Các bệnh có biểu hiện loét miệng:
Viêm loét miệng (áp-tơ): Vết loét sâu, có dịch tiết, hay tái phát.
2.3.2. Các bệnh có phát ban da:
- Sốt phát ban: hồng ban xen kẽ ít dạng sẩn, thường có hạch sau tai.
- Dị ứng: hồng ban đa dạng, không có phỏng nước.
- Viêm da mủ: Đỏ, đau, có mủ.
- Thuỷ đậu: Phỏng nước nhiều lứa tuổi, rải rác toàn thân.
- Nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu: mảng xuất huyết hoại tử trung tâm.
- Sốt xuất huyết Dengue: Chấm xuất huyết, bầm máu, xuất huyết niêm mạc.
2..3.3. Viêm não-màng não:
- Viêm màng não do vi khuẩn.
- Viêm não-màng não do vi rút khác.
2.3.4. Nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc điều trị
- Điều trị triệu chứng.
- Theo dõi sát, phát hiện sớm và điều trị tích cực biến chứng.
- Sử dụng thuốc an thần sớm nhằm giảm kích thích gây tăng áp lực nội sọ.
3.2. Xử trí: Độ 1 có thể điều trị ngoại trú, từ độ 2 phải nhập viện điều trị.
3.2.1. Độ 1
Điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở.
- Dinh dưỡng đầy đủ theo tuổi. Trẻ còn bú cần tiếp tục cho ăn sữa mẹ.
- Hạ sốt khi sốt cao bằng Paracetamol liều 10 mg/kg/lần (uống) mỗi 6 giờ.
- Chlopheniramim uống
- Vitamim C uống
- Vệ sinh răng miệng.
- Nghỉ ngơi, tránh kích thích.
- Tái khám mỗi 1 - 2 ngày trong 8 - 10 ngày đầu của bệnh. Trẻ có sốt phải tái khám mỗi ngày cho đến khi hết sốt ít nhất 48 giờ.
- Cần tái khám ngay khi có dấu hiệu từ độ 2a trở lên như:
+ Sốt cao ≥ 390C.
+ Thở nhanh, khó thở.
+ Giật mình, lừ đừ, run chi, quấy khóc, bứt rứt khó ngủ, nôn nhiều.
+ Đi loạng choạng.
+ Da nổi vân tím, vã mồ hôi, tay chân lạnh.
+ Co giật, hôn mê.
3.2.2. Độ 2
Điều trị nội trú tại bệnh viện
- Độ 2a:
+ Điều trị như độ 1. Trường hợp trẻ sốt cao không đáp ứng tốt với paracetamol có thể phối hợp với ibuprofen 10 - 15 mg/kg/lần lập lại mỗi 6 - 8 giờ nếu cần (dùng xen kẽ với các lần sử dụng paracetamol).
+ Thuốc: Phenobarbital 5 - 7 mg/kg/ngày, uống.
+ Theo dõi sát để phát hiện dấu hiệu chuyển độ.
- Từ độ 2b trở lên: chuyển viện.
3.3. Kháng sinh
Khi không loại trừ nhiếm trùng huyết, viêm màng não mủ hoặc có bội nhiễm
Cefotaxin liều 100 - 200mg/kg
4. PHÒNG NGỪA
- Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt).
- Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà.
- Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10 - 14 ngày đầu của bệnh.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em (Ban hành kèm theo Quyết định số 3312/QĐ-BYT ngày 07/08/2015 của Bộ trưởng Bộ y tế)
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh tay - chân - miệng (Ban hành kèm theo Quyết định số 1003/QĐ-BYT ngày 30/03/2012 của Bộ trưởng Bộ y tế)
QUAI BỊ
1. ĐẠI CƯƠNG
- Quai bị là bệnh nhiễm trùng cấp tính do siêu vi trùng thuộc nhóm Paramyxovirus gây ra.
- Đặc trưng là sưng đau tuyến nước bọt (chủ yếu là tuyến mang tai), đôi khi kèm viêm tuyến sinh dục, viêm màng não, viêm tụy và một số cơ quan khác.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Công việc chẩn đoán
2.1.1. Hỏi
- Tiếp xúc với người quai bị trong vòng 3 tuần.
- Xung quanh có người bị quai bị.
- Chủng ngừa quai bị.
- Tiền căn quai bị.
- Sốt, sưng đau hàm một hoặc hai bên.
2.1.2. Khám
- Tuyến mang tai sưng, bờ thường không rõ, da trên tuyến sưng đỏ, không nóng, ấn vào đàn hồi, có thể có kèm sưng tuyến dưới hàm và dưới lưỡi.
- Lỗ stenon sưng đỏ, đôi khi có giả mạc nhưng không có mũ.
- Tìm biến chứng:
+ Viêm màng não: nhức đầu, nôn ói, dấu màng não.
+ Viêm tuyến sinh dục (tinh hoàn, mào tinh hoàn, buồng trứng): sưng tinh hoàn, ấn đau hố chậu một hoặc hai bên.
+ Viêm tụy: đau bụng, nôn ói nhiều.
2.1.3. Cận lâm sàng
- XN thường qui CTM
- Amylase máu tăng trong 90% các trường hợp.
Các xn khác: CRP…..
2.2. Chẩn đoán xác định
- Lâm sàng: sưng tuyến mang tai một bên hoặc hai bên, lỗ stenon sưng đỏ.
- Dịch tễ: chưa chích ngừa quai bị, chưa mắc bệnh quai bị, có tiếp xúc với bệnh nhân quai bị 2 – 3 tuần trước.
2.3. Chẩn đoán phân biệt
Vùng mang tai Lỗ stenon
Quai bị Đau, sưng Sưng đỏ không mủ
Viêm hạch góc hàm Thường không đau Không sưng đỏ
Viêm tuyến mang tai do vi trùng Sưng, nóng, đỏ, đau Sưng đỏ thường có mủ
Tắc ống dẫn tuyến nước bọt do sỏi Sưng một hoặc hai bên tái đi tái lại. Chụp cản quang ống tuyến
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc điều trị
- Điều trị triệu chứng.
- Phát hiện và điều trị biến chứng.
3.2. Điều trị triệu chứng
- Hạ sốt, giảm đau tuyến mang tai: paracetamol 10 - 15mg/kg x 3 - 4 lần trong
ngàyhoặc ibuprofen 5 - 10mg/kg x 3 lần/ngày.
- Chế độ ăn thức ăn lỏng, dễ nuốt.
- Săn sóc răng miệng.
- Nâng đở thể trạng: truyền dịch, vitamim nhóm B, C….
3.3. Điều trị biến chứng
- Viêm tinh hoàn
+ Nâng đở tinh hoàn tại chỗ, nghĩ ngơi, hạn chế vận động.
+ Prednison: 1mg/kg/ngày x 7 - 10 ngày.
- Viêm màng não. (theo phác đồ )
- Viêm tụy cấp. (theo phác đồ )
- Nếu bội nhiễm sử dụng kháng sinh Cephalosporin thế hệ thứ 2, 3…..
4. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
4.1. Theo dõi dấu hiệu nặng
- Đau bụng.
- Nôn ói.
- Đau đầu.
- Vùng bìu sưng đỏ
4.2. Tái khám
- Tái khám sau 1 - 2 tuần.
- Hướng dẫn chăm sóc tại nhà:
+ Tránh thói quen không tốt như bôi, đắp nóng vùng tuyến mang tai.
+ Nghỉ học 7 ngày.
+ Cách ly, tránh tiếp xúc với người xung quanh.
4.3. Phòng ngừa
- Cách ly chống lây lan.
- Vacxin phòng bệnh:
+ Siêu vi sống giảm độc lực.
+ Tiêm vacxin lúc 12 - 15 tháng, nhắc lại liều 2 lúc 5 - 6 tuổi.
+ Khả năng bảo vệ 75 - 95%.
+ Miễn dịch ít nhất 17 năm.
+ Tác dụng phụ: viêm tuyến mang tai sau chủng ngừa (nhẹ, hiếm xảy ra), rối loạn thần kinh.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em (Ban hành kèm theo Quyết định số 3312/QĐ-BYT ngày 07 tháng 08 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ y tế)
THỦY ĐẬU
1. ĐẠI CƯƠNG
- Thủy đậu là bệnh nhiễm trùng cấp tính do siêu vi Herpes Varicella, lây chủ yếu bằng đường hô hấp qua những giọt nước bọt bắn ra từ người bệnh.
- Bệnh đặc trưng bởi phát ban dạng bóng nước ở da và niêm mạc. Diễn tiến lành tính nhưng có thể gây tử vong do biến chứng viêm não, hội chứng Reye.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Công việc chẩn đoán
2.1.1. Hỏi
- Tiền căn tiếp xúc với người bị thủy đậu hoặc đang có dịch bệnh tại địa phương.
- Chủng ngừa thủy đậu, tiền căn bị thủy đậu?
- Sốt?
- Hồng ban khoảng vài mm nhanh chóng chuyển thành bóng nước sau 24 giờ?
2.1.2. Khám
- Bóng nước ở da từ 3 - 10mm, lúc đầu chứa dịch trong, sau 24 giờ hóa đục, nhiều lứa tuổi (có bóng nước mới mọc xen kẽ bóng nước đã hóa đục và bóng nước đã đóng mày hay bong vảy).
- Bóng nước có thể mọc ở niêm mạc miệng, tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu, sinh dục hay ở mắt.
* Tìm các biến chứng thường gặp:
- Viêm mô tế bào do bội nhiễm: bóng nước hóa mủ, đỏ da hay sưng tấy xung quanh bóng nước, vẻ mặt nhiễm trùng nhiễm độc.
- Viêm não: tri giác lừ đừ, hôn mê, co giật.
- Viêm tủy: yếu chi.
- Hội chứng Reye: (bệnh não gan)
+ Có dùng Aspirin trong thời gian nổi bóng nước.
+ Rối loạn tri giác, co giật.
+ Nôn ói nhiều, hôn mê.
2.1.3. Đề nghị xét nghiệm
- Công thức máu , CRP......
2.2. Chẩn đoán xác định
- Dịch tể: chưa chủng ngừa thủy đậu, chưa mắc bệnh thủy đậu, có tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu 2 - 3 tuần trước.
- Lâm sàng: bóng nước nhiều lứa tuổi ở da, niêm mạc.
2.3. Chẩn đoán phân biệt
- Impeltigo (chốc lở bóng nước): do Streptococcus B hemolytic nhóm A, xảy ra sau khi da bị trầy xướt, gỡ mày thấy có vết trợt đỏ không loét có quầng đỏ bao quanh.
- Nhiễm trùng da.
- Bóng nước do Herpes simplex.
- Bệnh tay chân miệng.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc điều trị
- Điều trị đặc hiệu.
- Điều trị triệu chứng.
- Phát hiện và điều trị biến chứng.
3.2. Điều trị đặc hiệu
Acyclovir
- Tác dụng:
+ Rút ngắn thời gian nỗi bóng nước, giảm tổn thương da.
+ Phòng ngừa biến chứng ở trẻ suy giảm miễn dịch.
- Hiệu quả cao nếu được sử dụng sớm trong 24 giờ sau khi khởi phát.
- Liều lượng: 80mg/mg/ngày chia 4 lần (tối đa 800mg/lần) uống.
- Thời gian điều trị: 5 ngày hoặc đến khi không xuất hiện thêm bóng nước mới.
3.3. Điều trị triệu chứng
- Chống ngứa. Chopheniramim
- Hạ sốt, giảm đau: dùng paracetamol, không dùng Aspirin vì có thể gây hội chứng Reye.
3.4. Điều trị biến chứng
- Bội nhiễm: Oxacillin100mg/kg uống hay tiêm mạch nếu nặng.
- Kháng sinh cephalosporin thế hệ 2,3: Cefuroxin, cefotaxim....
4. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
4.1. Theo dõi
Nhiệt độ và các biến chứng.
4.2. Tái khám
- Tái khám sau 1 - 2 tuần.
- Hướng dẫn chăm sóc tại nhà: vệ sinh cơ thể, không kiêng ăn, tránh tiếp xúc với người xung quanh, nên mang khẩu trang.
4.3. Phòng ngừa
- Cách ly tránh lây lan.
- Miễn dịch chủ động:
+ Siêu vi sống giảm độc lực.
+ Bảo vệ đến 85 - 95%
+ Chỉ định > 1 tuổi./.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em (Ban hành kèm theo Quyết định số 3312/QĐ-BYT ngày 07 tháng 08 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ y tế)
NHIỄM NÃO MÔ CẦU
1. ĐẠI CƯƠNG
Nhiễm Não mô cầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Neisseria meningitidis gây ra. Biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, có thể viêm mũi họng, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết... Bệnh hay gây thành dịch, nhất là trong các khu tập thể trẻ. Những thể nặng tỷ lệ tử vong còn rất cao.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Chẩn đoán sơ bộ
2.1.1 Dịch tể:
- Đang xảy ra dịch não mô cầu.
- Có tiếp xúc hoặc nuôi người bệnh nhiễm não mô cầu.
2.1.2. Lâm sàng:
- Thể nhiễm trùng huyết cấp:
+ Sốt cao 39 - 40°C, ớn lạnh, rét run, nhức đầu, đau khớp, đau cơ.
+ Tử ban đặc sắc màu đỏ hoặc tím thẩm, bờ không tròn đều, kích thước thay đổi từ 1 - 2cm đến vài cm, bề mặt bằng phẳng không gồ lên mặt da, có khi có hoại tử trung tâm. Khi tử ban lan nhanh về số lượng và kích thước cần lưu ý bệnh đang diễn tiến đến thể tối cấp.
+ Lách to, nốt Herpès ở khóe miệng.
- Thể nhiễm trùng huyết tối cấp:
+ Sốt cao đột ngột trên cơ địa trước đó khỏe mạnh.
+ Kích động hoặc hôn mê sớm.
+ Sốc xảy ra sớm và tái đi tái laị nhiều lần .
+ Tử ban xuất hiện sớm và lan ra nhanh chóng.
+ Tím tái nặng và lạnh tứ chi.
- Viêm màng não:
Các triệu chứng gợi:
+ Khởi phát đột ngột trên cơ thể khoẻ mạnh.
+ Đang trong thời điểm có nhiều bệnh nhiễm não mô cầu xảy ra hoặc có tiếp xúc với người bệnh đã được xác định.
+Tiền căn viêm họng, mũi, tắm hồ bơi công cộng. Không có tiền căn viêm tai, viêm xoang.
+ Sốt cao, nhức đầu, nôn ói, rối loạn ý thức, li bì, kích thích, vật vả, có thể co giật, hôn mê
+ Có tử ban đặc sắc.
+ Có thể kèm theo viêm khớp, herpès ở quanh miệng.
+ Cổ cứng, Kernig (+)
- Dịch não tủy màu trắng đục như nước vo gạo.
2.1.3. Cận lâm sàng
XN thường qui : CTM, CRP…….
2.2. Chẩn đoán xác định
Cấy máu hoặc dịch não tuỷ dương tính.
2.3. Chẩn đoán phân biệt
2.3.1. Bệnh do liên cầu lợn (Streptococcus suis):
- Yếu tố dịch tễ tiếp xúc với lợn ốm, chết, giết mổ hoặc ăn thịt lợn nấu chưa chín kỹ.
- Có triệu chứng của nhiễm khuẩn huyết hoặc viêm màng não.
- Ban xuất huyêt dưới da dạng nốt, đám, mảng hoặc lan rộng toàn thân.
- Có thể có suy tuần hoàn, hô hấp hoặc suy đa tạng.
- Chẩn đoán bằng nuôi cấy phân lập vi khuẩn S. suis hoặc PCR (+) với liên cầu lợn trong máu hoặc dịch não tủy.
2.3.2. Sốt xuất huyết Dengue:
- Sốt cao đột ngột.
- Đau đầu, đau mỏi toàn thân, đau nhức nhiều hai hốc mắt.
- Da xung huyết, ít khi có phát ban.
- Dấu hiệu xuất huyết ở dưới da, niêm mạc hoặc nội tạng.
- Xét nghiệm máu: Bạch cầu giảm, Tiểu cầu giảm, Hct bình thường hoặc tăng. Xét nghiệm huyết thanh: NS1 hoặc kháng thể kháng Dengue IgM (+)
2.4. Chẩn đoán biến chứng
- Liệt các dây thần kinh: II, III, IV, VIII dẫn đến mù, lé, điếc.
- Viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim.
- Dầy dính màng não do điều trị kháng sinh muộn.
- Não úng thủy.
- Ở huyết quản: Gây hoại tử, xuất huyết.
- Những biến chứng gây tử vong sớm: Suy hô hấp do phù não nặng, trụy tim mạch, xuất huyết ồ ạt do DIC.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc điều trị
- Chẩn đoán sớm.
- Sử dụng kháng sinh sớm.
- Hồi sức tích cực.
- Cách ly người bệnh.
3.2. Kháng sinh:
3.2.1. Nhiễm trùng huyết:
- Penicilin G: 200.000 UI/kg/24h đối với bệnh nhân không kèm viêm màng não, chia 4 - 6 lần TM x 7 - 10 ngày hoặc 4-5 ngày sau khi bệnh nhân hết sốt.
- Cefotaxine 2g/6giờ TM 7 - 10 ngày.
- Ceftriaxon:
+ Trẻ em: 80 - 100mg/kg Truyền TM liều duy nhất/ngày.
+ Người lớn: 2g/ngày Truyền TM
3.2.2. Viêm màng não:
- Penicilin G: 20 - 30 triệu UI/24h truyền tĩnh mạch liên tục hoặc chia 2 - 4 giờ lần TM x 10 - 14 ngày.
- Ceftriaxone: 2g/12 giờ TM
3.3. Điều trị hồi sức:
3.3.1. Hồi sức hô hấp:
Giữ thông suốt đường hô hấp, thở Oxy (6 - 8 lít/ph). Đặt nội khí quản sử dụng máy giúp thở nếu cần.
3.3.2. Hồi sức tuần hoàn:
- Dùng 2 - 3 đường truyền tĩnh mạch dựa vào CVP, khí trong máu, cung lượng tim.
- Các loại dịch như Lactate ringer, NaCl 0.9%, Dextran trọng lượng phân tử nhỏ.
3.3.3. Chống toan huyết:
Dùng dung dịch kiềm ưu trương.
3.3.4. Chống hạ đường huyết:
Dùng dung dịch đường ưu trương.
3.3.5. Thuốc vận mạch
Dopamin hoặc Dobutamin khi đã sử dụng dịch đầy đủ mà sinh hiệu chưa cải thiện hoặc khi CVP chưa đạt tới giới hạn thích hợp.
4. PHÒNG BỆNH
4.1. Phòng bệnh chung
- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc miệng họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường.
- Thực hiện tốt vệ sinh nơi ở, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc.
- Có thể tiêm vắc xin phòng bệnh.
- Khi phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đi khám tại các cơ sở khám chữa bệnh càng sớm càng tốt.
4.2. Phòng bệnh tại TTYT
- Cách ly bệnh nhân
- Đeo khẩu trang khi tiếp xúc hoặc chăm sóc người bệnh.
- Quản lý và khử khuẩn đồ dùng và chất thải của bệnh nhân, dịch tiết mũi họng của bệnh nhân.
- Có thể sử dụng thuốc dự phòng cho nhân viên y tế và người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân.
4.3. Phòng bệnh đặc hiệu
4.3.1. Tiêm phòng vắc xin
- Hiện nay đã có vắc xin phòng bệnh não mô cầu nhóm A, B và C
- Có thể tiêm cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, tiêm 1 liều duy nhất, nhắc lại mỗi 3 năm/lần.
4.3.2. Dự phòng bằng thuốc:
- Chỉ định dự phòng bằng thuốc: Những người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân đã được chẩn đoán chắc chắn nhiễm não mô cầu, bao gồm các trường hợp sau:
+ Những người sống cùng nhà và sinh hoạt cùng với bệnh nhân (sống trong cùng một nhà, cùng khu nhà trọ, cùng phòng làm việc…) trong vòng 7 ngày trước khi bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng.
+ Những người tiếp xúc với bệnh nhân trong thời gian ngắn (có nguy cơ bị nhiễm bệnh qua đường hô hấp như: nói chuyện với bệnh nhân, tiếp xúc với dịch tiết đường hô hấp của bệnh nhân…)
- Thuốc điều trị dự phòng: Các thuốc có thể dự phòng nhiễm não mô cầu bao gồm Rifampicin, Ciprofloxacin, Azithromycin.
+ Ciprofloxacin: Dùng liều đơn duy nhất 500 mg cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi.
+ Rifampicin: Chống chỉ định trong các trường hợp sau: đang có biểu hiện vàng da, có tiền sử tăng nhạy cảm với Rifampicin.
Dùng trong 2 ngày:
. Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 600mg, 2 lần/ngày
. Trẻ em từ 1 - 12 tuổi: 10mg/kg x 2 lần/ngày
. Trẻ dưới 12 tháng: 5mg/kg x 2 lần/ngày
+ Có thể dùng Azithromycin: liều duy nhất 500 mg cho phụ nữ có thai và đang cho con bú, trẻ em 10mg/kg.
- Thời gian dùng: Nên dùng càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 24h sau khi có chẩn đoán xác định ca bệnh.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em (Ban hành kèm theo Quyết định số 3312/QĐ-BYT ngày 07 tháng 08 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ y tế)
VIÊM MÀNG NÃO MỦ
1. ĐẠI CƯƠNG
Viêm màng não mủ là tình trạng nhiễm khuẩn màng não do vi khuẩn gây nên có sự hiện diện của bạch cầu đa nhân trung tính với số lượng lớn trong dịch não tủy.
Viêm màng não mủ là một cấp cứu nội khoa cần được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời để hạn chế tử vong và các biến chứng
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Chẩn đoán sơ bộ
2.1.1. Dịch tể và tiền căn
- Bệnh xảy ra vào thời điểm có nhiều người mắc bệnh viêm màng não hay nhiễm trùng huyết do não mô cầu.
- Có tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm trùng huyết hay viêm màng não do não mô cầu.
- Tiền căn bị chấn thương hay phẩu thuật vùng sọ não hay vùng hàm mặt.
- Nhiễm trùng tai mũi họng tái phát nhiều lần.
- Từng mắc bệnh viêm màng não mủ trước đó.
- Đang điều trị nhiễm trùng huyết hay viêm nội tâm mạc.
2.1.2. Lâm sàng
- Sốt.
- Hội chứng màng não: Nhức đầu, ói mửa, táo bón.
- Dấu màng não: Cổ cứng, dấu Kernig (+), dấu Brudzinski (+).
- Rối loạn tri giác.
- Đối với trẻ em có thêm các dấu hiệu: Bỏ bú, thóp phồng, co giật.
2.1.3. Cận lâm sàng:
- Xét nghiệm CTM , CRP , đường huyết …..
2.2. Chẩn đoán xác định nguyên nhân
Dựa vào kết quả cấy dịch não tuỷ.
2.3. Chẩn đoán phân biệt
- Lao màng não.
- Viêm màng não do nấm.
- Viêm não-màng não do siêu vi.
- Phản ứng màng não với ổ nhiễm trùng kế cận màng não (Abcès não, viêm tai giữa, viêm tai xương chủm).
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc điều trị
- Điều trị kháng sinh kịp thời theo phác đồ kinh nghiệm và đổi kháng sinh thích hợp khi có kết quả kháng sinh đồ.
- Điều trị hỗ trợ tích cực.
- Phát hiện và xử trí sớm các biến chứng.
3.2. Điều trị ban đầu
- Kháng sinh: Dùng theo phác đồ kinh nghiệm khi chưa có kết quả vi sinh (xem bảng Phác đồ kháng sinh kinh nghiệm khi chưa có kết quả vi sinh).
- Liều kháng sinh: Khuyến cáo trên người bệnh viêm màng não có chức năng gan thận bình thường (xem Bảng Liều kháng sinh khuyến cáo trên người bệnh viêm màng não có chức năng gan thận bình thường).
3.3. Điều trị hỗ trợ
- Hạ sốt khi sốt cao: paracetamol 15 mg/kg/lần, không quá 60 mg/kg/ngày
- Corticoides: Dùng trong trường hợp rối loạn tri giác nặng hoặc nghi ngờ do H. Influenza và S. pneumoniae có thể dùng Dexamethasone liều 0,6 mg/kg/24giờ (người lớn 20mg/ngày) TM cùng hoặc trước liều kháng sinh 15 phút và dùng trong 4 ngày.
- Điều chỉnh nước-điện giải: Truyền dịch.
- Chống phù não (Manitol 1g/kg/6giờ, nằm đầu cao 30o)
- Chống co giật: Barbituric 5 - 20 mg/kg/ngày (uống). Cắt cơn giật bằng diazepam 0,1 mg/kg (pha với 2ml NaCl 0.9%) tiêm TM đến khi ngừng giật.
- Theo dõi sinh hiệu, tri giác, dấu thần kinh định vị.
- Bệnh nhân hôn mê: Xoay trở, chống loét, nuôi ăn qua sonde hoặc đường TM.
3.4. Theo dõi điều trị
- Khi có kết quả nhuộm Gram cần điều chỉnh ngay kháng sinh phù hợp:
+ Cầu khuẩn Gram dương: Ceftriaxon hoặc Cefotaxim + Vancomycin.
+ Cầu khuẩn Gram âm: Penicilin G.
+ Trực khuẩn Gram dương: Ampicilin + Aminoglycosid.
+ Trực khuẩn Gram âm: Ceftriaxon + Aminoglycosid.
- Khi có kết quả cấy: Thay đổi kháng sinh theo kháng sinh đồ.
- Nếu không có kết quả cấy, hoặc lâm sàng không cải thiện cần xét nghiệm lại DNT sau 48 giờ điều trị. DNT không cải thiện cần đổi sang phác đồ thay thế.
- Hội chẩn ngoại: Nếu có khuyết tật, biến chứng (khi bệnh đã ổn định), hoặc chấn thương.
3.5. Thời gian điều trị
- Não mô cầu 7 ngày, Hib 10 ngày, phế cầu 14 ngày, các trực khuẩn và vi khuẩn kỵ khí Gram âm, liên cầu, tụ cầu là 3 tuần.
- Hoặc trung bình: Đủ 10 - 14 ngày và đã hết sốt 3 ngày.
3.6. Tiêu chuẩn ra viện
- Lâm sàng diễn tiến tốt.
- Dịch não tủy trong, glucose dịch não tủy bình thường, tế bào dịch não tủy < 50/µl đa số là tế bào lymphocyte.
4. PHÒNG BỆNH
- Hóa dự phòng: Cho người tiếp xúc trực tiếp với người bệnh (chăm sóc).
+ Hib: Uống Rifampicin 20mg/kg/ngày (trẻ sơ sinh 10 mg/kg/ngày) x 4 ngày, hoặc tiêm bắp Ceftriaxon cho trẻ em 125 mg/ngày, người lớn 250 mg/ngày trong 2 ngày.
+ Não mô cầu: Rifampicin 10 mg/kg/ngày x 2 ngày, hoặc tiêm bắp Ceftriaxon 125 mg cho trẻ em, người lớn 250 mg một lần duy nhất.
Chú ý: Không dùng Rifampicin cho phụ nữ có thai.
- Tiêm phòng:
+ Vaccine Hib: trẻ < 1 tuổi: Tiêm 2 liều cách nhau 2 tháng; 1 - 5 tuổi: tiêm 1 liều.
+ Não mô cầu nhóm A và C: Tiêm trong vùng đang có dịch xảy ra
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em (Ban hành kèm theo Quyết định số 3312/QĐ-BYT ngày 07 tháng 08 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ y tế)
THƯƠNG HÀN
1. ĐẠI CƯƠNG
Thương hàn là một bệnh nhiễm trùng huyết từ đường tiêu hóa, thường gây tổn thương đa cơ quan, nguyên nhân do Salmonella typhy.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Công việc chẩn đoán
2.1.1. Hỏi
- Sốt cao liên tục trên 5 ngày.
- Rối loạn tiêu hóa: ói, đau bụng, thay đổi tính chất phân: tiêu chảy, táo bón, hay tiêu đàm máu, tiêu phân đen.
- Sống trong vùng dịch tể hay đi đến vùng dịch tể thương hàn trong vòng 3 tuần.
2.1.2. Khám
- Vẽ mặt nhiễm trùng, nhiễm độc: môi khô lưỡi dơ.
- Bụng chướng: có thể ấn đau hạ sườn phải, gan to, lách to.
- Dấu hiệu khác: thiếu máu, vàng da, phù, tràn dịch đa màng, dấu màng não.
- Dấu hiệu biến chứng nặng:
+ Rối loạn tri giác.
+ Trụy mạch.
+ Rối loạn nhịp tim (mạch chậm, gallop)
+ Xuất huyết tiêu hóa: tiêu phân đen, ói ra máu.
+ Thủng ruột: đau bụng, phản ứng thành bụng.
2.1.3. Đề nghị cận lâm sàng
- Xét nghiệm để chẩn đoán:
+ Công thức máu.
+ Widal, CRP.....
+ Siêu âm bụng.
- Xét nghiệm để theo dõi phát hiện biến chứng:
+ Hct khi nghi ngờ có xuất huyết tiêu hóa.
+ Ion đồ khi có rối loạn tri giác hoặc suy kiệt.
+ Chức năng gan khi có vàng da (nghi ngờ biến chứng viêm gan)
- X quang bụng đứng khi nghi ngờ thủng ruột.
2.2. Chẩn đoán xác định:
Sốt, thay đổi tính chất phân, bụng chướng, gan to + cấy máu hay cấy phân Salmonella typhy (+).
2.3. Chẩn đoán có thể
- Sốt, thay đổi tính chất phân, bụng chướng, gan to + Widal TO hay TH ≥ 1/80 hay thử lần 2 cách nhau 1 tuần tăng gấp 4 lần + siêu âm gợi ý thương hàn (dầy vùng hồi tràng, hạch ổ bụng vùng hồi tràng, dịch ổ bụng, dấu hiệu tổn thương đường mật).
- Sốt, thay đổi tính chất phân, bụng chướng, gan to + dịch tể nghi ngờ + siêu âm gợi ý, cấy máu âm tính, Widal < 1/80.
+ Nếu tình trạng lâm sàng không cho phép theo dõi, điều trị như thương hàn sau cấy máu.
+ Nếu tình trạng lâm sàng cho phép theo dõi, chờ kết quả cấy máu, nếu bệnh nhân đã điều trị kháng sinh, ngưng kháng sinh 48 giờ cấy máu và chờ kết quả cấy máu.
2.4. Chẩn đoán phân biệt
- Nhiễm trùng huyết do vi trùng khác từ đường tiêu hóa, dựa vào kết quả cấy máu.
- Sốt rét: sống trong vùng dịch tể sốt rét, thiếu máu, xét nghiệm Ký sinh trùng sốt rét khi sốt hay mỗi 6 giờ.
- Lao: sốt kéo dài, tổng trạng gầy ốm, tiền căn tiếp xúc lao +cận lâm sàng như: Xquang phổi, VS, IDR.
- Bệnh hệ thống.
- Bệnh lý huyết học như suy tủy, Leucemia.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc điều trị
- Điều trị đặc hiệu: kháng sinh nhạy cảm với Salmonella typhy, có tác dụng nội bào và có khả năng khuếch tán đến nhiều cơ quan.
- Điều trị hỗ trợ: dinh dưỡng, điều chỉnh điện giải, phát hiện và điều trị biến chứng.
3.2. Xử trí cấp cứu
- Xử trí sốc:
+ Sốc tim do biến chứng viêm cơ tim.
+ Sốc nhiễm trùng.
+ Điều chỉnh rối loạn điện giải: chú ý ở bệnh nhi rối loạn tri giác.
3.3. Xử trí đặc hiệu
Kháng sinh.
- Cefotaxim: 200mg/kg/ngày chia 4 lần TM, hay ceftriaxon 80 - 100 mg/kg/ngày chia 1 - 2 lần TM, hay ceftazidim….
- Fluoroqunolon: chọn 1 trong các thuốc sau:
+ Ciprofoxacin 20 - 30mg/kg/ngày chia 2 lần uống hoặc truyền TM.
+ Ofloxacin 15 - 20mg/kg/ngày chia 2 lần uống hoặc truyền TM.
+ Pefloxacin 15 - 20 mg/kg/ngày chia 2 lần uống hoặc truyền TM.
* Trường hợp nặng nhập viện trễ, có biến chứng: nên dùng đường TM.
3.4. Xử trí tiếp theo.
- Nếu lâm sàng ổn định sau 48 giờ (sốt giảm, tiếp xúc tốt hơn, ăn uống được) tiếp tục kháng sinh cho đủ liều: không biến chứng: 7 ngày; có biến chứng: 14 ngày.
- Nếu lâm sàng không ổn sau 48 giờ (sốt không giảm, ăn chưa được, và còn đừ).
+ Nếu kháng sinh đang sử dụng đường uống: đổi kháng sinh sang đường tĩnh mạch.
+ Nếu đang sử dụng Cephaloporin thế hệ thứ 3: tiếp tục Cephaloporin thế hệ thứ 3 phối hợp Fluroquinolon tĩnh mạch.
3.5. Điều trị hỗ trợ
- Hạ sốt: sử dụng Paracetamol 10 - 15mg/kg/liều.
- Corticoide: chỉ sử dung khi có sốc hay có rối loạn tri giác sau khi đã loại trừ hạ đường huyết và rối loạn điện giải Methylprednisolon , Dexamethasone 3mg/kg liều. Lặp lại 1mg/kg mỗi 6 - 8 giờ trong 3 - 5 ngày. Chống chỉ định: xuất huyết tiêu hóa.
- Dinh dưỡng: chế độ ăn giàu năng lượng, chỉ nhịn ăn khi có nghi ngờ thủng ruột hoặc xuất huyết tiêu hóa nặng.
- Bù nước và điện giải khi cần, nâng đở thể trạng bằng vitamim nhóm b,c….
3.6. Điều trị biến chứng
- Thủng ruột: can thiệp ngoại khoa.
- Xuất huyết tiêu hóa nặng. (xem phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hóa).
4. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
- Theo dõi tình trạng chướng bụng, đau bụng, tình trạng phân để phát hiện biến chứng thủng ruột và xuất huyết tiêu hóa.
- Theo dõi đánh giá đáp ứng lâm sàng: sốt, ăn uống, tri giác.
- Tái khám sau 1 đến 2 tuần để phát hiện tái phát.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em (Ban hành kèm theo Quyết định số 3312/QĐ-BYT ngày 07 tháng 08 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ y tế)
VIÊM HỌNG
1. ĐẠI CƯƠNG
- Viêm họng là bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường gặp ở lứa tuổi đi học, ít khi gặp ở trẻ dưới 3 tuổi.
- Bệnh có thể do virus (chiếm 80%) hay do vi khuẩn. Vi khuẩn thường gặp là liên cầu khuẩn, virus thường gặp là Rhinovirus, Coxsackie… Viêm họng do siêu vi thường tự giới hạn sau 7 - 10 ngày.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Hỏi
- Tiền sử bệnh: hai ngày trước có dấu hiệu bị cảm.
- Dấu hiệu lâm sàng:
- Sốt, uể oải.
- Sổ mũi, nghẹt mũi.
- Ho rát họng, đau khi nuốt, đau lan lên tai.
- Đau cơ, đau khớp.
2.2. Khám
- Chảy nước mũi, niêm mạc mũi sung huyết, đỏ.
- Niêm mạc họng viêm đỏ.
- Nổi ban đỏ (có thể không có).
- Hạch cổ mềm đau.
2.3. Đề nghị xét nghiệm
XN thường qui CTM…..
2.4. Chẩn đoán xác định
Chủ yếu dựa vào lâm sàng.
2.5. Chẩn đoán phân biệt
- Sốt xuất huyết.
- Bệnh tay chân miệng.
- Viêm loét họng.
- Áp - xe thành sau họng.
- Dị vật vùng hầu họng.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc điều trị
- Kháng sinh khi có bằng chứng viêm họng do vi trùng.
- Điều trị triệu chứng.
3.2. Kháng sinh
- Chỉ định:
+ Viêm họng nghi do vi trùng: sốt cao kèm xuất huyết vòm họng, giả mạc, mủ, hạch cổ đau.
+ Bạch cầu cao, chủ yếu bạch cầu đa nhân.
- Thuốc:
+ Amoxicillin, Amoxicillin/Acid clavuclanate hoặc Cephalosporin thế hệ 1 hoặc 2.
+ Cefuroxim 20mg/kg chia làm 2 lần
+ Nếu dị ứng với nhóm betalactam, dùng macrolid (Erythromycin, Clarithromycin, Azithromycin) hoặc Clindamycin.
3.3. Điều trị triệu chứng:
Hạ sốt, giảm đau: Paracetamol hoặc Ibuprofen.
4. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
4.1. Theo dõi
- Nhiệt độ.
- Biến chứng áp - xe, Viêm tai giữa cấp.
4.2. Tái khám.
- Tái khám sau 1 - 2 tuần.
- Hướng dẫn chăm sóc tại nhà: ăn nhẹ, uống nhiều nước, uống thuốc theo toa.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em (Ban hành kèm theo Quyết định số 3312/QĐ-BYT ngày 07 tháng 08 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ y tế)
VIÊM AMYDAL MỦ CẤP
1. ĐẠI CƯƠNG
Amydal là tổ chức hạch bạch huyết, ở hai bên họng rất dễ bị viêm nhất là ở trẻ dưới 6 tuổi, dễ chẩn đoán phát hiện. Bệnh thường do vi khuẩn Hemophilus và Streptococcus.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Công việc chẩn đoán
2.1.1. Hỏi
- Thường bị viêm amydal bao nhiêu lần trong một năm?
- Sốt, ho, đau họng, khó nuốt?
2.1.2. Khám
- Amydal sưng đỏ, có mủ.
- Sờ hạch cổ: mềm, sưng đau hai bên.
- Tìm dấu hiệu biến chứng viêm tấy, áp - xe quanh amydal.
2.1.3. Đề nghị xét nghiệm:
XN Công thức máu, CRP .....
2.2. Chẩn đoán xác định
- Tiêu chuẩn lâm sàng: sốt, amydal sưng đỏ, có mủ, khám có hạch cổ mềm, đau.
- Tiêu chuẩn cận lâm sàng: Công thức máu: bạch cầu đa nhân tăng > 75%.
2.3. Chẩn đoán phân biệt
- Bạch hầu amydal: có giả mạc, trắng xám, dễ chảy máu khi cạy tróc ra.
- Bệnh tay chân miệng: loét trên amydal, sốt cao liên tục, kèm rối loạn tiêu hóa.
- Viêm amydal do xoắn khuẩn: amydal có vết loét đơn độc, có giả mạc trắng không chảy máu khi cạy tróc ra.
- Viêm amydal do siêu vi: amydal sung huyết đỏ trong hai ngày đầu chưa có mủ, bệnh nhân có kèm nóng, ho, sổ mũi, công thức máu neutrophile không tăng, lymphocyte tăng.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc
- Kháng sinh.
- Giảm đau, hạ sốt.
- Cắt amydal khi có chỉ định:
+ Viêm trên 5 lần trong năm.
+ Viêm amydal có tắt nghẽn đường thở, ngủ ngáy.
+ Có biến chứng tim, thận, khớp.
3.2. Điều trị đặc hiệu
Amoxicillin 100mg/kg/ngày hoặc
Amoxicillin/Acid clavuclanate 50/mg/kg/ngày.
Erythromycin 30 - 50mg/kg/ngày.
Cephalosporin thế hệ thứ 2, 3: Cefuroxim, cefotaxim…. Nếu dị ứng thì dùng Clarythromycin 15mg/kg/ngày.
- Thời gian sử dụng kháng sinh 7 - 10 ngày.
- Nếu không đáp ứng với điều trị, thay đổi kháng sinh theo kháng sinh đồ.
- Nếu có chỉ định cắt amydal, thời điểm cắt là sau khi điều trị khỏi đợt cấp.
3.3. Điều trị triệu chứng
- Paracetamol 15mg/kg nếu có sốt, đau họng.
- Chống ho bằng thuốc ho an toàn: siro Astex, Pectol.
4. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
4.1. Theo dõi
- Sốt cao và không đáp ứng với điều trị.
- Không ăn được.
- Có biến chứng viêm tấy, áp - xe quanh amydal.
4.2. Tái khám.
- Tái khám sau 1 - 2 tuần.
- Hướng dẫn chăm sóc tại nhà: uống nhiều nước, uống thuốc theo toa, tái khám đúng hẹn.
4.3. Phòng ngừa: Vệ sinh răng miệng.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em (Ban hành kèm theo Quyết định số 3312/QĐ-BYT ngày 07 tháng 08 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ y tế)
VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN CẤP Ở TRẺ EM
Viêm tiểu phế quản là bệnh hô hấp cấp tính rất hay gặp ở trẻ còn bú, vào mùa đông xuân, thời tiết ẩm ướt. Bệnh có thể nhẹ nhưng có thể rất nặng do suy hô hấp gây tử vong.
1. NGUYÊN NHÂN
1.1. Tác nhân nhiễm trùng
- Virus hợp bào hô hấp (RSV) chiếm 30 - 50% các trường hợp.
- Virus cúm và á cúm (25%)
- Virus Adenovirus (10%)
1.2. Yếu tố nguy cơ
- Trẻ nằm trong vụ dịch cúm hay viêm đường hô hấp trên do VRS.
- Trẻ bị ốm do nhiễm virus trước đó (viêm mũi họng, amydal, viêm VA ...)
- Tuổi nhỏ < 6 tháng
- Hút thuốc lá bị động
- Bệnh tim bẩm sinh
- Bệnh phổi bẩm sinh, Bệnh xơ nang, loạn sản phế quản phổi v.v...
- Suy giảm miễn dịch
2. CƠ CHẾ BỆNH SINH
Tác nhân vi sinh tấn công vào lớp tế bào biểu mô niêm mạc phế quản gây phù nề, thoái hóa, hoại tử. Tăng tiết dịch, tăng độ nhày đặc biệt tập trung ở các tiểu phế quản gây tắc nghẽn. Một số vùng phế quản tổn thương sâu gây co thắt -tắc nghẽn và co thắt ở các tiểu phế quản làm xẹp phổi hay ứ khí phế nang. Hậu quả suy thở do rối loạn thông khí đe dọa tử vong.
3. CHẨN ĐOÁN
Lâm sàng có giá trị gợi ý, khẳng định chẩn đoán dựa trên nuôi cấy phân lập được virus.
3.1. Tiêu chuẩn lâm sàng
- Triệu chứng cơ năng và toàn thân:
Ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc cao.
Thể nhẹ: những biểu hiện viêm long thuyên giảm sau vài ba ngày.
Thể nặng: khò khè tăng, không bú được , dễ kiệt sức.
Sau 3 - 5 ngày ho tăng lên, xuất hiện khó thở, thở rít, có thể nặng thì tím tái, ngừng thở.
- Thăm khám
+ Nhịp thở nhanh
+ Sốt vừa
+ Co kéo cơ hô hấp, rút lõm lồng ngực, thở rên
+ Ran rít, ran ngáy, thông khí phổi kém
+ Hiện tượng ứ khí, lồng ngực căng đẩy cơ hoành xuống thấp, có thể sờ thấy gan lách.
3.2. cận lâm sàng
- CTM, CRP…
- X Q tim phổi thẳng
3.3. Chẩn đoán phân biệt
- Hen phế quản: rất khó phân biệt với những cơn hen đầu tiên
- Viêm phổi do vi khuẩn hoặc virus
- Mềm sụn thanh khí quản
- Chèn ép khí phế quản từ ngoài vào (mạch máu, u)
- Tắc nghẽn đường hô hấp ở trong: u mạch máu, hẹp khí quản
- Dị vật đường thở
- Trào ngược dạ dày thực quản
- Khó thở thứ phát sau nhiễm virus.
4. BIẾN CHỨNG
4.1. Biến chứng gần
- Suy thở cấp
- Tràn khí màng phổi
- Viêm phổi - trung thất
- Xẹp phổi
- Tử vong
4.2. Biến chứng xa
- Rối loạn chức năng hô hấp
- Xuất hiện từng cơn khó thở ra tái phát
- Viêm tiểu phế quản lan tỏa
5. XỬ TRÍ
5.1. Xử trí cấp cứu thể nặng (Có suy hô hấp cấp)
- Liệu pháp Oxygen (FiO2 100% sau đó giảm dần)
- Hút thông đường hô hấp trên, tư thế fowler
- Thuốc giãn phế quản đường khí dung hoặc Adrenalin 0,4-0,5 ml/kg/lần.
- Truyền nước, điện giải, cung cấp đủ theo nhu cầu bị thiếu hụt.
- Khi suy thở không cải thiện: thở NCPAP, đặt nội khí quản, hô hấp hỗ trợ
- Theo dõi ở trung tâm hồi sức.
- Phối hợp vật lý trị liệu hô hấp, vỗ rung giải thoát đờm khi không có suy thở.
- Chỉ sử dụng kháng sinh trường hợp có biểu hiện nhiễm vi khuẩn thứ phát.
- Điều trị đặc hiệu anti virus bằng Ribavirin (nếu có).
- Cân nhắc khi sử dụng Corticoid nếu cần thiết có thể dùng Methylprenisolon 2mg/kg/24h.
5.2. Điều trị các thể thông thường : (Không có suy hô hấp)
- Hút thông đường thở, giải phóng các chất xuất tiết.
- Khí dung ẩm thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh như salbutamol khi có co thắt phế quản hay thở rít.
- Bù đủ dịch và điện giải theo nhu cầu và thiếu hụt do thở nhanh, sốt, nôn
- Vật lý trị liệu hô hấp, vỗ rung, hút đờm.
- Ăn uống đủ chất.
- Rất cân nhắc khi sử dụng kháng sinh.
6. DỰ PHÒNG
- Chưa có vaccin đặc hiệu cho tất cả các căn nguyên. Tuy nhiên có thể sử dụng một số chế phẩm kháng thể kháng virus như : Respigam (Intravenons Gamma Globulin), synagis là kháng thể đơn dòng, tiêm bắp, kháng RSV.
- Các biện pháp phòng ngừa không đặc hiệu.
- Hạn chế tiếp xúc người bệnh, biện pháp cách ly khi có bệnh.
- Rửa tay thường xuyên, không hút thuốc lá.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em (Ban hành kèm theo Quyết định số 3312/QĐ-BYT ngày 07 tháng 08 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ y tế)
VIÊM PHỔI
1. ĐẠI CƯƠNG
- Viêm phổi là nguyên nhân chủ yếu đưa đến nhập viện và tử vong ở trẻ em nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 2 tháng, là nhóm tuổi có nguy cơ mắc và tử vong do viêm phổi cao nhất.
- Trên thực tế trong hầu hết các trường hợp viêm phổi không tìm được tác nhân gây bệnh nên điều trị viêm phổi là điều trị kinh nghiệm. Yếu tố quan trọng nhất để dự đoán tác nhân gây bệnh là dựa trên tuổi bệnh nhi.
- Nguyên nhân viêm phổi: thay đổi tùy theo lứa tuổi. Đối với các nước đang phát triển:
+ Ở trẻ dưới 5 tuổi: viêm phổi được xem như viêm phổi do vi khuẩn, thường gặp là: Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae (là 2 nguyên nhân hàng đầu), Branhamella catarrhalis, Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogenes…
+ Riêng ở trẻ dưới 2 tháng ngoài những nguyên nhân kể trên, còn có thể gặp VK Gram âm đường ruột: E.coli, Kliebsiella, Proteus,…..
+ Ở trẻ từ 5 - 15 tuổi: M.pneumoniae, S.pneumoniae, C.pneumoniae, H.influenza, siêu vi (influenza A hay B, Adenovirus, các loại siêu vi hô hấp khác).
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Công việc chẩn đoán
2.1.1. Hỏi bệnh sử
- Hỏi tìm các dấu hiệu: ho, thời gian ho, dấu hiệu khó thở, sốt và các triệu chứng khác đi kèm
- Xử trí trước nhập viện.
2.1,2. Khám lâm sàng
- Tìm dấu hiệu nguy hiểm: tím tái trung ương, không uống được, li bì – khó đánh thức, co giật, suy dinh dưỡng nặng.
- Tìm dấu hiệu co lõm ngực cũng như các dấu hiệu co kéo cơ hô hấp phụ khác.
- Đếm nhịp thở trong một phút: ngưỡng thở nhanh ở trẻ em thay đổi theo tuổi, gọi là thở nhanh khi:
+ Nhịp thở 60 lần/phút ở trẻ < 2 tháng tuổi.
+ Nhịp thở 50 lần/phút ở trẻ từ 2 tháng < 12 tháng tuổi.
+ Nhịp thở 40 lần/phút ở trẻ từ 12 tháng < 5 tuổi.
+ Nhịp thở 30 lần/phút ở trẻ 5 tuổi.
- Khám phổi: nghe ran phổi, rì rào phế nang, âm thổi ống, gõ, rung thanh.
2.1.3. Cận lâm sàng
- X quang tim phổi thẳng.
- Công thức máu.
- CRP…..
2.2. Chẩn đoán xác định
- Lâm sàng: sốt, ho, thở nhanh, khó thở.
- Hình ảnh X quang: là tiêu chuẩn chính của chẩn đoán dù mức độ tổn thương trên Xquang có thể không tương xứng với biểu hiện lâm sàng. Tuy nhiên trên X-quang cũng không phân biệt viêm phổi do vi khuẩn hay do vi rus.
2.3. Chẩn đoán có thể
Lâm sàng: bệnh nhân có sốt, ho, thở nhanh, nhưng trên Xquang chưa thấy tổn thương nhu mô phổi hoặc nghi ngờ có tổn thương nhu mô.
2.4. Chẩn đoán phân biệt
- Chẩn đoán phân biệt nguyên nhân gây viêm phổi thường rất khó.
- Chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác:
+ Suyễn.
+ Dị vật đường thở bỏ quên
+ Các bệnh lý bẩm sinh.
+ Các nguyên nhân gây suy hô hấp khác: bệnh lý tim mạch (suy tim, tim bẩm sinh, bệnh cơ tim,…), chuyển hóa, ngộ độc,…
2.5. Chẩn đoán phân loại viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi
2.5.1. Viêm phổi
Khi ho hoặc khó thở kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu sau:
- Thở nhanh.
- Thở co lõm ngực.
- Khám phổi có bất thường như: giảm thông khí, có rale ẩm, nổ, ngáy, rít.
2.5.2. Viêm phổi nặng
Khi có các dấu hiệu của viêm phổi kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu sau:
- Tím tái trung ương, hoặc SpO2 ¬< 90%.
- Bỏ bú hoặc bú kém (trẻ dưới 2 tháng), không uống được.
- Co giật, li bì – khó đánh thức.
- Suy hô hấp nặng (thở rên, rút lõm ngực nặng).
Mọi trường hợp viêm phổi ở trẻ dưới 2 tháng đều được đánh giá là nặng.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc điều trị
- Sử dụng kháng sinh
- Hỗ trợ hô hấp nếu cần.
- Điều trị biến chứng
- Hỗ trợ dinh dưỡng.
3.2. Viêm phổi ở trẻ 2 tháng đến dưới 5 tuổi
3.2.1. Viêm phổi nặng
- Nhập viện.
- Hỗ trợ hô hấp nếu có suy hô hấp.
- Kháng sinh:
+ Lựa chọn đầu tiên là Cephalosporin thế hệ thứ III.
. Cefotaxim: 200 mg/kg/ngày TMC chia 3 - 4 lần.
. Ceftriaxon 80 mg/kg/ngày TB/TMC x 1 lần/ngày.
+ Thuốc thay thế: Chloramphenicol hoặc Ampicillin + Gentamycin.
+ Khi trẻ cải thiện, duy trì bằng đường uống, với tổng thời gian điều trị ít nhất 10 ngày.
+ Nếu nghi ngờ tụ cầu:
. Oxacillin (50 mg/kg IM hay IV mỗi 6 - 8 giờ) và Gentamycin.
. Khi trẻ cải thiện, chuyển sang Oxacillin uống trong tổng thời gian 3 tuần.
- Các điều trị hỗ trợ khác:
+ Hạ sốt: Paracetamol.
+ Khò khè: dùng thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh.
Ventolin liều 0,15mg/kg khí dung 4 - 6 giờ /lần tùy theo tình trạng khó thở
+ Thông thoáng đường thở.
+ Cung cấp đủ nhu cầu nước - điện giải, dinh dưỡng theo lứa tuổi nhưng không cho quá nhiều nước.
+ Khuyến khích trẻ ăn uống bằng đường miệng.
+ Đặt ống thông dạ dày nuôi ăn khi có chỉ định.
+ Truyền dịch. Chú ý hội chứng tăng tiết ADH không thích hợp.
- Theo dõi: trẻ cần được theo dõi bởi điều dưỡng ít nhất mỗi 3 giờ, bởi bác sĩ ít nhất 2 lần/ ngày. Nếu không có biến chứng, trẻ phải có dấu hiệu cải thiện trong vòng 48 giờ: thở bớt nhanh, bớt co lõm ngực, bớt sốt, ăn uống khá hơn.
3.2.2. Viêm phổi
- Điều trị ngoại trú.
- Kháng sinh:
+ Amoxicillin: 50 mg/kg chia 2 lần uống. khi nghi ngờ vi khuẩn kháng thuốc: 80-90 mg/kg/ngày chia 2 lần uống.
+ Cotrimoxazol (4mg/kg Trimethoprim - 20mg/kg Sulfamethoxazol) x 2 lần/ngày. Thời gian ít nhất 5 ngày.
+ Nếu cải thiện (hết thở nhanh, bớt sốt, ăn uống khá hơn): tiếp tục uống kháng sinh đủ 5 ngày.
+ Nếu trẻ không cải thiện (còn thở nhanh, sốt, ăn kém): đổi sang cephalosporin thế hệ thứ hai (Cefuroxim) hoặc Amoxicillin + clavulinic acid.
+ Macrolide (Erythromycin, Clarithromycin, Azithromycin) là kháng sinh thay thế khi dị ứng với beta lactam, kém đáp ứng với điều trị kháng sinh ban đầu hay nghi ngờ vi khuẩn không điển hình.
+ Nếu không đáp ứng
Dùng cephalosporim thế hệ 3
- Cefotaxim liều 100 - 150 mg/kg ngày chia làm 3 lần thời gian 7 ngày
- Theo dõi: khuyên bà mẹ đến khám lại sau 2 ngày hoặc khi trẻ có dấu hiệu nặng hơn.
3.3. Viêm phổi ở trẻ dưới 2 tháng
- Mọi trường hợp viêm phổi ở trẻ dưới 2 tháng được xem là nặng và cần phải nhập viện.
- Điều trị viêm phổi sơ sinh tương tự như điều trị các nhiễm trùng nặng khác ở trẻ sơ sinh.
- Kháng sinh ban đầu phải nhằm vào cả vi khuẩn gram dương (đặc biệt là Streptococcus Group B) và trực khuẩn Gram âm đường ruột.
+ Ampicillin (50mg/kg mỗi 6-8 giờ) và Gentamycin (7,5mg/kg - 1 lần/ngày).
+ Điều trị thay thế: Cephalosporin thế hệ thứ III: Cefotaxim: 50mg/kg mỗi 6 - 8 giờ.
+ Nếu nghi ngờ S.aureus: Oxacillin (50mg/kg mỗi 6 - 8 giờ) + Gentamycin.
+ Thời gian điều trị tùy thuộc vi khuẩn gây bệnh và mức độ nặng của bệnh: Streptococcus group B, trực khuẩn Gram âm đường ruột: 7 - 10 ngày. S.aureus: 3 - 6 tuần.
3.4. Viêm phổi ở trẻ từ 5 tuổi trở lên
- Viêm phổi không điển hình như Mycoplasma và Chlamydia pneumoniae là nguyên nhân quan trọng ở lứa tuổi này. Tuy nhiên, S.pneumoniae vẫn là nguyên nhân phổ biến của viêm phổi do vi trùng nhưng H.influenza ít gặp hơn.
- Vì vậy lựa chọn kháng sinh ban đầu tùy mức độ vừa đến nhẹ phải nhằm vào cả S.pneumoniae và Mycoplasma.
- Trường hợp viêm phổi: có thể dùng Amoxicillin hoặc Macrolid hoặc Cotrimoxazol uống trong 7 - 10 ngày. Cần đánh giá đáp ứng sau 48 - 72 giờ điều trị. Nếu không đáp ứng có thể chuyển sang Amoxicillin - Clavulinic acid (uống) hoặc Cephalosporin thế hệ thứ 2 uống (Cefuroxim).
- Nếu có dấu hiệu nghi ngờ vi khuẩn không điển hình, dùng Macrolid: Erythromycin, Clarithromycin, Azithromycin.
Liều lượng:
+ Erythromycin: 40 mg/kg/ngày chia 4 lần x 7 - 10 ngày.
+ Clarithromycin: 15 mg/kg/ngày chia 2 lần x 7 - 10 ngày.
+ Azithromycin: 10 mg/kg 1lần/ngày X 5 ngày.
- Trường hợp viêm phổi nặng: Ampicillin ™ hoặc Penicillin ™. Nếu phải hồi sức: Cefotaxim/Ceftriaxon ± Gentamycin.
+ Nếu nghi ngờ viêm phổi không điển hình: thêm Macrolid.
+ Nếu nghi ngờ tụ cầu: thêm Oxacillin.
4. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
- Khám lại ngay nếu trẻ có một trong các dấu hiệu sau: tím tái, không uống được, ngủ li bì, khó đánh thức, thở khó hơn (thở nhanh hơn thở co lõm lồng ngực), bệnh nặng hơn.
- Tiêm chủng theo lịch.
- Các biện pháp khác: bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, dinh dưỡng thích hợp tránh suy dinh dưỡng, tránh khói thuốc lá, rửa tay.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em (Ban hành kèm theo Quyết định số 3312/QĐ-BYT ngày 07 tháng 08 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ y tế)
- Hướng dẫn xử trí viêm phổi cộng đồng ở trẻ em. Bộ Y tế, 2014
- Viêm phế quản phổi do vi khuẩn. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh trẻ em. Nhà xuất bản Y học: 109 – 112. Lê Hồng Hanh
- Viêm phổi. Phác đồ điều trị Nhi khoa. 2009. Bệnh viện Nhi đồng I. 6: 476-480. Trần Anh Tuấn.
HEN PHẾ QUẢN
1. ĐẠI CƯƠNG
Hen phế quản là tình trạng viêm mãn tính của đường thở kết hợp với tăng phản ứng của đường dẫn khí. Lâm sàng đặc trưng bởi khó thở kèm khò khè tái phát, có thể phục hồi tự nhiên hay do điều trị.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Hỏi
Khò khè tái phát, yếu tố khởi phát cơn, tần suất cơn, tiền sử nhập viện vì suyễn (đặc biệt tại khoa cấp cứu), thuốc đang điều trị (cắt cơn, phòng ngừa).
2.2. Khám
Chú ý đánh giá: tri giác, tím tái, dấu hiệu sinh tồn, nhịp thở, dấu hiệu co kéo cơ hô hấp phụ (co lõm lồng ngực, co kéo cơ ức đòn chũm…) tiếng khò khè, nghe phổi (chú ý phế âm, ral phổi), nhịp tim, đo SpO2 nếu có.
2.3. Cận lâm sàng
- Công thức máu, CRP …..
- Chụp X quang phổi thẳng
2.4. Chẩn đoán xác định
- Tiền sử (khò khè tái phát), lâm sàng (ho, khò khè, khó thở, khám: ran ngáy, ran rít) đáp ứng với thuốc dãn phế quản tác dụng nhanh.
- Đo hô hấp ký (trẻ > 6 tuổi) hội chứng tắt nghẽn đường dẫn khí, có đáp ứng với test dãn phế quản.
2.5. Chẩn đoán tiên lượng nặng.
- Tiền sử có cơn nặng nhập khoa cấp cứu hoặc đặt nội khí quản.
- Ngừng đột ngột corticoid uống hoặc không tuân thủ chế độ điều trị phòng ngừa.
2.6. Chẩn đoán phân độ cơn suyễn.
Triệu chứng Nhẹ Trung bình Nặng Dọa ngừng thở
Tri giác Tỉnh Kích thích Lơ mơ Vật vã, hôn mê
Nói Nói trọn câu Nói trọn câu Nói từng từ Không nói được
Khò khè Có hoặc không khò khè Khò khè rõ Khò khè có thể mất Khò khè, ngồi cúi người ra trước để thở
Triệu chứng Nhẹ Trung bình Nặng Dọa ngừng thở
Nhịp thở Nhịp thở bình thường hoặc nhanh Thở nhanh Thở nhanh Thở chậm hoặc ngừng thở
Khó thở, rút lõm ngực Không khó thở khi nằm yên Rút lõm ngực Khó thở
Rút lõm ngực
Co kéo cơ ức đòn chũm Thở hước, ngáp cá.
SpO2 > 95% 91 - 95% < 91% < 91%
2.7. Chẩn đoán phân biệt
- Viêm tiểu phế quản (trẻ dưới 24 tháng).
- Viêm phổi.
- Trào ngược dạ dày thực quản.
- Lao, dị vật đường thở.
- Bệnh tim bẩm sinh.
- Loạn sản phế quản phổi.
- Các dị dạng đường hô hấp bẩm sinh.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc điều trị
- Điều trị cắt cơn.
- Nhận biết và giảm tiếp xúc yếu tố nguy cơ.
- Điều trị phòng ngừa.
3.2. Điều trị cơn suyễn nhẹ và trung bình
3.2.1. Đánh giá.
- Lâm sàng: cơn suyễn nhẹ hoặc trung bình.
- Dấu hiệu sinh tồn: nhịp thở, mạch, nhiệt độ.
- SpO2.
- Cân nặng.
3.2.2. Điều trị ban đầu.
- Thở oxy giữ SpO2 ≥ 95%.
- Khí dung β2 tác dụng nhanh salbutamol: 0.15 mg/kg/lần, phun lập lại tối đa 3 lần mỗi 20 phút nếu cần (tối thiểu 2,5mg/lần, tối đa 5mg/lần).
- Hoặc MDI salbutamol 2 nhát xịt (cơn suyễn nhẹ) lập lại tối đa 3 lần mỗi 20 phút nếu cần.
3.2.3. Điều trị tiếp theo sau 1 một giờ đầu
- Đáp ứng tốt: hết khò khè, hết khó thở, không cần oxy, SpO2 ≥ 95%.
+ Tiếp tục khí dung hoặc MDI salbutamol mỗi 4 - 6 giờ trong 1 - 2 ngày.
+ Xem xét điều trị ngoại trú nếu diễn tiến tốt.
- Đáp ứng không hoàn toàn hoặc không đáp ứng:
+ Prednisone uống sớm nếu không đáp ứng sau liều khí dung salbutamol đầu tiên. Liều 1 - 2mg/kg/ngày.
* Lưu ý: corticoid tĩnh mạch khi nôn ói nhiều, không uống được.
+ Xem xét khí dung Budesonid: liều 1 - 2 mg/lần, phun ngày 2 lần khi trẻ không thể uống hoặc có chống chỉ định dùng corticoid đường toàn thân như đang bị thủy đậu, lao, xuất huyết tiêu hóa, viêm loét dạ dày tá tràng.
+ Tiếp tục khí dung salbutamol mỗi 1 - 3 giờ.
+ Phối hợp khí dung Ipratropium mỗi 1 - 3 giờ.
. Trẻ < 2 tuổi: 250 µg/lần.
. Trẻ > 2 tuổi: 500 µg/lần.
- Diễn tiến nặng hơn: xem phần xử trí cơn suyễn nặng.
3.2.4. Theo dõi
- Trong giờ đầu: Dấu hiệu sinh tồn, Lâm sàng, SpO2.
- Sau đó nếu diễn tiến tốt: mỗi 1 - 2 giờ.
+ Dấu hiệu sinh tồn.
+ Lâm sàng: hồng hào, khò khè, khó thở, ran rít.
+ SpO2.
3.2.5. Điều trị ngoại trú
- Tiêu chuẩn điều trị ngoại trú:
+ Sinh hoạt, chơi bình thường.
+ SpO2 ≥ 95% với khí trời.
+ Ăn uống bình thường.
- Điều trị:
+ Tiếp tục MDI salbutamol mỗi 4 - 6 giờ trong 1 - 2 ngày.
+ Tiếp tục Prednisolon uống (nếu đã dùng) 0,5 mg/kg/ mỗi 12 giờ trong 3 ngày.
+ Tiếp tục thuốc phòng ngừa nếu có.
- Dặn dò dấu hiệu nặng cần tái khám ngay.
- Hẹn tái khám sau 1 - 3 ngày.
- Phòng ngừa suyễn theo phân độ bệnh suyễn
3.3. Điều trị cơn suyễn nặng
3.3.1. Đánh giá
- Lâm sàng: cơn suyễn nặng.
- Dấu hiệu sinh tồn: nhịp thở, mạch, huyết áp, nhiệt độ.
- SpO2.
- Cân nặng.
3.3.2. Điều trị ban đầu
- Oxy qua mặt nạ để cung cấp FiO2 cao và tránh gián đoạn cung cấp oxy mỗi khi chuẩn bị phun khí dung, giữ SpO2 ≥ 95%.
- Khí dung phối hợp β2 tác dụng nhanh salbutamol phun với nguồn oxy (để tránh thiếu oxy khi phun khí dung với khí nén).
Salbutamol: 0,15 mg/kg/lần, phun lập lại tối đa 3 lần mỗi 20 phút nếu cần (tối thiểu 2,5mg/lần, tối đa 5mg/lần).
- Phối hợp khí dung Ipratropium.
+ Trẻ < 2 tuổi: 250 µg/lần.
+ Trẻ > 2 tuổi: 500 µg/lần.
Ipratropium có thể pha chung với salbutamol.
- Corticoid tĩnh mạch: Hydrocortison 5mg/kg TM hay Methylprednisolon 1mg/kg mỗi 6 giờ.
3.3.3. Điều trị tiếp theo sau 1 một giờ đầu
- Đáp ứng tốt: bớt khó thở, SpO2 ≥ 95%.
+ Tiếp tục thở Oxy giữ SpO2 ≥ 95%.
+ Tiếp tục khí dung salbutamol và Ipratropium mỗi 4 - 6 giờ trong 24 giờ.
+ Tiếp tục Hydrocortison tĩnh mạch mỗi 6 giờ trong 24 giờ.
- Đáp ứng không hoàn toàn hoặc xấu hơn:
+ Tiếp tục thở Oxy giữ SpO2 ≥ 95%.
+ Tiếp tục khí dung salbutamol và Ipratropium mỗi 4 - 6 giờ trong 24 giờ.
+ Tiếp tục Hydrocortison tĩnh mạch mỗi 6 giờ trong 24 giờ.
+ Trẻ > 1 tuổi: dùng Magnesium sulfate.
. Magnesium sulfate: dãn phế quản tốt. hiệu quả an toàn hơn so với Theophylin và β2 giao cảm truyền tĩnh mạch.
. Không sử dụng Magnesium sulfate cho trẻ dưới 1 tuổi vì chưa có bằng chứng an toàn.
. Liều: Magnesium sulfate 25 - 75 mg/kg, trung bình 50mg/kg TTM trong 20 phút đối với trẻ trên 1 tuổi.
. Cách pha: dung dịch hiện có Magnesium sulfate 15%, pha loãng thêm ít nhất 2 lần thể tích để được dung dịch nồng độ không quá 5% truyền tĩnh mạch chậm trong 20 phút; dãn phế quản tốt. hiệu quả an toàn hơn so với Theophylin và β2 giao cảm truyền tĩnh mạch.
+ Trẻ < 1 tuổi dùng Theophylin: Aminophylline TTM: liều tấn công 5mg/kg truyền trong 20 phút (nếu có dùng Theophylin trước đó thì dùng 3mg/kg), duy trì 1mg/kg/giờ. Nếu có điều kiện nên theo dõi nồng độ Theophylin máu ở giờ thứ 12 và sau đó mỗi 12 - 24 giờ (giữ ơ mức 10 - 20µg/ml # 60 - 110 mmol/l).
3.3.4. Diễn tiến không cải thiện hoặc xấu hơn.
- Tiêu chuẩn.
+ Khó thở tăng.
+ SpO2 < 91%.
+ Có chỉ định đặt nội khí quản.
+ Rối loạn tri giác, hôn mê.
+ Có chỉ định truyền Magnesium sulfate, Salbutamol, Theophylin.
- Điều trị.
+ Oxy.
+ Tiếp tục khí dung salbutamol mỗi 1 giờ trong 3 giờ, sau đó mỗi 2 - 4 giờ cho đến khi cắt cơn.
+ Phối hợp với khí dung Ipratropium mỗi 1 giờ trong 3 giờ, sau đó mỗi 4 - 6 giờ cho đến khi cắt cơn.
+ Tiếp tục Corticoid tĩnh mạch, Magnesium sulfate truyền tĩnh mạch.
- Trẻ > 1 tuổi:
+ Aminophylline truyền tĩnh mạch.
+ Theophylin có độc tính cao chỉ sử dung khi thất bại với khí dung và truyền tĩnh mạch Magnesium sulfate hoặc salbutamol.
+ Kháng sinh nếu có bội nhiểm: cephalosporin thế hệ 2, 3 …..
3.3.5. Xét nghiệm
- Đường huyết, ion đồ.
- X-quang phổi .......
3.3.6. Không sử dụng
- Kháng sinh thường quy.
- Thuốc loãng đờm: vì thuốc loãng đờm dạng đặc có thể gây tắc nghẽn đường thở.
- Vật lý trị liệu hô hấp không thường quy vì gây khó chịu cho trẻ.
3.3.7. Theo dõi.
- Dấu hiệu sinh tồn.
- Lâm sàng: hồng hào, khò khè, khó thở, ran rít.
- SpO2.
- Khí máu.
- Nồng độ Theophylin/máu (khi điều trị Theophylin).
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em (Ban hành kèm theo Quyết định số 3312/QĐ-BYT ngày 07 tháng 08 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ y tế)
HỘI CHỨNG LỴ
1. ĐẠI CƯƠNG
- Lỵ là tất cả các trường hợp tiêu chảy phân có máu, có đàm nguyên nhân đa phần là do Shigella (50%) hoặc AMIP ngoài ra có thể do vi trùng khác hoặc ký sinh trùng.
- Lỵ Shigella thường ở lứa tuổi 6 tháng - 3 tuổi, ít khi ở trẻ dưới 6 tháng. Bệnh có thể nhẹ tự hết cho đến dạng rất nặng với nhiễm độc nặng, co giật, tăng thân nhiệt, phù não và tử vong nhanh chóng mà không có nhiễm trùng huyết hay mất nước đáng kể.
- Shigella gây triệu chứng nhiễm độc toàn thân nặng nhưng ít khi có nhiễm trùng huyết. Biến chứng nhiễm trùng huyết và đông máu nội mạch lan tỏa thường chỉ gặp ở trẻ nhỏ, suy dinh dưỡng, tỉ lệ tử vong cao.
- Lỵ amip là các trường hợp tiêu chảy phân có máu ít gặp ở trẻ em, nguyên nhân do ký sinh trùng Entamoeba histolytica chiếm khoảng 3%.
- Trong cơ thể amip tồn tại dưới 3 dạng: thể hoạt động ăn hồng cầu (dưỡng bào); thể hoạt động không ăn hồng cầu (minuta); thể bào nang (kyste)). Trong quá trình sinh bệnh ở vách ruột già và mô, thể minuta chuyển thành thể ăn hồng cầu, xâm nhập vào vách đại tràng gây hoại tử xuất huyết, sinh sản phân đôi. Từ vách ruột amip có thể đi theo đường máu đến các cơ quan khác (gan, phổi…)
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Công việc chẩn đoán
2.1.1. Hỏi
- Thời gian bệnh.
- Có sốt?
- Đau bụng, mót rặn?
- Tính chất phân: đờm lẫn máu.
- Điều trị trước nhập viện.
- Co giật.
- Sa trực tràng.
- Mắc Sởi trong 2 tuần qua.
2.1.2. Khám
- Dấu hiệu sinh tồn: mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở.
- Dấu hiệu mất nước:
Mất nước nặng
có 2 trong các dấu hiệu sau Có mất nước
có 2 trong các dấu hiệu sau Không mất nước
- Li bì, hôn mê.
- Mắt rất trũng.
- Không uống được hoặc uống rất kém.
- Nếp véo da mất rất chậm - Kích thích, vật vả.
- Mắt trũng.
- Khát, uống háo hức.
- Nếp véo da mất chậm (>2 giây) Không có đủ các dấu hiệu đã được phân loại mất nước, mất nước nặng.
- Cần chú ý phát hiện biến chứng:
+ Triệu chứng thần kinh: co giật, mê sảng, cứng cổ, hôn mê.
+ Triệu chứng nhiễm trùng nhiễm độc.
+ Rối loạn điện giải:li bì, co giật, giảm trương lực cơ…
+ Toan chuyển hóa: thở nhanh sâu.
+ Hạ đường huyết.
+ Sa trực tràng
+ Chướng bụng.
+ Suy thận.
+ Suy dinh dưỡng.
2.1.3. Đề nghị cận lâm sàng
- Công thức máu.
- Ion đồ
- Đường huyết: khi nghi ngờ hạ đường huyết.
- X Q bụng, siêu âm bụng khi có chướng bụng, cần loại trừ lồng ruột.
2.2. Chẩn đoán xác định
Hội chứng lỵ + cấy phân Shigella (+).
2.3. Chẩn đoán có thể
- Sốt, tiêu chảy kèm triệu chứng thần kinh: co giật, li bì, hôn mê, hội chứng màng não.
- Sốt, tiêu chảy soi phân có hồng cầu, bạch cầu.
2.4. Chẩn đoán phân biệt
- Lồng ruột: vài giờ đầu có thể vẫn còn đi tiêu phân bình thường, sau đó tiêu máu tươi hoặc đỏ bầm (thường trong 12 giờ). Quấy khóc từng cơn, nôn ói.
- Tiêu máu do polyp trực tràng: tiêu phân đặc lẫn đờm máu, bệnh lâu ngày, không sốt, xác định bằng nội soi.
- Lỵ amip: ít gặp ở trẻ < 5 tuổi. - Thiếu máu do thiếu Vitamin K ở trẻ sơ sinh: kèm xuất huyết ở vị trí khác.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc điều trị
- Kháng sinh.
- Điều trị biến chứng.
- Dinh dưỡng.
3.2. Kháng sinh
3.2.1. Đối với trường hợp tiêu đàm máu không biến chứng, chưa điều trị
- Cotrimoxazole trong 5 ngày (không sử dụng cotrimoxazol cho trẻ < 1 tháng tuổi có vàng da hoặc sanh thiếu tháng).
Theo dõi 02 ngày:
+ Nếu có đáp ứng: dùng tiếp đủ 5 ngày.
+ Không đáp ứng: đổi sang ciprofloxacin 15mg/kg x 2 lần/ ngày x 5 ngày.
- Hiện nay theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới nếu là lỵ do Shigella thì dùng ciprofloxacin ngay từ đầu do tỉ lệ Shigella spp. kháng cao đối với cotrimoxazol và tạo nguy cơ dòng đột biến với Ciprofloxacin khi điều trị acid Nalidixic.
Theo dõi 02 ngày:
+ Nếu có đáp ứng: dùng tiếp đủ 5 ngày.
+ Metronidazol liều 30 - 40 mg/kg
+ Không đáp ứng: làm kháng sinh đồ, đổi sang Cefixim hoặc Ceftriaxon.
3.2.2. Các trường hợp nặng có biến chứng.
CHUYỂN KHOA HSCC (hoặc tuyến trên)
- Nếu trẻ dưới 02 tháng tuổi: Ceftriaxon 50 - 100 mg/kg TTM 1 lần/ngày x 3 - 5 ngày.
- Trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi: bắt đầu điều trị bằng ciprofloxacin (uống) với liều như trên; nếu không uống được có thể truyền tĩnh mạch ciprofoxacin với liều 20 - 30 mg/kg ngày chia 2 lần x 5 ngày.
Theo dõi 2 ngày nếu không đáp ứng:
+ Có kết quả kháng sinh đồ sau cấy máu, cấy phân: theo kháng sinh đồ.
+ Cấy (-) dùng Ceftriaxon.
3.3. Điều trị biến chứng
- Hạ đường huyết.
- Co giật.
- Sa trực tràng: dùng khăn ướt đẩy vào.
- Rối loạn điện giải thường là hạ natri, kali máu.
- Mất nước: bù nước theo phác đồ điều trị tiêu chảy.
3.4. Dinh dưỡng
Trẻ bị lỵ thường chán ăn cần khuyến khích trẻ ăn, cho ăn làm nhiều bữa, ăn các thức ăn mà trẻ thích.
4. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
4.1. Theo dõi các dấu hiệu sau để đánh giá có đáp ứng điều trị hay không:
- Hết sốt.
- Bớt máu trong phân.
- Bớt số lần đi tiêu.
- Thèm ăn.
- Hoạt động trở lại bình thường.
- Sau khi dùng 2 loại kháng sinh liên tiếp không đáp ứng tìm chẩn đoán khác
- Có kết quả cấy máu, cấy phân điều trị theo gợi ý của kháng sinh đồ.
4.2. Phòng bệnh:
- Nuôi con bằng sữa mẹ.
- Cải thiện nuôi dưỡng bằng thức ăn bổ sung.
- Sử dụng nước sạch.
- Rửa tay thường quy.
- Thực phẩm an toàn.
- Sử dụng hố xí và xử lý phân an toàn.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em (Ban hành kèm theo Quyết định số 3312/QĐ-BYT ngày 07 tháng 08 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ y tế)
LỴ AMIP
1. ĐẠI CƯƠNG
- Lỵ amip là các trường hợp tiêu chảy phân có máu ít gặp ở trẻ em, nguyên nhân do ký sinh trùng Entamoeba histolytica chiếm khoảng 3%.
- Trong cơ thể amip tồn tại dưới 3 dạng: thể hoạt động ăn hồng cầu (dưỡng bào); thể hoạt động không ăn hồng cầu (minuta); thể bào nang (kyste). Trong quá trình sinh bệnh ở vách ruột già và mô, thể minuta chuyển thành thể ăn hồng cầu, xâm nhập vào vách đại tràng gây hoại tử xuất huyết, sinh sản phân đôi. Từ vách ruột amip có thể đi theo đường máu đến các cơ quan khác (gan, phổi…)
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Công việc chẩn đoán
2.1.1. Hỏi
- Thời gian bệnh.
- Có sốt?
- Đau bụng, mót rặn?
- Tính chất phân: đờm lẫn máu.
- Số lần đi tiêu?
- Điều trị trước nhập viện.
2.1.2. Khám
- Dấu hiệu sinh tồn: mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở.
- Dấu hiệu mất nước: xem thêm phần thăm khám trẻ bị tiêu chảy trong phác đồ điều trị tiêu chảy.
- Cần chú ý phát hiện biến chứng:
+ Thủng ruột.
+ Xuất huyết tiêu hóa.
+ Lồng ruột.
+ Viêm âm đạo, áp xe não, áp xe lách.
+ Viêm loét đại tràng.
+ Viêm ruột thừa.
2.1.3. Đề nghị cận lâm sàng
- Công thức máu.
- CRP
- Ion đồ Na , K , Ca
2.2. Chẩn đoán xác định:
Hội chứng lỵ + soi phân thấy dưỡng bào ăn hồng cầu (+).
2.3. Chẩn đoán phân biệt
Đặc điểm Lỵ amip Lỵ trực trùng
Thời gian ủ bệnh Dài (20 - 90 ngày) Ngắn (48 - 72 giờ)
Khởi bệnh Từ từ, âm thầm Nhanh, đột ngột
Dịch tể học Lẻ tẻ, ít người mắc, lan chậm Rầm rộ, thành dịch, lan nhanh
Tổng trạng Khá Kém
Sốt Thường không sốt Sốt cao
Mót rặn Ít Nhiều
Số lần đi tiêu 5 - 15 lần Nhiều hơn
Diễn tiến Kéo dài, tái phát Cấp, dưới 1 tuần
Giải phẫu bệnh Loét sâu Loét nông
Niêm mạc Bình thường Viêm đỏ
Sang thương Thường chỉ khu trú ở đại tràng Có thể lan đến đoạn cuối ruột non
Xét nghiệm phân PH kiềm
Soi dưỡng bào ăn hồng cầu, BC, tinh thể Charcot Leyden PH acid
Cấy phân tìm Shigella
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc điều trị
- Kháng sinh.
- Điều trị biến chứng.
- Dinh dưỡng.
3.2. Kháng sinh
Metronidazole: 10mg/kg/lần x 3 lần/ngày x 5 ngày (uống). Nếu bệnh nặng thì dùng 10 ngày. Hoặc 10mg/kg/lần truyền tĩnh mạch 30 - 60 phút x 3 lần/ngày x 5 ngày.
Kẽm glcosenat 15mg ngày chia làm 2 lần
3.3. Điều trị mất nước và rối loạn điện giải
(xem phác đồ điều trị tiêu chảy)
3.4. Điều trị biến chứng. (Chuyển tuyến trên)
- Thủng ruột.
- Xuất huyết tiêu hóa.
- Lồng ruột.
- Viêm âm đạo, áp xe não, áp xe lách.
- Viêm loét đại tràng
- Viêm ruột thừa
Khi phát hiện biến chứng chuyển tuyến trên
3.5. Dinh dưỡng
Trẻ bị lỵ thường chán ăn cần khuyến khích trẻ ăn, cho ăn làm nhiều bữa, ăn các thức ăn mà trẻ thích.
4. THEO DÕI VÀ PHÒNG BỆNH
4.1. Theo dõi các dấu hiệu để đánh giá có đáp ứng điều trị hay không
- Bớt máu trong phân.
- Bớt số lần đi tiêu.
- Thèm ăn.
- Hoạt động trở lại bình thường.
4.2. Phòng bệnh
- Nuôi con bằng sữa mẹ.
- Cải thiện nuôi dưỡng bằng thức ăn bổ sung.
- Sử dụng nước sạch.
- Rửa tay thường quy.
- Thực phẩm an toàn.
- Sử dụng hố xí và xử lí phân an toàn./.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em (Ban hành kèm theo Quyết định số 3312/QĐ-BYT ngày 07 tháng 08 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ y tế)
TIÊU CHẢY CẤP
1. ĐẠI CƯƠNG
- Tiêu chảy: tiêu phân lợn cợn, lỏng hay tóe nước với lượng phân >10g/kg/ngày ở trẻ nhỏ hoặc > 200g/ngày ở trẻ lớn.
- Tiêu chảy có thể là bệnh hoặc triệu chứng rối loạn ở đường tiêu hóa hoặc ngoài đường tiêu hóa. Hai cơ chế chính của tiêu chảy là thẩm thấu (thường do kém hấp thu) và xuất tiết (thường do độc tố).
- Tiêu chảy cấp: tiêu chảy < 14 ngày.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Công việc chẩn đoán
2.1.1. Hỏi bệnh:
- Tiêu chảy:
+ Thời gian tiêu chảy.
+ Đặc tính phân: số lần, độ đặc của phân, có máu trong phân?
+ Sự liên quan đến chế độ ăn: sữa, nước, trái cây.
- Triệu chứng đi kèm: ói, đau bụng, sốt, ho, sổ mũi, chảy mủ tai.
- Thuốc đã dùng: kháng sinh, thuốc cầm tiêu chảy, nhuận trường.
- Ở vùng dịch tể tả: nhiều người cùng bị tiêu chảy (ngộ độc thức ăn, dịch bệnh).
2.1.2. Thăm khám:
- Dấu hiệu mất nước.
- Lưu ý nhóm bệnh hay gây tiêu chảy triệu chứng: viêm phổi, viêm tai giữa, nhiễm trùng huyết.
- Dấu hiệu biến chứng: bụng chướng, hạ đường huyết, rối loạn điện giải, rối loạn kiềm toan, suy thận cấp, cao huyết áp.
- Tình trạng dinh dưỡng.
2.1.3. Cận lâm sàng:
- Xét nghiệm CTM, Ion đồ, Chức năng thận khi nghi ngờ có suy thận.
- Xét nghiệm khác:
- Siêu âm bụng: khi tiêu máu, đau bụng, chướng bụng, ói nhiều…
- Xquang bụng không chuẩn bị khi bụng chướng.
- Xquang phổi khi nghi ngờ có viêm phổi.
2.2. Chẩn đoán độ mất nước:
Mất nước nặng
có 2 trong các dấu hiệu sau Có mất nước
có 2 trong các dấu hiệu sau Không mất nước
Li bì, hôn mê.
Mắt rất trũng.
Không uống được hoặc uống rất kém.
Nếp véo da mất rất chậm Kích thích, vật vả.
Mắt trũng.
Khát, uống háo hức.
Nếp véo da mất chậm(>2 giây) Không có đủ các dấu hiệu đã được phân loại mất nước hoặc mất nước nặng.
2.3. Chẩn đoán bệnh đi kèm
Viêm hô hấp trên, suy dinh dưỡng…
2.4. Chẩn đoán biến chứng
- Rối loạn điện giải:
+ Hạ Natri : Natri máu < 125mEq/L
+ Tăng Natri: Natri máu > 145mEq/L
+ Hạ Kali : Kali máu < 3.5mEq/L
+ Tăng Kali : Kali máu > 5mEq/L
- Rối loạn kiềm toan: thường là toan chuyển hóa: thở nhanh sâu.
- Hạ đường huyết: đường huyết ≤ 45 mg%.
- Suy thận cấp: BUN, creatinin máu tăng.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc điều trị
- Điều trị đặc hiệu: bù dịch, kháng sinh khi có chỉ định.
- Xử trí kịp thời các biến chứng.
- Bổ sung kẽm và dinh dưỡng.
3.2. Xử trí ban đầu
- Xử trí sốc, co giật, rối loạn điện giải, suy thận...
- Xử trí hạ đường huyết:
+ Cho uống nước đường 50ml (1 muỗng cà phê đường)
+ Hoặc truyền TM glucose 10% 5ml/kg/15 phút.
3.3. Điều trị đặc hiệu
3.3.1. Điều trị mất nước: Bù dịch theo Phác đồ A, B, C.
* Phác đồ A: tiêu chảy cấp không dấu mất nước.
- Cho trẻ uống nhiều hơn bình thường để phòng mất nước.
- Các loại nước có thể cho trẻ uống: dung dịch Oresol, nước dừa, nước suối, nước súp, nước chín.
- Lượng dịch:
+ Trẻ < 2 tuổi: 50 - 100ml/tiêu lỏng, khoảng 500 ml/ngày.
+ Trẻ 2 - 10 tuổi: 100 - 200ml/tiêu lỏng, khoảng 1000ml/ngày.
+ Trẻ > 10 tuổi: tùy thích, khoảng 2000 ml/ngày.
* Phác đồ B: tiêu chảy cấp có mất nước:
- Cho uống dung dịch Oresol: 75ml/kg/4 giờ. Trẻ < 6 tháng tuổi không bú mẹ cho uống thêm 100 - 200ml nước chín trong 4 giờ bù dịch này.
- Nếu có nôn ói nhiều (> 4 lần trong 2-4 giờ) có thể dùng xi rô Domperidome (Motilium) 0.5mg/kg/lần. Nếu còn tiêu chảy (>10 lần/giờ) chuyển sang TTM Lactate Ringer 75ml/kg/4 giờ.
- Sau 4 giờ, khám đánh giá lại và chọn phác đồ đìều trị tiếp:
+ Không có dấu hiệu mất nước: Phác đồ A.
+ Có mất nước: Phác đồ B.
+ Mất nước nặng: Phác đồ C.
* Phác đồ C: tiêu chảy cấp mất nước nặng:
+ Truyền tĩnh mạch ngay.
+ Loại dịch: Lactate Ringer, NaCl 9%0.
+ Liều: 100 ml/kg chia như sau:
Bước đầu truyền 30ml/kg trong Sau đó truyền 70ml/kg trong
< 12 tháng 1 giờ (*) 5 giờ
≥ 12 tháng 30 phút (*) 2 giờ 30 phút
(*) Điều trị lại một lần nữa với số lượng và thời gian tương tự nếu mạch quay còn yếu hoặc không bắt được.
+ Đánh giá mỗi 15 - 30 phút đến khi mạch quay mạnh.
+ Sau 6 giờ (trẻ nhỏ), 3 giờ (trẻ lớn) khám và đánh giá lại để chọn phác đồ điều trị thích hợp:
. Không có dấu hiệu mất nước: Phác đồ A.
. Có mất nước: Phác đồ B.
. Mất nước nặng: Phác đồ C.
3.3.2. Bổ sung kẽm:
- 10mg kẽm nguyên tố/ngày cho trẻ < 6 tháng x 10 - 14 ngày.
- 20 mg kẽm nguyên tố/ngày cho trẻ > 6 tháng x 10 - 14 ngày.
3.3.3. Chỉ định truyền dịch trong tiêu chảy khi:
- Giai đoạn đầu mất nước nặng.
- Liệt ruột cơ năng, bụng chướng nhiều.
- Nôn ói nhiều.
- Tốc độ đào thải phân cao 15 - 20 ml/kg/giờ.
3.3.4. Kháng sinh
Chỉ định trong những trường hợp sau:
- Tiêu phân đàm máu hoặc nghi ngờ tả.
- Có bệnh nhiểm trùng phối hợp.
3.3.5. Điều trị hỗ trợ:
- Probiotics, diosmectic nếu là tiêu chảy N1, N2, dùng trong 3 ngày nếu không cải thiện thì ngừng.
- Trong 4 giờ đầu tiên bù nước, không cho trẻ ăn gì ngoài sữa mẹ.
- Trẻ điều trị phác đồ B nên cho trẻ ăn sau 4 giờ điều trị.
- Khuyến khích trẻ ăn ít nhất 6 lần/ngày và tiếp tục như vậy 2 tuần sau khi tiêu chảy đã ngừng.
4. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
Tái khám ngay khi có một trong các dấu hiệu như: ăn uống kém, sốt cao, nôn ói nhiều, tiêu chảy nhiều, phân có máu, khát nước nhiều, trẻ không khá hơn sau 3 ngày./.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em (Ban hành kèm theo Quyết định số 3312/QĐ-BYT ngày 07 tháng 08 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ y tế)
- Tài liệu hướng dẫn xử lý lồng ghép các bệnh trẻ em IMCI
- Tài liệu hướng dẫn của Bộ Y tế (2009)
TÁO BÓN
1. ĐỊNH NGHĨA
Táo bón là tình trạng đi ngoài không thường xuyên, phân to cứng, đau và khó khăn khi đi ngoài kèm theo đi ngoài phân són. Theo tiêu chuẩn ROME III , một trẻ được chẩn đoán là táo bón khi có ít nhất 2 trong số các triệu chứng sau trong vòng 1 tháng với trẻ < 4 tuổi, 2 tháng đối với trẻ > 4 tuổi:
- < 3 lần đi ngoài mỗi tuần.
- Ít nhất một lần són phân mỗi tuần ở trẻ đã được huấn luyện đi ngoài.
- Tiền sử nhịn đi ngoài hoặc đi ngoài đau và khó khăn.
- Có khối phân lớn trong trực tràng.
- Có tiền sử đi ngoài đau hoặc khó khăn.
- Tiền sử đi ngoài phân to có thể gây tắc bồn cầu.
2. PHÂN LOẠI
- Táo bón cơ năng.
- Táo bón thực thể
3. NGUYÊN NHÂN
- Táo bón do rối loạn cơ năng.
- Táo bón do nguyên nhân thần kinh: thần kinh dạ dày - ruột ( Bệnh Hirschsprung, loạn sản thần kinh ruột, bệnh Chaga) hoặc thần kinh trung ương (bại não, thoát vị màng não tủy, u dây sống, tật nứt dọc tủy sống).
- Táo bón do nguyên nhân nội tiết chuyển hóa hoặc bệnh hệ thống: suy giáp trạng, đa xơ cứng, tăng hoặc giảm can xi máu…
3.1. Biểu hiện lâm sàng
3.1.1. Cơ năng
3.1.1.1. Hỏi bệnh:
- Thời điểm xuất hiện triệu chứng.
- Số lần đi ngoài trong một tuần: ít hơn 3 lần/1tuần.
Tính chất phân:
+ Phân cứng chắc, to.
+ Máu quanh phân hoặc trong giấy vệ sinh.
+ Són phân: thỉnh thoảng từng đợt vài lần một ngày, phân nhỏ són hoặc nhiều (đôi khi mẹ bệnh nhân nhầm lẫn với tiêu chảy). 331
- Hành vi nín nhịn đi ngoài:
+ Ngồi xổm.
+ Bắt chéo hai chân.
+ Gồng cứng người.
+ Đỏ mặt, đổ mồ hôi, khóc.
+ Bấu vào mẹ, đồ vật.
+ Trốn đi ngoài.
- Đau bụng:
+ Không đặc trưng, không có đỉểm đau khu trú.
+ Giảm khi trẻ đi ngoài.
3.1.1.2. Toàn thân:
- Trẻ chán ăn, giảm cảm giác thèm ăn.
- Phát triển vận động có bình thường không, có biểu hiện bệnh lý thần kinh hay không?
3.1.2. Thực thể:
3.1.2.1. Khám bụng:
- Có thể có bụng chướng.
- Có thể thấy dấu hiệu tắc ruột.
- Sờ thấy khối phân.
3.1.2.2. Khám hậu môn - trực tràng
- Vị trí hậu môn: Thường bình thường, có lỗ dò hay không.
- Có nứt kẽ hậu môn
- Dấu hiệu của trẻ bị ngược đãi (lạm dụng tình dục).
- Thăm trực tràng:
+ Có khối phân trong trực tràng:
+ Sự co dãn tự động của cơ thắt hậu môn.
+ Hẹp trực tràng.
3.1.2.3. Thăm khám các cơ quan khác để phát hiện các nguyên nhân khác gây táo bón.
3.2. Cận lâm sàng.
CTM
3.2.1. XQ bụng không chuẩn bị:
Tìm triệu chứng của tình trạng ứ đọng phân. Thường được áp dụng khi không thăm khám được hậu môn trực tràng (trẻ không hợp tác hoặc nghi ngờ có tổn thương).
4. CHẨN ĐOÁN
Đối với táo bón cơ năng, hỏi bệnh sử và thăm khám lâm sàng là đủ để chẩn đoán bệnh.
4.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán táo bón cơ năng: (Rome III)
Có ít nhất 2 trong các triệu chứng sau, trong vòng 1 tháng đối với trẻ < 4 tuổi hoặc trong vòng 2 tháng đối với trẻ > 4 tuổi:
- Đi ngoài ít hơn 3 lần/1 tuần.
- Ít nhất 1 lần són phân mỗi tuần.
- Tiền sử nhịn đi ngoài hoặc ứ phân rất nhiều (do nhịn).
- Có tiền sử đi ngoài đau hoặc khó khăn.
- Có khối phân lớn trong trực tràng.
- Tiền sử đi ngoài phân to có thể gây tắc bồn cầu.
4.2. Các triệu chứng đi kèm (sẽ hết khi trẻ đi ngoài):
- Chán ăn.
- Chướng bụng, đau bụng
4.3. Các dấu hiệu gợi ý táo bón do nguyên nhân thực thể.
- Táo bón xuất hiện ở trẻ dưới 1 tuổi.
- Chậm phân su.
- Bóng trực tràng rỗng.
- Có máu trong phân.
- Không có sự nín nhịn đi ngoài.
- Không đi ngoài són.
- Xuất hiện triệu chứng ngoài ruột.
- Bất thường sắc tố.
- Bệnh liên quan đến bàng quang.
- Không đáp ứng với điều trị thông thường.
- Cơ thắt hậu môn chặt.
- Chậm phát triển.
Khi có các dấu hiệu gợi ý trên cần thăm khám lâm sàng để tìm nguyên nhân thực thể gây táo bón.
5. ĐIỀU TRỊ
5.1. Điều trị táo bón cơ năng.
- Mục tiêu:
- Khôi phục lại khuôn phân bình thường (phân mềm, không đau khi ngoài, không són phân).
- Ngăn ngừa sự tái phát.
5.2. Điều trị cụ thể
5.2.1. Tư vấn: Giải thích cho cha mẹ và trẻ biết tình trạng và các can thiệp.
5.2.2. Thụt tháo phân (trước khi điều trị duy trì):
5.2.3. Điều trị duy trì (bao gồm điều trị thuốc, chế độ ăn và huấn luyện đi ngoài).
- Điều trị thuốc:
+ Nhuận tràng thẩm thấu:
Lactulose: 1- 3ml/kg/ngày, chia 2 lần.
Sorbitol: 1 - 3ml/kg/ngày, chia 2 lần.
- Chế độ ăn:
Tăng lượng dịch, carbonhydrate và chất xơ.
Lượng chất xơ = tuổi + 5 (gam/ngày) đối với trẻ < 2 tuổi.
+ Một số trẻ táo bón do bất dung nạp sữa bò: Dùng sữa đậu nành hoặc sữa đạm thủy phân.
+ Thực phẩm giàu chất xơ: rau quả, bánh mỳ nguyên cám, ngũ cốc nguyên hạt.
- Huấn luyện đi ngoài.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em (Ban hành kèm theo Quyết định số 3312/QĐ-BYT ngày 07 tháng 08 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ y tế)
NHIỄM TRÙNG TIỂU
1. ĐẠI CƯƠNG
- Nhiễm trùng tiểu là hiện tượng xuất hiện vi trùng trong nước tiểu.
- Bệnh thường gặp ở trẻ em, đứng hàng thứ ba sau bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp và tiêu hóa. Tỉ lệ nhiễm trùng tiểu ở trẻ gái là 3 - 5% và ở trẻ trai là 1 - 2%. Nhiễm trùng tiểu có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, từ thể nhiễm khuẩn niệu không triệu chứng đến các trường hợp nặng có bệnh cảnh nhiễm trùng huyết.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Công việc chẩn đoán
2.1.1. Hỏi
- Bệnh sử:
+ Tiểu đau, tiểu lắc nhắc, tiểu không kiểm soát, tiểu dầm, tiểu ngắt quảng, tiểu gắt, động tác bất thường trong lúc tiểu, đau hạ vị.
+ Tính chất bất thường của nước tiểu: tiểu máu, tiểu đục, tiểu hôi…
+ Triệu chứng kèm theo: sốt, buồn nôn, nôn ói, sụt cân, tiêu chảy, táo bón.
- Tiền căn:
+ Nhiễm trùng tiểu tái phát.
+ Sốt không rõ nguyên nhân.
+ Dị tật tiết niệu đã được chẩn đoán: trào ngược bàng quang niệu quản, van niệu đạo sau…
+ Bệnh lý thần kinh: thoát vị màng não tủy, u vùng cùng cụt…
2.1.2. Khám
- Khám bụng tìm khối bất thường ở thận, bàng quang.
- Tìm dấu hiệu: hẹp da qui đầu, dính môi lớn, tình trạng viêm âm đạo, dị vật âm đạo.
- Khám vùng cột sống thắt lưng tìm u, khối bất thường,
2.1.3. Đề nghị xét nghiệm
- Công thức máu, CRP.
- Tổng phân tích nước tiểu.
- Siêu âm bụng.
- Chức năng thận, ion đồ trong các trường hợp nặng, hay nghi ngờ có suy thận đi kèm.
2.2. Chẩn đoán xác định:
Khi cấy nước tiểu giữa dòng > 100.000 khúm/ml với cùng một loại vi khuẩn.
2.3. Chẩn đoán có thể
Dựa vào hai yếu tố.
- Lâm sàng: tiểu đau, tiểu lắc nhắc, tiểu máu, đau hạ vị, tiểu đục.
- Tổng phân tích nước tiểu có bạch cầu hoặc nitrit dương tính
2.4. Chẩn đoán phân biệt
- Rối loạn chức năng đường tiểu dưới: khi có triệu chứng bất thường đường tiểu dưới và cấy nước tiểu âm tính.
- Viêm âm đạo hoặc dị vật âm đạo: bệnh nhân tiểu đau, đau hạ vị kèm khí hư có mùi hôi, màu bất thường.
- Viêm niệu đạo: do Neisseria gonorrhoaea, Chlamydia trachomatis, Ureaplasma urealyticum gặp ở trẻ dậy thì với triệu chứng lâm sàng kéo dài nhiều tuần.
- Sỏi đường niệu: tiểu máu đại thể hoặc vi thể với cơn đau quặn thận, đau hông lưng và siêu âm thấy hình ảnh sỏi.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc điều trị
- Kháng sinh.
- Phát hiện và điều trị các di tật tiết niệu kèm theo.
- Điều trị dự phòng.
3.2. Kháng sinh.
3.2.1. Bước 1: Trimethroprim-sulfamethoxazole, amoxicillin, amoxicillin-clavuclanate.
3.2.2. Bước 2: sau khi bước 1 thất bại 3 ngày.
- Cephalexine 50mg/kg/ngày chia 3 lần.
- Cefixim 8mg/kg/ngày chia 2 lần.
3.2.3. Bước 3: sau khi bước 2 thất bại 3 ngày
- Nitrofurantoin 5 - 7mg/kg/ngày chia 4 lần.
- Ciprofloxacin 20 - 30 mg/kg/ngày chia 2 lần.
3.2.4. Viêm đài bể thận: Ampicillin, Cefotaxim 100mg/kg/ngày tiêm mạch hoặc
Ceftriaxon 50 - 75mg/kg/ngày.
- Nếu đáp ứng tốt sau 3 ngày có thể chuyển sang đường uống với các thuốc trên. Thời gian điều trị 10 – 14 ngày.
- Nếu không đáp ứng:
+ Tìm nguyên nhân bất thường hệ tiết niệu hay có áp – xe thận để giải quyết.
+ Nếu có vi trùng chọn lựa kháng sinh theo kháng sinh đồ.
+ Nếu không có vi trùng phân lập được sẽ:
. Cấy lại nước tiểu.
. Nếu không thể tìm được nguyên nhân chọn Peflacin TM.
Tất cả bệnh nhân nên được khuyên uống nước đầy đủ.
3.3. Điều trị các dị tật đi kèm.
Giải quyết ngoại khoa các dị tật tiết niệu đi kèm khi tình trạng bệnh nhân cho phép.
3.4. Điều trị dự phòng
- Chỉ định.
+ Dị tật tiết niệu chưa được giải quyết hoặc không thể giải quyết.
+ Trào ngược bàng quang niệu quản từ độ III trở lên.
+ Nhiễm trùng tiểu dưới tái phát nhiều lần.
+ Rối loạn chức năng đường tiểu dưới: khi có tình trạng nước tiểu tồn lưu.
+ Bàng quang thần kinh.
- Kháng sinh lựa chọn.
+ Nitrofurantoin: 2mg/kg/ngày 1 liều
+ Trimethroprim - sulfamethoxazole: 12mg/kg/ngày 1 liều.
4. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
4.1. Theo dõi
- Cấy lại nước tiểu 1 tuần sau khi chấm dứt điều trị.
4.2. Tái khám.
- Tái khám sau 1-2 tuần.
- Hướng dẫn chăm sóc tại nhà: uống nhiều nước, vệ sinh cơ quan sinh dục ngoài sau khi đi tiêu, tiểu.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em (Ban hành kèm theo Quyết định số 3312/QĐ-BYT ngày 07 tháng 08 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ y tế)
- Tài liệu hướng dẫn của Bộ Y tế (2009)
VIÊM CẦU THẬN CẤP
1. ĐẠI CƯƠNG
Viêm cầu thận cấp là một hội chứng bao gồm: khởi phát cấp tính của tiểu máu, tiểu ít, phù, cao huyết áp và giảm chức năng thận. Nguyên nhân thường do hậu nhiễm liên cầu trùng nhóm A.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Công việc chẩn đoán
2.1.1. Hỏi
- Triệu chứng phù: khởi phát, tính chất, lần đầu hay lặp lại?
- Tiểu ít, tiểu đỏ: kéo dài bao lâu, lần đầu hay lặp lại?
- Triệu chứng: mệt, khó thở, nhức đầu, nôn ói, co giật?
- Nhiễm trùng da, sốt đau họng trước đó?
- Tiền căn dùng thuốc? bệnh thận hay bệnh toàn thân ảnh hưởng đến thận?
2.1.2. Khám
- Đánh giá: tri giác, mạch, huyết áp, nhịp thở, cân nặng, lượng và màu sắc nước tiểu.
- Tìm dấu hiệu phù.
- Khám tim mạch: tìm dấu suy tim, cao huyết áp, phù phổi.
- Khám bụng: tìm thận to, gan to của suy tim, bụng báng.
- Khám thần kinh: tìm dấu hiệu bệnh não do cao huyết áp.
- Khám tìm dấu hiệu nhiễm trùng da, viêm họng.
2.1.3. Đề nghị cận lâm sàng
- Công thức máu, ion đồ, ure, creatinin.
- Tổng phân tích nước tiểu.
2.2. Chẩn đoán xác định
- Lâm sàng: phù, tiểu ít, tiểu máu, cao huyết áp khởi phát cấp tính.
- TPTNT: tiểu hồng cầu, tiểu đạm ít.
2.3. Chẩn đoán phân biệt
- Hội chứng thận hư: phù tiểu đạm nhiều, giảm Albumin máu, tăng cholesterol và triglycerid máu.
- Bệnh cầu thận IgA: thường tiểu đỏ đại thể sau nhiễm trùng hô hấp, không phù và không cao huyết áp.
- Nhiễm trùng tiểu: không phù, tiểu gắt, tiểu nhiều lần, tiểu máu, tiểu bạch cầu, cấy nước tiểu có vi trùng.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc điều trị
- Điều trị nhiễm trùng do Streptococcus.
- Điều trị triệu chứng.
- Điều trị biến chứng.
3.2. Điều trị nhiễm trùng do Streptococcus.
- Penicillin V 100.000 đv/kg/ngày x 10 ngày. Nếu dị ứng penicillin dùng:
- Erythromycin 30 - 50 mg/kg/ngày x 10 ngày.
3.3. Điều trị biến chứng.
- Cao huyết áp.
- Suy tim.
- Phù phổi cấp.
- Suy thận cấp.
3.4. Điều trị triệu chứng
- Nghỉ ngơi, hạn chế vận động khi có biến chứng.
- Ăn lạt cho đến khi hết phù.
- Lợi tiểu nếu có phù.
4. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
4.1. Theo dõi
- Mạch, huyết áp, cân nặng, nước tiểu, nước xuất nhập ít nhất 1 lần/ngày. Trong những trường hợp có biến chứng cần theo dõi sát hơn tùy bệnh lý.
- Thử nước tiểu, chức năng thận mỗi 3 - 5 ngày.
4.2. Tái khám.
Tái khám sau xuất viện 1 tháng, 2 tháng, 4 háng, 6 tháng, 12 tháng./.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em (Ban hành kèm theo Quyết định số 3312/QĐ-BYT ngày 07 tháng 08 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ y tế)
- Tài liệu hướng dẫn của Bộ Y tế (2009)
CHƯƠNG BỆNH NGOẠI TỔNG QUÁT
CÁC CẬN LÂM SÀNG TIỀN PHẪU
1. ĐẠI CƯƠNG
- Đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho người bệnh.
- Yêu cầu phải chính xác, nhanh và đáp ứng kịp thời.
- Cần thiết trước khi phẫu thuật trung phẫu.
2. CẬN LÂM SÀNG CẦN THỰC HIỆN
2.1. Các cận lâm sàng tiền phẫu bắt buộc trước khi phẫu thuật
- Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số.
- Xét nghiệm thời gian máu chảy, máu đông.
- Xét nghiệm nhóm máu hệ AOB.
- Xét nghiệm I on đồ 6 chỉ số.
- Xét nghiệm chức năng gan.
- Xét nghiệm GGT.
- Xét nghiệm chức năng thận.
- Siêu âm bụng tổng quát, siêu âm sản phụ khoa.
- Tổng phân tích nước tiểu.
2.2. Các cận lâm sàng tiền phẫu phải làm trước khi phẫu thuật chương trình
- Đo điện tim.
- Chụp X quang tim phổi.
- Bộ mỡ máu: Cholesterol, Triglycerid, HDL-cho, LDL-cho, LDH.
Tài liệu tham khảo
- Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang
- Bài giảng bệnh học ngoại khoa của Trường đại học y dược TP Hồ Chí Minh
- Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2016 của Bộ Y tế
GÂY TÊ TỦY SỐNG
1. ĐẠI CƯƠNG
- Gây tê tủy sống là tiêm thuốc tê vào khoang dưới nhện, thuốc tác động lên rễ thần kinh gây mất cảm giác và liệt vận động.
2. CHỈ ĐỊNH.
- Phẫu thuật chi dưới.
- phẫu thuật khớp háng.
- Phẫu thuật tiết niệu.
- Phẫu thuật vùng đáy chậu.
- Phẫu thuật bụng dưới
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH.
3.1. Tuyệt đối:
- Người bệnh không đồng ý.
- Nhiễm khuẩn da vùng định chọc kim, lao dột sống.
- Giảm khối lượng tuần hoàn, sốc.
- Giảm huyết áp dưới 90mmHg.
- Mạch chẫm dưới 50 lần/phút.
- Rối loạn đông máu, đang dùng thuốc chống đông máu.
- Tăng áp lực nội sọ.
- Không có phương tiện không khí nhân tạo.
- Dị ứng thuốc tê.
3.2. Tương đối:
- Đau lưng.
- Nhức đầu.
- Thiếu máu.
- Suy dinh dưỡng.
- Hẹp van hai lá.
- Hẹp van động mạch chủ.
- Tăng huyết áp điều trị chưa ổn.
4. CHUẨN BỊ.
4.1. Cán bộ chuyên khoa: bác sĩ, cử nhân gây mê, KTV chính gây mê.
4.2. Phương tiện:
- Phương tiện theo dõi điện tim, mạch, huyết áp, SpO2.
- Phương tiện cấp cứu và hồi sức: tuần hoàn, hô hấp.
- Kim chọc dò tủy sống số: 25G, 27G, 29G, bơm kim tiêm.
- Thuốc: thuốc tê Bupivacain spinal, fentanyl, thuốc co mạch ( Ephedrin ), thuốc chống sốc.
4.3. Người bệnh:
- Người bệnh có đủ các xét nghiệm tiền phẫu.
- Người bệnh được sử dụng các thuốc chống nôn, trào ngược: Ondansetron, Primperan, Kháng acid ...
- Người bệnh đồng ý.
- Thăm khám người bệnh và tình trạng cột sống.
5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH.
5.1. Tư thế người bệnh: ngồi trên bàn phẫu thuật để hai chân trên ghế hoặc nằm nghiêng cong lưng tôm.
5.2. Sát khuẩn vùng chọc kim, trải vải lổ vô khuẩn.
5.3. Xác định đốt sống định chọc kim: từ liên đốt L3 L4 trở xuống.
5.4. Chọc dò tủy sống.
5.5. Xác định kim đã vào khoang dưới nhện tủy sống: có nước não tủy chảy ra khi rút nòng thông.
5.6.Liều lượng thuốc: Bupivacain 0,5% 8 - 10mg cộng thêm 20 - 40 mcg.
5.7. Lắp bơm tiêm có chứa thuốc vào, hút nhẹ bơm tiêm trước khi tiêm.
5.8. Bơm thuốc từ từ, không đẩy kim vào hay rút ra khi tiêm thuốc.
5.9. Rút kim tiêm ra sau khi đã bơm xong thuốc.
5.10. Sát khuẩn lại và băng lại chổ chọc kim.
5.11. Đặt tư thế người bệnh thuận tiện cho phẫu thuật.
5.12. Tiếp tục theo dõi mức độ tê và tình trạng người bệnh.
6. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN.
- Tụt huyết áp: truyền dịch, cho thuốc nâng huyết áp ( Ephedrin ).
- Mạch chậm: Atropin ( TM ).
- Thở yếu, suy thở: cho thở oxy, hô hấp hỗ trợ.
- Co giật: do ngộ độc thuốc tê, xử trí chống co giật, hô hấp hỗ trợ.
- Buồn nôn, nôn: thường cho tụt huyết áp, xử trí nâng huyết áp cho thở o xy.
- Rét run: đấp ấm, ủ ấm, Dolargan.
- Đau đầu: bù dịch đủ, dùng kim chọc dò cỡ nhỏ, giảm đau.
- Bí tiểu: chườm nóng, châm cứu, đặt ống thông tiểu.
Tài liệu tham khảo
Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang
THỦNG Ổ LOÉT DẠ DÀY-TÁ TRÀNG
1. ĐẠI CƯƠNG
- Thủng ổ loét dạ dày tá tràng là cấp cứu ngoại khoa thường gặp.
- Thường thủng ở bờ cong nhỏ dạ dày. Ít gặp thủng ổ loét tá tràng.
- Thường gặp ở nam nhiều hơn nữ.
- Thường gặp ở độ tuổi 26 - 50.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Lâm sàng
- Đau bụng đột ngột dữ dội ở vùng thượng vị, quanh rốn như dao đâm sau đó đau lan xuống hố chậu phải và khắp bụng.
- Khám bụng:
+ Giai đoạn đầu là viêm phúc mạc hoá chất, giai đoạn sau là viêm phúc mạc giai đoạn nhiễm trùng.
+ Bụng chướng, gồng cứng như gỗ, phản ứng phúc mạc toàn thể.
+ Gõ vang, tham gia nhịp thở kém hay có thể không có tham gia nhịp thở.
+ Giai đoạn sau viêm phúc mạc nhiễm trùng thì trạng bệnh nặng thêm nhiều, lúc này bụng mới mềm và đau rất nhiều.
+ Có phản ứng phúc mạc toàn thể.
+ Vùng đục trước gan mất.
- Hội chứng nhiễm trùng: vẽ mặt nhiễm trùng, sốt, môi khô, lưỡi bẩn.
2.2. Cận lâm sàng
- Xét nghiệm máu.
+ Xét nghiệm thường quy: công thức máu 18 chỉ số, TS, TC (TQ, TCK), nhóm máu hệ AOB. (có bạch cầu tăng nhất là đa nhân trung tính).
+ Xét nghiệm CRP tăng.
+ Các xét nghiệm khác khi có chỉ định mổ cấp cứu: Đường huyết, I on đồ 6 chỉ số, AST, ALT, Bilirubin, Urê, Creatinin …
- X quang bụng đứng không chuẩn bị có liềm hơi dưới hoành nhất là bên phải.
- Siêu âm: có hơi và dịch tự do trong ổ bụng.
- Đo điện tim, chụp x quang tim phổi khi cần thiết.
- Tiền căn: viêm loét dạ dày tá tràng.
3. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
- Viêm tuỵ cấp.
- Bệnh lý gan mật.
- Cơn đau quặn thận.
- Viêm đại tràng.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Chuẩn bị bệnh nhân và hồi sức bệnh nhân trước mổ
- Bệnh nhân nhịn ăn uống.
- Xem thêm bài các cận lâm sàng tiền phẫu.
- Đặt sond dạ dày qua mũi hút dịch vị.
- Đặt sond tiểu liên tục.
- Hồi sức chống sốc nếu bệnh nhân có sốc trước mổ.
- Dùng thuốc trước mổ:
+ Bù nước điện giải, thăng bằng kiềm toan.
+ Kháng sinh Bata-lactam thế hệ thứ 3 hoặc 4. Hoặc nhóm Quinolone dùng đường tiêm bắp hay tĩnh mạch.
+ Thuốc ức chế tiết dịch vị.
+ Nâng thể trạng: Vitamin C 500mg 1 ống TMC.
+Thuốc giảm đau khi có chẩn đoán xác định.
- Cân bằng các rối loạn của cận lâm sàng (nếu có).
4.2. Tiến hành phẫu thuật bằng cách mổ hở
- Thường hay gặp thủng bờ cong nhỏ dạ dày, khâu lổ thủng băng mũi chỉ rời hay chữ X tùy theo trường hợp cụ thể.
- Sau đó phủ mạc nối lớn lên chổ khâu lổ thủng dạ dày - tá tràng.
- Lau sạch ổ bụng, chú ý 2 bên rãnh đại tràng lên và xuống.
- Dẫn lưu Douglase ra hố chậu phải.
- Chú ý khi lau phải sạch hết thức ăn để tránh abcès tồn lưu ở hố chậu hay rãnh đại tràng, nhất là túi cùng Douglase.
4.3. Nếu có các trường hợp khác kèm theo
- Hẹp môn vị: Khâu lổ thủng + nối vị tràng.
- Ung thư: Khâu lổ thủng dạ dày tá tràng rồi phủ mạc nối lớn lên lổ thủng, Rửa sạch ổ bụng, dẫn lưu Douglase.
5. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
5.1. Thuốc sau mổ
5.1.1. Theo dõi ngày đầu sau mổ
- Dấu hiệu sinh tồn, các ống dẫn lưu 15 phút/lần đến tỉnh, sau đó nếu sinh hiệu ổn 4 giờ/ lần.
- Tiếp tục bù nước-điện giải và dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch.
- Khánh sinh đến 7 ngày sau mổ có thể lâu hơn nữa tuỳ theo tình hình của bệnh.
+ Kháng sinh Bata-lactam thế hệ thứ 3 hoặc 4 + kháng sinh nhóm Amynoglycosid dùng đường tiêm bắp hay tĩnh mạch, có thể phối hợp thêm Imidazol tuỳ từng trường hợp cụ thể.
- Giảm đau bằng dường tĩnh mạch khoảng 4 ngày.
+ Paracetamol 1g # 100ml x 2 lần TTM C giọt/phút.
- Thuốc ức chế tiết dịch vị 7 ngày và sau khi xuất viện
- Thuốc năng thể trạng 7 ngày.
+ Vitamin C 500mg 1 ống x 2 TTM chậm.
5.1.2. Những ngày sau.
- Theo dõi sinh hiệu, các ống dẫn lưu 2 giờ/lần, riêng vết mổ mỗi ngày 1 lần.
- Các thuốc dùng như trên.
- Thay băng mỗi ngày và cắt chỉ sau mổ ngày thứ 7 khi vết mổ lành tốt.
- Rút ống các thông.
+ Ống thông dạ dày khi có trung tiện, cho ăn từ lỏng đến đặc.
+ Thông tiểu 24 giờ sau mổ.
+ Ống dẫn lưu Douglase khi hết ra dịch. Thông thường sau 48-72 giờ sau mổ vì lúc này có thể đã tạo đường hầm theo ống dẫn lưu.
5.1.3. Xuất viện: khi vết mổ lành tốt, hết tình trạng nhiễm trùng, hệ tiêu hoá hoạt động bình thường, không đau bụng.
5.1.4. Tái khám: điều trị loét dạ dày tá tràng và Hecolibacter pylori (nếu có) theo phác đồ.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật chuyên ngành ngoại khoa-chuyên khoa phẩu thuật tiêu hóa và phẩu thuật nội soi (Ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-BYT, ngày 16/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
- Phác đồ điều trị Bệnh viện đa khoa trung tâm An giang năm 2014.
VIÊM RUỘT THỪA CẤP
1. ĐẠI CƯƠNG
- Là bệnh cấp cứu ngoại khoa thường gặp nhất.
- Tuổi thường gặp từ 10 - 30 tuổi.
- Chẩn đoán dễ ở thể điển hình, khó ở các thể ít gặp.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Lâm sàng
- Đau bụng khởi đầu ở vùng thượng vị, quang rốn hoặc ngay hố chậu phải, vài giờ sau khu trú hố chậu phải, cơn đau âm ỉ rồi tăng dần lên.
- Rối loạn tiếu hoá như chán ăn, buồn nôn, đôi khi tiêu chảy.
- Hội chứng nhiễm trùng: sốt, môi khô, lưỡi bẩn,
- Khám bụng:
+ Ấn đau hố chậu phải.
+ Dấu hiệu Mac Burney (+): là ở điểm 1/3 ngoài của đường nối từ gai chậu trước trên đến rốn. là khi ấn vào thì đau.
+ Điểm Lans (+): là điểm 1/3 phải, 2/3 trái của đường nối 2 gai chậu trước trên, ấn vào thấy đau.
+ Điểm Clado (+): là điểm giao nhau giữa bờ ngoài cơ thẳng bụng bên phải với đường nối 2 gai chậu trước trên, ấn vào thấy đau.
+ Dấu hiệu Rovsing (+): ấn vùng hố chậu trái, hơi trong lòng đại tràng dồn từ bên trái theo đại tràng tác động lên manh tràng ở vùng hố chậu phải gây đau.
+ Dấu hiệu cơ thắt lưng - chậu ( + ): nếu ruột thừa năm sau manh tràng, bệnh nhân năm ngửa, hông phải cong ưỡn lên và đùi phải co nhe, thầy thuốc dùng tay duỗi đủi phải ra từ từ thì bệnh thấy đau vì cơ thắt lưng chậu bị kéo căng tác động lên viêm ruột thừa sau manh tràng.
+ Dấu hiệu cơ bịt (Obturator) (+): Viêm ruột thừa năm trong tiểu khung, năm sát cơ bịt trong: Ở tư thế đùi gấp, xoay đùi vào trong, bệnh nhân thấy đau ở vùng dưới rốn và vùng cơ khép đùi. Dấu hiệu này ít gặp.
+ Khi viêm ruột thừa vỡ mủ gây nên phản ứng phúc mạc khu trú hố chậu phải hay toàn thể.
2.2. Các thể viêm ruột thừa mức độ nặng nhẹ
- Thể viêm ruột thừa mủ chưa vỡ.
- Thể viêm ruột thừa hoại tử.
- Thể viêm phúc mạc ruột thừa gồm viêm phúc mạc khu trú do viêm ruột thừa vỡ mủ, viêm phúc mạc toàn thể do viêm ruột thừa vỡ mủ.
- Thể abcès ruột thừa.
- Thể đám quánh ruột thừa.
2.3. Các thể viêm ruột thừa theo vị trí
- Thể viêm ruột thừa dưới gan.
- Thể viêm ruột thừa sau manh tràng.
- Thể viêm ruột thừa sau manh tràng trong thanh mạc.
- Thể viêm ruột thừa ổ bịt.
2.4. Cận lâm sàng
- Xét nghiệm thường quy: công thức máu 18 chỉ số, TS, TC (TQ, TCK), nhóm máu hệ ABO. Trong đó có bạch cầu tăng, nhất là đa nhân trung tính.
- Xét nghiệm CRP tăng.
- Siêu âm bụng tổng quát thấy ruột thừa có hình bia hoặc hình ngón tay tăng kích thước, đè không xẹp, mạc nối dày ở hố chậu phải, đôi khi có dịch ổ bụng nếu ruột thừa vỡ mủ hoặc khối Echo hỗ hợp ở hố chậu phải nếu là abcès ruột thừa.
- Chụp X quang tim phổi, đo điện tim khi cần thiết.
3. ĐIỀU TRỊ
- Viêm ruột thừa mủ chưa vỡ: cắt ruột thừa viêm.
- Viêm ruột thừa hoại tử, viêm phúc mạc ruột thừa: cắt ruột thừa viêm, lau sạch ổ bụng, dẫn lưu Douglase ra hố chậu phải.
- Abcès ruột thừa: hút mủ, có thể cắt ruột thừa nếu tìm thấy, dẫn lưu ổ abcès ruột thừa, dẫn lưu Douglase ra hố chậu phải.
- Đám quánh ruột thừa: không có chỉ định mổ cấp cứu, hẹn phẫu thuật chương trình cắt ruột thừa từ 3-6 tháng sau khi điều trị đã tạm ổn đám quánh ruột thừa.
- Khi gốc ruột thừa hoại tử hay lan rộng đến manh tràng, tuỳ mức độ có thể khâu ngay hay mở manh tràng ra da hay cắt khối hồi manh tràng + dẫn lưu ổ bụng.
3.1. Chuẩn bị bệnh nhân và hồi sức bệnh nhân trước mổ
- Bệnh nhân nhịn ăn uống.
- Đặt sond dạ dày qua mũi hút dịch vị.
- Đặt sond tiểu liên tục.
- Hồi sức tích cực bệnh nhân trước mổ.
3.2. Dùng thuốc trước mổ
- Bù nước điện giải, thăng bằng kiềm toan.
- Kháng sinh Bata-lactam thế hệ thứ 3 hoặc 4. Hoặc nhóm Quinolone dùng đường tiêm bắp hay tĩnh mạch.
- Thuốc ức chế tiết dịch vị.
- Dùng thuốc chống nôn phòng ngừa hội chứng trào ngược: Metoclopramid (Primperan) 10mg.
- Năng thể trạng: Vitamin C 500mg 1 ống TMC
- Thuốc giảm đau khi có chẩn đoán xác định.
- Cân bằng các rối loạn của cận lâm sàng (nếu có).
3.2. Tiến hành phẫu thuật bằng cách mổ hở:
- Rạch da đường cạnh bên phải hay đường Mac-burney dài khoảng 8-12 cm.
- Kẹp-cắt-khâu cột gốc ruột thừa (có vùi gốc hay không tuỳ trường phái, tuỳ bệnh hay tuỳ phẫu thuật viên).
- Kẹp-cắt-khâu cột cầm máu mạc treo ruột thừa.
- Trong một số trường hợp khó như sau manh tràng hay dính nhiều có thể cắt ruột thừa theo kiểu lột võ chuối, cắt ruột thừa ngược dòng.
- Lau sạch vùng mổ hay ổ bụng, kiểm tra xem lại các nơi cắt khâu có còn chảy máu hay không.
- Dẫn lưu Douglase ra hố chậu phải nếu là viêm phúc mạc khu trú hay toàn thề do viêm ruột thừa vỡ mủ.
- Đóng bụng theo từng lớp giải phẫu.
4. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
4.1. Thuốc sau mổ
4.1.1. Theo dõi ngày đầu sau mổ
- Cho bệnh nhân vận động sớm.
- Cho bệnh nhân uống ít nước đường ngay hậu phẫu ngày đầu khi chưa có trung tiện, khi có trung tiện thì cho ăn từ lỏng đến đặc.
- Dấu hiệu sinh tồn, các ống dẫn lưu (nếu có) 15 phút/lần đến tỉnh, sau đó nếu sinh hiệu ổn 4 giờ/ lần.
- Tiếp tục bù nước-điện giải và dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch.
- Khánh sinh đến 7 ngày sau mổ có thể lâu hơn nữa tuỳ theo tình hình của bệnh.
+ Kháng sinh Bata-lactam thế hệ thứ 3 hoặc 4 + kháng sinh nhóm Amynoglycosid dùng đường tiêm bắp, có thể phối hợp thêm Imidazol tuỳ từng trường hợp cụ thể.
- Giảm đau bằng dường tĩnh mạch khoảng 4 ngày.
+ Paracetamol 1g # 100ml x 2 lần TTM: C giọt/phút.
- Thuốc ức chế tiết dịch vị 7 ngày và sau khi xuất viện
- Thuốc năng thể trạng 7 ngày.
+ Vitamin C 500mg 1 ống x 2 TTM chậm.
4.1.2. Những ngày sau
- Theo dõi sinh hiệu, các ống dẫn lưu 4 giờ/lần, riêng vết mổ mỗi ngày 1 lần.
- Các thuốc dùng như trên.
- Thêm thuốc kháng viêm dạng men: Alpha chymotrypsin 4,2mg 2v x 3 (u)
- Thay băng mỗi ngày và cắt chỉ sau mổ ngày thứ 7 khi vết mổ lành tốt.
- Rút ống các thông:
+ Ống thông dạ dày khi bệnh nhân tỉnh. Có trung tiện thì cho bệnh nhân ăn từ lỏng đến đặc.
+ Thông tiểu 24 giờ sau mổ.
+ Ống dẫn lưu Douglase khi hết ra dịch. Thông thường 48 - 72 giờ sau mổ vì lúc này có thể đã tạo đường hầm theo ống dẫn lưu.
5. TIÊU CHUẨN RA VIỆN
- Sinh hiệu ổn
- Hết sốt
- Hết đau bụng
- Bụng mềm không đau
- Xuất viện khi vết mổ lành tốt, hết tình trạng nhiễm trùng, hệ tiêu hoá hoạt động bình thường, không đau bụng.
4.1.4. Tái khám sau 01 tuần.
6. TƯ VẤN VÀ HƯỚNG ĐIỀU TRỊ TIẾP THEO
- Uống thuốc theo toa
- Dinh dưỡng
- Tái khám sau 01 tuần.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật chuyên ngành ngoại khoa-chuyên khoa phẩu thuật tiêu hóa và phẩu thuật nội soi (Ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-BYT, ngày 16/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
- Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang
- Bài giảng bệnh học ngoại khoa của Trường đại học y dược TP Hồ Chí Minh
TẮC RUỘT - BÁN TẮC RUỘT
A. TẮC RUỘT
1. KHÁI NIỆM
- Tắc ruột là một hội chứng ứ trễ lưu thông của hơi, dịch và các chất tiêu hóa có trong lòng ruột. Tắc ruột do sự can trở cơ học nằm từ góc Treitz đến hậu môn là tắc ruột cơ học.
2. NGUYÊN NHÂN
2.1. Nguyên nhân trong lòng ruột
- Do giun kết dính lại gây tắc ruột.
- Do bã thức ăn (măng, xơ mít, …).
- Sỏi mật rơi vào ruột.
- Lồng ruột cấp tính.
- Khối u phân.
2.2. Nguyên nhân ở thành ruột
- Khối ung thư ca ruột non và ruột già.
- Hẹp thành ruột do viêm nhiễm hoặc do sẹo xơ: lao ruột, bệnh Crohn, viêm ruột sau xạ trị, hẹp miệng nối ruột, hẹp ruột sau chấn thương.
- Lồng ruột.
2.3. Nguyên nhân ngoài thành ruột
- Dây chằng và dính các quai ruột.
- Thoát vị ruột.
- Xoắn ruột.
3. CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH
3.1. Lâm sàng
- Đau bụng:
+ Trong tắc ruột do bít tắc: đau bụng cơn điển hình, ngoài cơn thấy không đau hoặc đau nhẹ.
+ Trong xoắn ruột: đau liên tục đột ngột, dữ dội, người bênh tìm mọi tư thế giảm đau nhưng không có hiêu quả.
- Nôn: ra thức ăn, dịch mật, giống phân.
- Bí trung, đại tiện: dù có đai tiên nhưng không làm hết đau hay giam cơn đau bụng.
- Triêu chứng toàn thân: rối loan nước và điên giải.
- Bụng trướng, mềm.
- Dấu hiêu quai ruột nổi.
- Dấu hiêu rắn bò.
- Thăm trực tràng: có thể sờ cham khối u, máu dính găng.
3.2. Cận lâm sàng
- CTM 18 chỉ số, Ion đồ, sinh hóa, AST, ALT, CRP, Amylas ....
- Chụp X quang bụng không chuẩn bị: tư thế thẳng đứng, hoặc nằm nghiêng có các dấu hiệu tắc ruột trên phim X quang:
+ Ruột giãn trên chổ tắc, giãn hơi trên phim nằm, mức nước-hơi trên phim đứng và nằm nghiêng
+ Không có hơi đại tràng Chụp đai tràng cản quang
+ Chỉ định khi lâm sàng nghi ngờ tắc ở đại tràng: Chụp lưu thông ruột non.
+ Chỉ định khi tắc ruột sau mổ tái diễn nhiều lần.
- Siêu âm bụng: Hình anh ruột giãn hơi và chứa nhiều dịch. Có thể xác định được vị trí và nguyên nhân gây tắc.
4. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
4.1. Bênh nội khoa
- Cơn đau quặn thận.
- Nhồi máu cơ tim, thể biểu hiên ở bụng.
- Cơn đau quặn gan.
4.2. Bênh ngoai khoa
- Viêm phúc mac.
- Viêm tụy cấp.
- Nhồi máu mac treo ruột.
- Vở phồng động mach chủ sau phúc mac.
- Tắc ruột do liêt ruột cơ năng.
5. ĐIỀU TRỊ
5.1. Điều trị nội khoa
- Đặt thông mũi-dạ dày và hút dạ dày.
- Bù nước-điện giải: Lactatringer, Natriclorua 0,9%.
- Kháng sinh phổ rộng ngăn chặn nhiễm trùng, làm chậm hoại tử ruột:
+ Cephalosporin thế hệ 2,3....
+ Metronidazol 0,5g TTM...
+ Ức chế tiêt kháng H2, bơm proton: Cimetidin 300mg, Omepzazol 40mg.
- Theo dỏi tiếp diễn tiên lâm sàng không cải thiện, chuyển sang điều trị phẩu thuật. Chuyển tuyến trên điều trị theo nguyên nhân.
-Tắc ruột do bít là cấp cứu có trì hoãn, tuy nhiên tắc ruột do thắt phải vừa mổ vừa hồi sức vì để chậm quai ruột sẽ hoại tử.
5.2. Phẫu thuật: Có biến chứng: hoại tử ruột, viêm phúc mạc.
Có những dấu hiệu tăng nặng: sốt, sốc, nôn ra phân.
B. BÁN TẮC RUỘT
1. Triệu chứng
- Cũng gần như tắc ruột nhưng tình trạng bệnh nhẹ hơn, diễn tiến chậm hơn sau đó bệnh nhân trung tiện hoặc đại tiện được thì hết đau bụng, hết chướng bụng.
2. Điều trị nội khoa
- Hút dịch dạ dày-ruột bằng đặt tublevin, nhịn ăn uống.
- Bù nước-điện giải qua đường truyền tĩnh mạch bằng dung dịch mặn đẳng trương.
- Kháng sinh: Dùng kháng sinh toàn thân chống nhiễm trùng đường ruột.
- Ức chế tiết chống trào ngược dạ dày: omeprazol hoặc pantoprazol …
- Nếu sau vài ba giờ bệnh nhân trung tiện được, hết đau bụng. Tức là ruột lưu thông trở lại. Đó là trường hợp bán tắc ruột. Bệnh ổn thì xuất viện.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật chuyên ngành ngoại khoa-chuyên khoa phẩu thuật tiêu hóa và phẩu thuật nội soi (Ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-BYT, ngày 16/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
- Phác đồ điều trị Bệnh viện đa khoa trung tâm An giang năm 2014.
BỆNH TRĨ
1. ĐẠI CƯƠNG
Bệnh trĩ là tình trạng dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ vùng hậu môn.
2. PHÂN LOẠI PHÂN ĐỘ
2.1. Chia thành 4 loại
- Trĩ nội: do dãn đám rối tĩnh mạch trĩ trong, gốc xuất phát phía trong cơ lược hậu môn.
- Trĩ ngoại: do dãn đám rôí tĩnh mạch trĩ ngoài, gốc xuất phát phía ngoài cơ lược hậu môn.
- Trĩ hỗn hợp: có sự liên kết giữa trĩ nội trĩ ngoại, gốc xuất phát phía trong và phía ngoài cơ lược hậu môn.
- Trĩ vòng các búi trĩ sa ra ngoài hậu môn và liên kết với nhau thành vòng.
2.2. Chia thành 4 độ
- Trĩ độ I, II: Đi cầu ra máu, lồi trĩ khi rặn, búi trĩ tự rút lên
- Trĩ độ III: Trĩ thường xuyên lồi ra ngoài khi đi cầu, lấy tay đẩy lên.
- Trĩ độ IV: Trĩ lồi ra thường xuyên.
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Lâm sàng
- Táo bón
- Đi cầu ra máu tươi, dính phân hay chảy nhỏ giọt hay bắn thành tia kèm sa khối trĩ ra ngoài
- Trĩ ngoại nằm ngay rìa hậu môn, thường phồng khi ngồi hay gắng sức Khối sưng đôt ngột kèm đau ở hậu môn: trĩ có biên chứng
- Thăm hậu môn: nhìn thấy các búi trĩ sa ra khi rặn. Xác định trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp, trĩ sa vòng. Tình trạng búi trĩ viêm, chảy máu hay thuyên tắc huyết khối
3.2. Cận lâm sang
- Xét nghiệm (Tiền phẫu khi có chỉ định phẩu thuật): huyết đồ 18 chỉ số, TQ, TCK, đường máu, creatinine, SGOT, SGPT, TPTNT, ECG.
- XQ phối, siêu âm bụng.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Điều trị nội khoa: Bệnh trĩ ngoại, trĩ nội độ 1, 2
Thuốc và cách chăm sóc
Chế độ ăn uống nhiều chất xơ, uống đủ nước, tránh táo bón
- Ngồi ngâm hậu môn với nước ấm có hoặc pha nước muối hoặc betadin nhiều lần trong ngày (> 4 lần), mỗi lần 5 - 10 phút
- Thuốc trợ tĩnh mạch:
+ Daflon 500mg
. Trĩ cấp: 2v x 3lần/ngày x 4 ngày.
. Sau đó 2v x 2lần/ngày x 3 ngày Liều duy trì 1v x 2lần/ngày …
- Thuốc chống táo bón:
+ Forlax 1gói x 2lần/ngày hoặc
+ Sorbitol 1 gói x 3lần/ngày …
- Thuốc kháng viêm giảm đau:
+ Paracetamol 500mg 1v x 3lần/ngày hoặc
+ Diclofenac 50mg 1v x 3lần/ngày hoặc
+ Mobic (Melocicam) 7.5 mg 1v x 2lần/ngày …
- Thuốc kháng sinh: có thể dùng nếu là viêm cấp tính trong 7-10 ngày
+ Augmentyl 1g x 2lần/ngày hoặc
+ Zinnat 0.5g 1v x 2lần/ngày hoặc
+ Hoặc nhóm Quinolon: Ciprofloxacin 0.5g 1v x 2lần/ngày …
Có thể phối hợp Metronidazole 250mg 2 v x 2lần/ngày
4.2. Điều trị ngoại khoa
- Trĩ có chỉ định phẫu thuật: trĩ ngoại nội độ 3, 4
- Trĩ có biến chứng: sa nghẹt, hoại tử, sa niêm, huyết khối lớn
4.2.1. Chuẩn bị bệnh nhân: Trước mổ
- Truyền dịch:
+ NaCl 0,9%
+ Lactate ringer
+ Glucose 5%
- Kháng sinh:
+ Cephalosporine:
. Cefotaxim 1g 1 lọ x 2lần/ngày TMC hoặc
. Ceftazidime 2g 1 lọ x 2lần/ngày TMC …
. Phối hợp với Amynoglycosid:
. Gentamycin 80mg 2 ống/ngày TB
+ Hoặc Fluoroquinolon:
. Ciprofloxacin 200mg1chai x 2 lần/ngày TTM hoặc
. Levofloxacin 750mg 1chai 1 lần/ngày TMT …
. phối hới với Metronidazol, 0.5g, 1 chai x 2 lần/ngày TTM
- Kháng tiết:
+ Cimetidin 300mg 1 ống x 2lần/ngày TMC hoặc
+ Ranitidine 150 mg 1 ống x 2lần/ngày TMC hoặc
+ Omeprazol 20mg 1 lọ x 2lần/ngày TMC hoặc
+ Eosoprazol 40mg 1 lọ x 2lần/ngày TMC …
- Giảm đau:
+ Paracetamol 1G x 2lần TTM hoặc
+ Mobic 15mg 1A x 2 lần/ngày TB hoặc
+ Voltaren 75mg 1A x 2 lần/ngày TB ....
- Cầm máu:
+ Transamin 250mg 1A x 2lần/ngày(TB)....
4.2.2. Phương pháp phẫu thuật
- Phẫu thuật theo phương pháp Longo.
- Phẫu thuật theo phương pháp Longo kết hợp với khâu treo trĩ.
- Phẫu thuật theo phương pháp khâu treo và tiệt mạch trĩ.
- Phẫu thuật theo phương pháp phẫu thuật lấy toàn bộ trĩ vòng.
4.2.3. Hậu phẩu
- Đau vết mổ.
- Chảy máu vết mổ.
- Dịch thấm vết mổ.
- Sưng nề vết mổ.
- Nhiễm trùng vết mổ ...
5. Tiêu chuẩn ra viện
- Vết mổ khô, giảm đau.
- Đi cầu ít đau hoặc không chảy máu.
- Không sốt.
- Bệnh nhân tự đi lại, sinh hoạt cá nhân.
6. Tư vấn bệnh nhân
- Hạn chế làm việc nặng, gắng sức.
- Hạn chế ngồi lâu, đứng lâu.
- Táo bón.
- Uống nhiều nước Tập thể dục.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật Ngoại khoa-chuyên khoa phẩu thuật tiêu hóa (Ban hành kèm theo Quyết định số 5730/QĐ-BYT ngày 21/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
THOÁT VỊ BẸN-ĐÙI
1. ĐẠI CƯƠNG
- Thoát vị bẹn-đùi thực chất là thoát vị lỗ cơ lược, tạng thoát vị chui ra trên dây chằng bẹn gọi là thoát vị bẹn và tạng thoát vị chui ra dưới dây chằng bẹn gọi là thoát vị đùi.
- Thoát vị bẹn-đùi là dạng thường gặp của thoát vị thành bụng.
- Thoát vị bẹn hay gặp ở nam giới nhưng thoát vị đùi hay gặp ở nữ giới.
2. CHUẨN ĐOÁN VÀ PHÂN LOẠI
- Khối phồng vùng bẹn có từ lúc nhỏ.
- Khối phồng vùng bẹn mới xuất hiện gần đây sau khi ăn no, rặn mạnh hay làm việc nặng.
- Khối phồng vùng bẹn to hơn khi đứng lâu, chạy nhảy; nhỏ lại hoặc mất hẳn khi nằm nghỉ.
2.1. phân loại
Thoát vị bẹn trực tiếp
Khi dồn ép túi thoát vị, khối phồng đi trực tiếp từ trước ra sau vào ổ bụng
Khối phồng không xuống đến bìu Thoát vị bẹn gián tiếp
Khi bệnh nhân ho mạnh, khối phồng di chuyển từ trên xuống dưới, tư ngoài vào trong. Khi dồn ép túi thoát vị, khối phồng đi chếch lên trên và ra ngoài
Khối phồng xuống đến bìu
2.2. Cận lâm sàng
- Công thức máu: Huyết học 18 chỉ số, TQ, TCK, ABO.
- Sinh hóa máu: Urê, Creatinin, Đường huyết, SGOT, SGPT, Ion đồ ...
- Tổng phân tích nước tiểu
- Siêu âm.
- Đo điện tim.
- X quang tim phổi thẳng.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Chuẩn bị bệnh nhân: Trước mổ
- Truyền dịch:
+ NaCl 0,9%,
+ Lactated ringer,
+ Glucose 5% ...
- Kháng sinh:
+ Cefotaxim 1g 1lo x2 (TMC)
+ Ceftazidime 2g 1lọ TMC x 2 lần/ngày hoặc
+ Amoxicillin +Acidclavulanic 1g x 2/ngày ...
- Giảm đau:
+ Paracetamol 1g x 2 (TMC)
+ Alphachymotrypsil 4,2mg 2 v x3/ngày....
- Kháng tiết:
+ Cimetidin 300mg 1 ống x2 (TMC)...
+ Omeprazol 20mg 1 lọ x 2 (TMC)....
3.2. Chỉ định Phẫu thuật
- Mục đích phẫu thuật: Loại bỏ túi thoát vị và Phục hồi thành bụng.
- Phục hồi thành bẹn bằng mô tự thân:
+ Phương pháp Bassini.
+ Phương pháp Shouldice.
- Phương pháp phục hồi thành mảnh ghép nhân tạo: Lichtenstein.
3.3. Theo dõi những ngày sau cho đến khi cắt chỉ vết mổ
- Cần chú ý tránh để bệnh nhân ho, tránh táo bón trong thời gian vết mổ chưa lành.
- Theo dõi tình trạng vết mổ có nhiễm trùng hay không.
- Rút sonde tiểu 24-48 giờ sau mổ.
- Chăm sóc vết mổ một lần/ngày bằng dung dịc Betadin 10 %.
- Cắt chỉ bỏ mối ngày thứ 6 và cắt hết chỉ ngày thứ 7 sau mổ.
4. Tiêu chuẩn ra viện
- Sinh hiệu ổn.
- Không sốt.
5. Tư vấn và hướng điều trị tiếp theo
- Uống thuốc theo toa.
- Dinh dưỡng.
- Theo dõi các biến chứng như nhiễm trùng, chảy máu, thoát vị tái phát, dị cảm, đau…
- Tái khám sau 1 tuần xuất viện.
- Hạn chế lao động nặng trong 3 tháng.
Tài liệu tham khảo
- Phác đồ điều trị BVĐK TT AG năm 2014
- Vương Thừa Đức (2007). Bệnh học ngoại tiêu hóa
SỎI ĐƯỜNG MẬT
1. ĐẠI CƯƠNG
- Sỏi đường mật là bệnh lý thường gặp.
- Sỏi đường mật ở Việt Nam và Châu Á có liên quan đến nhiễm trùng và ký sinh trùng nên thường là sỏi sắc tố.
2. Yếu tố thuận lợi
- Sỏi túi mật: Nữ, độ tuổi 40, béo phì và sinh đẻ nhiều.
- Sỏi đường mật chính: Nữ, tuổi từ 40-60, đời sống kinh tế thấp, chế độ ăn thiếu đạm và vệ sinh kém.
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Chẩn đoán xác định
3.1.1. Lâm sàng
- Viêm túi mật cấp do sỏi: Đau hạ sườn phải kèm sốt nhẹ, ấn chẩn đau điểm túi mật, dấu Murphy (+), có thể sờ chạm túi mật căng, to.
- Tuy nhiên, khoảng 80% sỏi túi mật không có triệu chứng.
- Sỏi ống mật chủ: Tam chứng Charcot gồm đau vùng hạ sườn phải, sốt, vàng da. Ấn chẩn đau vùng tam giác Chauffard-Rivet, đôi khi có đề kháng thành bụng.
- Sỏi đường mật trong gan: Triệu chứng không rõ rệt, đôi khi chỉ có sốt.
3.1.2. Cận lâm sàng
- Xét nghiệm máu:
+ CTM 18 Chỉ số, Urê, Crêatinin, đường huyết, AST, ALT... có bạch cầu tăng, chủ yếu là đa nhân trung tính và định lượng CRP tăng.
+ Bilirubin máu tăng trong sỏi đường mật chính gây tắc mật với bilirubin trực tiếp > bilirubin gián tiếp.
- Siêu âm bụng: giúp xác định vị trí, kích thước và số lượng sỏi kèm hình ảnh dãn đường mật. Thấy hình dạng, kích thước chính xác sỏi và đường mật trong và ngoài gan.
3.2. Chẩn đoán phân biệt
- Viêm gan.
- Hẹp đường mật.
- Ung thư đường mật.
- Ung thư đầu tụy.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Điều trị nội khoa
- Bù dịch và điện giải
- Kháng sinh phổ rộng: Céphalosporine thế hệ thứ 3 hoặc 4 + nhóm Quinolone hoặc Aminoside ± nhóm Imidazole.
- Giảm đau, hạ sốt (Paracétamol), chống co thắt (Spasfon, Nospa®…).
- Cằm máu: Vitamine K1 cải thiện chức năng đông cầm máu.
Lâm sàng không cải thiện điều trị nội khoa thất bại chuyển tuyến.
4.2. Phẫu thuật
- Chuyển tuyến trên điều trị theo nguyên nhân sỏi đường mật
5. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM (sau phẩu thuật)
Theo dõi các biến chứng sau mổ: nhiễm trùng, chảy máu, hội chứng tắc mật, rò mật, tắc ruột.
Ống dẫn lưu Kehr: (nếu có):
-Theo dõi lượng dịch, màu sắc.
- Bơm rửa đường mật khi dịch mật có nhiều cặn, mủ.
- Tái khám sau xuất viện 1 tuần đánh giá lại tình trạng dinh dưỡng, vết mổ và các biến chứng.
Tài liệu tham khảo
Phác đồ điều trị BVĐK Khu vực tỉnh An giang năm 2015.
VIÊM TÚI MẬT
1. ĐỊNH NGHĨA
- Viêm túi mật cấp là tình trạng nhiễm trùng cấp tính của túi mật.
2. NGUYÊN NHÂN
2.1 Do sỏi túi mật chiếm 95%
2.2 Nhiễm trùng toàn thân do
- Nhiễm trùng do trực khuẩn E. Coli
- Thương hàn
- Nhiễm trùng huyết do liên cầu khuẩn
- Do chướng ngại ở cuống túi mật
- U hay chướng ngại ống mật chủ hoặc thứ phát do ứ mật ở túi mật.
3. CHẨN ĐOÁN
3.1 Lâm sàng
- Đau quặn bụng, đặc điểm cơn đau quặn thận, xoáy sâu từng cơn đột ngột vùng hạ sườn (P), hay vùng túi mật lói lên vai (P).
- Bụng chướng, ấn đau hạ sườn (P), dấu hiệu Murphy (+), túi mật căng to
- Hội chứng nhiễm trùng: sốt, môi khô, lưỡi bẩn
- Có thể vàng da nhẹ
- Nôn, mửa có thể ra thức ăn hay dịch mật.
3.2 Cận lâm sàng
- Xét nghiệm máu: CTM 18 Chỉ số, TQ, TCK (TS, TC), nhóm máu hệ ABO, có bạch cầu tăng, chủ yếu là đa nhân trung tính.
- Xét nghiệm GGT
- Urê, Crêatinin, đường huyết, AST, ALT, men amylase …
- Siêu âm bụng: có hình ảnh viêm túi mật có thể kèm sỏi túi mật hay đường mật
4. NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ
4.1 Viêm túi mật cấp
- Là một cấp cứu ngoại khoa: bệnh nhân nên dưa vào bệnh viện nằm theo dõi ở khoa ngoại để tránh những chậm trễ nguy hiểm do chần chờ và kéo dài thời gian điều trị bảo tồn.
4.2 Những trường hợp viêm túi mật cấp thể nhẹ vừa (như viêm túi mật mãn tính, viêm túi mật cấp thể xung huyết), cần được điều trị bảo tồn:
4.2.1 Điều trị nội khoa
- Để bệnh nhân nằm nghỉ bất động, cho chế độ ăn nhẹ (cháo đường, nươc canh rau, nước trái cây)
- Hồi sức, nâng cao thể trạng
- Kháng sinh: tùy thể mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà dùng kháng sinh đường uống hay đường tiêm chích.
+ Cefotaxin 1g: 1 lọ x 3 TMC/ ngày x 7- 10 ngày
+ Cefuroxim 1g: 1 lọ x 3 TMC/ ngày x 7- 10 ngày
+ Gentamycin 80 mg: 1A x 2 TB/ ngày x 7- 10 ngày
+ Metronidazol 500mg: liều dùng 30 mg/kg/ ngày hoặc 1,5- 2g / kg/ ngày x 7-8 ngày
+ Ofloxacin 200mg: 1 viên x 3 uống/ ngày x 7-10 ngày
+ Cefadroxil 500mg: 2 viên x 3 uống/ ngày x 7- 10 ngày
+ Có thể dùng kháng sinh phối hợp để diệt vi trùng nhất là vi trùng gram âm và gram dương.
- Giảm cơn đau, hạ sốt
- Chế độ dùng thuốc chống co thắt
- Chế độ ăn: kiêng ăn mỡ
4.2.2 Điều trị ngoại khoa
- Những chỉ định điều trị ngoại khoa:
+ Túi mật to dọa vỡ, kèm theo hội chứng phản ứng phúc mạc
+ Viêm túi mật thể mung mủ hay hoại tử
+ Thủng túi mật, viêm phúc mạc mật
Chuyển tuyến trên điều trị theo chuyên khoa
Tài liệu tham khảo:
Bài giảng bệnh học ngoại khoa của trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh
VIÊM DA CƠ VÀ VIÊM ĐA CƠ
1. ĐỊNH NGHĨA
Viêm da cơ và viêm đa cơ được xếp vào nhóm bệnh tự miễn với tổn thương cơ bản là tình trạng viêm mạn tính của các bó cơ vân (viêm đa cơ) với biểu hiện đặc trưng của bệnh là yếu cơ vùng gốc chi đối xứng hai bên; khi có kèm theo tổn thương da thì được gọi là bệnh viêm da cơ. Trước kia nhiều tác giả gộp hai thể thành một bệnh, gần đây có xu hướng tách ra nhằm định danh tổn thương cơ đơn độc hoặc hoặc kết hợp với da. Ngoài tổn thương ở cơ hoăc kèm theo da, các bệnh nhân này thường có các triệu chứng ở khớp, phổi; ngoài ra có thể ở tim mạch và tiêu hóa... Ở người già, viêm da cơ / viêm đa cơ có tỷ lệ kết hợp với ung thư cao hơn trong cộng đồng và ngược lại, một số ung thư có thể biểu hiện các triệu chứng như viêm da cơ.
2. NGUYÊN NHÂN, CƠ CHẾ BỆNH SINH
Cho đến nay nguyên nhân chính xác của bệnh chưa rõ ràng. Các tác nhân nhiễm trùng (vi khuẩn, virus), thuốc và một số yếu tố của môi trường có thể là nguyên nhân gây bệnh và yếu tố khởi phát bệnh viêm đa cơ, viêm da-cơ tự miễn. Bệnh được xếp vào nhóm tự miễn dịch với sự có mặt của một số tự kháng thể (kháng thể kháng Jo-1, kháng SRP...). Một số nghiên cứu cho thấy bệnh viêm cơ tự miễn thường tiến triển vào một số mùa trong năm. Theo Leff, các bệnh nhân có kháng thể kháng Jo-1 dương tính thường tiến triển vào mùa xuân, còn những bệnh nhân có kháng thể kháng SRP dương tính thường tiến triển vào mùa thu. Các yếu tố về di truyền (HLA-DR3, DRW52) cũng có một vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của bệnh.
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Triệu chứng lâm sàng
- Toàn thân: Bệnh nhân thường có cảm giác mệt mỏi, sốt, có thể sút cân, đặc biệt khi bệnh viêm da cơ, viêm đa cơ kết hợp với ung thư.
- Cơ:
+ Yếu cơ vùng gốc chi, đối xứng hai bên, bệnh nhân có dấu hiệu ghế đẩu dương tính. Yếu cơ vùng hầu họng làm bệnh nhân khó nuốt hoặc khàn tiếng, yếu cơ liên sườn dẫn đến khó thở.
+ Đau cơ: gặp ở khoảng 50% các bệnh nhân viêm da cơ/ viêm đa cơ, thường gặp nhiều hơn trong viêm da cơ.
+ Xơ hóa cơ có thể làm cơ rắn chắc và gây co rút cơ, gây hạn chế vận động khớp.
- Da: tổn thương da trong bệnh viêm da cơ là dấu hiệu đặc trưng của bệnh, gồm:
+ Ban màu đỏ hoặc tím ở vùng mi mắt, có thể kèm theo phù ở vùng mi mắt.
+ Ban Gottron: ban màu đỏ tím ở mặt duỗi của các khớp ở ngón tay (gồm khớp bàn ngón, khớp ngón gần) và mặt duỗi của khớp khuỷu, khớp gối, khớp cổ chân.
+ Bàn tay thợ cơ khí: hay gặp nhất ở các bệnh nhân có hội chứng kháng synthetase và các bệnh nhân viêm da cơ/viêm đa cơ kết hợp với xơ cứng bì.
+ Ở giai đoạn tiến triển, có thể có teo da và mất sắc tố, có các ban đỏ và giãn mao mạch ở xung quanh móng tay giống như các bệnh tự miễn khác.
- Khớp: Đau khớp hoặc viêm khớp với biểu hiện tương tự như viêm khớp dạng thấp, thường hay gặp nhất ở các khớp nhỏ của bàn tay, khớp cổ tay và khớp gối song hiếm khi có biến dạng khớp.
- Calci hóa: Có tổn thương calci hóa ở da, tổ chức dưới da, cân cơ và trong cơ, thường gặp ở những vùng hay bị các vi chấn thương (khớp khuỷu, gối, mặt duỗi của các ngón tay, mông...). Có thể sờ thấy các hạt cứng, chắc, hoặc nhìn thấy các hạt màu trắng khi tổn thương ở nông. Nhiều trường hợp chỉ phát hiện trên phim chụp X quang thường quy. Calci hóa có thể dẫn đến hạn chế vận động của khớp.
- Phổi: Biểu hiện lâm sàng bởi triệu chứng ho khan khó thở, ran ẩm hai phế trường, đặc biệt ở đáy phổi. Viêm màng phổi và tràn dịch màng phổi ít gặp. Các tổn thương phổi gồm bốn thể lâm sàng hay gặp:
+ Thể nặng nhất là viêm phế nang lan tỏa, tiến triển nhanh.
+ Thể có viêm phổi kẽ tiến triển chậm (thường gặp nhất).
+ Viêm phổi do sặc, thường gặp ở các bệnh nhân có khó nuốt vùng hầu họng.
+ Bệnh nhân không có các triệu chứng lâm sàng mặc dù trên phim Xquang phổi và đo chức năng hô hấp có bệnh phổi kẽ.
- Tim mạch: các biểu hiện về tim mạch thường xuất hiện khi bệnh đã ở giai đoạn toàn phát. Thường gặp nhất là rối loạn nhịp tim. Các biểu hiện ít gặp hơn gồm: suy tim ứ huyết do viêm cơ tim hoặc xơ hóa cơ tim, viêm màng ngoài tim, tràn dịch màng tim.
- Tiêu hóa: Viêm thực quản trào ngược mạn tính do yếu cơ thắt thực quản ở dưới. Khó nuốt vùng hầu họng, có thể làm bệnh nhân bị sặc vào khí phế quản khi ăn dẫn đến viêm phổi do nhiễm khuẩn hoặc do dịch vị. Giảm nhu động ruột non và tá tràng có thể dẫn đến đau bụng, chướng bụng, ỉa chảy và sút cân.
- Mạch máu ngoại vi: hội chứng Raynaud thường gặp ở các bệnh nhân viêm da cơ / viêm đa cơ có hội chứng kháng synthetase và khi bệnh kết hợp với lupus ban đỏ hệ thống, hoặc xơ cứng bì toàn thể.
- Thận: bệnh nhân có thể có protein niệu, hội chứng thận hư do viêm cầu thận tăng sinh gian mạch và viêm cầu thận ổ. Nói chung tổn thương thận hiếm gặp.
- Các bệnh lý ung thư kèm theo: các cơ quan bị ung thư thường phụ thuộc vào lứa tuổi. Thường gặp ung thư buồng trứng (nữ), ngoài ra là ung thư phổi, dạ dày, gan.
3.2. Cận lâm sàng
- Các enzym cơ trong huyết thanh tăng: Creatine Kinase (CK, CPK), SGOT, SGPT, lactate dehydrogenase (LDH), aldolase, trong đó enzym CK có độ đặc hiệu cao nhất với bệnh viêm da cơ/ viêm đa cơ. Trong đợt tiến triển của bệnh, enzym CK tăng trước khi có dấu hiệu yếu cơ khoảng vài tuần đến vài tháng. Ở một số trường hợp enzym CK có thể không tăng như: bệnh ở giai đoạn muộn có teo cơ nhiều, bệnh ở giai đoạn sớm đặc biệt trong viêm da cơ, bệnh kết hợp với ung thư.
- Điện cơ: hình ảnh dễ bị kích thích của các sợi cơ khi nghỉ ngơi, khi co cơ thấy các điện thế phức tạp, biên độ thấp.
- Sinh thiết cơ: thấy xâm nhập các tế bào viêm xung quanh các mạch máu và tổ chức mô kẽ xung quanh các sợi cơ, chủ yếu là các tế bào lympho, tương bào, mô bào, bạch cầu đa nhân, các sợi cơ bị thoái hóa và hoại tử, có sự tái tạo các sợi cơ, trong đó hình ảnh đặc hiệu nhất là teo tổ chức liên kết xung quanh các bó cơ. Trong quá trình tiến triển của bệnh, tổ chức liên kết xơ và/hoặc mỡ sẽ thay thế các sợi cơ hoại tử và chia tách các bó cơ.
- Sinh thiết da: teo da, thoái hóa và hóa lỏng lớp tế bào đáy, thâm nhiễm các bạch cầu lympho và mô bào ở xung quanh các mạch máu trong lớp thượng bì.
- Kháng thể kháng nhân thường dương tính.
- Các kháng thể đặc hiệu với viêm cơ tự miễn gồm:
+ Các kháng thể kháng synthetase, trong đó hay gặp nhất là kháng thể kháng Jo-
1 (gặp khoảng 20% bệnh nhân bệnh viêm da cơ/ viêm đa cơ), sau đó là các kháng thể kháng 7 enzym aminoacyl-tRNA synthetase khác.
+ Kháng thể kháng Mi-2: gặp ở khoảng 5-10% các bệnh nhân viêm da cơ.
+ Các kháng thể ít gặp khác: anti-SRP (signal recognition particle), anti-CADM-140, anti SAE, anti- p155/140.
- Các thăm dò khác: X quang phổi, CT-scan ngực, đo chức năng hô hấp, soi phế quản lấy dịch phế quản làm xét nghiệm, điện tâm đồ, siêu âm tim…
3.3. Chẩn đoán xác định
Có hai tiêu chuẩn chẩn đoán, trong đó tiêu chuẩn Tanimoto và cộng sự năm 1995 cụ thể và chi tiết hơn.
- Tiêu chuẩn chẩn đoán của Tanimoto và cộng sự năm 1995. Tiêu chuẩn này có độ nhậy 98,9% và độ đặc hiệu 95,2%
Chẩn đoán xác định viêm đa cơ khi có ít nhất 4 trong 8 triệu chứng sau:
+ Đau cơ do viêm cơ gây nên hoặc đau tự phát.
+ Yếu cơ vùng gốc chi.
+ Tăng CK (creatinin kinase) trong huyết thanh hoặc aldolase.
+ Điện cơ có các biến đổi nguồn gốc cơ: thời gian ngắn, đơn vị vận động nhiều pha với các rung giật tự phát.
+ Các bằng chứng của viêm cơ khi sinh thiết cơ: thâm nhiễm cơ vân kèm thoái hóa và hoại tử sợi cơ (thực bào hoạt động, nhân trung tâm hoặc có các bằng chứng hoạt động).
+ Viêm khớp (không có hình ảnh bào mòn trên X quang, không có hủy khớp) hoặc
đau khớp.
+ Các triệu chứng toàn thân: sốt > 370C, CRP tăng hoặc tốc độ máu lắng tăng > 20 mm/h bằng phương pháp Westegren.
+ Kháng thể kháng Jo-1 dương tính.
Chẩn đoán xác định viêm da cơ khi có ít nhất 4 trong 8 triệu chứng về cơ nêu trên và có ít nhất 1 trong 3 triệu chứng về da như sau:
+ Ban tím sẫm quanh hốc mắt: hồng ban xuất huyết trên mí mắt.
+ Sẩn Gottron: ban xuất huyết sừng hóa, ban teo hoặc mảng đỏ hoặc tím ở mặt duỗi của ngón tay.
+ Hồng ban ở mặt duỗi của các khớp ngoại vi lớn (khuỷu, gối).
- Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh viêm da cơ/viêm đa cơ của Bohan và Peter năm 1975, gồm 5 yếu tố:
+ Yếu cơ vùng gốc chi đối xứng hai bên.
+ Sinh thiết cơ có bằng chứng của viêm cơ.
+ Men cơ trong huyết thanh tăng.
+ Điện cơ có dấu hiệu của viêm cơ.
+ Tổn thương ở da điển hình của viêm da cơ: ban Gottron, ban màu đỏ hoặc tím ở vùng mi mắt, ban đỏ hình chữ V ở cổ và ngực, bàn tay thợ cơ khí.
Chẩn đoán xác định viêm đa cơ:
- Chẩn đoán chắc chắn viêm đa cơ: khi có tất cả 4 yếu tố đầu tiên.
- Chẩn đoán gần như chắc chắn viêm đa cơ: khi có 3/4 yếu tố đầu tiên.
- Chẩn đoán có thể viêm đa cơ: khi có 2/4 yếu tố đầu tiên.
Chẩn đoán xác định viêm da cơ:
- Chẩn đoán chắc chắn viêm da cơ: khi có yếu tố về da (yếu tố 5) kết hợp với 3/4 yếu tố đầu tiên.
- Chẩn đoán gần như chắc chắn da cơ: khi có yếu tố về da (yếu tố 5) kết hợp với 2/4 yếu tố đầu tiên.
- Chẩn đoán có thể viêm da cơ: khi có yếu tố về da (yếu tố 5) kết hợp với 1/4 yếu tố đầu tiên.
3.4. Chẩn đoán phân biệt
Viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì, bệnh nhược cơ, bệnh
Basedow, yếu cơ do nguyên nhân thần kinh.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc điều trị
- Kết hợp điều trị thuốc và phục hồi chức năng cơ.
- Kết hợp corticoid và các thuốc điều trị cơ bản: methotrexat hoặc azathioprin trong các thể thông thường hoặc cyclophosphamid trong các thể kháng điều trị hoặc có tổn thương phổi kẽ. Kết hợp truyền tĩnh mạch imunoglobulin có hiệu quả tuy giá thành cao.
- Cần phòng tránh các biến chứng do thuốc.
- Cần khảo sát các ung thư kết hợp, đặc biệt ung thư cơ quan sinh dục ở nữ.
4.2. Điều trị thuốc
- Corticoid: là thuốc điều trị chính trong bệnh viêm da cơ/ viêm đa cơ, thường kết hợp với các thuốc điều trị cơ bản (DMARD).
+ Corticoid đường uống, với liều khởi đầu 1-2 mg/kg/ngày, dùng 1 lần/ngày hoặc chia 3- 4 lần/ngày nếu dùng 1 lần/ngày không kiểm soát được bệnh. Duy trì liều cao đến khi các triệu chứng lâm sàng thuyên giảm và nồng độ enzym CK trong huyết thanh giảm trở về bình thường, trung bình khoảng 6-8 tuần. Sau đó giảm liều dần, liều duy trì trung bình 5- 10mg/ngày.
+ Corticoid truyền tĩnh mạch liều cao-Bolus methylprednisolone: truyền mỗi ngày 500-1.000 mg x 3 ngày. Chỉ định khi bệnh nhân bị bệnh nặng, tiến triển cấp tính, có tổn thương tim mạch hoặc viêm phổi kẽ nặng.
- Các thuốc điều trị cơ bản (DMARD): thường kết hợp với glucocorticod. Nhóm này bao gồm: methotrexat, azathioprin, cyclophosphamid.
+ Methotrexat:
Chỉ định: các thể thông thường.
Dùng đường uống, liều 7,5-15mg mỗi tuần tuần, có thể tăng liều lên đến 20mg mỗi tuần tùy theo đáp ứng của bệnh nhân.
Ít tác dụng không mong muốn (suy tế bào gan, suy tủy xương, viêm phổi). Hàng tháng cần theo dõi tế bào máu ngoại vi và enzym gan khi dùng thuốc kéo dài.
+ Azathioprin:
Chỉ định khi không đáp ứng với methotrexat.
Dùng đường uống với liều khởi đầu 1,5-2mg/kg/ngày, liều trung bình 150-200mg/ngày. Giảm liều khi các triệu chứng lâm sàng thuyên giảm.
+ Cyclophosphamid:
Chỉ định trong các thể kháng điều trị với methotrexat hoặc azathioprin) hoặc trong trường hợp có tổn thương phổi kẽ.
Thường dùng liều cao truyền tĩnh mạch (bolus cyclophosphamid): mỗi tháng một lần truyền tĩnh mạch liều 500mg- 1000 mg; trong 6 tháng liên tục (xem thêm phần phụ lục); Tiếp theo, có thể duy trì 03 tháng một liều như trên. Có thể dùng đường uống với liều 1- 2 mg/kg/ngày, liều tối đa 150 mg/ngày song nguy cơ ung thư bàng quang tăng.
Tác dụng không mong muốn: viêm bàng quang chảy máu, do đó cần phối hợp với sodium 2-sulfanylethanesulfonate với liều tương đương với cyclophosphamid (xem thêm phần phụ lục). Ngoài ra có thể gặp suy tế bào gan, suy tủy xương... Rụng tóc, cảm giác nóng bừng ở đầu trong thời gian truyền (nên chườm đá lạnh lên đầu trong trong thời gian truyền để hạn chế tác dụng này).
4.3. Các biện pháp khác
- Truyền tĩnh mạch immunoglobulin (IVIG):
+ Chỉ định: điều trị hỗ trợ trong trường hợp viêm da cơ / viêm đa cơ nặng, không đáp ứng với các phác đồ thông thường. Kết hợp với các điều trị nêu trên.
+ Liều: 1-2 g/kg, chia truyền từ 2-5 ngày mỗi 04 tuần. Ngừng truyền khi các triệu chứng được cải thiện.
- Lọc huyết tương (Plasmapheresis).
Chỉ định: điều trị hỗ trợ trong trường hợp viêm da cơ / viêm đa cơ nặng. Kết hợp với các điều trị nêu trên.
5. TIẾN TRIỂN, TIÊN LƯỢNG
- Tiên lượng phụ thuộc vào mức độ nặng của tổn thương cơ, tổn thương tim phổi, tổn thương ác tính của cơ quan kết hợp và các rối loạn miễn dịch. Yếu cơ tuy có hồi phục, song thường tồn tại lâu dài. Tổn thương phổi về chức năng thông khí có cải thiện tuy nhiên các triệu chứng về lâm sàng (tiếng ran tại phổi) hoặc trên Xquang, CT phổi thường tồn tại lâu dài.
- Phần lớn các bệnh nhân viêm da cơ / viêm đa cơ có những đợt bệnh tiến triển nặng lên xen kẽ với những đợt bệnh thuyên giảm. Ở một số ít bệnh nhân bệnh có thể tiến triển liên tục đòi hỏi phải điều trị bằng glucocorticoid kéo dài kết hợp với các thuốc ức chế miễn dịch. Khả năng sống trên 5 năm của các bệnh nhân sau khi được chẩn đoán bệnh là hơn 90% (trừ trường hợp bệnh kết hợp với ung thư).
6. THEO DÕI, QUẢN LÝ
- Các thông số cần theo dõi: Cơ lực và trương lực cơ, CK, SGOT, SGPT, CRP (protein C phản ứng), creatinin, tế bào máu ngoại vi, tốc độ máu lắng. Ngoài ra cần theo dõi các tác dụng không mong muốn của corticoid và các thuốc ức chế miễn dịch: xét nghiệm điện giải đồ, calci máu, đường máu... phát hiện tình trạng nhiễm trùng, kiểm tra huyết áp...
- Các bệnh nhân trên 50 tuổi trở lên cần được tầm soát ung thư hàng năm.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp (Ban hành kèm theo Quyết định số 361/QĐ-BYT ngày 25/01/2014) của Bô trưởng Bộ Y tế)
VIÊM CƠ, ÁP XE CƠ NHIỄM KHUẨN
1. ĐỊNH NGHĨA
Viêm cơ nhiễm khuẩn (infectiuos myositis) là tổn thương viêm hoặc áp xe tại cơ vân do vi khuẩn gây nên.
2. NGUYÊN NHÂN
Vi khuẩn gây bệnh:
- Nguyên nhân thường gặp nhất là tụ cầu vàng.
- Các loại vi khuẩn khác: Liên cầu, lậu cầu, phế cầu, não mô cầu, Burkholderia pseudomallei, vi khuẩn Gram âm, các vi khuẩn yếm khí khác.
3. TRIỆU CHỨNG - CHẨN ĐOÁN
3.1. Triệu chứng lâm sàng
- Vị trí tổn thương: có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào.
- Số lượng: thường ở một cơ. Ở những bệnh nhân nhiễm trùng huyết hoặc ở cơ địa suy giảm miễn dịch có thể tổn thương ở nhiều cơ.
- Viêm cơ thắt lưng chậu thường xảy ra sau các nhiễm trùng đường tiết niệu sinh dục hoặc phẫu thuật ở vùng bụng, thường do vi trùng lao hoặc do vi trùng sinh mủ. Trên lâm sàng, bệnh nhân thường đau ở vùng hạ sườn. Bệnh nhân thường không duỗi được chân bên có cơ bị viêm, khám khớp háng bình thường.
- Tính chất:
+ Giai đoạn đầu (1 - 2 tuần đầu): sưng cơ, ấn chắc, có thể đỏ hoặc đau nhẹ.
+ Giai đoạn 2 (tuần 2 - 4): cơ sưng tấy đỏ rất đau, bùng nhùng khi ấn, chọc hút ra mủ.
+ Giai đoạn 3: có thể xuất hiện các biến chứng như áp xe xa, sốc nhiễm khuẩn...
- Biểu hiện toàn thân: hội chứng nhiễm trùng thường rõ:
+ Sốt cao 39 - 40ºC, sốt liên tục, dao động.
+ Gầy sút, mệt mỏi, môi khô, lưỡi bẩn.
3.2. Các thăm dò cận lâm sàng
- Xét nghiệm:
+ Xét nghiệm máu: tế bào máu ngoại vi có thể tăng số lượng bạch cầu, tăng tỷ lệ bạch cầu đoạn trung tính; tăng tốc độ máu lắng, tăng CRP, tăng fibrinogen, tăng globulin. Procalcitonin máu có thể tăng trong trường hợp nhiễm trùng nặng.
+ Cấy máu có thể dương tính.
+ Chọc hút ổ mủ: chọc mù hoặc dưới hướng dẫn của siêu âm lấy mủ xét nghiệm: Tế bào học: thấy nhiều bạch cầu đa nhân trung tính thoái hóa (tế bào mủ).
Các xét nghiệm vi sinh: soi tươi, nhuộm Gram, nuôi cấy, BK, PCR lao. Có thể phân lập được vi khuẩn qua soi trực tiếp hoặc nuôi cấy mủ.
- Chẩn đoán hình ảnh:
+ Siêu âm cơ: có thể thấy các hình ảnh cơ tăng thể tích, mất cấu trúc sợi cơ, các ổ có cấu trúc siêu âm hỗn hợp, áp xe cơ.
+ X-quang quy ước: tổn thương các cơ ở chi: chụp chi có cơ tổn thương có thể thấy hình ảnh viêm xương màng xương kết hợp. Tổn thương cơ thắt lưng chậu: vùng cột sống thắt lưng có thể thấy rõ bóng cơ thắt lưng chậu, bóng khí. Hình ảnh calci hóa tại vùng áp xe gợi ý vi khuẩn lao.
3.3. Chẩn đoán xác định
- Dựa vào lâm sàng (các dấu hiệu tại chỗ và toàn thân).
- Xét nghiệm bilan nhiễm trùng.
- Chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, hoặc chụp cộng hưởng từ).
- Nuôi cấy phân lập vi khuẩn.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc điều trị
- Dùng kháng sinh sớm (ngay sau khi làm các xét nghiệm vi sinh), liều cao, đường tĩnh mạch (sau có thể chuyển đường uống), đủ thời gian (4 - 6 tuần). Lựa chọn kháng sinh dựa theo kháng sinh đồ.
- Khi chưa có kết quả vi sinh, lựa chọn kháng sinh theo kinh nghiệm dựa trên bệnh cảnh lâm sàng:
+ Kháng sinh sử dụng đầu tiên nên hướng tới tụ cầu vàng. Nếu nghi ngờ tụ cầu kháng methicilin, xem xét sử dụng vancomycin.
+ Với cơ địa suy giảm miễn dịch, nên sử dụng kháng sinh phổ rộng, trong đó có trực khuẩn gram âm và vi khuẩn yếm khí, chẳng hạn vancomycin và một kháng sinh nhóm carbapenem hoặc piperacillin/tazobactam. Đối với vi khuẩn yếm khí, có thể dùng clindamycin.
- Kết hợp chọc hút dẫn lưu mủ hoặc phẫu thuật dẫn lưu ổ mủ (giai đoạn 2, 3).
- Điều trị triệu chứng và nâng cao thể trạng, chống sốc nhiễm khuẩn (nếu có).
4.2. Điều trị cụ thể
- Khi chưa có kết quả cấy máu, dịch: dùng ngay kháng sinh oxacillin hoặc nafcillin 2g đường tĩnh mạch (TM) mỗi 6 giờ một lần (8g/ngày), hoặc clindamycin 2,4g TM/ngày chia 4 lần.
- Đối với tụ cầu còn nhạy cảm với methicillin:
+ Cefazolin 1g TM mỗi 8 giờ x 2 tuần hoặc
+ Levofloxacin 750mg TM mỗi 24 giờ x 2 tuần hoặc
+ Moxifloxacin 400mg TM mỗi 24 giờ x 2 tuần hoặc
+ Ampicillin/sulbactam 3g TM mỗi 6 giờ x 2 tuần hoặc Sau đó chuyển sang:
+ Cephalexin 500mg uống mỗi 6 giờ x 2 tuần hoặc
+ Điều trị phối hợp clindamycin 300mg uống mỗi 6 giờ x 2 tuần với levofloxacin 750mg uống mỗi 24 giờ x 2 tuần hoặc moxifloxacin 400mg uống mỗi 24 giờ x 2 tuần.
- Nếu nghi ngờ tụ cầu (Staphylococcus aureus) kháng methicillin:
+ Vancomycin 1g TM mỗi 12 giờ x 2 tuần, hoặc
+ inezolid 600mg TM mỗi 12 giờ x 2 tuần hoặc
+ Daptomycine 4mg/kg TM mỗi 24 giờ x 2 tuần Sau đó chuyển sang:
+ Linezolid 600mg uống mỗi 12 giờ x 2 tuần hoặc
+ Minocycline 100mg uống mỗi 12 giờ x 2 tuần.
- Nếu nghi ngờ nhiễm Gram (+) khác:
+ Cefazolin TM 3g/ngày chia 3 lần trong 2 - 3 tuần sau đó dùng cefalexin 4g/ngày chia 4 lần (4-6 tuần). hoặc
+ Clindamycin TM 1800 mg/ngày, chia 3 lần trong 2 - 3 tuần; sau đó duy trì bằng uống clindamycin 1800 mg/ngày, chia 3 lần trong 4 - 6 tuần, hoặc
+ Lincomycin TM 1800 mg/ngày, chia 3 lần (2 - 3 tuần); sau đó duy trì bằng uống lincomycin 1800 mg/ngày, chia 3 lần trong 4 - 6 tuần.
- Nếu nghi ngờ nhiễm liên cầu (Streptococcus group A):
+ Penicillin G TM 2 - 4 triệu IU mỗi 4 - 6 giờ, sau chuyển sang penicillin V uống, hoặc
+ Ceftriaxone TM 1 - 2 g/24 giờ
- Nếu nghi nhiễm trùng trực khuẩn mủ xanh cần phối hợp ceftazidim 2g/lần x 2 - 3 lần/ngày với kháng sinh nhóm aminoglycosid (như gentamycin 3 mg/kg/ngày, dùng một lần tiêm bắp vào buổi sáng hoặc amikacin 15mg/kg/ngày tiêm bắp hoặc pha truyền TM 1lần /ngày).
- Phần lớn các nhiễm vi khuẩn gram âm đường ruột: kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 hoặc 4 đường TM trong 3 - 4 tuần, hoặc thuốc nhóm fluoroquinolon như levofloxacin 500mg đường tĩnh mạch hoặc uống mỗi 24 giờ.
5. DỰ PHÒNG
- Đảm bảo nguyên tắc vô trùng khi làm thủ thuật hoặc tiêm chích.
- Điều trị tốt các ổ nhiễm ban đầu ở da như mụn nhọt, vết loét...
- Kiểm soát tốt các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, các bệnh lý tự miễn.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp (Ban hành kèm theo Quyết định số 361/QĐ-BYT ngày 25/01/2014) của Bô trưởng Bộ Y tế)
CHƯƠNG BỆNH CHẤN THƯƠNG - CHỈNH HÌNH
THANG ĐIỂM HÔN MÊ GLASGOW
1. ĐẠI CƯƠNG
- Thang đo hôn mê Glasgow (GCS) là hệ thống bảng điểm phổ biến nhất hiện nay được sử dụng để mô tả mức độ ý thức ở một người sau chấn thương sọ não. Về cơ bản, thang điểm glasgow sẽ giúp đánh giá mức độ nghiêm trọng của một chấn thương não cấp tính. Xét nghiệm này khá đơn giản, đáng tin cậy và có mức độ tương quan với kết quả sau chấn thương não nghiêm trọng cao.
- Thang đo hôn mê Glasgow (GCS) là một phương pháp đáng tin cậy và khách quan trong việc ghi lại mức độ ý thức ở một người trước và sau khi gặp chấn thương não. Phương pháp này thường được các nhân viên cứu hộ sử dụng trong một số trường hợp điển hình như tai nạn xe hơi hoặc chấn thương trong thể thao, trong khoa cấp cứu và các đơn vị chăm sóc đặc biệt.
- Nhằm đánh giá tình trạng bệnh nhân mê hay tỉnh.
- Thường gặp để đánh giá các bệnh có liên quan đến thần kinh sọ não như vết thương sọ não, chấn thương sọ não, các bệnh về tai biến mạch máu não.
2. SỬ DỤNG THANG ĐO HÔN MÊ GLASGW
- Điểm số Glasgow (GCS) của bệnh nhân sẽ được ghi lại trên biểu đồ thang điểm hôn mê. Nhở vậy tình trạng của bệnh nhân đang chuyển biến tích cực hay xấu đi sẽ được truyền đạt nhanh chóng và rõ ràng.
- Các yếu tố thành phẩn, cũng như tổng điểm, đều rất quan trọng. Các yếu tố thành phần trong GCS của bệnh nhân có thể được ghi lại bằng số (ví dụ: E2V4M6) và sau đó được cộng vào với nhau để đưa ra Tổng điểm hôn mê (ví dụ: E2V4M6 = 12). Ví dụ: điểm có thể được ghi nhận như sau: GCS 12 = E2 V4 M6 vào 4:32 chiều.
- Mỗi chấn thương não sẽ có những mức độ khác nhau, nhưng nhìn chung, chấn thương não được phân loại thành:
+ Nặng: GCS từ 8 trở xuống
+ Trung bình: GCS trong khoảng 9-12
+ Nhẹ: GCS trong khoảng 13-15
Chấn thương não nhẹ có thể dẫn đến các triệu chứng thần kinh tạm thời hoặc vĩnh viễn, các xét nghiệm thần kinh như chụp cắt lớp CT hoặc MRI có thể hoặc không thể cho thấy bằng chứng cụ thể về bất kỳ tổn thương nào.
Chấn thương não vừa và nặng thường dẫn đến suy giảm nhận thức (kỹ năng tư duy), kỹ năng thể chất và/hoặc chức năng cảm xúc/hành vi về lâu dài.
3. THANG ĐIỂM HÔN MÊ GLASGOW
LÂM SÀNG ĐIỂM
Mở mắt
( EYE ) 1 Mở mắt tự nhiên 4
2 Gọi tên to mở mắt 3
3 Véo da mở mắt 2
4 Kích thích đau không mở mắt 1
Lời nói
( VER-RAL ) 1 Trả lời định hướng chính xác, không gian, thời gian, bản thân 5
2 Trả lời nhầm lẫn, không chính xác 4
3 Nói thành lời, thành câu nhưng vô nghĩa
( không đúng ) 3
4 Ú ớ không thành lời 2
5 Không phát âm 1
Vận động
( MO-TOR ) 1 Thực hiện y lệnh chính xác 6
2 Kích thích đau đáp ứng chính xác 5
3 Đáp ứng đau không chính xác 4
4 Gồng cứng mất võ 3
5 Gồng cứng mất não 2
6 Không đáp ứng 1
Tổng điểm 15
GHI CHÚ
- Bệnh nhân 15 điểm: Bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn
- Nhẹ: GCS trong khoảng 13 - <15
- Trung bình: GCS trong khoảng 9 - 12
- Nặng: GCS từ 8 trở xuống
- Bệnh nhân < 5 điểm: Bệnh nhân có đời sống thực vật + tử vong # 85%.
- Bệnh nhân < 3 điểm: bệnh nhân mê sâu nhất.
4. HẠN CHẾ CỦA THANG ĐIỂM HÔN MÊ DLASGOE
Các yếu tố như sử dụng ma túy, nhiễm độc rượu, sốc hoặc oxy trong máu thấp có thể làm thay đổi mức độ ý thức của bệnh nhân. Những yếu tố này có thể dẫn đến kết quả không chính xác trên thang điểm glasgow.
5. THANG ĐIỂM HÔN MÊ GLASGOW DANH CHO TRẺ NHỎ
Thang điểm glasgow (GCS) thường không được sử dụng với trẻ em, đặc biệt là những trẻ còn quá nhỏ để có các kỹ năng ngôn ngữ hoàn chỉnh và đủ độ tin cậy. Thang đo hôn mê ở trẻ em, hay PGCS, là một thang điểm với một số sửa đổi nhất định từ thang đo được sử dụng cho người lớn, được sử dụng thay thế khi đánh giá tình trạng chấn thương của trẻ nhỏ. PGCS vẫn sử dụng ba loại kiểm tra – phản xạ mắt, ngôn ngữ và cử động – ba giá trị này cũng sẽ được xem xét riêng cũng như tổng thể.
Đây là thang điểm PGCS dành cho trẻ nhỏ:
Độ Mở Của Mắt (E)
4 = tự nhiên
3 = phản ứng lại giọng nói
2 = phản xạ với tác động (ấn vào 1 số điểm quanh mắt)
1 = không mở mắt
NT = không thể kiểm tra
Phản Xạ Ngôn Ngữ (V)
5 = cười, phản xạ theo hướng dẫn, theo được các chủ đề nói chuyện, tương tác
4 = khóc nhưng có thể dỗ dành được, tương tác không chuẩn xác
3 = ngôn ngữ không nhất quán không đều, rên rỉ
2 = không thể nín khóc, kích động
1 = im lặng
NT = không thể kiểm tra
Phản Xạ Cử Động (M)
6 = di chuyển tự phát hoặc có chủ đích
5 = co cứng (co rụt lại khi có động chạm)
4 = uốn cong bình thường (để giảm đau)
3 = uốn cong bất thường (phản ứng khi chấn thương vỏ não)
2 = duỗi thẳng (phản ứng khi gặp tổn thương não)
1 = không có cử động
NT = không thể kiểm tra
XỬ TRÍ CẤP CỨU CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO NẶNG
1. ĐẠI CƯƠNG
Chấn thương sọ não (CTSN) được chia thành 3 loại (Theo AANS) dựa vào GCS
- CTSN Nhẹ (Mild head Injury): 13 ≤ GCS ≤ 15
- CTSN Trung bình (Modered head Iniury): 09 ≤ GCS ≤ 12
- CTSN Nặng (Severe head Injury): GCS ≤ 08
- CTSN nặng là những CTSN hôn mê
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Chẩn đoán lâm sàng
- Tri giác: Dựa vào GCS nếu sau chấn thương 6 giờ, bệnh nhân không tỉnh GCS ≤ 08 là CTSN nặng; có khoảng tỉnh hay hôn mê ngay sau chấn thương
- Khám tổn thương tại chỗ: VT da đầu, tụ máu dưới da đầu, VT lộ xương sọ, VT sọ não....
- Khám tổn thương vở nền sọ: Chảy máu mũi, tai, miệng
- Dấu hiệu kím râm; bầm tím sau tai...
- Dấu hiệu thần kinh khu trú: Liệt người, dãn đồng tử 1 bên
- Khám tổn thương kèm theo: Cột sống cổ, tổn thương ngực, tổn thương bụng, tổn thương chi....
2.2. Cận lâm sàng
- Cận lâm sàng: CTM 18 Chỉ số, U rê, Creatinin, Đường huyết....
- X Quang sọ thẳng nghiêng: ít giá trị
- X Quang cột sống cổ
- X Quang ngực thẳng
- Siêu âm ổ bụng ...
3. XỬ TRÍ
3.1. Sơ cứu: Tiến hành các bước
- Khai thông đường thở
- Đặt NKQ, mở KQ, thở Oxy 5 lít/phút, bóp bóng hổ trợ ... nếu có dấu hiệu suy hô hấp, hút đàm nhớt, lấy dị vât nếu có...
- Bảo đảm không để tụt huyết áp: Nacl 0,9% (không nên dùng dung dịch ưu trương Glucose 30% ...)
- Bất động cột sống cổ
- Cầm máu tại vết thương đầu cũng như các VT khác: băng hoặc khâu vết thương
- Đặt sonde dạ dày hút dịch và hơi ứ động
- Đặt sonde tiểu, đặt thông mũi- dạ dày ...
3.2. Điều trị nội khoa:
- Hồi sức tích cực: Chuyển tuyến trên
- Truyền 2-3 đường truyền: Natriclorua 9%o, Lactatringer ...
- Cầm máu: Transamin 250mg ...
- Kháng sinh: Cephalosporin thế hệ.3;4: Cephotaxim, Ceftazidin, Cepxitin ...
- Giảm đau: Paracetamol 1g (TTM), Dolacgan 10mg ...
- Chống trào ngược dạ dày: Cimetidin 300mg, Omeprazol 40mg ...
3.3. Xử trí khác
- Suy hô hấp do máu chảy vào đường hô hấp trên từ vở nền sọ: Đặt NKQ hay mở KQ
- Để đầu cao, phải truyền máu nếu tụt HA do mất máu ...
- Chảy máu dạ dày do Stress
Tài liệu tham khảo
Phác đồ điều trị Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang năm 2015.
ĐA THƯƠNG - VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM
1. ĐẠI CƯƠNG
- Đa thương là tổn thương phần mềm nhiều nơi của cơ thể gồm da, mô dưới da, gân cơ, mạch máu.
- Đa thương bao gồm cả đa chấn thương và đa vết thương.
2. NGUYÊN NHÂN
- Đa thương là do các loại tai nạn như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt, tai nạn hoả khí, đánh nhau …
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Dấu hiệu lâm sàng
Đa thương thường biểu hiện ngoài da hoặc dưới da, Các thương tích này ảnh hưởng cơ thể gần như nhau có dấu hiệu sau:
- Xây xát các vùng da của cơ thể.
- Vết thương nhiều nơi của cơ thể.
- Tụ máu dưới da.
- Bầm tím.
3.2. Xét nghiệm máu
- CTM, TS, TQ-TCK, Urê, Creatinin, Glycemie, AST, ALT, Ion đồ ...
3.3. Chụp X quang
- Chụp X quang của cơ quan có liên quan tổn thương các phần khác như xương, màng phổi, phổi để chẩn đoán kèm theo.
3.4. Siêu âm
- Siêu âm bụng tổng quát để phát hiện tổn thương nội trạng trong ổ bụng.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Xử trí thương tích
- Rữa sạch thương tích với oxy già rồi tới Betadin 10%.
- Khâu nối lại gân cơ bị đứt và khâu da.
- Khâu cầm máu và khâu da lại.
- Băng các thương tích lại.
4.2. Kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng
Dùng kháng sinh phổ rộng có thể đường uống hay tiêm chích tuỳ theo từng trường hợp như:
- Nhóm Beta-lactam, Nhóm Cephalosporin.
- Nhóm Quinolon.
- Nhóm Aminoglycoside.
- Nhóm Metronidazol…
4.3. Giảm đau
Giảm đau có thể dùng đường uống hay tiêm chích tuỳ theo từng trường hợp cụ thề:
- Paracetamol.
- Meloxicam,
- Celecoxib.
- Diclofenat, ...
4.4. Kháng viêm tan máu bầm, dạng men
- Alpha-chymotrypsin.
- Lysozyn, …
4.5. Thuốc bồi dưỡng
- Sinh tố nhóm B: Bcomplex, Vitamin B1B6B12.
- Sinh tố nhóm C: Vitamin C, …
4.6. Thuốc điều trị các bệnh khác kèm theo nếu có
- Tăng huyết áp.
- Đái tháo đường
- Suy gan.
- Suy thận …
4.7. Thay băng
- Thay băng nơi xây xát của thương tích mỗi ngày 1 lần.
- Cắt chỉ vết thương sau 7 ngày.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dân quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình (Ban hành kèm theo Quyết định số 5728/QĐ-BYT, ngày 21/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Phác đồ điều trị Bệnh viện đa khoa khu vực Tỉnh An giang năm 2015.
SỐC CHẤN THƯƠNG
1. ĐỊNH NGHĨA
- Sốc chấn thương là tình trạng suy sụp toàn thân sau chấn thương, biểu hiện rõ trên lâm sàng bằng hội chứng suy chức năng tuần hoàn và các chức năng khác, dẫn đến không cung cấp đủ nhu cầu oxy cho các cơ
2. SINH LÝ BỆNH
- Chảy mất máu
- Đau
3. LÂM SÀNG
3.1. Sốc còn bù (sốc cương)
- Tỉnh táo nhưng kích thích, vật vã, nói nhiều kêu đau
- Tăng cảm giác, tăng phản xạ, tăng trương lực cơ
- Mạch nảy, tần số bình thường hoặc nhanh
- HA tăng (140/90-200/140mmHg)
- Thở nhanh 20-30l/p, sâu
3.2. Sốc mất bù (sốc nhược)
- Nằm yên, thời ơ, tri giác còn hoặc mất, hôn mê, có những cơn co giật do thiếu oxy não
- Giảm cảm giác, giảm thân nhiệt, giảm phản xạ, giảm trương lực cơ
- HA giảm: sốc nhược HATT 90-100mmHg, vừa 60-90mmHg, nặng < 60mmHg.
- Mạch nhanh > 100l/p, sốc nặng mạch nhanh nhẹ khó bắt
- Da niêm nhợt, vã mồ hôi, chi lạnh, đồng tử dãn, dấu hiệu bấm móng tay giảm
- Thở nhanh nông 30-40l/p
- Lượng nước tiểu giảm, thiểu niệu hoặc vô niệu
4. PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ SỐC
- Sốc nhe: mất < 20% thể tích máu
- Sốc vừa: mất 20 - 40 % thể tích máu
- Sốc nặng: mất >40% thể tích máu
5. ĐIỀU TRỊ
5.1. Đảm bảo chức năng hô hấp
- Nằm đầu cao 30º, thở oxy 2-4l/p, hút đàm nhớt, lấy dị vât nếu có
- Đặt nội khí quản khi cần
5.2. Đảm bảo tuần hoàn
- Truyền dịch: Natri chlorua 0,9%, Lactate Ringer, dung dịch, cao phân tử ...
- Số lượng dịch truyền:
- Dung dịch Lactateringer, NaCl = 5% P cơ thể
5.3. Giảm đau
- Cố định vững chắc chi gãy Giảm đau Paracetamol 1g 100ml (TTM), Dolargan 100mg/2ml ...
- Chú ý: Không dùng thuốc giảm đau khi chưa loại trừ hoặc đang theo dõi chấn thương bụng kín
5.4. Chống suy thận
- Đặt sonde tiểu theo dõi lượng nước tiểu mỗi giờ (bt:1,5ml/kg/giờ)
- Bù nước điện giải đầy đủ
- Nước tiểu ít dùng Furosemid 20mg sau 1h đảm bảo nước tiểu 60ml/h
5.5. Chống nhiễm trùng
- Dùng kháng sinh không độc cho thận
- Kháng sinh: Cephalosporin Thế hệ 2, 3 ... Ceftriaxon, Cefotaxim …
- Rửa khâu cắt lọc băng vết thương sớm
5.6. Chống trào ngược dạ dày:
- Cimetidin 300mg, Omeprazol 40mg ...
5.7. Xử trí nguyên nhân gây sốc
Những can thiệp có tính chất khẩn cấp:
- Đặt nội khí quản.
- Cầm máu các chảy máu ngoài
- Khâu vết thương ngực hở
- Mở khí quản
Chuyển tuyến trên điều trị tiếp
Tài liệu tham khảo
- Lê Xuân Thục, Sốc chấn thương Giáo trình Hồi sức cấp cứu - Học viện Quân y.
Nhà xuất bản QĐND- 2002.
- Phác đồ điều trị Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang năm 2014
CHẤN THƯƠNG NGỰC KÍN
1. ĐẠI CƯƠNG
- Chấn thương ngực đứng hàng thứ 3 sau chấn thương đầu và chi. Hầu hết là do tai nạn giao thông. Ở nước ta chủ yếu là do xe máy, ngoài ra còn có thể do tai nạn xe hơi, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt. Chấn thương thành ngực là loại thương tổn thường gặp của chấn thương ngực. Khoảng 85% bệnh nhân chấn thương ngực được điều trị bảo tồn, chỉ 15% phải can thiệp phẩu thuật. Trong số đó, hơn một nữa là chết trước nhập viện. Cấp cứu trước khi vào viện hiệu quả sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong khi vào viện. Chấn thương ngực gồm chấn thương ngực kín và vết thương thấu ngực. Vết thương thấu ngực cũng là một cấp cứu thường gặp.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán
- Dựa vào hỏi bệnh sử, khám lâm sàng và kết hợp các cận lâm sàng để đưa ra hướng chẩn đoán và xử trí tốt nhất cho bệnh nhân, nhằm đem lại hiệu quả của hồi sức cấp cứu.
2.2. Bệnh sử
- Cơ chế chấn thương: Trực tiếp hay gián tiếp. Nguyên nhân và thời gian chấn thương. Các tổn thương đi kèm.
2.3. Lâm sàng
- Nhìn: Kiểm tra vị trí vết trầy xước, vết bầm. Cử động hô hấp của lồng ngực tăng hoặc giảm. Các vật thể còn lại trên ngực lưng bệnh nhân. Các dấu hiệu thiếu oxy như SpO2 giảm, môi tím, bức rứt, vật vã. Có thể ho ra máu kèm theo.
- Sờ: Tìm điểm đau trên lồng ngực, dấu tràn khí dưới da vùng ngực lưng có thể ở cổ, bụng. Sự mất lien tục của xương sườn, xương đòn và xương bả vai. Hạn chế vận động hoặc vận động quá mức các khớp, biến dạng khớp.
- Gõ: âm đục của tràn máu màng phổi, âm vang cùa tràn khí màng phổi.
- Nghe: nghe tiếng rì rào phế nang giảm hoặc mất của một hoặc hai bên trong tràn máu, ran ẩm hoặc rít cũng có thể gặp.
- Cần chú ý hội chứng chèn ép tim cấp: tĩnh mạch cổ nổi, huyết áp tụt và tiếng tim xa xăm (tam chứng Beck), mạch nghịch, dấu hiệu kussmaul.
3. Cận lâm sàng
3.1. Xét nghiệm
- CTM 18 chỉ số, Urê, Creatinin, Đường huyết, AST, ALT....
3.2. X quang
-X quang ngực: Được tiến hành thường quy. Dựa vào đây thấy hình ảnh tổn thương mô mềm thành ngực, tràn khí dưới da, gãy xương sườn, xương đòn và xương bả vai. Tràn khí, máu màng phổi. Hình ảnh dập mô phổi. Trung thất dãn rộng lệch khí quản, tràn khí trung thất. Bóng tim to, là dấu hiệu gián tiếp hướng đến có tổn thương tim.
3.3. Siêu âm
- Siêu âm: Siêu âm bụng phát hiện mức độ tràn dịch màng phổi hai bên, dịch màng tim, có dấu chèn ép tim cấp hay không ...
4. Chẩn đoán nguyên nhân
- Chấn thương ngực kín: Trực tiếp do vật tù đập vào. Gián tiếp do lồng ngực bị đè ép giữa hai vật. Ngoài ra còn có thể do lực của sóng âm.
- Vết thương thấu ngực: Thường do vật nhọn đâm như dao, cọc sắt của công trình xây dựng…ngoài ra, còn có thể do đạn bắn, mảnh hỏa khí.
5. Chẩn đoán phân biệt
- Triệu chứng khó thở, tím môi, cần chú ý đến bệnh cảnh khác như chấn thương hàm mặt gây tắc nghẽn hô hấp trên hoặc chấn thương cột sống cổ.
- Triệu chứng cử động hô hấp thay đổi có thể bị ảnh hưởng do chấn thương bụng chậu hoặc sọ não.
6. ĐIỀU TRỊ
6.1. Mục tiêu điều trị
- Đưa bệnh nhân trở lại trạng thái ổn định về sinh lý hô hấp và tuần hoàn.
- Điều trị hổ trợ: Cần tiến hành cấp cứu theo trình tự ABCDE:A(Aiways)-B(Breathing)-C(Cardiac circulation)-D(Disability)-E(Exposure).
6.2. Huyết động không ổn định
- Vừa chống sốc vừa chuyển ngay bệnh nhân lên tuyến trên điều trị đặc hiệu theo từng nguyên nhân ...
- Tùy theo từng loại thương tổn có hướng xử trí riêng
6.3. Tích cực hồi sức chống sốc trước khi chuyển
- Truyền 2-3 đường truyền:
+ Lactatringer, Natriclỏua 9%o... Dung dịch cao phân tử...
- Cầm máu: Transamin ...
- Kháng sinh: Cephalosporin thế hệ 3, 4: Cephotaxim, Ceftazidin, Cephoxitin ...
- Chống trào ngược dạ dày: Cimetidin 300mg, Omeprazol 40mg ...
- Thở oxy, đặt thông tiểu, đặt thông mũi-dạ dày ...
Tài liệu tham khảo:
- Bệnh học ngoại khoa, Giáo trình đại học, NXBQĐND, HVQY, 2005.
- Bài giảng bệnh học ngoại khoa sau đại học, Tâp I, NXBQĐND, HVQY, 2002.
- Cấp cứu ngoại khoa Tim mạch lồng ngực, NXBYH, Đại học Y Hà Nội, 2005
- Phác đồ điều trị Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang
CHẤN THƯƠNG BỤNG KÍN
1. ĐỊNH NGHĨA
- Chấn thương bụng kín là chấn thương gây tổn thương thành bụng và các tạng trong ổ bụng nhưng không có sự thông thương giữa ổ bụng và môi trường bên ngoài.
- Chấn thương bụng kín thường nằm trong bệnh cảnh đa chấn thương.
- Tần suất tạng thường bị tổn thương theo thứ tự: lách, gan, mạc treo, thận, bàng quang, ruột, khối tá-tụy, dạ dày.
- Nguyên nhân thường gặp nhất là do tai nạn giao thông, ẩu đả, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt…
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Chẩn đoán xác định: Chủ yếu dựa vào:
- Hỏi kỹ cơ chế và thời gian bị chấn thương.
- Đau bụng sau chấn thương.
- Toàn thân: Hội chứng mất máu (mạch nhanh, huyết áp tụt, da niêm nhợt…) hoặc hội chứng nhiễm trùng (sốt cao, môi khô, lưỡi dơ…).
- Khám bụng: Vị trí vết bầm máu, trầy sướt gợi ý tạng tổn thương. Bụng chướng, cảm ứng phúc mạc, gõ đục vùng thấp hoặc mất vùng đục trước gan.
2.2. Cận lâm sàng
- Xét nghiệm: CTM 18 Chỉ số, xét nghiệm đông máu, sinh hóa máu...
- Siêu âm bụng: tìm dịch ổ bụng, tổn thương tạng.
- X quang bụng đứng không chuẩn bị: Tìm hơi tự do trong ổ bụng.
2.3. Chẩn đoán phân biệt
- Tụ máu sau phúc mạc do gãy khung chậu, do chấn thương cột sống thắt lưng, chấn thương thận.
3. ĐIỀU TRỊ
Huyết động không ổn định
- Tích cực hồi sức chống sốc: Chuyển tuyến trên điều trị tiếp
- Truyền 2-3 đường truyền:
- Lactate ringe, Natri clorua 0,9% ...
- Cầm máu: Transamin, vitamin k1...
- Kháng sinh: Cephalosporin thế hệ 2; 3 ...
- Giảm đau: Paracetamol 1g (TTM), Dolargan 10mg ...
- Chống trào ngược dạ dày: Cimetidin 300mg, Omeprazol 40mg ...
- Thở oxy, đặt thông tiểu, đặt thông mũi-dạ dày
- Siêu âm khẩn tại giường tìm dịch ổ bụng lượng nhiều (hoặc chọc dò ổ bụng). Nếu dương tính thì chuyển ngay bệnh nhân lên tuyến trên điều trị đặc hiệu theo từng nguyên nhân....
Tài liệu tham khảo
- Phác đồ điều trị Bệnh viện đa khoa Trung tâm An Giang năm 2016
VẾT THƯƠNG THẤU BỤNG
1. ĐỊNH NGHĨA
- Vết thương thấu bụng là tổn thương thành bụng do hỏa khí, bach khí, cọc nhọn gây tổn thương thành bụng xuyên qua thủng phúc mac, có thể tổn thương thành bụng hoặc các tang bên trong xoang bụng bao gồm tang đặc và tang rỗng.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Chẩn đoán xác định dựa vào
2.1.1. Lâm sàng
- Hỏi cơ chế và thời gian xãy ra vết thương
- Vị trí vết thương
- Độ sâu của vết thương
- Hướng xuyên thủng
2.1.2. Cận lâm sàng
- CTM 18 Chỉ số, TQ, TCK, ABO, sinh hóa máu ... đánh giá mất máu, nhiễm trùng
- Siêu âm: xoang bụng có dịch, tổn thương tang có liên quan, tương ứng với vị trí của vết thương.
- X-Quang: dịch và hơi tự do trong ổ bụng, hình ảnh cản quang của manh kim loai.
2.1.3. Chẩn đoán theo mức độ nặng
- Mức độ nhẹ: Tổn thương thành bụng, vết thương đơn thuần, thủng một tạng rỗng hoặc đặc.
- Mức độ trung bình: Có tổn thương phối hợp nhiều tang, có sốc, nhiễm trùng, cần hồi sức nội khoa tam ổn mới can thiêp phẫu thuật được.
- Mức độ nặng: Tổn thương nhiều tang phối hợp, có sốc nặng, nhiễm trùng nhiễm độc nặng.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc
- Hồi sức nội khoa
- Chuyển tuyến
- Huyết động không ổn định: Vừa chống sốc vừa chuyển ngay bệnh nhân lên tuyến trên điều trị đặc hiệu theo từng nguyên nhân....
- Tích cực hồi sức chống sốc trước khi chuyển:
+ Truyền 2-3 đường truyền: Lactate ringer, Natri clorua 0,9% ... Dung dịch cao phân tử.
+ Cầm máu: Transamin, vitamin k1 ...
+ Kháng sinh: Cephalosporin thế hệ 2,3 ...
+ Giảm đau: Paracetamol 1g (TTM), Dolargan 10mg ...
+ Chống trào ngược dạ dày: Cimetidin 300mg, Omeprazol 40mg ...
+ Thở oxy, đặt thông tiểu, đặt thông mũi- dạ dày ...
Tài liệu tham khảo
Bài giảng triệu chứng và điều trị ngoại khoa trường Đại học Y Dược TPHCM, 2007
PHẪU THUẬT LÀM MỎM CỤT NGÓN VÀ ĐỐT BÀN NGÓN
1. ĐẠI CƯƠNG
- Là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ ngón tay đến gốc ngón tay, cắt bỏ xương đốt bàn ngón tay, giữ lại hệ thống xương khối tụ cốt.
- Trong trường hợp tháo bỏ toàn bộ xương bàn ngón tay, toàn bộ chức năng bàn ngón tay mất hết, cần giải thích kỹ người bệnh và gia đình trước khi tiến hành phẫu thuật.
2. CHỈ ĐỊNH
- Bệnh lý mạch máu chi: tắc mạch, loét do đái tháo đường.
- Cụt chấn thương, dập nát các ngón không có khả năng bảo tồn.
- Bỏng làm hoại tử ngón.
- Nhiễm trùng làm hoại tử tổ chức các ngón.
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Tổn thương dập nát, hoại tử cấp máu kém, xâm lấn đến khối tụ cốt bàn tay.
4. CHUẨN BỊ
4.1. Làm các xét nghiệm tiền phẫu
- CTM 18 chỉ số, TQ, TCK, Ure, Creatinin, glycemie, SGOT, SGPT
- Giải thích bệnh nhân.
- Làm thủ tục cam đoan mổ.
4.2. Người thực hiện: Phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình, phụ phẫu thuật.
4.3. Người bệnh: Chuẩn bị tâm lý cho người bệnh, hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính.
4.4. Phương tiện: Bộ dụng cụ phẫu thuật bàn tay.
4.5. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 phút
5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
5.1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa, tay phẫu thuật để trên bàn phẫu thuật.
5.2. Vô cảm: tê gốc ngón, tê đám rối cánh tay hoặc gây mê.
5.3. Kỹ thuật:
- Garo gốc ngón hoặc garo cánh tay bằng garo hơi hoặc garo chun.
- Sát trùng vùng mổ bằng betadine hoặc cồn 700
- Làm mỏm cụt ngón:
+ Rạch da ngang nền đốt 1 các ngón.
+ Cắt bỏ hệ thống gân gấp, duỗi.
+ Cầm máu bó mạch bờ quay, trụ bằng dao điện hoặc khâu mũi chữ X chỉ tiêu.
+ Khi bị cụt các ngón giữa thì cần tháo bỏ đốt bàn và khâu khép 2 đốt bàn lân cận lại.
+ Bóc tách tạo hình vạt da mỏm cụt.
+ Khâu vết mổ.
- Làm mỏm cụt xương bàn ngón: Tùy theo tổn thương ngón nào mà có các cách phẫu thuật khác nhau
+ Cụt đốt bàn ngón cái: bảo tồn tối đa, giữ lại nền đốt bàn, sử dụng vạt da cơ che phủ phần mềm tốt không để lộ xương.
+ Cụt đốt bàn ngón II:
• Cắt cao xương đến nền đốt bàn.
• Tìm buộc mạch máu, tìm thần kinh buộc và cắt ngang giữa đốt bàn, giấu thần kinh vào khoảng gian cốt.
• Gân gấp thì cắt ngang và cho tự rút lên cao.
• Cầm máu, khâu ống màng xương.
• Khâu da
+ Cụt đốt bàn III, IV:
• Khâu khép 2 đốt bàn lân cận, khâu vào màng xương tại cổ các đốt bàn lân cận để che lấp.
+ Cụt đốt bàn V: bảo tồn nền đốt bàn là vị trí bám gân gấp và duỗi cổ tay trụ
• Tìm nhánh cảm giác của thần kinh trụ ở ô mô út, cắt gân duỗi riêng, duỗi chung, cắt gân gấp ngón V
• Lấy bỏ đốt bàn V, để lại nền đốt bàn.
• Khâu vết mổ.
6. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
6.1. Theo dõi
- Dấu hiệu sinh tồn, tình trạng băng vết mổ, vận động cảm giác đầu ngón không tổn
thương.
- Hướng dẫn vận động, tập phục hồi chức năng sớm.
- Kháng sinh đường uống hoặc tiêm 3-5 lần/ngày: Cephalosporin thê hệ 3,4
(Cephotaxim, Ceftazidin, Cephoxitin ...)
- Amoxcilin 500mg + Acid clavulanic 125mg 1g x 2 (u)/ngày.
- Cefuroxim 500mg 1v x 2 (u)/ngày
- Giảm đau kháng viêm chống phù nề:
+ Mecloxicam 15mg 1 ống x 2 (TB)
+ Paracetamol 0,5g 1viên x 2(u)/ngày
+ Alphachymotrypsil 4,2 mg 2 viên x 3 (u)/ngày
- Vitamin, khoáng chất, Calci D
- Thay băng vết mổ hằng ngày
6.2. Xử trí tai biến
- Chảy máu mỏm cụt: Băng ép nhẹ nhàng, không hết có thể khâu tăng cường vị trí
mỏm cụt.
- Nhiễm trùng: Thay băng hàng ngày, cắt chỉ khi tụ dịch, nguy cơ nhiễm trùng sâu, lấy dịch cấy vi khuẩn làm kháng sinh đồ, thay kháng sinh khi có kháng sinh
đồ.
- Hoại tử mỏm cụt: Lộ xương cần cắt cao hơn hoặc chuyển vạt che xương
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa-Chuyên khoa chấn thương Chỉnh hình (Ban hành kèm theo Quyết định số 4484/QĐ-BYT ngày 18/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
GÃY KÍN XƯƠNG ĐÒN
1. PHÂN LOẠI
- Gãy xương đòn thường được phân loại theo vị trí gãy.
- Gãy đầu trong: là loại gãy hiếm gặp thường ít di lệch.
- Gãy đầu ngoài: nếu có kèm theo đứt dây chằng quạ đòn sẽ thấy di lệch rõ giống như trật khớp cùng đòn. Nếu không đứt dây chằng này thường ít di lệch.
- Gãy 1/3 giữa: Đây là thể điển hình thường gặp nhất. Có thể gặp gãy ngang, gãy chéo hoặc có mảnh thứ ba. Xương gãy di lệch nhiều, dễ chẩn đoán. Di lệch thường gặp là chồng ngắn và sang bên do đầu gần bị các cơ kéo lên trên đầu xa bị các cơ và trọng lượng tay kéo xuống dưới. Khi gãy chéo đầu trong nhọn có thể chọc thủng da gây gãy hở. Ngoaì ra người ta còn phân loại theo tuổi: gãy xương đòn ở người trưởng thành; ở trẻ em thường gặp dạng gãy cành tươi; và ở trẻ sơ sinh do bị kéo vai quá mạnh khi sinh xương liền sau vài ngày, một số trường hợp gặp liệt đám rối cánh tay.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Lâm sàng
2.1.1. Triệu chứng cơ năng:
- Khai thác bệnh sử về cơ chế, hoàn cảnh và vị trí gây ra chấn thương
- Đau vùng vai và vùng xương đòn
2.1.2. Triệu chứng thực thể:
- Vai xệ, tay lành đỡ tay đau
- Sờ thấy xương gãy gồ lên da
- Ấn đau chói và có tiếng lạo xạo xương gãy
2.2. Cận lâm sàng
- CTM, TS, TQ, TCK, ure, creatinin, glycemie, SGOT, SGPT, ECG, XQ tim phổi, siêu âm bụng ...
- XQ: xác định kiểu gãy, độ di lệch, trật khớp kèm theo.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Cố định xương đòn bằng đai xương đòn hoặc băng thun.
3.2. Thuốc
- Giảm đau kháng viêm:
+ Paracetamol 1g x 2 (TTM) / ngày. Trẻ em liều 10-15mg/kg x 2 (TTM)/ngày.
Hoặc
+ Diclofenac 75mg 1-2 ống x 2 (TB)/ngày
+ ...
- Kháng viêm chống phù nề:
+ Alphachymotrypsil 4,2 mg 2v x 3 (u)/ngày
+ ...
- Thuốc điều trị triệu chứng, canxi, vitamin ...
3.3. Chế độ chăm sóc: hạn chế vận động cánh tay khi vùng xương đòn còn nề đau.
3.4. Chế độ ăn uống
- Ăn thức ăn giàu canxi.
4. ĐỀ PHÒNG TAI BIẾN- BIẾN CHỨNG HOẶC DIỄN TIẾN BẤT THƯỜNG
- Thủng màng phổi
- Chậm liền xương
- Khớp giả
5. TIÊU CHUẨN RA VIỆN
- Vùng xương đòn giảm sưng đau
6. HẸN TÁI KHÁM
- Sau xuất viện 2 tuần, 4 tuần.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp (Ban hành kèm theo Quyết định số 361/QĐ-BYT ngày 25/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Phác đồ đều trị năm 2015 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.
GÃY XƯƠNG CẲNG TAY
1. ĐẠI CƯƠNG
- Cẳng tay có 2 xương: xương quay, xương trụ.
- Cẳng tay nối với cánh tay bởi khớp khuỷu và nối với bàn tay bởi khớp cổ tay.
- Các dây chằng gồm:
+ Dây chằng bao khớp khuỷu.
+ Dây chằng vòng.
+ Dây chằng tam giác.
+ Màng liên cốt.
- Sinh lý sấp ngửa cẳng tay:
+ Được thực hiện bởi xương quay và xương trụ.
+ Cử động sấp ngửa có trục-đường nối trung tâm của đài quay với mỏm trâm trụ.
- Xương cẳng tay có 2 xương là xương trụ và xương quay:
+ Xương trụ: nằm phía trong đầu trên to, đầu dưới nhỏ và hơi cong ra trước.
+ Xương quay: nằm phía ngoài đầu trên nhỏ, đầu dưới to dần, thân xương ở ¼ trên cong lõm ra ngoài, ở ¾ dưới cong lõm vào trong.
- Gãy xương cẳng tay thường do một lực tác động mạnh vào, nguyên nhân thường là tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt …
- Xem thêm bài đại cương về gãy xương và bài gãy xương hở.
2. CÁC GÃY XƯƠNG THƯỜNG GẶP
2.1. Gãy 2 xương cẳng tay.
2.2. Gãy đơn thuần một xương quay hoặc xương trụ.
2.3. Gãy trật Monteggia.
2.4. Gãy trận Galéazzi.
3. PHÂN LOẠI
Thông thường chia làm 3 loại gãy xương là
3.1. Gãy 1/3 trên xương cẳng tay: gãy trên chỗ bám cơ sấp tròn.
3.2. Gãy 1/3 giữa xương cẳng tay: gãy dưới chỗ bám cơ sấp tròn và trên cơ sấp vuông.
3.3. Gãy 1/3 dưới xương cẳng tay: gãy dưới chỗ bám cơ sấp tròn và trên cơ sấp vuông.
3.4. Theo tổn thương phần mềm:
- Gãy kín xương: Là ổ gãy xương không ăn thông với bên ngoài.
- Gãy hở xương: Là ổ gãy xương ăn thông với bên ngoài qua vết thương.
4. CHẨN ĐOÁN
4.1. Dấu hiện lâm sàng
4.1.1. Các dấu hiệu chắc chắn của gãy xương
- Biến dạng xương cẳng tay: gập góc và ngắn chi.
- Cử động bất thường ở xương cẳng tay.
- Tiếng lạo xạo nơi ổ gãy xương cẳng tay.
4.1.2. Các dấu hiệu không chắc chắn của gãy xương
- Đau vùng gãy xương cẳng tay.
- Sưng bầm tím nơi cẳng tay.
- Mất cơ năng ở cẳng tay.
4.2. Dấu hiệu cận lâm sàng
- Chụp X-quang vùng cẳng tay thẳng-nghiêng: Xác định vị trí gãy, đường gãy xương và di lệch xương gãy.
- CTM, TS, TQ, TCK, ure, creatinin, glycemie, SGOT, SGPT, ECG, XQ tim phổi, siêu âm bụng ...
5. ĐIỀU TRỊ
- Gãy ở đoạn 1/3 giữa và dưới ít di lệch, do đó nắn và bất động dễ hơn nên thường điều trị bảo tồn đạt kết quả cao.
- Gãy đoạn 1/3 trên di lệch nhiều, khó nắn và dễ di lệch thứ phát. Do đó thường mổ kết hợp xương.
5.1. Điều trị bảo tồn
- Nắn kín và bó bột cánh-bàn tay.
- Vô cảm: gây tê ổ gãy.
- Nắn xương theo 2 nguyên tắc:
+ Nắn đoạn gãy xa theo đoạn gãy gần.
+ Nắn di lệch chồng ngắn trước, các di lệch còn lại nắn sau.
5.1.1. Vì vậy cấn chú ý khi nắn
- Phải đặt tư thế cẳng tay thích hợp tuỳ theo vị trí gãy
+ Gãy 1/3 trên cẳng tay để ngửa hoàn toàn.
+ Gãy 1/3 giữa và dưới cẳng tay để ngửa nhẹ.
- Kéo theo trục cẳng tay với lực kéo liên tục và tăng dần, đến khi hết di lệch chồng (bằng cách đo chiều dài) thì nắn các di lệch sang bên, gập góc còn lại. Di lệch xoay đã được nắn khi đặt tư thế.
+ Trong lúc nắn chú ý bóp giữa cẳng tay, tách màng liên cốt để tránh sự co kéo chụm đầu vào nhau, giữa hai xương quay và trụ.
+ Bất động: bó bột cánh-bàn tay khuỷ gập góc 900. Trong lúc bó bột vẫn phải duy trì lực kéo.
5.1.2. Có hai cách nắn bó
- Nắn bằng tay: cần có 3 người: 1 người phụ giữ cánh tay, 1 ngươi kéo cẳng tay và 1 người nắn.
- Nắn bằng khung: chỉ cần 1 người nắn:
+ Bệnh nhân nằm ngửa, cánh tay dang 900, khuỷu gập góc 900. Các ngón được treo bằng các rọ mây về phía trần nhà làm đối trọng. Lực kéo được đặt vào cánh tay bằng các quả cân có trọng lượng tăng dần tuỳ theo cơ thể bệnh nhân (có khi đến 7-20kg).
+ Cẳng tay để ngửa hoàn toàn khi gãy ở 1/3 trên và ngửa nhẹ khi gảy ở 1/3 giữa và dưới.
+ Đo chiều dài hai xương so sánh với bên lành, khi hết di lệch chồng thì nắn các di lệch còn lại và tách màng liên cốt dựa vào phim X quang. Bó bột cánh-bàn tay chờ bột khô mới bỏ tạ kéo.
+ Nên rạch dọc bột nếu chi sưng nề và cắt xén chỗ bột bó thừa nhất là ở lòng bàn tay.
- Chụp X quang kiểm tra sau khi bó bột đã khô cứng. Nếu nắn tốt (di lệch đã nắn hết hoặc còn những di lệch ít có thể chấp nhận được).
- Có thể hướng dẫn bệnh nhân tập vận động chủ động các ngón tay, vai, kê chi cao và tái khám.
- Nếu nắn chưa tốt, có thể mở bột ra và nắn lại lần hai.
- Sau 2 lần nắn mà vẫn không đạt yêu cầu, nên chuyển sang điều trị phẫu thuật kết hợp xương.
- Điều trị bảo tồn thường có kết quả tốt trong các gãy xương ít di lệch, gãy 1/3 giữa và dưới, gãy xương trẻ con.
- Thời gian giữ bột từ 8 - 12 tuần.
5.2. Điều trị phẫu thuật
5.2.1. Chỉ định
- Gãy cao, di lệch phức tạp.
- Những loại gãy di lệch nắn chỉnh không kết quả.
- Chuyển tuyến trên: Phẩu thuật kết hợp xương.
5.2.2. Dùng thuốc
- Hồi sức cho bệnh nhân.
- Kháng sinh:
+ Nhóm Beta-lactam, Nhóm Cephalosporin.
+ Nhóm Quinolon.
+ Nhóm Aminoglycoside.
+ Nhóm Metronidazol…
- Giảm đau: Có thể dùng đường uống hay tiêm chích tuỳ theo từng trường hợp cụ thể:
+ Paracetamol.
+ Meclxicam, Diclofenac, ...
- Kháng viêm: Alpha-chymotrypsin ,Lysozyn, …
- Thuốc bổ Vitamin: Bcomplex, Vitamin B1B6B12,Vitamin C, …
- Thuốc có chứa Canxi ...
6. BIẾN CHỨNG VÀ DỰ HẬU
6.1. Biến chứng sớm
- Sốc chấn thương, chèn ép khoang, chèn ép thần kinh, mạch máu.
6.2. Biến chứng muộn
- Can lệch.
- Khớp giả, Hội chứng Volkmann.
- Hội chứng rối loạn dinh dưỡng.
6.3. Dự hậu
- Thời gian liền xương trung bình khoảng 2 tháng.
- Thời gian bất động bằng bột từ 8-12 tuần.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp (Ban hành kèm theo Quyết định số 361/QĐ-BYT ngày 25/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Phác đồ đều trị năm 2015 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.
ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY
1. ĐẠI CƯƠNG
- Gẫy đầu dưới xương quay là loại gẫy phổ biến nhất vùng cổ tay ở người lớn. Nguyên nhân thường do ngã chống tay. Hay gặp nhất là gẫy kiểu PouteauColles. Còn lại là gẫy các kiểu khác: các loại gẫy nội khớp, gẫy mỏm trâm quay, gẫy kèm gẫy đầu dưới xương trụ hoặc gẫy mỏm trâm trụ ...
- Gẫy Pouteau-Colles (hoặc Colles): là gẫy đầu dưới xương quay, đường gẫy cách khe khớp cổ tay 2,5-3 cm, là loại gẫy ngoại khớp, có 2 kiểu di lệch điển hình là di lệch ra ngoài (tạo hình lưỡi lê) và di lệch ra sau (tạo hình dĩa).
- Trong một số ít trường hợp (khoảng 3%) đoạn gẫy dưới có thể di lệch vào trong và ra trước (gẫy Smiths, hoặc Goyrand).
2. CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN
2.1. Gẫy kín, gẫy hở độ I theo Gustilo.
2.2. Gẫy đầu dưới xương quay ở trẻ em
2.3. Tất cả các trường hợp gẫy kín đầu dưới xương quay đến sớm.
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
3.1. Gẫy hở từ độ 2 trở lên theo Gustilo.
3.2. Gẫy xương kèm tổn thương mạch, thần kinh, hội chứng khoang bàn tay.
Chống chỉ định tương đối: những trường hợp sưng nề nhiều, nhiều nốt phỏng, biểu hiện của rối loạn dinh dưỡng. Các trường hợp này nên bất động tạm bằng các loại nẹp, cho gác cao tay, thuốc me ..., chờ ít ngày tay bớt sưng nề sẽ nắn bó bột thực thụ.
4. CHUẨN BỊ
- Chụp X quang vùng cẳng chân thẳng-nghiêng: Xác định xương cẳng chân gãy: loại xương gãy, vị trí gãy, đường gãy xương và di lệch xương gãy.
- XN: CTM, TS, TQ, TCK, ure, creatinin, glycemie, SGOT, SGPT, ECG, XQ tim phổi, siêu âm bụng ...
4.1. Người thực hiện
- Chuyên khoa chấn thương: 3 người (1 chính và 2 phụ).
- Chuyên khoa gây mê hồi sức: 2 người (nếu người bệnh cần gây mê).
4.2. Phương tiện
- 1 bàn nắn thông thường.
- 1 đai vải to bản, đủ dài để cố định tay người bệnh vào bàn làm đối lực khi nắn.
- Thuốc gây mê hoặc gây tê.
- Bột thạch cao 3-4 cuộn khổ 15 cm
4.3. Người bệnh
- Được giải thích kỹ mục đích của thủ thuật, quá trình tiến hành làm thủ thuật. Với bệnh nhi cần giải thích kỹ cho bố mẹ hoặc người thân.
- Được vệ sinh sạch sẽ, cởi bỏ áo tay bên bó bột.
- Với người bệnh gây mê cần nhịn ăn uống 6 giờ, tránh nôn hoặc hiện tượng trào ngược.
4.4. Hồ sơ
- Cần ghi rõ ngày giờ bị tai nạn, ngày giờ bó bột, tình trạng thăm khám toàn thân, hướng xử trí, những điều dặn dò và hẹn khám lại.
- Với người bệnh gây mê cần có tờ cam kết chấp nhận thủ thuật.
5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
5.1. Nắn chỉnh ổ gẫy
5.1.1. Người bệnh
- Tư thế người bệnh: nằm ngửa trên bàn, dùng dây đai to bản cố định khuỷu tay vào mấu ngang ở bàn nắn làm đối lực.
- Cẳng tay, bàn tay người bệnh để sấp (nếu gẫy kiểu Pouteau-Colles và các di lệch ra sau), để ngửa (nếu gẫy Smiths, Goyrand và các loại gẫy di lệch ra trước khác).
- Gây tê tại chỗ hoặc gây mê tùy từng trường hợp cụ thể.
5.1.2. Các bước tiến hành
- Dựa vào sự di lệch trên phim XQ để nắn xương
5.1.2.1. Nắn gẫy di lệch kiểu Pouteau-Colles
- Cố định khuỷu tay gấp 900, sấp cổ bàn tay. Sau khi thuốc tê có hiệu lực
- Người phụ 1: một tay nắm lấy ngón cái kéo theo trục của xương quay, tay kia nắm các ngón còn lại kéo theo hướng cẳng tay, kéo giãn chừng 3-5 phút.
- Người nắn chính: nắn sửa di lệch ra sau bằng 2 cách chính
+ Cách 1: dùng các ngón tay dài của 2 tay giữ phía trước cẳng tay và cổ tay người bệnh làm đối lực, dùng 2 ngón cái đẩy mạnh vào đầu dưới xương quay để sửa di lệch ra sau. Sau đó nắn nghiêng về phía trụ để sửa di lệch ra ngoài.
+ Cách 2: dùng 1 tay giữ ở phía trước cẳng tay và cổ tay làm đối lực, tay kia dùng cả cùi gan tay (cườm gan tay) đẩy mạnh vào đầu dưới xương quay để sửa di lệch ra sau. Nắn sửa di lệch ra ngoài tương tự như cách 1.
+ Cũng có thể nắn theo cách khác: vì gẫy kiểu Pouteau-Colles, do 2 thành xương (thành sau của đoạn trên ổ gẫy và thành trước của đoạn dưới ổ gẫy) là các diện mặt phẳng tỳ lên nhau, dễ nắn, nên nắn sửa di lệch trong-ngoài xong thì mới nắn sửa di lệch trước-sau. Ngoài ra, có thể nắn bằng cách: đưa đầu dưới gập góc thêm, rồi dùng 2 ngón tay cái đẩy trượt cho 2 diện gẫy gối vào nhau rồi đột ngột duỗi cổ tay ra, xương sẽ được nắn vào tốt.
5.1.2.2. Nắn gẫy kiểu Smiths, Goyrand và các kiểu gẫy di lệch ra trước
- Tay người bệnh để ngửa, nắn ngược chiều với cách nắn kiểu di lệch ra sau.
- Còn có thể nắn bằng cách : sau khi kéo giãn như trên, dựng đứng cẳng bàn tay người bệnh lên, dùng 2 ngón cái đẩy đầu dưới xương quay ra sau, gẫy kiểu này đa số là gẫy chéo nội khớp, xương có thể vào dễ.
1.2.3. Nắn gẫy mỏm trâm quay, các loại gẫy khác : tùy theo di lệch mà nắn
5.2. Bất động: bó bột Cẳng-bàn tay. Các bước tiến hành bó bột
- Bước 1: Quấn giấy vệ sinh hoặc bông lót, hoặc lồng bít tất jersey, đặt 1 dây rạch dọc chính giữa mặt trước cẳng bàn tay. Không đặt dây rạch dọc sang 2 bên hoặc ra sau cẳng tay. Giấy, bông hoặc jersey bao giờ cũng làm dài hơn bột.
- Bước 2: Rải nẹp bột: lấy 1 trong số những cuộn bột đã được chuẩn bị, rải lên bàn, xếp đi xếp lại hình Zích-zắc khoảng 4-6 lớp, độ dài của nẹp được đo trước (từ mỏm khuỷu đến khớp bàn-ngón), cuộn hoặc gấp nhỏ lại, ngâm nhanh trong nước, vớt ra, bóp nhẹ cho ráo nước, gỡ ra và vuốt cho phẳng, đặt nẹp bột ra sau tay theo mốc đã định, vuốt dọc nẹp bột vào sau cẳng bàn tay cho phẳng.
- Bước 3: Quấn bột: quấn vòng tròn quanh tay và nẹp bột đã đặt từ trước, quấn đều tay theo kiểu xoáy trôn ốc từ trên xuống dưới rồi từ dưới lên trên cho đến hết cuộn bột. Nếu thấy bột chưa đủ dày, vừa quấn bột vừa thả tiếp
6. THEO DÕI VÀ THUỐC
- Nhẹ thì theo dõi điều trị ngoại trú.
- Nặng hoặc gẫy di lệch, tay sưng nề thì cho vào viện theo dõi nội trú.
6.1. Thuốc dùng điều trị
- Kháng sinh: (khi có vết thương xây xát kèm theo)
+ Nhóm Beta-lactam, Nhóm Cephalosporin.
+ Nhóm Quinolon.
+ Nhóm Aminoglycoside.
+ Nhóm Metronidazol
+ …
- Giảm đau kháng viêm:
+ Paracetamol 1g x 2 (TB) / ngày. Trẻ em liều 10-15mg/kg x 2 (TB)/ngày.
Hoặc
+ Diclofenac 75mg 1-2 ống x 2 (TB) / ngày
- Chống phù nề
+ Alphachymotrypsil 4,2 mg 2v x 3 (u) / ngày
+ Từ ngày thứ 2 có thể chuyển qua dạng uống
- Thuốc điều trị triệu chứng, canxi, vitamin.
6.2. Chế độ chăm sóc
- Hạn chế vận động cẳng tay còn nề đau.
6.3. Chế độ ăn uống
- Ăn thức ăn giàu canxi.
7. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Sưng nề, rối loạn dinh dưỡng: nới bột, gác cao tay, cho vào viện theo dõi điều trị nội trú.
- Nghi ngờ có hội chứng chèn ép do bó bột, hội chứng khoang: mổ cấp cứu giải phóng mạch, kết hợp xương.
- Di lệch thứ phát trong gẫy di lệch: mổ kết hợp xương có chuẩn bị
Tài liệu tham khảo
Phác đồ đều trị năm 2015 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.
GÃY MÕM KHUỶU
1. ĐẠI CƯƠNG
- Mõm khuỷu là đầu trên xương trụ to sát dưới da rất dễ bị chấn thương trực tiếp. Mõm khuỷu bắt khớp với ròng rọc xương cánh tay tạo nên hõm Sigma to chỉ cho phép gấp duỗi khớp khuỷu. Tất cả gãy mõm khuỷu là gãy nội khớp. Ở phía sau là thần kinh trụ đi qua sau mõm trên ròng rọc và đi ra trước cẳng tay.
Phân loại theo COLTON chia làm 2 nhóm
1.1. Nhóm 1: Gãy không di lệch
- Khe gãy < 2mm khi gấp khuỷu đến 900 mà khe gãy không rộng ra thêm.
- Khi duỗi khuỷu chủ động chống được trọng lực.
1.2. Nhóm 2: Gãy di lệch
- Nhóm IIA: Gãy bong 1 mẫu nhỏ thường gặp ở người già.
- Nhóm IIB: Gãy ngang hoặc gãy chéo.
- Nhóm IIC: Gãy vụng nhiều mảnh thường do chấn thương trực tiếp, có thể kèm gãy đầu dưới xương cánh tay, kèm gãy chỏm xương quay, kèm gãy thân xương cẳng tay.
- Nhóm IID: Gãy kèm trật khuỷu ra trước cùng với xương quay thường do lực mạnh đánh vào mặt sau khuỷu.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Lâm sàng
- Đây là gãy nội khớp hay bị tràn máu khớp khuỷu, sưng đau ở mõm khuỷu, sờ được chổ hở của khe gãy.
- Dấu hiệu quan trọng nhất là không thể duỗi khuỷu chống lại được trọng lực.
- Khám tổn thương thần kinh trụ: Vùng cảm giác riêng biệt cho thần kinh trụ là đốt 2 và 3 ngón út.
2.2. Cận lâm sàng
- Chụp X quang vùng khớp khuỷu thẳng và nghiêng.
3. ĐIỀU TRỊ
Mục đích của điều trị gãy mõm khuỷu là lập lại diện khớp, bảo toàn và phục hồi cơ chế duỗi, giữ cho khuỷu vững chắc, tập vật lý trị liệu sớm để tránh cứng khớp và các biến chứng.
3.1. Gãy không di lệch
- Điều trị bảo tồn cho bó bột hoặc nẹp bột khuỷu gấp 450 . Cần theo dõi sát, chụp X quang kiểm tra, nếu di lệch cần phải mổ kết hợp xương.
3.2. Gãy di lệch
- Cần mổ nắn chỉnh kết hợp xương bên trong.
- Điều trị bảo tồn trong trường hợp bệnh nhân quá già, có bệnh nội khoa kết hợp chống chỉ định phẫu thuật.
3.3. Mõm khuỷu gãy ngang, gãy chéo ngắn, gãy di lệch
- Phương pháp mổ tốt nhất là xuyên 2 định Kirschner từ nửa sau của mõm khuỷu theo hướng dọc và néo ép chỉ thép số 8.
- Kế đến là phương pháp dùng vít xiết chặt chéo và néo ép hoặc phương pháp cố định vít to nội tuỷ.
3.3.1. Mõm khuỷu gãy chéo nhiều
- Nên dùng 1 vít xiết chặt nén ép diện gãy.
- Kèm thêm phương pháp néo ép hoặc nẹp vít phía sau.
3.3.2. Mõm khuỷu gãy vụn lan đến mõm vẹt
- Không thể mổ phương pháp néo ép được.
- Nên dùng nẹp khoá.
3.3.3. Mõm khuỷu gãy vụn nhiều, bệnh nhân loãng xương, không thể dùng phương pháp cố định khac được
- Có thể cắt bỏ các mãnh vỡ tái tạo lại chỗ bám, cố định lại gân cơ tam đầu vào phần xương còn lại ở phía trước mõm khuỷu.
3.3.4. Mõm khuỷu gãy kèm trật khớp khuỷu
- Mổ nắn trật khớp khuỷu.
- Kết hợp xương mõm khuỷu.
- Cố định lại khớp khuỷu gấp 900 bằng cách xuyên đinh qua mõm khuỷu vào xương cánh tay hoặc bó bột cánh tay 3 tuần, sau đó tháo cố định cho tập vật lý trí liệu sớm.
- Kháng sinh toàn thân
+ Trước mổ: Cephalosporin thế hệ thứ III 2g TMC trước mổ 30 phút.
+ Sau mổ: Cephalosporin thế hệ thứ III 1g x 3TMC/ngày x 7 ngày. Hoặc Cephalosporin thế hệ thứ I: Cephalothin, Hoặc Cephalosporin thế hệ thứ II: Cefuroxim.
+ Kết hợp với kháng sinh Quinolon: Ciprofloxacin, Levofloxacin, Ofloxacin …
4. THEO DÕI
4.1. Sau bó bột
- X quang kiểm tra mỗi tuần, nếu có di lệch thứ pháp thì phải mổ kết hợp xương.
- Tập gồng cơ trong bột.
- Giữ 4 thuần cắt bột.
- Tập vật lý trị liệu càng sớm càng tốt.
- Các dấu hiệu chèn ép bột.
4.2. Sau mổ
- Theo dõi dấu hiện chèn ép thần kinh trụ.
- Vấn đề nhiễm trùng vết mổ: sốt, vết mổ sưng đỏ và đau, xét nghiệm: công thức máu 18 chỉ số, CRP …
4.3. Tập vật lý trị liệu
- Càng sớm càng tốt.
Tài liệu tham khảo
Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang
GÃY CỔ XƯƠNG ĐÙI
1. ĐẠI CƯƠNG
- Là loai gãy thường gặp ở người cao tuổi (>50 tuổi)
- Nguyên nhân do té, do tai nan giao thông
- Biến chứng hoai tử chỏm không thể loai trừ ngay từ đầu.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Lâm sàng
- Đau háng và gối, đau khi gõ dồn gót chân, và đau khi ấn vào mặt trước khớp hang
- Chân đau xoay ngoài và có ngắn chi khi có di lêch.
2.2. Cận lâm sàng
- X quang 2 bình diện thẳng, nghiêng: Cho biết vị trí gãy, di lệch, đường gãy
- CTM 18 thông số máu).
- Sinh hoá: urê, creatinin, glucose, AST, ALT.
- Ion đồ: kali, natri, canxi ion hoá.
- Điện tim, X quang tim phổi thẳng ...
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Sơ cứu
- Nẹp chậu - bàn chân chống xoay.
3.2. Điều trị tam thời
- Bó bột chống xoay.
- Thuốc:
+ Kháng sinh (uống hoặc tiêm): Cephalosporin thế 3, 4 (cephotaxim, Ceftazidin ..)..
+ Kháng viêm, giam đau: Meloxicam 15mg, Diclofenac 75mg, Alphachymotrypsil 4,2mg ...
+ Vitamin khoáng chất ...
+ Có thể tiêm ngừa uốn ván (khi có vết thương hoặc xây xát da đi kèm).
- Chuyển tuyến khi có chỉ định phẩu thuật thay chỏm ...
3.3. Gãy không di lệch
- Xuyên đinh ngoài bao khớp hay bắt vít ngoài bao khớp.
4.4. Gãy có di lệch
- Trẻ: mỗ kết hợp xương trong hay ngoài bao khớp bằng vít hay đinh dưới màng hình tăng sáng (nếu có)
- Dưới 70 tuổi: Bột chống xoay + bắt vít như trên
- Trên 70 tuổi:
+ Xương còn tốt: như trên
+ Loãng xương: thay chỏm, bột chống xoay
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp (Ban hành kèm theo Quyết định số 361/QĐ-BYT ngày 25/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Phác đồ đều trị năm 2015 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.
VỠ XƯƠNG BÁNH CHÈ
1. ĐẠI CƯƠNG
- Xương bánh chè là loại xương chêm ở vùng gối giúp cho cẳng chân hoạt động linh hoạt hơn.
- Vỡ xương bánh chè xảy ra mọi lứa tuổi do tai nạn giao thông, tai nạn lao động ...
- Xem thêm bài đại cương về gãy xương và gãy xương hở.
2. PHÂN LOẠI
Thông thường chia làm 2 loại vỡ xương bánh chè là
2.1. Vỡ kín xương: Là ổ vỡ xương không ăn thông với bên ngoài.
2.2. Vỡ hở xương: Là ổ vỡ xương ăn thông với bên ngoài qua vết thương.
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Dấu hiện lâm sàng
3.1.1. Các dấu hiệu chắc chắn của gãy xương bánh chè vỡ
- Biến dạng xương vùng gối.
- Cử động bất thường ở xương bất thường vùng cẳng bàn chân.
- Tiếng lạo xạo nơi ổ vỡ xương vùng gối.
3.1.2. Các dấu hiệu không chắc chắn của gãy xương đùi
- Đau vùng vỡ xương bánh chè .
- Sưng bầm tím nơi vùng vùng gối.
- Mất cơ năng ở xương vùng cẳng bàn chân.
3.2. Dấu hiệu cận lâm sàng
- Chụp X quang vùng gối thẳng nghiêng:
+ Xác định xương bánh chè vỡ về vị trí vỡ, đường vỡ xương và di lệch xương vỡ.
IV. ĐIỀU TRỊ.
4.1. Điều trị sơ cứu
4.1.1. Nẹp cố định xương bánh chè vỡ
4.1.2. Giảm đau:
- Thuốc giảm đau thần kinh ngoại biên hay thần kinh trung ương.
- Cố định xương bánh chè vỡ bằng nẹp đùi cẳng chân.
4.1.3. Bù lại khối lượng tuần hoàn bị mất:
- Nacl 0,9%, Lactat Ringer.
4.2. Điều trị thực thụ
4.2.1. Điều trị bảo tồn (ít sử dụng) :
- Trong các trường hợp vỡ xương bánh chè không di lệch, hoặc di lệch ít.
- Nắn chỉnh hình xương bánh chè vỡ.
- Bó bột đùi chẳng chân.
- Thời gian bó bột khoảng 6 tháng.
4.2.2. Điều trị phẫu thuật ngay nay thường được sử dụng nhất trong vỡ xương bánh chè
- Điều trị phẫu thuật Kết hợp xương bằng chỉ thép kèm với đinh Kirner.
4.3. Dùng thuốc
- Hồi sức cho bệnh nhân.
- Kháng sinh.
- Giảm đau.
- Kháng viêm.
- Thuốc bổ Vitamin.
- Thuốc có chứa Canxi.
4.4. Thời gian lành xương đùi gãy khoảng 6 tháng.
Tài liệu tham khảo
Bài giảng lâm sàng chuyên khoa I Bệnh học ngoại chấn thương niên khóa 2007 - 2009 của Trường đại học y dược TP Cần Thơ
GÃY XƯƠNG CẲNG CHÂN
1. ĐẠI CƯƠNG
- Cẳng chân có 2 xương: xương chày, xương mác:
+ Xương chày là xương chịu lực chính tới 9/10, nằm ở bên trong cẳng chân.
+ Xương mác chịu lực phụ tới 1/10, nằm bên ngoài cẳng chân.
- Xương cẳng chân đầu trên giáp với đùi bởi khớp gối và đầu dưới nối với bàn chân bởi khớp cổ chân.
- Khi điều trị gãy 2 xương cẳng chân chủ yếu tập trung điều trị gãy xương chày, ngoai trừ các trường hợp gãy xương mác thấp ảnh hưởng đến gọng chày mác.
- Mặt trong xương chày áp sát da, chỉ có 1 lớp mỏng mô liên kết nên khi gãy xương chày đầu xương gãy dễ đâm thủng da gây nên gãy hở và đễ lộ xương chày.
- Xương mác được các cơ bao phủ nhiều hơn nên khi gãy xương mác thường là gãy kín xương mác, liền xương nhanh hơn, dễ làm cản trở liền xương chày bị gãy kèm theo và có thể tạo khớp giả.
- Gãy xương cẳng chân thường do một lực tác động mạnh vào, nguyên nhân thường là tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt, …
- Xem thêm bài đại cương về gãy xương và gãy xương hở.
2. CÁC GÃY XƯƠNG THƯỜNG GẶP
2.1. Gãy 2 xương cẳng chân
2.2. Gãy đơn thuần một xương chày hoặc xương mác.
3. PHÂN LOẠI.
Thông thường chia làm 3 loại gãy xương là
3.1. Gãy 1/3 trên xương cẳng chân.
3.2. Gãy 1/3 giữa xương cẳng chân.
3.3. Gãy 1/3 dưới xương cẳng chân.
3.4. Theo tổn thương phần mềm:
- Gãy kín xương cẳng chân: Là ổ gãy xương không ăn thông với bên ngoài.
- Gãy hở xương cẳng chân: Là ổ gãy xương ăn thông với bên ngoài qua vết thương.
4. CHẨN ĐOÁN
4.1. Dấu hiện lâm sàng
4.1.1. Các dấu hiệu chắc chắn của gãy xương cẳng chân
- Biến dạng xương cẳng chân: gập góc và ngắn chi.
- Cử động bất thường ở xương cẳng chân.
- Tiếng lạo xạo nơi ổ gãy xương cẳng chân.
4.1.2. Các dấu hiệu không chắc chắn của gãy xương cẳng chân
- Đau vùng gãy xương cẳng chân gãy.
- Sưng bầm tím nơi cẳng chân.
- Mất cơ năng ở cẳng chân.
4.2. Dấu hiệu cận lâm sàng
- Chụp X quang vùng cẳng chân thẳng nghiêng:
+ Xác định xương cẳng chân gãy: loại xương gãy, vị trí gãy, đường gãy xương và di lệch xương gãy.
5. ĐIỀU TRỊ
5.1. Điều trị bảo tồn gãy xương cẳng chân
Nắn kín và bó bột đùi - bàn chân.
5.1.1. Vô cảm: gây tê ổ gãy.
5.1.2. Nắn xương theo 2 nguyên tắc:
- Nắn đoạn gãy xa theo đoạn gãy gần.
- Nắn di lệch chồng ngắn trước, các di lệch còn lại nắn sau.
5.1.3. Thời gian bó bột cho liền xương gãy từ 8 - 12 tuần.
5.1.4. Chú ý có thể kéo tạ liên tục khoảng 1 tháng, sau đó bó bột đùi – bàn chân, gối gấp góc 100, không cho phép gối gấp góc hơn 100.
5.2. Điều trị phẫu thuật gãy xương cẳng chân
- Đóng đinh nội tuỷ.
- Nẹp vít có nén ép hoặc không nén ép.
- Trong gãy xương hở, phẫu thuật chú ý là cắt lọc vết thương, cố định xương gãy thường dùng cố định ngoài hoặc chỉ nên kết hợp xương tối thiểu để giữ trục xương, đồng thời bó bột tăng cường. Hạn chế kết hợp xương phức tạp bên trong.
5.3. Điều trị chèn ép khoang kèm theo nếu có
4. Dùng thuốc
- Hồi sức cho bệnh nhân.
- Kháng sinh.
- Giảm đau.
- Kháng viêm.
- Thuốc bổ Vitamin.
- Thuốc có chứa Canxi.
6. BIẾN CHỨNG VÀ DỰ HẬU
6.1. Biến chứng sớm
- Sốc chấn thương, chèn ép khoang, chèn ép thần kinh, mạch máu.
6.2. Biến chứng muộn
- Can lệch.
- Khớp giả, Hội chứng Volkmann.
- Hội chứng rối loạn dinh dưỡng.
6.3. Dự hậu
- Thời gian liền xương trung bình khoảng 2 tháng.
- Thời gian bất động bằng bột từ 8 - 12 tuần.
Tài liệu tham khảo
Bài giảng lâm sàng chuyên khoa I Bệnh học ngoại chấn thương niên khóa 2007 - 2009 của Trường đại học y dược TP Cần Thơ
TRẬT KHỚP VAI
1. ĐỊNH NGHĨA
- Trật khớp vai là có chỏm xương cánh tay nối với ổ chảo xương bả vai.
- Xem bài đại cương về trật khớp.
2. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ
- Trật khớp khuỷu chiếm tỷ lệ 40% trong các loại trật khớp.
- Trong trật khớp vai có 95% là trật khớp vai ra trước.
- Chống khuỷu tay dang vừa đưa ra sau vừa đưa ra ngoài.
- Vật vác tì trên cành tay dang làm trật khớp vai dễ dàng.
- Do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt ...
- Trật khớp vai do kéo chằng giật mạnh thường có liệt thần kinh tùng cánh tay.
3. PHÂN LOẠI TRẬT KHỚP CHẤN THƯƠNG.
3.1. Trât khớp theo thời gian từ lúc bị tai nạn cho tới lúc xử trí có 3 nhóm lớn là
- Nhóm cấp cứu trong vòng 48 giờ đầu.
- Nhóm đến sớ từ 2 ngày đến 3 tuần.
- Nhóm đến muộn từ 3 tuần trở lên.
3.2. Trật khớp về giải phẫu và X quang có 3 loại là
- Bán trật khớp: mặt khớp không di lệch rời nhau.
- Trật khớp hoàn toàn.
- Gãy trật: khi trật khớp kèm theo gãy xương tại ổ khớp trật.
3.3. Trật khớp về mức độ tái phát có 3 loại là
- Trật khớp lần đầu.
- Trật khớp tái hồi: khi trật khớp từ 2 lần trở lên của một khớp, thường gặp ở khớp vai.
- Trật khớp thường trực: từ chỉ dùng cho xương bánh chè.
3.4. Trật khớp về mặt lâm sàng có 4 nhóm là
- Trật khớp kín.
- Trật khớp hở: thường thấyở các khớp nhỏ như ngón tay, ngón chân.
- Trật khớp kèm theo biến chứng thần kinh, mạch máu ... thường gặp ở khớp vai, khớp khuỷu, khớp cổ tay, khớp gối, khớp cổ chân.
- Trật khớp khoá ( kẹt ) do có một mảnh nhỏ xương gãy kẹt trong khớp bị trật, làm sự nắn khớp không được thực hiện.
4. TRIỆU CHỨNG TRẬT VAI
4.1. Triệu chứng lâm sàng
4.1.1. Trường hợp trật khớp vai mới, bệnh nhân đến với tay lành đỡ tay đau, khóm thấy có các dấu hiệu điển hình sau đây :
- Gù vai.
- Nhát rìu.
- Mất rãnh Delta ngực.
- Cánh tay ở tư thế dạng, khuỷu gấp tay lành đỡ tay đau.
- Hõm chảo rỗng.
- Dấu hiệu lò xo.
4.1.2. Khi chẩn đoán trật khớp đơn thuần cấn phải phân biệt với các trường hợp gãy trật, gãy tróc đầu trên xương cánh tay kèm trật khớp vai ( trường hợp sau cùng cần mổ nắn khớp và nắn xương gãy tróc sụn tiếp hợp cấp cứu ).
4.1.3. Trên lâm sàng thường nhầm là gãy đầu trên xương cánh tay di lệch nhiều với trật khớp vai, song gãy đầu trên xương cánh tay không có triệu chứng bật lò xo.
4.2. Triệu chứng cận lâm sàng
- Chụp X quang vùng vai thẳng nghiêng cho thấy rõ vị trí, cơ chế trật của đầu trên xương cánh tay và những tổn thương gãy xương kèm theo.
5. ĐIỀU TRỊ TRẬT KHỚP VAI
Điều trị trật khớp vai là nắn trật khớp vai như sau
5.1. Nắn: có nhiều thủ thuật nắn trật khớp vai
- Thủ thuật Kocher.
- Thủ thuật Hippocrate.
- Thủ thuật Stimson.
- Thông thường cho bệnh nhân ngồi vào ghế đẩu có đai lên phía sau, sau cho vùng nách có trật khớp vai tỳ sát phía trên đai ghế đẩu. Tiếp theo kéo cánh-cẳng tay xướng dưới và nắn vùng mỏm chỏm xương cánh tay của trật khớp vai vào vị trí bình thường. Và kiểm tra lại giữ khớp vai cho cánh tay cử động được nhẹ nhàng.
5.2. Bất động khớp vai sau khi nắn
- Sau khi nắn được khớp vai, với kỹ thuật nào đi nữa, cũng phải bất động khớp vai ở tư thế áp và xoay trong cánh tay bằng bột hoặc băng thun khoảng 2 - 3 tuần.
5.3. Tập vận động
- Bất động khớp vai trong 2 - 3 tuần. Sau đó cho tập vận động nhẹ nhanh khớp vai trong 2 - 3 tuần, tiếp tục động năng trong vòng 1 - 2 tháng đầu nhất là khi trật khớp vai kèm gãy mấu động hoặc đứt dây chằng, bao khớp, để ngừa trật khớp tái phát.
- Khi tập vận động lại khớp vai thì cử động dạng và gập được thực hiện trước, xoay ngoài và đưa ra sau của cánh tay chậm rãi hơn.
- Di chứng trật khớp vai thường xảy ra ở người lớn tuổi với đau đỏ quang vai, hạn chế cử động hoặc vì bất động quá lâu (quá 3 tháng) hoặc thiếu luyện tập lại khớp vai
5.4. Dùng thuốc sau khi nắn trật khớp khuỷu
- Kháng sinh nếu có thương tích khác kèm theo.
- Giảm đau.
- Kháng viêm.
- Vitamin C có thể dùng thêm.
- Thuốc tan máu bầm.
Tài liệu tham khảo
Bài giảng lâm sàng chuyên khoa I Bệnh học ngoại chấn thương niên khóa 2007 - 2009 của Trường đại học y dược TP Cần Thơ
TRẬT KHỚP KHUỶU
1. ĐỊNH NGHĨA
- Trật khớp khuỷu là cả 2 đầu xương trụ và xương quay đều rới ra khỏi đầu dưới xương cánh tay, nếu xương quay còn ở vị trí bình thường thì khuỷu trật khớp không hoàn toàn.
- Trật khớp khuỷu chiếm tỷ lệ 40% trong các loại trật khớp.
- Xem bài đại cương về trật khớp.
2. CƠ CHẾ
- Thường là gián tiếp do té chống khuỷu gập, chống tay khuỷu thằng.
- Cơ chế trực tiếp làm trật khớp khuỷu ít hẳn phải có tổn thương vùng khuỷu kèm theo trật khớp.
3. GIAI PHẪU BỆNH
- Loại trật ra sau chiếm đa số các trường hợp trật khớp khuỷu khoảng 90%
- Tổn thương dây chằng và bao khớp.
- Tổn thương xương thường thấy ở tuổi thanh thiếu niên và người lớn, nhiều nhất ở mấu cốc ( Apophyse Coronoide ), lồi cầu trong.
4. NGUYÊN NHÂN
- Nguyên nhân trật thớp khuỷu thường do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt.
5. PHÂN LOẠI TRẬT KHỚP CHẤN THƯƠNG
5.1. Trât khớp theo thời gian từ lúc bị tai nạn cho tới lúc xử trí có 3 nhóm lớn là
- Nhóm cấp cứu trong vòng 48 giờ đầu.
- Nhóm đến sớ từ 2 ngày đến 3 tuần.
- Nhóm đến muộn từ 3 tuần trở lên.
5.2. Trật khớp về giải phẫu và X quang có 3 loại là
- Bán trật khớp: mặt khớp không di lệch rời nhau.
- Trật khớp hoàn toàn.
- Gãy trật: khi trật khớp kèm theo gãy xương tại ổ khớp trật.
6. TRIỆU CHỨNG TRẬT KHỚP
6.1. Triệu chứng lâm sàng
- Vùng khuỷu sưng và sưng rất sớm vì các dây chằng và bao khớp bị rách và tụ máu, khuỷu gấp khoảng 50 – 600, cẳng tay hơi sấp trông như tay ngắn lại, cử động sấp ngữa mất. Các ngón tay, cổ tay gấp duổi tự nhiên (nếu không có tổn thương thần kinh giữa). Ngay sau tai nạn, chúng ta thấy được đầu dưới xương cánh tay gồ ra trước khuỷu, mỏm khuỷu nhô hẳn ra phía sau, nhìn ngang thấy khuyết trên mỏm khuỷu. Gập duỗi thụ động đau, khựng (mắc kẹt lại ở tư thế 300 - 900).
- Sờ nắn thấy tam giác Hueter, đường thẳng Huerter không còn nữa.
6.2. Triệu chứng cận lâm sàng
- Chụp X quang vùng khuỷu thẳng nghiêng có ích lợi phát hiện các xương gãy kèm theo, để loại trừ trường hợp kẹt khớp vì mảnh xương nhỏ trong khớp làm nắn trật khớp khuỷu thất bại.
7. ĐIỀU TRỊ
7.1. Nguyên tắc điều trị
- Nắn càng sớm càng tốt.
- Bất động trật khớp khuỷu sau khi nắn vào khớp khuỷu.
- Tập vận động.
7.2. Nắn khớp khuỷu có 4 động tác chính
- Để nguyên tư thế trật khớp khuỷu, kéo liên tục từ từ tăng dần cho khớp khuỷu giãn ra trong 3 – 5 phút, không làm bệnh nhân đau đơn. Trước hết là nắn xê dịch bên.
- Tiếp tục kéo như trên, vừa gập cẳng tay (gấp khuỷu) lại cho đến khi mỏm khuỷu ngang đối diện với hố đầu khuỷu.
- Vẫn giữ sức kéo giãn khớp, hai ngón tay cái của thầy thuốc nắn ấn chặt trên mỏm khuỷu vừa duỗi từ từ cẳng tay (duỗi khớp khuỷu) để mỏm khuỷu lọt vào hố đầu khuỷu và nắn lại chỏm quay vào vị trí bình thường của nó.
- Kiểm tra lại khuỷu đã nắn tốt, bệnh nhân thấy hết đau, gấp duỗi khuỷu nhẹ nhàng, thầy thuốc vẫn phụ giữ mỏm khuỷu trong hố đầu khuỷu, sấp ngữa cẳng tay bình thường, mạch cổ tay đập tốt.
Hiện nay nắn trật khớp khuỷu bằng khung treo tạ của điều trị bảo tồn gãy xương cẳng tay thì nắn trật khớp khuỷu được dễ dàng hơn.
7.3. Bất động trật khớp khuỷu sau khi nắn vào khớp khuỷu
- Bất động khuỷu đã nắn ở tư thế gập 900, băng bột cánh bàn tay trong 2 - 3 tuần.
7.4. Tập vận động.
- Sau khi bó bột, tập vật lý trị liệu trong 4 tuần thì lấy lại biên độ cử động bình thường, chỉ cho phép lao động nặng sau 3 tháng kể từ ngày bó bột.
7.5. Dùng thuốc sau khi nắn trật khớp khuỷu
- Kháng sinh nếu có thương tích khác kèm theo.
- Giảm đau.
- Kháng viêm.
- Thuốc tan máu bầm.
Tài liệu tham khảo
Bài giảng lâm sàng chuyên khoa I Bệnh học ngoại chấn thương niên khóa 2007 - 2009 của Trường đại học y dược TP Cần Thơ
BỆNH BỎNG
1. ĐẠI CƯƠNG
- Bỏng là một cấp cứu thường gặp trong cuộc sống đời thường. Thỉnh thoảng phải cấp cứu bỏng nhiều người.
- Bỏng là tổn thương gây nên bởi nhiệt, hóa chất, điện năng, bức xạ. Đại đa số trường hợp bỏng nông chỉ hạn chế ở da, nhưng cũng gặp bỏng sâu tới các lớp dưới da như cân, cơ, xương khớp và các tạng.
- Bệnh bỏng là tổn thương bỏng gây ra các rối loạn bệnh lý toàn thân như có thể gây sốc bỏng, suy hô hấp, suy tuần hoàn, xuất huyết tiêu hóa ...
- Bỏng là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong và tàn tật cho nạn nhân.
2. NGUYÊN NHÂN GÂY BỎNG
2.1. Bỏng do nhiệt
2.1.1. Bỏng do nhiệt khô
- Lửa; Tia lửa điện; Kim loại nóng chảy.
2.1.2. Bỏng do nhiệt ướt
- Nước sôi; Thức ăn sôi nóng; Dầu mở sôi; Hơi nước nóng.
2.2. Bỏng do hóa chất
2.2.1. Bỏng do A xít vô cơ mạnh thường gây bỏng: A xít Sunfuric1 (H2SO4); A xít nitríc (HNO¬3); A xit1clohydríc (HCl).
2.2.2. Bỏng do A xít hữu cơ có thể gây bỏng: A xít pheníc (phenol); A xít tricloraxetic.
2.2.3. Bỏng do Bazơ đặc mạnh gây bỏng: NaOH; KOH; Ca2(OH)2; Vôi đang tôi là một loại bỏng vừa nhiệt vừa Bazơ.
2.3. Bỏng do điện
- Bỏng do dòng điện dẫn truyền qua cơ thể.
- Bỏng do tia lửa điện là bỏng nhiệt.
2.4. Bỏng do các tia vật lý
- Tia hồng ngoại; Tia tử ngoại; Tia X (tia Rơnghen); Tia phóng xạ (gama, bêta).
3. PHÂN LOẠI BỎNG
3.1. Phân loại theo diện tích da bỏng
- Theo định luật số 9 của Wallace cách tính diện tích bỏng kích thước bàn tay bệnh nhân tương ứng 1% bề mặt cơ thể.
+ Đầu mặt cổ: 9%; Ngực: 9%; Lưng: 9%; Bụng: 9%; Thắt lưng 9%
+ Cánh-Cẳng-Bàn tay: 9%; Đùi: 9%; Cẳng-bàn chân: 9%
+ Bộ phận sinh dục: 1%.
3.2. Cách tính diện tích bỏng cho trẻ em
- Tính diện tích bỏng theo Lund-Browder
Tỷ lệ % dựa theo tuổi ở trẻ em
< 01 tuổi 01 - 04 tuổi 05 - 09 tuổi 10 - 14 tuổi 15 tuổi
Đầu 19 17 13 11 9
Đùi 5,5 6,5 8 8,5 9
Cẳng chân 5 5 5,5 6 6,5
TC 40 40 40 40 40
Các thành phần khác của cơ thể trẻ em cách tính diện tích như ở người lớn gồm:
- Ngực: 09; - Lưng: 09; - Bụng: 09; - Thắt lưng: 09
- Hai tay: 18
- Bộ phận sinh dục: 01
- Mặt-cổ: 04
- 02 bàn chân: 02
3.2. Phân loại theo độ sâu của bỏng
3.2.1. Bỏng nông (Bỏng nhẹ)
3.2.1.1. Bỏng độ 1
- Bỏng chỉ tổn thương lớp thượng bì, chỉ biểu hiện đỏ, nóng rát, đau nhẹ, lành sau khoảng từ 3 - 7 ngày.
3.2.1.2. Bỏng độ 2
- Bỏng tổn thương lớp biểu bì, trên nền da đỏ lại có xuất hiện những nốt phỏng nước chứa dịch bên trong, đau nhiều, lành sau khoảng từ 10 - 25 ngày.
3.2.2. Bỏng sâu (Bỏng nặng)
3.2.2.1. Bỏng độ 3
- Bỏng gây tôn thương lớp biểu bì và trung bì, gây hoại tử da ở diện rộng. Vì mất lớp tế bào sinh sản, da không được bảo vệ, nên bỏng loại này hầu hết dễ bị nhiễm khuẩn. Thường gặp bỏng do xăng, Axit, bỏng do điện ...
3.2.2.2. Bỏng độ 4
- Bỏng gây tổn thương phá hủy hết da, bỏng ăn tới tận cơ, xương, cả một vùng của cơ thể bị cháy đen. Thường gặp bỏng do điện cao thế, sét đánh, cháy nhà, cháy xe ô tô chở khách...
3.3. Phân loại mức độ nặng của bỏng
Nhẹ Trung bình Nặng
Trẻ em < 5% diện tích da 5 - 10% diện tích da > 10% diện tích da
Người lớn < 10% diện tích da 10 - 20% diện tích da > 20% diện tích da
Người cao tuổi < 5% diện tích da 5 - 10% diện tích da > 10% diện tích da
Tất cả < 2% bỏng độ 3 2 - 5% bỏng độ 3; bỏng do điện thế cao; tổn thương hít phải; bỏng chu vi; bệnh lý phổi hợp > 5% bỏng độ 3; bỏng do điến thế cao; tổn thương hít phải; bỏng mặt. Mắt, tai, bộ phận sinh dục, hoặc khớp, chất thương kết hợp
Kế hoạch/sắp đặt Ngoại trú Vào viện Đơn vị bỏng/ICU
4. CHẨN ĐOÁN BỎNG
Khi người bị bỏng là khám toàn diện người bỏng và khám tại chỗ tổn thương bỏng bằng lâm sàng để chẩn đoán, tiên lượng và đề ra phương pháp điều trị thích hợp.
4.1. Chẩn đoán bỏng
4.1.1. Triệu chứng cơ năng
- Hỏi nguyên nhân gây bỏng.
- Mức độ nóng rát và đau.
4.1.2. Triệu chứng thực thể
- Nổi ửng đỏ hay đỏ, nốt phỏng nước chứa dịch trong.
- Tổn thương lớp biểu bì và trung bì, gây hoại tử da ở diện rộng
- Tổn thương phá hủy hết da, bỏng ăn tới tận cơ, xương, cả một vùng của cơ thể bị cháy đen.
4.1.3. Cân lâm sàng
- Các xét nghiệm an toàn: HIV, viêm gan B, C.
- Xét nghiệm máu: CTM 18 chỉ số, TQ, TCK, Tốc độ lắng máu (VS), Kali, Urê, Creatinin, nhóm máu ABO,
- Các xét nghiệm sinh hóa: AST, ALT, Urê, Creatinin, glucose, điện giải đồ, khí máu
- Nước tiểu (tổng phân tích nước tiểu): Protein, Glucose, Hb, tỷ trọng, cặn lắng.
- Siêu âm, X quang nếu cần.
4.1.4. Chẩn đoán bỏng
- Chẩn đoán bệnh bỏng phải được nêu lên: Diện tích bỏng chung(%), độ sâu (%), vị trí, nguyên nhân, bệnh lý khác kèm theo (nếu có).
4.2. Tiên lượng của bỏng
- Tiên lượng bệnh nhân bỏng về hai mặt:
+ Toàn thân.
+ Chức năng vận động và thẩm mỹ.
Từ đó dựa vào các căn cứ sau đây:
4.2.1. Căn cứ vào diện tích bỏng chung và diện tích bỏng sâu
- Nếu chỉ bỏng nông dù diện tích rộng tới 90% vẫn có thể cứu sống được.
- Nếu bỏng sâu từ 40% diện tích cơ thể trở lên vẫn có một tỷ lệ tử vong khá cao mặc dù được điều trị tích cực tại trung tâm chữa bỏng.
- Nếu bỏng sâu trên 70% diện tích cơ thể việc cứu sống bệnh nhân bỏng là một vấn đề rất khó khăn.
4.2.2. Căn cứ vào tuổi và sức khỏe bệnh nhân khi bị bỏng
- Trẻ em và người già tiên lượng nặng hơn so với người lớn với cùng diện tích và mức độ tổn thương bỏng như nhau.
4.2.3. Căn cứ vào vị trí, nguyên nhân gây bỏng và hoàn cảnh bị bỏng
4.2.3.1. Vị trí bị bỏng
- Bỏng vùng mặt, cổ, có thể gặp bỏng đường hô hấp trên, bỏng giác mạc, mi mắt, sụn tai thì ảnh hưởng đến thẩm mỹ và các chức năng: nhìn, nhai, nghe, thở.
- Bỏng bàn tay và các vùng khác của chi thể thường có di chứng làm hạn chế chức phận chi thể: co kéo, dính, tư thế sai lệch.
4.2.3.2. Nguyên nhân bị bỏng
- Nhiệt khô thường gây bỏng sâu do đó thường nặng hơn bỏng do sức nhiệt ướt. Tử vong do bỏng lửa cao hơn bỏng nước sôi.
- Bỏng điện cao thế thường sâu đến các khối cơ, nhiều mô hoại tử và chảy máu thứ phát.
- Bỏng do hơi nóng và các khí nóng thường kèm theo bỏng đường hô hấp.
- Bỏng do vôi tôi vừa là bỏng bazờ vừa là bỏng nhiệt thường có hoại tử do đó dễ bị nhiễm khuẩn nhất là nhiễm khuẩn mủ xanh.
4.2.4. Căn cứ vào cách điều trị và hoàn cảnh bị bỏng
- Sau khi bị bỏng có được cấp cứu kịp thời hay không? Cách chữa có chính xác hay không? đó là những vấn đề có liên quan đến các biến chứng xảy ra như: sốc, nhiễm độc,
nhiễm khuẩn, suy mòn và khả năng tái tạo và phục hồi của vết bỏng.
- Khi lên cơn động kinh, say rượu, ngất, bất tỉnh mà bị bỏng thì thường là bỏng sâu vì người bệnh mất ý thức tự bảo vệ.
5. XỬ TRÍ BỆNH BỎNG
5.1. Sơ cứu bỏng
5.1.1. Tại nơi xảy ra tai nạn bỏng
- Loại bỏ tác nhân gây bỏng càng nhanh càng tốt (dập lửa, ngắt nguồn điện, kéo nạn nhân ra khỏi hố vôi…). Nhưng phải tùy theo nguyên nhân gây bỏng mà cách loại trừ ra khỏi cơ thể cho phù hợp.
- Ngâm vùng bỏng vào nước lạnh (10 - 200 C) trong vòng 20 - 30 phút. Đặc biệt có hiệu quả trong 30 phút đầu sau khi bỏng, nếu để sau 30 phút mới ngâm nước lạnh thì không còn giá trị nữa trừ bỏng hóa chất (chú ý không ngâm tổn thương bỏng vào nước đá).
- Rửa sạch dị vật (đất, cát…) còn dính ở vết bỏng.
- Băng ép chặt vừa phải vùng bị bỏng (để hạn chế sự phát triển của dịch nốt phỏng và phù nề vùng bỏng).
- Nếu bỏng do nguồn điện: Nếu có sốc do điện cần hồi sinh tổng hợp (hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực ngay tại chỗ cho đến khi bệnh nhân tự thở và tim đập lại) trước khi chuyển nạn nhân về cơ sở y tế.
- Chuyển nạn nhân nhanh chóng tới cơ sở y tế gần nhất.
5.1.2. Tại cơ sở y tế
5.1.2.1. Sơ cấp cứu bỏng do nhiệt
- Cởi bỏ quần áo, đồ trang sức. Tránh gây thêm tổn thương da và nốt phỏng thường dùng bằng cách kéo cắt bỏ quần áo nơi bị bỏng.
- Làm lạnh vùng bỏng bằng nước lạnh 100 - 250 C trong thời gian 20 - 30 phút
- Rửa sạch vết bỏng với NaCl 0,9% hoặc Betadin 10%
- Rồi lao lại bằng dầu mù u và sau đó đắp gạc tẩm thuốc mở Vaselin lên để làm mát vết bỏng.
- Không được phá các mụn nước.
- Dự phòng sốc bỏng: ủ ấm, giảm đau.
5.1.2.2. Sơ cấp cứu bỏng do a xít
- Nếu axit dính vào quần áo và giầy dép nhanh chóng cởi bỏ quần áo vào giầy dép.
- Dùng nhiều nước lạnh dội lên vùng bỏng hoặc ngâm vùng bỏng vào nước để hoà loãng nồng độ axit vơí thời gian trên 10 - 15 phút và nếu bị bỏng do axit hydroflohydric thì ngâm rửa nước lạnh phải dài thời hạn hơn, sau đó dùng thuốc để trung hoà.
- Nếu bệnh nhân uống phải axit thì xúc miệng bằng Natricacbonat 5% sau đó cho uống nước lòng trắng trứng gà, số lượng tuỳ theo lượng axit uống vào nhiều hay ít. Không nên uống Natricacbonat 5% có thể gây chướng khí làm giãn dạ dày cấp hoặc có thể thủng dạ dày và ống tiêu hoá.
5.1.2.3. Sơ cấp cứu bỏng do bazờ
- Ngay sau khi bỏng phải rửa hoặc ngâm vào nước sạch để hoà loãng nồng độ bazơ.
Sau khi dùng nước rửa, sử dụng các dung dịch axit như axit axetic 6%, dung dịch amoniclorua (NH4Cl) 5%, axit boric. Nếu không có dung dịch trên dùng nước dấm, nước chanh, nước đường 20%.
- Tạo ra một quá trình xà phòng hoá với các chất béo của một tế bào cơ thể.
Vôi sống (CaO) khi gặp nước (H2O) tạo thành vôi tôi Ca(OH)2 quá trình phản ứng nhiệt (nhiệt độ tới 1500C) và vôi tôi vừa là một bazơ mạnh vừa là bỏng nhiệt sẽ gây bỏng nặng thêm.
5.1.2.4. Bỏng hóa chất đường tiêu hóa, hô hấp, vùng mặt
- Nhanh chống sơ cấp cứu bỏng hít nhiệt hay hóa chất tạm ổn.
- Nhanh chống chuyển lên tuyến trên điều trị theo chuyên khoa.
5.2. Giảm đau
5.2.1. Các biện pháp giảm đau không dùng thuốc
- Làm lạnh tổn thương bỏng bằng nước lạnh có thể làm giảm đau đáng kể.
- Nhiệt độ làm lạnh tối ưu trong khoảng 10 - 250 C, nó xấp xỉ nhiệt độ của nước máy.
- Làm lạnh bằng nước đá sẽ làm tăng mức độ nặng của tổn thương và cần phải tránh. Làm lạnh có hiệu quả nhất khi bệnh nhân tới viện ngay sau tổn thương.
- Tuy nhiên, làm lạnh vẫn có hiệu quả trước 30 phút sau tổn thương bỏng.
- Tổn thương bỏng có thể được làm lạnh bằng cách:
+ Để vết thương bỏng dưới vòi nước máy đang chảy hoặc đắp lớp băng ẩm lên tổn thương bỏng.
+ Chăn lạnh có thể cũng rất hữu ích, đặc biệt trong hoàn cảnh bệnh nhân trước khi vào viện. Chăn lạnh luôn có sẵn trên thị trường.
- Phủ lên tổn thương bỏng một lớp băng giữ ẩm cũng làm giảm đau. Hiệu quả giảm đau có thể được giải thích do giảm kích thích các dây thần kinh bên dưới bởi các dòng khí hoặc các kích thích trực tiếp khác
5.2.2. Nhóm thuốc kháng viêm giảm đau không Steroid
- Acetaminophen (Paracetamol) đường uống, đường truyền tĩnh mạch hoặc
+ Người lớn: 500mg mỗi 4 - 6 giờ hay Có thể truyền tĩnh mạch Paracetamol 1g x 3 lần/ngày. Liều tối đa không quá 4g/24 giờ
+ Trẻ em: 15mg/kg mỗi 4 - 6 giờ, liều tối đa không quá 60mg/kg/ngày.
- Nisidol, Nisidil (Nefopam) viên 30mg, ống 20mg/2ml hoặc
+ Người lớn:
. Dạng uống: 60 mg x 3 lần/ngày
. Dạng ống tiêm bắp: 20mg TB mỗi 6 giờ
+ Trẻ em: liều dùng trẻ em chưa được nghiên cứu
- Nidal (Ketoprofen) 50mg hoặc
+ Người lớn: 1 viên x 3 lần/ngày (có thể dùng 2 viên x 3 lần/ngày)
+ Chống chỉ định dùng cho Trẻ em < 15 tuổi
- Diclofenat viên 50mg, 75mg, ống 75mg/2ml
+ Người lớn và trẻ em >14 tuổi: 75mg x 2-3 lần/ngày uống hay tiêm bắp.
+ Tre em: 15mg/kg mỗi 6-8 giờ.
- Ibuprofen hoặc.
+ Người lớn: 400-800mg mỗi 6 - 8 giờ.
+ Trẻ em: 15mg/kg mỗi 6 - 8 giờ
- ...
5.2.3. Nhóm thuốc giảm đau thần kinh trung ương hay an thần
- Nếu bỏng trung bình đến nặng gây đau nhiều có thể dùng: Morphin ống 10mg/ml hoặc
+ Người lớn: 0,05-0,1mg/kg TMC
+ Trẻ em trên 30 tháng tuổi: 0,1-0,2mg/kg/1 liều TB, còn TTMC liều bằng ½ liều tiêm bắp
- Fentanyl ống 50 Microgram/2ml
+ Người lớn: 0,05-0,1 Microgram/kg TMC
- Thuốc an thần nhất là rữa vết thương có bỏng trung bình hay nặng: Diazepam viên 5mg, ống 10mg
+ Người lớn: 5-10mg x 4 lần/ngày
+ Trẻ em: 0.12-0,8 mg/kg chia đều 6-8 lần/ngày
- ...
5.3. Hồi sức cấp cứu bệnh bỏng
- Nếu bỏng nhẹ:
+ Bù nước bằng đường uống ORS (Oresol), nước cam, nước đường, nước chín đun sôi để nguội ... uống theo nhu cầu của người bệnh.
+ Bù nước bằng đường truyền dịch theo nhu cầu cần thiết hàng ngày.
- Bỏng trung bình và nặng thì phòng ngừa cũng như chống sốc bổng theo công thức Parkland: dung dịch dùng là Lactat Ringer: 4ml/kg/%diên tích bỏng.
+ 08 giờ đầu truyền ½ lượng dịch
+ 16 giờ sau truyền ½ lượng dịch còn lại
5.4. Kháng sinh
- Dùng một loại kháng sinh phổ rộng. Tuy nhiên trong trường hợp có biểu hiện nhiễm trùng nặng có thể phối hợp với 2 hay 3 loại nhóm kháng sinh khác nhau.
- Dùng kháng sinh phổ rộng có thể đường uống hay tiêm chích tuỳ theo từng trường hợp như:
5.4.1. Nhóm Cephalosporin thế hệ thứ 1, 2, 3, 4 hoặc
5.4.1.1 Nhóm Cephalosporin thế hệ thứ 1 hoặc
- Cefadroxil viên 500mg
+ Người lớn: 1 - 2g/ngày chia 2 lần uống.
+ Trẻ em: 30mg/kg ngày chia làm 2 lần uống.
- ...
5.4.1.2. Nhóm Cephalosporin thế hệ thứ 2 hoặc
- Cefuroxim
+ Người lớn: 250 - 500mg/ ngày chia 2 lần (U), TB hay TMC.
+ Trẻ em: 20mg/kg ngày chia làm 2 lần (U), TB hay TMC.
- ...
5.4.1.3. Nhóm Cephalosporin thế hệ thứ 3 hoặc
- Cefotaxin lọ 1g, 2g
+ Người lớn: 2 - 6g/ ngày chia 3 lần TB hay TMC.
+ Trẻ em: 100 - 150mg/kg ngày chia làm 3 lần TB hay TMC.
- ...
5.4.2. Nhóm Quinolon hoặc
- Ofloxacin viên 200mg
+ Người lớn: 200 - 400mg x 3 lần/ ngày (U)
+ Trẻ em: Chưa được nghiên cứu vá quyết định. Tùy bác sĩ chỉ định dùng nhưng phải thận trọng dễ bị tác dụng phụ làm ảnh hưởng trẻ em.
- Levofloxacin viên 500mg
+ Người lớn: 500 - 1000mg x 2 lần/ ngày (U)
+ Trẻ em: Chưa được nghiên cứu vá quyết định. Tùy Bác sĩ chỉ định dùng nhưng phải thận trọng dễ bị tác dụng phụ làm ảnh hưởng trẻ em.
- ...
5.4.3. Nhóm Aminoglycoside hoặc
- Gentamycin ống 80mg
+ Người lớn: 2mg/kg ngày chia 2 lần TB hay 01 liều duy nhất trong 1 ngày.
+ Trẻ em: 2mg/kg ngày chia làm 2 lần TB.
- ...
5.4.4. Nhóm Imidazol hoặc
Khi nghi ngờ nhiễm trùng yếm khí
- Metronidazol viên 250mg, chai TTM 500mg.
+ Người lớn: 500 - 750mg x 3 lần/ ngày (U) hay TTM 500mg x 2 lần/ ngày .
+ Trẻ em: 35 - 40mg/kg ngày chia làm 3 lần (U).
- ...
5.4.5. Nhóm kháng sinh phối hợp hoặc
- Amoxicillin + Acid clavulanic viên uống
+ Người lớn và trẻ em > 40kg thể trọng: 250-500mg x 3 lần/ ngày (U).
+ Trẻ em < 40kg thể trọng: 22 - 24mg/kg ngày chia làm 3 lần (U).
- ...
5.4.6. Một số loại kháng sinh khác ...
5.5. Kháng viêm tan máu bầm, dạng men
- Alpha-chymotrypsin viên 4200UI hay 4,2mg
+ Người lớn : 2 viên x 3 lần/ ngày uống hay ngậm dưới lưỡi
+ Trẻ em chưa được nghiên cứu xác định
- Lysozyn viên 90mg
+ Người lớn : 1 viên x 3 lần/ ngày uống
+ Trẻ em chưa được nghiên cứu xác định
- ...
5.6. Thuốc bồi dưỡng
- Vitamun nhóm B:
+ Vitamin B1B6B12:
. Người lớn: 01 viên x 2 lần/ngày
. Trẻ em: ngày uống 01 viên/01 lần/ngày
+ Bcomplex C:
. Người lớn: 01 viên x 2 lần/ngày
- Vitamin C viên 500mg (uống), ống 0,5g và 1g (TTM)
+ Người lớn: 500mg x 2 - 3 lần/ngày
+ Trẻ em: 100 - 300mg/ngày chia 2-3 lần
- Vitamin PP viên 500mg
+ Người lớn : 1 v x 3 lần/ ngày, không quá 3 viên/ ngày
5.7. Phòng ngừa uốn ván
- Tiêm phòng uống ván: SAT 1500UI/ TDD.
6. MỘT SỐ DIỄN TIẾN BỆNH BỎNG
6.1. Sốc bỏng
- Sốc bỏng là do thoát dịch, huyết tương từ lòng mạch ra khoảng gian bào. Nguyên nhân do tổn thương mao mạch, rối loại vi tuần hoàn gây giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch.
- Từ đó đưa đến trạng thái suy sụp đột ngột toàn bộ chức năng quan trọng của cơ thể do chấn thương bỏng gây nen.
6.1.1. Các triệu chứng của sốc bỏng
STT Các biệu hiện Sốc nhẹ Sốc trung bình Sốc nặng và rất nặng
1 Diện tích da bỏng
chung 15 - 39 40 - 69 > 70
2 Diện tích bỏng sâu 5 - 10 16 - 29 > 20 - 30
3 Thể tích huyết
tương lưu hành Giảm 21% Giảm 34% Giảm 46%
4 Trạng thái toàn
thân Tỉnh, khát, kêu đau vật vã Tỉnh, khát, kêu đau giãy dụa, thờ ơ, giảm cảm giác, co giật, tím tái Tỉnh hoặc thờ ơ, giãy dụa, hôn mê, đồng tử giãn, giảm hoặc mất cảm giác, có co giật, tím tái ở trẻ con
5 Da niêm mạc Nhợt nhạt Nhợt nhạt, khô Nhợt nhạt, có đám da màu xám, ra mồ hôi lạnh
6 Mạch/phút 100 - 130 110 - 140 120 - 200 yếu
7 HA 80/70 70/40 65/40 - 00/00
8 Nhịp thở/phút 20 - 24 25 - 35 Ngáp cá ở giai đoạn cuối
9 Nhiệt độ 36,5 - 37,40C 37,5 - 38,50C 38,5 - 400C
10 Nôn Hiếm thấy Thường thấy Nôn nhiều chất, nôn có máu đen hoặc đỏ tươi
11 Chướng bụng Không Nhẹ Nặng, khó thở, giãn dạ dày cấp
12 Nước tiểu/24 giờ 450 - 1000 300 - 400 Thiểu niệu và vô niệu
13 Thời gian diễn
biến của sốc 2 - 24 giờ 18 - 36 giờ 24 - 72 giờ
14 Xét nghiệm máu HC: 3,4 - 4,6 triệu/mm3 HC: 4,3 - 7 triệu/mm3 Thiếu máu xuất hiện từ ngày thứ 2, 3
15 Xét nghiệm nước
tiểu Bình thường Có thể thấy Albumin Albuumin 150 - 240 cả HC, BC, Hb
16 Tỷ trọng nước tiểu 1,025 - 1,020 1,020 - 1,018 < 1,018
6.1.3. Điều trị sốc bỏng
- Mục đích của chữa sốc bỏng
+ Dự phòng sốc bỏng.
+ Nếu xảy ra sốc bỏng phải khẩn trương điều trị cho ra khỏi sốc bỏng.
6.1.3.1. Dự phòng sốc bỏng
- Xem lại phần xử trí bệnh bỏng
+ Phần 5.2: Giảm đau và
+ Phục hồi khối lượng máu lưu hành, phục hồi các rối loại điện giải, chống nhiễm acid và tình trạng thiểu niệu
+ Phòng và chữa các rối loạn về hô hấp, thân nhiệt, tiêu hóa
+ Phần 5.3: Hồi sức cấp cứu bệnh bỏng dự phòng cũng như chống sốc bổng theo công thức Parkland: dung dịch dùng là Lactat Ringer: 4ml/kg/%diên tích bỏng (½ lượng dịch dùng trong 8 giờ đầu và còn ½ lượng dịch dùng trong 16 giờ còn lại trong ngày).
6.1.3.2. Điều trị sốc bỏng.
- Dựa vào thể tích huyết tương lưu hành giảm theo bảng các triệu chứng của sốc bỏng mà bù thể tích huyết tương cho phù hợp hoặc
- Trong 24 giờ đầu chống sốc bổng theo công thức Parkland: dung dịch dùng là Lactat Ringer: 4ml/kg/%diên tích bỏng (½ lượng dịch dùng trong 8 giờ đầu và còn ½ lượng dịch dùng trong 16 giờ còn lại trong ngày). Và trong 24 giờ tiếp theo: Dịch cao phân tử (Albumin 5%) với 0.3 - 1ml/kg/% diện tích bỏng/16 giờ.
6.2. Bỏng gây biến chứng suy thận cấp
- Điều trị theo phác đồ điều trị suy thận cấp.
6.3. Bỏng gây biến chứng nhiễm trùng hay sốc nhiễm trùng
- Điều trị theo phác đồ nhiễm trùng hay sốc nhiễm trùng.
6.4. Các tổn thương bỏng do hít phải
- Nhanh chóng sơ cấp cứu bỏng do hít tạm ổn
- Chuyển bệnh nhân lên tuyến trên điều trị theo chuyên khoa
6.5. Chỉ định đặt nội khí quản trong trường hợp bỏng nặng
- Tắc nghẽm đường hô hấp trên.
- Không thể kiểm soát được chất tiết (ứ đọng đờm dãi nhiều ...).
- Giảm Oxy máu mặc dù đã được cung cấp Oxy 100%.
- Rối loại ý thức (sững sờ hoặc hôn mê).
- Mệt cơ (nhịp thở nhanh hoặc chậm)
6.6. Các tiêu chuẩn chuyển nạn nhân lên tuyến trên
Theo Hiệp hội Hoa kỳ xác định các loại bỏng sau đây cần chuyển đến Trung tâm điều trị bỏng
- Bỏng độ 2 và độ 3 trên 10% diện tích cơ thể ở những nạn nhân dưới 10 tuổi hay trên 50 tuổi.
- Bỏng độ 2 và độ 3 trên 20% diện tích cơ thể ở tất cả các nhóm tuổi.
- Các trường hợp bỏng độ 2 và độ 3 liên quan đến Mặt, Mắt, Tai, Bàn tay, Bàn chân, Sinh dục, Tầng sinh môn hay những tổn thương bỏng liên quan đến các khớp lớn.
- Bỏng độ 3 trên 20% diện tích cơ thể ở tất cả mọi lứa tuổi.
- Bọng điện nặng, kể cả sét đánh (tổn thương mô đáng kể dưới da và có thể dẫn đến suy thận cấp và các biến chứng khác).
- Bỏng hóa chất nặng.
- Bỏng do hít phải khí nóng (bỏng đường hô hấp).
- Tổn thương bỏng ở những nạn nhân có các bệnh lý từ trước có thể làm phức tạp việc xử trí, thời gian hồi phục kéo dài, hay nguy cơ tử vong.
- Nạn nhân bỏng có các chấn thương khác kèm theo có thể làm tăng nguy cơ tử vong và tàn tật có thể được điều trị ban đầu tại Trung tâm chấn thương trước khi chuyển đến Trung tâm điều trị bỏng.
- Trẻ em bị bỏng cần được chuyển đến Trung tâm bỏng có đủ khả năng chăm sóc.
- Chấn thương bỏng ở những nạn nhân cần được chăm sóc xã hội và cảm xúc đặc biệt hay hỗ trợ phục hồi chức năng lâu dài như các trường hợp trẻ bị nghi ngờ bị lạm dụng hay bị bỏ rơi.
Tài liệu tham khảo
- Lê Thế Trung, Điều trị bệnh bỏng, Bỏng - Những Kiến Thức Chuyên Ngành, Nhà Xuất Bản Y Học 2003.
- Viện Bỏng quốc gia, Chăm sóc và điều trị tại chỗ vết thương bỏng, Sơ cứu, cấp cứu và điều trị bỏng, Nhà xuất bản Y học, 2006.
- Phác đồ khoa cấp cứu của Bệnh viện Bạch mai-Hà nội.
CHƯƠNG BỆNH MẮT
BỆNH ĐAU MẮT HỘT
1. CHẨN ĐOÁN
Có 2 trong 4 tiêu chuẩn
- Hột kết mạc sụn mi trên.
- Hột ở rìa giác mạc hoặc lỏm hột Herpes.
- Sẹo kết mạc điển hình.
- Màng máu cực trên giác mạc.
- Xét công thức máu 18 chỉ số.
- Xét nghiệm: TS, TC (TQ, TC) đường huyết, CRP, SGOT, SGPT (AST, ALT), Ure Cretatinin.
2. ĐIỀU TRỊ
2.1. Nguyên tắc
- Có mắt hột là điều trị.
- Điều trị liên tục.
2.2. Các thuốc: Sulfamide, Tetracycline, Erythromycine, Rifamycine.
2.2.1. Sulfamide 20%: nhỏ 2-4 lần/ngày (lần 1-2 giọt) x 3-6 tháng.
2.2.2. Tetracycline 500 mg (viên) hoặc
+ Uống 1 viên x 3 lần/ngày x 3 tuần
- Doxycycline 100mg (viên) hoặc
+ Uống 1 viên x 3 lần/ngày x 3 tuần.
- Tetracycline pommade 1%
+ Tra mỗi tối trước khi đi ngủ 3-6 tháng.
2.2.5. Erythromycine 0,5g (viên) hoặc
- Uống 1 viên x 2 lần/ngày x 2 tuần (độc cho gan)
- Erythromycine pommade 3% tra mắt tối trước khi đi ngủ 3-6 tháng.
2.2.6. Rifamycine collyre
- Nhỏ mắt 3-6 tháng.
Kết luận: Nói chung điều trị mắt hột nên dùng thuốc nhỏ tốt hơn, trừ trường hợp nặng mới dùng toàn thân.
- Phòng bệnh:
+ Giữ vệ sinh sạch sẽ.
+ Sử dụng đồ dùng cá nhân riêng biệt, không dùng đồ chung với nhau sẽ lây lan nhanh.
- Biến chứng:
+ Lông siêu.
+ Lông quặn.
* Phẩu thuật quặm điều trị biến chứng
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về Mắt (Ban hành kèm theo Quyết định số 40/QĐ-BYT, ngày 12/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.
VIÊM KẾT MẠC MẮT
1. VIÊM KẾT MẠC DO VI KHUẨN
1.1. Triệu chứng lâm sàng
- Cộm xốn, ghèn nhiều + hạch trước tai, màng giả (nặng), thị lực bình thường(không giảm).
1.2. Cận lâm sàng
- Xét công thức máu 18 chỉ số.
- Xét nghiệm: TS, TC (TQ, TCK) đường huyết, CRP, SGOT, SGPT (AST, ALT), Ure Cretatinin.
1.3. Điều trị
Theo kháng sinh đồ hoặc nhuộm gram (nếu có).
THUỐC COLLYRE POMADE THUỐC NHỎ CORTICOID
VKM Gr (+) Aminoglycosid
6-10 lần/ngy Aminoglycosid
Tra tối Corticoid
VKM Gr (+), (-) Ofloxacine Rifamycine //
Phổ rộng hay
Gr(+), (-) Levofloxacin
Moxifloxacin Oxytetracycline //
Toramycine Toramycine //
Gentamycine Chlonamphenicol //
Chloramphenicol Tetracycline //
Tra 5-10 lần/ngày x 7-8 ngày.
Nếu trường hợp nặng: điều trị kết hợp kháng sinh toàn thân.
- Bơm rữa cùng đồ.
- Chích cạnh nhãn cầu.
- Nâng cao thể trạng: Vitamine C,B,A ………
2. VIÊM KẾT MẠC DO VIRUS
2.1. Triệu chứng lâm sàng
- Dể lây, thường nổi hột cấp ở các cùng đồ và kết mạc sụn.
- Các gai máu, nằm cạnh các hột (cứng khó vở dể chảy máu).
- Phù nề mi.
- Ghèn ít dai.
- Thường kèm xuất huyết dưới kết mạc.
2.2. Cận lâm sàng:
- Xét công thức máu 18 chỉ số.
2.3. Biến chứng
- Thường viêm giác mạc nông đưa đến giảm thị lực.
2.4. Điều trị
- Không có thuốc đặc hiệu.
- Trường hợp đặc biệt viêm loét giác mạc Herpest: Collyre IDU.
- Thuốc Corticoide giảm nhanh nhưng dể tái phát dùng khi không có biến chứng viêm giác mạc (Fluorescine (-)).
- Kháng sinh khi có bội nhiễm.
- Nâng cao thể trạng: Vitamine A, C, B …
- Acyclovir 400-800 mg x 5 lần/ngày x 5-7ngày
3. VIÊM KẾT MẠC DO DỊ ỨNG
3.1. Triệu chứng lâm sàn
- Thường xuất hiện vào ngày mua thu hoạch, gặp mọi lứa tuổi
- Ngứa nhiều.
- Chảy nước mắt nhiều.
- Đỏ mắt vừa phải.
- Thường kèm theo triệu chứng của đường hô hấp.
3.2. Cận lâm sàng
- Xét công thức máu 18 chỉ số.
- CRP
3.3. Điều trị
- Thuốc co mạch.
- Thuốc sát trùng nhẹ: Collyre Visin, C Daijaku.
- Thuốc chống dị ứng: Collyre Optiron.
- Thuốc kháng Histamine và Corticoide.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về Mắt (Ban hành kèm theo Quyết định số 40/QĐ-BYT, ngày 12/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.
VIÊM LOÉT GIÁC MẠC DO NẤM
1. ĐẠI CƯƠNG
- Viêm loét giác mạc do nấm là bệnh thường gặp.
- Chủ yếu sau sang chấn thương về nông nghiệp như lá lúa, lá cây, … quét vào giác mạ, gây trầy xước, tổn thương mô giác mạc, tạo điều kiện thuận lợi cho vi nấm xâm nhập vào giác mạc.
- Ngoài ra dùng Coricoid tại chổ lâu dài là điều kiện thuận lợi cho vi nấm phát triển.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Lâm sàng
- Cộm xốn, chảy nước mắt, sợ ánh ánh, nhức mắt, giảm thị lực tuỳ thuộc vào vị trí ổ loét.
- Cương tụ tìa.
- Hiện diện ổ loét giác mạc, nhuộm bắt màu Fluorescein, với những đặc trưng:
+ Loét bờ dạng sợi nấm.
+ Tổn thương vệ tinh.
+ Loét bề mặt nổi gồ.
+ Mủ tiền phòng.
+ Mảng xuất tiết ở mặt sau giác mạc.
+ Vòng miễn dịch giác mạc.
2.2. Xét nghiệm
- Soi tươi: tìm thấy nấm trong 50% trường hợp, cho biết được nấm sợi hoặc nấm men.
- Nhượm soi: Gram, Giemsa (nếu có).
- Nuôi cấy làm kháng sinh đồ (nếu có).
- Xét công thức máu 18 chỉ số.
- CRP.
2.3. Chẩn đoán nguyên nhân
- Do nấm như Furarium, Aspergillus, Cephalosporium, Allescheria, Penicillium, Candida albicans.
2.4. Chẩn đoán phân biệt
- Viêm loét giác mạc do vi khuẩn.
- Viêm loét giác mạc do Herpes.
- Viêm loét giác mạc do Acanthemoeba.
3. ĐIỀU TRỊ.
3.1. Nguyên tắc điều trị
- Dùng thuốc kháng nấm tại chổ ngay khi có kết quả soi tươi tìm nấm dương tính.
- Chống chỉ định dùng Corticoide.
3.2. Điều trị đặc hiệu
3.2.1. Điều trị nội khoa
- Dung dịch Natammycin 5% (nấm sợi hoặc nấm men) hoặc dung dịch Amphotercin B (tốt hơn đối với nấm men) 0,15% nhỏ mỗi giờ/lần.
- Uống Ketoconazole 200-400mg/ngày cho các chủng nấm sợi. Fluconazle 200-400mg cho các chủng nấm men. Đợt điều trị 21 ngày.
- Hoặc Itraconazole 20mg/ngày uống 1 lần trong bữa ăn (nấm sợi hoặc nấm men).
- Trường hợp nặng có thể tiêm dưới kết mạc mắt dung dịch Amphotercin B 0,8- 1mg/0,2ml.
- Thuốc liệt thể mi: dung dịch Atropine 1% hoặc Scopolamine 0,25% 3 lần/ngày.
3.2.2. Điều trị ngoại khoa
Nhằm giải quyết biến chứng và di chứng của viêm loét giác mạc.
- Rửa mủ tiền phòng: trường hợp nặng, mủ tiền phòng dâng cao.
- Ghép giác mạc: ghép giác mạc để bảo tồn nhãn cầu trong trường hợp phòi màng Descennet hoặc thủng giác mạc.
- Ghép màng ói: trường hợp loét giác mạc kéo dài khó hàn gắn, ổ loét lõm sâu mất chất.
- Khâu phủ kết mạc trong khi chờ đợi ghép giác mạc, khâu cò mi.
- Múc nội nhãn, khoét nhãn cầu, khi hoại tử giác mạc toàn bộ, phòi tổ chức nội nhãn không còn khả năng điều trị bảo tồn.
3.3. Điều trị hỗ trợ
- Cần thuốc tăng cường dinh dưỡng giác mạc như Vitamin A …
4. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
- Trong thời gian điều trị theo dõi đánh giá sự đáp ứng với thuốc và sự tiến triển của ổ loét.
- Tái khám mỗi 6 tháng trong những trường hợp sẹo dày ở trung tâm để có kết hoạch ghép giác mạc.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về Mắt (Ban hành kèm theo Quyết định số 40/QĐ-BYT, ngày 12/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.
VIÊM GIÁC MẠC DO VIRUS HERPES
1. ĐẠI CƯƠNG
- Viêm giác mạc Herpes simplex là nguyên nhân thông thường nhất gây mù do giác mạc ở Tây bán cầu. Tỷ lệ từ 0,05-0,1%. Có 12% trường hợp bị cả hai mắt. Ở người lớn có 85% những trường hợp phân lập được là Virus Herpes nhóm một.
- Bệnh biểu hiện lâm sàng bắt đầu từ ngày thứ 3 đến thứ 9 sau khi nhiễm.
- Nhiễm Virus Herpes tái phát ở giác mạc có thể biểu hiện 4 hình thái: Viêm giác mạc biểu mô, Viêm giác mạc dạng đĩa, Viêm giác mạc nhu mô hoại tử và Viêm giác mạc-màng bồ đào.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán
2.1.1. Lâm sàng
- Cộm xốn, chảy nước mắt, sợ ánh ánh, cương tụ rìa, giảm thị lực, giảm cảm giác mạc.
- Trong viêm giác mạc biểu mô: mất biểu mô có hình cành cây bắt màu Fluoresceine, bờ chỗ mất biểu mô gồ lên bắt màu hồng Bengal. Phù lớp nhu mô và thâm nhiễm dưới biểu mô có thể xuất hiện sau 1 tuần.
- Trong viêm giác mạc như mô dạng đĩa: Phù nhu mô, viêm khía, tủa sau giác mạc, tyndall ở tiền phòng dương tính. Viêm giác mạc hình cành cây kèm theo đồng thời hoặc có trước.
- Viêm giác mạc nhu mô hoại tử: tham nhiễm nặng ở nhu mô, trắng đục, hoại tử. Giác mạc bị hỏng, đôi khi thủng, tân mạch giác mạc.
- Viêm giác mạc-màng bồ đào: viêm mống mắt khu trú với phù giác mạc khu trú, tủa sau giác mạc, tyndall dương tính, mống mắt sưng nề. Dính sau hoặc viêm mống mặt lan toả với mủ tiền phòng, fiprin ở tiền phòng, tăng nhãn áp.
2.1.2. cận lâm sàng
- Xét công thức máu 18 chỉ số.
- CRP
2.2. Chẩn đoán nguyên nhân
- Do Virus Herpes simplex nhóm 1.
2.3. Chẩn đoán phân biệt
- Viêm loét giác mạc do vi khuẩn.
- Viêm loét giác mạc do nấm.
- Viêm loét giác mạc do Acantheoba.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc điều trị
- Giảm tổn hại giác mạc thứ phát của hiện tượng nhiễm virus phân giải tế bào và đáp ứng dịch đối với virus.
- Thuốc kháng virus có thể là liệu pháp hiệu quả nhất để điều trị viêm giác mạc biểu mô.
- Các thể lâm sàng khác có thể kết hợp điều trị Corticoide. Chỉ dùng thuốc Corticoide nhỏ tai chỗ khi biểu mô không khuyết,
- Ghép giác mạc được chỉ định khi giác mạc bị thủng.
3.2. Điều trị đặc hiệu
3.2.1. Viêm giác mạc biểu mô
- Nạo nhẹ biểu mô viêm để lấy bỏ những tổ chức hoại tử.
- Thuốc kháng virus tại chổ: Trifluridine 1 giọt/lần x 5 lần/ngày, hoặc mỡ IDU 5 lần/ngày, hoặc dung dịch IDU mỗi giờ/lần vào ban ngày, còn tối dùng thuốc mỡ.
3.2.2. Viêm giác mạc nhu mô dạng đĩa
- Corticoide được chỉ định để ngăn ngừa sự viêm và phù: dung dịch Fluorometholone 1%, Prednisolone 1%.
- Trifluridine 1% 1 giọt/lần x 3-4 lần/ngày.
- Acyclovir uống 400-800mg/lần x 5 lần/ngày.
3.2.3. Viêm giác mạc nhu mô hoại tử
- Thuốc điều trị giống như viêm giác mạc nhu mô dạng đĩa.
- Ghép giác mạc khi giác mạc bị thủng.
3.2.4. Viêm giác mạc-màng bồ đào
- Thuốc dãn đồng tử: dung dịch Atropine 1%, Mydrine-P x 2 lần/ngày.
- Nếu tiến trình viêm không kiểm soát được thì dùng Corticoide tại chổ : dung dịch Fluorometholone, Prednisolone acetae 1%.
- Acyclovir đường uống 400 - 800mg/lần x 5 lần/ngày x 2 - 3 tuần.
3.3. Điều trị hỗ trợ
- Thuốc liệt điều tiết: Scopolamine, Atropine 1%.
- Các thuốc tăng cường dinh dưỡng giác mạc, thúc đẩy quá trình tái tạo biểu mô : như Vitamin A, nước mắt nhân tạo.
4. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
- Tái khám mỗi 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng/1 lần để phát hiện bệnh tái phát.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về Mắt (Ban hành kèm theo Quyết định số 40/QĐ-BYT, ngày 12/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.
VIÊM TÚI LỆ MẠN TÍNH
1. ĐẠI CƯƠNG
- Viêm túi lệ mạn tính là bệnh khá phổ biến, do nhiều nguyên nhân, song thường gặp nhất là do tắc ống lệ-mũi mắc phải nguyên phát.
- Bệnh làm thay đổi cấu trúc, thành phần của phim nước mắt.
- Tác động xấu đến chức năng thị giác, chảy nước mắt gây khó chịu, giảm khả năng lao động.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán
- Chảy nước nắt tự nhiên, có ghèn, dính mi mắt khi ngủ dậy.
- Ấn vùng túi lệ có chất nhày hoặc mủ trào ra tại lỗ lệ.
- Bơm thuốc qua lệ quản không xuống mũi.
- Thử nghiệm Jones 1 âm tính.
- Chụp X quang có bơm thuốc cản quang qua lệ quản, thuốc ứ động trong túi lệ, không xuống ống lệ mũi.
- Xét công thức máu 18 chỉ số.
- Xét nghiệm: TS, TC (TQ, TCK) đường huyết, CRP, SGOT, SGPT (AST, ALT), Ure Cretatinin.
2.2. Chẩn đoán nguyên nhân
- Viêm tắc lệ đạo nguyên phát.
- Viêm tắc lệ đạo do chấn thương.
- Viêm tắc lệ đạo do khối u.
- Viêm tắc lệ đạo do sỏi.
2.3. Chẩn đoán phân biệt
- Chảy nước mắt do kích thích, khi loại bỏ nguyên nhân kích thích sẽ hết.
- Viêm kết mạc, thường 2 mắt, có yếu tố dịch tễ, ấn vùng túi lệ không có chất nhày hoặc mủ nhày ra tại lỗ lệ.
- Viêm túi lệ cấp thương có triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau tại chỗ. Tiến triểu cấp, có thể kèm theo sốt.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Mục đích điều trị
- Phục hồi lưu thông nước mắt từ hố lệ xuống mũi, loại trừ yếu tố gây viêm túi lệ mạn.
3.2. Điều trị đặc hiệu
3.2.1. Điều trị nội khoa
Có tác dụng để chuẩn bị cho phẫu thuật tạo đường dẫn lưu nước mắt từ hố lệ xuống mũi.
- Tại chỗ: nhỏ thuốc kháng sinh phổ rộng 5 lần/ngày.
- Toàn thân: nếu có triệu chứng đợt viêm cấp dùng kháng sinh đường uống phổ rộng.
3.2.2. Điều trị ngoại khoa
- Phẫu thuật tiếp khẩu túi lệ mũi qua nội soi (đường hốc mũi), tạo đường lưu thông nước mắt từ hố lệ xuông mũi.
- Phẫu thuật tiếp khẩu túi lệ theo đường ngoài, nếu không có phương tiện và khả
năng kỹ thuật. Nếu không nối thông túi lệ mũ được, bệnh nhân cần được điều trị cắt bỏ túi lệ.
3.3. Điều trị hỗ trợ
- Bơm rửa lệ đạo: dùng dung dịch kháng sinh hoặc nước mưới sinh lý rửa qua lệ
quản trước và sau phẫu thuật.
- Thuốc sau phẫu thuật:
+ Nhỏ thuốc kháng sinh tại chỗ như collyre Tobramycine 0,3% 5 lần/ngày x 4 tuần.
+ Uống thuốc kháng sinh phổ rộng như Rodogyl 3 viên x 2 lần/ngày x 7 ngày.
+Nhóm: Quinolon: Ofloxacin, Levofloxacin 1vieenx 2 lần/ngày x 7 ngày.
K ết hợp Metronidazol 250mg 2vieen x 2/ngãy 7 ngày.
+ Cefuroxim 500mg(Cefradin,Cloxacillin) 1v x 2(U)/ngày
4. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
- Theo dõi tình trạng lưu thông nước mắt sau phẫu thuật.
- Tính nguyên vẹn của dây silicone đặt trong lệ đạo với phẫu thuật có đặt ống silicone,
- Tình trạng dính, bít lỗ mỡ thông từ túi lệ xuống khe mũi giữa.
- Tái khám định ký mỗi 1 tuấn, 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 3 tháng.
- Nếu có đặt dây silicone trong lệ đạo sẽ cắt sau 4 - 6 tháng.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về Mắt (Ban hành kèm theo Quyết định số 40/QĐ-BYT, ngày 12/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.
CẤP CỨU BỎNG MẮT
1. LOẠI TRỪ KHỎI MẮT CHẤT GÂY BỎNG
- Rữa mắt thật nhiều và nhanh bằng nước sạch, đặc biệt nếu có vôi cục thì phải lấy hết vôi cục ra.
2. CHỐNG VÀ HẠN CHẾ BIẾN CHỨNG
- Chống dính mi vào nhãn cầu:
+ Nhỏ dầu cá thuốc mở.
+ Đặt khuôn mỏng
+ Không băng kín.
- Chống viêm móng mắt thể mi: nhỏ Collyre Atropine 1% 3 lần/ngày không được nhỏ Corticoide.
- Uống Corticoide đýợc
3. PHỤC HỒI TUẦN HOÀI KẾT MẠC, DINH DƯỠNG GIÁC MẠC
- Tiêm, nhỏ thuốc giản mạch, Novocaide dưới kết mạc.
- Nhỏ thuốc kháng sinh.
- Ghép niêm mạc môi vào kết mạc (nếu có điều kiện).
4. CẬN LÂM SÀNG
- Xét công thức máu 18 chỉ số.
- Xét nghiệm: TS, đường huyết, CRP, Ure, Cretatinin.
5. CHỐNG NHIỄM TRÙNG
- Nhỏ kháng sinh liên tục.
- Tiêm kháng sinh dưới kết mạc.
- Kháng sinh toàn thân
6. CHỐNG ĐAU
Promedrol 1% dưới da.
- Nhỏ Collyre Dicaine 1% vaò kết mạc (theo dõi giác mạc).
- Thuốc giảm đau.
7. NÂNG CAO THỂ TRẠNG
- Truyền tĩnh mạch: Glucoza 5%,
- Vitamine .
A. BỎNG NÓNG
1. BỎNG NHẸ
- Kết mạc cương tụ.
- Đau nhức.
- Rát mắt.
Cấp cứu
- Nhỏ Cally Dicaide 1% vào mắt.
- Nhỏ thuốc kháng sinh Collyre Chloramphenicol 0,4%.
- Tra thuốc kháng sinh Pommade Tetracycline 1%.
2. BỎNG NẶNG
- Kết mạc phù, có nơi thiếu máu.
- Giác mạc đục.
Cấp cứu
- Nhỏ Cally Dicaide 1%, kháng sinh vào mắt.
- Tra mở kháng sinh vào mắt.
- Cho thuốc an thần: Diazepam, giảm đau: Paracetamol.
B. BỎNG DO VÔI
Vôi sống bám vào kết mạc, kích thích làm chay nước mắt và biến thành vôi tôi gây toả nhiệt, làm bỏng nặng và liên tục âm ỉ.
Cấp Cứu
- Nhỏ Collyre Dicaine 0,25% hoặc 1%, nhanh chóng dùng que gấp hết vôi cục còn đọng trên kết mạc (kiểm tra kết mạc cùng đồ). Không để bỏ sót.
- Sau khi lấy hết vôi cục, rửa mắt bằng dung dịch Glucoza đẳng trương hoặc ưu trương.
- Chống dính, chống thiếu dinh dưỡng, chống viêm mống mắt thể mi.
C. CẤP CỨU BỎNG MẮT DO ACIDE
Thường do acide Sulfuaric, Acide Aceticce
Cấp cứu
- Dùng nhiều nước rửa mi mắt và túi kết mạc.
- Rửa thêm bằng dung dịch Nảti Bicarbanate 2%.
- Nhỏ Collre Dicaine 2%, dầu cá vô trùng.
- Tra thuốc mở kháng sinh.
D. CẤP CỨU BỎNG MẮT DO BAZỜ
Thường nặng hơn bỏng Acide
Cấp cứu
- Dùng nhiều nước rửa mi và túi kết mạc.
- Rữa thm dung dịch: Acide Acetique 1%, Acide Borique 2% hoặc dấm n, nýớc chanh…
- Tiêm máu dưới kết mạc (phối hợp với Penicilline từ 25.000 - 100.000 UI) tiêm bắp 2 ngày/ 1 lần.
- Chống dính, chống thiếu dinh dưỡng.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về Mắt (Ban hành kèm theo Quyết định số 40/QĐ-BYT, ngày 12/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.
DỊ VẬT GIÁC MẠC MẮT
1. Chẩn đoán
- Dựa vào hoàn cảnh bị tai nạn.
- Có cảm giác đau nhức, xốn, cộm.
- Sợ ánh sáng.
- Co thắt mi.
- Chảy nước mắt.
- Khám phát hiện dị vật: Lúp, kính hiển vi (nếu có)..
2. Xử Trí
- Gây tê giác mạc bằng Collyre Dicaine 1%,Collyre Tétracaine
- Cho mũi dụng cụ (kim tiêm, dao lấy dị vật) vào dưới dị vật và nhẹ nhàng lấy dị vật ra.
- Nếu dị vật khu trú thì dùng dao cạo nhẹ nhàng cho sạch.
- Nhỏ thuốc sát trùng (Collyr Chloramphenicol 0,4%…) và tra thuốc mở kháng sinh Tetra cycline 1%...)
- Băng che mắt.
- Nếu có bôi nhiễm dùng kháng sinh phổ rộng
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về Mắt (Ban hành kèm theo Quyết định số 40/QĐ-BYT, ngày 12/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.
DỊ VẬT KẾT MẠC MẮT
1. CHẨN ĐOÁN
- Bệnh nhân có nhiều cảm giác khó chịu, đau nhức, chảy nước mắt, xốn, cộm.
- Khám tìm dị vật phải tiến hành sau khi gây tê tại chổ, dùng kính lúp và ánh sáng đầy đủ.
- Các mãnh thuỷ tinh nhỏ phải dùng ánh sáng chéo mới khám thấy. Khi tìm thấy có thể nhỏ Blue Methylene để thấy rỏ dị vật.
2. XỬ TRÍ
- Gây tê kết mạc bằng dung dịch Dicaine 1%, Collyre Testracaine.
- Nhỏ thuốc sát khuẩn: Collyre Chloramphenicol 4%.
- Nếu dị vật cắm sâu vào kết mạc:
+ Rạch kết mạc đúng vào nơi dị vật nằm.
+ Dùng cặp lấy dị vật ra.
+ Nếu không lấy dị vật được thì dùng kéo cắt 01 nếp kêt mạc kèm theo cả dị vật.
- Nhỏ thuốc sát khuẩn và tra thuốc mở kháng sinh.
-Nếu có bội nhiễm dùng khan sinh phổ rộng toàn thân.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về Mắt (Ban hành kèm theo Quyết định số 40/QĐ-BYT, ngày 12/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.
CHẤN THƯƠNG VỠ NHÃN CẦU
1. ĐẠI CƯƠNG
- Chấn thương vỡ nhãn cầu là một chấn thương lên nhãn cầu làm vỡ toàn bộ bề gày các thành phần của vỏ bọc nhãn cầu (giác mạc và củng mạc), có kèm theo phòi hẹt mống mắt tổ chức nội nhãn.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1 Tiêu chuẩn chẩn đoán
2.1.1. Bệnh sử
- Cơ chế chấn thương trực tiếp hay gián tiếp. Vật gây chấn thương là chất vô cơ hay chất hữu cơ,có trừ tính không, vật tù hay vật sắc nhọn.
2.1.2. Lâm sàng
Vỡ nhãn cầu bao gồm các dấu hiệu sau:
- Cơ năng: đau, kích thích, mất thị lực đột ngột sau chấn thương.
- Thực thể: Phù nề mi, kết mạc: bầm máu hoặc chảy máu tại mi mắt, xuất huyết dưới kết mạc. Tiên phòng thường sâu. Xuất huyết tiền phòng hay nội nhãn (thường có cục máu đông).
Hạn chế vận nhãn (đưa mắt về phía nhãn cầu vỡ càng hạn chế), tổ chức nội nhãn như màng bồ đào, võng mạc, pha lê thể có khi kẹt ngay tại vết vỡ, mắt một phần hay toàn bộ nhãn cầu bị biến dạng.
2.1.3. Cận lâm sàng
- Thường quy: X quang hốc mắt: Siêu âm B qua mi mắt để khu trú vị trí nahn4 cầu bị vỡ, xác định có dị vật nội nhãn hoặc hốc mắt hay không.
- Xét nghiệm tiền phẫu cho một phẫu thuật gây mê.
2.1.4. Cận lâm sàng
- Xét công thức máu 18 chỉ số.
- Xét nghiệm: TS, TC (TQ, TCK) đường huyết, CRP, SGOT, SGPT (AST, ALT), Ure Cretatinin.
2.2. Chẩn đoán nguyên nhân
Dựa vào bệnh sử, nguyên nhân cơ chế:
- Do chấn thương đụng dập.
- Do vết thương xuyên thủng nhãn cầu.
- Vỡ tự nhiên trên bệnh nhân bệnh lý tại lớp võ nhãn cầu củng mạc, giác mạc.
3. ĐIỀU TRỊ
Khi đã chẩn đoán vỡ nhãn cầu hoặc vết thương xuyên thủng nhãn cầu trên lâm sàng, tránh những động tác để ép lên nhãn cầu lam2ta8ng nguy cơ phòi kệt hoặc mất thêm tổ thức nội nhãn. Cần thực hiện những động tác sau:
- Bảo vệ mắt bằng gạc che mắt.
- Cho kháng sinh toàn thân phổ rộng, phòng ngừa uốn ván và an thân nếu bệnh nhận kích thích.
3.1. Nguyên tắc xử trí
- Không gây tổn thương nặng thêm trên một nhãn cầu đã vỡ.
- Xem xét kỹ, đánh giá đúng mức độ trầm trọng của vết thương, cố gắng bảo
tồn tối đa theo đúng cấu trúc giải phẫu.
- Quyết định bỏ nhãn cầu là giải pháp cuối cùng cần cân nhắc kỹ và được hội chẩn với trưởng khoa hoặc phó khoa. Khi có chỉ định bỏ nhãn cầu sẽ được thực hiện trong thời gian trước 7 ngày để giảm nguy cơ nhãn viêm gaio cảm.
- Khi phẫu thuật bỏ nhãn cầu, bắt buột phải làm giải phẫu, bệnh lý.
3.2. Điều trị đặc hiệu
- Nhãn cầu bị vỡ < 10mm, kèm phòi ít tổ chức nội nhãn như mống mắt, pha lê thể nhưng còn cảm giác ánh sáng, chỉ định khâu bảo tồn nhãn cầu. Can thiệp phẫu thuật càng sớm càng tốt.
- Nhãn cầu bị vỡ cả giác mạc, củng mạc > 10mm, kèm phòi nhiều tổ chức nội nhãn như mống mắt, pha lê và mất cảm giác nhận ánh sáng thì có chỉ định bỏ nhãn cầu. Bệnh nhân cần được nhập viện, kiểm tra lại tình trạng thương tổn, có sự chuẩn bị kỹ về chuyên môn và tâm lý cho bệnh nhân, trước khi bỏ nhãn cầu.
3.3. Điều trị hỗ trợ
- Trường hợp bảo tồn nhãn cầu: thay băng hàng ngày, theo dõi tình trạng nhãn cầu:
+ Tại chổ: Nhỏ mắt bằng kháng sinh và kháng viêm không Steroid và hoặc Steroid.
+ Toàn thân: Kháng sinh phổ rộng và steroi, thời gian 7-10 ngày.
- Trường hợp bỏ nhãn cầu:
+ Tại chỗ: Kháng sinh, thay băng,rửa hốc mắt hàng ngày bằng dung dịch Betadin 5%.
+ Toàn thân: Kháng sinh uống 7 ngày.
+ Đặt mắt giả khi hốc mắt sạch, hết phù nề.
4. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
4.1. Những trường hợp bảo tồn nhãn cầu
- Tái khám định ký mỗi 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng. Theo dõi chức năng thị giác, nhãn áp, tình trạng thủy tinh thể, mống mắt, nội nhãn, võng mạc, nhãn viêm giao cảm và những biến chứng khác. Có biện pháp xử trí kịp thời và thích hợp.
4.2. Nhưng trường hợp bỏ nhãn cầu
- Theo dõi tình trạng hốc mắt, nhãn viêm giao cảm, tình trạng cùng đồ, mắt giả.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về Mắt (Ban hành kèm theo Quyết định số 40/QĐ-BYT, ngày 12/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.
CHẤN THƯƠNG ĐỤNG DẬP NHÃN CẦU
1. ĐẠI CƯƠNG
- Chấn thương đụng dập nhãn cầu thường do tác động của vật tù di chuyển với vận tốc cao tác động lên trên nhãn cầu. Thường gặp trong tai nãn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn thể thao và đánh nhau.
- Mức độ trầm trọng tùy thuộc vào lực gây chấn thương, vị trí chấn thương. Có khi chỉ với những triệu chứng thoáng qua không để lại hậu quả đáng kể, sông có khi rất nặng nề.
- Tùy thuộc tình trạng và vị trí chấn thương có thể chia ra: chấn thương đụng dập bán phần trước, chấn thương đụng dập bán phần sau nhãn cầu.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán
2.1.1. Khai thác tiền sử
- Hoàn cảnh, cơ chế, điều kiện và loai đồ vất gây chấn thương.
2.1.2. Lâm sàng:
2.1.2.1 Chấn thương đụng dập bán phần trước nhãn cầu
- Vết trầy xước trên giác mạc, phù nề giác mạc cấp tính.
- Ngoại vật giác mạc.
- Rách kết mạc, xuất huyết dưới kết mạc.
- Xuất huyết tiền phòng
- Mang bồ đào trước: có thể ghi nhận tổn thương về cấu trúc và chức năng. Viêm mống mắt thể mi. Rách chân mống mắt.
- Đồng tử có thể méo hoặc dãn, diện đồng tử có vòng sắc tố trên bề mặt thể thủy tinh (vòng Vossius).
- Thể thủy tinh có đục, trật bản lề rớt vào tiền phòng hay pha lê thể.
- Lùi góc tiền phòng.
- Nhãn áp có thể tăng hay giảm.
2.1.2.2. Chấn thương đụng dập bán phần sau nhãn cầu
- Vỡ nhãn cầu: chấn thương đầu với lực tác động rất mạnh, thường gặp vỡ cực sau, sẽ thấy tiền phòng sâu bất thường, nhãn áp giảm nhiều (so với bên không tổn thương).
- Bong pha lê sau: có thể kem theo xuất huyết pha lê thể.
- Tổn thương võng mạc có thể xuất hiện phù võng mạc (nếp nhãn tại võng mạc có màu xám), bong võng mạc.
- Viêm màng bồ đào.
- Lỗ hoàng điểm.
2.1.3. Cận lâm sàng
-Siêu âm B(nếu có)
- Xét công thức máu 18 chỉ số.
- Xét nghiệm: TS, TC (TQ, TCK) đường huyết, CRP, SGOT, SGPT (AST, ALT), Ure Cretatinin.
2.2. Chẩn đoán nguyên nhân
- Nguyên nhân gây ra chấn thương có thể được chẩn đoán dựa vào hỏi bệnh sử, kết quả siêu âm.
2.3. Chẩn đoán phân biệt
- Vỡ nhãn cầu trên bệnh nhân có khối u nội nhãn xuất huyết ngoại.
- Phù nề giác mạc do viêm.
- Lệch thể thủy tinh trên bệnh nhân hội chứng Marfan.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên nhân điều trị
- Tùy theo mức độ tổn thương có biện pháp xử trí thích hợp, bảo tồn tối đa các tổ chức của nhãn cầu, tránh những biến chứng và tai biến trong khi điều trị.
3.2. Điều trị đặc hiệu
3.2.1. Điều trị nội khoa
- Chấn thương trầy xước, phù nề giác mạc: dùng thuốc kháng sinh nhỏ tại chỗ, phối hợp với nước mắt nhân tạo, băng ép mắt.
- Rách kết mạc < 5mm, không cần can thiệp ngoại khoa, nhỏ khàng sinh tại chỗ.
- Viêm mống mắt thể mi: điều trị thường đáp ứng nhanh với thuốc liệt thể mi như Cyclopentolate và thuốc kháng viêm Corticoid tại chỗ.
- Máu tiền phòng:
+ Trường hợp nhẹ: có thể điều trị ngoại trú và tái khám mỗi ngày. Nằm nghỉ tại giường, đầu nên kê cao khoảng 300, băng che mắt, nhỏ Atropin 1% 2 lần/ngày. Thuốc chống nôn hoặc thuốc an thần nếu bệnh nhân kích thích, cho thuốc giảm đau nhẹ, có thể dùng thêm các loại Steroid tại chỗ và toàn thân. Cho bệnh nhân uống nhiều nước hoặc truyền dịch đẳng trương để tăng cường tuần hoàn thuỷ dịch.
+ Mức độ trung bình và nặng: Cần nằm điều trị nội trú, điều trị như trên. Theo dõi sát các biến chứng có thể xảy ra như tăng nhãn áp, ngấm máu giác mạc. Chảy máu thứ phát (thường xuất hiện trong thời gian 3-5 ngày sau chấn thương), nếu xảy ra sẽ nặng hơn xuất huyết ban đầu, dẫn đến ngấm máu giác mạc hoặc tăng nhãn áp.
3.2.2. Điều trị ngoại khoa
- Lấy dị vật giác mạc: Nếu là dị vật dơn lẻ thì lấy di vật bằng kim 18 hoặc tăm bông. Nếu dị vật nhiều như trong trường hợp do chất nổ, thì nên lấy những dị vật nông trước băng tăm bông cồn để lộ đi lớp biểu mô (cần chừa lại 1-2mm biêu mô quang rìa). Trong trường hợp di vật sâu cần cẩn thận lấy di vật dưới kính hiển vi, nne6u1 dị vật không có chất chì thì không nhất thiết phải lấy ra. Sau khi lấy dị vật cần điều trị như trầy xước giác mạc.
- Khâu kết mạc: vết rách > 0,5mm, cần khâu lại kết mạc và nhỏ kháng sinh tại chổ.
- Rửa máu tiền phòng:
+ Khi xuất huyết mức độ trung bình và nặng có nhãn áp > 25mmHg, cần can thiệp trước 5 ngày.
+ Sau chấn thương 5-7 ngày, máu tiền phòng vẫn còn ở mức độ trung bình trở lên.
+ Máu cục tồn tại trong tiền phòng > 10 ngày, không tiêu, có nguy cơ dính góc.
- Khâu chân mống mắt: nếu rách chân mống mắt > 300 gây song thị một mắt, cần can thiệp khâu lại chân mống mắt.
- Lấy thể thủy tinh đặt kính nội nhãn: khi thể thủy tinh đục hoặc lệch có nguy cơ tăng nhãn áp.
- Can thiệt vào pha lê thể hoặc võng mạc: Với tổn thương tại bán phần sau tùy theo mức độ có thể điều trị nội khoa hoặc làm phẫu thuật cắt pha lê thể.
4. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
- Sau khi xuất viện, tùy theo trương hợp bệnh nhân được tái khám và theo dõi định kỳ sau mỗi 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng.
- Theo dõi nhãn áp, thị lực, thị trường, đáy mắt. Phát hiện những di chứng và biến chứng để có thể can thiệp kịp thời.
CẤP CỨU ĐỤNG DẬP MẮT
Vị trí Chẩn đoán Xử trí
Da mi - Xuất huyết, bầm tím - Tự tan dần.
- Chườm nước nóng.
Kết mạc - xuất huyết vùng rìa (++)
- Dập, rách, phì.
- Chú ý: vết thương hốc mắt, sọ. - Tự tan.
- Nhỏ thuốc sát khuẩn.
X quang: hốc mắt (nếu có đk)
Giác mạc - Thị lực giảm nhiều
- Giác mạc mờ không thấy rỏ đồng tử, mống mắt. - Nhỏ thuốc kháng sinh
- Nằm yên.
Cũng mạc rách - Đụng dập mạnh
- Thị lực giảm đột ngột
- Phồng kết mạc ( máu, phòi dịch kính, hắc mạc)
-Máu tiền phong.
- Anh đồng tử không còn màu hồng.
- mát mềm - Mở rộng kết mạc.
- May cũng mạc bằng chỉ
Catgut 4-0 để kẹt hắc mạc và dịch kính.
- kháng sinh toàn thân.
-Nhỏ Collyre Atropine 1% phòng chống dính.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về Mắt (Ban hành kèm theo Quyết định số 40/QĐ-BYT, ngày 12/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.
GLAUCOME GÓC MỞ NGUYÊN PHÁT
1. ĐẠI CƯƠNG
- Bệnh thường xảy ra ở 2 mắt, xuất hiện âm thầm, tiến triển chậm. Người bệnh thương tới khám ở giai đoạn muộn khi thị lực giảm nhiều và thị lực bị thu hẹp nặng.
- Là nguyên nhân mù hàng đầu ở người da đen, hàng thứ 3 người da trắng, 60-70% là ở người lớn, 15% là ở người trên 80 tuổi.
- Nguyên nhân mắc bệnh có đề cấp đến yếu tố di truyền, di truyền theo nhiều gen, người cùng huyết thống với người bị bệnh, có nguy cơ mắc bệnh gấp 5-6 lần người bình thường.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán
- Giảm thị lực.
- Mắt thường không đau nhức, chỉ cảm giác tức mắt nhẹ.
- Nhãn áp doa động, có thể tăng từng lúc.
- Tổn hại thị trường: ám điểm Bjerum, ám điểm bậc thang phía mũi. Thị trường hình ống là giai đoạn muộn.
- Đường kính của lõm gai rộng. Tỷ lệ lãm gai/gai thị C/D > 4/10. Hoặc C/D chênh lệch giữa 2 mắt > 2/10.
- Giai đoạn muộn lõm teo gai gần hoàn toàn, mạch máu dạt về phía mũi.
- Soi góc tiền phòng: góc mở.
2.2. Cận lâm sàng
- Xét công thức máu 18 chỉ số.
- Xét nghiệm: TS, TC (TQ, TCK) đường huyết, CRP, SGOT, SGPT (AST, ALT), Ure Cretatinin.
2.3. Chẩn đoán nguyên nhân
- Nguyên nhân chưa rõ ràng, nhưng có sự liên quan đến yếu tố di truyền.
2.4. Chẩn đoán phân biệt
- Glaucome góc mở thứ phát: có thể gặp tronh hội chứng giả tróc bao, glaucome sắc tố do viêm màng bồ đào hoặc chất thể thủy tinh (vỡ thê thủy tinh do chân thương, sót chất thể thủy tinh sau phẫu thuật), dùng Corticoide tại chỗn hoặc toàn thân dài ngày, u nội nhãn, u nội nhãn, u hốc mắt, tăng áp lực tình mạch thượng cũng mạc (Rò đạng mạch cảnh xoang hang), do chấn thương nhãn cầu (lùi góc tiền phòng, xuất huyết tiền phòng, xuất huyết dịch kính).
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc điều trị
- Điều trị nội khoa là chủ yếu, dùng thuốc suốt đời. Chỉ điều trị ngoại khoa khi điều trị nội khoa không có kết quả hoặc không có điều kiện theo dõi điều trị.
3.2. Điều trị đặc hiệu
3.2.1. Điều trị nội khoa
- Mục đích hạ nhãn áp: có thể dùng 1 loại thuốc hay phối hợp tùy thuộc vào mức độ nhãn áp Acetazolamid 250mg 2v x 2 lần/ngày.
- Giảm tiết thủy dịch:
+ Ức chế Beta: Timoptol, Betoptic nhỏ mắt ngày 2 lần cách nhau 12 giờ.
Chống chỉ định: bệnh nhân hen suyễn, tim mạch, bệnh phổi ...
+ Ức chế Anhydrase carbonic: Dorzolamide (trusopt) nhỏ mắt ngày 3 lần. Làm tăng thoát thủy dịch:
Tăng thoát thủy dịch qua đường màng bồ đào-củng mạc: Xalatan, Travatan nhỏ mắt ngày 1 lần.
3.2.2. Điều trị ngoại khoa
- Chỉ định khi điều trị nội khoa không kết quả hoặc lý do kinh tế. Bệnh nhân ở xa không có điều kiện đi tái khám.
- Các phương pháp điều trị ngoại khoa:
+ Phẫu thuật Laser: tao hình vùng bè bằng Laser Agon.
- Phẫu thuật cắt bè củng mạc.
3.2.3. Điều trị hỗ trợ
- Thuốc tăng cường dinh dưỡng thần kinh võng mạc.
4. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
- Bệnh nhân được theo dõi suốt đời, tái khám ít nhất 3 tháng hoặc 6 tháng để theo dõi tình trạng thị lực, nhãn áp, gai thị và thị trường kể cả những trường hợp đã phẫu thuật.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về Mắt (Ban hành kèm theo Quyết định số 40/QĐ-BYT, ngày 12/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.
GLAUCOME GÓC ĐÓNG NGUYÊN PHÁT
1. ĐẠI CƯƠNG
- Glaucome góc đóng nguyên phát là tình trạng ứ trệ lưu thông thủy dịch do góc tiền phòng bị đóng với nhiều nguyên nhân. Ở Châu Á thường là Glaucome góc hẹp. Song tại Việt Nam, đa số các trường hợp là Glaucome góc đóng nguyên phát.
- Những yếu tố nguy cơ của Glaucome góc đóng: người lớn tuổi, tiền phòng nông, góc tiền phòng hẹp, mắt viễn thị và tiền căn gia đình có người mắc bệnh.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán
2.1.1. Triệu chưng cơ năng
- Đau nhức: nhức mắt, nhức nửa đầu cùng bên mắt bị bệnh.
- Nhìn mờ.
- Thấy quầng nhiều máu sắc quanh nguồn sáng.
- Buồn nôn, nôn.
2.1.2. Triệu chứng thực thể
- Nhãn áp cao, có thể trên 35mmHg.
- Thị lực giảm.
- Cương tụ rìa.
- Giác mạc phù, mất bóng.
- Đồng tử dãn méo và mất phản xạ ánh sáng.
- Tiền phòng nông, thủy dịch vẫn đục nhẹ (Tyndall +).
- Đáy mắt thường không soi rõ, có thể có phù đĩa thị.
- Góc tiền phòng đóng, có thể dính góc.
2.1.3. Cận lâm sàng
- Xét công thức máu 18 chỉ số.
- Xét nghiệm: TS, TC (TQ, TCK) đường huyết, CRP, SGOT, SGPT (AST, ALT), Ure Cretatinin.
2.2. Chẩn đoán nguyên nhân
- Do chu vi mống mắt gây bít vùng bè ( đóng góc ).
2.3. Chẩn đoán phân biệt
- Glaucome góc đóng thứ phát do thủy tinh thể, viêm mống mắt.
- Glaucome tân mạch.
- Hội chứng nội mô giác mạc mống mắt.
3. ĐIỀU TRỊ.
3.1. Mục đích điều trị: có 3 mục đích:
- Cắt cơn cấp, bảo vệ thị thần kinh và vùng bè.
- Bảo vệ mắt còn lại.
- Điều trị triệt để.
3.2. Điều trị đặc hiệu
3.2.1. Điều trị nội khoa
- Mục đích hạ nhãn áp bằng cách phối hợp các thuốc, để bảo vệ thị thần kinh và vùng bè.
- Ức chế Anhydrate carbonic: Acetazolamide (Diamox) 250mg 1 viên x 4 lần/ngày, cách nhau 6 giờ (khi sử dụng, làm mất Kali nên thoe dõi i on đồ, chú ý bồi hoàn Kali).
- Thuôc co đồng tử: Pilocarpin 2% x 4 lần/ngày cách nhau 6 giờ.
- Beta blocquant: Timoptol 0,5% nhỏ mắt ngày 2 lần cách nhau 12 giờ (chú ý có tác dụng phụ lên tim, phổi).
- Prostaglandin: Travatan ,0004% nhỏ mắt ngày 1 lần.
- Tăng thẩm thấu: dung dịch Mannitol 20% truyền tĩnh mạch, cho chảy tốc độ nhanh, khi nhãn áp tăng quá cao.
3.2.2. Điều trị ngoại khoa
Trước khi có chỉ định ngoai khoa cần phải soi góc lại để đánh giá tình trạng của góc hiện tại:
- Cắt mống mắt chu biên bằng Laser YAG hoặc phẫu thuật. Nếu tình trạng dính góc ít hoặc không có.
- Cắt bè củng mạc, nếu dính góc nhiều hoặc điều trị nội khoa nhãn áp không giảm.
3.3. Điều trị hỗ trợ
- Thuốc giảm đau, an thần.
- Thuốc tăng cường dinh dưỡng thần kinh võng mạc.
- Điều trị dự phòng mắt phía bên kia: cắt mống mắt chu biên bằng Laser YAG.
- Cắt mống mắt bằng phẫu thuật chỉ ap1dung5 khi Laser không có kết quả.
4. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM.
- Theo dõi định kỳ mỗi 3 tháng để theo dõi nhãn áp và thị trường.
- Trong quá trình theo dõi, nếu có đục thủy tinh thể thì nên phẫu thuật thủy tinh thể sớm.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về Mắt (Ban hành kèm theo Quyết định số 40/QĐ-BYT, ngày 12/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.
MỘNG THỊT NGUYÊN PHÁT
1. ĐẠI CƯƠNG
- Mộng thịt là sự tăng sinh lành tính có dạng hình tam giác của lớp mô sợi, mạch dưới kết mạc, xâm lấn qua rìa giác-củng mạc tai vùng khe mi nhãn cầu.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán
- Triệu chứng cơ năng: cộm, xốn mắt, có khi nhìn mờ do mộng thịt che hoặc loạn thị không đều.
- Triệu chứng thực thể: khối mô sơi-mạch hình tam giác phát sinh tại vùng khe mi (góc trong hoặc góc ngoài), phát triển về hương giác mạc, hình thành thân mộng.
2.2. Cận lâm sàng
- Xét công thức máu 18 chỉ số.
- Xét nghiệm: TS, TC (TQ, TCK) đường huyết, CRP, SGOT, SGPT (AST, ALT), Ure Cretatinin.
2.3. Chẩn đoán nguyên nhân
Rất khó để xác định nguyên nhân gây ra mộng thịt. Các yếu tố thuận lợi dễ gây ra mộng thịt bao gồm:
- Tia cực tím gây ra sự thay đổi các tế bào biểu mô và lớp mô bên dưới kết mạc.
- Viêm nhiễm, khô mắt.
- Rối loạn tế bào mầm vùng rìa.
2.4. Chẩn đoán phân biệt
- Mộng mỡ.
- Viêm thượng củng mạc.
- Lymphona kết mạc.
- Mộng thịt giả.
2.5. Phân loại
- Theo tính chất: mộng tiến triển và mộng thoái hóa.
- Theo mức độ tiến triển:
+ Độ I: Đầu mộng phát triển tới rìa giác mạc.
+ Độ II: Đầu mộng phát triển qua rìa giác mạc < 2mm.
+ Độ III: Đầu mộng phát triển qua rìa giác mạc 2 - 4 mm, tới bờ đồng tử.
+ Độ IV: Đầu mộng phát triển qua rìa giác mạc > 4 mm, vượt qua bờ đồng tử.
- Theo tính chất tái phát: mộng nguyên phát và mộng thứ phát.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Điều trị nội khoa
- Nước mắt nhân tạo tại chổ, giúp giảm kích thích.
- Mắt kích thích nhiều hoặc mộng viêm: nhỏ mắt bằng Corticoide 3-4 lần/ngày, nhưng không dùng kéo dài.
3.2. Phẫu thuật
3.2.1. Chỉ định
- Mộng độ II trở lên, ảnh hưởng chức năng thị giác hoặc vì lý do thẩm mỹ.
3.2.2. Phương pháp phẫu thuật
- Cắt mộng đơn thuần có thể phối hợp ghép kết mạc rìa tự thân hoạc không với mộng thoái triển.
- Cắt mộng phối hợp ghép kết mạc rìa tự thân.
3.2.3. Điều trị sau phẫu thuật
- Kháng sinh toàn thân uống và nhỏ tại chổ.
- Giảm đau.
- Nhỏ mắt bằng kháng viêm nonsteroid và kháng viêm Steroid sau phẫn thuật 1 tuần.
4. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
- Tái khám sau 1 tuần: cắt chỉ và sau đó 1 tháng.
- Theo dõi tình trạng mảnh ghép.
- Nếu bệnh nhân điều trị bằng Steroid tại chỗ, kiểm tra mỗi 1-2 tuần theo dõi phản ứng viêm và tác dụng của Steroid, giảm dần rồi ngưng khi phản ứng viêm được cải thiện.
- Bệnh nhân không triệu chứng tái phát , tái khám sau 1 năm.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về Mắt (Ban hành kèm theo Quyết định số 40/QĐ-BYT, ngày 12/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.
BỆNH LẸO - CHẮP
A. BỆNH LẸO
1. ĐỊNH NGHĨA
- Lẹo là tình trạng viêm cấp tính tuyến Mebomius do vi khuẩn Staphylocoque nên các tuyến đó sưng lên, gây hiện tượng viêm mi mắt.
2. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
- Khi lẹo non (mới): mi mắt sưng nhẹ, đỏ, đau.
- Khi lẹo già (chín): Vùng lẹo có 1 chấn mủ vàng ngay dưới da mi (Lẹo ngoài). Nếu nằm sâu lộn mi mắt lên thấy phía trong kết mạc sụn mi có mủ vàng. Lúc này đở đau và mềm đi. Sau đó bọc mủ có thể vỡ ra ngoài 1 cách tự nhiên.
3. CẬN LÂM SÀNG
- Xét công thức máu 18 chỉ số.
- Xét nghiệm: TS, TC (TQ, TCK) đường huyết, CRP, SGOT, SGPT (AST, ALT), Ure Cretatinin.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Đối với các lẹo non nhỏ
- cho bệnh nhân chườm nóng ngày 2-3 lần, mỗi lần 10-15 phút.
- Kháng sinh nhỏ mắt.
4.2. Đối với lẹo chín (già) có mủ
- Rạch nạo lẹo.
- Kháng sinh nhỏ mắt.
- Thuốc mở tra mắt.
- Kháng sinh toàn thân.
- Giảm đau.
4.3. Đặc Điểm
- Lẹo hay tái phát.
- Hay gặp thanh thiếu niên.
- Lẹo hay tái phát, nên kiểm tra đường huyết và khuyên giảm ăn ngọt.
B. BỆNH CHẮP
1. ĐỊNH NGHĨA
Chắp là tình trạng viêm mạn tính tuyến Mebomius.
- Không sưng, nóng, đỏ, đau, chỉ sờ thấy mi mắt có khối u.
- Viêm nhiễm này có thể do sau lẹo chuyển thành.
- Chắp là do nghẹt các tuyến Mebomius ứ động các chất bả đưa đến u nang thường do sau viêm bờ mi.
2. TIẾN TRIỂN
- Chậm và kéo dài, tồn tại và rất khó tự biến mất, không bao giờ vở mủ như lẹo.
3. ĐIỀU TRỊ
- Chườm nóng: Ngày 2-3 lần, Mỗi lần 10-15 phút.
- Nếu nhỏ không ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khuyên chườm nóng và chờ đợi.
- Nếu ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khó chịu.
- Rạch nạo chắp.
- Sau phẫu thuật, thuốc điều trị như lẹo.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về Mắt (Ban hành kèm theo Quyết định số 40/QĐ-BYT, ngày 12/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.
CHƯƠNG BỆNH TAI - MŨI - HỌNG
VIÊM SỤM VÀNH TAI
1. NGUYÊN NHÂN
- Chấn thương gây rách da, dập sụm.
- Bỏng vành tai.
- Do tụ máu nhiễm trùng.
- Sau phẩu thuật.
2. TRIỆU CHỨNG
- Sốt có sưng, nóng, đỏ, đau Sưng tấy rất nhanh làm mất chổ gở, chổ hõm vành tai, sau mọc mũ, có thể tự vỡ mũ.
- Xét công thức máu 18 chỉ số.
- Xét nghiệm: TS, TC (TQ, TCK) đường huyết, CRP, SGOT, SGPT (AST, ALT), Ure Cretatinin.
3. TIẾN TRIỂN
- Khoảng 20 - 30 ngày vỡ mũ, nếu có lẫn sự hoài tử, khi thành sẹo làm ran núm vành tai lại.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Chưa mưng mủ.
- Chườm nóng.
- Kháng sinh liều cao.
- Nâng cao thể trạng.
4.2. Nếu mưng mủ.
- Chích rạch, nếu có sụm hoại tử phải nạo ngay, nhưng phải rất tiết kiệm sụm lành, băng ép chặt vành tai.
- Kháng sinh liều cao.
- Nâng cao thể trạng.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về Tai-Mũi-Họng (Ban hành kèm theo Quyết định số 5643/QĐ-BYT, ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.
VIÊM TAI NGOÀI
1. ĐẠI CƯƠNG
- Viêm tai ngoài cấp chiếm 80% xuất hiện vào mùa hè, thường do môi trường ẩm.
- Nguyên nhân do hẹp ống tai, nút ráy tai, lấy ráy tai, bơi lội …
- Vi trùng thường gặp: Pseudomonas aeruginosa > 40%, Staphylococcus, Streptococcus, trực khuẩn Gram âm, nấm …
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Lâm sàng
- Đau tai, cảm giác đầy tai, nghe kém, chảy dịch tai.
- Sốt khi có viêm tai ngoài cấp.
- Khám: ống tai nề, đỏ, có ít dịch tiết trong tai, ấn nắp bình tai đau.
2.2. Cân lâm sàng: nội soi tai
- Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số, bạch cầu tăng. CRP tăng.
- Nội soi tai : Phát hiện dấu hiệu viêm tai ngoài.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Hút rửa tai.
3.2. Thuốc nhỏ tai: Collyre Ciprofloxacin 0,3%, Collyre Neomycin, ...
3.3. Kháng sinh toàn thân
- Amoxicillin 50 - 100 mg/kg x 3 lần/ngày.
- Amoxicillin + Acid clavulanic 50mg/kg x 2 lần/ngày.
- Quinolon
+ Ciprofloxacin 0,5g 1v x 2 (U)/ngày.
+ Ofloxacin 200mg 1v x 2 (U)/ ngày
+ Levofloxacin 500mg 1v x 2(U)/ ngày.
- Cephalosporine
+ Thế hệ thứ I: Cephalexin, Cephadroxil 500mg 2 V x 2 (U)/ngày.
+ Thế hệ thứ II: Cefuroxim 0,5g, Cefradin 500mg, Cloxacilin500mg 1 V x 2 (U)/ngày.
+ Thế hệ thứ III: Cefpodoxim 100mg, Cefetamet 250mg 2 V x 2 (U)/ngày.
3.4. Giảm đau, hạ sốt: Paracetamol 30 - 40mg/kg/ngày.
3.5. Kháng viêm : Metylprednisolone
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về Tai-Mũi-Họng (Ban hành kèm theo Quyết định số 5643/QĐ-BYT, ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.
ABCÈS ỐNG TAI
Là bệnh hay gặp nhất vào mùa hè
1. NGUYÊN NHÂN
- Do viêm chân lông.
- Do chất tiết ra ống tay.
- Do xướt da ống tai gây nhiễm trùng gây nên.
- Có khi do nguyên nhân chung do tụ cầu.
2. TRIỆU CHỨNG
2.1. Lâm sàng
- Thường đau một bên, đau dữ dội, đau nhiều về đêm, tăng lên khi nhai ngáp, có thể sốt cao hoặc nhẹ, kèm theo sưng tấy hạch trước tai và sau tai, ù tai, nghe kém.
- Kéo vành tai đau dữ dội.
- Soi tai: Ống tai có nổi gờ che lấp một phần màng nhỉ, lúc đầu màng nhỉ đỏ, sau đó có mũ trắng , lấy que thăm dò bệnh nhân rất đau.
2.2. Cận lâm sàng
- Xét công thức máu 18 chỉ số.
- Xét nghiệm: TS, TC (TQ, TCK) đường huyết, CRP, SGOT, SGPT (AST, ALT), Ure Cretatinin.
3. Điều trị
3.1. Mới bị
- Chườm nóng ngoài tai.
- Nhỏ hoặc bôi Glycerine borate hay thuốc đỏ để sát trùng và làm mềm tai.
- Dùng kháng sinh.
- Giảm đau: Paracotanol.
3.2. Đã nung mũ
- Gây tê.
- Rạch tháo hoặc chích thoát mũ (có thể đặt mèches).
- Dùng kháng sinh
- Nâng cao thể trạng: Vitamine C liều cao.
- Giảm đau.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về Tai-Mũi-Họng (Ban hành kèm theo Quyết định số 5643/QĐ-BYT, ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.
VIÊM TAI GIỮA CẤP
1. ĐẠI CƯƠNG
- Viêm tai giữa cấp là bệnh cấp tính của tai giữa, thường xảy ra ở trẻ em.
- Yếu tố quan trọng gây viêm tai giữa cấp là tắc vòi nhĩ.
- Thường thứ phát sau hiễm trùng hô hấp trên.
- Tác nhân thường gặp:
+ Streptocoocus pneumoniae (30 - 45%).
+ Hemophilus influenza (20%).
+ Moraxella cataharrlis.
+ Enterobacter, Pseudomonas, Klebsiella.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Lâm sàng
- Triệu chứng cơ năng: sốt, nhức đầu, nôn, ù tai, chóng mặt, nghe kém.
- Triệu chứng thực thể: màng nhĩ bất thường (vàng, đỏ, sậm, hoặc sung huyết dọc cán búa), sự di động của màng nhĩ kém, đôi khi có hình ảnh màng nhĩ phồng ở giai đoạn chưa vỡ mủ hoặc màng nhĩ thủng và thấy mủ đầy ống tai.
2.2. Cận lâm sàng
- Công thức máu 18 chỉ số thấy bạch cầu tăng nhất là bạch cầu đa nhân trung tính. CRP tăng.
- Nội soi mũi, tai.
- X quang Schiiller.
- Xét công thức máu 18 chỉ số.
- Xét nghiệm: TS, TC (TQ, TCK) đường huyết, CRP, SGOT, SGPT (AST, ALT), Ure Cretatinin.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Điều trị nội khoa
3.1.1. thời gian điều trị kháng sinh là 10-14 ngày
3.1.1.1. Ở trẻ em
- Kháng sinh toàn thân
+ Amoxicillin 50 - 100mg/kg x 3 (U)/ngày.
+ Amoxicillin + Acid clavulanic 80 - 90mg/kg x 2 (U)/ngày.
+ Thế hệ thứ II: Cefuroxim (Zinnat, Cefradin, Cloracillin) 30kg/kg x 2 (U)/ngày.
+ Thế hệ thứ III: Cefpodoxim 100mg 15mg/kg x 3 (u)/ngày.
3.1.1.2. Ở người lớn
- Amoxicillin 0,5g x 3 lần/ngày.
- Amoxicillin + Acid clavulanic 1v x 2 lần (U)/ngày.
- Quinolon:
+ Ciprofloxacin 0,5g 1v x 2 lần (U)/ngày.
+ Ofloxacin 200mg 1v x 2 lần (U)/ ngày.
+ Levofloxacin 500mg 1v x 2 lần(U)/ ngày.
- Nhóm Cephalosporine : tuỳ theo mức độ bệnh có thể chọn :
+ Thế hệ thứ II: Cefuroxim 0,5g ,Cefradin500mg, Cloxacillin 500mg 1v x 2 lần(U)/ngày.
+ Thế hệ thứ III: Cefpodoxim 100mg 2 v x 2 lần (U)/ngày.
3.1.2. Giảm đau, hạ sốt: Paracetamol 30 - 40mg/kg/ngày.
3.1.3. Kháng viêm : Metylprednisolone
3.1.4. Kháng dị ứng.
3.1.5. Nâng tổng trạng.
3.2. Ngoại khoa
- Trích rạch màng nhĩ nếu màng nhĩ căng nhiều.
- Nạo VA ở trẻ em nhỏ khi nội soi có VA to.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về Tai-Mũi-Họng (Ban hành kèm theo Quyết định số 5643/QĐ-BYT, ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.
VIÊM TAI GIỮA MẠN THỦNG NHĨ
1. ĐẠI CƯƠNG.
- Là tình trạng viêm kéo dài tái đi tái lại của viêm tai giữa cấp trên 3 tuần.
- Nguyên nhân: do vòi nhĩ bị tắc keo dài, do chấn thương hoặc do VA phì đại.
- Tác nhân thường gặp:
+ Pseudomonas aeruginosa (40 - 60%).
+ Streptocoocus aureus (15 -30%).
+ Hemophilus influenza (20%).
+ Moraxella cataharrlis.
+ Enterobacter, Klebsiella.
+ Anaerobic.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Lâm sàng
- Chảy mủ tai tái đi tái lại nhiều lần, mủ tai trắng vàng hoặc xanh, mủ có thể co mùi thối khẳm trong viêm tai giữa có cholesteatoma.
- Nghe kém từ từ.
- Các triệu chứng có thể thương xuyên hoặc ngắt quãng, xảy ra 1 hoặc 2 tai.
- Khám: màng nhĩ thủng còn rìa hoặc mất rìa, hòm nhĩ sạch hoặc ứ dịch, mô hạt viêm hoặc polyp hòm nhĩ. Mủ đặc sết như bã đậu, óng ánh như xà cừ là dấu hiệu của viêm tai giữa có cholesteatoma.
2.2. Cận lâm sàng
- Xét công thức máu 18 chỉ số.
- Xét nghiệm: TS, TC (TQ, TCK) đường huyết, CRP, SGOT, SGPT (AST, ALT), Ure Cretatinin.
- Nội soi tai mũi: thấy hình ảnh viêm tai giữa mạn tính.
- Thính lực đồ: điếc dẫn truyền.
- X quang Schiiller : mờ thông bào xương chủm.
3. ĐIỀU TRỊ.
3.1. Điều trị nội khoa
3.1.1. Thời gian điều trị kháng sinh có thể kéo dài trên 4 tuần
3.1.1.1. Ở trẻ em : Kháng sinh toàn thân
- Amoxicillin + Acid clavulanic 30mg/kg x 3 lần/ngày.
- Nhóm Cephalosporine : tuỳ theo mức độ bệnh có thể chọn:
+ Thế hệ thứ II: Cefuroxim( Cefradin, Cloxacillin) 30mg/kg x 2 v (U)/ngày.
+ Thế hệ thứ III: Ceftriaxone 25-150mg/kg/ngày
3.1.1.2. Ở người lớn
- Amoxicillin + Acid clavulanic 1g/kg x 2 lần/ngày.
- Nhóm Cephalosporine : tuỳ theo mức độ bệnh có thể chọn:
+ Thế hệ thứ II: Cefuroxim 500mg, Cefradin500mg, Cloxacillin 500mg 1v x 2 - 3 lần/ngày.
+ Thế hệ thứ III: Cefpodoxim 100mg: 15mg/kg x 2 lần/ngày.
+ Hoặc Ceftriaxone 1 - 2g x 2 lần/ngày.
- Quinolon: Ciprofloxacin, Oflocat, Levofloxacin.
- Kết hợp với nhóm Metrinidazole.
3.1.2. Vệ sinh tai.
3.1.3. Thuốc nhỏ tai:
- Collyre Ciplox, Otofar, Polydexa …
3.1.4. Kháng viêm chống phù nề:
- Corticoid dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
3.1.5. Kháng dị ứng: Ebastin, Fexofenadine.
3.1.6. Nâng tổng trạng.
3.2. Ngoại khoa
- Phẫu thuật vá nhĩ.
- Khoét rộng đá chùm, sào bào thượng nhĩ.
3.3. Chăm sóc sau phẫu thuật
- Thuốc: dùng nhóm như trên nhưng thay bằng thuốc chích.
+ Ngày 1: Thay băng ngoài, lau Betadin vết mổ.
Theo dõi dấu hiệu sinh tồn.
+ Ngày 2: Rút mèche trong tai.
+ Ngày 3-4- : Thay băng, Kiểm tra tình trạng hố mổ, Đặt một đoạn mèch vào hố mổ.
+ Ngày 5-7: Cắt chỉ.
3.4. Sau xuất viện :
- Cấp toa thuốc 7 ngày gồm kháng sinh, kháng viêm, giảm đau và kháng dị ứng.
- Tuần 1: Tái khám đánh giá vết mổ, hố mổ và ống tai.
- Tuần 3-4: Đánh giá ống tai ngoài, cấp toa.
- Tuần 5: Làm sạch ống tai ngoài, cấp toa
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về Tai-Mũi-Họng (Ban hành kèm theo Quyết định số 5643/QĐ-BYT, ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.
CHẢY MÁU MŨI
1. ĐẠI CƯƠNG
- Chảy máu mũi là một cấp cứu thường gặp trong tai mũi họng.
- Khoảng 60% trên tổng số người trưởng thành có ít nhất một lần chảy máu mũi, nhưng chỉ khoảng 6% đến khám chuyên khoa.
- Chảy máu mũi hay gặp ở mùa khô do độ ẩm không khí giảm, có ảnh hưởng đến sinh lý niêm mạc mũi.
- Mũi được cung cấp máu từ hai hệ thông động mạch cảnh ngoài và động mạch cảnh trong.
2. NGUYÊN NHÂN
- Nguyên nhân: 90% là vô căn.
2.1. Tai chổ
2.1.1. Chấn thương:
- Vỡ khối xương hàm trên theo kiểu Lefort 1; 2; 3 chấn thương tháp mũi.
- Ngoáy mũi, xì mũi, di vật mũi.
- Phẫu thuật vùng mũi xoang.
2.1.2. Chất hóa học do dùng như Cocain. Thuốc xịt mũi.
2.1.3. Khối u:
- U ác: carcinom, ung thư vòm ...
- U lành: polyp mũi, u nhú đảo ngược, u xơ vòm ...
2.1.4. Viêm nhiễm tai chỗ: viêm mũi xoang cấp, trĩ mũi, viêm loét mũi ...
2.2. Toàn thân
- Bệnh nhiễm khuẩn: sốt xuất huyết, cúm, thương hàn ...
- Bệnh mạch máu: tăng huyết áp, xơ mỡ động mạch.
- Bệnh lý đông máu: dùng thuốc chống đông, hemopholia, bệnh cá tính về máu, suy gan.
- Di truyền bẩm sinh.
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Lâm sàng
3.1.1. Đánh giá chảy máu mũi:
- Chảy ra mũi trước hay mũi sau, chảy máu ồ ạc hay ít.
- Chảy máu mũi 1 bên hay 2 bên.
3.1.2. Đánh giá tình trạng mất máu:
- Mất máu nhẹ: thường chảy ở điểm mạch phía trước, máu đỏ tươi từng giọt.
- Mất máu vừa: máu đỏ tươi chảy thành dòng, có thể xuống họng.
- Mất máu nặng: ảnh hưởng đến dấu hiệu sinh tồn.
3.2. Cận lâm sàng
- Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số.
- Xét nghiệm yếu tố đông máu: TS, TC hay TQ, TCK.
- Xét nghiệm chức năng gan, thận.
- Nội soi mũi xoang xác định vị trí chảy máu.
3.3. Chẩn đoán phân biệt
- Chảy máu từ họng - thanh quản lên mũi như khối u lành hay u ác gây chảy máu, sau phẫu thuật vùng họng như cắt Amygdal ...
- Chảy máu từ phổi qua mũi: lao phổi, u máu.
- Vỡ tĩnh mạch thực quản gây nôn, sặc lên mũi: xơ gan, bệnh tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
- Vỡ các động mạch tầng giữa đáy dọ như các nhánh của động mạch cảnh trong hoặc chảy từ vòi Eustache do chấn thương tai giữa, vỡ xương đá.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc điều trị
- Hồi sức nâng thể trạng.
- Cầm máu.
- Điều trị nguyên nhân.
4.2. Điều trị
4.2.1. Cầm máu tại chỗ
- Mất mau nhẹ: cho bệnh nhân ngồi thẳng, cổ hơi gập nhẹ, đè ép cánh mũi 2 bên vào vách ngăn trong 10 phút.
- Mất máu trung bình: nhét mèche mũi trước (spongel, merocel, bóng cao su), thời gian lưu mèche 24-48 giờ.
- Mất máu nặng: nhét mèche mũi sau, thời gian lưu mèche 48-72 giờ.
- Hoặc cầm máu bằng đốt điện qua nội soi.
- Nếu các biện pháp trên không có hiệu quả thì tiến hành:
+ Thuyên tắc mạch.
+ Thắt động mạch: động mạch bướm khẩu cái, động mạch sàng, động mạch hàm hoặc động mạch cảnh ngoài.
4.2.2. Toàn thân
- Nghỉ ngơi, ngồ hoặc nằm đầu cao.
- Truyền dịch nâng thể trạng.
- Truyền máu khi có biểu hiện mất máu Hb < 10g/l.
- Corticoid (nếu không có chống chỉ định) tiêm tĩnh mạch như Hydrocortison 100mg, Solu-medrol 40mg ...
- Thuốc cầm máu: Carbazochrome (Adreoxyl, Adona), Acid tranexamic 250mg (Transamin, Examin ...) Hoặc trực tiếp làm đông máu như Vitamin K1.
4.2.3. Thuốc hỗ trợ
- Thuốc hạ huyết áp: Nifedipin 20mg, Amlodipin 5mg ...
- Giảm đau: Paracetamol ...
- Kháng dị ứng: Chlopheramin 4mg, Fexofenadin, Ebastine 10mg ...
- Kháng sinh (uống hoặc tiêm chích) khi có nhét mèche:
+ Amoxicillin + Acid clavulanic: Augmentin, Klamentin, Curam ...
+ Cephalosporin thế hệ thứ II: Cefutaxim (Cefradin,Cloracilin).
+ Cephalosporin thế hệ thứ III: Cefotaxim, Cefixim, Cefpodoxim.
- Vitamin C 500mg uống hoặc tiêm.
4.2.4. Điều trị theo nguyên nhân
5. THEO DÕI
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn và chày máu.
- Xuất viện khi dấu hiệu sinh tồn ổn và hết chảy máu.
- Nội soi mũi xoang kiểm tra trước khi xuất viện và 1 tuần sau xuất viện.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về Tai-Mũi-Họng (Ban hành kèm theo Quyết định số 5643/QĐ-BYT, ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.
VIÊM MŨI DỊ ỨNG
1. TRIỆU CHỨNG
Đột ngột không có dấu hiệu báo trước, ngứa hốc mũi dữ dội, ngứa có thể lan xuống thành họng, hắt hơi từng tràng liên tục, sau cơn hắt hơi chảy mũi nhiều thường nước loãng như nước mưa, chảy rất nhiều ( lúc khô không dị ứng). Nước mắt nước mũi chảy dàng dụa, sau đó hai mũi tắt, mỗi cơn kéo dài 2-3 giờ rồi khỏi, ngày sau làm lại hoặc 2-3 ngày sau mới tái diễn.
2. TRIỆU CHỨNG PHỤ
Khó thở, tức ngực giống như thở hen (vì niêm mạc mũi-phế quản liên quan nhau).
3. ĐIỆU TRỊ
3.1. Nguyên nhân
Tránh tất cả tác nhân gây nên dị ứng, làm thế nào thay đổi sinh hoạt, thay đổi môi trường sống.
3.2. Chống dị ứng
- Loại kháng Chlorpheniramine 4mg
+ Người lớn: ngày uống 3 - 4 lần, mỗi lần 2 - 4 mg.
+ Trẻ em: ngày uống 2 lần, mỗi lần 2mg.
- Loại kháng Histamine 10mg
+ Người lớn: ngày uống 01 viên 01 lần
- Nhóm Corticoide: Pradnisolone 5 mg hay Dexamethasone 0,5 mg:
+ Người lớn: ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên (sau ăn no).
+ Trẻ em: ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên (sau ăn no).
3.3. Chống tịt mũi
- Rhinex 0,1% nhỏ mũi ngày 3 lần.
- Otrivin Sray Vasal lọ nhỏ hoặc phun mũi ngày 3 4 lần.
- Nâng thể trạng: Vitamine C liều cao.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về Tai-Mũi-Họng (Ban hành kèm theo Quyết định số 5643/QĐ-BYT, ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.
VIÊM MŨI XOANG CẤP
1. ĐẠI CƯƠNG
- Là quá trình viêm cấp xảy ra tại niêm mạc mũi.
- Nguyên nhân:
+ Do mũi: cảm cúm, dị ứng.
+ Do răng: sâu răng, viêm nướu.
- Vi trùng thường gặp: Pneumococci, Hemophilus influenza, Streptocooci tan huyết nhóm A, Moraxella cataharrlis, yếm khí …
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Lâm sàng
2.1.1. Sốt, nhức đầu, đau tức vùng mặt.
2.1.2. Chảy mũi: lúc đâì mũi trong sau vàng xanh có mùi tanh có khi lẫn máu.
2.1.3. Nghẹt mũi: nghẹt cả 2 bên nhưng nghẹt nhiều ở bên viêm.
2.1.4. Hắt hơi, mỏi mắt.
2.1.5. Khám:
- Niêm mạc mũi sung huyết, xuất tiết, khe giữa có nhầy và mủ.
- Tìm các điểm đau:
+ Điểm hố nanh: xoang hàm bị viêm.
+ Điểm Grunwald vị trí bờ trên hố mắt: xoang sàng viêm.
+ Điểm Ewing ở mặt trước xoang trán: xoang trán viêm.
2.2. Cận lâm sàng
- Nợi soi mũi xoang: các lỗ thông xoang phù nề, xuất tiết.
- X quang niêm mạc xoang có phản ứng viêm như dầy niêm mạc xoang hoặc mức khí dịch.
- Công thức máu 18 chỉ số thấy bạch cầu tăng nhất là bạch cầu đa nhân trung tính. CRP tăng.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Tại chổ: xông mũi (kháng sinh và corticoid), rửa mũi
3.2. Thuốc xịt mũi
- Otrivin 0,1% ngày 2 lần, mỗi lần 1 nhát.
- Fluticasone ngày 2 lần, mỗi lần 2 nhát.
- Nước biển sâu (Xisat, Sterima) xit rửa mũi.
3.3. Toàn thân
3.3.1. Kháng sinh ( dùng 1 trong các loại sau )
- Amoxicillin + Acid clavulanic 1 v x 2-3 lần/ngày.
- Nhóm Cephalosporine:
+ Thế hệ thứ I Cephadroxil 0,5g 2 v x 2 (U)/ngày.
+ Thế hệ thứ II: Cefuroxim 0,5g (Cefradin, CLoxacillin) 1 v x 2 lần (U)/ngày.
+ Thế hệ thứ III: Cefpodoxim 100mg, Cefetamet 250mg 1 v x 2 lần (U)/ngày.
+ Nhóm Macrolide: Rovamycine, Clarithromycine, Azithromycine.
+ Nhóm Metronidazole 250mg 2 v x 2 lần (U)/ngày.
3.3.2. Kháng viêm
- Kháng viêm Steroid: Medrol, Prednisolone), thuốc xịt mũi.
- Kháng viêm dạng men: Alpha-chymotrypsin.
3.3.3. Kháng dị ứng
- Ebastin 10mg 1 v x 2 (U)/ngày.
- Fexofenadin 60mg 1 V x 2 lần (U)/ngày.
- Levocetirizin 1 v x 2 (U)/ngày.
3.3.4. Giảm đau, hạ sốt: Paracetamol
3.3.5. Chống sung huyết, nghẹt mũi
- Chọc rửa xoang hàm.
- Nhổ răng nếu viêm xoang do răng.
3.3.6. Thời gian điều trị 15 ngày
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về Tai-Mũi-Họng (Ban hành kèm theo Quyết định số 5643/QĐ-BYT, ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.
VIÊM MŨI XOANG MẠN
1. ĐẠI CƯƠNG
- Là tình trạng viêm niêm mạc mũi xoang kéo dài trên 12 tuần tái đi tái lại nhiều lần làm phù nề, bít tắc lỗ thông xoang.
- Vi khẩn thường gặp: Pneumococci, Hemophilus influenza, Streptocooci tan huyết nhóm A, Moraxella cataharrlis, yếm khí …
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Lâm sàng
2.1.1. Các triệu chứng chính
- Đau, căng, nặng mặt.
- Nghẹt, tắc mũi.
- Chảy dịch, mủ ở mũi trước hay mũi sau.
- Giảm hoặc mất mùi.
2.1.2. Các triệu chứng phụ
- Hơi thở hôi.
- Ho dai dẳng.
- Nhức đầu cảm giác nặng ở đỉnh, hai thái dương, đau vùng chẩm, mỏi gáy.
- Đau tai hoặc cảm giác đầy trong tai.
- Nhức răng.
- Mỏi mệt, uể oải.
2.1.3. Chẩn đoán viêm mũi xoang mạn khi bệnh nhân có 2 triệu chứng chính hoặc 1 triệu chứng chính và 2 triệu chứng phụ
- Khám các điểm đau: hố nách, góc mắt thường không rõ rệt.
- Soi mũi trước: ở ngách giữa có nhầy, mủ, cuống mũi giữa to hoặc thoái hoá.
- Soi mũi sau: thấy nhầy đổ xuống thành sau họng.
2.2. Cận lâm sàng
- Chụp X quang kinh điển: tư thế Blondeau, Tư thế Hirtz thấy có hình ảnh viêm xoang
- Nội soi mũi xoang.
- Công thức máu 18 chỉ số thấy bạch cầu tăng nhất là bạch cầu đa nhân trung tính. CRP tăng.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Điều trị nội khoa
3.1.1. Tại chổ: xông mũi (kháng sinh và corticoid), rửa mũi
3.1.2. Thuốc xịt mũi
- Otrivin 0,1% ngày 2 lần, mỗi lần 1 nhát.
- Fluticasone ngày 2 lần, mỗi lần 2 nhát.
- Nước biển sâu (Xisat, Sterima) xịt rửa mũi.
3.1.3. Toàn thân
3.1.3.1. Kháng sinh (dùng 1 trong các loại sau)
- Amoxicillin + Acid clavulanic 1 v x 2 - 3 lần/ngày.
- Nhóm Cephalosporine :
+ Thế hệ thứ I Cephadroxil 0,5g 2 v x 2 lần (u)/ngày.
+ Thế hệ thứ II: Cefuroxim 0,5g(Cefradin,Cloxacillin) 1 v x 2 lần (u)/ngày.
+ Thế hệ thứ III: Cefpodoxim 100mg 1 v x 2 lần (u)/ngày.
+ Nhóm Macrolide : Rovamycine, Clarithromycine, Azithromycine.
+ Nhóm Metronidazole 250mg 2 v x 2 lần (U)/ngày.
3.1.3.2. Kháng viêm
- Kháng viêm Steroid: Medrol, Prednisolone), thuốc xịt mũi.
3.1.3.3. Khang dị ứng
- Ebastin 10mg 1 v x 2 lần (u)/ngày.
- Fexofenadin 60mg 1 v x 2 lần (u)/ngày.
- Levocetirizin 1 v x 2 lần (u)/ngày.
3.1.3.4. Giảm đau, hạ sốt: Paracetamol
3.1.3.5. Chống sung huyết, nghẹt mũi
- Chọc rửa xoang hàm.
- Nhổ răng nếu viêm xoang do răng.
3.1.3.6. Thời gian điều trị 2 - 4 tuần
3.2. Phẫu thuật
- Khi điều trị nội khoa thất bạ
- Viêm xoang polyp mũi
- Phương pháp phẫu thuật:
+ Viêm xoang hàm và sàng trước thì mở khe giữa và bóng sàng.
+ Viêm xoang sàng trước và sau thì nạo sàng.
+ Viêm xoang trán thì mở ngách trán.
+ Viêm xoang bướm thì mổ thông xoang bướm.
+ Phẫu thuật vách ngăn và cắt bán phần cuống giữa nếu có.
3.3. Chăm sóc sau phẫu thuật
3.3.1. Theo dõi sát tình trạng chảy máu.
3.3.2. Nếu mất máu Hct < 25%: truyền máu.
3.3.3. Hậu phẫu: Truyền dịch, kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, kháng dị ứng:
- Kháng sinh: dùng 1 trong các loại sau:
+ Cefotaxim 1g x 2 - 3 lần/ngày.
+ Cefuroxim (Biloxim, Zinacef) 0,75g x 3 lần/ngày.
+ Ceftriazone 1g x 3 lần/ngày.
- Khang viêm: chọn 1 khi không có chống chỉ định dùng 3 - 5 ngày.
+ Depersolon 30mg 1 - 2 ống sáng.
+ Methyl 1 - 2 lọ/sáng.
- Giảm đau:
+ Paracetamol.
+ Acupan.
+ Perfangan.
- Kháng dị ứng:
+ Ebastin 10mg 1 v x 2 lần (u)/ngày.
+ Fexofenadin 60mg 1 v x 2 lần (u)/ngày.
+ Levocetirizine 5mg 1 v (u)/ngày.
- Nâng thể trạng bằng dịch truyền.
3.3.4. Rút mèche mũi vào ngày thứ 2 dau phẫu thuật.
3.3.4. Nội soi kiểm tra hút nhầy hố mổ.
- Theo dõi cho bệnh nhân tái khám 2 tuần 1 lần trong tháng đầu, 1 tháng 1 lần trong 2 tháng sau và 3 tháng 1 lần cho những tháng sau.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về Tai-Mũi-Họng (Ban hành kèm theo Quyết định số 5643/QĐ-BYT, ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.
HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH
1. ĐẠI CƯƠNG
1.1. Rối loạn tiền đình là một trạng thái bệnh lý biểu hiện trên lâm sàng bởi triệu chứng chóng mặt và rối loạn thăng bằng.
1.2. Nguyên nhân
- Hội chứng tiền đình ngoại biên: trong mê đạo hoặc sau mê đạo.
- Hội chứng tiền đình trung ương:
+ Ngộ độc Barbiturat.
+ Thiểu năng mạch máu thân nền, Các khối u.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Chóng mặt
- Xuất hiện từng cơn một cách đột ngột hoặc khi cử động mạnh hoặc khi thay đổi tư thế đầu. Cơn kéo dài từ vài phút đến vài giờ.
- Bệnh nhân có cảm giác xoay tròn hoặc di chuyển theo một hướng nào đó
2.2. Rối loạn thăng bằng: cảm giác bồng bềnh ngồi không vững,
2.3. Rối loạn giao cảm: xanh tái, toát mồ hôi, buồn nôn, nôn, tim đập mạnh.
2.4. Khám lâm sàng:
- Dấu hiệu rung giật nhãn cầu (nystagmus) đánh về chiều ngước với bên tai bệnh.
- Dấu hiệu Romberg nghiêng về tai bệnh.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Điều trị nội khoa
- Ngưng ngay hóa chấn nhiễm độc.
- Nghỉ ngơi tuyệt đối yên tĩnh.
- Ăn thức ăn lỏng dễ tiêu.
3.1.1. Thuốc
- Glucose 10 - 30%.
- Giãn mạch:
+ Piracetam 12g truyền tĩnh mạch/ngày.
+ Hoặc Piracetam 400-800mg 1 v x 2 lần (U)/ngày.
+ Flunarizine 5mg (Sibelium) 1 v (U) tối.
+ Cinnarizin 25mg (Sturgeron) 1 v x 3 lần (U)/ngày.
- Chống chóng mặt:
+ Acetyl DL leucine 500mg (Tanganyl) 1 v x 3 lần (U)/ngày.
+ Betahistine 16mg 1 v x 3 (U)/ngày.
+ Trimetazidine 35mg (Vaspycar) 1 v x 2 lần (U)/ngày.
- Hủy mê nhĩ bằng thuốc nếu điều trị các thuốc trên không hiệu quả Gentamycine 0,5-1mg/kg/lần bơm vào hòm nhĩ.
3.2. Điều trị ngoại khoa
- Chỉ đặt ra khi điều trị nội không thành công.
- Các phương pháp phẫu thuật: khoét rộng đa chủm nếu viêm xương chủm.
- U dây thần kinh VIII phối hợp ngoại thần kinh.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về Tai-Mũi-Họng (Ban hành kèm theo Quyết định số 5643/QĐ-BYT, ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
- Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.
VIÊM VA
1. ĐẠI CƯƠNG
- Viêm VA (Végétations Adénoides) là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ từ 1-5 tuổi.
- Tỷ lệ viêm VA khoảng 20-30% trong số các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.
- Bệnh hay tái phát và thường gây biến chứng như viêm tai giữa, viêm mũi xoang, viêm phế quản, tắc nghẽn đường thở kéo dài ảnh hưởng đến sự phát triển sọ mặt của trẻ.
- Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây hiều phiền phức và ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của trẻ:
+ Vi khuẩn thường gặp: group A beta hemolytic streptococcus, Hemophilus influenza, Streptococcus pneumonie, Moraxella catarrhalis, Staphylococcus aureus, Mycobacteria, Anarobic.
+ Virus: Rhinovirus, Epstein barr, Adenovirus, Influenza A và B …
2. LÂM SÀNG
2.1. Chẩn đoán
- Cấp: sốt cao, chảy mũi xanh, nghẹt mũi cả 2 bên, đôi khi có viêm tai giữa.
- Mạn: nghẹt mũi kéo dài, chảy mũi xanh, biến dạng xương vùng mặt, nghe kém.
- Họng: thành sau họng dịch nhầy đục từ trên chảy xuống, niêm mạc họng đỏ.
2.2. Cận lâm sàng
- Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số, có bạch cầu tăng. CRP tăng.
- Nội soi mũi: VA to ở cửa mũi sau.
- X quang cổ nghiêng.
2.3. Biến chứng
- Viêm tai giữa cấp, viêm tai giữa thanh dịch.
- Viêm mũi xoang.
- Viêm họng - Amygdal.
- Viêm thanh quản cấp.
- Biến dạng dọ mặt : trẻ có khuôn mặt VA như mặt nhỏ, miệng há, cằm nhô ra.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nội khoa
3.1.1. Rửa mũi, khí dung mũi (corticoid và kháng sinh).
3.1.2. Kháng sinh :
- Nhóm Beta-lactam :
+ Amoxicillin 50 - 100mg/kg/ngày.
+ Amxicillin + Acid Clavulanic 50mg/kg x 2 lần/ngày.
+ Cephalosporine tuỳ theo mức độ bệnh có thể chọn :
Thế hệ thứ I: Cephalexin, Cephadroxil: 50mg/kg x 3 lần/ngày.
Thế hệ thứ II: Cefuroxim (Cefradin, Cloxacillin …) 10mg/kg x 3 lần/ngày.
Thế hệ thứ III: Cefpodoxim (Napotel), … 10mg/kg x 2 lần/ngày.
- Nhóm Macrolide: Azthromycin (Azoget 250mg) 10 - 20 mg/kg lần duy nhất/ngày trong 3-5 ngày.
- Thời gian điều trị 10 - 14 ngày.
3.1.3. Hạ sốt: Paracetamol 30 - 40mg/kg/ngày.
3.1.4. Kháng dị ứng: Chlopheramin 4mg.
3.1.5. Loãng nhầy: Acetyl cystein.
3.1.6. Giảm họ.
3.2. Ngoại khoa
- Nạo VA khi điều trị nội khoa thất bại hoặc VA quá phát gây biến chứng.
- Chỉ định nạo VA:
+ Viêm VA tái đi tái lại nhiều lần trong năm: nhiều hơn 5 lần/năm.
+ VA quá phát gây bít tắc cửa mũi sau (phát hiện qua nội soi).
+ Viêm VA đã gây biến chứng (viêm tai giữa, viêm họng).
4. THEO DÕI
4.1. Sau nạo VA
4.1.1. Theo dõi
- Chảy máu ra ngoài mũi hoặc nôn ra miệng.
- Nhiệt độ: để phát triển sớm nhiễm trùng.
- Hô hấp.
4.1.2. Xuất viện
- Khi dấu hiệu sinh tồn ổn và hết chảy máu.
- Hướng dẫn chế độ ăn:
+ 2-3 giờ sau nạo nếu không có chảy máu cho trẻ uống sữa lạnh, sau đó ăn nhẹ, thức ăn mềm loãng.
+ Sau 2 ngày ăn cháo hoặc cơm.
Tài liệu tham khảo:
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về Tai-Mũi-Họng (Ban hành kèm theo Quyết định số 5643/QĐ-BYT, ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.
VIÊM AMYDAL
1. ĐẠI CƯƠNG
- Thường gặp mọi lứa tuổi, trẻ em nhiều hơn người lớn.
- Vi khuẩn gây bệnh chủ yếu là gram dương, có thể tìm thấy vi nấm, vi trùng kỵ khí và cả siêu vi trùng. Thường gặp là group A beta hemolytic streptococcus, Staphylococcus aureus, Hemophilus influenza
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Viêm Amygdal cấp
- Sốt cao 39 - 400C.
- Đau họng, nuốt khó.
- Giọng nói thay đổi và hơi thở hôi.
- Khám họng: 2 Amydal to, đỏ, niêm mạc họng đỏ.
- Diễn biến thường tự khỏi sau 1 tuần.
- Cận lâm sàng:
+ Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số có bạch cầu tăng. CRP tăng.
+ Phết họng xét nghiệm hay nuôi cấy định danh vi khuẩn và làm kháng sinh đồ.
2.2. Viêm Amygdal mạn
- Nuốt vướng, ho khan.
- Hơi thở hôi.
- Khám họng: Amygdal to hoặc có hốc bả đậu, hay nhiều ngốc ngách.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nội khoa
3.1.1. Vệ sinh răng miệng.
3.1.2. Rửa mũi, khí dung họng (corticoid và kháng sinh) hoặc súc họng nước muối ấm.
3.1.3. Kháng sinh:
- Thời gian điều trị 10 - 14 ngày.
- Nhóm Beta-lactam:
+ Amoxicillin 50 - 100mg/kg/ngày.
+ Amxicillin + Acid Clavulanic 50mg/kg x 2 lần/ngày.
+ Cephalosporine tuỳ theo mức độ bệnh có thể chọn:
Thế hệ thứ I: Cephalexin, Cephadroxil: 50mg/kg x 3 lần/ngày.
Thế hệ thứ II: Cefuroxim (Cefradin, Cloxacilin …) 10mg/kg x 2 lần/ngày.
Thế hệ thứ III: Cefpodoxim (Napotel), Cefetamet (Cetamet) … 10mg/kg x 2 lần/ngày.
- Nhóm Macrolide: Azthromycin (Azoget 250mg) 10 - 20 mg/kg lần
duy nhất/ngày trong 3 - 5 ngày.
3.1.4. Kháng viêm chống phù nề:
Corticoid dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
3.1.5. Giảm họ.
3.1.6. Nâng thể trạng.
3.2. Ngoại khoa
Theo Viện Hàn Lâm về Tai Mũi Họng và Phẫu thuật Đầu Cổ Mỹ (AAO-HNS) có các chỉ định lâm sàng về phẫu thuật cắt Amygdal như sau:
3.2.1. Chỉ định tuyệt đối
- Amygdal phì đại gây tắc nghẽn đường hô hấp trên, nuốt đau nhiều, rối loạn giấc ngủ, hoặc kèm theo các biến chứng tim mạch.
- Abcès quanh Amygdal không đáp ứng với điều trị nội khoa và thủ thuật dẫn lưu ngoại khoa, trừ khi phẫu thuật được tiến hành trong giải đoạn cấp của bệnh.
- Viêm Amygdal gây biến chứng sốt cao co giật, viêm tai giữa, viêm xoang …
- Amygdal cần sinh thiết để xác định giải phẫu bệnh.
3.2.2. Chỉ định tương đối
- Viêm Amygdal từ 3 đợt trở lên mỗi năm dù đã được điều trị nội khoa tích cực.
- Hơi thở và vị giác hối kéo dài do viêm Amygdal mạn không đáp ứng với điều trị nội khoa.
- Viêm Amygdal mạn hoặc tái phát trên một bệnh nhân mang mầm bệnh Streptococcus không đáp ứng với các kháng sinh kháng beta-lactam.
- Phì đại Amygdal một bên nghi ngờ khối u tân sinh.
4. TREO DÕI
Sau nạo cắt Amygdal
4.1. Theo dõi
- Nước bọt, dấu hiệu sinh tồn 1 giờ/lần trong 3 giờ đầu sau cắt Amygdal.
- Mực độ đau họng giảm dần từ ngày thứ 3 và đến hết đau vào ngày thứ 10 - 12.
4.2. Chế độ ăn
- Hai ngày đầu: dữa lạnh.
- Ngày 3 - 4: ăn cháo đặc.
- Ngày 5 - 6: Ăn cháo đặc.
- Ngày 7 - 10: ăn cơm nhão, sau đó cơm bình thường.
4.3. Xuất viện
- Khi dấu hiệu sinh tồn ổn và 2 hố Amygdal khô, không chảy máu.
- Dặn dò nghỉ ngơi, tránh lao động nặng.
- Cử thức ăn: chưa, cai, cứng, nóng trong 10 ngày.
- Cấp toa 5 ngày.
- Tái khám 1 lần sau xuất viện.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về Tai-Mũi-Họng (Ban hành kèm theo Quyết định số 5643/QĐ-BYT, ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.
ABCÈS QUANH AMYDAL
1. ĐẠI CƯƠNG
- Abcès quanh Amygdal là sự nung mủ của tổ chức liên kết lỏng lẻo ở bên ngoài bọc Amygdal.
- Tác nhân:
+ Vi khuẩn yếm khí có tỷ lệ cao 75%.
+ Vi khuẩn hiếu khí: Streptococcus pneumonie, Hemophilus influenza, Staphylococcus aureus.
2. LÂM SÀNG
2.1. Chẩn đoán
- Khởi đầu bằng đau họng, đau lan lên tai.
- Sốt cao 39 - 400C, bộ mặt nhiễm trùng.
- Chảy nước bọt, giọng ngậm hột thị.
- Hơi thở hôi.
- Há miệng hạn chế.
- Khám: họng đỏ, lưỡi gà bị đẩy lên 1 bên, trụ trước Amygdal sưng phồng và Amygdal to đẩy vào trong.
2.2. Cận lâm sàng
- Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số có bạch cầu tăng., CRP tăng.
- Phết họng hay chọc hút mủ tìm vi khuẩn là làm kháng sinh đồ.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Kháng sinh phổ rộng : tuỳ theo mức độ của bệnh lựa chọn kháng sinh cho phù hợp.
3.1.1. Amxicillin + Acid Clavulanic (Curam) 1g, 1 lọ x 2 TMC/ngày.
3.1.2. Cephalosporine thế hệ thứ II, III:
- Thế hệ thứ II:
+ Cefuroxim (Cefradin, Cloxacillin…) 1g: 1 lọ x 3 TMC/ngày.
+ Biloxim 1,5g: 1 lọ x 2 TMC/ngày
- Thế hệ thứ III:
+ Cefotaxim 1g: 1 lọ x 2 TMC/ngày.
+ Ceftriazon 1g: 1 lọ x 2 TMC/ngày.
3.2. Kết hợp thêm Nhóm Metronidazole 500mg = 100ml : 1 chai x 2 TTM/ngày.
3.3. Kháng viêm chống phù nề:
- Corticoid dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
- Hoặc kháng viêm dạng men:
+ Alpha chymotrypsin.
+ Serratipeptidase …
3.4. giảm đau, hạ sốt: Paracetamol 30 - 40 mg.kg/ngày uống hay truyền tĩnh mạch.
3.5. Rạch dẫn lưu ổ mủ.
3.6. Nâng thể trạng.
3.7. Cắt Amygdal sau 3 tháng.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về Tai-Mũi-Họng (Ban hành kèm theo Quyết định số 5643/QĐ-BYT, ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.
VIÊM HỌNG
1. ĐẠI CƯƠNG
- Viêm họng là viêm niêm mạc họng trong đó có lớp lien bào, tuyến nhầy, nang lympho.
- Tác nhân:
+ Vi khuẩn thường gặp: group A beta hemolytic streptococcus, Hemophilus influenza, Streptococcus pneumonie, Moraxella catarrhalis, Staphylococcus aureus, Mycobacteria, Anarobic.
+ Virus: Rhinovirus, Epstein barr, Adenovirus, Influenza A và B …
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Lâm sàng
- Đau rát họng, khát nước, mệt mỏi, chỷ nước mũi (do virus cúm).
- Sốt, ớn lạnh, nhức đầu.
- Hạch viêm ở góc hàm.
- Khám: niêm mạc họng đỏ, trụ trước và sau Amygdal đỏ đôi khi có giả mạc.
2.2. Cận lâm sàng
- Xét nghiệm công thức máu 18 chỉ số có bạch cầu tăng. CRP tăng.
- Phết họng soi tươi, cấy tìm nguyên nhân, kháng sinh đồ.
3. ĐIỀU TRỊ.
- Nếu do siêu vi không cần sử dụng kháng sinh, chỉ điều trị triệu chứng.
- Kháng sinh nếu có nhiễm trùng, thời gian điều trị 7 - 10 ngày.
3.1. Trẻ em
3.1.1. Nhóm Beta – lactam:
- Amoxicillin 50 - 100mg/kg x 3 lần/ngày.
- Amoxicillin + Acid Clavulanic 50mg/kg x 2 lần/ngày.
- Cephalosporine tuỳ theo mức độ bệnh có thể chọn :
+ Thế hệ thứ I: Cephalexin, Cephadroxil: 50mg/kg chia 3 lần/ngày.
+ Thế hệ thứ II: Cefuroxim (Cefradin, Cloxacillin …) 10mg/kg x 3 lần/ngày.
+Thế hệ thứ III: Cefpodoxim (Napotel)… 10mg/kg x 2 lần/ngày.
3.1.2. Nhóm Macrolide
- Azthromycin (Azoget 250mg) 10 - 20 mg/kg lần duy nhất/ngày.
- Lincosamid: Clindamycin 15 - 40mg/kg chia 3 lần/ngày.
3.2. Người lớn
3.2.1. Nhóm Beta – lactam
- Amoxicillin 0,5g x 3 lần/ngày.
- Amoxicillin + Acid Clavulanic: 1 v x 2 lần/ngày.
- Cephalosporine tuỳ theo mức độ bệnh có thể chọn :
+ Thế hệ thứ I: Cephalexin, Cephadroxil: 2 v x 2 lần/ngày.
+ Thế hệ thứ II: Cefuroxim 500mg (Cefradin, Cloxacillin …) 1 v x 2lần/ngày.
+Thế hệ thứ III: Cefpodoxim (Napotel), Cefetamet (Cetamet): 2 v x 2 lần/ngày.
3.2.2. Nhóm Macrolide
- Azthromycin (Azoget 250mg) 2 v lần duy nhất/ngày x 3 - 5 ngày.
- Lincosamid: Clindamycin 0,3 g x 3 lần/ngày.
3.3. Kháng viêm chống phù nề
- Corticoid dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
3.4. Giảm đau, hạ sốt: Paracetamol 30 - 40 mg/kg/ngày uống hay truyền tĩnh mạch.
3.5. Trợ sức Vitamine.
3.6. Xông họng (Corticoid và kháng sinh) hoặc súc họng nước muối ấm.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về Tai-Mũi-Họng (Ban hành kèm theo Quyết định số 5643/QĐ-BYT, ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.
CHƯƠNG BỆNH RĂNG - HÀM - MẶT
SÂU RĂNG
1. ĐẠI CƯƠNG
1.1. Sâu răng là một bệnh ở tổ chức cứng của răng (men, ngà và cement), đặc trưng bởi sự khử khoáng làm tiêu dần các chất vô cơ, hữu cơ ở men răng, ngà răng tạo thành lỗ sâu và không hoàn nguyên được.
1.2. Có nhiều định nhĩa về bệnh sâu răng, dựa trên những nghiên cứu và nhận xét khác nhau về nguyên nhân cũng như tiến trình của bệnh, bệnh sâu răng có thể được định nghĩa như sau:
- Bệnh sâu răng là một quá trình động, diễn ra trong mảng bám vi khuẩn dính trên mặt răng, đưa đến cân bằng giữa mô răng với chất dịch chung quanh và theo thời gian, hậu quả là sự mất khoáng của mô răng (Fejerkov và Thylstrup).
- Là bệnh nhiễm trùng của mô răng biểu hiện đặc trưng bởi các giai đoạn mất và tái khoáng xen kẻ nhau (Silverston).
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Triệu chứng lâm sàng
- Sâu răng: đau khi kích thích như ăn, uống nóng, lạnh hoặc khi thức ăn lọt vào lỡ sâu. Hết đau khi hết kích thích.
- Viêm quanh chóp răng:
+ Giai đoạn cấp tính: bệnh nhân mệt mỏi, sốt, đau nhiều ở răng nguyên nhân, răng có thể lung lay, nướu tương ứng đỏ, đau tăng khi chạm vào răng đối diện, có thể gây abcès xung quanh.
+ Giai đoạn mãn tính: không có dấu hiện toàn thân. Răng đổi màu xám đục, có thể có lỗ dò ở nướu. X quang có hình ảnh thấu quang chóp răng, dây chằng nha chu dãn rộng.
2.2. Cận lâm sàng
X quang quanh chóp, phim chếch, nghiêng (maxillaire).
2.3. Chẩn đoán phân biệt
- Mòn ngót cổ răng: đáy nhẵn và cứng.
- Sún răng: đáy cứng và phát triển theo bề rộng.
- Thiểu sản men: đáy cứng và có từ khi răng mọc.
- Men răng đổi màu do nhiễm flour.
- Viêm tuỷ răng có cơn đau tự phát.
- Viêm quanh răng: đau liên tục, răng hơi lung lay và trồi lên.
- Tuỷ chết: răng đổi màu, không đau khi kích thích.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc:
Trám răng.
3.2. Điều trị:
- Dùng mũi khoan lấy hết mô sâu:
+ Mếu sâu ngà thì trám tạm theo dõi 1 tuần.
+ Nếu sâu men hoặc sâu ngà nông thì trám bằng vật liệu trám GIC, hoặc composit hoặc amalgam tuỷ răng.
4. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
Tái khám sau 1 - 2 tuần nếu trám tạm hoặc ngay khi đau tự phát.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về Răng-Hàm-Mặt (Ban hành kèm theo Quyết định số 3108/QĐ-BYT, ngày 28/07/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.
NHỔ RĂNG KHÔN MỘC LỆCH CÓ BIẾN CHỨNG
1. ĐẠI CƯƠNG
Phẩu thuật nhổ răng khôn lệch có biến chứng chiếm vị trí quan trọng trong phẩu thuật miệng, bởi vì nó chiếm tỷ lệ lên cao nhất trong các loại răng hàm gây biến chứng: viêm nhiễm, áp xe hàm mặt.
2. CHỈ ĐỊNH
- Viêm quanh thân răng (viêm lợi trùm răng khôn).
- Chèn ép các răng kế cận gây lệch cung răng.
- Viêm mô tế bào hoặc viêm xương tuỷ hàm…
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh có bệnh toàn thân: ưa chảy máu, máu chậm đông, thiếu máu nặng, tăng bạch cầu, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim, thai nghén,…
- Người bệnh cao tuổi, sức khoẻ không cho phép phẩu thuật.
4. CHẨN BỊ
4.1. Phương tiện
- Đầy đủ phương tiện nhổ răng khó.
- Dụng cụ:
+ Phần mềm gồm: dao, kéo con và cây bóc tách vạt niêm mạc.
+ Phần xương: cắt xương với mũi khoan phẩu thuật. Kềm gặm xương để bấm xương ổ răng. Cây giũa xương.
+ Kim, chỉ khâu catgut.
+ Kềm kẹp kim. bẩy và kềm thích hợp với từng loại răng.
- Dụng cụ gây tê.
- Thuốc sát khuẩn:
+ Bông gạc đã hấp tiệt khuẩn.
+ Dung dịch NaCl 0,9%.
4.2. Người bệnh
Hồ sơ bệnh án: rõ ràng, tỉ mỉ, phải có xét nghiệm máu, phim X-quang tại chổ.
5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
5.1. Sát khuẩn tại chổ bằng cồn.
5.2. Vô cảm bằng tê tại chổ với thuốc tê có adrenalin 1/100.000.
5.3. Kỹ thuật:
- Rạch tạo vạt niêm mạc theo nguyên tắc mở rộng phẩu trường (hình Z, hình T…).
- Mở xương, bộc lộ răng bằng máy cắt xương, mở bộc lộ ½ chiều cao thân răng (nằm ngang), hoặc cắt thân, cắt chân…
- Lấy răng bằng bẩy và kềm.
- Khâu phục hồi bằng chỉ Catgut.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về Răng-Hàm-Mặt (Ban hành kèm theo Quyết định số 3108/QĐ-BYT, ngày 28/07/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.
VIÊM TUYẾN NƯỚC BỌT MANG TAI
1. VIÊM TUYẾN NƯỚC BỌT MANG TAI DO VI KHUẨN
1.1. Triệu chứng
Ở thời kỳ cương nề, sưng rõ rệt vùng mang tai lan ra sau góc hàm, biến dạng dái tai, có thể nghe kém, khít hàm. Tiến tới sưng mủ, niêm mạc miệng khô, lỗ ống Stenon cương nề, đỏ, có mủ lẫn nước bọt, có sốt vừa hoặc cao.
1.2. Điều trị
- Kháng sinh liều cao, vitamin, thuốc lợi tiết nước bọt.
- Uống nhiều nước, xoe ép tuyến nước bọt, cho nhai kẹo gôm
- Chích tháo mủ nếu cần: ở trong miệng hoặc ngoài da tuỳ triệu chứng.
2. VIÊM TUYẾN NƯỚC BỌT MANG TAI DO VIRUS (QUAI BỊ)
2.1. Triệu chứng
- Lúc đầu viêm một bên, một đến vài ngày sau lan sang hai bên.
- Chẩn đoán phân biệt với do vi khuẩn: viêm cả hai bên và không có mủ.
2.2. Điều trị
- Thuốc an thần, vitamin, vệ sinh răng miệng, họng, nghỉ ngơi, đắp nóng lên mang tai.
- Dùng kháng sinh khi có bội nhiễm.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về Răng-Hàm-Mặt (Ban hành kèm theo Quyết định số 3108/QĐ-BYT, ngày 28/07/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.
PHẪU THUẬT ABCÈS HÀM MẶT CÁC LOẠI
1. PHÂN LOẠI
Tuỳ theo nguyên nhân áp xe có thể hình thành các vùng.
- Áp xe dưới lợi.
- Áp xe quanh thân răng.
- Áp xe má.
- Áp xe môi trên, dưới,cằm.
- Áp xe tiền đình trên hoặc dưới.
- Áp xe vòm miệng.
- Áp xe vùng dưới hàm.
- Áp xe vùng cằm.
- Áp xe dưới lưỡi-dưới niêm mạc.
- Áp xe hố mắt.
- Áp xe lưỡi.
2. CHỈ ĐỊNH
- Mở các ổ áp xe khi đã có dấu hiệu làm mủ, chuyển sóng khi thăm khám.
- Áp xe điều trị kháng sinh, chống viêm không khỏi, làm mủ: thông thường từ 6-7 ngày.
3. CHUẨN BỊ
Người bệnh: không có bệnh về tim mạch,hô hấp, rối loạn đông máu.
4. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
4.1. Vô cảm: gây tê tại chỗ.
4.2. Kĩ thuật
- Áp xe nông: gây tê, rạch mở ổ áp xe đối với áp xe nông dưới niêm mạc, dưới da, chỉ rạch vừa đủ đứt niêm mạc hay da. Luồng kẹp cầm máu mở rộng ổ áp xe để dẫn lưu hết mủ. Có thể dẫn lưu mủ bằng cao su. Thay sau 48 giờ, bơm rửa cho đến khi hết mủ.
- Áp xe sâu : rạch nơi có thể tránh sẹo xấu, lộ ra ngoài (dưới bờ nền xương hàm, nếp rãnh tự nhiên…) tránh các thương tổn mạch thần kinh : luoàng kẹp Rocher vào ổ mủ, mở rộng dẫn lưu.
5. THEO DÕI
- Thay băng, bơm rửa ổ mủ, thay dẫn lưu sau mỗi 48 giờ,hoặc hằng ngày nếu nhiều mủ.
- Mạch, nhiệt độ, huyết áp giảm và trở lại bình thường khi đã dẫn lưu hết mủ và xử lý răng nguyên nhân.
- Nhổ răng nguyên nhân nếu là răng cối, nhất là răng khôn.
- Chữa các răng nguyên nhân.
- Kháng sinh, chống viêm, nâng đỡ thể trạng.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về Răng-Hàm-Mặt (Ban hành kèm theo Quyết định số 3108/QĐ-BYT, ngày 28/07/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.
VIÊM Ổ RĂNG KHÔ SAU KHI NHỔ
1. TRIỆU CHỨNG
- Sau khi nhổ khoảng hai ngày bệnh nhân đau dữ dội.
- Không sốt.
- Khám ở răng không có mủ, nướu quanh ổ răng không đỏ, không sưng.
- Ổ răng hở xương ổ, không được bao phủ bởi cục máu đông, nếu không can thiệp triệu chứng đau bién mất sau 10 ngày.
2. ĐIỀU TRỊ.
- Nếu ổ răng nhỏ: có thể nhét bấc tẩm Eugenol, thay bấc mỗi ngày đến khi mất triệu chứng đau. Hoặc dàng song kích thích xương ổ răng để máu chảy ra tạo cục máu đông che lắp, bảo vệ xương ổ.
- Nếu ổ răng to: gây tê, dùng kềm gặm bớt xương, khâu kín ổ răng
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về Răng-Hàm-Mặt (Ban hành kèm theo Quyết định số 3108/QĐ-BYT, ngày 28/07/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.
PHỤC HỒI VẾT THƯƠNG VÙNG HÀM MẶT
1. ĐẠI CƯƠNG
Vết thương phần mềm không tổn thương xương.
2. CHỈ ĐỊNH
- Đụng dập đơn giản.
- Xước da nông.
- Vết thương thẳng hoặc dập nát.
- Vết thương xé nát, dập đứt hoặc mất tổ chức.
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không khâu kỳ đầu:
- Vết thương muộn sau 24 - 36 giờ.
- Vết thương bẩn.
- Vết thương mất nhiều tổ chức căng khi khâu.
4. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
4.1. Vô cảm: gây tê tại chỗ.
4.2. Kĩ thuật
- Mở rộng vết thương, bơm rửa sạch bằng dung dịch NaCl 0,9%, nước oxy già 3-5 thể tích, lấy hết dị vật.
- Cắt xén mép vết thương, khâu trực tiếp kín hai mép bằng chỉ nhỏ, mũi rời.
- Khâu định hướng: vết thương giập nát tổ chức nghiêm trọng, tách niêm mạc và da, khâu kéo hai mép gần khít để điều khiển liền sẹo về vị trí bình thường. Khâu tăng cường bằng phương pháp Donati giảm căng.
- Khâu muộn: vết thương đến muộn sau 24 giờ, bẩn nhiễm khuẩn, mất nhiều tổ chức. Sau khi đã làm sạch vết thương (bơm rửa, khử khuẩn) vài ngày, cắt bỏ tổ chức dập nát, hoại tử, cắt lọc mép vết thương, sau đó khâu bằng mũi chỉ rời.
5. THEO DÕI XỬ LÝ TAI BIẾN.
Nhiễm khuẩn: dẫn lưu mủ, làm sạch ổ nhiễm khuẩn, lấy hết dị vật,cho kháng sinh, chống viêm. Có thể đóng vết mổ kỳ hai.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về Răng-Hàm-Mặt (Ban hành kèm theo Quyết định số 3108/QĐ-BYT, ngày 28/07/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.
VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM VÙNG HÀM MẶT
1. ĐẠI CƯƠNG
- Vết thương phần mềm không tổn thương xương vùng hàm mặt.
- Vết thương do sang chấn luôn luôn phá vỡ các cấu trúc giai phẫu học bình thường.
- Do đó, việc phục hồi hình dáng và chức năng vùng hàm mặt đòi hỏi sự chú ý phẫu thuật ở mức độ cao, nắm vững về giải phẫu học đầu mặt cổ rất quan trọng đối với cả sơ cứu ban đầu cũng như tạo hình về sau.
- Nó cũng còn xử trí cho thẩm mỹ về vùng hàm mặt cho con người về sau.
- Xem thêm bài chấn thương, đa chấn thương và vết thương, đa vết thương của khoa ngoại.
2. PHÂN LOẠI
2.1. Vết thương đụng dập
- Là loại vết thương gây nên do va chạm bởi một vật đầu tù, không là rách da.
- Vật đập vào gây xuất huyết hoặc máu tụ dưới da.
- Không xuất huyết thường tự giới hạn và phản ánh ra ngoài bằng màu tím thấy rõ nhất sau 48 giờ. Từ từ nó chuyển sang màu xanh lá cây, rồi vàng, mờ dần và cuối cùng tiêu biến đi trong tổ chức sâu.
2.2. Vết thương xây sát
- Là vết thương nông, do sự ma sát một vật cứng ráp trên mặt da làm chợt lớp da bên ngoài để lộ một diện tổ chức thô ráp,rướm máu.
- Mặt dù là tổn thương nông nhưng để lộ các tiêu dây thần kinh trên mặt da nên thường gây đau rát.
2.3. Vết thương xuyên
- Là loại vết gây ra do một vật nhỏ sắc nhọn như mũi dùi – dao – tên hoặc mảnh hoả khí
- Vết thương bao giờ cũng sâu là liên quan đến các hốc tự nhiên.
- Vết thương nhỏ hay lớn phụ thuộc vào vật gây ra nó.
2.4. Vết thương rách
- Là loại vết thương phần mềm hàm mặt thương gặp nhất.
- Nguyên nhân thương do các vật sắc nhọn bằng kim khí hoặc thuỷ tinh.
- Tuỳ theo vị trí, vết thương có thể liên quan sẽ mạch máu, thần kinh hoặc các cơ quan sâu bên dưới.
- Tuỳ theo mức độ, vết thương có thể có rách ít hay nhiều, nông hay sâu.
2.5. Vết thương lóc da
- Được coi như là một trong những loại vết thương phần mềm là cho khuôn mặt bị xấu xí, biến dạng nhiều nhất.
- Vết thương ảnh hưởng đến tổ chức dưới da hoặc ở mức độ trên màng xương nhưng không mất tổ chức.
2.6. Vết thương thiếu hổng
Vết thương gây mất đi một phần hoặc phá nát rộng tổ chức phần mềm.
3. CHẨN ĐOÁN.
3.1. Triệu chứng lâm sàng
- Rách da, chảy máu, sưng nề, bầm tím, đau nhức, trường hợp năng có thể bị chóng chấn thương.
3.2. Cận lâm sàng
- Chụp X quang vùng mặt thẳng nghiêng để kiểm tra xem có gãy xương kèm theo không.
- Xét nghiệm tiền phẫu.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc
- Nguyên tắc chung trong điều trị vết thương phần mềm hàm mặt:
+ Làm sạch vết thương.
+ Cắt lọc vết thương ( nếu cần ).
+ Khâu đóng vết thương.
- Xử trí vết thương phần mềm cần phải thực hiện cẩn thận, tỉ mỉ mới co thể tránh được những hậu quả đáng tiếc.
- Theo dõi và chăm sóc vết thương: thay băng rửa vết thương hàng ngày.
4.2. Điều trị vết thương đến sớm trước 72 giờ
- Khâu đóng từng lớp tổ chức một, khâu mũi rời.
- Không để lại khoảng chết có thể đọng dịch, máu …
- Không làm sang chấn thêm tổ chức.
- Nếu vết thương thông vào miệng, cần đóng kín niêm mạc miệng trước.
- Khâu da
+ Khâu da phải thẳng, đều, nếu vết thương căng có thể khâu Donatic (xa xa, gần gần) xen kẽ mũi rời.
+ Nếu vết thương thẳng, không căng nên khâu trong da để bảo đảm thẩm mỹ.
+ Để tránh biến dạng vùng mặt, cần khâu các mũi khoá hay các mũi mốc như góc mắt, mi mắt, cánh mũi, khoé miêng, đường viền môi …
+ Khi có thiếu hổng lớn, các mép không che kín vết thương hoặc quá căng, thông các hốc tự nhiên, lộ xương cần khâu định hướng để kéo các mép vết thương vào vị trí gần bình thường.
+ Luôn luôn chú ý thẩm mỹ vùng hàm mặt về sau.
4.3. Điều trị vết thương đến muộn sau 72 giờ
- Vết thương sạch
+ Nếu vết thương sạch không có dấu hiệu nhiễm trùng có thể khâu vết thương ngay ( kỹ thuật khâu giống như trên ).
- Vết thương nhiễm
+ Nếu vết thương đến muộn bị nhiễm trùng thì tiến hành khâu vết thương hai thì ( làm sạch vết thương, sử dụng kháng sinh, kháng viêm trước, sau đó mới tiến hành khâu vết thương ).
+ Luôn luôn chú ý thẩm mỹ vùng hàm mặt về sau.
5. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
- Thay băng mỗi ngày.
- Cắt chỉ sau 7 - 10 ngày.
- Tái khám ngay khi có dấu hiệu sưng, đau, chảy dịch mủ.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về Răng-Hàm-Mặt (Ban hành kèm theo Quyết định số 3108/QĐ-BYT, ngày 28/07/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.
BỆNH NHA CHU
(Bệnh viêm nướu – Viêm nha chu)
1. VIÊM NƯỚU
1.1. Triệu chứng
- Dưới 35 tuổi.
- Sưng, nóng, đỏ, đau.
- Nướu dễ chảy máu.
- Không có túi nướu hoặc túi cạn.
- Không hoặc ít tiêu xương ổ.
- Cao răng trên nướu.
1.2. Điều trị
- Lấy cao răng trên và dưới nướu.
- Hướng dẫn phương pháp chải răng đúng cách.
2. VIÊM NHA CHU
2.1. Triệu chứng
- Trên 35 tuổi.
- Sưng, nóng, đỏ, đau.
- Nướu dễ chảy máu.
- Có túi nha chu (trên 03mm).
- Tiêu xương ổ răng, Răng lung lay, di chuyển.
- Cao răng trên và dưới nướu.
2.2. Điều trị
- Lấy cao răng trên và dưới nướu, nạo túi nha chu.
- Kháng sinh, kháng viêm, giảm đau.
- Hướng dẫn phương pháp chải răng đúng cách.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về Răng-Hàm-Mặt (Ban hành kèm theo Quyết định số 3108/QĐ-BYT, ngày 28/07/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.
ABCÈS NHA CHU
1. ĐẠI CƯƠNG
- Viêm nướu là một hình thức rất phổ biến và nhẹ của bệnh (nha chu).
- Mảng bám là nguyên nhân gây kích ứng, mẩn đỏ và (viêm) sưng nướu răng.
- Bởi vì bệnh viêm lợi có thể rất nhẹ, có thể không ý thức được rằng có điều kiện.
- Những điều quan trọng để tránh có viêm nướu nặng và điều trị kịp thời.
- Viêm nướu có thể dẫn đến các bệnh về lợi nghiêm trọng hơn nhiêu (nha chu) và cuối cùng mất răng.
2. CHẨN ĐOÁN.
2.1. Triệu chứng lâm sàng
- Nướu sưng, đổi màu đỏ, abcès ở một răng tương ứng hoặc nhiều răng.
- Răng lung lay, đau nhức dữ dội, đau âm ỉ.
- Răng có nhiều vôi bám, không sâu răng.
- Đôi khi có sốt nhẹ.
- Tái phát nhiều lần.
2.2. Cận lâm sàng
- Chụp X quang chóp, Panorex hoặc chếch nghiêng.
- Xét nghiệm tiền phẫu.
3. ĐIỀU TRỊ.
3.1. Nguyên tắc
Lấy sạch mảng bám, vôi răng.
3.2. Điều trị
- Rạch, nạo abcès, cạo vôi răng, hướng dẫn vệ sinh răng miệng.
- Nếu cấp tính, cấp toa: kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, thuốc súc miệng.
- Sau khi triệu chứng cấp tính giảm:
+ Cạo vôi răng + xử lý mặt gốc răng.
+ Gây tê nạo ổ abcès nha chu lấy sạch mô hạt, mô hoại tử.
+ Chữa tủy răng nếu chết tủy ngược dòng.
4. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM.
- Tái khám sau 3-7 ngày.
- Cạo vôi răng định kỳ 3 tháng/lần.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về Răng-Hàm-Mặt (Ban hành kèm theo Quyết định số 3108/QĐ-BYT, ngày 28/07/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.
VIÊM TỦY RĂNG
1. ĐẠI CƯƠNG
1.1. Tủy răng là một bộ phận trong cùng của răng, là một tổ chức liên kết có nhiều mạch máu và dây thần kinh. Tủy có hình của răng và chia làm 2 phần:
- Phần trên là thân tủy.
- Phần dưới là tủy chân.
1.2. Tủy được chứa trong một xoang kín, được che chở hết sức cẩn thận nên thường chỉ thay đổi về tuần hoàn của mạch máu mơi có ảnh hưởng đến tủy. Những thay đổi náy, khi nhẹ và nhất thời chỉ gây nên các hư hại nhất thời, Khi nặng và kéo dài có thể gây những hiện tượng sau:
- Nhiễm khuẩn toàn thân hay nhiễm khuẩn tại chổ.
- Nếu có sự thiếu dinh dưỡng hay ngưng hoàn toàn, có hiện tượng tủy chết.
2. CHẨN ĐOÁN.
2.1. Triệu chứng lâm sàng
- Đau tự nhiên thành cơn, thường về đêm. Mỗi cơn đau kéo dài từ 30 phút đến 2 - 3 giờ. Đau dữ dội tại chỗ răng nguyên nhân, có khi khuếch tán đau lan nửa mặt hoặc nửa đầu.
- Thăm khám thấy có lỗ sâu răng, đôi khi có điểm lộ tủy, bõ răng (+), thử nghiệm tủy (+).
2.2. Cận lâm sàng
X Quang quanh chóp, phim chếch nghiêng (maxillaire de file).
2.3. Chẩn đoán phân biệt
2.3.1. Viêm xoang hàm
- Viêm xoang có triệu chứng toàn thân: sốt, nhức đầu, sổ mũi có mùi hôi.
- Viêm tủy toàn thân thường hay sốt nhẹ, không có sổ mũi đặc, nếu có thì mũi trong.
2.3.2. Đau dây thần kinh mặt
Đau đột ngột, không quá một phút, đau từng hồi, giật cơ ở mặt (viêm tủy không có co giật cơ ơ mặt).
2.3.3. Bệnh ngà răng
- Đau khi có kích thích, hết kích thích kết đau.
- Viêm tủy có cơn đau tự phát.
2.3.4. Viêm quanh răng
- Viêm quanh răng không có lỗ sâu ở răng.
- Răng như trổi lên và lung lay.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc: Lấy tủy răng (nội nha).
3.2. Điều trị
Viêm tủy răng: lấy tủy răng, trám bít ống tủy, sau đó trám tái tạo hình thể thân răng hoặc phục hình nếu răng vỡ lớn.
4. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
Tái khám theo lịch hẹn hoặc ngay khi đau, sưng.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về Răng-Hàm-Mặt (Ban hành kèm theo Quyết định số 3108/QĐ-BYT, ngày 28/07/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.
VIÊM QUANH CHÓP RĂNG
1. ĐẠI CƯƠNG
- Có thể gọi là nhiễm trùng quanh chóp răng.
- Có thể gặp ở một răng sống (do miếng trám cao, nghiến răng, cắn trúng sạn..) hay ở một răng tủy chết.
- Dây chằng nha chu bình thường nhưng gõ rất đau, không dám cắn mạnh, răng lung lay và trồi.
- Cơn đau liên tục có lúc giảm nhưng không hết hẳn.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Triệu chứng lâm sàng
Bệnh cảnh lâm sàng tùy răng nguyên nhân
2.1.1. Viêm quanh chóp cấp
- Dấu hiệu ngoài miệng: sưng, đau mô mềm liên quan tới răng nguyên nhân như môi trên, má..
- Dấu hiệu trong miệng: có sâu răng gây đau nhức niêm mạc vùng răng nguyên nhân sưng, đau, mềm.
- Có thể có hạch ngoại vi.
- Có thể há miệng đau hay giới hạn.
- Có thể tiến triển thành abcès quanh chóp cấp, nặng nhất: là kết quả của viêm quanh chóp cấp ở giai đoạn tiến triển trên một răng đã hoại tử tủy, có tình trạng viêm có mủ và lan tràn.
2.1.2. Viêm quanh chóp mãn (nhiễm trùng chóp, nang chóp)
- Nhiễm trùng quanh chóp mãn thương do từ nhiễm trùng quanh chóp cấp chuyển sang.
- Dấu hiệu trong miệng: có sâu răng gây đau nhức tái lại nhiều lần. Răng có thể đổi màu. Có thể có lỗ dò niêm mạc răng nguyên nhân.
- Đau dữ dội khi gõ, sờ: tiến triển nhanh từ nhẹ đén sang dữ dội. Biểu hiện toàn thân: sốt, mệt mỏi, có thể hạch dưới cằm hay dưới hàm, mặt có thể sưng (đôi khi không có dấu hiện toàn thân).
2.2. Cận lâm sàng
- X quang: tìm, phát hiện răng nguyên nhân. Có hình ảnh thấu quang quanh chóp răng hoặc giãn dây chằng nha chu răng.
- Xét nghiệm tiền phẫu (đối với viêm quanh chóp mãn: nhiễm trùng chóp hoặc nang chóp).
- Xét công thức máu 18 chỉ số.
- Xét nghiệm: TS, TC (TQ, TCK) đường huyết, CRP, SGOT, SGPT (AST, ALT), Ure Cretatinin.
3. Chẩn đoán phân biệt
Viêm tủy cấp.
3. ĐIỀU TRỊ.
3.1. Nguyên tắc
Lấy tủy răng.
3.2. Điều trị
Tùy thực tế lâm sàng và dựa vào X quang: Có thể mở tủy răng nguyên nhân để hở.
- Viêm quanh chóp răng
+ Lấy sạch tủy răng, sát khuẩn ống tủy, khi thấy ống tủy sạch thì tiến hành trám bít ống tủy, sau đó trám tái tạo hình thể thân răng hoặc phục hình nếu răng vỡ lớn.
- Viêm quanh chóp răng mãn
+ Nếu khối thấu quang nhỏ hơn 1/4 chiều dài chân răng, thân răng có thể chữa nội nha, giữ để trám hay phục hình và phẫu thuật cắt chóp.
+ Nếu khối thấu quang vùng chóp lớn thì nhổ răng nguyên nhân và nạo ổ mủ.
4. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
Tái khám theo lịch hẹn hoặc ngay khi đau, sưng.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về Răng-Hàm-Mặt (Ban hành kèm theo Quyết định số 3108/QĐ-BYT, ngày 28/07/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.
VIÊM NƯỚU DO VÔI RĂNG
1. ĐẠI CƯƠNG
- Viêm nướu là một hình thức rất phổ biến và nhẹ của bệnh nha chu.
- Mảng bám là nguyên nhân gây kích ứng, mẩn đỏ và viêm sưng nướu răng.
- Bởi vì bệnh viêm lợi có thể rất nhẹ, có thể không ý thức được rằng có điều kiện.
- Nhưng điều quan trọng để tránh có viêm nướu nặng và điều trị kịp thời.
- Viêm nướu có thể dẫn đến các bệnh về lợi nghiêm trọng hơn nhiều và cuối cùng mất răng.
- Nguyên nhân thường gặp nhất của viêm nướu là vệ sinh răng miệng kém.
- Thói quen sức khoẻ răng miệng tốt, chẳng hạn như kiểm tra thường xuyên chuyên nghiệp và hàng ngày đánh răng và dủng chỉ nha khoa, có thể giúp ngăn ngừa viêm nướu.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Triệu chứng lâm sàng
- Nướu sưng.
- Viêm nướu đỏ.
- Dễ chảy máu.
- Quanh cổ răng có nhiều mảng bám, vôi trắng.
- Hạch ngoại vi thường không sưng, hạch sưng trong trường hợp viêm nướu cấp tính.
2.2. Cận lâm sàng
X quang: phim quanh chóp, phim toàn cảnh hoặc phim chếch nghiêng (défilé maxillaire).
2.3. Chẩn đoán phân biệt
Viêm nha chu phá huỷ có túi nha chu, răng lung lay, hình ảnh X quang có tiêu xương ổ răng theo chiều ngang.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc
Lấy mảng bám, vôi răng.
3.2. Điều trị
Cạo vôi răng, xử lý mặt gốc răng.
4. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM.
- Tái khám lấy vôi răng định kỳ 6 tháng/lần.
- Chọn loại thức ăn nhiều chất xơ, Vitamin.
- Hướng dẫn phương pháp chải tăng.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về Răng-Hàm-Mặt (Ban hành kèm theo Quyết định số 3108/QĐ-BYT, ngày 28/07/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.
VIÊM LOÉT NIÊM MẠC MIỆNG, LƯỠI
1. ĐẠI CƯƠNG
Còn gọi là Apthe niêm mạc miệng. Có vai trò yếu tố làm phát sinh lở miệng như tâm lý căng thẳng (stress), hành kinh, thiếu Vitamin nhóm B, khoáng chất … Nguyên nhân chưa rõ.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Triệu chứng lâm sàng
- Apthe thường xảy ra ở vùng niêm mạc lỏng lẻo, không bị sừng hoá như: niêm mạc má, môi, sàn miệng, mặt dưới lưỡi và không có giai đoạn mụn nước.
- Vết loét 1-5mm ở niêm mạc môi, má, lưỡi, nướu răng-hình tròn hoặc bầu dài, đáy lõm, màu vàng, xung quanh là quầng ban đỏ
- Đau dữ dội như bỏng, rát, đau tự phát hoặc khi bị kích thích như ăn uống.
- Không hây triệu chứng toàn thân.
2.2. Cận lâm sàng
- X quang: khi nghi ngờ là lỗ dò của viêm quanh chóp mãn.
- Xét công thức máu 18 chỉ số.
- Đường huyết, CRP, SGOT, SGPT (AST, ALT), Ure, Cretatinin.
2.3. Chẩn đoán phân biệt:
Viêm miệng Herpes.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc: nội khoa.
3.2. Điều trị
Có thể tự lành sau 1 tuần không để lại sẹo. Cá biệt có những trường hợp vết loét quá lớn có thể keo dài hàng tháng mới lành.
3.3. Điều trị tại chỗ
Súc miệng bằng dung dịch kháng sinh như: Chlohexidine
Cream bôi tại chỗ như: Kamistad gel, Arthodont, Metrogyl denta.
3.4. Dùng thêm giảm đau và Vitamin hỗ trợ.
3.5. Chỉ sử dụng kháng sinh và kháng viêm khi có dấu bội nhiễm.
4. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM.
Theo dõi tái phát.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về Răng-Hàm-Mặt (Ban hành kèm theo Quyết định số 3108/QĐ-BYT, ngày 28/07/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.
VIÊM NƯỚU HOẠI TỬ CẤP
1. ĐẠI CƯƠNG
- Viêm nướu hoại tử cấp tính là tình trạng phá huỷ ở nướu xảy ra ót nhất một phần hay cả cung hàm.
- Còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau: Viêm nướu hay viêm miệng Vincent, bệnh Noma.
- Nếu viêm nướu hoại tử không được điều trị sẽ có khuynh hướng tái phát, dẫn tới phá huỷ trầm trọng mô nâng đỡ răng và chuyển sang viêm nha chu hoại tử lở loét.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Triệu chứng lâm sàng
- Tổn thương loét hoại tử nhanh ở nướu. Viền lợi bị viêm đỏ. Nướu kẻ răng bị hoại tử bong ra. Vết loét phủ màng giả màu xám trắng, dễ tróc để lại vết loét rỉ máu.
- Có mùi hôi thối.
- Sốt cao, đau nhiều.
2.2. Cận lâm sàng
- X quang quanh chóp, panorex hoặc phom chếch nghiêng.
- Xét nghiệm tiền phẫu.
- Xét công thức máu 18 chỉ số.
- Nhóm máu hệ AOB.
- Xét nghiệm: TS, TC (TQ, TCK) đường huyết, CRP, SGOT, SGPT (AST, ALT), Ure, Cretatinin.
2.3. Chẩn đoán phân biệt
- Viêm nướu miệng herpes cấp.
- Viêm nướu tróc vảy.
- Viêm nha chu mãn.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc: nội khoa.
3.2. Điều trị
- Vệ sinh răng miệng, ngậm các dung dịch sát trùng: Chlphexidine, Eludril.
- Kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, vitamin.
4. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
- Tái khám sau 3-7 ngày.
- Cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/lần.
- Hướng dẫn phương pháp chải răng.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về Răng-Hàm-Mặt (Ban hành kèm theo Quyết định số 3108/QĐ-BYT, ngày 28/07/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.
VIÊM MIỆNG DO HERPES
1. ĐẠI CƯƠNG
- Là viêm miệng, viêm nướu do virus herpes type 1 gây nên, lây nhiễm qua dịch trong mụn nước tiếp xúc trực tiếp.
- Thường tổn thương trên miệng, mặt.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Triệu chứng lâm sàng
- Nhiễm herpes nguyên phát (còn gọi là viêm miệng, lợi do herpes cấp tính): biểu hiện toàn thân nhiễm trùng, hầu hết xảy ra ở trẻ em.
- Nhiễm herpes ở môi (thường gặp): biểu hiện sốt, ớn lạnh, mụn nước ở môi, màu đỏ sậm.
- Nhiễm herpes ở niêm mạc miệng: xảy ra ở niêm mạc bị sừng hoá như: khẩu cái cứng, lưng lưỡi, nướu sừng hoá.
+ Tại chỗ: Niêm mạc môi má lưỡi có nhiều mụn nước rải rác hoặc liên kết lại. Dễ vỡ trong 24 giờ để lại vết loét bao quanh bởi một vùng ban đỏ.
+ Toàn thân: Sốt, khó chịu, đau ở miệng, lợi.
2.2. Cận lâm sàng
- Chẩn đoán xác định nhiễm herpes bằng tế bào học và cấy virus.
- Gần đây PCR có thể biểu hiện mức DNA trong mô, nhạy cảm hơn và nhanh hơn cấy virus
- Xét công thức máu 18 chỉ số.
- Xét nghiệm: đường huyết, CRP, SGOT, SGPT (AST, ALT), Ure, Cretatinin.
2.3. Chẩn đoán phân biệt
- Apthe: apthe thường xảy ra ở vùng niêm mạc lỏng lẻo, không bị sừng hoá như: niêm mạc má, môi, sàn miệng, mặt dưới lưỡi và không có giai đoạn mụn nước, ngoài ra loét do apthe kích thước lớn hơn do herpes.
- Bệnh Rubella.
- Bệnh sốt phát ban do các siêu vi khác.
- Ban dị ứng.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc: nội khoa.
3.2. Điều trị
- Dùng thuốc súc miệng: Chlphexidine, Eludril.
- Dùng thuốc kháng virus: Acyclovir.
- Dùng thuốc giảm đau.
- Dùng vitamin hỗ trợ.
- Bôi lên sang thương: Bleu methylene.
- Chỉ sử dụng kháng sinh và kháng viêm khi có dấu hiệu bội nhiễm.
4. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
- Theo dõi tái phát.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về Răng-Hàm-Mặt (Ban hành kèm theo Quyết định số 3108/QĐ-BYT, ngày 28/07/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Phác đồ điều trị năm 2014 của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.
CHƯƠNG BỆNH SẢN PHỤ KHOA
Phần I: Sản khoa
CHẨN ĐOÁN CHUYỂN DẠ
Chuyển dạ là một loạt hiện tượng diễn ra ở người có thai trong giai đoạn cuối làm cho thai và bánh rau được đưa ra khỏi buồng tử cung qua đường âm đạo. Chẩn đoán chuyển dạ không chính xác có thể dẫn đến sự lo lắng hoặc can thiệp không cần thiết.
1. TRIỆU CHỨNG CHUYỂN DẠ
- Đau bụng từng cơn do co bóp tử cung tăng dần, tần số đạt 3 cơn trong 10 phút, mỗi cơn kéo dài trên 20 giây.
- Sản phụ thấy ra dịch nhầy có máu ở âm đạo.
- Cổ tử cung xóa hết hoặc gần hết và đã mở từ 2 cm trở lên.
- Thành lập đầu ối.
2. KHÁM CHẨN ĐOÁN CHUYỂN DẠ
2.1. Hỏi.
- Tiền sử: cá nhân, gia đình, tiền sử sản phụ khoa.
- Tình hình kỳ thai này:
+ Kinh cuối cùng.
+ Diễn biến quá trình thai nghén. Kết quả các lần khám thai.
- Dấu hiệu chuyển dạ: tính chất của đau bụng, ra nhầy hồng...
2.2. Khám toàn thân.
- Đo chiều cao, cân nặng,đếm mạch, đo huyết áp, đo thân nhiệt, nghe tim phổi, khám phù, da-niêm mạc, quan sát toàn bộ (thể trạng, cao, lùn, thọt...). Đặc biệt chú ý người đẻ con so hay đẻ con rạ nhưng lần đẻ trước con bé, đẻ khó…
2.2.3. Khám sản khoa.
- Quan sát bụng to hay nhỏ, tư thế tử cung.
- Đo chiều cao tử cung, vòng bụng.
- Sờ nắn bụng xem ngôi thế.
- Nghe tim thai.
- Đo cơn co tử cung.
- Đo và đánh giá khung chậu ngoài
- Thăm âm đạo đánh giá tình trạng:
+ Ngôi, thế, kiểu thế và mức độ tiến triển của ngôi thai.
+ Tình trạng đầu ối (đã thành lập chưa, phồng hay dẹt).
Phân biệt chuyển dạ thật và chuyển dạ giả
Chuyển dạ thật Chuyển dạ giả
Cơn co tử cung Tiến triển tăng dần theo quá trình chuyển dạ: đều đặn, mỗi lúc một mạnh lên, dài ra và mau hơn. Cơn co gây đau. Cơn co tử cung thất thường, không đều, không tăng lên rõ rệt về tần số và cường độ.
Cơn co không gây đau.
Xóa mở cổ tử cung Cổ tử cung biến đổi, mở rộng dần theo quá trình chuyển dạ. Cổ tử cung hầu như không tiến triển sau một thời gian theo dõi.
Đầu ối Đã thành lập. Chưa thành lập
3. XỬ TRÍ
- Nếu đã chuyển dạ: cho sản phụ nhập viện, theo dõi chuyển dạ cho đến khi đẻ (xem bài “Theo dõi chuyển dạ đẻ thường”).
- Nếu chưa rõ chuyển dạ:
+ Cho về nhà nếu thai nghén bình thường.
+ Chuyển tuyến trên nếu thai nghén có nguy cơ cao.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (Ban hành kèm theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT, ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
MỘT SỐ ĐƯỜNG KÍNH LỌT CỦA NGÔI THAI
1. NGÔI CHỎM
- Điểm móc của ngôi chỏm là thóp sau.
+ Đường kính lọt của ngôi chỏm là hạ chẳm-thóp trước = 9,5 cm.
- Đường kính lọt khung chậu ở eo dưới là mỏm nhô-hậu vệ = mỏm nhô-hạ vệ - 1(trừ 1) ở phụ nữ.
2. NGÔI MẶT
- Điểm móc của ngôi mặt là cằm
+ Đường kính lọt của ngôi mặt là hạ cằm-thóp trước = 9,5 cm. Chỉ có thể sổ được cằm vệ.
3. NGÔI THÓP TRƯỚC
- Ngôi thóp trước là giữa ngôi chỏm với ngôi mặt, đầu cúi hay ngữa không tốt. Điểm móc của thóp trước là thóp trước.
+ Đường kính lọt của ngôi trán là chẳm-cằm = 13 cm. Xử trí : mổ bắt con khi có dấu chuyển dạ sanh.
4. NGÔI TRÁN
- Ngôi trán là giữa ngôi chỏm với ngôi mặt, đầu cúi hay ngữa không tốt. Điểm móc của ngôi trán là gốc mũi.
+ Đường kính lọt của ngôi trán là thượng chẳm-cằm = 13,5 cm. Xử trí : mổ bắt con khi có dấu chuyển dạ sanh.
5. NGÔI MÔNG
- Ngôi mông là ngôi ngược, đầu ở trên, mông ở dưới. Điểm móc của ngôi mông là đỉnh xương cùng.
+ Mổ bắt con khi ngôi mông có kèm theo các yếu tố tiên lượng cuộc sanh như ối vỡ non, ối vỡ sớm, sa dây rốn khi thai nhi còn sống.
6. NGÔI NGANG HAY NGÔI VAI
- Ngôi ngang là ngôi có thai nằm ngang. Điểm móc của ngôi ngang là mỏm vai
+ Phẫu thuật bắt con khi có dấu chuyển dạ sanh.
+ Nội xoay thai cho thai thứ 2 ngôi vai trong trường hợp sinh đôi, khi đủ điều kiện nội xoay thai. Nếu không được thì mổ lấy thai ngay.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (Ban hành kèm theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT, ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Nội dung ôn thi tuyễn sinh sau đại học chuyên khoa cấp 1 sản phụ khoa năm 2011 của Trường đại học y dược TP Cần Thơ.
THEO DÕI CHUYỂN DẠ ĐẺ (SANH) THƯỜNG
1. CÁC NGUYÊN TẮC CHĂM SÓC TRONG KHI CHUYỂN DẠ
- Tốt nhất sản phụ phải được theo dõi chuyển dạ tại cơ sở y tế. Trong trường hợp đẻ tại nhà thì cần sự trợ giúp của người được đào tạo về kỹ năng đỡ đẻ.
- Cuộc chuyển dạ phải được theo dõi bằng biểu đồ chuyển dạ, ghi và phân tích biểu đồ, phát hiện các yếu tố bất thường để kịp thời xử trí (thuốc, thủ thuật, phẫu thuật hay chuyển tuyến), đảm bảo an toàn cho mẹ và con.
- Nếu sản phụ được quyết định đẻ tại cơ sở y tế xã, người hộ sinh cần phải chuẩn bị những dụng cụ tối thiểu cần thiết và đảm bảo vô khuẩn. Nếu sản phụ đẻ tại nhà phải chuẩn bị nước sạch và sử dụng bộ dụng cụ đã được hấp vô khuẩn trong túi đỡ đẻ cấp cứu (hoặc gói đỡ đẻ sạch).
- Khi đỡ đẻ, đỡ rau, kiểm tra rau, chăm sóc rốn sơ sinh phải thao tác đúng quy trình. Một số trường hợp phải bóc rau nhân tạo, kiểm soát tử cung, khâu tầng sinh môn cũng phải thao tác đúng quy trình và đảm bảo vô khuẩn.
- Trong khi theo dõi quá trình chuyển dạ, cán bộ y tế cần động viên, hỗ trợ về tinh thần cho sản phụ.
2. THEO DÕI TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN DẠ
2.1. Với cuộc chuyển dạ đẻ bình thường
2.1.1. Theo dõi toàn thân.
- Mạch
+ Trong chuyển dạ bắt mạch 4 giờ/lần, ngay sau đẻ phải đếm mạch, ghi lại trong hồ sơ rồi sau đó cứ 15 phút/lần trong giờ đầu, 30 phút/lần trong giờ thứ hai và 1 giờ/lần trong 4 giờ tiếp theo.
+ Bình thường mạch 70 - 80 lần/phút, mạch nhanh ≥100 lần/phút hoặc chậm ≤60 lần/phút, tuyến xã phải hồi sức rồi chuyển tuyến gần nhất. Các tuyến trên phải khám, tìm nguyên nhân để xử trí.
- Huyết áp
+ Đo huyết áp: trong chuyển dạ 4 giờ/lần, ngay sau đẻ phải đo huyết áp để ghi lại trong hồ sơ, sau đó 1 giờ/lần trong 2 giờ đầu; phải đo huyết áp thường xuyên khi có chảy máu hoặc mạch nhanh.
+ Ở trạm y tế xã, phải chuyển tuyến khi:
. Huyết áp tâm thu trên 140 mmHg hoặc huyết áp tối thiểu trên 90 mmHg hoặc cả hai. Cho thuốc hạ áp trước khi chuyển (tham khảo phần xử trí trong bài “Tăng huyết áp, tiền sản giật và sản giật”).
. Huyết áp tụt thấp dưới 90/60 mmHg phải hồi sức và chuyển tuyến, nếu tụt quá thấp phải hồi sức và gọi tuyến trên xuống hỗ trợ (xem bài “Sốc trong sản khoa”).
+ Bệnh viện huyện/phòng khám đa khoa khu cực trở lên phải có xử trí kịp thời khi huyết áp cao hoặc sốc.
- Thân nhiệt
+ Đo thân nhiệt 4 giờ/lần.
+ Bình thường ≤ 37oC. Khi nhiệt độ ≥ 38oC, nếu ở tuyến xã, giảm nhiệt độ bằng các phương tiện đơn giản (ví dụ chườm mát...), chuyển tuyến khi xử trí không kết quả.
+ Cho sản phụ uống đủ nước.
+ Quan sát diễn biến toàn trạng: nếu bà mẹ mệt lả, kiệt sức, vật vã, khó thở cần có xử trí thích hợp và chuyển tuyến (đối với tuyến xã) và xử trí tích cực tùy theo nguyên nhân (đối với các tuyến trên).
2.1.2. Theo dõi cơn co tử cung.
- Theo dõi độ dài một cơn co và khoảng cách giữa 2 cơn co.
- Trong pha tiềm tàng đo 1 giờ/lần trong 10 phút, pha tích cực 30 phút/lần trong 10 phút.
- Với trạm y tế xã, cơn co tử cung quá ngắn (< 20 giây), quá dài (> 60 giây) hoặc rối loạn (tần số < 2 hoặc > 4) đều phải chuyển tuyến. Với các tuyến trên, phải tìm nguyên nhân gây rối loạn cơn co để có thái độ xử trí thích hợp.
2.1.3. Theo dõi nhịp tim thai.
- Nghe tim thai ít nhất 1 giờ/lần ở pha tiềm tàng, 30 phút/lần ở pha tích cực. Nghe tim thai trước và sau vỡ ối hay khi bấm ối.
- Thời điểm nghe tim thai là sau khi hết cơn co tử cung. Đến giai đoạn rặn đẻ nghe tim thai sau mỗi cơn rặn.
- Đếm nhịp tim thai trong 1 phút, nhận xét nhịp tim thai có đều hay không.
- Nhịp tim thai trung bình từ 120 - 160 lần/phút. Nếu nhịp tim thai trên 160 lần/phút hoặc dưới 120 lần/phút hoặc không đều, ở tuyến xã phải hồi sức và chuyển tuyến (xem bài”suy thai cấp”). Tại các tuyến trên phải tìm nguyên nhân để xử trí.
2.1.4. Theo dõi tình trạng ối.
- Nhận xét tình trạng ối mỗi lần thăm âm đạo (4 giờ/lần) và khi ối vỡ.
- Bình thường đầu ối dẹt, nước ối có thể trong hay trắng đục.
- Nếu nước ối mầu xanh, mầu đỏ hoặc nâu đen, hôi, đa ối, thiểu ối ở xã đều phải chuyển tuyến. Ở tuyến trên tìm nguyên nhân để xử trí thích hợp.
- Nếu ối vỡ non, ối vỡ sớm trên 6 giờ chưa đẻ, ở xã cho kháng sinh rồi chuyển tuyến. Ở các tuyến trên cần tìm nguyên nhân để xử trí.
2.1.5. Theo dõi mức độ xóa mở cổ tử cung.
- Thăm âm đạo 4 giờ/lần, khi ối vỡ và khi quyết định cho sản phụ rặn. Trường hợp cuộc chuyển dạ tiến triển nhanh, có thể thăm âm đạo để đánh giá cổ tử cung, độ lọt của ngôi. Cần hạn chế thăm âm đạo để tránh nhiễm khuẩn.
- Pha tiềm tàng kéo dài 8 giờ (từ khi cổ tử cung xóa đến mở 3 cm).
- Pha tích cực kéo dài tối đa 7 giờ (từ khi cổ tử cung mở 3 cm đến 10 cm).
- Bình thường cổ tử cung mềm, mỏng, không phù nề. Đường biểu diễn cổ tử cung trên biểu đồ chuyển dạ luôn ở bên trái đường báo động.
- Nếu cổ tử cung không tiến triển, phù nề, đường biểu diễn cổ tử cung chuyển sang bên phải đường báo động hoặc cổ tử cung mở hết mà đầu không lọt, tuyến xã phải chuyển ngay lên tuyến trên, nơi có điều kiện phẫu thuật.
2.1.6. Theo dõi mức độ tiến triển của ngôi thai
- Phải đánh giá mức độ tiến triển của đầu thai nhi bằng cách nắn ngoài thành bụng và thăm âm đạo. Có 4 mức: đầu cao lỏng, đầu chúc, đầu chặt và đầu lọt. Khi đầu đã lọt, có 3 mức: lọt cao, lọt trung bình và lọt thấp.
- Ghi độ lọt vào biểu đồ chuyển dạ. Phát hiện sớm chuyển dạ đình trệ.
- Nếu ngôi thai không tiến triển, tuyến xã phải chuyển tuyến có điều kiện phẫu thuật.
2.1.7. Theo dõi khi thai sổ và sổ rau
(xem bài “Đỡ đẻ thường ngôi chỏm”)
Tóm tắt các yếu tố cần theo dõi
Yếu tố Thời kỳ tiềm thời Thời kỳ hoạt động
Các chỉ số sinh tồn
(mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở) 4 giờ/lần 4 giờ/lần
Tim thai 1 giờ/lần 30 phút/lần
Cơn co tử cung 1 giờ/lần 30 phút/lần
Tình trạng ối 4 giờ/lần 2 giờ/lần
Độ lọt của ngôi 1 giờ/lần 30 phút/lần
Độ mở cổ tử cung 4 giờ/lần 2 giờ/lần
2.2. Cuộc chuyển dạ có dấu hiệu bất thường
- Trong quá trình theo dõi chuyển dạ, khi phát hiện có dấu hiệu bất thường cần chuyển tuyến có khả năng điều trị phù hợp.
- Khi theo dõi, trong và sau mỗi lần thăm khám, người hộ sinh phải thông báo cho sản phụ biết tình hình cuộc chuyển dạ lúc đó để họ yên tâm.
2.3 Với cuộc chuyển dạ ở sản phụ nhiễm HIV
- Cân nhắc các yếu tố tiên lượng cuộc chuyển dạ, quyết định phương cách đẻ. Hạn chế tối đa các thủ thuật Forceps, giác kéo, lấy máu da đầu trẻ.
- Giữ đầu ối đến cùng, chỉ cắt tầng sinh môn khi đầu lọt thấp.
- Can thiệp thuốc kháng virut HIV cho sản phụ và trẻ sơ sinh theo phác đồ hiện hành của Bộ Y tế.
3. CHỈ ĐỊNH CHUYỂN TUYẾN (đối với xã, huyện không có phẫu thuật)
- Mạch: trên 100 lần/phút, dưới 60 lần/phút.
- Huyết áp: huyết áp tâm thu trên 140 mmHg hoặc dưới 90 mmHg. Huyết áp tâm trương trên 90 mmHg hoặc dưới 60 mmHg.
- Nhiệt độ: 38oC trở lên.
- Toàn trạng: rất mệt mỏi, khó thở, da xanh, niêm mạc nhợt.
- Có dấu hiệu suy thai: nước ối có lẫn phân su hoặc máu, nhịp tim thai nhanh (trên 160 lần/phút), chậm (dưới 120 lần/phút) hoặc không đều (lúc nhanh lúc chậm).
- Các dấu hiệu nhiễm khuẩn ối.
- Có cơn co bất thường: quá dài (trên 1 phút), quá ngắn (dưới 20 giây), quá mau (trên 5 cơn trong 10 phút), có liên quan đến tiến triển chậm của cổ tử cung.
- Bất tương xứng giữa khung chậu và đầu thai nhi: đầu không lọt, có hiện tượng chồng khớp sọ từ độ 2 trở lên.
- Chuyển dạ tiến triển chậm: pha tiềm tàng kéo dài (trên 8 giờ); pha tích cực trì trệ (mở dưới 1cm/giờ).
- Các bệnh toàn thân nặng.
- Sản giật, tiền sản giật.
- Chảy máu trong khi chuyển dạ.
- Ngôi thai bất thường, nhiều thai, đa ối, thiểu ối và thai quá ngày sinh.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (Ban hành kèm theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT, ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
ĐỠ ĐẺ (SANH) THƯỜNG NGÔI CHỎM
1. ĐỊNH NGHĨA
- Đỡ đẻ thường ngôi chỏm là thủ thuật tác động vào thì sổ thai để giúp cuộc đẻ được an toàn theo đường âm đạo, không cần can thiệp (trừ trường hợp cắt tầng sinh môn).
2. CHỈ ĐỊNH
- Thai ngôi chỏm, đầu đã lọt thấp, thập thò ở âm hộ và chuẩn bị sổ.
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Thai không có khả năng đẻ được theo đường dưới.
- Ngôi chỏm chưa lọt.
4. CHUẨN BỊ
4.1. Phương tiện
- Bộ dụng cụ đỡ đẻ và bộ khăn vô khuẩn.
- Bộ dụng cụ cắt, khâu tầng sinh môn.
- Khăn, bông, băng, gạc hấp, chỉ khâu, kim khâu, kẹp rốn vô khuẩn.
- Thuốc oxyocin 10 đơn vị lấy sẵn trong bơm tiêm.
- Dụng cụ để hút nhớt và hồi sức sơ sinh (máy hút, ống hút, bóng và mặt nạ sơ sinh).
- Thông đái.
4.2. Sản phụ
- Được động viên, hướng dẫn cách thở, cách rặn và thư giãn ngoài cơn rặn.
- Được hướng dẫn đi đại tiện hoặc thụt tháo phân lúc mới bắt đầu chuyển dạ và tiểu tiện khi sắp đẻ. Nếu có cầu bàng quang mà không tự đái được thì thông tiểu.
- Rửa vùng sinh dục ngoài bằng nước chín.
- Sát khuẩn rộng vùng sinh dục và bẹn, đùi.
- Trải 1 khăn vô khuẩn lên bụng sản phụ để đón bé.
4.3. Tư thế sản phụ.
- Nằm ngửa trên bàn đẻ, nâng giường đẻ lên để có tư thế nửa nằm nửa ngồi, đầu cao, hai tay nắm vào hai thành bàn đẻ, hai đùi giang rộng, mông sát mép bàn, hai cẳng chân gác trên hai cọc chống giữ chân.
5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
5.1. Nguyên tắc
- Người đỡ đẻ phải tôn trọng nguyên tắc vô khuẩn trong khi đỡ đẻ, phải kiên nhẫn chờ đợi, hướng dẫn sản phụ rặn khi cổ tử cung mở hết và có cơn co tử cung, không được nong cổ tử cung và âm đạo, không được đẩy bụng sản phụ.
- Ở thì lọt, xuống và xoay không can thiệp, chỉ theo dõi cơn co tử cung, tim thai, độ xóa mở cổ tử cung, độ lọt, khi cổ tử cung mở hết đầu lọt thấp mới cho sản phụ rặn.
- Thời gian rặn tối đa ở người con so là 60 phút, ở người con rạ là 30 phút. Nếu quá thời gian này cần can thiệp để lấy thai ra bằng forceps hoặc bằng giác kéo.
- Trong thời gian sản phụ rặn đẻ vẫn phải theo dõi tim thai thường xuyên, sau mỗi cơn rặn.
5.2. Người đỡ đẻ chỉ bắt đầu đỡ khi có đủ các điều kiện sau
- Cổ tử cung mở hết.
- Ối đã vỡ (chưa vỡ thì bấm ối).
- Ngôi thai đã lọt và thập thò ở âm môn làm tầng sinh môn căng giãn, hậu môn loe rộng.
- Hướng dẫn cho sản phụ chỉ rặn khi có cảm giác mót rặn cùng với sự xuất hiện của cơn co tử cung.
5.3. Các thao tác đỡ đẻ gồm có
5.3.1. Đỡ đầu
Sổ kiểu chẩm vệ
- Giúp đầu cúi tốt: ấn nhẹ nhàng vào vùng chẩm trong mỗi cơn co tử cung.
- Nếu cần thì cắt tầng sinh môn ở vị trí 5 giờ hoặc 7 giờ, vào lúc tầng sinh môn giãn căng.
- Khi hạ chẩm tì dưới khớp vệ: sản phụ ngừng rặn, một tay giữ tầng sinh môn, một tay đẩy vào vùng trán ngược lên trên, giúp đầu ngửa dần, mắt, mũi, miệng, cằm sẽ lần lượt sổ ra ngoài.
Sổ kiểu chẩm cùng
- Khi đỡ đầu vì ngôi chỏm sổ kiểu chẩm cùng mặt thai ngửa lên phía xương mu người mẹ nên phải giúp đầu cúi bằng cách dùng đầu ngón tay ấn vào đầu thai từ dưới lên.
- Khi hạ chẩm của thai ra đến mép sau âm hộ thì cho đầu thai ngửa dần ra sau để lộ các phần trán, mắt, mũi, cằm.
- Khi đầu đã sổ hoàn toàn chờ cho đầu tự quay về phía nào sẽ giúp thai quay hẳn sang bên đó (trái hoặc phải ngang).
5.3.2. Đỡ vai.
- Quan sát xem đầu thai có xu hướng quay về bên nào thì giúp cho chẩm quay về bên đó (chẩm trái-ngang hoặc chẩm phải-ngang), kiểm tra dây rốn nếu quấn cổ: gỡ hoặc cắt (khi chặt không gỡ được).
- Hai bàn tay ôm đầu thai nhi ở hai bên đỉnh thái dương, kéo thai xuống theo trục rốn-cụt để vai trước sổ trước. Khi bờ dưới cơ delta tì dưới khớp vệ thì một tay giữ đầu (cổ nằm giữa khe hai ngón cái và trỏ) tay kia giữ tầng sinh môn, nhấc thai lên phía trên và cho sổ vai sau. Ở thì này dễ rách tầng sinh môn, vì vậy phải giữ tầng sinh môn tốt và cho vai sổ từ từ.
5.3.3. Đỡ thân, mông và chi.
- Khi đã sổ xong hai vai, bỏ tay giữ tầng sinh môn để thân thai nhi sổ và khi thân ra ngoài thì bắt lấy hai bàn chân,
5.4. Tiếp xúc da kề da ngay sau đẻ
- Sau khi thai sổ, đánh giá nhanh tình trạng trẻ. Nếu trẻ khóc hoặc trương lực cơ tốt thì đặt trẻ lên bụng mẹ.
- Nhanh chóng, vừa lau khô trẻ theo trình tự (lau mắt, mặt, đầu, ngực, bụng, tay, chân, mông…) vừa đánh giá nhanh toàn trạng chung của trẻ theo thường qui.
- Bỏ khăn đã lau khô cho trẻ
- Đặt trẻ nằm sấp tiếp xúc da kề da trên bụng mẹ, đầu nằm nghiêng giữa hai bầu vú, ngực áp vào ngực mẹ, tay để sang hai bên. Dùng 1 khăn khô, sạch để che lưng cho trẻ. Đội mũ cho trẻ. Nếu trời lạnh có thể dùng thêm áo ấm của mẹ hoặc khăn bông ấm đắp bên ngoài cho cả mẹ và con.
- Hướng dẫn và hỗ trợ người mẹ ôm ấp, vuốt ve trẻ.
Chú ý: Chỉ kẹp cắt rốn ngay nếu trẻ cần phải hồi sức
5.5.Tiêm Oxytocin
- Sau khi đặt trẻ lên bụng mẹ, cho mẹ ôm lấy trẻ, sờ nắn tử cung qua thành bụng sản phụ để chắc chắn không còn thai trong tử cung.
- Tiến hành tiêm 10đv oxytocin vào mặt trước đùi sản phụ.
5.6. Kẹp dây rốn muộn, một thì
- Chờ đến khi dây rốn ngừng đập thì mới tiến hành kẹp và cắt dây rốn.
- Kẹp thứ nhất cách chân rốn 2cm, kẹp thứ 2 cách kẹp thứ nhất 3cm, cắt dây rốn sát kẹp thứ nhất bằng kéo vô khuẩn.
5.7. Kéo dây rốn có kiểm soát
- Đặt bàn tay lên bụng dưới sản phụ để đánh giá co hồi tử cung. Chỉ khi tử cung đã co tốt mới thực hiện các bước tiếp theo.
- Một tay cầm kẹp và dây rốn, giữ căng dây rốn, bàn tay còn lại đặt lên trên khớp vệ giữ và ấn tử cung theo hướng ngược lên trên về phía xương ức trong khi tay cầm kẹp dây rốn kéo với lực vừa phải theo hướng của cơ chế đẻ (lúc đầu kéo xuống, tiếp đến kéo ngang rồi kéo lên). Động tác này nhằm đề phòng lộn đáy tử cung.
- Khi bánh rau đã ra đến âm hộ thì tay giữ dây rốn hạ thấp xuống cho trọng lượng bánh rau kéo màng rau bong ra theo. Nếu màng rau không bong ra thì 2 tay người đỡ giữ bánh rau xoay theo 1 chiều để màng rau sổ ra ngoài.
- Nếu kéo dây rốn trong 30-40 giây mà bánh rau không tụt xuống thấp (nghĩa là không có dấu hiệu bong rau) thì dừng lại không tiếp tục kéo dây rốn nữa.
- Lúc này chỉ giữ dây rốn và chờ đến khi tử cung co bóp trở lại.
- Tiếp tục lặp lại động tác kéo dây rốn vừa phải kết hợp với ấn ngược tử cung về phía xương ức khi có cơn co tử cung.
5.8. Xoa đáy tử cung
- Sau khi rau sổ ra ngoài phải xoa đáy tử cung qua thành bụng cho đến khi tử cung co chặt lại.
- Cứ 15 phút xoa đáy tử cung 1 lần trong 2 giờ đầu (có thể hướng dẫn cho sản phụ hoặc gia đình hỗ trợ).
- Bảo đảm tử cung vẫn co tốt sau khi kết thúc xoa tử cung.
Chú ý
- Kiểm tra rau để tránh sót rau.Nếu sót rau hay có chảy máu phải tiến hành kiểm soát tử cung, tìm nguyên nhân chảy máu sau đẻ để kịp thời xử trí theo đúng phác đồ.
- Nếu sau 30 phút mà bánh rau chưa bong hoặc chảy máu nhiều thì cần tiến hành bóc rau nhân tạo ngay.
5.9. Hỗ trợ bà mẹ cho trẻ bú sớm và bú mẹ hoàn toàn
- Quan sát các dấu hiệu đòi bú của trẻ: trẻ mở miệng, chảy dãi, mút ngón tay, trườn tìm vú mẹ.
- Hỗ trợ bà mẹ cho trẻ bú sớm ngay trên bụng mẹ, cho em bé nằm trên bụng mẹ 60-90 phút nếu tình trạng của mẹ và bé cho phép.
- Sau khi trẻ bú xong bữa bú đầu tiên mới tiến hành chăm sóc thường quy như cân, đo chiều cao, vòng đầu, tiêm vacxin, vitamin K1 theo quy định.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (Ban hành kèm theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT, ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
XỬ TRÍ TÍCH CỰC GIAI ĐOẠN 3 CỦA CHUYỂN DẠ
Xử trí tích cực giai đoạn 3 của chuyển dạ là các thao tác chủ động của người đỡ đẻ tác động ở giai đoạn sau khi sổ thai để giúp nhau bong và sổ ra ngoài nhanh hơn, nhằm phòng ngừa chảy máu sau đẻ.
1. CHỈ ĐỊNH
- Cho mọi trường hợp đẻ đường dưới, khi thai vừa mới sổ ra ngoài và chắc chắn không còn thai nào trong tử cung.
2. CÁC THỨC TIẾN HÀNH
2.1. Tư vấn
- Giải thích công việc sẽ tiến hành để lấy nhau sau khi thai ra ngoài cho sản phụ yên tâm và hợp tác với nhân viên y tế.
2.2. Phương tiện, dụng cụ
- Ngoài các dụng cụ, thuốc men, đồ vải và các vật liệu vô khuẩn cần thiết cho đỡ đẻ và kiểm tra nhau, cần có thêm oxytocin 10 đv, chuẩn bị trong bơm tiêm để sẵn trên bàn dụng cụ đỡ đẻ.
2.3. Qui trình thực hiện
- Bước 1: Nắn tử cung ngay sau khi thai sổ ra ngoài để chắc chắn trong tử cung không còn thai nào nữa.
- Bước 2: Tiêm bắp 10UI oxytocin vào mặt trước đùi cho sản phụ đã chuẩn bị trước.
- Bước 3: Cặp và cắt dây rốn ở gần sát âm hộ bà mẹ để khi kéo dây rốn dễ dàng hơn (không nên vội vàng cắt rốn ngay).
- Bước 4: Kéo dây rốn có kiểm soát.
+ Kiểm tra sự co hồi của tử cung: một tay giữ căng dây rốn chờ đợi tử cung co lại, tay còn lại đặt trên bụng sản phụ đánh giá tử cung đã co tốt.
+ Đỡ nhau: một tay người đỡ đẻ đặt trên bụng sản phụ, phía trên xương mu, ấn nhẹ vào mặt trước đoạn dưới tử cung, đẩy nhẹ lên phía xương ức tránh tử cung bị kéo xuống dưới khi kéo dây rốn. Tay kia giữ kẹp dây rốn, kéo dây,rốn nhẹ nhàng và liên tục dọc theo ống đẻ, kéo như vậy trong vòng 2-3 phút, nếu nhau không sổ trong giai đoạn này, dừng lại 5 phút rồi kéo lại.
+ Màng nhau: hạ thấp bánh nhau xuống để lợi dụng sức nặng,của bánh nhau kéo màng nhau. Cũng có thể dùng hai bàn tay đỡ bánh nhau và xoay nhẹ để màng nhau ra hết.
+ Xoa nắn tử cung: sau khi nhau sổ, xoa ngay đáy tử cung qua thành bụng đến khi tử cung co tốt.
- Kiểm tra nhau: khi đã chắc chắn tử cung co tốt và không thấy chảy máu mới tiến hành kiểm tra bánh nhau, màng nhau, dây rốn như thường lệ (xem bài “Kiểm tra nhau”).
- Theo dõi sản phụ sau đẻ: xoa đáy tử cung 15 phút/lần trong vòng 2 giờ đầu cho đến khi chắc chắn tử cung đã co hồi tốt.
2.4. Khó khăn và cách xử trí
- Kéo dây rốn nhưng bánh nhau không bong và không xuống dần trong tử cung: không được kéo giật, không được kéo mạnh, chờ đợi một lát rồi tiếp tục kéo lại. Nếu vẫn không kết quả, chờ cho nhau bong tự nhiên rồi đỡ ra. Nếu nhau vẫn không bong, có thể dùng 3 viên Misoprostol 200mcg ngậm dưới lưỡi, sau 15 phút nếu nhau không bong tiến hành bóc nhau nhân tạo.
- Trường hợp dây rốn bị đứt trong khi kéo: thực hiện bóc nhau nhân tạo.
- Sau khi xử trí tích cực giai đoạn 3 chuyển dạ mà vẫn chảy máu, tham khảo bài “băng huyết sau sanh”.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản năm 2009 của Bộ Y tế
NGHIỆM PHÁP LỌT NGÔI CHỎM
Nghiệm pháp lọt ngôi chỏm là phương pháp đánh giá cuộc đẻ khi khung chậu giới hạn, trọng lượng thai nhi bình thường hoặc khi khung chậu bình thường nhưng thai nhi lại khá to, nhằm đưa đến quyết định là thai nhi có thể đẻ được qua đường âm đạo hay phải phẫu thuật lấy thai.
1. CHỈ ĐỊNH
- Khung chậu giới hạn, thai bình thường.
- Khung chậu bình thường, thai to.
- Khung chậu hẹp, thai nhỏ.
2. ĐIỀU KIỆN
- Phải là ngôi chỏm.
- Có chuyển dạ thật sự.
+ Cổ tử cung xóa hết và mở 3 cm trở lên.
+ Cơn co tử cung tốt. Nếu cơn co không tốt phải tăng co bằng oxytocin, nhỏ giọt tĩnh mạch.
- Phải theo dõi cẩn thận để phát hiện kịp thời những biến chứng xảy ra trong khi làm nghiệm pháp lọt như sa dây rốn, thai suy, cơn co tử cung dồn dập, dọa vỡ tử cung.
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Khung chậu hẹp hoàn toàn hoặc hẹp eo giữa và eo dưới.
- Thai suy.
- Các ngôi không phải là ngôi chỏm.
- Có sẹo mổ cũ ở tử cung.
4. Chuẩn bị
- Một kim dài 15cm hoặc một cành của kìm Kocher để bấm ối.
- Thuốc tăng và giảm cơn co tử cung, dịch truyền.
- Biểu đồ chuyển dạ, nếu có điều kiện theo dõi thêm bằng monitor sản khoa.
5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Bước 1: Sản phụ nằm ở tư thế sản khoa.
Bước 2: Khám sản khoa, tình trạng tim thai, cơn co tử cung, ngôi thai, khung chậu.
Bước 3: Dùng kim bấm ối khi có cơn co tử cung và xé rộng màng ối để cho ngôi tì vào cổ tử cung. Nếu ngôi thai còn cao phải đề phòng sa dây rốn.
Bước 4: Ghi rõ giờ bắt đầu bấm ối và diễn biến của cơn co.
Bước 5: Theo dõi cơn co tử cung, tim thai. Tình trạng cổ tử cung, ngôi thai được khám lại sau một giờ và sau hai giờ làm nghiệm pháp lọt để đánh giá sự tiến triển
Bước 6: Nếu cơn co tử cung tăng nhiều (trên 3 cơn co trên 10 phút), giảm số giọt oxytocin. Nếu trương lực tăng phải ngừng truyền oxytocin, nếu tử cung vẫn tăng trương lực thì dùng các thuốc giảm co.
Chú ý: Thời gian chờ đợi tối đa là 6 giờ.
Trong thời gian làm nghiệm pháp, nên cho kháng sinh.
6. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
6.1. Phẫu thuật cấp cứu lấy thai ngay trong các trường hợp
- Cơn co tử cung dồn dập, liên tục dù đã ngừng oxytocin và cho thuốc giảm co.
- Thai suy.
- Sa dây rốn.
- Sau 2 giờ làm nghiệm pháp, cổ tử cung không mở thêm hoặc rắn hơn hoặc phù nề; ngôi thai vẫn cao, không lọt và bắt đầu có bướu huyết thanh.
6.2. Theo dõi thêm chuyển dạ
Nếu sau 2 giờ làm nghiệm pháp lọt ngôi chỏm mà cổ tử cung mở thêm từ 2cm trở lên, tim thai vẫn đều đặn, ngôi thai xuống sâu hơn trong tiểu khung, có thể quyết định cho theo dõi thêm; khi cổ tử cung mở hết đầu lọt thấp, có thể cho sản phụ đẻ thường hay lấy thai bằng forceps, giác kéo.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (Ban hành kèm theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT, ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CÁC PHƯƠNG PHÁP GÂY CHUYỂN DẠ
Gây chuyển dạ hoặc khởi phát chuyển dạ là sự tác động của thầy thuốc làm cho cuộc Gây chuyển dạ hoặc khởi phát chuyển dạ là sự tác động của thầy thuốc làm cho cuộc chuyển dạ bắt đầu để chấm dứt thai kỳ.
1. CHỈ ĐỊNH
- Ối đã vỡ nhưng chưa chuyển dạ, màng ối vỡ nhưng chưa có cơn co tử cung hoặc cơn co yếu, cạn ối.
- Thai quá ngày sinh.
- Bệnh lý của mẹ như: tăng huyết áp, tiền sản giật, ung thư cần đình chỉ thai nghén, bệnh tim nhưng chưa suy tim mà ối bị vỡ non, bệnh tự miễn cần phải đình chỉ thai nghén.
- Nhiễm khuẩn ối.
- Thai có dị tật bẩm sinh nặng có chỉ định đình chỉ thai nghén.
- Thai chết trong tử cung.
- Thai chậm phát triển trong tử cung.
2. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Test không đả kích và/hoặc test đả kích có biểu hiện bệnh lý.
- Bất tương xứng thai-khung chậu.
- Ngôi bất thường không có chỉ định đẻ đường dưới.
- Rau tiền đạo.
- Sẹo mổ cũ trên tử cung không có chỉ định đẻ đường dưới.
- Sa dây rốn (thai còn sống).
- Các bệnh lây truyền qua đường tình dục có chỉ định đẻ đường dưới (herpes sinh dục, sùi
mào gà).
- Các bệnh lý mạn tính nặng của mẹ như suy tim, tiền sản giật nặng, sản giật… (có thể chỉ định phẫu thuật lấy thai).
3. ĐÁNH GIÁ TRƯỚC KHI GÂY CHUYỂN DẠ
3.1. Về phía mẹ
- Đánh giá kích thước khung chậu.
- Đánh giá cổ tử cung (qua chỉ số Bishop).
- Xem lại các nguy cơ cũng như các lợi ích của gây chuyển dạ.
3.2. Về phía thai
- Xác định tuổi thai.
- Ước lượng cân nặng thai nhi.
- Xác định ngôi thai.
Bảng chỉ số Bishop
Điểm
Đánh giá 0 điểm 1 điểm 2 điểm 3 điểm
Độ mở cổ tử cung (cm) 0 1 - 2 3-4 5 - 6
Độ xóa cổ tử cung (%) 0 - 30 40 - 50 60 - 70 ≥ 80
Độ lọt của thai -3 -2 -1 - 0 +1 -+2
Mật độ cổ tử cung Cứng Vừa Mềm
Hướng cổ tử cung Sau Trung gian trước
Bảng chỉ số Bishop có giá trị tiên lượng khả năng thành công khi gây chuyển dạ. Nếu chỉ số Bishop > 5 điểm thì khả năng gây chuyển dạ thành công cao, nếu chỉ số Bishop < 3 điểm thì khả năng thất bại cao.
4. CÁC PHƯƠNG PHÁP GÂY CHUYỂN DẠ
4.1. Tách màng ối
- Khám âm đạo, đưa ngón tay vào giữa màng ối và cổ tử cung, đầu ngón tay phải áp sát cổ tử cung để tách màng ối ra khỏi thành cổ tử cung và đoạn dưới tử cung.
4.2. Bấm ối
- Bấm ối chỉ thực hiện được khi cổ tử cung đã mở, bằng cách dùng 1 kim chọc dò dài hoặc 1 cành Kocher để gây thủng màng ối, sau đó dùng ngón tay xé rộng màng ối. Có thể bấm ối đơn thuần hoặc kết hợp với truyền oxytocin.
- Đánh giá số lượng và màu sắc dịch ối.
- Theo dõi nhịp tim thai trước và ngay sau khi bấm ối.
4.3. Gây chuyển dạ bằng bóng chuyên dụng
4.4. Gây chuyển dạ bằng Prostaglandin (chỉ được tiến hành tại cơ sở có phẫu thuật)
- PG E1 (biệt dược thông dụng là Misoprostol): Không chỉ định gây chuyển dạ trên thai phụ đủ tháng và có thể sống được vì nguy cơ vỡ tử cung và suy thai. Những trường hợp khác phải theo dõi rất chặt chẽ.
- PG E2 (Dinoprostone, biệt dược Prospess, Cerviprime): gây chuyển dạ thuận lợi và an toàn hơn. Chỉ định với những trường hợp có thể đẻ được đường âm đạo, không có sẹo mổ cũ.
4.5. Bấm ối kết hợp với truyền oxytocin (chỉ được tiến hành tại cơ sở có phẫu thuật)
4.5.1. Các bước tiến hành.
- Pha 5 đv oxytocin vào 500 ml dung dịch glucose 5%, truyền nhỏ giọt tĩnh mạch chậm, liều lượng lúc đầu 5 - 8 giọt/phút cho đến khi xuất hiện cơn co tử cung.
- Bấm ối, xé rộng màng ối.
- Theo dõi và điều chỉnh số giọt để đạt được số cơn co phù hợp với sự tiến triển của cuộc chuyển dạ.
- Ngoài ra, tùy tình hình của cuộc đẻ chỉ huy nếu cơn co mau cho oxytocin chảy chậm hoặc có thể phối hợp với những thuốc giảm co có tác dụng làm mềm cổ tử cung.
- Cuộc đẻ chỉ huy được coi là có kết quả khi cơn co đều đặn, nhịp tim thai tốt, ngôi lọt và cổ tử cung mở hết, có thể cho đẻ đường dưới và thai nhi khỏe mạnh.
Lưu ý: Đối với những thuốc có thể kìm hãm trung tâm hô hấp của thai nhi, chỉ nên dùng khi cổ tử cung đã mở ít nhất từ 5 - 6 cm trở lên, thai có khả năng lọt và sổ trong một thời gian ngắn.
4.5.2. Theo dõi và xử trí tai biến
Theo dõi: nhịp tim thai, cơn co tử cung, độ mở cổ tử cung, độ lọt của ngôi để có thái độ xử trí kịp thời.
- Nếu thai suy, phải ngừng đẻ chỉ huy, phẫu thuật để cứu thai.
- Nếu cơn co tử cung quá thưa, nhẹ, tăng số giọt truyền. Nếu quá mạnh, mau thì giảm lưu lượng truyền và có thể sử dụng giảm co tử cung.
- Nếu cuộc đẻ chỉ huy kéo dài quá 6 giờ mà không tiến triển tốt thì phải phẫu thuật lấy thai.
- Tai biến có thể gặp là thai suy hoặc tử vong do theo dõi không tốt, can thiệp muộn.
- Có thể dọa vỡ, vỡ tử cung do truyền oxytocin gây cơn co mau, mạnh: phải phẫu thuật để cứu mẹ và con.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (Ban hành kèm theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT, ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CHUYỂN DẠ ĐÌNH TRỆ
Chuyển dạ đình trệ bao gồm chuyển dạ kéo dài và chuyển dạ tắc nghẽn.
1. CÁC DẤU HIỆU CỦA CHUYỂN DẠ ĐÌNH TRỆ
- Thời kỳ tiềm thời (Pha tiềm tàng) kéo dài quá 8 giờ, thời kỳ tích cực (pha tích cực) kéo dài quá 7 giờ.
- Khám thấy độ lọt của ngôi không tiến triển.
- Xuất hiện các dấu hiệu chồng khớp sọ, bướu huyết thanh.
- Đường mở cổ tử cung cắt sang bên phải đường báo động trên biểu đồ chuyển dạ.
- Cổ tử cung ngừng tiến triển luôn là dấu hiệu của chuyển dạ đình trệ.
- Suy thai, cơn co tử cung mau (trên 5 cơn trong 10 phút), có vòng Bandl.
Chú ý: Không phải trường hợp chuyển dạ đình trệ nào cũng có đủ các dấu hiệu trên.
2. NGUYÊN NHÂN GÂY CHUYỂN DẠ ĐÌNH TRỆ
- Do mẹ:
+ Bất tương xứng đầu-chậu, tiền sử mẹ mắc bệnh gây biến dạng khung chậu (bại liệt, lao xương, chấn thương vỡ xương chậu).
+ Rối loạn cơn co tử cung: cơn co thưa yếu, cơn co mau mạnh, cơn co không đồng bộ.
+ Có khối u ở tiểu khung (u xơ tử cung, u nang buồng trứng và các u tiểu khung khác).
- Do thai:
+ Các ngôi bất thường (trán, mặt, mông, vai).
+ Thai to (ước từ 3500 g trở lên).
+ Thai bất thường (não úng thủy, bụng cóc).
- Nguyên nhân khác.
+ Dây rốn ngắn.
3. XỬ TRÍ
- Tuyến xã: chuyển tuyến trên.
- Tuyến huyện trở lên: xử trí theo nguyên nhân.
+ Đẻ đường âm đạo (forceps hoặc giác kéo) khi đủ điều kiện.
+ Dùng thuốc điều chỉnh cơn co yếu khi chuyển dạ kéo dài.
+ Phẫu thuật lấy thai khi có chỉ định.
+ Hủy thai nếu có chỉ định.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa (Ban hành kèm theo Quyết định số 315/QĐ-BYT, ngày 29/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
DỌA SANH NON - SANH NON
1. KHÁI NIỆM
- Định nghĩa: theo Tổ chức Y tế thế giới, đẻ non là cuộc chuyển dạ xảy ra từ tuần thứ 22 đến trước tuần 37 của thai kỳ tính theo kinh cuối cùng.
- Sơ sinh non tháng có tỷ lệ tử vong và mắc bệnh cao hơn rất nhiều so với trẻ đẻ đủ tháng, nguy cơ cao bị di chứng thần kinh với tỷ lệ 1/3 trước tuần 32, giảm xuống 1/10 sau 35 tuần. Dự phòng và điều trị dọa đẻ non - đẻ non luôn là một vấn đề quan trọng đối với sản khoa, sơ sinh và toàn xã hội.
- Tại Việt nam, chưa có thống kê trên toàn quốc, nhưng theo những nghiên cứu đơn lẻ, tỷ lệ đẻ non khoảng 8 - 10%.
2. DỌA SANH NON
2.1. Chẩn đoán
2.1.1. Triệu chứng cơ năng
- Tuổi thai từ hết 22 đến trước dưới 37 tuần
- Trọng lượng thai nhi từ 500 - 2500g
- Đau bụng từng cơn, không đều đặn, tức nặng bụng dưới, đau lưng
- Ra dịch âm đạo dịch nhày, lẫn máu
- Ối vở sớm/thai non tháng.
2.1.2. Triệu chứng thực thể
- Cơn co tử cung thưa nhẹ (2 cơn trong 10 phút, thời gian co dưới 30 giây)
- Cổ tử cung đóng, hoặc xóa mở dưới 2cm
2.2. Xử trí
- Chuyển lên tuyến tỉnh phải đảm bảo an toàn trong chuyển viện, nếu thai quá non ( < 34 tuần ) khi có dấu chuyển dạ sanh thật sự.
- Sản phụ nằm nghỉ ngơi tuyệt đối làm tăng tưới máu đến tử cung.
- Tư vấn cho sản phụ và người nhà sản phụ biết rỏ tình trạng thai nhi có thể đẻ non.
- Thuốc cắt cơn co tử cung:
+ Thuốc Salbutamol 2 mg: 2 viên x 2 uống/ngày ( chia đều ).
+ Liều tấn công: Nifedipin 10 mg ngậm dưới lưỡi. Nếu còn cơn co, cứ 20 phút thì ngậm 1 viên không quá 4 viên. Liều duy trì : Sau viên cuối của liều tấn công 3 giờ, dùng Nifedipin tác dụng chậm 20 mg, uống 1 viên, cứ 6 - 8 giờ một lần.
Phải theo dõi HA khi dùng Nifedipin 15 phút/lần.
Chống chỉ định dùng Nifedipin khi HA < 90/50 mm Hg.
- Dùng Corticoid đối với thai nhi từ tuần 28 - 35.
+ Dexamethason 6 mg TB cách nhau 12 giờ x 4 lần.
Lưu ý: không điều trị dọa đẻ non cho thai nhi từ 36 tuần trở lên.
3. SANH NON
3.1. Chẩn đoán
3.1.1. Triệu chứng cơ năng
- Tuổi thai từ hết 22 đến trước dưới 37 tuần
- Đau bụng cơn, đều đặn, các cơn đau tăng dần. Ra dịch âm đạo, dịch nhày, máu, nước ối
3.1.2. Triệu chứng thực thể
- Cơn co tử cung (tần số 2 - 3, tăng dần).
- Thành lập đầu ối hoặc vỡ ối.
- Cổ tử cung xóa, có khi đã mở.
- Có dịch nhày màu hồng ở âm đạo.
- Cổ tử cung xóa trên 80%, mở trên 2cm.
3.2. Xử trí
- Nếu ối chưa vỡ thì cố gắng duy trì vì kéo dài thời gian sanh đường dưới.
- Chuyển lên tuyến tỉnh phải đảm bảo an toàn chuyển viện, nếu thai quá non < 34 tuần.
- Tư vấn cho sản phụ và người nhà sản phụ biết rỏ tình trạng thai nhi có thể đẻ non.
- Sản phụ nằm nghỉ ngơi tuyệt đối (hoàn toàn) làm tăng tưới máu đến tử cung.
- Cho Corticoid nếu chưa được dùng:
+ Cố gắng làm giảm cuộc đẻ trong 24 giờ sau khi tiêm Corticoid bằng cách cho Nifedipin hay Salbutamol.
+ Chờ cuộc đẻ tiến triển bình thường (chỉ kiểm soát tử cung khi có chỉ định, không kiểm soát tử cung hàng loạt).
- Thông báo cho bác sĩ nhi khoa.
Chuẩn bị phương tiện hồi sức, chăm sóc sơ sinh thiếu tháng.
Nếu thai từ 35 đến < 37 tuần thì giải thích cho sản phụ và gia đình về tình trạng của trẻ khi sanh ra và ký vào hồ sơ bệnh án. Sau sanh nếu Em Bé diễn tiến không tốt thì chuyện viện Em Bé sau.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (Ban hành kèm theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT, ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa (Ban hành kèm theo Quyết định số 315/QĐ-BYT, ngày 29/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
THAI QUÁ NGÀY
1. KHÁI NIỆM
- Thai quá ngày sinh là những trường hợp thai nghén kéo dài quá 42 tuần hoặc quá 294 ngày tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng.
- Điều quan trọng nhất là phải xác định được tuổi thai chính xác bằng ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng hoặc siêu âm trong 12 tuần đầu của thai kỳ.
2. CHẨN ĐOÁN
- Dựa vào tuổi thai (tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối, có giá trị nếu vòng kinh bình thường).
- Dựa vào siêu âm để xác định tuổi thai đối với thai trước 20 tuần nếu ngày đầu kỳ kinh cuối không xác định hoặc kinh không đều.
- Xác định tình trạng thai và phần phụ thai (nước ối, rau)
3. XỬ TRÍ
3.1. Theo dõi: 2 ngày một lần
- Siêu âm
+ Theo dõi lượng nước ối: thiểu ối là dấu hiệu của suy tuần hoàn rau-thai và nguy cơ thiếu oxy cho thai nhi.
+ Theo dõi qua siêu âm: cử động thai (thân, chi, thở), nhịp tim thai, rau thai và lượng nước ối.
- Monitoring theo dõi tim thai bằng test không đả kích. Nếu không đáp ứng thì làm các test đả kích (vê núm vú, truyền oxytocin).
3.2. Gây chuyển dạ: gây chuyển dạ thai 41 tuần, không nên chờ đến 42 tuần
- Nếu cổ tử cung thuận lợi (chỉ số Bishop > 5) thì gây chuyển dạ bằng bấm ối và truyền oxytocin tĩnh mạch.
- Nếu cổ tử cung không thuận lợi (Bishop < 5) thì làm chín muồi cổ tử cung bằng:
+ Prostaglandin: Prostaglandin E2 (Dinoproston) 2,5ml dạng gel đặt vào ống cổ tử cung. Nếu sau 6 -12 tiếng, cổ tử cung vẫn chưa thuận lợi thì đặt lại liều 2.
+ Phương pháp khác: nong cổ tử cung bằng ngón tay, chất hút ẩm, đặt bóng cổ tử cung
- Trong chuyển dạ: thai quá ngày sinh có nguy cơ suy thai và thai nhi ỉa phân su trong quá trình chuyển dạ. Do đó cần theo dõi sát thai nhi trong quá trình chuyển dạ bằng monitor để phát hiện sớm suy thai. Mổ lấy thai nếu thai suy, nước ối giảm, cổ tử cung không thuận lợi.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa (Ban hành kèm theo Quyết định số 315/QĐ-BYT, ngày 29/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
- Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (Ban hành kèm theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT, ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
ỐI VỠ SỚM - ỐI VỠ NON
1. KHÁI NIỆM
- Ối vỡ sớm là ối vỡ xảy ra sau hoặc cùng lúc với chuyển dạ, trước khi cổ tử cung mở hết. Vì không có nhiều ý nghĩa trên lâm sàng nên hiện nay thuât ngữ này không còn được nhắc đến trong y văn ở nước ngoài.
- Vỡ ối non là vỡ tự nhiên của màng ối và màng đệm tại bất kì thời điểm nào
trước khi có chuyển dạ
2. CHẨN ĐOÁN ỐI VỠ NON
2.1. Lâm sàng
- Xác định tuổi thai
Xác định tuổi thai dựa vào ngày kinh cuối cùng nếu vòng kinh đều và sản phụ nhớ ngày kinh. Dựa vào siêu âm chẩn đoán tuần thai lúc 3 tháng đầu với sản phụ kinh nguyệt không đều hay không nhớ ngày kinh cuối cùng.
- Xác định ối vỡ, thời điểm và thời gian vỡ ối. Hỏi kỹ tiền sử ra nước âm đạo đột ngột ra nước lượng nhiều, loãng, màu trong hoặc lợn cợn đục, thời gian ra nước. Tiền sử viêm nhiễm đường sinh dục dưới. Đóng khố theo dõi
- Đặt mỏ vịt theo dõi dịch ÂĐ, viêm nhiễm CTC-ÂĐ.
2.2. Cận lâm sàng: xác định nước ối:
2.2.1. Nghiệm pháp Valsalva hoặc ho: khi đặt mỏ vịt, cho sản phụ rặn hoặc ho
sẽ quan sát thấy có nước ối chảy ra từ lỗ trong cổ tử cung.
2.2.2. Nitrazine test:
- Thực hiện khi quan sát không thấy rõ có nước ối chảy ra hay không khi thực hiện nghiệm pháp nói trên.
- Đặt mỏ vịt, lau sạch âm đạo, cho sản phụ rặn hoặc ho sau đó dùng tăm bông vô trùng nhúng vào dịch đọng ở túi cùng sau âm đạo rồi phết lên giấy thử Nitrazine.
- pH của dịch âm đạo có tính acid (pH = 4,4 - 5,5) khác với pH nước ối mang tính kiềm (pH = 7 - 7,5). Nếu có ối vỡ, nước ối chảy vào âm đạo sẽ làm pH của dịch âm đạo trở nên kiềm hóa và sẽ làm đổi màu giấy thử từ màu vàng sang màu xanh.
- (+) giả trong trường hợp có lẫn máu, tinh dịch, Trichomonas, dịch nhầy ở cổ tử cung, các dung dịch sát khuẩn có tính kiềm và nước tiểu.
2.2.3. Chứng nghiệm kết tinh hình lá dương xỉ:
- Dùng que nhỏ quệt vào túi cùng sau âm đạo rồi phết lên một phiến kính, để khô rồi quan sát dưới kính hiển vi.
- Sự hiện diện của hình ảnh dương xỉ giúp chẩn đoán xác định ối vỡ non với độ nhạy khoảng 96%.
- (-) giả (+) giả: phết dịch nhầy ở cổ ngoài hoặc có lẫn tinh dịch
2.2.4. Siêu âm:
- Chẩn đoán (+) theo dõi lượng ối thông qua chỉ số ối thiểu ối hoặc hết ối.
- Ước lượng cân nặng, xác định ngôi thai, vị trí dây rốn và những bất thường
2.3. Chẩn đoán xác định
Chỉ cần hỏi bệnh sử, khám lâm sàng, nghiệm pháp Valsalva, thử nghiệm Nitrazine, chứng nghiệm kết tinh lá dương xỉ thì chẩn đoán chính xác lên đến 93,1%
2.4. Chẩn đoán phân biệt
- Són tiểu: thường thì không ra nước nhiều và cũng không rỉ rả liên tục như trong vỡ ối. Ngoài ra nước tiểu có mùi khai và có pH acid.
- Khí hư: đôi khi nhiều và loãng làm dễ lầm với vỡ ối. Phân biệt bằng cách hỏi bệnh sử kỹ và khám lâm sàng cẩn thận.
- Chất nhầy cổ tử cung: ở giai đoạn cuối thai kỳ hoặc bắt đầu chuyển dạ, cổ tử cung hé mở sẽ tống nút nhầy ở lỗ cổ tử cung ra ngoài: nhầy, dai và thường có lẫn ít máu hồng.
3. XỬ TRÍ
3.1. Thai 22 - 31 tuần: cố gắng dưỡng thai
3.1.1. Thuốc trưởng thành phổi thai: Tiêm bắp Betamethasone 12mg/24 giờ x 2 ngày hoặc Dexamethasone 6mg/12 giờ x 2 ngày.
Sử dụng trên 2 đợt có thể gây giảm cân nặng thai nhi, giảm chu vi vòng đầu và
chiều dài cơ thể
3.1.2. Quản lý nhiễm khuẩn
- Hạn chế thăm khám bằng tay có thể theo dõi bằng khám mỏ vịt
- Cấy dịch cổ tử cung, âm đạo, hậu môn
- Sử dụng kháng sinh phổ rộng ngăn ngừa nhiễm trùng cho cả mẹ và thai, ngoài ra còn làm giảm tỉ lệ chuyển dạ do đó được khuyến cáo sử dụng thường quy trong trường hợp cần kéo dài thai kì khi ối vỡ non để kích thích trưởng thành phổi thai.
Hiện nay các nghiên cứu đều đồng thuận sử dụng kháng sinh không nên quá 7 ngày, vì việc kéo dài thời gian sử dụng kháng sinh ở những thai kỳ này là không cần thiết, mà còn làm tăng kháng thuốc của vi khuẩn
- Theo dõi mẹ: Nghỉ ngơi, đóng băng vệ sinh sạch. Theo dõi dấu hiệu sinh tồn 4 lần/ngày, công thức máu, công thức bạch cầu, CRP. Cấy dịch âm đạo 1-3 lần/tuần.
- Theo dõi thai: monitor sản khoa 3 lần/ngày. Siêu âm đánh giá thai, rau, nước ối
3.1.3. Sử dụng thuốc giảm co.
3.2. Thai 32 - 33 tuần
3.2.1. Xác định tình trạng sức khỏe của thai nhi tại thời điểm tiếp nhận. Theo dõi monitor tim thai lúc nhập viện. Xác định thai chậm phát triển trong tử cung.
3.2.2. Corticoid trưởng thành phổi thai nhi
3.2.3. Quản lý nhiễm trùng. Hạn chế thăm khám bằng tay, nên khám bằng mỏ vịt để tránh nhiễm trùng. Kháng sinh dự phòng.
3.2.4. Thuốc giảm co
3.2.5. Khởi phát chuyển dạ khi có đủ bằng chứng trưởng thành phổi, nhiễm khuẩn, thai suy.
3.3. Thai 34 - 36 tuần
3.3.1. Xác định tình trạng sức khỏe của thai nhi tại thời điểm tiếp nhận
3.3.2. Corticoid: không khuyến cáo.
3.3.3. Chấm dứt thai kỳ:
Hầu hết người bệnh (90%) sẽ chuyển dạ tự nhiên trong vòng 24 giờ sau khi vỡ ối. Chờ chuyển dạ tự nhiên hay khởi phát chuyển dạ tùy tình trạng ối, thai và nhiễm khuẩn. Nên tư vấn với người bệnh việc kéo dài thai kỳ có nguy cơ nhiễm trùng tử cung và viêm màng ối, thiểu ối, nhau bong non, suy thai, thiểu sản phổi, biến dạng chi. Nếu có đủ bằng chứng trưởng thành phổi thì chấm dứt thai kỳ ngay.
3.3.4. Nếu giữ thai quản lý nhiễm trùng (tương tự như trên)
3.3.5. Thuốc giảm co: không có chỉ định đối với thai kỳ > 36 tuần
3.4. Thai > 37 tuần
- ACOG 2009 khuyến cáo chấm dứt thai kỳ đối với thai >37 tuần bị vỡ ối sớm, không đợi 12-24 giờ nhằm giảm biến chứng cho mẹ và thai. Nên khởi phát chuyển dạ ngay trong 6-12 giờ hoặc nếu thuận lợi thì nên chấm dứt thai kỳ càng sớm càng tốt.
Chấm dứt thai kỳ tùy tình trạng cổ tử cung, ngôi thai, tình trạng thai, có nhiễm trùng hay không.
+ Ngôi bất thường hoặc có những bằng chứng cho thấy thai nhi không chịu nổi cuộc chuyển dạ mổ lấy thai
+ Nếu có bằng chứng nhiễm trùng trên lâm sàng và không có chống chỉ định đẻ đường âm đạo, cho kháng sinh và khởi phát chuyển dạ ngay lập tức.
+ Khi cổ tử cung thuận lợi gây chuyển dạ bằng truyền oxytocin.
+ Khi cổ tử cung không thuận lợi làm chín muồi cổ tử cung
- Đề phòng nhiễm trùng:
+ Chuyển lên tuyến có đơn vị chăm sóc trẻ non tháng nhẹ cân.
+ Kháng sinh thường quy khi ối vỡ ở những thai > 37 tuần: dùng kháng sinh làm giảm có ý nghĩa tỉ lệ viêm màng ối và nhiễm trùng hậu sản ở mẹ nhưng không hiệu quả cải thiện kết cục nhiễm trùng chu sinh.
=> Một số tác giả khuyến cáo chỉ sử dụng kháng sinh để phòng ngừa tác nhân streptococcus nhóm B nếu có bằng chứng cấy (+) ở tuần 35 - 37 thai kì, hoặc vỡ màng ối > 18 giờ ở những người bệnh không có kết quả cấy.
4. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG
4.1. Chuyển dạ tự nhiên: thai càng non tháng càng kéo dài thời gian tiềm tàng, phần lớn các thai trưởng thành sẽ chuyển dạ tự nhiên trong vòng 24 giờ. 50% trường hợp vỡ ối sau 37 tuần sẽ tự chuyển dạ trong vòng 5 giờ. Vỡ ối ở tuổi thai từ 32 - 34 tuần trung bình 4 ngày sau sẽ chuyển dạ và 93% trường hợp đẻ trong vòng 1 tuần.
4.2. Nguy cơ cuả ối vỡ non kéo dài
- Nhiễm khuẩn ối, nhiễm khuẩn hậu sản, suy hô hấp sơ sinh, nhiễm khuẩn sơ sinh.
- Thiểu ối thiểu sản phổi, biến dạng chi, chèn ép dây rốn.
- Rau bong non, thai chết trong tử cung
5. PHÒNG BỆNH
- Nhanh chóng chuyển thai phụ lên tuyến có đơn vị chăm sóc trẻ non tháng nhẹ cân.
- Sử dụng kháng sinh đúng chỉ định
- Khởi phát chuyển dạ đúng thời điểm.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa (Ban hành kèm theo Quyết định số 315/QĐ-BYT, ngày 29/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
DỌA SẨY THAI - SẨY THAI
1. KHÁI NIỆM
Sẩy thai là hiện tượng kết thúc thai nghén trước khi thai có thể sống được. Với khái niệm này, sẩy thai được định nghĩa là trường hợp thai bị tống ra khỏi buồng tử cung trước 22 tuần hay cân nặng của thai dưới 500g.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Lâm sàng: Sẩy thai tự nhiên diễn ra 2 giai đoan: dọa sẩy thau và sẩy thai.
2.1.1. Dọa sẩy thai
- Có thai (chậm kinh), ra máu âm đạo (máu đỏ tươi, lẫn ít nhầy, có khi máu đỏ sẫm hay đen, máu ra ít một, liên tiếp), đau bụng (thường không đau bụng nhiều, chỉ có cảm giác tức nặng bụng dưới hay đau âm ỉ vùng hạ vị).
- Khám cổ tử cung tím nhưng còn dài, đóng kín, kích thước thân tử cung to tương xứng với tuổi thai.
2.1.2. Sẩy thai
- Có thai như chậm kinh, nghén ...
- Ra máu âm đạo: máu đỏ, lượng nhiều, máu loãng lẫn máu cục.
- Đau bụng nhiều từng cơn vùng hạ vị
- Khám cổ tử cung đã xóa, mở, phần dưới tử cung phình to bọc thai bị đẩy xuống phía cổ tử cung làm cho cổ tử cung có hình con quay, đôi khi sờ thấy bọc thai nằm ở ống cổ tử cung
2.2. Cận lâm sàng
- hCG: dương tính
- Siêu âm: có hình ảnh túi ối trong buồng tử cung, có âm vang phôi và tim thai (khi thai > 6 tuần bằng siêu âm đầu dò âm đạo). Với sẩy thai, có thể thấy hình ảnh túi thai tụt xuống thấp hay trong ống cổ tử cung.
2.3. Chẩn đoán thể bệnh
- Dọa sẩy thai
- Sẩy thai hoàn toàn
Người bệnh có dấu hiệu của có thai và đang sẩy thai. Sau khi đau bụng, ra máu, thai ra cả bọc, sau đó ra máu ít dần. Khám thấy cổ tử cung đóng, tử cung nhỏ hơn tuổi thai. Siêu âm buồng tử cung sạch.
- Sẩy thai không hoàn toàn
Người bệnh có dấu hiệu của có thai và đang sẩy thai. Sau khi thấy thai ra rồi vẫn còn đau bụng, còn ra máu kéo dài. Khám cổ tử cung mở và tử cung còn to. Siêu âm có hình ảnh âm vang không đồng nhất trong buồng tử cung.
- Sẩy thai đã chết
+ Người bệnh có dấu hiệu của có thai.
+ Có dấu hiệu của thai chết lưu: giảm nghén, ra máu đen kéo dài, khám thấy tử cung nhỏ hơn tuổi thai, siêu âm thấy hình ảnh túi ối méo mó không có âm vang phôi hay có phôi thai nhưng không thấy hoạt động của tim thai.
+ Có dấu hiệu của dọa sẩy thai, đang sẩy thai, sẩy thai hoàn toàn hay không hoàn toàn.
- Sẩy thai liên tiếp
+ Được định nghĩa là có hiện tượng sẩy thai tự nhiên ≥ 2 lần.
+ 2 xét nghiệm được khuyến cáo: nhiễm sắc đồ của 2 vợ chồng và hội chứng kháng phospholipid (AntiPhospholipid Syndrome-APS).
2.4. Chẩn đoán phân biệt
2.4.1. Chửa ngoài tử cung - thể giả sẩy
Có thai, đau bụng, ra máu, có tổ chức giống khối thai sẩy ra từ buồng tử cung. Phân biệt: khám có khối cạnh tử cung ấn đau, cùng đồ đầy, đau. Siêu âm thấy khối cạnh tử cung. Giải phẫu bệnh khối sẩy không thấy hình ảnh gai rau mà thấy màng rụng.
2.4.2. Thai lưu
Người bệnh có thai, ra máu (máu đen, ít một, kéo dài), không đau bụng. Siêu âm thấy túi ối bờ méo, không có âm vang thai hay có phôi thai nhưng không có hoạt động của tim thai. Đôi khi rất khó phân biệt khi tuổi thai còn nhỏ. Xét nghiệm βhCG theo dõi và siêu âm lại sau một tuần
2.4.3. Chửa trứng thoái triển
Có thai, ra máu. Khám có thể thấy tử cung to hơn tuổi thai. Siêu âm thấy hình ảnh ruột bánh mỳ, βhCG cao > 200.000UI/L).
2.4.4. Rong kinh rong huyết
Đặc biệt trong trường hợp người bệnh có kinh nguyệt không đều. Khám thấy tử cung bình thường, hay cũng to hơn bình thường nhưng chắc (u xơ tử cung), hCG âm tính, siêu âm thấy không thấy thai trong buồng tử cung. Nạo niêm mạc tử cung xét nghiệm giải phẫu bệnh lý.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Dọa sẩy thai: chưa có liệu pháp điều trị dọa sẩy thai nào được cho là tối ưu
- Nằm nghỉ, ăn nhẹ, chế độ ăn tránh gây táo bón. Bổ sung viên sắt, a. folic
- Thuốc giảm co thắt cơ trơn như papaverin 40mg, spasmaverin 40mg x 4 viên chia 2 lần/ngày…
- Thuốc nội tiết như progesteron 25mg x 2 ống/tiêm bắp/ngày, nếu có bằng chứng của sự thiếu hụt nội tiết, hay dùng progesteron làm mềm cơ tử cung.
- Kháng sinh: chống nhiễm trùng do hiện tượng ra máu.
- Khâu vòng cổ tử cung cấp cứu: trong trường hợp thai trên 3 tháng dọa sẩy, nếu đã có hiện tượng biến đổi cổ tử cung, sau khi khống chế nhiễm trùng âm đạo, cổ tử cung và cơn co tử cung, khâu vòng cổ tử cung cấp cứu
3.2. Đang sẩy thai và đã sẩy thai
- Đang sẩy thai: bọc thai nằm trong âm đạo hoặc trong ống cổ tử cung, gắp bọc thai bằng kìm quả tim, sau đó nạo lại buồng tử cung để đảm bảo không sót rau.
Thuốc co hồi tử cung sau khi nạo (oxytocin 10UI tiêm bắp, hoặc ergometrin 0,2mg x 1 ống/tiêm bắp). Kháng sinh đề phòng nhiễm khuẩn
- Sẩy thai hoàn toàn: kiểm tra bằng siêu âm thấy buồng tử cung sạch, không nạo lại. Cho kháng sinh phòng nhiễm khuẩn.
- Sẩy thai không hoàn toàn: tùy khối còn lại trong buồng tử cung và ra máu âm đạo mà tiến hành hút, nạo lại buồng tử cung hay dùng misoprostol 400mcg ngậm dưới lưỡi giúp co hồi tử cung và tống nốt tổ chức còn lại. Cho kháng sinh phòng nhiễm khuẩn.
- Sẩy thai nhiễm khuẩn: kháng sinh liều cao, kết hợp thuốc co hồi tử cung. Sau 6h dùng kháng sinh, nhiệt độ đã giảm, tiến hành hút hay nạo lại buồng tử cung. Chú ý thủ thuật dễ gây thủng tử cung hơn bình thường. Tư vấn cho người bệnh và người nhà nguy cơ cắt tử cung nếu tình trạng nhiễm khuẩn không được cải thiện.
- Sẩy thai băng huyết: tích cực hồi sức, truyền dịch, truyền máu (nếu cần thiết). Hút, nạo lại buồng tử cung lấy hết tổ chức còn sót lại. Dùng thuốc co hồi tử cung giúp tử cung co tốt. Cho kháng sinh phòng nhiễm khuẩn.
3.3. Sẩy thai liên tiếp
- Tìm nguyên nhân gây sẩy thai liên tiếp
- Điều trị theo nguyên nhân:
+ Hở eo tử cung: khâu vòng cổ tử cung.
+ Thiếu hụt nội tiết: bổ xung nội tiết như progesteron 25mg x 2 ống/tiêm bắp sâu / ngày, estrogen (progynova 2mg/ngày).
+ Mẹ bị hội chứng kháng phospholipid (APS): dùng thuốc chống đông.
+ Điều trị các bệnh lý toàn thân của mẹ như đái tháo đường, giang mai, viêm thận hay các bệnh nội tiết như thiểu năng giáp trạng, basedow…
+ Mổ bóc nhân xơ trong u xơ tử cung, mổ cắt vách ngăn tử cung…
+ Rối loạn nhiễm sắc thể: nên tham khảo lời khuyên về di truyền xem người bệnh có nên có thai lại nữa không.
4. TIÊN LƯỢNG VÀ PHÒNG BỆNH
Tiên lượng và phòng sẩy thai cho lần có thai sau tùy thuộc vào nguyên nhân gây sẩy thai.
- Với thiếu hụt nội tiết: chủ động bổ sung nội tiết ngay khi người bệnh có thai.
- Với hở eo tử cung: khâu vòng cổ tử cung chủ động ở lần có thai sau.
- Khi mẹ bị APS: dùng aspirin liều thấp trước khi có thai, dùng thuốc chống đông khi người bệnh có thai.
- Chủ động điều trị các bệnh lý toàn thân của mẹ (nếu có).
- Với nguyên nhân bố hoặc mẹ bị rối loạn nhiễm sắc thể: tiên lượng để đẻ được con bình thường rất khó khăn, nên tư vấn về di truyền xem có nên có thai nữa không.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa (Ban hành kèm theo Quyết định số 315/QĐ-BYT, ngày 29/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
SỬ DỤNG OXYTOCIN TRONG CHUYỂN DẠ
Thuốc oxytocin là thuốc gây co cơ tử cung cả về tần số và cường độ.
1. CHỈ ĐỊNH
- Xử trí tích cực giai đoạn ba trong chuyển dạ, sau khi sổ thai để đề phòng chảy máu sau đẻ.
- Điều trị chảy máu sau đẻ.
- Sử dụng oxytocin để gây cơn co tử cung trong trường hợp gây chuyển dạ hoặc đã chuyển dạ nhưng cơn co thưa, yếu. Chỉ định này áp dụng ở nơi có phẫu thuật với chỉ định rõ ràng của bác sĩ.
2. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Bất tương xứng đầu-chậu.
- Ngôi không có chỉ định đẻ đường âm đạo.
- Rau tiền đạo.
- Rau bong non.
- Suy thai cấp và mạn tính.
- Không có phòng phẫu thuật, bác sĩ và phương tiện phẫu thuật.
3. CÁCH DÙNG
- Để xử trí tích cực giai đoạn 3 của chuyển dạ (xem bài“Đỡ đẻ thường ngôi chỏm”).
- Để phòng và điều trị băng huyết do đờ tử cung (xem bài “Chảy máu sau đẻ”).
- Trong trường hợp chuyển dạ nếu cơn co tử cung thưa và yếu hoặc do ối vỡ sớm mà cơn co không đủ cho cuộc chuyển dạ tích cực,cách thực hiện như sau:
+ Dung dịch glucose 5% x 500ml pha với oxytocin 5đv (1 ống), nhỏ giọt tĩnh mạch với tốc độ sau:
. Ban đầu là 5 giọt/phút, sau đó theo dõi cơn co tử cung (cường độ, khoảng cách các cơn co) mà điều chỉnh tốc độ giọt hợp lý (10, 20, 30, 40 giọt) sao cho đạt được 3 cơn co trong 10 phút. Nếu cơn co tử cung quá mạnh (có trên 5 cơn co trong 10 phút và mỗi cơn co kéo dài trên 1 phút), ngừng truyền oxytocin và xin chỉ định của bác sĩ trước khi bắt đầu giảm liều.
. Bơm tiêm điện có điều khiển tốc độ truyền là cách sử dụng tốt nhất.
+ Theo dõi:
. Bác sĩ phải trực tiếp chăm sóc sản phụ liên tục không được rời xa để theo dõi toàn trạng và cơn co tử cung.
. Phải ghi trên biểu đồ chuyển dạ. Chỉ tăng thêm oxytocin nếu chuyển dạ tiến triển chậm.
. Khám ngoài: cứ 15 phút/lần đều đặn theo dõi cơn co tử cung, nhịp tim thai, độ lọt của ngôi.
. Nếu có dấu hiệu suy thai phải ngừng truyền oxytocin. Sau khi ngừng truyền oxytocin 15 phút không có kết quả, phải phẫu thuật lấy thai ngay hoặc forceps nếu đủ điều kiện.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (Ban hành kèm theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT, ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
SỬ DỤNG THUỐC MISOPROSTOL
1. ĐẠI CƯƠNG
- Viên Misoprostol có nồng độ 200mcg.
- Misoprostol là một analogue của Prostaglandine E1, Được bào chế sử dụng đường uống để điều trị loét dạ dày. Sau đó người ta khám phá ra tác dụng đặc biệt của thuốc lên cơ trơn tử cung nên thuốc đưa vào sử dụng trong sản khoa và phụ khoa.
- Thời gian thuốc bất đầu tác dụng lên cơ trơn tử cung khoảng 3 phút sau khi đặt vào âm đạo hay trực tràng, thời gian bán hủy 20 - 40 phút, thời gian tác dụng kéo dài khoảng 6 giờ.
2. CHỈ ĐỊNH DÙNG THUỐC.
2.1. Misoprostol dùng trong dự phòng băng huyết sau sanh.
2.2. Misoprostol dùng trong phá thai nội khoa bằng thuốc.
2.3. Misoprostol dùng trong điều trị băng huyết sau sanh.
2.4. Các sản phụ có nguy cơ cao băng huyết san sanh là
- Đa sản.
- Đa thai.
- Đa ối.
- Con to.
- Tiền căn băng huyết sau sanh.
- Tiền sản giất, sản giật.
- Ối vỡ sớm có biến chứng nhiễm trùng ối.
- Thể trạng suy kiệt, thiếu máu.
- Có các bệnh lý về máu.
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
3.1. Trong tất cả các trường hợp dị ứng thuốc hay shock phản vệ với thuốc.
3.2. Giục sanh.
3.3. Tăng co cơn gò tử cung trong các trường hợp chuyển dạ kéo dài.
3.4. Các trường hợp sản phụ có tiền sử mổ vào tử cung như mổ lấy thai, mổ bóc u xơ tử cung, thủng tử cung, … .
4. CÁCH DÙNG THUỐC
4.1. Đối với các trường hợp có thai, sau khi sanh con ra rồi và xác định trong lòng tử cung không còn thai nào nữa hết:
- Misoprostol dùng trong dự phòng băng huyết sau sanh :
+ Liều dùng : Misoprostol 200mcg 2 – 4 viên đặt vào trực tràng.
- Misoprostol dùng trong điều trị băng huyết sau sanh :
+ Liều dùng : Misoprostol 200mcg 5 viên đặt vào trực tràng.
4.2. Dùng trong phá thai nội khoa bằng thuốc:
- Xem bài phá thai nội khoa băng thuốc.
Tài liệu tham khảo
Cấp cứu sản phụ khoa năm 2001 của Bệnh Viện Phụ Sản Từ Dũ TP Hồ Chí Minh
SUY THAI CẤP
1. CÁC DẤU HIỆU CỦA THAI SUY
1.1. Nhịp tim thai
- Nhịp tim thai không đều, hoặc nhanh trên 160 lần/phút hoặc chậm dưới 120 lần/phút (đếm bằng ống nghe tim thai, đếm cả 1 phút, đếm trước và ngay sau cơn co tử cung) khi nghe tim thai ở các lần khác nhau.
- Xuất hiện nhịp tim thai bất thường trên monitor sản khoa: nhịp phẳng, DIP I, DIP II, DIP biến đổi (xem bài “Theo dõi cơn co tử cung”).
1.2. Nước ối
- Có lẫn phân su (khi vỡ ối thấy màu nước ối xanh hoặc vàng bẩn, cặn phân su).
- Thiểu ối (trên siêu âm hoặc khi bấm ối)
1.3. Định lượng pH máu thai nhi
- Nếu pH dưới 7,25: suy thai nặng
2. XỬ TRÍ
2.1. Tuyến xã
Khi thấy suy thai cấp và cơn co mau thì cho thuốc giảm co tử cung, thở oxy qua sonde mũi, giải thích cho gia đình và chuyển tuyến ngay đến cơ sở phẫu thuật gần nhất.
2.2. Tuyến huyện trở lên (có khả năng phẫu thuật)
- Hồi sức thai:
+ Cho thở oxygen 6 lít/phút.
+ Nằm nghiêng trái.
+ Giảm cơn co nếu có chỉ định.
+ Nếu đang truyền oxytocin thì ngừng truyền.
+ Khám đánh giá lại toàn trạng mẹ và thai nhi, tìm và phát hiện nguyên nhân gây suy thai.
Chú ý: Không dùng salbutamol nếu có chảy máu âm đạo.
- Đánh giá lại tình trạng thai nhi, nếu tình trạng suy thai không cải thiện:
+ Đủ điều kiện thì lấy thai bằng forceps.
+ Không đủ điều kiện thì phẫu thuật lấy thai.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa (Ban hành kèm theo Quyết định số 315/QĐ-BYT, ngày 29/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
- Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (Ban hành kèm theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT, ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
NGÔI MÔNG
1. KHÁI NIỆM
Ngôi mông là một ngôi có khả năng đẻ đường dưới nhưng dễ mắc đầu hậu vì vậy nếu không được chẩn đoán sớm, tiên lượng tốt và xử lý thích hợp thì nguy cơ cho mẹ và thai sẽ rất cao, có thể làm tăng tỷ lệ tử vong đối với thai nhi và tăng tai biến đối với mẹ.
1.1. Định nghĩa:
Ngôi mông là ngôi dọc mà cực đầu ở đáy tử cung, cực mông trình diện trước eo trên của khung chậu người mẹ.
1.2. Phân loại: có 2 loại ngôi mông
- Ngôi mông hoàn toàn: mông và 2 chân trình diện trước eo trên.
- Ngôi mông không hoàn toàn (ngôi mông thiếu): có 3 kiểu (kiểu mông, kiểu đầu gối, kiểu bàn chân)
1.3. Mốc ngôi và đường kính lọt
- Mốc ngôi mông là đỉnh xương cùng.
- Đường kính lớn nhất của ngôi lưỡng ụ đùi - 9cm, hiện nay được cho là đường kính lọt của ngôi.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Trong thời kỳ có thai (3 tháng cuối)
2.1.1. Lâm sàng:
Có thể đau tức hạ sườn phải do đầu ấn vào gan, thai đạp nhiều phía dưới. Tử cung hình trụ, hay lệch một bên.
Sờ: cực dưới mềm, to, không liên tục, lưng là một diện phẳng, cực trên là đầu tròn, đều, rắn.
Nghe tim thai: nghe rõ trên rốn.
Thăm âm đạo: sờ được mông, đỉnh xương cùng, hậu môn, bộ phận sinh dục, chân thai (nếu mông hoàn toàn hay mông không hoàn toàn kiểu bàn chân).
2.1.2. Cận lâm sàng:
Siêu âm: có giá trị chẩn đoán và đánh giá tiên lượng, hiện nay siêu âm được trang bị tới tuyến cơ sở, dễ sử dụng, không độc hại. Siêu âm có thể đánh giá được tình trạng đầu, tình trạng thai, trọng lượng thai, rau, ối.
X quang: đánh giá đầu cúi hay ngửa, chỉ làm khi thật cần thiết.
2.2. Khi chuyển dạ
2.2.1. Lâm sàng
Triệu chứng như khi có thai. Khó sờ hơn vì có cơn co tử cung do đó xác định được các cực của thai khó hơn.
Khi thăm trong: khó khi ối còn, khi ối vỡ thì dễ hơn. Có thể sờ thấy mông, xương cùng, hậu môn, bộ phận sinh dục, chân.
2.2.2. Cận lâm sàng: siêu âm, X quang.
2.2.3. Chẩn đoán thế, kiểu thế: lưng bên nào thế bên đó. Tìm mốc ngôi là đỉnh xương cùng để xác định kiểu thế:
- Cùng-chậu-trái-trước: gặp 60% (CgCTT).
- Cùng-chậu-phải-sau: gặp 30% (CgCFS).
- Cùng-chậu-trái-sau: gặp 10% (CgCTS).
- Cùng-chậu-phải-trước: rất hiếm gặp (CgCFT).
- Cùng-chậu-trái-ngang (CgCTN).
- Cùng-chậu-phải-ngang (CgCFN)
2.3. Chẩn đoán phân biệt
Ngôi chỏm: dễ nhầm với ngôi mông không hoàn toàn kiểu mông khi ối chưa vỡ nếu chỉ nắn ngoài. Cần xác định rõ ngôi chỏm có các thóp và đường khớp khi thăm trong. Đặc biệt cần phân biệt rõ với ngôi chỏm sa chi.
Ngôi mặt: có thể nhầm với ngôi ngược không hoàn toàn kiểu mông, khó khi bướu huyết thanh to không sờ thấy xương. Nhầm mồm với hậu môn, hai mông với hai gò má, mũi với xương cùng. Ngôi mặt có thể sờ thấy mũi to và mềm, hố mắt ở hai bên.
Ngôi ngang: cần khám kỹ có thể nhầm với ngôi ngược hoàn toàn do đó cần xác định rõ cực đầu. Phân biệt chân và tay thai nhi.
3. HƯỚNG XỬ TRÍ
3.1. Trong thời kỳ có thai (trong 3 tháng cuối)
Quản lý thai nghén tốt tại cơ sở có đủ điều kiện trang thiết bị, chuyên môn. Đánh giá tình hình thai mẹ. Tìm các yếu tố không thuận lợi: con so lớn tuổi, thai to, sẹo tử cung, tiền sử sản khoa khó khăn. Đối với trường hợp khó khăn cần theo dõi ở các cơ sở có đủ điều kiện trang thiết bị, chuyên môn tốt. Có thể mổ lấy thai khi đủ tháng hay khi bắt đầu chuyển dạ.
3.2. Khi chuyển dạ
Đánh giá tình trạng mẹ, thai, rau, tình trạng ối. Xác định ngôi, thế kiểu thế của ngôi. Nếu các yếu tố không thuận lợi: thai to, con so lớn tuổi, sẹo mổ tử cung, tiền sử đẻ khó, hiếm con, có thể mổ lấy thai.
Trong quá trình chuyển dạ nếu không thấy có suy thai, ối vỡ non, ối vỡ sớm. Tiến triển ngôi và cơn co tử cung bình thường thì theo dõi đẻ đường dưới. Nếu có các yếu tố không thuận lợi có thể mổ lấy thai.
3.3. Khi xổ thai theo dõi chuyển dạ tích cực. Chuẩn bị người bệnh tốt theo dõi, tư tưởng sản phụ, truyền oxytocin, chuẩn bị đỡ đầu hậu.
- Ngôi ngược không hoàn toàn kiểu mông
Tránh mọi can thiệp, tôn trọng tiến triển tự nhiên, mông sẽ nong giãn tầng sinh môn và thai sổ dần, khi xổ gần hết chi dưới thì đỡ mông, nới dây rốn, khi góc dưới xương bả vai qua âm hộ thì cho xổ tay hay hạ tay.
- Ngôi ngược hoàn toàn
Tránh lôi kéo thai. Giữ tầng sinh môn theo phương pháp Tschovianop mục đích làm cho ngôi lọt xuông tiểu khung nong giãn từ từ cổ tử cung, âm đạo và tầng sinh môn, khi tầng sinh môn nong giãn tốt thì cho xổ mông, đợi mông sổ, khuyến khích phụ sản rặn khi sổ hết chi dưới thì đỡ mông, nới dây rốn khi sổ thân, góc dưới xương bả vai qua âm hộ cho xổ tay hoặc hạ tay.
- Sổ đầu hậu
Chung cho cả ngôi mông hoàn toàn và không hoàn toàn. Đầu hậu ra nhanh khi cơn co tốt, sản phụ rặn tốt, tầng sinh môn giãn nở tốt. Đầu hậu xuống tốt: cắt tầng sinh môn đỡ đầu hậu nhẹ nhàng theo phương pháp Bracht.
Đầu hậu đỡ khó không đỡ được bằng phương pháp Bracht thì áp dụng phương pháp Mauriceau, Forceps đầu hậu
- Tóm lại:
Vấn đề khó khăn trong ngôi ngược là đầu hậu, cần theo dõi tích cực, chờ đợi, tránh can thiệp có thể gây sa dây rau, duỗi ngược tay, mắc đầu thai nhi. Điều quan trọng là tiên lượng tốt và xử lý thích hợp cho từng trường hợp. Do đó, đề nghị nên mổ lấy thai khi điều kiện thích hợp.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (Ban hành kèm theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT, ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
NGÔI BẤT THƯỜNG
1. ĐẠI CƯƠNG
- Ngôi thai là ngoài ngôi chỏm ra đều là ngôi thai bất thường
2. NGÔI MẶT
- Là ngôi đầu ngửa tối đa, mặt thai nhi trình diện trước eo trên.
- Ngôi mặt được chẩn đoán xác định trong quá trình theo dõi chuyển dạ đẻ bằng thăm âm đạo.
2.1. Chẩn đoán
- Ngôi đầu, nắn ngoài, có dấu hiệu nhát rìu nếu là kiểu cằm sau, nếu là kiểu cằm trước sờ thấy cằm có hình móng ngựa. Không bao giờ thấy thóp sau hoặc thóp trước khi thăm trong.
- Chẩn đoán xác định bằng thăm âm đạo, tìm được mốc của ngôi là mỏm cằm, việc chẩn đoán xác định sẽ dễ hơn khi cổ tử cung đã mở, nhưng phải cẩn thận khi thăm khám để không làm vỡ ối.
- Cần chẩn đoán phân biệt với ngôi trán, ngôi mông.
2.2. Xử trí
- Chỉ có ngôi mặt cằm trước có thể đẻ đường âm đạo. Nếu đẻ đường âm đạo có thể có hỗ trợ bằng forceps, tuyệt đối không được dùng giác kéo
- Ngôi mặt cằm sau tự quay được về cằm trước cũng có thể đẻ đường âm đạo.
- Cuộc đẻ ngôi mặt diễn ra lâu và khó khăn hơn đẻ ngôi chỏm.
- Chỉ định phẫu thuật lấy thai cho những trường hợp ngôi mặt cằm sau hoặc cằm trước có kết hợp thêm các yếu tố đẻ khó khác.
3. NGÔI TRÁN VÀ NGÔI THÓP TRƯỚC
Là ngôi trung gian giữa ngôi mặt và chỏm, đầu không cúi hẳn mà cũng không ngửa hẳn, trán hoặc thóp trước của thai trình diện trước eo trên.
3.1. Chẩn đoán
- Lúc bắt đầu chuyển dạ là một ngôi đầu cao lỏng.
- Chẩn đoán xác định dựa vào việc thăm âm đạo khi cổ tử cung mở được từ 3 cm trở lên, ối đã vỡ và ngôi đã cố định chặt.
- Sờ thấy gốc mũi, 2 hố mắt, trán và thóp trước (ngôi trán) hoặc thấy thóp trước ở chính giữa tiểu khung (ngôi thóp trước).
- Không bao giờ sờ thấy thóp sau và mỏm cằm.
- Cần chẩn đoán phân biệt với ngôi mặt và ngôi chỏm.
3.2. Xử trí
Phẫu thuật lấy thai khi có chẩn đoán xác định.
4. NGÔI MÔNG
- Là một loại ngôi dọc, đầu thai nằm ở phía đáy tử cung, mông trình diện trước eo trên.
- Là một ngôi đẻ khó do đầu là phần quan trọng nhất, to nhất và rắn nhất lại đẻ ra sau cùng, nguy cơ mắc đầu hậu có thể làm cho thai chết hoặc sang chấn do lấy đầu hậu khó khăn.
4.1. Chẩn đoán
- Ngôi dọc, đầu ở đáy tử cung.
- Thăm âm đạo sờ thấy xương cùng, lỗ hậu môn và hai mông thai nhi, một hoặc hai bàn chân cùng với mông.
- Chẩn đoán phân biệt với: ngôi mặt, ngôi vai, ngôi đầu sa chi.
4.2. Xử trí
Cần xem xét các yếu tố để tiên lượng cho cuộc đẻ ngôi mông (xem bài “Các yếu tố tiên lượng cuộc đẻ”).
- Phẫu thuật lấy thai cho những ngôi mông khi có kết hợp với bất kỳ một yếu tố nguy cơ nào.
- Đỡ đẻ đường dưới khi có những điều kiện thuận lợi.
5. NGÔI VAI HAY NGÔI NGANG
- Trong ngôi vai thai không nằm theo trục của tử cung mà nằm ngang hoặc chếch, trục của thai không trùng với trục của tử cung.
- Mốc của ngôi là mỏm vai, ngôi vai không có cơ chế đẻ nên hầu hết các trường hợp đều phải phẫu thuật lấy thai. Chỉ làm nội xoay thai cho thai thứ 2 trong song thai.
5.1. Chẩn đoán
- Tử cung bè ngang, nắn thấy đầu ở mạng sườn hoặc hố chậu, chiều cao tử cung thấp hơn so với tuổi thai, thăm âm đạo thấy tiểu khung rỗng, ối rất phồng. Khi có chuyển dạ nếu ối vỡ, cổ tử cung mở có thể sờ thấy mỏm vai hoặc tay thai nhi ở trong âm đạo.
- Có thể dùng siêu âm để chẩn đoán.
- Chẩn đoán phân biệt với ngôi mông.
5.2. Xử trí
- Phẫu thuật lấy thai khi có chuyển dạ đẻ.
- Nội xoay thai cho thai thứ hai ngôi vai trong trường hợp sinh đôi, đủ điều kiện nội xoay.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (Ban hành kèm theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT, ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
RAU TIỀN ĐẠO
1. KHÁI NIỆM
Rau tiền đạo là rau bám một phần hay toàn bộ vào đoạn dưới tử cung gây chảy máu vào 3 tháng cuối của thai kỳ, trong chuyển dạ và sau đẻ. Rau tiền đạo có thể gây tử vong hoặc bệnh lý mắc phải cho mẹ và cho con do chảy máu và đẻ non.
Theo giải phẫu rau tiền đạo được chia thành 5 loại là: rau tiền đạo bám thấp, rau tiền đạo bám bên, rau tiền đạo bám mép, rau tiền đạo bán trung tâm, rau tiền đạo trung tâm.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Triệu chứng lâm sàng
2.1.1. Trước chuyển dạ:
- Triệu chứng cơ năng: chảy máu âm đạo vào 3 tháng cuối của thai kỳ, chảy máu tự nhiên bất ngờ, không thấy đau bụng, máu đỏ tươi, có khi kèm máu cục, lượng máu có thể chảy nhiều, ồ ạt, sau đó chảy ít dần và tự cầm dù có hay không điều trị. Chảy máu tái phát nhiều lần với tần suất và mức độ ngày càng tăng.
- Triệu chứng toàn thân: thiếu máu tùy thuộc lượng máu mất mà sản phụ thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, choáng
- Triệu chứng thực thể: không có triệu chứng đặc hiệu, hay gặp ngôi đầu cao hoặc ngôi ngang, ngôi mông.
2.1.2. Khi chuyển dạ:
- Triệu chứng cơ năng: thường có quá trình ra máu trong 3 tháng cuối thai kỳ, đột nhiên ra máu ồ ạt, máu đỏ tươi lẫn máu cục, có đau bụng do cơn co tử cung.
- Triệu chứng toàn thân: thiếu máu tùy mức độ mất máu. Sản phụ có biểu hiện choáng nếu mất máu nhiều.
- Triệu chứng thực thể: nắn ngoài có thể thấy ngôi thai bất thường. Tim thai có thể thay đổi nếu chảy máu nhiều
- Khám âm đạo bằng mỏ vịt thấy máu trong cổ tử cung (CTC) chảy ra, loại trừ các tổn thương CTC
- Thăm ÂĐ: sờ thấy rau qua cổ tử cung
+ Rau tiền đạo bám mép: thấy mép dưới bánh rau bám tới lỗ trong cổ tử cung.
+ Rau tiền đạo bán trung tâm: thấy bánh rau che lấp một phần lỗ trong cổ tử cung nhưng không che hết.
+ Rau tiền đạo trung tâm: thấy bánh rau che lấp hoàn toàn lỗ trong cổ tử cung. Ngôi thai bất thường.
Chú ý không cố khám tìm rau vì gây chảy máu.
2.2. Triệu chứng cận lâm sàng
- Công thức máu: thiếu máu tùy theo lượng máu mất.
- Siêu âm với bàng quang đầy để xác định vị trí bám của bánh rau:
+ Rau tiền đạo trung tâm: bánh rau bám hoàn toàn vào đoạn dưới tử cung và che lấp lỗ trong cổ tử cung.
+ Rau tiền đạo bám mép: mép bánh rau bám đến lỗ trong cổ tử cung.
+ Rau tiền bám bên, bám thấp: khoảng cách giữa mép dưới bánh rau đến lỗ trong cổ tử cung < 20mm.
- Siêu âm rất có giá trị chẩn đoán trong trường hợp rau tiền đạo - rau cài răng lược với các hình ảnh sau: mất khoảng sáng sau rau tại vị trí rau bám
3. XỬ TRÍ
3.1. Nguyên tắc chung
- Cầm máu cứu mẹ là chính. Tùy theo tuổi thai, mức độ mất máu và khả năng nuôi dưỡng sơ sinh mà quyết định kéo dài tuổi thai hay lấy thai ra. Luôn luôn đánh giá mức độ mất máu để truyền bù máu cho phù hợp.
- Khi nghi ngờ rau tiền đạo phải chuyển người bệnh lên tuyến huyện có trung tâm phẫu thuật; nghi ngờ hoặc chẩn đoán rau tiền đạo - rau cài răng lược thì chuyển người bệnh lên tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương.
3.2. Điều trị cụ thể
3.2.1. Khi chưa chuyển dạ
- Nghỉ ngơi, hạn chế đi lại, ăn uống tăng cường dinh dưỡng.
- Thuốc giảm co như: spasmaverin 40mg (1 - 4 viên/ngày), Salbutamol, progesterone
- Nên dùng corticoid để trưởng thành phổi thai nhi sớm.
- Trường hợp thai nhi đủ tháng: mổ lấy thai chủ động đối với trường hợp rau tiền đạo trung tâm. Các trường hợp rau tiền đạo khác có thể cân nhắc theo dõi chờ chuyển dạ.
- Trường hợp rau tiền đạo chảy máu nhiều đe dọa tính mạng người mẹ thì mổ lấy thai ở bất kì tuổi thai nào.
3.2.2. Trong khi chuyển dạ
- Rau tiền đạo trung tâm, rau tiền đạo bán trung tâm: mổ lấy thai.
- Rau tiền đạo bám mép: mổ lấy thai cấp cứu nếu ra máu nhiều. ra máu ít, ngôi thế và cổ tử cung thuận lợi thì bấm ối và xé màng ối về phía không có bánh rau để cầm máu, nếu sau khi xé màng ối vẫn ra máu thì nên mổ lấy thai, nếu không ra máu thì theo dõi có thể đẻ đường âm đạo.
- Rau tiền đạo bám thấp, bám bên: mổ lấy thai nếu ra nhiều máu, nếu ra máu ít hoặc không ra máu thì theo dõi có thể chuyển dạ như các trường hợp thông thường khác.
- Kỹ thuật cầm máu khi mổ trong rau tiền đạo: sau khi lấy thai và rau mà chảy máu thì nên khâu cầm máu bằng các mũi chữ X để cầm máu, vẫn chảy máu thì nên cắt tử cung bán phần thấp với người bệnh đủ con.
Người bệnh chưa có đủ con cần bảo tồn tử cung: thắt động mạch tử cung hoặc thắt động mạch hạ vị, động mạch dây chằng tử cung buồng trứng; khâu mũi B-lynch; chèn bóng hay gạc vào buồng tử cung. Nếu không kết quả thì vẫn phải cắt tử cung.
3.2.3. Rau tiền đạo - rau cài răng lược
- Rau tiền đạo - rau cài răng lược là hình thái lâm sàng nặng nề nhất của rau tiền đạo vì mạch máu tăng sinh ở đoạn dưới tử cung nhiều, đâm xuyên vào bàng quang, hay gặp ở người có vết mổ đẻ cũ nên phẫu thuật khó khăn, mất máu rất nhiều và thường tổn thương bàng quang.
- Chẩn đoán được rau tiền đạo - rau cài răng lược thì cần chuyển người bệnh lên tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương để nằm viện điều trị.
- Mổ lấy thai chủ động khi thai đủ tháng. Cần chuẩn bị kíp phẫu thuật viên và kíp gây mê hồi sức có kinh nghiệm; chuẩn bị nhiều máu và các phương tiện hồi sức
- Nên chủ động mổ dọc thân tử cung phía trên chỗ rau bám hoặc ở đáy tử cung để lấy thai, tránh rạch vào bánh rau trước khi lấy thai ra, sau đó không bóc rau và chủ động cắt tử cung để hạn chế tối đa lượng máu mất.
4. BIẾN CHỨNG
4.1. Cho mẹ
- Tử vong do mất máu cấp, thiếu máu.
- Cắt tử cung để cầm máu.
4.2. Cho con
Non tháng, chết trong chuyển dạ, bệnh lý trẻ sơ sinh do thiếu máu, non tháng
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa (Ban hành kèm theo Quyết định số 315/QĐ-BYT, ngày 29/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (Ban hành kèm theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT, ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
RAU BONG NON
1. KHÁI NIỆM
1.1. Định nghĩa
Rau bong non là rau bám đúng vị trí nhưng bong một phần hay toàn bộ bánh rau trước khi sổ thai.
Rau bong non là một cấp cứu sản khoa, thường xảy ra ở 3 tháng cuối thời kì thai nghén, diễn biến nặng đe dọa tính mạng của thai nhi và sản phụ. Đây là bệnh lý của hệ thống mao mạch, xảy ra đột ngột có thể tiến triển rất nhanh từ thể nhẹ thành thể nặng.
1.2. Phân loại: 4 thể theo hình thái lâm sàng:
- Rau bong non thể ẩn
- Rau bong non thể nhẹ
- Rau bong non thể trung bình
- Rau bong non thể nặng.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Chẩn đoán xác định
2.1.1. Triệu chứng cơ năng
- Thường có dấu hiệu tiền sản giật: cao huyết áp, phù, protein niệu…
- Đau: đau từ tử cung sau lan khắp ổ bụng, nhịp độ cơn đau ngày càng mau mạnh, trường hợp nặng triệu chứng đau bị che lấp do sốc.
- Ra máu âm đạo: máu đỏ thẫm, loãng, không đông…
2.1.2. Triệu chứng toàn thân:
- Người bệnh có biểu hiện choáng do đau và do mất máu: da xanh, niêm mạc nhợt, vã mồ hôi, chi lạnh, thở nhanh, …
- Huyết áp thường không thay đổi trong những giờ đầu (do người bệnh thường có tiền sử cao huyết áp từ trước), mạch nhanh.
2.1.3. Triệu chứng thực thể
- Tử cung co cứng liên tục hoặc tử cung co cứng như gỗ trong thể nặng.
- Không nắn được các phần thai nhi do tử cung co cứng.
- Chiều cao tử cung tăng dần do sự hình thành khối máu cục sau rau.
- Nghe: nhịp tim thai chậm, không đều, hoặc mất tim thai trong thể nặng.
- Khám âm đạo: ra máu âm đạo, máu đen, không đông; đầu ối căng phồng, nếu ối vỡ thấy nước ối lẫn máu. Dấu hiệu toàn thân đôi khi không phù hợp với số lượng máu chảy ra ngoài âm đạo.
2.1.4. Cận lâm sàng
- Siêu âm: thấy khối máu tụ sau rau, thường là khối tăng âm vang hoặc khối âm vang không đều. Tuy nhiên siêu âm trong rau bong non độ tin cậy không cao vì nếu siêu âm không thấy khối bất thường sau rau cũng chưa loại trừ rau bong non khi có dấu hiệu lâm sàng gợi ý. Siêu âm cũng thấy sự biến đổi của nhịp tim thai hoặc xác định thai chết.
- Monitoring: nhịp tim thai biến đổi: DIP I, DIP II, DIP biến đổi hoặc không bắt được nhịp tim thai.
- Xét nghiệm máu: số lượng hồng cầu giảm, haemoglobin giảm, tiểu cầu giảm,
- Xét nghiệm nước tiểu thường có protein.
2.2. Các thể lâm sàng
2.2.1. Thể ẩn
Không có dấu hiệu lâm sàng rõ rệt, cuộc chuyển dạ bình thường, sơ sinh khỏe mạnh. Chẩn đoán được sau khi sổ rau thấy có máu tụ sau rau. Ngày nay nhiều trường hợp chẩn đoán được nhờ siêu âm thấy khối máu tụ sau rau.
2.2.2. Thể nhẹ
- Triệu chứng không đầy đủ, có thể có tiền sản giật, cơn co tử cung hơi cường tính, tim thai bình thường hoặc nhanh 160-170 lần/phút.
- Chẩn đoán được sau khi sổ rau thấy có máu tụ sau rau hoặc siêu âm thấy khối máu tụ sau rau.
2.2.3. Thể trung bình
- Thường có tiền sản giật. Có thể choáng nhẹ hoặc vừa.
- Sản phụ đau vừa, tử cung tăng trương lực.
- Ra máu âm đạo lượng vừa, đen, loãng, không đông.
- Suy thai.
- Chẩn đoán phân biệt với: rau tiền đạo, thai chết lưu, dọa vỡ hoặc vỡ tử cung.
2.2.4. Thể nặng (phong huyết tử cung rau hay hội chứng Couvelaire)
Có đủ các triệu chứng nặng, điển hình:
- Tiền sản giật nặng hoặc trung bình.
- Choáng nặng.
- Chảy máu âm đạo nhiều hoặc ít không tương xứng với mức độ mất máu.
- Tử cung to lên nhanh, co cứng như gỗ.
- Tim thai mất.
- Rối loạn đông máu: có thể có dấu hiệu chảy máu do rối loạn đông máu ở các tạng khác ngoài tử cung như phổi, dạ dày, thận, ruột, …
3. XỬ TRÍ
3.1. Nguyên tắc chung
- Xử trí tùy thuộc vào hình thái rau bong non và dấu hiệu lâm sàng
- Điều trị toàn diện, kịp thời, cứu mẹ là chính. Hồi sức tích cực nếu có dấu hiệu choáng và rối loạn đông máu.
- Chuyển lên tuyến có khả năng phẫu thuật, nếu người bệnh nặng phải mời tuyến trên về hỗ trợ.
- Mổ lấy thai kể cả khi thai chết.
3.2. Hồi sức nội khoa
- Đánh giá và theo dõi các dấu hiệu sinh tồn: mạch, huyết áp, nhịp thở.
- Cho sản phụ nằm đầu thấp, ủ ấm, thở oxy. Thông tiểu và theo dõi lượng nước tiểu.
- Lập đường truyền tĩnh mạch, bù khối lượng tuần hoàn bằng truyền dịch đẳng trương Ringer lactat, Natrichlorua 0,9%; dung dịch cao phân tử như Gelafuldin, Heasteril; truyền máu và các chế phẩm của máu, các yếu tố đông máu. Lượng dịch, máu truyền và tốc độ truyền phụ thuộc tình trạng sản phụ và lượng máu mất.
- Điều trị triệu chứng nếu có: HA cao, vô niệu, rối loan đông máu. Kháng sinh điều trị.
3.3. Xử trí sản khoa
- Nếu được chẩn đoán là rau bong non thì nên mổ lấy thai ngay để cứu con và phòng biến chứng nặng hơn cho mẹ. Bảo tồn tử cung: nếu tổn thương nhồi máu ở tử cung không quá nhiều, tử cung còn co hồi được. Nếu sản phụ đủ con, nhiều tuổi, tổn thương nhồi máu tử cung nặng hay không đáp ứng với thuốc co cơ tử cung thì nên cắt tử cung hoàn toàn hay bán phần ngay để tránh nguy cơ chảy máu sau mổ.
- Nếu chẩn đoán rau bong non sau khi sổ thai thì tiến hành ngay các biện pháp dự phòng chảy máu sau đẻ do rối loạn đông máu.
4. BIẾN CHỨNG
4.1. Cho mẹ
- Choáng do mất máu và đau. Rối loạn đông máu. Hoại tử các tạng do nhồi máu và thiếu máu, nguy hiểm nhất là suy thận.
- Cắt tử cung.
- Tử vong cả mẹ và con.
4.2. Cho thai:
- Suy thai. Thai chết trong tử cung. Non tháng nhẹ cân.
- Thiếu máu.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa (Ban hành kèm theo Quyết định số 315/QĐ-BYT, ngày 29/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (Ban hành kèm theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT, ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
VỠ TỬ CUNG
1. KHÁI NIỆM
Vỡ tử cung là 01 trong 05 tai biến sản khoa có thể gây tử vong mẹ và thai nhi. Hiện nay nhờ tiến bộ của khoa học trong lĩnh vực gây mê hồi sức cũng như trình độ chuyên khoa sản được nâng cao cùng việc mở rộng mạng lưới quản lý thai nghén, hạn chế các thủ thuật thô bạo, chỉ định mổ lấy thai kịp thời nên tỷ lệ vỡ tử cung đã giảm đi nhiều. Vỡ tử cung có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai, nhưng thường xảy ra trong giai đoạn chuyển dạ.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Vỡ tử cung trong thời kỳ thai nghén: thường ít gặp
2.1.1. Triệu chứng cơ năng: có thể xảy ra ở bất kỳ tuổi thai nào. Đau chói vùng hạ vị đột ngột (tự nhiên hoặc sau chấn thương vùng bụng).
2.1.2. Triệu chứng toàn thân:
- Choáng nhẹ hay nặng tùy theo mức độ mất máu.
2.1.3. Triệu chứng thực thể:
- Tử cung: có điểm đau chói vùng vết mổ cũ hoặc sờ thấy mất ranh giới tử cung bình thường. Có thể thai nằm trong ổ bụng. Không còn hoạt động tim thai.
- Âm đạo ra máu đỏ, ngôi thai thay đổi đặc biệt trường hợp thai vào trong ổ bụng. nước ối có màu đỏ, ấn đau vùng vết mổ,
2.1.4. Triệu chứng cận lâm sàng:
- Siêu âm: thai nằm trong ổ bụng, không thấy hoạt động tim thai.
- Công thức máu: hồng cầu giảm, hemoglobin giảm, hematocrit giảm.
2.2. Vỡ tử cung trong thời kỳ chuyển dạ
2.2.1. Dọa vỡ tử cung.
- Sản phụ đau nhiều do cơn co tử cung mau, mạnh.
- Tử cung co thắt hình quả bầu nậm.
- Vòng Bandl (chỗ thắt thành vòng giữa đoạn dưới và thân tử cung) lên cao. Thân tử cung bị đảy lên cao thì sờ thấy 2 dây chằng tròn bị kéo dài (dấu hiệu Frommel)
- Thai suy: tim thai nhanh, hoặc chậm, hoặc không đều.
- Thăm âm đạo: thấy nguyên nhân đẻ khó (bất tương xứng thai-khung chậu, ngôi bất thường, u tiền đạo, …).
2.2.2. Vỡ tử cung: chẩn đoán dựa vào các triệu chứng sau:
- Triệu chứng lâm sàng:
+ Có triệu chứng của dọa vỡ tử cung, trừ trường hợp có sẹo mổ cũ ở tử cung.
+ Thai phụ đang đau dữ dội, sau một cơn đau chói đột ngột, rồi bớt đau dần.
+ Thường có dấu hiệu choáng: mặt tái nhợt, vã mồ hôi, mạch nhanh, huyết áp tụt và ngất đi.
+ Tử cung không còn hình dạng bình thường, không còn dấu hiệu vòng Bandl
+ Bụng chướng, nắn đau.
+ Sờ thấy phần thai dưới da bụng
+ Mất cơn co tử cung.
+ Tim thai không còn hoạt động.
+ Ra máu âm đạo.
- Khám trong: không xác định được ngôi thai.
+ Có thể thấy nước tiểu có máu
+ Nhiều khi chảy máu sau đẻ, kiểm tra phát hiện vỡ tử cung.
- Triệu chứng cận lân sàng:
+ Siêu âm có thể thấy thai nằm trong ổ bụng, không thấy hoạt động tim thai, thấy tổ thương ở tử cung, dịch trong ổ bụng…
+ Xét nghiệm công thức máu: thiếu máu
- Các hình thái lâm sàng
+ Vỡ tử cung hoàn toàn: tử cung bị tổn thương toàn bộ các lớp từ niêm mạc, đến cơ tử cung và phúc mạc. Thường thai và rau bị đẩy vào trong ổ bụng.
+ Vỡ tử cung dưới phúc mạc: tử cung bị tổn thương lớp niêm mạc và cơ, lớp phúc mạc còn nguyên vẹn. Thai và rau vẫn nằm trong tử cung.
+ Vỡ tử cung phức tạp: vỡ tử cung hoàn toàn kèm theo tổn thương tạng xung quang như bàng quang, niệu quản, mạch máu, đại- trực tràng, …
+ Vỡ tử cung ở người có sẹo mổ cũ: thường vết mổ bị nứt một phần, ít chảy máu. Nhiều khi chỉ chẩn đoán được khi mổ lấy thai hoặc khi kiểm soát tử cung.
- Chẩn đoán phân biệt với rau tiền đạo, rau bong non.
3. XỬ TRÍ
3.1. Nguyên tắc
- Gọi giúp đỡ, huy động những phẫu thuật viên có kinh nghiệm tham gia phẫu thuật cho người bệnh.
- Hồi sức nội khoa song song với xử trí sản khoa.
- Phẫu thuật cấp cứu. Nếu tại cơ sở không có khả năng phẫu thuật thì phải nhanh chóng chuyển tuyến hay mời tuyến trên xuống giúp đỡ.
3.2. Xử trí cụ thể
3.2.1. Dọa vỡ tử cung
- Xử trí ngay bằng thuốc giảm co tử cung và phẫu thuật lấy thai.
- Nếu đủ điều kiện thì lấy thai đường dưới bằng Forceps, nếu không đủ điều kiện thì phẫu thuật lấy thai.
3.2.2. Vỡ tử cung: Hồi sức nội khoa:
- Đánh giá và theo dõi các dấu hiệu sinh tồn: mạch, huyết áp, nhịp thở.
- Cho sản phụ nằm đầu thấp, ủ ấm, thở oxy.
- Lập đường truyền tĩnh mạch, bù khối lượng tuần hoàn bằng truyền dịch đẳng trương Ringer lactat, Natrichlorua 0,9%; dung dịch cao phân tử như Gelafuldin, Heasteril; truyền máu và các chế phẩm của máu. Lượng dịch, máu truyền và tốc độ truyền phụ thuộc tình trạng sản phụ và lượng máu mất.
- Kháng sinh liều cao.
- Thông tiểu và theo dõi lượng nước tiểu.
- Phẫu thuật lấy thai và khâu cầm máu nơi tử cung vỡ.
- Tùy tổn thương tử cung và nguyện vọng sinh đẻ của sản phụ mà quyết định cắt tử cung hay bảo tồn tử cung.
- Chỉ bảo tồn tử cung khi điều kiện cho phép: người bệnh trẻ tuổi muốn còn sinh đẻ, vết rách mới, gọn không nham nhở.
- Phẫu thuật cắt tử cung bán phần hoặc hoàn toàn. Nếu có tổn thương cổ tử cung thì nên cắt tử cung hoàn toàn.
- Kiểm tra kỹ các tạng liên quan, nhất là niệu quản và bàng quang để xử trí các tổn thương kịp thời tránh bỏ sót.
4. BIẾN CHỨNG
4.1. Tử vong mẹ và thai: nếu không được xử trí kịp thời, nhất là vỡ tử cung xảy ra ở các tuyến không có khả năng phẫu thuật.
4.2 Cắt tử cung: tỷ lệ cắt tử cung cao ở những trường hợp vỡ tử cung
4.3. Tổn thương tạng: có thể tổn thương bàng quang, niệu quản, mạch hạ vị, đại-trực tràng khi vỡ tử cung và trong khi phẫu thuật xử trí vỡ tử cung.
5. PHÕNG BỆNH
- Quản lý thai nghén, phát hiện các trường hợp thai nghén có nguy c ơ cao chảy máu sau đẻ như đẻ nhiều lần, có vết mổ ở tử cung, bất tương xứng thai - khung chậu, …
- Sử dụng thuốc tăng co tử cung đúng chỉ định và liều lượng.
- Thực hiện các phẫu thuật, thủ thuật sản khoa đúng chỉ định, đủ điều kiện và đúng kỹ thuật.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa (Ban hành kèm theo Quyết định số 315/QĐ-BYT, ngày 29/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (Ban hành kèm theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT, ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
THAI CHẾT LƯU TRONG TỬ CUNG
1. KHÁI NIỆM
Thai chết lưu trong tử cung là tất cả các trường hợp thai bị chết mà còn lưu lại trong tử cung trên 48 giờ.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Thai chết lưu dưới 20 tuần
2.1.1. Lâm sàng
- Nhiều trường hợp không có triệu chứng làm cho phát hiện muộn, một số trường hợp người bệnh thấy bụng bé đi hoặc không to lên dù mất kinh đã lâu.
- Bệnh cảnh lâm sàng hay gặp:
+ Người bệnh đã có dấu hiệu của có thai như chậm kinh, hCG dương tính, siêu âm đã thấy có thai và hoạt động của tim thai.
+ Ra máu âm đạo: máu ra tự nhiên, ít một, máu đỏ sẫm hay nâu đen.
+ Đau bụng: thường không đau bụng, chỉ đau bụng khi dọa sẩy hay đang sẩy thai lưu.
- Khám: thấy tử cung bé hơn tuổi thai, mật độ tử cung đôi khi chắc hơn so với mật độ tử cung có thai sống.
2.1.2. Cận lâm sàng
- hCG:
+ hCG trong nước tiểu chỉ âm tính sau khi thai đã chết một thời gian.
+ Nồng đồ βhCG: thấp hơn so với tuổi thai hay tốc độ tăng của βhCG không theo qui luật của thai sống.
- Siêu âm: là thăm dò có giá trị, cho chẩn đoán sớm và chính xác:
+ Thấy âm vang thai rõ ràng mà không thấy hoạt động tim thai. Hình ảnh túi ối rỗng (chỉ nhìn thấy túi ối mà không thấy âm vang thai), túi ối rỗng với bờ méo mó, không đều. Trong trường hợp nghi ngờ, nên kiểm tra lại sau 1 tuần để xem tiến triển của túi ối
+ Có âm vang thai: không thấy hoạt động tim thai.
2.1.3. Chẩn đoán phân biệt
- Chửa ngoài tử cung: chậm kinh, đau bụng, ra máu đen ở âm đạo, tử cung nhỏ hơn so với tuổi thai. Trong chửa ngoài tử cung, siêu âm không có túi ối trong buồng tử cung, cạnh tử cung thấy khối bất thường nghi ngờ khối chửa, có thể có dịch cùng đồ.
- Chửa trứng: dễ nhầm với chửa trứng thoái triển vì bệnh cảnh lâm sàng có thể giống y hệt nhau. Giải phẫu bệnh lý tổ chức nạo buồng tử cung cho chẩn đoán xác định.
- Dọa sẩy thai: đặc biệt khi tuổi thai nhỏ hơn 6 tuần mà siêu âm chưa thấy tim thai. Phân biệt: máu âm đạo đỏ tươi chứ không sẫm màu, thường có đau bụng kèm theo. Siêu âm có thể chưa thấy phôi thai và tim thai nhưng bờ túi ối căng tròn, có túi noãn hoàng. Siêu âm kiểm tra lại sau 1 tuần là cần thiết.
- Tử cung có u xơ: ra máu âm đạo bất thường, tử cung to hơn tuổi thai. Siêu âm có thai kèm u xơ tử cung.
- Thai sống: phải làm thăm khám, theo dõi để tránh những chẩn đoán nhầm lẫn đáng tiếc xảy ra.
2.2. Thai chết lưu trên 20 tuần
2.2.1. Lâm sàng: triệu chứng thường rõ ràng làm người bệnh phải đi khám ngay.
- Bệnh cảnh lâm sàng:
+ Dấu hiệu có thai, đặc biệt là đã có cử động thai, sờ nắn thấy phần thai, nghe thấy tiếng tim thai.
+ Người bệnh không thấy thai cử động nữa, không thấy bụng to lên, thậm chí bé đi (nếu thai đã chết lâu ngày).
+ Hai vú tiết sữa non.
+ Ra máu âm đạo: hiếm gặp.
+ Đau bụng: khi chuẩn bị sẩy, đẻ thai lưu.
+ Nếu người bệnh bị một số bệnh kèm theo như nghén nặng, tiền sản giật, bệnh tim...thì bệnh tự thuyên giảm, người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
- Khám:
+ Tử cung bé hơn so với tuổi thai, đặc biệt có giá trị nếu thấy chiều cao tử cung giảm đi giữa hai lần đo.
+ Khó sờ nắn thấy các phần thai.
+ Không nghe thấy tiếng tim thai.
2.2.2. Cận lâm sàng
- Siêu âm: cho kết quả chính xác, chẩn đoán sớm và chắc chắn. Không thấy hoạt động của tim thai. Đầu thai méo mó, có thể thấy hiện tượng chồng khớp sọ hay dấu hiệu hai vòng ở xương sọ do da đầu bị bong ra. Nước ối ít hay hết ối.
- Các phương pháp thăm dò X quang như chụp bụng không chuẩn bị, chụp buồng ối...ngày nay không còn được sử dụng do nguy hiểm cho mẹ và cho thai nếu thai còn sống.
- Định lượng Fibrinogen trong máu: đánh giá ảnh hưởng của thai đến quá trình đông máu. Đây là xét nghiệm quan trọng và cần thiết trước khi can thiệp cho thai ra.
2.2.3. Chẩn đoán phân biệt:
Ít đặt ra với thai trên 20 tuần bị chết lưu vì triệu chứng lâm sàng và siêu âm cho kết quả chính xác.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Điều chỉnh tình trạng rối loạn đông máu (nếu có) trước khi can thiệp lấy thai
- Fibrinogen truyền tĩnh mạch.
- Máu tươi toàn phần.
- Các thuốc chống tiêu sinh sợi huyết như: transamine...
- Heparin: liều 5000-10000UI/ngày. Cần nghiên cứu thêm để áp dụng điều trị để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
3.2. Nong cổ tử cung, nạo buồng tử cung
- Áp dụng cho các trường hợp thai lưu mà thể tích tử cung bé hơn tử cung có thai 3 tháng (hay chiều cao tử cung dưới 8cm).
- Thủ thuật khó hơn nạo thai sống vì rau thai lưu xơ hóa bám chặt vào tử cung. Chú ý phải giảm đau tốt vì thủ thuật khó, chủ động dùng thuốc co hồi tử cung và kháng sinh sau nạo. Theo dõi chảy máu
3.3. Gây sẩy thai, gây chuyển dạ
- Áp dụng cho tất cả các trường hợp thai chết lưu mà thể tích tử cung to hơn tử cung có thai 3 tháng.
+ Phương pháp Stein cải tiến: dùng estrogen trong 10mg/ngày trong 3 ngày, đến ngày thứ tư truyền oxytocin tĩnh mạch gây cơn co tử cung, liều tối đa 30UI/ngày, mỗi đợt 3 ngày liền, các đợt cách nhau 7 ngày. Thông thường thai bị tống ra sau 1 đến 2 ngày truyền đầu tiên.
+ Truyền oxytocin tĩnh mạch đơn thuần: giống phương pháp Stein cải tiến nhưng không dùng trước estrogen. Ưu điểm của phương pháp này là rút ngắn được thời gian điều trị mà kết quả thành công có vẻ cũng tương tự như Stein.
+ Dùng Prostaglandin: là phương pháp được ưa chuộng nhất hiện nay. Các thuốc hay được dùng thuộc nhóm Prostaglandin E2. Liều thuốc phụ thuộc vào tuổi thai. Đường dùng có thể là đặt âm đạo, đặt hậu môn hay ngậm dưới lưỡi.
Chú ý các chống chỉ định của Prostaglandin và Oxytocin.
+ Với các trường hợp khó: nếu không có rối loạn đông máu, không có nhiễm trùng, chờ đợi chuyển dạ tự nhiên là thái độ có thể chấp nhận được
4. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG
4.1. Ảnh hưởng đến tâm lý, tình cảm của người mẹ
Thai chết lưu bao giờ cũng gây ra những hậu quả tâm lý nặng nề cho người mẹ vì mất đi một đứa con đang được mong đợi. Tâm lý sợ khi mang cái thai đã chết. Thầy thuốc cần giải thích cặn kẽ, làm an lòng và thông cảm với người mẹ.
4.2. Rối loạn đông máu
- Nguyên nhân: thromboplastin có trong nước ối và tổ chức thai đã chết đi vào tuần hoàn máu mẹ-đặc biệt khi tử cung có cơn co, hay khi can thiệp vào buồng tử cung, hoạt hóa quá trình đông máu gây ra đông máu rải rác trong lòng mạch, làm fibrinogen trong máu tụt xuống thấp.
- Diến biến: quá trình rối loạn đông máu có thể diễn ra từ từ với thời gian tiềm tàng trên 4 tuần hay cấp tính khi có cơn co tử cung hay can thiệp vào buồng tử cung.
- Lâm sàng: chảy máu diễn ra từ từ, máu không đông, xuất hiện sau khi can thiệp vài giờ. Hay chảy máu nhiều, máu không đông, gây mất máu cấp tính.
- Xét nghiệm: fibrinogen rất thấp hay không có, sản phẩm phân hủy của fibrinogen tăng cao, giảm plasminogen, giảm hoạt tính yếu tố antithrombin III, giảm tiểu cầu.
4.3. Nhiễm trùng
- Khi màng ối còn: không sợ nhiễm trùng.
- Khi ối đã vỡ, đặc biệt khi ối vỡ lâu: nhiễm trùng sẽ rất nhanh và nặng vì ngoài các vi khuẩn thường gặp còn có thể nhiễm các vi khuẩn yếm khí.
5. PHÒNG BỆNH
- Dự phòng thai chết lưu là một vấn đề phức tạp vì không tìm thấy nguyên nhân.
- Trong chẩn đoán cần thận trọng đặc biệt khi tuổi thai nhỏ.
- Trong điều trị: tránh vội vàng cho thai ra mà không tầm soát rối loạn đông máu và gây ra những biến chứng của việc nạo thai, đẻ thai lưu.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa (Ban hành kèm theo Quyết định số 315/QĐ-BYT, ngày 29/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (Ban hành kèm theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT, ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
TIỀN SẢN GIẬT-SẢN GIẬT
1. KHÁI NIỆM
- Tiền sản giật, sản giật là biến chứng nội khoa thường gặp nhất ở phụ nữ mang thai với tỷ lệ từ 2% - 8%. Triệu chứng thường gặp là phù, huyết áp tăng và protein niệu. Là 1 trong những nguyên nhân chính gây tử vong cho mẹ và thai.
- Theo dõi và quản lý thai nghén, điều trị thích hợp tiền sản giật, sản giật nhằm giảm biến chứng nặng nề cho mẹ và thai.
2. PHÂN LOẠI VÀ CHẨN ĐOÁN
2.1. Tiền sản giật
2.1.1. Tiền sản giật nhẹ
- Huyết áp (HA) ≥ 140/90 mmHg sau tuần 20 của thai kỳ.
- Protein/ niệu ≥ 300 mg/24 giờ hay que thử nhanh (+)
- Phù là triệu chứng sớm, Sản phụ tăng cân nhanh trên 01 kg/ tuần hay 03 kg/tháng, có thể phù nhẹ 02 chi dưới.
2.1.2. Tiền sản giật nặng:
Trong trường hợp tiền sản giật nhe có thêm một dấu hiệu sau đây là tiền sản giật nặng:
- Huyết áp ≥ 160/110 mm Hg sau tuần 20 của thai kỳ.
- Protein/ niệu ≥ 5 g/24 giờ hay que thử 3 + (2 mẫu thử ngẫu nhiên).
- Thiểu niệu, nước tiểu < 500 ml/ 24 giờ.
- Creatinine /huyết tương > 1,3 mg/dL.
- Tiểu cầu < 100,000/mm3.
- Tăng men gan ALT hay AST (gấp đôi ngưỡng trên giá trị bình thường).
- Axít uric tăng cao
- Thai chậm phát triển.
- Nhức đầu, hoa mắt,mờ mắt, nhìn mờ.
- Đau vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải.
- Tăng mạnh phản xạ gân xương hay xuất huyết đáy mắt.
- Dọa phù phổi cấp.
2.2. Sản giật
Sản giật được chẩn đoán khi có cơn co giật xảy ra ở phụ nữ mang thai có triệu chứng tiền sản giật và khộng có nguyên nhân nào khác để giải thích. Các cơn co giật trong sản giật thường là toàn thân, có thể xuất hiện tưước, trong chuyển dạ hay trong thời kỳ hậu sản. Sản giật có thể dự phòng được bằng cách phát hiện và điệu trị sớm tiền sản giật.
2.2.1. Triệu chứng lâm sàng
Trên cơ sở người bệnh bị tiền sản giật xuất hiện cơn giật 4 giai đoạn:
- Giai đoạn xâm nhiễm.
- Giai đoạn giật cứng
- Giai đoạn giật giãn cách.
- Giai đoạn hôn mê
2.2.2. Cận lâm sàng
- Tổng phân tích tế bào máu.
- Acid uric. Bilirubin (toàn phần, gián tiếp, trực tiếp).
- AST-ALT.
- Chức năng thận.
- Đường huyết.
- Đạm huyết.
- Protein niệu 24 giờ.
- Đông máu toàn bộ.
- Soi đáy mắt (nếu có thể).
2.3. Hội chứng HELLP: ( Hemolysis, Elevated Liver enzymes, Low Platelens ).
- Giảm tiểu cầu < 100.000/mm3
- Tan huyết: Bilirubin tăng nhất là bilirubin gián tiếp.
- Tăng men gan: SGOT, SGPT ( ALT, AST ) tăng > 70 U/L
2.4. Chẩn đoán phân biệt tăng huyết áp mạn tính trước khi có thai và tăng huyết áp do thai nghén
Các dấu hiệu Tăng huyết áp mạn tính trước khi có thai Tăng huyết áp do thai
Thời gian xuất hiện Trước 20 tuần của thai kỳ Từ tuần thứ 20 về sau của thai kỳ
Acid uric Có thể tăng Chỉ tăng cao trong tiền sản giật
Protein niệu Có thể xuất hiện Xuất hiện sau 20 tuần thai kỳ
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Tiền sản giật nhẹ: chủ yếu điều trị ngoại trú
3.1.1. Điều trị nội khoa
Cho thai phụ nghỉ ngơi, yên tĩnh chế độ ăn nhiều đạm, nhiều rau và trái cây tươi.
- Khám thai mỗi 3 - 4 ngày/lần. Theo dõi tình trạng sức khỏe của bà mẹ. Theo dõi tình trạng thai nhi, siêu âm thai mỗi 3 - 4 tuần, nước tiểu 2 lần/tuần.
3.1.2. Nếu HA > 149/ 90mmHg và Protein / niệu ++: nhập viện.
- Lâm sàng:
+ Khám lâm sàng phát hiện triệu chứng như nhức đầu, rối loạn thị giác, đau thượng vị và tăng cân nhanh, theo dõi cân nặng lúc nhập viện và mỗi ngày sau, lượng nước tiểu.
+ Đo huyết áp ở tư thế ngồi 4 giờ/ lần, trừ khoảng thời gian từ nửa đêm đến sáng.
- Thường xuyên đánh giá sức khỏe thai: siêu âm thai, monitoring thai.
- Xét nghiệm:
+ Xét nghiệm protein / niệu mỗi ngày hoặc cách hai ngày.
+ Định lượng creatinine máu, hematocrit, đếm tiểu cầu, men gan, LDH, acid uric tăng. (chỉ làm xét nghiệm đông máu khi tiểu cầu giảm và men gan tăng).
3.1.3. Cách xử trí tiếp theo tùy thuộc vào độ nặng của tiền sản giật, tuổi thai. Tình trạng cổ tử cung. Tiền sản giật nhẹ kết thúc thai kỳ ở tuổi thai ≥ 37 tuần.
3.2. Tiền sản giật nặng
- Dự phòng và kiểm soát cơn co giật bằng magnesium sulfate.
- Hạ áp khi huyết áp cao: huyết áp tâm trương ≥ 100-110mm Hg, hoặc huyết áp tâm thu ≥ 150-160 mmHg.
- Chấm dứt thai kỳ sau khi chống co giật và hạ huyết áp 24 giờ.
- Tránh sử dụng lợi tiểu. Hạn chế truyền dịch trừ khi có tình trạng mất nước nhiều.
3.2.1. Magnesium sulfate: dự phòng và chống co giật, dùng trước, trong và duy trì tối thiểu 24 giờ sau sinh.
- Liều tấn công: 3 - 4,5g Magnesium sulfate 15% /50ml glucose 5% tiêm tĩnh mạch chậm 15 - 20 phút.
- Duy trì 1g/giờ truyền tĩnh mạch. Pha 6g Magnesium sulfate 15% với Glucose 5% 500ml truyền tĩnh mạch XXX giọt/phút.
- Bơm tiêm điện: pha 6g Magnesium sulfate 15% + 2ml nước cất, 7ml/giờ.
- Ngộ độc Magnesium sulfate:
+ Theo dõi các dấu hiệu ngộ độc MgSO4: phản xạ gân xương giảm hay mất, nhịp thở < 16 lần/phút), lượng nước tiểu < 100ml/4 giờ.
+ Nguy cơ băng huyết sau sinh. Giảm dao động nội tại nhịp tim thai.
+ Xử trí ngộ độc Magnesium sulfate: Ngừng Magnesium sulfate.
Thuốc đối kháng giải độc MgSO4 là: calcium gluconate 1g TMC.
Đặt nội khí quản và thông khí để cứu sống người bệnh nếu có suy hô hấp, ngừng thở.
3.2.2. Thuốc hạ huyết áp
Thuốc hạ áp có thể ảnh hưởng bất lợi trên cả mẹ và thai. Ảnh hưởng trên thai nhi hoặc gián tiếp do giảm lưu lượng tuần hoàn tử cung nhau hoặc trực tiếp trên tim mạch. Do vậy cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi sử dụng thuốc hạ áp.
- Chỉ định
Khi HA tâm thu ≥ 150 - 160 mmHg, HA tâm trương ≥ 100mmHg.
HA đạt sau điều trị: HA trung bình không giảm quá 25% so với ban đầu sau 2 giờ. HA tâm thu ở mức 130 - 150mmHg. HA tâm trương ở mức 80-100mmHg.
- Chống chỉ định trong thai kỳ
Nitroprusside, thuốc ức chế men chuyển.
- Các loại thuốc hạ HA dùng trong thai kỳ: có thể dùng một trong các thuốc sau
+ Labetalol (Beta Bloquant)
Bắt đầu 20 mg tĩnh mạch, cách 10 phút sau đó tĩnh mạch 20 đến 80mg. Tổng liều < 300 mg. Ví dụ: tĩnh mạch 20mg, tiếp theo 40 mg, 80mg, tiếp 80mg. Có thể truyền tĩnh mạch 1mg - 2mg/phút. HA sẽ hạ sau 5 - 10 phút và kéo dài từ 3 - 6 giờ.
+ Hydralazine
Có thể gây hạ huyết áp hơn những thuốc khác, không phải là chọn lựa số 1 nhưng được dùng rộng rãi.
Tiêm tĩnh mạch 5mg hydralazine/1 - 2 phút. Nếu sau 15 - 20 phút không hạ áp được cho 5 - 10mg tĩnh mạch tiếp. Nếu tổng liều 30 mg không kiểm soát được HA nên dùng thuốc khác. HA sẽ hạ sau 10 - 30 phút và kéo dài từ 2 - 4 giờ. Hydralazine được chứng minh có hiệu quả trong phòng ngừa xuất huyết não.
+ Nicardipine
Ống 10mg/10ml pha với 40ml nước cất hoặc NaCl 0,9. Tấn công: 0,5 - 1mg (2,5- 5ml) tiêm tĩnh mạch chậm. Duy trì bơm tiêm điện 1 - 3mg/ giờ (5 - 15 ml/giờ). Nếu không đáp ứng sau 15 phút tăng 2,5mg/giờ tối đa 15mg/giờ.
3.2.3. Lợi tiểu: chỉ dùng khi: có triệu chứng dọa phù phổi cấp, phù phổi cấp.
- Lasix (Furosemide) 1 ống 20mg x 8 ống TMC.
- Không dùng dung dịch ưu trương.
- Có thể truyền Lactate Ringer với tốc độ 60 - 124ml/giờ
3.2.4. Chấm dứt thai kỳ
Các chỉ định đình chỉ thai nghén
- Tiền sản giật nhẹ, thai > 37 tuần.
- Tiền sản giật nặng:
+ Huyết áp tâm trương 110mmHg.
+ Tăng HA không đáp ứng với điều trị.
+ Protein niệu 5g/24 giờ, +++ qua 2 lần thử cách nhau 4 giờ.
+ Thiểu niệu (lượng nước tiểu < 500ml/24 giờ hoặc < 30ml/giờ)
+ Nhức đầu, hoa mắt, đau vùng thượng vị hoặc đau hạ sườn phải.
+ Suy giảm chức năng gan, thận, Creatinin huyết tăng, giảm tiểu cầu.
+ Có hội chứng HELLP (tan huyết, tăng SGOT, SGPT, giảm tiểu cầu)
+ Phù phổi cấp.
+ Thai suy trường diễn hoặc suy cấp. NST không đáp ứng, thiểu ối, thai suy dinh dưỡng trong tử cung, siêu âm Doppler giảm tưới máu động mạch.
+ Rau bong non, chuyển dạ, vỡ ối.
3.2.5. Hỗ trợ phổi thai nhi
- Tuổi thai từ 28 - 34 tuần: giúp trưởng thành phổi thai nhi :
+ Có thể sử dụng Dexamethasone 5 mg (xem bài doạ sanh non, sanh non) cho các trường hợp < 35 tuần tuổi thai để tăng sutfactan, giảm suy hô hốp sơ sinh (bệnh lý màng trong) Hoặc
+ Betamethasone: 4mg x 3 ống tiêm bắp, lặp lại lần 2 sau 12 - 24 giờ
3.2.6. Khuynh hướng trì hoãn thai kỳ
- Tuổi thai < 34 tuần khuynh hướng trì hoãn chấm dứt thai kỳ sau 48 giờ hay đến khi thai được 34 tuần.
- Theo dõi sức khỏe thai bằng Monitoring sản khoa, siêu âm Doppler.
- Lưu ý: nguy cơ nhau bong non, sản giật, rối loạn đông máu, suy thận, xuất huyết não ...
3.2.7. Phương pháp chấm dứt thai kỳ
- Khởi phát chuyển dạ. Nếu cổ tử cung thuận lợi có thể gây chuyển dạ bằng Oxytocin và theo dõi sát bằng monitoring, giúp sinh bằng Forceps khi đủ điều kiện.
- Nếu cổ tử cung không thuận lợi: mổ lấy thai.
3.3. Sản giật
Điều trị giống như tiền sản giật nặng
- Oxy, cây ngáng lưỡi, hút đờm nhớt, đảm bảo thông hô hấp.
- Chống co giật.
- Hạ huyết áp.
- Chấm dứt thai kỳ.
- Dự phòng các biến chứng: xuất huyết não, vô niệu, phù phổi cấp, nhau bong non, phong huyết tử cung-nhau.
Phương pháp chấm dứt thai kỳ
- Nếu người bệnh vô niệu, co giật: phải gây mê, mổ lấy thai.
- Nếu người bệnh ổn định, 24 giờ sau cơn co giật cuối cùng, khởi phát chuyển dạ nếu cổ tử cung thuận lợi và giúp sinh bằng giác hút hay Forceps khi đủ điều kiện.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa (Ban hành kèm theo Quyết định số 315/QĐ-BYT, ngày 29/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (Ban hành kèm theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT, ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CHẢY MÁU SAU ĐẺ
1. KHÁI NIỆM
Chảy máu sau đẻ là một trong 5 tai biến sản khoa thường gặp nhất và là nguyên nhân tử vong mẹ hàng đầu. Chảy máu sau đẻ là chảy máu sau khi sổ thai trên 500ml hoặc có ảnh hưởng xấu đến toàn trạng của sản phụ.
Chảy máu sau đẻ có thể xảy ra sớm trong vòng 24 giờ sau đẻ hoặc xảy ra muộn đến 6 tuần của thời kỳ hậu sản.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Lâm sàng
- Chảy máu ra ngoài âm đạo: chảy máu nhiều, có khi chảy ồ ạt thành tia đỏ tươi hoặc lẫn máu cục; nhiều khi chảy máu rỉ rả liên tục làm cho nhân viên y tế không đánh giá được lượng máu mất nếu không đo lượng máu sau đẻ thường quy và không theo dõi sát sau đẻ.
- Tử cung: trong các trường hợp máu chảy từ tử cung ra ta thấy tử cung to, mật độ mềm; xoa nắn tử cung sẽ thấy máu đỏ tươi lẫn máu cục chảy nhiều ra ngoài âm đạo.
- Toàn thân: biểu hiện tình trạng thiếu máu cấp tính như da xanh, niêm mạc nhợt; những trường hợp mất máu nặng có biểu hiện sốc như mạch nhanh, huyết áp tụt, vã mồ hôi, tay chân lạnh, thiểu niệu, tinh thần hốt hoảng, lơ mơ, có khi hôn mê…
- Tùy theo nguyên nhân mà có các triệu chứng thực thể khác nhau.
2.2. Nguyên nhân thường gặp
1. Đờ tử cung.
2. Chấn thương đường sinh dục.
3. Bất thường về bong nhau, sổ nhau.
4. Rối loạn đông máu.
2.3. Cận lâm sàng
Các xét nghiệm cần làm là số lượng hồng cầu, hemoglobin, hematocrit để đánh giá tình trạng mất máu; xét nghiệm tiểu cầu, fibrinogene, prothrombin để đánh giá tình trạng rối loạn đông máu; và xét nghiệm nhóm máu để truyền máu.
3. XỬ TRÍ
3.1. Nguyên tắc
- Hồi sức nội khoa song song với xử trí sản khoa.
- Tìm nguyên nhân sản khoa và xử trí theo nguyên nhân.
3.2. Xử trí cụ thể
3.2.1. Hồi sức nội khoa:
- Đánh giá và theo dõi các dấu hiệu sinh tồn: mạch, huyết áp, nhịp thở.
- Cho sản phụ nằm đầu thấp, ủ ấm, thở oxy.
- Lập đường truyền tĩnh mạch, bù khối lượng tuần hoàn bằng truyền dịch đẳng trương ringer lactat, natrichlorua 0,9%; dung dịch cao phân tử như gelafuldin, heasteril; truyền máu và các chế phẩm của máu. Lượng dịch, máu truyền và tốc độ truyền phụ thuộc tình trạng sản phụ và lượng máu mất.
- Thông tiểu và theo dõi lượng nước tiểu.
3.2.2. Xử trí sản khoa: xác định nguyên nhân và xử trí theo nguyên nhân. Rau chưa bong:
- Nguyên nhân là rau bám chặt, rau cầm tù hoặc rau cài răng lược.
- Bóc rau nhân tạo và kiểm soát tử cung sau khi đã hồi sức và giảm đau cho sản phụ.
- Dùng thuốc co bóp tử cung sau khi kiểm soát tử cung: oxytocin, ergometrin, duratocin hoặc misoprostol. Kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn.
- Trong quá trình bóc rau có thể chẩn đoán xác định rau cài răng lược. Nếu rau cài răng lược hoàn toàn thì tiến hành cắt tử cung ngay. Nếu rau cài răng lược bán phần thì tùy mức độ gai rau đâm xuyên vào lớp cơ tử cung nhiều hay ít mà xử trí: bảo tồn tử cung nếu có thể bóc được hoàn toàn bánh rau bằng tay, nếu không bóc rau được phải cắt tử cung để cầm máu.
Rau đã bong:
- Nguyên nhân là đờ tử cung, sót rau, chấn thương đường sinh dục, lộn tử cung hoặc rối loạn đông máu.
- Kiểm soát tử cung sau khi giảm đau cho sản phụ: lấy hết rau, màng rau và máu cục trong buồng tử cung; kiểm tra sự toàn vẹn của tử cung.
- Dùng thuốc tăng co tử cung và kháng sinh.
- Ép tử cung bằng 2 tay và xoa bóp tử cung nếu đờ tử cung.
- Kiểm tra cổ tử cung và âm đạo. Khâu các vết rách cổ tử cung và âm đạo. Nếu có khối máu tụ ở đường sinh dục gây chảy máu thì phải lấy khối máu tụ và khâu cầm máu.
- Nếu chẩn đoán lộn tử cung thì cần giảm đau tốt cho sản phụ (gây mê nếu cần) rồi nắn lại tử cung và tiêm ergometrin làm tử cung co bóp chặt lại sau đó mới rút tay ra.
Phẫu thuật xử trí chảy máu sau đẻ:
- Cắt tử cung: chỉ định cắt tử cung hay bảo tồn tử cung tùy thuộc vào tổn thương tử cung (đờ tử cung không hồi phục, vỡ tử cung, rau cài răng lược, chảy máu tại vị trí rau tiền đạo…) và nhu cầu sinh đẻ của sản phụ.
- Thắt động mạch tử cung.
- Thắt động mạch hạ vị.
- Khâu mũi B-lynch.
Với các trường hợp chảy máu sau đẻ muộn:
- Nếu sót rau, polyp rau: nạo buồng tử cung kết hợp với thuốc co bóp tử cung và kháng sinh chống nhiễm khuẩn.
- Nút động mạch tử cung nếu có chỉ định.
4. HẬU QUẢ VÀ BIẾN CHỨNG
4.1. Phải cắt tử cung: do không cầm máu được trong mổ hoặc rau cài răng lược.
4.2. Tử vong mẹ: là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ, nhất là ở các nước đang phát triển.
4.3. Tổn thương tạng: có thể tổn thương bàng quang, niệu quản, mạch hạ vị, đại-trực tràng trong khi mổ xử trí chảy máu sau đẻ.
4.4. Hội chứng Sheehan: chảy máu nặng có thể dẫn tới hoại tử một phần hoặc toàn bộ thùy trước tuyến yên gây suy tuyến yên, biểu hiện bằng dấu hiệu vô kinh, rụng lông, rụng tóc, suy tuyến giáp, suy tuyến thượng thận, mất sữa.
4.5. Biến chứng khác: sự mất máu nhiều gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần của sản phụ, có thể gây suy gan, suy thận, suy đa tạng, rối loạn đông máu và dễ nhiễm khuẩn hậu sản. Bên cạnh đó việc truyền máu điều trị chảy máu sau đẻ làm tăng các nguy cơ và biến chứng của truyền máu.
5. PHÕNG BỆNH
- Quản lý thai nghén, phát hiện các trường hợp thai nghén có nguy cơ cao chảy máu
sau đẻ như đẻ nhiều lần, có vết mổ ở tử cung, …
- Sử dụng thuốc tăng co tử cung đúng chỉ định và liều lượng.
- Thực hiện các phẫu thuật, thủ thuật sản khoa đúng chỉ định, đủ điều kiện và đúng kỹ thuật.
- Xử trí tích cực giai đoạn 3 của chuyển dạ.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa (Ban hành kèm theo Quyết định số 315/QĐ-BYT, ngày 29/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (Ban hành kèm theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT, ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CHOÁNG SẢN KHOA
Trong thực hành lâm sàng, sốc sản khoa là một tình trạng cấp cứu có thể ảnh hưởng đến tính mạng của sản phụ cần được phát hiện sớm và xử trí kịp thời.
1. ĐỊNH NGHĨA
Sốc là một tình trạng suy sụp tuần hoàn do nhiều nguyên nhân khác nhau, làm giảm hoặc ngừng cung cấp máu, oxy đến nuôi dưỡng các cơ quan đặc biệt là các cơ quan quan trọng như tim, phổi, não. Đây là tình trạng nguy hiểm đòi hỏi nhân viên y tế phải có thái độ xử trí kịp thời và tích cực mới có khả năng cứu sống người bệnh.
Trong sản khoa sốc thường gặp là sốc do mất máu (băng huyết sau đẻ, sẩy thai băng huyết, chửa ngoài tử cung vỡ...) hoặc do nhiễm khuẩn (nhiễm khuẩn hậu sản, phá thai nhiễm khuẩn...).
2. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG
- Mạch nhanh nhỏ (mạch thường nhanh > 110 lần/phút), có khi không đều, mạch ngoại biên không bắt được.
- Huyết áp tụt < 90/60 mmHg.
- Da xanh tái (quanh môi, mi mắt và lòng bàn tay).
- Vã mồ hôi.
- Tay chân lạnh do co mạch ngoại vi.
- Nhịp thở nhanh nông (nhịp thở thường trên 30 lần/phút).
- Lơ mơ, vật vã hoặc hôn mê.
- Thiểu niệu hoặc vô niệu.
- Tùy từng nguyên nhân gây sốc mà có biểu hiện lâm sàng khác nhau.
3. XỬ TRÍ
3.1. Xử trí ban đầu
Trước một trường hợp sốc, xử trí tích cực ban đầu là rất quan trọng nhằm cứu người bệnh qua cơn nguy kịch.
- Kêu gọi mọi người đến giúp đỡ, cùng cấp cứu người bệnh.
- Kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn: mạch huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ.
- Đảm bảo thông thoáng đường thở bằng cách cho người bệnh nằm tư thế đầu ngửa thấp (hoặc quay về một bên nếu người bệnh nôn).
- Hút đờm dãi nếu người bệnh tiết nhiều đờm dãi và cho người bệnh thở oxy qua mũi với tốc độ 6-8 lít/phút. Tại tuyến xã nếu không có bình oxy có thể cho người bệnh thở oxy qua túi đựng oxy, tốt nhất nên cho oxy đi qua một bình chứa nước để đảm bảo đủ độ ẩm.
- Bù khối lượng tuần hoàn bằng truyền tĩnh mạch tốc độ nhanh dung dịch đẳng trương (Ringer lactat), không nên dùng các dung dịch đường để bồi phụ lại khối lượng tuần hoàn. Trong trường hợp nguy cấp cần lập nhiều đường truyền cùng một lúc. Tốc độ truyền có thể tới 1 lít dịch trong 15 - 20 phút, trong giờ đầu tiên phải truyền được 2 lít dịch. Cố gắng bồi phụ dịch với tốc độ nhanh trong trường hợp sốc do chảy máu, khối lượng dịch bù vào cần gấp 2 - 3 lần khối lượng máu đã mất.
- Trong trường hợp băng huyết phải bằng mọi cách cầm máu ngay lập tức và cân nhắc truyền máu cho người bệnh. Việc quyết định truyền máu hay không chủ yếu dựa vào lâm sàng và xét nghiệm hemoglobin < 50g/lít. Nên tiến hành thử máu tại giường bệnh.
- Kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn 15 phút/lần.
- Xét nghiệm công thức máu, chức năng gan thận, các yếu tố đông máu...
- Trong trường hợp sốc do nhiễm khuẩn cần cấy máu, cấy sản dịch tìm nguyên nhân gây bệnh sau đó dùng ngay kháng sinh phổ rộng và kết hợp kháng sinh, khi đã có kháng sinh đồ thì dùng thuốc theo kháng sinh đồ.
3.2. Xử trí theo nguyên nhân gây sốc
Sau khi điều trị ban đầu người bệnh đã ổn định thì tiến hành xác định nguyên nhân gây sốc.
3.2.1. Sốc do mất máu.
- Xác định nguyên nhân chảy máu và xử trí cầm máu ngay lập tức: có thể chảy máu do sẩy thai, sẩy thai trứng hoặc do thai ngoài tử cung vỡ. Cũng có thể chảy máu trong những tháng cuối thời kỳ thai nghén hay trong chuyển dạ như rau tiền đạo, rau bong non, vỡ tử cung, sang chấn đường sinh dục sau đẻ hay đờ tử cung gây băng huyết. Trong các trường hợp này phải nhanh chóng hoặc bằng thuốc hoặc bằng thủ thuật hay phẫu thuật để cầm máu.
- Truyền máu càng sớm càng tốt bù đắp lại khối lượng tuần hoàn đã mất.
- Bồi phụ đủ thể tích máu đã mất bằng truyền máu (nếu có điều kiện) hoặc dịch thay thế như Ringer lactat, huyết thanh mặn 0,9%.
- Cho thở oxy.
- Trợ tim mạch: dopamin truyền tĩnh mạch (ống 50mg, liều khởi đầu là <5mcg/kg/
phút, tăng dần liều lượng có thể tới 20mcg/kg/phút).
- Chống rối loạn đông máu bằng dùng các thuốc chống tiêu fibrine và các chế phẩm máu.
- Điều trị nguyên nhân gây chảy máu.
- Đối với tuyến huyện nếu trong quá trình xử trí tình trạng bệnh nhân nặng thì cầnchuyển tuyến tỉnh hoặc mời tuyến tỉnh hỗ trợ.
3.2.2. Sốc do nhiễm khuẩn và nhiễm độc.
- Thở oxy, truyền dịch.
- Trợ tim.
- Kháng sinh liều cao phối hợp và theo kháng sinh đồ.
- Corticoid.
- Xử trí nguyên nhân nhiễm khuẩn: dẫn lưu ổ mủ, loại bỏ ổ nhiễm khuẩn (cắt tử cung).
- Đối tuyến huyện, nếu tình trạng bệnh nhân nặng cần chuyển tuyến tỉnh hoặc mời tuyến tỉnh hỗ trợ.
3.3. Đánh giá lại
Sau khi đã điều trị tích cực trong khoảng 30 phút cần đánh giá lại xem người bệnh có đáp ứng với điều trị không:
- Mạch, huyết áp có ổn định không (mạch dần chậm lại, huyết áp tăng lên).
- Tình trạng tri giác của người bệnh cải thiện lên (người bệnh tỉnh táo lại hoặc bớt lú lẫn).
- Lượng nước tiểu cải thiện (lượng nước tiểu >30ml/giờ). Theo dõi lượng dịch vào và dịch ra.
- Nếu tình trạng người bệnh cải thiện thì tiếp tục điều trị duy trì, nâng huyết áp và cân bằng lượng nước vào và ra, đồng thời điều trị nguyên nhân gây sốc.
- Nếu tình trạng người bệnh không cải thiện thì phải tiếp tục điều trị tích cực, tiếp tục truyền dịch.
- Tiếp tục theo dõi truyền dịch.
- Làm các xét nghiệm cần thiết để tiên lượng và chẩn đoán nguyên nhân.
- Tiến hành xử trí theo nguyên nhân: xem xét cắt tử cung trong trường hợp sốc do nhiễm khuẩn hậu sản, thắt động mạch tử cung, động mạch hạ vị hoặc cắt tử cung trong sốc do chảy máu.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (Ban hành kèm theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT, ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
THIỂU ỐI
1. KHÁI NIỆM
Thiểu ối là tình trạng nước ối ít hơn bình thường, khi chỉ số ối (AFI) nhỏ hơn 5cm và màng ối còn nguyên vẹn. Tỷ lệ xuất hiện thiểu ối được báo cáo từ các nghiên cứu bị ảnh hưởng bởi sự khác biệt trong tiêu chuẩn chẩn đoán, dân số nghiên cứu (nguy cơ thấp hay nguy cơ cao, siêu âm tầm soát hay chọn lọc), tuổi thai tại thời điểm siêu âm.
Nhìn chung, thiểu ối xuất hiện sớm trong thai kỳ ít gặp và có tiên lượng nghèo nàn. Ngược lại, những thai quá ngày sinh, thai chậm phát triển trong tử cung, sự giảm lượng nước ối có lẽ thường gặp hơn.
Chẩn đoán xác định chủ yếu dựa vào siêu âm thai và nước ối.
2. BIẾN CHỨNG CỦA THIỂU ỐI
Sự xuất hiện thiểu ối trong giai đoạn sớm của thai kỳ làm tăng nguy cơ thiểu sản phổi cho thai nhi. Kilbride và cộng sự (1996) tiến hành quan sát trên 115 thai phụ bị vỡ ối trước 29 tuần, có 7 ca thai lưu, 40 trẻ sơ sinh tử vong, và ước tính tỷ lệ tử vong chu sinh là 409/1000. Nguy cơ thiểu sản phổi gây chết thai khoảng 20%.
Thiểu ối sớm thường liên quan đến những bất thường của thai nhi. Tình trạng nước ối ít cũng gây trở ngại trong quá trình khảo sát hình thái học của thai nhi qua siêu âm (nếu có). Trong trong hợp này, chỉ định truyền ối cũng có thể được cân nhắc.
Biến chứng thiểu ối xuất hiện muộn trong thai kỳ tùy thuộc vào tuổi thai, mức độ thiểu ối và tình trạng bệnh lý kèm theo của mẹ. Hướng dẫn sản phụ uống nhiều nước hay truyền dịch còn nhiều tranh cãi trong việc cải thiện lượng nước ối.
Hỗ trợ trưởng thành phổi cho thai nhi là cần thiết trong trường hợp thai non tháng. Đánh giá sức khỏe thai nhi.
3. HƯỚNG XỬ TRÍ
- Hỏi bệnh sử và xét nghiệm dịch âm đạo (Nitrazine test) loại trừ rỉ ối/ối vỡ.
- Siêu âm tiền sản nhằm khảo sát và phát hiện các bất thường hình thái thai, đặc biệt bệnh lý hệ niệu của bào thai như các trường hợp loạn sản thận, tắc nghẽn đường niệu.
- Tư vấn lợi ích và các tai biến, tiến hành thủ thuật truyền ối trong trường hợp nước ối quá ít gây cản trở cho quá trình khảo sát hình thái thai, ngoài ra có thể đồng thời lấy nước ối xét nghiệm miễn dịch, di truyền, giảm chèn ép cho dây rốn, vận động của thai nhi.
- Siêu âm tim thai, siêu âm Doppler (AFI, Doppler động mạch não giữa), monitor sản khoa trong trường hợp có kèm thai chậm phát triển trong tử cung.
- Nếu thai có dị tật bẩm sinh hệ niệu, chỉ định chấm dứt thai kỳ trong trường hợp nặng chỉ nên quyết định sau khi tiến hành hội chẩn đa chuyên khoa (bác sĩ tiền sản, siêu âm tiền sản, sơ sinh và phẫu thuật nhi, nhà di truyền học). Theo dõi và quản lý thai tại trung tâm lớn, chuyên khoa sâu trường hợp thiểu ối xuát hiện sớm.
- Chỉ định hỗ trợ phổi là cần thiết.
- Phương pháp chấm dứt thai kỳ:
+ Khởi phát chuyển dạ để chấm dứt thai kỳ ở thai thiểu ối đã trưởng thành hay đã đủ liều hỗ trợ phổi ở thai non tháng có thể nuôi được.
+ Mổ lấy thai ở những thai hết ối (AFI < 2cm) hoặc có những dấu hiệu nghi ngờ thai suy cấp, thiểu ối.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa (Ban hành kèm theo Quyết định số 315/QĐ-BYT, NGÀY 29/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
ĐA ỐI
1. KHÁI NIỆM
Đa ối xuất hiện trong khoảng 1% thai kỳ. Chẩn đoán xác định dựa vào siêu âm. Hầu hết các nhà nghiên cứu định nghĩa: đa ối khi chỉ số ối (amnionic fluid index: AFI) lớn hơn 24 - 25cm; hay khi lớn hơn vị bách phân thứ 95 hay 97 theo tuổi thai.
Cách đo AFI: chia tử cung thành 4 phần bằng nhau, đo độ sâu lớn nhất của mỗi khoang ối, AFI là tổng 4 số đo trên.
Đa ối là một trường hợp thai nghén nguy cơ cao cho sản phụ về nguyên nhân đa ối và cảnh báo nguy cơ sinh non trong quá trình thai nghén.
2. CHẨN ĐOÁN
Đa ối cấp có thể diễn tiến mau trong vòng vài ngày với các triệu chứng cấp như đau căng bụng nhiều, khó thở, đôi khi bị tím tái, nhịp tim nhanh, nôn, phù toàn thân (chi, âm hộ, thành bụng, mặt). Hiếm gặp hơn là tình trạng thiểu niệu do niệu quản bị tử cung chèn ép. Đa ối trong trường hợp phù thai có thể gây ra hội chứng gương ở thai phụ (mirror syndrome), mô tả lần đầu tiên bởi Ballantyne năm 1892: tình trạng của mẹ „bắt chước‟ thai nhi, như phù, tiểu đạm; và hậu quả là tiền sản giật.
Đa ối mạn, dịch ối gia tăng dần nên thai phụ có thể chịu đựng được tình trạng căng chướng bụng.
Dấu hiệu đầu tiên trên lâm sàng gợi ý một trường hợp đa ối là tử cung rất to so với tuổi thai, căng, dẫn đến khó khăn khi sờ nắn các phần thai và nghe tim thai. Chẩn đoán phân biệt đa ối với cổ chướng hay u buồng trứng to bằng những hình ảnh trên siêu âm.
3. HƯỚNG XỬ TRÍ
Đa ối mức độ nhẹ đến trung bình hiếm khi đòi hỏi các biện pháp can thiệp. Cần thiết nhập viện khi thai phụ khó thở, đau bụng hay đi lại khó khăn.
Nghỉ ngơi tại giường, lợi tiểu, hạn chế dịch truyền và muối không đem lại hiệu quả rõ rệt. Hút bớt nước ối cũng giúp cải thiện triệu chứng khó thở ở thai phụ đồng thời lấy dịch ối xét nghiệm di truyền hay xác định sự trưởng thành phổi của thai nhi. Thủ thuật này có thể gây tai biến như: vỡ ối, nhiễm trùng, hay rau bong non.
Cần lưu ý đa ối không rõ nguyên nhân trong gần một nửa các trường hợp đa ối là sự gia tăng lượng nước ối không liên quan với bất thường bẩm sinh, tiểu đường ở mẹ, các bệnh lý miễn dịch, nhiễm trùng, khối u của thai nhi hay tình trạng đa thai. Tuy nhiên, thậm chí khi khảo sát hình ảnh học thai nhi bình thường, vẫn nên tiên lượng một cách thận trọng bởi dị tật thai nhi và bất thường nhiễm sắc thể có thể gặp.
3.1. Đa ối xuất hiện ba tháng giữa thai kỳ
- Chỉ định siêu âm khảo sát hình thái học thai nhi chuyên sâu để tìm các dị tật bẩm sinh có thể đi kèm.
- Nghiệm pháp dung nạp đường cho thai 24 - 28 tuần
- Hội chẩn trung tâm chẩn đoán trước sinh để tư vấn, cân nhắc tiến hành các xét nghiệm di truyền tìm nguyên nhân bất thường NST, nhiễm trùng thai kỳ.
- Nên tiếp tục theo dõi, quản lý thai kỳ nguy cơ cao (khám thai tiền sản)
3.2. Đa ối ba tháng cuối thai kỳ
- Kiểm tra biểu đồ tăng trưởng thai nhi.
- Loại trừ các nguyên nhân bệnh nội khoa của mẹ.
- Tùy theo kết quả xét nghiệm sàng lọc quý 1, 2: tư vấn hướng xét nghiệm di truyền cho thai nhi.
- Thuốc trưởng thành phổi do nguy cơ đẻ non
- Can thiệp (hút bớt dịch ối) khi các triệu chứng đa ối cấp ảnh hưởng đến toàn trạng người bệnh (khó thở, chèn ép tim phổi). Tư vấn các tai biến của thủ thuật cho thai phụ và gia đình.
3.3. Chuyển dạ
Hay gặp các nguy cơ đẻ khó như ngôi bất thường, đẻ khó do rối loạn cơn co tử cung, tuân thủ chỉ định bấm ối. Đề phòng rau bong non, băng huyết sau sinh.
4. TAI BIẾN
Những biến chứng thường gặp nhất cho thai phụ ở những thai kỳ có kèm đa ối là nhau bong non, rối loạn cơn gò tử cung hay băng huyết sau sinh. Ngoài ra, còn có biến chứng sa dây rốn, ngôi bất thường, đờ tử cung sau đẻ hay can thiệp phẫu thuật.
Thai nhi bất thường thai, chẩn đoán được trong khi mang thai hay sau đẻ
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa (Ban hành kèm theo Quyết định số 315/QĐ-BYT, ngày 29/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CHỈ ĐỊNH MỔ LẤY THAI
1. BẤT XỨNG ĐẦU CHẬU DO
1.1. Khung chậu bình thường, thai to.
1.2. Khung chậu giới hạn hay hẹp, thai bình thường.
1.3. Chẩn đoán: nghiệm pháp lọt trong ngôi chỏm thất bại hoặc chuyển dạ kéo dài hay ngưng chuyển dạ ở thời kỳ hoạt động.
1.4. Cần chẩn đoán đúng và kịp thời để không đưa đến tình trạng suy thai cấp do cơn gò tử cung dồn dập và dọa vở tử cung, phải mổ cấp cứu.
2. DO THAI
2.1. Ngôi thai bất thường: ngôi ngang, ngôi trán, ngôi thóp trước, ngôi mặt cằm cùng, ngôi mông có một bất thường khác, ngôi phức tạp.
2.2. Suy thai cấp.
2.3. Suy thai trường diễn, chẩn đoán bằng siêu âm, soi ối hay bằng cách ghi cử động thai, tim thai hoặc chẩn đoán bằng thử nghiệm oxytocin.
2.4. Con quý, nhất là khi có một thời gian điều trị vô sinh.
3. DO PHẦN PHỤ CỦA THAI
3.1. Nhau bong non.
3.2. Nhau tiền đạo trung tâm hay bán trung tâm mà không sinh qua đường ngã âm đạo.
3.3. Thiểu ối, biểu hiện của suy thai trường diễn.
3.4. Sa dây rốn, dây rốn ngắn chẩn đoán trong chuyển dạ.
4. DO MẸ
4.1. Tiền sản giật nặng, Sản giật mà điều trị nội khoa thất bại.
4.2. Bệnh đái tháo đường.
4.3. Khối u tiền đạo: u xơ ở đoạn eo tử cung, U nang buồng trứng mà trong quá trình chuyển dạ không di chuyển hoặc bị đẩy ra khỏi vùng chậu, các u nang thể bì thường nằm ở mặt trước đoạn dưới tử cung.
4.4. Vết mổ trên tử cung, mổ bóc nhân xơ tử cung, mổ lấy thai dọc thân tử cung hoặc mổ đoạn ngang đoạn dưới tử cung, nhưng có thêm bất thường trong chỉ định hay chất lượng lành sẹo không tốt, mổ thai ngoài tử cung ở gốc sừng …
4.5. Đau vết mổ bắt con củ, vết mổ mới < 2 năm, vết mổ 2 lần trở lên.
5. DO RỐI LOẠN CƠN GÒ TỬ CUNG KHƠNG ĐIỀU CHỈNH ĐƯỢC
5.1. cơn gò cường tính.
5.2. cơn gò dồn dập.
VI. DO PHẦN MỀM
6.1. Cổ tử cung xơ cứng không dãn nở do tiền căn đốt điện lạnh, khoét chóp.
6.2. Dính âm đạo, âm đạo có vách ngăn và sâu không cắt được.
6. KHÔNG CÓ CHỐNG CHỈ ĐỊNH TUYỆT ĐỐI MỔ LẤY THAI
- Cần đảm bảo nguyên tắc “MẸ VÀ CON an toàn, nếu không được thì phải ưu tiên đảm bảo tính mạng người mẹ trước”.
Tài liệu tham khảo
Cấp cứu sản phụ khoa năm 2001 của Bệnh viện phụ sản Từ Dũ TP Hồ Chí Minh
PHẪU THUẬT LẤY THAI
1. CHUẨN BỊ TRƯỚC MỔ
1.1. Làm các cận lâm sàng cần thiết cho phẫu thuật (xem thêm bài các cận lâm sàng tiền phẫu).
- Xét nghiệm công thức máu 18 chữ số,
- Xét nghiệm TS, TC hay TQ, TCK, nhóm máu, AST, ALT, Ure, Creatinin, I on đồ 6 chỉ số. Có thể xét nghiệm thêm Acid uric cho trường hợp tiên sản giật
- Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu.
- Siêu âm sản khoa.
1.2. Giải thích cho sản phụ và gia đình sản phụ biết rõ: nguyên nhân phải mổ lấy thai, cách vô cảm, thời gian mổ và sự hợp tác cần thiết để mẹ tròn và con vuông sớm trở lại bình thường.
1.3. Vệ sinh vùng mổ: rữa ổ bụng, sát trùng vùng mổ.
1.4. Đường truyền tĩnh mạch.
1.5. Đặt thông tiểu ở trên phòng mổ.
1.6. Báo cho gây mê hồi sức khám tiền mê.
1.7. Báo cho khoa ngoại chuẩn bị mổ lấy thai.
1.8. Có thể gây tê tuỷ sống hoặc gây mê nội khí quản.
1.9. Thuốc trước phẫu thuật
- Thở oxy 4 - 5l/p.
- Hồi sức cho mẹ và thai nhi bằng dịch truyền đẳng trương: Glucose 5%, lactac Ringer, Nacl 0,9%.
- Kháng sinh nhóm Beta-lactam: Cefotaxim 1g ...
- Thuốc ức chế tiết dịch vị: Cimetidin 300mg ...
- Thuốc năng thể trạng: Vitamin C 0,5g.
- Một số thuốc khác dự phòng băng huyết trong và sau phẫu thuật: Tranxamin 250mg 1A TB, Vitamin K1 10mg TB.
2. CÁC THÌ MỔ CHÍNH
2.1. THÌ I : Vào ổ bụng
Có thể sử dụng đường rạch giữa dưới rốn hay đường vòng cung trên vệ (đường mổ Pfannenstiel, đường mổ thẩm mỹ)
2.1.1. Đường rạch giữa dưới rốn
2.1.1.1. Ưu điểm : nhanh, phẫu thuật rộng, thích hợp với người thành bụng quá dày, dễ mở rộng khi cần thiết.
2.1.1.2. Nhược điểm : Làm yếu thành bụng sau mổ, không thẩm mỹ.
2.1.1.3. Thứ tự rạch da để vào ổ bụng
- Khi rạch da từ vệ đến gần rốn qua lớp mỡ dưới da đến bao trước cơ thẳng bụng.
- Rạch một lổ nhỏ ở bao trước cơ thẳng bụng và dùng kéo cắt tách bao cơ.
- Tách cơ thẳng bụng và cơ tháp theo đường giữa để bọc lộ mạc ngang và phúc mạc.
- Mở phúc mạc theo đường giữa.
2.1.2. Đường rạch ngang: (đường Pfannenstiel)
2.1.2.1. Ưu điểm: thẩm mỹ, thành bụng chắc hơn sau mổ.
2.1.2.2. Nhược điểm: phẫu thuật hẹp hơn, khó mở rộng đường mổ khi cần thiết.
2.1.2.3. Thứ tự rạch da để vào ổ bụng
- Rạch da theo đường vòng cung hình bán nguyệt mở lê trên. Điểm giữa của đường rạch da nằm trong vùng lông mu. Hai đầu của đường rạch ở bên trong và dưới 2 gai chậu trước trên, cách 2 gai chậu trước trên khoảng 2 - 3 cm.
- Khi rạch da, dao mổ phải vuông gốc với mặt phẳng da.
- Dùng tay xé ngang lớp mỡ để làm giảm chảy máu.
- Rạch một lổ nhỏ lớp cân, sau đó dùng tay tiếp xé ngang lớp cân cơ chéo bụng ngoài, chéo bụng trong, ngang bụng. (Chú ý: tránh tổn thương cơ chéo bụng ngoài, chéo bụng trong, ngang bụng).
- Sau đó tách cơ thẳng bụng sang 2 bên theo đường thẳng dọc để lộ phúc mạc.
- Mở phúc mạc theo đường đứng dọc.
2.2. THÌ II : Rạch ngang đoạn dưới tử cung
2.2.1. Chèn gạc 2 bên tử cung (trên dây chằng rộng) để tránh ruột tràn xuống khi phẫu thuật và hạn chế nước ối tràn vào ổ bụng, đặt biệt trong trường hợp nhiễm trùng ối.
2.2.2. Mở phúc mạc tử cung: dùng kéo, kẹp phẫu tích không mấu và cắt ngay phúc mạc tử cung, ngang đoạn dưới tử cung, sau đó mở rộng sang 2 bên.
2.2.3. Dùng ngón tay trỏ tách mép dưới của phúc mạc vừa cắt, ngón tay đè lên đoạn dưới tử cung, tạo một khoảng trống giữa tử cung và bàng quang, không tách qua sâu.
2.2.4. Cho mỏ neo vào khoảng trống trước bàng quang vừa tách, kéo bàng quang xuống dưới để giữ bàng quang bên ngoài phẫu trường.
2.2.5. Dùng dao rạch ngang đoạn dưới tử cung, rạch cơ tử cung từ từ, tránh rạch quá sâu, đề phòng tồn thương phải thai nhi.
2.2.6. Khi rạch, máu thường chảy nhiều. Người phụ phải hút liên tục để đảm bảo phẫu trường sạch. Điều này rất quan trọng để phẫu thuật viên thực hiện đường rạch chuẩn xác.
2.2.7. Phẫu thuật viên cho 2 ngón tay vào vào tử cung, xé đoạn dưới tử cung ra ngoài 2 bên. Nếu đoạn dưới tử cung dầy, dùng kéo cắt ra 2 bên. Có thể phối hợp cả 2 kỹ thuật viên trên. Chú ý đường mở ngang đoạn dưới tử cung phải đủ rộng để lấy Em bé ra ngoài mà không bị rách thêm, tuy nhiên khi xé hay cắt phải thật thận trọng, không làm tổn thương đến động mạch và tĩnh mạch dọc 2 bên.
2.2.8. Người phụ hút sạch máu và nước ối để làm sạch phẫu trường.
2.3. THÌ III: Lấy thai nhi và nhau ra khỏi tử cung
2.3.1. Phẫu thuật viên cho tay vào đoạn dưới tử cung, đầu thai nhi (bên trên) và mép dưới của đoạn dưới tử cung (bên dưới). Nâng và gập đầu thai nhi sao cho phần chẩm hướng ra đường cắt tử cung.
2.3.2. Không dùng tay tựa vào mép tử cung để bẩy đầu thai nhi lên. Nếu đầu thai xuống nhiều, có thể sử dụng giác hút để giúp bắt đầu thai nhi.
2.3.3. Sau khi phần chẩm đã đi vào đường mổ, ấn vào đáy tử cung để giúp đẩy đầu thai nhi ra ngoài.
2.3.4. Chú ý không làm rách thêm khi lấy thai nhi.
2.3.5. Hút nhớt, lau lấy nhớt của thai nhi ở mũi, miệng khi Em bé đã đầu sổ.
2.3.6. Việc đở Em bé sau đó được tiến hành tương tự như sanh ngã âm đạo: đầu - vai trước, vai sau - thân ...
2.3.7. Sau khi thai sổ vai, cho 20 UI Oxytocin vào chai dịch truyền và cho chảy nhanh đến khi tử cung co hồi tốt. (nếu nghi ngời có chảy máu hay dự phòng đờ tử cung mới có thể cho thêm TB 0,2 mg Ergometrin và nhéc hậu môn 400 mcg Misoprostol đến khi tử cung co hồi tốt).
2.3.8. Đặt Em bé lên bụng mẹ, kẹp cắt rồn và chuyển Em bé ra ngoài.
2.3.9. Dùng kềm kẹp 2 góc của vết cắt và những nơi chảy máu nhiều. Tiến hành để nhau tróc tự nhiên sẽ cằm máu tốt, một số trường hợp máu chảy ra nhiều thì tiến hành bóc nhau nhân tạo ngay.
2.3.10. Lau sạch buồng tử cung bằng gạc ướt bọc bên ngoài bàn tay.
2.3.11. Chú ý kiểm tra cổ tử cung trong các trường hợp cổ tử cung chưa mở hay khi khám âm đạo thấy cổ tử cung quá sâu. Nến cần có thể nông cổ tử cung để cổ tử cung mà thoát sản dịch sau mổ láy thai (không bao giờ để bế sản dịch do mổ lấy thai).
2.4. KHÂU CƠ TỬ CUNG
2.4.1. Khâu cơ tử cung bằng chỉ tiêu: chỉ Vicril số 1 hay Safil số 1. Bắt đầu từ bên ngoài góc bên này rồi may mũi chỉ liên tục sang bên kia. Có thể may mũi chỉ rời, mũi này cách mũi kia 1cm.
2.4.2. Kiểm tra nơi chỉ may cơ tử cung nếu cằm máu tốt.
2.4.3. Thì phủ phúc mạc tử cung lại bằng chỉ Chromic 00. Có một số trường phái không cần phủ phúc mạc tử cung.
2.4.4. Nhớ lấy 2 miếng gạc chèn vào ổ bụng ra.
2.4.5. Lau bụng sạch, đặc biệt trong những trường họp có nhiễm trùng ối, kiểm tra không thấy chảy máu.
2.5. ĐÓNG BỤNG
- Phục hồi thành bụng theo từng lớp giải phẫu về vị trí ban đầu.
- Riêng trường hợp mổ đường Pfannenstiel phải chú ý chảy máu ở cơ thành bụng thì khâu cằm máu lại cho kỹ (đo lại HA trước khi kiểm tra). Đã có nơi xảy ra máu chảy ra tụ ở thành bụng phải cấp cứu.
3. TAI BIẾN CỦA PHẪU THUẬT LẤY THAI
3.1. Tai biến và khó khăn trong khi mổ
3.1.1. Tổn thương thủng bàng quang: mở phúc mạc thành và phúc mạc tạng.
3.1.2. Tổn thương thai nhi: rạch ngang đoạn dưới tử cung do đoạn dưới mỏng và rạch sâu.
3.1.3. Tổn thương động mạch tử cung: tách đường rạch tử cung ra 2 bên. Nhất là bên trái vì tử cung có thai to thường hơi xoay qua bên phải.
3.1.4. Đờ tử cung và chảy nhiều máu: Máu mất trung bình # 300ml. phải đánh gía lượng máu mất chính xác để bù dịch hợp lý hoặc truyền máu nếu cần.
3.1.5. Lấy thai khó, nhất là trong trường hợp ngôi thai bất thường: Ngôi mông, ngôi ngang, ngôi phức tạp, ngôi thai và nhau tiền đạo.
3.2. Tai biến sau khi mổ
3.2.1. Đờ tử cung thứ phát.
3.2.2. Khối máu tụ, thường ở mặt sau bàng quang.
3.2.3. Viêm nội mạc tử cung, nhất là các trường hợp vỡ ối sớm, vỡ ối non trước khi mổ lấy thai.
3.2.4. Viêm đường tiết niệu, bí tiều sau phẫu thuật.
3.2.5. Viêm tắc tĩnh mạch vùng chậu.
3.2.6. Thận ứ nước nếu có tai biến cột niệu quản khi khâu cằm máu trong khi mổ.
3.2.7. Nhiễm trùng vết mổ ở tử cung, bung vết mổ ở các lớp từ tử cung ra đến phúc mạc, cân, mỡ, da.
3.2.8. Sốt do căng sữa.
4. CHĂM SÓC SAU MỔ
4.1. Theo dõi dấu hiệu sinh tồn, độ co hồi tử cung, máu và sản dịch, nước tiểu.
4.2. Rút ống thông tiểu khoảng 24 giờ sau mổ.
4.3. Nhu động ruột trở lại khoảng ngày 2 - 3 sau mổ.
4.4. Ngày đầu sau mổ phải ngồi dậy ít nhất 2 lần. Ngày thứ 2 có thể bất đầu đi lại, có thể cho uống một ít nước đường.
4.5. Nên sử dụng thuốc sau mổ:
- Tiếp tục cho thở oxy 4 - 5l/p thêm khoảng 2 giờ sau mổ.
- Tiếp tục hồi sức tích cực, nuôi dưỡng sau mổ bằng dịch truyền tĩnh mạch đẳng trương: Glucose 5%, Lactat Ringer, Nach 0,9% đến khi sản phụ ổn định và trung đại tiện được. sau đó cho ăn từ sữa, loãng, đặc rồi tới ăn uống bình thường.
- Thuốc nhóm Beta - lactam đường tiêm tĩnh mạch + Thuốc nhóm Aminoglycoside,
- Thuốc giảm đau: Paracetamol 1g # 100ml.
- Thuốc ức chế tiết dịch vị: Cimetidin 300mg.
- Thuốc năng thể trạng: Vitamin C 0,5g.
- Thuốc kháng viêm: alpha chymotrypsin 4,2mg.
- Thuốc có chứa nhóm sắt, can xi.
- Có thể dùng một số thuốc khác hỗ trợ cho sản phụ khi cần thiết.
4.6. Nếu có sốt, phải thăm khám âm đạo, xem lượng và mùi sản dịch, xem có khối máu tụ trong vùng chậu hay không, nhiễm trùng vết mổ hay không.
4.7. Theo dõi vết mổ mỗi ngày: mỗi ngày xem vết mổ bằng cách dùng ngón tay bóp nhẹ 2 bên vết mổ, nếu có máu tụ phải lấy ra trước khi bệnh nhân bị sốt.
4.8. Nếu bà mẹ bị mất con sau mổ, phải cho thuốc để tránh căng sữa như Benzogynoestryl 5 mg tiêm bắt ngay sau mổ. Nếu lở quên mà sản phụ đã bị lên sữa rồi thì phải nặn lấy sữa ra hết và cho băng ép quang ngực, cho Estrogen, Aspirin.
4.9. Nếu bà mẹ tiền sản giật hoặc sản giật trước mổ thì phải tiếp tục điều trị như trước mổ.
Tài liệu tham khảo
Cấp cứu sản phụ khoa năm 2001 của Bệnh viện phụ sản Từ Dũ TP Hồ Chí Minh
CẮT BÁN PHẦN TỬ CUNG TRONG CẤP CỨU SẢN KHOA
1. ĐẠI CƯƠNG
- Thường gặp trong các trường hợp đờ tử cung mà điều nội khoa tích cực không hiệu quả mà vẫn còn băng huyết ngày càng nhiều đe doạ đến tính mạng của sản phụ.
- Cắt bán phần tử cung là cắt đến đoạn eo tử cung, chừa lại cổ tử cung.
2. CHỈ ĐỊNH
2.1. Cắt bán phần tử cung được chỉ định chủ yếu trong cấp cứu sản khoa khi sau sanh hoặc sau khi mổ lấy thai, sản phụ bị đờ tử cung, chảy máu nhiều, phải cắt bán phần tử cung cấp cứu để cầm máu.
2.2. Cắt bán phần tử cung còn được chỉ định khi tình trạng người bệnh quá nặng, cần rút ngắn cuộc mổ.
2.3. Lạc nội mạc tử cung hay ung thư buồng trứng có dính nhiều, cùng đồ sau không thể bóc tách ra khỏi trực tràng được cũng là một chỉ định cắt bán phần tử cung thay vì cắt toàn phần.
2.4. Những bệnh nhân đang bị xơ gan và cổ chướng, nếu có chỉ định phải mổ cắt tử cung thì nhất thiết phải cắt tử cung bán phần vì dịch ổ bụng có thể chày ra ngoài qua mõm âm đạo, làm bệnh nhân dễ bị suy kiệt và nhiễn trùng sau mổ.
2.5. Trường hợp mổ lấy thai vì nhau tiền đạo, nếu có chảy máu, cần hết sức thận trọng , vì nhau bám ở đoạn dưới, bám trên cổ tử cung, nếu chỉ cắt bán phần thì nên xem kỹ, có thể có rỉ máu từ nơi nhau bám, cần khâu cầm máu bằng mũi khâu chữ X, chỉ Vicryl số 1, nếu vẫn không cầm máu được thì cắt toàn phần thay vì cắt bán phần.
2.6. Trường hợp vỡ tử cung trong chuyển dạ, thường vết rách kéo dài từ cổ tử cung lên trên, nếu chỉ cắt bán phần, phải thận trọng xem xét và khâu lại toàn bộ vết rách ở cổ tử cung.
2.7. Trương hợp mổ lấy thai vì ối vỡ non, ối vỡ sớm có nhiễm trùng ối, nếu sau mổ lấy thai, tử cung không co hồi được tốt và phải cắt tử cung thì cũng cần thận trọng vì phần cổ tử cung còn lại thường ngăn cản dịch trong ổ bụng thoát ra ngoài, và còn là nơi chứa đựng nhiễm trùng lưu lại sau mổ. Nếu cắt tử cung bán phần, cũng phải đặt ống dẫn lưu Duoglas ra HCP, và phải theo dõi sát triệu chứng nhiễm trùng sau mổ để can thiệp cắt phần cổ tử cung còn lại, tránh viêm phúc mạc do mõm cổ tử cung còn để lại.
3. CHUẨN BỊ TRƯỚC MỔ
3.1. Phần giải thích cho sản phụ hay cho người nhà sản phụ cần phải được quan tâm vì là mổ cấp cưu nên bác sĩ thường quên, nếu không báo trước, nhất là đối với bệnh nhân trẻ, sẽ gặp nhiều phiền hà cho bệnh nhân và cho thấy thuốc.
3.2. Phải xin máu cùng nhóm ngay khi cần cấp cứu, trong khi chờ đợi thì phải có chuẩn bị sẵn một đường truyền tĩnh mạch thật tốt, nếu bằng catheter thì tốt hơn, truyền lactat Ringer
3.3. Cần gây mê, không nên gây tê tuỷ sống vì có thể có biến chứng tụt huyết áp thêm, rất khó hồi sức.
4. KỸ THUẬT MỔ CẮT BÁN PHẦN TỬ CUNG
Đa số bệnh nhân mổ còn trẻ,vì là cấp cứu sau sanh, nên cần để lại 2 buồng trứng, nếu 2 buồng trứng không có gì bất thường. Các thì mổ chính
4.1. Rạch da bụng, nếu đang mổ lấy thai thì không cần thì này.
4.2. Thám sát thật nhanh các cơ quan vùng chậu, đề phòng có vỡ tử cung kèm theo.
4.3. Chèn gạc, đẩy ruột lên trên để phẫu trường nhìn thấy được rõ ràng.
4.4. Dùng 2 kềm Kelly kẹp hai bên tử cung, sát vào hai bên đáy tử cung, sâu xuống đến khỏi hai dây chằng tròn để kéo tử cung lên.
4.5. Kẹp, cắt, khâu, cột 2 dây chằng tròn.
4.6. Kẹp, cắt, khâu, cột 2 vòi trứng, dây chằng tử cung-buồng trứng.
4.7. Cắt phúc mạc trước eo tử cung, phía trên bàng quang rồi đẩy bàng quang xuống dưới thấp, cần hết sức nhẹ nhàng vì có thể làm đứt các mạch máu nhỏ ở mặt sau bàng quang, gây máu tụ sau bàng quang sau mổ.
4.8. Bộc lộ và kẹp, cắt, khâu, cột 2 động mạch tử cung, ở ngang eo tử cung.
4.9. Cắt tử cung bán phần là cắt ngang eo tử cung.
4.10. Khâu mõm cổ tử cung.
4.11. Treo mõm cổ tử cung vào hai dây chằng tròn.
4.12. Kiểm tra cầm máu, chú ý mặt sau bàng quang.
4.13. Phủ phúc mạc.
4.14. Lau sạch ổ bụng.
4.15. Kiểm tra các cơ quan trong ổ bụng, kiểm tra xem vùng mõm cổ tử cung có máu tụ hay không.
4.16. Khâu lại thành bụng.
5. TAI BIẾN TRONG VÀ SAU KHI MỔ
5.1. Choáng mất máu.
5.2. Tổn thương bàng quang.
5.3. Tổn thương niệu quản, rất hiếm, gần như không xảy ra vì cắt tử cung bán phần còn xa niệu quản.
5.4. Xuất huyết nội sau mổ, chủ yếu do huyết áp bệnh nhân quá thấp trong khi mổ, các mạch máu nhỏ không đủ sức chảy máu nên khi cột các mạch máu không thấy rỉ máu, đến khi hồi sức tốt hơn, mạch máu lại có nhiều máu, bắt đầu rỉ ra ổ bụng, dần dần gây ra xuất huyết nội.
5.5. Mõm cổ tử cung còn lại có thể bị ung thư cổ tử cung sau này, trong trường hợp này mổ cắt mõm cổ tử cung rất khó, điều trị bằng xạ trị cũng khó. Nên chú ý dặn bệnh nhân theo dõi phết tế bào âm đạo vì nhiều người đinh ninh rằng, đã cắt tử cung, không còn lo sợ sẽ bi ung thư cổ tử cung nữa.
6. Kết luận.
6.1. Mổ cắt bán phần tử cung thường được chỉ định trong các trường hợp cấp cứu nên cần phải hết sức thận trọng trong khi mổ vì có thể xảy ra tai biến, nhất là khi phẫu thuật viên là người chưa quen với loại phẫu thuật này.
6.2. Ngoài ra, sau khi bệnh nhân xuất viện, cần nhắc nhở phải theo dõi làm phết tế bào âm đạo mỗi năm vì còn có thể có ung thư cổ tử cung.
Tài liệu tham khảo
Cấp cứu sản phụ khoa căm 2001 của Bệnh viện phụ sản Từ Dũ TP Hồ Chí Minh
THEO DÕI CUỘC CHUYỂN DẠ VỚI SẢN PHỤ
CÓ SẸO MỔ Ở TỬ CUNG
Các loại sẹo mổ bóc u xơ, cơ tử cung, mổ thân tử cung lấy thai trước đây, hoặc sẹo vỡ tử cung cũ và sẹo ghép tử cung đôi thì phải chỉ định phẫu thuật lấy thai chủ động từ tuần thứ 38 để tránh vỡ tử cung do nứt sẹo cũ.
Những sản phụ có sẹo mổ ở tử cung, lần này nếu muốn đẻ đường dưới phải được bác sĩ có kinh nghiệm theo dõi và tư vấn ở cơ sở có phẫu thuật. Sản phụ sẽ được tư vấn về khả năng đẻ được hay phải phẫu thuật vì nguy cơ cao cho cả mẹ và con.
1. CÁC SẸO Ở TỬ CUNG
Bao gồm sẹo phẫu thuật lấy thai cũ, phẫu thuật bóc nhân xơ, phẫu thuật cắt góc tử cung do thai ngoài tử cung, phẫu thuật khâu các chấn thương cũ ở tử cung do vỡ, tai nạn, thủng tử cung và phẫu thuật ghép tử cung đôi.
2. TUYẾN XÃ VÀ CƠ SỞ TƯƠNG ĐƯƠNG
Có nhiệm vụ quản lý thai, tư vấn về nguy cơ ban đầu và chuyển sản phụ lên tuyến trên để theo dõi, quản lý thai trước ba tháng cuối của thai kỳ.
3. TUYẾN HUYỆN
- Với ngôi chỏm theo dõi và tư vấn về nguy cơ, tiên lượng.
- Không được gây đẻ bằng thuốc.
- Nếu chuyển dạ tiến triển thuận lợi: cho đẻ bằng forceps và kiểm soát tử cung sau đẻ.
- Nếu cuộc chuyển dạ tiến triển bất thường thì phẫu thuật lấy thai.
4. TUYẾN TỈNH
- Nếu chuyển dạ tiến triển thuận lợi: tùy theo kinh nghiệm và khả năng của thầy thuốc có thể cho đẻ đường âm đạo có thể không cần kiểm soát tử cung sau đẻ.
- Nếu cuộc chuyển dạ tiến triển bất thường thì phẫu thuật lấy thai.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa (Ban hành kèm theo Quyết định số 315/QĐ-BYT, ngày 29/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (Ban hành kèm theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT, ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG SẢN KHOA
Nhiễm khuẩn trong thai kỳ hoặc sau đẻ có thể do nhiều loại vi sinh vật phối hợp, bao gồm vi khuẩn kỵ khí, ái khí. Sử dụng kháng sinh dựa trên việc theo dõi sản phụ. Nếu không có đáp ứng trên lâm sàng thì cần làm kháng sinh đồ để lựa chọn kháng sinh thích hợp. Ngoài ra, cấy máu nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết. Trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu xảy ra sau sẩy thai hoặc sau đẻ cần sử dụng kháng sinh phổ rộng. Trường hợp sẩy thai không an toàn hoặc đẻ rơi cần tiêm phòng uốn ván.
1. KHÁNG SINH DỰ PHÒNG
Trong lĩnh vực sản khoa, có nhiều thủ thuật được coi là ít có nguy cơ nhiễm khuẩn. Việc sử dụng kháng sinh chỉ mang tính chất phòng ngừa và gọi là “sử dụng kháng sinh dự phòng”.
- Khi thực hiện một số phẫu thuật hoặc thủ thuật sản khoa (như phẫu thuật lấy thai, bóc rau bằng tay) mục đích là để dự phòng nhiễm khuẩn lúc làm thủ thuật. Trong trường hợp đã bị nhiễm khuẩn hoặc đã chẩn đoán nhiễm khuẩn thì dùng kháng sinh điều trị như thông thường.
Cách dùng: cho kháng sinh dự phòng 30 phút đường tĩnh mạch trước khi bắt đầu phẫu thuật hoặc thủ thuật để kháng sinh đủ đi vào các mô của cơ thể khi bắt đầu phẫu thuật hoặc thủ thuật.
- Trong trường hợp phẫu thuật lấy thai, một liều kháng sinh dự phòng cần được cho ngay sau khi cặp dây rốn. Nếu phẫu thuật kéo dài trên 6 giờ hoặc mất máu nhiều (ước khoảng trên 1000 ml) phải cho liều thứ hai để duy trì nồng độ kháng sinh trong máu.
2. ĐIỀU TRỊ
Ba nhóm kháng sinh có thể được sử dụng trong thời gian mang thai không hạn chế với quy tắc và liều lượng thông thường: beta lactamin, macrolid, polypeptid.
2.1. Tuyến xã.
- Dựa theo thuốc thiết yếu để kết hợp điều trị.
- Nếu cho kháng sinh sau 2 ngày không đỡ thì chuyển tuyến trên.
2.2. Tuyến huyện.
Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn ban đầu thường dùng phối hợp các loại kháng sinh theo cách sau:
- Dùng kháng sinh nhóm cephalosporin phối hợp với nhóm macrolid.
- Trong trường hợp nghi ngờ nhiễm vi khuẩn kị khí, phối hợp với metronidazol (cân nhắc, thận trọng sử dụng thuốc này trong ba tháng đầu của thai kì).
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Tetracyclin: vì nguy cơ gây độc cho gan của mẹ, ảnh hưởng tới phát triển xương và làm hỏng men răng của thai nhi.
- Cloramphenicol: vì có nguy cơ suy tủy đối với thai.
- Aminoglycosid: vì gây ngộ độc cho thần kinh thính giác và thận của thai.
- Sulfamid: gây quái thai 3 tháng đầu, gây vàng da tan huyết nặng ở trẻ sơ sinh nếu dùng ở 3 tháng cuối thời kỳ thai nghén.
- Quinolon: ảnh hưởng đến đầu sụn khớp của thai.
- Metronidazol: do tác dụng kháng acid folic và gây dị tật trong 3 tháng đầu. Nếu sử dụng thì kết hợp với sử dụng các loại vitamin.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (Ban hành kèm theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT, ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
ĐIỀU TRỊ SÓT NHAU/SÓT THAI
1. ĐỊNH NGHĨA
Sót nhau/sót thai là tình trạng còn sót lại mô nhau hoặc thai trong tử cung sau khi sanh thường hay sanh thủ thuật
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Khám lâm sàng
2.1.1. Hỏi bệnh
- Thời điểm hút thai lần trước
- Nơi hút thai lần trước (tại viện hay ngoại viện)
- Tuổi thai hút lần trước
2.1.2. Thăm khám
-Tổng trạng: đánh giá tình trạng nhiễm trùng (sốt, đau bụng, dịch âm đạo hôi, môi khô, lưỡi bẩn…)
- Xác định tư thế và kích thước tử cung
- Xác định độ đau tử cung
- Đánh giá độ mở cổ tử cung
- Đánh giá mức độ ra huyết âm đạo
2.2. Xét nghiệm cận lâm sàng
2.2.1. Siêu âm
- Xác định tình trạng sót nhau, sót thai
- Đánh giá mức độ sót nhau
2.2.2. Xét nghiệm
- Công thức máu, CRP, βHCG (tuỳ trường hợp)
3. Điều trị
3.1. Nội khoa
3.1.1. Chỉ định
- Ứ dịch lòng tử cung
- Nghi sót nhau kích thước nhỏ
3.1.2. Điều trị
- Oxytcin 5 đv 1 - 2 ống tiêm bắp x 3 ngày
- Hoặc Misoprostol 200mcg ngậm dưới lưỡi 2v x 2 lần/ngày x 2 - 3 ngày
- Kháng sinh ngừa nhiễm trùng
3.2. Ngoại khoa
3.2.1. Chỉ định
- Sót thai, sót nhau hay ứ dịch lòng tử cung lượng nhiều
3.2.2. Điều trị
- Hút kiểm tra buồng tử cung
- Gửi giải phẫu bệnh mô sau hút
- Kháng sinh điều trị
- Thuốc tăng co hồi tử cung nếu cần
Tài liệu tham khảo
Bệnh viện Từ Dũ - Phác đồ điều trị sản phụ khoa năm 2011
BÍ TIỂU SAU SANH
1. ĐỊNH NGHĨA
- Bí tiểu là khi có cảm giác đi tiểu nhưng không thể đi tiểu được và khám lâm sàng có cầu bàng quang.
- Đây là một rối loạn đường tiểu thường gặp sau sanh, gây khó chịu về vận động và cảm giác.
2. CƠ CHẾ TỔN THƯƠNG
- Chèn ép.
- Viêm cấp tính.
- Hoại tử.
- Trong sản khoa thường gặp là dạng hổn loạn thần kinh ngoại biên.
3. LÂM SÀNG VÀ HƯỚNG XỬ TRÍ
3.1. Lâm sàng
- Tiểu khó, tiểu nhiều lần, tiểu không hết, bí tiểu.
- Khám có cầu bàng quang.
3.2. Nguyên tắc điều trị
- Tập tiểu.
- Kháng sinh.
- Chống phù nề.
- Tăng co bóp cơ bàng quang.
3.2.1. Tập tiểu
- Chườm nóng.
- Ấn đáy bàng quang.
- Đặt sonde tiểu lưu Tập tiểu qua sonde
- Uống nhiều nước.
- Tập rặn tiểu kết hợp tháo nước tiểu mỗi 2 - 3 giờ / lần.
3.2.2. Kháng sinh
- Kháng sinh chủ yếu là kháng sinh theo đường niệu-sinh dục dạng uống hay tiêm chích tuỳ theo trường hợp.
3.2.3. Chống phù nề
- Alphchymotrypsin 5mg 2 v x 3 lần / ngày.
- Buscopan 20mg 1 v x 3 uống hay tiêm tĩnh mạch.
3.2.4. Tăng cường co bóp cơ bàng quang
- Vitamine B1 250mg 1v x 2 uống / ngày
- Và Vitamine B6 250mg 1v x 2 uống / ngày
- Prostigmine 1,5mg 1 ống TMC.
Tài liệu tham khảo
Phác đồ điều trị sản phụ khoa năm 2003 của Bệnh Viện Từ Dũ TP Hồ Chí Minh
NHIỄM KHUẨN HẬU SẢN
1. KHÁI NIỆM
Nhiễm khuẩn hậu sản là các nhiễm khuẩn xuất phát từ bộ phận sinh dục trong thời kỳ hậu sản, đường vào của vi khuẩn từ bộ phận sinh dục theo đường máu, nhiễm khuẩn ngược dòng từ âm đạo, cổ tử cung qua tổn thương đường sinh dục trong và sau đẻ.
2. CÁC HÌNH THÁI LÂM SÀNG
2.1. Nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo
- Đây là hình thái nhẹ nhất. Do rách hoặc không cắt tầng sinh môn mà không khâu hoặc khâu không đúng kỹ thuật, không đảm bảo vô khuẩn, sót gạc trong âm đạo.
- Triệu chứng: sốt nhẹ 38 - 38,50C, vết khâu tầng sinh môn sưng tấy, đau, trường hợp nặng có mủ. Tử cung co hồi bình thường, sản dịch không hôi
- Tiến triển tốt nếu điều trị kịp thời
- Điều trị:
+ Cắt chỉ tầng sinh môn nếu vết khâu tấy đỏ có mủ. Vệ sinh tại chỗ hàng ngày bằng oxy già (vết khâu có mủ), hoặc Betadin
+ Kháng sinh (uống hoặc tiêm)
2.2. Viêm niêm mạc tử cung
- Đây là hình thái hay gặp, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng khác nặng hơn như: viêm tử cung toàn bộ, viêm phúc mạc toàn bộ, nhiễm khuẩn máu.
- Nguyên nhân: do sót rau, sót màng, nhiễm khuẩn ối, chuyển dạ kéo dài, thủ thuật bóc rau, kiểm soát tử cung không đảm bảo vô khuẩn.
- Triệu chứng:
+ Sốt xuất hiện sau đẻ 2 - 3 ngày. Mạch nhanh >100 lần/ phút, người mệt mỏi
+ Sản dịch hôi, có thể lẫn mủ. Tử cung co hồi chậm
+ Cấy sản dịch tìm nguyên nhân và kháng sinh đồ.
+ Nạo hút buồng tử cung gửi giải phẫu bệnh
- Điều trị
+ Kháng sinh toàn thân (tiêm), theo kháng sinh đồ
+ thuốc co tử cung
+ Hết sốt kiểm tra buồng tử cung bằng dụng cụ và đảm bảo không còn sót rau.
2.3. Viêm cơ tử cung
- Hình thái này hiếm gặp, nhiễm khuẩn toàn bộ cơ tử cung, những ổ mủ trong lớp cơ tử cung, thường xảy ra sau viêm nội mạc tử cung hoặc bế sản dịch.
- Bế sản dịch là hình thái trung gian. Triệu chứng giống như viêm nội mạc tử cung nhưng khác là không thấy sản dịch hoặc có rất ít. Tiên luợng phụ thuộc vào chẩn đoán và điều trị. Biến chứng có thể là viêm phúc mạc và nhiễm trùng máu.
- Triệu chứng:
+ Sốt cao 39 - 400C, biểu hiện nhiễm trùng nặng
+ Sản dịch lẫn máu, hôi hoặc thối.
+ Tử cung to, mềm, ấn đau.
- Điều trị
+ Cấy sản dịch, cấy máu (làm kháng sinh đồ)
+ Kháng sinh phổ rộng (tốt nhất theo kháng sinh đồ), phối hợp 2 - 3 loại.
+ Nâng cao thể trạng, bù nước điện giải, truyền máu (nếu cần thiết).
+ Cắt tử cung.
2.4. Viêm dây chằng rộng và phần phụ
Từ nhiễm khuẩn ở tử cung có thể lan sang các dây chằng (đặc biệt là dây chằng rộng) và các phần phụ như vòi trứng, buồng trứng
- Triệu chứng: xuất hiện muộn sau đẻ 8 - 10 ngày.
+ Nhiễm trùng toàn thân, người mệt mỏi, sốt cao.
+ Sản dịch hôi, tử cung co hồi chậm
+ Thăm âm đạo thấy khối rắn đau, bờ không rõ, ít di động. Nếu là viêm dây chằng rộng ở phần trên hoặc viêm phần phụ thì khối u ở cao, nếu là viêm đáy của dây chằng rộng, nắn và phối hợp thăm âm đạo sẽ thấy khối viêm ở thấp, ngay ở túi cùng, có khi khối viêm dính liền với túi cùng, di động hạn chế. Khó phân biệt với đám quánh ruột thừa.
- Tiến triển: có thể khỏi nếu điều trị kịp thời, biến chứng thành viêm phúc mạc tiểu khung khối mủ (u mềm, nhiệt độ dao động). Nếu mủ vỡ vào ổ bụng gây ra viêm phúc mạc toàn thể. Nếu khối mủ ở thấp có thể vỡ vào bàng quang, trực tràng, âm đạo.
- Điều trị
+ Nghỉ ngơi, chườm lạnh, giảm đau, chống viêm
+ Kháng sinh phổ rộng (dựa vào kháng sinh đồ), phối hợp trong 2 tuần
+ Dẫn lưu qua đường cùng đồ nếu abces Douglas
+ Cắt tử cung trong trường hợp nặng
2.5. Viêm phúc mạc (VPM) tiểu khung
- VPM thứ phát là hình thái nhiễm khuẩn lan từ tử cung, dây chằng rộng, phần phụ, đáy chậu
- VPM nguyên phát là nhiễm khuẩn từ tử cung có thể không qua các bộ phận khác mà đi theo đường bạch mạch hoặc lan trực tiếp đến mặt sau phúc mạc, lan đến túi cùng sau, ruột, bàng quang lan đến đâu sẽ hình thành giả mạc và phúc mạc sẽ dính vào nhau tại đó, phản ứng sinh ra các túi dịch, chất dịch có thể là một chât dịch trong (thể nhẹ), chất dịch có thể đục lẫn mủ hoặc máu (thể nặng).
- Tiến triển có thể khỏi hoặc để lại di chứng dính nếu là thể nhẹ; tiến triển vỡ khối mủ vào âm đạo, bàng quang, trực tràng nếu thể nặng. Nếu mủ vỡ vào ổ bụng sẽ gây viêm phúc mạc toàn bộ.
- Triệu chứng: 3 - 15 ngày sau đẻ, sau các hình thái khác của nhiễm khuẩn hậu sản
+ Sốt cao 39 - 400C, rét run, mạch nhanh. Nhiễm trùng, nhiễm độc nặng.
+ Đau hạ vị, tiểu tiện buốt, rát, có hội chứng giả lỵ
+ Tử cung to, ấn đau, di động kém, túi cùng đau khi khám
- Điều trị
+ Nội khoa: nâng cao thể rạng, kháng sinh phổ rộng, phối hợp 2 - 3 loại.
+ Ngoại khoa: chỉ mổ khi có biến chứng, hoặc dẫn lưu mủ qua túi cùng sau
2.6. Viêm phúc mạc toàn thể
- Có 2 thể: VPM nguyên phát và VPM thứ phát
- Nguyên nhân:
+ Trong mổ lấy thai do không đảm bảo vô khuẩn, khâu tử cung không tốt, sót rau, tổn thương ruột, bàng quang. Sót gạc trong ổ bụng.
+ Nhiễm khuẩn ối
+ Vỡ tử cung kèm theo tổn thương bàng quang, thủng tử cung do nạo hút thai, đặc biệt do phá thai phạm pháp không phát hiện thủng tử cung
+ Có thể là biến chứng của các hình thái nhiễm khuẩn như: viêm tử cung toàn bộ, viêm dây chằng phần phụ có mủ, viêm phúc mạc tiểu khung điều trị không tốt
- Triệu chứng VPM nguyên phát: sớm 3 - 4 ngày sau mổ đẻ, sau nạo thủng tử cung. Muộn 7 - 10 ngày sau đẻ thường trước đó đã có những dấu hiệu của các hình thái nhiễm khuẩn bộ phận sinh dục ở giai đoạn thành mủ. Mủ vỡ vào ổ bụng nên có các dấu hiệu viêm phúc mạc một cách đột ngột.
+ Sốt cao 39 - 400C, rét run, mạch nhanh nhỏ. Nhiễm trùng, nhiễm độc
+ Nôn và buồn nôn. Bụng chướng, cảm ứng phúc mạc.
+ Cổ tử cung hé mở, tử cung to ấn đau, túi cùng đầy đau.
- Triệu chứng VPM thứ phát: khó chẩn đoán vì triệu chứng rầm rộ của nhiễm khuẩn máu che lấp các triệu chứng VPM toàn bộ. Triệu chứng toàn thân: sốt cao 400C, mạch nhanh, khó thở, nôn, mặt hốc hác, bụng hơi chướng, đau ít, không có phản ứng thành bụng, gõ đục vùng thấp. Thăm âm đạo các cùng đồ đau.
- Cận lâm sàng: công thức máu: bạch cầu tăng, Hematocrit cao, thiếu máu tán huyết. CRP tăng. Rối loạn điện giải và toan chuyển hóa, rối loạn chức năng gan thận.
+ Cấy sản dịch, cấy máu (làm kháng sinh đồ)
+ Siêu âm: ổ bụng có dịch, các quai ruột giãn.
+ XQ bụng không chuẩn bị: tiểu khung mờ, mức nước, hơi
- Chẩn đoán phân biệt:
+ Giả viêm phúc mạc sau đẻ: thể trạng bình thường, không sốt, tuy bụng chướng và bí trung đại tiện. Không có chỉ định phẫu thuật, điều trị nội khoa: đặt sonde dạ dày hút dịch, đặt sonde hậu môn cho huyết thanh mặn ưu trương và prostigmin
+ Viêm phúc mạc tiểu khung: đau hạ vị, có khối mềm, gianh giới không rõ, thể trạng ít thay đổi. Điều trị nội khoa: nghỉ ngơi, chườm lạnh, kháng sinh, theo dõi sát phát hiện biến chứng viêm phúc mạc toàn thể
- Tiên lượng:
+ Tốt: nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
+ Xấu: khi chẩn đoán muộn và thường để lại di chứng dính, tắc ruột có thể tử vong
- Điều trị
+ Nội khoa: nâng cao thể trạng, bồi phụ nước điện giải, kháng sinh liều cao, phổ rộng, phối hợp
+ Ngoại khoa: phẫu thuật cắt tử cung, rửa ổ bụng và dẫn lưu.
2.7. Nhiễm khuẩn huyết
- Hình thái nặng nhất. Có thể để lại nhiều di chứng thậm chí tử vong.
- Nguyên nhân: thăm khám và thủ thuật không vô khuẩn. Điều trị không đúng. Hay gặp trong phá thai to và đẻ thường, ít gặp trong phá thai nhỏ và mổ lấy thai
- Triệu chứng: sau can thiệp thủ thuật từ 24 đến 48 h
+ Hội chứng nhiễm độc nặng. Hội chứng thiếu máu. Dấu hiệu choáng nhiễm độc HA tụt, rối loạn vận mạch và tình trạng toan máu
+ Sản dịch hôi bẩn. Cổ tử cung hé mở, tử cung to mềm ấn đau
+ Có thể xuất hiện nhiễm khuẩn ở các cơ quan khác (phổi, gan, thận)
+ Cận lâm sàng: công thức máu, bạch cầu tăng, CRP tăng, chức năng gan, thận suy giảm, Rối lọan các yếu tố đông máu. Cấy máu, cấy sản dịch (+)
- Điều trị
+ Nội khoa: hồi sức chống choáng, kháng sinh phổ rộng, phối hợp (dựa vào kháng sinh đồ), kéo dài.
+ Ngoại khoa: cắt tử cung (sau điều trị kháng sinh tối thiểu 6 - 24 giờ), dẫn lưu ổ bụng.
2.8. Viêm tắc tĩnh mạch
Viêm tắc tĩnh mạch ít gặp ở Việt Nam, hay gặp ở các nước Tây Âu trong những trường hợp sau mổ hoặc sau đẻ
Nguyên nhân: chuyển dạ kéo dài, đẻ khó, chảy máu nhiều, đẻ nhiều lần, lớn tuổi
- Máu chảy chậm trong hệ tĩnh mạch, không lưu thông dễ dàng từ dưới lên trên.
- Máu dễ đông do tăng sinh sợi huyết, tăng số lượng tiểu cầu.
- Do yếu tố thần kinh giao cảm của hệ tĩnh mạch ở chi dưới hoặc bụng
Triệu chứng:
- Thường xảy ra muộn ngày thứ 12 - 15 sau đẻ, sốt nhẹ, mạch tăng
- Tắc tĩnh mạch chân hay gặp: phù trắng, ấn đau, căng, nóng từ đùi trở xuống, gót chân không nhắc được khỏi giường.
- Tắc động mạch phổi: khó thở đột ngột, đau tức ngực, khạc ra máu
- Tắc mạch mạc treo: đau bụng đột ngột, dữ dội, rối loạn tiêu hóa
- Cận lâm sàng: công thức máu (chú ý tiểu cầu), CRP, các yếu tố đông máu, Siêu âm Doppler mạch, chụp mạch.
Điều trị:
- Tắc tĩnh mạch chân: bất động chân 3 tuần sau khi hết sốt, kháng sinh, chống đông (Lovenox, Fraxiparin), theo dõi yếu tố đông máu và tiểu cầu 1lần/1 tuần
- Tắc mạch các cơ quan khác: xử trí theo từng chuyên khoa
3. DỰ PHÒNG
- Đảm bảo điều kiện vô khuẩn khi đỡ đẻ, khi thăm khám, các thủ thuật, phẫu thuật. Đảm bảo không sót rau trong tử cung, xử trí tốt các tổn thương đường sinh dục khi đẻ.
- Phát hiện sớm và điều trị tích cực các trường hợp nhiễm khuẩn đường sinh dục trước trong và sau đẻ.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa (Ban hành kèm theo Quyết định số 315/QĐ-BYT, ngày 29/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (Ban hành kèm theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT, ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
PHÙ PHỔI CẤP TRONG CHUYỂN DẠ
1. ĐẠI CƯƠNG
Phù phổi cấp trong chuyển dạ là một cấp cứu trong sản khoa, thường xảy ra ở các bệnh nhân mắc bệnh tim, tăng huyết áp, tiền sản giật/sản giật hoặc các bệnh nhiễm trùng trong lúc mang thai. Cũng có khi do truyền dịch quá nhiều với tốc độ nhanh.
2. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG
- Phù phổi cấp có thể xuất hiện trong thai kỳ, trong chuyển dạ hoặc sau đẻ
- Khó thở đột ngột, nhịp thở nhanh, ho nhiều, môi và đầu chi tím, tinh thần hốt hoảng, tức ngực, vã mồ hôi lạnh chân tay.
- Ran ẩm nhỏ hạt ở đáy phổi dâng lên nhanh, gõ đục đáy phổi
- Từ ho khan chuyển sang khạc ra đờm bọt hồng ngày càng nhiều.
- Nhịp tim nhanh > 100 lần/ phút, kèm theo các tiếng tim bệnh lý. Đôi khi có tiếng ngựa phi.
- Huyết áp tăng cao hoặc kẹt.
- Áp lực tĩnh mạch trung ương (CVP) cao, tĩnh mạch cổ nổi.
- Xquang: phổi mờ
- Cần phân biệt với: cơn hen phế quản (phổi nhiều ran rít và ran ngáy, gõ vang, lồng ngực căng) và cơn hen tim (có khó thở thì thở ra, ran rít).
3. XỬ TRÍ
3.1. Xử trí ban đầu
- Trước một trường hợp phù phổi cấp, xử trí tích cực ban đầu là rất quan trọng nhằm cứu người bệnh qua cơn nguy kịch.
- Kêu gọi mọi người đến giúp đỡ, cùng cấp cứu người bệnh.
- Kiểm tra và theo dõi các dấu hiệu sinh tồn: mạch, huyết áp, nhịp thở, nghe tim phổi.
- Đảm bảo thông thoáng đường thở bằng cách cho nằm đầu cao.
- Hút đờm rãi làm thông đường hô hấp, cho thở oxy.
- Lập đường truyền tĩnh mạch.
- Tư vấn cho gia đình biết tình trạng nặng của bệnh, nguy cơ cho mẹ và cho con.
- Tuyến xã phải tiêm dưới da 10mg morphin và chuyển lên tuyến huyện ngay, có nhân viên y tế đi kèm, cho người bệnh thở oxy (nếu có), tư thế đầu cao khi chuyển.
3.2. Xử trí theo nguyên nhân
3.2.1. Phù phổi cấp huyết động
- Cho thai phụ ngồi thẳng, chân thõng.
- Garo ba chi luân chuyển.
- Đặt nội khí quản hút đờm rãi, thở oxy 60% với dung lượng 8 - 12 lít/phút.
- Tiêm tĩnh mạch:
+ Thuốc lợi tiểu (thuốc được lựa chọn thường là lasix 20mg x 4 ống). Khi cần thiết có thể tăng liều, tùy thuộc vào lượng nước tiểu và tình trạng khó thở của người bệnh.
+ Trợ tim: như cedilanit 0,4mg x 1 - 2 ống.
+ Tiêm dưới da 10mg morphin.
+ Nếu cần thì phải trích máu tĩnh mạch. Khuyến cáo nên trích 300ml máu.
- Xử trí sản khoa:
+ Phẫu thuật lấy thai khi tình trạng bệnh nhân cho phép hoặc forceps nếu đủ điều kiện
3.2.2. Phù phổi cấp do tổn thương
- Đặt nội khí quản thở máy, hô hấp hỗ trợ, thở oxy
- Dopamin truyền tĩnh mạch.
- Truyền huyết tương.
- Kháng sinh liều cao.
- Methyl prednisolon: 30mg tiêm tĩnh mạch, cách 4 giờ/lần
- Phẫu thuật lấy thai khi tình trạng bệnh nhân cho phép hoặc forceps nếu đủ điều kiện.
3.3. Đánh giá lại
- Sau khi đã điều trị tích cực trong khoảng 30 phút cần đánh giá lại xem người bệnh có đáp ứng với điều trị không:
- Tình trạng khó thở của bệnh nhân có cải thiện không.
- Nếu tình trạng người bệnh cải thiện thì tiếp tục điều trị duy trì, đồng thời điều trị nguyên nhân.
- Nếu tình trạng người bệnh không cải thiện thì phải tiếp tục điều trị tích cực, hội chẩn liên chuyên khoa và mời tuyến trên hỗ trợ hoặc chuyển tuyến.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (Ban hành kèm theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT, ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
ĐẺ CHỈ HUY
1. ĐỊNH NGHĨA
- Sanh (Đẻ) chỉ huy là một cuộc đẻ do người thầy thuốc sản khoa khởi động, điều khiển các cơn co tử cung bởi dùng oxytocin để điều chỉnh cơn gò tử cung cho phù hợp với thời kỳ chuyển dạ.
1.1. Khởi phát chuyển dạ: kích thích để tử cung bắt đầu có cơn co.
1.2. Tăng cường chuyển dạ: kích thích tử cung trong chuyển dạ nhằm tăng tần số, thời gian và độ mạnh của cơn co. Một cuộc chuyển dạ thực sự được tạo ra khi có 3 cơn co trong 10 phút, và cường độ cơn co tăng dần.
2. CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH
2.1. Chỉ định
- Mẹ bị bệnh cần lấy thai ra sớm theo đường dưới.
- Thai quá ngày sinh, hết tuần thứ 42 (Kiểm tra bằng siêu âm).
- Ối vỡ non, ối vỡ sớm mà cơn co tử cung thưa yếu .
2.2. Chống chỉ định
- Bất tương xứng giữa thai nhi và khung chậu.
- Bất thường ở tử cung: tử cung dị dạng, nhân xơ, sẹo mổ đẻ cũ, sẹo mổ bóc nhân xơ.
- Không phải là ngôi đầu.
- Có dấu hiệu suy thai.
3. CHUẨN BỊ
3.1. Phương tiện
- Kim dài 15cm vô khuẩn để chọc ối.
- Găng vô khuẩn, kim và dây truyền vô khuẩn.
- Dung dịch Dextrose hoặc Glucose 5%.
- Thuốc Oxytocin 5 đơn vị.
- Phiếu theo dõi tiêm truyền và Biểu đồ chuyển dạ.
3.2. Điều kiện
- Chỉ được gây đẻ chỉ huy tại cơ sở có phẩu thuật.
- Cán bộ y tế: Bác sĩ chuyên khoa.
- Sản phụ: được giải thích rõ.
- Được khám và đánh giá tình trạng thai, cổ tử cung, ngôi thai bằng chỉ số Bishop.
4. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
4.1. Bấm ối
- Nếu cổ tử cung đã hé mở, người đẻ con rạ và có khả năng lọt dễ thì chỉ cần bấm ối, xé rộng màng ối cho đầu xuống tì vào cổ tử cung.
4.2. Sau khi bấm ối
- Nghe lại nhịp tim thai trong và sau cơn co tử cung. Nếu nhịp tim thai bất thường (dưới 120 hoặc trên 160 nhịp mỗi phút), phải nghi ngờ suy thai.
- Cho kháng sinh dự phòng để giúp giảm nhiễm khuẩn liên cầu khuẩn nhóm B ở trẻ sơ sinh. Thường là dùng nhóm b- Lactam.
4.3. Truyền Oxytocin
- Cách 1:Truyền oxytocin 5 đơn vị trong 500 ml dịch Dextrose 5% (hoặc Glucose 5%) với tốc độ 10 giọt/phút. Tăng tốc độ truyền 10 giọt/phút mỗi 30 phút cho đến khi đạt được cơn co hữu hiệu phù hợp với giai đoạn chuyển dạ.
- Cách 2: Truyền oxytocin 5 đơn vị trong 50ml Glucose % qua bơm tiêm điện tốc độ khởi đầu 3ml/giờ, tăng tốc độ truyền từng bước 7,8; 9,0; 12; 14 ml/giờ. Cho đến khi đạt được cơn gò hữu hiệu phù hợp với giai đoạn chuyển dạ
- Duy trì tốc độ này đến khi sinh xong.
- Nếu tử cung quá kích thích (bất cứ cơn co nào kéo dài trên 60 giây), hoặc nếu hơn 4 cơn co trong 10 phút, thì ngừng truyền và cho thuốc giảm co bóp tử cung.
- Nếu sau 6 giờ vẫn chưa tạo được chuyển dạ, coi như đẻ chỉ huy thất bại, phải mổ lấy thai.
5. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Theo dõi mạch, huyết áp, cơn co tử cung, nhịp tim thai, độ xóa mở cổ tử cung và độ tiến triển của ngôi.
- Đảm bảo cho sản phụ nằm nghiêng trái.
- Ghi lại các kết quả quan sát trên biểu đồ chuyển dạ theo dõi mỗi 15 phút/lần:
- Tốc độ truyền oxytocin
- Thời gian và tần số các cơn co tử cung.
- Nhịp tim thai: nghe mỗi 30 phút, nghe ngay sau mỗi cơn co tử cung. Nếu nhịp tim thai dưới 120l/p, phải ngừng truyền và mổ lấy thai ngay.
- Có thể gây vỡ tử cung do truyền oxytocin gây cơn co mau, mạnh mà không điều chỉnh lưu lượng truyền, do không theo dõi sát. Cần mổ cấp cứu lấy thai đẻ cứu mẹ và con.
Lưu ý: Thay đổi tư thế cánh tay có thể làm thay đổi tốc độ dòng chảy của dịch truyền. Nguy cơ vỡ tử cung nếu cơn co mau, mạnh mà không theo dõi sát, cần mổ khẩn để cứu mẹ và thai.
6. SAU SANH NÊN DÙNG DÙNG CHO SẢN PHỤ
- Kháng sinh dạng uống nhóm Beta-lactam, có thể phối hợp với nhóm kháng sinh nhóm Aminoglycosid tùy theo từng trường hợp cụ thể. Nếu dị ứng với thuốc này thì đổi sang nhóm Macrolide.
- Kháng viêm alpha chymotrypsin.
- Thuốc canxi.
- Thuốc giảm đau.
- thuốc có chứa nhóm sắt.
- Thuốc rữa âm đạo hàng ngày.
- Thuốc sử dụng cho trẻ sơ sinh:
+ Thuốc vitamin K1.
+ Thuốc ngừa viêm gan siêu vi B.
+ Một số thuốc khác kèm theo cần cấp cứu trẻ sơ sinh.
Tài liệu tham khảo
Phác đồ điều trị sản phụ khoa năm 2003 và 2005 của Bệnh viện phụ sản Từ Dũ-TP Hồ Chí Minh
GIÁC KÉO SẢN KHOA
Giác kéo sản khoa là một thủ thuật sản khoa dùng dụng cụ tạo lực hút chân không tác động lên đầu thai (ngôi chỏm) để kéo thai ra ngoài.
1. CHỈ ĐỊNH
- Giai đoạn hai kéo dài.
- Nghi ngờ suy thai (nước ối có phân su).
- Tử cung có sẹo mổ cũ (từ tuyến tỉnh trở lên).
2. ĐIỀU KIỆN
- Thai sống.
- Ngôi chỏm.
- Cổ tử cung mở hết.
- Đầu lọt thấp.
- Ối đã vỡ hay đã bấm ối.
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Mẹ có bệnh nội khoa không được phép rặn đẻ (thay thế bằng forceps).
- Các ngôi không phải ngôi chỏm.
- Thai non tháng.
- Đầu có bướu huyết thanh to.
- Đầu chưa lọt thấp.
- Suy thai.
4. CHUẨN BỊ
4.1. Phương tiện
- Máy hút bơm điện hay bơm tay, các chụp giác kéo cỡ to nhỏ khác nhau, một tay cầm để kéo, dây xích và các ống cao su.
- Bộ đỡ đẻ và cắt khâu tầng sinh môn.
- Khăn vô khuẩn.
4.2. Sản phụ
- Tư vấn cho sản phụ và gia đình.
5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Người làm thủ thuật rửa tay, mặc áo, đội mũ, đeo găng vô khuẩn.
- Sát khuẩn vùng âm hộ, tầng sinh môn.
- Thông đái.
- Kiểm tra lại kiểu thế và độ lọt của ngôi.
- Chụp giác kéo thích hợp với độ mở của cổ tử cung. Thường khi cổ tử cung mở hết, dùng chụp số 5 - 6.
- Cầm nghiêng chụp cho vào âm đạo, đặt vào ngôi thai. Đặt chụp vào vùng chẩm không chùm lên thóp sau.
- Tạo áp lực âm bằng cách bơm tới 0,2kg/cm2, kiểm tra lại chụp giác kéo tại nơi bám.
- Nếu hút phải phần mềm hoặc chụp bị kênh thì tháo hơi và đặt lại.
+ Tăng áp lực hút đến 0,7-0,8kg/cm2 thì bắt đầu kéo khi có cơn co tử cung và phối hợp với sức rặn của sản phụ. Dây kéo luôn luôn thẳng góc với diện chụp, kéo bằng sức của cẳng tay. Cắt tầng sinh môn nếu cần.
+ Khi hạ chẩm tì vào khớp vệ thì kéo lên cho đầu sổ. Sau đó tháo hơi từ từ, bỏ chụp ra ngoài, cho sản phụ rặn tiếp một hơi, đầu thai nhi sẽ sổ ra âm hộ, đỡ đẻ như bình thường.
Chú ý.
+ Thời gian bơm hút hơi cũng như lúc xả hơi phải kéo dài 1 - 2 phút.
+ Theo dõi tiến triển của ngôi sau mỗi cơn co. Tầng sinh môn phải giãn sau lần kéo thứ 2.
+ Không được kéo lâu quá 10 phút hoặc quá 4 cơn co.
+ Nếu trong lúc đang kéo, giác kéo bị trượt, chỉ đặt lại chụp một lần nữa và không quá 1 lần.
6. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Rách thành âm đạo, cổ tử cung: khâu cầm máu.
- Khám kỹ thai nhi để phát hiện các sang chấn để xử trí.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (Ban hành kèm theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT, ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
BÓC RAU NHÂN TẠO
Bóc rau nhân tạo là thủ thuật đưa tay vào buồng tử cung để lấy rau ra sau khi thai đã sổ.
1. CHỈ ĐỊNH
- Nếu xử trí giai đoạn 3 của chuyển dạ thất bại thì phải bóc rau (từ tuyến huyện trở lên)
- Chảy máu trong thời kỳ sổ rau khi rau còn trong tử cung (được thực hiện ở xã trở lên).
- Những trường hợp cần kiểm tra sự toàn vẹn của buồng tử cung sau khi sổ thai.
Chú ý: Sản phụ đang choáng, phải hồi sức rồi mới bóc rau nhân tạo.
2. CHUẨN BỊ
2.1. Cán bộ chuyên khoa
Thủ thuật viên rửa tay đến khủyu, mặc áo, đi găng vô khuẩn.
2.2. Phương tiện
- Thuốc giảm đau sử dụng một trong các loại sau đây:
+ Dolosal 0,10g, hoặc
+ Fentanyl 1%, tiêm tĩnh mạch chậm 50mcg (nơi có bác sĩ), hoặc
+ Diazepam 5mg/ml, tiêm tĩnh mạch chậm (nơi có bác sĩ).
- Thuốc trợ tim, hồi sức để dùng khi cần.
2.3. Sản phụ
- Được tư vấn trước khi làm thủ thuật.
- Thông đái, sát khuẩn tầng sinh môn, âm đạo, trải khăn vô khuẩn.
- Giảm đau.
3. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Kháng sinh dự phòng uống hoặc tiêm.
- Đưa tay vào tử cung lần theo dây rốn tới vùng rau bám, dùng bờ trong của bàn tay tách bánh rau khỏi thành tử cung. Nếu bàn tay không đưa được vào buồng tử cung, thủ thuật viên nên chờ một lát, cho thuốc giảm co (2mg glycerol trinitrat dưới lưỡi) rồi dùng tay nong từ từ để vào buồng tử cung.
- Tay trên bụng cố định đáy tử cung.
- Khi rau bong hết thì tay trong tử cung đẩy bánh rau ra ngoài.
- Sau khi bóc rau nhân tạo phải kiểm soát buồng tử cung ngay.
- Thuốc co tử cung:
+ oxytocin 5đv, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch hoặc/và
+ Ergometrin 0,2mg, tiêm bắp hoặc.
+ Misoprostol 200mcg ngậm dưới lưỡi 1 - 2 viên hoặc đặt hậu môn 3 - 4 viên.
- Nếu không bóc được bánh rau vì rau bám chặt hoặc rau cài răng lược thì không đượccố sức bóc, phải chuyển phẫu thuật cắt tử cung.
4. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
4.1. Theo dõi
- Mạch, huyết áp, toàn trạng và phản ứng của sản phụ.
- Co hồi tử cung và lượng máu chảy từ tử cung ra.
4.2. Xử trí
- Choáng do đau hoặc do mất máu (tham khảo bài “Choáng sản khoa”).
- Giữ cho tử cung co tốt (tham khảo bài “Chảy máu sau đẻ”)
- Nếu tử cung vẫn không co dù đã dùng thuốc co tử cung cần kiểm soát tử cung lại để lấy hết máu cục và rau sót.
- Nếu máu tiếp tục chảy trong khi tử cung co tốt phải kiểm tra tổn thương ở cổ tử cung và âm đạo.
- Cần cho kháng sinh điều trị nếu nghi ngờ có nhiễm khuẩn.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (Ban hành kèm theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT, ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
Phần II: Phụ khoa
THAI NGOÀI TỬ CUNG
1. KHÁI NIỆM
Thai ngoài tử cung là trường hợp thai không làm tổ trong buồng tử cung. Có thể gặp ở nhiều vị trí khác nhau như ở vòi tử cung, buồng trứng, tại ống cổ tử cung hoặc tại các vị trí khác nhau trong ổ bụng, thậm chí ngoài ổ phúc mạc. Tuy nhiên, khoảng hơn 95% trường hợp chửa ngoài tử cung xảy ra ở vòi tử cung (55% ở loa, 25% ở eo, 17% ở đoạn bóng và chỉ 2% đoạn kẽ)
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Lâm sàng
- Cơ năng
+ Chậm kinh: nhiều trường hợp không rõ vì đôi khi ra máu trước thời điểm dự báo có kinh.
+ Ra máu âm đạo với tính chất: ra ít một, sẫm màu, ra liên tục dai dẳng.
+ Đau bụng: thường xuất hiện do vòi tử cung bị căng giãn và nứt vỡ hoặc máu trong ổ bụng gây kích thích phúc mạc, thường đau ở vị trí chỗ thai. Đôi khi đau bụng kèm theo mót rặn khi trực tràng bị kích thích.
- Toàn thân
+ Có thể choáng ngất do đau, do vỡ khối thai
+ Hoặc có dấu hiệu thiếu máu mãn tính, da hơi ánh vàng nhạt trong thể huyết tụ thành nang.
- Thực thể
+ Khám bụng có điểm đau, phản ứng thành bụng trong trường hợp có máu trong ổ bụng.
+ Khám mỏ vịt: dấu hiệu có thai như cổ tử cung tím khó phát hiện, nhưng âm đạo có máu từ lỗ cổ tử cung ra, số lượng ít, máu sẫm màu giống như bã café, không đông.
+ Thăm âm đạo: tử cung to hơn bình thường nhưng không tương xứng tuổi thai. Sờ nắn thấy có khối cạnh tử cung, mềm, ranh giới không rõ, đau khi di động tử cung. Túi cùng sau đầy và rất đau khi có chảy máu trong. Đặc trưng là tiếng kêu “Douglas” khi chạm vào túi cùng sau làm người bệnh đau giật nảy người và hất tay thầy thuốc ra, lắc cổ tử cung bệnh nhân than đau.
2.2. Cận lâm sàng
- XN máu: CTM 18 chỉ số, TQ, TCK, ion đồ, chức năng gan, chức năng thận ...
- Phản ứng chẩn đoán có thai: Test thử thai: dương tính
siêu âm.
- Siêu âm
+ Không thấy hình ảnh túi ối trong buồng tử cung, nên nghĩ nhiều đến thai ngoài tử cung.
+ Tìm khối thai ở xung quanh, cạnh tử cung, có thể có dịch ở túi cùng Douglas. Hình ảnh túi ối giả trong buồng tử cung do máu và màng rụng đọng lại.
+ Siêu âm đường bụng nhìn thấy túi ối trong buồng tử cung là khoảng 6 tuần (chậm kinh 2 tuần).
- Một số thăm dò khác:
+ Chọc dò túi cùng sau âm đạo có máu không đông.
2.3. Chẩn đoán xác định
- Dựa vào lâm sàng: chậm kinh + đau bụng dưới + ra máu âm đạo.
- Có thể sờ thấy khối thai cạnh tử cung
- Dựa vào cận lâm sàng: siêu âm + test thử thai dương tính (hoặc βhCG nếu cần)
2.4. Các thể lâm sàng
2.4.1. Thể thai ngoài tử cung chưa vỡ
Toàn trạng bình thường, không mất máu. Thăm trong có thể nắn thấy khối cạnh tử cung, khu trú rõ và đau, các túi cùng thường không đầy, không đau. Siêu âm không có máu trong ổ bụng.
2.4.2. Thể lụt máu ổ bụng
Bệnh cảnh nổi bật là đau và choáng nặng do chảy máu trong, xuất hiện đột ngột. Bụng trướng, ấn đau khắp bụng. Siêu âm dịch nhiều ở cùng đồ và trong ổ bụng.
2.4.3. Thể giả sảy
Khi có biến đổi nội tiết toàn bộ nội mạc tử cung bong ra và bị tống ra ngoài làm dễ nhầm với sẩy thai, bỏ sót thai ngoài tử cung. Xét nghiệm giải phẫu bệnh tổ chức nạo ra thấy hình ảnh màng rụng, không thấy lông rau - hình ảnh Arias Stella.
2.4.4. Thể huyết tụ thành nang
Do máu chảy ít một, đọng lại sau đó ruột, các tạng và mạc nối phản ứng, bọc lại thành khối huyết tụ. Chẩn đoán thường khó vì triệu chứng không điển hình. Toàn thân có tình trạng thiếu máu. Chọc dò hút ra máu đen lẫn cặn.
2.4.5. Thai ở buồng trứng
Thường chỉ chẩn đoán được sau khi đã mở bụng hay nội soi. Chẩn đoán khi thấy túi thai nằm ở buồng trứng. Theo tiêu chuẩn của Spiegelberg thì đặc điểm của chửa buồng trứng là:
+ Túi ối nằm trên vùng buồng trứng
+ Khối thai liên tục với tử cung bởi dây chằng tử cung-buồng trứng
2.4.6. Thai trong ổ bụng
Thai nằm ngoài hoàn toàn tử cung, thường phát triển khá lớn, thậm chí có thể sờ nắn thấy thai ở ngay dưới da bụng. Vị trí thai có thể ở bất kỳ vị trí nào trong ổ bụng, thường là ở vùng hạ vị nhưng cũng có thể gặp ở vùng gan, vùng lách, thậm chí ở sau phúc mạc
2.4.7. Thai ống cổ tử cung
Hiếm gặp, là trường hợp thai làm tổ ở phía dưới lỗ trong cổ tử cung. Triệu chứng nghèo nàn, không đặc hiệu, khám thấy cổ tử cung phình ra một cách bất thường. Hậu quả gây thai chết lưu hoặc sẩy thai, rau cài răng lược, khi rau bong dở dang làm chảy máu khó cầm. Nạo không cầm được máu mà thường phải tiến hành cắt tử cung.
2.4.8. Thai sẹo mổ tử cung
2.4.9. Phối hợp thai trong tử cung với thai ngoài tử cung
Rất hiếm gặp, dễ bỏ sót. Hiện nay hay gặp trong trường hợp thụ tinh ống nghiệm
3. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
- Sẩy thai, doạ sẩy thai: siêu âm trước đó đã quan sát thấy hình ảnh túi ối trong buồng tử cung.
- Viêm phần phụ: có tình trạng nhiễm khuẩn, để phân biệt có thể dùng xét nghiệm định lượng HCG và soi ổ bụng
- Vỡ nang noãn: trường hợp chảy máu trong ổ bụng gây choáng thì buộc phải phẫu thuật để cầm máu và rửa ổ bụng, thường chẩn đoán sau khi đã mở bụng.
- Khối u buồng trứng: không có dấu hiệu có thai, triệu chứng thường xuất hiện khi co biến chứng, thăm trong có khối cạnh tử cung nên cần siêu âm để phân biệt.
- Viêm ruột thừa: đau hố chậu phải, có biểu hiện nhiễm trùng và rối loạn tiêu hoá, không có phản ứng thai nghén. Phân biệt đám quánh ruột thừa với huyết tụ thành nang.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc chung
- Là cấp cứu sản khoa cần chẩn đoán sớm và điều trị sớm. Có thể điều trị nội khoa hay ngoại khoa tuỳ thuộc vào thể bệnh và biểu hiện lâm sàng của thai ngoài tử cung.
- Nếu có sốc thì phải hồi sức tích cực chống sốc và vừa phẫu thuật cầm máu vừa hồi sức tích cực. Nếu có máu ngân hàng thì truyền máu ngay. Còn không có máu tranh thủ phẫu thuật để lấy máu truyền máu hoàn hồi.
4.2. Điều trị cụ thể là phẫu thuật phụ khoa để cầm máu
Điều kiện: tuần hoàn không ổn định, có dấu hiệu shock do vỡ, doạ vỡ
Có các bệnh nội khoa kết hợp như suy thận, suy giảm miễn dịch βhCG > 5000 mIU/ml, siêu âm nhiều dịch ổ bụng
Dị ứng với Methotrexat (MTX) hoặc không chấp nhận điều trị MTX
+ Thể lụt máu trong ổ bụng: mổ cấp cứu để cắt khối thai cầm máu, đồng thời hồi sức tích cực, bồi phụ thể tích tuần hoàn đã mất.
+ Thể huyết tụ thành nang: mổ bán cấp cứu để tránh vỡ thứ phát hay tránh nhiễm khuẩn. Lấy hết máu tụ và khối thai, cầm máu, lau rửa sạch khoang chứa máu, chú ý khi mổ không gây tổn thương ruột, bàng quang khi tách dính.
+ Thể thai trong ổ bụng: nên mổ khi thai nhỏ dưới 32 tuần, thai trên 32 tuần nếu sống có thể theo dõi thêm. Khi mổ lấy thai không nên vội vàng vì sẽ khó trong xử lý bánh rau, đôi khi bánh rau bị bong gây chảy máu rất khó cầm, hoặc khi bánh rau bám rộng và chặt vào tổ chức trong ổ bụng thì phải chèn gạc thật chặt rồi rút dần trong những ngày sau.
+ Thể thai ở ống cổ: thường phải cắt tử cung để cầm máu.
5. TIẾN TRIỂN
Khả năng sinh đẻ của những phụ nữ đã bị mổ chửa ngoài tử cung là rất khó khăn: 50% bị vô sinh và 15% bị tái phát thai ngoài tử cung. Với những phụ nữ trẻ chưa có đủ con có thể phẫu thuật bảo tồn vòi tử cung, nhưng kết quả cũng rất hạn chế.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa (Ban hành kèm theo Quyết định số 315/QĐ-BYT, ngày 29/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
- Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (Ban hành kèm theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT, ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
U NANG BUỒNG TRỨNG
1. KHÁI NIỆM
U nang buồng trứng là những u có vỏ bọc ngoài, bên trong chứa dịch, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. U nang buồng trứng có thể gây rối loạn kinh nguyệt, gây khó chịu tại chỗ, làm giảm chức năng sinh sản, đôi khi gây suy nhược cơ thể hoặc có thể gây tử vong do các biến chứng: tiến triển thành ung thư, tắc ruột.
2. CÁC LOẠI U BUỒNG TRỨNG
2.1. Các nang cơ năng
2.1.1. Nang bọc noãn
Nang bọc noãn do nang De Graff không vỡ vào ngày qui định, lớn dần lên, thường từ 3 - 8 cm hoặc lớn hơn.
- Triệu chứng: không rõ ràng, đôi khi có ra máu, nang to có thể gây đau tiểu khung, đau khi giao hợp, có thể gây ra chu kỳ kinh dài, hoặc ngắn. Nang có thể bị xoắn hoặc vỡ gây bệnh cảnh cấp cứu.
- Chẩn đoán phân biệt với: viêm vòi trứng, lạc nội mạc tử cung, nang hoàng thể, khối u khác.
- Xử trí: thường nang tự biến mất trong khoảng 60 ngày, không cần điều trị. Có thể dùng thuốc tránh thai gây vòng kinh nhân tạo.
Nếu nang tồn tại trên 60 ngày với chu kỳ kinh đều thì có khả năng không phải nang cơ năng.
2.1.2. Nang hoàng thể
Có hai loại nang hoàng thể: nang tế bào hạt và nang tế bào vỏ.
- Nang hoàng thể tế bào hạt: là nang cơ năng, gặp sau phóng noãn, các tế bào hạt trở nên hoàng thể hoá.
+ Triệu chứng: đau vùng chậu, gây vô kinh hoặc chậm kinh, dễ nhầm với chửa ngoài tử cung, có thể xoắn nang, vỡ nang gây chảy máu phải soi ổ bụng hoặc mở bụng để cầm máu.
- Nang hoàng thể tế bào vỏ: loại nang này không to, hay gặp ở hai bên buồng trứng, dịch trong nang màu vàng rơm. Loại nang này thường gặp trong buồng trứng đa nang, chửa trứng, chorio hoặc quá mẫn trong kích thích phóng noãn.
+ Xử trí: nang thường biến mất sau điều trị như nạo trứng, điều trị chorio.
- Buồng trứng đa nang (Hội chứng Stein-Leventhal):
Gặp ở hai bên buồng trứng, gây vô kinh, vô sinh, thiểu kinh, 50% có mọc râu và béo. Nhiều trường hợp gây vô sinh thứ phát. Những rối loạn có liên quan đến rối loạn chức năng vùng dưới đồi.
Buồng trứng đa nang có vỏ bị sừng hóa, bề mặt trắng ngà, nhiều nang nhỏ nằm dưới lớp vỏ dày giống hình con sò.
Xét nghiệm: 17-ketosteroid tăng nhẹ nhưng estrogen và FSH bình thường, LH cao.
Chẩn đoán: dựa vào khai thác tiền sử, khám thực thể, dậy thì sớm, mất kinh kéo dài, xét nghiệm LH tăng cao, theo dõi nhiệt độ cơ thể không có biểu hiện phóng noãn. Buồng trứng to khi khám qua tiểu khung gặp trong 50% trường hợp.
Chẩn đoán xác định: triệu chứng lâm sàng, LH/FSH>1,5, nếu > 2 chắc chắn, siêu âm nhiều nang noãn nằm ở bề mặt vỏ buồng trứng và soi ổ bụng.
Điều trị: Chlomifen 50 - 100 mg trong 5 - 7 ngày kết hợp Pregnyl 5000 đơn vị gây phóng noãn, đôi khi phải cắt góc buồng trứng. Người ta thấy cắt góc buồng trứng đem lại thành công trong điều trị vô sinh.
Người bị buồng trứng đa nang thường không phóng noãn trường diễn do đó niêm mạc tử cung chịu ảnh hưởng của estrogen nên bị quá sản, có thể gặp cả quá sản không điển hình do đó cần kết hợp điều trị thêm bằng progestatif.
- Nang hoàng thể trong thai nghén
Là những nang gặp trong khi có thai, có thể cả hai bên buồng trứng, kích thước khoảng < 5cm
2.2. U nang buồng trứng thực thể
2.2.1. U nang biểu mô buồng trứng: chiếm 60 - 80% tất cả các loại u nang gồm: u nang nước, u nang nhầy, lạc nội mạc tử cung, u tế bào sáng, u Brenner, u đệm buồng trứng.
- U nang nước
Là loại u có vỏ mỏng, cuống thường dài, chứa dịch trong, kích thước thường to, có khi choán hết ổ bụng, là loại khối u lành tính, có thể có nhú ở mặt trong hoặc mặt ngoài vỏ nang. Những khối u lành tính thường có vỏ nhẵn, chứa dịch vàng nhạt. Nếu có nhú thường là ác tính.
+ Triệu chứng: gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng hay được phát hiện ở tuổi 20-30, cũng gặp cả ở tuổi tiền mãn kinh và sau mãn kinh.
+ Khám tiểu khung thấy khối u.
+ Xử trí: mổ cắt bỏ nang, trong khi mổ nên cắt lạnh để chẩn đoán loại trừ ung thư.
- U nang nhầy
Chiếm khoảng 10 - 20% các loại khối u biểu mô, và khoảng 85% u nang nhầy là lành tính, tuổi thường gặp từ 30 - 50.
U nang nhầy vỏ mỏng và nhẵn, ít khi có nhú, vỏ nang gồm 2 lớp: tổ chức xơ và biểu mô trụ. U nang gồm nhiều thuỳ ngăn cách bởi các vách ngăn, trong chứa chất dịch nhày vàng, kích thước thường to nhất trong các u buồng trứng.
Xử trí: mổ cắt bỏ u nang.
- Lạc nội mạc tử cung tại buồng trứng
Thường phát hiện được qua soi ổ bụng hoặc trong phẫu thuật 10 - 25% do tuyến nội mạc tử cung lạc chỗ ở buồng trứng.
Cấu tạo vỏ nang mỏng, bên trong chứa dịch màu chocolate (máu kinh), khối u thường dính, dễ vỡ khi bóc tách.
Chẩn đoán: dựa vào các triệu chứng đau hạ vị, đau bụng khi hành kinh, đau khi giao hợp, khám tiểu khung và soi ổ bụng phát hiện khối u.
- Khối u tế bào sáng (Mesonephroid tumour) giống u lạc nội mạc tử cung. Chỉ chẩn đoán xác định được bằng giải phẫu bệnh.
- Khối u Brenner: 80% là lành tính, có nguồn gốc từ một nang De Graff, chiếm khoảng 1 - 2 % của khối u buồng trứng nguyên phát thường chỉ gặp ở một bên buồng trứng.
Khám tiểu khung: phát hiện khối u, mật độ khối u có chỗ mềm chỗ cứng, do đó dễ nhầm với u xơ tử cung, bổ ra có màu vàng hoặc trắng, kích thước khối u không to, đường kính 5 - 8cm.
Xử trí: mổ cắt bỏ khối u
2.2.2. U nang bì (Dermoid cyst):
Chiếm tỷ lệ 25% khối u buồng trứng. Hay gặp là teratome, khối u chứa tổ chức phát sinh từ tế bào mầm. Trong nang chứa các tổ chức như răng, tóc, bã đậu. U nang bì thường lành tính nhưng cũng có thể trở thành ác tính. Hay được phát hiện ở lứa tuổi 20-30. Khoảng 20% phát triển ở cả hai bên buồng trứng.
- Triệu chứng: thường ít triệu chứng. Phát hiện khi mổ lấy thai hoặc chụp X-quang thấy răng trong khối u.
- Điều trị: phẫu thuật là phương pháp tối ưu. Nếu nang nhỏ nên cắt bỏ phần u, để lại phần buồng trứng lành.
3. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG
Nói chung các khối u nếu không được xử trí cắt bỏ sẽ lớn dần lên, gây chèn ép các tạng trong ổ bụng, có thể bị xoắn hoặc bị ung thư hóa.
Biến chứng hay gặp là:
- Xoắn nang: hay gặp ở khối u có kích thước nhỏ, cuống dài, không dính, xoắn nang có thể xảy ra khi đang mang thai (nhất là trong những tháng đầu thai nghén), hoặc sau khi đẻ.
Triệu chứng: đau đột ngột, dữ dội, vã mồ hôi, choáng, nôn. Xử trí: mổ cấp cứu.
- Vỡ nang: thườngxảy ra sau khi nang bị xoắn hoặc sau chấn thương vùng bụng dưới.
- Nhiễm khuẩn nang: xảy ra khi xoắn nang. Nhiễm khuẩn làm nang to lên, dính vào các tạng xung quanh. Biểu hiện lâm sàng giống viêm nội mạc tử cung.
- Chèn ép tiểu khung: khối u đè vào trực tràng, bàng quang. Nang to, tiến triển trong nhiều năm choán hết ổ bụng, chèn ép tĩnh mạch chủ dưới gây phù, tuần hoàn bàng hệ, cổ chướng.
- Có thai kèm u nang buồng trứng:
Được chẩn đoán qua khám thai định kỳ hoặc qua siêu âm.
Có thể gặp bất kỳ loại nang nào, nhưng hay gặp là nang hoàng thể hay u nang bì, ít khi gặp nang ác tính.
Nếu nên mổ vào thời gian sau 13 tuần vì lúc này rau thai đã tiết đủ hocmon để nuôi dưỡng thai, nếu là nang hoàng thể thì thường giảm kích thước hoặc không phát triển nữa, có thể không cần phải mổ.
Nếu u phát triển to nên trong 3 tháng giữa thai kỳ, thì nên mổ ngay, trừ khi chỉ phát hiện được trong thời kỳ cuối thai nghén.
4. NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ
- Khi đã chẩn đoán u nang thực thể nên mổ cắt u sớm.
- Nang nước gặp ở người lớn tuổi nên cắt cả hai buồng trứng
- Nang nhầy cần cắt bỏ cả hai bên buồng trứng để tránh tái phát.
- Nang bì cắt bỏ khối u cố gắng bảo tồn nhu mô lành.
- Nếu nang buồng trứng hai bên ở người trẻ tuổi cần bảo tồn bên lành.
- Nang ở người có thai nếu có chỉ định giữ thai nên bóc nang vào tháng thứ tư.
- U nang có dấu hiệu nứt vỡ cần sinh thiết tức thì đề phòng ung thư.
- U nang to ở người già chú ý tránh làm giảm áp lực đột ngột ổ bụng.
- Nếu các u nang phát triển trong đáy dây chằng rộng, bóc tách cẩn thận đề phòng chạm niệu quản, ruột, bàng quang.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa (Ban hành kèm theo Quyết định số 315/QĐ-BYT, ngày 29/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (Ban hành kèm theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT, ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
BÓC NANG TUYẾN BARTHOLIN
1. CHỈ ĐỊNH
-Viêm tuyến Bartholin có rò hoặc không rò.
-Nang tuyến Bartholin
2. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Nang tuyến Bartholin đang trong giai đoạn viêm (sưng, nóng, đỏ, đau)
3. CHUẨN BỊ
3.1. Người thực hiện
- Bác sỹ chuyên ngành Phụ-Sản
3.2. Phương tiện
- Bộ dụng cụ tiểu thủ thuật
3.3. Người bệnh
- Đồng ý làm thủ thuật, có giấy cam đoan
3.4. Hồ sơ bệnh án
- Hoàn thiện hồ sơ gồm: khám, hội chẩn, hoàn thiện bộ xét nghiệm máu.
4. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
4.1. Thì 1. Rạch da
-Có thể sử dụng các đường rạch để vào tuyến tùy theo tác giả.
+ Đường rạch giữa nếp gấp môi lớn và môi bé.
+ Đường rạch ở mặt ngoài môi lớn (đường Halban)
+ Đường rạch bờ môi lớn chỗ căng phồng của tuyến dọc theo cả chiều dài của khối u (Lieffring).
4.2. Thì 2. Bóc tách tuyến.
-Bờ trên ngoài của tuyến thường dính nên khó bóc tách hơn mặt trong dưới niêm mạc
- Bóc tách phải rất cẩn thận tránh vỡ khối viêm hoặc để dịch mủ thoát ra ngoài qua lỗ tiết của tuyến, vì vậy khi bóc tách đến lỗ tuyến nên cặp cổ tuyến bằng kẹp.
4.3. Thì 3. Cầm máu.
- Nên sử dụng dao điện cầm máu hoặc khâu qua đáy khoang bóc tách bằng chỉ Vicryl. Trường hợp chảy máu nhiều hoặc có mủ nên đặt mảnh cao su dẫn lưu.
4.4. Thì 4. Khâu niêm mạc.
- Thắt các mũi khâu cầm máu qua khoang bóc tách sẽ làm khít hai mép rạch hoặc có thể khâu niêm mạc bằng mũi rời.
- Nếu sử dụng chỉ không tiêu thì cắt chỉ sau 7 ngày.
5. THEO DÕI
-Sử dụng kháng sinh ít nhất 5 ngày sau khi làm thủ thuật
- Vệ sinh tầng sinh môn bằng dung dịch betadin hoặc các dung dịch sát trùng khác.
- Theo dõi nguy cơ tụ máu sau khi làm thủ thuật và nguy cơ nhiễm khuẩn
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (Ban hành kèm theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT, ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
U XƠ TỬ CUNG
1. KHÁI NIỆM
U xơ tử cung là khối u lành tính, có nguồn gốc từ cơ trơn của tử cung, thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, tuổi thường gặp 35 - 50; kích thước khối u thường gặp khoảng dưới 15cm. U xơ tử cung thường ít có triệu chứng nhưng khi khối u lớn có thể gây rối loạn kinh nguyệt, đau do chèn ép và vô sinh.
2. TRIỆU CHỨNG VÀ CHẨN ĐOÁN
2.1. Triệu chứng cơ năng
- Ra huyết từ buồng tử cung: là triệu chứng chính gặp trong 60% trườnghợp, thể hiện dưới dạng cường kinh, dần dần kinh nguyệt rối loạn: rong kinh kéo dài và ra nhiều máu.
- Toàn thân bị thiếu máu, xanh xao, gày sút nếu ra máu kéo dài.
- Đau vùng hạ vị hoặc hố chậu, đau kiểu tức, nặng bụng dưới, (40% trườnghợp) do khối u chèn ép vào các tạng bên cạnh hoặc do viêm khung chậu.
- Ra khí hư loãng, hoặc ra khí hư do viêm âm đạo, viêm niêm mạc tử cung.
2.2. Triệu chứng thực thể
- Nhìn có thể thấy khối u gồ lên ở vùng hạ vị, nếu khối u to.
- Nắn bụng: có thể thấy khối u (nếu to) ở vùng hạ vị, mật độ chắc, di động liên quan đến tử cung.
- Đặt mỏ vịt: có thể thấy polip có cuống nằm ở ngoài cổ tử cung.
- Thăm âm đạo kết hợp nắn bụng thấy toàn bộ tử cung to, chắc, có khi thấy nhiều khối nổi trên mặt tử cung; di động cổ tử cung thì khối u di động theo.
2.3. Cận lâm sàng
- Siêu âm: thấy tử cung to, đo được kích thước nhân xơ, siêu âm bơm nước buồng tử cung có thể phát hiện polyp buồng tử cung.
- Soi buồng tử cung: chẩn đoán và điều trị các polip dưới niêm mạc.
- Xét nghiệm tế bào học: phát hiện các tổn thương cổ tử cung kèm theo
2.4. Chẩn đoán phân biệt
- Với tử cung có thai: hỏi bệnh, khám lâm sàng, thử thai, siêu âm.
- Khối u buồng trứng: thường có vị trí và di động biệt lập với tử cung, siêu âm
- Ung thư niêm mạc tử cung: hỏi bệnh, khám lâm sàng, xét nghiệm tế bào học và siêu âm.
3. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG
- U xơ tử cung thường tiến triển chậm, có thể ngừng phát triển sau khi mãn kinh.
- Biến chứng:
+ Chảy máu: rong kinh, rong huyết, kéo dài gây thiếu máu.
+ Chèn ép các tạng chung quanh gây đau, táo bón, bí tiểu.
+ Thoái hóa, hoại tử vô khuẩn.
4. U XƠ TỬ CUNG VÀ THAI NGHÉN
- Chậm có thai hoặc vô sinh.
- Khi có thai:
+ Khối u xơ thường to lên.
+ U xơ có thể gây sẩy thai, đẻ non, ngôi thai bất thường.
- Gây rau tiền đạo, rau bong non.
- Khi đẻ: gây rối loạn cơn co, trở thành khối u tiền đạo, chuyển dạ kéo dài.
- Thoái hóa khối u gây đau bụng
5. XỬ TRÍ
- Điều trị nội khoa chỉ định đối với một số khối u nhỏ mục đích để hạn chế sự phát triển của khối u và hạn chế rong kinh rong huyết. Thuốc có thể sử dụng:
Medroxyprogesteron acetat 10mg/ngày x 10 ngày từ ngày 16 kỳ kinh hoặc dùng thuốc Danasol 200mg/ngày x10 ngày
- Điều trị ngoại khoa (mổ nội soi hay mổ mở):
+ U xơ có biến chứng rong kinh, rong huyết, điều trị nội khoa không kết quả.
+ U xơ phối hợp với các tổn thương khác như: u nang buồng trứng, loạn sản cổ tử cung, sa sinh dục ...
+ U xơ to, gây chèn ép.
+ U xơ làm biến dạng buồng tử cung, u xơ dưới niêm mạc gây chảy máu và nhiễm khuẩn.
Tùy theo tuổi, số lần có thai, mong muốn có thai để quyết định cách xử trí: bóc nhân xơ bảo tồn tử cung, gây tắc mạch hay cắt tử cung bán phần hoặc hoàn toàn.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa (Ban hành kèm theo Quyết định số 315/QĐ-BYT, ngày 29/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
- Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (Ban hành kèm theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT, ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
VIÊM ÂM ĐẠO
1. ĐẠI CƯƠNG
- Mầm bệnh hay gặp: lậu cầu khuẩn, chlamydia trachomatis, hemophilus ducreyl, tricomonas vaginalis, gardnerella vaginalis, candida albicans, virus u nhú, virus herpes.
Đường lây: quan hệ tình dục, nội sinh, thầy thuốc khám bệnh không đảm bảo vô trùng
- Các yếu tố thuận lợi: bộ phận sinh dục nữ có cấu tạo giải phẫu đặc biệt với nhiều ngóc ngách, nhiều nếp nhăn, nhiều lỗ tuyến thuận lợi cho mần bệnh cư trú và phát triển. Đường sinh dục nữ thông vào ổ bụng ở đầu loa vòi trứng làm điều kiện cho vi khuẩn phát triển vào phúc mạc gây viêm tiểu khung, hành kinh hàng tháng kèm theo bong niêm mạc tử cung để lại tổn thương trong buồng tử cung, máu kinh là môi trường nuôi cấy vi khuẩn thuận lợi nên viêm nhiễm càng dễ phát triển
2. CÁC HÌNH THÁI CỦA VIÊN ÂM ĐẠO
2.1. Viêm do vi khuẩn
- Mầm bệnh: Gardenerella vaginalis, Mycoplasma homitis, vi khuẩn kỵ khí
- Triệu chứng: Khí hư hôi, ngứa bộ phận sinh dục, âm đạo có những nốt đỏ
- Xét nghiệm: bệnh phẩm trên phiến kính + KOH > bốc mùi tanh cá
- Điều trị: thụt âm đạo axít axetic 1%
Metronidazol 1g/ngày x 7 ngày, hoặc uống liều duy nhất 2g
Đặt Metronidazol mỗi tối 1v x 2 tuần
Tái phát có thể dùng 2 đợt
2.2. Viêm âm đạo do Trichomonas
- Mầm bệnh: trùng roi Trichomonas vaginalis
- Khi thăm khám hoặc đặt mỏ vịt: Thành âm đạo có những nốt tròn hoặc bầu dục.
- Soi tươi thấy hình ảnh trùng roi
- Điều trị: cả vợ và chồng: Metronidazol 1g/ngày x 7 ngày.
- Vợ: đặt thêm Metronidazol trong vòng 10 ngày. Tiêu chuẩn khỏi là tìm Trichomonas 3 vòng kinh liên tiếp (-)
2.3. Viêm âm đạo do nấm
- Mầm bệnh: Candida albicans
- Yếu tố thuận lợi: khả năng tự bảo vệ cơ thể giảm sút: đái đường, có thai
- Triệu chứng: ngứa âm hộ, có vết lan đỏ ở sinh dục ngoài
- Xét nghiệm: có sợi nấm, test tanh cá (-)
- Điều trị: đặt Nystatin 100mg âm đạo mỗi tối 1viên
Mycostatine, Meconazol 100mg mỗi tối 1viên trong vòng 3 tối
Thụt âm đạo bằng Natri bicacbonat 1 - 2%, bơm Glyceryl borat 30%
2.4. Bệnh lậu
- Mầm bệnh: lậu cầu khuẩn Neisseria gonorrhoea thường gây viêm âm hộ âm đạo, cổ tử cung, vòi trứng
- Triệu chứng: thời gian ủ bệnh 2 - 6 ngày
Khí hư âm đạo như mủ xanh, vàng. Chồng có tiền sử đái dắt đái buốt, đái ra mủ
- Biến chứng: viêm tiểu khung, vô sinh, chửa ngoài tử cung, sẩy thai, nhiễm khuẩn, đẻ non, lậu mắt trẻ sơ sinh
- Điều trị: kháng sinh cephalosporin thế hệ thứ 3
2.5. Giang mai
- Mầm bệnh: xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum. Sau khi bị nhiễm bệnh trở thành bệnh toàn thân, vi khuẩn có thể lây sang con qua rau thai
- Triệu chứng: gồm 3 giai đoạn
+ Thời kỳ 1: xuất hiện sau giao hợp khoảng 3 tuần, tổn thương ở âm hộ là săng (chancre) giang mai, vết loét tròn, bờ cứng hơi nổi cao trên mặt da, không đau, không ngứa kèm theo hạch bẹn, có thể gặp săng ở âm đạo và cổ tử cung. Săng thường tự khỏi sau 2 - 6 tuần dù không điều trị.
+ Thời kỳ 2: xảy ra sau 6 tuần 9 tháng sau nhiễm bệnh, vi khuẩn đã vào máu dẽ lây lan. Tổn thương là ban đỏ và chồi sùi dính lại thành từng đám, bờ cứng, xuất tiết và hoại tử, ở khắp nơi trên cơ thể như da, lòng bàn tay, gót chân, niêm mạc miệng, có kèm theo hạch bẹn
+ Thời kỳ 3: tổn thương là gôm (gumma) giang mai, là nốt loét, có thể đau, phù nề do bội nhiễm, có hạch viêm đi kèm.
- Xét nghiệm: các phản ứng huyết thanh VDRL (Veneral Disease Research Laboratory) và RPR (Rapid Plasma Reagin) ngoài ra có thể thấy xoắn khuẩn trong bệnh phẩm lấy từ săng hoặc hạch bẹn
- Điều trị: Benzathin penicillinG 2,4 triệu/tuần x 3 tuần (điều trị cả chồng với liều tưong tự)
- Biến chứng: sẩy thai liên tiếp, đa ối, dị dạng thai, giang mai bẩm sinh
2.6. Viêm âm đạo do thiếu Estrogen
Do thiếu estrogen nên biểu mô âm đạo bị teo, tế bào giảm glycogen, pH, âm đạo không toan, không tự bảo vệ và chống vi khuẩn được
- Nguyên nhân: phụ nữ đã mãn kinh, phụ nữ đã cắt bỏ 2 buồng trứng
- Triệu chứng: âm hộ khô, teo, đau. Đặt mỏ vịt âm đạo đau, thành âm đạo mỏng, dễ chảy máu, cổ tử cung nhỏ
- Điều trị: Mycrofollin 0,05mg 1v/ngày. Tại chỗ Colpotrophine trong 10-20 ngày
2.7. Sùi mào gà (Condyloma)
Là bệnh do virus loại Papilloma nhóm 6 hay 11, ủ bệnh 3 - 6 tháng
Tổn thương là các khối sùi ở da vùng môi lớn, môi bé, tiền đình, âm đạo, cổ tử cung màu hồng nhạt
- Điều trị: đốt điện, đốt nhiệt, bôi thuốc Podophylin trên bề mặt khối u, điều trị cho cả chồng nếu bị.
3. PHÕNG BỆNH
- Rửa sạch mỗi lần đi vệ sinh
- Quan hệ tình dục với một người
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
- Khi ra khí hư cần đi khám ngay.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa (Ban hành kèm theo Quyết định số 315/QĐ-BYT, ngày 29/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (Ban hành kèm theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT, ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
VIÊM PHẦN PHỤ
1. ĐẠI CƯƠNG
Viêm nhiễm đường sinh dục là một trong những bệnh phổ biến ở phụ nữ nó liên quan mật thiết với quan hệ tình. Ngoài ra nó còn là hậu quả của các biến chứng trong sinh đẻ như nạo sót nhau, bóc rau sau đẻ, đặt dụng cụ tử cung (DCTC) không đảo đảm vô khuẩn và nhất là trong các trường hợp phá thai an toàn.
Tuỳ theo vi khuẩn gây bệnh, bệnh cành lâm sàng thường biểu hiện dưới dạng cấp tính, bán cấp tính và mãn tính
Phần phụ ở người phụ nữ bao gồm: buồng trứng, vòi tử cung (vòi trứng), dây chằng rộng. Viêm phần phụ thường bắt đầu từ viêm vòi tử cung, sau đó lan ra xung quanh.
2. TRIỆU CHỨNG
2.1. Hình thái cấp tính
Viêm phần phụ cấp thường xảy ra sau đẻ, sau sẩy thai hoặc sau các can thiệp thủ thuật ở vùng tiểu khung như nạo hút, đặt vòng, tháo vòng…và sau viêm âm đạo cấp do vi khuẩn lậu.
2.1.1. Triệu chứng lâm sàng:
- Nổi bật là đau vùng bụng dưới đột ngột ở phụ nữ, đau tăng khi đi lại, thường đau cả hai bên (chiếm 90%)…
- Rối loạn kinh nguyệt xảy ra trong 50% các trường hợp, dấu hiệu nặng nề kích thích vùng bụng như mót rặn, đi nặng, tiểu khó, tiểu không hết nước tiểu (chiếm 15-25% các trường hợp).
- Sốt là dấu hiệu kèm theo các triệu chứng này, nhiệt độ lên đến 390 C.
- Có thể nôn hoặc buồn nôn.
- Khám bụng thấy đề kháng bụng vùng dưới, nhưng không co cứng thành bụng, có dấu giảm áp - Blumberg (+).
- Đặt mỏ vịt: có nhiều khí hư, có khi là mủ, chiếm từ 39 - 65% các trường hợp, ta nên lấy dịch âm đạo làm xét nghiệm.
- Thăm khám phối hợp bằng 2 tay tỏng âm đạo và trên bụng, ta thấy tử cung mềm, khi lay động sẽ thấy tử cung sẽ gây đau, hai phần phụ nề đau. Đôi khi phát hiện thấy khối cạnh tử cung thường ở mặt sau của tử cung, dính không di động.
2.1.2. Cận lâm sàng
Công thức máu có bạch cầu tăng, đặc biệt bạch cầu trung tính tăng cao. CRP tăng.
Cấy máu có thể phát hiện vi khuẩn gây bệnh. Xét nghiệm dịch cổ tử cung để phát hiện thấy khối cạnh tử cung để phát hiện vi khuẩn lậu và Chlamydia. Trên thực tế xét nghiệm không phải lúc nào cũng cho kết quả dương tính vì viêm phần phụ có thể xảy ra do tạp khuẩn. Siêu âm để phát hiện các khối viêm nhiễm và áp xe phần phụ.
2.2. Hình thái bán cấp: chiếm 30% các trường hợp.
2.2.1. Triệu chứng lâm sàng: thường nhẹ hơn với:
- Đau âm ỉ vùng bụng hạ vị hoặc thắt lưng.
- Rong kinh thường hay gặp.
- Khí hư không rõ ràng, không đặc hiệu.
- Sốt nhẹ 37,5-380C
- Khám bụng: thường thấy bụng mềm, khám thấy có đề kháng cục bộ vùng bụng dưới.
- Khám âm đạo: có thể thấy đau một hoặc hai bên của phần phụ, có khối nề khó phân biệt ranh giới với tử cung. Có dấu hiệu đau khi lay động tử cung.
- Khám trực tràng: người bệnh rất đau khi khám.
2.2.2. Cận lâm sàng
- Bạch cầu tăng với bạch cầu trung tính vừa phải.
- CRP tăng
- Siêu âm xác định được khối phần phụ với âm vang hỗn hợp.
- Nội soi ổ bụng: có thể gặp các thương tổn phối hợp viêm phần phụ, viêm quanh gan dạng màng dính giữa gan và cơ hoành, hoặc mặt trên gan với thành trước ổ bụng như các sợi dây đàn violon (hội chứng Fitz-Hugh-Curtis: viêm quanh gan thứ phát sau viêm sinh dục không đặc hiệu. có các dấu hiệu sốt, đau hạ sườn phải lan lên vai có các dấu hiệu của tiểu khung làm nghĩ đến viêm phần phụ. Tuy nhiên không có vàng da, các xét nghiệm chức năng gan và siêu âm đưồng mật đều bình thường).
2.3. Hình thái mãn tính
2.3.1. Nguyên nhân: do viêm phần phụ cấp tính không được điều trị đầy đủ kịp thời
2.3.2. Triệu chứng
- Cơ năng:
+ Đau: đau vùng hạ vị hay hai bên hố chậu. Thường có một bên trội hơn thay đổi về cường độ, thời gian từng cơn hay liên tục; khi đi lại nhiều, làm việc nặng đau tăng, khi nghỉ ngơi đau ít hơn
+ Khí hư: không nhiều, không đặc hiệu
+ Ra máu: có thể ra máu bất thường trước và sau khi hành kinh hoặc rong kinh.
- Thực thể:
+ Khám âm đạo phối hợp nắn bụng để phát hiện.
+ Tử cung di động hạn chế khi lay động
+ Có thể có khối cạnh tử cung, ấn đau, ranh giới không rõ do vòi tử cung dính với buồng trứng thành một khối.
3. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
- Đau do bệnh đường tiêu hoá và tiết niệu
- Viêm ruột thừa cấp: viêm phần phụ thấy đau cả 2 bên, điểm của phần phụ phải thấp hơn điểm đau của ruột thừa viêm.
- Viêm mủ bể thận
- Viêm đại tràng
- Chửa ngoài tử cung.
+ Chậm kinh, đau bụng một bên hố chậu, rong huyết
+ HCG (+)
+ Siêu âm: không thấy túi ối trong buồng tử cung
- Viêm, ứ nước vòi tử cung do lao.
4. TIẾN TRIỂN
- Viêm phúc mạc đáy chậu:
- Áp xe phần phụ
- Áp xe buồng trứng:
- Viêm tấy lan tỏa đáy chậu.
- Viêm phúc mạc toàn thể:
- Di chứng: di chứng thường gặp của viêm nhiêm hố chậu đó là:
+ Vô sinh do tắc vòi tử cung hai bên, dính tua loa vòi…
+ Thai ngoài tử cung.
+ Đau vùng chậu kinh niên.
5. PHÒNG BỆNH
- Định ký tổ chức khám phụ khoa tuyến cơ sở để phát hiện và điều trị sớm, đặc biệt nhóm nguy cơ hoặc những người làm việc trong môi trường nước bẩn.
- Phát hiện sớm, điều trị tích cực viêm nhiễm đường sinh dục dưới ngay khi mới nhiễm.
- Phát hiện và điều trị viêm niệu đạo ở nam và nữ có hiệu quả.
- Sử dụng bao cao su ở những người có nguy cơ cao với bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Tôn trọng nguyên tắc vô khuẩn khi làm các thủ thuật sản phụ khoa.
- Tuyên truyền, hướng dẫn vệ sinh kinh nguyệt, vệ sinh cá nhân, vệ sinh giao hợp. Tuyên truyền lối sống lành mạnh.
- Vận động sinh đẻ có kế hoạch tránh có thai ngoài ý muốn.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa (Ban hành kèm theo Quyết định số 315/QĐ-BYT, ngày 29/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (Ban hành kèm theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT, ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Phần III: Sơ sinh
HỒI SỨC SƠ SINH NGẠT
1. ĐỊNH NGHĨA
- Ngạt là tình trạng trẻ đẻ ra không thở, không khóc gây thiếu oxy, thừa CO2 mô, nếu kéo dài sẽ bị di chứng hoặc tử vong.
- Theo WHO khoảng gần 1 triệu trẻ chết mỗi năm liên quan đến ngạt. Khoảng 10% trẻ sơ sinh cần hỗ trợ để khởi phát nhịp thở ban đầu, 1% cần hồi sức tích cực để cứu sống, 90% có thể tự hoàn tất sang kiểu tuần hoàn sơ sinh và tự thở.
- Các bước hồi sức “ABC” bao gồm: đảm bảo thông thoáng đường thở, đảm bảo hô hấp, đảm bảo tuần hoàn và đảm bảo trẻ ấm…
2. CHUẨN BỊ 4 NHÓM DỤNG CỤ
- Mỗi cuộc sinh cần được chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ hồi sức.
- Yêu cầu tất cả các dụng cụ đều phải sạch và sẵn sàng trong “Góc hồi sức”.
- Bàn hồi sức sơ sinh kích thước 60 x 80 cm, bề mặt phẳng và cứng, đặt ngay tại phòng sinh, không bị gió lùa.
2.1. Nhóm dụng cụ làm khô ấm
- Đèn sưởi hoặc nguồn nhiệt khác bật sẵn
- 3 mảnh vải khô sạch: 1 kê dưới vai,1 đón và lau khô lần 1, 1 giữ ấm sau lau khô.
- Trải ga sạch, quần áo, mũ, chăn ấm cho trẻ.
2.2. Nhóm dụng cụ hồi sức hô hấp
- Dụng cụ hút: bầu hút, máy hút, sonde hút 8F, 10F,12F.
- Cung cấp oxy ấm - ẩm: bình oxy, oxy trung tâm, dây, sonde, mask.
- Bóng bóp thể tích 250 - 400ml, Mặt nạ: số 1, 0.
- Đèn soi thanh quản, ống NKQ các số 2,5; 3,0 và 3,5.
2.3. Dụng cụ vệ sinh làm rốn
- Bông cồn, gạc vô trùng, găng tay, panh, kéo, kẹp hoặc chỉ thắt rốn.
2.4. Thuốc và dịch cấp cứu
- Adrenalin, Natriclorua 9%0, Ringerlactat.
- Bơm tiêm 1, 3, 5, 10, 20ml.
3. ĐÁNH GIÁ TRẺ NGẠT
3.1. Chỉ số APGAR
Dấu hiệu 2 điểm 1 điểm 0 điểm
Hô hấp Khóc to, thở bình thường Khóc yếu, rên Không thở
Tim ≥ 100 l/p < 100 l/p Không có
Màu da Hồng Tím Tái nhợt
Trương lực Tốt Yếu Nhẽo
Phản xạ Cử động tốt Nhăn mặt Không
Đánh giá:
- 8 - 10 điểm: bình thường, 6 - 7 điểm: ngạt nhẹ, 4 - 5 điểm: ngạt nặng, ≤ 3 điểm: ngạt rất nặng.
- Thời điểm đánh giá: 1, 5, 10 phút.
- Ba dấu hiệu để quyết định hồi sức (hô hấp, nhịp tim, màu da) cũng là 1 phần của thang điểm, hai phần (trương lực cơ, phản xạ) phản ánh tình trạng thần kinh.
3.2. Đánh giá trẻ cần hồi sức hay không
4. CÁC BƯỚC HỒI SỨC SƠ SINH
- Theo nguyên tắc A, B, C, D.
4.1. Nguyên tắc A: khai thông đường thở
- Nước ối trong
+ Trẻ khỏe lau khô, giữ ấm, chỉnh tư thế thông đường thở.
+ Trẻ không khỏe: hút sạch miệng, mũi; miệng không quá 5cm, mũi không quá 3cm
- Nước ối có phân su
+ Trẻ khỏe: hút sạch phân su miệng, mũi, lau khô, giữ ấm, chỉnh tư thế thông đường thở.
+ Trẻ không khỏe: dùng sonde lớn 12F hút sạch miệng, họng, mũi trẻ. Dùng đèn soi thanh quản để nhìn rõ thanh môn và hút sạch sau đó đặt NKQ vừa hút vừa rút NKQ ra
Sau khi làm thông đường thở, lau khô, đặt lại vị trí đầu, kích thích hô hấp, đánh giá trẻ 3 vấn đề: HÔ HẤP, NHỊP TIM, MÀU DA
4.2. Nguyên tắc B: hỗ trợ hô hấp
- Cung cấp oxy: Oxy lưu lượng tự do 5l/phút
+ Chỉ định: khi trẻ thở được nhưng tím trung tâm.
+ Các phương pháp cung cấp oxy: Mặt nạ oxy. Dây oxy bằng cách khum tay giống như mặt nạ, cung cấp O xy lưu lượng tự do.
Chú ý không dùng mặt nạ gắn bóng tự phồng sau đó gắn với dây oxy qua bóng vì như vậy không đảm bảo đủ oxy qua đó.
- Cung cấp oxy: Oxy lưu lượng tự do 5l/phút
+ Chỉ định: khi trẻ thở được nhưng tím trung tâm.
+ Các phương pháp cung cấp oxy: Mặt nạ oxy. Dây oxy bằng cách khum tay giống như mặt nạ, cung cấp O xy lưu lượng tự do
Chú ý không dùng mặt nạ gắn bóng tự phồng sau đó gắn với dây oxy qua bóng vì như vậy không đảm bảo đủ oxy qua đó.
- Hô hấp nhân tạo (thông khí áp lực dương)
+ Chỉ định:
. Thở oxy lưu lượng tự do sau 30 giây trẻ vẫn tím.
. Ngừng thở hoặc thở nấc.
. Nhịp tim < 100 l/p mặc dù trẻ đang tự thở
+ Kỹ thuật: Đảm bảo 4 tiêu chuẩn
. Đặt mặt nạ kín mũi, miệng.
. Bóp bóng tần số 40 - 60 l/p (đảm bảo tần số ta đếm nhẩm: Thở - Hai - Ba - Thở - Hai - Ba…).
. Áp lực vừa phải dùng lực 2 - 3 ngón tay không cần bóp cả bàn tay.
. Luôn duy trì đường thở thẳng - thông
+ Đánh giá đáp ứng khi thông khí
. Sau mỗi lần bóp lồng ngực phồng lên là có hiệu quả.
. Cải thiện nhịp tim, nhịp thở, màu sắc da của trẻ
+ Nếu lồng ngực không phồng lên khi thông khí lập tức kiểm tra:
. Thông thoáng đường thở, đặt lại tư thế đầu của trẻ
. Đặt lại mặt nạ cho khít với mặt trẻ
. Bóng có thủng không.
- Đặt NKQ thông khí
+ Chỉ định:
. Ối có phân su trẻ không khỏe đặt NKQ sau đó vừa hút vừa rút NKQ.
. Bóp bóng trẻ không cải thiện, ngừng thở nhu cầu thông khí kéo dài.
. Cần phối hợp ấn tim ngoài lồng ngực.
. Đặt NKQ để dùng thuốc
. Thoát vị cơ hoành.
+ Kích thước ống NKQ
Cân nặng Số NKQ
< 1500g 2,5
1500-3000g 3,0
> 3000g 3,5
+ Độ sâu ống NKQ = Cân nặng trẻ (P- kg) + 6 cm.
4.3. Nguyên tắc C: hỗ trợ tuần hoàn
- Chỉ định: Khi nhịp tim < 60 l/p mặc dù đã có 30 giây thông khí áp lực dương có hiệu quả (tức là sau 30 giây bóp bóng qua mặt nạ hoặc NKQ với oxy 100%)
- Kỹ thuật ấn ngực: đảm bảo 4 yêu cầu
+ Vị trí: 1/3 dưới xương ức, hay dưới đường liên núm vú 1 khoát ngó tay trẻ.
+ Tần số: 120 - 140 l/p phối hợp với bóp bóng theo tỷ lệ Bóp bóng/ấn ngực = 1/3 Một và hai và ba và Bóp và Một và hai….).
+ Áp lực: lún khoảng 1/3 đường kính trước - sau của lồng ngực trẻ.
+ Ấn thẳng góc với kỹ thuật ngón tay cái, tay không rời vị trí ấn tim trên lồng ngực
4.4. Nguyên tắc D: thuốc cấp cứu (Epinephrin 1/1000)
- Chỉ định: Nhịp tim <60 l/p mặc dù thông khí áp lực dương phối hợp ấn ngực đúng và hiệu quả.
- Liều: pha loãng nồng độ 1/10.000
+ Bơm NKQ: 0,3ml - 1ml.
+ Đường TM: 0,1ml - 0,3ml
+ Nếu không kịp cân: 1,5ml/lần qua NKQ, 0,5ml/lần tiêm TM.
Trong và sau khi bơm Adrenalin vẫn tiếp tục phối hợp bóp bóng và ấn ngực.
Chăm sóc hiệu quả khác
- Chú ý không làm các động tác:
+ Gập đùi vào bụng trẻ.
+ Dốc ngược đầu trẻ và vỗ vào mông, lắc đứa trẻ.
+ Ngoáy vào hậu môn trẻ.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa (Ban hành kèm theo Quyết định số 315/QĐ-BYT, ngày 29/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (Ban hành kèm theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT, ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CHĂM SÓC TRẺ BẰNG PHƯƠNG PHÁP CĂNG-GU-RU
(Kangaroo Mother Care)
1. Chăm sóc trẻ bằng phương pháp Căng-gu-ru.
Bác sĩ, nữ hộ sinh hoặc điều dưỡng khuyến khích và hướng dẫn bà mẹ:
- Thực hiện tiếp xúc da - kề - da với mẹ ngay từ những phút đầu sau khi lọt lòng mẹ.
- Hỗ trợ người mẹ cho trẻ bú trong vòng 1 giờ đầu sau đẻ khi trẻ ở trên ngực, tiếp xúc da - kề - da với mẹ.
- Nếu phải chuyển tuyến, cố gắng để trẻ tiếp xúc da - kề - da với mẹ hoặc với các thành viên khác trong gia đình trên đường chuyển.
2. TẠI TUYẾN HUYỆN TRỞ LÊN.
Bác sĩ, nữ hộ sinh hoặc điều dưỡng khoa Sản và khoa Nhi thực hiện phương pháp Căng-gu-ru cần phải được đào tạo về kỹ năng tư vấn và phương pháp thực hiện chăm sóc này. Tại khoa phòng cần bố trí một hoặc vài phòng riêng cho hoạt động này.
2.1. Tiêu chuẩn chọn trẻ để thực hiện phương pháp Căng-gu-ru:
- Trẻ đẻ non hoặc nhẹ cân không có dấu hiệu bệnh lý hoặc đã vượt qua giai đoạn bệnh lý nặng.
- Không phải nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch nữa.
- Có đáp ứng tốt với các kích thích.
2.2. Yêu cầu đối với người mẹ tham gia thực hiện phương pháp Căng-gu-ru:
- Tự nguyện, hợp tác thực hiện phương pháp Căng-gu-ru theo hướng dẫn.
- Sức khỏe tốt.
- Dành toàn bộ thời gian thực hiện phương pháp Căng-gu-ru.
- Thực hiện vệ sinh tốt.
- Có thêm một người nhà thích hợp, tự nguyện, nhiệt tình thực hiện phương pháp
Kangaroo để có thể thay thế người mẹ khi cần.
2.3. Nội dung thực hiện phương pháp Căng-gu-ru:
- Hướng dẫn đặt trẻ và giữ trẻ ở vị trí Căng-gu-ru.
- Hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ khi đang thực hiện phương pháp Căng-gu-ru.
- Hướng dẫn cách chăm sóc, vệ sinh và theo dõi cho trẻ hàng ngày, các dấu hiệu nguy hiểm có thể xảy ra đối với trẻ và cách xử trí kịp thời.
- Kích thích và xoa bóp cho trẻ.
- Hỗ trợ bà mẹ: hướng dẫn cách vận động, thư giãn cơ thể và giải tỏa những nỗi lo lắng, sợ hãi...
2.4. Tiêu chuẩn ra viện:
- Đối với trẻ:
+ Trẻ không có biểu hiện bệnh lí.
+ Trẻ bú mẹ đuợc.
+ Trẻ đã tăng cân: 15 - 20 g/kg thân trọng mỗi ngày và trong ít nhất 3 ngày liên tiếp.
- Đối với bà mẹ:
+ Thành thạo cách thực hiện tiếp xúc da - kề - da tiếp tục cho trẻ tại nhà.
+ Biết cách điều chỉnh theo nhu cầu của trẻ nhu tăng thời gian tiếp xúc da - kề - da nếu trẻ lạnh tay, chân hoặc nhiệt độ môi truờng thấp về ban đêm.
+ Biết cách chăm sóc, theo dõi tại nhà và nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm đưa trẻ đến khám kịp thời.
+ Biết nơi khám chăm sóc sirc khỏe định kì, thời gian khám lại và nội dung khám.
- Huớng dẫn khi ra viện: cấp tờ rơi, huớng dẫn thực hiện phuơng pháp Căng-gu-ru ngoại trú và hẹn khám lại.
3. THỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP CĂNG-GU-RU CHO TRẺ PHẢI CHUYỂN VIỆN.
- Nếu trẻ có chỉ định chuyển viện: giải thích, động viên và giúp đỡ nguời mẹ hoặc nguời đi cùng với trẻ, đảm bảo cho trẻ vẫn đuợc chăm sóc tiếp xúc da - kề - da trên đuờng chuyển.
- Để trẻ ở vị trí Căng-gu-ru khi thực hiện các chăm sóc khác trên đuờng vận
chuyển (thở oxygen, cho ăn sữa mẹ qua ống thông hoặc nhỏ giọt...).
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn Quốc gia vế các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2009 của Bộ Y tế
CHĂM SÓC BÀ MẸ VÀ TRẺ SƠ SINH NGÀY ĐẦU SAU ĐẺ
1. Theo dõi-chăm sóc trong 2 giờ đầu.
Cho mẹ Cho con
- Sản phụ vẫn nằm ở phòng đẻ.
- Nếu mẹ và con đều bình thường, vẫn để cho con nằm tiếp xúc da kề da trên bụng mẹ và hướng dẫn bà mẹ cách cho con bú.
Theo dõi:
Thể trạng, mạch, huyết áp, co hồi tử cung, ra máu tại các thời điểm 15 phút một lần trong 2 giờ đầu - Giữ ấm: nhiệt độ phòng từ 26 - 28oC, không có gió lùa. Nếu trẻ tự thở tốt, đặt trẻ tiếp xúc da kề da trên ngực mẹ, đội mũ, phủ khăn cho 2 mẹ con.
- Quan sát trẻ nếu có dấu hiệu đòi bú như mở miệng, chảy dãi, mút tay, trườn bò thì hướng dẫn sản phụ cho trẻ bú ngay trên bụng mẹ, không cho bất cứ thức ăn, nước uống nào khác.
- Sau khi trẻ hoàn thành bữa bú đầu tiên mới tiến hành thực hiện chăm sóc thường qui: khám toàn thân, chăm sóc rốn, mắt, tiêm vitamin K1, tiêm vacxin viêm gan B và BCG.
Theo dõi:
- Tình trạng thở, trương lực cơ, màu sắc da, nhịp tim
- Toàn trạng: thân nhiệt, tiêu hóa: 15 - 20 phút trong 2 giờ đầu.
Lưu ý: khi theo dõi/chăm sóc mẹ và con phải đảm bảo vệ sinh ở mức tối đa:
- Rửa tay nước sạch và xà phòng trước và sau mỗi lần chăm sóc.
- Dụng cụ chăm sóc phải vô khuẩn, không dùng chung cho các sản phụ hoặc trẻ sơ sinh khác.
- Tã, áo, khăn, đồ dùng cho mẹ và con phải khô, sạch.
Một số tình huống bất thường có thể xảy ra và cách xử trí
Cho mẹ
Phát hiện Xử trí
Mạch nhanh trên 90 lần/phút. Kiểm tra ngay HA, cầu an toàn, ra máu.
HA hạ (tối đa < 90 mmHg). Xử trí sốc sản khoa.
Tăng HA (tối đa > 140, hoặc tăng 30 mmHg; tối thiểu > 90 hoặc tăng 15 mmHg so với trước. Xử trí tiền sản giật.
Tử cung mềm, cao trên rốn. Xử trí đờ tử cung.
Chảy máu trên 500 ml và vẫn tiếp tục ra. Xử trí băng huyết sau đẻ.
Rách âm đạo, tầng sinh môn. Sắp xếp để khâu lại.
Khối máu tụ. Theo dõi để quyết định xử trí hoặc chuyển tuyến (nếu ở xã).
Cho con
Phát hiện Xử trí
Khó thở, ngừng thở, tím tái, cơ mềm nhẽo. Hồi sức thở - hồi sức tim - chuyển tuyến.
Trẻ bị lạnh hoặc phòng lạnh. Ủ ấm, cho trẻ nằm tiếp xúc da kề da với mẹ, sưởi ấm với phương tiện sẵn có.
Chảy máu rốn. Làm rốn lại.
2. Theo dõi từ giờ thứ ba đến hết ngày đầu.
Cho mẹ Cho con
- Đưa mẹ và con về phòng, theo dõi các nội dung như trên 1 giờ/lần.
- Mẹ có băng vệ sinh sạch, đủ thấm.
- Giúp mẹ ăn uống và ngủ yên.
- Cho mẹ vận động sớm sau đẻ 6 giờ.
- Hướng dẫn mẹ cho con bú sớm và đúng cách.
- Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc con, theo dõi chảy máu rốn.
- Hướng dẫn mẹ và gia đình (bố) biết chăm sóc và phát hiện các dấu hiệu bất thường.
- Yêu cầu gọi ngay nhân viên y tế khi mẹ chảy máu nhiều, đau bụng tăng, nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt.
Theo dõi từ giờ thứ 7:
Toàn trạng, co hồi tử cung (rắn- tròn), băng vệ sinh (kiểm tra lượng máu mất) Theo dõi trẻ 1 giờ/1 lần:
- Luôn để con nằm cạnh mẹ, chú ý giữ ấm cho trẻ
- Cho bú mẹ hoàn toàn
- Hướng dẫn bà mẹ nhận biết các dấu hiệu bất thường cần gọi ngay nhân viên y tế: trẻ bỏ bú, không thở, tím tái, chảy máu rốn.
Theo dõi từ giờ thứ 7:
Theo dõi trẻ 6 giờ/lần
Toàn trạng: thở (có khó thở?), màu sắc da (có tím tái? có vàng không? sờ có lạnh không?), rốn (có chảy máu?), tiêu hóa, bú mẹ: có bú mẹ được không? đã ỉa phân su chưa?).
Một số tình huống bất thường có thể xảy ra và cách xử trí
Cho mẹ
Phát hiện Xử trí
- Tử cung mềm, cao quá rốn.
- Băng vệ sinh thấm ướt máu sau 1 giờ. - Xoa bóp tử cung, ấn đáy lấy máu cục.
- Tiêm thuốc co tử cung (10 đv oxytocin).
- Kiểm tra, xử trí theo bài “Chảy máu sau đẻ”.
Cho con
Phát hiện Xử trí
Chưa bú mẹ hoặc khó khăn khi cho con bú. Hướng dẫn bà mẹ cách cho con bú
Trẻ lạnh hoặc phòng lạnh. - Ủ ấm cho trẻ: cho trẻ nằm tiếp xúc da kề da với mẹ, mặc thêm áo, đắp thêm chăn…
- Làm ấm phòng.
Khó thở, tím tái Xử trí cấp cứu
Chảy máu rốn. Làm lại rốn. Nếu vẫn chảy máu, không tìm được nguyên nhân, mời hội chẩn hoặc chuyển tuyến trên
Không có phân su. Kiểm tra hậu môn: nếu phát hiện “không hậu môn”, mời hội chẩn ngoại khoa hoặc chuyển tuyến
Không đái Kiểm tra xem trẻ có được bú đủ không? Nếu không tìm thấy nguyên nhân, mời hội chẩn hoặc chuyển tuyến
Vàng da Điều trị ngay hoặc chuyển tuyến
3. Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh từ bà mẹ nhiễm HIV
3.1. Đối với trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV
- Trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV (trẻ phơi nhiễm HIV): chỉ chọn một trong hai cách nuôi trẻ: bằng sữa mẹ hoàn toàn hoặc bằng sữa thay thế hoàn toàn.
- Nếu nuôi con bằng sữa mẹ: chỉ cho bú mẹ hoàn toàn, không cho ăn, uống bất cứ thức ăn đồ uống nào kể cả nước trắng, trừ trường hợp phải uống bổ sung vitamin, khoáng chất hoặc thuốc. Tư vấn các nguy cơ cho trẻ khi nuôi dưỡng bằng sữa mẹ.
- Nuôi trẻ bằng sữa thay thế là quá trình nuôi trẻ không bằng sữa mẹ, hoàn toàn thay bằng chế độ ăn cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu của trẻ cho đến khi trẻ có thể ăn các thức ăn cùng gia đình. Tư vấn các bất lợi khi nuôi dưỡng trẻ bằng sữa thay thế.
- Trẻ được chuyển tiếp lên phòng khám ngoại trú nhi để theo dõi thể chất, tinh thần, vận động của trẻ, điều trị theo phác đồ hiện hành của Bộ Y tế và làm xét nghiệm PCR sớm cho trẻ phơi nhiễm.
3.2. Đối với bà mẹ nhiễm HIV
- Sau đẻ bà mẹ nhiễm HIV được tư vấn, chuyển tiếp tới cơ sở chăm sóc điều trị HIV/AIDS.
- Tư vấn bà mẹ tiếp tục sử dụng thuốc kháng virut theo phác đồ hiện hành của Bộ Y tế.
- Tư vấn các biện pháp tránh thai cho bà mẹ nhiễm HIV, biện pháp tốt nhất là dùng bao cao su.
- Khuyến khích các bà mẹ bộc lộ tình trạng nhiễm HIV với bạn tình và khuyến khích các bà mẹ đưa bạn tình làm xét nghiệm HIV.
- Tư vấn cho bà mẹ tham gia vào các nhóm tổ chức xã hội: nhóm đồng đẳng...
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (Ban hành kèm theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT, ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CHĂM SÓC BÀ MẸ VÀ TRẺ SƠ SINH TUẦN ĐẦU SAU ĐẺ
(khi thăm bà mẹ và sơ sinh tại hộ gia đình hoặc tại trạm y tế xã)
1. Hỏi.
Về mẹ Về con
- Sức khỏe chung, giấc ngủ, ăn uống.
- Sốt.
- Đại, tiểu tiện. Có rỉ nước tiểu hoặc són phân.
- Đau bụng, sản dịch.
- Tình trạng vú: cương, đau, tiết sữa, có đủ sữa cho con.
- Trạng thái tinh thần của bà mẹ.
- Nhức đầu hoa mắt.
- Đau tầng sinh môn.
- Uống thuốc: viên sắt, vitamin A.
- Các vấn đề khác (trong phiếu theo dõi sức khỏe bà mẹ tại nhà). - Bú mẹ?
- Toàn trạng
- Ngủ.
- Đại tiểu tiện.
2. Khám.
Cho mẹ Cho con
- Quan sát tình trạng tinh thần: vui vẻ, phấn khởi, buồn bã, trầm cảm.
- Các chỉ số sinh tồn: mạch, huyết áp, thân nhiệt, da xanh, phù nề.
- Nắn bụng kiểm tra tử cung: co hồi, đau, mật độ (mềm, rắn).
- Kiểm tra tầng sinh môn: khô, liền hay sưng, đau, nhiễm khuẩn.
- Kiểm tra vú: bầu vú, núm vú, sự tiết sữa, lượng sữa. - Toàn trạng.
- Thở.
- Thân nhiệt.
- Da: có vàng không, có sẩn, mụn không?
- Rốn: có ướt/sưng/có mủ?
- Bú mẹ.
3. Hướng dẫn chăm sóc.
Cho mẹ Cho con
- Vệ sinh hàng ngày: rửa vùng sinh dục ít nhất 3 lần/ngày; lau người thay đồ sạch, sau đẻ 2-3 ngày tắm nhanh bằng nước ấm.
- Chăm sóc vú: cho con bú hoàn toàn sữa mẹ, không cho bất cứ thức ăn, nước uống khác; nếu tắc tia sữa cần xử lý sớm (day, vắt, hút, đi khám) để phòng ngừa viêm vú, áp xe vú.
- Xử trí đau do co bóp tử cung: nếu đau nhẹ: không cần xử trí. Nếu đau nhiều: chườm nóng, cho uống paracetamol.
- Vết khâu tầng sinh môn (nếu có): rửa sạch âm hộ sau đại, tiểu tiện và thấm khô. Cắt chỉ nếu đã 5 ngày sau đẻ.
- Chế độ ăn uống và sinh hoạt: ăn đủ lượng, đủ chất, không kiêng vô lý. Ngủ 8 giờ/ngày, tôn trọng giấc ngủ trưa. Mặc đồ sạch sẽ, rộng rãi.
- Chế độ vận động: sau đẻ 6 giờ đã có thể ngồi dậy, ngày hôm sau đi lại, vận động nhẹ nhàng.
- Tư vấn và giúp giải quyết vấn đề tâm lý (nếu có).
- Tư vấn về KHHGĐ, về nuôi con bằng sữa mẹ.
- Hẹn đến thăm hoặc hẹn sản phụ đến khám tại trạm vào 6 tuần sau đẻ. - Hàng ngày: nằm chung với mẹ trong phòng ấm. Ngủ màn. Không đặt trẻ nằm sấp, trên nền lạnh, cứng. Không cho tiếp xúc với người đang có bệnh, không cho gần súc vật, không để trong môi trường khói, bụi, khói thuốc.
- Nuôi con bằng sữa mẹ: cho bú mẹ hoàn toàn, bú cả ngày/đêm, ít nhất 8 lần/ngày. Nếu mẹ có khó khăn khi cho bú, hướng dẫn cách cho con bú đúng.
- Chăm sóc mắt: rửa tay sạch bằng xà phòng trước/sau khi chăm sóc. Dùng khăn sạch, ẩm lau mắt hàng ngày. Không nhỏ bất cứ thuốc gì vào mắt trẻ.
- Chăm sóc rốn: để rốn khô và sạch. Không băng kín hoặc đắp bất cứ thứ gì lên rốn. Hạn chế sờ vào rốn và vùng quanh rốn.
- Vệ sinh thân thể và chăm sóc da: lau rửa hàng ngày, không nhất thiết phải tắm hàng ngày. Tắm bằng nước ấm,sạch trong phòng ấm, kín gió. Thay đồ vải như mũ, áo, tã lót hàng ngày và mỗi khi trẻ bài tiết.
- Hẹn ngày tiêm phòng và ghi nhận xét vào phiếu.
- Hẹn đến thăm bé.
4. Một số tình huống bất thường có thể xảy ra và cách xử trí.
Cho mẹ Cho con
Phát hiện Xử trí Phát hiện Xử trí
Tử cung: co chậm, mềm, ấn đau, có thể kèm theo sốt, sản dịch hôi. Xử trí “Nhiễm trùng hậu sản”. Màu sắc da: xanh tái, vàng da đậm tăng dần. Chuyển tuyến có khả năng điều trị.
Sản dịch: có mủ, mùi hôi. Xử trí “Nhiễm trùng hậu sản”. Thở bất thường: nhịp thở nhanh hoặc chậm (≥ 60 hoặc < 40 lần/phút), co rút lồng ngực nặng.
Cho mẹ Cho con
Phát hiện Xử trí Phát hiện Xử trí
Rò, rỉ nước tiểu, són phân. Gửi tuyến trên khám và điều trị. Thân nhiệt: sốt cao (≥ 38,5oC) hoặc hạ thân nhiệt (< 36,5oC). Chuyển tuyến có khả năng điều trị.
Tầng sinh môn: sưng, phù nề, đau, đỏ, rỉ nước vàng… Kháng sinh, chăm sóc vệ sinh hàng ngày, cắt chỉ (khi cần), rửa vết thương. Nếu tổn thương rộng chuyển tuyến. Tiêu hóa:
- Bú kém, bỏ bú.
- Nôn liên tục.
- Chướng bụng.
- Không ỉa/không đái sau đẻ 24 giờ.
Vú:
Núm vú lõm, nứt, sưng, đau hoặc có khó khăn khi cho con bú. Vắt sữa ra cho trẻ ăn bằng thìa. (tham khảo bài “Tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ”) Chuyển tuyến có khả năng điều trị.
Các dấu hiệu nguy hiểm:
- Sốt cao.
- Mạch nhanh.
- Tăng HA.
- Da rất xanh.
- Phù nề.
- Co giật… Chuyển khám, điều trị ở tuyến trên sau khi sơ cứu (tùy trường hợp: truyền dịch, kháng sinh, tiêm thuốc co tử cung, thuốc chống co giật…). Các dấu hiệu nguy hiểm khác:
- Ngủ li bì khó đánh thức.
- Co giật.
- Mắt tấy đỏ, có mủ.
- Viêm tấy lan rộng quanh rốn hoặc rốn có mủ.
- Chảy máu bất cứ nơi nào trên cơ thể.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (Ban hành kèm theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT, ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CẤP CỨU SẶC SỮA
1. Tuyến xã.
- Hướng dẫn các bà mẹ phát hiện, nhận biết các dấu hiệu sặc sữa và sơ cứu sặc sữa kịp thời theo quy trình kỹ thuật. Ngay lập tức:
+ Đặt trẻ nằm sấp trên tay hoặc đùi của bạn, đầu thấp hơn thân.
+ Vỗ lưng: dùng gốc lòng bàn tay phải vỗ 5 cái vào lưng trẻ ở khoảng giữa 2 xương bả vai.
+ Nếu còn tắc nghẽn, lật ngửa trẻ tiến hành ấn ngực:
. Lật trẻ nằm ngửa, dùng 2 ngón tay (trỏ và giữa) ấn 5 cái vào vị trí dưới điểm cắt của đường nối 2 núm vú và đường giữa ức một khóat ngón tay.
. Nếu còn tắc nghẽn: quan sát vùng họng và mũi trẻ, nếu có sữa thì hút sạch.
. Đánh giá lại trẻ sau mỗi lần vỗ lưng ấn ngực:
Nếu trẻ hồng hào, khóc tốt: không cần làm tiếp
Nếu trẻ vẫn còn khó thở: tiếp tục thực hiện vỗ lưng ấn ngực.
. Nếu cần thiết, có thể lặp lại trình tự như trên 5 - 10 lần
+ Trong khi cấp cứu như trên phải quan sát đánh giá trẻ. Nếu ngừng tim, ngừng thở thì tiến hành hồi sức ngừng tim, ngừng thở (xem bài “Cấp cứu ngừng thở, ngừng tim”).
- Chuyển tuyến khi trẻ đã thở được.
2. Tuyến huyện. (bổ sung thêm: A, B, C, D)
Tiến hành các cấp cứu ban đầu như ở tuyến xã và hỗ trợ hô hấp khi cần
- Xử trí các biến chứng kèm theo.
- Chuyển tuyến khi vượt quá khả năng điều trị hoặc tình trạng trẻ không cải thiện sau 2 ngày điều trị.
3. Tuyến tỉnh và trung ương.
Như tuyến huyện.
- Hỗ trợ hô hấp khi cần.
- Điều trị các triệu chứng nặng và các biến chứng kèm theo khác.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (Ban hành kèm theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT, ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
NHIỄM TRÙNG RỐN TRẺ SƠ SINH
1. ĐẠI CƯƠNG
- Nhiễm trùng rốn là nhiễm trùng cuống rốn sau khi sanh, có thể khu trú hoặc lan rộng, không còn ranh giới bình thường giữa da và niêm mạc rốn chỗ thắt hẹp và vùng sung huyết sẽ lan rộng ra thành bụng kèm phù nề, rỉ dịch hôi, đôi khi có mủ.
- Vi khuẩn gây nhiễm trùng rốn thường là do tụ cầu, kế đến có thể do vi khuẩn gram âm như E.coli.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Công việc chẩn đoán
2.1.1. Hỏi
Cân nặng lúc sanh thấp, sanh không vô trùng, có đặt catheter vào tĩnh mạch rốn, vỡ ối sớm, mẹ sốt sau sanh….
2.1.2. Khám tìm các dấu hiệu của Nhiễm trùng rốn
- Rốn ướt hôi, rỉ dịch mủ, rốn tấy đỏ.
- Viêm tấy mô mềm, viêm mạch bạch huyết chung quanh rốn.
- Viêm tấy cân cơ sâu lan rộng.
- Các dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân: sốt, lừ đừ, bỏ bú.
2.1.3. Đề nghị xét nghiệm
- CTM , Đường huyết
- CRP…
2.2. Chẩn đoán xác định
Rốn có mủ, quầng đỏ nề quanh rốn
2.3. Chẩn đoán có thể
Quầng đỏ nề quanh rốn, rốn có mủ.
2.4. Phân độ (theo WHO)
- Nhiễm trùng rốn khu trú: mất ranh giới bình thường giữa da và dây rốn, dây rốn viêm đỏ có mủ, đôi khi có rỉ máu.
- Nhiễm trùng rốn nặng: nhiễm trùng lan ra mô liên kết xung quanh, viêm đỏ cứng quanh rốn, tạo quầng rốn đường kính ≥ 2cm.
2.5. Tiêu chuẩn nhập viện
- Nhiễm trùng rốn nặng.
- Hoặc trẻ có biểu hiện nhiễm trùng toàn thân (sốt cao, lừ đừ, bỏ bú).
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc điều trị
- Điều trị nhiễm trùng
- Giúp rốn mau rụng và khô.
3.2. Kháng sinh điều trị
- Trường hợp chân rốn có mủ tại chỗ: Oxacillin 50-100mg/kg/ngày uống chia 4 lần x 5-7 ngày.
- Trường hợp rốn có mủ và nề đỏ cứng quanh rốn: Oxacilin 100-200mg/kg/ngày TM chia 4 lần + Gentamycin TB. Nếu không đáp ứng hoặc nhiễm trùng nặng thêm Cephalosporin thế hệ 3
3.3. Săn sóc rốn
Đây là một việc rất quan trọng cần làm mỗi ngày nhằm mục đích: giảm tình trạng nhiễm trùng, rốn mau khô và rụng.
3.4. Săn sóc rốn tại nhà và phòng ngừa
3.4.1.Hướng dẫn săn sóc tại nhà:
Thân nhân cần được hướng dẫn cách chăm sóc rốn tại nhà mỗi ngày 1-2 lần và dặn dò đem trẻ trở tái khám nếu rốn còn chảy mủ, dịch sau 2 ngày hoặc khi tình trạng nhễm trùng nặng thêm.
3.4.2. Phòng ngừa
- Bảo đảm vô trùng trước và sau khi sanh.
- Cắt và cột rốn bằng dụng cụ vô trùng.
- Rửa tay trước khi săn sóc trẻ.
- Để rốn hở và khô tránh đắp hóa chất và vật lạ vào rốn.
- Thân nhân cần phải quan sát rốn và chân rốn mỗi ngày để phát hiện sớm nhiễm trùng.
4. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
4.1. Theo dõi
- Sốt.
- Tình trạng viêm dây rốn.
4.2. Tái khám
- Tái khám sau 1 - 2 tuần.
- Tái khám ngay khi nhiễn trùng lan rộng ra mô xung quanh hay trẻ sốt, li bì, bú kém./.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em (Ban hành kèm theo Quyết định số 3312/QĐ-BYT ngày 07 tháng 08 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ y tế)
VÀNG DA SƠ SINH
1. GIỚI THIỆU
- Vàng da là một triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh do nhiều nguyên nhân gây nên.
- Vàng da là do lượng bilirubin tăng > 120 µmol/l (>7 mg/dl) trong máu trẻ sơ sinh.
- Hầu hết các trường hợp trẻ vàng da có hàm lượng bilirubin/ máu không nguy hại và không cần điều trị
- Bilirubin được tạo ra do sự dị hóa của hemoglobin trong cơ thể
+ Chuyển hóa bilirubin trong bào thai: sự thanh lọc bilirubin trong huyết tương thai nhi do mẹ đảm nhiệm. Bilirubin gián tiếp của thai qua rau thai gắn với albumin của mẹ đến gan mẹ và bilirubin trực tiếp và được đào thải ra ngoài. Chỉ có một phần rất nhỏ bilirubin được biến đổi tại gan thai nhi và được chuyển xuống ruột, có trong phân su.
+ Chuyển hóa bilirubin sau khi sinh: ngay sau khi sinh, trẻ phải tự đảm nhận chuyển hóa bilirubin trong khi chức năng chuyển hóa bilirubin của nhiều cơ quan còn chưa hoàn thiện.
- Có 2 thể vàng da ở trẻ sơ sinh:
+ Vàng da do tăng bilirubin gián tiếp (tự do)
+ Vàng da do tăng bilirubin trực tiếp (kết hợp)
2. VÀNG DA TĂNG BILIRUBIN GIÁN TIẾP
2.1. Tóm tắt chuyển hóa bilirubin trong cơ thể và tại sao trẻ sơ sinh lại dễ bị vàng da
- Hồng cầu vỡ phóng thích bilirubin vào máu do
+ Số lượng hồng cầu /kg/ trẻ sơ sinh lớn hơn người lớn
+ Đời sống hồng cầu thai nhi ngắn hơn người lớn
+ Thiếu enzyme G6PD
- Vận chuyển bilirubin vào gan và quá trình kết hợp bilirubin tại gan: quá trình này ở trẻ sơ sinh còn hạn chế do
+ Men gan (glucuronyl transferase) chưa hoàn chỉnh
+ Lượng Albumin trong máu thấp
+ Trẻ sơ sinh thiếu oxy nặng (ngạt), nhiễm khuẩn, nhiễm toan, dùng một số thuốc cạnh tranh với bilirubin (cafein, heparin, rocephin…)
- Bài tiết bilirubin: Bilirubin được bài tiết qua đường tiêu hóa và đường tiết niệu, quá trình này bị ảnh hưởng do
+Nhu động ruột của trẻ kém Bilirubin bị tái hấp thu qua chu trình ruột gan
+ Chức năng thận chưa hoàn chỉnh
2.2. Vàng da sinh lý
- Xuất hiện sau ngày thứ 3
- Tự khỏi sau 1 tuần
- Vàng da nhẹ đến mặt, ngực
- Toàn trạng trẻ ổn định
- XN Bilirubin trẻ đủ tháng < 12 mg/dl, trẻ non tháng < 15 mg/dl
2.3. Vàng da bệnh lý
2.3.1. Định nghĩa: khi nồng độ bilirubin tăng cao hơn mức độ sinh lý Bilirubin gián tiếp > 12 mg/dl (trẻ đủ tháng),> 15 mg/dl (trẻ non tháng)
2.3.2. Cách xác định vàng da đúng
- Quan sát trẻ dưới ánh sáng tự nhiên vì nếu nhìn dưới ánh sáng đèn thì tình trạng vàng da có thể nặng hơn hoặc nếu thiếu ánh sáng thì không thể phát hiện được vàng da
- Dùng ngón tay ấn nhẹ lên da trong 2 giây rồi bỏ ra, làm như vậy có thể nhìn rõ màu da và tổ chức dưới da
2.3.3. Mức độ vàng da: dựa vào
- Thời gian xuất hiện vàng da
+ Vàng da xuất hiện sớm < 24 giờ tuổi
+ Vàng da xuất hiện sau 3 ngày: phổ biến
+ Vàng da xuất hiện muộn (ngày 14 trở đi)
-Theo tốc độ tăng bilirubin: tăng bilirubin nhanh > 0.5 mg/dl/giờ
- Tình trạng trẻ: các dấu hiệu đi kèm như có cơn ngừng thở, li bì, nôn, bú kém, thân nhiệt không ổn định, co giật, tăng trương lực cơ, xoắn vặn.
- Các yếu tố thuận lợi:
+ Trẻ đẻ ngạt gây thiếu oxy máu
+ Trẻ đẻ non, nhẹ cân
+ Trẻ hạ thân nhiệt, hạ đường máu
+ Trẻ toan máu
+ Trẻ giảm albumin máu
+ Trẻ chậm đi ngoài phân su, nôn dịch vàng
+ Tiền sử mẹ
o Có trẻ sơ sinh bị vàng da ở lần đẻ trước
o Mẹ dùng thuốc oxytocin kích thích đẻ
o Tiền sử thai nghén có nguy cơ: tiền sản giật, tiểu đường, nhiễm khuẩn…
- Vị trí vàng da
+ Theo nguyên tắc Krammer
NGUYÊN TẮC KRAMMER
Vùng 1 2 3 4 5
Bilirubin/máu
(mg/dl) 5 - 7 8 - 10 11 - 13 13 - 15 >15
Bilirubin/máu
(µmol/l) 85 - 119 136 - 170 187 - 221 221 - 255 >255
+ Theo ngày tuổi sau đẻ:
Tuổi Vị trí vàng da Phân loại
Ngày 1 Bất cứ vị trí nào Vàng da nặng
Ngày 2 Cánh tay và cẳng chân Vàng da nặng
Ngày 3 trở đi Bàn tay và bàn chân Vàng da nặng
2.3.4. Xét nghiệm
- Bilirubin máu
- Công thức máu
- Nhóm máu (ABO; Rh mẹ -con)
- Test Coombs trực tiếp
2.3.5. Điều trị: dựa vào mức bilirubin máu, cân nặng, tuổi sau đẻ: (xem hình)
- Chiếu đèn: là kỹ thuật dễ thực hiện, không xâm lấn và ít tác dụng phụ, biến chứng
Hướng dẫn chiếu đèn
+ Bộc lộ da trẻ đến mức tối đa
+ Che mắt cho trẻ
+ Đặt trẻ ở vùng trung tâm của ánh sáng đèn và điều chỉnh khoảng cách thích hợp từ bóng đèn chiếu đến trẻ là 30 - 40 cm
+ Theo dõi mức Bilirubin trong máu: nếu trẻ vàng da sớm ≤ 48 giờ thì làm xét nghiệm mỗi 6-8 giờ, nếu thấy mức Bilirubin máu không tăng hoặc tăng trong giới hạn ở bảng trên thì tiếp tục chiếu đèn và xét nghiệm lại sau 24 giờ. Nếu trẻ vàng da sau 48 giờ thì làm xét nghiệm bilirubin sau 24 giờ.
+ Theo dõi thân nhiệt của trẻ:
+ Theo dõi phát hiện các tác dụng phụ do chiếu đèn (Đỏ da, phỏng da, mất nước, phân lỏng).
-Thay máu: là kỹ thuật cao, xâm lấn, có nhiều nguy cơ, biến chứng. Được chỉ định khi lượng bilirubin trong máu quá cao, chiếu đèn không hiệu quả, đề phòng vàng da nhân não
- Điều trị hỗ trợ khác
+ Truyền dung dịch Glucose 10% liều 80 - 100 ml/kg/ngày để tăng cường chức năng kết hợp bilirubin của gan
+Truyền albumin:
o Khi albumin máu < 30 g/l, tỉ lệ bilirubin toàn phần/albumin >8
o Liều 1-2g/kg pha với dung dịch glucose 5% pha loãng 2 - 3 lần. (1g albumin gắn 8.5 mg/dl bilirubin)
+ Thay máu một phần nếu có đa hồng cầu
+ Cho trẻ dùng sữa mẹ sớm để tăng thải bilirubin qua ruột
+ Giải quyết dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa nêu có
Bảng chỉ định điều trị vàng da dựa vào mức Bilirubin gián tiếp trong máu, cân nặng và ngày tuổi của trẻ.
Mức Bilirubin ở bảng là mức thay máu, chỉ định chiếu đèn khi mức Bilirubin bằng từ nửa mức thay máu trở lên.
2.3.6. Dự phòng:
- Hướng dẫn mẹ theo dõi và phát hiện sớm dấu hiệu vàng da của trẻ để kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế
- Chiếu đèn dự phòng các trường hợp trẻ có nguy cơ (ví dụ: trẻ đẻ non, đa hồng cầu, đẻ ngạt, bướu huyết…)
3. VÀNG DA TĂNG BILIRUBIN TRỰC TIẾP
3.1. Định nghĩa: vàng da tăng bilirubin trực tiếp khi nồng độ bilirubin trực tiếp vượt quá 2.0 mg/dl và chiếm > 10 % bilirubin toàn phần
3.2. Đặc điểm
3.2.1. Lâm sàng
- Vàng da xuất hiện muộn và ngày càng tăng
- Vàng da xỉn, có kèm vàng mắt và niêm mạc, gan to, có thể có lách to
- Biến đổi màu sắc phân (vàng sẫm hoặc bạc màu) và nước tiểu vàng sẫm
- Có thể có kèm theo xuất huyết dưới da, chảy máu rốn, đường tiêu hóa
3.2.2. Xét nghiệm
- Xét nghiệm khảo sát chức năng gan
+ Bilirubin toàn phần, trực tiếp
+ Men gan: SGOT, SGPT
+ Chức năng đông máu: PT, APTT
+ Nồng độ Albumine, Cholesterol, Phosphatase kiềm
+ Đường máu
+ Amoniac máu (nếu nghi ngờ có suy gan)
- Các xét nghiệm tìm nguyên nhân
+ Huyết thanh chẩn đoán nhiễm trùng bào thai
+ Cấy máu, nước tiểu
- Các xét nghiệm phát hiện teo đường mật
+ Siêu âm gan mật, ổ bụng
+ Chụp đường mật có cản quang
+ Sinh thiết gan (dưới hướng dẫn của siêu âm)
3.3. Điều trị
- Nội khoa: bảo vệ chức năng gan, điều trị nhiễm trùng, bổ sung vitamin tan trong dầu
- Ngoại khoa: Trong teo đường mật, u nang ống mật chủ
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa (Ban hành kèm theo Quyết định số 315/QĐ-BYT, ngày 29/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (Ban hành kèm theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT, ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
KỸ THUẬT CHIẾU ĐÈN ĐIỀU TRỊ VÀNG DA
1. CHỈ ĐỊNH
- Nồng độ bilirubin trong máu vượt quá mức bình thường theo ngày tuổi, cân nặng và mức độ vàng da hoặc dựa vào tiêu chuẩn trong bảng Krammer.
2. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Khi vàng da tăng bilirubin trực tiếp.
3. NGUYÊN TẮC TIẾN HÀNH
Cần chiếu đèn sớm đặc biệt ở trẻ đẻ non.
- Thực hiện đúng qui trình kỹ thuật.Trẻ cần phải được nằm trần chỉ quấn một khố mỏng để da của trẻ tiếp xúc với ánh sáng càng nhiều càng tốt. Thay đổi tư thế 2 giờ/lần. Bảo đảm thân nhiệt cho trẻ.
- Che mắt và bộ phận sinh dục khi chiếu đèn.
- Bồi phụ đủ lượng nước mất khi chiếu đèn. Khuyến khích dùng sữa mẹ.
- Kiểm tra bilirubin máu 12 - 24 giờ/lần và dựa vào kết quả xét nghiệm bilirubin gián tiếp, toàn phần để có chỉ định tiếp tục điều trị bằng phương pháp chiếu đèn nữa hay không.
- Ngừng chiếu đèn khi: vàng da giảm rõ, bilirubin trở về bình thường.
- Chuyển thay máu nếu chiếu đèn không hiệu quả, bilirubin tăng cao.
4. CHĂM SÓC VÀ THEO DÕI
- Theo dõi cân nặng, đảm bảo năng lượng nuôi dưỡng trẻ tùy theo ngày tuổi và cân nặng.
- Theo dõi tình trạng da, triệu chứng thần kinh... trên lâm sàng.
- Theo dõi đường huyết, bilirubin máu và điện giải đồ để kịp thời điều chỉnh.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2009 của Bộ Y tế
CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH NON THÁNG/NHẸ CÂN
Sinh non là trẻ sinh ra trước 37 tuần tuổi thai hoặc trước 259 ngày tính từ ngày đầu tiên của kì kinh cuối. Tuần tuổi thai được làm tròn, ví dụ trẻ sinh lúc 28 tuần 4 ngày sẽ được tính là sinh non 28 tuần.
Sơ sinh sinh non do được sinh ra trước thời điểm các cơ quan trong cơ thể hoàn chỉnh về mặt chức năng cũng như giải phẫu nên phải đối diện với nhiều nguy cơ và biến chứng cũng như sẽ gặp nhiều khó khăn trong dinh dưỡng.
1. TUYẾN XÃ
- Xác định tuổi thai, cân nặng, chiều dài, nếu non tháng tăng nhiệt độ phòng sinh
- Chăm sóc đúng quy trình chăm sóc thiết yếu da kề da sau sinh
- Chăm sóc trẻ trên 2000g không có suy hô hấp, bú được.
- Hướng dẫn bà mẹ giữ ấm cho trẻ bằng phương pháp Kangaroo, nuôi con bằng sữa mẹ, phòng chống nhiễm khuẩn.
- Tiêm bắp vitamin K1 liều 1 mg; liều 0,5 mg cho trẻ có cân nặng < 1500g.
- Tiêm chủng theo quy định: BCG và viêm gan B
- Phát hiện dị tật, dấu hiệu nguy hiểm để chuyển trẻ lên tuyến trên.
2. TUYẾN HUYỆN
- Thực hiện các chăm sóc, điều trị như tuyến xã và:
- Chăm sóc trẻ từ 1500 g trở lên, không suy hô hấp nặng và có thể bú mẹ hoặc nuôi dưỡng qua đường tiêu hóa.
- Theo dõi và điều trị các nguy cơ thường gặp của trẻ đẻ non: chú ý vàng da (chiếu đèn), nhiễm khuẩn (điều trị kháng sinh), hạ thân nhiệt (chăm sóc trẻ bằng phương pháp Kangaroo, giường sưởi, lồng ấp), hạ đường huyết, suy hô hấp (sử dụng CPAP).
- Sàng lọc sơ sinh và sàng lọc tim bẩm sinh nặng theo hướng dẫn quốc gia
- Chú ý chuyển tuyến tầm soát bệnh lý võng mạc ở trẻ sơ sinh thiếu tháng.
- Chuyển tuyến nếu phát hiện các dị tật bẩm sinh ngoài khả năng điều trị và các trường hợp suy hô hấp nặng, các bệnh nhiễm khuẩn không đáp ứng với điều trị.
- Theo dõi sự phát triển về tinh thần và thể chất của trẻ sau khi ra viện.
3. TUYẾN TỈNH, TRUNG ƯƠNG
- Thực hiện các chăm sóc, điều trị như tuyến huyện và:
- Chăm sóc trẻ dưới 1500g.
- Chăm sóc điều trị suy hô hấp nặng với chuyên môn và kỹ thuật cao: máy thở, bơm surfactan, lập đường truyền tĩnh mạch và động mạch trung tâm.
- Điều trị dinh dưỡng đường tiêu hóa trẻ sinh non, dinh dưỡng tĩnh mạch toàn phần.
- Phát hiện và điều trị sớm các nguy cơ và biến chứng ở trẻ sinh non (rối loạn đường huyết, xuất huyết não màng não, bệnh màng trong, ngưng thở, loạn sản phế quản phổi, còn ống động mạch, viêm ruột hoại tử, hạ huyết áp hệ thống, bệnh võng mạc, khiếm thính).
4. TIÊU CHUẨN XUẤT VIỆN VỚI TRẺ ĐẺ NON
- Trẻ hồng hào, có khả năng bú mẹ hoặc ăn đủ lượng sữa mà không bị suy hô hấp.
- Tăng cân 10-15g/kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày trong 3 ngày liên tục.
- Thân nhiệt ổn định với nhiệt độ phòng.
- Không có cơn ngừng thở nặng và nhịp tim chậm trong 5 ngày.
- Mẹ hoặc người nuôi dưỡng đã được hướng dẫn về việc chăm sóc trẻ
- Nên hẹn khám lại mỗi tháng một lần trong 3 tháng đầu, sau đó mỗi 3 tháng trong năm đầu
5. TIÊM CHỦNG CHO TRẺ SINH NON
- Theo quy định của tiêm chủng
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa (Ban hành kèm theo Quyết định số 315/QĐ-BYT, ngày 29/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (Ban hành kèm theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT, ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
SUY HÔ HẤP SƠ SINH
1. ĐỊNH NGHĨA
Suy hô hấp là tình trạng rối loạn chức năng hô hấp do nhiều nguyên nhân, tại phổi hoặc ngoài phổi gây ra thất bại trong quá trình trao đổi khí dẫn đến thiếu oxy và tăng CO2 trong máu, do đó không còn khả năng duy trì PaO2, PaCo2, pH ở mức có thể chấp nhận được.
Là hội chứng thường gặp nhất và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sơ sinh đòi hỏi phải cấp cứu nhanh chóng và xử trí đúng.
2. NGUYÊN NHÂN
2.1. Nguyên nhân tại đường hô hấp
- Thường gặp: bệnh màng trong, hội chứng hít, viêm phổi trong tử cung, chậm tiêu dịch phổi, tăng áp động mạch phổi.
- Ít gặp: chảy máu phổi, tràn khí màng phổi, thiểu sản phổi
- Hiếm gặp: kén khí bẩm sinh, tịt lỗ mũi sau
2.2. Nguyên nhân ngoài đường hô hấp
- Dị tật: dị dạng lồng ngực, tim bẩm sinh, thoát vị cơ hoành
- Rối loạn chuyển hóa: hạ đường máu, hạ thân nhiệt, toan máu
- Bệnh hệ thần kinh: xuất huyết trong sọ, viêm màng não, ngộ độc morphin…
- Do tuần hoàn: mất máu cấp, đa hồng cầu.
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Lâm sàng
3.1.1. Hỏi tiền sử
- Trẻ đẻ non:
+ Phổi chưa trưởng thành, thiếu surfactant bệnh màng trong
+ Hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh cơn ngừng thở
+ Mẹ nhiễm trùng gây đẻ non viêm phổi / tử cung
- Trẻ đẻ ngạt: tuần hoàn phổi giảm, nguy cơ hít
- Trẻ đẻ mổ: nguy cơ chậm tiêu dịch phổi thở nhanh thoáng qua
- Mẹ tiểu đường → ảnh hưởng tổng hợp surfactant bệnh màng trong
- Mẹ ối vỡ sớm, sôt, nước ối bẩn hôi viêm phổi/ tử cung
- Da trẻ nhuốm màu phân su hít phân su
- Trẻ bị lạnh, đau, một số bệnh lý khác tăng tiêu thụ oxy
3.1.2. Các dấu hiệu lâm sàng: trẻ có 1 trong các dấu hiệu sau
- Da tím, tái
- Nhịp thở nhanh > 60 lần/phút hoặc thở chậm < 30 lần/phút
- Cơn ngừng thở > 20 giây hoặc < 20 giây kèm theo nhịp tim < 100 lần/phút
- Cánh mũi phập phồng (đập cánh mũi)
- Thở rên (thì thở ra )
- SaO2< 90%
3.1.3. Mức độ suy hô hấp: dựa vào chỉ số Silverman
Điểm
Dấu hiệu 0 điểm 1 điểm 2 điểm
Di động lồng ngực Cùng chiều Ít hơn bụng Ngược chiều
Co kéo liên sườn Không Ít Rõ
Lõm ức Không Ít Rõ
Đập cánh mũi Không Ít Rõ
Thở rên Không Qua ống nghe Nghe từ xa
Đánh giá: Điểm Silverman ≤ 5 Suy hô hấp nhẹ
Điểm Silverman > 5 Suy hô hấp nặng
3.2. Cận lâm sàng
3.2.1. Xét nghiệm khí máu động mạch: có giá trị chẩn đoán xác định
- PaO2 < 50 mmHg và/ hoặc PaCO2> 60 mmHg
- pH < 7.25
3.2.2. XQ tim phổi: giúp phát hiện được các bệnh lý kèm theo hoặc các nguyên nhân gây suy hô hấp như tràn khí, tràn dịch màng phổi, thoát vị cơ hoành, bệnh màng trong v.v…
3.2.3. Xét nghiệm máu: công thức máu ngoại biên, CRP, đường máu, ĐGĐ.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc điều trị
- Chống suy hô hấp
- Chống toan máu
- Chống nhiễm khuẩn
- Chống kiệt sức
- Điều trị theo nguyên nhân
4.2. Điều trị cụ thể
4.2.1. Chống suy hô hấp
- Hút mũi họng
- Đặt trẻ ở tư thế thông đường thở: đầu hơi ngửa ra sau, có thể kê gối mỏng dưới vai
- Kích thích trẻ thở (xoa vào vùng lưng của trẻ trong 10 giây)
- Dẫn lưu dạ dày làm giảm chướng bụng
- Cung cấp oxy ngay: tùy mức độ suy hô hấp mà sử dụng các phương pháp khác nhau từ thở oxy qua sonde (0.5 l/ph) hoặc qua lều (8-10 l/ph) hay phải thông khí áp lực dương qua mặt nạ, qua NKQ hay cho trẻ thở máy hỗ trợ.
- Theo dõi bão hòa oxy qua da của trẻ (92-95%) để điều chỉnh nồng độ oxy khí thở vào
4.2.2. Chống toan máu
- Bù kiềm dựa vào kết quả khí máu là lý tưởng nhất và khi trẻ đã được thông khí tốt
+ Số mEq (Natribicarbonat) = BE x P x 0.3 (P cân nặng trẻ tính bằng kg)
+ Trường hợp toan hô hấp (PaCo2 > 70 mmHg) → thải CO2 bằng máy thở
- Khi không làm được khí máu thì bù mò theo công thức 2mEq/kg
- Cải thiện lưu lượng máu đến phổi
+ Choáng nghi do giảm thể tích: dung dịch Natriclorua 0,9% 10-20 ml/kg/15 phút
+ Xét nghiệm Hct < 35% truyền hồng cầu 10 ml/kg
+ Xét nghiệm Hct > 65% (máu tĩnh mạch) thay máu một phần
4.2.3. Chống nhiễm khuẩn
- Đảm bảo vệ sinh trong chăm sóc trẻ đặc biệt các trường hợp trẻ cần đặt NKQ
- Chọn loại kháng sinh phổ rộng khi suy hô hấp kèm ối vỡ sớm, nước ối hôi, mẹ sốt trước đẻ hoặc khi khó phân biệt giữa viêm phổi và các nguyên nhân khác
- Dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ là tốt nhất
4.2.4. Chống kiệt sức
- Đảm bảo thân nhiệt cho trẻ 36o5 - 37oC
- Cung cấp oxy ấm và ẩm
- Cung cấp đủ năng lượng (50 - 100 kcal/kg/ngày)
- Chống hạ đường máu
4.2.5. Điều trị nguyên nhân: (một số nguyên nhân suy hô hấp nội khoa thường gặp
- Chậm tiêu dịch phổi
+ Nguyên nhân gây suy hô hấp la do trong lòng phế nang còn dịch gây cản trở thông khí và trao đổi khí
+ Thường gặp ở những trẻ mổ đẻ khi chưa có chuyển dạ, trẻ lọt quá nhanh, mẹ dùng thuốc ức chế β.
+ Mức độ suy hô hấp tùy thuộc vào tình trạng ứ dịch ở phế nang.
+ XQ phổi: phổi kém sáng do phế nang còn chứa nhiều dịch, có thể thấy ít dịch ở góc màng phổi, dày rãnh liên thùy.
+ Tiến triển: thường tình trạng suy hô hấp được cải thiện < 24 giờ điều trị. Nếu > 24 giờ trẻ vẫn phụ thuộc vào oxy, đó là những trường hợp tăng tiêu thụ surfactant hoặc surfactant bài tiết chưa đủ
+ Điều trị: thở áp lực dương liên tục, cân nhắc dùng surfactant trong một số trường hợp
- Hội chứng hít phân su
+ Nguyên nhân gây suy hô hấp là do trong lòng phế nang chứa đầy phân su do trẻ bị suy thai trong tử cung gây thải phân su vào nước ối và gây động tác hít vào trước sinh làm nước ối có phân su tràn vào đường hô hấp gây cản trở thông khí và trao đổi khí
+ Là nguyên nhân gây suy hô hấp rất nặng nề, trẻ bị nhiễm toan nặng, tử vong nhanh nếu không được xử trí kịp thời. Thường gặp ở thai quá ngày sinh
+ XQ phổi: xen kẽ vùng phổi mờ và vùng phổi tăng sáng, có thể thấy có vùng phổi xẹp
+ Xử trí: phải ngay lập tức hút khí quản trẻ qua đèn soi khí quản cho đến khi không còn hút ra được dịch phân su nữa, đặt NKQ bơm surfactant càng sớm càng tốt. Kháng sinh phổ rộng
+ Đề phòng biến chứng tràn khí màng phổi
- Viêm phổi trong tử cung
+ Thường gặp ở những trẻ mẹ nhiễm khuẩn trước đẻ do liên cầu B, E. Coli
+ Trẻ suy hô hấp tăng dần sau đẻ, phổi nghe có ran ẩm nhỏ hạt
+ XQ phổi hình ảnh viêm phế quản phổi
+ Điều trị: kháng sinh phổ rộng, hô hấp hỗ trợ, cân nhắc bơm surfactant
- Chảy máu phổi
+ Là bệnh thứ phát sau thiếu oxy nặng kéo dài hoặc do rối loạn đông máu
+ Trẻ suy hô hấp, sùi bọt hồng, trào máu tươi qua mũi miệng và tử vong rất nhanh
+ Xử trí: đặt NKQ, cho trẻ thở máy PEEP 7-8 cmH2O, truyền máu tươi, chống rối loạn đông máu, cân nhắc dùng surfactant.
- Bệnh màng trong
+ Là từ ngữ dùng trên lâm sàng nói về tình trạng thiếu hụt về mặt chức năng chất surfactant ở phổi, thường gặp ở trẻ đẻ rất non
+ Suy hô hấp xuất hiện sớm có thể ngay sau đẻ, trẻ thở nhanh, nông, co rút và tím tái suy sụp rất nhanh nếu không được điều trị kịp thời
+ XQ phổi: bệnh có 4 giai đoạn
o Giai đoạn 1: Nốt mờ dạng hạt khắp 2 phế trường phổi
o Giai đoạn 2: Nốt mờ dạng hạt nhiều và hình ảnh ứ khí trong phế quản
o Giai đoạn 3: Nốt mờ dạng hạt rất nhiều và hình ảnh ứ khí trong phế quản nhưng còn thấy rõ bờ tim
o Giai đoạn 4: Phổi mờ đều 2 bên và không thấy rõ bờ tim
+ Xử trí: hỗ trợ hô hấp bằng máy CPAP hoặc máy thở, dùng
surfactant 100-200 mg/kg/ liều. Dùng liều nhắc lại sau 6-8 giờ nếu trẻ vẫn có các dấu hiệu suy hô hấp nặng và không giảm được nhu cầu FiO2, hoặc XQ phổi vẫn mờ và độ giãn nở phổi kém.
5. PHÒNG BỆNH
- Theo dõi và quản lý thai nghén tốt để phát hiện và điều trị kịp thời các sản phụ có nguy cơ.
- Dùng glucocorticoid cho các bà mẹ dọa đẻ non có tuổi thai < 35 tuần
- Tập huấn nâng cao kỹ năng hồi sức sơ sinh cho cán bộ y tế tại phòng đẻ, phòng mổ nhằm nâng cao hiệu quả hồi sức trẻ ngay sau đẻ.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa (Ban hành kèm theo Quyết định số 315/QĐ-BYT, ngày 29/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (Ban hành kèm theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT, ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
HẠ ĐƯỜNG HUYẾT SƠ SINH
Hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh là khi glucose máu < 45 mg/dL (< 2,6 mmol/L).
1. TUYẾN XÃ
- Phát hiện chủ yếu dựa vào bệnh sử và các triệu chứng lâm sàng:
+ Tiền sử: Mẹ đái tháo đường, trẻ bú không đủ sữa.
+ Lâm sàng: Li bì, bú yếu, ít vận động, giảm trương lực cơ, run giật chi, co giật, ngưng thở, tím, hạ thân nhiệt, hôn mê.
+ Làm glucose mao mạch (nếu có).
- Xử trí:
+ Sơ cứu thông thoáng đường thở, hỗ trợ hô hấp nếu cần.
+ Cắt cơn giật nếu có co giật và không đáp ứng với xử trí hạ đường huyết (xem bài “Hội chứng co giật”).
+ Nếu không thể kiểm tra đường huyết nhanh mà nghĩ là hạ đường huyết hoặc trẻ li bì/hôn mê hay co giật mà glucose máu < 40 mg/dL (< 2,2 mmol/L), thì cho sữa mẹ hoặc glucose qua ống thông dạ dày (glucose 10% 2 ml/kg).
+ Cho bú mẹ, nếu không bú được thì vắt sữa mẹ và cho ăn bằng thìa.
+ Chuyển viện an toàn lên tuyến trên nếu trẻ không bú được hoặc có dấu hiệu lâm sàng nặng lên. Chú ý cho trẻ sữa mẹ và giữ ấm trên đường chuyển.
2. TUYẾN HUYỆN
- Chẩn đoán: như tuyến xã và:
+ Lưu ý thêm các yếu tố nguy cơ: trẻ non tháng, trẻ < 2500g, trẻ nhẹ cân hoặc lớn cân so với tuổi thai, ngạt nặng/hồi sức sau sinh, đa hồng cầu, trẻ không khỏe (nhiễm khuẩn), thân nhiệt hạ hoặc không ổn định, thuốc mẹ dùng (ức chế β).
+ Xác định mức độ hạ đường huyết (glucose mao mạch, xét nghiệm máu tĩnh mạch).
+ Xác định có triệu chứng lâm sàng li bì/hôn mê hay co giật không.
+ Xác định nguyên nhân và các bệnh kèm theo để điều trị.
- Xử trí:
+ Tùy mức độ hạ đường huyết và triệu chứng có hay không mà xử trí: cho sữa mẹ qua ống thông dạ dày, tiêm và truyền tĩnh mạch glucose (theo lưu đồ dưới).
+ Xử trí các rối loạn kèm theo.
+ Nếu đã điều trị mà đường huyết vẫn thấp sau 2 lần thử hoặc có dấu hiệu bệnh nặng hơn thì chuyển lên tuyến trên.
3. TUYẾN TỈNH
Xử trí như tuyến huyện và:
- Chẩn đoán xác định, tìm các nguyên nhân cũng như phát hiện các rối loạn kèm theo (ngừng thở, co giật, hạ thân nhiệt…).
- Xử trí tùy mức độ hạ đường huyết và lâm sàng (theo lưu đồ dưới).
- Điều trị nguyên nhân và điều chỉnh các rối loạn đi kèm (ngừng thở, co giật...).
- Theo dõi sau xuất viện.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (Ban hành kèm theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT, ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
HỘI CHỨNG CO GIẬT
1. TUYẾN XÃ
- Xác định cơn giật dựa vào các biểu hiện lâm sàng.
- Xử trí cấp cứu: phải bảo đảm hô hấp-tuần hoàn và cắt cơn giật:
+ Thông đường thở, hỗ trợ hô hấp, thở oxygen nếu cần.
+ Cắt cơn giật: phenobarbital: 20 mg/kg, tiêm bắp. Nếu sau 30 phút mà còn giật có thể lặp lại lần 2 với liều 10 mg/kg.
- Chuyển viện an toàn lên tuyến trên. Cho một liều kháng sinh tiêm bắp trước khi chuyển.
2. TUYẾN HUYỆN
- Xác định một số nguyên nhân thường gặp:
+ Rối loạn điện giải và chuyển hóa: hạ đường huyết, hạ calci...
+ Sinh ngạt và bệnh não thiếu oxy. hội chứng xuất huyết não màng não.
+ Các xét nghiệm cơ bản: công thức máu, điện giải đồ, đường huyết, chọc dò tủy sống, siêu âm não xuyên thóp…
- Xử trí: cắt cơn giật bằng Phenobarbital (truyền tĩnh mạch trong 30 phút hoặc tiêm bắp).
Tổng liều không quá 40mg/kg/ngày và điều trị theo nguyên nhân, cho thở oxygen (nếu cần), chăm sóc hỗ trợ khác.
- Lưu ý: tiêm mạch Dextrose 10% 2ml/kg khi trẻ có test đường huyết nhanh giảm thấp dưới 40mg/dl (dưới 2,2mmol/L)
- Chuyển viện an toàn lên tuyến trên khi vượt quá khả năng điều trị.
3. TUYẾN TỈNH
Như tuyến huyện và:
- Làm các xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân.
- Làm một số xét nghiệm thăm dò khác (nếu cần): siêu âm, điện não đồ, chụp cộng hưởng từ não (MRI não)…
- Cần sử dụng Phenobarbital liều duy trì 5-10 mg/kg/ngày sau liều tấn công cho đến khi ổn định.
- Điều trị nguyên nhân.
- Chăm sóc hỗ trợ.
- Tư vấn và theo dõi trẻ sau khi ra viện.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (Ban hành kèm theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT, ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
LẤY MÁU GÓT CHÂN
1. CHỈ ĐỊNH
- Khi cần lấy một lượng máu nhỏ ở gót chân để làm xét nghiệm đường máu, khí máu, các xét nghiệm sàng lọc về bệnh thiếu máu thiếu men G6PD, suy giáp bẩn sinh, suy tuyền thượng thậm bẩm sinh …
2. TIẾN HÀNH
2.1. Theo đùng quy trình kỹ thuật:
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ: chú ý các dụng cụ quan trõng như kim chuyên dụng lancet hoặc kim 24, ống thuỷ tinh mao mạch, giấy quỳ chuyên dùng xét nghiệm để phát hiện bệnh bẩm sinh để xử trí lịp thới.
- Tuân thủ các nguyên tắc vô trùng.
- Rửa tay, đi găng.
- Sát trùng vùng gót chân.
- Gập bàn chân đúng tư thế.
- Dùng kim châm vào gót chân ở vị trí phía trước hoặc phía ngoài gót chân.
- Chú ý không châm vào vùng gan chân gây nguy hiểm.
- Bóp nhẹ gót chân để máu chảy ra.
- Lấy máu vào ống nghiệm để làm xét nghiệm hay giấy quy chuyên môn xét nghiệm các bệm bẩm sinh.
- Sau khi lấy máu xong phải ấn chổ lấy máu trong vài phút để cầm máu.
2.2. Phát hiện những tai biến và xử trí kịp thời.
- Nhiễm khuẩn tai chổ lấy máu.
- Vết châm quá sâu, chảy máu kéo dài.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản năm 2009 của Bộ Y tế.
CHƯƠNG BỆNH Y HỌC CỔ TRUYỀN
ĐIỀU TRỊ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
1. ĐẠI CƯƠNG
Tăng huyết áp động mạch ở người trưởng thành được xác định khi huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90mmHg.
Y học cổ truyền xếp bệnh tăng huyết áp thuộc phạm vi một số chứng ”huyễn vựng”, ”đầu thống”, ”chính xung”. Huyễn vựng là thuật ngữ y học cổ truyền để mô tả một tình trạng bệnh lý có biểu hiện hoa mắt chóng mặt, choáng váng xây xẩm, chòng chành như ngồi trên thuyền. Theo quan niệm của y học cổ truyền, nguyên nhân chính gây ra chứng huyễn vựng là do các yếu tố thất tình, ẩm thực bất điều và nội thương hư tổn, ảnh hưởng chính đến các tạng tâm, can, tỳ và thận.
2. CHẨN ĐOÁN
Người bệnh thấy hoa mắt chóng mặt, choáng váng xây xẩm, đo huyết áp trong điều kiện nghỉ ngơi 30 phút trước khi đo có chỉ số huyết áp trên 140/90mmHg.
2.1. Bệnh danh: huyễn vựng.
2.2. Chẩn đoán bát cương: Tuỳ theo từng thể bệnh.
2.3. Nguyên tắc điều trị chủ yếu: Bình can tức phong, tư âm tiềm dương, trừ đàm hóa trọc, hoạt huyết lợi thủy.
3. CÁC THỂ BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ
3.1. Can dương thượng cang
- Triệu chứng lâm sàng: Người bệnh thấy căng váng đầu, hoa mắt, ù tai, mặt đỏ, tính tình nóng nảy hay cáu giận, miệng đắng, ngủ kém. Lưỡi đỏ, mạch huyền.
- Pháp điều trị: Bình can tiềm dương, thanh hoả, tức phong.
- Phương dược: Thiên ma câu đằng ẩm gia giảm
Bài thuốc tham khảo: thiên ma 08g, câu đằng 16g, thạch quyết minh 20g, đỗ trọng 16g, tang ký sinh 12g, ích mẫu 12g, ngưu tất 12g, chi tử 12g, hoàng cầm 12g, phục thần 16g, dạ giao đằng 20g.
3.2. Thể đàm thấp
- Triệu chứng lâm sàng: Hoa mắt chóng mặt, cảm giác nặng nề, bụng đầy, ăn ít dễ nôn, ngủ hay mê. Lưỡi bệu, rêu trắng nhờn, mạch nhu hoạt.
- Pháp điều trị: Táo thấp tiêu đàm, kiện tỳ hòa vị
- Phương dược: Bán hạ bạch truật thiên ma thang
Bài thuốc tham khảo: bán hạ 12g, trần bì 08g, phục linh 12g, cam thảo 04g, bạch truật 12g, thiên ma 08g, sinh khương 4 lát, đại táo 3 quả.
3.3. Thể can thận âm hư
- Triệu chứng lâm sàng: Hoa mắt chóng mặt, váng đầu, mệt mỏi, hay quên, đau lưng mỏi gối, ù tai mất ngủ, có thể di tinh. Lòng bàn tay bàn chân nóng, tiểu vàng, lưỡi đỏ, mạch huyền tế:
- Pháp điều trị: Bổ thận tư âm
- Phương dược: Kỷ cúc địa hoàng: thục địa 12g, hoài sơn 16g, sơn thù 12g, kỷ tử 16g, đan bì 12g, trạch tả 10g, bạch linh 12g, cúc hoa 12g.
3.4. Các thuốc khác:
Viên Lục vĩ: 2 viên x 2 lần uống...
Tài liệu tham khảo
Quyết định số: 26/2008/QĐ - BYT, ngày 22 tháng 07 năm 2008 về việc Ban hành Quy trình kỹ thuật y học cổ truyền
ĐIỀU TRỊ HUYẾT ÁP THẤP
1. ĐẠI CƯƠNG
Chứng huyết áp thấp là tình trạng bệnh lý hay gặp ở các lứa tuổi. Bệnh kếo dài sẽ làm giảm sức khoẻ, làm giảm hoặc mất khả năng làm việc, dễ dẫn đến tai biến mạch máu não.
Hằng số sinh học về huyết áp của người Việt Nam trưởng thành như sau: huyết áp thâm thu trong giới hạn 90 - 140mmHg, huyết áp tâm trương: 60 - 90mmHg. Nếu huyết áp thâm thu ở dưới mức tối thiểu (< 90) thì được coi là bị huyết áp thấp.
Y học cổ truyền xếp huyết áp thấp trong phạm trù chứng “huyễn vựng”, chỉ tình trạng hoa mắt, váng đầu, chóng mặt. Huyễn là mục huyễn, chỉ mắt hoa hoặc trước mắt tối sầm; vựng là đầu vựng, cảm thấy mọi vật xung quang xoay chuyển như ngồi trên tàu xe. Hai chứng này thường đồng thời xảy ra nên có tên là huyễn vựng.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Bệnh danh: Huyễn vựng.
2.2. Chẩn đoán: dựa trên những tiêu chuẩn sau:
- Huyết áp tâm thu < 90mmHg, huyết áp tâm trương < 60mmHg.
- Có chóng mặt mệt mỏi, nhìn vật không rõ, hoặc huyễn quyết, hoặc có các biểu hiện của thiêu máu não.
- Ngoài điểm 2 kèm thêm các triệu chứng của thần kinh trung ương.
3. CÁC THỂ BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ
3.1. Khí âm lưỡng hư
- Triệu chứng: hồi hộp chóng mặt, mệt mỏi vô lực, tâm phiền mất ngủ, mơ nhiều hay quên, tức ngực đoản khí, miệng khô tiểu vàng, đầu lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác.
- Pháp điều trị: ích khí tư âm, bổ tâm an thần.
- Phương dược: sinh mạch ẩm hợp trích cam thảo thang gia giảm
Bài thuốc tham khảo: đẳng sâm 15g, a giao15g, bạch thược15g, hà thủ ô chế 15g, sinh địa 10g, mạch môn 10g, đương quy 10g, chỉ xác 10g, trích cam thảo 10g, dạ giao đằng 12g, bạch linh 12g, hoàng kỳ 20g, ngũ vị tử 20g.
3.2. Tâm tỳ lưỡng hư
- Triệu chứng: hồi hộp chóng mặt, mất ngủ mơ nhiều, ăn kém bụng đầy, mệt mỏi vô lực, sắc mặt vàng úa, môi móng tay nhợt nhạt, hoặc kinh nguyệt thất điều, lưỡi hồng nhạt, rêu trắng mạch tế nhược.
- Pháp điều trị: ích khí bổ huyết, kiện tỳ dưỡng tâm.
- Phương dược: quy tỳ thang gia giảm
Bài thuốc tham khảo: bạch truật 10g, bạch linh 10g, đương quy 10g, viễn trí 10g, trích cam thảo 10g, đẳng sâm 15g, toan táo nhân 15g, hoàng kỳ 30g, long nhãn 30g, quế chi 9g, chỉ xác 12g, mộc hương 6g.
3.3. Tỳ thận lưỡng hư
- Triệu chứng: Chóng mặt ù tai, mệt mỏi vô lực, đoản khí ngại nói, ăn kém bụng trướng, lưng gối mỏi đau, ngủ ít hay quên, lưỡi nhạt rêu mỏng, mạch trầm tế.
- Pháp điều trị: Kiện tỳ bổ thận.
- Phương dược: Sâm hoàng cam kỷ thang.
Bài thuốc tham khảo: kỷ tử 10g, hồ đào nhục 10g, bạch linh 10g, bạch truật 10g, hoàng tinh 10g, viễn trí 10g, trích cam thảo 10g, đẳng sâm 15g, toan táo nhân 15g, hoàng kỳ 20g, hà thủ ô 12g, mộc hương 6g.
3.4. Gan thận bất túc
- Triệu chứng: đau đầu hoa mắt chóng mặt, mắt khô, ù tai, miệng họng khô, run chân tay, lưng gối đau mỏi, ngũ tâm phiền nhiệt, ngủ ít mơ nhiều, đại tiện khó sáp, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế.
- Pháp điều trị: bổ thận nhu can, tư âm giáng hoả.
- Phương dược: Kỷ cúc địa hoàng gia giảm.
Bài thuốc tham khảo: kỷ tử 10g, cúc hoa10g, đan bì 10g, trạch tả 10g, bạch linh10g, sơn thù10g, đương quy10g, mạch đông10g, đẳng sâm10g, thục địa 20g, hoài sơn 20g, hoàng kỳ 15g.
3.5. Tâm thận dương hư
- Triệu chứng: hồi hộp chóng mặt, tức ngực đoản khí, mệt mỏi vô lực, người lạnh sợ lạnh, lưng gối đau mỏi, tiểu tiện trong dài, đại tiện không thành bãi, lưỡi nhợt,rêu trắng mỏng, mạch trầm.
- Pháp điều trị: ôn bổ tâm thận, chấn hưng dương khí.
- Phương dược: dưỡng tâm thang hợp thận khí hoàn gia giảm.
Bài thuốc tham khảo: đẳng sâm 10g, đương quy 10g, viễn trí 10g, phụ tử chế 10g, sơn thù10g, kỷ tử 10g, hoài sơn 10g, trích cam thảo10g, bạch linh 15g, toan táo nhân 15g, hoàng kỳ 20g, quế nhục 9g, thục địa12g.
Tài liệu tham khảo
Quyết định số: 26/2008/QĐ - BYT, ngày 22 tháng 07 năm 2008 về việc Ban hành Quy trình kỹ thuật y học cổ truyền.
ĐIỀU TRỊ U PHÌ ĐẠI LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT
1. ĐẠI CƯƠNG
Y học cổ truyền xếp u phì đại lành tính tiền liệt tuyến thuộc phạm vi chứng “long bế”. Long bế thường do thấp nhiệt, khí kết, huyết ứ, tỳ hư, thận hư mà gây nên bàng quang khí hoá bất lợi, bài tiết nước tiểu khó khăn. Nước tiểu bài tiết từng giọt gọi là “long”; tiểu tiện không thông, buồn tiểu nhưng không tiểu tiện được gọi là “bế”. Trên lâm sàng thường gọi chung là chứng long bế, thường gặp ở nam giới có tuổi, phụ nữ sau sinh đẻ và bệnh nhân sau phẫu thuật.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Bệnh danh: Long bế, dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán:
- Tiểu tiện không thông, tia nước tiểu yếu, đầy chướng bụng dưới, không có đái buốt.
- Thường gặp ở nam giới lớn tuổi, phụ nữ sau sinh đẻ, bệnh nhân sau phẫu thuật.
- Thăm trực tràng ở nam giới có phì đại tuyến tiền liệt.
- Các phương pháp cận lâm sàng hỗ trợ: Soi bàng quang, siêu âm.
2.2. Chẩn đoán bát cương: Phân làm Thực chứng và Hư chứng
2.3. Chẩn đoán tạng phủ: Bệnh vị của long bế chủ yếu tại bàng quang nhưng có quan hệ mật thiết với Phế, Tam tiêu, Tỳ, Thận.
3. CÁC THỂ BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ
Trong biện chứng luận trị cần phân rõ hư thực, thấp nhiệt, khí trệ ứ kết. Nguyên tắc điều trị cơ bản là “Lục phủ dĩ thông vi dụng”, lấy thông làm trọng. Thực chứng thì nên thanh thấp nhiệt, tán ứ kết, lợi khí cơ để thông thuỷ đạo; Hư chứng thì nên bổ Tỳ Thận để trợ khí hoá. Trên lâm sàng, các thể thường gặp sau:
3.1. Thấp nhiệt hạ trú
- Triệu chứng: Tiểu ít, khó tiểu tiện, nước tiểu nhỏ giọt, đầy chướng bụng dưới, miệng khô không thích uống nước, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch sác.
- Pháp điều trị: Thanh nhiệt lợi thấp, thông lợi tiểu tiện.
- Phương dược: Bát chính tán.
Bài thuốc tham khảo: xa tiền tử 12g, cù mạch 12g, biển xúc 12g, hoạt thạch 15g, chi tử 9g, cam thảo 6g, mộc thông 9g, đại hoàng 9g; sắc uống ngày 1 thang.
3.2. Can uất khí trệ
- Triệu chứng: bí tiểu đột ngột, đau ngực sườn, bụng dưới chướng đau, miệng đắng, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền tế.
- Pháp điều trị: Sơ điều khí cơ, thông lợi tiểu tiện.
- Phương dược: Trầm hương tán.
Bài thuốc tham khảo: trầm hương 15g, thạch vĩ 15g, hoạt thạch 15g, vương bất lưu hành 15g, đương quy 15g, đông quỳ tử 15g, bạch thược 20g, trích cam thảo 8g, quất bì 8g; nghiền thành bột, mỗi lần uống 6g.
3.3. Ứ trọc tắc trở
- Triệu chứng: Tiểu dắt, không thông, tia nước tiểu nhỏ yếu, đau chướng bụng dưới, chất lưỡi tím có điểm ứ huyết, mạch huyền tế.
- Pháp điều trị: Hành ứ tán kết, thông lợi thuỷ đạo.
- Phương dược: Đại để đương hoàn.
Bài thuốc tham khảo: đại hoàng 120g, mang tiêu 30g, đào nhân 60 hạt, đương quy 30g, sinh địa 30g, xuyên sơn giáp 30g, quế chi 15g ; nghiền thành bột mịn, luyện mật làm hoàn, ngày uống 9g chia 2 lần.
3.4. Thận khí hư tổn
- Triệu chứng: Cảm giác tức nặng vùng bụng dưới, buồn tiểu nhưng không đi tiểu được hoặc tiểu tiện nhỏ giọt không thành tia, đau lưng mỏi gối, tinh thần uỷ mị, chán ăn, sắc mặt nhợt, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm tế nhược.
- Pháp điều trị: Bổ thận ích khí.
- Phương dược: Thận khí hoàn.
Bài thuốc tham khảo: thục địa 24g, hoài sơn 12g, sơn thù 12g, trạc tả 9g, phục linh 9g, đan bì 9g, quế chi 3g, phụ tử 3g; sắc uống ngày một thang.
Tài liệu tham khảo
Quyết định số: 26/2008/QĐ - BYT, ngày 22 tháng 07 năm 2008 về việc Ban hành Quy trình kỹ thuật y học cổ truyền.
ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH
1. ĐẠI CƯƠNG
Hội chứng ruột kích thích là hội chứng rối loạn chức năng đại tràng thường gặp trên lâm sàng. Bệnh biểu hiện bằng các triệu chứng: đau bụng, trướng bụng, rối loạn chức năng đại tiện. Trải qua các thời kỳ, bệnh có các tên gọi khác nhau như: viêm đại tràng tăng tiết; viêm đại tràng co thắt; rối loạn chức năng đại tràng, hoặc hội chứng đại tràng dễ kích thích… và cho đến nay thống nhất với bệnh danh là Hội chứng ruột kích thích. Nguyên nhân của bệnh cho đến nay vẫn chưa rõ ràng. Có nhiều quan điểm cho rằng bệnh có liên quan đến yếu tố tinh thần, hoặc yếu tố quá mẫn, thông qua hệ thống thần kinh thể dịch và một số yếu tố khác dẫn đến chức năng co bóp, bài tiết của đại tràng rối loạn mà gây ra các biểu hiện bệnh lý nhưng không có tổn thương thực thể của đại tràng.
Y học cổ truyền không có bệnh danh này. Căn cứ vào các biểu hiện của hội chứng ruột kích thích, có thể quy nạp bệnh thuộc phạm vi các chứng “Tiết tả”.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Bệnh danh
- Bênh danh theo y học hiện đại: Hội chứng ruột kích thích, theo các tiêu chuẩn của Roma - 1988:
+ Đau bụng, đại tiện xong thì đỡ đau, hoặc kèm theo sự thay đổi về số lần đại tiện và tính chất của phân.
+ Có ít nhất 2 hoặc hơn 2 các đặc điểm sau: a. thay đổi số lần đại tiện; b.Thay đổi tính chất của phân (táo, nát, lỏng); c. Thay đổi tính chất đại tiện (mót rặn, đại tiện cảm giác không hết phân); d. Đại tiện phân nhầy.
+ Trướng bụng.
- Bệnh danh theo y học cổ truyền: Tiết tả.
2.2. Chẩn đoán bát cương: tuỳ theo từng thể bệnh.
2.3. Chẩn đoán tạng phủ: biểu hiện bệnh lý tại đại tràng nhưng nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh có liên quan đến một số tạng phủ như: tỳ, vị, can, thận.
3. CÁC THỂ BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ
Căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng của hội chứng và tổng kết các báo cáo khoa học nghiên cứu áp dụng y học cổ truyền điều trị Hội chứng ruột kích thích, có thể phân thành 7 thể theo y học cổ truyền. Đó là các thể: Tỳ vị hư nhược; Can mộc thừa tỳ; Tỳ vị âm hư; Hàn nhiệt thác tạp; Tỳ thận dương hư; Khí trệ tràng vị; Thấp nhiệt lưu trú. Trên thực tế lâm sàng có 3 thể thường gặp nhất là Tỳ vị hư nhược, Can tỳ bất hoà và Tỳ thận dương hư.
3.1. Tỳ vị hư nhược
- Triệu chứng:
+ Đại tiện phân lỏng nát hoặc có khi phân sống, khi ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ thì số lần đại tiện tăng kèm theo có chất nhầy.
+ Người gày, mệt mỏi, ăn kém.
+ Lưỡi: bệu, rêu trắng mỏng.
- Pháp điều trị: kiện Tỳ, dưỡng Vị, ích khí chỉ tiết.
- Phương dược: dùng bài Tứ quân tử thang hoặc Sâm linh bạch truật tán gia giảm.
Bài thuốc tham khảo: đảng sâm 12g, bạch truật 12g, bạch linh 12g, chích cam thảo 06g, hoài sơn 15g, bạch biển đậu 15g, ý dĩ 15g, thần khúc 15g, mạch nha 15g, liên nhục 15g.
3.2. Can tỳ bất hoà
- Triệu chứng: đầy tức ngực sườn, ăn kém, rối loạn tiêu hoá; mỗi khi tức giận hoặc hồi
hộp lo lắng thì xuất hiện đau bụng, sôi bụng, đại tiện phân lỏng nát.
+ Lưỡi: chất lưỡi hồng, rêu trắng mỏng.
+ Mạch: huyền
- Pháp điều trị: sơ can lý khí, kiện tỳ chỉ tả.
- Phương dược: dùng bài Thống tả yếu phương gia giảm.
Bài thuốc tham khảo: bạch truật 15g, bạch thược 12g, phòng phong 12g, trần bì 06g, sài hồ 06g, mộc hương 06g, chỉ xác 12g, hương phụ 10g, cam thảo 06g.
3.3. Tỳ thận dương hư
Thể bệnh này thường gặp ở bệnh nhân cao tuổi hoặc có quá trình bệnh lâu ngày
- Triệu chứng: đại tiện phân lỏng nát, thậm chí có khi đại tiện ra thức ăn chưa tiêu. Khi có triệu chứng sôi bụng là bệnh nhân muốn đại tiện, đại tiện xong thì dễ chịu. Đau bụng, gặp lạnh thì đau tăng, chườm ấm thấy dễ chịu; khi ăn thức ăn sống lạnh thì bệnh dễ xuất hiện. Chân tay lạnh, đau lưng mỏi gối.
+ Lưỡi: chất lưỡi nhạt, rêu trắng mỏng.
+ Mạch: trầm tế
- Pháp điều trị: ôn bổ tỳ thận, cố sáp chỉ tả.
- Phương dược: dùng bài Phụ tử lý trung hoàn phối hợp với bài Tứ thần hoàn gia giảm.
Bài thuốc tham khảo: phụ tử 10g, can khương 10g, ngô thù du 06g, nhục đậu khấu 10g, ngũ vị tử 06g, bạch truật 12g, đảng sâm 12g, phòng phong 10g, xích thạc chi 15g, kha tử 12g, chích cam thảo 06g.
Tài liệu tham khảo
Quyết định số: 26/2008/QĐ - BYT, ngày 22 tháng 07 năm 2008 về việc Ban hành Quy trình kỹ thuật y học cổ truyền.
ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU
1. ĐẠI CƯƠNG
Rối loạn lipid máu là tình trạng rối loạn chuyển hóa mỡ trong cơ thể dẫn đến nồng độ chất mỡ trong huyết tương vượt ra khỏi phạm vi cho phép. Vì đại bộ phận chất mỡ kết hợp với protein huyết thanh để vận chuyển khắp toàn thân nên rối loạn mỡ máu thường phản ảnh bằng rối loạn lipoprotein máu. Vì rối loạn lipid máu có quan hệ mật thiết với vữa xơ động mạch, bệnh mạch vành, bệnh béo phì và tiểu đường nên việc điều trị rối loạn lipid máu ngày càng được chú ý.
Đông y vốn không có bệnh danh rối loạn lipid máu, nhưng trong y văn có nói đến một số chứng bệnh có biểu hiện lâm sàng, bệnh nguyên, bệnh sinh và nguyên tắc trị liệu tương tự như chứng bệnh này. Căn cứ biểu hiện chủ yếu của bệnh nhân như người béo trệ, chân tay tê mỏi nặng nề, hoa mắt chóng mặt, ngực sườn đầy tức, hung tý tâm thống… có thể qui nạp chứng rối loạn lipid máu vào các chứng bệnh có liên quan với đàm trọc như đàm thấp, trọc trở, huyễn vựng hoặc hung tý.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Bệnh danh: Tùy theo biểu hiện chủ yếu của mỗi bệnh nhân mà đặt chẩn đoán thuộc một trong các bệnh danh: đàm thấp, trọc trở, huyễn vựng hoặc hung tý.
2.2. Chẩn đoán bát cương: Lý hư hiệp thực
2.3. Chẩn đoán tạng phủ: can, tỳ, thận
3. CÁC THỂ BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ
3.1. Tỳ hư thấp thịnh
- Triệu chứng: đầu nặng người mệt, chân tay tê mỏi, bụng đầy ăn kém, hay quên, sắc mặt kém nhuận, mi mắt nặng hoặc hai chân phù thũng, miệng nhạt không khát, đại tiện lỏng nát, tiểu tiện trong dài, lưỡi bè chất nhợt, rêu trắng nhầy, mạch trầm hoãn vô lực.
- Phép trị: ích khí kiện tỳ, hòa vị thẩm thấp.
- Phương dược: sâm linh bạch truật tán gia giảm.
Bài thuốc tham khảo: đảng sâm 18g, bạch linh 15g, bạch truật sao 12g, chích cam thảo 6g, ý dĩ nhân 20g, cát cánh 12g, sa nhân 8g (cho sau), trạch tả 15g, trư linh 12g, hà diệp 12g; mỗi ngày 1 thang, sắc uống 2 lần.
3.2. Đàm trọc nội trở
- Triệu chứng: hình thể béo phì, nặng đầu u mê, phản ứng chậm chạp, ngực bụng đầy tức, chân tay tê nặng, ăn kém bụng đầy, ho khạc đờm, hoặc nôn ọe ăn kém, lưỡi nhợt rêu trắng dày dính, mạch huyền hoạt thực.
- Phép trị: kiện tỳ hòa vị, hành khí trừ đàm.
- Phương dược: địch dàm thang gia giảm.
Bài thuốc tham khảo: trần bì 10g, bán hạ chế 12g, đởm nam tinh 10g, bạch linh 15g, chích cam thảo 6g, chỉ thực 12g, thạch xương bồ 10g, đảng sâm 18g, bạch truật 12g, sinh khương 9g, đại táo 12g; mỗi ngày 1 thang, sắc uống 2 lần.
3.3. Thấp nhiệt nội uẩn
- Triệu chứng: người mệt đầu nặng, trong ngực phiền muộn, hoa mắt chóng mặt, bụng đầy ăn kém, miệng đắng mà khô, đại tiện lỏng nát nặng mùi, tiểu tiện vàng, lưỡi đỏ rêu vàng nhầy dính, mạch hoạt sác.
- Phép trị: thanh nhiệt hóa đàm, hành khí tiêu trệ.
- Phương dược: nhân trần hao thang gia giảm
Bài thuốc tham khảo: nhân trần 18g, đại hoàng 3g, chi tử 9g, cốt khí củ 12g, hà diệp 12g, sơn tra 15g, trạch tả 15g, hoắc hương 12g, cam thảo 6g; mỗi ngày 1 thang, sắc uống 2 lần.
3.4. Khí trệ huyết ứ
- Triệu chứng: ngực tức đau, tâm quí khí đoản, chất lưỡi ám tím hoặc có ban điểm ứ huyết, rêu mỏng mạch tế sáp hoặc trầm sáp.
- Phép trị: sơ can lý khí, hoạt huyết thông mạch.
- Phương dược: huyết phủ trục ứ thang gia giảm
Bài thuốc tham khảo: đào nhân 12g, hồng hoa 9g, đương qui 9g, sinh địa hoàng 15g, xuyên khung 15g, xích thược 15g, ngưu tất 12g, cát cánh 10g, sài hồ 9g, chỉ xác 10g; mỗi ngày 1 thang, sắc uống 2 lần.
3.5. Thận tinh bất túc
- Triệu chứng: đầu váng mắt hoa, thất miên đa mộng, kiện vong ù tai, lưng gối đau mỏi, chân tay tê bì, tóc rụng răng long, hành động chậm chạp, miệng khô họng táo, chất lưỡi nhợt tối, rêu trắng mỏng hoặc không rêu, mạch trầm nhược.
- Phép trị: bổ ích thận tinh, sung điền não tủy.
- Phương dược: hữu qui ẩm gia giảm.
Bài thuốc tham khảo: thục địa 15g, hoài sơn 15g, sơn thù 12g, kỷ tử 15g, cao qui bản 12g (hòa nóng), cao lộc giác 12g (hòa nóng), thỏ ty tử 15g, đỗ trọng 15g, hà thủ ô 12g, nữ trinh tử 12g, ích trí nhân 10g; mỗi ngày 1 thang, sắc uống 2 lần.
3.6. Âm hư dương kháng
- Triệu chứng: đau đầu, hoa mắt chóng mặt, phiền táo dễ cáu, thất miên đa mộng, lưng gối đau mỏi, mắt mờ tai ù, ngũ tâm phiền nhiệt, nửa đêm đạo hãn, chân tay tê bì, lưỡi đỏ ít rêu hoặc không rêu, mạch huyền tế sác.
- Phép trị: tư âm bổ thận, bình can tiềm dương.
- Phương dược: thiên ma câu đằng thang gia giảm.
Bài thuốc tham khảo: thiên ma 12g, câu đằng 18g, đỗ trọng 18g, ngưu tất 12g, bạch thược 12g, phục linh 15g, tang ký sinh 15g, chi tử 10g, thạch quyết minh 30g, dạ giao đằng 18g, nữ trinh tử 12g, quyết minh tử 15g, cam thảo 6g; mỗi ngày 1 thang, sắc uống 2 lần.
3.7. Các thuốc khác
- Hamov: Mỗi lần 2-3 viên, ngày 2-3 lần. Uống sau bữa ăn....
Chống chỉ định: Phụ nữ có thai
- Chorlatcyn: Uống 1 viên/ lần x3 lần/ngày. Uống sau bữa ăn.
- Mỗi đợt dùng kéo dài 3-4 tuần....
Chống chỉ định:
+ người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
+ Phụ nữ có thai và cho con bú
Tài liệu tham khảo
Quyết định số: 26/2008/QĐ - BYT, ngày 22 tháng 07 năm 2008 về việc Ban hành Quy trình kỹ thuật y học cổ truyền.
ĐIỀU TRỊ CẢM CÚM
1. ĐẠI CƯƠNG
Cảm mạo và cúm là những chứng bệnh rất phổ biến, ảnh hưởng không ít đến sức khoẻ cộng đồng. Theo Y học cổ truyền, cảm mạo và cúm chính là bệnh cảnh cảm mạo phong hàn và cảm mạo phong nhiệt xảy ra khi phong tà (phong hàn, phong nhiệt) xâm phạm vào cơ thể nhân lúc chính khí giảm sút (sức đề kháng cơ thể kém).
Các phương pháp điều trị và phòng bệnh cảm cúm theo Y học cổ truyền tương đối đơn giản, rẻ tiền, hiệu quả, có thể chữa sớm tại nhà và tuyến y tế cơ sở, cộng đồng dễ chấp nhận, góp phần trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
Theo Y học hiện đại, cảm mạo là bệnh cảm lạnh, cúm là bệnh cảnh nhiễm virut cúm.
2. CHỈ ĐỊNH
- Cảm mạo phong hàn: Cảm mạo (còn có tên gọi là “thương phong”)
- Cảm mạo phong nhiệt: Cúm (còn có tên gọi là “thời hành cảm mạo”)
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Các bệnh nhân sốt chưa rõ nguyên nhân
4. CHUẨN BỊ
4.1. Cán bộ y tế: Y, bác sỹ, lương y đã được đào tạo theo quy chế
4.2. Phương tiện: Ngoài các dụng cụ dùng cho các bệnh nhân nằm điều trị nội trú, phải có đủ các vị thuốc nam, thuốc bắc để điều trị cảm cúm, phương tiện sắc thuốc uống, đun nước xông để phục vụ người bệnh.
4.3. Người bệnh: hồ sơ bệnh án theo đúng mẫu bệnh án kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền.
5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Y học cổ truyền chia thành 2 thể
5.1. Thể cảm mạo phong hàn
- Triệu chứng: Mũi ngạt, nói khàn, hắt hơi, chảy nước mũi trong hoặc ngứa họng, ho, đờm nhiều trắng loãng, thậm chí đau đầu, đau mình mẩy, sợ gió, sợ lạnh, phát sốt, không đổ mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù.
- Chẩn đoán bát cương: Biểu thực hàn
- Chẩn đoán nguyên nhân: Phong hàn
- Pháp điều trị: Phát tán phong hàn (Tân ôn giải biểu)
- Điều trị bằng thuốc:
+ Thuốc xông: Là phương pháp rất phổ biến và được cộng đồng ưa chuộng. Dược liệu sử dụng rẻ tiền, dễ kiếm, sẵn có ở địa phương, kết quả lại cao. Có những trường hợp cảm mạo chỉ cần xông một lần là khỏi.
Bài thuốc xông: Nấu nồi xông với 3 loại lá:
- Lá có tác dụng kháng sinh: lá hành, lá tỏi.
- Lá có tác dụng hạ sốt: lá tre, lá duối.
- Lá có tinh dầu, có tác dụng sát trùng đường hô hấp: lá chanh, lá bưởi, lá tía tô, lá kinh giới, lá bạc hà, lá sả, lá hương nhu,...
Mỗi thứ một nắm, Tổng cộng khoảng 200-300g, rửa sạch lá, cho vào nồi khoảng 2-3 lit nước, đun sôi. Đặc biệt những lá có tinh dầu cho vào sau khi nước đã sôi, đậy kín vung, đun sôi lại, bắc ra. Khi xông chùm chăn kín cả người bệnh và nồi xông, mở nồi nước xông từ từ cho hơi nóng mùi tinh dầu bốc lên bệnh nhân. Xông từ 10 - 20 phút. Xông xong, lau sạch mồ hôi, thay quần áo, tránh gió lạnh. Sau khi xông, ăn bát cháo hành với tía tô (ăn nóng).
+ Bát cháo giải cảm
Gạo tẻ 30g Lá tía tô thái nhỏ 8g
Muối 1g Gừng sống 3 lát
Hành sống giã nhỏ 3 củ
Gạo nấu thật nhừ rồi cho hành, gừng, lá tía tô và muối vào. Nếu có trứng gà, đánh vào cháo 1 quả, khuấy đều, đem ra ăn khi còn nóng. Ăn xong đắp chăn độ 30 phút cho ra mồ hôi, sau đó lau khô và thay áo quần.
+ Thuốc uống:
Kinh giới 12g Tía tô 12g Sinh khương 3 lát
Bạch chỉ 12g Trần bì 6g
Quế chi 6g Bạc hà 10g
Sắc uống ngày 1 thang, uống 1 - 3 thang.
5.2. Thể cảm mạo phong nhiệt:
- Triệu chứng lâm sàng: Phát sốt, hơi sợ gió, sợ lạnh, có ra mồ hôi, đau đầu, ngạt mũi hoặc chảy nước mũi nặng, hầu họng sưng đỏ đau, ho ra đờm đặc, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù sác.
- Chẩn đoán bát cương: Biểu thực nhiệt
- Chẩn đoán nguyên nhân: Phong nhiệt
- Pháp điều trị: Phát tán phong nhiệt (Tân lương giải biểu)
- Điều trị cụ thể:
+ Thuốc uống:
Bạc hà 10g Ké đầu ngựa 12g
Cát căn 10g Cam thảo đất 10g
Địa liền 10g Lá dâu 10g
Lá tre 10g Bạch chỉ 10g
Cúc tần 10g Cối xay 10g
Sắc uống ngày 1 thang. Uống 3 thang.
+ Các thuốc khác:
- Thuốc ho K/H: ngày uống 2-3 lần (Dùng cốc chia liều đong thể tích siro)
+ Người lớn: Mỗi lần uống 20-25 ml.
+ Trẻ em: Mỗi lần uống 5-10 ml....
Chống chỉ định:
Phụ nữ có thai và cho con bú
Người bị tiểu đường, ao huyết áp, suy tim, mồ hôi nhiều
Người mẫn cảm với bất cứ thành phần não của thuốc.
Trẻ em dưới 30 tháng tuổi.
- Thuốc ho bổ phế:
+ Người lớn: uống mỗi lần 15ml, ngày 3 lần
+Trẻ em:
Từ 3-7 tuổi uống mỗi lần 5ml, ngày 3 lần
Từ 8-12 tuổi uống mối lần 10ml, ngày 3 lần.
Chống chỉ định:
Trẻ em dưới 3 tuổi, trẻ em có tiền sử động kinh hoặc co giật do sốt cao.
Phụ nữ có thai
Người bị tiểu đường
5.3. Phòng bệnh
Cảm cúm là một bệnh phổ biến, cúm thành dịch, ảnh hưởng không ít đến sức khoẻ cộng đồng. Các phương pháp dự phòng cảm cúm theo Y học cổ truyền rẻ tiền, dễ kiếm,
sẵn có ở địa phương khiến cộng đồng dễ chấp nhận gồm các biện pháp sau:
- Trong mùa dịch: nâng cao sức đề kháng, giữ cơ thể không bị lạnh khi thời tiết thay đổi.
+ Phát hiện sớm để cách ly.
+ Hạn chế tiếp xúc, hạn chế tập trung đông người khi có dịch.
- Thời gian có cúm hướng dẫn mọi người dùng:
+ Tỏi: mỗi bữa ăn kèm vài nhánh tỏi sống. Người lớn 3 nhánh. Trẻ em ăn 1 nhánh.
+ Rượu tỏi: Giã nát 200g tỏi ngâm trong 1 lit rượu trong 2 ngày, lọc lấy rượu. Mỗi tuần uống 3 ngày, mỗi ngày từ 30-50 giọt.
+ Khi có dịch cúm dùng bông tẩm dầu tỏi bôi và hít vào lỗ mũi vào buổi sáng, chiều (hoặc giỏ mũi). Công thức: tỏi giã nát 20g + dầu vừng hoặc dầu lạc 200ml.
+ Châm hoặc day ấn huyệt túc tam lý hàng ngày.
Khi đã mắc bệnh: áp dụng các phương pháp điều trị tiện lợi, đơn giản như đánh gió, nấu nồi nước xông, châm cứu hoặc dùng các vị thuốc sẵn có ở địa phương.
Đối với thể nặng, có biến chứng phải phát hiện và điều trị kịp thời.
Tóm lại: Cảm cúm là bệnh thường gặp, đặc biệt ở nơi mật độ dân đông và mang tính truyền nhiễm. Do đó công tác dự phòng đóng vai trò quan trọng nên cần phải tăng cường công tác tuyên truyền vệ sinh, rèn luyện thân thể, tăng cường thể lực. Trong thời gian bệnh lưu hành phải tiêm phòng dịch, vệ sinh môi trường.
Tài liệu tham khảo
Quyết định số: 26/2008/QĐ - BYT, ngày 22 tháng 07 năm 2008 về việc Ban hành Quy trình kỹ thuật y học cổ truyền.
ĐIỀU TRỊ ĐAU VÙNG THẮT LƯNG
1. ĐẠI CƯƠNG
Đau thắt lưng một bên hay hai bên cột sống là một chứng bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra. Có rhể chia làm 2 loại: đau lưng cấp và đau lưng mạn.
- Bệnh danh: Y học cổ truyền gọi chứng đau lưng là: Yêu thống
- Phân loại và nguyên nhân gây bệnh:
+ Đau lưng cấp:
Đau lưng cấp do hàn thấp: Xảy ra đột ngột do bị lạnh, mưa, ẩm thấp gây co cứng cơ ở sống lưng một bên hoặc cả hai bên.
Đau lưng cấp do viêm cột sống: dây chằng cột sống bị viêm, bị phù nề chèn ép vào thần kinh gây đau vùng cột sống thắt lưng. Theo Y học cổ truyền: do thấp nhiệt.
Đau lưng cấp khi thay đổi tư thế đột ngột; hoặc mang vác nặng sai tư thế; sang chấn vùng sống lưng. Theo Y học cổ truyền: do khí trệ, huyết ứ.
+ Đau lưng mạn:
Thường do viêm cột sống mạn tính
Thoái hoá cột sống
Lao; ung thư
Đau các nội tạng ở ngực, bụng lan toả ra sau lưng
Đau lưng cơ năng do thống kinh
Suy nhược thần kinh
Điều trị chứng đau lưng cần điều trị nguyên nhân, kết hợp với chữa chứng đau lưng bằng thuốc, châm cứu, xoa bóp.
2. CHỈ ĐỊNH
- Đau lưng cấp do lạnh và ẩm
- Đau lưng cấp do thay đổi tư thế hay vác nặng, lệch tư thế
- Đau lưng do viêm cột sống
- Đau lưng do tâm căn suy nhược; đau lưng ở người già do cột sống bị thoái hoá
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Đau lưng do lao
- Đau lưng do ung thư
4. CHUẨN BỊ
4.1. Cán bộ y tế: Y, bác sỹ, lương y đã được đào tạo theo quy chế
4.2. Phương tiện: Ngoài các dụng cụ dùng cho các bệnh nhân nằm điều trị nội trú, phải có đủ các vị thuốc nam, thuốc bắc để điều trị đau thắt lưng, phương tiện sắc thuốc để phục vụ người bệnh.
4.3. Người bệnh: hồ sơ bệnh án theo đúng mẫu bệnh án kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền.
5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Y học cổ truyền chia thành 4 thể
5.1. Đau lưng cấp do hàn thấp
- Triệu chứng: đau lưng xảy ra đột ngột, sau khi bị lạnh, mưa, ẩm thấp, đau nhiều, không cúi được, ho và trở mình cũng đau, thường đau một bên, ấn các cơ sống lưng bên đau co cứng, mạch trầm huyền.
- Chẩn đoán bát cương: Biểu thực hàn
- Nguyên nhân: Hàn thấp
- Chẩn đoán tạng phủ, kinh lạc: Bệnh ở kinh lạc
- Phương pháp điều trị: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, ôn kinh hoạt lạc (hành khí, hoạt huyết)
- Điều trị bằng thuốc: (theo đối pháp lập phương)
Thiên niên kiện 8g Y dĩ 16g
Rễ lá lốt 8g Trần bì 6g
Rễ cây xấu hổ 16g Cỏ xước 12g
Quế chi 8g Kê huyết đằng 16g
Tỳ giải 16g
Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần, uống 7 ngày
5.2. Đau lưng cấp do thay đổi tư thế hay vác nặng, lệch tư thế
- Triệu chứng: Sau khi vác nặng lệch người, hoặc sau một động tác thay đổi tư thế đột nhiên bị đau một bên sống lưng, đau dữ dội ở một chỗ, vận động hạn chế, nhiều khi không cúi, đi lại được, cơ co cứng.
- Chẩn đoán bát cương: Thực chứng
- Nguyên nhân: Khí trệ, huyết ứ.
- Chẩn đoán tạng phủ, kinh lạc: Bệnh ở kinh lạc
- Phương pháp điều trị: hoạt huyết, hành khí (thư cân hoạt lạc)
- Điều trị cụ thể:
+ Dùng thuốc (theo đối pháp lập phương)
Đan sâm 12g Uất kim 8g
Xuyên nhung 12g Chỉ xác 6g
Ngưu tất 12g Trần bì 6
Tô mộc 8g Hương phụ 6g
Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần, uống 7 ngày
5.3. Đau lưng do viêm cột sống
- Triệu chứng: Có sưng, nóng, đỏ, vùng cột sống lưng đau
- Chẩn đoán bát cương: Thực nhiệt
- Nguyên nhân: thấp, nhiệt.
- Chẩn đoán tạng phủ, kinh lạc: Bệnh ở kinh lạc
- Phương pháp điều trị: Khu phong, thanh nhiệt giải độc, hoạt thuyết, lợi niệu, trừ thấp
- Điều trị:
+ Dùng thuốc (theo đối pháp lập phương)
Thổ phục linh 16g Ngưu tất 16g
Hy thiêm 12g Xuyên khung 12g
Rẫ xấu hỗ 12g Ý dĩ 12g
Ké đầu ngựa 16g Bạch truật 10g
Kim ngân hoa 12g Cam thảo 6g
Vòi voi 12g
Nếu có sốt cao thêm: Sinh địa 10g, huyền sâm 10g
Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần, 7 ngày
5.4. Đau lưng do tâm căn suy nhược; đau lưng ở người già do cột sống bị thoái hoá
5.4.1. Đau lưng do tâm căn suy nhược (Thể can thận hư)
- Triệu chứng: Đau lưng, ù tai, ngủ ít, hồi hộp, nhức đầu, tiểu tiện vàng, đại tiện táo, trí nhớ giảm, miệng khô, mạch tế sác, nam giới có thể bị di tinh, nữ có thể rối loạn kinh nguyệt.
- Chẩn đoán bát cương: Biểu, lý tương kiêm, thiên nhiệt
- Nguyên nhân: Can thận hư
- Chẩn đoán tạng phủ, kinh lạc: Bệnh ở tạng phủ lẫn kinh lạc
- Phương pháp điều trị: Bổ thận âm, bổ can huyết, an thần, cố tinh (nam), điều hoà kinh nguyệt (nữ). Nếu kèm theo thận dương hư thì thêm bổ thận dương.
- Điều trị: Bài thuốc (Theo đối pháp lập phương):
Thục địa 12g Long nhãn 12g
Kỷ tử 12g Kim anh 8g
Hoàng tinh 12g Khiếm thực 8g
Hà thủ ô 12g Thỏ ty tử 8g
Táo nhân 8g Tục đoạn 12g
Bá tử nhân 8g Ba kích 8g
Ngày sắc uống 1 thang chia 2 lần, uống từ 15 đến 30 thang
Nếu do suy nhược thần kinh, cơ bản là chữa toàn thân như đã nêu ra ở bài suy nhược thần kinh, thêm các thuốc bổ vừa bổ thận: ba kích, đỗ trọng, ... vừa chữa đau lưng như: ngưu tất, tục đoạn, cẩu tích.
5.4.2. Đau lưng ở người già do bị thoái hoá cột sống: (Nếu do thoái hoá cột sống người già, cũng dùng các thuốc chữa đau lưng, bổ thận, trừ phong hàn thấp như các thuốc đã nêu ở bài thoái hoá cột sống)
- Triệu chứng: Đau lưng nhiều, đau tăng khi trời lạnh, chườm nóng đỡ đau, chân tay lạnh, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng; kèm các chứng can thận hư: lưng gối mỏi đau, tiểu tiện nhiều, ù tai, ngủ ít, mạch trầm tế.
- Chẩn đoán bát cương: Biểu, lý tương kiêm, thiên hàn
- Chẩn đoán tạng phủ, kinh lạc: Bệnh ở cả tạng phủ lẫn kinh lạc
- Phương pháp điều trị: Khu phong, tán hàn, trừ thấp; bổ can thận;
- Điều trị cụ thể:
+ Không dùng thuốc
+ Dùng thuốc (theo đối pháp lập phương)
Khương hoạt 8g Đương quy 12g
Phòng phong 8g Trích thảo 4g
Xích thược 12g Sinh khương 4
Khương hoàng 12g Đại táo 12g
Hoàng kỳ 20g
Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần – uống 15 đến 30 ngày.
Tác dụng bổ khí huyết, trừ phong thấp.
5.4.3 Các thuốc khác
- V.phonte:
+ Người lớn: 4 viên/lần, 2-3 lần /ngày, đợt dùng 6-8 tuần
+Trẻ em:
Từ 2-5 tuổi: 1 viên/lần, 2-3 lần/ngày.
Từ 6-12 tuổi: 2 viên/lần, 2-3 lần/ngày.
Chống chỉ định:
Dị ứng với thành phần trong bài thuốc
Phụ nữ có thai.
- Viên phong thấp TOPPHOTE: Uống sau bữa ăn
Ngày 3 lần, mỗi lần 2-4 viên
Chống chỉ định:
Phụ nữ có thai hoặc cho con bú
- RHEUMAPAIN-F: Uống mỗi lần 2-3 viên, ngày 3 lần, uống sau bữa ăn...
Chống chỉ định:
Phụ nữ có thai và trẻ em dưới 10 tuổi
Người bị viêm loét dạ dày.
5.5. Phòng bệnh
Sau khi đã điều trị ổn định cần chú ý những điều sau đây để phòng bệnh tái phát:
- Chú ý giữ ấm, tránh lạnh, nhất là đối với vùng thắt lưng và chi dưới.
- Khi lao động thể lực cần chú ý khởi động tốt, nhất là khởi động vùng thắt lưng và chi dưới.
- Khi lao động thể lực hoặc khi tập luyện cần ở mức độ vừa phải, tránh quá sức, chú ý tránh các động tác đột ngột.
Tài liệu tham khảo
Quyết định số: 26/2008/QĐ - BYT, ngày 22 tháng 07 năm 2008 về việc Ban hành Quy trình kỹ thuật y học cổ truyền.
ĐIỀU TRỊ BỆNH THẤP KHỚP
1. ĐẠI CƯƠNG
Theo YHCT nguyên nhân mắc bệnh khớp là do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, các loại tà khí như: Phong, hàn, thấp, nhiệt xâm phạm vào cân, cơ, xương khớp, kinh lạc làm cho sự vận hành của khí huyết bị tắc lại gây các chứng đau nhức, sưng, nóng, đỏ, đau tại các khớp. Do tuổi già can thận suy yếu hoặc bị bệnh lâu ngày làm cho khí huyết giảm sút dẫn tới thận không chủ được cốt tủy, can huyết hư không nuôi dưỡng được cân gây biến dạng teo cơ dính khớp. Y.H.C.T gọi tên là chứng tý.
2. CHỈ ĐỊNH
- Đau nhức các khớp không có sưng, nóng đỏ.
- Bệnh khớp không do viêm (Thoái hóa khớp)
- Viêm khớp dạng thấp không có biến chứng.
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Thấp khớp cấp, lao khớp, ung thư khớp, viêm khớp do vi khuẩn, chấn thương khớp…
4. CHUẨN BỊ
4.1. Cán bộ y tế: Y, Bác sỹ, lương y được đào tạo theo quy chế
4.2. Phương tiên: Có đủ các vị thuốc nam hoặc thuốc Bắc phục vụ cho việc điều trị bệnh khớp. Nếu bệnh nhân điều trị nội trú, ngoài các đồ dùng của bệnh nhân ra, phải có phương tiện sắc thuốc cho bệnh nhân uống hàng ngày.
4.3. Người bệnh
Hồ sơ bệnh án theo mẫu bệnh án kết hợp YHHĐ với YHCT
5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Sau khi khám bệnh (tứ chẩn) Y.H.C.T căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng nổi bật của người bệnh để chia ra các thể bệnh khác nhau và đề ra cách chữa phù hợp, Y.H.C.T chia thành 5 thể bệnh như sau:
5.1. Thể phong tý (còn gọi là hành tý)
5.1.1. Triệu chứng: Đau di chuyển nhiều khớp, đau các khớp nhỏ là chính, không có sưng, nóng, đỏ, sợ gió, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù.
5.1.2. Chẩn đoán bát cương: Biểu chứng
5.1.3. Chẩn đoán nguyên nhân: Phong, hàn, thấp (Phong là chính)
5.1.4. Chẩn đoán tạng phủ, kinh lạc: Bệnh ở kinh lạc
5.1.5. Pháp điều trị: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, hành khí họat huyết
5.1.6. Điều trị bằng thuốc: Kê đơn theo đối pháp lập phương
Hy thiêm 10g Ý dĩ 16g
Ké đầu ngựa 12g Thổ phục linh 10
Uy linh tiên 12g Cỏ xước 12g
Quế chi 8g Rễ nghệ 10g
Bạch chỉ 10g Cam thảo 8g
Tỳ giải 12g Hương phụ 10g
Cách dùng: Sắc uống một ngày một thang, liệu trình từ 15-20 ngày.
5.2. Thể hàn tý (còn gọi là thống tý)
5.2.1 Triệu chứng: Đau dữ dội ở một khớp, không có sưng nóng đỏ, trời lạnh đau tăng, chườm nóng đỡ đau, tay chân lạnh, sơ lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch huyền khẩn
5.2.1 Chẩn đoán bát cương: Biểu chứng thiên hàn
5.2.3 Chẩn đoán nguyên nhân: Hàn , phong, thấp (Hàn là chính)
5.2.4 Chẩn đoán tạng phủ, kinh lạc: Bệnh ở kinh lạc
5.2.5 Pháp điều trị: Tán hàn, khu phong, trừ thấp, hành khí, hoạt huyết
5.2.6 Điều trị bằng thuốc: Kê đơn theo đối pháp lập phương
Quế chi 10g Ý dĩ 16g
Sinh khương 10g Thổ phục linh 12g
Bạch chỉ 10g Thương truật 10g
Thiên niên kiện 10g Cỏ xước 10g
Lá lốt 12g Xuyên khung 10
Ngũ gia bì 10g Hương phụ 10g
Cách dùng: Sắc uống ngày 01 thang, uống lúc thuốc còn ấm nóng, uống liên tục 15-20 ngày.
5.3. Thể thấp tý (Còn gọi là trước tý)
5.3.1 Triệu chứng: Các khớp nhức mỏi, tê bì, đau mỏi các cơ, vận động khó, miệng nhạt, trời lạnh ẩm đau tăng, rêu lưỡi dính nhớt, mạch hoãn.
5.3.2 Chẩn đoán bát cương: Biểu chứng
5.3.3 Chẩn đoán nguyên nhân: Thấp, phong, hàn (Thấp là chính)
5.3.4 Chẩn đoán tạng phụ, kinh lạc: Bệnh ở kinh lạc
5.3.5 Pháp điều trị: Trừ thấp, khu phong, hành khí hoạt huyết
5.3.6 Điều trị bằng thuốc: Kê đơn theo đối pháp lập phương.
Ý dĩ 16g
Tỳ giải 16g Lá lốt 10g
Thổ phục linh 10g Uy linh tiên 10g
Củ mài 16g Cỏ xước 10g
Xuyên khung 10g Đan sâm 10g
Ngũ gia bì 12g Hương phụ 10g
Cách dùng: Sắc uống ngày 01 thang, liệu trình uống 15-20 ngày
5.4. Thể nhiệt tý (Tương ứng với đợt tiến triển của viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp)
5.4.1 Triệu chứng: Các khớp sưng, nóng đỏ, đau, đối xứng, ấn đau, ban ngày nhẹ, đêm nặng hơn, co duỗi cự động khó khăn, sốt, ra nhiều mồ hôi, sợ gió, rêu lưỡi vàng mỏng, chất lưỡi đỏ, nước tiểu vàng, mạch hoạt sác
5.4.2 Chẩn đoán bát cương: Biểu thực nhiệt
4.3 Chẩn đoán nguyên nhân: Phong, thấp nhiệt
5.4.4 Chẩn đoán tạng phủ kinh lạc : Bệnh ở kinh lạc
5.4.5 Pháp điều trị: Khu phong, Thanh nhiệt giải độc, lương huyết, trừ thấp, hành khí hoạt huyết.
5.4.6 Điều trị bằng thuốc: Kê đơn theo đối pháp lập phương
Hy thiêm 16g Sinh địa 12g
Cây xấy hổ 12g Huyền sâm 12g
Rễ cà gai 10 Ý dĩ 16g
Kim ngân hoa 10g Trạch tả 12g
Rấp cá 10g Cỏ xước 12g
Sài đất 10 Nga truật 16g
Cách dùng: Sắc uống ngày 01 thang, liệu trình 15-20 ngày
5.5. Thể đàm ứ ở kinh lạc (Tương ứng với giai đoạn cuối của viêm khớp dạng thấp, thoái khớp có biến dạng, teo cơ, dính khớp)
5.5.1 Chẩn đoán bát cương: Biểu lý tương kiêm
5.5.2 Chẩn đoán nguyên nhân: Phong, hàn, Thấp kết hợp với can thận hư.
5.5.3 Chẩn đoán tạng phủ, kinh lạc: Bệnh ở kinh lạc, tạng phủ
5.5.4 Pháp điều trị: Khu phong, thanh nhiệt, trừ thấp hóa đàm, thông lạc, bổ can thận
5.5.5 Điều trị bằng thuốc: Kê đơn theo đối pháp lập phương
Dùng các vị thuôc như trên gia thêm các vị thuốc có tác dụng trừ đàm thông lạc, Bổ can thận như:
Bạch giới tử 10g Xuyên sơ giáp 8g Thục địa 10g
Bán hạ chế 10g Đào nhân 10g Hà thu ô 10g
Bạch cương tàm 10g Hồng hoa 10g Đỗ trọng 10g
Cách dùng: Sắc uống ngày một thang- Liệu trình15-30 thang nên uống vào những tháng lạnh, ẩm đề phòng bệnh tái phát
5.5.6 Các thuốc khác:
- V.phonte:
+ Người lớn: 4 viên/lần, 2-3 lần /ngày, đợt dùng 6-8 tuần
+Trẻ em:
Từ 2 - 5 tuổi: 1 viên/lần, 2 - 3 lần/ngày.
Từ 6- 12 tuổi: 2 viên/lần, 2 - 3 lần/ngày.
Chống chỉ định:
Dị ứng với thành phần trong bài thuốc
Phụ nữ có thai.
- Viên phong thấp TOPPHOTE: Uống sau bữa ăn
Ngày 3 lần, mỗi lần 2-4 viên
Chống chỉ định:
Phụ nữ có thai hoặc cho con bú
- RHEUMAPAIN-F: Uống mỗi lần 2-3 viên, ngày 3 lần, uống sau bữa ăn...
Chống chỉ định:
Phụ nữ có thai và trẻ em dưới 10 tuổi
Người bị viêm loét dạ dày.
5.6. Phòng bệnh
- Phòng chống lạnh, ẩm
Thường xuyên tập luyện, xoa bóp các khớp
- Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, Vitamin, tránh béo phì
Tài liệu tham khảo
Quyết định số: 26/2008/QĐ - BYT, ngày 22 tháng 07 năm 2008 về việc Ban hành Quy trình kỹ thuật y học cổ truyền.
ĐIỀU TRỊ SUY NHƯỢC THẦN KINH
1. ĐẠI CƯƠNG
Các rối loạn tâm căn là một nhóm nhiều rối loạn có căn nguyên tâm lý trong bệnh lý tâm thần, chiếm 3-5% dân số, nhẹ về mặt triệu chứng, nhưng tiến triển kéo dài và phức tạp do phụ thuộc vào nhiều nhân tố (nhân cách, stress, môi trường xã hội…). Trong đó bệnh tâm căn suy nhược thường gặp nhất, với các biểu hiện mất ngủ, nhức đầu và giảm trí nhớ, 60% gặp ở những người lao động trí óc, từ 30-50 tuổi, thành thị và nam giới nhiều hơn.
Bệnh được miêu tả trong phạm vi nhiều chứng của YHCT, tuỳ theo triệu chứng nổi bật như kinh quý (tim đập hồi hộp từng lúc), chính xung (tim đập hồi hộp kéo dài), kiện vong (hay quên), đầu thống (nhức đầu), di tinh, thất miên (mất ngủ)….
2. CHỈ ĐỊNH: bệnh suy nhược thần kinh
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH: hội chứng suy nhược thần kinh
4. CHUẨN BỊ
4.1. Cán bộ y tế: y bác sĩ, lương y được đào tạo theo quy chế
4.2. Phương tiện: các vị thuốc nam hoặc Bắc phục vụ cho điều trị suy nhược thần kinh, phương tiện sắc thuốc
4.3. Người bệnh: dược làm đủ hồ sơ bệnh án theo mẫu bệnh án kết hợp YHHĐ với YHCT
5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Sau khi khám bệnh theo YHCT (tứ chẩn), căn cứ vào triệu chứng lâm sàng chủ yếu của người bệnh, bệnh suy nhược thần kinh có thể chia thành 3 thể theo YHCT, và cách chữa cụ thể như sau :
5.1. Thể Can khí uất kết (Thể hưng phấn tăng)
5.1.1. Triệu chứng: Nhức đầu dữ dội từng cơn, thường ở vùng đỉnh. Mất ngủ, ngủ khó vào giấc. Nóng nảy, dễ tức giận, hay thở dài, ngực sườn đầy tức, mỗi khi tức giận bệnh lại tăng lên. Hay quên, chán ăn, bụng chướng, đầy hơi. Lưỡi đỏ, rêu trắng, mạch huyền. Sức khoẻ toàn thân còn tốt.
Nếu can khí uất hoá hoả, người bệnh sẽ khát nước, thích uống nước mát, nước tiểu vàng sẫm, táo bón. Mặt và mắt đỏ, miệng đắng. Lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch huyền sác.
5.1.2. Chẩn đoán
- Bát cương: lý thực nhiệt
- Nguyên nhân: lo buồn, uất ức quá độ hoặc kéo dài
- Tạng phủ: can khí uất kết
5.1.3. Pháp điều trị
Sơ can lý khí, an thần (lý khí giải uất hoặc sơ can giải uất, an thần)
5.1.4. Điều trị bằng thuốc: kê đơn theo đối pháp lập phương
Sài hồ 12g Mạn kinh 10g Lạc tiên 10g
Cúc hoa 08g Thanh bì 06g Táo nhân 12g
Bạch thược 12g Hương phụ 08g
Ngày sắc uống 1 thang, chia 2 lần. Liệu trình 20-30 ngày
5.2. Thể Can thận âm hư (Thể ức chế giảm)
5.2.1. Triệu chứng: Nhức đầu âm ỉ, đầu choáng, tai ù, hoa mắt, hay quên, eo lưng đau mỏi. Hồi hộp trống ngực. Ngủ ít, không ngon giấc, hay mê, dễ tỉnh, dậy sớm, chiêm bao
di tinh. Nước tiểu vàng, đại tiện thỉnh thoảng táo. Lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế hơi sác.
Nếu thiên về âm hư hoả vượng, người bệnh thỉnh thoảng có cơn bốc hoả, mặt mắt đỏ, đau đầu tăng lên. Tâm phiền, không ngủ, dễ cáu gắt. Miệng khô, nước tiểu đỏ, đại tiện táo. Mạch huyền tế sác.
5.2.2. Chẩn đoán
- Bát cương: lý hư nhiệt
- Nguyên nhân: lo buồn, uất ức, sợ hãi quá độ hoặc kéo dài
- Tạng phủ: can thận âm hư
5.2.3. Pháp điều trị
- Thiên về can thận âm hư: tư bổ can thận, an thần, cố tinh.
- Thiên về âm hư hoả vượng: tư âm giáng hoả, dưỡng tâm an thần.
5.2.4. Điều trị bằng thuốc: Kê đơn theo đối pháp lập phương
Thục địa 16g Đương quy 12g Khiếm thực 12g
Đỗ đen sao 08g Chút chít 12g Kim anh 08g
Bạch thược 12g Long nhãn 12
Hà thủ ô 12g Táo nhân 10g
Sắc uống ngày một thang, hoặc hoàn viên ngày uống 30g. Liệu trình 20-30 ngày.
Nếu do âm hư hoả vượng gia Quy bản 20g, Miết giáp 20g để tư âm giáng hoả.
5.3. Thể Âm dương lưỡng hư (Thể hưng phấn và ức chế đều giảm):
5.3.1. Triệu chứng: Mệt mỏi, tay chân rã rời và lạnh, sợ lạnh. Nhức đầu âm ỉ, kéo dài, hoa mắt chóng mặt. Mất ngủ toàn giấc. Trí nhớ giảm hoặc nặng hơn thì mất khả năng lao động trí óc và chân tay. ăn kém, chán ăn, nhạt miệng. Di tinh, liệt dương, eo lưng đau mỏi. Mạch trầm tế vô lực.
5.3.2. Chẩn đoán
- Bát cương: lý hư hàn
- Nguyên nhân: lo buồn, uất ức, sợ hãi quá độ hoặc kéo dài
- Tạng phủ: thận âm dương đều hư
5.3.3. Pháp điều trị: Bổ thận âm và dương, an thần, cố tinh.
5.3.4. Điều trị bằng thuốc: Kê đơn theo đối pháp lập phương
Thục địa 16g Đỗ trọng 10g Táo nhân 10g
Hoài sơn 10g Ba kích 12g Long nhãn 12g
Hà thủ ô 10g Cao ban long 16g Khiếm thực 12g
Quy bản 16g Nhục quế 04g Kim anh 12g
Phá cố chi 12g Phụ tử 06g
Sắc uống ngày một thang. Hoặc tán bột hoàn viên, uống 30g/ngày với nước muối nhạt. Liệu trình 30 - 45 ngày.
5.3.5 Các thuốc khác
- An thần bổ tâm – f: Uống mỗi lần 2-3 viên, ngày 3 lần...
Chống chỉ định: không có
Thận trọng phụ nữ có thai và cho con bú, khi đang tiêu chảy.
5.4. Phòng bệnh
- Cố gắng tránh căng thẳng, lo âu... quá mức, kéo dài hoặc stress.
- Nếu không tự khắc phục được các trạng thái tâm lý này, nên luyện tập khí công dưỡng sinh để có thể lấy lại thăng bằng tâm lý.
Tài liệu tham khảo
Quyết định số: 26/2008/QĐ - BYT, ngày 22 tháng 07 năm 2008 về việc Ban hành Quy trình kỹ thuật y học cổ truyền.
ĐIỀU TRỊ BỆNH MÀY ĐAY
1. ĐẠI CƯƠNG
Đây là một bệnh da liễu có tính quả mẫn thường gặp. Lâm sàng biểu hiện bằng: Nổi mề đay to nhỏ không đều, có thể cục bộ, nhưng cũng có thể lan toả toàn thân, bệnh phát đột ngột, tiến triển nhanh, biến mất cũng nhanh và không để lại sẹo, bệnh này thuộc phạm vi chứng “ấn chẩn” của YHCT.
2. CHỈ ĐỊNH
- Bệnh sử: người bệnh có thể có tiền sử tiếp xúc thức ăn, thuốc khả nghi gây dị ứng. Có thể có tiền sử mắc bệnh nhiễm trùng, hoặc bệnh lý ô nhiễm. Có tiền sử các bệnh dị ứng ở những người cùng gia tộc với bệnh nhân.
- Triệu chứng:
+ Nổi mề đay xuất hiện rất đột nhiên. Những tổn thương này có hình dạnh, kích thước không giống nhau, mầu hồng nhạt hoặc như mầu da, ranh giới rõ, nhiều khi những ban mề đay dính liền với nhau thành một mảng.
+ Bệnh nhân cảm tháy ngứa dữ dội, có khi có cảm giác nóng rát.
+ Tổn thương thường tồn tại vài giờ sau thì biến mất và không để lại dấu vết gì, có khi phát lại nhiều lần trong ngày.
+ Nơi phát bệnh thường không cố định, có thể cục bộ, cũng có thể toàn thân, ngay cả niêm mạc cũng bị ảnh hưởng.
+ Triệu chứng vạch da có thể dương tính.
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Mày đay phát sinh ở niêm mạc đường tiêu hoá, có thể gây buồn nôn, nôn, đau bụng.
- Mày đay phát sinh ở niêm mạc đường hô hấp có thể gây nên khó thở.
4. CHUẨN BỊ
4.1. Cán bộ y tế, y bác sỹ, lương y được đào tạo theo quy định.
4.5.2. Phương tiện
- Có đủ các vị thuốc Bắc, Nam điều trị mày đay.
- Có điều kiện và trang bị để sắc thuốc.
4.3. Người bệnh: có đủ hồ sơ bệnh án theo mẫu YHHĐ kết hợp YHCT.
5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Sau khi khám bệnh bằng YHCT (tứ chẩn), dựa vào các triệu chứng chia bệnh thành:
5.1. Thể phong nhiệt
5.1.1. Triệu chứng: bệnh phát rất nhanh, mày đay màu đỏ, ngứa dữ dội, kèm theo phát sốt, buồn nôn, họng sưng đau, buồn nôn, đau bụng, khi gặp nóng thì bệnh nặng lên, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù sác.
5.1.2. Chẩn đoán bát cương: Biểu thực nhiệt
5.1.3. Chẩn đoán nguyên nhân: Phong nhiệt
5.1.4. Chẩn đoán tạng phủ, kinh lạc: Phế vệ
5.1.5. Pháp điều trị: Tân lương giải biểu
5.1.6. Điều trị bằng thuốc: Kinh phong phương
Kinh giới 10g Thuyền thoái 04g
Phòng phong 08g Ngưu bàng tử 12g
Bạch cương tầm 08g Đan bì 12g
Kim ngân hoa 12g Phù bình 12g
Sinh địa 16g Hoàng cầm 16g
Cam thảo 06g
Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần
5.2. Thể phong hàn
5.2.1. Triệu chứng: Màu của mày đay như màu da bình thường, găp gió, lạnh thì nặng thêm. Miệng không khát, chất lưỡi bệu nhạt, rêu trắng, mạch khẩn.
5.2.2. Chẩn đoán bát cương: Biểu thực hàn
5.2.3. Chẩn đoán nguyên nhân: Phong hàn
5.2.4. Chẩn đoán tạng phủ, kinh lạc: Phế vệ
5.2.5. Pháp điều trị: Tân ôn giải biểu, tuyên phế tán hàn
5.2.6. Điều trị bằng thuốc: Ma hoàng gia giảm
Ma hoàng 4g Phù bình 12g
Hạnh nhân 10g Xích thược 12g
Can khương bì 04g Bạch cương tằm 10g
Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần
5.3. Thể âm huyết bất túc
5.3.1. Triệu chứng: Mày đay hay tái phát, kéo dài không khỏi, bệnh hay tái phát về chiều và đêm. Tâm phiền, hồi hộp, hay cáu, miệng khô, lưỡi đỏ, khô, mạch trầm tế. Chứng này thuộc về âm huyết bất túc, phong tà thúc biểu.
5.3.2. Chẩn đoán bát cương: Biểu lý tương kiêm, thiên hư nhiệt
5.3.3. Chẩn đoán nguyên nhân: Bất nội ngoại nhân, phong tà
5.3.4. Chẩn đoán tạng phủ, kinh lạc: Huyết phận, biểu
5.3.5. Pháp điều trị: Tư âm, nhuận huyết, sơ tán phong tà
5.3.6. Điều trị bằng thuốc: Lục vị gia kinh giới phòng phong
Thục địa 16g Sơn thù 08g
Hoài sơn 16g Bach linh 12g
Trạch tả 10g Kinh giới 12g
Đan bì 16g Phòng phong 08
Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần
5.3.6. Các thuốc khác
- Chorlatcyn: Uống 1 viên/ lần x3 lần/ngày. Uống sau bữa ăn.
Mỗi đợt dùng kéo dài 3-4 tuần....
Chống chỉ định:
+ người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
+ Phụ nữ có thai và cho con bú
5.4. Phòng bệnh
- Cố gắng tìm nguyên nhân để tránh tiếp xúc.
- Chú ý điều trị các rối loạn dạ dày, ruột, bệnh ký sinh trùng, các rối loạn nội tiết, các ổ nhiễm trùng mãn tính.
- Tránh ăn thức ăn dễ gây dị ứng.
- Kiêng rượu, chề đặc, cafe, cay.
- Luôn giữ cho đại tiện thông.
Tài liệu tham khảo
Quyết định số: 26/2008/QĐ - BYT, ngày 22 tháng 07 năm 2008 về việc Ban hành Quy trình kỹ thuật y học cổ truyền.
ĐIỀU TRỊ ĐAU DÂY THẦN KINH HÔNG
1. ĐẠI CƯƠNG
Đau dây thần kinh hông là một hội chứng đau rễ thần kinh thắt lưng V và cùng I, đau lan từ thắt lưng xuống hông dọc theo mặt sau đùi xuống cẳng chân, lan ra ngón cái hoặc út (tuỳ theo rễ bị đau). Nguyên nhân do thoát vị đĩa đệm là hay gặp nhất, ngoài ra còn do cùng hoá thắt lưng V hay cùng I, gai đôi cột sống, thoái hoá cột sống hoặc do chấn thương cột sống, viêm cột sống dính khớp, …
Theo Y học cổ truyền đau dây thần kinh hông còn gọi là “yêu cước thống”, “toạ cốt phong”, “toạ điền phong”, thuộc phạm vi “chứng tý”. Nguyên nhân do phong hàn, phong thấp, phong nhiệt thừa cơ tấu lý sơ hở xâm lấn vào kinh túc Thái dương Bàng quang và túc Thiếu dương đởm, hoặc do chính khí hư yếu, rối loạn chức năng tạng phủ nhất là tạng can, thận hoặc do lao động quá sức, trọng thương gây huyết ứ, khí ứ làm bế tắc kinh khí của kinh Bàng quang, kinh Đởm gây đau.
2. CHỈ ĐỊNH
Đau dây thần kinh hông:
- Đau dọc theo đường đi của dây thần kinh hông
- Có điểm đau cạnh sống
- Dấu hiệu lasegue (+) ≤ 700
- Dấu hiệu valleix (+).
- Nghiệm pháp Bonnet (+).
- Rối loạn cảm giác có hoặc không.
- Teo cơ có hoặc không.
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Đau dây thần kinh hông do thoát vị đĩa đệm có chỉ định điều trị ngoại khoa.
- Đau dây thần kinh hông do bệnh cột sống khác: Lao, ung thư có chèn ép tuỷ, bệnh ống tuỷ, đang tăng huyết áp có chấn thương cột sống, gãy xương và biến dạng.
- Đau dây thần kinh hông kèm theo: Xơ gan, suy tim, hen suyễn, ung thư, tâm thần, suy thận, HIV/AIDS.
4. CHUẨN BỊ
4.1. Cán bộ y tế:
- Mặc y phục.
- Sát trùng tay.
- Đứng bên đau bệnh nhân, giải thích sơ qua tình hình bệnh tật, phương pháp điều trị sẽ áp dụng, giúp người bệnh yên tâm, tin tưởng.
4.2. Người bệnh:
- Nằm sấp bộc lộ bên đau, có thể co nhẹ khớp gối hoặc kê cổ chân bằng gối mềm nếu bệnh nhân đau nhiều không nằm thẳng chân được.
4.3. Phương tiện:
- Khay inox đựng: Hộp bông cồn, panh, kim châm cắm riêng từng người.
- Kim châm cứu: Dài 5 - 6 cm và 10cm.
- Máy điện châm.
- Điếu ngải hoặc đèn hồng ngoại.
5. QUY TRÌNH ĐIỀU TRỊ CÁC THỂ THEO YHCT
5.1. Thể phong hàn (đau thần kinh hông do lạnh).
- Chẩn đoán bát cương: Biểu thực hàn
- Pháp điều trị: Khu phong, tán hàn, thông kinh hoạt lạc.
- Điều trị:
+ Châm cứu: Ôn điện châm (dùng mồi ngải hay đèn hồng ngoại).
+ Đau theo kinh Bàng quang: Huyệt dùng: Giáp tích từ L4- S1, Thận du, Đại tràng du, Trật biên, Ân môn, Uỷ trung, Thừa sơn, Côn lôn, Túc lâm khấp.
+ Đau theo hai kinh: Châm kết hợp các huyệt trên.
+ Xoa bóp: Day, lăn, phát, bóp bấm huyệt, vận động cột sống, vận động chân.
- Bài thuốc: Theo đối pháp lập phương hoặc bài “Can khương, Thương truật, Phụ linh thang” gia quế chi, Xuyên khung.
5.2. Thể phong hàn thấp:
(Thoái hoá cột sống, cùng hoá L5-S1 gai đôi L5-S1).
- Chẩn đoán bát cương: Biểu thực hàn hoặc biểu lý tương kiêm.
- Pháp điều trị: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc hay khu phong, kiện tỳ, trừ thấp, bổ can thận.
- Điều trị:
+ Châm cứu: Ôn điện châm, châm các huyệt theo kinh bị bệnh giống thể phong hàn. Nếu ảnh hưởng đến can tỳ thận thì thêm huyệt Can du, Tỳ du, Thận du (châm bổ).
+ Xoa bóp giống thể phong hàn.
- Bài thuốc: Dùng đối pháp lập phương hay “Độc hoạt tang ký sinh thang”.
5.3. Thể phong thấp nhiệt (viêm cột sống, viêm khớp cùng chậu, …).
- Chẩn đoán bát cương: Biểu thực nhiệt.
- Pháp điều trị: Khu phong, trừ thấp, thanh nhiệt giải độc, thông kinh hoạt lạc.
- Điều trị:
+ Châm cứu: Điện châm như thể phong hàn thêm: Phong trì, Hợp cốc.
+ Xoa bóp: Như thể phong hàn.
- Bài thuốc: Đối pháp lập phương hoặc “ý dĩ thang” với “Nhị diệu thang”.
5.4. Thể huyết ứ (thoát vị đĩa đệm, chấn thương).
- Chẩn đoán bát cương: Thực chứng.
- Pháp điều trị: Hành khí, hoạt huyết, thông ứ.
- Điều trị:
+ Châm cứu: Điện châm các huyệt như thể phong hàn thêm: Huyết hải, Cách du.
+ Xoa bóp: Giống thể phong hàn thấp thêm động tác kéo giãn cột sống, xoa bóp xong nằm bất động trên giường cứng.
- Bài thuốc: Đối pháp lập phương hoặc “Tứ vật đào hồng”.
6. PHƯƠNG PHÁP KẾT HỢP YHHĐ-YHCT:
- Chỉ định:
+ Các trường hợp đã điều trị Y học cổ truyền đỡ ít.
+ Các trường hợp đau cấp, hạn chế vận động nhiều.
- Y học hiện đại:
+ Giai đoạn kháng viêm (NSAID): Diclofenac, Voltaren, Felden…dạng uống hoặc tiêm (không dùng trong các truờng hợp có tiền sử loét dạ dày hành tá tràng) chú ý tiêm bắp sâu, không nên thuỷ châm các huyệt vùng cẳng chân, tiêm dùng từ 1-3 ống (ngày 1 ống).
+ Thuốc giãn cơ: Mydocalm, Alaxan…
+ Hoặc Vitamin B liều cao, thuỷ châm các huyệt theo kinh bị bệnh.
+ Vật lý trị liệu: Chiếu đèn hồng ngoại, sóng ngắn, kéo giãn cột sống nhất là trường hợp đau do thoát vị đĩa đệm.
- Y học cổ truyền:
+ Điện châm, ôn điện châm, xoa bóp bấm huyệt.
* Các thuốc khác:
- V.phonte:
+ Người lớn: 4 viên/lần, 2 - 3 lần /ngày, đợt dùng 6-8 tuần
+Trẻ em:
Từ 2 - 5 tuổi: 1 viên/lần, 2 - 3 lần/ngày.
Từ 6 - 12 tuổi: 2 viên/lần, 2 - 3 lần/ngày...
Chống chỉ định:
Dị ứng với thành phần trong bài thuốc
Phụ nữ có thai
7. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ:
- Tốt: Hết đau, đi lại bình thường.
- Khá: Còn đau khi vận động, nghỉ ngơi đỡ.
- Trung bình: Còn đau cả khi vận động, nghỉ ngơi.
- Kém: Không đỡ hoặc đau tăng lên.
Tài liệu tham khảo
Quyết định số: 26/2008/QĐ - BYT, ngày 22 tháng 07 năm 2008 về việc Ban hành Quy trình kỹ thuật y học cổ truyền.
ĐIỀU TRỊ DI CHỨNG TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO BẰNG YHCT
1. ĐẠI CƯƠNG
1.1. Quan điểm của YHHĐ
- Định nghĩa: TBMMN hay đột quỵ (stroke) là dấu hiệu phát triển nhanh trên lâm sàng của một rối loạn khu trú chức năng của não kéo dài trên 24 giờ và thường do nguyên nhân mạch máu.
- Hình thành đột quỵ từ một trong hai thể bệnh lý mạch máu não; thiếu máu não cục bộ hoặc xuất huyết. Thiếu máu não cục bộ là nguyên nhân thường gặp nhất ở đột quỵ do tắc mạch máu tại chỗ hoặc do lấp mạch từ nơi khác đưa đến.
- Thiếu máu não thoáng qua và đột quỵ cấp tính là những bệnh cấp cứu nội khoa đòi hỏi phải chẩn đoán ngay do có thể điều trị hiệu quả khi sử dụng sớm các thuốc. Giai đoạn phục hồi và di chứng cần được phối hợp điều trị nguyên nhân, víi phục hồi chức năng.
1.2. Quan điểm của YHCT
- TBMMN được YHCT gọi là Trúng phong, bệnh thường gặp ở trung niên đang có xu hướng gia tăng. Bệnh phát sinh trên cơ sở khí huyết nội hư nhân khi nội thương kÐm mà phát sinh thành bệnh. Bệnh khởi phát cấp tính và biến ho¸ mau lẹ.
- Bệnh được chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn cấp tính: trong vòng 4 tuần kể từ khi phát bệnh. Giai đoạn phục hồi từ tuần thứ 5 đến nửa năm. Giai đoạn di chứng: sau nửa năm kể từ khi phát bệnh.
2. CHỈ ĐỊNH
Trúng phong kinh lạc hoặc Trúng phong tạng phủ giai đoạn phục hồi và di chứng. Đối với YHH§ bệnh nhân đột quỵ ở giai đoạn bán cấp khi toàn trạng đã tương đối ổn định, tinh thần tỉnh táo.
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Trúng phong tạng phủ giai đoạn cấp bệnh nhân còn trong tình trạng hôn mê phải điều trị bằng YHHĐ.
4. CHUẨN BỊ
4.1. Cán bộ y tế: Bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền
Điều dưỡng hoặc kỹ thuật viên về YHCT, nhân viên phục vụ.
4.2. Người bệnh: Được thăm khám kỹ về YHHĐ và YHCT
4.3 .Phương tiện: Thuốc YHCT, máy điện châm, kim châm cứu và một số y dụng cụ khác phục vụ cho châm cứu. Một số thuốc YHHĐ cần thiết( thuốc hạ áp huyết, chống đái th¸o đường…). Cơ sở cho bệnh nhân điều trị nội trú.
4.4. Hồ sơ bệnh án theo mẫu của Bộ y tế.
5. QUY TRÌNH ĐIỀU TRỊ CÁC THỂ BỆNH THEO YHCT
Cần phân biệt trúng phong kinh lạc, tróng phong tạng phủ (chứng bế, chứng thoát) để lựa chọn các phép điều trị thích hợp. Trong giai đoạn phục hồi và di chứng, phần nhiều bệnh nhân là hư thực hiệp tạp, Trị liệu nên nâng cao chính khí, trừ tà khí.
5.1. Điều trị bằng thuốc
5.1.1. Khí hư huyết trệ, mạch lạc ứ trở:
- Triệu chứng: bán thân bất toại, chi mềm vô lực, sắc mặt vàng nhợt, hay tê tay chân, lưỡi nhợt tía hoặc có ban ứ huyết, rêu trắng, mạch tế sáp hoặc hư nhược.
- Phương pháp điều trị: Ých khí, hoạt huyết thông lạc.
- Bài thuốc: Bổ dương hoàn ngũ thang
Quy vĩ 12g Địa long 12g
Xuyên khung 12g Xích thược 12g
Sinh hoàng kỳ 60g Hằng hoa 09g
Đào nhân 09g Thích xương bổ 09g
Sắc uống mỗi ngày một thang
- Gia giảm: Trừ đàm gia Bán hạ, Xương Bồ, Viễn chí.
5.1.2. Âm hư dương cang, mạch lạc ứ trở:
- Triệu chứng: Bán thân bất toại, liệt cứng co rút, nói khó, nhân khẩu oa tà, đau đầu chóng mặt, tai ù, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch huyết sác hữu lực.
- Phương pháp điều trị: Tư âm tiềm dương, hoạt huyết thông lạc
- Bài thuốc: Hổ tiềm hoàn gia giảm:
Thục địa 18g Thích hộc 09g
Quy bản 13g Ngưu tất 12g
Hoàng bá 09g Đương quy 12g
Tri mẫu 12g Sinh mẫu lệ 12g
Bạch thược 12g Đào nhân 09g
Tỏa dương 12g Hồng hoa 09g
Trần bì 12g
Sắc uống ngày một thang.
5.1.3. Phong đàm trở khiếu, lạc mạch ứ trở
- Triệu chứng: Lưỡi cứng, nói khó, chi thể tê bì, nhãn khẩu oa tà, lưỡi nhợt tối, rêu nhờn, mạch huyền hoạt
- Phương pháp điều trị: Tức phong hóa đàm, hoạt huyết thông lạc.
- Bài thuốc: Giải ngữ đơn gia giảm
Bạch phụ tử 09g Cam thảo 06g
Thạch xương bổ 09g Đan sâm 15g
Viễn chí 06g Đương quy 12g
Thiên ma 12g Xích thược 09g
Toàn yết 06g Địa long 10g
Sắc uống ngày 1 thang
Các thuốc khác:
- Vạn xuân hộ não tâm:
+ Người lớn: uống mỗi lần 2 - 3 viên, ngày 2 lần.
Uống với nước ấm, sau các bữa ăn. Dùng liên tục trong vong 3 tháng hoặc hơn.
Chống chỉ định:
Phụ nữ có thai hoặc cho con bú
Phụ nữ bị rong kinh và các trường hợp chảy máu khác.
5.2. Liệu pháp châm cứu
Châm cứu liệu pháp bao gồm cả 2 bộ phận: châm và cứu. Đối với trúng phong đều có hiệu quả rõ rệt. Giai đoạn nào của bệnh cũng có thể sử dụng châm cứu.
5.2. Hào châm
5.2.1. Nhãn khẩu oa tà (liệt mặt trung ương)
- Trị pháp: Ých tủy sung não, sơ điều kinh cân
- Huyệt: Phong trì, Thái dương, Hạ quan, Địa thương, Giáp xa, Hợp cốc bên lành.
- Thao tác: Phong trì châm bổ, các huyệt châm tả, Thái Dương xuyên Giáp xa.
5.2.2.Thất ngôn:
- Trị pháp: điều thần khai khiếu
- Huyệt: Thượng tinh, Bách hội, Phong trì, ấn đường, Kim tân, Ngọc dịch, Thiên trụ, Liêm tuyền, Thông lý
- Thao tác: Thượng tinh xuyên Bách hội, chích huyết bằng kim tam lăng huyệt Kim tân và Ngọc dịch, châm tả Liêm tuyền và Thống lý.
5.2.3. Liệt chi trên:
- Trị pháp: Sơ thông kinh lạc
- Huyệt: Phong trì, Cực tuyền, Xích trạch, Hợp cốc, Bát tà, Kiên ngung, Khúc trì, Ngoại quan.
- Thao tác: Hợp cốc châm hướng tới ngón tay cái; Bát tà, Ngoại quan, Kiên Ngung, Khúc trì châm tả.
5.2.4. Liệt chi dưới:
- Trị pháp: Sơ kinh thông lạc, bồi nguyên bổ thận.
- Huyệt: Hoàn khiêu, Phong thị, Dương lăng tuyền, Ủy trung, Tam âm giao, Côn lôn.
- Thao tác: Tam âm giao châm bổ, các huyệt khác châm tả
5.2.5. Đau khớp vai:
- Trị pháp: Sơ cân thông tý
- Huyệt: Kiên ngung, Nhân trung, Kiên trinh, Kiên trung du, Kiên ngoại du, Điền khẩu, a thị huyệt.
- Thao tác: Các huyệt đều châm tả.
5.2.6. Si ngốc (sa sút trí tuệ)
- Trị pháp: Hòa đàm tuyên khiếu, kiện não sinh tủy
- Huyệt: Bách hội, Thái dương, ấn đường, Hợp cốc, Tâm du, Thận du, Thần môn, Túc tam lý, Nội quan.
- Thao tác: các huyệt đều châm bổ.
5.2.7. Điên chứng (rối loạn tâm thần)
- Trị pháp: Lý khí giải uất, địch đàm khai khiếu.
- Huyệt: Thần môn, Phong long, Bách hội, Tâm du, Hành gian, Tam âm giao, Túc tam lý.
- Thao tác: Phong long, Hành gian châm tả; các huyệt khác châm bổ.
5.2.7.1. Các biện pháp châm cứu khác:
- Điện châm: thường dùng các huyệt như Kiên ngung, Khúc trì, Ngoại quan, Hợp cốc, Hoàn khiêu, Phong thị, Dương lăng tuyền, Túc tam lý, Huyết hải, Thái xung. Về đường kinh nên lấy thủ túc dương mình làm kinh chủ. Mỗi lần chọn 2 - 3 cặp huyệt, châm đắc khí rồi cho thông điện. Tùy theo bệnh trạng hư thực mà điều chỉnh tần số, cường độ và thời gian kích thích cho phù hợp.
- Thủy châm: Thường dùng các huyệt như Giáp tích tương ứng với chi liệt , Kiên ngung, Thủ tam lý, Thừa sơn, Dương lăng tuyền, Giải khê. Thuốc thủy châm là sinh tố nhóm B, ATP.
- Đầu châm: lựa chọn vị trí châm ở da đầu tương ứng với vùng vận động, vùng cảm giác, vùng ngôn ngữ.. trên vỏ não bên đối diện với chi liệt. Ví dụ chân phải liệt châm 1/5 trên vùng vận động bên trái, tay trái rối loạn cảm giác châm 2/5 giữa vùng cảm giác bên phải…
- Nhĩ châm: Chọn các huyệt trên loa tai như tuyến thượng thận, tâm, can, não, dưới vỏ, thần môn, hư chứng thì già kim, thực chứng thì dùng kích thích mạnh như xung điện không xuyên qua da, điện châm, thủy châm, chích huyết…
- Cấy chỉ: Thường chọn các huyệt như Túc tam lý, Dương lăng tuyền, Thừa sơn, Tam âm giao… Mỗi lần cấy 1-3 huyệt bằng chỉ Catgut. Chủ yếu chỉ định trong giai đoạn di chứng.
5.2.7.2. Xoa bóp bấm huyệt và tập luyện
Có công dụng thúc đẩy khí huyết vận hành, điều hòa kinh mạch và công năng các tạng phủ rất có lợi cho sự phục hồi chức năng của chi có thể bị liệt.
Bộ vị cần xoa bóp là vùng đầu mặt lưng và c¸c chi, trọng tâm là bên liệt. Các huyệt nên chú ý day khi xoa bóp là Phong trì, Kiên tỉnh, Kiên ngung, Khúc trì, Hợp cốc, Thủ tam lý (chi trên), Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền, Túc tam lý, Huyết hải, Phong thị, ñy trung, Thừa sơn, Côn lôn, Giải khê (chi dưới), Thái dương, Toản trúc, Õ phong, Giáp xa, Địa thương ( mặt).
Tiến hành cho bệnh nhân tập sớm từ thụ động đến chủ động tùy theo tình trạng của bệnh nhân.
5.2.7.3. Dự phòng
Vận động và tập luyện khí công dưỡng sinh
Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh lao lực quá độ.
Chú ý phòng tránh những yếu tố bất lợi của thời tiết khí hậu. Khi đã phát hiện các tiền triệu trúng phong thì phải kịp thời và tích cực để tránh phát triển thành trúng phong thực thụ.
6. PHƯƠNG PHÁP KẾT HỢP YHHĐ-YHCT
Giai đoạn cấp tính
Ngoài việc thực hiện các biện pháp chung của tây y như bất động, đảm bảo hô hấp, khống chế huyết áp, chống phù não, bồi phụ nước điện giải, chống tắc mạch (NMN), chống chảy máu (XHN), cải thiện tuần hoàn… có thể phối hợp thêm thuốc YHCT: thuốc sắc, thuốc hoàn (An cung ngưu hoàng hoàn)…
6.1. Giai đoạn phục hồi: Ngoài biện pháp của tây y như cải thiện tuần hoàn não, phục hồi chức năng thần kinh, lý liệu pháp… nên kết hợp châm cứu. xoa bóp, tập dưỡng sinh và dùng thuốc đông y tùy điều kiện cụ thể.
6.2. Giai đoạn di chứng: Các biện pháp đông y thích hợp hơn.
7. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
7.1. Tốt: Các chức năng phục hồi hoàn toàn cơ thể trở lại bình thường.
7.2. Khá: Các chức năng phục hồi di chứng ít về vận động, bệnh nhân tự làm sinh hoạt cá nhân và có thể tham gia công việc.
7.3. Trung bình: Các chức năng phục hồi một phần còn ít di chứng về vận động thần kinh, bệnh nhân tự làm sinh hoạt cá nhân hoặc cần được hỗ trợ ít.
7.4. Kém: Điều trị không có kết quả hoặc bệnh nhân tử vong hoặc để lại nhiều di chứng không tự làm được sinh hoạt cá nhân và phải có người khác hỗ trợ.
Tài liệu tham khảo
- Quyết định số: 26/2008/QĐ - BYT, ngày 22 tháng 07 năm 2008 về việc Ban hành Quy trình kỹ thuật y học cổ truyền.
HEN PHẾ QUẢN
1. ĐẠI CƯƠNG
1.1. Quan niệm của YHHĐ:
Hen phế quản là trạng thái lâm sàng của sự phản ứng cao độ ở phế quản do nhiều kích thích khác nhau. Biểu hiện lâm sàng đặc trưng là khó thở, tiếng cò cử, phù nề niêm mạc phế quản và tăng tiết nhầy phế quản.
Hiện nay tại Việt Nam tỷ lệ hen phế quản khoảng 2 - 6% dân số và >10% ở trẻ em.
Nghĩ đến hen phế quản khi có một trong các dấu hiệu sau:
+ Cơn hen với đặc điểm: có tiền triệu hắt hơi sổ mũi, khó thở chậm thì thở ra.
+ Tiếng thở rít (trẻ em có viêm phế quản co thắt > 3 lần)
+ Tiền sử có một trong các triệu chứng sau:
Ho về đêm >3 lần
Tiếng rít tái phát
Khó thở tái phát
Nặng ngực nhiều lần
+ Khám thực thể: Trong cơn hen tiếng ran rít, ran ngáy 2 bên phổi, rì rào phế nang giảm. Ngoài cơn không nghe thấy gì
Thăm dò chức năng hô hấp có rối loạn thông khí tắc nghẽn với FEV1 <80%, FEV1/VC <70%, FEV1 tăng > 15% sau khi dùng salbutanul 400mg.
1.2. Quan niệm của YHCT
- Hen phế quản thuộc phạm vi chứng háo suyễn, đàm ẩm
- Nguyên nhân do nhiễm phải ngoại tà, ăn uống, tình chí bất thường ảnh hưởng đến công năng của tạng phế và thận: Phế tuyên giáng, thận nạp khí khi phế khí nghịch, thận không nạp khí dẫn đến khó thở tức ngực
- Ngoài ra còn do tỳ hư không vận hoá thuỷ cốc, thận (+) hư không tỳ dương làm đàm ẩm ứ trệ gây đờm nghịch, khó thở, tức ngực.
- YHCT quan niệm trong cơn hen phế quản là chứng thực; ngoài cơn hen là chứng hư.
2. CHỈ ĐỊNH
Trong cơn hen phế quản phối hợp YHHĐ với YHCT (Thuốc thang, châm cứu, xoa bóp).
Ngoài cơn dùng các thuốc YHCT tăng cường chức năng của tạng phế, tỳ, thận.
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Phải điều trị bằng YHHĐ khi bệnh nhân có cơn hen phế quản nặng cấp với các biểu hiện:
- Khó thở khi nghỉ ngơi, người cúi về phía trước (trẻ em bỏ bú) kích thích đờ đẫn, lẫm lộn, thở chậm hoặc tần số thở>30 lần/1phút.
- Ran rít giảm hoặc mất.
- Mạch > 120 lần /phút (>160 lần/ 1 phút ở trẻ sơ sinh).
- LLĐ < 60% giá trị lý thuyết, ngay sau khi điều trị ban đầu.
- Đáp ứng thuốc giãn phế quản chậm và duy trì < 3giờ.
- Không cải thiện triệu chứng 2 - 6 giờ sau khi dïng Coticoid toàn thân.
- Diễn biến nặng dần lên.
4. CHUẨN BỊ
4.1. Cán bộ y tế: Cần 01 bác sỹ và 01 y tá
4.2. Người bệnh: ë tư thế bệnh nhân thấy dễ chịu.
- Người cúi về phía trước.
- Tư thế 1/2 nằm 1/2 ngồi.
- Động viên người bệnh an tâm điều trị.
4.3. Phương tiện:
4.3.2. Theo YHHĐ:
- Thiết bị cung cấp oxy.
- Bình xịt Ventoline hoặc Terbutalin.
- Thuốc khí dung: Fulmi CH 500mg.
Bricanyl 2,5mg - 5mg.
Atrovent nang giãn phế quản.
- Coticoid: solumedrol .
- Thuốc bồi phụ nước điện giải: NaCL 90/00, Glucoza 5%
- Thuốc Diaphylin, Theophylin…
- Bộ dây truyền, bông, cồn, panh…
4.3.2. Theo YHCT:
- Thuốc thang.
- Kim châm cứu, mồi ngải.
Các thuốc khác:
- Thuốc ho K/H: ngày uống 2 - 3 lần (Dùng cốc chia liều đong thể tích siro)
+ Người lớn: Mỗi lần uống 20 - 25 ml.
+ Trẻ em: Mỗi lần uống 5 - 10 ml....
Chống chỉ định:
Phụ nữ có thai và cho con bú
Người bị tiểu đường, ao huyết áp, suy tim, mồ hôi nhiều
Người mẫn cảm với bất cứ thành phần não của thuốc.
Trẻ em dưới 30 tháng tuổi.
4.4. Hồ sơ bệnh án: Bộ hồ sơ bệnh án theo đúng quy chế của Bộ Y tế.
5. QUY TRÌNH ĐIỀU TRỊ CÁC THỂ THEO YHCT
Trong cơn hen: Cơn hen xuất hiện đột ngột, khó thở ra kèm tiếng cò cử, ngực đầy tức, không nằm được vã mồ hôi, sắc xanh nhợt chia 2 thể:
5.1. Hen hàn: Người lạnh, sắc mặt trắng bệch, ho đờm trắng loãng dễ khạc, không khát, đại tiện nát, rêu lưỡi trắng nhợt, rêu mỏng, mạch huyền tế.
Pháp điều trị: Ôn phế, tán hàn, trừ đàm định suyễn.
Bài thuốc: Tô tử giáng khí thang.
Tô tử 12g Hậu phác 08g
Quất bì 08g Quế chi 12g
Bán hạ chế 08g Ngải cứu 12g
Đương quy 10g Gừng 04g
Tiền hồ 10g Đại táo 12g
Sắc uống ngày 1 thang
Châm bổ các huyệt:
Thiên đột, Chiên trung, Phong môn.
Định suyễn, Liệt khuyết, Tam âm giao
Phong long, Túc tam lý
Cứu: Phế du, Cao hoang, Thận du.
5.2. Hen nhiệt: Người bứt rứt, sợ nóng, mắt môi đỏ, đờm dính vàng, miệng khát, đại tiện táo, lưỡi đỏ, rêu vàng dày, mạch hoạt sác.
Phương pháp điều trị: Thanh nhiệt tuyên phế, hoá đàm định suyễn.
Bài thuốc: Kiện tỳ gia bán hạ gia thang.
Ma hoàng 08g Hạnh nhân 10g
Thạch cao 20g Tô từ 08g
Bán hạ chế 06g Gừng tươi 04g
Xạ can 10g Đại táo 12g
Đình lịch tử 08g
Sắc uống ngày 1 thang
Châm tả các huyệt: Trung phủ, Thiên đột, Chiên trung, Định suyễn, Phế du, Xích trạch, Thái uyên, Phong long, Hợp cốc.
6. PHƯƠNG PHÁP KẾT HỢP YHHĐ VỚI YHCT
- Tại các cơ sở YHCT chỉ nên điều trị các cơn hen nhẹ và trung bình. Các cơn hen phế quản nặng nên chuyển đến các cơ sở YHHĐ.
- Trong điều trị lúc cơn hen đang xảy ra nên sử dụng các phương pháp điều trị bằng YHHĐ sau đó mới sử dụng các phương pháp YHCT.
6.1. Với cơn hen trung bình.
YHHĐ: Salthitamil (Ventolin MD) 2 nhát 1 lần lúc bệnh nhân hít vào sâu, sau 15 phút bơm tiếp 2 nhát nếu bệnh nhân chưa đỡ. Có thể bơm xịt 2-3 lần/1giờ đầu.
Dùng Presnisolon 5mg x 4-6 viên/24h uống sáng lúc no (chú ý trường hợp bệnh nhân có bệnh lý dạ dày tá tràng).
Thở oxy 2-4 lít/1 phút nếu người bệnh thiếu oxy.
Có thể dùng Theophylin nếu không có thuốc cường b2 dạng xịt (thận trọng trong những trường hợp đã dùng Theophylin thường xuyên).
YHCT: Phân loại thể: Hen hàn hay hen nhiệt để sử dụng bài thuốc cho phù hợp, cũng như sử dụng các công thức châm cứu, xoa bóp.
6.2. Với cơn hen nặng cấp: Chuyển các cơ sở YHHĐ điều trị, trước khi chuyển có thể phải sử dụng các thuốc sau:
- Đặt đường truyền TM NaCL 90/00; Glucoza 5%: 2 lít/24h.
- Thở oxy 2-6 lít/1phút.
- Khí dung Bricanyl 2,5-5mg + 4ml NaCl 90/00 lúc đầu 15 phút/1lần sau 1h/1 lần. Fulmicor 500mg x 4 nang/24h cách 6h/1lần.
- Solumedrol 40mg x 3 lần/24h tiêm tĩnh mạch.
- Thuốc giãn phế quản Atrovent x 4 nang/24h.
- Diaphylin 0,6mg/kg/24h truyền tĩnh mạch liên tục.
- Sau khi cơn hen đã dứt mới sử dụng các thuốc YHCT bổ phế, thận, tỳ, để bổ trợ.
7. TIỂU CHUẨN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
Dựa vào bảng phân loại mức độ nặng nhẹ của cơn hen phân loại kết quả điều trị như sau:
- Tốt:
+ Bệnh nhân hết khó thở.
+ Tần số thở trở về bình thường 18-20 lần/phút.
+ Bệnh nhân có thể nói chuyện bình thường tỉnh táo.
+ PaO2 > 99% lưu lượng đỉnh bình thường.
- Khá:
+ Bệnh nhân còn khó thở khi đi lại có thể nằm ngửa được.
+ Tần số thở 23 lần/phút.
+ Bệnh nhân có thể đối thoại được.
+ Tri giác kích thích nhẹ.
+ Lưu lượng đỉnh ≥ 80% giá trị bình thường dao động < 20%.
- Trung bình:
+ Người bệnh thích ngồi.
+ Nói trả lời từng câu, không liên tục.
+ Tần số thở > 23 đến 30 lần/phút.
+ Tri giác kích thích, bồn chồn.
+ Lưu lượng đỉnh > 60%; < 80% giá trị lý thuyết giao động > 30%.
- Kém:
+ Không đáp ứng với điều trị.
+ Khó thở liên tục, bệnh nhân ngồi cúi về phía trước.
+ Tần số thở > 30 lần/phút.
+ Diễn đạt từ ngữ khó khăn trả lời từng từ một.
+ Tri giác kích thích: ngủ gà, lú lẫn.
+ Lưu lượng đỉnh < 60% giá trị lý thuyết dao động > 30%.
Tài liệu tham khảo
Quyết định số: 26/2008/QĐ - BYT, ngày 22 tháng 07 năm 2008 về việc Ban hành Quy trình kỹ thuật y học cổ truyền.
ĐIỀU TRỊ VIÊM QUANH KHỚP VAI BẰNG PHƯƠNG PHÁP YHCT KẾT HỢP YHHĐ
1. ĐẠI CƯƠNG
Viêm quanh khớp vai (VQKV) thuộc nhóm bệnh thấp ngoài khớp, theo phân loại của YHHĐ. VQKV thì là một cụm từ chỉ tất cả những trường hợp đau và hạn chế vận động khớp vai do tổn thương phần mềm quanh khớp, chủ yếu là giãn cơ, dây chằng và bao khớp.
Theo định nghĩa này, VQKV không bao gồm những bệnh có tổn thương của đầu xương, sụn khớp và màng hoạt dịch (chấn thường, viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp…). Dựa vào triệu chứng lâm sàng bệnh được phân làm 3 thể: VQKV thể đơn thuần, VQKV thể nghẽn tắc và VQKV có hội chứng vai tay. Chẩn đoán VQKV dựa theo tiêu chuẩn lâm sàng chẩn đoán của Boissier MC 1992.
Theo YHCT, bệnh thuộc phạm vi chứng kiên tý. Gồm ba thể là kiên thống, kiên ngưng và hậu kiên phong, tương đương với ba thể của YHHĐ.
Do chứng này thuéc phạm vi chứng tý, nên nguyên nhân cũng do phong, hàn, thấp kết hợp với nhau làm bế tắc kinh lạc gây ra. Giai đoạn đầu phong hàn th¾ng, bệnh nhân đau là chủ yếu (kiên thống): giai đoạn sau hàn thấp th¾ng, hạn chế vận động là chủ yếu (kiên ngưng). Lâu ngày các tà khí này làm tắc đường lưu thông khí huyết, khí huyết không đủ nuôi dưỡng cân cơ, gây ra thể hậu kiên phong.
2. CHỈ ĐỊNH
Nhìn chung: điều trị VQKV bằng phương pháp YHCT có chỉ định rộng rãi cho hầu hết các trường hợp bao gồm các nguyên nhân gây VQKV cụ thể như sau:
2.1. Tại chỗ:
- Chấn thương: Thường là vi chấn thương do nghề nghiệp, thói quen, động tác thể thao… Đôi khi có thể do chấn thương mạnh vào vùng vai.
- Viêm gân, thoái hoá hoặc vôi hoá phần mềm quanh khớp.
- Thời tiết: lạnh, ẩm.
2.2. Ở xa:
- Các tổn thương thần kinh: Liệt nửa người do di chứng cña tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, viêm não-màng não… Đây là tổn thương thứ phát do rối loạn vận động gây ra. Chèn ép các rễ thần kinh cùng đốt sống cổ do thoái hoá, viêm, u các đốt sống cổ.
- Chấn thương ở bàn ngón tay, cổ tay.
2.3. Không rõ nguyên nhân: Chiếm khoảng 15% bệnh nhân.
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Điều trị VQKV bằng phương pháp YHCT an toàn và hiệu quả, chỉ cần lưu ý những chống chỉ định chung của phương pháp châm cứu:
- Các trường hợp bệnh lý thuộc diện cấp cứu.
- Người có sức khoẻ yếu, thiếu máu, người có tiền sử nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch vành, viêm màng ngoài tim, phụ nữ có thai.
- Cơ thể ở trạng thái không bình thường như: vừa lao động xong, mệt mỏi, đói…
4. CHUẨN BỊ
4.1. Cán bộ y tế:
- Thăm khám toàn diện, hỏi bệnh, đưa ra chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị cho người bệnh.
- Nên chọn tư thế thuận lợi nhất để có thể thực hiện thủ thuật châm, cứu, xoa bóp, thuỷ châm được dễ dàng.
4.2. Bệnh nhân:
- Làm một số xét nghiệm: Xét nghiệm thường quy, Xquang khớp vai, siêu âm khớp vai.
- Lựa chọn tư thế sao cho thoả mái nhất, chịu được lâu và phải bộc lộ được rõ vùng cần châm. Thường có một số tư thế như sau:
+ Ngồi ngửa dựa ghế.
+ Ngồi thẳng lưng.
+ Ngôi co khuỷu tay trên bàn.
+ Nằm nghiêng.
4.3. Phương tiện:
- Kim châm cứu, máy điện châm, điếu ngải cứu.
- Bơm tiêm, bông, panh, cồn 700 để sát trùng.
- Khay đựng dụng cụ.
- Phương tiện sắc thuốc.
4.4. Hồ sơ bệnh án: Theo mẫu bệnh án quy định.
5. QUY TRÌNH ĐIỀU TRỊ CÁC THỂ BỆNH VQKV BẰNG PHƯƠNG PHÁP YHCT KẾT HỢP YHHĐ
5.1. Thể Kiên thống: tương đương với VQKV đơn thuần
- Pháp điều trị: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, ôn thông kinh lạc.
- Bài thuốc:
Khương hoạt 08g Nghệ vàng 12g
Quế chi 06g Trần bì 08g
Phòng phong 08g Thổ phục linh 12g
Bạch kỳ 16g Sinh khương 06g
Hoàng kỳ 16g Cam thảo 06g
Xích thược 12g
Sắc uống ngày một thang
- Phương pháp không dùng thuốc:
+ Châm cứu:
Thủ thuật: Châm tả.
Huyệt: Kiên tỉnh, Kiên ngung, Kiên trinh, Thiên tông, Trung phủ, Tý nhu, Cự cốt, Vân môn, á thị.
Có thể hào châm, ôn châm, điện châm, nhĩ châm, trường châm… Nhưng điện châm có khả năng giảm đau tốt nhất.
+ Xoa bóp bấm huyệt:
Thủ thuật: Xát, day, lăn, bóp, vờn, vận động, bấm huyệt (các huyệt châm cứu).
Động tác cần làm nhẹ nhàng, không gây đau tăng cho bệnh nhân.
+ Thuỷ châm:
Thuốc: Vitamin B1, B6, B12, thuốc giảm đau chống viêm không chứa Corticoid.
Huyệt: Thiên tông, Kiên trinh, Tý nhu, Đại chuỳ…
Với thể này châm cứu là chính, xoa bóp là phụ, nếu xoa bóp phải làm nhẹ nhàng.
5.2. Thể Kiên ngung: tương đương với VQKV thể nghẽn tắc
- Pháp điều trị: Trừ thấp, tán hàn, khu phong, thư cân hoạt lạc
- Bài thuốc:
Khương hoạt 08g Xuyên sơn giáp 08g
Phòng phong 08g Quế chi 06g
Xích thược 12g Bạch chỉ 12g
Nghệ vàng 12g Sinh khương 06g
Đẳng sâm 16g Bạch truật 12g
Trần bì 08g Cam thảo 06g
Sắc uống ngày 1 thang.
- Phương pháp không dùng thuốc
+ Châm cứu: Châm bổ các huyệt như thể kiên thống.
+ Xoa bóp: rất có tác dụng với thể này.
- Thủ thuật: Xát, day, lăn, bóp, vờn, bấm huyệt, rung, vận động. Trong đó vận động để mở khớp vai là động tác quan trọng nhát. Tăng dần cường độ, biên độ vận động khớp vai phù hợp với sức chịu đựng tối đa của bệnh nhân.
- Bệnh nhân cần phối hợp tập luyện tích cực, kiên trì, nhất là các động tác mở khớp sẽ có kết quả tốt.
5.3. Thể Hậu kiên phong: tương đương với VQKV thể có hội chứng vai tay
- Pháp điều trị: Bổ khí huyết, hoạt huyết tiêu ứ
- Bài thuốc:
Thục địa 16g Đào nhân 10g
Đương quy 10g Hồng hoa 10g
Bạch thược 12g Xuyên khung 16g
Đẳng sâm 10g Hoàng kỳ 16g
Sắc uống ngày một thang
5.4. Các thuốc khác:
- V.phonte:
+ Người lớn: 4 viên/lần, 2-3 lần /ngày, đợt dùng 6-8 tuần
+Trẻ em:
Từ 2 - 5 tuổi: 1 viên/lần, 2 - 3 lần/ngày.
Từ 6 - 12 tuổi: 2 viên/lần, 2 - 3 lần/ngày.
Bàn tay phù nề nhiều, đau nhức gia khương hoạt 16g, Uy linh tiên 12g để tăng sức trừ phong thấp, chỉ thống.
Bàn tay bầm tím, lưỡi tím có điểm ứ huyết gia Tô mộc 10g. Nghệ vàng 8g để tăng sức hoạt huyết tiêu ứ.
- Phương pháp không dùng thuốc:
+ Châm cứu: là biện pháp kết hợp, dùng khi đau nhiều.
- Thủ thuật: Châm bổ
- Huyệt: như thể kiên ngưng, thêm khúc trì, Thủ tam lý, Ngoại quan, Dương trì, Hợp cốc bên đau.
+ Xoa bóp: Là chủ yếu
- Thủ thuật: như thể kiên ngưng, có xoa bóp thêm ở bàn tay.
- Chỉ nên làm sau khi bàn tay hết bầm tím, phù nề để tránh các tổn thương thứ phát như teo cơ, cứng khớp.
- Bệnh nhân cần kết hợp tự xoa bóp, tập vận động bàn tay, khớp vai.
- Ở thể này nên kết hợp các vitamin nhóm B, thuốc giảm đau chống viêm không chứa Corticoid đường uống cho bệnh nhân.
6. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
Năm 1987, Constant và Murley đã công bố phương pháp lâm sàng đánh giá chức năng vai và được hội nghị khớp học của SECEC chấp nhận và còn được gọi là tiêu chuẩn Constant. Tiêu chuẩn này ngày nay đã được các tác giả trên thế giới và Việt Nam công nhận áp dụng.
Constant và Murley đánh giá chức năng vai dựa trên 4 tiêu chuẩn chính là: đau, hoạt động cuộc sống hàng ngày, tầm vận động khớp vai, lực vai với tổng số điểm là 100. Tiêu chuẩn này được đánh giá trước và sau điều trị viêm quanh khớp vai và phân loại kết quả điều trị ở 5 mức độ:
Rất tốt 95-100 điểm
Tốt 85-94 điểm
Khá 75-84 điểm
Trung bình 60-74 điểm
Kém < 60 điểm
Tài liệu tham khảo
Quyết định số: 26/2008/QĐ - BYT, ngày 22 tháng 07 năm 2008 về việc Ban hành Quy trình kỹ thuật y học cổ truyền.
ĐIỀU TRỊ LIỆT DÂY THẦN KINH VII NGOẠI BIÊN
1. ĐẠI CƯƠNG
Liệt dây thần kinh VII ngoại biên là một bệnh thường gặp của dây thần kinh sọ não số VII.
Y học cổ truyền gọi bệnh này là chứng “ Khẩu nhãn oa tà” miệng và mắt méo lệch. Mặt mất cân đối rõ rệt, bên liệt không nhăn trán được, lông mày hơi sệ xuống. Mắt nhắm không kín, không làm được động tác phồng má, mím môi, miệng kéo lệch sang bên lành, ăn uống rơi vãi.
Nguyên nhân :
- Bệnh do phong hàn tà xâm nhập vào lạc mạch của các kinh dương ở mặt làm cho sự lưu thông kinh khí bị trở ngại, khí huyết không được điều hòa, kinh cân mất dinh dưỡng, cân nhục mềm nhẽo gây lên bệnh.
Mặt khác khi cơ thể ở tình trạng vệ khí hư, chính khí yếu do các nguyên nhân bên trong hoặc bên ngoài, bệnh tà nhân cơ hội xâm nhập vào các kinh mạch lạc mạch của cơ thể làm cho sự tuần hoàn của khí huyết trong kinh lạc bị ứ trệ dẫn đến sự rối loạn hoạt động của các cơ quan bộ phận trong cơ thể mà tạo nên bệnh.
- Do phong nhiệt tà xâm phạm vào kinh mạch, làm kinh cân thiếu dinh dưỡng mà gây nên. Nhiệt tà hay gây sốt và chứng viêm nhiệt, thiêu đốt tân dịch.
- Do sang chấn gây ra huyết ứ ở kinh lạc, từ đó mà gây liệt.
2. CHỈ ĐỊNH
Điều trị liệt dây VII ngoại biên bằng phương pháp YHCT có chỉ định rộng rãi tùy theo nguyên nhân gây bệnh cụ thể như sau:
+ Phương pháp điều trị không dùng thuốc: Châm, ôn châm, điện châm, ôn điện châm và kết hợp xoa bóp bấm huyệt tại chỗ.
+ Dùng thuốc: Thuốc YHCT và thuốc YHHĐ
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Nhìn chung, điều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên bằng phương pháp YHCT an toàn và hiệu quả, cần lưu ý những chống chỉ định chung của phương pháp châm:
- Các trường hîp bệnh lý thuộc diện cấp cứu.
- Người mắc bệnh nhồi máu cơ tim.
- Phụ nữ có thai.
- Trạng thái cơ thể bất thường.
4. CHUẨN BỊ
4.1. Cán bộ y tế:
- Thăm khám toàn diện.
- Hỏi bệnh.
- Đưa ra chẩn đoán.
- Chỉ định phương pháp điều trị cho người bệnh.
- Chọn tư thế thuận lợi nhất để thực hiện thủ thuật châm, cứu, xoa, bóp được dễ dàng.
4.2. Người bệnh:
- Làm một số xét nghiệm thường qui, điện cơ vùng mặt.
- Lựa chọn tư thế thoải mái, bộc lộ rõ vùng cần làm thủ thuật, thường có một vài tư thế:
+ Nằm ngửa trên giường.
+ Ngồi ngửa dựa ghế.
4.3. Phương tiện:
- Kim châm cứu, máy điện châm, điếu ngải cứu.
- Bông, pank vô trùng, cồn 700, bơm tiêm.
- Khay đựng dụng cụ.
- Phương tiện để sắc thuốc.
4.4. Hồ sơ bệnh án: Theo mẫu bệnh án quy định
5. QUY TRÌNH ĐIỀU TRỊ CÁC THỂ THEO YHCT
Phương pháp kết hợp YHHĐ-YHCT
5.1. Thể phong hàn (liệt dây thần kinh VII ngoại biên do lạnh)
- Phương pháp điều trị: Khu phong, tán hàn, hành khí, hoạt huyết
- Bài thuốc:
Khương hoạt 08g Phòng phong 08g
Độc hoạt 08g Đương quy 08g
Tần giao 08g Thục địa 12g
Bạch chi 08g Bạch thược 08g
Xuyên khung 08g Bạch truật 08g
Cam thảo 06g Bạch linh 08g
Sắc uống ngày 1 thang
5.1.1. Phương pháp không dùng thuốc:
- Châm cứu:
+ Huyệt tại chỗ: Toản trúc, tình minh, ty trúc không, dương bạch, địa thương, giáp xa, nghinh hương, ế phong, nhân trung, thừa tương.
+ Huyệt toàn thân: Hợp cốc bên đối diện.
+ Dùng hào châm, điện châm (với cường độ nhẹ nhàng theo ngưỡng kích thích người bệnh).
+ Nên kết hợp ôn châm, thận trọng tàn rơi vào mắt, tránh cứu dễ gây bỏng.
+ Mỗi ngày châm cứu 1 lần, mỗi lần 30 phút, một liệu trình 10 ngày.
- Xoa bóp:
+ Dùng mặt trong 2 đốt ngón tay cái miết từ huyệt tinh minh lên huyệt toản trúc 10 lần.
+ Miết từ huyệt toản trúc dọc theo cung lông mày tới huyệt thái dương 10 lần.
+ Dùng ngón tay cái day từ huyệt toản trúc dọc theo cung lông mày tới huyệt thái dương 10 lần.
+ Miết huyệt giáp xa đến địa thương 10 lần.
+ Day huyệt giáp xa đến địa thương 10 lần.
+ Dùng ngón tay cái phân huyệt nhân trung, thừa tương 10 lần.
+ Xát má 10 lần.
+ Bấm các huyệt đã nêu ở trên.
5.1.2. Kết hợp với YHHĐ
- Vitamin B1 X 10 viên/ngày
- Thường xuyên nhỏ mắt bằng dung dịch Cloramfenicol 40/00, không được dùng Strychnine vì dễ chuyển sang co cứng.
5.2. Thể phong nhiệt: (Liệt dây thần kinh VII ngoại biên do nhiễm trùng).
- Pháp điều trị: Khu phong, thanh nhiệt, hoạt huyết (khi có sốt).
Khu phong, dưỡng huyết, thông kinh hoạt lạc (khi hết sốt).
- Bài thuốc:
Kim ngân hoa 16g Xuyên khung 12g
Bồ công anh 16g Đan sâm 12g
Thổ phục linh 12g Ngưu tất 12g
Ké đầu ngựa 12g
Sắc uống mỗi ngày 1 thang
- Phương pháp không dùng thuốc:
+ Châm cứu:
Thủ thuật: Châm tả, dùng điện châm
Huyệt: Các huyệt như thể phong hàn, thêm Khúc trì, Nội đình
+ Không cứu:
+ Xoa bóp: giống nhu thể phong hàn.
Mỗi ngày châm 1 lần, mỗi lần 30 phút, 1 liệu trình 10 ngày.
Kết hợp YHHĐ: tùy theo từng bệnh nhân có thể dùng thuốc:
+ Kháng sinh: Ampixilin hoặc Tetraxylin 1 - 2g/ngày.
+ Vitamin B1 0,01g: 10 - 15 viên/ngày.
+ Nhỏ mắt thường xuyên dung dịch Cloramfenicol 40/00.
5.3. Thể huyết ứ: (Liệt dây thần kinh VII ngoại biên do sang chấn)
- Phương pháp điều trị: Hành khí hoạt huyết.
- Bài thuốc:
Đan sâm 12g Chỉ xác 06g
Xuyên khung 12g Trần bì 06g
Ngưu tất 12g Hương phụ 08g
Tô mộc 08g Uất kim 08g
Sắc uống ngày 1 thang.
- Phương pháp không dùng thuốc.
+ Châm cứu
Thủ thuật: Châm tả, châm điện
Huyệt: Giống thể phong hàn
Châm thêm: huyệt Huyết hải, Túc tam lý
+ Xoa bóp: Giống thể phong hàn
Mỗi ngày châm 1 lần, mỗi lần 30 phút, mỗi liệu trình 10 ngày.
- Kết hợp YHHĐ
+ Vitamin B1 liều cao
+ Kháng sinh Ampixilin, Tetraxylin
+ Pretnisolon
+ Thường xuyên nhỏ mắt bằng dung dịch Cloramfenicol 40/00
+ Tập các động tác ở mắt, trán, môi, miệng.
+ Phẫu thuật chỉnh hình khi di chứng, co cứng nửa mặt
6. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
6.1. Khỏi:
- Mắt nhắm kín Challes-Bell (-)
- Nếp nhăn trán rõ.
- Miệng, nhân trung, cân đối khi nghỉ ngơi và khi cười.
6.2. Đỡ:
- Hở khe mi mắt dưới 3mm.
- Nếp nhăn trán mờ.
- Rãnh mũi, má mờ.
- Miệng-nhân trung cân đối khi nghỉ ngơi, lệch khi cười nói.
6.3. Không khỏi
- Hở khe mi trên 3mm.
- Nếp nhăn trán mất.
- Rãnh mũi má mất.
- Miệng - nhân trung lệch khi nghỉ ngơi, khi cười nói.
Tài liệu tham khảo
Quyết định số: 26/2008/QĐ - BYT, ngày 22 tháng 07 năm 2008 về việc Ban hành Quy trình kỹ thuật y học cổ truyền.
HỘI CHỨNG DẠ DÀY - TÁ TRÀNG
1. ĐỊNH NGHĨA
Hội chứng dạ dày tá tràng: Là tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng, do sự mất thăng bằng giữa các yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng và yếu tố tấn công nó, được đề cập trong chứng Vị quản thống theo YHCT.
2. NGUYÊN NHÂN
2.1. Nội nhân: Do căng thẳng tâm lý kéo dài, uất ức, lo nghĩ toan tính quá mức
2.2. Bất nội ngoại nhân: Chế độ ăn không đều độ đói no bất thường, ăn thức ăn sống lạnh.
2.3. Ngoại nhân: Thời tiết lạnh
3. TRIỆU CHỨNG
3.1. Triệu chứng tổng quát
Đau bụng vùng thượng vị, nôn nhiều, đầy bụng, ăn không tiêu, chướng bụng. Người mệt mỏi, thích xoa bóp và chườn nóng, sợ lạnh, tay chân lạnh.
Tiêu phân nát có lúc táo bón.
Chất lưỡi nhạt, rêu trắng, mạch trầm trì hoặc hư tế.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. mục tiêu điều trị
Giảm đau, làm lành ổ viêm hoặc loét.
4.2. Điều trị theo thể bệnh
4.2.1. Thể Can khí phạm vi
4.2.1.1. Phép trị: Sơ can – Lý khí
4.2.1.2. Thuốc: bài Sài hồ sơ can thang gia giảm
Sài hồ 12g Đại táo 12g
Bạch thược 16g Trần bì (sao qua) 06g
Hoàng cầm 12g Xuân khung 12g
Hương phụ (chế) 08g Chỉ xác 06g
Nghệ 06g Cam thảo (bắc) 04g
Sắc (u) 2 lần/ ngày/thang
4.2.1.3. Châm cứu: Điện châm
Châm tả: Trung quản, Khí hải, Quan nguyên, Tỳ du, Vị du, Thái xung.
Chân bổ: Nội quan, Thần môn, Tam âm giao, Túc tam lý.
4.2.2. Thể Tỳ Vị hư hàn:
4.2.2.1. Phép trị: Ôn trung, ích khí, an thần.
4.2.2.2. Thuốc: Bài Hoàng kỳ kiến trung thang gia giảm.
Can khương 04g Bạch truật 12g
Bạch linh 12g Hoa kỳ 12g
Xuyên khung 12g Sa nhân 04g
Chỉ xác 06g Trần bì 06g
Cam thảo 06g Nghệ 06g
Đại táo 10g
Sắc (u) 2 lần/ ngày/ thang
4.2.2.3. Châm cứu: Điện châm
Châm tả kết hợp soi đèn: Quan nguyên, Khí hải, Thái bạch, Phong long, Thiên xu, Trung quản.
Châm bổ: Nội quan, Thần môn, Tam âm giao, Túc tam lý, tỳ d u, Vị du.
4.3. Kết hợp các phương pháp trị liệu khác:
Từ trường
4.4. Chế độ:
- Ăn nhẹ dễ tiêu, kiêng: Thốc lá, cà phê, trà đặc, tiêu ớt.
- Nghỉ ngơi tại giường.
- Luyện tập: Ngoài cơn đau đi bộ.
4.5. Tân dược hoặc thành phẩm Đông y:
Nếu bệnh nhân đau nhiều, hoặc là bệnh kết hợp, có thể kèm theo thuốc ức chế bơm proton (Omeprazol…) , băng niêm mạc dạ dày (Phospholugen…), cốm tiêu thực. Viên dạ dày tá tràng; pharnanca, bổ trung ích khí, lục vi
4.6. Các thuốc khác:
- Viên nang Dạ dà tá tràng-f: Uống mỗi lần 3 viên, ngày 3-4 lần…
Chống chỉ định:
Phụ nữ có thai.
Tài liệu tham khảo
Quyết định số: 26/2008/QĐ - BYT, ngày 22 tháng 07 năm 2008 về việc Ban hành Quy trình kỹ thuật y học cổ truyền.
SỎI ĐƯỜNG TIẾT NIỆU (SA LÂM, THẠCH LÂM)
1. ĐỊNH NGHĨA
Sỏi đường tiết niệu, được mô tả trong chứng “Sa lâm”, “Thạch lâm” của Y học cổ truyền.
2. NGUYÊN NHÂN
Bất nội ngoại nhân
- Tùy theo vị trí có thể đau bụng, đau lưng dữ dội lan xuống hạ vị và bộ phận sinh dục ngoài.
- Tiểu tiện khó.
- Lưỡi đỏ, rêu vàng.
- Mạh sác.
- Cận lâm sàng: Siêu âm hoặc X quang bụng có sỏi đường tiết niệu, TPTNT có cặn lắng.
3. ĐIỀU TRỊ THEO YHHĐ
Nếu có cơn đau quặn thận thì ta kết hợp YHHĐ: Dùng giãn cơ trơn, giảm đau (trong trường hợp có nhiễm trùng, sốt thì dùng kháng sinh đường sinh đường niệu kết hợp).
4. ĐIỀU TRỊ THEO YHCT
4.1. Mục tiêu
- Làm sỏi nhỏ lại tự tiêu hoặc tiểu tiện bài tiết ra ngoài.
4.2. Phép trị: Thanh nhiệt lợi niệu, bài thạch, thông lâm.
4.2.1. Thuốc thang: bài Thạch thông lâm gia giảm.
Tam lăng 15g Trạch tả 12g
Xa tiền tử 15g Tỳ giải 15g
Râu mèo 15g Nga truật 12g
Hậu phác 10g Chỉ xác 10
Kim tiền thảo 40g Ngưu tất 20g
Mộc thông 12g
Nếu có tiểu ra máu gia thêm: Cỏ mực (sao đen) 12g; Trắc Bá diệp (sao đen) 12g
Sắc uống 2 lần/ ngày/ thang
4.2.2. Chế độ tập luyện, dinh dưỡng
- Tùy theo loại sỏi mà có chế độ ăn thích hợp.
4.2.3. Dự phòng nguyên nhân:
- Uống nhiều nước.
- Không nhịn tiểu.
4.2.4. Các thuốc khác:
- Kim tiền thảo-f:
+ Người lớn: Uống mỗi lần 2 - 3 viên, ngày 3 lần.
+ Trẻ em: bằng ½ liều người lớn.
+ Uống với nhiều nước.
Chống chỉ định: Phụ nữ có thai.
- Kim tiền thảo râu ngô:
+ Người lớn: Điều trị sỏi đường tiệt niệu: uống 2 - 4 viên/lần, ngày 3 lần. Phòng ngừa sự kết sỏi: Uống 1 - 2 viên/lần, ngày 3 lần.
+ Trẻ em: Điều trị sỏi đường tiệt niệu: uống 1 - 2 viên/lần, ngày 3 lần. Phòng ngừa sự kết sỏi: Uống 1 viên/lần, ngày 3 lần.
Chống chỉ định: chưa thấy có khuyến cáo.
Tài liệu tham khảo
Quyết định số: 26/2008/QĐ - BYT, ngày 22 tháng 07 năm 2008 về việc Ban hành Quy trình kỹ thuật y học cổ truyền.
VIÊM GAN MẠN
1. ĐỊNH NGHĨA
Là một bệnh bao gồm một loạt những rối loạn gan có nguyên nhân và mức độ trầm trọng khác nhau, trong đó hiện tượng viêm và hoại tử liên tục kéo dài trên 6 tháng.
2. CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
2.1. Thể Can nhiệt Tỳ thấp:
Thường gặp trong viêm gan mạn tiến triển với các triệu chứng miệng đắng, chán ăn, bụng đầy chướng, miệng khô nhớt, đau nhiều vùng gan, da vàng xạm, tiểu tiện vàng, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch huyền.
Phép trị: Thanh nhiệt, trừ thấp với mục đích
Hạ sốt: nhờ có Flavon trong Hoàng cầm có tác dụng ức chế men polyphenol oxidase gây sốt trong bệnh lý tự miễn.
Lợi mật và tống mật: nhờ có acid chlorogenic và 6,7 dimethyl-coumarine có trong Nhân trần hoặc Mg silicat có trong Hoạt thạch.
Lợi tiểu và bảo vệ tế bào gan: Nhân trần.
Tăng khả năng miễn dịch của cơ thể: Phục linh.
- Những bài thuốc sử dụng:
+ Bài thuốc Nhân trần ngũ linh tán
Nhân trần 20g Đảng sâm 16g Bạch truật 12g Ý dĩ 16g
Phục linh 12g Trư linh 08g Trạch tả 12g Xa tiền tử 12g
Nếu do viêm gan siêu vi nên tăng liều Bạch truật, Phục linh lên 20g, giảm liều Đảng sâm 10g, thêm Diệp hạ châu 50g.
Nếu do viêm gan tự miễn nên tăng liều Đảng sâm 30g, gia thêm Cam thảo bắc 30g.
+ Bài thuốc Hoàng cầm hoạt thạch thang (Ôn bệnh điều biện):
Hoàng cầm 12g Hoạt thạch 12g Đại phục bì 12g Phục linh 08g
Trư linh 08g Đậu khấu 08g Kim ngân 16g Mộc thông 12g
Nhân trần 20g Cam thảo bắc 04g
Nếu có nóng sốt, vàng da nên tăng liều Hoàng cầm, Hoạt thạch 20g
Nếu vàng da hoặc tăng Tramsaminase nên tăng liều Nhân trần 30g.
+ Thuốc thành phẩm :
VG5: 02 viên x 02 lần/ ngày
Bavegan : 02 viên x 03 lần/ ngày
Hương sa lục quân : 02 viên x 03 lần/ ngày
2.2. Thể Can uất Tỳ hư:Thường gặp trong viêm gan mạn tiểu thùy hoặc giai đoạn viêm gan mạn tồn tại chuyển sang viêm gan mạn tiến triển với những triệu chứng đau tức nặng vùng hông sườn phải, miệng đắng, ăn kém, người mệt mỏi, đại tiện phân nhão, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền.Phép trị: Sơ Can kiện Tỳ với mục đích:Kích thích tiêu hóa thông qua tác dụng tăng hoạt tính của men tụy như Bạch truật, Phục linh, Trần bì …Bảo vệ tế bào gan: Sài hồ, Đương quy, Đại táo, Glyciridine của Cam thảo.Điều hòa chức năng miễn dịch: Sài hồ, Đảng sâm, Bạch truật, Glucide của Bạch thược.Kháng virus viêm gan:
- Sài hồ - thuốc thang:
+ Sài hồ sơ can thang gia giảm :
Sài hồ 12g Bạch thược 08g
Chỉ thực 12g Xuyên khung 08g Hậu phục 06g
Cam thảo bắc 06g Đương quy 08g Đại táo 08g
+ Nếu cảm giác đau tức nặng vùng gan làm bệnh nhân khó chịu, nên tăng thêm liều Bạch thược,
+ Cam thảo 12g, Xuyên khung 10g, Chỉ thực 10g, Hậu phác 10g.
+ Nếu bệnh nhân bị viêm gan mạn do các bệnh tự miễn, tăng liều Bạch thược, Cam thảo bắc 20 - 30g.
+ Nếu viêm gan mạn do siêu vi, nên gia thêm Diệp hạ minh châu (chó đẻ răng cưa) 50g để ức chế men AND polymerase của siêu vi B, tăng Đương quy, Đại táo 20g.
- Sài thược lục quân gia giảm:
Sài hồ 12g Bạch thược 12g Bạch truật 12g Đảng sâm 12g
Phục linh 08g Trần bì 06g Bán hạ 06g Cam thảo bắc 06g
2.3. Thể Can âm hơi:
Nếu bệnh nhân chán ăn, người mệt mỏi, đại tiện phân nát gia thêm Bạch truật,
Đảng sâm mỗi thứ 10g, Phục linh 12g.
Nếu lợm giọng, buồn nôn gia thêm Trần bì, Bán hạ chế 10g.
Nếu viêm gan mạn do siêu vi nên gia thêm Diệp hạ minh châu 50g để ức chế men AND polymerase của siêu vi B.
Nếu viêm gan mạn do bệnh tự miễn thì tăng liều Bạch truật, Đương quy, Đảng sâm, Cam thảo bắc lên 20 - 30g.
Nếu viêm gan mạn do dùng thuốc hay rượu thì tăng liều Cam thảo bắc, Bạch truật lên 20 - 30g.
- Thuốc thành phẩm :
Dodylan 02 viên x 03 lần/ngày
Thanh huyết nang 02 viên x 02 lần/ngày
Bổ trung ích khí 03 viên x 02 lần/ngày
Thường gặp trong viêm gan mạn tồn tại hoặc giai đoạn thuyên giảm sau viêm gan mạn tiến triển.
Triệu chứng gồm có: hồi hộp, ít ngủ, lòng bàn tay, bàn chân nóng, sốt âm ỉ 37,5- 380C, khát nước, họng khô hay gắt gỏng, lưỡi đỏ, táo bón, nước tiểu vàng, mạch huyền tế sác.
Phép trị: Tư dưỡng Can âm
Bài thuốc sử dụng:
Nhất quán tiễn gia giảm
Sa sâm 12g Sinh địa 12g
Mạch môn 12g Sài hồ 12g
Hà thủ ô 12g Câu kỷ 12g
Diệp hạ châu 12g
- Thuốc thành phẩm:
Bổ gan P/H 05 viên x 03 lần/ ngày
Thanh huyết nang 02 viên x 02 lần/ ngày
Bát trân nang 02 viên x 03 lần/ ngày
2.4. Các thuốc khác:
- Chorlatcyn: Uống 1 viên/ lần x3 lần/ngày. Uống sau bữa ăn.
- Mỗi đợt dùng kéo dài 3 - 4 tuần.
- Chống chỉ định:
+ Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
+ Phụ nữ có thai và cho con bú
- Diệp hạ châu (vạn xuân): Người lớn uống: 1 - 2 gói/lần, ngày 2 - 3 lần dùng 10 - 20 ngày với bệnh cấp; 3 - 6 tháng hay dài hơn với bệnh mãn.
Trẻ em từ 2 tuổi trở lên: 0,5 - 1g thể trọng 1 ngày; chia nhiều lần trong ngày.
Chống chỉ định: Dị ứng với thành phần bài thuốc, trẻ em dưới 2 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú, người thể hàn, dương hư, tiêu chảy do hàn.
- ATILIVER Diệp hạ châu: Uống sau bữa ăn, ngày 3 lần
Người lớn mỗi lần 2 - 4 viên; Trẻ em mỗi lần 1 - 2 viên
Chống chỉ định: Phụ nữ có thai hoặc cho con bú.
Tài liệu tham khảo
Quyết định số: 26/2008/QĐ - BYT, ngày 22 tháng 07 năm 2008 về việc Ban hành Quy trình kỹ thuật y học cổ truyền.